KHỞI TÍN LUẬN SỚ BÚT SẢO KÝ
Sa-môn Tử Tuyền ở Trường Thủy ghi
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 13

Nói về Tướng sinh diệt, trong phần lập nghĩa nói: “Là tướng nhân duyên của tâm sinh diệt”. Trong sinh diệt và nhân duyên như ở trên đã giải thích. Nay phân biệt chữ “Tướng” nên nói lại nữa, nhưng tướng là do nhà sinh diệt cho nên gồm nói.

– Lược hiển:

Sớ: Tướng sinh diệt, phân biệt suy nghĩ nhiễm tịnh trong ba đời, nhân ngã, kiến ái, tham sân lẫy lừng, nhìn vào đó sẽ phân biệt được, nên nói là Tướng.

Pháp Vô tâm: Chữ “Pháp“ chung cả số và cảnh, là pháp tâm sở sử và pháp, tâm sở duyên, trước đã giải thích rất dễ hiểu. Sinh diệt cũng như dòng nước chảy là nói giống như giòng nước chảy ngầm, nên khi nhìn tưởng như yên lặng không chảy. Nên kinh Thâm Mật chép: Thức A-đà-na rất sâu lắng, còn tất cả hạt giống, thì giống như thác nước chảy mạnh. Vì nối tiếp nhau nên không biết nó là vô thường. Nhưng, trong luận nói là tương ưng với tâm v.v… là do nhận xét về nghĩa luận quá dể dãi là ở có một chữ “với” (tương ưng với tâm); hoặc là do các người dịch khi dịch mài giũa chữ nghĩa không được kỹ lưỡng. Sau dịch chỉ nói: Một là tâm tương ương với thô, hai là tâm tương ương với tế, lời nói đó thật rõ ràng dể hiểu.

– Đối hiển:

Sớ Đều gọi là thô, trí phân biệt, v.v… đều do cảnh bên ngoài khởi. Lại thô là tham sân, kiến ái, chấp ngã, ngã sở, chấp chặt càng sâu.

Nói về cảnh giới phàm phu, là chỗ giác bên trong của phàm, là cảnh giới phải dứt bỏ, kia thật cũng là cảnh giới Nhị thừa. Nay văn lược chẳng nói.

Thập địa v.v…, từ Sơ địa đến Thập địa, giác tế trong thô. Bát địa, Cửu địa là giác thô trong tế, nay chung ý chỉ nói Bồ-tát địa.

– Nói thuận về sinh duyên: Trong đây tuy có nghĩa nhân, vì hướng về chân như cũng là duyên. Từ vi tế đến chấp trước, hiển bày ở sinh khởi, nên nói là nói thuận.

Duyên chung: Sớ: Do căn bản v.v…, ở trước nói: “Do bất giác nên sinh ra ba tướng”. Lại nói: “Do duyên cảnh giới, lại sinh sáu tướng”.

Như thế, tuy là thứ lớp sinh, nhưng lấy vô minh làm gốc.

Nhân riêng, sớ có ba:

1. Lược hết văn kia: Do mỗi người tự chọn ra nhân thân thuộc kia, nên nhân sinh ba tế, duyên sinh sáu thô, rất dễ hiểu.

2. Dẫn kinh giải thích rộng: Trong đây v.v… trở xuống. Có ba:

  1. Nêu ý chỉ thiếu đủ:
  2. Trích dẫn kinh:

Văn nói: Không thể nghĩ bàn huân biến, nhưng nếu một bề có thể huân có thể biến, tức đồng với ý ấy… là có thể nghĩ bàn, tức là chỗ thấy của phàm phu. Nếu một bề không thể huân biến, tức như đá ngọc, cũng có thể nghĩ bàn, liền đồng chỗ nói của quyền giáo. Nay đều chẳng phải hai nghĩa này nên nói là không thể nghĩ bàn.

3. Giải thích rộng nghĩa kinh. Có hai:

(1) Hai nhân trong tế. Có ba:

(a) Giải thích: Giải thích rằng v.v… trở xuống.

Nói không thể huân, vì tự tánh tâm thanh tịnh từ xưa đến nay không tương ưng với vọng nhiễm. Lại, pháp vô minh bổn tánh luống dối. Nay vì pháp luống dối mà huân tánh động, thể của tĩnh là chỗ không thể huân mà huân.

Nói huân thì không huân, là tuy huân chân như mà tánh chân như bất động. Lại thể vô minh này hoàn toàn là một tướng giác chẳng khác. Vì sao lấy làm năng huân sở huân. Tuy không năng sở mà hiện pháp rõ ràng, nên nói chẳng huân mà huân.

Nói không thể biến mà biến, chân như nghĩa là không thay đổi, vốn chẳng biến đổi mà bị huân vô minh thành biến động, tướng biến động là nghiệp tướng, v.v…

Lại biến là bất biến, tuy động thành tướng thức, mà tánh tịnh không thay đổi. Tuy tánh không thay đổi mà toàn thể hiện động. Như nước thành sóng mà tánh ướt bất biến. Tánh ướt tuy bất biến mà toàn thể động, nên nói bất biến mà biến.

1. Trích dẫn kinh chứng minh là đồng: Kinh Thắng-man trở xuống.

Chẳng nhiễm, tức ở trước chẳng thể huân và không thể đổi khác.

Mà nhiễm, tức ở trước năng huân và đổi khác.

2. Kết thúc thuộc tâm bất tương ưng: Nhưng ở đây v.v… trở xuống.

Vì năng huân là vọng của vô minh, sở huân là tâm chân như, tâm và vô minh đều không hình tướng nên ẩn sâu kín. Do hay khởi nhân duyên ẩn sâu kín, khiến chỗ khởi hiện thức, hình tướng cũng tế. Ba thứ này đều gọi là tế.

Ở trong đây v.v…, vì nêu tế thì chưa có thô, mà nêu thô thì sẽ có tế. Lại, hiện thức này là tên khác của A-lại-da, tự bao gồm ba tướng.

(2) Giải thích hai nhân trong thô: Chấp các thức trần. Có hai:

1. Giải thích: Biển tâm động kia, tức biển tâm A-lại-da. Sóng thức là trí tướng… Nên kinh nói: “Cảnh giới gió làm động các sóng thức sinh”. Luận ở sau nói: “Do có cảnh giới vọng duyên pháp nhiễm”, tức huân tập tâm vọng, khiến niệm kia mê đắm, v.v…

Vọng niệm tập khí v.v…, tức vô minh chi mạt là mê dường như thật. Vô minh này lúc ban đầu hòa hợp với chân thì gọi là căn bổn, cho đến sau thành thức nương ở trong thức chuyển gọi là chi mạt. Nên ở đây gọi là vọng niệm tập khí.

Trần nầy, v.v…, trong có vô minh, ngoài có cảnh giới nhân duyên đầy đủ sự thức sinh.

2. Kết thúc thuộc tâm tương ưng: Do vọng v.v… trở xuống, kết thúc thuộc tâm tương ưng. Bên trong huân là bất giác chi mạt, bên ngoài huân là chỗ hiện của sáu trần. Do sinh khởi nhân duyên thô hiển bày, sự thức sinh khởi cũng lại nói rõ về mê đắm.

3. So sánh kinh luận: Sớ Trong kinh v.v… trở xuống.

Được sinh v.v…, nếu không có vô minh huân tập trọn không tự sinh. Nếu không có chân như làm chỗ nương thì không bao giờ tự trụ. Đây là ba tế theo vọng sinh thì đã nương chân mà trụ.

Sự thức, v.v…, nếu không có cảnh giới bên ngoài giúp huân thì không bao giờ tự sinh. Nếu không có A-lại-da làm chỗ nương thì không bao giờ tự trụ. Đây là sự thức sinh theo cảnh bên ngoài, thì đã nương bổn thức mà trụ. Kia giống như lượn sóng không có gió thì không bao giờ tự sinh, không có nước thì không bao giờ tự trụ. Thế nên nương gió mà sinh, nương nước mà trụ.

Nay đây v.v… trở xuống là nói về ý luận.

Sinh duyên, do vô minh và cảnh giới là bổn thức, sự thức sinh khởi duyên, nghĩa là bổn thức sinh khởi lấy vô minh làm duyên. Sự thức sinh khởi lấy cảnh giới làm duyên, chỉ nói hai thứ sinh duyên, không nói hai thứ sinh nhân, nên nói

Chẳng luận nương trụ, nương trụ tức là nhân, ngoài ra, văn rất dễ hiểu.

– Nói nghịch về nghĩa diệt:

Dứt trừ vọng nhiễm, lý hợp từ thô đếntế. Nay ngược lại ở đây nói nghịch. Bởi về đạo lý chẳng đối trị người, nên phải phân biệt.

Sớ: Được đối trị v.v…, do vô minh làm nhân, sinh ra cảnh giới ba tế là một trong ba. Lại làm duyên mà sinh sáu thô, nhân đã diệt rồi, duyên ở chỗ nào? Cho nên diệt theo.

Nay nương v.v… trở xuống, e có lạm phân biệt. Nghi rằng: “Sinh diệt là niệm niệm sát-na sinh diệt” nên nay phân biệt.

Nói trước sau, theo dòng lấy nhiễm thứ sáu làm đầu, nhiễm ban đầu làm sau cùng. Ngược dòng lấy nhiễm đầu làm đầu, nhiễm thứ sáu làm sau cùng. Khởi thì sáu nhiễm rõ ràng, nhiều kiếp trôi lăn. Dứt thì một niệm đều dứt bặt rốt ráo tịch thường. Lại khởi dứt tức trước sau. Chẳng đồng sát-na trong niện trụ sinh diệt.

1. HỎI: Sớ: Nếu cảnh giới v.v…, do ở trên nói: “Nương Như Lai tàng có tâm sinh diệt”, nay lại nói: “Tâm diệt”.

Nếu tâm diệt, tức tạng tánh diệt, đây tức trên tên chung để vặn hỏi về thể riêng, là nghi tâm thể tương ưng diệt.

Nếu thể diệt, trong Bát địa liền hợp thành Phật. Lấy vô tâm làm chỗ nương, nên ba tế mất, mất thì không thể dứt, chẳng thành làm sao đối đãi.

Nếu nói v.v…, do nương tâm thể có từ vô minh. Tâm thể đã thường, vô minh cũng thường. Nên hay nương ba tế thì không thể diệt. Đây nghi tâm bất tương ưng thường không được diệt.

2. ĐÁP: Luận về tâm tướng diệt, v.v…, đây đứng về mặt thể tướng để giải thích chung.

Sớ: Tướng thô, v.v…, vọng tướng khác nhau nên nói thô tế. Chân tâm không khác nhau nên chỉ có một.

1. DỤ: Luận có hai:

1/ Lập chung gốc dụ: Sớ: Dụ vô minh v.v…, trước nếu thể của tâm nghi diệt thì ba tướng vô minh không được nối tiếp. Nay nêu ví dụ gió, nước nương nhau để hiện bày tâm thể chẳng diệt, được ba tướng nối tiếp chẳng dứt. Như gió nương nước mà có sóng.

Đây chỉ bày v.v… trở xuống: nói về vô minh nương chân mà hiện sinh diệt. Văn trước nói: “Tâm và vô minh đều không có hình tướng”.

2/ Nói riêng về tướng dụ: Luận nói nếu nước v.v… trở xuống, có hai:

1. Dụ tâm tương ưng: Sớ: Ở đây chỉ bày v.v…, thuận với chỗ nghi, cũng là vừa lặp lại và giảng rộng ra.

Do cảnh v.v… trở xuống, chính là giải thích điều nghi. Vì lúc cảnh diệt tâm tướng tương ưng tuy diệt, mà tâm thể chẳng diệt, do chẳng diệt nên ba tế nối tiếp. Đây như gió mạnh diệt, sóng thô dứt, chẳng phải thể nước diệt. Nhưng khắc định mà nói chỉ có hai tướng. Vì cảnh giới tức là hiện tướng. Nay đã diệt mà nói ba tế là bởi nói chung.

Bởi v.v… trở xuống là xuất phát nguyên do kia, vì trước nói: “Nhân diệt nên duyên diệt”, chẳng cho rằng duyêndiệt nên nhân diệt. Ý nói: “Thô không bao gồm tế, thì tế đâu còn”. Huống là tâm thể chẳng mất làm sao lại nghi dứt mất?

Do đó v.v… trở xuống là tổng kết đáp lời hỏi. Đây tức tâm tướng tương ưng, tuy diệt theo cảnh mà tướng tế không diệt.

2. Dụ tâm bất tương ưng: Luận nói Chỉ gió v.v… trở xuống.

Sớ Chẳng tĩnh tâm v.v…, vì nước chẳng phải tánh động, sóng diệt mà nước chẳng diệt, tâm chẳng phải tánh động, nên nhiễm diệt mà tâm chẳng diệt, đây như gió nhẹ diệt nên sóng nhỏ diệt, cũng chẳng phải nước diệt.

Luận nói Vô minh cũng như vậy v.v… trở xuống, ban đầu hợp chung dụ.“Nếu tâm” v.v… trở xuống là hợp riêng dụ. Mỗi câu lấy dụ đối lại có thấy. Đây là lúc nhiễm thô diệt, nhiễm tế chẳng diệt. Bồ-tát Bát địa chưa được thành Phật, lúc vô minh dứt, nhiễm tế mới tập, nên được từ đây trở lên tu chứng quả Phật, lý tột cùng sáng sủa.

Luận nói Chúng sinh, tức chúng sinh nương nghiệp tướng chuyển tướng, đây là từ Bát địa trở lên đều nương nghiệp tướng, chuyển tướng, được gọi là chúng sinh. Khiến tâm thể đã diệt, chúng sinh không nương, nên dứt mất. Lại, chuyển tướng, nghiệp tướng tức là chúng sinh. Như trước nói: “Chúng sinh nương tâm, ý, ý thức chuyển”.

Sớ: Nay do v.v… trở xuống là tổng kết thành hai môn nhất tâm. Vì trước luận sinh khởi, phải nói theo môn Sinh diệt. Nay đứng về mặt diệt mê hoặc chung quy phải hội nhập nhất tâm. Nếu không như thế thì đó là nghĩa sinh diệt, hằng không nhập vào nhất tâm, thì cần phối hợp. Thể tức trí, tướng tức si.

Bất giác v.v…, đồng với cứu cánh giác trí tịnh ở trước. Pháp tướng xuất ly nghĩa các cảnh. Bản giác, thỉ giác chẳng hai, chỉ ở nhất tâm. Nên kinh nói: “Sinh diệt diệt rồi, tịch diệt hiện tiền”. Trước quên nhất tâm mà thành chín tướng, nay diệt chín tướng để về nhất tâm. Đâu chẳng phải đều từ pháp giới trôi chảy, đâu chẳng phải đều trở về pháp giới này!

– Nhiễm tịnh nương nhau:

Nhiễm tịnh nương nhau, là nương giữ, tức nghĩa nương nhờ. Nghĩa là pháp nhiễm pháp tịnh tự không thể sinh. Do mượn giữ thế lực lẫn nhau kia để làm duyên nương nhờ mới được sinh. Lại, nhờ là nghĩa giúp ích, là nương giúp lẫn nhau khiến sinh nhiễm tịnh. Vì khoa trước chỉ nói về nhiễm tịnh, ngay nơi nghĩa sinh diệt, mà chưa nói rộng hành tướng pháp nhiễm, pháp tánh sinh khởi. Nay, ý nói nhiễm tịnh nương nhờ lẫn nhau giúp ích lẫn nhau sinh tất cả pháp. Như nhiễm trợ giúp tịnh, tịnh nhờ ở nhiễm, thì pháp tịnh theo dòng sinh các pháp nhiễm. Tịnh giúp ở nhiễm, nhiễm nhờ ở tịnh, thì pháp nhiễm ngược dòng sinh các pháp tịnh. Vốn tuy trái nhau, ngược lại thành thuận nhau, pháp nhiễm pháp tịnh nương nhờ lẫn nhau.

Sớ, văn có hai:

1. Trình bày ý: Hổ là lẫn nhau, huân là kích phát, cũng tức là nghĩa sinh. Nghĩa là nhau sinh kích phát lẫn nhau, khiến nhiễm tịnh không dứt, lẫn nương nhau mà huân, tên khác mà nghĩa đồng.

Tướng sinh, tức huân tập lẫn nhau.

Chẳng dứt, chỉ nói trong một thời kỳ, kia thật là pháp tịnh tức chẳng dứt, pháp nhiễm tức chẳng dứt, nghĩa dứt chẳng dứt, như chỗ nói ở sau.

Năng sinh, v.v…, tức môn sinh diệt, ban đầu nói: “Thức này có hai nghĩa, thu nhiếp tất cả pháp, sinh ra tất cả pháp”. Khoa trước đã nói về nghĩa nhiếp, tức văn nói về hai giác. Nay đây nói về nghĩa sinh, nên nói giúp nhau.

Hỏi: Vì sao trước nói nghĩa nhiếp, sau nói nghĩa sinh?

Đáp: Nghĩa nhiếp là chính, cho nên trước nói nghĩa sinh là chỗ nhân nghĩa nhiếp kia, nên đặt ở sau. Sở dĩ trong phần lập nghĩa tuy nói năng nhiếp, không nói năng sinh, vì e rằng có nghi từ không mà sinh, sinh rồi mới nhiếp. Nay ý nói thức A-lại-da chưa phải ban đầu chẳng sinh, chưa phải ban đầu chẳng nhiếp. Nhiếp và sinh rốt ráo chẳng trước sau. Hoặc có thể nghĩa nhiếp chẳng hạn cuộc văn trước, chỉ bằng một môn Sinh diệt này, ở trong đó có tất cả nhiễm tịnh. Lấy nghĩa hai giác mà nhiếp đến tận cùng.

2. Gạn nêu: Sớ: Đây là v.v… trở xuống, có người hỏi rằng: Trước nói chân như là mất tướng hiển bày tánh môn, chẳng phân ra nhiễm tịnh, nay tại sao văn không nói chân như là pháp tịnh ư? Nên ở đây giải thích, vì chân như này là nghĩa tùy duyên trong môn sinh diệt. Có ba nghĩa nên gọi là Tịnh, chẳng phải nói nghĩa bất biến ở môn trước.

Bổn tịnh, v.v…, tánh tịnh giải thoát, ở đây chung phàm thánh không hề nhiễm.

Thỉ tịnh, v.v…, lìa chướng giải thoát, đây chỉ hạn cuộc Thánh, dứt nhiễm mới tịnh.

Trong đây nói cả hai thể tướng, do có tướng nên có thể, có thể thì chưa có tướng. Lại, tướng tịnh gồm cả thể tịnh, thể tịnh thì chưa có tướng tịnh.

Nhiếp luận v.v… trở xuống là dẫn chứng. Nói đủ chỗ thành lập cảnh là mười ba-la-mật. Chân như có mười công đức có khả năng thành mười ba-la-mật.

Giải thích: Mười công đức là mười chân như sở chứng của bậc Thập địa. Nghĩa là biến hành, v.v… mới sinh chánh hạnh, tức là chỗ khởi mười ba-la-mật hạnh của bậc Thập địa, do trong chân như có mười thứ công đức này hay khởi mười thứ chánh hạnh mà thuận theo. Như văn sau nói: “Do biết thể của pháp tánh không san tham, thuận theo bổn tánh nên thực hành bố thí ba-la-mật. Ở đây chẳng đồng với Tướng tông chối bỏ công đức chân như làm chỗ thành lập, lại gồm cả chứng có nghĩa năng huân sở huân.

Tịnh duyên v.v…, báo thân, ứng thân có khả năng làm duyên tịnh với chúng sinh. Nay trong ba tướng, tướng giữa là tướng trí tịnh, sau tức tướng bất tư nghì nghiệp. Lại, trong bốn cảnh, ban đầu là hai cảnh trước, kế đến là cảnh thứ ba, sau là cảnh thứ tư. Lại, hai cảnh trước là tự thể tướng huân tập. Một tướng sau là dụng huân tập, cũng gọi là trong ngoài nhân duyên huân tập.

Sáu nhiễm, v.v…, trước nói: “Nên biết vô minh sinh ra tất cả pháp nhiễm, vì tất cả pháp nhiễm đểu là tướng bất giác”.

Chung cho tự thức, tức trí tướng. Do giúp huân vô minh chi mạt, khiến niệm nối tiếp khởi đối với ngã chấp, tạo nghiệp thọ quả báo. Nghiệp thức giúp huân vô minh căn bản, khiến khởi chuyển thức, hiện thức.

Nay y cứ v.v… trở xuống là nói nêu tế nhiếp thô, chỉ nêu nghiệp thực tế, tự nhiếp sự thức thô.

Chỗ duyên sự thức, do sáu trần này huân biển tâm động, khởi các sóng thức, thêm lớn niệm, chấp sinh các lỗi.

Đây ba v.v… trở xuống, có người hỏi rằng: Trong bốn nghĩa này, vì sao nhiễm nói đủ ba, tịnh chỉ nói một? Nay ở đây giải thích: Vì pháp nhiễm bổn tánh tự khác nhau, mượn nhân gá duyên mới được sinh, phải nói ba nghĩa. Một vị pháp tịnh tuy phân ra thể dụng, dụng lại đồng thể không khác nhau.

Mượn gá nhân duyên, trong ba thứ này vô minh là nhân, vọng cảnh là duyên, vọng tâm là nhân duyên, chỗ sinh hởi bổn thức sự thức, mỗi mỗi có nhân duyên, như trước nói rộng.

Thể dụng không khác nhau, chỉ bên trong huân làm thể, bên ngoài huân làm dụng. Khi dụng hợp thể, chẳng riêng bên ngoài đến dung hợp đồng một vị, nên Phật trong tâm chúng sinh, lại giáo hóa chúng sinh chính mình, nên nói “một thứ”.

1. Trong dụ:

Luận nói như thế gian, nếu hướng về pháp hợp thì có hai thuyết: Y áo dụ cho nhất tâm, mùi hương dụ cho nhiễm tịnh, do mùi hương có vừa ý, không vừa ý. Do y áo vốn không có mùi thơm mà phải xông, có mùi thơm dụ chung cho nghĩa nhiễm tịnh huân tập. Do tịnh vốn không nhiễm mà huân có nhiễm, nhiễm vốn không tịnh mà huân có tịnh. Chỉ chấp sáu đại để thông ý, chẳng phân biệt dụ phối hợp ý sau làm chính.

2. Trong hợp, luận nói có hai:

1- Nhiễm huân tịnh: Sớ: Vô tướng v.v…, đây đứng về mặt chân giải thích chữ Tướng. Tướng có chín tướng. Song trước chín tướng là tướng bất giác. Do đứng về mặt nghĩa giúp sinh mà nói. Nay đây nói lào1ướng chân như, nói theo căn bản thì đó là nguồn của vô minh bất giác kia, cũng là tướng chân như, như ở trước nói: “Vô lậu như thế, các thứ nghiệp huyễn vô minh đều đồng tánh tướng chân như”.

Lại hiển bày v.v… trở xuống là đứng về mặt vọng giải thích chữ tướng. Do vọng có khác nhau, có thể thấy có thể phân biệt mà không có tự thể, lại tự chẳng thể ngược dòng trở về tịnh, nghĩa dụng cũng không, nhưng chẳng phải không có dụng nhiễm. Nay về mặt ngược dòng gọi là không dụng, đã không có dụng này, chỉ nói là tướng.

Đây đứng về mặt v.v… trở xuống là nói lên ý rất dễ hiểu, nhưng, hai pháp nhiễm tịnh này mỗi pháp đều có tướng dụng. Vả lại mê chân chấp vọng khởi hoặc tạo nghiệp, đâu chẳng phải là dụng nhiễm? Pháp tướng trí tịnh xuất li nghĩa cảnh trí tuệ rộng lớn, sáng suốt, v.v… đâu chẳng phải tướng tịnh? Nay trong văn này ý ở lược ảnh, nên mỗi thứ nêu một nghĩa. Văn của sớ chỗ giải thích vả lại là một lần.

Chỗ huân ác tập v.v…, tức kinh Lăng-già như chỗ nói ở trước. Nhưng theo tông khác, ở trong đó năng sở huân đều phân biệt với chân như, đó là vững chắc bí mật và chẳng sinh diệt. Nay đây thật giáo về mặt không thể nghĩ bàn huân biến, nên có nghĩa này.

2- Tịnh huân nhiễm: Luận nói Vô minh v.v… trở xuống.

Sớ: Đây là v.v…, do sinh diệt là môn nắm cả lý thành sự, tướng nhiễm tịnh còn, nên có nghĩa huân tập. Nếu chân như mất tướng, hiển bày tánh môn thì bao dung sinh diệt thành một thể chân, không có chỗ đối địch, nên chẳng có nghĩa huân.

Do đây, v.v…, nếu lúc thuận dòng trái chân như tức là dụng nhiễm. Nay do bản giác huân tập khiến ngược dòng thuận chân, chính gọi là dung tịnh. Kia giống như bọn phản nghịch đã bị hàng phục rồi, chính đem tấm lòng phụng sự vua. Xưa trái thì làm bọn phản nghịch, nay thuận thì làm trung thần.

Đây giải thích v.v… trở xuống, tức kinh Thắng-man, như trước đã dẫn chứng. Ý nói sở dĩ hay sinh chán hoặc mong cầu, bởi năng lực huân của chân như.

Kẻ thù bị quy phục: Chính là nói về chủ giáo hóa.

Niết-bàn v.v… trở xuống là dẫn chứng.

Bởi v.v… trở xuống là tổng kết trở về. Nay ý hai nghĩa tức giác bất giác. Nghĩa giác tức chân như, bất giác tức vô minh. Vô minh bao gồm tâm vọng, cảnh vọng.

Trong đây v.v…, giác và Phật, chỉ cho phạm âm đời Đường có khác, gốc đối với ngọn, tánh đối với tướng. Tánh tướng, gốc ngọn văn khác mà nghĩa đồng.

1. Trong riêng: Trước nói về nhiễm huân, y cứ lý hợp như vậy. Do trước thành pháp nhiễm, mới trái nhiễm thành tịnh, không hề có trước tịnh sau thành pháp nhiễm. Nếu trước nói tịnh sau nói nhiễm, thì có lỗi vọng khởi vô cùng, cũng có lỗi ngộ sau lại mê, nên trước nói nhiễm.

2. Trong hỏi: Sớ Mỗi phần có hai, nhiễm đều có.

Huân tập, tự bên trong thuận khởi, niệm sau nối tiếp niệm trước.

Tâm thể: Ở đây chung nhiễm tịnh. Nhiễm huân thì huân tâm thể chân, tịnh huân thì huân thể vô minh.

Giúp huân: Theo bên ngoài phản kích, niệm trước dẫn khởi niệm sau. Thứ lớp như văn nói: “Vô minh huân chân như khởi lên vọng tâm, tức là huân tập vọng tâm, trái lại huân vô minh, khiến thêm lớn mê mờ điên đảo, khởi chuyển thức, hiện thức, v.v…” tức là trợ giúp huân. Ngoài ra đều nêu theo đây. Tâm tức nghiệp thức, cảnh là hiện tướng, các hoặc là ái kiến, v.v…

3. Trong lược: Luận nói có hai:

1- Nêu chung năng sở huân thể: Trong môn này tức vô minh là năng huân, chân như là sở huân. Nếu ở môn sau tức chân như là năng, vô minh là sở.

Cũng có thể v.v…. trở xuống là nghĩa riêng, do vô minh vốn không có tự thể, đơn cử nói chẳng được. Muốn nương phải nhờ chỗ nương chân thể. Chân thể tức chỗ vô minh vốn khởi. Như muốn nói sóng phải nhờ nước. Tuy là nêu cả hai ý chấp vô minh, hoặc ý hiển bày vô minh, y tha khởi chẳng thật có tự thể. Xưa nay là không, hoặc ý hiển bày nguyên do nhiễm tịnh huân xông lẫn nhau. Nếu vốn chống đối thì không thể huân. Như Tướng Tông nói: “Vô minh chân như đối địch thể có khác, cho nên chân như vũng chắc như đá ngọc không thể thọ huân”.

2- Nói riêng về nghĩa huân tập: Luận nói Do có vô minh, v.v… trở xuống, có ba:

1. Vô minh huân chân như: Sớ: Căn bản v.v…, nương chân nên chẳng phải ngọn ngành. Kinh Bổn Nghiệp chép: “Mê nghĩa đế đệ nhất khởi gọi là sinh mê hoặc”, tức là vô minh này.

Huân tập, phải nói là “tập huân”.

Do đối với v.v… trở xuống là giúp huân. Nếu không như thế thì đâu thành giải thích?

Luận nói Do huân v.v… trở xuống, là công vô minh huân tập chân như tuy là pháp tịnh, bị pháp nhiễm vô minh huân mà khởi vọng tâm. Như kinh Lăng-già nói: “Huân biến không thể nghĩ bàn là do hiện thức, v.v…”.

2. Vọng tâm huân vô minh: Luận nói Do có vọng tâm v.v… trở xuống.

Chẳng rõ v.v… trở xuống, cũng là công vọng tâm huân tập.

Chẳng rõ là nghĩa mê chân.

Bất giác, là nghĩa khởi vọng, vì chẳng rõ chân như không tướng mà vọng hiện tướng kia. Như người có mắt đẹp, bị hơi nóng ép ngặt nên mắt bị nhặm. Do có bệnh làm mờ, mắt bệnh này liền thấy có hoa đốm trong hư không, nên nói “vọng hiện cảnh giới”.

Sớ: Do đây v.v… trở xuống, là phản kích, nên nói “giúp huân”.

Thêm lớn mê mờ: đã vô minh thì không rõ, lại bị vọng tâm giúp sức, càng thêm chẳng hiểu rõ, như giặc gặp người ác, tâm trộm càng sâu, bèn thành việc trộm.

3. Vọng tâm huân cảnh giới: Luận nói Do có cảnh vọng v.v… trở xuống.

Khiến kia v.v… trở xuống là công huân tập cảnh vọng. Do bên ngoài huân cảnh, khiến trong tâm khởi niệm phân biệt nối tiếp, chấp trước kế danh, gây ra nghiệp thiện ác, chịu quả báo ba cõi. Ba cõi không an nên gọi là khổ. Như người ác vì tài vật, v.v… kéo lôi, nên lén làm việc trộm cắp, cho đến bị phơi bày rõ ràng, chịu hình phạt trong ngục tù.

Sớ: Sau hai nghĩa đồng, v.v… do đây hướng đến kia đều gọi là nghiệp khổ.

Nương hoặc v.v… trở xuống, giải thích tên nghĩa đồng ở trên, ba lớp trên nối tiếp nhau, nghĩa là vô minh huân chân như khởi vọng tâm, vọng tâm huân vô minh hiện cảnh giới, cảnh giới huân vọng tâm khởi niệm mê đắm, tạo nghiệp chịu quả báo. Đây là việc duyên nhiễm đầy đủ tột cùng chín tướng, nên dừng ở đây.

Từ sau hướng về trước, chấp thế của văn kia truy tìm nên thứ lớp trái ngược. Ba lớp trước là từ gốc đến ngọn để lược nêu, từ ngọn hướng về để giải thích rộng.

Trong huân cảnh: Luận nói thêm lớn niệm huân, tức là do huân tập khiến niệm thêm lớn, ở sau đều nêu đây.

Sớ: Trí tướng, do ngoại cảnh có sự trái thuận huân tập nên dẫn khởi nội tâm ưa các niệm ác, gọi là trí tướng. Do cảnh chẳng dứt nên niệm cũng chẳng dứt, gọi là tướng nối tiếp, “Giống như hình tượng có đẹp xấu”, bởi tính chất tốt xấu. “Âm hưởng không dứt”, bởi do tiếng nối nhau.

Pháp chấp phân biệt, chẳng cho rằng đối với câu sinh để nói phân biệt, chỉ bày chung trí và tương tục, đều gọi là phân biệt. Do hai tướng này phân biệt nhiễm tịnh, niệm niệm chẳng dứt. Đây là tâm phân biệt chẳng phải hoặc phân biệt, người học tự nên biết.

Trong vọng tâm huân: Luận nói Hay thọ, v.v… hợp là làm cho Ala-hán, v.v… chịu khổ sinh tử. Văn luận nói trái ngược. A-la-hán, Hán dịch là Vô Tặc, tặc là ngã chấp phiền não. Đây không có mê hoặc, Bích-chi-Phật, Hán dịch là Duyên giác, Duyên giác tức là chân.

Sớ: Mê đối với vô tướng, do nghiệp thức này ngược lại trợ giúp vô minh, thêm lớn sự không rõ kia, đối với lý vô tướng vọng sinh có tướng, bèn chuyển thức hiện thức, khiến kia năng huân, cộng thành A-lại-da.

Lìa sự thức…, có toàn phần khác nhau. Nếu Bồ-tát trước Sơ địa và người Nhị thừa, chỉ lìa ngã chấp phần thô trong sự thức. Sơ địa mới lìa một phần trong tế. Nhị địa đến Thất địa thì hoàn toàn lìa hai phần thô tế trong sự thức. Nếu phần đoạn khổ chỉ đứng về mặt thô mà dứt, thì được xa lìa. Do không hoặc nghiệp thì không thọ sinh, nên không có tám khổ như sinh, già….

Biến dịch hành khổ, ba tế sinh diệt, niệm niệm trôi chảy, nên luận nói ở trên: “Động thì có quả khổ chẳng lìa nhân”.

Nhưng ở đây A-lại-da… chín loại đầu có khổ sâu kín. Nay nói riêng người ba thừa riêng thọ, vì đứng về mặt lìa khổ thô, tế mới hiện mà nói, thì tất cả phàm phu hai khổ đều có. Hiền thánh ba thừa có tế không có thô. Phàm phu tuy có khổ tế, vì khổ thô kia đều chưa hay biết, do đó không nói bậc thánh đã lìa khổ thô mới Chính giác biết. Nay đứng về mặt nghĩa một bên giác biết nói chỗ có của ba thừa. Như người bệnh nặng không biết các thứ xâm lấn, khi bệnh dứt mới biết cái đau nhỏ nhiệm. Nhưng Bồ-tát hồi tâm Thập tín đến đây liền thọ biến dịch. Nếu thẳng đến Bồ-tát đứng về mặt Chung giáo mà nói, ở lúc trước Sơ địa tức thọ biến dịch. Thỉ giáo tức từ Sơ địa trở lên mới thọ biến dịch. Sơ địa thì trí thêm lớn, Bát địa thì bi thêm lớn. Bi trí bình đẳng là địa thứ năm, sáu, bảy.

Nếu Nhị thừa chưa hồi tâm, diệt khổ nương pháp sau liền thọ thân biến dịch.

Do sự thức, v.v…, trước là nghiệp thức huân căn bản vô minh trụ địa, khiến khởi chuyển thức, hiện thức, cộng thành A-lại-da, khiến bậc thánh Ba thừa biến dịch khổ tế. Đây là trí thức huân chi mạt vô minh hiện hành, khiến khởi nối tiếp, chấp thủ, kế danh, tạo nghiệp chịu quả báo, cộng thành sự thức, khiến chúng sinh trong sáu đường thọ khổ thô phần đoạn.

Trong vô minh huân: Sớ: Là căn bản v.v…, tức trước nương bất giác sinh ra ba tướng. Luận chẳng nêu đầy đủ, chỉ nêu một. Cũng có thể vô minh huân chân, chỉ thành nghiệp thức. Nghiệp thức huân vô minh mới khởi chuyển thức, hiện thức. Nên chỉ nêu một.

Nghĩa là chi mạt v.v…, nhưng nay sự thức tự từ cảnh khởi, cảnh giới chẳng mất, bởi duyên vô minh chi mạt niệm niệm năng lực huân tập chân như. Làm sao huân tập? Chỉ là đối với cảnh chẳng rõ là không, chấp nhất định có thật gọi là huân tập. Do định chấp nên khởi các tướng sau. Đây tức chấp mê trước làm năng thành, năng thành tức bất giác chi mạt, sau khởi làm sở thành, sở thành tức sáu thô sự thức. Như ở trước nói việc ngủ mộng, tâm cảnh đã đầy đủ, ở trong mộng chấp trước, chẳng rõ là mộng. Như vô minh của năng thành. Phân biệt cảnh trước như sự thức của sở thành. Nhưng chẳng rõ vọng tức là huân chân thành tựu lẫn nhau. Dẫn văn sẽ biết.

Chỉ mạt v.v… trở xuống, giải thích nói chỗ khởi trên. Nghĩa là căn bản vô minh là năng khởi. Đối với căn bản ở trên để chỉ rõ chi mạt.

Trong phần nói rõ: Luận chép: Có chỗ cho rằng v.v…, chân như là năng huân, vô minh là sở huân. Chân như ngay nơi thể chân thật không có thỉ bổn, chẳng nhờ nhân khác, nên chẳng đồng ở trước nêu chỗ nương.

Do huân tập v.v… trở xuống, nói về công chân huân. Vô minh tuy là theo dòng pháp nhiễm, bị pháp tịnh chân như huân, thì sẽ ngược dòng thuận chân, khởi ưa chán. Biết chỗ ái ngày xưa là khổ nên chán, chỗ trái có vui nên ưa. Như người ác trước bị người thiện cố dụ, sau thành hạnh quân tử.

Do đây v.v… trở xuống, vọng tâm là năng huân, chân như là sở huân.

Sớ: Huân ngược lại, vọng tâm vốn là pháp theo dòng, nay ngược lại có sức chân lợi ích. Lại là trợ giúp huân ngược lại từ bên ngoài, nên tăng thêm thế lực. Chân như vốn tự có năng lực, hay huân vọng tâm khởi chán cầu này. Nay lại bị dụng tịnh giúp sức, lại tăng thêm sức kia thành trí Thỉ giác. Như người ác trái lại để làm lành, đối với người lành đều có hỏi han, hoặc thêm can ngăn. Do đó người lành hoặc nhờ hỏi han mà tăng thêm hiểu biết, hoặc nhờ can ngăn mà dứt lỗi, luyện sâu nhân hạnh để tu đức nghiệp. Xưa gọi là tập huân, nay mới gọi là giúp huân.

– Khoa công năng: Do trước sức huân trong ngoài, bèn thành tín, giải, hạnh, chứng để đến quả tột. Văn có hai:

1. Hạnh trước sơ địa:

Luận nói Tin tánh mình v.v…, một câu đầu là biết chân. Hai câu kế là đạt vọng. Nghĩa là biết chân sẵn có, thông hiểu vốn không. Người hành thật giáo sơ tâm hợp như vậy. Đây là tin hiểu chân chánh trong chương đầu của kinh Viên Giác. Một câu sau là nương giải tu hành.

Sớ: Thập Tín, sơ tâm nhập đạo trước tin là căn bản, khác với môn quyền giáo chỉ tin Tam bảo và giới. Văn sau nói: “Một là tín căn bản, có chỗ cho rằng pháp lạc niệm chân như, lấy tín làm cửa đầu của muôn hạnh”, nên phải nói tín. Lại, do chân như là cội gốc của muôn hạnh, nên tin tánh của mình. Tam Thánh Viên Dung Quán chép: “Tin hoặc chẳng tin pháp giới, tin tức tà giải”. Địa vị Thập giải tức Thập trụ. Giải chuyển nghiệp nói biết tâm vọng động tướng giải hiện, nói không có cảnh giới trước chỉ là chưa thể dứt trừ. Nhưng, chẳng những hàng Thập trụ mới có địa vị trước, đâu không có giải này ư? Văn của sớ phối hợp tín rất gần ở trước.

Hỏi: Bồ-tát ở địa vị tín làm sao được tướng giải nghiệp?

Đáp: Do tin chân như vắng lặng của mình bất động không có Nhất tướng, biết tướng tâm động, cảnh thật là vọng, tánh vốn là không. Nếu không hiểu như thế thì đâu xứng với người sơ tâm của Thật giáo ư!

Luận nói Tu pháp xa lìa, pháp là pháp hạnh, do pháp hạnh này phá tâm cảnh, nên gọi là xa lìa.

Sớ: Nương giải thành hạnh, tức địa vị Thập trụ đầy đủ, tiến đến địa vị Thập hạnh. Có giải mà không có hạnh thì giải kia sẽ đơn côi, phải nương chỗ giải mà tu hạnh. Tầm tư v.v… tức hạnh của sở hạnh. Tín hiểu chẳng cạn thì hạnh kia sẽ sâu. Như xe lớn đi qua vết bánh xe đâu nhỏ. Nhưng, trong đây nói chung Thập Hướng và Bốn gia hạnh. Nghĩa là hai địa vị Noãn, Đảnh, dùng bốn quán tầm tư, quán sở chấp danh v.v… bốn pháp, giả có thật không, tức sở chấp không xa lìa cảnh. Chợt thế đệ nhất thành bốn trí như thật, ấn sở chấp không. Quán năng chấp không, tức tâm xa lìa. Rộng như trước nói. “Nay nói đẳng” là giống như thật quán.

Duy thức, v.v…, rõ biết các pháp chỉ nương vọng niệm mà có khác nhau, hành hạnh này mà thuận theo. Nên tụng rằng:

Duy thức không cảnh giới

Do không trần vọng thấy

Như người mắt bị nhặm

Thấy việc như lông, trăng…

Đây là chỗ tu trong địa vị tư lương.

2. Hạnh địa thượng: Luận nói Do như thật v.v… trở xuống.

Sớ: Kiến đạo v.v…, là địa vị thông đạt lìa bất đoạn nhiễm tương ưng, chứng một phần chân như gọi là Tịnh tâm địa. Nếu theo các chỗ nói thì hành bố thí ba-la-mật dứt được dị sinh tánh chướng và hai thứ ngu. Nghĩa là chấp trước ngã pháp ngu, ác thú tạp nhiễm ngu, chứng biến hành chân như, trụ Hoan hỷ địa.

Tu đạo: là Nhị địa đến Đẳng giác. Vì trong giai vị này thứ lớp hành giới hạnh ba-la-mật, ngoài ra chẳng phải không tu mà tùy theo khả năng nên nói muôn hạnh. Rộng như chỗ nói của kinh Hoa Nghiêm, lấy đây tu hành đối trị chẳng nhiễm, xứng thuận bổn tánh khiến thể hiển hiện, nên nói hiển chân.

Sớ: Không tướng năng sở, chính đồng với kiến đạo của Duy Thức tụng nói: “Nếu lúc ở chỗ duyên trí đều không sở đắc, bấy giờ trụ Duy Thức, lìa hai chấp tướng. Nhưng, ở đây tu đạo chứng chân khởi hạnh, nhất như Sơ địa đều không năng sở, nên nói chẳng chấp.

Ba kỳ, chung cho chỗ luận Tam Hiền ở trước. Nếuc hỉ chấp từ Nhị địa trở đi, thì chỉ có hai. Nghĩa là Nhị địa đến Bát địa là một tăng kỳ. Bát địa đến quả Phật là một tăng-kỳ. Nhưng, nghĩa ba kỳ có dài ngắn. Rộng như giải thích ở sau. Nhưng đoạn này văn luận ở ngoài sớ phối hợp riêng, thì lấy tự tin vào tánh mình làm địa vị Thập tín, biết tâm vọng động không có cảnh giới trước làm Thập trụ, tu pháp xa lìa làm Thập hạnh.

Do như thật biết v.v… trở xuống, là Thập Hướng, Gia hạnh, chẳng chấp chẳng niệm là Kiến đạo. Cho đến năng lực huân tập lâu xa là Tu đạo. Nay lại nói như thế, một địa vị tín đối với văn có rộng hẹp. Nay nếu đối lại, chỉ từ ban đầu đến tu pháp xa lìa, đều là địa vị Tín. Vì ở địa vị này, chẳng có lòng tin cũng tu hành được. Như tên gọi Thập tín và luận nói ở sau.

Tu năm hạnh v.v…, từ Do như thật v.v… trở xuống, đến hạnh tùy thuận, chung đối với Tam hiền. Trong hai câu trước vẫn là truy giải của địa vị tín ở trước, người trí nên biết rõ.

Quả, luận có hai:

a. Dứt hoặc trái nhiễm:

Sớ: Vọng tâm dứt, tức nghiệp thức chuyển thức. Do không có vô minh làm năng huân, nên vọng cảnh dứt. Do không có vọng tâm làm năng huân, nên đều dứt hoặc. Chỉ bày chung văn vô minh ở sau rồi. Trên đây lần lượt nghĩa diệt hoặc trái nhiễm. Như ở trước trong phần trái của luận nói về nghĩa diệt. Nói rộng ba thứ nhiễm, tức sau ba thứ bất tương ưng nhiễm sẽ hiểu.

Sớ: Chứng lý thành đức, tức ở sau Niết-bàn là dứt, nghiệp dụng là ân. Một chữ “đắc” thuộc trí năng chứng, là trí đức. Đây đều tu hành trái nhiễm thanh tịnh, nên luận dùng hai câu nhân…, chỉ là trở lại đoạn văn trái nhiễm, truy đây để rõ chỗ đức hiển bày.

Sớ: Tâm nhiễm tức chung sáu nhiễm, do vô minh dứt nên ba tâm nhiễm như nghiệp… dứt, cảnh giới diệt,… ba tâm nhiễm như trí v.v… tận. Tất cả tâm tướng chẳng ngoài sáu nhiễm, nên nói đều tận. Ở trên nói: “Nhân diệt nên tâm bất tương ưng dứt, duyên diệt nên tâm tương ưng dứt.

Tâm thể chuyển nương, do tâm thể tại triền nương chín tướng, v.v… gọi là sinh tử. Nay chín tướng đã dứt, sinh tử đã hết, tâm thể vắng lặng gọi là Niết-bàn. Nói nghĩa kia nương thật không có năng sở. Lại nghĩa chữ “chuyển” gồm hai thế, đó là chuyển diệt sinh tử và chuyển đắc Niết-bàn. Chuyển diệt thì không có pháp để diệt, mà tương tợ diệt chuyển thì không có pháp nào là chân được. Chuyển nương có nhiều nghĩa, như có chỗ nói phân biệt.

Nghiệp dụng: nương thể Niết-bàn vắng lặng, tùy cơ cảm hiện đều lợi ích, vô tâm mà ứng. Luận nói: “Nghiệp tự nhiên, tâm và lời nói không đến được”.

Sớ: Nói không thể nghĩ bàn, đây là ngược lại vọng cảnh ở trước nên được Niết-bàn (tâm sáu nhiễm đều là phiền não ngại), ngược lại vô minh ở trước thành nghiệp tự nhiên (Vô minh là trí ngại). Nhưng hai thứ nhân quả này, bốn địa vị phàm, hiền, thánh, quả, đều đầy đủ. Đây đều là bên trong huân chân như, bên ngoài giúp vọng tâm, khiến chân có sức. Ban đầu từ phàm phu, sau cùng đến quả vị, khởi nghiệp thanh tịnh.

Ý thức, là thức của ý.

Luận: Phàm phu, tức Thập Tín trở xuống chẳng rõ Duy Thức mà tu hành.

Do thức này v.v… trở xuống là nói thức sở y. Do thức thô này vốn là chỗ khởi cảnh giới làm duyên, không biết các pháp vốn nương hiện thức mà sinh. Do không biết lại chấp là thật.

Phàm phu v.v… trở xuống là nói người năng y. Người Nhị thừa không biết thức thứ bảy và tám, cùng phần tế sự thức, chỉ tu ngã không quán trí. Phàm phu thuần chuyên tu hành không biết đạo lý Duy thức, chỉ nương thức thô, khởi tâm chán ưa, mà cầu quả Phật, chẳng thể quên tướng. Do đây đồng chỗ với người Nhị thừa mà nói.

Do đây v.v… trở xuống là nói phân chia được đạo. Tác ý, tác ý phát thú Phật đạo tức tâm ưa chán.

Từ lâu sau, v.v…, do tâm thú hướng không thôi, dần dần hiểu rõ đạo lý Duy thức, như thật tu hành lại được thành đạo. Do dụng tâm lâu sẽ hội, không được nhanh chóng, nên nói lâu sau. Bồ-đề là đạo vô thượng. Luận nói: “Bồ-tát Thập tín trở lên rõ Duy thức”. Sớ có hai:

1. Giải thích: Thức lượng v.v…, tất cả cảnh giới do thức hiện, cảnh giới sở hiện mỗi mỗi như thức. Được thức nhiễm là cảnh nhiễm, thức tịnh là cảnh tịnh, v.v… Đã biết do thức hiện, thì chẳng chấp pháp là nhất định thật, chấp trước chỉ là luống dối, nên nói xả bỏ kia…

Rõ duy tâm: có trí để rõ các pháp không tánh, tâm tướng cũng không, chỉ một chân như, chẳng sinh vọng chấp, niệm niệm tương xứng với lý, nên được nhanh chóng hướng về Niết-bàn.

2. Thông ngại: Hỏi v.v… trở xuống.

1. Hỏi: Vọng tâm đều huân, tức tâm, ý, ý thức đều huân chân như, khiến kia có năng lực, bèn chán khổ sinh tử. Ưa cầu Niết-bàn, tu hành ngược dòng. Ý huân v.v…, là năm ý, ba ý trước thuộc thức A-lạida, đây là người Ba thừa đều có A-lại-da huân lý chân. Tại sao Bồ-tát phát tâm mạnh mẽ mau hướng về Niết-bàn, người Nhị thừa, phàm phu chẳng đồng vết này mà rất lâu xa ư! huân đã là đồng phát tâm hợp, vì sao không như vậy.

2. Đáp: Đáp v.v… trở xuống, có hai:

Chính là đáp:

Phàm phu bất giác, do chẳng nghe giáo Đại thừa, chẳng gặp bạn lành chân chánh, đối với các pháp chẳng biết là do A-lại-da biến ra. Lại không biết thức năng biến, chân vọng hòa hợp không có tự tánh, nên nói là bất giác.

Giúp giữ sức, nghĩa là nương ý thức phân biệt, thấy có sinh tử, Niết-bàn ngoài tâm, từ đây khởi tâm chán khổ sinh tử, ưa cầu Niết-bàn, giúp huân chân như, chân như giữ gìn năng lực năng huân, do đó phát tâm tu hành.

Chẳng đạt bổn: do không thể hiểu tự tâm thì sinh hai vọng tưởng là: đạo trước mắt mà tìm ở xa, và Phật ở bên trong mà tìm bên ngoài. Hiểu không chánh hành cũng lâu mới biết, nên hướng bồ-đề không thể mau chóng, nên nói “lâu xa.”

Nói bổn: đã biết các pháp do tâm hiện, không hề thuận theo thức phân biệt thô, chấp pháp ngoài tâm, nghĩ bỏ sinh tử, riêng cầu Niết-bàn. Tuy tu các hạnh mà không làm những gì đáng làm. Tuy độ chúng sinh mà không thấy có chúng sinh đáng độ. Nên kinh nói: “Rõ tâm và cảnh giới, thì vọng tưởng chẳng sinh”. Đây là nói bổn thức mà tu hành. Đã không quên duyên, bên trong soi chiếu xứng thuận bổn tánh, mau được hợp đạo, nên nói thân lại gần. Như “Thuận tánh tu đàn, v.v…” ở sau. Trước nói: “Tự tín tánh mình, biết tâm vọng động không có cảnh giới trước.” Tu pháp xa lìa… tức là hạnh này.

Hỏi: Trong năm ý thì hai ý sau cũng là sự thức. Bồ-tát đã nương đây huân tập mà khởi tu hành, đâu khác gì phàm phu, Nhị thừa ở trước.

Đáp: Trước chỉ biết sự thức, không biết bổn thức, không biết sự thức nên chỉ giác tâm từ cảnh sinh, nương đây tu hành nên thành lâu xa. Đây thì hai thức đều biết đáng biết. Tuy tâm duyên cảnh, đạt cảnh do tâm, nên đối với sự thức mà chẳng tín dụng, nương đây tu hành nên thân mà gần.

Kết đáp: Đây đứng về mặt v.v… trở xuống, chỗ nương tức bổn thức, sự thức và chân như. Do người Ba thừa, mỗi việc đều nương thức kia, huân tập chân như kia mà khởi hạnh.

Giúp nhau, vốn nhờ chân như huân vọng tâm, khiến khởi chán cầu. Nhưng sau vọng tâm huân chân như khiến tu hạnh này. Đây là nếu nương sự thức huân chân như, chân như lại nương hạnh của sự thức, Nếu nương bổn thức huân chân như, chân như trở lại trợ giúp hạnh của bổn thức, nên đó là giúp nhau. Chỉ duyên thức có khác bên trong khởi bên ngoài pháp, nên khiến hạnh khác nhau, bên trong chiếu bên ngoài cầu.

Nhân mau chậm tự mà được.

Trong chứng phát tâm:

Văn nói: Là Bồ-tát phát tâm tướng. Có ba thứ tâm tướng nhỏ nhiệm. Thế nào là ba? Một là chân như; hai là tâm phương tiện; ba là tâm nghiệp thức” Rộng như ở sau nói.

Luận: Nói thể tướng hợp luận, v.v… như hạt châu và ánh sáng chẳng lìa nhau, ở sau cũng như thế.

b. Chính hiển: Luận có hai:

(1) Nói về huân tập:

Sớ: Bất không là bất không Như Lai tạng, do có tự thể vốn đầy đủ hà sa tánh đức. U ám là mờ tối. Vật tức chúng sinh. Kia giống như hạt ngọc giấu trong chéo áo, chiếu sáng mà người nghèo đâu biết. Như vàng ròng quấn quanh áo rách, hành giả đâu lường, nên chẳng thể rõ. Tác dụng thầm huân, phân biệt khác dụng xuất triền ứng hóa.

Luận nói Tánh cảnh giới v.v… đây là thể huân để nói lên thể tướng không hai. Trong phần nêu, trước là thể sau là tướng. Trong phần giải thích, trước tướng sau thể, làm sao huân tập để có thể làm cảnh giới, dẫn dắt trí sinh kia tức là nghĩa huân.

Chẳng trực tiếp v.v… trở xuống là tùy trước.

Cũng chính v.v… trở xuống là giải thích. Trước là bổn giac huân khiến khởi trí. Trí tức thỉ giác. Đây là đối trí thành cảnh sở quán, cảnh cũng là bản giác. Ở đây thì tướng bản giác làm tâm năng huân, thể làm cảnh sở quán. Trên một thể nghĩa chia hai riêng biệt. Như trước nói pháp có đối trí hiển bày nghĩa.

(2) Nói về công năng: Luận nói nương đây v.v… trở xuống.

Sớ: Tâm cảnh, do chỗ phát của tâm, do chỗ dẫn của cảnh, tuy chia hai pháp thể, chỉ bản giác không có hai riêng khác, cũng gọi là thể tướng.

Có năng lực: vọng tâm yếu kém, bản giác thế mạnh, sức huân mạnh mẽ. Xưa theo dòng thì vọng có sức mạnh mà chân yếu kém. Nay đã ngược dòng thì công huân chân mạnh, mà thế vọng tâm suy.

Luận Tự tin thân mình v.v…, nói theo người thì nên nói thân mình, do tự chân như của mình huân vọng tâm có thế lực, bèn hay phản chiếu, tin chân như trong thân mình và Phật chẳng khác, chỉ do vọng hoặc che mờ nên không thể hiển hiện. Nay thẳng phát ba tâm, tu năm hạnh như thí…, để đối trị vọng hoặc, giúp thể hiển hiện.