TRUYỆN CÁC BẬC CAO TĂNG ĐỜI MINH

Sa-môn Thích Như Tinh đời Minh ở chùa Từ Vân, núi Thiên Thai kính soạn.
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 6

CHƯƠNG III: TU TẬP THIỀN ĐỊNH
TRONG PHẦN 2 CỦA CHƯƠNG III

(chánh truyện có mười bảy vị, phụ có mười vị).

1. Truyện ngài Sa-môn Thích Pháp Ninh chùa Diên Khánh ở Hoa Đình.

Thích Pháp Ninh, vì Sư ở núi Mã Kỳ thuộc Nghi Châu, nên hiệu là Mã Kỳ Sơn. Sư họ Lý, người ở huyện Cử thuộc Mật Châu.

Đầu tiên, Sư đến xuất gia với Hoà-thượng Diệu Không Minh ở chùa Thiên Minh thuộc Nghi Châu. Sư được tham yết theo hầu rất lâu và thành đạt tất cả Tông Chỉ của Vân Môn. Khi ra hoằng hóa, Sư trú tại chùa Tịnh Cư ở Nghi Châu, mở rộng đạo lý của Ngài Tuyết Đậu. Vào niên hiệu Thiệu Hưng (1131-1163) thời Nam Tống, Sư đến trụ chùa Thanh Long ở Hoa Đình. Mẹ của Trấn Sát Phán Chương Cổn, họ Cao nằm mộng thấy vị trời mách bảo rằng: “Cổ Phật đến”. Ngày hôm sau thì Sư đến, đón rước Sư dừng ở vườn nhà họ Tiền, mới xây dựng tịnh xá. Lúc đào đất có điềm lành gặp được chiếc khánh sắt, đoạn văn bia và tôn tượng Phật. Khi ấy, Hoa Đình Lệnh Liễu ước trình tấu lên triều đình, nên chỗ xây dựng chùa được ban tặng biển ngạch hiệu là “Tịnh Cư”, nhân đó xét Minh Công đến Minh Châu Tuyết Đậu. Bấy giờ, Quận Thú Mạc Tương thỉnh Sư làm tự chủ chùa Cát Tường. Triết Tông Nguyên Phù Dư Sơn có tịnh xá hiệu là Linh Phong. Quận Phù đổi hiệu là “Chiêu Khánh thiền Viện”. Quan Hữu Thừa Chu Ngạc thỉnh Sư làm Khai Sơn, đời thứ nhất. Tự nhiên, Sư dời đến chùa Quảng Tuệ ở Minh Châu, rồi trở về lại chùa Chiêu Khánh.

Ngày mồng tám tháng giêng năm Bính Tý (116) nhằm niên hiệu Thiệu Hưng, Sư tắm gội xong, ngồi thẳng nói pháp rồi từ biệt đại chúng mà thị tịch, thọ bảy mươi sáu tuổi, năm mươi chín hạ lạp. Tháp an trí toàn thân S7 được xây ở phía đông chùa.

2. Truyện ngài Sa-môn Thích Đạo Thành trụ núi Ô Cự ở Cù Châu.

Thích Đạo Hành hiệu là Tuyết Đường, họ Diệp, ở Xử Châu. Đầu tiên, Sư xuất gia với Hòa-thượng Anh chùa Phổ Chiếu. Đến lúc du phương, Sư tới tham yết ngài Phật Nhãn. Một hôm, nghe Ngài Phật Nhãn nêu câu thoại đầu “Trúc Huyền Sa vướng ngón chân”, Sư liền đại ngộ, trụ tại Nam Minh, lúc thượng đường gặp ngọc Tiện hội không tỳ vết. Nếu nói chẳng gặp đối chủy sanh hoa, thử hỏi Tổ sư Đạt-ma chín năm xoay mặt vào vách thì làm sao như đại hội niêm hoa? Nam Minh làm thế nào mà chính xác? Đó chính là thuận gió tung cát. Kế đó, Sư dời đến Ô cự, lúc dạy chúng, Sư nêu “Hoà-thượng Ky hỏi một vị tăng rằng “Thiền lấy gì làm nghĩa?” Trong chúng tuy trình bày nhưng chưa khế hợp quyết tâm, nên chúng tăng cầu thỉnh Hòa thượng Ky chỉ bày. Hoà-thượng Ky liền đáp thay rằng: “Lấy hủy báng làm nghĩa”. Sư bảo: “Các Đức Phật trong ba đời là báng, hai mươi tám vị Tổ ở Tây Vực là báng. Lục tổ ở đất nhà Đường là báng, tất cả các lão Hòa-thượng trong nước là báng, các người là báng, sơn tăng là báng. Vậy ở trong đó còn có ai không phải là báng chăng? Nói huyền nói diệu nhiều như số cát sông Hằng, tranh nhau tợ như hai đỉnh núi cao, báng được gần gũi”.

Bỗng nhiên, Sư thị hiện bị bệnh nhẹ, đệ tử là Giáo thọ Uông Kiêu Niên đến thăm, Sư bèn giao phó cho hậu sự và nói kệ rằng:

“Biết thì biết sự Bổn tâm
Thấy thì thấy sự
Bổn tánh Biết được
Bổn tâm Bổn tánh
Chính là bệnh lớn Tông môn”.

Sư lại chú thích rằng: “Trong bùn vữa có gai, chớ nói không nghi là tốt”. Ngày hôm sau, Sư tắm gội, thay y phục, ngồi kiết già an nhiên thị tịch.

Trà-tỳ có được xá-lợi năm mầu. Những nơi hơi khói quyện tới đều có xá-lợi vấn quanh. Răng và lưỡi không cháy, Tháp thờ Sư được xây ở phía Tây chùa.

3- Truyện Sa-môn Thích Thủ Tuần ở núi Hà, châu An Cát.

Thích Thủ Tuần, hiệu là Phật Đăng, họ Thi, ở Quận Chi. Ban đầu, Sư tham yết ở Hoà-thượng Anh ở chùa Quảng Giám, nhưng không khế hội, bèn đến tham yết ngài Phật Giám, theo chúng thưa hỏi cầu thỉnh, nhưng không nhập được, bèn phong bít khăn trùm, và tự nói rằng: “Đời này nếu chẳng thấu triệt đi thì chẳng mở khăn này”. Từ đó, suốt ngày liền đêm, Sư đứng như chịu tang cha mẹ, suốt bốn mươi chín ngày. Bỗng nhiên Ngài Phật Giám thượng đường, dạy rằng: “Sâm la và muôn tượng là chỗ ấn của một pháp”, Sư nghe thế liền đốn ngộ, Ngài Phật Giám bảo: “Thật đáng tiếc một viên ngọc sáng bị gả điên khùng kia nhặt được, bèn hỏi vặn rằng: “Linh Vân nói kể từ khi thấy được hoa đào nở cho đến sau này không bao giờ còn nghi ngờ, vậy thế nào là chỗ ông ta không nghi ngờ?”. Sư nói: “Chớ bảo rằng Linh Vân không nghi ngờ, chỉ vì nay tìm chỗ nghi ngờ ấy không bao giờ được!”. Giám nói: “Đạo Đế của Huyền Sa phải xét kỷ, dám bảo lão huynh chưa triệt ngộ, vậy đâu là chỗ ông ta chưa triệt ngộ?”. Sư nói: “Biết tâm từ bi của Hòa-thượng rất tha thiết”. Phật Giám cho là đúng. Sư bái lạy rồi trình kệ rằng:

“Trọn ngày nhìn trời đầu chẳng ngẩng
Hoa đào nở rực mới nhướng mày
Nhiều kẻ còn cho lưới trời bủa
Thấu được Lao quan liền thôi nghỉ!”

Đại Giám ngợi khen, bảo nên hộ trì. Đêm đó vén chăn đắp nói rằng: “Nãy giờ Thượng tọa Tuân đã yên ổn ngủ rồi, Viên Ngộ tôi nghe trộm nghi ông ấy chưa được”. Bèn nghĩ: Ta phải khám nghiệm qua mới được, “bèn bảo người vời Sư đến, nhân đó cùng dạo núi, tình cờ đến một đầm nước, Viên Ngộ xô Sư ngã xuống nước và vội hỏi rằng: “Ngưu Đầu lúc chưa thấy Tứ Tổ thì thế nào?”. Sư nói: “Đầm sâu cá tụ hội”. Hỏi: “Sau khi thấy rồi thì thế nào?”. Sư nói: “Cây cao vời gió thổi”. Hỏi: “Lúc thấy và lúc chưa thấy thì thế nào?”. Sư nói: “Duỗi chân đứng, co chân trong”. Viên Ngộ rất khen ngợi. Về sau, Sư ra hoằng hóa, đầu tiên đứng đầu ở Hòa Sơn, kế đến là Thiên Thánh, rồi dời đến núi Hà, và Thiên Minh. Đến năm Giáp dần (113) nhằm niên hiệu Thiệu Hưng, Sư nói với Cư sĩ Trịnh Tích rằng: “Ngày mồng tám tháng mười là ngày húy kỵ Ngài Phật Giám, lúc ấy ta sẽ đến”. Nói rồi trở về Chướng Nam. Đến ngày mồng bốn tháng mười, Trịnh Tích sai em là tăng Đạo Như đến thăm hỏi, Sư nói: “Ngươi tới đúng lúc. Tôi tuy cùng Phật Giám đồng điều sanh, nhưng chẳng đồng điều Tử. Sáng sớm ngày mai, ngươi hãy tìm một chiếc thuyền nhỏ đem đến cho ta”. Đạo Như nói: “Cần dài bao nhiêu, cao bao nhiêu?”. Sư nói: “Cao khoảng năm thước”. Trải qua ba ngày đến lúc gà gáy, Sư ngồi thẳng như lúc bình thường, Thị giả xin kệ, Sư nói: “Chưa từng làm kệ”. Nói xong bèn thị tịch, sau khi trà-tỳ, chiếc lưỡi không cháy.

4- Truyện Sa-môn Thích Viên Giác ở núi Tượng Nhĩ thụôc My Châu (Phật Tánh)

Thích Viên Giác là con nhà họ Viên ở trong Quận, xuất gia tại chùa Truyền Đăng, vốn tên là Viên Giác, Quận Thú điền vào Từ Điệp ghi nhầm chữ “Viên”. Thú nghi ngờ, nhân đó nói đùa rằng: “Gọi một chữ có được không?”. Đáp rằng: “Một chữ đã là nhiều”. Quận Thú lấy làm lạ. Rồi Sư đến Đại Quy, nương Hòa-Thượng Phật Tánh nhập thất, trình bày sở kiến, Phật Tánh nói: “Ông sai lầm còn xa”. Rồi cho sung vào thị ty, coi về tân khách. Phật Tánh thường nêu bốn chữ “Khai thị ngộ nhập” của Kinh Pháp Hoa, bảo Sư hãy nói. Lại bảo, đến lúc đầu ta đen, lý của ông mới đúng. Tình cờ mất chức bị đuổi, trong chế định không nơi nương tựa, bèn đến ngụ tại nhà thế tục. Một hôm, tụng Kinh Pháp Hoa đến câu “Chẳng biết thế nào là lửa, thế nào là nhà” Sư bỗng có tỉnh ngộ, trở lại chùa thưa với ngài Phật Tánh, ban đầu ngài chấp nhận, sau Sư đến chỗ Vân cư thấy Viên Ngộ bèn thuật lại sở đắc. Viên Ngộ chê trách rằng: “Vốn là Đất sạch, vậy cứt đái là gì?”. Ngay đó Sở nghi liền tan biến. Năm Đinh mão, nhằm niên hiệu Thiệu Hưng (117) Quận Thú mời Sư đến ở núi Tượng Nhĩ, Đạo pháp phát huy mạnh mẽ. Các bậc anh tuấn túc đức Hồng Nho nghe được phong cách Sư bèn đến lễ yết. Thất không chỗ chứa, mở giảng đường từ biện, nghiêng sông Hạp tích, tòng lâm thật xứng, không rõ về sau Sư thị tịch ở đâu!

5- Truyện Sa-môn Thích Đàm Hoa ở Thiền Đồng thuộc Minh Châu

Thích Đàm Hoa tự là Ứng Am, vốn con nhà họ Uông ở Kỳ Châu, vừa mới sanh mà Sư đã khác thường, chẳng giống như những đứa trẻ bình thường khác. Năm mười bảy tuổi, Sư xuất gia với ngài Đông Thiền, đầu tiên yết kiến Hòa thượng Toại, hơi được nhiễm chỉ pháp vị. Từ đó tham vấn các vị tri thức, không được khế ngộ. Nghe Viên Ngộ trụ ở Vân cư giáo hoá người học, Sư tìm đến tham lễ nương tựa. Viên Ngộ bèn cho một chuỳ thật đau. Gặp Viên Ngộ trở lại đất Thục, chỉ thấy Thiền sư Long ở Hổ khâu, Sư hầu ở đó một năm, chóng tỏ rõ đại sự, rồi phỏng hỏi Am nguyên nầy vốn bảo phân tòa, từ đó mở Đường Diệu Nghiêm, dời Qui tông. Bấy giờ, Đại Tuệ ở Mai Dương, có vị tăng truyền lời Đàm Hoa để dạy chúng. Đại Tuệ thấy vậy hết lời khen ngợi, lại gởi một bài kệ rằng:

“Ngồi dứt Kim Luân ngọn thứ nhất
Trăm yêu ngàn quái đều ẩn dấu
Năm đến lại được tin tức thật
Báo Đạo Dương Kỳ chánh mạch thông”

Ngày húy kỵ Hổ Khâu, niệm hương rằng: “Lúc bình sanh chìm nổi khua động lão hán vô ý trí ấy, làm hết tài năng, thấu bạc chẳng được, từ đó chấm dứt chiến tranh, tùy phận mặc áo uống ăn, hai mươi năm nay ngồi giường khúc lục, treo đầu dê bán thịt chó, rất có bằng chứng để biết điều đó. Tuy nhiên mỗi năm một lần có ngày đốt hương, Ngàn xưa khiến người hận càng sâu!” Ở đời tôn xưng Đàm Hoa và Am Cảo là hai cửa cam lồ. Thường răn bảo đồ chúng rằng: “Nạp tăng mang giầy cỏ, ở tại viện, có sự gì mà miệng như Rùa, rắn, ghét hang ư?”. Ngày mười ba tháng sáu niên hiệu Long Hưng thứ nhất (1163) đời Tống, Sư an nhiên viên tịch. Xây tháp an táng toàn thân ở Đông sơn.

6- Truyện Sa-môn Thích Đức Quang ở chùa Linh An thuộc phủ Lâm An (Quang hóa cát nguyệt am cảo bách trượng chấn)

Thích Đức Quang, được ban hiệu là Phật Chiếu, vốn con nhà họ Quân Bành ở Lâm Giang. Tuổi có chí học đến nương Hòa-thượng Cát chùa Quang Hóa ở bổn quận, cạo tóc thọ giới Cụ túc. Một hôm Sư vào thất, Hòa-thượng Cát hỏi rằng: “Chẳng phải tâm, chẳng phải Phật, lại chẳng phải là vật, thì là cái gì?”. Đức Quang mịt mờ suốt đêm không ngủ. Ngày sau lại đến Phương trượng thưa rằng: “Hôm qua Hòa-thượng rũ hỏi: Đã là chẳng phải tâm, chẳng phải Phật, lại chẳng phải là vật, vậy rốt cuộc là cái gì?, cúi mong từ bi chỉ dạy cho con!”. Hoà-thượng bèn chấn uy hét rằng: “Sa-di này lại muốn ta cùng ông cúi xuống chỉ bày dưới chân sao?”. Bèn cầm gậy đánh vào lưng đuổi ra. Từ đó có chút tỉnh ngộ. Kế đến lần lượt yết kiến Nguyệt Am Cảo, Ứng Am Hoa Bách Trượng Chấn, đều không có chỗ vào. Vừa lúc Đại Tuệ vâng theo Thánh chỉ trụ tại chùa A Dục Vương ở Minh Châu, anh tài bốn biển đều nhóm họp, Đức Quang cũng vội vào thất, Đại Tuệ giơ cao trúc bề hỏi rằng: “Gọi là trúc bề thì xúc, không gọi là trúc bề thì trái, không được nói, không được không nói”. Đức Quang suy nghĩ định đáp. Đại Tuệ bèn dùng gậy đánh. Đức Quang hoát nhiên Đại ngộ. Tất cả sở đắc từ trước đến nay thảy đều như ngói vỡ băng tan. Sư hầu ở đó trong thời gian lâu. Vua Hiếu Tông, đời Tống (1163-1190) cảm mến đạo hạnh của Đức Quang, bèn ban chiếu cho Sư trụ chùa Linh An. Một hôm, vua vời Sư đến thưa hỏi, đối đáp rất xứng ý chỉ, bèn lưu giữ ở tại Nội Quán Đường.

Về sau Sư thị tịch, xây tháp an tán toàn thân ở Đông am.

7- Truyện ngài Sa-môn Thích Tổ Giác chùa Trung Nham ở My châu (Tuệ nhật năng nam đường tỉnh)

Thích Tổ Giác người họ Dương ở Gia Châu. Từ nhỏ đã thông minh mẫn tuệ, sách sử qua mắt một lần là thuộc lòng, bèn viết sách bài xích Phật giáo, bổng nhiên cảnh xấu ác hiện ngay trước mắt, vô cùng kinh sợ ăn năn lỗi lầm. Sao đó Sư xuất gia nương theo Hòa-thượng Tuệ Nhật Năng, không bao lâu bị mụn nhọt mọc ở đầu gối, suốt năm năm thầy thuốc chữa trị chẳng lành, nhân đó soạn “Hoa Nghiêm Hiệp Luận” xong, đêm đó bèn chiêu cảm mộng lạ, sáng sớm bèn bỏ gậy đi giầy. Vì trước đó một ngày tụng đến “Phẩm Hiện Tướng”, trang đó nói rằng: “Thân Phật không có sanh mà có khả năng thị hiện xuất sanh, pháp tánh như hư không, các Đức Phật an trụ trong đó, không trụ cũng không đi, nơi nơi đều thấy Phật”. Bèn ngộ được Tông chỉ của Hoa Nghiêm, đến đó mới đăng vào tăng tịch. Phủ soái thỉnh giảng ở Thiên Bộ Đường, mà từ biện rộng lớn, đại chúng đều khâm phục. Vừa lúc Thiền sư Tỉnh ở Nam Đường qua cửa ấy bảo rằng: “Xem ông giảng nói riêng một mình rảo bước khắp Tây Nam, chỉ tiếc chưa hiểu lìa tướng văn tự, thảng có thể hỏi đạo phương ngoại, tức Chu Kim Cương hiện nay”. Tổ Giác vui mừng bỏ giảng, đi về phía Nam đến Thiền xã, bèn nương tựa Viên Ngộ ở Chung phụ. Một hôm, Sư vào thất, Viên Ngộ nêu rằng: “La sơn bảo lúc có nói thì đạp đầu hổ nắm đuôi hổ, dưới câu thứ nhất rõ được Tông chỉ, lúc không nói thì đi thấy lộ cơ phong, đồng như điện chớp, làm sao hội”. Tổ Giác không trả lại được, sớm hôm tham cứu, chợt có tỉnh ngộ, làm kệ trình rằng:

“Nhà ở đảnh núi cao
Quanh năm khép cửa hờ
Tự than thân đã già
Kế sống đợi cháu con!”

Viên Ngộ chưa chấp nhận. Ngày khác Sư lại vào thất, Viên Ngộ hỏi Công án hôm qua làm như thế nào, Tổ Giác suy nghĩ định đáp, Viên Ngộ bèn quát: “Phật pháp đâu phải thứ đạo lý ấy”. Tổ Giác ở lại đó năm năm, càng thêm mê muội. Sau đến gần gũi ngài Thê Hiền ở Lô sơn, xem “Phù sơn viễn tước chấp luận”, rằng: “Nếu nói Viên Ngộ có ý niệm thân sơ thì làm sao có Chiên đàn trong rừng lại mọc cỏ hôi ?” mới hoát nhiên đại ngộ, bèn làm kệ gởi cho Viên Ngộ rằng:

“Ra rừng y cũ vào Bồng hao
Lưới trời lồng lộng thoát được nào
Ai tin duyên nghiệp không chỗ tránh
Trở về chẳng sợ tiếng nói cao!”

Đại Tuệ vui mừng, lấy đó để dạy chúng, bảo rằng: “Tổ Giác đã triệt ngộ Hoa Nghiêm”. Từ đó mọi nơi đều tôn xưng Sư là “Giác Hoa Nghiêm”. Sư lên pháp đường, có vị tăng hỏi: “Trước lúc Phật Oai Âm Vương và sau cùng Phật Lâu Chí chưa ra đời thì tham kiến ở người nào?”. Tổ Giác nói: “Nhà ở thành Đại Lương, lại hỏi đường ở Trường An!”. Vị tăng lại hỏi: “Thế nào là một tiếng hét như kiếm báu Kim Cương vương?”. Sư nói: “Máu chảy khắp cõi Phạm Thiên,”, hỏi:”Thế nào là một tiếng hét như sư tử ngồi ổm trên đất? Tổ Giác nói: “Sợ giết chồn hoang!”. Vị tăng lại hỏi: “Thế nào là một tiếng hét như dò tìm báng cỏ?”. Tổ Giác nói: “Nghiệm được từ xương của ông ra!”. Hỏi: “Thế nào là một tiếng hét không có công dụng của một tiếng quát hét?”. Tổ Giác nói: “Phải ngay biết nắm lấy ngay kim khâu người chớ nói uyên ương có lông cánh đẹp”.

Liên hệ thử bàn:

Tổ Giác Hoa Nghiêm đã có tiếng ở Giảng Tịch, Nam đường qua đó mà hỏi bày cố gắng, Sư liền bỏ giảng, đi về phía Nam. Đó chính chỗ gọi là thấy bóng roi liền đi, há chẳng là tài giỏi ư? Còn như bị Viên Ngộ đánh dùi vào cổ. Tuy hồn bay mà mạng căn chưa dứt, còn nương thức kiến. Trình kệ lại bị Viên Ngộ hét, ngay như bị khí sách, năm năm mới đại triệt ngộ. Ôi! Những bậc làm thầy của người ngày xưa, đợi học trò chín muồi như trong tro lạnh phát lửa, chết rồi sống lại, mới chịu điểm đầu. Không hề khinh suất mà hại đến người! Người đời nay, mới thấy kẻ hậu sanh có chút lanh lợi bèn tự tiện bảo chọn Công án, làm được bài kệ liền khen thưởng thì chẳng những đây kia đều mù mà! Tội ác giết người thì nhỏ, tội ác hại người rất lớn. Ai là người khéo giỏi diễn giảng, thì phải lấy gương của Tổ Giác Hoa Nghiêm đây để làm khuôn phép!

8. Truyện Sa-môn Thích Tự Hồi ở Đài Điếu Ngư thuộc Thai Châu

Thích Tự Hồi hiệu là Thạch Đầu, vốn người ở Lâm Hải, ở đời làm nghề đục đá. Người đời gọi là Hòa-thượng Thạch Đầu. Mắt như rùa mù, không biết một chữ. Gốc lành từ trong khởi phát, chí kính mến Không tông, nhờ người khẩu truyền cho Kinh Pháp Hoa mà tụng thuộc lòng. Sư bèn bỏ nhà đến chỗ Hòa-thượng Đại Tùy làm việc quét tước. Trong chùa bảo lấy đá ở sườn núi để làm việc công, tự hồi tay chẳng lìa dùi đục, miệng đọc kinh không dứt. Hòa thượng Đại Tùy thấy thế nói: “Ngày nay soang soảng, ngày mai cũng soang soảng, sanh tử đến thì làm sao để chiết hợp?”. Tự Hồi ngạc nhiên làm lễ, nguyện xin được nghe Pháp rốt ráo. Hòa-thượng Đại Tùy bảo bỏ việc tụng kinh, khán nhân duyên Triệu châu khám bà tử. Từ đó niệm niệm tham cứu lâu ngày, một hôm đục đá, đá cứng bèn vận dụng sức lực đập mạnh một dùi, tia lửa phát ra, bỗng nhiên triệt ngộ, liền chạy mau đến phương trượng lễ bái trình kệ rằng:

“Dụng hết công phu rõ ràng không lỗ mũi
Tia lửa vụt choé vốn ở trong đó!”

Hòa thượng Đại Tùy vui mừng bảo: “Ông đã triệt ngộ”.

Tự Hồi lại thuật kệ khám bà:

“Ba quân chẳng động cờ sáng loáng
Lão bà chính là chân ma vương
Triệu châu không chuôi sắt chổi quét
Quét rộng khói bụi không tiêu sạch”

Hòa thượng Đại Tùy chấp nhận, bèn cạo tóc, trao truyền tăng phục. Sau, Sư ra hoằng hóa, trú tại Đài Điếu Ngư, thượng đường dạy rằng: “Tham thiền học đạo phần nhiều vì như ngồi đáy giếng kêu vang khát nước, lấp tai, bít mắt, trốn lánh không kịp. Vả lại, một ngày trong suốt mười hai tiếng đồng hồ đi đứng nằm ngồi, tới lui làm các việc là do ai sai làm, mắt các ông thấy, tai các ông nghe chỗ nào chẳng phải là lộ đầu. Nếu biết được lộ đầu tức là chỗ Đại giải thoát, mới biết Lão Hán cùng các ông chứng minh, núi sông đại địa chứng minh cho các ông. Do đó, nói rằng các Đức Phật mười phương chỉ một đường hướng đến cửa Niết-bàn. Các nhân giả! Hễ có một vật ngay đường thì phải thấy cội gốc của một vật ngay đường, một vật không nơi chốn thì phải thấy cội gốc của một vật không nơi chốn. Thấy được cội gốc, vốn không chỗ cội nguồn, chỗ cội nguồn đã chẳng có thì nơi nào chẳng viên mãn. Các vị Thiền đức các ông, xem Lão Tăng có chỗ rất hơn các ông. Các ông có chỗ rất chẳng bằng Lão Hán. Hiểu được hồ rộng ba mươi sáu ngàn khoảnh, bóng trăng ở tại tâm sóng, nói xoay về ai?

Liên hệ thử bàn:

Xem Đại sư Tự Hồi vốn nghiệp sanh ra đã tầm thường lại vụng về, với chí học Phật thì đã nhạy bén lại siêng năng. Ban đầu còn mê thì tròng có mắt như mù, sau ngộ thì toàn thân tức là nhãn (mắt). Còn như nói kệ bàn thiền, phần nhiều có phong cách vượt hẳn xưa nay. Được cái không thể có lại khởi chăng? Giả sử Tự Hồi ngồi đọc hết năm xe, xuất cùng ba tạng, lại không có hiện tượng của một chùy mà té lửa phát sáng ư? Tất cả thiên hạ hễ trị càng thịnh thì loạn càng khởi, học càng rộng thì chấp càng chặt. Nên người xưa bác bỏ cho đó là tạp độc nhập tâm, thật có việc ấy. Đối với những kẻ sĩ lòng gấm miệng thêu, những vị tăng văn rồng nghĩa hổ, cười đời hay vì đề xướng hư tâm khắp thường dân, đầu tự trái với kim cương. Sao lo dầu không sanh ra mì, đạo không có người thân của ta ư? Do đó những kẻ tìm gió đuổi bóng chẳng đáng ngu dốt, chê Phật mắng Tổ, đâu là kẻ thấp hèn. Hoặc chấp chặt với sự thấy biết, chỉ rối loạn so lường, lại chẳng như ngọc cứng dễ mài giũa.

9. Truyện Sa-môn Thích Cư Tĩnh trụ chùa Hộ Thánh ở Đồng châu

Thích Cư Tĩnh hiệu là Ngu Khâu, con nhà họ Dương ở thành đô, năm mười bốn tuổi Sư theo sa-môn An Tuệ chùa Bạch Mã xuất gia. Nghe Thiền sư Nam Đường Đạo phong vang xa nên Sư đến yết kiến. Nam Đường nêu thoại đầu “Rồng kêu trong cây khô” của Hương Nghiêm để vặn hỏi. Cư Tĩnh nhân nơi lời nói ấy mà đại ngộ. Một hôm, Nam Đường hỏi rằng: “Chớ giữ non lạnh khác cỏ xanh, ngồi ngây mây trắng Tông chẳng diệu. Ông phải làm sao?”. Cư Tỉnh nói: “Phải lưu kiếm ngay, nếu chẳng lưu kiếm thì Ngư phủ sẽ nương bến”. Nam Đường chợt bảo: “Đứa tớ ấy Cư Tĩnh trân trọng thực hành”. Về sau Sư ra hoằng hóa, trú tại Đông nham, thường vì chúng dạy rằng: “Tham học chí yếu không vượt ngoài câu nói đầu tiên và câu nói cuối cùng của tiên sư Nam Đường, thấu vượt qua đó thì mọi việc của một đời được hoàn tất. Nếu chưa được như vậy thì lại cùng các ông chia làm mười môn, mỗi môn đều ấn chứng tự tâm, lại được ổn đáng:

1/ Phải tin có truyền riêng ngoài giáo.
2/ Biết có truyền riêng ngoài giáo.
3/ Phải hiểu vô tình nói Pháp và hữu tình nói pháp vốn không hai
4/ Phải thấy tánh như thấy vật trong lòng bàn tay, rõ ràng phân minh, mỗi mỗi điền địa ổn mật.
5/ Phải có mắt chọn pháp.
6/ Phải thực hành đường chia là đường mầu nhiệm.
7/ Phải văn võ đều cứu giúp.
8/ Phải tồi tà hiển chánh.
9/ Phải Đại có Đại dụng.
10/ Phải hướng về Dị loại mà thực hành.

Hễ muốn tiếp nối làm sáng ngời dòng dõi giáo phá thì phải đủ hết các môn cương yếu ấy mới ngồi được ở giường khúc lục, nhận sự lễ bái của mọi người trong thiên hạ, dám làm thầy của Phật Tổ. Nếu chẳng đạt đến điền địa nào, chỉ một hướng hư đầu thì một ngày nào đó Diêmma Lão tử cũng chưa tha các ông. Lại nói kệ rằng:

“Mười môn cương yếu tay Ta ban
Hiểu được sau nầy tự có làm
Đã làm, chẳng cần bày vị thứ
Đầu đuôi thảy đều là nền tảng”

10. Truyện Sa-môn Thích Di Quang chùa Giáo Trung ở Tuyền Châu

Thích Di Quang hiệu là Hối Am, là con út trong nhà họ Mân, sanh ra ít nói cười, nghe Tăng bối Phạm thì vui mừng. Năm mười lăm tuổi Sư xuất gia với Thiền sư Văn Tuệ. Chưa nghiên cùng các sách trong Hải tạng. Một hôm Sư nghĩ rằng: “Cạo tóc nhuộm áo, phải kỳ hẹn triệt ngộ mà lại say mê sách vở thế tục ư?” , bèn đầu thành yết kiến Đại sư Viên Ngộ, kế đến tham vấn Hoàng Bá, rõ ngộ Cao Am, cơ ngữ đều khế hợp. Vì hoài sở thầm khởi quy y Phật tâm. Gặp lúc Đại Tuệ trú tại xứ Quảng, nhân đó bèn theo. Đại Tuệ bảo: “Ông ở chỗ Phật tâm thành đạt được gì, thử nêu một vài điều xem”. Sư nói: “Phật tâm thượng đường, niêm công án của khổ hóa rằng, nói “Phật tâm tức chẳng phải thế”. Đều chẳng lúc nào đến, cớ sao bày cột sống liền đánh, theo giáo phân thân khắp các cõi”. Đại Tuệ hỏi: “Ý ông thế nào?”. Sư đáp: “Tôi không chấp nhận”. Về sau, dưới đầu có cước chú, Đại Tuệ nói: : “Đó chính là vì bịnh mà bỏ Pháp”. Sư vẫn cương quyết không tin vừa ý. Đại Tuệ nói: “Ông hãy đoán xem”. Sư vẫn cho rằng chẳng phải như thế. Trải qua một tuần, nhân ghi Hải ấn Tín công niêm rằng: “Tiếng sấm vang, mưa lớn rơi hoàn toàn vô”. Sư mới không mắc kẹt, chạy đến bảo với Đại Tuệ khắp Đạo giả thấy lang da đều là Huyền sa chưa thấu triệt. Đại Tuệ hỏi vặn lại, Sư đối đáp xong. Đại Tuệ cười nói: “Tuy có tiến một bước, chỉ chẳng chấp sở tại. Như người chặt rễ cây, một lát dao bủa xuống thì mạng căn không còn. Ông chỉ chặt trên cành, nó có thể đoạn mạng căn được ư? Nay khắp nơi mênh mông nói Thiền, chỗ thấy đều là như vậy. Đâu ích lợi gì đến sự! Chánh truyền của Dương kỳ chỉ ba bốn vị mà thôi”. Sư suy nghĩ bỏ đi. Hôm sau, Đại Tuệ hỏi: “Ông còn nghi chăng?”. Đáp: “Không còn nghi”. Đại Tuệ nói: “Chỉ như Người xưa thấy nhau, chưa đợi nghe miệng nói đã biết được hư thật. Hoặc nghe lời người nói liền biết cạn sâu. Lý ấy thế nào?”. Sư hoảng sợ tự nhiên đổ mồ hôi, chẳng biết chỗ đến. Đại Tuệ bảo tham câu thoại “Hữu cú vô cú”. Đại Tuệ đến am Vân môn, Sư cũng đi theo hầu. Một hôm, Sư hỏi rằng: “Tôi đến trong đó chẳng thể được thấu triệt, bệnh ở chỗ nào?”. Đại Tuệ nói: “Bệnh ông rất nặng, thầy thuốc ở đời đều bó tay. Sao kẻ khác chết rồi chẳng được sống, nay ông toàn sống chưa từng chết, cần đến Điền địa an vui hoàn toàn, phải là một lần chết rồi sống lại mới được”. Nghi tình trong Sư càng thêm sâu nặng. Về sau vào thất, Đại Tuệ hỏi: “Ăn cháo rồi, rửa chén bát rồi, bỏ ngay thuốc kỵ đạo, đem một câu đến”. Sư nói: “Xé rách”. Đại Tuệ liền nghiễm giọng hét:

“Ông lại nói thiền”. Sư liền đại ngộ. Đại Tuệ liền đánh trống bảo với đại chúng rằng:

“Lông rùa nắm được cười nức nở
Một chạm muôn trùng cửa ải mở
Mừng quýnh bình sanh ở ngày nay
Ai bảo ngàn dặm bán Ta đến”

Sư cũng trình kệ rằng:

“Bức bách đương cơ giận sấm vang
Sợ dấy Tu-di dìm Bắc Đẩu
Sóng lớn mênh mông vỗ ngợp trời
Nắm ngay lỗ mũi bỏ mất mồm”

Từ đó, danh tiếng vang khắp nơi, đạo thấm nhuần kẻ tăng người tục. Khi Sư ra hoằng hóa, trú tại chùa Giáo Trung. Biện hương vì Diệu hỷ niêm xuất. Đó là biết vốn vậy ư?

Liên hệ thử bàn:

Hễ là bậc thầy người phải có hai Pháp mới có khả năng ngồi giường khúc lục:

1/ Rõ biết kỹ nhãn (nắm bặt được tầm nhận biết của chính mình)

2/ Xem xét gốc bịnh. Nếu chính mình còn chưa tự rõ, đang phải kéo gông mang cùm, thì làm sao có thể vì người mà tháo niêm mở trói? Chẳng biết được gốc bệnh là chưa khỏi thấp hèn xấu xa giết người. Do đó phải nương gá lâu dài ở lò rèn, chưa thể thoát thai làm thành vật dụng. Đó chẳng phải tội của người học. Hễ là người học Đạo cũng phải có hai Pháp mới có thể nghiệm chứng được thoại đầu của Thiện trí thức trong thiên hạ:

1/ Tự chẳng biết đủ 2/ Chết đi sống lại.

Nếu dễ biết đủ thì cho mắt cá là châu ngọc. Còn nếu chẳng chết đi sống lại thì mạng căn sanh tử chưa dứt. Do đó phải lâu dài vào nơi “Trường chọn người làm Phật”, chẳng thể tâm không mà thi đậu. Đó chẳng phải tội của bậc Thầy. Cho nên Diệu Hỷ một đời chẳng chịu, về già đến thất của Xuyên cần, thẳng lên thềm Thất địa Hoa Nghiêm, có đúng thế không? Nay Hối Am đem khôi hài để tham Thiền, chưa từng một phen Đại tử. Nếu chẳng phải tay mổ rồng của Diệu Hỷ mà chẳng quý mắt cá, hiếm thay! Nên bị Đại Tuệ hét cho một tiếng, ngay đó táng thân mất mạng, bèn có thể đối trước chúng làm con trùng Oách Minh rống lớn tiếng, há không sung sướng ư? Than ôi! Ở đời những kẻ ngang bướng lanh lợi, không ai chẳng mắc bệnh nguy nan như Hối Am, như kẻ cuồng điên mất tâm chẳng thể trị liệu rất nhiều, từng chưa uống chén thuốc của người cha làm thầy thuốc giả chết. Vả lại gấp muốn vì người chỉ lối mê chẳng cũng sai lầm ư?

11- Truyện Sa-môn Thích Đạo Nhan trụ chùa Đông Lâm ở Giang Châu

Thích Đạo Nhan hiệu là Vạn Am, vốn con nhà họ Tiên Vu, ở Đồng xuyên. Ban đầu, tham học với Đại sư Viên Ngộ chỉ Đăng đường chưa thể tạo huyền ảo. Viên Ngộ sắp về xứ Thục, gởi thư cho Đại Tuệ rằng: “Đạo Nhan vẽ xong rồi, chỉ chưa vẽ tai mắt. Ngày khác nối pháp rồi chưa thể lường được? Từ đó sớm tối chất nghi nơi Đại Tuệ, mới Đại triệt ngộ. Từ đó, tiếng tăm vang khắp xa gần, kẻ tăng người tục đều được giáo hóa. Có vị tăng hỏi: “Thế nào là Phật?”. Đạo Nhan đáp: “Hòa-thượng Chí công”. Hỏi: “Có người học hỏi Phật, sao đáp Chí công”. Đạo Nhan nói: “Chí công chẳng phải Hòa thượng nhàn rỗi”. Hỏi: “Thế nào là Pháp?”. Đạo Nhan nói: “Lụa vàng ấu phụ ngoại tôn Tẩn cối”. Vị tăng nói: “Rất là chương cú”. Đạo Nhan nói: “Câu cá trên thuyền, cảm tạ Tam lang”. Hỏi: “Thế nào là nói thẳng?”. Đạo Nhan nói: “Hòa-thượng Huyền sa”. Đạo Nhan hễ có nói Pháp đại khái đều giản dị như thế.

12- Truyện Sa-môn Thích Đỉnh Nhu chùa Tây Thiền ở Phúc Châu

Thích Đỉnh Nhu hiệu là Lại Am, vốn con nhà họ Lâm, ở Quận Chi. Thuở nhỏ theo nghiệp Nho học, thi đậu Tiến sĩ, tới cửa quan có tiếng. Năm hai mươi lăm tuổi, nhân đọc kinh Di giáo, chợt tỉnh, liền nói:”Dường như Nho quan là sai lầm!”. Liền muốn bỏ tục, người mẹ khó đích thân đón rước đúng lúc. Đỉnh Nhu mỉm cười dứt tuyệt, nói rằng: “Đào tươi mận đỏ một thời đón gió xuân, trúc xanh hoa vàng từ đây trở đi vĩnh viễn làm bạn Đạo”. Bèn nương theo Bảo Thọ Lạc Công làm Đại tăng, tham vấn khắp các bậc Danh túc, trở về làng kết am Khương Phong ba năm, thường đem câu thoại đầu “Tức tâm tức Phật” hỏi cùng học giả. Bấy giờ, am Diệu Hỷ ở Dương tự, Hối Am có Di Quang hầu. Riêng đưa thư vời Đỉnh Nhu nói rằng: “Chủ am này thủ đoạn cùng các nơi khác nhau, hãy đến thiếu sót như thế nào?”. Đỉnh Nhu chẳng đáp. Di Quang dùng kế mời đến, gặp lúc Diệu Hỷ vì chúng nhập thất. Đỉnh Nhu muốn theo Diệu Hỷ mà thôi. Diệu Hỷ nhân đó nêu: “Có vị Tăng hỏi Mã Tổ: “Thế nào là Phật?”. Mã Tổ nói: “Tức tâm là Phật”. Vậy ông làm sao?”. Đỉnh Nhu nói, Diệu Hỷ mắng rằng: “Kiến giải của ông như vậy, mà dám vọng làm thầy người ư?”. Mới đánh trống cho đó là tà giải. Đỉnh Nhu rơi lệ hai bên má chẳng dám ngước nhìn lên, tự im lặng nghĩ rằng: “Ta đã vì chỗ bày nhưng ý chỉ từ Tây đến chẳng truyền, đâu chỉ vậy ư?” bèn xin được xếp vào hàng đệ tử. Một hôm, Diệu Hỷ hỏi rằng: “Trong không thả ra, ngoài không thả vào. Ngay lúc ấy thế nào?”. Đỉnh Nhu định mở miệng. Diệu Hỷ cầm trúc bề đánh vào lưng liên tiếp ba cái. Đỉnh Nhu đại ngộ, gắng nói rằng: “Hòa thượng đã nhiều rồi!”. Diệu Hỷ lại đánh thêm một cái. Đỉnh Nhu liền lễ bái, Diệu Hỷ cười nói: “Ngày nay mới biết ta chẳng lừa dối ngươi”. Và Ấn chứng bằng lời kệ rằng:

“Đảnh môn dựng mắt A-ma-hê
Khủyu tay đeo lệch bùa đoạt mạng
Mù mất mắt, tháo mất bùa
Triệu Châu tường đông treo Hồ Lô”

Từ đó, tiếng tăm vang vọng, pháp tích đông đúc, Đạo trùm phương xa. Từ đó về sau Sư khai mở Pháp đường, mới xứng là bậc tài giỏi có mắt sáng.

13- Truyện Sa-môn Thích Đạo Khiêm ở phủ Kiến Ninh

Thích Đạo Khiêm, người ở Bổn Quận, không rõ Sư họ gì. Đầu tiên nương theo Đại sư Phật Quả nhưng không chỗ vào. Bấy giờ, Diệu Hỷ vâng Thánh chỉ trú tại Kính sơn, Đạo Khiêm cũng ở đó theo hầu. Ngài sai đến Trường sa đưa thư cho Trương tử Nham, mới tự nghĩ rằng: “Tham thiền hai mươi năm vẫn chưa có chỗ vào, lại có hành vi này, đâu chẳng hoang phí ư!”. Lúc sắp từ biệt, có người bạn tên là Tông Nguyên quát rằng: “Không được, há đang đi trên đường tham thiền không được sao? Huynh hãy đi tôi sẽ cùng theo”. Một hôm, đang trên đường đi, Đạo Khiêm khóc và nói rằng: “Một đời tham thiền không chỗ đắc lực, nay bôn ba thế này, làm sao tương ưng được. Tông Nguyên nói: Ông chỉ đến các nơi tham vấn được, ngộ được, là do Viên Ngộ Diệu Hỷ nói cho huynh nghe hết, đều không cần lý hội. Giữa đường những gì ta có thể giúp đều giúp hết, huynh chỉ có năm việc giúp không được, phải tự nhận đó!”. Đạo Khiêm hỏi: “Năm việc ấy là gì?”. Tông Nguyên nói: Đó là “Mặc áo, ăn cơm, đại tiện, tiểu tiện, vác thây chết đi trên đường”. Đạo Khiêm ngay lời nói ấy đại triệt ngộ, bất chợt tay vỗ chân nhảy. Tông Nguyên nói: “Nay đây huynh trở về mới có thể thông sách, Ta về trước vậy.”. Nửa năm sau, trở lại Song Kính, Diệu Hỷ đến ngồi ở đình ngoài Sơn môn, vừa thấy vậy bèn nói: “Kiến châu ông ấy trở về tự riêng biệt”.

14- Truyện Sa-môn Thích Thanh Đán ở Đàm Châu

Thích Thanh Đán hiệu là Tuệ Thông, con nhà họ Nghiêm, ở Bồng Châu. Đầu tiên giã từ cha mẹ ân ái, ưa thích Không tông, nghe có đạo truyền riêng ngoài giáo, bèn chú ý nghĩ ngợi ngày một tha thiết, bèn ra khỏi cửa ải định đến chỗ các tùng tịch. Bấy giờ, Hòa-thượng Đại Quy Thái trụ tại Đức Sơn, bèn đến đó tham yết, gặp ngay lúc Hòa-thượng Đại Quy Thái thăng đường, nêu:

“Triệu Châu nói: Đài Sơn Bà Tử đã vì ông khám phá xong rồi ý đạo ở chỗ nào?”. Ngừng giây lâu lại nói:

“Ngay đất dúm lấy lá vàng đi
Vào núi đẩy ra mây trắng đến”

Sư nghe vậy bao nhiêu nghi ngại bình sanh tự nhiên tan biến. Ngày sau vào thất, Hòa-thượng Đại Quy Thái hỏi rằng: “Thế nào là trước Bách trượng chẳng lạc rơi vào Nhân quả, rất dễ đọa loài chồn cáo. Sau Bách trượng nhân chẳng mê muội Nhân quả, rất dễ thoát loài chồn cáo?”. Sư nói: “Tốt nhất hãy cùng một hố mà chôn đi”. Sư trụ lại, về sau thượng đường dạy rằng:

“Lừa ba chân lộng tha hồ bước đi
Bước bước theo nhau không trái ngược
Đầu cây kinh khởi
Hai cá chép niêm đến
Một già một trẻ
Vì thương tùng trúc dẫn gió lành
Vì sao ra cửa bèn là cỏ
Nhân gọi Đàn lang biết được hắn
Đại cơ Đại dụng đều xô ngã
Đốt hương khám chứng thấy cội nguồn
Phấn tảo đắp đầu lượm được báu
Tòng lâm mênh mông thương lượng rộng
Khuyên người chớ báng Tiên sư tốt!”

Môn đình của Sư rất nghiêm túc, cơ ngữ bén nhạy cho nên người học phần nhiều theo kịp.

15- Truyện Sa-môn Thích Hạnh Cơ chùa Quốc Thanh ở Thiên Thai

Thích Hạnh Cơ, tự lấy hiệu là Giản Đường, con nhà họ Dương ở trong Quận. Mới sanh Sư đã sớm biết phát thú hướng cao xa, phong thái dáng dấp tĩnh ngộ khác thường, tài năng che lấp Nho lâm, từ tuổi trẻ đã bỏ vợ con tôi tớ, siêng học xuất thế, xem nhiều sách vở tiếng Phạn, vượt suốt ba thừa. Nghĩ muốn lìa lời nói, đơn cầu trực chỉ. Từ đó, kính mến giá trị đạo đức của Hộ Quốc Nguyên Công, nên cùng nương theo, hơi va chạm kìm chùy, thầm có khế chứng. Nhân trú tại núi Hoan mà dao cày thần lửa một mình suốt mười bảy năm, thường có bài kệ rằng:

“Đất lò chẳng lửa khách đãy không
Tuyết tợ Hoa dương rơi suốt năm
Lượm được đoạn gai khâu khố rách
Chẳng biết thân ở chốn vắng không”

Thường nghĩ: “Hãy còn chưa ổn định, đâu thể trụ ở núi vui việc ta ư?”. Một hôm, Sư tình cờ thấy chặt cây ngã xuống đất có tiếng động, bỗng nhiên Đại ngộ. Bình thường nghi ngại xưa kia là ứng theo vật tan biến như băng tiêu, chưa có cơ hội đến, bèn có mạng lệnh của Viên thông ở Giang châu, Sư bèn nghĩ rằng: “Ta nói là làm”. Bèn vui mừng kéo gậy ứng lại liền. Lúc lên pháp tòa Sư dạy rằng:

“Viên thông chẳng mở bày thuốc sanh
Đơn đơn chỉ bán chết loài mèo
Chẳng biết nơi nao không tính toán
Ăn mặc toàn thân lạnh mồ hôi”

Người nghe không ai chẳng tuyệt đảo, tòng lâm đến nay vẫn xưng tụng.

16- Truyện Sa-môn Thích Ngưỡng An ở chùa Linh Nham thuộc Lễ Châu

Thích Ngưỡng An, không biết Sư họ gì, dĩnh ngộ khác thường, vượt hơn mọi người. Từ tuổi thơ đã bỏ tục, vào chùa xuất gia, kính mến tối thượng thừa, tinh cần cẩn trọng đối với luật nghi, ưa thích đến các nơi giảng Pháp, thời gian lâu bèn bỏ, đến thất của Phật quả Khắc Cần. Bấy giờ, Hòa-thượng Đại Quy Thái làm tòa, vốn sớm tối khấu tham, mau lãnh hội. Về sau Hòa-thượng Đại Quy Thái trụ trì ở Đức Sơn, bảo Ngưỡng An đến Phật Quả dâng lên Pháp thư. Phật Quả thấy thế liền hỏi: “Ngàn dặm rong ruổi chẳng nhục tông phong, Công án hiện thành cớ sao thông tin?”. Sư nói: “Thấy mặt trình nhau, không còn giúp nhau”. Phật quả nói: “Đó là Đức Sơn đặt hay là Hòa-thượng đặt?”. Đáp: “Đâu có người thứ hai”. Phật Quả nói: “Sau lưng đặt”. Ngưỡng An liền dâng thư, Phật Quả cười, khen là “tác gia”. Tiếp theo, Sư đến trước tăng đường dâng thư thăm hỏi Thủ tòa. Thủ tòa hỏi: “Huyền sa giấy trắng, ấy từ đâu đến?”. Ngưỡng An nói: “Từ lâu im lặng ấy là cốt yếu, chẳng chuyên nói mau, ngày nay bái trình, mong xem qua một lượt!”. Thủ tòa liền hét. Ngưỡng An nói: “Thủ tọa là Tác gia”. Thủ tọa lại hét, Ngưỡng An dâng thư liền đánh, Thủ Tọa suy nghĩ định trả lời. Ngưỡng An nói: “chưa rõ ba tám chín, chẳng khỏi tư trầm ngâm”. Lại đánh một cái nói: “Tiếp thời Phật Quả Phật Nhãn đồng thấy”. Phật Quả nói: “Đánh Thủ Tọa chết rồi!”. Phật Nhãn nói: “Quan Mã Tư Dương rất có bằng cứ”. Ngưỡng An nói: “Nói rất phải, Quan Mã Tư Dương chính là Long Tượng Xúc Đạp”. Phật Quả gọi Ngưỡng An đến trước nói: “Ta là Thủ Tọa của năm trăm người, cớ sao ông đánh kẻ khác?”. Ngưỡng An nói: “Hòathượng phải cắn một cái”. Phật Quả quay lại thấy Phật Nhãn lè lưỡi. Phật Nhãn nói: “Chưa có. Hỏi rằng: “Tay không nắm chiếc cày, ý câu thoại ấy làm thế nào?”. Ngưỡng An cúi mình nói: “Chỗ cung đều đến thật”. Phật Nhãn cười nói: “Vốn là người trong nhà”. Lại đến núi Ngũ Tổ trao thư lên Hòa-thượng Biểu Tự. Biểu Tự nói: “Trong thư nói cái gì vậy?”. Ngưỡng An nói: “Văn thể đã rõ”. Biểu Tự nói: “Vậy rốt ráo nói cái gì?”. Ngưỡng An nói: “Đang huơ kiếm báu”. Biểu Tự nói: “Gần trước nay, ta không biết trong đó là cái gì?”. Ngưỡng An nói: “Chớ lùa dối tốt lành”. Biểu Tự quay lại hỏi thị giả: “Vị tăng ấy ở đâu vậy?”. Thị giả đáp: “Đã từng ở trong Pháp hội của Hòa-thượng mà đi”. Biểu Tự nói: “Làm sao được hoạt đầu?”. Ngưỡng An nói: “Bi Hòa-thượng độn đặt lại”. Biểu Tự đem thư đến trước lò xông đọc: “Nam-mô-tam-mạnđa”. Ngưỡng An ở gần trước búng ngón tay, Biểu Tự bèn mở thư. Từ đó tiếng tăm vang khắp bốn phương mà chẳng chịu làm sứ mạng của Hòa-thượng Đại Quy Thái. Không bao lâu, Sư ra hoằng hóa trú tại Linh Nham, tăng chúng nhóm họp, niêm truy dựng phất, rất có phong cách của cổ người xưa nhân.

17- Truyện Sa-môn Thích Bảo Ấn ở Kính Sơn thuộc phủ Lâm  An

Thích Bảo Ấn hiệu là Biệt Phong, con nhà họ Lý ở Gia Châu.

Thuở nhỏ tinh thông sáu kinh, lớn lên suốt cùng bảy sử Sư bỗng nhàm chán trần tục, có chí kính mến trúc phần (kinh điển văn Phạn) bèn theo Hòa-thượng Thanh Tố ở Đức Sơn và được độ. Thường nghe giảng Kinh Hoa Nghiêm, Luận Khởi Tín, thảy đều thấu suốt được ý chỉ, biết rằng nhọc công đếm cát, rốt cuộc chẳng được giải thoát, Sư bèn nương theo Thiền sư Trung Phong Mật Ấn. Mất Ấn nêu: “Có vị tăng hỏi Nham Đầu: “Khởi diệt không ngừng, lúc ấy là thế nào?”. Nham Đầu quát: Vậy ai khởi diệt? Sư nghe liền đại ngộ. Gặp Viên Ngộ trở về chùa Chiêu Giác, sai sư Sư đến thăm, Viên Ngộ hỏi: “Từ trước các bậc Thánh lấy gì tiếp người? Sư giơ nắm tay lên, Viên Ngộ nói: Đó là Lão tăng, dùng để làm gì, là từ trước các Thánh dùng đặt. Sư huơ nắm tay, Viên Ngộ cũng đưa nắm tay, cùng giao tiếp và cười lớn rồi thôi. Lại đến tham yết Đại Tuệ ở Kính Sơn. Đại Tuệ hỏi: từ nơi nào đến?-Đáp: Tây Xuyên. Đại Tuệ nói: Chưa ra khỏi ải kiếm môn. Đánh cho ngươi ba mươi gậy. Nói: Hòathượng khởi động chẳng hợp. Đại Tuệ vui mừng. Về sau, Sư vâng chiếu trú tại Tuyết Bảo. Niên hiệu Thuần Hy thứ bảy (1180) mùa thu có chiếu mời Sư để hỏi Đạo, ban vào Điện Tuyển Đức. Hoàng đế Hiếu Tông hỏi: “Các bậc Thánh trong Tam giáo vốn đồng nhau, lý ấy phải chăng?”. Sư đáp: “Thể như hư không, bốn hướng Đông Tây Nam Bắc ban đầu vốn không hai”. Hoàng đế nói: “Song, các bậc Thánh dựng lập môn hộ thì chẳng đồng nhau, Như Khổng Tử dùng tánh trung dung để thiết giáo”. Bảo Ấn nói: “Nếu chẳng là trung dung thì lấy gì để an lập thế gian, nên trong Kinh Pháp Hoa nói rằng: “Chẳng hoại tướng thế gian mà thành Pháp xuất thế gian”. Hoàng đế nói: “Ngày nay các bậc sĩ đại phu học theo Khổng tử phần nhiều chỉ chú trọng vào văn tự ngữ ngôn, chẳng thấy được Đạo của Khổng tử! Không biết tâm của Khổng Tử. Chỉ có Thiền tông của Phật giáo chẳng dùng văn tự dạy người, chỉ thẳng nguồn tâm khiến mau ngộ nhập. Chẳng nhiễu loạn mé sanh tử. Đó là thù thắng”. Bảo Ấn nói: “Chẳng phải chỉ có hàng hậu thế chẳng thấy tâm của Khổng tử, từng thấy Nhan tử trong cửa Khổng gọi là cụ thể, là dốc hết sức lực của một đời người chỉ nói được cái nhìn trước mắt, bỏ quên phía sau, rốt cùng bắt chước chẳng được, mà Khổng tử có tám chữ rõ ràng là: “Đánh mở chỉ đạo cho các đệ tử”. Hai ba ông cho ta là an ổn ư? Ta không an ổn, ta không hành mà chẳng cùng hai ba ông là khâu! Lấy đó mà quán xét thì Khổng tử không hề tránh né Đệ tử mà Đệ tử tự sai lầm! Ngày xưa Trương Thương Anh nói: “Tôi nhờ học Phật mà sau đó rõ biết về Nho! Lời nói ấy thật xác đáng”. Hoàng đế nói: “Ý trẫm cũng như vậy!”. Lại hỏi rằng: “Trang tử là người như thế nào?”. Bảo Ấn nói:

“Chỉ là Thanh văn Tiểu thừa trong Phật giáo vì thuộc hạng hạ nhân. Bởi vì Tiểu thừa nhàm chán thân như gông cùm, bỏ trí như tạp độc, hóa lửa đốt thân, nhập vào cảnh giới vô vi, tức như chỗ nói của Trang tử là “Hình có thể sai sử như cây gỗ, tâm có thể sai sử như tro lạnh”. Còn đối với hạng người Đại thừa thì không phải như vậy, chúng sanh độ hết mới chứng Bồ Đề, chính như Y Doãn nói ta là bậc tiên giác của Dân, phải đem Đạo ấy để giác ngộ Dân. Có kẻ không thấm nhuận ân đức đó, nên đã đẩy vào trong ao hồ”. Hoàng đế vô cùng vui vẻ, ban chiếu trú tại Kính Sơn. Đến lúc khai mở Pháp hội Sư dạy rằng: “Các Đức Phật Ba đời dùng một câu mà diễn giảng trăm ngàn muôn ức câu. Thâu trăm ngàn muôn ức câu chỉ còn lại một câu. Học trò Tổ sư nửa câu cũng không, chỉ nghĩ làm sao khế hợp, ít nhiều bị đau vì đánh. Các nhân giả chớ nói chư Phật đúng, Tổ sư đúng, nếu nói Phật đúng, Tổ chẳng đúng, Tổ đúng Phật chẳng đúng thì lấy bỏ chưa quên. Nếu nói Phật Tổ một lúc đều đúng, một lúc đều chẳng đúng, mập mờ chẳng ít, hãy cắt đoạn dây bìm dây sắn, một câu làm sao nói?”. Dừng lại giây lâu Sư dạy tiếp: “Như trùng lớn nằm trong giấy, thích cười lại sợ người”. Tháng hai niên hiệu Thuần Hy thứ mười (1183), Hoàng đế chú giải Kinh Viên Giác, ban chiếu vời Sư bảo viết lời tựa để lưu hành. Tháng mười một niên hiệu Thiệu Hy thứ nhất (1190) Thiền sư Trí Sách quyết định từ biệt, Trí Sách hỏi ngày đi, Sư nói: “Nước đến cừ thành”. Bèn lấy giấy viết chín chữ: “Lúc gà gáy đêm mùng bảy tháng mười hai”. Quả thật đến ngày thì Sư viên tịch, lưu lại bảy ngày mà sắc mat vẫn tươi nhuận sáng sạch, tóc dài, trên đỉnh đầu ấm nóng, an táng toàn thân ở Tây Cương, vua ban thụy hiệu là “Từ Biện”, tháp hiệu “Trí Quang”.

TRUYỆN CÁC BẬC CAO TĂNG ĐỜI MINH
(Quyển sáu hết)

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8