TRUYỆN CÁC BẬC CAO TĂNG ĐỜI MINH

Sa-môn Thích Như Tinh đời Minh ở chùa Từ Vân, núi Thiên Thai kính soạn.
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 3

CHƯƠNG II: GIẢI NGHĨA

TRONG PHẦN 3 CỦA CHƯƠNG II

(chánh truyện có mười bốn vị, phụ thấy có mười bốn vị).

1/- Truyện Sa-môn Thích Tổ Nể trụ chùa Tịnh Tín ở Gia Định thuộc Tô Châu.

Thích Tổ Nể tự là Nhật Chương, Sư có biệt hiệu là Dụng Nguyệt, họ Trương, người ở xứ Thường Thục thuộc Tô Châu. Sau khi cạo tóc xuất gia, Sư chu du về phương đông, đến xứ Tứ Minh. Bấy giờ, ngài Ngã Am Bổn Vô trú chùa Diên Khánh, ngài Thạch Thất Anh trú chùa Dục Vương, đối với hai vị ấy Sư đều theo hầu quên cả năm tháng. Sau, Sư nối pháp Pháp sư Trúc Ốc Tịnh, ra hoằng hóa, ra chùa Định Giáo ở Thế Vĩnh. Kế tiếp dời đến chùa Quảng Hiếu ở Côn Sơn, chùa Tịnh Tín ở Gia Định và làm chủ giáo ở Ngô Hạ suốt năm mươi năm.

Đến đầu niên hiệu Hồng Vũ (1368…) đời Minh, Sư định chọn các bậc cao hạnh. Có thánh chỉ của vua Thái Tổ (Châu Nguyên Chương) mời Sư đến nói pháp tại chùa Thiên Giới. Qua vài lần nhà vua mời Sư vào cung cấm, Sư đối đáp tấu trình thích đáng, bèn được ban hiệu là: “Từ Nhẫn Pháp Sư”. Sau nhà vua ban sắc cho Sư trở về quê cũ, cuối cùng Sư thị tịch tại đó.

2/- Truyện Sa-môn Thích Hạnh Chi trụ chùa Phổ Đa ở Ninh Ba.

Thích Hạnh Chi tự là Đại Cơ, Sư người ở huyện Ngân thuộc Ninh Ba. Tông thuyết Sư đều thông, hạnh giải thảy tương ưng. Sư là bậc danh tăng ở đất Uất thời bấy giờ. Đầu tiên, từ Phật Lũng, Thiên Thai Sư lên làm tự chủ chùa Bảo Đà, giúp chúng nói pháp, khôi phục sản nghiệp, và mở mang chùa chiền.

Mùa xuân năm Canh Tuất (1370) đời Minh, chánh minh bộ sứ giả là Cám Châu Lưu Quân Thừa Thực cùng Sư chống trượng đi khắp đông tây. Sứ giả nói: “Đây là cảnh thanh tịnh, hãy nên làm đình”, Ngài bèn xây tạo dựng đình Thanh Tịnh Cảnh ở trên đảnh núi, thuộc phía Nam của chùa, các bề ngang dọc đều ba mươi thước, bên phải dựa vào núi, bên trái trải dài vào triều. Âm động học sĩ Tống Cảnh Liêm soạn bia ký.

3/-Truyện Sa-môn Thích Nguyên Châu trụ chùa Hưng Thánh ở Tùng Giang.

Thích Nguyên Châu hiệu là Dụng Tạng, họ Chu, ở Thượng Hải thuộc Tùng Giang. Sư xuất gia thọ giới cụ túc tại chùa Hưng Thánh, được truyền trao giáo quán Thiên Thai, Sư giới hạnh cao khiết, thông hiểu các thứ kinh sách, tinh cần tu tập Pháp Hoa, Di-đà sám pháp. Những lúc rảnh rỗi, thì viết chép kinh Pháp Hoa v.v…Sư tùy duyên giảng nói hằng đêm, ngồi thiền đến sáng.

Đến năm Ất Sửu (138) đời Minh, Sư thị hiện bị bệnh nhẹ, đòi tắm gội rồi viết kệ bảo với tăng chúng rằng:

“Bốn mươi hai năm
Không làm không tu
Có sanh có diệt
Hòn Gợt trên biển.
Thật về không về
Tâm dạo không tĩnh”

Rồi ngồi kiết già an nhiên thị tịch.

4/-Truyện Sa-môn Thích Tuệ Nhật ở chùa Thiên Trúc thượng, thuộc Hàng Châu.

Thích Tuệ Nhật hiệu là Đông Minh, họ Giả, người ở xứ Thiên Thai, tức là con cháu của Tống Tướng Giả Tự Đạo. Lại Tự Đạo Trách Thú. Sư còn bé đã có chí nguyện mong cầu xuất gia, nương tựa Hòathượng Bình Sơn ở chùa Quảng Nghiêm trong huyện. Vài năm sau được cạo tóc, thọ giới cụ túc. Năm hai mốt tuổi, Sư nghe pháp sư Bách Tử Đình giảng giáo nghĩa Thiên Thai ở Xích Thành, liền tìm đến dưới pháp tòa, sau đó không lâu, Sư lãnh thọ được Đại Nghĩa, Ngài Tử Đình khen ngợi rằng: “Ném một hòn bi xuống sườn núi, cũng chẳng đủ để ví dụ sự nhanh chóng của căn cơ nơi ông. Đạo tịch của ta, ông là người mở mang rộng lớn!” Từ đó sự học của Sư trầm lắng mà vang danh một thời.

Một hôm, Sư vừa ngũ, hoảng hốt thấy trúc mọc ngang dưới đất, và trên ngọn trúc ngưng đọng cháo trắng tinh, Sư nằm dưới đất mà ăn cháo. Sau khi tỉnh giấc Sư kể lại cho ngài Tử Đình nghe, ngài Tử Đình bảo: “Trúc và chúc ( cháo) là đồng âm, ông được từ đất mà ăn, há chẳng phải là duyên ở Thiên Trúc thượng và Thiên Trúc hạ ư?” Từ đó, Sư vượt đất Tiền Đường đến tham kiến Pháp sư Trúc Thất Tịnh ở Thượng Trúc, Sư được sắp xếp ở trong một phòng nhà thấp xấu, Sư bèn làm thơ mô tả. Ngài Trúc Thất thấy thơ bảo với chúng rằng: “Ông ấy không phải là người phàm phu tầm thường, ngày sau sẽ làm chủ núi này, không thể vì tuổi nhỏ mà xem thường”. Nên mới đãi ngộ như khách, bạn. Ngài bảo Sư trông coi công việc ở khách liêu, cai quản tăng tịch. Đến lúc ngài Trúc Thất thị tịch thì ngài Trạm Đường Tánh Trừng kế vị pháp tịch, Sư dời xuống ở hậu đường. Hơn năm sau, Sư ra làm chủ giảng chùa Thánh Thủy thuộc Ngô Sơn.

Niên hiệu Chí Chánh thứ tư (13) đời Nguyên, Sư trú tại chùa Tiến Phước. Trải qua ba năm, tại chùa Thiên Trúc hạ gặp phải tai họa, quan nhà Nguyên là Cao Nạp Lân thỉnh Sư xây dựng mới lại, đến lúc chùa viện làm xong, Vương Tấn soạn bia ký. Cũng trong năm đó,Sư trở về lại chùa Thiên Trúc thượng, Sư biết duyên tại đó nên sớm tối chẳng biếng trễ. Tất cả mọi việc chế định trong chùa đều được biên tập lại. Vua Thuận Đế (1333-1368) đời Nguyên nghe thế, đặc biệt ban hiệu là Từ Quang Diệu Ứng Phổ Tế” và y phục thêu dệt vàng để làm chứng cơ. Đến niên hiệu Chí Chánh thứ mười sáu (136) Sư trở về ẩn tu tại một hang núi cao ở Cối Kê, không người nào biết. Nguyên Tướng Đạt ghi thiếp, Mục Nhĩ sai sứ, trưng bày các vật sắc thỉnh Sư trở về lại chùa. Trước sau hai lần Sư trú tại chùa Thiên Trúc thượng cả thảy hai mươi lăm năm.

Đến đời Minh của chúng ta, vào niên hiệu Hồng Vũ thứ hai (1369), vua Thái Tổ ban chiếu mời Sư đến Tưởng Sơn Phật Hội, sai Lễ bộ cấp soạn trai cỗ. Sáng hôm sau, mời Sư đến điện Phụng Thiên, trăm hàng quan liêu đều nhóm họp, chư tăng nối gót nhau tìm đến, chỉ một mình Sư niên cao lạp trưởng, nhan sắc hồng hào, lông mày bạc trắng ngồi ở hàng đầu. Đích thân nhà vua đến thưa hỏi đạo nghĩa của “Thăng Tế Trầm Minh”. Sư trình bày đầy đủ thích đáng, vua Thái Tổ xoay lại nói với chúng tăng rằng: “Từ trước đến nay, các người học Phật chỉ biết ăn no cung dung nhởn nhơ cho qua ngày tháng. Đối với các bộ kinh Kim Cương, Lăng-già, Tâm Kinh, v.v… đều là bí yếu của việc nhiếp tâm, vì sao chẳng nghiên cứu tận cùng nghĩa lý? Ngày nay những ai có điều không biết rõ nên thưa hỏi Pháp sư Bạch My!”. Từ đó về sau, mỗi lúc thỉnh Sư, vua Thái Tổ chỉ dùng hai chữ “Bạch My” (vì lông mày của Sư bạc trắng) để gọi chứ không dùng danh hiệu của Sư.

Sư từng cùng với Pháp sư Biệt Phong Đồng, Thiền sư Kim Bích Phong đồng thọ trai tại cung cấm, nhân đó tấu trình sự việc chùa Ngõa Quan là chỗ mà đại sư Trí giả đời Tùy thích giảng kinh Pháp Hoa, nên không thể phế bỏ. Vua Thái Tổ ban sắc đến chùa Thiên giới lập riêng một ngôi thất để bảo tồn vết tích đó. Ban chiếu cho khai sơn nói pháp.

Đến mùa Xuân niên hiệu Hồng Vũ thứ năm (1372) Sư lại đến Chung Sơn, kiến lập đại trai đàn thủy lục, nhà vua ban cho Sư thuyết giới Tỳ-Ni. Vua Thái Tổ đích thân dẫn trăm hàng quan liêu đến nghe nhận. Xong việc, Sư cáo từ trở về chùa Thiên Trúc thượng, thôi nghĩ mọi việc tại viện, thường ngày chuyên tu Di-đà sám Pháp dẫn đến tịnh nghiệp. Đến niên hiệu Hồng Vũ thứ mười hai (1379), đêm mồng một tháng bảy, Sư mộng thấy hoa sen xanh nổi lên trên bờ vuông bọc lấy người. Đến lúc tỉnh giấc, Sư bảo với chúng rằng: “Điềm lành của tôi vãng sanh tịnh độ đã được thấy, đối với người đời sợ chẳng còn xa”. Qua ngày mồng bốn, Sư ngồi kiết già chắp tay thị tịch, thọ tám mươi chín tuổi, bảy mươi ba hạ lạp. Qua hơn mười ngày mới đón rước nhục thân Sư vào tôn trí tại tháp viện Diệu Ứng ở ngọn núi phía Tây chùa.

Lúc sanh tiền, vóc dáng Sư cao lớn, mày dài hơn cả tấc, tròng mắt lấp lánh nhìn thẳng vào người. Và mọi người chẳng kể là già hay trẻ, hễ thấy Sư vào thành đều nói rằng: “Hoà-thượng Bạch My đến!” Họ đua nhau nắm lấy hương hoa tung rải từ trước. Nét mặt Sư nghiêm nghị, không nói lời luống dối. Đối với các hàng vương công đại thầni Sư Ngài không một lần mở lời mềm mỏng nịnh hót. Còn như việc dẫn dụ hàng hậu học, sắc thái ngôn từ của Sư ấm áo như ánh nắng mùa xuân. Nên, mọi người phần nhiều là ưa thích theo Sư cầu học.

Sư có các đệ tử nối pháp như là: Tư Tế, Hạnh Xu, Doãn Giám, Doãn Trung, Lương Cẩn, Phổ Trí, Văn Hội, Nguyên Tú, Cánh Phạm v.v…

5/- Truyện Sa-môn Thích Sĩ Chương chùa Tập Khánh ở Hàng Châu.

Thích Sĩ Chương tự là Nguyên Phát, họ Vương người ở xứ Hải Ninh thuộc Quận Chi. Vừa mới sanh đảnh đầu Sư đã nhô cao, mắt sáng ngời, tròng đen như chấm sơn. Sư từ thuở bé đã không ăn các thứ tanh nồng, cha mẹ Sư có lúc cũng ngầm thử, Sư liền ói mửa không thôi. Sư ưa thích đọc kinh sách Phật, ở gần nhà có ngôi chùa tăng, Sư thưavới cha rằng: “Họ Thích nầy Thích, xin cho làm thầy của con”. Cha của Sư giận bảo: “Con ta như hoa Phân-đà ( sen trắng) chẳng như người thường loài!” Sư bèn bỏ nhà, đến chùa Truyền Pháp thọ năm giới.

Bấy giơ, Hàn Lâm thị chế Liễu Quán thường ở nghỉ tại chùa, mến thương Sư nên trao cho các kinh sử và đích thân giải thích cho Sư nghe. Sư nghe đón nhận liền hiểu. Năm mười chín tuổi, Ngài cạo tóc xuất gia làm Đại Tăng. Bấy giờ, pháp sư Ngã Am Bổn Vô đang làm chủ giảng tại chùa Thiên Trúc thượng. Sư sắp tìm đến hầu học, bỗng nhiên mộng thấy đi đến Bảo Sở, có vị Đại Bồ-tát dạy Sư quỳ theo cách người Hồ, tác lễ, miệng tuyên đọc sám văn. Đến khi tỉnh giấc suy nghĩ đó là kệ văn trong phẩm Phổ Hiền Tịnh Hạnh. Quả nhiên được pháp sư Ngã Am Bổn Vô khai mở mắt tuệ để thấy biết. Tất cả các chương nghĩa của giáo quán Thiên Thai đều lần lượt truyền trao cho Sư. Và Sư luôn giữ chí chăm lo chuyên nhất gắng sức cầu học, không hề biếng lười đến nỗi quên cả ăn ngủ. Ngài Ngã Am Bổn Vô có những lúc ngầm dò xét sự siêng năng của Sư, thường đem những việcrộng lớn mong mỏi ở nơi Sư.

Bấy giờ có ngài Thiện Tâm Oánh vốn cao ngạo chẳng biết nể phục người, nên người đời gọi tên là Nghĩa Hổ, nhưng cũng kính mến đạo hạnh của Sư hẹn cùng đèn sách, thường ngày cùng mài cắt cho đến bén nhọn. Tăng chúng đều tôn xưng là “Hai viên ngọc bích”. Thời gian sau, ngài Ngã Am Bổn Vô viên tịch, ngài Đông Minh Tuệ Nhật, tiếp nối pháp tịch, đào luyện học giỏi, chọn Sư làm Khai Khoa, bảo trông coi tiếp đón tân khách, kiêm việc lãnh chúng sám ma.

Vào niên hiệu Chí Chánh thứ mười ba (133) đời Nguyên, Sư vâng lệnh đến trụ trì chùa Thê Chân. Chùa đó rất gần gũi hai chùa Nam Trúc và Diễn Phước. Bấy giơ, có hai vị hoà-thượng Đại Dụng-Tất Tài và Tuyệt Tông-Thiện Kế ở tại đó, Sư rất vì sự học nên đến chùa chưa đầy một ngày đã sang tham vấn. Tất cả áo nghĩa thiên viên của Giáo Quán, mảy may Bổn tích, không gì mà chẳng phân tích. Do đó Sư thường đối với chúng than rằng: “Phật pháp Giáo Tạng man mác như mây khói biển khơi, hẳn chẳng riêng một mình mà có thể nghiên cứu đến cùng tận, khiến ta được tự họa mà không tiến tới. Như vậy đâu thể khỏi sự cười chê của hàng cô lậu ư!”

Niên hiệu Chí Chánh thứ hai mươi (1360), Ngài dời đến làm tự chủ chùa Tinh Đức. Cuối đời Nguyên, trong nước binh đao đại loạn, mọi người đều mưu tính tự ẩn núp, chỉ còn mình Sư chuyên tâm lo việc chùa, chẳng vì sự khó khăn trong đời, mà đổi thay chí khí, Sư phô bày điều tlành, dẹp bỏ điều xấu, do đó phong thái dần dần sửa đổi. Thường ngày, Sư thâu nhận tịnh chúng, giảng nói kinh sớ, chẳng để thời gian luống qua.

Đến đời Minh, vào niên hiệu Hồng Vũ (1368-1399) Pháp tòa ở chùa Tập Khánh hoang vắng, nên Quận Thú Lý Công thỉnh Sư đến đó mở mang giáo thừa. Sau đó không lâu, trung thư bị chỉ, khiến tất cả các vị trụ trì ở các chùa lớn trong năm phủ khắp đông tây vùng Chiết Giang đều nhóm họp về Kinh Đô. Tại chùa Cộng Bích Thiên Giới, lập viện Thiện Thế, để quản lý tăng chúng, cùng giám xét các việc nặng nhọc. Các bậc Túc Đức Kỳ Tài ở mọi nơi đều chẳng ai biết đó là muốn làm gì. Riêng mình Sư lược ra có đủ điều tự. Bấy giờ, có cả mười muôn chúng đều đến thưa hỏi pháp với Sư.

Ngày mười sáu tháng sáu , Sư biết trước thời hạn đã đến, bèn gọi các đệ tử giao phó mọi việc hậu sự, qua ngày mười bảy Sư an nhiên ngồi thẳng thị tịch, thọ bốn sáu tuổi, hai tám hạ lạp. Sau khi trà-tỳ, các vị như Viên Giác, Nhất An, Thăng Nguyên, Khắc Cần v.v… là đệ tử của Sư, thâu nhặt di cốt, xây tháp thờ ở phía Nam Bảo tháp Pháp sư Biện Tài tại Long Tỉnh.

Sư mang khí tiết tiêu lệ, luận bàn khẳng khái. Căn cứ thẳng theo đạo mà không kiêng dè theo thế tục, trong những lúc chỉ bày về các chùa, mà những người súc dưỡng đồ đảng đều cho là Oán Phủ thì Sư bèn phát lời thề chẳng cạotóc cho ai và không nuôi đệ tử. Các vị học giả đến tham yết muốn nương tựa đều khích lệ, Sư bèn từ chối, chẳng luống chọn một người.

6/- Truyện Sa-môn Thích Như Di chùa Diễn Phước ở Hùng Châu.

Thích Như Di tự là cụ Am, biệt hiệu là Thái Phác, Sư đắc pháp với Ngài Văn Minh Hải Tuệ Thiện Kế Tuyệt Tông. Sư học đứng đầu các vị tài giỏi, vượt cả Tam Giáo, chẳng phải chỉ Thập Thừa, Tam Quán, Cửu Kinh, Thất Sử, mà các thứ danh ngôn bí điển có ra ở trong đời, Sư cũng đều thông hiểu. Vua Thái Tổ Cao Hoàng đế (1368-1399) đời Minh ban chiếu chỉ mời Sư trụ chùa Thiên Giới, thường ngày cùng các bậc Kỳ Đức mở mang giáo thừa, để hoàn bị vua vời Sư đến thưa hỏi, Bảo Đồng Tông lặc hiệu đính giải thích các bộ Tâm Kinh, Lăng-già, Kim Cang v.v…, vâng theo thánh chỉ, lưu hành ở đời.

7/- Truyện Sa-môn Thích Đại Đồng chùa Bảo Lâm ở Thiệu Hưng.

Thích Đại Đồng, tự là Nhất Vân, biệt hiệu là Biệt Phong, họ Vương ở Thượng Ngô, đất Việt. Cha Sư là Hữu Tiều, mẹ Sư họ Trần, bà mang thai Sư đến mười tháng. Một hôm, cha Sư đang ngồi tại nhà trên, bỗng nhiên thấy một vị Tăng lạ khuôn mặt đầy đặn, chống tích trượng đi vào. Cha Sư đứng dậy xá chào, hỏi: “Hòa-thượng từ đâu đến?” Đáp: “Ở núi Côn Lôn!” xong, mở cửa đi vào thật gấp, nghe tiếng trẻ thơ khóc trong phòng, cha Sư cười, bảo: “Con tachẳng phải tái lai ư?”. Sư từ thuở bé đã sáng suốt nhanh nhẹn, đọc sách liền hiểu được ý sâu, ban đầu tập học từ chương, hớn hở rất có khả quan. Từ đó cha của Sư đem Tán Thừa gia học giao phó cho Sư. Riêng mẹ Sư than rằng: “Đứa bé này có giống trí tuệ, há để buộc ràng chìm đắm trong bụi trần ư?” Bèn cho phép Sư đến chùa Sùng Thắng ở Cối Kê xuất gia.

Nghe pháp sư Xuân Cốc giảng giáo nghĩa Tông Thanh Lương ở chùa Cảnh Đức trong Quận, Sư bèn đến đó nương tựa cầu học và được truyền trao. Sư lại đến tham yết ngài Cổ Hoài Triệu Công là bậc tinh thông Tứ pháp giới Quán. Nhân ngài Xuân Cốc ra làm tự chủ chùa Bảo Lâm bèn bảo Sư rằng: “Sở học của ông đã tinh thông lại rộng rãi, sợ e ngưng trệ tâm nơi thô chấp, chỉ càng thêm học rộng mà bó buộc ở tri kiến, thật chẳng phải cội gốc của kiến tánh. Nên cần phải chuyên tu mà xoá bỏ nó đi, ngõ hầu mới là điều may mắn của tông ta!” và bèn bảo Sư đến xứ Tiền Đường tham kiến Thiền sư Hối Cơ Hy, được ngài Hối Cơ Hy phẩy bụi một thời gian thì mọi kiến văn chứa nhóm của Sư thảy đều tan biến, chỉ còn lại ánh sáng lấp lánh tự chiếu. Như vậy trải qua 6 mùa mưa nắng. Ngài Hối Cơ rất vui mừng đối với ý chí của Sư.

Lại nghe sự hưng thạnh của ngài Trung Phong Pháp Đạo ở Thiên Mục, Sư bèn đến tham yết, và liền có ý trọn đời ở đó. Một hôm, ngài Trung Phong gọi Sư đến khuyên rằng: “Giáo nghĩa của Tông Hiền Thủ ngày một xa dần và kém ít, khí lượng của ông đã đủ để mở mang không nên dính mắc ở đó!”, bèn viết kệ khen ngợi Tôn tượng Thanh Lương để lại cho Sư. Sư rất vui mừng bảo: “Ngày nay tôi mới biết muôn pháp vốn ở Nhất tâm, chẳng biết ai là thiền, ai là giáo”. Rồi Sư về lại chùa Bảo Lâm hầu ngài Xuân Cốc và đem ý của ngài Trung Phong mà thưa với ngài Xuân Cốc, ngài Xuân Cốc liền phân tòa giảng kinh Tạp Hoa.

Bấy giờ, Tống Cố Quan Từ Thiên Hựu Vương dị giản tướng cùng Sùng Tưởng tiếng tăm rạng ngời hiển trước, Quận Thú Phạm Công kính mến ngài Xuân Cốc niên cao lạp trưởng, muốn phong nhường pháp tịch, mới bày y Bồ, đích thân nói với Sư. Sư nghiêm nghị đổi sắc mặt: “Kia quý ở đạo, là do phận thầy trò. Rõ ràng có thể dạy chỉ cho hàng hậu học. Nếu nương sự già lão mà dám rối loạn ngôi vị, thì đâu phải là việc đáng làm của người ư? Minh Công kính mến ta, khiến ta giẫm đạp lên danh nghĩa, như thế thật là thương tổ!” Phạm Công bất chợt đứng dậy, bái tạ rằng: “Thầy ta thật là người phi thường. Con không đủ sức để nhận biết!”

Vào đầu niên hiệu Diên Hựu (131) đời Nguyên, Sư đến làm tự chủ chùa Tịnh Độ ở Tiêu Sơn, kế là dời đến chùa Cảnh Đức. Vào niên hiệu Chí Nguyên (133-131), Sư được ban sắc đến trụ chùa Đông Tháp ở Gia Hòa, đổi hiệu chùa là Bảo Lâm. Nhưng Bảo Lâm vốn là chỗ của Quốc sư Thanh Lương học tập. Mọi người đều tôn vinh Sư, mà Sư vẫn ẩn tu chẳng đến. Khi đó, khắp các quận ấp liên tiếp dâng sớ hai ba lần thỉnh Sư đến. Sư bèn rũ áo mà đi. Bèn phỏng theo việc xưa của thảo đường Chung Nam, mở mang các phòng nhà u tối, mời gọi khuyến khích những người tài giỏi. Nên các hàng học giả khắp trong nước đều đến tìm đến cầu học dưới pháp tòa của Sư. Đầu niên hiệu Chí Chánh (131), Sư được vua Thuận Đế đời Nguyên ban tặng hiệu là “Phật Tâm Từ Tế Diệu Biện”, và y tăng-già-lê dệt bằng sợi vàng.

Nguyên thần Trung Giới Thái Bất Hoa Tuần thú ở xứ Việt bị khổ hạn hán, bèn thỉnh Sư cầu mưa. Ngài đốt tý hương ở dưới tháp Huyền Độ, trời liền đổ mưa lớn. Cuối đời Nguyên, trong nước đại loạn, chùa bị tai họa, Sư vui vẻ trù tính sửa sang xây dựng mới lại.

Đời Minh, lúc Thái Tổ Cao Hoàng đế lên ngôi (1368), thết đại hội Vô Già ở Chung Sơn, mời Sư đến chứng kiến vũ lâu, bấy giờ Sư đã tám mươi tuổi nên khỏi bái quỳ. Ngày hôm sau thiết đãi trong cung cấm. Xong việc, nhà vua bảo người giữ kho đem các vật bằng bạch kim và các vật quý báu biếu tặng đưa Sư trở về.

Lúc sanh tiền, tinh thần Sư vượt xa Phục Tê Quán Đảnh, thân sừng sững cao lớn như ngọc đứng mà đẹp, khéo giỏi luận đàm. Như bị các hàng vương công quý nhân có người bài bác hỏi vặn giáo môn, thì Sư nói pháp như nước chảy cuồn cuộn. Nếu có các nghĩa lý không ngay thẳng, tuy có gông cùm gậy búa trước mắt, cũng không ít kẻ bẻ gẫy chí khí của Sư . nếu gia hại bằng pháp nguy ách thì Sư cũng chẳng màng. Sư chỉ giữ thường thời khóa tụng kinh Hoa Nghiêm, thế mà chẳng dời sang ngày khác thì người ấy tự khuất phục. Những lúc, Sư giúp tra xét những tông khác thì không mảy may sai sót, như Đoán Giang Ân là một học giả của Thiếu Lâm bèn dâng mời Sư làm chủ Thiên Y. Thiên Ngạn Tế là học trò của Thai Giáo, mời Sư đến trụ chùa Viên Thông.

Sư đến đất Mân, bấy giờ có Cổ Lâm Mậu làm tự chủ chùa Bảo Ninh ở Phúc Kiến, người lính điều khiển xe ngựa quá nghiêm. Các hàng sở tăng vô lại đem tố cáo nơi công phủ, Sư tình cờ gặp ở nhà khách trọ, mới dọn bày thức ăn, ung dung mời đãi, Sư nói rằng: “Tôi thật chẳng biết Cổ Lâm, nghe nói vị ấy là bậc danh đức của thiền lâm. Nếu bọn đó sắp làm điều bất lợi, người quân tử cho bọn đó làm hạng người nào, chẳng bằng thôi nghỉ, không thì sợ e gặp phải lỗi lầm lớn”. Sự việc bèn thôi.

Tánh Sư rất mực hiếu hạnh, luôn buồn về cha mất sớm. Mỗi năm đến ngày giỗ kỵ là rơi lệ không thôi. Sư muốn dưỡng mẹ hết sức thuần thành, không chỉ thuận theo sắc phục ấm lạnh mà thôi, Sư còn khuyên nhủ tâm thần thọ hưởng pháp vị giải thoát. Đến lúc qua đời, Sư cúng tế các lễ không thiếu, lại nhờ các bậc danh Nho soạn viết hạnh thật, dựng lập bia đá bên cạnh mộ.

Sư hành trì luật rất trang nghiêm, chỉ một bình bát, ngoài ra không chứa để vật gì, Sư có chỉ khoảng hơn năm trăm quyển sách sử.

Trong thángmười hai niên hiệu Hồng Vũ thứ hai (1369) thời vua Thái Tổ, nhà Minh, Sư thị hiện bệnh nhẹ. Đến ngày mồng mười tháng ba năm sau (1370), Sư lên tòa nói pháp, từ biệt đại chúng rồi trở về phương trượng an nhiên ngồi thẳng thị tịch, thọ tám hai tuổi, sáu lăm hạ lạp. Lúc trà-tỳ có hiển bày nhiều điều lạ. Tháp thờ Sư được xây dựng tại Trúc Sơn.

Sư có soạn “Thiên Trụ Cảo”, “Bảo Lâm loại biên” mỗi thứ có đến mấy quyển.

Đệ tử nối pháp của Sư có các vị như: Đại Diễn chùa Diệu Tâm, Thiện Hiện chùa Cao Đình, Nhã Lan chùa Cao-ly, Nhân Tĩnh chùa Cảnh Đức, Minh Thiện chùa Khương Sơn, Sư Khải chùa Diên Thọ, Quốc Sâm chùa Nam Tháp, Đại Tuệ chùa Phước Thành, Tánh Trừng chùa Cảnh Phước, Đạo Nể chùa Diệu Tướng, Đạo Nguyệt chùa Pháp Vân, Phạm Cao chùa Tịnh Độ, Nhật Ích chùa Bảo Lâm, v.v…

8/- Truyện Sa-môn Thích Thiệu Tông trụ chùa An Quốc ở Thượng Hải thuộc Tùng Giang.

Thích Thiện Tông, biệt hiệu là Toại Sơ, họ Trần, người ở xứ Thượng Hải.

Năm mười ba tuổi, Sư được cha mẹ đưa đến chùa An Quốc trong làng xuất gia. Sư đắc pháp với Pháp sư Tĩnh Am Trấn. Bẩm Sư thông minh dĩnh ngộ, giới hạnh tinh nghiêm. Ban đầu Sư ra nói pháp tại chùa Trường Khánh ở Hàng Châu, Chấn Khởi Huyền Phong, kẻ tăng người tục đều ảnh hưởng nhuần hóa. Kế đến, Sư dời đến chùa Từ Cảm ở Ngô Hưng. Bấy giờ, Pháp sư Trường Can Thú Nhân ở Kim Lăng mời Sư trụ Đệ Nhất tòa, cả chúng đều kính phục.

Năm Quý Dậu (1393) thuộc niên hiệu Hồng Vũ, đời Nguyên, Sư đáp lại lời mời đến có Phật sự tại Lô Sơn, Sư tấu trình ứng đối thích đáng. Vua Thái Tổ ban sắc tặng y tăng-già-lê bằng tơ sợi vàng, cốt nhắc Sư lên ngồi bên phải giảng kinh, nhưng không làm sao thăng Hữu Thiện Thế.

Đến ngày mồng năm tháng giêng năm Đinh Sửu (1397), Sư thị hiện bệnh nhẹ, an nhiên ngồi thẳng thị tịch. Vua Thái Tổ nghe thế liền sai bảo Trung Sứ đến cúng tế. Ngày trà-tỳ có đến mấy ngàn người cùng chiem bái, đồ chúng đón rước, thâu nhặt xá-lợi di cốt về xây tháp tại chùa An Quốc.

9/-Ttruyện Sa-môn Thích Cư Kính trụ chùa Phổ Chiếu ở Tùng Giang.

Thích Cư Kính, tự là Tâm Uyên, biệt hiệu là Lan u Sư Ngài học thông nội ngoại kinh sử, khéo thuộc văn chương, tinh nghiêm luật bộ. Sư đến tham lễ Hòa-thượng Nhất Vũ chùa Đại Báo Ân ở Kim Lăng. Ở đó, Sư giữ chức Tri Khách. Sau Sư đến tham yết pháp sư Đông Nguyên chùa Tập Khánh ở Hàng Châu tại Sám Ma Đường, Sư ở Đệ Nhất Tọa, theo giảng Chu Dịch.

Đầu niên hiệu Vĩnh Lạc (108) đời Minh, Sư vâng chiếu hiệu đính Đaị Tạng Kinh, tham dự việc tu chỉnh Hội Điển. Thế rồi Sư ra trú trì chùa Quảng Phước ở Thượng Hải. Kế đến dời sang chùa Phổ Chiếu ở Tùng Giang, mở rộng Pháp tịch. Suốt muời ba năm, xây dựng Điện Đại Hùng, nhà Giải Thoát, ba cửa Giải Thoát, sửa sang mái hiên, tinh xá Hương Tích, được làm mới sáng rỡ , bảy chúng chiêm ngưỡng, Đạo phong thổi mạnh.

10/- Truyện Sa-môn Thích Phổ Trí trụ chùa Long Tỉnh ở Hàng Châu.

Thích Phổ Trí tự là Vô Nghĩ, biệt hiệu là Nhất Chi Tẩu. Sư vốn dòng họ Thử, người ở xứ Lâm Bình thuộc Triết Giang. Sư xuất gia tại chùa Long Tỉnh ở Tiền Đường, đến nương tựa Pháp sư Tuệ Nhật ở Đông Minh, được trao truyền pháp tánh cụ của Tông Thiên Thai. Sư có ưu điểm ở việc giảng nói, trải qua bốn đạo tràng lớn, phấn phát ngọn gió pháp môn. Đến tuổi về già, Sư Khai diễn chùa Diên Khánh tại Trùng Giang, bèn suốt đời chuyên tu tịnh nghiệp, dẫu gặp phải mưa hay nắng đều chẳng ngơi nghỉ.

Ngày mồng hai tháng giêng năm Mậu Tý (108) nhằm niên hiệu Vĩnh Lạc, đời Minh. Sư thị hiện bệnh nhẹ, nhóm chúng lại, Sư an nhiên ngồi thẳng xoay mặt về hướng Tây, xưng niệm danh hiệu Phật mà thị tịch, Sư có soạn Tập chú A-di-đà kinh một quyển.

11/- Truyện Sa-môn Thích Thiện Khải trụ chùa Diên Khánh ở Tô Châu.

Thích Thiện Khải tự là Đông Bạch, biệt hiệu là Hiểu Am, họ Dương, người ở xứ Trường Châu thuộc Cô Tô. Gia đình nhiều đời làm quan. Ngài vừa biết nói đã thông hiểu kinh Phật như đã học chín muồi từ trước. Cha mẹ thấy lạ như thế, biết Sư là bậc pháp khí, nên dẫn đến viện Vĩnh Mâu xin cho Sư xuất gia. Sau đó không lâu, Sư cạo tóc, đăng đàn thọ giới cụ túc. Ẩn tu dưới Long Sơn, nghiên cứu cùng tận Đại Tạng. Sách sử của trăm nhà Hiền triết, không thứ gì Sư chẳng tinh chuyên nghiên cứu.

Năm Mậu Tý (108) nhằm niên hiệu Vĩnh Lạc, đời Minh, Sư ra hoằng hóa, trú tại chùa Diên Khánh ởq Chi. Năm sau, Ngài đáp lại lời mời lo việc biên tập sửa chữa Vĩnh Lạc Đại Điển và hiệu đính Đại Tạng Kinh, Sư được ban tặng y tăng-già-lê dệt bằng sợi vàng. Một thời, Sư cùng các bậc danh nhân như: Thẩm Dân Vọng, Vương Nhữ Ngọc, Tiền Nguyên Đoàn đều là bạn giao kết phương ngoài, hoặc có lúc biện luận sự khác nhau giữa Nho giáo và Phật giáo, Sư bảo: “Bất luận là lý của các bậc thánh đồng hay chăng, mỗi người tự thực hành theo giáo nghĩa của đạo mình”. Sư lại bảo: “Đông Lỗ thùy đạo, Tây Vức kiến tánh đều chẳng gì bằng trước ở gốc sâu dày. Nên chúng ta tuy lìa cha mẹ mà dưỡng sanh tống tử, nhất định đều theo sự sâu dày!” Sư cùng với huynh đệ rất là bạn thân.

Năm Quý Hợi (13) nhằm niên hiệu Chánh Thống, đời Minh, Sư thị tịch, tháp thờ được xây dựng ở Long Sơn.

12/- Truyện Sa-môn Thích Ứng Năng chùa Thọ Phật ở Hoành Châu thuộc Quảng Tây.

Thích Ứng Năng giả lấy họ Dương, kỳ thật là Kiến Văn Quân. Sư là con lớn của Thái tử Ý Văn, là cháu đích tôn của vua Thái Tổ đời Nguyên, được phong là Hoàng Thái Tôn. Húy là Doãn Văn. Lúc mới sinh, đỉnh đầu Sư nghiêng lệch, vua Thái Tổ vỗ vào đầu Sư, bảo: “Đứa bé nửa vầng trăng”. Đến tuổi biết đọc sách, Sư rất thông minh dĩnh ngộ. Một đêm nọ, Thái tử Ý Văn vào hầu, vua Thái Tổ bảo ngâm vịnh bài thơ “Tân Nguyệt” (vầng trăng mới, Thái tử Ý Văn ngâm rằng:

“Nghiêm Lăng ngày trước mất móc câu,
Ai người dời để án mây đầu,
Tuy rằng chưa được Đoàn viên tướng,
Ấy cũng sáng suốt trong chín châu”.

Còn Sư ngâm rằng:

“Ai đem móng tay ngọc,
Móc vết sẹo giữa trời
Bóng rơi trong sông bể
Văn Long chẳng dám nuốt!”

Vua Thái Tổ nghe xong, tỏ ý chẳng vui, bởi những từ “Chưa được đoàn viên”, bóng rơi, sông bể, đều chẳng phải điềm tốt lành. Niên hiệu Hồng Vũ thứ ba mươi mốt (1399) vua Thái Tổ già yếu, bèn trao cho Sư một cái tráp nhỏ, khóa lại rất kín, và căn dặn đến lúc nào rất bức ngặt mới mở ra.

Ngày mười sáu tháng năm năm (1399), Sư lên ngôi (tức là vua Tuệ Đế) chỉ mới hai mươi ba tuổi. Năm sau(1) đổi niên hiệu là Kiến Văn, mời Phương Lão Nhụ làm Hàn Lâm thị giảng, trực Văn Uyên Các hằng ngày giảng Chu Quan Lễ, sửa đổi các chế định cũ của vua Thái Tổ. Từ đó, các vương tôn phần nhiều chẳng vâng phục, mới quanh co thêm ân lễ. Thị Độc Thái Thường Khanh Hoàng tử Trừng, Binh bộ thượng thư Tề Thái Nghị tước quyền của các vương tôn. Người chủ mưu là do Tiên Yên. Bảo Thị lang Trương Bính Đô chỉ huy Sử Tạ Quý giám sát mọi động tĩnh, bèn áp bức Tiên Yên khởi dậy, hỏi vận Sư. Ở phía Nam, đánh giết Hoàng Tề.

Ngày mười ba tháng sáu năm Kiến Văn thứ đến (103), phá cửa Kim Xuyên, nhà vua phóng lửa đốt cung điện. Lúc đó mở tráp mà ngày trước vua Thái Tổ để lại ra xem, Sư thấy được Độ Diệp Dương Ứng Năng, Thế Dao, áo ca-sa, y phục của người xuất gia. Sư bèn cạo tóc, lánh theo đường sông ra ngoài, vân du khắp nơi. Từ sông Tương, Hồ Nam đi vào đất Thục, lại từ Vân Nam trở lại đất Mân, vào cửa Nam chùa Thọ Phật ở Hoành Châu thuộc Quảng Tây. Sư trú tại đó mười lăm năm, thường ngày lên tòa giảng pháp, người nghe quy tụ rất đông, dần dần trở thành một pháp tịch lớn. Mọi người đều chẳng biết Sư là bậc Đế vương.

Sư lại đến Nam Kinh, trú tại chùa Nhất Tiên, chư tăng nhóm họp, Sư bèn tùy duyên khai thị, cả chúng thảy đều vui mừng. Lâu sau, Sư đến Châu Tư Ân, đang đứng ở giữa đường, gặp Quan Tri Châu ra, những kẻ theo hầu quở trách. Sư bèn nói: “Ta chính thực là Hoàng đế Kiến Văn, Từ Tĩnh Điền ( Vân Nam) trải qua đất Mân rồi mới đến. Ngày nay đã già yếu, muốn đưa hài cốt trở về quê cũ nơi chốn đô thành”. Quan Tuần án Ngự sử tấu trình ở triều đình ban tặng hiệu Sư là “Lão Phật”. Và ban lệnh các trạm đón rước Sư về kinh đô, và tặng bài thơ rằng:

“Đó đây lưu lạc bốn mươi năm
Ngày về bất chợt bạc trăng đầu
Trời đất có hận nhà đâu nhỉ
Sông Hán vô tình nước tự trôi
Trong cung trường lạc bóng mây ám
Giữa điện chiếu dương tiếng mưa sầu
Phố mới liễu mềm luôn xanh biếc
Già quê nuốt tiếng khóc chưa thôi!”

Đến lúc về tới kinh đô, triều đình chưa xét biết được là thật hư, mới bảo Quan Thái giám Ngô Lượng từng trải qua thời gian hầu cận nấu ăn nên xét xem. Sư vừa thấy Ngô Lượng, liền gọi rằng: “Ông chẳng phải là Ngô Lượng ư?” Ngô Lượng đáp: “Không phải”. Sư bảo: “Ngày trước ta ở trong cung, từng quăng bỏ lát thịt dưới đất, ngươi phủ phục mà liếm ăn, làm sao ta quên được”. Ngô Lượng cúi đầu rất run sợ. Thế rồi thỉnh Sư vào nhà phía Tây nội cung mà cúng dường. Cuối cùng, Sư thị tịch trong cung.

Liên quan thử bàn:

Kiến Văn Quân là người thứ hai tiếp nối ngôi vua, đáng cùng các thần hiền hết lòng giữ gìn, thạnh pháp của vua Thái Tổ mà phụ giúp còn chưa kịp, thì Văn Hoàng đế cũng an phận ở phiên để. Sao có mưu tính bày nạn binh lính phá cửa Kim Xuyên ư? Đó là bởi vì một lúc lầm dùng bọn Phương Hoàng, giảng Chu Quan, thực hiện chính sách tỉnh điền, sửa đổi định chế cũ, dùng uy quyền ép bức thân vương. Văn Hoàng đâu thể ngồi nhìn Đại Bảo đổ nát bởi tay mặt mũi tủn mủn, khoanh tay đợi trói buộc ư? Đến nay đã cách mấy trăm năm, sự lớn mạnh của nước nhà, sự bình trị trong thiên hạ thật là nhờ một dòng họ tĩnh lặng. Việc Kiến Văn trùm núi nhóm tập lời sâu sắc, đó đã mắc nạn, không có lý xuất gia, đã xuất gia thì không có sự trở về kinh đô. Cho nên Độ Diệp Dương Ứng Năng là giả mạo. Nay, căn cứ vào các thuyết của “Quốc Triều Điển Cố”, “Hoàng Minh Thông Tải”, “Hiến Chương Lục”, “Từ Ân Chí” v.v… mà ghi chép, hẳn ở tăng truyện là không thể thiếu sót, nên các bậc quân tử rõ.

13/- Truyện Sa-môn Thích Viên Cảnh trụ chùa Thạch Thất ở Thấp Châu.

Thích Viên Cảnh là người ở Lâm Huyện thuộc Phần Châu. Sớm được xuất gia, đặt tâm nơi các trường giảng của Tông Hiền Thủ, ngộ được mật chỉ của các kinh. Sư thường đến chùa Thạch Thất ở núi Diệu Lâu thuộc Thấp Châu ở phủ Bình Dương, tùy duyên nói pháp cho chúng nghe. Một hôm, Sư đến sườn núi nơi một lò gốm ở Bắc Môn, lấy đấy làm am như cái khám rồi lẳng lặng ở trong đó. Bỗng nhiên Sư gọi đệ tử bảo rằng: “Ta sắp quy tịch!” Cả chúng hỏi Sư lúc nào. Sư bảo: “Hôm sau”. Đến sáng hôm sau, Sư dậy tắm gội thay ba pháp y, đốt hương ngồi kiết già, nói kệ mà thị tịch.

14/- Truyện Sa-môn Thích Tổ Trú ở Hoa Sơn thuộc Tô Châu.

Thích Tổ Trú tự là Huyễn Y, hiệu là Lộc Đình, họ Dương, người ở xứ Đơn Đồ. Mẹ của Sư họ Chu, mộng thấy vị Phạm Tăng đến nhà, tỉnh giấc liền sanh ra Sư. Thuở thiếu thời, Sư thường trầm mặc, chẳng tham luyến duyên đời, ưa thích làm việc Phật.

Năm lên mười ba tuổi, Sư được cha mẹ đưa đến núi Long Bàng nương tựa Hoà-thượng Triệu Dương, thọ học các bộ kinh lớn như Pháp Hoa, Hoa Nghiêm. Năm mười bảy tuổi, Sư xuống tóc. Năm mười chín tuổi đăng đàn thọ giới cụ túc. Sư thông hiểu đại nghĩa các bộ kinh, tự bảo rằng: “Nhận biết được chỗ nương tựa chẳng liên quan đến mé Chân”, Sư bèn tìm đến Thiếu thất, nương tựa Hòa-thượng Đại Chương năm năm. Lại đến Phục Ngưu nương tựa ngài Cao An mười hai mùa hạ. Mọi sở đắc trước sau của Sư đều do hai vị này ấn chứng. Kế đến, Sư xuống dưới thành đô tham yết hai Pháp sư Tùng và Tú thấu triệt được yếu chỉ Tông Thanh Lương.

Hoài An Hồ Cấp Sự thỉnh Sư đến trụ núi Bát Trì, làm Đại Tạng Kinh, và thiết lập Đàn Thủy Lục, hội thí Vô Già. Sư đến Nam Kinh tham phỏng Pháp sư Vô Cực và ở Đệ Nhị Tòa. Khi tiếng kiền-chùy vừa dứt Sư vào chúng lao tác. Xong việc, Sư sang chùa Vạn Thọ ở Kinh Khẩu, giảng Hoa Nghiêm Đại Sao, đến phẩm Nhập Pháp Giới, tự nhiên mặt đất rung chuyển, trời mưa rải cam lồ hoa báu. Bấy giơ, Pháp sư Vô Cực dẫn đồ chúng cùng đến đó. Hai Thiền sư Diệu Phong và Thừa Ấn cũng ngồi dưới tòa. Từ đó, tiếng tăm đạo hạnh của Sư lan tỏa khắp các tòng lâm. Trí Sư tôn sùng kính lễ như Thường Bất Khinh, Sư đề dẫn xướng dụ, hết lòng chẳng tỏ vẻ mỏi mệt. Những nơi Sư đến đều biến thành bảo phường. Lúc Sư diễn giảng bốn mươi tám đại nguyện, có một người lạ trên đầu đội mũ trắng, trên mũ có con rắn, bốn chân đến nghe pháp, mọi người lấy làm lạ hỏi. Người ấy đáp: “Tôi là Pháp Quan mà là Cảnh Quán”. Bỗng nhiên biến mất.

Đến năm Giáp Thân (18) nhằm niên hiệu Vạn Lịch đời Minh, Sư Chấn tích đến dừng nghỉ ở dưới ngọn núi Liên Hoa thuộc Tô Châu. Sư dựng lập tịnh xá và ở đó. Đến tháng chín năm Đinh hợi (187), bỗng nhiên Sư thị hiện bị bệnh nhẹ, nói với tăng chúng rằng: “Ngày hai hai, nếu không có sự việc ly tán, thì sẽ lại mở mang giáo nghĩa Hoa Nghiêm, chỉ bởi Lão Tăng chẳng thể chạy theo nhân tình”. Đến sáng sớm ngày đó, Sư dậy tắm gội, ngồi kiết già, nói kệ rằng:

“Hư không chẳng mặt mắt
Vô vị gượng an bài
Câu nói không câu nói
Chốn chốn là Như Lai”.

Ngài lại bảo:

Năm nay sáu sáu tuổi (66)
Chẳng biết làm việc chi
Ôi! Mọi người nhìn xem
Thấy đó dứt hơi rồi
Phật tổ đã đến rồi.
Dùng chẳng thể hết được”.

Nói xong, Sư thị tịch, có mùi hương thơm lạ một thời gian chẳng tan. Lưu giữ toàn nhục thân của Sư ba ngày để cúng dường chiêm ngưỡng mà nhan sắc vẫn y nhiên như lúc sống. Sau khi trà-tỳ, thâu nhặt di cốt, xây tháp thờ ở phía Nam đỉnh núi Liên Hoa. Sư thọ sáu sáu tuổi, năm tư hạ lạp.

Vương Thế Trinh soạn khắc bài bia minh.

TRUYỆN CÁC BẬC CAO TĂNG THỜI NHÀ MINH

(QUYỂN 3 HẾT)

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8