KINH ĐẠI TỲ LÔ GIÁ NA THÀNH PHẬT THẦN BIẾN GIA TRÌ
LIÊN HOA THAI TẠNG BỒ ĐỀ TRÀNG TIÊU XÍ PHỔ THÔNG CHÂN NGÔN TẠNG
QUẢNG ĐẠI THÀNH TỰU DU GIÀ
Dịch Phạn ra Hán: Chùa Thanh Long_Sa Môn PHÁP TOÀN tập
Dịch Hán ra Việt: Huyền Thanh
QUYỂN THƯỢNG
(Người muốn kết Khế kính bạch chư Phật Như Lai ba đời ở mười phương. “Chúng con là nhóm thấp kém, là kẻ phàm phu ngu độn. Tuy tay giữ Ấn này giống như loài muỗi kiến bám núi Tu Di, sợ không có thế lực. Nguyện xin chư Phật gia hộ cho chúng con, khiến cho con được thành Vô Thượng Chính Giác, kết giữ Ấn này đồng với thế lực của Phật”. Nói lời đó xong, chí thành lễ bái)
_Cúi lạy Tỳ Lô Giá Na Phật
Hé mở mắt tịnh như sen xanh
Ta y Đại Nhật Kinh Vương nói
Cúng dường tiền của, mọi Nghi Quỹ
Làm thành thứ tự Pháp Chân Ngôn
Như thế sẽ được mau thành tựu
Muốn ở đời này vào Tất Địa
Thọ học nơi Thầy đồng Phạm Hạnh
Tất cả đừng ôm tâm hủy hoại
Chẳng tạo tâm Ngu Đồng hành Pháp
Chẳng khởi hiềm hận nơi các Tôn
Như Thế Đạo Sư (bậc Thầy ở đời) Khế Kinh nói
Hay giữ lợi lớn đừng quá giận
Một niệm Nhân Duyên đều đốt hết
Câu Chi khoáng kiếp đã tu Thiện
Vì thế ân cần thường lìa bỏ
Tâm Tĩnh Bồ Đề, báu Như Ý
Hay mãn các Nguyệt diệt trần lao
Tam Muội Trí niệm do đây sinh
Vì thế nay Ta siêng thủ hộ
Lại thường đầy đủ Đại Từ Bi
Cùng với Hỷ Xả vô lượng Tâm
Gần nơi Tôn Sở thọ Minh Pháp
Quán sát tương ứng tác thành tựu
Trước lễ Tôn truyền giáo Quán Đỉnh
Thỉnh bạch Chân Ngôn, nơi tu nghiệp
Bậc Trí nương Thầy liệu tính xong
Y theo địa phận, nơi thích hợp
Núi đẹp xen nhiều ngọn bằng phẳng
Mọi loại hang hốc giữa hai núi
Ở tất cả Thời được an ổn
Sen súng, sen xanh điểm khắp ao
Bên bờ sông lớn, bãi sông con
Xa lìa người vật, mọi huyên náo
Cây cối xinh đẹp nhiều cành lá
Rất nhiều Nhũ Mộc (cây có nhựa như sữa) với cỏ lành
Hoặc các Như Lai Thánh Đệ Tử
Đã từng đi qua hoặc cư ngụ
Chùa Tháp, Lan Nhã, nhà Tiên xưa
Nên y theo nơi Tâm ưa thích
Thương xót Hữu Tình vẽ Đàn lớn
Đủ sức Tịnh Tuệ hay kham nhẫn
Đêm đó phóng dật đã sinh tội
An cần hoàn tịnh đều hối trừ
Tâm mắt nhìn quán thật rõ ràng
Năm Luân sát đất mà làm lễ
_Quy mệnh Chính Đẳng Giác mười phương
Ba đời tất cả đủ ba Thân
Quy mệnh tất cả Pháp Đại Thừa
Quy mệnh Chúng Bồ Đề chẳng thoái
Quy mệnh các Minh, lời chân thật
Quy mệnh tất cả các Mật Ấn
Dùng Nghiệp thanh tịnh Thân Khẩu Ý
Ân cần vô lượng cung kính lễ
Lễ ba lần, nhiễu quanh ba vòng rồi khen ngợi. Muốn đi ra cũng lại lễ tán ba lần
Chân Ngôn là (Trì Địa Ấn. Thủ Ấn có bốn tên. Tay phải là tay Trí tức là Tỳ Bát Xá Na. Tay trái là tay Định tên là Tam Muội, cũng gọi là Xả Ma Tha)
“Án_ Nẵng mạc tát phộc đát tha nghiệt đa (2) ca dã phộc cật-chất đa (3) phộc nhật-la mãn na nam, ca lỗ nhĩ (4)”
*)OṂ_ NAMAḤ SARVA TATHĀGATA KĀYA VĀK CITTA_ PĀDA VANDANĀṂ KARA-UMI
_Con do Vô Minh đã gom chứa
Nghiệp Thân Khẩu Ý tạo mọi tội
Tham dục sân si che lấp Tâm
Nơi Phật, Chính Pháp, Hiền Thánh Tăng
Cha mẹ, hai Thầy, Thiện Tri Thức
Cùng với vô lượng các chúng sinh Lưu chuyển sống chết từ Vô Thủy
Gây tạo vô tận tội cực nặng
Đối trước mười phương Phật hiện tiền
Thảy đều sám hối chẳng làm nữa
Xuất Tội Phương Tiện Chân Ngôn là (Đại Huệ Đao Ấn)
“Án (1) Tát phộc bá ba tát-bố tra (2) ná ha nẵng, phộc nhật-la dã (3) saphộc hạ”
*)OṂ_ SARVA-PĀPA SPHAṬ DAHANA VAJRĀYA SVĀHĀ
_Nam mạc mười phương Phật ba đời
Ba loại thường Thân, Tạng Chính Pháp
Chúng Đại Tâm Bồ Đề Thắng Nguyện
Nay con đều chân chính quy y
Quy Y Chân Ngôn là (Phổ Ấn)
“Án (1) tát phộc một đà mạo địa tát- đát- noan (2) thiết la noản nghiệt xa nhĩ (3) phộc nhật-la đạt ma (4) hiệt-lợi (5)
*)OṂ_ SARVA BUDDHĀ BODHI-SATVANĀṂ ŚARAṆĀṂ GACCHAMI_ VAJRA-DHARMA_ HRĪḤ
_Con tịnh thân này lìa bụi nhơ
Cùng thân miệng ý của ba đời
Số nhiều hơn bụi hơn biển lớn
Phụng hiến tất cả các Như Lai
Thí Thân Chân Ngôn là (Độc Cổ Ấn)
“Án (1) tát phộc đát tha nghiệt-đa (2) bố nhạ bát-la phộc lật-đa nẵng dạ đát-ma nam (3) niết-lý dạ đá dạ nhĩ (4) tát phộc đát tha nghiệt đa thất-giả địa để sắt-xá đam (5) tát phộc đát tha nghiệt đa nhạ nạn mê a vị thiết đổ (6)”
*)OṂ_ SARVA TATHĀGATA PŪJA PRAVARTTANĀYA ATMĀNAṂ NIRYĀTA YĀMI_ SARVA TATHĀGATĀŚCA ADHITIṢṬATAṂ _SARVA TATHĀGATA JÑĀNA ME ĀVIŚATU
_Tâm Tĩnh Bồ Đề, báu Thắng Nguyện
Nay con phát khởi cứu quần sinh
Góp gom Sinh khổ, ràng thân thể
Cùng với Vô Tri hại đến thân
Cứu nhiếp quy y khiến giải thoát
Thường làm lợi ích các Hàm Thức
Phát Bồ Đề Tâm Chân Ngôn là (Định Ấn)
“Án (1) mạo địa tức đa (2) mẫu đát bả na dạ nhĩ (3)”
*)OṂ_ BODHI-CITTAM UTPĀDA YĀMI
_Trong vô lượng Thế Giới mười phương
Các Chính Biến Tri, Chúng Đại Hải
Mọi loại lực phương tiện khéo léo
Với các Phật Tử vì Quần Sinh
Bao nhiêu phước nghiệp đã tu tập
Nay con tùy hỷ hết tất cả
Tùy Hỷ Chân Ngôn là (Quy Mệnh Hợp Chưởng, cũng gọi là Kim Cương Hợp Chưởng)
“Án (1) tát phộc đát tha nghiệt đa (2) bản nhạ nhạ nẵng (3) nỗ mộ nại na bố đồ mê già tam mộ nại-la (4) tát-phả la ninh tam ma duệ (5) hồng)”
*)OṂ SARVA TATHĀGATA PUṆYA JÑĀNA ANUMUDANA _ PŪJA MEGHA SAMUDRA SPHARAṆA SAMAYE HŪṂ
_Nay con khuyến thỉnh các Như Lai
Tâm Đại Bồ Đề, Đấng Cứu Thế
Nguyện xin khắp cả Giới mười phương
Thường kéo mây lớn tuôn mưa Pháp
Khuyến Thỉnh Chân Ngôn là (Phổ Ấn)
“Án (1) tát phộc đát tha nghiệt đa (2) thê sái ninh bố nhạ mê già tam mộ nại-la (3) tát-phả la ninh tam ma duệ (4) hồng”
*)OṂ_ SARVA TATHĀGATA ADDHEṢAṆA PŪJA MEGHA SAMUDRA SPHARAṆA SAMAYE HŪṂ
_Nguyện khiến nơi Phàm Phu cư trú
Mau buông mọi khổ bám trên thân
Sẽ được đến nơi không nhơ bẩn (Vô Cấu Xứ)
An trụ Pháp Thân Giới thanh tịnh
Phụng Thỉnh Pháp Thân Chân Ngôn là (Phổ Thông Ấn)
“Án (1) tát phộc đát tha nghiệt đa (2) nại thê sái dạ nhĩ (3) tát phộc tát đátphộc hệ đa lật-tha dã (4) đạt ma đà đổ tất thể để lật-phộc mạt đổ (5)”
*)OṂ_ SARVA TATHĀGATA ADDHEṢA YĀMI_ SARVA SATVA HĪTA ARTHĀYA_ DHARMA-DHĀTU STHITIRBHAVATU
_Tất cả Thiện Nghiệp tu hành được
Lợi ích cho tất cả chúng sinh
Nay con chân chính hồi hướng hết
Trừ sinh tử khổ đến Bồ Đề
Hồi Hướng Chân Ngôn là (Phổ Thông Ấn)
“Án (1) tát phộc đát tha nghiệt-đa (2) niết-lý dã nẵng bố nhạ mê già tam mộ nại-la (3)_ tát-phả la ninh tam ma duệ (4) hồng”
*)OṂ_ SARVA TATHĀGATA NIRYĀTANA _PŪJA MEGHA SAMUDRA SPHARAṆA SAMAYE HŪṂ
(Đây vào Phật Tam Muội trước để thừa sự Pháp)
Vì khiến Thân Tâm thanh tịnh khắp
Xót thương cứu nhiếp nơi Ta Người
Thân tùy chỗ ứng dùng an tọa
Rõ ràng đế quán Sơ Tự Môn (Môn chữ A)
Luân vi (chung quanh vành xe) chín vòng trắng tròn rỗng
Chính niệm vận tâm bốn Vô Lượng Vào Từ duyên khắp nơi sáu nẻo
Hữu Tình đều đủ Tạng Như Lai
Ba loại thân khẩu ý Kim Cương
Dùng sức Công Đức ta đã tu Đồng vào Phổ Hiền Pháp Giới Thân Đại Từ Tam Ma Địa Chân Ngôn là:
“Án, ma hạ muội đát la-dã sa-phả la”
*)OṂ_ MAHĀ-MAITRIYA SPHARA
_Tâm Bi thương nhớ các Hữu Tình
Chìm đắm sinh tử, vọng phân biệt
Khởi Phiền Não ấy, Tùy Phiền Não
Chẳng đạt Lý Chân Như Bình Đẳng
Vượt quá hà sa các Công Đức
Dùng sức ba Mật ta đã tu
Nguyện khắp ngang bằng Hư Không Tạng Đại Bi Tam Ma Địa Chân Ngôn là: “Án, ma hạ ca lỗ noa dạ, sa-phả la” 輆 亙扣 乙冰仕伏 剉先
*)OṂ_ MAHĀ-KĀRUṆAYA SPHARA
_Tâm Hỷ vô lượng khắp bốn loài (Tứ Sinh)
Xưa nay thanh tịnh như hoa sen
Phàm điều tu hành với Hữu Tình Đồng chứng Quán Thế Tự Tại Thân Đại Hỷ Tam Ma Địa Chân Ngôn là:
“Án – Truật đà bát-la mô ná, sa-phả la”
*)OṂ – ŚUDDHA PRAMODA SPHARA
_Tâm Xả thanh tịnh khắp Pháp Giới
Lìa Ngã, Ngã Sở với Uẩn, Xứ
Năng Sở bình đẳng , tâm chẳng sinh
Tính Tướng vốn lặng đồng Không Khố (Hư Không Khố) Đại Xả Tam Ma Địa Chân Ngôn là: “Án – Ma hộ bế khất-sái, sa-phả la”
*)OṂ_ MAHĀ-UPEKṢA SPHARA
_Tiếp nên kết Tam Muội Gia Ấn [Định Tuệ (2 bàn tay) chắp lại giữa rỗng, dựng thẳng Không (ngón cái) như cây phướng] hay mãn nhóm Phước Trí, ấy là tịnh trừ ba Nghiệp Đạo.
Chân Ngôn là (dùng Tam Muội Gia lúc đầu cho nên đồng với thân khẩu ý bí mật của Như Lai, bình đẳng cũng vì tự thọ dụng , cũng vì lập Đại Bi Thai Tạng Đàn, cũng vì gia trì quyến thuộc của Như Lai, cũng dùng Ngũ Xứ Chân Ngôn đều một biến hay trừ chướng đời trước dùng tịnh thân của mình, khiến cho thân trong sạch cho nên chướng bên ngoài cũng sạch nên các chướng đều chẳng thể nhập vào. Đây là Đại Hộ vậy. Chư Phật cảnh giác mản ước nguyện ấy vậy. Do chẳng mở Pháp Ấn cho nên chẳng hợp lắng nghe tất cả các Pháp. Nếu chẳng làm trước tiên thì chẳng hợp làm các Pháp vậy)
“Nẵng mạc tam mãn đa một đà nam (Quy mệnh tất cả Như Lai) a tam mê (Vô Đẳng, ấy là 3 Thân vậy) đát-lý tam mê (ba Bình Đẳng, Pháp Báo Hóa hợp làm một thân hóa chúng sinh) tam ma duệ (Tam Muội Gia) sa-phộc hạ”
*)NAMAḤ SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ _ ASAME TRISAME SAMAYE_SVĀHĀ
Vừa kết Ấn này nên
Hay tịnh Như Lai Địa
Mãn Địa Ba La Mật
Thành ba Pháp Giới Đạo
_Tiếp kết Pháp Giới Sinh
Tiêu Xí của Mật Tuệ
Tịnh thân khẩu ý nên
Chuyển khắp ở thân phần
Chân Ngôn ấy là (dùng Tam Muội Gia thứ hai cho nên liền đồng với Như Lai gia trì thân đặc biệt của Tôn trong cung Pháp Giới. Lại vì thành tựu các Bồ Tát của Thân Pháp Tính, lại vì làm việc của Tỳ Lô Giá Na A Xà Lê, lại vì gia trì quyến thuộc của Liên Hoa Bộ. Hai tay đều riêng nắm quyền, dựng ngón trỏ ngang ngực hướng vào bên trong mà chuyển, hai đầu từ hai bên đỉnh hướng vào trong kéo lưng ngón trỏ hướng vào bên trong , dần dần đến trái tim rồi bung tán. Phàm tụng Chân Ngôn tác Ấn ví như 2 cái đầu của trâu cày ruộng cùng tiến một lúc chẳng được trước sau vậy)
“Nẵng mạc tam mãn đa một đà nam _ Đạt ma đà đổ (Pháp Giới) tát-phộc bà-phộc (Tự Tính, cũng là Bản Tính vậy) cú hàm (Ngã, Ta tức là Pháp Giới. Hành
Giả tuy chưa thể Chân Tính chỉ dùng Ấn Chân Ngôn liền đồng với Pháp Giới vậy)
*)NAMAḤ SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ_ DHARMA-DHĀTU SVABHĀVAKA-UHAṂ
Như Tự Tính Pháp Giới
Mà quán nơi thân mình
_Vì khiến cho bền chắc
Quán ngay Chấp Kim Cương
Kim Cương Tát Đỏa Chân Ngôn là (dùng Tam Muội Gia thứ ba cho nên khiến cho đất thân của mình đều như Kim Cương và vô lượng chúng Trì Kim Cương mà tự vây quanh. Lại vì chiết phục nhiếp thọ tùy loại chúng sinh, vì sự nghiệp Đệ Tử của Kim Cương lại gia trì quyến thuộc của Kim Cương, vì trang nghiêm thân Kim Cương Tát Đỏa nên nói đủ Tam Muội Gia. Do Chân Ngôn Ấn cho nên khiến Thân Tâm ấy đều tịnh, hay hiện thấy Pháp Luân của chư Phật ở mười phương ba lần tùy chuyển, hay chuyển Đại Pháp Luân vô thượng ở Đại Thiên vậy)
“Nẵng mạc (Quy mệnh, Nẵng mô quy kính) tam mãn đa (phổ: khắp cả) phộc nhật-la noản (Tất cả Kim Cương) phộc nhật-la đát ma câu hàm (là Ngã, là ta)”
*) NAMAḤ SAMANTA-VAJRAṆĀṂ_ VAJRA ATMAKA-UHAṂ
Đế Quán thân của Ta
Tức là Chấp Kim Cương
_Tiếp Hoàn Giáp Kim Cương
Nên quán nơi y phục Khắp Thể sinh ánh lửa Chân Ngôn ấy là:
“Nẵng mạc tam mãn đa phộc nhật-la noản. Án phộc nhật-la (Kim Cương) ca phộc già (Giáp, áo giáp) hồng (nghĩa là Nhân, vì Pháp ba Thừa cho nên luận đủ ba
Thân nói nghĩa của Pháp, Quả vị được gọi là Nhân, Nhân sinh ra, sinh khởi nghĩa)
*) NAMAḤ SAMANTA-VAJRAṆĀṂ_ OṂ VAJRA-KAVACA HŪṂ
_Chữ La màu trắng tinh
Dùng điểm Không nghiêm sức
Như minh châu cột tóc
Đặt ở trên đỉnh đầu
Bao tội cấu gom chứa
Do đây đều trừ diệt
Phước Trí đều viên mãn
Tất cả chốn ô uế
Nên thêm Tự Môn này
Màu đỏ đủ uy quang
Ánh lửa vây quanh khắp
_Tiếp là giáng phục Ma
Chế các loài Đại Chướng
Nên niệm Đấng Đại Hộ
“Vô Năng Kham Nhẫn Minh (Sức bình đẳng của chư Phật chẳng trụ nơi vắng lặng, hiện phương tiện lớn. Do uy quang ấy mạnh mẽ, như con nít mới sinh chẳng thể kham nổi ánh mặt trời cháy nóng đó. Đây cũng như vậy tất cả chẳng thể kham nổi mà cảm thấy đoạt lấy ánh sáng dội lại. Minh Vương này dùng Chân Ngôn này để hộ cho Hành Giả)
Chân Ngôn ấy là:
“Nẵng mạc tát phộc đát tha nghiệt đế tỳ-dược (Quy mệnh tất cả Như Lai) Tát phộc bội dã vĩ nghiệt đế tệ (hay trừ tất cả , nhóm khủng bố của các chướng) Vĩ thấp-phộc mục khế tệ (vô lượng các Môn xảo diệu) tát phộc tha (Tổng Công Đức của chư Phật) Hàm Khiếm Phộc Bác tác (nghĩa của Không, Pháp Tràng Cao Phong Quán) La cật-sái (ủng hộ) ma ha mạt lệ (Đại Lực) Tát phộc (tất cả) đát tha nghiệt đa (Như Lai) bôn ni-dã niết tả đế (Công Đức sinh) hồng hồng (khủng bố hai chướng bên trong bên ngoài) đát-la tra (quát mắng nhiếp phục phiền não) đát-la tra (lời lập lại, đối trì Căn Bản Tùy Phiền Não) a bát-la để ha đế (vô đối, vô tỷ lực) sa-phộc hạ
(cảnh giác tất cả Hiền Thánh nói làm chứng minh)”
*)NAMAḤ SARVA TATHĀGATEBHYAḤ_ SARVA BHAYA VIGATEBHYAḤ_ VIŚVA-MUKHEBHYAḤ_ SARVATHĀ HAṂ KHAṂ_ RAKṢA MAHĀ-BALE_ SARVA TATHĀGATA PUṆYA NIRJATE_ HŪṂ HŪṂ TRĀṬ TRĀṬ_ APRATIHATE_ SVĀHĀ
Do vừa ghi nhớ, niệm
Các Tỳ Na Dạ Ca (Vināyaka)
Nhóm La Sát hình ác
Tất cả đều chạy tan
Cảnh Phát ở Địa Thần
Nên nói Kệ như vầy
(Hai gối quỳ thẳng lưng, tay Định (tay trái) cầm chày để ngang trái tim. Tay Tuệ (tay phải) duỗi năm ngón, để ngang lòng bàn tay án mặt đất)
1_ Đát-noan (Ngươi, ngài) nê vĩ (Địa Thiên, có giọng nữ) Sa khất-xoa (hộ giúp) Bộ đá tất (gần gũi, đối với)
2_ Tát phộc (tất cả) một đà nẵng (Phật, có nhiều tiếng) đá dịch nam (vượt qua, có nghĩa là Đạo Sư)
3_ Tả lý-dã nẵng dã (hành) vĩ thế sái số (thù thắng)
4_ Bộ mật (tĩnh địa) bá la mật đá (đến bờ bên kia) tốc giả (đẳng, nhóm)
5_ Ma la (Thiên Ma) tế tiện-diễn (quân chúng) đát tha (như) bà nghiệt nam (phá)
6_ Xá cát-dã (Thích Ca) tăng tứ nẵng (sư tử) đá dịch nỗ (cứu thế)
7_ Đát tha hạ (như Ta) ma la (ma) nhạ diễn (giáng) khất-lật đát-phộc (phục, hàng phục)
8_ Mãn noa lãm lịch (Mạn đồ la: Đạo Trường) lạc khư dạ (tô vẽ) một-dược hàm (Ngã, ta)
“Ngài, Thiên Nữ hộ giúp (Tvaṃ Devī sākṣi putāsi)
Nơi chư Phật Đạo Sư (Sarva Buddhāna Tāyināṃ)
Tu hành Hạnh thù thắng (Caryā Naya Viśaṣaitta)
Tĩnh Địa Ba La Mật (Bhūmi Pāramitā suca)
Như phá chúng Ma Quân (Māra Senyaṃ yathā bhagnaṃ)
Thích Sư Tử cứu thế (Śākya siṃhena Tāyina)
Ta cũng giáng phục Ma (Tatha ahaṃ māra jayaṃ kṛtva)
Ta vẽ Man Trà La (Maṇḍalaṃ leḥ likhā myahaṃ)”
.)Địa Thần Trì Thứ Đệ Chân Ngôn là (Kim Cương Phộc, mở lòng bàn tay, ngửa đè tập 21 lần, che đè cũng lại như thế, liền thành đất bền chắc)
“Án, bộc khiếm”
*)OṂ_ BHUḤ KHAṂ
_Tác Đàn Chân Ngôn là:
“Án, nan đà nan đà, na trí na trí, nan đà bà lý, sa-phộc hạ”
*)OṂ_ NANTA ANANTA NAṬI NAṬI NANTA VARE SVĀHĀ
_Sái Tịnh Chân Ngôn là [Định Quyền (quyền trái) đặt bên cạnh eo, Tuệ Thủ (tay phải) duỗi bung Phong (ngón trỏ) Không (ngón cái) cùng vịn nhau, rải tịnh khắp năm nơi trên thân. Tiếp hương, hoa, thức ăn uống, quần áo, kết Giới]
“Nẵng mạc tam mãn đa một đà nam (1) a bát-la để sa mê (2) nga nga nẵng sa mê (3) tam mãn đa nỗ nghiệt đế (4) bát-la cật-lý để vĩ truật đệ (5) đạt ma đà đổ vĩ thú đà ninh (6) sa-phộc hạ”
*)NAMAḤ SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ_ APRATI-SAME GAGANASAME, SAMANTA ANUGATE PRAKṚTI VIŚUDDHE DHARMA-DHĀTU VIŚODHANI SVĀHĀ
_Chư Phật Từ thương xót Hữu Tình
Nguyện xin nhớ nghĩ đến chúng con
Nay con thỉnh bạch các Hiền Thánh
Kiên Lao Địa Thiên với quyến thuộc
Tất cả Như Lai với Phật Tử
Chẳng bỏ Bi Nguyện đều giáng lâm
Con chọn đất này cầu thành tựu
Xin hãy chứng minh, gia hộ con
Trì Địa Chân Ngôn là [Định Quyền (quyền trái) như trước, cùng với Tuệ (tay phải) duỗi đè ở mặt đất]
“Nẵng mạc tam mãn đa một đà nam (1) tát phộc đát tha nghiệt đa (2) địa sắt tra nẵng, địa sắt xỉ đế (3) a tá lệ (4) vĩ ma lệ (5) sa-ma la nỉ (6) bát la cật-lý để bát lý du thê (7) sa-phộc hạ”
*)NAMAḤ SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ_ SARVA TATHĀGATA
ADHIṢṬANA ADHIṢṬITE ACALA VIMALE SMARAṆE PRAKṚTI PARIŚUDDHE SVĀHĀ
_Bấy giờ, Đức Bạc Già Phạm quán sát tất cả Pháp Giới, nhập vào Pháp Giới Câu Xá (Dharma-dhātu-kośa: Pháp Giới Tạng) dùng Tam Muội Như Lai Phấn Tấn Bình Đẳng Trang Nghiêm Tạng, từ thân biểu thị hóa mây, khắp trong các lỗ chân lông tuôn ra vô lượng vị Phật để hiển hiện Pháp Giới trang nghiêm vô tận, đem Môn Chân Ngôn Hạnh đó độ Giới Chúng Sinh không dư sót, đầy đủ bản nguyện. Từ mọi Thanh Môn (Môn về âm thanh) tuôn ra âm thanh tùy theo từng loại giống như: Bản Tính nghiệp sinh thành tựu thọ dụng quả báo của họ. Hiển hiện hình, các màu sắc, mỗi loại ngôn ngữ, Tâm ghi nhớ của họ mà nói Pháp khiến cho tất cả chúng sinh đều được vui vẻ.
Triển chuyển gia trì xong lại quay về vào trong cung Pháp Giới, lại bảo Chấp Kim Cương Bí Mật Chủ rằng: “Bí Mật Chủ! Có Pháp tạo lập Man Trà La: Thánh Tôn Phần Vị, chủng tử, tiêu xí (cờ biểu). Ông nên lắng nghe! Hãy khéo suy nghĩ! Nay Ta diễn nói Ưu Đà Na là: (5 loại Tam Muội Gia. Một là Bản Tôn, hai là Chân Ngôn, ba là Mật Ấn, bốn là Tam Muội, năm là Chủng Tử)
Chân Ngôn biến Học Giả
Thông đạt Đàn Bí Mật
Như Pháp vì Đệ Tử
Thiêu hết tất cả tội
Thọ mệnh đều đốt hết
Khiến nó chẳng sinh lại
Cùng với tro tàn xong
Thọ mệnh ấy hoàn lại
Là dùng Chữ đốt Chữ
Nhân Chữ mà liền sinh
Tất cả Thọ với sinh
Thanh tịnh khắp không dơ
Dùng mười hai chi Cú
Mà làm nơi Khí ấy
Tam Muội Gia như vậy
Tất cả các Như Lai
Bồ Tát, đấng Cứu Thế
Với Phật, chúng Thanh Văn
Cho đến các Thế Gian
Bình đẳng chẳng trái ngược
Giải Thệ bình đẳng này
Mạn Đồ La bí mật
Vào tất cả Pháp Giáo
Các Đàn đều tự tại
Thân Ta ngang đẳng ấy
Bậc Chân Ngôn cũng vậy
Dùng Bất Tương dị (chẳng khác nhau) nên
Nói tên Tam Muội Gia (Samaya)
Trước mặt quán chữ La
Là ánh lửa sáng sạch
Như mặt trời sáng sớm
Niệm tiếng, Nghĩa chân thật
Hay trừ tất cả Chướng
Giảt thoát dơ ba Độc
Các Pháp cũng như vậy
Trước tự tĩnh đất Tâm
Lại tĩnh đất Đạo Trường
Đều trừ mọi lầm lỗi
Tướng ấy như hư không
Như Kim Cương Sở Trì
Đất này cũng như vậy
Trụ Bản Tôn Du Già
Dùng thêm năm chi Chữ
Đẳng Dẫn rồi vận tưởng
Liền đồng Mâu Ni Tôn
Chữ A (狣) màu vàng ròng
Dùng làm Kim Cương Luân
Gia trì ở thân dưới
Nói tên Du Già Tọa
Chữ Noan ánh trăng trắng
Ở bên trong sương mù
Gia trì ngay trên rốn
Tên là Đại Bi Thủy
Chữ Lãm sơ nhật huy (ánh mặt trời mới mọc) Màu đỏ trong tam giác
Gia trì trái tim mình
Gọi là Trí Hỏa Quang
Chữ Hàm lửa kiếp tai
Màu đen tại Phong Luân
Gia trì mé Bạch Hào (chân tóc trên tam tinh)
Nói tên Tự Tại Lực
Chữ Khư với điểm Không
Tưởng thành tất cả màu
Gia trì trên đỉnh đầu
Tên gọi là Đại Không
Năm Chữ dùng nghiêm thân
Khuôn uy đức sáng rực
Diệt trừ mọi nghiệp tội
Thiên Ma, loài gây chướng
Thấy Kim Cương hách dịch
Bách Quang Vương trong đầu
Tim để câu Vô Sinh
Ngực lộ chữ lìa nhiễm
An lập mắt Vô Cấu (không dơ bẩn)
Quán thân đồng Như Lai
Lại niệm câu Mãn Túc
“Nẵng mạc tam mạn đa một đà nam. A noan lãm ham khiếm”
*)NAMAḤ SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ_ A VAṂ RAṂ HAṂ KHAṂ
An lập Khí Thế Gian (cõi vật chất)
Không (hư không), Phong (gió) ở tận dưới
Tiếp quán Hỏa (lửa) Thủy (nước) Địa (đất)
Là Luân đồng Kim Cương
Tên Đại Nhân Đà La
Ánh lửa màu vàng sạch
Thảy đều lưu xuất khắp
Tiếp nên niệm trì đất
Như vẽ mọi hình tượng
_Bấy giờ Bạc Già Phạm
Quán sát Đại Chúng Hội Bảo Bí Mật Chủ rằng:
“Có Pháp Giới Tiêu Xí (cờ biểu, vật biểu tượng)
Do đây trang nghiêm thân
Trải qua trong sinh tử
Ở Đại Hội Như Lai
Tiêu Xí Bồ Đề Tràng
Các Trời Rồng, Dạ Xoa
Cung kính mà thọ giáo
Ấn đầu, Phật Tam Muội
Pháp Giới với Pháp Luân
Khế Già [Khaḍga:Đao Ấn] quy mệnh hợp {Quy Mệnh Hợp Chưởng}
Co Phong (ngón trỏ) Không Luân (ngón cái) gia [bên cạnh móng ngón]
Pháp Loa, Hư Tâm Hợp {chắp tay lại giữa trống rỗng}
Phong (ngón trỏ ) cột trên Không Luân (ngón cái)
Cát Tường Nguyện Liên Hoa
Kim Cương Đại Huệ Ấn
Ma Ha, Như Lai Đỉnh
Tuệ Quyền (quyền phải) Hào Tướng Tạng
Du Già, tướng ôm bát
Tay Trí Tuệ (tay phải) dơ lên
Tên Vô Úy Thí Giả
Rũ xuống hiệu Mãn Nguyện (hướng lòng bàn tay ra bên ngoài)
Tuệ Quyền (quyền phải) duỗi Hỏa (ngón giữa) Thủy (ngón vô danh)
Bậc Trí thành Phật Nhãn
Nội Phộc, Phong Luân (ngón trỏ) Sách [sợi dây to]
Tâm Ấn duỗi Hỏa Luân (?duỗi ngón trỏ và ngón giữa rồi hơi co lại)
Duỗi Thủy (duỗi thêm ngón vô danh) Như Lai Tề
Ấn trước, Phong (ngón trỏ) vào nguyệt (lòng bàn tay)
Tên là Như Lai Yêu
Thứ tự tập Chân Ngôn
_Đại Huệ Đao Chân Ngôn là (Kim Cương Hợp Chưởng chũng gọi là Quy mệnh. Đao dụ cho Trí sắc bén nghĩa là hay trừ cắt, trừ ngọn núi Ác Kiến như ngọn của núi lớn khiêu chọc rối loạn rất nhiều, phiền não cũng vậy. Nay Ấn này hay cắt hại Thân Kiến với Sinh Kiến, 62 Kiến…. Đao này tức Đại Trí, hoặc nói là Định Tuệ hư tâm hợp, hay chặt đứt các phiền não, được Pháp Thân không dơ)
“Nẵng mạc tam mạn đa một đà nam (1) ma ha khiết già vĩ la nhạ (2) đạt ma san nại-la xa ca sa la nhạ (3) tát đắc-ca dã nại-lật sắt xỉ thế nặc ca (4) đát tha nghiệt đa vĩ mục cật-đế nễ tá đa (5) vĩ la nga đạt ma nễ nhạ đa, hồng (6)”
*)NAMAḤ SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ_ MAHĀ-KHAḌGA VIRAJA DHARMA SAṂDARŚAKA SAHAJA SATKĀYA-DṚṢṬI CCHEDAKA_ TATHĀGATA ADHIMUKTI NIRJATA _ VIRĀGA DHARMA NIRJATA _ HŪṂ
_Đại Pháp Loa Chân Ngôn là (gần miệng thổi, như dạng thổi loa, xoay chuyển trái phải)
“Nẵng mạc tam mãn đa một đà nam _Ám (liền được mãn tất cả Nguyện lành, tuyên nói Đại Pháp được Văn Trì. Đây là Tịch Tĩnh Niết Bàn Ấn)
*)NAMAḤ SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ_ AṂ
_Liên Hoa Tọa Chân Ngôn là:
“Nẵng mạc tam mãn đa một đà nam _ A (Kim Cương Tọa. Do ngồi đây cho nên chư Phật từ đây sinh. Ấn tên là Cát Tường Tọa, Kim Cương Bất Hoại, A sinh chư Phật)
*)NAMAḤ SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ_ AḤ
_Kim Cương Đại Huệ Chân Ngôn là (Ngũ Phong Ấn)
“Nẵng mạc tam mãn đa phộc nhật-la noản_ Hồng”
*)NAMAḤ SAMANTA-VAJRAṆĀṂ _HŪṂ
_Như Lai Đỉnh Chân Ngôn là (liền đồng Nhân Giả, thân của chư Phật. Ấn Đỉnh Ấn trên đỉnh đầu tưởng Phật vào trong thân, viên mãn tướng tốt)
“Nẵng mạc tam mãn đa một đà nam_Hồng hồng (đủ ba nghĩa Giải Thoát.
Lúc đầu là Nhân, lúc sau là Quả. Nhân là Hạnh của Như Lai, Quả là Phật)
*)NAMAḤ SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ_ HŪṂ HŪṂ
_Như Lai Đỉnh Tướng Chân Ngôn là (A Xà Lê, tay phải nắm Quyền để trên đỉnh đầu gia trì thì tất cả các Thiên Thần chẳng thể thấy tướng của đỉnh đầu)
“Nẵng mạc tam mạn đa một đà nam (Thể) Nga nga nẵng (hư không vô lượng) nan đa sa-phả la ninh (phổ biến) vĩ truật đà (thanh tịnh) đạt ma nễ nhạ đế
(Pháp Giới sinh) sa-phộc hạ”
*)NAMAḤ SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ_ GAGANA ANANTA SPHARAṆA VIŚUDDHE DHARMA NIRJATE SVĀHĀ
_Hào Tướng Tạng Chân Ngôn là [Tuệ Quyền (quyền trái) để ở tam tinh tỏa hào quang khắp mười phương, hay mãn nguyện, là nhân của Giới trong sạch]
“Nẵng mạc tam mạn đa một đà nam. A hàm nhạ”
*)NAMAḤ SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ_ AḤ HAṂ JAḤ
_Đại Bát Chân Ngôn là (tay cầm áo cà sa, góc áo bên trong với góc áo đắp vai quấn quanh khuỷu tay đều đưa vào trong bàn tay khiến cho hai góc áo như hai lỗ tai. Lại đưa hai tay lên trên ngang lỗ rốn như hình cầm cái bát đồng với Như Lai cầm Cà Sa. Nghi thức thuộc tiêu xí của chư Phật khiến cho chúng sinh chẳng phải là vật khí có thể làm Pháp Khí)
“Nẵng mạc tam mạn đa một đà nam. Bà (tức là ba Hữu. Dùng Bản Bất Sinh (vốn chẳng sinh) cho nên lìa ba Hữu mà được Hữu chân thật của Như Lai, ấy là Pháp
Thân của chư Phật)
*)NAMAḤ SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ_ BHAḤ
_Thí Vô Úy Chân Ngôn là (Tay trái như trước cầm hai góc áo. Ấn này hay trừ mọi thứ lo âu, tai nạn của tất cả chúng sinh, liền được đều ngưng dứt, cũng trừ mọi việc rất đáng sợ thuộc đời vị lai)
“Nẵng mạc tam mạn đa một đà nam. Tát phộc tha (khắp cả) nhĩ na nhĩ na (Thắng. Nhĩ Na Nhĩ Na là Tối Vi Thắng, hay thắng kẻ khác. Khởi đầu lìa Phiền Não của Dị Sinh, tiếp lìa phiền não của Nhị Thừa, lới nói lập lại) bội dã nẵng xa na (trừ sự sợ hãi) sa-phộc hạ”
*)NAMAḤ SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ_ SARVATHĀ JINA JINA _ BHAYA NĀŚANA_ SVĀHĀ
_Dữ Nguyện Mãn Chân Ngôn là (Cầm áo như trước. Hướng lòng bàn tay ra bên ngoài như ban cho nước)
“Nẵng mạc tam mãn đa một đà nam, phộc la na (ban cho) phộc nhật-la (Kim Cương) đát-ma ca (Ngã, thân. Ý nói rằng: Nguyện chư Phật ban Thân Kim Cương cho con, cũng là trao Thân Đại Trí cho con, tức là mãn ước nguyện ấy vậy) saphộc hạ”
*)NAMAḤ SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ_ VARADA VAJRA-ATMAKA_SVĀHĀ
_Bi Sinh Nhãn Chân Ngôn là [Địa (ngón út) Phong (ngón trỏ) đè lưng Không (ngón cái), ngược bàn tay ba lần điểm tô mắt thành Kim Bề Trừ Ám Mô Ấn. Trước tiên bên phải, tiếp đến mắt bên trái. Dùng phương tiện bí mật này hay tịnh nhãn căn thành tựu mắt Phật được thấy cảnh giới thâm sâu bí mật của Như Lai. Con mắt thịt (Nhục Nhãn) thấy tất cả hình sắc, Thiên Nhãn thấy tâm của tất cả chúng sinh, Tuệ Nhãn thấy cảnh giới, các căn của tất cả chúng sinh; Pháp Nhãn thấy tướng như thật của tất cả Pháp. Phật Nhãn thấy mười Lực. Trích từ Kinh Hoa Nghiêm,57]
“Nẵng mạc tam mãn đa một đà nam. Nga nga nẵng (Hư không) phộc la (Nguyện) lạc cật-xoa ninh (tất cả Tướng) ca lỗ noa (Bi: lòng thương xót) ma dã
(Thể) đát tha nghiệt đa (Như Lai) tác cật-sô (Nhãn, con mắt) sa-phộc hạ
*)NAMAḤ SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ_ GAGANA VARA LAKṢAṆA KĀRUṆI-MAYA_ TATHĀGATA-CAKṢU_ SVĀHĀ
_Như Lai Sách Chân Ngôn là (Sợi dây này sinh ra từ trong Tín Giải của Như Lai. Do trong sức Tín Giải mà hiện mọi thứ hình loại, hoặc làm Phẫn Nộ, hoặc làm Trì Minh có thế của Đại Lực nhiếp hóa Hữu Tình)
“Nẵng mạc tam mạn đa một đà nam. Hệ hệ (Hô triệu, nhiếp nghĩa của Nhân Hữu Tam Muội, hô nhân thành Phật. Nhân này vốn chẳng sinh, lìa tướng nhân quả khiến cho người này trong sạch mà lại có quả tịnh) ma hạ bá xả (Sợi dây to lớn) bátla sa lao (sợ hãi) na lý-dã (như trống rỗng) tát đỏa (Hữu Tình) đà đổ (Giới, Hữu Tình Giới mà nhiếp) vi mô ha ca (trừ Si) đát tha nghiệt đa (Như Lai) địa mục cật-đế (sinh Tín Giải. Lúc chư Phật hành Đạo Bồ Tát thời lập Đại Thệ độ tất cả chúng sinh. Nay dùng nhân này chủ yếu thành quả. Nếu trụ vào niềm vui giải thoát chẳng nhớ Bản Thệ tức trái ngược với Bản Nguyện. Đây cũng gọi là Si, trừ Si này cho nên khiến cứu cánh luôn làm việc Phật) nễ (Sinh) tá đa, sa-phộc hạ (Hay cột trói với phá hoại loài gây chướng, theo sức Tín Giải sinh ra, hay hiện mọi loại hình. Bốn Nhiếp độ Hữu Tình, kết trừ gió tán loạn)
*)NAMAḤ SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ_ HE HE MAHĀ-PĀŚA_PRASARA UDĀRYA SATVA-DHĀTU VIMOHAKA_ TATHĀGATA ADHIMUKTI NIRJATA_ SVĀHĀ
_Như Lai Tâm Chân Ngôn là (Chẳng dời ngón tay lúc trước, duỗi Hỏa (ngón giữa) cùng kèm song song rồi hơi co lại. Hay sinh Đại Huệ, Từ Thiện sâu rộng, phương tiện to lớn)
“Nẵng mạc tam mạn đa một đà nam, chỉ-nhương nộ (Trí. Tức Trí của chư Phật. Trí này chẳng từ chỗ khác mà được, hoàn toàn theo Tâm Phật sinh ra) ốt-bà phộc (sinh) sa-phộc hạ”
*)NAMAḤ SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ_ JÑĀNA UDBHAVA _ SVĀHĀ
_Như Lai Tề Chân Ngôn là (A Mật Lật là Cam Lộ. Cam Lộ là tên riêng của Trí, hay trừ nhiệt não của thân tâm. Được uống vào thì thân sống lâu, chẳng già chẳng chết. Có Tâm Ấn hơi co…)
“Nẵng mạc tam mạn đa một đà nam. A một-lật đô (Cam Lộ trừ nhiệt não của thân tâm) ốt-bà phộc (sinh) sa-phộc hạ”
*)NAMAḤ SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ_ AMṚTA UDBHAVA_ SVĀHĀ
_Như Lai Yêu Chân Ngôn là [Tuệ Thủ (Tay phải) Địa Thủy Hỏa Phong (ngón út, ngón vô danh, ngón giữa, ngón trỏ) như trước đều hơi co lại thành Tự Tính của sắc thân màu nhiệm của Phật, thành Thánh Trí]
“Nẵng mạc tam mạn đa một đà nam, đát tha nghiệt đa (Như Lai) tam sa phộc (sinh) sa-phộc hạ”
*)NAMAḤ SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ_ TATHĀGATA SAṂBHAVA _SVĀHĀ
_Tạng Ấn Hư Tâm Hợp (Hư Tâm Hợp Chưởng)
Co Phong (ngón trỏ) đè Không Luân (ngón cái)
Luân Địa (ngón út) Thủy (ngón vô danh) hơi co
Phổ Quang Hỏa (ngón giữa) chéo trong
Không (2 ngón cái) vào, bung Phong (ngón trỏ) Thủy (ngón vô danh) Dựng Địa Luân (ngón út) hợp nhau
Giáp Ấn, Hư Tâm hợp (Hư Tâm Hợp Chưởng)
Phong (ngón trỏ) Tràng (cây phướng) đè lưng Hỏa (ngón giữa)
Thiệt Tướng, hai Không vào (co 2 ngón cái vào bên trong)
Ngữ Môn, Phong (ngón trỏ) Thủy (ngón vô danh) tròn
Kèm Không (ngón cái) giống cái miệng
Nha Ấn, Phong (ngón trỏ) vào chưởng (dựa theo lúc trước)
Biện Thuyết hai Phong Luân (2 ngón trỏ) [dựa theo Ấn lúc trước]
Cạnh lóng ba của Hỏa
Không Luân (ngón cái) hơi lay động
Thập Lực Liên Hoa Hợp (Liên Hoa Hợp Chưởng)
Co Địa (ngón út) Không (ngón cái) vào trăng (lòng bàn tay)
Trong chưởng, lóng (Lóng tay) hợp nhau
Niệm Xứ Phong (ngón trỏ) vịn Không (ngón cái) [dựa theo Ấn lúc trước]
Khai Ngộ, móng Phong (ngón trỏ) tròn
Địa (ngón út) ,Thủy (ngón vô danh) Không (ngón cái) vào chưởng (lòng bàn tay)
Phổ Hiền Như Ý Châu
Liên Hợp , Phong (ngón trỏ) đè Hỏa (ngón giữa)
Lóng trên như hình báu
Từ Thị Ấn theo trước
Co Phong (ngón trỏ) dưới Hỏa Luân (ngón giữa)
Không (ngón cái) hiến Diệu Quân Trì
_Như Lai Tạng Chân Ngôn là (trừ bỏ hai chướng dơ bẩn, ngộ thân thanh tịnh của Phật)
“Nẵng mạc tát phộc đát tha nghiệt để tệ. Lam lam (hai lần trừ sự dơ bẩn của Phàm Phu) lạc lạc (hai lần trừ sự dơ bẩn của Nhị Thừa) sa-phộc hạ”
*) NAMAḤ SARVA TATHĀGATEBHYAḤ_ RAṂ RAṂ_ RAḤ RAḤ_ SVĀHĀ
_Phổ Quang Chân Ngôn là (cũng gọi là Viên Quang)
“Nẵng mạc tam mạn đa một đà nam. Nhập-phộc la (quang, ánh sáng) ma lý nễ (man, vòng hoa. Dùng ánh lửa làm Man Luân xoay tròn chẳng dứt nên gọi là Viên Quang) đát tha nghiệt đa lật-chỉ (hào quang trắng sáng của Thể Như Lai) saphộc hạ”
*)NAMAḤ SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ_ JVALA-MĀLINI TATHĀGATA ARCI_ SVĀHĀ
_Như Lai Giáp Chân Ngôn là [Định Tuệ hư tâm hợp (chắp 2 tay lại giữa trống rỗng). Phong (ngón trỏ) giữ bên cạnh Hỏa Luân (ngón giữa), Không (ngón cái) lìa Hỏa (ngón giữa) như hạt tiểu mạch. Như Nhất Sinh Bổ Xứ Bồ Tát cần phải mặc áo giáp Bồ Đề vô thượng này, ngồi ở tòa Kim Cương giáng phục tất cả quân Ma thành
Chính Giác. Chân Ngôn Giả cần phải mặc áo giáp này làm việc Phật]
“Nẵng mạc tam mạn đa một đà nam. Bát-la chiến noa phộc nhật-la nhậpphộc la (quang, ánh sáng) vĩ sa-phổ la (biến, khắp cả) hồng”
*)NAMAḤ SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ_ PRACAṆḌA VAJRA-JVALA VISPHURA_ HŪṂ
_Như Lai Thiệt Tướng Chân Ngôn là (được Pháp Âm của cái lưỡi Như Lai tràn khắp mười phương. Thường nói lời như thật, lời chẳng dối trá, chẳng mê hoặc, lời chẳng khác. Do chân thật nên thường trụ)
Nẵng mạc tam mạn đa một đà nam. Đát tha nghiệt đa (Như Lai) nhĩ haphộc (Thiệt, cái lưỡi) tát đế-dã (Đế, sự chân thật) đạt ma (Pháp) bát-la để sắt-xỉ đa
(thành tựu Pháp Thể của Thật Đế) sa-phộc hạ”
*)NAMAḤ SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ_ TATHĀGATA-JIHVA SATYADHARMA PRATIṢṬITA _ SVĀHĀ
_Như Lai Ngữ Chân Ngôn là (Ấy là lời này sinh từ vô lượng môn Xảo Tuệ của Như Lai)
“Nẵng mạc tam mạn đa một đà nam. Đát tha nghiệt đa, ma ha phộc cật đát-la (Ngữ, lời nói) vĩ thấp-phộc chỉ-nương nẵng (mọi loại Xảo Trí) ma hộ na dã (lớn rộng) sa-phộc hạ”
*)NAMAḤ SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ_ TATHĀGATA MAHĀ-VAKTRA VIŚVA JÑĀNÀM MAHODAYA_ SVĀHĀ
_Như Lai Nha Chân Ngôn là:
“Nẵng mạc tam mãn đa một đà nam. Đát tha (Như) nghiệt đa (Lai) năng sắt-tra-la (Nha, răng nanh) la sa la sa (Vị, mùi vị. Vị trung thượng của vị) cật-la tham bát-la bác ca (đắc, đạt được) tát phộc đát tha nghiệt đa (Như Lai) vĩ sái dã (cảnh giới) tham bà phộc (sinh) sa-phộc hạ:
*)NAMAḤ SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ_ TATHĀGATA-DAṂṢṬRA_
RASA RASA AGRA SAṂPRĀPAKA _ SARVA TATHĀGATA-VIṢAYA SAṂBHAVA_ SVĀHĀ
_Như Lai Biện Thuyết Chân Ngôn là (do Ấn này cho nên ở trong Chúng không có sợ hãi, vì người diễn nói Chính Pháp cho đến trong một chữ hàm chứa nghĩa không cùng tận, biện tài chẳng cùng tận)
“Nẵng mạc tam mạn đa một đà nam. A chấn để-dã (chẳng thể luận bàn) nabộ đa (kỳ đặc, đặc biệt lạ kỳ) lộ ba phộc tăng (phần đoạn của lời nói) tam ma đá (phổ chí, đến khắp cả. Đức Phật dùng một âm tiếng diễn nói nhóm Pháp) bát-la bát-đa
(đến, đắc được) vĩ du đà (thanh tịnh) sa-phộc la (ngôn âm) sa-phộc hạ”
*)NAMAḤ SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ_ ACINTYA ADBHUTA RŪPA VĀK SAMANTA-PRĀPTA VIŚUDDHĀ-SVĀRA_ SVĀHĀ
_Như Lai Trì Thập Lực Chân Ngôn là (do Trí Ấn này hay giữ gìn chi phần của mười lực Như Lai)
“Nẵng mạc tam mạn đa một đà nam. Nại xa mạt lãng (Thân của mười Lực) nga đạt la (trì, giữ gìn) hồng tam nhiêm, sa-phộc hạ”
*)NAMAḤ SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ_ DAŚA-BALAṂGA DHARA_HŪṂ SAṂ JAṂ _ SVĀHĀ
_Như Lai Niệm Xứ Chân Ngôn là:
Nẵng mạc tam mạn đa một đà nam. Đát tha nghiệt đa (Như Lai) sa-ma-lật đế (niệm, ghi nhớ) tát đát-phộc hệ đát-phộc (chúng sinh lợi ích) tỳ-dữu ốt-nghiệt đa (sinh) nga nga nẵng tam mang (Hư Không Đẳng sinh) tảm ma (Vô Đẳng) sa-phộc hạ”
*)NAMAḤ SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ_ TATHĀGATA-SMṚTI SATVA HĪTA ABHYUDGATA_ GAGANA SAMA ASAMA_ SVĀHĀ
_Nhất Thiết Pháp Bình Đẳng Khai Ngộ Chân Ngôn là:
“Nẵng mạc tam mạn đa một đà nam. Tát phộc đạt ma (tất cả Pháp) tam ma đa (bình đẳng) bát-la bát-đa (đắc được, tất cả bình đẳng) đát tha nghiệt đa (Như Lai) nỗ nghiệt đa (tùy đồng Phật như vậy khai ngộ) sa-phộc hạ (dùng Như Lai Thân Hội bên trên)
*)NAMAḤ SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ_ SARVA DHARMA SAMANTĀ PRĀPTA_ TATHĀGATA ANUGATA_ SVĀHĀ
_Phổ Hiền Bồ Tát Như Ý Châu Chân Ngôn là (hết thảy ba Nghiệp của Bồ Tát này hiển khắp hiền thiện, là thân sở kính của chư Phật Bồ Tát)
“Nẵng mạc tảm mãn đa một đà nam. Tham ma đa nỗ nghiệt đa (bình đẳng đến. Tiến tới, đi lại) vĩ la nhạ (lìa Trần Cấu Chướng) đạt ma (Pháp) nễ xả đa (sinh. Lời nói không nhơ bẩn theo Pháp mà sinh) ma hạ ma hạ (nói lập lại như Thiên Trung Thiên. Các hàng Bồ Tát cúng dường Đức Phật, Đức Phật cúng dường Thân của Phổ Hiền Bồ Tát và chư Phật ba đời. Trời trong Trời, cúng dường trong đại cúng dường) sa-phộc hạ (Bồ Đề vạn Hạnh từ đây sinh mọi Nguyện đầy đủ nên gọi là Viên Ngọc)
*)NAMAḤ SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ_ SAMANTA ANUGATA VIRAJA DHARMA NIRJATA_ MAHĀ MAHĀ _SVĀHĀ
_Từ Thị Bồ Tát Chân Ngôn là (trụ Phát Sinh Phổ Biến Đại Từ Tam Muội. Ấn đồng với Chư Phật Tốt Đổ Ba)
“Nẵng mạc tam mãn đa một đà nam. A nhĩ đan (Xưa nói là A Dật Đa nghĩa là Vô Thắng. Tất cả Ái Kiến Phiền Não với Nhị Thừa không có thể thắng được) nhạ dã (được thắng. Ở trong Vô Thắng được thắng) tát phộc tát đát-phộc (tất cả chúng sinh) xa dã (Tính, Tâm Tính. Ấy là các căn tính dục đã gom chứa ở đời trước) nỗ
nghiệt đa (biết. Hay biết rõ các căn tính dục của chúng sinh) sa-phộc hạ”
*)NAMAḤ SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ_ AJITAṂ JAYA_ SARVA SATVA ŚAYA ANUGATA_ SVĀHĀ
_Thời Đức Phật trụ Cam Lộ Sinh Tam Muội nói Nhất Thiết Tam Thế Vô Ngại Lực Minh Phi Chân Ngôn là (Đỉnh Ấn và Hư Không Nhãn Phi của quyển thứ hai cùng dùng giống nhau)
“Đát nễ-dã tha (1) nga nga nẵng tam mê (2) a bát-la để tam mê (3) tát phộc đát tha nghiệt đa tam ma đá nỗ nghiệt đế (4) nga nga nẵng tam ma (5) phộc la lạc khất-xoa nãi (6) sa-phộc hạ”
*)TADYATHĀ: GAGANA SAME_ APRATI SAME_ SARVA TATHĀGATA ANUGATE _ GAGANA-SAMA _ VARA LAKṢAṆE _ SVĀHĀ
_Vô Năng Hại Lực Minh Phi Chân Ngôn là (Dùng Phạm Giáp Ấn, 8 biến. Từ
Định lúc trước , khởi rồi nhập vào Vô Lượng Thắng Tam Muội)
“Nẵng mạc tát phộc đát tha nghiệt đế tỳ-dược (1) tát phộc mục khế tỳdược (2) a tam mê (3) bát la mê (4) a giả lệ (5) nga nga nê tát-ma la nãi (6) tát phộc đát-la nỗ nghiệt đế (7) sa-phộc hạ (Minh này. Ý tại cảnh phát chư Phật khiến nhớ lại Bản Thệ sau đó điều màu sắc bên dưới)”
*)NAMAḤ SARVA TATHĀGATEBHYAḤ _ SARVA MUKHEBHYAḤ _ASAME PARAME _ ACALE _ GAGANE _ SMARAṆE _ SARVATRA ANUGATE _ SVĀHĀ
_Nghiêm tĩnh quốc độ Phật
Phụng sự các Như Lai
Đế quán (chân thật quán) biển nước thơm
Đại Hải Chân Ngôn là (hai Ấn Tướng cùng trợ nhau cài chéo, bung duỗi hai Không (2 ngón cái) xoay theo bên phải, là Hải Thủy Ấn. Dựa theo Ấn trước, móng của Hữu Phong (ngón trỏ phải) đè mặt của Tả Phong (ngón trỏ trái). Định chi Bất
Động tức Bát Công Đức Thủy Ấn)
“Án, vĩ ma lỗ na địa, hồng”
*)OṂ_ VIMALA UDADHI HŪṂ
_Kim Cương Thủ cầm hoa (Nội Ngũ Trí Ấn)
Phộc_ Phộc nhật-la bá nê (đây là Đại Chân Ngôn Vương Ấn.Dùng miệng truyền)
*)VA_ VAJRA-PĀṆE
Đem Diệu Liên Hoa Vương
Đặt ở Thai Tạng Giới
(Dùng miệng truyền Ấn trên. Bí mật trao bốn Đạo)
Nhóm Chính Giác tối sơ (khởi đầu)
Đặt bày Mạn Đồ La
Bí mật ở trong mật
Đại Bi Thai Tạng Sinh Với vô lượng Thế Gian
Mạn Đồ La xuất thế
Hết thảy Đồ Tượng ấy
Thứ tự nói, nên nghe
Vòng quanh khắp bốn phương
Một cửa với lối đi (thông đạo)
Ấn Kim Cương nghiêm khắp
Giữa: Yết Ma Kim Cương
Hoa sen lớn ở trên
Cọng Kim Cương xinh đẹp (diệu sắc)
Tám cánh đủ rây nhụy
Mọi báu tự trang nghiêm
Hé nở đầy quả trái Ở Ấn Đại Liên ấy
Điểm Đại Không trang nghiêm
Câu mười hai Chi Sinh
Khắp cả trong đài hoa
Tường tuôn vô lượng quang (vô lượng ánh sáng)
Trăm ngàn sen vây quanh
Trên đó lại quán tưởng
Tòa Đại Giác Sư Tử
Dùng Bảo Vương (vật báu đứng hàng đầu) nghiêm sức
Ngay trong cung điện lớn
Bày cột báu thành hàng
Khắp nơi có phướng, lọng
Các chuỗi ngọc xen nhau
Rũ treo áo báu đẹp (diệu bảo)
Mây hương hoa vòng khắp
Cùng với mọi mây báu
Tuôn mưa đủ loại hoa
Thơm phức trang nghiêm đất
Tiếng hòa vận êm tai
Tấu diễn các âm nhạc
Trong Cung tưởng tĩnh diệu (trong sạch màu nhiệm)
Hiền Bình với Át Già
Cây vua báu (Bảo Thọ Vương) nở hoa
Đèn Ma Ni soi chiếu
Tam Muội, đất Tổng Trì
Thể nữ của Tự Tại
Nhóm Phật Ba La Mật
Hoa Bồ Đề diệu nghiêm
Phương tiện tác mọi kỹ
Ca vịnh âm Diệu Pháp
Cúng dường các Như Lai
Dùng lực Công Đức Ta
Lực Như Lai gia trì
Cùng với lực Pháp Giới
Cúng dường khắp mà trụ (Phổ Ấn)
_Kết Đại Luân Đàn Ấn
Tiếp Chúng Sắc Giới Đạo
La [ màu trắng, chính giữa] Lãm [màu đỏ, cây phướng]
Ca [màu vàng, bông hoa] Ma [màu xanh,đầy khắp] Ha [màu đen, Âm Giới Đạo. Kim Cương Tuệ Ấn]
_Quán trong Trung Thai ấy [Chủng Tử của các Tôn, mỗi mỗi phải an bày rõ ràng. Trước tiên tưởng vòng ánh sáng tròn trịa (Viên Quang)] Vành trăng trong sáng khắp
Chính giữa để chữ A
Tiếp nên chuyển chữ A
Thành Đại Nhật Mâu Ni
Thanh tịnh lìa các dơ
Diệu sắc vượt ba cõi
Áo sa lụa nghiêm thân
Mão báu buông tóc rũ
Tam Ma Địa Tịch Nhiên
Lửa sáng hơn ánh điện
Giống như trong gương sạch
Sâu thẳm hiện hiện dung
Hiện hình sắc vui, giận
Cầm giữ nhóm Dữ Nguyện
Thân tương ứng chính thọ
Tâm sáng tỏ không loạn
Vô Tướng tịnh Pháp Thể
Ứng nguyện cứu quần sinh
Dùng tám Mạn Đồ La
Quyến thuộc tự vây quanh
Tiếp, Đông: Biến Tri Ấn
Phương Bắc: Quán Tự Tại
Nam để Kim Cương Thủ
Y phương Niết Ly Để (phương Tây Nam)
Bất Động Như Lai Sứ
Phong phương (phương Tây Bắc) Thắng Tam Thế
Bốn phương bốn Đại Hộ
Cửa đầu (sơ môn) Thích Ca Văn
Thứ ba Diệu Cát Tường
Phương Nam Trừ Cái Chướng
Thắng phương (phương Bắc) Địa Tạng Tôn
Long Phương (phương Tây) Hư Không Tạng
Quyến thuộc Tô Tất Địa (Susidhi: Diệu Thành Tựu)
Trời Hộ Thế uy đức
Theo thứ tự phân bày
_Tiếp nên bưng lò hương Tĩnh Trị Chân Ngôn là:
“Án, tô tất địa yết lý, nhập phộc lý đa nẵng nam đa mô la-đa duệ, nhậpphộc la nhập-phộc la , mãn đà mãn đà, hạ nẵng hạ nẵng, hồng, phán tra”
*)OṂ_ SUSIDDHI-KARA JVALITA ANANTA MURTTAYE JVALA JVALA BANDHA BANDHA HANA HANA HŪṂ PHAṬ
_Bất Động Đại Minh Vương
Khử dơ khiến trong sạch
Tịch Trừ hiện ánh sáng
Với Hộ Thân, Kết Giới
Chân Ngôn ấy là [Như Lai nghĩa là ngưng tất cả chướng cho nên trụ Hỏa Sinh
Tam Muội nói Chân Ngôn của bậc nghiền nát chướng lớn (đại chướng). Ấy là Hành Nhân từ lúc mới phát Tâm Bồ Đề , thủ hộ tăng trưởng cho đến khiến thành Phật Quả, cuối cùng chẳng lui mất, chẳng bị đọa trong Phi Đạo. A Tả La Nẵng Tha (Acala-
Nātha: Bất Động Tôn)]
“Nẵng mạc tam mạn đa phộc nhật-la noản chiến noa (cực ác. Ấy là bạo ác, lại rất bạo ác) ma hạ lộ sái ninh (đại phẫn nộ) sa-phá tra dã (phá hoại) hồng (khủng bố) đát-la ca (kiên cố) hãn mâu (2 chữ Chủng Tử)”
*)NAMAḤ SAMANTA-VAJRAṆĀṂ_ CAṆḌA MAHĀ-ROṢAṆA SPHAṬYA HŪṂ TRAṬ HĀṂ MĀṂ
_Tiếp dùng Ấn Chân Ngôn
Mà thỉnh triệu Chúng Thánh
Chư Phật Bồ Tát nói
Y Bản Thệ đi đến
Định Tuệ (2 tay) trong thành quyền (Nội Phộc)
Co Tuệ Phong (ngón trỏ phải) như câu
Tùy triệu đến phó tập (lúc Quán Đỉnh thời dùng Câu Ấn này dẫn Hành Giả vào cửa)
Chân Ngôn là (Câu Ấn này hay triệu chư Phật Bồ Tát ở mười phương tập hội Đạo Trường, đầy đủ mười Địa Vị huống chi 8 Bộ khác chưa sinh Tâm lành mà chẳng đến sao?! Hay chiêu mời biển Công Đức lớn của chư Phật ắt mãn tất cả Công Đức của Như Lai, triệu khắp tất cả chúng sinh cũng khiến cho được Đạo này)
“Nẵng mạc tam mạn đa một đà nam (1) A, tát phộc đát-la (tất cả Sở Hại Thân) bát-la để ha đế (2) đát tha nghiệt đảng (Như Lai) củ xa (Câu,móc câu) (3) mạo địa chiết lý-dã (Bồ Đề Hạnh) bát lý bố la ca (4) sa-phộc hạ [7 biến Sách, Tỏa,
Linh trừ chướng bất động]
*)NAMAḤ SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ_ AḤ SARVATRA APRATIHATE_ TATHĀGATA-AṂKUŚA BODHI-CARYA PARIPŪRAKA_ SVĀHĀ
_Tiếp bày Tam Muội Gia
Mau mãn Nguyện Vô Thượng
Khiến Bản Chân Ngôn Chủ
Các Minh vui vẻ nên
Tiếp cầm chày Kim Cương
Rút ném, lắc chuông vàng
Dâng hiến nước Át Già
Như Pháp dùng gia trì
Dâng các đấng Thiện Thệ (Sugata)
Dùng tắm thân Vô Cấu
Trước Hữu (bên phải) sau Tả (bên trái) xong
Đến trán hiến ba lần
Tiếp nên tịnh tất cả
Miệng Phật, nơi sinh con
[Bất Động Tôn gia trì 25 biến. Liên Hợp (Liên Hoa Hợp Chưởng) Phong (ngón trỏ) quấn Hỏa (ngón giữa), Không (ngón cái) giữ lóng dưới của Phong (ngón trỏ)]
Chân Ngôn là (biến thành Bảo Tịnh Hương Thủy Hải, đáy bày cát vàng, tràn đầy 8 Đức. Tưởng tắm Chúng Thánh trong sạch không dơ bẩn. Biển Đại Trí của Đại Bi Thai Tạng hay tẩy rửa mọi bụi bặm , chứng Pháp Thân)
“Nẵng mạc tam mãn đa một đà nam. Nga nga nẵng (hư không) tam ma
(đẳng) tam ma (vô đẳng) sa-phộc hạ”
*)NAMAḤ SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ_ GAGANA SAMA ASAMA_SVĀHĀ
_Tiếp Phụng Hoa Tọa Chân Ngôn là (gia hộ Bất Động Kệ là)
“Nẵng mạc tam mãn đa một đà nam. A”
*)NAMAḤ SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ_ AḤ
_Chữ Khư , điểm Đại Không
Đặt ở trên đỉnh đầu
Chuyển thân làm Tát Đỏa
Tâm chủng tử Kim Cương
Bày khắp các chi phần
Các Pháp lìa ngôn thuyết
Dùng đủ Ấn Chân Ngôn
Liền đồng Chấp Kim Cương
Chân Ngôn ấy là (Ngũ Cổ Ấn, Tam Cổ Ấn)
“Nẵng mạc tam mạn đa phộc nhật-la noản (1) chiến noa ma ha lỗ sái noa (2) hồng”
*)NAMAḤ SAMANTA-VAJRAṆĀṂ_ CAṆḌA MAHĀ-ROṢAṆA_ HŪṂ
Khắp thân mặc áo Giáp
_Tiếp nên nhất Tâm tác
Ấn Tồi Phục Chư Ma
Chân Ngữ cùng tương ứng
Tuệ Quyền (quyền phải) duỗi Phong Luân (ngón trỏ)
Gia ở mé Bạch Hào
Như hình Tỳ Câu Chi Vừa mới kết Pháp này
Sẽ quán khắp đất này
Kim Cương rực ánh lửa
Hay trừ thật mãnh lợi
Vô lượng quân Thiên Ma
Với loài gây chướng khác
Quyết định đều lui tan (quyền trái để ở eo)
Bố Ma Chân Ngôn là (mặt như phẫn nộ, tâm trụ một cảnh, hay hiện sức đại thế uy mãnh của Như Lai. Hay mãn ước nguyện của tất cả chúng sinh. Đức Như Lai ngồi dưới cây Bồ Đề dùng Ấn này tồi phục các Ma)
“Nẵng mạc tam mãn đa bột đà nam (1) Ma ha mạt la (Đại Lực) phộc để (2) nại xa phộc lộ (mười Lực) ốt bà phệ (trì, cầm giữ) (3) ma ha muội đát-lý-dã
(Đại Từ) tỳ-dữu ốt nghiệt đế (phát sinh) sa-phộc hạ”
*)NAMAḤ SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ_ MAHĀ-BALA VATI, DAŚABALA UDBHAVE, MAHĀ-MAITRIYA ABHYUDGATE_ SVĀHĀ
_Tiếp dùng Nan Kham Nhẫn
Mật Ấn Minh kết hộ
Tạng Ấn bung Thủy Luân (ngón vô danh)
Xoay chuyển chỉ mười phương
Là tên Kết Đại Giới
Dùng giữ mười phương cõi
Hay khiến trụ bền chắc
Thế nên việc ba đời
Thảy hay hộ giúp khắp
Uy mãnh không thể thấy
Đại Giới Chân Ngôn là (Ấy là mới phát Tâm Đại Bồ Đề cho đến khi thành Phật, chẳng để cho gián đọan, chẳng thoái Bồ Đề. Tức nghĩa của Đại Giới)
“Nẵng mạc tam mạn đa một đà nam. Tát phộc đát-la noa nghiệt đế (tất cả phương xứ. Ấy là mười phương đều nên kết khắp) mãn đà dã (kết) tỷ man (Giới) ma ha tam ma dã (Đại Tam Muội Gia) niết la-giả đế (tòng sinh) sa-ma la nãi (ức niệm, ghi nhớ) a bát-la để ha đế (không có thể hoại. Cũng nói là không ngại không hoại) đà ca đà ca (quang uy. Do quang uy nên thành Giới) chiết la chiết la (đến khắp mười phương kết Giới) mãn đà mãn đà (kết) nại xa (mười) nễ-dĩ thiên (phương) tát phộc đát tha nghiệt đa (tất cả Như Lai) nỗ chỉ-nhạ đế (Giáo, sự dạy bảo) bát-la phộc la (sở chứng) đạt ma (Pháp) lạp đà (gặt hái được, đắc được) vĩ nhạ duệ (Vô Năng Thắng, không thể thắng) bà nga phộc để (Thế Tôn) vĩ củ lý (trừ bỏ, hay trừ dơ bẩn) vĩ củ lệ (câu trước trừ dơ bẩn của Hữu Tướng, câu sau trừ dơ bẩn của lìa tướng) lệ
(Chủng Tử) lỗ bổ lý (cung, cung điện) sa-phộc hạ”
*)NAMAḤ SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ_ SARVATRA ANUGATE BANDHĀYA SĪMAṂ_ MAHĀ-SAMAYA NIRJATE, SMARAṆA APRATIHATE, DHAKA DHAKA, CALA CALA, BANDHA BANDHA, DAŚARDIŚAṂ _ SARVA TATHĀGATA ANUJÑĀTE _ PRAVARA DHARMA LADDHA VIJAYE_ BHAGAVATI, VIKURŪ VIKULE, LELLU PURIVIKULE_ SVĀHĀ
_Thứ hai lược nói Chân Ngôn (Quy mệnh tất cả Thánh Phàm chẳng hợp nhau vượt qua Giới này. Nếu cố cùng nhau vượt qua điều trước thì bị phạm Tam Muội Gia, quyết định chẳng an. Thánh Chúng sắp xếp dò tìm vì vượt qua lới thề của bậc Thánh) Lệ lỗ bổ lý , vĩ củ lý, vĩ củ lệ, sa-phộc hạ
*)NAMAḤ SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ_LELLU PURIVIKULE_ SVĀHĀ
Bốn phương bốn Đại Hộ
Vô úy (không sợ hãi) hoại chư bố (các sự sợ hãi)
Nan Hàng Phục Hộ Giả
Vô Kham Nhẫn hộ khắp
Đại Giới, Hỏa (ngón giữa) nội giao (giao nhau bên trong)
Duỗi bung hai Phong Luân (2ngón trỏ)
Pháp Tràng Cao Phong Quán
Thương xót Chúng không sót
Đài hoa Phương Đế Thích (phương Đông)
Ánh chữ Phộc chuyển thành
Bậc Vô Úy Kết Hộ
Màu vàng, áo trắng đẹp
Mặt hiện chút phẫn nộ
Phương Dạ Xoa (phương Bắc), chữ Bác
Hoại sợ hãi, kết hộ
Áo trắng, màu trắng tinh
Tay cầm giữ Khiết Đà ( Khaḍga: cây đao)
Phương Rồng (phương Tây) quán chữ Sách
Chuyển thành Nan Hàng Phục
Màu như hoa Vô Ưu
Áo màu đỏ, mỉm cười
Quán sát nơi Chúng Hội
Phương Diễm Ma (phương Nam) Hàm Khiếm
Thành Vô Thắng Kết Hộ
Màu đen, quần áo đen (đen tuyền)
Tỳ Câu (hình như Tỳ Câu Chi) , trán dợn sóng
Đầu đội mão tóc kết
Chiếu sáng Giới Chúng Sinh
Tay giữ Ấn Đàn Trà
Với tất cả quyến thuộc
Đều ngồi trên sen trắng
Chân Ngôn với Mật Ấn
Trước kia đã mở bày (khai thị)
Cửa cửa, hai Thủ Hộ
Vô Năng, Tam Muội Quyền (quyền trái)
Nâng Dực Luân (Cùi chỏ) khai mở
Trí Quyền (quyền phải) tim, duỗi phong (ngón trỏ)
Giống như thế suy nghĩ
Tương Đối (Tương Hướng Thủ Hộ) nâng Tuệ Quyền (quyền phải)
Dạng như thế đâm nhau (quyền phải)
_Bất Khả Việt Thủ Hộ (Màu trắng đỏ, làm hình rất phẫn nộ) Chân Ngôn là (hai Thủ Hộ này có uy mãnh sáng rực nên như trăm ngàn mặt trời, không dám nhìn. Thường ở tại Như Lai Nội Môn mà phụng giáo mệnh, tất cả Ma chẳng dám dây nhiễu loạn)
“Nẵng mạc tam mãn đa phộc nhật-la noản. Nột la-đà lý-sái ma hạ lộ sái noa (Đại Phẫn Nộ) khư (chủng tử) nại dã (khiết, ăn tất cả phiền não) tát noan sa-đát tha nghiệt đa (tất cả Như Lai) nhiên (Giáo Sắc) củ lỗ (Tác. Khiến hành Giáo Sắc của
Như Lai) sa-phộc hạ”
*)NAMAḤ SAMANTA-VAJRĀṆĀṂ_ DARDHARṢA, MAHĀ-ROṢAṆA KHĀDAYA _ SARVA TATHĀGATĀ JÑAṂ KURŪ_ SVĀHĀ
_Tương Hướng Thủ Hộ Chân Ngôn là (cùng với Nan Thắng cùng đối hợp cửa nên là Danh Sắc, dựa theo điều trước)
“Nẵng mạc tam mãn đa phộc nhật-la noản. Hệ (hô tên) a tỳ mục khư (Tương Đối, cùng đối nhau) ma hạ (Đại, to lớn) bát-la (Cực) chiến noa (Đại cực phẫn nộ bạo ác) khư (tất cả Thiện Sinh Chủng) na dã (Thực Khiết, ăn nuốt) khẩn chỉ la dã tỷ (có thể chẳng mau chóng) tam ma dã (như Bản Thệ lúc trước) ma nỗ sa-ma la (Ức niệm. Vốn ở trước tất cả Như Lai lập lời thề, ăn nuốt tất cả phiền não. Nay tại sao chẳng nhớ lời đã nguyện, hãy mau chóng làm cho) sa-phộc hạ”
*)NAMAH SAMANTA-VAJRĀṆĀṂ_ HE_ ABHIMUKHA MAHĀ- PRACAṆḌA _ KHADAYA KIṂCIRĀYASI SAMAYAM-ANUSMARA_ SVĀHĀ
_Đồ Hương Chân Ngôn là (cúng dường này dùng điều trước liền dâng hiến nước (trích trong Thứ Đệ với trong Thích). Dâng thức ăn có 4 chủng thuyết: Phật, Bồ Tát, Kim Cương, chư Thiên)
“Nẵng mạc tam mãn đa một đà nam. Vĩ (Thể Chân Ngôn) du đà (Tịnh, trong sạch) nga độ (Đồ hương, hương dùng xoa bôi) nạp-bà phộc (phát sinh) sa-phộc hạ”
*)NAMAḤ SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ_ VIŚUDDHA GANDHA UDBHAVA_ SVĀHĀ
_Hoa Man Chân Ngôn là (Tương Xoa Ấn, Liên Chưởng để ở vầng trán. Xoay vòng theo bên phải chuyển khắp Pháp Giới mở hiện mọi Hoa Vương, vạn Đức đều viên mãn)
“Nẵng mạc tam mãn đa một đà nam. Ma hạ muội (Thể Chân Ngôn, nghĩa của Tâm) đát-lý- dã (Đại Từ) tỳ-dữu nột nghiệt đế (sinh) sa-phộc hạ” 巧休屹亙阢后盍觡袎亙扣伊摵育怐包渢扣桭
*)NAMAḤ SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ_ MAHĀ-MAITRYA ABHYUDGATE_ SVĀHĀ
_Phần Hương Chân Ngôn là [Địa (ngón út) Thủy (ngón vô danh) Hỏ (ngón giữa) cùng chung lưng , hai Phong (2 ngón trỏ) cùng hợp cạnh ngón, Không (ngón cái) vịn bên cạnh Phong Luân (ngón trỏ) 4 luân Thủy Hỏa (2 ngón vô danh, 2 ngón giữa) mở lóng trên. Xoay chuyển trước vầng trán như mây hương]
“Nẵng mạc tam mãn đa một đà nam. Đạt (Thể) ma (Pháp) đa đát-phộc
(Giới) nỗ nghiệt đế (tùy nghĩa đến khắp cả) sa-phộc hạ”
*)NAMAḤ SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ_ DHARMA-DHĀTU ANUGATE_ SVĀHĀ
_Ẩm Thực Chân Ngôn là (Mật hợp. Pháp Hỷ Thiền Duyệt Thực hay mở cửa Cam Lộ. Thường dùng Diệu Cúng hiến chư Phật. Bên dưới với Thần Quỷ thảy đều thông. Ăn uống ban cho ruộng Phước, đời đời khiến cho phong túc)
“Nẵng mạc tam mãn đa một đà nam. A la la (tiếng chẳng thể thích nghe, tiếng chẳng lành) ca la la (chận đứng tiếng chẳng lành lúc trước) mạt lân (thượng, bên trên) nại na nhĩ (phương Tây hướng thức ăn cúng tế) muội lân nại nỉ (nhận thức ăn của tôi xong thì cho lại tôi thức ăn màu nhiệm) ma hạ mạt lịch (Quảng Đại Phong
Mỹ, sự tốt đẹp sung túc rộng lớn) sa-phộc hạ”
*)NAMAḤ SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ_ ARARA _ KARARA_ BALIṂ DADA MI_ BALIṂ DADE _ MAHĀ-BALIḤ _ SVĀHĀ
_Đăng Minh Chân Ngôn là:
“Nẵng mạc tam mãn đa một đà nam. Đát (Thể) tha nghiệt đa (Như Lai) lachỉ (Diệm Minh, lửa sáng) sa-phả la ninh (Phổ biến) phộc bà sa nẵng (các ám tối) nga nga nhu lý-dã (không có hạn lượng ngang bằng hư không) sa-phộc hạ”
*)NAMAḤ SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ_ TATHĀGATA-ARCI SPHARAṆA VABHĀSANA _ GAGANA UDĀRYA_ SVĀHĀ
_Hư Không Tạng Bồ Tát Phổ Cúng Dường Chân Ngôn là:
“Nẵng mạc tát phộc đát tha nghiệt đế (Quy mệnh tất cả Như Lai) phiếu (Đẳng) vĩ thấp-phộc (mọi loại Môn Nghĩa, Xảo Nghĩa) mục khế tệ (Môn đẳng) tát phộc tha (tất cả) khiếm (Nhất Thiết Trí, chủng của Không) ô ná nghiệt đế (sinh) saphả la, hệ hàm (phổ biến) nga nga na kiếm (Hư không) sa-phộc hạ (ở trên Ấn này, tưởng một hoa sen báu, bên trên tưởng chữ Chủng Tử phổ thông. Cũng từ chữ này tuôn ra mọi thứ cúng dường. Vật tuôn ra đều là màu vàng ròng)”
*) NAMAḤ SARVA TATHĀGATEBHYAḤ_ VIŚVA-MUKHEBHYAḤ_SARVATHĀ KHAṂ UDGATE SPHARA HĪMAṂ_ GAGANAKAṂ_ SVĀHĀ
_Tỳ Lô Giá Na Vị (vị trí của Tỳ Lô Giá Na)
Với nơi Hành Giả ngụ
Hải Hội Sát Trần Chúng
Quyến thuộc tự vây quanh
Tiếp dùng âm thanh nhã
Khen biển Công Đức Phật
Pháp Thân, Pháp Giới Thể
Biển Công Đức chư Phật
Nên dùng âm thanh nhã
Ca Vịnh mà khen rằng
Tát phộc vĩ-dã bỉ bà phộc cật-la cật-lý dã (Tất cả Thiện Sinh Chủng) tố nghiệt đá địa bát đế nhĩ nẵng (Thể Diệu Dụng không có trở ngại) đát-lại đà đổ ca ma ha la tá (Ba cõi như Đại Vương) vĩ lỗ tả nẵng, nẵng mô sa-đổ đế (Biến Chiếu, tôi đỉnh lễ)
_Thành Tựu Bồ Đề Báo Thân tán là:
A nan đa ma tất đá sa ngu na giả lam (1) Nẵng mạc tam ma sa-chiêm tố nghiệt đam đát-la ca la đạp, ma hạ ma hạ nan đế, ma hạ ma hạ hột-lý, đạp (3) ma hạ ma hạ duệ dã, ma hạ ma hạ a đát-ma nam (4)
_Kim Cương Ứng Thân tán là:
Phộc mỗi ca chỉ la sa đá bịch nẵng ninh, tố đa nẵng sa-đát-noan, bả sái ca hạ sa-đa tỳ-lý câu-chi, mục khư kế ca la khất-sám, tất-để-lý-dã địa vĩ kế, nhĩ na phộc lý, bát-la để tăng sa-đổ đa, sa-đát-noan (3) A lý trích nẵng ma di-dạ, a giả la chế tra nam địa diệm (4)
KINH ĐẠI TỲ LÔ GIÁ NA THÀNH PHẬT THẦN BIẾN GIA TRÌ LIÊN HOA THAI TẠNG QUẢNG ĐẠI THÀNH TỰU NGHI QUỸ
_QUYỂN THƯỢNG (Hết)_