KHỞI TÍN LUẬN SỚ BÚT SẢO KÝ
Sa-môn Tử Tuyền ở Trường Thủy ghi
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 14

Hỏi. Có ba đoạn:

Chỉ theo quyết định ở trước: Luận chép: ắt có chân như v.v…, hễ là hữu tình thì đều có đủ bản giác viên mãn không hai. Do đều đầy đủ nên đều hợp nghĩa huân nên nói đồng đều.

Nói lên điều nghi: Luận nói vì sao v.v… trở xuống.

Hiện tại v.v… là nói chiều ngang, hiện nay thấy có ít người tin, nhiều người không tin.

Luận nói Vô lượng, v.v… là hợp nói trước sau khác nhau vô lượng, người dịch văn khác hẳn không tột cùng.

Vị lại, v.v…, là nói theo ngang dọc, hướng về vị lai phát khởi tín tâm, mau chậm khác nhau nên nói trước sau, lại có dày mỏng, tiến lùi, tà chánh v.v… khác nhau, nên nói khác nhau vô lượng. Đây là rộng thì có không sai biệt, dọc thì trước sau khác nhau. Nói trước sau cũng chung cho quá khứ.

Bên trong huân, v.v…, huân là vừa tin cũng vừa hợp, chẳng có hợp ở nơi khác nhau như thế.

Kết thành câu hỏi: Luận nói Đều nên v.v… trở xuống.

Một thời, có hai ý: Phân biệt có tin không, phân biệt khởi trước sau. Tự biết có pháp chân như là tin hiểu. Khuyên tu phương tiện là hạnh. Đồng nhập Niết-bàn là chứng. Nói một thời phải hiểu ba câu này mà chuyển.

Chấp khác nhau, nghĩa là chấp có tin, không tin, trước sau khác nhau, liền nghi chân như cũng có nhiều loại khác nhau.

Đáp: Luận có hai:

Nêu chỗ nghi: Vốn một, phàm thánh một thể bình đẳng không hai. Kinh Tịnh Danh nói: “Tất cả chúng sinh đều như, các bậc thánh hiền cũng như, cho đến Di-lặc cũng như”. Một câu này thông suốt chỗ nghi.

Ở sau giải thích riêng chỗ chấp.

Giải thích chỗ chấp: Luận nói Mà có v.v… trở xuống. Có ba:

Nói về chỗ nương căn bản khác nhau: Sớ Căn bản, v.v…, đã là pháp vọng sinh diệt, pháp như thế chẳng được bình đẳng, chúng sinh đầy đủ ở đây, mỗi mỗi khác nhau, chẳng đồng một thể chân như bình đẳng, nên nói là dày mỏng.

Trước sau cũng giống như thế, dày là tin chậm, mỏng thì tin nhanh. Tin dày mỏng, tiến lùi, v.v… lệ theo mà biết.

Chẳng phải kia: lỗi ở vô minh có dày mỏng, chẳng phải chân như có khác nhau.

Đứng về mặt năng y, hai chướng khác nhau: Luận nói hơn hà sa v.v… trở xuống, có hai:

Sở tri chướng: Những thứ như trên, ý nói những việc trên phiền não nhiều hơn hà sa. Lại về mặt pháp môn sở chướng đã nhiều, mê hoặc nặng, chướng thành vô lượng, nên nói những thứ trên như hà sa; nhiều bằng với cát bụi, nghĩa ấy đã rõ.

Sớ: Vô tri: mê tục đế trong môn sự pháp, do không thể biết chân chánh, không thể biết cùng tận.

Phần thô: sở dĩ biết trong đó có hai phần: Mê lý là tế, mê sự là thô. Thiên Thai gọi là trần sa, Tiểu thừa gọi là bất nhiễm ô vô tri, nay ở đây phân ra.

Phiền não chướng: Luận nói Ngã kiến v.v… trở xuống.

Sớ: Tứ trụ, tức phần thứ hai trong sáu thô, tại sao không nói đối với năm ý? Do năm ý là chỗ nương của chúng sinh, không biết tứ trụ là sở hữu của họ. Nay chấp hai thứ này chính là chướng. Tin tâm và các trí quán nên nghiêng nêu. Văn sớ cũng như vậy, vì sao hai chướng đều gọi là phiền não? Do hai thể của hai chướng này tánh đều luống dối loạn động, chẳng phải vắng lặng, gọi chung là phiền não.

Tổng kết cả hai câu hỏi xong: Luận nói Như thế v.v… trở xuống.

Sớ: nói Đều nương v.v… trở xuống: nếu y cứ sinh khởi thì thứ lớp mà sinh. Nay ở đây nói rộng nên đều nương vô minh. Chẳng phải một tức là hai chướng làm trước sau lẫn nhau thì các phần thiên lệch tăng trưởng có khác nhau.

Phật rõ v.v…, đây lại tùy theo phần kia, chưa thể biết cùng tận, chỉ có Phật mới chứng tột cùng, nên mới biết được. Sớ ở trước nói: “Nếu đến nguồn tâm được vô niệm thì biết khắp tất cả chúng sinh, nhất tâm động chuyển bốn tướng khác nhau.

– Trong lập lý:

Sớ: Nếu riêng v.v…, là trái chỗ vặn hỏi.

Nhưng nay v.v… trở xuống là thuận thông nghĩa kia.

Cho đến v.v…. trở xuống là tổng kết đáp.

Nên trên v.v… trở xuống là dẫn chứng: đều rất dễ thấy.

– Trong dụ: Luận nói Cây dụ cho chúng sinh; tánh lửa dụ cho bản giác; người biết dụ cho Phật; phương tiện là việc mồi lửa dụ cho bi nguyện nói pháp; đốt cây tức trước có lửa sinh, lửa dụ cho phát tâm tu hành, đốt cây dụ cho dứt phiền não. Trong đây nếu không đến được vì chẳng nhờ ngôn ngữ, chính là nói lên thiếu duyên.

– Trong pháp: Luận Là duyên, tức từ bi nguyện độ, nói pháp dắt dẫn giáo hóa, chính là dùng mồi lửa.

Nhập Niết-bàn, hợp với trên lửa phát cháy hết cây, khói bay than diệt. Ở trên trong phần dụ, tuy văn không hiển bày, nói đốt cây, là bao gồm nghĩa này.

– Trong nhân thiếu: Luận nói Chưa có sức huân, như cây ướt mà dùi lửa, tuy có tánh lửa mà lửa chẳng phat sinh. Chướng cũng như vậy, tuy có bản giác mà nghe pháp cũng không ngộ hiểu.

Không thể rốt ráo v.v…, cũng có nghe pháp tin nhận, tạm thời phát tâm, nhưng ít có trọn vẹn, không thể lâu dài, như ở sau nói. Có người thấy sắc tướng Phật, hoặc cúng dường chúng tăng, hoặc nhân người Nhị thừa, hoặc học ở người khác phát tâm đều không quyết định, hoặc lui sụt về phàm phu, Nhị thừa. Đây như cây ướt khi đốt trở lại thì có hơi nóng, nhưng không thể phát ra lửa đốt cây. Như ở thế gian pháp rất nhiều, trong đó tu hành thú hướng, hạng người này thật khó có. Bởi bên trong năng lực huân tập yếu ớt, hoặc chướng lại sâu nặng, để dụ cho pháp loại, rõ ràng thấy được.

– Trong rõ được: Luận nói Nhân duyên đầy đủ, như cây khô dùi lửa.

Chư Phật, đây là phân biệt khác với Nhị thừa v…. để nói lên gặp thiện tri thức chân thật. Nhưng đoạn văn này có hai thứ nghĩa gia thêm: Lấy từ bi v.v… là thầm gia thêm, do thầm che chở nên khởi tín tu hành.

Từ do tu v.v… trở xuống, là nói lên sự che chở, là hiện thân nói pháp, do nói lên sự che chở nên thực hành tiến lên chứng quả. Ở trong đó một câu tu điều lành thành thục là truy trước khởi sau. Nhưng văn ví dụ ở trước là dụ cho ý thầm che chở của đoạn đầu. Nếu văn dụ hiển bày che chở của đoạn sau, thì lẽ ra nên gia thêm để quạt rơm cỏ, để nêu lên gió, khiến cây đều hết sạch.

Sớ: Tự phần khai phát tâm kia, mới tu hạnh lành. Đây tự nhờ năng lực nhân duyên ở trước, nên nói tự phần.

Tiến thù thắng, nếu nêu ra cội gốc kia, cũng là năng lực huân trong ngoài ở trước. Nay nói về mặt ngọn thì đều là tự phần ở trước, lại xét một lớp, nên gọi là thắng tiến.

Chỉ bày nghĩa v.v…, là chỉ bày nghĩa cho hiểu, dạy thực hành để hành được đại pháp lợi ích, nên sinh pháp hỷ. Đây là địa vị tự phần ngay nơi tín, thắng tiến ngay nơi hạnh giải. Hướng tức Thập Hồi Hướng, đạo tức hạnh Địa thượng, Niết-bàn tức quả Phật. Nhưng, bạn lành và người tu hành gặp nhau thật khó. Vả lại, như thế gian có người muốn phát tâm, thì không gặp thiện tri thức chân thật; có thiện tri thức thì không thấy người phát tâm. Đường cảm ứng giao nhau thật là không dễ. Như trong kinh Niết-bàn dụ về cây kim hạt cải, cùng trong Pháp Hoa dụ rùa và cây. Đây đều nói lên bạn lành khó gặp. Nay hành giả tình cờ gặp duyên, nghe pháp giải ngộ, há chẳng nghĩ sớm trồng cội đức mà không sao! Mà không cầu tiến sao! Đâu chẳng nghĩ đời sau bị nghiệp trước kéo lôi, há được như đời nay gặp bạn cáo quý ư! Thật nên cố gắng.

Liệt nêu: Sớ Là ở nơi v.v… trở xuống, đứng về mặt năng ứng mà nói sai biệt. Phàm phu, Tiểu thừa là căn cơ, vì căn cơ kia hiện hình khác nhau, nghĩa là do Phật và Bồ-tát ứng hiện.

Thân được độ, tức hiện thân kia v.v… tùy theo căn cơ có muôn duyên không thể y cứ theo một. Do sự thức kia từ cảnh mà khởi, không rõ duy tâm, chỗ nào cũng phân biệt, tình lượng khác nhau, đây thì sai biệt tại Phật. Đã là sai biệt, huống chi mỗi mỗi có hơn kém khác nhau, thích nghi khác nhau. Đây là khác nhau ở căn cơ. Duyên tức thuộc Phật là duyên khác nhau. Song do căn cơ khác nhau bèn khiến ứng có khác nhau, chẳng cho rằng thân Phật có tướng khác. Như gương sáng là một mà bóng khác do hình.

Tam hiền v.v… trở xuống, xuất phát thể duyên khác nhau. Sau Bồtát Thập trụ lại hiện tám tướng giáo hóa lợi ích chúng sinh. Huống chi là địa vị kia há chẳng rõ ư!

Vì các v.v… trở xuống là đứng về mặt năng hóa hiển hiện bình đẳng. Bồ-tát ban đầu từ địa vị tín, sau cùng đến Thập địa.

Nghiệp thức gồm cả hiện thức, chuyển thức, chỉ hiện một thân Phật, không có Ba thừa khác nhau, nên nói chỉ hiện. Do Bồ-tát này hiểu sâu cảnh giới duy tâm, chẳng ngoài chấp định tướng, nên hiện thân Phật bình đẳng, làm duyên với kia, đây tức bình đẳng về Phật. Nên văn sau nói: “Do đồng thể trí lực theo đó ứng thấy nghe mà hiện tác nghiệp”.

Cũng có thể v.v… trở xuống là đứng về mặt sở hóa hiển hiện bình đẳng. Đồng phát đại tâm, đồng tin Đại pháp, đồng giải đại nghĩa, đồng

tu đại hạnh, đồng không lui sụt, nên đều bình đẳng. Đây là bình đẳng về căn cơ. Nên văn nói: “Nương vào Tam-muội mới được bình đẳng thấy các thân Phật”. Trì nghiệp, y sĩ, cũng đồng nói ở trước.

Nghĩa là Sơ địa v.v… trở xuống là xuất phát duyên thể, là Bồ-tát Đăng địa trở lên. Do trí vô phân biệt, chứng lý bình đẳng, biết tất cả chúng sinh chân như bình đẳng chẳng khác, nên hiện thân Phật bình đẳng ứng với chúng sinh.

Cảm dụng nhân:

Sớ: Căn cơ muốn người: người này căn cơ ưa muốn tu tiến, tức những người cầu Ba thừa.

Bên ngoài duyên thể, tức Bồ-tát Tam hiền trở lên và Phật đều tạo ra duyên này.

Khi tu hành, là khi mới khởi chán cầu tu tập gốc lành, trong đó có khác phát tâm cầu đạo quả Ba thừa.

Luận Cho đến được Phật, có hai nghĩa: Trong đó có La-hán, Bíchchi, nên nói cho đến; trong đây chỉ nói từ lúc mới phát tâm, sau cùng đến thành Phật, trong khoảng đó trải qua kiếp số gặp duyên bên ngoài không thể đầy đủ thời tiết, nên siêu vượt mà nói “cho đến”. Đồ dùng là dụ. Lớn nhỏ vuông tròn mỗi thức có phân lượng, Ba thừa hơn kém có thể do hai loại này, thì thọ cơ khí của đạo.

Khai chung:

Luận: Cha mẹ, v.v…, như Đức Thích-ca độ Tôn giả La-hầu-la là sức của cha. Lại độ những người như mẹ, con, cháu, v.v… quyến thuộc là các năng lực do người thân, như Tịnh Đức và Tịnh Tạng, Tịnh Nhãn cùng nhau giáo hóa vua Diệu Trang Nghiêm, cũng do năng lực quyến thuộc. Nghĩa là những người kia nên do loại này hóa độ, Phật vì họ hiện thân cha mẹ… ngoài ra ý lược nêu đồng.

Luận: Cấp sử v.v…, tức cung cấp bôn ba. Kinh Niết-bàn chép: “Vinh hoa tự quý, ta ở chỗ người kia làm tôi tớ, rong ruỗi cung cấp hầu hạ”. Kinh Tịnh Danh chép “Thấy cần cung cấp hầu hạ, hiện làm tôi tớ, vui mừng làm kia vừa ý, mới phát tâm đạo “.

Luận: Tri hữu, là biết nghe bạn lành. Như Ngài Thu Tử hoá độ Tôn giả Mục Kiền Liên, như mài dũa ngọc, mài thành đồ dùng.

Luận: Kẻ thù, như chưa sinh oán vương, con giết cha mẹ, khiến kia được chứng quả. Như không chán ngôi vua để làm việc giết hại, khiến mọi người đều được môn giải thoát.

Luận về bốn nhiếp:

Bố thí, khiến người khác phụ thuộc mình.

Ái ngữ, vì người khác nói pháp huân thành hạt giống tịnh.

Lợi hành, theo chỗ kia hành làm phương tiện lợi ích khiến gốc lành thành thục.

Đồng sự, vượt ác mà hòa hợp đồng với ác để dứt ác kia, gặp thiện đồng thiện mà thăng tiến cho điều lành kia.

Dùng bốn việc này tùy theo căn cơ mà dắt dẫn, nhiếp khiến vào đạo. Trong năm hạng, chỉ thứ tư là nghịch phương tiện, ngoài ra đều thuận.

Nhiếp riêng: Luận nói Vô lượng hạnh duyên, nếu can hệ đến chủng tâm đều xứng đáng, tùy thời phương tiện khéo vạch bày đầy đủ, không thể nói số, nên nói vô lượng. Như kinh Pháp Hoa nói Quán Âm, Diệu Âm hóa hiện, v.v… tức là việc này.

Biện dụng nhân: Luận nói Do khởi v.v… trở xuống, là năng huân.

Chúng sinh v.v… trở xuống, là sở huân. Thêm lớn, gốc lành là lợi ích. Gốc lành là tín tâm lần chuyển, sinh ra cành lá hoa quả giải, hạnh, chứng… nên nói thêm lớn.

Hoặc thấy là hoặc thấy hình kia, hoặc thấy thần biến. Như trước việc hiện hình khác nhau kia, khiến người ấy thấy vui mừng, sinh thiện phá ác nhập lý, cho đến một, hai, ba, bốn lợi ích, v.v… Kinh Tịnh Danh nói: “Hoặc có sợ hãi, hoặc vui mừng, hoặc sinh nhàm chán xa lìa, hoặc dứt nghi ngờ.”

Hoặc nghe: hoặc nghe giáo hóa kia cần khiến nhập đạo, hoặc nghe chỗ tụng kinh giáo kia tìm văn sinh hiểu, trở thành văn tuệ, hoặc nghe nói công đức tự tha mà phát tâm lành.

– Theo căn khai duyên:

Luận nói Hai duyên gần xa, do chướng có dày mỏng, bèn khiến bên trong huân có năng lực không có năng lực, do bên trong huân, ngoài gặp duyên lành, phát khởi gốc lành, bèn có hơn kém. Do hơn kém khiến căn có thuần thục hay chẳng thuần thục. Do đây thành lợi căn, độn căn, nên nhập đạo có mau chậm.

– Theo mỗi việc khai:

Luận nói thêm lớn hạnh duyên, chư Phật làm duyên vì khiến người Ba thừa mỗi vị tăng hạnh của mình để nhập chánh quán.

Sớ: Hạnh phương tiện, tức phương tiện chánh quán, kiến đạo trở xuống là chỗ tu các hạnh, đều là phương tiện nhập lý.

Luận nói duyên Thọ đạo, người Ba thừa nhập kiến đạo trở lên, thân chứng chân như gọi là thọ đạo, đây cũng lenchư Phật làm duyên giúp kia chứng nhập.

Sớ: Bốn nhiếp, là chư Phật, Bồ-tát làm duyên, giúp người hành kia thực hành bốn pháp nhiếp để lợi tha.

Ba không, v.v…, là ba môn giải thoát: Không, Vô tướng. Vô nguyện; cũng là vì kia làm duyên khiến trụ nơi ba môn giải thoát để tự lợi, chẳng cho rằng chư Phật muốn vì chúng sinh làm duyên, trước phải trụ trong lý ba không. Hai thứ duyên này đều là y sĩ thích. Nhưng, hai duyên này nếu y cứ ý theo luận, lý hợp các địa vị khắp chung nhân quả. Như trước chưa nhập tín, không tin nhân quả, Tam bảo, chân như, gọi là chưa thọ đạo. Phật, Bồ-tát, v.v… do làm duyên khiến kia tin nhận mới trao đạo khí, gọi là duyên thọ đạo. Đã nhập Tín rồi, chỗ hành tu mười thứ tin tâm cũng nhờ duyên kia, khiếnhành thêm lớn, gọi là tăng trưởng hạnh duyên. Như chưa nhập Thập giải, Thập địa, Phật địa, v.v… gọi là chưa thọ đạo. Nhờ năng lực duyên kia mà được thọ giải nhập chứng, được Niết-bàn, v.v… đều gọi là Thọ đạo. Nếu từ địa vị giải trở lên, tu hành trước Sơ địa, kiến đạo trở đi tu hạnh Sơ địa trở lên, Phật v.v… làm duyên khiến kia thêm lớn, gọi là tăng trưởng hạnh. Như Bồ-tát Bát địa được vô tướng vô công dụng, thôi nhập Niết-bàn, chẳng tiến lên Cửu địa. Phật vì họ nên hiện thân bảy thứ khuyến khích, sau phát hạnh tiến nhập mau chóng, há chẳng phải tăng trưởng hạnh duyên ư! Cho đến thành tựu Chánh giác, cũng nhờ chư Phật làm duyên. Thọ đạo thêm lớn hoặc trước hoặc sau, cả hai đều chung.

Hỏi: Đây là duyên khác nhau như văn của sớ ở trước chỉ phối hợp phàm phu, Nhị thừa. Vì sao cho đây là Tam hiền trở lên ư?

Đáp: Nếu như sớ phối hợp, tại sao luận nói ở trước là: “Từ sơ phát tâm khi mới cầu đạo, cho đến được Phật pháp trong đó hoặc thấy hoặc niệm ư! Nên biết duyên khác nhau này chung cho các địa vị phàm phu, Nhị thừa, Bồ-tát.

Hỏi: Một duyên bình đẳng như sớ, chỉ phối hợp Tam hiền trở lên, trong địa vị tín ở trước được có duyên này chăng?

Đáp: Nếu theo ý luận cũng có thể chung ở trước, do văn sau nói: “Có chỗ cho rằng chúng sinh nương vào Tam-muội mới được thấy chư Phật bình đẳng”. Như địa vị Thập Tín chính tu Tam-muội chân như. Ở trong đó người thấy đâu chẳng phải là duyên bình đẳng ư! Nên biết duyên khác nhau ở trước chẳng đứng về mặt định trong chỗ thấy, chỉ là tùy loại tùy nghi hiện thân mười cõi, v.v… nên gọi là khác nhau. Nếu nương Tam-muội thấy thân Phật bình đẳng. Trong sớ văn trước lại nương thức huân tập để nói về hai duyên, cũng một phen đi qua như 50 vậy, người học nên biết.

– Thực hành bình đẳng:

Sớ tâm bình đẳng v.v…, chín loài đều độ cả, chẳng phân biệt.

Luận nói tự nhiên huân tập, có hai:

Do gốc bi nguyện: Thường huân bản giác, không hề lìa bỏ.

Vô duyên từ: Thường huân xông chúng sinh, nhiếp lấy chẳng khởi tác ý đối đãi, nên nói “Tự nhiên”.

Sớ: Thường dùng, không gây ra diệu dụng có cảm ứng.

Luận nói Đồng thể trí, nghĩa là trí này đồng với thể chân như, lại biết tất cả phàm thánh, nhiễm tịnh đồng một chân, đây là trí Căn bản. Sau nói: “Mà hiện tạo nghiệp”, tức trí Hậu đắc.

Sớ: Giải thích thành thường dụng, cũng là giải thích thành nguyên do bình đẳng. Do tánh chân như bình đẳng không dứt không tận, nên độ khắp thường không lìa bỏ.

Như đây v.v… trở xuống, trong thuyết tín thành tựu phát tâm đại nguyện bình đẳng phương tiện.

Luận: Tùy ứng thấy nghe, là tùy theo địa vị Bồ-tát kia, Chỗ ứng thấy, mỗi mỗi thấy thân Phật và tịnh độ.

Đáng ứng nghe: mỗi mỗi nghe nói pháp chỉ giáo lợi ích vui mừng.

Hiện tạo nghiệp, là hiện hóa thân lớn nhỏ của nghiệp dụng. Đây là hiện thân nói pháp đều khởi duyên huân dụng, nên sớ nói: “Nói về tướng dụng kia” cũng có thể trong văn đều nguyện độ thoát là tâm bậc nhất. Độ thoát là giúp cho được diệt độ giải thoát. Tất cả chúng sinh là tâm rộng lớn. Thường hằng chẳng bỏ là tâm thường. Đồng thể trí là tâm chẳng điên đảo. Do có trí nên không có tướng nhân ngã trở lên, đều nói lên duyên thể bình đẳng. Hai câu sau nói lên tướng dụng kia.

– Đối cơ:

Luận nói Tam-muội, đời Tần dịch là Chánh thọ là chẳng thọ các thọ tức Tam-muội niệm Phật. Bình đẳng thấy Phật tức Pháp thân Phật. Do nương Tam-muội thấy sắc thân Phật, do chẳng chấp sắc tướng phân chia, đây là đồng Tam-muội chân như.

Sớ: Không có kia đây v.v…, là giải thích bình đẳng ở trước, rất dễ hiểu.

Trong nêu: Luận nói: Thể dụng huân tập v.v… trở xuống, lược chẳng nói tướng, cùng thể không hai. Do chỗ khởi hạnh hướng đến, huân thể dụng để biện tương ưng.

Giải thích:

Sớ: Nói về hạnh kém…, ý thức và năm thức đều là vọng tâm năng sở phân biệt, chưa xứng với chân như bình đẳng, chỉ nương sức tín tu tiến mà thuận theo. Phàm phu chưa nhập địa vị Tín. Bồ-tát tức Thập tínTam hiền trở lên, nghĩa này chính là chỗ nói ở trên về vọng tâm huân chân như.

Luận: nói chưa được v…., do chưa được tâm vô phân biệt, chưa tương ưng với thể chân như. Vì như thế trước Sơ địa chưa quên năng sở phân biệt, tức hạnh sở khởi chưa hợp với thể năng huân.

Sớ: Chánh thể trí, tức tâm vô phân biệt, chính là hội lý trí gọi là chánh thể trí. Thể tức nghĩa hội hợp. Chánh thể tức là trí. Do trì nghiệp đặt tên. Nếu dùng chánh thể làm chân như, tức y chủ thích. Thể Pháp thân chính là chân như. Chỉ vì nói theo người thì nên nói Pháp thân, hoá thân, v.v… Nói theo pháp thì nên nói thể dụng, chân như, v.v…

Luận: Chưa được nghiệp tự tại, do chứng chân như sau có khởi hạnh, hạnh tột cùng là diệu dụng chân như bình đẳng, mỗi hạnh đều từ chân khởi, đều xứng như lý, là nghiệp dụng chân thể, nên nói nghiệp tự tại. Nay ở địa vị này chưa được hạnh này, không được tương ưng với dụng. Đây là chỗ khởi hạnh, chưa hợp với dụng năng huân. Do dụng năng huân từ chân thể khởi, nghiệp tự tại cũng từ chân khởi, nếu hai dụng hợp, đồng là một thể, gọi là tương ưng. Trước Sơ địa thiếu hạnh này nên nói “chưa được”. Nếu đến Sơ địa trở lên thì được tương ưng, liền cùng người Tam hiền tạo duyên năng huân.

Hỏi: Nếu vậy thì tại sao trước nói Tam hiền khởi dụng, với Tiểu thừa…? làm duyên bên ngoài

Đáp: Trước nói chỉ là nương vào nguyện lực và năng lực Tammuội, khởi duyên sai biệt, thật chưa có ai 2ng tự nhiên làm duyên bình đẳng như vậy.

Sớ: Chứng chân trí hậu đắc, chứng chân sau khi khởi trí, hoặc có thể trí này cũng chẳng phải chân. Do trở lại duyên lự chân tạo tướng kiến đạo.

– Trong phần hai:

Luận nói Bồ-tát Pháp thân, Sơ địa trở lên cho đến Thập địa đều gọi là Pháp thân, do được trí bình đẳng chứng lý chân như, lấy pháp chân như làm thân.

Sớ: Như lý: Hạnh sở khởi hợp với thể năng huân, tức Pháp thân trên là sở hợp. Nghĩa là Bồ-tát này lấy pháp làm thân, vì nhân pháp chẳng khác. Tuy nhiên như lý thì tức là tên khác của chánh thể ở trước, trí hay chứng lý chân như, là Y chủ thích.

Luận: Cùng chư Phật, đã được tâm vô phân biệt thầm hợp với lý, nương chân khởi hạnh khắp tu tất cả, tự lợi lợi tha hợp trí dụng Phật, hai dụng một thể gọi là tương ưng. Nhưng đoạn luận này hướng về văn trước có chỗ khác nhau, do văn trước nói chưa tương ưng thì chánh thể hậu đắc cùng nêu một năng một sở. Nay đoạn văn này đối trước nêu năng, đối sau nêu sở, bởi văn khéo lược hiển bày lẫn nhau mà thôi, chớ không có ý riêng khác, văn sớ thuận giải thích bổ túc nghĩa thành đầy đủ, giúp lý kia được rõ ràng.

Sớ: Trí Như lượng, là tên khác của Hậu đắc, như khí lượng của các chúng sinh, như phần lượng của tục đế kia, thảy đều rõ biết.

Chứng chân v.v…, Y chỗ chứng chân lý làm phép tắc nên hạnh thực hành đều khế hợp chân như, nên nói là pháp lực.

Chỉ có tín lực, Địa tiền chưa chứng chân, chỉ tin thuận duyên chân tu hành, nên chẳng phải pháp lực. Địa Thượng gọi là chân tu, Địa Tiền gọi là duyên tu, tức là nghĩa này.

Bát địa trở lên, y theo hạnh vô công dụng để giải thích tự nhiên. Các thuyết tự phát tâm tu hành từ trước đến địa này đã trải qua hai vô số kiếp, từ đây về sau nhân vận tương ưng, như thuyền xuôi dòng không nhọc chống chèo, vẫn còn phải trải qua một vô số kiếp mới đến quả Phật. Nay xem kỹ ý của đoạn luận này, chẳng cần phải phối hợp riêng Bát địa mới nói tự nhiên. Chỉ là Bồ-tát Địa thượng chứng chân khởi hạnh, đều y theo pháp lực, đều là tự nhiên, chưa hẳn phải đến Bát địa, người học nên rõ.

Luận: Huân tập chân như, chứng chân khởi hạnh lại huân chân như, vì sao có vô minh mà chẳng dứt bỏ ư? Như mặt trời chiếu sáng lại soi chiếu mặt trời, đâu có ở trong mờ tối mà có thể chống cự ư?

Sớ: Vọng diệt hạnh thành, nghĩa là chín tướng đã diệt, muôn hạnh thành tựu. Vì muôn hạnh thành tựu nên đức đầy khắp hà sa. Do chín tướng diệt nên bụi trần dứt sạch.

Hỏi: Bồ-tát Địa thượng cũng có bốn ý như trí thức, v.v…, thế sao lại nói tương ưng mà khác Địa tiền?

Đáp: Thức tương tục là pháp chấp phân biệt, Sơ địa đã dứt nên được trí vô phân biệt tương khế với lý. Trí thức tuy còn mà chỉ là câu sinh chẳng chướng kiến đạo. Lại, xuất quán thì có mà nhập quán thì không, huống chi từ Nhất địa trở lên đã dứt trừ từng phần, đến Thất địa dứt sạch. Hai thức thô đã dứt, hai trí Diệu quan và Bình đẳng đã thành, nội chứng ngoại hiện có gì ngăn ngại? Tuy dẹp thức ba tế, lấy Diệu trí làm chính, chẳng trái tương ưng, cho nên trong luận chỉ nói được tâm vô phân biệt, chứ không nói thức ba tế. Do đây chẳng đồng địa tiền sự thức hiện hành mà chưa tương ưng, trong sớ chẳng nói, nên văn lược bớt.

Nhiễm tịnh tận chẳng tận, ở trênnói nhiễm tịnh đều có công năng, huân tập lẫn nhau thành thế gian và xuất thế gian, chẳng hay rốt ráo cái nào hơn cái nào kém? Pháp nào có tận, pháp nào chẳng tận? Nếu đều chẳng tận thì uổng công tiến tu. Nếu đều là tận thì thành đoạn diệt. Hoặc nói một tận một không tên thì là tận pháp nào, cho nên ở đây nói rõ.

Đầu, văn luận nói: Lại nữa, pháp nhiễm cho đến chẳng dứt, chưa nhập địa vị trước Thập tín, thì chín tướng lẫy lừng, sáu nhiễm nối tiếp, hoặc nghiệp chứa nhóm báo ứng xoay vần, sóng trần sa kiếp đâu thể cạn dứt. Cho nên trước nói: Tất cả chúng sinh chẳng gọi là giác, do từ xưa đến nay niệm niệm nối tiếp chưa từng lìa niệm, nên nói “vô thủy vô minh”. Lại, văn sau nói: Do Như Lai tạng không có mé trước, nên tướng vô minh cũng không có ban đầu. Tuy nhiên cũng không có người ngộ rồi lại mê. Kinh nói: Giác mê mê diệt, giác chẳng sinh mê. Như cây thành tro, tro không trở lại thành cây. Cho nên biết không có cái sơ khởi. Từ đầu cho đến thành Phật phải có dứt trừ, nhờ năng lực huân tập trong ngoài khởi tâm chán cầu, mới nhập Thập Tín. Nếu dừng nghiệp cũng tự chưa thể dứt trừ hoặc nghiệp. Từ địa vị Tam hiền mới là giác trừ, thẳng đến địa vị Phật mới được dứt hết. Nên biết chữ Dứt là thông suốt cả các địa vị. Các địa vị tức dần dứt trừ từng phần, địa vị Phật dứt sạch hết các đoạn. Nay do lược bớt các địa sau nên nói cho đến.

Lại nói: Đắc Phật rồi dứt, dứt rồi mới được thành Phật, chẳng phải thành Phật rồi mới dứt, bởi văn của luận cô đọng. Văn sau nói: “Vô minh đốn dứt gọi là nhất thiết chủng trí. Trước nói: Xa lìa niệm nhỏ nhiệm, nên được thấy tâm tánh”. Lại nói: Phá thức hòa hợp, diệt tâm nối tiếp, hiển hiện Pháp thân, v.v…”. các văn chẳng phải một, đây đều là nghĩa dứt vọng thành Phật. Nên biết pháp luống dối không thể rốt ráo, nên nói có sau cùng.

Kế, văn sớ: Chánh hiển, cũng là nêu vậy, trong đây đối chung nhân duyên thể dụng, gọi chung là pháp tịnh.

Luận: Thường huân tập, tức nhân thể tướng huân tập bên trong.

Tâm vọng diệt, do chân huân có sức mạnh nên giảm được vô minh, khởi hạnh đối trị, vọng tâm liền diệt, thành thục trí tịnh viên.

Pháp thân hiển hiện: tức phá tướng thức hòa hợp sinh diệt bên trong, hiển thể chẳng sinh diệt này, Như Lai tạng tại triền đến đây hiển hiện, gọi là Pháp thân. Tức ở trước nói cứu cánh giác, tướng trí tịnh, pháp xuất li cảnh, đắc Niết-bàn, v.v…

Khởi dụng huân tập, Pháp thân đã hiện, tức khởi nghiệp dụng tự nhiên, ứng hóa chúng sinh, đây là nghĩa dụng huân tập, liền thành hai duyên sai biệt và bình đẳng. Tức trước nói nghiệp tướng không thể nghĩ bàn, duyên huân tập cảnh, thành nghiệp tự nhiên…

Cho nên không dứt, vì ba thân đều thường, chẳng dứt tức nghĩa thường, nay trong thật giáo này chỉ nói hai thân tướng tức vô ngại, đâu được chẳng thường? Nhưng nay khoa này chỉ nói có ban đầu, cũng là nói một lần theo nghĩa dụng huân. Nếu theo thể tướng huân tập, thì không có ban đầu, nên văn nói: “Do pháp chân như thường huân tập”. Lại trước nói: “Từ vô thỉ đến nay đầy đủ pháp vô lậu, đầy đủ tánh nghiệp không thể nghĩ bàn tạo tác cảnh giới”. Nay hình đối pháp vọng, quyền tạo khoa này, không thể định chấp, đều chẳng liễu nghĩa, văn sớ rất dễ hiểu.

Biện chỉ bày nghĩa. Sớ có hai:

1. Trình bày ý:

Pháp trước, tức chỉ khoa tâm pháp sinh diệt trước. Đã nói về pháp nhiễm tịnh và sinh diệt khác nhau. Pháp sinh diệt này có hiển bày đối với công năng ba đại, nên nay chỉ ra.

Hỏi v.v… trở xuống, đầy đủ như trong phần lập nghĩa.

Giải thích tông chỉ, thuyên là năng thuyên, tức hiển bày liễu nghĩa. Văn nói: “Thuyên là đầy đủ”, nghĩa là nói đầy đủ lý sự. Nay môn Chân như này, môn là năng thuyên, thể là sở thuyên. Đã lấy môn làm chân như, chân như tức sở thuyên tông chỉ. Cho nên môn và thể không hai không khác.

Pháp nghĩa khác nhau, tức pháp nghĩa một tâm ba đại. Đây đều như trong phần Lập nghĩa đã nói.

a. Trong thể:

Luận Tất cả, là chung cả phàm thánh. Phàm phu là sáu cõi phàm, tức tất cả dị sinh.

Thanh văn v.v… trở xuống, là cõi bốn thánh. Đây là nói lên chân như bình đẳng từ phàm đến Thánh, hoặc đại hoặc tiểu, hoặc nhân hoặc quả đồng một thể không khác, ở phàm mê không hề bớt, ở Thánh ngộ chẳng hề thêm, nhân quả đại tiểu rõ ràng. Lại, nhiễm khởi chẳng thêm, chướng hết chẳng bớt. Dụng ẩn chẳng bớt, đức hiển chẳng thêm. Tuy nhiên thể đại thiên thông tình khí. Kinh nói: “Tất cả nhân quả thế giới vi trần nhân tâm thành thể”. Nay nói nghiêng về thành tựu hữu tình.

Sớ: Hơn kém, nghĩa là chư Phật cao quý nhất, phàm phu thấp hèn nhất, trung gian cùng so sánh chung cả hơn kém.

Chân thể, v.v…, tánh đức chánh nhân kia như hư không. Tuy làm đến cam địa có khác, mà trong ấy hư không đâu có khác. Tâm Kinh nói: “Tướng không của các pháp chẳng sinh chẳng diệt, chẳng cấu chẳng tịnh, chẳng thêm chẳng bớt”

Phàm vị: nói pháp thể này chẳng phải, nghĩa là đối với phàm vị trước, từ không mà có, cũng chẳng ở sau Phật vị, từ có mà không. Tuy nhiên, nếu nói cho tột thì thật ra phàm vị và chân như không có mé trước, chẳng phải phàm phu tức có mé trước, chân tánh không có mé trước, Phật vị cũng như vậy” Văn sau nói: “Do Như Lai tạng không có mé trước, tướng vô minh cũng không có ban đầu”. Lại nói: “Do Như Lai tạng không có mé sau, chỗ chứng Niết-bàn cùng tương ưng không có mé sau. Nhưng ý luận chưa hẳn nói theo địa vị, mà chỉ nói cùng tột quá khứ, chẳng có mé trước mà sinh khởi, tận ở vị lai cũng không có mé sau mà diệt tận. Mé (tế) là nói về thời gian, nhưng xem văn luận dường như chẳng phải không có mé trước sau, chỉ là chân thể chẳng ở trong mé trước mé sau mà sinh khởi, do đây nên văn sớ có lời giải thích này, người có trí nên xét kỹ mới hiểu được ý.

Nói thường hằng, nghĩa là một, trong sớ phối hợp riêng, cũng có nghĩa là một phen qua lại.

Đều hiển v.v…, cũng có thể chẳng thêm chẳng bớt chẳng sinh chẳng diệt, đều là nói lên lý do thường hằng. Lại, chẳng sinh chẳng diệt mới là chẳng thêm chẳng bớt, rốt ráo thường hằng. Nếu có sinh diệt thì có thêm bớt, chẳng phải thường hằng. Một câu này là nói lên chẳng cấu chẳng tịnh. Nghĩa là tại triền chẳng nhơ, xuất chướng chẳng sạch. Nếu chẳng như thế, thì có biến dị đâu thể nói thường hằng. Lại, do như nên chẳng thêm bớt, chân nên chẳng sinh diệt. Câu sau là tổng kết. Trong ba nghĩa này tức là văn trước nói “rốt ráo bình đẳng, không có biến dị, chẳng thể phá hoại”, như thứ lớp mà đối trị.

Chung: Nói từ xưa v.v…, là nói lên không có ban đầu, nên nói “từ xưa đến nay”. Chọn lựa chẳng phải ngoài thể nên nói “tự tánh”. Rõ ràng không kém thiếu nên nói “đầy đủ”. Ý bao gồm nên nói “tất cả”. Công năng đức nghiệp nên nói “công đức”.

Riêng: Nói Đại trí v.v…, ở đây có chung và riêng. Chung thì trí tức là tuệ, quang tức là minh, lại trí tuệ là quang minh. Riêng thì do theo nghĩa nên gọi là trí tuệ, do chấp tướng nên nói quang minh, trí tức là thể, tuệ tức là dụng, quang là tướng của thể, minh là dụng của tướng. Như hạt ngọc ma-ni thể có ánh sáng, do tự ánh soi nên nói là quang, chiếu vật nênnói minh. Suốt khắp phàm thánh nên gọi là Đại, y pháp hiển bày nên nói là Nghĩa. Lại, nói về tự thể thì khi hiển bày thể tướng chẳng hai chẳng khác.

Sớ: Bản giác trí minh là chỉ theo ý chung.

Nói Biến chiếu v.v…, tức thỉ giác. Pháp giới có hai là lý và sự.Thỉ giác chiếu lý tức trí như lý, thỉ giác chiếu sự tức trí như lượng. Lý lượng đồng xen nên nói là biến.

Sớ: Bản giác, là nói theo thể, tức bản giác kia hiển chiếu nghĩa biên gọi là Thỉ giác, thể của Thỉ giác vốn là Bản giác.

Luận: Chân thật, v.v…, y theo căn sở rõ phát cảnh nghĩa biên, gọi là thức tri, liễu như lý sự lìa hẳn các lỗi nên nói là chân thật.

Sớ: Không đảo, tức lìa bốn đảo và các chấp khác.

Nói Tự tánh, v.v…, chẳng nương duyên khác nên nói là tự tánh, ở triền chẳng nhiễm nên nói thanh tịnh tại triền, đối với các pháp chính gọi là tâm. Sớ nói: “Lìa nhiễm chỉ được nghĩa một”.

Nói Thường lạc, v.v…, Thường nghĩa là cùng tột ba mé mà không thay đổi, Lạc là đối với các khổ mà không can hệ, Ngã là ở trong sáu đường mà chẳng bị ràng buộc, Tịnh là đối với chín tướng mà không nhiễm. Đây là bốn đức của tự tánh Niết-bàn.

Sớ: Tròn đủ, các đức tuy nhiều nhưng đều chẳng ngoài bốn đức này. Do bốn pháp này thu nhiếp tất cả các đức.

Nói mát mẻ, v.v… là không bị các hoặc làm cho nóng bức nên nói mát mẻ, ở đây nói lên Bát- nhã. Không bị quả báo sinh diệt nên nói bất biến, đây là Pháp thân. Không bị nghiệp trói buộc nên nói tự tại, đây là giải thoát. Tức lìa ba chướng thành ba đức. Sớ nói “không dời đổi” cũng chính chỉ cho một trong ba đức, văn này nghĩa lý chẳng khác với câu trên, sao lại cho rằng mát là nghĩa Tịnh, mẻ là nghĩa Lạc, bất biến là nghĩa Thường, tự tại là nghĩa Ngã. Nay chỉ lìa các thuyết ba bốn cho nên thành hai đoạn.

Kết: Nói hơn hà sa, trên chỉ lược hiển bày, chẳng thể chép đủ.

Chẳng lìa, hễ nêu bất cứ một đức nào đều toàn nhiếp chân tánh và tất cả đức, xem văn sớ sẽ hiểu.

Nói chẳng dứt, vô thỉ vô chung. Sớ chép: “Tương tục là vô chung”.

Nói chẳng khác, ở trên nói chẳng lìa sợ e cho là như cây chẳng lìa đất, tay chẳng lìa cánh tay, nên nói “chẳng khác”. Chẳng khác là chân như tức đức, đức tức chân như. Sớ nói: Lời nói Đồng vị cũng là giải thích tóm lược.

Nói Chẳng thể nghĩ bàn, tức một tánh mà nhiều nghĩa, nhiều nghĩa

mà toàn một tánh, chẳng thể do định lượng mà được, chỗ tâm hành diệt đường ngôn ngữ dứt, sớ nêu lên một nghĩa để bày rõ.

Nói Phật pháp, Phật là giác, ý nói công đức ở trên hoàn toàn là pháp của bản giác. Kinh Kim Cương nói: “Tất cả pháp đều là Phật pháp”.

Sớ: Chỉ Phật v.v…, giải thích chữ Phật theo Thỉ giác, nghĩa là Phật là tột cùng Thỉ giác, pháp là các công đức trước, nói lên các pháp này chẳng phải nhân vị mà hiểu rõ pháp của Phật.

Pháp sở giác: ở đây theo Bản giác giải thích chữ Phậ, Phật tức là pháp, nghĩa như trước giải thích.

Luận cho đến, vượt hơn hà sa kia nên nói cho đến, đầy đủ tức không chỗ thiếu. Ý nói: “Cho đến hơn hà sa số nghĩa lý đều đầy đủ không hề thiếu sót”.

Sớ: Như đây v.v… trở xuống, là do tu hiển tánh, đây là hiển bày ngược lại.

Đã chứng v.v… trở xuống là thuận giải thích như văn. Như trong biển có của báu mà người ngoài chẳng biết. Lội biển: đã đến được đáy đâu thể chẳng tin! b. Trong đặt tên:

Nói Như Lai tàng, có đủ ba nghĩa:

1- Nghĩa che đậy. 2- Nghĩa gồm nhiếp. 3- Nghĩa sinh ra. Rộng như ở trước nói.

Khi ẩn, giống như hai nghĩa trước và sau. Ẩn nên gọi là tàng. Đây là Như Lai tự ẩn chẳng hiển. Lại, nhân địa sinh ra quả địa công đức nên gọi là Tàng.

Nói Pháp thân Như Lai, nếu lấy Ứng thân làm Như Lai, tức Y sĩ thích. Nếu lấy chân thân làm Như Lai, tức Trì nghiệp thích.

Tuy nhiên thân kia, cũng có ba nghĩa:

Nghĩa thể: Tự thể chân như nhậm trì chẳng mất.

Nghĩa y: Là sở y của Báo thân và Ứng thân kia.

Nghĩa chứa nhóm: Là chỗ chứa nhóm tất cả công đức.

Duy Thức nói: “Thể y, nghĩa, tụ chung gọi là Thân”.

Khi hiển v.v…, tức nghĩa sau. Nghĩa là muôn đức gọi là Pháp, y chỉ gọi là thân. Nhưng đức này có tu tánh. Nếu nói theo tu thì thuộc Báo Ứng, thành nghĩa y chỉ. Nếu nói theo tánh, thì là nghĩa chứa nhóm. Thể kia một nghĩa, ngay trong thể ở đoạn trước, ở đây chẳng nói.

Hỏi: Pháp thân đã thuộc vô vi, chẳng phải chứa nhóm, sao lại nói chứa nhóm?

Đáp: Công đức đã là không nhiều mà nhiều, đâu ngại tụ là không tụ mà tụ. Đây đều là nói nghĩa, tròn đủ không trệ ngại, chẳng phải thật pháp chứa nhóm có thể phân biệt được.

Hỏi: Nói “Trên nói chân như”, nghĩa là trong môn trước nói: “Từ trước đến nay lìa tướng nói năng, lìa tướng tên gọi, lìa tướng tâm duyên, rốt ráo bình đẳng không có biến dị, không thể phá hoại, chỉ là nhất tâm, nên gọi Chân như”. Vì sao v.v… trở xuống, đối trước chánh là vặn hỏi. Trước nói lìa tướng bình đẳng, nay nói công đức sai biệt, trước sau tuần hoàn, nghĩa kia như thế phải chăng?

Đáp: Trình bày: Nói tuy thật v.v… trở xuống, vẫn còn hiện văn tướng sai biệt.

Mà không v.v… trở xuống, chẳng trái nghĩa bình đẳng trong môn trước.

Đều đồng một vị: “đều” là đồng, tức chỉ cho pháp sai biệt ở trước.

Đồng: Các pháp không tánh chỉ một chân như. Một vị dụ cho minh, như nước tám công đức một vị không khác nhau.

Nhất chân như: nói pháp, trong sớ pháp dụ cũng là minh.

Gạn giải thích:

Sớ: Chẳng thể phân biệt, không có phân biệt luống dối.

Chẳng phải sở phân biệt: đã không có tâm luống dối, tức lìa tướng sở phân biệt. Văn trước nói: “Tâm diệt nên các thứ pháp diệt”.

Không có năng sở, do tâm cảnh trước đều mất, được sai biệt tức không sai biệt, đồng một chân như.

Lược: Sớ: Kia đã v.v…, đã thì năng sổ đều mất, khiến một thể không hai, như tướng khác nhau ở trước, nương vào đâu mà kiến lập?

Do y, v.v…, trước nói là tâm sinh diệt tướng nhân duyên chỉ bày tự thể tướng dụng Đại thừa”. Năng hiển đã nhiều, sở hiển cũng rộng, đều là dụ hà sa.

Lại nêu v.v… trở xuống là giải thích nêu gốc để rõ ngọn, rất dễ hiểu.

Đối hiển: Luận có ba:

Nêu chỗ mê lý: Sớ: Chỗ mê lý là nghĩa lý chân như đầy đủ trong môn Chân như.

Phối hợp riêng: Nói mà có v.v… trở xuống, có ba:

Nêu riêng tám thứ:

1- Vô minh đối với trí tuệ: Nói Vọng tâm, tức ở trước nói không biết đúng như thật, bất giác khởi niệm, tức ở trước nói bất giác tâm động, gọi là nghiệp tướng. Thấy cảnh giới tức chuyển tướng, hiện tướng ở trước. Ba tướng này tức là thức A-lại-da vô minh. Lại, chữ “Thấy” nghĩa rộng cũng chung bốn thô, nên sớ nói thô tế.

Sớ: Nương chân v.v… trở xuống là tướng sinh diệt. Nghĩa đầy đủ ở trước.

Sắp muốn v.v… trở xuống là giải thích ý. Vì Tịnh do nhiễm mà được, nên phải rõ. Môn chân như không nhiễm nào có thể đối đãi, nên không có nghĩa chỉ bày. Ở đây môn sinh diệt nhiễm tịnh đã phân, nên phải đối ngược lại để nói lên tướng đại. Các câu có nêu rõ ràng, theo văn sẽ thấy.

Làm sao hiển bày: là đoạn văn vặn hỏi để khởi văn sau.

Nói Tâm tánh chẳng khởi: là chẳng khởi niệm.

Sớ: Đã khởi v.v… trở xuống, trước nói: “Tất cả chúng sinh không gọi là giác, do niệm niệm nối tiếp, không hề lìa niệm”. Hiển bày ngược lại, vô niệm tức gọi là trí giác.

2. Thấy cạn cuộc đối với chiếu khắp: Nói nếu tâm khởi.

Sớ: Vọng thấy chẳng khắp, như người thấy hướng đông chẳng thấy hướng tây, xa gần, trong ngoài, sáng tối cũng giống như vậy. Nên kinh nói: “Cái thấy của chúng sinh không hơn gang tấc”. Do còn tâm năng kiến nên đối với các cảnh có chỗ chẳng thấy.

Chân chiếu tròn sáng: do không thấy nên không chỗ nào chẳng thấy, nên Triệu Luận chép: “Bát-nhã vô tri mà không chỗ nào chẳng biết”. Người Sơ địa được gọi là Kiến đạo, do không còn thấy năng sở.

3. Vọng kiến đối với chân tri: Nói Nếu tâm có v.v… trở xuống.

Chẳng phải chân thức biết, động thì không như thật biết nên chẳng phải chân.

Sớ: Ngược lại v.v…, do tâm không động thì chỗ biết chân thật, chân thật là lìa luống dối. Từ đây trở xuống đến “chẳng tự tại”, mỗi câu văn ban đầu, ứng hợp đều có nói.

Nếu tâm có động: nhưng ở cuối câu đầu lại nói “tâm tánh không động, v.v…”, tức tùy câu mà đối ngược, văn luận còn lược, chỉ nêu vọng hay đối.

4. Vô tánh đối với hữu thể: Nói Không có tự tánh.

Sớ: Vọng nhiễm không tự thể, nương chân vọng động, đâu có tự thể.

Tâm tịnh: là tâm không động. Lìa duyên độc lập, thể độc lập xưa nay không nhiễm. Đây là không đuổi theo duyên sinh, không nhân cảnh khởi, nên nói “tự tánh tâm thanh tịnh”.

5. Điên đảo đối với chân thật: Nói Chẳng thường v.v… trở xuống.

Sớ: Bốn đảo, tức vô thường, khổ, vô ngã, bất tịnh. Tâm động nên khởi sắc tâm đối với hữu lậu. Sắc tâm hữu lậu tự tánh chẳng thường, v.v… phàm phu chấp cho là thường, v.v… nên thành bốn thứ điên đảo.

Ngược lại, v.v…, do chẳng động nên sắc tâm chẳng khởi. Do chẳng khởi nên chỉ tánh chân như thường trụ thanh tịnh tự tại an vui, nên thành bốn đức.

6. Nóng bức đối với mát mẻ: Nói nóng bức.

Sớ: Các hoặc, do tâm động khởi các loại tham, sân, v.v …, phiền não lẫy lừng nên thành nóng bức.

Nên nói…, tâm chẳng động tức là chân như, chân như không mê hoặc thì chẳng nóng bức, đã không nóng bức nên gọi là mát mẻ.

7. Biến dịch đối với ngưng nhiên: Nói Suy biến.

Sớ: Vọng nhiễm thay đổi: do tâm động khởi nơi chín tướng, chín tướng là Sinh, trụ, dị, diệt, già, bệnh, chết … nên thành suy biến.

Hiển bày ngược lại v.v…, tâm chẳng động tức là chân như, trong chân như vốn không có chín tướng sinh diệt thay đổi, nên nói bất biến.

8. Trói buộc đối với tự tại: Nói chẳng tự tại.

Sớ: Nghiệp quả v.v…, do tâm động khởi nghiệp chịu báo đọa trong năm đường, gọi là trói buộc.

Chân như tự tại, tâm chẳng động tức là chân như, trong chân như không có nghiệp trói buộc, nên nói tự tại.

Trên nói, v.v…, trong đoạn này đều nêu lên vọng nhiễm, do đối đãi nói lên tịnh đức ở trước. Văn luận lược không nêu đầy đủ. Nên nay trong sớ lược chỉ bày ba nghĩa sau.

Nêu chung các pháp: Nói cho đến v.v… trở xuống.

Nói cho đến, đã hơn hà sa không thể nói đầy đủ, nên nói “cho đến”.

Đối nghĩa này: Hà sa pháp nhiễm tâm động cho nên thành, khi tâm chẳng động, các công đức tịnh đều nhiều hơn số cát sông.

Các tịnh v.v…, tức thức biết chân thật, trở xuống các nghĩa, v.v…

Sớ: Mỗi một v.v…, do tâm tánh động và không động, ngược lại nói các pháp nhiễm tịnh. Nay phải xét lại văn. Do tâm động ở trước, không động ở sau. Chỗ nói lên các pháp nhiếp tại khoảng giữa, trong đó lại thiếu mục tịnh đức. Vì muốn mỗi thứ riêng đối khiến người dễ hiểu, nên nói: “Nếu tâm có động” thì không tự tại, tâm tánh không động thì được tự tại.” Như văn sớ ở trước, theo đoạn “trình bày ngược lại”. Nếu lại chấp lấy ngôn ngữ, nên lại nói “nếu tâm có động thì là trói buộc, tâm tánh không động thì gọi là giải thoát. Chỗ khác đều mô phỏng theo đây, không thể nói đủ. Nhưng tám cặp trước, ở hai đoạn đầu mỗi đoạn đứng về nghĩa nói riêng “khởi niệm khởi thấy”, đây cũng chẳng ngoài nghĩa tâm động. Nếu muốn mỗi thứ nêu nghĩa riêng, chân thật hiểu biết, v.v… cũng có nghĩa riêng, nên nói: “Tâm khởi phân biệt, chẳng phải chân thức biết, tâm lìa phân biệt tức là nghĩa chân thật thức biết”. Cho đến “Nếu tâm khởi nghiệp thì không tự tại, v.v…” nên biết nghĩa tâm động là chung, ngoài ra đều là riêng.

Hiển bày riêng đầy đủ: Nói nếu tâm v.v… trở xuống.

Sớ: Vọng tâm v.v…: Nếu thấy có pháp ngoài tâm, sinh ra sự tìm cầu, thì không bao giờ tìm cầu được. Ngược lại, nếu cho là thiếu, thì cũng có thể có một pháp nào đó ở ngoài tâm mà có. Ấy nên nghĩ tức là nói: Trong tánh công đức có chút gì thiếu, giống như có xin của cải người người khác, vì biết rằng nhà mình không có.

Tịnh đức v.v…, do tâm tánh không ngoài, tất cả công đức đều đầy đủ, thì sẽ quên chấp mà khế hợp, không thể khỡi tâm mà cầu. Nên biết có sở chấp đều là luống dối, do từ phân biệt sinh. Ở đây ý hiển bày khác Quyền tông, cái gọi là quả Phật công đức vô lậu đều do tu mà sinh. Nay đây Luận tông chỉ tức ngay nơi tu hiển bày, vốn tự có. Vàng ròng tạo ra vật tượng, có thể lấy làm ví dụ.

Kết được tên: Nói gọi là v.v… trở xuống, cả hai đứng về mặt nhân quả, như ở trước có nói.