KINH CÁC PHÁP VỐN KHÔNG
(KINH CHƯ PHÁP BẢN VÔ)
Hán dịch: Đời Tùy, Tam tạng Pháp sư Xà-na-quật-đa, người xứ Thiên Trúc
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN TRUNG

Bấy giờ, Đồng chân Mạn-thù-thi-lợi, liền bạch Phật:

–Nói rằng nghiệp chướng trong sạch. Bạch Thế Tôn! Vậy Bồtát làm thế nào để nghiệp chướng sẽ trong sạch?

Phật đáp:

–Này Mạn-thù-thi-lợi! Nếu Bồ-tát nào, thấy các pháp là không nghiệp, không báo; thì Bồ-tát đó, đang đến với nghiệp chướng trong sạch.

Lại nữa, Mạn-thù-thi-lợi! Nếu có Bồ-tát nào, đối với dục tế mà thấy như thật tế; thì người đó, sẽ đến với nghiệp chướng trong sạch; đối với sân tế, si tế, tức thấy thật tế, người đó sẽ đến với nghiệp chướng trong sạch.

Lại nữa, này Mạn-thù-thi-lợi! Nếu Bồ-tát nào thấy các chúng sinh tức cõi Niết-bàn; vị ấy sẽ đạt đến nghiệp chướng trong sạch. Vì sao? Này Mạn-thù-thi-lợi! Vì người kia có cái nhìn tùy thuận về nghiệp chướng, nên được trong sạch.

Này Mạn-thù-thi-lợi! Do có bốn tâm điên đảo, chúng sinh không thể thấy một cách như thật, về bốn Thánh đế, không thể vượt qua được sự lưu chuyển không thật. Nghe Phật nói vậy, Mạn-thù-thilợi lại bạch:

–Theo như lời Thế Tôn nói, vậy tại sao, chúng sinh có được sự hiểu biết, mà lại không thể vượt qua được dòng lưu chuyển?

Phật đáp:

–Này Mạn-thù-thi-lợi! Vì dính mắc vào ta, vào cái ta có, nên chúng sinh không thể vượt qua được dòng lưu chuyển. Vì sao? Này Mạn-thù-thi-lợi! Hễ ai thấy mình người, thì người ấy có nghiệp hạnh.

Mạn-thù-thi-lợi! Hàng chúng sinh phàm phu thấp kém, do không nghe, nên không biết các pháp rốt ráo diệt độ. Họ thấy được

có mình và người; khi thấy vậy, chúng sinh này lại gây ra ba nghiệp về thân, miệng và ý. Đối với sự không có, họ lại nắm chặt là có, rồi phân biệt có tham của ta, sân của ta, si của ta. Như được xuất gia trong giáo pháp của Như Lai, họ lại nghĩ: “Ta đủ giới, ta tịnh hạnh, ta đương vượt qua sự lưu chuyển, ta đương đắc Niết-bàn, ta đương giải thoát khổ.”

Rồi họ lại phân biệt: Pháp này tốt, pháp này xấu, pháp này nhơ, pháp này không nhơ, pháp này biết, pháp này dứt, pháp này chứng, pháp này tu, đó gọi là: Khổ nên biết, Tập nên đoạn, Diệt nên chứng, Đạo nên tu. Họ lại phân biệt: Các hành là vô thường, các hành là khổ, các hành là sự thiêu đốt, ta nên ra khỏi các hành. Khi khởi lên sự xem xét kỹ như vậy rồi, họ liền có sự nhàm chán, buông bỏ, đối với sự tưởng niệm hòa hợp.

Tướng này thực hành trước, họ liền nghĩ: “Khổ này nên biết.” Nếu các pháp này là những pháp nên biết, họ lại nghĩ: “Ta nên đoạn tập.”

Đối với các pháp, họ xấu hổ, nhàm chán, sợ hãi; nên họ nghĩ: “Tập này nên đoạn.”

Nếu các pháp này, là pháp xấu hổ, nhàm chán, họ liền nghĩ: “Diệt nên chứng, đạo nên tu.”

Pháp này đã phân biệt, lại biết đến diệt, họ nghĩ: “Đây chính là diệt, diệt này nên chứng.”

Nếu các pháp đấy, là những pháp nên chứng, họ lại nghĩ: “Ta nên tu đạo.” Họ liền một mình đến nơi vắng vẻ, suy nghĩ các pháp, đạt được sự thiền định, diệt trừ mọi lo nghĩ. Vì đạt được sự thiền định, nên đối với các pháp, tâm họ tự nhiên mở bày thấm mát, trở lại sinh tâm xấu hổ không vui vẻ. Họ lại nghĩ: “Ta thoát các khổ, đối với những điều ở trên, không phải ta đã làm, ta tự gọi là A-la-hán”. Tạo ra cái biết như vậy rồi, khi sắp chết, họ thấy được nơi thọ sinh, liền có sự nghi hoặc, ý không chánh đáng, đối với Phật Bồ-đề. Bởi tâm họ đã đọa, nơi nghi hoặc ấy, nên khi chết đi, họ liền bị rơi vào các địa ngục lớn. Vì sao? Vì rơi vào sự phân biệt đối với các pháp vô sinh, nên mới có tâm phá hại đối với Phật Bồ-đề.

Bấy giờ, Đồng chân Mạn-thù-thi-lợi lại bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Vì sao nên thấy bốn Thánh đế?

Phật đáp:

–Này Mạn-thù-thi-lợi! Nếu thấy các hành là không sinh, họ liền biết Khổ. Nếu thấy các hành không khởi, họ liền đoạn Tập. Nếu thấy các pháp rốt ráo Niết-bàn, họ liền chứng Diệt. Nếu thấy các pháp không có, họ liền tu Đạo.

Mạn-thù-thi-lợi! Nếu thấy bốn Thánh đế như vậy, họ sẽ không có sự phân biệt, pháp này tốt, pháp này xấu, pháp này nên biết, pháp này nên dứt, pháp này nên chứng, pháp này nên tu, đó gọi là: Khổ nên biết, Tập nên đoạn, Diệt nên chứng và Đạo nên tu. Tại sao? Như các phàm phu thấp kém đắm nơi giận si; thấy các pháp kia, trong đó, không sinh, không có, không thật, phân biệt, bị trói buộc. Khi thấy như vậy rồi, họ không có giữ hay bỏ đối với các pháp; thấy các dục, sân, si… đều như tự tánh của hư không. Đối với ba cõi, họ không còn có sự dính mắc. Đối với ba cõi, họ thấy không sinh. Họ thấy ba cõi như huyễn, như mộng, như âm vang, như hình bóng. Đối với pháp tốt, xấu, họ thấy như tia lửa sáng. Họ thấy cõi Dục tức cõi Niết-bàn; thấy cõi sân giận tức cõi Niết-bàn, thấy cõi ngu si tức cõi Niết-bàn. Thấy tự tánh các pháp như vậy, họ liền xa lìa mọi sự yêu ghét, đối với các chúng sinh. Vì sao? Vì đối với các pháp, họ không còn thấy có yêu, có ghét, tâm họ ngang bằng như hư không, cũng không thấy Phật, cùng Pháp và Tăng. Bởi không thấy các pháp, nên họ không thể sinh mối nghi, đối với các pháp. Khi đã không còn nghi, liền không có sự nắm bắt; đã không có sự nắm bắt, liền không có sinh, đó chính là Niết-bàn.

Này Mạn-thù-thi-lợi! Thượng tọa Tu-phù-đế biết pháp như vậy, nên không đến lễ dưới chân Như Lai. Sao vậy? Chính thân của mình, ông ta còn không thấy, huống nữa là thân Như Lai, hoàn toàn không có chuyện đó.

Khi ấy, Đồng chân Mạn-thù-thi-lợi lại bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Vì sao phải thấy bốn Niệm xứ?

Phật đáp:

–Này Mạn-thù-thi-lợi! Vào đời vị lai có một vị Tỳ-kheo. Vị Tỳ-kheo này, tùy thuận xem xét thân ngay trong thân không sạch, đó gọi là niệm xứ; tùy thuận quán thọ ngay trong thọ sinh diệt, đó gọi là niệm xứ; thấy tâm chính là pháp sinh diệt, tùy thuận quán tâm ở ngay trong tâm, đó gọi là niệm xứ. Vị Tỳ-kheo ấy nói như vậy, có nghĩa là: Nếu có viên tưởng, thì tưởng ấy chẳng phải có; nếu có pháp tưởng thì tưởng ấy cũng chẳng phải có, như vậy, tùy thuận xem xét pháp ngay trong pháp, gọi đó là niệm xứ.

Nghe Phật nói vậy, Đồng chân Mạn-thù-thi-lợi lại bạch:

–Bạch Thế Tôn! Vì sao bốn Niệm xứ lại phải huân đúc tu hành?

Phật đáp:

–Không cần phải vậy. Mạn-thù-thi-lợi! Đối với những điều Như Lai đã nói, ý rất đặc biệt, ông khó thể biết được.

Mạn-thù-thi-lợi bạch:

–Bạch Đại Đức Thế Tôn! Chỉ nên vì huân tu Niệm xứ mà nói.

Phật nói:

–Này Mạn-thù-thi-lợi! Nếu thấy thân mình bình đẳng như hư không, thì tùy thuận mà quán Thân niệm xứ, ngay trong thân đấy.

Mạn-thù-thi-lợi! Nếu không cảm nhận được trong ngoài, hai bên, thì tùy thuận mà quán Thọ niệm xứ, ngay trong sự cảm nhận đó.

Mạn-thù-thi-lợi! Nếu biết tâm chỉ có tên và lượng, thì tùy thuận mà quán Tâm niệm xứ, ngay trong tâm ấy.

Mạn-thù-thi-lợi! Nếu không đạt được pháp tốt và pháp xấu, thì tùy thuận mà quán Pháp niệm xứ, ngay trong pháp ấy. Mạn-thù-thilợi! Như vậy, cho nên phải thấy bốn Niệm xứ.

Mạn-thù-thi-lợi lại thưa:

–Bạch Thế Tôn! Tại sao nên thấy tám Phần đạo của bậc Thánh?

Phật đáp:

–Này Mạn-thù-thi-lợi! Nếu thấy các pháp đều bình đẳng không hai cũng không chia làm hai; đấy là Chánh kiến.

Mạn-thù-thi-lợi! Nếu thấy các pháp không phân biệt, không phân biệt từng thứ, không phân biệt khắp nơi; và vì không có gì để thấy, nên đấy gọi là Phân biệt chân chánh.

Mạn-thù-thi-lợi! Nếu thấy các pháp không thể nói năng, vì nói năng bình đẳng khéo un đúc sự tu tập, nên đấy gọi là Chánh ngữ (lời

nói chân chánh).

Mạn-thù-thi-lợi! Nếu thấy các pháp là không tạo tác, không người tạo ra, vì không có người tạo ra, nên đấy gọi là Chánh nghiệp.

Mạn-thù-thi-lợi! Nếu đối với các pháp không nhóm họp, không rời nhau, sinh sống một cách chân chánh, đấy gọi là Chánh mạng.

Mạn-thù-thi-lợi! Vì đối với các pháp, không khởi, không phát ra việc làm, nên đấy gọi là Chánh tinh tấn.

Mạn-thù-thi-lợi! Nếu không khởi sự nhớ nghĩ ngay trong các pháp, nghiệp nhớ nghĩ đã lìa, cũng không gây khó khăn cho ý, đấy gọi là Chánh niệm.

Mạn-thù-thi-lợi! Nếu thấy các pháp, bản tánh nhập định, không tán loạn, không theo duyên, không thể nắm bắt; đấy gọi là Chánh định.

Mạn-thù-thi-lợi! Nên thấy tám Phần đạo của bậc Thánh như vậy.

Mạn-thù-thi-lợi lại thưa:

–Bạch Thế Tôn! Vì sao nên thấy năm Căn?

Phật đáp:

–Này Mạn-thù-thi-lợi! Nếu tin các pháp không sinh; do bản tánh không sinh, nên gọi là Tín căn.

Mạn-thù-thi-lợi! Nếu tâm không theo đuổi các pháp; do xa lìa sự nghĩ gần, nghĩ xa, nên gọi là Tinh tấn căn.

Mạn-thù-thi-lợi! Nếu không khởi ý niệm ngay trong các pháp, do lìa tánh theo duyên, niệm không bị trói buộc; nên gọi là Niệm căn.

Mạn-thù-thi-lợi! Nếu không nhớ, không nghĩ, đối với các pháp, coi như huyễn, không thể nắm bắt, gọi là Định căn.

Mạn-thù-thi-lợi! Nếu thấy các pháp lìa sinh, lìa vô trí, bản tánh trống không, thì gọi là Tuệ căn. Mạn-thù-thi-lợi, nên thấy năm căn như vậy.

Mạn-thù-thi-lợi lại thưa:

–Bạch Thế Tôn! Vì sao nên thấy bảy Giác phần?

Phật đáp:

–Này Mạn-thù-thi-lợi! Nếu thấy các pháp không có tự tánh, không khởi lên ý niệm, thì gọi là Niệm giác phần.

Mạn-thù-thi-lợi! Nếu lựa chọn các pháp rồi, mà không nắm bắt được tốt không tốt hay ở giữa; do không thành tựu được sự nắm bắt đó nên gọi là Trạch pháp giác phần.

Mạn-thù-thi-lợi! Nếu đối với ba cõi không giữ, không bỏ, vì biết ý tưởng về cõi giới sẽ hoại, nên gọi là Tinh tấn giác phần.

Mạn-thù-thi-lợi! Nếu trong các hành không trói buộc nơi cái vui; do biết vui, không vui sẽ hoại, nên gọi là Hỷ giác phần.

Mạn-thù-thi-lợi! Nếu trong các pháp tâm này dừng nghĩ, gọi là Chỉ tức giác phần.

Mạn-thù-thi-lợi! Nếu biết tâm không thể nắm bắt được các pháp, do theo đó mà hiểu, nên gọi là Định giác phần.

Mạn-thù-thi-lợi! Nếu ở trong các pháp, không nương tựa, không ở, không chìm đắm, không trói buộc, không thấy các pháp nhưng đạt được sự buông bỏ, gọi là Xả giác phần.

Mạn-thù-thi-lợi! Nên thấy bảy giác phần như vậy.

Mạn-thù-thi-lợi! Nếu ai thấy bốn Thánh đế, bốn Niệm xứ, tám Phần đạo của bậc Thánh, năm Căn, bảy Giác phần như vậy; ta sẽ nói, họ là người được độ, gọi là người đã qua bờ bên kia, gọi là người đến được đất liền, gọi là người được sự an ổn, gọi là người được sự không sợ hãi, gọi là người đã sạch bụi trần; người không có gì; người không bị dục quấy nhiễu, không bị chướng ngại; là bậc A-la-hán; người dứt sạch các lậu; người làm việc đáng làm, việc cần làm đã hoàn tất; người rời xa gánh nặng; là người được lợi cho mình, người sạch mọi trói buộc; thậm chí gọi là người tâm được tự tại, đạt được sự giải thoát thù thắng; là bậc Sa-môn, là Bà-la-môn; người có khả năng độ; là người vượt qua Lặc-đà-ca; là người Thâulư-đế-nghi-dạ; là Phật; là Phật tử; là Xà-ca tử; là người đạp phá gai góc; là người từ bỏ tường hào; là người vượt qua tường hào; là người nhổ mũi tên độc; là người xa lìa khổ não; là Tỳ-kheo; là bậc Thánh; là người đầy đủ cờ hiệu.

Này Mạn-thù-thi-lợi! Tỳ-kheo nào đầy đủ nhẫn như vậy, thì có khả năng bố thí một cách thanh tịnh, sẽ được sự cúng dường của các hàng trời, người… Thế nên, này Mạn-thù-thi-lợi! Tỳ-kheo nào muốn không hư thực, nơi mà người dân trong nước được đầy đủ, muốn phá sự kiểm soát của ma, muốn vượt qua khỏi sự lưu chuyển, muốn thuận đến Niết-bàn, muốn giải thoát khổ não, muốn làm người ban ruộng phước sạch cho các hàng chư Thiên, nhân gian…; thì hãy nên siêng năng tu tập tương ưng với pháp này. Khi nghe Phật nói lời này, có ba mươi hai ngàn Thiên tử, chứng được sự thấy đối với pháp. Những vị Thiên tử này tung hoa: Mạn-đà-la, hoa Ma-ha-mạn-đà-la lên trên

Phật, rồi nói:

–Bạch Đại Đức Thế Tôn! Nếu như ai nghe được pháp này, người đó sẽ khéo xuất gia trong giáo pháp Như Lai; huống gì nghe, rồi còn tin hiểu, làm duyên, như thật mà phụng hành?

–Bạch Thế Tôn! Thậm chí, nếu nghe lời nói này, những chúng sinh ấy, cũng sẽ không còn tăng thượng mạn.

Khi ấy, Mạn-thù-thi-lợi lại thưa:

–Bạch Đại Đức Thế Tôn! Xin Thế Tôn hãy nói Đà-la-ni cú, vì Đà-la-ni này sẽ khiến cho hàng Bồ-tát, không vướng mắc vào nơi biện luận; không còn sự sợ hãi bất cứ một âm thanh nào; phát sinh ra các pháp, ở trong Phật pháp; tin hiểu các pháp là đạo một tướng.

Nghe nói như vậy, Đức Phật liền bảo với Bồ-tát Mạn-thù-thilợi đồng chân:

–Này Mạn-thù-thi-lợi! Vì do nhân duyên này, ta sẽ nói pháp môn Kê-la cú và Chủng tử cú; vì pháp môn này, sẽ khiến cho các hàng Bồ-tát, được sự sáng tỏ đối với các pháp, chóng đạt được nhẫn trong pháp vô sinh, nên ông hãy khéo lắng nghe.

Mạn-thù-thi-lợi lại hỏi:

–Vì sao lại có tên là pháp môn Kê-la cú và Chủng tử cú?

Phật đáp:

–Này Mạn-thù-thi-lợi! Các chúng sinh có tâm thuần nhất, là Chủng tử cú.

Mạn-thù-thi-lợi hỏi:

–Bạch Thế Tôn! Do đâu gọi là Chủng tử cú?

Phật đáp:

–Này Mạn-thù-thi-lợi! Các chúng sinh, tâm đều không có được sự theo duyên và vì không thể nắm bắt được, nên gọi đấy là Chủng tử cú.

Mạn-thù-thi-lợi! Tâm của chúng sinh đều cùng một lượng, ấy là Chủng tử cú.

Mạn-thù-thi-lợi tiếp:

–Bạch Thế Tôn! Do đâu gọi là Chủng tử cú?

Phật đáp:

–Này Mạn-thù-thi-lợi! Tâm các chúng sinh như lượng của hư không, nhập vào hạnh bình đẳng không dính mắc, nên gọi là Chủng tử cú. Mạn-thù-thi-lợi! Một chúng sinh trong số các chúng sinh kia, là Chủng tử cú.

Mạn-thù-thi-lợi hỏi:

–Do đâu gọi là Chủng tử cú?

Phật đáp:

–Này Mạn-thù-thi-lợi! Nói các chúng sinh, kỳ thực chỉ là một, rốt ráo không sinh, xa lìa tên gọi, vì là một, là khác, không thể nắm bắt, nên gọi đây là Chủng tử cú. Mạn-thù-thi-lợi! Ông muốn hỏi Kêla cú ư?

Mạn-thù-thi-lợi hỏi:

–Bạch Thế Tôn! Do đâu gọi là Kê-la cú?

Phật đáp:

–Này Mạn-thù-thi-lợi! Muốn không thể lay động đối với tánh pháp giới; vì không trụ, vì không lay động, nên bản tánh xa lìa, do vậy đấy gọi là Kê-la cú.

Mạn-thù-thi-lợi! Sân là Kim cương cú.

Mạn-thù-thi-lợi hỏi:

–Bạch Thế Tôn! Do đâu gọi là Kim cương cú?

Phật đáp:

–Này Mạn-thù-thi-lợi! Sân không thể phá, cũng không thể cắt đứt; như Kim cương kia không thể phá lại không thể dứt. Thật đúng như vậy, này Mạn-thù-thi-lợi! Các pháp cùng đều không phá, không cắt đứt, vì các việc không thành tựu, nên gọi là Kim cương cú.

Mạn-thù-thi-lợi! Si là trí cú.

Mạn-thù-thi-lợi hỏi:

–Bạch Thế Tôn! Do đâu gọi là trí cú?

Phật đáp:

–Này Mạn-thù-thi-lợi! Tức là trong trí, các pháp thay nhau diệt, xa lìa không trí, như hư không kia, chẳng phải trí, mới đầy đủ, cũng chẳng phải không trí mới đầy đủ. Thật đúng như vậy, này Mạnthù-thi-lợi! Các pháp chẳng phải trí mới đầy đủ, cũng chẳng phải không trí mới đầy đủ; vì trí và không trí cùnglà chỗ biết nhau, bản tánh đều vắng lặng, nên gọi là trí cú.

Mạn-thù-thi-lợi! Sắc là Kê-la cú.

Mạn-thù-thi-lợi hỏi:

–Bạch Thế Tôn! Do đâu gọi là Kê-la cú?

Phật đáp:

–Này Mạn-thù-thi-lợi! Như cửa quyết của Thiên đế, không động, không lay, là bởi do khéo trụ vậy. Thật đúng thế, Mạn-thù-thilợi! Các pháp trụ nơi pháp giới; vì do không trụ, nó cũng không tới, không lui, không nắm, không bỏ, cũng không có việc làm gì đối với người khác, là do trụ nơi không trụ, nên gọi là Kê-la cú.

Mạn-thù-thi-lợi! Thọ là Tịch tĩnh cú.

Mạn-thù-thi-lợi hỏi:

–Bạch Thế Tôn! Do đâu gọi là Tịch tĩnh cú?

Phật đáp:

–Này Mạn-thù-thi-lợi! Bản tánh các thọ là vắng lặng, không trong, không ngoài, không phương Đông, không phương Tây, không phương Nam, không phương Bắc, không trên, không dưới, không trong mười phương.

Mạn-thù-thi-lợi! Nếu ưa thọ ở bên trong, chúng sinh chỉ hướng về ưa. Mạn-thù-thi-lợi! Nếu khổ thọ ở bên trong, chúng sinh chỉ hướng về khổ. Mạn-thù-thi-lợi! Nếu không khổ, không ưa thọ ở bên trong, chúng sinh chỉ hướng về si. Mạn-thù-thi-lợi! Thế nên, các thọ là không trong, không ngoài, không phương Đông, không phương Tây, không phương Nam, không phương Bắc, không trên, không dưới, không trong mười phương, có thể nắm bắt được. Do đó, các chúng sinh đều tựa như cỏ cây, cùng với tường vách, bản tánh không sinh, không diệt; nên gọi là Tịch tĩnh cú.

Mạn-thù-thi-lợi! Tưởng là Chủng tử cú.

Mạn-thù-thi-lợi hỏi:

–Bạch Thế Tôn! Do đâu gọi là Chủng tử cú?

Phật đáp:

–Này Mạn-thù-thi-lợi! Phân biệt ý tưởng mà khởi lên, là sinh ra không như thật, tướng không quyền tợ như tự tướng của đóm lửa sáng, bản tánh là xa lìa; nên gọi là Chủng tử cú. Mạn-thù-thi-lợi! Hành là Chủng tử cú.

Mạn-thù-thi-lợi hỏi:

–Bạch Thế Tôn! Do đâu gọi là Chủng tử cú?

Phật đáp:

–Này Mạn-thù-thi-lợi! Những ý tưởng không chánh đáng, sinh ra nơi hành động, các số đã xa lìa, vô số vượt hẳn số, khác nào như lõi cây chuối. Mạn-thù-thi-lợi! Như lõi cây chuối, cuối cùng tự nó không. Đó là do không thể nắm bắt, bản tánh không sinh. Thật đúng như vậy, này Mạn-thù-thi-lợi! Bản tánh các pháp tự xa lìa tên, do đã xa lìa, nên gọi là Chủng tử cú. Mạn-thù-thi-lợi! Thức là Chủng tử cú.

Mạn-thù-thi-lợi hỏi:

–Bạch Thế Tôn! Do đâu gọi là Chủng tử cú?

Phật đáp:

–Này Mạn-thù-thi-lợi! Thức như tướng huyễn không sinh, không xuất, không, không tướng, không tự tánh, không dáng vẻ; giống như hư không, dùng năm ngón tay vẽ lên đó vậy; nên gọi là Chủng tử cú. Mạn-thù-thi-lợi! Sắc là Chủng tử cú.

Mạn-thù-thi-lợi hỏi:

–Bạch Thế Tôn! Do đâu gọi là Chủng tử cú?

Phật đáp:

–Này Mạn-thù-thi-lợi! Vì do không sinh các sắc. Mạn-thù-thilợi! Như ảnh, tuy thấy nhưng lại không. Đúng vậy, Mạn-thù-thi-lợi! Các sắc tuy thấy, nhưng lại không có; chỉ có con mắt mê hoặc, tâm mê hoặc, sự giả dối và pháp không thật, nên gọi là Chủng tử cú. Mạn-thù-thi-lợi! Thanh là Chủng tử cú.

Mạn-thù-thi-lợi hỏi:

–Bạch Thế Tôn! Do đâu gọi là Chủng tử cú?

Phật đáp:

–Này Mạn-thù-thi-lợi! Các pháp không có mọi tướng. Mạnthù-thi-lợi! Các thanh không hai, nói năng giống như tiếng vang nơi núi, nên gọi là Chủng tử cú. Mạn-thù-thi-lợi! Hương là Chủng tử cú.

Mạn-thù-thi-lợi hỏi:

–Bạch Thế Tôn! Do đâu gọi đó là Chủng tử cú?

Phật đáp:

–Này Mạn-thù-thi-lợi! các pháp không hôi thối, bản tánh chậm lụt đồng như hư không, cái hương mà mũi ngửi hôi thúi, không thể nắm bắt; nên gọi là Chủng tử cú. Mạn-thù-thi-lợi! Vị là Chủng tử cú.

Mạn-thù-thi-lợi hỏi:

–Bạch Thế Tôn! Do đâu gọi là Chủng tử cú?

Phật đáp:

–Này Mạn-thù-thi-lợi! Phạm vi của mùi vị là không thể suy nghĩ, mùi vị không thể nhận thức, xa lìa nơi thức, xưa nay tự tánh vốn xa lìa; nên gọi đó là Chủng tử cú. Mạn-thù-thi-lợi! Xúc là Chủng tử cú.

Mạn-thù-thi-lợi hỏi:

–Bạch Thế Tôn! Do đâu gọi là Chủng tử cú?

Phật đáp:

–Này Mạn-thù-thi-lợi! Các pháp không thể đắm xúc, như hư không xa lìa, khéo hoại thân, xúc không khởi tác, xúc tự xa lìa; nên gọi đấy là Chủng tử cú. Mạn-thù-thi-lợi! Pháp là Chủng tử cú.

Mạn-thù-thi-lợi hỏi:

–Bạch Thế Tôn! Do đâu gọi là Chủng tử cú?

Phật đáp:

–Này Mạn-thù-thi-lợi! Các pháp không tâm, lìa tâm, tự tánh không thành, lìa danh, lìa tướng, như bản tánh của pháp giới vậy; nên gọi là Chủng tử cú. Mạn-thù-thi-lợi! Đất là Chủng tử cú.

Mạn-thù-thi-lợi hỏi:

–Bạch Thế Tôn! Do đâu gọi là Chủng tử cú?

Phật đáp:

–Này Mạn-thù-thi-lợi! Các pháp không cứng, không mềm, nhưng do giả dối hòa hợp mà người cho là cứng; nên gọi là Chủng tử cú. Mạn-thù-thi-lợi! Nước là Chủng tử cú.

Mạn-thù-thi-lợi hỏi:

–Bạch Thế Tôn! Do đâu gọi là Chủng tử cú?

Phật đáp:

–Này Mạn-thù-thi-lợi! Các pháp không ẩm ướt, không tạp, không nhơ bẩn như màn ánh sáng của lửa, nên gọi đó là Chủng tử cú. Mạn-thù-thi-lợi! Hỏa là Chủng tử cú.

Mạn-thù-thi-lợi hỏi:

–Bạch Thế Tôn! Do đâu gọi là Chủng tử cú?

Phật đáp:

–Này Mạn-thù-thi-lợi! Các pháp không ấm, không nóng, nó vốn lìa bỏ, tự tánh vắng lặng, không thật, không sinh, do điên đảo phân biệt, nên gọi đó là Chủng tử cú. Mạn-thù-thi-lợi! Gió là Chủng tử cú.

Mạn-thù-thi-lợi hỏi:

–Bạch Thế Tôn! Do đâu gọi là Chủng tử cú?

Phật đáp:

–Này Mạn-thù-thi-lợi! Các pháp không dính mắc, không ngại, không đi vội, không tự tánh, luồng gió đi qua không lay động, nên gọi là Chủng tử cú. Mạn-thù-thi-lợi! Phật là Chủng tử cú.

Mạn-thù-thi-lợi hỏi:

–Bạch Thế Tôn! Do đâu gọi là Chủng tử cú?

Phật đáp:

–Này Mạn-thù-thi-lợi! Các pháp không tác giác, không giác, không tùy thuận giác, không đẳng giác, do giác lìa, nên gọi là Chủng tử cú. Mạn-thù-thi-lợi! Pháp là Chủng tử cú.

Mạn-thù-thi-lợi hỏi:

–Bạch Thế Tôn! Do đâu gọi là Chủng tử cú?

Phật đáp:

–Này Mạn-thù-thi-lợi! Các pháp không đoạn, không phá, lìa đoạn lìa phá, không danh, không tướng, lìa danh, lìa tướng; cũng không tự tánh; chỉ do lời nói ra mà thôi, nên gọi là Chủng tử cú. Mạn-thù-thi-lợi! Tăng là Kê-la cú.

Mạn-thù-thi-lợi hỏi:

–Bạch Thế Tôn! Do đâu gọi là Kê-la cú?

Phật đáp:

–Này Mạn-thù-thi-lợi! Như ngằn mé của pháp giới, không trụ vào chúng Thánh; trì giới, phá giới: Bình đẳng; định loạn: Bình đẳng; trí với không trí: Bình đẳng; giải thoát với phiền não: Bình đẳng, không có sự an trụ nơi các pháp, không thể nắm bắt được xứ hay phi xứ, nên gọi là Kê-la cú. Mạn-thù-thi-lợi! Cảnh giới của các pháp là Kê-la cú.

Mạn-thù-thi-lợi hỏi:

–Bạch Thế Tôn! Do đâu gọi đó là Kê-la cú?

Phật đáp:

–Này Mạn-thù-thi-lợi! Các pháp như cảnh giới của hư không, không thể suy nghĩ về cảnh giới, các cảnh giới ấy hoàn toàn không có các sự vật, trong ấy hư không cũng đoạn, không thể đạt được, nên gọi là Kê-la cú. Mạn-thù-thi-lợi! Các pháp không theo duyên là Kê-la cú.

Mạn-thù-thi-lợi hỏi:

–Bạch Thế Tôn! Do đâu gọi đó là Kê-la cú?

–Này Mạn-thù-thi-lợi! Các pháp không nơi chốn, không chỗ dựa, nên gọi là Kê-la cú. Mạn-thù-thi-lợi! Các pháp không phá là Kê-la cú.

Mạn-thù-thi-lợi hỏi:

–Bạch Thế Tôn! Do đâu gọi là Kê-la cú?

Phật đáp:

–Này Mạn-thù-thi-lợi! Các pháp không thể thấy, do không sắc, không thể thấy, nên không thể cắt đứt, không thể phá, không thể nắm bắt, không thể dính mắc, không thể giải thoát, nên gọi là Kê-la cú. Mạn-thù-thi-lợi! Các pháp không nắm giữ, không buông bỏ là Kê-la cú.

Mạn-thù-thi-lợi hỏi:

–Bạch Thế Tôn! Do đâu gọi đó là Kê-la cú?

Phật đáp:

–Này Mạn-thù-thi-lợi! Các pháp cùng về, giống như cùng hợp với pháp giới. Nó không phát khởi nắm giữ, cũng không buông bỏ, không cầu, không mong, các sự mong cầu đã cắt đứt, bản tánh vắng lặng giống như hư không; nên gọi là Kê-la cú. Mạn-thù-thi-lợi! Các pháp không lỗi là Kê-la cú.

Mạn-thù-thi-lợi hỏi:

–Bạch Thế Tôn! Do đâu gọi là Kê-la cú?

Phật đáp:

–Này Mạn-thù-thi-lợi! Các pháp không bẩn, cũng không có được, trong sạch và tỏa sáng, hết sức trong sạch, trong sạch như hư không, tội đã không thể nắm bắt được do đó không có lỗi, nên gọi là Kê-la cú. Mạn-thù-thi-lợi! Các pháp không chỗ ở là Kê-la cú.

Mạn-thù-thi-lợi hỏi:

–Bạch Thế Tôn! Do đâu gọi là Kê-la cú?

Phật đáp:

–Này Mạn-thù-thi-lợi! Các pháp không việc gì, vắng lặng, không giữ gìn, nên gọi là Kê-la cú. Mạn-thù-thi-lợi! Các pháp không học là Kê-la cú.

Mạn-thù-thi-lợi hỏi:

–Bạch Thế Tôn! Do đâu gọi là Kê-la cú?

Phật đáp:

–Này Mạn-thù-thi-lợi! Các pháp không học, nó không chịu học, không chịu tu, không chịu nghĩ, không chịu nhớ, không chịu ở, không chịu phát, không chịu hành, không chịu cắt đứt, không chịu chứng, không chịu nói, không chịu hiện rõ, không chịu cầu, không phơi bày tên, không sâu, không cạn, không sinh, không diệt, không sạch, chẳng phải không sạch, không phân biệt nói, không theo số đông nói, không theo duyên, không ôm giữ, không cởi, không vứt, không bỏ… Tại sao vậy? Mạn-thù-thi-lợi! Các pháp đã bỏ rốt ráo, bản tánh không nắm giữ, thường là buông bỏ; nó chẳng phải hành động của trí, cũng chẳng phải hành động của vô trí, nên gọi là Kê-la cú.

Pages: 1 2 3