QUYỂN 01

Đại Phật Đảnh Như Lai Mật Nhân, Tu Chứng Liễu Nghĩa, Chư Bồ Tát Vạn Hạnh,Kinh Thủ Lăng Nghiêm Thông Nghị.

Sa môn Hám Sơn Thích Đức Thanh núi Nam Nhạc đời Minh soạn thuật.

Huyền phán.

Nghị rằng:

Từ xưa những nhà giải thích kinh điển, trước tiên phải huyền phán mười môn phân biệt, cốt yếu muốn cho học giả biết được một đại tạng giáo mà Đức Như Lai ta đã ứng thế trình bày trong suốt 49 năm, từ đầu đến cuối có sự khác biệt về năm thời và năm giáo, nghĩa là ban đầu thấp đến cuối cùng là viên đốn, và có sự khác nhau về mức độ sâu cạn.Cốt chỉ một kinh thuộc về thời nào giáo nào, đây chính là quy tắc trong quá trình phiên dịch và chú thích vậy. Còn như từ thời Ngài Hiền Thủ,Thanh Lương trở đi đều noi theo quy củ ấy thôi. Chỉ một bộ kinh này mà từ đầu tới cuối lần lượt có hơn 10 nhà dịch giải, mỗi người đều viết theo kiến giải của mình, chữ Thời mà các Ngài nêu ra ở đây cũng có sự bất đồng. Từ đó phát sinh nhiều mối tranh luận, khó giải quyết được mối nghi ngờ của quần chúng.Tôi cũng từng thấy có bản với tựa đề riêng được trích từ trong bộ Quán Đảnh. Vì xét kỹ bộ kinh này chẳng phải thuyết ngay cùng một thời điểm và cũng xem một bản kinh do Ngài Trường Thuỷ chú sớ có tựa riêng được trích trong bộ Quán Đảnh gọi là đại đạo tràng kinh tại Na Lan Đà vùng Trung ấn. Ngài Trường Thuỷ  phán rằng: “Phật nói kinh này chẳng phải đốn thuyết, mà nói có trước sau. Điều này đủ biết những nhà kiết tập ước theo bộ loại mà kết tập thành một bộ. Lấy đó làm chuẩn đích thì rõ ràng chẳng còn gì nghi ngờ vậy. Nhưng trong kinh rõ ràng gọi là chương cú quán đỉnh thì  người kiết tập ước theo thể loại, điều này có thể tự biết vậy. Xin nói thử xem, bộ Quán Đỉnh chính là pháp mà Đức Lô Giá Na chính giữa nói ra cũng lấy Tỳ Lô làm pháp thân Phật vậy. Từ pháp mà rũ xuống báo gọi là Lô Xá Na, ngồi trên bồ đề đạo tràng mà diễn nói kinh đại Hoa Nghiêm, gọi đó là pháp luân căn bản, nhưng chỉ bao hàm một hàng chúng sanh có căn cơ lớn thôi. Còn đối với những dạng có căn cơ thấp kém thì như mù như điếc. Cho nên Đức Xá Na liền nhập vào sát na tế tam muội cùng thị hiện hai tướng. Hiện ứng hoá thân sanh vào tam giới gọi là Thích Ca Mâu Ni. Bắt đầu từ Đâu Suất giáng hạ xuống vương cung nhập thai và đản sanh cho đến lúc xuất gia tu khổ hạnh thị hiện tám tướng thành đạo. Thời pháp đầu tiên bắt đầu từ vườn Nai, lần lượt trải qua các thời Phương Đẳng Bát Nhã Pháp Hoa, 49 năm như thế cho đến khi nhập niết bàn. Từ đầu đến cuối không ra ngoài sát na tế tam muội. Một đại tạng giáo mà Ngài đã nói gọi là pháp luân nhiếp mạt quy bản, cũng gọi là dẫn nhiếp giáo nghĩa là dẫn 5 tánh 3 thừa nhiếp về nhứt thừa tịch diệt tràng vậy. Tức chỉ cho kinh Hoa Nghiêm là chốn quay về nơi biển diệu trang nghiêm. Giống như nhà của cùng tử, mà diệu môn tam quán chính là con đường dẫn về nhà.đó gọi là một đường thẳng đến cửa niết bàn vậy. Nay xét thấy duyên khởi của kinh này là thị hiện rơi vào nhà dâm, đó chính là thời A Hàm mà trong đây nêu tâm để phá cái chấp thường kiến của thân, còn vua Ba Tư Nặc là phá chấp đoạn kiến, chính là thuộc giáo nghĩa A Hàm vậy. Vì biện biệt vọng kiến để làm tỏ chơn kiến, phá kiến tinh để hiển bổn giác. Nghĩa đồng thời với Thâm Mật. Ba khoa năm uẩn đều quy về tạng tánh thì giống như chơn không của bát nhã, thật tướng của pháp hoa. Lại trải qua giữa hai thời, bảy đại biến khắp chân tánh viên dung, thật ngang hàng với pháp giới lý sự vô ngại của Hoa Nghiêm. Cho đến giữa quyển tư nói rằng: Một là tất cả, tất cả là một, trong nhỏ hiện lớn trong lớn hiện nhỏ, trong một mảy lông hiện cõi nước bảo vương, ngồi trong hạt bụi mà chuyển pháp luân, đây chính là lược hiển pháp giới sự sự vô ngại của Hoa Nghiêm, chính là quay về biển diệu trang nghiêm. Là chốn nương tựa rốt ráo bình an, còn ba thân một thể rất là tỏ rõ. Bổn hoài xuất thế của  đức Thích Ca là giáo hoá chúng sanh ắt muốn đưa về chỗ này mà thôi. Thế nên biết rằng kinh này không một giáo nào không nhiếp, không căn cơ nào không thâu,vậy đâu có thể hạn cuộc vào một thời nào ư! Bởi vì Đức Thích Ca cầm một ấn thật tướng của Phật Lô Xá Na, đó là một tâm mầu nhiệm vi tế, mà pháp môn tam quán không, giả, trung chính là vũ khí sắc bén để phá hoặc. Đức Thế Tôn thị hiện ở đời là muốn chúng sanh chứng được tâm này. Vì sao chúng sanh phiền não cấu nặng nề không dám đốn hiện tâm này. Thế nên tạm thời trên hội A Hàm nói về giáo nghĩa thập thiện cho nhơn thiên để khỏi đoạ tam đồ, và nói các pháp Vô Thường, Khổ, Không, Vô Ngã, Tứ Đế khổ tập diệt đạo và 12 nhân duyên, khiến cho các chúng sanh tạm ra khỏi tam giới, xa lìa sanh tử. Nhưng Niết bàn mà họ chứng được gọi là thiên không, chấp không mà không thể biết được cái có, vì hàng Tiểu Thừa không đạt được đạo lý duy thức, Phật bèn nói kinh Giải Thâm Mật để lập 9 thức, nương vào đó mà khởi 8 thức biến, khởi căn thân thế giới. Muốn tỏ rõ vọng tướng đều từ duy thức sở biến, thì tướng ấy vốn không. Kế đến nói Bát Nhã để hiển chân không huyễn có hòng phá chấp thiên không của Tiểu Thừa, thời này cách thời A Hàm 40 năm. Cho đến thời Pháp Hoa toàn nói về thật tướng, chỉ ngay nhất tâm để hiển bày trung đạo. Thời Niết Bàn chính là thuyết minh phật tánh bình đẳng, tam thừa đồng quay về, ngũ tánh đều thâm nhập. Tất cả những ai có tâm đều được thành Phật, mới thấu trọn bổn hoài xuất thế của Đấng Từ Tôn. Nhưng thời Niết Bàn vẫn chưa hiển rõ hết ý nghĩa viên dung. Nay đem đạo lộ lý thú mà kinh này trình bày ban đầu  A Hàm đến cuối cùng là Niết Bàn, còn thuần tuý là pháp do hoá phật tuyên định trọn vẹn pháp nhiếp của một thời giáo. Huống chi bắt đầu từng thời thuyết mà đạo lý viên dung, đây thuộc về Hoa Nghiêm do báo Phật thuyết. Từ đó có thể thấy, làm sao hạn cuộc vào một thời ư! Nếu nói về quan điểm mặt trời trí huệ chiếu trong biển pháp giới, thì Đức Thích Ca thuyết pháp trải qua 49 năm từ đầu đến cuối không ra ngoài sát na tế tam muội, đây chính là nhiếp niệm gồm thâu, thời cùng vô thời thật không có trước sau. Nếu bàn về đầu cơ của ứng hoá môn thì có sự thuần thục và chưa thuần thục. Từ cạn đến sâu đều có thứ lớp, vì Phật Phật đồng chứng pháp môn nhất tâm và tam quán chính là yếu pháp ngộ đạo. Do trải qua năm thời tuỳ theo căn cơ khác nhau. Cho nên phân ra nhất đại thừa giáo, mỗi mỗi đều đối với đương cơ mà ba căn gồm thâu, hành bố cũng khác nhau, cho nên người kết tập sợ kẻ tu hành đời mạc thế tri thức cạn cợt, mà biển giáo mênh mông khó bề đạt tới chỗ chỉ quy. Cho nên suy cứu đến hai pháp luân nhiếp mạt quy bổn và nhiếp bản quy mạc do hai thân báo hoá nói. Thâu tóm chung vào trong một thời giáo rồi mở ra nhất tâm. Chỉ hiển bày ý chúng sanh từ ngộ đến mê để làm sáng tỏ trọn vẹn tình trạng thăng trầm của bảy thú, hội quy về tam quán từ đó phá nhị chấp để hiển rõ cấp bậc sâu cạn trong quá trình tu chứng từ mê đến ngộ của 55 vị. Thông suốt một chặn đường dài từ đầu đến cuối hằng thâu nhiếp về nhất tâm, từ phàm đến thánh tiến thẳng vào biển quả, không dính dáng gì tới những điều vụn vặt chi li, khiến cho kẻ tu hành thẩm thấu được tất cả như huyền cảnh trí hiện trước mặt, thấy rõ con đường về nhà, cho nên nói một đường đến cửa niết bàn, há có thể hạn cuộc vào một thời ư! Nếu không dùng lý dung thông ấn khế tâm Phật mà bèn khắc định một thời thì đâu ích gì đối với giáo pháp. Cho nên kẻ hoằng thông quý ở chỗ đạt được bản thể chứ không quý ở nơi chìm vào dấu vết vậy.

KINH THỦ LĂNG NGHIÊM ĐẠI PHẬT ĐẢNH NHƯ LAI MẬT NHÂN TU CHỨNG LIỄU NGHĨA CHƯ BỒ TÁT VẠN HẠNH.

Nghị rằng: Tựa kinh này đức Như Lai tự nói có năm loại. Nay có thể biết một tựa này còn ẩn, tuy lời tựa có tổng cọng 19 chữ, nhưng chỉ chú trọng ba chữ Thủ Lăng Nghiêm mà thôi. Mười sáu chữ trước đều ước theo nghĩa vậy. Thủ Lăng Nghiêm- Trung Hoa dịch là tất cả sự cứu cánh kiên cố (bền chắc nhất trong tất cả mọi thứ). là tên chung của đại định, cũng là cách gọi khác của nhất tâm, có pháp có nghĩa. Hơn nữa, thể của định này gộp lại thành nhất tâm, nhưng chia riêng ra thì gọi là tam quán, mà tam quán này đều nương vào nhất tâm mà lập. Khởi tín luận nói: Tâm chân như là thể đại tổng tướng pháp môn của một pháp giới, chính là chân tâm thanh tịnh của Như Lai tạng. Theo tâm thể này có ba tên gọi. Một là không Như Lai tạng, hai là Bất Không Hư Lai tạng. Ba là Không Bất Không Như Lai tạng. nghĩa là tâm thể này xưa nay vốn thanh tịnh, không lập pháp nào nên gọi là không. Có đủ công đức xứng tánh hằng diệu nên gọi là bất không. Vì hai tâm thể này chỉ là nhất tâm nên gọi là không bất không, tịch chiếu đồng thời, vì tịch nên gọi là không, còn mất vô ngại gọi là không bất không, nương vào nghĩa này nên kiến lập tam quán, nhờ tam quán này trở về chứng nhất tâm, cho nên nói là tên chung của đại định, đây gọi là pháp. Mười sáu chữ trên là thuộc về nghĩa, chính là nhất tâm này có đủ ba nghĩa lớn Thể Tướng Dụng. Một là thể đại, hai là tướng đại, ba là dụng đại. Tựa đề là Đại Phật đảnh… vv .Chính là hiển bày ba nghĩa đại. Ỏ đây đại có nghĩa là tâm thể này rộng lớn bao hàm trọn cả pháp giới, lượng lớn mà không ngoài, thể tuyệt danh ngôn gượng gọi là đại.  Phật đảnh là lấy thí dụ để thuyết minh tướng đại, ý nói Phật là bậc thánh cao nhất, Đảnh là đỉnh tối tôn vô thượng, trong các tướng hảo của Phật gọi là vô kiến đảnh tướng. Cho nên nói lúc mới sanh bế lên nhìn kỹ mà không thấy đỉnh đầu, lấy đỉnh vô tướng cao nhất này để dụ cho tâm rộng lớn bao la.Vô tướng mà không gì sánh bằng nên gọi là tướng đại. Như Lai mật nhân..vv là thuyết minh về dụng đại, nghĩa là tất cả chư phật nương vào một tâm này mà bước lên cực quả, rột ráo không sót, nên gọi là liễu nghĩa. Tất cả Bồ Tát nương vào một tâm này mà đạt đến quả vị chánh giác, cho nên nói là vạn hạnh, vì một tâm này đầy đủ ba nghĩa trên, cho nên gọi là tên chung của đại định. Phần dưới A nan căn cứ theo nghĩa mà thỉnh Phật dạy về tam quán. Phật trả lời là chỉ thẳng vào nhất tâm, điều này có thể biết nhân quả tu  chứng mà toàn kinh trình bày rốt cuộc không ra ngoài tam quán, rốt cuộc không lìa nhất tâm. Nếu đem tâm này mà chiếu soi vạn pháp thì pháp pháp toàn chơn. Cho nên nói mọi thứ đều rốt ráo bền chắc, nếu hiểu được tựa đề thì ý chỉ toàn kinh sẽ thông hơn nửa vậy.

Trích một hàng riêng trong bộ Quán Đảnh mang tên đại đạo tràng kinh chùa Na Lan Đà Trung ấn Độ.

Nghị rằng: Đây là mục riêng vậy. Ấn Độ nói cho cho đủ là ấn-đặc- già. Trung Hoa dịch là Nguyệt bang. Ấn Độ có năm nước. Đây là một cường quốc ở vùng Tây ấn. Na Lan Đà Trung Hoa dịch là Thí Vô Yểm, tức là tên của một loài rồng. Tây Vực ký nói: Nước Am Một La có một cái ao, trong ao ấy có con rồng tên là Thí Vô Yểm, vì ngôi chùa gần cái ao kia nhân đó đặt tên vậy. Đại đạo tràng là ngôi chùa lớn nhất trong các ngôi chùa vùng Trung Ấn. Tất cả các vị quốc vương vùng ngũ thiên trúc đều rất sùng kính ngôi chùa này, lúc kết tập hai tông tánh tướng chư vị đại đức đều ở ngôi chùa này. Phật pháp một thời hưng thịnh tại đây, ngày xưa ngài Huyền Trang khi mới tới Tây Vực liền đến ngôi chùa này trước, theo ngài Giới Hiền học Duy Thức Tông. Bộ Quán Đỉnh trong thế giới Hoa Nghiêm Phật thuyết pháp có năm nơi, mỗi nơi có một bộ. Pháp được nói ra do Phật Lô Giá Na chính giữa làm chủ được gọi là bộ Quán Đỉnh, ý muốn nói rõ kinh này chung cả báo thân Phật nói nên nhân đó đặt tên, đồng thời cũng nhắc đến đạo tràng Na Lan Đà, thì người kết tập có thể biết vậy. Căn cứ theo sớ giải của Ngài Trường Thuỷ cũng nói kinh đây chẳng phải nói một lúc.

Sa môn Bát Thích Mật Đế người Trung Thiên Trúc dịch ở đạo tràng Chế Chỉ Quảng Châu.

Nghị rằng: Đây là tên người dịch vậy. Thiên Trúc cũng gọi là Kiền Trúc, cũng gọi là Thân Độc, cũng gọi là ấn Độ, còn Tây Vực là tên nước, tiếng phạn gọi là Sở Hạ Nhĩ . Bát Thích Mật Đế Trung Hoa dịch là Cực Lượng. Các quốc vương xứ Tây Vực rất quý trọng kinh này cho nên nghiêm cấm không cho xuất cảnh. Tam Tạng Bát Thích Mật Đế muốn truyền kinh này sang Trung Hoa, nhiều lần lén đem kinh đi, nhưng đều bị bắt đem về, sau đó ngài chép kinh bằng chữ rất nhỏ trên một mảnh lụa cực mỏng rồi rạch da nơi cánh tay dấu cuộn lụa vào trong đó. rồi bắt đầu cuộc viễn chinh đến Quãng Châu. Lúc đó nhằm ngày 23 tháng 5 năm ất sửu hiệu Thần Long đầu tiên nhà Đường. Lúc Ngài đến được thừa tướng Phòng Dung tiếp kiến và thỉnh về Quảng Đông ở chùa Chế Chỉ phiên dịch kinh này và ông  chính là người nhuận bút. Đây là những khó khăn xảy ra vào thời kinh được truyền bá và phiên dịch. Vì thế khi kinh này vừa hoàn tất Ngài bèn lên đường trở về nhận tội giải vây cho viên quan giữ ải vì ông để Ngài lén mang kinh đi. Cho đến khi tể tướng Phòng Dung vào yết kiến vua thì chẳng may lúc đó gặp lúc Trung Tông mới lên kế vị, quốc sự rất nhiều nên vua chưa rảnh để nhuận sắc. Bấy giờ Thiền sư Thần Tú vân du đến đạo tràng tình cờ gặp được, Ngài bèn cho chép lại và mang về ấn tống lưu hành ở phương bắc. Trong quá trình lưu thông rộng rãi ấy kinh này lại được vua nhuận sắc nên cho ấn hành đem về chùa Độ Môn ở Kinh Châu. Lại có vị sa môn Huệ Chấn ở Nguỵ Bắc lâu nay luôn ngưỡng mộ kinh này, nay may mắn gặp được tại chùa Độ Môn. Sau này thiền sư Huệ Xác được bản dịch này ở nhà cố tể tướng Phòng Dung, nhân đó Ngài cho lưu hành. Đây chính là một chướng nạn trong việc lưu truyền kinh này vậy. Ngày xưa thiền sư Trí Giả tông Thiên Thai viết bộ Chỉ Quán xong gặp một vị sư người ấn Độ lấy Chỉ Quán để khai thị. Ngài nói: “ Bộ này giống đại ý tam quán của kinh Thủ Lăng Nghiêm. Thế là đại sư đêm ngày ngưỡng trông về trời tây cầu nguyện thấy được kinh này mà chưa kịp lúc. Đây chính là chướng nạn trong việc thấy được kinh này vậy. Nay may mắn được hơn mười nhà dịch giả cổ kim chú sớ giải văn thích nghĩa xiển dương tột cùng nghĩa mầu, đồng thời cũng được rất nhiều vị cao tăng, cư sĩ thâm nhập pháp môn này. Thế mà các học giả lại hết sức xem thường, đâu biết được những chướng nạn mà Phật Pháp gặp phải ư!

Sa môn Di Già Thích Ca người nước Ô Trành dịch ngữ.

Nghị rằng: Ô Trành, Trung Hoa dịch là Uyển. Chính là tên của một quốc gia. Di Già Thích Ca, Trung Hoa dịch là Năng Điều Phục, dịch từ tiếng phạn ra tiếng Hoa nên gọi là dịch ngữ.

Đệ tử bồ tát giới Phòng Dung, hiệu Thanh Hà, chức Tiền Chánh Nghị đại phu,đồng trung thư môn hạ bình chương sự nhuận bút.

Nghị rằng: Đệ tử Bồ Tát giới là quan tể tướng mà thọ giới đại thừa Bồ Tát, Giới Kinh nói: “ Khi sắp lãnh ngôi vị quốc vương, cho đến bá quan khi nhậm chức đều phải thọ giới bồ tát trước, thì sẽ được chúng quỷ thần ủng hộ thân vua cũng như bá quan.”

Kinh này gồm 10 quyển theo lệ thường chia làm 3 phần.

  1. I. Phần tựa là nêu lý do thuyết pháp.
  2. Phần chánh tông là trình bày tông thể của một kinh.

III. Phần lưu thông là lời dăn dò lưu truyền kinh này đến muôn đời.

Trước tiên nói về phần tựa.

  1. A. Phần tựa chung.

Như vậy tôi nghe, lúc ấy Đức Phật ở tại tinh xá Kỳ Hoàn trong thành Thất La Phiệt, cùng với một ngàn hai trăm năm mươi vị đại tỳ kheo đến tham dự, các Ngài đều là những vị đại a la hán đạt đến vô lậu, là những phật tử được phó chúc trụ trì phật pháp, khéo vượt qua các cõi, thường ở nơi các cõi nước thành tựu oai nghi. Theo Đức Phật chuyển pháp luân, khéo kham nhẫn lời di chúc của Phật, giữ giới luật tinh nghiêm, làm bậc mô phạm trong ba cõi, ứng thân vô lượng để độ thoát vô lượng chúng sanh trong đời vị lai, cứu giúp họ vượt khỏi các ràng buộc nơi cõi trần.Tên của các vị đó là đại trí Xá Lợi Phất(Trung Hoa dịch là Thu Tử), Ma Ha Mục Kiền Liên(Trung Hoa gọi là dòng họ Thái thúc), ma ha Câu Hi La(Trung Hoa dịch là Đại Tất), Phú Lâu Na Di La Ni tử( Trung Hoa gọi là Mãn Từ Tử), Tu Bồ Đề(Trung Hoa dịch là Không Sanh),Ưu Ba Ni Sa Đà(Trung Hoa dịch là Trần Tánh không)vv.làm thượng thủ. Lại có vô lượng các bậc đại Bích Chi vô học và hàng sơ phát tâm đồng đến chỗ Phật.

Nghị rằng: Đây là duyên khởi của pháp hội trong phần tựa chung, đồng thời là thông lệ trong quá trình thuyết pháp của Đức Phật, do Phật chế định, vì trong tất cả kinh đều có nên gọi là tựa chung. Nói về lục chủng thành tựu và tán thán công đức, nêu tên họ của chúng đệ tử bình thường được giải thích nhiều, ở đây không trình bày lại nữa.

Tựa Riêng

Lúc này nhằm ngày chư tỳ kheo mãn hạ tứ, các vị Bồ Tát từ mười phương đến, xin Phật giải quyết mọi nghi hoặc, kính vâng đức từ nghiêm, thỉnh cầu nghĩa thâm mật. Đức Như Lai trải pháp toà, ngồi khoan thai vì cả chúng hội mà trình bày nghĩa nhiệm mầu sâu xa. Hội chúng thanh tịnh chưa từng có, như tiếng chim ca lăng tần già vang khắp mười phương cõi nước, hằng hà sa Bồ Tát cùng đến đạo tràng, Bồ Tát Văn Thù làm thượng thủ.

Khi ấy, vua Ba Tư Nặc nhân ngày kỵ giỗ của phụ vương, thiết lễ trai nghi, thỉnh Đức Phật vào cung. Vua đích thân nghinh đón Phật, dâng cúng nhiều thức ăn thượng diệu đồng thời tự mình mời các vị bồ tát. Trong thành cũng có các vị trưởng giả cư sĩ đồng thời thiết lễ trai tăng, mong được thỉnh Phật đến cúng dường. Đức phật bảo Ngài Văn Thù phân chia các vị Bồ Tát và A La Hán đến nhà trai chủ dự lễ cúng dường. Chỉ có A nan đã nhận lời biệt thỉnh, đi xa chưa về, nên không kịp dự vào hàng tăng chúng, không có các vị thượng toà và a xà lê cùng đi. Hôm ấy không có ai cúng dường, A nan chỉ một mình trên đường về nhà. Lúc ấy  A nan mang bát vào thành khất thực theo thứ tự từng nhà, ban đầu trong lòng chỉ mong được một người đàn việt cuối cùng làm trai chủ, A nan không kể sang hèn, dòng dõi quý trọng, hay chiên đà la thấp hèn, đều thực hành tâm từ bi bình đẳng. Mong được thành tựu công đức viên mãn cho tất cả chúng sanh. A nan biết Như Lai quở trách Tu Bồ Đề và đại Ca Diếp, là bậc A La Hán mà tâm không bình đẳng, A nan kính vâng lời khai thị của Phật, giúp chúng sanh thoát mọi nghi ngờ phỉ báng. A nan thong thả đi qua cổng thành rồi vào từng nhà, uy nghi nghiêm chỉnh theo đúng pháp hoá trai.

Bấy giờ, A Nan theo thứ tự khất thực từng nhà, đi ngang qua nhà dâm nữ, gặp đại huyễn thuật ma đăng già, bà dùng thần chú ta-tỳ-ca-la tiên phạm thiên bắt Anan, ép làm chuyện dâm dục, dựa kề vuốt ve khiến Anan sắp huỷ phạm giới thể. Như Lai biết anan bị dâm thuật kia gia hại, nên thọ trai xong liền trở về, vua cùng các quan đại thần, trưởng giả cư sĩ đều theo phật, mong được nghe pháp yếu.

Khi ấy, trên đỉnh Thế Tôn phóng ra trăm đạo hào quang vô uý quý báu sáng rỡ. Trong hào quang ấy hiện ra hoa sen báu nghìn cánh, trên đó có hoá thân Phật đang ngồi kiết già, tuyên thuyết thần chú. Đức Phật dạy Ngài Văn Thù Sư Lợi đem thần chú đến cứu Anan, khiến cho tà chú kia liền tiêu diệt, rồi dẫn Anan và Ma Đăng Già về chỗ Phật.

Nghị rằng: Đây là nguyên nhân phát khởi bài tựa riêng của kinh này, mãn hạ tự tứ là quy tắc được Phật chế định, chư tỳ kheo lúc mới vào hạ liền được kết chế gọi là hộ sanh, cũng gọi là toạ lạp, cấm túc ba tháng, không cách nào gặp được Phật. Nhân ngày mãn hạ chư vị cùng nhau đến chỗ Phật. Ai có lỗi lầm thỉnh cầu tăng chỉ lỗi, Phật vì họ tác pháp sám hối, gọi là yết ma. Lại nói, trong lúc nhập hạ mỗi người đều có lạp nhơn đi theo, nếu căn nào phạm giới bèn hư hoại căn ấy nên không được tính tuổi hạ. Nếu vị nào hoàn toàn không phạm mới được tính một lạp. Như một tuổi ở thế tục, cho nên người xuất gia tính tuổi hạ chứ không tính tuổi đời, hơn nữa kinh này lấy ngày mãn hạ tự tứ làm duyên khởi. Vì khi Đức Lô Xá Na nói kinh Phạm Võng là bảo giới kim cang bảo hoá thân Phật Thích Ca rộng nói khắp mười phương, điều này đủ biết Đức Thích Ca trong 49 năm chỉ nói giới pháp, muốn làm sáng tỏ ý mục đích xuất gia tu hành là ra khỏi sanh tử thì phải lấy giới làm nền tảng. Hỏi rằng: Kinh này lý khai tạng tánh, hành theo đại định, giáo thuộc viên đốn, mà tại sao lại do  A nan thị hiện việc tầm thường, rơi vào nhà dâm?

Đáp: “ pháp nầy Đức Như Lai nói ra có ẩn ý vậy. Như trong kinh nói Đức Phật vì một nhân duyên lớn mà thị hiện ở đời. Một việc lớn ở đây chính là chân tâm thanh tịnh trong Như Lai tạng của pháp giới nhất chân. Tâm này từ chư phật cho đến chúng sanh đều được phú cho mà cùng bẩm thọ.Vì chúng sanh mê nên Đức Phật vì vậy mà thị hiện ở đời để khai thị chúng sanh khiến họ được ngộ nhập.cho nên đó thật là một việc vĩ đại nhất vậy. Tuy chúng sanh đã bẩm thọ tâm này rồi nhưng sở dĩ ngủ quên trong sanh tử, chìm đắm vĩnh viển trong luân hồi, mãi mãi không bao giờ thoát ly là do ái dục ràng buộc. Vì trong cõi sanh tử kia chỉ đối lại với chân tâm duy có một việc này là lớn thôi. Đó chính là cội gốc sanh tử vậy.Cho nên nói lại có một. Nếu khiến cho thành hai thì người trong thiên hạ không ai tu đạo được. Nay muốn bỏ vọng quay về chơn, điều kiện trước tiên là phải nhổ sạch gốc sanh tử, cho nên giới kinh Phạm Võng lấy việc dứt sát sanh làm đầu. Kinh này thì đặt việc đoạn dâm lên trên, vì đấy là tai hoạ nguy hiểm nhất, chẳng có đại định thì không cách nào phá nỗi. Cho nên  A nan thị hiện rơi vào phòng dâm để phát đoan, rồi đưa về gặp phật trước tiên lấy đại định để thỉnh thị. Mà khi mở lời lại nói muốn bỏ tập khí ô uế, đoạn sau Thế Tôn lần lượt nêu lỗi lầm của ông. Còn đối với ba loại tương tục thì nói không lìa được tưởng ái và kết ái thì các mối quan hệ cha mẹ con cái ở thế gian sanh sanh tương tục, trải qua trăm ngàn kiếp mãi bị ràng buộc nhau, chỉ vì ba thứ dâm sát đạo làm căn bản. Lại nói, trong gương ái đầu vô cớ chạy loạn.

Lại nói, ông được tôn xưng là đa văn cớ sao không tránh khỏi nạn ma-đăng-già, mà phải đợi thần chú thì dâm hoả mới diệt, sông ái mới khô, ông mới giải thoát được. Lại nói, ông tuy nhớ rõ bí mật diệu nghiêm của Như Lai nhưng không bằng một ngày tu vô lậu nghiệp, xa lìa hai món khổ ái tắng của thế gian. Lại nói, ma-già-da-du đồng ngộ duyên xưa bị tham ái làm khổ. Và an lập đạo tràng trước tiên dạy rằng: “Chúng sanh trong lục đạo, nếu không có tâm dâm thì không bị lưu chuyển mãi trong sanh tử luân hồi.Tâm dâm không trừ thì không thể ra khỏi trần lao, dẫu có thiền định cũng sẽ rơi vào đường ma. Nếu không đoạn dâm mà tu thiền định thì chẳng khác nào nấu cát thành cơm, dẫu trăm ngàn kiếp cũng không bao giờ có việc đó. Người tu hành bằng thân dâm thì dù đạt được diệu ngộ rốt cuộc cũng quy về dâm căn, căn bản thành dâm thì khó hòng thoát khỏi tam đồ, phải khiến cho nghiệp dâm của thân tâm đoạn hẳn rồi bước lên ngồi đạo tràng bèn nói tâm diệt tham dâm hành trì tịnh giới của Phật. Còn như lúc mới chứng quả thì nói đoạn trừ trợ nhân ấy,cắt bỏ chánh tánh ấy, xa lìa hiện nghiệp ấy. Lại nói nên quán dâm dục như rắn độc. Lại nói đoạn hẳn tâm dâm, trước tiên phải giữ thân không làm, kế đến giữ tâm không khởi. Lại nói tâm không tham dâm thì sẽ không dong ruỗi nhiều đối với sáu trần bên ngoài, trần đã không duyên thì căn đâu gặp thân tâm để thọ khoái lạc, người này liền chứng được vô sanh pháp nhẫn, từ đó tu tập dần lên và bước vào thánh vị. Tập khí dục vừa khô thì bèn hấp thụ dòng nước pháp của Như Lai. Từ đó có thể thấy, thế hay xuất thế, sanh hay vô sanh rốt cuộc do tâm dâm có đoạn hay không đoạn mà thôi. Còn như thất thú do tình tưởng mà chuốc lấy luân hồi, tam đồ cũng do nghiệp dâm mà chiêu lấy khổ hải. Luận về kẻ tu thiền định vì tánh dục mà hoại thiền định, tâm phá pháp vương thì thành quyến thuộc của ma. Thảm hại thay! chỉ vì tham dục mà mãi quẩn quanh trong sanh tử luân hồi, mãi bị buộc ràng trong ngục tù tam giới, huỷ diệt luôn ngôi nhà an ổn của niết bàn không gì bằng nghiệp dâm này. Nếu chẳng phải là kẻ trượng phu dõng mãnh trao cho vũ khí sắc bén thì làm sao nhổ được ư! Do tập khí dục nhiễm này sâu xa vi tế cho nên đức Thế Tôn trước tiên phóng đảnh quang để chiếu diệu soi, bằng tâm chú bí mật của hoá Phật để phá trừ, bằng đại trí của đức Văn Thù sang cứu giúp. Đây chính là nhân duyên qua cứu hộ để làm sáng tỏ thể đại định của toàn kinh. Từ đó có thể thấy, vì ái dục là gốc sanh tử, đại định là nhân thành Phật. Ý nói nếu chẳng phải là bậc đại giác thì không dễ gì phá được đại mộng. Không phải đại pháp thì không thể trừ được đại hoạn. Đây đúng là chân vọng hai đường mà thể vốn chẳng hai. Cho nên trong đoạn thị hiện quán tướng có bài kệ rằng : “Như người làm trò ảo thuật ở thế gian giả làm các hình nam nữ. Tuy thấy các căn chuyển động nhưng chỉ do một máy tạo ra, tắt máy thì trở thành lặng yên các huyển vật kia trở thành vô tánh. Lại nói tĩnh cực quang thông đạt tịch chiếu bao hàm cả thái hư, qua lại thấy thế gian giống như việc trong mộng. Ma đăng già trong mộng thì ai mang hình nữ, thấu rõ toàn kinh cốt chỉ một việc này. Cho nên biết được nguyên do phát khởi thì thấy được bổn ý của đức Từ Tôn chúng ta muốn nói gì.

  1. II. PHẦN CHÁNH TÔNG.
  2. Mở rộng cửa tu chứng.(bắt đầu từ đây cho đến đoạn vấn kết tên kinh giữa quyển tám)
  3. Khai thị sự sai biệt về mê ngộ.(từ đoạn quán sát rõ về bảy thú đến cuối đoạn biện rõ về ấm ma)

Mở rộng cửa tu chứng chia làm bốn phần.

  1. Khai thị ba loại như lai tạng để hiển bày thể của tam quán(từ đầu quyển này đến đoạn còn lưu giữ quán thinh giữa quyển tư)
  2. Hiển bày tướng tam quán( từ đoạn thỉnh nhập hoa thất nguyện như vậy quyển bảy)
  3. Hiển bày dụng của tam quán(từ đoạn hỏi 44 loại tâm đến đoạn gọi là tà quán quyển tám)
  4. Quy kết tên gọi tam quán( Văn Thù hỏi để tổng kết tên kinh)

Bốn mục trên là thuộc về phần mở rộng pháp môn tu chứng.

a.1.Khai thị không Như lai tạng để hiển bày thể không quán(đoạn này có ba quyển chia làm hai khoa)

a.1.1.Chọn lựa chân vọng theo sanh diệt môn để hiển bày bản giác chân tâm(phần này gồm hai quyển rưỡi)

a.1.2.Quy vọng về chơn theo bất sanh bất diệt để hiển bày tạng tánh chơn không(từ đoạn hội ngũ uẩn đến hết quyển ba)

Mục I

Đương cơ thỉnh hành.

Anan gặp Phật đảnh lễ khóc than, hối hận từ vô thỉ đến nay, chỉ một bề thích học rộng nhớ nhiều nên chưa kiện toàn đạo lực. Nay Anan tha thiết cung kính thỉnh Phật truyền dạy pháp tu xa-ma-tha, tam-ma, và thiền-na là phương tiện vi diệu ban đầu của mười phương các đức Như Lai đã tu tập mà chứng được bồ đề. Khi ấy có hằng hà sa Bồ Tát, các vị đại A la hán, Bích chi Phật…trong khắp mười phương đều mong mỏi được nghe. Tất cả ngồi im lặng chờ phật chỉ dạy.

Nghị rằng: Đoạn này do Anan lỡ rơi vào nhà dâm nữ mà thỉnh Phật khai thị. Ý nói diệu xa-ma-tha, tam-ma- thiền na chính là pháp môn vi diệu để chứng thành bồ đề của mười phương Như lai. A nan từ lúc theo Phật đến nay cứ một bề thích học rộng nhớ nhiều. Nhưng chẳng phải trí phần của mình, cho nên cũng chẳng ích gì đối với việc đa văn, không chịu nương vào đó để tu tập, cho nên chưa kiện toàn về mặt đạo lực. Nay vì bị ma lực lôi kéo mới biết đa văn là vô ích, vả lại cũng tự biết mình nghiệp ái sâu nặng. Vì vậy nếu chẳng có pháp lớn thì không đủ khả năng đoạn trừ, đồng thời cần phải nhờ oai lực của tam quán ngỏ hầu đoạn trừ được dục lậu kia. Nay bực tức mới phát tâm tu,  nhưng không biết chỗ hạ thủ công phu đầu tiên bắt đầu từ đâu mà vào, nên tha thiết thỉnh Phật khai thị phương tiện tối sơ này. Sau đó Phật khai thị diệu hạnh phải nhờ 25 thánh vị để phát huy. Ý muốn hiển bày từng môn đều có thể quay về bổn nguyên, xứ xứ trọn thành giải thoát. Nhưng chỗ bước vào của hàng sơ tâm chỉ quán sự mở thắt của tâm ấy chính là chỗ hạ thủ đầu tiên, không cần nêu một pháp nào khác mới gọi là phương tiện tối sơ. Mà nhĩ căn của Quán Âm chính là hợp với căn nghe của xứ này.

a.1.1.2. Đức Thế Tôn lần lượt khai thị: chia làm bốn phần.

a.1.1.2.a. Phá năm uẩn tám thức để làm sáng tỏ Nhơn không.

a.1.1.2.b.Phá hai loại thế giới để hiển bày Pháp không.

a.1.1.2.c. Hiển bổn giác lìa duyên để hiển bày chân như xuất triền.

a.1.1.2.d. Gạt bỏ tích quay về huyền để hiển bày chân như tuyệt đối đãi.

Thuyết minh về nhân không: chia làm bốn phần.

Trước hết là nêu tâm để phá hai uẩn sắc thọ làm sáng tỏ năm thức trước vốn vô thể.

Đoạn I

            Gạn hỏi chỗ phát tâm.

Đức phật bảo Anan “ Ông với Như Lai là anh em cùng một dòng họ, khi mới phát tâm tu tập trong giáo pháp của Như Lai, ông thấy điểm thù thắng nào mà từ bỏ ân ái sâu nặng thế gian để xuất gia?”

Anan bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, do con thấy ba mươi hai tướng tốt thù thắng vi diệu tuyệt đẹp của Như lai, hình thể sáng chói trong suốt như ngọc lưu ly. Con thường luôn suy nghĩ những tướng tốt này không phải sanh ra do ái dục. Tại sao vậy? vì dục khí thì thô nặng và dơ bẩn. Từ sự uế tạp và thối tha ấy giao hợp với nhau tạo thành một thứ tinh thể hổn tạp. Từ đó không thể sinh ra một thân thể thù thắng, thanh tịnh, sáng rỡ vi diệu như khối vàng tía này, do đó mà con đem lòng khát ngưỡng, theo phật xuất gia. 

Đoạn II

            Quở trách gốc vọng.

Đức phật nói: “Lành thay! Anan. Các ông nên biết tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến nay chịu sanh tử tương tục do vì không nhận ra chơn tâm thường trụ, thể tánh vốn trong sạch sáng suốt mà nhận lầm các vọng tưởng; các vọng tưởng này vốn chẳng chân thật, thế nên bị luân chuyển. Nay ông muốn thấu rõ quả vị vô thượng bồ đề mà phát minh chân tánh, ông phải dùng trực tâm đáp ngay lời Như Lai hỏi.Vì mười phương Như Lai đồng một đường nên ra khỏi sanh tử đều nhờ trực tâm này. Do tâm và lời nói đều ngay thẳng như thế, cho đến khoảng thời gian trước, sau, và thời kỳ trung gian tuyệt nhiên không có lời nói cong vạy.”

Đoạn III          

Gạn hỏi nguồn vọng.

A nan, nay tôi hỏi ông: “Ngay khi ông vừa mới phát tâm là do ông thích ba mươi hai tướng tốt của Như lai. Vậy ông lấy gì để thấy và ông ưa thích cái gì.”

A nan bạch Phật rằng: “ Bạch đức Thế Tôn! Sự yêu thích như thế là do mắt và tâm của con. Do mắt thấy tướng thù thắng của Như lai nên tâm ưa thích và phát tâm nguyện xả bỏ sanh tử”

Đoạn IV

            Tra hỏi chỗ vọng.

Phật bảo Anan: “Như ông nói, thật chỗ yêu thích là do tâm và mắt, nếu ông không biết tâm và mắt ở đâu thì làm sao hàng phục được trần lao”.

Ví như quốc vương, khi có giặc đến xâm chiếm nước mình, muốn phát binh đi trừ dẹp thì cần phải biết giặc trú ngụ nơi nào. Lỗi lầm là ở tâm và mắt khiến ông bị lưu chuyển. Nay tôi hỏi ông, riêng tâm và mắt nay ở chỗ nào?

Nghị rằng: Ngài Anan đến gặp Phật trước tiên đem tam quán để thỉnh thị. Đức phật không trả lời ngay, mà gạn hỏi nguyên nhân phát tâm xuất gia xả bỏ tình thương thế gian trước. Ngài giống như một vị thần y trị bịnh cho người, trước tiên phải xem xét căn bịnh ở đâu rồi mới bốc thuốc. Anan trả lời, do thấy ba mươi hai tướng tốt của Như Lai, thù thắng vi diệu nên sanh lòng khát ngưỡng mà phát tâm xuất gia. Ngay trong câu nói này Phật liền biết được căn bịnh. Vì sao? Vì thấy sắc tướng mà thương yêu và ái mộ thì chính là tâm vọng tưởng. Cho nên nói: “ Nếu lấy sắc thấy ta, lấy âm thanh tìm ta, người này hành tà đạo, không thể thấy Như Lai. Ở đây, Anan thấy Phật chỉ vì quá yêu thích sắc tướng mà chưa thấy được pháp thân. Yêu và xả ly sự yêu thương bằng tâm vọng tưởng kia thì đâu thể gọi là chân chánh xuất gia. Ở đây chủng tử của thứ tình yêu này âm thầm bộc phát. Đã yêu Như Lai được thì làm sao không yêu Ma-đăng-già được.Ý này muốn nói nhân địa phát tâm không ngay thì làm sao chiêu được quả thẳng, cho nên ngày hôm nay vướng phải nạn ma-đăng-già này vậy. Hơn nữa, tâm vọng tưởng này không phải chỉ Anan mới có, mà tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến nay sanh tử tương tục đều do không biết chân tâm thường trụ tánh tịnh sáng suốt, bị các vọng tưởng mê hoặc, vì vọng tưởng kia không thật nên có sự luân chuyển. Ngài Anan theo Phật bằng tâm sanh tử này làm sao không đoạ lạc được. Nay ông muốn thấu rõ quả vị vô thượng bồ đề mà phát minh chân tánh mới không rơi vào vọng tưởng. Nên phải trực tâm mà trả lời câu hỏi của Như lai. Kinh Duy Ma Cật nói trực tâm là đạo tràng. Khởi Tín Luận cũng nói: “Tín thành tựu phát tâm lược có ba loại. Một là trực tâm vì chánh niệm đúng như pháp. Hai là thâm tâm vì ưa tích luỹ mọi pháp lành. Ba là đại bi tâm vì muốn nhổ bật mọi gốc đau khổ cho tất cả chúng sanh. Nay trước tiên Như Lai dạy A nan phải thật lòng trả lời câu hỏi của Ngài. Vì trực tâm là không lừa dối, không lừa dối thì có thể đi đến chân thật. Vì thế mà Ngài đôi ba lần tra thẩm Anan lúc mới phát tâm do thấy 32 tướng tốt, vậy lấy cái gì để thấy và ưa thích cái gì. Ở đây, Ngài giống như vị thần y biết chẩn đoán  bịnh tình rồi mới bốc thuốc thì bịnh ắt thuyên giảm. Anan trả lời một cách rất thật lòng, Ngài nói do mắt thấy nên tâm sanh yêu thích. Đây chính là mấu chốt xuất phát căn bịnh. Cho nên Đức Như lai nói rằng: Nếu quả là ưa thích mà nhân nằm nơi tâm và mắt, thì đây chính là đầu mối của sanh tử vậy. Cho nên nói, lỗi khiến cho ông bị lưu chuyển là do tâm và mắt vậy. Cũng giống như quốc thổ kia bị giặc xâm chiếm, muốn dấy binh để chinh phạt thì phải biết chúng trú ngụ nơi nào. Nay sáu căn của ông bị giặc lừa gạt cướp hết gia bảo, đó đều do ông nương vào tâm và mắt làm chủ mà nó khiến như vậy. Nghĩa là bắt giặc phải bắt luôn vua, nay biết tâm và mắt làm hại pháp thân, thì cần phải biết chỗ trú ngụ của nó để quét sạch hết hòng dứt bặt đầu não làm tổn hại đến pháp thân. Cho nên nói rằng riêng tâm và mắt nay ở đâu, tức là nói đến nơi trú ngụ vậy. Cho nên kinh liền nói không có lẽ này.

Hỏi: Trong đoạn văn nói về việc phá vọng, nhưng Đức Thế Tôn chỉ nêu tâm và mắt, trong khi đó mục này lại nói về việc phá năm uẩn và tám thức là sao?.

Đáp: Cương yếu của việc thành Phật chính là nhất tâm tam quán. Vọng đã được phá chỉ năm uẩn và tám thức, vì lẽ đó trong toàn bộ hệ thống giáo lý đại Thừa chỉ làm sáng tỏ ý này mà thôi. Chỉ vì chúng sanh mê mờ nên chấp vọng tâm ở trong thân, đã chấp thân thì chấp có thọ thân, mà căn là nơi nương tựa của năm thức, nhưng thật ra chốn trú ngụ của lục tặc là hai uẩn sắc thọ. Tâm vọng tưởng thì trở thành tưởng uẩn của thức thứ sáu, kiến là kiến phần của thức thứ tám, cũng chính là hành uẩn của thức thứ bảy, ở đây chỉ kiến tinh của thức thứ tám là căn của thức uẩn, cho nên hai thứ vọng của tâm và mắt bao trùm cả năm uẩn và tám thức, văn kinh trình bày khá rõ ràng, nhưng ý nghĩa quá sâu mầu, tiềm ẩn. Xưa nay những nhà dịch giải phát minh chưa thấu tột, chưa lột tả được, nên khiến cho những học giả có tầm nhìn hẹp hòi không biết đâu mà lần vào. Trăm bộ Đại Thừa của tông Khởi Tín luận lập hai môn chân như và sanh diệt, từ sanh diệt môn vào chân như môn. Luận nói: “ Truy tìm sắc cùa năm uẩn cùng với cảnh giới lục trần cùa tâm rốt ráo vô niệm”. Vì tâm không hình tướng nên dù tìm cầu khắp mười phương hoàn toàn không thể được. Đây chính là cương lãnh của Đại giáo vậy. Nếu không biết được tông thú mà chỉ thấy văn tự rườm rà thì nghĩa chỉ không có chỗ quay về. Nên ở đây ấn định văn kinh thì lý tự rỏ ràng.

Anan bạch Phật rằng: “ Bạch đức Thế Tôn, tất cả mười loài dị sanh ở trong thế gian đều cho rằng thức tâm thật sự ở trong thân. Con thấy dù con mắt sen xanh của Như Lai cũng nằm trên mặt.Nay con quán sát các căn thô phù của tứ trần này ở trên mặt con, như vậy thức tâm thật sự ở trong thân. Phật bảo Anan: “ Nay ông hiện ngồi trong giảng đường cùng Như Lai, ông xem thấy vườn cây Kỳ Đà đang ở chỗ nào?”

Bạch Thế Tôn, giảng đường thanh tịnh nhiều tầng rộng lớn này ở trong vườn ông Cấp Cô Độc. Còn rừng Kỳ Đà, đúng là ở bên ngoài giảng đường.

Anan, nay đang ngồi trong giảng đường, trước hết ông thấy gì?

Bạch Thế Tôn, con nay trong giảng đường, đầu tiên thấy Như Lai, rồi thấy đại chúng, như vậy nhìn ra ngoài con thấy được rừng cây.

Anan, khi ông thấy rừng cây là nhờ vào đâu mà thấy được?

Bạch Thế Tôn, từ các cửa của giảng đường này mở rộng, nên con ở trong giảng đường thấy suốt ra ngoài xa.

Đoạn V

 Hiển bày thể của định.

Khi ấy, Đức Thế Tôn ở trong đại chúng đưa cánh tay sắc vàng xoa đầu Anan, dạy ông và đại chúng rằng: “ Có pháp tam-ma-đề tên là Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm Vương, gồm đủ muôn hạnh. Mười phương Như Lai đều do một pháp môn là con đường diệu trang nghiêm ấy mà siêu xuất. nay ông hãy lắng nghe thật kỹ”. Anan đảnh lễ, kính vâng lời Phật dạy.

Đoạn VI

            Phá chỗ vọng vốn vô thể.

Phật bảo A nan: “ Như lời ông nói, thân ở trong giảng đường, do cửa mở rộng, nên có thể nhìn ra thấy vườn rừng. Cũng có chúng sanh ở trong giảng đường này không thấy Như Lai, mà thấy được vật bên ngoài không?

Ngài Anan thưa: “ Bạch Thế Tôn, ở trong giảng đường không thấy Như Lai, mà thấy được rừng suối là điều không thể có.”

Phật dạy: “ A nan ông cũng như thế. Tâm linh của ông thông suốt rõ ràng tất cả mọi vật. Nếu tâm hiện tiền thông suốt rõ ràng ấy thật ở trong thân ông, thì trước hết nó phải biết những gì trong thân ông. Liệu có ai thấy được trong thân trước rồi sau đó mới thấy cảnh vật bên ngoài chăng? Dù không thấy được tim, gan, tỳ,vị nhưng móng tay mọc,tóc dài ra, gân chuyển mạch nhảy, đúng ra phải rõ sao lại không biết? Đã không biết bên trong, làm sao biết được bên ngoài? Thế nên phải biết, ông nói tâm hiểu biết này ở bên trong thân là không hợp lý.

A nan đảnh lễ bạch Phật: “Bạch đức Thế Tôn, con nghe lời khai thị của Như lai như thế, nên nhận ra tâm con đúng là ở ngoài thân”. Tại sao vậy? Ví như có ngọn đèn sáng ở trong phòng, trước tiên chắc chắn phải soi chiếu trong nhà, rồi theo cửa mở, mới chiếu ra ngoài sân. Tất cả chúng sanh sở dĩ không thấy trong thân mà chỉ thấy ngoài thân. Cũng  giống như ngọn đèn sáng để bên ngoài, nên không thể soi chiếu trong phòng được. Nghĩa này chắc đã rõ ràng, không có gì nghi ngờ và hoàn toàn đúng với nghĩa rốt ráo cùa đức Phật. Như thế không biết có đúng chăng?

Đức Phật bảo Anan: “ Vừa rồi, các tỳ kheo theo ta khất thực trong thành Thất La Phiệt, nay đã về rừng kỳ Đà.Như Lai đã thọ trai rồi, giờ ông hãy xem coi trong chúng Tỳ kheo, khi một người ăn thì những người khác có no không?

A nan thưa: “ Bạch Thế Tôn, không thể. Tại sao? Các tỳ kheo này tuy đã chứng quả A la hán, nhưng thân mạng không đồng. làm sao một người ăn mà tất cả đều no được.

Phật bảo A nan: “ Nếu tâm thấy nghe hay biết của ông thực ở ngoài thân, thì thân tâm cách biệt nhau, tự nó không liên quan với nhau. Vậy điều gì tâm biết thì thân ắt không biết và những gì thân biết thì tâm không thể biết. Nay ta đưa cánh tay mềm mại lên cho ông xem, khi mắt ông thấy, tâm ông có phân biệt chăng?”

Anan thưa: “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật bảo Anan: “ Nếu thân tâm cùng biết nhau, tại sao ông nói tâm ở ngoài thân?” Thế nên phải biết, ông nói tâm thấy nghe hiểu biết ở ngoài thân, thật không có lý.”

A nan bạch phật: “ Bạch Thế Tôn, như lời Phật dạy,vì chẳng thấy bên trong, nên tâm con chẳng ở trong thân. Vì thân tâm đều biết nhau, chẳng hề rời nhau nên tâm con chẳng ở ngoài thân. Nay con nghĩ kỹ biết nó ở tại một chỗ.

Đức phật hỏi: “ Nó ở nơi nào?”

A nan thưa: “ Do tâm hay biết này chẳng biết những gì bên trong, mà thấy được những vật bên ngoài. Như con suy xét thì nó núp bên trong con mắt.” Ví như có người lấy chén thuỷ tinh úp lên con mắt, tuy có vật phủ lên mà mắt chẳng bị ngăn ngại. Khi mắt thấy được liền theo đó có sự phân biệt. Song cái tâm rõ biết của con chẳng thấy được bên trong là vì nó ở bên trong con mắt. Nhưng nó vẫn thấy được vật bên ngoài rõ ràng không bị chướng ngại là vì tâm núp sau con mắt.”

Phật bảo A nan: “ Như ông vừa nói, tâm núp sau con mắt, còn con mắt núp sau chén thuỷ tinh, vậy người kia sau khi úp chén thuỷ tinh lên mắt mà vẫn nhìn thấy núi sông, thật có thấy chén thuỷ tinh không?”

Bạch Thế Tôn đúng vậy. Khi người ấy úp chén thuỷ tinh lên mắt, thật có thấy chén thuỷ tinh.

Phật bảo A nan: “ Nếu tâm ông giống như con mắt núp sau chén thuỷ tinh thì khi xem thấy núi sông, sao ông không thấy con mắt?” Mà nếu thấy con mắt thì mắt đồng như cảnh bị thấy, như vậy chẳng thành nghĩa tuỳ thấy. Còn nếu chẳng thấy con mắt thì tại sao ông lại nói tâm hiểu biết này núp trong con mắt như con mắt núp sau chén thuỷ tinh.”

Thế nên phải biết, ông nói cái tâm hiểu biết suốt khắp núp trong con mắt giống như con mắt núp sau chén thuỷ tinh, điều đó vô lý.

Anan bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, nay con có suy nghĩ như vậy: Thân thể con người, tạng phủ ở trong, khiếu huyệt ở ngoài. Nơi tạng phủ thì tối, nơi khiếu huyệt thì sáng. Nay con đối trước Phật, mở mắt thấy sáng gọi là thấy bên ngoài, khi nhắm mắt thấy tối gọi là thấy bên trong. Nghĩa này đúng chăng?”

Đức Phật bảo Anan: “ Khi ông nhắm mắt thấy tối, bóng tối có sẳn ở trước mắt ông hay sao? Nếu có sẳn trước mắt ông thì bóng tối ấy là ở trước mắt ông, sao lại nói ở bên trong? Nếu thật ở bên trong thì khi ông vào trong nhà tối không có ánh sáng mặt trời, mặt trăng, ánh đèn thì bóng tối trong phòng ấy là từ tạng phủ của ông hay sao? Còn nếu nó không đúng thì làm sao có nghĩa ấy? Nếu bỏ qua cái thấy bên ngoài, mà cho rằng con mắt hướng vào bên trong nên thấy tối, thì khi nhắm mắt thấy tối, gọi là thấy trong thân. Vậy khi mở mắt thấy sáng sao chẳng thấy được khuôn mặt? Con nếu chẳng thấy được mặt thì chẳng có cái thấy bên trong. Nếu thấy được mặt thì cái tâm hay biết này và con mắt phải ở ngoài hư không làm sao ở phía trong được? Nếu ở ngoài hư không thì nó chẳng phải tự thể của ông, thế nay Như Lai thấy được mặt ông, Như Lai cũng là thân của ông hay sao? Khi mắt ông biết thì thân ông vẫn không biết. Hẳn là ông cho rằng thân và mắt đều biết, thì phải thành hai cái biết. Tức là một thân của ông có thể thành hai vị Phật?”

Anan thưa: “ Con thường nghe Đức Phật dạy tứ chúng, do tâm sinh nên các pháp sinh; do pháp sinh nên các thứ tâm sinh. Nay con suy nghĩ, thì cái thể của suy nghĩ ấy thực là tâm con, tuỳ chỗ hoà hợp, tâm theo đó mà có, chẳng phải ba chỗ trong ngoài và ở giữa.”

Phật bảo Anan: “ Nay ông nói do pháp sinh nên các thứ tâm sinh, tuỳ chỗ hoà hợp, tâm theo đó mà có. Tâm ấy nếu có tự thể ắt không có chỗ hoà hợp. nếu không có tự thể mà hoà hợp thì cũng giống như giới mười chín hoà hợp với trần thứ bảy, nghĩa ấy không đúng. Nếu tâm có tự thể, khi ông lấy tay gãi trên thân thì tâm ông có nhận ra cái biết từ bên trong thân ra, hay do ngoài thân mà có? Nếu từ trong thân ra thì phải trở lại thấy trong thân. Nếu từ ngoài vào thì trước hết phải thấy được mặt của ông?”

A nan thưa: “Thấy là ở con mắt, còn tâm thì biết chứ không thấy như con mắt. Nói tâm thấy là không đúng nghĩa.”

Phật dạy: “ Nếu con mắt thấy được, thì khi ông ở trong phòng, cái cửa có thấy được không? Lại những người chết rồi vẫn còn con mắt, lẽ ra phải thấy được vật, mà nếu còn thấy được thì sao gọi là chết?”

Lại nữa, Anan, nếu tâm hiểu biết của ông có tự thể, thì có một thể hay có nhiều thể? Nó ở nơi thân ông là ở khắp cả thân hay chẳng khắp? nếu tâm có một thể thì ông lấy tay gãi một chi, lẽ ra cả tứ chi đều biết, mà nếu biết hết thì không biết gãi ở chỗ nào. Nếu biết chỗ gãi thì cái thuyết một thể của ông không thành. Nếu có nhiều thể thì thành ra có nhiều người, vậy rốt cuộc thể nào của ông? Nếu cái thể ấy có mặt khắp nơi thì giống như trước kia, không biết được chỗ gãi. Còn nếu không có mặt cùng khắp thì khi ông chạm trên đầu, đồng thời cũng chạm dưới chân, hễ đầu có cảm giác thì lẽ ra chân phải không biết, nhưng hiện nay ông lại không phải như thế. Vậy nên biết rằng, hễ hợp với chỗ nào, tâm liền ở chỗ đó, thật không có lẽ ấy.”

A nan bạch Phật: “ Bạch Thế Tôn con được nghe Thế Tôn cùng với ngài Văn Thù Sư Lợi và các vị pháp vương tử bàn về nghĩa thật tướng. Thế tôn nói tâm chẳng phải ở trong cũng chẳng phải ở ngoài. Theo con nghĩ, nếu tâm ở bên trong mà không thấy được vật bên trong, còn ở ngoài thì tâm và thân chẳng biết nhau, không biết bên trong nên thân không ở bên trong, vì thân tâm biết nhau nên nói tâm ở ngoài cũng không phải. Nay vì thân tâm biết nhau và cũng thấy được vật bên trong nên tâm chắc chắn ở giữa.”

Phật bảo: “ ông nói chặng giữa, chỗ ấy không phải bỗng dưng mà có, hoặc không có vị trí nhất định. Nay ông phải xét kỹ, điểm giữa ấy là nơi nào? Là tại cảnh bên ngoài hay là ở trên thân. Nếu ở nơi thân mà ở một bên thì không phải ở giữa, còn nếu ở giữa thân thì cũng ở trong thân rồi. Nếu cái giữa ấy ở nơi cảnh thì có thể nêu ra được hay không nêu ra được. Không nêu ra được thì cũng như không có, còn nếu nêu ra được thì lại không có vị trí nhất định. Tại sao? Ví như có người cắm cây nêu để làm điểm giữa, nếu nhìn từ phương đông thì cây nêu ở phía tây, nếu nhìn từ phương nam thì cây nêu ở phía bắc. Tiêu điểm đã không rõ ràng thì tâm ông cũng thành rối loạn.

 A nan thưa: “ Con nói điểm giữa, chẳng phải là hai thứ ấy, như Thế Tôn dạy, mắt gặp sắc trần, duyên sanh nhãn thức. Mắt thì có phân biệt, sắc trần vốn vô tri. Thức phát sinh trong khoảng giữa ấy chính là tâm con.”

Đức Phật bảo: “ Tâm ông nếu ở giữa căn và trần, vậy tâm thể ấy gồm cả hai bên, hay không gồm cả hai bên? Nếu gồm cả hai bên thì căn trần lẫn lộn. trần thì không biết, nhưng căn biết, hai thứ đối lập nhau. Chỗ nào gọi là điểm giữa? Gồm cà hai bên cũng không đúng, vì không phải có biết và không phải không biết, tức là không có thể tánh. Điểm giữa ấy lấy gì làm tướng? Thế nên biết rằng tâm ở chặng giữa là không có lý.”

A nan bạch Phật rằng: “ Bạch Thế Tôn, xưa nay con thấy Phật cùng bốn vị đệ tử lớn là ngài Đại Mục kiền Liên, Tu Bồ Đề, Phú lâu Na, Xá Lợi Phất cùng chuyển pháp luân.

Đức phật thường nói: Tâm tánh hiểu biết phân biệt không phải ở trong, không phải ở ngoài, không phải ở chặng giữa, tất cả đều không trú xứ. hết thảy đều không dính mắc, đó gọi là tâm. Vậy cái không dính mắc của con có được gọi là tâm không?”

Đức Phật bảo A nan: Ông nói bản tánh của tâm hiểu biết phân biệt này không ở đâu cả. Vậy các vật có hình tướng trên thế gian như hư không và các loài chim bay,cá lặn trên mặt đất dưới nước…Ông không chấp là có hay không có? Nếu như không hiện hữu thì chẳng khác nào lông rùa sừng thỏ. Sao gọi là không dính mắc. Nếu đã không có cái không dính mắc thì không thể gọi là không. Không tướng thì không, chẳng không thì phải có tướng, có tướng thì phải có trú xứ, làm sao lại nói là không dính mắc? Thế nên phải biết tất cả cái không dính mắc mà gọi là tâm hiểu biết là không có lý.”

Nghị rằng: Phật hỏi A nan tâm và mắt ở đâu, đầu tiên Ngài A nan trả lời tâm ở trong thân. Đây là sở chấp thông thường của tất cả chúng sanh, không ai không cho rằng tâm chẳng ở trong thân. Đem vọng tâm vọng chấp sắc thân là chỗ nương tựa, đây chính là chỗ trú ngụ của giặc vậy. Nhưng A nan khởi đầu thỉnh Phật khai thị về tam quán, mà Đức Thế Tôn lại trình bày về tâm và mắt trước, điều đó thể hiện dụng ý sâu xa mà Ngài muốn nêu ra ở đây. Thế mà từ trước tới giờ các nhà dịch giải tuỳ tiện cho rằng đó là bảy chỗ nêu tâm. Không hề biết chủ ý của Phật, chỉ thấy Phật dạy về đại định, hoàn toàn không biết chỗ quay về của tam quán, đó là lý do tại sao ý chỉ kinh này từ trước tới giờ khó rõ áo nghĩa. Thử nói xem, luận về chân tâm thường trụ không sanh không diệt trong nhất chân pháp giới. Chư phật và chúng sanh đồng bẩm thọ tâm này, bổn nguyên vốn không hai vậy. Bởi vì tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến nay bị một niệm vô minh bất giác mà thành ra sanh diệt, nghĩa là do tâm sanh diệt này kết hợp với tâm không sanh diệt biến chơn tâm kia thành A lại da thức rồi trở lại làm cội gốc sanh tử của chúng sanh. Thức này có ba phần: Một là nghiệp tướng, là căn bản vô minh, chính là tự chứng phần của thức. Hai là chuyển tướng, chính là chuyển căn bản trí thành vọng kiến tức kiến phần của thức, kiến này là cội gốc của bảy thức trước. Ba là hiện tướng, tức tướng phần của thức, chính vì vô minh bất giác che lấp chân tâm dần biến chơn không tịch diệt linh minh vô tướng kia trở thành hư không vô tri rỗng tuếch. Cho nên đoạn kinh sau nói rằng vì mê vọng mà chấp có hư không. Mà vô minh trong thể ngoan không này ngưng kết lại dần biến thành vọng sắc của tứ đại để làm thế giới của không trung. Nên nói nương vào hư không mà lập thành thế giới, do vọng kiến tiếp xúc với vọng sắc của tứ đại, đối đãi qua lại lâu ngày rồi nắm lấy một chút phần của ngoại sắc chấp làm của mình. Mà vọng kiến bám lấy sắc tâm bên trong kết hợp với chấp thọ vô tri cho là tự ngã rồi dần biến thành chúng sanh của năm uẩn. Cho nên nói tưởng lặng thì thành quốc độ, hay biết là chúng sanh, đây chính là khởi điểm thành chúng sanh, từ đó chúng sanh chỉ chấp thân tâm ngũ uẩn làm mình, thì làm sao biết được chân tâm rộng lớn ư! Nghĩa là một khi mê thì nhất định chấp tâm ở bên trong sắc thân, nay A nan chấp tâm ở trong, chính là chấp tâm vọng tưởng bên trong sắc thân kia là chân tâm. Cho nên chỉ thấy thân thể đáng yêu, mà không đạt được sắc tâm vốn không. Nương theo ngũ uẩn này vọng chia thành sáu căn. Sáu căn khi tiếp xúc với cảnh lại chấp năm trần do tứ đại tạo ra làm sự thọ dụng của ngã rồi khởi sáu thức vọng sanh phân biệt, khởi hoặc tạo nghiệp, đó là nguyên nhân chủ yếu. Sự sanh tử luân hồi thật ra là do nhận lầm thân tâm ngũ uẩn làm tự ngã, rồi vọng chấp là thường còn. Nay bỏ vọng quay về chơn thì trước tiên phải phá ngã chấp của năm uẩn kia. Vì sở chấp kia đã bám rễ trong nhiều kiếp, nên chẳng có đại định thì khó bề phá được. Cho nên Như Lai sắp tuyên đại định thì thẩm định chỗ trú ngụ của tâm và mắt trước, theo Anan chấp tâm ở trong thân, đồng thời đó cũng là chỗ trú ngụ của giặc, liền có thể tấn công vào để đánh đổ. Do A nan xưa nay chấp làm ngã, nay một khi đả phá, e rằng ông sẽ hoảng sợ, cho nên xoa đảnh an ủi rồi mới nói rằng có tam ma đề gọi là Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm Vương, đầy đủ muôn hạnh, mười phương Như Lai đều từ một nẻo này mà bước vào đại lộ diệu trang nghiêm.Từ đó biết được việc nêu tâm để hiểu rõ được sự nhận thức mà tiến đến loại trừ luôn hai vọng kiến, đồng thời xông tới phá luôn nhị chấp ngã pháp của chúng sanh, để hiển bày bản giác chơn tâm. Mà tất cả thành công này đều nhờ vào oai lực của đại định vậy.Trước hết là phá cái ngã giả của năm uẩn, vì tất cả chúng sanh đều vọng chấp nó là thường. Nay trên văn tự gọi là bảy chỗ nêu tâm, tuy nói là trưng tâm nhưng kỳ thật ngầm phá hai uẩn sắc thọ thôi. Vì vọng tưởng luôn chấp thọ bốn đại làm ngã cho rằng tâm ở trong thân, tức là chấp sắc thân làm chỗ nương tựa của tâm. Do chấp tâm ở trong thân mà tìm bên trong lại không được, chấp tâm ở bên ngoài rồi tìm bên ngoài cũng không được. vì thế lần lược trải qua bảy chỗ tìm tòi mãi rốt cuộc vẫn không được. Điều đó đủ thấy thân vọng vốn không có mà chấp thọ cho là ngã, cuối cùng tất cả đều hư vọng. Từ đó có thể thấy, đoạn văn bảy chỗ trưng tâm thật sự là phá sắc uẩn và thọ uẩn cũng dần phá theo luôn. Từ đó dần tiến lên phá ba uẩn tưởng hành thức, văn sau sẽ nói rõ. Đây quả thật là đại ý của đạo lộ tối thượng. Những bậc trí giả, xin hãy xét kỹ. Nếu không, thì tại sao đức Thế Tôn lúc mới trưng tâm lại dạy về đại định trước, rồi sau đó không rút văn lại ,phải chăng Như Lai thuyết pháp là hão huyền ư!

Đoạn VII

Quở trách vọng tâm phá tưởng uẩn để thuyết minh sáu thức vốn vô thể. Đoạn này chia làm bốn.

 Mục I

A nan lại thỉnh Phật khai thị định môn.

Lúc bấy giờ A nan ở trong đại chúng, liền từ chỗ ngồi đứng dậy bày vai áo bên phải, gối bên phải quỳ sát đất, chắp tay cung kính bạch phật. Con là em nhỏ nhất của Phật, nhờ Thế Tôn thương yêu, nay tuy con đã xuất gia, nhưng vẫn còn ỷ lại lòng yêu thương của Thế Tôn, do đó chỉ được đa văn chưa được quả vô lậu. Nên con bị chú thuật Ta-tỳ-ca-la lôi kéo và sa vào nhà dâm, tất cả chỉ vì không biết chỗ quy hướng của chân tâm. Cúi mong Đức Thế Tôn mở rộng lòng từ, thương xót chỉ dạy cho chúng con pháp tu thiền định Xa-ma-tha, khiến cho hàng nhất xiển đề và miệt-lệ-xa thoát khỏi tà kiến. Thỉnh cầu như vậy xong, rồi gieo năm vóc sát đất cùng toàn thể đại chúng kính cẩn lắng nghe lời Phật chỉ dạy.

Mục II

Đức Thế Tôn chỉ khai thị thể của định.

Khi ấy từ chặng giữa chân mày của Thế Tôn phóng ra các đạo hào quang. Các hào quang ấy sáng chói như trăm ngàn mặt trời, trỗi lên sáu điệu làm chấn động khắp cõi nước Phật. Mười phương cõi nước như số vi trần đồng thời hiện ra. Nhờ oai thần của phật khiến các thế giới vi trần ấy hợp thành một cõi. Trong các cõi nước ấy, các vị đại Bồ Tát ở nơi quốc độ của mình đều chắp tay lắng nghe lời Phật dạy.

Nghị rằng: Ngay một đạo hào quang này mà khai thị toàn bộ thể của định. Do trước đây Thế Tôn gạn hỏi A nan về chỗ trú ngụ của tâm và mắt. A nan nhầm cho rằng tâm ở trong thân, đây là bịnh chung của tất cả chúng sanh, đã bị Như Lai gạn hỏi, A nan vẫn khăng khăng chấp chặc thân này là thật cho nên nói tâm ở trong thân, từ đó lần lượt tìm hiểu tra cứu bảy chỗ hoàn toàn không thể được, điều này có thể biết được cái chấp sắc thân vốn không có. A nan chưa ngộ, cho nên lúc này trách giận mình rồi lại thỉnh Phật khai thị pháp Xa-ma-tha. Không hề biết dụng ý của Như lai trước đã hứa dạy về đại định rồi mới gạn hỏi tâm. Ý muốn A nan ngay đó đốn ngộ tứ đại vốn không năm ấm không thật. Thì ngay lập tức toàn thể đại định được hiển bày. Nếu A nan quả là một kẻ linh lợi một phen nghe qua lãnh hội liền thì có thể chặt đứt sạch mọi dây mơ rễ má,ca khúc khải hoàn cùng đại chúng và cả hội Lăng Nghiêm từ đây cũng được tán dương. Nhưng do A nan hồ đồ không biết nên nhọc công Đức Như Lai ta nhiều phen khai thị. Song sở dĩ A nan không ngộ là do chấp nhầm vọng tưởng sanh tử này làm chân thật. Cho nên từ đây trở đi Phật khai thị về hai món căn bản gọi là phá ngũ uẩn, lúc sắp phá tưởng uẩn thì Như lai phóng vô số đạo hào quang từ giữa chặn mày trước. Cổ đức nói: “ có một vô vị chân nhân ở trước mặt các ông phóng hào quang làm chấn động đại địa, tại sao các người lại tự mê muội. Cho nên hằng ngày chỉ tiếp nhận vọng tưởng, sáu căn ngăn trở, sáu trần chướng ngại. Nay Phật phóng đạo hào quang này chiếu phá căn trần thức giới mỗi mỗi vốn chân thật, cho nên nói khắp cả cõi Phật. Quang minh đốn hiện phá ngay vô minh nên nói chấn động sáu cách. Cửa ngõ căn trần hoàn toàn không chướng ngại nên nói hợp thành một cõi. Chiếu dụng hiện tiền như vậy thì không nhọc dở chân mà bước thẳng đến đạo tràng, nên trong hào quang chư Bồ Tát đều ở tại nước mình cùng chắp tay lắng nghe. Hơn nữa từ một đạo hào quang này mà Phật ngầm chỉ toàn thể đại định. Đoạn sau phá vọng hiển chơn, mà cái được hiển bày ở đây chính là một cảnh giới rờ rỡ này mà thôi. Nếu ai hiểu được chân tướng của ánh sáng này thì đâu cần cầu Phật pháp nào khác ư! Nhưng vì A nan không ngộ nên phải lần lượt khai thị từng pháp một. Lúc mới phá vọng, A nan đã thỉnh Phật khai thị đạo lộ xa-ma-tha rồi. nhưng đức Như lai lại đem tướng ánh sáng này ngầm trả lời trước vậy.

Mục III

 Khai thị chung về cội gốc điên đảo.

Đức Phật bảo A nan: “ Tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến nay, đủ các thứ điên đảo, mầm giống nghiệp tự nhóm lại như chùm quả ác xoa. Những người tu hành không thành được đạo vô thượng bồ đề, mà chỉ thành Thanh Văn, Duyên Giác hoặc thành ngoại đạo, chư thiên, ma vương và quyến thuộc của ma. Tất cả đều do không biết hai loại căn bản, tu tập lầm lộn, cũng như nấu cát mà muốn thành món ngon, dù trải qua số kiếp nhiều như cát bụi, rốt cùng chẳng được. Thế nào là hai món căn bản? Này A nan! Một là căn bản sinh tử từ vô thỉ chính là tâm phan duyên mà hiện nay ông cũng như toàn thể chúng sanh nhận làm tự tánh. Hai là nguyên thể thanh tịnh bồ đề niết bàn từ vô thỉ. Đó là cái chân tâm vốn sáng suốt hiện giờ của ông, hiện nay hay sinh khởi các duyên bị ông lãng quên. Do các chúng sanh bỏ quên tánh bản minh này tuy trọn ngày sử dụng nó mà chẳng tự biết nên bị trôi lăn oan uổng trong các cõi.

Nghị rằng:

Như Lai sắp tuyên bày đại định hẳn khai thị về cội gốc sanh tử trước, nên nói tất cả chúng sanh từ vô thì đến nay vướng các thứ điên đảo là do hoặc nghiệp vậy. Hoặc là phát nghiệp sanh thêm hai thứ vô minh. Vì  vô minh này tạo các thứ nghiệp nên gọi là nghiệp chủng. Hễ một khi đã phát nghiệp thì sẽ kéo theo quả khổ. Cho nên ba thứ khổ, hoặc, nghiệp, cùng nhánh như chùm ác xoa. Ác xoa là giống cây độc, mỗi khi mọc con thì ba cây một bụi cho nên lấy đó để làm thí dụ. Hoặc này cần phải có đại định mới phá được nên Phật trình bày trước vậy. Cũng chính vì nó mà những người tu hành không thể đắc được quả vị vô thượng bồ đề, cho đến thành hai quả nhị thừa còn lại và ngoại đạo, chư thiên ma vương …nguyên nhân bị nghiệp sai sử là do không biết hai món căn bản chân vọng, nên tu hành lầm lẫn mà thôi. Hai thứ căn bản là: Căn bản sanh tử mà chúng sanh mê mờ, chính là nay ông dùng tâm phan duyên vọng tưởng làm tự tánh của mình. Hai là thể bồ đề niết bàn vốn thanh tịnh, tức là thức tinh nguyên minh hay sanh các duyên rồi lại nhận nhầm chúng mà đánh rơi tự tánh. Do chúng sanh đánh mất cái thể sáng suốt này nên phải luống chịu sanh tử. Thức tinh là thể của bát thức, nguyên minh là chơn như bản giác diệu minh. Vì chúng sanh mê mờ tâm thanh tịnh sáng suốt này nên biến thành thức tinh rồi khởi các vọng tưởng. Vì lẽ đó nên trước phải phá vọng tưởng trước rồi tiếp đến phá thức tinh, thì chân tâm bản giác tự hiển bày, nhưng tất cả những thứ này đều nhờ vào năng lực của đại định. Cho nên lúc phá  vọng phải bác bỏ nó rồi mới khai thị , phần sau phá vọng hiển chơn chính là khai thị xa-ma-tha, để quay về đạo lộ chân thật. mà cái được phá ở đây là hai thứ điên đảo mà thôi.

Mục V

 Trình  bày về điên đảo.

Gạn hỏi tâm điên đảo

Nghiệm hỏi vọng tâm.

A nan, nay ông muốn biết con đường tu tập thiền định, với ước nguyện được thoát ly sanh tử, nay ta hỏi ông, khi Như Lai đưa cánh tay sắc vàng lên co năm ngón tay lai rồi hỏi Anan.? Ông có thấy chăng?

A nan thưa.

Bạch Thế Tôn con thấy.

Đức Phật hỏi.

Ông thấy cái gì?

A nan đáp: Con thấy Như Lai đưa cánh tay lên và co năm ngón lại thành nắm tay sáng chói chiếu vào tâm và mắt của con.

Đức Phật hỏi.

Ông lấy cái gì để thấy?

A nan thưa: Cả đại chúng và con đều thấy bằng mắt.

Đức phật bảo A nan.

Như ông vừa trả lời, cho rằng Như lai co năm ngón lại thành nắm tay sáng chói chiếu vào tâm và mắt ông. Mắt ông có thể thấy được, nhưng ông lấy gì làm tâm để cho nắm tay sáng chói chiếu vào?

 A nan thưa: Đức Phật gạn hỏi tâm ở chỗ nào, nay con dùng tâm suy xét cùng tột để tìm kiếm. Con cho rằng chính cái biết suy nghĩ tìm kiếm ấy là tâm con.

– Quở trách vọng tưởng chẳng chân thật.

Đức Phật bảo. Này A nan! Đó chẳng phải là tâm ông.

A nan giật mình, rời chỗ ngồi đứng dậy chắp tay bạch Phật.

Bạch Thế Tôn! Đó chẳng phải là tâm con, vậy nó là cái gì?

Phật bảo A nan: Đó là sự tưởng tượng những tướng tiền trần giả dối, nó làm mê mờ chân tánh của ông. Do từ vô thỉ đến nay, ông nhận giặc này làm con, bỏ mất tánh nguyên thường nên phải chịu luân hồi.

Nghị rằng: Ở đây chính là phá tâm vọng để làm thuyết minh món điên đảo thứ nhất. Đức Như lai lúc sắp phá vọng tâm, Ngài thẩm định lại sở nguyện muốn biết con đường xa-ma-tha của A nan. Rõ ràng từ đây trở đi là hiển bày thể của đại định. Xa ma tha nghĩa là Không Quán. Mà chân tâm thanh tịnh của Như Lai tạng vốn không có một pháp, đây chính là thể không quán. Vả lại, thể quán này càng không có một pháp nào khác. Chỉ vì vọng tâm vọng thấy duyên trần phân biệt nên ẩn chìm không hiện. nay nếu tâm hiện tiền tức là đã phá được duyên trần vốn không, thì chân tâm liền hiển bày. Nếu hiểu rõ duyên sanh vô tánh thì đó tức là chơn tâm. Cho nên phần sau, A nan chấp vọng tâm vọng thấy duyên trần phân biệt mà hỏi Phật. Thế Tôn chỉ căn cứ thể định không tạng để đáp thôi. Cho nên từ đây trở đi đều trình bày về pháp thiền định. Cho nên trước hết khai thị để phá vọng tâm. Đức Như Lai đầu tiên thẩm tra nguyên nhân xuất gia của A nan. Tôn giả trả lời rằng do mắt thấy Như Lai mà tâm sinh ưa thích, từ đó bỏ nhà xuất gia. Như Lai khẳng định cái lỗi làm ông sanh tử luân hồi chính là tâm và mắt. Mục đích là khai thị cái vọng tâm thấy bậy của A nan. Tiếp đến gạn hỏi tâm mà ông tìm kiếm đến bảy chỗ vẫn không tìm thấy được. Ở đây trên danh nghĩa gọi là hỏi về tâm nhưng thật ra muốn chúng ta biết rằng thân vọng kia vốn không có chỗ nương gá, đủ chứng tỏ thân này vốn không thật.  A nan vì chưa ngộ, nên thỉnh phật một lần nữa khai thị về định môn. Đức Như Lai thật là diệu biện, trước phá vọng tâm rồi mới phá vọng kiến. Cho nên nay đưa tay lên để hỏi A nan, Ông nhìn thấy được không? lấy gì làm tâm? Ở đây muốn hiển bày vọng tâm vốn không. Cho  nên Ngài hỏi lại một lần nữa, A nan vẫn chỉ có thể nói cái biết tột cùng đó là tâm con. Ở đây chính là chấp tâm vọng tưởng sanh tử làm tâm chơn thật. Như Lai vì thế mà hét lớn, sai rồi, đó chẳng phải tâm ông. Đức Như Lai thuyết pháp bốn mươi chín năm, nay chỉ ban bố cho A nan một tiếng hét: Như bảo kiếm kim cang vương. Thật có thể chặt đứt mạng căn. Đáng tiếc là A nan không ngộ, lại làm lao nhọc tâm Phật. Vì A nan xưa nay chỉ nhận cái này làm chân tâm, cho nên nay bị tiếng hét mà làm A nan sửng hồn hướng về Phật hỏi. Nếu cái này chẳng phải tâm con thì gọi là cái gì? Như Lai nói rõ, tâm này chính là vọng tưởng hư vọng phân biệt của tiền trân, tức tâm phan duyên của lục thức mà thôi. Nghĩa là khí vọng tích tụ ở trong đó tạm gọi là tâm, chứ cái làm mê mờ chân tánh của ông làm sao gọi là chân tâm ư! Do từ vô thỉ đến nay ông nhận lầm cái này làm tâm, như nhận giặc làm con. Cho nên mất đi chân tâm bản nguyên thường trụ, từ đó bị lưu chuyển trong sanh tử luân hồi vậy.

Gạn hỏi về nghĩa lục thức vốn vô thể.

A nan bạch Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Con là em của Phật, vì tâm kính yêu Phật nên con xuất gia. Tâm con chẳng những cúng dường Như Lai mà còn trải qua nhiều quốc độ như cát sông Hằng, thừa sự chư Phật và thiện tri thức; phát tâm đại dũng mãnh, làm tất cả những pháp sự khó làm, cũng vận dụng tâm này, dù con có huỷ báng Phật Pháp, rời bỏ thiện căn, cũng chính tâm này. Nay Đức Phật chỉ rõ cái ấy không phải là tâm, thì chẳng lẽ con không có tâm, như gỗ như đá, vì ngoài cái hay biết ấy ra, con chẳng còn gì khác nữa. Sao Như Lai lại bảo cái đó chẳng là tâm? Con thật kinh sợ và trong đại chúng ai cũng nghi hoặc điều đó. Cúi xin đức Từ Tôn rủ lòng từ bi chỉ dạy cho những người chưa được giác ngộ.

Bấy giờ, đức Thế tôn chỉ dạy cho A nan và cả đại chúng, muốn cho họ được vô sanh pháp nhẫn.

Từ nơi toà sư tử, đức Phật xoa đầu A nan và bảo rằng: Như lai thường nói các pháp sanh đều do tâm biểu hiện. Tất cả nhân quả và thế giới nhiều như vi trần đều nhân nơi tâm mà có. A nan, như tất cả sự vật hiện hữu trong thế giới như ngọn cỏ, lá cây, sợi dây, nút thắt..khi gạn xét cội gốc của nó, mỗi thứ đều có thể tánh, cho đến như hư không cũng có tên gọi và dáng mạo. Huống gì bản tâm sáng suốt thanh tịnh nhiệm mầu này là bản chất của mọi tâm niệm mà tự nó lại không có thể tánh hay sao? Nếu ông chấp chặc tánh phân biệt hiểu biết, cho đó là tâm, thì tâm này khi rời khỏi sắc thanh, hương vị,xúc lại có một tánh trọn vẹn nào khác ư! Như hiện nay ông lắng nghe pháp âm của Như Lai, đó là nhân âm thanh mà có phân biệt.

Làm sáng tỏ thức thứ bảy chẳng phải chân thật.

Dẫu có diệt hết cả cái thấy nghe hay biết, bên trong giữ lại cái trống rỗng u nhàn, thì nó cũng còn là sự phân biệt của bóng dáng sắc trần mà thôi. Chẳng phải tôi bảo ông chấp cái ấy không phải là tâm, nhưng ông phải suy xét chín chắn, nếu có một thể tánh phân biệt khi rời hẳn tiền trần thì đó chính là tâm ông. Nếu tánh phân biệt này khi rời hẳn tiền trần mà không còn tự thể thì đó chỉ là bóng dáng phân biệt của tiền trần. trần ấy chẳng phải là thường trụ, khi nó biến diệt thì nó cũng như lông rùa sừng thỏ, ắt pháp thân ông cũng đồng với đoạn diệt. Thì ai là người chứng vô sanh pháp nhẫn?

Lúc ấy A nan cùng toàn thể đại chúng đều im lặng ngơ ngác.

Mục I

        Quở trách chung về điên đảo.

Đức Phật bảo A nan: “ Hết thảy những người tu hành ở thế gian, mặc dù nay đã được cửu thứ đệ định, nhưng chưa hết sạch mê lầm, thành bậc A la hán, đều do chấp nhầm vọng tưởng sanh tử này là chân thực. Thế nên ông nay tuy được gọi là đa văn mà không thành thánh quả.”

Nghị rằng: A nan cứ chấp nhầm tâm vọng tưởng phan duyên của thức thứ sáu làm chân tâm. Nay bị Phật quở trách bèn sợ hãi ngơ ngác. Bèn lấy cái vô tâm đồng với cỏ, cây, đất đá để hỏi. Đức Thế Tôn vô cùng thương xót muốn khiến cho A nan cùng cả đại chúng đồng chứng vô sanh, sợ A nan hốt hoảng nên xoa đầu an ủi, nói sơ lược về cái chân tâm ấy thế này, sao ông tự nghi cái vô tâm  kia đồng với cỏ cây, đất đá ư? Như Lai thường nói, các pháp sanh ra đều do tâm biểu hiện, tất cả nhân quả y chánh của thế gian đều nhờ tâm mà có. Đây chính là chân tâm vậy, sao ông không ngộ? Vả lại, tất cả mọi vật trên thế giới này dù nhỏ nhít tới đâu cũng có thể tánh, dù hư không cũng có tên gọi và tướng mạo. Huống chi cái tâm sáng suốt thanh tịnh mầu nhiệm là tánh của tất cả tâm mà lại là vô thể ư! Chơn tâm có thể tánh mà ông không ngộ, chỉ chấp vọng tưởng phân biệt làm chân tâm, há không nhầm lẫn lắm sao? Nếu ông cứ chấp chặc cái tâm vọng tưởng phân biệt này làm chân tâm, nếu quả như chân tâm tức khi vừa lìa lục trần mà có cái thể trọn vẹn khác gọi là chân tâm, nay lìa trần không có thể nào không vọng là sao? Vả lại như nay ông đang lắng nghe pháp của ta, đây là do nghe mà có phân biệt. Nếu không có tiếng của ta thì tâm ông cũng không có, đây chính là tâm duyên trần phân biệt, là tâm vọng tưởng phân biệt của thức thứ sáu, trần mất thì tâm cũng diệt. Câu này chính là phá tưởng uẩn vô thể để hiển bày cái hư vọng của thức thứ sáu, câu sau hiển bày tiếp thức thứ bảy chẳng phải chân thật. Ý nói rằng không chỉ vọng tưởng phân biệt của thức thứ sáu là hư dối, mà dù ông diệt hết mọi thấy nghe hay biết, sáu căn không hoạt động, bên trong yên ắng tĩnh lặng, cũng là bóng dáng phân biệt của pháp trần. Đây chính là thức thứ bảy chấp cái ta bên trong của mình là nền tảng của ý thức, chính là cội gốc của sanh tử thì làm sao có thể nhận lầm là chơn. Ý Phật muốn phá hành uẩn diệt thức thứ bảy nên định đem câu này mở lời. “ Nhưng ta chẳng trách sở chấp của ông” Nhất định chẳng phải là tâm, chỉ là vọng tưởng chứ chẳng phải là chơn tâm. Cho nên muốn A nan suy xét tỉ mỉ. Nếu lìa Trần có Thể thì gọi là chân tâm của ông, nếu lìa trần không có thể, thì khi trần diệt lẽ ra tâm cũng diệt theo, vậy chẳng khác nào lông rùa sừng thỏ. Như vậy thì pháp thân đồng với đoạn diệt thì ai sẽ là người chứng quả vô sanh ư! A nan bị phá cái vọng tưởng không thật, thì mất đi cái vốn có của mình, vì hoàn toàn không có chỗ quay về nên im lặng ngơ ngác. Đức Thế Tôn trách một loạt về cái sai của ông rằng. Những người tu hành tuy thành tựu cửu thứ đệ định, nhưng không thành A la hán, bởi do chấp nhầm vọng tưởng này là chân thật. Thế nên ông tuy đa văn mà không thành thánh quả, đây chính là căn nguyên vậy. A la hán chỉ diệt lục thức mà được ra khỏi tam giới. Từ sự ấn định này đủ biết ý Phật muốn phá tưởng uẩn.

Phá tâm vọng trước rồi mới phá kiến vọng.

 Gạn hỏi về cái thấy điên đảo.

Mục II

Đương cơ trùng thỉnh.

 A nan nghe xong, đau xót khóc lóc, gieo năm vóc sát đất, quỳ xuống chắp tay bạch Phật.

Từ khi con phát tâm xuất gia, chỉ biết ỷ lại vào oai thần của Phật, con thường nghĩ rằng, khỏi phải nhọc công tu hành làm gì, hy vọng Như Lai sẽ ban cho chánh định. Con không tự biết thân tâm của Phật và con chẳng thay thế cho nhau được. Vậy nên con tự đánh mất bản tâm, thân tuy đã xuất gia mà tâm chẳng nhập đạo, con chẳng khác nào như người cùng tử bỏ cha trốn đi. Ngày nay mới biết, tuy được nghe Phật pháp nhiều, nhưng nếu chẳng tu hành thì cũng như chưa nghe. Như người chỉ nói đến thức ăn, rốt cuộc chẳng được no bụng.

Bạch Thế tôn! Nay chúng con đều bị trói buộc bởi hai thứ chướng ngại, do chẳng biết tâm tánh vốn thường hằng vắng lặng. Cúi mong Như Lai thương xót kẻ nghèo cùng cơ cực, làm phát khởi tâm nhiệm mầu sáng suốt, mở bày mắt đạo cho chúng con.

Mục III

Chỉ khai thị nhất chơn.

Khi ấy từ chữ vạn trên ngực Như Lai phóng ra hào quang báu, ánh sáng rực rỡ với trăm ngàn màu sắc, chiếu sáng đồng thời suốt khắp mười phương thế giới chư Phật nhiều như số vi trần. Hào quang ấy rót xuống trên đảnh Như Lai ở các cõi Phật trong khắp mười phương, xoay về soi đến A nan và toàn thể đại chúng. Rồi đức Phật bảo A nan. Nay Như Lai vì ông dựng lập pháp tràng lớn khiến cho tất cả chúng sanh khắp mười phương đạt được tâm tánh trong sạch, sâu kín nhiệm mầu và đạo nhãn thanh tịnh.

Nghị rằng:  Dưới đây là phá vọng kiến, A nan được Phật một  khai thị một phen, đã tin tâm phân biệt duyên trần, nếu lìa trần thì không có thể. Đủ biết cái tâm vọng chấp xưa nay chẳng phải là chơn tâm. Từ đó suy ra, quan niệm về cái thấy hình tướng Phật trước đây cũng chẳng phải chân thật. Cho nên A nan thỉnh Phật phát khởi cái tâm diệu minh để mở bày đạo nhãn cho mình. Vì lấy đạo nhãn ấn chứng nên đủ biết phần sau này là phá vọng kiến vậy. Nhưng vọng kiến này chính là ý thức chấp căn thân bên ngoài là Ta, gọi hai chấp phân biệt ngã pháp là phân biệt kiến. Ý căn chấp bên trong Kiến phần của thức thứ tám là ngã, hai chấp ngã pháp câu sanh gọi là câu sanh kiến. Vì căn thức nương nhau cũng thuộc về vọng tưởng nên nói hai chướng trói buộc. Lúc Như Lai bắt đầu phá vọng tướng, chữ vạn từ trên ngực phóng ra trăm đạo hào quang báu trước. Ý muốn diễn bày rằng vọng tưởng này vốn là ánh sáng đại trí huệ trong Như lai tạng. Nay vì mê mờ thành vọng tưởng nên biến ánh sáng trí huệ này thành vọng kiến. Bởi muốn phá vọng nên trước tiên phóng hào quang  chiếu khắp mười phương, đồng loạt biến khắp để làm biểu tượng trước. Vả lại một đạo hào quang này phàm thánh đều có. Cho nên rót trên đỉnh của mười phương Phật, rồi xoay về lại chỗ A nan và đại chúng. Cũng vậy muốn ngộ được chân tâm, chân kiến phải thấu được một đạo hào quang này vậy. Vì mê ánh sáng trí huệ này nên chuyển thành vọng tâm vọng kiến. Nay muốn chuyển tâm, kiến thành ánh hào quang sáng suốt vốn sẳn đủ, chỉ ở giữa khoảng chuyển biến này thôi. Nếu ngộ được hào quang chân thật này sẽ chóng được tâm sáng suốt thanh tịnh mầu nhiệm và đạo nhãn thanh tịnh. Đây quả đúng là việc Như Lai dựng pháp tràng lớn vậy. Đoạn sau là  hội kiến quy về tâm. Vì A nan luôn chấp cái biết là tâm, cái thấy là mắt, đâu biết mắt cũng chẳng phải là cái thấy. Cho nên Như Lai hội cái thấy kia quy về tâm. Để phá Tiểu thừa chấp cái thấy là mắt, là cội gốc của việc biện biệt cái thấy ở sau đây vậy.

Mục IV

Hội kiến quy về tâm.

A nan! Trước đây ông đã trả lời rằng thấy nắm tay chói sáng. Vậy nắm tay này nhân đâu mà có? Làm sao nắm tay trở nên sáng chói? Ông lấy gì để thấy?

A nan thưa: Thân của Phật như vàng diêm phù đàn sáng ngời như núi báu, do đức tính thanh tịnh sinh ra, vậy nên có hào quang chói sáng. Con thật sự dùng mắt thấy ngón tay co lại thành nắm tay, đưa lên cho mọi người xem.

Phật bảo A nan: Hôm nay Như Lai nói thật với ông, những người có trí nhân nơi thí dụ mà hiểu.

A nan, ví như nắm tay của Như Lai, nếu không có bàn tay thì chẳng thành nắm tay. Nếu không có mắt thì ông không thể thấy. Áp dụng nắm tay của Như Lai và cái thấy từ mắt ông có giống nhau chăng?

A nan thưa: Bạch Thế Tôn! Đúng như vậy. nếu không có mắt thì không thành cái thấy. Nếu đem ví dụ nắm tay của Phật so với cái thấy của con, nghĩa ấy như nhau. Phật bảo A nan! Ông nói giống nhau, nghĩa ấy không đúng. Sao vậy? Nếu một người không có nắm tay thì hẳn nhiên là không có nắm tay, nhưng những người mù, chẳng phải họ hoàn toàn không có cái thấy. Vì sao? Ông thử ra đường hỏi những người mù mắt.

Ông thấy gì không?

Các người mù chắc chắn sẽ đáp:

Nay tôi chỉ thấy một màng đen trước mắt, ngoài ra không thấy gì khác.

Theo nghĩa ấy mà quán xét thì sẽ rõ, người mù thấy màu tối đen phía trước, chứ cái thấy của họ đâu có thiếu mất.

A nan thưa: Cái duy nhất mà người mù có thể thấy được trước mắt là màu tối đen, sao có thể gọi là thấy được?

Đức Phật bảo A nan có gì khác nhau giữa màu đen tối mà người mù thấy được và màu tối đen mà người sáng mắt nhìn thấy khi họ ở trong phòng tối?

Bạch Thế tôn đúng vậy. Hai màu tối đen, một do người ở trong phòng tối thấy và một do người mù thấy được không có gì khác nhau.

A nan, nếu người mù chỉ thấy được màu tối đen khi bỗng dưng được sáng mắt lại, thấy được đủ loại sắc tướng. Ông gọi đó là do mắt thấy. Và khi người ở trong phòng tối kia, chỉ thấy phía trước hoàn toàn tối đen, bỗng dưng thấy được mọi vật nhờ có đèn sáng, lẽ ra nên gọi đèn thấy là đúng hơn. Nếu cái thấy do đèn thì đèn có được cái thấy, nên chẳng gọi là đèn; và nếu là đèn thấy thì quan hệ gì đến ông? Thế nên phải biết, đèn làm cho ta thấy rõ được mọi vật, còn cái thấy đó là do ở mắt, chứ không phải đèn. Khi mắt nhận rõ các vật thể thì tánh thấy đó chính là tâm, chẳng phải là mắt.

Nghị rằng: Lúc sắp phá vọng kiến, Như lai đưa nắm tay lên để thử nghiệm cái thấy. Vì hàng tiểu Thừa không biết ba phần của bát thức. Chỉ biết sáu thức. Xưa nay chỉ chấp căn thức tương sanh. Cho nên quan niệm thấy bằng con mắt, chứ không biết cái thấy này là do tâm. Điều đó có nghĩa là kẻ ngu khó phân biệt được căn và thức thôi. Như Lai muốn hội cái thấy kia quay về tâm, cho nên đưa cánh tay sắc vàng lên để nghiệm. Hòi rằng ông thấy bằng cái gì.? A nan thưa; con thấy bằng mắt. Đây chính là chấp cái thấy ở nơi con mắt, Như Lai dùng nắm tay để thí dụ bằng nhãn căn. Nếu không có ngón tay thì sẽ không có bàn tay. Nếu ông không có mắt thì há không thấy sao? Cho nên dẫn người mù để ví dụ cho lý lẽ không có mắt. Thấy một màng đen tối há chẳng phải là cái thấy ư! Người mù kia cùng với người có mắt ở trong phòng tối thấy một màng đen như nhau, thì nên biết rằng cái thấy vốn không phài do mắt sáng vậy. Nếu người mù kia bỗng dưng được sáng mắt lại, thì gọi là người mắt sáng, cũng như người trong phòng tối bỗng nhiên có đèn sáng, thì lẽ ra phải gọi là đèn thấy, đâu có lẽ này ư! Vì đèn có thể hiển sắc mà thôi. Cái thấy đó ở nơi con người, điều đó đủ biết nhãn căn chỉ có thể hiển sắc mà thôi, đồng thời tánh thấy này là tâm chứ chẳng phải là mắt. Ở đây chính là hiểu cái thấy thuộc về tâm. Đoạn sau trình bày về tâm điên đảo để phá sanh tử. Xác minh sáu thức vọng chấp thân tâm ngũ uẩn làm tự ngã, sanh ra chấp thường và vô thường,khởi điên đảo kiên, nghĩa là hàng phàm phu vọng chấp thân tâm ngủ uẩn là thường. Lấy cái cái vô thường chấp là thường. Hàng Tiểu thừa không hiểu được thân tâm vốn là chân thường mà vọng chấp là vô thường, nên gọi là điên đảo. Chính là thuộc giáo nghĩa A hàm. Có lẽ người dịch giải như thế, sau đó đúc kết theo đoạn văn điên đảo rằng: “ Thì biết thân ông phát minh so với pháp thân thanh tịnh của Như Lai. Thân của Như Lai gọi là Chánh Biến Tri còn thân của các ông gọi là điên đảo tánh”. Cho nên biết văn trước là thân kiến khởi tâm vọng tưởng phân biệt.

Mục V

Khai thị về người điên đảo.

Mặc dù đức Phật và đại chúng được nghe Như Lai chỉ dạy như thế. Nhưng tâm chưa được khai ngộ nên vẫn im lặng, mong Như Lai thương xót chỉ dạy thêm. Nên đứng chắp tay lắng lòng trông chờ đức Phật chỉ dạy.

Nghị rằng: A nan đã bị phá cái tâm vọng chấp có hai uẩn nghiệp là nương vào sắc thọ. Nay hội cái thấy quy về tâm thì mờ mịt không biết lối quay về. Cho nên không biết thỉnh cầu gì nữa, miệng thì im lặng mà tâm vẫn chưa được tỏ ngộ, chỉ chờ Phật thương xót chỉ dạy.

Phàm phu điên đảo.

Khi ấy, đức Thế tôn duỗi cánh tay đâu la miên sáng chói, xoè năm ngón tay, bảo A nan cùng thể đại chúng: “ Khi mới thành đạo, Như Lai đến vườn Lộc Uyển có dạy cho năm anh em tỳ kheo A-nhã-kiều-trần-như cùng ông và tứ chúng rằng: Tất cả chúng sanh bị mê hoặc bởi khách trần phiền não nên chẳng được giác ngộ, chứng quả A La Hán. Lúc đó các ông nhân đâu mà được khai ngộ. thành tựu quả vị thánh.

Bấy giờ kiều trần na đứng dậy bạch Phật: “ Nay hàng trưởng lão trong đại chúng, chỉ riêng con được danh hiệu là Giải. Nhờ ngộ được hai chữ khách trần mà thành tựu quả vị.

Bạch Thế Tôn như người du khách dừng chân nghỉ lại một quán trọ bên đường để ngủ qua đêm hoặc chỉ ăn một bữa. Khi việc lưu trú hoặc ăn uống đã xong, họ liền chuẩn bị hành lý lên đường không ở lại nữa. Nếu họ thật là người chủ thì chẳng phải đi đâu nữa. Như thế mà suy xét, người chẳng dừng nghĩ lâu gọi là khách. Người dừng trụ lâu gọi là chủ. Do không dừng trụ nên gọi là khách. Lại như khi mưa vừa mới tạnh, mặt trời lấp lánh lên cao, tia sáng chiếu vào nhà thông qua khe cửa, hiện rõ các hạt bụi trong hư không, bụi trần lay động còn hư không thì đứng lặng. Thế nên con suy nghĩ, trong lặng gọi là hư không, lay động là trần. do lay động có nghĩa là trần.

Đức Phật bảo: Đúng thế!

Nghị rằng: Đoạn này phá cái thấy điên đảo của phàm phu để khai thị tâm mê mờ vậy. Lúc bắt đầu phá kiến bỗng nhiên Thế Tôn hỏi về khách trần. do phàm phu vọng chấp thân tâm năm uẩn là Thường nên khởi Thường Kiến. Như Lai mượn khách trần để phá. bởi khách vào quán dừng lại ăn uống nghĩ nghơi rồi lại ra đi. Nếu thật sự là chủ thì không có đến đi. Ý này dụ cho chúng sanh qua lại trong tam giới sanh tử không nhất định ở một nơi, làm sao chấp là thường được ư? Cũng như trời quang mây tạnh, ánh sáng mặt trời soi chiếu thấy bụi trần lay động còn hư không vẫn đứng yên. Đây là dụ cho sanh diệt vô thường. Như vậy vô thường làm sao chấp là thường được. Đây chính là cái điên đảo của phàm phu vậy.

Nhị thừa điên đảo.

 Khi ấy Như Lai ở trong đại chúng co năm ngón tay lại, co rồi lại mở, mở rồi lại co. Hỏi A nan rằng:

Nay ông thấy gì?

A nan thưa: Con thấy bàn tay bách bảo luân của Như Lai, xoè ra nắm lại giữa hội chúng.

Phật bảo A nan: Ông thấy tay Như Lai xoè ra nắm lại trong đại chúng, đó là tay Như Lai xoè ra nắm lại, hay cái thấy của ông có xoè ra nắm lại.?

A nan thưa: Bàn tay báu của Như Lai có xoè nắm trong đại chúng, con thấy bàn tay của Như Lai tự xoè ra nắm lại, chớ phải tánh thấy của con có xoè có nắm.

Đức Phật hỏi: Cái nào động cái nào tịnh?

A nan thưa: Bàn tay Phật không dừng nghỉ, còn tánh thấy của con không có ý niệm về sự yên tĩnh, làm sao còn có động?

Phật nói: Đúng vậy.

Bấy giờ từ trong lòng bàn tay, Như Lai phóng ra một đạo hào quang báu chiếu đến vai bên phải của A nan, Anan liền quay đầu qua bên phải để nhìn. Đức Phật lại phóng một hào quang khác qua vai trái, A nan liền quay sang bên trái để nhìn. Đức Phật bảo A nan:

Nay đầu ông tại sao lại lay động?

A nan thưa: Con thấy Như Lai phóng đạo hào quang báu chiếu vào vai bên phải rồi vai bên trái của con, nên đầu con tự lay động.

A nan ông, khi ông nhìn hào quang của Như Lai, đầu ông xoay qua hai bên vai, thì đầu ông động hay cái thấy của ông động?

Bạch Thế Tôn! Chính đầu của con động, bởi tánh thấy của con còn không có ý niệm dừng nghỉ làm sao có động.

Phật bảo: Đúng vậy!

Nghị rằng: đoạn này phá cái thấy điên đảo của Nhị thừa để hiển bày tâm mê.Như lai co nắm tay phóng hào quang để nghiệm cái thấy vốn bất động. Vì Nhị Thừa vọng chấp thân tâm năm uẩn là vô thường nên sanh tâm nhàm chán. Vì không hiểu được thì vẫn như chúng sanh. Cho nên Như Lai lúc sắp phá vọng kiến, trước tiên co nắm tay phóng hào quang để nghiệm. A nan đã biết cái đầu động, còn cái thấy bất động, từ đó biết rằng thân cảnh vốn bất động, thì tại sao lại chấp là vô thường ư! Ở đây đã ngầm khai thị pháp chân thường vậy. khách trần phóng ra hào quang cũng giống như thế. Ý nói A nan trả lời đúng không hề sai.

Khi ấy đức Phật bảo khắp đại chúng rằng: Giả sử có người khác gọi cái động là trần, cái không dừng trụ là khách.

Các ông lưu ý chính cái đầu của A nan dao động chứ cái thấy không dao động. Các ông cũng để ý rằng tay Như Lai có co mở, chứ cái thấy không co mở. Tại sao nay ông  cho rằng cái động là thân, và cái động là cảnh. Nên từ xưa đến nay ở trong niệm niệm sanh diệt bỏ mất chân tánh,làm những việc điên đảo. Đã đánh mất tâm tánh chân thật rồi, còn nhận vật làm mình, nên bị trôi lăn theo vòng lưu chuyển.

Nghị rằng: Đoạn này trách chung về hai món vọng để phá cái chấp của phàm thánh. Ý muốn nói chúng sanh đã biết sự dao động là trần, thì cũng biết sanh diệt là vô thường vậy. Cớ sao lại chấp cái sanh diệt này là thường ư? Hàng Nhị Thừa nếu biết cái đầu động, còn tánh thấy bất động, thì vốn tự chơn thường vậy. Cớ sao lại chấp là vô thường, đã biết được nghĩa của thường vô thường, thì tại sao các ông lấy động làm thân, lấy động làm cảnh. Ý hai câu kinh này chứa đựng hai nghĩa chân vọng đều phá. Tức là thân cảnh vô thường này hàng phàm phu làm sao có thể chấp là thường.? ở đây là quỏ trách phàm phu. Còn như thân cảnh huyển vọng này vốn là chơn thường. Huyễn hoá không thân tức pháp thân, thì hàng nhị thừa làm sao cho là vô thường ư? Ý này là muốn trách nhị thừa. Do vọng chấp này nên từ xưa đến nay niệm niệm sanh diệt, bỏ mất chơn tánh, làm những việc điên đảo. Tâm tánh vốn có sẳn mà nay đánh mất đi, rồi lại nhận vật làm mình. Cho nên mãi bị lưu chuyển mãi trong luân hồi điên đảo. Đoạn này trách chung về điên đảo vậy.