KINH ƯU BA LY VẤN PHẬT
Hán dịch: Đời Lưu Tống, đại sư Cầu-na-bạt-ma.
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

Bấy giờ, Đức Phật ở tại khu vườn rừng Kỳ-đà-Cấp-cô-độc thuộc nước Xá Vệ. Tôn giả Ưu-ba-ly đến chỗ Phật, đảnh lễ, ngồi qua một phía, rồi bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn! Tỳ-kheo có đủ mấy việc suốt đời cần phải y chỉ?

Đức Phật đáp: – Ưu-ba-ly! Tỳ-kheo không có đủ năm việc, suốt đời cần phải y chỉ. Năm việc đó là:

– Không biết Bố tát.

– Không biết kiểm tra số lượng Tỳ-kheo Bố tát.

– Không biết giới.

– Không biết thuyết giới.

– Chưa đủ năm tuổi hạ.

Này Ưu-ba-ly! Tỳ-kheo nào không có đủ năm việc ấy suốt đời cần phải y chỉ.

Này Ưu-ba-ly! Tỳ-kheo nào thành tựu năm việc, trọn đời không cần y chỉ. Năm việc ấy là:

– Biết Bố tát.

– Biết cách kiểm tra số lượng Tỳ-kheo Bố tát.

– Biết giới.

– Biết thuyết giới.

– Đủ năm tuổi hạ trở lên.

Này Ưu-ba-ly! Tỳ-kheo nào đầy đủ năm việc ấy suốt đời không cần y chỉ.

– Lại nữa, này Ưu-ba-ly! Tỳ-kheo nào không đủ năm việc, suốt đời cần phải y chỉ. Năm việc ấy là:

– Không biết Tự tứ.

– Không biết cách tính số Tỳ-kheo Tự tứ.

– Không biết giới.

– Không biết thuyết giới.

– Chưa đủ năm tuổi hạ.

Này, Ưu-ba-ly! Tỳ-kheo nào không đầy đủ năm việc ấy rọn đời cần phải y chỉ.

Này, Ưu-ba-ly! Tỳ-kheo nào thành tựu năm việc, trọn đời không cần y chỉ. Năm việc đó là:

– Biết Tự tứ.

– Biết đếm số lượng Tỳ-kheo Tự tứ.

– Biết giới.

– Biết thuyết giới.

– Đủ năm tuổi hạ trở lên.

Này, Ưu-ba-ly! Tỳ-kheo nào thành tựu năm việc trên suốt đời không cần y chỉ.

– Lại nữa, này Ưu-ba-ly! Tỳ-kheo nào không đầy đủ năm việc, suốt đời cần phải y chỉ. Năm việc đó là:

– Không biết phạm hay không phạm.

– Không biết phạm nặng hay phạm nhẹ.

– Không biết phạm còn cứu được hay không cứu được.

– Không biết phạm điều ác hay không ác.

– Dưới năm tuổi hạ.

Này, Ưu-ba-ly! Tỳ-kheo nào không đầy đủ năm việc trên suốt đời cần phải y chỉ.

Này, Ưu-ba-ly! Tỳ-kheo nào thành tựu năm việc, suốt đời không cần y chỉ. Năm việc ấy là:

– Biết phạm hay không phạm.

– Biết phạm nặng hay phạm nhẹ.

– Biết phạm còn cứu được hay không cứu được.

– Biết phạm điều ác hay không ác.

– Đủ năm tuổi hạ trở lên.

Này, Ưu-ba-ly! Tỳ-kheo nào thành tựu năm việc trên suốt đời không cần y chỉ.

– Này, Ưu-ba-ly! Tỳ-kheo nào không đầy đủ năm việc, suốt đời phải y chỉ. Năm việc ấy là:

– Không biết giới chế lần thứ nhất.

– Không biết giới chế lần thứ nhì.

– Không biết giới dành cho trường hợp riêng.

– Không biết giới dành cho mọi trường hợp.

– Chưa đủ năm tuổi hạ.

Này, Ưu-ba-ly! Tỳ-kheo nào không đầy đủ năm việc ấy suốt đời phải y chỉ.

Này, Ưu-ba-ly! Tỳ-kheo nào thành tựu năm việc, suốt đời không cần y chỉ. Năm việc ấy là:

– Biết giới chế lần thứ nhất.

– Biết giới chế lần thứ nhì.

– Biết giới dành cho trường hợp riêng.

– Biết giới dành cho mọi trường hợp.

– Đủ năm tuổi hạ trở lên.

Này, Ưu-ba-ly! Tỳ-kheo nào thành tựu năm việc trên suốt đời không cần phải y chỉ.

– Này, Ưu-ba-ly! Tỳ-kheo nào không đầy đủ sáu việc, suốt đời phải y chỉ. Sáu việc ấy là:

– Không biết phạm hay không phạm.

– Không biết phạm nhẹ hay phạm nặng.

– Không biết phạm giới còn cứu được hay không còn cứu được.

– Không biết phạm điều ác hay không ác.

– Không làm lợi ích cho hai bộ Tăng như đã nói trong Kinh Phân Biệt Phần Bộ Quyết Định Thuận.

– Dưới năm tuổi hạ.

Này, Ưu-ba-ly! Tỳ-kheo nào không đầy đủ sáu việc ấy suốt đời phải y chỉ.

Này, Ưu-ba-ly! Tỳ-kheo nào thành tựu sáu việc, suốt đời không cần y chỉ. Sáu việc ấy là:

– Biết phạm hay không phạm.

– Biết phạm nặng hay phạm nhẹ.

– Biết phạm giới còn cứu được hay không còn cứu được.

– Biết phạm điều ác hay không ác.

– Làm lợi ích cho hai bộ Tăng như đã nói trong Kinh Phân Biệt Phần Bộ Quyết Định Thuận.

– Đủ năm tuổi hạ trở lên.

Này, Ưu-ba-ly! Tỳ-kheo nào thành tựu sáu việc này trọn đời không cần y chỉ.

* BỐN TỘI KHÍ (vứt bỏ = Ba-la-di):

Do Tu-đề-na con của Ca-lan-đà ở Duy-da-ly mà chế lần thứ nhất. (Kế đó lại chế lần thứ hai.)

Việc phạm giới dâm gồm có ba mức độ:

– Hành dâm với thân còn nguyên vẹn, phạm Ba-la-di.

– Hành dâm với thân đã thối rữa gần hết, phạm Thâu-lan-giá.

– Tự đưa nam căn vào miệng nhưng đưa không tới, phạm Đột-kiếtla.

Trường hợp không phạm là: Không biết, không nghe, điên cuồng, loạn trí, bịnh, người phạm đầu tiên.

Lại nữa, chế giới (chế giới thêm một lần nữa) là do Đạt-nị-ca con của người thợ gốm ở La-duyệt-kỳ mà chế lần thứ nhất.

Việc phạm giới không cho mà lấy gồm có ba mức độ:

– Không được cho mà lấy trộm vật có giá năm tiền hoặc hơn năm tiền, phạm Ba-la-di.

– Lấy trộm vật có giá trị từ một tiền đến dưới năm tiền, phạm Thâu-lan-giá (Thâu-lan-giá là tội nặng).

– Lấy trộm vật dưới một tiền, phạm Đột-kiết-la (Đột-kiết-la là ác tác).

Trường hợp không phạm là: Tưởng của mình, được đồng ý, có ý dùng tạm, vật của quỷ thần, vật của súc sanh, tưởng là đồ bị vứt bỏ, người điên cuồng, người phạm đầu tiên.

Phạm tội cố ý giết người, gồm có ba mức độ:

– Muốn người khác rơi xuống hố mà chết nên đào đất, phạm Độtkiết-la.

– Người khác rơi xuống hố ấy và bị đau đớn, phạm Thâu-lan-giá.

– Người ấy chết, phạm Ba-la-di.

Trường hợp không phạm là: Không cố ý, không biết, không muốn giết, điên cuồng, người phạm đầu tiên.

Việc phạm tội dối trá tự xưng pháp thượng nhơn gồm có ba mức độ:

– Do tham đắm dục lạc nên giả dối tự xưng có pháp hơn người, phạm Ba-la-di.

– Nói Tỳ-kheo ở tinh xá ấy là A-la-hán. Nếu người kia hiểu, phạm Thâu-lan-giá, nếu không hiểu, phạm Đột-kiết-la.

Trường hợp không phạm là : Tăng thượng mạn, không vì ham muốn được khen mà nói, điên cuồng, người phạm đầu tiên.

(Bốn giới đã xong)

* MƯỜI BA TĂNG TÀN

Việc phạm giới cố ý thủ dâm làm xuất tinh gồm có ba mức độ:

– Cố ý thủ dâm làm xuất tinh, phạm Tăng-già-bà-thi-sa.

– Cố ý thủ dâm nhưng không xuất tinh, phạm Thâu-lan-giá.

– Tạo phương tiện, phạm Đột-kiết-la.

Trường hợp không phạm là: Trong mộng, hoặc không muốn, điên cuồng, phạm trước khi chế giới.

Việc phạm giới xúc chạm thân người nữ gồm có ba mức độ:

– Thân xúc chạm với thân, phạm Tăng-già-bà-thi-sa.

– Thân xúc chạm với áo trên thân, phạm Thâu-lan-giá.

– Áo trên thân xúc chạm với áo trên thân, phạm Đột-kiết-la.

Trường hợp không phạm là: Không cố ý, không nghĩ, không biết, không nghe, điên cuồng, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới nói chuyện thô tục với người nữ gồm có ba mức độ:

– Hết sức khen chê đường đại, tiểu tiện, phạm Tăng-già-bà-thisa.

– Khen chê các phần bên trên hai đầu gối trừ hai đường, phạm Thâu-lan-giá.

– Khen chê áo trên thân, phạm Đột-kiết-la.

Trường hợp không phạm là: Vì giải nghĩa, vì giảng pháp, vì giải thích, người điên cuồng, phạm trước khi chế giới.

Việc phạm giới khen ngợi sự cúng dường thân gồm có ba mức độ:

– Hướng về người nữ, khen ngợi sự cúng dường thân, phạm Tănggià-bà-thi-sa.

– Hướng về người bán nam bán nữ khen ngợi sự cúng dường thân, phạm Thâu-lan-giá.

– Hướng về súc sanh khen ngợi sự cúng dường thân phạm Độtkiết-la.

Trường hợp không phạm là: Nói về việc cúng dường y áo, thức ăn, giường nằm, thuốc chữa bệnh và các vật dụng khác, người điên cuồng, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới làm mai mối gồm có ba mức độ:

– Nhận lời xong, suy nghĩ và nói lại, phạm Tăng-già-bà-thi-sa.

– Nhận lời xong, suy nghĩ nhưng không nói lại, phạm Thâu-langiá.

– Nhận lời xong không suy nghĩ, không nói lại, phạm Đột-kiết-la.

Trường hợp không phạm là: Vì chúng Tăng, vì làm phước, vì bệnh, người điên cuồng, người phạm đầu tiên.

Phạm giới tự làm phòng ốc cũng gồm ba mức độ:

-Tạo phương tiện để làm, phạm Đột-kiết-la.

-Khi chuyển bùn chưa đến chỗ, phạm Thâu-lan-giá.

– Khi bùn được chuyển đến chỗ, phạm Tăng-già-bà-thi-sa.

Trường hợp không phạm là: Hang, nhà tranh, nhà người khác bỏ, điên cuồng, người phạm đầu tiên.

Phạm giới làm nhà lớn gồm có ba mức độ:

– Tạo phương tiện, phạm Đột-kiết-la.

– Khi chuyển bùn chưa đến chỗ, phạm Thâu-lan-giá.

– Khi bùn được chuyển đến chỗ, phạm Tăng-già-bà-thi-sa.

Trường hợp không phạm là: hang, nhà tranh, nhà người khác bỏ, người điên cuồng, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới huỷ báng bằng pháp Ba-la-di không căn cứ gồm ba mức độ:

– Không hỏi mà tự nói vì muốn xua đuổi, phạm Tăng-già-bà-thi-sa và Đột-kiết-la.

– Được hỏi mới nói vì muốn làm nhục, phạm Thâu-lan-giá.

Trường hợp không phạm là: Thanh tịnh, thấy là thanh tịnh, người điên cuồng, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới dựa vào một chi tiết nhỏ của việc khác mà vu khống Tỳ-kheo bằng pháp Ba-la-di không căn cứ cũng gồm ba mức độ:

– Không hỏi mà nói vì muốn xua đuổi, phạm Tăng-già-bà-thi-sa, Đột-kiết-la.

-Được hỏi mới nói vì muốn làm nhục, phạm Thâu-lan-giá.

Trường hợp không phạm là: Tưởng là phạm nên nói, bảo người khác nói, người điên cuồng, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới phá Tăng được can ngăn đến ba lần không bỏ cũng gồm ba mức độ:

– Sau khi bạch phạm Đột-kiết-la.

– Yết ma lần thứ hai, phạm Thâu-lan-giá.- Yết ma xong, phạm Tăng-già-bà-thi-sa.

Trường hợp không phạm là: Không cần can gián mà tự xả bỏ, người điên cuồng, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới hỗ trợ Tỳ-kheo khác phá Tăng được can gián đến ba lần mà không xả bỏ cũng gồm ba mức độ:

– Sau khi bạch, phạm Đột-kiết-la.

– Yết ma lần thứ hai, phạm Thâu-lan-giá.- Yết ma xong, phạm Tăng-già-bà-thi-sa.

Trường hợp không phạm là: Không can gián mà tự xả bỏ, người điên cuồng, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới làm nhục dòng họ được can gián ba lần vẫn không xả bỏ gồm có ba mức độ:

– Sau khi bạch, phạm Đột-kiết-la.

– Yết ma lần thứ nhì, phạm Thâu-lan-giá.- Yết ma xong, phạm Tăng-già-bà-thi-sa.

Trường hợp không phạm là: Không can gián mà tự bỏ, người điên cuồng, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới nói lời ngang ngược được can gián ba lần vẫn không xả bỏ gồm có ba mức độ:

– Sau khi bạch phạm Đột-kiết-la.

– Yết ma lần thứ nhì phạm Thâu-lan-giá.- Yết ma xong phạm Tăng-già-bà-thi-sa.

Trường hợp không phạm là: Không được can gián mà tự xả bỏ, người điên cuồng, người phạm đầu tiên.

(Xong mười ba Tăng tàn.)

* BA MƯƠI XẢ ĐỌA

– Việc phạm giới chứa y dư quá mười ngày chỉ có một mức độ là phạm giới Xả đoạ.

Trường hợp không phạm là: Chứa đủ mười ngày liền thọ trì đúng pháp hoặc đem cho người khác hoặc bị mất hoặc bị hư rách, bị cháy, bị cướp, được cho phép giữ, người điên, người phạm đầu tiên.

– Việc phạm giới ngủ lìa y, chỉ có một mức độ là phạm Xả đoạ.

Trường hợp không phạm là: Khi trời sắp sáng liền đem cho người khác, bị mất, bị hư rách, bị cháy, bị cướp, được cho phép giữ, được yêu cầu, người điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới giữ vải phi thời quá một tháng chỉ có một mức độ là phạm Xả đoạ. Trường hợp không phạm là : Sau khi nhận đúng một tháng liền thọ trì hoặc đem cho người khác, người bị điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới nhận y của Tỳ-kheo ni không phải bà con gồm hai mức độ:

– Tạo phương tiện để nhận, phạm Đột-kiết-la.

– Sau khi nhận, phạm Xả đọa.

Trường hợp không phạm là: Nhận của người thân, trao đổi, ít đổi nhiều, nhiều đổi ít, Tỳ-kheo cho phép nhận, nhận tạm, nhận y dư vật dư, Thức-xoa-ma ni, Sa-di ni, người điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới nhờ Tỳ-kheo ni không phải bà con giặt y dơ gồm hai mức độ:

– Tạo phương tiện để nhờ giặt, phạm Đột-kiết-la.

– Giặt xong, phạm Xả đọa.

Trường hợp không phạm là bà con giặt đồ cho bà con, đê tử không phải bà con không nhờ mà tự giặt, chưa mặc mà giặt, giặt những thứ khác ngoài y, giặt y dư, toạ cụ dư, Thức-xoa-ma-na, Sa-di ni, người điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới xin y của vợ cư sĩ không phải bà con gồm có hai mức độ:

– Tạo phương tiện để xin, phạm Đột-kiết-la.

– Xin được, phạm Xả đọa.

Trường hợp không phạm là: Đúng thời, là bà con, được thỉnh, xin cho người khác, vật của mình, người điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới xin y quá lượng cần dùng gồm có hai mức độ:

– Tạo phương tiện để xin, phạm Đột-kiết-la.

– Xin được phạm Xả đọa.

Trường hợp không phạm là: Đồ dư, không phải vì bị cướp mà cho, không vì bị mất mà cho, là bà con, được thỉnh, xin cho người khác, vật của mình, người điên, người phạm đầu tiên.

Tỳ-kheo nào vì y mà đến làm quen với cư sĩ hoặc vợ cư sĩ không phải bà con thì vi phạm hai mức độ:

– Tạo phương tiện để làm quen, phạm Đột-kiết-la.

– Sau khi làm quen, phạm Xả đọa.

Trường hợp không phạm là: Bà con, được mời thỉnh, vì người khác, vật của mình, thí chủ định may y tốt mình đến bảo đừng may y tốt, người điên, người phạm đầu tiên.

Hai cư sĩ không phải bà con cùng làm y cho Tỳ-kheo. Tỳ-kheo vì y trước vốn không được thỉnh mà tự đến làm quen, phạm hai mức độ:

– Tạo phương tiện để làm quen, phạm Đột-kiết-la.

– Sau khi làm quen, phạm Xả đọa.

Trường hợp không phạm là: Bà con, được thỉnh, vì người khác, vật của mình, thí chủ muốn may y tốt mình đến bảo đừng may y tốt, người điên, người phạm đầu tiên.

Tỳ-kheo nào nói đi nói lại quá ba lần và đến đứng yên lặng quá sáu lần để xin nhận y mà có người đã gửi cho mình, phạm hai mức độ:

– Tạo phương tiện để nhận, phạm Đột-kiết-la.

– Sau khi nhận, phạm Xả đọa.

Trường hợp không phạm là: Nhắc ba lần, đứng im sáu lần, nhắc dưới ba lần, đứng im dưới sáu lần, không nhắc mà người kia tự đưa, chủ bảo đưa, người điên, mgười đầu tiên phạm.

Việc phạm giới trộn tơ tằm làm ngọa cụ gồm hai mức độ:

– Tạo phương tiện để làm, phạm Đột-kiết-la.

– Làm xong phạm Xả đoạ.

Trường hợp không phạm là: Làm thảm lót đất, làm nệm, làm gối, người điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới làm ngọa cụ bằng toàn lông dê đen gồm hai mức độ:

– Tạo phương tiện để làm, phạm Đột-kiết-la.

– Làm xong, phạm Xả đọa.

Trường hợp không phạm là: Làm thảm trải trên đất, làm nệm, người điên, người phạm đầu tiên.

Việc không dùng lông trắng và toàn lông xám với số lượng bằng nhau để làm ngọa cụ, gồm hai mức độ:

– Tạo phương tiện để làm, phạm Đột-kiết-la.

– Làm xong, phạm Xả đọa.

Trường hợp không phạm là: Dùng lông trắng và lông xám với số lượng bằng nhau, dùng nhiều lông trắng và nhiều lông xám, làm thảm lót đất, người điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới chưa đủ sáu năm mà làm ngọa cụ mới gồm có hai mức độ:

– Tạo phương tiện để làm, phạm Đột-kiết-la.

– Làm xong, phạm Xả đọa.

Trường hợp không phạm là: Đã đủ sáu năm mới làm, quá sáu năm, làm cho người khác, dạy người khác làm, người khác làm cho mình, làm thảm trải đất, làm nệm, gối, được Tăng cho phép, người điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới không lấy một miếng toạ cụ, ngoạ cụ cũ có kích thước một gang tay Phật đắp lên toạ cụ, ngọa cụ mới, gồm hai mức độ:

– Tạo phương tiện để làm, phạm Đột-kiết-la.

– Làm xong, phạm Xả đọa.

Trường hợp không phạm là: Lấy một miếng của cái cũ có kích thước một gang tay Phật chồng lên cái mới, không có miếng lớn nên chỉ lấy một miếng nhỏ của cái cũ, hoàn toàn không có nên không lấy làm, người khác may cho, làm thảm lót đất, người điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới mang lông dê đi quá ba do tuần gồm hai mức độ:

– Một chân bước quá ba do tuần, phạm Đột-kiết-la.

– Hai chân bước quá ba do tuần, phạm Xả đọa.

Trường hợp không phạm là: Đi đúng ba do tuần, dưới ba do tuần, đi được ba do tuần liền quay trở lại, bị cướp rồi có lại, vứt bỏ rồi lấy lại, bảo người khác mang, người điên,người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới sai Tỳ-kheo ni không phải bà con giặt lông dê cũng gồm hai mức độ:

– Tạo phương tiện để giặt, phạm Đột-kiết-la.

– Giặt xong, phạm Xả đoạ.

Trường hợp không phạm là: Bà con giặt, đệ tử không phải bà con không bảo mà tự giặt, chưa dùng mà giặt, Thức-xoa-ma-na, Sa-di ni, người điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới giữ vàng bạc gồm hai mức độ:

– Tạo phương tiện để giữ, phạm Đột-kiết-la.

– Đã nắm giữ, phạm Xả đọa.

Trường hợp không phạm là: Hoặc ở trong vườn hay cạnh vườn tự lấy hoặc bảo người khác lấy, giữ giùm, người điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới mua bán vàng bạc gồm hai mức độ:

– Tạo phương tiện để làm, phạm Đột-kiết-la.

– Làm xong, phạm Xả đoạ.

Trường hợp không phạm là: Chẳng phải vàng bạc, chẳng phải các thứ tương tự như vàng bạc, người điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới mua bán đổi chác gồm hai mức độ:

– Tạo phương tiện để làm, phạm Đột-kiết-la.

– Làm xong, phạm Xả đoạ.

Trường hợp không phạm là: Hỏi giá trị để nói lời tác tịnh: “Đây là vât của tôi, tôi cần cái như vậy, tôi cần như vậy”, người điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới chứa bát dư quá mười ngày chỉ có một mức độ là phạm Xả đoạ.

Trường hợp không phạm là: Nhận đủ mười ngày liền thọ trì hoặc đem cho người khác hoặc bị mất, bị bể, bị cướp, hoặc được cho phép, người điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới bát vá dưới năm chỗ đã sắm bát mới có hai mức độ:

– Tạo phương tiện, phạm Đột-kiết-la.

– Làm xong, phạm Xả đoạ.

Trường hợp không phạm là: Mất bát, bát bị bể, được người thân cho, được thỉnh, xin cho người khác, của mình, người điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới tự xin chỉ sợi nhờ thợ dệt dệt y gồm có hai mức độ:

– Tạo phương tiện để dệt, phạm Đột-kiết-la.

– Dệt xong, phạm Xả đoạ.

Trường hợp không phạm là: May vá y, làm dây ngồi thiền, may túi đựng bát, làm dây thắt lưng, dây buộc trên vai, đãy lọc nước, người thân cho, được thỉnh, xin cho người khác, vật của mình, người điên, người phạm đầu tiên.

Tỳ-kheo không được cư sĩ không phải bà con thỉnh mà vì y nên đến nhà thợ dệt làm quen, phạm hai mức độ:

– Tạo phương tiện để tự làm quen, phạm Đột-kiết-la.

– Làm quen xong, phạm Xả đoạ.

Trường hợp không phạm là: Bà con, được mời đến, vì người khác, dùng vật của mình, thí chủ muốn dệt y đẹp mình đến bảo dừng dệt y đẹp, người điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới cho y cho Tỳ-kheo khác sau đó nổi giận, không vừa ý nên lấy lại, gồm hai mức độ:

– Tạo phương tiện để lấy lại, phạm Đột-kiết-la.

– Đã lấy lại, phạm Xả đọa.

Trường hợp không phạm là: Người kia tự trả, được sự đồng ý của người kia, người điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới giữ y cũ quá thời hạn chỉ có một mức độ là phạm Xả đoạ.

Trường hợp không phạm là: Nhận y đúng thời, hoặc cho người khác, bị mất, bị rách, bị cháy, bị cướp, được Tăng đồng ý, người điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới gởi y trong nhà đàn việt rồi lìa y quá sáu đêm chỉ có một mức độ là phạm Xả đọa.

Trường hợp không phạm là: Lìa y sáu đêm, lìa dưới sáu đêm, đến đêm thứ sáu lại vào trong làng nghỉ đêm rồi mới đi, vào đêm thứ sáu lúc trời sắp sáng liền đem cho, bị mất, bị rách, bị cháy, bị cướp, đồng ý cho, được Tăng cho phép, người điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới tìm xin y tắm mưa khi còn hơn một tháng mới hết mùa Xuân, gồm có hai mức độ:

– Tạo phương tiện để xin, phạm Đột-kiết-la.

– Xin xong, phạm Xả đọa.

Trường hợp không phạm là: Xin khi còn một tháng nữa là hết mùa Xuân và còn nửa tháng nữa là hết mùa Xuân thì đem dùng, ít hơn một tháng là hết mùa Xuân thì xin, ít hơn nửa tháng là hết mùa Xuân thì dùng, đến mùa Hạ thì xả, giặt cất, y bị cướp, bị mất, mặc để làm việc gấp, người điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới biết là vật của Tăng mà tự xoay về cho mình, gồm có hai mức độ:

– Tạo phương tiện để lấy, phạm Đột-kiết-la.

– Lấy xong, phạm Xả đọa.

Trường hợp không phạm là: Hỏi cho ai, thuyết pháp cho vua, dùng có thể được lợi ích, nhận theo ý của vua, người điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới giữ thuốc quá bảy ngày chỉ phạm một mức độ là Xả đọa.

Trường hợp không phạm là: Khi giữ đủ bảy ngày liền đem cho, bị mất, bị hư, bị cháy, bị cướp, được Tăng cho phép giữ, vất bỏ, chưa thọ giới Tỳ-kheo thì được dùng, người điên, người phạm đầu tiên.

(Xong ba mươi Xả đọa)

* CHÍN MƯƠI HAI BA DẬT ĐỀ

Việc phạm giới cố ý nói dối gồm có năm mức độ:

– Do bị tham đắm dục lạc nên nói pháp hơn người một cách giả dối, phạm Ba-la-di.

Phỉ báng người khác bằng pháp Ba-la-di không căn cứ, phạm Tăng-già-bà-thi-sa.

– Nói Tỳ-kheo ở tinh xá ấy là A-la-hán, người nghe hiểu được, phạm Thâu-lan-giá, không hiểu, phạm Đột-kiết-la.

– Biết mà nói dối, phạm Ba dật đề.

Trường hợp không phạm là: Nói chuyện cũ, nói nhầm, người điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới chê hình tướng người khác gồm có hai mức độ:

– Hình tướng chưa đủ, phạm Đột-kiết-la.

– Hình tướng đã đủ, phạm Ba-dật-đề.

Trường hợp không phạm là: Vì giảng nghĩa, vì pháp, vì tìm hiểu, người điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới nói lời ly gián gồm có hai mức độ:

– Nói đầy đủ, phạm Ba-dật-đề.

– Nói không đầy đủ, phạm Đột-kiết-la.

Việc phạm giới biết việc tranh chấp đã được giải quyết như pháp lại khơi dậy gồm có hai mức độ:

– Tạo phương tiện để khơi dậy, phạm Đột-kiết-la.

– Đã khơi dậy, phạm Ba-dật-đề.

Trường hợp không phạm là: Bè đảng phi pháp, biết chưa có kiểm tra số chúng, vì muốn kiểm tra số chúng nên khơi dậy, người điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới nói pháp cho người nữ quá năm sáu lời gồm có hai mức độ:

– Tạo phương tiện để nói, phạm Đột-kiết-la.

– Cứ mỗi câu phạm một Ba-dật-đề.

Trường hợp không phạm là: Có người nam hiểu biết, nói năm sáu câu hoặc dưới năm sáu câu, đứng lên rồi ngồi xuống trở lại nói tiếp, do người nữ khác hỏi mà trả lời, nói với người khác nhưng người nữ lắng nghe, người điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới nói Giới Luật cho người chưa thọ giới Cụ túc gồm có hai mức độ:

– Tạo phương tiện để nói, phạm Đột-kiết-la.

– Nói mỗi câu, phạm một Ba-dật-đề.

Trường hợp không phạm là: Dạy tụng, người điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới nói với người chưa thọ giới Cụ túc về việc mình đã thật sự chứng pháp thượng nhân gồm có hai mức độ:

– Tạo phương tiện để nói, phạm Đột-kiết-la.

– Nói xong phạm Ba-dật-đề.

Trường hợp không phạm là: Nói với người đã thọ giới Tỳ-kheo, người điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới nói với người chưa thọ giới Tỳ-kheo về tội mà Tỳ-kheo khác vi phạm gồm có hai mức độ:

– Tạo phương tiện để nói, phạm Đột-kiết-la.

– Nói xong, phạm Ba-dật-đề.

Trường hợp không phạm là: Hướng về người khác nói về sự việc khác hoặc nói không đúng tình huống đó, do Tăng sai, người điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới đã đồng ý với tăng cho y cho người ấy sau đó nói ngược lại, bao gồm hai mức độ:

– Tạo phương tiện để nói ngược lại, phạm Đột-kiết-la.

– Đã nói ngược lại phạm Ba-dật-đề.

Trường hợp không phạm là: Cho với tâm ưa thích, sân hận, si mê, sợ hãi, y đã bị rách nên không thành cho, người điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới xoay vật của Tăng cho người khác gồm có hai mức độ:

– Tạo phương tiện để xoay, phạm Đột-kiết-la.

– Xoay xong, phạm Ba-dật-đề.

Trường hợp không phạm là: Không biết, hỏi cho ai, theo quy định của vua, dùng được lợi ích, cho theo ý của vua, người điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới khinh chê Luật gồm có hai mức độ:

– Tạo phương tiện để khinh chê Luật, phạm Đột-kiết-la.

– Đã khinh chê, phạm Ba-dật-đề.

Trường hợp không phạm là: Không cố ý nói lời khinh chê, tụng Kinh kệ A tỳ đàm xong sau đó mới tụng Luật, người điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới chặt cây có thần ở gồm có hai mức độ:

– Tạo phương tiện để chặt phạm Đột-kiết-la.

– Hạ cây ngã xuống, phạm Ba-dật-đề.

Trường hợp không phạm là: Nói lời tác tịnh biết vậy, cho vậy, lấy vậy, cần vậy, không nghĩ, không biết, người điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới mắng Tỳ-kheo gồm hai mức độ:

– Tạo phương tiện để trách mắng phạm Đột-kiết-la.

– Mắng xong, phạm Ba-dật-đề.

Trường hợp không phạm là: Do sợ hãi nên mắng người kia có tánh tham ái, sân hận, si mê, người điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới nói quanh co gồm có hai mức độ:

– Tăng chưa tác bạch xong mà nói quanh, phạm Đột-kiết-la.

– Tăng đã tác bạch xong mà nói quanh, phạm Ba-dật-đề.

Trường hợp không phạm giới là: Không nghe hỏi, bệnh nên không đáp, vì muốn diệt trừ sự tranh cãi trong của Tăng, vì muốn phá sự tranh chấp của Tăng, vì muốn đối trị với bè đảng phi pháp, Tăng chưa kiểm tra số chúng muốn làm việc kiểm tra số chúng nên không đáp lời, người điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới bày giường, nệm, võng của Tăng ra đất trống, khi đi không dẹp cất gồm có hai mức độ:

– Đi bước đầu tiên, phạm Đột-kiết-la.

– Đi bước thứ hai, phạm Ba-dật-đề.

Trường hợp không phạm là: Đem cất, bảo người khác cất, phơi, có việc gấp, người điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới bày vật của Tăng ở trong phòng khi đi không chịu dọn cất gồm có hai mức độ:

– Đi bước đầu tiên, phạm Đột-kiết-la.

– Đi bước thứ hai, phạm Ba-dật-đề.

Trường hợp không phạm là: Khi đi thì dọn cất, bảo người khác dọn cất có việc tạm đi ra ngoài, có việc gấp, người điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới nổi giận, không vừa ý, đuổi Tỳ-kheo khác ra khỏi phòng gồm có hai mức độ:

– Tạo phương tiên để đuổi, phạm Đột-kiết-la.

– Đã đuổi ra, phạm Ba-dật-đề.

Trường hợp không phạm là: Không biết xấu hổ nên đuổi hoặc nhờ người khác đuổi, đồ vật của người ấy đã được mang ra ngoài nên bảo họ ra, do điên nên gây lộn, đánh lộn, đệ tử không đúng pháp nên đuổi ra hoặc bảo người khác đuổi ra, người điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới biết Tỳ-kheo khác đã vào trước mà đến giành chỗ có hai mức độ:

– Tạo phương tiện để nằm, phạm Đột-kiết-la.

– Đã nằm, phạm Ba-dật-đề.

Trường hợp không phạm là: Do bệnh, do lạnh, do nóng, do có việc gấp, người điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới ngồi mạnh xuống giường có chân nhọn đặt trên gác của nhà Tăng gồm có hai mức độ:

– Tạo phương tiện để dùng sức ngồi xuống, phạm Đột-kiết-la.

– Đã dùng sức ngồi xuống, phạm Ba-dật-đề.

Trường hợp không phạm là: Không phải ở trên gác, giường có chân tròn, chắc chắn, không có đồ để đứng nên đứng lên để lấy đồ vật, người điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới biết nước có trùng mà đem nước tưới lên đất bùn và cỏ gồm có hai mức độ:

– Tạo phương tiện để tưới, phạm Đột-kiết-la.

– Tưới xong, phạm Ba-dật-đề.

Trường hợp không phạm là: Không cố ý, không biết, không nghĩ, người điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới lợp nhà quá hai ba lớp gồm có hai mức độ:

– Tạo phương tiện để lợp, phạm Đột-kiết-la.

– Lợp xong, phạm Ba-dật-đề.

Trường hợp không phạm là: Hai ba lớp hoặc ít hơn hai ba lớp, hang, nhà tranh, làm cho người khác, tài vật của mình, dời chỗ, hết thảy các việc ấy đều không phạm, người điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới tự ý đi dạy cho Tỳ-kheo ni gồm có hai mức độ:

– Tạo phương tiện để dạy phạm Đột-kiết-la.

– Dạy xong, phạm Ba-dật-đề.

Trường hợp không phạm là: Ni hỏi về việc tụng Kinh thì trả lời về việc tụng Kinh, hỏi về sự việc thì trả lời về sự việc, giảng cho người khác nhưng Ni lắng nghe, Thức-xoa-ma-na, Sa-di ni, người điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới dạy cho Tỳ-kheo ni đến chiều tối gồm có hai mức độ:

– Tạo phương tiện để dạy, phạm Đột-kiết-la.

– Dạy xong, phạm Ba-dật-đề.

Trường hợp không phạm là: Hỏi về việc đọc tụng thì trả lời về việc đọc tụng, hỏi về sự việc thì trả lời về sự việc, giảng cho người khác nhưng Ni lắng nghe, Thức-xoa-ma-na, Sa-di ni, người điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới đến phòng Ni để dạy gồm có hai mức độ:

– Tạo phương tiện để dạy, phạm Đột-kiết-la.

– Dạy xong, phạm Ba-dật-đề.

Trường hợp không phạm là: Hỏi đọc tụng thì dạy việc đọc tụng, hỏi sự việc thì dạy sự việc, giảng cho người khác nhưng Ni lắng nghe, Thức-xoa-ma-na, Sa-di ni, người điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới nói Tỳ-kheo khác vì tham thức ăn nên đến dạy cho Ni gồm có hai mức độ:

– Tạo phương tiện để nói, phạm Đột-kiết-la.

– Nói xong, phạm Ba-dật-đề.

Trường hợp không phạm là: Nói về y áo, giường ghế, thuốc chữa bệnh… vì được kính trọng, cúng dường nên dạy, người điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới đi chung đường với Ni gồm có hai mức độ:

– Tạo phương tiện để đi, phạm Đột-kiết-la.

– Đi xong, phạm Ba-dật-đề.

Trường hợp không phạm là: Đúng lúc, không dẫn nhau đi, Ni tự đi theo, Tỳ-kheo không rủ, không hẹn, có việc gấp, người điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới đi chung thuyền với Ni gồm hai mức độ:

– Tạo phương tiện đi chung thuyền, phạm Đột-kiết-la.

– Đã lên thuyền, phạm Ba-dật-đề.

Trường hợp không phạm là: Đi ngang qua sông, không theo nhau xuống thuyền, Ni tự xuống theo, Tỳ-kheo không rủ, không hẹn, có việc gấp, người điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới cho y cho Tỳ-kheo ni không phải bà con gồm có hai mức độ:

– Tạo phương tiện để cho, phạm Đột-kiết-la.

– Cho xong, phạm Ba-dật-đề.

Trường hợp không phạm là: Bà con, trao đổi, ít đổi nhiều, nhiều đổi ít, Ni đồng ý nhận, nhận tạm, y vật đã xả, Thức-xoa-ma-na, Sa-di ni, người điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới may y cho Tỳ-kheo ni không phải bà con gồm có hai mức độ:

– Tạo phương tiện để may phạm Đột-kiết-la.

– Đã may một mũi kim phạm Ba-dật-đề.

Trường hợp không phạm là: Bà con, may y đã xả bỏ, vải dư nên bảo may, Thức-xoa-ma-na, Sa-di ni, người điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới cùng ngồi với một Tỳ-kheo ni ở một chỗ gồm có hai mức độ:

– Tạo phương tiện để ngồi, phạm Đột-kiết-la.

– Đã ngồi, phạm Ba-dật-đề.

Trường hợp không phạm là: Có người nam có trí ngồi bên cạnh, đứng không ngồi, không có chỗ nào khác, người điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới cùng một người nữ ngồi một chỗ, gồm có hai mức độ:

– Tìm cách ngồi, phạm Đột-kiết-la.

– Đã ngồi, phạm Ba-dật-đề.

Trường hợp không phạm là: Có người nam hiểu biết làm bạn, đứng không ngồi, không có chỗ nào khác, người điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới biết thức ăn do Tỳ-kheo ni khen ngợi mà vẫn ăn gồm có hai mức độ:

– Nhận,chuẩn bị, ăn phạm Đột-kiết-la.

– Bỏ vào miệng ăn phạm Ba-dật-đề.

Trường hợp không phạm là: Thí chủ thân quen, Thức-xoa-ma-na, Sa-di ni, trừ năm loại thức ăn chính, nhận tất cả các thứ khác đều không phạm, người điên, người phạm đầu tiên.

(Đàm-ma-mặc nói: Năm loại thức ăn chính là mì sợi, cơm, cá, thịt, bánh lúa mạch).

Việc phạm giới ăn nhiều lần gồm có hai mức độ:

– Đang nhận thức ăn, phạm Đột-kiết-la.

– Bỏ vào miệng, phạm Ba-dật-đề.

Trường hợp không phạm là: Họ thỉnh ăn ở hai chỗ, mỗi chỗ ăn một lần, toàn làng thỉnh nên phải ăn nhiều lần, nhiều người thỉnh, khi được thỉnh Tỳ-kheo nói sẽ đi, bữa ăn thường lệ, bữa ăn theo thẻ, vào ngày thuyết giới, vào sáng sớm, trừ năm loại thức ăn chính còn tất cả các loại khác đều không phạm, người điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới nhận nhiều bữa ăn ở chỗ chỉ cúng dường một bữa gồm có hai mức độ:

– Đang nhận để ăn, phạm Đột-kiết-la.

– Bỏ vào miệng ăn, phạm Ba-dật-đề.

Trường hợp không phạm là: Do bệnh, ăn xong, đi rồi trở lại ăn, chủ mời ở lại để đãi, ăn không đủ, trừ năm loại thức ăn chính còn lại đều không phạm, người điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới nhận quá hai ba bát thức ăn gồm có hai mức độ:

– Tạo phương tiện để nhận, phạm Đột-kiết-la.

– Nhận xong, phạm Ba-dật-đề.

Trường hợp không phạm là: Chỉ nhận hai ba bát hoặc ít hơn hai ba bát, bà con, được thỉnh, nhận cho người khác, vật của mình, người điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới ăn đã xong, không làm phép thức ăn dư mà ăn nữa gồm hai mức độ:

– Đang nhận thức ăn, phạm Đột-kiết-la.

– Bỏ vào miệng ăn, phạm Ba-dật-đề.

Trường hợp không phạm là: Làm phép thức ăn dư rồi mới ăn, đang thọ thực được nhận thêm thức ăn, nhận cho người khác, được thỉnh bảy ngày (theo tiếng Phạn bảy ngày tức là bảy thời, vì tiếng Phạn không có chữ “ngày”), do có việc, được thỉnh trọn đời, người điên, người phạm đầu tiên.

( Dịch giả giải thích: khi được thỉnh trọn đời thì lúc thọ thực không phải làm phép thức ăn dư. Sau đó đói bụng, cần phải xin một bát thức ăn trao cho Tỳ-kheo làm phép thức ăn dư, Tỳ-kheo ấy ăn một miếng hoặc năm ba miếng rồi trao lại thì mới được ăn).

Việc phạm giới Tỳ-kheo khác đã ăn rồi, lại ép cho vị ấy ăn nữa gồm hai mức độ:

– Nếu người kia nói sẽ nhận thức ăn ấy, phạm Đột-kiết-la.

– Ăn xong, phạm Ba-dật-đề.

Trường hợp không phạm là: Cho người đã làm phép thức ăn dư, cho người khác, được thỉnh bảy ngày, được thỉnh trọn đời, có việc, người điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới ăn chúng riêng gồm có hai mức độ:

– Đang nhận thức ăn, phạm Đột-kiết-la.

– Bỏ vào miệng ăn, phạm Ba-dật-đề.

Trường hợp không phạm là: Đúng thời, ăn hai nhóm một chỗ, bữa ăn thường lệ, ăn theo phát thẻ, ngày thuyết giới hàng tháng, trừ năm loại thức ăn chính tất cả đều không phạm, người điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới ăn phi thời gồm hai mức độ:

– Đang nhận thức ăn, phạm Đột-kiết-la.

– Bỏ vào miệng ăn, phạm Ba-dật-đề.

Trường hợp không phạm là được thỉnh bảy ngày hoặc trọn đời, người điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới ăn thức ăn được cất chứa qua đêm gồm hai mức độ:

– Đang lấy để ăn phạm Đột-kiết-la.

– Bỏ vào miệng ăn, phạm Ba-dật-đề.

Trường hợp không phạm là: Ăn theo thời, khi cần thiết, được thỉnh bảy ngày hoặc trọn đời, người điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới ăn thức ăn mà mình không nhận gồm hai mức độ:

– Đang lấy thức ăn để ăn phạm Đột-kiết-la.

– Bỏ vào miệng ăn, phạm Ba-dật-đề.

Trường hợp không phạm là: Nước và tăm xỉa răng, người điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới tự xin thức ăn ngon gồm hai mức độ:

– Đang nhận để ăn phạm Đột-kiết-la.

– Bỏ vào miệng ăn, phạm Ba-dật-đề.

Trường hợp không phạm là: Bệnh, xin cho người bệnh, không bệnh nhưng ăn thức ăn dư của người bệnh, bà con, được mời, xin cho người khác, vật của mình, người điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới biết nước có trùng mà vẫn uống gồm có hai mức độ:

– Tạo phương tiện để uống, phạm Đột-kiết-la.

– Uống xong, phạm Ba-dật-đề.

Trường hợp không phạm là: Biết uống vào trùng không chết, người điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới cố ý ngồi ở nhà có “thức ăn” gồm hai mức độ:

– Tạo phương tiện để ngồi, phạm Đột-kiết-la.

– Đã ngồi phạm, Ba-dật-đề.

Trường hợp không phạm là: Chủ nhà đi đến giường ngồi ôm chân bó gối, người vợ ngồi ở cách xa, Tỳ-kheo có bạn, họ đều đi ra, đều không làm việc dâm dục, không phải phòng ngủ, người điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới ngồi chung giường với người nữ ở chỗ khuất gồm có hai mức độ:

– Tạo phương tiện để ngồi, phạm Đột-kiết-la.

– Đã ngồi, phạm Ba-dật-đề.

Trường hợp không phạm là: Có bạn là người nam hiểu biết, đứng không ngồi, ngồi không có ý gì khác, người điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới tự tay cho vợ chồng ngoại đạo thức ăn gồm hai mức độ:

– Tạo phương tiện để cho, phạm Đột-kiết-la.

– Cho xong, phạm Ba-dật-đề.

Trường hợp không phạm là: Bảo người khác cho, không phải tự mình cho, để xuống đất mà cho, người điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới đi xem quân đội xuất hành gồm hai mức độ:

– Đang đi, phạm Đột-kiết-la.

– Đứng nhìn, phạm Ba-dật-đề.

Trường hợp không phạm là: Đứng xem tại tinh xá, Tỳ-kheo đứng, nằm, ngồi thấy quân đội đi ngang qua, do có việc gấp, người điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới ngủ trong quân đội quá hai đêm gồm hai mức độ:

– Tạo phương tiện để ngủ, phạm Đột-kiết-la.

– Đã ngủ, phạm Ba-dật-đề.

Trường hợp không phạm là: Ngủ hai đêm hoặc dưới hai đêm, vào đêm thứ ba khi trời sắp sáng mới ngủ lại, vì bệnh, bị quan quân ép ở lại, có việc gấp, người điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới đi xem chiến trận gồm hai mức độ:

– Đang đi, phạm Đột-kiết-la.

– Đứng ở nơi ấy xem, phạm Ba-dật-đề.

Trường hợp không phạm là: Đứng tại tinh xá xem, khi Tỳ-kheo đứng, nằm, ngồi, quân đội đi ngang qua, có việc phải đi, việc gấp, người điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới nổi sân, không bằng lòng nên giơ nắm đấm doạ Tỳ-kheo khác gồm hai mức độ:

– Tạo phương tiện để doạ, phạm Đột-kiết-la.

– Đã làm phạm, Ba-dật-đề.

Trường hợp không phạm là: Bị quấy nhiễu, muốn thoát nên doạ, người điên, người phạm đầu tiên.

Viêc phạm giới nổi giận, không vừa ý đưa tay doạ nhau gồm hai mức độ:

– Tạo phương tiện, phạm Đột-kiết-la.

– Đã đưa tay, phạm Ba-dật-đề.

Trường hợp không phạm là: Bị quấy nhiễu muốn thoát nên đưa tay đe doạ, người điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới biết Tỳ-kheo khác phạm tội mà che giấu chỉ một mức độ là Ba-dật-đề.

Trường hợp không phạm là vì sợ nói ra người kia sẽ đánh đập, mắng nhục chúng Tăng, do có sự tranh chấp chia phe nhóm nên không nói, vì muốn diệt trừ sự tranh chấp của Tăng nên không nói, người kia cứng cỏi có thể làm hại những người Phạm hạnh, không gặp Tỳ-kheo thanh tịnh khác, không có ý muốn che giấu, biết người kia đã tự phát lồ, người điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới rủ Tỳ-kheo khác vào làng thọ thực rồi đuổi Tỳkheo ấy đi gồm hai mức độ:

– Tạo phương tiện, phạm Đột-kiết-la.

– Đã đuổi, phạm Ba-dật-đề.

Trường hợp không phạm là: Nếu cùng thọ thực ở cùng một chỗ sẽ không đủ nên đuổi đi, vì người kia thấy vật quý khởi lòng tham, đánh nhau nên đuổi đi, thấy người nữ, không ưa nên đuổi đi, bệnh, giữ tinh xá nên đưa thức ăn rồi bảo đi, do người kia định làm việc trái oai nghi nên đuổi đi, người điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới đốt lửa gồm hai mức độ:

– Tạo phương tiện để đốt, phạm Đột-kiết-la.

– Đã đốt, phạm Ba-dật-đề.

Trường hợp không phạm là: Bệnh, bảo người khác đốt, đốt lửa đuổi rắn ra khỏi hang, do có việc gấp, người điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới cùng Yết ma nhưng sau đó làm ngược lại gồm hai mức độ:

– Tạo phương tiện để làm ngược, phạm Đột-kiết-la.

– Đã làm ngược, phạm Ba-dật-đề.

Trường hợp không phạm là: Phe nhóm phi pháp, biết không có kiểm tra số chúng mà nói là đã kiểm tra số chúng, người điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới ngủ chung với người chưa thọ Đại Giới quá hai đêm gồm có hai mức độ:

– Tạo phương tiện để ngủ chung, phạm Đột-kiết-la.

– Đã ngủ, phạm Ba-dật-đề.

Trường hợp không phạm là: Ở hai đêm hoặc ít hơn hai đêm, vào đêm thứ ba khi trời gần sáng vào ngủ mới lại nhà có mái nhưng không có vách che bốn phía, nhà có vách che bốn phía nhưng lại không lợp mái, chỗ trống không có vách và mái, người chưa thọ Cụ túc nằm, Tỳkheo ngồi hoặc ngược lại, cả hai đều ngồi, người điên, người phạm đầu tiên.

Việc phá giới chấp chặt ác kiến được can gián ba lần nhưng không bỏ gồm có hai mức độ:

– Bạch lần đầu, phạm Đột-kiết-la.

– Yết ma xong, phạm Ba-dật-đề.

Trường hợp không phạm là : Không cần can gián mà tự xả bỏ, người điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới ở chung với Tỳ-kheo nói lời phi pháp và không chịu xả bỏ ác kiến ấy gồm hai mức độ:

– Tạo phương tiện ở chung, phạm Đột-kiết-la.

– Đã ở, phạm Ba-dật-đề.

Trường hợp không phạm là: Biết là chưa bị cử tội, đã xả bỏ ác kiến, người điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới biết Sa-di đã bị đuổi mà ở chung gồm hai mức độ:

– Tạo phương tiện để ở chung, phạm Đột-kiết-la.

– Đã ở chung, phạm Ba-dật-đề.

Trường hợp không phạm là: Biết là không bị đuổi, đã xả bỏ ác kiến, người điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới cầm nắm vật quí gồm hai mức độ:

– Tạo phương tiện để cầm nắm, phạm Đột-kiết-la.

– Đã cầm nắm, phạm Ba-dật-đề.

Trường hợp không phạm là: Châu báu hoặc những vật tương tự châu báu ở trong vườn, cạnh vườn, tự lấy hoặc bảo người khác lấy cất để khi chủ nhân đến sẽ trả lại, vật giống của báu, được sự đồng ý, lấy tạm, tưởng là vật bị vứt bỏ, người điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới mặc y mới không dùng ba màu xấu làm hoại sắc gồm có hai mức độ:

– Tạo phương tiện để mặc, phạm Đột-kiết-la.

– Đã mặc, phạm Ba-dật-đề.

Trường hợp không phạm là: Đã tác tịnh xong mới lấy mặc, bị mất, dùng vải sạch vá lên vải dơ, do may vá, người điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới chưa đủ nửa tháng đã tắm gồm hai mức độ:

Tạo phương tiện để tắm, phạm Đột-kiết-la.

Tắm xong, phạm Ba-dật-đề.

Trường hợp không phạm là: Do thời tiết, đủ nửa tháng, hơn nửa tháng, có việc gấp phải tắm, ở biên giới, người điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới cố ý giết chúng sanh gồm có bốn mức độ:

– Vì muốn chúng sanh rơi xuống chết nên đào hố, phạm Đột-kiếtla.

– Người rơi xuống chết, phạm Ba-la-di.

– Dược xoa, ngạ quỷ, súc sanh có hình người rơi xuống chết phạm Thâu-lan-giá.

– Súc sanh rơi xuống chết, phạm Ba-dật-đề.

Trường hợp không phạm là: Không cố ý, không biết, không muốn giết, người điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới đùa cợt bắt Tỳ-kheo khác sám hối gồm hai mức độ:

– Tạo phương tiện để đùa cợt, phạm Đột-kiết-la.

– Đã đùa cợt, phạm Ba-dật-đề.

Trường hợp không phạm là: Không cố ý quậy phá để vị ấy buồn, biết không đủ hai mươi tuổi mà cho thọ Cụ túc, biết là ăn quá ngọ, biết người kia uống rượu, biết người kia cùng người nữ ngồi ở chỗ kín, biết những việc ấy nên dạy sám hối, người điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới lấy ngón tay thọc lét gây cười gồm hai mức độ:

– Tạo phương tiện để gây cười, phạm Đột-kiết-la.

– Đã cười, phạm Ba-dật-đề.

Trường hợp không phạm là: Không muốn cười, do có việc, người điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới đùa giỡn trong nước gồm hai mức độ:

– Lặn xuống nước để giỡn, phạm Đột-kiết-la.

– Giỡn trên mặt nước, phạm Ba-dật-đề.

Trường hợp không phạm là: Không muốn giỡn, có việc phải xuống nước hoặc lặn xuống hoặc nổi lên, có việc cần đi gấp nên lội qua, người điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới ngủ chung nhà với người nữ gồm hai mức độ:

– Tạo phương tiện để ngủ, phạm Đột-kiết-la.

– Đã ngủ, phạm Ba-dật-đề.

Trường hợp không phạm là: Nhà lợp kín nhưng không có vách ngăn, che vách kín nhưng không lợp, chỗ không che, không lợp, người nữ nằm, Tỳ-kheo ngồi, và ngược lại cả hai đều ngồi, người điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới doạ cho Tỳ-kheo khác sợ gồm có hai mức độ:

– Tạo phương tiện để dọa, phạm Đột-kiết-la.

– Đã doạ, phạm Ba-dật-đề.

Trường hợp không phạm là: Không muốn doạ, có giặc cướp, trùng độc, do quỷ Tỳ-xá-già biến ra sắc, thanh, hương, vị, xúc, trơn láng, do điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới giấu y, bát, toạ cụ, ống đựng kim, thắt lưng gồm có hai mức độ:

– Tạo phương tiện để giấu, phạm Đột-kiết-la.

– Đã giấu, phạm Ba-dật-đề.

Trường hợp không phạm là: Không muốn đùa, ở nơi không tốt nên cất giùm, hoặc cất để khi thuyết pháp xong sẽ trả lại, người điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới lấy y của Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ni, Thức-xoa-ma-na, Sa-di, Sa-di ni để mặc mà không trả tiền y gồm hai mức độ:

– Tạo phương tiện để mặc, phạm Đột-kiết-la.

– Đã mặc, phạm Ba-dật-đề.

Trường hợp không phạm là: Người kia cho, được đồng ý, người điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới vu khống xua đuổi Tỳ-kheo khác bằng pháp Tăng tàn không có căn cứ gồm hai mức độ:

– Tạo phương tiện để xua đuổi, phạm Đột-kiết-la.

– Đã xua đuổi, phạm Ba-dật-đề.

Trường hợp không phạm là: Do tưởng như vậy nên nói và bảo người khác nói, do người điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới biết là kẻ cướp mà đi chung đường gồm hai mức độ:

– Tạo phương tiện để đi, phạm Đột-kiết-la.

– Đã đi, phạm Ba-dật-đề.

Trường hợp không phạm là: Không đi theo nhau, người kia đi theo, Tỳ-kheo không đi theo, có việc gấp, do điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới đi chung đường với người nữ gồm hai mức độ:

– Tạo phương tiện để đi, phạm Đột-kiết-la.

– Đã đi, phạm Ba-dật-đề.

Trường hợp không phạm là: Không đi theo nhau, người nữ tự đi theo, Tỳ-kheo không đi theo, không hẹn trước, do điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới truyền giới Cụ túc cho người chưa đủ hai mươi tuổi gồm có hai mức độ:

– Tạo phương tiện để truyền giới Cụ túc, phạm Đột-kiết-la.

– Đã truyền giới Cụ túc, phạm Ba-dật-đề.

Trường hợp không phạm là: Dưới hai mươi tuổi nhưng tưởng là đã đủ, truyền giới Cụ túc cho người đã đủ hai mươi tuổi, do điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới đào, đất gồm hai mức độ:

– Tạo phương tiện để đào, phạm Đột-kiết-la.

– Vừa đào xuống đất, phạm Ba-dật-đề.

Trường hợp không phạm là: Nói lời tác tịnh: “Biết việc này, cho cái này, cần vật này, lấy vật này”, không cố ý, không nhớ nghĩ, không biết, do điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới xin thuốc quá thời gian hạn định gồm có hai mức độ:

– Tạo phương tiện để xin, phạm Đột-kiết-la.

– Xin được, phạm Ba-dật-đề.

Trường hợp không phạm là: Thỉnh cúng thuốc ấy, xin thuốc ấy, thỉnh cúng giữa đêm, xin giữa đêm, biểu thị mình cần thuốc bằng cách nói: “Xin cho tôi thuốc này, tôi thiếu thuốc này”, bà con, được thỉnh, xin cho người khác, vật của mình, do điên, người phạm đầu tiên.

Lúc thuyết giới Tỳ-kheo nào nói:”Tôi không học giới này, để tôi hỏi Tỳ-kheo trì Luật chân chánh khác”, phạm hai mức độ:

– Tạo phương tiện để nói, phạm Đột-kiết-la.

– Nói xong, phạm Ba-dật-đề.

Trường hợp không phạm là: Nói sẽ biết, sẽ học, do điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới biết Tỳ-kheo đánh, mắng, tranh cãi nhau mà đứng nghe gồm hai mức độ:

– Đang đi, phạm Đột-kiết-la.

– Đứng lại, để nghe, phạm Ba-dật-đề.

Trường hợp không phạm là: Nghe họ đã ngưng chửi mắng, cãi nhau, tự tránh đi, do điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới khi Tăng phân xử chưa xong, không nhắn người bênh cạnh mà đứng dậy bỏ đi gồm có hai mức độ:

– Do khinh thường mà đứng dậy, chuẩn bị bỏ đi, phạm Đột-kiếtla.

– Đã rời khỏi chỗ ấy, phạm Ba-dật-đề.

Trường hợp không phạm là: Do Tăng đánh mắng nhau, do tranh cãi gây rối, do sự cạnh tranh phá Tăng, do bè đảng phi pháp, chưa kiểm tra số chúng mà nói là đã kiểm tra, bị bệnh, mắc đại tiểu tiện, không muốn phá hỏng việc kiểm tra số chúng, đúng lúc phải trở về, do điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới gây rối loạn gồm hai mức độ:

– Tạo phương tiện gây rối phạm Đột-kiết-la.

– Đã gây rối phạm Ba dật, đề.

Trường hợp không phạm là: Hỏi hoặc nói như lời thầy mình chỉ dạy, người điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới uống rượu gồm có hai mức độ:

– Đang lấy để uống, phạm Đột-kiết-la.

– Uống vào miệng, phạm Ba-dật-đề.

Trường hợp không phạm là: Chẳng phải rượu nhưng có vị giống rượu, ở trong canh, do điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới vào thôn phi thời mà không nhắn lại với Tỳ-kheo ở bên cạnh gồm có hai mức độ:

– Bước chân đầu tiên ra ngoài cương giới, phạm Đột-kiết-la.

– Cả hai chân bước ra ngoài cương giới, phạm Ba-dật-đề.

Trường hợp không phạm là: Có việc làm gấp, có Tỳ-kheo thưa rồi mới đi, không có Tỳ-kheo nên không nhắn được mà đi, cả tinh xá đều đi, đi khỏi tinh xá Ni, đi khỏi chỗ của ngoại đạo, con đường đi qua làng, có việc gấp, do điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới lúc đi thọ thỉnh, có Tỳ-kheo mà không nhắn lại hoặc đi đến nhà ấy trước và sau giờ ăn gồm hai mức độ:

– Đi bước chân đầu tiên ra ngoài cương giới, phạm Đột-kiết-la.

– Bước cả hai chân ra ngoài cương giới, phạm Ba-dật-đề.

Trường hợp không phạm là: Đúng thời, có Tỳ-kheo, nhắn lại rồi mới đi, không có Tỳ-kheo nên không nhắn được mà đi, đến nhà ở bên kia đường, đi khỏi vườn, đi khỏi tinh xá Ni, đi khỏi nhà ngoại đạo, có việc gấp, do điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới vào cung vua mà không báo trước gồm hai mức độ:

– Đi bước chân đầu tiên ra ngoài cương giới, phạm Đột-kiết-la.

– Bước cả hai chân ra ngoài cương giới, phạm Ba-dật-đề.

Trường hợp không phạm là: Đã thông báo trước, chẳng phải dòng dõi vua chúa, không được tôn làm vua, vua và phu nhân đều đi ra khỏi phòng ngủ, do điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới cống cao ngã mạn gồm hai mức độ:

– Việc chưa thành mà cống cao, phạm Đột-kiết-la.

– Việc đã thành mà cống cao, phạm Ba-dật-đề.

Trường hợp không phạm là: Không muốn cống cao, không nghe nhiều, nghe dưới hai ba lần, do điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới dùng xương, răng, sừng làm ống đựng kim gồm hai mức độ:

– Tạo phương tiện để làm, phạm Đột-kiết-la.

– Đã làm, phạm Ba-dật-đề.

Trường hợp không phạm là: Làm thiền bản, ống đựng thuốc, muỗng uống thuốc (ở An độ dùng vật ấy để múc thuốc nhỏ vào mắt nên gọi là muỗng), dùng làm cán phất trần, do điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới làm giường cao quá lượng gồm hai mức độ (tiếng Phạn vốn không gọi là giường, vì có âm tương tự nên gọi là giường nhỏ):

– Tạo phương tiện để làm, phạm Đột-kiết-la.

– Làm xong, phạm Ba-dật-đề.

Trường hợp không phạm là: Làm đúng lượng hoặc thấp hơn qui định, người khác làm cho, nếu quá lượng thì cắt bớt mà dùng, do điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới đan kết lông làm nệm giường gồm hai mức độ:

– Tạo phương tiện để làm, phạm Đột-kiết-la.

– Làm xong, phạm Ba-dật-đề.

Trường hợp không phạm là: Làm dây đai ngồi thiền, thắt lưng, túi đựng bát, túi lọc nước, làm gối, người khác làm được tháo ra dùng, do điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới may áo lót quá lượng gồm hai mức độ:

– Tạo phương tiện để may, phạm Đột-kiết-la.

– Đã may xong, phạm Ba-dật-đề.

Trường hợp không phạm là: May đúng lượng hoặc nhỏ hơn, người khác làm quá lượng được cắt bớt để dùng, do điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới may y hạ quá lượng gồm hai mức độ:

– Tạo phương tiện để làm, phạm Đột-kiết-la.

– Đã làm xong, phạm Ba-dật-đề.

Trường hợp không phạm là: Làm đúng lượng hoặc nhỏ hơn, nếu người khác làm quá lượng thì được cắt bớt để dùng, do điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới may toạ cụ quá lượng gồm hai mức độ:

– Tạo phương tiện để làm, phạm Đột-kiết-la.

– Đã làm xong, phạm Ba-dật-đề.

Trường hợp không phạm là: Làm đúng lượng hoặc nhỏ hơn, người khác làm quá lượng được tháo ra mà dùng, do điên, người phạm dầu tiên.

Việc phạm giới may y bằng y của Như lai gồm có hai mức độ:

– Tạo phương tiện để may, phạm Đột-kiết-la.

– Đã may xong, phạm Ba-dật-đề.

Trường hợp không phạm là: Làm nhỏ hơn, người khác làm quá lượng được cắt bớt mà dùng, do điên, người phạm đầu tiên.

(Xong chín mươi hai Ba-dật-đề)

* BỐN PHÁP HỐI HẬN VỀ LỖI LẦM. (Hối quá):

(Dịch giả giải thích: Bốn pháp hối hận là: Hoặc nói nên nói pháp,

hoặc nói nên phát lồ)

Việc phạm giới tự tay nhận thức ăn từ Tỳ-kheo ni không phải bà con ở trong nhà cư sĩ gồm có hai mức độ:

– Đang nhận để ăn, phạm Đột-kiết-la.

– Ăn vào miệng, phạm pháp Hối quá.

Trường hợp không phạm là: Bà con, dạy cho người khác, không tự cho, bỏ xuống đất mà cho, cho ở trong tinh xá, được thỉnh bảy ngày hoặc trọn đời, Thức-xoa-ma-na, Sa-di ni, do điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới thấy Tỳ-kheo ni lớn tiếng xin cơm canh ở trong nhà cư sĩ, không chịu quở trách, im lặng mà ăn gồm hai mức độ:

– Đang nhận để ăn phạm, Đột-kiết-la.

– Ăn vào miệng, phạm pháp Hối quá.

Trường hợp không phạm là: Tự có thức ăn, bảo người khác cho chứ không tự cho, người khác có thức ăn tự đem cho chứ không đợi bảo cho, bảo đem cho nhưng chưa được thức ăn, Thức-xoa-ma-na, Sa-di ni, trừ năm loại thức ăn chính còn tất cả đều không phạm, do điên, người phạm đầu tiên.

Việc phạm giới tự tay nhận thức ăn nơi đã được tác pháp Yết ma làm “Học gia) gồm hai mức độ:

– Đang nhận thức ăn để ăn, phạm Đột-kiết-la.

– Ăn vào miệng, phạm pháp Hối quá.

Trường hợp không phạm là: Được mời, bị bệnh, thức ăn dư, thức ăn cần theo thời, được thỉnh bảy ngày hoặc trọn đời, do điên, người phạm đầu tiên.

Tỳ-kheo ở nơi thanh vắng, không nói trước mà tự tay nhận thức ăn ở ngoài vườn, phạm hai mức độ:

– Đang nhận thức ăn, phạm Đột-kiết-la.

– Ăn vào miệng, phạm pháp Hối quá.

Trường hợp không phạm là: Hoặc sai khiến, hoặc bệnh, hoặc thức ăn dư, củ, vỏ, lá,hoa, quả được mọc trong núi,khi cần, được thỉnh bảy ngày hoặc trọn đời, do điên, người phạm đầu tiên.

(Xong bốn pháp Hối quá)

* BẢY MƯƠI BỐN PHÁP CHÚNG HỌC

– Mặc y hạ so le trước sau, phạm Đột-kiết-la.

Trường hợp không phạm là: Không cố ý, không nghĩ, không biết, bệnh, có việc gấp, do điên, người phạm đầu tiên.

– Mặc y so le trước sau, phạm Đột-kiết-la.

Trường hợp không phạm là: Không cố ý, không nghĩ, không biết, bệnh, có việc gấp, do điên, ngưòi phạm đầu tiên.

– Để hở thân khi đi vào nhà, phạm Đột-kiết-la.

Trường hợp không phạm là: Không cố ý, do điên, người phạm đầu tiên.

– Để lộ thân khi ngồi trong nhà, phạm Đột-kiết-la.

Trường hợp không phạm là: không cố ý, không nghĩ, không biết, bệnh, ngủ, có việc gấp, do điên, người phạm đầu tiên,

– Vừa quát mắng vừa đi vào nhà, phạm Đột-kiết-la.

Trường hợp không phạm là: Không cố ý, không nghĩ, không biết, bệnh, có việc gấp, do điên, người phạm đầu tiên.

– Quát mắng khi ngồi trong nhà, phạm Đột-kiết-la.

Trường hợp không phạm là: Không cố ý, không nghĩ, không biết, bệnh, có việc gấp, do điên, người, phạm đầu tiên.

– Quay nhìn hai bên khi vào trong nhà, phạm Đột-kiết-la.

Trường hợp không phạm là: Không cố ý, do điên, người phạm đầu tiên.

– Quay nhìn hai bên khi ngồi trong nhà, phạm Đột-kiết-la.

Trường hợp không phạm là: Không cố ý, không nghĩ, không biết, do điên, người phạm đầu tiên.

– Kêu la lớn tiếng khi vào trong nhà, phạm Đột-kiết-la.

Trường hợp không phạm là: Không cố ý, do điên, người phạm đầu tiên.

– Kêu la lớn tiếng khi ngồi trong nhà, phạm Đột-kiết-la.

Trường hợp không phạm là: Không cố ý, không nghĩ, do điên, người phạm đầu tiên.

– Đi cà nhắc vào nhà, phạm Đột-kiết-la.

Trường hợp không phạm là: Không cố ý, do điên, người phạm đầu tiên.

– Trùm đầu đi vào nhà, phạm Đột-kiết-la.

Trường hợp không phạm là: Không cố ý, không nghĩ, không biết, bệnh ngủ có việc gấp, do điên, người phạm đầu tiên.

– Trùm đầu khi ngồi trong nhà, phạm Đột-kiết-la.

Trường hợp không phạm là: Ngủ, do điên, người phạm đầu tiên.

– Bày ngực khi đi vào nhà, phạm Đột-kiết-la.

Trường hợp không phạm là: Không cố ý, do điên, người phạm đầu

– Bày ngực khi ngồi ở trong nhà, phạm Đột-kiết-la.

Trường hợp không phạm là: Không cố ý, không nghĩ, không biết, bệnh, ngủ, có việc gấp, do điên, người phạm đầu tiên.

– Khạc nhổ khi ngồi trong nhà, phạm Đột-kiết-la.

Trường hợp không phạm là: Không cố ý, không nghĩ, không biết, bệnh, ngủ, có việc gấp, do điên, người phạm đầu tiên.

– Lật y ngược y khi vào trong nhà, phạm Đột-kiết-la.

Trường hợp không phạm là: Không cố ý, do điên, người phạm đầu tiên.

– Lật ngược y khi ngồi trong nhà, phạm Đột-kiết-la.

Trường hợp không phạm là: Không cố ý, không nghĩ, không biết, bệnh, ngủ, có việc gấp, do điên, người phạm đầu tiên.

– Lắc lư cánh tay khi đi vào nhà, phạm Đột-kiết-la.

Trường hợp không phạm là: Không cố ý, do điên, người phạm đầu tiên.

– Uốn thân mình khi ngồi trong nhà, phạm Đột-kiết-la.

Trường hợp không phạm là: Không cố ý, không biết, không nghĩ, bệnh, ngủ, có việc gấp, do điên, người phạm đầu tiên.

– Lắc lư đầu khi đi vào nhà, phạm Đột-kiết-la.

Trường hợp không phạm là: Không cố ý không nghĩ, không biết, do điên, người phạm đầu tiên.

– Lắc lư đầu khi ngồi trong nhà, phạm Đột-kiết-la.

Trường hợp không phạm là: Không cố ý, không biết, không nghĩ, bệnh, ngủ, việc gấp, do điên, người phạm đầu tiên.

– Múa máy tay chân khi đi vào nhà, phạm Đột-kiết-la.

Trường hợp không phạm là: Không cố ý, do điên, người phạm đầu tiên.

– Múa máy tay chân khi ngồi trong nhà, phạm Đột-kiết-la.

Trường hợp không phạm là: Không cố ý, do điên, người phạm đầu tiên.

– Không chú ý khi nhận thức ăn, phạm Đột-kiết-la.

Trường hợp không phạm là: Không cố ý, do điên, người phạm đầu tiên.

– Nhìn ngó hai bên khi nhận cơm, phạm Đột-kiết-la.

Trường hợp không phạm là: Không cố ý, do điên, người phạm đầu tiên.

– Nhận nhiều canh, phạm Đột-kiết-la.

Trường hợp không phạm là: Không cố ý, không nghĩ, không biết, bệnh, bà con, được mời, nhận cho người khác, vật của mình, có việc 50 gấp, do điên, người phạm đầu tiên.

– Nhận cơm quá đầy, phạm Đột-kiết-la.

Trường hợp không phạm là: Không cố ý, do điên, người phạm đầu tiên.

– Moi cơm lên để ăn, phạm Đột-kiết-la.

Trường hợp không phạm là: Không cố ý, không nghĩ không biết, bệnh, moi lên để một chỗ để ăn, có việc gấp, do điên, người phạm đầu tiên.

– Không chú ý khi ăn, phạm Đột-kiết-la.

Trường hợp không phạm là: Không cố ý, do điên, người phạm đầu tiên.

– Lượm cơm nằm rải rác để ăn, phạm Đột-kiết-la.

Trường hợp không phạm là: Không cố ý, không nghĩ, không biết, bệnh, nhặt cho người khác, nhặt ra, có việc gấp, do điên, người phạm đầu tiên.

– Ăn canh nhiều, phạm Đột-kiết-la.

Trường hợp không phạm là: Không cố ý, không nghĩ, không biết, bệnh, bà con, được mời, đồ của mình, có việc gấp, do điên, người phạm đầu tiên.

– Vắt cơm thành lớn, phạm Đột-kiết-la.

Trường hợp không phạm là: Không cố ý, không nghĩ, không biết, bệnh, bánh quả, có việc gấp, do điên, người phạm đầu tiên.

– Vắt cơm thành vắt dài, phạm Đột-kiết-la.

Trường hợp không phạm là: Không cố ý, không biết, không nghĩ, bệnh, bánh, quả, có việc gấp, do điên, người, phạm đầu tiên.

– Há miệng chờ cơm khi chưa đưa vắt cơm đến miệng phạm Độtkiết-la.

Trường hợp không phạm là: Không cố ý, do điên, người, phạm đầu tiên.

– Ngậm cơm mà nói phạm Đột-kiết-la.

Trường hợp không phạm là: Điên, người phạm đầu tiên.

– Đưa cả tay vào miệng, phạm Đột-kiết-la.

Trường hợp không phạm là: Không cố ý, do điên, người phạm đầu tiên.

– Nhai cơm ra tiếng. phạm Đột-kiết-la.

Trường hợp không phạm là: Không cố ý, do điên, người phạm đầu

– Húp cơm để ăn, phạm Đột-kiết-la.

Trường hợp không phạm là: Không cố ý, do điên, người phạm đầu tiên.

– Liếm môi để ăn, phạm Đột-kiết-la.

Trường hợp không phạm là: Không cố ý, không nghĩ, không biết, bệnh, có việc gấp, do điên, người phạm đầu tiên.

– Le lưỡi để ăn, phạm Đột-kiết-la.

Trường hợp không phạm là: Không cố ý,không nghĩ, không biết, bệnh,có việc gấp, do điên,người phạm đầu tiên.

– Thun mũi mà ăn phạm Đột-kiết-la.

Trường hợp không phạm là: Không cố ý, không nghĩ, không biết, do điên, người phạm đầu tiên.

– Làm rơi vãi thức ăn, phạm Đột-kiết-la.

Trường hợp không phạm là: Không cố ý, không nghĩ, không biết, bệnh, bánh, trái cây, có việc gấp, do điên, người phạm đầu tiên.

– Phun thức ăn ra khỏi miệng, phạm Đột-kiết-la.

Trường hợp không phạm là: Không cố ý, không biết, không nghĩ, bệnh, bánh, trái cây, có việc gấp, do điên, người phạm đầu tiên.

– Liếm bàn tay mà ăn, phạm Đột-kiết-la.

Trường hợp không phạm là: Không cố ý, không nghĩ, không biết, do điên, người phạm đầu tiên.

Đổ thức ăn trong bát ra đất phạm Đột-kiết-la.

Trường hợp không phạm là: Không cố ý,không nghĩ, không biết, bịnh, đổ thức ăn thừa vào một chỗ để ăn, có việc gấp, do điên, người phạm đầu tiên.

– Rảy tay khi ăn, phạm Đột-kiết-la.

Trường hợp không phạm là: Không cố ý, không nghĩ, không biết, bệnh, có việc gấp, do điên, người phạm đầu tiên.

– Trộn cơm với cao sữa để ăn, phạm Đột-kiết-la.

Trường hợp không phạm là: Không cố ý, không nghĩ, không biết, bệnh, có việc gấp, do điên, người phạm đầu tiên.

– Dùng tay dơ bưng đồ đựng nước, phạm Đột-kiết-la.

Trường hợp không phạm là: Không cố ý, không nghĩ, không biết, bệnh, sẽ rửa, bảo rửa rồi mới nhận, có việc gấp, do điên, người phạm đầu tiên.

– Xin cơm canh cho mình ăn, phạm Đột-kiết-la.

Trường hợp không phạm là: Không cố ý, không nghĩ, không biết, bệnh, bà con, được mời, xin cho người khác, vật của mình, có viêc gấp, do điên, người phạm đầu tiên.

– Lấy cơm che lên canh, phạm Đột-kiết-la.

Trường hợp không phạm là: Không cố ý, không nghĩ, không biết, thí chủ che sẵn, không muốn mà được, có việc gấp, do điên, người phạm đầu tiên.

– Nhìn vào bát người khác khởi tâm ganh ghét, phạm Đột-kiết-la.

Trường hợp không phạm là: Không cố ý, không nghĩ, không biết, nhìn nhưng không ganh ghét, có việc gấp, do điên, người phạm đầu tiên.

– Đổ nước rửa bát trong nhà bạch y, phạm Đột-kiết-la.

Trường hợp không phạm là: Không cố ý, không nghĩ, không biết, bệnh, lỡ tay đụng, bát bị vỡ chảy ra ngoài, có việc gấp, do điên, người phạm đầu tiên.

– Thuyết pháp cho người cưỡi ngựa, phạm Đột-kiết-la.

Trường hợp không phạm là: Không cố ý, không nghĩ, do điên, người phạm đầu tiên.

– Đi phía sau thuyết pháp cho người đi phía trước, phạm Đột-kiếtla.

Trường hợp không phạm là: Không cố ý, do điên, người phạm đầu tiên.

– Đứng ở lề đường thuyết pháp cho người ở giữa đường, phạm Đột-kiết-la.

Trường hợp không phạm là: Không cố ý, do điên, người phạm đầu tiên.

– Ngồi ở dưới đất thuyết pháp cho người ngồi ở trên giường, phạm Đột-kiết-la.

Trường hợp không phạm là: Không cố ý, không nghĩ, không biết, bệnh, có việc gấp, do điên, người phạm đầu tiên.

– Ngồi ở giường thấp thuyết pháp cho người ngồi ở giường cao, phạm Đột-kiết-la.

Trường hợp không phạm là: Không cố ý, không nghĩ, không biết, bệnh, có việc gấp, do điên, người phạm đầu tiên.

– Đứng thuyết pháp cho người ngồi, phạm Đột-kiết-la.

Trường hợp không phạm là: Không cố ý, không biết, không nghĩ, do điên, người phạm đầu tiên.

– Thuyết pháp cho người đang nằm, phạm Đột-kiết-la.

Trường hợp không phạm là: Không cố ý, do điên, người phạm đầu

– Thuyết pháp cho người trùm đầu, phạm Đột-kiết-la.

Trường hợp không phạm là: Không cố ý, không nghĩ, không biết, không trùm đầu, có việc gấp, do điên, người phạm đầu tiên.

– Thuyết pháp cho người quấn khăn trên đầu, phạm Đột-kiết-la.

Trường hợp không phạm là: Không cố ý, không nghĩ, không biết, bệnh, để hở tóc, có việc gấp, do điên, người phạm đầu tiên.

– Thuyết pháp cho người ngồi buông thỏng y, phạm Đột-kiết-la.

Trường hợp không phạm là: Không cố ý, không nghĩ, do điên, người phạm đầu tiên.

– Thuyết pháp cho người mang guốc gỗ, phạm Đột-kiết-la.

Trường hợp không phạm là: Không cố ý, không nghĩ, do điên, người phạm đầu tiên.

– Thuyết pháp cho người mang giày phạm Đột-kiết-la.

Trường hợp không phạm là: Không cố ý, không nghĩ, do điên, người phạm đầu tiên.

– Thuyết pháp cho người cầm gậy phạm Đột-kiết-la.

Trường hợp không phạm là: Không cố ý, do điên, người phạm đầu tiên.

– Thuyết pháp cho người cầm lọng, phạm Đột-kiết-la.

Trường hợp không phạm là: Không cố ý, do điên, người phạm đầu tiên.

– Thuyết pháp cho người cầm đao phạm Đột-kiết-la.

Trường hợp không phạm là: Không cố ý, không biết, do điên, người phạm đầu tiên.

– Thuyết pháp cho người cầm vũ khí giới phạm Đột-kiết-la.

Trường hợp không phạm là: Không cố ý, không nghĩ, do điên, người phạm đầu tiên.

– Đại tiểu tiện, khạc nhổ lên cỏ tươi, phạm Đột-kiết-la.

Trường hợp không phạm là: Không cố ý, không nghĩ, không biết, bệnh, chẳng phải cỏ tươi, dùng để lau quét, có việc gấp, do điên, người phạm đâu tiên.

– Đại tiểu tiện, khạc nhổ trong nước, phạm Đột-kiết-la.

Trường hợp không phạm là: Không cố ý, không nghĩ, không biết, bệnh, rửa ở bờ sông, có việc gấp, do điên, người phạm đầu tiên.

– Đứng đại tiểu tiện phạm Đột-kiết-la.

Trường hợp không phạm là: Không cố ý, không nghĩ, không biết, bệnh, do điên, người phạm đầu tiên.

(Xong bảy mươi bốn pháp Chúng học.)