KINH VĂN-THÙ-SƯ-LỢI HỎI VỀ TRÍ TUỆ SIÊU VIỆT CỦA BỒ-TÁT

Hán dịch: Đời Hậu Hán, Tam tạng Chi-lâu-ca-sấm, người nước Nguyệt Chi
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

Tôn giả Xá-lợi-phất quỳ gối trước Phật, bạch:

–Con có vấn đề muốn hỏi, cúi xin Đức Thế Tôn nhận cho con mới dám thưa.

Phật nói:

–Lành thay! Lành thay! Này Tôn giả Xá-lợi-phất! Vấn đề ông muốn hỏi sẽ giống như điều Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi đã hỏi là muốn hiểu về trí tuệ của Như Lai, lý do nào có tên pháp ấy mà ông chưa nắm được phải không? Nay ta sẽ vì ông giảng nói rõ việc ấy. Ông hãy lắng nghe! Lắng tâm mà nghe!

Tôn giả Xá-lợi-phất thưa:

–Con xin lãnh thọ lời Phật dạy.

Vào lúc này, trong chúng hội còn có các Tôn giả Ma-ha Mụckiền-liên, Ma-ha Ca-diếp, Ma-ha Ca-chiên-diên, Ma-ha Câu-hy-la, Bân-lợi-văn-đà-phất, Tu-bồ-đề, A-nan-luật, Châu-lợi-cảm, Ma-hacảm, Nại-tra-hòa-la, A-nan. Tất cả những vị đều là bậc A-la-hán, cùng đứng dậy đảnh lễ Phật và bạch:

–Chúng con vui mừng xin được muốn nghe để khiến cho hàng Bồ-tát nhờ thế mà đầy đủ bốn hoằng thệ nguyện. Nếu thiện nam, thiện nữ nào muốn nghe thì đều phải dốc cầu. Các hàng Thanh văn, nhân vào pháp ấy, để cầu bốn hoằng thệ nguyện, muốn cho tất cả đều được giải thoát, đều chứng A-la-hán.

Các Tỳ-kheo, mỗi một vị cầm lấy hoa tung lên Đức Phật, cúng dường Tuệ Như Lai. Các Thien tử cõi Dục cũng lấy hoa trời bay đến cúng dường. Họ dùng âm nhạc cõi trời để làm vui nơi đây. Vì sao? Vì từ xưa chỗ nhạc trời này, ở đây, chưa được nghe đến tên, huống chi hôm nay, đầy đủ cả mà không được nghe thứ am nhạc ấy hay sao? Thích Đề-hoàn Nhân lấy hoa Câu-kỳ ở cõi trời rải khắp tinh xá Kỳ hoàn. Đức Phật bảo Tôn giả Xá-lợi-phất:

–Trí tuệ của Như Lai có bốn việc. Bốn việc ấy là:

  1. Phát tâm.
  2. Bất thoái chuyển.
  3. Bồ-tát ngoi nơi gốc cây thiền định.
  4. Đầy đủ pháp Phật. Đó là bốn việc.

Tôn giả Xá-lợi-phất hỏi:

–Vì lý do nào mà phát tâm thì Bồ-tát có một trí tuệ siêu việt?

Nghĩa là phát tâm việc mình làm, vì tất cả mười phương mà tạo cong đức. Vì sao? Vì muốn cho tất cả cũng đều được bốn hoằng thệ nguyện, nên được gọi là một Tuệ siêu việt.

Trí tuệ bất thoái chuyển là mọi việc làm đều có chỗ để thực hiện, nhưng không có chỗ để mong cầu. Bồ-tát cầu sao cho đại địa này là đất an ổn, là đất không có chỗ để nhớ, là đất kiên cố của mình, nên đây là nền tảng của pháp Phật và được gọi là Tuệ thứ hai siêu việt.

Ngồi nơi cội cây thiền định là do không khởi “không”. Khởi ở đây là phải thành đạo mà không rời sức, vô sở úy. Đây là Tuệ thứ ba siêu việt.

Tuệ Như Lai: Giống như là chỗ thẩm xét của tuệ, như là nơi trí tuệ của trí tuệ không cùng tận, không thể là số đặc thù, là nơi tôn vinh của trí tuệ siêu việt, là nơi đã trụ vào Như Lai Ứng Cúng Chánh Biến Tri, là nơi đã dùng pháp giáo hóa. Đây là Tuệ thứ tư siêu việt.

Đức Phật bảo:

–Này Tôn giả Xá-lợi-phất! Bồ-tát còn có hai tuệ nữa. Hai tuệ ấy là:

  1. Thanh văn chuyển pháp luân.
  2. Chuyển pháp luân bất thoái chuyển.

Đây là hai trí tuệ siêu việt.

Trí tuệ của Như Lai gọi là trí tuệ không có cùng tận. Đã ở trong đấy là pháp có giáo hóa. Sắc pháp, pháp Phật; thọ, tưởng, hành, thức, pháp Phật, những pháp ấy, này Tôn giả Xá-lợi-phất, là không thể lý giải được. Ví như việc làm của người ngu, cho pháp ấy có thể được, pháp ấy không thể được. Không thể được thì không nêu bày, loại bỏ cái vốn là không ấy, thì các pháp chỉ bày được, nên gọi đây là trí tuệ của Như Lai không cùng tận.

Tôn giả Tôn giả Xá-lợi-phất thưa:

–Thưa Thế Tôn! Tuệ Như Lai không cùng tận ở chỗ nào?

Phật nói:

–Không có trí tuệ nào cao hơn nữa thì đấy là trí tuệ không cùng tận.

Phật hỏi Tôn giả Xá-lợi-phất:

–Chỗ tuệ nào là trí tuệ siêu việt?

Tôn giả Xá-lợi-phất thưa:

–Như Lai, không lấy pháp giữ pháp, pháp ấy không thể nhận được nên gọi đấy là tuệ Như Lai. Bồ-tát này phải học chỗ pháp đó. Người tu học phải học tuệ Như Lai. Không nghĩ đến việc dùng pháp thế tục của quá khứ, để ứng xử đạo pháp. Không đề cập đến các việc xấu ở đời, khong nói việc đạo có thể tốt. Người tu học như vậy là học về tuệ Như Lai. Là không đem sự hiểu biết để học điều phải trái này, không tạo ra việc học ấy là tuệ Như Lai. Không phân biệt cái lớn, cái lớn ở đây gọi là nhãn, sắc, thức. Không có cái nhìn phân biệt, phân biệt tất cả những nhớ nghĩ có thật, vậy là không học được tuệ Như Lai. Người này có thể độ, người này không thể độ. Học cái học này là không học tuệ Như Lai. Tuệ Như Lai, đó là trí tuệ của mọi người. Thực hiện được điều học này là học tuệ Như Lai. Học Tuệ Như Lai là trí tuệ vô số, không kể xiết. Tất cả các pháp không có chỗ dứt hẳn, vậy là học tuệ Như Lai.

Phật bảo Tôn giả Xá-lợi-phất:

–Không nhớ nghĩ các pháp đang hiện hữu là chỗ sinh ra tuệ Như Lai. Đối với tuệ Như Lai là không có chỗ để nghĩ nhớ, đó là học tuệ Như Lai, không nhớ nghĩ đây là cái có được, đây là cái không có được. Phật bảo Tôn giả Xá-lợi-phất:

–Người nào muốn học trí tuệ của Như Lai thì không nên có sự nhớ nghĩ về Như Lai, như vậy là học tuệ Như Lai. Các pháp không có chỗ để cầu thì đây là trí tuệ vô cùng và chính đấy là tuệ Như Lai.

Phật bảo Tôn giả Xá-lợi-phất:

–Sắc pháp, pháp Phật; thọ, tưởng, hành, thức, pháp tuệ Như Lai, các pháp ấy không có chỗ nào vướng mắc, tùy theo trí tuệ chỉ bày tất cả các pháp không vướng mắc đó. Không nghĩ nhớ về có không, thì chính đây là tùy giáo. Đã không vướng mắc vào có, không, thì tùy vào lời dạy không căn cứ như vậy mà học, đó là học tuệ Như Lai. Chỗ dùng ấy, cũng không quá khứ, đương lai, hiện tại… Trí tuệ như vậy là thấy tất cả mà cũng không thấy tất cả.

Tôn giả Xá-lợi-phất bạch Phật:

–Thưa Thế Tôn! Sao thì gọi là thấy?

–Không chỗ lấp, không chỗ che chắn, đều là thấy. Đây là tuệ Như Lai.

–Thưa Thế Tôn! Thế nào gọi là không thấy tất cả?

–Được gọi là không thấy tức là không thấy cửa để vào chỗ Như Lai. Không có nơi vào cho nên không thấy. Đấy là tuệ Như Lai. Đối với tuệ, cũng không hợp cùng với “không”, gồm cả nghĩ nhớ cũng không, nguyện cũng không, cũng không thể thấy, cũng không thể thọ nhận, hoàn toàn giống như vắng lặng, thì tuệ đó trong sạch. Tuệ Như Lai không thể thọ nhận dài, ngắn. Tuệ Như Lai cũng không có sự trợ giúp. Tuệ Như Lai không thể được trợ giúp. Tuệ Như Lai cũng không có khác, vậy mới là trí tuệ Như Lai. Không từ nơi nào sinh ra tuệ Như Lai, nên gọi đó là tuệ Như Lai. Không và cũng không thể tính toán (chấp) đầy đủ, cũng không thể là tính toán của got chân, cũng không thể là tính toán của đầu gối, cũng không thể là tính toán xương bánh chè, cũng không thể là tính toán của bụng, cũng không thể là tính toán của cánh tay, cũng không thể là tính toán của bàn tay, cũng không thể là tính toán của má, cũng không thể là tính toán của đầu, cũng không thể là tính toán (chấp) bên trong, cũng không thể là tính toán bên ngoài, cũng không thể là tính toán trung gian, cũng chẳng phải tính toán không cực, cũng không phải tính toán có cực, cũng không phải tính toán ở trên, dưới, bốn hướng Đông Tây, Nam, Bắc, cũng không phải là tính toán của người, cũng không phải là tính toán của Tu-đàhoàn, cũng không phải la tính toán của A-la-hán, cũng không phải là tính toán của Bích-chi-phật, cũng không phải là tính toán của Như Lai, cũng không thể là tính toán hữu dư, vô dư, cũng không phải là tính toán thoát, hữu thoát, cũng không phải là tính toán pháp sở tại, cũng không thể tính toán với tuệ Như Lai. Không có tên tuệ Như Lai, đó mới chính là tuệ Như Lai.

Phật bảo Tôn giả Xá-lợi-phất:

–Hiện dự hội, Tỳ-kheo chiếm đa số song không nghe đúng vấn đề chỉ nghe cái ngọn, so lại thì không biết cái nào đúng, không đúng. Như bản thân ta, các pháp đều là thế. Nói lên lời này thì liền tùy thuộc vào lời kia, hành động tạo ra không thể tính toán mà phải tính toán. Vì pháp xứ nen nhân của nó có thủ, có cho mà có mạng, mạng giữ lấy tư tưởng sống lâu, muốn thọ, thọ mãi, muốn được thọ mạng, muốn mạng được thọ, sống lâu mãi. Đã muốn mạng sống lâu thì mạng nối tiếp nhau, thọ mạng, thọ mạng.

Phật bảo Tôn giả Xá-lợi-phất:

–Tuệ Như Lai cũng không xuất phát từ pháp, cũng không xuất phát từ phi pháp, cũng không xuất phát từ cái có, cũng không xuất phát từ cái không, phải tạo ra từ đâu thì điều này không the nói lên được. Tuệ Như Lai, từ đâu, cũng không từ đâu. Tuệ Như Lai đó, cũng không hoại, hủy, cũng không tưởng, giác, vậy là Như Lai sáng suốt hiểu thấu mà không thể nghe hiểu. Cho nên xét sâu sự nghe hiểu như vậy mà nói thì chính là tuệ Như Lai. Xét sâu các chỗ nói để nói, là nói lên cái như hư không được nói rõ về nó.

Phật bảo Tôn giả Xá-lợi-phất:

–Không từ đâu đến thì đấy là tuệ Như Lai. Đến chỗ không có nơi chốn thì đấy là tuệ Như Lai. Nơi chốn không chỗ nương tựa, thì đấy là tuệ Như Lai. Nương tựa không chỗ cong, không chỗ thẳng cũng như tuệ Như Lai thì không thể nắm bắt. Các pháp cũng không thể nắm bắt. Tâm không chỗ sinh, không chỗ an trụ, mọi điều tạo ra công đức đều không có chỗ cầu, như chỗ chỉ dạy mà không có chỗ để làm thì đây là làm. Loại này không chỗ sinh ra, công đức này cũng không gốc rễ, cũng không thật là lời hoằng nguyện thì chúng không chỗ buộc, không chỗ mở, không chỗ tạo ra, đấy mới là sáng suốt tiến tới. Không chỗ để xem, cũng không tạo ra là khởi sự nhìn thấy. Chỗ thấy ấy, không tác động hai tâm. Trí không chỗ có được, thì trí đó không chỗ hành động, cũng không chỗ để khởi lên, không lấy sự chứng ngộ làm việc cầu xin. Thực hiện sự cầu này, thực hiện sự nhớ nghĩ này, không có tên tuổi, thì lời cầu chính đáng kia là không thể nhận được sao? Lòng thương cảm kia sánh bằng với đạo và cái được của nó cũng bằng ấy. Không ai là không nghĩ đến con người, bảo hộ con người đừng để sự thương tưởng kia chập chờn trong đầu óc.

Phật bảo Tôn giả Xá-lợi-phất:

–Không tuệ chính là tuệ, mười hai nhân duyên không chỗ sinh. Sự hòa hợp kia là không có hòa hợp. Không thể đắc đạo là có thể được không chỗ niệm. Tỳ-kheo này nhớ nghĩ đến chỗ không có nắm giữ mà giữ bát quấn y, không chỗ cạo tóc đấy mới là cạo đầu, không chỗ thọ giới mà trì giới. Nhưng không được như vậy, thì Tỳ-kheo yêu mến đạo là yêu mến chỗ nào? Tỳ-kheo này, chỗ tốt của mình, là biết vận dụng định tâm mà không có tâm nào khác. Tâm kia đã định thì thân, tâm, niệm, không còn nữa. Không nghĩ đến tuệ là Tỳ-kheo này trí tuệ. Cái gì bảo đã đầy đủ thì đó là cái không hoàn toàn, nếu Tỳkheo đầy đủ, thì có nghĩa là kém cỏi. Không thể lường tính pháp, mà bảo có thể biết pháp. Điều biết đã không có, đã không xuất phát từ pháp ấy, thì sự biết như chỗ chỉ bày, không có ranh giới. Cho nên cảnh giới Phật không có pháp, vì thế pháp của tuệ Như Lai là pháp không tạo tác, vì pháp không chỗ tạo ra nên mới nói là không có pháp. Các pháp chỗ chứng nhập đều dứt thì đấy là tuệ Như Lai. Không chỗ chứng nhập là đã tương ưng với tuệ Như Lai.

Phật bảo Tôn giả Xá-lợi-phất:

–Nếu có muốn học về tuệ Như Lai thì sự học kia phải dũng mãnh như sư tử. Nếu có người nam, người nữ đang gìn giữ giới thanh tịnh, không có ý nào khác ngoài tâm trong sạch, đó là nơi tác khởi của tuệ thanh tịnh, là nơi tạo ra không chỗ niệm. Việc ăn uống kia chỉ nhận vừa đủ mà thôi, nếu các nơi xin – cho mà tư tưởng đã trong sạch thì không có tâm nào khác, đối với mọi người không có nhớ tưởng, đối với các pháp không có chỗ mong cầu, cũng không nhớ nghĩ đến việc ở trên, ở giữa hay ở dưới. Chỗ tác khởi luôn bình đẳng. Tỳ-kheo thực hiện được việc học này, là đã tu học.

Phật bảo Tôn giả Xá-lợi-phất:

–Tu học cái không có chỗ để cầu ấy, là học được tuệ Như Lai.

Tôn giả Ma-ha Ca-diếp bạch Phật:

–Tỳ-kheo chỉ dùng một việc tu học bốn hoằng thệ nguyện rồi là học tuệ Như Lai. Vậy việc nào gọi là một việc?

–Các pháp không có chỗ vướng mắc, thì đấy là học tuệ Như Lai.

Tôn giả Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Tỳ-kheo sử dụng hai việc học. Gọi hai việc ấy là việc nào?

–Đối với các pháp không chỗ mong cầu là tâm hiện bày bình đẳng cho tất cả mọi người, nhưng không nghĩ là đem bình đẳng đến tất cả. Đây là hai việc Tỳ-kheo học tuệ Như Lai.

Tôn giả Ma-ha Mục-kiền-liên bạch Phật:

–Tỳ-kheo sử dụng ba việc học. Sao gọi là ba việc?

–Chỉ học nội dung chính của pháp mà không học hình thức, cũng không nghĩ đến cái ta để gần, cũng không nghĩ đến cái ta để xa. Đây là ba việc.

Tôn giả Văn-đà-phất bạch Phật:

–Thưa Thế Tôn! Tỳ-kheo dùng bốn việc học. Nhưng gì gọi là bốn việc?

–Không nghĩ có chỗ để từ đó có được, cũng không nhớ nghĩ nơi đâu phải được, tất cả đều bình đẳng trong sạch. Chỗ nắm giữ ví như hư không. Đây là bốn việc. Học như vậy là học về tuệ Như Lai.

Tôn giả Ma-ha Ca-chiên-diên bạch Phật:

–Tỳ-kheo dùng năm việc học. Những gì gọi là năm việc?

–Không có chỗ để tham tiếc muốn đem pháp để thờ cúng, làm cho tất cả có tâm Từ mà không nghĩ tất cả có tâm Từ, không nghĩ đến tất cả. Đối với các pháp làm mà không có chỗ để cầu. Đấy là năm việc, là học tuệ Như Lai.

Tôn giả Nại-tra-hòa-la bạch Phật:

–Tỳ-kheo dùng sáu việc học. Những gì gọi là sáu việc?

–Không phát một tâm cũng không cầu “không”, cũng không tu học từ đầu cho đến cuối. Vì sao? Vì không nhân duyên với hai việc. Đã hướng đến Phật, điều mình nói lên không phát khởi từ suy nghĩ nhớ tưởng thì chỗ nào là Phật chứng. Đấy là sáu việc Tỳ-kheo học tuệ Như Lai.

Phật nói:

–Tất cả pháp, tất cả người, đều từ tuệ Như Lai mà nhìn thấy, cũng không nhìn thấy cái khác, cũng lại không tự nhiên mà thấy, cũng không thấy pháp. Thực hiện việc học này là học về tuệ Như Lai.

Này Nại-tra-hòa-la! Lắng nghe điều học của Tỳ-kheo là học về tuệ vô cực, thế là ông ứng cảm được với tuệ Như Lai, giống như mình đang vui mà không thấy niềm vui kia. Như vậy, việc tu hành của Tỳkheo chính là học về tuệ Như Lai. Học tuệ Như Lai, đó là học pháp Phật, mà không thể luận bàn về pháp, lại vận dụng tất cả pháp.

Tôn giả Nại-tra-hòa-la bạch Phật:

–Nếu Tỳ-kheo học tuệ Như Lai thì như thế nào mới tự mình nắm giữ?

Phật nói:

–Tâm Tỳ-kheo không nhớ nghĩ có mọi người, không nhớ nghĩ có tất cả pháp, cũng không an cũng không nguy. Đấy là Tỳ-kheo tự mình nắm giữ được.

Tôn giả Nại-tra-hòa-la bạch Phật:

–Thưa Thế Tôn! Nay Như Lai vì ai mà thuyết giảng tuệ Như Lai?

Phật nói:

–Người nào muốn học tuệ ấy, thì sẽ vì họ thuyết giảng vấn đề.

–Điều học này học ở chỗ nào?

Phật nói:

–Vì áp dụng bốn hoằng thệ nguyện cho nên phải nói. Cũng đừng nghĩ, bốn hoằng thệ nguyện đó là trung gian, tất cả không có mong cầu. Đây là tuệ Như Lai. Người nào có khái niệm ta là người đang tu hành thì người đó chẳng phải tuệ siêu việt. Người như vậy là kiêu mạn, là tự mình xem thường kẻ khác. Người nào bỏn sẻn, tham lam, ganh ghét thì không thích hợp với tuệ Như Lai. Người nào bản chất dua nịnh, không biết xấu hổ, nói dối, đều không xứng đáng với trí tuệ này. Ai không có lòng yêu mến số đông, ai muốn độc hữu hoặc thích ác, không vui vẻ với người an ổn, ai cứ nghĩ mình hô lên là có, ai có hai tâm nghĩa là tốt, xấu không khác biệt, lấy đó làm tư tưởng, xa pháp sâu dày, nghĩ suy không nằm trong sự việc; cầu lợi hại, hoặc xin ngói, bát, bồn, quần áo, giường chiếu, đồ nằm; lo ốm đau chạy thầy, thuốc thang hoặc ham cầu ăn uống, xa lìa Ba-la mật, gần gũi giúp đỡ những thầy xấu. Đối với chỗ Phật của mình thì không công đức, thường có sự sợ hãi trong quá trình tu hành; muốn nơi thế sự thay hình đổi dạng, khắc sự hiểu biết lên việc làm chẳng qua là để phô tên, cầu danh; song không đạt đến ý đồ, thì ái lạc vào năm chỗ dục, có làm điều gì thì mong cầu được nhiều lợi. Người đó là như vậy thì không thể chịu đựng ở nơi núi rừng; nơi an nhàn, vắng lặng; nơi mà ý nghĩ có được tâm Từ. Cách xa nơi lòng thương cảm thì thường ở nơi ma sự; xa rời lòng tin vào giới Phật, thì các việc mình tạo ra đều không theo pháp đã dạy; thường lấy loạn tâm làm vui, không an ổn tâm, tâm kia cuồng loạn, tâm ấy rắc rối; vì vận dụng tâm ấy nên xa lìa với tâm tốt, xa cách đối với tâm cao đẹp, xa cách với sự tận tụy của tâm, chỉ nhớ sắc thân Phật, chỉ nhớ muốn thấy pháp, chỉ muốn thấy Tỳ-kheo Tăng, xa rời năm ấm công đức, lìa bốn đại công đức, xa cách sáu suy công đức, rời bỏ mười hai nhân duyên công đức, lìa bỏ sự nhớ nghĩ công đức của tất cả mọi người. Ai có tâm đó thì đều không cảm ứng được với tuệ Như Lai. Ai không có dua nịnh, thường thật thà, ngay thẳng nghĩ đến các pháp sâu xa.

Phật bảo Tôn giả Nại-tra-hòa-la:

–Kẻ nào có được tâm như vậy là đã cảm ứng được với tuệ Như Lai. Kẻ nào có tâm ca tụng, khen ngợi Phật là đã có nhớ nghĩ đến tất cả Phật, là đã muốn học hỏi về sự việc của tuệ Như Lai rồi. Kẻ ấy, dù có học, hay không học, tuệ Như Lai đều nhận biết, xem xét và nhìn thấy tâm Phật ấy của họ. Dầu có ở nơi thành, gò đống, làng, huyện, ấp, nơi nào mà muốn thấy, thì tuệ Như Lai đều thấy được nơi đó.

Phật bảo Tôn giả Nại-tra-hòa-la:

–Ông có thể nhận biết tuệ Như Lai không?

Tôn giả Nại-tra-hòa-la thưa:

–Phải từ Phật con mới hiểu! Phải từ Phật con lắng nghe! Bản thân con làm sao biết được vấn đề đó! Cúi xin Phật giảng nói, con vui mừng muốn được nghe, để cho Tỳ-kheo đang ở đây cũng nắm được vấn đề.

Phật nói:

–Lành thay! Lành thay! Đúng như lời Tôn giả Nại-tra-hòa-la nhận xét.

Phật nói:

–Ngoài ông ra, kẻ có tâm tầm thường không thể biết được tuệ Như Lai, cũng khong làm đất đạo cho tuệ Như Lai, cũng không thể biết về tuệ Như Lai. Trí tuệ cao nhất, không thể cùng tận, cho nên gọi đó là tuệ Như Lai. Không thể xem xét nhìn thấy, vì không thể xét xem nhìn thấy, cho nên gọi tuệ Như Lai.

Người nào muốn biết tuệ Như Lai, thì không yêu tiếc mạng sống của các thân, tâm bình đẳng đối với tất cả mọi người. Tất cả các việc giả dối, bề ngoài không dấn thân vào trong đó. Kẻ nào có hai tâm thì không cùng họ chung sống. Kẻ nào muốn học trí tuệ Như Lai thì phải học như vậy.

Tôn giả Nại-tra-hòa-la bạch Phật:

–Ở trong chúng hội này, có ai học được trí tuệ Như Lai không?

–Có, người đó là Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi.

Phật lại bảo Tôn giả Nại-tra-hòa-la:

–Ví như có người đi đến biển lớn, gọi là xứ của ngọc ngà châu báu, giá trị của nó không thể kể xiết. Người ấy sống ở trong châu báu mà không biết giá trị của châu báu là gì. Có một người nào đó, bảo với người sống trong đống châu báu kia: Ông hiện ở trong đống của báu này, há ông có biết chỗ của ma-ni không? Người kia đáp lời: Không rõ biết. Vì sao? Vì người kia đâu biết gì về ngọc ngà châu báu! Nay, Nại-tra-hòa-la, ở trong nơi được gọi là của báu, mà không biết chỗ của báu. Vì sao? Vì ông đang ở trong giáo pháp Đại thừa mà không biết đó thôi!

Lại có Tỳ-kheo tên là Xà-diễm bạch Phật:

–Nếu không học hoằng thệ nguyện mà con muốn đạt tâm bình đẳng, lấy đó làm nguồn sáng chiếu vào tất cả?

Lại có Tỳ-kheo tên là Tam-pha-thị-sư-lợi bạch Phật:

–Con muốn học tuệ Như Lai. Vì sao? Vì đối với tất cả các pháp con không chỗ cầu.

Lại có Tỳ-kheo tên là Tam-ma-sư-lợi thưa:

–Con muốn học tuệ Như Lai. Con không muốn đối với các pháp có hai tâm. Vì sao? Vì tỏ ngộ được cái không chỗ thấy, nên con học, cái học này mới có thể học được trí tuệ siêu việt của Như Lai.

Phật nói:

–Học về tuệ Như Lai đúng chỗ thì cần phải thực hiện sự học như vậy.

Lại có Tỳ-kheo tên là Nhiễm-sư-lợi bạch Phật:

–Con không cho tất cả mọi người là kẻ xa lạ, đối với mọi người cũng không có chỗ để nhớ tưởng nghĩ suy. Muốn độ người cũng không thấy chỗ đang được độ, cũng không thấy pháp. Vậy phải lấy pháp nào để chỉ dạy, nhằm thực hiện sự học tuệ Như Lai này?

Phật nói:

–Cứ như chỗ học về tuệ Như Lai mà học.

Lại có Tỳ-kheo tên là Viết Bột, bạch Phật:

–Con nhịn nhục đối với tất cả, cũng không tự cao tự đại. Vì sao? Vì người khác tự cao ngạo. Con không vì thân mà tự kiêu mạn, con không lấy cái hiện có để có khái niem về hiện hữu. Nếu có để cho nội tại tự cao ngạo, thì con không để cho bên trong con tự cao tự đại. Vì sao? Vì dùng nó để nhớ nghĩ đến mọi người, nghĩ đến tất cả, muốn khiến cho tất cả an ổn. Con cũng không để cho cái ac trú ngụ, lấy pháp làm cho sáng. Sống trong sự nhớ nghĩ tất cả, nhằm làm cho sáng suốt, không muốn khiến có sự tối tăm. Con thực hiện sự học này, để học về tuệ Như Lai.

Phật nói:

–Cần phải học như chỗ ông học.

Lại có Xa-di chủng tên là Đa Hòa Quang, bạch Phật:

–Thưa Thế Tôn! Con muốn hướng dẫn mọi người vượt qua khỏi sinh tử, cũng không nhận sinh tử để có thể độ họ. Con muốn thực hiện sự học tuệ Như Lai này.

Phật nói:

–Phải học trí tuệ như chỗ đã học.

Lại có Tỳ-kheo tên là Duy-xà-kỳ-kiều-sa, bạch Phật:

–Con muốn như Phật, ngồi nơi cội cây Phật ngồi, cũng không thấy Phật, cây, cũng không chứng đắc, con muốn thực hiện việc học trí tuệ Như Lai này như điều con học.

Lại có Tỳ-kheo tên là Chỉ-la-mạt, bạch Phật:

–Con không học các pháp, con cũng không ham muốn học chỗ pháp đã có, các pháp hiện có này con đều không học, vì mọi pháp là phép tắc nên không học.

Phật nói:

–Như đã nói về tuệ Như Lai. Vận dụng để cho tất cả đều ham muốn học.

Bấy giờ, ngồi ở trong chúng hội, có số đông hơn một vạn Tỳkheo-ni và ba ngàn người, đều đứng dậy bạch Phật:

–Chúng con muốn học tuệ Như Lai, để dùng cho tất cả, cho nên chúng con muốn việc học được đầy đủ.

Lại có bảy ngàn Ưu-bà-tắc, năm ngàn Ưu-bà-di, đều từ chỗ ngồi đứng dậy, thưa:

–Chúng con phải học đầy đủ.

Bấy giờ, lại có tám vạn Thiên tử đồng thanh thưa:

–Chúng con cũng phải học đầy đủ và khuyến cáo tất cả đều học.

Lại có Tỳ-kheo tên là Tư-ha-nan, bạch Phật:

–Các pháp không chỗ nắm bắt, các pháp không thể nắm bắt thì phải học như thế nào về tuệ Như Lai?

Phật nói:

–Cứ như chỗ ông học trí tuệ, thì nên học như vậy.

Lại có Tỳ-kheo tên là Lợi-tam-phục, bạch Phật:

–Đối với tất cả pháp con không chuyển được thì phải học như thế nào về tuệ Như Lai?

Phật nói:

–Cứ như chỗ học trí tuệ mà học.

Lại nữa, có Tỳ-kheo tên là Ma-ha Ba-na-đà-duy-hy là dòng vua,

bạch Phật:

–Cũng không vô ngã cũng không có ngã, cũng không trí cũng không vô trí, cũng không chỗ hủy hoại, cũng không có chứng, tâm này không khác, các mối nhân duyên không chỗ làm nhân, thì làm sao phát khởi việc học tuệ Như Lai này?

Phật nói:

–Cứ như chỗ học trí tuệ mà học.

Lại có Tỳ-kheo thuộc Xa-di chủng, tên là Phi-đà-biến, bạch Phật:

–Tất cả các pháp không thấy biên vực, không có biên vực, nghĩa là hoặc có hoặc không có, cũng khong biên vực, cũng không phải không có, cũng không chấp giữ pháp kia như vậy chừng nào mới có thể bừng ngộ?

Phật nói:

–Không thể!

–Bằng như không biên vực, không biên vực rồi, nên vô nguyện, vì đạt vô nguyện cho nên gọi là Bồ-tát?

Phật nói:

–Lành thay! Lành thay! Như lời ông nói, thì vô nguyện không thể luận bàn, không thể biết, không thể nghĩ suy, không thể trụ, không chỗ sợ, không có tên, bình đẳng, không chỗ học, không chỗ nắm giữ, không chỗ hoại, không chỗ tạo ra, không chỗ làm nên, đầy đủ, biết tất cả, không chỗ được, không có sắc.

–Bồ-tát cũng không danh sắc, cũng tự đúng, sai, việc học này, chẳng phải có, cũng không thể được, không chỗ trở ngại?

Phật nói:

–Cứ như chỗ học trí tuệ mà học.

Lúc ấy, có năm trăm Bà-la-môn, ra đi từ nước Xá-vệ, nhân trên đường qua, họ đến chỗ Phật trú ngụ. Trước Phật họ đảnh lễ, rồi lui ra đứng một bên, bạch Phật:

–Thưa Thế Tôn! Như chỗ Thế Tôn dạy, chúng con vui mừng xin được muốn nghe, khiến luôn được an ổn.

Phật hỏi các Bà-la-môn:

–Ai là người áp dụng nên muốn lắng nghe?

Các Bà-la-môn thưa:

–Chẳng có ai cho nên người nào áp dụng thì nên lắng nghe.

Phật nói:

–Có tuệ Như Lai cao tột, từ xưa chư Phật đã nói đến vấn đề này, nay ta nói lại lời chư Phật ấy.

Có Bà-la-môn tên là Tu-hoàn-sư-lợi, bạch Phật:

–Ở trong bụng mẹ đã hiểu được tue Như Lai?

Lại có Bà-la-môn tên là Tam-ma-chấn-thị, bạch Phật:

–Vừa vào thai mẹ đã hiểu tuệ Như Lai?

Lại có Bà-la-môn tên là Tuyết-chân-đề, bạch Phật:

–Vừa sinh liền hiểu tuệ Như Lai, bốn phía như sáng lên, thấy tuệ Như Lai bay lên đứng trên cao, lấy tay xoa đầu con, Phật liền bảo:

“Con phải ra dấu hiệu là không thể thấy đảnh Phật.” Lại có Bà-la-môn tên là Át-chân-đề, bạch Phật:

–Sau khi sinh ra không lâu, liền nghe thấy tuệ Như Lai. Thấy Phật đến từ không trung, Phật bảo: “Ngươi phải nghe học tuệ Như Lai.”

Lại có Bà-la-môn tên là Na-la-sa-mục-kiệt, bạch Phật:

–Bấy giờ là nửa đêm, thay bốn phía, bốn vị Phật cùng đến chỗ con ở, con liền cúi đầu làm lễ. Chư Phật dạy: Có tuệ Như Lai không thể luận bàn, vào Kỳ hoàn nơi ở của Phật Thích-ca Văn, lắng nghe, lãnh thọ. Vốn điềm lành này là của con?

Lại có Bà-la-môn tên là A-chân-đề-la-vu-da, bạch Phật:

–Bây giờ là nửa đêm, con thấy vị Phật lớn, cao hai mươi dặm, ba mươi hai tướng đủ các thứ vẻ đẹp, Phật bảo con: Phải học tuệ Như Lai, nghe lời ấy, bỗng nhiên không còn thấy điềm lành đó nữa, vốn nó là của con?

Lại có Bà-la-môn tên là Tam-bà-xa, bạch Phật:

–Lúc sinh con bị rơi xuống đất, có người đến, dựng lên cái nhà che chở, rồi làm sạch sẽ con. Người đó bảo với mẹ con: Đừng cho con bú, phải bảo đứa trẻ này lấy tuệ Như Lai mà làm việc ăn uống. Mẹ con nghe lời chỉ bảo ấy và rất vui vẻ. Vốn điềm lành này là của con?

Lại có Bà-la-môn tên là Nghê-tam-bạt, bạch Phật:

–Con vốn là người học việc Bà-la-môn, khi ấy, ở trong hư không, con thấy Phật có ba mươi hai tướng tốt các loại. Phật liền mở lời, bảo: “Ngươi phải chọn cái học, phải chọn việc làm.”

Nghe lời bảo ấy, con liền đem thân mình cúi lạy sát đất và hỏi: “Cái học này, học ở chỗ nào? Làm việc là làm việc gì?”

Vị Phật ấy bảo: “Có tuệ Như Lai, đấy là cái học của người, đấy là việc làm của người. Nếu học điều này, thì các pháp đều có thể biết, chính đấy là việc làm cứu độ, chính đây là việc của tuệ Như Lai. Cho nên, tắm gội trong pháp ấy, cũng có nghĩa là trừ được nhơ bẩn. Không thể lý giải hết nghĩa “tắm”, mà Bồ-tát này đã “tắm” mình. Đã được gọi là các pháp thì đều hiện ra trước mặt. Việc thoát ra hay không thoát ra, nếu muốn thì cứ ở trong chúng Bà-la-môn mà tôn thờ, nhưng phải học tuệ ấy.”

Con nghe lời dạy của vị Phật kia, lòng con vô cùng vui sướng, đem đầu não mà lãnh thọ lời dạy của Phật.

Con xin hỏi Phật: Vì sao trước mặt có điềm ấy?

Phật bảo:

–Tuệ Như Lai này là điềm lành.

Lại có Bà-la-môn tên là Ma-ha Ca-lâu-na, bạch Phật:

–Con đi tắm gội rồi quay trở về, đốt lên ngọn lửa lớn, con muốn thờ cúng ngọn lửa đó. Ở trên ngọn lửa, con thấy thân Phật, có ba hai tướng và các vẻ đẹp. Vị Phật kia bảo: “Như người thờ pháp của lửa thì việc thờ không phải như thế. Vì sao? Vì cháy lên rồi lại tắt.”

Con liền hỏi lại: “Không gây ra sự dập tắt này thì phải lấy cái gì làm lửa tắt.”

Vị Phật kia bảo: “Không nghĩ đến người, không nghĩ đến ta, không nghĩ mạng sống lâu; không nghĩ có, không có; cũng không nghĩ hòa hợp, cũng không nghĩ phần giữa, cũng không nghĩ về nhớ tưởng. Lửa này, không dập tắt, thì nó cũng tự tắt. Lửa kia có thể là ý niệm tự nhiên mà không dùng củi.”

Con lắng nghe rõ lời dạy, liền vòng tay hỏi Phật: “Phải khơi lửa như thế nào mà không dùng củi?”

Vị Phật kia dạy: “Có tuệ Như Lai, không thể lý giải. Người phải học, học rồi liền có thể tạo ra lửa mà không dùng đến củi. Thực hiện được điều học này, thì cũng không nhớ nghĩ đến dâm, nộ, si. Vì thế lửa liền bị dập tắt.”

Con nghe lời dạy đó của Phật liền đem cả đầu não mà lãnh nhận. Chỗ con thấy được ấy là điềm lành vốn nó là của con?

Phật bảo:

–Như chỗ ông đề cập đó là điềm lành của tuệ Như Lai ấy.

Lại có Bà-la-môn tên là Mâu-lê-sư-lợi, bạch Phật:

–Con vừa đưa sữa đặt vào trong lửa, muốn khiến cho nó cháy bùng lên, con liền thấy tuệ Như Lai. Thân Phật có ba hai tướng và các vẻ đẹp. Liền đó vị Phật kia bảo: “Dùng ngọn lửa này làm việc gì? Có tuệ Như Lai, vì sao không học?”

Lúc ấy, con hỏi vị Phật kia: “Phải học ở chỗ nào?” “Đến Kỳ hoàn, nơi Phật Thích-ca Văn trú ngụ.”

Điềm lành này vốn nó là của con?

Lại có Bà-la-mon tên là Phân-chẩn-giả-kiều-tuyền, bạch Phật:

–Con đến Lư thượng hái hoa, sắp sửa đem về thì thấy tuệ Như Lai, thân Phật có ba hai tướng tốt và các vẻ đẹp. Vị Phật kia bảo:

“Lấy hoa không phải như ông, bẻ hoa như vậy se có chỗ hư hoại.”

Lúc ấy, con lại hỏi: “Phải lấy hoa như thế nào?”

Vị Phật kia bảo: “Chẳng phải dùng đến tay để lấy, chẳng làm lay động cành của nó, mà vẫn có thể lấy được hoa. Phải học tuệ Như Lai, thì tự mình, như có bàn tay tuệ, là ông sẽ lấy được hoa kia. Bàn tay tuệ ấy có thể nhận được mà không thể lý giải hoa. Mọi người đều là hoa này. Có thể từ sự giáo hóa mà đắc Nê-hoàn.” Điềm lành là đó?

Phật nói:

–Phải học tuệ Như Lai như chỗ ông đã học.

Lại có Bà-la-môn tên là Bân-đà-thí, bạch Phật:

–Con đến chợ, giữa đường, con đánh rơi tiền, vung vãi trên đất. Thu nhặt lại tiền rơi, việc sắp xong, con ngoảnh đầu lên, thấy Như Lai, thân có ba hai tướng tốt và các vẻ đẹp. Đức Như Lai hỏi con:

“Làm thứ gì đó?”

Con thưa: “Thu nhặt lại số tiền đánh rơi.”

Vị Phật kia bảo: “Điều này không gì là khó. Nếu phải loại hết năm đường sinh tử cho mọi người thì cũng chẳng phải là nhiều trong phép tính, không nghĩ nhớ đến việc làm này mới là khó.”

Con liền hỏi: “Việc học này phải nghe từ nơi nào? Phải học từ nơi nào?”

Vị Phật kia bảo: “Có tuệ Như Lai phải học.”

“Phải nghe ở chỗ nào?”

Vị Phật bảo: “Có Phật, hiệu là Thích-ca Văn, ở nơi Kỳ hoàn, điều nghe này, nghe từ đó. Đời trước là chỗ tạo ra đời này, kịp lúc nhận được điềm lành.”

Lại nữa, có Bà-la-môn tên là Phân-ha-chu, bạch Phật:

–Con đi chợ, lúc trở về, muốn mua tạp hương. Mua xong quay trở về, lúc gần đến nhà, thì thấy Như Lai. Tâm con lúc đó vui mừng vô cùng. Phật hỏi: “Trong tay cầm thứ gì?”

Con liền thưa: “Cầm tạp hương.”

Phật bảo: “Hương này không đủ ngôn từ. Có hương, tên gọi là hương không thể nghĩ bàn. Mùi hương ấy, trên, dưới, bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc đều nghe khắp. Phải cầu hương này.”

Lúc ấy con lại hỏi: “Hương ấy là rễ này, gốc này, thân này, cành này, lá nay, hoa này, quả này, chỗ hương đó là của quả?”

Phật nói: “Hương ấy cũng không rễ, cũng không gốc, không thân, không cành, không lá, không hoa, không quả, quả mà hương.

Phải cầu hương này.”

Con liền hỏi: “Con phải cầu ở nơi đâu?”

Phật liền bảo: “Vào Kỳ hoàn, nơi Phật Thích-ca Văn ngụ. Phải nghe tuệ Như Lai.”

–Thưa Thế Tôn! Chỗ nghe này, đó là điềm lành của con?.

Phật nói:

–Cứ như chỗ ông hiểu biết.

Lại có Bà-la-môn tên là A-nậu-ca-duy-diên, bạch Phật:

–Chỗ con ở, tận ngoài thành, con ngồi thiền định dưới tàng cây, tâm con an định vì nó như thiền, nhìn thấy bốn phía có ánh sáng lớn chiếu khắp cả, con thấy Phật nhiều không kể xiết. Các Đức Phật đều nói: “Không phải ngồi thiền như vậy.”

Bấy giờ, con liền hỏi các vị Phật kia: “Con phải ngồi thiền như thế nào?”

Các vị Phật kia nói: “Cũng không chỗ sinh, cũng không chỗ diệt. Nên thiền như vậy, vì chỗ thiền này nắm được chỗ thấy, chỗ không thấy thì chính đấy là thấy. Vô tâm thì cái gì buộc được? Vì sao? Vì tâm kia không có khái niệm. Phải thực hiện thiền này. Có pháp gọi là tuệ Như Lai, phải đến Phật Thích-ca Văn mà hỏi.”

Điều học này phải từ pháp kia, vì đấy là gốc của điềm lành.

Phật nói:

–Phải học như chỗ ông đã học.

Lại có Bà-la-môn tên là La-na-ý-đa, bạch Phật:

–Con vừa đến chợ mua vàng, muốn gọi người lấy vàng thì liền thấy Như Lai. Ánh sáng của Ngài thật rực rỡ. Vị Phật kia bảo: “Cần dùng thì gọi có pháp nhưng tên của nó không thể gọi. Phải cầu pháp như vậy.”

Liền khi ấy, con lại hỏi: “Pháp ấy chỗ nào mà không thể gọi?”

Vị Phật kia bảo: “Các pháp không thể dùng để gọi. Gọi pháp thì chẳng khác nào hư không nên không thể gọi. Tất cả các pháp là như vậy.”

Con thưa: “Con vui mừng, xin được muốn nghe. Pháp này ở chỗ nào mà có thể học?”

Vị Phật kia bảo: “Có, tên gọi là tuệ Như Lai, phải học, phải nghe.”

–Vốn điềm lành này là của con, đó là điều con muốn hỏi?

Phật nói:

–Phải học như chỗ ông hiểu biết. Đây đều là kết quả của công đức đem đến từ đời trước, nên kịp được ứng cảm này.

Lại có Bà-la-môn tên là A-phi-a-già vòng tay bạch Phật:

–Quá nửa đêm, con ra ngoài xem tinh tú. Từ vầng sáng lớn mà thấy Như Lai, con liền đem thân mình cúi đầu đảnh lễ. Vị Phật kia nói: “Không phải ông nhìn thấy sao đêm, như ông đã thấy.”

Liền lúc ấy, con hỏi: “Phải nhìn thấy như thế nào?”

Vị Phật kia nói: “Cũng không thể ngước mắt hướng về sao.”

Phật xoay lại đặt vấn đề với con: “Nay ở chỗ ông nhìn tinh tú, thì gọi tên như thế nào?”

Con liền đáp lời: “Không biết.”

Vị Phật kia nói: “Tên này đều dứt bặt. Như điều ông học phải học. Các pháp mà chứng nhập được, thì chỗ thấy, đều biết được sự việc của ông.”

Con liền lại hỏi: “Nơi chốn nào con có thể nghe pháp này?”

Vị Phật kia bảo: “Phải vào Kỳ hoàn, nơi trú ngụ của Phật Thíchca Văn, để nghe lời dạy này.”

Bỗng chợt con không còn biết nơi nào. Phải chăng, chỗ nghe thấy tuệ Như Lai, là gốc của điềm lành?

Phật nói:

–Phải học như chỗ ông hiểu biết.

Lại có Bà-la-môn tên là Thuật-xà-sư-lợi, bạch Phật:

–Con vừa đem hạt giống ra gieo, thì liền thấy Như Lai đứng trước mặt, cùng với con số hàng ngàn Tỳ-kheo Tăng không thể đếm.

Vị Phật kia hỏi: “Không phải như chỗ ông đã gieo hạt giống.”

Lúc ấy, con liền hỏi: “Phải gieo trồng như thế nào?”

Vị Phật kia bảo: “Cũng không giữ, cũng không cho, phải tạo ra giống, cũng không sống, cũng không héo.”

Liền khi đó, con lại hỏi Phật: “Phải đến nơi chốn nào mà học pháp này?”

Vị Phật kia bảo: “Có tuệ Như Lai, phải học, phải nghe. Nghe rồi thì hạt giống này là của ông. Cũng không giữ tất cả pháp, cũng không có chỗ để giữ, cũng không có chỗ tạo ra cũng không nhớ nghĩ. Biết được điều này, thì pháp kia không chỗ sinh. Đã không chỗ tạo, nên không chỗ sinh. Đã không chỗ sinh, nên không chỗ khô chết, không có gieo trồng nên không sinh cũng không diệt.” Điềm lành này là như thế nào?

Phật nói:

–Điềm lành là của tuệ Như Lai này. Ai đương ngồi thiền ở dưới cây Phật, thì điều ấy là điềm lành.

Lại có Bà-la-môn tên là A-hòa-chân bạch Phật:

–Con ra khỏi nhà chừng một dặm, thấy người chết, con liền nhớ nghĩ đến người chết, cứ như thế con thầm nguyện lâm râm thì liền thấy Phật. Phật bảo: “Không phải như chỗ ông nhớ nghĩ. Vì sao? Vì thấy sắc ác thì liền có nghĩ suy. Các pháp không thể nắm bắt mà cũng không có chỗ nắm bắt. Phải tạo ra sự nhớ nghĩ như vậy. Kẻ đắc đạo, thì chỗ làm không còn nhớ nghĩ, cũng không dụng được, nên liền có nhớ nghĩ khác. Chỗ nhớ nghĩ cũng không hai tâm, không chỗ để nhớ tưởng cho nên không có sự nhớ tưởng, đó là chỗ phải làm của đạo này. Nhớ nghĩ không thể là chỗ nắm bắt thì mới là được. Do biết hai tâm, cho nên không có chỗ cầu, đó là chỗ phải làm của đạo này. Không chỗ thấy, đó là chỗ thấy của đạo này. Về sau, khi pháp sắp dứt, thì lấy tư tưởng mà hướng dẫn người. Nếu ở gò thây chết thì ngồi nhìn xương khô trắng, nhớ nghĩ là liền được giải thoát. Nếu nhớ nghĩ năm sắc, thì từ trong, đếm hơi thở, mà cầu giải thoát. Kiểm soát hơi thở ra, hơi thở vào là muốn cầu giải thoát. Biết pháp sắp hết, thì liền phải thực hiện việc tu tập này.”

Bấy giờ, con lại hỏi Phật: “Phải học như thế nào thì xa được việc này?”

Vị Phật kia nói: “Phải học đạo với pháp như vậy. Phải học tuệ Như Lai như việc của Như Lai. Có pháp gọi là tuệ Như Lai, thì phải nghe, phải học. Phải nghe điều ấy từ Phật Thích-ca Văn.”

Bỗng nhiên, con không còn thấy Phật nữa vì đã thấy được Như Lai.

Phật nói:

–Điềm lành của tuệ Như Lai này, phải ở nơi đất đạo.

Lại có Bà-la-môn tên là A-duy-thị-chân, bạch Phật:

–Con đến nơi đồng không mông quạnh, thấy hầu hết các vật chết đưa vào đây. Trong đó có các loài thú ăn thây chết. Trong đó, có mùi hôi thối, có hư rữa, có màu xanh, có màu đỏ, có thân đen; con liền tự nghĩ, muốn ngồi xuống đấy mà kiểm soát hơi thở, thu lấy nhớ nghĩ ấy. Bỗng con thấy Phật từ phương Đông đến, có ba hai tướng. Phật còn từ xa, con đã hướng đến làm lễ Ngài. Vị Phật kia nói: “Tuy quán những vật này, song đó chỉ là sự tưởng nhớ.”

Con liền hỏi vị Phật kia: “Con phải học pháp nào để hướng dẫn tất cả, khiến cho họ thoát khỏi sinh tử.”

Vị Phật kia bảo: “Có pháp, gọi là tuệ Như Lai, phải nghe, phải học. Học được pháp đó, là có tất cả các đường tạo ra công đức. Phải đến Phật Thích-ca Văn mà hỏi đầy đủ pháp ấy.”

Điềm lành ấy, cái gốc ở chỗ nào? Thưa Thế Tôn?

Phật bảo:

–Điềm lanh ấy là của tuệ Như Lai. Thực hiện sự học này là học ngồi thiền nơi Phật bên gốc cây.

Lại có Bà-la-môn tên là Ba-lê-mạn-đa, bạch Phật:

–Đang đêm con muốn xuất của báu, nhưng không chỗ nào có thể nhìn thấy, con bèn đốt năm cái nhà, lấy đó làm đuốc soi sáng. Vì sao? Vì để tránh ngòi rạch, hầm hố, giếng sâu. Đang khi tự nghĩ, phải học pháp nào để cho tất cả được sáng lên, không còn tối tăm? Vừa có ý nghĩ ấy, con liền thấy Phật đứng trong hư không và nói: “Lành thay! Lành thay! Đây là việc làm của bậc Thánh, chẳng phải là việc làm của phàm nhân! Các sự giận dữ, tham lam, bỏn sẻn, dua nịnh, giả dối bề ngoài của người này, đã không còn, nên mới có thể nghĩ đến việc làm như vậy, không còn gì để đề cập.”

“Con đem tâm bình đẳng, thương nhớ đến tất cả cũng không nghĩ đến bất cứ chỗ nào. Nhớ nghĩ như Phật ngồi nơi cội cây, không nhớ nghĩ Thanh văn. Thưa Đức Như Lai! Có pháp nào giúp con làm được vậy?”

Vị Phật kia nói: “Có pháp, gọi là tuệ Như Lai, phải nghe và học, có đầy đủ như ý ông muốn.”

Con lại hỏi Phật: “Phải nghe từ đâu?”

Vị Phật bảo: “Phải nghe từ nơi Đức Phật Thích-ca Văn. Điều phải nghe ấy sẽ được nghe tại đó. Những gò đống, làng mạc, huyện, ấp, thành quách, quận, nước… tất cả ở trong pháp này mà nhìn thấy.”

Nghe lời này rồi, con hoảng hốt, không biết chốn kia ở đâu!

Điềm lành nào đây?

Phật nói:

–Vận dụng vào thì ông đã nghe tuệ Như Lai, nên phải học. Điềm lành nằm ở trong sự học đó. Bồ-tát kia! Vấn đề phải học, đều học ở pháp này.

–Có bao nhiêu tuệ là chỗ có thể phải học?

Phật nói:

–Như cảnh giới Phật, tuệ kia là như vậy. Tuệ kia thì như cảnh giới Phật, giống nhau không khác. Các pháp đều từ tuệ này, như trái tim ban ra điềm lành.

Khi ấy, Phật lại hỏi con:

–Pháp này sâu xa vi diệu như vậy sao? Pháp ấy không thể thấy, không thể biết?

Lại có Bà-la-môn tên là Tất-đạt-tất, bạch Phật:

–Con cùng với số đông trăm ngàn Bà-la-môn cùng thờ cúng như làm việc tế tự, nung nấu trong lòng điều nghĩ suy của mình là phải thờ phượng ra sao, để cho tất cả đều được giải thoát, khiến không còn vật lộn với khổ đau. Ý nghĩ này vừa nảy sinh, thì con thấy Phật, chói sáng cùng với tướng của các vẻ đẹp. Đức Phật bảo: “Lành thay! Lành thay! Ngươi khởi lên sự nhớ nghĩ này. Phải làm việc nghĩ suy như điều người đã hành động.”

Vị Phật ấy nói: “Hãy đi đến Kỳ hoàn, nước Xá-vệ, là nơi trú ngụ của Phật Thích-ca Văn, của A-nan, Bân-kỳ, A-lam… Các vị, sẽ vì ông thuyết giảng rộng rãi về ý nghĩa thờ cúng kia. Có pháp gọi là tuệ Như Lai, phải nghe, phải học. Pháp ấy, từ quá khứ, chư Phật đã thuyết giảng.”

Con lại hỏi: “Phải thờ cúng bằng cách nào?”

Đức Phật bảo: “Bồ-tát đem chỗ có được ăn uống của mình, giúp đỡ cho người, làm việc thờ cúng này mà thoát ra khỏi ba cõi. Có thờ giới là không nghĩ mình có cầu mong. Có thờ nhẫn nhục, là không đem tâm ác hướng đến tất cả. Có thờ tinh tấn, là muon cứu thoát năm đường. Có thờ Tam-muội, là không tạo ra nhân duyên, để có chỗ mong cầu, để có nhiều nơi nghe mà thờ cúng. Tất cả gọi là thân. Các số thân đều đầy đủ cái biết Ba-la-mật. Có thờ pháp, nếu là người thực hành thì dùng pháp biến hóa ra tất cả, nếu là súc sinh muốn nghe pháp, thì không bỏ giữa chừng, mà vì loài đó nói kinh, cũng không lấy sắc để nói, mà lấy pháp của lòng lành để dẫn dắt chỉ bày.”

Phật lại dạy: “Có bậc Thánh không tiếc thân mình, tâm vui muốn khiến cho tất cả, mỗi một đều được an ổn, không đem tâm lo buồn mà hướng dẫn người. Vì sao? Vì càng vận dụng thì được thân hình tốt đẹp. Giống như ngọc ma-ni, dũa mài thì càng đẹp gấp bội. Con của các bậc vua chúa kia, không ai là không yêu thích. Vì sao yêu thích nó? Vì không vết bẩn nhơ. Vị Pháp sư kia cũng giống như vậy. Tuy có sinh tử, song điều ấy, lại bội phần đẹp đẽ. Vì sao? Vì thân không ác, cũng không báng bổ. Vì sao? Vì thường khen ngợi ca tụng Phật. Dù xa Phật nhưng thường muốn gần gũi. Vì sao? Vì vốn không có chỗ cầu (tức là chỗ thờ, có nghĩa là cúng tế). Ai có Tam bạt trí, thì cũng có tâm thờ cúng mà không có cái khác. Vì sao? Vì không có lòng oán hận. Đối với tất cả không có ác ý. Bồ-tát có thờ mà không có thắng, vậy nếu có ý niệm ấy thì Bồ-tát thắng. Do không có ý niệm đó thì không chỗ để thắng được. Dùng công đức để nuôi lớn thân mình và người khác, đó là ý Bồ-tát. Vì sao? Vì không dùng pháp có chỗ tranh cãi, vì thế mà không có tranh giành, không có buộc, không có trói, không có đóng. Người nào có làm việc thờ cúng ay thì chớ có sân cũng không nhớ nghĩ là pháp nào có thể so lường, có thể toan tính. Bậc Thánh này, với chỗ làm của mình, vốn nó là nơi để xem xét từng chỗ, từng chỗ kia. Cũng không ở trong công đức mà có sự nhớ tưởng về nó. Cũng không phá trừ chỗ tội ác của mình tạo ra. Vì sao? Vì không đánh mất điều căn bản của mình, cũng không có lỗi. Bồ-tát tôn trọng pháp là trên hết. Thường đi đến giáo hóa, thì cũng phải vui vẻ, cũng không lười biếng, cũng không cùng với người có tâm giận dữ. Tại sao vậy? Vì Đại thừa không từ việc ấy mà có được, nên mới gọi là

Đại thừa, cũng không có ý niệm về Đại thừa kia.” Phật nói với Tất-đạt-tất:

–Bỏ đi lối thờ cúng cũ của ông, phải thực hiện việc thờ tự này, tức là Bồ-tát phụng thờ cái điềm lành ứng hiện ấy, như chỗ ông đã thấy Như Lai. Đấy là kết quả của đời trước, ông phải hết lòng tu tập Đại thừa. Vì sao? Vì trong tiềm thức, ông đã thấy Phật, thì đó là cội nguồn của điềm lành ấy.

Lại có Bà-la-môn tên là Nan-đầu-đa-la, bạch Phật:

–Con thấy dòng nước, có một người nắm thanh gỗ bắc cầu qua đó. Con nghĩ, việc làm của ông ta quá ư là nhỏ! Phải làm bằng cách nào đây để có cầu rộng lớn? Vì sao? Vì muốn tất cả đều đưa qua được. Con vừa có ý nghĩ này, thì từ phương Đông, liền có trăm vị Phật, các vị hiện ra và khen ngợi: “Lành thay! Lành thay! Ý nghĩ của bậc Thánh! Khiến mọi người như là được độ và đây cũng là con đường cho vô số người. Hiện Phật Thích-ca Văn ở trong Kỳ hoàn, ông đến đó để có thể lãnh hội pháp của Ngài, để có thể đạt đến Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng.”

Điềm lành này vốn nó là của con, nên mới được thấy Như Lai, được nghe Như Lai răn dạy. Thưa Thế Tôn phải vậy không?

Phật nói:

–Lành thay! Lành thay! Đúng như điều ông nhận xét.

Lại có Bà-la-môn tên là Chien-uất-đa-sư-lợi, bạch Phật:

–Con ra ngoài cửa thành, có người trong họ tộc bảo với con: “Như có đi qua nhà, thì tôi sẽ giúp cho ông hai trăm vạn.” Con liền theo ông ta về nhà. Vào nhà có tòa ngồi cao lớn, mời con ngồi vào tòa, đốt hương cúng dường. Sau khi ăn uống xong, họ trao cúng cho con hai trăm vạn. Bấy giờ con tự nghĩ: “Phải sử dụng thế nào để tự tạo phương tiện chuyển từ việc ban cho tiền bạc sang ban cho pháp – như pháp của đạo Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng. Của cải ban cho trong sạch, thì có thể được điều lạ thường.” Con vừa khởi ý nghĩ như vậy thì liền thấy ở phương Đông, có ngàn vị Phật đồng bay lên, các Như Lai đều đứng trước mặt con, đồng khen ngợi: “Lành thay! Lành thay! Đúng là việc làm của bậc Thánh! Vì mọi người mà muốn hành động, ông mau đến Kỳ hoàn nơi trú ngụ của Phật Thích-ca Văn, các vị sẽ vì ông thuyết rộng rãi pháp ấy. Như ông mà được trong sạch thì tiền ban cho kia, ông có thể nhận lấy. Nhận lấy nó, để khiến cho tất cả đều có thể được an ổn. Vì sao? Vì nếu tam thiên đại thiên các cõi nước đều phụng hành mười điều thiện và nhận sự ban cho, thì không bằng Bồ-tát phát tâm vì đạo Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng mà nhận sự ban cho. Tất cả phải qua thực hiện việc làm như ở trên.” Dứt lời, con hoảng hốt không còn biết chỗ vị Phật ấy.

Phật nói:

–Đó là điềm lành của tuệ Như Lai. Vì sao? Vì đời trước, đã đem cúng dường mười phương Phật nên kịp được pháp này.

Lại có Bà-la-môn tên là Diêm-phù-sư-lợi, bạch Phật:

–Con ở trong núi, an tâm mà ngồi, giống như được thiền. Ở bên trên, con thấy năm tram vị Phật, bốn phía đều là mùi hương như hương trời. Các vị đều gọi lớn tên con và nói: “Lành thay! Lành thay! Như điều ông cầu, thì phải thực hiện pháp Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng. Chớ thực hiện thiền khác. Sao gọi là Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng? Vì luôn nghĩ nhớ đến mọi người với tâm Từ bi. Chớ đem những ý tưởng về con người, tạo ra cái không thể suy nghĩ về thiền mà làm nên thiền này. Đừng có ý tưởng về sự nhớ nghĩ của tam tất cả đều khiến cho được an ổn. Đừng nhớ nghĩ đến con người bằng ý tưởng, đừng nhớ nghĩ đến thân bằng ý tưởng.” Chư Phật kia bảo: “Hãy đi đến Kỳ hoàn nơi trú ngụ của Phật Thích-ca Văn, Ngài sẽ vì ông giảng nói đầy đủ pháp kia. Tuệ Như Lai phải nên học nó. Học pháp ấy, ở chính nơi việc làm của mình.” Nói lời ấy rồi, con không còn biết được chỗ chư Phật. Điềm lành này vốn nó là của con, phải không thưa Thế Tôn? Phật nói:

–Suy xét như điều ông chứng kiến, thì không có gì khác. Vì sao? Vì có người nào đang ngồi dưới cây Phật, mà liền có điềm lành linh ứng này. Vấn đề là đời trước, ông đã cúng dường bảy ngàn vị Phật.

Lại có Bà-la-môn tên là Hà-sa-mạn, bạch Phật:

–Con thấy các Bà-la-môn, không nhiều, không ít, tắm trong nước sông Hằng; tắm rồi, họ nói với con: “Ông đi tắm lại đi. Chỗ xấu nơi thân ông, lộ ra các điều ác, chúng phải theo nước mà khử đi.” Con liền suy nghĩ: “Tại sao các thứ xấu xa của thân, khi tắm, chúng theo nước xóa đi?” Lúc ấy, con thấy Phật ở trong hư không. Vị Phật kia nói: “Ngươi suy nghĩ gì thế?”

Khi ấy, con thưa: “Các Bà-la-môn bảo con: Tắm thân, thì các xấu xa của mình, đều theo nước xóa sạch. Nên con ngồi suy nghĩ về việc này.”

Vị Phật kia nói: “Ông đến Kỳ hoàn nơi trú ngụ của Phật Thíchca Văn. Ngài sẽ vì ông thuyết giảng về pháp cho rằng các thứ xấu xa của thân mình đều được trừ khử.”

Vị Phật kia bảo: “Các pháp có tên gọi, sâu thẳm không có đáy, nước của nó rất đẹp, tắm trong nước này, đều được sạch sẽ, tinh khiết. Ông muốn tắm, thì phải tắm trong nước ấy. Các thứ tà ác có thể tiêu trừ. Tắm rồi, chư Thiên, con người và tất cả đều được an ổn, liền đem pháp đó giáo hóa khắp mọi nơi. Vì sao? Vì chư Phật quá khứ đều tắm ở nơi đây, cho nên hiện điềm lành.”

Phật nói:

–Phải nghe tuệ Như Lai, thì đấy là điềm lành.

Có Bà-la-môn tên là Duy-kỳ-tiên, bạch Phật:

–Con đem hoa đến cúng nơi đền thờ thần Bà-la-môn. Vừa vào cửa, con thấy Như Lai bay lên, đứng trong hư không. Vị Phật ấy hỏi

con: “Mang hoa này cúng chỗ nào?”

Con lien đáp lời: “Muốn dâng lên cúng thần.”

Vị Phật kia nói: “Có Như Lai, hiệu là Thiên Trung Thiên, có thể đem hoa cúng dường cho vị ấy. Vì sao? Vì nhân này có thể có công đức đến Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng và kịp có thể chứng được thiền vô thượng, tức là muốn dùng hoa để cúng dường, thì hoa ấy đều hóa ra Phật toàn là màu sắc vàng ròng. Ánh sáng của Phật kia sáng đến bảy thước, ba mươi hai tướng và các vẻ đẹp đều đầy đủ. Chư Phật đều nói: Tâm của ông đã vững chắc, ở trong công đức nên có thể đạt đến sự ứng hiện này.”

Con liền hỏi: “Phải tạo nên phương tiện nào, để khiến cho công đức không thể lường được hết.”

Vị Phật kia lại bảo: “Nếu có Bo-tát được trông thấy Phật thì nhân ấy tạo thành công đức, trong đó thấy có Phật hóa ra. Nhân đó tạo nên công đức, trong đó thấy có chùa. Nhân ấy tạo nên công đức trong đó như thấy nơi Phật đứng và ngồi. Nhân ấy tạo ra công đức, trong đó thấy có chỗ Phật đi kinh hành. Nhân ấy tạo ra công đức, trong đó nghe có Phật. Nhân ấy tạo ra công đức, trong đó nghe có trên, dưới, bốn hướng, bốn phương có Phật răn dạy tất cả. Nhân đó tạo ra công đức, trong đó có Tôn giả Xá-lợi-phất. Nhân ấy tạo ra công đức, trong đó có già, bệnh, chết mà tự so sánh. Nhân ấy tạo công đức, hoặc thấy quận, huyện, ấp bị phá hoại, hoặc thóc gạo đắt đỏ, dân chúng đói khổ, mà vận dụng lường tính được việc này. Nhân ấy tạo ra công đức. Vì sao? Vì nghĩ tính trước sự việc xảy ra. Nhân ấy có công đức không thể tính đếm được. Nghĩa là công đức Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng.” Lại có Bà-la-môn tên là Sa-kiệt-mạt, bạch Phật:

–Con vào biển tắm, vừa có ý định này, thì liền thấy vạn Phật. Các vị đều nói: “Không phải như ý của ông là muốn độ biển sinh tử.” Nhân đó con tự nghĩ: “Ngoài việc độ kia ra còn phải gội rửa sinh tử, cũng tại nơi này, phải có cái gì khác hơn là sự gội rửa này. Đúng hơn là con muốn vừa độ biển sinh tử vừa gội rửa sinh tử.” Vừa có ý nghĩ này thì liền thấy vạn Phật, các Phật đều bảo: “Không phải như ý của

ông chỉ muốn độ biển sinh tử mà còn gội rửa sinh tử nữa.”

Lúc ấy con liền lại hỏi: “Phải gội rửa ra sao?”

Vị Phật kia bảo: “Có con đường để độ là các pháp, có thể ở trong pháp ấy mà thực hiện việc gội rửa này, thì đã là độ rồi.”

Bấy giờ, con lại hỏi: “Ở thế gian, nơi nào có thể độ?”

Các vị bảo: “Phật đã làm việc độ này.”

Con lại hỏi: “Chỗ pháp nào có thể từ đó mà học?”

“Có Phật, gọi là Thích-ca Văn, ở trong Kỳ hoàn. Phải học hỏi từ đó, theo như chỗ thề nguyện của ông, thì phải nghe học đầy đủ. Ngài đều vì ông mà giảng nói pháp ấy, khiến ông sẽ được thấu hiểu.”

Nghe lời chỉ bảo này rồi, bỗng nhiên con không còn thấy chỗ vị Phật kia. Vì thế con hỏi Phật: Chỗ pháp nào mà có thể độ? Phải chăng độ cho tất cả các pháp, chính là pháp Ba-la-mật?

Phật nói:

–Ông muốn độ các pháp, thì tâm phải bình đẳng đối với mọi người. Vì sao? Vì luôn nhớ nghĩ là việc độ sinh tử phải làm cho tất cả mọi người. Ví như độ biển sinh tử, thì phải học việc này và như vậy sẽ khiến độ được tất cả các pháp, nhưng cũng không nhớ nghĩ có pháp, cũng không nhớ nghĩ không pháp. Thực hiện được việc ấy, thì về sau, ông phải vì tất cả mà thuyết pháp.

Phật bảo Sa-kiệt-mạt:

–Bồ-tát chỉ dùng một việc mà đầy đủ các tuệ. Sao gọi là một việc? Muốn chấm dứt đời phap ác, bấy giờ, Bồ-tát phải chế ra pháp kia để chỉ dẫn cho tất cả, khiến cho pháp ấy không dứt sạch. Đây gọi là một việc mà đầy đủ được các tuệ.

Lại có hai việc. Bồ-tát học hai việc này là mau kịp chứng đắc Phật. Sao gọi là hai? Không nghĩ các pháp là cái ta có, là chẳng phải cái ta có, cũng không nghĩ thấy được nơi chốn của tất cả các pháp trong vũ trụ. Đây là hai việc.

Lại có ba việc. Thiện nam, thiện nữ nào trân trọng thực hiện ba việc ấy, thì mau đến chỗ thành Phật. Sao gọi là ba? Vì các pháp như là ánh sáng của sự thấy nên đối với các pháp là rõ ràng, cũng không nhiều, cũng không ít, không nghĩ đó là hai. Đã ứng cảm, thì chỉ một, không có tâm nào khác. Vì sao? Vì các pháp không thể nắm bắt. Ba việc này là nhân danh Phật. Đấy là ba việc.

Lại có bốn việc. Sao gọi là bốn? Đó là: Một là nắm chắc toàn bộ các pháp. Hai là thường đối với Như Lai làm công đức. Ba là gìn giữ tâm như hư không, không có ý niệm về mọi người. Bốn là nếu có cúng dường hay không cúng dường, thì tâm ấy vẫn không khác.

Người nam, người nữ nào trân trọng thực hiện các pháp này, thì mau thành Phật. Đấy là bốn việc.

Lại có năm việc. Sao gọi là năm việc? Đó là: Một là đối với các giới, không có chỗ để nhớ nghĩ. Sao gọi là các giới? Đó là: Mắt thấy sắc, tai nghe tiếng, mũi ngửi hương, lưỡi biết vị, thân thích tiếp xúc, ý muốn được cho mình. Không nhớ nghĩ như vậy. Hai là đối với pháp Phật luôn tạo công đức. Ba là nếu thấy cùng với Bồ-tát, tâm kia phải thể hiện sự vui mừng. Vì sao? Vì công dụng của nó thật lớn. Bốn là đối với tất cả, không có tâm dối trá. Vì sao? Vì ta đang độ. Năm là cũng ở trong tâm này nhưng không có chỗ để tưởng nhớ. Đấy là năm việc.

Bà-la-môn Sa-kiệt-mạt bạch Phật:

–Người nào trân trọng thực hành năm việc này thì mau thành Phật?

Phật nói:

–Phải thực hiện việc học này, thì mới mau đạt được Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng, tự mình đi đến đích là thành Phật và đây là việc làm để vượt qua được biển sinh tử. Đem pháp chỉ dạy cho tất cả, làm như Như Lai, không chỗ nào là không độ. Người nào có lòng thành, vững vàng trụ ở Bồ-tát công đức, thì liền kịp được điềm lành này. Nếu có ý nghĩ sợ sệt trên con đường tìm lấy sự chứng ngộ, thì Phật dạy: Pháp như vậy chớ có âu lo nhớ nghĩ mà phải đầy đủ mười thứ lực của Như Lai.

Tất cả những người nghe, không ai là không vui mừng.