KHỞI TÍN LUẬN SỚ BÚT SẢO KÝ
Sa-môn Tử Tuyền ở Trường Thủy ghi
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 17

Hỏi: Nói trên nói dưới, dẫn lời nói trước để làm tông nghĩa, tức ở trước nói: “nghĩa giác: là tâm thể lìa niệm. Lìa tướng niệm: Đồng cõi hư không, không đâu chẳng khắp, một tướng pháp giới, v.v…”. Lại, trong môn Chân như và thể tướng chân như trong đó đầy đủ. Vì sao v.v… trở xuống, đối để thành nạn. Vốn ý nói: Chân như chúng sinh tức đồng thể Phật, chỉ niệm chân như thì sẽ được đạo, đâu có dụng riêng lại tu các hạnh ư?

Đáp: Đây là chỉ cho dùng trực tâm chẳng được nói ngay hai tâm sau:

Dụ: Nói Ma-ni, v.v…, thể báu tuy tịnh mà tướng chẳng tịnh, nên phải đối trị.

Chính hợp: Nói Chân như, v.v…, đứng về mặt thể tuy xưa nay vắng lặng. Đứng về mặt tướng hiện tại có trần lao. Nếu không khởi hạnh đối trị, thì không nhờ đâu được dồng chư Phật. Nên biết Phật và chúng sinh chỉ đồng thể mà tướng chẳng đồng. Tướng chúng sinh thì sáu nhiễm lừng lẫy. Tướng chư Phật thì các điều lành nhóm họp khắp cả. Khoảng cách giữ trời với đất đâu thể hùa theo. Nên Viên giáo của tông Thiên Thai nói đủ về “sáu tức”. “Tức” nên chân như bình đẳng, “Sáu” nên hạnh vị vốn có khác nhau. Đâu đồng mờ mịt chỉ chứng lý mà thôi.Nên tu tiến để xả bỏ trần hoặc. Nếu kia chỉ niệm thì chưa khỏi chìm đắm vào “không”. Chỉ quán phải nương nhau mới là Phật pháp. Vì dụ đầy đủ đáng nên suy nghĩ.

Gượng giải thích: Nói do cấu v.v…, nghĩa là chúng sinh từ vô thỉ đến nay bỏ giác theo trần, tất cả pháp đối với sắc thinh v.v… khởi tham sân… vô lượng phiền não, các pháp cấu nhiễm, nay đã giác biết lỗi lầm, nên khởi đối trị. Cấu sở trị rất nhiều, thiện năng cấu chỉ một. Kia giống như bệnh có nhiếu thuốc chẳng phải một thứ, nên tu tất cả hạnh. Kinh Kim Cương cũng nói: “Do vô ngã vô nhân, tu tất cả pháp lành thì được A-nậu Bồ-đề…”

Thuận chân:

Nói tự nhiên, v.v…, các hạnh bất thiện đã trái chân lý, tất cả hạnh thiện thật nên thuận chân.

Sớ: Bên ngoài trái v.v…, như hạnh bố thí, ngoài trái với sẻn tham, trong thuận với không sẻn tham. Cho đến Bát-nhã, ngoài trái với vô minh, trong thuận với thể minh.

Hiển bày lại phương tiện, do trước đáp câu hỏi rằng: “Chẳng dùng phương tiện huân tu thì không bao giờ được tịnh”. Nay ở đây nói lại chỗ tu phương tiện. Trước chỉ phát tâm chưa hành việc kia. Nay nói sao thì hành vậy, trước là tâm năng khởi, đây là hành sở khởi. Nên ở trước sớ nêu đều nói bổn hạnh. Nên biết văn trước chỉ nói về tướng phá tâm, ở đây nói về tướng tu hành.

Nêu số:

Luận nói phương tiện, nói chung có bốn thứ:

Tiến thú phương tiện.

Quyền xảo phương tiện.

Tu hành phương tiện.

Tập thành phương tiện.

Văn này chính ngay nơi phương tiện một và ba, gồm cả hai và bốn.

Sớ: Chú văn có ba, như kế đến là hạnh sở khởi của ba tâm trước, trước sau đối nhau, như văn rất dễ thấy.

Khoa đầu Chẳng trụ đạo có hai ý:

Chẳng giống như không, đạo tức là nhân. Nhân hạnh vô trụ, nên văn của Bổn sớ nói là: “Hạnh vô trụ”.

Đạo là tánh chân như, bổn tánh này vô là trụ. Hai ý hợp lại luận mới đồng ý chỉ của luận. Bởi tánh vốn vô trụ, nên hạnh cũng vô trụ mà thuận theo bổn tánh.

Nói một là v.v… trở xuống là nêu tên, hành phương tiện tức là căn bản, để rõ khoa này làm căn bản cho hai hạnh lợi ích ở sau.

Luận: Nghĩa là quán v.v… trở xuống, chính là chỉ bày, ở sau đều mô phỏng theo đây.

Sớ: Người trí, v.v… nếu thấy các pháp có sinh diệt thì thành vọng thức của phàm phu, là trụ sinh tử. Nên biết trái với đây mới xứng với trí. Cũng tức nghĩa nương chân như bất biến, là tu hạnh chỉ.

Nói nhân duyên, v.v…, nếu hòa hợp với nhân duyên nhiễm, thì quả khổ nghiệp ác chẳng mất. Nếu nhân duyên tịnh hòa hợp tức quả vui của nhân lành chẳng mất. Đây là nhiễm, ác, v.v… chỉ cho ba đường; Tịnh, 55 thiện chung cho cả trời, người, Nhị thừa và Phật đạo.

Khởi đại bi: tức nhân duyên gần hòa hợp quả báo thiện ác, nên có thể trái mê thành ngộ, chuyển phàm thành thánh, mới khởi đại bi cảm ứng muốn cứu giúp.

Tu phước, là tu thí, giới, nhẫn, tinh tấn, thiền định để nhiếp hoá chúng sinh. Nghĩa là bố thí nhiếp nghèo cùng; trì giới nhiếp phá giới, v.v… dùng năm hạnh này làm môn phước đức. Đây là giáo hóa chúng sinh mà tu phước đức. Do lợi tha mà tự lợi. Nên kinh TịnhDanh chép: “Các loài chúng sinh là Tịnh độ của Bồ-tát, v.v…”

Chẳng trụ v.v… trở xuống, nếu trụ Niết-bàn thì một bề vắng lặng, đã nói giáo hóa chúng sinh tu phước, nên biết chẳng trụ cũng chẳng nương nghĩa chân như tùy duyên, là tu hạnh quán.

Do tùy v.v… trở xuống là nói pháp tánh xưa nay chẳng thật có nên nay chẳng trụ sinh tử. Xưa nay chẳng phải không nên nay chẳng trụ Niết-bàn. Lại, do tánh bất biến nên chẳng trụ sinh tử, tùy duyên nên chẳng trụ Niết-bàn. Cho đến phàm thánh, đoạn thường, một khác, v.v… các pháp hai bên không thể nói hết, lìa hai bên này mới gọi là tùy tánh. Nay do tức trí của bi làm bổn hạnh tự lợi. Do tức bi của trí làn bổn hạnh lợi tha. Lại, đoạn văn này tức lấy nghĩa đồng một tâm ba quán. Nghĩa là quán pháp vô sinh, tức là Không quán, Quán chân đế. quán nhân duyên hòa hợp tức Giả quán, quán tục đế. Thuận theo pháp tánh tức Trung quán quán nghĩa đế đệ nhất. Tức ba mà một, tức một mà ba, chẳng ngang dọc cùng quán biệt đế đều giống như vậy.

Đoạn đức:

Sớ: Phải dứt hai ác, ác đã sinh thì dứt, chẳng cho tiếp tục; ác chưa sinh thì dứt, chẳng để sinh khởi.

Chỉ trì: thì nói về mặt pháp ác nên chỉ gọi là trì, tác gọi là Phạm.

Nói Tàm quý, là hai tâm sở trong mười một món thiện.

Tàm: Nghĩa là tôn quý tăng thượng, sùng trọng người hiền thiện, xấu hổ tội lỗi, dứt các hạnh ác.

Quý: Nghĩa là quở trách nhàm chán tăng thượng, khinh chống bạn ác, xấu hổ tội lỗi, dứt các nghiệp ác.

Hối lỗi, tiếng Phạm là Sám-ma, Hán dịch là Hối lỗi, nghĩa là phát lồ tội trước, sửa đổi lỗi xưa để nay tiến tu.

Trong đây, dứt tất cả pháp ác, năm chữ này chung cho cả đã sinh và chưa sinh, ngoài ra đều hạn cuộc ở nơi đã sinh. Là điều ác đều dứt nên nói là “tất cả”. Văn này nói: ác đã sinh khiến chẳng thêm, người chưa sinh điều ác tự nhiên chẳng sinh.

Nói do tùy v.v… trở xuống là nói nguyên do.

Bổn tánh lìa lỗi, khởi lỗi thì trái. Nay đã dứt nên phải thuận lý. Lỗi dứt, tánh bày gọi là Pháp thân. Pháp thân là đoạn đức. Nay trong sớ lấy khoa này đặt tên.

Trí đức:

Sớ: Siêng tu hai thiện, thiện đã sinh, tu cho thêm nhiều, thiện chưa sinh thì tu cho phát sinh. Nên văn nay nói: “Phát khởi thêm lớn” là nêu hai nghĩa.

Tác trì, nghĩa là nói theo pháp lành, tác gọi là trì, chỉ gọi là phạm.

Nói cúng dường, có ba thứ: Tài, pháp và quán hạnh.

Lễ bái, Tam tạng Lặc-ma nói có bảy thứ:

Ngã mạn lễ.

Xướng hòa lễ: Hai lễ một và hai này chẳng đúng nghi thức.

Cung kính lễ: Kính từ tâm phát ra thân miệng, năm vóc chấm đất.

Vô tướng lễ: Thâm nhập pháp tánh, lìa tướng năng sở.

Khởi dụng lễ: Quán thân và Phật đồng một duyên khởi như huyễn như ảnh, khắp cùng thân tâm lễ khắp tất cả.

Nội quán lễ: Chỉ trong thân lễ, còn Pháp thân chân Phật chẳng duyên Phật khác.

Thật tướng lễ: Hoặc trong, hoặc ngoài, hoặc phàm, hoặc Phật đồng một thật tướng.

Nếu thấy Phật đáng lễ cũng là tà kiến. Quán thật tướng của thân, quán Phật cũng như vậy, gọi là lễ kính bình đẳng, nên Ngài Văn-thù có bài kệ rằng:

Vì chẳng sinh chẳng diệt, Kính lễ không sở quán.

Y theo chỗ hỏi lìa cấu tuệ, lễ pháp Phật trải qua gồm có tám thứ:

1 – Cúng dường. 2- Khen ngợi. 3- Lễ Phật. 4- Sám hối. 5 – Khuyến thỉnh. 6- Tùy hỷ. 7- Hồi hướng. 8- Phát nguyện.

Trong tám ý này, ý chính là lễ Phật. Ngoài ra bảy thứ kia đều làm duyên cho lễ Phật. Nghĩa là cúng dường, khen ngợi là lễ Phật. Khuyến thỉnh tùy hỷ là ý lễ Phật. Câu thứ bảy là hồi lễ các công đức hướng đến ba chỗ. Câu thứ tám là chỗ hy vọng vạch bày ý tựa.

Nhưng tám thứ này, mỗi thứ hay rất chướng san tham, cảm ứng tiền tài (công đức) giàu có. Khen ngợi trừ ác khẩu, được biện tài vô ngại, lễ Phật trừ ngã mạn được thân tôn quý. Sám hối trừ ba chướng, được y báo chánh báo đầy đủ. Khuyến thỉnh trừ hủy báng pháp, được học rộng trí tuệ. Tùy hỷ trừ ganh ghét, được nhiều quyến thuộc. Hồi hướng trừ kém yếu, hành thiện rộng lớn. Phát nguyện trừ lui sụt, tổng trì các hạnh. Nay trong văn này có phát nguyện, nhưng thiếu hồi hướng, ảnh ở trong văn.

Về duyên tu hành, về mặt duyên tốt Tam bảo tu nhập chánh hạnh. Ái kính bốn câu, rất dễ biết. Nếu nói theo Nho giáo thì: “Mẹ chỉ cho ái, vua chỉ cho kính, cha gồm cả ái và kính”, nên Hiếu Kinh nói: Giúp ở việc cha, vì việc mẹ mà ái đồng. Giúp nơi việc cha, vì việc vua mà kính đồng”. Nên mẹ chấp ái kia mà vua thì chấp kính kia, gồm cả là cha. Nhưng ở đây nói theo phần nhiều, nay tâm vì việc cha mà kính nói Tam bảo, nên gồm cả ái vàkính.

Nói thuần hậu, tâm trịnh trọng mà không tạp loạn, cũng có bốn trường hợp:

Thuần mà chẳng hậu: Nghĩa là tạm thời thành khẩn.

Hậu mà chẳng thuần: Là lâu dài lẫn lộn.

Đều thuần hậu: Hết đời vẫn không làm trái.

Chẳng đều thuần hậu: Không có tư tưởng bền chặt.

Nay là lấy câu thứ ba.

Nói tín tăng, v.v…, từ địa vị Thập tín đổi nhập chánh định, đây là năng lực nội nhân tu hành.

Lại do v.v… trở xuống, năng lực ngoại duyên giúp đỡ, cũng có thể câu trước là sinh trí được lợi ích, trường hợp sau là diệt chướng được lợi ích.

Tiêu nghiệp v.v…, ở trước lễ bái khen ngợi, v.v… mỗi trường hợp đều trừ chướng, đã phối hợp như trước, lại thực hành điều thiện. Như trong phần thứ tư ở sau nói.

Nói do tùy v.v… trở xuống là nói ý. Tánh vốn lìa si chướng kia, nay dùng tu trí dứt chướng há chẳng thuận tánh hay sao? Ở đây hạnh thành tựu tức nói lên báo thân. Báo thân tức trí đức, chính là khoa này.

Hạnh lợi tha:

Nói phát nguyện. Phát nghĩa là sách tấn, khích lệ, kết ý. Nguyện là mong cầu ưa muốn. Nhưng có bốn thứ. Cốt yếu đứng về tâm kia nên gọi là thệ nguyện. Nay đoạn văn nằy là một trong bốn đoạn. Ngoài ra, ba đoạn phát nguyện kia đã ở văn trước, nghĩa là hay dừng phương tiện, tiêu chướng, lìa si, tức vô biên phiền não thệ nguyện dứt. Phát khởi gốc lành tăng trưởng phương tiện, tức vô lượng pháp môn thệ nguyện học. Hành hai pháp này đều là Bồ-đề, tức Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành.

Sớ: Tâm lâu dài: độ tận là thời kỳ không giới hạn kiếp số, nên ở tận mé vị lai.

Tâm rộng lớn, không có phân biệt, tức sinh tâm chín loài đều độ.

Tâm đệ nhất, siêu việt cảnh trời, người và Nhị thừa, khiến được vui vô thượng vắng lặng.

Nói do tùy pháp tánh v.v… trở xuống, thứ lớp giải thích nguyên do ba tâm trước. Hai câu đầu giải thích tâm lâu dài, nghĩa là pháp tánh thường trụ vô thỉ vô chung, nên nay độ chúng sinh tận đời vị lai, không có mệt mỏi nhàm chán mà thuận theo.

Chẳng niệm v.v… trở xuống, hai câu là giải thích tâm bậc nhất, nghĩa; là tánh vốn không phân biệt kia đây, thường vắng lặng, nên nay hóa độ khiến chiêu cảm Niết-bàn vắng lặng rốt ráo, là thuận theo tánh. Nhưng hai đoạn sau, văn giải thích lý do, chỉ ban đầu là nêu pháp tánh, sau tổng kết lời tựa mà chẳng lần lượt mỗi đoạn nêu tổng kết nói thuận theo, v.v… người dịch khéo lược.

Sớ: Hai minh v.v… trở xuống, chỉ cho hai đoạn sau, y theo văn sẽ biết.

Cũng thường tâm, ý nói văn này có nói rốt ráo vắng lặng, nên gọi là Thường. Nhưng cùng với lâu dài thật có xen lạm nhau. Người trí nên hiểu cho kỹ.

Phát tâm lợi ích: Do trước thực hành các diệu hạnh phát tâm ở trước, nên được vào sơ trụ, thấy được Pháp thân, khởi dụng lợi ích.

1. Bày đức cao quý:

Sớ: Nương nhân không mà thấy, do nhân không được tự tại. Nếu về mặt pháp không thì chỉ thấy tương tự, chưa phải là chứng, gọi là chút phần. Nếu nương vào không, đây tức đã chứng, chỉ chưa được pháp không nên gọi là chút phần, ở đây là gồm nói, chẳng phải ý chính ở đây.

Phát tâm trụ trong đó, làm việc này: theo năng lực bi nguyện kia, tạo ra tám tướng thành đạo, lợi lạc chúng sinh, nay đồng nghi thức hóa duyên của Đức Thích-ca. Đây như kinh Hoa Nghiêm nói, song trong khoa này có khác tự lợi lợi tha, tường tận có thể thấy.

Nếu trước sau hướng về nhau mà nói, do Phật, Bồ-tát dạy bảo nên phát trực tâm, hành hạnh vô trụ. Do hộ pháp nên phát tâm sâu xa, thực hành hạnh tự lợi. Do đại bi nên phát đại bi tâm, thực hành hạnh lợi tha. Lại do hạnh tự lợi được thấy Pháp thân; do hạnh lợi tha mà nói tám thứ.

2. Trong lỗi nhỏ nhiệm:

Sớ: Chưa chứng, v.v…, chỉ tương ưng tỉ quán, chưa lìa phân biệt.

Nguyên do khác, ở đây nói về đời trước tạo nghiệp thế gian, nhân chung cho thiện ác, nghiệp cũ kia chẳng quên.

Nói khổ nhỏ nhiệm, có hai ý:

Biến dịch hành khổ. 2- Theo nghiệp có khổ phần đoạn.

Do được tự tại chẳng đồng phàm phu, nên nói khổ nhỏ nhiệm.

Đổi ngắn v.v…, thân biến dịch là nguyện và trí giúp nhau. Không phân định ký hạn, khiến cho thân thô thành chất tế, đổi mạng ngắn làm năm dài, nên gọi là Tự tại.

Lưu hoặc v.v…, do có nguyện lớn lưu giữ phiền não chẳng dứt, nhuận sinh thọ báo. Do có e ngại trí, hay tự tại tùy ý dài ngắn, không bị hoặc nhiễm, chẳng đồng phàm phu bị phiền não sai sử không thể dứt. Đây chưa gọi là Pháp thân nên khác từ Sơ địa trở lên.

Do kia v.v… trở xuống, là vì chẳng phải nghiệp trói buộc, nên khác với phàm phu.

Do có v.v… trở xuống, vì khác với bậc Thánh ở trên, khác với phàm phu ở dưới, nên là địa vị Hiền.

3. Chung cho quyền giáo:

Sớ: Anh lạc trở xuống là dẫn nêu giáo.

Trước Thất trụ lui sụt: thứ bảy gọi là Bất thoái trụ, nhưng văn kinh chỉ nói Tịnh mục, v.v… đều đến Trụ thứ sáu, gặp duyên ác tri thức nên lui sụt, mà chẳng nói gặp nhân duyên hành tướng kia, đối đãi nêu xem xét tiếp tục nhập.

Nay giải thích v.v… trở xuống là nói ý giải thích thông suốt. Nay trong luận nói “chưa nhập chánh vị” chung cả hai ý. 1- Chưa nhập Sơ Trụ. 2- Chưa đến Thất Trụ. Địa vị chánh nhân chẳng lui sụt, nên nói chánh vị, ý trước là chính.

4. Khen ngợi thực hành:

Sớ: Ở dưới bất kiến, nghĩa là đối với quả báo của người Nhị thừa, phàm phu chẳng sinh mê đắm.

Nói nếu nghe, v.v…, như kinh Pháp Hoa chép: “Phật đạo rất lâu xa phải siêng năng chịu khổ mới thành tựu”.

Sớ: Ở trên chẳng yếu hèn: đối với Bồ-đề, Niết-bàn có tâm siêng năng mạnh mẽ, tu các hạnh khổ chẳng sợ.

Giải thích nguyên do: cũng giải thích lý do bất biết, do biết tự tánh Niết-bàn chẳng phải từ ngoài được, mau chậm do mình, đâu định thời gian kiếp số. Tuy nghe nói mà không khiếp sợ. Đây là do ở trên chẳng khiếp sợ, ở dưới bất biến, cho nên trong sớ chỉ giải thích nguyên nhân

chẳng khiếp sợ. Do đây trong hai đoạn văn đều có nói chẳng khiếp sợ.

Đây tức v.v… trở xuống, y cứ theo đây chẳng bác bỏ kia. Đây nói kia thật chẳng phải quyền thuyết.

a. Nêu chung:

Nói giải hạnh v.v…, nghĩa là nương địa vị tu hành viên mãn, phát sâu giải hạnh, nhập địa vị Thập Hướng, chẳng đồng địa vị Tín ở trước, nên nói “càng thắng”.

Thời thắng:

Sớ: Gần Sơ địa, từ Sơ trụ đến Sơ địa là một tăng-kỳ. Nay Thập Hồi Hướng và Sơ địa gần nhau, là gần chân.

Chung:

Sớ: Giải: giải riêng chân như, nên nói “thân giải”.

Phân biệt hiển bày rõ ràng không còn mờ mịt, nên nói “hiện tiền”. Lại hơn trước nên nói “sâu”; do khác sau nên nói auiải”.

Hạnh, chân như vô tướng thuận theo chân như, chỗ hạnh thực hành mỗi hạnh đều vô tướng. Như kinh Kim cương nói:Chẳng trụ sắc bố thí, chẳng trụ thanh, hương, v.v… bố thí. Các hạnh đều rõ ràng, nên nói lìa tướng.

Riêng:

Nói không sẻn tham, sẻn nghĩa là vật gì cũng giữ cho mình, mà không cho người. Tham là mong muốn tiền tài của người khác, để đem về cho mình.Biết trong pháp tánh vốn không có việc này, nên sớ nói “giải”.

Nói Đàn ba-la-mật, nói đủ là Đàn-na, Hán dịch là bố thí. Ba-lamật, Hán dịch là đến bờ kia. Bờ kia tức Niết-bàn, Niết-bàn là lý chân như. Nay lìa tướng thực hành bố thí tương ưng với lý, là nghĩa đến bờ kia. Ngoài ra đều mô phỏng theo đây. Nhưng lấy của mình cho người gọi là thí. Chỉ thuận không sẻn, do đây cũng thuận nghĩa không tham. Vì sao vật của mình còn cho người, vật của người kiên quyết không giữ, dùng sâu để so sánh cạn.

Nghĩa là lìa v.v… trở xuống là nói chỗ lìa tướng.

Ba luân tức bố thí, người thọ vật bố thí, thông đạt ba thể tướng này không thật có gọi là “lìa”. Nếu lìa tướng thì nhân thành vô lậu, quả chứng Bồ-đề. Do có nghĩa vận chuyển nên gọi là Luân. Lại dứt trừ được tất cả hoặc chướng nên có nghĩa chuyển dẹp trừ, gọi là Luân.

Bởi mười v.v…. trở xuống, làgiải thích nguyên do lìa tướng.

Được pháp không, chỉ về mặt thâm nhập quán này chưa phải là chứng đắc. Nhưng ở đây là nói theo giáo đạo. Nếu kia thật nói ở địa vị Thập tín, thì liền thâm nhập. Nhưng ở sau Tín tâm tu Tam-muội chân như, há chẳng phải pháp không hay sao?

Chỗ nương phát tâm, giải là Thập Trụ, hạnh là Thập Hạnh. Đây là Thập Hồi Hướng làm năng y, trụ hạnh làm sở y. Lại Trụ Hạnh làm năng phát, Thập hồi hướng làm sở phát. Nghĩa là nương giải hạnh này phát tâm hồi hướng.

Do cấu v.v…. trở xuống,là giải thích nguyên do thuận chân. Nghĩa là sẻnv.v… là chướng, thường trái với tánh. Tánh vốn không sẻn v.v…, thường chẳng hợp với chướng, nên thực hành hạnh bố thí. Ngoài ra trái với các chướng như sẻn…, trong thuận tánh không có sẻn.v.v…

Nói năm dục là năm cảnh:sắc, thinh, hương, vị, xúc. Năm cảnh này khiến cho chúng sinh khởi tâm ham muốn, nên ở trước nói: “Dó có cảnh giới vọng duyên pháp nhiễm, nên huân tập vọng tâm, khiến kia nhớ nghĩ mê đắm, tạo các thứ nghiệp, chịu tất cả khổ ở thân tâm”. Lại kinh Vô Thường nói:”Thường cầu ở cảnh dục, chẳng thực hành việc lành. Đối với cảnh sinh ham muốn nên gọi là lỗi, lỗi tức là nhiễm, biết trong pháp tánh vốn không nhiễm này.

Thi, nói đủ là Thi-la, Hán dịch là Giới, Giới là phòng lỗi dứt ác, tức lìa lỗi năm dục.

Nói Sân não là do người khác xúc não sinh tức giận, cũng có thể do phiền não mà sinh giận, giận tức bực bội, nóng bức là khổ. Biết tánh vốn không khổ này.

Sằn-đề, Hán dịch là Nhẫn nhục. Nhẫn nhục cảnh kia tức lìa phiền não tức giận.

Nói Lười biếng v.v…, là chấp thân tâm trở thành lười biếng. Nay tánh đã tịnh chẳng thấy thân tâm, thì đâu còn lười biếng, nên nói là “lìa”.

Tỳ-da-ly, Hán dịch là Tinh tấn. Tinh là tinh thuần nhất tâm không lẫn lộn, tấn là tiến hướng mãnh mẽ không lui sụt, tức lìa lười biếng. Nói về thường định đứng về mặt hiển thể mà nói., không loạn là đứng về mặt lìa lỗi mà nói.

Thiền, nói đủ là Thiền-na, Hán dịch là Tĩnh lư, tức định tuệ, định là không loạn.

Nói Lìa vô minh…, nói trong bản giác vốn không có bất giác. Bátnhã, Hán dịch là Trí tuệ. Trí tuệ tức là sáng suốt, sáng suốt tức lìa không sáng suốt, tức là tuệ của định. Nên đây và phần thứ năm là tự tánh định tuệ vốn là một pháp chỉ về mặt thể dụng, nghĩa phân ra có khác. Nhưng theo kinh Hoa Nghiêm chép: “Bồ-tát thập địa thứ lớp thực hành hạnh mười ba-la-mật, do kia sau đã chứng chân, như thật tu hành”. Trong đây sáu độ là tùy thuận theo tu hành, cạn sâu có khác.

Nêu địa y: Địa Y, do văn nói chứng cảnh giới nào? Có chỗ cho là Chân như. Đây tức chân như là chỗ nương của bậc Thập địa. Nhưng“địa”; là đứng về mặt dụ để nói về tên. Do dụ chân trí sinh ra Thánh pháp. Nay đứng về mặt chân như là chỗ nương của trí, nên gọi là “địa nương”.

Nói Chứng phát tâm v.v…, Bồ-tát Thập địa này tuy dứt chướng có phân nhiều ít, hành hạnh có cạn sâu khác nhau. Theo thứ lớp địa kia, mỗi Địa đều chứng là chỗ chứng kia, đồng một chân, chỉ có khác phần viên mãn mà không có tự thể khác nhau. Nên ở đây nêu chung chân như làm chỗ chứng cảnh giới. Kinh Hoa Nghiêm trong phẩm Thập Địa, cũng nói giống như ở đây. Nên có neu ra bài kệ rằng: Đạo đại tiên Như Lai, Mầu nhiệm khó thể biết.

Chẳng niệm lìa các niệm, Cầu thấy chẳng thể được.

Sớ: Căn bản là căn bản trí chứng lý chân đế, là chân kiến đạo.

Nói Do nương v.v…., hoặc hỏi rằng: Chân như lìa tâm duyên tướng. Lại nếu chứng,thì lìa năng sở, vì nói chân như làm cảnh giới ư? Nên ở đây giải thích.

Sớ: Nương chuyển tướng khởi, tức chuyển thức này đứng về mặt hiện cảnh thì gọi là hiện thức, nhưng không có khác thể. Chỉ y cứ nghĩa thứ lớp nói nương nhau. Đây tức nương tâm năng kiến có cảnh sở kiến. Ở trước luận nói: “Do nương năng kiến, cảnh giới vọng hiện”.

Chứng bổn trí, trí và lý thần hợp, tâm và thần hợp với trí, một tướng một vị bình đẳng bình đẳng, thật không có năng và sở khác nhau.

Nên có bài tụng rằng:

Hoặc khi ở chỗ duyên,

Trí đều vô sở đắc,

Bấy giờ,trụ Duy thức,

Lìa hai thứ chấp tướng.

Nay chỉ v.v… trở xuống, đối với đây giải thích lại. Ý nương chuyển thức gọi là cảnh giới, ở đây có hai nghĩa:

– Về mặt Bồ-tát chưa lìa nghiệp thức vẫn thấy có tướng nhập quán, tuy cùng trí không phân biệt tương ưng không phân biệt năng sở, xuất quán thì tương ưng với thức này. Đứng về mặt trên thức này mà nói lúc trước chứng, lấy làm cảnh giới.

– Về mặt trí hậu đắc, tưởng thấy đạo bên trong, nặng về suy nghĩ duyên chân, khởi biến ảnh tượng, bắt chước chính lúc chứng nói chân làm cảnh. Đây chỉ tương tự cảnh, chẳng cho là thật có, nhưng cũng không lìa chuyển thức hiện.

Sớ: nêu cả hai trong hậu đắc trí, nghiệp thức chưa cùng tận. Nhưng đến chỗ giải thích tướng, chỉ đứng về nghĩa nghiệp thức chưa cùng tận mà nói, nên nói “chuyển hiện vẫn còn”.

Sinh Khỏi nghĩa thứ hai: Do hậu đắc v.v…. trở xuống là ra khỏi nghĩa đệ nhị. Có người hỏi rằng: Như trên nói nghiệp thức chưa cùng tận tức là khai mạng. Trong trí hậu đắc tại sao phân biệt? Nên ở đây giải thích, ý nói rõ khi căn bản thật chứng, chỉ là một chân tâm tướng kiến đạo không phân biệt năng sở. Nếu trong trí hậu đắc lấy tâm năng kiến ngược lại duyên chỗ chứng. Do có tâm năng duyên này liền có ảnh tượng chân như, ngay nơi tình làm cảnh giới sở duyên. Tượng tuy chẳng thật trở lại tương tự chân như. Chỉ nói theo nghĩa này, trong trí hậu đắc nương vào chuyển thức gọi là ảnh. Như người uống nước, khi đang uống chưa thể nói được cái thể lạnh nóng của nước như thế nào, khi uống rồi mới nói được. Khi nói tuy không diễn tả được hình thể (nóng lạnh) như thế nào cho đúng mà chỉ diễn tả một cách mường tượng như nước mà mình đã uống. Mà thật v.v…., chân như là sở chứng, trí là năng chứng. Năng sở không hai mới là Pháp thân. Do Pháp thân vốn đầy đủ lý trí, lý trí vốn không hai. Đây tức trụ lý duy thức lìa hai chấp tướng.

Nói về dụng: Sớ Hậu đắc, quyền trí đạt tục, ra khỏi giả giáo hóa chúng sinh.

Trong một: Nói Một niệm đến vô dư thế giới, nếu theo kinh Hoa Nghiêm thì: “Bồ-tát Sơ địa có khả năng đến trăm thế giới Phật, Bồ-tát Nhị địa đến ngàn thế giới Phật. Cho đến Thập địa thì nhiều không thể nói, không thể nói A-tăng-kỳ thế giới”. Đây là do phân theo địa vị kia, hơn kém hẳn đồng. Nay trong văn này ý thông ở luận Thập Địa, nên nói vô dư mà thông suốt.

Sớ: Thỉnh pháp, ở thế giới kia có người nào đó, hoặc trong chúng kia có người nào đó khích lệ mình làm trước tiên, là người dẫn đầu trong chúng, thỉnh Phật nói pháp.

Chẳng cầu thọ thỉnh ngôn từ hay đẹp”, Hễ thỉnh nói pháp, thành thật ở chỗ nói lên ý nghĩa tu hành, khiến trong hội chúng kia như chỗ nghe mà nhiếp giữ suy nghĩ rồi thực hành. Gồm cả mong mỏi lần lượt xa lợi ích chúng sinh, há tại nghe ngôn từ mà thôi ư? Tức như kinh Viên Giác, mười hai vị Bồ-tát mỗi vị tự thân thưa hỏi, đều nói nguyên vì hội này và vì đời mạt thế.

Trong hai: Sớ: Gấp v.v…., nghĩa là có một hạng chúng sinh căn tánh yếu hèn, nghe nói Phật đạo ất lâu xa phải chịu siêng năng khổ nhọc mới được thành ựu, liền sinh lui sụt, không chĩu tu tiến. Cho nên Bồ-tát vì cái chúng sinh này, thị hiện siêu vượt địa vị, chẳng trải qua nhiều kiếp chứng được quả Phật,khiến kia suy nghĩ, đồng phát tâm tiến hướng. Như Đức Thích-ca sáu năm tu hành liền thành chánh giác, là nêu ở đây. Lại như Thiện Tài một đời, Long Nữ một niệm, v.v…

Dài v.v…. vì có một hạng chúng sinh cũng muốn tiến thú cho rằng quả Phật dễ dàng thành tựu, nhân biếng nhác xoay vần không hể siêng năng mãnh mẽ. Nếu lại thị hiện quả siêu việt kia, chuyển khiến biếng nhác trọn không hề thành tựu. Cho nên Bồ-tát vì hạng chúng sinh kia nói: “Ta trong vô lượng kiếp tu hành mới thành Phật đạo”. Do đây thệ nguyện đốc thúc không đễ cho biếng nhác, khiến kia siêng năng tu tiến. Kinh Pháp Hoa chép: “Bồ-tát Trí Tích nói: Ta thấy đức Thích-ca Như Lai làm hạnh khó làm trong vô lượng kiếp, chứa nhóm công đức cầu đạo Bồ-đề, chưa hề dừng nghỉ”, chính là đây. Nhưng, trong phần nhanh gấp nói để chỉ bày, trong phần dài hạn chỉ nói “người nói v.v….”. Nhanh gấp trong một đời có thể khiến cho hiện thấy, dài hạn nhiều kiếp chỉ nói cho biết.

Tổng kết, căn khí đã nhiều, phương tiện chẳng phải một, miệng không thể nói. Tâm không thể lường, nên nói “vô số…” Kinh Pháp Hoa nói: “Phật biết chúng sinh có các thứ ham muốn, tham tâm mê đắm. Theo bổn tánh kia dùng các thứ nhân duyên thí dụ ngôn từ, phương tiện nói pháp, như thế mục đích đều vì được nhất Phật thừa, trí nhất thiết chủng, là các chúng sinh từ Phật nghe pháp, rốt ráo đều được nhất thiết chủng.

Trong ba nói: Chủng tánh căn đẳng, đẳng là ngang bằng, đồng là nhất thừa chủng tánh, chẳng phải tánh tánh ba thừa, năm thừa. Căn là năm căn như Tín v.v…. có thượng, trung, hạ. Nay đồng là thượng căn, chẳng phải trung căn,hạ căn. Hai thứ này là nói theo xưa nên sớ nói: “nhân đẳng”. Sớ nói: “hạnh đồng”, đồng phát tâm Bồ-đề, hành hai hạnh lợi ích. Nếu đứng về mặt từ Sơ địa trở lên thì đồng, được hạnh trí vô phân biệt. Như thứ lớp thực hành mười hạnh ba-la-mật. Nhưng ở đây nói phát tâm là chung cho cả địa vị trước.

Chứng đẳng, đẳng chứng lý hai không, nếu đứng về mặt từ Sơ địa trở lên thì đồng chứng biến hạnh chân như, cho đến Thập địa đồng chứng nghiệp tự tại sở nương chân như…

Nói Không có pháp siêu vượt, đây là nói Bồ-tát nhân hạnh chứng…đẳng đã đồng, lại không có pháp riêng siêu việt cao quý có thể làm hạnh chứng. Cũng có thể đây là đồng địa vị, tức Tam hiền, Thập Thánh đều phải trải qua, nên không có siêu vượt.

Do tất cả v.v…. trở xuống, là thời đồng. Luận sớ dễ hiểu, y cứ theo đây cũng tương tự thông rõ lý do các thứ đồng ở trên, tường tận rát dễ thấy. Đại ý luận nói: “Nếu một loại chủng tánh căn khí Bồ-tát, thì phát tâm tu hành đoạn chứng vị, kiếp số thứ lớp trước sau không hề khác nhau.

Cái gọi là A-tăng-kỳ, nếu theo kinh Bổn Nghiệp thì: “Trước hết dùng áo của người ở cõi trời Đao-lợi, cứ ba năm tảng đá vuông mỗi cạnh bốn mươi dặm một lần, mòn hết là một Tiểu kiếp. Kế lấy áo của người ở cõi trời Phạm thiên, phất trên tảng đá vuông mỗi cạnh dài tám mươi dặm mòn hết là một Trung kiếp. Sau cùng, lấy áo của người ở cõi trời Tịnh cư phất trên tảng đá vuông mỗi cạnh dài tám trăm dặm, mòn hết là một Đại kiếp”. Kinh A-hàm có khác với kinh này. Lại, trong Kiếp chương có bài tụng:

Phong tai là đếm một

Cho đến không thể biết

Thời gian dài tột cùng

Gọi một tăng-kỳ kiếp.

Nghĩa là lấy phong tai này để làm số đếm, đếm số cho đến không thể đếm. Lại nếu khi đếm tâm bị cuồng loạn, mà số đếm này vẫn không thể đếm được, gọi là một tăng-kỳ. Nếu lấy đây để tính ba A-tăng-kỳ mới thành Phật đạo, thì trong trăm ngàn muôn người không có một người phát tâm tu tiến. Dù có sợ ba đường khổ chỉ tu giới thiện cõi trời, cõi người. Hoặc có lo sợ sinh tử trong ba cõi cũng chỉ tu hạnh Nhị thừa, đâu dám hy vọng quả Phật tu hạnh Bồ-tát. Nếu như hiểu theo (kiếp số) dài lâu này, là có sự mất mát rất lớn. Nay hợp thông thì đặc biệt khác với kia. Vì sao? Vì theo tiếng Phạn là kiếp-ba, Hán dịch là thời phận. Đại kiếp, tiểu kiếp, thời gian dài, thời gian ngắn xuống đến sát-na, đều gọi là thời phận. A-tăng-kỳ, Hán dịch là vô số. Nói vô số cũng không nhất định lâu hay gần. Như người trải qua năm mà không thấy tướng thời gian trải qua của một năm, liền gọi là thời gian vô số. Qua một ngày không thấy tướng của thời gian một ngày, cũng nói là thời gian vô số. Khi tu hành, phân ý cũng đồng với đây. Nghĩa là ban đầu từ địa vị hoàn toàn là phàm, phát tâm tu tiến pháp cũng thế, trải qua thời gian vô số mới được thân chứng chân như, gọi là kiến đạo, là thời kỳ vô số thứ nhất. Từ kiến đạo trở đi, dần dứt hai chướng câu sinh. Pháp cũng giống như thế. Lại, trải qua thời gian vô số mới được chẳng nhờ công dụng, tự nhiên tương ưng đến địa thứ tám là thời kỳ vô số thứ hai. Từ đây xoay vần tiến hướng, tiêu mất các hệ lụy. Pháp cũng giống như thế. Lại trải qua thời kỳ vô số mới được thành Phật, là thời kỳ vô số thứ ba. Kia là thời kỳ vô số là quyết định có, nhưng dài ngắn không thể quyết định. Nếu ở đây mà hiểu, mới có người tu hành. Huống chi thể thời gian không nhất định, do tâm mà hiện. Nên kinh Pháp Hoa nói: “Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh nói kinh Pháp Hoa suốt sáu mươi tiểu kiếp. Bấy giờ nhũng người trong hội nghe cho là chừng khoảng như bữa ăn”. Luận lại giải thích nói: “Trải qua kiếp số, hoặc nói năm, hoặc ngày tháng v.v….” Lại, Nhiếp Luận chép: “Nằm mộng cho là năm dài, thức rồi thấy trong khoảnh khắc”. Thến nên thời gian vô lượng mà thâu lại chỉ trong một sát-na.

Trong bốn: Nói Chúng sinh thế giới kháv nhau, hoặc phân tình khí, hoặc chỉ hữu tình,chung cả hai ý. Do thé giới và chúng sinh mỗi phép có vô lượng khác nhau.

Chỗ thấy v.v…, mỗi chúng sinh kia căn cơ chủng tánh ưa muốn khác nhau, nên thị hiện thành nghiệp dụng, cho đến hiện thân nói pháp, mỗi trường hợp tùy theo chúng sinh thấy nghe khác nhau. Nên như Phẩm Quán Âm, Diệu Âm nói.

– Tướng phát tâm:

Sớ: Chỗ nương của hai trí v.v…., hai thứ cội trí này từ chỡ thức kia hiển sinh, nên nói là Nương. Chẳng cho rằng hiện nay làm thể cho hai trí.

Hỏi: Hai trí là tịnh, A-lại-da là nhiễm,vì sao trí tịnh nương nhiễm thức mà sinh?

Đáp: Do có tâm nhiễm. Ngược lại tâm nhiễm này được thành trí tịnh. Nếu vốn không nhiễm tịnh cũng không sinh, nên trước nói: “Do có tâm bất giác vọng tưởng, hay biết danh nghĩa vì nói cảnh giới. Nếu lìa tâm bất giác thì không có tự tướng chân giác đã nói. Nói rộng như trong hai tướng bản giác và theo nhiễm. Lại A-lại-da là nhiễm tịnh hòa hợp trí tịnh nương sinh. Nên không nghi ngờ. Lại, nếu cái gọi là tùy tướng, nghĩa là A-lại-da vốn có hạt giống hai trí, từ vô thỉ đến nay lấy bổn thức làm chỗ y chỉ, nên nói “chỗ nương”.

Lý thật…, đã nói A-lại-da là hợp chung cả ba tế, nay chỉ nói nghiệp thức, mục đích là nêu tế nhiếp thô, nêu gốc nhiếp ngọn. Cũng có thể hiện tướng Bát địa mới dứt hết, chuyển tướng đến Cửu địa mới hết. Tận tướng đến Thập địa mới tận. Nghiệp tướng thì chung cả hiện tướng và 58 chuyển tướng.

Nêu chung, đây tức các Bồ-tát không chỗ ẩn khuất.

Đây chẳng v.v…. trở xuống, hoặc hỏi: Hai trí là tịnh từ nay chưa được, nay mới khai phát để gọi là tướng phát tâm. Nghiệp thức sinh diệt có từ vô thỉ đến nay,vì sao gọi là tướng phát tâm? Nên ở đây giải thích. Ý nói Bồ-tát này chứng chân, cũng đạt được tục, cũng có Sơ địa. Do chứng chân nên phân biệt khác trước Sơ địa. Do có sinh diệt chẳng đồng địa vị Phật. Kia giống như luyện vàng, sắc sáng dần dần lộ ra, quặng thô đã loại quặng tế vẫn còn. Khi muốn bày ra vàng ròng, phải dùng máy phân lọc ra xem có bao nhiêu phần là vàng và bao nhiêu phần là quặng. Vàng thì chẳng đồng với quặng thô, cũng khác với vàng ròng, nên nói chung là vàng đã lộ ra, ở đây cũng giống như thế.

Trong chung:

Sớ: Hiện báo, tức do thân này thành Chánh giác, tức thân tự thọ dụng công đức viên mãn.

Nói Chỗ sắc cứu cánh, đảnh của cõi sắc là bờ mé sắc.

Thân rất cao lớn, là sắc thân người ở cõi trời Cứu Cánh, cao khoảng một vạn sáu ngàn do-tuần. Thân Tự Tại Thiên Vương cao khoảng ba mươi hai ngàn, dụ-thiện-na. Bồ-tát Thập địa thị hiện làm thân Tự Tại Vương tăng gấp bội, nên nói rất cao lớn. Sắc thân lớn đâu hơn cõi trời này.

Sớ: Hậu báo v.v…., nương báo thể ở trước mới sinh khởi thân này, tức thân tha thọ dụng công đức cũng viên mãn. Nhưng, kia nhân cùng tột quả hiển bày, chỉ nói nghĩa hai tướng. Khi không có trước sau hiện, hai báo sau cũng lại đổng thời. Thí như đêm đã qua liền sáng, đâu phân trước sau! Ma-ê-thủ-la Hán dịch là Đại Tự Tại.

Chỗ trí, người trí khởi tất cả trí. Trong kinh nói: “Ma-ê-thủ-la trong một niệm biết được trong cõi tam thiên có mưa rơi”.

Vì sao? v.v…. trở xuống, là hỏi đoạn văn.

Nhất nghĩa v.v…. trở xuống, là giải thích chung.

Thập vương v.v…., kinh Nhân Vương nói: “Bồ-tát Thập Tín là vua Thiết Luân, là vua một cõi Diêm Phù Đề, Bồ-tát Thập Trụ là vua Đồng Luân, là vua hai tầng trời trở xuống. Bồ-tát Thập Hạnh là vua Ngân Luân, là vua ba tầng trời trở xuống. Bồ-tát Thập Hướng là vua Kim Luân, vua bốn tầng trời trở xuống. Bồ-tát Sơ Địa là vua Diêm- Phù- Đề, vua của trăm cõi Phật, Bồ-tát Nhị địa là vua Đao Lợi, vua của ngàn cõi Phật, Bồtát Tam địa là vua Tát Dạ Ma, vua của muôn cõi Phật, Bồ-tát Tứ địa là vua Đâu Xuất, vua của ức cõi Phật. Bồ-tát Ngũ địa là vua Hóa Lạc, vua của trăm ức cõi Phật. Bồ-tát Lục địa là vua Tha Hóa, vua của ngàn ức cõi Phật, Bồ-tát Thất địa là vua Sơ Thiền, vua của vạn ức cõi Phật, Bồ-tát Bát địa là vua Nhị Thiền, vua của trăm vạn ức cõi Phật. Bồ-tát Cửu địa là vua Tam Thiền, vua của trăm vạn ức a-tăng-kỳ cõi Phật. Bồ-tát Thập địa là vua Tứ Thiền, vua không thể nói không thể nói hết các cõi Phật. Như Lai là vua Pháp Giới, vua vô lượng cõi Phật”. Nói tất cả pháp môn tức kinh kia, trừ Phật có mười ba Pháp sư, gồm tín mười bốn và Phật mười lăm. Nay sớ không nói trước Sơ địa và địa vị quả, nên chỉ nói mười vị vua.

Đệ thập v.v…. trở xuống, là nói thân sau cùng của Bồ-tát, thị hiện tướng thành Phật ở cõi trời kia, tức chuyển thân Bồ-tát Thập địa để làm thân Phật. Nếu theo chân thật thành Phật, chỉ nên như trước nói, công đức thành tựu viên mãn, tức không nơi chốn cũng không thể thấy. Nay vì ứng với Bồ-tát Thập địa nên thị hiện thân cõi trời kia mà nói thành Chánh giác. Ngoài ra nghĩa như trong phần biệt nói: “Do Bồ-tát này khi thị hiện thành Phật, ở đệ Tứ thiền trên đảnh trời Sắc Cứu Cánh Tự Tại, có cõi Diệu Tịnh ra khỏi ba cõi. Bồ-tát Thập địa ngay lúc sinh, ngồi trong hoa sen báu lớn, ngang dọc trăm muôn tam thiên đại thiên thế giới. Ở ngoài hoa sen có mười tam thiên đại thiên thế giới, số như cát bụi, ngồi nơi hoa sen nhỏ, lấy làm quyến thuộc, mỗi hoa có Bồ-tát ngồi trên đó, là đại Bồ-tát phát ra mười thứ ánh sáng. Nghĩa là từ chân trở xuống phát ra trăm muôn A-tăng-kỳ tia sáng, chiếu soi tất cả địa ngục trong các thế giới ở mười phương. Cho đến đảnh thứ mười phát ra rất nhiều tia sáng, chiếu các thế giới ở mười phương tất cả chư Phật, ánh sáng bao quanh mười vòng rồi trụ trong hư không, thành đài ánh sáng mây lưới, cao rộng trang nghiêm thanh tịnh. Trong ánh sáng đều có mưa báu, hương báu, châu anh lạc đầy đủ các thứ trang nghiêm, cúng dường chư Phật, ánh sáng nhập vào dưới chân chư Phật. Bấy giờ chư Phật cùng phát ra ánh sáng trắng dài, chiếu đến các đại Bồ-tát. Ánh sáng kia liền nhập vào đảnh của đại Bồ-tát. Lại phát ra ánh sáng A-tăng-kỳ quyến thuộc, chiếu đến các quyến thuộc Bồ-tát ngồi trên hoa sen nhỏ. Ánh sáng kia đều chiếu trên đảnh các Bồ-tát rồi tức thời được vô lượng Tammuội của chư Phật, liền được vô lượng trí tuệ của chư Phật, được địa vị Phật”. Xếp vào số Phật. Lại có năm y ở cõi trời kia:

– Do người Nhị thừa chấp tám tướng hóa thân thành chân Phật, không tin riêng có bậc thánh. Lại không biết tức tâm là Phật. Tin trong đệ tứ thiền kia là chỗ bậc Thánh sinh ra. Nay lại cùng Nhị thừa ở cõi trời Đao-lợi kia. Nhiếp chỉ bày khiến biết tám tướng chẳng phải chân, nên ở cõi trời này.

– Vì ba tai chẳng đến được nên phải ở cõi trời này.

– Vì cõi dục sắc chất thô nặng, có cõi Vô sắc không có sắc chất. Là cái không trong cõi trời này là tiêu biểu lìa có và không, khế hợp với Trung đạo, nên ở tại cõi trời này.

– Là Thiên vương Ma-hê-thủ-la, mặt có ba mắt chẳng ngang chẳng dọc, tiêu biểu chứng ba đức. Niết-bàn cũng giống như thế, nên ở tại cõi trời này.

– Là hạ giới tuệ nhiều định ít. Thượng giới tứ không định nhiều tuệ ít. Cõi trời này định tuệ bình đẳng, nên ở cõi trời này.

Vì Thiền dịch là Tĩnh lự. Tĩnh phân biệt ở dưới, tuệ phân biệt ở trên. Kệ nói:

Cõi Dục và Vô sắc

Phật chẳng thành ở đó

Trơì cõi Sắc trung, thượng

Lìa dục được Trung đạo.

BIỆT: Trước chỉ trực tiếp nói rõ địa vị đức viên mãn. Đây thì nói rõ hai tướng trí viên mãn, và nói lên vô minh mau hết.v.v… tức là nói trong tâm tướng trước hai tâm viên mãn, nhất tâm dứt trừ.

Sớ: Thỉ giác v.v…., đây là tuệ thỉ giác cùng thỉ giác nguồn tâm lúc đầu kế hợp, gọi là một niệm. Đây đứng về mặt rốt ráo tương ưng phát một niệm ban đầu, chảng phải tạm thời tương ưng cho là một niệm. Lại một niệm trước này thuộc về thân, một niệm sau đây thuộc về quả. Đây giống như sắc hừng đông vào lúc sáng sớm.

Vô minh, vô minh chưa hết đã có mà không biết. Nếu hết Vô minh thì không chỗ nào chẳng chiếu. Tức trí tuệ rộng lớn sáng suốt chiếu soi khắp pháp giới, tất cả pháp chủng loại có bao nhiêu đều biết tất cả. Nên nói: “Trí nhất thiết chủng”. Kinh Đại Bát-nhã nói: “Phiền não chẳng sinh gọi là“Trí nhất thiết chủng”. Nếu nói đủ thì được ba thứ trí:

1- Trí nhất thiết. 2- Trí đạo chủng. 3- Trí nhất thiết chủng.

Tông Thiên Thai nói: “Nhân tu một tâm ba quán, quả được một tâm ba trí”. Nghĩa là tu quán không được trí nhất thiết, tu quán giả được trí đạo chủng, tu quán trung được trí nhất thiết chủng. Nay trong luận này nương môn chân như tu Xa-ma-tha, tức là quán Không, quả được trí Nhất thiết. Nương môn sinh diệt tu Tỳ-bát-xá-na, tức là quán giả, quả được trí Đạo chủng. Lấy hai môn này song song làm Thiền-na, tức là quán Trung, quả thành trí Nhất thiết chủng. Nay luận nêu Trung thành tựu để xếp vào Không, Giả, chỉ nói trí Nhất thiết chủng.

Cũng có thể v.v…., nghĩa là huệ thỉ giác này khi đến nguồn tâm.

Đứng về một bên dứt hoặc gọi là đạo Vô gián. Đứng về bên chứng lý gọi là đạo Giải thoát.

Tức hiển bày v.v…., nghĩa là trước ba tướng phát tâm trong chân tâm, kia có nghiệp hệ lụy. Giống như Bồ-tát đến đây nghiệp thức hết hẳn không còn, chỉ riêng chân còn lại,không có hệ lụy, nên gọi là Phật.

Trên đều v.v….trở xuống, đồng hai báo lợi ích ở trên đã nêu ở trước. Đây không cần giải thích riêng.

Hiển bày phương tiện trên, tức tướng phát tâm ở trước trong trí hậu đắc, đến đây viên mãn.

Hỏi: trước sau đều nói tự nhiên, thì nhân quả làm sao phân biệt được?

Đáp: Trước là hữu tâm tự nhiên, bởi còn đeo mang nghiệp thức, đây là nói vô tâm tự nhiên, chỉ còn có “chân” mà thôi, rất rõ ràng dễ hiểu được.

Lại cũng v.v…. trở xuống, xếp vào loại văn trước. Trước là nói theo pháp, đây là nói về mặt nhân, lý không khác nhau.

Đây là v.v…. trở xuống, giải thích lý do nhiếp loại, vì văn trước là bản giác theo nhiễm. Nay hiển bày địa vị quả cũng tức bản giác theo nhiễm. Hai văn đã đồng, nên tương ưng nhiếp thật kia. Cũng đồng hai cảnh sau trong bốn cảnh. Tuy đứng về mặt tánh tịnh theo nhiễm là môn có khác nhau, mà pháp thể không khác nhau.