GIẢI THÍCH LUẬN NHIẾP ĐẠI THỪA

Tác giả: Bồ-Tát Thế Thân
Hán dịch: Đời Tùy, Tam Tạng Đạt Ma Cấp Đa
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN 4

B. NÊN BIẾT THẮNG TƯỚNG THẮNG NGỮ

Chương 1: TƯỚNG

Luận nói: Đã nói nên biết y chỉ, tướng nên biết làm sao thấy được? Tướng nầy nói gọn có ba thứ, là tướng y tha, tướng phân biệt và tướng thành tựu. Trong đây tướng nào là tướng y tha? Thức A-lê-da bị các thức của chủng tử phân biệt hư vọng của các thức nắm lấy. Tướng nào gọi các thức là thân thức, thân giả thức, thọ giả thức, ứng thọ thức, chánh thọ thức, thế thức, số thức, xứ thức, ngôn thuyết thức, tự tha sai biệt thức, thiện ác lưỡng đạo sinh tử thức? Trong đây thân thức, thân giả thức, thọ giả thức, ưng thọ thức, chánh thọ thức, thế thức, số thức, xứ thức, ngôn thuyết thức, những thức nầy đều từ chủng tử của ngôn thuyết huân tập mà sinh. Tự tha sai biệt thức thì từ chủng tử ngã kiến huân tập mà sinh, thiện ác hai đường sinh tử thức thì từ chủng tử hữu phần huân tập mà sinh. Các thức nầy thâu giữ tướng y tha phân biệt hư vọng của tất cả giới cõi và phiền não… được hiển hiện. Phân biệt hư vọng mà các thức nầy nắm giữ chỉ là thức lượng, nghĩa không thật, vô sở hữu hiển bày y chỉ đó là tướng y tha.

Giải thích: Nay giải thích trong tướng nên biết. Lược nói tướng y tha, là tổng yếu mà nói. Sự nắm giữ của hư vọng phân biệt, là thể tánh của hư vọng phân biệt. Trong đó thân thức, là năm giới: Nhãn giới… thân là thức, ý là nhiễm, thọ là thức là ý giới, ứng thọ thức là sáu ngoại giới: Sắc, chánh thọ thức là sáu thức giới, thế thức là sinh tử tương tục không đoạn, số thức là tính toán, xứ thức là ngôn thuyết của khí thế giới. Thức là bốn thứ ngôn thuyết kiến văn giác tri, chín thức thức nầy đều là nên biết y chỉ. Danh ngôn kiến văn… huân tập sai biệt làm nhân. Thức tự tha sai biệt là thân y chỉ sai biệt, lấy ngã kiến huân tập làm nhân. Thức thiện ác hai đường sinh tử là vô lượng chủng loại nẻo sinh tử, từ chủng tử hữu phần huân tập mà sinh. Các thức nầy là đã nói các thức lần lượt như trước. Nắm giữ phiền não tất cả cõi giới là ba cõi, năm cõi và phiền não, nắm giữ là thể tánh của các thức đó. Tướng y tha là nương vào cái khác làm thể. Trong đó sự thâu giữ hư vọng phân biệt là thể tánh y tha kia; vô sở hữu bất thật nghĩa hiển hiện y chỉ là nhân hiển hiện nghĩa không thật, vô sở hữu, trong đây vô sở hữu là không có thật thể, như ngã và trần không có thật nghĩa, trong vô sở hữu mà chấp lấy, ví dụ như ngã, tức là vô sở hữu mà có ngã tướng hiển hiện, chỗ y chỉ nầy gọi là hiển hiện y chỉ. Y chỉ là nghĩa nhân, nên là tướng y tha.

Luận nói: Trong đó, thế nào là tướng phân biệt? Ở trong đó chỉ là thức lượng nghĩa không có, vì có nghĩa hiển hiện.

Giải thích: Trong tướng phân biệt nói không có nghĩa, ví như thật không có ngã; tướng phân biệt nầy chỉ có thức lượng, nghĩa là trong nghĩa không có mà hiển hiện, ví như ngã chỉ có hiển hiện tương tợ; làm cho hiển hiện nghĩa là vì tướng đối tượng nắm giữ hiển hiện, ví như vô ngã mà tướng ngã hiển hiện.

Luận nói: Trong đây thế nào là tướng thành tựu? Tức là trong tướng y tha nầy, tướng nghĩa kia rốt ráo vô sở hữu.

Giải thích: Tướng thành tựu, nghĩa là trong nhân hiển hiện nghĩa không thật, vô sở hữu nầy vì nghĩa không thật kia hiển hiện vô sở hữu, như tướng ngã tương tợ thật vô sở hữu, nhưng vô ngã là có.

Luận nói: Trong đây thân thức, thân giả thức và thọ giả thức, phải biết là lục nội giới: Nhãn… ứng thọ thức giả, phải biết là lục ngoại giới: Sắc… các thức còn lại tức là các thức sai biệt của những thức nầy, phải biết những thức như vậy chỉ là thức lượng, vì vô nghĩa. Trong đây lấy gì làm thí dụ? Lấy mộng… để hiển thị thí dụ nên biết. Ví như trong mộng lìa nghĩa xúc mà chỉ có thức, nghĩa của các thứ sắc thanh hương vị xúc, nhà, rừng đất, núi… là tướng hiển hiện tợ tướng, trong đó thật ra không có nghĩa. Vì thí dụ như vậy, phải biết tất cả xứ chỉ có thức, lấy đây làm thí dụ đầu tiên. Lại có các thí dụ như huyễn, nai khát nước, mắt mờ… phải biết cũng như lúc chiêm bao tỉnh dậy, thì tất cả xứ chỉ có thức. Như mộng lúc tỉnh chỉ là thức, thì tại sao không như vậy chuyển biến? Thật trí biết cũng chuyển biến như vậy. Như đang lúc mộng thì tỉnh nầy không sinh, nếu mộng đã tỉnh rồi thì trí liền sinh. Chưa đắc chân thật trí giác như vậy thì trí nầy không sinh. Nếu đắc chân thật trí giác thì trí nầy liền sinh. Nếu chưa có chân thật trí giác, thì tại sao đối với duy thức được khởi tỷ tri? Vì do A-hàm và đạo lý. A-hàm là như trong kinh

Thập Địa, Thế Tôn nói: Ba cõi duy tâm. Lại cũng trong kinh Giải Tiết, Thế Tôn nói: Lúc đó Bồ-tát Di-lặc hỏi Thế Tôn: Tất cả cảnh tượng của Tam-muội, tại sao cùng với định tâm có thể nói khác hay không khác? Thế Tôn nói: Nầy Di-lặc! Không khác! Tại sao? Sở duyên của tâm định là đối tượng hiển bày của Duy thức, ta nói là thức. Bạch Thế Tôn! Nếu cảnh tượng của Tam-muội không khác định tâm, thì tại sao tâm kia trở lại giữ lấy tâm kia? Nầy Di-lặc! Không có một pháp nào có thể nắm lấy mà pháp khác, nhưng tâm kia thì sinh như vậy, cũng hiển hiện như vậy, ví như nhờ mặt thấy hình bóng, nên nói rằng ta thấy hình bóng, là hình bóng mình thấy khác với nét mặt của mình, tâm kia cũng như thế, như vậy mà sinh khởi, tức là đối với tâm kia cho là có vật riêng biệt có thể thấy. Do A-hàm và đạo lý nầy cho nên được hiển hiện.

Giải thích: Đây là chỉ có thức, như được nói trong kinh Thập Địa và kinh Giải Tiết: Sự phan duyên nầy là sự hiển hiện của Duy thức, Ta nói Duy thức là cái bị phan duyên nầy là đối tượng hiển của Duy thức. Ở đây có nghĩa gì? Là để hiển hiện Duy thức lìa nghĩa. Vì do mà thức nắm giữ. Phật nói: Ta nói là thức hiển, cảnh giới Tam-muội kia là thức. Nhưng sinh khởi như vậy, vì làm tướng loại kia mà sinh. “Trong đó nắm lấy làm biệt nghĩa”. Trong đó là trong cảnh giới Tam-muội. Nắm lấy làm biệt nghĩa, là đối với hình bóng thức kia cho là có vật khác làm thể của cái được nắm giữ.

Luận nói: Như vậy trong tĩnh tâm, hoặc thấy các ảnh tượng của Nhĩ-diễm màu xanh, tức là thấy tự tâm có nghĩa không khác xanh… Do đạo lý nầy mà Bồ-tát ở trong tất cả thức cần phải so sánh để biết chỉ là thức lượng. Lại nữa, màu xanh… nầy không phải là thức ức trì, vì thấy cảnh giới sở kiến trụ hiện tiền. Tất cả thức ức trì trong văn và tư phan duyên quá khứ chỉ là vì hình bóng kia, nên thành Duy thức, vì tỷ lượng nầy tuy chưa đắc chân như trí giác nhưng trong Duy thức thì đắc tỷ tri.

Giải thích: Cảnh giới Tam-muội nầy, ảnh tượng: màu xanh… cũng không phải thức ức trì. Tại sao? Vì không phải điều mình thấy như xưa kia, tức là đối với phương xứ kia mà niệm biết như vậy, vì hiện tiền, nên tất cả thức ức trì của phương xứ kia ám muội. Hiện tiền trụ nầy thì cái được thấy minh tịnh. Nếu nói thói quen ở trong văn và tư, thì phương xứ kia tuy quá khứ lúc tư duy ức niệm sau cũng như trước kia mà sinh. Hiện tiền trụ nầy cũng vậy, là văn tư kia đã quá khứ, hiện tại thì không có, trong không có nếu sinh lại thì hiện tiền trụ nầy tức là thức tương tợ văn tư kia mà sinh, không phải quá khứ đã diệt mất Văn Tư, do đó nghĩa nầy đối với Thành Duy Thức Trần Vô sở hữu liền được thành tựu.

Luận nói: Như trước đã nói mọi thứ thức, ví như mộng…, là trong

đây thể thức của Duy thức: Nhãn thức… được thành. Thức thể của nhãn căn là sắc…, đạo lý của Duy thức làm sao có thể thấy được? Những điều nầy đều do A-hàm và đạo lý, đã nói như trước. Những thứ nầy nếu là thức thể thì tại sao tợ Sắc hiển hiện? Một loại kiên trụ tương tục chuyển, những phiền não điên đảo trụ trì. Nếu khác với đây thì nghĩa điên đảo trong vô nghĩa là không thành. Nếu không có nhiễm của phiền não chướng và trí chướng nầy là không thành. Thức nầy nếu không có thanh tịnh nầy thì cũng không thành, cho nên nhãn… như vậy sinh khởi được thành. Trong đây có kệ:

Loạn nhân và loạn thể
Đó gọi thể sắc thức
Và thức thể phi sắc
Trước không, sau cũng không.

Giải thích: Thức thể của nhãn thức… không phải sắc cho nên Duy thức được thành. Thức thể của các nhãn căn… là sắc, làm sao thành Duy thức? Những thứ nầy như trong A-hàm và đạo lý trước đã hiển thị đầy đủ. Một loại kiên trụ tương tục chuyển, thì một loại là tương tợ, kiên trụ là trụ nhiều thời gian, do phiền não chướng, trí chướng và điên đảo phiền não làm nhân. Trụ trì tức là nhân. Nếu lìa những thứ như vậy mà sinh khởi thì không có phi nghĩa làm nghĩa tâm điên đảo, nếu không có phiền não chướng nhiễm và trí chướng nhiễm thì không có, nghĩa nầy lấy kệ để hiển thị: “Loạn nhân và loạn thể”, là thức thể của sắc và thức thể của phi sắc, như thứ tự của nó, trong đó thức thể của sắc làm loạn nhân, thức thể của phi sắc làm loạn thể. Thức sắc của nhân và thể nầy nếu không có thì quả thể thức của phi sắc kia cũng không có.

 

Chương 2: SAI BIỆT

Luận nói: Tại sao thân, thức thân là thức, thọ là thức, ứng thọ thức và chánh thọ thức đối với tất cả hữu thân phần đều cùng hòa hợp sinh? Vì phần hiển sinh thọ dụng đầy đủ. Tại sao các thức thế thức… như đã nói trước, là mọi thứ thức sinh? Vì từ thời vô thỉ sinh tử lưu chuyển không dứt, vì vô lượng chúng sinh, vì vô lượng thế giới, vì vô lượng việc làm với ngôn thuyết hỗ tương lẫn nhau, vì vô lượng nắm giữ thủ thọ dụng sai biệt, vì vô lượng quả báo thọ dụng ái nghiệp, phi ái nghiệp sai biệt, vì thọ vô lượng sinh lão tử sai biệt. Tại sao thành lập những thức nầy khiến cho thành Duy thức? Lược nói có ba tướng, duy lượng, nghĩa và vô sở hữu, duy hai là hữu tướng và kiến thức, duy mọi thứ là mọi thứ tướng sinh khởi, những thức nầy vì không có nghĩa cho nên gọi là duy lượng. Hữu tướng và các thức: Kiến nhãn… Lấy sắc làm tướng, lấy các thức kia làm kiến, cho đến thân thức làm kiến, ý thức thì lấy tất cả thức thể: Nhãn… Cho đến pháp thức làm tướng, lấy thức của ý thức làm kiến, vì ý thức có thể phân biệt, lại cũng tương tợ tất cả thức sinh khởi.

Trong đây có kệ:

Duy lượng, hai, mọi thứ
Người quán hạnh khéo nhập
Khi được nhập duy tâm
Tâm nầy cũng diệt lìa.

Giải thích: Thế nào gọi là cụ túc thân phần thọ dụng? Đó là thân, thức thân là thức, thọ là thức, ứng thọ thức và chánh thọ thức, phải biết tất cả đều có thân, vì đồng thời có. Cộng hữu (chung có) là vì đồng thời sinh, cái được hiển bày là nhân thể cho nên thành lập ba thứ nghĩa Duy thức, như đoạn văn trường hàng trên và kệ nầy hiển thị. Trong trường hàng nói duy lượng, thì chỉ là thức lượng, tất cả các thức đều là duy thức lượng. Tại sao vậy? Vì do nghĩa của sở thức là vô sở hữu, duy hai là thành lập hữu tướng và kiến, tức là một phần của một thức thành tướng, phần thứ hai thì thành kiến, đây là hai phần thức: Nhãn… Thành lập mọi thứ, tức là một thức nầy, tùy đã khởi một phần mà mọi thứ tướng sinh, phần thứ hai làm năng thủ. Nếu đối tượng nắm giữ của ý thức là tất cả thức: Nhãn… kia cho đến pháp thức làm tướng, tức là ý thức nầy làm kiến. Mọi thứ là chỉ có ý thức làm các sự đó, vì bất định, ngoài ra các thức có cảnh giới định, cũng không phân biệt, cho nên nếu năng phân biệt thì gọi là kiến, lấy đạo lý như vậy mà được thành Duy thức. Kệ nói: Nhập duy lượng là nghĩa không có, nhập duy hai là hữu tướng và kiến thức, nhập mọi thứ là do mọi thứ tướng mạo của thức sinh. Người quán hạnh giỏi nhập, là người tu hành tương ưng. Tại sao lúc được nhập duy tâm thì tâm cũng diệt lìa? Vì do chính khi nhập duy tâm thì nghĩa vô sở hữu, thức cũng không có. Nếu không có nghĩa đối tượng nắm lấy thì tại sao được có tâm chủ thể nắm lấy? Duy hai và mọi thứ chỉ là nói nhân duyên nhập duy lượng, các nghĩa khác thì như đã nói ở trước.

Luận nói: Có một nhóm sư nói, là các tâm kia y chỉ ý thức nầy sinh mà được các tên kia, như ý tư thì được gọi là thân khẩu nghiệp. Ý thức nầy đối với tất cả chỗ y chỉ sinh khởi các thứ tướng mạo, tợ như hai mà sinh nghĩa duy tợ, vì tợ phân biệt, tất cả xứ cũng tợ xúc mà sinh, vì ý thức trong cõi Sắc y chỉ thân, cũng như các sắc căn khác y chỉ thân.

Giải thích: Có các Bồ-tát muốn khiến cho chỉ có một ý thức thứ tự sinh khởi, nay phải hiển thị: Ví như ý tư được gọi là thân khẩu nghiệp, là như ý tư trong thân môn sinh gọi là thân nghiệp, sinh trong khẩu môn gọi là khẩu nghiệp, ý nghiệp cũng như thế. Như vậy một ý thức nếu y chỉ nhãn mà sinh thì được gọi là nhãn thức, như vậy cho đến y chỉ thân mà sinh thì được gọi là thân thức. Trong đây lìa ngoài ý thức thì càng không có các thức khác, chỉ trừ thức A-lê-da. Nếu ông nói các căn: Nhãn… không có phân biệt, nếu ý thức y chỉ các căn đó mà sinh thì cũng phải không có phân biệt, như ý nhiễm ô y chỉ nhiễm ô thì sinh khởi cũng nhiễm ô. Ý thức nầy cũng phải như thế. Như Luận nói tất cả chỗ y chỉ, sinh mọi thứ tướng mạo tợ như hai mà sinh, nghĩa duy tợ cho nên tợ phân biệt. Do đó không có hai. Ở trong tất cả y chỉ nghĩa là chỗ y chỉ: Nhãn… mọi thứ tướng mạo tợ hai mà sinh, là nghĩa duy tợ cho nên tợ phân biệt. Do hai câu nầy mà có thể được liễu tri, đã nói hai câu nầy tức là “một phần của một thức tợ duy nghĩa mà sinh, phần thứ hai trong tợ nghĩa đó thì tợ phân biệt mà sinh, cho nên trước nói không có lỗi. Lại nữa, tất cả xứ cũng tợ xúc mà sinh, nghĩa là đối với xứ hữu sắc, tâm trong định, ngũ thức không hiện hành trong sắc thân, có nội thọ sinh. Như các sắc căn khác y chỉ nơi thân, là như các căn: Nhãn căn… y chỉ nơi thân các căn nầy do y chỉ thân cho nên đối với tự thân có thể làm tổn giảm hoặc tăng ích. Ý thức cũng như thế, vì y chỉ thân cho nên khiến cho thân tổn giảm hoặc tăng ích. Phải biết cũng có nghĩa khác, như thân căn y chỉ nơi thân, nếu có ngoại duyên đến xúc chạm, thì liền trong thân căn tợ xúc mà sinh. Lúc tợ xúc nầy sinh thì liền trong thân tự y chỉ làm tổn giảm hoặc tăng ích. Ý thức cũng như thế, vì y chỉ thân cho nên khi tợ xúc mà sinh cũng tức là đối với thân làm tổn giảm hoặc làm tăng ích.

Luận nói: Trong đây có kệ:

Xa xôi và độc hành
Không thân trụ hang rỗng
Giỏi phục tâm khó phục
Ta nói là phạm hạnh.

Giải thích: Các Bồ-tát kia thành tựu điều nói, cho nên dẫn các kệ của A-hàm. Nói xa xôi là phan duyên tất cả cảnh giới, độc hành là không có cái thứ hai. Không thân là lìa sắc thân, trụ hang rỗng là ẩn tại những chỗ trống trong sắc thân, giỏi phục là có tác dụng tự tại, tâm khó phục là tâm quê mùa xấu ác.

Luận nói: Lại như kinh nói: Cảnh giới sở hành của ngũ căn nầy đều là ý có thể thọ dụng. Các thức kia cũng y chỉ nơi ý.

Giải thích: Lại có A-hàm nói, cảnh giới sở hành của ngũ căn nầy là ý có thể thọ dụng, là nếu sở hành xứ của căn gọi là cảnh giới thì ý nầy có thể phân biệt tất cả pháp, mỗi thứ cảnh giới thì mỗi mỗi đều thọ dụng cho nên gọi là năng thọ dụng. Các thức kia cũng y chỉ nơi thức, là các căn của những thức kia khi sinh thì ý nầy làm nhân thể. Tại sao? Nếu ý có duyên riêng thì nhãn… không sinh.

Luận nói: Lại như kinh nói, trong mười hai nhập, thân của lục thức là ý nhập.

Giải thích: Lại có A-hàm nói thân của lục thức gọi là ý, các thức còn lại không có tên riêng. Phật nói thân của lục thức gọi là ý nhập, cho nên được biết chỉ riêng có ý.

Luận nói: Nếu có an lập nghĩa thức thể của thức A-lê-da, thì trong xứ của thức thể đó, thành lập tất cả thức thể khác làm tướng, ý thức của thức thể, thức thể và chỗ y chỉ thành lập làm kiến, phải biết các thức kia làm tướng mạo, thức thể làm kiến sinh nhân của các thức kia, tợ nghĩa hiển hiện là kiến sinh y chỉ sự của các thức kia.

Giải thích: Cũng thành lập thức A-lê-da, làm hai thức là tướng và kiến. Ý thức và y chỉ là kiến phần của thức A-lê-da, thức thể: Nhãn… và tất cả pháp là tướng phần. Những thứ nầy là thể của thức A-lê-da, những thứ kia làm tướng mạo. Thức thể là nhãn… làm nhân thể thức sinh, vì thành phan duyên của thức kia, làm sinh nhân kiến, là trong các thức kia khởi kiến gọi là kiến của thức kia, vì nghĩa sở kiến của thức kia hiển hiện, có thể làm nhân của ý thức thấy tương tục trụ không đoạn, cho nên gọi là năng tác kiến sinh y chỉ sự.

Luận nói: Các thức thể như vậy đã thành lập làm Duy thức, các nghĩa đã hiện tiền có thể thấy được, làm sao biết được là phi hữu? Như Thế Tôn nói Bồ-tát có đầy đủ bốn pháp, được tùy thuận nhập tất cả thức thể vô nghĩa: 1. Biết thức tướng trái nhau. Như ngạ quỷ, súc sinh, người trời cùng một vật, nhưng kiến của thức thể thì có sai biệt. 2. Biết không có cảnh giới thức sinh, như phan duyên quá khứ, vị lai và mộng ảnh… 3. Biết lìa công dụng nên được không điên đảo. Như nghĩa phan duyên ở trong nghĩa thật có, thức thì phải không thành điên đảo, do không nhờ vào công dụng mà đắc chân thật trí. 4. Biết tùy thuận tam huệ: Như các Bồ-tát và người đắc định, được tâm tự tại cho nên tùy tâm lạc dục, nghĩa kia hiển hiện, như có người đắc quán hạnh Xa-ma-tha, là khi tu pháp quán, chỉ dùng ý nhớ nghĩa thì liền hiển hiện. Lại nữa, người đắc trí vô phân biệt, khi trụ vô phân biệt thì tất cả nghĩa không hiển hiện, các nghĩa do tùy thuận tam huệ và nhân duyên trước. Nghĩa vô sở hữu liền được thành tựu. Trong nghĩa nầy phải nói sáu bài kệ, sau đó trong tăng thượng huệ học thắng tướng sẽ nói, nói về ngạ quỷ, súc sinh và nhân thiên.

Giải thích: 1. Biết thức tướng trái nhau, các tương vi là nghĩa sở duyên của thức gọi là tướng, biết ở trong đó. 2. Biết không có cảnh giới thức sinh, là thấy không có sự phan duyên mà thức được sinh, như quá khứ… 3. Biết lìa công dụng nên được không điên đảo, là nếu như nghĩa được hiển hiện, tức là có như vậy thì không cần khởi đối trị vì vô đảo được thành, hiểu biết như thật. 4. Biết tùy thuận tam trí, là trí nầy hiểu biết các nghĩa đều tùy thuận tam trí, người đắc định, là Thanh-văn, Phậtbích-chi. Được tâm tự tại, là việc làm đều được tùy tâm, tùy tâm lạc dục nghĩa kia hiển hiện, là nếu muốn khiến cho các địa và các cõi trở thành nước thì như niệm liền thành, lửa, gió… cũng như vậy, đắc Xa-ma-tha, là đã đắc Tam-ma-đề, tu hành pháp quán, là trong các Tu-đa-la mà quán sát tu hành; chỉ dùng ý nhớ nghĩa thì liền hiển hiện là, trong một nghĩa tùy theo các loại tác ý thì các loại tướng hiển hiện. Đã đắc vô phân biệt trí là nếu như nghĩa hiển hiện là có thì không được có trí vô phân biệt, vì trí nầy là thật có, phải biết nghĩa đó quyết định là chẳng có.

 

Chương 3: PHÂN BIỆT

Luận nói: Nếu chỉ có nghĩa của thức hiển hiện thì chỗ y chỉ gọi là y tha tánh. Thế nào là y tha, nhân duyên gì gọi là y tha? Từ chủng tử tự huân tập mà sinh, cho nên y tha nương vào pháp khác làm duyên sinh đã không có công năng, vượt hơn một sát-na tự trụ cho nên gọi là y tha.

Giải thích: Nếu chỉ có nghĩa của thức hiển hiện chỗ y chỉ, là lìa nghĩa thì chỉ có thức thể làm nghĩa, hiển hiện nhân thì thức thể nầy là y tha. Nếu là tự nắm giữ thì tại sao nương vào pháp khác và nhân duyên gì gọi là y tha? Vì là do tự nhân sinh ra, sự sinh đã không có lực trụ thì sự tự nắm giữ nầy gọi là tha, cho nên gọi là y tha.

Luận nói: Nếu tánh phân biệt y chỉ nơi tha, thật vô sở hữu mà nghĩa hiển hiện, nghĩa là tại sao thành phân biệt, tại sao nói phân biệt? Vô lượng tướng mạo ý thức phân biệt điên đảo sinh nhân cho nên thành phân biệt, không có tự tướng, chỉ thấy phân biệt cho nên gọi là phân biệt.

Giải thích: Y chỉ nơi tha, là y chỉ tánh y tha Duy thức. Vô sở hữu là không có tự thể. Nghĩa hiển hiện là nghĩa có thể thấy. Nhân duyên gì gọi là phân biệt, như sẽ lần lượt nói sau. Trong đó vô lượng tướng, là tướng của tất cả cảnh giới, ý thức phân biệt tức là ý thức là phân biệt. Điên đảo sinh nhân, là ý thức khi sinh vọng đảo thì nhân phan duyên, không có tự tướng, là không có thể, chỉ thấy phân biệt là chỉ thấy loạn thức.

Luận nói: Hoặc thành tựu tánh và phân biệt tánh rốt ráo vô sở hữu làm tướng. Thế nào là thành thành tựu và nhân duyên gì gọi là thành tựu? Vì thể không có biến khác cho nên được thành tựu, vì cảnh giới thanh tịnh, vì tối thắng trong tất cả thiện pháp, do nghĩa tối thắng đó cho nên gọi là thành tựu.

Giải thích: Rốt ráo vô sở hữu kia làm tướng, là lấy tánh phân biệt vô sở hữu làm tánh. Hai câu hỏi thế nào và nhân duyên gì, như tánh y tha trước đã nói. Thể bất biến là vì không hư dối, như bầy tôi thành thật, do cảnh giới thanh tịnh đó cho nên tối thắng trong tất cả thiện pháp, tức là thể của cảnh giới thanh tịnh nầy tối thắng cho nên gọi là thành tựu, như chiếc áo đã thành tựu.

Luận nói: Lại nữa, có chủ thể phân biệt, có đối tượng phân biệt, có tánh phân biệt. Trong đó cái nào là chủ thể phân biệt? Cái nào là đối tượng phân biệt? Cái nào là tánh phân biệt? Ý thức là năng phân biệt, vì là phân biệt nghĩa là ý thức nầy là chủng tử của tự danh ngôn huân tập, chủng tử danh ngôn huân tập của tất cả thức thể, do đó có vô lượng loại phân biệt sinh, vì tất cả xứ phân biệt, vì là thường phân biệt cho nên gọi là chủ thể phân biệt. Lại nữa, tánh y tha là đối tượng phân biệt. Lại nữa, do nhân duyên nầy nên khiến cho tánh y tha, thành đối tượng phân biệt, đây là phân biệt tánh do nhân duyên nầy khiến cho tánh y tha tợ nghĩa hiển hiện, là vì như nghĩa. Lại nữa, thế nào là phân biệt và chủ thể phân biệt? Cái gì bị phan duyên và nắm lấy tướng mạo gì? Thế nào là chấp trước? Thế nào là khởi nói? Thế nào là rộng khắp? Thế nào là tăng ích? Phan duyên nơi danh, cho nên nắm lấy tánh y tha làm tướng. Chấp trước đối với kiến, nhân theo giác quán mà khởi nói, bốn loại rộng khắp: Kiến… làm rộng khắp. Trong thật vô nghĩa là có nghĩa tăng ích, như sự phân biệt nầy.

Giải thích: Thế nào là phân biệt khởi phân biệt? Ý thức gọi là phân biệt, tánh y tha gọi là đối tượng phân biệt, do nhân duyên nầy khiến cho thành phân biệt. Để hiển thị phân biệt nầy cho nên Luận nói: Phan duyên nắm giữ nơi danh như vậy… tánh y tha làm tướng, tức là nắm lấy danh tự của nhãn… trong tánh y tha làm tướng. Tại sao vậy? Vì đã nắm lấy tướng kia rồi mà khởi phân biệt, kiến làm chấp trước, là đối với tướng đối tượng nắm giữ kia quyết định như vậy. Giác quán khởi nói, là như đã chấp trước, lấy giác quán làm nhân phát xuất ngôn ngữ, bốn thứ ngôn thuyết và sở ngôn thuyết: Kiến… là như sở ngôn thuyết, bốn thứ lưu bố: Kiến văn giác tri cộng tướng lưu bố thật không có nghĩa, lấy làm nghĩa có là tăng ích, là như sự lưu bố thật không có nghĩa, vì nắm lấy cho là có nghĩa.

Luận nói: Lại nữa, tại sao thể tam tánh nầy là có khác hay không khác? Phải nói là chẳng khác, chẳng phải không khác. Tánh y tha nầy có đạo lý riêng cho nên thành y tha, vì đạo lý riêng mà tánh nầy thành phân biệt, vì đạo lý riêng mà tánh nầy thành thành tựu. Những gì là đạo lý riêng? Tánh nầy thành y tha, y tha huân tập chủng tử mà sinh cho nên thành y tha. Đạo lý riêng gì mà tánh nầy thành phân biệt? Vì cùng với phân biệt làm tướng của nhân duyên cho nên tánh nầy là phân biệt. Đạo lý riêng gì mà tánh nầy thành thành tựu? Vì như đối tượng phân biệt rốt ráo không phải có như vậy. Đạo lý riêng gì mà đối với một thức thể làm tướng mạo của tất cả mọi thứ thức thể? Thức thể của thức A-lê-da làm thức sinh khởi và mọi thứ tướng mạo của tánh kia, phải biết làm duyên tướng sinh khởi của tánh kia.

Giải thích: Vì cùng với phân biệt làm tướng của nhân duyên, thì ý thức gọi là chủ thể phân biệt, vì thể cảnh giới của đối tượng nắm giữ của chủ thể phân biệt nầy mà sinh, cho nên tánh nầy là phân biệt, tức là ý thức nầy tướng phân biệt, nắm lấy kia làm thể cảnh giới của đối tượng phân biệt. Vì nghĩa nầy cho nên tánh y tha thành tánh phân biệt. Như ý thức phân biệt, trong khi phân biệt đối tượng phân biệt thì phân biệt nầy rốt ráo vô sở hữu. Do nghĩa nầy cho nên tánh y tha trở thành tánh thành tựu.

Luận nói: Tánh y tha có mấy thứ? Lược nói có hai thứ tánh y tha huân tập chủng tử, y tha nhiễm tịnh không thành tựu. Do hai thứ nầy cho nên gọi là tánh y tha phân biệt, cũng có hai thứ, vì tự tánh phân biệt, vì sai biệt phân biệt, gọi đó là phân biệt. Tánh thành tựu cũng có hai thứ, vì bản tánh thành tựu cho nên thành tựu thanh tịnh, gọi đó là tánh thành tựu.

Giải thích: Vì thể của nhiễm tịnh không thành tựu cho nên gọi là y tha, do tánh y tha nầy làm phần phân biệt trở thành nhiễm, làm phần vô phân biệt trở thành tịnh. Một phần trong hai phần nầy không thành tựu. Tự tánh phân biệt, là như nhãn… có tự tánh của nhãn làm phân biệt nầy. Sai biệt phân biệt, là như tự tánh của nhãn kia có các sai biệt vô thường làm phân biệt nầy. Tự tánh thành tựu, nghĩa là hữu cấu chân như. Thanh tịnh thành tựu, là vô cấu chân như.

Luận nói: Lại có bốn thứ phân biệt, đó là tự tánh phân biệt, sai biệt phân biệt, hữu giác phân biệt và vô giác phân biệt. Hữu giác là khéo biết sự nói năng của chúng sinh. Vô giác là không khéo biết nói năng của chúng sinh.

Giải thích: Khéo biết sự nói năng, nghĩa là có trí sự nói năng, không khéo biết sự nói năng, nghĩa là như trâu dê… tuy có phân biệt nhưng đối với văn tự thì không có khả năng.

Luận nói: Lại nữa, có năm thứ phân biệt: 1. Y danh phân biệt nghĩa tự tánh: Như danh nầy thì có nghĩa nầy. 2. Y nghĩa phân biệt danh tự tánh: Như nghĩa nầy thì có danh nầy. 3. Y danh phân biệt danh tự tánh: Như danh không biết nghĩa, trong đó mà phân biệt. 4. Y nghĩa phân biệt nghĩa tự tánh: Như nghĩa không biết danh, trong đó mà phân biệt. 5. Y danh nghĩa phân biệt danh nghĩa: Như nghĩa nầy, thể như vậy, danh như vậy. Lại nữa, tổng gồm thâu tất cả phân biệt có mười thứ: 1. Căn bản phân biệt: Gọi là thức A-lê-da. 2. Sở duyên tướng phân biệt: Như các thức thể của sắc. 3. Tợ tướng phân biệt. Cùng nương tựa thức thể: Nhãn thức… 4. Tướng biến dị phân biệt: Là lão… lạc thọ… tham…, uổng hoành (trói giết) và thời tiết biến dị… cõi địa ngục… cõi Dục… các thứ biến dị. 5. Tợ tướng biến dị phân biệt: Là đã nói ở trước biến khác trong biến khác nầy. . Tha thọ phân biệt: Là nhân duyên nghe phi chánh pháp và nhân duyên phân biệt nghe chánh pháp. 7. Bất chánh phân biệt. Là người ngoài Phật pháp nghe nhân duyên phi chánh pháp. 8. Chánh phân biệt: Là người trong Phật pháp nghe chánh pháp. 9. Chấp trước phân biệt: Là nhân duyên thân kiến tư duy bất chánh làm căn bản, cùng tương ưng phân biệt với sáu mươi hai kiến xứ. 10. Phân biệt tán loạn: Là mười loại phân biệt của chư Bồ-tát.

Giải thích: Tổng thâu giữ tất cả phân biệt thì có mười thứ, vì nói mười thứ nầy cho nên trong đó căn bản phân biệt là căn bản tự thể của các phân biệt, phân biệt cũng tức là thức A-lê-da. Tướng phân biệt, nghĩa là lấy tướng mạo làm tướng, phân biệt tức là thức thể của sắc… tợ tướng phân biệt, nghĩa là trong chủng loại của tướng kia, nếu phân biệt sinh trong đối tượng phân biệt thì chủ thể phân biệt do đó được gọi tên nầy, tức là thức thể của nhãn thức… và y chỉ. Tướng biến dị phân biệt, nghĩa là duyên tướng kia nếu biến dị, thì thể của tướng biến dị nầy gọi là phân biệt, lão… là thân suy hoại, tứ đại biến dị, trong biến dị đó mà cho nên gọi là tướng biến dị phân biệt… là có ý nói gồm luôn bệnh và tử, lạc thọ… nghĩa là thân có biến dị làm tướng cũng như thế… là có ý nói gồm luôn khổ và bất khổ bất lạc, tham… cũng như vậy, vân vân… có ý nói gồm luôn sân và si, uổng hoành (sát phược) và thời tiết biến dị, nghĩa là trong tướng biến dị của thân như vậy, hoặc phan duyên sinh phân biệt, uổng hoành là trói giết, thời biến là thời tiết hàn nhiệt… chuyển đổi làm tướng, địa ngục… là có ý nói gồm luôn súc sinh, ngạ quỷ…, cõi Dục v.v… là có ý nói gồm luôn cõi Sắc và cõi Vô sắc, tợ tướng biến dị phân biệt, nghĩa là tương tợ duyên tướng kia là tất cả biến dị: Nhãn thức… đối với thể của tương tợ tướng biến dị nầy mà sinh khởi phân biệt, tức như đã nói ở trước là biến dị trong lão. Tại sao vậy? Vì trong thời gian trụ nơi lão… kia, thì nhãn thức… Cũng biến dị mà sinh; tha thọ phân biệt, nghĩa là đối với đã nói khác có hai thứ, nghĩa là nhân duyên nghe phi chánh pháp và nhân duyên nghe chánh pháp, các pháp của hai thứ phân biệt nầy do nghe pháp mà sinh thiện hoặc bất thiện, cũng giải thích như vậy. Phân biệt bất chánh, tức là nghe phi chánh pháp làm nhân, pháp nầy bên ngoài, là những người xuất gia và ngoại đạo, chánh phân biệt, tức là nghe chánh pháp làm nhân, bên trong pháp nầy, là người trong Phật pháp. Phân biệt chấp trước, nghĩa là tư duy bất chánh làm nhân. Ngã kiến là nương vào sáu mươi hai kiến như Tu-đa-la nói, vì cùng với kiến xứ nầy tương ưng phân biệt. Phân biệt tán động, là mười thứ phân biệt của các Bồ-tát.

Luận nói: 1. Vô hữu tướng tán động. 2. Hữu tướng tán động. 3. Tăng ích tán động. 4. Tổn giảm tán động. 5. Nhất chấp tán động. 6. Dị chấp tán động. 7. Tự tánh tán động. 8. Sai biệt tán động. 9. Như danh thủ nghĩa tán động. 10. Như nghĩa thủ danh tán động. Để đối trị mười thứ tán động nầy, trong tất cả bát-nhã ba-la-mật nói trí vô phân biệt, các thứ chướng ngại và đối trị nầy, trong nghĩa của bát-nhã ba-la-mật phải biết có đầy đủ. Kinh nói rằng: Bồ-tát tu hành bát-nhã ba-la-mật như thế nào? Xá-lợi-phất! Bồ-tát nầy đối với Bồ-tát không thấy Bồ-tát, không thấy tên Bồ-tát, không thấy bát-nhã ba-la-mật, không thấy tu hành, không thấy sắc, không thấy thọ, tưởng, hành, thức. Tại sao vậy? Vì tự tánh của sắc là không và chẳng phải không cho nên không, nếu sắc không tức là phi sắc cũng không khác không cho nên có sắc. Sắc tức là không, không tức là sắc. Tại sao? Xá-lợi-phất! Chỉ có gọi danh đó là tự tánh sắc, bất sinh bất diệt, không nhiễm không tịnh, giả lập không danh để phân biệt các pháp, vì không danh nầy lưu bố lẫn nhau, tùy sự lưu bố và tùy sự chấp trước, Bồ-tát đối với danh tự nầy tất cả đều không thấy. Vì không thấy cho nên không có chấp trước. Như sắc cho đến thức cũng như thế, phải biết dùng văn cú của Bát-nhã ba-la-mật nầy mới được thông đạt mười thứ nghĩa phân biệt nầy.

Giải thích: Trong đó vô hữu tướng tán động, tức là duyên tướng vô vi và tướng hữu vi gọi là tán động. Để đối trị tán động nầy, trong kinh Bát-nhã ba-la-mật nói thật có Bồ-tát. Nói thật có, là để hiển thị Bồ-tát thật có không thể, tức không là thể, cho nên gọi là không thể. Hữu tướng tán động, là duyên tướng hữu vi gọi là tán động. Để đối trị tán động nầy trong kinh nói không thấy có Bồ-tát, là không thấy lấy phân biệt y tha làm thể là do ý nầy. Tăng ích tán động, là để đối trị tán động nầy, trong kinh đó nói tự tánh của sắc là không, vì hiển bày tánh phân biệt và sắc là không. Tổn giảm tán động, là để đối trị tán động nầy kinh đó nói bất không, là sắc pháp giống như bất không. Nhất chấp tán động, là để đối trị tán động nầy kinh kia nói sắc và không nầy không phải sắc. Tại sao vậy? Nếu tánh y tha cùng với tánh thành tựu là một nghĩa là tánh y tha cũng phải như tánh thành tựu, vì cảnh giới thanh tịnh. Dị chấp tán động, là để đối trị tán động nầy kinh nói không phải sắc khác với không. Tại sao? Nếu sắc không nầy có khác nhau thì pháp cùng với pháp tánh cũng phải có khác, thì khác nầy không thành, như pháp vô thường cùng với vô thường không thể có khác, phỏng theo tánh phân biệt cho nên nói sắc tức là không, không tức là sắc, vì sắc của tánh phân biệt vô sở hữu tức là không, không nầy tức là sắc vô sở hữu, không giống như y tha và thành tựu tánh. Tự tánh tán động, là để đối trị tán động nầy, trong kinh nói với Xá-lợi-phất, điều gọi là sắc chỉ có danh mà thôi, vì tự tánh của sắc tức là vô sở hữu. Sai biệt tán động, là để đối trị tán động nầy cho nên kinh nói tự tánh bất sinh bất diệt không nhiễm không tịnh. Trong đó nếu sinh tức là có nhiễm, nếu diệt tức là có tịnh, do bất sinh bất diệt tức là không nhiễm không tịnh, những câu nầy nghĩa của nó như vậy. Như danh thủ nghĩa tán động, là tùy theo danh mà nắm lấy nghĩa thì liền tán động, để đối trị tán động nầy, kinh nói giả lập mọi thứ danh tự. Phân biệt các pháp mọi thứ, là tùy nghĩa nắm lấy danh tức là tán động, để đối trị tán động nầy, kinh nói giả lập không danh lưu bố lẫn nhau, là không phải nghĩa tự tánh có danh như vậy. Để đối trị mười thứ tán động nầy, mà nói kinh Bát-nhã ba-la-mật, do nói nầy làm nhân cho nên trí vô phân biệt sinh.

Luận nói: Nếu do đạo lý riêng, tánh y tha được thành tam tánh, thì tại sao tam tánh nầy được thành một? Vì do đạo lý riêng cho nên thành tánh y tha, không do tánh y tha nầy mà thành phân biệt và thành tựu. Do đạo lý riêng cho nên thành phân biệt, không do phân biệt nầy mà thành y tha và thành tựu. Do đạo lý riêng cho nên thành thành tựu, không do thành tựu nầy mà thành y tha và phân biệt.