CHÚ KINH ẤM TRÌ NHẬP

SỐ 1694

QUYỂN THƯỢNG

Hán dịch: Đời Hậu Hán, Sa-môn An Thế Cao Chú giải: Trần Tuệ Ngô

 

Đối tượng hành của Kinh Phật là chỉ dạy, răn dạy.

Sư nói: Đối tượng hành là những điều nên thi hành, giáo hóa quần sanh, chỉ bày sự chân chính, răn bảo, khiến phá tan tà hạnh, tránh được tai họa cho chính mình.

Đều do ba phần hợp lại mà thực hiện.

Ý nói sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp hợp tác với nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, tâm.

Ba phần ấy là gì? – Một là, năm ấm.

Thần thức vi diệu, qua lại không dấu vết, đến đi âm thầm, ra vào không gián đoạn, chẳng thấy hình bóng, nên gọi là ấm.

Hai là, sáu bổn.

Bổn là căn gốc, hồn linh lấy sáu tình làm căn bản. Thân con người thọ nhận do cây giáo pháp, luân chuyển không ngừng nên gọi là ấm.

Ba là, sở nhập.

Sáu thể là nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, tâm là nơi nhập vào của sắc, thanh, hương, vị, xúc, tà niệm (pháp), nên gọi là nhập.

Năm ấm gồm những gì?

Một là sắc.

Bốn đại là đất nước gió lửa có thể thấy được, gọi là sắc.

Hai là thống (thọ)

Đau thương sợ hãi làm lao nhọc tình ý, gọi là thống (thọ).

Ba là tưởng.

Tưởng là hình bóng, ngày đêm nhớ nghĩ nơi sự thèm muốn, như đã thấy hình bóng của sự thèm muốn ở trước mắt, nên gọi là tư tưởng.

Bốn là hành.

Đã tưởng tượng đến mức đó rồi, tâm cứ bị cuốn hút chạy theo mãi, nghĩ thiện nhớ ác, xoay vần mười phương, bị cuốn xoáy chẳng dứt, nên gọi là hành.

Năm là thức.

Thức là biết. Đến lúc thấy được tâm sở hành liền biết đấy, nên gọi là thức.

Đó gọi là năm ấm, sắc ấm là mười hiện sắc nhập.

Sư nói: Mười hiện sắc nhập là trong, ngoài cùng nhập, không mất nhau, vì nhìn có thể thấy được, nên gọi là hiện.

Hỏi: Âm thanh không có hình bóng, sao gọi là sắc được?

Đáp: Lấy tai để nghe, tai có thể nghe thấy nên gọi là sắc, hơn nữa, vì âm thanh nhân ở bốn đại phát ra, mà bốn đại là sắc, còn sự mong muốn thì khác với sắc, ray rứt đau xót, đồng nghĩa với sáu tình.

Mười hiện sắc nhập là gì: 1. Nhãn; 2. Sắc; 3. Nhĩ; . Thanh; . Tỷ; 6. Hương; . Thiệt; . Vị; 9. Thân; 10. Lạc. Đó là mười hiện sắc nhập, còn gọi là sắc chủng.

Lạc là ái (thích), chủng là trồng bồi, ý nói sáu dục hưng phát thì thân sanh, tùy theo hành tức là sự tạo tác mà thọ nhận hình hài, các loài sinh vật hiện có, đều do hành khiến cho như vậy, nên gọi là chủng.

Thống chủng là những gì? Thống chủng là sáu thống (thọ) của thân. 1. Nhãn tri thống; 2. Nhĩ tri thống; 3. Tỷ tri thống; . Thiệt tri thống; . Thân tri thống; 6. Tâm tri thống. Đó là sáu thống (thọ) của thân, gọi là thống chủng.

Tư tưởng chủng gồm những gì? Tư tưởng chủng là sáu tư tưởng của thân:

  1. Sắc tưởng.

Nghĩa của sắc giống trên.

2. Thanh tưởng.

3. Hương tưởng.

4. Vị tưởng.

5. Cánh (xúc) tưởng.

6. Pháp tưởng.

Tâm niệm nghĩ về thiện thì pháp thiện hưng khởi, niệm ác sanh thì pháp ác hưng khởi. Tâm là gốc của các pháp. Kinh Pháp Cú nói:

“Tâm là gốc của các pháp” là đó vậy.

Đó là sáu tư tưởng của thân, gọi là tư tưởng chủng.

Hành chủng là gì? Hành chủng là sáu cánh (xúc) của thân:

Nơi để tâm đến, liền tiếp xúc lấy, nên gọi là cánh (xúc)

1. Sắc sở cánh. 2. Thanh sở cánh. 3. Hương sở cánh. 4. Vị sở cánh. 5. Xúc sở cánh.

“Thông thân” nghĩa là sáu tình (căn) chấp trước thông cả toàn thân, nên gọi là thông.

Sáu pháp sở cánh (đối tượng được tiếp xúc) là sáu sự tiếp xúc của thân, gọi là hành chủng.

Thức chủng là gì? Thức chủng là sáu thức của thân: Nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, tâm thức, đó là sáu thức của thân, gọi là thức chủng, gọi là năm ấm chủng.

Sư nói: Năm ấm chủng là thân, thân có sáu tình, tình có năm ấm. Tập khởi với mắt thành ra có ba sắc: Hảo sắc chuyển, trung sắc chuyển và ố sắc chuyển. Sắc có năm ấm, cùng tập hợp lại thành mười tám sự. Sáu tình mỗi tình cũng như vậy, cộng thành 10tám kiết. Diệt ở đây, sanh ở kia, cũng giống như hạt lúa, sau khi hư nát ở dưới đất, mới thọ nhận thân cây ở trên đất. Lại giống như nguyên khí, mùa xuân sanh, mùa hạ trưởng, thu héo, đông khô, như trăm loài cỏ cây, tuy chết ở trên đất, nhưng nguyên khí vẫn tiềm ẩn, thân ẩn tàng ở dưới đất, đến tiết mùa xuân, là lúc âm dương thái hòa, nguyên khí chuyển mình ở dưới đất, thân cây vươn lên trên đất. Hồn linh của các loài có thức và mầm non của cây cỏ cùng bao hàm với nguyên khí, thăng giáng phế hưng, chết rồi lại sanh, luân chuyển trong ba cõi, không bao giờ ngừng nghỉ, cho nên gọi là chủng.

Phải biết, từ đâu mà biết những cái đó là phi thường (vô thường), khổ, không, phi thân (vô ngã). Từ đó biết, có 2 thứ biết, một là tuệ tri, hai là đoạn tri. Từ tuệ mà biết những gì là phi thường, khổ, không, phi thân, đó là từ tuệ tri, từ đoạn mà biết thế nào là ái dục đã đoạn dứt, đó là đoạn tri.

Vũ trụ thì có chung, thủy, quần sanh thì có hưng, phế, có thành thì phải có hoại, thịnh ắt phải suy, gọi là phi thường (vô thường).

Sanh lão bệnh tử, làm ác chịu tội, gọi là khổ.

Quần sanh chưa có nó vốn tự không, nay có thân cuối cùng cũng thành không, gọi là không.

Thân xác là bốn đại, chết thì mỗi đại đều quay về với nguồn gốc của chính nó, thân chẳng phải là đồ quý báu thường hằng của ta, gọi là phi thân (vô ngã).

Thấy một cách sâu xa giềng mối của bốn việc ấy, lòng dục đó phân biệt tìm nơi quy hướng mà luân chuyển trong ba cõi, bỏ thân xác nầy, lấy thân xác kia, chứa khổ vô số. Giữ chí ở chánh quán thấy ba cõi rỗng không, lòng dục bắt dính với cái vốn không ấy, thì các khổ được tịch diệt, đó gọi là tuệ tri.

Kinh Minh Độ nói: “Người si cho vô thường, khổ, không, vô ngã là thường, lạc, hữu, thân. Minh Độ làm thay đổi quan niệm ấy, nên gọi là Đại Minh”.

Ấm căn là gì? Tích chứa thành ấm căn, đầy đủ thành ấm căn.

Tích chứa là tụ tập. Ý nói tâm âm thầm tích tụ năm ấm, chứa đầy đủ các khổ của sáu tình.

Thí như loài vật gọi là vật chủng, loài cây gọi là mộc chủng, loài lửa gọi là hỏa chủng, loài nước gọi là thủy chủng, tất cả năm ấm cũng đều như vậy.

Vật, cây, lửa, nước đều có tên gọi của nó, cây tự có tên gọi là cây, lấy đó làm thí dụ cho năm ấm, tên gọi của sáu tình cũng vậy.

Có mười tám bổn trì.

Sư nói: “Tâm là gốc chủ tất cả” nắm giữ các sự thèm muốn, nên gọi là trì.

Mười tám bổn trì là những gì?

1. Nhãn; 2. Sắc. 3. Thức.

Nhãn với sắc hợp lại, thức phân biệt sự xấu đẹp, nghĩa của sáu tình cũng vậy.

Kinh Lão Mẫu nói: “Mắt thấy sắc chính là ý, ý chính là sắc”. Đức Phật nói: “Mắt theo sắc khiến cho thức sanh ra”. Ý nghĩa cũng giống nhau.

4. Nhĩ; 5. Thanh; 6. Thức; 7. Tỷ; 8. Hương; 9. Thức; 10. Thiệt; 11. Vị; 12. Thức; 13. Thân; 14. Cánh; 15. Thức; 16. Tâm; 17. Pháp; 18. Thức. Đó là mười tám bổn trì, đã biết. Từ đâu mà biết là vô thường, khổ, không, vô ngã. Từ đó mà biết, biết ấy cũng có 2 thứ: một là từ tuệ mà biết, hai là từ đã đoạn mà biết.

Từ tuệ biết là những gì? Phi thường, khổ, không, phi thân, đó là từ tuệ mà biết. Từ đoạn mà biết là những gì? Ái dục đã đoạn, đó là từ đoạn mà biết. Kia là đầy đủ, đầy đủ là những gì? Hoặc gọi là đầy đủ không còn sót.

Sư nói: “Kia” (bỉ) là người tu hành kia. Các dục đã đoạn dứt. Ba mươi bảy đạo phẩm liền hiện, đã đủ hạnh cao, tâm hướng về tà đều hết tận, không còn sót lại.

Đã không còn sót khiến cho nhãn minh kiến minh.

“Minh nhãn” là tuệ minh, “kiến minh” là thiên nhãn. “Đạo minh” tức là đủ, đạo nhãn đã đủ rồi thì không gì không thấy. Mục Liên nói với Ma: “Ta lấy đạo nhãn xem trong, thiên nhãn nhìn ngoài, trong ngoài thanh tịnh trong suốt hơn cả lưu ly ở cung trời. Chẳng có vi trần nào mà chẳng thấy”. Cho nên nói nhãn minh kiến minh.

Nhất hành giả thuyết thị, đã chặt đứt nhãn bổn, nhĩ bổn, biến thuyết như vậy.

“Nhất” là đạo. “Thị” là ba mươi bảy đạo phẩm. “Bổn” là gốc của sáu dục. “Biến” là các.

Người đạo hạnh nói, đã đắc tịnh hạnh của ba mươi bảy phẩm.

Các dục của sáu bổn năm ấm đều dứt đoạn.

Tốt (thì) gọi là bổn trì.

“Tốt” nghĩa là bèn, thì. “Trì” nghĩa là sáu tình cùng trì giữ lấy sắc, thanh, hương, vị, xúc và những điều khiến tâm ưa thích (pháp).

Ví như người đó bị phát sốt (đa nhiệt) như vậy gọi là biến.

“Đa nhiệt”, ví như khi bệnh nặng, nóng sốt cả người. Do người đó đã bị mười tám bổn trì khiến thần thức luân chuyển, tiếp xúc với các nhập, năm ấm, sáu bổn, tụ hợp các khổ, lo, buồn, khổ, phiền não vì không như ý, gọi là túc.

Thí dụ đó gọi là “đầy đủ”, cũng có mười hai nhập. Những gì là mười hai nhập? Tự thân có sáu nhập, bên ngoài có sáu. Sáu ở tự thân gồm những gì? Một là nhãn.

Sư nói: Mắt thấy sắc gồm có ba sự, sáu tình đều vậy. Tâm ý thức làm căn bản, một là niệm, hai là tác, ba là mong cầu. Niệm thuộc về tâm, tác thuộc về ý, cả hai đều không thuộc về hành vi của thức. Tất cả những thiện, ác đều nằm trong phạm vi của ba sự đó.

Nhĩ, tỷ, thiệt, thân, tâm, đó là sáu nhập của tự thân. Bên ngoài có sáu là những gì? sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, đó là mười hai nhập. Theo đâu mà biết tất cả là phi thường, khổ, không, phi thân? Theo đó mà biết.

“Tất cả” tức là mười hai nhập, phải từ đâu mà biết đấy? Ý nói nếu có thể trả về cho năm ấm thì biết được bốn sự vô thường, biết được sáu tình ở bên trong thọ nhận sáu dục ở bên ngoài.

Cũng có hai thứ biết: Một là từ tuệ mà biết; Hai là từ đoạn mà biết. Từ tuệ mà biết là những gì? Là phi thường, khổ, không, phi thân. Đó là từ tuệ mà biết. Từ đoạn dứt mà biết là gì? Ái dục đã được chặt dứt, đó là từ đoạn mà biết. Nhập giải là gì? Từ đó mà khiến cho phát sanh, gọi là nhập.

“Nhập” nghĩa là mười hai nhập, từ sáu cái bên trong dẫn đến sáu cái bên ngoài, phải làm thế nào để biết? Hằng ngày phải lấy bốn vô thường để quán chiếu.

Từ chỗ nhập mà hiểu, ví như từ kim (vàng) mà nhập thì gọi là kim địa, từ ngân (bạc) mà nhập thì gọi là ngân địa. Như vậy mỗi mỗi đều như thí dụ đó, từ chỗ nhập.

“Từ chỗ nhập” là mỗi thứ đều theo với phạm vi (địa) của nó. Mắt tự nhập vào sắc, sáu tình đều vậy.

Từ cái đó mà có cái kia như vậy, từ chỗ ý niệm nghĩa là một khi ý khởi lên thì thành nghiệp.

Chỗ ý niệm là ý, ý nghĩ nhớ về sắc liền thành hành, có tội. Có tội thành ra hiện diện đủ sự có khổ.

Có các pháp hành, tội, khổ như vậy.

Có làm hạnh ác thì chịu tội, ví như kẻ hành đạo thì đắc đạo.

Theo chỗ đạt đến ấy gọi là theo đó nhập.

Theo chỗ đạt đến, ví như sáu tình theo với sự nhớ nghĩ của ý mà biến thành sáu dục. Nhập là tà nhập vào sáu tình.

Cũng có tùng thị nhập, thí như vua có nhập tất cả các tên gọi cũng như vậy.

“Cũng như vậy” ý là đưa thêm một thí dụ nữa để nói về sáu tình.

“Vua có nhập”, các quân hầu thuộc các quận huyện, đều lấy tên đất mình được phong làm tên mình, đều cống nhập cho vua, chỗ nhập của sáu tình cũng vậy.

Có bốn đế: khổ, tập, diệt, đạo. Cái chính yếu của khổ là thân và niệm.

Sư nói: Thân là gốc rễ của các khổ, khổ của thân và phiền não của thân, chính yếu ở hai cái đó, nên gọi là “yếu”.

Cái chính yếu của tập là do si và yêu thích thế gian.

Sống chết hàng vạn lần, cực khổ vô cùng, mà kẻ ngu lấy đó làm vui gọi là tập. Tập đó là do si và ái, do không biết đó chính là khổ.

Cái chính yếu của tận (diệt) là tuệ và giải thoát.

Người sáng, thấy bốn vô thường, thì diệt si ái, si ái đã dứt thì giải thoát khỏi các kiết sử. Kiết sử là dục ái, sân giận hữu ái mạn vô minh, tà kiến và nghi chỉ là dừng mọi vọng niệm. Giữ tâm an tỉnh. Quán là quán sát rõ ràng. Kẻ kiết sử đã giải thì thoát khỏi ba cõi, là quán sát rõ ràng thấy được cửa đạo, họa phước đều hết.

Cái chính yếu của đạo đế là chỉ và quán.

Si ái đã dứt sạch, tâm tĩnh lặng, chỉ quán thấy ba cõi rỗng không, trả về bổn vô, gọi đó là đạo. Chỉ và quán là sự chính yếu của đạo.

Và có ba mươi bảy phẩm kinh pháp.

Ba mươi bảy phẩm là minh pháp để giải thoát thế gian.

Bốn ý chỉ (tứ Niệm xứ), bốn ý đoạn (Chánh cần), bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy giác ý, tám loại đạo hạnh của Hiền giả, cộng lại là ba mươi bảy phẩm kinh pháp. Phật quá khứ cũng có những thứ ấy, Phật hiện tại cũng có những thứ ấy, Phật vị lai cũng có những thứ ấy, Phật Bích Chi cũng từ đó mà đắc đạo vượt khỏi thế gian, đệ tử Phật cũng từ đó mà thành tựu đạo vô vi vượt khỏi thế gian.

Sư nói: Ba mươi bảy đạo phẩm là minh pháp chánh chân vô thượng. Đức Phật đã thấy và đem dạy lại, các đệ tử theo đó mà hành. Kinh Tuệ Ấn nói: “Trong Tam bảo Phật, Pháp, Tăng, đức Phật là nhất, chỉ có Ngài mới có thể thuyết bảy giác ý cho những kẻ biếng trễ khiến pháp chưa hiện ra. Tam muội đó không thể tận. Phật nhờ ở tịnh định của bảy giác mới chứng đắc sự sáng suốt vô tận, chứng đắc tất cả nguyện. Bồ-tát hàng ngày hành theo lời dạy đó, không phạm ba mươi bảy phẩm, những việc làm của các bậc đại sĩ cũng từ gốc đó, cho đến tuệ vô cực. Thế Tôn, Duyên giác, Ứng nghi (A-la-hán), nhờ đó mà đắc đạo, có thể nói là tuệ vô thượng.

Bốn ý chỉ (Niệm xứ) là những gì? Hoặc có Tỳ kheo, tự thân, thân thân cùng quán hành chỉ. Ngoại thân, thân thân cùng quán hành chỉ. Nội ngoại thân, thân thân cùng quán hành chỉ.

Sư nói: Tự thân là thân mình, ngoại thân là thân của người khác, nội ngoại thân là thân của cây cỏ. Thân mình, thân người, thân cây cỏ, đều vô thường, hành giả chiếu soi rõ ràng, an trú ý vào đạo, cho nên gọi là hành chỉ. Kinh An Ban giải thích: Hơi thở từ bên trong thở ra, trong hơi thở có đủ bốn đại, mà tâm ở bên trong, gọi đó là nội thân. Hơi thở từ bên ngoài vào, bốn đại cũng vậy. Người tu thiền lấy hơi thở làm thân, buộc ý ở tại hơi thở, đừng khiến cho có tưởng tượng về thân (thân tưởng).

Tận ý niệm để đẩy lùi, bất tiện cho tâm si của thế gian.

“Tận” là dứt hết tâm. Không làm tiện lợi cho các tà. Người tu hành dứt hết tâm, khiến đạo lực lớn mạnh, phải dùng để đẩy lùi chúa giặc si của ba cõi, tâm mình lầm lạc khiến cho khổ, là báu vật của ba hoạt.

Nói cách khác, si uế đẩy lùi tâm đạo, tâm sáng tỏ không tiện cho si uế, cho nên gọi là “bất tiện”.

Tự thống (thọ), thống thống cùng quán hành chỉ.

Tâm vui gọi là dương, tâm lo gọi là thống. Người tu hành được sáu dục thì không vui mừng, mất cũng chẳng lo buồn. Kinh Pháp Kính nói: “Không bị lay động do lợi, suy, hủy, dự, xứng, cơ, khổ, lạc”, hết nhơ thì bên trong sạch, tâm tĩnh lặng rỗng không, nên gọi là thống dương (thọ) chỉ.

Ngoại thống (thọ), thống thống cùng quán hành chỉ. Nội ngoại thống, thống thống cùng quán hành chỉ. Tận ý niệm để đẩy lùi, bất tiện cho tâm si thế gian, tự ý, ý ý cùng quán hành chỉ.

Tưởng là hình bóng. Ý lưu giữ lại gọi là tư, phảng phất như thấy hình bóng của nó ở trước mặt gọi là “tưởng”. Tự quán ý mình, quán ý của người khác, lại quán cây cỏ, đều nhân ở bốn đại làm thể, gọi là những loại, thấy chúng chẳng phải là của ta tâm liền không còn mong muốn gì nữa. Kệ nói: “Ta, người và thọ mệnh, cũng không chấp có hình bóng nầy, ý không nghĩ đến hữu và vô”. Người trí tuệ phải xa lìa, đó mới gọi là người đã ngừng chỉ ý tư tưởng.

Ngoại ý, ý ý cùng quán hành chỉ. Nội ngoại ý, ý ý cùng quán hành chỉ. Tận ý niệm để đẩy lùi, làm bất tiện tâm si của thế gian. Tự pháp, pháp pháp cùng quán hành chỉ. Ngoại pháp, pháp pháp cùng quán hành chỉ. Nội ngoại pháp, pháp pháp cùng quán hành chỉ. Tận ý niệm để đẩy lùi, làm bất tiện tâm si của thế gian.

“Pháp” là pháp mười hai nhân duyên. Tâm đã tưởng thì thành hình bóng như đã tưởng. Lấy pháp để quán pháp, pháp đó là một, nhưng lấy tâm si tạo tưởng vô lượng thì có thân sắc thống dương (thân sắc thọ) vô tận. Tư tưởng ý dừng thì sanh tử ý cũng dừng, sanh tử ý đã dừng rồi thì thức tĩnh lặng không còn tưởng qua lại nữa.

Kinh An Ban nói: “Niệm nhân ở có mà chia ra, niệm đã tận thì không có, cái rỗng không ấy không mong muốn, không có tưởng tượng, chắc chắn hướng đến môn Niết-bàn”.

Kinh Tuệ Ấn nói: “Rỗng không, không vướng mắc vào đâu, ấy là Niết-bàn”. Pháp sanh tử đó đã dừng.

Những gì là bốn ý chính đoạn? Hoặc có Tỳ kheo nếu chưa sanh pháp ý tệ ác, phát phương tiện khiến không sanh ra, khiến ý không xả bỏ phương tiện hạnh.

Sư nói: ngăn chặn bốn ý Hoặc nếu như. Pháp tức là pháp sanh tử của mười hai nhân duyên.

Khiến gốc tà sâu rộng không sanh trở lại, phải sớm phát đạo lực tiến ý, lấy đức giữ đạo, không hề biếng nhác.

Tinh tấn thâu giữ ý, xả bỏ ý xấu tán, đó là đoạn ý thứ nhất.

Ý nói, người tu hành tinh tấn tâm chí, thâu giữ sáu tình (căn), xả bỏ các dục, làm tan các niệm ác, tiến lên thành tựu các căn lực.

Nếu như đã sanh ra ý tệ ác, thì phải phát khởi pháp thanh tịnh để đoạn dứt ý tệ ác đó, khiến ý cầu phương tiện, hành tinh tấn thâu giữ ý, xả bỏ ý xấu đó là đoạn ý thứ hai.

“Pháp thanh tịnh” là chỉ quán.

Nghĩa là Chế ngừng tà niệm, chặt đứt gốc dục, quán bốn vô thường, gọi là pháp tịnh.

Nếu chưa sanh pháp thanh tịnh thì khiến ý phát phương tiện, khiến sanh hạnh, tinh tấn thâu giữ ý, xả tán ý xấu, đó là đoạn ý thứ ba.

Đã sanh ra pháp thanh tịnh rồi, khiến cho không quên hạnh tinh tấn, khiến pháp đó không bị thuyên giảm “Chỉ” là kiềm chế, ngưng lại.

Tịnh hạnh tình không quên đó, đừng khiến cho hạnh bị giảm.

Khiến cho hạnh bất thí (nhiều), khiến cho hạnh túc.

“Bất thí” là nhiều, “túc” là đầy.

Phải tiến đức hạnh, thành tựu ý vô tận, khiến cho đạo được đầy đủ.

Phát hạnh phương tiện, tinh tấn thâu giữ ý, xả tán ý xấu, đó là chánh đoạn thứ tư.

Những gì là bốn thần túc? Hoặc có Tỳ kheo, vì muốn định chặt đứt sanh tử tùy hành, tăng thêm thần túc.

Sư nói: Muốn ý được định để dứt đoạn sanh tử, thì theo hành mà tiến, làm tăng thêm đạo chí, để thành thần túc.

Ghét nương y sanh tử.

“Nương y” nương y vào mười hai nhân duyên, luân chuyển không ngừng, người tu hành ghét đấy.

Đẩy lùi lòng muốn nương dựa, dứt tận sự nương vào.

“Dục”, sáu dục.

Khiến lìa bỏ đi những ý sanh ra từ bất tiện.

Mười hai nhân duyên là cội nguồn của các hạnh xấu, chẳng tiện cho mình. Người tu hành phải khiến nó bỏ đi, đừng để nó làm lụy mình, nên gọi là khiển.

Đó là tinh tấn định, thần túc thứ nhất.

Sư nói: Định tức là chúng ta phải thục hành sâu xa. Tinh tấn giữ tâm ở nơi đại định

Đoạn sanh tử, tùy theo hành, tăng thêm thần túc, ghét nương sanh tử, đẩy lùi lòng muốn nương, dứt tận sự nương vào, khiến lìa bỏ đi những ý sanh ra từ bất tiện. Đó là thần túc thứ hai, định đoạn sanh tử.

Sư nói: Đố kị, sân giận, nghi ngờ đã diệt, ý liền vắng lắng, gọi đó là ý định.

Tùy theo hành, tăng thêm thần túc, ghét nương sanh tử, đẩy lùi lòng muốn nương, dứt tận sự nương vào, khiến lìa bỏ những ý từ bất tiện sanh ra, đó là thần túc thứ ba, giới định đoạn sanh tử.

Tùy hạnh tăng thần túc, ghét nương vào sanh tử, đẩy lùi lòng muốn nương, dứt tận sự nương vào, khiến lìa bỏ những ý từ bất tiện sanh ra, đó là thần túc thứ tư.

Bốn ý chỉ, bốn ý đoạn, bốn thần túc, như vậy đã nói đủ.

Sư nói: bên trong si đã dứt hết thì sự sáng suốt được thịnh vượng. Mắt thấy suốt cả vũ trụ, tai nghe suốt khắp, thân có thể bay, biến hóa vô cùng, tâm biết những chuyện từ xa xưa đến nay, cho đến lời nói, tâm niệm, sự tiếp xúc thân của chúng sanh, đều biết rõ ràng. Đức Phật Duyên giác, Ứng nghi (A-la-hán), bốn thần đã đủ, không thầy mà được hưởng dụng, nên gọi là thần túc.

Năm căn là những gì? Tín căn, tinh tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn. Đó gọi là năm căn.

Sư nói: Cây mà chẳng có gốc rễ thì không sanh, đạo mà chẳng tín thì không thành. Tín là gốc rễ của đạo, đạo đức, tín căn lập, đạo mới thành. Do đó tín làm đầu. Tinh tấn tại hành, siêng năng giữ thân, như dứt niệm tà uế, tập chí ở tịnh định, quán bốn vô thường, nhập ba hoạt môn. Kinh Tuệ Ấn nói: “Là đưa tuệ nhập vào môn tuệ, môn tuệ tức là môn ba hoạt”.

Căn đó là nghĩa gì? Gốc rễ là nghĩa của căn, thuộc là nghĩa của căn.

Căn là đạo căn, thuộc là thuộc đạo.

Lá, cành, đốt, hoa, trái, năm sự tuy khác nhau nhưng đều thuộc ở gốc rễ. năm đức, tín, tinh tấn, niệm, định, tuệ đều thuộc về đạo, cho nên gọi là thuộc.

Đáng vui (khả hỷ) là nghĩa của căn, không là đồng sự là nghĩa của căn.

“Khả” là căn gốc được lập nên.

“Hỷ” là vui.

“Không đồng sự” là chảy theo dòng thác.

Người tu hành chứng đắc được năm căn thuộc đạo, vui vẻ để vun trồng đức độ, khác với người phàm tục, từ đầu tiên cho đến cuối cùng đều chảy theo dòng chảy khác, vui vẻ mà tự thích hợp, do đó gọi là căn khả hỷ.

Đó gọi là nghĩa của căn. năm lực là gì? Tín lực, tinh tấn lực, niệm lực, định lực, tuệ lực. Đó là năm lực. Lực nghĩa là gì? Không có gì làm hư hoại nó được là ý nghĩa của lực.

Sư nói: Đã đắc được bốn ý chỉ, năm căn liền lập nên, năm căn đã lập thì đạo lực liền thành. Thiên nữ đẹp đẽ không thể làm loạn mắt ấy, âm nhạc du dương không thể làm hại đến tai ấy. Mùi vị ngọt bùi là sự tôn quý của Ma vương, phi hành bay lượn là sự vẻ vang của Ngọc đế, sáu tình chẳng làm mê, chí như hư không, không thể lay động, gọi đó là lực.

Có ích là nghĩa của lực.

Đạo hạnh gọi là giáng, đức thấm nhuần cả quần sanh gọi là ích.

Có can đảm là nghĩa của lực.

Ức tám ngàn vạn Ma vương không thể làm động một sợi lông của Bồ-tát. Đạo lực giáng xuống, hàng phục Ma vương, gọi là đảm (can đảm).

Có thể nương dựa vào được là nghĩa của lực.

“Nương dựa vào”, nương dựa vào hạnh không, bốn biển không thể nhận chìm, nhờ nương vào thuyền vượt biển.

Đó là nghĩa của lực. Có bảy giác ý, bảy giác ý là gì? 1. Niệm giác ý

Sư nói: Giác là biết được thiện và ác, niệm ác sanh thì diệt, niệm đạo sanh thì thâu giữ, gọi là niệm giác ý.

2. Pháp phân biệt quán giác ý. – Pháp là pháp thiện, ác.

– Quán là quán tịch đế.

Phân biệt là phân biệt thật, giả, chọn lấy pháp tịnh thì có thể tránh được ba cõi. Kinh An Ban nói là “Trạch pháp giác ý”.

3. Tinh tiến giác ý.

4. Ái khả giác ý.

Kẻ ngu thì yêu thích sáu tà, cho đó là quý. Ở trên đã nói mười hai thần chiếu đó, tất phải họa. Chuyển tâm để thọ nhận đạo, lấy hạnh cao của ba pháp. Kinh Mười Diệu Pháp nói: “Lấy hạnh trực làm tiêu tan hạnh tà” là ý nghĩa như vậy.

5. Y giác ý.

Kẻ trí thường lấy ý nương tựa và bốn ý chỉ, bốn ấm sắc, thọ, tưởng, hành khởi lên liền giác biết diệt đi, gọi là y giác ý.

6. Định giác ý.

Đắc được chỉ đoạn, thần túc, căn, lực. Ý liền vắng lặng mà an trú trong định. Ở những chỗ tâm để ý đến, phân biệt trừ uế, giữ đạo, hạnh tịnh cứu xét. Bậc có đức cao, tiến tâm giữ lấy đạo, tiếng sấm sét nhưng tai chẳng nghe, nên gọi là định.

7. Hộ (Xả) giác ý.

Ý rộng lớn khó xả, nó vi diệu khó chế ngự. Nếu hành ở dục thì phải cẩn thận hộ trì, khiến ra khỏi dục, nếu ở tại sắc, ở tại vô sắc cũng phải hộ trì như vậy, nên gọi là hộ giác ý.

Đó gọi là bảy giác ý. Người đắc đạo có tám loại đạo hạnh. Tám đạo hạnh gồm những gì?

1. Trực kiến (Chánh kiến).

Thấy ba cõi chẳng thực, đều là huyễn hóa, chỉ có đạo mới là thường hằng, tinh tấn giữ lấy ý đó cho nên gọi là trực kiến.

2. Trực hạnh.

Nếu chẳng phải là hạnh trong sạch của ba ngối (Phật.Pháp .Tăng.) thì cuối cùng cũng không hạnh.

3. Trực ngữ.

Nếu chẳng phải là lời Phật dạy thì không nói.

4. Trực trị.

Lấy không dục làm trị.

5. Trực lợi.

Lấy đạo trong sạch làm lợi.

6. Trực phương tiện.

Chư Phật lấy ba mươi bảy phẩm làm phương tiện giải thoát thế gian.

7. Trực ý.

Ý xa ba cõi, ra thẳng mười hai môn, không còn bị tà lay động, gọi đó là trực ý.

8. Trực định. Đó gọi là tám đạo hạnh.

Định là định tại ba mươi bảy phẩm và ba hoạt, cộng lại là bốn mươi phẩm, là sự tôn quý của Phật. Kinh Thuần Chân nói: “Tâm nhập

Niết-bàn từ bổn gốc, vốn tịch mà lại tịch, vì vậy mà quý báu”. Lại nói: “Tâm hợp với ba mươi bảy phẩm, dùng để giải thoát các khổ, như thế là quý báu”. Quý báu là nói theo thế sự.

Tám loại đạo hạnh vì rơi hợp thành ba chủng loại. 1. Giới chủng. 2. Định chủng. ba. Tuệ chủng.

Tóm lược ba mươi bảy phẩm thành tám đạo hạnh, hợp thành giới, định, tuệ. Giới tịnh để độ thoát Dục giới, định tịnh để độ thoát Sắc giới, tuệ tịnh để độ thoát Vô sắc giới. Ở giới định tuệ mà có mong tưởng, gọi là cấu uế, nhận chịu thức dục sắc của ba cõi, không thoát ra đó được.

Trực ngữ, trực nghiệp, trực trị gọi là giới chủng. Trự phương tiện, trực niệm, trực định gọi là định chủng. Trực kiến, trực hạnh, gọi là tuệ chủng, đều từ giáo giới, khiến nhiều (bất thí) giáo giới, khiến nhiều giáo ý, khiến nhiều tuệ giáo giới.

“Bất thí” là nhiều. Người tu hành nhờ trì giới nhiều kiếp, tích chứa hạnh không thiếu, vì vậy khiến cho giới nhiều. Tu thiền lâu dài, do đó làm cho ý hạnh vượt qua bốn thiền, nhập sâu vào các định. Học ở chư Phật, hiểu tuệ vô lượng nhưng vẫn không cho là đủ, phải tiến thêm giới, định, tuệ đó cho đến lúc đắc đạo, vì vậy mà gọi là “bất thí” (nhiều).

Tỳ kheo đó lấy giới chủng để nhổ dứt sân giận và gốc ác, làm tán kiết sử sân giận.

“Tán” là khiên, lấy sự khoan thứ để nhổ độc sân giận, làm tan các oán, giải cởi các kiết sử, hưng khởi từ, bi, hỷ, hộ (xả), tế độ khắp quần sanh.

Vì để hợp sân sanh.

Sân độc hưng khởi làm nguy thân mạng, gọi là sang (nhọt), sân giận đã diệt thì sang nhọt hợp.

Vì để biết khổ thọ, vì để độ thoát Dục giới.

Khổ là thân, thân đau đớn vì sanh lão bệnh tử, hành giả soi chiếu nó, nhàm chán sự đau khổ của thân, chặt đứt lòng dục, diệt sân giận, độ thoát Dục giới.

Tỳ kheo đó, lấy định chủng để nhổ gốc keo kiệt, để tán dục kết, để hợp dục sang, để biết lạc thọ, để độ thoát Sắc giới.

Định tức là chỉ, nghĩa là dừng mọi vọng niệm những thứ mong muốn của sáu tình gọi là lạc, mất những thứ đó thì não, gọi là thống (thọ) đang lấy giới mà cầu đạo, nhưng lại âm thầm thích cái vui của chư Thiên, do đó là gốc của phúc họa, cửa ngõ của lạc khổ, hạnh tịch

lặng, chiếu xa xôi, biết con đường ấy sau tất sẽ khổ, nhổ sự keo kiệt của sáu dục, diệt các tưởng về sắc thân, định ở tại bốn chỉ, không thọ nhận niềm vui, gọi đó là độ thoát sắc.

Tỳ kheo đó lấy tuệ chủng để nhổ gốc si xấu, đến tán si kết, để hợp không muốn sang, để biết bất lạc bất khổ thọ, để được độ thoát Vô sắc giới. Đó là ba chủng.

“Bất khổ bất lạc” nghĩa là ý chưa khởi được đều thiện, cũng chưa ở tại ác, ở khoảng giữa mong lung sau đó mới thọ nhận cái thân khổ não, thân đó tiếp xúc với khổ, đó là thống (thọ). Người tu hành, ý tại không, nhưng không thể không không, vui thích cái không của cõi trời vô sắc, tâm kết mắc tại đó, trên đời có Phật nhiều như cát sông Hằng, nhưng mình không học hỏi được, hết phước nhập vào ba đường ác, tiếp xúc với các khổ não, đó gọi là thống (thọ). Kẻ trí tuệ lấy phi thường, khổ, không, phi thân, mắt quán ba cõi, chẳng có nơi nào ẩn núp để tránh được chết không chịu khổ, lìa niệm nghĩ về không, diệt mọi nguyện vọng, thành tựu định vô tưởng, nhập vào ba hoạt môn (tuệ môn). Kinh Tuệ Ấn nói: “Rỗng không, chẳng vướng mắc vào đâu, ấy là Niết-bàn”.

Tỳ kheo lấy định chỉ để nhổ bật gốc ba ác, tiêu tan ba ác sử, hợp bốn thứ ung nhọt, biết ba thống (thọ), độ thoát ba cõi.

Ba ác tức là ba độc.

Bốn sang (ung nhọt) là: 1. Dục sang; 2 kiến kiết sang; 3. Giới nguyện sang; 4. Thân kiết hành sang.

Tâm là nhân của ba độc, thọ nhận bốn sang đó, sử của nói khó xét nên gọi là sử.

Ba thống (thọ) là ba cõi thần. Thức thần chịu khổ vì bị trôi chảy không có bờ bến. Hành giả nên ngay ở ba độc, tích chứa đức không ngừng nghỉ cho đến lúc đạt Niết-bàn. Kinh Minh Độ nói: “Nếu Bồ-tát bên trong khiến nhập vào pháp sâu xa thì phải hành không, vô tưởng, vô nguyện, vô thức, không sanh diệt, cho đến Niết-bàn thì thôi”.

Những gì là mười hai chủng?

Mười hai chủng là nhân duyên, chia làm ba phần hành, bốn nhân duyên trên thuộc quá khứ, bốn nhân duyên giữa thuộc vị lai.

Từ cầu, đúng như cầu đẳng sanh.

Từ (tùng) là từ si.

“Như” là như sự mong cầu, như điều mong cầu.

“Đẳng” là đều.

Nghĩa là, thức vốn trong sạch, từ khi chưa cấu uế, liền được như điều mong muốn.

Mười hai nhân duyên lần lượt cùng một lúc đều sanh cho nên gọi là đẳng sanh.

Từ nhân duyên si khiến cho có hành.

Si là u tối.

Hành nghĩa là thần thức của quần sanh bị chìm đắm trong si tối, như người vui không biết sự an nguy, bỏ phước lấy họa. Thức thần vốn si, vui thích với cái khổ của thân, không biết chính nó là tôn quý, lại muốn hướng vào đó, rồi nương đó mà thọ nhận thân. Kinh Trung Tâm nói: “Vốn từ trong si đến, nay làm người lại si” là ý đó.

Từ hành khiến có thức.

Thức là biết.

Hồn linh thọ nhận thân, liền biết xấu đẹp, rồi có tâm thương ghét.

Từ thức khiến có danh tự (danh sắc).

“Tự” là sắc, thọ, tưởng, hành thức là “danh”. Địa, thủy, hỏa, phong có thể thấy được, gọi là sắc.

Từ danh tự khiến có sáu nhập.

Do năm ấm thọ thân, khiến sáu tình (căn) sanh mà có sáu tà nhập.

Từ sáu nhập khiến có trí (xúc).

Sáu tình đã đầy đủ liền dẫn đến sắc, thanh, hương, vị, xúc, chúng niệm. Kinh Liểu Bổn nói: “Cánh lạc (xúc), mắt tiếp xúc với sắc, tâm vui theo đấy”, gọi là cánh lạc (xúc).

Từ trí (xúc) khiến có thống dương (thọ). Từ thống dương (thọ) khiến có ái.

Già đến thân bệnh, mệnh chung đau đớn, tâm si thương yêu quyến luyến, lời nói nghẹn ngào, gọi là ái.

Từ ái khiến có thọ (thủ).

Vì ái cho nên năm ấm hiện bày mãnh liệt, thọ nhận vô lượng thân kiếp sau.

Từ thọ khiến hậu hữu.

Do có thọ nên các ấm đầy đủ, khiến có thân sau, tai họa nối tiếp nhau, triền miên chẳng dứt.

Từ hữu khiến có sanh.

Đã có đầy đủ ấm, thức thần nhờ ở cha mẹ, thọ nhận thân xác lại sanh.

Từ sanh khiến có lão, tử, ưu bi, khổ, không vừa ý khiến bị phiền não, như vậy đã đầy đủ các khổ chủng làm thành tập.

Bốn đại khô héo gọi là lão, mạng hết thần dời gọi là tử, ray rứt bên trong gọi là ưu, sụt sịt thở dài gọi là bi, không thích mà tự đến, muốn lìa xa nhưng không tránh được, tâm đầy nội kiết gọi là não.

Thức là hạt giống sanh ra mười hai nhân duyên, khiến khổ có đủ, nhưng lại không cho là khổ, lâu dần nó quen (tập). Sanh tử lấy khổ tập làm gốc, đạo lấy tận làm nền, nền đã dựng lập đạo chẳng thành được sao?

Si đã tận thì hành tận, hành đã tận thì thức tận, thức đã tận thì danh tự (Danh sắc) tận, danh tự đã tận thì sáu nhập tận, sáu nhập đã tận thì thì trí (xúc) tận, trí (xúc) đã tận thì thống dương (thọ) tận, thống dương (thọ) đã tận thì ái tận, ái đã tận thì thọ (thủ) tận, thủ đã tận thì hữu tận, hữu đã tận thì sanh tận, sanh đã tận thì lão tử tận, lão tử đã tận thì ưu bi, khổ, tâm sầu não liền tận, những khổ chủng đầy đủ như vậy liền được tận.

Mười hai nhân duyên tận tức là Niết-bàn.

Si, vì không biết bốn đế như có.

Đế, đế có khổ, tập họa hoạn, mình đã bị khốn ở đó nhưng lại không biết, ngưng dứt mọi dục vọng, đoạn trừ mọi phiền não, quán tịnh đắc đạo, an sang không hoạn nạn, nhưng mình lại không thọ nhận, thực hành, gọi là si.

Không hiểu, không thấy, không tương ưng, không thọ nhận, không cởi, không mở căn, đó gọi là si.

Đạo thì chánh nhưng tâm của quần sanh thì tà, trái với lời Phật dạy gọi là bất ưng.

Si đó làm nhân duyên cho hành. Hành là gì? Là sáu vọng thọ. sáu vọng thọ là gì? Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp là sáu vọng thọ của thân, đó gọi là hành.

Sáu tình mong ước sáu tà, rồi tâm thọ nhận mà thành pháp.

Hành đó làm nhân duyên cho thức, thành sáu thân thức: Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, tâm, đó là sáu thân thức.

Sáu thức hưng khởi liền gieo thành hình bóng của thân, do đó gọi là sáu thân thức.

Thức đó làm nhân duyên cho danh tự. “Tự” là “Sắc”. Bốn bất sắc ấm (vô sắc ấm), thống (thọ), tưởng, hành, thức gọi là danh.

Bất tức là vô.

Nghĩa là, thọ, tưởng, hành, thức không có hình bóng để thấy, nên gọi là bất sắc (vô sắc).

Sắc là gốc của bốn đại, gồm địa, thủy, hỏa, phong. Bốn thứ trước (thọ, tưởng, hành, thức) là danh. Bốn thứ nầy (địa, thủy, hỏa, phong) là sắc. Hai thứ ấy liên kết với nhau chung thành danh sắc.

Chất cứng của thân xác là địa, ướt mềm là thủy, ấm nóng là hỏa, hơi thở là phong, bốn đại ấy có thể thấy được gọi là sắc, thức thần vì danh sắc đó mà ở ba cõi.

Danh tự đó làm nhân duyên cho sáu nhập thọ của thân. Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, tâm là sáu nhập thọ.

Sáu nhập đó làm nhân duyên cho sáu tư vọng của thân; nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, tâm là sáu tư vọng.

Tư vọng đó làm nhân duyên cho sáu thống (thọ) của thân; nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, tâm gọi là thân sáu thống.

Sáu thống (thọ) đó làm nhân duyên cho sáu thân ái, sắc ái, thanh ái, hương ái, vị ái, xúc ái, pháp ái, đó gọi là sáu thân ái.

Ái đó làm nhân duyên cho thọ (thủ) gồm bốn thọ (thủ):

  1. Dục thọ (thủ).

Nghĩa là ở Dục giới, thọ nhận dục thân.

2. Kiến kiết thọ (thủ).

Cõi trời sắc thấy được sắc thân, tâm kiết thọ chịu sanh tử.

3. Giới nguyện thọ.

Người tu hành giữ giới là để cầu đạo, nhưng lại thích hưởng phước ở cõi trời, mong được thăng thiên, sống thọ ở đó, gọi là nguyện thọ.

4. Thân kết hạnh thọ.

Tâm kết tác hạnh thích thành thân, thành thân do kết hạnh. Nếu được chỉ bày thì giải mở kết mắc, vì ngu nên cho bất tịnh là tịnh, khiến thọ nhập vào vực dục. Cho khổ là vui, khiến thọ nhập vào vực hữu. Cho phi thường là thường, khiến thọ nhập vào vực kiến. Lấy phi thân làm thân, khiến thọ nhập vào vực bất minh, bốn thọ, bốn vực, ý nghĩa tương đương.

Đó gọi là bốn thọ (thủ), thọ (thủ) đó làm nhân duyên cho hưũ, gồm ba hữu: 1. Dục giới; 2. Sắc giới; 3. Vô sắc giới. Đó là ba hữu.

Ba hữu có thân sanh tử trong ba cõi.

Hữu đó làm nhân duyên cho sanh, là sáu trì sáu nhập của năm ấm đã nói trên.

“Trên” nghĩa là ba phần đã nói trên, đã có ba phần thì thức luân chuyển thọ sanh.

Đã có như hữu.

“Đã có” là đã có ba phần tà thức thần trên, nhân đó mà tác hành, như thế mà gieo hữu mới có thân ảnh, nên gọi là như hữu.

Sanh trụ.

Nhà si tụ tập năm ấm, sáu nhập, cùng dựa vào bốn đại mà sanh thì có sự sanh tử trong năm đường.

Đã vãng đọa trí phân biệt căn (đã đến mức rơi vào khiến các căn chia ra khác nhau).

“Vãng” là đi đến chỗ ba phần. “Đọa” là rơi vào hành ba phần. “Trí” khiến dẫn đến sáu tình. “Phân” là phân biệt các căn khác nhau.

Đã nhập thì đắc hữu.

Căn của sáu tình đã có đủ, sắc thì nhập nhãn, năm tình khác đều như vậy.

“Đắc” là sáu tà được sáu tình, sáu tình không thấy được, cho nên gọi là đắc.

Có hữu thì có sanh lão bệnh tử, ba cõi đã sẵn đủ các khổ hoạn.

Đó gọi là sanh tử. Những gì gọi là người người, sở tại, ở tại sở vãng, đã vãng thì hoại, đã quá.

“Người người” tức là quần sanh. “Sở tại” tức là chỗ ở. “Sở vãng” nghĩa là nơi đi đến của thân thức thì khác nhau. “Hoại” là hư hoại. “Quá” là đi qua. Chỗ đến để thọ thân, không có chỗ nào là chẳng hư hoại, mạng sống rồi cũng sẽ qua đi. Kệ nói:

“Không có nơi chốn nào

Thoát chết không nhận khổ Dù ở trong không, biển Hoặc ở giữa đá núi”.

Là ý nghĩa đó.

Khi chết, thị mệnh, căn đã bế tắc.

“Thị” là quần sanh. “Mệnh” là hơi thở. “Căn” là sáu căn.

Quần sanh khi chết, hơi thở dứt, thân xác lạnh, căn của sáu tình đều bế tắc, rồi hồn linh theo đi, gọi là tử.

Trước khi chết, đã già, sau đó mới chết, do đó gọi là lão tử.

Kệ nói: “Vừa sanh liền bệnh, sau đó già chết”. Như ý nghĩa ấy.

Tướng của si là gì? Là thấy tối trong bóng tối.

Thức thần vốn chìm trong vực thẳm tối tăm của năm ấm ba độc, lại vì sáu tình hấp thu sáu tà để tự che lấp, gọi là “thấy tối trong bóng tối”. Kinh Đạo Địa nói: “Thí như người nhắm mắt đi trong đêm khuya tối thì lúc nào mới thấy sáng”, đó là tướng của si.

Như có kẻ không hiểu.

“Như” là tối tăm. Thần linh bỏ thân nầy nhận thân kia, tùy theo hạnh mà chịu quả báo, việc đó có thật mà kẻ ngu không hiểu. Kinh Trung Tâm nói: “Không biết sanh từ đâu đến, chết linh hồn đi về đâu, gọi là si”.

Từ đó khiến xúc rơi vào hành tưởng xứ. Hành tướng là gì? Là khiến cho kiếp sau lại có, từ trên đó mà phát khởi.

“Trên” là si. Từ si mà phát khởi, rồi đến hành tướng, cho nên nói “từ trên đó mà phát khởi”. Kinh Pháp Cú nói: “Si là mẹ của mười hai nhân duyên”.

Từ đó khiến xúc rơi vào thức xứ. Thức tướng là gì? Là biết vật, biết sự việc, là thức tướng.

Thức phân biệt sự vật, gọi là sáu thức tướng.

Từ đó khiến xúc rơi vào xứ danh tự. Tướng Danh tự là gì? Là đều nương dựa vào.

Nghĩa là hành tướng của năm ấm nương dựa vào để thành các sử.

Đó gọi là tướng danh tự. Từ đấy khiến xúc rơi vào sáu nhập xứ, Tướng sáu nhập là gì? Là phân biệt căn, đó là tướng sáu nhập. Từ đó khiến xúc rơi vào xứ tư vọng. Tướng tư vọng là gì? Là tương hội cánh (xúc) sinh (cùng tiếp xúc hội họp với nhau mà sanh ra), đó là tướng tư vọng.

Mắt hội với sắc, thức thần vui đấy, gọi là “tương hội cánh” (cùng tiếp xúc hội hợp với nhau). Kinh Liểu Bổn nói: “Cha, mẹ, thức, cả ba hội hợp tiếp xúc”.

Từ đó khiến xúc rơi vào thống (thọ) xứ. Thống (thọ) tướng là gì? Là tiếp xúc biết, đó là tướng của thống (thọ). Từ đó khiến xúc rơi vào xứ ái. Tướng Ái là gì? Là sự phát đi, đó là tướng ái.

Tình bên trong ham muốn, rồi tâm phát đi.

Từ đó khiến xúc rơi vào thọ xứ. Tướng Thọ là gì? Là sự thọ trì, đó là tướng thọ.

“Thọ” là nhận các dục, rồi tâm giữ lấy không xả bỏ.

Từ đó khiến xúc rơi vào xứ hữu. Tướng Hữu là gì? Khiến đọa nơi nhiều chỗ đó là tướng hữu.

Đã có thọ thì có thân, thọ thân ở nhiều chỗ, nghĩa là chẳng thọ thân một nơi.

Từ đó khiến rơi vào sanh xứ. Tướng Sanh là gì? Là đã có năm ấm, đó là tướng sanh.

Sanh tức đã thọ thân thì hiện ra năm ấm. Đó là sanh tướng.

Từ đó khiến xúc rơi vào xứ lão. Tướng Lão là gì? Là chuyển thành chín, đó là tướng lão. Từ đó khiến xúc rơi vào xứ tử. Tướng Tử là gì? Là mệnh, căn dứt tận, đó là tướng tử. Từ đó khiến xúc rơi vào xứ khổ. Tướng Khổ là gì? Là thân gấp vội, đó là tướng khổ.

Ý nói: Thọ mệnh dứt tận, bốn đại phân tranh với nhau, đau đớn vô cùng, cho nên nói: “Thân gấp vội là khổ”.

Từ đó khiến xúc rơi vào xứ bất khả. Tướng Bất khả là gì? Là tâm ý gấp, đó là tướng bất khả.

“Xứ Bất khả” là xứ lão bệnh tử. Mệnh bị nhiễu loạn, gọi đó là gấp vội. Tuy tâm không thích, nhưng đã hội hợp tất phải đi đến đấy. Trưởng giả Duy Ma Cật nói: “Hết thân nầy đến thân khác, vì đạo hợp với lão tử” Ý nghĩa cũng như vậy.

Từ gốc đó khiến rơi vào lo âu áy náy. Tướng áy náy là gì? Là năm ấm âu lo.

Năm ấm là gốc, mười tám hành là cành. Kinh Phí Ca Sa nói: “Chặt đứt gốc cành, triệt bỏ gốc rễ, không còn sanh lại nữa”. Là ý đó vậy.

Từ đó khiến rơi vào xứ sầu não. Tướng bi sầu là gì? Miệng phát ra tiếng, khiến áo não buồn bã. Buồn bã vì áo não, áo não cũng vì buồn bã.

“Phát ra tiếng”, người bệnh khi sắp chết, tâm phát ra tiếng buồn bã để từ biệt những người thân ái.

Chín tuyệt xứ là nơi tất cả các hạnh ác hội hợp lại.

“Chín tuyệt xứ” đúng ra câu nầy phải nằm ở đoạn sau.

Từ lưu hành.

Si lưu hành đến sanh tử, chảy về ba cõi, nên gọi là lưu.

Thành ra có hai gốc. Từ hữu kết thành tội, là gốc ba ác và bốn đảo của hữu. Hai gốc tội não đó là gì? Một là si, hai là rơi vào hữu ái, gọi là hai gốc. Ba gốc là gì? Một là tham dục, hai là sân giận, ba là si hoặc. Đó gọi là ba gốc ác. Bốn đảo thuộc hữu là gì? Phi thường cho là thường. Đó là tư tưởng đảo, là ý đảo, là kiến đảo, cho khổ là lạc, phi thân là thân, bất tịnh là tịnh. Tư, tưởng, ý, kiến đảo đã nói như trên. Đó gọi là bốn đảo, si gọi là không hiểu về bốn đế, bất tuệ.

Ngược với bốn đế, theo bốn điên đảo gọi là không hiểu Bất kiến.

“Bất kiến” là không thấy Phật.

Bất tương ưng, bất giải, thọ nhận là ác, đó là si.

“Bất giải (không hiểu)”, không quy hướng về Tăng, không thọ

nhận pháp thâm diệu của Phật, ác đó rất lớn, gọi là si.

Hữu ái đó là gì? Dục ở thế gian cứ phát đi không xả, là hữu ái. Đó gọi là hai gốc.

“Không xả”: Nghĩa là luôn hiếu thảo không giây phút nào xả bỏ.

Gốc dục tham đó là gì? Là chủng tham nơi sở tại.

“Chủng” là gieo trồng. “Sở tại” là ở trong năm đạo, gieo trồng sự ham muốn tại nơi ở.

Vì châu báu kia, vì tài sản kia, vì tiện nghi kia mà có sự đố kị, ganh tị với kẻ khác.

Chữ “kỳ” là kia, người kia. Ý nói, quần sanh thấy những đồ vật mình ham muốn, nhưng không có, sanh tâm tham lam, đố kỵ, ghen ghét đối với kẻ kia, nên nói là “Tật tại kỳ”.

Tham cái mình ham muốn, đi đến tướng ái, tướng thương yêu, đến không xả bỏ, đó là gốc tham ác.

Người ngu, tham cái mình ham thích, tà và dục cùng hấp thu nhau, kia và đây cùng yêu nhau, ngu và ái cùng thương nhau, bắt đầu có chúng sanh cho đến nay, truyền mãi không ngừng. Kinh nói: “Người đạo hạnh, vì đạo mà cùng tụ hội, cùng nhau soi sáng. Còn phàm phu thì lại cho tà là chánh, cho nhơ nhớp là sạch sẽ, tụ hội với nhau vì những điều sai trái, gọi đó là gốc ác.

Gốc ấy là gì? Là tất cả tham, là những việc làm phi pháp của thân, là những lời nói phi pháp của khẩu, là những ý nghĩ phi pháp của tâm, các nhân duyên khác đều cùng liên hệ với các loại ác, ý niệm là gốc pháp, do đó gọi là gốc tham ác.

“Ai” là Hỏi: Xin cho biết các pháp đó là ai? Đáp: Do những việc làm phi pháp của thân khẩu tâm. Các nhân duyên khác cũng như vậy.

“Gốc pháp” là gốc của chánh pháp, chân tuệ. Tà tuệ gọi là gốc ác.

Gốc phạm giới sân giận đó là gì? Là tại người khác, là tại hành, cùng nhau sân giận.

Hành, tại người, tiểu nhân ham muốn sáu tà, chỉ muốn có riêng cho mình mà thôi, thấy người ta có thì sanh ganh tỵ, ganh tỵ nhiều thì sân giận phát sanh. Thánh Hiền rộng lượng, làm việc nhân nghĩa bố thí cho người, còn tiểu nhân vì ích riêng cho mình mà làm việc độc hại cho người sự sân giận của mình đưa đến cho người thì người liền trả lại bằng sự sân giận, cho nên gọi là “cùng nhau sân giận”.

Không nhẫn, không thức.

Kẻ ngu, vô minh, vì danh sắc làm cuồng loạn, không thể lấy đạo lực nhẫn hàng phục tâm tà, vì ngu, làm điều sai trái không biết hoạn nạn, vì tham mà sanh ra đố kỵ, nên nói là không thức.

Nhân duyên sân giận phát sanh bình phẩm.

Sân hận uất ức ở trong, tiết hơi ra ngoài thành lời chê trách người khác.

Niệm bất khả (nghĩ không đúng), thuyết bất khả (nói không đúng), cái được nghĩ đến và cái được nói ra không tốt, khiến ý lại nhập vào hành ác.

Chẳng phải là Phật, Pháp, Tăng mà để tâm, niệm nghĩ đấy, gọi là niệm không đúng (niệm bất khả), chẳng phải là mười hai bộ kinh pháp mà cứ trình bày, nói ra, gọi là thuyết bất khả (nói không đúng). Không đáng để nghĩ, nói mà cứ nghĩ và nói, gọi đó là “không tốt”, khiến tâm lại nhập vào hành ác.

Đó là gốc phi pháp của sân, gốc đó là gì? Là gốc phi pháp, là tội của thân, là tội của lời nói, là tội của tâm, chúng cùng liên hệ với ý niệm, là gốc của pháp đó, do đây thành sân, gọi là gốc phi pháp. Vì sao người ấy bị si hoạt gốc phi pháp? Vì họ không biết “bốn Hiền giả đế” như có.

“Bốn Hiền giả đế” nghĩa là bốn đế của Hiền giả, Phật và mười hai vị Hiền giả, với trí tuệ sáng suốt vô lượng thấy thật có bốn đế, nhưng kẻ ngu lại không biết, nên nói là bất tri.

Không hiểu, không thấy, không tương ưng, không rõ thọ phi pháp, hoặc tùy thuận hoặc thọ nhận, hoặc tại hoặc không biết, hoặc si tối, tại u tối bị che lấp khiến cho u tối, khiến cho không có mắt, khiến cho tuệ bị hư hoại, sự nhận biết bị diệt tận, không thể đạt đến vô vi để độ thoát thế gian.

“Si tối” tức là tâm.

“Tại u tối” tức là ở năm ấm.

Ý nói: Tâm vốn si lại ở năm ấm, lại bị năm cái che lấp, khiến mắt mù, tuệ hư hoại, sự hiểu biết bị dứt tận, chìm đắm trong bốn vực, trôi dạt trong các biển khổ, luân chuyển trong ba cõi, không đắc được đạo vô vi giải thoát thế gian.

Gốc hành phi pháp của si hoặc đó, gốc ấy là gì? Là hoặc phi pháp, thân hành tác, khẩu hành tác, tâm hành tác, và các tướng chung trợ giúp cho phi pháp, ý niệm nghĩ về phi pháp, đó gọi là gốc phi pháp của Hoặc.

Ý nói, mười ác trợ giúp cho những sai trái của thân khẩu ý, thành gốc phi pháp.

Người đó phải biết về điên đảo, và phải biết về nơi chốn điên đảo, phải biết từ chỗ điên đảo, phải biết như vậy.

Chữ “bỉ” là người tu hành đó.

Người tu hành phải biết, tâm thế gian nhiều điên đảo, trái ngược với tâm đạo, đó gọi là biết chỗ điên đảo là rất nhiều chỗ

“Nơi chốn điên đảo” là chẳng phải chỉ có một đảo.

“Tùng sở đảo” tâm ngu vô minh theo với nhân duyên tà mà thọ nhận điên đảo và nghịch đảo, kẻ sáng suốt phải biết đấy.

Người tu hành có đảo thứ nhất, từ đảo thứ nhất thành đảo thứ tư, rồi từ các đảo đã có thành đảo thứ ba. Đảo thứ nhất là gì? Là đối hoặc là cho: phi thường là thường, khổ là lạc, phi thân là thân, bất tịnh là tịnh, đó là đảo thứ nhất. Đảo thứ tư là gì? Tất cả những thân thống (thọ), ý pháp, đó là đảo thứ tư. Đảo thứ ba là gì? Một là tưởng ý, hai là ý, ba là kiến, đó là đảo thứ ba.

Trong một tưởng thấy có bốn đảo, ý và kiến cũng như vậy. Trong khoảng thời gian ngắn như búng một ngón tay ý chuyển lần, nên nói là “sử”.

Những ý căn của người đó cùng liên hệ.

Hai chữ “liên hệ vướng mắc” nghĩa là tưởng về tà đảo, tưởng trước tưởng sau cùng nằm trong một phạm vi, gọi là “liên hệ”.

Như sắc, như hình bóng thành thọ tưởng, đó là dục tưởng.

Ý si thấy hình bóng đẹp, liền chấp giữ, tìm kiếm thành dục, nên gọi là dục tưởng.

Vì có dục tưởng cứ theo mãi không dứt.

Từ khi có chúng sanh cho đến nay, tâm hạnh tà, hoặc ngược với tịnh, hướng về si vọng, đã có từ xa xưa cho đến nay vẫn không dứt.

Tại ý niệm, đó là là niệm chủng, những tưởng kia phân biệt mà thọ, đó gọi là tưởng đảo.

“Phân biệt” Nghĩa là sáu tình, mỗi tình đều có những thọ riêng biệt, thanh và sắc đi riêng. Kinh Trung Tâm nói: “Mắt chỉ thấy, không thể nghe” là nghĩa đó vậy.

Hoặc ý ấy không như có thọ, chỗ tùy theo không nên thọ, hiểu, đó gọi là ý đảo.

“Như” là thật, thật có bốn đế nhưng người ngu đó, tâm bị mê hoặc mà không thọ nhận.

“Chỗ tùy theo”: theo với các điên đảo không phù hợp với đạo

hạnh lại thọ nhận sáu tà, gọi đó là ý đảo.

Do đó, thọ nhận tại ý không xả, niệm tại sắc.

“Không” là không xả bỏ các ý tưởng điên đảo lưu giữ ở tại ý. “Tại sắc” là sắc thân, ở thân cũng lưu giữ.

Bất tịnh, ý cho là tịnh, nghe theo (thính) nhớ nghĩ hợp ý, chỗ thấy thích mắt nên đến thọ nhận (thọ vãng), đó là kiến đảo.

Chữ “Thính” là theo.

Chữ “thọ vãng” là vãng thọ, là đến thọ nhận.

Theo với những điều tâm ngu cho là đúng, siêng năng nhớ nghĩ về nó, thấy được những điều thích mắt liền đến thọ nhận các dục, đó gọi là đảo kiến tức là cái thấy điên đảo.

Những thứ mà người đó thấy, đã là tướng phân biệt, phải là mười hai đảo. mười hai đảo là gì? Tại thân có ba, tại thống (thọ) có ba, tại ý có ba, tại pháp có ba. Có bốn tướng đảo, ý đảo cũng có bốn, kiến đảo cũng có bốn. Cũng là tại nhập nhân duyên tương hợp với sắc.

“Tại nhập” nghĩa là sắc không nhập vào mắt, mà mắt đi tìm cầu sắc, đó là nội sắc.

Khiến thành mười hai đảo, thân ba, thống (thọ) ba, ý ba, pháp ba hợp thành mười hai đảo.

Tại thân có ba là: 1. Tưởng đảo; 2. Ý đảo; 3. Kiến đảo. Trong đảo đó có bốn đảo. Bốn đảo là lấy bốn vô thường làm thường là bốn đảo.

Cứ như vậy làm sáu.

Đã có mười hai nhân duyên thì có sáu nhập.

Thành bảy mươi hai đảo, bắt đầu khởi từ nhân duyên đã được, tùy theo nhân duyên nhiều ít, không có hạn lượng.

Tuy có bảy mươi hai đảo, tùy theo nhân duyên mà khởi thì đảo đó không có hạn lượng số.

Không thể đến, ở tại người không có số, không có số đảo.

Ý khởi lên ở tại người, tức là đảo.

Năm ấm đó là bốn thân hữu.

Bốn thân là: thân, thống (thọ), ý, pháp. Tưởng ấm và hành ấm hợp thành pháp thân.

Từ tất cả sắc ấm là thuộc thân.

Sắc ấm là thân, thống (thọ) ấm là thân, ý ấm là thân.

Từ có thống (thọ) ấm là thuộc thống (thọ) thân, từ có thức ấm là thuộc ý thân.

“Thuộc ý thân” là thức ấm thuộc ý.

Từ có tưởng ấm và hành ấm là thuộc pháp thân.

Pháp thân nghĩa là sáu phần pháp trong thân, cũng có nghĩa là thọ nhiều pháp sanh tử.

Từ có năm ấm ấy khiến thọ bốn thân nhân duyên hữu.

“Bốn thân” là bốn thân kể trên.

“Nhân duyên” là mười hai nhân duyên.

Đã có năm ấm thì có bốn thân, khiến có đủ mười hai nhân duyên.

Thân đó bất tịnh cho là tịnh, đó là thân đảo.

Thống (thọ) khổ đó cho là lạc, đó là thống (thọ) đảo. Ý đó phi thường cho là thường, đó là ý đảo. Pháp đó không là thân lại cho là thân (vô ngã), đó là pháp đảo. Vì muốn tu sửa bốn đảo đó, Phật mới thuyết bốn ý chỉ (Niệm xứ), phân biệt đó là thân, thân tướng. Quán hành chỉ cho những kẻ ý niệm bất tịnh, ý niệm tịnh thì đảo được giải.

Phật thấy tâm quần sanh bị chìm đắm trong vực thẳm u tối, vì để cải chính các đảo, do đó đã phân biệt thuyết về bốn ý chỉ, khiến cho thấy Đồ vật đã dư thì thật khó bảo toàn, giúp đỡ kẻ sáng phải thức tỉnh, trả sự nhơ uế cho ba cõi, làm sạch tâm đó mà nhập “vô”, gọi đấy là từ đảo mà được giải.

Đó là thống (thọ), thống (thọ) cùng quán với nhau, khổ lại cho là lạc, đảo ấy được giải. Ý và ý cùng quán với nhau, phi thường lại cho là thường, đảo ấy được giải. Là pháp, pháp cùng quán, phi thân cho là thân, đảo đó được giải. U tối trong u tối, nhưng có bất giải, đó là tướng si khiến đọa vào nhiều nơi điên đảo, muốn đi đến đó, đấy là tướng ái, khiến từ đó mà thọ nhận sắc thành thân, do đó khiến khi dối (khi kỳ), đó là tướng tham, khiến rơi vào chỗ không cho mà lấy.

“Kỳ” là họ, nó.

“Không cho mà lấy là ăn cắp.

Vì có thân nên liền khinh khi người khác, gọi là “khi kỳ”. Sắc không đến cho mắt, mà mắt âm thầm đến lấy sắc, sáu tình đều đến nên gọi là không cho mà lấy.

Những điều ưa thích lại không như ý, đó là tướng sân hận, khiến đọa vào xứ sát, vì không hiểu rõ sự. Đó là tướng si hoặc, khiến thọ nhận tà, rơi vào xứ tà. Vì làm những pháp hành đó mà không từ khước thọ tướng.

Nghĩa là, ý không từ bỏ các điều ác, cứ theo với những việc làm ấy do đó thọ nhận tướng ác.

Đó là khiến rơi vào tưởng hữu thường, không biết thân.

Bốn đại gọi là thân.

-Khu.

Khu là thể, sáu tình gọi là thể.

-Vật.

Vật là ba mươi sáu vật ở trong thân.

Vì tướng cánh (xúc), tướng hội khiến cho là tướng lạc, thành thân xứ, vì không hiểu rõ.

Nghĩa là ý không nhập vào ba mươi bảy phẩm để hiểu rõ nó.

Những pháp tướng ấy thành có thân tưởng, khiến đọa. Đó là những chỗ của ta, thành bị đọa, thọ nhận sắc tướng, khiến cho đó là tịnh tưởng, khiến từ đó mà đọa không thâu giữ căn xứ.

Nghĩa là không thâu giữ căn của sáu tình.

Đó là chín phẩm đã phân biệt, đã nói là tất cả không thể hành bạn phi pháp.

“Bạn”, bạn của sáu tình. Mắt với sắc là bạn, sáu tình cũng như vậy

Vì vậy, kẻ đa văn mới có thể lý giải.

Nghe nhiều thấy rộng, mới có thể hiểu được đó.

Không đa văn tốt thì không hiểu.

“Tốt” rồi thì không nghe nhiều, lại không thấy rộng, thực hành rời rạc nên không hiểu.

Người có trí tuệ thì hiểu, người không có trí tuệ thì không hiểu.

Nghĩa là, người ngu si không học rộng biết nhiều, mới nghe qua thì không hiểu.

Thực hành thì có thể hiểu.

Nghĩa là thực hành thì có thể hiểu được, không thực hành thì cuối cùng cũng không hiểu rõ.

Không thực hành theo thì không lý giải. Có chín tuyệt xứ khiến cho tất cả các pháp tịnh tụ họp. chín tuyệt xứ đó là gì? 1. Chỉ. 2. Quán. ba. Không tham. bốn. Không sân. năm. Không si. sáu. Vô thường. bảy. Khổ. tám. Phi thân (vô ngã). chín. Bất tịnh. Đó là chín tuyệt xứ.

Sư nói: Tuyệt, nghĩa là đoạn tuyệt với các ý ác, đắc được hạnh chỉ quán, không tham các sự ham muốn ở thế gian, không có tâm sân giận, ngu si, biết rõ các đế là phi thường, khổ, không, phi thân, bất tịnh.

Chỉ đó gọi là ý chỉ, tại xứ có thể chỉ, đã chỉ, đang chỉ, thâu tóm chỉ, không mất chỉ, không dốc sức chỉ, tâm tĩnh lặng trong sáng, nhất nhất hướng đến niệm, gọi là chỉ.

Sư nói: Nghĩa là có thể chỉ ở tại xứ, tại thống (thọ), tại ý, tại pháp liền có thể chỉ. “Bất chí” là ý. “Đang chỉ” là bốn ý chỉ. “Thâu tóm” là thâu tóm sáu tình tĩnh lặng đạt được định ý. “Nhất hướng niệm” như sáu tình trong an ban (niệm hơi thở), nơi đâu cũng một tướng.

Quán là gì? Quán gọi là biết rõ về ấm.

Thức thần vi diệu, các ấm khó xét, phải hiểu rõ thấu suốt lý, quán trong một hơi thở có năm ấm. Nghĩa là, khi mới bắt đầu đếm hơi thở là hơi gió, gọi là sắc ấm, nhớ đếm hơi thở e bị sai, là thống (thọ) ấm. Có hai niệm ấy, là tưởng ấm, từ hơi thở đến tưởng là hành ấm. Ý đã biết hơi thở, là thức ấm. Đó là trong một hơi thở có năm ấm, phân biệt biết năm ấm, đó là biết rõ về ấm.

Là hiểu rõ trì.

Tổng trì sáu tình. Giữ tất cả cho sáu tình Là hiểu nhập.

Phải từ khước sáu tà, không để cho sáu tà nhập vào sáu tình.

Hiểu danh tự (danh sắc), hiểu từ gốc sanh.

Bốn ấm vô sắc là danh, bốn đại là tự. “Từ gốc sanh” là nói: Vốn từ mười hai nhân duyên mà khởi. Năm ấm, sáu bổn từ chỗ nhập mà sanh.

Hiểu đã sanh từ pháp gốc.

“Pháp” là pháp sanh tử, phải biết rõ về nó.

Hiểu rõ khổ, hiểu rõ tập, hiểu rõ tận (diệt), hiểu rõ đạo hạnh.

Nghĩa là người hành đạo phải hiểu rõ, biết khổ, tập, tận, đạo, là hiểu rõ về bốn đế.

Hiểu rõ thiện ác từ pháp đó sanh.

Phải hiểu rõ thiện từ diệt trừ mọi nguyên nhân của khổ và con đường của khổ sanh ra ác là từ sự khổ và nguyên nhân sự khổ sanh ra, người tu hành phải thực hiểu rõ chúng.

Hiểu tăng thêm lại tăng thêm.

Một khi hiểu rõ được nguyên nhân của cái thiện và ác, mà tu hành theo đó, lại tăng thêm đạo hạnh.

Hiểu trắng đen.

Đạo là trong trắng, thế gian là đục đen. “Đen” tức là u tối.

Hiểu cái ấy có thể theo.

Nghĩa là biết được đạo hạnh thì có thể theo.

Không thể theo.

Nghĩa là tà hạnh thì không thể theo, phân biệt biết những trắng đen đó.

Như có phân biệt.

Phân biệt một cách đúng đắn về những trắng đen.

Là kéo.

Kéo, kéo đi, đạo có thể hành. Tức là chúng ta phải làm theo đạo Không kéo.

Tà dục thì không thể hành. Biết đó là tà thì chúng ta không thể làm theo

Là hạ.

Gánh nặng dục dưới.

Phục hạ.

Phục hạ là nhớ về đạo ở dưới, nhớ không quên.

Là niệm.

Từng niệm từng niệm đếm hơi thở (sổ tức).

– Phục niệm.

Tinh tấn hành đạo một cách triệt để gọi là phục niệm Kinh An Ban viết: “Niệm giác chủng ý” là do nghĩa đó.

Là tư quán.

Thường nhớ nghĩ các điều đã quán.

Là thức.

Thức, nhớ, thường nhớ biết những điều đã thực hành.

Là tuệ.

Không có gì là không biết.

Là nhãn.

Nhãn, đạo nhãn, đã đắc được tâm đạo, mắt không có gì là không thấy.

Là mưu.

Mưu, giỏi quyền biến một cách từ bi.

Là đầy đủ.

Quán đã đầy đủ hạnh.

Là hiểu rõ.

Hiểu biết chỗ sâu xa của đạo, thoát khỏi ba cõi.

Là tuệ vi minh.

Hiểu rõ điều sâu xa của đạo, độ thoát ba cõi, đắc được không có gì là không biết, thành nhất thiết kiến. Còn gọi là tuệ minh, nghĩa là hạnh đó là tuệ trong tuệ, cái sáng suốt lớn trong sáng suốt. Tuệ chính Là dục.

Dục, dục đạo là muốn đạo, tâm thường vui đạo hạnh.

Là ánh sáng.

Hành đã đầy đủ, tuệ giải, vui với tâm sáng, từ bi rải khắp, hào quang trùm khắp mười phương, quần sanh được ân triên công đức gọi là quang.

Là dám không lìa.

Một đã hiểu rõ, không dám không lìa xa các sự cấu uế của thế gian.

Là quán pháp.

Pháp là pháp ba mươi bảy phẩm trợ đạo.

Là giác ý.

Từ tự giác, đạt được không có gì là không biết.

Là trực kiến.

Trực, tám trực, thấy đạo. Một cách sáng suốt Là đạo chủng.

Hành ba mươi bảy phẩm, là gieo đạo chủng.

Đó gọi là quán, cũng có nhiều cặp đối quán.

Ý đã thấy biết, là đã gieo đạo chủng, nên gọi là quán. “Nhiều cặp đối quán” nghĩa là đạo thì sanh tịnh, đời thì như thế, nhiều sự việc nên gọi là từng ấy.

-Một là quán tịnh.

Nơi vắng vẻ tịch tĩnh, quán ba mươi bảy phẩm, là quán tịnh.

-Hai là quán bất tịnh quán.

Quán ba phần hành là quán bất tịnh.

-Ba là quán thanh tịnh.

Ý niệm ngưng (chỉ) là thanh, hết cấu uế là tịnh, gọi là thanh tịnh.

  • Bốn là quán bất thanh tịnh.
  • Năm là quán hắc.
  • Sáu là quán bạch.
  • Bảy là quán khả hành.

“Khả hành” là pháp tịnh có thể hành, quán nghiệp là thực.

  • Tám là quán bất khả hành.
  • Chín là quán tội hành.

“Tội quán hành”, quán làm việc tà, thì nhập vào ba cõi ác, tâm mê hoặc.

  • Mười là quán họa phước.

Quán biết hạnh nào thuộc họa phước.

  • Mười một là quán trói buộc.

Quán biết thức thần bị trói buộc tại mười hai nhân duyên.

  • Mười hai là quán giải thoát.

Biết xả bỏ mười hai nhân duyên sẽ được giải thoát.

  • Mười ba là quán hữu sở ích.

Đã đắc giải thoát là có những ích lợi.

  • Mười bốn là quán thất vô sở ích.

“Thất” là mất đạo hạnh, vô ích cho ta.

  • Mười năm là vãng quán.

“Vãng quán” là sáu tình đếnvới sáu điên đảo, nghe theo sắc, thanh, hương, vị, xúc, nhiều niệm.

  • Mười sáu là quán hoàn.

“Hoàn” là quán lại thân.

  • Mười bảy là quán thọ tội.

Tạo mười hai nhân duyên là thọ tội.

  • Mười tám là quán trừ tội.

Quán đoạn dứt mười hai nhân duyên là trừ tội.

Đó gọi là quán. Có hai nhân duyên khiến thuyết về chỉ, vì tất cả người trong thiên hạ có hai bệnh. Là hai nhân duyên gì? Đó là hai bệnh: Một là si, hai là ái. Do đó Phật thuyết hai phương thuốc, là những gì? Một là chỉ, hai là quán. Nếu dùng hai phương thuốc ấy thì hai bệnh kia sẽ lành. Chỉ, quán là hai thứ thuốc. Si và ái là hai bệnh. Đức Phật lấy chỉ quán để trị hai bệnh, gọi là lành bệnh.

Khiến cho tự chứng.

Chỉ diệt ái, quán diệt si. Si diệt thì chứng đắc đạo.

Tham ái dục, không lại tham.

Chỉ quán thì đạo được đầy đủ. Si ái liền diệt, no đủ ở đạo, không đói khát ở tục, gọi là “Không lại tham”.

Niệm ý được giải thoát, si đã giải, khiến từ tuệ được giải thoát.

Đạt được trực tịnh bốn vô thường, liền không còn để tâm ở ba cõi, gọi là giải thoát.

 

Pages: 1 2