Đ a n g t i d l i u . . .

Kinh Bất Không Quyến Sách Đà La Ni Nghi Quỹ

Kinh Bất Không Quyến Sách Đà La Ni Nghi Quỹ

PHẬT NÓI KINH BẤT KHÔNG QUYẾN SÁCH ĐÀ LA NI NGHI QUỸ

Hán dịch: Nước Sư Tử_ Tam Tạng A MỤC KHƯ (Amogha) phụng chiếu dịch
Việt dịch: HUYỀN THANH

[vc_separator color=”sky” style=”shadow” border_width=”6″ el_width=”60″]

 

QUYỂN THƯỢNG

Như vậy tôi nghe: Một thời Đức Phật ngự trong Trời Tịnh Cư (Śuddhāvāsa) cùng với chư Thiên, Đại Chúng, Tịnh Cư Thiên Vương (Śuddhāvāsa-deva-rāja), Y Thủ La Thiên Vương (Īśvara-deva-rāja), Ma Hề Thủ La Thiên Vương (Maheśvara-deva-rāja), Đại Phạm Thiên Vương (Mahā-brahma-devarāja), Đế Thích Thiên Vương (Indradevarāja) với các Thiên Chúng…(Đức Phật) ngồi trên tòa Liên Hoa Sư Tử báu (Ratna-padma-siṃhāsāna) nói Diệu Pháp (Saddharma) ví như ánh sáng mặt trời chiếu sáng tất cả.

Bấy giờ, Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát (Avalokiteśvara) vui mừng hớn hở, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, trật áo hở vai phải, chắp tay cung kính, lễ bàn chân của Đức Phật xong, chỉnh sửa quần áo, quỳ thẳng lưng, cài chéo bàn tay, hướng về phía trước, bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Con có Đà La Ni tên là Bất Không Quyến Sách Tâm Vương Đà La Ni Chân Ngôn Tam Muội Gia Pháp. Cách nay 91 Kiếp ở thời quá khứ, trong Kiếp cuối cùng ấy có Đức Phật ra đời tên là Thế Gian Tự Tại Vương Như Lai Ứng Chính Đẳng Giác, Minh Hạnh Viên Mãn, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Bạc Già Phạm (Lokeśvara-rājatathāgata). Đức Phật Thế Tôn ấy thương xót con, nên trao cho tất cả Pháp Môn của Đà La Ni Mật Ngôn. Thế Giới của Đức Phật ấy tên là Thắng Quán Sát Huệ.

Thế Tôn! Con từ đó đến nay, thường thọ trì tất cả Giáo Pháp của Đà La Ni Chân Ngôn này, chỉ đường cảm hóa (đạo hóa) vô lượng trăm ngàn chúng sinh, ấy là: Tịnh Cư Thiên Vương, Y Thủ La Thiên Vương, Ma Hề Thủ La Thiên Vượng, Đại Phạm Thiên Vương, Đế Thích Thiên Vương, tất cả Thiên Vương với các quyến thuộc cung kính cúng dường, tôn trọng khen ngợi…đều khiến trụ ở A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề (Anuttarā-samyaksaṃbuddhi: Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác), đều dùng Trí lìa lưới nghi (Ly Nghi Võng Trí) mà trang nghiêm.

Thế Tôn! Khi con bắt đầu được Pháp Đà La Ni đó thời chứng được trăm ngàn Bất Không Vô Hoặc Trí Trang Nghiêm Thủ Tam Ma Địa Môn đều hiện trước mặt. Thế Tôn! Do sức của Chân Ngôn này, hiện thấy hết thảy Hội Chúng của chư Phật Như Lai ở vô lượng vô số chủng chủng cõi nước khắp mười phương, rồi đều cúng dường, lắng the Pháp sâu xa, triển chuyển giáo hóa vô lượng hữu tình đều được phát hướng đến Vô Thượng Bồ Đề (Agra-bodhi). Thế nên, người Trí cần phải thọ trì.

Thế Tôn! Nếu phương xứ nào đã tạo làm Kinh Điển này thì nên biết đất ấy liền có vô lượng trăm ngàn Tịnh Cư Thiên Vương, Y Thủ La Thiên Vương, Đại Phạm Thiên Vương, Đế Thích Thiên Vương với 12 vạn trăm ngàn Thiên Vương kèm các quyến thuộc thường cùng nhau ủng hộ, cung kính vây quanh.

Thế Tôn! Nếu Kinh Điển này ở tại phương xứ nào, có người hay y theo Pháp, thanh tịnh viết chép, đọc tụng, thọ trì, khen ngợi thì nên biết đất ấy tức là Chế Để (Caitye: tháp miếu) toàn thân của tất cả chư Phật.

Thế Tôn! Nếu các hữu tình tạm hay đọc tụng, lắng nghe, lưu hành Bất Không Quyến Sách Tâm Vương Đà La Ni Chân Ngôn Tam Muội Gia này thì nên biết người đó tức đang gần gũi, cung kính, cúng dường vô lượng câu chi na dữu đa trăm ngàn chư Phật. Ở chỗ của chư Phật gieo trồng các căn lành. Tại sao thế? Vì Pháp này là nhóm báu Bồ Đề của tất cả chư Phật.

Thế Tôn! Nếu có hữu tình gây tạo nghiệp cực ác, chê bai tất cả chư Phật, Bồ Tát, Độc Giác, Thanh Văn với chê bai Chính Pháp, nói không có tốt lành (Kuśala: thiện). Hoặc lại phá diệt chư Phật, Bồ Tát, Độc Giác, Thanh Văn với chê bai hình tượng, tháp miếu, Kinh Luận, Giáo Pháp thì kẻ đó đáng bị rơi vào Địa Ngục A Tỳ (Avīci) trải qua vô số Kiếp, chịu khổ không gián đoạn. Chư Phật, Bồ Tát, Độc Giác, Thanh Văn tuy có đủ Thần Thông cũng chẳng thể cứu được.

Thế Tôn! Như hữu tình này, hay sinh Tâm hối hận, tắm gội sạch sẽ, dùng hương xoa bôi thân, mặc áo sạch mới, như Pháp ở trước mặt Phật chí thành Sám Hối tội nặng đã tạo làm trong quá khứ, đời hiện tại, cuối cùng chẳng dám phạm, thọ trì Trai Giới, thanh tịnh Tâm ấy, 7 ngày 7 đêm giữ Giới chặt đứt các Luận, Ở trước mặt Bất Không Quyến Sách Quán Thế Âm Bồ Tát ( Amogha-pāśa- avalokiteśvara-bodhisatva), mỗi ngày tụng Đà La Ni Chân Ngôn này 108 biến thì nên biết các tội: mười ác, năm nghịch, bốn nặng mà người ấy đã tạo làm trong đời trước đều diệt hết không có dư sót, chẳng rợi vào Địa Ngục, chỉ trừ năm nghịch thì đời này chịu nhẹ hơn.

Làm sao chứng biết? Ấy là: một ngày, hai ngày, ba ngày, bốn ngày cho đến bảy ngày bị bệnh sốt rét, bệnh sốt nóng hoặc bị đau: mắt, tai, mũi, lưỡi, nứu lợi (chân răng), răng nanh, răng, đầu, lưng, hai vai, tim, dạ dày, hông sườn, eo, bắp đùi, hai đầu gối, bệnh trĩ, kiết lị, Hoắc Loạn (dạng bệnh trong bụng như đau ruột, đau dạ dày…), bàn tay, bàn chân, đau buốt bức rức, cùi hủi, trúng gió, ung nhọt, ghẻ chóc, mụn nhọn mưng mủ, du thũng, rôm sảy, ung nhọt độc, bệnh vàng da, Đái Môn, mụn đầu đanh, mụn nước, bệnh ngứa, bệnh điên, Yểm Cổ… Hoặc bị Quỷ Thần gây nhiễu loạn, hoặc bị người dân quở trách, chê bai, nhục mạ, mắng chửi… bị roi vọt, nơi nơi ngăn cấm, chịu khác khổ não, gặp việc ác khác, hoặc mộng chẳng lành…

Thế Tôn! Người này do chịu nhận các việcnhẹ hơn đấy, sẽ hay trừ được tất cả tội báo ứng nặng nể cực khổ. Huống chi là hữu tình tội nhẹ có niềm tin trong sạch, thọ trì Đà La Ni Chân Ngôn này mà chẳng thành tựu ư!…

Nếu hữu tình, thân tâm chẳng an, bị mọi loại tai ách đáng sợ, mộng ác chẳng lành thì ngày ngày thanh khiết đọc tụng, thọ trì, đốt hương cúng dường, liền được tiêu diệt.

Thế Tôn! Nếu có kẻ trai lành, người nữ thiện như Pháp viết chép, thọ trì, đọc tụng, lắng nghe Pháp này. Vì người như Pháp tuyên nói, khen ngợi, dạy bảo người khác viết chép, thọ trì, đọc tụng, rộng khiến cho tất cả hữu tình sinh trong bào thai (thai), sinh trong trứng (noãn) sinh ở nơi ẩm thấp (thấp), sinh theo cách biến hóa (hóa) được nghe Đà La Ni Chân Ngôn Tam Muội Gia này, đều được giải thoát tất cả tội chướng. Nhóm kẻ trai lành, người nữ thiện đó sẽ tịnh được Tâm ấy, như Lý suy nghĩ. Dùng Trí không có chỗ đắc (vô sở đắc Trí), Trí không có phương xứ (vô phương xứ Trí), Trí không có đi chậm (vô trì hành Trí), Trí không có tạo tác không có nhiễm (vô tác vô nhiễm Trí), Trí của Tính bình đẳng (bình đẳng tính Trí), Trí lìa: năm Uẩn, hình sắc, âm thanh, mùi ngửi, vị niếm, cảm xúc, pháp cảnh, không có lấy không có bỏ, tinh tiến (Ly ngũ uẩn sắc thanh hương vị xúc pháp vô thủ vô cả tinh tiến Trí). Dùng mọi loại Chân Như Xảo Trí đó chế ngự nơi Tâm mà làm phương tiện, quán niệm chư Phật thường thấy trước mắt, chẳng lâu sẽ được trăm ngàn tất cả chư Phật ở mười phương một thời hiện trước mặt, xoa đỉnh đầu, khen ngợi, vì mình làm chứng minh.

Hoặc lại trong mộng, lúc tỉnh được thấy tướng tốt. Hoặc được chư Phật biến làm Sa Môn cho thọ nhận Bồ Tát Tăng Thượng Giới Phẩm khiến diệt tất cả tội nặng trong vô lượng trăm ngàn vi trần số kiếp, cho đến như Pháp viết chép Kinh đó an trì trong nhà, dùng hương hoa tùy theo Tâm cúng dường, tôn trọng, lễ bái thì Công Đức có được cũng lại như vậy.

Thế Tôn! Nay tạm lược nói chút phật như thế. Nếu hữu tình vì Tâm muốn thắng người khác, ganh ghét, lừa dối. Hoặc bị khủng bố, tài lợi, khinh rẻ, đùa cợt y theo Tâm của người khác… thì người đọc tụng, lắng nghe Đà La Ni Chân Ngôn Tam Muội Gia này đều được thắng lợi. Hoặc lại nghe xong, phỉ báng Kinh này rồi chẳng cung kính cũng được thắng lợi.

Thế Tôn! Nay lợi ích này chỉ có người Đại Trí biết, là sức Uy Thần cùa Thế Tự Tại Vương Như Lai, là sức Đại Từ Bi của Quán Thế Âm Bồ Tát khiến cho các bọn ác, tất cả hữu tình một lần trải qua lỗ tai sẽ gieo trồng được vô lượng căn lành. Tại sao thế?

Thế Tôn! Ví như có người dùng Tâm si ác đi đến rừng Long Não Hương, các rừng hương… dùng Trí ngu si, mọi loại chửi mắng hương, lại khởi Tâm giận dữ chê bai, nói Hương này thật không có mùi thơm. Lấy hương cắt gọt giã nát làm bột hòa với nước, rồi ăn uống, hoặc xoa bôi trên thân thì Hương đó không có Tâm, chẳng nói người kia khinh chê ta. Do tính của hương đó hay xông ướp tất cả khiến cho vật không có mùi thơm đều được thơm phức.

Thế Tôn! Bất Không Quyến Sách Tâm Vương Đà La Ni Chân Ngôn Tam Muội Gia này cũng lại như vậy, Nếu các hữu tình nói không có nhân quả, dùng mọi loại phỉ báng cầu điều ác chẳng có lỗi lầm. Hoặc bị tất cả tai nạn do ganh ghét, lừa dối, tiền tài, thức ăn… mà thọ trì, đọc tụng rồi làm cúng dường. Do Nhân Duyên đó thường được căn Đại Thiện, từ thân này về sau, nơi sinh ra thường được: hương Giới, hương Định, hương Tuệ, hương Giải Thoát, hương Giải Thoát Tri Kiến, hương tư lương Phước Trí có uy đức không có sợ hãi, hương Phước Tụ Uẩn của tất cả Bồ Đề bền chắc chẳng hoại. Được sinh vào nhà quý tộc, tròn đủ nhóm Phước, Giới Tuệ nghiêm thân thường hay nhiêu ích.

Thế Tôn! Nếu kẻ trai lành, người nữ thiện thọ trì, đọc tụng Đà La Ni này thì vào ngày 8, hoặc ngày 14, hoặc ngày 15 của kỳ Bạch Nguyệt (15 ngày đầu của tháng) tắm gội sạch sẽ, dùng hương xoa bôi thân, mặc quần áo sạch mới. Hoặc lại chẳng ăn, dứt các đà luận, ở trước mặt Bất Không Quyến Sách Quán Thế Âm Bồ Tát như Pháp mà ngồi, tốt mọi hương thơm tốt, chiêm ngưỡng mặt của Bồ Tát, tụng Đà La Ni này 49 biến hoặc 108 biến

Thế Tôn! Nên biết người đó ở trong đời hiện tại liền được 20 loại Công Đức thắng lợi. Thế nào gọi là hai mươi?

1_Thân không có mọi bệnh. Nếu có nghiệp đời trước sinh ra bệnh thì mau khiến trừ diệt

2_ Thân có da mềm mại, xinh tươi tuyệt đẹp

3_Luôn được mọi người quán nhìn yêu thích chẳng có chán ghét

4_Sáu Căn thường định, tài bảo tự nhiên

5_Chẳng bị giặc cướp xâm đoạt quần áo, tài bảo

6_Chẳng bị nước cuốn, lửa đốt tất cả tài bảo

7_Chẳng bị xâm lăng, giết hại, cưỡng đoạt cướp lấy tài bảo khiến cho bị đót khát mà chết

8_Chẳng bị té ngã từ sườn núi xuống mà chết

9_Gia trì vào nước sạch, rưới vảy lên tất cả quả trái, mầm lúa thì gió ác, sương, mưa đá, loài trùng thú đều chẳng thể gây tai nạn, mầm lúa được tươi tốt.

10_Chẳng bị quân trận đấu tranh mà giết hại chết

11_Chẳng bị các Quỷ Thần ác trong Thế Gian ăn hút tinh khí, oán thù hại chết

12_Thường được mọi người xưng tán khen ngợi mến mộ, chẳng bị chết trong giờ ác

13_Nếu thấy tất cả Ngoại Đạo, người ác thì tự nhiên hòa kính

14_Chẳng bị tất cả người ác phỉ báng mưu hại. Nếu có người khởi lên thì mau tự diệt ngay

15_Luôn không có sợ hãi tất cả hàng Người, Phi Nhân

16_Chẳng bị Yểm Cổ, Chú Trớ, Quỷ Trà Chỉ Ni (Ḍākiṇī) trong Thế Gian được dịp thuận tiện hại chết

17_Tất cả các ác, Tùy Miên Phiền Não tự nhiên tiêu diệt

18_Chẳng bị chết do nước cuốn, lửa đốt, đao, tên, thuốc độc, trùng độc ương hại

19_Tất cả chư Thiên thường đang ủng hộ

20_Ngay nơi sanh ra, có đủ Đại Từ, Đại Bi, Đại Hỷ, Đại Xả, bốn Tâm không có ngăn ngại.

 

Thế Tôn! Lại có tám Pháp. Thế nào gọi là tám?

1_ Khi lâm chung thời Quán Thế Âm Bồ Tát tự biến hiện thân làm tướng Sa Môn khéo léo dẫn đường cùng đến cõi Phật

2_Khi lâm chung thời thân thể chẳng đau đớn, đi đứng tự tại như nhập vào Thiền Định

3_Khi lâm chung thời mắt chẳng nhìn ngược hiện tướng ác

4_Khi lâm chung thời tay chân an ổn, nằm nghiêng theo hông bên phải mà chết

5_Khi lâm chung thời đại tiểu tiện thông lợi chẳng tuôn ra phân dính máu ác mà chết

6_Khi lâm chung thời chẳng mất Chính Niệm, chẳng nằm sấp mặt, ngồi ngay ngắn mà chết

7_ Khi lâm chung thời được nghe mọi loại đàm thuyết về Pháp màu nhiệm sâu xa rồi mới chết

8_Khi lâm chung thời nguyện sinh về cõi Phật, tùy nguyện sinh về cõi nước thanh tịnh của chư Phật, hoa sen hóa sinh, thường thấy tất cả chư Phật, chúng Bồ Tát Ma Ha Tát, luôn chẳng thoái lùi.

Thế Tôn! Nếu có hữu tình ưa thích sâu xa Pháp này, tức liền vì họ nói. Hoặc có phát Tâm, dốc sức cầu Pháp này thọ trì đọc tụng thì cũng chẳng bủn xỉn, y theo Pháp rộng vì họ phân biệt giảng nói. Tại sao thế?

Bồ Tát đối với các hữu tình thường khởi Bi Trí, không có Tâm bủn xỉn tiếc rẻ, ganh ghét… mới được tu trì Pháp vô thượng. Lại nữa, Bồ Tát luôn vì hữu tình siêng tu Pháp Thiện. Thế nên được tên gọi chân thật là Bồ Tát.

Nói Bồ Đề Tát Đỏa (Bodhisatva) là nói thế nào? Bồ Đề (Bodhi) gọi là Trí (Jñāna), Tát Đỏa (Satva) gọi là Bi (Kāruṇa), bày khắp mọi nghĩa của phương tiện (Upāya). Dùng hai Pháp này cứu giúp hữu tình, mới được tên gọi là Bồ Đề Tát Đỏa

Nếu Đức Thế Tôn cho phép con thì con sẽ vì lợi ích tất cả hữu tình cho đến nhóm chúng sinh có Tà Kiến (Mithyā-dṛṣṭi), Đoạn Kiến (Uccheda-dṛṣti), Tuệ ác… Nay con muốn ở trước mặt Đức Như Lai, nói Bất Không Quyến Sách Tâm Vương Đà La Ni Chân NGôn Tam Muội Gia. Nguyện xin rũ thương chấp nhận”.

Bấy giờ, Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai bảo Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát rằng: “Này Thiện Nam Tử! Ông hãy nói đi! Nay chính là lúc! Như Lai cũng tùy vui, Ta sẽ gia bị cho ông. Nay vì lợi ích cho tất cả hữu tình ít Phước nhiều bụi dơ trong đời ác với vì Bồ Tát mới học trụ Đại Thừa, rộng làm lợi lạc cho làm việc Phật”

Khi ấy, Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát nương theo sự nghe hứa của Đức Phật, liền vui vẻ mỉm cười, chắp tay cung kính, chiêm ngưỡng Đức Như Lai chẳng chớp mắt, rối bạch rằng: “ Nay Đức Thế Tôn Như Lai đã nghe hứa cho con nói Bất Không Quyến Sách Tâm Vương Mẫu Đà La Ni Chân Ngôn Tam Muội Gia đấy. Tam

Muội Gia này mới là điều mà tất cả Bồ Tát Ma Ha Tát cùng nhau tu trì đến nơi giải thoát. Nay con thương xót Thế Gian, vì lợi lạc an vui cho vô lượng hữu tình mà nói Thần Chú này.

Nếu người thọ trì, trước tiên nên Kính lễ Chính Chân Hạnh Từ Thị Bồ Tát Ma Ha Tát Chúng (Namaḥ samyaggatānāṃ āryāmaitreya-pramukhebhyo mahābodhisatva-saṃghebhyaḥ) Kính lễ Kim Sắc Quang Minh Hống Thanh Tự Tại Vương Như Lai Ứng Chính Đẳng Giác (Suvarṇa varṇa-supratibhāsa-vinartiteśvara-rājāya Tathāgata) Kính lễ Sư Tử Du Hý Vương Như Lai (Siṃha-vikrīḍita- rājāya Tathāgata) Kính lễ Vô Lượng Quang Như Lai (Amitābhāya-Tathāgata) (Xem xét văn của bản Phạn. Nếu lược tụng trì, tức lược Kính lễ Phật Bồ Tát đẳng, từ Từ Thị Bồ Tát trở xuống, lược đến Kính lễ Vô Lượng Quang Như Lai, từ Vô Lượng Quang Như Lai lược đến chỗ Kính lễ Phật Pháp Tăng Bảo đẳng) Kính lễ Thiện Vãng (?Thiện Trụ) Ma Ni Bảo Tích Vương Như Lai (Supratiṣṭhita-maṇikūṭa- rājāya Tathāgata) Kính lễ Phổ Quang Minh Tán Thán Công Đức Tích Vương Như Lai (Samanta-raśmyudgata-śrikūṭa-rājāya Tathāgata) Kính lễ Thắng Quán Như Lai (Vipaśyine Tathāgata) Kính lễ Bảo Kế Như Lai (Śikhine Tathāgata) Kính lễ Thế Gian Tự Tại Vương Như Lai (Lokeśvara-rāja Tathāgata) Kính lễ Xả Ly Tổn Hoại Uẩn Như Lai (Krakucchandāya Tathāgata) Kính lễ Kim Sắc Thân Tịch Như Lai (Kanaka-muṇaye Tathāgata) Kính lễ Ẩm Quang Như Lai (Kāśyapāya Tathāgata) Kính lễ Năng Tịch Như Lai (Śākyamuṇaye Tathāgata) Kính lễ Thiện Danh Xưng Như Lai (Suprakīrtita-nāmadheyāya Tathāgata) Kính lễ Phổ Quang Thắng Oán Địch Đức Như Lai (Samantāvabhāsa-vijitasaṃgrāma-śrīye-rājāya Tathāgata) Kính lễ Đế Tràng Đức Như Lai (Indra-ketu-dhvaja-śrīye Tathāgata) Kính lễ Bảo Quang Minh Tự Tại Vương Như Lai (Ratna-prabhāseśvara_ rājāya Tathāgata) Kính lễ Vô Ngại Dược Vương Như Lai (Apratihata-bhaiṣajya-rājāya Tathāgata) Kính lễ Dũng Mãnh Du Bộ Như Lai (Vikrānta-gāmine Tathāgata) Kính lễ Thiện Trụ Vô Úy Như Lai Ứng Chính Đẳng Giác (Atītānā-gatapratyutpanna Tathāgatāya Arhate Samyaksaṃbuddhāya) Kính lễ Phật Bảo, Pháp Bảo, Bật Sô Tăng Bảo (Namo buddhāya, namo dharmāya, namo saṃghāya) Kính lễ Bậc có đầy đủ Tâm Đại Bi là Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát  (Āryāvalokiteśvarāya bodhi-satvāya mahā-satvāya mahā-kāruṇikāya)

Kính lễ các bậc Thánh như vậy xong, tụng Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát Bất Không Quyến Sách Tâm Vương Mẫu Đà La Ni Mật Ngôn

_Bấy giờ, Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát trước tiên liền nhập vào Định, quán sát kỹ lưỡng câu chữ của Mẫu Đà La Ni Chân Ngôn đều như màu vàng ròng tỏa sáng rực rỡ chiếu mười phương Giới. Từ Tam Muội khởi dậy, liền nói Bất Không Quyến Sách Tâm Vương Mẫu Đà La Ni Mật Ngôn là:

Nẵng mạc (kính lễ) tắc để-lý gia (tam, số ba) đặc phộc nộ nga đá (quá khứ) bát-la để sắt-sỉ đế (hiện tiền) tệ-gia.

*)NAMAḤ STRIYA-DHVĀNUGATA PRATIṢṬITEBHYAḤ

Nẵng mạc (kính lễ) tát phộc (tất cả) mẫu đà (Phật) bộ đề sa để-vi (Bồ Tát) tệgia

*)NAMAḤ SARVA BUDDHA BODHI-SATVEBHYAḤ

Nẵng mạc (kính lễ) tát phộc (tất cả) bát-la để duệ ca mẫu đà (Độc Giác) A lýgia (Thánh Giả) thất la phộc ca (Thanh Văn) tăng kỳ-duệ tỳ-dữu, a để đá (quá khứ) nẵng nga đa (vị lai) bát-la để-dữu đắc-bán ninh tỳ-da (hiện tại)

*)NAMAḤ SARVA PRATYEKA-BUDDHĀRYA-ŚRĀVAKASAṂGHĀYEBHYU ATĪTĀNĀGATA PRATYUTPANNEBHYAḤ

Nẵng mạc (kính lễ) tam miểu nga đa nan, tam miểu (chính) bát-la để bán na nan (thành tựu)

*)NAMAḤ SAMYAGGATĀNĀṂ SAMYAK-APRATIPANNĀNĀṂ

Nẵng mạc (kính lễ) xá la nại-phộc để (cát) tô đa gia (Xá Lý Tử) mang ha (đại, to lớn) mạt thản duệ (Trí Tuệ)

*)NAMAḤ ŚĀRADVATĪ-PUTRĀYA MAHĀ-DĀNAPATAYE

Nẵng mạc (kính lễ) a lợi-gia (Thánh Giả) muội để-lý gia (Từ Thị) bát-la mẫu khế-biều (là hàng Thượng Thủ) ma ha (đại) bồ đề sa đắc vi biều

*)NAMAḤ ĀRYĀMAITREYA-PRAMUKHEBHYO MAHĀ_BODHISATVEBHYO

Nẵng mãng tô mạt lý-noa (Kim sắc) bát-la bà (quang) vi nẵng la nễ (quang diệm) thấp phộc la (tự tại) hạt la nhạ gia (vương) đát tha yết đa gia (Như Lai)

*)NAMAḤ SUVARṆA-PRABHA VINARDITEŚVARA-TATHĀGATĀYA

Nẵng mạc (kính lễ) tư dựng hà (sư tử) vĩ cật-lý nê đá (du hý) hạt la nhạ gia

(vương) đát tha yết đá gia (Như Lai)

*)NAMAḤ SIṂHA-VIKRĪḌITA TATHĀGATĀYA

Nẵng mưu nhĩ đa bà dã (Vô Lượng Quang) đát tha yết đá gia (Như Lai)

*)NAMO AMITĀBHĀYA TATHĀGATĀYA

Nẵng mãng tô bát-la để sắt-sỉ đá (thiện an trụ) mãng nê cứ tra la nhạ gia (Ma Ni Tràng vương) đát tha yết đa gia (Như Lai)

*)NAMAḤ SUPRATIṢṬHITA-MAṆI-KŪṬA-RĀJĀYA TATHĀGATĀYA

Nẵng mạc (kính lễ) tam mạn đa (phổ) la thấp-nhĩ (quang) ô đặc-nga đá (cao) thất lý (thắng) cứ tra (tràng) hạt la nhạ gia (vương) đát tha yết đá gia (Phổ Quang

Cao Thắng Tràng Như Lai)

*)NAMAḤ SAMANTA-RAŚMYUDGATA-ŚRĪ-KŪṬA-RĀJĀYA TATHĀGATĀYA

Nẵng mô (kính lễ) vĩ bả thủy ninh (thắng quán sát) đát tha yết đá gia (Như Lai)

*)NAMO VIPAŚYINE TATHĀGATĀYA

Nẵng mạc thất khí ninh (hỏa quang) đát tha yết đá gia (Như Lai)

*)NAMAḤ ŚIKHINE TATHĀGATĀYA

Nẵng mạc vĩ thủy-phạm (tự tại) bộ vi (thế gian) đát tha yết đá gia (Như Lai)

*)NAMAḤ VIŚVABHUVE TATHĀGATĀYA

Nẵng mạc trá-la cử thốn na gia, đát tha yết đá gia (Như Lai)

*)NAMAḤ KRAKUCCHANDĀYA TATHĀGATĀYA

Nẵng mạc ca na ca (kim, vàng ròng) mẫu na duệ (tiên) đát tha yết đá gia (Như Lai)

*)NAMAḤ KANAKA-MUṆĀYE TATHĀGATĀYA

Nẵng mạc Ca xả dã bá gia (Ca Diệp) đát tha yết đá gia (Như Lai)

*)NAMAḤ KĀŚYAPĀYA TATHĀGATĀYA

Nẵng mô xá chỉ-gia mẫu na duệ (Thích Ca) đát tha yết đá gia (Như Lai)

*)NAMO ŚĀKYA-MUṆĀYE TATHĀGATĀYA

Nẵng mạc tô bát-lý chỉ-lật để đá (danh xưng) nẵng mang đệ dạ gia, đát tha yết đá gia

*)NAMAḤ SUPRAKĪTITA-NĀMADHEYĀYA TATHĀGATĀYA

Nẵng mạc tam mạn đá (phổ) phộc bà sa (quang minh) vị nhật đa (thắng) tăng nga-la mang (chiến) thất-lý duệ (cát tường) đát tha yết đá gia (Như Lai)

*)NAMAḤ SAMANTĀVABHĀSA-VIJITA-SAṂGRĀMA-ŚRĪYE TATHĀGATĀYA

Nẵng mạc ấn đạt la (Đế Thích) kế đô (tràng) đặc-phộc nhạ (tướng) thất-lợi duệ (cát tường) đát tha yết đá gia (Như Lai)

*)NAMAḤ INDRA-KETU-DHVAJA-ŚRĪYE TATHĀGATĀYA

Nẵng mạc lạt thản na (bảo, vật báu) bát-la bà tế (quang) thấp-phộc la (tự tại) la nhạ gia (vương) đát tha yết đá gia (Như Lai)

*)NAMAḤ RATNA-PRABHĀSEŚVARA-RĀJĀYA TATHĀGATĀYA

Nẵng mạc a bỉ-la để hà đá (vô năng hoại) muội sái nhĩ-gia (dược, thuốc) la nhạ gia (vương) đát tha yết đá gia (Như Lai)

*)NAMAḤ APRATIHATA-BHAIṢAJYA-RĀJĀYA TATHĀGATĀYA

Nẵng mô vĩ cật-lan đá (siêu) nga nhĩ ninh (bộ) đát tha yết đá gia (Như Lai)

*)NAMO VIKRĀNTA-GĀMINE TATHĀGATĀYA

Nẵng mạc tô bát-la để sắt-sỉ đá (thiện an trụ) nại lý-gia (vô úy) đát đá nga đá gia (Như Lai)

*)NAMAḤ SUPRATIṢṬITA-DAIRYA TATHĀGATĀYA

Nẵng mạc tát bà đát tha nga đế tỳ-dữu, a la hà nạp tỳ-dược (Kính lễ tất cả Như Lai) tam miểu tam mẫu đệ tỳ-dược (Chính Biến Tri)

*)NAMAḤ*)NAMAḤ SARVA-TATHĀGATEBHYU ARHATEBHYAḤ SAMYAKSAṂBUDDHEBHYAḤ

Nam mô lạt đát na đát-la dạ gia (Kính lễ Tam Bảo)

*)NAMO RATNA-TRAYĀYA

Nẳng mô a lợi gia (Thánh Giả) phộc lộ chỉ đế (Quán) thấp phộc la gia (Tự Tại) mẫu đệ tát đắc phộc gia (Bồ Tát) mang ha tát đắc phộc da (Ma Ha Tát) mang hạ ca lỗ ni ca gia (Đại Bi Giả)

*)NAMO ĀRYĀVALOKITEŚVARĀYA BODHI-SATVĀYA MAHĀSATVĀYA MAHĀ-KĀRUṆIKĀYA

Ế tỳ-dao (như thị) nẵng mô tắc cật-lý đắc-phộc (tác lễ) y na (thử, diều này) ma lý gia (Thánh Giả) phộc lộ chỉ đế (Quán) thấp phộc la (tự tại) mẫu khu đặc-kì lật nam (khẩu tuyên thuyết) a mộ già bá triêm (bất không quyến sách) nẵng mang (danh, tên gọi) hiệt-lý na diệm (tâm) đát tha nga đá (Như Lai) tam mỗ khư (đối trước mặt Như Lai) ma sắt đam (thuyết) ma yết đắc bát lý sa (chúng) mạt địa duệ (trung, ở giữa) a nga (ngã) nhĩ na ninh (kim, nay) mang mạt đá dĩ sử-dã nhĩ duệ (tuyên thuyết) tát phộc (nhất thiết, tất cả) ca lợi dã (tác, tạo làm) tát phộc (nhất thiết, tất cả) ma duệ số giả (khủng bố) minh (ngã) la khất xoa, la khất xoa (xưng tên gọi của mình) bà phộc đô (ủng hộ) tát phộc tát đắc-phộc nan giả (tất cả chúng sanh)

EBHYO NAMASKṚTVĀ IDAM-ĀRYĀVALOKITEŚVARĀYA MUKHOṄGĪRṆAM AMOGHA-PĀŚA-RĀJA NĀMA HṚDAYAṂ TATHĀGATA SAṂMUKHA-BHĀṢITAṂ MAHATĀ PARṢATA MADHYE AHAMIDĀNIṂMĀVARTTAYIṢYE SARVA-KĀRYA SARVA BHAYE ŚUCA ME_ RAKṢA RAKṢA BHAVATU SARVA-SATVANĀṂCA

Thản ninh dã tha: Án, chá la chá la, chỉ lý chỉ lý, chủ lỗ chủ lỗ

*)TADYATHĀ: OṂ _ CARA CARA _ CIRI CIRI _ CURU CURU

Ma ha ca lộ ni ca gia (Đại Bi) tát la tát la, tỉ lý tỉ lý, chỉ lý chỉ lý, bỉ lý bỉ lý, vĩ lý vĩ lý

*) MAHĀ-KĀRUṆIKĀYA: SARA SARA, SIRI SIRI _ CIRI CIRI _ VIRI VIRI

Ma ha bát đắc mang (Đại Liên Hoa) hạ tắc đá gia (Thủ, bàn tay) ca la ca la, chỉ lý chỉ lý, cử lỗ cử lỗ

*)MAHĀ-PADMA-HASTĀYA: KALA KALA _ KILI KILI _ KULU KULU

Ma ha thử đà (thanh tịnh) tát đắc-phộc gia (hữu tình) ế hề duệ hứ, mỗ địa-dã mỗ địa-dã, đà phộc đà phộc, bộ đà gia bộ đà gia, ca noa ca noa, chỉ nê chỉ nê, cử nộ cử nộ

*)MAHĀ-ŚUDDHA-SATVĀYA BUDHYA BUDHYA _ BODHAYA BODHAYA _ KAṆA KAṆA _ KIṆI KIṆI _ KUṆU KUṆU

Tỳ la mãng (Đệ nhất) thử đà (thanh tịnh) tát đắc-phộc gia (hữu tình) ca la ca la, chỉ lý chỉ lý, cử lỗ cử lỗ

*)PARAMA-ŚUDDHA-SATVĀYA: KARA KARA _ KIRI KIRI _ KURU KURU

Ma ha (đại) tắc tha ma (thế) bát-la bát đá gia (đắc) giả la giả la, tán giả la tán giả la, vĩ giả la vĩ giả la, tỉ la giả tỉ la giả, ế tra tra ế tra tra, bà la bà la, tỳ lý tỳ lý, bộ lỗ bộ lỗ, đát la đát la, để lợi để lợi, đổ lỗ đổ lỗ

*)MAHĀ-STHĀMA-PRĀPTĀYA: CALA CALA _ SAṂCALA SAṂCALA _ VICALA VICALA _ PRACALA PRACALA _ EṬAṬA EṬAṬA _ BHARA BHARA _BHIRI BHIRI _ BHURU BHURU _ TARA TARA _ TIRI TIRI _ TURU TURU

Hệ hệ (lai, đi đến) mang ha (đại) ca lỗ nê ca (Bi) mang ha bát thử bát để-dã (Tự Tại Thiên) vi sa đà la (thân) đà la (mão, dai như hình Đại Tự Tại Thiên) đà la đà la, sa la sa la, giả la giả la, bạt la bạt la, phộc la phộc la, ha la ha la, hạ hạ, hệ hệ, hộ hộ

*)EHYEHI MAHĀ-KĀRUṆIKA: MAHĀ-PAŚUPATIYA-VEŚA-DHARA _DHARA DHARA _SARA SARA _CARA CARA _ PARA PARA _ VARA VARA _ HARA HARA _ HĀHĀ HĪHĪ HŪHŪ

Án, ca la một-la ham mãng (Đại Phạm Thiên) vi sa (hình) đà la (trì, cầm giữ) đạt la đạt la, địa lý địa lý, độ lỗ độ lỗ, tha lỗ tha la, đá la đá la, sa la sa la, bạt la bạt la, thủy cật mâu thủy cật mâu, phộc la phộc la

*)OṂ_ KARA BRAHMA VAŚA-DHARA _ DHARA DHARA _ DHIRI DHIRI _ DHURU DHURU _DHARŪ DHARŪ_ TARA TARA _SARA SARA _ PARA PARA_ŚIKHI HŪṂ ŚIKHI HŪṂ _ VARA VARA

Lạt thấp danh (quang minh) xả đá sa ha tát la (trăm ngàn) bát-la để mạn nê đá (trang nghiêm) xá lý la (thân) nhập phộc la nhập phộc la, đá ba đá ba, bá sa bá sa, bà la ma bà la ma

*)RAŚMI-ŚATA- SAHASRA-PRATIMAṆḌITA-ŚARĪRA: JVALA JVALA _ TAPA TAPA _ BHĀSA BHĀSA _ BHRAMA BHRAMA

Bạc già phạm (Thế Tôn) tô mang (nguyệt) nễ-dật để da (nhật) diệm ma (Diệm

Ma Vương) phộc lỗ noa (Thủy Thiên) câu vi la (Tỳ Sa Môn) một-la ham minh nại la (Phạm Thiên Đế Thích) đà nẵng na (dữ tài) hiệt-lý sư nga noa (tiên chúng) nê phộc nga noa (Thiên Chúng) tỳ-dã lật chỉ đá (cúng dường) giả la ninh (thị) tô lỗ tô lỗ, chủ lỗ chủ lỗ, mẫu lỗ mẫu lỗ, bổ lỗ bổ lỗ

*)BHAGAVAṂ SOMA ĀDITYA YAMA VARŪṆA KUBERA BRAHMA INDRA ṚṢĪ-GAṆA DEVA-GAṆEBHYAḤ ARCITA-CARAṆA, SURU SURU, CURU CURU MURU MURU

Tán nẵng câu mãng la (Đồng Tử) hộ-lỗ đặc la (Tự Tại Thiên) phộc sa phộc (Bà Tẩu Tiên) Vĩ sắt nữ (Na La Diên) đà nẵng na (Chủ Tạng Thần) đà bà dã phộc dụ (Phong) Phộc nghĩ nãnh (Hỏa) nê phộc (Thiên) hiệt-lý sư (Tiên) na dã ca (Đạo Sư) Phộc hộ (đa) vĩ vĩ đà (chủng chủng) vĩ chỉ đát la (tạp sắc) vi sa lỗ ba (hình sắc) đà la nê (tác) đà la đà la, địa lý địa lý, độ lỗ độ lỗ, tha la tha la, già la già la, yết la yết la, bá la bá la, na la na la, phộc la phộc la

*)SANAT-KUMĀRA RUDRA VĀSAVA-VIṢṆU-DHANADA VĀYU AGNI-DEVA ṚṢI NĀYAKA BAHU-VIVIDHA VICITRA VEŚA-RŪPADHARAṆI, DHARA DHARA, DHIRI DHIRI, DHURU DHURU, THARA THARA, GHARA GHARA, GARA GARA, PARA PARA, NARA NARA, VARA VARA

Phộc la na dã ca (Dữ Nguyện) tam mạn đá (Phổ) phộc lộ chỉ đá (Quán sát) vĩ lộ chỉ đá (Diệu Quán Sát) lộ kế (Thế Gian) thấp phộc la (Tự Tại) ma hề (Đại) thấp phộc la (Tự Tại) mộ hỗ mộ hỗ, mỗ lỗ mỗ lỗ, mỗ dã mỗ dã, muộn giả muộn giả, lạc cật xoa lạc cật xoa, ma ma (xưng tên…) tát phộc tát đắc-phộc nan già (tất cả chúng sinh)

*)VARADĀYAKA SAMANTĀVALOKITA- VILOKITA LOKEŚVARA MAHEŚVARA, MUHU MUHU, MUYA MUYA, MUṂCA MUṂCA, RAKṢA RAKṢA MAMA SARVA-SATVĀNĀṂCA

Bạc già bạn, a lợi da phộc lỗ chỉ đế thấp phộc la gia, tát phộc bà duệ tỳ-dã (khủng bố) tát vô bát na la vi tỳ-dã (tất cả suy) tát vô bá tát la nghệ tỳ dã (ách nạn) tát phộc ngật la hệ tỳ dã (ngược, sốt rét) tát phộc vĩ-dã địa tỳ dã (nhất thiết bệnh) tát phộc nhập phộc lệ tỳ-kê ma đà (sát, giết chết) vãn đà nẵng (cấm) đá lợi noa nẵng (già, gông cùm) đát nhạ nẵng (tỏa, xiềng xích) hạt la nhạ (Vương) chủ la (tặc, giặc cướp) đát tắc ca la (tặc, giặc cướp) a kì nễ (hỏa, lửa) minh na ca (thủy, nước) vĩ sa (độc, chất độc) xả tắc đát la (đao kiếm) ba lý mộ giả ca (phóng miễn ách nạn) ca noa ca noa, chỉ nê chỉ nê, cử nữ cử nữ, giả la giả la, chỉ lý chỉ lý, chủ lỗ chủ lỗ

*)BHAGAVAṂ ĀRYĀVALOKITEŚVARĀYA SARVA-BHAYEBHYAḤ, SARVOPADRAVEBHYAḤ SARVOPASAGREBHYAḤ, SARVA- GRAHEBHYAḤ, SARVA-VYĀDHIBHYAḤ, SARVA-JVAREBHYAḤ VADHA BHANDHANA, TĀḌANA TARJJANA RĀJA CORA TASKARA AGNI UDAKA VIṢA ŚASTRA PARIMOCAKA, KAṆA KAṆA, KIṆI KIṆI, KUṆU KUṆU, CARA CARA

Ấn niết-lý da (căn) ma la (lực) bộc địa-dựng nga (giác phần) chiết đổ (tứ, số 4) la gia (Thánh Giả) tát để-da (Tứ Đế) tam bát-la xả ca (diễn thuyết) đáp mãng đáp mãng (hắc hắc) na ma na ma, tam ma tam ma (đẳng đẳng) ma sa ma sa, ma ha đáp muộn (Đại hắc) đà ca la (ám) vĩ đà mãng (trừ) ba la mật đá (bỉ ngạn, bờ bên kia) ba lợi bố la nê (khiến cho mãn túc) nhĩ lý nhĩ lý, trá trá trá trá, trá trá trá trá, trí trí trí trí, sỉ sỉ sỉ sỉ, trác trác trác trác, lâu lâu lâu lâu

*)INDRĪYA BALA-BODHYAṄGA, CATUR-ĀRYA-SATYA SAṂPRAKĀŚAKA, TAMA TAMA, DAMA DAMA, SAMA SAMA, MASA MASA

*)MAHĀ-TAMONDHAKĀRA- VIDHAMANA PĀRAMITĀ PARIPŪRAṆI, MILI MILI, ṬAṬA ṬAṬA, ṬHAṬHA ṬHAṬHA, ḌIḌI ḌIḌI, ṬUṬU ṬUṬU, ṬHIṬHI ṬHIṬHI, DHUDHU DHUDHU

Ế ninh-gia (lộc) chiết ma (ba, sóng nước) cật lý-đá (tác) ba lợi ca la (phi, vạch ra, chia rẽ) ế hệ hề y, thấp phộc la (Tự Tại) mang hạ bộ đá (Đại Quỷ Thần) nga nẵng (chúng) mạn giả la (hay phá) ca la ca la, chỉ lý chỉ lý, cử lỗ cử lỗ, bá la bá la, giả la giả la, sa la sa la, yết la yết la, ca tra ca tra, bát tra bát tra, mãng tra mãng tra

*)ENEYA CARMA-KṚTA- PARIKARA EHYEHI ĪŚVARA MAHĀBHŪTA-GAṆA BHAṂJALA: KARA KARA, KIRI KIRI, KURU KURU, PARA PARA, CARA CARA, SARA SARA, KARA KARA, KAṬA KAṬA, PAṬA PAṬA, MAṬA MAṬA

(thiện) vĩ thú đà (thanh tịnh) vĩ sái da (quốc độ) phộc tỉ na (chỉ trụ) mang hạ ca lỗ nê ca (Đại Bi) thấp phệ đá (bạch, màu trắng) dược ngữ nữ (tuyến, sợi dây) bả vĩ đa (lạc thuần, quấn quanh đùi) hạt la đát nẵng (bảo, vật báu) mạc cử trá (cái mão) ma la đạt la (hoa man, vòng hoa) tát phược ngữ nương (nhất thiết Trí) thất la tỉ (đỉnh đầu) cật lý đá (đeo mang) nhạ trá (tóc) mỗ cử tra (cái mão) mang hạ (Đại, to lớn) đặc bộ đa (hiếm có) kiếm ma la (hoa sen) cật-lý đá (tác, tạo làm) ca la đá la (chấp, cầm nắm) địa dã nẵng (Thiền) tam ma địa (định) vĩ mẫu khất xoa (giải thoát) bát-la kiếm bỉ-gia (bất động) phộc hộ (đa, nhiều) tát đắc phộc (chúng sinh) tán đá để (tâm lưu chú) bát lý bá giả ca (điều phục)

*)SU_VIŚUDDHA-VIṢAYA-VĀSINA MAHĀ-KĀRUṆIKA ŚVETAYAJÑOPAVITA RATNA-MAKUṬA-MĀLĀDHARA, SARVA-JÑA-ŚIRASI KṚTA, MAKUṬA MAHĀDBHUTA KAMALA-KṚTA KARATALA DHYĀNA- SAMĀDHI-VIMOKṢAṂ APRAKAMPYA BAHU-SATVA SANTATIPARIVĀRAKA

Ma ha ca lỗ ni ca (Đại bi) tát phộc yết mãng (tất cả Nghiệp) a la noa (chướng) vi du đà ca (khiến cho thanh tịnh) tát phộc vĩ-dã đề (tất cả bệnh) bát-la mộ giả ca (như được thoát ra, xa lìa) tát phộc tát đắc tát (tất cả chúng sinh) a xa (tâm) bát lý bố lạc ca (khiến cho mãn túc) tát phộc tát đắc phộc (tất cả chúng sinh) tam ma thấpphộc sa yết la (An úy) nam mô tốt đố chì (đỉnh lễ) sa-phộc hạ

*)MAHĀ-KĀRUṆIKA SARVA-KARMĀVARAṆA VIŚODHAKA, SARVA-VYĀDHI-PARIMOCAKA, SARVA-SATVĀŚAPARIPURAKA SARVA-SATVASAMA-ŚVASA KARA, NAMO STUTE SVĀHĀ

A ca la (phi thời) mật lý để-dữu (trúng yểu, chết non) bát-la xá mãng na gia (liền ẩn đi) sa-phộc hạ

AKĀLA-MṚTYU PRAŚAMAṆĀYA SVĀHĀ

A mỗ già gia (Bất Không) sa-phộc hạ

*)AMOGHĀYA SVĀHĀ

A nễ đá gia (Vô Năng Thắng) sa-phộc hạ

*)AJITĀYA SVĀHĀ

A bát-la nễ đa gia (Vô Năng Thắng) sa-phộc hạ

*)APARĀJITĀYA SVĀHĀ

Vĩ la na gia (tinh tiến) sa-phộc hạ

*)VĪRA_NAYA SVĀHĀ

Phộc la tỉ la na gia (hay ban cho nguyện) sa-phộc hạ

*)VARA PRADĀYA SVĀHĀ

Ế nan tắc (thử, điều này) giả danh (ngã, cái ta) tát phộc yết mạn (tất cả sự nghiệp) cũ lỗ (tác làm) nam mô tốt đô đế (đỉnh lễ) sa-phộc ha

*)IDAṂ SUCAME SARVA-KARMA KURU NAMOSTUTE SVĀHĀ

Án, nhạ gia, hồng, sa-phộc hạ

*)OṂ_ JAYA HŪṂ SVĀHĀ

Án, hồng, nhạ, sa-phộc hạ *)OṂ_ HŪṂ JA SVĀHĀ

Án, hiệt-lý, trất lệ lộ chỉ-gia vĩ nhạ gia, a mỗ khư bá xả gia, a bát-la để hạ đa, hiệt-lý nhật-lợi, hác, hứ, hồng, phán, sa-phộc hạ

*)OṂ_ HRĪḤ TRAILOKYA-VIJAYA AMOGHA-PĀŚĀYA APRATIHATA HRĪḤ HRĪṂ HAḤ HĪ HŪṂ PHAṬ SVĀHĀ

Bấy giờ, Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát nói Đà La Ni này thời, phóng ánh sáng chiếu khắp núi Bổ Đà Lạc (Potala), cung điện trong núi ấy chấn động theo sáu cách, ở trong hư không tuôn mưa các hoa của cõi Trời: hoa Ha Vật Đầu, hoa Ba Đầu Ma (Padma), hoa Bôn Noa Lợi (Puṇḍarika), hoa Mạn Đà La (Māndāra), mọi loại hoa báu, hương báu. Các quần áo, Anh Lạc, vòng xuyến báu của cõi Trời, mây biển vật dụng trang nghiêm báu… cúng dường Đức Như Lai, rồi lại cúng dường Đại Chúng trong Hội, hoa ngập đến dầu gối, trong hư không ấy vô lượng nhạc Trời chẳng đánh tự tấu vang.

Trong Hội: tất cả hàng Trời, Rồng, Dược Xoa, La Sát, A Tác Lạc, Càn Thát Bà, Nghiệt Lỗ Trà, Khẩn Na La, Mạc Hô La Già, Người, Phi Nhân một thời vui vẻ, chắp tay chiêm ngưỡng, đồng thanh khen rằng: “Lành thay! Lành thay! Đấng Đại Bi hay khéo nói Bất Không Quyến Sách Tâm Vương Mẫu Đà La Ni Tam Muội Gia Đẳng Ma Ni Bảo này, hau ban cho hữu tình, tuôn cơn mưa báu lớn, thấm nhuận khắp cả mà được giải thoát”

Khi ấy, Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát lại bạch Phật rằng: “Thế Tốn Mẫu Đà La Ni Chân Ngôn này. Nếu nhóm kẻ trai lành, người nữ thiện một ngày một thời riêng thiêu đốt Trầm Thủy Hương, tụng 21 biến thì mau được tiêu diệt các tội: mười ác, năm nghịch, bốn nặng

Nếu ở đường đi, nơi cư trú qua đêm. Hoặc ở thành ấp, thôn xóm, núi, đầm, phương xứ đã trụ… người tụng niệm dùng Chân Ngôn gia trì vào hạt cải trắng, hoặc lại gia trì vào nước sạch kèm với tro rưới vảy kết Giới. Dùng Chân Ngôn gia trì vào cây cọc Kim Cương bằng gỗ Khư Đà La (Khadira), dùng Chân Ngôn gia trì vào sợi dây ngũ sắc rồi cột buộc trên cây cọc, đem đóng ở bốn góc tức thành Kết Giới thì dừng nghỉ an ổn không có các việc đáng sợ, làm Đại Hộ Trì Chân Ngôn thì Minh Thần (Vidya-devatā) đều vui vẻ. Người trì Chân Ngôn kết sợi dây màu trắng cho người bị tai vạ đeo, tức được trừ khỏi.

Nếu tất cả người dân đeo trên cánh tay, trên cổ tay, trên đỉnh đầu, trên eo… thì người bị bệnh được khỏi bệnh, người sợ hãi được yên ổn.

Gia trì vào Ngưu Tô hoặc mè đen rồi cho người bị bệnh nóng sốt ưống vào khi bụng trống, tức khiến trừ khỏi bệnh.

Nếu Chú Trớ, Yểm Cổ khác. Trì Chân Ngôn vào cây đao bằng thép già dựa đè lên chi phần của người bị ám, lại ngâm miến nặn hình người ấy, một lần trì Chân Ngôn thì một lần chặt cắt, cho đến 108 đoạn. cho đến 7 ngày, mỗi ngày như vậy tức liền trừ khỏi.

Nếu bị đau bụng, trì Chân Ngôn vào nước nóng rồi cho uống vào, tức liền trừ khỏi

Nếu bị tất cà trùng độc chích đốt. Trì Chân Ngôn vào bùn đất màu vàng rồi xoa bôi lên chỗ bị độc, hoặc gia trì vào sữa bò cho uống khi bụng trống. Hoặc gia trì vào nước cốt đậu đã chưng nấu, để cho ấm rối thấm lên chỗ bị trùng độc ca81b, liền được trừ khỏi.

Nếu bị đau mắt, trì Chân Ngôn vào sợi dây trắng rồi đeo cột ở lỗ tai, Hoặc trì Chân Ngôn vào nước của Trúc Lịch (nước dịch chảy ra từ cây trúc), Cam Thảo, Bạch Đàn Hương. Mỗi ngày: sáng sớm, giờ ngọ, chiều tối thì rửa con mắt, Hoặc trì CHân Ngôn vào nước Ba La Xa (Palāśa: Cây hoa đỏ, cây Thánh của Bà La Môn Giáo), ngày ngày tẩy rửa tức được trừ khỏi

Nếu tai bị bệnh có gió nóng kêu vang, trì Chân Ngôn vào dầu mè sống, hoặc Đề Hồ (Maṇḍa, hay Sarpir-maṇḍa) rồi nhỏ vào lỗ tai, chẳg lâu sẽ trừ khỏi bệnh.

Nếu dùng Chân Ngôn gia trì vào sợi dây lụa đào, thắt 21 gút rồi cột trên eo, trên hai cổ tay, tức hộ Thân ấy.

Nếu bị đau răng, Trì Chân Ngôn vào cây Ca La Nhĩ La rồi cầm nhấm nhai, xỉa răng.

Nếu bị bệnh Quỷ, gia trì vào sợi dây ngũ sắc rồi cho đeo, tức liền trừ khỏi

Nếu bị thuốc độc, dao gậy gây ung nhọt, bệnh yết hầu, bệnh thũng, bệnh đầu đinh, mụn nhọt ác… trì Chân Ngôn vào Tất Bát Mạt, sữa bò, Thạch Mật rối khiến uống, xoa bôi liền được trừ khỏi.

Nếu bị Khẩu Thiệt (cãi vã, đấu khẩu) muốn dấy lên hoặc đã dấy lên. Vào mỗi buổi sáng sớm, hướng về mặt trời trì Chân Ngôn vào nước sạch rồi rửa mặt, súc miệng tức khiến trừ tan.

Nếu đất nước bị hoang loạn, Đại Thần mưu phản, binh nước khác xâm hủy, tai dịch dấy lên… Trước tiên, tắm gội sạch sẽ, mặc quần áo sạch mới, ăn ba thức ăn màu trắng, ở 21 ngay nghiêm trì Đạo Trường, ở chính giữa với bốn góc để vật khí bằng sành chứa nước thơm. Ở trong số ngày kỳ hạn ấy, trong ngoài thanh tịnh, như Pháp cúng dường, rái hương đốt hoa ở phía Tây của Đàn và phía Bắc của Đàn. Y theo Pháp ngồi tụng Đà La Ni Chân Ngôn này, tiếng tiếng chẳng dứt, làm Pháp Trừ Tai, đủ 21 ngày tức khiến cho đất nước, tất cả người dân được đại an ổn.

Mỗi ngày gia trì vào vật khí bằng sành chứa nước trong Đàn, rồi vảy tán tầng lớp bên trên thành Trì Hộ thì tai ách, tội chướng tự nhiên diệt hết.

Nếu bị Quỷ Thần gây tại vã làm mất âng giọng. Gia trì vào bèn hương Bạch Chiên Đàn, xoa bôi trên trái tim, tức trở lại như cũ.

Nếu người không có tái bảo, tức ăn uống, hương hoa thường cúng dường, mà chỉ thường tụng trì không có gián đoạn bỏ phế thì cũng diệt trừ được tất cả tội chướng.

Nếu khiến cho nhà cửa được Thiện Thần hộ trì không cá tai vạ, bệnh tật. Mỗi ngày nên lấy 108 cọng hoa sen… xoa bôi bơ, mật đều khắp, rải bột hương Bạch Chiên Đàn, gia trì Hộ Ma. Mỗi ngày ba thời, thời riêng 108 cái. Đủ 7 ngày xong tức thành ủng hộ, trừ các tai ách.

Nếu muốn mọi người vui vẻ. Gia trì vào bơ, mật, Bạch Chiên Đàn Hương… Hộ Ma 108 biến, tức như nguyện đã mong cầu”.

Rồi nói Tụng là:

“Thuốc Mẫu Đà La Ni Già Tha

Hay trừ mọi loại tai ương khổ

Đẳng Số (đẳng cấp và số lượng) nên dùng Nhĩ Nhạ Gia (Vijaya)

Thuốc Na Câu Lợi (Nākūlī), Chá Lý Ni

Kiền Đa Na Câu Lợi (Ghanda-nākūlī), Ế La

A Bà Bá Nê (Abhayapāṇi), Cung Củ Ma

Ấn Nại La Bá (Indriya-pāṇi) Tất Lý Ca

Thuốc Kiền Đà (Ghanda) Tất Lợi Nhương Ngu (Priyaṃgu)

Thuốc Đa Nga La Chước Ca La (Tagara-cakrā)

Ma Ha Chước Yết (Mahā-cakrā), Ô Thí La

Thuốc Bật Sắt Nỗ Yết La Đá (Viṣṇu-krānta)

Tố Ma La Nhĩ (Somarajī) Tố Nan Na (Sūnandā)

Tinh khiết hòa với nước trời mưa

Làm viên lớn như hạt táo chua

Đầu ngọn Tiêu Giới (Ranh giới quy định) mà hộ trì

Đầu ngọn Chân Ngôn gia trì khắp

Mộ ngàn tám biến (1008) liền phơi khô

Khi đeo thời gia trì bảy biến

Tùy Thượng Trung Hạ cho đeo mang

Bậc Thượng thỉ đội tren đảnh đầu

Bậc Trung thường đeo giữ trên cổ

Bậc Hạ đeo giữ trên cánh tay

Đều trừ diệt được các tai ách

Tai ách của nước, lửa, thuốc độc

Mọi loại Yểm Cổ, các Chú Trớ

Tất cả đều chẳng thể gây hại

Chẳng bị các Quỷ Thần ác làm hại

Hòa nước nóng thơm tắm, sạch các chướng”

Nếu có gióa ác, sấm chớp, sét đánh luôn mãi dấy lên. Gia trì vào hạt cải trắng, nước rồi trông về nơi dấy lên ấy, một lần Chú thì một lần tán rải, 108 lần tức liền trừ diệt. Hoặc gia trì vào cành Thạch Lựu rồi trông về nơi đã dấy lên, một lần Chú thì một lần nghĩ đến, cũng trừ diệt được.

Thế Tôn! Pháp tối thượng của Mẫu Đà La Ni Chân Ngôn này, chỉ thường tụng trì, chẳng làm Đàn Ấn, y theo Pháp cúng dường cũng được thành tựu.

Nếu người muốn thành tựu Đà La Ni Chân Ngôn Tam Muội Gia này. Như Pháp tô vẽ Bất Không Quyến Sách Quán Thế Âm Bồ Tát (Amogha-pāśa-avalokiteśvarabodhisatva) như Đại Tự Tại Thiên, đầu đội mão báu, trong mão có Đức Hóa A Di Đà Phật, mặc áo da hươu, quần áo bảy báu, chuổi ngọc, Anh Lạc, vòng, xuyến, mọi loại trang nghiêm, cầm nắm khí trượng.

Dùng đất màu vàng sạch, cồ ma di (phân bò), bùn thơm như Pháp xoa tô Đàn. Dùng màu vẽ thanh khiết, bên trong để tượng ấy với pan, hoa trang sức. Bốn góc với trung ương để cái bình nước thơm, thức ăn uống màu trắng…. bày các quả trái, thức ăn uống phụng hiến cúng dường. Chỉ trừ tất cả thức ăn dư thừa đã tiếp chạm ô uế, thức ăn uống có trăm mùi vị của nhà có luật nghi ác, Ngũ Tân (hành, hẹ, tỏi, nén, hưng cừ), rượu thịt… đều chẳng cúng dường. Ngoài ra thông hết Thỉnh Triệu cúng dường

Người tu Chân Ngôn đó, ngày đêm tinh cần như Pháp thừa sự, thường tắm gội sạch sẽ, mặc quần áo sách. Mỗi thời hướng mặt về phương Đông đốt hương rải hoa, y theo Pháp ngồi, quán nhìn Bồ Tát, như Pháp tụng trì thời số chẳng thiếu

Mỗi ngày 8 của kỳ Bạch Nguyệt, cần phại nhịn ăn, siêng năng khẩn thiết niệm tụng, thời QuánThế Âm hiện thân trong Đàn. Người tu Chân Ngôn nhìn thấy, chiêm nguỗng lễ bái, đều được mãn túc nguyện đã mong cầu. Kèm theo dùng Hùng Hoàng hoặc để An Thiện Na trong Đàn, dùng Chân Ngôn gia trì khiến hiện ba tướng: một là tướng ấm áp, hai là tướng khói, ba là tướng ánh sáng. Chấm trên trán, chấm vào con mắt, chấm vào hai lòng bàn tay, hai lòng bàn chân… tức chứng A Mỗ Già Vương Thần Thông Trí Nghiêm Tam Ma Địa. Sự nghiệp của các cõi (chư hữu) không có gì chẳng hoàn thành được”.

Bấy giờ, Đức Như Lai khen Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát rằng: “Lành thay! Lành thay Thiện Nam Tử! Ông hay ở trong Đại Chúng Trời Người đó, thắp ngọn đuốc Pháp lớn, làm mọi nhóm vật báu, kéo các hữu tình ra khỏi mọi biển khổ, đều được cội gốc ấy”

Khi ấy, Tịnh Cư Thiên Vương, Y Thủ La Thiên Vương, Ma Ê Thủ La Thiên Vương, Đại Phạm Thiên Vương, Đế Thích Thiên Vương với các Thiên Chúng nghe nói Pháp đó, đều rất vui vẻ, chắp tay cung kính, đều từ chỗ ngồi đứng dậy, đến trước mặt Đức Phật bạch rằng: “Thế Tôn! Thời mạt thế sau này, tùy ở tại cõi nước, tất cả núi, rừng, thành ấp, thôn xóm… nếu có hữu tình như Pháp viết chép, đọc tụng, thọ trì Bất Không Quyến Sách Tâm Vương Mẫu Đà La Ni Chân Ngôn Tam Muội Gia này thì Thiên Vương chúng con với các quyến thuộc, ngày đêm tập hội thường ủng hộ”.

Lúc đó, Đức Như Lai bào các Thiên Vương: “Lành thay! Lành thay! Người đọc tụng, thọ trì Đà La Ni Chân Ngôn Tam Muội Gia này cần nên thủ hộ, đừng có bỏ rơi, liền khiến cho tu học tăng thêm, nuôi lớn tất cả Bồ Đề, Phước Uần, căn lành, khiến được A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề (Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác)”

Bấy giờ, chư Thiên nghe Đức Phật răn bảo khen ngợi đều vui mùng hớn hở, cung kính đột trên đỉnh đầu.

 

QUYỂN HẠ

BÍ MẬT TÂM MẬT NGÔN PHẨM THỨ HAI

Bấy giờ, Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát lại từ chỗ ngồi đứng dậy, chỉnh sửa quần áo, quỳ gối phải sát đất, chắp tay chiêm ngưỡng khuôn mặt vui vẻ của Đức Phật, Tâm đủ vô lượng Đại Từ Đại Bi, khắp thân phóng ánh sáng vua của ức ngàn mặt trời lớn, chiếu soi thế giới của Phật trong ba ngàn Đại Thiên ở mười phương, không có nơi nào chẳng vòng khắp. Khi phóng ánh sáng này thời soi sáng đến mọi hình sắc đều như nhóm vàng ròng, vui vẻ mỉm cười bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Nay phóng ánh sáng này, vì Sa Môn (Śramaṇa), Bà La Môn (Brāhman), Tỳ Xá (Vaiśya), Du Đà (Śūdra) ở Thế Gian khiến cho được Tâm Đại Bi (Mahā-kāruṇi-citta) vô lượng, được các tối thắng làm nơi nương dựa, với vì tất cả người học Đại Thừa (Mahā-yāna), người trì Bất Không Quyến Sách Tâm Vương Mẫu Đà La Ni Chân Ngôn Tam Muội Gia này đều được tất cả Nguyện Quả của Bồ Đề (Bodhi), cũng muốn rộng diễn bày Bí Mật Tâm Chân Ngôn Tam Muội Gia Môn, Quảng Đại Giải Thoát Liên Hoa Mạn Trà La Ấn Tam Muội trong Bất Không Quyến Sách Tâm Vương Mẫu Đà La Ni Chân Ngôn Tam Muội Gia. Tam Muội (Samādhi) là thành tựu chân thật tối thượng, mới là Pháp Tam Muội Gia bí mật thâm sâu giải thoát chân thật của tất cả các Đại Bồ Tát. Nay con muốn ở trước mặt Đức Phật, ở trước mặt tất cả Trời, Rồng, Dược Xoa, La Sát, Càn Thát Bà, A Tô La, Nghiệt Lỗ Trà, Khẩn Na La, Mạc Hô La Già, Ma Ha Trì Chân Ngôn Minh Tiên, Tịnh Cư Thiên, Y Thủ La Thiên, Ma Hề Thủ La Thiên, Đại Phạm Thiên, Đế Thích Thiên, Diệm Ma Vương, Thủy Thiên, Phong Thiên, Hỏa Thiên, Tỳ Bệ La Thiên, Đại Khổ Hạnh Tiên, Nhật Thiên, Nguyệt Thiên, Tinh Thiên, Nhị Thập Bát Tú Chủ Tinh Thần Thiên, Trì Minh Thiên Nữ cho đến tất cả các hàng Thiên Thần, người đã trụ Tối Thắng Mạn Trà La Tam Muội Gia… rộng diễn mở, giải thích Pháp Bí Mật Mạn Trà La Ấn Tam Muội Gia Xuất Thế Thế Gian đó, khiến cho các hữu tình suy nghĩ, đọc tụng, thọ trì Pháp này, đều được tất cả Công Đức của thành tựu tối thượng. Thế nên nói Bí Mật Tâm Chân Ngôn trong Căn Bản Chân Thật Giải Thoát Tâm Vương Mẫu Đà La Ni Chân Ngôn Tam Muội Gia đó. Nguyện xin rũ thương, nghe điều con nói”.

Khi ấy, Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai Ứng Chính Đẳng Giác vui vẻ mỉm cười, liền duỗi bàn tay màu vàng ròng do trăm Phước trang nghiêm tướng tốt, xoa đỉnh đầu của Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát rồi bảo: “Bậc Đại Từ Đại Bi Chân Thanh Tịnh hay vì Đại Chúng bày rõ Pháp màu nhiệm này. Thiện Nam Tử! Nay ông nên biết hết thảy tất cả Như Lai Ứng Chính Đẳng Giác đều dùng ánh sáng của vô lượng Thần Thông gia bị cho ông. Nay Ta cũng dùng ánh sáng của vô lượng Thần Thông che giúp cho ông, ban cho ông Thần Lực, nói Bí Mật Tâm Chân Ngôn Tam Muội Gia trong Bất Không Quyến Sách Tâm Vương Mẫu Đà La Ni Chân Ngôn Tam Muội Gia này” Lúc đó, Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát quán sát tất cả Đại Chúng ở mười phương, như voi vua lớn (Đại Tượng Vương) có Đức không sợ hãi, liền nói Bí Mật Tâm Chân Ngôn là:

Án (1) bát đặc ma, hà tắc đá (2) mang ha, a mộ già bá xả (3) sa đà gia, ma gia (4) hột lợi na diệm (5) đạo chá la chá la (6) hồng

*)OṂ_ PADMA-HASTA MAHĀ-AMOGHA-PĀŚA-SĀDHAYA-HṚDAYAṂ CALA CALA HŪṂ

Bấy giờ, Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát nói Chân Ngôn này thời núi Bổ Đà Lạc (Potala) với Tô Di Lô Sơn Vương trong ba ngàn Đại Thiên Thế Giới, tất cả cung

Trời, cung Thần, cung Rồng, cung Dược Xoa, cung La Sát, cung Càn Thát Bà, cung A Tố Lạc, cung Già Lâu La, cung Khẩn Na La, cung Mạc Hô Lạc Già, cung Trì Chân Ngôn Tiên… đều chấn động theo sáu cách. Biển lớn, sông lớn, sông nhỏ, tất cả suối ao đều sôi sục phun trào. Tất cả Ma Kiệt (Makara), các thú trong biển lớn đều rất sợ hãi, quái lạ chưa từng có. Hết thảy tất cả Như Lai trong căng già sa câu chi na dữu đa bách thiên vi trần Thế Giới ở mười phương một thời đều hiện ra ở trong hư không, đồng thanh khen rằng: “Lành thay! Lành thay! Bậc Đại Bi khéo hay nói Bí Mật Tâm Chân Ngôn Tam Muội Gia trong Bất Không Quyến Sách Tâm Vương Mẫu Đà La Ni Chân Ngôn Tam Muội Gia chân thật tối thắng này. Nếu chỉ đọc tụng liền được thành tựu Bồ Đế tối thượng”.

Khi ấy, Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai bảo Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát rằng: “Thiện Nam Tử nên vì Đại Chúng nói Môn Công Đức của Chân Thật Quảng Đại Thành Tựu Bí Mật Tâm Chân Ngôn Tam Muội Gia này”.

Lúc đó, Quán Thế Âm Bồ Tát bạch Phật rằng: “Bí Mật Tâm Chân Ngôn Tam Muội Gia này, nếu có kẻ trai lành, người nữ thiện một lòng quán niệm tất cả chư Phật Bồ Tát ở mười phương, nói lời thành thật Sám Hối tất cả tội nặng từ vô thủy đến nay. “Nguyện xin tất cả chư Phật Bồ Tát Ma Ha Tát âm thầm gia trì hộ niệm. Con từ hôm nay cho đến Bồ Đề, cung cấp thừa sự tất cả chư Phật Bồ Tát Ma Ha Tát”.

Nhiếp lắng Tâm tưởng, quán ở bên dưới mặt đất, trên bờ mé Kim Cương Luân để văn một chữ Phộc (砉:VA) vẽ rõ ràng, biến làm Kim Cương phát ra ánh sáng lớn. Ánh sáng ấy rực rỡ thiêu đốt hết thân của mình thành tro màu trắng, chân thật tưởng tro này biến thành màu vàng ròng, cầm tro vàng ròng này xoa tô Mạn Noa La (Maṇḍala). Man Noa La ấy tỏa ánh sáng trắng trong suốt. Ngay trong Tâm của Đàn, quán để hoa sen tám cánh nở rộ, ở trên đài hoa, quán một chữ Sa (屹) phóng ánh sáng vàng ròng, ở trong ánh sáng ấy Thánh Giả Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát từ đây hiện ra, hiện thân màu vàng ròng với dung mạo vui vẻ, tay trái để ngang ngực cầm hoa sen vàng ròng, tay phải bấm tràng hạt, ngồi Kiết Già, tất cả báu màu nhiệm trang nghiêm thân ấy phóng ánh sáng đặc biệt lạ kỳ.

Tác Quán đó xong, khởi Tâm Đại Bi đọc tụng, thọ trì bí Mật Tâm Chân Ngôn này 108 biến thì người đó được tất cả Như Lai Ứng Chính Đẳng Giác trong căng già sa câu chi na dữu đa bách thiên vi trần Thế Giới ở mười phương đồng thanh khen ngợi mà nhiếp thọ. Người đấy ở trăm ngàn kiếp tương lai, gom chứa nghiệp ác, tất cả tội nặng, hết thảy oán thù, bệnh ác, phiền não… thảy đều diệt tan không có dư sót. Quán Thế Âm Bồ Tát ấy liền ở trong mộng, hiên thân , mau mãn các Nguyện.

Nếu người tu tập Tam Muội Gia (Samaya) này, thường nên tắm gội sạch sẽ, mặc quần áo sạch mới, ăn ba thức ăn màu trắng (sữa, váng sữa, cơm gạo). Vào ngày 8 hoặc ngày 15 của kỳ Bạch Nguyệt, nên nhịn ăn, đối với các hữu tình khởi Tâm Đại Bi, luôn ở trước mặt Bất Không Quyến Sách Quán Thế Âm dùng bùn bột Bạch Chiên Đàn xoa tô đất của Đàn, hiến các hương khí, thiêu đốt Hương Vương mà làm cúng dường.

Nếu ngay trước Đàn, lúc Chính niệm tụng thời nên ngưng nói chuyện, kêt Ấn hộ thân, Chú vào hạt cải trắng với nước thơm rưới vảy trên đỉnh đầu. Cũng Chú vào bàn tay tự xoa đỉnh đầu, kết Quán Đỉnh Ấn Chú ấn trên đỉnh. Hướng mặt về phương Tây ngồi Kiết Già, kết Sổ Châu Ấn, tụng Mẫu Đà La Ni Chân Ngôn 108 biến, PhẤn Nộ Vương Chân Ngôn cũng 108 biến, tụng Bí Mật Tâm Chân Ngôn 1008 biến, liên nên tụng Phấn Nộ Vương Chân Ngôn mãn 1008 biến. Nếu người hay như vậy, y theo Pháp niệm thì quyết định được trên thân tượng vẽ Quán Thế Âm Bồ Tát phóng các ánh sáng màu. Khi ánh sáng hiện thời đất ấy tức sẽ chấn động theo sáu cách, tay cầm sợi dây ấy cũng phóng ánh sáng, ở trong hư không phát ra mọi âm thanh, mọi loại tán vịnh, trên đỉnh của người tu Chân Ngôn đó cũng phát ra ánh sáng.

Người chứng Tướng này, liền được thành tựu Môn Đại Bất Không Quyến Sách Tâm Vương Mẫu Đà La Ni Chân Ngôn Tam Muội Gia này, tất cả các Pháp thảy đều thành biện. Lúc đó, tất cả Như Lai trong căn già sa câu chi na dữu đa bách thiên vi trần Thế Giới ở mười phương, một thời hiện thân, duỗi bàn tay xoa đỉnh đầu của Hành Giả, khen ngợi, âm thầm gia hộ. Quán Thế Âm Bồ Tát cũng sẽ hiện ra sắc thân Chân Diệu, thương xót hộ niệm, yêu thương như đứa con, dạy bảo tất cả Tam Muội Gia bí mật của Bất Không Quyến Sách Tâm Vương Mẫu Đà La Ni Chân Ngôn, cho đến chứng Diệu Bồ Để chẳng xa lìa nhau.

Người tu Pháp này, nên tu ở tháng Thần Thông của tất cả chư Phật, ấy là tháng 1, tháng 5, tháng 9. Từ ngày 1 đến ngày 15 của kỳ Bạch Nguyệt, như Pháp thanh tịnh đọc tụng, thọ trì tức được thành tựu, Người chứng Pháp này, trước tiên ở tháng 1, tháng 2, tháng 3, tháng 4, tháng 5 y theo Pháp thanh tịnh điều phục Thân Tâm. Nội Tâm tụng niệm, thừa sự cúng dường khiến cho Tâm thanh tịnh thì mới nên tu trì Mạn Trà La Ấn Tam Muội Gia tức được thành tựu”

Tụng là:

“Thế Tôn! Nay nên biết

Bí Mật Tâm Chân Ngôn

Sức thần thông, Hương Vương

Trầm Hương, Hắc Tiên Hương

Số đều mười sáu phần

Hương Tô Hợp, Uất Kim

Bạch Đàn đều tám phần

Hương Huân Lục, Long Não

An Tất đều ba phần

Nghiêm khiết trong tịnh thất

Dùng Thỉnh Triệu Chân Ngôn

Gia trì hương hòa hợp

Hương này tên Tam Giới

Tối Thắng Chi Bất Không

Thần Thông Hương Vương Lực

Nếu đốt hương này thời

Như Pháp trường quỵ tọa (quỳ thẳng lưng mà ngồi)

Tay bưng giữ lò hương

Đọc tụng Triệu Chân Ngôn

Gia trì Hương Vương đó

Phổ thông đều cúng dường

Mười phương tất cả Phật

Bồ Tát Ma Ha Tát

Uy Lực của Chân Ngôn

Biến làm mây Diệu Hương

Lầu gác của cung điện

Tòa hưng, cây đài hương

Anh Lạc của hương hoa

Quần áo của mây hương

Phướng hương, diệu phan, lọng

Mây hương, các Phật Sự

Hương Diệu Hương Vương đó

Vòng đến mười phương cõi

Tất cả các Như Lai

Bồ Tát Ma Ha Tát

TRời, Rồng, chúng Dược Xoa

La Sát, Càn Thát Bà

Chúng của A Tố Lạc

Nghiệt Lỗ, Khẩn Na La

Hàng Ma Hô La Già

Trước làm cúng dường lớn

Các hàng Thánh Chúng đó

Ngửi thấy mùi hương này

Vui vẻ đều khen ngợi

Cho đến ở ba đường

Địa Ngục, cõi Bàng Sinh

Ngửi thấy mùi hương này

Được diệt mọi Địa Ngục

Các tội chướng bàng sinh

Buông xả thân này xong

Từ thân này về sau

Chẳng nhận lại lần nữa”

Người thường đốt Hương này để cúng dường, nên biết người đó được thắng lợi lớn. Chẳng bị tất cả đấu tranh, binh giặc, mộng ác, khẩu thiệt, Chú Trớ, Yểm Cổ, các tướng quái ác, sấm chớp, sét đánh, tất cả Dược Xoa, La Sát, Quỷ ác, Thiên Hành Ngược Quỷ, mọi loại Tinh Quỷ đi đến gây nhiễu não. Cho đến Bồ Đề trừ đuổi nghiệp nặng, chịu nhận nhẹ nhàng trong đời hiện tại.

Mặc quần áo sạch sẽ, ăn ba loại thức ăn màu trắng, ở trước tượng Bồ Tát dùng bơ, sữa, váng sữa (lạc) thức aăn uống ngon ngọt, đèn bơ, đèn ầu, tất cả hương hoa hiến sức cúng dường. Đốt Hương Vương này, dùng Bồ Đề Tâm Đế Quán: Tính của năm Uẩn tự rỗng lặng (không tịch), lìa Ngã (Ātman: cái ta) Ngã Sở (Mama-kāra: cái của Ta), lìa tướng hữu tình, lìa tướng Thọ Giả (các quả báo). Tính tự rỗng lặng (không tịch), không có cái ta (vô ngã), không có tạo làm (vô tác), không có mình (vô tự) không có người (vô tha). Lìa năm Uẩn GiớiUẩn (Skandha), Nhập (Āyatana), Giới (Dhātu). Chân thật quán sát kỹ lưỡng, do chẳng thể đắc cho nên không có tự nhận thức, chẳng thể nắm giữ. Tại sao thế? Vì tất cả các Pháp vốn tự không có màu sắc, không có hình, không có tướng, lìa các nhiễm dính. Tâm cũng chẳng trụ bên trong, bên ngoài, khoảng giữa bên trong bên ngoài. Pháp vốn có Tự Tính rỗng lặng, thanh tình, bình đẳng, không có hai, không có nhiễm, không có dính. Tại sao thế? Vì Tâm vốn không có tướng

Người tác Quán này là tu Chính Quán, lượng đồng với Pháp Giới (Dharmadhātu) cùng với Tam Muội (Samādhi)

_Pháp Giới Pháp Quán: Quán kỹ lưỡng chữ Ca (KA) nghĩa là tất cả Pháp không có cầm nắm tạo làm (chấp tác). Quán bốn loại Pháp

1_Quán Quán Âm

2_ Quán Sở Ấn

3_Quán thân mình như Thánh Quán Ấm

4_Quán Tâm của mình như ánh sáng mặt trăng tròn sáng trong suốt. Trên vòng tròn có chữ của Mẫu Đà La Ni Chân Ngôn xoay chuyển theo bên phải, mỗi một chữ đều có màu vàng ròng xoay chuyển theo bên phải.

Bốn loại Quán này, một thời đồng quán rồi an tụng Mẫu Đà La Ni Chân Ngôn 7 biến, tụng Phấn Nộ Vương Chân Ngôn 7 biến, tụng Bí Mật Tâm, Tiểu Tâm Chân Ng6n đều 108 biến. Dùng Bồ Đề Tâm Luân Tam Muội Ấn. Như vậy người làm cùng câu móc với Tam Muội. Dùng chút công dụng được thành tựu lớn. Chỉ trừ lúc đi đại tiểu tiện ra vào, lúc nghỉ ngơi

Ngoài ra, thường ở trong Đạo Trường, tình tâm ngồi ngay thẳng, quán sát kỹ lưỡng Thế Giới Cực Lạc (Sukha-vatī) ở phương Tây có Lưu Ly làm đất, cung điện bảy báu, lầu gác, lan can, phướng báu, lọng hoa, ao báu, bờ báu, nước tám Công Đức, các cây báu xếp thành hàng, tất cả kho tàng báu, tòa sư tử báu. Đức Phật A Di Đà (Amitābha, hay Amitāyus) với các Như Lai hiện chẳng thể nói hằng hà sa câu chi na dữu đa đẳng vô lượng vô biên Thần Tông, ánh sáng, tất cả tướng tốt. Quán Âm (Avalokiteśvara), Thế Chí (Mahā-sthāma-prāpta), các Đại Bồ Tát vây quanh cúng dường, Tất cả quán thấy, hoặc mộng hoặc tỉnh đều nhìn thấy, thấy Đức Phật A Di Đà duỗi bàn tay xoa đỉnh đầu rồi bảo rằng: “Lành thay! Lành thay Đại Thiện Nam Tử! Ông đã tu tập Bất Không Vương Tâm Mẫu Đà La Ni Thần Biến Chân Ngôn, Giải Thoạt rộng lớn thuộc Thế Gian Xuất Thế Gian, Bí Mật Đàn Ấn Tam Muội Gia đều đã thành tựu. Sau thân này của ông lại chẳng thọ nhận noãn, thai, thấp, hóa nữa, hoa sen hóa sinh, từ một cõi phật đến một cõi Phật, cho đến Bồ Đề chẳng bị đọa lạc”

Người được tướng này, thảy đều trừ diệt tất cả các tội: mười ác, năm nghịch, bốn nặng mà thân này với thân quá khứ đã tạo làm. Nghiệp thân miệng ý thảy đều thanh tịnh. Trên thân tượng vẽ của Quán Âm Bồ Tát phóng ánh sáng lớn, hoặc Quán Âm biến làm Bà La Môn có Tịnh Hạnh đi đến trước mặt Hành Giả thì nguyện đã cầu xin trong Tâm thảy đều mãn túc với được vô lượng trăm ngàn ức số chẳng thể nghĩ bàn Công Đức Uẩn Thân. Quốc vương, Đại Thần, tất cả người dân yêu thích, gần gũi, cúng dường cung kính. Pháp này hiệu tên là Pháp thành tựu tối thắng của Thế Gian.

Người tu Pháp này, vào ngày 14 của mỗi kỳ Bạch Nguyệt, nên tự tùy theo sức thỉnh mời hàng Sa Môn, Bà La Môn thực hiện Đại Thí Hội để làm cúng dường. Người trì Chân Ngôn mới có thể tự ăn

Nếu muốn thường thấy Đức Phật A Di Đà, tất cả chư Phật, các Đại Bồ Tát, các Thiên Thần. Mỗi ngày nên tụng Thỉnh Triệu Chân Ngôn gia trì vào Hương Vương thiêu đốt, cúng dường tất cả chư Phật, Bồ Tát, chư Thiên… khói hương chẳng dứt, làm việc tụng trì. Chân Ngôn như vậy, thời riêng chẳng thiếu, thường ở trong mộng nhìn thất tất cả chư Phật, Hiền Thánh, tự thấy tất cả việc thiện, bất thiện với được thấy tất cả việc của người khác rồi đều báo rằng: “Đây là thọ mạng ngắn, đây là thọ mạng dài, đsây là nơi có thể trụ, đây là nơi chẳng thể trụ, đây là nơi có thể đến, đây là nơi chẳng thể đến, nơi này có đại cát, nơi này có đại hung… nơi mà Tâm đã quán tức liền nhìn thấy. Người chứng tướng này, tinh tiến tu Pháp kín đáo đừng tiết lộ thì thọ mạng lâu dài.

_Bí Mật Tiểu Tâm Chân Ngôn là:

Án (1) bát đầu-ma đà la (2) a một già, nhạ dã nê (3) chủ lỗ chủ lỗ (4) sa-phộc ha (5)

*)OṂ_ PADMA-DHĀRA AMOGHA-JAYANE CURU CURU SVĀHĀ

Chân Ngôn như vậy cần phải như Pháp mà tụng

 

BẤT KHÔNG QUYẾN SÁCH BÍ MẬT THÀNH TỰU CHÂN NGÔN PHẨM THỨ BA

_Phát Giác Chân Ngôn là:

Án (1) bát đầu-ma bá xả đà la (2) a mộ già phộc la na (3) tán chú na dã hồng (4)

*)OṂ_ PADMA-PĀŚA-DHĀRA AMOGHA VARAṆA SAṂ-CODANĀYA HŪṂ

Chú này gia trì vào Hương Vương thiêu đốt, cúng dường. Cũng gia trì vào hạt cải trắng, nước thơm rưới vảy mười phương. Tức tay bưng lò hương, khải bạch, nguyện rằng: “Cảnh giác tất cả chư Phật, Bồ Tát, tất cả tám Bộ Trời Rồng, y theo thời hội Đàn, làm Đại Gia Bị”

_Tiếp theo, nói Thỉnh Triệu Chân Ngôn là:

Án (1) trất-lệ lộ chỉ gia (2) phộc ha dã (3) a mộ già bá xả (4) bát đầu-ma, bà lô chỉ đa, a dã đô (5) bộ phộc nê, thấp-phộc la (6) tố lỗ tố lỗ (7) nhĩ ma lê, hồng (8)

*)OṂ_ TRAILOKYA-VĀHAYA AMOGHA-PĀŚA PADMĀVALOKITA ĀYATU BHUVANEŚVARA SURU SURU VIMALE HŪṂ

Chú này gia trì vào Hương Vương, gia trì vào nước, hoa màu trắng, Át Già. Khải thỉnh mười phương tất cả chư Phật, Bồ Tát, tất cả tám Bộ Trời Rồng liền nên tập hội, làm hộ vệ

_Khải Bạch Chân Ngôn là:

Án (1) bát đặc-ma bộ nhạ (2) ma ha bá xả đà la (3) nễ mạn đát-la dã nhĩ (4) na a mộ già phộc la gia (5) bộ lỗ, bộ phộc toa phộc (6) mẫu lỗ mẫu lỗ, hồng (7)

*)OṂ- PADMA-BHŪJA MAHĀ_PĀŚA-DHĀRAṆĪ-MANTRĀYA JINA AMOGHA VARADA BHUR-BHŪVAḤ-SVAḤ_ MURU MURU HŪṂ

Chú này gia trì vào hương ấy thiêu đốt cúng dường. Khải bạch tất cả chư Phật, Bồ

Tát, tất cả tám Bộ Trời Rồng đến tập hội, thích hợp với Bản Vị mà ngồi, vui vẻ gia hộ

_Tiếp theo, lại nói Kết Giới Chân Ngôn là;

Án (1) bát đặc-ma, a mỗ già (2) phộc nhật-la địa sắt-tha na (3) cú lỗ cú lỗ (3) sa-phộc ha (5)

*)OṂ_ PADMA AMOGHA-VAJRA ADHIṢṬHANA KURU KURU SVĀHĀ

Chú này gia trì vào hạt cải trắng, nước rồi rưới vảy đất của Đàn. Đất ấy biến thành cái thành Kim Cương Giới, bên ngoài 7 du thiện na: tất cả các Tỳ Na Dạ Ca ác, Dược Xoa, La Sát, Tinh Mỵ, Quỷ Thần, người dân tà ác, loài gây phiền nhiễu… lui tan, bỏ chạy , chẳng dám nhìn.

_Tiếp theo, lại nói Thần Biến Chân Ngôn là:

Án (1) a mỗ già bá xả (2) bát đặc-mâu đá la (3) tư-dựng hà sa na, đổ (4) tỉ lợi tỉ lợi (5) sa-phộc ha

*)OṂ_ AMOGHA-PĀŚA PADMOTTARA-SIṂHĀSĀNA DHUḤ BHIRI BHIRI SVĀHĀ

Chú này gia trì vào hạt cải trắng, rải ba lần lên đất của Đàn. Đất ấy biến thành tòa sư tử báu Kim Cương. Nếu rải cỗ ngồi, đất ở chỗ ngồi thì biến thành tòa hoa sen báu thanh tịnh, chỉnh sữa quần áo thanh tịnh, an tường niệm tụng thì chẳng lâu sẽ được A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề (Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác)

_Tịnh Trị Sở Chỉ Chi Xứ Thanh Tịnh Chân Ngôn là:

Án (1) ma ha ca lỗ noa (2) bát đặc-mang, a mộ già bá xả (3) nễ-lý trà, phộc nhật-la, địa sắt-sỉ đá (4) bộ lỗ bộ lỗ (5) phộc na phộc lợi (6) sa-phộc ha (7)

*)OṂ_ MAHĀ-KĀRUṆA-PADMAṂ AMOGHA-PĀŚA DṚḌHA-VAJRA ADHIṢṬITA BHURU BHURU VANA-VARI SVĀHĀ

Chú này. Người trì Chân Ngôn đến thành ấp, thôn xóm, bên trong chùa, sườn núi, Lan Nhã, nhà cửa, cung điện, Đàn Trường; các nơi: tòa ngồi, giường nằm, Kinh Hành, đường đi, khiết thực (ăn uống)… đều nên gia trì vào hạt cải trắng, hoặc nước tức liền rưới vảy ắt thành nơi Kết Giới thanh tịnh. Tức khiến cho tất cả Tỳ Na Dạ Ca chẳng được dịp thuận tiện gây hại.

_Kim Cương Quyết Chân Ngôn là:

Án (1) bát đặc-mang, mỗ già bá thế (2) sa mạn đá (3) na xả tố ninh quật-sơ

(4) tỉ hàm, mãn đà gia (5) đô lỗ đô lỗ, hàm

*)OṂ_ PADMA AMOGHA-PĀŚE SAMANTA DAŚA SUNIBHṚTAṂ BANDHĀYA TURU TURU MĀṂ

Chú này gia trì vào cây cọc Kim Cương làm bằng sắt đã tôi luyện, dài 8 ngón tay. Gia trì vào sợi dây năm màu 7 biến, cột buộc trên đầu cây cọc rồi đóng ở giới hạn của Đàn (đàn giới) tức được 7 du thiện na thành Đại Kết Giới. Đất ấy cho đến khi chưa nhổ cây cọc lên thì thường làm Giới ấy.

_Tiếp theo, lại nói Kết Giới Không Chân Ngôn là:

Án (1) a mỗ già, mạn trà la, mãn đà gia (2) tam mạn đế na (3) bát đặc-mê

(4) ma ha bát đặc-mê (5) độ lỗ độ lỗ (6) sa-phộc ha

*)OṂ_ AMOGHA-MAṆḌALA BANDHĀYA SAMANTENA PADME MAHĀ-PADME DHURU DHURU SVĀHĀ

Chú này gia trì vào hạt cải trắng với nước, nhiễu quanh Đàn rưới vảy thành Kết Đại Giới, hay khiến cho tất cả Trời, Rồng, Dược Xoa, La Sát, Tỳ Na Dạ Ca, nhóm oán thù gây nạn… chẳng dám xâm nhiễu để gây chướng não

_Tiếp theo, lại nói Trị Ngưu Ngũ Tịnh Chân Ngôn là:

Án (1) a mỗ già (2) bà lý tuất để (3) du đà dã (4) sa man đế na (5) địa lợi địa lợi (6) tuất đà tát đỏa, ma ha bát đặc-mê hồng

*)OṂ_ AMOGHA PARIŚUDDHE ŚODHAYA SAMANTENA DHIRI DHIRI ŚUDDHA-SATVA MAHĀ-PADME HŪṂ

Chú này gia trì vào ngũ tịnh (sữa, lạc, bơ, phân với nước tiểu của con bò màu vàng chưa rơi xuống đất) xoa tôn bên trong Đàn. Nếu đến tất cả núi, rừng, dưới gốc cây, nơi A Lan Nhã, vườn hoa, vườn thú, Kinh Hành, chùa, ấp, phường, nhà, điện các, giường, chõng, chỗ múc nước, chỗ ăn uống… chỉ là nơi đi, đứng, ngồi, nằm, làm Pháp. Tất cả đều dùng xoa bôi, rưới vảy sạch sẽ… đều được thanh tịnh thì hay khiến cho tất cả hàng Dược Xoa, La Sát, Tỳ Na Dạ Ca, Quỷ Thần ác ở các lúc ăn, lúc làm cúng dường, lúc niệm tụng, lúc kết Giới, lúc ngồi Thiền, lúc Kinh Hành, lúc nằm, lúc cởi áo… thời chẳng được dịp thuận tiện gây hại. Tất cả chư Thiên thảy đều ủng hộ khiến cho không có bệnh não. Tất cả cấu chướng, đói kém, đấu tranh, sao ác (ác tinh) tướng tai biến chẳng tốt lành… mau sẽ trừ diệt.

Người trì Chân Ngôn nếu hay như Pháp gia trì vào ngũ tịnh, trong tất cả Thời thường dùng xoa bôi sạch sẽ. Ta người thường nên ăn uống Ba tịnh (?sữa, bơ, lạc) mau được Bất Không Quyến Sách Tâm Vương Đà La Ni Chân Ngôn Bí Mật Mạn Noa La Ấn Tam Muội Gia hiện tiền thành tựu

Nếu nơi đã đến thì vĩnh viễn không có chướng ngại. Thường được Sát Lợi, sa Môn, Bà La Môn, Cư Sĩ, thứ loại (phàm phu trong 6 đường) khen ngợi cung kính. Lại thường trong mộng được thấy cung điện, lầu gác bảy báu, hòa, rừng, cây có quả trái… tất cả bạn tốt ưa thích gặp nhau, được thân thanh tịnh. Quán Thế Âm Bồ Tát sẽ cho các nguyện, mộng thấy Đức Phật A Di Đà hiện trước mặt, nếu mệnh chung thì sinh thẳng cề cõi nước Cực Lạc ở phương Tây.

_Tiếp theo, lại nói Thỉnh Pháp Thân Chân Ngôn là:

Án (1) bát đặc-mê (2) sa la sa la (3) để sắt-tha để sắt-xá (4) ma ha a mộ già tam ma gia (5) sa-phộc ha 96)

*)OṂ_ PADME SARA SARA, TIṢṬA TIṢṬA, MAHĀ-AMOGHA-SAMAYA SVĀHĀ

Pháp này, bên trong Đàn tụng 7 biến khải bạch HIền Thánh, nguyện thọ nhận Pháp, được Tam Muội Gia

_Tiếp theo, lại nói Nhập Đàn Chân Ngôn là:

Án (1) vĩ bổ la bát đặc-mang, a mỗ già (2) bát-la sa la (3) bát-la nhĩ xá đổ (4) củ lỗ củ lỗ (5) sa-phộc hạ (6)

*)OṂ_ VIPULA-PADMAṂ AMOGHA PRASARA PRAVEŚA TU, KURU KURU SVĀHĀ

Chú này, mỗi khi vào Đàn thời tụng 21 biến. Vào Đàn làm Pháp, mọi loại cúng dường.

_Tiếp theo, lại nói Tán Hoa Chân Ngôn là:

Án (1) a mỗ già (2) a nỗ xả sa dã (3) bát đặc-mang (4) phộc-nhập mạn độ lê, hồng

*)OṂ_ AMOGHA-ANUŚĀSANA PADMAṂ-VANA MAṆḌALE HŪṂ

Chú này gia trì vào hương hoa, cho người truyền Pháp rải ở bên trong Đàn.

_Tiếp theo, lại nói Sơ Phát (chải tóc) Chân Ngôn là:

Án (1) A mỗ già bát đặc-mang (2) thủy khế (3) đổ lô đổ lô (4) để sắt-tha (5) phộc nhật-la man đễ (6) sa-phộc hạ

*)OṂ_ AMOGHA-PADMAṂ ŚIKHI TURU TURU TIṢṬA VAJRA-MAṆḌI SVĀHĀ

Pháp này dùng gia trì chải tóc trên đầu, kết tóc với gia trì vào bàn tay đè trên đỉnh đầu của người truyền Pháp.

_Tiếp theo, lại nói Quán Sách (sợi dây của gàu múc nước)Chân Ngôn là:

Án (1) A mỗ khư bát đặc-ma (2) nhã lộ khất-sử ba (3) tị lợi tị lợi (4) hồng

*)OṂ_ AMOGHA-PADMA JALOKṢIPA BHIRI BHIRI HŪṂ

Chú này gia trì vào Quán Sách lấy nước. Được nước xong, lại gia trì rồi mới nhận làm tất cả dụng.

_Tiếp theo, lại nói Thủy Khí Chân Ngôn là:

Án (1) a mỗ già nhĩ ca tra (2) tam bà la, bát đặc-ma sa nê (3) nhã la, la để (4) củ lỗ củ lỗ (5) hồng

*)OṂ_ AMOGHA-VIKAṬA SAṂBHARA PADMA-SANI JALA-RATI, KURU KURU HŪṂ

Chú này gia trì vào các vật khí của nhóm bình bằng sành, bên trong chứa đầy nước thơm, rồi dùng

_Tiếp theo, lại nói Quán Đỉnh Chân Ngôn là:

Án (1) bát đặc-mang (2) bát-la sa lệ (2) a mỗ giả nhĩ ma lệ (3) bà la bà la (4) sa-phộc ha (5)

*)OṂ_ PADMAṂ PRASARE AMOGHA-VIMALE BHARA BHARA SVĀHĀ

Pháp này như cầm cái bình bảy báu, để nước thơm bên trong, lại gia trì để ở bên trong Đàn, rồi dùng rướt lên đỉnh đầu (quán đỉnh)

_Tiếp theo, lại nói Cát Tường Chân Ngôn là:

Án (1) a mỗ già bát đặc-mê (2) tố bát đặc-mê (3) bố lợi noa ca lệ (4) nhĩ lợi nhĩ lợi (5) ca ma lệ (6) sa-phộc ha

*)OṂ_ AMOGHA-PADME SUPADME PŪRṆA-KARE, MILI MILI, KAMALE SVĀHĀ

Chú này, nếu kết Giới Ấn, đốt hương, rải hoa, treo phan, đóng cọc, đốt lửa, bày thức ăn, hoặc cầm tràng hạt, mặc goặc cởi quần áo, duyên Đàn tu trì Pháp của tất cả việc với khi đọc tụng Kinh thời đều gia trì rồi mới đưa tay cầm nắm. Tức được chư Phật, Bồ Tát, tất cả Thiên Thần ở mười phương khen ngợi

_Tiếp theo, lại nói Tịnh Khẩu Chân Ngôn là:

“Án (1) a mỗ khư (2) nhĩ ma lệ, nhĩ phộc ca-la (3) tư-dựng du đà nhĩ (4) bát đặc-ma câu ma la (5) nhĩ phộc tăng du đà gia (6) đà la đà la (7) tố nhĩ ma lợi (8) sa-phộc ha

*)OṂ_ AMOGHA-VIMALE JĪVA-GRĀHYAṂ ŚUDDHA ME, PADMA-KUMĀRA JĪVA SAṂ-ŚODHAYA, DHARA DHARA, SU-VIMALE SVĀHĀ

Chú này, nếu khi muốn đọc tụng, sám hối, lễ bái, khen ngợi chư Phật Bồ Tát thời trước tiên nên gia trì vào nước, tẩy rửa răng miệng, liền được tịnh khiết, sẽ được Thiệt Căn (cái lưỡi) thanh tịnh mềm mại như hình hoa sen.

_Tiếp theo, lại nói Hàm Hương Chân Ngôn là:

“Án (1) a mỗ già (2) kiện đà phộc để (3) tố lỗ tố lỗ (4) bát-la tắc phổ lỗ (5) ninh danh-dã, kiện đễ (6) bát đặc-ma bát-la tỳ (7) sa-phộc ha

*)OṂ_ AMOGHA GANDHA-VATI, SURU SURU, PRA-SPHURU,

NIDHYA-GANDHI-PADMA PRABHĪ SVĀHĀ

“Chân Ngôn Tam Muội Gia như vậy

Nên dùng hương Bạch Đàn cực tốt

Hương Na La Na, hoa sen đỏ

Hương Tất Lý ca, hương Uất Kim

Hương Cung Củ Ma, tóc hoa sen (liên hoa mấn)

Bảy vật, số đều mười hai phần

Lại thêm hương Long Não, Phụ Tử

Hai lượng bằng nhau đều bốn phần

Đam giã Thạch Mật rồi hòa hợp

Mỗi khi niệm tụng, gia trì ngậm

Tức hơi trong miệng thơm tinh khiết

Như hương của hoa Uất Bát La (Utpala)

Thường được chư Phật, quán Thế Âm

Vui vẻ, ngầm giúp mà khen ngợi

Đàm ẩm trong ngực, bệnh nôn ngược

Liền được tiêu hủy, trừ khỏi bệnh

_Tam Thập Tam Thiên nghe tán tụng

Tiếng Đà La Ni, vui kính giúp

Hữu tình được nghe tiếng người này

Đều trừ bực bội, thương yêu nhau

Người luôn thường như Pháp ngậm hương

Đại Biện Tại Thiên mật thần thông

Ẩn vào đầu lưỡi, biện (biện thuyết) không ngại

Vong linh đã mất, khiến nhớ biết

Người phát tiếng lớn, xưng chữ Hồng (HŪṂ)

Tiếng tiếng phát ra, đủ bảy tiếng

Các Chân Ngôn Thần, chúng Thiên Tiên

Đến ngay trong Đàn, đều ủng hộ

_Lại tiếng phẫn nộ, xưng chữ Bố

Tiếng tiếng phát ra, đủ bảy tiếng

Chúng ác, hàng Tỳ Na Dạ Ca

Quỷ Thần, Mỵ Tinh sợ chạy tan

_Người thường ngậm hương này đọc tụng

Tất cả tướng Thiện tự nhiên hiện

Tội dơ nặng, đen đều tiêu diệt

Không bị Phi Nhân đến quấy nhiễu”

_Tiếp theo, lại nói Táo Dục Dược Chân Ngôn là:

Án (1) nhĩ ma la, nhĩ nga đế (2) bát đặc-ma nhĩ phộc lệ (3) tam phộc la giả lệ

(4) thấp phộc lý hồng (5) a mô già tất đễ (6) du đà dã hồng

*)OṂ_ VIMALA VIGATE PADMA-JVALE SAṂVĀRA JALEŚVARĪ HŪṂ, AMOGHA-SIDDHI ŚODHAYA HŪṂ

“Chân Ngôn Tam Muội Gia như vậy

Nên dùng Long Hoa, vỏ Đinh Hương

Linh Lăng, Ế La, Bạch Đậu Khấu

Hương Đá Nga La, hương Uất Kim

Thuốc Bát La Mãng Noa Lợi ca

Thuốc Xạ Mạc Ca, hoa Đinh Hương

Thuốc Ổ Ca La Kiền Địa Ca

Số như vậy đều phân bằng nhau

Tinh khiết hợp với nước mưa hòa

Ngay lúc tắm gội, gia trì dùng

_Hòa thang (nước nóng) như Pháp tắm sạch sẽ

Thân, da sáng bóng, thơm phưng phức

Trừ sạch tai ác, rửa dơ uế

Thanh tịnh như Pháp mà niệm tụng

Đi, đứng, ngồi, nằm không sợ hãi

Tất cả Trời, Rồng, Thần ác

Tỳ Na Dạ Ca, bọn oán thù

Tự nhiên tiêu dứt, vui, không chướng

Thường dùng thuốc này hòa thang (nước nóng) tắm

Nên biết ngưới đó mau thành nghiệm

Chư Phậtt, Bồ Tát, các Thiên Thần

Vui thích, nhìn giữ cho Thượng Nguyện”

_Tiếp theo, lại nói Nhãn Dược Chân Ngôn là:

Án (1) a kì-duệ, bát đặc-ma lô giả nê (2) ninh nhĩ-dã ninh-lý sắt vi (3) bát lý thú để (4) tố lỗ tố lỗ (5) bát đặc-ma khất-sử (6) bộ lỗ bộ lỗ (7) sa man đá (8) nhĩ dã bà lộ chỉ ninh (9) sa-phộc ha

*)OṂ_ AGRIYE PADMA-LOCANE NI-VYĀ NṚ-SAVĪ PARIŚUDDHE ,SURU SURU, PADMĀKṢI BHURU BHURU, SAMANTA VYĀVALOKINI SVĀHĀ

“Chân Ngôn Tam Muội Gia như vậy

Hùng Hoàng, Ngưu Hoàng đều một phần

Hoa Ưu Bát La xanh, Hải Mạt

Hai vật đều số mười ba phần

Nghiền kỹ rồi hòa với Thạch Mật

Hòa nước trong, nghiền gia trì dùng

Chắm mắt, trừ: mắt ghèn, màng tối

Chư Phật quán thấy đều vui vẻ

Các Quỷ Thần ác chẳng gây chướng

Mộng thấy tốt lành, nhãn căn tịnh”

_Tiếp theo, lại nói Ngưu Hoàng Chân Ngôn là:

Án (1) bột địa-dã bột địa dã, nhĩ bột địa dã (2) bát đặc-ma mỗ già mục khí

(3) giả la giả la (4) phộc la nê, sa-phộc ha (5)

*)OṂ_ BODHYA BODHYA VIBODHYA, PADMA AMOGHA-MUKHE CALA CALA VARAṆE SVĀHĀ

“Chân Ngôn Tam Muội Gia như vậy

Rồi lại gia trì vào Ngưu Hoàng

Dùng Mẫu Đà La Ni Chân Ngôn

Với Phấn Nộ Vương Chân Mật Ngôn

Cũng dùng Bí Mật Tâm Chân Ngôn

Gia trì, chấm vầng trán, làm Pháp

Liền khiến tất cả Quỷ Thần ác

Nhóm loại của Tỳ Na Dạ Ca

Thảy đều sợ, phục mà bỏ chạy

Như đám lửa đêm, cầm thú thấy

Thảy đều sợ hãi liền chạy tan

Trừ khử các chướng dọa nạt khác

Nếu Sa Môn, Tăng, Bà La Môn

Cùng các người dân thấy đều kính

Các Đà La Ni Chân Ngôn Thần

Trụ bên trong Đàn, vui nhìn ngắm

Tăng thêm thủ hộ, chẳng lười biếng

_Nếu đi trên đượng, đầm, núi vắng

Khe suối, rãnh nước, tất cả chốn

Chẳng sợ trộm cướp, thuốc Cổ Độc

Nạn gió ác, sấm chớp, sét đánh

Nạn sư tử, cọp, sói, thú ác

Hổ Mang, bò cạp, các tai nạn

Nếu bậc Chân Ngôn chấm thuốc này

Cột Tâm thường tu, nghĩ nhớ Ta

Người tụng trì Bất Không Chân Ngôn

Ta đến trước mặt, gia hộ giúp

Như vậy Bất Không Quyến Sách Tâm

Mẫu Đà La Ni Chân Ngôn Pháp

Bồ Đề, mọi Nguyện, Tam Muội Gia

Hộ giúp như vậy, là chư Phật

Thật Ngữ Từ Bi gia bị Ta

Cũng là Bất Không Quyến Sách Tâm

Mẫu Đà La Ni Chân Ngôn Pháp

Đàn Ấn bí mật, sức Tam Muội

Lại là nôi Hành Giả tinh thành

Cầu nơi Nguyện Lực của Bồ Đề

Nên Ta được tiến cử người này

Khiến mãn Tâm Nguyện đã mong cầu

_Nếu có chúng sinh chẳng y Pháp

Chỉ vì mạng sống, hành nịnh dối

Lừa người, phá hoại, phạm Phạm Hạnh (Brahma-caryā)

Hoặc lại nơi chốn chẳng thanh tịnh

Ta tức chẳng được làm thành hiện

Bởi thế do đâu mà như vậy?

Do chẳng như Pháp tu hành Pháp

Do nghĩa này nên người trì Pháp

Cần phải như Pháp chế ngự Tâm

Trong ngoài thanh tịnh tu trì Pháp

Quyết định thành tựu các Pháp Môn”

_Tiếp theo, lại nói Anh Lạc Chân Ngôn là:

Án (1) a mỗ ca câu xả đà la (2) tát la bát-la hồng (3)

*)OṂ_ AMOGHA-KOŚA-DHĀRA ŚARAVARA HŪṂ

Chú này gia trì vào sợi chỉ màu trắng, khiến Đồng Nữ se hợp lại, như nhóm đũa có hai chấu ba nhánh (lưỡng cổ tam điều) là Tam Điều Sách (sợi dây có ba nhánh), hai đầu với chính giữa đồng làm một gút, đều tụng Chân Ngôn thắt gút, tổng cộng kết ba gút, hai đầu buộc nối niếp nhau. Người trì Chân Ngôn thường quấn ràng bắp tay để đeo trang sức.

_Tiếp theo, lại nói Trước Y (mặc áo) Chân Ngôn là:

Án (1) a mỗ già bát-la phộc la noa (2) mẫu lỗ lý (3) ninh địa-dã ca thủy ca tam bà phộc đổ (4) đá la đá la (5) sa-phộc ha

*)OṂ_ AMOGHA-PRAVĀRAṆA MURĀRI NITYA-KĀŚIKA SAṂBHAVATU DHARA DHARA SVĀHĀ

Chú này gia trì vào quần áo, rồi khoác mặc

_Tiếp theo, lại nói Thoát Y (cởi áo) Chân Ngôn là:

Án (1) a mỗ già tắc phộc đát-la (2) quật-luật khất-sử ba nhĩ mỗ địa nỉ (3) bát đặc-mê (4) tắc ha

Chú này, khi ra vào Đạo Trường, ăn uống, Kinh Hành, ngồi, nằm thời gia trì vào bàn tay cới bỏ quần áo để ở chỗ sạch sẽ, lại gia trì lần nữa

_Tiếp theo, lại nói Tẩy Dục (tắm rửa) Chân Ngôn là:

Án (1) ninh biều, na ca (2) tam bộ đá, a mỗ gìa (3) bà lỗ noa, phộc lệ (4) a tỳ săn giả (5) hồng

*)OṂ_ NIBHA NĀKA, AMOGHA-VARUṆA VĀRE ABHISAṂCA HŪṂ

Chú này gia trì vào nước nóng thơm, rưới rót, tắm rửa thân

_Tiếp theo, lại nói Tẩy Thủ Diện (rửa tay, rửa mặt) Chân Ngôn là:

Án (1) a nhĩ lật đá, a mỗ già (2) bát đặc-mang sa tẩy (3) phộc lợi sái nê (4) chủ lỗ chủ lỗ, sa-phộc ha

*)OṂ_ AMṚTA-PADMAṂ SĀSI-VARṢAṆE CURU CURU SVĀHĀ

Chú này gia trì vào nước sạch, rửa tay, rửa mặt, súc miệng, xỉa răng

_Tiếp theo, lại nói Hộ Thân Chân Ngôn là:

Án (1) a mỗ già, phộc lợi sái nê (2) củ lỗ củ lỗ, sa-phộc ha

*)OṂ_ AMOGHA-VARṢAṆE KURU KURU SVĀHĀ

Chú này gia trì vào hạt cải trắng với nước rồi rưới vảy trên thân thì tất cả Phi Nhân chẳng được dịp thuận tiện gây hại. Hộ cho người khác cũng thế.

_Tiếp theo, lại nói Thọ Pháp (trao truyền Pháp) Chân Ngôn là:

Án (1) a mộ khư tam ma dã (2) ma ha bát đặc-mê (3) để sắt trá để sắt trá (4) hồng

*)OṂ_ AMOGHA-SAMAYA MAHĀ-PADME TIṢṬA TIṢṬA HŪṂ

Chú này, nếu người trao thuyền Pháp, khi vào cửa Đàn thời vị A Xà Lê ấy cầm tay gia trì, dẫn vào cửa Đàn

_Tiếp theo, lại nói Hộ Đồng Bạn Chân Ngôn là:

Án (1) tát phộc đát-la (2) a mộ già phộc để (3) để sắt trá, lạc khất-sái đổ, hồng (5)

*)OṂ_ SARVATRĀ AMOGHA-VATI TIṢṬA RAKṢA TU HŪṂ

Chú này gia trì vào tro sạch, cho Đệ Tử với Đồng Bạn chấm ở trên trán, liền thành ủng hộ

_Tiếp theo, lại nói Chỉnh Nghi (chỉnh sửa cho thích hợp) Chân Ngôn là:

Án (1) trất lệ lộ chỉ-gia (2) bát đặc-ma (3) a mỗ khư hồng ca-la ma nê (4) nhĩ lý nhĩ lý (5) sa-phộc ha (6)

*)OṂ_ TRAILOKYA-PADMA AMOGHA-HŪṂ-KĀRA MAṆI MILI MILI SVĀHĀ

Chú này gia trì vào người tu Chân Ngôn, bên trong Đàn làm Pháp mà cúng dường, gia trì thân của mình, lại đừng mạo phạm đến tượng Phật Bồ Tát, tòa ngồi của Chân Ngôn Thần. Như Pháp chỉnh lý, tu các việc Pháp.

_Tiếp theo, lại nói Bảo sách (sợi dây báu) Chân Ngôn là:

Án (1) bát đặc-mê, ma ha bát đặc-mê (2) sa la sa la (3) tam mạn đế na (4) bát-lý mê sắt-trá gia (5) a một già bá thế nẵng (6) hổ lỗ hổ lỗ (7) sa-phộc ha

*)OṂ_ PADME MAHĀ-PADME SARA SARA, SAMANTENA PARITIṢṬĀYĀ AMOGHA-PĀŚENAṂ HURU HURU SVĀHĀ

Chú này gia trì vào sợi dây năm màu làm Giới bên ngoài của Đàn, làm cửa Cường Bạn, treo Phan

_Tiếp theo, lại nói Huyền Phan (treo Phan) Chân Ngôn là:

Án (1) nhĩ chỉ đát-la, a mỗ già phộc tắc đát-la, na na lăng già (3) nhĩ thú đà dã (4) chỉ nê chỉ nê (5) hồng

*)OṂ_ VICITRA AMOGHA-VASTRA NĀNĀ RAṄGA VIŚUDDHĀYA KIṆI KIṆI HŪṂ

Chú này, nếu khi treo Phan, lúc vẽ Phan thời đều dùng Ấn gia trì, rồi liền treo lên, Vẽ cũng y như đây.

_Tiếp theo, lại nói Tiễn (mũi tên) Chân Ngôn là:

Án (1) a mỗ già xả la (2) phộc nhạ la đốn noa (3) sá la sá la (4) sa-phộc ha

*)OṂ_ AMOGHA-ŚALA VĀJA-RATNA ŚARA ŚARA SVĀHĀ

Chú này gia trì vào mũi tên ấy. Cắm, cầm, vẽ mũi tên cũng như thế

_Tiếp theo, lại nói Khai Đàn Môn (mở cửa Đàn) Chân Ngôn là:

Án (1) vĩ bổ la, a mỗ già (2) ma ha đặc phộc la, vĩ thú đễ (3) tỉ lợi tỉ lợi (4) saphộc ha

*)OṂ_ VIPULA-AMOGHA MAHĀ-DVĀRA VIŚUDDHE VIRĪ VIRĪ SVĀHĀ

Chú này, nếu người thọ nhận Pháp khi vào Đàn thời gia trì vào cửa Đàn xong, tức liền vào cửa Đàn, đồng vào các cung điện màu nhiệm ở tất cả cõi Phật

_Tiếp theo, lại nói Tịnh Hoa Chân Ngôn là:

Án (1) na na nhĩ chất đát-la (2) a mỗ già (3) bổ sáp ba, phả la (4) la đá, chỉ lạt noa (5) bổ la dã (6) bà la bà la (7) hồng (8)

*)OṂ_ NĀNĀ VICITRA AMOGHA-PUṢPA PHALA RATA KĪRAṆA PŪRAYA, BHARA BHARA HŪṂ

Chú này gia trì vào mọi loại cành nhánh, hoa, lá… cắm trong miệng bình. Lại dùng chỉ năm màu cột buộc trên miệng bình, lại gia trì rồi bố trí bên trong Đàn.

_Tiếp theo, lại nói Hương Lô (lò hương) Chân Ngôn là:

Án (1) a mỗ già lại đát na (2) nhĩ ma na (3) ca tra (4) nhập phộc địa sắt-sỉ đa (5) ninh kiện độ nhập phộc la (6) tắc phả la noa (7) tam mạn để na (8) nhập phộc la (9) sa-phộc ha

*)OṂ_ AMOGHA-RATNA VIMANA-KAṬHA JVALA-ADHIṢṬITA NIGHAṆṬU JVALA SPHARAṆA SAMANTENA-JVALA SVĀHĀ

Chú này gia trì vào lò hương rồi cầm để bên trong Đàn, đốt hương cúng dường.

_Tiếp theo, lại nói Bảo Bình (cái bình báu) Chân Ngôn là:

Án (1) nhạ la phộc để (2) lợi đát na già trá (3) sa lý nê (4) đỗ vi đổ vi (5) saphộc ha

*)OṂ_ JALA-VATI RATNA-GHAṬA SĀRIṆĪ DHUVI DHUVI SVĀHĀ

Pháp này gia trì vào cái bình báu chứa đầy bơ, sữ, lạc, cơm… rồi bày trí cúng dường

_Tiếp theo, lại nói Bảo Khí (vật khí báu) Chân Ngôn là:

Án (1) ninh danh-dã bà nhạ na (2) a mộ già (3) bát đặc mang phộc lệ (4) bổ la dã bổ la dã (5) hồng

*)OṂ_ NIDHYA-BHAJANA AMOGHA-PADMAṂ VĀRE, PŪRAYA PŪRAYA HŪṂ

Chú này gia trì vào vật khí bằng sành sứ rồi nên dùng cúng dường.

_Tiếp theo, lại nói Át Già Chân Ngôn là:

“Án (1) a mộ già tam bổ la nê (2) nột-lô noa kiện đà phộc để (3) sa-phộc ha

*)OṂ_ AMOGHA SAṂPŪRṆE DROṆA-GANDHA VATI SVĀHĀ

Pháp này gia trì vào Át Già (Argha: nước hương hoa, nước Công Đức) nên dùng cúng dường

_Tiếp theo, lại nói Quân Trì Chân Ngôn là:

“Án (1) tát la nê, sa la gia (2) a mộ già bà nhạ nê (3) ma đà ma đà nỉ (4) hồng

*)OṂ_ SARAṆI SĀRAYA, AMOGHA-BHAJANE MADA MADANE HŪṂ

Tam Muội này gia trì vào Quân Trì (cái bình chứa nước tắm rửa) xong, dùng cúng dường

_Tiếp theo, lại nói Phân Giới Vị Chân Ngôn là:

Án (1) ninh nhĩ-dã phộc lộ ca nỉ (2) a nhĩ bà nhạ dã đô (3) sa mạn để nẵng

(4) tát la tát ma phộc sa la đặc (5) sa-phộc ha

*)OṂ_ NITYĀVALOKANE ABHI-BHĀYANĀYA TU SAMANTENA SARASAM AVASARA DHĪḤ SVĀHĀ

Chú này xếp bày thềm bậc, đường đi, giới hạn, vị trí của Đàn. Gia trì vào đất của Đàn, sau đó phân biệt thềm bậc, đường đi, giới hạn, vị trí như Pháp tô vẽ.

_Tiếp theo, lại nói Họa Tượng Chân Ngôn là:

Án (1) na na (2) bả-la hát noa (3) a mỗ già (4) một nại-la (5) nhập phộc la nhập phộc la, sa-phộc ha

*)OṂ_ NĀNĀ PRAHĀṆA AMOGHA-MUDRA JVALA JVALA SVĀHĀ

Pháp này ở bên trong Đàn khi vẽ các tượng với khi vẽ xong thời ở trong các vị trí, đều cùng gia trì

_Tiếp theo, lại nói Thằng Giới (giới hạn giăng dây) Chân Ngôn là:

Án (1) a mỗ già lợi đát na (2) tô đát-la phộc lệ (3) chỉ ni chỉ ni (4) sa-phộc ha

*)OṂ_ AMOGHA-RATNA-SŪTRA VĀRE KIṆI KIṆI SVĀHĀ

Chú này gia trì vào sợi dây năm màu, ở trên đàn ấy, vòng quanh bao quát tất cả vị trí giới hạn. Hoặc ở trên vải lụa trắng, khi muốn vẽ tượng đều đem sợi dây đó hòa với màu đỏ thắm rồi bao quát, vì các Hiền Thánh xưng tán Công Đức.

_Tiếp theo, lại nói Liệt Môn (xếp bày cửa) Chân Ngôn là:

Án (1) vĩ bổ la phộc lệ (2) bả la vi xả gia (3) a mỗ già, bát đặc-mê (4) hồng

*)OṂ_ VIPULA VĀRE PARAVIJAYA AMOGHA-PADME HŪṂ

Pháp này khi vẽ cửa Đàn thời gia trì vào đất của cửa rồi mới vẽ cửa Đàn.

_Tiếp theo, lại nói Kim Khí (vật khí bằng vàng) Chân Ngôn là:

Án (1) ninh nhĩ-dã nhạ na (2) a mỗ già, cán giả na phộc lệ (3) chỉ lý chỉ lý (4) hồng

*)OṂ_ NITYA-JANA AMOGHA-KAÑCANA VĀRE KILI KILI HŪṂ

Chú này gia trì vào vật khí bằng vàng, rồi dùng cúng dường.

_Tiếp theo, lại nói Ngân Khí (vật khí bằng bạc) Chân Ngôn là:

Án (1) tam bổ lợi noa (2) lô tỳ-dã ninh nhĩ dã (3) bà nhạ nê (4) a mỗ già bát đặc-mê, sa-phộc ha

*)OṂ_ SAṂ-PŪRṆA LOKYA NITYA-BHĀJANE AMOGHA-PADME SVĀHĀ

Tam Muội Gia này gia trì vào vật khí bằng bạc, rồi dùng cúng dường.

_Tiếp theo, lại nói Phạn Thực Chân Ngôn là:

Án (1) nhĩ nhĩ đà (2) lỗ bả, ha lỗ bá (3) ca la noa, giả la giả la (5) a mỗ già phộc để (6) sa-phộc ha

*)OṂ_ VIVIDHA RŪPA ARŪPA KARAṆA CALA CALA, AMOGHAVATI SVĀHĀ

Chú này gia trì vào mọi loại thức ăn uống ngon ngọt, chứa đầy rồi cúng dường.

_Tiếp theo, lại nói Phiếm Hoa (hoa nổi trên nước) Chân Ngôn là:

Án (1) ninh danh-dã kiện trì (2) noa bà lý nê (3) a mỗ già nhạ lệ (4) đà la đà la (5) sa-phộc ha

*)OṂ_ NIDHYA-GAṆDĪṆĀṂ BHĀRINE, AMOGHA-JALE DHARA DHARA SVĀHĀ

Pháp này gia trì vào mọi thứ hoa nổi trên nước, thường làm cúng dường.

_Tiếp theo, lại nói Thiêu Hương (hương đốt) Chân Ngôn là:

Án (1) kiện đà, tắc phả-la nê (2) tam mạn đá mê già (3) tỷ-la tắc phổ la, hồng”.

*)OṂ_ GANDHA SPHARAṆE SAMANTA-MEGHA VĪRA SPHURA HŪṂ

Chú này, mỗi thời riêng gia trì vào hương thiêu đốt, cúng dường tất cả chư Phật, Bồ Tát, Kim Cương, các hàng Trời.

_Tiếp theo, lại nói Đồ Đàn (xoa tô Đàn) Chân Ngôn là:

Án (1) ninh ma la (2) ca gia, du đà nỉ (3) ninh nhĩ-dã, khiện đà, bả la bố la nê, bố la dã bố la dã, hồng

*)OṂ_ NIRMALA-KĀYA ŚODHANE NITYA-GANDHA PARAPŪRṆE, PŪRAYA PŪRAYA HŪṂ

Chú này gia trì vào bùn thơm, nước thơm xoa mài Đàn cúng dường

 

PHẬT THUYẾT KINH BẤT KHÔNG QUYẾN SÁCH GIÁO PHÁP NGHI QUỸ KINH

_Hết_

Dịch xong một Bộ gồm 2 quyển vào ngày 07/10/2014

0 0 Phiếu
Xếp Hạng Bài Viết
Đăng ký
Thông báo về
guest

0 Bình Luận
Mới nhất
Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả ý kiến