LỊCH ĐẠI TAM BẢO KÝ
Soạn giả: Phí Trường Phòng Đời Tùy
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
QUYỂN 6
CÁC KINH DỊCH Ở ĐỜI TÂY TẤN
Sách Tây Tấn chép rằng: Tư Mã Viêm tự là An Thế người Ôn ở Hà nội, làm đại tướng quân là Thị trung lục thượng thư tướng quốc của nhà Ngụy. Vua nhà Tấn là thái tử Chiêu. Khi Chiêu tạ thế thì Tư Mã Viêm lên nối ngôi vua. Nguyên Đế biết rõ lịch số có lúc phải kết thúc nên sai quan Thái Bảo là Trịnh Xung đem dâng ngọc ấn tận nơi, Mã Viêm liền chắp tay mà nhận sự nhường ngôi, đó là Võ Đế. Bèn xưng là nhà Tấn, đóng đô ở Lạc dương và Trường an, là kinh đô cũ cả Đông và Tây vậy. Tấn Võ Đế trị vì được mười lăm năm. Niên hiệu Hàm Dương sai Tư Mã Do đánh dẹp nhà Ngô bắt được Hạo phong cho làm Quy Mạng Hầu.
Từ năm Vĩnh An hai mươi bốn đời Hậu Hán cho đến đầu năm Canh Tý thuộc năm Thái Khang Triệu thứ nhất, đời Tấn, từ đó cả chín châu lại được nhất thống. Lại năm Hoàng Võ thứ nhất nhà Ngô, Lăng Tích có nói: Từ nay trở đi đến sáu mươi năm thì xe cộ đồng một kiểu loại sách vở đồng một loại văn từ, đến nay quả nhiên đúng thế. Gần sáu mươi năm Thục đã bình, Ngô đã diệt, lại hai mươi năm sau đến năm Vĩnh Ninh thứ nhất, đời vua Huệ Đế, thì chính đạo suy đồi, quần hùng ai nấy đều cát cứ một phương. Triệu Vương mưu toan ngôi, cấu kết với bọn soán nghịch chuyên việc phế lập ở triều đình. Bọn Trương Quỹ noi dấu tự chiếm lấy đất đai xưng đế, trong ngoài luôn sôi sục, dần dần rối loạn cả ngôi thứ. Do đó Lưu Uyên chiếm lấy Bình Dương, và Lý Hùng nhân đấy mà thôn tính Lạc dương. Cho nên Hoài Đế phải long đong ở Hàm Cốc. Mẫn Đế bị rượt khỏi Trường an. Đạo đã nhờ thời mà hưng thịnh nhưng có hai kinh đô thì lơi lỏng phúng túng. Pháp do người mà sáng tỏ, nhưng gặp hai chúa thì rối ren lộn xộn. Muôn họ băng hoại phân ly, niềm tín không nơi gởi gấm bách quan mất hết tiết tháo, dòng họ Thích không còn chỗ tựa nương. Lúc bấy giờ có các Sa-môn như Trúc Pháp Hộ, Cương Lương, Lâu Chí… quên mình chỉ lo lợi người, quyết chí truyền giáo, không nản đắng cay, lấy việc mở mang Phật Pháp làm sự nghiệp. Giúp nhà Tấn phiên dịch kinh sách nhiều nhất như các ngài Pháp Khâm, La Xoa cha con, Niếp Viễn, cha con Trúc Thúc Lan… tiếp nối nhau dịch thuật. Do đó trong khoảng năm mươi năm thì kẻ Hoa người Nhung hàng tại gia bậc xuất gia kể ra có mười ba người dịch.
Tính kể chung cả các kinh giới mất tên người dịch từ trước lẫn ngày nay thì có bốn trăm năm mươi mốt bộ gồm bảy trăm mười bảy quyển. Các sách đều ghi chép các kinh sách ấy thuộc đời Tây Tấn ở cả hai kinh đô với bốn đời vua trị vì suốt năm mươi hai năm.
A. Các dịch giả:
* Nhà Tây Tấn:
– Sa-môn Trúc Pháp Hộ có hai trăm mười bộ, gồm ba trăm chín mươi bốn quyển kinh, giới.
– Sa-môn Cương Lương Lâu Chí có một bộ, một quyển kinh.
– Sa-môn An Pháp Khâm có năm bộ, mười hai quyển kinh.
– Sa-môn Vô-la-xoa có một bộ, hai mươi quyển kinh.
– Thanh Tín Sĩ Niếp Thừa Viễn, có ba bộ, bốn quyển kinh.
– Sa-môn Trúc Thúc Lan, có hai bộ, năm quyển kinh.
– Con của Thừa Viễn là Thanh Tín Sĩ Đạo Chân có năm mươi bốn bộ, sáu mươi sáu quyển kinh và mục lục.
– Sa-môn Bạch Pháp Tổ, có hai mươi ba bộ, hai mươi lăm quyển kinh.
– Sa-môn Thích Pháp Lập có bốn bộ, mười ba quyển kinh.
– Ưu-bà-tắc Vệ Sĩ Độ có một bộ, hai quyển kinh.
– Sa-môn Chi Mẫn Độ có hai bộ, mười ba quyển kinh.
– Sa-môn Thích Pháp Cự có một trăm ba mươi hai bộ, một trăm bốn mươi hai quyển kinh.
– Sa-môn Chi Pháp Độ có bốn bộ, năm quyển kinh.
– Các kinh mất tên người dịch có tám bộ, mười lăm quyển kinh.
B. Các bản dịch:
* Nhà Tây Tấn:
– Tạp Thí Dụ Tam Bách Ngũ Thập Thủ Kinh, hai mươi lăm quyển (thấy trong Biệt Lục).
– Quang Tán Bát-nhã Kinh, mười quyển (dịch ngày hai mươi lăm tháng mười một năm Thái Khang thứ bảy, gồm mười bảy phẩm hoặc mười lăm quyển, thấy trong Đạo An Lục).
– Tân Đạo Hạnh Kinh, mười quyển (dịch năm Thái Thủy thứ hai, so với bản Đạo Hạnh xưa của ngài Trúc Phật Sóc dịch ngày đời Hán thì khác nhau hoàn toàn. Cũng gọi là Tiểu Phẩm Xuất Quang Tán Bát-nhã).
– Tiệm Bị Nhất Thiết Trí Đức Kinh, mười quyển (dịch năm Ngươn Khang thứ bảy, là phẩm Hoa Nghiêm Thập Địa hoặc năm quyển, thấy trong Niếp Đạo Chân Lục).
– Nhàn Cư Kinh, mười quyển.
– Chánh Pháp Hoa Kinh, mười quyển (dịch năm Thái Khang thứ bảy, Thanh Tín Sĩ Trương Sĩ Minh, Trương Trọng Chánh và Pháp Hiến… bút thọ. Hoặc nói bảy quyển, thấy trong Niếp Đạo Chân Lục. Ngài Đàm Thúy mỗi ngày tụng một biến bèn cảm được thần linh đến thỉnh chín mươi ngày mới ngày. Bèn cho một con ngựa trắng, con dê năm đầu và chín mươi xấp lụa).
– Phổ Diệu Kinh, tám quyển (dịch chùa Thiên Thủy ngày năm Vĩnh Gia thứ hai, là bản dịch thứ ba. Sa-môn Khang Thù Bạch Pháp Cự… bút thọ. Hơi khác chút ít với bản Phổ Diệu và Trí Mãnh Thật Vân sáu quyển được dịch ở Thục, thấy trong Niếp Đạo Chân và Cổ Lục).
– Bạc-đà Kiếp Tam-muội Kinh, bảy quyển.
– Tu Hành Kinh, bảy quyển (dịch năm Thái Khang thứ hai, là bản dịch thứ thứ hai. So với bản dịch sáu quyển của An Thế Cao đời Hán có khác chút ít. Cũng gọi là Đạo Địa Kinh thấy trong Bảo Xướng Lục).
– Đại Ai Kinh, bảy quyển (dịch năm Ngươn Khang thứ nhất, hoặc tám quyển, hoặc sáu quyển, là một phẩm trong Đại Tập, thấy trong Trúc Đạo Tổ Tấn Thế Tạp Lục).
– Hiền Kiếp Kinh, bảy quyển (dịch năm Ngương Khang thứ nhất, Triệu Văn Long bút thọ, hoặc mười quyển hay mười ba quyển. Cựu Lục bảo là dịch năm Vĩnh Khang, thấy ở Niếp Đạo Chân Lục).
– Tiểu Phẩm Kinh, bảy quyển (dịch ngày bốn tháng ba năm Thái Thủy thứ tư, là bản dịch thứ hai, hoặc tám quyển, thấy trong Niếp Đạo Chân Lục. So với bản Đạo Hạnh Kinh xưa giống nhau khác ít).
– Tát Vân Phân-đà-lợi Kinh, sáu quyển (dịch năm Thái Thủy thứ nhất, thấy trong Trúc Đạo Tổ Tấn Thế Tạp Lục).
– Trì Tâm Kinh, sáu quyển (dịch năm Thái Khang thứ bảy, gồm mười bảy phẩm, một tên là Đẳng Ngự Chư Pháp Kinh, một tên là Trì Tâm Phạm Thiên Sở Vấn Kinh, một tên là Trang Nghiêm Phật Pháp Kinh, cũng gọi là Trì Tâm Phạm Thiên Kinh, thấy trong Cựu Lục và Niếp Đạo Chân Lục).
– Độ Thế Phẩm Kinh, sáu quyển (dịch ngày ba tháng mười năm Ngương Khang thứ tư, tức là Hoa Nghiêm Kinh Thế Gian Phẩm, thấy trong Niếp Đạo Chân Lục).
– Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ Kinh, năm quyển (dịch ngày tám tháng mười năm Thái Khang thứ nhất, hoặc tám hay bốn quyển, thấy trong Chi Mẫn Độ và Trúc Đạo Tổ Tấn Thế Tạp Lục).
– Lâu Thán Kinh năm quyển (hoặc sáu hay tám quyển là Trường A-hàm Thế Ký Cú, văn có khác chút ít, thấy trong Niếp Đạo Chân Lục. Ngài Đạo An bảo là rút từ Bộ Phương Đẳng).
– Sinh Kinh, năm quyển (dịch ngày mười chín tháng một năm Thái Khang sáu hoặc bốn quyển, thấy trong Niếp Đạo Chân Lục).
– Như Lai Hưng Hiển Kinh, năm quyển (dịch ngày Rằm tháng Chạp năm Ngương Khang thứ nhất, tức là Như Lai Tánh Phẩm của Kinh Hoa Nghiêm, cũng gọi là Hưng Hiển Như Huyễn Kinh, thấy trong Niếp Đạo Chân Lục).
– A-sai-mạt Kinh bốn quyển (dịch ngày một tháng mười hai năm Vĩnh Gia thứ nhất, là bản dịch thứ hai, hoặc năm hay bảy quyển, rút từ Đại Tập, hoặc họi là A-sai-mạt Bồ-tát Kinh, thấy trong Niếp Đạo Chân Lục và Biệt Lục).
– Vô Tận Ý Kinh, bốn quyển (dịch lần hai ngày năm Thái Thủy thứ nhất, cùng bộ A-sai-mạt đồng bản nhưng khác người dịch, rút từ Đại Tập, thấy trong Niếp Đạo Chân Lục hoặc năm quyển).
– Bảo Nữ Kinh bốn quyển (dịch ngày hai mươi bảy tháng bốn năm Thái Khang thứ tám, hoặc ba quyển, cũng gọi là Bảo Nữ Tam-muội Kinh, hoặc gọi Bảo Nữ Vấn huệ Kinh, rút từ Đại Tập, thấy trong Niếp Đạo Chân Lục).
– Phổ Siêu Kinh, bốn quyển (dịch năm Thái Khang thứ bảy, bản dịch thứ hai, cùng bản A-xà-thế Vương Kinh của ngài Chi-sấm dịch ở đời Hán thì bản đồng mà khác người dịch. Cũng gọi là Phổ Siêu Tammuội Kinh, cũng gọi Văn-thù Phổ Siêu Tam-muội Kinh, thấy trong Trúc Đạo Tổ, Tạp Lục).
– Hải Long Vương Kinh, bốn quyển (dịch vào tháng bảy năm Thái Khang thứ sáu, hoặc ba mươi quyển, thấy trong Niếp Đạo Chân Lục).
– A-duy-việt-trí Kinh, bốn quyển (hoặc gọi A Duy Việt Trí Giá
Kinh, hoặc gọi Bất Thối Chuyển Pháp Luân Kinh, bốn quyển, hoặc gọi Quảng Bát Nghiêm Tịnh Kinh, sáu quyển. Bốn kinh này đồng bản mà khác người dịch, thấy trong Niếp Đạo Chân Lục).
– Trì Nhân Bồ-tát Sở Vấn Kinh, ba quyển (hoặc bốn quyển cùng bộ Trì Thế Kinh, đồng bản mà khác người dịch).
– Đẳng Tập Chúng Đức Tam-muội Kinh, ba quyển (hoặc gọi Tập Nhất Thiết Phước Đức Tam-muội Kinh, hoặc hai quyển, thấy trong Niếp Đạo Chân Lục).
– Siêu Nhật Minh Tam-muội Kinh, ba quyển (dịch vào tháng một năm Thái Thủy thứ bảy, bản dịch đầu, hoặc hai quyển, hoặc gọi tắt là Siêu Nhật Minh Kinh, thấy trong Niếp Đạo Chân Lục).
– Bồ-tát Tạng Kinh, ba quyển.
– Chư Thầng Chú Kinh, ba quyển.
– Bảo Kế Bồ-tát Sở Vấn Kinh, hai quyển (dịch mười bốn tháng bảy năm Thái Hi thứ nhất, trong Đại Tập có một tên là Bồ-tát Tịnh Hạnh Kinh, Cựu Lục gọi là Bảo Kế Kinh, thấy trong Niếp Đạo Chân Lục).
– Tu Chân Thiên Tử Kinh, hai quyển (ở Bạch mã, trong Thanh Môn tại Trường an, dịch năm Thái Thủy thứ hai, An Văn huệ viết Bạch Nguyên Tín Truyện, nói Niếp Thừa Viễn, Trương Huyền Bá, Tôn Hưu Đạt bút thọ, cũng gọi là Vấn Tứ Sự Kinh, thấy ở Trúc Đạo Tổ Tấn Thế Tạp Lục).
– Văn-thù-sư-lợi Phật Độ Nghiêm Tịnh Kinh, hai quyển (dịch năm Thái Hi thứ nhất, hoặc gọi Nghiêm Tịnh Phật Độ, hoặc gọi Phật Độ Nghiêm Tịnh, thấy ở Trúc Đạo Tổ Tấn Thế Tạp Lục).
– Hoằng Đạo Quảng Hiển Tam-muội Kinh, hai quyển (dịch ngày tháng ba năm Vĩnh Gia thứ hai, một tên là A-nậu-đạt, một tên là Anậu-đạt Thỉnh Phật, một tên Kim Cang Môn Định Ý, hoặc không có chữ Tam-muội, gồm bốn tên có mười phẩm. Có một bản chỉ có bảy phẩm, nhưng ba phẩm thiếu này thì một bản lại có trong năm phẩm trước, thấy trong Niếp Đạo Chân Lục).
– Đại Bát-nê-hoàn Kinh, hai quyển (dịch ngày ba tháng bảy năm Thái Thủy thứ năm, cũng gọi là Phương Đẳng Nê-hoàn Kinh, thấy trong Niếp Đạo Chân Lục).
– Vô Lượng Thọ Kinh, hai quyển (dịch ngày hai mươi mốt tháng một năm Vĩnh Gia thứ hai, là bản dịch thứ tư, so với bản dịch của Chi Khiêm nhà Ngô, của Khang Tăng Khải, của Bạch Diên nhà Ngụy… thì bản đồng mà văn khác, cũng gọi là Vô Lượng Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh, thấy trong Trúc Đạo Tổ Tấn Thế Tạp Lục).
– Thủ-lăng-nghiêm Kinh, hai quyển (riêng có bản dịch Thủ-lăng- nghiêm khác bảo là A-nan nói).
– Bảo tạng Kinh, hai quyển (dịch năm Thái Thủy thứ sáu).
– Yếu Tập Kinh, hai quyển (cũng gọi là Chư Phật Yếu Tập Kinh).
– Ban Chu Tam-muội Kinh, hai quyển (ngài Đạo An gọi là Cánh Xuất Ban Chu Tam-muội Kinh).
– Đại Thiện Quyền Kinh, hai quyển (bản dịch đầu, dịch ngày tháng sáu năm Thái Khang thứ sáu, cũng gọi huệ Thượng Bồ-tát Vấn Đại Thiện Quyền Kinh, hoặc gọi huệ Thượng Bồ-tát Kinh, hoặc Thiện Quyền Phương Tiện hoặc Phương Tiện Sở Độ Vô Cực, gồm cả năm tên, thấy trong Niếp Đạo Chân Lục).
– Thuận Quyền Phương Tiện Kinh, hai quyển (cũng gọi là Chuyển Nữ Thân Bồ-tát Kinh, cũng gọi Thôi Quyền Phương Tiện Kinh. Cựu Lục gọi là Thuận Quyền Nữ Kinh, thấy trong Niếp Đạo Chân Lục).
– Tùy Quyền Nữ Kinh, hai quyển (thấy trong Biệt Lục, An Lục không có).
– Như Huyễn Tam-muội Kinh, hai quyển (hoặc ba quyển).
– Đẳng Mục Bồ-tát Kinh, hai quyển (hoặc ba quyển).
– Dõng Phục định Kinh, hai quyển (dịch ngày chín tháng bốn năm Ngươn Khang thứ nhất, là bản dịch thứ tư, cùng bộ Thủ-lăng-nghiêm Kinh của các ngài Chi-sấm, Chi Khiêm và Bạch Diên… dịch thì bản đồng mà tên khác, văn cũng khác chút ít, thấy trong Niếp Đạo Chân Lục).
– Cánh Xuất A-xà-thế Vương Kinh, hai quyển (bản dịch lần hai).
– Cổ Khách Kinh, hai quyển.
– Văn-thù-sư-lợi Hiện Bảo Tàng Kinh, hai quyển (cũng gọi là Văn-thù-sư-lợi Phật Độ Nghiêm Tịnh Kinh).
– Phật Thăng Đao-lợi Thiên Vị Mẫu Thuyết Pháp Kinh, hai quyển (dịch năm Thái Thủy, cũng gọi Phật Thăng Đao-lợi Thiên Phẩm Kinh, thấy trong Niếp Đạo Chân Lục).
– Nhân Vương Bát-nhã Ba-la-mật Kinh, một quyển (hoặc hai quyển, thấy trong Tấn Thế Tạp Lục).
– Phổ Môn Phẩm Kinh, một quyển (dịch ngày tháng một năm Thái Khang thứ tám, thấy trong Niếp Đạo Chân Lục).
– Nguyệt Quang Đồng Tử Kinh, một quyển (cũng gọi Nguyệt Minh Đồng tử Kinh, cùng Thân Nhật, Đâu Thất, Lợi Việt… ba kinh đồng bản mà khác người dịch).
– Kim Cang Tát Bồ-tát Hạnh Kinh, một quyển (dịch chùa Thị tây tại Trường an ngày năm Ngươn Khang thứ bảy, rút từ Hoa Nghiêm Kinh quyển hai mươi hai).
– Đại Tịnh Pháp Môn Kinh, một quyển (dịch ngày hai mươi sáu tháng mười hai năm Kiến Hưng thứ nhất, thấy trong Niếp Đạo Chân Lục).
– Ly Cấu Thí Nữ Kinh, một quyển (dịch ngày hai tháng hai năm Thái Khang thứ mười, thấy trong Niếp Đạo Chân Lục).
– Tu-ma-đề Bồ-tát Kinh, một quyển (cũng gọi Tu-ma đề Kinh cũng gọi tu ma kinh, thấy trong các lục Niếp Đạo Chân và Trúc Đạo Tổ…
– Long Thí Nữ Kinh, một quyển (Cựu Lục gọi là Long Thí Bản Khởi Kinh, bản dịch thứ hai).
– Đại Phương Đẳng Đảnh Vương Kinh, một quyển (dịch lần đầu, cũng gọi là Đảnh Vương Kinh, cũng gọi Duy-ma-cật Tử Vấn Kinh, cũng gọi Thiện Tư Đồng Tử Kinh, cả bốn tên này đều thấy trong Chi Mẫn Độ Lục).
– Vô Sở Hy Vọng Kinh, một quyển (cũng gọi Tượng Bộ Kinh, cũng gọi Tượng Dịch Kinh, thấy trong Niếp Đạo Chân Lục).
– Ma Nghịch Kinh, một quyển (dịch ngày hai tháng mười hai năm Thái Khang thứ mười, thấy trong Niếp Đạo Chân Lục).
– Tế Chư Phương Đẳng Học Kinh, một quyển (hoặc không có chữ Học, thấy trong Trúc Đạo Tổ Tấn Thế Tạp Lục).
– Bồ-tát Hạnh Ngũ thập Duyên Thân Kinh, một quyển (cũng gọi Ngũ Thập Duyên Thân Hạnh Kinh, cũng gọi Bồ-tát Duyên Thân Ngũ Thập Sự Kinh, thấy ở Trúc Đạo Tổ Tấn Thế Tạp Lục).
– Di-lặc Bồ-tát Sở Vấn Bổn Nguyện Kinh, một quyển (dịch ngày mười bảy tháng năm năm Thái An thứ hai, một tên là Di-lặc Bồ-tát Bản Nguyện Kinh, một tên Di-lặc Nạn Kinh, thấy trong Niếp Đạo Chân Lục và Trúc Đạo Tổ Lục).
– Văn-thù-sư-lợi Tịnh Luật Kinh, một quyển (ngài Pháp Hộ ở Bạch mã tại Lạc dương gặp Sa-môn Tịch chí người Tây Vức đọc và dịch ngày ngày tám tháng bốn năm Thái Khang thứ mười. Ở phần sau Kinh có một số phẩm đã quên, chỉ đọc lại các điều còn nhớ. Ngài Niếp Đạo Chân bút thọ, thấy trong Trúc Đạo Tổ Lục có một tên Tịnh Luật Kinh).
– Vô Tư Nghĩ Hài Đồng Bồ-tát Kinh, một quyển (một tên là Bất Tư Nghì Quang Sở Vấn Kinh, cũng gọi Vô Tư Nghì Quang Kinh).
– Di-lặc Thành Phật Kinh, một quyển (dịch năm Thái An thứ hai, một tên là Di-lặc Đương Lai Hạ Sinh Kinh, thấy trong Niếp Đạo Chân Lục).
– Xá-lợi-phất Mục-liên Du Chư Quốc Kinh, một quyển (hoặc gọi Xá-lợi-phất Ma-ha Mục-kiền-liên Du Chư Tứ Vệ Kinh).
– Lưu Ly Vương Kinh, một quyển.
– Bảo Thí Nữ Kinh, một quyển (một tên Tu-ma-đề Pháp Luật Tam-muội Kinh, thấy trong Niếp Đạo Chân Lục).
– Phật Vị Bồ-tát Ngũ Mộng Kinh, một quyển (dịch ngày tháng năm năm Thái An thứ hai, một tên Phật Ngũ Mộng, một tên Thái Tử Ngũ Mộng, một tên Tiên Nhân Ngũ Mộng, thấy ở Cựu Lục và Niếp Đạo Chân Lục).
– Ma-ha Mục-kiền-liên Bản Kinh, một quyển (một bản có chữ Ha mà không có chữ Kiền).
– Thái Tử Mộ Phách Kinh, một quyển (bản dịch thứ hai).
– Tứ Bất Khả Đắc Kinh, hai quyển (thấy trong các Lục Niếp Đạo Chân và Chánh Độ).
– Bồ-tát Hối Quá Pháp Kinh, một quyển (hoặc không có chữ Kinh, có lời chú dưới bảo là rút từ Long Thọ Thập Trụ Luận).
– Nhũ Quang Kinh, một quyển (cùng Độc Tử Kinh bản đồng mà khác người dịch).
– Tâm Minh Nữ Phạm Chí Phụ Phạn Trấp Thí Kinh, một quyển (cũng gọi tắt là Tâm Minh Kinh).
– Đại Lục Hướng Bái Kinh, một quyển (dịch năm Thái An thứ nhất, hoặc gọi: Thi-ca-la Việt Lục Hướng Bái Kinh, hoặc gọi tắt Lục Hướng Bái Kinh, thấy trong Chi Mẫn Độ và Bảo Xướng Lục).
– Ương-quật-ma Kinh, một quyển (một bản tên Chỉ Man Kinh hoặc gọi Ương-quật-ma-la Kinh, thấy ở Niếp Đạo Chân Lục).
– Bồ-tát Thập Trụ Kinh, một quyển (cùng bản Bồ-tát Thập Địa Kinh thì giống nhiều khác ít).
– Ma-điều Vương Kinh, một quyển (dịch lần hai, cùng bản dịch của Chi Khiêm đời Ngô thì giống nhiều khác ít, rút từ Lục Độ Tập).
– Chiếu Minh Tam-muội Kinh, một quyển.
– Sở Dục Trí Hoạn Kinh, một quyển (dịch ngày tháng một năm Thái An thứ ba, thấy trong các Lục Niếp Đạo Chân và Vương Tồng).
– Pháp Một Tận Kinh, một quyển (hoặc viết chữ Diệt, một tên là Không Tịch Bồ-tát Sở Vấn Kinh, bản dịch lần hai cùng với bản dịch của ngài Chi Khiêm đời Ngô giống nhau).
– Bồ-tát Trai Pháp Kinh, một quyển (hoặc không có chữ Kinh, một tên là Chánh Trai, một tên là Trì Trai, một tên là Hiền Thủ Bồ-tát Trai Pháp).
– Độc Chứng Tự Thệ Tam-muội Kinh, một quyển (một tên là Như Lai Tự Thệ Tam-muội Kinh).
– Quá Khứ Phật Phân Vệ Kinh, một quyển (hoặc gọi Quá Khứ, thấy trong Cựu Lục).
– Ngũ Cái Nghi Kiết Thất Hạnh Kinh, một quyển (dịch ngày mười hai tháng bốn năm Vĩnh An thứ hai, thấy trong Niếp Đạo Chân Lục).
– Tổng Trì Kinh, một quyển (rút từ Sinh Kinh, hoặc gọi là Phật Tâm Tổng Trì Kinh).
– Ngũ Phước Thí Kinh, một quyển (một tên là Tiểu Thừa Tỳ-ni Phương Đẳng Kinh).
– Vô Ưu Thí Kinh, một quyển (A-xà-thế Vương Nữ Kinh).
– Vô Cực Bảo Tam-muội Kinh, một quyển (dịch ngày ba tháng ba năm Vĩnh Gia thứ nhất, thấy trong Niếp Đạo Chân Lục và Biệt Lục).
– Bảo Võng Đồng Tử Kinh, một quyển (cũng gọi Bảo Võng Kinh, thấy trong Niếp Đạo Chân Lục).
– Văn-thù-sư-lợi Hối Quá Kinh, một quyển (dịch lần đầu cũng gọi Văn-thù-sư-lợi Ngũ Thể Hối Quá Kinh).
– Phổ Pháp Nghĩa Kinh, một quyển (cũng gọi Phổ Nghĩa Kinh, dịch lần thứ hai, cùng bản của An Thế Cao dịch ở đời Hán thì giống nhiều khác ít, thấy ở Niếp Đạo Chân Lục).
– Diệt Thập Phương Minh Kinh, một quyển (dịch ngày mười bốn tháng tám năm Quang Hi thứ nhất, một bản không có chữ Diệt, thấy ở Niếp Đạo Chân Lục).
– Bồ-tát Thập Địa Kinh, một quyển (cũng gọi là Thập Địa Kinh, cũng gọi Đại Phương Quảng Kinh, rút trong Thập Địa Phẩm của Kinh Hoa Nghiêm).
– Ôn Thất Tẩy Dục Chúng Tăng Kinh, một quyển (một tên là Ôn Thất Kinh, thấy trong Niếp Đạo Chân Lục).
– Lại Tra-hòa-la Sở Vấn Quang Đức Thái Tử Kinh, một quyển (dịch ngày ba mươi tháng chín năm Thái Thủy thứ sáu, một tên là Quang Đức Thái Tử Kinh, thấy trong Trúc Đạo Tổ Tấn Thế Tạp Lục).
– Đương Lai Biến Kinh, một quyển (thấy ở Niếp Đạo Chân Lục).
– Ngũ Bách Đệ Tử Tự Thuyết Bản Khởi Kinh, một quyển (dịch ngày tháng năm năm Thái An thứ hai, Cựu Lục bảo là Ngũ Bách Đệ Tử Thuyết Bản Mạt Kinh, thấy trong Niếp Đạo Chân Lục).
– Sư Tử Nguyệt Phật Sinh Kinh, một quyển (dịch năm Thái An, thấy trong Niếp Đạo Chân Lục).
– Ca-diếp Cát Tập Truyện Kinh, một quyển (hoặc gọi Cát Tập Giới Kinh, thấy trong Niếp Đạo Chân Lục).
– Nại Nữ Kỳ-vực Kinh, một quyển (dịch năm Thái An, một tên là Nại Nữ Kinh, thấy trong Niếp Đạo Chân Lục).
– Bào Thai Kinh, một quyển (dịch ngày một tháng tám năm Thái An thứ hai hoặc gọi Bào Thai Thọ Thân Kinh, thấy trong Niếp Đạo Chân Lục).
– Duy-ma-cật Sở Thuyết Pháp Môn Kinh, một quyển (dịch ngày một tháng bốn năm Thái An thứ hai, bản dịch thứ ba, so với các bản dịch của Nghiêm Phật Điều đời Hán, và ngài Chi Khiêm dịch đời Ngô thì giống nhiều khác ít, thấy trong Niếp Đạo Chân Lục).
– Úc-già La-việt Vấn Bồ-tát Hạnh Kinh, một quyển (hoặc gọi Úcgià Trưởng Giả Kinh, tức Đại Úc-già Kinh, hoặc hai quyển, là bản dịch thứ ba, so với các bản dịch của ngài Khang Tăng Khải đời Ngụy, của Chi Khiêm đời Ngô thì giống nhau chỉ có lời văn dài ngắn khác nhau, thấy trong các Lục Đạo An và Chi Mẫn Độ v.v…).
– Huyễn Sĩ Nhân Hiền Kinh, một quyển (thấy trong Niếp Đạo Chân Lục).
– Quyết Tổng Trì Kinh, một quyển (một tên Quyết Định Tổng Trì Kinh).
– Thủ Ý Nữ Kinh, một quyển (một tên Phạm Nữ Thủ Ý Kinh).
– Xá Đầu Gián Kinh, một quyển (cũng gọi Thái Tử Nhị Thập Bát Tú Kinh, cũng gọi Hổ Nhĩ Ý Kinh, so bản Ma-đăng-già Kinh thì bản đồng mà người dịch khác. Bản dịch lần thứ hai, cùng bản dịch của ngài An Thế Cao đời Hán khác nhau chút ít, thấy trong Thích Đạo An Lục).
– Thập Nhị Nhân Duyên Kinh, một quyển (bản dịch thứ ba, cùng bản dịch của ngài An Thế Cao đời Hán thì Nội Điển cũng gọi là Bối Đa Thọ Hạ Tư Duy Thập Nhị Nhân Duyên Kinh).
– Lục Thập Nhị Kiến Kinh, một quyển (cũng gọi là Phạm Võng Lục Thập Nhị Kiến Kinh, thấy trong Trúc Đạo Tổ Lục).
– Tứ Tự Xâm Kinh, một quyển.
– Vô Ngôn Đồng Tử Kinh, một quyển (hoặc hai quyển, cũng gọi là Vô Ngôn Bồ-tát Kinh, rút từ Đại Tập, thấy ở Niếp Đạo Chân Lục).
– Thánh pháp Ấn kinh, một quyển (dịch năm tháng mười hai năm Ngươn Khang thứ tư, dịch ra ở quận Tửu Tuyền, ngài Trúc Pháp Thủ Bút thọ Cũng gọi tắt là Thánh Ấn Kinh, cũng gọi là huệ Ấn Kinh. Ngài Đạo An bảo là rút từ Tap A-hàm. Thấy trong Niếp Đạo chân và Bảo Xướng Lục).
– Di Sơn Kinh, một quyển (Cựu lục gọi Lực Sĩ Di Sơn Kinh).
– Nghiêm Tịnh Kinh, một quyển (một tên Tự Thế Kinh).
– Huệ Minh Kinh, một quyển.
– Đại Ca-diếp Bản Kinh, một quyển.
– Quan Thế Âm Đại Thế Chí Thọ Quyết Kinh, một quyển (Dịch năm Ngươn Khang. Cũng gọi tắt là Quan Thế Âm Thọ Ký Kinh, thấy trong Niếp Đạo Chân Lục).
– Chư Phương Phật Danh Công Đức Kinh, một quyển.
– Mục-liên Thượng Tịnh Cư Thiên Kinh, một quyển (một bản không có chữ Thiên, rút từ Phật Bản Hạnh Tập Kinh).
– Phổ Thủ Đồng Chân Kinh, một quyển (thấy trong Niếp Đạo Chân Lục)
– Thập Phương Phật Danh Kinh, một quyển.
– Tam Phẩm Tu Hành Kinh, một quyển (Cũng gọi là Tam Phẩm Hối Quá Kinh. Ngài Đại An bảo: Đời gần đây người ta gom chung ngày Kinh Đại Tu Hành).
– Kim Ích Trưởng Giả Kinh, một quyển.
– Chúng Hựu Kinh, một quyển.
– Quán Hạnh Bất Di tứ sự Kinh, một quyển.
– Tiểu Pháp Một Tận Kinh, một quyển.
– Tứ Phụ Dụ Kinh, một quyển.
– Lư Di Tuyên Kinh, một quyển.
– Khư La Vương Kinh, một quyển.
– Đàn Nhã Kinh, một quyển.
– Long Thí Kinh, một quyển.
– Mã Vương Kinh, một quyển.
– Lộc Mẫu Kinh, một quyển.
– Cấp Cô Độc Minh Đức Kinh, một quyển (cũng gọi Cấp Cô Độc Thị Kinh).
– Long Vương Huynh Đệ Thí Đạt Thí Vương Kinh, một quyển.
– Khuyến Hóa Vương Kinh, một quyển.
– Bách Phật Danh Kinh, một quyển (bản dịch đầu).
– Thực Chúng Đức Bản Kinh, một quyển.
– Sa-môn Quả Chứng Kinh, một quyển.
– Thân Quán Kinh, một quyển. Y Vương Kinh, một quyển.
– Pháp Quán Kinh, một quyển.
– Ý Kinh, một quyển.
– Hàng Long Kinh, một quyển.
– Ứng Pháp Kinh, một quyển.
– Tà Kiến Kinh, một quyển.
– Hà Khổ Kinh, một quyển.
– Thọ Tuế Kinh, một quyển.
– Bần Cùng Kinh, một quyển.
– Quán Lạp Kinh, một quyển (Bát-nê-hoàn Hậu Tứ Bối Quán Lạp Kinh)
– Mật Cụ Kinh, một quyển (rút từ Sinh Kinh).
– Hối Quá Kinh, một quyển (Cũng gọi Xá-lợi-phất Hối Quá).
– Phạm Tội Kinh, một quyển.
– Pháp Xã Kinh, một quyển (Thế chú còn nghi).
– Tạp Tán Kinh, một quyển.
– Vu Lan Kinh, một quyển.
– Phân Biệt Kinh, một quyển.
– Phúc Sử Kinh, một quyển.
– Khổ Ứng Kinh, một quyển.
– Nhàn Cư Kinh, một quyển (rút từ Sinh Kinh).
– Tứ Chủng Nhân Kinh, một quyển.
– Thất Bảo Kinh, một quyển.
– Tứ Vị Tằng Hữu Kinh, một quyển (cũng gọi là Tứ Vị Hữu Kinh).
– Bát Dương Kinh, một quyển.
– Tam Thập Nhị Tướng Nhân Kinh, một quyển (Hoặc gọi là Bồ-tát Tam Thập Nhị Tướng Kinh. Thấy trong Đạo An Lục).
– Tứ Tự Tại Thần Thông Kinh một quyển.
– Phật Hối Quá Kinh, một quyển.
– Tam Chuyển Nguyệt Minh Kinh, một quyển.
– Giải Vô Thường Kinh, một quyển.
– Thai tạng kinh một quyển Ly Cấu Cái Kinh, một quyển.
– Tiếu Úc-già Kinh, một quyển (không giống bộ Úc-già Trưởng Giả Kinh).
– A-xà-thế Nữ Kinh, một quyển (dịch năm đầu Kiến Võ. Là bản dịch thứ hai, cùng bản dịch của Chi Khiêm đời Ngô có khác chút ít. Cũng gọi là Thuật-đạt Kinh, cũng gọi A-xà-thế Vương Nữ Kinh, cũng gọi A-thuật-đạt Bồ-tát Kinh. Thấy trong Niếp Đạo Chân và Chi Mẫn Độ Lục).
– Nhân Sở Tùng Lai Kinh, một quyển (cũng gọi là Tùng Sở Lai).
– Giới La Vân Kinh, một quyển.
– Nhạn Vương Kinh, một quyển.
– Thập Đẳng Tạng Kinh, một quyển.
– Nhạn Vương Ngũ Bách Vạn Câu Kinh, một quyển Giới Cụ Kinh, một quyển.
– Quyết Đạo Tục Kinh, một quyển.
– Mãnh Thí Kinh, một quyển (Cũng gọi Mãnh Thí Đạo Địa Kinh. Thấy trong Cựu Lục).
– Thành Dụ Kinh, một quyển.
– Giới Vương Kinh, một quyển.
– Bồ-tát Trai Kinh, một quyển (Hoặc gọi là Hiền Thủ Bồ-tát Trai Kinh).
Một trăm sáu mươi mốt bộ với ba trăm ba mươi lăm quyển trên đều từ Cựu Lục và Tam Tạng Ký.
– Đa Văn Kinh, một quyển (từ đây trở đi với bốn trăm mười tám bộ có bốn trăm mười tám quyển đều thấy từ Ngô Lục, Biệt Lục, Tấn Thế Lạp Lục).
– Di-lặc Bồ-tát Vi Nữ Thân Kinh, một quyển (một bản không có chữ Bồ-tát).
– Ly Thùy Kinh, một quyển (một bản có chữ Miên).
– Văn-thù-sư-lợi Bồ-tát Kinh, một quyển.
– Ngụ Ý Kinh, một quyển.
– Bảo Nhật Quang Minh Bồ-tát Kinh, một quyển (cũng gọi là Bảo Nhật Quang Bồ-tát Vấn Liên Hoa Quốc Tướng Mạo Kinh).
– Lạc Tưởng Kinh, một quyển.
– Tôn Thượng Kinh, một quyển.
– Từ Nhân Vấn Bát Thập Chủng Hảo Kinh, một quyển (cũng gọi tắt là Bát Thập Chủng Hảo Kinh. Thấy ở Đạo An Lục).
– Phu-na-la Kinh, một quyển.
– Đọa Lam Bản Kinh, một quyển (Thấy Biệt Lục gọi Quả Xuất Duy Lam)
– Bần Nữ Vi Quốc Vương Phu Nhân Kinh, một quyển.
– Bảo Nữ Vấn huệ Kinh, một quyển (Bản dịch thứ hai giống bộ Bảo Nữ Kinh bốn quyển của Ngài Chi Khiêm dịch ở đời Ngô).
– Thất Nữ Bản Kinh, một quyển (bản dịch lần hai, giống bản dịch của Ngài Chi Khiêm ở đời Ngô).
– Nữ Nhân Dục Xí Hoang Mê Kinh, một quyển (Rút từ Xuất Diệu Kinh).
– Tất-bệ-lê Thiên Tử Nghệ Phật Thuyết Kệ Kinh, một quyển (Rút từ Tạp A-hàm).
– Phạm Vương Biến Thân Kinh, một quyển.
– Quan Thế Âm Kinh, một quyển (Rút từ Chánh Pháp Hoa Kinh).
– Duy Minh Nhị Thập Kệ, một quyển (bản dịch lần thứ hai, giống bản dịch của ngài Chi Khiêm ở đời Ngô).
– Tam Phẩm Hối Quá Kinh, một quyển.
– Kỳ-xà-quật Sơn Giải, một quyển (thấy trong Hựu Lục).
– Tỳ-kheo-ni Giới, một quyển (Thập Tụng Bản hoặc có chữ Kinh có khác chút ít với bản dịch của ngài Đam-ma Trì).
– Chúng Kinh Lục Mục, một quyển.
Cả hai trăm mười bộ, với ba trăm chín mươi bốn quyển trên đều do Sa-môn Đàm-ma-la-sát, người nước Nguyệt Chi, nhà Tấn dịch tên ngài là Pháp Hộ, họ Chi. Ngài đi khắp vùng Tây Vức, hiểu rõ tiếng nói và sách vở của cả ba mươi sáu nước. Từ nước Thiên Trúc, ngài mang theo rất nhiều kinh Bà-la-môn tiếng Phạm, đem đến Ngọc môn, nhân ở lại Đôn Hoàng bèn tự xưng họ Trúc. Sau đó ngài đến Lạc dương và đến Giang tã. Bắt đầu từ năm Thái Thủy thứ nhất, đời vua Võ Đế cho đến năm Vĩnh Gia thứ hai đời vua Hoài Đế. Trong khoảng thời gian đó, ở đâu khi gặp thuận duyên thì ngài dịch kinh, có các Tín sĩ Niếp thừa Viễn chấp bút giúp phiên dịch rất nhiều kinh sách. Nhưng trong Cao Tăng truyện thì nói ngài Pháp Hộ chỉ dịch một trăm sáu mươi lăm bộ, còn Xuất Tạng Tập Ký thì ghi một trăm năm mươi bốn bộ với ba trăm lẻ chín quyển. Trong lục của ngài Thích Đạo An thì còn thiếu bốn bộ, Tăng Hựu lục thì đủ. Ngài Đạo An nói: Gặp thời loạn lạc các mục lục bị lạc mất như là sao băng, lại càng lầm lẫn tin là như thế. Do đó các Tạp lục và các Biệt ký lục phần lớn đều chú thích là ngài trúc Pháp Hộ dịch. Thế nên nay với chỗ thu nhặt được xét duyệt kỷ thì biết rõ các kinh sách đó của ngài Pháp Hộ đã dịch không còn nghi ngại gì nữa và các ngài Đạo Chân là con của Niếp Thừa Viễn, cùng Trúc Pháp Thủ, Trần Sĩ Luân, Tôn Bách Hổ, Ngu Thế… trước sau đều làm Bút thọ (chép lại). Đã thấy trong Biệt truyện nên không ghi lại. Còn Lý Khuếch lục và Tạp Biệt Lục đều nói là Chi Bồ-tát dịch kinh được sáu bộ, mười sáu quyển. Riêng Tăng Hựu Lục thì bảo số kinh của Bồ-tát Thiên Trúc dịch bằng với số ghi chép của các lục kia, chỉ có khác tên mà thôi. Nhưng phần dưới của Tăng Hựu Lục lại chú thích là Chi Bồ-tát và Trúc Pháp Hộ cùng dịch. Kiểm tra lại thì dịch giải trước có tên là Đàm-vô-la-sát tức nhà Tấn dịch là Pháp Hộ, còn sáu bộ kinh mục của Chi Bồ-tát thì đều sát nhập ngày số sách của ngài Pháp Hộ. Hai họ Chi và Trúc là hai người khác nhau. Còn tiếng Bồ-tát chỉ là mỹ danh kính trọng mà gọi. Kiểm tra kỹ tất cả các Lục thỉ Chi Bồ-tát chính là Trúc Pháp Hộ, không phải hai người khác nhau. Ở xuất Tam Tạng Ký thì phân biệt thành hai người, lỗi nhỏ này cần xét rõ…
– Thập Nhị Du Kinh, một quyển
Một bộ một quyển kinh này do Sa-môn Cương Lương Lâu Chí nhà Tấn là Chân Hỷ người ngoại quốc (Ấn) dịch ngày đời Võ Đế. Năm thái hỷ thứ hai tại Quảng châu Thấy trong Thủy Hưng và Bảo Xướng Lục.
– Đại A-dục Vương, năm quyển (dịch năm Quang Hi. (Thấy trong Trúc Đạo Tổ Tấn Thế lục).
– Đạo Thần Túc Vô Cực Biến Hóa Kinh, hai quyển (dịch lần thứ hai, hoặc ba quyển hay bốn quyển. Tức là kinh Phật Thăng Đao-lợi Thiên Vị Mẫu thuyết pháp của ngài Trúc Pháp Hộ dịch, đồng bản mà khác tên, lời văn có khác chút ít. (Thấy trong Trúc Đạo Tổ Tấn Thế Lục).
– Văn-thù-sư-lợi Hiện Bảo Tạng Kinh hai quyển (dịch năm Thái An thứ hai, hoặc ba quyển. Cũng gọi là Thị Hiện Bảo Tạng Kinh hai quyển. (Thấy trong Trúc Đạo Tổ Tấn Thế Tạp Lục).
– A-xà-thế Vương Kinh hai quyển (dịch năm Thái Khang. (Thấy trong Trúc Đạo Tổ Tấn Thế Tạp Lục).
– A-nan Mục-khư Kinh một quyển, cùng bộ Vi Mật Trì Kinh thì bản đồng mà tên khác. Thấy trong Trúc Đạo Tổ Tấn Thế Tạp lục. (Có nơi viết là “Mục Pháp”).
Cả năm bộ gồm mười hai quyển trên, do ngài Sa-môn An Pháp Khâm người nước An Tức, dịch vào đời vua Huệ Đế, ngày năm Thái Khang châu Lạc dương.
****
– Phóng Quang Bát-nhã Kinh hai mươi quyển (dịch lần ba so với Bản Đạo Hạnh và Tiểu phẩm của ngài Trúc Phật Sóc dịch đời Hán thì bản đồng mà khác người dịch.
Một bộ hai mươi quyển trên đây, nguyên là Dĩnh Xuyên Chu Sĩ Hành, thấy có một bản sách đang lưu hành ở Lạc dương từng giảng giải về đạo hạnh, liền lấy xem thấy lời văn chưa rõ ràng chưa hoàn hảo. Bất giác than rằng Kinh này thật là yếu chỉ quý báu của Đại thừa, nhưng nghĩa lý thì chưa dịch được rốt ráo mà lời văn lại chưa đầy đủ. Nên quyết chí quên mình, phát tâm tìm kiếm sưu tầm bản gốc. Ngày năm Cam Lộ thứ năm cuối đời Ngụy, ra đi từ Ưng Châu, ngài khắp Tây Vức. Khi đến nước Vu Điền thì tìm được bản tiếng Phạm trước gồm chín mươi chương, ít hơn sáu mươi vạn lời. Liền sai đệ tử là Phất Như Đàn (Tấn dịch là Pháp Nhiêu), từ Vu Điền đem kinh về Lạc dương. Lúc đó ngài chưa biết chư tăng ở Vu Điền số đông học về tiểu thừa. Nên có kẻ lấy đó tâu vua rằng: “Sa-môn người Hán muốn lấy sách tiếng Phạm để phá rối chánh pháp. Vua là chúa tể đất nước, nếu không ngăn cấm kịp thời thì đấy mù điếc sẽ làm đoạn diệt đại pháp, đó là lỗi của nhà vua”. Vua liền không chấp thuận đem kinh ấy đưa ra khỏi nước. Ngài Chu Sĩ Hành vô cùng buồn thảm, bèn xin tâu làm lễ đốt kinh để làm bằng cớ, vua liền chấp thuận. Khi ấy chất cũi thành đống trong điện vua. Trước khi đốt ngài Chu Sĩ Hành đứng trước lửa chí thành nguyện rằng: Nếu đúng là Đại pháp đáng được lưu hành ở đất Hán thì kinh này sẽ không cháy, nếu không linh hiển thì biết làm sao đây. Nói ngày bèn ném kinh ngày lửa. Lửa liền tắt ngúm, kinh và cả bìa vẫn còn nguyên vẹn, lại càng sáng bóng hơn trước. Cả đại chúng đều kinh hãi kính phục khen ngợi sự linh cảm. Từ đó kinh được đưa đến Trần Lưu. Ngài lại gặp các sư ở Vu Điền như Vô-la-xoa, Trúc Thúc Lan… Đến ngày mười tháng năm năm Ngươn Khang thứ nhất, đời vua Huệ Đế, Ngài ở Thủy nam bên bờ Thương hằng dịch kinh này. Nhưng các lục như Trúc Đạo Tổ, Tăng Hựu, Vương Tông, Bảo Xướng, Lý Khuyếch, Pháp Thượng, Linh Dũ… biên chép các kinh đều bảo rằng chính Chu Sĩ Hành dịch kinh này, bởi căn cứ ngày người sưu tầm kinh đầu tiên nên quy công cho ngài mà thôi. Khi phòng này thẩm tra xét kỹ về Chi Mẫn Độ Lục, Cao Tăng truyện và các Tạp Biệt mục lục ghi chép việc dịch kinh sau này thì mới biết rõ là do ba vị Vô-la-xoa, Trúc Thúc Lan… dịch ra. Còn Chu Sĩ Hành thì vẫn châu nước Vu Điền mà giáo hóa, chỉ có việc sai đệ tử mang kinh này đem về đất Hán mà thôi. Như thế đâu thể bảo là ngài Sĩ Hành dịch kinh này được?.
– Siêu Nhật Minh Tam-muội Kinh, hai quyển (dịch lần hai, hoặc gọi tắt là Siêu Nhật Minh Kinh, so với bản dịch ba quyển của ngài Trúc Pháp Hộ dịch trước đây thì giống nhiều khác ít).
– Ca-diếp-cật A-nan Kinh, một quyển (dịch lần hai, so với bản dịch của ngài Nghiêm Phật Điều ngày đời Hán thì khác chút ít. Thấy trong Thủy Hưng và Bảo Xướng Lục).
– Việt Nạn Kinh, một quyển (dịch lần thứ hai).
Cả ba bộ kinh, bốn quyển trên đều do Thanh tín Ưu-bà-tắc Niếp Thừa Viễn dịch ra, đời vua huệ Đế. Vì kinh này dù trước đây đã được dịch, nhưng văn nghĩa không rõ ràng, câu văn nghĩa lý chưa trọn vẹn.
Sau đó Thừa Viễn càng ra sức sửa đổi câu văn lời kệ hay hơn trước nhiều, nay là bản lưu hành trên đời vậy.
****
– Dị Tỳ-ma-la-cật Kinh ba quyển (dịch năm Ngươn Khang thứ sáu, là bản dịch thứ năm. So với các bản dịch của ngài Nghiêm Phật Điều đời Hán, ngài Chi Khiêm Trúc Pháp Hộ, La-thập… đời Ngô thì giống nhiều khác ít, hoặc hai quyển. Thấy trong Trúc Đạo Tổ Lục).
– Thủ-lăng-nghiêm Kinh hai quyển (Dịch năm đầu Ngươn Khang, là bản dịch thứ năm. So với bản dịch của các ngài Chi Khiêm, Chi Mẫn, Bạch Diên Trúc Pháp Hộ thì văn khác mà bản đồng. Thấy trong Niếp Đạo Chân Lục).
Cả hai bộ kinh năm quyển trên đều do Sa-môn Trúc Thúc Lan, người tây vức dịch tại châu Lạc dương ngày đời vua Huệ Đế).
****
– Thập Trụ Kinh, mười hai quyển.
– Chư Phật Yếu Tập Kinh, hai quyển.
– Quán Thế Âm Thọ Ký Kinh, một quyển (bản dịch lần thứ hai).
– Tịch Âm Bồ-tát Nguyện Kinh, một quyển.
– Đại Quang Minh Bồ-tát Bách Tứ Thập Bát Nguyện Kinh, một quyển.
– Văn-thù-sư-lợi Bát Niết-bàn Kinh, một quyển.
– Sư Tử Bộ Lôi Bồ-tát Vấn Phát Tâm Kinh, một quyển (hoặc gọi là Vấn Văn-thù-sư-lợi Thành Phật Phát Tâm Kinh).
– Đại Vân Mật Tạng Vấn Đại Hải Tam-muội Kinh, một quyển.
– Bạc Thủ Đồng Chân Kinh, một quyển.
– Tịch Âm Bồ-tát Vấn Ngũ Trược Kinh, một quyển.
– Vô Ngôn Bồ-tát Lưu Thông Pháp Kinh một quyển (Rút từ Đại Tập).
– Bồ-tát Giới Yếu Nghĩa Kinh một quyển (Rút từ Bồ-tát Giới Kinh).
– Bồ-tát Ha Thùy Miên Kinh, một quyển- Bồ-tát Ha Gia Quá Kinh, một quyển.
– Bồ-tát Như Ý Thần Thông Kinh, một quyển.
– Bồ-tát Khổ Hạnh Kinh, một quyển.- Bồ-tát Túc Mạng Kinh, một quyển.
– Bồ-tát Thọ Trai Kinh, một quyển.
– Bồ-tát Đạo Thi Hành Kinh, một quyển.
– Bồ-tát Cầu Phật Bản Nghiệp Kinh, một quyển.
– Bồ-tát Phụng Thí Nghệ Tháp Tác Nguyện Niệm Kinh, một quyển.
– Bồ-tát Bổn Nguyện Hạnh Phẩm Kinh một quyển.
– Bồ-tát Cầu Ngũ Nhãn Pháp Kinh, một quyển.
– Bồ-tát Xuất Yếu Hành Vô Ngại Pháp Môn Kinh, một quyển.
– Bồ-tát Sơ Phát Tâm Thời Kinh, một quyển.
– Đại Phương Quảng Bồ-tát Thập Địa Kinh, một quyển (dịch lần thứ hai. So với bản dịch của ngài Pháp Hộ thì giống nhiều khác ít).
– Bồ-tát Giới Thân Tự Tại Kinh, một quyển (hoặc gọi Tự Tại Vương Bồ-tát Vấn Như Lai Cảnh Giới Kinh).
– Bồ-tát Tam Pháp Kinh, một quyển.
– Vô Ngôn Bồ-tát Kinh, một quyển (dịch lần thứ hai).
– Bồ-tát Đạo Hạnh lục Pháp Kinh, một quyển.
– Tam-mạn-đà Bạt-đà-la Bồ-tát Kinh, một quyển.
– Vô Cấu Thí Bồ-tát Phân biệt Ứng Báo Kinh, một quyển (tức là bản dịch khác của Ly Cấu Địa Kinh, cũng gọi là Ứng Biện Kinh).
– Bồ-tát Sơ Địa Kinh, một quyển.
– Nho Đồng Bồ-tát Kinh, một quyển (Rút từ Lục Độ Tập).
– Bồ-tát Thập Đạo Địa Kinh, một quyển.
– Quang Vị Bồ-tát Tạo Thất Bảo Thê Kinh, một quyển (Rút ở Đại Tập)
– Bồ-tát Duyên Thân Ngũ Thập Sự Kinh, một quyển (cùng bộ Ngũ Thập Duyên Hạnh Kinh giống nhiều khác ít).
– Bồ-tát Giới Tự Tại Kinh, một quyển.
– Bồ-tát Thập Pháp Trụ Kinh, một quyển.
– Ba-tư-nặc Vương Dục phạt Ương-quật-ma-la Kinh, một quyển.
– Chuyển Luân Thánh Vương Thất Bảo Cụ Túc Kinh, một quyển.
– Chuyển Luân Thánh Vương Phát Tâm Cầu Tịnh Độ Kinh, một quyển.
– Văn-thù-sư-lợi Dữ Ly Ý Nữ Luận Nghĩa Cực Tợ Duy-ma Kinh, một quyển.
– Văn-thù-sư-lợi Tịnh Luật Kinh một quyển (dịch lần hai cùng bản ngài Pháp Hộ dịch có khác chút ít).
– Sơ Phát Ý Bồ-tát Hành Dị Hạnh Pháp Kinh, một quyển (Rút từ Thập Trụ Luận).
– Bồ-tát Bố Thí Sám Hối Pháp một quyển (Rút từ Quyết Định Tỳ Ni).
– Bồ-tát Giới Độc Thọ Đàn Văn, một quyển.
– Bồ-tát Sám Hối Pháp, một quyển (bản dịch khác).
– Bồ-tát Tạp Hạnh Pháp, một quyển.
– Bồ-tát Sở Hành Tứ Pháp, một quyển.
– Bồ-tát Ngũ Pháp Hạnh Kinh, một quyển.
– Bồ-tát Lục Pháp Hạnh Kinh, một quyển.
– Dị Xuất Bồ-tát Bản Khởi Kinh, một quyển (hoặc không có chữ Khởi).
– Chúng Kinh Lục Mục, một quyển.
Cả năm mươi bốn kinh với sáu mươi sáu quyển trên do ngài Đạo Chân là con của Niếp Thừa Viễn dịch bắt đầu từ năm Thái Khang đến cuối năm Vĩnh Gia đời vua Huệ Đế. Trong khoảng thời gian ấy ngài kế thừa han hỏi ngoài việc bút thọ (ghi lại) cho ngài Pháp Hộ. Sau khi ngài Pháp Hộ viên tịch thì Đạo Chân phải tự mình dịch tiếp các kinh mới. Sư Pháp Hộ thật đáng được khen ngợi vì ngài rất giỏi văn cú, từ nghĩa rất rõ ràng. Đây đều thấy ở Biệt Lục đã ghi chép.
– Nghiêm Tịnh Phật Độ Kinh, hai quyển (Cũng gọi Tịnh Độ Kinh).
– Nê-hoàn Kinh, hai quyển.
– Thiện Quyền Kinh, một quyển.
– Trì Tâm Phạm Chí Kinh, một quyển.
– Đàn Trì Đà-la-ni Kinh, một quyển.
– Đại Phương Đẳng Như Lai Tàng Kinh, một quyển.
– Như Lai Hưng Hiển Kinh, một quyển.
– Hải Long Vương Kinh, một quyển.
– Trưởng Giả Tu Hành Kinh, một quyển (cũng gọi Trưởng Giả Oai Thí Sở Vấn Bồ-tát Tu Hành Kinh, cũng gọi Bồ-tát Tu Hành Kinh).
– Ngũ Bách Đồng Tử Kinh một quyển (Cũng gọi Ấu Đồng Kinh. Rút từ Sanh Kinh).
– Phật Vấn Tứ Đồng Tử Kinh, một quyển.
– Điều Phục Vương Tử Đạo Tâm Kinh, một quyển (Rút từ Đại Tập).
– Thệ Đồng Tử Kinh, một quyển (hoặc viết Thê. Cùng quyển Bồtát thệ kinh giống nhiều khác ít, bản dịch lần thứ hai).
– Ngũ Bách Vương Tử Tác Tịnh Độ Nguyện Kinh, một quyển.
– Tam Ấu Đồng Kinh, một quyển.
– Nhị Đồng Tử Kiến Phật Thuyết Kệ Cúng Dường Kinh, một quyển.
– Đại Ái Đạo Bát-nê-hoàn Kinh, một quyển.
– Đẳng Tập Tam-muội Kinh, một quyển.
– Thủ Đạt Kinh, một quyển (thấy ở Cựu Lục).
– Vô Lượng Phá Ma Đà-la-ni Kinh, một quyển.
– Hiền Giả Ngũ Phước Kinh, một quyển.
– Úc-già-la Việt Vấn Bồ-tát Kinh, một quyển.
– Hiệp Thủ-lăng-nghiêm Kinh năm bản duy đãi bồ tát kinh, một quyển thấy ở cao tăng truyện vào tăng bảo ký tám quyển (dịch lần thứ sáu. Gồm cả năm bản dịch của các ngài Chi Khiêm, Chi Mẫn Độ, Trúc Pháp Hộ, Trúc Thúc Lan và Bạch Diên làm thành một bộ. Thấy ở Chi Mẫn Độ Lục).
– Bộ Duy-ma-cật Kinh gom chung ba bản năm quyển (dịch lần bốn gồm ba bản dịch của các ngài Chi Khiêm, Trúc Pháp Hộ và Trúc Thúc Lan họp thành một bộ. Thấy trong Chi Mẫn Độ Lục).
Cả hai bộ với mười ba quyển Kinh trên do Sa-môn Chi Mẫn soạn tập nhiều bản dịch họp thành một bộ ngày đời vua huệ Đế).
– Lâu Thán Kinh tám quyển (dịch lần thứ hai, là một phần thế ký của Trường A-hàm, cùng bản năm hoặc sáu quyển do hai ngài Pháp Hộ, Pháp Lập đã dịch thì giống nhiều nhưng rộng hẹp khác nhau. Trước đây cùng dịch với ngài Pháp Lập nhưng vì ý chưa đầy đủ nên giải rộng thêm ra. Thấy trong Chi Mẫn Độ Lục và Bảo Xướng Lục).
– Di Giáo Pháp Luật Kinh, ba quyển (một tên là Di Giáo Pháp Luật Tam-muội Kinh, một tên là Di Giáo Tam-muội Kinh, thấy trong Thủy Hưng Lục).
– Chư Kinh Pháp Bồ-tát Danh Kinh, hai quyển.
– Phật Vị Tỳ-kheo Thuyết Thiêu Đầu Dụ Kinh một quyển (Rút từ Tạp A-hàm).
– Ba-tư-nặc Vương Tổ Mẫu Mạng Chung Kinh, một quyển.
– Ma Nữ Văn Phật Thuyết Pháp Đắc Nam Thân Kinh, một quyển (dịch lần hai. Cùng bản dịch Tệ Ma Thí Mục-liên Kinh trước đây thì bản đồng mà tên khác. Thấy trong Thủy Hưng và Tăng Hựu Lục).
– Suy Lợi Kinh, một quyển.
– Vô Cụ Kinh, một quyển.
– Phổ Thí Kinh, một quyển (Rút từ Tạp A-hàm quyển bốn).
– Vô Thường Kinh, một quyển.
– Mạn Pháp Kinh, một quyển.
– Số Kinh, một quyển (Rút rừ Tạp A-hàm).
– Danh Xưng Kinh, một quyển.
– Thọ Trì Kinh, một quyển.
– Nhẫn Nhục Kinh, một quyển.
– Thời Kinh, một quyển (một tên Phi Thời Kinh).
– Quán Kinh một quyển (cũng gọi Tứ Nguyệt Bát Nhật Quán Kinh).
– Phước Điền Kinh một quyển (một tên là Chư Đức Phước Điền Kinh, dịch lần hai. Cùng bản dịch của ngài Pháp Lập có sai khác chút ít.
Thấy ở Trúc Đạo Tổ Tấn Thế Tạp Lục).
– Phước Hạnh Kinh, một quyển (Rút từ A-hàm).
– Nhu Nhuyến Kinh, một quyển.
– Chánh Ý Kinh, một quyển (dịch lần thứ hai).
– Phục Dâm Kinh, một quyển.
– Nguy Thúy Kinh, một quyển.
– Tức Khuể Kinh, một quyển (rút từ Trung A-hàm).
– Yếu Ý Kinh, một quyển (Rút từ A-hàm hoặc gọi Ác Ý).
– Cầu Dục Kinh, một quyển (Rút từ A-hàm).
– Cử Bát Kinh, một quyển.
– Ác Đạo Kinh, một quyển (Rút từ Trung A-hàm).
– Pháp Hải Kinh, một quyển.
– Hiểu Thực Kinh, một quyển (Rút từ Tu Hành Đạo Địa Kinh).
– Phóng Dật Kinh, một quyển.
– Khôi Hà Kinh, một quyển.
– Quần Ngưu Thí Kinh, một quyển (Rút từ A-hàm).
– Chú Kim Dụ Kinh một quyển.
– Độc Thảo Dụ Kinh, một quyển (rút ở Sinh Kinh).
– Hằng Hà Dụ Kinh, một quyển.
– Ta Hà Dụ Kinh, một quyển.
– Mộc Sử Dụ Kinh, một quyển (Rút từ Tạp A-hàm).
– Điều-đạt Dụ Kinh, một quyển.
– Anh Nhi Dụ Kinh, một quyển.
– Đại Xà Thí Dụ Kinh, một quyển (cũng gọi Đài Xà Kinh, thấy ở Cựu Lục).
– Thảo Giáp Kình Thổ Thí Kinh, một quyển (cũng gọi Trảo Giáp Thủ Thổ Kinh, thấy trong Cựu Lục).
– Trần Khôi Hà Thí Dụ Kinh, một quyển (So với Khôi Hà Kinh có khác chút ít).
– Độc Dụ Kinh, một quyển (So với Độc Thảo Dụ có khác chút ít, rút từ Sinh Kinh quyển bốn).
– Phi Điểu Dụ Kinh, một quyển (Rút từ Tăng Nhất A-hàm).
– Thí Dụ Lục Nhân Kinh, một quyển (Rút từ Mạ Ý Kinh).
– Quần Dương Dụ Kinh, một quyển.
– Điền Phu Dụ Kinh, một quyển (Rút từ Tạp A-hàm quyển hai mươi chín).
– Mã Dụ Kinh, một quyển.
– Di-đề-hy Tử Nguyệt Dạ Vấn Phu Nhân Kinh, một quyển.
– Đảnh Sinh Vương Cố Sự Kinh, một quyển.
– Ba-tư-nặc Vương Nghệ Phật Hữu Ngũ Oai Nghi Kinh, một quyển (rút từ A-hàm).
– Ba-tư-nặc Vương Tang Mẫu Kinh, một quyển.
– Tịnh Phạn Vương Bát-nê-hoàn Kinh, một quyển.
– A-xà-thế Vương Thọ Quyết Kinh, một quyển.
– A-xà-thế Vương Vấn Ngũ Nghịch Kinh, một quyển.
– Chuyển Luân Thánh Vương Thất Bảo Hiện Thế Gian Kinh, một quyển.
– Tần Tỳ-bà-la Vương Nghệ Phật Cúng Dường Kinh, một quyển.
– Lưu Ly Vương Công Thích Tử Kinh, một quyển.
– Ba-tư-nặc Vương Thái Hậu Băng Trần Thổ Bộn Thân Kinh, một quyển.
– Ưu-điền Vương Kinh, một quyển.
– A-xà-thế Vương Vấn Sân Hận Tùng Hà Sinh Kinh, một quyển.
– Ba-tư-nặc Vương Nữ Mạng Quá Nghệ Phật Kinh, một quyển (Rút từ A-hàm).
– La-hán Ngộ Bình Sa Vương Kinh, một quyển (Rút từ A-hàm).
– Minh Đế Thích Thí Kinh, một quyển.
– Hòa Nan Kinh, một quyển (Rút từ Sinh Kinh).
– Ương-quật-ma Phụ Tử Kinh, một quyển (hoặc gọi Phụ Hóa Kinh).
– A-phạm Hòa Lợi Tỳ-kheo Vô Thường Kinh, một quyển.
– Ba-lợi Tỳ-kheo Báng Phạm Hạnh Kinh, một quyển.
– Ma-ha Tỳ-kheo Kinh, một quyển.
– Câu-đề Tỳ-kheo Kinh, một quyển.
– Điều-đạt Giáo Nhân Vi Ác Kinh một quyển (Rút từ Lục Độ Tập).
– Điều-đạt Vấn Phật Nhan Sắc Kinh, một quyển.
– Tôn Giả Cù-đê-ca Độc Nhất Tư Duy Kinh, một quyển (Rút từ A-hàm).
– Sai-ma Tỳ-kheo Dụ Trọng Bệnh Kinh một quyển (Rút từ Tạp A-hàm).
– Chiêm-ba Tỳ-kheo Kinh, một quyển.
– Ương-quật-man Kinh, một quyển (dịch lần hai, cùng bản Chỉ Kế Kinh của ngài Pháp Hộ dịch giống nhiều khác ít).
– Tỳ-kheo Phân Vệ Kinh, một quyển (Rút từ Sinh Kinh).
– Phật Khán Bệnh Tỳ-kheo Bất Thọ Trưởng Giả Thỉnh Kinh, một quyển (Rút từ Kinh Xuất Diệu).
– Phật vị Chư Tỳ-kheo Thuyết Mạc Tư Duy Thế Gian Tư Duy Kinh, một quyển.
– Tỳ-kheo Cầu Chứng Nhân Kinh, một quyển.
– Tỳ-kheo Vấn Phật-đa Ưu-bà-tắc Mạng Chung Kinh, một quyển (Rút ở Trung A-hàm).
– Phật Vị Tỳ-kheo Thuyết Đại Lực Kinh, một quyển.
– Phật Vị Niên Thiếu Tỳ-kheo Thuyết Chánh Sự Kinh, một quyển.
– Thông Minh Tỳ-kheo Kinh, một quyển
– Đại Bi Tỳ-kheo Bản Nguyện Kinh, một quyển.
– La-hán Ca-lưu-đà Di Kinh, một quyển.
– Hòa Nan Thích Kinh một quyển (Rút từ Sinh Kinh, khác chút ít với bộ Hòa Nan Kinh).
– La-tuần Dụ Kinh, một quyển.
– Phật Hàng Ương-quật-ma Nhân Dân Hoan Hỷ Kinh, một quyển.
– Ưu-đà-di Tọa Thọ Hạ Tịch Tịnh Điều Phục Kinh, một quyển (Rút từ A-hàm).
– Kim Sư Tinh Xá Tôn Giả Bệnh Kinh, một quyển.
– Nan-đề Thích Kinh, một quyển.
– Phù Di Kinh, một quyển (Rút từ Tăng Nhất A-hàm).
– Tỳ-kheo Các Ngôn Chí Kinh, một quyển (Rút từ Sinh Kinh).
– Tỳ-kheo Tật Bệnh Kinh, một quyển (Rút từ Sinh Kinh).
– Tỳ-kheo Ư Sắc Yểm Ly Kinh, một quyển (Rút từ A-hàm).
– Phật Vị Tỳ-kheo Thuyết Tam Pháp Kinh, một quyển.
– Tọa Thiền Tỳ-kheo Mạng Quá Sinh Thiên Kinh, một quyển.
– Tỳ-kheo Tịch Nữ Ác Danh Dục Tự Sát Kinh, một quyển.
– Tỳ-kheo Vấn Phật Hà Cố Xả Thế Học Đạo Kinh, một quyển (Rút từ Xuất Diệu Kinh).
– Phật Vị Tỳ-kheo Thuyết Cực Thâm Hiểm Nạn Xứ Kinh, một quyển.
– Sa hạt Tỳ-kheo Công Đức Kinh, một quyển (thấy ở Cựu Lục).
– Thâm Thiển Học Tỳ-kheo Kinh, một quyển.- Tương Ưng, Tương Khả Kinh, một quyển – Tỷ Phương Thế Lợi Kinh, một quyển.
– Tiền Thế Tam Chuyển Kinh, một quyển.
– Thiểu Đa Chế Giới Kinh, một quyển.
– Cầu Dục Thuyết Pháp Kinh, một quyển.
– Chúng Sinh Thân Uế Kinh, một quyển.
– Tín Năng Độ Hà Kinh, một quyển.
– Khổ Ấm Nhân Sự Kinh, một quyển (Rút từ Trung A-hàm).
– Diệp Dụ Đa Thiểu Kinh, một quyển.
– Dị Tín Dị Dục Kinh, một quyển.
– Hướng Tà Vi Pháp kinh, một quyển.
– Thuyết Pháp Nan Trị Kinh, một quyển.
– Tăng Nhất A-hàm Kinh, một quyển (Rút từ Tăng Nhất A-hàm).
– Tích Mộc Thiêu Nhiên Kinh, một quyển (Cùng bộ Khô Thọ Kinh giống nhiều khác ít).
– Hằng Thủy Lưu Chú Kinh, một quyển.
– Tà Nghiệp Tự Hoạt Pháp Kinh, một quyển (Rút từ Sinh Kinh).
– Chiên Đàn Đồ Tháp Kinh, một quyển.- Nhãn Sắc Tương Hệ Kinh, một quyển.
– Xứ Trung Hành Đạo Kinh, một quyển.
– Vô Thủy Bản Tế Kinh, một quyển.
– Vãng Cổ Tạo Hạnh Kinh, một quyển.
– Xả Chư Thế Vụ Kinh, một quyển.
– Chúng Sinh Vị Nhiên Tam Giới Kinh, một quyển.
– Hữu Chúng Sinh Tam Thế tác Ác Kinh, một quyển.
– Nhân Dân Dịch Tật Thọ Tam Quy Kinh, một quyển (Rút từ Ahàm).
– Tín Nhân Giả Sinh Ngũ Chủng Quá Hoạn Kinh, một quyển- Tứ Đại Sắc Thân Sinh Yểm Ly kinh, một quyển.
– Dĩ Kim Cống Thái Sơn Thục Tội Kinh, một quyển (Thế chú sáp nhập ngày Nghi Lục).
Cả một trăm ba mươi hai bộ gồm một trăm bốn mươi hai quyển kinh trên, do Sa-môn Thích Pháp Cự dịch ngày đời vua Huệ Đế. Lúc đầu ngài Pháp Cự cùng ngài Pháp Lập đồng dịch. Khi Pháp Lập tịch rồi thì Pháp Cự lại tự dịch Phần lớn đều rút từ Đại Bộ vào dịch cùng Pháp Lập, mỗi lần cùng tham khảo thì có rộng hẹp khác nhau. Trong Tăng Hựu Lục hoàn toàn không ghi chép. Có thấy trong Cựu Lục và Biệt Lục, cứ dựa ngày nguyên nhóm mà ghi tiếp, trở ngại cho việc biết chứng cớ để khảo sát đúng sai.
– Văn-thù-sư-lợi Hiện Bảo Tàng Kinh hai quyển (bản dịch lần hai cùng với bản dịch ba quyển của An Pháp Khâm thì giống nhiều khác ít. Thấy trong Trúc Đạo Tổ Tạp Lục).
– Thập Thiện Thập Ác Kinh, một quyển (Thấy ở Trúc Đạo Tổ Tấn Thế Tạp Lục).
– Thệ Đồng Tử Kinh, một quyển (dịch lần thứ ba. Cũng gọi là Trưởng Giả Chế Kinh, cũng gọi tắt là Chế Kinh, cũng gọi Bồ-tát Thệ Kinh, cũng gọi tắt là Thệ Kinh. Cả năm bản thì giống nhiều chỉ khác người dịch, vì khác tên gọi).
– Thiện Sinh Tử Kinh, một quyển (dịch lần thứ ba, cùng bản dịchthi ca la việt Lục Hướng Bái Kinh của các ngài Trúc Pháp Hộ, Trúc Nan Đề, thì giống nhiều khác it. Thấy trong Chi Mẫn Độ Lục và Trúc Đạo Tổ Lục).
Cả bốn bộ gồm năm quyển kinh trên do Sa-môn Chi Pháp Độ Dịch năm Vĩnh Ninh đời Vua Huệ Đế. Đều thấy trong Bảo Xướng Lục).
****
– Độ Thế Phẩm Kinh, sáu quyển.
– Như Lai Bí Mật Tạng Kinh, hai quyển (một tên Đại Phương Quảng Như Lai Tánh Khởi Vi Mật Tạng Kinh. Cũng gọi tắt là Như Lai Tánh Khởi Kinh).
– A-nậu-đạt Long Vương Kinh, hai quyển.
– Phương Đẳng Đà-la-ni Kinh, một quyển.
– Bảo Nghiêm Kinh, một quyển.
– Ngũ Phước Đức Kinh, một quyển (Cũng gọi tắt Ngũ Phước Kinh).
– Minh Tương Tục Giải Thoát Địa Ba-la-mật Kinh, một quyển.
– Đệ Tử Học Hữu Tam Bối Kinh, một quyển (hoặc gọi Tam Phẩm Đệ Tử Kinh).
Cả tám bộ gồm mười lăm quyển trên thì Ngô Lục và Biệt Lục đều ghi chú vắn tắt là dịch năm Ngươn Khang, không nêu rõ tên người dịch. Xem kỹ các Lục khác thì vẫn chưa thấy chỉ ra, do đó nên để riêng ngày số kinh mất tên người dịch.