CHƯ KINH TẬP YẾU

Soạn dịch: Sa-môn Thích Đạo Thế ở chùa Tây Minh, đời Đường
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 13

 

PHẦN THỨ 22: THỌ BÁO

– Duyên thuật ý.
– Duyên báo loại.
– Duyên hiện báo.
– Duyên sanh báo.
– Duyên hậu báo.
– Duyên định báo.
– Duyên bất định.
– Duyên thiện báo.
– Duyên ác báo.

Thứ 1: Trình bày về duyên ý

Dụng về nghiệp thiện ác thật có ba báo rõ ràng, như hình theo bóng, như nghiệm rõ trong sáu đừơng. Ba báo đó là thích để lại tiếng tăm cho đời sau, vượt hẳn ân sâu xa của chín sắc(?), chỉ đưa thân mình vào chúa cầm thú, liên tục chịu năm khổ cửa xẻ tàn khốc. Đây là hiện báo. Chúng sanh chìm đắm trong hang tối. Thần thức bay lên nhẹ nhàng xoay vần mà không đổi, thân lễ bái ẩm đã trải qua nhiều tai ương tan tác, không hiểu mắt hư của vương tử. Đây gọi là sanh báo. Ngoại đạo ngang nhiên hay họa mà chẳng suy nghĩ, mê pháp, xưa nay đều lờ mờ. Ví như cho rằng hổ tàn ác có cánh, bay lên nên chìm đắm, chịu khốn khổ khó lường. Đây gọi là hậu báo. Huyền- giám lần thay đổi, chìm đắm trong dòng, rắn ở dưới sâu đến biến hóa, trói ông ấy vào tường, khiến ngộ được ngôi nhà Ba minh, Bốn đế, thoát khỏi sự u tối của Năm khổ Ba báo.

Thứ 2: Duyên các loại báo

Kinh Ưu-bà-tắc giới, Đức Phật dạy: Này thiện nam! Chúng sanh tạo nghiệp có bốn loại. Một là Hiện báo, hai là Sanh báo, ba là Hậu báo, bốn là Vô báo. Lại có bốn loại. Một là thời nhất định, báo không nhất định. Hai là báo nhất định, thời không nhất định. Ba là thời và báo đều nhất định. Bốn là thời và báo đều không nhất định. Chúng sanh tạo nghiệp có đủ và không đầy đủ. Nếu trước suy nghĩ, sau làm gọi là tạo nghiệp đầy đủ. Nếu trước không suy nghĩ, mà làm ngay gọi là tạo nghiệp không đầy đủ. Lại tạo nghiệp không đầy đủ là chắc chắn tạo nghiệp rồi quả báo không nhất định. Lại tạo nghiệp rồi cũng đầy đủ là gây nghiệp rồi chắc chắn sẽ có quả báo. Lại tạo nghiệp xong mà không đầy đủ là quả báo tuy nhất định nhưng thời gian không nhất định. Lại tạo nghiệp xong cũng đầy đủ là thời gian và quả báo đều nhất định. Lại tạo nghiệp xong không đầy đủ là trì giới, chánh kiến. Lại tạo nghiệp xong cũng đầy đủ mà hủy giới tà kiến. Lại tạo nghiệp xong không đầy đủ là ba thời sanh hối hận. Lại tạo nghiệp xong cũng đầy đủ là ba thời không hối hận. Những điều ác như vậy, thì điều thiện cũng thế.

Thứ 3: là duyên Hiện báo

Như kinh Phật thuyết hành thất hạnh Hiện báo dạy: Bấy giờ, Đức Phật bảo các Tỳ-kheo có bảy hạng người có thể đáng làm và cung kính, là ruộng phước Vô thượng của thế gian. Bảy hạng người dó là gì? Một là thực hành lòng Từ. Hai là tu tập tâm Bi. Ba là thực tập tâm Hỷ. Bốn là tu tập tâm Xả. Năm thực hành tâm Không. Năm là tu tập tâm Vô tướng. Bảy là tu tập tâm Vô nguyện. Những chúng sanh tu tập bảy pháp này ở trong hiện tại được phước báo. Tôn giả A Nan thưa Đức Phật: Sao Ngài không giảng về các quả Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, Ala-hán, Phật-bích-chi mà chỉ nói đến bảy việc này?

Đức Phật dạy: Người thực hành hạnh từ với bảy loại người này và với quả Tu-đà-hoàn cho đến Phật bằng nhau, nhưng việc của người đó thực hành này không giống nhau. Tuy cúng dường bậc Tu-đà-hoàn… hiện tại không được quả báo nhưng cúng dường những vị này thì hiện tại được phước báo. Vì vậy, này A Nan nên siêng năng để thành tựu bảy pháp.

Kinh Tạp Bảo Tạng dạy: Xưa nước Càn-đa- vệ có người đồ tể trẻ dẫn năm trăm bò con muốn giết hết. Khi ấy, có một vị quan trong cung (thái giám) dùng vàng tiền chuộc đàn bò thả đi. Vì nguyên nhân này, nên hiện tại được đủ phước báo thân người nam các căn đầy đủ, lại đến nhà vua, bảo người vào thưa: Tôi tên là…đang ở ngoài.

Vua bảo: Đây là nhà ta, ngươi tự ý bỏ đi chưa từng thưa trình, nay sao như vậy? Khi ấy, vua kêu hỏi: Nguyên do vị quan ấy.

Đáp: Thần đến gặp một đồ tể trẻ dẫn năm trăm bò con muốn giết chúng, thần liền chuộc rồi thả đi. Vì lý do ấy, nên được thân thể đầy đủ nên không dám vào. Vua nghe rất vui mừng, sanh lòng kính tin Phật pháp. Phàm báo của hoa (nhân) được cảm ứng như thế, huống là báo của quả, đâu thể lường được.

Luận Tân Bà Sa dạy: Xưa có những người đồ tể mua bán bò, đuổi bò trên đường bộ. Người nhiều mà lương thực đã hết, đói khát, nóng bức, thiếu thốn, liền dừng lại cùng bàn: Đàn bò này cuối cùng chẳng phải của ta. Chúng ta nên cắt lưỡi để cứu đói. Khi ấy, dùng muối xoa vào miệng bò, bò thích vị mặn nên thè lưỡi ra liếm, liền dùng dao bén chặt đứt lưỡi, rồi lấy lửa nướng cùng nhau ăn. Ăn xong, súc miệng, tẩy rửa dùng tăm xỉa răng xong. Do sức mạnh của nghiệp ác dùng tay cắt lưỡi bò nên lưỡi của họ đều như quả chín muồi đồng thời rụng xuống.

Thứ 4: Duyên Sanh báo

Như kinh Niết bàn dạy: Này thiện nam! Như khi người chết chịu nhiều đau khổ, bà con vây quanh khóc lóc, đau đớn. Người đó hoảng sợ chẳng biết nơi nương tựa. Tuy có năm trần mà không biết, các chi run rẩy mà không thể tự cử động, thân thể lạnh buốt, hơi nóng sắp hết, thấy được tướng quả báo ác, thiện đã tu tập đời trước. Như mặt trời lặn xuống núi lớn, thì bóng của đống đất cao di chuyển từ Đông chuyển sang Tây. Nghiệp báo của chúng sanh cũng như vậy, khi ấm này diệt thì ấm kia tiếp tục sanh. Như đèn sáng thì bóng tối mất, bóng tối mất thì đèn sáng. Này thiện nam! Như ấn sáp ấn xuống bùn. Ấn và bùn hợp lại, ấn xong thì văn mới thành, nhưng ấn sáp này không thể thay đổi do bùn cũng không phải từ bùn mà ra không do chỗ khác đến. Vì lý do ấn này mà sanh văn này. Ấm hiện tại diệt thì ấm Trung ấm sanh. Ấm hiện tại này hoàn toàn không thay đổi vì Trung ấm sanh năm ấm, mà Trung ấm sanh năm ấm chẳng tự sanh cũng không từ nới khác đến. Nhờ ấm hiện tại nên Trung ấm sanh ấm, như dấu ấn đã ấn vào bùn, khi ấn xong văn mới thành. Tên tuy không khác mà thời điểm mỗi một khác nhau. Vì thế Ta nói Trung ấm sanh năm ấm chẳng phải do nhục nhãn hay thiên nhãn có thể thấy được. Trong Trung ấm này có ba loại thức ăn. Một là ăn bằng suy nghĩ. Hai là ăn bằng tiếp xúc. Ba là ăn bằng ý thức. Trung ấm có hai loại: Một là quả nghiệp thiện. Hai là quả nghiệp ác. Nhờ nghiệp thiện nên nhận biết về thiện. Do nghiệp ác nên biết toàn về ác. Khi cha mẹ cùng giao hội, tùy theo nhân duyên của nghiệp mà hướng đến nơi thọ sanh. Đối với mẹ sanh yêu mến, với cha lại sanh giận, khi tinh cha xuất ra nghĩ đó là của mình, thấy rồi tâm sanh vui mừng. Vì thế, mà có ba loại nhân duyên phiền não. Khi ấm của Trung ấm hoại thì sau đó sanh năm ấm, như dấu ấn, ấn vào bùn, khi ấn mất thì văn mới thành. Khi sanh các căn có đầy đủ hay thiếu? Nếu đủ thì thấy sắc sanh tham, do tham phát khởi nên gọi là ái. Cuồng đắm nên sanh tham gọi là vô minh. Do tham và ái là nhân duyên của vô minh nên được thấy cảnh giới đều điên đảo.

Kinh Tu Hành Đạo Địa dạy: Người hành động không thuần, hoặc là thiện hoặc ác, nên con đường của người đến là do cha mẹ hòa hợp, tinh không mất, con đến mới sanh. Trong thai mẹ thông suốt không bị trở ngại, lòng thường vui vẻ không nhớ nghĩ sai lầm thì được người con nhu hòa, chịu khó. Tinh ấy không trong, không đục, vừa đủ thích nghi, không mạnh cũng không hư hoại, không màu đỏ, đen, không bị các độc lẫn lộn, hay gió lạnh khác với tiểu tiện (nước tiểu), nên đến thọ sanh tinh, thần liền khởi. Giả sử là con trai thì không hòa hợp với người nữ. Năm dục thông suốt, con trai chỉ kính nhớ đến người nữ. Khi người cha hạ tinh, thần thức rất vui mừng nói: “Làcủa Ta cho”. Bấy giờ, trung ấm ngưng tụ thành năm ấm nhập vào bào thai. Cha, mẹ và tinh hòa hợp đã ở trong bào thai, thần thức mừng gấp bội. Đây gọi là Sắc ấm. Khi vui mừng ấy gọi là Thọ ấm khổ vui. Khi nhớ nghĩ đến tinh gọi là Tưởng ấm. Do nhân duyên tội phước ngày xưa mà được vào thai gọi là Hành ấm. Chỗ thần thức trong thai gọi là Thức ấm. Hòa hợp như vậy gọi là năm ấm. Nếu ở trong thai mà được hai căn là Ý căn và Thân căn trú được bảy ngày, không tăng giảm. Lại đến tuần thứ hai có chuyển động một ít như váng sữa mỏng. Đếntuần thứ ba tựa như váng sữa đặc. Đến tuần thứ tư tinh ngưng lại như bơ. Đến tuần thứ năm tinh trong thai thay đổi như sữa đặc. Đến tuần thứ sáu biến đổi như cục thịt. Đến tuần thứ bảy chuyển thành một khối thịt. Đến tuần thứ tám thì khối thịt đó cứng như ngói. Đến tuần thứ chín biến thành năm bọc gồm hai khủy tay, hai đùi vế và cổ, từ trong đó sanh ra. Đến tuần thứ mười có năm bọc gồm hai tay, hai chân cùng với đầu sanh. Đến tuần thứ mười một thì sanh tiếp mười bốn bọc gồm năm ngón tay, năm ngón chân cùng mắt, tai, mũi và miệng, từ đây sanh ra. Đến tuần thứ mười hai, các bọc này dần dần thành tựu đầy đủ. Đến tuần thứ mười ba thì hiện các tướng bụng. Đến tuần thứ mười bốn tức sanh gan, phổi, tim và lá lách với thận. Đến tuần thứ mười lăm thì sanh ruột già. Đến tuần thứ mười sáu tức sanh ruột non. Đến tuần thứ mười bảy có đùi vế hiện ra. Đến tuần thứ mười tám thì sanh tạng, thục tạng hiện ở hai nơi này. Đếntuần thứ mười chín xương mặt xuất hiện, xương đùi và xương sườn, bàn tay, mu bàn chân, cánh tay, đốt xương, gân cùng gắn liền với nhau. Đến tuần thứ hai mươi thì sanh các tướng âm, rốn, vú, má. Đến tuần thứ hai mươi mốt thì xương ở thân đều phân rõ tùy theo chỗ thích hợp, hai xương ở trên đầu, ba mươi hai xương quanh miệng, bảy xương bám ở cổ, hai xương bám lá lách, hai xương bám khủy tay, bốn xương bám cánh tay, mười hai xương bám ngực, mười tám xương bám lưng, hai xương bám vào xương háng, bốn xương bám vào đầu gối, bốn mươi xương bám vào chân, lại có các xương rất nhỏ, toàn thân tổng cộng có một trăm lẻ tám xương cùng gắn liền với thịt, gồm có mười tám xương bám vào hai bên sườn, hai xương bám trên vai. Như vậy xương ở thân gồm có ba trăm xương gắn liền với nhau. Những xương đó mền như trái bầu non. Đến ngày tuần thứ hai mươi hai thì các xương ấy hơi cứng như trái bầu chưa chín. Đến tuần thứ hai mươi ba những xương đó cứng dần lên như (quả) hạnh đào. Ba trăm xương này đều nối liên tiếp nhau. Xương chân bám theo chân, xương đầu gối bám theo đầu gối. Như vậy xương đùi, xương đùi vế, xương háng, xương sườn, xương ngực, xương sống, xương vai, xương cổ, xương quai hàm và các xương cánh tay, cổ tay cùng với xương chân, mỗi mỗi đều tự gắn liền với nhau, như một khối xương, tợ huyễn hóa, tùy theo gió thổi đến mà cử động. Đến tuần thứ hai mươi bốn sanh một trăm đốt xương liền bám vào thân. Đến tuần thứ hai mươi lăm sanh hơn bảy ngàn mạch máu nhưng chưa đầy đủ. Đến tuần thứ hai mươi sáu các mạch máu nhỏ được hình thành đầy đủ các lỗ căn liên kết nhau. Đến tuần thứ hai mươi bảy có ba trăm sáu mươi ba gân đã thành. Đến tuần thứ hai mươi tám các cơ bắt đầu sanh thành. Đến tuần thứ hai mươi chín, cơ thịt bắt đầu dày lên. Đến tuần thứ ba mươi mới có lớp tượng da. Đến tuần thứ ba mươi mốt da chuyển thành dày. Đến tuần thứ ba mươi hai lớp da (cứng) hình thành. Đến tuần thứ ba mươi ba mắt, mũi, môi, ngón tay, hai đầu gối và các đốt thành. Đến tuần thứ ba mươi bốn thì có chín mươi chín vạn lỗ chân lông tóc hiện ra nhưng vẫn chưa đủ. Đến tuần thứ ba mươi lăm các lỗ chân lông mới đầy đủ. Đến tuần thứ ba mươi sáu các móng mới thành. Đến tuần thứ ba mươi bảy trong bụng mẹ, nếu có gió động thì mắt, tai, mũi, miệng đứa bé mở. Nếu có gió khởi nhiễm vào tóc lông, hoặc đẹp hay xấu mà thành thân thể nhan sắc, hoặc trắng đỏ, đen, có đẹp có xấu đều do việc làm đời trước. Hoặc ở trong bảy ngày này mà sanh gió lạnh, nóng, đại tiểu tiện điều hòa. Đến tuần thứ ba mươi tám trong bụng mẹ, theo việc làm đời trước gió tự nhiên khởi. Nếu việc là đời trước thiện thì có gió thơm nên có thân thể đáng ưa, nhẹ nhàng, các đốt xương ngay thẳng không sai lệch khiến cho thân hình đoan chánh thật đáng kính. Nếu việc là đời trước ác thì có gió hôi dơ nên thân thể bất an không vừa ý, gió đó thổi đến các đốt xương làm cho cong quẹo khiến không ngay thẳng, không làm người nam, lại không được yêu mến. Đây là tuần thứ ba mươi tám thiếu bốn ngày đầy chín tháng thân thể xương cốt đã thành hình người. Thân hài nhi này có hai phần, từ cha và từ mẹ. Các thứ mềm như lông tóc, má, mắt, lưỡi, cổ, tim, gan, lá lách, thận, tá tràng, máu là từ mẹ mà sanh. Còn các thứ cứng như móng tay, răng, đốt xương, tủy, não, gân, mạch là từ cha sanh. Hài nhi trong bụng mẹ, chỗ sanh tạng nằm ở dưới, chỗ thục tạng nằm bên trên. Nếu là bé trai thì lưng bên ngoài mà mặt hướng vào trong phía hông trái của mẹ. Nếu là bé gái thì lưng hướng vào mà mặt quay ra ngoài ở phía hông phải của mẹ, ở chỗ quá dơ dấy, tối tăm, các đốt xương co rút chưa duỗi ra, còn yếu ở trong bọc da, được bụng mẹ bao bọc, trong bọc đầy máu huyết khó chịu, nương ở phân dơ, nước tiểu. Ở trong thai chín tháng thiếu bốn ngày. Nếu đời trước làm thiện, chỉ trong ngày qua ngày sau nhớ nghĩ việc lành, ta đang dạo chơi trong vườn cũng ở trong cõi trời. Người làm ác thì chắc chìm đắm trong địa ngục thế gian đến ngày thứ ba chỉ sầu khổ không vui, đến ngày thứ tư trong bụng mẹ gió phát khởi, ở trên hay ở dưới trở thành thân hài nhi quay đầu xuống cửa sanh. Nếu người có phước đức thì nghĩ: Ta nhảy xuống hồ nước vui chơi, tắm rửa như ở giường cao bước xuống nơi đầy hương hoa. Người không có phước tự nghĩ: Ta từ núi bị rớt xuống hố đất cao, khe rãnh, bờ rừng. Hoặc như bị rơi trên lưới gai của địa ngục. Hay bị gươm chém vào ở giữa chỗ trống của tảng đá, sầu lo không vui. Quả báo thiện ác không giống nhau như vậy, khi đó hài nhi cũng như sống địa ngục. Gió bên ngoài thổi, người mẹ rửa tay bằng nước nóng làm thai nhi đau đớn, giống như bệnh ung nhọt. Thế nên, khổ não, cứ lo sợ chết, liền có nghi hoặc nên ngu si tối tăm không biết đi đâu, sống ở trong chỗ máu huyết tanh dơ, quỷ mị đến quấy nhiễu, bị bịnh động kinh, gần với tử thi, quỷ điên đảo làm mờ mịt đường đi, xem xét tất cả đều hủy hoại thai, như bốn đường giao nhau thịt rơi thành từng đoạn, diều hâu chim cắt, hổ đều đến tranh dành. Các tà yêu oái cũng muốn dành lấy hài nhi đi vòng quanh cũng lại như vậy. Nếu người có phước đức lành đời trước tà không thể cướp lấy được, thì hài nhi lớn lên, được bú mớm nuôi nấng thích nghi nên được sức khỏe tốt, toàn thân sanh ra tám mươi trùng. Hai loại ở gốc tóc, một gọi là thiệt đề, hai gọi là trọng đề. Ba loại ở đầu gọi là Kiên cố thương tổn hủy hoại. Một loại ở não. Hai loại ở ngoài não, một gọi là triết chu, hai gọi là mao nhiễu, ba là quán loạn. Hai loại ở trán, một gọi là giáp hạ, hai gọi là hủ hủ. Hai loại ở mắt, một gọi là thiệt đề, hai gọi là trọng đề. Hai loại ở tai, một gọi là thức vị, hai gọi là hiện vị mạc. Hai loại trong nhĩ căn, một gọi là xích, hai gọi là phục xích. Hai loại ở mũi, một gọi là phì, hai gọi là phục phì. Hai loại ở miệng, một gọi là diêu, hai gọi là động diêu. Hai loại trong răng, một gọi là ác tế, hai gọi là hung bộc. Ba loại ở gốc răng, gọi là suyễn tức hưu chỉ tốt diệt. Một loại ở lưỡi gọi là cam mỹ. Một loại ở thiệt căn gọi là nhu nhuyến. Một loại ở trên (?)gọi là vãng lai. Một loại ở cổ họng gọi là thấu hầu. Hai loại trong con ngươi, một gọi là sanh, hai gọi là bất thục. Hai loại ở trên vai, một gọi là thùy, hai gọi là phục thùy. Một loại ở trên cánh tay gọi là trụ lập. Một loại ở trên tay gọi là chu toàn. Hai loại trên ngực, một gọi là ngạch khanh, hai gọi là quán phổ. Một loại ở tim gọi là ban bác. Một loại trong vú gọi là chúng hiện. Một loại trong rốn gọi là vi nhiễu. Hai loại trong sườn, một gọi là nguyệt, hai gọi là nguyệt diện. Hai loại ở xương sống , một gọi là nguyệt hành, hai gọi là nguyệt mạo. Một loại ở giữa xương lưng gọi là an phong. Một loại ở bọc da gọi là hổ trảo. Hai loại trong thịt, một gọi là tiêu phu, hai gọi là thiêu thọ. Bốn loại ở xương, một gọi là kham độc, hai gọi là thậm độc, ba gọi là tế cốt, bốn gọi là tạp. Năm loại ở tủy, một gọi là sát hại, hai gọi là vô sát, ba gọi là phá hoại, bốn gọi là tạp hài, năm gọi là bạch cốt. Hai loại ở ruột, một là đường lang, hai gọi là đường lang chủy. Hai loại ở ruột non, một gọi là nhi tử, hai gọi là đại tử. Một loại ở gan gọi là ngân sài. Một loại trong sanh tạng gọi là chi mục. Một loại ở thục tạng gọi là thái tức. Một loại ở cốc đạo gọi là trọng thân. Ba loại trong phân gọi là cân, hai gọi là mục kết, ba gọi là mục biên pháp. Hai loại ở xương cùng (đít), một gọi là lưu hạ, hai gọi là trọng lưu. Năm loại ở trong tế bào, một gọi là nhục tánh, hai gọi là ác tộc, ba gọi là ngọa ngộ, bốn gọi là nhi ngộ, năm gọi là hộ kế. Một loại ở xương đầu gối gọi là qua chi. Một loại trên đầu gối gọi là hiện thương. Một loại trên đùi gọi là thiết chủy. Một loại ở trên ngón chân gọi là thiêu nhiên. Một loại giữa lòng bàn chân gọi là thực bì. Đây là tám mươi tám loại trùng ở trên thân mình, ngày đêm ăn thịt.

Lại do trong thân người có gió nên sanh bịnh, có một trăm lẻ một loại. Nóng lạnh hòa hợp mỗi mỗi đều có một trăm lẻ một loại. Nếu tính tổng cộng trong thân có bốn trăm lẻ bốn bịnh. Như cây sanh ra lửa rồi lại tự thiêu đốt nó. Bịnh cũng như vậy, như các nhân chính tạo nên thân thể cũng trở lại gây ách nạn cho người. Như trùng trong thân nhiễu loạn làm bất an. Có ba mươi sáu vật giả hợp làm thân người. Vì hư dối che lấp nên bị cuồng si, vọng khởi ân ái nhớ nghĩ bà con. Người trí thấy được dối nên an ổn gần gũi. Ví như đồ sành sứ cuối cùng rồi cũng bể. Thân này hư dối thường bị chết yểu. Giàu nghèo đều vào con đường chết mà không biết. Ví như thành lớn có bốn cửa bị lửa lần lược thiêu đốt cho đến cửa Đông thì đã cháy thành tro, sanh già bịnh chết cũng như vậy.

Luận Du già dạy: Ở trong thai trải qua ba mươi tám tuần lễ thì các chi phần đều đầy đủ. Từ đây về sau, trải qua bốn ngày mới sanh ra, ở đây gọi là đầy đủ. Hoặc trải qua chín tháng hay hơn chín tháng, hay chỉ tám tháng cũng gọi là đủ. Còn mới bảy tháng hay sáu tháng thì chưa đầy đủ còn bị thiếu khuyết. Thế nên, Kinh Pháp hoa nói kệ:

Thọ thai hình vi tế
Đời đời thường tăng trưởng
Người ít phước, đức mỏng
Bị các khổ dày vò.

Kinh Tam Muội dạy, cho: Trong thân khi phần hỏa tăng lên thì nước giảm dần cho nên Già-la-la đặc lại thành cứng dần dần thành miếng thịt, chúng sanh do đây phước ít, từ nhỏ đến lớn chịu nhiều khổ. Kinh Thiền bí yếu dạy: Thân người có ba phần. Rốn là trung nguyên, đầu là điện đường, trán là thiên môn.

Kinh Xứ thai dạy: Khi người thọ thai, tuần lễ đầu có bốn đại, tuần lễ hai gió dần dần thổi vào hướng đến hông, cho đến tuần lễ mươi tám, gió gọi là Hoa thổi vào hướng đến cửa sanh.

Kinh Thí dụ dạy: Gió chống đỡ nước, nước chống đỡ đất, đất chống đỡ lửa. Mạnh gọi là nam, yếu gọi là nữ. Gió nước cùng nhau chống đỡ gọi là nam, đất nước cùng chống đỡ gọi là nữ.

Luận Giải thoát đạo dạy: Toàn thân con người nghiền nát làm bụi trần thành một hộc hai thăng.

Kinh Tăng Nhất dạy: Trong thân con người có ba trăm hai mươi xương, có chín vạn chín ngàn lỗ chân lông, gân mạch mỗi thứ đều có năm trăm, có tám mươi chỗ thân trùng ở.

Lại trong kinh Ngũ đạo thọ sanh dạy: Trẻ sanh được ba năm uống hết một trăm tám mươi hộc sữa không kể thức ăn khi còn trong thai. Người ở phương Đông cõi Phất-vu-đãi uống một ngàn tám mươi hộc sữa. Người ở phương Tây Câu-da-ni uống một vạn tám trăm hộc sữa. Người ở phía Bắc Uất-đơn-việt mới bảy ngày thành thân, ngày mới sanh ngồi ở đường hẻm, người qua lại đưa ngón tay mút nên không cần uống sữa.

Thứ 5: Duyên Hậu báo

Luận Bà sa dạy: Có đồ tề trẻ đã bảy lần sanh làm đồ tể mà không rơi vào đường ác mà được sanh vào hàng trời người, do trước bảy lần sanh đó đã từng cúng dường thức ăn cho Phật Bích chi, nhờ năng lực phước đức đó nên đã bảy lần sanh không bị rơi vào đường ác, nhưng người này trong bảy lần sanh đó do đã tạo nghiệp tội giết hại, nên khi qua khỏi bảy đời đó sẽ tuần tự chịu khổ không thể thoát khỏi, thiện ác đều như vậy.

Luận Trí Độ dạy: Xá Lợi Phất tuy thật thông minh nhưng chẳng phải Nhất thiết trí, đối với trí Phật chỉ là trẻ nhỏ. Như kinh A bà đàn na dạy: Vào buổi trưa ở Kỳ hoàn, Đức Phật đi kinh hành, tôn giả Xá Lợi Phất cũng đi theo. Khi ấy, có chim cắt đuổi theo chim chìa vôi. Chìa vôi bay đến bên Phật, Ngài đi qua bóng che khuất nó nên chìa vôi được an ổn hết lo sợ, không còn kêu la. Khi đến bóng của tôn giả Xá Lợi Phất thì chim lại kêu la sợ hãi như trước. Tôn giả Xá Lợi Phất thưa Phật: Thân của Ngài và con đều không có ba độc vì lý do gì mà bóng của Ngài che chìa vôi thì nó không sợ hãi kêu la còn bóng con che nó thì chim sợ như trước. Đức Phật dạy: Ba độc của thầy tập khí chưa hết, vì thế bóng của thầy che thì chưa dứt trừ sợ hại. Phật bảo tôn giả Xá Lợi Phất: Ngươi hãy quán xét nhân duyên đời trước của chim đó, đã mấy đời làm chim. Tôn giả Xá Lợi Phất liền nhập Tam muội Túc mạng trí chỉ thấy chim này trong loài chim được tám vạn đại kiếp thường làm thân chim chìa vôi, còn trước đó không thấy được nữa. Tôn giả Xá Lợi Phất ra khỏi thiền định thưa Phật: Chim này trong tám vạn đại kiếp đã làm thân chim, còn trước đó con không thể thấy được. Nếu thầy không biết hết đời quá khứ thì thử xem ở đời vị lai khi nào nó sẽ thoát được kiếp chim. Tôn giả Xá Lợi Phất nhập Tam muội thấy đến tám vạn đại kiếp cũng chưa thoát được thân chim còn quá hơn số đó không thể biết được, chẳng rõ được chim này khi nào mới thoát được loài này. Đức Phật bảo tôn giả Xá Lợi Phất: Trí tuệ của Thanh-văn, Phật Bích chi còn giới hạn, chim này ở trong hằng hà sa đại kiếp luôn làm thân chim không thoát được tội, luân chuyển trong năm đường, về sau làm thân người trải qua năm trăm đời mới được các căn lanh lợi. Khi ấy, có Phật độ cho vô lượng A tăng kỳ chúng sanh, về sau nhập Vô dư Niết bàn, pháp còn lại ở thế gian người này làm Ưu-bà-tắc thọ năm giới nghe Tỳ-kheo tán thán công đức của Phật, lúc đó mới phát nguyện gặp Phật, sau đó ba tăng kỳ kiếp thực hành sáu pháp Ba la mật, đủ mười địa chứng đắc quả Phật, độ vô lượng chúng sanh rồi vào Niết bàn. Khi ấy, tôn giả Xá Lợi Phất sám hối Ngài, thưa: Đối với con chim mà con còn không biết gốc ngọn của nó huống nữa các duyên phiền não trói buộc. Như vậy, con biết đó là trí tuệ của Phật, để được trí tuệ Phật dù vào A tỳ địa ngục chịu vô lượng kiếp khổ cũng chẳng lấy là khó.

Thứ 6: Duyên Định báo

Kinh Phật thuyết nghĩa túc, Đức Phật bảo Phạm chí: Ở đời có năm việc không thể tránh được, cũng chẳng thoát khỏi. Những gì là năm? Một là thường làm tổn giảm. Hai là luôn bỏ quên. Ba là luôn bị bịnh ốm gầy. Bốn là sẽ bị già nua. Năm là sẽ chết. Muốn làm năm pháp này giảm bớt thì không thể được.

Kinh Phật thuyết Tứ bất khả đắc, Đức Phật cùng các Tỳ-kheo và Bồ tát sáng sớm mang bình bát đi khất thực trong thành Xá vệ, bốn chúng đều đi theo, chư thiên, rồng thần đều cúng dường hương hoa, kỷ nhạc theo hầu trên không. Đức Phật khi đó dùng đạo nhãn nhớ lại đời trước thấy được bốn anh em cùng sanh (ruột), xa nhà bỏ sự nghiệp, ở núi vắng lặng, đắc được năm thông gọi là Tiên nhơn, biết được nghiệp trước đến nay đã hết, đều muốn tránh xa sự chết, mỗi người nghĩ mà bàn luận: Chúng ta có thần túc bay đi tự tại đến khắp nơi không bị trở ngại. Hôm nay, lại bị khác thường không thể được, mạng sống sắp mất rất nguy hại, nên tìm phương cách thoát khỏi nạn này, không thể chết được! Một vị bay lên hư không, ẩn thân mình, đối với vô thường sao biết được chỗ của Ta! Vị khác vào trong chợ, ở nơi ồn náo rộng lớn vô lượng, trong đó mà lánh mạng chết, đối với sự vô thường hướng đến một người, sao chắc tìm được ta. Lại một người chạy lui vào biển lớn ba trăm ba mươi sáu vạn dặm, xuống không đến đáy, trên cũng không hiện ra, ở giữa đó, mà đối với sự vô thường làm sao tìm được! Lại người khác trốn vào núi lớn nơi không có người, xẻ núi làm hai, rồi vào trong đó làm núi khép lại, đối với vô thường sao biết được chỗ của Ta! Khi ấy, bốn vị muốn tránh xa mạng chết đều không thể được. Người giấu mình trong hư không liền bị rơi xuống đất như quả chín bị rơi. Người ở trong núi thì bị tan thân, cho cầm thú ăn. Người trong biển lớn chết đuối bị cá, ba ba đến ăn. Người vào trong chợ đông người bị chết ngất. Thế tôn thấy vậy, cho rằng bốn người tối tăm này không hiểu rõ, muốn bỏ nghiệp đời trước mà ba độc chưa dứt trừ, không được trí tuệ vô cực của Ba đạt (Thiên nhãn, lậu tận, túc mạng), xưa nay có ai mà thoát khỏi nạn này? Đức Phật nói kệ:

Tuy ẩn mình trên không
Khéo ở trong biển lớn
Giả sử vào các núi
Mà muốn che thân mình
Mong cầu thoát cái chết
Chưa từng có được vậy.
Vì thế tinh tấn học
Không thân mới là yên!

Đức Phật bảo các Tỳ-kheo: Ở đời có bốn việc không thể đạt được. Những gì là bốn? Một là lúc nhỏ sắc mặt hồng hào, tóc đen, răng trắng, tướng mạo sáng sủa, sức lực mạnh khỏe, cử chỉ đi đứng ra vào tự tại, lên xe cỡi ngựa mọi người thương mến ngắm nhìn không ngớt, bất chợt già nua răng rụng, đầu bạc, mặt nhăn, da nhíu, thân tựa vào gậy, khò khè ốm đau rên rĩ. Nếu ai muốn trẻ mãi không già hoàn toàn không thể có.

Hai là thân thể tráng kiện, xương tủy vững chắc, bước đi không ai bằng, ăn uống tự tại, trang điểm trên đầu không ai bằng, dương cung bắn tên, cầm nắm binh khí, có nguy hại cũng không khuất phục mạ nhục giữ miệng tức là người tráng kiện anh hùng. Tự suy tính mình và ta sẽ không có suy yếu, chợt bệnh đến ngay nằm liệt trên giường, không thể cử động, thân đau như bị đánh, tai, mũi, miệng, mắt không nghe tiếng, mùi thơm, vị ngon, sắc đẹp, trơn lán, ngồi đứng cần người, mồ hôi toát ra, thân nằm ở đó, bảo bệnh nan y. Giả sử, muốn được khỏi bịnh luôn an lành không có bịnh, quyết chẳng thể được.

Ba là muốn cầu sống lâu muôn đời, bị bịnh mà chết, mạng sống ngắn ngủi, nghĩ suy vạn năm, thọ mạng ngắn sầu lo nhiều, không quán xét vô thường, năm dục phóng túng, buông lung tâm ý, giết hại, trộm cắp. Dâm loạn, nói hai lưỡi, nói ác, nói dối, nói thêu dệt, tham lam, ganh tỵ, tà kiến, không hiếu cha mẹ, không thuận thầy bạn, xem thường bậc lớn, phản nghịch không đạo đức, mong cầu giàu sang, muốn được tồn tại mãi, hủy báng thánh đạo. Sai lầm đó không ai bằng; làm tướng một cõi, người đời ngưỡng mộ, không biết trời đất trong ngoài do đâu, không biết bốn Đại do duyên hợp thành, như người ảo thuật, không rõ xưa nay sự hưng thịnh ở thế gian, không chịu nghe lời người dẫn đường, không biết từ đâu sanh và chết về đâu, tâm ở trời đất là chỗ của ta. Nhưng sự vô thường đến thì như gió thổi mây bay, cầu mong sống lâu, nhưng mạng sống thình lình qua đời không được tự tại, muốn được sống lâu cũng không thể được.

Thứ tư là cha mẹ anh em, gia đình, bà con, bạn bè thương yêu vui sướng vinh hoa, tài vật giàu có, chức quyền bỗng lộc, cỡi xe dạo chơi, vợ con, tự kiêu ngạo, ăn uống khoái khẩu, người hầu trai trẻ, rảo bước liếc nhìn lẳng lơ, ngoái xem bóng mà đi, xem thường mọi người, cho mình trên hết, mọi người như khách trọ, các loài cầm thú ra vào tự do, không có hạn chế, không xem xét trước sau, sai khiến bà con thân thuộc theo ý mình. Khi nghiệp đời trước đã hết, như nước nóng làm tiêu tan tuyết, tâm mới lo sợ mong cầu cứu giúp hoạn nạn để được an ổn như lời nguyện cầu. Than ôi! Mạng sống quá ngắn, chỉ theo quỷ thần không trở lại nữa, cha mẹ anh em, vợ con thân thuộc, bạn bè tốt, thương yêu quyến thuộc chỉ còn một mình chức quan tài vật, nô tỳ hầu hạ đều tan tác, chạy tuốt như sao băng, muốn cầu không chết tức không thể được. Đức Phật bảo các Tỳ-kheo: Từ xưa đến nay, trời đất hình thành không thoát khỏi bốn khổ hoạn nạn này. Do bốn khổ này mà Đức Phật xuất hiện ở đời.

Thứ 7: Duyên Bất định

Trong luận Thập trụ Tỳ Bà Sa dạy: Người biết hoàn toàn về pháp bất định là các pháp chưa sanh thì chưa phân biệt rõ ràng. Như kinh Phật phân biệt nghiệp dạy, Đức Phật bảo tôn giả A Nan: Có người thân tạo nghiệp thiện, miệng tạo nghiệp thiện, ý tạo nghiệp thiện người này qua đời lại rơi vào địa ngục. Có người thân tạo nghiệp ác, miệng tạo nghiệp ác, ý tạo nghiệp ác người này qua đời được sanh lên cõi trời.

Tôn giả A Nan thưa: Bạc Thế tôn! Sao lại như thế?

Đức Phật dạy: Người này nhân duyên tội phước đời trước đã thuần thục còn nhân duyên tội phước đời nay chưa thuần thục. Hoặc lúc sắp chết có chánh kiến hay tà kiến, khởi tâm thiện hay ác, vì tâm sắp chết có năng lực rất mạnh. Kinh Tăng nhất A hàm dạy: Bấy giờ, Thế tôn bảo các Tỳ-kheo: Ngày nay, có bốn hạng người xuất hiện ở đời. Những gì là bốn? Có người trước khổ sau vui. Có người trước vui sau khổ. Có người trước khổ sau khổ. Có người trước vui sau vui. Thế nào là người trước khổ sau vui? Hoặc có người sanh vào nhà nghèo khổ, cơm áo không đủ nhưng không tà kiến, biết được nhờ phước đức ngày xưa nên cảm ứng sanh vào nhà giàu sang, không làm phước đức bố thí nên luôn nghèo khổ, cơm áo không đủ, liền hướng tâm sám hối việc làm xưa, mình còn có những gì chia đều mọi người, nếu sanh trong loài người thì được nhiều tài của, không bị thiếu hụt. Vì thế, người này gọi là trước khổ sau vui. Thế nào là người trước vui sau khổ? Hoặc có người sanh vào nhà dòng họ cao quý, cơm áo đầy đủ nhưng người đó thường có tà kiến, thích hợp với biên kiến, sau sanh trong địa ngục, nếu được làm người sanh nhà nghèo khổ, cơm áo không đủ. Người này gọi là trước vui sau khổ. Thế nào là người trước khổ sau khổ? Hoặc có người sanh vào nhà nghèo khổ, cơm áo không đủ nhưng luôn theo tà kiến, thích hợp với biên kiến, sau sanh trong địa ngục, nếu sanh trong loài nên rất nghèo khổ, cơm áo không đủ. Vì thế, người này gọi là trước khổ sau khổ. Thế nào là người trước vui sau vui? Hoặc có người trước sanh vào nhà dòng họ cao quý, nhiều tài sản, kính trọng Tam bảo, thường thực hành bố thí, sau sanh vào hàng trời người luôn được giàu sang có nhiều của cải. Vì thế, người này gọi là trước vui sau vui.

Bấy giờ, Đức Phật bảo các Tỳ-kheo: Hoặc có chúng sanh trước khổ sau vui. Hoặc có chúng sanh trước vui sau khổ. Hoặc có chúng sanh trước khổ sau khổ. Hoặc có chúng sanh trước vui sau vui. Nếu người sống một trăm năm mà bằng mười năm, hoặc trong một trăm năm làm các công đức, hoặc trong một trăm năm tạo các nghiệp ác. người đó vào thời gian khác, hoặc mùa Đông vui mà mùa Hạ thì khổ, hoặc thời gian làm phước ít, thời gian tạo tội thì nhiều. Sau đó, sanh ra thời gian thọ phước ít, thời gian chịu tội thì nhiều. Nếu thời gian khác tạo tội ít, thời gian làm phước thì nhiều. Sau đó, sanh ra thời gian chịu tội ít, thời gian hưởng phước thì nhiều. Hoặc trước thời gian tạo tội nhiều mà sau cũng nhiều, người này sau khi sanh ra trước chịu khổ sau cũng chịu khổ. Nếu có người thời gian làm phước ít, sau đó làm phước cũng nhiều, người này sau khi sanh ra trước an vui sau cũng an vui. Bấy giơ, Thế tôn bảo các Tỳ-kheo có bốn hạng người xuất hiiện ở đời. Những gì là bốn? Hoặc có người thân vui tâm không vui. Hoặc có người thân không vui tâm vui. Hoặc có người thân tâm đều vui. Hoặc có người thân tâm đều không vui. Thế nào gọi là người thân vui tâm không vui? Là người phàm phu làm phước, đối với bốn việc cúng dường y phục, cơm nước, chỗ nằm ngồi, thuốc thang không thiếu nhưng không thoát khỏi khổ của ba đường ác. Đây gọi là người thân vui tâm không vui. Thế nào gọi là người thân không vui tâm vui? Là bậc A-la-hán không tạo các công đức, đối với bốn việc cúng dường không thể làm xong nhưng thoát khỏi khổ của ba đường ác. Đây gọi là người thân không vui tâm vui. Thế nào gọi là người thân tâm đều không vui? Là người phàm phu không tạo các công đức, không làm bốn việc cúng dường, lại không thể thoát khỏi khổ của ba đường ác. Đây gọi là người thân tâm đều không vui. Thế nào gọi là người thân tâm đều vui? Là người tạo các công đức, đối với bốn việc cúng dường cho bậc A-la-hán đều đầy đủ, lại có thể thoát khỏi khổ của ba đường ác. Đây gọi là người thân tâm đều vui.

Thứ 8: Duyên phước báo thiện

Kinh luận Di Lặc-Bồ tát sở vấn dạy, hỏi: Thế nào là quả bố thí? Nói tóm lược bố thí có một loại quả, là quả thọ dụng. Quả thọ dụng lại có hai loại là quả thọ dụng ở hiện tại và quả thọ dụng ở vị lai. Lại có ba loại quả, hai loại quả trên và thêm quả Bát nhã. Lại có bốn loại quả. Những gì là bốn? Một là có quả mà không có dụng, hai là có dụng mà không có quả, ba là có quả mà có dụng, bốn là không có quả mà không có dụng. Thứ nhất có quả mà không có dụng là không chí tâm bố thí, không tự tay bố thí, xem nhẹ tâm bố thí. người bố thí như vậy tuy được vô lượng quả báo nhưng không thể thọ dụng. Như Thiên chủ Xá vệ tuy được vô lượng báu quý mà không thể dùng được. Thứ hai có dụng mà không có quả là tự mình không bố thí mà thấy người khác bố thí khởi tâm tùy hỷ, do nghĩa này tuy được thọ dụng mà mình không có quả. Như vật của Thiên tử tất cả Sa-môn, Bà-la-môn…tuy được cơm áo để dùng mà mình không được quả. Lại như bốn binh của Chuyển luận thánh vương tuy được cơm áo mà không có quả. Thứ ba là quả và dụng đều có. Tức là chí tâm bố thí, không xem nhẹ tâm bố thí như Thọ Đề-già và các trưởng giả. Thứ tư quả và dụng đều không có là bố thí rồi nhưng liền diệt hết, hoặc đó là chướng ngại đạo Thánh xuất thế như bậc Thánh xa lìa phiền não. Lại có năm loại quả là mạng sống, sắc đẹp, năng lưc, an vui và biện tài. Nhờ ăn mới được sống, vì thế bố thí thức ăn, tức là bố thí mạng sống. Vì lý do này mà về sau được sống lâu. Như vậy bố thí sắc đẹp, năng lực, an vui và biện tài cũng như vậy.

Lại có năm loại quả trội hơn. Đó là cúng dường cha mẹ, người bịnh, pháp sư, Bồ tát thì được quả báo thù thắng. Ân nuôi dưỡng của cha mẹ nuôi lớn thân mạng. Vì thế cúng dường cha mẹ được quả báo tối thắng. Lại bố thí cho người bịnh là người cô độc đáng thương, vì nghĩa này nên phát tâm từ bi bố thí cho thì được phước báo thù thắng. Lại cúng dường vị thuyết pháp có thể sanh pháp thân, tăng trưởng pháp thân, biết diệt ác được lành, bình đẳng hay không bình đẳng, điên đảo hay không điên đảo. Vì thế cúng dường vị ấy thì được quả báo thù thắng. Lại các vị Bồ tát luôn hộ trì để lợi ích cho chúng sanh, phát tâm từ bi hộ trì Tam bảo, không đoạn mất nhân. Vì nghĩa này nên cúng dường Bồ tát thì được quả báo thù thắng. Do Bồ tát phát tâm dõng mãnh từ bi nguyện lực lớn không như những phước khác với tâm hẹp hòi.

Kinh Tăng nhất A Hàm, Thế tôn bảo các Tỳ-kheo: Hôm nay, Ta sẽ nói về phước của bốn Phạm thiên. Những gì là bốn? Nếu có tín nam tín nữ nào chưa từng xây Tháp, ở trong đó có thể xây dựng. Thứ hai tu sữa chùa cũ. Thứ ba làm Tăng chúng hòa hợp. Thứ tư như Đa Tát A Kiệt, lần đầu tiên Phật chuyển pháp luân vì chư thiên, người đời, khuyến thỉnh Phật chuyển pháp luân, ấy là bốn loại phước mà Phạm thiên thọ nhận. Các Tỳ-kheo bạch Thế tôn: Phước đức của Phạm thiên đến tột cùng là bao nhiêu? Thế tôn bảo: Công đức của tất cả chúng sanh trong một dặm cõi Diêm phù đề mới bằng công đức một vị Luân vương. Công đức của người ở cõi Diêm phù và một vị Luân vương mới bằng công đức của một vị ở Cù-da-ni. Phước đức của hai phương người trong một dặm ở Diêm phù và Cù-da-ni cũng không bằng phước đức một người ở Phất-vu-đạt kia. Phước đức của ba phương đó cũng không bằng phước đức của một người ở Uất-đơn-việt. Phước đức trong bốn thiên hạ cũng không bằng phước đức của Tứ thiên vương. Cho đến phước của thiên hạ và phước cõi trời Dục cũng không bằng phước một Phạm thiên vương Nếu có thiện nam tín nữ nào mong cầu phước ấy thì được qủa báo hạn lượng như thế. Kinh Trung A hàm dạy, bấy giờ Thế tôn bảo các Tỳ-kheo: Nếu người nào thọ trì bảy loại này được sanh vào cõi trời Đế thích. Nói kệ:

Cúng dường cha và mẹ
Cùng các bậc tôn trưởng
Nhu hòa và khiêm cung
Lìa nói ác, hai lưỡi
Điều phục tâm keo kiệt
Thường nói lời chơn thật
Sanh trời Ba mươi ba
Thấy, thực hành pháp này
Nói, làm đều như vậy
Vị lai sanh Trời ấy.

Kinh Tạp bảo tạng, nói kệ:

Nghiệp phước như quả chín
Không dùng thần thông được
Người nhờ giữ xe giới
Sau được sanh cõi trời
Biết chắc như đèn tắt
Được đến ở Vô vi
Tất cả do làm được
Cầu trời chẳng được gì.

Thứ 9: Duyên quả báo ác

Phàm có hình tức bóng hiện, có tiếng tức vang theo, chưa thấy hình còn mà bóng mất, tiếng liên tục mà âm vang không có. Quả báo thiện ác tương ưng, lý đã rõ như vậy, may mắn, nguyện tin sâu xa, không ngờ về sau tiêu mất; quả báo khổ nặng nhẹ thế nào, sẽ trình bày đầy đủ ở dưới. Như thân giết hại chém, cắt từng miếng, nướng chín con hầu tìm vị ngọt, chim ưng đuổi theo chó, thợ săn bắn các loài sẽ đọa vào địa ngục bị búa bổ xẻ từng miếng, người đốt nấu chín chúng sanh thì đọa vào địa ngục than đỏ nung đốt, thả vào chảo sôi. Vì sát sanh này nên ở mãi mãi trong địa ngục chịu khổ tàn khốc, khi chịu khổ rồi lại làm súc sanh như bò, ngựa, chó, dê, lừa, loa, lạc đà, gà, chó, cá, chim, ngao, hầu nhỏ bị người giết hại. Loài loa, hến không được sống lâu lấy thịt nơi thân bâm nhỏ dùng làm đồ nhắm. Cầm thú trên núi chết sống vô số, nếu không có chút thiện thì mãi mãi không thoát. Thoát kiếp cầm thú nếu còn tí phước được làm thân người thì ở trong bào thai mà bị hư, sanh ra mất mạng, hoặc mười hay hai mươi tuổi mà chẳng biết gì chỉ từ mê vào tối. Thế nên, nhớ nghĩ thương xót người, phải biết mạng sống ngắn ngủi đều do nghiệp giết hại.

Luận Địa Trì dạy: Tội sát sanh có thể khiến cho chúng sanh đọa vào ba đường ác, nếu sanh trong loài người bị hai quả báo. Một là chết sớm, hai là lắm bịnh. Mười việc ác như vậy, mỗi một đều đủ năm loại quả báo. Một là sao sát sanh chịu khổ trong địa ngục? Vì giết hại làm khổ chúng sanh nên khi qua đời mọi khổ trong địa ngục đều đến. Hai là sao sát sanh lại sanh ra làm súc sanh? Vì giết hại thì không có lòng từ bi thương xót, trái với đạo con người nên chịu hết tội ở địa ngục lại sanh làm súc sanh. Ba là sao sát sanh chịu làm ngạ quỷ? Vì người giết hại nhất định với tâm bỏn xẻn, tham đắm vị ngon ngọt nên bị làm ngạ quỷ. Bốn là vì sao sát sanh khi làm người bị chết sớm? Do người này giết hại tàn sát mạng sống loài vật nên bị chết sớm. Năm là vì sao sát sanh luôn bị nhiều bịnh? Vì giết hại xa lìa sự vừa ý, tai họa cạnh tranh, chất chứa, nên phải bịnh nhiều. Thế nên, phải biết giết hại là khổ lớn.

Kinh Tạp Bảo Tạng dạy: Khi ấy, có con quỷ thưa với Tôn giả Mục Liên: Trên hai vai con thường có mắt, ngực có miệng mũi mà không có đầu là vì lý do gì? Tôn giả Mục Liên đáp: Đời trước ngươi thường làm học trò nem chả, nếu thấy người giết hại ngươi lại ưa thích, dùng dây cột vào bối tóc kéo đi. Vì thế nên phải chịu tội này. Đây là hoa báo làm ác còn về sau mới chịu quả khổ ở địa ngục. Lại có con quỷ thưa với Tôn giả Mục Liên: Thân con thường như cục thịt không có tay chân, mắt, tai, mũi…luôn bị trùng chim ăn, tội rất khổ sở là vì lý do gì?

Đáp: Đời trước ngươi luôn cho người uống thuốc phá thai. Vì thế nên phải chịu tội này. Đây là hoa báo còn về sau mới chịu quả khổ ở địa ngục. Lại do tham lam giết hại quá nhiều, do đó không còn nghĩa nhường nhịn mà luôn trộm cắp. Hôm nay, thân trộm lấy của không cho, chết đọa vào địa ngục hầm sắt, trong nhiều kiếp thọ nhiều khổ não, chịu hết các khổ; rồi làm súc sanh, thân thường mang nặng đánh đập thúc giục, không chút dừng nghỉ, chỉ được ăn uống cỏ nước, ở đó chịu vô lượng sanh tử, nhờ duyên đời trước hoặc còn tí thiện thì được làm người thấp kém luôn làm kẻ hầu hạ bị người sai khiến, thúc giục không được tự do, trả nợ chưa xong vẫn chưa được nghe pháp, do chịu khổ luân hồi vô cùng, nên biết khổ này do ăn trộm. Hôm nay, thân che mất ánh sáng không dùng ánh sáng cúng dường Tam bảo, trái lại lấy ánh sáng Tam bảo để dùng riêng mình, chết sẽ đọa vào địa ngục tối tăm, giường dây đen, tai điếc chịu đau khổ ở trong nhiều kiếp, khi chịu hết khổ lại đọa trong loài rận chí không hợp được ánh sáng, ở đó chịu vô lượng sanh tử cũng nhờ duyên xưa còn tí thiện thì được làm người thấp kém, thân hình đen tối dơ dáy không sạch, mùi hôi ô uế mọi người chê bai xa cách, hai mắt bị mù lòa không thấy, vì thế nên biết che mất ánh sáng cũng do duyên trôm cắp.

Kinh Địa trì dạy: Tội trộm cướp khiến cho chúng sanh đọa vào ba đường ác, nếu sanh trong loại người bị hai loài quả báo, một là nghèo khổ, hai là có tài vật mà không được tự do. Vì sao trộm cướp bị đọa vào địa ngục? Vì người đó cướp, trộm, giết, đoạt lấy cắp vật của người khác, làm khổ chúng sanh nên thân chết bị đọa vào địa ngục băng lạnh chịu đủ các khổ. Vì sao trộm cướp thoát khỏi địa ngục lại đọa vào súc sanh? Vì người này không làm theo đạo của người nên chịu quả báo súc sanh, thân thường mang nặng, bị lấy thịt cung cấp cho người để trả nợ cũ. Vì sao thoát khỏi rồi lại đọa làm ngạ quỷ? Do tham lam keo kiệt nên trộm cướp. Vì thế, khi hết tội súc sanh lại làm ngạ quỷ. Vì sao làm người nghèo khổ? Do người này trộm cướp khiến người khác không còn,vì thế mà nghèo túng. Vì sao có tài vật mà không tự do? Do người này ăn trộm vật của quan, nếu có tiền tài thì bị họa 5 nhà sử dụng chung. Không được tự tại phải biết trộm cướp là khổ lớn thứ hai.

Kinh Tạp bảo tạng dạy: Lúc đó có một con quỷ thưa Tôn giả Mục Liên: Bụng con to như cái lu, cổ họng, tay chân nhỏ như cây kim ăn uống không được là vì lý do gì mà khổ như vậy. Tôn giả Mục Liên đáp: Đời trước ngươi làm chủ một thôn xóm cứ ỷ mình giàu sang, uống rượu ngang nhiên, xem thường người khác, cướp giựt của người mà ăn uống làm chúng sanh đói khát khốn khổ, do duyên này mà chịu tội như vậy. Đây chỉ là hoa báo, về sau mới chịu quả báo ở địa ngục.

Lại có một con quỷ thưa Tôn giả Mục Liên: Con thường bị hai bánh xe sắt nóng kẹp dưới hai nách xoáy vào thân làm cho bỏng lên là lý do gì vậy? Tôn giả Mục Liên đáp: Đời trước ngươi làm bánh cho chúng Tăng trộm lấy hai cái giấu dưới hai nách. Do duyên này mà chịu tội như vậy. Đây chỉ là hoa báo, về sau mới chịu quả báo ở địa ngục.

Do nhân duyên ăn trộm nên tâm không ngay thẳng, phóng túng, dâm đảng. Hôm nay, thân dâm dục hiện đời gặp nhiều nguy hiểm, luôn sợ sệt, hay bị người bên cạnh người chồng kia biết (ngoại tình), đúng lúc phải chịu tai vạ, chịu hình phạt đao trượng, đầu chân lìa ra cho đến mất mạng, chết đọa ngay vào địa ngục, nằm trên giường sắt, hay ôm trụ đồng, ngục quỷ đốt thiêu cháy thân mình. Tội địa ngục hết lại làm súc sanh như gà, vịt, chim, khổng tước, chó, heo, ngài chịu sanh tử vô lượng, trong nhiều kiếp bị các khổ đau, khi hết khổ lại nhờ duyên xưa còn chút duyên lành sanh được làm người nhưng thấp kém, chỗ xấu xa dâm loạn, làm thê, thiếp, thất tiết, nếu có tình thương thì bị người đoạt mất, luôn lo sợ, nhiều nguy hiểm, ít an ổn. Phải biết các khổ nguy hiểm đều do duyên tà dâm sanh ra.

Luận Trì địa dạy: Tội tà dâm cũng khiến cho chúng sanh đọa vào ba đường ác. Nếu sanh trong loài người thì mắc hai quả báo, một là vợ không trong trắng, hai là không được quyến thuộc thích. Vì sao tà dâm bị đọa vào địa ngục? Do tà dâm xâm phạm vợ người chẳng phải của mình, nếu phạm vật người là khổ. Thế nên, qua đời chịu khổ trong địa ngục. Vì sao tà dâm ra khỏi lại đọa làm súc sanh? Vì tà dâm là không đúng với lý ở đời, cho nên ra khỏi địa ngục phải làm thân súc sanh. Vì sao tà dâm lại đọa làm ngạ quỷ? Vì dâm đãng đều do tham ái, ích kỷ, tội ấy nên làm ngạ quỷ. Vì sao tà dâm vợ không trong trắng? Là do phạm vào vợ người nên nếu được vợ thường không trong sạch. Vì sao tà dâm không được bà con thương mến? Vì tà dâm đã cướp mất ân sủng của người nên quyến thuộc chẳng mến mộ, nên bị người cướp mất ân. Thế nên, phải biết tà dâm là khổ lớn thứ ba.

Kinh Tạp bảo tạng dạy, xưa có một con quỷ thưa với tôn giả Mục Liên: Con thường lấy lồng chụp lên đầu mình, luôn sợ người đến giết, lo sợ khó chịu nổi. Do nhân duyên gì vậy? Đáp: Đời trước ngươi phạm dâm với vợ người, sợ người thấy, hay lo người chồng sẽ trói bắt đánh chết, hay sợ pháp của quan, bị giết bêu ở chợ luôn luôn lo sợ nên chịu tội này. Đây chỉ là hoa báo làm ác, về sau mới chịu quả khổ ở địa ngục. Lại do tà dâm mà nói dối. Nay nói dối làm khổ chúng sanh, chết đọa vào địa ngục khóc lóc ở nhiều kiếp chịu các khổ não, hết khổ lại đọa làm ngạ quỷ, ở đó chịu vô lượng khổ não sanh tử. Nhờ nhân duyên xưa nếu còn chút thiện được làm thân người nhưng thấp kém, nhiều bịnh tật, ốm yếu gầy món, thốn thiếu khổ cực, cơ cực từ nhỏ, không có người thương yêu. Vì thế, nên biết khổ này đều do nói dối mà sanh ra.

Luận Trì địa dạy: Tội nói dối cũng khiến cho chúng sanh đọa vào ba đường ác. Nếu sanh trong loài người thì mắc hai quả báo, một là bị nhiều hủy nhục, hai là bị người lừa dối. Vì sao nói dối đọa vào địa ngục? Vì nói dối không thật làm cho người khổ não. Do đó, chết đọa vào địa ngục. Vì sao nói dối ra khỏi lại làm súc sanh? Vì lừa dối trái với sự biết, tin của người. Do đó, ra khỏi địa ngục làm súc sanh. Vì sao nói dối lại làm ngạ quỷ? Vì nói dối là nhân lừa dối keo kiệt, tội lừa dối keo kiệt nên làm ngả quỷ. Vì sao làm người bị nhiều hủy nhục? Vì nói dối không thành thật. Vì sao nói dối bị người lừa dối? Vì nói dối dụ dỗ gạt người khác. Vì thế, phải biết nói dối là khổ lớn thứ tư.

Do nói dối mà dẫn đến nói hai lưỡi, hiện tại nói ra không có lòng từ, gièm pha nhục mạ, nói ác làm rối loạn, chết chắc đọa vào địa ngục, bị cắt lưỡi bỏ vào nước đồng sôi, hay đem cày ruộng, chịu khổ não trong nhiều kiếp, khi hết khổ lại làm súc sanh ăn phân dơ, như chim đề hồ không có lưỡi, ở đó chịu vô lượng sanh tử. Do nhân duyên xưa nếu còn chút thiện làm thân người nhưng yếu đuối, không có lưỡi, hơi miệng hôi, câm ngọng khó nói, răng không đều, trắng, thưa thớt nước dãi chảy mãi, nói ra chẳng ai tin. Vì thế nên biết, nói dèm pha, rối loạn đều do nói hai lưỡi sanh ra.

Luận Trì địa dạy: Tội nói hai lưỡi cũng khiến cho chúng sanh đọa vào ba đường ác. Nếu sanh trong loài người thì mắc hai quả báo, một là bị quyến thuộc tệ ác, hai là bà con không hòa hợp. Vì sao nói hai lưỡi đọa vào địa ngục? Vì nói hai lưỡi làm cho người thương yêu xa lìa, khổ chia lìa nên chịu khổ địa ngục. Vì sao nói hai lưỡi ra khỏi địa ngục làm súc sanh? Do nói hai lưỡi tranh chấp, làm loạn như chồn chịu làm thân súc sanh. Vì sao nói hai lưỡi làm ngạ quỷ? Vì nói hai lưỡi cũng là duyên keo kiệt, ganh tỵ. Do tội ganh tỵ nên làm ngạ quỷ. Vì sao nói hai lưỡi làm người gặp bà con xấu ác? Do dùng lời nói hai lưỡi khiến cho người thân nghĩ xấu. Vì sao nói hai lưỡi gặp bà con không hòa thuận? Do duyên nói hai lưỡi làm cho người xa lìa bà con tốt, không được hòa thuận. Vì thế, nên biết nói hai lưỡi là khổ lớn thứ năm.

Lại nói hai lưỡi mà dẫn đến nói thô ác. Hiện tại do nói ác mà tranh chấp, tàn sát lẫn nhau, giết hại các chúng sanh. Khi chết phải đọa vào địa ngục đao binh chịu nhiều khổ trong nhiều kiếp. Khi khổ hết lại làm súc sanh, chuyên chở buôn bán vội vã nên chân, tay, đùi vế đều tan rã, chịu khổ trong nhiều kiếp. Khi khổ hết, ở đó chịu vô lượng sanh tử. Do nhân duyên xưa nếu còn chút thiện làm thân người nhưng yếu đuối, bốn chi không đủ, bị hoạn, chặt chân, xâm mình, xẻo mũi, hình hài tàn phế, quỷ thần không ủng hộ, người ghét bỏ. Thế nên, biết tàn hại chúng sanh đều vì lý do nói ác mà sanh ra.

Luận Trì địa dạy: Tội nói lời ác cũng khiến cho chúng sanh đọa vào ba đường ác. Nếu sanh trong loài người thì mắc hai quả báo, một là thường nghe tiếng xấu, hai là nếu nói ra điều gì cũng bị tranh chấp. Vì sao nói lời ác đọa vào địa ngục? Vì nói lời thô ác muốn để hại người, người nghe khổ não. Vì vậy, khi chết chịu khổ trong địa ngục. Vì sao nói lời thô ác ra khỏi địa ngục lại làm súc sanh? Vì nói thô ác hủy nhục người nên làm súc sanh. Do đó, ra khỏi địa ngục làm súc sanh. Vì sao nói lời thô ác lại làm ngạ quỷ? Vì keo kiệt mà nói nhiều lời nhục mạ xấu ác, vì thế, hết khổ súc sanh lại làm ngạ quỷ. Vì sao nói ác bị quả báo thường nghe tiếng xấu? Vì phát ra lời thô bỉ người khác. Vì sao những lời thô ác nói ra đều bị tranh cãi? Vì nói lời thô ác trái với phước đức, người nghe thường dẫn đến tranh cãi. Vì thế, nên biết nói lời thô ác là khổ lớn thứ sáu.

Lại do nhân duyên nói thô ác nên dẫn đến lời nói thêu dệt, chẳng có lợi ích. Do không có lợi ích hiện tại sanh kiêu mạn, chết đọa vào địa ngục trói buộc chịu khổ sở trong nhiều kiếp, khi hết khổ đọa làm súc sanh, chỉ nghĩ đến nước cỏ, không biết ơn nuôi dưỡng cha mẹ ở đó chịu vô lượng sanh tử. Do nhân duyên xưa nếu còn chút thiện làm thân người nhưng yếu đuối, sanh ở biên địa, không biết trung hiếu nhân nghĩa, không gặp Tam bảo. Nếu ở trong nước, người thấp lùn, xấu xí, lưng còng, bị người xem thường. Vì thế, nên biết kiêu mạn là do lắm lời vô nghĩa không kiềm chế sanh ra.

Luận Trì Địa dạy: Tội nói lời vô nghĩa cũng khiến cho chúng sanh đọa vào ba đường ác. Nếu sanh trong loài người thì mắc hai quả báo, một là khi nói ra mọi người không tin nhận. Hai là có nói ra lời cũng không rõ ràng. Sao nói lời vô nghĩa bị đọa trong địa ngục? Vì nói rồi mà chẳng có nghĩa, sự việc thành chỉ tổn hại. Thế nên, lúc qua đời chịu khổ ở địa ngục. Sao nói lời vô nghĩa khi thoát khỏi tội rồi lại làm súc sanh? Vì do lời nói vô nghĩa trái với luân lý làm người, nên khi ra khỏi địa ngục thọ thân súc sanh. Sao nói lời vô nghĩa lại làm ngạ quỷ. Vì nói lời vô nghĩa nên keo kiệt làm chướng ngại, do keo kiệt mê hoặc nên làm ngạ quỷ. Vì sao tội nói vô nghĩa sau khi được sanh làm người, nói ra điều gì người cũng không tin nhận? Do nói lời vô nghĩa chẳng đáng làm theo. Sao nói lời vô nghĩa có nói mà không rõ ràng? Nói không có nghĩa đều do mê mờ, nên không không rõ ràng. Vì thế, nên biết nói lời vô nghĩa là khổ lớn thứ bảy.

Lại do nói vô nghĩa nên không khiêm nhường khiến cho tham muốn không nhàm chán, hiện tại tham lam lẫn tiếc không bố thí, chết phải đọa vào địa ngục phân sôi chịu khổ trong nhiều kiếp, hết khổ lại đọa làm súc sanh, ngạ quỷ không có cơm áo, xin thức ăn, phân dơ của người không cho không được, ở trong đó chịu vô lượng sanh tử. Do nhân duyên xưa nếu còn chút thiện làm thân người nhưng yếu đuối, đói lạnh trần tuồng, khốn khổ túng thiếu, người đã không cho, xin cũng chẳng được. Nếu có một chút bằng sợi lông cũng bị đoạt lấy ra sức gìn giữ mà chẳng được gì, mất thân mạng. Vì thế nên biết, không bố thí đều do tham muốn sanh ra.

Luận Trì địa dạy: Tội tham muốn cũng khiến cho chúng sanh đọa vào ba đường ác. Nếu sanh trong loài người thì mắc hai quả báo, một là tham muốn nhiều, hai là không biết đủ. Sao tham muốn bị đọa vào địa ngục? Vì tham muốn tác động thân, miệng mà khổ vật, nên thân chết chịu khổ địa ngục. Sao tham muốn ra khỏi địa ngục lại làm súc sanh? Do tham muốn này thường tác động trái đạo làm người, nên ra khỏi địa ngục liền làm súc sanh. Sao tham muốn làm ngạ quỷ? Do tham muốn này chắc chắn bị tham lam lẫn tiếc, tội tham lam lẫn tiếc nên đọa làm ngạ quỷ. Sao tham muốn mà lại nhiều mong cầu? Do tham muốn này nên mong cầu càng nhiều. Sao tham muốn mà không biết đủ? Vì tham muốn này mà mong cầu muốn nhiều không chán. Thế nên biết tham muốn là khổ lớn thứ tám.

Lại do tham muốn không vừa ý, nên tức giận phẩn nộ khởi sân si. Nay thân chịu khổ, nhiều sận giận, sau chết đọa vào địa ngục Nê lê, ở đó trải qua nhiều kiếp thọ vô lượng khổ. Khi đã thọ hết khổ rồi lại đọa làm súc sanh như rắn độc, hổ mang, hổ, chó sói, beo ở trong đó chịu vô lượng sanh tử. Do nhân duyên xưa nếu còn chút thiện làm thân người nhưng yếu đuối, lại nhiều giận hờn, mặt mày xấu ác, bị người ghen ghét, bà con cho đến mình cũng không thích nhìn. Vì thế, nên biết sân giận đều do giận dữ mà sanh ra.

Luận Trì địa dạy: Tội sân giận cũng khiến cho chúng sanh đọa vào ba đường ác. Nếu sanh trong loài người thì mắc hai quả báo, một là thường bị mọi người soi mói những cái hay cái dở của mình. Hai là thường bị người làm phiền não. Vì sao tức giận mà bị đọa vào địa ngục? Do sân giận làm hại mọi vật, chịu khổ trong địa ngục. Vì sao sân giận khi ra khỏi địa ngục lại làm súc sanh? Do sân giận này không có nhơn từ tha thứ, vì thế ra khỏi địa ngục làm súc sanh. Vì sao sân lại làm ngạ quỷ? Do sân giận mà keo kiệt khởi lên nên tội bỏn xẻn bị làm ngạ quỷ. Vì sao sân giận thường bị mọi người soi mói những cái hay cái dở của mình? Vì tức giận không có lòng bao dung nên bị mọi người soi mói những cái hay cái dở của mình. Vì sao thường bị mọi người não hại? Do sân giận não hại người thì cũng bị người não hại lại. Vì thế sân giận là khổ lớn thứ chín.

Do sân giận này mà thường hạn hẹp không tin đạo chơn chánh, hiện đời tà kiến, ngăn người nghe pháp tụng kinh, mình không ăn rau, chết phải đọa vào địa ngục ngu điếc, chịu các khổ không nhiều kiếp. Khi hết khổ đọa làm súc sanh, không nghe tiếng Tam bảo, Bốn đế, không biết là thiện, bị giết hại dùng roi đánh đập, không biết là ác. Ở trong đó chịu vô lượng sanh tử. Do nhân duyên xưa nếu còn chút thiện làm thân người nhưng yếu đuối, điếc mù không biết chẳng khác vách đá, nói hay tiếng tốt đều không biết. Vì thế nên biết, nếu làm chướng ngại nghe pháp đều do tà kiến.

Luận Trì địa dạy: Tội tà kiến cũng khiến cho chúng sanh đọa vào ba đường ác. Nếu sanh trong loài người thì mắc hai quả báo, một là sanh vào nhà tà kiến. Hai là luôn dua nịnh. Vì sao tà kiến bị đọa vào địa ngục? Vì tà kiến chỉ hướng về tà đạo và dùng hiểu biết thế gian để hủy báng Phật Pháp Tăng, không tôn kính Tam bảo, đã thế mà còn đoạn mất đường chơn chánh của người, khiến họ mắc khổ. Vì thế, qua đời đọa vào địa ngục A tỳ. Vì sao tà kiến lại làm súc sanh? Do tà kiến nên không biết lý đúng đắn cho nên khi ra khỏi địa ngục lại bị làm súc sanh. Vì sao tà kiến lại làm ngạ quỷ? Do tà kiến mà keo kiệt, chấp chặt hẹp hòi không bỏ, vì thế làm ngạ quỷ. Vì sao tà kiến sanh vào nhà tà kiến? Do tà kiến, tâm tập theo thói hẹp hòi mãi, nên làm người lại sanh vào nhà tà kiến. Vì sao tà kiến lại dua nịnh? Do tà kiến nên không trung thực, vì thế làm người mà luôn dua nịnh. Thế nên, phải biết tà kiến là khổ lớn thứ mười.

Như vậy, mỗi một tội ác nhỏ nhặt vô lượng vô biên đều đọa vào địa ngục.

CHƯ KINH TẬP YẾU

(HẾT – QUYỂN 13)