CHÚ KINH NHÂN BỔN DỤC SANH
SỐ 1693
MỘT QUYỂN
Tác giả: Đời Đông Tấn, Sa-môn Đạo An.
Chú giải kinh “Phật thuyết nhân bổn dục sanh”.
Hán dịch: Đời Hậu Tấn, Sa-môn An Thế Cao.
Tôi Nghe như vầy:
Một thời, đức Phật trú tại nước Câu Loại, đi đến xứ pháp trị của nước Câu Loại.
Hiền giả A-nan ghi nhớ nơi chốn nghe thánh giáo: Vương thành xứ pháp trị.
(Chữ không in đậm là nguyên văn, chữ in đậm là lời chú giải của Sa-môn Đạo An)
Bấy giờ, Hiền giả A-nan một mình tĩnh tọa nơi thanh vắng, khởi lên ý nghĩ như vầy: “Thật chưa từng có, chính ý nầy là nguồn gốc của sự vi diệu, sanh tử cũng vi diệu, nhưng trong vi diệu ấy, lại phân minh dễ thấy”.
Hiện đang nói về cái thấy biết của A nan. Đảo câu “Là gốc vi diệu của ý”.
Trời vừa sáng, Hiền giả A-nan liền đến chỗ đức Phật. Sau khi đến nơi, Hiền giả lạy dưới chân đức Phật, rồi đứng qua một bên và bạch:
– Bạch đức Thế Tôn! Con ở một mình tại nơi thanh vắng, tĩnh tọa, khởi lên ý nghĩ như vầy: “Thật chưa từng có! (Chính ý nầy ý là nguồn) gốc của sự vi diệu”.
Gốc si, do tứ đế soi sáng mà chúng ta hiểu được si. Tứ đế là gì?Đó là; khổ đế tập đế, diệt đế và đạo đế Sanh tử cũng vi diệu.
Sanh tư là chỉ cho, ngọn cành một khi. Đế lý sáng soi, thì thông
suốt được ngọn và cành Trong vi diệu.
Trong là giữa gốc và ngọn, dùng đế lý soi, cũng rất vi diệu.
Nhưng lại phân minh dễ thấy.
Cái thấy đang tạo tác, cho rằng dùng tứ đế chiếu quán mười một nhân duyên rõ ràng phân minh dễ hiểu.
Phật bảo này A-nan! Chớ nên nói việc ấy là phân minh dễ biết, dễ thấy, ví nó rất sâu xa vi diệu. Này A-nan! Từ gốc hữu mà có sanh tử. Này A-nan! Từ nguồn gốc của nhân duyên sanh tử ấy, nếu ai không biết, không thấy, không hiểu, không thọ trì, mới khiến cho thế gian nầy rối loạn như khung cửi, huyên náo qua lại.
Ý nói do người không biết mới tạo ra các việc ác. Từ đó phải chịu cảnh luân hồi sinh tử., rất sâu xa, rất vi diệu. Lại nói dễ thấy được sao? Từ lúc có si đến nay, trãi qua nhiều kiếp nhiều thân, chẳng có Tỳkheo nào hiểu rõ về mặt trái của đế lý này, nếu có đi nữa thì vạn người chẳng được một thế mà nói là “Phân minh rõ ràng” sao?
Từ đời nầy qua đời sau, từ đời sau đến đời nầy, chịu khổ ở thế gian, làm cho họ không lìa thế gian được.
Đoạn nầy nói về khổ của sanh tử, là khổ đế, thân kiếp nầy chết thì thân kiếp sau sanh. Sống và chết như ngày và đêm, kẻ ngu vì không vô đế lý nên có sanh nên có tử, thành khổ.
Nhân duyên như vậy, Này A-nan! Nên biết là sâu xa vi diệu biết rõ từ gốc hữu đến sanh tử cũng vi diệu.
Do sanh mà có tử, cho nên nói là “nhân duyên”. Sống, chết từ kiếp nầy qua kiếp khác, cho nên nói là “chịu khổ”. Thông suốt nhân duyên trong ba đời. Quá khứ hiện tại và tương lai. Phải biết nhân quá khứ làm duyên sanh tử hiện tại. Nhân hiện tại làm duyên sanh tử cho mai sau., cho nên nói là “vi diệu”. Đoạn nầy kết thúc về khổ đế.
Nếu có người hỏi: “Có nhân duyên của lão tử không”. Hỏi như vậy thì nên đáp: “Có nhân duyên”. “Này A-nan! Nhân duyên của lão tử là gì?”. Nên đáp: “Vì có sanh”.
Nhân của tử là sanh. Tập sanh gồm có mười. Đoạn trên nói về Khổ, đoạn nầy nói về Tập.
Nếu hỏi: “Sanh có nhân duyên không?”. Hỏi vậy, liền đáp: “Có nhân duyên”. “Nhân duyên của sanh là gì?”. Nên đáp: “Vì có hữu nên có sanh”.
Nhân của sanh là ba hữu. Nếu hỏi hữu có nhân duyên không?
Liền đáp hữu có nhân duyên? Nhân duyên của hữu là gì? Vì có thọ
Nếu hỏi: “Thọ có nhân duyên không?”, thì đáp: “Thọ có nhân duyên”. “Nhân duyên của thọ là gì?”. Đáp: “Tìm cầu ái là nhân duyên của thọ”.
Ý nói, do thân kiếp trước tập tám ái, cho nên trung ấm có bốn thọ. Bốn thọ đã thọ nhận thì có thân của kiếp nầy. Vì hiện hai đời mà lược bớt chăng? Thường thì tập đế trọn đủ ba đời mười hai nhân duyên. Người si mê không biết kiếp nầy kiếp sau, khiến tâm bị buộc vào ba đời. Vì để khiến người biết luân hồi, hiểu tứ đế, cho nên nói người si mê so tính, so tính gốc ngọn nên lấy gốc ngọn làm thuốc, thuốc tức là tứ đế ấy.
Như vậy, Này A-nan! Từ nhân duyên tìm cầu ái nên có thọ, từ nhân duyên thọ nên có hữu, từ nhân duyên hữu nên có sanh, từ nhân duyên sanh nên có lão tử, ưu bi khổ, không vừa ý, áo não sanh ra, như vậy là đầy đủ khổ ấm to lớn.
Năm việc như vậy, lần lượt cùng làm nhân cho nhau, gọi là tập. Biết khổ của năm việc ấy gọi là khổ đế, yêu xa cách khổ, ở trong thai khổ, sanh, lão, ưu bi, thật là khổ tụ.
Từ đó tập khởi.
Câu đảo, ý nói từ tập mà có khổ ấy.
Này A-nan! Nhân duyên của sanh là lão tử, cho nên nói: “Do cái nầy có nên cái kia có”.
“Cho nên nói”, lời Phật thuyết. Từ si sanh ra hành đức mới có lão tử ấy.
Này A-nan! Từ đó phải phân biệt rõ ràng phân minh sanh là nhân duyên của lão tử.
“Phân minh” hiểu biết rõ ràng về đế lý của tập khởi Các nhân duyên đều là tập. Vì muốn ngược lại hết, cho nên mở rộng tập rồi gộp lại.
Này A-nan! Nếu không có sanh thì không có cá và loài cá, chim và loài chim, muỗi và loài muỗi, rồng và loài rồng, thần và loài thần, quỷ và loài quỷ, người và loài người, các thứ chủng loại như vậy.
Giả sử nếu không có sanh thì năm đường từ đâu mà có?
Nếu như không có hữu, cũng sẽ không có sanh.
Hiểu tận đế lý tâm chân như thì không có sanh, cũng không thể sanh ra hữu.
Này A-nan! Tất cả đều không có sanh, vậy có lão tử không?
A-nan bạch Phật:
Thưa không!
Không có sanh thì không có tử. Lời ấy đúng thay!
Đức Phật liền bảo Tôn giả A-nan:
Theo nhân duyên ấy nên biết, là từ đó làm căn bản, từ đó tập khởi, từ đó làm nhân duyên nên lão tử nhờ sanh mà có. Này A-nan! Nhân duyên của lão tử là sanh.
“Theo nhân duyên ấy” là từ nhân duyên ấy mà phát ra, sanh ra, nếu hiểu vô sanh thì không có cái khổ của lão tử. Nếu người không hiểu vô, thì từ bốn tập sanh liền có khổ. Bốn tập đó cùng dứt, đều ái thì khác.
Từ đây về sau là những câu kết, đều nhắc đi nhắc lại mà thành. Này A-nan! Nhân duyên của sanh là lão tử, Là kết từng lớp.
Nếu có người hỏi: “Sanh có nhân duyên không?”. Nên đáp: “Sanh có nhân duyên”. “Nhân duyên của sanh là gì?”. Đáp: “Nhân duyên của sanh là hữu”. Này A-nan! Từ nhân duyên nầy mà biết, mạng sống từ đó mà có, nhân duyên của hữu là sanh.
Đầu thai vào ba hữu (Ba cõi. Dục giới. Sắc giới và vô sắc giới) mới có sanh mười hai nhân, suốt liền trong một kiếp.
Này A-nan! Nếu không có nhân duyên của hữu thì làm gì có cá và loài cá, chim và loài chim, muỗi và loài muỗi, rồng và loài rồng, thần và loài thần, quỷ và loài quỷ, người và loài người, các thứ chủng loại như thế.
Hiểu được một cách rốt ráo nếu không có hữu thì không có năm đường.
Vậy nên có hữu hay không có hữu? Nếu không có hữu thì không có gì hết. Này A-nan! Tất cả đều không có hữu, vậy có sanh chăng?
A-nan thưa:
– Dạ, không.
Được chân như đế, thì tương ứng với hữu mà không có hữu, cũng lại là hữu. Đã không có cái hữu đòi mời, thì hữu cũng xem như không có hữu, tất cả đều không có hữu, vậy có sanh chăng? Chất vấn lại Anan. A-nan đáp: “Không có”.
Cho nên, này A-nan! Từ đó phát sanh, từ đó làm căn bản, từ đó tập khởi, từ đó làm nhân duyên, sanh nhờ hữu mà có. Này A-nan! Nhân duyên của hữu là sanh.
Vì làm bốn tập ấy, cho nên sanh lấy hữu làm gốc.
Nếu có người hỏi: “Có nhân duyên của hữu không?”. Nên đáp: “Có”. “Cái gì là nhân duyên của hữu?”. Đáp: “Thọ là nhân duyên của hữu”. Như vậy cần phân biệt rõ ràng thọ là nhân duyên của hữu.
Nhân ở bốn thọ mà có ba hữu.
Này A-nan! Giả sử nhân duyên của thọ không có, cũng không có thọ hữu. Này A-nan! Tất cả không có thọ, vậy có hữu chăng?
A-nan thưa:
– Dạ, không.
Không có nhân duyên của thọ thì không hiện ra thọ đang thấy, tất cả đều không có thọ, có thể thấy được chăng?
Này A-nan! Như vậy từ đó phát sanh, từ đó làm căn bản, từ đó tập khởi, từ nhân duyên nầy khiến có thọ. Này A-nan! Nhân duyên của hữu là thọ. Này A-nan! Nhân duyên của hữu chính là thọ.
Nếu không đạt vô, liền theo với bốn tập. Câu “Khiến có thọ” phải nói là “Khiến thọ có”.
Này A-nan! “Do nhân duyên gì có thọ”. Hỏi như vậy nên đáp: “Ái làm nhân duyên cho thọ”. Này A-nan! Từ nhân duyên nầy, nên biết, nhân duyên của thọ là ái.
Có tám cái tâm ái thì thọ thai.
Này A-nan! Nếu không có ái thì cũng không có thọ, cũng không có cái đang thọ. Này A-nan! Tất cả nếu không có ái, vậy có thọ chăng?
A-nan thưa:
– Dạ, không.
Hiểu vô thì không có ái, không có thọ và không có cái đang thọ. Chất vấn nhiều lần, là điều thường gặp của văn.
Như vậy, này A-nan! Từ đó phát sanh, từ đó làm căn bản, từ đó tập khởi, từ nhân duyên nầy, nhân duyên của thọ là ái. Này A-nan! Nhân duyên của Thọ chính là Ái, như vậy, này A-nan! Do nhân duyên ái mà có mong cầu, do nhân duyên mong cầu mà có lợi, do nhân duyên lợi mà có mưu tính, do nhân duyên mưu tính mà có dục lạc, do nhân duyên dục lạc mà phát khởi cầu mạng, do nhân duyên ái ở trước mới không muốn xả bỏ, keo kiệt, do nhân duyên không xả bỏ, keo kiệt mới có gia đình, do nhân duyên có gia đình mới có chấp thủ.
Không hiểu rõ tức từ có cái nầy mà có cái kia, là kết từng lớp.
Do chấp thủ làm căn bản, này A-nan! Liền có dao gậy, vì có dao gậy liền có tranh giành, lời qua tiếng lại, hiếp đáp lừa phỉnh, hai lưỡi trái lẽ, đưa đến toàn pháp tệ ác.
Pháp tệ ác trái với lẽ đạo bắt đầu khởi từ thủ, là một trong tám ái.
Này A-nan! Nếu từ gốc đã không có, thì cũng không có cái để ôm giữ, cũng không có thủ. Này A-nan! Tất cả đều không có ôm giữ mà có
dao gậy, tranh giành, lời qua tiếng lại, hiếp đáp lừa phỉnh, hai lưỡi trái lẽ, đưa đến toàn pháp tệ ác đó không?
A-nan thưa:
– Dạ, không.
Nếu hiểu rõ diệt, không ôm giữ ở sắc, thì đâu có dẫn đến những tệ ác đó.
Không hỏi để rõ lý. Không có cái bảo hộ nên không có cái ôm giữ. Hai chữ “cũng không” ở dưới là câu trùng hợp.
Như vậy, này A-nan! Từ đó phát sanh, từ đó làm căn bản, từ đó tập khởi, từ nhân duyên đó liền có dao gậy, vì có dao gậy liền có tranh giành, lời qua tiếng lại, hiếp đáp lừa phỉnh, hai lưỡi trái lẽ, lắm điều sai trái, đưa đến toàn pháp tệ ác.
Hai lý cùng thủ và không thủ đã hiện, muốn đưa thân bốn tập hợp làm thủ.
cho nên, này A-nan! Do chấp thủ liền có dao gậy, tranh giành, lời qua tiếng lại, hiếp đáp lừa phỉnh, hai lưỡi trái lẽ, lắm điều sai trái, đưa đến trăm pháp tệ ác. Như vậy, chỉ toàn là khổ, từ năm ấm tập khởi tạo ra.
Không thủ là không hiểu rõ sắc mà thủ lấy, dao gậy chẳng phải là một ác, tức biết khổ đế là đại khổ. Tư duy mười hai nhân duyên, trãi mười hai việc, mỗi mỗi đều có bốn đế. Các tập đế suy từ nguồn gốc thì chẳng phải là một mối, không căn cứ vào mười hai mà thôi, mười sáu vô, thì tập vô lậu tận hai, tuệ năm. Suy từ gốc thì tám ái đều có bốn tập, từ đó suy ra thì biết. Lại nữa, ái là biển nhơ nhớp, nơi các ác đều quy về, mà chỉ có tám thôi sao? tám là nói chung, dục giới lộn xộn, sao không?
Do nhân duyên gia đình mà có thủ cho nên mới nói như vậy thể không từ nơi các tệ ác mà sanh theo đó mà biết. Này A-nan! Do nhân duyên gia đình nên có chấp thủ.
Do có vợ mà có cái thủ cửa đóng then cài, kích gõ mõ canh. Nếu nghỉ ngơi ở bờ cao thì cần gì kích gõ mõ canh, cho nên nói những lời trên vậy.
Nếu không có nhân duyên gia đình liền không có thọ, vậy nhân duyên gì mà có gia đình? Tất cả nhân duyên gia đình đã không có, thì có gia đình không? Thì có dao gậy…, toàn pháp tệ ác không?
A-nan thưa:
– Dạ, không.
Không thọ sắc thân con người thì không có duyên có gia đình,
không có duyên có gia đình thì có thủ liền có dao gậy… đại khổ tập không?
Như vậy, này A-nan! Từ đó có hữu, từ đó làm căn bản, từ đó tập khởi, từ nhân duyên đó khiến có chấp thủ. Vì có chấp thủ nên mới có gia đình, này A-nan! Khiến có tâm chấp giữ.
“Từ đó có” trên là từ gia đình khởi có thủ giữ. Lấy gia đình làm căn bản tập khởi, kết thủ giữ gia đình nhân thành nhân của thú giữ gia đình, cũng là tướng điên đảo.
Vì do nhân duyên khó xả bỏ, keo kiệt mới có gia đình. Do nhân duyên nầy mới có như vậy, phải theo nhân duyên nầy mà biết. Này Anan! Vì nhân duyên khó xả, keo kiệt nên có gia đình.
Nhân của phiền não là sự ham muốn về sắc, nhớ nghỉ không xả, do đó mà thành gia đình, cho nên nói “duyên cái ấy có cái kia”.
Này A-nan! Nếu không có sự khó xả bỏ, keo kiệt mà không có, cũng không có thọ. Đã không có thọ, vật có cái keo kiệt, khó xả bỏ chăng? Này A-nan! Tất cả sự keo kiệt, khó xả bỏ đã không có, vậy có gia đình chăng?
A-nan bạch Phật:
– Dạ, không.
Không có thọ thì không xả thọ, đã không có thọ mà có sự keo kiệt khó xả. Sự keo kiệt khó xả đã không có thì có gia đình hay không?
Như vậy, này A-nan! Từ đó phát sanh, từ đó làm căn bản, từ đó tập khởi, từ nhân duyên đó khiến cho có gia đình, keo kiệt, khó xả bỏ, cho nên này A-nan! Khiến cho có gia đình.
Ấy là tâm tham tiếc.
Do nhân duyên thọ ở trước, này A-nan! Khiến có keo kiệt, khó xả bỏ, vì thế mới nói như vậy, cũng do nhân duyên nầy mà có điều ấy. Như vậy, nên từ nhân duyên nầy, này A-nan, có thể hiểu, từ đó phát sanh ra thọ, do thọ nầy mà keo kiệt khó xả.
Tức kia ưa cừu thù, làm nhân cho sự tham tiếc nên nói thọ ở trước, khiến có khó xả bỏ, cho nên trên nói, từ ở trước có sự keo kiệt ấy.
Này A-nan! Nếu sự phát sanh ra thọ không có, thì làm sao có thọ, cũng làm sao có nhân duyên nào để có thọ ở trước? Tất cả, này A-nan!
Không có phát sanh ra thọ, vậy có sự keo kiệt, khó xả bỏ chăng?
A-nan bạch Phật:
– Dạ, không.
Hiểu không có phát sanh ra ở trước, thì không có thọ cùng đến kia, đã không thọ ở trước, sao có keo kiệt trên gốc ngọn.
Như vậy, này A-nan! Từ đó phát sanh, từ đó làm căn bản, … Khiến có keo kiệt khó xả, phát sanh ra thọ ở trước, đồng thời cũng phát sanh ra nhân duyên hữu. Vì vậy này A-nan! Do thọ nên có keo kiệt khó xả bỏ.
Từ phát, tập phát, rồi đến không xả bỏ.
Này A-nan! Do nhân duyên dục tham, khiến cho hữu phát sanh nên mới nói như vậy. Này A-nan! Nên từ nhân duyên nầy mà biết, từ nhân duyên dục tham khiến cho phát sanh.
Sự ham muốn ở trong có đủ thì phát sanh mà thích hợp với trụ.
Này A-nan! Nếu dục tham không có, đã không có nhân duyên, vậy nhân duyên nào sẽ có dục tham? Này A-nan! Tất cả dục tham đã không có, vậy có hữu phát sanh không?
A-nan thưa:
– Dạ, không.
Nếu người hành đạo hiểu dâm tham không có nhân duyên, sao có sự dâm tham? Đã không có tâm tham, thì sao có thọ ở trước. Ở trên hễ nói “Không có”, nghĩa là nhân không có. Tất cả những điều dưới đây, nhân và duyên đều không có.
Như vậy, này A-nan! Từ đó phát sanh, từ đó làm căn bản, từ đó tập khởi, từ nhân duyên nầy khiến phát sanh có tham dục. Cho nên, này A Nan, từ dục tham khiến cho các pháp trước phát sanh.
Câu đảo, “Khiến phát thành có dục tham”.
Đã phát sanh theo các phát sanh trước, khiến có dục tham, nên nói phải theo nhân duyên nầy mà biết là từ các pháp trên phát sanh nên khiến có dục tham
Những phát sanh ở trước đó so tính, tham dục cùng nhau tạo ra. Ấm trì nhập gọi là nguyện, mong đắc được các tướng ở trước, chính là kế chấp thứ ba. “Vì vậy mới nói” là “cho nên”. Ý đoạn trên là nhân ở tính toán mà sanh ra tham.
Này A-nan! Nếu không có các pháp ở trên phát sanh, cũng không có nhân duyên khiến cho các pháp ấy phát sanh, thì này A-nan, tất cả đã không phát sanh, vậy có tham dục không?
A-nan thưa:
Dạ, không.
Giả sử hiểu vô, nhân của vô trú, thì sự bàm víu vào tham dục có sanh ra hay không?
Như vậy, này A-nan! Từ đó mà có, từ đó làm căn bản, từ đó tập khởi… khiến có tham dục.
Hiểu “vô” như trên. Nếu không hiểu thì bị tập khởi như trên.
Đây đều là những câu kết. Nhắc lại mấy lần những chữ “phát sanh ở trước”.
Vì từ tài lợi ấy, này A-nan, khiến kéo theo những phát sanh ở trước, từ nhân duyên ấy mà biết, do nhân duyên của tài lợi khiến phát sanh ở trước.
Hám tài lợi quá thì cứ nhớ nghĩ. Những điều nói trên, phải hiểu tài lợi là duyên trước.
Này A-nan! Nếu không có lợi thì không có mong cầu, thì nhân duyên gì có sự mong cầu. Này A-nan! tất cả đã không có, thì lợi có phát sanh không?
A-nan thưa:
– Dạ, không.
Đã hiểu biết về lợi, thì không có cái lợi để mong cầu, thì cái gì làm nhân duyên cho sự mong cầu? Đã không có lợi, há lại có sự phát sanh sao?
Như vậy, này A-nan! Từ có ấy, từ gốc ấy, từ tập khởi ấy, từ nhân duyên ấy mà phát sanh lợi, vì lợi nên phát sanh mong cầu, từ nhân duyên mong cầu khiến cho có lợi. Vì vậy nói “cái ấy từ nhân duyên ấy” nên biết khiến từ nhân duyên của cầu mà có lợi.
Đó là tám ái. Hoặc nói “Cố thuyết” (Vì thế mà nói) hoặc nói “Thị thuyết” (Cho nên nói), ý nghĩa giống nhau. Dựa vào mạch văn trên thì hiểu được hai từ ấy, “Cố vân” (Vì thế), “Thị cố” (Cho nên), là lời mở đầu.
Này A-nan! Nếu nhân duyên mong cầu không có, cũng không có nhân duyên nào để mong cầu, cũng không từ nhân duyên nào để mong cầu, tất cả đã không có mong cầu, vậy có thấy lợi dưỡng không?
A-nan thưa:
– Dạ, không.
Nếu rõ được sự mong cầu, vốn nó không có nhân duyên, cũng không có cái gì để cầu, không cầu gì cả, thì có thấy lợi không?
Như vậy, này A-nan! Từ có ấy, từ gốc ấy, từ tập ấy, từ nhân duyên ấy mà có lợi, mà có cầu. Này A-nan! Vì có cầu nên khiến có lợi.
Hoặc viết “Phát”, hoặc viết “Sanh”, hoặc viết “Khởi”, hoặc viết “Hữu”, nghĩa đồng những văn khác.
Từ phát nên khiến có cầu, cho nên nói, nên từ đó mà biết, khiến từ ái cầu, trong tâm ái không cầu, thì sanh ra do đâu.
Này A-nan! Nếu không có ái, cũng không có cầu, cũng không có nhân duyên để cầu, cũng không có ái, này A-nan! Tất cả ái không có, 12 thì có cầu không?
A-nan thưa:
– Dạ, không.
Về các nhân duyên, chỉ câu nầy nói ngược với trên kia. Trong ái thọ nếu không có ái, đoạn dưới nói hai, trước “tất cả” đều nói về nhân, sau từ “tất cả” nói cả nhân và duyên.
Như vậy, này A-nan! Từ có ấy, từ gốc ấy, từ tập khởi ấy, từ nhân duyên ấy mà có ái, cho nên khiến có cầu, vì có cầu khiến có ái.
Ái sanh sôi thành tám.
Này A-nan! Dục ái và hữu ái, cả hai đều là thống (thọ) cùng nhau tương hội.
Hết đoạn văn suy rộng về ái nầy. Dục ái là sắc ái khác với hữu ái. Kinh nói:Tâm có thể bắt chước là dục”. Hai ái, thọ nầy làm gốc căn bản, làm tập, làm nhân duyên. Từ thống (thọ) phát sanh hiểu rõ, nếu hữu thì vô. Từ “tương hội” (cùng nhau hội họp) giống từ “tương nhân” (cùng nhau làm nhân).
Này A-nan! Có pháp làm nhân duyên cho thống (thọ) không? Nếu ái hỏi như vậy, liền đáp: “Có”. “Cái gì làm nhân duyên của thọ?”. Đáp: “Cánh (xúc) là nhân duyên của thọ”. Từ nhân duyên đó, này A-nan cũng nên biết chánh cánh (xúc) là nhân duyên của thống (thọ).
Giả hỏi đáp để dạy bảo. Có sáu cánh (xúc) cho nên ba thống (thọ) sanh ra.
Này A-nan! Nếu mắt không tiếp xúc (cánh) cũng không có cái phải tiếp xúc, thì mắt cũng không thể tiếp xúc được. Này A-nan! Tất cả mắt đã không tiếp xúc, thì có nhãn xúc không? Cũng như có sự kiện mắt làm nhân duyên để phát sanh lạc, khổ, không lạc, không khổ không?
A-nan thưa:
– Dạ, không.
Mắt đã không tiếp xúc tất cả, có nhân duyên nhãn xúc sanh ra ba thống (thọ) hay không?
Như vậy, này A-nan! Từ có ấy, từ gốc ấy, từ nhân duyên ấy, khiến có nhãn xúc thọ (nhãn cánh thống). Này A-nan! Do nhân duyên cánh (xúc) của mắt, nên khiến mắt biết thống (thọ); tai, mũi, lưỡi, thân cũng như vậy. Tâm không cánh (xúc), này A-nan! Cũng không có cái làm cánh (xúc), cũng không có nhân duyên cánh (xúc) khiến cho tâm cánh (tiếp xúc). Này A-nan! Tâm không tiếp xúc với tất cả, vậy có nhân duyên để tâm tiếp xúc thâu nhận vào khiến sanh ra thống không? Khiến sanh ra lạc không? Khiến sanh ra khổ không? Khiến sanh ra không khổ, không lạc không?
A-nan thưa:
– Dạ, không.
Như vậy A-nan, ấy là hữu, ấy là gốc, ấy là tập, ấy là nhân duyên để thống (thọ) làm phát sanh cánh (xúc). Này A-nan! Cánh tâm (tâm tiếp xúc) làm nhân duyên khiến có thống (thọ).
Cánh (xúc) phát sanh ba thống (thọ), gọi A-nan nhiều lần để so sánh, làm rõ tướng điên đảo.
Nếu có người hỏi: “Cánh (xúc) có nhân duyên không?”. Đáp là: “Có”. “Những gì là nhân duyên của cánh (xúc)?”. Đáp: “Nhân duyên là danh tự (danh sắc)”.
Này A-nan! Theo đó nên biết chính từ nhân duyên của danh tự (danh sắc) nên có cánh (xúc).
Cánh vốn phải là sáu nhập, nhưng nay là danh tự, sáu nhập cùng xuất ra sáu cánh, sáu cánh nầy cùng xuất ra sáu tình, gốc của sáu tình là danh tự, cho nên tưởng gọi là danh sắc cũng phải xuất ra, trãi qua nhiều thời đại làm mất đi thứ tự của chúng.
Nếu theo sở xứ hữu, cũng theo sở xứ ưng thọ, khiến danh thân tụ hội mà hiện hữu.
Câu đảo là: “Tại sở xứ bốn thân hiện hữu”. “Sở xứ” nghĩa là ba hữu, muốn nói vô sắc, nên nói thọ đó cho hữu. Có thọ có hữu mới có danh sắc.
Này A-nan! Nếu theo sở xứ hữu cũng theo sở xứ ưng thọ đều không có, thì có cánh (xúc), có danh tự (danh sắc) không?
A-nan thưa:
– Dạ, không.
Nếu hữu biết không thọ đó cho hữu, há lại có cánh (xúc) làm nhân cho danh tự (danh sắc) sao?
Này A-nan! Nếu các pháp mà theo đó có hữu, cũng theo đó cần phải thọ đều không có, thì danh và thân trong hiện tại có hay không?
Vậy phải có đối tượng của cánh hay không?
A-nan thưa:
– Dạ, không.
Nhắc đi nhắc lại để làm rõ vấn đề. Câu trên ý nói: Có nhân của cánh và danh tự không? Ý câu nầy là: Có danh tự và đối tượng của cánh làm nhân.
Này A-nan! Tất cả danh tự cũng như sắc thân đều không có, vậy có cánh (xúc) không? Vậy từ đó có cánh không?
A-nan thưa:
Dạ, không.
Trên đây hỏi ba lần, ý câu hỏi nầy là: Đều không có danh sắc, từ đâu có cánh (xúc)? Tục ngữ Thiên Trúc nói: “Khi hỏi chẳng hiềm hỏi cho kỳ hết”.
Như vậy, này A-nan! Từ đó phát sanh, từ đó làm căn bản, từ đó tập khởi, từ đó làm nhân duyên, từ cánh đó khiến theo danh tự ấy. Này A-nan! Do nhân duyên danh tự (danh sắc) khiến có cánh (xúc).
Trước nói: Nhân duyên ấy thì có kia, thứ đến, không có cái ấy thì không thủ. Sau nói, từ phát tập nhân duyên liền thành. Câu trên, từ cái ấy thì có cái kia, cho nên đều như vậy.
Này A-nan! Giả sử có người hỏi: “Có nhân duyên của danh tự (danh sắc) không?”. Liền đáp: “Có”. “Nhân duyên của danh tự là gì?”. Đáp: “Thức làm nhân duyên nên có danh tự”. Từ nhân duyên đó, này A-nan, phải hiểu rõ nhân duyên của thức là danh tự.
Dâm thức của trung ấm nhập thai mà có năm ấm.
Này A-nan! Nếu thức không vào trong bụng mẹ, vậy danh sắc nầy có theo tinh để thọ thai không?
A-nan thưa:
Dạ, không.
Nếu không có dâm thức của trung ấm thì có nương vào tinh mà trụ thành danh sắc không? Danh sắc là đời sau, đến hữu là đời nầy, thức trước là đời trước. Ba đời thành mười hai nhân duyên.
Này A-nan! Nếu thức đã ở trong bụng mẹ mà không lưu trú, vậy có danh tự không? A-nan thưa:
Dạ, không.
Này A-nan! Thức là căn bản. Nếu thai nhi trai hay gái đã hư, đã chết, khiến không có hình dạng, vậy có danh tự khiến cho nó lớn lên, khiến cho đầy đủ không?
A-nan thưa:
Dạ, không.
Dù trung ấm đã theo tinh nhập vào thai, hoặc một, hoặc hai hoặc bảy ngày mà chết, làm sao có thân nầy? Hoặc đã thành căn trai, gái và mệnh liền hư sẩy thai, thì có được thân ấm nầy không? Mới nhập vào bụng mẹ là dâm thức, hoặc một, hoặc hai, hoặc bảy hoặc mười bốn ngày đã thành danh tự gái, trai đó.
Này A-nan! Như vậy, từ đó phát sanh, từ đó làm căn bản, từ đó tập khởi, từ đó làm nhân duyên, do thức mà có danh tự. Này A-nan! Do nhân duyên thức mà có danh tự.
Cứ mỗi lần đến câu kết thì lặp lại: Danh sắc từ thức rót vào, thức làm nhân duyên của danh sắc. Lời lặp lại.
“Thưa Tôn giả A-nan, thức có nhân duyên không?”. Nếu ai hỏi như vậy liền đáp: “Có”. Do nhân duyên gì có thức?”. “Do nhân duyên danh tự mà có thức”.
Này A-nan! Phải theo nhân duyên nầy mà phân biệt, biết rõ nhân duyên của danh tự là thức.
Căn bản của thức đáng là hành, mà nay nói danh tự và năm đại gọi là thức, chính là sáu đại si. Có tâm sáu đại si làm dâm hành, trong dâm hành có thức, cộng thành sáu đại, là danh tự cả.
Này A-nan! Nếu thức không được danh tự dựa vào, vì thức đã không được dựa vào, vậy (thai nhi) có được sự hỗ trợ, để được tăng trưởng và có sanh, tử, khổ tập hợp để có thể hiện hữu hay không?
A-nan thưa:
– Dạ, không.
Lược bớt văn, giống như trên, theo vọng thức nhập vào thai, thọ có danh tự, thân hoặc bảy ngày hoặc ba, căn trai, gái đã thành mà hư thai, thì có sinh trưởng thành mười hai duyên không? Nếu đúng vậy, so với trên không đủ. Lại nữa, đây nói không có danh tự là thuyết vô thường, chẳng phải là lời nói tận đế lý, mà nay bị thiếu hàng, văn lại lộn xộn, tựa như là khi xuất bản kinh, chưa được bổ khuyết đã cho lưu hành. Rằng: Kẻ không tin thì không si, há dám vọng hành và vọng thức không? Do vạn thứ tối tăm đều chứa ở si, vạn điều sáng sủa đều nằm ở tuệ, cho nên kinh nầy lấy si làm căn bản, lấy đế lý làm đối.
Như vậy, này A-nan! Từ đó đưa đến.
“Đưa đến” tức là “sanh ra”, từ sáu đại sanh ra vọng thức.
Từ đó làm căn bản.
Vọng thức lấy sáu đại làm căn bản.
Từ đó làm tập khởi.
Từ các si để thành thức.
Từ nhân duyên ấy
Nhân si mà có duyên thức.
Hai mươi sự trên thật có mười tám đều như thế
Thức làm cho có danh tự, do nhân duyên danh tự làm cho có thức.
Hết mười hai sự.
Như vậy, nhân duyên của thức chính là danh tự, nhân duyên của danh tự chính là thức. Đừng nói danh, đứng nói xứ, đình chỉ nguồn gốc tranh giành hiện tại, phải theo trí tuệ chớ có thọ.
Gọi danh tự nhiều lần rồi hết, nói “chỉ thị” (dừng) là mười hai việc chấm dứt, là nói xứ của danh tự.
“Đối chỉ thị” là đối lại những điều nói trên.
“Tranh cãi về bổn kiến” là thân kiến, đọa da kiến thì mất chánh quán, chánh quán trí tuệ, hiện đương kiến, nên gọi là “Tranh cãi về bổn”, kiến phải theo trí tuệ, đừng thọ nhận.
Này A-nan! Có bao nhiêu nhân duyên chấp thống (thọ) chính là thân?
A-nan thưa:
Pháp ấy vốn từ Phật, pháp ấy gốc ở Phật, Phật là chỗ các pháp hướng, mong đức Phật nói cho. Con nhờ theo Phật nghe dạy, nghe xong thọ trì, hiểu rõ mà được lợi ích.
Đức Phật dạy:
Hãy lắng nghe, này A-nan! Lành thay! Lành thay! Hãy thọ trì và nhớ cho kỹ, Ta sẽ dạy:
Hiền giả A-nan thưa:
Xin vâng, con xin nghe theo Phật.
Đức Phật dạy:
Này A-nan! Nếu có người xem thống (thọ) nầy là thân.
Ba cánh (xúc) mà ngu, đọa thành thân.
Hoặc có người xem cảm thọ nầy, chấp chẳng phải là thân, chỉ vì thấy pháp cánh (xúc), thống (thọ) của thân chính là thân.
Trên hai chữ “chỉ vì” nói thống (thọ) nhưng lại không có, đó gọi là “thân tiếp xúc thọ pháp” giống với lậu phân bố thành “ba thọ thân tiếp xúc biết”. Ba thống (thọ) trên cũng đều gọi là xúc biết, khác với thân tiếp xúc.
Hoặc thấy toàn thân là cảm thọ đó, không phải là thân, cũng không phải là pháp cảm thọ, thấy pháp cảm thọ chấp không phải là thân, chỉ vì thấy thân nầy là thân.
Trên hai chữ “chỉ vì” cũng nói hai việc trên là không có. Hiểu sau khi thấy gọi là bất giác. Rồi sau đó hỏi đáp ba việc cũng gọi là kiến.
Nghĩa của giác và kiến là giống nhau, chỉ có hữu là khác nghĩa.
“Bất bất giải” (không không hiểu) gọi là giác ngộ.
Lậu phân bố gọi là ba thọ tâm xúc biết, tựa giống nhưng không phải vậy, nên gọi là “ba thọ giác do thân”.
Trên nói ba thọ xúc do thân, như sáu giác, sáu xúc vậy, dưới đây nói rộng ra là ba thọ bệnh. Lời văn bị mất mát thiếu sót mà lại sai lầm.
Sau được giải thích lại về tâm tuệ hiểu rõ ba sự, là nói sau, ở đây không bàn.
Này A-nan! Hoặc là ngay tại thống (thọ) này chấp cho là thân.
Do thống (thọ) mà tu thân. Đây chính là những lời văn ở đoạn sau ghép lẫn lộn vào đây.
Nên đối lại mà nói.
Ý nghĩa của văn nầy là: trên chấp thống (thọ) là thân, muốn gạt bỏ sự chấp đó. Đoạn dưới giảng lại về sắc, đoạn văn nầy không xứng hợp ngữ pháp chủ ngữ, tân ngữ.
“Này Hiền giả! Thống (thọ) nầy có ba loại, có lạc thọ, có khổ thọ, có bất khổ bất lạc thọ. Này Hiền giả! Đối với ba thọ nầy, thấy thọ nào là thân?”. Này A-nan! Khi lạc thọ, lúc đó hai thọ kia là khổ và bất lạc bất khổ thọ đã diệt, lúc đó chỉ là lạc cánh (xúc). Này A-nan! Lạc thọ là vô thường. Nếu khổ đã diệt, này A-nan! Lạc thọ đã diệt, lìa thân, không chấp ở trong thân.
Muốn tỏ vô thân, cho nên nói, thống (thọ) có ba mà thân chỉ có một. Sao đúng với thân? Như nói lạc thọ là thân, đang lúc lạc thì không có ba thọ không khổ cũng không lạc không khổ, mà nay chỉ một lạc, rõ ràng chẳng phải là thân. Thân chết hư diệt, lấy đế lý chiếu soi nó, rõ ràng chẳng phải là thân.
Như vậy, ngay lúc đó, này A-nan! Lúc khổ thọ có mặt, bấy giờ hai thọ đã diệt. Vậy là lạc hay khổ? Lúc đó chỉ là tiếp xúc với thọ khổ nầy. Này A-nan! Khổ thọ là vô thường, là pháp khổ tận. Này A-nan! Lúc khổ thọ đã hết, thân không còn biết xúc nữa. Lúc đó, này A-nan,
Cùng nghĩa với lạc thọ, không giải thích thêm, trong câu “Lạc hay khổ?” trên chữ khổ thiếu ba chữ, phải nói là: “Lạc hay bất lạc bất khổ?”, tiện chữ hợp theo là xúc.
Cũng không khổ, cũng không lạc, không tiếp xúc với thọ đó nữa. Bấy giờ hai thọ đã diệt, vậy thọ cũng tức là khổ, chỉ vì lúc đó không khổ, không lạc, xúc là thọ. Này A-nan! Không khổ không lạc thọ là vô thường, khi khổ tận thì cảm thọ không khổ, không lạc, này A-nan, cũng đã tận, vậy lẽ ra phải là không có thân? Tự vị ấy chấp trước. Này Anan! Hoặc có người hành đạo.
Cũng giống với hai nghĩa trên, trong câu “thọ cũng tức là khổ” nên viết là “Lạc cũng tức là khổ”.
Đối với thọ là pháp vô thường, cho đó là thân, này A-nan, hoặc có người hành đạo.
Kiến giải chấp trước thân, khi thường quán ba thọ.
Buông lung với lạc thọ, khổ thọ, tự thấy là thân. Này A-nan! Do nhân duyên như vậy không nên cho thọ là thân, thống (thọ) đó là thân.
Đắc được minh tuệ quán thì nhân duyên ba thọ mãi mãi bị dập tắt, không còn cho nó là thân nữa.
Này A-nan! Nếu có người hỏi: “Nếu không chấp thọ, thấy là thân, thì xúc và thọ chỉ là pháp của thân chăng?”. Nên đáp lại: “Này Hiền giả! Nếu không có thọ và xúc, cũng không thấy cái bị xúc, vậy cần có nó không?”.
Ở trên, xúc thọ chấp làm thân. Đức Phật dạy “Đã không chấp thọ làm thân, lẽ nào còn có thân xúc để tu thân nữa sao?”. Thân xúc pháp và nơi chốn tiếp xúc, cả hai đều không thấy tựa như diệt tận. Giả hỏi để đối lại với chấp chẳng phải thân, thì còn cần gì pháp cánh (xúc) ấy.
Lúc đó, này A-nan! Vị Tỳ kheo thấy không có cảm thọ chấp chẳng phải là thân, vậy có nên xem pháp xúc và thọ này cũng là thân chăng?”.
A-nan thưa:
– Dạ, không.
Đã dạy là không có thọ xúc, không có duyên để tu thân, lại còn hỏi ngược lại A-nan, kiến chấp không có thọ thì chẳng phải thân.
Như vậy, này A-nan! Do nhân duyên nầy không thể nào chấp xúc và thọ là thân. Cũng không thể khiến cho một người hoàn toàn không có chấp cảm thọ là thân, mà chỉ thấy là xúc và thọ của thân. Này Anan! Vì không chấp thọ là thân, cũng không thấy thọ ấy chẳng phải là thân, cũng không thấy xúc và thọ của thân đối với pháp cảm thọ cũng không thấy, không chấp là thân mà chỉ thấy vì chấp ngã nên bất giác cho thân nầy chính là thân.
Giác kiến, biết ba thọ cho là thân, gọi là bất giác giác.
Có thể đáp: “Này Hiền giả! Tự chấp tất cả điều ấy là thân mà không có xúc và thọ, vậy có thể có thân không?”.
Đó là nói, tự biết thân là thân, không có xúc và thọ. Lại nữa, không có thọ, cho là thân, đủ cả ba danh chẳng lẽ là thân riêng biết chính là thân hay sao? Trong ba thọ trên, thọ nào là thân?
Bấy giờ, vị Tỳ kheo không chấp thọ là thân, thân cũng không có xúc thọ, thấy pháp cảm thọ cũng không phải là thân, có thân chỉ vì thân
không tỉnh thức mà thôi, quán thân như vậy, vậy có thân chăng?
A-nan thưa:
– Dạ, không.
Ý nói, ba việc cùng bày, sao chỉ độc có thân thôi. Ở trên bày ra hỏi đáp, đây hỏi thẳng A-nan.
Này A-nan! Do nhân duyên như vậy, không nên cho không có thọ là thân, cũng không nên cho thân là xúc, cũng không nên cho pháp là thân, cũng không nên cho không biết thân là thân. Này A-nan! Như vậy tất cả thọ là pháp tác động lên thân rồi, thấy cảm thọ hiện lên thân.
Sự không có đến tác động lên thân.
Này A-nan! Có bao nhiêu nhân duyên hoặc là hành đạo, không bị cảm thọ tác động, vậy thấy hay không thấy thân?
A-nan thưa:
Pháp nầy vốn do Phật dạy, cũng do Phật nói, cúi mong Phật vì con tuyên thuyết. Sau khi Phật dạy, đệ tử sẽ thọ trì, làm cho lời dạy đó được hiểu rõ, đạt lợi ích.
Đức Phật bảo A-nan:
Hãy lắng nghe, thọ trì rồi nhớ mãi những điều đã thọ trì, Ta sẽ vì ông mà nói.
Như vậy, Hiền giả A-nan nghe pháp do Phật nói. Đức Phật liền dạy:
Này A-nan! Có Tỳ kheo không cho pháp là thân, cũng không thấy thọ là thân.
Hành giả đắc bốn vô thường, hiểu hết cả đế tuệ, chẳng chấp ba thọ mà có thân, đã không chấp ba thọ thì không thích cái thấy về thọ mà chấp trước thân tưởng.
Cũng không phải là sự xúc chạm của thân, cũng không có pháp cảm thọ chấp là thân.
Chia pháp của thọ rồi, nên hợp pháp của thọ lại. ba thọ trên cũng chỉ là sự tiếp xúc của thân, biết sự tiếp xúc của tâm thì khác.
Cũng không thấy thân kiến là thân.
Kiến là giác. Trên là sự tiếp xúc của thân (thân cánh), đây là sự giác biết của thân (thân giác) hai cái khác nhau.
Cũng không theo, hoặc cho có thân nầy, cũng không theo cái thấy ấy thấy là thân, rồi thấy như vậy không trở lại thế gian, khiến cho không còn thọ thế gian.
“Có thân nầy” là vì trên chấp thọ mà có thân nầy. Rút hai trong ba sự là đã quá bán, thì không đến thọ thế gian nữa. “Trí” là “đến” (chí).
Đã không còn trở lại thế gian nữa thì không còn ưu sầu, đã không ưu sầu nữa liền được giải thoát thế gian và tự biết: “Ta đã chấm dứt sanh, lão, bệnh, tử, ưu sầu.
Hết thân ba thọ thì không trở lại, không thọ mười một khổ.
Việc cần làm đã hoàn mãn, đã làm xong, không còn trở lại thế gian nữa”. Đến đây, này A-nan! Nếu là người hành đạo thì không chấp thọ là thân, tự làm phương tiện, cũng không thấy kiến là thân.
“Tề” tức là “chí” (đến). Đến thân nầy là thân cuối cùng, thân thì chấm dứt ở đây, không thọ thân nữa, cho nên nói, không trở lại thế gian.
Này A-nan! Có bao nhiêu nhân duyên để kẻ hành đạo lấy sắc làm thân?
A-nan thưa:
Pháp vốn do Phật dạy, từ Ngài mà lưu xuất, cúi mong Ngài vì con mà nói. Sau khi Ngài dạy, đệ tử sẽ thọ trì, khiến cho lời dạy ấy được hiểu rõ, đạt lợi ích.
Đức Phật bảo A-nan:
Hãy lắng nghe, thọ trì, khéo nhớ nghĩ, Ta sẽ nói.
Như vậy, Hiền giả A-nan nghe Phật nói. Đức Phật liền dạy:
Này A-nan! Có người hành đaọ cho sắc hành nhỏ hẹp là thân.
Là ít ham muốn thêm này nên không ân cần. Tham sắc của thân
Này A-nan! Hoặc có người hành đạo cho không phải sắc hành nhỏ hẹp là thân, sắc hành không hạn lượng là thân, chỉ cho không có sắc hành nhỏ hẹp là thân.
“Chỉ cho” nên đặt ở trước từ “Sắc không hạn lượng”. Không hạn lượng nghĩa là ân cần tham sắc trong ngoài.
Này A-nan! Hoặc có người hành đạo cũng không cho là sắc hành nhỏ hẹp, cũng không cho sắc hành không có hạn lượng, cũng không cho là không có sắc hành nhỏ hẹp làm thân, mà chỉ cho không phải sắc hành không hạn lượng là thân.
Này A-nan! Hoặc có người hành đạo cho sắc hành nhỏ hẹp là thân hiện tại. Này A-nan! Có người hành đạo cho sắc hành nhỏ hẹp là thân, khi thân hoại mạng chung nhận thấy có một ảnh tượng (ngã) của thân. Như vậy, quan niệm hai yếu tố (sắc hành nhỏ hẹp là thân và ảnh tượng của thân) như thế là không đúng, từ quan điểm đó đưa đến suy nghĩ như vậy.
Hiện tại, giống như kế chấp, tham vướng. Kế chấp sự nhỏ hẹp, tham vướng vào sắc nhỏ hẹp mà khởi, tuy thân chết vẫn cứ tham thân, nhớ nghĩ ảnh tượng chẳng biết bị si trói buộc mà hành đạo, không nên chung cùng nó, nhưng kẻ ngu vẫn hợp hai yếu tố ấy, khiến cho thân nầy trở lại. “Đối xứng” nghĩa là đều, “tề” nghĩa là đến. Chết mà không hiểu vô thường.
Này A-nan! Có người hành đạo cho sắc hành nhỏ hẹp là thân, rồi tự mình có quan niệm như vậy. Từ đó, này A-nan! Có người hành đạo cho sắc hành nhỏ hẹp là thân, nên bị kiết sử ràng buộc.
Tự chấp phương tiện, phương tiện tham sắc khi mạng chung không dứt tuyệt. Không tự phòng ngừa, cho nên bị ràng buộc thân kiết, thân sử. Ở trên là tự kế chấp phương tiện, nếu qua được thì không mắc điều ấy, đó là bệnh mà người hành đạo cần phải biết.
Này A-nan! Hoặc có người hành đạo không cho sắc hành nhỏ hẹp là thân, chỉ cho sắc vô hạn lượng là thân. Hiện tại, này A-nan! Hoặc có người hành đạo cho sắc vô hạn lượng là thân, khi thân hoại mạng chung khiến lại hiện ảnh tượng (ngã) của thân, như vậy, quan niệm hai yếu tố (sắc hành không có hạn lượng là thân và ảnh tượng của thân). Như vậy là không đúng, từ quy định đó, đưa đến suy nghĩ như vậy. Này A-nan! Hoặc có người hành đạo, chấp thân là sắc vô hạn lượng, cũng vậy, này A-nan! Hoặc có người hành đạo cho sắc vô hạn lượng là thân rồi bị kiết sử trói buộc.
Này A-nan! Hoặc có người hành đạo cho, chẳng phải sắc nhỏ hẹp, cũng chẳng phải sắc vô hạn lượng, nhưng chấp chỉ có niệm nhớ nghĩ đến sắc nhỏ hẹp mới là thân. Hiện tại, này A-nan! Hoặc có người hành đạo cho không phải sắc nhỏ hẹp là chấp thân, khi đã thân hoại mạng chung, nhận thấy có ảnh tượng (ngã) của thân. Hai quan điểm trên như vậy là không đúng, từ quan điểm đó đưa đến suy nghĩ như vậy. Này Anan! Hoặc có người hành đạo cho không phải sắc nhỏ hẹp tự chấp là có thân. Cũng vậy, này A-nan! Hoặc có người hành đạo cho không phải sắc nhỏ hẹp khiến thân bị kiết sử ràng buộc.
Này A-nan! Hoặc có người hành đạo cho cũng không phải sắc nhỏ hẹp, cũng không phải sắc không có hạn lượng, cũng không phải không có sắc nhỏ hẹp, cũng không phải không có sắc vô hạn lượng, mà là thân bị ràng buộc trong các hành. Hiện tại, này A-nan! Hoặc có người hành đạo cho cũng không phải sắc nhỏ hẹp, cũng không phải sắc vô hạn lượng, cũng không phải là không có sắc nhỏ hẹp, cũng không phải không có sắc vô hạn lượng, mà là thân bị chấp thủ ràng buộc, khi thân hoại mạng chung, nhận thấy có ảnh tượng của thân, hai quan điểm như vậy là không đúng, từ quan điểm đó đưa đến suy nghĩ như vậy. Này Anan! Hoặc có người hành đạo cho không phải sắc vô hạn lượng tự chấp là có thân. Theo đó, này A-nan! Hoặc có người hành đạo mà chấp như vậy, khiến chẳng phải sắc trói buộc sai sử.
Này A-nan! Hoặc có người hành đạo tự mình có những quan điểm đưa đến chấp trước về thân. Vậy thân có bao nhiêu nhân duyên? Này Anan! Để người hành đạo cho sắc không phải là yếu tố tác thành thân?
A-nan thưa:
Pháp nầy vốn do Ngài dạy, cũng từ Ngài mà lưu xuất, mong Ngài vì con mà nói. Khi Ngài nói xong, đệ tử sẽ thọ trì, khiến cho lời nói ấy được hiểu rõ và đạt lợi ích.
Đức Phật bảo A-nan:
Hãy lắng nghe, thọ trì kỹ, nhớ mãi, Ta sẽ nói.
Như vậy, Hiền giả A-nan theo Phật để nghe pháp. Đức Phật dạy:
Này A-nan! Có người hành đạo, không lấy sắc làm thân.
Kế đến chấp tứ đại làm thân tướng.
Cũng không cho chấp sắc là thân.
Là “sắc nhỏ hẹp” bị sót một chữ “nhỏ hẹp”. Ý nói: Người hiểu hành đạo, không khởi sắc nhỏ hẹp làm thân vướng mắc.
Cũng không cho sắc không có hạn lượng.
Lượng là nhiều, trước nhiều tứ đại. Ở đây nghĩa là nhiều sắc.
Cũng không cho sắc nhỏ hẹp.
Dưới chữ “vi” thiếu chữ “vô”. “Không có sắc nhỏ hẹp” phản lại điều thứ nhất, đây cũng là kiết sử. Trong mười báo không có sắc nhỏ hẹp, bên ngoài thấy sắc nhỏ đoan nghiêm.
Cũng không vì sắc không có hạn lượng mà chấp làm thân.
Dưới chữ “vi” cũng thiếu một chữ “bất”. Ở đây phản lại với điều hai, hành đế cũng. Trong mười báo, không niệm, không hướng đoan chánh, bên ngoài thấy sắc không thú hướng sắc đoan chánh.
Này A-nan! Người hành đạo không cho sắc nhỏ hẹp là pháp tác thành thân, cũng không cho sự chấp là thân.
Nếu người hành đạo hành đế lý, đắc được tuệ nầy thì quên sự chấp trước sắc nhỏ hẹp của bốn đại.
Hiện tại, này A-nan! Người hành đạo ấy không cho sắc nhỏ hẹp là thân, cũng không cho sự đọa xuống là thân. Sau khi thân hoại mạng chung lại không còn thấy ảnh tượng (ngã) của thân nầy.
“Hiện thị” giống với chữ “Thị thời” (Bấy giờ) là khi hành đạo không tham sắc nhỏ, thấy thân vô thường, diệt tận hết, mãi mãi dứt tuyệt tưởng chấp trước vào sắc của thân kiếp nầy.
Không hành theo sự đi đôi ấy, như vậy là không có đến.
Sau thân nầy, không có thân nương vào.
Cũng vậy, này A-nan! Người hành đạo cho không phải sắc nhỏ hẹp là thân, cũng không chấp là thân nầy. Cũng vậy, này A-nan! Người hành đạo cho không phải sắc nhỏ hẹp là thân thì không bị trói buộc.
Ý nói, đạt đến tướng không có thân thì không còn tham bảy kiết chín sử của thân.
Này A-nan! Hoặc có người hành đạo không cho sắc không có hạn lượng là thân, cũng không cho sắc tác động là thân. Hiện tại, này Anan! Người hành đạo không cho sắc không có hạn lượng là thân, cũng không chấp đó là thân, khi thân hoại mạng chung khiến cho không còn thấy lại ảnh tượng của thân tướng nữa. Như vậy không phải là đối tượng, như vậy chính là chẳng có thân đó. Cũng vậy, này A-nan! Kẻ hành đạo không cho sắc không có hạn lượng là thân, cũng không rơi vào sự chấp vào thân. Cũng như vậy, A-nan! Nếu có người hành đạo cho không phải sắc không có hạn lượng là thân thì không bị trói buộc.
Này A-nan! Hoặc người hành đạo không cho không phải sắc nhỏ hẹp là thân, cũng không rơi vào chấp thân. Hiện tại, này A-nan! Người hành đạo cho không phải sắc nhỏ hẹp là thân cũng không rơi vào chấp thân. Sau khi thân hoại mạng chung rồi, khiến cho không còn thấy lại hình tượng của thân tướng nữa. Như vậy, đó chẳng phải là đối tượng, như vậy đó chính là chẳng có thân đó. Cũng thế, này A-nan! Kẻ hành đạo không cho rằng chẳng phải sắc nhỏ hẹp là thân, cũng không rơi vào chấp thân. Này A-nan! Người hành đạo như vậy không cho không phải sắc nhỏ hẹp khiến người ấy không bị trói buộc.
Này A-nan! Hoặc là có người hành đạo không cho không phải sắc không có hạn là thân, cũng không rơi vào sự chấp thân nầy. Bấy giờ, này A-nan! Người hành đạo không cho không phải sắc là thân, cũng không rơi vào kiến chấp cho là tác thành thân, sau khi thân hoại mạng chung, thân như vậy khiến không còn thấy kiến chấp ấy nữa, không cho là đối tượng như vậy, như vậy nên không có thân đó.
Cũng vậy, này A-nan! Người hành đạo không cho không phải sắc không có hạn lượng là thân, cũng không rơi vào sự chấp đó là thân. Này A-nan! Người hành đạo như vậy không cho là không phải sắc không có hạn lượng, cũng khiến thân không bị trói buộc.
Cũng vậy, hoặc có người hành đạo không cho không phải sắc không có hạn lượng là thân. Này A-nan! người hành đạo như vậy không cho là không phải sắc không có hạn lượng, cũng khiến cho thân không bị trói buộc.
Cũng vậy, hoặc có người hành đạo không cho không phải sắc không có hạn lượng là thân, cũng chẳng tác thành thân, cũng không rơi vào sự chấp đó là thân. Này A-nan cũng có bảy chỗ khiến cho thức được an trú, cũng có hai thọ hành, theo đó được giải thoát.
Trong ba đường thì Dục giới là năm chỗ, cõi trời ba giới (chỗ, nơi ở của chín thần chia ra Sắc và Vô sắc giới hợp với Dục giới thành một chỗ, cộng lại là bảy chỗ. Còn về năm đường, vì trôi nổi chịu khổ, cho nên gọi tắt là ba đường ác. Còn chín chỉ là nói về những kẻ có thể hoằng giáo, thọ nhận ba quán, không bị ba khổ. Một thọ là tinh, thô cùng theo, pháp quán không khác, cả hai thọ đều ở quả vị xong xuôi đầy đủ, cho nên gọi là giải thoát.
- Đối với loài có sắc, theo đó có nhiều thân, nhiều tư tưởng, ví như ở cõi người hay ở cõi trời. Đó là chỗ an trú thứ nhất của thức.
- Đối với loài có sắc, theo đó có một thân nhưng nhiều tư tưởng, như cõi trời tên là Phạm thiên ở đó được trường thọ. Đó là trú xứ thứ hai của thức.
- Đối với loài có sắc, theo đó có một thân nhưng nhiều tư tưởng, ví như cõi trời tên Minh Thanh. Đó là trú xứ thứ ba của thức.
- Đối với loài có sắc, theo đó có một thân, một tư tưởng, như cõi trời tên Biến Tịnh. Đó là trú xứ thứ tư của thức.
- Đối với loài không có sắc, theo đó có chúng sanh từ tất cả sắc tướng vượt qua nhiều tướng diệt, là vô hữu lượng không, dùng không tuệ để tâm an trú, như cõi trời tên Không Tuệ Hành (Không Vô Biên Xứ Thiên). Đó là trú xứ thứ năm của thức.
- Đối với loài không có sắc, theo đó có chúng sanh tu tập tất cả từ không rốt ráo vượt đến thức vô hạn lượng, từ tuệ mà an trú tâm, ví như cõi trời tên Thức Tuệ (Thức Vô Biên Thiên). Đó là trú xứ thứ sáu của thức.
- Đối với loài không có sắc mà theo đó có chúng sanh từ tất cả thức tuệ vượt qua vô hữu lượng, bất dụng, theo tuệ đó an trú tâm, ví như cõi trời Bất Dụng Tùng Thị Tuệ (Vô Sở Hữu Xứ Thiên). Đó là trú xứ thứ bảy của thức.
Này A-nan! Thế nào là “Cũng có hai thọ hành, từ đó được giải thoát?”.
Có người hành đạo theo nhân duyên của sắc khiến cho không còn tư tưởng như cõi trời tên Bất tư tưởng (Vô Tưởng Thiên). Đó là thọ hành theo đó được giải thoát thứ nhất.
Có người hành đạo theo nhân duyên vô sắc, không thọ dụng theo tất cả nên được độ. Vì thọ hành an trú ở cảnh giới không có tư tưởng mà cũng có tư tưởng (Phi hữu tưởng phi vô tưởng), như cõi trời tên Bất tư tưởng diệt hữu tư tưởng. Đó là thọ hành theo đó được giải thoát thứ hai.
Này A-nan! Chỗ trú xứ thứ nhất của thức là hành đạo từ nhân duyên sắc hành, nhiều thân, nhiều tư tưởng ví như cõi người cũng đồng một xứ.
Sắc thân là hữu, hình hài có dục, nên gọi là sắc. Từ thân Dục giới mà thực hành đạo đế, nên gọi là hành đạo. Dưới cõi trời thứ sáu, hình sắc khác nhau, nên gọi là nhiều, tâm cũng mới khác, cho nên gọi là nhiều tưởng.
Này A-nan! Nếu người hành đạo đã biết chỗ an trú của thức nầy
Biết cõi trời Dục và thân ấm trì nhập của cõi người là gốc căn bản.
Cũng biết chỗ tập khởi của thức nầy.
Tập khởi của thức cõi trời và người không thể xả bỏ. “Tri” (biết) nghĩa là “tuệ”.
Cũng biết từ đó mà diệt mất.
Chữ “một” (mất) nghĩa là “tận” biết rốt ráo gọi là tận.
Cũng biết sự yêu thích của nó.
Kiết sử của bảy xứ gọi là “muội”. Ham thích thân người, trời gọi là lạc, biết nó là tận (diệt mất).
Cũng biết khổ xúc của nó
Do từ nơi thân người, trời mà chịu khổ, biết khổ là tuệ.
Cũng biết còn đường thoát khỏi nó (xuất yếu) khi đã biết như vậy rồi.
Xuất yếu, kinh Pháp Cú nói: “Đắc yếu sanh tận” (đắc được xuất yếu thì không còn sanh nữa) vì thế kinh Thất Xứ nói: “Ở Dục giới thì có thế trị sửa, có thể bỏ, có thể độ thoát’. Tận đế có bốn việc, “xuất yếu” là một trong bốn việc đó. Hễ là sáu sự đều gọi là “tri”, thực hành tuệ của đạo đế. sáu sự đều gọi là “thị”, là thức nương dựa vào thân dưới cõi trời thứ sáu xuống đến cõi người.
Kinh Thất Xứ Tam Quán nói: Thứ nhất đều biết một trong năm ấm, mà ấm thì có sáu tình, mỗi mỗi đều biết ấm, ấm có ba tập khởi, bốn tri, người hành đạo thì diệt được cái ấn.
Lại nói, cũng biết sự mê muội của sắc, cũng biết con đường thoát khỏi sắc, đó là bảy xứ. ba quán là, quán sắc của thân, quán năm ấm, quán sáu tình (căn). ba quán chính là mỗi ấm nhập thứ nhất của bảy xứ, nghĩa là lấy đạo đế, tận đế, khổ xuất yếu đế, để quán ấm nhập và lạc. Kinh Năm ấm xác cái, cho ba quán là, năm ấm, năm tập tận, con đường thoát khỏi khổ mê muội ở bảy xứ. Lời văn tuy có khác nhưng ý nghĩa thì giống nhau. Trong ba kinh nói về thân, chỉ có Kinh Thất Xứ Tam Quán có đạo đế, hai kinh kia chỉ nói về bảy sự mà thôi, nhưng đều nói hành đạo cũng là đạo đế, đều nói trí cũng là đế, như “cái biết cùng cực” hoặc “Nếu biết được gốc căn bản của cái biết, chẳng phải là đế hay sao?” tri và quán cùng một nghĩa. Cửu cửu chỉ tức lấy thân của cõi trời làm quán địa, tập những tập khởi của cõi trời. Thân trời sẽ diệt, mê muội trong cái vui, thích cái vui cõi trời thì phải có khổ, có thể chặt đứt cái tham của cõi trời, mới gọi là sống đạo, cho nên nói là con đường thoát khỏi (xuất yếu), đều là tứ đế quán để quán chín xứ, điều ấy được gọi là tinh vi nhưng rõ ràng, tóm lược nhưng đầy đủ, mười báo nhưng chỉ dùng ba quán ấm, tập, tận mà dứt.
Khi đã biết như vậy rồi, này A-nan! Người hành đạo đối với chỗ an trú của thức có nên mong cầu, có nên mở tưởng, có nên trụ trong đó không?
A-nan thưa:
– Dạ, không.
Nếu thực hành đạo tuệ, lấy tứ đế quán, quán thân người, thì có tham cầu mong tưởng nơi trú ẩn đó không? Đáp: Không.
Này A-nan! Chỗ thức dừng nghỉ thứ hai là từ nhân duyên tu tập sắc hành, nhiều thân nhưng một tưởng, như cõi trời tên Phạm thiên, được sống lâu đệ nhất ở tại đó.
Khởi đầu tu hành sanh vào ở cõi thiền thứ nhất là trời Tứ Phạm tên là Phạm Tiểu Phạm Vô Lượng, Đại Phạm, Phạm Bổ. Thân không cùng loại, nên gọi là nhiều thân, do sự ưu kém của người đó. Tâm chưa thuần nhất, nên gọi là phi nhất (chẳng phải một).
Này A-nan! Nếu người hành đạo đã biết chỗ an trú của thức ấy, cũng biết thức ấy, cũng biết chỗ tập khởi của nó, cũng biết từ đó mà diệt mất, cũng biết sự ưa thích của nó, cũng biết khổ xúc của nó, cũng biết con đường thoát ra khỏi nó. Vậy thì, này A-nan! Người hành đạo đối với trú xứ của thức có nên mong cầu, mơ tưởng và an trụ trong đó không?
A-nan thưa:
Dạ, không.
Này A-nan! Chỗ trú thứ ba của thức là từ nhân duyên tu tập sắc hành một thân nhưng nhiều tưởng, như cõi trời tên là Minh. Này A-nan! Nếu người hành đạo đã biết chỗ trú của thức ấy, biết chỗ tập khởi của nó, cũng biết từ đó mà diệt mất, cũng biết sự ưa thích của nó, cũng biết khổ xúc của nó, cũng biết con đường thoát khỏi nó. Đã biết như vậy rồi, này A-nan! Người hành đạo đối với chỗ trú của thức ấy có nên mong cầu, mơ tưởng và an trụ ở trong ấy không.
A-nan thưa:
Dạ, không.
Tiến thêm hành nhị thiền, biết nuôi dưỡng sự điềm đạm, giữ niệm ở ấm. Sanh ở cõi trời tứ minh đó, thân phát sáng, tâm vẫn còn chưa mất, cho nên gọi là nhiều.
Này A-nan! Chỗ trú thứ tư của thức, từ nhân duyên tu tập sắc hành một thân, một tư tưởng như cõi trời tên Biến Tịnh. Này A-nan! Nếu người hành đạo đã biết chỗ trú của thức ấy, cũng biết chỗ tập khởi của nó, cũng biết sự từ đó mà diệt mất, sự ưa thích của nó, khổ xúc của nó, cũng biết con đường thoát khỏi nó. Đã biết như vậy rồi, này A-nan! Người hành đạo đối với chỗ trú của thức có nên mong cầu, mơ tưởng và an trụ trong đó không?
A-nan thưa:
Dạ, không.
Đây là cõi trời thứ ba, phải gọi là trời Tịnh Thiên, ánh sáng rực rở bao trùm cả tứ thiên như nhất tâm đó, an vui điềm đạm, luôn hành thiền tứ, nên gọi là nhất.
Này A-nan! Chỗ dừng trú thứ năm của thức, là từ nhân duyên tu tập không có sắc hành, do đã vượt qua mọi sắc, từ sắc được độ, địa tưởng không còn, vô lượng không, tu tập an trú vào không tuệ, như cõi trời tên là không không tuệ. Này A-nan! Nếu người hành đạo đã biết chỗ trú của thức ấy, cũng biết chỗ tập khởi của nó, cũng biết từ đó mà diệt mất, cũng biết sự ưa thích của nó, khổ xúc của nó, và con đường thoát khỏi nó. Vậy thì, này A-nan! Người hành đạo đối với chỗ trú của thức có nên mong cầu, mơ tưởng và an trụ trong đó không?
A-nan thưa:
Dạ, không.
Địa là sân giận đã diệt, tâm như đất, tưởng đã diệt mất, dứt bặt mong cầu, tất cả đều không.
Này A-nan! Chỗ trú thứ sáu của thức là nhân duyên tu tập không có sắc hành, tất cả từ không tuệ vượt đến an trú thức vô hữu lượng thọ tuệ hành, như cõi trời tên Thức tuệ. Này A-nan! Nếu người hành đạo đã biết chỗ trú của thức nầy cũng biết chỗ tập khởi của nó. Cũng biết từ đó biến mất. Cũng biết chỗ ưa thích của nó,khổ xúc của nó, cũng biết con đường thoát khỏi nó, đã biết như vậy, này A-nan! Người hành đạo đối với chỗ trú của thức ấy, có nên mong cầu, mơ tưởng và an trụ trong đó không?
A-nan thưa:
Dạ, không.
Không thức định, quán đối tượng không của thức vốn không có xưa và nay đến hay đi
Này A-nan! Đối với chỗ trú thứ bảy của thức là từ nhân duyên tu tập không có sắc hành tất cả từ Thức tuệ vượt đến vô hữu lượng bất dụng đã xả bỏ thọ tuệ hành, như cõi trời tên Bất dụng thọ tuệ hành (Vô sở hữu xứ thiên). Này A-nan! Nếu người hành đạo đã biết chỗ trú của thức nầy, chỗ tập khởi của nó, cũng biết sự biến mất của nó, sự ưa thích của nó… có nên an trụ trong đó không?
A-nan thưa:
Dạ, không.
Biết Sắc giận vừa sanh, thì lập tức diệt trừ, không để kéo dài, chẳng cầu quán rồi mới biết, nên gọi là bất dụng quán (không cần quán).
Này A-nan! Thọ hành mà theo đó được giải thoát thứ nhất, có người theo nhân duyên tu tập sắc, không có tưởng cũng không thọ, như cõi trời tên Bất Tư (Vô Tưởng Thiên). Này A-nan! Nếu người hành đạo đã biết nó từ thọ, cũng biết nó từ thọ tập, cũng biết tự biến mất của nó, sự ưa thích của nó, sự khổ xúc của nó, cũng biết con đường thoát ra khỏi nó. Đã biết như vậy, này A-nan! Người hành đạo đối với thọ hành mà theo đó được giải thoát có nên mong cầu, mơ ước, an trụ trong đó không?
A-nan thưa:
Dạ, không.
Bất tư vô kiết ái thiên là cõi trời thứ tư của Tứ A-na-hàm. Tứ Ana-hàm yêu thích thân, sanh thiền thứ tư. bốn cõi trời ở trên tầng thứ hai của sáu tăng, đó là đệ tứ thiền giới hạn của vô lậu, trời thứ sáu của tứ thiền tên là Ái thắng, là trời vô tư cùng ở trên một cõi trời.
Này A-nan! Thọ hành theo đó được giải thoát thứ hai, có người do nhân duyên tu tập không có sắc, tất cả đều không thọ dụng theo tuệ, đạt đến an trụ trong cảnh giới không có tư tưởng, cũng chẳng tư tưởng thọ hành (xa lìa vô sở hữu xứ, Phi hữu tưởng phi vô tưởng).
Là định Chánh thọ.
Tức là cõi trời Vô hữu tư tưởng giải (Phi tưởng phi phi tưởng xứ). Này A-nan! Nếu người hành đạo đã biết từ thọ hành nầy được giải thoát, chỗ tập khởi của nó, cũng biết sự biến mất của nó, sự ưa thích của nó, sự khổ xúc của nó, cũng biết con đường thoát ra khỏi nó. Đã biết như vậy thì này A-nan! Người hành đạo đối với thọ hành theo đó được giải thoát nầy có nên mong cầu, mơ ước, an trụ trong đó không?
A-nan thưa:
– Dạ, không.
Vô tưởng là, chế ngự tâm không cho vọng tưởng khởi lên tám an trú ở trên đều như vậy, phải biết tám xứ đó, cũng phải biết sự tập khởi của tám xứ đó, cũng nên biết sự diệt mất của tám xứ đó, biết sự yêu thích, sự khổ, con đường thoát ra khỏi tám xứ, ý nghĩa giống nhau, lời dạy giống nhau không khác.
Này A-nan! Nếu kẻ hành đạo biết như vậy, thấy như vậy, nói là không biết, không thấy, nếu có kiết sử nầy, bấy giờ, nên nói là thường, hay nên nói là vô thường,
Bà-la-môn gọi là kiến thường đoạn diệt.
Bấy giờ, nên nói thế gian có bản thể (ngã) hay nên nói là thế gian không có bản thể.
“Bản” tức là “yếu”, có yếu hay không có yếu.
Bấy giờ, nên nói, đắc đạo rồi, chết sanh trở lại, hay nên nói đắc đạo không còn chết nữa?
Hoặc thấy bảy lần sống chết, nên nói chết rồi lại sanh, hoặc đến cõi trời Ni duy tiên, cho nên nói là không chết.
Vậy có hay không có.
Hoặc nói có độ thế hay nói không có độ thế.
Sự thoát khỏi sự chết ở thế gian từ sự trói buộc nầy phải không? Lúc đó, này A-nan! Người hành đạo đối với bảy chỗ trú của thức và hai thọ hành đắc giải thoát như vậy, như đã thấy rõ bằng trí tuệ, theo tâm ý đã thông tỏ mà được giải thoát. Đó gọi là này A-nan, bậc tu tập Vô sở trước (A la hán), nhờ tuệ mà được giải thoát.
Gọi ngược lại đắc đạo không chết được, là năm kiết sử chăng.
Hành giả trãi qua chín an trú ấy, lấy bốn đế để quán thành A la hán.
Này A-nan! Cũng có tám giải thoát xứ. Những gì là tám? Đó là:
1- Bên trong có sắc, quán sắc. Đó là giải thoát xứ thứ nhất.
Quán hai sự. Việc trong ngoài của thân
2- Nội quán sắc, không quán tưởng ngoại sắc. Đó là giải thoát xứ thứ hai.
Vì chấp một cách thiên lệch thân ngoài.
3 Quán ba mươi sáu vật bất tịnh trong thân, tu tập quán chiếu nên được chỉ. Đó là giải thoát xứ thứ ba.
Chấp khắp thân mình, quán ba mươi sáu vật, từ thiền thứ nhất đến thiền thứ tư, đều là ba quán. Bệnh của loài người thì khác nhau, hoặc tham thân mình, hoặc tham sắc ngoài, cả trong, ngoài đều tham, cho nên có ba quán, bốn quán ý chỉ cũng lại như vậy. Riêng về thiền yếu thì chỉ có ba quán mà thôi, biến chuyển thành bốn thiền.
4- Tất cả từ sắc tưởng mà được vượt qua.
Đã vượt qua được cõi thiền thứ tư thì, gần với không.
Diệt địa tưởng.
Diệt tâm sân giận như đất bụi, nên gọi là như địa.
Nhiều tưởng, không nhớ nghĩ đến vô hữu lượng không tuệ đã thọ rồi, gọi là trời không tuệ Đó là giải thoát xứ thứ tư.
Giống với lời chú giải tứ không định, không cần chú giải thêm.
5- Từ không tuệ đã vượt qua tất cả, đã thọ vô hữu lượng thức tuệ, gọi là trời thức tuệ. Đó là giải thoát xứ thứ năm.
6- Từ nơi thức tuệ (Thức vô biên) vượt qua được tất cả, được vô sở hữu, không dùng thọ tuệ hành, gọi là trời Bất dụng vô sở dụng tuệ hành. Đó là giải thoát xứ thứ sáu.
7- Tất cả từ bất dụng tuệ được vượt qua vô hữu tư tưởng diệt bất vô hữu tư tưởng (Phi tưởng phi phi tưởng) rồi, đình chỉ thọ hoàn toàn, gọi là trời tư tưởng. Đó là giải thoát xứ thứ bảy.
8- Tất cả từ vô hữu tư tưởng rồi được vượt qua.
Đã sắp xong tứ không, gần với diệt định.
Đến chỗ diệt tư tưởng và giác ngộ hoàn toàn, thân đã tịnh chỉ xúc và thọ hoàn toàn. Đó là giải thoát xứ thứ tám.
Dứt bặt trong nháy mắt dòng trôi của tâm, giữa sự sanh diệt, nâng đỡ nghi biểu của vũ trụ. Sự trở lại của thân đều nhờ nơi hạnh. Hạnh từ định, diệt tâm tưởng, thân như gốc cây, tâm như tro tàn. Sấm sét không thể làm lay chuyển ý niệm ấy, núi băng chẳng thể thương tổn ý kia, trong sáng ngang bằng với hư không, điềm nhiên cùng chơi với tạo hóa, ấy gọi là diệt định.
Này A-nan! Nếu người hành đạo đối với bảy chỗ an trú của thức, hai thọ hành từ đó được giải thoát và tám giải thoát xứ nầy, nếu như có trí tuệ, theo đó mà thấy, từ bỏ không thọ dụng ngã, thì liền được giải thoát. Như vậy là gốc phước cho thân mình nhờ pháp môn định chỉ nầy. Này A-nan! Đó gọi là hành đạo Vô sở trước, nhờ hai thọ hành mà được giải thoát.
Đức Phật giảng nói như vậy, Tôn giả A-nan tín thọ phụng hành.