TRUYỆN CÁC BẬC CAO TĂNG ĐỜI MINH

Sa-môn Thích Như Tinh đời Minh ở chùa Từ Vân, núi Thiên Thai kính soạn.
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 1

 

LỜI TỰA

Từ năm Giáp dần thời vua Chu Chiêu Vương, Đức Thích-ca Thế Tôn đản sanh tại Tây Trúc, Thành đạo, nhập Niết-bàn, mãi hơn ngàn năm sau, đến thời vua Minh Đế; thời Hậu Hán, hai Tôn giả Ca-diếp- ma-đằng và Trúc-pháp-lan mới đến Trung Quốc. Vua Minh Đế lần đầu tiên xây dựng chùa Bạch Mã để các Ngài an trú. Từ đô, Phật pháp bắt đầu hưng khởi, Tăng đồ dần đông. Tiếp theo, đời Ngô có Ngài Khương Tăng Hội, đời Tấn có Thích Đạo An, Bảo Chí, Tăng Thích, Chi Tuần, Đàm-vô-sấm v.v… Tên họ các Thần tăng, ghi khắp khuôn linh, vết thơm vang khắp trong nước. Lời vàng Đạo nhã, luận cao chước khéo, biên chép đủ đầy. Nên, trong thời Lục Triều, Ngài Tuệ Viễn ở Lô Sơn, đời nhà Đường, luật sư Đạo Tuyên, đời Tống có ngài Tán Ninh, v.v… mới thỉnh tu Tăng sử và cao Tăng truyện, mỗi thứ có đến mấy quyển.

Thêm nữa, Đại sư Đạt-ma từ xa dự biết cơ duyên ở đất Trung Hoa đã đến lúc chín muồi, nên chẳng ngại xa cả muôn dặm mà đến. Đặc biệt truyền trao diệu chỉ “truyền riêng ngoài giáo”. Trải qua sáu đời, đến Ngài Tuệ Năng thì Phật giáo phấn phát lớn mạnh. Lại bắt đầu truyền đến các Ngài Thanh Nguyên, Nam Nhạc, Mã Tổ, Thạch Đầu. Cành phân rễ bố, ngọn tràn nguồn sâu. Có thể gọi là: “Từ từ biến khắp mà đến nơi Đạo”. Sau đó, Bách Trượng xuất sanh ra phép tắc đầy đủ của tung lâm, có khai Đường, nhập Thất, dựng phất, niêm chùy, tất cả một ngàn bảy trăm tắc, như dây bìm dây sắn lan cùng vũ trụ. Đầu tiên do từ Thiền sư Đạo Nguyên, Học sĩ Dương Đại Niên, Phụ mã Lý Tuân Úc v.v… soạn các bộ Truyền Đăng Lục, mỗi thứ có đến mấy quyển.

Đến đời Minh chúng ta, vua Thành Tổ Văn Hoàng đế, nhân lúc nhàn rỗi mọi duyên, đọc xem Tăng sử Truyền Đăng Lục, dò xét các bậc có những điều linh dị, lại soạn riêng bộ truyện Thần tăng, có đến mấy quyển. Đối với sự vui chơi thì đáng gọi là quyển sách to lớn.

Xưa kia, Khồng Tử soạn sách Xuân Thu mà loạn thần tặc tử lo sợ, Thái sử công viết sử truyện mà những kẻ chẳng ra gì trong nước xấu hổ. Nay, tôi con dòng họ Thích mà có sách này thì khiến các vị Sa-môn trong nước chẳng những không làm loài trùng trong thân sư tử ma sẽ thấy người hiền nghĩ làm sao mình phải có bằng. Im lặng mà khế hợp với lời nói, biểu lộ mà được khỏi mất, há có thể so lường ư! Nhưng Tăng sử bắt đầu từ đời vua Minh Đế thời Hậu Hán, truyền đăng khởi nguồn xa xưa từ bảy Đức Phật và đều kết thúc ở đời Tống, chỉ có Truyện Thần Tăng mãi đến thời Nguyên thuận mới thôi. Bắt đầu đời nhà Minh phát khởi, từ lúc Thái Tổ Cao Hoàng Đế mở nước trở lại, sự bình trị của nước nhà vượt hẳn cả thời Tam đại, sự hư người thạnh của Phật pháp đến đời Đường đời Tống, riêng chỉ Tăng sử, các sách Truyền Đăng còn lẻ tẻ không nghe thấy, thật đáng than buồn. Nhưng chúng ta, những người có khả năng chẳng lấy làm lo nghĩ, những người có chí chẳng lấy làm duyên, thì các nhân vật trong triều đại đất nước chúng ta há chẳng bằng đời Đường đời Tống ư!

Vào năm Canh tý hiệu khắc bộ “Tiền đại kim Thang Biên”, năm nay lại biên tập bộ “Quốc triều Hộ pháp” để bổ túc thiếu sót. Nhân trong bộ “Sử Chí Văn tập” thường có ghi các bậc Danh tăng, do đó, tùy hỷ ghi lục lại. Từ đời Nam Tống cho đến nay sơ lược có được bao nhiêu vị, mạn phép đặt tên là “Đại Minh Cao Tăng truyện” ( Truyện các bậc Cao Tăng đời Minh) dành sẵn cho những người tu chỉnh văn sử chọn lựa chiêu tập, v.v….

Thời nhà Minh, niên hiệu Vạn Lịch, ngày tốt tháng 0 năm Đinh tỵ (1617), viết tại Bát Nhã đường, chùa Lăng Nghiêm ở Gia Hưng.

 

 

CHƯƠNG I: PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN

(Chánh truyện có 1 vị, phụ có 2 vị).

1/. Truyện Sa-môn Thích Sa-la-ba trụ chùa Khánh Thọ ở yên đô đời Nguyên. (Thích ôn-bốc-ca-la-tư-ba).

Thích Sa-la-ba người ở Tích Ninh thuộv Tây Quốc vừa đến tuổi búi tóc, Sư nương đế sư Bát-tư-ba-đế xuất gia, tập học các bộ giáo pháp Quán Đảnh. Sư lại theo Đại sư Trước-lặc-xích thọ học các kinh giáo Đại tiểu thừa. Bấy giơ, có ngài Thích-ôn-bốc khéo thông Diệm-manđức-ca, Mật giáo được người đời tôn xưng trọng, Sư tìm đến học và thấu hiểu được cùng tận Đạo lý ấy. Do đó mà Sư tinh thông tiếng Thổ Phiên, giảng nói các thứ Diệu Pháp kiêm luôn giải rõ văn tự các nước.

Sau, nhân ngài Ca-la-tư-ba-đế-sư đề cử Sư lên vua Thế Tổ và được ban sắc phiên dịch các kinh giáo Hiển-Mật ở Trung Quốc chưa được hoàn bị, mỗi thứ đến mấy bộ, trong đó từ chỉ rõ ràng. Vua Thế Tổ ban tặng hiệu “Đại biện Quảng trí”. Thời bấy giờ, tăng quan tuy đông mà phong thái kỷ cương suy đồi. Quan lại không thể giữ thành chống ngăn di pháp, bên ngoài khinh lờn, trở lại làm hại chư tăng. Vua Thế Tổ mỗi lúc bàn bạc đến việc ấy, vô cùng lo âu tha thiết! Bèn chọn người có khả năng chỉnh đốn lại mối mất mát đó, nên đặc trao Sư làm Thích giáo Đô Tổng thống ở các xứ Giang Triết, v.v… Nhà vua đích thân khổ nhọc đón đưa.

Khi Sư đã đến Giang Nam, tước bỏ hết các phiền hà, mở lòng khoan đại, nên chư tăng các chùa xa gần nhờ đó mà an định. Theo đó thay đổi Thống phước quảng. Vì khí độ chánh đức trang nghiêm của Sư cao vợi nên không dám nương cậy vì vậy có lắm trái nghịch đồng phát sanh. Sư thường tự than rằng: “Dân chúng trong nước đâu việc gì ư? Chỉ bởi chúng ta tự khuấy nhiễu ấy! Triều đình bày ra lắm quan tước thì mọi việc trong nước càng thêm phiền toái. Nay, nỗi khổ của chư tăng không gì khác, chỉ bợi quan tước lắm sự phiền nhiễu. Đó là điều có thể gọi là mười con dê mà có đên chín người chăn, không là quá lời”. Ngài bèn tấu trình để triều đình xét biết và có được chiếu chỉ bãi bỏ hết các đường tổng thống. Khắp Dân chúng trong nước đều vui mừng. Từ đó, Sư liền ẩn tích về núi, lập thất trồng cây, muốn sống trọn tuổi già.

Vào niên hiệu Chí Đại (1308-1312) đời Nguyên, Sư lại vâng chiếu đến yên kinh, bái Quan Lạc Đại phu Đại Tư Đồ, các vương Hoàng Thái tử thường thưa hỏi pháp yếu. Vua Vũ Tông – đời nhà Nguyên ban chiếu cấp lẫm quán ở chùa Khánh Thọ. Các kinh điển do Sư phiên dịch triều đình đều khắc in phát hành.

Đến ngày mồng năm tháng mười năm Diên Hựu thứ nhất (131) đời Nguyên Sư thị hiện bệnh nhẹ. Vua Nhân Tông ban tặng muôn xâu bạc giấy, ban lệnh Thái úy Phan Vương trông nom thầy thuốc, Sư cảm tạ khước từ, cuối cùng Sư an tọa đối diện tôn tượng Đức Phật mà thị tịch. Nhà vua vô cùng thương tiếc, cấp tặng mọi thứ lo việc an táng, sai sứ nhanh chóng đưa về quê cũ, xây thap cúng dường.

Liên quan thử bàn:

Sự thạnh hành của việc phiên dịch kinh điển chẳng qua ở thời Lục triều, lớn mạnh như các ngài La-thập, Thật-xoa-nan-đà ở đời Đường. Đến thời Ngũ Đại, Bắc tống thì dần dần thôi nghỉ, huống gì từ khi Khương Vương vượt sông, Hồ Mã Nam ẩm, xe loan vội trốn. Sau niên hiệu thuần Huy (117-1190) đời Nam Tống, tuy có chút ít nhàn rỗi, nhưng đâu thể từ đó ư? Đến đời vua Thế Tổ (1260-1280) đời Nguyên thì Hoa Di mới nhất thống, mới trở lại có ban sắc dịch kinh. Cho đến đời Minh chúng ta (1368…), từ các niên hiệu Hồng vũ (1368-1399), Kiến Nguyên (?) về sau, các vị tinh thông tam tạng không ít như Tôn giả CaDiếp-Ma-Đằng không đến nỗi nên chỉ liệt bày. Nay trên dòng sử Phật đời Nguyên, chỉ có có được một mình Sư, như chẳng luống dối là đứng đầu thì cũng là người ít có vậy.

 

 

CHƯƠNG II: GIẢI NGHĨA

TRONG PHẦN 1 CỦA CHƯƠNG II

(chánh truyện có mười ba vị, phụ có chín vị).

1/. Truyện Sa-môn Thích Tịnh Chân trụ chùa Hưng Thánh ở Tùng Giang.

Thích Tịnh Chân không rõ Sư họ gì. Sư nương Pháp sư Nhược Bình ở chùa Hưng Thánh, Tùng Giang xuất gia, tu tập theo Tông Hiền Thủ.

Năm Gia Hy thứ ba (1239) thời nam Tống, Ngài vân du khắp các chùa ở Triết Giang. Nhân ở Tiền Đường đê sông bị phá hủy, sóng nước tràn ngập bềnh bồng gây hại cho dân chúng, Sư viết kệ trình cùng An Phủ Sứ Triệu Đoan Minh rằng:

“Biển tràn sông ngòi nước liền nhau
Muôn dân man mác sợ ngập lâu,
Ném mình thẳng hướng cung rồng đến
Đòi dứt sóng gió vỗ ngập trời”.

Rồi Sư bèn gieo mình xuống biển ba ngày, trở lại nói với dân chúng rằng: “Ta đến cung rồng nói pháp, các hàng rồng thần đều nghe nhận. Đường này từ đây không còn bị phá hủy nữa”. Nói xong, Sư lại gieo mình xuống biển. Triệu Đoan Minh cảm mộ ân đức của Ngài, nên tấu trình rõ ràng cùng với triều đình. Nhà vua sắc tặng hiệu là: “Hộ QuốcTịnh Chân Pháp sư” lập đền thờ tại hội từ ở đất Hàng.

2/. Truyện Sa-môn-Thích Tổ Giác ở chùa Trung Nghiêm thuộc My Châu.

Thích Tổ Giác, Sư còn biệt hiệu là Si Am, con nhà họ Dương ở Gia Châu. Ngài thông minh dĩnh ngộ sớm phát, riêng chỉ ưa thích Phật thừa, siêng năng nghiên cứu yếu chỉ của Tông Hiền Thủ và thành đạt được nghĩa mầu của Tông ấy. Sau, Ngài vâng chiếu ra trú chùa Trung Nghiêm ở My Châu. Các hàng học giả ở khắp bốn phương đua nhau kéo đến như mây nhóm. Thường ngày, Sư lên pháp đường giảng dạy chẳng lộ bày mỏi mệt, dốc hết tâm từ bi, dẫn dắt hậu học. Tông Phái Thanh lương đến thời Sư có thể gọi là đỉnh cao hưng thạnh. Ngoài việc niêm chùy ra, đối với các sách sử xưa nay, điển chương của các nhà hiền triết không thứ gì Sư chẳng nghiên cứu. Xem qua một lượt liền thuộc lòng. Sưcó sửa chữa Tăng sử thời Bắc Tống, cũng như các bộ “Hoa Nghiêm Tập Giải”, “Kim Cương kinh chú”, “Thủy Lục Trai Nghi” v.v… để lưu hành ở đời.

3/. Truyện Sa-môn Thích Nhược Nột ở Thượng Thiên Trúc thuộc Lâm An.

Sa-môn Thích Nhược Nột, vâng chiếu vua trú tại Thượng thiên Trúc. Thường lãnh đồ chúng cả ngàn vị mở mang giáo nghĩa Tam Quán, Thập thừa, Ngũ trùng, Lục tức. Sư biện luận ngôn từ như nước rót thác chảy, thật là nơi nương tựa của bốn chúng thời bấy giờ.

Niên hiệu Thuần Hy thứ ba (1176) thời nam Tống, vua Cao Tông (1) đến chùa thượng Thiên Trúc, muốn lễ bái tôn tượng Đại sĩ. Sư đón rước vào. Vua Cao tông hỏi rằng: “Trẩm đối với Đại sĩ, lễ bái có hợp hay không?” Sư đáp: “Không lễ bái thì mỗi người tự xưng tôn, lễ bái thì thay nhau cung kính”. Vua Cao tông vui mừng, lễ bái chí thành. Lại hỏi về thường năm tu trì sám pháp kim quang minh ý nghĩa ấy như thế nào. Sư giải thích: “Xưa kia, Đức Phật vì Tứ Thiên Vương Thích Phạm nơi pháp Kim Quang Minh tam muội, phó chúc các vị ấy hộ Quốc an dân. Các vị Tổ sư đời sau soạn nên sám pháp để Chư tăng đến đầu năm phụng trì phàp ấy, cầu phước cho nước nha. Đó là một bộ sách rất hưng thạnh ở đời”. Nhà vua nói ban cho Sư tước phẩm “Hữu nhai Tăng lục” cấp tặng tiền, liền tu theo đạo ấy.

Ngày mồng tám tháng tư năm sau (1177), nhà vua mời Sư dẫn chúng tăng gồm năm mươi vị vào điện Nội Quán, hành trì pháp “Hộ Quốc kim Quang Minh Tam muội”. Ban tặng trai hội hoàn tất, Sư lên tòa giảng pháp. vua Cao Tông hỏi: “Trong Phật pháp có gì sâu mầu, sao được kinh quyển như thế? Ngài bảo: “Có, vốn như thế”. Vua Cao Tông rất vui mừng, lại ban cho Sư tước phẩm “Tả nhai Tăng lục”. Tặng hiệu là “Tuệ Quang Pháp Sư”. Từ đó, thường năm đến ngày ấy, Sư vào nội điện tu cử Phật sự. Nhà vua ban tặng Sư năm mươi xấp lụa.

Đến tháng tám niên hiệu Thuần Hy thứ bảy (1180), nhà vua mời Sư vào nội diện, thiết ban trai hội, Sư giảng pháp xứng hợp thánh chỉ, ân sủng thấm đượm, thêm nhiều đặc sắc.

4/. Truyện Sa-môn Thích Liễu Nhiên ở chùa Bạch Liên thuộc Đài Châu.

Thích Liễu Nhiên, hiệu là Chí Dũng, Sư xuất gia tại chùa Bạch Liên trong quận, diễn giảng Thiên thai giáo quán hơn 20 năm, Sư tinh cần khuyên răn hàng hậu học, ẩn tu bạch nghiệp, mỗi ngày chỉ ăn một bữa, an tọa tới sáng. Một đêm, Sư mộng thấy hai con rồng đùa

giỡn với nhau trong mây giữa không trung, bỗng nhiên hóa thành Thần Nhân, từ giữa hư không mà xuống bái kiến Sư, lại lấy từ trong tay áo ra một phong thư, bảo rằng: “bảy ngày sau, Sư sẽ trở về phương Tây!” Đến lúc thức giấc, Sư biết đó là điềm ứng vãng sanh, bèn đánh trống nhóm chúng, lên tòa giảng pháp, giao phó việc hậu sự. Thế rồi, viết kệ khuyên răn rằng: “Tôi nhờ sức niệm Phật, được sanh nước an lạc. Vậy nên các người không nên buông lung!” Rồi liền bảo tắm gội thay y phục, bảo chúng đồng thanh tụng kinh Di đà, đến đoạn “…… Tây phương thế giới”, thì Sư an nhiên mà hoá. Cả chúng đều nghe âm vang nhạc trời khắp cùng giữa hư không, ánh sáng tốt lành tỏa chiếu cả bầu trời.

5/. Truyện Sa-môn Thích Liễu Tuyên ở chùa Bảo Lâm thuộc Minh Châu.

Thích Liễu Tuyên, người ở xứ Tứ Minh, tập học ở Bảo Lâm. Nhân kính mến sự hưng thạnh của Nam hồ nên Sư bèn đến đó. Sư tinh cần nghiên cứu yếu nghĩa Tam Quán, Thập thừa, xem đọc Đại tạng kinh giáo, không gì chẳng biết về đại nghĩa.

Sư hành trì Pháp Hoa Sám Pháp hơn hai mươi năm, cùng kết bạn với ngài Thích Thiện Vinh, đồng chí nguyện hành thiện. Về sự tu tiến thảy đều đồng nhau. Ngài Thiện Vinh thường viết chữ vàng các bộ kinh Pháp Hoa, Lăng-Nghiêm, Tịnh Danh, Viên Giác, v.v…, Sư cũng trợ giúp. Hoặc gặp Tây tư hội thì giúp tay người họa vẽ thủy mặc tôn tượng Bồ-tát Quán Thế Âm. Hai người đồng kết thệ nguyện vãng sanh. Mỗi lúc nói pháp thì Sư chăm chăm khuyên mọi người đều cầu sanh về cõi An Dưỡng. Những người theo Sư niệm Phật rất đông.

Một hôm, Sư đến thất của ngài Thiện Vinh, ngồi im lặng. Ngài Thiện Vinh cố hỏi nguyên cớ. Sư đáp: “Tôi về phương Tây đã đến lúc, khó quên như Đạo nghĩa, cũng như gặp lại Tịnh Độ”. Ngài Thiện Vinh bảo: “Đó chính là chỗ mong ước”. Sư liền nhóm Chúng để từ biệt, bảo Chúng tụng kinh, xưng niệm danh hiệu Phật. Sư ngồi thẳng, viết kệ rằng:

“Tánh tướng quên tình
Một ba chẳng gá
Gió dứt chẳng đi
Là Đại Cát Tường”
Sư chấp tay mà thị tịch.

Bấy giờ, đang tiết trời nắng nóng, an trí nhục thân Sư trong khám bảy ngày mà nhan sắc vẫn hồng hào tươi nhuận, ở khóe miệng có nhiễu ít nước dãi, những người đến chiêm ngưỡng dùng khăn bọc lại thì có mùi thơm khác lạ phun vào người. Các hàng sĩ thứ khắp cả thành đều đén nhóm bọc, mùi thơm nước dãi lại càng nhiều. Sau khi trà tỳ thâu nhặt được vô số xá lợi.

Sư viên tịch được ba năm, bỗng nhiên ngài Thiện Vinh đem các thứ kinh tượng chia cho những người thân quen xưa cũ, rồi trì tụng kinh Phổ Hiền hạnh pháp, kinh tiểu bổn A-di-đà, bảo Chúng đồng giúp xưng niệm danh hiệu Phật. Sư ngồi kiết già, bảo rằng: “Ta đã đến thời hạn ước hẹn với ngài Liễu Tuyên!”, nói xong, Sư an nhiên thị tịch.

6/. Truyện Sa-môn Thích Tánh Trừng trụ chùa Thượng Thiên Trúc ở Hàng Châu, đời Nguyên.

Thích Tánh Trừng, tự là Trạm Đường, hiệu là Việt Khê, Sư là con nhà họ Tôn ở Cối Ke thuộc Thiệu Hưng. Cha của Sư tên Mãn, mẹ của Sư họ Khương. Mẹ Sư mộng thấy mặt trời từ giữa hư không rơi xuống, đến lúc thức giấc mà ánh sáng mặt trời vẫn còn chiếu soi trên cạnh giường, liền sanh ra Sư.

Lên bốn tuổi, Sư thường đùa vui cầm bút vẽ tượng Phật. Cha mẹ trao kinh Phật cho Sư thì liền tụng được như sớm đã học tập.

Đến năm Bính Tý nhằm niên hiệu Chí Nguyên, đời Nguyên (1276), Sư đến Luật sư Thạch Môn Thù xin xuất gia, thọ giới cụ túc. Ngài Thạch Môn bảo: “Các Đức Phật ba đời đều lấy giới luật làm gốc”. Bèn dạy Sư tìm tòi học tập về Luật tạng. Do đó mà Sư thông rành nghĩa lý của tánh giới, già giới, song đơn, và các pháp chỉ – trì – tác phạm, v.v…

Đến năm Ất Dậu (128), Sư nương ngài Phật Giám Thiểm Công, tập học Thiên Thai giáo quán. Lại đến tham yết Pháp sư Vân Mộng Trạch ở phổ phước thuộc Nam trúc. Ngài Vân Mộng Trạch thấy sâu sắc bèn thêm khí trọng. Sư lại đến trụ thanh ban yếu chức. Vì chùa Quốc Thanh ở Thiên Thai, xưa vốn là chùa giảng thuyết giáo nghĩa tông Thiên thai, sau đổi thành thiền việnnên Sư chẳng ngại xa xôi mấy ngàn dặm đến kinh đô, tấu trình nguyên do sự tạo lập chùa và đầu đuôi thể chế cũ. Vua Thế Tổ (1260-1280) đời Nguyên ban chuẩn thư ấn hồi phục lại. Thế rồi, Sư muốn đi xuống phương Đông áp duyên, chu du đến CaoLy, tìm các thứ kinh sách của tông Thiên thai còn sót lại, nhưng nghe ở nước đó có việc bèn thôi.

Đến năm Ất Tỵ (130) nhằm niên hiệu Đại Đức, Sư ra trụ tại Đông Trúc thuộc Hàng Châu. Trong năm Đinh mùi (1307), ở Ngô Việt hạn hán, Sư dẫn Chúng nói pháp, cầu mưa, bèn có cảm ứng. Gặp năm đói kém, dân chúng chết không thể gom hết, Sư bèn vùi lấp hài cốt, lập đàn Đại hội thủy lục để phổ độ họ. Đến năm Mậu thân (1308) nhằm niên hiệu Chí Đại, Sư dời sang Diễn Phước ở Nam Trúc.

Đến năm Tân Dậu (1321) thuộc niên hiệu Chí Trị, nhà vua dùng phương tiện đưa ngựa trạm mời Sư vào kinh đô, hỏi Đạo ở điện Minh nhân, ban sắc cho Sư trú tại chùa Thanh Tháp, hiệu chính Đại tạng. Nhà vua xa giá đến điện các Văn-thù, hướng dẫn thăm hỏi, ban tặng kinh Vô lượng thọ Phật, v.v…, mỗi thứ mấy quyển. Xong việc, tạ từ trở về, nhà vua lại đặc biệt ban tặng bộ phục xiêm liền nhau dệt bằng vàng. Sắp sửa phát hành, thì lại có chiếu chỉ mời Sư đến chùa Bạch Liên, thiết lập Đàn tràng thủy lục, thực hành pháp thí hội vô già. Khi ấy, Thừa tướng Đông Bình Trung dâng kế cùng nhà vua thỉnh Sư lên tòa nói pháp. hầu nghe xong rồi, nhà vua càng sủng ái thưởng tặng rất lớn. Ban tặng hiệu là “Phật Hải Đại sư”.

Đến năm Giáp Tý (132) nhằm niên hiệu Thái Định, Sư đến trú tại chùa Thượng Thiên Trúc. Suốt chín năm, đến ngày rằm tháng sáu năm Nhâm ngọ( ) (1332) – thuộc niên hiệu Chí Thuận, bỗng nhiên Ngài đánh trống, báo cùng chúng tăng rằng: “Ta trú tại ba danh sơn hơnba mươi năm, tự làm điều vô ích, duyên đời có hạn, hổ thẹn chẳng tỏ rõ các bậc cổ đức phong thái lẫm liệt đáng vịn nương”. Cuối cùng, Sư phẩy áo trở về Vân ngoại trai của Thiên Trúc. Trong những năm còn lại, Ngài vượt đến Phật quả, dốc chí chuyên tu Tịnh Độ, nhất tâm tam quán mỗi kỳ suốt bảy ngày đêm, thường cảm ứng điềm lành.

Vào một ngày đầu tháng, đại chúng giữ lệ thường nghi vào thăm viếng, Sư vội vái chào, bảo: “Lão tăng vừa rồi chẳng phải gấp lui bước, suốt mười hai năm ròng chỉ ở nửa đường. Ngày nay thì có, ngày mai sợ rằng không. tất bóng ấy có thể ôm chầm vui đùa ư!”. Sư nhọcxét y bát, để biểu hiện vô thường. Đại chúng đồng vì Sư mà xưng niệm danh hiệu Phật. Ngài ngăn cản bảo họ: “Phật phải tự niệm. Sáng sớm mai hãy tới tống biệt!”. Vừa lúc mờ sáng, Đại chúng nhóm họp, Sư ngồi thẳng an nhiên thị tịch, thọ bảy mươi tám tuổi, sáu mươi bốn hạ lạp. Lưu lại nhụcthân Sư trong khám bảy ngày, nhan sắc dáng mạo vẫn như lúc sống. An táng toàn thân ở tháp viện Thanh Thái.

Sư có soạn các bộ: “Kim cương tạp chú”, “Tâm kinh”, “Tiêu Tai Kinh chú”, “Di-đà kinh cú giải” và “Nhân vương kinh”, “Như ý luân chú kinh khoa”, đều lưu hành ở đời.

7/. Truyện Sa-môn Thích Mộng Nhuận ở chùa Hạ Trúc thuộc Hàng Châu.

Thích Mộng Nhuận, tự là Ngọc Cương, họ Cố, người ở xứ Hải Diêm thuộc Gia hòa. Cha của Sư là bậc quân tử thông minh ở ẩn, mẹ của Sư họ Tôn; là cháu ngoại gái của Pháp sư Cổ Nguyên Thanh. Mẹ Sư từ lúc mang thai đến khi sanh Sư, thường cảm những điều mộng khác lạ.

Năm mười bốn tuổi, Sư nương theo Pháp sư Cổ Thanh ở chùa Bạch Liên trong quận. Sư mới lễ bái Thần già-lam thì đất đều đổ ngã, cả Chúng đều kinh lạ, ngài Cổ Nguyên trao kinh cho liền tụng rành, bèn bảo Sư nương theo Đại sư Tường Công xin xuất gia thọ giới Cụ túc. Ngài Cổ Thanh thấy Sư thông minh lanh lợi, nên trao cho các kinh sách “Thiên thai chỉ quán”, “Kim ương Ty Thập bất nhị môn”, Sư liền hiểu rõ được đại ý các kinh sách ấy. Gặp lúc ngài Cổ Thanh viên tịch, sư bèn thờ Pháp sư Trúc Đường Truyền để chọn pháp tu. Nhân vì khổ công học tập nên mắc phải bệnh lạ, Sư bèn trì hành sám pháp cầu thỉnh Bồ-tát Quán Thế Âm suốt bốn mươi ngày, liền cảm linh ứng, bệnh lành, và tâm càng thêm sáng tỏ nhanh nhẹn, bèn được phân tòa nói pháp ở Diễn Phước thuộc Nam Trúc. Ngài Trạm Đường Tánh Trừng lại tới pháp tịch ấy, thì Sư ở đệ nhất tòa. Vô Hà xuất thế là Đương chủ hồ Đức Tạng ở Hải Diêm, trong mùa hạ, Sư giảng kinh Pháp Hoa. Thính chúng thường có đến ngàn vị, người buôn bán rượu, vì đó mà đổi nghề. Các thứ vết tích điềm lành ứng hiện không thể ghi hết. Sửa đổi tông phong ở Diễn Phước càng phấn phát. Sáu năm sau Sư thôi việc ở viện, trở về ẩn tu tại am Bạch Liên trên đỉnh Phong Hoàng, thuộc Lonh Tỉnh, chuyên hành trì pháp niệm Phật tam-muội. Mọi người đến nương theo ngày một đông. Từ viện Tuyên Chính lấy làm pháp tịch Hạ Trúc phát khởi mạnh. Chùa mới bị tai họa, chỉ còn lại Điện Phổ Hiền trơ trọi, gai gốc níoi gạch đầy ở trong. Sư bùi ngùi nói với đại chúng rằng: “Chùa này thành tựu nhờ ở Từ Vân, nay chánh điện vẫn còn là nguyện lực của Tổ Sư còn đó!” lần lượt được sửa sang tu bổ thành mới. Sớm tối giảng nói không mệt mỏi, Sư dẫn chúng tu hạnh Pháp Hoa Tam-muội, cảm được Bồ-tát Phổ Hiền phát ra ánh sáng, hiện các điềm lành.

Sư trú tại đó ba năm, một hôm, Sư gọi các đệ tử Thật pháp, Minh Sách v.v… chỉ dạy yếu chỉ của chỉ Quán An Tâm. Thế rồi, Sư bảo với chúng rằng: “Nhân duyên đời nay của tôi đến lúc đã hết”. Chợt Sư xưng niệm danh hiệu Phật vài trăm tiếng rồi an nhiên thị tịch.

Lúc còn sống Sư dốc sức tu hành, ngày đêm không biếng trễ. Sư thường tu pháp Thường hành Tam-muội, mỗi lần là chín mươi ngày. Tu các pháp môn Pháp Hoa, Kim Quang Minh, Đại Bi, Tịnh Độ, không biết bao nhiêu kỳ hạn bốn mươi chín ngày. Nên Đức ngầm, hạnh kín, Quả chứng sâu mầu của Sư có được, thì không dễ xét bằng cái nhìn thiển cận.

8/. Truyện Sa-môn Thích Chân Tịnh trụ chùa Thượng Thiên Trúc ở Hàng Châu.

Thích Chân Tịnh, tự là Như Am, họ Chu, mẹ của Sư mộng thấy mặt trăng từ biển mọc lên rồi rơi xuống bụng, tỉnh giấc thì mang thai Sư. Đến lúc sanh Sư thì ánh sáng an lành soi khắp phòng. Có vị Tăng lạ đi ngang qua, chỉ và bảo với mẹ Sư rằng: “đứa trẻ này là Pháp sư Hải Nguyệt tái sanh”.

Năm chín tuổi, Sư nương Pháp Sư Minh Tĩnh Chí ở chùa Hóa thành, pháp sư trao cho kinh Pháp Hoa, Sư nghe qua tai liền tụng thuộc. Năm mười sáu tuổi, Sư chính thức xuất gia, nghiên cứu khắp các kinh, trí tuệ sớm phát, tánh rất chăm học. Đầu tiên, Sư đến tham yết Pháp Sư Vân Mộng Trạch ở chùa Quảng Phước thuộc Hàng Châu. Nghe tiếng Pháp Sư Vô Cực Độ hành hóa rất hưng thạnh, Sư bèn tìm đến thất và thành đạt được giáo học của Ngài Vô Cực Độ.

Vào niên hiệu Đại Đức (1297-1308) đời Nguyên, Sư đến trụ chùa Đức Tạng ở Hải Diêm. Đệ tử đông nhiều vô kể. Chùa đó vừa bị đổ nát, Sư ra sức tu bổ lại, chúng tan rã rồi nhóm họp lại, ruộng đất bị các nhà giàu chiếm đoạt thì hoàn trả. Chưa tới mấy năm, tự nhiên trở thành khuôn phép cũ. Đến niên hiệu Chí Trị (1321-132), Sư dời đến Siêu Quả ở Tùng Giang Đến năm Ất sửu (132) nhằm niên hiệu Thái Định, tướng nhà Nguyên là Thoát Hoan cử Sư đến trụ tại chùa Hạ Trúc, Sư trụ tại đó bảy năm, giảng dạy chưa bao giờ tỏ vẻ mỏi mệt. Mở lớn cửa đi phía trước chùa, viết ba chữ “Phật Quốc Sơn” để nêu bày. Đến năm Tân mùi (1331) nhằm niên hiệu Chí Thuận, Ngài Trạm Đường; Tánh Trừng ở chùa Thượng Trúc lấy cớ già nua nên cáo từ thôi nghỉ, đề cử Sư lên thay thế.

Trước đó, Sư mắc chứng bệnh ngủ ngày, mộng thấy Bồ-tát Quán Thế Âm cầm bình nước cam lộ bằng vàng rưới vào miệng Sư và bảo: “Sư chớ nên âu lo, không bao lâu nữa sẽ lành bệnh”. Sư cúi đầu thưa hỏi về tương lai tốt xấu thế nào, Bồ-tát Quán Thế Âm chỉ dạy: “Hai năm sau, ông sẽ lánh ở dưới cây Đại thọ ồn ào”. Đến lúc tỉnh giấc, quả nhiên bệnh lành, Sư trộm nghĩ rằng: “Lánh ở dưới cây Đại thọ ồn ào há chẳng phải lời sấm nhập tịch ư?” Mãi đến lúc ngài Trạm Đường cử Sư đến chùa Thượng Trúc, tới nơi thấy ở phía Tây nhà ngủ có một cây Đại thọ, có tấm biển treo ở nhà đó đề hai chữ “Tĩnh xứ”, Sư mới rõ điềm ứng trong mộng. Từ đó, Sư hết lòng mở mang Phật pháp, học chúng thường có cả mấy ngàn vị nương tựa. Vua Văn Tông (1330-1333) mến mộ đạo hạnh của Sư, ban tặng hiệu là: “Phật Tâm Hoằng Biện”, và tặng y Tăng-già-lê viền dệt vàng. Ngài vốn sống giản dị, lại có phong thái của người xưa. Mọi cử chỉ, hành vi đều không nói cười sai quấy, thường ưa vắng lặng, chuyên trì tụng kinh Pháp Hoa, chẳng màng mưa nắng nóng lạnh.

Đến mùa Đông năm Quý dậu (1333), Sư dự báo thời gian thị tịch. Bèn bảo đưa thuyền gấp trở về thọ nghiệp. Sau đó không bao lâu, Sư thị hiện bệnh nhẹ, viết kệ để lại mà thị tịch, thọ bảy mươi hai tuổi, năm mươi sáu hạ lạp. Sau khi trà-tỳ, xương đảnh đầu và chiếc lưỡi không cháy, có nhiều xá lợi năm mầu.

9/. Truyện Sa-môn Thích Bàn Cốc trụ chùa Tuệ Nhân ở Hàng Châu.

Thích Bàn Cốc, hiệu là Lệ Thủy, người ở xứ Hải Diêm. Dáng mạo Sư không cao trội mà chí khí vượt hẳn người thường, xem cùng các kinh sử, tánh vui thích sông núi.

Vào niên hiệu Chí nguyên (133-131) đời Nguyên, Sư đến Thiếu Thất Phục Ngưu trên đảnh Nga my ở núi Ngũ Đài là nơi danh sơn thắng địa. Sư từng bảo rằng: “Vết chân nửa thiên hạ, danh thơ khắp thế gian”. Bấy giờ, Phụ Mã Phan Vương, người xứ Cao Ly nghe đức hạnh Sư vang xa, nên viết thư thỉnh Sư đến chùa Tuệ Nhân ở Hàng Châu giảng đại ý Kinh Hoa Nghiêm. Sư vận dụng bốn vô ngại biện, tất cả bảy hàng thính chúng đều khuynh phục, Phan Vương rất vui mừng, danh tiếng Sư càng vang xa. Sau, Sư đến Quận Tùng, xây dựng Tinh xá, siêng năng tu trì pháp môn Tịnh Độ, thời khóa thường ngày trì niệm danh hiệu Phật Adi-đà. Đến ngoài bảy mươi tuổi, không bệnh tật gì, Sư dự báo thời kỳ đã đến, an nhiên ngồi thẳng mà thị tịch.

Sư có soạn “Du Sơn Tập” gồm ba quyển, truyền bá ở đời.

10/. Truyện Sa-môn Thích Doãn Nhược trụ chùa Vân Môn ở Thiệu Hưng.

Thích Doãn Nhược, tự là Quý Hành, hiệu là Phù Hưu. Vì ở bên cạnh chùa Vân Môn có khe suối Nhược Da, nên sau còn gọi Sư là Nhược Da, người ở Tương Lý thuộc Quận chi.

Năm chín tuổi, Sư thông hiểu đại nghĩa sách Xuân Thu, cha mẹ rất thương mến Sư, hơi lớn chợt Sư có chí hướng dứt trần, bèn nương theo Hòa-thượng Nguyên chùa Vân Môn. Năm mười lăm tuổi, Sư xin xuất gia làm đại tăng, theo thầy vượt qua Đảo Giang, đầu tiên đến tham yết Pháp Sư Đại Sơn Khôi ở chùa Hưng Phước thuộc Hàng Châu. Ngài Đại Sơn trao cho các bộ sách: Thiên Thai Tứ giáo nghi, Kim Cương Ty, Thập Bất nhị môn, v.v…, Sư xem qua một lược mà rõ biết đại lược yếu chỉ. Nghe Ngài Trạm Đường đang là tọa chủ ở Nam Trúc, Sư bèn đến nương tựa. Phàm các thứ văn sách do Pháp Trí kiết lập như Âm Quán biệt lý, Tùy Duyên Lục Tức, Cát Khương Lý Độc Tánh cụ v.v… không thứ gì Sư chẳng nghiên cứu tinh tường. Cho đến Kiêm Nghiệp của Tư Thanh, Dị Thuyết của Chiêu Viên, Đảng Tà của Tề Nhuận, Bội Chánh của Nhân Nhạc, cũng đều xem xét mọi điều đúng sai trong đó. Từ đó, ngài Trạm Đường rất quý trọng, xem học trò tài giỏi như là tân khách.

Đầu niên hiệu Chí Trị (1321) đời Nguyên, ngài Trạm Đường vâng chiếu vào Yên Đô hiệu chính Đại tạng, nhân đó tấu trình về sự tu tập của Sư, nên được triều đình ban hiệu là “Từ Quang Viên Chiếu”. Đồng thời đề cử Sư ra trú tại viện Xương Nguyên Tịnh Thánh. Viện đó đã bị đổ nát hư hỏng, Sư bèn dốc sức sửa sang, ruộng đất hoang phế thì khai phá lại, phòng nhà đổ nát thì xây dựng lại, chỉ trong vòng ba năm bèn trở thành ngôi chùa lớn. Ngài Trạm Đường lại vời gọi Sư, khuyên đến quy mạng làm Đệ nhất tọa, làm khuôn phép nhiếp chúng.

Vào niên hiệu Thái Định (132-1328), Sư lại ra làm tự chủ chùa Hưng Hóa ở Hàng Châu. Bấy giờ, Sư cùng với Thiên Ngạn Tề, Ngã Am vô và Ngọc Đình Hãn, đạo đức ngang hàng nhau, người đương thời tôn xưng là “Bốn người đáng nương cậy của xứ Tiền Đường”. Sau đó không lâu, Sư lại lui về trú ở Vân môn thuộc Việt Chi. Lại cùng Đoạn Giang Ân và Hưu Cảnh Dật, gặp gió ngâm vịnh, không biết bóng xế ngọn cây, nên người đời gọi là: “Vân Môn Tam Cao”. Vào niên hiệu Chí Chánh (131-1368), Sư trụ tại chùa Viên thông rồi lại dời lên chùa Thượng Trúc. Tại núi đó, xưa kia có dòng suối Anh Lạc đã khô cạn từ lâu, Sư đến, tay cầm tích trượng gõ vào đá khấn nguyện rằng: “Nếu tôi có duyên ở đây thì dòng suối có nước lại, còn bằng không thì cứ khô cạn”. Nói vừa xong, dòng suối nước tuôn trào dần dần đầy tràn. Bấy giờ, Hộ Bộ Thượng thư cống sư Thái khen ngợi sánh ví Sư như mây lành làm tốt tươi lại cây cối, và đặt tên là “Tái Lai Truyền” (Người làm cho 62 dòng suối tuôn chảy trơ lại).

Sư lại trở về ẩn cư tại Vân môn, xây dựng tinh xá, chuyên tu “Pháp Hoa Tam-muội”. Đến lúc tuổi già lại chuyên tâm tịnh nghiệp. Gặp lúc thiên hạ đại loạn, chiến tranh phân nhiễu, chúng tăng muốn dìu Sư lành nạn, Sư khoát tay bảo: “khó thoát khỏi được, những việc sắp đến, tôi phải đợi để đáp trả!” Cả chúng đều trốn đi, chỉ một mình Sư ngồi giữa hiểm nguy. Bọn giặc vào nhà Sư đang ở, Sư vẫn giữ chí kiên quyết không khuất phục, nói năng và sắc mặt rất nghiêm nghị. Tên dẫn đầu bọn giặc biết Sư là người có đạo hạnh, bèn định thối lui, riêng có một tên giặc tức giận, thẳng tới trước Sư đưa vung mũi nhận trúng vào Sư, tự nhiên một dòng sữa trắng tuôn đầy dưới đất. Lúc đó đúng vào ngày hai mươo chín tháng hai niên hiệu Chí Chánh thứ mười chín (1360) đời Nguyên. Sư thọ tám mươi tuổi, sáu mươi lăm hạ lạp. Sau khi bọn giặc rút lui, Tăng chúng trở về chùa, làm lễ trà-tỳ, thâu nhặt nhiều vô số xá-lợi như hạt đậu.

Lúc bình sanh, phong độ Sư rất giản dị, không nói năng cười cượt. Triệu Mạnh Phủ tôn xưng Sư là: “Tăng Trung Ngự Sử”. Các đệ tử đắc pháp với Sư gồm có: ngài Hữu Khuê ở chùa Tập Phước, Lương Cẩn ở chùa Diễn Phước, Như Oánh ở chùa Diên Khánh, Pháp Nhượng ở chùa Long Đức, Viên Chứng ở chùa Tịnh Thánh, v.v… Sư có soạn bộ “Nội Ngoại tập”, do Hoàng Tiềm soạn lời tựa.

11/. Truyện Sa-môn Thích Tất Tài chùa Diễn Phước ở Hàng Châu.

Thích Tất Tài tự xưng là Đại Dụng, họ Khuất, người ở xứ Lâm Hải thuộc Đài Châu. Cha của Sư là người Minh Triết, thấu rõ Đạo thường, là một nhà Nho đỗ đạt. Mẹ của Sư họ Triệu, ưa thích điều lành, kính mến Phật pháp, rất mực cung kính. Bà mang thai Sư đến mười tháng, một đêm bà nằm mộng thấy vị Phạm Tăng chống tích trượng bước vào phòng, tỉnh giấc thì sanh ra Sư. Đến lúc biết nói, Sư liền nhớ rõ một quyển Hiếu Kinh. Lên bảy tuổi, Sư đã khéo nối câu nói ra khỏi miệng thành lời, văn vẻ hợp nhau, bóng bẩy có ý tứ.

Bấy giờ, ở Giang Tây, có pháp sư Cù trụ chùa Bảo Ân ở xứ Việt, đúng thật là Diệm Nguyên Xiêm Công Gia Tôn, tinh thông Thiên Thai Giáo Quán, vừa mới mười hai tuổi, Sư cắp sách đi theo, sau đó không lâu, cầu xin xuất gia, thọ giới cụ túc. Năm mười sáu tuổi, Sư chu du đến xứ Hổ Lâm, tham yết Ngài Trạm Đường – Tánh Từng ở Nam Trúc. Ngài Trạm Đường và Sư trò chuyện, Sư đều nói đúng điểm trọng yếu, liền cho là bậc pháp khí, bảo Sư trông coi việc ở nhà khách. Bấy giờ, Pháp sư Ngọc Cương Mông Nhuận đang ở Đệ Nhất tọa, các hàng học giả quy về như mây nhóm, Sư cũng ôm kinh Nhập thất, tuy trời nắng nóng đến độ sắt chảy, đông lạnh đến mức keo sơn phải gãy, Sư vẫn không dẫm chân đến ngạch cửa, như vậy suốt mười năm. Sư cho rằng “Phàm Huyền Chỉ của người xuất gia, cốt yếu của Giáo Quán, chỉ trao ở một bộ kinh. Nếu tâm ý dung thông thì không gì chẳng đạt đến chỗ then chốt sâu mầu”. Pháp sư Ngọc Cương khen ngợi rằng: “Ông này nếu chẳng phải từng ở tại thánh hội Linh Sơn tu tập, thì sao có thể đạt đến như thế ư?” Bấy giờ, những vị đồng bạn như Ngã Am Vô, Tuyệt Tông Thiện Kế, đều là những vị tiếng tăm vang xa, vượt trội hơn tất cả, còn như mọi vật mở rẻ quyết đoán tông chỉ, bàn luận phân chiết Giáo Chương, đều suy tôn Sư làm Thượng thủ. Lúc Pháp sư Ngọc Cương ra làm tự chủ chùa Đức Tạng ở Hải Diêm, bảo Sư phân tòa giảng pháp. Sư giảng nói như mưa tuôn xối, thính chúng thảy đều ngợi khen.

Đến niên hiệu Thái Định thứ nhất (132), đời Nguyên, Ngài Ngọc Cương dời đến chùa Diễn Phước, viện Tuyên Chính thỉnh Sư nối tiếp chùa Đức Tạng. Thời bấy giờ, tiếng tăm Ngài Trạm Đường vang xa khắp trong ngoài, tâm ý mọi người đều muốn xin làm đệ tử, đến lúc Ngài thăng tòa kính trọng nối tiếp Ngài Ngọc Cương, thì các bậc quân tử đều cho là Sư biết nghĩa.

Đến niên hiệu Chí Chánh thứ hai (132), Sư đổi sang chùa Hưng Phước ở Hàng Châu. Năm sau, Sư phụ giúp ở chùa Diễn Phước. Quan thần nhà Nguyên là Khương Lý Thường đến học hỏi “Quyết Tâm yếu”. Trước kia, chùa đó bị binh lửa hủy hoại hết, Sư lần lượt xây dựng mới lại, tạo lập lầu Vạn Phật, cao một trăm ba mươi thước, Sư là người trầm mặc, tinh chuyên quán hạnh, chăm chăm tấn tu, không phút giây trễ nãi. Dùng đức từ để tiếp người, dạy người không tỏ vẻ mỏi mệt. Đệ tử nương tựa dưới pháp tòa có đến trăm người. Vua Thuận Đế (1333-1368) đời Nguyên đặc biệt ban tặng Sư danh hiệu “Phật Giám Viên Chiếu”.

Một hôm, bỗng nhiên Sư cảm thấy đầu mắt sa sầm, liền bảo với đại chúng rằng: “Nhân duyên tôi đã đến lúc hết”. Bèn đốt hương, ngồi xoay mặt về hướng Tây, lớn tiếng xưng niệm danh hiệu Phật A-di-đà, trải qua một ngày một đêm, Sư lại bảo đại chúng rằng: “Các ông chớ cho rằng tu hành không ứng nghiệm. Tôi đối với nhân duyên tịnh độ đã chín muồi, Chánh Thọ đang hiển hiện”. Rồi, Sư đòi nước tắm gội thay y phục, viết thư từ biệt mọi người quen biết. Xong xuôi, Sư bèn chắp tay thị tịch, đón rước nhục thân Sư an trí vào trong khám để trà-tỳ, có ánh sáng năm mầu từ trong khám phát ra. Sau khi lửa tắt còn lại hai thứ không cháy đó là chiếc lưỡi đỏ thắm như sen hồng và chiếc răng ngà như ngọc kha bối. Xá lợi khắp cùng dưới đất, mọi người tranh nhau lượm nhặt, trong chốc lát đều hết, có người đến sau cùng, bèn đào bới dưới đất sâu đến cả thước tìm cầu vẫn còn có được. Tháp thờ Sư được xây dựng ở phía nam của chùa. Sư thọ sáu mươi tám tuổi, năm mươi sáu hạ lạp.

Sư có soạn các văn như: Diệu Huyền Văn Cú, Chỉ Quán Tăng Trị trợ văn, Pháp Hoa Niết-Bàn giảng, Niết-bàn giảng nghĩa, Chương An Kinh Khê Pháp Trí, Lễ Văn Thi Kệ ,v.v… đều lưu hành ở đời.

12/. Truyện Sa-môn Thích Thiện Kế trụ chùa Tiến Phước ở Thiên Thai.

Thích Thiện Kế hiệu là Tuyệt Tông, họ Gia Kỵ Lâu ở đất Việt. Mẹ của Sư họ Vương, mộng thấy vị thần tăng trao cho hoa đoá sen trắng, bèn mang thai Sư. Vừa sanh ra, Sư liền biết nói. Hoặc thấy mẹ xướng danh hiệu Phật, Sư liền có thể chấp tay niệm hòa theo. Hơi lớn lên, Sư theo người chú đến chùa Linh Bí ở Sơn Âm, sửa truyện Xuân Thu. Nhân đó, Sư trộm đọc kinh Phật, mới bùi ngùi than rằng: “Xuân Thu là pháp tốt đẹp đặc biệt ở đời, nhưng chẳng bằng cầu pháp xuất thế. Huống hồ, thân mạng ta đây như bọt bóng nhóm họp, quan tước đâu làm gì ư?”

Vào niên hiệu Đại Đức (1297-1308) đời Nguyên, Sư liền xin cha mẹ đến Hòa-thượng Cung, cầu xuất gia. Năm sau, đăng đàn thọ giới cụ túc, Sư tìm theo pháp sư Đại Sơn Khôi ở chùa Thiên Trúc tập học giáo nghĩa Thiên Thai. Ngài Đại Sơn thấy Sư có năng lực tuệ giải vượt hẳn tầm thường, nên có phó chúc rằng: “Dưới pháp tòa ta có đến mấy trăm người, mà người thay thế gánh vác đại pháp, chỉ có một mình ông. Nên phải tự mừng vui mà cố gắng”. Gặp lúc Ngài Đại Sơn dời đến chùa Diên Khánh ở Vân Môn, Sư liền sang tham yết Ngài Trạm Đường Tánh Trừng ở Nam Trúc.

Ngài Tánh Trừng vừa thấy Sư, liền hỏi: “Nhập Bất Nhị Môn thuộc Quán Pháp nào?” Sư đáp: “Ba thứ Quán Pháp, đối thuộc ba bộ. Văn nầy đã cùng với Chỉ Quán, đồng thành Quán Thể, chính là Tùng Hạnh”. Ngài Tánh Trừng lại hỏi: “Thể của các kinh là mê hay ngộ?” Sư đáp: “Thể vốn không mê ngộ, mê ngộ chỉ do người. Cũng nhìn lại ý chỉ kinh được giải thích như thế nào ư?” Ngài Tánh Trừng sắc mặt tràn đầy mừng vui, nói với đại chúng rằng: “Ngày sau thay ta xoay bánh xe pháp, ta hy vọng ở người này!” Bèn cho Sư ở Đệ Nhất tọa. Đến lúc Ngài Tánh Trừng đổi đến chùa Thượng Trúc, Ngài Ngọc Cương Mông Nhuận hỗ trợ pháp tịch đó, cũng ở Đệ Nhất toạ.

Đến năm Ất Tỵ(1) nhằm niên hiệu Thiên Lịch, Sư ra trú ở Lương Chữ, tiếp nối thanh danh của Ngài Trạm Đường. Ban ngày giảng kinh Kim Quang Minh, tối lại mộng thấy Ngài Pháp Trí người ở Tứ Minh bảo rằng: “Kinh điển mà ông giảng phù hợp như tôi!” Từ đó ngày càng thêm tinh tấn. Đến năm Nhâm Ngọ (132) nhằm niên hiệu Chí Chánh, Quan thần nhà Nguyên là Cao Nạp Lân thỉnh Sư làm tự chủ chùa Tiến Phước ở Thiên Thai, Sư không sao dời đến chùa Năng Nhân, mở mang Pháp Hoa Diệu huyền văn cú. Sư lại giải thích Ngũ Chương áo nghĩa, thường chỉ bày cho đại chúng rằng: “Sư tổ của ta có dạy một bộ Chỉ Quán tức là giềng mối của Pháp Hoa Tam-muội, Nhất Thừa Thập Yếu tức là chánh thể của Pháp Hoa Tam-muội. Các ngươi phải hiểu và thực hành, đồng thời nhanh chóng vận dụng giúp sức lẫn nhau, thì quả vị tròn đầy sẽ thành đạt và chẳng cô phụ ý của thầy tổ lập Tông”.

Đến cuối đời Nguyên, gặp lúc thiên hạ đại loạn, Sư bèn theo hướng đông trở lại Trung Hoa. Trải qua thời gian chuyên tu tịnh nghiệp, chú tâm buộc niệm nơi danh hiệu Phật A-di-đà, suốt ngày đêm Sư không ngừng nghỉ. Một hôm, bỗng nhiên Sư bảo với đại chúng rằng: “Phật Tổ mở mang quý trọng ở điểm thời tiết nhân duyên. Nhân duyên và thời tiết trái nghịch thì hoằng hóa làm sao phó thác được? Tôi sắp đi đây!” Ngài an nhiên ngồi thẳng mà thị tịch. Lúc đó là ngày hai mươi hai tháng bảy năm Đinh Dậu (137) thuộc niên hiệu Chí chánh, thọ bảy mươi hai tuổi, sáu mươi ba hạ lạp. Sau khi trà-tỳ, chiếc lưỡi vẫn còn không cháy, tháp thờ được xây dựng ở phía tây chùa Linh Bí.

Ngài có các đệ tử đắc pháp như : Hoài Cổ chùa Linh Thọ, Tự Bằng chùa Diên Khánh, Thị Thừa chùa Sùng Thọ, Đại Chương chùa Quảng Phước, Tịnh Dục chùa Lôi Phong, Như Khởi chùa Diễn Phước, Tự Tấn chùa Báo Trung, Nhân Nhượng chùa Xa Khê, Đàm Trụ chùa Hương Tích v.v…

13/. Truyện Sa-môn Thích Tử Văn trụ chùa Đàm Vân ở Minh Châu.

Thích Tử Văn tự là Tông Châu, người ở xứ Tượng Sơn thuộc Tứ Minh. Là đệ tử tài giỏi của Pháp sư Bắc Khê Văn, Sư ra làm tự chủ chùa Đàm Vân.

Sư rất thông suốt giáo quán, giới luật nghiêm mật. Nói chuyện cùng người thì lếu láo chậm chạp không nên lời, nhưng đến lúc lên tòa thuyết giảng thì thao thao như nước chảy suối tuôn, chẳng thể kềm chế. Lúc sắp viên tịch, Sư giảng kinh Thập Lục Quán, đến cuối cùng, Sư muốn đến tòa, từ biệt đại chúng để nhập diệt. Có người thưa hỏi rằng: “Hòa-thượng chưa không hề giao việc hậu sự, sao vội nói tịch diệt?” Sư bảo: “Người tu hành, điều đáng làm thì nên làm, chớ làm theo thế tục kỹ lưỡng theo thói nữ nhi, mà có hậu sự”. Đại chúng khẩn cầu càng khẩn thiết, Sư bèn xuống tòa trở về phương trượng, phân vạch từng điều cho chúng, rồi liền chắp tay xưng niệm danh hiệu Tứ Thánh Tây Khương và hồi hướng phát nguyện xong, bèn thị tịch. Sau khi trà-tỳ có vô số xá lợi sáng đẹp, mùi hương thơm lạ nhóm tụ quanh người, đến ngày hôm sau mới hết.

TRUYỆN CÁC BẬC CAO TĂNG ĐỜI MINH

(QUYỂN 1 HẾT)

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8