Đại Phật Đảnh Như Lai Mật Nhân, Tu Chứng Liễu Nghĩa, Chư Bồ Tát Vạn Hạnh,

Kinh Thủ Lăng Nghiêm Thông Nghị.

Sa môn Hám Sơn Thích Đức Thanh núi Nam Nhạc đời Minh soạn thuật.

 

Quyển Năm

Phần II. Phật chỉ thẳng tướng nhất tâm tam quán. Phân làm hai.

Mục I. A nan lấy chơn để nghi vọng.

A nan bạch Phật: Bạch Thế Tôn tuy Ngài đã nói nghĩa môn thứ hai, nhưng theo con, nếu những người muốn mở gút trong thế gian này, không biết đầu mối của gút ở đâu, con nghĩ rằng họ sẽ không mở được.

Bạch Thế Tôn, con và các vị hữu học Thanh văn trong chúng hội đây cũng thế. Vì từ vô thủy đến nay, con đã cùng các thứ vô minh đồng sanh đồng diệt, nên dù căn lành đa văn đã được như thế, gọi là xuất gia nhưng giống người rốt rét cách nhật. Cúi mong đấng đại từ thương xót chúng con, vì những kẻ đang chìm đắm mà chỉ rõ cho chúng con biết trong thân tâm này, thế nào gọi là gút? Phải mở từ đâu? Cũng giúp cho chúng sanh khổ nạn ở đời vị lai được thoát luân hồi, không trôi dạt trong ba cõi. Tác bạch xong cùng đại chúng năm vóc gieo xuống đất, mắt rơi lệ, khẩn thiết thỉnh cầu Như Lai khai thị pháp vô thượng.

Nghị rằng: Đoạn này Đức Phật khai thị về tướng của tam quán, để hiển bày ngay vọng tức chơn, nên ước theo sanh diệt để hỏi. Anan nghe nghĩa môn thứ hai ở trước đã biết kết căn sanh tử. Nhưng không biết thân tâm hiện nay, đầu mối của gút ở đâu và  không biết phải mở như thế nào. Rồi nghi không biết nguồn chơn vọng. Nên tha thiết thỉnh Phật chỉ bày phương thức mở gút, đó chính là chỗ hạ thủ công phu, cũng chính là phương tiện tối sơ vậy. Pháp môn đại định này chẳng phải nhân duyên nhỏ. Cho nên mười phương chư Phật phóng quang nhiếp thọ đồng tiếng nói kệ vậy.

Mục II. Phật khai thị mê ngộ đồng nguồn. phân làm bốn.

  1. Bổn Tôn an ủi.

Bấy giờ Đức Thế Tôn thương xót A nan và hàng hữu học trong hội, cũng để giúp tất cả chúng sanh đời vị lai, có thể lấy đó làm nhơn xuất thế, làm đạo nhãn cho đời tương lai, bèn đưa cánh tay vàng chói Diêm-phù-đàn xoa đảnh A nan.

  1. Chư Phật chứng thành. Phân làm hai.
  2. Quang chứng đạo đồng.

Tức thời tất cả thế giới Phật trong mười phương đều chấn động sáu cách. Và tất cả Như Lai đang an trụ trong các thế giới nhiều như vi trần, đều từ đảnh môn phóng quang minh báu. Những hào quang từ các thế giới đó đồng thời phóng đến rừng kỳ đà, chiếu vào đảnh Như Lai, khiến cả đại chúng thấy được điều chưa từng có.

  1. Ngôn hiển nhất chơn.

   Khi ấy A nan và toàn thể đại chúng đồng nghe mười phương Như Lai nhiều như vi trần, dị khẩu đồng thanh bảo A nan rằng: “ Lành thay, A nan! Ông nay muốn biết rõ câu sanh vô minh là đầu mối của cái gút đã khiến ông lưu chuyển trong sanh tử thì phải biết chính do sáu căn của ông, chứ không do điều gì khác. Ông lại muốn biết vô thượng bồ đề để giúp ông sớm chứng an lạc giải thoát, được tịch tịnh diệu thường, thì phải biết cũng do sáu căn của ông, chứ không do ai khác.

  1. Đương cơ thỉnh cầu một lần nữa.

A nan tuy đã nghe pháp âm như vậy mà tâm vẫn chưa rõ, lại cúi đầu bạch Phật. Tại sao khiến con luân hồi sanh tử, hay được an lạc diệu thường đều do sáu căn, chứ không do điều gì khác?

  1. Thế Tôn chỉ rõ. Chia làm hai.
  2. Thực hành lâu dài. Chia làm sáu.

a.1. Chỉ rõ nguồn chơn vốn không hai.                                                      

Phật bảo A nan: Vì căn trần vốn đồng nguồn, vì cột mở vốn không hai.

a.2. Chỉ bày vô minh vốn là thể không.                      

Còn thức tánh thì hư vọng giống như hoa đốm hư không.

a.3. nói rõ căn trần do vọng phát.

A nan, do trần mà phát thành tri kiến, do căn mà hình thành tướng.

a.4. Thuyết minh vọng vốn vô thể.                    

Nên tướng và kiến đây đều vô tánh như bó Giao Lô.

a.5. Khai thị mê ngộ đồng nguồn.

Thế nên, nay ông lại ở nơi tri kiến để lập thêm vọng tri, đó chính là căn bản vô minh. Hay nếu ngay nơi tri kiến mà không sanh thêm vọng kiến, đó chính là Niết Bàn, là Vô Lậu Chơn Tịnh.

a.6. Chỉ bày quay về bờ chơn.

Thế thì cớ sao trong đây ông lại cho là vật khác. bấy giờ Thế Tôn muốn trùng tuyên nghĩa này bèn nói kệ rằng.

Nghị rằng: Chư Phật trước tiên khai thị mê ngộ đồng nguồn rồi sau đó mới chỉ bày phương pháp quán tướng. Vì Tôn giả A nan khóc lóc thảm thiết, thành tâm khẩn cầu cho nên đức Thế Tôn bèn xoa đầu an ủi rồi mới chỉ dạy. Bấy giờ mười phương thế giới chấn động sáu cách, điềm đó biểu hiện phá căn bản vô minh thì sáu căn cũng bị tung phá hết, nên biểu thị sự chấn động vậy. Vì thế giới vốn là chơn như duy nhất nên nói Phổ Phật. Chư Như Lai nhiều như số vi trần mỗi vị đều có hào quang báu đồng thời câu hội đến rót vào đỉnh đầu đức Thích Ca, để minh chứng những pháp Đãnh mà đức Thích Ca tuyên thuyết cũng giống như chư Phật. Chư Phật dị khẩu đồng âm dạy bảo A nan. Vì Tôn giả A nan đầu tiên thỉnh mười phương Như lai chỉ bày phương tiện tối sơ là diệu xa ma tha tam ma thiền na, để đắc thành bồ đề. Cho nên nay đúng vào lúc khai thị quán tướng, chư Phật đồng chỉ bày, điều đó thể hiện mười phương chư Như Lai cũng từ một con đường này mà thoát ly sanh tử. Những lời chỉ bày này chính là phương tiện tối sơ của chư Phật. đầu mối của cái gút khiến cho ông lưu chuyển trong sanh tử, chỉ do sáu căn của ông chứ không có vật nào khác. Đồng thời cái giúp cho ông sớm chứng quả vị giải thoát an lạc cũng chính là nhờ nơi sáu căn của ông chứ không gì khác. Điều đó nói lên quả vị tu chứng của chư Phật đều đồng như nhau. Nhưng nay vì muốn khiến cho A nan tin chắc chắn, đó chính là chỉ thẳng nhất tâm chứ không còn một pháp nào nữa. Rồi nghi rằng đã là nhất chân, nhưng đáng tiếc hiện còn thức tánh vô minh.  Nên nói thức tánh hư vọng, giống như hoa đốm hư không, không thật có. Ở đây nói về vô minh vốn vô thể vậy. Nghi rằng đã vốn không thì căn trần từ đâu mà có, nên nói do trần mà phát sanh tri kiến, tức từ cái sở vọng lập mà sanh ra cái vọng năng có tướng, nghĩa là vô minh tuy là không nhưng nay đã kết thành căn thì nó đã có vọng tướng. Ở đây thuyết minh căn trần do vọng phát, tức là hai thứ kiến tướng phần này do vô minh tạo thành. Vô minh đã vốn không thì kiến tướng này cũng hoàn toàn không có tự tánh. Cho nên ví nó như cây lau vậy, bởi vì thể của cây lau vốn rỗng không mà chỗ giao nhau cũng rỗng. Đoạn này thuyết minh vọng vốn vô thể. Tri  kiến lập tri v.v…ý nói vô minh căn trần mỗi mỗi đều không, đã không thì một pháp cũng không có, chỉ có một chơn như duy nhất mà thôi. Nay ông ở nơi sở tri sở kiến, tánh vốn tự nhiên, không cần lập tri kiến nữa, nếu cưỡng lập một tri kiến nào thì đó chính là cội gốc của vô minh vậy. Thế nên nay chỉ cần bỏ vọng quay về chơn chứ không cần tu pháp nào khác. Chỉ cần đối với tri kiến không khởi thêm vọng kiến, tức là niết bàn vô lậu chân tịnh. Đoạn này là khai thị mê ngộ đồng nguồn. Cớ sao trong đó lại dung vật nào khác. Đoạn này là kết chỉ quay về bờ chơn. Thế nhưng then chốt của việc tu hành chẳng dính dáng gì tới nghĩa này, vì có nghĩa chưa rốt ráo nên lại thuyết kệ.

  1. kệ tụng khai thị chính ngay quán tướng. chia làm sáu.

b.1. Nương vào nhất tâm lập tướng tam quán.

Chơn tánh(1) hữu vi không.

 duyên sanh nên như huyễn(2).

Vô vi không khởi diệt(3).

Không thật như không hoa(4).

b.2. Ngay nơi nhât tâm là cảnh sở quán.

Nói vọng để hiển chơn.

Chơn vọng đều là vọng

Chơn không chơn cũng bỏ(5)

Huống là kiến sở kiến

Trung gian không thật tánh(6)

Nên nói như bó lau

Cột mở đồng một nhơn(7)

Thánh phàm không hai nẻo(8)

Ông xem tánh bó lau(9)

Có, Không đều chẳng phải.

Mê muội tức vô minh(10)

Phát minh liền giải thoát(11)

b.3. Nương vào viên căn làm cửa để thâm nhập lý.

Mở gút theo thứ lớp

Sáu mở một cũng tiêu

Lựa chọn căn viên thông

Nhập lưu thành chánh giác.

b.4. Chỉ sanh tướng vô minh là hoặc sở đoạn.

Thức đà na vi tế

Tập khí thành bộc lưu

Chơn phi chơn sợ mê

Nên ta không khai diễn.

b.5. Đốn chứng nhất tâm hiển bày dụng tam quán.

Tự tâm chấp tự tâm

Phi huyễn thành huyễn pháp(1)

Không thủ, không phi huyễn(2)

Phi huyễn còn không sanh.

Huyễn pháp làm sao lập?(3)

b.6. Chư Phật đồng chứng kết danh tam quán.

Đó gọi Diệu Liên Hoa

Kim Cang Vương Bảo Giác

Như huyễn tam ma đề

Khảy tay thành Vô Học

A tỳ-đạt-ma đây

Mười phương Bạt-già-phạm

Một đường vào Niết Bàn.

Nghị rằng: Từ đoạn nói về chân tánh trở đi cho đến “phát minh liền giải thoát” là ứng tụng. Chính là khai thị về nghĩa tướng tam quán. Chơn tánh chính là Tông Bổn. Nghĩa là chơn như diệu tánh là tông chỉ của vạn pháp. Cho nên nêu lên đầu tiên vậy. Hữu vi không, ở đây khai thị về không quán. Nghĩa là các pháp hữu vi nương vào chơn như mà lập. Tuy có mà tánh thường tự Không, chính cái này là Không quán. Vì không nên chỉ có chơn như duy nhất, hoàn toàn không có một pháp nào, tịch diệt trạm nhiên. Cho nên nó tương đương với nghĩa xa ma tha. Vì duyên sanh nên như huyễn, đây là khai thị về Giả Quán. Nghĩa là thể của chơn như là không, vì bất biến mà hằng tùy duyên nên thành các pháp, vì các pháp vốn không, nhưng do duyên hội đủ nên các pháp sanh. Duyên hội thì sanh, thì chưa sanh Không có, Có mà tánh thường tự Không, cho nên nói như huyễn. Vì chiếu rõ đương thể của các pháp là như huyễn cho nên tương đương với nghĩa tam ma đề. Vô vi không khởi diệt, không thật như không hoa, đây là chỉ bày nghĩa Trung quán. Nghĩa là chơn như vô vi vốn không có khởi diệt, mà thể của thể không xưa nay vốn tịch nhiên. Nghĩa là chơn tánh tịch nhiên không ngại đến sự tùy duyên. Mặc dù vẫn cứ tùy duyên nhưng nguồn chơn vẫn hằng tịch lặng. Từ đó Có Không đều rờ rỡ, Trung đạo bèn bừng tỏ, cho nên tương đương với nghĩa thiền na. Nhưng ba pháp quán này đều nương vào nhất tâm để nói lên tướng của nó, tức Thủ Lăng Nghiêm đại định. Chính định này là bí quyết để mở gút, là thần phù để phá hoặc vậy. Phật Phật thành đạo đều lấy nó làm mật nhân. Cũng chính là thứ định mà đầu tiên A nan đã hỏi. Vì cội gốc của mê vọng quá sâu dày nên trước tiên phá vọng để hiển bày thể của Tam Quán. Đồng thời hỏi về hạnh môn để thẩm định kết căn của sanh tử, nay đã biết được đầu mối của gút rồi nên thỉnh Phật chỉ bày cách mở. Đến như chư Phật đồng thanh hiển thị…đủ thấy pháp này vô cùng sâu xa, nếu người chưa có niềm tin chắc chắn thì đâu dễ rút ra được. Còn nữa câu kệ “ Nói vọng để hiển bày các chơn” chính là khai thị ngay nơi nguồn nhất tâm là cảnh sở quán. Nghĩa là nương vào nhất tâm mà kiến lập tam quán, vì tam quán này trở lại soi chiếu nguồn nhất tâm nên nó là quán cảnh. Nghĩa là tịch diệt nhất tâm chơn vọng đều bặt, vả lại tên gọi của chơn là do vọng mà có. Còn như nói vọng bàn chơn rốt cuộc đều là vọng. Cho nên có câu chơn vọng đều là vọng, hơn nữa tâm này còn chưa nói là chơn hay phi chơn, thì làm gì có năng kiến hay sở kiến. Từ đó đủ biết năng sở đều do vô minh mà lập. Nếu hiểu rõ vô minh vốn vô thể thì căn trần tự bặt, năng sở đều vong. Vì chỗ giao nhau của căn trần toàn thể vốn không, đã không thì không cột thắt, không cột thắt thì căn trần đốn tiêu, diệu kế của việc mở gút không gì hơn đây. Cột mở đồng một sở nhân trở đi…thức Đà Na chính là hiển xuất nguyên do đồng nguồn. Nghĩa là mê nhất tâm mà thành vô minh, vọng lập năng sở thành đối đãi, căn trần cũng do đó mà kết, nay mở cũng nhân đây mà mở. Bởi Thánh phàm đồng bẩm thọ một nguồn nhất tâm chứ không có con đường khác. Nay ông chỉ quán trong chỗ giao nhau giữa căn trần vốn không thật tánh, thì biết kết từ đâu? Do vô minh vọng lập nên nói phi không, tuy có mà không có tự tánh nên gọi phi hữu. Nói không nói có đều bắt đầu từ vô minh, và trạm tịch nhất tâm có không đều bặt, nên cả hai đều chẳng phải. Ông chỉ cần quán tánh trong khoảng giao nhau này, nếu mê muội tức là vô minh còn phát minh chính là giải thoát, chứ đâu có gì gọi là khó ư! Mở nút theo thứ lớp, từ bài kệ này trở đi ý Phật muốn chúng ta nương vào viên căn làm cửa nhập lý. Nghĩa là đã hình thành sáu gút thì phải lần lượt theo thứ lớp mà mở, cho nên nói theo thứ lớp là vậy. Nếu mở hết sáu nút thì một nút cũng không còn nên nói sáu mở một cũng tiêu. Vì thế nên phải chọn căn viên thông, chính là để nhập vào dòng thành chánh giác vậy. Thức Đà Na trở đi.. chỉ ngay căn bản vô minh là hoặc sở đoạn, nghĩa là cái năng đoạn là tam quán. Thức này thậm thâm vi tế, huân tập biến chuyển khó lường, vì tập khí bên trong dấy khởi khiến cho tâm thể vắng lặng sâu mầu bèn trở thành dòng thác. Vì chơn vọng hòa hợp nên nói “ sợ lầm chơn phi chơn”. Nghĩa là sợ ngoại đạo, nhị thừa vọng chấp làm ngã rồi khởi Thường kiến, Đoạn kiến. Cho nên bình thường Phật không dám khai diễn, nay sở đoạn chính là thức này thôi.

Năm câu từ “ tự tâm chấp tự tâm” trở đi ý muốn đốn chứng  nhất tâm để hiển bày Dụng của Tam quán. Do mê chơn tâm mà thành nghiệp thức biến khởi các pháp căn trần, không thấu đạt được chỗ tự tâm hiển hiện, cho nên mới chấp vào đó mà khởi hoặc tạo nghiệp, há chẳng phải tự tâm chấp tự tâm ư? Chỉ vì một chữ Thủ mà biến cái Chơn phi huyễn kia thành vọng pháp hư huyễn. Nay nếu phản vọng quay về chơn thì đâu còn pháp nào khác nữa, chỉ cần không thủ thì căn trần liền tiêu. Chơn đã không lập thì vọng từ đâu sanh. Chơn cùng hoặc tận cũng chỉ do nơi liễu tri được sự phát nghiệp vô minh này vốn không thì ái thủ nhuận sanh ngay đó tiêu vong. Đấy chính là lý do không cần nhọc công tu tập mà đốn chứng vô sanh vậy. Nhưng yếu chỉ quy chơn chẳng thiết thực với cách này, nên nói ba câu “ Diệu Liên Hoa” trở đi là để tổng kết Quán danh. Ý nói đại định này gọi là Diệu Liên Hoa, vì tánh nó vốn không tạp nhiễm nên ví như hoa sen, vì không có vật cứng nào nó không bẻ gãy nên gọi là kim Cang Vương Bảo Giác. Ngay nơi Có để quán Không nên gọi là như huyễn tam ma đề. Trong nháy mắt vượt lên bực Vô Học, câu này muốn nói lên căn khí lanh lợi, tài năng nhạy bén nên chóng bắt được hiệu quả nhanh chóng. A tỳ đạt ma Trung Hoa dịch là Vô Tỷ Pháp, ý muốn hiển bày sự thù thắng của pháp vậy. Mười phương Bạt Già Phạm, một con đường vào Niết Bàn, hiển bày ý Phật Phật đồng tu đồng chứng. Diệu nghĩa được khai thị của Phật từ trước được rốt ráo ở chương này nên phân làm phần khai thị chính thức, còn lại không có chương nào hiển bày rõ ràng được như thế. Mong hãy quán sát tinh tế và sâu sắc.

Trện đây đã khai thị về nghĩa Tướng của Tam quán xong.

Phần III. Khai thị sơ lược về phương thức mở gút. Chia làm ba mục.

Mục 1. A nan hết sức kính thành.

Bấy giờ A nan và toàn thể đại chúng nghe lời từ bi chỉ dạy của đấng Như Lai vô thượng qua những Kỳ Dạ, Già Đà vừa thâm thúy vừa rành rõ đó, diệu lý trong suốt đã được tỏ bày, mắt tâm mở tỏ nên tán thán là pháp hay chưa từng có. A nan chắp tay đảnh lễ bạch Phật, nay con nhờ Phật mở lòng đại bi vô giá dạy cho con những câu pháp về tánh chân thật thanh tịnh diệu thường.

Mục 2. Đương cơ khải thỉnh. Chia làm hai.

  1. A nan hỏi cách sáu mở một quên..

Nhưng con vẫn chưa thấu đạt nghĩa lý sáu mở, một quên.

  1. Hỏi về cách mở gút theo thứ lớp.

Và cách mở gút theo thứ lớp. Cúi mong đấng đại từ thương xót chúng hội đây, cũng thương chúng sanh đời tương lai mà bố thí pháp âm để giúp chúng con tẩy sạch mọi cấu nhiễm.

Nghị rằng: Đoạn này Phật chỉ bày sơ lược về phương thức mở nút, A nan nhân nghe việc mở nút theo thứ lớp. Vì chưa biết nghĩa sáu mở, một quên và thứ lớp mở nút. Ý muốn thỉnh Phật trình bày rõ phương pháp hạ thủ.

Mục 3. Thế Tôn uyển chuyển khai thị. Phân làm hai.

  1. Phật trả lời nghĩa sáu mở quên một. chia làm ba.
  2. Phật chỉ bày đầu mối của gút thắt. chia làm năm.

a.1. Tạm hiển nhất tâm mê vọng mà thành năm ấm.

Tức thời Như Lai ở nơi tòa Sư Tử, sửa lại niết bàn tăng, chỉnh lại tăng già lê, dựa ghế thất bảo, đưa tay lên ghế, lấy khăn hoa của trời Kiếp Ba La dâng cúng.

a.2. Tạm hiển vọng kết năm ấm mà thành sáu căn.

Sau đó Ngài ở trước đại chúng mà cột khăn thành một gút. Cột xong chỉ cho A nan thấy rồi hỏi: Đây là cái gì? A nan và đại chúng đều bạch Phật: Đó là gút.

Như Lai lại cột khăn kia thêm một gút nữa rồi hỏi A nan: đây gọi là cái gì? A nan và đại chúng lại bạch Phật: Đây cũng là gút. Phật tuần tự cột khăn hoa hoa thành sáu nút. Mỗi khi cột xong một nút, Ngài đều cầm cái gút đã cột đó mà hỏi A nan: đây gọi là gì? A nan và đại chúng vẫn y theo thứ tự mà trả lời Phật: Đây gọi là gút.

a.3. Tạm hiển nghĩa một sáu phát sanh.

Phật bảo A nan: Khi ta mới cột khăn thì ông đã gọi là gút, mà chiếc khăn hoa này đầu tiên chỉ là một mảnh, sau đó ta cột lần hai lần ba, sao các ông vẫn gọi là gút?

A nan bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Chiếc khăn điệp hoa quý báu này phải dệt thật khéo mới thành khăn, khăn này tuy vốn một thể, nhưng theo con hễ Như Lai cột một lần thì gọi là một gút. Như Lai cột trăm lần thì gọi là trăm gút. Huống chi Phật chỉ cột khăn này thành sáu gút, không hề có gút thứ bảy, cũng không dừng ở gút thứ năm. Vậy sao Như Lai chỉ chấp nhận gút đầu là gút, còn gút thứ hai thứ ba không gọi là gút.

a.4. Tạm hiển sự đồng dị của sáu căn.

Phật bảo A nan: Ông đã biết chiếc khăn thêu quý này vốn chỉ một mảnh, nhưng khi ta đã cột sáu lần thì gọi là sáu gút. Ông quán kỹ xem, thể cái khăn là đồng, nhưng vì có gút mà thành khác. Ông nghĩ sao, nếu khi cột thành gút đầu tiên, ta đã gọi là gút thứ nhất. Vậy khi đã có gút thứ sáu, ta có thể gọi là gút thứ sáu đó là gút thứ nhất được không? Thưa không bạch Thế tôn. Vì khi sáu gút còn tồn tại, thì gút thứ sáu náy quyết không phải gút thứ nhất. Việc này dù con có sử dụng hết trí thông minh và biện tài để lý luận suốt đời, cũng không sao khiến gút thứ sáu này đổi tên.

a.5. Kết hợp sáu căn đồng dị.

Phật bảo: đúng thế, sáu gút này vốn không đồng, dù xem lại bổn nhơn, nó vốn từ một chiếc khăn tạo nên. Nhưng không vì vậy mà có thể thay đổi lộn xộn thứ tự sáu nút này. Sáu căn của ông cũng vậy, đều ở trọn trong chỗ vốn đồng mà sanh cái hoàn toàn khác biệt.

Nghị rằng: Đoạn này Phật uyển chuyển chỉ bày căn nguyên đồng dị của sáu gút. Đức Như Lai lấy khăn thêu của trời Kiếp Ba dâng cúng để làm vật thắt gút. Vì chiếc khăn có năm màu ý muốn nói rằng do mê nhất chơn mà thành ngũ uẩn, rồi nương vào đó mà vọng phân thành sáu căn. Phật bảo A nan…Phật chỉ bày nghĩa một sáu phát sanh. Vì chiếc khăn thêu này đầu tiên nó vốn chỉ một mảnh, nhưng lần lượt thắt thành ra sáu gút. Chính là biểu thị vốn nương vào nhất tinh minh phân thành sáu thứ hòa hợp. Chiếc khăn báu này…mà sanh cái hoàn toàn khác biệt. Là đoạn tạm hiển sự đồng dị của sáu căn.

Trên đây Phật chỉ đầu mối của gút khăn.

  1. Phật chỉ cách mở sáu quên một.phân làm hai.
  2. Tạm hiển bày ý mở sáu quên một.

Phật bảo A nan: chắc ông không muốn thành ra sáu gút này. Vì ông chỉ muốn thành một cái khăn. Vậy phải làm sao để được?

A nan đáp: nếu những gút này còn tồn tại thì thị phi luôn nổi dậy. Vì tự trong đó sẽ sanh phân biệt gút này, không phải gút kia, gút kia không phải gút này. Nếu hôm nay Như Lai giải trừ tất cả để chẳng còn gút nào thì không còn bỉ thử. Và khi một còn không có tên gọi thì sáu làm sao thành.

  1. Pháp hợp chân vọng bất sanh.                                

Phật dạy: Sáu mở một vong cũng vậy, vì tâm tánh ông đã cuồng loạn từ vô thỉ, tức đã từ tri kiến mà vọng phát, rồi phát vọng không dứt, khiến từ cái thấy bị lao nhọc kia mà phát sanh trần tướng. như con mắt vì nhìn chăm chú mà phát lao nhọc nên thấy có hoa đốm loạn xạ. Tức từ tánh Trạm tinh minh vô nhơn cớ loạn khởi, nên tất cả thế gian sơn hà đại địa, sanh tử, niết bàn đều là những tướng cuồng hoa, do lao nhọc điên đảo mà có.

Nghị rằng: đoạn này Phật khai thị cách mở sáu quên một để hiển bày vốn không có nghĩa một sáu. Phật hỏi A nan chắc vì ông không thích nên rất muốn sáu gút đây thành một cái khăn, vậy làm sao có thể được. Ý Phật muốn khiến cho A nan tự ngộ nghĩa giải sáu quên một. Thế nên lấy một  dụ vô minh, sáu dụ lục căn. A nan biết rõ, gút nếu không sanh, và khi một còn không có tên gọi thì sáu làm sao thành. Cho nên, Phật chấp nhận là đúng như thế. Chính là mượn sự để chứng minh, cho nên đoạn sau khai thị chính rằng: Do tri kiến của ông từ vô thủy vọng phát, vọng phát không ngừng như mắt mỏi mệt mà thấy hoa đốm loạn xạ. cho nên ở trong thể nhất chân tinh minh nguyên trạm vô cớ loạn khởi thế gian sơn hà đại địa. Mà trong cảnh giới chân tịnh, sanh tử niết bàn đều là những tướng cuồng hoa, do lao nhọc điên đảo mà có. Đấy gọi là chơn vọng đồng hai vọng. Vọng diệt mà chơn cũng không còn. Nghĩa sáu mở một mất hiển rõ nơi đây.

c.khai  thị phương thức mở nút. Phân làm năm.

c.1. Mượn cớ chỉ cách mở hai bên đều không được.

A nan thưa: Sự lao nhọc này cũng như những gút kia, làm sao cởi bỏ? bấy giờ Như Lai cầm lấy khăn gút kia kéo về bên trái, rồi hỏi A nan: Làm vậy mở được không? Thưa không, bạch Thế Tôn. Phật kéo khăn về bên phải, lại hỏi A nan: Thế này mở được không. Thưa không, bạch Thế Tôn.

Phật bảo A nan! Ta kéo khăn qua phải, qua trái, rốt cuộc cũng không mở được. Vậy ông nghĩ xem ta phải tháo gỡ bằng cách nào?

c.2. Chỉ bày trung đạo thâu công.                             

A nan bạch Phật: Bạch Thế Tôn muốn trừ bỏ phải nhắm ngay tim gút.

c.3. Chỉ thẳng trung đạo.

Phật bảo A nan: Đúng thế, đúng thế! Muốn mở được gút phải nhắm ngay mối gút mà mở.

c.4. Chỉ thẳng chân nhân thành Phật.

A nan! Tuy ta nói Phật Pháp từ nhân duyên sanh, nhưng không lấy nghĩa nhân duyên hòa hợp theo thô tướng của thế gian. Vì Như Lai đã phát minh pháp thế gian và xuất thế gian, đều biết rõ bổn nhơn của nó do duyên gì mà sanh ra. Như vậy cho đến một giọt mưa ở ngoài hằng sa thế giới cũng biết số mục. Hay nơi các pháp hiện tiền, vì sao cây tùng thẳng, cây gai cong, chim hạc trắng, con quạ đen, ta đều biết rõ nguyên do.

c.5. Chỉ bày tổng quát tất cả từ căn mà chứng nhập.

Này A nan! Ông hãy tùy tâm chọn một trong sáu căn. Vì khi căn gút đã trừ thì trần tướng sẽ tự diệt, các vọng đã tiêu vong. Vậy bấy giờ không phải là chơn thì còn đợi gì?

Nghị rằng: Đoạn này chính thức chỉ bày cách mở gút. Tôn giả A nan hỏi “ Sự lao nhọc này cũng như những gút kia làm sao mở được?”. Tuy nhắm ngay gút khăn để hỏi, nhưng ý muốn thỉnh Phật chỉ cách giải trừ gút căn. Cho nên mới cho những sự lao nhọc này đồng như gút kia. Đức Thế Tôn chỉ bày một cách khéo léo, lấy tay kéo gút khăn qua bên trái qua bên phải để hỏi. A nan đều trả lời là không mở được, ý muốn nói rõ rằng cả hai bên đều không thể. Rồi Ngài lại bảo A nan, vậy ông thử tìm cách để mở như thế nào? A nan đáp rằng phải nhắm ngay mối gút để mở, tức gỡ nó ra. Thế đức Như lai há không biết mở gút phải nhắm ngay mối sao mà lại đi hỏi Anan. Ý này chính là Ngài muốn cho Tôn giả a nan tự biết chỗ hạ thủ. Cho nên Phật đồng ý là mở gút phải nhắm ngay mối, cũng chính là Ngài muốn quán thẳng Trung đạo. đoạn sau chỉ bày chân nhân thành Phật là muốn khiến cho đương cơ hoàn thiện niềm tin vững chắc. Cho nên Phật tự nói tất cả các pháp thế và xuất thế, Ngài đều biết rõ bổn nhơn của chúng. Nương đây để tu hành há không biết được then chốt ư. Nay muốn A nan tùy tâm mà chọn một trong sáu căn, gút căn nếu trừ thì trần tướng tự diệt, các vọng tưởng cũng tiêu vong, vậy bấy giờ không phải là chơn thì còn đợi gì nữa. Ý này đích thị từ căn mà chứng nhập.

Trên đây là trả lời chung về phương pháp mở sáu thì một cũng tiêu.

  1. Phật giải đáp mở nút phải mở theo thứ lớp. chia làm bốn.
  2. Chỉ bày nghĩa sanh do thức có.

A nan! Ta nay hỏi ông: chiếc khăn kiếp ba la hiện đang là sáu nút. Vậy ta có thể cùng lúc mở hết, để cùng lúc tháo gỡ được không? Bạch Thế Tôn! Không thể được. vì những gút này đã lần lượt cột.

  1. chỉ bày diệt cũng từ sắc trừ.

Như nay muốn mở, cũng phải theo thứ lớp. Vì sáu gút kia đồng một thể, nhưng khi cột lại không đồng thời, vậy lúc mở cũng không thể mở một lúc ngay được?

  1. Kết hợp cách mở theo thứ lớp. chia làm ba.

c.1. Quán trung đạo đoạn kiến tư để chứng nhơn không.

Phật dạy: Muốn giải trừ sáu căn cũng giống như vậy. căn này khi mới giải trừ, trước sẽ được Nhơn Không.

c.2. Quán trung đạo đoạn trần sa để chứng Pháp Không.

Đến khi tánh không được tròn sáng thì giải thoát được pháp chấp.

c.3. Quán trung đạo đoạn vô minh để chứng vô sanh.

Giải thoát khỏi pháp chấp rồi thì cả hai nhân không và pháp không đều chẳng sanh.

d.Tóm kết quay về quán tâm.                                        

Đó gọi là bồ tát từ tam ma địa đắc vô sanh pháp nhẫn.

Nghị rằng: Đoạn này A nan trả lời mở gút phải theo thứ tự, vì gút đã thắt theo thứ lớp..mượn ví dụ để hiển bày ý sanh nhân thức mà có. Nay cũng nhân nơi thứ lớp mà giải…ý muốn hiển bày nghĩa diệt từ sắc mà trừ. Những sự kiện trên đều tạm mượn thí dụ để làm sáng tỏ. Đoạn sau lấy pháp kết hợp mở gút theo thứ lớp. Căn này vừa bung ra thì liền chứng được Nhơn không. Nghĩa là nhờ trung đạo quán xa ma tha lần lượt trước tiên đoạn kiến tư diệt phần đoạn sanh tử nên nói trước hết chứng Nhơn Không. Địa vị này nhờ quán hạnh mà viên mãn quả vị thập địa vậy. Đến khi tánh không được tròn sáng giải thoát được pháp chấp.. nghĩa là nhờ trung quán đạo tam ma diệt trần sa hoặc phần phá vô minh. Chính là từ sơ trụ trở đi trải qua địa vị Tam Hiền cho đến Đăng Địa. Khi giải thoát được pháp chấp rồi thì Nhơn Pháp đều không sanh nữa. Ý nói nhờ trung đạo quán về Thiền na mà thâm nhập vào sơ địa, rồi hướng thẳng giữa dòng mà nhập vào biển Tát Bà nhã(1), từ đây trải qua thập địa để tiến đến Đẳng Giác. Cho nên mới kết quy về quán tâm, nên nói Bồ Tát này đã từ Tam ma địa mà đắc vô sanh pháp nhẫn. Vậy thì phương pháp giải kết không còn gì hơn thế nữa. Nếu không nhờ lòng thương xót vô bờ của Như Lai thì làm sao có thể thấu tỏ được những chỗ khúc chiết như thế.

Trên đây đã khai thị về phương thức mở gút xong.

Nghị rằng: Căn cứ theo nghĩa chung của kinh, Tôn Giả A Nan đầu tiên khải thỉnh Phật khai thị pháp Diệu Xa Ma Tha Tam Ma Thiền Na, chính là phương tiện tối sơ mà mười phương Như Lai đắc thành bồ đề. Bởi lẽ tam quán chính là nền tảng mà Phật Phật thành đạo, đó gọi là một đường ra khỏi sanh tử. Mà phương tiện tối sơ ấy chính là bổn nhân ngộ đạo của mỗi mỗi ai từng phát tâm tu hành,cũng giống như công phu mở gút vậy. Trước đây Như lai đã khéo léo chỉ bày cách mở gút cho A nan rồi, thẩm định rõ đó chính là chỗ hạ thủ, giống như là nhắc đi nhắc lại vậy. Đến đây Phật lại mượn hai mươi lăm thánh vị bàng thông… chính là khai thị phương tiện ngộ đạo tối sơ của từng bậc. Như vào nội thành, nhà nào cũng có đường thấu vào Trường An, nhưng ra khỏi cửa một bước thì mỗi người phải tự bước bằng đôi chân của mình, muốn đi bằng cách nào miễn tiện thôi. Cho nên pháp quán tu tâm trong kinh Viên Giác có hai mươi lăm phen. Còn diệu môn của kinh này có hai mươi lăm bậc thánh. Tức là chỗ ngộ của từng người đều có thể quay về nguồn. Nhưng vì lấy chỗ căn bản viên thông để dễ vào nên chọn nhĩ căn làm đầu thôi. Ở đây chính là ý mở gút ngay nơi đầu mối, đồng thời muốn chỉ dụ hai mươi lăm vị thánh vậy.

Phần II. Thế Tôn dụ chứng để thầm trao. Phân làm hai.

  1. Phật khai thị rõ ràng về phương tiện tối sơ. Phân làm bốn.
  2. A nan đặc biệt thỉnh Phật chỉ bày đương căn.

A nan và đại chúng nhờ Phật chỉ dạy trí huệ viên thông đạt được tâm không còn nghi hoặc. Đồng thời chắp tay lễ chân Phật và thưa rằng: Ngày nay thân tâm chúng con đã được sáng suốt, vui vẻ vô ngại. Tuy đã ngộ biết nghĩa một và sáu mất hết, nhưng chúng con chưa đạt được bổn căn viên thông. Bạch Thế Tôn! Chúng con đã phiêu linh trôi dạt nhiều kiếp, chưa từng có nơi nương tựa. Chẳng dám nghĩ mình giờ đây sẽ được dự vào dòng Phật, nên chúng con như con thơ thiếu sữa, bỗng gặp mẹ hiền. Nếu có thể nương cơ hội này mà thành đạo, thì chỗ được sâu mầu đồng với nguồn tỏ ngộ, tức đồng với lúc chưa nghe chẳng có khác gì. Xin Phật rủ lòng đại bi ban bố pháp Bí Mật Diệu Nghiêm cho chúng con, để chúng con thành tựu được lời khai thị tối hậu của Phật.

Tác bạch rồi năm vóc gieo xuống đất, thối tàng mật cơ để thầm thọ lời phật truyền dạy.

2 .Thế Tôn dụ chứng ngầm trao truyền. chia làm hai. Thế Tôn gạn hỏi.

Bấy giờ đức Thế Tôn khắp bảo các vị đại Bồ Tát và lậu tận A la Hán trong hội rằng: Các ông là những bậc Bồ tát và A la hán đã sanh trong pháp ta mà thành vô học. Vậy ta hỏi, đầu tiên khi mới phát tâm ngộ mười tám giới. Các ông đã lấy gì làm viên thông? Và nhờ phương tiện nào để nhập Tam ma địa.

Nghị rằng: Đoạn này trở đi Phật khai thị tường tận về phương tiện tối sơ. A nan và đại chúng đã ngộ nghĩa một sáu đều vong, nhưng chưa đạt được căn bản viên thông, cho nên khẩn cầu Phật khai thị. Nói đắc được mật ngôn tức là đã lãnh hội được nghĩa sáu mở một vong, ý muốn nói đó chính là Pháp mà chư Như lai đã tuyên thuyết. Còn thấy đồng với bổn ngộ nghĩa là trước đây đã ngộ thật tướng, nhưng đối với ngôi nhà Như lai vẫn chưa biết cửa để vào thì cũng giống như chưa từng nghe vậy. Đức Thế Tôn không tự nói ra mà lại hỏi Bồ tát và Thanh văn trong hội, ý Ngài muốn nhân phương tiện sơ tâm nhập đạo của từng người để hiển bày từng môn đều có thể chứng nhập. Vì mong Phật ngầm trao nên đức Như Lai im lặng, mượn chúng để nói.

  1. Chư thánh chứng thành. Phân làm ba.
  2. Chư thánh tuyên thị. Chia làm hai.

1.1. Hai mươi bốn vị thánh chứng mỗi pháp riêng biệt.

1.1.a. Khai thị về lục trần. chia làm sáu.

1.1.a.1. Thanh trần.

Lúc đó Kiều Trần Như Tỳ kheo liền từ tòa đứng dậy đảnh lễ chân phật, bạch rằng: Khi con ở nơi Lộc Uyển và Kê Viên, con đã được gặp Như Lai ngay khi Ngài mới thành đạo. Từ âm thanh của Phật mà con ngộ được Tứ đế. Nay Phật hỏi tỳ kheo thì con chính là người giải ngộ đầu tiên. Như Lai đã ấn khả cho con tên A Nhã đa, vì con đã được Diêu Âm Mật Viên. Tức qua âm thanh mà con đắc đạo A La Hán. Nay Phật hỏi Viên Thông, như con đã chứng, âm thanh là tối thượng.

Nghị rằng: Hai mươi lăm vị thánh này, nhờ bảy đại mười tám giới mà ngộ được viên thông. Ở đây ngài Kiều Trần Như từ thanh trần mà chứng nhập. Kiều Trần Na Trung Hoa dịch là Hỏa Khí. Vì tổ tiên của ngài là ngoại đạo thờ lửa, nên lấy đó để đặt tên cho dòng họ. Năm anh em ngài chính là những người được Phật độ đầu tiên. Khi phật xuất gia, vua Tịnh Phạn bèn hạ lệnh cho ba người trong dòng họ, một là A Hiển Bà, hai là Bạt đề, ba là Ma Ha Nam Câu Lợi và hai người bên cậu, đó là Kiều Trần Na và Thập Lực Ca diếp đi theo hộ vệ cho Thái Tử. Nhưng sau đó họ bỏ Phật tu theo ngoại đạo, cho đến khi Phật thành đạo liền muốn độ cho năm người này. Ngài đến vườn Lộc Uyển chuyển ba pháp luân Tứ Đế, rồi hỏi họ có hiểu không. Trần Na đáp: Lời dạy của Ngài con đã hiểu, Phật liền ấn chứng. A Nhã Đa Trung hoa dịch là giải. Đây là nhờ thanh trần mà được ngộ vậy.

1.b.Sắc trần viên thông.

Ngài Ưu Ba Ni Sa Đà từ tòa đứng lên, đảnh lễ chân Phật, bạch Phật rằng: Con cũng nhìn Phật lúc Ngài mới thành đạo. phật đã dạy con quán các tướng bất tịnh đến khi con thật sự nhàm chán thì ngộ được bản chất các sắc. đầu tiên con quán tướng bất tịnh, rồi quán xương trắng cho đến vi trần, sau đó quy về hư không, và khi Không và sắc đều không thì con đã thành tựu đạo vô học. Như Lai ấn khả cho con tên Ni Sa đà, vì đối với con thì sắc trần đã tiêu sạch, nên được diệu sắc mật viên. Tức con từ sắc tướng mà được quả A la hán. Nay phật hỏi Viên thông, theo chỗ con chứng, sắc trần là tối thượng.

Nghị rằng: Tôn giả Ni Sa Đà nhân nơi sắc trần mà chứng đắc quả a la hán. Ưu Ba Ni Sa đà Trung Hoa dịch là Cận Thiểu. Cũng gọi là Trần Tánh Không. Nhờ ngộ sắc tánh mà có danh hiệu này. Tôn giả bắt đầu nhập bất tịnh quán, đến bạch cốt quán rồi tới quán vi trần, sau đó quy về hư không.

1.c. Hương trần viên thông.

Hương Nghiêm đồng tử từ tòa đứng dậy, đảnh lễ chân Phật rồi bạch rằng: Con nghe Như Lai dạy hãy quán kỹ các tướng hữu vi. Nên sau khi con từ giả Phật, đầu hôm về tĩnh tọa trong nhà thanh trai, thấy các vị tỳ kheo đốt hương trầm thủy. Khi khói hương kia lặng lẽ bay vào mũi, con liền quán khói hương này không do gỗ, cũng không từ hư không, không do khói cũng không từ lửa, bay đi không dính vào đâu, bay đến cũng không vướng nơi nào. Vì vậy mà ý thức liền tiêu nên phát minh mà được vô lậu.

Như Lai ấn khả con tên Hương Nghiêm, nhờ hương trần thoạt tiêu mà được Diệu Hương Mật Nghiêm. Tức con đã từ hương nghiêm mà được quả A la hán. Nay Phật hỏi Viên Thông, như chỗ con chứng thì Hương Trần là bậc nhất.

Nghị rằng: Đồng Tử Hương Nghiêm nhơ hương trần mà nhập đạo. Bồ Tát từ đồng chơn nhập đạo nên gọi là đồng tử. Ngài quán hương thơm kia vốn không xuất phát từ gỗ, từ hư không, từ khói, từ lửa, vì hương trần vốn là thể không. Đến không dính vào đâu, đi cũng giống như vậy, vì trần cảnh là như như. Nhờ đó mà ý tiêu chứng được vô lậu.

a.4. Vị trần viên thông.

Hai vị pháp vương tử Dược Vương và Dược Thượng cùng năm trăm phạm thiên trong chúng hội từ tòa đứng dậy, đảnh lễ dưới chân Phật, bạch Phật rằng: Từ vô thủy kiếp trước con đã là danh y. Miệng con thường nếm nhiều cây cỏ, kim thạch trong thế giới Ta Bà này, có tới một ngàn tám vạn loại, nên đối với các vị đắng, chua, mặn, lạt, ngọt, cay v.v vị hòa hợp, vị có sẳn, vị đã biến đổi, vị lạnh, nóng, vị độc, không độc con đều biết hết. Đến khi thừa sự Như lai thì con hiểu được tánh của vị trần vốn chẳng phải không, chẳng phải có, chẳng phải từ thân tâm, nhưng cũng chẳng lìa thân tâm. Nhờ phân biệt vị trần như thế nên con được khai ngộ. Như Lai ấn khả cho con và em con được tên là Dược Vương, Dược Thượng Bồ Tát. Tức trong hội này, sở dĩ chúng con được làm pháp vương tử là nhờ quán vị trần mà giác ngộ và đăng địa bồ tát. Nay Phật hỏi viên thông, như con đã chứng thì vị trần là tối thượng.

Nghị rằng: Hai vị Bồ Tát này nhờ vị trần mà chứng nhập. Vì có khả năng tiếp nối dòng giống của Phật nên gọi là Pháp Vương tử. Dược Vương bồ tát nhiều kiếp nếm biết được mùi vị chứ chẳng phải nhất thời. Rõ biết tánh của vị trần vốn chẳng phải Không. Căn cứ vào thân tâm, tức đối quán căn thức với vị trần chẳng phải tức chẳng phải lìa, mà nhắm ngay nơi trung đạo để hiển bày. Phân biệt được bản chất của mùi vị, thì biết vô minh vốn vô thể ngay đó chứng ngộ vô sanh.

a.5. Xúc trần viên thông.

Bạt Đà Bà La cùng mười sáu vị khai sĩ là đồng bạn, liền từ chỗ ngồi đứng dậy bạch Phật rằng: Chúng con trước đây từ thời Phật Oai Âm Vương đã từng nghe pháp rồi xuất gia. Một hôm vào giờ tắm của chúng Tăng, con theo thứ lớp vào nhà tắm, mà chợt ngộ nguyên nhân của nước, chẳng những đã không tẩy trần, cũng không rửa thân, nên con ở giữa căn trần ấy mà được an nhiên, thành vô sở hữu. Từ đó đến nay con vẫn chưa quên túc tập, nên lại theo Phật xuất gia, được quả Vô học. Thuở đó Phật Oai âm vương đặt tên con là Bạt Đà Bà la. Do diệu xúc khai minh nên thành tựu được Phật Tử Trụ. Nay Phật hỏi Viên thông, thì như con đã chứng, Xúc Trần là tối thượng.

Nghị rằng: Vị Bồ Tát này nhân nơi xúc trần mà chứng nhâp đạo quả. Bạt đà bà la Trung Hoa dịch là Hiền Hộ. Hiểu rõ nguyên nhân của nước không thể tẩy rửa được bụi bặm, cảnh vốn không thật. Cũng không tẩy rửa được thân vì căn vốn không vậy. Căn trần đã không thì ở giữa ấy sẽ được an nhiên, đắc vô sở hữu. Đến đây thì giải thoát được căn trần mà chứng nhập tánh không.

a.6. Pháp trần viên thông.

Ngài Ma Ha Ca diếp và Tử Kim Quang tỳ kheo ni… liền từ tòa đứng lên, đảnh lễ chân Phật bạch rằng: Vào đời quá khứ con cũng ở thế giới này. Bấy giờ có đức Phật xuất thế hiệu Nhưt Nguyệt Đăng, con đã được thân cận để nghe pháp và tu học. Sau khi Phật Nhựt Nguyệt Đăng diệt độ, vì con muốn cúng dường xá lợi phật nên đã thắp đèn liên tục. Lại dùng vàng ròng sơn thếp hình tượng Phật, từ đó đến nay, kiếp kiếp đời đời toàn thân con thường có màu sắc vàng thắm. Tử Kim Quang tỳ kheo ni vv là quyến thuộc của con, cũng đồng phát tâm từ thời đó.

Con nhờ quán thấy trong thế gian, sáu trần thường biến hoại nên được không tịch. Do đây mà tu diệt tận định, khiến trong khảy móng tay, thân tâm con đã có thể vượt qua trăm ngàn kiếp. Tức nhờ không pháp này mà con thành A la hán. Thế Tôn khen con là đầu đà đệ nhất, nhờ diệu pháp khai minh mà tiêu diệt được các lậu. Nay Phật hỏi viên thông thì như chỗ con đã chứng, pháp trần chính là tối thượng.

Nghị rằng: Tôn giả Ca Diếp nhân nơi pháp trần mà chứng nhập. Ma Ha Ca Diếp Trung Hoa dịch họ Ẩm Quang, tên là Tất Bát La, là vị đầu đà đệ nhất. Tôn giả tường thuật lại nhân xưa là cúng dường xá lợi Phật. Quán lục trần sanh diệt biến hoại nên được không tịch vô sanh. Vì quán pháp sanh diệt nên đắc được quả vô sanh. Được gọi là Không Pháp.

  1. Ngũ căn viên thông. Chia làm năm.

b.1. Nhãn căn viên thông.

Ngài A-na-luật-đà liền từ tòa đứng dậy, đảnh lễ chân Phật bạch rằng: Khi con mới xuất gia thường thích ngủ nghỉ. Như Lai quở con giống loài súc sanh. Nghe vậy con buồn rầu khóc lóc tự trách mình, sau đó không ngủ suốt bảy ngày nên mù hai mắt. Thế Tôn bèn dạy cho con pháp “ Nhạo kiến chiếu minh kim cang tam muội”, giúp con không cần dùng mắt vẫn thấy rất tinh tường rành rõ khắp mười phương, như nhìn một trái cây đang nắm trong tay. Như Lai ấn khả con thành A la hán. Nay Phật hỏi viên thông thì như con đã chứng, xoay tánh thấy trở về bản tánh đó là thứ nhất.

Nghị rằng: Đoạn này trở đi là nhân năm căn mà chứng nhập. A-na-luật Trung Hoa dịch là Vô Bần. Là anh em chú bác với Phật, con vua Bạch Phạn. Vì tôn giả rất thích ngủ nghỉ nên Phật quở rằng: “ Ôi chao, sao lại ngủ giống như loài ốc,loài sò ngủ một giấc cả ngàn năm, chẳng nghe danh hiệu Phật”. Vì vậy Tôn giả bèn tức giận phát nguyện không ngủ, đến nỗi mắt bị mù. Sau  đó nương vào những lời dạy bảo, ngài lập chí tu hành đắc Thiên Nhãn Thông. Không nhờ mắt mà thấy khắp mười phương, ý nói cái sáng đó không xoay lại căn, cái bất minh tự phát thì các tướng sáng tối kia mãi mãi không thể hôn muội.

b.2. Viên thông tỷ căn.

Châu-lợi-bàn-đặc liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ chân Phật rồi bạch rằng: Do con thiếu sự tụng trì, lại không có trí đa văn, nên khi mới gặp Phật, tuy được nghe pháp rồi phát tâm xuất gia, nhưng mỗi khi con muốn nhớ một câu kệ của Như Lai, phải trải qua một trăm ngày, thế mà vẫn nhớ trước quên sau, nhớ sau quên trước. phật vì thương con ngu dốt nên dạy cho con pháp an cư để điều hòa hơi thở ra vào. Khi con quán hơi thở tới chỗ vi tế, tận cùng của sanh trụ dị diệt thì thấy được các hành tướng đó trải qua trong từng sát na, khiến tâm địa được khai thông rồi thành đại vô ngại, đến khi lậu tận thì thành A la hán. Dưới pháp tòa của Phật, con được Phật ấn thành vô học. Nay Phật hỏi viên thông, thì như chỗ con đã chứng, xoay hơi thở để nương về chơn không chính là tối thượng.

Nghị rằng: Tôn giả Châu-lợi nhân tỷ căn mà chứng nhập. Châu-lợi-bàn-đặc-ca Trung Hoa dịch là Xà-nô. Cũng gọi là Kế Đạo, vì ngài được sanh ra ở bên lề đường. Bản tánh rất u tối, vì đời trước làm pháp sư mà bỏn xẻn pháp, nên bị quả báo ngu độn. Dù được năm trăm vị tỳ kheo đồng dạy một bài kệ, nhưng trải qua chín mươi ngày mà vẫn không thuộc nỗi. Đức Thế Tôn bèn dạy cách dứt trừ tán loạn quán hơi thở ra vào, bấy giờ tâm được khai mở, xoay hơi thở về chơn không, lìa khỏi hơi thở ra vào.

b.3. Thiệt căn viên thông.

Kiều-phạm-bát-đề liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ chân Phật rồi bạch rằng: Bạch Thế Tôn! Con bị khẩu nghiệp, trong kiếp quá khứ coi thường giỡn cợt Sa môn, nên đời đời kiếp kiếp con mắc bệnh nhai lại như trâu. Như Lai chỉ dạy con pháp môn Nhất Vị Thanh Tịnh Tam Muội nên con diệt tâm thức mà nhập tam ma địa. quán biết vị kia không thuộc thân thể, không từ vật chất, nên ngay niệm đó mà siêu vượt các lậu thế gian, bên trong thì thoát thân tâm, ngoài bỏ thế giới. Tức đã xa lìa ba cõi như chim ra khỏi lồng. Do lìa cấu tiêu trần nên pháp nhãn thanh tịnh rồi đắc quả A la hán. Như Lai đích thân ấn khả con vào vị vô học. Nay Phật hỏi viên thông, như chỗ con chứng, xoay tánh biết vị đó là đệ nhất.

Nghị rằng: Tôn giả Kiều-phạm nhờ thiệt căn mà chứng nhập. Kiều phạm bát đề Trung Hoa dịch là Ngưu Tư, ngài mắc quả báo nhai khống như trâu. Chẳng phải thân thể chẳng phải vật chất thì căn trần đều vong. Cho nên bên trong thoát khỏi thân tâm bên ngoài rủ bỏ thế giới vậy.

b.4. Thân căn viên thông.

Tất-lăng-già-bà-ta liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ chân phật bạch rằng: Khi con mới phát tâm theo Phật vào đạo, con thường nghe Phật nói thế gian này chẳng có gì đáng vui. Một hôm khi con vừa khất thực trong thành, vừa tư duy pháp môn này, bất giác giữa đường đạp nhằm gai độc, khiến chân bị thương rồi đau nhức toàn thân. Bấy giờ con liền nghĩ phải có một cái biết để biết cái đau nhức này. Vì ngay khi con biết đau, con vẫn thấy giác tâm của con thanh tịnh, không hề đau, cũng không có cảm giác đau. Con bèn suy nghĩ, chẳng lẽ trong thân con có tới hai cái biết. nhiếp niệm không bao lâu, thân tâm con bỗng thông suốt tất cả đến hai mươi mốt ngày, khiến các tập lậu hư vọng trong con đều tiêu sạch và thành a la hán. Phật đích thân ấn khả con đã phát minh, thành tựu vô học. Nay Phật hỏi viên thông, thì như chỗ con chứng, thuần giác quên thân chính là đệ nhất.

Nghị rằng: Tôn giả Tất Lăng nhờ thân căn mà chứng nhập. Tất Lăng Già Bà Ta Trung Hoa dịch là Dư Tập. Vì tập khí ngã mạn trong đời trước, lúc làm Bà la môn thường mắng chưởi thần sông Hằng là loài Tiểu tỳ. Lúc mới nhập đạo nghe Phật nói các pháp thế gian là khổ, không, vô thường, nên gọi là những việc không đáng vui. Trên đường khất thực, tâm luôn tư duy về pháp môn, bất ngờ đạp nhằm gai độc, đâm vào chân khiến chân bị thương, đủ biết đó là việc khổ. Con nghĩ thân này phải có một cái biết để biết sự đau nhức ghê gớm này. Tuy có cái biết để cảm nhận được sự đau đớn khủng khiếp này, nhưng quán trở lại giác tâm thanh tịnh thì không có cái đau để tổn thương giác tâm … ý nói đấy là sự thuần giác quên thân.

b.5. Ý căn viên thông.

Ngài Tu Bồ đề liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đãnh lễ chân Phật bạch rằng: Từ nhiều kiếp đến nay tâm con đã được vô ngại, nên đã tự nhớ được việc thọ sanh trong hằng hà sa kiếp. Nhớ mỗi lần vừa vào thai mẹ, con liền được không tịch nên thấy mười phương thế giới đều không và con cũng hay giúp chúng sanh chứng được tánh không như vậy. Sau đó nhờ Như Lai chỉ dạy nên con phát minh được tánh giác chơn không. Tức từ Không Tánh Viên Minh mà chứng quả A la hán, đốn nhập Như Lai Bảo Minh Không Hải để đồng nhập Phật tri kiến. Phật ấn khả con đã thành tựu quả vô học. Trong những người được giải thoát nhờ tánh không này, con là bậc nhất. Nay Phật hỏi về viên thông, thì như chỗ con chứng, khi các tướng đều phi, năng sở phi cũng sạch hết, xoay các pháp về không, đây là bậc nhất.

Nghị rằng: Ngài Tu Bồ Đề nhân ý căn mà được thâm nhập. Tu Bồ Đề Trung Hoa Dịch Là Không Sanh, cũng gọi là Thiện Hiện. Bởi lúc sanh thời khố tàng đều không, đồng thời là người giải không bậc nhất. Vì nhiều đời liễu ngộ tánh không tịch, nên theo Phật nghe được tánh giác chơn không bèn được khai ngộ, đồng với tri kiến Phật, tức là nói giống phân nữa với lý quán không của Phật chứ không phải giống hết. Năng phi sở phi đoạn sạch nghĩa là cái phi của năng sở cũng tận.

1.c. Lục thức viên thông, chia làm năm.

c.1. Nhãn thức viên thông.

Ngài Xá Lợi Phất liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ chân Phật rồi bạch rằng: Từ nhiều kiếp đến nay tâm con thường thanh tịnh, nên dù thọ sanh trong hằng hà sa kiếp, nhưng đối với các tướng biến hóa trong thế gian, xuất thế gian, con chỉ cần một phen nhìn qua là thông suốt ngay mà không hề chướng ngại. một hôm trên đường đi con bỗng găp anh em ngài Ca Diếp Ba nên liền đi theo. Các Ngài đã tuyên thuyết pháp nhân duyên cho con nghe, khiến con ngộ được tâm không bờ mé. Theo phật xuất gia, tánh giác hằng thấy tròn đầy sáng ngời, được đại vô úy, thành A la hán,làm trưởng tử của Phật, từ miệng Phật sanh, nhờ pháp hóa sanh. Nay Phật hỏi về viên thông, theo chỗ con đã chứng, cái thấy của tâm phát sáng, sáng kia trùm cả thấy biết, đó là bậc nhất.

Nghị rằng: Tôn giả Xá Lợi Phất nhân nơi nhãn thức mà chứng nhập. Xá Lợi Phất Trung Hoa Dịch là Thu Tử, đặt theo tên mẹ ngài. Nhiều kiếp đến nay tâm thường thanh tịnh, điều đó đủ biết nhân nhiều đời đã sâu dày. Đối với mọi sự biến hóa trong thế gian và xuất thế gian, chính là các pháp sanh diệt của bốn đế. Tâm kiến phát quang và chiếu soi tận cái tri kiến, tức không do tiền trần mà khởi tri kiến.

c.2. Nhĩ thức viên thông.

Bồ tát Phổ Hiền liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ chân Phật, bạch Phật rằng: Con đã từng làm pháp vương tử của hằng hà sa Như Lai, nên mười phương Như Lai dạy các đệ tử, những ai có căn tánh Bồ Tát nên tu hạnh Phổ Hiền, tức từ con mà đặt tên. Bạch Thế Tôn do con dùng tâm nghe nên phân biệt được mọi tri kiến của chúng sanh. Dù cách xa ngoài hằng sa thế giới của mọi phương khác, hễ trong tâm của chúng sanh nào đã phát minh hạnh Phổ Hiền, con sẽ phân thành trăm ngàn thân, cỡi voi trắng sáu ngà đến những nơi ấy. Dù nghiệp chướng người ấy còn sâu dày chưa thấy được con, con cũng âm thầm xoa đảnh họ để an ủi ủng hộ, giúp hạnh nguyện của họ được thành tựu. Nay Phật hỏi con về viên thông, thì như con đã kể về bổn nhơn tu, con đã từ tâm nghe phát minh mà phân biệt tự tại, đó là đệ nhất.

Nghị rằng: Bồ Tát Phổ Hiền nhân nơi nhĩ thức mà thâm nhập phật lý. Hạnh nguyện bủa khắp thế giới nên gọi là Phổ, phẩm vị gần tới cực thánh nên gọi là Hiền. Nếu nhĩ thức phân biệt thì sẽ có hữu hạn, nay vì nghe bằng tâm nên tâm biến khắp mười phương và tánh nghe cũng biến khắp pháp giới. Bởi lẽ mọi tri kiến của chúng sanh đều không ra ngoài tâm này, cho nên có thể phân biệt rành rẽ từng thứ. Nhưng hễ ai có tâm muốn tu hạnh Phổ Hiền thì Ngài bèn nhiếp thọ và ủng hộ. Vì nghe bằng tâm nên phân biệt tự tại.

c.3. Tỷ thức viên thông.

Ngài Tôn-đà-la-nan-đà liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ chân Phật rồi bạch Phật rằng: Khi con mới xuất gia theo Phật vào đạo, tuy giữ đúng giới luật, nhưng tâm on vẫn thường tán loạn khi ở trong tam ma địa nên chưa được vô lậu. Sau đó Thế Tôn dạy con và Câu-hy-la quán khí trắng nơi chót mũi. Quán sát đến ngày thứ hai mươi mốt thì con thấy một luồng khí như khói ra vào nơi mũi. Bấy giờ thân tâm con liền được sáng tỏ, thấy cả thế giới này đều viên minh rỗng suốt, nơi nơi đều hư tịnh như ngọc lưu ly. Khi tướng khói đó dần dần tiêu tan thì hơi thở nơi chóp mũi con đã thành khí trắng, bấy giờ con được lậu tận tâm khai, khiến tất cả hơi thở ra vào đều hóa thành quang minh, chiếu khắp mười phương và được quả A la hán. Thế Tôn thọ ký cho con sẽ được quả bồ đề. Nay Phật hỏi viên thông thì con nhờ pháp tiêu tức, khiến lâu ngày từ hơi thở mà phát minh thành viên minh lậu tận, đó là đệ nhứt.

Nghị rằng: Tôn giả Tôn Đà La nhân nơi tỷ thức mà chứng nhập. Tôn Đà La Nan Đà Trung Hoa dịch là Hoan Hỷ, khiêm luôn tên vợ ngài. Nay kêu cả tên vợ để biết đấy là thân đệ của Phật. Lúc mới xuất gia vì tâm tán loạn nên Phật dạy bảo quán khí trắng nơi chóp mũi. Cho nên Ngài chú tâm quán sát không hề phan duyên, cho nên nói nương nơi nhĩ thức vậy. Trước tiên quán sổ tức chỉ nương vào căn thôi. Những hơi thở ra vào hóa thành quang minh, vì lìa thức nên tâm quang chiếu khắp mười phương thế giới.

c.4. Thiệt căn viên thông.

Phú lâu na di đa la ni tử liền từ tòa đứng dậy đãnh lễ chân Phật mà bạch Phật: Từ nhiều kiếp đến nay con đã được biện tài vô ngại, nên thường tuyên thuyết các pháp khổ, không để giúp chúng sanh thâm đạt thật tướng. Như thế cho đến các pháp bí mật của hằng sa Như Lai, con đều ở trong đại chúng khai thị pháp mầu, không hề sợ hãi. Đức thế tôn biết con đã đầy đủ biện tài, đã sử dụng được âm thanh luân nên dạy con phải theo Phật giáo hóa tuyên dương. Con đã ở trước phật phát nguyên sẽ giúp Ngài chuyển pháp luân. Do con thuyết pháp như sư tử hống mà thành quả A la hán. Thế tôn đã ấn khả con là người thuyết pháp đệ nhất. Nay Phật hỏi viên thông thì con do dùng pháp âm để hàng phục ma oán, tiêu diệt các lậu là đệ nhất.

Nghị rằng: Tôn giả Phú Lâu Na nhân thiệt thức mà chứng đạo. Phú Lâu Na Trung Hoa Dịch Là Mãn, Di Đa La Trung Hoa Dịch Là Từ, Ni Nữ chính là mẹ ngài. Từ nhiều kiếp nay ngài được biện tài vô ngại, đủ biết nhân duyên tu tập đã sâu. Tuyên thuyết các pháp tứ đế sanh diệt khổ không mà chứng nhập thật tướng. Đó gọi là khai thị một cách mầu nhiệm. Tuyên dương diệu pháp bằng thiệt thức mà đạt được lậu tận. Đó gọi là khéo giải nghĩa pháp, tùy theo chúng sanh thuyết mà được ngộ nhập

c.5. Thân thức viên thông.

Ngài Ưu Ba Ly liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ chân Phật bạch Phật rằng: Con đích thân theo Như Lai vượt thành xuất gia, đích thân thấy Như Lai sáu năm cần khổ, đích thân thấy Như Lai hàng phục ma oán, chế phục ngoại đạo và giải thoát mọi hữu lậu tham dục của thế gian.

Sau đó con y lời giáo giới của Như Lai mà thọ trì ba ngàn oai nghi, tám vạn tế hạnh, khiến tánh nghiệp, giá nghiệp đều thanh tịnh nên thân tâm được tịch diệt mà thành A la hán.

Nay trong hội chúng của Như Lai con chính là cương kỷ. Như Lai đích thân ấn khả tâm con trì giới tu nhân là đệ nhất, nên cả đại chúng đều tôn con là bậc thượng thủ. Nay Phật hỏi viên thông, nhờ con giữ thân, khiến thân được tự tại. Kế đến giữ tâm, khiến tâm được thông đạt, đó là đệ nhất.

Nghị rằng:Tôn giả Ưu Ba Ly nhờ thân thức mà chứng đạo. Ưu Ba Ly Trung Hoa Dịch Là Cận Chấp. Lúc Như Lai còn làm thái tử, ông đã làm một vị cận thần thân cận phụng sự. Ý nói sát đạo dâm vọng, tánh nó vốn là tội, không đợi ngăn cấm, hễ phạm thì thành nghiệp, cho nên nói là tánh nghiệp. Những giới còn lại tùy phạm mới chế. Phạm trước khi chế thì không có tội, cho nên nói là giá nghiệp. Vì hai nghiệp này đã không nên thân tâm tịch diệt. Vì giới thân tròn sáng nên thân được tự tại. tâm giới trọn vẹn nên tâm được an lạc.

c.6. Ý thức viên thông.

Ngài Đại Mục Kiền Liên liền từ tòa đứng dậy, đãnh lễ chân Phật, bạch Phật rằng: Khi con bắt đầu lên đường khất thực thì được Ngài Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp, Dà Na, Na Đề ba vị Ca Diếp Ba tuyên thuyết ba nghĩa nhân duyên của Như Lai, con liền phát tâm, được đại thông đạt. Sau đó Như Lai ban cho con CaSa đắp thân, thế là râu tóc tự rụng. Từ đó con dạo khắp mười phương không quái ngại, rồi do thần thông mà phát minh nên được đại chúng tôn vinh là thần thông bậc nhất, vì con đã thành A la hán. Không những Thế Tôn khen con, mà cả mười phương Như Lai cũng tán thán thần lực của con là viên minh thanh tịnh, là tự tại vô úy.

Nay Phật hỏi viên thông, con nhờ xoay về bản tánh trong lặng, ánh sáng của tâm khai mở, như lắng nước đục lâu thành trong trẻo, đó là thứ nhất.

Nghị rằng: Tôn giả Mục Kiền liên nhờ ý thức mà chứng nhập, Mục Kiền Liên Trung Hoa dịch là Thái Thúc Thị, tên là Câu Luật Đà, Trung Hoa dịch là Vô Tiết Thọ. Ưu Lâu Tần Loa trung Hoa dịch là Mộc Qua Long, Dà Da Trung Hoa dịch là Thành cũng gọi là Sơn. Na Đề Trung hoa dịch là Hà. Sở trường của ba anh em Ca diếp cũng thâm đạt nghĩa nhân duyên sâu xa, đó gọi là Vô Sanh Pháp. Vì ý thức sanh diệt, nay đã ngộ vô sanh nên tâm được thông đạt. Xoay trở về tánh trong lặng, nghĩa là không trôi theo tiền trần sanh diệt. Thế nên tâm được tỏa rạng.

Trên đây là trình bày sự ngộ nhập thông qua 18 giới, phần sau này sẽ tiếp tục thuyết minh về sự ngộ nhập nhờ thất đại.

  1. Thất đại viên thông, chia làm bảy.

d.1. Hỏa Đại viên thông.

Ngài Ô Sô Sắc Ma ở trước Như Lai chắp tay đảnh lễ chân Phật bạch rằng: Nhớ nhiều kiếp lâu xa về trước, con rất nhiều tham dục. Đức Phật ra đời thời bấy giờ hiệu là Không Vương đã dạy con rằng: Người đa dâm ví như đống lửa lớn, rồi chỉ cho con quán khí nóng lạnh trong khắp trăm đốt bốn chi, cho thần quang ngưng tụ bên trong để hóa tâm đa dâm kia thành lửa trí huệ. Kể từ đó, chư phật đều gọi con là Hỏa Đầu, vì con nhờ Hỏa Quang Tam muội mà thành A la hán. Con đã phát đại tâm mà lập đại nguyện. Khi chư Phật thành đạo, con sẽ thành lực sĩ, đích thân hàng phục ma oán. Nay Phật hỏi viên thông thì con do quán kỹ noãn xúc trong thân tâm mà được lưu thông vô ngại, khiến các lậu tiêu sạch, bèn sanh đại bảo diệm nên chứng vô thượng giác, đó là đệ nhất.

Nghị rằng: Vị thánh giả này chứng nhập thánh quả nhờ quán Hỏa Đại. Ô Sô Sắc Ma Trung Hoa Dịch Là Hỏa Đầu. Ở đây nói về hỏa đại chẳng phải là lửa ở bên ngoài. Mà phải quán ngay nơi lửa tâm tham dục của mình, để hóa tâm tham dục lẫy lừng của mình thành lửa trí huệ, đó gọi là hỏa tánh vậy. Vì trong Như Lai tạng có đủ hỏa tánh chơn không. Một khi tâm dâm vừa móng khởi thì nó sẽ giúp dâm căn tăng trưởng. Cho nên nói sanh là lửa dục chất là lửa nghiệp. Nhưng dâm dục là gốc sanh tử, mà thai ngén của nó chính là hỏa tánh. Nay quán xét cùng khắp trăm đốt, tứ chi mọi cảm xúc nóng lạnh vốn không tự tánh. Nên tâm dâm diệt thì ánh sáng trí huệ hiện tiền. Đó gọi là sanh đại bảo diệm.

d.2. Đại địa viên thông.

Bồ Tát Trì Địa liền từ tòa đứng dậy, đãnh lễ chân Phật rồi bạch rằng: Con nhớ thời quá khứ, khi đức Phật Phổ Quang xuất thế thì con làm tỳ kheo. Con thường tu sửa cho bằng phẳng những giao lộ hiểm yếu, những đường sá gồ ghề lồi lãm không an toàn ở các bến đò, hay khiến xe ngựa hư hỏng. Con vất vả làm cầu đường, đắp bồi đất cát như thế trải qua nhiều đời chư Phật.

Nếu nơi chợ búa có chúng sanh nào cần người khiêng gánh hàng hóa, con luôn xung phong gánh giúp. Đến nơi, đặt đồ xuống là đi, không hề nhận thù lao. Đến khi Phật Tỳ Xá Phù ra đời gặp thời đói khổ, nên mỗi lần giúp người, bất luận gần xa con đều lấy một đồng. Khi gặp xe trâu sa lầy, con đều dùng thần lực kéo lên, giúp người thoát khổ não. Bấy giờ, vua nước đó thiết trai cúng dường Phật, con liền đắp lại đường sá để cung nghinh. Đức Phật Tỳ Xá Phù xoa đảnh con và dạy: Hãy bình tâm địa thì tất cả đại địa trên thế giới này đều bằng phẳng. Nghe xong, tâm con liền khai mở, thấy được vi trần nơi thân cùng vi trần đã tạo thành thế giới ngoài kia bình đẳng như nhau. Con liền hiểu tự tánh của vi trần không hề xúc phạm nhau, thậm chí đao binh cũng vậy. Thế là con bèn ngộ vô sanh pháp nhẫn ngay nơi pháp tánh, thành A la hán hồi tâm, nay đã nhập Bồ Tát vị. Và mỗi khi con nghe chư Phật tuyên dương Diệu Liên Hoa đến phần tri kiến Phật, con luôn là người chứng minh đầu tiên nên được làm thượng thủ. Nay phật hỏi viên thông, thì do con quán kỹ vi trần nơi thân và thế giới mà thấy đều bình đẳng không sai biệt, vì vốn là như lai tạng. Tức chỉ do hư vọng mà có vi trần phát sinh. Và khi trần tiêu trí viên thì thành vô thượng đạo, đó là đệ nhất.

Nghị rằng: Vị Bồ Tát này nhân nơi đại địa mà chứng nhập pháp tánh. Bồ Tát Trì Địa trước tiên làm bằng phẳng đất trên thế giới này nhưng chưa đạt được tánh trần vốn không. Cho nên nhờ sự chỉ bày của Phật Tỳ Xá Phù, ngài dạy hãy bình tâm địa thì tự tâm được khai. Vì một khi tâm địa được bình đẳng thì tất cả đều bằng phẳng. Cho nên thấy vi trần nơi thân mình chẳng khác nào vi trần bên ngoài thế giới. Nhân đó ngộ được tánh không của vi trần vốn không trong ngoài. Bản chất của nó không xúc phạm nhau, ý muốn nói như lấy hư không họp với hư không vậy. Một khi tánh trần đã không thì tất cả đều không vậy, cho nên dù có binh đao cũng không xúc chạm được. Người xưa đặt cổ kề gươm trắng giống như lấy búa chém gió xuân, vì ngộ được tánh trần vốn không. Khi trần tiêu trí huệ viên mãn, thì đó là Như Lai tạng vậy.

d.3. Thủy đại viên thông.

Ngài Nguyệt Quang đồng tử liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đãnh lễ chân Phật bạch Phật rằng: Con nhớ thuở xưa cách đây hằng sa kiếp, có đức Phật ra đời hiệu là Thủy Tiên. Ngài thường dạy các Bồ Tát tu tập thủy quán để nhập tam ma địa. Trước hết quán nước trong thân để thấy tánh nước vốn không xâm đoạt. Tức quán từ đờm dãi đến nước miếng, nước dãi, tinh, huyết, đại tiểu tiện lợi tuy có tuần hoàn trong thân nhưng vẫn là một tánh thủy. Sau đó mới quán nước ở trong thân và nước ở thế giới bên ngoài, nơi các biển Hương Hải thủy của Phù Tràng Vương Các cũng bình đẳng không sai khác. Thời đó con đương là tỳ kheo, vì mới thành tựu pháp quán này nên con chỉ thấy nước, chứ chưa quên thân. Một hôm khi con an lạc tọa thiền trong thiền thất, một đệ tử nhỏ của con đứng ngoài cửa sổ nhìn vào, thấy trong thất toàn nước chứ chẳng có gì. Vì chú còn nhỏ dại không biết nên bèn lấy một miếng ngói ném vào trong nước, chạm vào nước phát ra tiếng, ngó quanh rồi bỏ đi. Sau khi con xuất định liền cảm thấy đau tim, cũng như ngài Xá Lợi Phất bị quỷ vi hại đập. Con tự nghĩ, con đã đắc quả A la hán, từ lâu đã lìa các bệnh duyên, sao bây giờ còn đau tim. Chẳng lẽ con đã bị thối thất?

Khi ấy, đồng tử kia bèn chạy đến trước con, kể lại toàn bộ câu chuyện, con bèn bảo: Nếu lại thấy nước, con hãy mở cửa, vào lấy miếng ngói kia ra.

Đồng tử kia vâng lời, con liền nhập định, đồng tử thấy nước cùng miếng ngói kia, bèn mở cửa vào lấy miếng ngói, khiến sau khi xuất định thân thể con trỡ lại bình thường như củ.

Từ kiếp đó con lần lượt gặp được vô lượng chư Phật, nhưng phải đến đời Phật Sơn Hải Huệ Tự Tại Thông Vương con mới được quên thân, mới thấy tánh nước trong các Hương Hải Thủy ở mười phương thế giới vốn cùng hợp nhất với chơn không, không hai không khác.

Mãi đến kiếp này,khi con gặp Như Lai mới dự vào hội Bồ Tát. Nay Phật hỏi viên thông, thì con quán tánh nước vốn là nhất vị lưu thông, nên được vô sanh nhẫn, đắc viên mãn bồ đề, đó là đệ nhất.

Nghị rằng: Vị Bồ Tát này quán sát thủy đại mà được chứng nhập. Đương làm tỳ kheo, đương nghĩa là bấy giờ. Khi nhập định quán thành nước, có một người đệ tử thấy nước đầy phòng. Nhân đây biết được tất cả do thức duy thức sở biến. Ngày xưa có một vị tăng ở trong núi nhập hỏa quán thì từ xa thấy hỏa quang tỏa khắp núi. Nên biết tánh nước và tánh lửa viên mãn biến khắp, nhưng theo nghiệp phát hiện. Ban đầu chưa vong thân, nhưng nhờ định mà có xuất nhập. Sau khi vong thân thì đối đãi tình vong. Cho nên nước trong thân cùng với tánh biển Hương Thủy hợp nhất với chơn không, không sai không khác. Mới hiển tánh thủy chơn không vốn viên mãn biến khắp một vị lưu thông tánh không hai.

d.4. Phong đại viên thông.

Lưu Ly Quang pháp vương tử liền từ tòa đứng dậy, đảnh lễ chân phật rồi bạch Phật rằng: Con nhớ thuở xưa, cách đây hằng hà sa kiếp, có đức Phật ra đời hiệu Vô Lượng Thanh. Ngài thường khai thị cho hàng Bồ Tát về bổn diệu giác minh, dạy phải quán sát thế giới này cùng với thân chúng sanh, sở dĩ có chuyển động là do sức gió của vọng duyên, nên vào thời đó con đã quán thế giới an lập, quán thế giới chuyển động, quán thân động tịnh, quán tâm động niệm và thấy được các tướng chuyển động kia không hai, là bình đẳng không sai biệt. con liền giác liễu được các động tánh này vốn không từ đâu đến, cũng không đi về đâu, nên thấy rõ mười phương vi trần cùng tất cả chúng sanh điên đảo kia vốn đồng một hư vọng. Lại thấy tất cả chúng sanh trong tam thiên đại thiên của một thế giới này, chẳng khác một con muỗi đang bị nhốt trong hộp, tranh nhau kêu vo ve. Chỉ trong gan tấc mà cứ loạn cuồng huyên náo. Khi gặp Phật chưa bao lâu thì con được vô sanh nhẫn. bấy giờ tâm con đã được khai, nên khi gặp Phật Bất Động ở phương đông thì con đã làm pháp vương tử, để phụng sự mười phương Phật. Vì lúc này thân tâm con đã phát quang, rỗng rang vô ngại.

Nay Phật hỏi viên thông thì con do quán sức gió vốn không chỗ nương nên ngộ được tâm bồ đề, nhập tam ma địa để hiệp cùng mười phương chư Phật đồng truyền một diệu tâm, đó là đệ nhất.

Nghị rằng: Vị Bồ Tát này nhân quán phong đại mà được chứng nhập. Phong đại ở đây tức là quán thân các chúng sanh đều là vọng duyên, tất cả do sức gió lay chuyển, nên mọi sự biến động đều thuộc vọng duyên, bổn tánh không tịch, nên nói các biến động ấy vốn không hai, từ đó biết được tướng của sự lay động kia vốn không đến đi. Mà chúng sanh điên đảo ở trong tánh tịch diệt kia phát khởi cuồng loạn thôi. Ngài chứng lý động vốn bất động, cho nên được làm pháp vương tử ở cõi nước Phật Bất Động phương đông. Thân không động nữa thì tâm cũng không còn sanh diệt. Cho nên thân tâm phát quang, rỗng rang vô ngại.

d.5. Không đại viên thông.

Ngài Hư Không Tạng Bồ Tát liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đãnh lễ chân phật mà bạch Phật rằng: Vào thời Phật Định quang, con cùng Như Lai đã đắc vô biên thân. Khi ấy Phật cầm bốn hạt châu báu, chiếu sáng mười phương vi trần cõi Phật xong thì hóa thành hư không. Lại từ tự tâm mà hiện một đại viên cảnh. Trong đó phóng ra mười vi diệu bảo quang, chiếu khắp mười phương cùng tận hư không giới. Khiến các cõi tràng vương đều thâu vào trong gương rồi nhập vào thân con, vì thân con vốn đồng hư không, nên hai bên không trở ngại nhau. Thân con khéo nhập vào vi trần quốc độ, rộng làm Phật sự mà được đại tùy thuận. Có được thần lực lớn này là do con quán kỹ bốn đại vốn không chỗ nương, nên thấy vọng tưởng sanh diệt kia cùng hư không như nhau, cả cõi phật cũng vậy, nên con đã ở nơi đồng nhất đó mà phát minh được vô sanh nhẫn. Nay Phật hỏi viên thông thì do con quán sát, thấy được hư không vô biên nên nhập tam ma địa, được diệu lực viên minh, đó là đệ nhất.

Nghị rằng: Vị Bồ tát này nhân nơi không đại mà được thâm nhập. Hư không là thể của sắc, vì mê chơn không mà vọng kết làm tứ đại nên mất đi tánh không. Nay nhờ Phật cầm bốn viên minh châu chiếu khắp mười phương cõi Phật như vi trần hóa thành hư không, nghĩa là nhờ quán tứ đại viên minh thể hợp với chơn không, đó gọi là đắc vô biên thân. Vì trong tự tâm hiển một tấm gương tròn sáng lớn nên chiếu khắp mười phương tận hư không giới, vì thế tâm này đồng nhất với chơn không. Chính là đại viên cảnh trí bình đẳng hiển hiện, nên các cõi phật được thâu vào trong gương, rồi nhập vào thân con, bấy giờ thân con đồng với hư không, không hề ngại nhau. Bởi vì gương trí chiếu khắp thân tâm, khi đã tịch diệt thì thấy y và chánh đều bình đẳng. Cho nên khéo thâm  nhập quốc độ, rộng làm phật sự. Được đại tùy thuận thì mỗi mỗi đều nhập vào pháp giới bình đẳng.

d.6. Thức đại viên thông.

Bồ Tát Di Lặc liền từ tòa đứng lên, đảnh lễ chân Phật và thưa rằng: Con nhớ thuở xa xưa trải qua vô số kiếp như vi trần, có đức Phật xuất thế hiệu Nhựt Nguyệt Đăng Minh, con đã theo Ngài xuất gia, nhưng tâm còn nặng danh lợi thế gian, nên thường ưa dạo chơi nơi các nhà quyền quý. Bấy giờ Phật dạy con tu pháp duy tâm thức định để nhập tam ma địa. Trải qua nhiều kiếp đến nay, con đã nhờ tam muội này mà thường thừa sự hằng sa cõi Phật, vì tâm cầu danh lợi vắng bặt không khởi tưởng nữa. Đến khi Phật Nhiên Đăng xuất hiện trong đời, thì con đã thành tựu vô thượng diệu viên thức tâm tam muội. Thấu tận mọi lẽ có không tịnh uế cùng cõi nước của Chư Phật, thảy đều do tâm thức biến hiện. Bạch Thế Tôn nhờ con đã tỏ rõ được lý duy thức tâm như vậy, nên biết được thức tánh từ thức tánh mà lưu xuất vô lượng Như Lai, thế nên trong đời này con được thọ ký kế đây sẽ thành Phật. nay phật hỏi viên thông, thì con nhờ quán kỹ mười phương đều là duy thức, nên thức tâm được viên minh, nhập được viên thành thật tánh. Do xa lìa y tha, biến kế sở chấp mà được vô sanh nhẫn, đó là đệ nhất.

Nghị rằng: Bồ Tát Di Lặc nhân nơi thức đại mà thâm nhập diệu lý. Từ nhiều kiếp nay Ngài tu pháp môn duy thức, vào kiếp quá khứ, lúc mới xuất gia tâm còn đặt nặng việc danh lợi thế tục, bởi do mê trí thành thức chấp chặt ngã ái nên tâm còn nặng danh lợi thế tục. Bởi đắm nhiễm lục trần du hý nơi các căn nên ưa thích dao du với những kẻ giàu sang. Lấy ba thứ căn trần thức hợp lại thành giới, mà giới nghĩa là chủng tộc. Nhưng nhờ nhiều kiếp huân tu duy tâm thức định và phụng sự vô số chư Phật, liễu ngộ vạn pháp vốn do thức biến, nên từ đó dòng thức tâm ưa thích tìm cầu danh lợi cũng cạn khô. Nhưng phải đợi đến lúc Phật Nhiên Đăng hiện thế, chỉ dạy pháp tu mới thành tựu thức tâm tam muội một cách viên mãn. Đồng thời thấu rõ mọi quốc độ tịnh uế đều từ tự tâm biến hiện, vô lượng Như Lai cũng từ biển tánh duy thức lưu xuất. Cho nên trong đời này được đức Thích Tôn thọ ký kế đây sẽ được làm Phật. nhờ quán duy thức mà đắc được viên thành thật, xa lìa y tha và biến kế sở chấp, cho nên chứng vô sanh pháp nhẫn.

d.7. Kiến đại viên thông.

Đại Thế Chí Pháp Vương Tử cùng năm mươi hai Bồ Tát đồng bạn liền từ chỗ ngồi đứng dậy đãnh lễ chân Phật và bạch rằng: Con nhớ thuở xưa, cách đây hằng hà sa kiếp, có đức Phật xuất thế hiệu Vô Lượng Quang. Sau đó có mười hai vị Phật kế tiếp nhau xuất thế trong một kiếp, vị Phật cuối cùng hiệu là Siêu Nhật Nguyệt Quang đã dạy cho con pháp niệm Phật Tam Muội. Vì như một người luôn nhớ, một người chuyên quên, hai người như thế dù gặp cũng như chưa gặp, hoặc thấy cũng như không thấy. Còn nếu hai người cùng nhớ nhau, thì nỗi nhớ ấy càng sâu đậm, đời này sang đời khác mãi như hình với bóng, không hề xa cách nhau. Mười phương Như Lai thương nhớ chúng sanh như mẹ nhớ con. Nhưng nếu con luôn trốn mẹ thì dù mẹ có nhớ cũng đâu ích gì! Ngược lại, nếu con cũng nhớ mẹ cũng như mẹ nhớ con, thì mẹ con họ kiếp kiếp đời đời không hề xa nhau. Cũng vậy nếu tâm chúng sanh luôn nhớ Phật, niệm Phật thì Phật hiện tiền, tương lai nhất định sẽ gặp Phật, vì cách Phật không xa, nên chẳng nhờ phương tiện vẫn được tự tâm khai. Như người tẩm hương vào mình thì toàn thân đều có mùi thơm. Đó gọi là Hương Quang Trang Nghiêm, nên chỗ tu nhơn của con là niệm phật tâm mà chứng nhập vô sanh nhẫn. Nay con ở cõi này thâu nhiếp những người chuyên niệm phật đem về tịnh độ. Phật hỏi viên thông, thì theo con, không cần chọn lựa gì cả, chỉ nên thâu nhiếp sáu căn, khiến tịnh niệm luôn tương tục tức sẽ được Tam ma địa, đó là đệ nhất.

Nghị rằng: Bồ Tát Đại Thế Chí nhân kiến đại mà thâm nhập. Mà kiến đại này chính là kiến phần của thức thứ tám. Vì mê đại viên cảnh trí làm vô minh mà thành A lại da thức, rồi phát khởi vọng kiến làm kiến phần. Đồng thời do vọng kiến thân căn khí giới tất cả chúng sanh chấp thủ nhiễm ô nên biến thành uế độ. Nay xoay cái vọng quay về chơn, nên nhiếp những người niệm Phật quay về tịnh độ thì vọng kiến liền bức phá, mọi uế ô đốn trừ. Cho nên lấy việc niệm Phật làm phương pháp thiết yếu để trừ khử vọng kiến. Vì vọng kiến này vốn là trí quang nên đức Phật dạy cho Bồ Tát Thế Chí là Vô Lượng Quang. Bởi kiến này do mê trí mà biến khởi nên nói giống như mẹ đối với con. Rồi do vọng kiến vọng lưu theo thức tình tạo nghiệp nên nói như con trốn mẹ. Bằng hạnh nguyện sáng suốt của chư Phật muốn nhiếp hóa chúng sanh nên nói như mẹ nhớ con. Nếu ai có chí khí dám bỏ vọng quay về chơn thì đó cũng giống như con nhớ mẹ. Một khi mẹ con nhớ nhau thì lẽ nào không có lúc gặp nhau. Cũng vậy, nếu chúng sanh niệm niệm hồi quang phản chiếu thì không ai không thấy Phật nơi tự tâm vậy. Như người xịt dầu thơm… đó là do sức huân ướp mà biến thành như vậy. Cho nên Bồ tát Thế chí nương vào kiến đại này mà nhiếp những người niệm Phật quay về tịnh độ. Chỉ cần nhiếp hết sáu căn vv..ý nói do vọng kiến căn trần niệm niệm chấp thủ, niệm niệm thành nhiễm ô rồi tạo vô số nghiệp chủng, cho nên đến lúc lâm chung thấy tướng ác của địa ngục, rồi đọa lạc vào sanh tử. Nay người niệm Phật đối với sáu căn môn đều thuần nhất tịnh tâm trong mọi lãnh vực thấy nghe hay biết, chỉ để hiệu Phật hiện tiền thì niệm niệm đều tịnh nên lúc lâm chung thấy được Phật. Thế nên trong chánh văn nói “ Thâu nhiếp cả sáu căn khiến tịnh niệm luôn luôn tương tục”. Đấy chính là sự huân biến bất khả tư nghì, chuyển cái thấy nhiễm ô thành cái thấy thanh tịnh. Chỉ mỗi một kiến phần mà có cái dụng được và không dùng được. Đồng thời đó cũng là chỗ khác nhau của Thiền Tịnh.

Hết Quyển Năm.

 

(1) Tông bổn.

(2) Không quán.

(3) Giả quán.

(4) Trung quán.

(5) Chơn vọng đều tuyệt.

(6) Căn cảnh đều vong.

(7) Chơn vọng đồng tuyệt.

(8) mê ngộ đồng nguồn.

(9) Trở về nguồn vốn không hai.

(10) Quán thẳng Trung Đạo.

(11) Chính là nguyên do xuất phát đồng nguồn.

(1) Chơn vọng cùng lập

(2) Vọng diệt chơn vong.

(3) chơn cùng hoặc tận.

(1) Tát bà nhã, thông thường dịch là Nhất Thiết Trí.