TRUYỆN CÁC BẬC CAO TĂNG ĐỜI MINH

Sa-môn Thích Như Tinh đời Minh ở chùa Từ Vân, núi Thiên Thai kính soạn.
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 5

CHƯƠNG III: TU TẬP THIỀN ĐỊNH

TRONG PHẦN 1 CỦA CHƯƠNG III

(chánh truyện có muời sáu vị, phụ có bảy vị).

1/. Truyện Sa-môn Thích Chánh Giác chùa Thiên Đồng ở Minh Châu.

Thích Chánh Giác, họ Lý, người ở xứ Thấp Châu. Cha của Sư húy là Tông Đạo, mẹ của Sư họ Triệu. Đêm Sư chào đời, có ánh sáng soi chiếu khắp phòng, mọi người đều lấy làm lạ.

Năm lên bảy tuổi, mỗi ngày Sư đọc sách mấy ngàn lời. Năm mười ba tuổi, Sư thông rành năm kinh, bảy sử. Một hôm, Sư xin theo dòng họ Thích, cầu học pháp vô Sanh, nương Hòa-thượng Bổn Tông chùa Tịnh Minh, ở trong quận cạo tóc xuất gia, cầu thọ giới cụ túc với Hòa-thượng Trí Quỳnh chùa Từ Vân ở Tấn Châu. Năm mười tám tuổi, Sư bắt đầu du phương, nhân đó tự quyết thề rằng: “Nếu chẳng tỏ rõ được đại sự, thề chẳng trở về”. Từ đó, Sư vượt sông, ban đầu đến bái yết ngài Khô Mộc Thành ở Nhữ Châu, tuy nương ở trong thời gian lâu nhưng không có chỗ nhập.

Bấy giờ, tiếng tăm đạo hạnh của Thiền sư Đơn Hà Tử Thuần đang phấn phát rất mạnh, Sư bèn tìm đến. Vừa vào cửa, ngài Đơn Hà hỏi:

“Thế nào là mắt mũi của chính mình từ kiếp không về trước?” Sư đáp:

“Ếch ngồi đáy giếng hớp vầng trăng
Ba canh chẳng gá ánh rèm soi!”

Ngài Đơn Hà bảo: “Chẳng phải ơ lời nói”. Sư đang suy nghĩ thì Ngài Đơn Hà đánh cho một cán phất trần, hỏi: “Hãy nói chỗ chẳng gá xem?” Sư bỗng nhiên đại ngộ, đảnh lễ, Ngài Đơn Hà bảo: “Sao chẳng nói lấy một câu xem?” Sư nói: “Nay con mất tiền lại mắc tội”. Ngài Đơn Hà bảo: “Ta chưa rảnh để đánh ngươi, nghỉ đi thôi”. Gặp lúc ngài Đơn Hà trụ tại chùa Đại thừa thuộc Đường Châu, Sư cũng đi theo. Niên hiệu Tuyên Hòa thứ hai (1120) thời Bắc Tống, ngài Đơn Hà dời đến chùa Đại Hồng, bảo Sư coi sóc Ký thất. Năm sau (1121), Sư đổi làm Thủ tọa. Bấy giờ, các vị Kim Lật Trí, Tuyết Đậu, Tông Bối thảy đều tham tùy. Ngài Chân Hiết Liễu Công trú tại Trường Lô mời Sư đến làm Thủ chúng. Sau đó không lâu, Sư ra làm tự chủ chùa Phổ Chiếu ở Tứ Châu. Vào niên hiệu Kiến Viêm (1127-1131) thời vua Cao Tông, đầu đời Nam Tống, Sư trú tại chùa Thái Bình ở Dã Châu, rồi dời đến chùa Viên Thông, Năng Nhân trong vùng ven sông. Kế đến, Sư lại được bổ đến Trường Lô. Bấy giờ, tên tù trưởng giặc cướp Lý Tại đang dẫn đầu cướp bóc nơi nơi, bèn vào chùa. Chư Tăng khiếp sợ chạy tán loạn, riêng mình Sư ngồi trang nghiêm trong phòng, chỉ dùng lời lành mà khuyên nhủ . Lý Tại cúi đầu đưa tặng vàng bạc cấp giúp chúng tăng. Từ đó, khắp một vùng được yên tĩnh không còn bị giặc cướp. Lại qua hai năm nữa, Sư mới vượt Triết Giang đến Tiền Đường, tới Minh Châu, lễ yết Đại Sĩ Phổ Đà.

Bấy giờ, tại chùa Thiên Đồng, Pháp tịch để trống, Quận thú vội viết hịch thỉnh Sư làm trú trì. Rợ Hồ xâm chiếm biên giới, giặc leo lên đảnh, nhìn xa trên đảnh như có thần hộ vệ, bèn thâu hồi binh lính mà thối lui. Kế đến năm sau, Sư lại có Thánh chỉ đến làm tự chủ chùa Linh Ẩn, khi sắp ra đi thì bốn chúng khóc gào cản trở, muông thú kêu tiếng buồn thương! Sư ở tại chùa Thiên Đồng ba mươi năm, điện đường phòng nhà, Sư đều xây dựng mới lại.

Ngày mồng một tháng chín niên hiệu Thiệu Hưng thứ hai bảy (117) thời Nam Tống, Sư đến từ biệt các vị Quận Súy, Đàn Việt, v.v… Đến ngày mồng năm, Sư trở về núi dùng cơm với khách như thường. Sáng sớm hôm sau (ngày mồng tám), Sư bảo tắm gội, thay đổi y phục rồi ngồi thẳng, viết thư giao phó việc hậu sự, Sư nói kệ rằng:

“Mộng huyễn không hoa
Sáu mươi bảy năm (67)
Chim trắng khói chìm
Nước thu suối biếc”.

Rồi Ngài buông bút, thị tịch.

Vua Hiếu Tông, thời Nam Tống ban thụy hiệu là Hoằng Trí Thiền Sư, tháp tên là Diệu Quang.

2/. Truyện Sa-môn Thích Giáo Hanh chùa Khánh Thọ ở Yên Đô.

Thích Giáo Hanh, tự là Hư Minh, họ Vương, người ở xứ Nhâm Thành, Tế Châu.

Trước kia, tại chùa Từ Tế ở Biện Kinh có Sa-môn Phước An đến trụ tại Nhâm Thành mấy năm, tinh tu bạch nghiệp, kẻ tăng người tục đều kính trọng. Một hôm, Ngài ứng phó trai diên, đến thôn mang sơn bèn tựa gốc cây mà thị tịch. Đêm đó, Ngài đến báo mộng cho Nữ Đệ Bằng ở thôn Tự Bành. Thấy Ngài (Phước An) cưỡi con ngựa trắng, mà xuống ngựa bảo rằng: “Ta sanh trong nhà Vương Quang Đạo ở làng Tây Trần”. Đến lúc Bằng thức giấc, nói với với mẹ và đứa con nghe, cả ba người thảy đều mộng thấy như nhau. Sáng sớm, Bằng đến nhà Quang Đạo thăm hỏi, mẹ của Quang Đạo, người họ Lưu đêm trước cũng có mộng thấy ngài Phước An đến xin nghỉ nhờ qua đêm. Ngày đó, quả nhiên sanh ra Ngài , nhưng ngón tay cái của tay phải dường như không co duỗi được. Sư chỉ nháy mắt mà chưa cười được. Ngày hôm sau có hai vị Sa-môn Phước Quảng và Phước Kiên, nghe nên đến thăm, vừa thấy liền gọi rằng: “Sư huynh Phước An không sao chứ?” Sư nhìn kỹ rồi duỗi ngón tay chỉ mà cười. Mẹ Sư để Sư nằm ở trong phòng, như có tiếng người tụng Ma-ha Bát-nhã, Sư liền chăm nhìn ngay ngắn, có người đem quyển kinh Phật và chén rượu để thử Sư, cuối cùng Sư vớ lấy quyển kinh. Sư vốn không ăn các thứ cá thịt tanh nồng, thấy chư tăng liền vui mừng muốn đi theo. Mọi người đều gọi Sư là “An Sơn Chúa”. Nên trong thôn Mang Sơn bèn khắc những việc lạ của Sư vào bia đá.

Năm lên bảy tuổi, Sư đến nương tựa Hòa thượng Viên chùa Sùng Giác ở trong châu mà cạo tóc xuất gia. Năm mười ba tuổi, Sư họ giới cụ túc. Gặp tiên sinh Khổ Qua đoán tướng, bảo rằng: “Đứa trẻ này (tức chỉ Ngài Giáo Hanh), ngày sau ngồi nơi Đạo tràng thống lãnh tăng chúng đến cả muôn người”.

Năm mười lăm tuổi, Sư bắt đầu du phương, nghe sự hưng thịnh nơi pháp tịch của Hòa-thượng Bảo chùa Phổ Chiếu ở Trịnh Châu, Sư liền mang tích trượng, phát xuất cất bước tại sông Biện. Hòa-thượng Bảo đêm đó mộng thấy mây lành như hoa sen vàng lăng xăng rơi loạn xạ. Nhân đó, Sư nói với chúng tăng rằng: “Đã mười năm, ta không mộng mỵ, mà nay nằm mộng. Đó là điềm lành gì thế?” Sáng hôm sau thì Sư (Giáo Hanh) vừa tới. Hòa-thượng Bảo riêng một mình lấy làm lạ. Còn Ngài thì sớm tối tham cầu khấu lễ, Hòa thượng Bảo cũng hết sức trả lời. Một hôm, Sư đến Huy Dương, bỗng nhiên đang ngồi trên ngựa, Sư nhớ đến nhân duyên… trúc, bèn lắng tình không tán loạn tợ như đang nhập định. Sắp đến Hà Tân, Sư vẫn không hề hay biết. Khi đó, có Đức Mãn là người cùng đi, bảo rằng: “Đây là Hà Tân”. Sư giật mình, xuống ngựa, vừa vui vừa buồn. Đến lúc trở về, Sư rơi nước mắt, nói lại với Hòa-thượng Bảo, Hòa-thượng nói rằng: “Đây là cương nhân cần phải làm chuyển động sống lại mới được. Đã từng khán công án Nhật diện Phật rồi chứ?” Sư đáp: “Lúc còn bé đã niệm được”. Hòa-thượng Bảo cười, nói: “Ta chỉ dạy ngươi tham Chư Phương trạo hạ để thiền. Chỉ nên tự về tham lại đi thì tự có chỗ đắc lực”. Một hôm, ở tại Vân Đường, Sư đang tĩnh tọa, bỗng nghe tiếng đánh bảng mà Sư hoát nhiên chứng nhập, bèn trình kệ rằng:

“Mặt trời mặt trăng
Muôn sao chớp lòe
Nếu lại đợi nghi
Khuôn mặt bị tên.
Ôi! Hòa-thượng Bảo nói:
Ta lừa dối ngươi chẳng được!”.

Sau, Sư ra hoằng hóa, an tọa ở năm đạo tràng như: Giới đàn ở Tung Sơn, Vân Môn ở Thiều Sơn, Phổ Chiếu ở Trịnh Châu, Đại giác ở Lâm Khê và Pháp Vương ở Tung Sơn. Kế đến, nhân thừa tướng nước Kim là Giáp Cốc Thanh Thần thỉnh Sư ra làm tự chủ chùa Đầm Giá ở Trung Đô, rồi dời đến chùa Phổ Chiếu ở Tế Châu. Sau đó không bao lâu, bỗng nhiên trong vườn thông sau phương trượng, có một cây sừng sững cao hơn trượng, bầy chim quạ lần lượt đến làm tổ, hình dạng như ngôi tháp, trên dưới cả thảy mười hai tầng. Tăng chúng chúc tụng rằng: “Có Hòa-thượng đến là Phật pháp càng hưng thạnh”. Sau đó, chưa đầy mười ngày, bỗng có chiếu ban sắc Sư ra trụ chùa Khánh Thọ. Tăng chúng thường đông cả muôn người. Ba năm sau, Sư lại ra làm tự chủ chùa Thiếu Lâm, pháp tịch thường đông đảo lớn mạnh. Tự nhiên, Sư dẫn đi bèn đùa giỡn giữa khoảng Tung Sơn Thiếu Lâm, hoặctha hồ hát ca, hoặc reo hò vui thú, như thế đến mấy năm. Bỗng một hôm, Sư cảm thấy bốn đại huyền hoãn, ngay nơi ngạch cửa, ngồi yên từ giã tất cả tân khách.

Đến ngày mồng mười tháng bảy năm Kỷ Mão (1219) nhằm niên hiệu Hưng Định, đời Kim, Sư răn bảo các đệ tử rằng: “Các ông mỗi người tự siêng năng tu hành!” Rồi bảo tắm gội, xong Sư nói kệ từ biệt, an nhiên ngồi thẳng thị tịch, thọ bảy mươi tuổi, năm tám hạ lạp.

Lúc trà-tỳ, ánh lửa đỏ hừng như hoa sen hé nở, răng hàm tròng mắt chẳng rã hoại, có vô số xá-lợi. Lúc sống, từ thuở bé trên trán Sư có viên ngọc nổi hiện ở da, đến lúc lửa bốc tự nhiên bay mất. Đệ tử là 08 phân thiết lợi la xây tháp thờ.

3/. Truyện Sa-môn Thích Tông Cảo ở Kính Sơn, phủ Lâm An.

Thích Tông Cảo hiệu là Đại Tuệ, vì trú tại am Diệu Hỷ nên còn gọi là Diệu Hỷ. Ngài vốn họ Hề ở Tuyên Châu, là thân sau của Vân Phong Duyệt. Linh Căn sớm đủ, tuệ tánh sanh ra đã hiểu biết.

Năm mười hai tuổi, Sư liền tìm đến chỗ ngài Vô Vân Tề. Đến năm mười bảy tuổi cạo tóc. Ban đầu Sư đến cửa Động Tông, Động Tông kỳ túc nhân Sư hỏi cơ phong bén nhạy, bèn bảo đất hương trên cánh tay, mới trao truyền tâm ấn. Sư không chịu nên bỏ đi. Đến nương tựa Ngài Trạm Đường Chuẩn, suốt thời gian dài nhưng không khế hội. Ngài Trạm Đường nhân bị bệnh bèn bảo Sư đến tham kiến ngài Viên Ngộ, Ngài Viên Ngộ trụ chùa Chiếu Giác tại đất Thục, Sư lần lựa chưa đến. Một hôm, nghe ngài Viên Ngộ có chiếu chỉ đến trụ chùa Thiên Ninh ở Sông Biện, Sư tự mừng, bảo: “Thiên đế ban tặng lão Tăng ấy cho ta!” Bèn đến trước một ngày ở chùa Thiên Ninh để đón rước ngài Viên Ngộ và tự suy tính rằng: “Sẽ ở trọn chín năm, nếu đồng chư vớ các nơi vọng cho ta là đúng thì ta nên mang “Vô Thiền Luận” mà đi”.

Đến lúc gặp ngài Viên Ngộ khai đường nêu: “Có vị tăng hỏi Vân Môn “Thế nào là chỗ xuất thân của các Đức Phật?”, Vân Môn bảo: “Đông Sơn đi trên nước”. Ngài Viên Ngộ bảo: “Thiên Ninh thì không như vậy, chỉ hướng về đạo khác, un đúc gió từ phương nam thổi đến thì Điện các sanh ra chút mát dịu”. Sư nghe thế, bỗng nhiên mé trước sau đoạn dứt, Ngài Viên Ngộ bảo: “Cũng chẳng dễ, ông đến đất ruộng ấy, nhưng đáng tiếc chết rồi không thể sống lại. Không nghi ngôn cú, đó là đại bệnh, há chẳng thấy đạo”. Hố thẳm buông tay, tự chịu gánh vác, chết đi sống lại, lừa ông không được”, Ông phải tin có thứ đạo lý ấy”. Từ đó, ngài Viên Ngộ bảo Sư ở tại Trạch Mộc Đường, làm thị giả không đắm việc. Một hôm, trong lúc ngài Viên Ngộ thọ trai với khách, bất chợt Sư đưa thìa cơm đều chẳng vào miệng, ngài Viên Ngộ cười, bảo: “Gã này tham Hoàng Dương Mộc Thiền đến độ ấy ư?” Sư bảo: “Như chó liếm chảo dầu sôi”. Sau đó, nghe ngài Viên Ngộ ở trong thất hỏi vị tăng về câu thoại “ hữu cú vô cú, như dây leo nương vào cây. Sư bèn hỏi rằng: Nghe Hoà-thượng đương thời ở chỗ Ngã Tổ có hỏi câu thoại nầy, không biết Ngũ Tổ nói thế nào?” Ngài Viên Ngộ chỉ cười mà không trả lời. Sư nói: “Hòa-thượng bấy giờ đã đối chúng mà hỏi, nay nói có ngại gì?” Bất đắc dĩ, ngài Viên Ngộ bảo: “Ta hỏi Ngũ Tổ về Hữu Cú Vô Cú như dây leo nương cây, ý chỉ ấy như thế nào? Ngũ Tổ bảo “Chỉ là phỏng vẽ, mà đã là phỏng vẽ thì tranh chẳng thành”. Ta lại hỏi: “Vậy khi cây ngã, dây leo khô thì thế nào?” Ngũ Tổ bảo “theo nhau mà đến”. Ngay lúc đó, Sư hoát nhiên đại ngộ, bảo: “Con đã hiểu”. Ngài Viên Ngộ lại nêu vài đoạn nhân duyên hỏi vặn, Sư trả lời thông suốt không ngưng trệ. Ngài Viên Ngộ mừng, nói với Sư rằng: “Vậy mới biết ta không khi dối ngươi ư?” rồi đem bộ “Lâm Tế Chánh Tông Ký” trao cho Sư và bảo trông coi Ký Thất.

Sau đó không bao lâu, ngài Viên Ngộ trở về đất Thục. Sư nhân đó bèn ẩn dấu, kết sau để ở. Sau lại đến Hạ Hổ Khâu, xem kinh Hoa Nghiêm, đến chỗ “Hàng Bồ-tát ở quả vị Đệ Thất đưa chứng đắc vô sanh pháp nhẫn”, bỗng nhiên tỏ rõ nhân duyên Ương-Quật-Ma-La trì bát cứu người sản phụ do ngài Trạm Đường chỉ bày.

Đến niên hiệu Thiệu Hưng thứ bảy (1137) thời Nam Tống, vua Hiếu Tông ban chiếu Sư đến trụ Song Kinh. Một hôm, Sư được tin báo là ngài Viên Ngộ thị tịch, Sư bèn tự viết văn đến cúng tế. Ngay chiều hôm đó, Sư cử tiểu tham: có vị tăng hỏi Ngài Trường Sa: “Ngài Nam Tuyền thị tịch thác sanh đến cõi nào?” Ngài Trường Sa đáp: “Ở phía Đông thôn thì làm, lừa, ở phía Tây thôn thì làm ngựa”. Vị tăng ấy lại hỏi: “Ý chỉ ấy thế nào?” Ngài Trường Sa đáp: “Cần cưỡi thì cưỡi, cần xuống thì xuống”. Nếu thế thì Kinh Sơn không phải như vậy. Nếu có vị tăng hỏi “Ngài Viên Ngộ thị tịch thác sanh cõi nào, nếu sanh vào đường khác, thì đọa vào địa ngục A-tỳ. Ý chỉ ấy thế nào? Đáp: đói thì ăn hòn sắt nóng, khát thì uống nước đồng sôi”. Hỏi: “Có người nào cứu được không?” Đáp: “Không ngừoi nào cứu được.” Hỏi: “Vì sao kh6ng cứu được?” Đáp: “Vì đó chỉ là vịêc bình thường như ăn cơm uống trà của lão này”. Tháng năm năm Thiệu Hưng thứ mười một (111), Tần Cối cho Sư là Trưởng Cửu hun đúc thành, bèn hủy bỏ y bát độ Điệp, đuổi đến Hành Châu. Đến tháng mười niên hiệu Thiệu Hưng thứ ba sáu (1166), lại có chiếu dời Sư đến Mai Dương, sau đó không lâu hoàn phục hình phục và thả về. Qua tháng mười một, Sư lại có chiếu chỉ ban đến trụ chùa A-dục Vương. Đến năm Thiệu Hưng thứ hai tám (118), triều đình lại ban lệnh cho Sư trở lại trú ở Kính Sơn, mở mang tông chỉ của ngài Viên Ngộ.

Mùa xuân năm Tân Tỵ (1161), Sư rút lui về ở Minh Nguyệt Đường. Một đêm, tăng chúng thấy một ngôi sao rơi xuống phía Tây chùa sáng rực. Sau đó Sư thị hiện bị bệnh nhẹ. Đến ngày mồng chín tháng tám, Sư nói với chúng rằng: “Ngày mai tôi mới đi!” Canh năm đêm đo, Sư viết di biểu và dặn dò việc hậu sự. Có Sa-môn Liễu Hiền thỉnh Ngài để lại kệ văn, Sư bèn viết lớn mấy chữ: “Sanh lớn ư? Tử lớn ư? Có kệ, không kệ là gì mà sốt sắng thế!” Rồi an nhiên thị tịch, thọ bảy lăm tuổi, năm tám hạ lạp. Thụy hiệu là Phổ Giác, tháp tên là Bảo Quang.

4/- Truyện Sa-môn Thích Thiệu Long ở Hổ Khẩu, phủ Bình Giang.

Thích Thiệu Long, là người xứ Hàm Sơn ở Hòa Châu. Năm chín tuổi, Ngài từ giã cha mẹ, đến viện Phật Tuệ. Sáu năm sau, được độ xuất gia thọ giới cụ túc. Ngài tinh chuyên nghiên cứu luật bộ. Sau năm hạ, Sư bắt đầu du phương, đầu tiên Sư đến tham yết Hoà-thượng Tín ở Trường Lô và chỉ đắc được đại lược mà thôi. Một hôm, Sư thấy có vị tăng mang đến quyển “Viên Ngộ Thiền sư Ngữ”, Sư liền đọc xem, khen ngợi rằng: “Tưởng như miệng sanh nước bọt, tuy chưa thấm vào bụng dạ, chỉ cần khiến người mừng vui sảng khoái, nhưng tiếc là chưa lãnh hội được tiếng tằng hắn!” Sư bèn đến Bảo Phong, nương tựa ngài Trạm Đường, kế đến tham kiến ngài Hoàng Long Tử Tâm, nhưng sau lại đến tham học với Ngài Viên Ngộ.

Một hôm, Sư vào thất, ngài Viên Ngộ hỏi: “Lúc thấy được thấy, (1) Kiền còn là Kiến, Kiến không thể bằng”. Bỗng nhiên, ngài Viên Ngộ đưa nắm tay bảo: “Lại còn thấy cái gì?” Ngài đáp: “thấy”. Ngài Viên Ngộ bảo: “Trên đầu lại gắn thêm đầu”. Nghe thế bỗng nhiên Sư khế hội chứng ngộ. Ngài Viên Ngộ hỏi: “Thấy cái gì?” Sư đáp: “Trúc kín chẳng ngại nước chảy qua”. Ngài Viên Ngộ gật đầu, bảo Sư trông coi khóa tạng. Có vị tăng hỏi ngài Viên Ngộ rằng: “Ngài Thiệu Long làm Tạng chủ mà mềm yếu như vậy. Thì sao làm được ư?” Ngài Viên Ngộ cười đáp: “Hổ ngủ gật đó!”

Sau, vì tuổi già nên ngài Viên Ngộ nên trở về đất Thục, Sư bèn trú tại phía Tây thành Khai Thánh của ấp. Vào niên hiệu Kiến Viên (1127-1131) thời Nam Tống, Sư dựng am tranh dưới Đồng Phong. Quận thú Lý Quang mời Sư đến ở chùa Chương Giáo, kế là dời đến Hổ Khâu, ở đó đạo hạnh Sư hiển rõ. Nhân đó, Ngài truy tìm cố sự của Thích Bạch Vân Đoan lập Tổ Đường và bảo rằng: “Làm người hậu học không thể thực hành hết di huấn. Vậy đối với nghĩa sao an được ưD9 Sư bèn đắp họa các tôn trượng an trí tôn thờ và đề kệ khen ngợi ở trên.

Sư khen ngợi Tổ sư Đạt-ma rằng:

“Lấp nước người khó giữ
Giày lẻ quảy về Tây.
Chỉ thích trăng Hùng nhĩ
Ngàn xưa lạnh sáng ngời”.

Sư khen ngợi Ngài Bách Trượng rằng:

“Sét ầm rống phá đầm trăng lắng
Ba ngày kinh hoảng choáng ù tai
Vẹt bỏ màng mắt; Bệnh sẽ chết
Tòng lâm từ đó rạng Gia Phong”.

Sư khen ngợi đại sư Minh Giáo khai sơn rằng:

“Xuân đến trăm hoa đua nở bày
Hương mầu mở thắm người tiếp tay
Gặp gió không hạn tình sâu sắc
Trong gò thanh sắc dứt mảy may”.

Bởi vì ngài Bạch Văn cho rằng công khó sáng lập thiền quy của Thiền sư Bách Trượng Hoài Hải nên phối với Tổ sư Đạt-ma, có thể gọi là biết được cội nguồn. Nên Ngài (Thiệu Long) tuân hành mà làm kệ khen ngợi. Lại còn khơi sáng nguồn đạo ấy, đó cũng là người biết lễ.

Năm Bính Thìn (1136) nhằm niên hiệu Thiệu Hưng, thời Nam Tống, Sư thị hiện bị bệnh nhẹ, ngồi kiết già mà thị tịch. Tăng chúng xây tháp an trí toàn thân Sư ở góc Tây nam chùa.

Liên quan thử bàn:

Ba Phật trong thời Bắc Tống đều đề xướng đạo của Diễn Công, chỉ có Phật quả đạt được cốt tủy đó. Mà vào thất của Phật Quả, ngồi giường vô úy, rống tiếng sư tử lại chẳng dưới mười người, sau đó nối pháp mãi đến khoảng niên hiệu Gia Long(1) đời Minh, còn có hơi hám, chỉ người Ba Tỷ là Diệu Hỷ và con cháu của Hổ Ngủ Gật. Ngoài ra babốn truyện thì vắng lặng không tiếng tăm. Nhưng hai vị lão tăng này có thể gọi là nguồn xa dòng dài. Đương thời tôn xưng là “Hai môn Cam Lổ”, cũng thích đáng.

5/- Truyện Sa-môn Thích Đoan Dụ ở núi A Dục thuộc Khánh Nguyên.

Thích Đoan Dụ, hiệu là Phật Trí, Sư là con cháu của Ngô Việt Tiền Dương, sáu đời tổ tiên làm quan thú Nhân Gia ở Cối Kê. Sư vừa mới sanh mà quắt thước, mắt mày khôi ngô.

Năm mười bốn tuổi, Sư xuất gia làm Sa-Di khu Ô ở chùa Đại Thiện. Năm mười tám tuổi được độ thọ giới cụ túc. Sư sang nương tựa Thiền sư Tịnh Từ Nhất. Sau đó không lâu, tình cờ nghe vị tăng Hệ Lô Trụ nói: “Sao ông chẳng nói thiền?” Bỗng nhiên Sư có chút tỉnh ngộ, bèn đến tìm cầu tham yết Viễn Cam Lộ ở Long Môn Đầm Tường ở Trác Lặc , các vị đó đều cho là dĩnh ngộ nên đều suy tôn. Về sau, Sư gặp được ngài Viên Ngộ ở Chung Phụ. Một hôm, ngài Viên Ngộ hỏi rằng: “Chánh pháp nhãn Tạng hướng đến bên con lừa mù thì diệt, vậy nay là diệt hay chẳng diệt?” Sư thưa: “Xin Hòa-thượng hợp lấy miệng là tốt”. Ngài Viên Ngộ bảo: “Đó còn chưa vượt khỏi thường tình”. Ngài suy nghĩ định đáp lại, ngài Viên Ngộ liền đánh, và Sư chóng dứt trừ sự ngăn ngại. Sư theo hầu ngài Viên Ngộ ở chùa Thiên Ninh và được bảo trông coi Ký thất, sau đó được phân tòa giảng pháp, từ đó, đạo hạnh Sư lan xa đến Kinh Tây, Hiến thỉnh Sư mở pháp ở Đơn Đà. Tiếp theo, Sư dời đến Hổ Khâu ở Kính Sơn. Ngài từ chối sự cầu thỉnh của kẻ tăng, người tục ở Bình Giang, mà đến dựng thảo am ở Tây Hoa. Trải qua được vài năm, Ngài có được sắc chỉ đến ở chùa Bảo ninh, Kiến Khương.

Sau đó, Sư lại dời đến trụ chùa Vạn Thọ ở Tô Thành và Huyền Diệu Thọ Sơn Tây thiền ở xứ Mân. Sư lại có chiếu chỉ dời đến ở chùa Từ Ninh ở Linh Ẩn. Hoàng Thái hậu kính mến Vĩ Vương Đệ, mời Sư giảng pháp, ban tặng áo nạp ca-sa dệt bằng sợi vàng. Sư xin trở về ẩn tu tại Tây Hoa chốn cũ.

Mùa Thu năm Mậu Thìn (118) nhằm niên hiệu Thiệu Hưng, đời Nam Tống, Sư vâng chiếu đến trụ chùa A-dục Vương. Lúc thượng đường, Ngài bảo: “Ngài Đức Sơn có người vừa vào cửa thì liền đánh. Nên nhiều người đến mang trong đãy vải để che lấp dấu vết. Còn ngài Lâm Tế, có người vào cửa thì liền quát mắng. Tất cả chỉ là vào ra chìm nổi trong thanh trần. Nếu là bậc Thích Tử anh linh, thì phong thái ngay dưới chân phải vượt khỏi mọi lằn vết xưa nay. Đón nhận nắm lấy gậy, sừng sửng bỗng chốc quát mắng một tiếng. Quát mắng là chỉ cho cái ấy sao còn tương tự sanh. Nếu quát mắng làm gậy đánh quát mắng là ngủ gật chưa tỉnh, không quát mắng làm gậy đánh quát mắng là chưa biết Đức Sơn Lâm Tế rốt ráo như thế nào? Sừng sững bỗng chốc bảo: “Tất cả chẳng đều động trước”.

Có vị tăng hỏi: “Thế nào là khách trong khách?” Sư bảo: “Ấy là đứa ở coi ruộng kho”. Vị tăng hỏi: “Thế nào là chủ trong khách?” Sư bảo: “Cùng gặp còn lỗ mãng”. Vị tăng hỏi: “Thế nào là khách trong chủ?” Sư bảo: “Hỏi kiếm xán lạn mây sầu”. Vị tăng hỏi: “Thế nào là chủ trong chủ?” Sư bảo: “Đập xương đánh tủy”. Sư đến với chúng, uy sắc trang nghiêm, ăn ngủ chẳng trái thời, vì chúng xướng Đạo không lúc nào mỏi mệt.

Đầu tháng mười năm Canh Ngọ (110) nhằm niên hiệu Thiệu Hưng, Sư thị hiện chút bệnh. Đến ngày mười tám, Sa-môn Pháp Toàn là vị Thủ tọa thỉnh Sư để lại di huấn. Sư bảo: “Dốc hết tâm ý này vì đạo, giúp đỡ lẫn nhau!” nói xong Sư thị tịch.

Sau khi trà-tỳ, tròng mắt răng hàm, chiếc lưỡi của Sư vẫn còn không bị cháy, ngay chỗ đất đó phát sáng suốt đêm. Có được vô số XáLợi, hơn một tháng sau vẫn chưa hết. Đạo sĩ La Triệu thường ngày đến hỏi đạo với Sư, vừa từ bên ngoài về còn chưa được gì, La Triệu nghĩ tưởng ân cần tha thiết, cùng khách dùng cơm, đang lúc nhấm nháp thì, trong miệng như có vật lạ, nhả ra thì là xá-lợi, lớn như hạt đậu mầu như hổ phách. Được việc tốt, liền mang đến lễ bái nơi chỗ trà-tỳ, nghe trong hộp hương có tiếng động, vội mở ra xem thì cũng được xá-lợi như trước mà sắc mầu hồng đượm. Đệ tử môn nhân đón rước di cốt, phân chia xây tháp ở Mậu Phong thuộc Tây Hoa. Thụy hiệu Sư là Đại Ngộ thiền sư.

6/ Truyện Sa-môn Thích Pháp Thái ở núi Đại Quy thuộc Đàm Châu.

Thích Pháp Thái hiệu là Phật tánh, họ Lý, người ở Hán Châu. Có vị tăng hỏi Sư rằng: “Lý tùy sự biến bao gồm muôn vật mà một mảnh Hư ngưng. Sự theo Lý dung, bình đẳng ngàn sai biệt mà đều quy về thực tế. Vậy thế nào là Lý Pháp Giới? Sư đáp: “Núi sông đất liền”. Vị tăng hỏi: “Thế nào là sự Pháp Giới?” Ngài đáp: “Muôn ngàn hình tượng”. Vị tăng hỏi: “Thế nào là Lý sự vô ngại Pháp Giới?” Sư đáp: “Đông tây nam bắc”. Vị tăng hỏi: “Thế nào là Sự Sự vô ngại Pháp Giới?” Ngài đáp: “Trên dưới bốn góc, Thượng Đường man mác, xa tít bao gồm mười phương, phẳng lặng mênh mông dứt mọi hình tướng. Miệng muốn nói mà từ tan mất, mắt muốn trông nhìn mà con ngươi khô mờ. Văn-thù, Phổ Hiền hoàn toàn không có thuật gì hay khéo. Lâm Tế Đức Sơn chẳng ngại đề xướng: rùa nuốt trâu sắt ở thiểm phủ, rắn nhai voi lớn ở Gia Châu. Dọa nạt được cá Lý ở biển đông, cho đến bụng trương như nay. Thượng Đường nhớ xưa kia, ngày du phương có được hai vật đó là Chày Kim Cương và Cốt Ngàn Thánh, mang đi trong vũ trụ, bờ khí cao sừng sững, như vậy suốt ba mươi năm lấy đó làm phép tắc, năm nay đã già. Một vật biết vật gì ném dưới chày Kim Cương đập nát xương Ngàn Thánh, quăng bỏ ở ngã tư đường, không thể nàotiết được. Tùy ý qua phù sanh, chỉ nam đem làm bắc. Gọi rùa là ba ba, kêu đậu là lúa thóc. Theo kẻ kia, người sáng suốt cười ta không dây mực.

7/- Truyện Sa-môn Thích Cảnh Nguyên trụ chùa Hộ Quốc ở Thiên Thai.

Thích Cảnh Nguyên, hiệu là Thử Am, họ Trương, người ở xứ Vĩnh Gia thuộc Ôn Châu.

Năm mười tám tuổi, Sư đến nương tựa Hòa-thượng Hy Củng ở chùa Linh Sơn, được xuất gia, thọ giới cụ túc. Tập học Thai Giáo được ba năm, bèn bỏ, đi đến tham yết Thiền sư Viên Ngộ Khắc cần ở Chung Phụ. Nghe vị tăng đọc lời tiểu tham của Hoà-thượng Tử Tâm là: “Đã mê phải được cái ngộ, đã ngộ thì phải biết cái mê trong ngộ và ngộ trong mê. Mê ngộ cả hai đều bỏ, từ chỗ không mê ngộ mà kiến lập tất cả Pháp”. Sư bỗng sanh nghi ngờ, liền đến Điện Phật, đưa tay mở rộng cánh cửa, hoát nhiên triệt ngộ, cơ biện chợt phát. Ngài Viên Ngộ chọn làm Ngao Đầu Nguyên thị giả. Ngài Viên Ngộ tự soạn bài khen ngợi chân dung giao cho Sư, viết rằng:

“Bình sanh chỉ nói Ngao đầu thiền
Khua trước Ngao đầu như vách sắt
Thoát kiếp lưới lồng chặt chân cẳng
Đại địa dúm lại sơn mực đen
Về già chuyển lại hết dao dao
Rung động Kim Cương đập nát hang lỗ
Lúc khác cần biết mặt Viên Ngộ
Một làm cừ nông đều đếm ra”.

Từ đó, Sư ẩn dấu vết tích, chẳng cầu tiếng tăm. Sau vì Quát Thương Thái Thủ Cảnh Diên Hy kính mến đạo hạnh, muốn thỉnh Sư đền khai pháp ở Nam Minh, vật sắc bắt nguồn từ sự báo ân ở Thiên Thai. Khi sắp nhận mạng thì có vị tăng hỏi: “Tam Thánh nói “Ta gặp người liền ra, ra thì không vì người” Ý chỉ ấy thế nào?” Sư bảo: “ông lão tám mươi nhai sắt sống”. Vị tăng lại hỏi: “Hưng Hóa nói “ta gặp người thì chẳng ra, ra thì liền vì người, vậy làm sao sanh?” Sư bảo: “Trên đảnh Tu-di sóng vọt lên hư không”.

Sau, Sư thị hiện bị bệnh nhẹ, mời Ứng Am Hoa ở Tây Đường đến phó chúc mọi việc ở Bổn viện, răn dạy đồ chúng như lúc bình thường, không bao lâu nắm tay mà thị tịch.

Sau khi trà-tỳ, có được xá-lợi năm mầu, răng, lưỡi và nắm tay phải chẳng bị cháy. Tháp thờ Sư được xây dựng ở phía Đông bắc chùa, trước động Lưu Nguyễn, Sư thọ năm ba tuổi.

Liên quan thử bàn:

Đại Tuệ là sự tái lai của Vân Phong Duyệt, có thể gọi là bậc đầy đủ Đại căn khí, còn bị Trạm Đường xô đẩy chẳng vào được. Đến ngoài ba mươi tuổi mới va chạm kiền-chuỳ của Viên Ngộ, mới được đại ngộ. Nay đây, Ngài Cảnh Nguyên vừa mới hai mốt tuổi, nghe vị tăng bên cạnh đọc lời của Hòa-thượng Tử Tâm, bèn liền chứng ngộ thấu triệt. Vậy, căn khí nhạy bén của Sư, đại khái có thể tự hiểu. Lúc ra hoằng hóa, ban đầu Sư trú tại Nam Minh, sau cùng ở chùa Hộ Quốc. Khắp chốn Tòng lâm tôn xưng Sư là “Nguyên Bố Đại”, bởi Sư có phong thái của bậc Thánh. Ấy là chọn đường cơ đi ra cửa. Sư giảng pháp, niêm chùy, từ khí hùng vĩ, cơ phong tròn đầy nhanh chóng, càng thấy rõ tường thành của Sư.

8/ Truyện Sa-môn Thích Tuệ Viễn trụ chùa Linh Ẩn ở Lâm An.

Thích Tuệ Viễn, họ Bành, người ở My Sơn. Năm mười ba tuổi, Sư đến nương tựa Hòa-thượng Tông Biện ở viện Dược Sư, xin xuất gia.

Ban đầu, Sư tìm đến pháp tịch của ngài Đại Tuệ, kế là tham yết Thiền sư Linh Nham Huy, hơi có chỗ vào. Gặp lúc ngài Viên Ngộ Cảnh chiếu chỉ đến trụ chùa Chiếu Giác, Sư liền tìm đến đó, lại gặp ngài Viên Ngộ giảng nói nêu bày về vấn đề cư sĩ Bàng Uẩn hỏi ngài Mã Tổ về nhân duyên chẳng cùng làm bạn với muôn pháp. Bỗng nhiên, Sư đốn ngộ, ngã té giữa chúng, đại chúng nâng Sư dậy, Sư bèn nói: “Mộng tôi đã tỉnh”. Đến tối, lúc tiểu tham, Sư bước ra hỏi rằng: “Sạch làu bàu không hề có một vật, xương đỏ sức yếu không có một tiền. Nhà tan cửa nát, xin thầy cứu giúp!” Ngài Viên Ngộ bảo: “Bảy trân tám báu một lúc dẫn bắt”. Sư nói: “Họa chẳng vào, cẩn thận cửa của nhà”. Ngài Viên Ngộ bảo: “Cỏ chẳng lìa vị, rơi trong biển độc”. Ngài liền quát hét. Ngài Viên Ngộ cầm gậy gõ vào giường thiền, bảo: “Ăn được gậy chưa?” Ngài lại quát hét. Ngài Viên Ngộ liền hét liên tiếp hai tiếng, Sư liền đảnh lễ. Từ đó cỏ phong cao phát, không gì chẳng thấu suốt.

Sư ra hoằng hóa, ban đầu trụ chùa Hiển Hiếu ở núi Cao Đình. Đến ngày rằm tháng mười niên hiệu Càn Đạo thứ sáu (1170) thời Nam Tống. Sư vâng chiếu, dời đến chùa Linh Ẩn. Lúc Thượng đường, có vị tăng hỏi: “Tức tâm tức Phật, thì như thế nào?” Sư bảo: “Hết sừng trên đầu”. Vị tăng lại hỏi: “Phi tâm phi Phật, lúc ấy thế nào?” Ngài bảo: “Vòng vàng ở tai rớt”. Vị tăng lại hỏi: “Chẳng phải tâm, chẳng phải Phật, cũng chẳng là vật, vậy thì làm sao?” Sư bảo: “Đổ nát đảnh Tu La múa điệu Chá Chi”.

Ngày rằm tháng hai niên hiệu Càn Đạo thứ bảy (117), Sư được mời vào điện Tuyển Đức. Sau khi an tọa, vua Hiếu Tông (1163-1190) hỏi: “Làm thế nào để thoát khỏi sanh tử?” Sư đáp: “Chưa ngộ đại đạo thí không bao giờ thoát”. Vua hỏi: “Thế nào là được ngộ?” Sư đáp: “Tánh sẵn có rốt ráo không ai chẳng ngộ”. Nhà vua hỏi: “Sau khi ngộ

thì thế nào?” Sư đáp: “Sau khi ngộ mới biết thoát thể hiện tiền không hề có tướng mẩy lông để thấy”. Nhà vua gật đầu chấp nhận . Vua lại hỏi: “Thế nào là tức tâm tức Phật?” Sư đáp: “Trước mắt không một pháp, vậy bệ hạ gọi lấy cái gì làm tâm?” Nhà vua hỏi: “Thế nào là tâm?” Sư sửa mình xoa tay đứng dậy đáp: “Chỉ là cái ấy”. Vua rất vui mừng.

Ngày mồng bảy tháng tám niên hiệu Càn Đạo thứ tám (1172), vua Hiếu Tông lại mời Sư vào Đông Các. Sau khi an tọa, nhà vua hỏi: “Ngày trước trong mộng bỗng nghe tiếng chuông, bèn có cảm giác không biết là mộng hay thức. Ấy là thế nào?” Sư bảo: “Bệ hạ hỏi về mộng hay về tỉnh? Nếu hỏi về tỉnh thì nay chính là nói mớ. Nếu hỏi về mộng, thì mộng và thức không khác. Vậy dạy ai phân biệt? Mộng tức là huyễn, biết huyễn tức lìa, giác tâm bất động. Nên nói: “Nếu chuyển được vật tức đồng với Như Lai”. Nhà vua hỏi: “Mộng huyễn đã chẳng phải thật, vậy tiếng chuông từ chỗ nào mà khởi?” Sư đáp: “Từ chỗ hỏi mà khởi”. Nhà vua lại hỏi: “Ngày trước, trẫm ngồi tại Đông Các này, bỗng tư duy về chẳng cùng muôn pháp làm bạn, mà có cái thấy”. Sư nói: “Xin được nghe!” Nhà vua nói: “Bốn biển chẳng là nhiều”. Sư bảo: “Một người hớp hết nước ở Tây Giang thì như thế nào?” nhà vua nói: “Cũng kghông hề giảm thiếu”. Sư bảo: “Mới trải qua tư duy, bèn thành thừa pháp, chính là như đoạn luân, như ánh chớp không hề liên quan gì. Vì sao? Vì pháp không hai. Kiến không hai Kiến, tâm không khác tâm, như bầu trời không hai mặt trời”. Nhà vua vô cùng vui vẻ, ban tặng Sư hiệu là “Phật Hải Đại Sư”.

Mùa thu năm Ất Mùi, nhằm niên hiệu Thuần Hy năm thứ hai (117) thời Nam Tống, Ngài dạy chúng, nói kệ rằng:

Một buổi sáng tháng chín nhuần, năm Thuần Hy thứ hai (117)

Chỗ ồn chớ xuất đầu
Nơi lạnh để mắt nhìn,
Tối sáng chẳng liên can
Đây kia chia một nửa
Một giống làm Quý nhân
Bảo ai bán củi than
Đạo nầy chẳng thể hủy, chẳng thể nào ngợi ca
Thể dường như hư không
Hết ven bờ cùng gọi, cùng kêu hãy trở về
Thượng Nguyên định là rằm tháng giêng”.

Đến tháng giêng năm sau (1176), bỗng nhiên Sư bị bệnh nhẹ, quả thật đến ngày rằm, Sư nói kệ rằng:

“Bẻ gãy dùi cân
Xốc nhanh lộ bày
Đột xuất cỏ trước
Quạ bay chẳng qua”.

Xong, Sư ngồi thẳng an nhiên thị tịch. Nhục thân lưu lại bảy ngày mà sắc mặt chẳng đổi mầu. Xây tháp thờ toàn thân.

9/- Truyện Sa-môn Thích Tâm Đạo trụ chùa Văn thù ở phủ Thường Đức.

Thích Tâm Đạo họ Từ, người ở xứ My Châu. Năm ba mươi tuổi, Sư xuất gia, tìm đến thành đô, học tập Duy Thức, tự cho là đến. Có vị tăng chung liêu hỏi Sư rằng: “Ba cõi chỉ do tâm, muôn pháp chỉ có thức. Nay trước mắt muôn hình vạn tượng như vậy, Tâm thức ở đâu?” Sư mịt mờ chẳng hiểu gì cả, bèn vượt ải chu du khắp vùng Giang Hoài. Đã tới Thái Bình thuộc Dã Châu, nghe ngài Phật giám ban đêm tham cử câu thoại đầu cây bách của Triệu Châu. Đến lúc Giác Thiết Thuỷ bảo: “Tiên sư không nói lời đó, chớ nên phỉ báng tiên sư là tốt”. Nhân đó đại nghi nêu lên đã lâu. Một đêm, hoát nhiên Sư chạy đến trượng thất, tìm manh mối sở ngộ. Ngài Phật Giám thấy vậy bèn đóng cửa. Sư liền gọi: “Hòa-thượng, chớ lừa dối con”. Ngài Phật Giám bảo: “mười phương không tường vách, sao chẳng đi vào cửa?” Sư liền đưa nắm tay phá rách giấy trên cửa sở. Ngài Phật Giám liền mở cửa, túm ngực áo, bảo: “nói ! nói !” Sư liền đưa hai tay bưng lấy đầu Ngài Phật Giám, miệng hét, rồi ra trình kệ rằng:

“Triệu Châu có thoại đầu cây Bách
Thiền khách truyền nhau khắp mọi nơi.
Thường là vạch lá và tìm cành
Chẳng thể ngay đó thấu nguồi cội.
Giác công nói đạo không lời ấy
Chính lời xấu ác, nên mắng thẳng
Nếu Thiền giả mắt sáng suốt
Khéo hướng vào đây biện giả chân”.

Ngài Phật Giám cho là đúng. Thái thú Tương Châu thỉnh Sư ra giảng pháp ở chùa Thiên Ninh, cất lớn riêng Văn-thù.

Năm đổi niên hiệu Tuyên Hòa (1119) đời Bắc Tống, vua Huy Tông ban chiếu sửa đổi chư Tăng gọi là “Đức Sĩ”. Nhân đó, lúc Thượng đường, Ngài bảo rằng: “Ý Tổ Đạt-ma từ Tây vực đến, sự việc triều chính đời nay đặt địa mới, xưa là tướng Tỳ-kheo, nay là hình Lão Quân mặc áo bạc, cầm lông hạc, đều quấn khăn lá chuối. Lâm tuyền vô sự khách, hai lượt đội ân vua. Do đó, Đạo muốn biết được nghĩa của Phật tánh, cần phải quán xét thời tiết nhân duyên. Vả lại đạo tức nay là thời tiết gì? Tỳ-Lô-giá-na đầu đội mũ bán, lão già Văn Thù thân mặc áo lông hạc. Cần phải phủ phục tùy thuận thời nghi. Một người đã vậy, nhiều người cũng vậy, tất cả mọi người thành lập tòng lâm. Vui được các tiên tụ hội, cùng rót rượu mê tiên, đồng xướng bước Hư từ, hoặc xem Linh Bảo độ nhân Kinh, hoặc nói thuốc sống mãi không chết. Đàn cầm dưới trăng, đầu ngón tay phát âm thái cổ, bày cờ trước hiên, khéo ra ngoài thần cơ. Tiến một bước bèn đến trên trời Đại La, lùi một bước thì rơi vào thành Cửu u. Chỉ như một câu chẳng tiến chẳng lùi, thì làm thế nào? Đạo thẳng nhiều lông hóa thành đường tam thanh, rốt cùng là một huyễn thân luân hồi”.

Đến tháng chín niên nhiệu Tuyên Hòa thứ hai (1120), vua lại ban chiếu khôi phục chư Tăng. Sư Thượng đường, dạy rằng: “Trong nửa năm nghĩ tưởng đại để hưng suy đều tự có thời. Đức Phật Như Lai, có dự ký thời kỳ pháp nạn, trong kinh giáo có ghi rõ không ai chẳng biết, so sánh về niên đại thì chính là lúc này. Ma được dịp hoặc loạn chánh Tông, Tăng đổi hình tục, Phật chỉ còn danh tự, vọng sanh tà giải, trích xén văn kinh. Náo Bạt định âm, chén bát thêm chân. Phần nhiều kiêu hãnh lừa dối kinh lờn thánh quân. May thay, thánh chúa của chúng ta sáng suốt chẳng quên phó chúc, chẳng phế bỏ giáo lý. Đặc tặng thần chương, mới cho phép tăng ni lại được đắp mặc pháp y, cạo bỏ râu tóc. Thật có thể gọi là: tro lạnh ấm nóng lại, cây khô trở đâm chồi, rượu nặng mê tiên biến thành cam lồ. Bộ Hư từ phiên thành khúc nhạc về quê, buông thả thẻ bạc gỗ, nắm dậy Ni-Sư-Đàn, hôm qua cúi đầu chấp tay, hôm nay Hòa-nam. Chẳng xem xét, chỉ đổi tướng thời xưa, chẳng đổi người thời cũ, xin hỏi đại chúng người thời cũ là một hay là hai?” Ngừng giây lát, Sư lại nói:

“Gió thu cũng mở e lộn xộn
Thổi sạch bụi đạo giáo năm nay”.

Mùa xuân niên hiệu Kiến Viêm thứ ba (1129)đời Nam Tống, Sư dạy tăng chúng, nêu lên về nhân duyên “Lâm Tế phó chúc tam thánh lúc thị tịch”. Sư bảo: “Chánh pháp Nhãn tạng lừa mù hủy diệt. Lâm Tế đâu từng nói lời ấy, mà xưa nay mọi người đều vọng truyền. Nếu không tin thì chỉ xem sau tháng ba, đến tháng ba nhuần sẽ có giặc làm loạn, Tăng chúng thỉnh Sư lánh giặc về phương Nam. Sư bảo: “Sở dĩ học đạo là vì dứt hết sanh tử, sao lại có sự trốn lánh?” Giặc đến , Sư bảo: “Hãy mau giết ta để làm vui thích tâm các ngươi”. Giặc đưa giáo dài giết Sư, tự nhiên một dòng sữa trắng vọt lên, giặc khiếp sợ, lấy chiếu đậy lại, bỏ đi.

10/. Truyện Sa-môn Thích Trí Tài trụ chùa Long Nha ở Đàm Châu.

Thích Trí Tài, họ Thi, người ở xứ Dã Châu. Từ tuổi nhỏ. Ngài đã siêng năng theo hầu bên cạnh Ngài Phật Giám. Đến lúc du phương, Sư đến tham yết Ngài Hoàng Long Tử Tâm. Hôm sau, Sư vào thất, Ngài Tử Tâm hỏi rằng: “Hiểu được câu đầu tiên tức là hiểu được câu cuối cùng. Hiểu được câu cuối cùng thì hiểu được câu đầu tiên. Đầu tiên cuối cùng gác qua một bên, vậy câu thoại đầu con chồn hoan của Bách Trượng làm sao hiểu?” Sư nói: “Vào cửa đã biết lại kiến giải, đâu cần phải nêu bùn trong bánh xe”. Ngài Tử Tâm bảo: “Tân trưởng lão chết trong tay trên tòa vậy”. Ngài nói: “Ngôn ngữ tuy có khác, chí lý đều không sai”. Ngài Tử Tâm bảo: “Thế nào là việc không khác?” Sư nói: “Chẳng gõ sừng rồng vàng (Hoàng Long), làm sao biết có ngọc dưới cằm”. Ngài Tử Tâm liền đánh.

Sư ra hoằng hóa, đầu tiên trụ tại chùa Nhạc Lộc, kế tiếp dời đến chùa Long Nha. Suốt ba mươi năm, Sư lấy sự thanh bạch khổ tiết đối với chúng Tăng, nên chư Tăng rất kính sợ Sư. Sư lại dời đến chùa Vân Khê.

Ngày rằm tháng tám năm Mậu ngọ (1138) nhằm niên hiệu Thiệu Hưng; thời Nam Tống, bỗng nhiên Sư nhóm chúng giao phó việc chùa và viết kệ rằng:

“Trung thu Mậu Ngọ năm nay
Xuất gia trú trì xong việc
Sắp đi tự mình còn không có
Huống gì hư không có thể tìm!”

Mỗi ngày, Sư vẫn dạy chúng như thường. Đến ngày hai ba, Sư lại chỉ bày với chúng rằng: “Niết-bàn, sanh tử đều là hoa đốm giữa hư không. Phật và chúng sinh tất cả là lời nói thêm. Các vị hợp lại phải làm thế nào?” Đại chúng đều nói chẳng khế hợp, Sư quát hét: “Khổ! Khổ!” Lại nói: “Mây trắng từ đất tuôn vọt, trăng sáng lơ lửng giữa trời”. Nói xong, Sư mỉm cười mà thị tịch. Sau khi trà tỳ có xá lợi năm mầu, xây tháp thờ Sư ở phía Tây bắc chùa.

11/. Truyện Sa-môn Thích Sĩ Khuê ở chùa Long Tường thuộc Ôn Châu.

Thích Sĩ Khuê, hiệu là Trúc Am, họ Sử, ở thành đô. Đầu tiên, Sư nương tựa Hòa-thượng Tông Nhã chùa Đại Từ xin xuất gia. Tâm Sư mê say kinh Lăng-nghiêm. Sau chu du phương Nam, đến tham yết các bậc Tôn túc. Lúc đầu, Sư đến tham yết Thiền sư Hoàng Môn Viễn, đem sở đắc ở lúc đó bạch với Thiền sư Viễn. Thiền sư Viễn bảo: “Ông hiểu tâm đã đến cùng cực, chỉ thiếu năng lực khai mở tai mắt”. Một hôm, đang đứng hầu, Sư lại hỏi: “Tuyệt đối đợi thời như thế nào?” Thiền sư Viễn bảo: “Tương tợ như ông bạch chuỳ ở trong Tăng đường”. Sư chẳng thôi nghĩ. Tới chiều, Thiền sư Viễn đến Đường Ty, Sư lại đem lý trước ra hỏi, Thiền sư Viễn bảo: “Lời nói nhàn rỗi”. Nghe lời nói ấy, Sư liền đại ngộ.

Cuối niên hiệu Chánh Hòa thời Bắc Tống, Sư trú tại chùa Thiên Ninh ở Hòa Châu, đến niên hiệu Thiệu Hưng (1131-1163) thời Nam Tống, Sư vâng chiếu ra khai sơn chùa Năng Nhân ở nhạn đảng. Bấy giờ, Chân Hiết Liễu Công ở tại Giang Tâm, sợ Sư duyên chưa chín muồi nên đón đến phương trượng, Sư lễ chín lạy, để dẫn dụ dân chúng Ôn Châu. Do đó, mọi người đều quy kính. Lúc Sư Thượng đường, rõ rõ vô ngộ, có pháp tức mê. Mọi người hướng vào trong đó, không được trụ, không được bất trụ. Nếu đứng thì nguy, nếu trụ thì mù. Phải thẳng ý chẳng dừng, huyền cú chẳng dừng, ý dụng chẳng dừng cơ. Ba thứ đó đã rõ, tất cả chỗ chẳng cần phải thắt mang, tự nhiên hiện tiền. Chẳng cần phải soi chiếu lại tự nhiên sáng tỏ. Tuy là như vậy, nhưng còn phải biết có việc hướng thượng. Sư dựng phất trần, nói: “Ôi! Mưa lâu chẳng tạnh”.

Đến ngày mười tám tháng bảy năm Bính dần (116), Sư mời Trưởng lão Tông Phạm đến phó chúc hậu sự. Ngày hôm sau, tắm gội xong, đánh chuông nhóm chúng đến tòa, Sư tự nhiên thị tịch. Lúc cử hành lễ tra- tỳ , tất cả mọi người tiễn đưa đều có được xá-lợi. Tháp thờ Sư được xây dựng ở Cổ Sơn.

12/. Truyện Sa-môn Thích An Dân trụ chùa Hoa Tạn ở Kiến Khương.

Thích An Dân, tự là Mật Ấn, họ Chu, người ở phủ Gia Định. Lúc đầu, Sư giảng kinh Hoa Nghiêm ở thành đô rất nổi tiếng.

Bấy giờ, Ngài Viên Ngộ ở chùa Chiếu Giác. Nhân vậy, Sư đến đó, gặp lúc Ngài Viên Ngộ tiểu tham nêu nhân duyên Quốc sư ba lần gọi thị giả, ngài Triệu Châu niêm rằng: “Như người vào trong chỗ tối viết chữ, chữ tuy chẳng thành, văn thể đã rõ ràng. Vậy đâu là chỗ văn thể rõ ràng?” Sư nghe mà tâm khởi nghi, bèn cáo hương nhập thất. Ngài Viên Ngộ hỏi: “Toạ chủ thường giảng kinh gì?” Sư đáp: “Kinh Lăngnghiêm”. Ngài Viên Ngộ bảo: “Trong kinh Lăng-nghiêm có bảy chỗ bày tâm, tám chỗ lại phân biệt rõ cái thấy. Vậy, rốt ráo tâm ở chỗ nào?” Sư liền trình nhiều nghĩa, nhưng Ngài Viên Ngộ đều khôngchịu. Sư lại xin Ngài Viên Ngộ chỉ bày cho, Ngài Viên Ngộ khiến cho Sư hiểu được tất cả mọi chỗ làm văn thể đã rõ ràng. Tình cờ gặp vị Tăng đến cầu thỉnh chỉ dạy Thập Huyền Đàm, bèn nêu hỏi vị tăng ấy rằng “Tâm ấn có hình sắc gì?” Ngài Viên Ngộ bèn nói lời nghiêm khắc rằng: “Văn thể đã rõ ràng”. Sư nghe mà mừng vui, tự cho rằng “Đến rồi”, Ngài Viên Ngộ chỉ bày then chốt không sai”.

Một hôm, Sư thưa với Ngài Viên Ngộ rằng: “Xin thầy chớ nêu câu thoại, đợi con nói xem”. Ngài Viên Ngộ bảo: “Được”. Sư nói: “Bình thường cầm, chuỳ dựng phất trần trong kinh, há chẳng nói tất cả các tướng trong tất cả thế giới đều tức là Bồ đề Diệu Minh chân tâm”. Ngài Viên Ngộ cười bảo: “Trước giờ, đối với điều đó ông làm sao”. Sư lại nói: “Lúc xuống gõ giường, há chẳng phải là nghe trở lại tánh nghe, tánh thành vô thượng đạo?”. Ngài Viên Ngộ bảo: “Ông há không thấy trong kính nói: “Diệu tánh Viên Minh lìa các danh tướng?” Nhân câu nói đó, mà Sư tỏ rõ.

Từ đó, Sư bỏ giảng theo hầu Ngài Viên Ngộ. Nhân Ngài Viên Ngộ đến đất Thục, trú ở Giáp Sơn, Sư bèn đi theo. Ngài Viên Ngộ vì chúng tiểu tham nêu: “Nhân duyên buồm xưa chưa treo”, Sư nghe mà chưa lãnh hội, bèn cầu quyết trạch. Ngài Viên Ngộ bảo: “Ông hỏi tôi?”

Sư liền nêu câu thoại trước. Ngài Viên Ngộ bảo: “Cây bách trước sân”. Sư liền rõ suốt, bèn thưa với Ngài Viên Ngộ rằng: “Người xưa nói” như một giọt nước nhỏ rơi vào trong biển lớn, thật không biết cả biển lớn nằm trong một giọt”. Ngài Viên Ngộ cười, bảo: “Gã nầy làm sao!” Sư nói kệ rằng:

“Thôi khoe Tứ phần, bỏ Lăng-nghiêm
Đè xuống vân đầu triệt để tham
Chớ học Lượng Công gần Mã Tổ
Lại như Đức Kiệu hỏi Long Đàm.
Bảy năm qua lại tìm Chiếu Giác
Ba thu rong ruổi đến Bích Nham
Ngày nay phiền sung Đệ nhất tọa
Trăm hoa rừng nội hiện Ưu-đàm”.

Sau đó không lâu, Sư khai hội giảng pháp ở chùa Bảo Ninh, rồi dời đến chùa Hoa Tạng, rộng mở mang đạo lý của ngài Viên Ngộ. Sau, Sư thị tịch tại Bổn Sơn, trà-tỳ có rất nhiều xá-lợi. Có người đào huyệt ở đất sâu cả thước cũng có được, xá-lợi rất sáng sạch, trái tim và chiếc lưỡi không tiêu hoại, tất cả đều được xây tháp thờ.

13. Truyện Sa-môn Thích Đạo Nguyên trụ chùa Chiếu Giác, ở Thành đô.

Thích Đạo Nguyên, hiệu là Triệt Am, họ Đặng, ở Miên Châu. Thuở nhỏ, Sư đến chùa Giáng Tịch xin xuất gia, thọ giới cụ túc. Sau, Sư đến tham yết Ngài Đại Biệt Đạo, Ngài bảo khán câu thoại đầu “Rỗng không chẳng thánh”. Bỗng nhiên Sư cười nói: “Tổ sư Đạt-ma xưa nay ở trong đó”. Ngài Đại Biệt Đạo bảo Sư tham “Phật Giám, Phật Nhãn đều được thường thức”. Sư lại đến Kim Sơn, gặp ngài Viên Ngộ, bèn trình bày chỗ thấy của mình, ngài Viên Ngộ không chấp nhận. Gặp lúc ngài Viên Ngộ nhận chiếu chỉ đến trụ chùa Vân Cư, Sư bèn theo hầu. Tuy Sư có chỗ vào, nhưng vì vật trong xương ngực chưa tan. Nhân Ngài Viên Ngộ hỏi một vị tăng rằng: “Lúc sanh tử đến thì thế nào?” Vị tăng ấy đáp: “Cái đài hương cười Hòa-thượng!” Ngài Viên Ngộ kế hỏi Sư: “Ông làm thế nào?” Sư đáp: “Giặc cỏ đại bại”. Ngài Viên Ngộ bảo: “Có người hỏi ông lúc đó thế nào?” Sư nghĩ định đáp, Ngài Viên Ngộ nói lại, y như cũ: “Giặc cỏ đại bại”. Sư liền thấu triệt, Ngài Viên Ngộ đưa nắm tay đánh Sư, Sư vỗ tay cười lớn. Viên Ngộ bảo: “Ông thấy thế nào, bèn là như vậy”. Sư nói: “Nắm tay độc chưa báo trả, nhiều kiếp chẳng quên”.

14/. Truyện Sa-môn Thích Vân Biện ở Nam Phong, thuộc phủ Bình Giang.

Thích Vân Biện, người xứ Cô Tô. Đầu tiên, Sư xuất gia với ngài Đoan Phong Chương. Sau, Sư đến tham yết Hòa thượng Khung Lung Viên, Bỗng nhiên có sở đắc bèn thông sở kiến. Hòa-rhượng Viên bảo: “Con tuy được vào mà chưa đến nơi thích đáng, thiết tưởng nên mang lấy roi”. Sư bèn từ bỏ đó, tìm đến khấu bái Ngài Viên Ngộ, gặp lúc nhập thất, vừa đặt chân đến cửa, Ngài Viên Ngộ vội bảo: “Ông xem dưới chân kìa”. Sư đánh cây cột một cái, ngài Viên Ngộ bảo: “Sao chẳng mang thật đạo lấy một câu?” Sư nói: “Nếu thầy lắc đầu, con liền bày đuôi”. Ngài Viên Ngộ bảo: “Ông thử bày đuôi xem”. Sư liền phiên cân đẩu mà ra, ngài Viên Ngộ cười lớn. Do đó mà mọi người biết tiếng Sư.

Sau, Sư ra ở Nam Phong, có vị Tăng hỏi: “Thế nào là đoạt người chẳng đoạt cảnh?” Sư đáp: “Bá Vương đến Ô giang”. Vị tăng lại hỏi: “Thế nào là đoạt cảnh chẳng đoạt người?” Sư đáp: “Trúc Đàn bái tướng”. Vị Tăng lại hỏi: “Thế nào là người và cảnh đều đoạt?” Sư đáp: “Muôn dặm núi sông được thái bình”. Vị tăng lại hỏi: “Thế nào là người và cảnh đều chẳng đoạt?”

Sư đáp: “Rồng ngâm sương móc khởi, hổ gầm gió sanh”. Vị tăng lại hỏi: “Việc hướng thượng còn có gì nữa chăng?” Sư bảo: “Đích đáng mà sai quá!” Vị tăng ấy nói: “Thật là tác gia”. Sư bảo: “Người hôn mê giữa ban ngày!”

15/. Truyện Sa-môn Thích Thiện Ngộ chùa Vân Cư ở Nam Khương.

Thích Thiện Ngộ, hiệu là Cao Am, họ Lý, người ở Dương Châu.

Năm mười một tuổi Sư xuất gia, sớm có trí tuệ, linh căn tự phát. Nghe Thiền sư Xung nêu câu thoại “Nhân duyên vua Lương Võ Đế hỏi Tổ Sư Đạt-ma”, Sư như được lại vật xưa cũ, vội nói: “Con đã rỗng không, đâu có thánh nào”. Thiền sư Xung lấy làm lạ về lời Sư nói, bèn khuyên Sư đến phương Nam tìm học. Sư liền đến tham yết ngài Phật Nhãn ở Long Môn. Một hôm, có vị tăng bị rắn cắn, ngài Phật Nhãn hỏi Tăng chúng rằng: “Đã là Long Môn, sao lại còn bị rắn cắn!” Sư liền nói: “Quả nhiên hiện tướng Đại nhân”, ngài Phật Nhãn rất khì trọng.

Sau, rao truyền lời đó đến ngài Phật Quả, ngài Phật Quả bảo: “Long môn có vị tăng đó, đạo pháp Đông Sơn chưa lặng lẽ. Ông (Thiện Ngộ) Thượng đường thì tâm sanh các thứ pháp sanh, muôn hình vạn trạng tung hoành. Người tin đưa tay niêm lại, bèn dùng nhật luân canh ba sau giờ ngọ. Tâm diệt thì các pháp diệt, bốn cú trăm phi dứt nẻo, ngay cả Tổ sư Đạt-ma xuất đầu lộ diện cũng chỉ là mạt vàng trong mắt. Vậy tâm sanh tâm diệt, ai là người gốc?” Bèn dắt tay nhau cùng trở về, về đến ruộng đất quê nhà vẫn còn gặp một dùi trên đảnh.

16/. Truyện Sa-môn Thích Pháp Trung chùa Hoàng Long ở Long Hưng.

Thích Pháp Trung, hiệu là Mục Am, họ Diêu, người ở xứ Tứ Minh. Năm mười chín tuổi, Sư đọc thử kinh mà được xuất gia, học tập giáo nghĩa Thiên Thai, ngộ được yếu chỉ Nhất Tâm Tam Quán, nhưng chưa hết sạch dấu vết, nên đến tham yết các bậc danh đức. Sau Sư tới chỗ Ngài Hoàng Long, quán sát nước mài xoay chuyển, liền phát sáng. Ngài nói kệ trình với Ngài Phật Nhãn: “Quay bánh xe Đại Pháp, ôm trọn trong mắt”.

Sư lại hỏi ngài Phật Nhãn rằng: “Thế nào là nước chảy đá mòn?” Ngài Phật Nhãn bảo: “Đối với việc ấy ông làm thế nào?” Sư nói: “Trong khe nước chảy mãi”. Ngài Phật Nhãn nói: “Ta còn có câu cuối cùng, đợi phân giao cho ông”. Sư liền bịt tai mà đi. Sau, Sư đến Lô Sơn, ở trong Đồng An cây khô, tuyệt thực an tọa thanh tịnh.

Vào niên hiệu Tuyên Hoà (1119-1126) thời Bắc Tống, ở Tương Đàm hạn hán, cầu đảo chẳng ứng nghiệm, Sư nhảy xuống vực rồng, gọi rằng: “Nghiệp súc sanh phải mưa một thước”. Nước mưa liền theo đến. Ngài thường ở tại Nam Nhạc, luôn cỡi hổ ra đi, các hàng đạo sĩ và Thích tử đều trông theo vết bụi mà bái lạy.

Lúc Thượng đường, Sư nói: “Ta có một câu chẳng phải vay mượn từ miệng các bậc thánh, chẳng động đến chiếc lưỡi của chính ta, chẳng phải tiếng hít thở, cũng chẳng phải tình thức phân biệt. Giả sử Tịnh Danh lấp miệng thành Tỳ-da-ly, Phật Thích-ca đóng cửa Thất-ma-kiệtđà, giống như bít tai trộm linh, không tránh khỏi thiên tai lậu lọt. Ngay như Đức Sơn Lâm Tế đánh hét, nếu đến dưới cửa Mục Am ta thì chỉ được một cây cọc. Ngàn lời, muôn thuyết chỉ cần dạy tự nhà ông hết.

Một khi đã dốc lòng thì đất đai hư không có đến bảy lối tám lõm”.

Liên quan thử bàn:

Ngài Mục Am đã ngộ Nhất Tâm Tam Quán tức đáng tung bụi, vì Thai Giáo mà nhả khí, vì chưa thể sạch hết dấu vết, nên mới du phương gõ cửa các học trò của Tổ sư Đạt-ma. Chính như hương tượng lội qua sông là muốn đạp chân tới đáy. Sở dĩ như vậy, mới vượt qua long môn, bèn có khả năng nghiêng ao đổ núi. Lớn lao thay! Đời có người học tập Tam Quán mà chỉ tỏ ngộ được một chữ, không biết đó là vật gì, lầm nhận bả rượu là Đề Hồ, chê Bích Quán là hộ giáo. Đó há chẳng phải là con giòi trong thân sư tử ư? Nên Yểm Sơn Tập bác bỏ sách Phật Tâm Ấn của Thai Giáo, quyển sau nên cắt bỏ, vì khiến cho người học bị chướng ngại cửa ngộ, gây nghiệp địa ngục chẳng ít.

TRUYỆN CÁC BẬC CAO TĂNG ĐỜI MINH, (QUYỂN 5 HẾT).

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8