GIẢNG GIẢI RÕ VỀ TỨ NIỆM XỨ
(Thư Học Phật Số 74)
Btg Bảo Đăng

(Tiếp theo Thư Học Phật kỳ 73…)

(Tiếp theo đoạn vừa qua)          

……..CƯU LA ĐƠN-TRA BÁN CHỈ LA, ([1])            

Thường theo ủng-hộ bên hành-giả.

……………….

TA sai THUỶ, HOẢ, LÔI, ĐIỂN THẦN. ([2])

CƯU BÀN TRÀ VƯƠNG, TỲ  XÁ-XÀ.

Thường theo ủng-hộ bên Hành-giả…..

……………………………

Nếu người đó ở nơi núi hoang, đồng vắng, ngủ-nghỉ một mình, các vị thiện-thần ấy thay-phiên nhau canh-giữ, không cho tai-ương, chướng nạn….xâm-phạm đến thân.

…………..

Lại nữa,

Trong Tam-thiên đại thiên thế-giới, những chúng-sanh nơi ba đường ác, ở chỗ sâu-kín tối-tăm, nghe Thần-Chú (ĐẠI-BI TÂM ĐÀ RA NI) của TA đây, đều được lìa khổ….

Công-lực của Thần-Chú (ĐẠI-BI) nầy, có thể khiến cho nước sông, hồ, biển-cả trong cõi đại-thiên dâng trào…..vách đá, núi nhỏ, núi Thiết-Vi, núi Tu-Di thảy đều rung-động, lại có thể làm cho tan-nát như bụi nhỏ (tức là vi-trần), những chúng-sanh ở trong ấy đều phát-tâm BỒ-ĐỀ”….

Lại dạy nữa rằng:

– “Người nào trì-tụng (Chú ĐẠI-BI TÂM) ĐÀRANI nầy, nên biết người ấy CHÍNH LÀ “TẠNG PHẬT THÂN”.

Vì: – 99 ức hằng hà-sa chư PHẬT thảy đều yêu-quý.

Nên biết:

– Người ấy chính là “TẠNG QUANG-MINH”.

Vì: – Ánh sáng của tất cả chư NHƯ-LAI đều chiếu đến nơi mình…..

Lại dạy thêm nữa rằng:

– “Nầy Thiện nam tử, sức oai-thần của chú ĐẠI-BI Tâm ĐÀRANI nầy không thể nghĩ-bàn, không thể nghĩ-bàn.

KHEN-NGỢI KHÔNG BAO GIỜ HẾT ĐƯỢC

Nếu chẳng phải là Kẻ từ đời quá-khứ lâu xa đến nay đã: – GIEO NHIỀU CĂN LÀNH

Thì cho dù đến:

Cái “TÊN” gọi còn không được nghe, huống chi là được thấy, (VÀ ĐƯỢC TRÌ-NIỆM Ư) !

Đức PHẬT lại bảo Ngài ANAN rằng:

– “Ông nên dùng “lòng trong-sạch”, “tin-sâu” mà THỌ-TRÌ môn ĐẠI-BI TÂM ĐÀ RA NI nầy, và lưu-bố rộng ra trong cõi DIÊM PHÙ-ĐỀ CHỚ CHO ĐOẠN-DIỆT”.

ĐÀ RA NI nầy có thể:

LÀM LỢI-ÍCH LỚN CHO CHÚNG-SANH  trong ba cõi (DỤC, SẮC, VÔ SẮC).

Tất cả bệnh khổ ràng-buộc nơi thân, nếu dùng ĐÀ RA NI nầy mà TRỊ, thì :

KHÔNG BỊNH NÀO CHẲNG LÀNH

Nếu thân bị đau bệnh, dùng CHÚ nầy trị mà không lành, lẽ ấy: KHÔNG BAO GIỜ CÓ.                                

Đến đây Bảo Đăng xin được kể một chuyện linh-ứng của tự bản thân mình như sau:

– Năm 2001, BĐăng về Việt Nam vì Thân phụ qua đời, trong những ngày xác của Cha còn quàn tại nhà… nằm ở gian nhà trước, vì thời-tiết vừa nóng, lại vừa ẩm, nên mọi cửa sổ, cửa cái luôn được mở toanh suốt ngày đêm.

Sau khi được những Chùa gần nhà, và những vùng xa-xa… Quý Thầy, Quý Sư Cô, Phật-tử  đã từng quen biết và có giao-tình trước kia. Các bạn-hữu, cùng thân-quyến, cũng như các bà con hàng-xóm đến tụng-kinh, phúng-điếu rần-rần…tiếng chuông, tiếng mõ nhịp-nhàng cùng hoà theo rập tiếng Kinh vang lên trầm bổng… thời tụng Kinh, kế đến nhạc Tây, nhạc Tàu thay phiên nhau thổi lên suốt ngày từ sáng cho đến tối.

Mọi người đều mệt-mỏi… lần-lượt ra về, để lại một quang-cảnh vắng-lạnh, thương buồn hơn bao giờ hết.

 Sau khi phụ dọn-dẹp xong, toàn thân mình cảm thấy mệt lã…( vì phải phụ Tụnh-kinh, lễ-lạy, tiếp khách, dọn-dẹp suốt ngày), vả lại giờ giấc ở Việt Nam khác quá xa, khí trời lại oi-ả, ẩm-thấp nên áo lúc nào cũng ướt đẩm mồ-hôi… tay chạm tới da thì thấy rít-rịt, mắt Bảo Đăng mở cũng không muốn lên….chân cẳng rã-rời, mới lết vào giường nằm xuống trong một phòng kế nhà khách (cách quan-tài chỉ có 5, 6 bước mà thôi) định nằm nghỉ một chút…nhưng (vì quá mệt-mỏi nên) đã ngủ quên lúc nào không hay biết.

Đang nửa ngủ, nửa mê… không biết đến bao lâu, mơ-màng bỗng nghe bên tai có rất nhiều tiếng “ù… ù…tiếng xì-xào” (của nhiều người) từ ngoài cửa sổ, làm Bảo Đăng giật mình… mở mắt ra thấy (một hiện tượng chưa hề gặp bao giờ) có hằng trăm cánh tay thọt qua cửa sổ mò kiếm… quơ-quàu…(vì 2 cánh cửa lá sách được mở ra hết cho mát, hên là nhờ có mấy song-sắt nằm ngang chận lại) chỉ còn chừng gang tay là mấy trăm cánh tay Ma kia đụng vào người Bảo Đăng ngay, làm cho Bảo Đăng hoảng hồn, nhưng liền sau đó Bảo Đăng lấy ngay lại sự bình-tĩnh, biết không thể ngồi dậy được…lập tức bắt ấn Kim-cang quyền, Trì chú hộ-thân chừng 21 biến….đoạn dùng hết sức “thần-lực” trong tay đánh một cái ra cửa sổ… nghe một tiếng nổ lớn….tất cả tiếng ù, ù và hàng trăm cánh tay MA lập-tức đều biến mất hết, (ghê quá).

Bảo Đăng hoàn hồn, bật ngồi dậy, thấy cửa phòng ngủ của mình mở toanh (chung-quanh không thấy có một đứa em, hay cháu nào ngủ chung cả), ngó lên đồng hồ thấy mới qua canh hai (2 giờ sáng). Bước ra ngoài nhà khách (chỗ để quan-tài), đèn còn sáng-trưng, 2 cánh cửa cái lớn vẫn mở toanh, gió lạnh từ ngoài sân thổi vào làm Bảo Đăng rùng mình…có lẽ không phải vì gió lạnh, còn 2 cây nến đã tắt hết tự lúc nào rồi, tiếng Niệm PHẬT (trong máy ghi âm) cũng đã tắt luôn nữa.

Ôi cha! Cái sự im-lìm, trống vắng hoà-lẫn với khí trời lành lạnh nầy làm cho cả mình của Bảo Đăng nổi da gà….

Bảo Đăng lật-đật lại mò-mẫn kiếm nút (bấm) mở máy ghi-âm lên, tiếng Niệm PHẬT Hộ niệm của Thầy Bổn-sư THÍCH HẢI-QUANG vang lớn đã giúp BĐăng cảm thấy ấm-áp phần nào.

Ngó chung-quanh không thấy có một người hoặc em, cháu nào hết, bước ra trước sân nhìn bên ngoài chỉ thấy một màn đêm đen kịt bao-phủ tứ bề, tất cả đều im-lặng…có lẽ người người đã an-lành trong giấc ngủ say, mang nhiều mộng đẹp, vui, buồn chan chứa…. Những hạt mưa phùng nhỏ li ti rơi lất phất với khí lạnh của đêm khuya xuyên qua áo mỏng làm cho BĐăng rùng mình thêm một cái nữa…nên vội vàng bước vào nhà trong, đi xuống phòng ăn không thấy ai, bước sang nhà sau cũng không có một bóng người nào nằm ngủ cả !!

BĐăng tự nghĩ:

– Ủa, sao không có ai cả, đi đâu, hay ngủ đâu hết rồi?

BĐăng liền đi lên lầu thì thấy cảnh….bà con, cô bác, anh chị em, cháu chắt gì nằm sắp lớp ngủ la liệt dưới đất, trên giường, tiếng gáy của Họ hoà nhau như tiếng sáo đưa đò sang sông vậy đó, tức cười…..BĐăng đi xuống đốt nhang, đốt nến cho Cha, nhìn vào Quan tài thấy xác của Thân phụ vẫn nằm yên, gương mặt hiền lành như ngủ (vì chờ BĐăng về nên gia-đình tạm thời gắng nắp hòm bằng kiếng, để cho các Con, Cháu về trễ thấy mặt).

(Tuy rằng BĐăng về trễ một ngày sau khi Thân phụ chết. Nhưng suốt mấy ngày Thân phụ còn nằm trong nhà thương, BĐăng đã chỉ định cho tất cả mấy Em, Cháu, cùng nhất tâm chung nhau niệm Phật hộ niệm cho Thân-phụ. Riêng phần đứa em trai thứ 5 tên Dũng (Pd là Tuệ-Chơn) BĐăng dạy cho Tuệ Chơn chuyên Trì-Chú Quang Minh (hầu giúp cho Cha khỏi bị MA (trong nhà thương) lôi kéo, mà mất đi chánh niệm) Tuệ Chơn phải trì-chú cho Thân-phụ suốt từ nhà thương về tới nhà…. BĐăng liên-tục cứ mỗi 10 phút đều gọi điện-thoại về chỉ-dẫn phương-cách HỘ-NIỆM….phải theo dõi từng phút, luôn thăm hỏi Cha như:

– Cha có nghe tụi Con NIỆM PHẬT không?

– Nếu CÓ nghe thì Cha ra hiệu cho biết đi, thì thấy ngón cẳng cái của Ông ngoắc-ngoắc mấy cái – Tuệ Chơn chạy lại ôm chân Cha mà nước mắt chảy dài…..(không dám khóc ra tiếng sợ Ông nghe biết). Cứ mỗi vài tiếng Hộ-niệm, thì dùng tay thăm dò và nghiệm-xét thân-thể, mãi đến sáng thấy tất cả mọi nơi trong mình thảy đều lạnh ngắt , duy trừ tại đỉnh đầu của Ông (là Phật-tử ĐẠO-NGUYÊN) thì nóng hực, sau 15 tiếng đồng hồ Hộ niệm. Ông đã an-lành thoát hoá ĐỚI NGHIỆP VÃNG-SANH. Toàn thân của Ông vẫn còn mềm mại, ấm áp như khi còn sống (vì BĐăng có gởi mền TỲ LÔ về đắp cho Ông suốt thời-gian nằm trong nhà thương….mãi đến khi chết mền TỲ LÔ vẫn không rời thân). Nước da vẫn sáng sạch, tươi tắn, không một chút mùi hôi, sắc diện hiền hoà và an nhiên như đang nằm ngủ vậy).

Nhìn đồng hồ thấy sắp tới canh ba, Bđăng một mình ngồi trước bàn thờ Trì-Chú, Niệm Phật lớn cho hương-linh Cha nghe….và giúp cho BĐăng tăng thêm thần-lực.

Sáng hôm đó, BĐăng mới hỏi mọi người rằng:

– Tại sao không có một ai ngủ dưới nhà vậy, để có một mình Chị ngủ hà, mà lại còn để tất cả cửa mở toanh nữa chứ?

– Tụi Em sợ MA….nên kéo nhau lên lầu ngủ hết đó mà !

Bảo Đăng nghe vậy phì cười, làm thinh không kể chuyện gì xảy ra hôm tối cả.

Không phải chỉ một đêm thôi, mà BĐăng chỉ một mình, một thân ngủ ở nhà dưới nằm gần (xác) Cha suốt cả một tuần-lễ.

BĐăng giờ đã biết thân rồi, nên sau đó, mỗi đêm đều lấy Mền Tỳ Lô ra đắp để “hộ thân” cho mình.

Nhưng vì thời-tiết ẩm-thấp, nóng quá cho nên chỉ đắp từ đùi lên tới ngực mà thôi. (lần nầy dù nóng cách mấy cũng không dám mở cửa sổ nữa rồi).

Hằng đêm, tới khoảng 2 giờ sáng BĐăng đều nghe có tiếng kêu đánh thức. BĐăng đều giựt mình ngồi bật dậy thì thấy tấm TỲ-LÔ đắp trên mình đã rớt ra tự lúc nào rồi.             

Vói lấy TỲ-LÔ đắp lại lên người xong, BĐăng cũng tỉnh ngủ luôn, ra ngoài ngồi Trì-Chú, Niệm Phật cho đến gần sáng, khi mọi người dậy rồi…BĐăng mới đóng cửa phòng nằm nhắm mắt ngủ thêm một chút nữa cho đỡ mệt…….

….Sau khi Hoả-táng cho Cha xong, BĐăng có kể cho mấy đứa Em nghe những gì đã xảy ra trong mấy đêm qua, thấy mấy Cô, Chú có vẻ không Tin, BĐăng liền vén ống quần lên cho mấy Cô, Chú ấy coi….

HỌ hết hồn hỏi:

– Trời ơi, sao chân của chị bị BẦM đen nhiều quá vậy?

BĐăng nói:

 – Không phải chỉ một chân đâu, mà luôn cả 2 chân của Chị từ mắt cá cho đến đùi trên đều bị hàng trăm dấu Bầm đen đó.

– Trong khi quan-tài của Cha còn để nằm ở nhà, Cửa nào cũng mở-toanh ra hết, nhà lại không có treo Ấn-Chú chi cả. Cho nên Ma, Quỷ vô ra tự-tại, nếu có ai hạp bóng, hạp vía, hạp Tâm (xấu, ác vv…) chúng nó sẽ dựa, nhập, Chúng nó (MA) đã bao vây Chị mỗi đêm, cũng nhờ có cái mền TỲ-LÔ nầy bảo-hộ cho Chị nên không sao hết đó, nhờ Chị có Trì-Chú (đã nhiều năm) nên được Chư Hộ-Pháp, Thiện-thần đến bảo-hộ là Quý Ngài thấy Chúng (Ma, Quỷ) đến quấy nhiễu, thì “Kêu” Chị dậy Trì chú liền, không phải Quý Ngài kêu chỉ một đêm, mà đêm nào cũng đều “Kêu” Chị dậy hết (BĐăng mới kể cho Họ nghe hết tự sự đã xảy ra).

HỌ cười, nói:

– Hèn chi chả có mạng nào dám ngủ dưới lầu cả. Chị gan thiệt, phục sát chiếu.

Sau đó, BĐăng mới xoay cái giường cách xa cửa sổ. Và dặn mấy Cô, mấy Em, Cháu  không nên nằm ngay cửa sổ ngủ, hoặc day đầu ngay cửa sổ, không tốt.

Bắt đầu hôm đó, BĐăng chỉ cho tất cả người trong gia-đình phương-cách TRÌ-CHÚ, NIỆM PHẬT đúng pháp để Hộ thân, tâm trong các trường hợp khẩn cấp.

Sau khi làm lễ hoả-táng cho Thân-phụ xong.

BĐăng đem hình của Cha an-linh tại Chùa VẠN-ĐỨC. Đến Thất thứ 2, BĐăng được Thầy Hoằng-Tri mời BĐăng cùng với gia-đình đi thăm ngôi Chùa Tổ VẠN-LINH đang kiến-thiết lại ở Châu-đốc (An-giang).

Thì chiều hôm đó, sau khi mướn xe Van (15 chỗ) xong rồi, cả nhà đang chuẩn bị hành trang cho ngày mai…thì có điện thoại của Thầy Bổn sư THÍCH HẢI-QUANG từ Mỹ gọi về VN.

Thầy cho hay rằng:

 – “Chư HỘ-PHÁP ra lệnh cho BTG. BĐăng sáng ngày mai phải trở về Mỹ lập tức, không được chậm-trễ”.

BĐăng có trình lên Thầy những việc Phật-sự cần thiết chưa làm xong vv…..

Thầy trả lời rằng:

– “Một khi Chư HỘ-PHÁP lên tiếng, là có những việc sẽ xảy ra không nhỏ…có thể bị chết, hoặc mất luôn cái pháp Thân HUỆ-MẠNG của con nữa đó, giờ Thầy không tiện nói ra….Con về tới Mỹ rồi Thầy sẽ cho biết tại-sao”?.

BĐăng lòng rối lên trăm mối lo, nên hỏi Thầy:

– Thưa Thầy, bây giờ trời đã tối rồi, phải đăng ký chuyến bay về Mỹ trước,  ít nhất là 24 giờ, Con nghĩ khó mà có chỗ trống được lắm.

Thầy cười nhẹ, nói rằng:

– “Việc đó Con hãy yên tâm, chỉ sợ là Con không muốn về mà thôi, chớ một khi Quý Ngài (HỘ-PHÁP) đã ra lệnh cho Con về, thì vé phi-cơ đã chờ sẵn cho Con vậy.

BĐăng nghe vậy vui mừng nói với Thầy:

– “Dạ thưa Thầy, BĐăng lúc nào cũng là đứa Con ngoan của PHẬT, của THẦY và của HỘ PHÁP,

vậy Con xin:

“Y-giáo phụng hành”. Thầy và Qúy Ngài yên tâm ngày mai Con có mặt ở Mỹ ạ.

Lập-tức, BĐăng nhờ đứa em gái thứ 7 đi lên phi-trường đổi vé, có 1 đứa em trai ở Canada (vì Vợ bị mổ mật), và 1 đứa cháu gái ở Úc-châu (vì con nhỏ bị bệnh), cả 2 cũng muốn về sớm nữa.

Nhưng, chỉ có một vé duy nhất của BĐăng là đi được, còn 2 người kia phải đợi đến tuần sau mới có vé về.

Suốt đêm đó BĐăng và gia-đình thức tới sáng, để BĐăng bàn giao lại mọi việc Phật-sự chưa làm xong, và huỷ bỏ chuyến đi thăm Chùa VẠN-LINH vậy.

Nhân dịp nầy, BĐăng cũng khai-thị cho gia-đình thấy rằng:

 – Trên cõi đời này chẳng có cái gì mà không có, chẳng có việc gì mà không làm được, chẳng có lòng “TIN” nào mà không có thiệt, chẳng có lời cầu nguyện nào mà không thành, không cảm-ứng cả. Chỉ sợ e rằng:

– MÌNH KHÔNG “TIN”,  KHÔNG “CẦU-NGUYỆN”  mà thôi.

(Phụ-chú:

Chữ “TIN” mà BĐăng mới vừa nói trên đây là:

ĐỨC TIN chân thật, chớ không phải là TIN vào một cách Mù quáng và Mê tín dị đoan đâu. 

Vậy sao gọi là “ĐỨC TIN” CHÂN-THẬT?

– Chính là lòng TIN nương theo TRÍ-HUỆ, là lòng TIN đặt trọn vẹn vào lời dạy bảo của PHẬT, BỒ-TÁT và chư vị TỔ-SƯ ở trong kinh điển, nhất là những ai được danh-xưng là:

PHẬT TỬ HỌC PHẬT CHÂN-CHÁNH

Và đang tu theo PHÁP MÔN MẬT – TỊNH của bổn Đạo tràng PHÁP-HOA Tự tại Tucson, Arizona nầy và của cố Hoà-Thượng Đại-Ninh THÍCH THIỀN-TÂM khai-sáng trước kia (và TT. Bổn-sư THÍCH HẢI-QUANG là người kế-truyền).

Tại sao?

Bởi vì :

Pháp-môn MẬT -TỊNH (Mật Tông và Tịnh-Độ phối-hợp) thì thuộc về ĐẠI-THỪA, mà đã là Đại-Thừa, đại PHÁP rồi, tất nhiên là có nhiều cảnh giới siêu việt khác thường, nên có những ĐIỀU mà Trí-Huệ phàm-phu (như chúng ta đây không thể nào suy-lường nổi được).

Hơn nữa, trong 37 phẩm TRỢ-ĐẠO mà chúng ta đã ít nhiều học qua, có một KHOA dạy rằng:

“NGŨ CĂN” sanh ra “NGŨ LỰC”

Đó là:

1/- TÍN CĂN (tức là lòng TIN vào nơi TAM-BẢO, TỨ ĐẾ)

Sanh ra TÍN LỰC (là sức mạnh Phi thường  của lòng TIN (chân-chánh) mà BĐăng mới vừa nói trên.

2/- (TINH) TẤN CĂN (Tức là dõng-mãnh mà Tu theo các THIỆN PHÁP mà PHẬT, BỒ-TÁT, TỔ-SƯ

đã chỉ dạy). Nên sanh ra (TINH) TẤN-LỰC.

3/- NIỆM CĂN (Tức là Tâm luôn-luôn NIỆM vào nơi CHÁNH PHÁP mà PHẬT, BỒ-TÁT, TỔ-SƯ

đã chỉ dạy trong Kinh, Luận), nên sanh ra NIỆM LỰC.

4/- ĐỊNH CĂN (Tức là chuyên tâm suy-xét vào nơi một cảnh Tu là MẬT TỊNH của bổn môn, bổn tự

PHÁP-HOA dạy là chuyên trì chú ĐẠI-BI TÂM ĐÀ RA NI và NIỆM PHẬT) thì sanh ra được ĐỊNH LỰC.

5/- HUỆ CĂN (Tức là dùng TRÍ-HUỆ mà suy-xét để thấu rõ CHÂN-LÝ mà sanh ra HUỆ LỰC.

(Phụ-chú:

Do 5 phần căn-bổn nầy là:

– TÍN, TẤN, NIỆM, ĐỊNH, HUỆ nầy mà phát ra và tăng-trưởng các “THIỆN PHÁP” nên gọi là

NGŨ CĂNNGŨ LỰC ……………….phải có vậy).

Nếu như mình thật lòng, chơn-chánh tu-hành, Tin-tưởng ở nơi THẦN, THÁNH, PHẬT, TRỜI, rồi siêng năng TRÌ CHÚ, NIỆM PHẬT (tức là trong Tâm luôn có PHẬT ngự) thì sẽ được chư PHẬT, chư HỘ-PHÁP HỘ TRÌ (tức  là trong tâm luôn nhớ tưởng đến những lời PHẬT, TỒ dạy, khuyên, mà y-giáo phụng-hành không sai khác).

Kết quả sẽ được Quý NGÀI luôn gia-hộ cho Hành-giả mọi sự may lành, nhất là thoát được MA NẠN đang dẫy đầy, làm cho nhiều người phải sống trong cảnh khùng điên, thân tàn, ma dạy, người không ra người, MA không ra MA, sống không ra sống, chết không ra chết, làm cho cả nhà đầy khổ luỵ, không biết phải cầu-cứu nơi đâu !?.  Khổ lắm thay.

Đại-khái, BĐăng xin y theo lời dạy trong Kinh, Chú mà lượt thuật ra, để làm duyên SÁCH-TẤN cho các vị tu-hành theo Pháp môn “MẬT-TỊNH” của bổn-môn mà :

THIẾU KÉM LÒNG TIN-TƯỞNG

Hoặc:

BỊ ÁC TRÍ-THỨC hay bị (NGOẠI-ĐẠO) MA, CẦM-NẮM

Khiến cho:

BỎ DỠ SỰ HÀNH TRÌ mà mình đã có và Tu theo từ trước.

Nếu như có cơ-duyên đọc đến mà phát-sanh ra lòng TÀM-QUÝ (hổ-Thẹn) rồi biết SÁM HỐI, ĂN NĂN

Và:

LẬP NGUYỆN TU HÀNH CHÂN-THẬT” trở lại.

Để:

KHỎI PHÍ UỔNG ĐI CÔNG LAO TU TRÌ MỎI NHỌC BẤY LÂU NAY.

Mong lắm vậy thay,

HỎI:

– “Thưa Cô BẢO-ĐĂNG , sau khi Con (Pd. Chơn Tín) được Cô khai-thị phương cách TU và SỬA. Nhưng CÔ ơi, Mỗi khi Con TU không hiểu sau có nhiều VỌNG NIỆM ồ-ạt kéo đến, đổ ra đủ thứ mong cầu, lẫy-lừng hơn trước nữa !

– Khi Con ngủ, mơ-màng Con thấy một người NỮ (rất đẹp) nằm ôm Con từ phía sau lưng của Con, Con không tự-chủ được…nên Con đã xoay qua Ôm lại, và còn Hôn Cô ta nữa, Cô Ta có cho Con số điện thoại nói rằng:  -“Gọi cho Em”

Con giựt mình thức dậy, Con có ghi số điện-thoại của CÔ ta rồi, sợ quá Cô ơi.

Có phải Con đang bị MA (Nữ) khảo không Cô ? Con có nên gọi điện-thoại không?

Mong CÔ hoan-hỷ giải cho Con tỏ-tường, chân thành cảm-ơn Cô.

ĐÁP:

Thưa Đạo-hữu, khi BĐĂNG nghe qua câu chuyện xong, phải cười (vui) một chút đó….và xin trả lời rằng:

– Đạo-Hữu đoán đúng lắm, Đạo-hữu đang bị MA (Nữ) thử-thách đó.

Là người phàm-phu khó có Ai mà thoát khỏi được ÁI, DỤC cả. Chỉ có các Bậc TỔ-SƯ có  TRÍ LỰC, và ĐỊNH LỰC  thì mới thoát khỏi MA (LỰC) mà thôi.

Thầy Bổn-sư THÍCH HẢI-QUANG đã từng nhắc dạy cho chúng Phật-tử rằng:

– “TẤT CẢ VẠN “PHÁP” TRÊN THẾ-GIAN NẦY, THÀNH HAY BAI, SIÊU HAY ĐOẠ, CHỨNG ĐẠO HAY BỊ ĐOẠ-LẠC (trong 3 đường ác) ĐỀU XUẤT PHÁT TỪ NƠI “TÂM” CỦA  CHÚNG TA CÀ.”

Suy ra thì thấy rằng:

– Hễ trong TÂM (chúng sanh chúng ta) tưởng, nghĩ đến cái gì thì cái đó HIỆN ra liền. Tất cả đều do NHÂN DUYÊN mà có vậy.

Nên trong Kinh, Luận có lời dạy rằng:

Các PHÁP từ DUYÊN sanh,
Cũng hoàn từ DUYÊN diệt.
Đức PHẬT đại sa-môn,
Thường tuyên như thị thuyết.

Vậy phải nên biết rằng:

– Bởi vì trong TÂM của Đạo-hữu (nói riêng), và TÂM của tất cả Chúng-sanh chúng ta (nói chung) từ ngàn xưa cho đến nay luôn nghĩ-tưởng đến ÁI-DỤC quá mãnh-liệt, nên khi nằm ngủ, chiêm-bao luôn thấy như vậy cả, nhưng phải biết rằng:

– Người con gái Đạo hữu thấy trong khi ngủ mơ màng đó không phải là người thiệt, cả số điện-thoại cũng không có thiệt, tất cả chỉ là vọng tưởng mà thôi.

– Bởi vì MA có tha tâm thông, biết được TÂM của người đang ham, thích, tham, sân cái gì, NÓ (Ma) sẽ theo TÂM đó mà hiện ra khảo đảo người. Nếu không biết mà cứ mơ tưởng hoài thì dần-dần sẽ bị MA (nữ) dựa, nhập và khống-chế luôn. Rồi sau đó nói, cười lảm-nhảm như người điên, khùng vậy, không còn biết mình là ai nữa.

– Hiện nay trong nhiều gia-đình ở khắp nơi có Con, Em, cháu, hoặc Cha, Mẹ đều mắc phải bệnh (MA) nhập nầy.

Người mắc phải căn bệnh nầy, không một Bác-sĩ nào trị được cả. phải thật thận trọng, đừng coi thường những giấc mơ nầy.

Nếu là một Phật-tử có QUY-Y TAM-BẢO phải cố-gắng TU-TẬP hằng ngày, học hỏi giáo-lý để có chánh-kiến, TRÌ-CHÚ thật nhiều để có ĐẠO-LỰC và THẦN-LỰC của THẦN CHÚ gia-hộ cho hành-giả mới mong thoát khỏi MA nạn được.

Hằng ngày đi, đứng, nằm, ngồi, ngủ nghỉ nên để TÂM TƯỞNG NGHĨ đến PHẬT, BỒ-TÁT nhiều hơn, Miệng luôn TRÌ-CHÚ (hoặc lớn, hoặc nhỏ, hoặc niệm thầm (trong Tâm) không lúc nào quên, thì những VỌNG-TƯỞNG đó sẽ không thể Hiện, dù cho MA (Nữ) hay MA (Nam) chi nữa cũng không làm hại được Thân, Tâm của Hành-giả.

Tất cả đều do TÂM, Nếu không tạo nên “DUYÊN” nghĩ tưởng đến thì “MA” (Nữ) không SANH (ra).

TỔ-SƯ đã có dạy rằn:

Trong TÂM có quân-tử, thì quân-tử đến,

Trong TÂM có tiểu nhơn, thì tiểu nhơn hiện.

Trong TÂM mà nghĩ tưởng đến MA (hoặc có TÂM MA, toàn nghĩ tưởng đến những điều trái với Nhân tính) thì MA hiện liền.

BĐăng đã chỉ cho Đạo-hữu Trì Chú HỘ-THÂN rồi, nên lập tâm tinh tấn lại, không nghĩ tưởng đến những gì mà trái với ĐẠO (Phật). TU theo TỨ CHÁNH CẦN và giữ TÂM trong sáng thì sẽ được may, lành , mọi sự cát tường như ý nguyện.

Trân trọng,

(Phụ chú:

Cũng chính vì câu chuyện kể trên, BĐăng xin hiển bày lời PHẬT dạy Pháp tu “TÂM NIỆM XỨ” (thứ 3 trong 4 pháp “TỨ NIỆM XỨ” mà người HỌC PHẬT chúng ta, bao gồm cả hai giới XUẤT-GIA và TẠI-GIA rất cần phải nên học hiểu, theo các lời LUẬN mà BĐăng soạn giảng ra sau đây:

 Nhắc lại trong THƯ HỌC PHẬT # 73 kỳ trước là:

III. TÂM NIỆM XỨ

Thế nào là:

1.- TÂM NIỆM XỨ?

Đây có nghĩa là:

– Phải thường xuyên QUÁN NIỆM lại nơi cái TÂM VÔ-THƯỜNG của mình mà Tu sửa.

Tại sao?

Bởi vì cái  TÂM của mình là VỌNG TÂM SANH DIỆT hay nói một cách khác hơn là :

Cái TÂM  bình-thường của mình là cái TÂM nông nổi, sôi động, và thay đổi liên tục theo những thứ trần cảnh bên ngoài hoặc chung quanh mình, vì vậy cái VỌNG TÂM ấy còn gọi là: “TÂM PHAN DUYÊN

(PHAN có nghĩa là chuyển theo, nương tựa, là níu kéo vv…..

DUYÊN là các nhân-duyên, cớ sự thế nầy, thế nọ…).

Hay còn được gọi bằng một tên khác nữa là :  TÂM ĐIÊN-ĐẢO

Thí dụ nhu:

– Bình thường – nghĩa là đang khi thanh-tịnh – thì mình không thấy (ở trong lòng mình) có nhứt một cái TÂM nào hết.

Nhưng khi:

– Bị người chọc-tức thì có TÂM GIẬN-TỨC sanh ra.

– Thấy sắc đẹp thì có TÂM TÀ-DÂM sanh khởi.

– Thấy vàng, bạc, tiền của….thì có TÂM THAM-LAM nổi dậy.

– Thấy cảnh hoặc vật không vừa ý…thì có TÂM THÙ, GHÉT hiện ra.

– Thấy thức ăn ngon, hoặc ngửi được mùi hương thơm-dịu….thì có TÂM ƯA-THÍCH khởi lên….vv…

(Phần giảng luận cho rộng nghĩa:

Như vậy thì :

a/- Rõ-ràng là ở trong TA – khi bình-thường, đang lúc thanh-tịnh và không bị các DUYÊN bên ngoài đưa đến  thì không có nhứt MỘT CÁI TÂM nào sanh-khởi ra hết, lúc đó NÓ (Tâm) trống-vắng dường như hư-không.

b/- Đến khi bị một NHÂN-DUYÊN bên ngoài – do người hay vật nào đó – đưa đến thì cái TÂM TRỐNG VẮNG của TA nó lập-tức PHAN theo (tức là nắm lấy) cái DUYÊN đó ngay và liền sanh khởi ra một cái  TÂM mới (hạp với DUYÊN đó) tức thời, không để chậm-trễ một phút, giây nào cả.

c/-  Cái TÂM mới vừa được sanh ra (do PHAN ở nơi DUYÊN kia) kinh gọi là: TÂM PHAN –DUYÊN (Tức là TÂM do DUYÊN cớ mà sanh)

1/- Nếu như DUYÊN đó là:

– DUYÊN tốt đẹp, vui-vẻ, vừa ý….

– Cái TÂM PHAN DUYÊN (mới vừa) được sanh ra đó cũng là TÂM tốt đẹp, vui-vẻ, vừa ý…

2/- Còn nếu như DUYÊN đó là:

– DUYÊN xấu-ác, buồn tức, không vừa ý….Thì :

– Cái TÂM PHAN DUYÊN được sanh ra đó cũng là TÂM SÂN-HẬN, BUỒN RẦU, GIẬN TỨC…

d/-  Đến khi (nào mà ) cái DUYÊN đó không còn nữa, (tức là bị DIỆT đi) thì cái TÂM PHAN DUYÊN tuỳ-thuộc theo NÓ cũng bị tan-biến theo luôn. Hay nói một cách khác là mình quên bẵng đi những sự buồn, vui vv….vừa mới có đó tức thời.

e/-  Khi có một cái DUYÊN khác nữa dưa đến thì trong lòng TA liền có một TÂM PHAN DUYÊN mới sanh  ra (rồi theo thời-gian hoặc lâu, hay mau gì đó) cái TÂM PHAN DUYÊN mới nầy cũng lại bị DIỆT đi – giống y như (cái Tâm phan duyên) trước vậy.

f/-  Cứ như thế mà những cái TÂM PHAN DUYÊN khác của TA liên-tục hết SANH rồi DIỆT, hết Diệt rồi Sanh…theo chu-kỳ sanh diệt đó tiếp-diễn mãi-mãi không ngừng….trong từng sát-na, từng giây, phút vv….cho chí đến giờ nằm trên giường bệnh, trước khi nhắm mắt xuôi tay, trút hơi thở cuối cùng….theo tử-thần về bên kia thế-giới….cũng vẫn còn chưa dứt hết được những cái TÂM PHAN DUYÊN ấy nữa.

Do vì ở trong TA, có những TÂM PHAN DUYÊN nầy cứ mãi liên-tục sanh diệt như thế, cho nên NÓ tạo thành ra một DÒNG TÂM SANH DIỆT. dòng TÂM nầy cũng tựa như một dòng nước chảy, dòng sau kế-tiếp dòng trước, luân lưu mãi-mãi không ngừng.

Và:

Các dòng TÂM PHAN DUYÊN của TA cũng kế tiếp nhau luân chuyển như vậy.

Nghĩa là:

TÂM phan duyên sau kế tiếp Tâm phan duyên trước….mãi mãi không bao giờ dứt !

Kinh gọi đó là TÂM HÀNH (hành động của TÂM). Do vậy nên trong kinh, PHẬT có dạy rằng ;

– “….Thí như bộc-lưu, ba lãng tương-tục, tiền tế hậu tế, bất tương du diệt, hành ấm đương tri, diệc phục như thị…”.

Nghĩa là:

-“…Hành ấm cũng ví như dòng nước chảy mau, sóng nước nối nhau, lớp trước, lớp sau, trước chẳng đợi sau, sau không lấn trước, ngày đêm cuồn-cuộn, không bao giờ thôi hở…”

Và cũng bởi vì:

– Các TÂM PHAN DUYÊN nầy không thường còn – có đó rồi mất đó – nên Kinh gọi NÓ là TÂM VÔ-THƯỜNG.

– Các Tâm phan duyên nầy vốn không có “thiệt-tướng”, chỉ DỐI theo các Duyên mà sanh ra thôi, nên gọi NÓ là TÂM GIẢ DỐI.

– Vì là Tâm giả-dối, nên NÓ còn được gọi bằng một tên khác nữa là VỌNG TÂM.

– Vì các VỌNG TÂM nầy sai-sử, nhiễu loạn, và làm cho chúng-sanh phải luôn bị điên đảo thân tâm, luân-hồi trong 6 nẻo, cho nên NÓ là TÂM ĐIÊN ĐẢO.

Chúng-sanh chúng ta suốt đời vì luôn “Sống với” và “Tuỳ-thuận” theo “Tâm điên-đảo” nầy.

Thân, Khẩu, Ý cứ mãi HÀNH theo các sự sai-khiến của NÓ, nên không sao giải-thoát để trở thành A-La-Hán, Duyên-Giác, Bồ-Tát hay Phật được cả.

NÓI TÓM LẠI:

Trong sáu trần là: – SẮc (sắc đẹp), Thanh (Âm-thanh), Hương (mùi hương), VỊ (mùi vị), Xúc (chạm-xúc), PHÁP (sanh diệt) – thì:

 Nếu như TA:

1/- Gặp được thứ tốt, đẹp, vừa ý….thì sanh-khởi ra Tâm “Tham-dục”.

2/- Gặp phải thứ không đẹp, không tốt, không vừa ý…thì sanh-khởi ra Tâm “Sân-nộ” (nóng giận,  tức-tối, sân khuể).

3/- Gặp phải thứ vừa-vừa (tức là không đẹp, mà cũng không xấu lắm) thì sanh-khởi ra Tâm “Trung-dung” – tức là TÂM “Ngu-si” ([3])

PHẬT dạy:

– Nầy Đại Vương,

Đem NHÃN đối với SẮC thì gọi là “Điên-đảo”.

Cũng thế, nếu đem:

– NHĨ đối với THANH,

– TỶ đối với HƯƠNG,

– THIỆT đối với VỊ,

– THÂN đối với XÚC.

thì gọi là (sanh Tâm) ĐIÊN-ĐẢO.

(Chữ ĐỐI ở đây có nghĩa là : Duyên theo, chấp trước, nắm lấy, chấp lấy, giữ lấy, thủ lấy, không chịu buông bỏ vv….)

Lại nữa nầy, Đại Vương,

NHÃN NHẬP đối với SẮC liền có 3 thứ NGẠI (chướng-ngại) sanh ra, đó là:

a/-  Ngó thấy (cảnh) SẮC “thuận” thì sanh ra ý-tưởng “Ái-luyến”.

b/- Ngó thấy (cảnh) SẮC “trái ý” thì sanh ra ý-tưởng “Sân-khuể”.

c/-  Ngó thấy (cảnh) SẮC “trung-dung” (tức là không thuận mà cũng không trái), thì sanh ra ý-tưởng

“không tham, không sân”.

Như NHÃN đã vậy rồi, thì 5 căn kia cũng giống y như thế.

Nghĩa là:

– NHĨ đối với THANH cũng có 3 thứ NGẠI: – Ái-luyến, sân-khuể, trung-dung (như thế).

– TỶ đối với HƯƠNG cũng có 3 thứ NGẠI:

– Ái-luyến, sân-khuể, trung-dung (như thế).

– THIỆT đối với VỊ cũng có 3 thứ NGẠI:

– Ái-luyến, sân-khuể, trung-dung (như thế).

– THÂN đối với XÚC cũng có 3 thứ NGẠI:

– Ái-luyến, sân-khuể, trung-dung (như thế).

– Ý đối với PHÁP cũng có 3 thứ NGẠI:

– Ái-luyến, sân-khuể, trung-dung (như thế).

Và như vậy thì:

– Nếu duyên cảnh THUẬN thì sanh Tâm “ÁI”.

– Nếu duyên cảnh TRÁI thì sanh Tâm “SÂN”.

– Nếu duyên cảnh TRUNG-DUNG thì sanh Tâm “NGU HOẶC”.

Các cảnh-giới như thế là chỗ sở-hành của Ý. Vì Ý đi khắp hết cả nên gọi là Ý CẢNH-GIỚI.

Nầy Đại-Vương:

– Ý ấy hành nơi Sắc THUẬN thì sanh khởi THAM-DỤC (Tham).

– Ý ấy hành nơi Sắc TRÁI thì sanh khởi SÂN-NỘ (Sân).

– Ý ấy hành nơi Sắc TRUNG-DUNG thì sanh khởi NGU-SI (si).

Như vậy thì:

– Ý HÀNH nơi THANH, HƯƠNG, VỊ, XÚC cũng đều sanh-khởi ra 3 sự THAM, SÂN, SI như thế cả.

– Các Sự (ngại) như trên,

– Các Tâm (phù trần) như trên, mà PHẬT vừa mới dạy đó được gọi bằng cái tên như sau:

Đó là:

– VỌNG TÂM,

– ĐIÊN-ĐẢO TÂM,

– SANH DIỆT TÂM.

Do vì thường-xuyên QUÁN-NIỆM như thế cho nên chúng-ta là những người HỌC PHẬT-PHÁP chân-chánh được biết rõ rằng:

Hàng phàm-phu bạt-địa chúng ta thì:

– Cứ ĐẠT được toàn là những thứ VỌNG TÂM (tức là cái TÂM chấp CÓ). Vì vậy cho nên cái TÂM của mình luôn-luôn chấp ở nơi các thứ GIẢ TÂM mà quên hẳn cái CHƠN TÂM đi.

Sao gọi là GIẢ TÂM?

Đó là những cái Tâm “PHÙ TRẦN” (Tâm chạy theo trần-cảnh) hư-dối, đáng lẽ phải bỏ hẳn NÓ đi, nhưng bởi vì chúng ta không có học Phật-Pháp, không gần-gũi minh-sư, thiện-hữu dẫn dạy, nên bị ngu-mê, do nơi ngu-mê ấy mà không thấy rõ được những cái TÂM mà mình hiện đang chấp giữ, đó là hư-vọng, là nguồn gốc gây ra các sự sa-đoạ, là kẻ thù của mình…..để bỏ dứt NÓ đi.

Mà trái lại càng ngày mình càng thêm gắn-bó, bền chặt với NÓ nhiều hơn nữa!

HỎI:

GÌ LÀ CÁC HƯ DỐI TÂM ĐÓ?

– Có rất nhiều loại hư dối tâm khác nhau, nhưng nơi đây BĐăng chỉ lược ra một ít mà thôi:

Đoạn KINH sau đây dạy về các thứ VỌNG TÂM  để làm chứng-tín.

PHẬT dạy:

– “Lại nữa, nầy ĐẠI CA-DIẾP,

1/-  TÂM ĐI NHƯ GIÓ : Vì chẳng nắm bắt được.

(TÂM vốn không chỗ trụ, vì nó không có phương sở cố định ở tại một nơi nào cả. Đến thì NÓ không có chỗ tới. Đi thì NÓ chẳng có chốn về, làm sao mà nắm bắt được) – (như đang ngồi đây mà TÂM đã bay về VIỆT NAM,  rồi bay qua Cali…vv…..)

Đây là ý của câu Kinh :  – TÂM VÔ SỞ TRỤ vậy.

2/-  TÂM NHƯ NƯỚC CHẢY : – Vì sanh diệt chẳng ngừng

(Như dòng nước chảy, trước chẳng đợi sau, sau không lấn trước. Sau trước nối nhau, mãi-mãi không ngừng. Cũng thế, TÂM trước vừa diệt thì TÂM sau lại sanh ra, Tâm-Tâm tương-tục, nối-tiếp chẳng ngừng).

3/-  TÂM NHƯ NGỌN ĐÈN: Vì các duyên mà có.

(Như ngọn đèn sở-dĩ có được là nhờ vào các duyên sau đây : Bình chứa, dầu đốt, tim đèn, mồi lửa (thì mới thành ra cây đèn dầu). Thì cũng thế :  TÂM sanh ra được là trước nhờ ở nơi các duyên bên ngoài phụ-trợ rồi sau mới sanh ra).

4/-  TÂM NHƯ ÁNH CHỚP:Vì niệm-niệm diệt dứt

(Như ánh chớp loé sáng lên rồi dứt mất chẳng còn lâu. Thì cũng thế : TÂM hiện ra rồi diệt mất chẳng tồn-tại).

5/- TÂM NHƯ HƯ-KHÔNG:Vì khách trần ô-nhiễm.

(Xem lại lý KHÁCH TRẦN của Ngài Kiều Trần Như đã giảng ở trước).

6/- TÂM NHƯ KHỈ VƯỢN:Vì tham lục-dục

(Là 6 sự ham muốn của chúng-sanh nói chung và con người nói riêng).

Ấy là:

– Sắc dục : Tức là ham-mê sắc-tướng – Đại-khái có 2 loại sau đây:

a/- Ưa-thích các vật chất hoặc dài, ngắn, vuông, tròn….hay đỏ, xanh, vàng, tím vv…..mà sanh lòng ham muốn, ước-ao….

b/- Thấy sắc đẹp của kẻ Nam, người Nữ mà đem lòng mơ-tưởng, ước-ao, ham muốn.

– Hình mạo dục: – Thấy hình-tướng xinh-đẹp, mặt, mắt diễm-kiều mà sanh lòng say-mê, đắm-đuối, ham muốn , ước-ao…..

– Oai-nghi tu-thái dục: – Thấy các cách đi, đứng, nằm, ngồi, nụ cười, dáng-điệu của Nam hoặc Nữ mà sanh lòng say-mê, đắm-đuối, ham muốn, ước-ao…

– Ngôn-ngữ âm-thanh dục: – Nghe giọng ca, tiếng hát, lời nói êm-ái, dịu-dàng, ngon-ngọt của Nam, Nữ…mà sanh lòng say-mê, đắm-đuối, ham muốn, ước-ao….

– Tế hoạt dục: – Thấy da thịt trắng-trẻo mịn-màng, trơn-tru, êm láng, của Nam, Nữ….mà sanh lòng  say-mê, đắm-đuối, ham muốn, ước-ao….

– Nhơn tướng dục: – Thấy hình-dáng hoặc yểu-điệu, hoặc oai-phong, hoặc đáng yêu, đáng mến….của Nam, Nữ mà sanh lòng say-mê, đắm-đuối, ham muốn, ước ao…

– Ngoài ra lục-dục còn có thêm nghĩa khác nữa là: Sáu căn:Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân, Ý. Đối với 6 trần là: – Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp sanh ra lòng ham mê, ưa-thích chẳng bao giờ chán bỏ).

7/-  TÂM NHƯ HOẠ SƯ : – Vì hay sanh-khởi ra các thứ nghiệp nhơn.

(Như người hoạ-sĩ vẽ khéo, trong giây lát có thể vẽ ra các cảnh nầy, cảnh nọ vv….vô cùng tận. Thì cũng thế TÂM hay biến hiện ra hoặc cảnh nầy, cảnh khác….liên-tục, bất tận).

Vì vậy nên trong Kinh HOA-NGHIÊM, PHẬT dạy rằng:

TÂM như công hoạ-sư,
Tạo thế gian chủng-chủng ngũ ấm…

Nghĩa là:

TÂM như người hoạ khéo,
Vẽ-vời cảnh thế gian.

là bổ túc cho ý mới vừa luận ở trên vậy.

8/-  TÂM CHẲNG NHỨT ĐỊNH : – Vì theo dõi các thứ phiền não.

(Như gặp cảnh phiền-não thì có TÂM buồn, gặp cảnh vui thì có TÂM hoan-hỷ.

Thì cũng thế:

– (Tuỳ theo các DUYÊN hiện-hành mà TÂM của mình hằng luôn thay-đổi: – Như khi thì vui, lúc thì buồn, khi thương yêu, khi thù-hận vv….)

9/-  TÂM NHƯ ĐẠI-VƯƠNG (Vua): Vì là chủ tăng thượng các Pháp.

(Như Ông Vua là người ban ra luật nầy, pháp nọ…

Thì cũng thế:TÂM“chủ” tạo ra đủ các thứ nghiệp nầy, kia, lớn, nhỏ khác nhau). 

10/- TÂM THƯỜNG ĐỘC-HÀNH KHÔNG HAI, KHÔNG BẠN :Vì không có 2 Tâm đồng thời.

(Như kẻ độc hành (đi một mình) không có bạn-lữ, theo cùng.

Thì cũng thế: – Không bao giờ có 2 Tâm cùng khởi ra một lượt cả. Mà luôn-luôn phải là :

– Tâm trước diệt hẳn rồi Tâm sau mới được sanh ra).

11/- TÂM NHƯ OAN-GIA: –  Vì hay khởi tất cả khổ não.

(Như TA bị luân-hồi trong 3 nẻo, sáu đường, đã và đang chịu các thứ khổ não….đâu ngoài (vọng) Tâm  mà có ư ? Cho nên người học Phật chúng ta phải xem vọng-tâm như là Kẻ thù-oán không đội trời chung vậy).

12/- TÂM NHƯ VOI CUỒNG (Voi điên) ĐẠP NGÃ CÁC NHÀ ĐẤT : – Vì hay phá-hoại tất cả thiện-căn.

(Như con Voi say, voi điên, đạp ngã hết tất cả nhà cửa…

Thì cũng thế: – Vọng tâm làm cho Ta bị mê-muội, do-đó mà Thân, Khẩu, Ý của TA luôn hành đủ 10 điều ác…kết cuộc các căn lành sẵn có của TA vì vậy mà bị tiêu-hoại đi cả…phải bị đoạ vào trong 3 ác đạo (địa-ngục, ngạ-quỷ, súc-sanh).

13/- TÂM NHƯ NUỐT LƯỠI CÂU:Vì trong khổ mà tưởng là vui.

(Trong cõi Ta-Bà ngũ trược nầy, đầy dẫy những sự khổ, các bậc hiền-thánh thảy đều ghê-sợ. lánh xa.

Ấy vậy mà TA vì bị VỌNG TÂM che mờ trí-huệ nên sanh khởi ra ngu-si, cứ cho là vui, rồi đem lòng ưa-thích, ngụp lặn, nổi chìm ở trong đó, không muốn cầu ra khỏi).

14/-  TÂM NHƯ LÀ MỘNG: – Vì trong VÔ NGÃ mà sanh NGÃ tướng.

(Thân nầy là Vô-thường, giả-tạm, Nó chẳng phải là TA và của TA. Ta không thể nào chỉ huy, sai-sử, hoặc là sắp-đặt Nó theo ý Ta được cả.

Thì cũng thế: – Tâm nầy do các DUYÊN (nghiệp) mà sanh ra chớ không có thật. Ấy vậy mà TA cứ tưởng Nó thật là của Ta, rồi bám-níu và chiều-luỵ theo Nó, rốt lại bị Nó sai-sử cũng như chủ nhân sai-khiến Kẻ tôi-đòi).

15/- TÂM NHƯ LẮN XANH (con Ruồi xanh :

Vì trong bất tịnh (không sạch) mà sanh tịnh-tưởng.

(Như con lằn xanh, trong đống phân nhơ mà lại cho là sạch, là thơm, ưa-thích đậu vào….

Thì Cũng thế: – Như TA đây:

Trong thì: – Thân không sạch, – Tâm nhơ bẩn.

Ngoài thì: – Ngoại cảnh sanh-diệt, tàn-tạ đổi-dời.

Chúng-sanh thì:- Tàn-hại lẫn nhau….Vậy mà Vọng tâm khiến cho Ta tưởng đó là sạch, là vui, là trường-cửu, rồi sanh ra lòng ham-ưa, mến thích không chịu bỏ rời).

16/- TÂM NHƯ GIẶC DỮ: – Vì hay gây raq các thứ khổ.

(Như giặc cướp dữ-tợn ưa gây ra các thứ đau khổ cho người.

Thì cũng thế: – Vọng tâm ưa gây ra cho chúng-sanh các thứ khổ địa-ngục, ngạ-quỷ, súc-sanh).

 Đây là ý của lời PHẬT dạy: – Tâm như Lục-tặc (lục tặc là 6 tên giặc cướp – như ở phần kế tiếp dưới đây).

17/- TÂM NHƯ TRỘM CƯỚP: – Vì lấy mất tất cả thiện-căn.

 (Như Kẻ trộm cướp ưa cướp-đoạt tài-sản của người.

Thì cũng thế : – Vọng tâm hay làm cho Ta mất hết căn-lành, (như ở phần luận-giảng số 12), mất hết lợi ích, không được sanh về nơi cõi Trời, Người….)

18/- TÂM THƯỜNG THAM “SẮC” NHƯ BƯỚM ĐÁP LỬA :(Tâm khiến cho Ta tham, mê nơi hình  tướng, sắc-đẹp, không bao giờ chán bỏ, như lửa nuốt củi khô, như biển nuốt nước (muôn) sông không bao giờ chán đủ).

19/- TÂM THƯỜNG THAM “THANH” NHƯ QUÂN ĐI LÂU THÍCH TIẾNG TRỐNG TRẬN:

 (Như đoàn quân trấn đóng ở nơi tiền-tuyến đã lâu không đánh trận, nên lòng hằng thèm nghe được tiếng trống thúc-quân.

Phụ-chú: Như đoàn quân trấn đóng ngoài chiến-tuyến, đã lâu không nghe được  tiếng trống trận, nên tâm của họ ao-ước, thèm-muốn nghe lắm, (để cho tăng thêm tinh-thần chiến-đấu)….

Thì cũng thế:

Tâm khiến cho ta ham-mê theo âm-thanh bên ngoài, hoặc tiếng ca, giọng hát, lời khen-tặng, tâng-bốc vv….rồi chạy theo nó, rốt lại bị lệ-thuộc vào nó như tôi-tớ lệ-thuộc chủ-nhơn.

20/- Tâm thường tham HƯƠNG như heo thích nằm trong chỗ bất tịnh:

(Như Heo thích nằm trong vũng nước bùn, phẩn tanh-hôi mà cho đó là mùi hương-thơm, sạch…..

Thì cũng thế: – Tâm thường khiến cho ta mãi ham-mê nơi bùn lầy ngũ-dục (là Tiền-bạc, Sắc đẹp, Danh-lợi, Ăn-uống, Ngủ-nghỉ) không chịu buông-bỏ, xa-lìa.

21/- Tâm thường tham VỊ như cô gái nhỏ ham ưa ăn ngon:

(Như cô gái nhỏ tham ăn ngon bất kể lời răn cấm, dặn bảo của y-sĩ điều-trị…..

Thì cũng thế: Tâm khiến cho ta ham ưa ngũ-dục không chán bỏ, bất kể lời khuyên dạy của chư Phật, Bồ-tát, Tổ-sư cùng các minh-sư, thiện-hữu khác…..

22/- Tâm thường tham “XÚC” như ruồi ưa dầu:

(Như con Ruồi ưa-thích dầu nên tự lao đầu vào trong dầu mà chết.

Thì cũng thế: – Tâm khiến cho Ta ưa ham mê nơi các sắc dục, thanh dục, hương dục, vị dục, xúc dục cùng  các trần-dục khác nữa…..không bao giờ chán bỏ. Rốt lại vì nó mà bị sanh-tử, luân-hồi mãi-mãi.

(Phụ-chú:

(Các TÂM từ số 18 cho đến 22 dụng-ý dạy rằng:

– Vọng tâm khiến cho Ta tham-ưa, đắm-đuối nơi cảnh “Lục-trần” là : Sắc, Thanh, Hương, Vị, XúcPháp – Nhưng sở-dĩ trong kinh-văn đây chỉ nói có “5 trần” đầu thôi mà không nói đến “trần” chót là PHÁP, bởi vì PHÁP vốn không thật có, chỉ do nơi DUYÊN hòa-hợp sanh ra mà thôi –

Vì thế nên không nói (đến tâm số 23), nhưng các chư hiền học Kinh phải nên hiểu biết như vậy).

Trên đây là 22 cái vọng-tâm chánh của chúng-sanh mà Phật đã dạy và Bđăng vừa mới lược-giảng ra. Còn nếu như muốn nói cho cùng tận thì có đến vô-lượng, vô-biên, vô-số, chủng-loại vọng-tâm sai-biệt khác nhau, khó mà kể ra cho xiết được !

Các VỌNG-TÂM nầy chính là nguồn gốc của tất cả mọi sự luân hồi và sanh-tử, khổ-đau.  Chúng-ta hằng ngày sống với nó, làm quyến-thuộc cùng với , bị sai-sử như kẻ tôi-đòi. Ấy vậy mà chúng-ta vẫn không thấy, nghe, hay, biết…là tại sao?

– Vì bị Vô-minh che-phủ vậy,

– Vì bị si-ái làm cho ngu-mê vậy,

– Vì bị ác tri-thức làm cho đọa-lạc vậy.

– Vì không gần-gũi minh-sư, thiện-hữu vậy.

– vv…………

1/- Tất-cả chúng-sanh chúng-ta, trước vì bị những vọng-tâm nầy sai-sử (làm nhơn) cho nên về sau mới chiêu-cảm ra các sự luân-hồi nơi sáu nẻo (thành-quả).

Trong kinh gọi là:

Phàm-phu bạt-địa chúng-sanh “tâm hành xứ hữu”.    

Sao gọi là TÂM HÀNH XỨ HỮU?

Nghĩa là:

–  Tất-cả chúng-sanh một khi khởi TÂM ra thì đều toàn là TÂM VỌNG mà thôi, chớ không có nhứt một cái TÂM-CHƠN nào cả (Ðiều nầy chúng-ta cứ tịnh-ý xét lại Tâm mình, ắt sẽ tự thấy rõ-ràng). Hễ vọng-tâm nầy vừa dứt thì vọng-tâm khác liền kế-tiếp sanh ra, tựa như dòng nước chảy mau không bao giờ ngưng-nghỉ.    

Vì thế cho nên trong kinh LĂNG-NGHIÊM, Phật mới dạy rằng :

– “ Bửu-giác chơn-tâm, các-các viên-mãn, như ngã án-chỉ, hải-ấn pháp-quang. Nhữ tạm cử tâm, trần-lao tiên-khởi”….

Nghĩa là:

-“ Tuy rằng cái bửu-giác CHƠN-TÂM ai cũng có sẵn đủ, ai cũng đều viên-mãn cả.

Nhưng TA (là PHẬT) “đắc-chỉ ư TÂM, ứng-chỉ ư THỦ”, vì vậy nên một khi TA vừa động ngón tay thì ánh HẢI-ẤN QUANG-MINH – Tức là Tâm Thường-Trụ Chánh-định – của TA rực-rỡ chiếu khắp mười phương vô lượng thế giới.

Còn như các NGƯƠI, hễ TÂM vừa mới bị động thì trần-lao đã khởi ra trước rồi, mà diệu-dụng lại

không có phát ra được một chút nào hết cả”…..

……………………..

Do vì như vậy mà chúng sanh chúng-ta cứ bị luân-hồi trong 25 cõi HỮU mãi-mãi. Từ vô thỉ kiếp lâu xa về trước cho đến hiện kiếp nầy đây, cũng vẫn chưa giải-thoát được.

HỎI:

– Gì là 25 cõi HỮU (Nhị thập ngũ HỮU)?

ÐÁP: – 25 cõi HỮU đây tức là 25 cõi (hoặc Trời, hoặc Người) nơi mà các chúng-sanh trong đó vẫn còn có HỮU-SANH, HỮU-TỬ, HỮU LUÂN-HỒI.

Chữ HỮU ở đây có nghĩa là như vậy. 25 cõi HỮU đó là:

A/- DỤC-GIỚI HỮU:

– Gồm có 14 cõi sau đây:

1/- Ðịa-ngục HỮU.

2/- Ngạ-qủy HỮU.

3/- Súc-sanh HỮU.

4/- A-Tu-la Hữu,

5/- Ðông-Thắng thần-châu HỮU (Phất đề-bà châu).

6/- Nam-Thiện Bộ-châu HỮU (Diêm Phù-đề châu – là trái đất của mình hiện đang cư-trụ).

7/- Tây-Ngưu Hóa-châu HỮU (Cồ Ða-Ni châu).

8/- Bắc-Câu lư-Châu HỮU (Uất Ðan-việt châu).

9/- Tứ Thiên-Vương xứ HỮU. (Trời Tứ-Vương).

10/- Ðạo-lợi Thiên HỮU. (Trời Ðạo-lợi)

11/- Dạ-Ma Thiên HỮU. (Trời Dạ-ma).

12/- Ðâu-suất Thiên HỮU. (Trời Ðâu-suất).

13/- Hóa-lạc Thiên HỮU. (Trời Hóa-lạc)

14/- Tha Hóa Tự-Tại Thiên HỮU. (Trời  Tha-Hóa Tự-Tại).

Trong 14 cõi HỮU nầy thì:

– 4 cõi đầu tiên thuộc về cảnh-giới của ác-đạo.

– Từ cõi thứ 5 cho đến cõi thứ 8 thuộc về cảnh-giới của loài Người  (Nhơn-đạo).

– Từ cõi thứ 9 cho đến cõi thứ 14 thì thuộc về cảnh-giới của chư Thiên (Thiên-đạo) trên các cõi Trời – Ngoài sự hiểu biết và suy-lường của các hàng thế-gian Nhơn-đạo.

(Phụ Chú 

– Trong ba cảnh-giới nầy thì hai cảnh-giới đầu là Ðịa-ngục, Ngạ-quỷ không có ÁI-DỤC (vì bị hình-phạt quá đau-khổ nơi địa-ngục và quỷ-đói nên không có thì-giờ nghĩ tới DỤC, hoặc nếu có thì chỉ thoáng-qua rồi thôi) – Các cảnh-giới còn lại từ Súc-sanh cho đến Hóa-lạc Thiên thì có đầy-đủ hết các sự ÁI-DỤC (HỮU dục-lạc).

B/- SẮC-GIỚI HỮU:

Gồm có 7 cõi HỮU sau đây:

1/- Sơ-Thiền Thiên HỮU (gồm có 3 từng Trời tùy-thuộc).

2/- Nhị-Thiền Thiên HỮU (gồm có 3 từng Trời tùy-thuộc).

3/- Tam-Thiền Thiên HỮU (gồm có 3 từng Trời tùy-thuộc).

4/- Tứ-Thiền Thiên HỮU (gồm có 9 từng Trời tùy-thuộc).

5/- Ðại Phạm Vương Thiên HỮU .

6/- Vô-Tưởng Thiên HỮU.

7/- Tịnh-Cư A-Na-Hàm HỮU. (gồm có 5 từng trời tùy-thuộc).

– Bảy cõi HỮU nầy Thiên-chúng tuy là có sắc-thân nhưng không có tướng Nam-Nữ sống và an-vui trong Thiền-định. Vì vậy cho nên không có ái-dục).

C/- VÔ-SẮC-GIỚI HỮU:

Gồm có 4 cõi HỮU sau đây:

1/- Không-xứ Thiên HỮU.

2/- Thức-xứ Thiên HỮU.

3/- Bất-dụng xứ Thiên HỮU.

4/- Phi-Tưởng, Phi-phi Tưởng xứ Thiên HỮU.

Chư Thiên ở nơi 4 cõi HỮU nầy không có “Thân sắc-tướng”, chỉ có thần-thức và sống bằng Thiền định-lực mà thôi (Ðương-nhiên là không có ÁI-DỤC).

Vì vậy nên gọi là VÔ-SẮC (tức là không có sắc-thân).

Tất-cả chúng-sanh trong 3 cỏi HỮU nầy : – Do vì vẫn còn bị VỌNG-TÂM (tức là Thức-Tâm phân-biệt) HÀNH-XỬ SAI QUẤY cho nên cứ mãi bị luân hồi, không sao giải-thoát được.

Bởi thế nên gọi : – Chúng-sanh TÂM HÀNH XỨ HỮU là như vậy.

2/- Còn các bậc Thánh-nhơn từ A-la-Hán trở lên – vì đã diệt được VỌNG-TÂM cho nên không còn bị nó HÀNH-XỬ sai-quấy nữa, vì thế mà CHƠN-TÂM được hiển-lộ – như trăng vẹt mây chiếu ra ánh-sáng tươi đẹp – Xa lìa khỏi các cõi HỮU, nhập vào thánh-số [4](1) , đạt được cảnh-giới giải-thoát.

Trong kinh gọi là:

 – Thánh-nhơn TÂM HÀNH XỨ DIỆT.

(Tức là quý NGÀI đã diệt được tất cả các sự thọ sanh – do Tâm-lực và nghiệp-lực dẫn đường – trong 25 cõi rồi) không còn bị sanh-tử, luân-hồi nữa.  Nam Mô A-DI-ĐÀ PHẬT.

Trân trọng,

* * *

CHÚ THÍCH:

([1])– Đây là vị THẦN thứ ba trong 8 vị DƯỢC-XOA đại-tướng của PHẬT DƯỢC-SƯ LƯU-LY QUANG VƯƠNG NHƯ-LAI.

([2])– Là 4 loại THẦN Nước, Lửa, Sấm-sét, Chớp giăng. Tức là:

THẦN nước (HÀ BÁ), LỬA (Bà Hoả – Hoả Tinh). LÔI THẦN (Thần sấm sét), ĐIỂN THẦN (Thần chớp sáng).

([3])- Tâm Trung-dung: là cái Tâm chính giữa, nghĩa là Tâm “Thương không ra thương” mà “ghét không ra ghét”.

Hoặc là “Đúng không ra đúng, sai không ra sai”. Người đời gọi là TÂM BA PHẢI.

Sở-dĩ gọi Tâm nầy là Ngu-si ví NÓ không giống bất cứ một cái gì hết (không giống thương mà cũng không giống ghét – không giống đúng mà cũng không giống sai) – như Kẻ đần-độn, ngu-si.

Hỏi cái gì cũng chỉ gật đầu….chớ không có chủ-tể được điều gì hết cả.

([4])-  Nhập vào thánh-số: Tức là nhập vào dòng của thánh-nhơn – Phải đắc từ quả-vị Tu đà-hoàn trở lên mới được gọi là “vào trong dòng thánh” (tức là thánh-số).  Trái với “thánh-số” là “Phàm-phu chúng-sanh số”.