PHẬT THUYẾT PHÁP TẬP DANH SỐ KINH

Hán dịch: Đại sư Thi Hộ, đời Tống
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

Cúi đầu đảnh lễ chư Phật, bậc đạt trí Nhất thiết trí, thầy của trời người, vô lượng vô biên pháp, các vị kết tập danh số chánh pháp.

Trước xin đảnh lễ Tam bảo: Phật, Pháp, Tăng.

Ba Thừa là gì?

–Đó là: Đại thừa, Duyên giác thừa, Thanh văn thừa.

Bảy sự cúng dường tối thượng là gì?

–Đó là: Lễ bái, Cúng dường, Sám hối, Tùy hỷ, Khuyến thỉnh, Phát nguyện, Hồi hướng.

Ba pháp căn bản là gì?

–Đó là: Phát tâm Bồ-đề, Tâm thanh tịnh, Tự tánh không, đoạn trừ ngã kiến.

Mười Ba-la-mật là gì?

–Đó là: Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định, Trí tuệ, Phương tiện, Nguyện, Lực, Trí.

Mười tám không là gì?

–Đó là: Nội không, Ngoại không, Nội ngoại không, Không không, Đại không, Thắng nghĩa không, Hữu vi không, Vô vi không, Tất cánh không, Vô tế không, Tán không, Nhất thiết pháp không, Bản tánh không, Tự tướng không, Vô tướng không, Vô tánh không, Tự tánh không, Vô tánh tự tánh không.

Bốn Tâm vô lượng là gì?

–Đó là: Từ, Bi, Hỷ, Xả vô lượng.

Bốn Nhiếp pháp là gì?

–Đó là: Bố thí, Ái ngữ, Lợi hành, Đồng sự.

Năm thông là gì?

–Đó là: Thiên nhãn, Thiên nhĩ, Tha tâm, Túc mạng, Thần cảnh.

Bốn Thánh đế là gì?

–Đó là: Khổ, Tập, Diệt, Đạo đế.

Năm uẩn là gì?

–Đó là: Sắc, thọ, tưởng, hành, thức uẩn.

Năm uẩn xuất thế là gì?

–Đó là: Giới, Định, Tuệ, Giải thoát, Giải thoát tri kiến uẩn.

Mười hai nhân duyên sinh là gì?

–Đó là: Vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử.

Ba mươi bảy pháp Bồ-đề là gì?

–Đó là: Bốn Niệm xứ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy Bồ-đề phần, tám Thánh đạo.

Bốn Niệm xứ là gì?

–Đó là: Quán thân thân niệm xứ, quán thọ thọ niệm xứ, quán tâm tâm niệm xứ, quán pháp niệm xứ.

Bốn Chánh đoạn là gì?

–Đó là: Không cho pháp ác chưa sinh được sinh; Đoạn trừ pháp ác đã sinh; phát sinh pháp lành chưa sinh; tăng trưởng pháp lành đã sinh chân thật không hư dối, phát tâm tinh tấn để đạt viên mãn.

Bốn Thần túc là gì?

–Đó là: Tập định đoạn hành cụ thần túc, Tâm định đoạn hành cụ thần túc, Tinh tấn định đoạn hành cụ thần túc, Ngã định đoạn hành cụ thần túc.

Năm Căn là gì?

–Đó là: Tín căn, Tấn căn, Niệm căn, Định căn, Tuệ căn.

Năm Lực là gì?

–Đó là: Tín lực, Tấn lực, Niệm lực, Định lực, Tuệ lực.

Bảy Bồ-đề phần là gì?

–Đó là: Niệm Bồ-đề phần, Trạch pháp Bồ-đề phần, Tinh tấn Bồ-đề phần, Hỷ Bồ-đề phần, Khinh an Bồ-đề phần, Định Bồ-đề phần, Xả Bồ-đề phần.

Tám Thánh đạo là gì?

–Đó là: Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định.

Như thế là ba mươi bảy pháp phần Bồ-đề.

Bốn pháp chủng là gì?

–Đó là: Chánh lợi, Chánh văn, Chánh trí, Chánh thức.

Sáu niệm là gì?

–Đó là: Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới, niệm Thí, niệm Thiên.

Bốn pháp ấn là gì?

–Đó là: Các hành vô thường, các hành đều khổ, các pháp vô ngã, Niết-bàn tịch tĩnh.

Mười nghiệp thiện là gì?

–Đó là: Không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không nói hai lưỡi, không nói ác, không nói thêu dệt, không tham, không sân, không si.

Bốn phiền não căn bản là gì?

–Đó là: Tham, sân, si, ngã mạn.

Năm kiến là gì?

–Đó là: Thân kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ, giới cấm thủ kiến.

Bốn lậu là gì?

–Đó là: Dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu, kiến lậu.

Ba giải thoát là gì?

–Đó là: Không giải thoát, Vô tướng giải thoát, Vô nguyện giải thoát.

Tám hữu sắc là gì?

–Đó là: Đất, nước, gió, lửa, hương, vị, xúc, pháp.

Hai vô sắc là gì?

–Đó là: Hư không, thức tánh.

Tám Giải thoát định là gì?

–Đó là: Bên trong có sắc quán sắc bên ngoài; bên trong không sắc quán sắc bên ngoài; quán tịnh; quán Không vô biên xứ; quán Thức vô biên xứ; quán Vô sở hữu xứ; quán Phi tưởng phi phi tưởng xứ; quán Tưởng thọ diệt.

Chín bộ pháp là gì?

–Đó là: Khế kinh, Kỳ-dạ, Thọ ký, Già-tha, Phúng tụng, Nhân duyên, Bản sự, Bản sinh, Phương quảng.

Mười hai hạnh Đầu-đà là gì?

–Đó là: Thường khất thực; khất thực theo thứ lớp; ngày ăn một bữa; trước quán sau mới ăn; thọ trì ba y; y chằm vá; y phấn tảo; thường ngồi trên tòa cỏ không nằm; ở ngoài trời; ở bên gốc cây; ở nghĩa địa; ở chỗ vắng vẻ.

Thế nào là mười Địa?

–Đó là: Hoan hỷ địa, Ly cấu địa, Phát quang địa, Diệm tuệ địa, Nan thắng địa, Hiện tiền địa, Viễn hành địa, Bất động địa, Thiện tuệ địa, Pháp vân địa.

Mười pháp hàng phục của Bồ-tát là gì?

–Đó là: Mạng hàng phục, tâm hàng phục, thọ dụng hàng phục, pháp hàng phục, sinh hàng phục, thần thông hàng phục, giải thoát hàng phục, nguyện hàng phục, nghiệp hàng phục, trí hàng phục.

Mười Lực của Bồ-tát là gì?

–Đó là: Giải thoát lực, Bạt khổ lực, Quán lực, Nhẫn lực, Trí lực, Đoạn lực, Văn lực, Nguyện lực, Viên mãn lực, Ái lực.

Mười Lực của Như Lai là gì?

–Đó là: Xứ phi xứ trí lực, Tự nghiệp trí lực, Tri chúng sinh tánh trí lực, Căn thắng liệt trí lực, Chủng chủng giới trí lực, Chủng chủng thắng giải trí lực, Biến thú hành trí lực, Tĩnh lự giải thoát đẳng trì đẳng chí trí lực, Túc trụ tùy niệm trí lực, Lậu tận trí lực.

Bốn tri là gì?

–Đó là: Biết hạt giống của các pháp; biết thuyết pháp; biết chánh đạo Niết-bàn; biết trí đoạn lậu tận.

Năm tham đố là gì?

–Đó là: Pháp tham đố, Lợi dưỡng tham đố, Trụ tham đố, Vị thiện tham đố, Danh văn tham đố.

Mười tám pháp bất cộng là gì?

–Đó là: Thân không lỗi, Miệng không lỗi, Ý không lỗi, Không có tâm bất định, Không có tâm dị tưởng, Không có tâm không biết xả, Dục không giảm, Niệm không giảm, Tinh tấn không giảm, Trí tuệ không giảm, Giải thoát không giảm, Giải thoát tri kiến không giảm, Thân nghiệp hành theo trí tuệ, Khẩu nghiệp hành theo trí tuệ, Ý nghiệp hành theo trí tuệ, Biết quá khứ không ngại, Biết vị lai không ngại, Biết hiện tại không ngại.

Ba mươi hai tướng là gì?

–Đó là: Bàn chân bằng phẳng, dưới bàn chân có hình bánh xe ngàn căm; tay chân mềm mại; giữa ngón tay chân có màng lưới sắc vàng; ngón tay chân thon tròn; gót chân dài rộng hợp mu bàn chân; mu bàn chân dài rộng mềm mại tròn; bắp chân tròn như chân nai chúa, hai tay tròn dài quá gối; âm tướng kín đáo như voi chúa; mỗi lỗ chân lông một sợi xanh biết xoay về bên phải; lông tóc uốn cong mềm mại; da trơn mịn không bám bụi nhơ; sắc thân vàng sáng đẹp, lòng bàn tay bàn chân, cổ, hai vai tròn đầy; hai vai đỉnh đầu tròn đẹp, hai nách tròn, dung nghi đoan nghiêm; thân hình cao lớn; thân cân đối, phần trên thân như sư tử chúa, thân phóng ánh sáng một tầm; bốn mươi chiếc răng trắng như tuyết bằng khít, bốn răng cửa bén sạch đẹp, được thức ăn tối thượng, lưỡi dài rộng che phủ lên đến đỉnh đầu; tiếng nói như Phạm thiên ai cũng thích nghe; lông mi đều đặn như lông mi trâu chúa, mí mắt xinh đẹp; mặt như trăng tròn; lông mày như trăng mới mọc; lông trắng giữa chặn mày mềm xoay về bên phải; trên đầu có nhục kế như lộng cõi trời.

Tám mươi vẻ đẹp là gì?

–Đó là: Móng tay dài thon sạch; ngón tay ngón chân tròn trịa xương gân không hiện lên; khoảng cách giữa ngón tay ngón chân kín đều; tay chân mềm mại vừa ý; gân mạch ẩn sâu không hiện ra; hai mắt cá không hiện ra; tới lui như voi rồng chúa; đi đứng khoan thai như sư tử chúa; đi đứng an bình như trâu chúa; tới lui thanh nhã như thiên nga; khi xoay nhìn thì toàn thân xoay theo chân tròn đẹp; đốt xương không hở như rồng cuộn; đầu gối chắc đẹp; những tướng ẩn thì viên mãn trong sạch; da mềm mịn sạch bóng; hình dung xinh đẹp không có những sự đáng sợ; các đốt xương khít đẹp; tay chân yên định không lay động; thân tướng sáng suốt đẹp; ánh sáng trên thân luôn soi rọi; bụng vuông vức mềm không hiện ra; rốn sâu tròn đẹp; rốn dày không lồi; da trơn mịn không nhơ; chân tay tròn trịa, vằn tay không đứt; môi đỏ như son; mặt cân đối đẹp; lưỡi rộng dài; tiếng rền vang xa; tiếng nói hay; mũi cao thẳng; răng ngay thẳng răng trắng; mắt sáng đẹp; mắt như cánh sen xanh; lông mi khít không bạc; lông mày dài mềm; lông mày màu lưu ly, lông mày dài óng mượt; tai dày cân xứng tròn; hai tai bằng phẳng; dung nghi đỉnh đạt ai cũng kính yêu; trán rộng vuông vức; thân đẹp không ai sánh bằng; tóc dài nhiều óng mượt; tóc thơm sạch; tóc không rối; tóc không rụng; tóc óng mượt bụi không bám; thân khỏe như thân Nala-diên; thân cao lớn tuấn tú; các lỗ trên thân sạch; thân đẹp không ai sánh bằng; mọi người nhìn không chán; mặt như trăng tròn; chỉ nhìn thẳng không quay lại; nét mặt tươi; thân không nhơ; mặt luôn thoảng hương thơm; các lỗ chân lông thoảng hương thơm; đầu như Mạt-đạt-na; chân lông sạch óng như lông trên cổ chim công; âm thanh như Phạm thiên hợp lý; nhục kế trên đầu không ai thấy được; ngón tay ngón chân đỏ hồng; khi đi chân cách đất bốn ngón tay nhưng vẫn in dấu; tự bảo vệ mình không cần ai hộ vệ; người ác thấy thì vui, người sợ thấy thì an ổn; âm thanh hào nhã làm vui lòng chúng sinh; lời nói hợp với mọi loài; dùng một ngôn ngữ thuyết pháp nhưng chúng sinh đều tỏ ngộ; thuyết pháp tuần tự có nhân duyên; quán sát chúng sinh nhưng không yêu ghét; làm việc gì trước quán sát sau mới làm; làm đúng khuôn pháp; không ai thấy được hết tướng tốt; nhục kế chắc chắn; không già; ngực có phước đức.

Bảy vật quý của Luân vương là gì?

–Đó là: Xe vàng báu, Voi báu, Ngựa báu, Ma-ni báu, Ngọc nữ báu, Chủ binh báu, Chủ tạng báu.

Tám pháp của thế gian là gì?

–Đó là: Lợi, suy, chê, khen, ca ngợi, chế riễu, khổ, vui.

Ba đời là gì?

–Đó là: Quá khứ, hiện tại, vị lai.

Bốn kiếp số là gì?

–Đó là: Đạt kiếp, Mẫu-noa kiếp, Tán địa kiếp, Hiền kiếp.

Bốn đời là gì?

–Đó là: Thánh thế, Chánh thế, Tượng thế, Mạt thế.

Hai pháp là gì?

–Đó là: Pháp sinh, pháp diệt .

Bốn cách thọ sinh là gì?

–Đó là: Thai sinh, trứng sinh, ẩm thấp sinh, biến hóa sinh.

Năm trược là gì?

–Đó là: Kiếp trược, kiến trược, phiền não trược, chúng sinh trược, mạng trược.

Bốn ma là gì?

–Đó là: Phiền não ma, Thiên ma, Uẩn ma, Tử ma.

Sáu thú là gì?

–Đó là: Trời, Người, A-tu-la, Súc sinh, Ngạ quỷ, Địa ngục.

Tám địa ngục lạnh là gì?

–Đó là: Pháo địa ngục, Pháo liệt địa ngục, Hổ hổ phàm địa ngục, Hách hách phàm địa ngục, A-trá-trá địa ngục, Thanh liên hoa địa ngục, Hồng liên hoa địa ngục, Đại hồng liên hoa địa ngục.

Tám địa ngục nóng là gì?

–Đó là: Đẳng hoạt địa ngục, Hắc thằng địa ngục, Chúng hợp địa ngục, Khiếu hoán địa ngục, Đại khiếu hoán địa ngục, Thiêu nhiên địa ngục, Cực thiêu nhiên địa ngục, A-tỳ địa ngục.

Bốn đại châu là gì?

–Đó là: Nam thiệm-bộ, Tây câu-da-ni, Bắc câu-lô, Đông thắng thần.

Mỗi châu có năm trăm châu quyến thuộc lớn nhỏ quay quanh hai Thiết luân:

–Đó là: Tiểu thiết luân vi, Đại thiết luân vi.

Bảy núi vàng là gì?

–Đó là: Trì song, Trì trục, Diêm mộc, Thiện kiến, Mã nhĩ, Tượng tỷ, Ngư chủy.

Bảy biển là gì?

–Đó là: Diêm thủy, Thủ, Lạc, Tô, Mật thủy, Kiết tường, Thảo, Tửu.

Sáu từng trời cõi Dục là gì?

–Đó là: Tứ Thiên vương, Đao-lợi, Dạ-ma, Đâu-suất, Lạc biến hóa, Tha hóa tự tại.

Mười bảy cõi trời của Sắc giới là gì?

–Đó là: Phạm chúng, Phạm phụ, Đại phạm, Thiểu quang, Vô lượng quang, Cực quang tịnh, Thiểu tịnh, Biến tịnh, Vô lượng tịnh, Vô vân, Phước sinh, Quảng quả, Vô phiền, Vô nhiệt, Thiện kiến, Thiện hiện, Sắc cứu cánh.