ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG MẠN THÙ THẤT LỢI ĐỒNG CHÂN BỒ TÁT
HOA NGHIÊM BẢN GIÁO DIÊM MẠN ĐỨC CA PHẪN NỘ VƯƠNG
A TỲ GIÀ LỖ CA NGHI QUỸ

_PHẨM THỨ BA MƯƠI MỐT_

(LỤC TÚC BẢN TÔN, Phẩm thứ hai)

Việt dịch: HUYỀN THANH

 

Bấy giờ, Kim Cương Thủ Bí Mật Chủ (Vajra-pāṇi-guhyādhipati) quán sát Đại Tập Hội với chúng ngồi trong cung Trời Tịnh Cư (Śūddhāvāsa) rồi bảo rằng: “Các ngươi nên nghe Phẫn Nộ Vương Vô Tỉ Uy Mãnh là điều mà Mạn Thù Tất Lợi (Maṃjuśrī) đã nói, trị phạt kẻ khó điều phục cho đến đoạt mạnh khiến cho thuận phục.

Trước tiên, tạm nói Nghi Quỹ vẽ tượng

Khi ấy, Kim Cương Thủ Bí Mật Chủ dùng Kệ tuyên nói mà nói lời này:

“Chẳng chọn ngày (Nakṣatra) tốt

Cũng chẳng hạn Trai Giới

Kẻ oán địch đáng sợ

Nên vẽ tượng Phẫn Nộ (Krodha)

Hắc Phần (Kṛṣṇa-pakṣa: 15 ngày cuối tháng) ngày mồng tám (8)

Cùng với ngày mười bốn (14)

Ở nơi mồ mả, lấy

Áo quấn thây Phạm Chí (Brāhmaṇa: Bà La Môn)

Nên vào khoảng nửa đêm

Dùng máu ngâm áo ấy

Lại dùng nước tẩy rửa

Nên phơi cho thật khô

_Thầy vẽ Tính mạnh ác

Khởi hình giận đáng sợ

Hắc Phần, ở gò mả

Ba đêm vẽ khiến thành

Đêm tám (8), đêm mười bốn (14)

Dùng mỡ chó thắp đèn

Người vẽ cần phải trụ

Hướng mặt về phương Nam

Chiếu (cái chiếu) dùng đầu lâu ngồi

Hộ định Tâm, thân trụ

Hoặc Hành Giả tự vẽ

Nơi bố oán lấn bức

Ở ngay phần đầu đêm

Kẻ oán, thân thiêu nóng

Canh hai bị nóng lạnh

Tâm Thần đều mê man

Canh ba bỏ mạng ấy

Chết xong, qua đời khác

_Vì sao? Kia (kẻ kia) an nhiên

Ôm ác với Hành Giả

Thân oán đối khô nát

Nhà ấy đều chết hết

_Do vẽ tượng này nên

Tượng Diêm Mạn Đức Ca (Yamāntaka)

Sáu mặt, sau tay chân

Màu đen, bụng như sói

Cầm đầu lâu Mạn Nộ

Dùng da cọp làm quần

Cầm mọi loại khí trượng

Nâng tay rất đáng sợ

Mắt đỏ, hình bạo ác

Ba mắt làm biểu tượng

Tóc dựng rực lửa sáng

Hoặc màu mây đen bay

Cũng như An Thiện Na

Màu mây huyền mưa hạ (mưa mùa hè)

Dạng ấy như Kiếp Thiêu (nạn lửa lớn của thời Hoại Kiếp)

Vẽ ngồi trên con trâu

_Việc phẫn nộ, bạo bố (hung bạo đáng sợ)

Hay hoại Lô Na La (Rudra)

Cũng đoạn mạng Diêm Ma (Yama)

Phẫn mãnh (giận dữ tàn bạo) làm Thường Nghiệp

Đáng sợ rất nóng ác

Rất đáng sợ trong sợ

Hay giết các hữu tình

_Nên vẽ Phẫn Nộ (Krodha) này

Dùng máu mình làm màu

Điều hòa màu đậm lợt

Mỡ chó hòa bơ bò

Chứa đầy trong đầu lâu

Tóc người chết làm bút

Xương chó làm cán bút

Nhịn ăn rồi nên vẽ

Tự làm hoặc nhờ người

Rộng hiến thức ăn, hoa

Tóc đỏ, hương Tử Đàn

Thịt chó làm hương đốt

Mỡ người trang nghiêm đèn

Đúng vào lúc vẽ tượng

Đầu (sơ) giữa (trung), cuối (hậu) cúng dường

Vẽ tượng nên rõ ràng

Thưởng công cho người vẽ

Rộng nhiều cho thẳng giá

Khiến người ấy vui vẻ

Nên làm không gián đoạn

Sự nghiệp đại mãnh lợi

Mua các vật cần dùng

Dũng Sĩ chẳng trả giá

Chỗ làm khắc thành tựu

Dùng mọi loại cúng dường

Thưởng người vẽ tượng kia

Khiến vui, dứt hy vọng

Nên hộ thân kẻ kia

Chẳng thế, hại cho họ

Kèm quyến thược nhà ấy

Cũng nên tự hộ thân

Niệm tụng nên tô vẽ

Đấy tức là Nghi Quỹ

Rõ ràng làm tượng này

Mới thấy, mãn ý nguyện

Hoàn thành tất cả việc

Kẻ Báo Oán gây hại

Nên cầm Diệu Tượng đi

Tủy nơi ý vui cầu

Đại dụng với Bội Vương

Người Đại Phú phóng túng

Kẻ rất Tăng Thượng Mạn (Abhi-mana)

Người nghiệp ác hung bạo

Chẳng ích cho Tam Bảo

Đoạn Kiến (Uccheda-dṛṣṭi) ghét Chân Ngôn

Chẳng kính Chân Ngôn Sĩ

Coi thường bậc Chân Ngôn

Làm Pháp như Nghi Tắc

Thường chẳng thích Thiện Pháp

Bức não các hữu tình

Vì kẻ ấy, làm Pháp

Chẳng lâu mạng sẽ dứt

_Lấy lá, vỏ Mộc Lâu

Rễ với cành và quả

Hòa chung với nước dấm

Với bột xưng người chết

Dầu hạt cải, chất độc

Gừng sống ngâm rượu chua

Với bột hạt cải đỏ

Cuối cùng hòa máu người

Kèm để trước mặt tượng

Mặt Hành Giả hướng Nam

Mặt Tôn Tượng hướng Bắc

Trước Tượng làm Quân Trà (Kuṇḍa: lò lửa)

Dùng Khổ Mộc nhúm lửa

Hoặc đốt cây có gai

Ở lò ấy, nên để

Hòa chùng dùng Hộ Ma (Homa)

_Người biết đủ Nghi Quỹ

Liền nên triệu Hỏa Thiên (Agni-deva)

Dùng Phẫn Nộ Minh Vương

Liền kết Thâu La Ấn (Śūla-mudra)

Thông tất cả sự nghiệp

Bắt đầu, trẻ con chết

Tiếp đến quyến thuộc chết

Thứ hai Chủ với vợ

Cùng với Thân Tộc diệt

Thứ ba, người kia chết

Như Giáo cần phải biết

Đối ở trước tượng này

Giữa đêm nên niệm tụng

Vì tổn Oan Gia kia

Như vậy nên tùy thuận.

Nước kia sẽ diệt vong

Quân chúng vướng bệnh dịch

Lửa cháy, nổi gió lớn

Mưa mạnh bạo, mưa dầm

Tất cả Quân Đại Chúng

Địch khác đến thảo phạt

Có mọi loại tai nạn

Với dấy các bệnh tật

Tất cả thân khô gầy

Bội Vương kia làm

Thành tựu, chẳng nên nghi

Phi Nhân (Amanuṣya) tràn đầy khắp

Nhà ấy loạn, đấu tranh

Ngủ nghỉ chẳng được yên

Đấy ấy đều chuyển động

La Sát (Rākṣasa) hút Tinh Khí

Đều quấy nhiễu nhà ấy

Bức não đều sợ hãi

Ưu phiền, đau đớn khổ

Không ai gia hộ được

_Hàng Tự Tại (Īśvara), Địa Thiên (Pṛthivi-deva)

Hàng Phạm Thiên (Brahma), Hộ Thế (Loka-pāla)

Đao Lợi Thiên (Trāyastriṃśa), Đế Thích (Indra)

Tất cả Chân Ngôn Thiên

Chư Thiên trong Thế Gian

Mới thấy tác Uy Nộ

Mạng kia liền dứt mất

_Giữa đêm (Giờ Tý) với giữa ngày (giờ Ngọ)

Người trì tụng nếu giận

Diêm Ma Vương (Yama-rāja) cúi mình

Khiến thân kia xé nát

Tùy vui nơi Hắc Phần

An lập Tôn Tượng này

Rộng làm thức cúng dường

Nơi hoang vắng, gò mả

Cây cao, miếu Lăng Nga (Liṅga)

Sườn núi với hang núi

Không bạn, ở một mình

Thường nên làm Pháp này

Đại Lan Nhã (Mahā-araṇya) vắng lặng

Nơi trống vắng lộ thiên

Hang trống với bên sông

Bờ biển, nên đến đó

Các nơi chốn như vậy

Trụ đấy, tùy ý thích

Ở trong trăm Do Tuần (Yojana)

Nên làm Pháp như vậy

Như vậy nói lượng việc

Trong sạch nên tạo làm

Nên trụ, chẳng phóng dật

Thanh tịnh lìa Ái Dục (Kāma)

_Cảnh giới Chân Ngôn chẳng thể bàn

Hành sự Chân Ngôn chẳng thể bàn

Thần Thông Chân Ngôn chẳng thể bàn

Hành Giả thành tựu chẳng thể bàn

Sự Nghiệp đã làm chẳng thể bàn

Quả báo đạt được chẳng thể bàn

_Nay hiện Nộ Vương Diêm Mạn Đức (Yamāntaka)

Nghiệp Thần Thông của Đại Uy Đức

Nơi sinh cảnh Thần Thông du hý

Hành Giả thành tựu chẳng thể bàn

Hiển hiện ở Thiệm Bộ Châu này

Tất cả Bồ Tát Đại Uy Đức

Thảy đều không thể làm gia hộ

Huống chi các Chân Ngôn Thế Gian

Tất cả Chấp Diệu (Grahā) với Mẫu Thiên (Mātṛka)

Hàng Y Xá Na (Īśāna) làm Tỳ Nữu (Viṣṇu)

Bà Tẩu (Vasu), Đồng Tử Thiên (Kumāra-deva)

Cho đến Thiên Đế Thích (Indra)

Chẳng dùng Tam Muội Gia (Samaya)

Hay hộ trì người kia

Phật Tử (Buddha-putra) với Bồ Tát (Bodhi-satva)

Uy Đức trụ mười Địa (Daśa-bhūmi)

Duyên Giác (Pratyeka-buddha) với Thanh Văn (Śrāvaka)

Ly Dục Đại Uy Đức

Chẳng thể hộ trì kia (người kia)

Mong cầu Bản Thệ trước

_Nay Ta lược tuyên nói

Nên nghe, cầu phú quý

Tổi hại người trì tụng

Không ai cấm chế được

Chẳng vui người Trì Minh (Vidya-dhāra)

Sao dứt được tai vạ?!…

Nếu phát Tâm tịnh tín

Kèm sinh ý thương xót

Trì tụng Phẫn Nộ Vương

Đại Uy Diêm Mạn Đức

Lúc đó, trừ tai hại

Liền hộ thân mạng ấy

 

_Bạch Điệp, dầu hạt cải

Năm loại thuốc Vĩ Sam (Viṣaṃ: chất độc)

Máu chó với thịt chó

Ba Tân (3 thứ rau có vị tanh nồng), muối, hạt cải

Bột vỏ sò, hạt Toan Tư Muối biển, rễ Đà Đốt

Với Câu Xá Đắc Chỉ

Rễ Bại Ma, tro gai

Hoa Hồng Lam, rễ, gai

Với rễ Ma Đà Na (Madana: loại quả khiến cho người bị say)

Hành, tỏi, Ba La Xa (Palāśa: cây hoa đỏ)

Khu Tra Ca với hẹ

Tô La và rượu thuốc

Nhóm thuốc ấy bằng nhau

Ném vào lò trước Tượng

Thiêu đủ một ngàn biến

Con cháu Oan Gia chết

Thân tộc và bạn bè

Hộ Thiên với tùy tùng

Dòng dõi đều diệt hết

_Khi đến lần thứ hai

Người trì tụng Hộ Ma

Liền khiến cảnh nước kia

Thị trấn đều đói kém

Hạn hán, mưa gạch đá

Sét đánh, sương, mưa đá

Nơi làng xóm (Grāma: tụ lạc), thôn, phường

Cho đến cảnh Bội Vương (vị vua bất chính, trái lẽ)

Có nhiều bức não sinh

Quân địch đến thảo phạt

Cảnh ấy sinh điềm xấu

Đủ mọi loại chẳng lành

_Đốt rễ Độ Độ La

Người kia liền điên cuồng

Thường đốt vật rất cay

Khắp thân như lửa đốt

Nếu đốt vật thật chua

Người kia bị nóng lạnh

Sinh ở trong thân ấy

_Bội Vương, kẻ kiêu mạn

Băng đảng lớn bạo ác

Quan lại, đại quân chúng

Hai đêm hoặc bảy đêm

Khiến kẻ kia hết mạng

_Người kia phụng sự Trời

Tinh Tú thuộc Trời ấy

Dùng tro thiêu xác chết

Làm hình dạng nhóm ấy

Đối trước mặt Tôn Tượng

Dùng chân dẫm đỉnh đầu

Niệm tụng luôn phẫn nộ

Khiến Bội Ngụy Vương kia

Đột nhiện bị mọi bệnh

Nạn lớn bị xâm lăng

Khoảng sát na diệt mất

Thú mạnh ngậm cắn chết

Hoặc tổn hại chi tiết

Hoặc bị La Sát (Rākṣasa) nuốt

Loại Phi Nhân (Amanuṣya) uế ác

Bố Đan Na (Pūtana) ăn thịt

Tỳ Xá Già (Piśaca), Quỷ đói (Preta)

Cùng với các Mẫu Thiên (Mātṛka)

Tự thân với Thị Giả (Ante-vāsin: người hầu)

Trong phút chốc hoại diệt

 

_Cát Tường Trì Kim Cương (Śrī-vajra-dhāra)

Ở trong Chúng nói xong

Lễ khắp tất cả Phật

Yên lặng mà an trụ Vì lợi ích

Thế Gian Lại nói lời như vầy:

“Tất cả chúng Dược Xoa

Dược Xoa Nữ Chân Ngôn

Điều Bồ Tát đã nói

Với Dược Xoa Tướng Chủ

Dược Xoa Nữ Giáo Luân

Tất cả ban thọ dụng

Câu Triệu (Ākarṣaya) với Kính ái (Puṣṭika)

Chẳng vứt bỏ phiền não (Kleśa)

Tìm nhiễm người Chân Ngôn

Yêu, ám mờ Tuệ ấy

Chẳng thể hay đối trị

Dùng Phật Giới (Giới Luật của Phật) chặt đứt

_Luân hồi từ vô thủy

Gom tập, rất đáng thương

Từ khổ (Duḥka) đến chỗ Khổ

Nên Phật nói nẻo ác

_Nếu hay hộ các Căn

Phạm Hạnh (Brahma-caryā) được nẻo lành

Thế nên hiền vắng lặng

Cứu cánh chứng Niết Bàn (Nirvāṇa)

Ba nghiệp nương bình đẳng

Đắc được nơi Viên Tịch

_Điên đảo nuốt Tuệ ác

Người ngu nhiễm mê muội

Sống chết rừng rậm ác

Luân chuyễn trong năm nẻo

Thương xót kẻ khổ kia

Nghe nhận dùng tham (Rāga) nhiễm

Hay ngăn tất cả tội

Chặt ba loại lỗi lầm

Phụng thuận Pháp Vương Giáo

Giải thoát các trói buộc”

 

ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG MẠN THÙ THẤT LỢI ĐỒNG CHÂN BỒ TÁT

HOA NGHIÊM BẢN GIÁO DIÊM MẠN ĐỨC CA PHẪN NỘ VƯƠNG

_PHẨM THỨ BA MƯƠI HAI_

_Bấy giờ, Tịch Tĩnh Tuệ Bồ Tát Ma Ha Tát (Śāntika-mati) ngồi ở Tập Hội trong Đại Chúng ấy, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đỉnh lễ tất cả Như Lai, trụ ở trong Tập Hội, nhiễu quanh Đức Phật Thích Ca Mậu Ni ba vòng, cúi lạy hai bàn chân của Đức Phật, tức thành kính quỳ thẳng lưng, liền quán sát Kim Cương Thủ (Vajra-pāṇi) là vị chủ của hàng Dạ Xoa, rồi nói lời như vầy: “Ông rất bạo ác! Kim Cương Thủ vì các hữu tình tuyên nói giết hại tất cả hữu tình, với nghe tất cả Giáo Pháp Tham nhiễm Chân Ngôn. Phật Tử, các Bồ Tát chẳng phải là Pháp như vậy!…

Phàm là Bồ Tát, từ Đại Bi sinh ra, thực hành Hạnh Bồ Tát (Bodhi-caryā) lợi ích, dùng Chính Hạnh của Tăng Thược Ý Lạc, chẳng lìa sự trói buộc của các Hữu (các cõi).

Này Phật Tử! Đức Như Lai Ứng Chính Đẳng Giác (Tathātāya arhate samyaksaṃbuddhāya) vì tất cả hữu tình nói Pháp tổn hại các hữu tình, vì Đại Bi thành tựu cho nên đối với các hữu tình lợi ích an vui, Tăng Thượng Ý Lạc

_Khi ấy, Kim Cương Thủ Bồ Tát Ma Ha Tát bảo Tịch Tĩnh Tuệ Bồ Tát rằng: “Này Tịch Tĩnh Tuệ Bồ Tát! Học như vậy! Trụ như vậy! Như ông đã nói, như ông đã hiển bày, như tất cả Phật, Bồ Tát, bậc Đại Uy Đức nói. Tôi cũng nói như vậy, y theo Pháp thật tế của Thắng Nghĩa thuyết nói như vậy

Thật Tế (Bhūta-koṭi) chẳng thể bàn

Dị Thục (Vipāka: quả báo) chẳng thể bàn

Phật Pháp chẳng thể bàn

Bồ Tát chẳng thể bàn

Hạnh điều phục hữu tình

Hành Hạnh (caryā) chẳng thể bàn

Nơi các Chân Ngôn Giáo

Uy Đức chẳng thể bàn

Phẫn Nộ Vương Chân Ngôn

Đại Uy Diêm Mạn Đức

Thẩn Cảnh chẳng thể bàn

Đại Uy chẳng thể bàn”

Này Tịch Tĩnh Tuệ! Hàng Bồ Tát Ma Ha Tát lưu hành ở cõi hữu tình đã sinh ra như vậy

Tịch Tĩnh Tuệ! Chân Ngôn Hạnh Bồ Tát nên phát Tâm như vầy: “Nếu hành dâm dục đối với hữu tình thì bị tội vô lượng, bị rơi vào Đại Na Lạc ca (Mahā-naraka: Đại Địa Ngục). Tác sân nộ với hữu tình cũng bị tội vô lượng. Đừng khiến cho hữu tình đối với ba loại Bồ Đề (Thanh Văn Bồ Đề, Độc Giác Bồ Đề, Vô Thượng Chính Đẳng Bồ Đề) không có chỗ kham nhận”.

Này Tịch Tĩnh Tuệ! Như vậy, Bồ Tát trì Chân Ngôn phát Tâm như vầy: “Ta dùng phương tiện (Upāya) khéo léo làm A Tỳ Già Lỗ Ca (Abhicāruka: giáng phục) đối với tất cả sự nghiệp, chẳng nên giữ lấy Tướng, chẳng nên chấp Bất Thiện, nên học phương tiện điều phục hữu tình, dùng Đại Bi ràng cột Tâm

Lại nữa Phật Tử! Pháp (Dharma) Phi Pháp (A-dharma), Tịnh (Śuddha) Phi Tịnh (A-śuddha), Thiện (Kuśala) Phi Tịnh (A-kuśala) cảm ứng hóa độ hữu tình khéo léo. Chư Phật Bồ Tát từ Pháp Giới (Dharma-dhātu) đã tuôn ra Giáo Pháp tu hành. Liền dùng Giáo (Śāstra) này phương tiện nói cho hữu tình, thành thục hữu tình cho nên trụ chính đúng như vậy

Này Phật Tử! Chúng ta nên học như vậy, nghĩa là: điều phục hữu tình, thành thục hữu tình, tịch tĩnh hữu tình. Phật Tử kia đã vào Tập Hội của Mạn Trà La (Maṇḍala: Đàn Trường) hết thảy đều nên nghe, tin tưởng trong sạch, khéo nên quán sát Thiện, Bất Thiện… nghĩa là Đức Như Lai nói Pháp, sinh yêu thích sâu xa, chẳng nên nghi ngờ chê bai”

_Bấy giờ, Tịch Tĩnh Tuệ Bồ Tát quán sát, yên lặng mà trụ Phật Pháp chẳng thể nghĩ bàn. Như vậy tác Ý chiêm ngưỡng Đức Như Lai.

Thời Kim Cương Thủ Bí Mật Chủ quán sát Đại Chúng Tập Hội, lại nói Giáo Pháp của Phẫn Nộ Vương, dạy bảo Đại Chúng rằng: “Các ngươi! Thiên Chúng, Hữu Tình Giới, Chúng đã y theo Quỷ Thần. Trước tiên Hành Giả nên tự hộ thân, đem tượng Phẫn Nộ Vương để vào một nơi, ấy là miếu Lăng Nga (Liṅga) của Ma Hê Thủ La (Maheśvara: Đại Tự Tại). Dùng chất độc, thuốc, hạt cải, máu chó hòa với nước tương rồi xoa bôi Lăng Nga (Liṅga), lấy lá Bạch Điệp cúng dường, lấy ruột già của con người dùng làm Thần Tuyến (sợi dây Thần) quấn ràng. Tay phải cầm đầu lâu người, ném đánh Lăng Nga (Liṅga), tay trái dùng ngón trỏ làm phỏng theo Đại Nộ rồi đi đền chỗ của vị Bội Vương khinh miệt kia với bạn bè của người ác, chủ tể bạo ác của đảng lớn… Nơi làm Pháp ấy: đóng cửa, khỏa thân, xõa tóc dùng bàn chân trái đạp lên Lăng Nga của Ma Hề Thủ La xé rách thành hai đoạn. Nghe tiếng Hồng (HŪṂ) lớn, chẳng nên sợ hãi. Tức nội trong ngày ấy: vị Bội Vương với băng đảng đại ác, oan địch khác liền bị bệnh rất nóng lạnh, hoặc bị Phi Nhân, hoặc La Sát bám dính. Lại trong phúc chốc niệm tụng thì kẻ Oan Địch kia trong khoảng sát na bị chết. Nếu tụng liên tiếp đến đêm thì gia quyến kẻ kia bị diệt hoại.

Lại có Pháp. Trong ngày đến miểu Ma Hề Thủ La, lấy lá Khổ Luyện phụng hiến, đốt thịt chó tràn đầy hương đốt, tụng Chân Ngôn thì Oan Gia kia bị lửa đốt cháy, tức bị bệnh sốt rét, run rẩy. Nếu niệm tụng chẳng gián đoạn, giận dữ trụ bên phải thân Ma Ê (Maheśvara) tức oan gia kịa bị chết. Nếu muốn khiến như cũ, lại dùng nước tẩy rửa Lăng Già (Liṅga), lại dùng sữa bò lạnh… tắm thì trở lại như cũ.

Lại có Pháp. Ở bên phải Lăng Nga của Ma Hề Thủ La, lấy cây gai Ma Nại Na làm củi đốt. Đem cây Tỳ Lê Lặc tẩm máu, chất độc, dầu hạt cải rồi ném vào lửa thiêu đốt 1008 lần thì Oan Gia ấy bị bệnh tật nặng, không thể cứu chữa được. Ngày thứ hai liền bị bệnh rất nóng lạnh với bệnh nặng đeo bám, hoặc vướng mọi loại bệnh, hoặc bị Phi Nhân đeo bám đến chết. Ngày thứ ba, ba thời niệm tụng thì mạng của người ấy thảy đều buông bỏ. Muốn cầu như cũ, dùng sữa Hộ Ma thì thôn xóm với oan gia ấy đều được an vui.

Như vậy, tất cả hàng Trời, tất cả Quỷ Thần mà ngươi kia phụng sự… dùng bàn chân đập lên, viết Tinh Tú mà người kia đã lệ thuộc, dùng bàn chân trái đạp lên. Chỉ trừ Chân Ngôn do Đức Như Lai đã nói, Các Chân Ngôn của tất cả Thế Gian khác đều vượt qua hết. Dùng ngón trỏ của bàn chân trái đạp lên rồi làm Pháp trì tụng. Chưa tu thành tựu Phẫn Nộ Vương, vừa mới tụng thì hay hoàn thành tất cả sự nghiệp, cũng hay phá hoại tất cả Chân Ngôn, cũng hay hại tất cả oán địch, cũng hay phá Pháp của tất cả Chân Ngôn.

Nay Ta lược nói, tùy người tu hành y theo tất cả Nghi Quỹ của Chân Ngôn Thế Xuất Thế Gian. Giả sử Bản Giáo chẳng nói, chọn lấy Bộ khác còn được tất cả thành tựu, vừa mới niệm tụng hay mãn tất cả ý nguyện. Vừa mới tụng Phẫn Nộ Vương đắc được Thành Tựu tối thắng . Tùy theo ý ưa thích, khởi Tâm cùng hay diệt hết tất cả oán đối. Kết Thâu La Ấn (Śūla-mudra) tương ứng, hoàn thành tất cả việc.

Lại có Pháp. Giờ Ngọ đi đến nơi thiêu xác chết trong Thi Lâm (Śiṭa-vana), một ngày một đêm chẳng ăn. Vào ngày 14 của Hắc Phần, lấy củi đốt lữa trong Thi Lâm, thuốc độc, hạt cải, máu hòa chung với nhau… tụng Chân Ngôn một biến thì thiêu đốt một lần, tức nghe tiếng ha ha. Tất cả Quỷ đói liền đến. Chẳng nên sợ hãi, liền bảo chúng rằng: “Vì ta đi hại kẻ oán địch kia”. Quỷ ấy nghe lởi này xong, vâng dạ, nhận sự chỉ dạy rồi chẳng hiện. Giả sử một ngàn Do Tuần chỉ trong chốc lát liền đi đến, sẽ hại oán địch kia với gia tộc. Như vậy, nhiều loại sự nghiệp, Tất Địa đều hay hoàn thành.

Lại có Pháp. Ở nơi thanh nhàn vắng lặng, lấy hạt Bạch Điệp tụng Chân Ngôn, một biến thì thiêu đốt một lần, đủ 1008 biến. Hai tay đều lấy riêng tro đó, dùng một miếng ván mỏng chia vật trong sạch làm hai đoạn, đều để một phần tro dúm cột lại, bọc gói để ở trong cái chén sành, tụng Chân Ngôn gia trì vật ấy. Đi đến Đại Thi Lâm, đêm ngày 14 của Hắc Phần, hoặc ngày 8 của Hắc Phần, trụ ở nơi thiêu đốt xác chết, hướng mặt về phương Nam, để hai vật khí ấy ở trước thân, dia trì vật ấy liền được thành tựu. Hoặc có Phi Nhân đòi lấy Vật thành tựu thì chẳng nên cho

Nếu cướp đoạt tro thì tụng Phẫn Nộ Vương Chân Ngôn với xưng chữ Hồng (HŪṂ), khoảng sát na chẳng hiện. Số tro do hai tay đã lấy đều ghi nhớ rõ ràng, chẳng nên phóng dật, làm Gia Hộ. Đến sáng sớm, tắm gội, mặc quần áo sạch, rồi quay vể nơi của mình (bản xứ)

Trước tiên, lấy tro đã gia trì ở tay phải rải lên trên đỉnh đầu của tất cả loài Quỷ Thần, Trời, Rồng, Dược xoa… liền thành Kính Ái (Vaśikaraṇa)

Đem tro đã gia trì ở tay trái rải lên trên đỉnh đầu của tất cả Trượng Phu (Puruṣa), người nữ… đều được kính yêu

Lấy tro bên tay phải rải ở rốn, liền thành Phi Nam (chẳng phải là người nam). Rải ở Sinh Chi (Aṅga-jata: bộ phận sinh dục) thì chẳng thể làm việc đời (tức giao hợp), thọ dụng Nhiễm Pháp thực hành nơi Tà Hạnh

Nếu người yêu chuộng người nữ kia, lấy tro rải lên chỗ kín (bộ phận sinh dục nữ) của người ấy tức chẳng thể cùng với người Nam khác làm điều Phi Pháp, tức Căn (bộ phận sinh dục nữ) ấy bị hủy hoại. Nếu cùng với chồng của mình giao hội thì Căn ấy lại được điều hòa thích nghi. Như vậy rải lên Sinh Chi (Aṅga-jata) của người nam, thì Sinh Chi liền teo nhỏ lại, người nam ấy chẳng thể cùng với người nữ khác thọ dụng hành nhiễm.

Lại ở Sinh Chi (Aṅga-jata) của vợ mình hay dấy lên chuyện nam nữ của việc đời. Lấy tro gốc (bản hôi) ấy rải ở Căn Môn của người ấy thì nặng tình cùng nhau. Nếu người nam, người nữ khác cố gắng ép buộc gần gũi, tức Căn của kẻ kia thối nát, bị loài trùng mổ ăn, nhân đây khốn đốn, nột trong tháng đều bốc hơi hôi thối như xác chết. Do tai vạ lớn triền miên nên Sinh Chi (Aṅga-jata) của kẻ trượng phu ấy bị sưng vù. Do nhân duyên này cho đến khi chết, không ai có thể cứu được, Dùng tro này thì chỗ làm đều được thành tựu

Lại dùng tro xoa bôi bàn tay rồi tiếp chạm với người kia thì đều được thành tựu. Nếu tự mình làm hoặc khiến người khác làm cũng đều tùy ý thành tựu. Nếu chẳng tiếp chạm được người kia thì lấy tro thổi, có thể tro đến chỗ thân phần của người kia, hoặc rải hoặc tưởng rồi tán rải, đều hoàn thành tất cả việc. Hoặc lại tự mình làm, khiến người khác làm, tùy ý đều thành tựu không có khác, đều chẳng bõ công.

Lại vật ngồi, chăn lông, mọi loại vật nghiêm sức, mọi loại khí trượng, chỗ ngồi, giày da, dù lọng, tất cả loại vật dụng, thức ăn uống mà thân đã dùng, vật dụng trong nhà, bột lâu đằng với quả trái, hương xoa bôi, hương đốt… đều dùng tro rải tán…. ắt bị oán địch, bọ chét, chấy rận với loài trùng khác đông đúc mổ ăn… chịu nhiều khổ sở cho đến bảy ngày sẽ chết, tất cả thầy thuốc không thể cứu chữa với chư Thiên khác chẳng thể ngăn chận, tất cả Chân Ngôn chẳng thể ủng hộ, trừ người kia với người làm Pháp. Muốn khiến cho như cũ, dùng Cam Thảo, hoa sen xanh, Bạch Đàn Hương hòa chung với nước rồi nghiền nát, xong xoa bôi lên thân người kia từ đỉnh đầu đến bàn chân, dùng Thánh Mạn Thù Thất Lợi Chân Ngôn gia trì liền khỏi.

Lại có Pháp. Ở nơi có hướng gió thổi, đặt để nơi của tất cả Trà Chỉ Ni (Ḍākiṇī) với người nữ kiêu mạn, làm Pháp này chẳng phải nơi khác tán rải tro ấy. Tác suy nghĩ này: “Khiến cho người nữ kia không có Căn với

Nếu vì người nam làm tức không có Sinh Chi (Aṅga-jata) với ria mép, tóc mai, lông, tóc… cũng hay hoàn thành mọi loại việc.

Dạy bảo cho người nam, người nữ kia khiến làm cũng được thành tựu. Tùy theo tưởng cho người kia tro, dạy bảo khiến làm cũng thành như vậy.

Khiến cho kẻ kia bị bệt tật nặng. Tâm suy nghĩ tiếp chạm đỉnh đầu người ấy thì sẽ bị bệnh đau buốt đầu, tiếp chạm cái miệng tức miệng sinh nhọt , cho đến thứ tự tiếp chạm trái tim thì tim bị đau, tiếp chạm dạ dày thì dạ dày bị đau, tiếp chạm bàn chân thì bàn chân bị đau, tiếp chạm cẳng chân thì cẳng chân bị đau, tuôn chảy máu, nhóm máu của bệnh ác khiến cho kẻ kia bị tai vạ, cho đến khiến thân phải chết. Khô kiệt, đọa lạc, câu triệu, điều phục tùy theo nơi ưa thích của người kia, làm một thời thành biện đều được. Cho đến tổn giảm, câu triệu, kính ái từ xa làm cũng được thành tựu.

Lại đến chỗ giếng sâu, đứng ở hướng có gió thổi. Liền dùng hai tay bưng tro ấy rải tán ở tường thành sẽ đẩy lui địch té ngã. Tướng soái, nhà cửa bị lửa thiêu đốt, bị quân địch khác đến phá, khiến cho bị nạn lớn bức bách, vứt bỏ nơi cư ngụ của mình, vội vã chạy trốn, bị kẻ khác đột nhiên đánh lén.

Lại có Pháp, kẻ Địch từ nơi khác đến, thuận theo gió rải tro. Giả sử quân chúng ấy có sức mạnh, liền tự phá hoại, bị bệnh nóng sốt cao. Voi, ngựa, xe cộ với bộ binh bị hoại tan, bì người khác bắt nhốt. Như vậy vô lượng mọi việc, tùy theo ý tồi hoại oán địch đều được thành tựu. Dùng Pháp này cũng hay tự hộ thân với thuộc hạ quân chúng. Nếu muốn khiến cho kẻ kia được như cũ, đối trước tượng Phẫn Nộ Vương, dùng sữa

Hộ Ma 1008 biến thì kẻ kia được an vui, không thể tự hoại

(Đã nói Pháp Dược Khất-Sử Ni (Yakṣinī: nữ Dược Xoa), tức tu hành đủ tại quyển riêng)

 

THÁNH DIÊM MẠN ĐỨC CA UY NỘ VƯƠNG

LẬP THÀNH ĐẠI THẦN NGHIỆM NIỆM TỤNG PHÁP

_MỘT QUYỂN (Hết)_

04/04/2015