GIẢI THÍCH LUẬN NHIẾP ĐẠI THỪA

Tác giả: Bồ-Tát Thế Thân
Hán dịch: Đời Tùy, Tam Tạng Đạt Ma Cấp Đa
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN 2

Phần 2:

Chương 4: TƯỚNG

Luận nói: Làm sao có thể thấy sự thành lập tướng của thức nầy? Lược nói có ba loại: một là thành lập tự tướng, hai là thành lập nhân tướng, ba là thành lập quả tướng. Trong đó, thức A-lại-da là tự tướng, đã huân tập tất cả pháp nhiễm là sanh nhân của A-lại-da kia, vì thâu giữ chủng tử tương ưng. Trong đó, nhân tướng là các pháp nhiễm, thức A-lại-da nầy như tất cả chủng tử kia, tất cả thời hiện khởi làm nhân. Thành lập quả tướng trong đó là thức A-lại-da nầy, vì sức huân tập của các pháp nhiễm kia từ vô thỉ đến nay được sanh.

Giải thích: Dùng những tên khác như vậy mà nói về thức A-lạida. Trong việc nói khác tên đó chưa biết rõ tướng của nó, cho nên nói tự tướng, nhân tướng, quả tướng… của thức A-lại-da. Trong đó, tự tướng là vì chuyên huân tập tất cả pháp nhiễm nên thức có sinh ra công năng thắng lạ kia, làm rõ thức thể có công năng nầy. Thâu giữ chủng tử tương ưng nghĩa là đã huân tập pháp nhiễm kia, tức là vì làm nhân sanh pháp kia, nên nói là thâu giữ chủng tử. Sự huân tập cùng với công năng cao vượt có khả năng lạ hòa hợp nên gọi là tương ưng, tức là đã huân tập tự tướng tất cả pháp nhiễm nầy. Vì A-lại-da kia được sanh nhân thâu giữ chủng tử tương ưng với thức, vì đã huân tập các pháp nhiễm được công năng thắng lạ, có thể làm nhân sanh A-lại-da kia. Đó là nhân tướng của thức A-lại-da. Trong đó, ban đầu từ khi thành lập quả tướng, cho đến nói là sức huân tập từ vô thỉ đến nay. Được sanh nghĩa là đã huân tập các pháp, thức nầy được sanh thâu giữ sự huân tập từ vô thỉ nên gọi là quả tướng.

Chương 5: HUÂN TẬP

Luận nói: Lại nữa, thế nào là huân tập? Sự huân tập nầy còn được gọi là gì? Vì đã cùng sanh diệt với pháp kia, có thể làm nhân sanh cho pháp kia, đó là nghĩa sở nhân. Ví như cây mè (vừng), vì hoa cùng với hoa xông ướp mè đồng sanh đồng diệt, vì trong mè có sanh nhân là hương của hoa kia nên có thể sanh hương.

Lại như dục… hiện hành sự huân tập dục… cùng với tâm đồng sanh đồng diệt rồi sau đó làm nhân sanh của dục… Lại như đa văn, có tư và niệm đã huân tập đa văn. Sở văn (đối tượng của sự nghe) cùng với tâm đồng sanh đồng diệt rồi sẽ làm nhân sanh sự ghi nhớ kia, vì do sự thâu giữ huân tập nên gọi là nắm giữ pháp, nghĩa là phải biết là thức A-lạida có nguyên lý như vậy.

Giải thích: Pháp kia tức là pháp nhiễm về trước đã đồng sanh đồng diệt rồi. Sau đó làm nhân sanh cho pháp kia, nghĩa là trở lại cùng pháp nhiễm kia làm nhân thể.

 

Chương 6: BẤT NHẤT BẤT DỊ (KHÔNG MỘT KHÔNG KHÁC)

Luận nói: Lại nữa, trong thức A-lại-da, chủng tử pháp nhiễm kia là từng phần biệt trú, vì không có sai khác, không có vật thể riêng biệt trú ở trong thức, cũng chẳng phải không khác. Nhưng thức A-lại-da như vậy mà sanh, có công năng vượt trội, có thể sanh pháp kia nên gọi là thức của tất cả chủng tử (hạt giống).

Giải thích: Trong thức A-lại-da, chủng tử pháp nhiễm kia là từng phần biệt trú, là không sai khác chăng? như vậy thì có lỗi gì? Các chủng tử nầy nên có từng phần sai biệt thì thức A-lại-da cũng phải có từng phần sai biệt. Lại nữa, nghĩa sát na diệt của thức A-lại-da không thành, Vì do từng phần sai biệt. Lại nữa, sự huân tập của pháp thiện và ác thì trở thành thể chủng tử thiện ác, nhưng đây là vô ký. Nếu không có từng phần thì tại sao nói là nhiều? Nghĩa nầy không thành, cho nên cả hai đều có lỗi. Không có vật thể riêng biệt trú ở trong thức cùng chẳng phải không khác, cho đến gọi là thức của tất cả chủng tử ở trong đó nói là chẳng riêng biệt, chẳng phải không riêng biệt, nghĩa là lìa lỗi đã nói ở trước. Như vậy mà sinh nghĩa giống như chủng loại của nó mà sanh.

Sanh các pháp kia có công năng vượt trội, nghĩa là lúc sanh các pháp nhiễm, tương ưng với công năng vượt trội, cũng vì sanh pháp kia mà có công năng vượt trội nên gọi là thức của tất cả chủng tử. Trong đó có thí dụ, như hạt giống lúa có khả năng nảy mầm mới được làm hạt giống. Nếu bị bóc ra đã lâu, hoặc bị lửa làm tổn đi khả năng nẩy mầm thì công năng ra quả của lúa bị hư, tướng của lúa thì như gốc, nhưng vì công năng bị hoại nên chẳng thể phục hồi được hạt giống. Thức A-lại-da cũng vậy có công năng sanh tất cả pháp, vì do tương ưng với công năng nên gọi là thức của tất cả chủng tử.

 

Chương 7: LÀM NHÂN QUẢ CHO NHAU

Luận nói: Lại nữa, thức A-lại-da cùng với các pháp nhiễm cùng lúc làm nhân cho nhau, làm sao có thể thấy? Ví như ngọn đèn và tim đèn đốt cháy cùng lúc và làm nhân cho nhau, lại như bó lau đồng thời cùng dựa vào nhau mà không ngã đổ. Thức cùng với pháp cũng vậy, cùng làm nhân cho nhau. Phải biết như thành lập thức A-lại-da làm nhân cho pháp nhiễm, pháp nhiễm làm nhân cho thức A-lại-da cũng vậy, còn các nhân duyên khác không thể nắm bắt.

Giải thích: Lại nữa, thức A-lại-da cùng với các pháp nhiễm đồng thời làm nhân cho nhau, làm sao có thể thấy? Nghĩa là dùng ví dụ để hiển bày, giống như ngọn đèn đang đốt và tim đèn làm nhân cho nhau trong cùng một sát na, vì nương vào tim nên việc cháy mới có, tức tim làm nhân sanh cho việc đốt ngọn lửa, tức trong sát na của ngọn lửa kia có thể đốt cháy tim đèn, tức ngọn lửa làm nhân cho việc tim đèn đốt cháy. Đây là hiển bày nghĩa nhân cho nhau của cả hai (ngọn lửa và tim đèn). Vì do nhân hiện trú liền thấy sanh quả. Từ thức A-lại-da làm nhân cho pháp nhiễm, pháp nhiễm làm nhân cho thức A-lại-da cũng vậy. Cho đến nhân duyên khác đều không thể có được nghĩa là lời nầy hiển bày thức A-lại-da cùng với các pháp nhiễm làm nhân cho nhau, cũng là hiển bày về nhân duyên.

 

Chương 8: NHÂN QUẢ KHÁC BIỆT, KHÔNG KHÁC BIỆT

Luận nói: Huân tập là gì? Không có khác, không có đủ loại được làm nhân cho các pháp có khác, có đủ loại. Ví như dùng sợi tơ mà dệt đủ thứ loại ác, nhưng đang lúc dệt thì không hề thấy đủ loại, nếu cho vào bồn nước nhuộm rồi thì thấy vô số tướng mạo, sắc màu hiện lên nơi áo, thức A-lại-da cũng vậy, bị xông ướp bởi đủ loại huân tập. Trong lúc huân tập thì không có đủ loại khác nhau. Nếu lúc sanh quả và bồn thuốc nhuộm hiện tiền thì có vô lượng pháp tướng mạo đủ loại hiển hiện.

Giải thích: Thế nào là huân tập không khác, không có đủ loại được làm nhân cho các pháp có khác, có đủ loại? Nghĩa là nguyên lý nầy dùng thí dụ để làm rõ, như áo lúc dùng nhiều sợi tơ để kết thì không có đủ loại tướng mạo có thể thấy. Nếu để vào bồn thuốc nhuộm thì có đủ loại tướng có thể thấy, thức A-lại-da cũng vậy, ví như sanh quả là áo, vì như bồn thuốc nhuộm nên gọi là sanh quả, người đặt vào bồn thuốc nhuộm là thuộc về duyên. Lúc nhuộm ướp thì chưa có đủ loại, đến lúc có quả thì làm nhân thể của vô lượng tướng mạo. Các pháp hiển hiện như chiếc áo đã nhuộm.

 

Chương 9: DUYÊN SANH

Luận nói: Duyên sanh nầy ở trong Đại thừa rất vi tế và thâm diệu. Duyên sanh lược nói có hai loại: Một là phần tự thể; hai là phần ái phi ái. Trong đó do thức A-lại-da nên các pháp sanh khởi. Đó là phần tự thể duyên sanh cùng với đủ loại phần tự thể làm duyên. Lại có mười hai duyên sanh là phần ái và phi ái, làm duyên cho đủ loại phần thân đáng yêu, không đáng yêu của cõi thiện, cõi ác.

Giải thích: Duyên sanh nầy ở trong Đại thừa rất vi tế và thâm diệu, nghĩa là trí phàm phu không có khả năng biết nên nói là vi tế, Ala-hán… không thể đo lường được nên nói là thâm diệu. Trong đó lược nói có hai loại. Đây lập môn phần tự thể và phần ái, phi ái, hai loại duyên sanh nầy gọi là giải thích. Do thức A-lại-da nghĩa là vì thức Alại-da làm nhân nên các pháp được sanh, đó gọi là phần tự thể, nghĩa là làm nhân cho đủ loại phần thân nên nếu nói vô minh… đó là phần ái, phi ái. Vì sao? Vì do làm nhân cho đủ loại phần thân ái, phi ái.

Luận nói: Hoặc mê duyên sanh thứ nhất ở trong thức A-lại-da, hoặc chấp tự tánh làm nhân, hoặc chấp sự tạo tác đời trước làm nhân, hoặc chấp trời Tự Tại biến hóa làm nhân, hoặc chấp ngã là nhân, hoặc chấp không có nhân duyên. Lại nữa, hoặc mê duyên sanh thứ hai chấp ngã, tác giả, thọ giả. Ví như những người nhiều đời bị mù chưa từng thấy voi, có người đem voi đến chỉ cho họ, có người sờ vòi voi, có người sờ ngà voi, có người sờ tai voi, có người sờ đuôi voi, có người sờ chân voi, có người sờ xương sống của voi. Có người hỏi: Voi có tướng gì? Có người đáp: Giống như cái cán. Có người đáp: Như cái chày. Hoặc có người đáp: Giống như cái nia. Có người đáp: Giống như cái thùng gỗ. Có người đáp: Giống như cái chổi. Có người nói: Như núi đá. Những người nầy trả lời như vậy là không hiểu rõ hai loại duyên sanh. Vô minh sanh ra người mù tối, hoặc chấp tự tánh, hoặc nói do đời trước làm, hoặc nói tự tại biến hóa, hoặc nói ngã tác, hoặc nói vô nhân, hoặc chấp tác giả, hoặc chấp thọ giả. Vì do không biết thể tướng của thức A-lại-da và nhân tướng, quả tướng như không biết toàn thể của con voi. Nếu lược nói thức A-lại-da thì quả báo thức, tất cả chủng tử thức là thể tướng của nó, vì nó thâu giữ tất cả thân, tất cả nẻo trong ba cõi.

Giải thích: Hoặc nói nhân đời trước tạo nghĩa là do không cho là có lực nhân của sĩ phu hiện tại. Vì những lý do như vậy nên làm cho chúng sanh mù tối, là thí dụ để hiển bày.

Vô minh sanh ra mù tối nghĩa là trong mười hai chi duyên sanh, thì vô minh là đứng đầu. Do vô minh nên gọi là sanh ra mù tối, không hiểu rõ về thể tướng của thức A-lại-da.

Nhân tướng, quả tướng nghĩa là như ở trước đã lập về thể tướng thức A-lại-da nên gọi là thể tướng. Đã lập nhân tướng gọi là nhân tướng. Đã lập quả tướng gọi là quả tướng. Đối với quả tướng nầy không hiểu rõ, do vô minh nên không hiểu phần tự thể của thức A-lại-da. Chấp năm nhân, tự tánh… làm nhân các pháp, là do không hiểu về phần ái, phi ái thứ hai. Chấp ngã làm tác giả, thọ giả, trong đó nhân là sự huân tập tất cả pháp ở trong thức A-lại-da mà có. Quả là các pháp được huân tập.

Quả báo thức, tất cả chủng tử thức là thể tướng của nó, nghĩa là do được thành thục thân nên gọi là quả báo, tất cả chủng tử tức là đã huân tập rồi gọi là chủng tử.

Tất cả nẻo là năm nẻo. Tất cả thân nghĩa là đủ loại thân đồng loại, không đồng loại trong các nẻo.

Đã nói về thức A-lại-da làm chủng tử tất cả các pháp, muốn sáng rõ về chủng tử kia nên dùng kệ hiển bày.

Luận nói: Trong đó có kệ:

Nội ngoại, bất minh hai
Thế số, nghĩa đệ nhất
Tất cả chủng tử nầy
Phải biết có sáu loại
Sát na và câu hữu
Cùng tướng kia tùy chuyển
Quyết định và đợi duyên
Cũng dẫn sanh tự quả
Kiên, vô ký, khả huân
Cùng hợp với năng huân
Khác đây không thể huân
Đó là tướng huân tập
Sáu thức không cùng hợp
Ba sai biệt trái nhau
Hai niệm không cùng có
Lệ đời khác cũng vậy
Chủng tử nội ngoại nầy
Hữu sanh và hữu dẫn
Khô chết do dẫn nhân
Tự thể hậu biên diệt.

Giải thích: Dùng năm kệ để làm rõ: nội ngoại, bất minh, nhị… Trong đó ngoại là chỉ cho hạt lúa, nội là thức A-lại-da, bất minh là nghĩa chủng tử bên ngoài không thể ghi nhớ, nhị là thức A-lại-da có thiện, có bất thiện. Lại có nghĩa khác nhị là nhiễm ô và thanh tịnh. Thế số nghĩa là pháp bên ngoài, chỉ lấy thế số mà nói là chủng tử. Vì sao? Cũng vì thức A-lại-da có biến dị. Nghĩa thứ nhất là chỉ có thức A-lại-da làm chủng tử của các pháp kia. Chủng tử các pháp nầy có sáu loại. Sát na nghĩa là hai chủng tử nầy sanh diệt không gián đoạn. Nếu là thường thì không được làm chủng tử, vì tất cả thời như xưa không có sai biệt. Câu hữu là chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải chỗ khác. Nếu lúc nầy có chủng tử tức lúc nầy sanh quả. Tùy chuyển cùng tướng khác nghĩa là thức A-lại-da tùy chuyền cho đến đạo đối trị sanh, chủng tử bên ngoài cho đến gốc chưa hư hoại và quả chín. Quyết định là vì chủng tử quyết định nên chẳng phải tất cả, tất cả được sanh nên mỗi thứ tự quyết định. Chủng tử nào thì lại sinh vật ấy. Chờ duyên (đãi duyên) nghĩa là chẳng phải mọi lúc sanh ra tất cả. Vào lúc nào, nơi đâu mà được sanh duyên ấy? Tức sanh ra ở chỗ kia, lúc kia. Cũng dẫn sanh tự quả nghĩa là chủng tử của chính nó có thể dẫn sanh ra quả của chính nó, như thức A-lại-da trở lại dẫn sanh ra thức A-lại-da. Hạt thóc… trở lại dẫn sanh ra hạt thóc… Sáu loại như vậy hiển bày nghĩa chủng tử sanh quả, tướng huân tập nầy nay sẽ hiển bày. Kiên nghĩa là do kiên cố nên có thể xông ướp, không như gió động, gió không thể nắm giữ sự huân tập, do huân tập không thể tùy theo gió mà chuyển đến ngoài một do tuần, hoặc sự xông ướp dầu hương của hoa Chiêm-ba-ca gió tùy chuyển ra ngoài một trăm do tuần. Vô ký nghĩa là khí vô ký, như tỏi không thể xông ướp mùi hôi, hương thơm cũng vậy không thể xông ướp. Nếu vật vô ký thì có thể xông ướp, như vàng, bạc, đá… đều không thể xông ướp. Nếu người có thể nắm chắc sự huân tập mới có thể đạt được sự huân tập, nghĩa là chỗ thích ứng với vật huân tập như áo…

Cùng tương hợp với chủ thể huân tập, nghĩa là nếu tương hợp thì có thể huân tập, chẳng phải là không tương hợp. Tương hợp nghĩa là cộng sanh vô gián. Nếu khác thì không thể huân tập. Khác nghĩa là khác với thức A-lại-da, chẳng phải thức khác nầy có thể nhận sự huân tập, vì lìa thức A-lại-da nên thức khác không thể huân tập. Do đó trong thức A-lại-da đầy đủ các nghĩa: Sát na…, nghĩa là vì sát na diệt, vì cùng có với thức sanh khởi cho đến sanh khởi đạo đối trị, tất cả cùng tùy chuyển với nhau trong sanh tử. Do quyết định làm nhân thiện, ác… nên phước, phi phước, bất động hạnh chờ duyên thành thục nơi nẻo thiện ác. Vì thức A-lại-da tương ưng với những công năng như vậy nên được thọ nhận sự huân tập, cần phải thành lập các thức sanh khởi thì không hợp lý.

Sáu thức không tương hợp nghĩa là vì các thức động chuyển.

Ba sai biệt trái nhau nghĩa là mỗi một thức thì mỗi một nương tựa sanh ra mỗi một phần duyên thì mỗi một tác ý. Lại có biệt nghĩa, nghĩa là các thức mỗi một thứ đều có biệt tướng.

Thí dụ là nói niệm trước được niệm sau huân tập, là vì ngăn cho nghĩa nầy.

Luận nói: Hai sát na không đồng thời, không có nghĩa hai sát na cùng khởi. Nếu đồng sanh, đồng diệt huân tập mới được trú. Nếu nói tuy không tương hợp nhưng tướng loại của thức đã sanh thì được sanh. Được huân tập lẫn nhau là vì lề lối ở đời khác cũng vậy, nghĩa là các biệt tướng là cũng cần được vậy. Như các căn: mắt… cùng lấy tịnh sắc làm tướng, nên cần được huân tập lẫn nhau. Cần phải nói thuyết nầy vì nhãn căn tịnh sắc cùng với nhĩ căn tịnh sắc đồng loại của nó, các tịnh sắc kia cần phải huân tập lẫn nhau. Tuy tịnh sắc là đồng xứ sở nhưng mỗi một thứ đều riêng khác, không nói huân tập lẫn nhau, nghĩa là thức tuy là đồng loại nhưng sao lại được huân tập lẫn nhau? Như đã nói hai loại chủng tử kia, nghĩa là ngoại và nội cùng có sanh nhân và dẫn nhân. Trong đó sanh nhân của ngoại chủng tử cho đến quả chín. Sanh nhân của nội chủng tử cho đến khi mạng hết. Dẫn nhân của ngoại chủng tử nghĩa là đã chín rồi nhưng chưa gieo trồng. Dẫn nhân của nội chủng tử là thi hài sau khi chết. Do dẫn nhân nên có nhiều thời gian để trú. Nếu hai chủng tử nầy chỉ có sanh nhân mà đã lìa nhân kia thì phải diệt mất, không có nghĩa nhiều thời gian trú liên tục. Nếu nói sát na truyền nhau chuyển đổi. Sát na trước làm nhân cho sát na sau nghĩa là không có thời diệt vì có diệt nên biết phải có dẫn nhân. Dẫn nhân của hai chủng tử nầy là ví như dây cung làm nhân cho mũi tên bay xa.

Luận nói: Nội chủng tử nầy không phải là ngoại chủng tử nên lại nói kệ:

Ngoại chủng không huân tập
Nội chủng thì không vậy
Nghe… không có huân tập
Quả sanh chẳng hợp lý
Đã làm và chưa làm
Lỗi được, mất trái nhau
Ngoại chủng, nội làm duyên
Vì nội huân tập sanh.

Lại nữa, ngoài ra thức sanh khởi đối với tất cả thân và tất cả nẻo, phải biết là làm người thọ dụng.

Giải thích: Ở trong đó, tất cả thân và tất cả nẻo làm người thọ dụng, nghĩa là ở trong ấy sanh ra sự thọ dụng. Vì do có trong sự thọ dụng nên gọi là người thọ dụng. Nghĩa nầy lấy Trung Biên Sai Biệt A-hàm để hiển bày.

Luận nói: Như luận Trung Biên Sai Biệt nói:

Thứ nhất là duyên thức
Thứ hai thọ dụng thức
Các tâm pháp giúp nhau
Rõ biết thọ dụng nầy.

Giải thích: Hai thức nầy lại giúp nhau làm nhân quả cho nhau. Ahàm là Kinh A-tỳ-đạt-ma, kệ nói.

Luận nói: Hai loại thức nầy cũng lại giúp nhau làm duyên, như kinh A-tỳ-đạt-ma, kệ nói:

Các pháp nương thức trú
Thức nương pháp cũng vậy
Mỗi thứ làm nhân nhau
Cũng hằng làm quả nhau.

Giải thích: Mỗi một thứ làm nhân cho nhau nghĩa là thức A-lại-da mọi lúc làm nhân sanh cho các pháp, cũng thường làm quả cho nhau nghĩa là thức A-lại-da làm nhân thì các pháp làm quả, các pháp làm nhân thì thức A-lại-da làm quả.

 

Chương 10: TỨ DUYÊN

Luận nói: Các pháp và thức ở trong duyên sanh thứ nhất làm nhân duyên cho nhau, trong duyên sanh thứ hai làm duyên gì? Là duyên tăng thượng. Lại nữa, sáu thức nầy có mấy duyên sanh ra? Đó là duyên tăng thượng, duyên duyên và duyên thứ đệ. Ba loại duyên sanh như vậy, đó là nẻo ái phi ái của sanh tử cùng tận thọ dụng… đầy đủ bốn duyên.

Giải thích: Ái, phi ái của sanh tử cùng tận thọ dụng có đủ bốn duyên nghĩa là ở trong duyên sanh thứ nhất thức A-lại-da và các pháp huân tập làm nhân duyên, ở trong duyên sanh thứ hai, vô minh… là duyên tăng thượng. Vì do vô minh tăng thượng nên hành được sanh như vậy. Lại nữa, Sáu loại thức gọi là duyên sanh thọ dụng nghĩa là có đủ ba loại duyên sanh, trong đó duyên tăng thượng của nhãn thức là mắt, duyên duyên đó là sắc, duyên thứ đệ là duyên diệt thức trước lần lượt sanh thức sau.

Nếu thức trước không xả xứ thì thức sau không được sanh. Các loại thức tai… cũng vậy.

 

Chương 11: PHIỀN NÃO NHIỄM

Luận nói: Thành lập biệt danh và tướng thức A-lại-da như vậy, làm sao biết được biệt danh và tướng như vậy? Chỉ nói thức A-lại-da, không nói thức sanh khởi. Nếu lìa sự thành lập thức A-lại-da thì sự nhiễm, tịnh đều không thành, nghĩa là phiền não nhiễm, nghiệp nhiễm

và sanh nhiễm đều không thành, thế và xuất thế tịnh cũng không thành. Vì sao phiền não nhiễm không thành? Vì trong sáu thức thân, chủng tử huân tập của phiền não và tùy phiền não đều không được thành. Như nhãn thức cùng với phiền não và tùy phiền não: dục… cùng sanh cùng diệt, tức nhãn thức nầy, không phải thức nào khác làm cho phiền não kia huân tập thành chủng tử, tức nhãn thức nầy nếu đã diệt thì thức khác gián tiếp sanh huân tập và chỗ nương tựa huân tập đều không thể được. Vì không có nên nhãn thức trước tiên diệt, thức khác sanh gián đoạn, không có nghĩa câu sanh với dục, vì quá khứ nên không được thành. Như báo sanh của nghiệp quả đã suy tàn không thành tựu, và tu với dục câu sanh, tất cả sự huân tập của nhãn thức không thành tựu. Sự huân tập nầy cũng không ở trong dục, vì dục nương tựa vào thức. Lại nữa, vì không trụ vững chắc, cũng không ở trong thức khác, vì các thức mỗi một thứ đều có chỗ nương tựa khác nhau. Lại nữa, vì không cùng sanh diệt nên cũng không ở trong tự thể, vì tự thể không cùng với hai thức sanh diệt. Cho nên phiền não, tùy phiền não: dục… huân tập nhãn thức không được thành tựu, thức huân tập thức cũng không thành. Như sự chuyển thức khác của nhãn thức cũng không thành, nên biết sự tương ưng của nó.

Giải thích: Đã nói nhiều tên gọi của thức A-lại-da và thành lập tướng của nó, nay muốn thành lập hai vấn đề nầy trong thức A-lại-da chứ không phải thức khác. Dùng đạo lý để hiển bày như nhãn thức cùng với phiền não: dục… cộng sinh, cộng diệt. Đó là nhãn thức làm cho phiền não kia huân tập thành chủng tử mà không phải thức nào khác. Trong đó tức là thức A-lại-da nầy, nghĩa là nhãn thức, phiền não kia là tham, sân…, thành chủng tử nghĩa là ở nơi nhân. Không phải thức nào khác, nghĩa là chẳng phải nhĩ thức… Sự nghe của thức khác là sự cách tuyệt của nhĩ thức… Huân tập là thói quen tham giận… Huân tập y chỉ nghĩa là nhãn thức cùng với tham câu sanh, nghĩa là sanh khởi cùng lúc với tham… vì quá khứ nên làm nhân không thành. Như nghiệp đã lui mất thì quả báo lại sinh không được thành tựu, thức nầy cũng không thể thành tựu như vậy. Lại có sư Tỳ-bà-sa khởi chấp nầy, muốn khiến cho quá khứ là có, nhưng quá khứ ấy chỉ có danh, theo nghĩa mắt thấy là không có. Vì sao vậy? Nếu pháp là có thì thế nào là quá khứ? Cho nên quả không thành, vì không huân tập. Lại nữa, nhãn thức kia cùng với dục câu sinh thì huân tập không thành, nghĩa là nhãn thức nầy cùng sinh với dục. Nhãn thức tự huân tập còn không được thành, vì nhãn thức nầy nắm giữ sự huân tập sinh ra dục… Tại sao có thể thành cũng không ở trong dục? Nghĩa là nhãn thức huân tập ở trong dục không có nghĩa thành. Vì sao? Vì dục nương tựa vào nhãn thức. Lại nữa, vì không trú vững chắc nên cũng không ở trong thức khác, nghĩa là nhĩ thức… do mỗi một thứ nương tựa chỗ riêng khác. Chính vì sự nương tựa riêng khác nên không có được sự đồng sinh đồng diệt, nhãn thức tự nương tựa vào nhãn (mắt), nhĩ thức tự nương tựa vào nhĩ (mũi), như vậy cho đến ý thức tự nương tựa vào ý. Vì mỗi một thứ có chỗ khác, thức khác huân tập thì thức khác không thành. Cũng không ở trong tự thể, nghĩa là nhãn thức không huân tập được nhãn thức ấy, vì không có hai nhãn thức cùng sinh, đã không có hai nhãn thức cùng sinh thì không cùng sinh cùng diệt. Vì đạo lý như vậy nên ở trong nhãn thức, phiền não tùy phiền não: dục… huân tập không thành, cho đến nhãn thức huân tập nhãn thức cũng không được thành.

Luận nói: Lại nữa, từ cõi trời vô tưởng trở lên, thối lui địa kia thì sinh ở địa nầy có một khoảng cách, bị phiền não và tùy phiền não nhiễm lúc thức đầu tiên sinh địa nầy không có chủng tử mà sinh, vì huân tập và nương tựa đều đã đi qua và không có.

Giải thích: Đầu tiên nghĩa là đầu tiên khởi thức. Không có chủng tử mà sinh, nghĩa là vì không có nhân sinh, huân tập và nương tựa, nghĩa là tập khí của tâm và phiền não.

Luận nói: Lại nữa, lúc thức đối trị phiền não sinh thì thức của tất cả thế gian đều diệt mất. Nếu không có thức A-lại-da thì chủng tử của phiền não và tùy phiền não ở trong thức đối trị không thành tự thể, giải thoát không đồng sinh đồng diệt với phiền não. Nếu sau đó, thức thế gian sinh thì tâm ly dục không có sự nương tựa và huân tập kia từ lâu đã diệt mất. Nếu lìa thức A-lại-da thì lẽ ra phải không có chủng tử mà sinh. Cho nên lìa thức A-lại-da thì phiền não và tùy phiền não đều không được thành.

Giải thích: Lúc thức đối trị phiền não mà sinh thì thức của tất cả thế gian đều diệt mất, nghĩa là sáu thức đều diệt, chủng tử của phiền não và tùy phiền não ở trong thức đối trị không thành, nghĩa là dùng thức đối trị làm nhân, sinh thức thế gian không thành. Sau đó nghĩa là sau tâm xuất thế. Nương tựa và huân tập, nghĩa là nương tựa tức là thức, huân tập tức là phiền não và tùy phiền não đã huân tập. Không có chủng tử, nghĩa là lìa thức A-lại-da không có nhân mà sinh, trong đó phiền não tức là nhiễm ô. Vì nghĩa nầy nên phiền não nhiễm không được thành.

 

Chương 12: NGHIỆP NHIỄM

Luận nói: Vì sao nghiệp nhiễm không thành? Hành duyên thức không thành. Vì duyên nầy không có nên thủ duyên hữu cũng không thành.

Giải thích: Nay lại hiển bày nghiệp nhiễm không thành tướng. Vì sao không thành? Vì hành duyên thức không thành nên phước hạnh, phi phước hạnh, bất động hạnh đã sinh rồi lại diệt mất. Lìa thức A-lại-da thì sự huân tập đặt vào đâu? Sáu thức thân không có khả năng nắm giữ sự huân tập, nghĩa nầy trong phiền não nhiễm ô đã nói. Duyên nầy không có, nghĩa là hành duyên thức không thành, thủ duyên hữu cũng không thành. Vì sao? Vì có nhân duyên nên các hành huân tập vào thức là do sức thủ giữ. Huân tập đầy đủ thì biến thành có. Ở trong đó, nghiệp tức là nhiễm nên gọi là nghiệp nhiễm, lại vì có nghiệp nên có nhiễm, gọi là nghiệp nhiễm cho nên nghiệp nhiễm không thành.

 

Chương 13: SINH NHIỄM

Luận nói: Vì sao sinh nhiễm không thành? Vì kiết sinh không thành. Nếu trong bất tĩnh địa tùy trú ở trung hữu thì bởi nhiễm ô của ý thức kiết sinh. Ý thức nhiễm nầy ở trong trung hữu. Diệt thì thức cùng với Ca-la-la hòa hợp ở trong thai mẹ. Nếu chỉ là ý thức hòa hợp thọ sinh, hòa hợp sinh rồi thì nương tựa vào thức nầy. Ý thức chuyển sinh ở trong thai mẹ tức là có hai ý thức đồng xứ cùng sinh ở trong thai mẹ. Sự hòa hợp kia thọ sinh, ý thức không thể thành lập, vì trong mọi lúc, ý thức nương tựa nhiễm ô, như chỗ duyên cảnh của ý thức thì sự hòa hợp nầy cũng không thật có. Giả sử làm cho ý thức nầy cùng với màu đỏ, trắng hòa hợp, tức là ý thức hòa hợp nầy là tất cả chủng tử là nương tựa vào thức nầy để sinh thức khác, là tất cả chủng tử. Nếu ngay nơi thức hòa hợp kia là tất cả chủng tử, thì thức A-lại-da ông tự đặt ra tên riêng là ý thức. Nếu dùng sự nương tựa sinh ra thức là tất cả chủng tử, thì không dùng chỗ nương tựa của nhân thể thức kia làm tất cả chủng tử, không có chuyện đó. Vì nghĩa nầy nên được thành tựu thức hòa hợp nầy chẳng phải là ý thức, nhưng quả báo thức nầy là tất cả chủng tử.

Giải thích: Lìa thức A-lại-da mà sanh sự nhiễm ô là không thành,

nay sẽ hiển bày nghĩa nầy. Kiết sinh không thành, nghĩa là tự thân không thành. Bất tĩnh địa là cõi Dục. Tùy nghĩa là mạng chung. Ý thức nhiễm ô là ý thức cùng với phiền não. Thọ sinh nghĩa là tự thân được duy trì gìn giữ nên ý thức nhiễm ô kia phan duyên mà sinh có, trung hữu tức là diệt, hòa hợp nghĩa là một tướng cùng thành và hoại, tức là ý thức cùng hòa hợp với màu đỏ trắng nên nương tựa vào ý thức hòa hợp sanh ra ý thức khác. Hai thức cùng có nghĩa là cùng một lúc liền có ý thức hòa hợp và dựa vào chỗ sanh thức nầy mà có ý thức khác, hai thức trong một lúc cùng có. Lại nữa, ý thức hòa hợp kia không thể thành lập là ý thức. Vì sao? Vì mọi lúc làm y chỉ cho nhiễm ô. Ý thức hòa hợp kia lấy ý phiền não nhiễm ô: dục… làm chỗ duyên dựa, sinh ra có là. Vì nhiễm ô nên y chỉ nơi thức nầy, nên gọi là nhiễm ô. Y chỉ nhiễm ô nầy đã trú trong thai thức, không lấy nhiễm ô làm chỗ nương dựa, vì thể của quả báo vô ký như ý thức đã bám lấy suy lường. Thức hòa hợp nầy bất khả đắc, là ý thức phan duyên thì khả đắc, đó là các pháp. Thức hòa hợp nầy không có phan duyên cho nên không thể thành tựu, đó là ý thức.

Luận nói: Lại nữa, kiết sinh đã nắm giữ sắc căn, nếu khác với quả báo thức thì không có nghĩa khả đắc, các thức khác mỗi thứ đều y chỉ riêng khác, lại không trú vững chắc, nhưng các sắc căn không có thức thì không thể thành.

Giải thích: Kiết sinh rồi là đã được thân. Nếu khác nghĩa là đã xả bỏ thức A-lại-da, sáu thức còn lại mỗi thứ đều có chỗ riêng. Vì động chuyển nên như nhãn thức chỉ nhất định nương tựa nơi mắt, các thức khác như: nhĩ… như vậy mỗi thứ đều tự nương tựa. Sắc căn: tai… cũng như vậy. Nếu không có thức A-lại-da thì các thức nầy mỗi thứ đều nắm giữ căn nương tựa của chính nó. Vì những thức nầy động chuyển nên có lúc không ở nơi sự không nắm giữ các căn: nhãn… thì liền hoại rã.

Luận nói: Thức cùng với danh sắc nương tựa lẫn nhau như bó lau nương nhau mà tồn tại, nghĩa nầy không thành.

Giải thích: Nay muốn hiển bày nghĩa không thành của thức nầy, như Thế Tôn nói: “Thức làm duyên cho danh sắc, danh sắc làm duyên cho thức” Trong đó thức làm duyên cho danh, thì danh là sáu thức thân, tức là nói danh không phải bốn tụ của sắc. Sắc tức là Ca-la-la, danh sắc là cái mà thức bám lấy. Nếu không có thức A-lại-da thì làm sao đây? Do y chỉ danh sắc nên thức được chuyển biến liên tục trong từng sát na và chuyển sanh không gián đoạn.

Luận nói: Nếu lìa quả báo thức thì hết thảy thức thực của chúng sanh không thành. Lìa quả báo thức nầy, tùy một thức trong sáu thức cả thảy chúng sinh trong ba cõi, việc ăn không thành.

Giải thích: Lời nầy hiển bày nghĩa không thành của thức thực. Thế Tôn nói có bốn loại thức ăn: 1. Đoàn. 2. Xúc. 3. Ý tư. 4. Thức. Đoàn nghĩa là sự biến thành làm tướng, đã biến rồi thì có thể làm việc lợi ích duy trì thân. Xúc là tướng cảnh giới, như cảnh giới sắc… chỉ dùng sự thấy… tức có thể làm việc lợi ích thân. Ý tư là sự nhớ nghĩ làm tướng, chỉ dùng sự nhớ nghĩ làm việc lợi ích thân, như người khát thấy nước thì không bị chết. Thức là nắm giữ làm tướng. Nhờ sự nắm giữ nầy mà thân được duy trì. Nếu không có thức nầy thì giống như tử thi thối rữa, cho nên phải biết thức cũng gọi là ăn (sự nuôi sống). Do có thể làm việc lợi ích cho thân nên xúc thực ở trong đó là sáu thức thân. Ý tư nghĩa là tâm nhớ nghĩ, đã nói thức thực nên biết lại có thức riêng khác. Lại nữa, như ngủ say vô tâm và chết giấc, diệt định…, sáu thức thân diệt cũng như thế. Lại có cái gì duy trì thân không bị thối rữa? Khi thức A-lại-da lìa bỏ thì thân liền thối rữa.

Luận nói: Nếu đã thối lui ở đây sinh tĩnh địa trên, do ý thức nhiễm ô bất tĩnh kết thành sự sinh kia, tâm nhiễm ô bất tĩnh nầy ở trong địa kia, nếu lìa thức A-lại-da thì chủng tử bất khả đắc.

Giải thích: Trước đã nói bất tĩnh địa kết sinh không thành, tĩnh địa không thành. Nay sẽ hiển bày lãnh vực nầy, do thức nhiễm ô kết thành sự sinh nơi địa kia. Nếu ở nơi tĩnh địa cũng do nhiễm ô kết thành thì có sự sinh ở bất tĩnh địa. Nhiễm ô, nghĩa là bị phiền não của địa kia làm nhiễm. Phiền não của địa kia, nghĩa là dính mắc vào mùi vị của định… nhiễm ô nầy là ở tại bất tĩnh địa. Người nầy chết tại bất tĩnh địa, đã chết rồi thì tâm của người ở địa trên kia vì sao hiện tiền? Đã không hiện tiền vì sao được kết thành sự sinh ở địa kia? Cho nên quyết định phải có thức A-lại-da. Do địa kia có từ vô thỉ huân tập nơi tâm. Do sự huân tập nầy mà tâm kia hiện tiền được kết thành sự sinh kia.

Luận nói: Nếu khiến cho người sinh cõi Vô sắc cả thảy tâm thiện và nhiễm ô của họ, nếu lìa tất cả chủng tử của quả báo thức thì sự nhiễm ô và tâm thiện đó phải không có chủng tử và trú xứ.

Giải thích: Sanh nơi cõi vô sắc nghĩa là giải thoát nơi cõi sắc. Nhiễm ô và thiện tâm, là an vui với vị Tam-ma-đề. Không có chủng tử và không có trú xứ, là không có nhân và không y chỉ, lại có nghĩa khác là nếu không có chủng tử thì do nhân gì mà sanh, nếu không có trú xứ thì làm sao được nương trú? Tâm kia là thức A-lại-da thâu giữ nên từ chủng tử của tự nó mà sanh, tức là nương tựa vào thức nầy. Do có nương tựa nên được nương trú liên tục.

Luận nói: Nếu ở trong cõi kia tâm xuất thế hiện tiền thì đối tượng của tâm thế gian khác phải diệt hết và càng phải diệt lìa nẻo kia.

Giải thích: Ở trong cõi ấy nếu tâm xuất thế hiện tiền, chỉ trừ tâm xuất thế nầy, ngoài ra đều là tâm thế gian. Các tâm thế gian kia đều không có nên cần phải đoạn dứt nẻo kia, tức là không nhờ dụng công mà được Niết-bàn vô dư, không có lý đó nếu lìa thức A-lại-da thì không thành.

Luận nói: Nếu sanh ở trong cõi Phi tưởng phi phi tưởng, nương nơi vô sở hữu xứ thì tâm xuất thế hiện tiền, tức là phải buông lìa hai cõi. Thức xuất thế nầy không nương dựa vào cõi Phi tưởng phi phi tưởng, cũng không nương dựa vào cõi Vô sở hữu xứ, thì việc nương dựa vào Niết-bàn xứ cũng không thành.

Giải thích: Nếu sanh ở trong cõi Phi tưởng phi phi tưởng, thì có lúc nương vào cõi Vô sở hữu xứ, tâm xuất thế hiện tiền. Tâm của xứ kia lanh lợi, còn tâm của cõi Phi tưởng phi phi tưởng xứ trì độn. Nơi tâm xứ lanh lợi kia mà tu thì tâm xuất thế hiện tiền. Tâm xuất thế kia nương dựa vào cõi thứ nhất, cõi thứ hai đều không thành, vì hai địa nầy đều thuộc thế gian. Lại nữa, địa khác sanh tâm của địa khác hiện tiền nương trú vào hai cõi cũng không thành vì do có thân khác. Nếu tâm nầy dùng Niết-bàn làm chỗ nương dựa thì cũng không thành, ba loại nương dựa như vậy đã không thành. Nếu lìa thức A-lại-da thì tâm xuất thế nầy trú ở nơi nào?

Luận nói: Nếu người đã tạo thiện ác thì lúc mạng chung, lìa thức A-lại-da, thân lạnh tuần tự hoặc từ trên hoặc từ dưới không thành. Cho nên lìa tất cả chủng tử của quả báo thức sinh nhiễm ô cũng không thành.

Giải thích: Trong đó tạo thiện hoặc tạo ác thì thân lạnh, hoặc từ trên hoặc từ dưới không đồng. Vì người làm thiện thì được thăng lên, người tạo ác thì bị rơi xuống. Cho nên, nếu không thừa nhận có thức A-lại-da làm sự thâu giữ thì vì sao thân liền lạnh theo như thế. Do thức A-lại-da thâu giữ, cho nên tuần tự buông thả hoặc từ trên hoặc từ dưới, tùy theo sự buông xả mà thành tử thi bị thân lạnh.