HOẰNG MINH TẬP

Thích Tăng Hựu trụ chùa Kiến Sơ ở Dương Đô soạn vào đời Lương
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 13

HY GIA TÂN KÍNH VÂNG PHÁP YẾU

Ba tự quy là: Quy Phật quy mười hai bộ kinh, quy Tỳ-kheo tăng, quá khứ hiện tại và tương lai, Phật ba đời mười phương, kinh pháp ba đời mười phương, tăng ba đời mười phương, mỗi lễ bái sám hối đều dốc lòng quy mạng, và thương nhớ tất cả chúng sinh, nguyện cho đều được độ thoát, tiếng nước ngoài là Nam-mô. Hán dịch là Quy mạng; Phật, Hán dịch là giác; Tăng, Hán dịch là chúng. Năm giới: Một là chẳng giết hại, chẳng được bảo người giết, thường phải giữ chắc suốt đời; hai là chẳng trộm cướp, chẳng được dạy người trộm cướp, thường phải giữ chắc suốt đời; ba là chẳng dâm dục, chẳng được bảo người dâm dục, thường phải giử chắc suốt đời; bốn là chẳng lừa dối, chẳng được dạy người lừa dối, thường phải giữ chắc suốt đời; năm là chẳng được uống rượu, chẳng được đưa rượu cho người uống, thường phải giữ chắc suốt đời. Nếu dùng rượu làm thuốc, phải biết tính nặng nhẹ, nhưng quan trọng là chẳng được say, say có ba mươi sáu lỗi, kinh giáo lấy làm răn sâu, chẳng giết hại thì trường thọ, chẳng trộm cướp thì thường an thái, chẳng dâm dục thì thanh tịnh, chẳng lừa dối thì người thường kính tin, chẳng uống rượu thì thần lý minh trị. Đã hành năm giới thì tu mỗi năm ba tháng, mỗi tháng sáu ngày trai: Mỗi năm ba tháng trai là: Tháng giêng từ mồng một đến ngày rằm, tháng năm từ mồng một đến ngày rằm, tháng chín từ mồng một đến ngày rằm. Mỗi tháng sáu ngày trai là: Ngày mồng tám, muười bốn, rằm, hai mươi ba, hai mươi chín và ba mươi. Ngày trai đều chẳng được ăn dùng cá thịt, ăn đúng giữa ngày, đã quá nửa ngày thì mọi thứ mùi vị ngọt ngon đều chẳng được nếm, rửa tâm niệm đạo, quy mạng tam tôn, hối lỗi tự trách, hành bốn đẳng tâm, xa lìa phòng nhà, chẳng đắm sáu dục, chẳng được đánh đâp chửi mắng, cưỡi chở trâu ngựa, cầm nắm binh trượng, vợ người, gồm bỏ hương hoa phấn sáp các thứ nghiêm sức, ngay thẳng tâm ý, chuyên ở nhu thuận. Trai là khắp vì người đã mất, hiện tại tri thức thân thuộc cùng với tất cả chúng sinh, đều phải do đây chí thành thường cùng phát tâm, tâm đã cảm phát thì thoát khỏi tội khổ, vì vậy mọi người trung hiếu chuyên tâm cố gắng, vì gần công cứu giúp, chẳng phải không ở nơi mình nên như vậy, ngày trai chỉ được chuyên việc huyền quán giảng tụng nói pháp, nếu chẳng thể thành không, phải tập sáu tư niệm, sáu tư niệm là: Niệm Phật, niệm kinh, niệm tăng, niệm thí, niệm giới, niệm thiên. Sao gọi là niệm thiên? Mười điều thiện, bốn bình đẳng là ứng thiên hạnh. Lại phải xứng lực chỗ gắng cứu giúp chúng sinh. Mười điều thiện là: Thân chẳng sát, đạo, dâm. Ý chẳng tật, nhuế, si, miệng chẳng nói dối, nói thêu dệt, hai lưỡi, ác khẩu. Sao gọi là chẳng sát? Thường phải xót thương tất cả các loại nhuyễn động, tuy gặp phải khốn gấp nhưng chẳng hề hại nó. Chúng sinh ách nạn đều phải tận tâm cứu giúp, tùy đất nước đó mỗi khiến được chỗ xứng hợp, nghi có vì mình mà giết hại, đều chẳng đáng nhận. Thế nào gọi là trộm? Lấy của cải chẳng phải mình có, chẳng kể lớn nhỏ, và cả quan vị chẳng thanh liêm, đều gọi là trộm. Thế nào gọi là Dâm? Tất cả các thứ mê đắm, đều gọi là Dâm, thí sắc dục chẳng phải vợ chánh thì đều chẳng được phạm. Lại riêng trộm bất công cũng thuộc tội trộm. Nói Tật tức nghĩa là ganh ghét. Thấy thiện của người, thấy người có đức, đều phải vui mừng thay, chẳng được có tâm tranh giành ganh ghét. Nói Nhuế, tức là tâm ôm ấp tức giận chưa kết bên trong. Nói si, là chẳng tin Đại pháp, nghi ngờ kinh đạo. thế nào là nói dối? Lấy không làm có, hư tạo không đầu mối, sao gọi là thêu dệt? Văn sức xảo ngôn, hay lo mà chẳng thật, sao gọi là hai lưỡi? Trái ngược khác từ, đối đây nói kia, sao gọi là ác khẩu? Nghĩa là mắng chửi. Có người nói: Miệng nói việc bất thiện khiến người nương lấy làm tội, cũng là ác khẩu. Mười việc đây đều chẳng được tạm khởi ý nghĩ, đó là mười điều thiện, cũng gọi là mười giới, năm giới kiểm hình, mười thiện phòng tâm, sự có thưa dày, nên quả báo có nhẹ nặng. Phàm ở cảnh hữu phương, gọi chung là ba cõi, trong ba cõi, gồm có năm đường: Một là trời; hai là người; ba là súc sinh; bốn là ngạ quỷ; năm là địa ngục. Giữ đủ năm giới thì tướng người hoàn bị, đủ mười thiện thì sinh cõi trời, giữ được một giới thì cũng được làm người, người có cao thấp, hoặc thọ hoặc yểu khác nhau, đều do giới có ít nhiều, trái với mười điều thiện thì gọi là mười đều ác, mười điều ác đều phạm thì vào địa ngục chống đánh mạnh dữ, chẳng nhận trung cản, khi tâm độc bên trong tràn đầy, theo riêng khinh cấp thì hoặc đọa vào súc sinh, hoặc sinh làm rắn hổ, san tham chuyên lợi, thường khổ chẳng đủ thì đọa vào ngạ quỷ. Tội đó nếu chuyển ít mà nhiều che chở, tình riêng chẳng công thật đều đọa vào quỷ thần, tuy thọ phước nhỏ nhưng chẳng khỏi đau khổ. Đây gọi là ba đường cũng gọi là ba đường ác. Sắc đau ngứa suy nghĩ thức sinh tử, gọi là năm ấm. Phàm, ngoài một vật có hình để thấy, đó là sắc, mất đó thì ưu não là thống, được đó thì hân hoan là dương, chưa đến nghịch niệm là tư. Quá khứ tìm nhớ là tưởng, tâm niệm mới khởi là sinh, tưởng qua ý thức diệt là tử, từng liên quan với tâm ẩn giấu mà chẳng quên là Thức. Thức là trải qua nhiều kiếp, như mầm đó ở trong lòng, tuy mờ tối lý do, mà vướng kẹt ở căn, ngầm kết mới đầu từ mảy may cuối cùng thành núi vực. Vì vậy, người học phải chuyên thận trạng tu tập, ngũ cái: Một là tham dâm, hai là sân nhuế; ba là ngu si; bốn là tà kiến; năm là điệu hý, nói riêng đó thì: Cầu dục là tham, mê đắm là dâm, ngoài phát là sân, trong kết là nhuế, hệ nơi buộc đắm, xúc lý đảo hoặc là ngu si, nhân duyên của sinh tử thì si là cội gốc, tất cả các mê đắm đều bắt đầu từ si, địa ngục khổ khốc phần nhiều do nhuế. Trong kinh nói: Lính đánh giết người, tội đó còn nhẹ, ôm độc ngậm mưu thì nhiều kiếp càng kết, không giải thoát, sáu tình, còn gọi là sáu suy, còn gọi là sáu dục, nghĩa là mắt thọ sắc, tai thọ thanh, mũi thọ hương lưỡi thọ vị, thân thọ láng mịn, tâm thọ thức, thức tức là thức ấm nói ở trên, năm ấm sáu dục là cội nguồn sinh tử, lý do của tội khổ, phương của tiêu ngự đều nói đủ trong các kinh. Trong kinh nói: Tâm làm trời, tâm làm người, tâm làm địa ngục, tâm làm súc sinh, cho đến đắc đạo cũng là tâm. Phàm lự phát nơi tâm đều niệm niệm thọ báo, tuy sự chưa đến hình mà u đối minh cấu. Phàm tình niệm tròn nhanh, chợt vậy vô gián, cơ động mảy may bèn đầy vũ trụ, tội phước hình đạo không gì chẳng do đó. Lành dữ hối lận định ở chốc lát, vì vậy người hành đạo phải riêng cẩn thận ở tâm, ngăn ngừa các suy nghĩ nhỏ nhiệm, lúc đầu dùng chí lý làm thành trì, thường lãnh gốc để giữ ngọn, chẳng gì sự hình chưa mê đắm mà khinh khởi tâm niệm, đâu chỉ nói ở phòng nhà mà ngàn dặm ứng đó, chẳng thấy chỗ ân thận trọng ở hình ư? Kinh Dị Xuất Thập Nhị Môn nói: Người có điều thiện thường phải che giấu, có điều ác nên khiến phô bày. tâm của quân tử, không ưa thích không chán ghét, lỗi mà không hối phải chẳng tự đắc. Nên nhậm hành tàng ở chỗ gặp, đâu có tâm ở ẩn hiển, nhưng chỗ thi vi của giáo đó là ở thường gần ư? lý trời ở nơi tội phước, ngoài rỉ thì càng nhẹ, trong kết thì càng nặng, đã dấu vết hiển ở việc người, thì có tổn hại ở minh ứng. Vả lại, phạt thiện nhọc làm, tình lớn của có sinh, nép chẳng phải văn phá, chỗ đồng của phẩm vật. Thiện hiển trước thì vết rõ bày, vết rõ bày thì tiếng tăm nhóm họp. Nếu tình hệ cản trở khuyên mà tiếng tăm nhóm tập ở ngoài, tâm của giấu lận sẽ đầy ở trong. Vả lại, quân tử của người còn là tiểu nhân của trời, huống chi nhân đức chưa đến mà danh nổi ở thật, được lệ u minh nên hẳn vậy đó, nếu chẳng đầy đủ đức thìcó chẳng khắp, ví như mà công đó thì cùng sự mà tan, nếu là tâm của phụ lý, hoài bão của khắc ghi, mà ngoài tu tình mạo để khỏi người oán, thâu nhóm tiếng tăm thế tục, thì rất lừa dối lý trời, thệ của tự nhiên được chẳng càng nặng ư? Vì vậy, Trang sinh nói: Làm điều bất thiện ở trong tối tăm, quỷ thần biết được mà giết, lại tình của người, chẳng thẹn với lý mà thẹn với vật, khiên trước thì hủy chí, hủy chí mà xấu hổ sinh. Tình còn gần lại thì tệ chẳng đến chứa, cậy chẳng bày rõ, thì trọn chẳng chừa đổi, thêm vì, trời thề bên trong thỏa đáng mà sợ bên ngoài, hiển thì “ lự muôn mối, khéo phòng càng kín, chỗ cùng năm còn, chỉ mục đích này, trời ương vật lụy trọn hẳn chóng nhóm, bởi do chẳng phòng mầm mưu lúc đầu mà núp lì chẳng phải dương thiện. Kinh Chánh Trai nói: Chỉ được nói người trăm điều thiện, chẳng được nói người một điều ác. Nói điều thiện của người tâm thiện bèn sinh, nói điều ác của người bèn khởi ý giận, ý lúc đầu tuy nhỏ, dần cùng chứa nhóm, vì vậy một điều thiện sinh cự ức muôn điều thiện, một đường ác sinh cách ức muôn điều ác. Người xưa nói: Dấy khởi của nhà binh chẳng ngoài ba đời. Trần Bình cũng nói: Ta nhiều âm mưu, con cháu chẳng xương thạnh nổi, dẫn lấy làm giáo, thật đủ để có hoằng, nhưng Tề Sở thuần di nối tiếp ở nhiều đời, Nhan Nhiễm chẳng phải hiển báo ở con cháu đời sau, đã là hiển bày đó ở sự nghiệm, chẳng đợi suy lý mà sau rõ. Vả lại cổn mất, võ nổi, mâu phụ khác hình, bốn tội chẳng kịp, trăm đời phép chung, triết vương ngự đời còn không dâm lạm, huống chi tự nhiên huyền ứng chẳng dùng tình đó, mà khiến tội phước lầm nhận thiện ác không chương, là lừa dối lý, hẳn cũng là sâu. Vả lại, Tần chế hình của thâu nô còn lấy người phạm làm chính, chủ mắc phạt đó, sau trách đến các kẻ khác, như thề chăng ngay thân mà ương gần thân thuộc, dùng đây chế pháp, đâu chỉ chỗ của thánh điển chẳng dung, hẳn cũng bày chỗ của Hàn hẳn bỏ. Vì thế, kinh Nê-hoàn chép: Cha làm bất thiện, con chẳng chịu thay, con làm bất thiện cha cũng chẳng chịu, thiện tự được phước, ác tự chịu ương, rốt ráo thay lời nói đó xứng tâm ứng lý! Dấy khởi của thế giáo,đâu chẳng dùng tình nhận, chỗ còn chẳng dừng ở mình, chỗ kịp càng rộng thì răn sợ càng sâu, vì thế ẩn lý thật ở uẩn độc, mỗi bày gần để kiểm thô tiến không thiếu ở răn khuyên mà có thích hợp ở vật, nên có những người ôm ấp đó, nên lược việc đó mà dụ lãnh sâu u chỉ, nếu là giữ văn mà chẳng thông biến đó, theo giáo mà chẳng đạt giáo tình, dùng đó ở tâm theo lý đạo cũng ngoài ư? Tội phước ở nghịch thuận nên hẳn ứng mà không sai. Nếu mờ tối đạo, thì tà chánh không vị, gá tâm không u cứ. Còn như xét đó ngay năm ấy thì tin tràn mà ít nêu, lý không lỗi trái mà sự hằng hiển trước, đâu được chẳng về các duyên xưa, suy đó ở đời sau ư? Vì vậy có tâm với lý là xét khó lừa dối ảnh hưởng, phế sự chứng mà ngầm gửi, đạt hoằng sớ của lưới trời, nên mong đó chẳng rỉ lọt, ngộ vận qua nơi vô gián, lẫn lộn muôn kiếp ở một triều, bao gồm ba đời mà huyền đồng, cốt yếu rốt cùng về nơi sẽ đến. Đâu vì hiển mờ đổi tâm, ngầm xa thay lự ư? Đây rất là căn chí của tin đầu tiên, mà chỗ tâm nghiệp mong sâu. Kinh Thập Nhị Môn chép: Có lúc tự chấp: Ta đoan chánh hảo, bèn tự nghĩ là trong thân không có gì, chỉ có gan ruột, tỳ phổi, xương máu cứt đái, có gì tốt đẹp? Lại quán trong thân người khác, xấu bày đều như vậy, nếu khởi ý san tham, phải nghĩ của cải châu báu sinh chẳng đem đến, chết chẳng mạng đi, mà đổi dời biến hóa sớm tối khó gìn giữ. Thân chẳng còn lâu, vật không thường chủ, nên phải tức thì ân ban tuệ, dùng của cải giúp thiếu thốn, dùng thuốc thang cứu tật bệnh, suốt ngày mừng vui chuyên lo giúp đỡ. Nếu khởi ý sân nhuế, phải rất sinh bình đẳng, gồm hộ mười giới, Sai-ma-kiệt nói: Bồ-tát sở hành, nhẫn nhục là lớn nếu mắng chửi là im lặng mà chẳng báo, nếu đánh đâp là cam nhận mà chẳng giao, nếu sân nộ là tự tâm hướng về. Nếu hủy báng là chẳng nghĩ xấu ác. Kinh Pháp Cú lại chép: Tâm chịu nhục như đất, hành nhẫn như chốt cửa, đất và chốt cửa đều lấy giấu dơ nhận bẩn, suốt ngày chịu giẫm đạp. Kinh Thành Cụ nói: Kia dùng bốn lỗi gia vào mình thì giác biết lỗi của miệng, dùng lời hòa tiếng lành báo đó, chí thành chẳng trang sức, bốn lỗi là, chỗ trên gọi là hai lưỡi, ác khẩu, nói dối và thêu dệt. Kia đem điều ác đến, ta dùng thiện mà ứng, nếu tâm chẳng phải gỗ đá, lý không chẳng cảm, chỉ lo hoạn ở đó mà chẳng thường, mở rộng chẳng chứa nhóm. Nếu mỗi việc đều nghĩ đến nhẫn, thì hối lận tiêu ở hiện đời, phước báo hiển ở tương lai, kinh Hiền Giả Đức chép: Chỗ tâm chẳng an chưa hề thêm vật, tức gần mà nói thì đạo trung thứ, suy mà cùng cực là, nghĩa bốn đẳng, bốn đẳng là gì? Tức từ, bi, hỷ, hộ. Sao gọi là Từ? Xót thương chúng sinh đồng là một vật như ta, suy mình tha thứ cho kia, nguyện khiến đều an, mến cả côn trùng, tình không đồng khác. Sao gọi là Bi? Bác ái gôm cực, mưa lệ nghiêng tâm, phải khiến công thật, ngầm trước chẳng có tâm thẳng mà thôi. Sao gọi là Hỷ? Là vui vẻ, mềm dịu, bố thí mà không hối. Sao gọi là ái hộ? Tùy theo phương tiện, gặp loài khéo cứu, bến cầu hội thông, chuyên còn cứu giúp, thực hành được bốn đẳng, ba cõi cực tôn, chỉ chưa thể ngầm tâm không điềm, thì có số hẳn rốt cùng. Vì vậy, kinh Bản Khởi chép: Các trời tuy vui nhưng phước hết cũng mất, quý cực mà đạo trời cùng địa ngục đối cửa, kinh Thành Cụ lại chép: Phước là có khổ, có tận có phiền, nhọc có qua lại, kinh Nê-hoàn chép: Năm đường không an, chỉ có vô vi là vui sướng, kinh nói hành đạo là trước phải bỏ tám việc ở đời: Lợi, suy, hủy, dự, xưng, cơ, khổ, lạc, nghe điều thiện chẳng mừng, nghe điều ác chẳng sợ, tâm tin trời chắc, khuyên không để động chí, vùi căn ở trong, vật ngoài chẳng thể liên can đến sự lo lắng đó. Vả lại, chỗ gặp ở năm ấy hẳn do duyên xưa, duyên xưa vận xa, tin đồng bốn mùa, nó đến chẳng thể ngự, nó đi chẳng thể cản, hẳn phần thuận mà an, vui mà xong siêng năng thêm đạo, tập kỳ các vọng tâm hình báo đã phế, mới được rất an. Lý vốn ở tâm, mà báo rõ ở sự, như hình ngay thì bóng thẳng, tiếng hòa thì vang thuận, đây là huyền ứng tự nhiên, sao có làm đó ư? Nhưng khế tâm thần đạo, hẳn nên mong ở thông lý, chuyên còn xa trong thái hư chánh mính mà không mong ngoài giúp, chẳng thể tiếp để thấp nhàm, phải dùng tình cầu. Đây mới là then chốt để lòng,điều người học nên suy nghĩ vậy. Có chỗ cho rằng: Tâm niệm hẳn có báo, lý đồng ảnh hưởng, chỉ phải cầu ở mình mà thôi, hẳn không sự ở u minh, nguyên bày của kinh giáo, bởi sỡ dĩ ngộ thì cầu ở mình, nhưng phương của cầu mình, chẳng phải giáo thì chẳng ngộ, ngộ nhân ở giáo, thì công do thần đạo, mừng cảm phát trúng hẳn hình ở sự, cũng do ca vịnh chẳng đủ thì dùng tay múa, nhưng phụng và kính đó, bởi chỗ lý chẳng hẳn an mà chỗ tình chẳng thể phế, nên buông mình sâu hiểu giáo chỉ quên ôm mừng tưởng, sắp lấy mình dẫn vật đồng ở đông nhiều, sở dĩ hẳn mới giẫm nơi chí mà khiến cậy lòn có nghi ngờ. Kinh chép: Khổ sinh, khổ giả, khổ bệnh, khổ tử, khổ chét mà phải thấy mặt, khổ yêu thương mà phải chia lìa, khổ sở cầu bất đắc, gặp các khổ này thì chỉ nêu duyên đối gồm rõ ma ngụy, dùng đạt quán mở đó, dùng đẳng tâm mà quán hoằng. Vả lại, khư khư một đời có đồng qua lổ hổng, chỗ gặp tuy khác nhưng trọn về khô mục. Được mất ít nhiều, hẳn chẳng đáng chấp, gồm dùng số đường thì tâm này tự dứt. Lại nếu chưa vào đạo thì hưu thần thay dụng, tụ tan đi lại hiền ngu đồng rốt ráo. Vì vậy kinh nói: An thì có nguy, được thì có mất, hội hợp có lìa, sinh thì có tử, bởi thế thường của tự nhiên, định kỳ của hẳn đến, suy mà an đó thì không trụ chẳng dời. Duy-ma-Cật nói: Tất cả các pháp định ý sinh hình, nhưng mà điềm động ở lúc đầu sự ứng cuối cùng. Niệm khởi mà có lự dứt thì không, chỗ an của ý thì xúc gặp mà di, chỗ ngại của tình thì không đi mà dính mắc, do đây mà nói, lý do của thông bít, tại ta mà chẳng tại vật. Nếu là sợ sinh ở tâm thì thề nương ở ngoài, thề ngoài đã nương sợ trong càng kết, nếu lo hoạn mất đó không chỗ nào chẳng đến. Vì thế trong kinh nói là lúc trượng phu sợ thì phi nhân được dịp làm hại, thật năng trụ tâm dùng lý cửa trời trong chắc, thì người quỷ không liên quan, duyên đối tự dứt, muôn phải không vì mắc, các tà chẳng thể tiếp nối. Bốn phi thường là: Một là vô thường, hai là kho, ba là không, bốn là chẳng phải thân, lớn nhỏ khác hình, gò hang khác xứ, gọi là vô thường, thạnh suy nối tiếp nhau, vui hết sẽ buồn, gọi là khổ, tất cả muôn phải trọn về nơi không, gọi đó không, thần không vườn nhà đường biến hóa chẳng dừng, gọi là chẳng phải thân. Kinh nói: Ở chốn mê hoặc thì vui giác đối hẳn là khổ, bởi suy thay rụng ở qua lại, xét vui qua thì suy đến, nên ở an lự ách, đêm sợ vinh quán. Nếu phàm sâu nơi khổ thì gọi là kiến đế, đạt có tâm thì có kẹt, có kẹt thì khổ còn, tuy quý cực trời người, vị gồm sùng cao, chỗ nương càng nặng, thương đắm càng sâu, chỗ của tình vui đối với lý càng khổ, nên trong kinh nói: Ba cõi đều khổ, không thể vui được. Lại nói: Chúng sinh năm đường cùng ở trong một ngục lớn, nếu tâm ràng buộc nơi phải thì tội phước đồng suốt, nên gọi chung ba cõi là một ngục lớn. Phật hỏi các đệ tử: Thế nào là vô thường? Một vị đáp: Một ngày chẳng thể gìn giữ, gọi là vô thường. Phật bảo chẳng phải đệ tử Phật. Một vị khác nói: Chừng khoảng bữa ăn chẳng thể gìn giữ, đó là vô thường. Phật bảo cũng chẳng phải đệ tử Phật. Một vị khác đáp: Một hơi thở ra chẳng thở vào đã qua đời sau, đó là vô thường. Phật bảo ông thật là đệ tử Phật! Vô thường hiển chứng thường ngày bày ở trước, mà muôn đời đồng về, mà chẳng hề ngộ, không an trong nháy mắt, hơi thở, gìn giữ kế trọn đời, sợ chẳng ở giao thì mỗi sự hết biếng lười, dùng đó tấn đức, thì công không che lấp, lấy đó trị tâm thì lười chỗ tập đó, vì thế người có đạo, chỉ tấc bóng mà tiếc qua, thường tự cố gắng ở roi, nghiệp sau cùng thời đua tranh, chỉ ngày chẳng đủ thì loạn niệm không nhân mà sinh, duyên đối chẳng lý do mà khởi! Sáu độ gồm: Một là thí; hai là giới; ba là nhẫn nhục; bốn là tinh tấn, măn là nhất tâm; sáu là trí tuệ, chứa nhóm mà năng tan đượm giúp chúng sinh, là thí, cẩn trọng giữ mười điều thiện, dùng thành thật đóng bít tà, là giới, phạm mà chẳng sánh, thường khéo thấp mình là nhẫn nhục, chuyên hành chỗ tập, sớm tối chẳng lười, là tinh tấn, chuyên tâm giữ ý, dùng ước liễm nhiều, là nhất tâm. Phàm năm việc hành này vì có tâm, gọi là tục độ, lãnh để gồm quên, gọi là đạo tuệ, kinh bản khởi chép: Chín mươi sáu thứ đạo thuật đều tin chỗ sự đều vui sống an, ai biết lầm hoặc. Mừng được ác mất, vui còn suy mất bởi thường của yếu đuối, kẹt chỗ có sinh cảm đồng, nhưng minh lực ngầm rụng, chẳng phải chỗ thương luyến lưu lại, đối đến mà ứng đâu chỗ trí dụng chế, vì thế người học phải quy tâm hóa gốc, lãnh quán huyền tông, vui đó quý đó các niệm tự phế, phế thì có quên, có quên thì duyên bặt, duyên báo đã bặt, sau đó nhập vào vô sinh, đã chẳng thọ sinh nên có khả năng bất tử, vì vậy, kinh Phổ Diệu chép: Không chỗ theo sinh chẳng phải chỗ chẳng sinh, ở các chỗ sinh mà không chỗ sinh, kinh Nê-hoàn chép: Tâm thức lắng nghĩ thì chẳng tử chẳng sinh, tâm làm giống gốc, hạnh làm đất, báo làm kết thật, tợ như gieo giống đều theo loại nó, thời đến mà sinh, chẳng thể hết được. Gieo giống mười ác, giới thiện thì báo của thọ sinh đủ ở chương trên, thêm giống bốn không như v.v… thì quý cực Thiên đạo, Bốn không và thiền vài kinh đều ghi nghĩa đó, từ tầng trời thứ nhất đến tầng trời thứ hai mươi tám, tùy sự hành đó, phước chuyển tăng gấp boi, gieo giống thiền Phi thường, đều trái với Đế, đắm trước không thì đắc La-hán Nê-hoàn, chẳng kỵ phải vi, chẳng hệ quán không, gặp lý mà ngầm không chấp không cậy là không chỗ gieo giống. Đã không chỗ gieo giống nên chẳng thọ báo, rỗng rang huyền phế là Nê-hoàn của Phật, Nê-hoàn, Hán dịch là Vô vi, cũng gọi là Diệt độ, Duy-ma Cật nói: Lục sư kia nói: Ỷ là Đạo, theo sư đó là trú các kiến, là đọa biên tế là về tám nạn, chẳng được lìa đạo sinh tử, tuy huyền tâm thường tập mà ngay đó vi động, còn đều sáu sư kia đồng kẹt một phải, huống chi tham sinh cậy tưởng, chấp ta giữ hóa, tuy là phước theo núi sông, quý cực ba cõi, cậy cực xoay quanh, trọn rơi vào tội khổ, đâu được yên thần đại tạo, mênh mông cao rộng ư? Phàm sinh thì có tình, thế trời dẫn đến, chẳng nhất định ở thiện thì ở nơi ác. Vì vậy, mới đầu hành đạo là phải có cậy. Sở nhân của cậy hẳn nhân nơi phải, sở tư của là giúp ở phiền, vì vậy trong kinh nói: Muốn ở trong không tạo lập cung thất, thì chẳng bao giờ thành, lấy cõi nước Phật là chẳng phải ở không, nhưng mà năm độ bốn đẳng mới đầu chưa thể phế, chỉ phải tức sự dụng đó mà bỏ kỷ tâm đó, về nơi Phật thì không giải nơi Phật, về nơi giới thì không giải nơi giới, thì thiền đế cùng năm ấm đều ngầm, ngọn dụng cùng gốc quán đồng hết, tuy là các hạnh gồm bày, hẳn là không trung hành không, hoặc lấy làm không thì không hành, hành thì chẳng phải không. Đã có hành không mới mất không ư? không là tên gọi của quên lòng, chẳng phải

nghĩa của phủ nhà chẳng phải thật không. Còn không thì kẹt bít, có thật là có, cả hai quên thì huyền giải. Nhưng có không do nơi tấc vuông, mà không hệ ở vật bên ngoài, khí tượng tuy bày ở sự dụng, cảm dứt thì lý ngầm, đâu diệt có mà sau không, thềm tổn để đến hết ư, do đây mà nói: Có hẳn chẳng phải kẹt, kẹt có thì trái tông, ngược dòng về gốc thì tự sướng. Vì vậy, Khai sĩ hành sâu gồm dùng một quán, đạt thường minh của muôn tượng, nương chỗ ngụ mà huyền, lãnh biết trước không của lai lý, luôn được đó ở đồng rốt ráo, ngộ không điềm của bốn sắc, thuận bản tế mà đều phế, xét dự nhiên của các quán, nên tuy hành mà chẳng phải vết, Kinh Phương Đẳng sâu đều hết một, ba đời mà chưa thường, gọi là thấy ở làm phải thì ý chỉ không trung hành không nay thấy.

ĐÌNH CÁO HAI CHƯƠNG CỦA NHAN QUANG LỘC DIÊN CHI

Đạt thấy đồng thiện, thông biện khác khoa: Một là ngôn đạo; hai là nói về Tâm; ba là hiệu lý. Nói Đạo là; gốc đó ở trời, nói tâm là bàn đó ở người, hiệu lý là lấy đó ở vật, theo mà riêng đó, theo lối lẫn bày, cần mà hội đó, rốt cùng có thể một. Phàm như kinh của Huyền Thần, thuyết của cùng minh, nghĩa gồm ba mối, đến không hai cực, chỉ nói ra phạm phương, nên thấy phỏng thế học, sự khởi khác luân, nên được chẳng phải tình thường, phú đạo của trời chẳng phải hoa khương hồ, bẩm linh của người đâu hạn cục trong ngoài, một dùng tư duy này, có thể không nghĩ tưởng rọc. Hành đạo là bởi xuất xứ từ pháp tiên, nên lấy luyện hình làm trên, sùng Phật là vốn ở Thần giáo, nên lấy trị tâm làm trước. Nhà của luyện hình hẳn y cứ sâu rộng, phản bay linh hầu chu thạch lạp chi tinh, sở dĩ trở lại tuổi tức già, trải hoa chú thể, muốn cho thể hợp huân ráng khuôn khắp trời biển, đây là sở trường đó, và Ngụy là làm đó thì kỵ ở sùng thô nguyện lẫn, sĩ nữ loạn yêu chánh đây là sâu mọt lớn. Thuật trị tâm, hẳn từ thân, chợt bít thân tánh sư tịnh, giác tín duyên mạng. Sở dĩ trái một vô sinh, khắc thành thánh nghiệp. Trí xa đại minh, chí hẹp nhiều kiếp. Đây chỗ đó quý, và dối trá là đó thì nhờ cắt tóc, lờn tinh hoa, dựa vinh thanh, mưu lợi luận, đây rất lừa dối. Vật có chẳng vậy, sự không trọn tệ. Cân đá bày thường, ngày còn lo hoạn sai lầm. Huống chi Thần đạo chẳng có hình, hẳn chỗ mượn của các mối chưa thể thế nhập thần mà chẳng nghi thần là vô, lấy làm linh tánh kín nhiệm, có thể dùng chứa lý mà biết, hồng biến chợt nhiên có thể dùng đại thuận đợi chiếu như gương, thiên túc như nhìn vực thẳm, năng dùng lý thuận làm người là có thể cùng nói có thần. Nếu là không chân mà trách tệ đó là chưa thêm tâm chiếu.

NHẬT CHÚC CỦA VƯƠNG CAI

Tìm điển của chí đạo, sướng nguồn của sinh tử, nêu báo thiện ác, mở bến lăng hóa, huấn giới minh bạch, lũ la đầy đủ. Nhưng tin lời chẳng đẹp, văn nhiều từ rộng. Lụy mờ bặt tối, lắm vực cách sóng. Vì vậy, người học chưa được môn đó, hoặc chưa lưu ý, tạm nhặt âm xa của hàm trì, vừa làm khác gần của làng xóm, mượn Tiểu thông Đại thảng có thể tiếp tục, giúp trời tỏa sáng gọi là Nhật chúc. Luyện hoằng cáo của tiên giác, mở huyền quản ở linh môn khắp thái hư để dạo ngắm, cứu mênh mông mà không bờ, thế che đất ở phương tục, trời mũ tròn ở đậy bồn, xa vời vợi của ba cõi, dựng khói ấm của hai khí, tìm bản ngầm của đại tạo, lường căn sâu của hóa dục. Hình mượn bốn đại mà bọt tan, thần diệu muôn vật mà thường còn, kia đạt phần của dân tốt, nên buồn sống mà vui hồn, phàm luân của hàm khí, thần đó vô phương. Loại nhuyễn động chất đó vô thường, cậy như thế nước, gá như lửa sáng. Tùy hành quyến luyến thay khô đổi thơm, qua lại vào ra mênh mang mang, biển lớn xoay dòng, đại biến luân hồi, nương sóng xa nổi, cứu đến sao thềm, uyển chuyển trong ba đường, chìm kẹt giữa tám nạn, xót không kỳ của mong khiếu, thương có về của dung làm, ngắm có thể chóng của sùng đức, soi nên chậm của nhóm dữ. Đây dễ thấy thành việc, chẳng phải động vi của tiên kiến, năm phước khởi ở dẫm phải, sáu cực dựng ở đạp quấy, lý cảm tự nhiên, ngầm đối huyền ngưng, phước chừ ai tạo họa chừ ai gây, nước vận chung thấp, nhân đạo xấu ghét, thề nhân chứa nhiều, phước duyên khiêm thăng, trẻ nhỏ chánh mà quỷ lùi, trượng phu tà mà mỵ lấn, xét lượng ngẫu của hình thanh, xét song trưng của hưu cữu. Lý gieo tư duy mà hợp khế, vết trông mắt mà tương ưng, như ôm khuôn của vòng tròn, tợ phụ dây của thẳng góc, thương khuyển ra nơi đế phục, Hoàng Hùng hỏi ở thánh tử, bèn trưng hóa mà chẳng cứu, sao nói y cậy của thiên thuộc, thực cầu phước ở mình, tin ở mình của con người, tư thứ hớp chẳng phải thường, biết chợt đi sao dừng, kia thập ngập của phi nhân, đâu chỗ mới đầu của không khí, buồn chết yểu của uyển luyến, lại gá sinh ở voi heo, xưa kia nuôi dưỡng mà ôm ấp, nay giết mổ để làm lễ. Thần ở diệu mà thường ngã, hình thọ biến mà đổi thể, chưa một tuần mà quên nhau, có thể than dài mà rơi lệ, phàm xiển ngu đều như vậy. Chẳng phải riêng mày của người ấy, xét ít mang ở loại tốt, ngộ sinh nhiều ở sâu trùng, dụ linh lâm đó còn mong, như đổ gạo của đãy phước, dùng thường ngày làm ồn náo, ai biết phục mà đạt nương, chẳng phải năng lường của tình tôi. Lầm nghe đó vì như vậy, như phàm tộc của ngã đặt mịt mờ dời sinh, binh phong đã đến, chợt nhiên ngầm chinh, thần đạo tuy tối, quỷ pháp rất sáng, bồi hồi trung ấm sinh thành sắt kia, đêm dứt mong tha, ngày không ánh linh thân tạo chuồng của tránh ngạc, chân đạp sân của lửa than, núi Dao Sương vút ma chứa nhọn, rừng kiếm vuốt nhọn mà túc tinh, lò đồng sùng sục như biển vọt, vac lớn sóng tràn mà sấm gầm. Diêm vương lãnh duyệt, lính tốt bên cạnh cầm xoa, ba lặc một phẩy, trăm ngàn lưới lụy, chẩm chẩm bén mổ hoàng hoàng lửa xe, đinh nhọn sao chổi giảo cẩu ngưng răng, dâm đồ cháy tiêu ở huyễn trụ, tù đói khô nát nơi cát bụi, nhờ linh chất của khinh diệu, càng dễ thêm của đau giết, trọn phiền oán cả cùng kiếp, sao có thể qua tàn khốc này, ba sáu lưới vút chẳng thể xé lũ, ngàn điều khác kịch, muôn mối khác khổ, chẳng phải thở giằng mà chẳng qua, bỗng chốc bèn đến mà quên nhà, tôi lược một triều nói đó, sắp trọn năm mà chấn sở, bèn có năm đức không vết, mười thục đạo toàn, tịch dương khổ qua, mừng lên chín trời, điện báu sáng rực, cao dựng hư huyền, phòng quỳnh gồm trăm, nhà dao xoa ngàn, cửa vàng rực rỡ, sáng của thủy tinh, lối ngọc ánh ngời mới của lưu ly, cây châu bày bên cạnh đường, oanh phụng hót trên cành nhánh, hoa thơm xinh đẹp mà tươi vẻ, gió hương linh tỏa mà bay khói, tưởng áo vẻ thề để che thân, nghĩ ăn thơm dùng đầy trước, kia là dài xa của hy hòa, trọn một ngày mà muôn năm, không việc làm vì can tánh, thường thong dong với tự nhiên, ánh ngời rực rỡ của nhụy, xa bày vùn vụt của nhẹ dất, rốt chí lạc của diệu âm, cùng ca vời của phải sinh. Bỏ đời hẹp hòi mà lên giúp, bạn vượt thường đó mà cao đổi, nhưng phàm hưởng đức cũ này, nhật dụng ngọc thực, khuyết thổ chẳng mảy lông, không bày mầm mống, chứa nhóm tuy nhiều, đâu có chẳng hết, linh vận tuy tu trọn về diệt, ba tai nổi dậy mà cung nhà tiêu tan, bảy chứng đến mà lộc trời dứt, hội thu lớn để khảo, không riêng của rơi lộn nấm thung. Vì vậy, Đức Như lai Đại thánh ba đạt chiếu suốt, thương ta khốn mờ, hiểu rõ đạo yếu, thiện quyền lệ lạc, hoặc thô hoặc diệu, như vận chảy của biển cả, như tỏa sáng của ngày trời, thượng sĩ hư hoài quên lời đó, trung tài trinh chí chấp giáo đó, giáo không định phương, vừa vật sở do, dùng xe đến đất, dùng thuyền dạo nước, phô bày, v.v… rộng thuật vằng vặc, quynh chưa lấp đến ba trăm, cần chỉ tại nơi một u, nắm cổ lưới của lụy huyền, xua lòng mắt ở lưới cừu, lồng rộng đại huấn mở trí phần của ta, tri không gì chẳng đều, chất có lợi độn, hư đi thật về, mỗi đủ tấc vuông, ngu dốt đều dụ, rồng quỷ đều hóa, muôn đường rậm về một do Bát-nhã, thí như kia vượt biển chẳng phải thuyền chẳng qua, ruổi muôn động nơi đạo tràng, rốt cùng vô vi mà dứt giá, vốn phàm mới đầu của ba thừa đồng về một không, tài chiếu đều khác thấu đạt dụng so le, ứng chân quên có mà cầu không, bèn đắm không mà vui vẻ, Duyên giác thật lụy ở biết vi, bèn đổi huyền mà chẳng ở, tuy vết diệu đó lại mất, như có đuổi mà chưa rỗng, khai sĩ giải vật ở đều hết, làm không còn đó sao trừ, ngộ đó chợt ở soi trước, rõ đó ngầm ở ý đầu, lý lại sâu mà dứt vận, trù khắc thực mà nghiệp nhiều, từ cổ tại xưa dân trước có gặp rành rành râm ngời tự thâu thọ thánh dụ, chăm chăm mọi nơi, người tai mắt ngưỡng tiếng ho, hoặc phát mông ở một họ, hoặc đổi mặt ở một mớm, đều do lời nói mà sau hóa, chưa có người mà chẳng độ, Thiện Thệ mãi đến nay đạo vận trở nên suy, đại giáo tuy còn, vị đó thường hiếm, chiên đàn với đồng mùi liệu tô, dạ quang cùng Tập diệu đều ngời, ở dân vượt đời, tông thể huyền chỉ, vui trốn núi đầm, nhân cảm hổ hủy, hộ công lắng tịch đạo đức sâu đẹp, vi ngâm cốc sâu suối khô đượm nước, thiếu tẩu lên tiêu, vệ độ hệ quỹ đều đạm bạc ở vô sinh, đều thoát hài ở bất tử, nay thì chi tử đặc tú lãnh nắm huyền nêu, đại nghiệp xung tử, thần phong thanh túc, một lời phát ra thì chứa kẹt vạch, ba phen bày thì lắm mở rõ, thấy đó đủ để tẩy rửa bỉ lận, nghe đó thể để rơi cân kiêu, tốn trạc chảy để vượt khế, vịnh toại mới đầu ở đông cao, vị nào sâu để gá tố,đại bảo nhẹ ở mảy lông, chỗ của đạo phong quạt rộng. Chỗ của thâm đạt tiêu dao, tài chẳng khó thì hiền chẳng quý, ngu chẳng cười thì thánh chẳng cao, tiếng xa thấy hẹp ở gần tai, ai năng quên cự ở nghe vận ư? Sao vừa chẳng phải đạo, sao đó không thần, lý có tinh thô vật có ngạn chân, lớn ở tế quân (vua nhỏ) nhỏ làm thạc thần (bề tôi lớn) loài lông lệ thuộc cách vàng, loại vảy lệ thuộc tu-luân, lưỡng nghi y cứ theo thái cực, các sao hệ ở bắc thần, vì vậy chín mươi sáu thứ cành nhánh bày nhiều, khinh đạo trọng căn đạp phế Tĩnh vương đều nói cùng thánh, đều chiếm một phương, hoặc dời núi mà trú dòng, hoặc chợt vậy ở còn mất, mạng vẻ đẹp của áo trời thổi mùi thơm của bếp linh, diệu thúc chấn lữ nơi hung bạo, hóa cung hóa sỏi đá ở lâm lang, kiệt quật kỳ của biến huyễn, tiếc không lớn của có đợi, đây mới là ngọt thuần của số nội, chẳng như cặn bã của chí đạo, kịp hàng của liệt tiên thứ của luyện hình, gấu qua quạ bày hô hấp thái nhất, tối hưởng du âm cùng tố nguyệt, sớm nắm ráng dương và chu nhật, xích phủ sống lâu ở cuống đan, quyên tử vụt bay nơi bánh truật, sao mong lâu thấy ở mảy thông, phong nhân nhẹ nâng ở bách thật, kia chỗ sâu của hòa dịch, đủ chi niêm mà trú chất, trong chẳng di mà ngoài y, dời lên mây mà chết mất, đều nắm đãy để cứng trứng, hẳn đồng cửa mà cùng ra, lý chưa lên ở Nhan đường, trọn bít mong ở Khổng thất, quý ở năng bay thì bướm ngài cao liệng, kỳ ở khó già thì rùa rắn phải khảo, ấy là dạo khí của nghịch lữ, chỉ đáng báu của tâm huyền, còn hình là chẳng đủ cùng luân thần, lờn tục là chưa thể cùng nói đạo. Đạo làm sao nói ư? Không hỏi không đáp, hỏi là gõ cùng, đáp là phụ trong, im đó nay thông, nói vậy thì hết, phải ở huyền châu cùng giảng đạo, tôi thành võng tượng không, nghĩa là ngột nhiên vắng lặng, huyền thù có châm tông tản phù hưởng, chẳng ngộ minh âm, mong đó càng nhầm, tìm đó càng chìm, người Dĩnh qua đó làm thợ búa, ai bày nơm lưới nơi vực rậm, đợi cá thỏ ở sông rừng, thảm như được ý ở ngoài bàn nói, cùng mắt thấy mà phế tâm, không tạn trông đợi qua vậy, lại đây nhẫn lập hiền đạt chợt như đi đêm, ngàn sư dối hóa, điềm qua một sáu, Từ Thị mới khởi, ngưỡng mong nhân dục. Ai bảo: Số xa mù như máy mắt, dây linh tuy tới duyên chốt chẳng cùng, kia không gốc nêu, ta có đầu cuối, gá bước cuối của điện chớp, nương nghỉ trong của đá bay, biết sợ đường mà kinh cướp, mê trần dục ở trái Nhung, ngầm xa thắng mà lam gần gọi là xa kiệm mà giao phong, chẳng phòng ngại khô, cơ chưa nổi, đã linh lạc ở gió cứng, nghỉ trái mang mà lại đẹp, kết muôn hối hồ đó sung, vì vậy hạng của đại thệ đốt ngón tay xuyên đá, ngầm mong không đợi, chí cùng tâm chứa, lướt ao trí sùng vách tuệ, rút kiếm thần khua mác giới, tưởng dẫn mầm mà rộng chém, tình hướng triệu mà cắt mổ, quét sáu giặc ở rong ngực, nghỉ năm đạo mà làm hoài, khoanh mình trị trong tổng trì pháp nhẫn, ba đời đều lắng, nhất tâm chợt hết, gửi tai không rõ, ghét mắt chẳng chuẩn. Lại theo không rơi uế cùng hư rớt, rỗng vậy linh ngộ nhân quyền làm duẫn cự khắp an độ. Đại bi ai thương, gá cừ lô để hòa quang, thường dạo ở nơi ngầm sạch, nhậm thiên hành cùng vật hóa, nhưng không vết của đạp nước, mới là diệu biến thần kỳ, lý chẳng nghĩ bàn, Đại thiên nâng trong lòng bàn tay, hạt cải chứa cả núi Tu-di, bốn biển vườn nhà nơi lỗ chân lông, bảy báu trọn ở kiếp dời, có thể tin mà chẳng thể tìm, có thể do mà chẳng thể biết, chẳng phải chỗ tuyên của bàn vịnh, ác năng vạch của Hòa Tố, thiện ở lời của Ưu-đà. Khiến người trí đầy ở thiên hạ, người có trăm đầu, đầu có trăm lưỡi, lưỡi trăm nghĩa biện tài chọn vượt, hợp người này khen đạo, vẫn muôn phần mà chưa được một, chỉ giác giác đó cùng khen ngợi mới phô sướng mà rõ hết, ví như cố hẹp hòi của ngu muội, gá cuồng giản mà ngưỡng thuật, ánh lập lòe của lửa đóm muốn thêm sáng để sánh với mặt trời đó ư? Than ôi! Linh tạng phương ngoài xa vời đản đảng, các diệu cao sâu, các sâu kín vô lượng, nhỏ thành chẳng mượn, lớn nói giăng mất, đức đất có thể dày, ở đâu chẳng có, sợ nghe hốc lớn, kinh nhìn núi cao. Hạ điển ghi chép cầm nắm, hoang kinh liệt ở nhà đó, chu đã đạt mà chưa tận, tin nhỏ xấu đều hài hòa, thấy bằng côn mà nêu lớn, mà chẳng thấy chim vua cùng cá mẹ. Than ôi! Việc kỳ vĩ chứa mượn xa mạn có thể xưng ghi, y hoàng xem đó khắp gồm đủ thám u mà thể khác, sao gần hiềm ở cát vương lại lớn dối ở lửa dệt, huống chi dưới đây mà buộc giáo hướng tới bánh quyền của Nghiêu Khổng, thường chuyên chyên mà giữ kiểm, sợ giữ vượt đạt ở sở ty, đều phế lý chứng lời chẳng xúc loại lấy ý, luống rộng lớn mà lắm dựng, lại thêm lờn mà khiến kỵ, ngộ ngạc vật của trí trang sức, nên gom bút mà tạm nghỉ, gởi một gốc ở ngạnh chỉ, đợi thể tin ở minh thức đó thay!

 

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14