HOẰNG MINH TẬP
Thích Tăng Hựu trụ chùa Kiến Sơ ở Dương Đô soạn vào đời Lương
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản
QUYỂN 9
ĐẠI LƯƠNG HOÀNG ĐẾ LẬP THẦN MINH THÀNH PHẬT NGHĨA KÝ (VÀ THẨM TÍCH Ở NGÔ HƯNG SOẠN LỜI TỰA CHÚ)
Phàm, thần đạo minh mặc, Tuyên Ni hẳn đã hết nói, tâm sở lý diệu, trụ sử lại chỗ chưa nói. Chẳng phải thánh trí thì chẳng khắp, vì tình gần khó dùng nói xa. Vì thế, Huyền nho đời trước bàn nói bỏ lại túc nghiệp, đời sau nói chung dễ chìm thân sau. Chẳng phải cực lự của thiên hạ, sao được mà rõ ràng. Nên kẻ lầm hoặc nghe thức thần chẳng mà hoàn toàn cho đó là Thường. Nghe tâm niệm chẳng thường mà toàn cho đó là Đoạn. Nói đoạn thì mê tánh Thường, , nói thường thì nhầm dụng đó Đoạn. Nhân dụng nghi ngờ gốc cho rằng tại gốc có thể diệt, nhân gốc nghi ngờ dụng cho rằng tại dụng chẳng dời, chẳng thể tinh cầu, cùng nhau khởi thiên chấp, mới khiến giác tánh thiên tự mất. Bàn luận thánh vương bẩm lấy huyền phù, ngư đại bảo giác nỳ, tiên thiên rủ thì quán dân bày hóa, sắp sợ chi ly dối biện dựng nghĩa giăng dòng, nêu thuật lắm tợ đó ai có khả năng chấn chỉnh. Thích giáo di văn đó sắp mất. Vì thế soạn Nhã Luận này để hoằng chí điển tích, sớm niệm thân không gá tâm nội giáo, từng hưởng pháp âm, dùng quên ăn ngủ, mà tình mờ tối khó hiểu, chạm lý lắm nghi ngờ. Còn như đại nghĩa Phật tánh chóng mê đường tâm, đã thiên cáo dòng dự đồng vỗ thăm, muôn đêm được mở, ngàn tối trọn thấy, nghi ngờ của phân trừ rõ ràng đều suốt, trộm chỉ sự và lý hạnh không vật nào chẳng biết. Dụng tùy đạo hợp, sao tâm chẳng nói, nên dùng trôi bồi hồi, còn cảm hòa của mỹ âm, cá dạo nhảy nhót còn thưởng vận của tơ trong, huống gì sự mầu nhiệm của nhập thần phát từ cung trời. Đây, tôi sở dĩ vũ đó mà chẳng thể tự mình, xin dùng da thọ kính cẩn làm chú thích, há chày ống đó dụng cùng thiên áo, ngõ hầu cố lầm hoặc sở dĩ giải thích. Phàm giẫm trải hành bản ở lập tín (Thẩm Tích nói: Phàm ngu tâm tối thì phát sáng lớn, sáng chẳng chợt phát, phát thì do hành, hành chẳng tự tu, tu phải do tín, tín là nhờ thầy nương lý, tâm của không trái. Nên năm căn lấy một tín làm gốc, bốn tín lấy chẳng trái làm tông, tông tín đã lập muôn thiện tự hành, hành thiện tạo quả, gọi là hành) tín lập do chánh giải (Thẩm Tích nói: Tà chánh chẳng biện, làm sao lấy tín, nên lập gốc của tín nhờ chánh giải). Chánh giải thì tà bên ngoài chẳng nhiễu, (Thẩm Tích nói: Một tâm chánh thì muôn tà diệt, vậy biết trong lòng chánh kiến thì tà bên ngoài chẳng động). Tín lập thì nội thức không nghi ngờ (Thẩm Tích nói: Bàn luận là tâm. Nên luận Thành Thật chép: Tâm ý thức thể một mà tên khác, tâm đã tin vậy lấy gì nghi ngờ). Nhưng chỗ tin hiểu nương, tông đó còn có (Thẩm Tích nói: Nương là cậy nhờ, an tâm có gốc thì chi hành tự theo, ý chỉ của gốc, nói ở câu sau). Vì sao? Vì nguồn thần minh lấy chẳng đoạn làm tinh, tinh thần hẳn về diệu quả (Thẩm Tích nói: Thần mà có hết, thì sao gọi là Thần ư? Nên trong kinh nói tôi thấy chết là hình hoại thể hóa mà thần chẳng diệt, tùy hành thiện ác, họa phước tự tìm theo, đây tức là nghĩa chẳng đoạn diệt. Nếu hóa đồng với cỏ cây thì đâu gọi là Tinh ư? Vì chẳng đoạn nên chung quy diệu cực, nhờ tâm địa này thì xúc lý đều rõ, rõ ở các lý, sao hành chẳng thành. Tông tin hiểu là nghĩa này). Quả mầu thể cực, thường trú tinh thần, chẳng tránh khỏi vô thường (Thẩm Tích nói: Quả mầu rõ lý đã đủ, cho nên thể chỉ cực thường tinh thần, giẫm hành chưa mãn nên nó chưa khỏi biến đổi). Vô thường là trước diệt sau sinh, từng sát-na chẳng trú (Thẩm Tích nói: Sát-na là tiếng Thiên-trúc, tên cực của Tấn tốc, sinh tức là diệt, nào có trụ ư? Nên Tịnh Danh than rằng Tỳ-kheo tức thời sinh, già diệt). Nếu tâm dụng tâm ở phan duyên, thức trước khác với sau, đó thì cùng cảnh đều qua, ai thành Phật ư? (Thẩm Tích nói: Tâm tùy cảnh động là dụng bên ngoài, sau tuy tiếp nối trước, mà trọn chẳng phải thật, luận nên biết thần bàn nghị tánh vắng lặng nhiên chẳng dời, vì vắng lặng chẳng dời nên chung quy ở diệu quả). Kinh chép: Tâm là chánh nhân, trọn thành quả Phật (Thẩm Tích nói: Lược nói về nhân Phật, nghĩa đó có hai: Một là duyên nhân; hai là chánh nhân, duyên là muôn thiệ, chính là thần thức, muôn thiện có công của giúp phát, nên nói là duyên nhân. Thần thức là chánh gốc nên nói là chánh nhân. Đã nói trọn thành quả Phật, đây nghiệm về chẳng đoạn). Lại nói: Nếu vô minh chuyển thì biến thành minh, theo kinh này thì lý cầu thế nào, vì sao? Vì tâm là dụng gốc, gốc một mà dụng khác, khác dụng tự có hưng phế, tánh của một gốc chẳng dời (Thẩm Tích nói: Đào thải trần uế, bản thức thì minh, minh và ám thay đổi, gọi là biến. Nếu trước đi sau lại, chẳng phải gọi là biến). Một gốc: Tức vô minh thần minh (Thẩm Tích nói: Thần minh vốn tối, nên lấy vô minh làm nhân) tìm tên gọi của vô minh chẳng phải mắt của Thái hư, đất đá vô tình, đâu gọi là vô minh (Thẩm Tích nói: Thiện ác, khác nhau chẳng phải tâm thì chẳng biết, xét rõ phải quấy, chẳng phải tình thì chẳng biết, thái hư vô tình nên chẳng rõ ngu trí, đất đá không tâm, đâu biện giải mê hoặc. Nên biết giải mê hoặc còn ở có tâm, ngu trí ở nơi có biết, đã gọi là vô minh thì nghĩa ở tâm). Nên biết thức lự nên sáng thể chẳng khỏi lầm hoặc. Lầm hoặc lự chẳng biết, nên gọi là Vô minh (Thẩm Tích nói: Minh là bản tánh, vì thức sáng nhiễm trần nên ngoài nên trong chẳng khỏi lầm hoặc, lầm hoặc mà chẳng rõ, nên gọi là Vô minh, do đây đặt mà xưng, đâu chỉ không ư?) mà trên thể vô minh có sinh có diệt. Sinh diệt là khác dụng. Tâm vô minh nghĩa chẳng đổi, (Thẩm Tích nói: Đã có tự thể thì có dụng, nói dụng chẳng phải thể, luận thể chẳng phải dụng. Dụng có hưng phế, thể không sinh diệt). Sắp sợ thấy dụng đó khác, bèn gọi là tâm tùy cảnh diệt (Thẩm Tích nói: Lầm hoặc là mê thể dụng, nên chẳng năng tinh. Vì sao? Vì thể đó cùng dụng chẳng lìa, chẳng tức, lìa thể không dụng, nên nói chẳng lìa, dụng nghĩa chẳng phải thể, nên nói chẳng tức, thấy chẳng lìa đó mà mê chẳng tức đó, vì mê chẳng tức đó bèn gọi là tâm tùy cảnh diệt). Nên tiếp nối vô minh, thần minh tánh chẳng biến đổi (Thẩm Tích nói: Vô minh hệ thuộc trụ địa, vì bài xích mê thể đó mà bao gồm hạng lầm hoặc, chưa từng dẫn dụ). Tại sao biết vậy? Như trước tâm làm trọng ác vô gián, sau thức khởi Diệu thiện phi tưởng, lý thiện ác rất xa, trước sau cách nhau rất xa. Dụng này nếu không một gốc, làm sao được tương tục như thế (Thẩm Tích nói: Chẳng có một gốc thì dụng không chỗ nương, mà lầm hoặc là thấy đó tiếp tục làm một, nên nêu địa thiện, bài xích mê của tương tục). Nên biết ác trước tự diệt, thức mê hoặc chẳng dời, thiện sau tuy sinh, tâm mờ tối chẳng đổi. (Thẩm Tích nói: Chưa hề vì thiện ác sinh diệt mà khuyết gốc đó). Nên kinh chép: Nếu chung với các kết phiền não thì gọi là Vô minh. Nếu chung với tất cả pháp thiện thì gọi là Minh, há chẳng phải tầm thức tánh là một mà tùy duyên nên khác ư? (Thẩm Tích nói: Nếu thiện ác cùng khởi đâu gọi là chung ư? Mà hằng đối lời đó mà thường mê ý chỉ đó, nên nêu yếu văn này để hiểu các lầm hoặc). Nên biết sinh diệt biến chuyển để đáp lại nhân trước, thiện ác tạ nhau sinh ở hiện cảnh (Thẩm Tích nói: Sinh diệt nhân do nghiệp gốc, chẳng phải hiện cảnh khiến nó vậy. Thiện ác sinh ở cảnh nay, chẳng phải nghiệp gốc khiến nó như vậy), mà tâm làm gốc, chưa hề khác (Thẩm Tích nói: Tuy là dụng do chẳng đồng, mà thể đó chẳng khác). Vì dụng đó vốn chẳng đoạn. Lý thành Phật rõ ràng, tùy cảnh thay đổi, sinh tử có thể hết là rõ ràng. (Thẩm Tích nói: Thành Phật rõ ràng, tướng trạng là gốc, sinh tử có thể hết, do dụng đó. Nếu dụng mà không gốc, thì diệt mà chẳng thành, nếu gốc mà không dụng thì thành không chỗ diệt).
CẬT NẠN LUẬN THẦN DIỆT VÀ LỜI TỰA CỦA TIÊU SÂM
Nội huynh Phạm Tử chân soạn luận Thần Diệt để nói về không Phật, tự cho là xô dẹp nhiều miệng, ngày phục ngàn người ý tôi còn có lầm hoặc, bèn muốn gom xét nghi ngờ, dò hỏi chưa ngộ. Luận đến nay chỗ trì là Hình Thần, chỗ tụng là tinh lý. Nếu là Xuân Thu hiếu hưởng làm tông miếu đó, thì cho là bậc Thánh, thần đạo, thiết giáo lập lễ phòng ngu, Đỗ Bá Quan Cung Bá có bị giới. Lại cho rằng: Giữa trời đất tự có quái vật, chẳng phải người chết làm quỷ, như đây thì chẳng được, dùng thi thư cật nạn so sánh việc đã qua, chỉ có thể ở trong hình thần, nói về ly hợp thì thoát hình thần một thể còn mất chẳng khác, thì Phạm Tử phấn dương đạp, Kim thang xa vời, như linh chất chia đường, Hưng hủy khác nhau, thì tôi khắc địch được mạnh, có thể việc xong, lại tôi tuy nói có Phật mà thể Phật chẳng tục với đồng. Gồm bày bản ý, liên hệ với luận như sau.
Luận Thần Diệt (hỏi đáp là từ của chủ khách trong luận này, cật nạn là chỗ hỏi ở nay).
Hỏi: Ông nói Thần Diệt, lấy gì để biết đó diệt?
Đáp: Thần tức là hình, hình tức là thần, vì vậy hình còn thì thần còn, hình mất thì thần diệt.
Hỏi: Hình là tên gọi của không biết, thần là danh của có biết, biết và không biết ngay nơi sự có khác, thần và hình lý chẳng dung một, hình thần tức nhau chẳng phải chỗ nghe.
Đáp: Hình là chất của thần, thần là dụng của hình, vậy thì hình là gọi chất, thần là nói dụng, hình và thần chẳng được khác nhau.
Cật nạn: Nay nói hình thần hợp thể thì nên có chứng của chẳng lìa, mà nói thẳng: Thần tức là hình, hình tức là thần, hình và thần chẳng được khác nhau, đây nói mà nêu có trái dốc dụ. Nay ông y cứ mộng để nghiệm hình thần chẳng được chung thể. Đang lúc người ngủ, hình đó là vật của không biết mà có thấy, đây chỗ tiếp của thần dạo. Thần chẳng lập riêng, phải nhờ hình khí, như người chẳng xứ bày, phải có nhà ở. Chỉ hình khí là chất của dơ tối, nhà ở là chốn của ngăn bít. Thần trở lại trong hình, thì thức đó suốt mời tối, nên lấy thấy làm mộng, người về trong nhà, thì thần đó tạm bít lấp, nên lấy sáng lam tối, người đang nằm mộng nhảy vọt lên huyền hư, xa đến muôn dặm, nêu chẳng phải thần dạo thì là hình đi ư? Hình đã chẳng đi, thần cũng chẳng lìa, vì sao được như vậy. Nếu cho rằng là chỗ tưởng thấy, và thân an ngủ đó tợ khí của cây gỗ cứng, như tro lạnh gọi là chẳng nghe, vỗ đó không hay biết, tức gọi thần và hình đồng đều thì là trong ngoài đều mỏi mệt. Đã chẳng tiếp âm thanh bên ngoài, làm sao có thể bên trong dấy khởi tư tưởng. Đây là hình lắng thần rong, đoán có thể biết. Lại nghi về giấc mộng, hoặc trở lại trong dối gặp (Triệu giản Tử mộng thấy đồng tử lõa ca, có thể Ngô vào Trâu, Tấn Tiểu Thần mộng thấy Phụ công lên trời mà Phụ công ra nói ra các loại nhà xí). Hoặc lý chẳng dung (Lã ký mộng thấy bắn thỏ trong trăng, Ngô Hậu mộng thấy ruột ra nhiễu loại của xướng môn). Hoặc tiên giác chưa triệu (Lã Khương mộng thấy lên trời gọi con là Ngu, Tào nhân mộng thấy các quân tử mưu muốn giống như sĩ Tào). Hoặc mượn nhờ tượng loại (Thái Mậu mộng thấy lúa mất làm lộc, Vương Tuấn mộng thấy ba dao làm loại của châu ấy). Hoặc ngay nơi sự là không (người Hồ mộng thấy thuyền, người Việt mộng loại của họ cưỡi). Hoặc vừa nghiệm vừa chẳng phải (Ân Tông mộng thấy được truyền nói, Hán Văn mộng được Đặng thông Nghiệm, chẳng phải sự lắm nhiều, chẳng lại ghi đầy đủ). Đây đều là thần hóa mênh mông, tối sáng chẳng lường. Dễ dùng ước thông, khó dùng lý xét. Nếu chẳng chấp thuận thần dạo thì nên cầu tìm ở hình. Trong sợ khối ấy ngầm linh ngoài tuyệt thấy thăm, tuy dùng sáu mộng nâng đỡ, dùng tưởng nhân cứu giúp, lý cũng chẳng được.
Hỏi: Vì là Thần nên chẳng phải chất, vì là hình nên chẳng phải dụng, chẳng được làm khác, nghĩa đó ở đâu?
Đáp: Danh thì khác mà thể là một.
Hỏi: Danh đã khác, thể sao một được.
Đáp: Thần là ở chất, như sắc bén ở dao, hình ở dụng như dao bén nhọn, tên bén nhọn chẳng phải dao, tên dao chẳng phải bén nhọn, nhưng bỏ bén nhọn thì không dao, bỏ dao thì không bén nhọn, chưa nghe dao mất mà bén nhọn còn đâu được hình mất mà thần còn ư?
Cật nạn: Có bén nhọn của dao là do công của gọt mài, nên nước năng cắt giao ly, đất đoạn Hủy Hổ, nếu cùng bén nhọn thì đều dùng để bẻ gãy mũi dao đó, hóa thành mũi lụt. Như thế thì bén nhọn diệt mà dao còn, tức là thần mất mà hình còn, vì sao nói bỏ bén nhọn thì không dao, danh thì khác mà thể là một ư? Dao và bén nhọn đã đều chẳng diệt, hình và thần thì chẳng cùng mất, tuy năng gần lấy nơi thí dụ, mà lý thật là trái.
Hỏi: Dao cùng bén nhọn hoặc Như lai nói, hình đó cùng thần nghĩa đó chẳng như vậy. Tại sao nói thế? Chất cây gỗ là không biết, chất người là có biết, người đã có chất như cây gỗ mà có biết của khác cây gỗ, há chẳng phải cây gỗ có một mà người có hai ư?
Đáp: Nói Lạ thay! Người nếu có chất như cây gỗ lấy làm hình, lại có biết khác cây gỗ lấy làm thần, thì có thể Như lai nói vậy. Nay chất của người là chất có biết, chất của cây gỗ là chất không biết, chất của người chẳng biết chất cây gỗ, chất của cây gỗ chẳng phải chất người, làm sao có chất như cây gỗ mà lại có biết khác cây gỗ.
Hỏi: Chất của người sở dĩ khác chất cây gỗ là vì nó có biết. Người mà không biết, cùng với cây gỗ sao khác?
Đáp: Người không có chất của không biết, như cây gỗ không có hình của có biết.
Hỏi: Hình hài chết đó há chẳng phải chất không biết ư?
Đáp: Là chất của không biết.
Hỏi: Nếu vậy là người quả thật có chất như cây gỗ mà có biết khác cây gỗ ư?
Đáp: Chết là có chất như cây gỗ, mà không có biết khác cây gỗ. Sinh là có biết khác cây gỗ mà không có chất như cây gỗ.
Hỏi: Hài cốt của người chết há chẳng phải hình hài của người sống ư?
Đáp: Hình của người sống chẳng phải hình của người chết. Hình của người chết chẳng phải hình của người sống, thân đã cách thì làm sao có hình hài của người sống mà có hài cốt của người chết ư?
Hỏi: Nếu hình hài của người sống chẳng phải hài cốt của người chết, hài cốt của người chết thì lẽ ra nên chẳng do hình hài của người sống, chẳng do hình hài của người sống thì hài cốt này từ đâu mà đến?
Đáp: Hình hài của người sống đó biến thành hài cốt của người chết.
Hỏi: Hình hài của người sống đó tuy biến thành cốt của người chết, há chẳng nhân sống mà có chết, thì biết thể chết như thể sống.
Đáp: Như do cây tươi biến thành cây khô, chất của cây khô đâu phải là thể của cây tươi.
Hỏi: Thể tươi biến thành thể khô, thể khô tức là thể tươi, như thể tơ biến thành thể sợi, thể sợi tức là thể tơ, có gì lỗi ư?
Đáp: Nếu khô tức là tươi, tươi tức là khô, thì lẽ ra lúc tươi điêu tàn, lúc khô thì kết thật. Lại cây tươi chẳng nên biến thành cây khô, vì tươi tức là khô nên khô không có chỗ lại biến. Lại khô tươi là một sao chẳng trước khô sau tươi, mà phải trước tươi sau khô là sao? Tơ và sợi đồng thời chẳng được làm dụ.
Hỏi: Tàn tạ của hình người sống nên chợt đều hết, vì sao vừa chịu chết, hình miên lịch chưa thôi ư?
Đáp: Vì thể của sinh diệt phải có thứ lớp, hễ chợt sinh thì chợt diệy, dần dần sinh thì dần dần diệt, chợt sinh là vụt chợt. Dần dần sinh là động vật thực vật. Có là chợt có, dần dần là lý của vật.
Cật nạn: Luận chép chất của người là có biết, chất của cây gỗ là không biết, há chẳng vì người biết nóng mát đau nhức ư? Dưỡng thì sống, tổn thương thì chết ư? Cây gỗ cũng vậy, đang xuân thì tươi, đến thu thì tàn, trồng thì sống, nhổ thì chết, sao gọi là không biết? Nay chất của người giống như cây gỗ. Thần lưu lại thì hình lập, thần đi thì phế, lập là cây tươi, phế là cây khô, ông lấy gì nói? Đây chẳng phải thần biết mà gọi là chất có biết ư? Muôn phải đều do thần biết ,không do chất biết. Chỉ có tánh của cây cỏ côn trùng hay biết tươi khô, sống chết. Thức của sinh dân thì chung cả an nguy, lợi hại, sao gọi là chẳng phải có chất của như cây gỗ lấy làm hình, lại có biết của khác cây gỗ lấy làm thần ư? Đây thì hình thần có hai, ở có thể riêng. Chỉ cây gỗ bẩm thị khí âm dương của trời, người gần tinh chiếu của một linh, thức hoặc đồng, thần thì khác. Luận về hình hài, hài cốt, thuyết sống chết trao nhận, nghĩa đã định trước, sự lại chẳng trải qua, đâu dùng quanh co để nói ư!
Hỏi: Hình tức là thần thì tay, v.v… cũng là thần phải không?
Đáp: Đều là phần thần.
Hỏi: Nếu đều là phần thần, thì thần nên suy nghĩ, tay v.v… cũng nên suy nghĩ v.v…
Đáp: Tay v.v… có biết đau nhức, không có suy nghĩ phải quấy.
Hỏi: Biết và suy nghĩ là một hay khác?
Đáp: Biết tức là suy nghĩ, cạn là biết, sâu là suy nghĩ.
Hỏi: Nếu vậy, nên có hai lự, lự đã có hai, thì thần có hai hay không?
Đáp: Thể người chỉ một, thần đâu được hai.
Hỏi: Nếu chẳng được hai, thì sao có biết đau nhức, lại có suy nghĩ phải quấy?
Đáp: Như tay chân tuy khác mà chung là một người, phải quấy đau nhức, tuy là có khác, mà cũng gồm là một thần.
Hỏi: Suy nghĩ phải quấy chẳng liên quan tay chân, thì có liên quan gì?
Đáp: Suy nghĩ phải quấy, chỗ tâm khí làm chủ.
Hỏi: Tâm khí là tâm của Năm tạng có phải không?
Đáp: Phải.
Hỏi: Năm tạng có gì khác nhau mà tâm có suy nghĩ phải quấy riêng?
Đáp: Bảy lỗ nào khác gì nhau mà chỗ dụng chẳng đều là sao?
Hỏi: Suy nghĩ vô phương, làm sao biết là tâm khí làm chủ?
Đáp: Tâm đau thì suy nghĩ trái, do đó biết tâm là gốc của suy nghĩ.
Hỏi: Sao biết chẳng gửi lại trong các phần như nhãn, v.v…
Đáp: Nếu lự có thể gửi ở nhãn phần, vì sao nhãn chẳng gửi ở nhĩ phần?
Hỏi: Thể của lự không gốc nên có thể gửi đó ở nhãn phần, nhãn tự có gốc, chẳng nhờ gửi ở phần khác phải không?
Đáp: Vì sao nhãn có gốc mà lự không có gốc, nếu không có gốc ở hình ta mà có thể gửi khắp chốn khác, cũng có thể tình của Trương giáp gửi thân của Vương Ất, tánh của Lý Bính, gá thể Triệu Đinh, nhưng chẳng phải như vậy.
Cật nạn: Luận chép: Hình thần chẳng khác, tay v.v… đều là phần của thần. Đây thì thần lấy hình làm thể, thể hoàn toàn thì thần hoàn toàn, thể tổn thương thì Phật thiếu. Thần là gì? Tức là thức lự. Nay người hoặc chặt tay chân cắt da thịt, mà trí tư chẳng loạn, như Tôn Tẩn chặt chân mà binh lược càng sáng rõ, Lô Phù mở cổ tay mà Nho đạo mới yên lặng. Đây là thần lìa hình, hình tổn thương thần, thiết thực của chẳng hại là chứng. Chỉ thần nhận trí để sai sử vật, gá khí để chiếu chung, thấy nghe hương vị, đều có chỗ nương, mà tư thức trở về tâm khí. Thí như có nhà của người, đông mới hiền, hiên nam dẫn cảnh, cửa bắc vời gió, mác tây ánh trăng, chủ nhân ngồi yên, trung lựu để thâu dụng của bốn việc. Nếu Như lai nói miệng mũi tai mắt, đều có phần của thần, một mắt đau thì thấy hủy, hai mắt thì lẽ ra đều mù, một tai đau thì thần nghe tổn thương, hai tay thì lẽ ra đều điếc. Nay thì không như thế, vậy biết thần lấy làm khí, chẳng phải lấy làm thể. Lại chép: Tâm là gốc lự, lự chẳng thể gửi ở phần khác, nếu ở miệng, mắt, tai mũi thì luận này là đúng. Nếu ở tâm khác thì chẳng đúng. Tai mũi tuy cùng thể này mà chẳng thể dùng lẫn lộn, vì sở ty đó chẳng đồng khí. Khí dụng đều khác. Tâm khác tuy ở hình kia mà có thể được liên quan nhau, vì thần đó lý đều diệu, thức lự bằng công. Nên thư nói: Mở tâm ngươi rót tâm trẫm, Thi nói: Người khác có tâm, tôi thốn độ đó, Tề Hoàn bắt chước mưu của Quản Trọng. Hán Tổ dùng sách của Trương Lương, là đều gốc đó ở hình ta gửi đó nơi phần khác, sao nói tình của Trương giáp chẳng thể gửi ở thân của Vương Ất, tánh của Lý Bính chớ được gửi nơi thể của Triệu Đinh ư?
Hỏi: Hình của bậc Thánh như hình của người phàm mà có sự khác nhau giữa phàm thánh, nên biết hình thần khác nhau.
Đáp: Chẳng đúng. Tinh của vàng là năng chiếu, dơ bẩn là chẳng thể chiếu, tinh vàng của năng chiếu làm sao có chất dơ bẩn của chẳng chiếu? Lại đâu có thần của bậc Thánh mà gửi ở khí của người phàm, cũng không có thần của người phàm mà gá nơi thể của bậc Thánh, vì vậy tám sắc trùng ngươi là dung của Huân Hoa, dáng rồng miệng ngựa là tướng của Hiên Phụ. Đây là khác của hình bên ngoài. Tim của Tỷ Can bảy lỗ đều nêu, mật của Bá Ước lớn như nắm tay, đây là khác của tâm khí. Vì thế khu phần của bậc Thánh đều khác thường phẩm, chẳng phải chỉ đạo cách chúng sinh, cũng là hình vượt muôn phải, phàm thánh đều thể chưa dám an.
Hỏi: Ông nói hình của bậc Thánh thì khác với phàm, vậy xin hỏi: Dương Hóa giống Trọng Ni, Hạng Tịch tợ Đế Thuấn, Thuấn Hạn Khổng Dương, trí cách hình đồng đó cớ sao ư?
Đáp: Mân tợ ngọc mà chẳng phải ngọc, cư giống phụng mà chẳng phải phụng, vật thật có đó, vì là người nên như vậy. Hạng Dương dáng mạo tợ mà chẳng phải thật, vì tâm khí chẳng đều, tuy có dáng mạo mà không có ích vậy.
Hỏi: Khác của phàm thánh, hình khí chẳng phải một thì có thể, bậc Thánh viên cực lý không có hai mà lại khác dáng. Dương Văn khác trạng, thần chẳng hệ thuộc sắc ở đây càng rõ.
Đáp: Thánh và thánh đồng, đồng ở thánh khí mà khí chẳng hẳn là đồng, như ngựa khác lông mà đều nhảy vượt, ngọc khác sắc mà đều xinh đẹp. Vì vậy, gai tấn, lúa sở đồng giá liền thành, Lân Lưu trộm ly đều đạt ngàn dặm.
Hỏi: Hình và thần chẳng hai, đã nghe việc đó, hình mất thần diệt, lý cố nhiên là như vậy. Xin hỏi: Làm tông miếu thì quỷ hưởng, nghĩa là sao?
Đáp: Giáo của bậc Thánh là vậy, cho nên theo tâm của hiếu tử mà mài ý của du bạc, thần mà sáng là nghĩa này.
Hỏi: Bá Cơ mặc giáp, Bành sinh heo hiện, phần tố soạn thuật việc đó, sao là thiết giáo mà thôi ư?
Đáp: Yêu quái đầy khắp, hoặc còn hoặc mất, gượng chết thì đông mà chẳng phải đều thành quỷ, Bành sinh Bá có khả năng gì riêng ư? Vừa là người vừa là heo, chưa hẳn công tử của Tề Trịnh.
Hỏi: Dịch xưng nên biết tướng trạng của quỷ thần tương tợ với trời đất mà chẳng trái. Lại nói: Chổ quỷ một xe, nghĩa đó thế nào?
Đáp: Có cầm, có thú, bay chạy khác nhau, có người, có quỷ, U minh khác nhau. Người chết thành quỷ, quỷ chết thành người, thì tôi chưa biết.
Nạn rằng: Luận chép: Đâu có thần của bậc Thánh mà gửi nơi khí của người phàm, cũng không có thần của người phàm mà gá vào thể của bậc Thánh. Nay Dương Hóa giống Trọng Ni, Hạn Tịch tợ Đế Thuấn, tức là thần của người phàm gá vào thể của bậc Thánh. Mân và ngọc, cư và phụng chẳng được làm dụ. Nay mân tự gọi là mân, ngọc thật gọi là ngọc, cư gọi là viên cư, phụng gọi là thần phụng, danh đã gọi khác, mạo cũng sai thật, nay thuấn có hai con ngươi, Hạng Vũ cũng có hai con ngươi, chẳng phải có hai tên mâm ngọc, chỉ thấy hai con ngươi cùng loại. Lại có Nữ-oa thân rắn, người thợ gốm họ Cao miệng ngựa, chẳng phải chân thánh vào nơi phàm khí, bèn mới gá thể của vật trùng. Đây hình thần khác nhau, sáng tối chẳng đồng, nay càng rõ bày. Nếu hình thần là một, lý bặt ở nhân trước, thì thánh phải sinh ra thánh, hiền lẽ ra sinh ra hiền, mạnh sợ ngu trí đều là loại gốc đó, tức chỗ đào luyện của hình thần, chỗ mang dưỡng của một khí, chẳng được có Nghiêu Tuấn, Chu Huyên, Tẩu ngoan, Thuấn thánh. Luận lại chép: Thánh đồng thánh khí (hơi) mà khí (thân) chẳng hẳn là đồng, như ngựa khác lông mà đều nhảy vượt, nay lông lại vượt khí (hơi) ư? Ngựa có đồng sắc lông mà siêng nhác khác nhau là như thế, thì lông chẳng phải vượt tướng, do thể không phải thánh khí. Người hình hài không có khác nhau giữa phàm thánh, mà có khác nhau giữa Trinh Thúy, nên linh xa gá nơi chất xa, thần gần ngụ ở thể gần, thì chỉ đây mà thôi. Vừa rồi cái gọi là thể của bậc Thánh, chỉ nói thẳng hình của Khâu Thuấn, chẳng nói khí có thánh trí, chẳng phải thuyết mâu thuẩn, chớ gần mê hoặc điều này.
Hỏi: Biết thần diệt này có lợi dụng gì?
Đáp: Phù-đồ hại chính, tang môn rúc đục phong tục, mốc kinh hãi
rong ruổi mênh mông chẳng dứt, tôi buồn tệ đó, nghĩ cứu đắm đó. Bỏ hết của cải để đến làm tăng, phá tài sản để tới Phật, mà chẳng giúp thân thích chẳng xót thương cùng khốn, đó là sao? Vì tình của ta dày sâu, ý của cứu vật cạn. Vì vậy, khuê toát giẫm nơi bạn nghèo, lận tình động ở nhan sắc, ngàn chuông giao nơi phú tăng, vui lòng thỏa nơi dáng tóc, há chẳng vì tăng có nhiều lúa nếp, bạn không báo của di bính, chuyên thi vì chẳng liên quan chu cấp, lập đức thì ở mình, lại làm hoặc vì lời mờ tối, vì sợ khổ A-tỳ, dụ dùng từ của luống dối, vui lòng thú của Đâusuất, nên bỏ vá nách, mặc áo rộng, phế trở đậu theo bình bát, nhà nhà bỏ thân ái, người người bặt nối dõi. Đến nỗi khiến binh tỏa nơi hàng gian. Lại không ở quan phủ, thóc hết ở biếng dạo, của sạch nơi nước đất, sở dĩ gian trộn Phật thắng tiếng tụng chuộng quyền, chỉ có cớ này, hạng đó chẳng thôi, bệnh đó không căn. Nếu biết đào luyện bẩm nơi tự nhiên, sum la đều với riêng hóa, hốt vậy tự có hoản mà không, đến cũng chẳng ngự, đi cũng chẳng tìm, nương phàm lý trời mỗi an tánh, tiểu nhân cam chịu gò ruộng, quân tử gìn giữ điềm tố, cày mà ăn, ăn mà chẳng thể cùng, chăn tằm để mặc, mặc mà chẳng hết, dưới có thừa để dâng trên, trên không làm vì đợi, có thể toàn sự sống, có thể toàn dưỡng thân thích, có thể vì mình có thể vì người, có thể giúp nước, có thể Bá Quân, là dùng đạo này.
Cật nạn: Có không của Phật giữ ở thần lý còn mất, đã có nói qua, lại muốn lược nói. Nay chỉ nói tổn hại và lợi ích, lấy cho ngay phu tử bàn nói về quá chánh. Tử nói: Hoặc Thích đục tục tổn hóa, phí của tổn dịch, đây là kẻ lầm hoặc làm, chẳng phải lỗi của Phật. Phật lập giáo vốn lấy mến sống ghét giết, tu thiện chuyên thí, mến sống chẳng phải chỉ muốn nuôi nhiều chim thú, lấy nhân linh làm trọng, ghét giết đâu thể được hoãn giúp trốn lánh, dùng ai căng đoán xét. Tu thiện chẳng hẳn là nhìn hình trượng sáu, lấy trung tín làm trên hết. Chuyên thí chẳng cẩu thả khiến hết sạch của cải nước đất, lấy chu cấp làm tốt đẹp. Nếu dứt bặt nối dõi, thì hẳn pháp chủng sẽ chẳng truyền, như đều khởi Phù-đồ, lại cũng gieo trồng mà không có đất. Người còn biết đó, huống chi họ từ ta sao vui vậy ư? Nay giữ gốc tang môn, mê mù tục sĩ, thấy kẻ lạnh thì chẳng thí cho áo hạt ngắn, gặp kẻ đói chẳng ban cho chút lương đậu, mà tranh nhau nhóm họp làm tăng không hiểu biết, giành tạo Phật lắm nhiều, thân thích bỏ mà chẳng đoái hoài, tế tự phế mà chẳng tu, bởi hội nát ở trên chùa, đan kim vòng ở dưới tháp, mà gọi là làm ruộng phước, mong được báo nghiệp, đây đều hiểu Phật chưa sâu, rõ pháp chẳng diệt. Tuy gọi Phật là Phật mà đâu hiểu ý chỉ của Phật, gọi Tăng là tăng, mà nào đạt ý nghĩa nương tăng, đây cũng là thần chẳng giáng phước, tôi không lấy vậy. Thuật của sáu nhà đều có lưu tệ, nho mất ở hẹp. Mặc mất ở tệ, pháp mất ở cao, danh mất ở dối. Đều do bắt chước mất truyền để đến nổi đắm bùn sình. Nay ông chẳng lấy hẹp tệ để giết Khổng Mặc, lấy cao dối để trách Hàn Đặng, mà riêng buộc tội Như lai tai, chê Chánh giác này, là giận sóng gió mà hủy thuyền chèo. Nay, những người nghịch bội, những kẻ không chỗ nương nhờ, trên không vua cha, dưới loại ngược đảng, hoặc chẳng kỵ minh hiến mà chợt sợ u ty, sợ sức mạnh của Diêm-la, lo tàn khốc của đầu trâu, bèn hối hận sự uế ác hóa mà đổi thiện, lợi ích của Phật. Lại, lý tội phước chẳng nên khác với thế giáo trái với nhân tình, nếu có người dùng lòng trung thờ vua, chỉ hiếu phụng cha mẹ, lấy tín chơi với bạn bè, người như vậy còn dùng một mắt mù bít đức, xem thường mà bỏ. Cắt phạm cá trùng lấp vào địa ngục, đó là không đúng. Lòng trung chẳng ai hơn Y Duẫn, hiếu chẳng ai hơn nổi tăng sâm, Y Công giết một con vật để nấu ăn, tăng tử nấu hai con chim để dưỡng điểm, mà đều rão đến vạc lửa, đồng tới cây nhọn. Vậy thì công lớn mất ở lỗi nhỏ, kính phụng trên trái với ban ân dưới. xưa kia, Di tử kiểu giá, còn vì nghĩa rộng mà được miễn tội chết. Than ôi! Từng cho rằng linh gần chẳng như gìn giữ quân tử ư? Nên biết đây là ngăn ngừa của người nhẫn, mà chẳng phải răn dè của người nhân. Nếu năng soi chiếu hạng kia đảng hấn chẳng ở Phật, xét xem họa phước này, ngộ giáo mở dụ, nghĩ dứt ngọn để tôn gốc, chẳng nhổ gốc để cứu ngọn, nghĩ quên ta để mở mang Phật pháp, chẳng dùng pháp sau để lợi ta, thì tuy nói không phải Phật tôi cũng cho đó là Phật.
Cật nạn về luận Thần Diệt của Phạm Trung Thư của tào Tư Văn. Nạn về thần diệt thứ nhất (đồng thời khải chiếu đáp), Phạm đáp thứ nhất, lại nạn thần diệt thứ hai (lại khải chiếu đáp)
– Nạn về luận Thần Diệt của Phạm Trung Thư, của tào Tư Văn.
Luận chép: Thần tức là hình, hình tức là thần, là vì hình còn thì thần còn, hình mất thì thần diệt.
Cật nạn: Hình chẳng phải tức là thần, thần chẳng phải tức là hình, là hợp mà làm dụng, mà hợp là chẳng phải tức. Sinh thì hợp mà làm dụng, tử thì hình còn mà thần đi . Lấy gì nói thế? Xưa kia, Triệu Giản Tử bệnh năm ngày chẳng biết người, Tần Mục Công bảy ngày mới tỉnh lại, đều là thần dạo đến Đế Sở, Đế ban cho quân trời rộng vui, đây là hình lưu lại mà thần mất? Nếu như Luận chép, hình diệt thì thần diệt; hình đây cùng thần nên như ảnh hưởng hẳn là chung, nhưng hình đã bệnh thì thần cũng bệnh, vì sao hình chẳng biết người và thần riêng dạo
Đế, mà hân hoan nơi quân trời rộng vui ư? Đây đó ngủ thì hồn giao, nên thần dạo nơi hồ điệp, tức hình cùng thần phân. Đó tỉnh giấc thì hình mở vội vàng cùng khắp, tức hình hợp với thần, thần và hình có phân có hợp, hợp thì cùng làm một thể, phân thì hình mất mà thần đi. Vì vậy, Diên Lăng chôn con mà nói là: Cốt nhục trở về với đất mà hồn khí không đâu chẳng có. Đây tức là hình mất mà thần chẳng dừng, nhưng kinh sử minh chứng rõ ràng, như thế sao là hình mất mà thần diệt ư?
Luận chép: Người hỏi rằng: Kinh nói làm tông miếu thì quỷ được hưởng. Thông nói: Chẳng có quỷ, đó là giáo của bậc Thánh, sở dĩ đạt tâm của hiếu tử mà mài ý của du bạc.
Cật nạn: Nay điều Luận chép đều là tình nói, chẳng phải thánh chỉ. Xin nêu kinh ghi để chứng minh giáo của bậc Thánh. Hiếu kinh chép: Xưa kia Chu Công giao tế, Hậu tắc dùng phối với trời, tông kỷ văn vương ở Minh Đường để phối với thượng đế. Nếu hình thần đều diệt, thì ai phối với trời ư? Và ai là phối với đế ư? Vả lại, không thần mà là có thần, Tuyên Ni nói: Trời có thể khinh thường ư? Nay Tắc không có thần, mà phối Tắc ở đây đó là Chu Đán khinh thường trời ư? Quả thật đó không có Tắc, mà không dùng phối với trời, tức đó khinh thường trời, lại khinh thường người. Đây là giáo của bậc Thánh. Giáo dùng khinh vọng. Bày khinh vọng để lập giáo, lại sao đạt tâm của hiếu tử, mài ý của du đảng ư? Vốn tìm ý chỉ của luận, lấy không có quỷ làm nghĩa. Thử lại cật cấn đó là: Khổng Tử dùng canh rau để cúng tế tổ nể. Lễ nói: Vui để đón lại, buồn để đưa đi, thần đã không thì, đón là đóm cái gì? Thần đã không thì đưa là đưa cái gì? Đón đến mà vui, đó là nhờ vui ở dáng khổng, đưa đi mà buồn, lại lệ suông đối với thể Khâu. Đây là tế tự của phu tử, khinh ngụy đầy nơi tấc vuông, hư giả tràn cả miếu đường. Giáo của bậc Thánh là như vậy ư? Mà nói giáo của bậc Thánh là sao ư?
Tư Văn thưa: Trộm thấy luận Thần Diệt của Phạm Chẩn, tự làm khách chủ, có hơn ba mươi điều. Tư Văn chẳng chỉ lờ mờ, về cật nạn đại chỉ của luận hai điều mà thôi, mà muốn làm đổ ngã gốc rễ đó, kính cẩn mạo trình trên nghe. Nhưng Tư Văn tình dùng cạn hẹp, sợ chẳng thể nêu chiết quỷ kinh, ngưỡng phiền trời soi, cúi tìm theo động lòng, kính cẩn khải trình.
Hai điều cật nạn phải xem cho rõ.
– Đáp Tào lục sự cật nạn luận Thần Diệt.
Nạn rằng: Hình chẳng phải tức là thần, thần chẳng phải tức là hình, là hợp mà làm dụng, mà hợp chẳng phải tức.
Đáp rằng: Nếu hợp mà làm dụng: Là nói chẳng hợp thì không dụng, như kháng cự giúp nhau, phế một thì không được, đây mới là tinh cứ của diệt thần, mà chẳng phải nhã quyết của còn thần, ý ống vốn muốn xin chiến mà định vì ta viện binh ư?
Nạn rằng: Xưa kia, Triệu Giản Tử bệnh năm ngày mà chẳng biết người, Tần Mục Công bảy ngày mới tỉnh, đều là thần dạo ở đế Sở, đế ban cho quân trời rộng vui, đây là hình còn lại mà thần dạo đó ư?
Đáp rằng: Thượng khách của Triệu Giản Tử, dạo thượng đế của Tần Mục, đã nói tai nghe quân trời, ở vậy miệng thưởng thức trăm vị, cũng có thể thân an Quảng Hạ, mắt vui Huyền Hoàng, hoặc lại mặc áo của Văn Tú, nắm dây Bí của Như Long, nên biết thần đó phải đợi đã chẳng khác người, bốn chi bảy khiếu, đều bằng với hình, một cánh chẳng thể bay đến xa, nên chẳng tỷ chẳng bay, thần không thiếu gì, cớ sao cậy hình để tự lập?
Cật nạn: Nếu như luận chỉ hình diệt thì thần diệt là, nay hình đó cùng thần nên như ảnh hưởng đó, hẳn là chung đồng. Nhưng hình đã bệnh thì thần cũng bệnh, vì sao hình chẳng biết người, thần riêng dạo Đế Sở?
Đáp rằng: Nếu như ý vừa nói là hình bệnh mà thần chẳng bệnh. Nay thương tổn đó thì bệnh là hình đau, mà thần chẳng đau. Não thì buồn là hình buồn mà thần chẳng buồn, buồn lo đau hình đã được đó như thế, đâu cần nhọc thần ở vô sự ư? (Tào lấy làm sinh thì hợp mà làm dụng, bệnh phế là đồng. Tử thì hình còn mà thần đi, thì nên dạo đế chẳng đồng hình với).
Cật nạn: Đó ngủ thì hồn giao nên thần dạo nơi Hồ Điệp, tức hình phân chia với thần. Đó tỉnh giấc thì hình mở, vội vàng cùng khắp, tức hình hợp với thần.
Đáp rằng: Cật nạn đây có thể gọi là cùng biện, chưa thể gọi là cùng lý, ông cho rằng thần dạo Hồ Điệp là thật làm trùng bay ư? Nếu vậy là hoặc mộng làm trâu các càng xe người, hoặc mộng làm ngựa vào người đạp dưới, đến sáng sớm nên có trâu chết ngựa chết, mà không vật đó là vì sao? Lại, trường nhiễu xướng môn, người đây liền chết, đâu có bỏ sót gan phổi, mà có thể để sống ư? Lại, trời trăng sáng giữa trời, vòng lớn ngàn dặm, không dung dưới theo xếp vợ gần vào tay áo. Mộng huyễn hư giả không có tự đến, một mai thật đó bởi đủ lớn. Rõ buộc tưởng, trong đêm ngồi khắp trời biển, thần tối ở trong, vọng thấy khác vật. Đâu Trang sanh thật loạn vườn nam, Triệu Giản thật lên xướng hạp, em ngoài họ trâu là Tiêu Sâm cũng lấy mộng làm văn câu rất đều, tưởng đến lấy xem.
Cật nạn: Diên Lăng chôn con mà nói là: Cốt nhục về với đất, mà hồn khí không đâu chẳng có, đây tức hình mất mà thần chẳng mất.
Đáp rằng: Sinh của người nhờ khí ở trời bẩm hình ở đất. Vì thế, hình tiêu ở dưới, khí diệt ở trên, khí diệt ở trên nên nói không đâu chẳng có. Không đâu chẳng có là từ của chẳng lường, đâu hẳn thần đó có khởi biết ư?
Cật nạn: Nay chỗ Luận chép đều là tình nói chứ chẳng phải thánh chỉ, xin nêu kinh ghi để chứng giáo của bậc Thánh. Hiếu Kinh chép: Xưa kia. Chu Công giao tế Hậu đắc để phối với trời, tông tế Văn Vương ở minh đường để phối với thượng đế. Nếu hình thần đều diệt, thì ai phối với trời ai phối với đế ư?
Đáp rằng: Nếu đều là bậc thánh đạt, vốn tự không giáo, chỗ bày của giáo thật ở đầu đen, tình của đầu đen thường quý sinh mà hèn chết. Tử mà có linh thì lớn tâm của sợ kính, tử mà không biết thì sinh ý của mạn dịch. Bậc Thánh biết như thế, nên miếu thiêu đàn thiện để dốc thành tâm, trải chiếu trao án để toàn mất mình, tôn tổ để cùng kính của giao thiên, nghiêm phụ để phối hưởng của Minh Đường. Vả lại, người của trung tín giữ tâm có kẻ hữu địa cường lương, ở đây sao là sợ? Do đó thanh giáo chiếu ở trên, phong tục thuần ở dưới, nên dùng đạo này. Nên kinh nói: Làm tông miếu thì quỷ hưởng, nói dùng đạo quỷ thần, đặt để hiếu hưởng. Xuân Thu cúng tế, lấy thời suy nghĩ, nói mạnh đó đuổi xa, chẳng thể sáng chết tối mất. Tử Cống hỏi: Chết có biết không? Trọng Ni nói: Tôi muốn nói chết mà có biết, thì hiếu tử khinh sống để theo chết. Tôi muốn nói chết mà không biết, thì con bất hiếu bỏ mà không lễ tang. Tử Lộ hỏi về thờ phụng quỷ thần, Phu Tử bảo: Chưa thể thờ phụng người, làm sao thờ phụng được quỷ? Vừa rồi nói quỷ hưởng, tại sao chẳng chấp thuận thờ phụng đó ư? Chết mà có biết khinh sống mà theo, vì sao chẳng nói đó có mà làm du mạn đây để đáp ư? Nghiên cầu nghĩa đó, chết mà không biết cũng đã xét, tông miếu giao xã đều là vết giáo của bậc Thánh, đạo luân thường, không được phế bỏ.
Cật nạn: Vả lại không thần mà làm có thần, Trọng Ni nói: Trời có thể khinh thường ư? Nay Tắc không thần mà dùng tắc phối, là Chu Đán khinh thường trời ư? Đã khinh thường trời, lại khinh thường người, đó là giáo của bậc Thánh dùng khinh vọng, dùng khinh vộng đó làm giáo làm sao đạt tâm của hiếu tử, mài ý của du đảng ư?
Đáp rằng: Bậc Thánh là hiển nhân tàng dụng cùng thần tận biến, nên nói thánh đạt tiết mà hiền giữ tiết. Sao có thể cầu ở đề thuyên cục
nói giáo. Khinh thường nghĩa là tổn thương hóa bại tục, dẫn dắt người chẳng phải đạo. Nếu có thể dùng an trên trị dân, dời phong đổi tục, ba ánh sáng tỏa trên, muôn dân vui ở dưới, thì nào có khinh vọng ư? Xin hỏi: Thang Thả Kiệt, Võ đánh Trụ, là giết vua chẳng phải ư? Mà Mạnh Tử nói: Nghe giết riêng Trụ, chưa nghe giết vua. Ông chẳng trách vết của bậc Thánh thả giết mà chăm chăm ở vọng của giao tắc ư? Giao khâu minh đường chính là phủ sâu của nhà nho, chứ chẳng phải nghĩa của thần hình, phải như đây là sao ư?
Cật nạn: Vui để đón đến, buồn để đưa đi, v.v…
Đáp rằng: Đây nghĩa chưa thông mà tự thích, chẳng cần phí từ đối với vô dụng. Lễ Ký có nói nhiều về việc này, gần đây ghi điều này chỉ tiếc đôi chút là chưa khắp?
Tư Văn khải tấu: Lúc đầu được Phạm Chẩn đáp về luận Thần Diệt, con chấp mê trước. Tư Văn thử liệu lý đó đến cùng, xung bốn chứng đó. Kính cẩn mạo tấu trình, chỉ Tư Văn tình thức ngu cạn, không dùng chiết bén nhọn, ngưỡng trần thánh giám, cúi theo run sợ, kính cẩn khải tấu!
Chiếu đáp đầy đủ một vài điều, Phạm Chẩn đã trái kinh để khởi nghĩa, trái lý để đặt đàm. Diệt thánh nạn thánh tránh, trái lý nạn dùng lý cật vấn, như vậy thì luận ngôn ngữ lược thành sẽ dứt.
TÀO TỪ VĂN LẠI CẬT NẠN LUẬN THẦN DIỆT CỦA PHẠM TRUNG THƯ
Luận chép: Nếu hợp mà làm dụng là rõ, chẳng hợp thì không dụng, như giúp nhau mà chống cự, phế một thì chẳng được, đây mới là tinh cứ của diệt thần, mà chẳng phải nhã quyết của còn thần. Ý ông vốn muốn xin chiến mà định vì ta viện binh. Luận lại chép: Hình đó ở thần như dao đó ở bén nhọn, chưa nghe dao mất mà bén nhọn còn, há hình mất mà thần còn ư? Lại bày lời của Diên Lăng nói: Tức hình tiêu ở dưới, thần diệt ở trên, nên nói không đâu chẳng có. Lại nói: Phối tắc với trời chẳng phải khinh thường trời, như Thang thải kiệt Võ đánh Trụ chẳng phải giết vua. Ông chẳng trách vết của bậc Thánh thả giết, mà chăm chăm nơi vọng của giao Tắc ư?
Cật nạn: Củng củng cự hư là chứng của hợp dụng mà chẳng phải y cứ của hình diệt tức thần diệt. Vì sao nói vậy? Vì cũng chẳng phải hư, hư chẳng phải củng, nay diệt củng củng mà cự hư chẳng chết, chém cự hư củng củng chẳng mất, chẳng phải tương tức. Nay dẫn đây để làm tinh cứ về hình thần đều diệt, lại làm lương viện của cứu binh. Nay ngã dáo trao người mà muốn cầu còn mãi, bBuồn thay! Đây tức chứng thứ nhất của hình diệt mà thần chẳng diệt.
Luận chép: Hình và thần như dao bén nhọn, chưa nghe dao mất mà bén nhọn còn, đâu được hình mất mà thần còn ư? Nhã Luận y cứ hình thần đều diệt, chỉ một chứng này mà thôi, ngu có lầm hoặc. Vì sao? Vì Thần và hình là hợp dụng của hai vật, tức chỗ luận dẫn củng cự giúp nhau. Là nay dao đó ở nơi bén nhọn mà hai tên của một vật, nhưng một vật mà hai tên, nên bỏ dao thì không có bén nhọn. Hợp dụng của hai vật, nên hình mất thì thần đi. Nay dẫn hai tên của một vật, nêu hợp dụng của hai vật, sai này nếu mảy may là nào xa ngàn dặm. Đây lại là chứng thứ hai của hình diệt mà thần chẳng diệt. Lại bày lời của Diên Lăng nói, tức là hình tiêu ở dưới, thần diệt ở trên. Luận chép hình thần là tức nhau của một thể, tức này hình diệt ở đây, tức nên thần diệt ở trong hình. Đâu được nói hình tiêu ở dưới, thần diệt ở trên, mà nói không đâu chẳng có ư? Đây lại là chứng thứ ba của hình diệt mà thần chẳng diệt. Lại nói: Phối tắc với trời, chẳng phải là khinh thường trời. Như Thang thả Kiệt, Võ đánh Trụ, chẳng phải là giết vua. Tức là quyền giả để trừ ác? Nhưng vua của Đường Ngu không mắc hoạn của thả đánh. Nếu là vận phải thái bình, đời gặp ba cuối, quyền giả lập giáo để cứu một thời, cho nên quyền tắc phối với trời, mượn văn phối với đế thì có thể, nhưng có vua thiên hạ của họ Ngu. Đề Hoàng mà giao khốc, tổ chuyên mà tông Nghiêu, đã thuần phong chưa hết, thời chẳng phải quyền giả, mà khiến khinh thường trời không vua, là sao ư? Dẫn chứng như nay. Đây là chứng thứ tư của hình diệt mà thần chẳng diệt. Bốn chứng nay đã lập, mà gốc rễ tự nghiêng đổ, ngoài ra cành lá còn lại ngõ hầu không đợi gió mà chẳng còn.
Luận chép: Vui thì đón đến, buồn thì đưa đi, nghĩa này chẳng nhờ thông mà tự thích, chẳng cần phải phí nơi vô dụng, Lễ Ký có nói nhiều. Lại nói: Phàm, nói khinh thường nghĩa là thương tổn hóa bại tục, nếu có thể dùng an trên trị dân, lại nào có khinh vọng ư?
Cật nạn: Cật nạn trước nói đón đến mà vui là mượn vui ở dáng Khổng, đưa đi mà buồn lại là hư lệ ở thể khâu, đây thật là vân thê của bỉ nạn, phong đích của nghĩa kém, tại lời này, mà đáp chẳng hề có tuệ giải, chỉ nói chẳng nhờ thông mà tự thích. Xin lại nói đó là y như luận chỉ, đã chấp thuận Khổng là giả vui mà hư lệ. Lại chấp thuận phối trời của Tắc, là chỉ không để làm có. Tuyên Ni nói: Mất mà làm có, rỗng mà làm đầy, chỗ hào tượng chẳng chiêm, mà chỗ cách ngôn xả bỏ, dùng gió này để quạt, sao được chẳng tổn thương, tục này ở đâu chẳng bại, mà nói có thể dùng an trên trị dân. Từ hóa ở đâu? Luận chép: Đã thông mà mờ tối là chưa ngộ, tạm lại sang hỏi, lắng nghe dắt dẫn.