GIẢI THÍCH LUẬN NHIẾP ĐẠI THỪA

Tác giả: Bồ-Tát Thế Thân
Hán dịch: Đời Tùy, Tam Tạng Đạt Ma Cấp Đa
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN 8

F. TĂNG THƯỢNG GIỚI HỌC THẮNG TƯỚNG, THẮNG NGỮ

Luận nói: Đã nói tu nhân quả sai biệt như vậy, trong đây thắng tướng của tăng thượng giới làm sao thấy được? Như kinh nói: Bồ-tát đã thọ giới cấm trong Bồ-tát địa, nếu lược nói thì có bốn thứ thắng tướng, cho nên gọi là thắng tướng nên biết, đó là thắng tướng khác nhau, Cộng bất cộng học thắng tướng, Khoáng đại thắng tướng và Thâm diệu thắng tướng. Trong đó sai biệt (khác nhau) thắng tướng, là thủ hộ giới, nhiếp thiện pháp giới và lợi ích chúng sinh giới. Trong đây thủ hộ giới phải biết là trụ xứ hai giới còn lại, nhiếp thiện pháp giới là trụ xứ xuất sinh Phật pháp, lợi ích giới chúng sinh phải biết là trụ xứ thành thục chúng sinh. Cộng học, nghĩa là Thanh-văn và Bồ-tát, tánh tội không hiện hành. Bất cộng học, nghĩa là ngăn tránh tội không hiện hành. Học xứ nầy đối với Thanh-văn là phạm tội, với Bồ-tát thì không phải phạm, hoặc có học xứ đối với Bồ-tát thì phạm, với Thanh-văn thì không phạm. Học xứ Bồ-tát là thân khẩu ý, học xứ Thanh-văn chỉ có thân khẩu, cho nên tâm của Bồ-tát cũng là phạm, không phải hàng Thanh-văn còn lại. Lược nói chỉ là nhiếp thọ tất cả chúng sinh không có tội lỗi, thân khẩu ý điều mà tất cả Bồ-tát phải làm phải học, các điều đó tức là cộng bất cộng học xứ nên biết.

Giải thích: Làm sao biết được sự sai biệt của học xứ Bồ-tát và học xứ Thanh-văn? Nói phẩm loại sai biệt, là do Thanh-văn chỉ có một thủ hộ giới, không có Nhiếp thiện pháp giới và Lợi ích chúng sinh giới. Cộng bất cộng học xứ giới, tánh tội trong đó thì sát sinh… là cộng, chế tội (cấm) đào đất, giẫy cỏ… là bất cộng. Những học xứ sau nầy đối với Thanh-văn thì có tội, với Bồ-tát thì không có tội, như Thanh-văn trong mùa hạ mà đi là phạm tội, Bồ-tát thấy có sự lợi ích chúng sinh mà không đi là phạm. Thâu giữ tất cả chúng sinh không tội lỗi, là thâu nhận tất cả chúng sinh mà không có tội lỗi, không phải như lấy nữ sắc… ban

cho. Tuy là nhiếp thọ, nhưng không phải không có nghiệp tội lỗi, vì lìa lỗi nầy cho nên phải nói thâu nhận không lỗi. Tâm cũng là phạm, nghĩa là như có hại cho giác, khi chỉ khởi giác tức là Bồ-tát tội, không phải Thanh-văn, vì tam học của Tăng thượng giới nầy tức là thể tánh của Ba-la-mật. Tại sao lại kiến lập thêm tam học? Nghĩa sai biệt của Tam học nầy cùng với Ba-la-mật, nay sẽ hiển thị, là do tướng nhân lần lượt thay nhau cho nên lập riêng các học xứ, nương giới sinh định, nương định sinh huệ.

Luận nói: Rộng lớn khác nhau sai biệt lại có bốn thứ sai biệt: 1. Mọi thứ vô lượng học rộng lớn. 2. Nhiếp vô lượng phước đức rộng lớn. 3. Nhiếp nhất thiết chúng sinh lợi lạc tâm rộng lớn. 4. A-nậu-đa-la Tammiệu-tam Bồ-đề trụ xứ rộng lớn.

Giải thích: Mọi thứ vô lượng học rộng lớn, là học xứ của chư Bồtát cũng có nhiều thứ, cũng vô lượng, vì đối với chúng sinh hành giáo hóa và làm các việc thâu nhận. Nhiếp vô lượng phước đức, là thâu giữ tư lương phước đức của chư Bồ-tát không thể so lường, Thanh-văn thì không như thế. Nhiếp nhất thiết chúng sinh ý lợi lạc, trong đó khuyến khích khiến cho tu thiện là lợi ích ý, người lấy thiện nầy, hoặc khi ở nơi quả đang được phước báo thì đây gọi là an lạc ý. A-nậu-đa-la Tammiệu-tam Bồ-đề trụ xứ rộng lớn, là A-nậu-đa-la Tam-miệu-tam Bồ-đề do trụ giới nầy mà đắc, giới của Thanh-văn thì không như thế.

Luận nói: Thâm diệu sai biệt, nghĩa là Bồ-tát dùng phương tiện thiện xảo như vậy, hành mười thứ ác nghiệp sát sinh… nhưng không bị tội, mà sinh vô lượng phước, mau chứng A-nậu-đa-la Tam-miệu-tam Bồ-đề. Lại nữa, biến hóa thân khẩu nghiệp, phải biết đó là giới thâm diệu của Bồ-tát. Hoặc vì quốc vương mà hiển bày các sự bức não của chúng sinh, lấy đây mà thành lập chúng sinh vào trong luật hạnh. Lại nữa, thị hiện trong mọi thứ bản sinh, hiển bày bức não chúng sinh khác, thâu nhận chúng sinh khác, trước hết khiến cho tâm người khác sinh tịnh tín, sau đó mới giáo hóa thành thục, đây gọi là thắng tướng thâm diệu của Bồ-tát giới. Bốn thắng tướng nầy, lược nói phải biết là Bồ-tát thắng tướng thủ hộ giới của Bồ-tát, sai biệt học xứ Bồ-tát như vậy. Lại có vô lượng loại sai biệt, như trong kinh Tỳ-na-da cù-sa phương tiện nói.

Giải thích: Trong thâm diệu sai biệt, hoặc Bồ-tát lấy các phương tiện thiện xảo như vậy, là trong đó Bồ-tát như vậy, đắc thế lực của phương tiện thiện xảo như vậy, nay hiển thị: Nếu biết như vậy, thì người nầy vì bất thiện nầy mà cùng tương ưng với Vô gián địa ngục, Bồ-tát vì biết trí tri tha tâm, lại càng không có phương tiện nào khác có khả năng chuyển ác nghiệp để giúp cho quyết định không đọa ác đạo, biết rằng đã quyết định làm nghiệp nầy thì chắc chắn đọa địa ngục, biết như vậy rồi thì liền khởi tâm nầy: “Nếu khiến cho ta tạo nghiệp rồi đọa vào địa ngục, thì cũng có khổ gì mà sát (giết)”? Tuy hiện đời chịu ít khổ não, vị lai sẽ thọ an lạc, cho nên cũng như thầy thuốc, Bồ-tát vì tâm lợi ích mà sát (giết) là vô tội, đắc thù thắng. Do phước đức nầy mà nhanh chóng đắc A-nậu-đa-la Tam-miệu-tam Bồ-đề, những hạnh như vậy rất là thâm diệu. Lại nữa, Bồ-tát có biến hóa thân khẩu nghiệp, phải biết thâm diệu giới đó là do thân khẩu nghiệp nầy. Hoặc vì quốc vương mà thị hiện các sự bức não chúng sinh, an lập chúng sinh trong luật hạnh, trong đó thể tướng của chỗ hóa làm sự biến hóa, như A-na-la vương làm thiện tài đồng tử thị hiện chỗ thờ phụng. Thị hiện trong mọi thứ bản sinh, nghĩa là như Tỳ-du-an- hằng-la vương tử (đời nhà Tùy gọi là đa năng, tức là Tu-đạt-noa), trong bản sanh kinh nói: Bồ-tát đem con thí cho bà-lamôn. Đứa con nầy là biến hóa. Tại sao? Luận nói hiển bày không bức não chúng sinh nầy, vì thâu nhận các chúng sinh khác, vì Bồ-tát cuối cùng là không vì bức não chúng sinh nầy mà thâu nhận việc của chúng sinh khác, đây cũng là thâm diệu. Bốn thứ sai biệt nầy tức là trong kinh Tỳ-na-da cù-sa thập vạn kệ nói rộng. Giải thích tăng thượng giới học đã xong.

 

G. TĂNG THƯỢNG TÂM HỌC THẮNG TƯỚNG THẮNG NGỮ

Luận nói: Như vậy, đã nói Thắng tướng tăng thượng giới học, Thắng tướng tăng thượng tâm học làm sao thấy được? Lược nói phải biết có sáu thứ sai biệt: 1. Sở duyên sai biệt. 2. Mọi thứ sai biệt. 3. Đối trị sai biệt. 4. Công năng sai biệt. 5. Xuất sinh sai biệt. . Tác nghiệp sai biệt. Vì pháp Đại thừa làm sở duyên, vì Đại Thừa Quang Minh Nhất Thiết Phước Đức Tụ Tam-muội vương, mọi thứ vô lượng Tam-ma-đề của Hiền Hộ Thủ Lăng Già Ma, Tổng tướng duyên trí tất cả pháp như tạo thêm phương tiện để tẩy trừ chướng nhiễm trược trong thức A-lê-da, dạo chơi trong lạc thú thiền định, tùy chỗ mong muốn thọ sinh, trong tất cả thế giới xuất sinh thần thông không chướng ngại, là vì chấn động, vì thiêu cháy, vì phổ biến, vì hiển hiện, vì chuyển biến, vì vãng lai, vì hoãn gấp, vì tụ tán, vì tất cả sắc tượng nhập trong thân, vì chỗ đến đồng loại, vì ẩn hiển, điều mình làm tự tại, vì chế phục thần thông khác, vì cùng biện luận, vì cùng niệm, vì ban cho lạc, vì phóng quang, vì xuất sinh đại thần thông như vậy.

Giải thích: Nay hiển bày thắng tướng tăng thượng tâm học, trong đó pháp Đại thừa làm sở duyên, là do các Bồ-tát lấy Đại thừa làm đối tượng duyên, không phải các Thanh-văn. Đại thừa quang minh phước tụ Tam-ma-đề vương, là làm sáng lên tên gọi của Tam-ma-đề, vì các Thanh-văn không có một loại nào trong vô số Tam-ma-đề nầy. Đối trị sai biệt, là do có thể đối trị tất cả chướng ngại, như lấy tế vật suy ra thô vật, chủng tử của phiền não như vậy trụ trong thức A-lê-da gọi là huân tập, đây gọi là thô đối trị, Đạo gọi là tế đối trị, suy ra cái thô đối trị kia. Công năng sai biệt, là do có công năng nầy dạo chơi trong vui thiền định mà có lợi ích tất cả chúng sinh, đối với sự thọ sinh kia cũng không mất thiền định, Thanh-văn thì không như thế. Xuất sinh sai biệt, là trong tất cả thế giới đắc thần thông vô chướng ngại, vì do thiền định sinh. Tác nghiệp sai biệt, trong đó chấn động là chấn động tất cả thế giới. Thiêu cháy, tức là thiêu cháy tất cả thế giới. Phổ biến, phải biết là quang minh trải khắp. Hiển hiện, là nếu chúng sinh tùy điều mà họ muốn thấy, thì sức thần thông của Bồ-tát mà họ được thấy vô lượng thế giới và thấy chư Phật Bồ-tát trong thế giới kia. Chuyển biến, phải biết là như chuyển đất thành nước. Vãng lai, là trong khoảng một sát-na đi qua vô lượng thế giới. Tụ, là lấy vô lượng thế giới cho vào trong một hạt bụi nhỏ mà hạt bụi nhỏ không tăng trưởng. Tán, là đem hạt bụi nhỏ nầy cho lan khắp vô lượng thế giới. Tất cả sắc tượng nhập trong thân, là như trong một thân mà tất cả vô số sắc tượng hiển hiện. Chỗ đến đồng loại, là như đến tầng trời ba mươi ba thì sắc tượng và âm thanh cùng đồng với trời đó, để giáo hóa chúng sinh kia, như vậy đến tất cả xứ đều như thế. Ẩn hiển, tức là đối với tất cả xứ, hoặc hiện hoặc không hiện. Việc mà mình làm tự tại, nghĩa là như biến ma vương khiến cho thành thân Phật. Chế phục thần thông khác, nghĩa là trong tất cả thần thông, đắc tối thắng. Cùng biện luận, nghĩa là có thể vấn đáp; cùng niệm và lạc, là do nghe Bồ-tát thuyết pháp mà đắc Tam-ma-đề, đắc niệm, đắc lạc. Phóng quang, là phóng quang khiến cho thế giới khác trụ, Bồ-tát đều đến tập hợp. Xuất sinh đại thần thông như vậy, nghĩa là đã nói thần thông như trước, những thần thông nầy Thanh-văn không có.

Luận nói: Thâu giữ tất cả điều nan hành (khó khăn), vì xuất sinh mười thứ nan hành, mười thứ nan hành là: 1. Tự thọ nan hành, là tự thọ Bồ-đề nguyện. 2. Bất thối nan hành, là trong khổ sinh tử không thối chuyển. 3. Bất bội nan hành, đối với tất cả hạnh điên đảo, không buông bỏ chúng sinh. 4. Hiện tiền nan hành, dù bị chúng sinh gây xúc não nhưng Bồ-tát vẫn hiện tiền làm tất cả sự lợi ích. 5. Bất ô nan hành, là sinh tại thế gian mà không bị pháp thế gian nhiễm ô. . Tín nhạo nan hành, là trong Đại thừa tuy chưa hiểu, nhưng vẫn tin ưa tất cả pháp sâu xa rộng lớn. 7. Thông đạt nan hành, là thông đạt nhân vô ngã và pháp vô ngã. 8. Tùy giác nan hành, trong bí mật ngữ sâu xa mà Như Lai nói tùy thuận hiểu rõ. 9. Bất ly bất nhiễm nan hành, là không bỏ sinh tử mà không nhiễm ô. 10. Khởi tác nan hành, là chư Phật trụ trong tất cả chướng ngại và giải thoát, vì vô công dụng tận cõi sinh tử, khởi làm tất cả sự lợi ích của tất cả chúng sinh.

Giải thích: Như kinh nói: “Bồ-tát có nan hành”, trong đó cái gì là nan hành? Tất cả nan hành kia lấy mười thứ nan hành nầy để hiển thị. Trong đó, bất ly bất nhiễm nan hành, bất ly là nghĩa không xả bỏ, nếu đối với sinh tử không xả bỏ thì cũng không nhiễm. Điều nầy rất khó, chín thứ nan hành còn lại, như luận nầy có thể giải thích.

Luận nói: Trong tùy giác nan hành, những gì là mật ngữ của chư Phật Bồ-tát tùy thuận hiểu rõ? Như nói tại sao Bồ-tát được thành bố thí? Nếu không thí một vật, nhưng ở trong mười phương thế giới, thành tựu vô lượng việc bố thí, thì làm sao được thành bố thí ưa thích? Nếu đối với tất cả bố thí mà không có sự ưa thích thì làm sao được thành niềm tin bố thí? Nếu đối với chư Như Lai không hành tín hướng, thì làm sao được thành bố thí hăng lên? Nếu tự thân đối với bố thí không có sự hăng lên thì làm sao được thành bố thí du hý (dạo chơi nhẹ nhàng)? Nếu không có cùng lúc bố thí một vật, thì làm sao được thành bố thí rộng lớn? Nếu đối với bố thí sinh tư tưởng không bền vững, thì làm sao được thành bố thí thanh tịnh? Nếu sinh tâm xan lận thì làm sao được thành bố thí cứu cánh? Nếu không trụ trong cứu cánh, thì làm sao được thành bố thí tự tại? Nếu đối với bố thí không được tự tại, thì làm sao được thành bố thí vô tận? Nếu không trụ trong vô tận, thì thí như vậy, trì giới như vậy cho đến trí huệ đều như vậy, phải biết tùy tương ưng của nó.

Giải thích: Trong đây hiển bày ý của mật ngữ, trong đó làm sao được thành bố thí? Bồ-tát lấy tất cả chúng sinh làm thể của chính mình, cho nên tất cả chúng sinh hành bố thí, tức là Bồ-tát hành bố thí, đây là mật ý. Làm sao được thành ưa thích bố thí? Là không có ưa thích có sở đắc bố thí, chỉ có ưa thích mà Bồ-tát tịnh thí, tạp tướng và chấp tướng, gọi đó là có sở đắc, cho nên kinh nói có tạp tướng và chấp trước tướng bố thí. Làm sao được thành niềm tin bố thí? Do tự mình được tâm bố thí mà không nhờ người khác để làm duyên. Làm sao được thành bố thí hăng lên? Đây cũng là hiển bày tự tánh chủ thể bố thí, nếu tự thân không có hăng lên, do trừ xan lận cho nên tuy không hăng lên nhưng tự mình có thể hành bố thí. Làm sao được thành bố thí du hý? Không phải một lúc bố thí và thường bố thí, không thí một vật vì tất cả bố thí. Làm sao được thành bố thí rộng lớn? Trong đó không bền vững, nếu dùng nghĩa bí mật thì gọi là bất loạn. Đây là hiển bày định tâm thí và phá tham dục thí. Làm sao được thành bố thí thanh tịnh? Trong đó sinh khởi, là nếu dùng nghĩa bí mật thì gọi là bạt căn, là nhổ ra gốc keo kiệt, do trở ngọn của keo kiệt xuống dưới, nhổ gốc đưa lên trên, cho nên gọi là sinh khởi. Làm sao được thành bố thí cứu cánh? Cứu cánh, nghĩa là Niết-bàn, vì trong đó không trụ, không giống như Thanh-văn trụ cứu cánh Niết-bàn. Làm sao được thành bố thí tự tại? Nếu trong chướng ngại bố thí khiến cho không được tự tại, cho nên gọi là đối với thí được tự tại, vì chỉ đối với chướng ngại bố thí không được tự tại. Làm sao được thành bố thí vô tận? Vô tận tức là Niết-bàn, vì hiển bày sự không đồng với Thanh-văn trụ Niết-bàn.

Luận nói: Làm sao được thành sát sinh? Nếu đoạn sinh tử của chúng sinh. Làm sao được thành không cho mà lấy? Nếu tất cả chúng sinh không có người cho mà tự lấy. Làm sao được thành dục tà hạnh? Nếu hành trong dục tà. Làm sao được thành vọng ngữ? Nếu trong vọng ngữ nói là hư vọng. Làm sao được thành phá hoại ngữ? Nếu trong Đệ nhất hạnh mà hành thường hạnh. Làm sao được thành lời thô ác? Là trụ nên biết bỉ ngạn. Làm sao được thành tạp loạn ngữ? Nếu trong pháp các loại sai biệt mà như tướng của nó nói. Làm sao được thành phi phần tham? Nếu luyện tập nơi đối với thiền định vô thượng khiến cho tự được. Làm sao được thành tâm sân hại? Nếu nơi tất cả tâm phiền não đã bị sát hại. Làm sao được thành tà kiến? Tà thể biến khắp nơi tất cả xứ, như thấy đúng thể của nó.

Giải thích: Như trong kinh nói: Phật bảo Tỳ-kheo! Ta là người sát sinh. Nay sẽ hiển bày ý của lời nầy. Thế nào dục tà hạnh? Nếu nhớ biết dục nầy là tà, phải biết hạnh như vậy mà trụ. Bỉ ngạn, là trụ trong nên biết bỉ ngạn. Thế nào là tà kiến? Tà thể biến khắp nơi sắc… thấy đúng tướng của nó, tức là thấy phân biệt tánh trong tánh y tha là tà tướng. Mười nghiệp đạo bất thiện còn lại có thể hiểu như luận.

Luận nói: Thâm diệu Phật pháp, những gì là thâm diệu Phật pháp, nay sẽ giải thích. Pháp thường trụ là Phật pháp, vì pháp thân thường trụ. Pháp đoạn diệt là Phật pháp, vì tất cả chướng đều là đoạn diệt. Pháp sinh khởi là Phật pháp, vì hóa thân sinh khởi. Pháp chứng kiến là Phật pháp, vì tám vạn bốn ngàn hạnh chúng sanh đều đối trị, đều chứng kiến. Dục câu pháp (dục đồng thời với pháp) là Phật pháp, vì dục đồng nắm giữ tự thể chúng sinh. Như vậy sân câu pháp là Phật pháp, si câu pháp là Phật pháp, phải biết phàm phu pháp là Phật pháp. Pháp vô nhiễm là Phật pháp, vì thành tựu chân như tất cả không nhiễm ô. Pháp không nhiễm là Phật pháp, vì sinh tại thế gian mà không bị pháp thế gian nhiễm ô, cho nên gọi là thâm diệu Phật pháp, vì tu Ba-la-mật, vì thành thục chúng sinh, vì thanh tịnh cõi Phật, vì xuất sinh tất cả Phật pháp, Bồ-tát phải biết là nghiệp sai biệt Tam-ma-đề.

Giải thích: Lại có trong kinh khác nói: Pháp thường trụ là Phật pháp, cho đến pháp vô nhiễm là Phật pháp. Ý trong đây nói nay sẽ hiển thị. Thường trụ, là Pháp thân, vì pháp nầy cho nên nói là pháp thường trụ. Pháp đoạn diệt, pháp chứng kiến và pháp không nhiễm ô, những pháp nầy hiển bày chân như xuất ly tất cả chướng nhiễm, vì pháp nầy cho nên nói là pháp không nhiễm ô. Trước chưa nói tác nghiệp sai biệt cho nên bây giờ hiển thị. Tam-ma-đề nghiệp của Bồ-tát, trong đây Bồ-tát y chỉ Tam-ma-đề, cho nên đắc tu các Ba-la-mật, cũng vì y chỉ Tam-mađề mà thành thành tựu chúng sinh, do thần thông mà thâu giữ dẫn khiến cho nhập, cũng y chỉ lực thanh tịnh của Tam-ma-đề, cõi Phật thanh tịnh cũng như thế. Nếu tâm đắc tự tại thì liền tùy chỗ mong muốn khiến cho thế giới trở thành vàng ròng, những thứ như vậy là do lực của Tam-mađề, xuất sinh Phật pháp gọi đó là nghiệp. Giải thích tăng thượng tâm học đã xong.

 

H. THẮNG TƯỚNG TĂNG THƯỢNG HUỆ HỌC THẮNG NGỮ

Luận nói: Như vậy đã nói tăng thượng tâm học thắng tướng, tăng thượng huệ học thắng tướng làm sao thấy được? Là trí vô phân biệt, hoặc tự tánh, hoặc y chỉ, hoặc nhân duyên, hoặc sở duyên, hoặc tướng mạo, hoặc kiến lập, hoặc giải thích vấn nạn, hoặc trụ trì, hoặc bạn loại, hoặc quả báo, hoặc tân dịch, hoặc xuất ly, hoặc chí cứu cánh, hoặc phương tiện, các công đức của vô phân biệt hậu đắc, hoặc sai biệt, hoặc trí thí dụ Vô phân biệt, hoặc vô công dụng làm điều đáng làm, hoặc thâm diệu… Đây là tăng thượng huệ sai biệt nên biết của trí vô phân biệt.

Giải thích: Bây giờ sẽ nói Thắng tướng Tăng thượng huệ học, trong đây hiển bày trí vô phân biệt là tăng thượng huệ. Trí nầy lại có ba thứ: 1. Phương tiện vô phân biệt, tức là tầm tư. 2. Vô phân biệt. 3. Hậu đắc. Trong đó trí cầu dục là tăng thượng huệ thứ nhất, trí tự nội là tăng thượng huệ thứ hai, trí nhiếp trì là tăng thượng huệ thứ ba. Trong đó chỉ thành tựu trí vô phân biệt làm chánh thể, do đối với nhân trí của tầm tư tức là quả của nó, do đối với quả trí hậu đắc tức là nhân của nó. Nếu trí nầy thành tựu thì hai trí trước và sau liền được thành tựu. Hiện tại trước hết phải giải thích tự tánh của trí vô phân biệt. Tự tánh tức là thể tướng. Tự tánh trí vô phân biệt của chư Bồ-tát cần phải lìa năm loại tướng. Bây giờ sẽ nói.

Luận nói: Tự tánh của trí vô phân biệt nầy lìa năm loại tướng, là lìa phi tư duy, là vượt qua bậc giác quán, là lìa diệt thọ tưởng định, là lìa tự tánh sắc, là lìa sự lường tính nghĩa chân thật của vô số tướng. Lìa năm loại tướng nầy, phải biết là trí vô phân biệt.

Giải thích: Trong năm loại tướng, nếu không tác ý là vô phân biệt, thì ngủ say, đam mê dâm dục đáng lẽ là trí vô phân biệt. Lại nữa, nếu vượt qua địa giác quán là vô phân biệt, thì nhị thiền trở lên đều đáng lẽ là trí vô phân biệt. Nếu như thế thì người thế gian cũng đáng lẽ đắc trí vô phân biệt. Lại nữa, nếu tâm và tâm pháp không hiện hành là trí vô phân biệt, thì trụ diệt thọ tưởng định đáng lẽ cũng là trí vô phân biệt. Trí nầy không thành. Tại sao? Vì khi trụ diệt định… thì không có tâm. Lại nữa, nếu thể tánh của trí giống như sắc, như sắc thì ngây ngô vô tri, thì trí cũng ngây ngô vô tri như vậy. Lại nữa, nếu ở trong nghĩa chân như, nắm giữ mọi thứ tướng là vô phân biệt, thì sự nắm giữ nầy tức là phân biệt, vì phân biệt mà nói đây là chân thật. Nếu trí lìa năm tướng nầy mà duyên nghĩa chân như, thì trong nghĩa chân như, nếu không khởi mọi thứ tướng ngôn, đây là chân thật, đây là tướng trí vô phân biệt. Khi duyên nghĩa chân thật, giống như nhãn thức duyên sắc không có mọi thứ tướng thì đây là nghĩa của nó.

Luận nói: Trong đây vì thành lập như đã nói về trí vô phân biệt cho nên nói kệ:

Tự tánh của Bồ-tát
Lìa khỏi năm loại tướng
Là trí vô phân biệt
Nơi chân không lường tính.
Y chỉ các Bồ-tát
Phi tư, cũng là tư
Là trí vô phân biệt
Chủng loại phi tư nghĩa.
Nhân duyên các Bồ-tát
Có ý ngôn văn huân
Là trí vô phân biệt
Tương ưng chánh tư duy.
Sở duyên của Bồ-tát
Pháp bất khả ngôn thuyết
Là trí vô phân biệt
Vô ngã và chân như.
Tướng mạo của Bồ-tát
Trong các sở duyên đó
Là trí vô phân biệt
Nhĩ diệm không có tướng.
Tương ưng nghĩa tự tánh
Sở phân biệt không khác
Vì các chữ tương ưng
Đó là nghĩa tương ưng.
Nếu lìa việc nói năng
Nơi nghĩa trí không sinh
Vì nói năng không đồng
Tất cả không thể nói.
Chư Bồ-tát trụ trì
Tức trí vô phân biệt
Hành trong hậu đắc trí
Được tăng trưởng đi tới.
Các Bồ-tát giúp bạn
Vì nói hai thứ đạo
Là trí vô phân biệt
Chủng loại của năm độ.
Quả báo chư Bồ-tát
Trong nhị luân chư Phật
Là trí vô phân biệt
Phương tiện và chánh đắc.
Tân dịch chư Bồ-tát
Sinh trong các đời sau
Là trí vô phân biệt
Vì tự thể chuyển vượt.
Các Bồ-tát xuất ly
Được thành tựu tương ưng
Là trí vô phân biệt
Phải biết trong thập địa.
Các Bồ-tát cứu cánh
Do đắc tịnh ba thân
Là trí vô phân biệt
Đắc tối thượng tự tại.
Như hư không không nhiễm
Trí vô phân biệt nầy
Mọi thứ nghiệp cực ác
Chỉ có tin quyết định.
Như hư không không nhiễm
Trí vô phân biệt nầy
Giải thoát tất cả chướng
Được thành tựu tương ưng.
Như hư không không nhiễm
Trí vô phân biệt nầy,
Thường hành nơi thế gian
Không nhiễm pháp thế gian.
Như câm cầu thọ trần
Như câm đang thọ trần
Như chẳng câm thọ trần
Ba trí nói như vậy.
Như ngu cầu thọ trần
Như ngu đang thọ trần
Như chẳng năm thọ trần
Ba trí nói như vậy.
Như năm cầu thọ trần
Như năm đang thọ trần
Như ý thức thọ trần
Ba trí nói như vậy.
Như chưa hiểu cầu hiểu
Như biết pháp và nghĩa
Ba trí như thứ tự
Phải biết các phương tiện.
Như người đang nhắm mắt
Là trí vô phân biệt
Thì khi mở mắt ra
Đó là trí hậu đắc.
Vô phân biệt trí nầy
Phải biết như hư không
Như sắc tượng trong không
Trí hậu đắc cũng vậy.
Như ma-ni thiên nhạc
Tác nghiệp lìa phân biệt
Mọi thứ nghiệp chư Phật
Cũng thường lìa phân biệt.
Chẳng đây cũng chẳng kia
Chẳng trí, cũng là trí
Cùng nhĩ diệm không khác
Là trí vô phân biệt.
Do nói tất cả pháp
Tự tánh lìa phân biệt
Sở phân biệt chẳng có
Không trí vô phân biệt.

Giải thích: Trong bài kệ thứ nhất nầy tức hiển bày nghĩa nầy, tức là đã nói về tự tánh nầy do y chỉ cho nên được sinh, bây giờ sẽ nói. Do nói trí nầy là vô phân biệt, thì trí nầy chắc chắn phải y chỉ tâm mà sinh. Nếu y chỉ tâm sinh thì do chủ thể tư niệm mà gọi là tâm. Nếu y chỉ tư niệm mà sinh thì nghĩa vô phân biệt không thành. Lại nữa, nếu y chỉ không phải tâm sinh thì không thành trí. Vì lìa hai lỗi nầy, kệ nói y chỉ… của chư Bồ-tát, trong đó chỗ y chỉ của trí nầy không phải là tư. Tại sao? Vì nghĩa không tư lường. Lại nữa, nơi y chỉ nầy cũng không phải phi tư. Tại sao? Vì tư là đã dẫn sinh, khi chỗ y chỉ nầy sinh là chủng loại của tư cho nên được gọi là tư. Lại nữa, trí nầy do nhân mà sinh khởi, kế đó dùng kệ hiển bày nhân nầy, “nhân duyên của Bồ-tát”, có ý nói văn huân tập, nghĩa là do âm thanh của người khác nói, nghe kỹ huân tập. Lấy huân tập nầy làm nhân, sinh ý ngôn tư duy, gọi là chánh tư duy. Trí nầy lấy cái gì làm duyên? Lại lấy kệ để hiển bày “sở duyên của Bồ-tát”, trong đó không thể nói pháp tánh, là tất cả pháp không thể nói bởi tính chất phân biệt. Lại nữa, pháp gì là không thể nói? Là chân như vô ngã, thể của nhân và pháp, tánh phân biệt, vô ngã. Thể của vô thể nầy gọi là chân như, chẳng phải đoạn dứt sự nắm giữ. Lại nữa, sở duyên nầy có tướng mạo gì? Kế đó lấy kệ để hiển bày “tướng mạo của Bồtát”, tướng mạo của chư Bồ-tát, trong đó không có tướng, trí nầy cùng với chân như bình đẳng mà sinh, không có tướng riêng để làm tướng, đây là tướng mạo như mắt thấy sắc, trong đó thấy các tướng mạo xanh… cùng với sắc không khác nhau. Tướng mạo nầy cũng vậy, trí cùng với chân như không có tướng mạo khác nhau. Nếu tất cả pháp đều không thể nói, thì cái gì là đối tượng phân biệt? Đối tượng phân biệt của nghĩa tự tánh tương ưng không khác, cùng với tự tánh kia không khác cho nên gọi là không khác. Lại nữa, đối tượng phân biệt nầy làm sao thành? Để thành tựu đối tượng phân biệt nầy cho nên kệ nói “Chữ tự tương ưng. “Đó là nghĩa tương ưng”, nghĩa là nếu chữ nầy cùng với chữ kia tương ưng thì nghĩa nói trong đây gọi là nghĩa hòa hợp, như hai chữ chước-sô (chước-sô, đời nhà Tùy gọi là nhãn) không đứt đoạn, tức là có nghĩa mắt hòa hợp mà sinh, là đối tượng phân biệt. Lấy đạo lý gì để thành tựu tất cả pháp không thể nói? Nếu lìa sự nói năng thì đối với nghĩa trí không sinh. Ví như có người chưa biết tên gọi chủ thể nói, thì nghĩa nơi đối tượng nói nầy trí không sinh. Nếu ông nói chỉ được tên gọi chủ thể nói thì biết nghĩa đối tượng nói, thì nghĩa nầy không thành, như kệ nói “Vì ngôn thuyết bất đồng”. Vì tên gọi chủ thể nói cùng với nghĩa đối tượng nói bất đồng, danh và nghĩa mỗi mỗi đều khác thể, kệ nói “Tất cả không thể nói”. Do nghĩa nầy mà chủ thể nói và đối tượng nói đều là không thể nói. Lại nữa, trí vô phân biệt nầy trụ trì chỗ nào? Kệ nói “Chư Bồ-tát trụ trì”, tức là trong trí vô phân biệt và trí hậu đắc. Hành già do vô phân biệt mà được trí hậu sở đắc. Bồ-tát được tu các hạnh, tức là y chỉ trí nầy mà được tăng trưởng đi tới. Tất cả các hạnh Bồ-tát, là nghĩa tăng trưởng nầy, vì nương vào trí vô phân biệt mà trụ trì. Lại nữa, trí nầy lấy gì làm bạn? Kệ nói “Bồ-tát giúp bạn”, là nói hai thứ đạo, trí vô phân biệt nầy lấy năm Ba-la-mật làm trợ bạn, trong đó đạo có hai thứ, là tư lương đạo và y chỉ đạo. Tư lương đạo, là các Ba-la-mật: Thí, Giới, Nhẫn, Tinh tấn… Y chỉ đạo, là thiền Ba-la-mật. Do nói như trước, thiện căn do Ba-la-mật sinh và y chỉ thiền định mà trí vô phân biệt được sinh. Trí nầy tức là Bát-nhã Ba-la-mật. Lại nữa, cho đến chưa đắc Phật quả đến nay tất cả trí vô phân biệt có khả năng thành thục quả báo. Kệ nói “Quả báo của Bồ-tát, trong nhị luân chư Phật”, là trí vô phân biệt. Cái gì là nhị luân chư Phật? Là thọ dụng thân luân và hóa thân luân.

Nếu tu phương tiện vô phân biệt thì có khả năng thành thục quả biến hóa thân. Nếu chánh đắc vô phân biệt thì có khả năng thành thục quả thọ dụng thân. Để hiển bày nghĩa nầy, kệ nói “Phương tiện và chánh đắc. Lại nữa, cái gì là tân dịch của trí vô phân biệt? “Tân dịch của Bồ-tát, sinh trong các đời sau”, tức là trong nhị luân kia, các nơi sinh về sau, thì thể của trí vô phân biệt nầy chuyển đắc thắng tấn, tức là khi trí vô phân biệt chuyển đắc thắng tấn, phải biết đây là quả tân dịch. Lại nữa, làm sao xuất ly? “Xuất ly của Bồ-tát”, là cứu cánh xuất ly, tức là tương ưng Niết-bàn được thành tựu. Trí vô phân biệt nầy, nghĩa là trí nầy mới đắc thì liền được tương ưng. Từ đây trải qua vô lượng trăm ngàn kiếp được thành tựu tương ưng. “Phải biết trong thập địa”, là từ Sơ địa cho đến thập địa, thứ tự như vậy. Trong Sơ địa chỉ có đắc tương ưng, sau đó vô lượng thời được thành tựu tương ưng, cho nên chư Bồ-tát trong tam A-tăng-kỳ kiếp đắc Niết-bàn, do trải qua thời gian như thế mới được cứu cánh. Cái gì là cứu cánh Vô phân biệt? Tức là đắc như đã nói lần lượt ở trước, nghĩa là kệ nói “Cứu cánh của Bồ-tát, do được tịnh ba thân, là trí vô phân biệt”, trong đó tịnh ba thân, là do ba thân trong Sơ địa nầy chỉ có đắc, trong thập địa thì được khéo thanh tịnh. “Đắc tối thượng tự tại”, nghĩa là trí vô phân biệt nầy, không phải chỉ có ba thân thanh tịnh được rốt ráo. Lại có mười tự tại, như sau nói mười thứ tự tại đó cũng phải biết. Lại nữa, trí vô phân biệt có công đức gì? Trong đó có ba thứ vô phân biệt: 1. Phương tiện vô phân biệt. 2. Căn bản vô phân biệt. 3. Hậu đắc vô phân biệt. Trong đây phương tiện vô phân biệt, nghĩa là vì người nầy ban đầu ở nơi khác, đã nghe vô phân biệt của Bồ-tát rồi, tuy tự mình chưa thấy phương tiện đó nhưng sinh lòng tin ưa. Nương vào lòng tin ưa nầy, mà tu quán vô phân biệt, lúc nầy gọi là phương tiện vô phân biệt. Do quán hạnh nầy mà vô phân biệt được sinh, do đó được gọi là vô phân biệt. Công đức vô nhiễm của phương tiện vô phân biệt nầy ví như những gì? Kệ nói “Như hư không không nhiễm, là trí vô phân biệt nầy”, là để hiển bày pháp gì? Vì vô nhiễm cho nên nói “Mọi thứ nghiệp cực ác”, để hiển bày không nhiễm. Kệ nói “Chỉ có tin quyết định”, là do vô phân biệt nầy chỉ có tin quyết định, có khả năng đối trị cõi ác, đây là hiển bày các ác không nhiễm ô cội gốc. Công đức của vô phân biệt là gì? Kệ nói “Như hư không không nhiễm”, là “Trí vô phân biệt nầy. Pháp nào không nhiễm? Là tất cả chướng ngại. Tại sao không nhiễm? Vì được thành tựu tương ưng. Để hiển bày trong các địa do đắc tương ưng và thành tựu tương ưng làm nhân, đây là hiển bày đối trị tất cả chướng. Công đức của trí hậu đắc, vô phân biệt lại là gì? Kệ nói “Như hư không không nhiễm”, là “Trí vô phân biệt nầy, thường hành nơi thế gian, mà không nhiễm thế pháp”, vì do sức mạnh của trí nầy, thấy có lợi ích chúng sinh, thì tùy niệm đến đó mà sinh, tuy sinh tại thế gian, nhưng không bị thế pháp làm dơ uế. Thế pháp có tám thứ, là đắc lợi, đắc bất lợi, hảo danh, ố danh, huỷ (chê), tán (khen), khổ, lạc. Đây tức là vô phân biệt, từ trí vô phân biệt mà sinh. Bây giờ, sẽ hiển bày ba trí sai biệt, phải biết tướng của nó. “Như câm cầu thọ trần” không có nói năng, phương tiện vô phân biệt cũng vậy. “Như câm đang thọ trần” không có nói năng, căn bản vô phân biệt cũng vậy. “Như chẳng câm thọ trần”, như trần đã thọ tức là có nói năng, hậu đắc, vô phân biệt cũng vậy. Các tên gọi của danh tự… gọi là nói năng. “Như ngu cầu thọ trần”, nghĩa là ngu si chưa từng nhận biết tên, ngu nầy ví dụ cho ba trí, như nói trong câm. “Như ngũ cầu thọ trần”, là năm thứ vô phân biệt, phải biết là năm số: Nhãn… những thứ nầy tìm cầu và chánh thọ, đây là thí dụ cho tam trí, tất cả nói như trong câm. “Như ý thức thọ trần” nghĩa là ý thức đối với trần có thể phân biệt, cũng thọ dụng, hậu đắc cũng vậy, đối với trần cũng phân biệt cũng thọ dụng. “Như chưa hiểu thì luận để cầu hiểu”, là phương tiện vô phân biệt cũng vậy, như khi đọc tụng luyện tập luận, chỉ thọ dụng ở nơi pháp, căn bản vô phân biệt cũng vậy. Pháp, nghĩa là văn tự như đã hiểu. Luận, là đối với pháp đối với nghĩa đều là thọ dụng, phải biết hậu đắc cũng vậy. Lại nữa, để thâu lấy pháp và nghĩa nầy cho nên hiển bày hai trí; “như người đang nhắm mắt”, nghĩa là câu kệ nầy hiển bày hai thứ tướng sai biệt của vô phân biệt và hậu đắc. “Phải biết như hư không”, là như hư không không có nhiễm ô, không có phân biệt, cũng không làm đối tượng phân biệt khác. Trí vô phân biệt cũng vậy, một vị biến khắp tất cả pháp. Trong hư không, tất cả pháp không thể nhiễm ô cho nên gọi là vô nhiễm. Vì tự thể vô phân biệt cho nên gọi là vô phân biệt, cũng không bị pháp khác phân biệt thành tướng mạo cho nên không phải đối tượng phân biệt, phải biết trí nầy như vậy. “Như sắc tượng trong không, trí Hậu đắc cũng vậy”, như sắc hiển hiện cũng là chủ thể phân biệt, cũng là đối tượng phân biệt. Lại nữa, nếu lấy trí vô phân biệt gọi là Phật, nghĩa là đã lìa phân biệt thì chúng sinh thì làm sao được thành việc lợi ích chúng sinh? Tuy lìa phân biệt nhưng như lý được thành, lấy ma-ni thiên nhạc để thí dụ hiển thị. “Như ma-ni thiên nhạc”, nghĩa là như như ý châu lìa nghiệp phân biệt, tùy theo điều mong muốn của chúng sinh mà làm việc lợi ích, lại như thiên nhạc không có người tấu, tùy theo sự mong muốn của chư thiên mà lưu xuất các thứ âm thanh. Chư Phật cũng vậy, phải biết lìa phân biệt mà thành tựu số việc. Trong vô phân biệt thâm diệu nầy tại sao trí duyên vật đối tượng phân biệt của tánh y tha, là có duyên khác. Nếu như thế thì có lỗi gì? Nếu là do phân biệt phan duyên thì không được gọi là vô phân biệt. Nếu nói có phan duyên khác thì phan duyên khác nầy cũng chẳng có. “Chẳng đây cũng chẳng khác”, trong đó nghĩa là vì chẳng phân biệt chủ thể hay đối tượng, vì không phân biệt, cũng chẳng khác gọi là tác pháp trong pháp tánh y tha, vì như phan duyên. Hai thứ pháp nầy và pháp như, không thể nói một, không thể nói khác, pháp nầy cũng như thế, không thể nói là làm đối tượng duyên của phân biệt, cũng không thể nói là duyên khác. Lại nữa, trí nầy là trí hay là phi trí? Nếu như thế thì có lỗi gì? Nếu là trí thì đã gọi là trí, thì tại sao không có phân biệt? Nếu không phải tự tánh của trí thì tại sao nói là trí vô phân biệt? Cho nên lấy kệ hiển bày “Phi trí cũng là trí”. Trí nầy không thể làm trí. Tại sao? Vì do trong tự tánh của trí phương tiện hữu phân biệt không sinh, cũng không phải phi trí lấy trí phương tiện hữu phân biệt làm nhân mà sinh. Lại có nghĩa khác, phi tức cũng chẳng phi dị. “Phi trí cũng là trí”, nghĩa là do không phải trong tức duyên phân biệt mà sinh cho nên gọi là phi trí cũng phi dị, do trong tức duyên pháp như mà sinh cho nên gọi là phi phi trí, tức là lấy câu trước để giải thích câu sau. “Cùng nhĩ-viêm không khác, là trí vô phân biệt”, nghĩa là không giống như trí phương tiện có chủ thể và đối tượng nắm giữ sinh khởi, cho nên gọi là vô phân biệt. Nếu trong đối tượng nắm giữ Nhĩ-viêm, không có riêng khác, bình đẳng và bình đẳng mà sinh, là vô phân biệt. Trí nầy không trụ trong chủ thể và đối tượng nắm giữ. Thế Tôn trong Tu-đa-la nói: “Cả thảy pháp vô phân biệt. Trong đó là muốn hiển bày vô phân biệt nầy mà nói kệ “Do nói tự tánh tất cả pháp, lìa phân biệt”, nghĩa là tự tánh tất cả pháp tức vô phân biệt, tại sao kệ nói như vậy? “Đối tượng phân biệt chẳng có”, lấy câu nầy để hiển bày vật đối tượng phân biệt là chẳng có. Nếu đối tượng phân biệt chẳng có, tức là tự tánh tất cả pháp vô phân biệt, nghĩa là tại sao tất cả chúng sinh không được giải thoát ngay? “Trí vô phân biệt”, tức là lấy câu nầy để hiển bày không được giải thoát. Tự tánh tất cả pháp vô phân biệt, do tự tánh tất cả pháp vô phân biệt, nên không có đối tượng phân biệt. Nếu ở trong đó trí thông đạt phát sinh chứng kiến vô phân biệt nầy cho nên đắc giải thoát, nếu trí thông đạt không sinh tức là không đắc giải thoát. Điều nói là trí vô phân biệt tức là trí nầy có ba phần, nay sẽ hiển bày.