ĐẠI THỪA NGHĨA CHƯƠNG

SỐ 1851

QUYỂN 17

Đời Tùy, Pháp Sư Tuệ Viễn soạn.
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh.

(Phần Đầu)

TỊNH PHÁP TỤ TRONG NHÂN NGHĨA HIỀN THÁNH: Chia làm hai môn:

1- Giải thích tên gọi. 2- Nói về tướng.

1. GIẢI THÍCH TÊN GỌI:

Hiền Thánh: Hòa thiện là Hiền, hội chánh gọi là Thánh. Chánh là lý. Lý không nghiêng lệch gọi là Chánh; chứng lý bỏ phàm là Thánh. Hiền và Thánh có ba loại đồng, và khác.

Đồng thể mà khác tên: Như nhãn và mục (mắt). Vì đồng thể nên bất luận đầu cuối, đều gọi là Hiền, cùng xưng là Thánh.

Hỏi: Nếu nói đầu cuối đều Thánh, như trong Tiểu thừa, từ Kiến đạo trở xuống, hạng thuộc bảy phương tiện chưa có Thánh đức, Kinh Luận gọi là phàm, làm sao được gọi là Thánh?

Đáp: Những người này tuy chưa có đức của bậc chân Thánh, nhưng tu học đạo Thánh, tương tự Thánh gọi là Thánh. Nên luận nói rằng: Nhân bậc duyên Thánh gọi là Phàm phu, nội ngoại phàm phu gọi là bậc Thánh.

Hiền Thánh thể riêng: Có riêng năm loại:

Phân biệt theo lìa lỗi thành thiện: Lìa ác gọi là Hiền. Như thọ năm giới ngăn cấm năm ác gọi là Hiền giả, đầy đủ thiện gọi là Thánh. Nên Kinh Niết-bàn nói: Đủ bảy Thánh tài (bảy tài sản của bậc Thánh) gọi là bậc Thánh. Đó là Tín, Tàm, Quý, Giới, Thí, Văn, Tuệ. Lại nói, đầy đủ Giới, Định, Tuệ của bậc Thánh nên gọi là bậc Thánh.

Phân biệt theo ba nghiệp: Thân, Miệng và Ý điều hòa tốt lành gọi là Hiền. Nội tâm chân chính nói là Thánh.

Phân biệt theo tự lợi, lợi tha: Thương xót chúng sinh giáo hóa thuần thiện gọi là Hiền, Tự hành chân chánh gọi là Thánh, nên trong

 

Niết-bàn nói rằng tự lợi là hạnh Thánh.

Phân biệt theo cảnh: Trong sự điều thiện gọi là Hiền, chứng lý bỏ phàm là Thánh, nên kinh Niết-bàn nói: Được pháp Thánh nên gọi là bậc Thánh.

Cái gì là pháp Thánh? Là thường quán các pháp tánh rỗng không vắng lặng.

Phân biệt theo vị: Kiến đạo trở xuống, điều tâm lìa ác gọi là Hiền. Kiến đế trở lên hội chánh gọi là Thánh. Nên trong Kinh Nhân Vương nói Bồ-tát Địa Tiền gọi là Tam hiền, Bồ-tát Địa Thượng gọi là Thập Thánh.

Đây là phân biệt Hiền Thánh thứ hai.

Phân biệt Thông cuộc: Hiền thông, Thánh cuộc.

Vì Hiền thông nên từ đầu đến cuối đều gọi là Hiền nên Kinh nói rằng: Hiền giả Xá-lợi-phất, Hiền giả Tu Bồ-đề v.v…

Vì Thánh cuộc nên Kiến đạo trở xuống gọi là Phàm phu, Kiến đế trở lên mới được gọi là Thánh. Danh nghĩa như thế.

2. NÓI VỀ TƯỚNG:

Hiền Thánh rất nhiều, tóm lại chỉ có bốn: Thanh văn, Duyên giác, Bồ-tát và chư Phật. Phật thì sau sẽ nói riêng. Nay theo nhân môn, hãy nói vể ba thứ trước.

1. THANH VĂN. Có năm môn:

  1. Giải thích tên gọi.
  2. Nói về tướng.
  3. Để phân biệt đối với Đại thừa.
  4. Để phân biệt đối với Trung thừa Duyên giác.
  5. Để phân biệt ngay nơi tướng.

1. Giải thích tên gọi: Danh nghĩa Thanh văn có ba giải thích chung:

Giải thích theo nhân duyên đắc đạo. Lời dạy mà Như Lai nói gọi là Thanh, nương tiếng ngộ hiểu nên nói là Thanh văn. Địa Luận (quyển 4) nói: Từ người khác nghe tiếng mà thông đạt nên gọi là Thanh Văn.

Theo pháp môn đã quán để giải thích: Như Địa Luận chép: Chúng sinh chúng ta chỉ có tên gọi nên nói là Thanh, đối với tiếng ngộ hiểu nên nói là Thanh Văn.

Theo giáo hóa người khác mà nói để giải thích, như kinh Pháp Hoa (phẩm Tín Giải) nói: Dùng tiếng Phật đạo khiến tất cả nghe nên nói là Thanh Văn.

Trong ba thứ này, hai thứ đầu là Thanh văn Tiểu thừa, một loại sau là Bồ-tát, theo nghĩa đặt tên.

Danh nghĩa như thế.

2. Nói về tướng: Như Địa luận (quyển 4) nói: Người Thanh văn có năm tướng:

Nhân tập: Gốc lành tu trong quá khứ ít ỏi, lấy đó làm nhân. Nay nương đó khởi hạnh nên nói là Nhân tập. Nên Địa Luận (quyển 4) nói: Tu gốc lành nhỏ chỉ y theo lợi ích của mình gọi là Nhân tập. Tu gốc lành nhỏ là kém, chỉ y theo lợi ích của mình là hẹp.

Sợ khổ: Quá chán ba cõi, mong vắng lặng mau.

Xả chúng sinh: Không có tâm đại bi.

Y chỉ (tâm): Nương thầy dạy dỗ, không thể tự ngộ.

Quán: Chỉ quán Sát chúng sinh vô ngã, thành Thanh Văn thừa.

Trong năm thứ này, ba loại trước đối với Đại để nói Tiểu, hai loại sau đối Trung thừa để nói Tiểu.

Hỏi: Luận Thành Thật nói rằng Thanh văn thấy hai vô ngã, kia vì sao chỉ nói quán Sát chúng sinh vô ngã?

Đáp: Nghĩa này ẩn hiển như trong chương Vô Ngã ở trước giải thích đủ.

3. Để phân biệt đối với Đại thừa: Như luận Pháp Hoa nói rằng: Thanh Văn có bốn loại:

Thanh văn Chủng tánh: Người này xưa nay thường tu tập pháp nhỏ, thành tựu tánh nhỏ, ở thân cuối cùng gặp Phật ra đời, ưa thích pháp nhỏ. Phật nương đó nói pháp chứng được quả Tiểu thừa. Theo gốc đặt tên gọi là Chủng tánh Thanh Văn.

Thanh văn Thối tâm Bồ-đề: Người này quá khứ có tu tập pháp Đại thừa, vì trôi lăn sinh tử mà quên mất niệm cũ. Ở thân cuối cùng gặp Phật ra đời ưa thích pháp nhỏ. Phật theo sự ưa thích hiện tại vì họ nói pháp nhỏ, chứng được quả nhỏ. Vốn học Đại thừa mà nay lui trụ Tiểu thừa gọi là Thanh văn thối tâm Bồ-đề.

Thanh văn Tăng thượng mạn: Đối với pháp nhỏ chưa được nói được, chưa chứng nói chứng. Đây thật là phàm phu.

Thanh văn Ứng hóa: Các Bồ-tát tùy việc giáo hóa thị hiện Tiểu thừa.

Trong bốn loại, hai loại trước là Thanh văn thật, hai loại sau chẳng phải thật. Trong hai loại trước, Chủng tánh Thanh văn nghe Phật giáo hóa một lần, quyết định trụ Tiểu thừa, không thể nhập vào Đại thừa, cho nên người này, so với sau cũng gọi là Quyết định Thanh văn. Vị lai, sau khi chứng Niết-bàn Vô dư, lúc tâm tưởng sinh mới hướng đến Đại thừa. Thối tâm Thanh văn, ban đầu tuy trụ Tiểu, vì thói quen cũ nên cuối cùng có thể nhập Đại. Nên trong Kinh Pháp Hoa (Phẩm Tùng Địa Dũng Xuất) nói: Trừ người trước đã tu tập học pháp Tiểu thừa, nay ta cũng khiến nhập vào pháp này.

Đối với Đại như thế.

4. Để phân biệt Đối với Trung thừa Duyên giác: Kinh nói Thanh văn khác với Duyên giác, lược có hai loại:

Để phân biệt theo pháp môn đã quán:

Người quán Sát bốn Đế mà đắc đạo đều gọi là Thanh Văn.

Người quán mười hai nhân duyên mà đắc đạo đều gọi là Duyên giác.

Nếu theo nghĩa này, người Thanh văn cho đến Tu-đà-hoàn bảy lần sinh, ở thân cuối cùng không gặp Phật ra đời, nương sự duyên hiện tại mà đắc đạo cũng gọi là Thanh văn. Trong Thanh văn, chia kỹ có hai:

  • Thanh văn – Thanh văn: Người này xưa nay cầu đạo Thanh văn, ưa quán bốn Đế thành tánh Thanh văn. Ở thân sau cùng gặp Phật nói pháp bốn chân đế mà được ngộ đạo. Vốn tánh Thanh văn, nay lại nghe tiếng mà đắc đạo nên nói họ là Thanh văn Thanh văn.
  • Duyên giác – Thanh văn: Người này xưa nay cầu đạo Thanh văn. Quán Sát đạo bốn Đế, ngộ Sơ quả. Vì độn căn nên ở đời hiện tại không được Niết-bàn, bảy lần qua lại thọ sinh ở cõi trời, cõi người. Ở thân cuối cùng không gặp Phật ra đời, nương sự duyên hiện tại mà được ngộ đạo. Vì mượn sự duyên mà giác được nên nói là Duyên giác. Vốn tánh Thanh văn, quán Sát bốn Đế mà đắc đạo nên nói là Thanh văn, cho nên gọi là Duyên giác Thanh văn.

    Đây là phân biệt đối với pháp môn đã quán để phân biệt.

    Phân biệt theo nhân duyên đắc đạo:

    Người theo Phật nghe tiếng mà đắc đạo đều gọi là Thanh văn.

    Người mượn sự duyên mà đắc đạo đều gọi là Duyên giác.

Nếu theo nghĩa này, người trong các Thanh văn theo Phật nghe nói pháp mười hai nhân duyên mà đắc đạo cũng gọi Thanh Văn. Trong Thanh văn này, chia ra thành hai:

  • Thanh văn – Thanh văn: Nghĩa như trước đã giải thích.
  • Duyên giác – Thanh văn: Người này xưa nay cầu đạo Duyên giác, thường ưa quán Sát pháp mười hai duyên thành tánh Duyên giác.

Ở thân cuối cùng gặp Phật nói cho nghe pháp mười hai duyên mà được ngộ đạo. Vốn tánh Duyên giác mà nay nghe tiếng được ngộ đạo, nên gọi là Duyên giác Thanh văn. Như Ngài Ca-diếp v.v…

Đối Trung như thế.

5. Phân biệt ngay nơi tướng, trong đây có hai:

  • Nói theo tướng chung.
  • Giải thích theo riêng.

Để nói Tướng chung: Khai hợp không cố định, tăng số mà nói.

Hoặc chung thành một: Thanh văn thừa trong Ba thừa.

Hoặc chia làm hai: Hiền và Thánh. Trước Đạo Kiến đế, điều phục tâm lìa lỗi gọi là Hiền. Kiến đạo trở lên chứng lý thành tựu đức gọi là Thánh.

Hoặc chia làm ba, ba có ba môn:

Y theo ba tuệ để nói ba loại: Văn, Tư và Tu. Năm pháp quán dừng tâm tự y theo giáo mà khởi, nói là Văn tuệ. Niệm Xứ chung và riêng cách giáo đã xa, buộc ý suy xét Thân, Thọ, Tâm, Pháp, gọi là Tư tuệ. Vì Cõi Dục, dùng tâm tưởng để quán hạnh, chưa nương định mà khởi nên không gọi là Tu.

Theo ngoại phàm, nội phàm và Thánh để chia ba loại:

Năm pháp quán dừng tâm, Niệm xứ chung và riêng là ngoại phàm.

Bốn tâm như Noãn v.v… là nội phàm.

Kiến đạo trở lên là Thánh.

Nghĩa như ở sau có giải thích.

Y cứ phương tiện, Học, Vô học đạo chia làm ba:

Kiến đạo trở xuống tu bảy phương tiện gọi là phương tiện đạo: Năm pháp quán dừng tâm, Niệm xứ chung và riêng, Bốn tâm như Noãn v.v… là bảy phương tiện.

Khổ, Nhẫn trở lên đối với lý chuyên cầu gọi là học đạo.

Bậc A-la-hán đối với lý đã dứt tâm cầu gọi là Vô học đạo.

Hỏi: Noãn v.v…cũng cầu lý, vì sao không gọi là Học đạo?

Đáp: Nói chung thì đó cũng là học, trong đó chia riêng thì học không chuyên, lại học không thành nên chẳng gọi là Học.

Hỏi: Nghĩa tu học tương tự như bốn tâm: Noãn v.v… ý học không chuyên, hạnh học không thành chẳng gọi là Học. Tâm tu chẳng chuyên, hạnh tu chẳng thành, vì sao mà trong môn ba học cho là Tu tuệ?

Đáp: Tu học đều có thông và cuộc. Trong học, thông y theo ba học, tất cả tu học Giới, Định, Tuệ cũng được gọi là Học. Cho nên Noãn

v.v… cũng được gọi là Học. Cuộc là Khổ Nhẫn trở lên, tâm học chuyên tinh, hạnh học thành tựu mới gọi là Học. Noãn, Đảnh, Nhẫn v.v… học chưa chuyên thành nên không gọi là Học.

Trong Tu, chung thì nương môn ba tuệ, nương Văn, nương Tư khởi các hạnh đều gọi là Tu. Cho nên Noãn, Đảnh v.v… đều được gọi là Tu. Cuộc thì sau quả Tu-đà-hoàn ở bốn Đế, quán lần nữa mới được gọi là Tu, các loại khác theo nghĩa có tên khác không được gọi là Tu. Giải thích đều như thế.

Theo ẩn hiển để nói thì tu rộng, học hẹp, không giống nhau được.

Hỏi: Tu rộng thế nào?

Đáp: Tám thiền của thế tục đều thuộc về Tu tuệ. Noãn v.v… đều y theo thiền định tu khởi, nên được gọi là Tu.

Hỏi: Học vì sao hẹp?

Đáp: Học chỉ so về lý. Noãn v.v… đối với lý mới học, quán Sát chưa chuyên, chưa thành nên không gọi là Học.

Hỏi: Vì sao Tu thì thông thế tục mà học chỉ so với lý?

Đáp: Tu có đủ hai nghĩa:

Nghĩa tu tập: Đối với pháp chưa được, tu tập khiến cho khởi.

Nghĩa tu trị: Đối với pháp đã được, tu trị khiến cho được. Phàm phu xưa nay đã được thiền định, sau khởi nhiễm ô, hoặc khiến bất tịnh. Nay tu khiến thanh tịnh, nên so với tám thiền của thế tục được gọi là Tu.

Học chỉ là nghĩa cố tập. Đối với pháp chưa được tu tập khiến khởi.

Thánh đạo xuất thế do vị lai được tập học mới chứng. Nên so với Thánh đạo gọi là Học. Đối với pháp đã học, nghĩa học ít và ẩn, nên đối với pháp thế tục từng được, không nói cái học này.

Ẩn hiển như thế.

Hoặc chia làm bốn: Bốn có hai môn:

Theo đạo nói bốn là Phương tiện đạo, Kiến đạo, Tu đạo và Vô học đạo.

Khổ Nhẫn trở xuống tu bảy phương tiện, gọi là Phương tiện đạo.

Kiến đạo, Tu đạo, nghĩa này thế nào?

Mới nhập Thánh, đối với bốn chân đế suy cầu rõ ràng gọi là Kiến đạo. Đối với bốn Thánh đế suy tư lần nữa, tăng tiến lên là Tu đạo.

Vị chia chỗ nào?

Nếu theo Luận Thành Thật, nhập vào vị vô tướng gọi là Kiến đạo.

Nên luận ấy (quyển 1) nói: Hai bậc Tín hạnh và Pháp hạnh vào Đạo Kiến đế gọi là Vô tướng hạnh. Sau Thế đệ nhất và trước quả Tu-đàhoàn, quán “không” chẳng ngừng gọi là hạnh Vô tướng.

Nếu Tỳ-đàm, từ Khổ Nhẫn trở đi, mười lăm tâm đảnh gọi là Kiến đạo.

Mười lăm tâm: Hoặc dứt Kiến đế có mười sáu tâm là tám Nhẫn và tám Trí. Tám Nhẫn là Vô ngại, tám trí là Giải thoát. Kia dứt Kiến đế phiền não của Cõi Dục có bốn pháp Nhẫn là vô ngại: Khổ pháp nhẫn cho đến Đạo pháp nhẫn. Có bốn pháp trí là Giải thoát: Trí Khổ pháp cho đến trí Đạo pháp.

Dứt Kiến hoặc cõi trên có bốn Tỷ nhẫn là vô ngại: Khổ tỷ nhẫn cho đến Đạo tỷ, có bốn Tỷ trí là Giải thoát: Khổ tỷ trí cho đến Đạo tỷ. Trong mười sáu loại này, mười lăm tâm trước là hướng Tu-đà-hoàn cho là Kiến đạo. Một tâm cuối cùng là quả Tu-đà-hoàn, không Kiến đạo thuộc về, vì thế không nói.

Kiến đạo như thế.

Hỏi: Noãn v.v… cũng quán bốn Đế, vì sao không gọi là Kiến đạo?

Đáp: Kia tuy học quán mà chưa thể thấy, vì thế không chấp.

Sau hạnh Tư-đà-hàm cho đến A-na-hàm Kim cang trở xuống là Tu đạo. Duyên lại đế lý dứt Tu hoặc, nên quả Tu-đà-hoàn, luận Tỳđàm cho là tu đạo. Trong luận Thành Thật, Văn không cố định, chỉ lấy nghĩa suy cũng là Tu. Điều này làm sao biết?

Luận ấy (quyển 1) nói rằng: “Hai bậc Tín hạnh và Pháp hạnh nhập Kiến đạo gọi là hạnh Vô tướng”, không nói nhập kiến là Tu-đàhoàn. Biết rõ Tu-đà-hoàn là Tu, chẳng phải Kiến.

Lại trong Luận Tỳ-đàm cho là Tu đạo, Luận Thành Thật chẳng phải không, biết rõ cùng dùng, luận cho là như thế. Dùng lý suy kỹ quả Tu-đà-hoàn vừa là Kiến, vừa chẳng phải Kiến, vừa tu vừa chẳng phải tu.

Hỏi: Vì sao là Kiến lại nói chẳng phải Kiến?

Đáp: Kiến có hai loại:

  • Nghĩa suy cầu.
  • Nghĩa rõ ràng.

Quả Tu-đà-hoàn kia chứng dứt kiến hoặc, bóng tối mê đế sạch hết, chiếu đế rõ ràng nên được gọi là Kiến. Vì là kiến nên trong Luận Đại Trí Độ (quyển 49, 75, 87) gọi là Kiến địa. Lại nữa, quả Tu-đà-hoàn trong Đại thừa, nghĩa tương đương với Sơ địa. Trong Luận Địa Kinh (quyển 5) nói rằng: Sơ địa gọi là Kiến đạo. Biết rõ Tu-đà-hoàn nói được là Kiến. Nhưng Tu-đà-hoàn là quả chứng, chỗ tự quán tạm dừng tìm cầu, đối với Kiến không thuận. Vì nghĩa này nên lại nói là chẳng phải kiến. Vì chẳng phải kiến nên trong luận cho là Tu đạo.

Lại, Tu-đà-hoàn trong pháp Đại thừa, nghĩa tương đương với tâm mãn túc của Sơ địa, Địa Trì nói tâm tròn đầy của Sơ địa là Tu tuệ hạnh, Biết rõ Tu-đà-hoàn là Tu chứ không phải kiến.

Hỏi: Vì sao là tu lại nói không phải tu?

Đáp: Tu có hai loại:

Đối với các đế quán phụ càng sáng thêm, gọi là Tu.

Đối với các đế quán lần nữa càng sáng thêm, lên đoạn tu hoặc nên gọi là Tu.

Quả Tu-đà-hoàn kia, được ra khỏi đế hoặc rộng rãi, tu phụ nhiều. Hiện tại chỉ duyên một hạnh trong đạo đế. Vị lai duyên thêm ở mười sáu Thánh hạnh của bốn đế, đều được sáng thêm. Tùy chỗ muốn quán đều thấy rõ. Hành theo nghĩa này nên được gọi là Tu. Vì Tu nên luận gọi là Tu đạo. Chưa đối với bốn Đế suy nghĩ quán Sát lại, tiến đoạn Tu hoặc nên gọi là chẳng phải Tu. Vì không phải Tu nên luận gọi là Kiến địa, không gọi là Bạc địa.

Nghĩa chính như thế.

Có người nói rằng quả Tu-đà-hoàn chứng dứt kiến hoặc, chắc chắn thuộc Kiến đạo, không được gọi là Tu. Nghĩa này không đúng. Nếu quả Tu-đà-hoàn chứng đoạn kiến hoặc, gọi riêng là Kiến thì quả A-la-hán chứng đoạn Tu hoặc lẽ ra nên gọi là Tu đạo, mà kia không gọi là Tu. Tu-đà-hoàn tương tự như thế đâu nhọc nghi ngờ. Quả A-la-hán gọi là Vô học địa.

Hỏi: Vừa nói quả Tu-đà-hoàn chứng dứt kiến hoặc có hai nghĩa vừa kiến vừa chẳng phải kiến không cố định. Quả A-la-hán chứng đoạn tu hoặc cũng giống như thế, có bất định hay không?

Đáp: A-la-hán, kinh gọi là Vô học, chẳng gọi là Tu. Dùng nghĩa tế suy thì vừa tu vừa chẳng phải tu.

Hỏi: Nghĩa này thế nào?

Đáp: Tu có hai loại:

Đối với các Đế quán một lần nữa, sáng thêm, gọi là Tu.

Đối với các trí, tu thêm, thêm sáng suốt, gọi đó là Tu.

Bậc A-la-hán đế quán đầy đủ không tăng tiến thêm, nên gọi là chẳng phải tu. Vì chẳng phải Tu nên kinh gọi là Vô học, mà bên tâm Vô học của A-la-hán, tu thêm các trí đều tăng thêm sáng suốt, nên được gọi là Tu. Vì là Tu nên Tạp Tâm nói rằng tâm Vô học hiện có thể khiến tất cả các đức thêm sáng, gọi là Đại minh phát, nên thuộc về Tu.

Hỏi: Trước nói quả Tu-đà-hoàn vừa tu vừa không tu, có giống như A-la-hán vừa là Vô học, vừa chẳng phải Vô học hay không?

Đáp: Có đồng và khác.

Đồng là quả Tu-đà-hoàn vừa tu vừa không tu, nghĩa như trên đã nói.

A-la-hán vừa là Vô học, vừa chẳng phải Vô học. Đối với lý dứt sự tìm cầu gọi là Vô học. Đối với những việc như Tam-muội, thần thông vẫn phải cố tụ tập nên gọi là Học.

Khác là sau quả Tu-đà-hoàn, có riêng Tư-đà-hàm, A-na-hàm v.v…

là chính tu. Tu-đà-hoàn giảm bớt nên gọi là chẳng phải tu. Ở trong Tiểu thừa sau quả A-la-hán không có Vô học nữa. Không đuợc giảm bớt, nói A-la-hán là Phi vô học.

Ở đây là môn đầu tiên, y cứ theo đạo chia làm bốn.

Y cứ quả nói bốn: Quả là Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la- hán.

Nói về bốn loại này, chia làm ba môn:

  • Giải thích tên gọi.
  • Nói riêng về tướng.
  • Nói về chế lập.
  • Danh nghĩa thế nào?

Tu-đà-hoàn: Là tiếng Phạm, có ba nghĩa:

Ngay tên dịch đúng là Tu vô lậu. Như kinh Niết-bàn nói: Tu là vô lậu, Đà-hoàn là tu tập. Vì tu vô lậu nên gọi là Tu-đà-hoàn.

Theo nghĩa dịch thêm là Nghịch lưu, ngược dòng sinh tử, sinh tử ba đường không bao giờ còn thọ nữa.

Tùy nghĩa dịch thêm cũng gọi là chống Trái, chống cự lại mà không chiu quả, nên nói chống Trái.

Tư-đà-hàm: Cũng là tiếng Phạm, có hai nghĩa:

Ngay tên dịch đúng là khinh bạc (nhẹ mỏng). Theo hình tướng đặt tên. Trong chín phẩm tu hoặc của Cõi Dục, dứt được sáu phẩm nên nói là nhẹ mỏng.

Theo nghĩa dịch thêm là Tần Lai (thường trở lại), giảm bớt đời sau mà gọi, dục kiết chưa sạch, còn thọ thân vài lần trong Cõi Dục, không như A-na-hàm đi rồi không trở lại, nên nói Tần Lai. Trong kinh dịch cũ đều nêu tên dịch này.

A-na-hàm: Cũng là tiếng Phạm, Hán dịch là Bất Hoàn. Theo hình

tướng mà đặt tên, kiết sử Cõi Dục đã dứt sạch không còn sinh trở lại nên gọi là Bất hoàn.

A-la-hán: Cũng là tiếng Phạm. Trong tiếng nước này có ba tên chung lẫn nhau:

A-la-ha, Hán dịch là Ứng cúng.

A-lô-hán, Hán dịch là Sát tặc.

A-la-hán, Hán dịch đúng là Bất sinh.

Theo nghĩa có ba lối dịch, nói thêm là Vô Trước, không dính mắc thì nhân mất, đối với pháp trong ba cõi không còn ái nhiễm. Quả bất sinh mất trong đất ba cõi, không còn thọ thân.

Bốn tên này là theo ẩn hiển, lý thật thì đều thông. Vì gồm thông nên cùng gọi là Tu-đà-hoàn cho đến cùng gọi là A-la-hán. Như kinh Niết-bàn chép: Vì bốn loại này đều tu vô lậu, cùng ngược sinh tử, cùng có thể (chống) trái, cho nên tất cả cùng gọi là Tu-đà-hoàn. Đều mỏng phiền não, cho nên tất cả gọi chung là Tư-đà-hàm. Đối với chỗ đoạn lìa đều không trở lại, cho nên tất cả gọi chung là A-na-hàm. Đều có nghĩa Vô trước Bất sinh, cho nên tất cả cùng gọi là A-la-hán.

Vì chia Hiền Thánh, ẩn hiển đặt tên, cho nên Sơ quả gọi riêng là Tu-đà-hoàn. Cho đến quả thứ tư gọi riêng là A-la-hán.

Hỏi: Hiền Thánh bằng nhau, vì sao gọi riêng Sơ quả là Tu-đàhoàn, cho đến Tứ quả gọi riêng A-la-hán?

Đáp: Cũng có lý do.

Nghĩa này thế nào?

Vượt phàm lên Thánh trước tu Vô lậu, cho nên Sơ quả gọi riêng là Tu-đà-hoàn.Vô lậu tăng dần có thể làm mỏng phiền não, cho nên Nhị quả gọi riêng là Tư-đà-hàm. Phiền não càng mỏng, đối với dục không sinh, cho nên thứ ba gọi riêng là A-na-hàm. Bất sinh cùng cực, ra khỏi các cõi, cho nên thứ tư gọi riêng là A-la-hán.

Lại, tu vô lậu nói về Tập đạo nhân. Mỏng phiền não, nói về chứng thành quả. Nhân trước, quả sau là nghĩa thứ lớp, cho nên Sơ quả nói về tu vô lậu. Quả thứ hai nói về mỏng phiền não. Mỏng phiền não trước là nói nhân mất, bất hoàn là quả tan. Nhân trước quả sau cũng là thứ lớp, nên quả thứ ba nói về sự bất hoàn này. Quả Bất hoàn trước nói khổ dứt từng phần, Bất Sinh là dứt hoàn toàn. Từ từng phần đến hoàn toàn cũng là thứ lớp, nên quả thứ tư nói về sự bất sinh này.

Hỏi: Tên này hạn cuộc ở Tiểu và Trung thừa hay chung cho cả Đại thừa?

Đáp: Nếu vào luận môn ẩn hiển thì nghiêng về Tiểu thừa. Nếu

vào Thông môn thì Đại, Trung cũng có. Như kinh Niết-bàn nói đều cũng có thể tu tập vô lậu, trụ bạc, bất hoàn, bất sinh.

Danh nghĩa như thế.

– Nói riêng về tướng:

Tu-đà-hoàn: Có ba:

Thủ quả: Y theo Luận Tỳ-đàm, chỉ tâm Đạo pháp trí thứ 16 gọi là Tu-đà-hoàn. Nếu theo Luận Thành Thật, sau hạnh Vô tướng thuận với trí cũ gọi là Tu-đà-hoàn. Những loại ấy đều không phải, vì đây là chỗ chứng quả dứt sự tái sinh.

Nhiếp nhân: Bảy phương tiện và Kiến đạo ở trước, tâm hướng đến Tu-đà-hoàn. Dùng cuối để nhiếp đầu, quả và nhân theo quả đều thuộc Tu-đà-hoàn.

Tiến hướng: Sau quả Tu-đà-hoàn, tiến tới dứt Dục kiết có sáu Vô ngại và năm Đạo giải thoát chưa đến quả sau, dùng đầu nhiếp cuối đều thuộc Tu-đà-hoàn.

Nay trong bốn loại này, nhiếp chung ba thứ lại thành Tu-đà-hoàn, vì đây không chia hạnh quả riêng.

Tư-đà-hàm: Giải thích chung cũng có ba:

Thủ quả: Tu trị ở Cõi Dục có chín Vô ngại, chín Đạo giải thoát. Một phẩm Đạo giải thoát thứ sáu, tâm là Tư-đà-hàm. Các phẩm kia không phải. Vì đây là chỗ chứng quả dứt tái sinh.

Nhiếp nhân: Sau quả Tư-đà-hàm, tiến đến dứt sáu phẩm Tu hoặc, có sáu Vô ngại và năm Giải thoát thú hướng Tư-đà-hàm, dùng cuối nhiếp đầu, vì nhân theo quả đều thuộc Tư-đà-hàm.

Tiến hướng: Sau quả Tư-đà-hàm, tiến tới dứt Dục kiết, có ba Vô ngại và ba Đạo giải thoát chưa đến A-na-hàm. Dùng đầu nhiếp cuối, gọi chung là Tư-đà-hàm. Theo kinh Niết-bàn (quyển 35), ba loại người này gọi chung là Tư-đà-hàm, “xem phương hướng rồi mới đi”.

Nay trong bốn loại này, chỉ xếp Thủ quả và Tiến hướng vào Tưđà-hàm, cũng vì không chia hạnh quả riêng. Một loại nhiếp nhân cho thuộc về Sơ quả, vì thế không lấy.

A-na-hàm: Cũng có ba loại:

Thủ quả: Tu trị Cõi Dục. Trong chín Giải thoát, một phẩm thứ chín là A-na-hàm. vì đây là chỗ chứng quả dứt tái sinh.

Nhiếp nhân: Sau quả Tư-đà-hàm, tiến tới dứt Dục kiết. Ba phẩm vi tế ở sau có ba Vô ngại, hai Đạo giải thoát thú hướng A-na-hàm. Dùng cuối nhiếp đầu, vì nhân theo quả đều thuộc A-na-hàm.

Tiến hướng: Sau quả A-na-hàm, tiến tới dứt tất cả Tu hoặc từ Sơ

thiền cho đến Phi tưởng. Trừ Giải thoát thứ chín trong địa Phi tưởng, tất cả Vô ngại và Giải thoát kia, dùng gốc nhiếp ngọn gọi chung là A-nahàm.

Nay trong bốn loại này, chia riêng Thủ quả và Tiến hướng là Ana-hàm, cũng vì không chia hạnh quả riêng.

Một loại nhiếp nhân suy ra thuộc về quả trước, vì thế không chấp.

A-la-hán: Có hai loại:

Thủ quả: Một phẩm cuối cùng trong chín Giải thoát ở một địa Phi tưởng là A-la-hán. Các phẩm khác đều không phải, vì đây là tâm chứng quả Vô học.

Nhiếp nhân: Sau quả A-na-hàm, tiến tới dứt kiết từ Sơ thiền đến Phi tưởng, tất cả vô ngại trừ một phẩm Đạo giải thoát tâm cuối, các Giải thoát khác thú hướng A-la-hán. Dùng cuối nhiếp đầu, vì nhân theo quả đều thuộc A-la-hán. Sau quả A-la-hán không còn gì cao hơn để hướng đến nên không có tiến hướng.

Nay trong bốn loại này, xếp riêng Thủ quả vào A-la-hán. Một loại nhiếp nhân cho thuộc A-na-hàm, vì thế không chấp.

Hỏi: Vì sao trong Sơ quả, nhiếp nhân theo quả, ngoài ra không như thế?

Đáp: Ở trước Sơ quả không có quả khác để cho thuộc, nên xếp đầu vào sau. Trước ba quả sau, có quả để suy thuộc, nên không theo sau.

Hỏi: Vì sao tất cả Tiến hướng đều thuộc quả trước mà không thuộc sau?

Đáp: Lúc khởi sau để Tiến hướng đạo, sự đắc của quả trước vẫn còn chưa bỏ nên theo tên trước. Sự đắc của quả sau chưa thành, chưa hiện nên không theo sau.

Lại nữa, theo sau thì hoại nghĩa khác nhau của bốn quả, nên không theo sau.

Vì sao hoại?

Nếu nhiếp Tiến hướng trước để theo quả sau thì Tư-đà-hàm trụ bạc sẽ lẫn lộn với nghĩa không (mỏng). A-na-hàm bất hoàn sẽ lẫn nghĩa có trở lại. A-la-hán bất sinh sẽ lẫn nghĩa có sinh, nên gọi là Hoại.

Nếu xếp Tiến hướng vào quả trước thì không hoại nghĩa Tu-đàhoàn tu vô lậu; không hoại nghĩa trụ bạc của Tư-đà-hàm, không hoại nghĩa bất hoàn của A-na-hàm; không hoại nghĩa bất sinh của A-la-hán, nên phải thuộc trước.

Lại nữa, nói theo chỗ công đức xuất chướng thuần tịnh của bốn quả thì Tiến hướng trước chưa thuần nên không theo sau. Lại nếu nhiếp hướng để thuộc quả sau thì bậc Thánh sẽ có lỗi Tăng thượng mạn.

Tăng thượng mạn thế nào?

Chỗ chưa mỏng (phiền não) đã nghĩ là mỏng, chỗ chưa bất hoàn lại nghĩ là bất hoàn; chỗ chưa bất sinh sinh tưởng bất sinh nên gọi là Tăng mạn. Vì phòng ngừa nhiều như thế, cho nên tất cả đạo Tiến hướng bốn quả chia riêng, nên thuộc quả trước mà không theo sau.

Hỏi: Nếu theo sau có nhiều lỗi, vì sao Sơ quả hướng về sau?

Đáp: Ở đây như trên giải thích, Sơ quả về trước không có quả để thuộc, nên dẫn theo sau.

Hỏi: Nếu nói trước Sơ quả không có quả để thuộc, nhiếp hướng theo sau, trước những loại khác có quả để suy tìm cái hướng sau cho thuộc trước. Trong tám Thiền, Sơ thiền về trước lại không có thiền định, thiền Vị lai nên thuộc Sơ thiền. Nhị thiền trở lên cho đến trước Phi tưởng có Thiền. Tất cả Thiền kia, trong đạo Phương tiện, Vô ngại và Giải thoát lẽ ra thuộc hạ địa, không phải thuộc về thượng thiền mới phải?

Đáp: Lẽ ra đều như thế, nhưng lập nghĩa có xê xích chút đỉnh, không thể hoàn toàn đồng.

Xê xích thế nào?

Tám thiền định kia theo quả chia nghiệp, tất cả phương tiện và thiền Căn bản đồng dẫn một quả, nên đều theo quả sau. Bốn quả nói về nghĩa, chia quả khác nhân, nên phương tiện trước suy thuộc quả trước.

Tướng chia như thế.

– Lập ra bốn quả:

Quả Thánh chia kỹ lẽ ra có vô lượng. Nay vì sao định lập bốn loại này?

Theo Luận Tỳ-bà-sa, có chế lập nhiều nghĩa, không thể nói đủ, nay ở đây lược dùng năm nghĩa để chế.

Theo xuất quán để chế bốn quả:

Hễ là chế quả thì y cứ theo xuất quán. Vì sao? Vì chỗ xuất quán sinh tưởng được chứng, nên theo đó chế quả. Làm sao biết đuợc? Bậc Duyên giác tu đạo dứt kiết đồng với Thanh văn, vì không xuất luôn nên không chế ra nhiều quả, biết rõ Thanh văn lập ra nhiều quả chính cũng do xuất.

Vì sao Duyên giác không xuất cả quán để không chế ra nhiều quả, chỉ riêng Thanh văn như thế?

Duyên giác lợi căn, vì lợi căn nên phiền não nhẹ mỏng, như người có sức mạnh mà gánh nhẹ không nghỉ, Duyên giác như thế, Thanh văn độn căn, vì độn căn nên phiền não sâu nặng. Như người năng lực yếu gánh nặng nghỉ mệt, Thanh văn cũng như thế. Vì mệt nghỉ nên lập ra nhiều quả. Dứt trừ Kiến hoặc trong ba cõi, chỗ cùng tột sẽ xuất quán.

Theo chỗ xuất này lập ra Sơ quả.

Hỏi: Vì sao chỗ này phải xuất quán?

Đáp: Có hai nghĩa:

Lập dứt kiến hoặc dùng nhiều công sức, mệt mỏi nên xuất.

Dứt Kiến hoặc là vượt Phàm lên Thánh, dứt hẳn ba đường Hoan Hỷ cho nên xuất.

Dứt trừ sáu phẩm Tu hoặc của Cõi Dục cũng phải xuất quán. Nên theo chỗ này chế ra Nhị quả.

Vì sao đến đây lại phải xuất quán?

Giải cũng có hai nghĩa:

Do hoặc này thô mạnh khó dứt, dụng công mệt mỏi cho nên xuất.

Lìa lỗi thô, mừng vui nên xuất.

Dứt trừ Tu hoặc Cõi Dục đến cùng tận cũng sẽ xuất quán, nên đến chỗ này chế ba quả.

Vì sao chỗ này lại phải xuất quán?

Cũng có hai nghĩa:

Dứt các phiền não thô ở Cõi Dục: Tham dục, sân giận, bỏn sẻn, phẫn hận, gạm ghét, không hổ thẹn v.v… dùng năng lực thêm nhiều, mệt mỏi cho nên xuất.

Lìa lỗi thô Hoan Hỷ nên xuất.

Dứt sạch tất cả kiết (sử) của hai cõi trên cũng sẽ xuất quán, sinh tưởng bốn trí rốt ráo, nên lại y theo đây chế Bốn quả.

Vì sao chỗ này lại phải xuất quán?

Cũng có hai nghĩa:

Dứt tất cả phiền não cõi trên, dụng năng lực thêm nhiều, mệt mỏi nên xuất.

Dứt hẳn sinh tử, rốt ráo Vô học, Hoan Hỷ nên xuất.

Vì bốn chỗ này nhất định sẽ xuất quán nên theo đó chế quả, các xuất khác không cố định, nên không chế quả.

Hỏi: Vì sao phải dứt Kiến đế hoặc sạch hết mới xuất, còn dứt tu hoặc lại xuất hoài?

Đáp: Có hai nghĩa:

Hoặc kiến đế mê tâm dễ diệt; ví như chẻ đá không cần nghỉ giữa chừng mà sex dứt sạch, như người xuống dốc dễ nên không nghỉ.

Tu hoặc khó trừ, như dứt tơ ngó sen, một lần quán nói tiếp không thể dứt hết nên phải xuất luôn, như người leo núi khó nên mệt nghỉ.

Hoặc kiến đế làm mê hoặc ba đường tăng thêm khổ báo. Nỗi sợ khổ mạnh vì thế không nghỉ. Như đi trên đất hiểm, chạy cũng không ngừng. Tu hoặc chiêu với sinh tử trời người thong dong, tâm chán sợ yếu, cho nên thường nghỉ. Như chỗ không sợ, chạy ít nghỉ nhiều.

Hỏi: Cùng trong Tu hoặc, vì sao dứt trừ tu hoặc cõi Dục thì nghỉ giữa chừng rồi chế quả. Cõi trên lại không như thế?

Đáp: Có ba nghĩa:

Hoặc cõi Dục phàm phu khởi nhiều, năng lực tập khí sai sử mạnh, khó thể dứt bỏ nên phải nghỉ giữa chừng.

Phiền não cõi trên, phàm phu xưa nay khởi ít, năng lực sai sử mỏng nhẹ, chẳng cần nghỉ giữa chừng cũng có thể dứt sạch.

Hoặc của Dục nhiều, khó thể dứt sạch, nên phải nghỉ giữa chừng. Hoặc cõi trên ít, không nghỉ cũng dứt sạch.

Kia vì sao ít?

Sân giận, bỏn sẻn, ganh ghét, vô tàm quý v.v… cõi đó không có.

Phiền não cõi Dục có hai nhân duyên để khởi: Một là năng lực nhân, không dứt tánh sử và giúp sức tư duy. Hai là năng lực duyên là Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc v.v… Vì hai năng lực này khởi hoặc khó dứt, nên phải nghỉ giữa chừng.

Phiền não cõi trên tuy theo nhân khởi mà năng lực duyên ít ỏi, dễ dàng cắt đứt, chế phục, chẳng nghỉ cũng dứt sạch. Không nghỉ mà sạch nên không chế nhiều quả.

Hỏi: Đồng trong cõi Dục, vì sao dứt trừ sáu phẩm hoặc hết, mới dừng để chế quả? Dứt ba phẩm sau hết chế một quả?

Đáp: Sáu lỗi trước thô nặng, bậc Thánh đối với điều này chán sợ tăng mạnh nên dứt sạch mới nghỉ. Ba phẩm sau nhẹ yếu, lòng chán sợ ít nên tách riêng sau dứt chế một quả. Lại, thô dễ dứt, hết sạch mới nghỉ, nên đoạn sáu ở trước cọng chế một quả.Tế khó xa lìa nên dứt ba phẩm sau lập một quả.

Nếu vậy phiền não cõi trên càng tế càng khó xa lìa, đáng lẽ chế ra nhiều quả.

Như trên đã giải thích, lại còn nghĩa khác, sau sẽ nói.

Y cứ bốn biểu lập ra bốn quả:

Dứt trừ kiến hoặc, xuất biểu Thị tướng, lập ra Sơ quả. Lại, dứt

kiến hoặc dứt hẳn ba đường xuất biểu Ác thú, lập ra Sơ quả.

Trong chín phẩm Tu hoặc cõi Dục, sáu phẩm trước tánh thô nặng, phát ra vô tác. Dứt trừ Kiết ấy, xuất biểu Vô tác. Nên theo chỗ này lập ra Nhị quả.

Trong Cõi Dục địa có Bất thiện. Dứt trừ ba phẩm vi tế sau xuất biểu Bất thiện, nên theo chỗ này lập raTam quả.

Phiền não cõi trên tánh là pháp nhiễm ô vô ký. Dứt trừ nó nên xuất ly khỏi nhiễm ô biểu vô ký, nên theo chỗ này chế Tứ quả.

Y cứ bốn lưu (dòng) lập ra bốn quả: Như Tỳ-bà-sa nói:

Dứt bặt Kiến lưu, lập ra Sơ quả.

Đối với Dục lưu, dứt một phần nhỏ, lập ra Nhị quả.

Dục lưu dứt sạch hoàn toàn, lập ra Tam quả.

Đoạn dứt Hữu lưu và Vô minh lưu, lập Tứ quả.

Hỏi: Vì sao đoạn dứt Dục lưu, nhập riêng hai quả, dứt Hữu và Vô minh lại cùng lập một quả?

Vì trong lưu, thô tế dễ chia nên chia ra hai, hữu và vô minh thô tế khó chia nên hợp thành một.

Y theo bốn sinh lập ra bốn quả: Cũng như luận nói:

Đối xả Thấp sinh và Noãn sinh, lập ra Sơ quả. Hai thứ sinh này phần nhiều ở đường Súc sinh.

Lìa Thai sinh ít phần lập ra Nhị quả.

Xả hết Thai sinh, lập ra Tam quả.

Ra khỏi hẳn Hoá sinh, lập ra Tứ quả.

Đối ngũ thú lập ra bốn quả: Cũng như luận nói:

Ra khỏi ba đường dưới, lập ra Sơ quả.

Đối với người ít phần lập ra Nhị quả.

Bỏ hoàn toàn lập ra Tam quả.

Ra khỏi Thiên đạo, lập ra Tứ quả.

Cũng có thể là:

Bỏ người và trời ít phần, lập ra Tam quả.

Hoàn toàn ra khỏi Thiên đạo, lập ra Tứ quả.

Sự chế lập như thế.

Phân biệt ở trên là tăng số bốn môn.

Hoặc chia làm năm:

Ngoại phàm: Năm pháp quán dừng tâm, niệm xứ chung và riêng. Trong sự an tâm, chưa quán Đế lý gọi là Ngoại, đầy đủ pháp chế của phàm phu nên gọi là Phàm.

Nội phàm: Bốn tâm: Noãn v.v…học quán Đế lý, được tánh của

bậc Thánh nên gọi là Nội, pháp phàm chưa bỏ nên gọi là Phàm.

Kiến đạo.

Tu đạo.

Vô học đạo.

Hoặc chia làm sáu: Như kinh Niết-bàn (Bản Bắc quyển 35, bản Nam quyển 32) phẩm Ca-diếp nói: Kia nói sông Hằng có bảy chúng sinh. Trong sông Niết-bàn có bảy loại người, bắt đầu từ thường chìm cho đến cùng đi. Hạng thường chìm đầu tiên Hiền Thánh không nhận. Sáu loại sau là thuộc về Hiền Thánh nhiếp. Tức theo nghĩa này chia làm sáu loại:

Năm pháp quán dừng tâm cho đến thuộc cõi Noãn, Đảnh là người đã “ra lại chìm”.

Nhẫn, Thế đệ nhất gọi là “ra rồi đứng”.

Khổ nhẫn cho đến Tu-đà-hoàn gọi là “nhìn phương hướng”.

Sau hạnh Tư-đà-hàm tận, hạnh A-na-hàm gọi là “nhìn rồi đi”.

Quả A-na-hàm tận, A-la-hán hướng gọi là “đi rồi đứng”.

Quả A-la-hán gọi là “cùng đi”.

  • Vì sao phần đầu gọi là “ra rồi chìm”?

Ở trong vị này thích cầu giải thoát nên gọi là ra. Phận chưa quyết định, gặp ác tri thức thì lùi sụt khởi các lỗi lầm, chìm đắm trong đường ác gọi là ra rồi chìm.

Lùi khởi lỗi gì?

Niệm xứ trở xuống có ác như thế khởi. Trong Noãn, Đảnh mà lùi, Kinh luận nói khác nhau.

Theo Luận Tỳ-đàm, trừ Nhất-xiển-đề, các ác khác đều khởi.

Theo Kinh Niết-bàn thì trừ bốn tội nặng, năm tội nghịch, báng pháp và nhất xiển-đề. Chỉ khởi mười điều ác và các giá tội khác.

  • Vì sao Nhẫn và pháp Thế đệ nhất là “ra rồi đứng”?

“Ra” như giải thích ở trước. Giữ vững chánh quán không lùi khởi ác, chẳng đọa đường ác nên gọi là trụ (đứng). Nên kinh Niết-bàn nói: Lúc trụ pháp Nhẫn, nên biết vô lượng quả báo trong ba đường ác đều phi số diệt; không còn thọ nữa.

Lại, Kinh nói rằng: Người chánh kiến cao thượng ở đời không bao giờ đọa đường ác. kia gọi Nhẫn v.v… là Chánh kiến cao thượng. Nếu theo Luận Thành Thật thì tâm Noãn trở lên đều gọi là Chánh kiến. Đây không rơi vào ác, đều được gọi là “đứng”.

  • Vì sao Khổ nhẫn cho đến quả Tu-đà-hoàn gọi là “nhìn phương hướng”?

Vì quán bốn Đế.

Hỏi: Noãn v.v… đều quán bốn Đế. vì sao không gọi là nhìn “phương hướng”; gọi riêng là Khổ nhẫn cho đến quả Tu-đà-hoàn là “nhìn xem phương hướng”?

Đáp: noãn v.v… xem mà chưa thấy nên không cho gọi Khổ nhẫn trở lên quán bốn Đế được bốn việc nên gọi riêng như thế.

Bốn việc là:

Trụ đạo vững chắc, có năm căn không thể làm động.

Hay quan Sát khắp, đều có thể quở trách phiền não trong, ngoài. Kiến, Nghi, Vô minh tự mê Đế lý gọi là phiền não trong. Tham, Sân, Mạn v.v… nương các Kiến mà sinh chẳng tự mê lý gọi là phiền não Ngoại.

Được thấy như thật, nghĩa là Nhẫn và Trí: Tám Nhẫn suy cầu, tám Trí quyết liễu.

Phá hoại được kẻ thù nguy hiểm nghĩa là phá bốn điên đảo.

  • Vì sao sau hạnh Tư-đà-hàm gọi là: “nhìn rồi đi”?

Theo đế quán ở trước, cột tâm Tu đạo. Vì dứt Tham dục, Sân giận, Ngu si, Kiêu mạn của cõi Dục nên gọi là Đi.

  • Vì sao sau quả A-na-hàm gọi là?

Kinh giải thích có sáu nghĩa:

Ở cõi Sắc và cõi Vô sắc mà thọ thân nên gọi là đứng.

Không thọ trời, người, địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh của Cõi Dục nên gọi là Trụ.

Dứt vô lượng kiết sử, còn lại chút ít nên gọi là Đứng.

Xa lìa hai Ái, bỏn sẻn, giận tức nên gọi là Đứng. Hai Ái: Sắc ái, và ái nhiễm sắc đẹp của vợ, Dục ái, dính mắc năm dục khác.

Không tạo tác cùng việc của phàm phu nên gọi là Trụ, ở đây gọi dâm dục là cùng việc của phàm phu.

Tự không hề sợ, không làm cho người khác sợ nên gọi là Trụ. Tự mình không có hạnh động ác nên không sợ quả khổ là tự vô úy. Đối với các chúng sinh không có não hại là không làm cho người sợ.

* Vì sao A-la-hán gọi là cùng đi?

Nước dụ cho thế gian, đất dụ cho xuất thế. A-la-hán có khả năng quán phiền não đi đến Niết-bàn. Cho nên gọi là, “đi được cả dưới nước lẫn trên cạn”.

Hoặc chia làm bảy: Trước Đạo Kiến đế tùy hạnh chia làm ba: Văn, Tư, Tu, nghĩa như trên đã nói. Khổ nhẫn trở lên, tùy quả chia làm bốn: Từ Tu-đà-hoàn cho đến A-la-hán, cũng như trên đã nói.

Lại theo Đại Phẩm, Ba thừa cùng chung địa, cũng chia làm bảy:

Càn tuệ địa: Ngũ đình tâm, niệm xứ biệt và tổng, bất định văn-tư chưa được nước định để tự thấm nhuần nên gọi là Càn (khô).

Tánh địa: Bốn tâm như Noãn v.v…, học quán Đế lý được tánh bậc Thánh nên gọi là Tánh địa.

Bát nhân địa: Trong địa vị Kiến địa tu đủ tám Nhẫn, gọi là Bát nhân địa.

Kiến địa: Quả Tu-đà-hoàn kiến đế chu toàn gọi là Kiến địa.

Bạc địa: Sau hạnh Tư-đà-hàm dứt dần dục kiết gọi là Bạc địa.

Ly dục địa: Sau quả A-na-hàm vượt ra lỗi dục gọi là Ly dục địa.

A-la-hán địa.

Các loại này như trong Ba thừa địa trước đã giải thích rộng.

Hoặc chia làm tám: Bốn Hướng và Quả.

Tu nhân hướng về quả gọi là Hướng. Thành tựu đức, toại nguyện nhân gọi là Quả. Quả và Hướng chia kỹ thì nhiều đến vô lượng. Nay y môn này hãy chia làm tám.

Tám giai vị gồm:

Từ Tu-đà-hoàn hướng đến A-la-hán hướng. Từ Quả Tu-đà-hoàn đến quả A-la-hán. Trong đây lược dùng sáu môn phân biệt:

  • Nói về tướng.
  • Phân biệt theo hữu lậu, vô lậu.
  • Phân biệt theo hữu vi, vô vi.
  • Phân biệt theo Thiền địa.
  • Nói về siêu việt, không siêu việt khác nhau.
  • Nói về nghĩa lụi sụt và không lui sụt.
  • Tướng thế nào?

Theo Luận Tỳ-đàm:

Từ năm Đình tâm đến Đạo tỷ nhẫn gọi là Tu-đà-hoàn hướng.

Tâm Đạo tỷ trí gọi là quả Tu-đà-hoàn. Nếu y theo Luận Thành Thật: Từ đầu dứt ở Vô tướng vị gọi là Tu-đà-hoàn hướng. Sau Vô tướng vị, tâm thuận theo quán cũ gọi là Quả Tu-đà-hoàn. Kia đối với bốn Đế chỉ quán chung, không quán riêng. Vì thế không gọi Đạo tỷ nhẫn v.v… là Hướng, tâm Đạo tỷ trí là quả.

Sau quả Tu-đà-hoàn, tiến lên dứt sáu phẩm tu hoặc của Cõi Dục có sáu Vô ngại và năm Đạo giải thoát gọi là Tư-đà-hàm hướng.

Một phẩm tâm Đạo giải thoát cuối cùng gọi là quả Tư-đà-hàm.

Sau quả Tư-đà-hàm, tiến dứt ba phẩm bảy, tám, chín Tu đạo phiền não cõi Dục có ba Vô ngại, hai Đạo giải thoát gọi là A-na-hàm hướng.

Một phẩm tâm Đạo giải thoát cuối cùng gọi là quả A-na-hàm.

Sau quả A-na-hàm tiến dứt lên kiết từ Sơ thiền đến Phi tưởng, trừ Giải thoát cuối cùng của Phi tưởng địa, tất cả Vô ngại, giải thoát khác gọi là A-la-hán hướng.

Dứt kiết Phi tưởng, tâm giải thoát cuối cùng là quả A-la-hán.

Tướng chia như thế.

– Phân biệt theo hữu lậu, vô lậu:

Tu-đà-hoàn hướng, các luận nói khác nhau. Nếu theo Tỳ-đàm, thì trước Thế đệ nhất hoàn toàn hữu lậu. Tâm khổ nhẫn v.v… hoàn toàn vô lậu.

Nếu theo Luận Thành Thật, trong vị Văn – Tư, tâm tưởng quán hạnh duyên sự phá ngã, tương tự tánh Vô lậu mà là Hữu lậu. Bốn tâm như Noãn v.v… quán Kiến đế không, dứt dần các kiết, tuy hay như thế, vẫn là chỗ ngăn cách của tâm hữu lậu, xếp là Tạp tướng vô lậu. Trong vị Vô tướng hoàn toàn vô lậu. Quả Tu-đà-hoàn nhất định là vô lậu.

Tư-đà-hàm hướng quả Tư-đà-hàm, A-na-hàm hướng, quả A-nahàm, A-la-hán hướng, quả A-la-hán, theo luận Thành Thật hoàn toàn Vô lậu. Vì chỉ có đạo Vô lậu mới dứt kiết được.

Nếu theo Luận Tỳ-đàm thì tánh là Vô lậu, theo nghĩa luận thì có cả hữu lậu và vô lậu.

Nghĩa này thế nào?

Tư-đà-hàm hướng v.v… có Chánh có Tùy. Thánh trí dứt kiết gọi là Chánh, Đẳng trí dứt kiết nói là Tùy. Chánh là Vô lậu, Tùy là Hữu lậu. Hỏi: Tất cả đều có hai loại hay có thứ không đủ hai loại?

Đáp: Đều đủ.

Hỏi: Có người thuần dùng Thánh đạo mà dứt phiền não, làm sao có Tùy? Có người thuần dùng Đẳng trí dứt kiết, làm sao có Chánh?

Đáp: Y theo đồng trị mà tu, lẫn nhau thành.

Làm sao thành nhau?

Dùng đạo Vô lậu dứt Hạ phiền não, tức thành công đức hữu lậu của Thượng địa. Nếu dùng Đẳng trí để dứt Hạ phiền não cũng thành công đức vô lậu của Thượng địa, do đó đều đủ.

Quả A-la-hán hoàn toàn vô lậu.

Hỏi: Trong quả Tư-đà-hàm và A-na-hàm, theo Tỳ-đàm đều nói Đẳng trí là Tùy quả. Nói tùy quả này là Hữu lậu. Quả A-la-hán vì sao không như thế mà gọi riêng là Vô lậu?

Đáp: Đẳng trí là tùy quả. Ở kiết Phi tưởng hoàn toàn không có công năng trị nên không tùy quả. Không có tùy quả nên thuần gọi là Vô lậu.

Phân biệt Hữu lậu, Vô lậu là như thế.

– Phân biệt theo hữu vi – vô vi:

Giới, Định, Tuệ là Hữu vi. thường diệt công đức là Vô vi. Hai thứ này nếu phân biệt theo Diệt – Đạo thì công đức Hữu vi đều gọi là Hướng. Công đức Vô vi đều cho là Quả.

Nếu theo bốn hướng, phân biệt bốn quả thì trong Hướng có đủ Hữu vi – Vô vi, trong Quả cũng vậy.

Hỏi: Trong Hướng đã có hai loại Hữu vi, Vô vi. Vậy cái nào là chính hướng, cái nào không phải hướng?

Đáp: Có hai nghĩa:

Một là phân biệt đồng loại: Hai loại hướng Hữu vi, Vô vi so với hai quả Hữu vi, Vô vi, mỗi thứ có nghĩa chính.

Tướng này thế nào?

Hướng Hữu vi so với quả Hữu vi, đồng loại sinh nhau nên được gọi là chính. Lại, lúc đến quả được công đức Hữu vi trong nhân; cộng thành một quả nên cũng gọi là chính. Vô vi trong hướng so với quả Vô vi, đồng loại thành nhau gọi là chính. Lại, lúc đến quả được công đức Vô vi trong nhân, cộng thành một quả nên cũng gọi là chính.

Hai là phân biệt mạnh yếu. Hữu vi trong nhân đồng hướng về quả, năng lực mạnh là chính hướng. Vô vi không có năng lực cho là tùy hướng.

Nghĩa này thế nào?

Năng lực tu tập của Hữu vi trong nhân có công năng sinh ra công đức Hữu vi trong quả nên gọi là chính; lại có thể dứt kiết thú hướng công đức Vô vi trong quả, nên so với đức ấy cũng có thể gọi là chính. Công đức Vô vi ở hướng gọi là tùy. Không có hai công năng trước thì không gọi là chính.

Hỏi: Hai loại đức Hữu vi Vô vi trong Quả, đức nào là Chính quả?

Đáp: Cũng có hai nghĩa.

Một là đồng loại so với nhau đều là Chính quả, Hữu vi trong quả chính là theo Hữu vi trong Hướng mà hạnh sinh, gọi là Chính quả. Vô vi trong Quả chính thuộc về Vô vi trong Nhân mà thành tựu đức nên cũng gọi là Chính.

Hai là phân biệt theo đối cầu tâm. Vô vi là Chính quả, Hữu vi là tùy quả.

Vì sao? Vì Bậc Thánh vốn vì Niết-bàn mà tu đạo. Vô vi chính là chỗ mong cầu của Hiền Thánh nên là Chính quả. Hữu vi là chỗ nhàm chán nên không là Chính quả. Bởi vì Hữu vi là chỗ chán lìa nên không phải Chính quả. Phiền não hết rồi thì đạo cũng bỏ. Vô vi là chỗ ưa, là Chính quả, rốt ráo cầu chứng.

Phân biệt Hữu vi Vô vi là như thế.

– Nói về tướng Theo Thiền địa:

Luận Thành Thật chép:

Nhiếp ngọn về gốc, Thiền địa có chín, là tám Thiền và Tam-muội Như điện ở cõi Dục.

Chia ngọn khác gốc, Thiền địa có mười: Trong Sơ thiền chia ra trung gian chung với các địa kia thành mười.

Nếu theo Luận Tỳ-đàm:

Nhiếp ngọn về gốc có tám Thiền địa là tám Thiền. Tông ấy không nói Cõi Dục có định nên chỉ có tám.

Chia ngọn khác gốc thì có mười Thiền địa. Ở trong Sơ thiền chia riêng vị lai và trung gian, chung với các địa kia thành mười.

Thiền địa như thế.

Theo Luận Thành Thật, bốn Hướng bốn Quả đều nương Sơ thiền cho đến Vô sở hữu. Vì bảy chỗ này là chỗ Vô lậu nương cho nên gọi là bảy y định, và nương Tam-muội Như điện cõi Dục, trừ Phi tưởng địa.

Hỏi: Luận Tỳ-đàm nói rằng Không xứ, Thức xứ, Vô sở hữu xứ không phát kiến giải. Luận Thành Thật vì sao nói Sơ quả và Sơ hướng đồng nương Vô Sắc?

Đáp: Vì tông khác khác nhau nên lập nghĩa khác nhau.

Theo Luận Tỳ-đàm, Vô Sắc chẳng duyên hạt giống hữu lậu cõi Dục là Khổ tập quán; cũng chẳng duyên hạ hữu lậu đối trị là Diệt đạo quán. Cho nên Vô Sắc không phát kiến giải. Luận Thành Thật cho rằng duyên được nên nương Vô Sắc cũng phát kiến giải.

Lại hỏi: Phi tưởng vì sao không nương?

Đáp: Vì không có vô lậu.

Hỏi: Luận Thành Thật nói sau tâm vô lậu của Phi tưởng là nhập định Diệt tận, vì sao nói trong Phi tưởng địa không có vô lậu?

Đáp: Phi tưởng chỉ có Thuận cựu du quán vô lậu, không có tăng thêm quán vô lậu dứt kiết, vì thế không nương.

Cái gì thuận du quán vô lậu cũ?

Trước dùng định địa dưới để phát tuệ vô lậu, quán Phi Tưởng địa khổ, vô thường v.v… sau đó dùng tâm Phi tưởng địa kia duyên chỗ quán khổ, vô thường v.v… trước gọi là Thuận du quán vô lậu cũ. Vì tâm này yếu, năng lực suy cầu mỏng. Cho nên không phát tăng quán vô lậu.

Nếu theo Luận Tỳ-đàm, hai quả hướng Tu-đà-hoàn và Tư-đàhàm ở thiền Vị lai không chung các địa khác. Vì những loại này Dục kiết chưa sạch, chưa được thiền khác, do đó không nương.

A-na-hàm hướng thuộc về hoặc sáu địa, là bốn thiền căn bản, vị lai và trung gian. Theo thứ lớp này người phải nương thiền Vị lai. Theo thứ lớp kia, người dục kiết chưa sạch, chưa được thiền khác, vì thế không nương.

Người siêu vượt hoặc nương Vị lai cho đến Bốn thiền. Thiền vị lai nhập Đạo Kiến đế thì thuộc về Vị lai. Cho đến y theo Tứ thiền nhập Kiến đế thì thuộc về Tứ thiền. Tông kia “bốn không” chẳng nhập Kiến đạo, vì thế không nương.

Quả A-na-hàm cũng thuộc về sáu địa, tương tự với trước. Người theo thứ lớp này cũng thuộc về Vị lai. Vì sao như vậy? Người theo thứ lớp kia dùng vô lậu do thiền Vị lai phát ra làm Đạo Vô ngại, dứt sạch kiết cõi Dục, lại dùng vô lậu do Thiền kia phát ra làm Đạo giải thoát, nên thuộc về Vị lai; không dùng vô lậu của Thiền khác phát để dứt kiết cõi Dục. Cho nên quả này không ở loại khác.

Người siêu vượt hoặc thuộc về Vị lai cho đến Tứ thiền, nghĩa đồng với giải thích ở trước.

A-la-hán hướng hoặc thuộc về chín địa; Bốn Thiền căn bản, vị lai, trung gian và ba Vô Sắc; hoặc thuộc về mười địa, thêm Phi tưởng địa.

Vô lậu Chánh hướng thì thuộc về chín địa, nếu nói chung nhiếp, nếu thông với hữu lậu Tùy hướng thì thuộc về mười địa.

Thế nào là vô lậu thuộc về chín địa?

Vô lậu có hai: Một là trong duyên tu hành mà hiện khởi. Hai là đắc tu thành tựu mà thôi. Nếu nói về tu hành thì trong chín địa có hay Bất định không, hoặc đủ một, hai, ba, bốn, năm, sáu cho đến chín loại.

Nghĩa này thế nào?

Có người thuần dùng vô lậu trong thiền Vị lai phát ra, để dứt kiết của Sơ thiền cho đến Phi tưởng thì thuộc về sơ địa.

Hoặc dùng Sơ thiền, hoặc dùng Trung gian, nghĩa cũng đồng như vậy.

Hoặc có người dùng vô lậu do thiền Vị lai và Sơ thiền địa phát ra, dứt kiết cõi trên, hướng về A-la-hán thì hai địa nhiếp.

Hoặc dùng vô lậu do Thiền Vị lai, Sơ thiền, Trung gian phát ra, dứt kiết cõi trên thì thuộc về Tam địa.

Hoặc dùng ba loại trước, dùng thêm vô lậu do Nhị thiền phát ra để dứt kiết cõi trên thì thuộc về Tứ địa.

Hoặc dùng bốn loại trước thêm của Tam thiền thì thuộc về Ngũ địa.

Dùng thêm Tứ thiền thì thuộc về Lục địa. Dùng thêm Không xứ thì thuộc về Thất địa. Dùng thêm Thức xứ thì thuộc về Bát địa. Thêm Vô sở hữu xứ thì thuộc về Cửu địa. Trong các địa này, có các vô lậu thì dùng dưới dứt trên, chứ không phải dùng trên dứt dưới.

Hành tu như thế.

Nếu nói về đắc tu thì tất cả đều có đủ chín địa vô lậu, có đủ thế nào? Giải thích có bốn nghĩa:

Một là vô lậu so với nhau, nương dưới thành tựu trên. Bậc Ana-hàm dùng vô lậu địa dưới dứt hạ kiết, liền được công đức vô lậu ở thượng địa. Như dùng vô lậu do Sơ thiền, Vị lai, Trung gian phát ra để dứt kiết Sơ thiền thì được công đức vô lậu của Sơ thiền, tất cả như thế.

Hai là vô lậu so với nhau, nương trên dứt dưới. Có người lúc phàm hoặc đắc Sơ thiền cho đến Phi tưởng, sau đó đắc Thánh, rồi tùy dụng vô lậu do địa nào phát ra để dứt kiết địa trên, thì sẽ được công đức vô lậu ở hạ địa.

Ba là, theo hữu lậu so với vô lậu, nương dưới thành tựu trên. Như dùng phương tiện đẳng trí của Nhị thiền dứt kiết Sơ thiền thì được công đức vô lậu của Nhị thiền, tất cả như thế.

Bốn là, y theo hữu lậu so với vô lậu, nương trên thành tựu dưới. Như dùng phương tiện đẳng trí Nhị thiền, dứt kiết Sơ thiền thì được công đức vô lậu của Sơ thiền, vì đồng trị tu.

Thế nào là Đồng trị?

Vô lậu của Sơ thiền cũng có công năng đối trị phiền não Sơ thiền, cho đến tất cả phiền não v.v… cõi Phi tưởng.

Phương tiện đẳng trí của Nhị thiền địa cũng có công năng đối trị phiền não Sơ thiền gọi là Đồng trị. Cho đến phương tiện đẳng trí của Phi tưởng cũng có khả năng đối trị kiết Vô sở hữu, gọi là đồng trị. Vì đồng trị nên dùng phương tiện đẳng trí của Nhị thừa kia dứt phiền não Sơ thiền thì được công đức vô lậu của Sơ thiền. Tuy lại được ít phần không nhiều. Chỉ được một phần vô lậu của đối trị kiết Sơ thiền. Ngoài ra đều không được, nên nói ít phần.

Được như thế nào?

Lúc đạo Vô ngại chính đoạn, tâm đắc vô lậu ứng với dứt kiết này phát sinh cho đến dùng phương tiện đẳng trí của Phi tưởng địa để dứt phiền não của Vô sở hữu, cũng được công đức vô lậu của Sơ thiền. Tuy là được cũng chỉ ít chứ không nhiều. Chỉ được một phần vô lậu ứng với dứt kiết Vô sở hữu. Ngoài ra đều không được, nên nói không nhiều.

Vì phương tiện đẳng trí của các địa ấy so với Sơ thiền địa, đã được công đức vô lậu như thế. So với công đức vô lậu trong các địa khác ứng với Đồng trị cũng được như vậy. Cái khác nhau trị thì tất cả chẳng được. A-la-hán hướng thuộc về địa như thế.

Quả A-la-hán cũng thuộc về Cửu địa: Bốn Thiền căn bản, vị lai, trung gian và ba Vô sắc, chín địa vô lậu đều có thể đối trị kiết của Phi tưởng địa, đắc A-la-hán. Nên trong đây, nếu y cứ hạnh tu để phân biệt hoặc thuộc về Vị lai, cho đến hoặc thuộc về Vô sở hữu. Dùng thiền Vị lai để dứt kiết, chứng quả tức thuộc về Vị lai. Địa khác cũng vậy. Nếu y cứ đắc tu đều thuộc về Cửu địa. Lúc đắc A-la-hán thể gồm đắc cả chín địa, tất cả vô lậu là quả ấy.

Thiền địa như thế.

– Kế nói về nghĩa siêu việt, và không siêu việt:

Tông chia khác nhau, chỗ nói mỗi khác.

Trong Luận Thành Thật, tất cả Hiền Thánh đều không siêu vượt. Tông ấy, phàm phu không có dứt kiết.

Trong Luận Tỳ-đàm, bốn hướng không siêu vượt. Trong bốn quả, Tu-đà-hoàn, A-la-hán cũng không siêu vượt. Chỉ có quả Tư-đà-hàm và quả A-na-hàm có siêu và không siêu. Tông ấy, phàm phu có dứt kiết nên nói có nghĩa siêu.

Tướng trạng thế nào?

Có người lúc phàm hoàn toàn chưa dứt kiết, lúc nhập Kiến đạo đến Đạo tỉ trí thứ mười sáu chỉ được gọi là quả Tu-đà-hoàn, hoặc lại có người lúc trước ở phàm, dứt kiết Cõi Dục, từ một, hai phẩm cho đến hết năm phẩm. Sau nhập Kiến đạo, lúc đến Đạo tỉ trí thứ mười sáu cũng là thứ lớp thuộc quả Tu-đà-hoàn, mà không được gọi Tư-đà-hàm hướng. Vì trong hướng không có siêu chứng. Hoặc lại có người trước dứt Dục kiết đến hết sáu phẩm; lại vào Kiến đạo đến Đạo tỉ trí thứ mười sáu, không làm Tu-đà-hoàn cũng không làm Tư-đà-hàm hướng, siêu chứng quả Tư-đà-hàm thứ hai, vì phiền não mà Tư-đà-hàm dứt đều không có. Hoặc lại có người trước dứt Dục kiết đến hết tám phẩm. Sau lúc nhập Kiến đạo đến Đạo Tỉ trí thứ mười sáu, cũng siêu vượt quả Tư-đà-hàm nhiếp, mà chẳng được gọi là A-na-hàm hướng. Vì ở trong hướng không có chứng siêu vượt. Hoặc có người trước dứt Dục kiết đến hết chín phẩm. Sau lúc nhập Kiến đạo đến Đạo tỉ trí thứ mười sáu, không làm Tu-đà-hoàn, siêu chứng quả A-na-hàm thứ ba, vì phiền não mà A-nahàm dứt đã không có. Hoặc lại có người trước dứt Sơ thiền đến Vô sở hữu, tất cả phiền não sạch hết. sau lúc nhập Kiến đạo đến Đạo tỉ trí thứ mười sáu, cũng là siêu vượt quả A-na-hàm, mà không được gọi là A-lahán hướng. Vì ở trong hướng không có siêu chứng.

Hỏi: Vì sao trong quả có siêu mà trong hướng không siêu?

Đáp: Siêu chứng là ở Đạo tỉ. Tâm Đạo tỉ trí thứ mười sáu kia là chỗ dừng nghỉ chứng quả. Trước dứt sáu phẩm Dục kiết, và chỗ chín phẩm sạch hết cũng là chỗ dừng nghỉ chứng quả. Nghĩa này thuận nên được siêu chứng. Chỗ dứt hết của phẩm khác đối với chỗ dừng nghĩ chứng này không thuận, nên không siêu chứng. Vì thế tất cả trong hướng không siêu.

Hỏi: Đạo tỉ và chỗ tận của sáu phẩm, chín phẩm kia, nghĩa quả thuận nhau được siêu chứng. Mười lăm tâm trước cùng hướng thuận nhau. Vì sao không được siêu chứng hướng kia?

Đáp: Lúc ở mười lăm tâm trước, một địa Phi tưởng kiến hoặc chưa dứt, thứ lớp dứt cũng chưa cùng tận, đâu thể siêu chứng? Cho nên siêu chứng nghiêng về Đạo tỉ trí không ở tâm khác, vì trong mười lăm tâm trước không có siêu chứng, trong tất cả hướng đều không siêu vượt.

Hỏi: Lúc phàm, trước dứt sáu phẩm, hết chín phẩm hoặc. Bấy giờ sao không gọi ngay là Tư-đà-hàm và A-na-hàm, mà phải đến lúc tới Đạo tỉ trí mới được tên gọi ấy?

Đáp: Tư-đà-hàm và A-na-hàm không có kiến hoặc. Lúc phàm tuy dứt sáu phẩm và hết chín phẩm hoặc nhưng còn kiến hoặc, nên không được gọi là Tư-đà-hàm và A-na-hàm. Lúc Đạo tỉ trí, mới hết Kiến hoặc, nên ở chỗ này mới được đặt tên.

Hỏi: Vì sao Sơ quả không siêu?

Vì ở trước Sơ quả không sở đắc.

Lại, phàm không thể dứt kiến hoặc của Phi tưởng địa cùng tận, do đó không siêu.

Hỏi: Quả A-la-hán vì sao không siêu?

Vì phàm phu không thể dứt sạch hết tu hoặc của Phi tưởng địa, cho nên không siêu.

– Nói về nghĩa có lui sụt, không lui sụt:

Tu-đà-hoàn trong hướng có lui sụt và không lui sụt.

Nghĩa này thế nào?

Năm pháp quán dừng tâm, niệm xứ chung và biệt hoàn toàn sẽ lui sụt. Hai tâm Noãn, Đảnh vừa lùi, vừa không lùi.

Nghĩa này thế nào?

Theo Luận Tỳ-đàm, tâm Noãn trở lên không có nghĩa dứt thiện

gây tội xiển-đề, gọi là không lùi. Cho rằng khởi lỗi khác đọa ba đường ác là lùi.

Nếu theo Kinh Niết-bàn, không bao giờ khởi bốn tội nặng, năm tội nghịch và dứt gốc lành, tạo Nhất-xiển-đề, gọi là chẳng lùi. Gặp ác tri thức, cho là khởi mười điều ác, đọa lạc vào ba đường ác, gọi là lùi.

Nếu theo Luận Thành Thật cũng không còn khởi bốn tội nặng, năm tội nghịch và dứt gốc lành, lại cũng không gồm mười điều ác đọa ba đường ác gọi là không lùi. Nên trong luận Thành Thật nói Noãn, Đảnh v.v… là Thượng chánh kiến, qua lại trăm ngàn đời không đọa vào đường ác. Cho khởi phiền não gây ra nghiệp nhẹ, trôi lăn trong cõi trời, cõi người gọi là lùi.

Nhẫn, Thế đệ nhất và Kiến đạo tâm hoàn toàn không lui sụt. Quả Tu-đà-hoàn cũng không có việc lui sụt.

Tư-đà-hàm hướng, quả; A-na-hàm hướng, quả, và A-la-hán hướng, như Luận Thành Thật, ở trong vị này tất cả Thánh đức có được đều không lui sụt. Dù có lui, chỉ lui thiền định. Nếu theo Luận Tỳ-đàm, ở trong vị này Thánh đức có được cũng có lui và không lui.

Nghĩa này thế nào?

Chia ra làm bốn:

Một là, để phân biệt theo lui: Độn căn có lui, lợi căn không lui, vì pháp bất động, người nhất định không lui.

Hai là, phân biệt theo tu: lơ là thì lùi, chuyên tu thì không lùi.

Ba là, phân biệt theo hành: Người tạp dùng đẳng trí mà dứt kiết thì cho là có lùi. Thuần dùng vô lậu mà dứt kiết thì vững chắc không lùi.

Bốn là, phân biệt theo loài (thú): Trong loài người có lùi, vì trong loài người có nhiều nhân duyên để lùi, ỡ cõi trời không lùi, nên luận nói: các vị trời không lùi.

Quả A-la-hán, theo Luận Thành Thật hoàn toàn không lùi. Dù có lùi chỉ lùi Thiền định. Nếu theo Tỳ-đàm thì cũng có lùi, không lùi.

Nghĩa này thế nào?

Chia ra làm sáu:

Một là phân biệt theo phiền não. Phiền não có hai:

Thọ sinh phiền não: Lúc thọ sinh vọng khởi tham v.v…

Chướng đạo phiền não: Đối duyên hiện khởi tham sân si v.v… chướng ngại Thánh đạo.

A-la-hán kia chướng đạo phiền não dung cho tạm khởi, gọi là lùi.

Thọ sinh phiền não rốt ráo không khởi, gọi là chẳng lùi.

Hai là để phân biệt theo nhân duyên phiền não: Nhân duyên có hai: Trong và ngoại. Chẳng đoạn tánh của sử và tà tư Duy-mà khởi phiền não gọi là trong. Năm trần sinh kiết là ngoại.

A-la-hán kia đã dứt nội nhân. Trong không có nhân trong để khởi phiền não gọi là không lùi. Cho có duyên ngoại để khởi phiền não gọi là lùi. Là quán cảnh giới tăng thượng đáng tham, tạm sinh dục nhiễm rồi lại dứt trừ nên không trải qua sinh.

Ba là để phân biệt theo căn: Độn căn có lùi, lợi căn không lùi.

Nghĩa này thế nào?

A-la-hán kia có sáu chủng tánh: Thối, tư, hộ, trụ, thăng tiến, bất động. Nghĩa như ở sau sẽ giải thích:

Người thối pháp kia hoàn toàn có thể lùi.

Người bất động pháp hoàn toàn không lùi.

Tư, hộ, trụ, tấn nghĩa không nhất định. Nếu người thối pháp tăng tiến mà làm thì cho là có thể lùi. Nếu người bất thối pháp tăng tiến mà làm chỉ trụ, chỉ tăng chứ không có nghĩa lùi.

Bốn là, phân biệt theo tu.

Chuyên tu không lùi, rời rạc thì lùi. Nên Kinh Niết-bàn (bản Nam quyển 31) nói lùi có năm việc:

  • Ưa nhiều việc
  • Ưa nói chuyện đời
  • Ưa ngủ nghỉ- Ưa gần người tại gia – Ưa đi chơi nhiều.

Do năm việc này khiến Tỳ kheo lùi.

Năm là, phân biệt theo hành: Thuần dụng vô lậu để dứt kiết thành tựu thì hoàn toàn không lùi. Tạp dùng trí dứt kiết thành cho có thể lùi.

Nghĩa này thế nào?

Người này dùng đẳng trí thế tục phan duyên trên, nhàm chán dưới, dứt Dục kiết đến Vô sở hữu. Đẳng trí của một địa Phi tưởng không trị, dùng vô lậu dứt. Do gốc không chắc vì thế có lùi. Cho nên người xưa lấy giếng cát làm ví dụ. Ở đây giống như cát trên giếng tuy chất chồng mà không khỏi bị hãm hoại. Ở đây cũng như thế.

Sáu là, phân biệt theo cõi, đường (thú): Cõi là ba cõi, cõi Dục có lùi, cõi trên thì không. Tạp Tâm nói: Nếu nói người lùi sẽ lùi, cho đến người thăng tiến, thì chắc chắn thăng tiến. Nên biết đây nói A-la-hán ở cõi Dục, chẳng phải hai cõi trên. Cõi Dục có nhân duyên thối chuyển, cõi trên không có. Đường là năm đường. La-hán trong loài người thì có lui sụt; trong trời thì không lùi. Trong cõi người có nhiều nhân duyên lùi. Nên luận nói rằng: Các vị trời không lùi.

Bốn hướng, bốn quả nói sơ như thế.

– Hoặc chia mười ba, như Luận Tỳ-đàm nói.

Người thuộc bảy phương tiện trước đạo Kiến đế là bảy.

Trong Đạo Kiến đế chia làm hai loại: Tín hạnh và Pháp hạnh. Người độn căn nhập Đạo Kiến đế gọi là Tín hạnh, tin lời bậc Thánh mà khởi hạnh. Người lợi căn nhập Đạo Kiến đế gọi là Pháp hạnh; tự tâm thấy pháp mà khởi hạnh. Chung với trước là chín.

Trong vị Tu đạo có hai loại: Tín giải thoát và Kiến đáo. Người độn căn ở Tu đạo gọi là Tín giải thoát, tin lời Bậc Thánh được giải thoát. Người lợi căn ở Tu đạo gọi là Kiến đáo, tự tâm thấy pháp được giải thoát. Chung với trước là mười một.

Trong vị vô học cũng hai loại tu: Thời giải thoát và bất thời giải thoát. Người độn căn đến quả Vô học gọi là Thời giải thoát, vì người độn căn đợi thời, nương chỗ mà được giải thoát. Lợi căn đến quả gọi là Bất thời giải thoát, vì người lợi căn không cần đợi chỗ mà được giải thoát. Chung với trước là mười ba. Vì trên Kiến đạo chia ra làm sáu người. Tạp tâm nói Sự thì nói có sáu.

(l) Hoặc chia làm mười bốn: Như Luận Tỳ-đàm nói, trước Đạo Kiến đế nói bảy phương tiện. Trong Đạo Kiến đế có Tín hạnh và Pháp hạnh. Trong vị Tu đạo có Tín giải thoát và Kiến đáo là mười một.

Trong A-na-hàm, người được Diệt định gọi là Thân chứng. Thông với trước là mười hai.

Trong vị vô học nói Tuệ giải thoát và Câu giải thoát, với trước là mười bốn. Chẳng được Diệt định là Tuệ giải thoát. Người được Diệt định gọi là Câu giải thoát.

Cũng được chia ra thành mười lăm: Người bảy phương tiện trước Đạo Kiến đế là bảy. Đạo Kiến đế trở đi có bốn hướng, bốn quả lại chia làm tám.

Chung với trước là mười lăm.

Cũng được chia làm hai mươi ba: Bảy phương tiện trước là bảy. Theo bốn hướng, bốn quả sau phân biệt lợi và độn thì có mười sáu, công với trước thành hai mươi ba.

(2) Hoặc lại chia thành hai mươi bảy:

Ở đây có hai môn:

Như Luận Thành Thật (quyển 32) nói: Trước Đạo Kiến đế chia

làm hai bậc: Tín hạnh và Pháp hạnh. Người độn căn gọi là Tín hạnh, tin thuận lời người mà khởi hạnh. Lợi căn gọi là Pháp hạnh, tự tâm thấy pháp mà khởi hạnh. Trong Kinh Đại Tập, trước Kiến đế chia làm hai cũng đồng với ở đây. Hai hạng người trên nhập Đạo Kiến đế gọi là hạnh Vô tướng, vì quán “Không” nối tiếp không xen hở, công với trước là ba. Quả Tu-đà-hoàn là thứ tư. hạnh Tư-đà-hàm là năm. Quả Tư-đà-hàm là sáu. hạnh A-na-hàm là bảy. Trong Quả A-na-hàm chia thành mười một, chung với trước thành mười tám. Do đây nhiếp chung A-la-hán hướng hợp thành A-na-hàm nên có mười một.

Danh tự gồm:

Hiện bát: Người này hiện đời ở trong thân phàm tu đắc A-na-hàm; thì ở thân này tu đắc A-la-hán nên gọi là Hiện bát (Niết-bàn).

Chuyển thế: Trên thân Bậc Thánh đã qua một đời rồi sau tu đắc A-na-hàm. Tức ở hiện đời tu đắc A-la-hán thì cũng chung là thuôc về Hiện bát.

Trung bát: Người này hiện đời tu đắc A-na-hàm, không đắc A-lahán, bỏ thân Cõi Dục hướng lên cõi trên. Hai cõi trung gian thọ thân được bát (Niết-bàn).

Sinh bát: Ở trên Sơ thiền tùy chỗ nào sinh thọ thân đầu tiên chưa hết thọ mạng, tu đạo được bát.

Hành bát: Cùng sinh bát trên đồng ở một thân siêng năng hành đạo hết tuổi thọ được bát, gọi là hành bát.

Vô hành bát: Cũng cùng sinh bát đồng ở một thân, không siêng hành đạo, thọ tận được bát, gọi là Vô hành bát.

Lạc định: Ở cõi trên, thân đầu tiên không bát, lần lượt sinh lên đến trời Quảng Quả, không được Niết-bàn, sinh cõi Vô Sắc.

Lạc tuệ: Cũng ở cõi trên lần lượt sinh lên đến cõi trời Quảng Quả, không được Niết-bàn, sinh về cõi trời Ngũ Tịnh cư.

Tín giải thoát: Trong hạng người trước có người độn căn gọi là Tín giải.

Kiến đáo: Ở hạng người trước có người lợi căn, gọi là Kiến đáo.

Thân chứng: Ở hạng người trước có người được Diệt tận định. Rộng như sau giải thích.

Trong A-la-hán có chín khác nhau, cộng với trước hợp thành hai mươi bảy người.

Thối tướng: Người này rất độn căn. Vì độn căn nên được định rồi

lùi.

Thủ tướng: Căn hơn người trước một tí, thầm nghĩ phòng thủ nên

có thể không lui.

Tự tướng: Căn càng hơn trước, thầm nhau chán các cõi không thể đắc định, đắc rồi sợ mất, cầu muốn tự hại, gọi là Tự tướng.

Trụ tướng: Tam-muội đã được không lùi, không tiến.

Khả tấn tướng: Tam-muội đã được càng tăng thêm hơn.

Bất hoại tướng: Tam-muội đã được, các thứ nhân duyên không thể phá hoại.

Bất thối tướng: Người này hơn hết, công đức đã được không hề lui sụt.

Tuệ giải thoát: Ở hạng người trước, không được Diệt định, gọi là Tuệ giải thoát.

Câu giải thoát: Đắc định Diệt tận.

Những loại này như sau sẽ giải thích rộng.

Luận Thành Thật nói như thế.

Lại có một loại hai mươi bảy người như phẩm Phước Điền trong Trung A-hàm (quyển 31) nói: Kinh ấy nghiêng theo Kiến đế trở lên nói hai mươi bảy, chẳng thông với Kiến đế trước ở.

Tướng trạng thế nào?

Kia có Cư sĩ Cấp Cô Độc thưa hỏi Như Lai trong thế gian có mấy hạng người làm ruộng phước. Phật đáp có hai: Một là bậc hữu học. Hai là bậc Vô học. Kiến đế trở lên đến A-na-hàm gọi là hữu học. A-la-hán gọi là bậc Vô học. Hữu học có mười tám, vô học có chín. Cho nên hợp chung có hai mươi bảy.

Bậc hữu học có mười tám, kinh kể không thứ lớp. Mười tám bậc Hữu học là:

  1. Tín hạnh,
  2. Pháp hạnh,
  3. Tín giải thoát,
  4. Kiến đáo,
  5. Thân chứng,
  6. Gia Gia,
  7. Nhất chủng tử,
  8. Tu-đà-hoàn Hướng,
  9. Đắc Tu-đà-hoàn,
  10. Tư-đà-hàm Hướng,
  11. Đắc Tư-đà-hàm,
  12. Hướng A-na-hàm,
  13. Đắc A-na-hàm,
  14. Trung bát,
  15. Sinh bát,
  16. Hành bát,
  17. Vô hành bát, 18- Thượng lưu.

Đến Sắc Rốt ráo chính là có tên này lại không còn có giải thích khác.

Theo Luận Tỳ-đàm:

Tín hạnh, Pháp hạnh ở thì mười lăm tâm Kiến đạo. Độn gọi là Tín hạnh, Lợi căn gọi là Pháp hạnh.

Tín giải thoát, Kiến đáo ở sau quả Tu-đà-hoàn Tu đạo. Độn gọi là Tín giải thoát, lợi gọi là Kiến đáo.

Bốn loại này nhiếp chung tất cả bậc hữu học, vì gồm thông.

Mười bốn người còn lại, trong đó chia ra:

Ở trong bậc Tín hạnh, Pháp hạnh trước chia ra ba hạng:

Một là khai ra bậc “Tu-đà-hoàn hướng” theo thứ lớp nhập Đạo Kiến đế trong mười lăm tâm, gọi là Tu-đà-hoàn hướng.

Hai là khai ra “Tư-đà-hàm hướng” siêu vượt Tư-đà-hàm nhập vào mười lăm tâm Kiến đạo gọi là Tư-đà-hàm hướng.

Ba là khai ra “A-na-hàm hướng” siêu vượt A-na-hàm nhập vào mười lăm tâm Kiến đạo gọi là A-na-hàm hướng.

Ở trong bậc Tín giải thoát, Kiến đáo trước tùy riêng chia ra mười ba loại người:

Quả Tu-đà-hoàn.

1/ Tu-đà-hoàn hướng, nhập vào mười lăm tâm của đạo Kiến đế, gọi là Tu-đà-hoàn-hướng.

2/ Tư-đà-hàm hướng: Người theo thứ lớp hướng đến quả Tư-đàhàm mà chưa đến quả. Là người tu hành trong hiện tại ở trước.

3/ Bậc Gia Gia: Là người trải qua đời, dứt phiền não từng phần ở trước.

4/ Quả Tư-đà-hàm: Trong đây chia kỹ có hai loại khác nhau: Một là Siêu chứng Quả Tư-đà-hàm, hai là Thứ lớp chứng quả Tư-đà-hàm, hợp chung làm một quả Tư-đà-hàm.

5/ A-na-hàm hướng: Người theo thứ lớp hướng A-na-hàm mà chưa đến quả, là người tu hành trong hiện đời ở trước.

6/ Người một hạt giống: Là người thứ lớp hướng A-na-hàm, dứt phiền não từng phần đã trải qua một đời.

7/ Quả A-na-hàm: Trong đây chia kỹ cũng có hai loại. Một là Siêu chứng quả A-na-hàm, hai là thứ lớp chứng quả A-na-hàm. Nay hợp làm một quả A-na-hàm.

8/ Hạng người Trung bát.

9/ Hạng Sinh bát.

10/ Hạng Hành bát.

11/ Hạng Vô hành bát.

12/ Hạng Thượng lưu bát: Trong thượng lưu này có hơn có kém. Người hơn thì ở cõi Sắc được Bát-niết-bàn. Người kém sinh ở Vô sắc, mới bắt đầu được bát.

Kia nêu người hơn, cho nên nói rằng đến Sắc Rốt ráo. Đó là hướng về mộng phước. Người ở Sắc có sắc, có hình, được nhận cúng dường làm mộng phước cho đời, vì thế nêu riêng.

13/ Hạng thân chứng: Là người sau quả A-na-hàm được Diệt định.

Mười ba loại này đều là kẻ trong hàng Tín giải thoát và Kiến đáo.

Bậc hữu học như thế.

Bậc vô học có chín, Kinh nên không thứ lớp:

1- Tư pháp.     2- Pháp Thăng tiến. 3- Pháp Bất động.

4- Thối pháp.     5- Pháp Bất thối.     6- Hộ pháp.

Kinh tự giải thích rằng: Hộ (bảo vệ) thì không lùi, không hộ thì

lùi.

7- Trụ pháp.     8- Tuệ giải thoát.     9- Câu giải thoát.

Văn kinh như thế, không còn có giải thích khác.

Trong chín loại, bảy loại trước chia theo căn, hai loại sau chia theo pháp. Bảy loại trước giống như sáu loại A-la-hán trong Tỳ-đàm. Sáu loại A-la-hán là Thối, Tư, Hộ, Trụ, Thăng tiến, Bất động. Kinh A-hàm chia bất động ra làm hai loại, nên có bảy:

Thối pháp: Là người thối pháp đầu tiên trong Tỳ-đàm.

Tư pháp: Là người Tư pháp thứ hai. Hộ pháp: Là người Hộ pháp thứ ba.

Trụ pháp: Là người Trụ pháp thứ tư.

Thăng tiến: Là người sẽ thăng tiến thứ năm.

Bất động và bất thối: Là người bất động pháp trong Tỳ-đàm.

Trong Luận Tỳ-đàm, Bất động có hai: Một là bản lai bất động, hai là tiến thành bất động trong (chí quả).

Bất động trong chín loại tương đương với bản lai bất động trong Luận Tỳ-đàm.

Còn bất thối tương đương với Chí quả bất động.

Để phân biệt Hai loại Tuệ giải thoát và Câu giải thoát sau là theo pháp.

Trong bảy người trước, không được Diệt định là Tuệ giải thoát, được Diệt định là Câu giải thoát.

Những loại này đến sau lại sẽ giải thích rộng.

  1. Hai mươi bảy người này cộng với người bảy phương tiện ở trước có ba mươi bốn.
  2. Rộng đến vô lượng.

Khai hợp như thế.

Trên đây là phân biệt tướng chung thứ nhất.

Giải thích theo riêng:

Năm pháp quán dừng tâm như trong chương Ngũ Độ ở trước đã giải thích đầy đủ.

Niệm xứ chung và riêng như trong chương Đạo Phẩm trước đã giải thích đầy đủ.

Bốn môn Noãn v.v… như trong bốn thứ thiện Noãn v.v… ở trước đã phân biệt rộng.

(a) Nay trước giải thích riêng Tu-đà-hoàn hướng, trong đó chia làm sáu môn:

  • Phân biệt y cứ theo cảnh.
  • Phân biệt Phẩm số nhiều ít.
  • Phân biệt Ỷ theo vô ngại, giải thoát.- Để phân biệt y cứ theo tu – Nói về đúng, sai.
  • Phân biệt Chuyển căn.
  • Y cứ theo cảnh: Theo Ngài Đàm-vô-đức thì Kiến đế cùng một lúc. Y theo Tát-bà-đa thì Kiến đế có trước, sau.

Cùng một lúc là xét theo tông ấy, trước tiên ở trong Noãn, Đảnh, Nhẫn trước Kiến đế, duyên riêng đế Không, khiến cho thuần thục. Tiếp theo, đối với pháp Thế đệ nhất duyên chung bốn Đế danh dụng luống dối, lấy đó để diễn bày. Sau nhập vô tướng, thấy chung bốn Đế, tất cả pháp không, niệm niệm thêm sáng không có gián cách. Trong pháp Thành Thật còn y theo nghĩa này.

Trước sau là y theo Tát Bà Đa duyên riêng bốn Đế thấy có đắc đạo. Hành giả trước hết ở trong niệm chung và riêng, duyên chung bốn Đế là không, vô ngã, mà ở bốn Đế chưa được rõ sáng. Đến trong bốn tâm Noãn v.v… duyên riêng bốn Đế làm phương tiện. Khổ nhẫn trở lên tùy biệt mà chiếu kiến, thấy Khổ khác Tập, thấy Diệt khác Đạo, gọi là thấy trước sau. Các bộ Luận Tỳ-đàm còn y theo nghĩa này.

Hỏi: Trong hai loại, loại nào đúng?

Đáp: Đều là lời Phật dạy, không thể y theo một bên. Chỉ tùy người chia hai thuyết có khác. người độn căn chưa thể phá tướng thấy các pháp không. Phần nhiều nương vào “trước sau” lần lượt Kiến đế. Người lợi căn có thể phá tướng có, chứng các pháp không, thì y theo “một lúc”.

Lại nữa, hai tông lập bệnh khác nhau. Theo Đàm-vô-đức thì thủ là gốc bệnh. Tuy theo riêng mà quán đế, thủ chấp chưa hết. Cần thấy chung là Không, bệnh chấp mới sạch. Vì thế quán đế trước riêng sau chung. Y theo Tát Bà Đa thì si là gốc bệnh. Tuy chung quán đế mà tướng si ám chưa trừ. Biệt quán rõ ràng tướng ám mới hết. Nên theo tông này thì trước chung sau riêng.

– Tất cả phẩm số nhiều ít:

Theo Luận Tỳ-đàm, trong Vị kiến đạo chỉ có mười lăm tâm.

Chung với quả Tu-đà-hoàn có mười sáu tâm. Tám nhẫn, tám trí là mười sáu. Quán khổ Cõi Dục nhẫn trước, trí sau. Có hai tâm.

Quán khổ cõi trên trước nhẫn, sau trí, cũng có hai tâm.

Các đế kia cũng vậy.

Nếu theo Luận Thành Thật, trong Vị kiến đạo có vô lượng tâm. Nên Văn ấy nói: Dùng vô lượng tâm dứt các phiền não, chẳng phải tám, chẳng phải chín.

Nói chẳng phải tám là nói trong Kiến đạo có vô lượng tâm dứt hoặc nối tiếp để phá A Tỳ-đàm nói quyết định có tám nhẫn.

Chẳng phải chín là nói trong Tu đạo có vô lượng tâm, phá A Tỳđàm trong mỗi địa chắc chắn có chín vô ngại.

Hỏi: Vì sao Luận A Tỳ-đàm nói tám nhẫn cố định?

Đáp: Tông ấy quán có, tướng có thì hạn cuộc dễ thấy rõ.

Hỏi: Vì sao Luận Thành Thật nói vô lượng tâm?

Đáp: Tông ấy quán không. Không thì không phần hạn, khó thấy rõ.

  • Phân biệt theo vô ngại, giải thoát:

Theo Luận Tỳ-đàm, trong Vị kiến đạo dùng đủ hai đạo vô ngại và giải thoát để dứt Kiến hoặc. Tám nhẫn vô ngại và bảy trí giải thoát. Đáng lẽ có tám trí, nhưng một trí sau cùng cho là quả Tu-đà-hoàn, nên chỉ nói bảy.

Nếu theo Luận Thành Thật, trong Vị Vô tướng chỉ có mình vô

ngại mà không có giải thoát. Vì sao như thế? Vì Tông ấy nói vô ngại, giải thoát đồng là quán không. Trong đó tăng tiến nói là vô ngại. Thuận theo trí cũ cho là giải thoát, thuận theo giải thoát cũ gọi là Tu-đà-hoàn.

Nên trong vô tướng chỉ có thuần vô ngại.

  • Phân biệt theo tu:

Trong đây có hai:

  1. Theo cảnh giới nói tu nhiều ít.
  2. Theo hành tâm để nói tu nhiều ít.

Theo cảnh: Như Luận Tỳ-đàm nói trong mười lăm tâm Kiến đạo kia, hiện quán một đế vị lai lại ở một đế thêm sáng. Hiện quán một hạnh, vị lai thêm bốn hạnh dưới một đế thêm sáng, tùy chỗ quán Sác đều sáng rõ. Vì nghĩa bốn hạnh dưới một đế (gần), nên đều thêm sáng.

Hỏi: Trong bốn hiện nhẫn ở trước, hiện quán một đế, vị lai thêm ở bốn Đế thêm sáng. Hiện quán một hạnh, vị lai thêm mười sáu hạnh thêm sáng. Lúc đến đạo tỷ thứ mười sáu nghĩa cũng như thế. Nay trong mười lăm tâm Kiến đạo này, vì sao không như vậy? Vị lai chỉ ở một đế thêm sáng, hay chỉ ở bốn hạnh cùng một đế thêm sáng?

Đáp: Bốn hiện và đạo tỷ sau cùng là khai Dự đạo. Tâm chí rộng lớn nên tu được nhiều. Mười lăm tâm này là “đạo mau chóng”, tâm chí eo hẹp nên tu hẹp ít.

Theo cảnh như thế.

Theo hành tâm nói tu nhiều ít:

Tu có hai loại:

Hành tu: Hiện khởi trong duyên.

Đắc tu: Chỗ tu tập được, khiến thuộc về mình.

Nếu y cứ hành tu, lúc khổ pháp nhẫn, chỉ đắc tu tập khổ pháp nhẫn tâm. Cho đến cuối cùng lúc đạo tỷ nhẫn, chỉ đắc tu tập đạo tỷ nhẫn tâm.

Nếu y cứ đắc tu thì đồng thời cùng đắc, lẫn nhau, hoặc sau đắc trước; chẳng phải trước được sau. Vì sau được trước nên khổ pháp nhẫn đầu tiên có mười lăm đắc đắc. Cho đến trí đạo tỷ tâm cuối cùng chỉ có một đắc đắc.

Tướng trạng thế nào?

Khổ pháp nhẫn tâm lúc hiện khởi có một đắc pháp phi sắc phi tâm cùng khởi với nhẫn đắc khổ pháp nhẫn tâm hiện tại và được chủng loại ở vị lai đến khiến thuộc mình, thành tựu không mất.

Hỏi: Nhẫn kia do đắc mà được ở mình không mất. Đắc kia do đâu tại mình không mất?

Đáp: Đắc kia lại do tiểu đắc mà được nên không mất. Tiểu đắc do đâu? Lại do đại đắc mà đắc nên không mất. Giống như hai sinh, sinh lẫn nhau. Tuy có hai đắc nay hợp chung nói là một đắc. Cái khác cũng vậy.

Hỏi: Vừa rồi nói vì sau được trước, chẳng phải trước được sau. Nay sao nói đắc luôn chủng loại ở vị lai?

Đáp: Trước nói không đắc, sau là lúc khổ nhẫn đắc, không đắc khổ pháp trí v.v…thời sau không phải nói không đắc pháp chủng loại vị lai của pháp hiện khởi. Loại vị lai so với hiện nay, chưa khởi vẫn gọi là đã khởi. Loại đã khởi nên lúc khổ pháp trí thì hai đắc cùng sinh. Một đắc khổ trí, một đắc tâm khổ pháp nhẫn vừa rồi. Như thế dần tăng cho đến lúc Đạo tỷ nhẫn, có mười lăm đắc cùng sinh với nó. Một đắc đạo tỷ, mười bốn đắc kia đắc mười bốn tâm trước.

Hỏi: Đắc sau chỉ đắc pháp thể vừa ở trước đắc hay cũng đắc cái đắc trước?

Nghĩa giải thích không nhất định. Một nghĩa thì chỉ đắc pháp. Cái đắc trước theo pháp cũng thành chẳng mất. Một nghĩa giải thích là đắc luôn cái đắc trước.

Nếu vậy lần lượt có lỗi vô cùng.

Luận tự giải thích vô cùng thì đâu mất?

Nghĩa tu như thế.

– Nói về đúng sai.

Hỏi: Trong kiến, dùng cái gì là Đạo?

Đáp: Nghĩa chia ra bốn bậc:

Nghĩa thứ nhất: Tuệ là thể của đạo, các loại khác không phải. Lìa tuệ không thể nhẫn – Trí pháp.

Nghĩa thứ hai: Tuệ và tất cả pháp tâm, tâm sở cùng với đạo giới chung làm chánh đạo. Tám chánh đạo dùng đây làm thể. Trong đạo, các đắc tứ tướng theo nghĩa không gọi là Chánh đạo.

Nghĩa thứ ba: Tâm pháp và giới cùng với tứ tướng đồng thời cùng khởi là cộng hữu nhân. Nghĩa giúp đỡ nhau gần nên nói chung là Đạo. Các đắc so với đó khởi, hoặc là khác thời chẳng phải nhân cộng hữu. Nghĩa giúp nhau xa nên không nói là Đạo.

Nghĩa thứ tư: Tâm pháp và giới, các đắc bốn tướng đều có nghĩa kia đây thành tựu lẫn nhau, nói chung là Đạo.

Hỏi: Nếu y theo ba nghĩa trước, các đắc chẳng phải đạo, lẽ ra cũng chẳng phải quả. Lại nữa, quả là nghĩa đắc chứng. Các đắc thuận với quả nên gọi là quả Kiến đạo ở Hướng. Vì sao trong luận nói đắc là quả?

Đáp: Trong luận nói đắc là quả, đồng với một nghĩa cuối. Đắc không thuận Hướng nên không gọi là đạo. Đắc pháp Thế đệ nhất, trước đắc cũng đồng với giải thích này, không gọi là Đệ nhất.

Hỏi: Nếu theo một nghĩa cuối cùng, đắc gọi là Đạo; trong luận nói: Đắc pháp Thế đệ nhất đắc không gọi là Đệ nhất. Nay vì sao nói đắc của đắc đạo cũng gọi là Đạo?

Đáp: Luận nói đắc Đệ nhất đắc chẳng phải Đệ nhất là đồng với nghĩa ba thứ trước không phải là Đạo. Lại, Thế đệ nhất vị chia rút ngắn chỉ ở một niệm. Cái đắc của nó đắc trước sau nhiều niệm, đối với nó không thuận. Vì thế nó đắc không gọi là Đệ nhất. Kiến đạo rộng dài, đắc lại nhiều niệm, đối với kia thuận nhau nên đắc gọi là Đạo.

Đúng sai như thế.

– Phân biệt theo chuyển căn:

Hỏi: Tâm đạo trong Kiến đạo cao vút mau lẹ, có được chuyển căn hay không?

Đáp: Không được, vì trong mỗi hạnh không có nhiều duyên.

Hỏi: Nếu nói nhất định không được, y theo Luận Tỳ-đàm hai hạng người Tín, Pháp đồng ở Kiến đạo. Trong luận nói rằng Tín hạnh là nhân của Pháp hạnh. Vì sao không chuyển?

Lại đáp: Kém so với hơn thì lý có nghĩa nhân, thật ra thì không chuyển, nếu theo Luận Thành Thật thì đồng một quán không, thật khó chuyển căn. Nếu theo Luận Tỳ-đàm quán đế khác nhau thì cho có nghĩa chuyển.

Nghĩa này thế nào?

Chuyển căn là ở cảnh nhiều quán cũng năng chuyển căn. Đối với cảnh cố gắng lực làm trong sáng tâm quán cũng hay chuyển căn. Pháp bốn Đế ban đầu thì dễ biết, sau càng khó rõ. Hành giả ở trong bốn hiện nhẫn ở trước lúc học quán đế, có năm thứ khác nhau:

Có một loại người, đối với bốn chân đế chưa thể quán Sát, không phải khổ công gắng sức, người này nhập kiến đế chỉ là Tín hạnh.

Hạng người thứ hai, trong bốn hiện nhẫn, ở ba đế trước chưa quen quán Sát. Dụng đạo vì khó, cố gắng quán Sát. Người này nhập kiến ở ba đế trước không sáng hẳn, gọi là Tín hạnh. Ở đạo đế sau soi thấy rõ ràng, chuyển thành Pháp Hạnh.

Hạng người thứ ba, trong bốn hiện nhẫn ở hai đế trước chưa thể quán Sác. Đối với Diệt và Đạo dùng vì khó nên cố gắng quán Sát. Người này nhập kiến ở Khổ, ở Tập thấy không rõ hết gọi là Tín hạnh.

Ở Diệt, ở Đạo soi thấy rõ ràng chuyển thành Pháp hạnh.

Hạng người thứ tư, trong bốn hiện nhẫn, ở khổ đế đầu tiên chưa thể quán Sát, dùng ba đế sau vì khó nên ra năng lực quán Sát. Người này nhập kiến ở Khổ đế đầu tiên thấy không rõ hẳn, xếp là Tín hạnh. Ở ba đế sau soi thấy sáng rõ, chuyển thành Pháp hạnh.

Hạng người thứ năm, trong bốn hiện nhẫn, đối với bốn chân đế đều cố gắng. Người này nhập kiến đối với bốn chân đế đều rất rõ sáng, nhập đạo Kiến đế chỉ gọi là Pháp hạnh.

Trong năm hạng người, hai hạng đầu và cuối không gọi là chuyển căn. Ba hạng giữa gọi là chuyển.

Tu-đà-hoàn hướng giải thích sơ như thế.

(b) Tiếp theo giải thích riêng quả Tu-đà-hoàn: Tư-đà-hàm hướng cũng là Tu-đà-hoàn nhiếp chung một chỗ hợp luận. Trong đây chia làm sáu môn:

  • Nói về thể.
  • Nói về đắc xả.
  • Nói về Tu-đà-hoàn dứt kiết nhiều ít.
  • Nói về Tu-đà-hoàn thọ thân nhiều ít.
  • Nói về Gia Gia.
  • Phân ra lợi – độn.
  • Nói về thể: Định thể: Quả Tu-đà-hoàn lấy Thánh đức làm thể. Thánh đức khác nhau, nói chung có ba:

Quả thể: Y như Luận Tỳ-đàm, phân biệt hành tu chỉ, tâm Đạo tỷ trí thứ mười sáu là quả thể. Phân biệt Đắc tu nhiếp cả mười sáu Thánh tâm của Kiến đế làm quả thể. Nếu theo Luận Thành Thật nói ở sau vô tướng thuận theo quán Không cũ làm quả thể.

Học đẳng kiến: Sau quả Tu-đà-hoàn du quán vô lậu duyên tại đế lý mà không tăng tiến.

Thắng quả đạo: Sau quả Tu-đà-hoàn lại khởi thắng giải tiến lên dứt Dục kiết, hoặc một, hai phẩm cho đến sáu phẩm. Hành này duyên ở đế nào tiến lên dứt phiền não. Đối với bốn Đế hướng về duyên một đế.

Hỏi: Vì sao dứt kiến hoặc ở trước duyên cả bốn đế. dứt tu hoặc này chỉ duyên một đế?

Đáp: Trước là dứt mê đế phiền não, đối với bốn đế đều mê hoặc cả nên phải quán chung. Còn ở đây dứt sự duyên tham sân si v.v… không phải bỏ hết mê chung, đối với bốn đế hướng đến một loại để duyên sẽ dứt quả về sau.

Hỏi: Hạnh này đã duyên lý bốn Đế, làm sao có thể dứt duyên sự

phiền não?

Đáp: Nếu theo Luận Tỳ-đàm thì quán tế bỏ thô, cho nên sẽ dứt được. Nếu theo Luận Thành Thật, tất cả phiền não đều từ chấp tánh mà khởi, quán Không để phá tánh, cho nên sẽ dứt được.

Hỏi: Hạnh này là chỗ quán đế lý, sâu hơn trước, nên có thể dứt tu hoặc hay đồng với trước nên có thể dứt tu hoặc? Nếu lại sâu hơn, thì sâu có tướng thế nào? Nếu không sâu thì đâu thể dứt khác?

Đáp: Hạnh này quán lý sâu hơn nên sẽ dứt được bằng cách khác. Nhưng tướng sâu này cấp bậc khó chia. Chỉ có bậc Thánh tự biết, đâu thể dùng lời phân biệt. Ví như từng địa, chín phẩm phiền não khó thể dùng lời phân biệt, cũng như mỗi địa sinh được gốc lành chín phẩm khó chia, tuy không thể phân biệt, nhưng không phải không có thứ bậc, ở đây cũng như thế.

Lại giải thích: Hạnh này quán lý đồng với trước cũng có thể dứt bằng cách khác, vì sao? Vì lý tuy đồng với trước, mà thường quán tâm địa, quán thì tâm sáng, nên có thể dứt bằng cách khác. Giống như một vị thuốc, uống ít thì giảm bệnh, uống nhiều thì hết bệnh, chứ không phải uống nhiều hết bệnh thì phải có thuốc khác. Cũng như một thức ăn, ăn ít thì bớt đói, ăn nhiều thì hết đói, không phải nhiều lần hết đói là cho ăn nhiều món, ở đây cũng giống như thế. Tu-đà-hoàn Thánh đức tuy đến vô lượng, nhưng tóm lại chỉ có ba loại này.

Nói về thể như thế.

– Y cứ theo trước sau nói về đắc, nói về xả:

Trước nói về nghĩa xả.

Hỏi: Tu-đà-hoàn lúc đắc quả là xả hướng trước hay không xả?

Đáp: Nếu y theo Luận Tỳ-đàm, lúc chứng quả chắc chắn phải xả hướng trước. Xả có hai thứ: Một là y cứ theo Hành tu, không hành gọi là xả. Lúc Đạo tỷ trí, mười lăm tâm trước không hiện hành, hai là y cứ theo Đắc tu, được dứt gọi là xả, nhờ được dứt rồi mới sinh được quả.

Nếu theo Luận Thành Thật thì vừa xả, vừa không xả, chia theo thật thì tâm nhân đã diệt, tâm quả hiện tiền, gọi là xả. Nói theo tương tục thì nhân tròn đầy là quả, chẳng phải bỏ cái đắc trước, gọi là chẳng xả.

Hỏi: Tu-đà-hoàn tu đạo tăng tiến, lúc hướng Tư-đà-hàm có xả quả trước hay không?

Đáp: Không xả.

Vì sao? Vì Tâm chứng quả sâu cho nên không xả. Lại nữa, Tuđà-hoàn tuy khởi thắng hạnh chỉ nương theo quả trước mà tự thôi dứt, vì thế không xả.

Kế nói về nghĩa đắc.

Hỏi: Tu-đà-hoàn lúc chứng Sơ quả là đắc hướng trước hợp quả sau, hay không đắc?

Ở đây như trước đã giải thích, theo LuậnTỳ-đàm tu có hai loại: Hành tu và Đắc tu. Nếu theo Hành tu thì trong quả chỉ có Đạo tỷ trí, không có mười lăm tâm trước. Nếu theo Đắc tu thì đắc ở hướng trước hợp thành quả sau.

Nghĩa này thế nào?

Lúc chứng Sơ quả xả mười lăm tâm biệt đắc trong hướng trước, chỉ một đắc sinh chung để đắc đạo tỷ trí, và đắc mười lăm vô lậu trong hướng hợp thành Tu-đà-hoàn.

Hỏi: Là đắc ngay công đức có được trong hướng hợp thành quả sau hay cũng đắc cái đắc năng đắc làm quả sau?

Nghĩa giải thích không nhất định, một nghĩa giải thích rằng chỉ đắc công đức vô lậu sở đắc hợp thành quả sau, không được năng đắc.

Vì sao như thế?

Pháp thể sở đắc, thể có nghĩa kia đây thông thành, nên lại được. Cái đắc của năng đắc không phải là pháp thể chính, kia đây riêng biệt không có nghĩa kia đây đều thành, vì thế không được.

Lại nữa, tâm pháp sở đắc là chính. Tâm pháp rộng thông, một khi khởi lên có chủng loại thành tựu vị lai. Vị lai có nghĩa có thể khởi lên. Sau lại đắc nó hợp thành quả. Đắc chẳng phải tâm pháp, không có nghĩa rộng thông vị lai, nên sau không đắc hợp thành quả. Vì có sự khác nhau này, cho nên trong luận nói: Xả đắc trước, liền khởi quả đắc. Đắc pháp trước hợp thành quả.

Lại giải thích thêm: Chính đắc pháp trước, đắc thêm cái đắc trước, hợp thành quả sau. Lý cũng không hại gì. Nên trong luận hỏi rằng: Nếu đắc có đắc thì có lỗi vô cùng. Luận tự giải thích: Vô cùng đâu có khổ.

Hỏi: Nếu khiến lúc quả đắc khởi, đắc luôn cái đắc trước thì cái nào gọi là dứt? Cái nào gọi là xả?

Đáp: Tuy là đắc nhưng không phải chủng loại kia, nên Đắc gọi là xả.

Luận Tỳ-đàm như thế, nếu theo Luận Thành Thật thì chỉ lập Hành tu chứ không có nghĩa Đắc tu. Cho nên không nói đắc ở Hướng trước hợp thành Quả sau.

Hỏi: Tu-đà-hoàn lúc khởi thắng hạnh hướng về Tư-đà-hàm, có đắc quả trước thành hướng sau hay không?

Đáp: Không đắc, lúc khởi hướng sau, quả trước không xả nên không có cái đắc khác.

Nói về Đắc xả như thế.

– Tu-đà-hoàn dứt kiết nhiều ít:

Kinh nói: Tu-đà-hoàn chỉ dứt ba kiết, là thân kiến, giới thủ và nghi.

Hỏi: Kinh nói: Bậc Tu-đà-hoàn dứt phiền não ví như cái ao rộng bốn mươi dặm, những thứ còn lại như một giọt nước. Vì sao lại nói chỉ dứt ba kiết?

Đáp: Tu-đà-hoàn dứt thật nhiều. Vì bốn nghĩa nên chỉ nói ba thứ này.

Một là vì ba kiết này là gốc của các hoặc, nêu đó để nhiếp cái khác, nên chỉ nói ba.

Thế nào là gốc của hoặc?

Mười sử mê đế, Tu-đà-hoàn đều dứt. Theo trong mười sử, năm kiến và nghi chỉ chướng kiến đế. Tu-đà-hoàn dứt sạch nên gọi riêng là dứt. Tham, sân, si, mạn. Chướng luôn cả kiến và tu, các loại chướng kiến đế thì Tu-đà-hoàn dứt sạch, còn chướng tu đạo thì Tu-đà-hoàn chưa trừ. Vì dứt chưa hết nên không cho tên là dứt, theo chỗ dứt kia, trong sáu sử có ba gốc và ba tùy. Thân kiến là gốc, biên kiến là tùy. Giới thủ là gốc, kiến thủ là tùy. Tâm nghi là gốc, tà kiến là tùy. Trong Kinh theo gốc nói trừ ba sử chưa có tùy nên chỉ nói ba.

Hai là vì ba kiết này nặng nên nói riêng. Như Kinh Niết-bàn giải thích: Ví như thế gian Vua đến Vua đi tuy có nhiều quan theo nhưng vì Vua quan trọng nên người đời chỉ nói về Vua, ba loại này cũng quan trọng như cho nên nói riêng.

Ở đây làm sao nặng?

Kinh ấy giải thích: Vì tất cả chúng sinh thường khởi, lại khó biết. Như bệnh thường phát là bệnh nặng, lại khó hiểu biết gọi là bệnh nặng. Ba loại này cũng vậy. Chúng sinh thường khởi mà không biết là lỗi nên nói là nặng.

Ba là vì ba loại này là tên giặc nguy hiểm của tất cả ba học Giới, Định, Tuệ, do đó nói riêng, thế nào là tên giặc nguy hiểm? Theo tướng thô, đối giới thủ làm chướng giới gọi là Giới oán. Nghi, cái làm chướng định gọi là Định oán. Thân kiến làm chướng tuệ gọi là Tuệ oán.

Theo Luận Tỳ-bà-sa thì không phải như thế, luận ấy nói: Thân kiến làm Giới oán. Chấp thân là thường, khổ vui không thay đổi, không sợ nghiệp quả, mặc tình gây tội, ngăn tu tịnh giới nên là Giới oán. Giới thủ là Định oán. Chấp giới là đạo, ngăn tu thắng tĩnh nên là Định oán. Nghi là Tuệ oán, đối với cảnh do dự không thể quyết rõ, làm ngại chánh trí nên thuộc về Tuệ oán.

Bốn là: Tùy sự giáo hóa nói ba. như Niết-bàn giải thích: Hoặc có chúng sinh nghe nói Tu-đà-hoàn dứt vô lượng kiết, thối tâm không cầu nữa. Nên chỉ nói ba.

Chỗ dứt như thế.

ĐẠI THỪA NGHĨA CHƯƠNG

QUYỂN 17

(Phần Đầu) Hết

Pages: 1 2