KINH ƯƠNG-QUẬT-MA-LA
Hán dịch: Đời Lưu Tống, Tam tạng Pháp sư Cầu-na-bạt-đà-la, người nước Thiên trúc.
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
QUYỂN 3
Bấy giờ Đức Thế Tôn hỏi Ương-quật-ma-la:
–Thế nào là một học giới?
Ương-quật-ma-la nói kệ thưa:
Sanh mạng các chúng sanh
Tồn tại nhờ ăn uống
Thế nên xe Thanh văn
Chẳng phải là xe lớn
Gọi là chiếc xe lớn
Kiên cố chẳng do ăn.
Thế nào gọi là một?
Là tất cả chúng sanh
Đều nhờ Như Lai tạng
Cuối cùng thường an trú.
Thế nào gọi là hai?
Đó là danh và sắc
Thế nên xe Thanh văn
Chẳng phải là xe lớn
Danh và sắc khác loại
Xe Thanh văn, Duyên giác
Giải thoát chỉ có tên
Không nói có diệu sắc
Tất cả các Như Lai
Giải thoát có diệu sắc
Cũng như xem xét rõ
Trái xoài trong bàn tay.
Thế nào gọi là ba?
Đó là ba loại thọ
Thế nên xe Thanh văn
Chẳng phải là xe lớn
Như Lai đệ nhất thường
Nghe vô thường sanh thọ
Ai nghe Pháp, Tăng diệt
Cả hai làm thọ sanh
Đây gọi là xe lớn
Thuyết về nghĩa ba thọ.
Thế nào gọi là bốn?
Đó là bốn Thánh đế
Là xe của Thanh văn
Chẳng phải là xe lớn
Tất cả các Như Lai
Đệ nhất rốt ráo thường
Đó là xe lớn thật
Khổ chẳng phải chân đế
Tất cả các Như Lai
Đệ nhất rốt ráo hằng
Thế nên xe lớn thật,
Tập chẳng phải chân đế
Tất cả các Như Lai
Đệ nhất không thay đổi
Thế nên xe lớn thật,
Diệt chẳng phải chân đế
Tất cả các Như Lai
Đệ nhất rốt ráo tịnh
Thế nên xe lớn thật,
Đạo chẳng phải chân đế
Là xe lớn Bốn đế
Sự khổ chẳng phải đế
Nếu sự khổ là đế
Bốn cõi phải có đế
Là địa ngục, súc sanh
Ngạ quỷ, A-tu-la.
Thế nào gọi là năm?
Có nghĩa là năm căn
Thế nên xe Thanh văn
Chẳng phải là xe lớn
Gọi là nhãn căn kia
Với các Như Lai thường
Quyết định thấy phân minh
Đầy đủ không tổn giảm.
Gọi là nhĩ căn kia
Với các Như Lai thường
Quyết định nghe phân minh
Đầy đủ không tổn giảm,
Gọi là tỷ căn kia
Với các Như Lai thường
Quyết định ngửi phân minh
Đầy đủ không tổn giảm,
Gọi là thiệt căn kia
Với các Như Lai thường
Quyết định nếm phân minh
Đầy đủ không tổn giảm,
Gọi là thân căn kia
Với các Như Lai thường
Quyết định xúc phân minh
Đầy đủ không tổn giảm.
Thế nào gọi là sáu?
Đó là sáu nhập xứ
Thế nên xe Thanh văn
Chẳng phải là xe lớn
Gọi là nhãn nhập xứ
Với các Như Lai thường
Rõ cửa sanh ra thấy
Đầy đủ không tổn giảm,
Gọi là nhĩ nhập xứ
Với các Như Lai thường
Rõ cửa sanh ra nghe
Đầy đủ không tổn giảm.
Gọi là tỷ nhập xứ
Với các Như Lai thường
Rõ cửa sanh ra ngửi
Đầy đủ không tổn giảm.
Gọi là thiệt nhập xứ
Với các Như Lai thường
Rõ cửa sanh ra nếm
Đầy đủ không tổn giảm,
Gọi là thân nhập xứ
Với các Như Lai thường
Rõ cửa sanh ra xúc
Đầy đủ không tổn giảm,
Gọi là ý nhập xứ
Nghe nói Như Lai tạng
Không sanh tâm chống lại
Rõ cửa sanh tịnh tín.
Thế nào gọi là bảy?
Đó là bảy Giác phần
Là xe của Thanh văn
Chẳng phải là xe lớn
Bảy Giác phần xe lớn
Cũng như Ưu-đàm-bát
Với Như Lai thường trụ
Nở diệu hoa bảy giác.
Thế nào gọi là tám?
Đó là tám Thánh đạo
Thế nên xe Thanh văn
Chẳng phải là xe lớn
Xe lớn tám thánh đạo
Nghe nói Như Lai thường
Nhờ sức được nghe qua
Chắc đến thành Niết-bàn
Như Lai thường và hằng
Đệ nhất không thay đổi
Thanh tịnh rất tịch tịnh
Chánh giác diệu pháp thân
Thậm thâm Như Lai tạng
Không còn bị già suy
Vậy cho nên xe lớn
Đầy đủ tám Thánh đạo.
Thế nào gọi là chín?
Đó là chín bộ kinh
Là xe của Thanh văn
Chẳng phải là xe lớn
Một thừa của xe lớn
Như Lai trí vô ngại.
Thế nào gọi là mười?
Đó là mười loại lực
Vậy nên xe Thanh văn
Chẳng phải là xe lớn
Xe lớn sức vô biên
Nên Phật bất tư nghị
Phương tiện ẩn dụ nói
Vô lượng Tu-đa-la.
Thế nào là Nhất đạo?
Nhất thừa và Nhất quy
Nhất đế và Nhất y
Nhất giới cùng Nhất sanh
Nhất sắc là Như Lai
Thế nên nói một xe
Chỉ một xe cứu cánh
Ngoài ra đều phương tiện.
Khi ấy Thế Tôn tán dương:
–Lành thay! Lành thay! Này Ương-quật-ma-la, hãy đến đây Tỳ-kheo.
Ương-quật-ma-la liền trở thành Tỳ-kheo, đầy đủ uy nghi như bậc cựu Tỳ-kheo, lạy sát dưới chân Phật thưa:
–Thế Tôn, con đến đây nghe được âm thanh liền chứng A-lahán.
Đức Phật lại bảo:
–Ông hãy đến rừng Kỳ-đà độ các chúng sanh.
Lúc ấy Thế Tôn cũng như vua Nhạn cùng Ương-quật-ma-la, Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên, Văn-thù-sư-lợi… và đại chúng tùy tùng theo như các ngôi sao vây quanh trăng tròn, từ gốc cây Vô ưu bay lên hư không, cách đất bảy cây đa la, đến thành Xá-vệ khoảng cách như tiếng kêu của bốn mươi con trâu. Mẹ Ương-quật-ma-la cùng với các chúng Trời, Rồng, Dạ-xoa, Càn-thát-bà, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-già, nhằm bày tỏ sự cúng dường lớn nên đều đến rừng Kỳ-đà.
Thế Tôn như vua Nhạn vào khu lâm viên Kỳ-đà Cấp cô độc,ngồi trên tòa sư tử, cả Tam thiên đại thiên thế giới tất cả đều bằng thẳng như lòng bàn tay, sanh cỏ mềm mại, như nước An lạc.
Khi ấy, các vị Đại Bồ-tát ở các phương khác đều muốn đến gặp Ương-quật-ma-la. Chư Phật ở đấy liền đồng ý và bảo:
–Các ông hãy đi. Phật Thích-ca Mâu-ni đang dấy khởi pháp chiến đấu lớn, hàng phục đại sư tử, độ vô lượng chúng sanh, đang ở nơi khu lâm viên Kỳ-đà Cấp cô độc, sẽ vì đại chúng thuyết pháp vô thượng. Này các Phật tử, hãy đến nghe và thọ trì, đồng thời chiêm ngưỡng Ương-quật-ma-la.
Các vị Bồ-tát ấy từ các phương vân tập tới đều hiện ra mưa hoa sen lớn như bánh xe. Các chúng sanh ở đấy nghe mùi thơm của hoa sen liền xa lìa phiền não. Bấy giờ các chúng Trời, Rồng,
Dạ-xoa, Cànthát-bà, A-tu-la, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-già, và các Thiên nữ bày ra sự cúng dường to lớn bằng cách tuôn xuống như mưa các loại vật quý giá, nhất tâm đồng thanh nói kệ:
Con cúi đầu kính lạy
Ba hai tướng Đại nhân
Vô lượng các công đức
Như sen nở thanh tịnh
Bạch hào giữa đôi mày
Trong sáng hơn ánh trăng.
Con cúi đầu kính lạy
Sắc Mâu-ni thượng diệu
Thắng từ, đức an ủi
Như sen nở thanh tịnh
Bạch hào giữa đôi mày
Trong sáng hơn ánh trăng.
Con cúi đầu kính lạy
Thân thường trú đệ nhất
Chúa Mâu-ni tối thắng
Đấng Thiên Nhân Vô Thượng
Bậc an ủi chúng sanh
Như sen nở thanh tịnh
Bạch hào giữa đôi mày
Trong sáng hơn ánh trăng.
Con cúi đầu kính lạy
Công đức mãi đệ nhất
Chúa Mâu-ni tối thắng
Đấng Thiên Nhân Vô Thượng
Bậc an ủi chúng sanh
Như sen nở thanh tịnh
Bạch hào giữa đôi mày
Trong sáng hơn ánh trăng.
Con cúi đầu kính lạy
Công đức không thay đổi
Chúa Mâu-ni tối thắng
Đấng Thiên Nhân Vô Thượng
Bậc an ủi chúng sanh
Như sen nở thanh tịnh
Bạch hào giữa đôi mày
Trong sáng hơn ánh trăng.
Con cúi đầu kính lạy
Đức độ tịch thù diệu
Chúa Mâu-ni tối thắng
Đấng Thiên Nhân Vô Thượng
Bậc an ủi chúng sanh
Như sen nở thanh tịnh
Bạch hào giữa đôi mày
Trong sáng hơn ánh trăng.
Nam-mô Ương-quật-ma
Nhẫn nhục tu tịnh giới
Và đức độ vô lượng
Nên chúng tôi làm lễ.
Nam-mô Ương-quật-ma
Giữ gìn đạo nhất thừa
Xe lớn từ công đức
Nên chúng tôi làm lễ.
Nam-mô Ương-quật-ma
Trì vô lượng thân, khẩu
Trì vô lượng bí mật
Nên chúng tôi làm lễ.
Nam-mô Ương-quật-ma
Trì vô lượng tuệ quang
Nói vô lượng ẩn dụ
Nên chúng tôi làm lễ.
Nam-mô Ương-quật-ma
Giữ gìn vô lượng huyễn
Hàng phục vô lượng ma
Nên chúng tôi làm lễ.
Nam-mô Ương-quật-ma
Trì vô lượng Niết-bàn
Thuận đời, sanh vô lượng
Nên chúng tôi làm lễ.
Ương-quật-ma-la bạch Phật:
–Thế Tôn, Thế Tôn nói con trụ ở bờ vô sanh; vậy có ý nghĩa gì? Thế Tôn vì sao trụ ở bờ vô sanh, trụ ở đất giải thoát, mà lại trụ ở đây, ai tin được, xin Ngài giảng cho sự việc này.
Đức Phật bảo Ương-quật-ma-la:
–Ông hãy cùng với Văn-thù-sư-lợi đi về phương Bắc, qua một hằng-hà-sa số quốc độ, có một nước tên Vô lượng lạc; Đức Phật ở cõi ấy hiệu là Vô Lượng Tuệ Công Đức Tích Tụ Địa Tự Tại Vương Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác, đang giáo hóa ở đời. Các ông cùng đến đó thưa hỏi Đức Phật ấy: “Đức Thích-ca Mâu-ni Như Lai vì sao trụ ở bờ vô sanh, mà còn trụ ở thế giới Ta-bà?”
Khi ấy Văn-thù-sư-lợi và Ương-quật-ma-la cùng bạch Phật:
–Chúng con xin vâng lệnh.
Họ như vua Nhạn nương vào sức thần thông đi sang nước Vô lượng lạc ở phương Bắc, đến gặp Đức Như Lai Vô Lượng Tuệ Công Đức Tích Tụ Địa Tự Tại Vương, đảnh lễ dưới chân Đức Phật, bạch:
–Thưa Thế Tôn, hai chúng con được Đức Phật Thích-ca Mâu-ni Thế Tôn sai từ thế giới Ta-bà đến quốc độ này, xin thưa hỏi Thế Tôn, vì sao Đức Như Lai Thích-ca Mâu-ni trụ ở bờ vô sanh, trụ ở đất giải thoát, lại không nhập Niết-bàn, mà lại trụ ở cõi đó?
Đức Phật ấy bảo với hai vị:
–Này Thiện nam tử, Đức Như Lai Thích-ca Mâu-ni chính là thân Ta. Các ông trở về thưa với Đức Phật kia rằng, Phật Vô Lượng Tuệ sai chúng con trở về thưa lại, Đức Phật kia sẽ giảng dạy cho các ông.
Lúc ấy Văn-thù-sư-lợi… như vua Nhạn từ cõi ấy trở về, đảnh lễ dưới chân Phật, bạch:
–Thế Tôn thật kỳ lạ! Như Lai vô lượng, Như Lai vô lượng thân, Như Lai vô lượng đức. Hai người chúng con đã thấy công đức đặc biệt của Như Lai. Đức Như Lai Vô Lượng Tuệ Tự Tại Vương nói: “Ta chính là Đức Phật kia, sẽ giảng cho ông nghe”. Con cầu mong Thế Tôn thương xót diễn giải, vì sao Ngài đã trụ ở cõi vô sanh mà còn trụ ở đây?
Đức Phật bảo Văn-thù-sư-lợi…:
–Tại sao Ta trụ ở thế giới Vô lượng lạc là Đức Phật Vô Lượng Tuệ Công Đức Tích Tụ Địa Tự Tại Vương, mà còn trụ ở đây. Đừng nói rằng trụ ở bờ xô sanh, vì sao trụ ở kia mà còn trụ ở đây. Thân Như Lai vô biên nên hành động cũng vô biên. Không thể tính toán về Như Lai, nên hành động cũng không thể tính toán. Thân Như Lai vô lượng nên hành động cũng vô lượng. Này Ương-quật-ma-la, vì sao mà sanh ra thân bất sanh, hãy đem ý nghĩa này ra hỏi Như Lai, Ta sẽ giải đáp cho ông.
Ương-quật-ma-la bạch Phật:
–Lành thay Thế Tôn! Xin Ngài giảng giải, thương xót đem lại an lạc cho tất cả chúng sanh.
Phật bảo Ương-quật-ma:
–Ta ở trong vô lượng trăm ngàn ức kiếp tu hành đầy đủ mười Ba-la-mật cứu giúp chúng sanh. Vô lượng chúng sanh chưa phát tâm Bồ-đề, Ta đều làm cho họ khai phát. Ta ở trong vô lượng a-tăng-kỳ kiếp tu hành đầy đủ vô lượng Ba-la-mật và thiện căn, nên sanh thân bất sanh.
Ương-quật-ma-la lại bạch Phật:
–Thế Tôn, vì sao thân của Như Lai đã trụ ở thật tế mà còn sanh nữa?
Phật bảo Ương-quật-ma:
–Ông cùng Văn-thù-sư-lợi đi qua phương Bắc, vượt khỏi hai hằng-hà-sa cõi nước, có quốc độ tên Bất thật điện quang man, Đức Phật hiệu là Tỳ-lâu-giá-na Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác, đang giáo hóa ở đời. Ông cùng Văn-thù-sư-lợi đến đấy hỏi: “Phật Thích-ca Mâu-ni vì sao đã trụ ở thật tế mà còn ở thế giới Ta-bà?”
Hai vị vâng lệnh ra đi, như vua Nhạn bay trên hư không tới cõi Bất thật điện quang man, nơi Phật Tỳ-lâu-giá-na, lạy sát chân Phật, đem đầy đủ sự việc ấy hỏi Phật… như trên.
Văn-thù-sư-lợi cùng Ương-quật-ma-la lại bạch Phật:
–Thế Tôn, xin Ngài giảng nói vì sao Đức Như Lai trụ ở thật tế?
Phật bảo nhóm Văn-thù-sư-lợi:
–Trong vô lượng trăm ngàn ức kiếp, Ta tu tập đầy đủ mười pháp Ba-la-mật cứu giúp chúng sanh, tạo dựng cho họ hưởng vui chưa từng có. Ta từ a-tăng-kỳ Ba-la-mật nơi vô lượng trăm ngàn ức kiếp sanh ra thân ở thật tế.
Ương-quật-ma-la lại bạch Phật:
–Thế Tôn, vì sao Như Lai trụ ở bờ Vô vi?
Phật bảo Ương-quật-ma-la:
–Ông cùng Văn-thù-sư-lợi đi về phương Bắc, vượt qua ba hằng-hà-sa cõi, có nước tên Ý thủ, Đức Phật nơi đó hiệu là Vô Lượng Ý Như Lai Ứng Cúng, Chánh Đẳng Giác, đang giáo hóa ở đời. Ông hãy đến hỏi: “Vì sao Phật Thích-ca Mâu-ni trụ ở bờ Vô vi…” như trên. Đi về phương Bắc, vượt qua bốn hằng-hà-sa cõi, có nước tên Chúng sắc trang nghiêm, Phật hiệu Tối Thắng Hàng Phục… như trên. Năm hằng-hà-sa cõi, có nước tên Thâm trần, Phật hiệu Thâm Thượng… như trên. Sáu hằng sa cõi, có nước tên Phong, Phật hiệu Như Phong… như trên. Bảy hằng sa cõi, có nước tên Kim cương ý, Phật hiệu Kim Cương Thượng… như trên. Tám hằng sa cõi, có nước tên Ly cấu quang, Phật hiệu Ly Cấu Thượng… như trên. Chín hằng sa cõi, có nước tên Nguyệt chủ, Phật hiệu Nguyệt Thượng… như trên. Mười hằng sa cõi, có nước tên Nhật sơ xuất, Phật hiệu Nhật Sơ Xuất… như trên.
Đi về phương Đông, vượt qua một hằng-hà-sa cõi, có nước tên Thiện vị, Phật hiệu Thiện Vị Thượng… như trên. Hai hằng sa cõi, có nước tên Bàn-đầu-kỳ-bà, Phật hiệu Bàn-đầu-kỳ-bà Quang… như trên. Ba hằng sa cõi, có nước tên Man huân, Phật hiệu Man Hương… như trên. Bốn hằng sa cõi, có nước tên Đa-ma-la-bát-đa-la, Phật hiệu Đama-la-bát-đa-la Thanh Lương Hương… như trên. Năm hằng-hà-sa cõi, có nước tên Nguyệt chủ, Phật hiệu Nguyệt Tạng… như trên. Sáu hằng hà-sa cõi, có nước tên Trầm hương chủ, Phật hiệu Trầm Hương Thượng… như trên. Bảy hằng-hà-sa cõi, có nước tên Mạt hương huân, Phật hiệu Mạt Hương… như trên. Tám hằng-hà-sa cõi, có nước tên Minh chiếu, Phật hiệu Quang Minh… như trên. Chín hằng-hà-sa cõi, có nước tên Hải chủ, Phật hiệu Hải Đức… như trên. Mười hằng-hà-sa cõi, có nước tên Long chủ, Phật hiệu Long Tạng… như trên.
Đi về phương Nam, vượt qua một hằng-hà-sa cõi, có nước tên Châu sa, Phật hiệu Châu Sa Quang… như trên. Hai hằng-hà-sa cõi, có nước tên Đại vân, Phật hiệu Đại Vân Tạng… như trên. Ba hằng-hà-sa cõi, có nước tên Điện man, Phật hiệu Điện Man Đắc… như trên. Bốn hằng-hà-sa cõi, có nước tên Kim cương tuệ, Phật hiệu Kim Cương Tạng… như trên. Năm hằng-hà-sa cõi, có nước tên Luân chuyển, Phật hiệu Trì Luân Chuyển… như trên. Sáu hằng-hà-sa cõi, có nước tên Bảo địa, Phật hiệu Bảo Địa Trì… như trên. Bảy hằng-hà-sa cõi, có nước tên Hư không tuệ, Phật hiệu Hư Không… như trên. Tám hằng-hà- sa cõi, có nước tên Điều phục, Phật hiệu Điều Phục Thượng… như trên. Chín hằng-hà-sa cõi, có nước tên Thắng man, Phật hiệu Thắng Tạng… như trên. Mười hằng-hà-sa cõi, có nước tên Sư tử tuệ, Phật hiệu Sư Tử Tạng… như trên.
Đi về phương Tây, vượt qua một hằng-hà-sa cõi, có nước tên Điềm, Phật hiệu Điềm Vị… như trên. Đi về phương Tây, vượt qua hai hằng-hà-sa cõi, có nước tên Hằng man, Phật hiệu Hằng Đức… như trên. Đi về phương Tây, vượt qua ba hằng-hà-sa cõi, có nước tên Phổ hiền, Phật hiệu Phổ Hiền Tuệ… như trên. Đi về phương Tây, vượt qua bốn hằng-hà-sa cõi, có nước tên Hoa man, Phật hiệu Hoa Man Thượng… như trên. Đi về phương Tây, vượt qua năm hằng-hà-sa cõi, có nước tên Vô biên, Phật hiệu Vô Biên Hoa Man… như trên. Đi về phương Tây, vượt qua sáu hằng-hà-sa cõi, có nước tên Hiền chủ, Phật hiệu Hiền Tạng… như trên. Đi về phương Tây, vượt qua bảy hằng-hà- sa cõi, có nước tên Nhãn, Phật hiệu Nhãn Vương… như trên. Đi về phương Tây, vượt qua tám hằng-hà-sa cõi, có nước tên Tràng chủ, Phật hiệu Tràng Tạng… như trên. Đi về phương Tây, vượt qua chín hằng-hà-sa cõi, có nước tên Cổ âm, Phật hiệu Cổ Tự Tại… như trên. Đi về phương Tây, vượt qua mười hằng-hà-sa cõi, có nước tên Nhạo kiến, Phật hiệu Nhạo Kiến Thượng… như trên.
Đi về phương Tây bắc, vượt qua một hằng-hà-sa cõi, có nước tên Hoan hỷ tấn, Phật hiệu Hoan Hỷ Tấn… như trên. Đi về phương Tây bắc, vượt qua hai hằng-hà-sa cõi, có nước tên Nghiêm sức, Phật hiệu Nghiêm Sức Tạng… như trên. Đi về phương Tây bắc, vượt qua ba hằng-hà-sa cõi, có nước tên Nhân tuệ, Phật hiệu Nhân Tuệ Tạng… như trên. Đi về phương Tây bắc, vượt qua bốn hằng-hà-sa cõi, có nước tên Hành ý lạc, Phật hiệu Ý Lạc Thượng… như trên. Đi về phương Tây bắc, vượt qua năm hằng-hà-sa cõi, có nước tên Chúng sanh tụ, Phật hiệu Chúng Sanh Thượng… như trên. Đi về phương Tây bắc, vượt qua sáu hằng-hà-sa cõi, có nước tên Thông minh, Phật hiệu Minh Thượng… như trên. Đi về phương Tây bắc, vượt qua bảy hằng-hà-sa cõi, có nước tên Ý lạc, Phật hiệu Ý Lạc Thanh… như trên. Đi về phương Tây bắc, vượt qua tám hằng-hà-sa cõi, có nước tên Vô lượng, Phật hiệu Vô Lượng Thọ… như trên. Đi về phương Tây bắc, vượt qua chín hằng-hà-sa cõi, có nước tên Trụ, Phật hiệu An Trụ Thượng… như trên. Đi về phương Tây bắc, vượt qua mười hằng-hà-sa cõi, có nước tên Thủy, Phật hiệu Thủy Vị Thượng… như trên.
Đi về phương Đông bắc, vượt qua một hằng-hà-sa cõi, có nước tên Bảo chủ, Phật hiệu Bảo Tràng… như trên. Đi về phương Đông bắc, vượt qua hai hằng-hà-sa cõi, có nước tên Ma-ni-đà, Phật hiệu Ma Ny Thanh Lương Tạng… như trên. Đi về phương Đông bắc, vượt qua ba hằng-hà-sa cõi, có nước tên Bảo tuệ, Phật hiệu Bảo Tuệ Thượng… như trên. Đi về phương Đông bắc, vượt qua bốn hằng-hà-sa cõi, có nước tên Kim sắc, Phật hiệu Kim Sắc Quang Âm… như trên. Đi về phương Đông bắc, vượt qua năm hằng-hà-sa cõi, có nước tên Võng, Phật hiệu Võng Quang… như trên. Đi về phương Đông bắc, vượt qua sáu hằnghà-sa cõi, có nước tên Kim chủ, Phật hiệu Diêm Phù Đàn Thượng… như trên. Đi về phương Đông bắc, vượt qua bảy hằng-hà-sa cõi, có nước tên Võng, Phật hiệu Võng Quang… như trên. Đi về phương Đông bắc, vượt qua tám hằng-hà-sa cõi, có nước tên Tịnh thủy, Phật hiệu Thủy Vương… như trên. Đi về phương Đông bắc, vượt qua chín hằng hà-sa cõi, có nước tên Ngọc châu, Phật hiệu Ngọc Tạng… như trên. Đi về phương Đông bắc, vượt qua mười hằng-hà-sa cõi, có nước tên Bảo châu, Phật hiệu Bảo Địa… như trên.
Đi về hướng Đông nam, vượt qua một hằng-hà-sa cõi, có nước tên Kim cương tích, Phật hiệu Kim Cương Tuệ… như trên. Đi về hướng Đông nam, vượt qua hai hằng-hà-sa cõi, có nước tên Nhất thiết giác, Phật hiệu Nhất Thiết Giác Tuệ Tràng… như trên. Đi về hướng Đông nam, vượt qua ba hằng-hà-sa cõi, có nước tên Tất đàn chủ, Phật hiệu Tất Đàn Nghĩa Thắng… như trên. Đi về hướng Đông nam, vượt qua bốn hằng-hà-sa cõi, có nước tên Vô cấu, Phật hiệu Vô Cấu Lưu Ly… như trên. Đi về hướng Đông nam, vượt qua năm hằng hà-sa cõi, có nước tên Bất na vị, Phật hiệu Bất Na Tụ… như trên. Đi về hướng Đông nam, vượt qua sáu hằng-hà-sa cõi, có nước tên Hương Vị, Phật hiệu Hương Nghiêm… như trên. Đi về hướng Đông nam, vượt qua bảy hằng-hà-sa cõi, có nước tên Hương chủ, Phật hiệu Hương Tạng… như trên. Đi về hướng Đông nam, vượt qua tám hằng hà-sa cõi, có nước tên Trực hành, Phật hiệu Trực Thắng… như trên. Đi về hướng Đông nam, vượt qua chín hằng-hà-sa cõi, có nước tên Vô giá, Phật hiệu Vô Giá Thượng… như trên. Đi về hướng Đông nam, vượt qua mười hằng-hà-sa cõi, có nước tên Vô biên châu la, Phật hiệu Vô Biên Vương… như trên.
Đi về hướng Tây nam, vượt qua một hằng-hà-sa cõi, có nước tên Vô lượng quang, Phật hiệu Vô Lượng Thọ… như trên. Đi về hướng Tây nam, vượt qua hai hằng-hà-sa cõi, có nước tên Vô lượng nhãn, Phật hiệu Vô Lượng Tự Tại… như trên. Đi về hướng Tây nam, vượt qua ba hằng-hà-sa cõi, có nước tên Hỏa diệm, Phật hiệu Hỏa Diệm Quang… như trên. Đi về hướng Tây nam, vượt qua bốn hằnghà-sa cõi, có nước tên Hoại ám, Phật hiệu Hoại Ám Vương… như trên. Đi về hướng Tây nam, vượt qua năm hằng-hà-sa cõi, có nước tên Điều phục chủ, Phật hiệu Điều Phục Tạng… như trên. Đi về hướng Tây nam, vượt qua sáu hằng-hà-sa cõi, có nước tên Vô sanh, Phật hiệu Vô Sanh Tự Tại… như trên. Đi về hướng Tây nam, vượt qua bảy hằng-hà-sa cõi, có nước tên Hương chủ, Phật hiệu Hương Tượng Du Hí… như trên. Đi về hướng Tây nam, vượt qua tám hằnghà-sa cõi, có nước tên Hương khiếp, Phật hiệu Hương Khiếp Vương… như trên. Đi về hướng Tây nam, vượt qua chín hằng-hà-sa cõi, có nước tên Lạc tán, Phật hiệu Long Lạc… như trên. Đi về hướng Tây nam, vượt qua mười hằng-hà-sa cõi, có nước tên Thắng man, Phật hiệu Thắng Điều Phục Thượng… như trên.
Đi về phương Trên, vượt qua một hằng-hà-sa cõi, có nước tên Nhẫn kiến, Phật hiệu Nhất Thiết Thế Gian Nhạo Kiến Cao Hiển Vương Thần Lực Nghiêm Tịnh Đại Thệ Trang Nghiêm Địa Tự Tại Vương Nhất Thiết Quang Minh Tích Tụ Môn… như trên. Đi về phương Trên, vượt qua hai hằng-hà-sa cõi, có nước tên Phân-đà-lợi, Phật hiệu Diệu Pháp Phân-đà-lợi… như trên. Đi về phương Trên, vượt qua ba hằng-hà-sa cõi, có nước tên Thủy tiếu hoa, Phật hiệu Tiếu Hoa Vương… như trên. Đi về phương Trên, vượt qua bốn hằnghà-sa cõi, có nước tên Vô ưu, Phật hiệu Ly Nhất Thiết Ưu… như trên. Đi về hướng Trên, vượt qua năm hằng-hà-sa cõi, có nước tên Thanh liên hoa, Phật hiệu Bảo Hoa Thắng… như trên. Đi về phương Trên, vượt qua sáu hằng-hà-sa cõi, có nước tên Ba-đầu-ma Chủ, Phật hiệu Ba-đầu-ma Thắng… như trên. Đi về phương Trên, vượt qua bảy hằng-hà-sa cõi, có nước tên Cưu-mâu-đà, Phật hiệu Cưu-mâu-đà Tạng… như trên. Đi về phương Trên, vượt qua tám hằng-hà-sa cõi, có nước tên Trúc, Phật hiệu Trúc Hương… như trên. Đi về phương Trên, vượt qua chín hằng-hà-sa cõi, có nước tên Câu-ca-ni, Phật hiệu Nhất Thiết Thắng Vương… như trên. Đi về phương Trên, vượt qua mười hằng-hà-sa cõi, có nước tên Công đức hà, Phật hiệu Nhất Thiết Thế Gian Hà Vương Tự Tại… như trên.
Đi về phương Dưới, vượt qua một hằng-hà-sa cõi, có nước tên Sư tử tích tụ, Phật hiệu Sư Tử Du Hí… như trên. Đi về phương Dưới, vượt qua hai hằng-hà-sa cõi, có nước tên Sư tử quật, Phật hiệu Sư Tử Hống… như trên. Đi về phương Dưới, vượt qua ba hằng-hà-sa cõi, có nước tên Nhẫn tác, Phật hiệu Nhẫn Tác Hoa… như trên. Đi về phương Dưới, vượt qua bốn hằng-hà-sa cõi, có nước tên Thắng, Phật hiệu Nhất Thiết Sanh Thắng… như trên. Đi về phương Dưới, vượt qua năm hằng-hà-sa cõi, có nước tên Vô ngại tích tụ, Phật hiệu Đại Thừa Du Hí Vương… như trên. Đi về phương Dưới, vượt qua sáu hằng-hà-sa cõi, có nước tên Tần-đà, Phật hiệu Tần Đà Sơn Đảnh… như trên. Đi về phương Dưới, vượt qua bảy hằng-hà-sa cõi, có nước tên Tôn trọng nan kiến, Phật hiệu Nhất Thiết Cung Kính Vương… như trên. Đi về phương Dưới, vượt qua tám hằng-hà-sa cõi, có nước tên Trì tuệ, Phật hiệu Trì Tuệ Vương… như trên. Đi về phương Dưới, vượt qua chín hằng-hà-sa cõi, có nước tên Địa tuệ, Phật hiệu Địa Tuệ Vương… như trên. Đi về phương Dưới, vượt qua mười hằng-hà-sa cõi, có nước tên Thường hoan hỷ vương, Phật hiệu Đoạn Nhất Thiết Nghi… đang giáo hóa ở đời. Các ông nên đến đó hỏi Phật ấy: “Vì sao Đức Phật Thích-ca Mâu-ni trụ ở cõi Quảng thuyết trang nghiêm, mà còn ở thế giới Ta-bà không nhập Niết-bàn? Ương-quật-ma-la cùng Văn-thù-sư-lợi hãy cùng đến hỏi vị ấy về ý nghĩa này. Như Lai sẽ giảng cho các ông tất cả những nghi ngờ kia. Vì có thể quyết đoán tất cả nghi ngờ, nên Phật ấy hiệu là Đoạn Nhất Thiết Nghi”.
Khi ấy Văn-thù-sư-lợi cùng Ương-quật-ma-la bạch Phật:
–Thế Tôn, lành thay! Lành thay! Xin vâng lệnh dạy.
Họ đảnh lễ sát chân Phật, rồi như vua Nhạn bay đến nước Thường hoan hỷ vương, lạy sát chân đức Đoạn Nhất Thiết Nghi Như Lai, rồi ngồi qua một bên bạch Phật:
–Chúng con từ thế giới Ta-bà, nơi Phật Thích-ca Mâu-ni, đã đi đến quốc độ của các Đức Như Lai trong mười thế giới ở khắp mười phương, hỏi ý nghĩa này: “Vì sao Phật Thích-ca Mâu-ni trụ ở thế giới Ta-bà không nhập Niết-bàn, vào bờ giải thoát”. Các Đức Như Lai ấy đều trả lời con: “Phật Thích-ca Mâu-ni là thân chúng Ta, chính vị Phật ấy sẽ giải quyết sự nghi ngờ cho ông”. Phật Thích-ca Mâu-ni lại sai con đến gặp Thế Tôn, và nói: “Đức Như Lai Đoạn Nhất Thiết Nghi sẽ nói cho ông”. Vì vậy, nay chúng con xin hỏi điều nghi: “Vì sao Đức Phật Thích-ca Mâu-ni trụ ở thế giới Ta-bà, mà không nhập Niết-bàn?”
Đức Phật ấy bảo:
–Các ông hãy trở về, chính Đức Phật ấy sẽ giải quyết tất cả sự nghi ngờ cho các ngươi. Đây là lệnh của vô lượng đức Thích-ca Mâu ni Như Lai.
Hai người đồng thanh thưa:
–Lành thay! Lành thay! Xin vâng lời dạy.
Họ lạy sát chân Phật, vâng lệnh trở về, đến gặp Đức Phật Thích-ca Mâu-ni, đảnh lễ và tán thán:
–Lạ thay Thế Tôn! Đức Như Lai Thích-ca Mâu-ni với vô lượng a-tăng-kỳ thân, đều bảo con: “Các ông hãy trở về, đức Thích-ca Mâu-ni Phật sẽ giải quyết sự nghi ngờ của ông. Đức Phật Thế Tôn kia chính là thân Ta”.
Thế Tôn bảo Văn-thù và Ương-quật:
–Các Đức Như Lai ấy bảo với các ông, Ta tức là thân của các Như Lai kia phải không?
Văn-thù… nói:
–Bạch Thế Tôn, đúng vậy, tất cả các Đức Như Lai đều nói như vậy.
Thế Tôn bảo Văn-thù…:
–Thế giới của các Như Lai ấy như thế nào?
Văn-thù… đáp:
–Các thế giới ấy không có cát gạch vụn, bằng phẳng như nước trong, tiếp xúc mềm mại vừa ý như lụa là. Như thế giới An lạc không có năm trược, cũng không có người nữ, không có các hàng Thanh văn, Duyên giác, chỉ có nhất thừa, không có thừa nào khác.
Phật bảo Văn-thù…:
–Thiện nam tử, thiện nữ nhân nào xưng tụng tất cả danh hiệu của chư Phật ấy, hoặc đọc, ghi chép, nghe, cho đến nói đùa, hoặc thuận theo người khác, hoặc muốn tự biểu hiện thì nếu có tất cả những sự sợ hãi đến, đều bị tiêu diệt. Tất cả các Thiên, Long, Dạ- xoa, Càn-thát-bà, A-tu-la, Ca-lâu-la, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-già… đều không thể não loạn, nghe thì ủng hộ, đóng chặt cửa của bốn cõi. Ta nói người chưa phát tâm còn tạo được nhân của Bồ-đề, huống chi người với tâm thanh tịnh, hoặc đọc, tụng, ghi chép, nghe. Này Ươngquật-ma-la, Như Lai lại có diệu lực uy đức lớn lao kỳ lạ, nói ra đại Tu-đa-la Phương Quảng Tổng Trì: Tám mươi ức Phật đều là một Phật, chính là thân Ta. Nói rộng ra như vậy, Phật độ vô lượng như vậy, Như Lai vô lượng như vậy, sắc thân Như Lai vô lượng vô biên như vậy, Như Lai thành tựu vô lượng công đức như vậy. Như thế thì làm sao lại có vô thường, tật bệnh. Như Lai thường trụ với thân vô biên. Nay Ta sẽ nói rộng có căn bản, có nhân, có duyên, tất cả Phật với tất cả nhân, đều không muốn sanh vào thế giới này. Bởi vì chúng sanh ở đây không thể giáo hóa được. Vì ý nghĩa ấy, Ta ở thế giới này dạy những chúng sanh khó dạy, thường thường xả thân nên sanh thân bất sanh. Ta ở trong vô lượng a-tăng-kỳ kiếp vì hộ pháp nên xả bỏ hằng-hà-sa thân. Mỗi mỗi thân bị thương, bị đánh, bị giết nên sanh ra thân vô vi bất hoại này. Ta ở tại nhiều nơi trong vô lượng atăng-kỳ kiếp tinh tấn xả bỏ thân mạng nhiều như số cát sông Hằng. Mỗi mỗi thân ở trong vô lượng kiếp tinh tấn khổ hạnh nên sanh thân không già. Ta ở trong vô lượng a-tăng-kỳ kiếp, khi sanh vào kiếp bệnh tật thì dốc làm những loại thuốc hay. Mỗi mỗi thân trải qua số kiếp như cát sông Hằng nên sanh ra thân không bệnh. Ta ở trong vô lượng a-tăng-kỳ kiếp như số cát sông Hằng, vì đoạn trừ bệnh đói khát cho vô lượng chúng sanh, bố thí mùi vị đại thừa nên sanh thân bất tử. Ta ở trong vô lượng a-tăng-kỳ kiếp như số cát sông Hằng, trừ phiền não cấu uế cho vô lượng chúng sanh, làm các việc khó khăn, để chỉ dạy về Như Lai tạng, nên sanh thân không nhiễm ô. Ta ở trong vô lượng a-tăng-kỳ kiếp như số cát sông Hằng, vì trừ bệnh đói khát cho vô lượng ngạ quỷ bằng mùi vị nhất thừa làm cho họ no đủ, nên sanh thân vô lậu. Ta ở trong vô lượng a-tăng-kỳ kiếp như số cát sông Hằng, bình đẳng thương yêu tất cả chúng sanh như cha, mẹ, con, anh, em, nên sanh thân vô tội. Ta ở trong vô lượng a-tăng-kỳ kiếp như số cát sông Hằng, đối với vô lượng chúng sanh, chư Thiên và hạng người nói lời không chân thật mà an lập Đại thừa, nên sanh thân chân thường. Ta ở trong vô lượng a-tăng-kỳ kiếp như số cát sông Hằng vì vô lượng chúng sanh, chư Thiên, và hạng người theo các đám phi pháp mà an lập pháp xuất thế gian nên sanh Pháp thân này. Ta ở trong vô lượng a-tăng-kỳ kiếp như số cát sông Hằng, vì vô lượng chúng sanh, chư Thiên và hạng người đi theo tà kiến mà lập Chánh kiến, nên sanh thân tịch tịnh đệ nhất này. Ta ở trong vô lượng a-tăng-kỳ kiếp nhiều như số cát sông Hằng, vì vô lượng chúng sanh, chư Thiên và người có sự sợ hãi mà an lập sự vô úy nên sanh thân an ổn. Ta ở trong vô lượng a-tăng-kỳ kiếp nhiều như số cát sông Hằng, vì vô lượng chúng sanh, chư Thiên và người nhiều khổ não mà an lập pháp không khổ não nên sanh thân không khổ lìa khổ. Ta ở trong vô lượng a-tăng-kỳ kiếp nhiều như số cát sông Hằng, vì vô lượng chúng sanh, chư Thiên và người ưa dâm với kẻ khác mà an lập giới uy nghi lớn nên sanh thân vô trần, lìa trần cấu. Ta ở trong vô lượng a-tăng-kỳ kiếp nhiều như số cát sông Hằng, vì vô lượng chúng sanh loại ác độc mà nhiếp hộ làm cho thanh tịnh, an lập chánh pháp nên sanh Pháp thân không yếu ớt, xa pháp yếu ớt. Ta ở trong vô lượng a-tăng-kỳ kiếp nhiều như số cát sông Hằng, vì vô lượng chúng sanh, chư Thiên và loài người, vì những kẻ bần cùng mà bố thí hai tạng tài pháp, an lập Bồ-đề nên sanh Pháp thân không có tai họa. Ta ở trong vô lượng a-tăng-kỳ kiếp nhiều như số cát sông Hằng, vì vô lượng chúng sanh, chư Thiên và người chạy theo ái dục mà an lập ly dục nên sanh thân không khổ não này. Ta ở trong vô lượng a-tăng-kỳ kiếp nhiều như số cát sông Hằng, vì vô lượng chúng sanh, chư Thiên và người mà quét trừ tất cả phiền não như trừ rắn độc nên sanh Pháp thân không khổ hoạn lìa mọi khổ hoạn này. Ta ở trong vô lượng a-tăng-kỳ kiếp nhiều như số cát sông Hằng, vì vô lượng chúng sanh, chư Thiên và người mà kết pháp thân thuộc, thân tình gắn bó trong thế gian không bằng thân thuộc về pháp, nên sanh diệu thân sáng tỏ pháp Vô tác. Ta ở trong vô lượng a-tăng-kỳ kiếp nhiều như số cát sông Hằng, vì vô lượng chúng sanh, chư Thiên và người, như pháp diễn thuyết pháp tạng thanh tịnh của Như Lai nên sanh thân vô sở hữu này. Ta ở trong vô lượng a-tăng-kỳ kiếp nhiều như số cát sông Hằng, vì an trụ cho tất cả chư Thiên và người được ở cõi Như Lai hy hữu bí mật nên sanh thân hy hữu.
Ta ở trong vô lượng a-tăng-kỳ kiếp nhiều như số cát sông Hằng, đem sự giác ngộ tạo được mọi thành tựu cho vô lượng chúng sanh, chư Thiên và người nên sanh thân vô lượng vô biên tôn thắng. Ta ở trong vô lượng a-tăng-kỳ kiếp nhiều như số cát sông Hằng, vì nhằm độ vô lượng chúng sanh, mà thị hiện thọ sanh ở các dòng họ tầm thường khắp nơi nên sanh thân cao thượng này. Ta ở trong vô lượng a-tăng-kỳ kiếp nhiều như số cát sông Hằng, vì vô lượng chúng sanh, độ tất cả nghiệp hữu, an lập Bồ-đề nên sanh thân vô thượng này. Ta ở trong vô lượng a-tăng-kỳ kiếp nhiều như số cát sông Hằng, thị hiện tùy theo thế gian với các chi tiết không đủ, khiến cho vô lượng chúng sanh được an lập nơi Bồ-đề nên sanh Pháp thân vô thượng này. Ta ở trong vô lượng a-tăng-kỳ kiếp nhiều như số cát sông Hằng, không hề che lấp mất tánh thường hằng Như Lai tạng, vì vô lượng chúng sanh luôn an ủi giảng dạy nên sanh thân thường hằng này. Ta ở trong vô lượng a-tăng-kỳ kiếp nhiều như số cát sông Hằng, hộ trì tịnh giới, thấy Thiên nữ, ma nữ và thế gian nữ, không sanh tâm nhiễm ô nên sanh thân không nguy ách. Ta ở trong vô lượng a-tăng-kỳ kiếp nhiều như số cát sông Hằng, đối với tất cả nữ nhân tôn trưởng trong thế gian không sanh tâm nhiễm ô nên sanh thân không hề bị hủy hoại đọa lạc. Ta ở trong vô lượng a-tăng-kỳ kiếp nhiều như số cát sông Hằng, vì vô lượng chúng sanh, chư Thiên và người trừ các bệnh hoạn nên sanh thân vô biên không gì hơn này. Ta ở trong vô lượng a-tăng-kỳ kiếp nhiều như số cát sông Hằng, vì vô lượng chúng sanh, cho đến súc sanh an lập pháp thâm diệu nên sanh thân sâu xa. Ta ở trong vô lượng a-tăng-kỳ kiếp nhiều như số cát sông Hằng, vì vô lượng chúng sanh, chư Thiên và người mà giảng thuyết về Như Lai tạng như vết chim bay trong hư không, làm cho Phật tánh hiển hiện nên sanh thân bất khả kiến.
Ta ở trong vô lượng a-tăng-kỳ kiếp nhiều như số cát sông Hằng, vì vô lượng chúng sanh, chư Thiên và người chấp vô ngã kiến, chỉ bày về Như Lai tạng khó thấy, nên sanh thân tất cả chúng sanh khó thấy. Ta ở trong vô lượng a-tăng-kỳ kiếp nhiều như số cát sông Hằng, làm cho tất cả chư Thiên và người không não hại chúng sanh, an lập chánh pháp nên sanh thân vi tế. Ta ở trong vô lượng a-tăng-kỳ kiếp nhiều như số cát sông Hằng, làm cho tất cả chư Thiên và người sanh pháp lạc, nên sanh thân viên mãn. Ta ở trong vô lượng a-tăng-kỳ kiếp nhiều như số cát sông Hằng, dạy khắp Trời, Người về Như Lai tạng đúng như nhận thức của Văn-thù-sư-lợi hiện nay, nên sanh thân bất nan kiến. Ta ở trong vô lượng a-tăng-kỳ kiếp nhiều như số cát sông Hằng, mở trói cho tất cả chúng sanh, an lập nơi giải thoát, nên sanh thân cực nan kiến. Ta ở trong vô lượng a-tăng-kỳ kiếp nhiều như số cát sông Hằng, vì chư Thiên, người, đường ác, tất cả các hữu mà trụ khắp trong đó làm cho tất cả được an lập nơi nẻo giải thoát chân thật, nên sanh thân vô phần. Ta ở trong vô lượng a-tăng-kỳ kiếp nhiều như số cát sông Hằng, làm cho tất cả Trời, Người giữ năm giới thanh tịnh nên sanh thân không gân cốt. Ta ở trong vô lượng a-tăng-kỳ kiếp nhiều như số cát sông Hằng, khéo phát đại nguyện độ tất cả chúng sanh nên sanh thân nhất thiết xứ giải thoát. Ta ở trong vô lượng atăng-kỳ kiếp nhiều như số cát sông Hằng, nhổ các mũi tên ác kiến cho tất cả chúng sanh, an lập vào pháp chân thật, nên sanh thân tịch tịnh bất biến dịch này. Ta ở trong vô lượng a-tăng-kỳ kiếp nhiều như số cát sông Hằng, xem tất cả chúng sanh đều bình đẳng như La-hầu-la và làm cho họ bình đẳng nên sanh thân tịch chỉ.
Ta ở trong vô lượng a-tăng-kỳ kiếp nhiều như số cát sông Hằng, tự tu tri túc, làm cho người khác tri túc, nên sanh thân thượng chỉ. Ta ở trong vô lượng a-tăng-kỳ kiếp nhiều như số cát sông Hằng, vì các Thanh văn thuyết giảng về pháp ly thực tri túc, nên sanh thân đoạn nhất thiết, cầu Ba-la-mật. Ta ở trong vô lượng a-tăng-kỳ kiếp nhiều như số cát sông Hằng, lìa bỏ tất cả thức ăn ngon cá thịt, và chỉ dạy cho chúng sanh từ bỏ, nên sanh thân mỹ diệu. Ta ở trong vô lượng a-tăngkỳ kiếp nhiều như số cát sông Hằng, làm cho vô lượng chúng sanh Trời, Người bỏ tất cả phiền não, nên sanh thân lìa hư ngụy. Ta ở trong vô lượng a-tăng-kỳ kiếp nhiều như số cát sông Hằng, vì vô lượng loài chúng sanh ác, phá bỏ chỗ ở của chúng đuổi ra khỏi loài người cũng như mưa đá lớn nên sanh thân phá bỏ mọi trói buộc của nhà cửa. Ta ở trong vô lượng a-tăng-kỳ kiếp nhiều như số cát sông Hằng, vì vô lượng chúng sanh mê hoặc bốn điên đảo, cho họ uống pháp vị nên sanh thân thanh tịnh lìa kiêu mạn. Ta ở trong vô lượng a-tăng-kỳ kiếp nhiều như số cát sông Hằng, dạy cho vô lượng chúng sanh về Như Lai tạng tịch tịnh thường hằng, xa lìa vọng loạn lỗi ác, khiến họ trở nên chân chánh nên sanh thân tịch tịnh xả. Ta ở trong vô lượng a-tăng-kỳ kiếp nhiều như số cát sông Hằng, vì vô lượng chúng sanh nói lời Phật dạy về vô ngã, kiến lập hữu ngã như ngón tay chỉ mặt trăng, nên sanh thân xả ly. Ta ở trong vô lượng a-tăng-kỳ kiếp nhiều như số cát sông Hằng, nhập Niết-bàn rồi nhập Niết-bàn đã vô lượng lần, nhưng vẫn không nhập Niết-bàn, nên sanh Pháp thân như pháp. Ta ở trong vô lượng a-tăng-kỳ kiếp nhiều như số cát sông Hằng, cùng tận nơi cõi của vô lượng chúng sanh, tìm hết phương tiện cầu sự cấu uế của Như Lai tạng nhưng không thể được, nên sanh thân ở thế giới này, tất cả chúng sanh đều có ở thế giới này.
Ta ở trong vô lượng a-tăng-kỳ kiếp nhiều như số cát sông Hằng, diễn thuyết pháp Đại thừa với trí tuệ vô ngại dứt mọi nẻo ngã, ngã sở hội nhập vào cửa chân thật, nên sanh thân vô nhập xứ. Ta ở trong vô lượng a-tăng-kỳ kiếp nhiều như số cát sông Hằng, thành tựu cho vô lượng chúng sanh, làm cho họ biết sợ phiền não, nên sanh thân thiện xuất thế gian thượng thượng. Ta ở trong vô lượng a-tăngkỳ kiếp nhiều như số cát sông Hằng, vì tất cả chúng sanh làm chỗ quy hướng, làm chỗ y cứ cho kẻ không y cứ, làm thân thuộc cho kẻ không thân thuộc, nên sanh thân như vạn dòng nước chảy về biển lớn. Ta ở trong vô lượng a-tăng-kỳ kiếp nhiều như số cát sông Hằng, dùng tâm vô úy thuyết kinh Như Lai tạng, nên sanh thân an trụ. Ta ở trong vô lượng a-tăng-kỳ kiếp nhiều như số cát sông Hằng, xả bỏ cung điện cao thượng, ngôi Chuyển luân vương với vô lượng diệu lạc, vào núi học đạo nên sanh thân an lạc như cung điện bất động. Ta ở trong vô lượng a-tăng-kỳ kiếp nhiều như số cát sông Hằng, xa lìa chúng kiêu mạn như tránh Chiên-đà-la, đối với giới giữ thanh tịnh không như chậu đựng nước, nên sanh thân bất hối. Ta ở trong vô lượng a-tăng-kỳ kiếp nhiều như số cát sông Hằng, luôn làm nhẹ gánh nặng phiền não cho vô lượng chúng sanh, nên sanh thân yên nghỉ, chiếu sáng rõ ràng. Ta ở trong vô lượng a-tăng-kỳ kiếp nhiều như số cát sông Hằng, chê trách tại gia như ở lao ngục, nên sanh thân mà tất cả chúng sanh mong cầu. Ta ở trong vô lượng a-tăng-kỳ kiếp nhiều như số cát sông Hằng, làm cho vô lượng chúng sanh đoạn tham, sân, si, nên sanh thân vô bệnh, vô úy, vô ngã sở. Ta ở trong vô lượng a-tăng-kỳ kiếp nhiều như số cát sông Hằng, làm cho vô lượng chúng sanh, các Trời, Người chê trách nữ nhân, các thứ ái lạc, phiền não cũng như rắn độc, nên sanh thân tịch diệt này.
Ta ở trong vô lượng a-tăng-kỳ kiếp nhiều như số cát sông Hằng, tu hạnh Bồ-tát ở chỗ Đức Như Lai Đăng Quang, được nghe Ngài thọ ký, tùy thuận sự thật, không báng bổ pháp, nên sanh thân luôn che chở như nhà cửa. Ta ở trong vô lượng a-tăng-kỳ kiếp nhiều như số cát sông Hằng, lãnh hội Như Lai tạng, đoạn trừ phiền não cho tất cả chúng sanh để thành Phật, nhân đó tin và ưa thích, ủng hộ chúng sanh nên sanh thân ủng hộ. Khi Ta còn là Bồ-tát ở trong vô lượng a-tăng-kỳ kiếp nhiều như số cát sông Hằng, làm Tiên nhân tu nhẫn nhục, hành bốn tâm vô lượng, nên sanh thân cho tất cả chúng sanh nương dựa. Ta ở trong vô lượng a-tăng-kỳ kiếp nhiều như số cát sông Hằng, thường vì vô lượng chư Thiên và người đời diễn thuyết đại thừa, nhất thừa, vô thượng thừa, với trí tuệ vô ngại, chiếu sáng rất lớn, thừa mà tất cả chúng sanh đều hướng đến. Họ nghe giảng rồi dùng đại thừa phá atăng-kỳ ác, nên sanh thân hướng đến. Ta ở trong vô lượng a-tăng-kỳ kiếp nhiều như số cát sông Hằng, tán thán thế giới, tạo mọi an ổn cho thế giới, làm cho tất cả chúng sanh vào cõi Như Lai tạng đệ nhất, dứt lìa các cấu nhiễm, không còn hội hợp với cấu, nên sanh thân vô hội hợp cấu. Ta ở trong vô lượng a-tăng-kỳ kiếp nhiều như số cát sông Hằng, làm cho vô lượng các Trời, Người vào trong chốn bạch tịnh giải thoát không nhà, nên sanh thắng thân hư khoáng vô hạn dung thọ. Ta ở trong vô lượng a-tăng-kỳ kiếp nhiều như số cát sông Hằng, đối với vô lượng nam nữ chúng sanh, tưởng như cha mẹ, anh chị em, nên sanh thân người cha vô thượng ở khắp nơi. Ta ở trong vô lượng a-tăng-kỳ kiếp nhiều như số cát sông Hằng, trong đời đói khát dùng vô lượng thân để cho họ ăn, nên sanh thân viễn ly tất cả chỗ đói khát tật bệnh. Ta ở trong vô lượng a-tăng-kỳ kiếp nhiều như số cát sông Hằng, vì vô lượng chúng sanh chê trách ác của Nhất xiển đề làm cho họ sanh sợ hãi, nên sanh thân xả ly tất cả hữu này. Ta ở trong vô lượng a-tăng-kỳ kiếp nhiều như số cát sông Hằng, thị hiện vô lượng phương tiện thân, pháp thân, thắng dược thọ thân, vì không tăng nhân bất thiện nên sanh thân nhất thiết vô hành tịch chỉ.
Ta ở trong vô lượng a-tăng-kỳ kiếp nhiều như số cát sông Hằng, độ vô lượng chúng sanh làm cho diệt phiền não, chỉ thị tự tánh của họ, như xem trái xoài trong bàn tay, nên sanh thân đoạn đạo. Ta ở trong vô lượng a-tăng-kỳ kiếp nhiều như số cát sông Hằng, vì vô lượng chúng sanh chê trách nhất thiết hữu như bốn rắn độc, như bình rỗng, nên sanh thân viễn ly nước dãi máu gân. Ta ở trong vô lượng a-tăngkỳ kiếp nhiều như số cát sông Hằng, vì vô lượng chúng sanh diệt trừ nhất thiết hữu với vô lượng phiền não, ly dục diệt tận Niết-bàn, nên sanh thân Niết-bàn bất động an lạc.
Này Ương-quật-ma-la, Ta ở trong vô lượng a-tăng-kỳ kiếp trụ tất cả nơi chốn không bờ mà lại trụ ở đây. Này Ương-quật-ma-la, Niếtbàn tức là giải thoát, giải thoát là Như Lai.