KHỞI TÍN LUẬN SỚ BÚT SẢO KÝ
Sa-môn Tử Tuyền ở Trường Thủy ghi
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 12

Kết văn. Có hai:

Chính kết:

Sớ: Căn bản vô minh.v.v… là phân biệt chẳng phải chi mạt. Do nương năng lực vô minh mà giữ gìn, gá nghiệp thức tâm mà an trụ. Nên văn sau nói: “Vì có nhân pháp nhiễm vô minh, nên huân tập chân như. Vì huân tập nên có vọng tâm. Do có vọng tâm tức huân tập vô minh. Do chẳng rõ pháp chân như nên niệm khởi bất giác, hiện cảnh giới vộng, nên nói do đây mà thành.

Hiện thức.v.v… các sáu thô ở sau đều là nơi cảnh giới sắc tâm hiện nay, nên tất cả cảnh do đây mà trụ giữ.

Nếu vô minh v.v…, do nương vô minh nên có vọng tâm, do nương vọng tâm nên hiện cảnh giới vọng. Vì thế hễ vô minh chưa dứt thì tâm, cảnh chẳng diệt, như gió chưa dừng thì lượn sóng chưa mất.

Lìa tâm không có tự thể, đều từ tâm khởi, chẳng từ ngoài đến.

Ngay nơi tâm không có tự thể, pháp sở khởi đồng nan khở, hai ý ví dụ về gương, như pháp rất dễ biết.

Giải thích thành tựu. Luận Duy tâm v.v… trở xuống. Có hai:

Giải thích: Sớ Luống dối hiện, vọng niệm huân chân khởi các pháp luống dối, cũng có thể văn này là tổng kết lý do các pháp không có tự thể ở trước. Trong đây có hai ý: – Duy tâm, – chỗ vọng. Như ở trước dụ về gương và bóng (tượng),thể đồng gương, thể chẳng thật. Do đây các pháp không có tự thể để được.

Chuyển giải thích. Luận Do tâm v.v… trở xuống, sớ có hai:

Giải thích văn, có ba:

Lược nêu ý: Nghiệm ngược lại v.v…, giải thích trái lại văn trên về nghĩa tâm hiện. Pháp đã theo tâm sinh diệt nên biết pháp từ tâm sinh, sinh phát đều là luống dối.

Giải thích riêng văn: Trong đây v.v… trở xuống, là giải thích riêng. Ban đầu nói về nghĩa sinh, tức chỉ đoạn văn của luận ở trước. Đây là hiển bày ý sau, chẳng cho rằng tâm là năng sinh, pháp là sở sinh. Vì chân tâm theo huân toàn thể thành động mà tạo ra các pháp, như vàng phát sinh các vật dụng nên gọi là Sinh.

Nếu vô minhv.v… trở xuống, là nói lên nghĩa diệt, tức văn sau nói nhân diệt nên duyên duyệt, đây là nói rõ ý sau. Nói tâm thể này trở về nguồn gốc hiển bày riêng tánh tịnh, nên nói tâm diệt. Đây chỉ cho trong tâm không có vọng động, hay vằng lặng, nên gọi là Diệt. Thế nên sớ nói: “Nguồn tâm trở về tịnh nên nói là diệt”. Đây là đứng về chân tâm mà nói về nghĩa sinh diệt. Nếu nói theo vọng tâm thì nghiệp thức và chuyển thức gọi làTâm. Đây thì vọng tâm ở trong chân tâm, hoặc sinh hoặc diệt mà chân tâm chẳng sinh diệt. Như văn trước chỉ bày: “Tâm tương tục diệt mà trí tánh chẳng hoại, như tướng sóng diệt mà tánh ướt chẳng mất”. Ở trên đứng về chân và vọng tuy đều có nghĩa sinh diệt, cuối cùng nói thật mà luận đều là vọng có sinh diệt, chân không có sinh diệt.

Tổng kết:

Tâm đã v.v… trở xuống,là tổng kết. Giải thích văn trên nghĩa không thể được. Trên nói tất cả pháp như bóng trong gương không có tự thể để được, nên ở đây tổng kết thành.

Giải thích ngại:

Hỏi: Trên nói v.v… trở xuống,là giải thích về ngại. Ý nói rằng: Trước nói chín tướng sinh diệt, sau là tổng kết nói: “Nên biết vô minh sinh ra tất cả pháp nhiễm, vì tất cả pháp nhiễm đều là tướng bất giác”. Nay văn lại nói: “Do tâm luống dối, tâm sinh pháp sinh, tâm diệt pháp diệt”. Hai đoạn văn không cách xa nhau, vì sao chẳng đồng ư? Sau đáp ý rằng: Trước nói sinh diệt là nói về mặt bất giác,tổng kết lỗi thuộc về vô minh, do công ở bất giác. Nay sau đây nói rõ ý của văn này. Văn này nói đũ chân như làm nhân, vô minh làm duyên, do đây đạo lý nhân duyên hòa hợp, thành tựu các pháp sắc tâm. Đã thuộc nhân duyên, nên khiến nghĩa của các pháp không có tánh, nói rõ có thể thấy. Lý chân như tùy duyên không trụ, rõ ràng sáng rỡ. Cho nên sau tổng kết có nói rõ gốc nhân hòa hợp. Chân như tùy duyên thành nghĩa hòa hợp, nay tổng kết thuộc tâm, chính là đây. Như nước mới động, cộng ở nơi gió. Trong văn trước tổng kết thuộc vô minh. Động không có thể riêng thì hoàn toàn thuộc về nước. Trong văn này tổng kết thuộc tâm, nên không thể nói sóng không có thể riêng mà chỉ thuộc nơi gió. Pháp lý cũng như vậy, như ví dụ sẽ biết.

Nói về thô:

Sớ Đây sinh v.v… trở xuống, là nói ý này về thức là chỗ sinh thức nối tiếp thứ năm ở trước, nên gọi là sinh khởi thức, nhưng không khác thể, chỉ đứng về mặt thô tế mà phân hai riêng, nên nói đồng là một thức. Nếu ở trên tế mà luận cũng tức là trí thức ở trước. Do đồng nương chỗ khởi cảnh giới, nay không chỉ ra đây mà nghiêng chỉ về tương tục, vì ý thức tự là chỗ nương.

Chỉ trước v.v… trở xuống, đối với trước biện có khác do thức nối tiếp là pháp chấp phân biệt, hướng về ngã chấp kiến ái, đây gọi là tế hoặc. Lại, đứng về mặt năng sinh y chỉ nghĩa một bên mà nói là ý.

Trong đây v.v… trở xuống,là nói nghĩa này. Nghĩa là nương vào tướng tế sinh khởi ở trước. Ở đây thức phân biệt thô, thức này nhân ngã tương ưng tham sân, kiến ái, thô ác, phiền não. Văn sau nói: “Thức này nương kiến ái phiền não, nghĩa tăng trưởng”, tức đứng về mặt chỗ khởi nghĩa mà nói, nên nói từ môn trước khởi, tức là chấp thủ, kế danh. Do đó trong phân biệt mà phân biệt thô nên gọi là ý thức.

Thức của ý, là nương chỗ khởi của năm ý. Bổn sớ nói: “Nương thức của ý – là y chủ thích”.

Phân biệt chẳng phải thánh, tức người Nhị thừa và Bồ tát trước Sơ địa. Hai hạng này đã xa lìa được ý thức, nên đứng về mặt phàm phu để nói về thô. Lại do năm ý cũng gọi là ý thức, e rằng có sự xen lạm. Đây đứng về mặt nhân (người) mà phân biệt, kia thật năm ý gọi là Thức, là Trì nghiệp thích, nên chẳng đồng ở đây.

Không đối trị v.v…, nghĩa là vô thỉ giác quán tuệ. Người Nhị thừa, Tam hiền quán được nhân không, đã không chấp trước, nên biết phàm phu chấp trước rất sâu nên không có quán tuệ. Kia giống như bệnh nặng đã không uống thuốc thì không hết bệnh được.

Mê lầm thể. Luận nói: Chấp ngã sở, chính giải thích tướng chấp trước. Do chấp ngã ngã sở nên gọi là sâu.

Sớ: Ngoài tâm chấp cảnh, đây là pháp chấp thuộc tướng trí vàa tướng tương tục ở trước.

Cũng lại v.v…, đây là thức này thuộc ngã chấp tức uẩn. Nghĩa là phàm phu chấp ngã, chỉ chấp chung tự năm uẩn làm chủ tể, lìa uẩn tức thần ngã mà ngoại đạo chấp. Nhưng, có ba tông:

Chấp của số luận: Ngã thể thường mà lượng biến khắp, giống như hư không.

Chấp của số thắng luận: ngã thể thường mà lượng bất định, tùy thân co duổi, giống như da trâu.

Chấp của số vô tâm: Ngã thể thường, giống như cát bụi, nên đối với căn môn như thế rất nhiều, nên nói các thứ.

Nương duyên: Sớ Chỉ duyên cảnh điên đảo, như chấp khổ làm vui, bất tịnh chấp là tịnh, vô ngã chấp là ngã, vô thường chấp là thường v.v…., nên nói cảnh điên đảo. Chẳng rõ chánh lý, nghĩa là không biết vô ngã v.v… nên kinh Kim cương nói: “Phàm phu tham đắm việc kia”.

Đặt tên Sớ: Luận này v.v…., ở trong một ý thức, phân ra năm thức như nhãn…, gồm bổn (gốc) thành sáu, để đối lại sáu trần. Nhưng, thức trí nối tiếp ở trước cũng duyên sáu trần, do kia không tương ưng với ái kiến nên thuốc ý trước. Nên trước nói: “Sáu thô thuộc ý thức”.

Nương sáu căn v.v…., nghĩa là nương sáu căn bên trong phát ra sáu thức, duyên sáu trần bên ngoài. Kia tức nhóm duyên bên trong lay động hướng về bên ngoài rong ruỗi. Đã lấy một làm sáu tức nghĩa phân ly. Như kinh Phật Đãnh nói: “Vốn nương một tinh minh chia thành sáu hòa hợp”.

Lại hay v.v… trở xuống, lấy ý thức này duyên khắp tất cả, chung cho ba lượng, giả thật đều duyên. Như ở trước nói: “Khiến cho việc hiện tại, đã qua, bỗng nhiên nhớ nghĩ, việc vị lai bất giác vọng nghĩ”.

Trong ngoài, trong là căn, ngoài là trần v.v… các pháp sắc tâm, cũng tức chấp ngã, ngã sở.

Sở y: Sớ Thấy một chỗ, là một số trong Ngũ trụ địa. Đây là phân biệt ba cõi thô hoặc mê lý khởi, đồng ở chỗ kiến đạo mà dứt, gọi là đạo hoặc. Dục sắc có ba ái, tức ba cõi đều sinh tế hoặc mê sự lý, chỗ trừ dứt ở trong địa vị Tu đạo, gọi là Tu đạo hoặc.

Do đây v.v…., nghĩa là do kiến ái phiền não này huân ở thức thứ tám, khiến hạt giống trong thức thứ tám kia có tăng ích thêm lớn, tức khởi hiện hành.

Sáu thúc trênv.v… trở xuống, là nhiếp loại. Nhưng, chấp thủ kế danh chính ở ngay thức này, một tướngkhởi nghiệp là chỗ sinh ra báo nghiệp chung riêng này, là tạo thức này. Nay nói về mặt sở tạo theo năng tạo, cũng là thuộc về thức này, nên nói theo nhau vào. Trong sáu nhiểm hợp hai tướng này, lấy làm một nhiểm, chính lá ngay thức này.

Nêu khen ngợi: Có hai:

Nói về đoạn văn trên:

Sớ: Đoạn văn trên v.v…, ở trên nói: “năng lực vô minh bất giác tâm động, nghĩa là tâm hoà hợp với vô minh, khởi thành các nghiệp ba tế.

– Y theo địa vị riêng khen ngợi. Luận Phi phàm v.v… trở xuống. Có ba:

– Không phân ra phàm tiểu:

Sớ Không phân ra Phàm phu, Tiểu thừa v.v…, phàm phu còn không biết được ý thức, huống ba tế này ư? Người Nhị thưà mới biết phần thô trong sự thức, còn không biết phần tế, chính cho tâm tế là Niết bàn, do đó chỗ khởi thức của vô minh, chẳng phải cảnh giới kia. Ở trong Ngũ trụ địa chỉ biết bốn địa trước là chỗ tăng trưởng của ái kiến trước. Nếu căn bản vô minh là trụ thứ năm, chẳng phải là chỗ giác kia.

BỒ TÁT PHẦN TRÍ. Luận Là nương v.v… trở xuống:

Sớ: Thập Tín…, là Bồ tát này tuy ở địa vị ngoại đạo phàm phu mà tin giáo, rõ biết chỗ sinh của bốn thức nhân duyên không có tự tạnh, quyết định không có tự thể, chỉ là chân như, mới thành chánh tín. Ở sau nói Bồ tát Thập tín tin chân như và tu Tam-muội chân như sẽ thành hạnh chánh tín.

Nhân, qua thế gian, nhân là vô minh, quả là ba tướng bổn thức, thể tức chân như

Tam hiền v.v…, khác với địa vị Tín ở trước, khác với địa vị Chứng ở sau, nên nói quán sát.

Tỷ quán, chưa được thân chứng chỉ độ lượng quán sát, tức tương tư giác. Luận nói chứng Pháp thân tức Sơ địa trở lên, cứu cánh là Thập địa, cho đến nói xếp vào Bát địa, theo Phân giác nên chẳng thể biết hết. Nhưng Sơ địa đứng về mặt phá chấp, nói là biết ít. Nếu nói về mặt thức thì, Bát địa mới giác thức hiện tướng này.

Chỉ có phật biết tột cùng: Luận nói Chỉ Phật v.v… trở xuống.

Sớ Bốn tướng đều rõ. Vì trước giác, sau bất giác. Sau giác thì trước năng giác. Cho nên ở đây nói chung bốn tướng, nên trước nói: “Nếu được vô niệm thì biết tâm tướng sinh, trụ, dị, diệt.

1. Gạn bày: Sớ: Duyên khởi ly mẫu. Chân như làm nhân, vô minh làm duyên khởi tánh các thức, kia là tánh khởi làm tướng, là lý thú mầu nhiệm, không thể nghĩ bàn, nên nói diệu lý, ý hỏi rất dễ hiểu.

Ngay nơi là nhiểm.

Sớ: Tức A- lại- da, tâm thể là nghĩa giác kia, không thể nghĩ bàn biến, duyên tức căn bản vô minh, là nghĩa bất giác, tức không thể nghĩ bàn huân.

Luận: Nhiễm tâm là các thức như nghiệp…., do ở chỗ không thể huân biến mà huân biến, không nhiễm mà nhiễm, tức tự tánh tâm thể ở trước chẳng phải là pháp nhiễm, vì không giữ được tự tánh, nên theo huân thành nhiễm. Văn sau nói: “Pháp thật chân như không ở trong nhiễm, chỉ do vô minh huân tập mà có tướng nhiễm”.

2. Thường tịnh:

Sớ: Tức nhiễm v.v…., tuy theo huân thành nhiễm mà thể kia thường tịnh. Như gương hiện nhơ mà thể nó bất động. Kia do bất động mà được tùy duyên, chính là do tùy duyên mà nói lên bất động.

3. Kết khó lường:

Luận: Chỉ Phật biết v.v…, là muốn nói kia tịnh thì chín tướng rõ ràng, muốn nói kia nhiễm thì môt vị không thay đổi. Nếu Phật chẳng biết thì ai biết?

Tự tánh tâm khó biết, do tùy duyên thành nhiễm, chỗ nhiễm khó rõ được, vì ngay nhiễm mà thường tịnh, nên nói trí sâu xa, tức từ Bát địa trở lên, dùng giác chuyển hiện ít phần mà biết. Nhưng, từ Sơ địa cũng biết được chút ít. Do chứng chân, nên trước nói: “Nếu chứng Pháp thân thì biết được chút phần”.

– Nói về bất biến:

Luận: Thườngvô niệm, vô niệm tức nghĩa giác, đã thường là giác thì không bất giác, không bất giác nên gọi là Bất biến.

Sớ Tuy nêu v.v….., nếu đường ác không tạo, quỉ bằng dây, không làm rắn. Chỗ hướng Đông không phải là phương Tây, nhân duyên khởi thể, tức tự tánh tâm tịnh ở trước, là duyên khởi thể này, nên nói tâm tánh.

Đây hiển bày v.v… trở xuống, sớ có hai:

1. Giải thích tâm bất tương ưng:

Ở đây nói thể của vô minh,ban đầu là khởi sâu kín, chưa phân rõ tương ưng tâm vương, tâm sở. Lại vô minh này là mê hoặc của toàn tánh nên thêm chữ Tâm. Cũng có thể mê hoặc này là pháp không tương ưng cùng chân tâm. Như trước nói: “Từ xưa đến nay tương ưng với vọng nhiễm. Nay do biết như thật, bổng nhiên sinh khởi. Đây nói là do căn bản vô minh.

2. Giải thích bỗng nhiên niệm khởi:

Chỉ đây v.v…. trở xuống là giải thích bỗng nhiên niệm khởi, có ba:

1. Giải thích nghĩa này: Giải thích nghĩa này, là các pháp nhiễm từ bốn khởi thỉ, nên trên mặt bỗng khởi là để tiêu biểu cho kia trước tiên.

2. Dẫn kinh làm chứng bốn thành tựu: Như trẻ thơ v.v… trở xuống.

Trước sử, tức sử vô minh.

Không pháp khởi: ý nói lên vô minh, khiến không có pháp bên ngoài riêng là hay khởi gốc vô minh

3. Hội kia đồng dây: Đó thì v.v… trở xuống. Có hai:

Chính hội: Như văn.

Kết thúc phân biệt: Đây đứng về mặt v.v… trở xuống, tổng kết phân biệt. Ý nói bỗng nhiên không có trước, chẳng có bổng nhiên cái ban đầu.

Nói không trước: là do vô minh này rất nhỏ nhiệm, lại không có pháp trước ở đây. TRước tức ban đầu. Do không có gốc ban đầu khởi nênnói bổng nhiên. TRong sớ nói: “Vì khởi không có ban đầu. Tăng Triệu nói “Như gương bỗng có bụi, như hư không chợt có mây”, tức là nghĩa này.

Trong phần nêu Luận: nói Tâm nhiễm v.v…, do ở trên nói:”Vì vô minh nhiễm nên có tâm nhiễm kia”. Nay giải thích tất cả này có sáu thức khác nhau chẳng đồng.

Nhưng đây v.v… trở xuống: sớ có hai”:

– Trình bày ý: Thứ lớp nghịch phối hợp. Do trước nói theo dòng sinh khởi, từ tế đến thô là thuận. Kế là nói ngược dòng dứt trừ, từ thô đến tế là nghịch. Trước chấp lý gần là trước, nay chấp dễ dứt là trước.

Do đâyv.v… trở xuống là phối hợp nhiễm bậc nhất. Vì người Nhị thừa và Tam hiền đồng dứt thô tế này.

Liền nhờ v.v… trở xuống, đem nghĩa dứt trừ ở trước trình bày ở đây, khỏi phải giải thích nữa, rất là giản tiện.

– Giải thích văn. Luận phân ra sáu đoạn:

Đoạn 1. Có hai:

Chướng Sớ Là sáu v.v… trở xuống: y cứ dụng mà chia tên, hợp không nói ở đây.

Nay đây lại đối, là nhiếp chung loại ở trước, đây là hai tướng trong chín tướng.

Chỉ thô v.v… trở xuống là giải thích tên khác này, chấp cảnh bên ngoài tương ưng với cảnh, bêntrong khởi kiến ái chấp ngã, ngã sở.

Nhiễm ô kia v.v… trở xuống, giải thích chung tên này, tịnh hạnh tức trí chân như căn bản. Trí này có hai: 1- Trí nhân không. 2- Trí pháp không.

Trí này không khởi, do tâm nhiễm có công năng làm chướng nên gọi là nhiễm ô. Nếu dần dần tu quán, quán thành trí khởi thì trái với tâm nhiễm, nên gọi là Trị. Đây là thể tướng trái nhau, nên thành nghĩa đối trị. Nhưng, do đối trị giác gọi là nghĩa nhiễm. Nếu y cứ ý luận thì trên mặt tịnh đối với bổn giá, để rõ nhiễm kia v.v… Văn trước nói: “Là tâm tự tánh thanh tịnh mà có vô minh”, là chỗ nhiễm của vô minh mà có tên gọi kia.

Hỏi: Chướng và nhiễm có gì khác nhau không?

Đáp: Thể tuy không khác, nhưng danh nghĩa thì có khác. Chướng thì lập giác đối trị, như văn sau nói: “Làm chướng trí chân như căn bản “, Nhiễm thì lập giác đối trị. Như văn trước dẫn chứng là tâm tự tánh thanh tịnh.

Đối trị. Luận nói Nương Nhị thừa v.v… trở xuống.

Sớ: Vô học, v.v…, đây là bốn trụ phiền não như kiến v.v… Hàng Bích- Chi, La- hán đều có lìa.

Sớ: Thập giải v.v… trở xuống, có hai:

Đứng về mặt Tam hiền để nói địa vị tu hành, có hai:

Chính nói lên hành vi: Y cứ ở đây Bồ- tát Tam hiền đồng được tên gọi này, vì đều không lui sụt.

Dẫn luận chứng thành: Nên địa v.v… trở xuống là dẫn luận chứng thành. Luận Vô Trước tức luận Kim Cương, ba địa vị của luận kia là Tín hạnh địa, Tịnh tâm địa và Cứu cánh địa.

Đối với Nhị thừa để trình bày dứt hoặc, sớ: Bồ tát này v.v…. trở xuống, có hai:

Nêu kém để nói về thô hoặc, có hai:

Tiêu biểu khác phàm phu, Tiểu thừa:

Được nhân không, do Bồ- tát này được quán ở đây, điều phục hiện hành chẳng đồng phàm phu. Nhưng đối với hạt giống không dứt bỏ hết, chẳng đồng với người Nhị thừa.

Nói phiền não, tên khác là hạt giống, nghĩa là theo đuổi hữu tình, ngủ say nơi tạng thức. Nay trong luận này là nói về mặt hiện hành, gọi là xa lìa, chẳng đứng về mặt hạt giống.

Nhiếp luận v.v… trở xuống là dẫn chứng, trên tâm thì hiện hành.

Hai ý, lưu hoặc này nhuận ở nghiệp, thọ thân phần đoạn, tu tập các trí dứt sở tri chướng, tức là tự lợi. Gom cả rủ lòng đứng về mặt quần phẩm nhiếp tha lợi ích, tức lợi tha. Nếu không lưu hạt giống mê hoặc tức đồng Nhị thừa, khỏi ba cõi, hai lợi ích đều mất. Nên kinh Viên Giác nói: “Bồ tát thị hiện ở thế gian lấy chẳng ái làm gốc, chỉ vì lòng từ bi khiến họ xả ái, giả mượn tham dục mà vào sinh tử.

Hỏi: Bồ tát đã lưu lại hạt giống mê hoặc, sau khởi hiện hành thọ thân phần đoạn, đâu khác gì phàm phu?

Đáp: Trước dẩn kinh Viên Giác đủ nói chỗ khác kia. tuy lưu lại hạt giống mê hoặc thọ thân phần đoạn, vì có trí nên không khởi lỗi, nhờ phần đoạn này làm chỗ nương, rộng tu các trí và hạnh đại bi, chẳng hề khiến đây khởi nghiệp mới. Như pháp cấm xà, tuy không làm cho chết, cũng không cắn người. Nhiếp Luận nói: “Phiền não nép phục chẳng khởi, như sự nguy hại của độc chú, lưu hoặc (phiền não) đến hoặc dứt (sở tri), chứng trí nhất thiết của Phật.

Phân biệt định ra quyền thật: Sớ ở Đây đứng về mặt v.v…. trở xuống.

Sơ địa v.v… trở xuống, là nói về mặt đốn ngộ. Nghĩa là Bồ- tát này khi ở trước Sơ địa, dùng hai thứ không và quán hàng phục hai chướng, phân biệt đến địa vị Kiến đạo, các thứ hiện đều dứt, từ địa vị này trở đi nếu trí tăng liền điều phục phiền não, hiện hành đến địa vị Phật mới dứt. Nếu bi tăng nên ý khiến sinh tột đến Bát địa, hiện hành mới hàng phục lưu hoặc phiền não, để giúp sức nguyện lực giáo hóa lợi ích chúng sinh, khiến luận này nói về mặt một bề ngang dọc lúc sinh khởi, và đến khi dứt từ thô đến tế, nên ở trước Sơ địa, đã trừ ngã chấp câu sinh phân biệt. Đến khi Đăng địa chỉ dứt pháp chấp phân biệt. Nhị địa trở lên chỉ dứt pháp chấp câu sinh, không còn phiền não chẳng đồng giáo kia nói rộng hai chướng hạt giống ở trong thức thứ tám. Bởơ3 quyền thật giáo có khác, cùng đây hướng về nhau, tính đến một a- tăng- kỳ, người học cần biết, cần rõi giáo kia. Nhưng người trí có thể lấy một bên thông, khởi hạnh cần nương liễu nghĩa. Các học giả nên xét cho kỹ.

Nói như các luận: tức Du- già, Duy thức v.v…. nói rộng.

Bày thắng để dứt chấp nhỏ nhiệm. Nay đây v.v… trở xuống, có ba:

Nói rõ: Vì là thật giáo của Bồ tát, từ Sơ chánh tín liền được chân như sẳn có, vô minh vốn không thuận thao vô niệm. Ở trước Sơ địa hay tu pháp Tam-muội không chân như, tự nhiên khiến pháp chấp kia chẳng sinh, hàng phục vô minh, tương ưng với chân, nên nói phần đoạn. Chỉ hàng phục nên gọi là đoạn.

Dẫn chứng: Nên luận nàyv.v… trở xuống, là dẩn chứng. Chẳng rõ nghĩa nhất pháp giới tức vô minh. Dưới nói pháp thẳng v.v… ba tâm trụ, bốn phương tiện, và sáu độ như thí…., đều là đây.

Kết ý: Nay chỉ v.v… trở xuống, là tổng kết ý. Đây là đứng về mặt chấp nhân, chẳng đứng về mặt nhân nói chấp, nên không nói.

Đoạn 2: Có hai.

Chướng: Sớ Chỉ chấp v.v… trở xuống, tức là pháp chấp nối nhau sinh khởi chẳng dứt, trước nói nối tiếp, nay nói chẳng dứt, nghĩa ấy là một.

Đối trị: Luận nói Nương tín v.v… trở xuống

Sớ: Thập giải v.v… nghĩa là từ trong địa vị Tam hiền quán sát tầm tư phần đoạn nhiễm này, thẳng đến Sơ địa mới có thể hoàn toàn lìa được. Tu Duy thức quán tức ở địa vị tư lương, tu hạnh thuận phần giải thoát. Tầm tư phương tiện tức ở địa vị gia hạnh tu tập hạnh thuận phần quyết trạch. Sơ địa tức địa vị Kiến đạo, trí vô lậu thiêu đốt phiền não. Thông đạt Phật pháp gọi là Hoan hỷ địa.

Ba vô tánh, là biến kế tướng vô tánh, y tha không tánh tự nhiên, viên thành không có tánh ngã, pháp, biến kế ở trước. Nên Duy thức nói: “Ban đầu tức tướng không tánh, kế đến không có tánh tự nhiên, sau do xa lìa chỗ chấp tánh ngã pháp ở trước”.

Biến mãn chân như: tức biến hành chân như.

Cái gọi là biến, Duy thức nói: “Là hai không mà chân như này nói, không có một pháp mà chẳng còn”.

Cái gọi là chứng, do trí vô phân biệt khế hợp lý vô phân biệt, năng sở cả hai đều quên, nên Duy thức tụng nói: “Nếu lúc ở chỗ duyên trí đều không có sở đắc, bấy giờ trụ Duy thức, lìa hai chấp tướng”.

Pháp chấp v.v…, do tu tập Duy thức quán đến thành tựu trí vô lậu này, tướng phần đượchiện hành, do đây chấp phân biệt được trừ hẳn.

Đoạn 3: Chướng: Sớ Do hay v.v… trở xuống, là giải thích tên. Có thể biết “Pháp chấp tu hoặc”. Phần câu sinh trong chướng sở tri. Hoặc do tu đạo mà dứt gọi là tu hoặc.

Bát địa v.v… trở xuống, là giải thích nguyên do được lìa nhiễm này. Nếu thiếu nhiễm này thì không lên Thất địa, huống chi đến Bát dịa, nên đến môn Thất địa đều dứt nhiễm này.

Vì hai địa v.v… trở xuống, là giải thích tên gọi Nhị địa. Nghĩa là thiện pháp nhiếp luật nghi chúng sinh ba nhóm đầy đủ xa lìa nhơ cấu phá giới sâu kín, gọi là ly cấu địa.Theo kinh Hoa nghiêm chép: “Thập địa thứ lớp tu mười ba-la-mật”. Đây là giới ba-la-mật, cac địa khác đều giữ giới. Vì nói về mật tăng trưởng thù thắng.

Do thất v.v… trở xuống, giải thích tên gọi Thất địa,vô tướng là tên gọi Bát địa, phương tiện là tên gọi Thất địa. Nghĩa là tạo phương tiện với vô tướng địa. Kia là phương tiện của Vô tướng.

Vì Bát địa trở xuống, là chuyển giải thích, rất dễ hiểu.

Đoạn 4: Chướng: Sớ: Căn bản v.v… trở xuống, do vô minh tâm động thành nghiệp chuyển hiện tướng tức cảnh giới. Nghĩa này trước đã nói nhiều. Sớ chỉ nêu trước sau.

Đối trị: Sớ: Do bát địa v.v…., vì sắc tự tâm sinh, tâm làm biến sắc.

Do đó mà trên đầu sợi lông chứa đựng cả một biển nước số nhiều như cát sông Hằng, mà dung biển cả, núi Tu- di nhét vào trong hạt cải. Sắc tâm chẳng ngại nhau, tự tha không phân cách. Kinh Bổn Nghiệp chép: “Có chỗ cho rằng vô tướng đại tuệ, phương tiện đại dụng, không có sắc tâp, vô minh cũng dứt, việc trăm muôn kiếp, việc vô lượng cõi Phật. Do một niệm tâm nhất thời thực hành, hiện hình như Phật, hiện hình tất cả chúng sinh, trong một tâm niệm nhất thời thực hành, vì là (diệu hành) vô công dụng.

Khoảng ba đời tự tại, nghĩa là Bồ-tát này quán ba thứ sắc thô tế đều thông đạt, trí vô phân biệt nhậm vận nối nhau, tướng dụng phiền não không thể làm xao động.

Vì sắc v.v… trở xuống, nêu địa vị sau để giải thích ngược lại. Ý nói: “Thất địa trở xuống chưa dứt được hiện thức, sắc không tự tại, nay được tự tại, bởi đã dứt được hiện thức. Nhưng Thất địa quán đoạn đến Bát địa, dứt trước sau đều như vật,người học nên biết.

Đoạn 5: Đối trị: Sớ Khéo biếtv.v… trở xuống, đối với tha tâm được tự tại.

Mười thứ rừng rậm, kinh Hoa Nghiêm nói: “Vị Bồ tát này dùng trí tuệ như thật biết chúng sinh”. Tâm ưa rừng rậm, phiền não, nghiệp, căn, giải, tánh, ưa muốn, phiền não, thọ sinh tập khí nối tiếp, nhóm tâm khác nhau, mỗi mỗi đều gọi là rừng rậm. Các pháp này ẩn rậm như rừng, nên lấy làm dụ. Kinh Tịnh Danh nói: “Khéo biết chúng sinh qua lại thú hướng và tâm sở hành”. Đây là khen Bồ tát Cửu địa. Kinh Bổn Nghiệp nói: “Tất cả hạnh công đức đều thành tựu, tâm tập diệt rồi, vô minh cũng dứt”.

Lại do v.v… trở xuống, nói trong tâm mình được tự tại.

Mười bốn vô ngại trí, theo kinh Hoa Nghiêm thì: “Có bốn mươi trí vô ngại “. Bốn là: Pháp, nghĩa, từ. lạc thuyết. Mười là, ngài Thế Thân chia làm mười thứ: Tự tướng, đồng tướng, hành tướng, thuyết tướng, trí tướng, vô ngã tướng, nghiệp tướng, nhân tướng, quả tướng, trụ trì tướng. Mỗi tướng đều có mười, thành ra bốn mươi. Rộng như kia nói.

Có ngại v.v… trở xuống, tổng kết chỗ lìa nhiễm. Khởi tức chẳng tự tại, như trước trong kinh nói tâm tập đã dứt.

Đoạn 6: TRụ: Luận nói Bồ tát tận địa, tức Bồ- tát ở cứu cánh địa. Như trước nói: “Cho đến Bồ tát cứu cánh địa”. Có bản phần nhiều nói nghĩa tận địa; cũng có tại chẳng giống chữ Địa, tại nghĩa thuận ở sau. Do trước sau đều tổng kềt nói: “Địa”. Đây là địa thứ mười. Như Lai là Diệu giác. Kia thì từ Cửu địa quán dứt, Phật địa mới hết hẳn. Vô cấu địa tức Như Lai địa và Thập địa chung tâm không hề khác nhau. Nhưng trong kinh Bổn Nghiệp cho Đẳng giác là Vô cấu địa, ở đây khai riêng.

Nay nói Diệu giác, Đẳng giác hợp thành một địa vị.

– Nói về vô minh:

Như sáu nhiễm ở trên, chỉ là chỗ khởi pháp của vô minh, nay đã phân phối các địa vị nhân quả, nói về dứt đã xong. Nhưng trên nói không thấu đạt nhất pháp giới gọi là Vô minh, chưa biết ở đây người này nương vào địa vị nào lại mà xa lìa ư? Nên nay nói rõ.

Sớ: Căn bản vô minh, đây là trên dưới nói tự tánh tâm thanh tịnh, vì vô minh nhiễm nên có tâm nhiễm kia, nên biết vô minh là chỗ nương của tâm nhiễm, tâm nhiễm là chỗ khởi của vô minh.

Trên nói là tướng trí tịnh. Nhưng trong sáu nhiễm mỗi thứ có hai phần, một phần thuộc về vô minh, một phần thuộc về tâm nhiễm; đều có nghĩa hòa hợp và nối tiếp. Chỉ ổ trên mặt hòa hợp với trước mê chấp chẳng đổi, tức là vô minh. Đứng về mặt chuyển khởi, sau nối tiếp chẳng dứt, tức là tâm nhiễm. Do đo, trước Sơ địa lại có nghĩa dứt vô minh.

Nay nói về Sơ địa mới lìa, do đứng về mằt phá pháp chấp nói nghĩa dứt, không trái các thuyết, nêu lên địa vị này.

Nay vô minh v.v… trở xuống là nói về lúc sinh khởi, nghĩa nói có trước sau, lấy trong luận nghĩa nhân duyên hòa hợp, nếu lúc dứt trừ thì không có trước sau. Vì năng y sở y không lìa nhau.

1. Giải thích tương ưng:

Trong sáu nhiễm ở trên có tương ưng và bất tương ưng, nghĩa này chưa nói nay mới nói, gồm có hai:

NÊU: Sớ Đều là tâm thô v.v…, do sáu nhiễm trước duyên tướng chung riêng, hành tướng thô hiển bày.

Nương cảnh v.v… trở xuống, đã nương cảnh sinh thì tương ưng với cảnh.

Luận nói Nghĩa là tâm v.v… trở xuống, có hai:

a. Đứng về mặt pháp mà nói về khác nhau:

Sớ Tâm nghĩa là v.v… trở xuống: Là giải thích về mặt tâm vương tâm sở. TÂm vương tức sáu thức tâm vương ở trước, tâm sở tức sáu địa vị tâm sở như biến hành v.v… Nhưng trong sáu thức tâm sở nhiều ít khác nhau. Nay trong luận này gọi chung là niệm pháp, cũng có thể văn này nêu lên một phen che lấp nên nói niệm pháp, là một trong các biệt cảnh.

Ca chiên v.v… trở xuống, là dẫn chứng, tức chỉ bày chung tâm sở đều gọi là tâm sở niệm pháp. Nhưng trong luận, tâm vương, tâm sở tương ưng, gồm có năm nghĩa:

  1. Đồng chỗ nương căn.
  2. Đông duyên một cảnh
  3. Đồng một hành tướng, nghĩa là đồng tạo xanh v.v…
  4. Đồng một tâm, tâm vương tâm sở đồng một thể.
  5. Đồng một lúc, tâm vương tâm sở đồng một sát-na.

Do đó nên được tương ưng.

2. Giải thích theo tâm cảnh:

Lại tâm v.v… trở xuống, giải thích theo tâm cảnh, rất dễ hiểu.

Chỗ nương v.v…., thức nương cảnh này mà dẫn sinh, lại là chỗ phân biệt của thức kia. Do có nhiễm tịnh làm chỗ nương nên khởi tâm vương tâm sở khiến tương ưng. Do co cảnh này làm chỗ phân biệt, bèn cùng nhau phân biệt làm tương ưng.

b. Nói về tương ưng: Luận chép Mà biết v.v…. trở xuống:

Nếu tâm vương v.v… trở xuống, giải thích theo tâm vương tâm sở là đồng nghĩa. Như sư theo việc kia khác,tuy nói tâm vương tâm sở tương ưng, lý phải nói theo mặt cảnh.

Biết đồng v.v…, thể này có hai, do tương ưng nên gọi là Đồng.

Chỗ duyên đồng: đây chỉ một cảnh do hướng về tâm vương, tâm sở nên gọi là Đồng. Ở đây, năng sở đều gọi là Đồng, mà nghĩa đồng có khác.

Lại đối với v.v… trở xuống, là giải thích nghĩa đồng theotâm cảnh, ở đây tức tâm theo cảnh gọi là Đồng, đồng là tương ưng.

Luận: Bất tương ưngv.v… trở xuống, có hai:

NÊU: Sớ vô minh, vì trước nói: “Chẳng thấu đạt nhất pháp giới nên tâm chẳng tương ưng, gọi là vô minh v.v….”, nên nay chỉ bày.

Giải thích: Luận Tức tâm v.v… trở xuống. Sớ có hai:

– Giải thích theo tâm vương tâm sở: Luận có hai:

Hiển bày không khác nhau: Sớ Tức đây v.v… tâm là chân tâm, do động nên thành bất giác, bất giác và giác một thể không khác, nên nói Tức, giác và bất giác còn không khác, huống chi có tâm vương, tâm sở ư?

Nói về sự tương ưng: Luận: Bất đồng v.v… trở xuống,sớ có hai:

Giải thích, ngược lại nghĩa trước: Đã không v.v… như riêng chỉ một người thì đồng với ai, nên nghĩa không tương ưng.

Giải thích lại: Do đây v.v… trở xuống, có ba:

Giải thích: Trước nói bất giác tức tâm động. Nay nói tâm nhiễm tức bất giác, có khác ở đây.

Dẫn chứng: Văn trên v.v… trở xuống,tướng đã lần lượt tức động, không động vốn là tâm tính.

Phân biệt: Chẳng phải v.v… trở xuống, ở đây nói: “Chẳng tương ưng” vì tâm nhiễm tức bất giác, chẳng cho rằng có tâm vương tâm sở tương ưng, mà nói: “Chẳng lìa”,vì tương ưng và chẳng lìa hai nghĩa có khác nhau. Văn sau dẫn chứng là trong văn “Tướng sinh diệt” ở sau. Văn này cả hai chứng hai nghĩa: Một nghĩa chứng chẳng lìa nhau, nghĩa thứ hai chứng chẳng tương ưng, ở trong sẽ thấy.

– Giải thích theo tâm cảnh giải thích theo: Hai cũng v.v… trở xuống, có hai:

Giải thích nghĩa trước: Nghĩa là Vô minh này v.v.., ý nói: Tâm nhiễm tức vô minh, vô minh là bất giác, bất giác nương vào giác, giác tức bổn tâm, đều không có cảnh bên ngoài tương ưng, nên nói tức tâm bất giác. Đây nói tức tâm cũng tức bản giác chân tâm. Cũng có thể chung ở nơi hai tâm chân và vọng. như văn rất dễ thấy.

Phân biệt tương ưng: Đã không có cảnh làm tướng đối đãi thì dùng phương tiện nào để nói tương ưng?

Chỉ bày trái ngăn: Đây Bất tương ưng v.v… trở xuống. Do Tướng tông nói thức thứ tám có tâm sở biến hành, lại tương ưng với khí thế giới ngoại cảnh. nhưng chẳng nói có nghĩa giác, cho nên hòa hợp.

Như nói riêng, tìm lại xem xét văn kia chưa thấy chỗ phát xuất. Nay lược hợp chỗ nói của hai tông. Như tông Pháp Tướng nói: “Thức thứ tám hay duyên theo ba cảnh. Do kia chỉ y cứ vào địa vị hiện tại thành tựu, nói rộng tám thức, chẳng nói về căn bản, lý do ban đầu khởi, chỉ nói “Pháp tất cả chúng sinh như thế”, đều có đủ tám thức. Từ tự chúng sinh đều hay duyên lự tự phần cảnh giới, vì đồng là nghĩa thức liễu biệt, nêu duyên theo cảnh. Lại nói thức này từ tự chủng sinh. Tuy từ tự chủng mà nhờ cảnh làm duyên sở duyên mới được sinh khởi phải duyên cảnh. Tuy duyên cảnh sâu kín khó biết, nhưng chẳng đồng bảy thức trước chấp ngã, chấp pháp. Nay trong luận này nói rộng các thức mê chân mà thành, từ tế đến thô chẳng nói chủng sinh. Thức thứ tám chỉ có công sinh cảnh mà không có nghĩa duyên cảnh. Do từ vô minh bên trong huân tập sinh khởi, chẳng phải cảnh giới bên ngoài dẫn dắt khiến sinh. “Kinh nói là sinh diệt trôi chảy” là ở đây từ bên trong khởi. Do đó nên không có nghĩa duyên cảnh. Nay nếu giải thích kia đồng với ở đây thì tông kia đã nói thức này duyên cảnh sâu xa khó biết, nên biết bí mật đồng với ý ở đây nói. Do tông kia nói từ chủng sinh đồng với thức phần, không được chẳng duyên cảnh giới.

Lại nếu hội đây đồng kia mà nói, luận này nói sáu thức duyên cảnh tức là phần công dụng sâu kín của thức thứ tám. Do ở cảnh giới, huân bổn thức kia khởi phân biệt này. Ở đây thì bổn thức có nghĩa duyên cảnh. Vì là thô nên ngăn cách làm sự thức, không gọi là thức thứ tám. Lại tông kia nói thức thứ tám tâm vương có tương ưng năm tâm sở biến hành. Như chính lúc duyên cảnh phải có tác ý, nhắc nhở tâm kia dẫn tâm hướng về cảnh. Vì hướng về cảnh nên căn, cảnh và ba thức phân biệt đổi khác, khiến tâm xúc tác với kia. Do xúc cảnh bốn thứ hòa hợp lãnh nạp nghịch thuận, do lãnh nạp nên đối với cảnh chấp hình tượng, bày ra các việc danh ngôn. Do chấp hình tượng, khiến tâm kia tạo tác rong ruổi. Năm thức này đều do duyên cảnh mà được như vậy. Thức thứ tám có năm tương ưng. Nay trong luận không nói duyên cảnh này, cũng không có tâm sở tương ưng, nên chẳng đồng với kia.

Lai, trong tông kia chẳng nói lý do sinh khởi cũa thức thứ tám từ chân khởi vọng, chỉ nói theo địa vị hiện tại thành tựu nên không có nghĩa giác. Nhưng cũng nói có hạt giống sẳn có Bồ-đề từ vô thỉ, mà chẳng tức là bản giác chân như. Do chưa thấu đạt nên ẩn mật mà nói. Nay trong luận nói rõ nương Như Lai tạng có tâm sinh diệt, do mê giác mà thành bất giác. Tuy thành bất giác nhưng tánh giác vẫn bất biến nên có nghĩa giác. Vì nương thật giáo nói về tướng nên không đồng với kia. Nếu kia đã nói có nghĩa giác. Làm sao nói chỗ cạn sâu của hai giáo này. Người học nên biết.

Nêu tâm nhiễm ở trên v.v….. là nêu tâm sáu nhiễm ở trên và vô minh. Đối với cảnh sở chướng gom thành hai ngại. Do tất cả chướng nhiễm chẳng lìa hai thức. Có chỗ cho rằng phiền não và lý do biết. Nay đối với hai chướng tâm nhiễm và vô minh phân biệt làm sao thâu nhiếp.

Nên ở đây nói.

Nêu lập luận, có hai:

Hoặc chướng. Có hai:

Nêu pháp đặt tên: Sớ: tâm sáu nhiễm v.v…, mỗi việc chấp trong một phần nghĩa nối tiếp, nên lấy một phần này khuấy nhiễu động loạn chẳng vắng lặng, nên gọi là phiền não.

Hiển bày nghĩa ngại, luận nói: Làm chướngv.v… trở xuống, sớ có hai:

Giải thích văn: Chiếu tịch v.v… trở xuống, giải thích tên làm chướng trí, lại có tên chân trí, chứng thế trí, thật tri. Do chứng lý như thật, gọi là như lý trí (trí như lý), sinh hậu đắc gọi là trí căn bản.

Văn trên v.v… trở xuống, là xuất phát thể chướng trí.

Tâm nhiễm v.v… trở xuống là giải thích thành tướng ngại đều rất dễ hiểu.

Thông ngại: Nay đây v.v… trở xuống. Hoặc hỏi rằng: Như các chỗ nói nương hai chấp khởi hai chướng, thì đâu khác với đây? Lại ở trước chỉ phối hợp bốn thô trước trong sáu thô với hai chướng, vì sao trong đây sáu nhiễm đều gọi là phiền não? Nên ở đây giải thích.

Kia nương hai chấp khởi hai chướng, nương năm ý trên khởi chướng sở tri, trong ý thức khởi phiền não. Nay ở đây thì lấy tâm nhiễm chỗ nương vô minh làm sở tri, nương vào tâm nhiễm làm phiền não, cho nên chẳng đồng. Nên biết nói hai chướng nếu hai chấp tức thì hạn cuộc. Ở đây nương tâm nhiễm mà nói hai chướng thì thông,cho nên nói khác với ở đây.

Trí chướng, Vô minh v.v… trở xuống, có hai:

Nêu pháp đặt tên: Sớ: Căn bản vô minh, nếu chấp một phần trong các thức, cũng gom vào ngọn. Lấy ngọn từ gốc nên soạn luận này.

Hiển bày nghĩa ngại, Luận: Làm chướng v.v… trở xuống, Sớ có hai:

Giải thích văn: Hậu đắc v.v… trở xuống, giải thích tên trí sở chướng. Lại có tên thiên trí, tục trí, quyền trí… Vì trí căn bản chứng chân như, sau mới được khởi, gọi là trí hậu đắc. Như sự lượng kia mà biết tên trí như lượng.

Tức trên v.v… trở xuống là xuất phát thể trí sở chướng.

Vì vô minh v.v… trở xuống là giải thích tướng ngại kia. Từ sở chướng mà được tên, là ngại của trí, thuộc về y chỉ thích. Chẳng đồng phiền não tức ngại là Trì nghiệp thích.

Thông ngại: Ở đây nói v.v… trở xuống, có người hỏi: Ở đây nói tự nhiên, có khác gì với tự nhiên của ngoại đạo có khác gì? Cho nên ở đây giải thích. Bởi vô tâm ứng vật xoay vần hiện hóa thành tự nhiên chẳng đồng với tự nhiên không có nhân quả của ngoại đạo. Kia nói đồng mà nghĩa có khác.

Trong phiền não:

Sớ Trước hỏi v.v…. đứng về mặt thô tế để thành lời vặn hỏi. Chỉ hợp pháp tế chướng pháp tế, pháp thô chướng pháp thô, mới là thích nghi. Vì sao không như vậy?

Hai nhiễm trước. Do nhiệp tướng sâu kín chưa phân năng sở, muốn thành nghĩa ngại, nạn thấy trái nhau, nên nay nghiêng về mặt chuyển tướng hiện tướng, để đáp lại lời vặn hỏi kia. Tuy không nói mà ý cũng gần nhiếp. Vì nương tâm động nói hay thấy, có dùng lấy ý mà biết. Ba nhiễm trước là trí phân biệt, Ba nhiễm trước đều là sự thức nên nương cảnh mà khởi.

Do đây v.v… do lý trí không có năng sở, tâm nhiễm có năng sở, trái nghịch thể tướng thành nghĩa ngại.

Trí ngại:

Sớ Chỗ mê pháp tánh: đây là chân tức tục, thường tình không khởi, không khởi tức chân, nên nói pháp tánh. Văn trước nói: “Tất cả pháp lìa tướng nói năng, cho đến không có đổi khác, không thể phá hoại, chỉ là nhất tâm,v.v..”.

Chẳng liễu v.v… chính là giải thích nghĩa nghịch. Pháp tánh tịch tĩnh mà vô minh khởi động, động tĩnh trái nhau, nên thành nghĩa nghịch.

Giải thích v.v…, bổn sớ nói: “Do ở trong mê chân lý, thức bên ngoài thấy trần, đối với cảnh như lượng không thể thuận theo các thứ biết”. Như người động cho rằng trời đất quay cuồng, không thể biết được như thật. Nhưng, trước đứng về mặt thô tế mà vặn hỏi, nay đứng về mặt trái nhau mà cùng chung giải thích. Nên văn sau nói: “Văn sau chép: “Vô minh đốn hết gọi là trí nhất thiết chủng”. Như luận phần sau có giải thích.