CÂU XÁ LUẬN KÝ
Soạn Giả: Sa Môn Thích Phổ Quang
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 28

Phẩm 8: PHÂN BIỆT ĐỊNH

(PHẦN 1)

1. Giải thích:

“Phẩm Phân biệt định”. Chuyên chú vào một duyên gọi là Định. Phẩm này nói rộng nên gọi là phân biệt. Sở dĩ kế nói về phẩm Định vì phẩm Hiền Thánh đã nói về Quả. Phẩm Trí nói về Nhân phẩm Định nói về Duyên. Đối với quả thì xa vì thế đến đây mới nói về Định. Lại giải thích: Nương vào định để phát khởi trí cho nên kế là nói về Định.

2. Nội dung:

“Đã nói các trí” cho đến nay kế sẽ nói. Trong phẩm này gồm:

  1. Nói về công đức các của định.
  2. Nói về chánh pháp trụ thế.
  3. Nói về Tông chỉ soạn luận.

– Phần nói về công đức của các định gồm: a) Nói về các định làm sở y. b) Nói về công đức năng y.

Phần nói về các định sở y là nói về bốn tĩnh lự, bốn Vô Sắc, tám đẳng chí và các thứ đẳng trì. Dưới đây thứ nhất nói về bốn tĩnh lự trước nói về sinh khởi. Về phần sinh khởi, trước là kết luận chung về sinh khởi, kế là nói về sự sinh nhập định, cuối cùng là đặt câu hỏi để khởi văn tụng. Đây là thứ nhất kết luận chung về sinh khởi. Trong phần nói chung về các công đức đã nói về các công đức như vô tránh, v.v… do trí thành tựu, đến đây kế là nói về các công đức khác của tĩnh lự v.v…

3. Nói về sanh nhập định riêng:

“Trong đây trước nói định được y chỉ” là thứ hai, nói về sanh nhập định riêng.

“Lại các định nội tĩnh lự thế nào” là thứ ba, nêu câu hỏi và khởi văn tụng.

“Tụng chép” cho đến chi sau dần lìa chi trước là tụng đáp. Bài tụng đầu nêu ra thể; nửa bài tụng sau nói về các sai khác. Chữ “Lạc” nói ở đây có hai thứ:

1/ Lạc khinh an thuộc sơ định và định thứ hai.

2/ Lạc thọ thuộc định thứ ba. Vì đều tên là Lạc cho nên văn tụng gọi chung là Lạc. Nếu chẳng phải vậy thì làm thế nào có thể giải thích được ba thứ tĩnh lự đầu tiên. Phần còn lại lời văn xuôi đã giải thích.

4. Nói về ý nghĩa trước đó:

“Luận chép” cho đến “tĩnh lự sai khác” là nói về ý nghĩa trước đó.

Ở đây gồm có bốn cho đến “năm uẩn làm tánh”: Là giải thích bài tụng đầu. Bốn tĩnh lự này đều có hai thứ, là định và sanh. Sanh là như phẩm tiền thế đã nói, nói chung đều thuộc về tánh thiện, có công năng khiến cho tâm vương an trụ vào một cảnh, tức y theo tánh để nói thể vì có thiện đẳng trì làm tự tánh. Nếu có các pháp kèm theo tương ưng câu hữu thì có năm uẩn làm tánh.

“Thế nào là nhất cảnh tánh” là hỏi.

“Nghĩa là chuyên nhất sở duyên” là đáp: Chuyên chú vào sở duyên được gọi là Định.

5. Kinh bộ hỏi Hữu bộ giải thích:

“Nếu thế tức tâm” cho đến” pháp tâm sở” khác: Là Kinh bộ hỏi: Nếu nói rằng chuyên chú vào một duyên tức là tâm vương này, dựa vào đó để lập thành tên gọi Tam-ma-địa. Như vậy, lẽ ra không nên gọi các pháp tâm sở khác là Đẳng trì vì Kinh bộ dựa vào tâm để giả lập định.

“Pháp riêng khiến tâm” cho đến “chẳng phải thể tức tâm” là Hữu bộ giải thích: Vẫn có tâm riêng sở giúp cho tâm vương chuyển biến đổi với cảnh và được gọi là Tam-ma-địa chữ chẳng phải thể của nó là tâm.

“Chẳng lẽ không phải các tâm” cho đến “đều là một cảnh chuyển” là Kinh bộ hỏi. Chẳng phải tất cả các tâm đều diệt từng sát-na trước sau cho nên mới có sự chuyển biến đối với một cảnh, như vậy ngoài tâm vương ra cần gì phải có thêm Đẳng trì. Nếu các ông cho rằng đẳng trì có công năng làm cho tâm vương không bị tán loạn ở sát-na thứ hai cho nên phải có đẳng trì thì trong sát-na tương ưng giữa tâm vương và Đẳng trì sẽ hóa ra vô dụng. Kinh bộ lại hỏi: Các ông cho rằng các tâm và tâm sở khác nhờ có Tam-ma-địa nên mới có công năng chuyển biến đối với một cảnh. Như vậy, Tam-ma-địa này đã nhờ loại pháp gì mà có thể chuyển biến đối với một cảnh, là nhắc lại để phá rằng vì có các tâm và tâm sở này mà Tam-ma-địa mới chuyển biến đối với một cảnh. Nếu các ông giải thích như vậy thì chẳng không phải nhờ các tâm tâm sở này hay sao? Và khi tâm đã có thể chuyển đối với một cảnh thì đâu cần đến đẳng trì khiến cho tâm chuyên chú vào một cảnh. Đoạn văn này có ý nghĩa hàm súc; phải khéo suy nghĩ. Lại Tam-ma-địa vốn thuộc pháp đại địa thì có thể tương ưng với cả ba tánh. Như vậy lẽ ra tất cả các tâm đều có thể chuyển biến đối với một cảnh và lẽ ra đều được gọi là Định.

Không như thế thì phẩm khác v.v… là yếu kém: Hữu bộ: Chống chế rằng Không đúng. Tán tâm cũng có Đẳng trì nhưng vì thể tánh yếu kém nên không được gọi là Định.

Có Sư khác nói, cho đến “tức bốn tĩnh lự ” là có Sư Kinh bộ nói: Khi tâm chuyển biến trước sau nối tiếp đối với một cảnh thì lúc đó được gọi là Tam-ma-địa. Ngoài tâm này ra không có thể tánh riêng. Khế kinh có nói định này là tâm tăng thượng; điều này cho thấy định tức là tâm. Tâm thanh tịnh tối thắng là bốn tĩnh lự; điều này cho thấy tâm chính là định. Cho nên biết rằng ngoài tâm ra không có thể tánh của định riêng.

Nương vào đâu mà đặt tên là tĩnh lự” là hỏi về tên gọi.

Do sự vắng lặng này cho đến lấy tuệ làm thể: là trả lời của Hữu bộ: Nhờ được vắng lặng nên tuệ có công năng xét nghĩ. Xét nghĩ chính là sự rõ biết như thật. Vì dựa vào dụng và quả để đặt tên nên gọi là Tĩnh lự. Như khế kinh nói “nếu Tâm định thì có công năng rõ biết như thật”. Theo ngữ pháp của Ấn độ, sự lập thành một từ có hai phần là tự giới và tự duyên. Xét nghĩ tiếng Phạm là “Chấn-đa” Hán dịch là tự duyên, đối với ý nghĩa của từ Chấn-đa lại thêm vào “địa giới”, địa là âm Phạm. Đồng thời lại sử dụng các quy tắc ngữ pháp để bổ nghĩa cho từ chấn đa này và chuyển thành “Đà-nam”. Đà-nam Hán dịch là tĩnh lự; xưa dịch nhầm là Thiền, hoặc dịch là trì-a-na. Có bộ phái cho rằng xét nghĩ chính là Tư. Để phân biệt với thuyết này cho nên nói rằng tông này xét nghĩ lấy tuệ làm thể. Luận Bà-sa quyển 83 chép: Tĩnh là đẳng dẫn, lự là quán khắp nên gọi là Tĩnh lự.

6. Hỏi đáp về đẳng trì:

“Nếu thế các đẳng trì lẽ ra đều gọi là tĩnh lự” là hỏi: Nếu vắng lặng xét nghĩ được gọi là tĩnh lự thì lẽ ra đẳng trì ở tám địa cũng được gọi như thế.

“Không như thế thì chỉ có thắng” cho đến cũng được gọi là mặt trời là đáp: Là không đúng. Chỉ có loại nào cao siêu mới đặt tên này.

Như thế gian nói phát ra ánh sáng gọi là mặt trời, chứ chẳng phải đom đóm, đèn, v.v… chiếu sáng yếu ớt mà cũng được gọi là mặt trời.

“Vì sao Tĩnh lự được gọi là thắng” là hỏi.

“Trong các Đẳng trì” cho đến “gọi riêng là tĩnh lự” là đáp: Trong tám Đẳng trì chỉ có bốn thứ:

  1. Chi nhiếp thọ tĩnh lự.
  2. Chỉ quán ngang nhau nên có công năng xét nghĩ cao nhất.
  3. Được hiện pháp lạc trụ.
  4. Được gọi là Lạc thông hành.

Vì thế chỉ có bốn thứ này được gọi là tĩnh lự; các thứ định khác không được gọi như thế.

“Nếu thế thì nhiễm ô đâu được tên gọi này” là hỏi.

“Do kia cũng là xét nghĩ tà” là đáp: Vì các thứ nhiễm định này phát sinh tà tuệ có công năng xét nghĩ tà nên cũng gọi là Tĩnh lự.

7. Hỏi đáp về lỗi thái quá:

“Vì thế nên có lỗi thái quá”: Là hỏi: nếu chỉ vì có công năng khiến cho tuệ xét nghĩ một cách tà đạo mà gọi là Tĩnh lự thì lẽ ra mắc có lỗi thái quá. Vì tất cả các thứ tuệ tương ưng với các hoặc trong ba cõi đều có công năng xét nghĩ một cách tà đạo và như vậy thứ định tương ưng với các tuệ này lẽ ra cũng được gọi là Tĩnh lự.

“Không có lỗi thái quá” cho đến “hữu ác tĩnh lự” là đáp: Không có lỗi thái quá. Phải có nghĩa tương tợ với thiện tĩnh lự thì mới gọi là nhiễm tĩnh lự. Đối với không tương tợ thì không được gọi như vậy. Có sinh ra mầm mộng mới gọi là hạt giống, nhưng một hạt giống bị hư thì vần được gọi là hạt giống. Điều này cho thấy vì có nghĩa tương tợ nên đều gọi là hạt giống. Chữ Đẳng gồm cả hồ cạn, người chết, v.v… Đây là tỷ dụ dẫn chứng. Thế tôn cũng nói về ác tĩnh lự, tức là vị tĩnh lự, đây là dẫn chứng.

“Nếu nhất cảnh tánh” cho đến “sơ nhị tam tứ” là giải thích câu tụng thứ năm, thứ sáu. Câu hỏi: Nếu tánh chuyên nhất vào một cảnh là thể của tĩnh lự thì phải dựa vào đâu để lập thành sự sai khác giữa bốn thứ.

“Có tứ hỷ lạc” cho đến chia thành bốn thứ là đáp: Có đủ tứ, hỷ và lạc thì lập thành sơ định. Như vậy có thể biết rằng cũng có tầm vì ba pháp này đều hiện hữu với tầm; như khói phải hiện hữu với lửa. Không có trường hợp tứ có hỷ lạc mà lại không hiện hữu với tầm. Vì có thể ngầm hiểu nên văn tụng không nói, vì chắc chắn có cả bốn định nên không y theo đó. Dần dần lìa bỏ chi trước để lập thành hai, ba và bốn định. Tức lìa bỏ từ, chỉ còn hỷ lạc thì lập thành định thứ hai; lìa bỏ tức là hỷ mà chỉ còn lạc để lập định thứ ba; lìa bỏ cả ba thứ tứ, hỷ và lạc để lập thành định thứ tư. Y theo thứ lớp như mà phối hợp giải thích cho nên khi nói lìa bỏ tứ thì chắc chắn cũng lìa bỏ tầm mà không nói riêng. Vì thế tánh chất chuyên nhất vào một cảnh được chia thành bốn thứ.

8. Nói về bốn Vô Sắc:

“Đã nói tĩnh lự còn Vô Sắc thế nào? dưới đây là thứ hai nói về bốn Vô Sắc. Kết thúc phần trước và đặt câu hỏi cho phần sau.

9. Nói về thể tánh:

“Tụng chép” cho đến yếu kém nên đặt tên là tụng đáp. Câu tụng đầu và bốn uẩn là nói về thể tánh; lìa bỏ địa dưới y theo sinh để chia thành bốn thứ. Hai câu tụng tiếp giải thích sự loại trừ sắc tưởng. Câu kế giải thích về tên chung. Câu tiếp theo giải thích về sự nghi ngại. Bốn câu cuối giải thích tên gọi riêng.

“Luận chép” cho đến “tùy chuyển sắc” là giải thích câu tụng đầu và bốn uẩn. Bốn Vô Sắc so với bốn Tĩnh lự đều có số lượng và tự tánh giống nhau. Tức mỗi bên đều có bốn thứ và hai tự tánh. Về sinh thì giác ngộ đã nói ở trên. Tức ở phẩm Thế đã nói do sinh nên có bốn thứ. Nói chung, thể của định Vô Sắc cũng thuộc tánh thiện và tâm nhất cảnh tánh. Y theo số lượng và tánh chất giống nhau này mà văn tụng đã nói là “như thế”. Tuy nhiên về các pháp kèm theo thì loại trừ sắc uẩn, chỉ còn bốn uẩn vì cõi Vô Sắc không có sắc tùy chuyển.

10. Giải thích về lìa bỏ dưới:

“Tuy là nhất cảnh tánh” cho đến “Phi phi tưởng xứ” là giải thích lìa bỏ địa dưới. Y theo sinh bất đồng để chia thành bốn thứ. Tức khi lìa bỏ pháp nhiễm thuộc tĩnh lự thứ tư để sinh vào địa trên và lập thành Không vô biên xứ cho đến lìa bỏ pháp nhiễm thuộc Vô Sở hữu xứ để sinh lên địa trên và lập thành Phi tưởng Phi phi tưởng xứ.

“Ly là gì” là hỏi.

“Nghĩa là do đạo” này cho đến “lìa nghĩa nhiễm dưới” là đáp, nghĩa là tùy theo đạo nào để thoát khỏi các hoặc thuộc địa dưới thì đó chính là sự lìa bỏ các pháp nhiễm của địa dưới.

“Tức bốn căn bổn” này cho đến “khởi sắc tưởng”: là giải thích câu tụng thứ ba, thứ tư. Nhân giải thích Vô Sắc mà nói về sự dứt trừ sắc tưởng. “duyên sắc địa dưới” là chỉ cho sắc thuộc định thứ tư. Văn còn lại rất dễ hiểu. Vô Sắc tuy cũng duyên cõi Sắc câu sinh với loại trí phẩm đạo thuộc sáu địa dưới nhưng nay chỉ y theo hữu lậu nên nói là trừ sắc tưởng.

“Đều là Vô Sắc nên đặt tên là Vô Sắc”: Là giải thích câu tụng thứ năm. Bốn xứ như Không, v.v… đều thuộc Vô Sắc nên gọi là Vô Sắc.

11. Đại chúng bộ, Hóa Địa bộ v.v… nêu lỗi:

“Nhân này bất thành chấp nhận hữu sắc”: là Đại chúng bộ, Hóa địa bộ, v.v… nêu lỗi nếu cho rằng vì đều thuộc Vô Sắc nên gọi là Vô Sắc” thì nhân nêu ra không thành vì chúng tôi cho rằng cõi này cũng có sắc.

“Nếu thế vì sao gọi là Vô Sắc” là hỏi.

Vì sắc ấy nhỏ nhiệm cho đến “cũng gọi là vô hoàng” là Đại chúng bộ, đáp. Vì sắc ở cõi này rất nhỏ nhiệm nên mới gọi là Vô Sắc. Ví dụ dẫn chứng rất dễ hiểu.

12. Hữu bộ bác bỏ:

Chấp nhận trong cõi ấy cho đến “cũng ngăn dứt hữu” là Hữu bộ bác bỏ. “Nếu thừa nhận cõi đó có sắc thì loại sắc này có tánh chất gì?” là bác bỏ chung. Dưới là nhắc lại chấp để bác bỏ. Nếu nói ở cõi đó tuy không có các thứ sắc khác nhưng vẫn có thân ngữ luật nghi thì thân ngữ vốn đã không thật có làm sao có thể có luật nghi. Tức ở địa đó tuy có thể khởi thân ngữ nhưng ở cõi Vô Sắc thân ngữ vốn không thì làm sao có luật nghi. Lại, vốn không có đại chủng thì làm sao có thể có sắc sở tạo. Thông thường sắc sở tạo là do đại chủng tạo thành; cõi Vô Sắc không có đại chủng thì làm sao có thể tạo thành sắc thân luật nghi và luật nghi sắc ngữ. Nếu cho rằng “như trường hợp luật nghi vô lậu, thì dù không có đại chủng thân ngữ vô lậu nhưng vẫn có luật nghi vô lậu tùy thân đại chủng tạo thành, ở cõi đó tuy không có đại chủng thân ngữ nhưng đâu có ngăn ngại việc có luật nghi thân ngữ tùy thân đại tạo. Rằng: không đúng, vì luật nghi vô lậu thuộc về bất hệ. Tuy không có đại chủng thân ngữ vô lậu nhưng vẫn có luật nghi vô lậu nương thân sở y do đại chủng hữu lậu tạo thành. Thể của luật nghi ở cõi Vô Sắc vốn là hữu lậu và thuộc giới hệ, cho nên không thể nói rằng cõi Vô Sắc tuy không có đại chủng thân ngữ, nhưng vẫn có luật nghi tùy thân đại chủng tạo thành. Lại, trong các thứ định ở cõi này không chỉ ngăn che luật nghi vô lậu mà còn cả luật nghi hữu lậu. Lại giải thích: Các thứ định này chẳng những ngăn che đại chủng thân ngữ mà cũng ngăn che cả luật nghi thân ngữ, vì nói Vô Sắc nêu luật nghi đâu có.

13. Nhắc lại để bác bỏ:

Nếu chấp nhận kia, cho đến đây có lý gì: Lại từ chấp nhận nhắc lại để bác bỏ. Nếu cho rằng cõi Vô Sắc có thân sắc căn thì làm sao có thể nói là loại sắc này rất nhỏ nhiệm. Nếu cho rằng: chỉ vì kích cỡ của thân ở cõi này rất nhỏ nên mới gọi là Vô Sắc thì vi trùng ở trong nước lẽ ra cũng được gọi là Vô Sắc, vì rất nhỏ không thể thấy được. Nếu cho rằng vì thần rất mầu nhiệm nên gọi là Vô Sắc, thì trung hữu và cõi Sắc lẽ ra cũng phải gọi là Vô Sắc, vì cũng có thân rất mầu nhiệm. Nếu cho rằng thân ở cõi này là loại mầu nhiệm nhất trong các thứ thân mầu nhiệm trong khi thân trung hữu và cõi Sắc chưa phải là loại mầu nhiệm nhất, không gọi là Vô Sắc, bác bỏ rằng: Lẽ ra chỉ có Hữu đảnh mới được gọi là Vô Sắc vì thân ở hữu đảnh mới là loại mầu nhiệm nhất; như định có hơn kém, trên dưới bất đồng thì sinh thân cũng có hơn kém, trên dưới không bằng nhau cho nên Hữu đảnh là loại cao siêu nhất. Nếu cho rằng ở cõi Vô Sắc là loại mà mắt ở địa dưới không thể nhìn thấy được nên mới gọi là Vô Sắc thì sắc thân có được ở tĩnh lự thứ tư cũng thuộc loại mắt ở địa dưới không thể thấy được, tức cũng không khác gì sắc ở cõi Vô Sắc nhưng vì sao không được gọi là Vô Sắc. Ở đây đã đồng hóa ở trên với ở dưới. Nghĩa là cõi Dục và cõi Sắc y theo nghĩa để đặt tên vì thật sự có dục và sắc nhưng cõi Vô Sắc thì lại khác, tức không dựa vào ý nghĩa để đặt tên; tuy thật có sắc nhưng vẫn được gọi là Vô Sắc, ở đây có lý gì?

14. Nhắc lại phần trích dẫn:

Nếu cho là kinh nói cho đến “có sắc lý thành” là nhắc lại phần trích dẫn từ bốn kinh để chứng minh cõi Vô Sắc có sắc của Đại chúng bộ:

1. Nếu cho rằng Kinh nói thọ và noãn hòa hợp cho nên biết rằng đã có thọ thì phải có noãn.

2. Kinh nói danh sắc và thức làm chỗ nương cho nhau giống như hai bó lau nương vào nhau để đứng vững. Nếu thừa nhận ở cõi Vô Sắc thể của thức chẳng phải không có thì phải thừa nhận có danh sắc.

3. Lại kinh nói danh sắc là duyên của thức. Nếu cõi Vô Sắc đã có thức thì biết rằng cũng có danh sắc.

4. Lại Kinh nói không có trường hợp lìa sắc, thọ, tưởng và hành mà thức có đến và đi. Nếu cõi Vô Sắc đã có thức thì biết rõ rằng cũng có đủ bốn thứ sắc, thọ, tưởng và hành. Vì thế luận Bà-sa chép: “Lại nói nếu lìa sắc, thọ, tưởng và hành thì không nên nói rằng thức có đến có đi, có tử có sinh. Ở cõi Vô Sắc nếu đã có thức thì lẽ ra phải có đủ bốn thức trụ”. Như trên là văn luận, cho nên tổng kết rằng do đây cõi Vô Sắc này có sắc.

15. Hữu bộ bác bỏ chung và khuyên nên suy nghĩ:

“Chứng minh này bất thành” cho đến “vì ngăn lìa tất cả”: là Hữu bộ bác bỏ chung và khuyến cáo nên suy nghĩ. Chung với trước dẫn giáo, khi quyển kinh thứ nhất nói thọ, noãn hòa hợp là dựa vào ba cõi để nói như các thuyết khác của các ông, hoặc dựa vào cõi Dục như thuyết của chúng tôi. Đúng ra chỉ nên nói theo cõi Dục. Nếu gồm cả hai cõi trên thì lẽ ra không nên nói về Noãn. Y theo các tánh chất hiển bày của Noãn nên nói rằng chỉ dựa vào cõi Dục mà không có cõi Sắc. Nếu y theo cả hai tánh chất hiển bày và ẩn tàng thì noãn bao gồm cả cõi Sắc. Kinh thứ hai khi nói danh sắc và thức cùng làm chỗ nương nhau là dựa vào ba cõi để nói như thuyết khác của các ông, hoặc dựa vào cõi Dục và cõi Sắc giống như thuyết của chúng tôi. Đúng ra chỉ nên nói theo cõi dục và cõi Sắc. Nếu gồm cả cõi Vô Sắc thì lẽ ra không nên nói về sắc. Kinh thứ ba khi nói danh sắc và thức là duyên là hàm ý tất cả các thức đều duyên danh sắc, như thuyết khác của các ông, hoặc danh sắc khi sinh không có khi nào chẳng duyên, với thức, như thuyết của chúng tôi. Đúng ra cũng có thức chỉ sinh danh chứ không có công năng sinh sắc. Quyển kinh thứ tư khi loại trừ thuyết cho rằng lìa sắc, thọ, tưởng và hành vẫn có thức đến và đi là hàm ý dứt trừ thuyết đối với bốn uẩn, chỉ xa lìa một uẩn thì vẫn có thức đến và đi như thuyết khác của các ông, hoặc loại trừ thuyết đối với bốn uẩn đã xa lìa tất cả các uẩn mà vẫn có thức đến và đi như thuyết của chúng tôi. Đúng ra ở cõi Vô Sắc khi lìa bỏ sắc mà vẫn còn ba uẩn kia thì vẫn có thức đến đi. Nói không có “đến đi” là để dứt lìa tất cả các uẩn.

16. Hữu bộ nhắc lại chống chế để bác bỏ:

“Nếu cho là khế kinh” cho đến “lẽ ra có đoạn thực”: là Hữu bộ nhắc lại chống chế để bác bỏ. Nếu cho rằng khế kinh không có sự phân biệt cho nên lẽ ra không cần phải nói về vấn đề này nữa thì điều này không đúng vì có lỗi thái quá.

1/ Bác bỏ lý thứ nhất: Nếu khế kinh nói không có sự phân biệt thì cõi Vô Sắc chẳng những có thọ mà còn có noãn. Kinh không phân biệt nghĩa là ngoài còn có thọ.

2/ Bác bỏ thứ hai: Nếu khế kinh nói không có sự phân biệt thì cõi Vô Sắc có thức và có danh sắc, tức có thể nương trụ vào nhau. Lại, các danh sắc ở ngoài và thức có thể nương vào nhau.

3/ Bác bỏ lý thứ ba: Nếu khế kinh nói không có phân biệt thì Vô Sắc có thức lấy danh sắc làm duyên Kinh không có phân biệt. Lại, lẽ ra danh sắc ở ngoài cũng có thể làm duyên cho thức. d) Bác bỏ lý thứ tư: Nếu kinh nói không có phân biệt và bốn thức trụ thường giữ gìn thức thì Vô Sắc có thức và có cả sắc thức trụ. Kinh không có phân biệt nói bốn thứ thức ăn có công năng giữ gìn hữu tình. Cõi Sắc và cõi Vô Sắc vốn đã có hữu tình thì phải có đoạn thực cho nên nói bốn thực, như bốn thức trụ. Nói “bốn thức trụ” là chỉ cho kinh thứ tư mà Đại chúng bộ dẫn.

17. Nhắc lại chống chế để bác bỏ:

Nếu cho là kinh nói cho đến “siêu sắc tưởng v.v…” là nhắc lại chống chế để bác bỏ. Nếu các ông cho rằng vì kinh có nói một cõi trời không cần đến đoạn thực mà chỉ lấy hỷ làm thức ăn cho nên kết luận là ở cõi trên không có đoạn thực mà vẫn không mắc phải sai lầm thì lẽ ra cõi Vô Sắc không nên có sắc. Các ông dẫn hai kinh để chứng minh hai cõi trên không có đoạn thực thì chúng tôi lại dẫn ba kinh để chứng minh cõi Vô Sắc không có săc. Khế kinh nói rằng ở cõi Vô Sắc đã ra khỏi sắc. Nếu ở cõi này vẫn còn có sắc thì vì sao lại nói là “đã ra khỏi”. Khế kinh lại nói rằng Bốn Vô Sắc giải thoát đã vượt qua tất cả các thứ sắc. Đã nói là “vượt qua tất cả các thứ sắc” thì biết rằng cõi đó không còn có sắc. Khế kinh lại nói hữu tình ở cõi Vô Sắc vì đã vượt qua tất cả sắc tưởng; tức đã dứt trừ loại tham duyên sắc cho nên nói là “vượt qua sắc tưởng”; hoặc y theo các pháp trường hợp Bốn tĩnh lự căn bốn và ba biên tĩnh lự ở cõi trên vốn đã vượt qua sắc tưởng để chứng minh là không có sắc. Nếu cõi Vô Sắc quả thật có sắc như thuyết của các ông thì lẽ ra phải biết tự tướng của thứ sắc này và nếu vậy làm sao có thể nói là “vượt qua sắc tưởng”. Chữ “Đẳng” ở đây gồm cả hai kinh đã dẫn ở trước.

18. Nhắc lại chống chế để bác bỏ:

Nếu cho là quán trở xuống cho đến “cõi kia Vô Sắc” là nhắc lại chống chế để bác bỏ. Nếu cho rằng vì cõi Vô Sắc quán sát thô sắc thuộc cõi Dục và cõi Sắc cho nên nói là vượt qua các thứ sắc tưởng v.v… thì đối với đoạn thực lẽ ra cũng nên thừa nhận là chỉ vượt qua loại đoạn thực thô hiển ở các cõi dưới mà vẫn còn loại đoạn thực nhỏ nhiệm ở cõi trên. Lại đối với bốn tĩnh lự đã vượt qua sắc thô thuộc cõi dưới lẽ ra cũng phải nói là “ra khỏi sắc”, cho nên bốn tĩnh lự cũng có thể gọi là “Vô Sắc”. Lại, cũng nên nói là cõi Vô Sắc đã ra khỏi thọ, v.v… vì vốn đã vượt qua loại thọ, v.v… thô hiển thuộc cõi dưới. Khế kinh không nói cõi Vô Sắc đã vượt qua thọ, v.v… cho nên biết rằng cõi Vô Sắc đã vượt qua tất cả các thứ sắc, nhưng không vượt qua thọ, v.v… Từ đó biết rằng cõi này không có sắc.

“Nhưng trong khế kinh” cho đến chẳng phải ra khỏi hẳn: Là Hữu bộ giải thích các vặn hỏi của Đại chúng bộ, v.v… Vặn hỏi có ý cho rằng khế kinh đã nói “Hữu” không thể ra khỏi “Hữu” cho nên biết rằng “Vô

Sắc hữu” không thể ra khỏi “sắc hữu”. Nếu có thể ra khỏi thì lẽ ra phải nói là “hữu” có thể ra khỏi “hữu”. Giải thích của Hữu bộ: Thật ra khi kinh nói “ba cõi không thể ra khỏi ba cõi” là vì bị các hoặc thuộc tự địa trói buộc cho nên không thể ra khỏi “hữu” thuộc tự địa; và chỉ có thể xa lìa tám địa mà không thể xa lìa Hữu đảnh cho nên nói là không thể xa lìa tất cả v.v… Phàm phu dứt hoặc nhưng sau đó lại bị lui mất cho nên nói là chẳng ra khỏi hẳn, nên kinh nói“hữu không thể ra khỏi hữu”, chứ chẳng nói “Vô Sắc hữu” không thể ra khỏi “sắc hữu”.

19. Dẫn kinh chứng minh:

“Lại, Bạc-già-phạm” cho đến “không có lỗi bất thành”: Lại dẫn kinh chứng minh cõi Vô Sắc không có sắc, lời văn rất dễ hiểu. Bác bỏ xong là kết luận: Nhân được lập thành đều là Vô Sắc nên đặt tên là “Vô Sắc” không có lỗi bất thành.

“Trong nhiều kiếp ấy” cho đến “sắc từ đâu sinh” là giải thích câu tụng thứ sáu. Câu hỏi: Ở cõi Vô Sắc thì sắc xuống cõi Dục cõi Sắc thì sắc sẽ sinh khởi từ đâu?

“Ở đây từ tâm sinh” cho đến “từ tâm kia sinh” là Luận chủ dùng nghĩa của Kinh bộ để đáp. Về sau sắc khởi do tâm. Loại sắc này sinh từ tâm chứ không sinh từ sắc, nghĩa là công năng của loại nhân chiêu cảm sắc quả sinh ra trước đây và được huân tập ở tâm đến nay đã thuần thục, cho nên loại sắc thuộc cõi Dục và cõi Sắc hiện nay đã có thể sinh khởi từ hạt giống sắc thuộc tâm của cõi Vô Sắc.

“Thân tâm cõi Vô Sắc kia nương vào đâu mà chuyển” là Đại chúng bộ, v.v… hỏi:

“Lìa thân sao không chuyển” là Hữu bộ chỉ trích.

Lớp dưới không thấy: Là Đại chúng bộ, v.v… trả lời Ở cõi Dục và cõi Sắc chưa hề thấy lìa sắc thân mà tâm có thể chuyển.

20. Hữu bộ chỉ trích:

“Cõi Sắc vô đoạn thực” cho đến “tâm chuyển sở y” là Hữu bộ chỉ trích. Cõi Sắc không có đoạn thực thì thân sẽ nương vào đâu để chuyển; đồng thời ở cõi Dục cũng không thấy sắc thân xa lìa đoạn thực mà có thể chuyển. Lại, trong phẩm Thế gian ở trước có nói về sở y của tâm ở cõi Vô Sắc; tức tâm của cõi này đã nương vào mạng căn và chúng đồng phần để chuyển.

“Đã giải thích tên chung” cho đến được tên khác chăng? Là giải thích bốn câu tụng cuối; kết thúc phần trước và nêu câu hỏi.

Không đúng là đáp.

Vì sao là gạn lại.

21. Giải thích ba thứ vô Sắc ở trước:

Ba Vô Sắc cõi dưới cho đến đặt ba tên gọi: Là giải thích ba thứ Vô Sắc ở trước được gọi tên tùy theo gia hạnh. Vì thế, Luận Chánh Lý quyển 77 chép: “Nếu do thắng giải tư duy Vô biên không, thì được lập thành do gia hạnh nên nói là Vô biên không. Nghĩa là nếu có pháp tuy đi chung với sắc nhưng tự thể không nương tựa và cũng không lệ thuộc vào sắc. Những người cầu mong ra khỏi sắc thì phải tư duy pháp này trước tiên. Nghĩa là thể của hư không tuy đi chung với sắc nhưng phải đợi đến khi không có sắc thì mới hiển bày. Tánh chất của các pháp thuộc về pháp bên ngoài thì không cùng tận và lúc tư duy về các pháp này thì có thể dễ dàng xa lìa sắc, vì thế ở vào giai đoạn gia hạnh khi tư duy hư không thành tựu thì tùy theo sự thích ứng cũng có thể duyên các pháp khác, nhưng chỉ dựa vào gia hạnh để đặt thành tên gọi này. Nếu do thắng giải tư duy Vô biên thức, thì hạnh lập gia thành nên nói là Vô biên thức, đối với khả năng biết rõ của sáu thức thân thuần tịnh sau khi khéo léo nắm bắt các tánh chất thì an trụ ở thắng giải, đồng thời do năng lực của giả tưởng nên tư duy quán sát các tánh chất của Vô biên thức. Trước là nhờ loại gia hạnh này mà được thành tựu, sau là tùy theo sự thích ứng cũng có duyên các pháp khác, nhưng chỉ dựa vào gia hạnh để lập thành tên gọi này. Nếu do thắng giải mà xả bỏ tất cả các thứ sở hữu và được gia hạnh thành tựu thì gọi là Vô Sở hữu xứ. Nghĩa là khi nhìn thấy sự thô động của vô biên hành tướng mà muốn xả bỏ nên nhập loại gia hạnh này. Xứ này gọi là tối thắng xả, vì ở đó không còn ưa thích tạo tác vô biên hành tướng và đối với tâm sở duyên đã xả bỏ tất cả các thứ mà vắng lặng an trụ, như trên là văn luận.

“Đặt tên thứ tư” cho đến “là nhân chánh để đặt tên”: Là giải thích Vô Sắc sau. Đặt tên “thứ tư” là do tưởng bị mờ tối. Tức không có loại tưởng sáng suốt mạnh mẽ của bảy địa ở dưới, nên mới là “Phi tưởng”. Vì có tưởng mờ tối không giống như hai thứ định vô tâm nên gọi là “Phi phi tưởng”. Tuy ở giai đoạn gia hạnh cũng có khởi niệm “các tưởng thuộc bảy định ở trước giống như bệnh tật, như tên bắn, như ung nhọt; hoặc các hỷ tưởng thuộc hai thứ định ở trước giống như bệnh; lạc tưởng thuộc thứ định thứ ba giống như tên bắn; xả tưởng thuộc Tứ địa, Ngũ địa, Lục địa và Thất địa giống như ung nhọt. Nếu hoàn toàn không có tường như hai thứ định vô tâm thì giống với ngu si tối tăm và tương tợ như trường hợp không có giác biết. Chỉ có sự vắng lặng mầu nhiệm của Phi tưởng phi phi tưởng xứ trái với địa trên và ở giai đoạn gia hạnh nhàm chán có tưởng cũng như không có tưởng, lẽ ra gọi là “Phi tưởng Phi phi tưởng”. Tuy nhiên không dựa vào loại gia hạnh này để đặt tên vì nếu có người hỏi rằng vì sao gia hạnh tạo tác các niệm như thế phải trả lời là vì ở căn bổn xứ Hữu đảnh tưởng vốn tối tăm cho nên gia hạnh mới nương theo căn bổn để tạo tác các niệm này. Do loại tưởng thuộc căn bổn này vốn mờ tối cho nên đây là nguyên nhân chánh để đặt thành tên gọi “Phi tưởng Phi phi tưởng”. Như vậy là từ căn bổn để đặt tên chứ chẳng phải từ gia hạnh. Luận Chánh Lý lại chép: Cả bốn thứ Vô Sắc này được gọi là xứ vì là nơi các hữu sinh ra và lớn lên.

22. Nói về tám thứ Đẳng chí:

“Đã nói về Vô Sắc” cho đến “vô lậu gọi là xuất thế”: Dưới nói là thứ ba nói về tám thứ Đẳng chí, trong đó có hai: Nói chung về tám đẳng chỉ và nói riêng về tám Đẳng chí. Đây là nói chung về tám Đẳng chí; kết thúc nêu câu hỏi và tụng đáp.

“Luận chép” cho đến “không có vô lậu là” giải thích bài tụng đầu; văn rất dễ hiểu.

“Sơ vị đẳng chí” cho đến đây được gọi là Vị: Là giải thích câu tụng thứ năm. Nói “Sơ vị đẳng chí” là tương ưng với ái. Vì ái thường mê đắm tịnh định nên gọi là “Vị” còn đẳng chí tương ưng với loại ái này nên gọi là “vị”.

Luận Bà-sa chép: Hỏi: Vì sao chỉ nói là tương ưng với ái mà không nói các phiền não khác?

Đáp: Có thuyết cho rằng ở đây nói tương tợ là ái tương tợ với định chứ chẳng phải các phiền não khác, vì định vốn trôi chảy nối tiếp đối với sở duyên và ái cũng như vậy v.v…

23. Nói về tịnh đẳng chí:

“Tên gọi Tịnh đẳng chí” cho đến được gọi là nhập: Là giải thích câu tụng thứ sáu và thứ bảy. Tên gọi “Tịnh đẳng chí” được xếp vào thứ định thiện hữu lậu của thế gian vì tương ưng sinh khởi với các tịnh pháp có tự tánh vô tham, v.v… loại đẳng chí này được gọi là “tịnh”, chính là cảnh được mê đắm tương ưng với loại vị thứ nhất. Loại tịnh định này vô gián mà diệt thì mê đắm trước định sinh khởi, chỉ duyên tịnh định quá khứ mà sinh mê đắm chứ không thể duyên hiện tại, vì không quán sát tự tánh, v.v… không duyên vị lai vì chưa hề lãnh nạp. Ở quá khứ thì đã từng lãnh nạp cho nên chỉ nói quá khứ. Lúc đó tuy được gọi là “Đã ra khỏi thứ định mê đắm” nhưng vì y theo khả năng mê đắm định nên mới gọi là “Nhập”.

24. Nói về nhập xuất:

“Vô lậu định giả” cho đến “chẳng đắm vị”: Là giải thích câu tụng cuối; lời văn rất dễ hiểu. Nên biết rằng ba thứ Vị, tịnh và vô lậu được gọi là nhập xuất chính là sự nhập xuất của tâm dị loại trong năm thứ nhập xuất. Vì thế luận Bà-sa quyển 11 chép: Ở đây nói “nhập xuất” là chỉ cho năm thứ địa, hành tướng, sở duyên, tâm dị loại và sát-na. Địa nhập xuất là chỉ cho Đẳng vô gián thuộc Sơ tĩnh lự vào lúc tĩnh lự thứ hai hiện ra thì được gọi là nhập tĩnh lự thứ hai và ra khỏi sơ tĩnh lự. Cho đến Đẳng vô gián thuộc Vô sở hữu xứ vào lúc Phi tưởng Phi phi tưởng xứ hiện ra thì gọi là nhập Phi tưởng Phi phi tưởng xứ và ra khỏi Vô sở hữu xứ. Nếu nhập xuất theo thứ lớp thuận chiều, và nhập xuất theo thứ lớp nghịch chiều siêu nhập xuất cả chiều thuận lẫn chiều nghịch cũng như vậy. Hành tướng nhập xuất là các hành tướng vô thường, v.v… không đứt quãng. Khi hành tướng khổ hiện ra thì gọi là nhập khổ hành tướng và xuất hành tướng vô thường. Các hành tướng khác cũng như vậy. Sở duyên nhập xuất là duyên sắc định, v.v… không đứt quãng. Khi duyên thọ định thì gọi là nhập duyên thọ định và xuất duyên sắc định. Duyên các định khác cũng vậy. Dị loại tâm nhập xuất là các tâm cõi Dục, v.v… không đứt quãng. Khi tâm cõi Sắc hoặc bất hệ tâm hiện ra thì gọi là nhập tâm cõi Sắc hoặc tâm bất hệ và xuất tâm cõi Dục. Các tâm cõi Sắc khác, các tâm hữu học, v.v… cũng vậy. Các thiện tâm khác tùy theo sự thích ứng cũng vậy. Sát-na nhập xuất là sơ sát-na, v.v… không đứt quãng. khi sát-na thứ hai hiện ra thì gọi là nhập sát-na thứ hai và ra khỏi sơ sát-na. Các sát-na khác cũng vậy.

25. Nói riêng về tám thứ đẳng chí:

“Điều đã nói như thế” cho đến “chẳng phải các Vô Sắc” dưới nói là thứ hai nói riêng về tám thứ Đẳng chí, trong đó gồm:

  1. Nói riêng về tĩnh lự.
  2. Nói về ba Đẳng chí.

Trong phần nói riêng về tĩnh lự có sáu nói về: Chi tĩnh lự, thể tánh của chi tĩnh lự nói về chi nhiễm vô, tên gọi Bất động, sinh thọ khác nhau, nói về khởi tâm cõi địa dưới. Đây là thứ nhất nói về chi tĩnh lự cho nên trước nêu tông chỉ. Trong tám thứ Đẳng chí kể trên chỉ có tĩnh lự thuộc về chi vì chỉ quán bằng nhau. Các pháp Vô Sắc khác thì chỉ tăng và quán giảm. Do đó chí định vị và định Trung gian không được lập thành chi.

“Đối với bốn tĩnh lự đều có mấy chi” là hỏi.

26. Chia thành hai môn:

“Tụng chép” cho đến “thọ định trong xả niệm” là tụng đáp, y theo bài tụng này. Lược chia thành hai môn: Các địa thông cuộc. Tất cả các địa và số chi không bằng nhau. Trường hợp thứ nhất nói về “các địa” thông cuộc. Bốn chi tĩnh lự có tất cả mười tám địa. Nói chung có ba: (1) Định sở y gồm có bốn thứ tức bốn thể của định làm sở y cho các chi. Vì gồm tất cả các địa nên không cần nhọc hỏi đáp; (2) Địa pháp ưng hữu gồm sáu thứ là tầm tứ hỷ thuộc sơ định, hỷ thuộc định thứ hai, lạc thuộc định thứ ba và thọ thuộc định thứ tư. Về lời hỏi đáp thứ ba. Luận Bà-sa quyển 80 có ý giải thích: “Hỏi: Khinh an và hành xả đều có tất cả các địa, vì sao sơ định và định thứ hai chỉ lập khinh an mà không có hành xả, định thứ ba và thứ tư chỉ lập hành xả mà không có khinh an? (Đáp) Ở sơ định và định thứ hai khinh an có tác dụng cao siêu, nên nêu ra để đối trị hôn trầm; ở định thứ ba và định thứ tư hành xả có tác dụng cao siêu trầm tĩnh đối trị trạo cử. Lại, để đối trị năm thức và thân thô nặng nên lập khinh an ở Sơ định để đối trị ba thức và thân thô nặng thuộc sơ định. Ở định thứ hai lập khinh an vì ở định thứ hai và định thứ ba không có thức thân thô và thân thô nặng được dẫn khởi để đối trị. thứ ba và thứ tư không lập khinh an làm chi và vốn không có khinh an nên mới lập hành xả. Lại, định thứ ba xả cực hỷ, định thứ tư xả cực lạc, cho nên lập hành xả. Sơ định và định thứ hai không lập hành xả cho nên mới lập khinh an”.

Hỏi: Tín có ở khắp các địa, vì sao chỉ lập làm chi ở định thứ hai?

27. Bà-sa giải thích:

Giải: Bà-sa có ý giải thích: tầm và tứ ở sơ định giống như lửa, thân thức giống như bùn, làm cho tâm nối tiếp khuấy rối khiến cho tín không được trong sáng cũng như mặt mày không thể hiện bóng trong bùn nóng. Định thứ hai lại khác. Các tánh chất của tín vốn sáng suốt cũng như mặt mũi có thể hiện bóng dưới làn nước trong. Tĩnh lự thứ ba có thứ thọ cực kỳ vui sướng và tĩnh lự thứ tư có loại xả cực kỳ sung sướng làm cho tâm bị ngăn che khiến cho các tánh chất của tín không được sáng suốt. Lại, các Sư Du-già được định thứ hai, lúc mới sinh thắng tín thì vốn đã có công năng lìa với các giới địa, cho đến sau khi đạt được Hữu Đảnh sẽ có công năng lìa, còn sơ định chưa sinh loại tín thuộc định và hai thứ định sau lại chẳng phải sơ khởi. Hơn nữa khi nhập loại tín tăng thượng thì phải nương vào đại hỷ và loại tín khởi từ hỷ chắc chắn phải rất vững chắc. Tĩnh lự thứ hai lại có loại hỷ rất khoan khoái, cho nên chỉ loại này được lập thành chi nội đẳng tịnh.

Hỏi: Tuệ có mặt khắp các địa, vì sao chỉ được lập ở định thứ ba?

Giải: Bà-sa có ý cho rằng vì thuận hợp với định thứ ba. Lại, định thứ ba có loại thọ cực kỳ vui sướng cho nên vì mê đắm thứ lạc này mà không ham muốn các thắng pháp thuộc địa trên, thường làm chướng ngại ở tự địa. Vì để đối trị nên mới lập thành chi chánh tuệ. Đức Thế tôn nói rằng nên dùng chánh tuệ để biết thứ lạc này. Thượng địa và địa dưới không có loại lạc cực kỳ vui sướng thường làm chướng ngại tự địa như ở trên. Lại nữa, sơ định có tầm tứ thô động; định thứ tứ có xả thọ mạnh mẽ. Xả thọ là vô minh chánh tuệ lại là minh. Hai phần minh và vô minh làm hại lẫn nhau. Vì có tầm tứ, v.v… ngăn che chánh tuệ nên không thể lập thành. Ở định thứ ba không có các pháp ngăn che chánh tuệ như vậy nên mới được lập thành.

Hỏi: Niệm có tất cả các địa, vì sao chỉ được lập làm chi ở định thứ ba và thứ tư?

Giải: Bà-sa có ý cho rằng: vì thuận hợp với hai thứ định này. Lại, định thứ ba bị thắng hỷ của định thứ hai làm chím đắm, định thứ tư lại bị thắng lạc của định thứ ba làm ngăn ngại. Vì bị địa dưới cản trở nên không thể ra khỏi pháp nhiễm ở tự địa. Vì thế, Đức Thế tôn khuyên trụ trong chánh niệm. Vả lại, sơ định có tầm tứ thô động như gió bão định thứ hai có cực hỷ khuấy động như sóng lớn làm chướng ngại chánh niệm; hai thứ sau thì không như vậy.

28. Nói về số lượng khác nhau giữa các chi:

Thứ hai là trình bày số lượng không bằng nhau của các chi.

Hỏi: Vì sao sơ định và định thứ ba đều có năm chi nhưng định thứ hai và định thứ tư chỉ có bốn?

Đáp: Luận Bà-sa giải thích: Lại nữa các ác pháp ở cõi Dục khó dứt khó phá khó, vượt qua nên ở sơ tĩnh lự đã lập thành năm chi để đối trị mạnh mẽ; cực hỷ thuộc tĩnh lự thứ hai khó dứt trừ khó phá, bỏ khó vượt qua nên ở tĩnh lự thứ ba đã lập ra năm chi để đối trị mạnh mẽ. Sơ tĩnh lự và tĩnh lự thứ ba đều không có các chướng ngại này nên tĩnh lự thứ hai thứ tư chỉ có bốn chi. Lại, vì đối trị tham của năm cảnh dục tăng thượng của cõi Dục cho nên đầu tiên lập năm để đối trị. Định thứ hai có hỷ thọ thuộc năm bộ nên định thứ ba lập thành năm chi. Sơ định và định thứ ba không có các chướng ngại này nên định thứ hai và thứ tư chỉ lập thành bốn chi. Lại, vì muốn thuận theo vượt qua các định. Tức từ thứ định năm chi nhập vào thứ định năm chi, lại từ thứ định bốn chi nhập vào thứ định bốn chi. Vì nếu định có số chi bằng nhau thì dễ nhập. Hỏi: nếu từ tĩnh lự thứ ba nhập vào không vô biên xứ và từ tĩnh lự thứ tư nhập vào Thức vô biên xứ thì cả hai trường hợp trên đều không có chi, làm sao thuận theo được? Đáp: Các việc ở trong cũng như ở ngoài lúc mới làm thì khó, nhưng về sau khi đã thành tựu rồi thì không cần thuận theo. Các việc ở ngoài như Già-nặc-ca và Thần hoại nguyệt đều học nghề làm vàng trong mười hai năm. Lúc mới làm được một hạt bằng cỡ một hạt lúa thì hét to lên rằng chúng ta giờ đây đã có thể làm ra cả núi vàng được rồi. Nói “nội sự” là chỉ cho trường hợp tu thần cảnh thông của các sư Du-già. Lúc mới học thì chỉ rời mặt đất được nửa cây vừng; sau đó lên cao được một cây vừng. Cứ tiếp tục như vậy mà dần dần nửa cây lúa rồi đến một cây rồi đến tám thước. Về sau khi đã thành tài thì tùy ý muốn đến tầng trời Sắc Cứu Cánh thì sẽ đến được ngay. Siêu định cũng như vậy. Lúc đầu vì khó nên đều phải dựa vào chi; về sau dễ nên không cần lập chi mà vẫn có thể siêu nhập. Trên đây là văn luận.

29. Nói về Đẳng trì:

“Luận chép” cho đến “nghĩa như trước giải thích” giải thích hai câu tụng đầu. Hai chữ “đẳng trì” ở đây được văn tụng gọi là Định. Đẳng trì và định có tên khác nhau nhưng thể chỉ là một. Vì thế khế kinh nói: “tâm định và bình đẳng định gọi là Chánh đẳng trì”. Kinh đã dùng định để giải thích Chánh đẳng trì nên biết rằng đẳng trì và định có tên khác nhau nhưng thể lại giống nhau. Đẳng trì cũng được gọi là tâm nhất cảnh tánh, nghĩa như trước đã giải thích.

30. Truyền thuyết của luận sư Bà-sa:

“Theo truyền thuyết, chỉ có định” cho đến “phi tĩnh lự”, là truyền thuyết của các Luận sư Tỳ-bà-sa: Chỉ có định vừa là tĩnh lự vừa là chi tĩnh lự; bốn chi khác chỉ là chi tĩnh lự mà chẳng phải Tĩnh lự.

31. Nói về nghĩa như thật:

“Như thật nghĩa giả như bốn chi quân”: Luận chủ nói về nghĩa của Kinh bộ. Nói “nghĩa như thật” là chỉ cho tượng binh, mã binh, xa binh và bộ binh là bốn chi quân. Nếu riêng thì là chi nếu chung thì là quân, dùng các cái riêng để làm thành cái chung cho nên quân là giả. Năm chi tĩnh lự lẽ ra cũng như vậy. Nghĩa riêng là chi, nhưng nghĩa chung là tĩnh lự, lấy nghĩa riêng để lập thành nghĩa chung nên tĩnh lự là giả.

“Các chi tĩnh lự còn lại nên biết cũng thế”: Về ba tĩnh lự còn lại đều có hai giải thích khác nhau, nên biết cũng thế.

“Tĩnh lự thứ hai” cho đến “bốn đẳng trì” là giải thích sáu câu tụng cuối; lời văn rất dễ hiểu. Luận Bà-sa quyển 81 chép: “Hỏi: Địa dưới cũng có vô lậu xả và vô lậu niệm, tại sao chỉ nói tĩnh lự thứ tư có xả và niệm thanh tịnh? Đáp: Tĩnh lự thứ tư đều có xả và niệm xa lìa tám việc khuấy rối nên nói thanh tịnh. Tám sự khuấy rối là khổ, vui, ưu, hỷ, thở vào, thở ra, tầm và tứ. Không có các việc này mới gọi là thanh tịnh; như trong luận ấy có nói rộng.

“Tên chi Tĩnh lự ” cho đến gồm có mấy thứ là thứ hai nói về thể  tánh của chi; là nhắc lại phần trước câu hỏi.

“Tụng chép” cho đến “hỷ là hỷ thọ” là tụng đáp, câu tụng đầu nêu chung số thể; ba câu tụng cuối nói khác với ngoại tông.

“Luận chép” cho đến trước đủ là mười một: Là giải thích câu tụng đầu. Thực sự chỉ có mười một chi, tức năm chi đầu tiên tầm, tứ, hỷ, lạc, định là năm thật pháp; ba chi hỷ, lạc và đẳng trì thuộc tĩnh lự thứ hai được tăng thêm chi nội tịnh vào số trên mà thành sáu. Đẳng trì thuộc tĩnh lự thứ ba tăng thêm bốn chi xả, niệm, tuệ và lạc vào số trên mà thành mười. Ba chi xả, niệm, định tăng thêm chi chẳng khổ vui vào số trên mà thành mười một. Ở đây nói riêng về ba chi hỷ, lạc và xả nên mới kể là mười một. Nếu y theo chủng loại thì chỉ có chín thứ, vì ba chi hỷ, lạc và xả đều thuộc thọ. Nói chín chi là niệm, định, tuệ, thọ, tín, khinh an, hành xả, tầm và tứ. Ở đây, lược chia ra hai môn là phế lập và hỏi đáp. Về phế lập:

32. Hỏi đáp về sự lập thành chi tĩnh lự:

Hỏi: Trong bảy mươi lăm pháp, vì sao chỉ có chín pháp được lập thành chi tĩnh lự? Còn lại không lập?

Giải thích: Nếu thuận tịnh, thiên thắng cùng duyên với định thì được lập thành chi tĩnh lự không như thế thì không lập thứ nhất là sắc pháp. Mười một sắc pháp không duyên với định và vô biểu sắc tuy đi chung với định nhưng vẫn không duyên chung nên đều không lập thành chi tĩnh lự.

Vì thế, Luận Chánh Lý chép: Hỏi Vì sao vô biểu chẳng phải là chi tĩnh lự?

Đáp: Các chi tĩnh lự đều giúp định trụ cảnh trong khi vô biểu lại không duyên cảnh cho nên không lập thành chi. Về các tâm pháp, luận Bà-sa quyển 80 chép: Tâm thuận hợp với sự trôi lăn nhưng định lại thuận hợp với sự hoàn diệt, vì thế tâm không lập thành chi tĩnh lự. Lại, tâm thắng như vua, các pháp tâm sở đều như các quan. Định là tâm sở, vì thế không lập thành chi tĩnh lự; như các vị vua không hầu hạ các quan. Thứ ba là trong bốn mươi sáu pháp tâm sở chi có chín tâm sở được lập thành chi tĩnh lự, các tâm sở còn lại không được lập. Hai pháp đại bất thiện địa, sáu pháp đại phiền não địa, mười pháp tiểu phiền não địa và tham sân mạn nghi thuộc bất định địa pháp đều có thể tánh thuộc nhiễm, không thuận hợp với định nên không được lập thành chi. Trong mười pháp đại địa tuy cũng có khi thuộc về tánh thiện nhưng chỉ có bốn pháp được lập thành chi. Đó là ba pháp Niệm, định, tuệ vì chúng thù thắng thuận tịnh, thọ đối với các pháp tạp nhiễm và thanh tịnh đều có thế dụng mạnh mẽ, cho nên đều được lập thành chi và đối với duyên khởi hoàn diệt cũng được lập thành chi. Luận Chánh Lý quyển 71 lại chép: Có luận cho rằng đối với các pháp tạp nhiễm tuy thọ có tánh chất tăng thượng nhưng đối với tịnh pháp cũng có công năng tăng ích, giống như Chiên-trà-la tánh tuy thuộc loại thấp hèn nhưng vẫn có công năng làm lợi cho dòng họ. Vì làm lợi ích cho tĩnh lự nên thọ vẫn được gọi là chi giác của phần pháp Bồ-đề.

33. Hỏi đáp về sự lập thành chi:

Hỏi: Vì sao trong năm thọ chỉ có ba thọ được lập thành chi mà không có hai thọ kia?

Giải thích: Phải duyên với định mới được lập thành chi. Ưu và khổ chỉ thuộc dục vì thế không lập thành chi.

Về tưởng, tư, xúc, dục, tác ý và thắng giải không được lập thành chi, luận Bà-sa chép: Tưởng, tư, xúc, dục đều có tác dụng mạnh mẽ thuận hợp với lưu chuyển, còn định lại thuận hợp với hoàn diệt cho nên các pháp này không được lập thành chi. Tác ý chỉ có tác dụng đối cảnh mạnh mẽ ở tán địa cõi Dục mà chẳng phải ở định địa, nên không lập thành chi tĩnh lự. Thắng giải chỉ có tác dụng cao nhất ở giai đoạn Vô học, còn tĩnh lự phải có tác dụng cao nhất ở tất cả các giai đoạn cho nên không được lập thành chi. Mười pháp đại thiện địa tuy đều là thiện, nhưng chỉ có ba pháp tín, xả và khinh an là thuận tịnh thù thắng nên được lập thành chi còn lại không được lập. Tín là nền tảng đầu tiên của tất cả các hạnh, giống như phèn lóng nước nằm ở trong tâm làm cho tâm được thanh tịnh nên mới lập thành chi. Từ vô thỉ đến nay, hôn trầm, trạo cử đều làm cho tâm loạn động bất định. Nhờ có khinh an đối trị hôn trầm và hành xả đối trị trạo cử nên mới đắc định; hoặc trạo cử là chướng ngại của định nên hành xả có công năng đối trị, hôn trầm là chướng ngại của tuệ nên khinh an có công năng đối trị. Hai pháp này có công năng đối trị hai trọng chướng của định và tuệ, nên mới được lập làm chi riêng. Bảy pháp còn lại tuy cũng có khi thuộc về tánh thiện và thuận tịnh nhưng lại chẳng nghiêng về thù thắng. Luận Bà-sa chép: “Hỏi: Vì sao tinh tấn không được lập thành chi Tĩnh lự? Đáp: Các chi tĩnh lự đều có sự thuận hợp nghiêng về tự địa còn tinh tấn lại nghiêng về tha địa. Nghĩa là tinh tấn thuộc sơ tĩnh lự có sự thuận hợp thiên về tĩnh lự thứ hai cho đến tinh tấn thuộc vô sở hữu xứ lại thuận hợp nghiêng về Phi tưởng Phi phi tưởng xứ cho nên tinh tấn không được lập thành chi. Hơn nữa tinh tấn làm tổn hại nhân của Tam-ma-địa vì nhân của Tam-ma-địa tức là thắng lạc; như khế kinh nói “vì có lạc nên tâm mới định”. Siêng năng tinh tấn thì thân tâm thường khổ, còn tu Tam-ma-địa, thì thân tâm lại có nhiều vui cho nên tinh tấn chẳng phải là chi tĩnh lự. Lại chép: “Hỏi: Vì sao tàm, quí, vô tham, vô sân, không buông lung, bất hại, v.v… chẳng phải là ác chi tĩnh lự? Đáp: vì không tuyệt đối thuận theo các tĩnh lự. Các pháp thiện này phần lớn đều có thế lực mạnh mẽ đối trị các pháp ác thuộc tán địa ở cõi Dục chứ không thuộc tịnh địa, cho nên không lập thành chi tĩnh lự”.

34. Lại hỏi đáp về thành lập chi tĩnh lự:

Hỏi: Vì sao hân và yếm không được lập thành chi tĩnh lự?

Giải thích: Bảy pháp như tinh tấn, v.v… thường hiện hữu với tâm mà còn không được lập thành chi tĩnh lự, huống chi hân và yếm không cùng lúc với định thì làm sao được lập thành chi. Trong các pháp bất định địa, thì tầm, tứ, ố tác, ngủ nghỉ tuy cũng có khi thuộc về tánh thiện nhưng chỉ có hai pháp được lập thành hai pháp không được lập thành. Tầm và tứ thuận tịnh, mạnh mẽ đồng thời có công năng giúp cho đẳng trì chế phục ở tâm khiến tâm xa lìa thô tế, đối trị dục ác nên đều được lập làm chi. Ac tác và ngủ nghỉ không được lập thành chi, vì các chi chỉ có ở gia hạnh và định địa, còn hai pháp này thuộc về sinh đắc ở cõi Dục. Mười bốn pháp bất tương ưng hành chẳng phải là các chi tĩnh lự, vì các chi đều phải giúp đỡ cho định và đồng duyên với định nhưng các pháp này lại không tương ưng với định. Ba pháp vô vi cũng không được lập thành chi, vì muốn trở thành chi tĩnh lự thì phải khởi dụng, đồng duyên với định nhưng các pháp vô vi thì không thể khởi tác dụng.

Về hỏi đáp, Bà-sa chép: Hỏi: Vì sao tứ, lạc thọ và xả thọ không được lập thành phần pháp Bồ-đề?

Đáp: Vì bị phú tổn. Tức tứ thì bị chánh tư duy làm phú tổn, lạc thọ bị khinh an lạc làm phú tổn, lạc xả thì bị hành xả làm phú tổn.

Hỏi: Nếu vậy vì sao lại được lập thành chi tĩnh lự?

Đáp: Đối với phần pháp Bồ-đề vì để thúc đẩy chánh kiến nên lập chánh tư duy làm Bồ-đề phần; tứ có hành tướng nhỏ nhiệm, đối với sự thúc đẩy chánh kiến thì bị tầm làm phú tổn nhưng nếu lập thành chi tĩnh lự để ngăn dứt các pháp ác bất thiện thuộc địa dưới thì lại không làm phú tổn nhau. Đối với phần pháp Bồ-đề là khinh an và lạc thọ trong cùng sát-na đều làm phú tổn nhau nhưng đối với các chi tĩnh lự thì lại lập ý nghĩa riêng không có sự phú tổn. Đối với phần pháp Bồ-đề thì xả thọ và khinh an trong cùng sát-na đều làm phú tổn nhau nhưng đối với các chi tĩnh lự thì hai pháp này lại có các tác dụng đối trị và tăng ích khác nhau nên không làm phú tổn nhau. Về việc tinh tấn chẳng phải là chi tĩnh lự thì vấn đáp được lập thành giống như trên. Hỏi: Vì sao chánh ngữ, chánh nghiệp và chánh mạng chẳng phải các chi tĩnh lự? Đáp: Các chi tĩnh lự đều tương ưng trụ cảnh với tĩnh lự, tức là phải có hành tướng sở y sở duyên và có cảnh giác thì mới gọi là tương ưng, nhưng chánh ngữ, chánh nghiệp và chánh mạng đều không có các nghĩa trên, nên không được lập thành chi tĩnh lự. Do vậy các pháp bất tương ưng như bốn tướng, đắc, v.v… đều không nên lập thành chi tĩnh lự vì không giúp cho đẳng trì trụ ở một cảnh”. Như trên là văn luận.

Hỏi: Vì sao bốn pháp như tinh tấn, v.v… được lập thành phần pháp Bồ-đề?

Giải thích: Bồ-đề là tuệ, có tánh siêng năng mạnh mẽ; tinh tấn cũng có tánh siêng năng mạnh mẽ thúc đẩy con ngựa tinh tấn hướng về Bồ-đề. Chánh ngữ, chánh nghiệp và chánh mãng đều lấy giới làm thể, thành cỗ xe chánh pháp tám bánh. Bốn pháp tinh tấn, v.v… này đều rất thuận hợp với Bồ-đề nên được lập thành phần pháp Bồ-đề.

35. Đối chiếu chi thứ nhất và chi thứ hai:

“Do đây nên nói” cho đến “nên suy nghĩ đúng lý”. Về sự đối chiếu chi thứ nhất với chi thứ hai, thì suy nghĩ sẽ biết. Về sự đối chiếu giữa chi thứ nhất với chi thứ ba và thứ tư, giữa chi thứ hai và chi thứ ba và thứ tư, giữa chi thứ ba và chi thứ tư, suy nghĩ sẽ. Vì thế nói rằng sự đối chiếu giữa các chi còn lại đúng như lý mà suy nghĩ.

“Vì sao thuyết thứ ba tăng thêm lạc thọ” là giải thích câu tụng thứ hai, đây là hỏi.

“Do sơ nhị lạc khinh an”: Là Hữu bộ trả lời: Do lạc khinh an thuộc về sơ định và nhị định cho nên định thứ ba gọi là tăng thêm lạc thọ.

“Lý nào làm chứng biết là khinh an?” Là hỏi.

“Trong Sơ định nhị định” cho đến “và cập bốn chi” là trả lời của Hữu bộ: Tuy sơ định có lạc thuộc về ba thức nhưng khi đang ở trong định vì không có lạc căn nên sơ định và định thứ hai không có thân thọ lạc, khi đang nhập định vì không có năm thức nên cũng không có tâm thọ lạc. Đã nói là có hỷ thì hỷ này chính là hỷ thọ. Không có trường hợp trong một tâm mà có hai thọ hỷ và lạc đi chung cho nên không có thọ lạc. Hai thọ hỷ và lạc lại không thể cùng hiện ra, vì thế nói là sơ tĩnh lự có năm chi, tĩnh lự thứ hai có bốn chi.

“Có thuyết nói không có” cho đến “lạc căn sở nhiếp” là nói Kinh bộ giải thích: Có thuyết cho rằng không có tâm thọ lạc căn. Lạc chỉ được nói trong ba thứ tĩnh lự ở đầu đều là lạc căn thuộc về thân thọ, đây là nêu tông chỉ.

36. Hữu bộ hỏi:

Nếu thế vì sao cho đến “thân tâm lạc thọ” là Hữu bộ hỏi: Kinh có nói về tâm thì biết rằng có lạc căn thuộc về tâm thọ.

Có chỗ khác đối với việc này cho đến là có đức gì? Là Kinh bộ giải thích: Có các luận sư khác của Hữu bộ cho rằng tất cả kinh điển khi về ba chữ “tăng ích tâm” ở kinh này đều nói đó là Thân. Lại, chi lạc lập định thứ ba ra được khế kinh gọi là lạc thân mà cảm thọ. Hữu bộ các ông nếu cho rằng kinh này nói ý là thân, nói ý là thân thì có công đức gì?

37. Kinh bộ hỏi:

“Lại định thứ tư” cho đến hơn hai thứ trước: là Kinh bộ hỏi: Hơn nữa trong trường hợp của định thứ tư có khinh an tăng gấp bội lúc đầu, định thứ hai vẫn không nói là có chi lạc. Nếu các ông cho rằng khinh an thuộc sơ định và định thứ hai thì phải thuận hợp lạc thọ mới gọi là lạc, vì dựa vào ba thọ mà nói ở sơ định và định thứ hai hỷ được gọi là lạc thọ thì chúng tôi sẽ bác bỏ là nếu khinh an của tĩnh lự thứ ba đã thuận hợp lạc thọ thì lẽ ra phải là thọ chi. Nếu các ông cho rằng khinh an của định thứ ba và định thứ tư, hoặc của riêng định thứ ba vì bị hành xả làm phú tổn nên chỉ lập hành xả mà không lập khinh an, chúng tôi lại bác bỏ rằng không thể có trường hợp như thế, vì hành xả cũng là pháp thiện làm tăng thêm lợi ích cho khinh an chứ không làm tổn hại. Lại, khinh an của định thứ ba và thứ tư hoặc của định thứ ba thù thắng hơn khinh an của sơ định và định thứ hai, vì sao không được lập làm chi?

38. Kinh bộ lại dẫn kinh chứng minh:

“Lại khế kinh nói” cho đến “chẳng phải tức khinh an” là Kinh bộ lại dẫn kinh chứng minh lạc thuộc sơ định và định thứ hai chẳng phải khinh an: Lại, khế kinh nói nếu lúc ấy các Thánh đệ tử vì lìa bỏ dục nhiễm mà sinh khởi hỷ ở thân, chứng được định này và an trụ ở thứ định này đồng thời vì đã dứt được năm pháp thuận phần hạ hoặc đã dứt được năm pháp triền cái mà tu tập năm pháp thì đều được tròn đầy rốt ráo; v.v… cho đến phần hỏi đáp, văn rất dễ hiểu. Ở kinh này, khinh an và lạc đều được nói riêng, cho nên lạc thuộc về sơ định và nhị định, chẳng phải khinh an.

39. Kinh bộ nhắc lại câu hỏi của Hữu bộ để bác bỏ:

“Nếu nói trong định” cho đến “chấp nhận sinh không lỗi”: là Kinh bộ lại nhắc lại câu hỏi của Hữu bộ để bác bỏ: Nếu các ông cho rằng trong định làm sao có thân thức khởi thân thọ lạc thì chúng tôi xin nói rằng nếu có cũng không lỗi. Kinh bộ chúng tôi cho rằng trong định vẫn có sự tiếp xúc với gió khinh an được khởi từ định cao siêu mà phát sinh lạc thọ, tương ưng với thân thức, vì tiếp xúc khắp thân căn. Nếu các ông cho rằng khởi thân thức thuộc về ngoại xứ, vì tán loạn nên lẽ ra phải làm cho định bị mất thì chúng tôi cho rằng điều này không đúng, loại xúc của gió khinh an này sinh từ thắng định, dẫn khởi lạc thọ tương ưng với thân thức ở bên trong, lại có công năng thuận khởi ý thức tương ưng Tam-ma-địa, cho nên không làm định bị mất. Nếu các ông lại cho rằng đã khởi thân thức lẽ ra nên gọi là xuất định thì vặn hỏi này không hợp lý, vì trường hợp này là do nhân trước đó. Nhân trước đó chính là gió khinh an sinh từ thắng định, dẫn dắt lạc thuộc nội thân và có công năng thuận khởi Tam-ma-địa, nên không nói là xuất định. Hoặc có thể nhân là lý do. Vì lý do thuận nhau trước đó nên không thể nói là xuất định. Nếu các ông cho rằng nương tựa thân căn cõi Dục không thể sinh xúc cõi Sắc, thức cõi Sắc vì trong trường hợp này cả thân và xúc đều thuộc tự địa thì chúng tôi bác bỏ rằng nếu từ tán tâm mà nương vào thân căn cõi Dục thì phương tiện phát thân thức duyên xúc cõi Sắc; nhưng nếu tại định thuận khởi khinh an thì vẫn có thể nương vào thân cõi Dục mà sinh thân thức thuộc định để duyên khinh an, nên không có lỗi.

40. Hữu bộ hỏi kinh bộ đáp:

Nếu thế chính cho đến “thành lỗi trái lý” là Hữu bộ hỏi: Nếu vậy khi đang còn ở tại định vô lậu lẽ ra gió khinh an chạm và thân thức phải thành vô lậu; và lúc đó không nên nói rằng đối với chi khinh an được lập thành có một phần nhỏ gió khinh an xúc chạm là hữu lậu và một phần nhỏ tương ưng với ý thức là vô lậu, hoặc cũng không nên cho rằng đối với chi được lập thành có gió khinh an xúc chạm và một phần nhỏ của thân thức lạc là hữu lậu, còn một phần nhỏ tương ưng với ý thức là vô lậu, thành lỗi trái lý.

Không có lỗi trái lý: Là Kinh bộ trả lời.

Vì sao là gạn lại của Hữu bộ.

“Chấp nhận nói thân khinh an” cho đến “mật ý nói”: là Kinh bộ trả lời: Hữu bộ các ông cũng cùng thừa nhận khế kinh có nói thân khinh an thuộc về chi giác thì cần gì phải đặt vặn hỏi với chúng tôi. Tuy có ý cho rằng tâm sở khinh an tương ưng với thân thức nhưng tên gọi thân khinh an vẫn không khác với tên gọi trong kinh. Nếu các ông cho rằng thân khinh an thật ra chẳng phải là chi giác. Nếu vì thuận hợp với chi giác mà gọi là chi giác thì trong đối với vô lậu lẽ ra cũng nên thừa nhận rằng xúc và thân thức thuận hợp với vô lậu nên cũng được gọi là vô lậu và không có phần ít hữu lậu, phần ít vô lậu không có lỗi. Lại giải thích: Các luận sư Kinh bộ cho rằng tông phái mình thừa nhận nói thân khinh an thuộc về chi giác. Nếu Hữu bộ cho rằng thân khinh an thật chẳng phải là giác chi mà chỉ vì thuận hợp chi giác kia nên được gọi là chi giác, đối với vô lậu cũng nên chấp nhận như vậy; thật ra chẳng phải vô lậu, nhưng vì thuận hợp với vô lậu nên được gọi là vô lậu, thì cũng chẳng trái lý. Nếu các ông thừa nhận có nói rằng xúc và thân thức là vô lậu thì trái với khế kinh vì khế kinh, nói rằng toàn bộ mười lăm cõi đều là hữu lậu. Kinh bộ giải thích: không có lỗi trái kinh, vì ý kinh này dựa vào các thứ xúc và các thứ thân thức khác thuộc giai đoạn tán tâm mà ngầm ý nói rằng mười lăm cõi hoàn toàn là hữu lậu, chứ không y theo giai đoạn nhập định. Vì không nói hết lý nên nói là “ngầm ý”.

41. Hữu bộ hỏi kinh bộ đáp:

“Thế nào là vô lậu” cho đến “ít chi vô lậu” là Hữu bộ hỏi: Làm thế nào khi tĩnh lự vô lậu hiện ra thì một phần của xúc và thân thức lạc là hữu lậu, một phần tương ưng với ý thức lại là vô lậu? Đây là hỏi dựa vào thể.

“Khởi không cùng lúc” cho đến không thể nói là lỗi: Là Kinh bộ trả lời Ở giai đoạn trước và sau đó vì không khởi cùng thời nên nói là hữu lậu hoặc vô lậu thì có lỗi gì. Nếu các ông cho rằng ý hỷ và thân thức lạc không cùng lúc cho nên lẽ ra sơ định không thể có năm chi và định thứ hai không thể có bốn chi thì cũng không lỗi. Có thể nói rằng ở giai đoạn trước và sau của một địa có thể có chi hỷ và lạc; Như có tầm tứ tuy một địa có hai pháp nhưng không cùng lúc. Nếu Hữu bộ cho rằng tầm tứ cũng cùng khởi cho nên không thể ví với hỷ và lạc vốn không cùng lúc thì Kinh bộ sẽ chống chế rằng chẳng phải không thể lấy làm tỷ dụ để so sánh vì tâm thô và tế trái nhau mà không thể cùng khởi. Lại, đối với tầm tứ không thể cùng khởi thì Hữu bộ các ông không thể nói lỗi là sai và nếu đã không thể nêu ra lỗi, vẫn có thể lấy làm tỷ dụ.

“Do đó có thể nói” cho đến “không nói tưởng v.v…” là Kinh bộ nương vào tông mình mà giải thích: do đây có thể nói rằng dựa vào năm chi của sơ định mà giảm bớt tầm và tứ để lập thành các chi của định thứ hai, giảm bớt tâm, tứ và hỷ để lập thành định thứ ba, giảm bớt tầm, tứ, hỷ và lạc để lập thành định thứ tư. Tức do lý này mà nói rằng sơ định có năm chi và lỗi lầm xa dần các chi để lập thành các thứ định ở sau, vì không giảm dần nên không nói tưởng, v.v… là chi.

42. Kinh bộ hỏi:

Hoặc nên nói vì sao cho đến “thắng tầm tứ” là Kinh bộ hỏi: Hoặc nên hỏi rằng vì sao sơ định chỉ lập năm chi? Nếu các ông cho rằng vì năm pháp này giúp đỡ cho sơ định nên mới được lập làm chi thì điều này không đúng, vì niệm và tuệ còn giúp cho sơ định mạnh hơn cả tầm tứ nhưng vẫn không được lập làm chi.

“Tuy có một loại” cho đến lập chung: là các luận sư Kinh bộ: Tuy có một nhóm luận sư Tỳ-bà-sa thuyết như trên nhưng do chẳng phải thuyết chung của các vị cổ đức của Kinh bộ. Lại giải thích: Các luận sư Hữu bộ nói rằng tuy có một nhóm luận sư của Kinh bộ thuyết như trên nhưng đó chẳng phải thuyết chung của bậc cổ đức của Hữu bộ.

Nên xét nét suy nghĩ cho đến “gọi là nội đẳng tịnh” là giải thích câu tụng thứ ba, đây là hỏi.

“Định này xa lìa” cho đến như sông có sóng “là Kinh bộ trả lời” định thứ hai thường xa lìa sự kích động của tầm tứ và định thể nối tiếp chuyển biến thanh tịnh vắng lặng gọi là nội đẳng tịnh. Nếu có sự kích động của tầm tứ thì định này nối tiếp chuyển biến không thanh tịnh và vắng lặng giống như mặt sông nổi sống, nên không gọi là nội đẳng tịnh.

43. Hữu bộ hỏi:

Nếu thế thì ở đây nên cho đến gọi là “nội đẳng tịnh ” là Hữu bộ dựa vào tông mình để nêu ra câu hỏi: Nếu thể của thứ định này vì xa lìa tầm tứ mà được gọi là Nội đẳng tịnh thì loại nội đẳng tịnh này lẽ ra không có tự thể riêng và như vậy làm sao có thể thừa nhận có mười một thật pháp. Sau khi nêu ra câu hỏi, Hữu bộ nói về tông; cho nên nói rằng loại nội đẳng tịnh này chính là tín căn. Nghĩa là nếu chứng đắc tĩnh lự thứ hai và đối với các pháp nhiễm thuộc định địa cũng có công năng lìa bỏ và sinh khởi tín sâu thì được gọi là Nội đẳng tịnh. Lúc được sơ định tuy lìa bỏ pháp nhiễm thuộc tán địa và sinh khởi tín nhưng lìa bỏ pháp nhiễm thuộc định địa thì chưa thể sinh khởi tín vì thế ở sơ định không lập chi tín. Về sau khi lìa bỏ pháp nhiễm thuộc sơ định và sinh khởi tín, ở định địa nhị định lập thành chi tín. Tín là tánh chất của tịnh, nên gọi là Tịnh. Xa rời sự kích động từ bên ngoài đối với nội đẳng lưu của định nên gọi là nội đẳng, tịnh mà thuộc nội và vì như nhau (đẳng) nên gọi là Nội đẳng tịnh.

Có sư khác nói cho đến đều không có tự thể riêng, là các luận sư khác thuộc Kinh bộ: Loại nội đẳng tịnh này cùng với đẳng trì và tầm tứ đều không có tự thể riêng.

“Nếu không có tự thể riêng thì tâm sở lẽ ra bất thành” là Hữu bộ hỏi.

“Phần vị của Tâm khác nhau cũng được gọi là tâm sở” là Kinh bộ trả lời: Vì được giả lập khác với phần vị của tâm nên vẫn được gọi là tâm sở.

Tuy có lý này nhưng chẳng phải là điều mà tôi ý cứ: Là Hữu bộ nói: Kinh bộ các ông tuy đã nêu ra lý lẽ này, nhưng đó chẳng phải là ý chỉ của tông phái chúng tôi.

“Như lời ở trên nói” cho đến “biết quyết định là như thế”: Là giải thích câu tụng thứ tư; đây là lời người ngoài. Bài tụng ở trên có nói hỷ là hỷ thọ, làm thế nào chứng minh được điều này?

44. Hữu bộ hỏi ngược lại:

“Chẳng lẽ các ông nói hỷ chẳng phải hỷ thọ là Hữu bộ hỏi ngược lại.

Nếu bộ khác chấp nhận thì tôi cũng chấp nhận: Là trả lời của người ngoài.

Bộ khác vì sao chấp nhận chẳng phải hỷ thọ là Hữu bộ gạn lại.

Là có hỷ riêng cho đến “thể ấy đều khác: Là người ngoài dẫn chứng bộ phái khác để trả lời. Hoặc “bộ phái khác” là chỉ cho Thượng tọa bộ, cho rằng có hỷ riêng pháp tâm sở này chẳng phải là hỷ thọ, lạc của ba định đầu đều là hỷ thọ, vì thế hỷ và hỷ thọ có thể tánh khác nhau.

45. Hữu bộ bác bỏ:

“Chẳng phải ba định lạc” cho đến “hỷ này chẳng phải lạc” là Hữu bộ bác bỏ: chẳng thể lạc của ba định ở trước đều có thể gọi là hỷ thọ vì hai bộ A-cấp-ma đã chứng minh rất rõ điều này. A-cấp-ma Hán dịch là Truyền. Nghĩa là những điều được truyền lại của Chư Phật ba đời. Xưa dịch là nhầm là A-hàm. Kinh thứ nhất nói rằng dần dần diệt hết năm căn như ưu, v.v… Ở sơ định diệt hết ưu; ở định thứ hai diệt hết khổ; ở định thứ ba diệt hết hỷ; ở định thứ tư diệt hết lạc. Hỷ và lạc vốn đã được diệt riêng, cho nên biết rằng lạc của định thứ ba chẳng phải là hỷ thọ. luận Bà-sa quyển 81 giải thích: “Khế kinh có nói ở sơ tĩnh lự ưu căn bị diệt, ở tĩnh lự thứ hai gốc khổ bị diệt. Hỏi: Lúc lìa dục nhiễm có dứt ưu và khổ hay không ? Đáp: Vì dựa vào sự đối trị đã qua nên mới nói như vậy. Nghĩa là ở giai đoạn lìa dục nhiễm tuy có dứt gốc khổ nhưng chưa được gọi là đã vượt qua giai đoạn đối trị khổ. Lúc lìa bỏ được dục nhiễm ở Sơ tĩnh lự thì vì đã vượt qua giai đoạn đối trị nên mới nói là khổ diệt. Nói đối trị khổ là chỉ cho Sơ tĩnh lự. Lại, vì y theo sự vượt qua khổ sở y và khổ tộc tánh nên mới nói khổ diệt sở y, tộc tánh. Nghĩa là ở giai đoạn lìa bỏ dục nhiễm tuy dứt gốc khổ nhưng chưa vượt qua khổ sở y và khổ tộc tánh. Đến khi vào được sơ tĩnh lự và lìa bỏ các pháp nhiễm thì đã vượt qua được khổ sở y và khổ tộc tánh nên mới nói là khổ diệt. Sở y và tộc tánh là các thức thân. Hỏi: Ở giai đoạn lìa dục nhiễm tuy có dứt gốc ưu nhưng chưa vượt qua giai đoạn đối trị sở y và tộc tánh của ưu, lẽ ra cũng không nên nói là ưu đã diệt ở sơ tĩnh lự? Đáp: Sư đối trị gốc ưu cùng với sở y và tộc tánh của ưu căn đều xảy ra ở ý thức. Vốn đã cùng ưu căn ở tại ý thức cho nên đúng vào lúc dứt trừ thì gọi là Diệt. Sở y và tộc tánh của gốc khổ không cùng với sự đối trị ở tại một thức, cho nên phải đến khi vượt qua giai đoạn đối trị, sở y và tộc tánh thì mới nói là khổ diệt. Có thuyết cho rằng nói gốc khổ diệt ở tĩnh lự thứ hai là chỉ cho tầm tứ vì các Hiền Thánh đều nghĩ là khổ đối với tầm tứ còn hơn cả dị sinh nhàm chán cảnh khổ ở địa ngục mà nghĩ là khổ cho nên nói là gốc khổ”. Như trên là văn luận Bộ kinh thứ hai nói rằng trong sự dứt vui và dứt khổ ở tĩnh lự thứ tư thì trước hết vào lúc lìa bỏ pháp nhiễm thuộc tĩnh lự thứ hai thì hỷ mất và lúc lìa bỏ pháp nhiễm cõi Dục thì ưu mất. Kinh này nói là sau lạc thì dứt hỷ trước, cho nên biết rằng tĩnh lự thứ ba không có hỷ căn mà chỉ có lạc. Từ dẫn chứng của hai bộ kinh trên có thể biết rằng hỷ thọ là hỷ chứ chẳng phải lạc. Luận Bà-sa quyển 81 giải thích về bộ kinh thứ hai có chép: “Về dứt lạc: (Hỏi) Lúc được tĩnh lự thứ tư đều lìa bỏ tất cả các pháp hữu lậu thuộc tĩnh lự thứ ba, vì sao nói chỉ dứt lạc? (Đáp) Vì lạc là pháp đừng đầu trong tất cả các pháp hữu lậu được lìa bỏ ở tĩnh lự thứ ba cho nên chỉ nói về lạc. Lại, vì lạc khó dứt, khó phá, khó vượt qua, thường gây ra lỗi lầm, tăng mạnh vững chắc, và lúc lìa bỏ pháp nhiễm thuộc tĩnh lự thứ ba thì lạc lại là chướng ngại trói buộc giống như ngục tốt tàn bạo cho nên nói riêng. Lại nữa các sư Du-già vì chuyên đối trị lạc mà tu tĩnh lự thứ tư, lại thường nhàm chán mà lìa bỏ tất cả nhiếp phục thuộc tĩnh lự thứ ba nên mới nói về lạc. Lại nữa ở địa trên không có lạc nhưng lại có các pháp khác. Vì các lý do trên mà khế kinh chỉ nói về sự dứt lạc. Về dứt khổ: (Hỏi) Vào lúc lìa bỏ dục nhiễm và tu quán hạnh thì đã dứt được gốc khổ, vì sao đến nay lúc lìa bỏ pháp nhiễm thuộc tĩnh lự thứ ba lại nói là dứt khổ? (Đáp) Ở đây đã dứt được gọi là dứt; tức đối với sự ở xa nhưng đã nói là gần, giống như “đã đến” nhưng lại nói là “nay đến”, như khi nói “Đại vương từ đâu đến”. Lại, vì cả hai pháp cùng lúc đều hết nên nói là dứt. Nói “hai pháp ” là chỉ cho khổ và lạc. Lúc lìa bỏ dục nhiễm, tuy khổ đã hết nhưng lạc chưa hết. Nay lìa bỏ pháp nhiễm thuộc tĩnh lự thứ ba thì cả khổ và vui đều hết nên nói là dứt. Lại, nói “dứt lạc” là dứt lạc thuộc tĩnh lự thứ ba. Và “dứt khổ” là dứt hơi thở vào, hơi thở ra thuộc tĩnh lự thứ ba. Các bậc Hiền Thánh đối với nhập và xuất tức đều nghĩ là khổ, còn hơn cả khổ tưởng mà loài dị sinh phát khởi đối với địa ngục Vô gián. Lại, nói “dứt lạc” là dứt trừ lạc căn ở tĩnh lự thứ ba và “dứt khổ” là chỉ cho sự dứt trừ này. Như nói vì vô thường nên khổ. Nói “hỷ ưu bị mất trước tiên” là hàm ý lúc lìa bỏ dục nhiễm thì đã mất ưu căn, lúc lìa bỏ pháp nhiễm ở tĩnh lự thứ hai thì mất hỷ căn, cho nên mới nói là đến nay thì hỷ và ưu mất trước đó.

46. Nhiễm không có chi:

“Điều đã nói như thế” cho đến là có hay không? Dưới thứ ba là nói về nhiễm không có chi; nhắc lại trước để nêu câu hỏi: Đối với nhiễm tĩnh lự có thể có mười tám thứ chi có thuộc tịnh và vô lậu tĩnh lự nói trên hay không?

Không là trả lời.

Vì sao là gạn lại.

“Tụng chép” cho đến các thuyết khác không thể xả: Là tụng đáp. Luận chép cho đến chẳng phải đều có đủ: Đây là nêu chung, chẳng phải tất cả các tĩnh lự nhiễm đều có các chi thuộc tịnh và vô lậu tĩnh lự nói trên.

47. Giải thích của hai luận sư khác nhau:

“Đều có một loại” cho đến “mà được sinh” là hai giải thích của hai luận sư khác nhau. Dưới đây là giải thích của Sư thứ nhất: Ở đây nói sơ nhiễm không có các chi hỷ, lạc nhưng vẫn có các chi tầm tứ và định. Vì thế Luận Chánh Lý quyển 78 chép: “Lại có một loại được nói đến tùy theo tánh chất của nó. Trong sơ nhiễm không có sự xa lìa pháp nhiễm để sinh hỷ lạc vì không có lìa bỏ phiền não. Tuy là định nhiễm ô nhưng vẫn tương ưng với hỷ chứ chẳng phải lìa sinh mà chẳng thuộc về chi. Ở đây không chỉ nói lìa dục sinh hỷ mà còn có cả lìa nhiễm thuộc tự địa mà sinh hỷ. Khế kinh trước có nói là “đã lìa bỏ tất cả các pháp ác bất thiện” và lại nói là “lìa nhiễm sinh hỷ lạc”. Ở đây khi lập lại hai chữ “lìa sinh” là hàm ý cũng có loại hỷ sinh khởi nhờ lìa bỏ các hoặc thuộc tự địa và hỷ chi chỉ thuộc tánh thiện. Tương ưng với khinh an tất nhiên là thuộc tánh thiện. Do đó định ô nhiễm chắc chắn không có chi hỷ và các chi ở sơ nhiễm định chỉ có ba thứ, như trên là văn luận.

“Trong nhiễm thứ hai” cho đến “bị khuấy rối”: Ở đây nói về hai định nhiễm không có Nội đẳng tịnh. Về lạc thì đồng với Sơ định nên chẳng phân biệt, có hai thứ hỷ và định. Nên Chánh Lý chép: Trong nhiễm thứ hai không có Nội đẳng tịnh vì đã bị phiền não khuấy rối. Tuy thế gian nói có loại nhiễm tín, nhưng vì thuộc về bất tín nên không được lập làm chi. Lạc là khinh an, chỉ thuộc về tánh thiện, so sánh đồng như sơ định nên không ngăn dứt nữa. Vì thế chi nhiễm này chỉ có hai thứ. Định nhiễm thứ hai thừa nhận có chi hỷ nhưng trong sơ nhiễm lại không có.

Hỏi: Lấy gì đề chứng minh?

Đáp: Vì đã nói ở sơ định sinh khởi từ lìa nhiễm và định thứ hai không có nói ly sinh.

“Trong nhiễm thứ ba” cho đến “bị mê loạn” là nói định nhiễm thứ hai không có niệm và tuệ. Và đương nhiên không có hành xả vì giống với trường hợp phân biệt ở tĩnh lự thứ tư; tức chỉ có lạc và định. Luận Chánh Lý chép: Trong nhiễm thứ ba không có chánh niệm, chánh tuệ vì bị nhiễm lạc làm mê loạn. Đối với thứ định nhiễm ô này tuy cũng có niệm tuệ nhưng gọi là thất niệm và bất chánh tuệ. Vì thế hai chi này không có trong nhiễm. Hành xả thì thuộc về pháp đại thiện địa có thể so sánh giống với định thứ tư cho nên ở đây không dứt trừ và nhiễm nầy chỉ có hai chi.

“Trong nhiễm thứ tư” cho đến “sở nhiễm ô”. Đây là nói nhiễm định thứ tư không có hai chi xả và niệm, chỉ có thọ và định, vì thế Luận Chánh Lý chép: Nhiễm định thứ tư không có xả và niệm tịnh vì bị phiền não làm nhiễm ô. Vì vậy nhiễm định thứ tư chỉ có hai chi.

Có sư khác nói cho đến “thuộc đại thiện nhiếp” là giải thích của luận sư thứ hai: Có thuyết cho rằng trong sơ nhiễm định và nhiễm định thứ hai chỉ không có khinh an. Sơ nhiễm định có bốn chi và nhiễm định thứ hai có ba chi. Hai thứ nhiễm định ở sau chỉ không có hành xả. nhiễm định thứ ba có bốn chi và nhiễm định thứ tư có ba chi. Vì khinh an và hành xả đều thuộc về đại thiện pháp. Địa nội đẳng tịnh và tín mà tín thì gồm cả nhiễm và bất nhiễm, vì thế mới nói nhiễm định thứ hai có ba chi. Luận Chánh Lý chép: Có luận sư khác cho rằng sơ nhiễm định và nhiễm định thứ hai chỉ không có khinh an, hai thứ nhiễm định ở sau chỉ không có hành xả vì chúng đều thuộc pháp đại thiện địa. Họ nói rằng trong các nhiễm định thì hỷ, tín, niệm và tuệ đều thuộc về chi và đều có cả tánh nhiễm. Luận Bà-sa quyển 10 cũng có hai giải thích của luận này: “Ở đây sở dĩ có thuyết cho rằng đối với các nhiễm tĩnh lự đều không lập chi, chỉ nói không có hỷ, lạc, v.v… là vì nói theo ý nghĩa của “minh liễu”. Tức sơ tĩnh lự lìa nhiễm và sinh hỷ lạc là vì có nói về hai chữ “lìa sinh”, tĩnh lự thứ hai có Nội đẳng tịnh là vì có nói đến “Tịnh”, tĩnh lự thứ ba có chánh niệm và chánh tri là vì có nói về chữ “Chánh”, tĩnh lự thứ tư có xả niệm thanh tịnh là vì có nói về hai chữ “thanh tịnh”. Tất cả các tánh chất thuộc về “minh liễu” ở trên đều trái với nhiễm định cho nên nói rằng nhiễm định không có tánh chất này. Thật ra các thứ nhiễm định đều không có tất cả các chi. Có thuyết lại dựa theo sự “Thù thắng”. Tức ở Sơ tĩnh lự thì sự ra khỏi khổ nặng của cõi Dục rất tốt đẹp; ở ba thứ tĩnh lự sau thì đối với sự lìa nhiễm thắng diệu có các chi đối trị tốt đẹp. “Vì thế đã dựa vào ý nghĩa của các tánh chất thù thắng ở trên để nói rằng nhiễm định không có các chi này. Thật ra các chi khác cũng không có ở tất cả các nhiễm tĩnh lự”, như trên là văn luận.

Hỏi: Vì sao gọi là ly sinh hỷ, lạc, v.v…?

Giải thích: Lìa các pháp ác bất thiện của cõi Dục và sinh khởi hỷ lạc nên gọi là ly sinh hỷ lạc; lìa bỏ tầm tứ nên Tín được gọi là Tịnh. Do lìa bỏ hỷ nên niệm và tuệ được gọi là Chánh; lìa bỏ tám tai nên xả và niệm được gọi là Thanh tịnh. Như vậy tùy theo tánh chất của bốn địa mà nêu riêng.

“Trong Khế kinh nói” cho đến “bốn thọ nhập tức xuất tức” là thứ tư giải thích ý nghĩa bất động trong kinh; dựa vào kinh để hỏi đáp.

48. Giải thích bài tụng:

1/ Giải thích hai câu đầu: “Luận chép” cho đến “tai hoạn có tám”: Là giải thích hai câu tụng đầu.

2/ Giải thích hai câu cuối: Tám thứ là gì: Là giải thích hai câu tụng cuối; đây là hỏi.

“Tầm tứ bốn thọ” cho đến “nói là bất động” là trả lời rất dễ hiểu.

“Nhưng khế kinh nói” cho đến “bị hỷ lạc làm động”: Là giải thích dựa theo kinh: Thật ra khế kinh nói tĩnh lự thứ tư không bị tầm tứ, hỷ và lạc làm xao động và chỉ y theo các chi để nói chứ chẳng phải không có các chi. Lại giải thích: Kinh chẳng nói hết ý luận mới nói hết lý. Vì thế Luận Chánh Lý chép: Thật ra, khi khế kinh nói rằng tĩnh lự thứ tư không bị tầm tứ hỷ lạc làm xao động chỉ là ngầm ý, nhưng luận lại y theo pháp tướng nên đã dẫn lời thuyết giáo của Bạc-già-phạm nói rằng thân hành của thứ định này đều diệt. Nhập tức và xuất tức gọi là thân hành cho nên biết rằng thứ định này chẳng phải chỉ tránh được bốn tai họa làm xao động của tầm tứ hỷ lạc.

49. Thuyết của Sư khác:

Có Sư khác nói cho đến “chiếu mà vô động”. Có luận sư khác cho rằng tĩnh lự thứ tư giống như ngọn đèn trong nhà tối chiếu sáng mà không bị chao động, nên gọi là bất động, là ví dụ mà kinh nói.

50. Nói sinh và thọ khác nhau:

“Như định tĩnh lự” cho đến “sinh có như thế hay không: Là thứ năm, nói về sinh và thọ khác nhau. Hỏi: Như Định tĩnh lự có các thứ thọ. Dụ như sơ định và định thứ hai có hỷ, định thứ ba có lạc, định thứ tư có xả. Vậy thì sinh tĩnh lự có giống như thế không?

Không là đáp.

Vì sao là gạn lại.

“Tụng chép” cho đến “thọ có khác nhau”: Là giải thích tĩnh lự thứ hai không có lạc thọ, vì không có ba thức còn lại, tâm duyệt thô động cho nên chỉ gọi là hỷ mà chẳng phải lạc. Văn còn lại rất dễ hiểu.

“Ba tĩnh lự trên” cho đến “và khởi biểu nghiệp” là thứ sáu nói về sự phát khởi tâm thuộc địa dưới. Câu hỏi: Sinh lên ba định trên thì không có ba thức thân và không có tầm tứ. Như vậy làm sao có thể phát khởi các khả năng thấy, nghe, xúc và biểu nghiệp?

Chẳng sinh địa kia cho đến nhưng chẳng phải sự trói buộc kia: Là đáp: Không phải sinh lên các địa trên thì không có ba thức và tầm tứ mà chỉ là không có các trói buộc của địa này.

Vì sao? là gạn lại.

51. Giải thích:

“Tụng chép” cho đến vì thấp kém: Là giải thích. Sinh lên ba địa trên, khởi ba thức thuộc địa dưới và phát biểu tâm đều thuộc về sơ định. Sinh địa trên và khởi địa dưới, như khởi hóa tâm thuộc địa dưới vì thế vẫn có công năng thấy, nghe, xúc và phát biểu nghiệp. Bốn thứ này đều thuộc tánh vô phú vô ký, không khởi hạ nhiễm vì đã lìa nhiễm và cũng không khởi thiện cõi dưới vì quá thấp kém. Vô ký tuy yếu ớt nhưng chẳng phải tánh nhàm chán cho nên vẫn có thể trung dung phát khởi.

52. Hỏi đáp về vô ký:

Hỏi: Sinh lên địa trên, khởi pháp vô phú vô ký thuộc địa dưới thì đây là loại vô ký vào trong bốn thứ?

Giải thích: Pháp sư Thái giải thích rằng: “Ba thức nhãn, nhĩ và thân tuy chẳng phải hóa tâm vô ký nhưng vẫn thuộc loại hóa tâm cho nên chắc chắn thuộc về loại này, đều gọi chung là quả thiền tâm. Vì thế phẩm Định trong luận Tạp Tâm chép: Không khởi cõi Dục vì chẳng phải quả thiền. Tuy nhiên, Bất hoàn tâm cũng được gọi là quả thiền vì thế phẩm Trạch của luận Tạp Tâm trong phần giải thích cõi Vô Sắc có bốn tâm nhưng không có tâm biến hóa và tâm uy nghi có chép: Trừ quả thiền và uy nghi ra, bốn tâm còn lại vẫn có ở Vô Sắc. Dùng văn này làm chứng, khởi ba thức thân, vì thuộc chủng loại hóa tâm cho nên quả thiền thuộc về tánh vô ký. Nếu khởi ngữ nghiệp thì chỉ có tâm biến hóa vì thế luận trước chép rằng: Dù là năng hóa hay người sở hóa thì định thứ ba trở lên đều dùng ngữ của Sơ định tâm. Cõi Sắc không có tâm công xảo và không thể dùng ngữ thuộc tâm công xảo vì thanh không có các tánh chất đi, đứng, ngồi, nằm; không thể dùng ngữ của tâm uy nghi vì luận trước có chép: Bốn thức duyên uy nghi. Từ đó biết rằng thân ở định thứ ba chỉ dùng hóa tâm ngữ; nếu khởi thân biểu nghiệp thì có cả uy nghi và biến hóa.

Hỏi: Làm sao biết được hóa tâm khởi thân biểu ngữ biểu?

Đáp: Luận Bà-sa quyển 13 chép: Nếu sinh Sơ tĩnh lự thì thành tựu một pháp cõi Dục là pháp xả ý cận hành; tức đi chung với tâm thông quả, duyên chung các cảnh sắc, v.v… mà sinh khởi. Có thuyết cho rằng thành tựu ba pháp là sắc, thanh, pháp, xả ý cận hành, tức đi chung với tâm thông quả. Nếu Tâm này duyên với thân biểu sở khởi thì có duyên sắc xả ý cận hành; nếu tâm này duyên với hóa sự sở biến, vì duyên chung nên có duyên pháp xả ý cận hành. Tức đi chung với tâm thông quả vì tâm này có cả duyên chung và duyên riêng”. Giải thích này không đúng. Sinh ở ba định cõi trên và khởi các thức cõi dưới. Nếu đó là thân thức thì chỉ là tâm uy nghi hoặc duyên tâm uy nghi hoặc tương tợ như tâm uy nghi. Nếu khởi nhãn thức thì tu đắc sẽ thuộc thông quả nhưng chỉ khởi sơ qua thì chỉ là tâm uy nghi, hoặc duyên tâm uy nghi, hoặc tương tợ tâm uy nghi. Nếu khởi nhĩ thức thì tu đắc sẽ thuộc thông quả, nếu chỉ khởi sơ qua thì chỉ là tương tợ tâm uy nghi. Nếu khởi phát nghiệp tâm và chỉ phát khởi sơ qua thân ngữ nghiệp thì đó là tâm uy nghi. Tâm uy nghi còn có thể duyên chung mười hai xứ thì vẫn có khi phát khởi ngữ nghiệp. Trong giải thích về uy nghi năm uẩn, pháp sư Không nói: “Sắc tụ có năm, đó là năm trần”.

Hỏi: Nếu nói uy nghi có đủ năm trần, vì sao Bà-sa và Câu-xá đều nói chỉ có bốn trần, tức trừ thanh?

Giải thích: Đi, đứng, ngồi nằm, gọi là uy nghi. Thanh chẳng phải là thể chánh thức của uy nghi nên hai luận trên nói là không. Ở đây y theo ý nghĩa tâm uy nghi có thể phát thanh nên nói là có như trên là không Pháp sư giải thích. Nếu do hóa nhân thuộc địa trên phát khởi thì chẳng phải là thân ngữ nghiệp. Tức khởi tâm thông quả địa dưới phát khởi mà chẳng phải là biến hóa tâm. Nếu Thái Pháp sư dùng hai thức tu đắc Thiên nhãn và thiên nhĩ làm đồng loại với hóa tâm và cùng gọi là thông quả thì vẫn có việc đó. Nhưng nếu dùng nhãn thức, nhĩ thức và thân thức được phát khởi rộng làm tâm thông quả thì lại không đúng. Theo các luận thì trong hai mươi tâm chỉ có tâm thông quả tương sinh với định tâm. Chẳng lẽ có trường hợp mới khởi sơ ba thức ở dưới mà đã có thể nhập định hay sao? Luận Tạp Tâm chép: Chẳng khởi ở cõi Dục nên không quả thiền, nay lại xét phẩm Định trong Tạp Tâm: Thân sanh địa trên, khởi ba thức sơ định, không khởi trong cõi Dục, rằng chẳng phảhi cõi Dục, chẳng phải tu quả, không nói quả thiền. Đây là dẫn chứng sai lạc. Nói “tu quả” là vì lệ thuộc định địa nên đều gọi chung là tu quả. Nếu nói “tu quả” tức quả thiền thì vì lệ thuộc định địa nên đều gọi chung là quả thiền mà không đồng với hóa tâm được gọi là quả thiền và thuộc về tâm thông quả. Lại dẫn luận Bà-sa chứng minh hóa tâm phát khởi thân ngữ nghiệp tức chưa hiểu được tâm thông quả rộng mà biến hóa tâm hẹp. Nghĩa là các tâm thông quả đều là hóa tâm cho nên chỗ nào cũng giải thích khác nhau, đối với việc đã bác bỏ trước đây được khôi phục lại. pháp sư Không lại cho rằng nói sinh vào ba định ở trên giống như ba thức uy nghi và tâm phát nghiệp uy nghi ở sơ định cũng chưa hết lý. Nếu y theo trường hợp phát khởi rộng thì không ngại gì, nhưng nếu y theo trường hợp phát nghiệp ở nhị thông và hóa nhân đều được gọi là uy nghi thì không đúng. Y theo luận trên để bác bỏ thuyết này.

53. Nói về ba Đẳng chí:

Giải thích riêng như thế cho đến “mới đắc thì thế nào”: Dưới đây là thứ hai, nói về ba Đẳng chí, trong đó có chín: Nói về mới đắc Đẳng chí nói về Đẳng chí sinh nhau, nói về thuận bốn phần định, nói về siêu đẳng chí, nói về y thân của đẳng chí, nói về đẳng chí duyên cảnh, nói về đẳng chí dứt hoặc, cận phần sai khác nói về và Trung định khác nhau. Đây là phần thứ nhất nói về trường hợp mới đắc đẳng chí; kết thúc phần trước nêu câu hỏi .

“Tụng chép” cho đến “nhiễm do sinh và thối” là tụng đáp.

54. Giải thích bài tụng:

1/ Giải thích hai câu tụng đầu: “Luận chép” cho đến “không do sinh” là giải thích hai câu tụng đầu. Tám đẳng chí căn bổn tùy theo sự thích ứng nếu hoàn toàn không thành tựu mà chỉ đạt được thì các tịnh Đẳng chí do hai nhân duyên là lìa nhiễm và thọ sinh. Nói “lìa nhiễm” là chỉ cho trường hợp ở địa dưới lìa pháp nhiễm thuộc địa dưới mà được tịnh đẳng chí thuộc địa trên. Nói “thọ sinh” là khi từ địa trên sinh vào tự địa thì đắc được tịnh đẳng chí thuộc tự địa. Trong tám đẳng chí, bảy thứ đầu đều như vậy, nhưng ở Hữu đảnh lại khác vì chỉ đắc do lìa nhiễm. Vì không do từ địa trên sinh xuống địa dưới nên không có đắc nhờ thọ sinh. Luận Chánh Lý chép: Ở đây chỉ nói về đẳng chí căn bổn vì khi các cận phần chưa lìa bỏ nhiễm thì hoàn toàn không thành tựu mà chỉ đắc nhờ gia hạnh.

“Ngăn dứt vì sao nói hoàn toàn bất thành ngôn”? Là hỏi.

“Vì ngăn dứt đã thành” cho đến “nên suy nghĩ như lý” là đáp. Vì ngăn dứt đã thành mà được chút phần như khi nhờ gia hạnh mà được Thuận phần quyết trạch, v.v… chữ “Đẳng” bao gồm thuận phần Thắng tiến. Sở dĩ không bao gồm phần trụ và thối phần vì đã được trước đó. Tức trước đó đã được phần trụ và thối phần; về sau nhờ gia hạnh mà được phần Thắng tiến, hoặc phần quyết trạch. Ở đây không gọi đắc vì bốn phần này giống như tịnh định và do khi lìa nhiễm tự địa mà đắc được thối phần vì trước đó đã đắc được phần trụ, phần Thắng tiến, hoặc phần quyết trạch. Nay tuy là đắc thối phần, nhưng không được gọi là đắc, vì bốn phần này đồng với tịnh định. Tỳ-bà-sa cũng đã dựa vào ý nghĩa này mà đưa ra câu hỏi: có khi tịnh định do lìa nhiễm đắc, do lìa nhiễm xả, do thối đắc, do thối xả, do sinh đắc và do sinh xả hay không? Đáp: Có trường hợp này. Đó là phần thuận thối. Phần thuận thối thuộc sơ tĩnh lự đắc được lúc xa lìa cõi Dục nhiễm, xả bỏ khi xa lìa nhiễm tự địa, đắc được lúc xa lìa nhiễm tự địa, xả bỏ khi xa lìa nhiễm cõi Dục, đắc được lúc từ địa trên sinh vào sơ định ở tự địa, xả bỏ khi từ tự địa sinh vào cõi Dục địa dưới. Các địa khác có thể theo lý mà suy nghĩ.

2/ Giải thích câu 3: “Vô lậu chỉ do” cho đến “như lý nên suy nghĩ”: Là giải thích câu tụng thứ ba: Vô lậu chỉ đắc được nhờ lìa nhiễm. Tức các Thánh lìa bỏ địa dưới nhiễm mà đắc được vô lậu thuộc địa trên. Ở đây cũng chỉ y theo tĩnh lự căn bổn . Hoàn toàn không thành tựu nghĩa là đến nay mới đắc. Nếu đã thành tựu trước đó thì vào thời gian khác cũng đắc được. Tức ở giai đoạn tận trí lại được đạo vô học; ở giai đoạn luyện căn lại được đạo Hữu học và vô học; hoặc do gia hạnh mà tu pháp đắc thắng vô lậu thuộc đương địa, hoặc do hữu thối mà đắc được pháp vô lậu thuộc đương địa. Tất cả đều có thể dựa vào lý trên để biết. Các pháp như thế đều không thuộc về trước đó không thành tựu mà đến nay mới đắc, cho nên không nói. Ở đây chỉ y theo trường hợp địa căn bổn mà nói về trước đó hoàn toàn không thành tựu và đến nay mới được để gọi là đắc. Dù đến nay mới đắc nhưng trước đó đã thành tựu một phần nhỏ thì vẫn không được gọi là Đắc.

“Chẳng lẽ không do nhập” cho đến “đẳng chí Vô lậu” là hỏi: Nhập chánh tánh ly sinh cũng được gọi là Sơ đắc đẳng chí vô lậu, vì sao chỉ nói vô lậu do lìa nhiễm đắc mà không nói nhập Chánh tánh ly sinh đắc?

“Điều này chẳng quyết định” cho đến “quyết định đắc giả” là đáp: Nhập thấy đạo đắc ở đây chẳng có tánh chất chắc chắn. Tuy trong trường hợp vượt qua thứ lớp tu tập, hành giả nương căn bổn địa để nhập thấy đạo cũng đắc được đẳng chí căn bổn vô lậu nhưng theo thứ lớp tu tập thì hành giả lúc nhập vào thấy đạo vì chưa đắc được căn bổn định cho nên không có tánh chất chắc chắn. Ở đây chỉ nói về chắc chắn đắc. Vì thế Luận Chánh Lý chép: Bậc Thánh lìa nhiễm cõi dưới chắc chắn đắc định căn bổn vô lậu ở địa trên.

3/ Giải thích câu 4: “Nhiễm do thọ sinh” cho đến “đắc nhiễm ở địa này”: Là giải thích câu tụng thứ tư: Nhiễm do thọ sinh và lui mất mới đắc được. Nghĩa là khi mất ở địa trên và sinh xuống địa dưới thì đắc địa dưới khi lìa nhiễm lui sụt ở địa này thì đắc nhiễm ở địa này. Cả hai trường hợp này đều chẳng phải lìa nhiễm đắc hoặc gia hạnh đắc. Vì thế Luận Chánh Lý chép: Không đắc do lìa nhiễm và gia hạnh vì cả hai thời gian trên đều có công năng xả nhiễm.

“Vì sao đến sau” cho đến “nhiễm sinh tự nhiễm cõi dưới” là phần hai nói về đẳng chí sinh nhau; nêu câu hỏi và tụng đáp.

55. Giải thích bài tụng:

1) Giải thích hai câu tụng đầu: “Luận chép” cho đến “đồng thời tự địa có hai”: Là giải thích hai câu tụng đầu: Đẳng chí Vô lậu lần lượt sinh từ tự địa lên địa trên. Chữ “thiện” trong thiện cõi dưới bao gồm cả tịnh và vô lậu. Vì rất trái với nhiễm nên không thể sinh nhiễm. Nhưng ở địa trên và dưới chỉ có thể lên đến tĩnh lự thứ ba mà không thể đến tĩnh lự thứ tư vì quá xa. Từ sơ tĩnh lự nối tiếp sinh ở sáu địa là tự địa, hai địa và ba địa; mỗi địa đều là thanh tịnh vô lậu. Vô sở hữu xứ nối tiếp sinh ở bảy địa là hai tự địa và bốn địa dưới. Địa trên chỉ thuộc tịnh và gồm có bảy thứ. Tĩnh lự thứ hai nối tiếp sinh ở tám địa là hai tự địa, bốn địa trên và hai địa dưới. Thức vô biên xứ nối tiếp sinh ở chín địa là hai địa, bốn địa dưới và ba địa trên, tức hai địa ở Vô sở hữu xứ và một ở Phi tưởng Phi phi tưởng xứ. Tĩnh lự thứ ba, tĩnh lự thứ tư và Không vô biên xứ đều nối tiếp sinh ở mười địa là bốn địa trên, bốn địa dưới và hai tự địa.

“Loại trí vô gián” cho đến “y duyên trở xuống” nói về các sự sai khác. Trong các tĩnh lự thì Loại trí nối tiếp năng sinh Vô Sắc, nhưng pháp trí thì không vì nương thân cõi Dục và duyên cảnh cõi Dục ở địa dưới. Về siêu việt thì có hai thứ là siêu định và siêu duyên. Hai thứ này đều chỉ đến thứ ba chứ không lên đến thứ tư. Vì pháp trí duyên cảnh cõi Dục và Vô Sắc đẳng chí duyên cảnh Vô Sắc đều không thể đốn siêu bốn cảnh cõi Sắc.

Pháp trí nối tiếp không sinh Vô Sắc, vì thế luận Bà-sa quyển 1 chép Hỏi: Người tu quán hạnh đốn siêu sở duyên thế nào?

Đáp: Nhờ bất niệm tác ý mà ở mỗi địa trong chín địa đều dùng sơ tĩnh lự để duyên riêng; trong đó chỉ có công năng đốn siêu ở một địa. Tức chỉ cho nối tiếp duyên một địa ở cõi Dục có công năng duyên trên lên đến sơ tĩnh lự hoặc tĩnh lự thứ ba; chẳng phải thứ khác duyên tĩnh lự thứ hai có công năng duyên dưới cõi Dục hoặc sơ tĩnh lự duyên trên tĩnh lự thứ ba hoặc tĩnh lự thứ tư; chẳng phải thứ khác, duyên tĩnh lự thứ ba có công năng duyên dưới sơ tĩnh lự hoặc tĩnh lự thứ hai duyên trên tĩnh lự thứ tư hoặc Không vô biên xứ. Chẳng phải thứ khác. Cứ như vậy cho đến nối tiếp duyên Phi tưởng Phi phi tưởng xứ có công năng duyên dưới Thức vô biên xứ hoặc vô sở hữu xứ, chẳng phải thứ khác. Như nương vào sơ định, các trường hợp nương vào các định khác tùy theo sự thích ứng cũng đều có sự duyên nối tiếp như thế. Và giống như trường hợp không thể vượt qua hai địa sở duyên, đối với siêu định cũng như vậy. Vì thế không thể nhập tĩnh lự thứ tư.

Hỏi: Nếu vậy vì sao nói tịnh giải thoát tiếp tục sinh khởi năm tâm. Tâm Tịnh giải thoát duyên cõi Dục và biến hành tùy miên thuộc tĩnh lự thứ tư có công năng duyên tự địa, địa trên cho đến Hữu đảnh thì chẳng lẽ không có công năng vượt qua hai địa sở duyên.

Đáp: Nói tâm bất nhiễm không có công năng vượt qua hai địa nhưng không trái vì tâm này là nhiễm ô không trái nhau. Hỏi: Khổ pháp trí nối tiếp duyên cõi Dục và khởi khổ loại nhẫn cho đến duyên Hữu đảnh. Như vậy vì sao nói tâm bất nhiễm ô không có công năng vượt qua hai địa? Đáp: Đó chỉ là duyên chung nên không nói là “đốn siêu”, vì cũng duyên các địa khác, vì vậy không nên đặt thành câu hỏi. Năm tâm là năm bộ tâm.

2) Câu tụng 3, 4: “Từ tịnh đẳng chí” cho đến còn lại mười một: Là giải thích câu tụng thứ ba, thứ tư. Nếu sinh từ Tịnh đẳng chí cũng như vậy; tuy nhiên mỗi loại đều sinh thêm nhiễm tự địa ô vì Tịnh đẳng chí ở bên trên thì dính tới vô lậu và bên dưới thì tiếp nối với nhiễm ô. Hữu đảnh tịnh đẳng chí nối tiếp sinh sáu địa là hai tự địa thuộc tịnh và nhiễm, bốn địa dưới thuộc Vô sở hữu xứ, Thức xứ, tịnh và vô lậu. Từ Sơ tĩnh lự nối tiếp sinh bảy địa là ba tự địa, bốn địa trên. Vô sở hữu xứ có tám địa là ba tự địa, một địa trên và bốn địa dưới. Định thứ hai có chín địa là ba tự địa, bốn địa trên và hai địa dưới. Thức xứ có mười địa là ba tự địa, ba địa trên và bốn địa dưới. Định thứ ba, định thứ tư và không xứ đều có mười một địa là ba tự địa, bốn địa trên và bốn địa dưới.

3) Câu tụng 5, 6: “Từ nhiễm đẳng chí” cho đến “sinh kế hạ tịnh”:

Là giải thích câu tụng thứ năm, thứ sau, lời văn rất dễ hiểu. Luận Chánh Lý chép: Vì quá trái ngược nhau nên không sinh vô lậu.

“Nếu đối với nhiễm tịnh” cho đến “từ nhiễm sinh tịnh”: Ý câu hỏi; đọc rất dễ hiểu.

“Nguyện lực đời trước” cho đến “liền năng giác ngộ” là trả lời; cũng rất dễ hiểu.

56. Phân biệt sự khác nhau:

“Vô lậu và nhiễm” cho đến nên có ba thứ khác nhau: Phân biệt sự khác nhau, Vô lậu và nhiễm ô không bao giờ sinh nhau vì quá trái nhau, tịnh thì sinh nhau nhưng vì nằm ở Trung gian cho nên ba pháp có khác.

4) Hai câu tụng cuối: “Điều đã nói như thế” cho đến chưa lìa cõi dưới: Là giải thích hai câu tụng cuối. Như đã trình bày ở trên, khi nói tịnh và nhiễm sinh nhiễm là chỉ y theo tịnh và nhiễm thuộc định. Sinh định địa thì có tên là sinh tịnh, sinh nhiễm. Nói “sinh tịnh” là chỉ cho sinh đắc thiện; nói “sinh nhiễm” là chỉ cho các hoặc thuộc trường hợp tán loạn ở các địa này. Nếu sinh tịnh và sinh nhiễm đều có thể sinh nhiễm thì không đúng. Tức qua đời, từ sinh đắc thiện tịnh mỗi trường hợp đều nối tiếp sinh nhiễm ở tất cả các địa thuộc tự, thượng và hạ; nếu từ sinh nhiễm thì mỗi trường hợp đều nối tiếp sinh nhiễm thuộc tự địa và tất cả các địa dưới nhưng không sinh nhiễm trên vì chưa lìa bỏ nhiễm dưới.

57. Nói về thuận bốn phần định:

“Cái gọi là từ tịnh” cho đến “đều năng sinh chăng” là thứ ba nói về thuận bốn phần định; là nhắc lại trước nêu câu hỏi.

Không đúng là đáp.

Vì sao là gạn lại.

“Tụng chép” cho đến “sinh hai, ba ba một” là tụng đáp.

58. Giải thích bài tụng điều

“Luận chép” cho đến “thuộc về thuận phần Thắng tiến”: Là giải thích bài tụng đầu; nêu số lượng, trình bày tên gọi. Ở bảy địa đầu, mỗi địa đều có bốn phần. Hữu Đảnh chỉ có ba phần; tức trừ phần Thắng tiến vì không có địa trên. Luận Bà-sa 11, đồng với luận này. Địa Hữu đảnh chỉ có ba phần, trừ phần Thắng tiến.

Hỏi: Nếu vậy vì sao Bà-sa nghiệp uẩn nói địa Hữu đảnh có bốn phần?

Giải thích: Luận này và Bà-sa quyền 11 vì y theo địa Hữu đảnh không còn địa trên để mong đạt đến cho nên nói rằng Hữu đảnh không có phần Thắng tiến. Trong khi Bà-sa Nghiệp Uẩn lại y theo đương địa vẫn còn thắng đức để mong đạt đến, nên nói là có Thắng tiến. Vì thế, Luận Chánh Lý quyển 78 chép: “Phần Thắng tiến gồm có hai thứ là địa mình thù thắng công đức và địa trên thù thắng công đức. Nếu có công năng dẫn đến các công đức này thì đều gọi là thuận Phần Thắng tiến như trên văn luận”. Thế mới nói là Hữu đảnh có thể có và có thể không. Mỗi trường hợp y theo một ý nghĩa khác nhau.

Trong bốn thứ này cho đến chỉ từ đây sinh: Là giải thích câu tụng thứ năm, thứ sáu; lời văn rất dễ hiểu. Luận Bà-sa quyển 1 phần Tịnh sinh vô lậu chép: “Chỉ từ phần thuận quyết trạch. Có thuyết cho rằng cũng từ thuận phần Thắng tiến. Tuy không có lời bình nhưng vẫn cho giải thích đầu làm nghĩa đúng. Vì thế Luận Chánh Lý quyển 78 chép: Phải biết rằng ý nghĩa quyết định ở đây là tất cả các Thánh đạo phải nối tiếp sinh khởi từ đây chẳng phải từ đây nối tiếp sinh khởi Thánh đạo. Nếu khác với đây lẽ ra phải nói rằng chỉ có pháp thế đệ nhất mới gọi là phần thuận quyết trạch.” Như trên là văn luận. Lại, các luận đều nói là phần thuận quyết trạch có công năng sinh Thánh đạo.

Hỏi: Vô lậu có công năng sinh ra mấy phần?

Giải thích: Sinh hai phần ở cuối. Vì thế Luận Chánh Lý quyển 78 chép: Hỏi Vô lậu vô gián hiện hữu ở phần nào?

Đáp: Có thuyết cho rằng ở ba phần, tức trừ phần thuận thối. Đúng ra chỉ có hai phần là hai thứ cuối. Luận Bà-sa quyển 1 trong phần Vô lậu sinh tịnh chép: Trong trường hợp lần lượt nhập định theo thứ lớp thì làm duyên đẳng vô gián cho phần Thắng tiến; nếu là trường hợp siêu việt thì chỉ cùng với thuận phần quyết trạch làm duyên đẳng vô gián.

Hỏi: Vì sao chỉ đối với siêu việt nhập định thì mới có phần thuận quyết trạch và đạo vô lậu làm duyên đẳng vô gián cho nhau?

Đáp: Vì chỉ khi siêu việt nhập thì mới có gốc lành mạnh mẽ và vững chắc có công năng dẫn phát phần thuận quyết trạch mạnh mẽ vững chắc trong khi các phần khác không thể như vậy.

Hỏi: Nếu phần thuận thối thường thuận theo phiền não thì đối với đã lìa bỏ pháp nhiễm thuộc địa này và sau đó lại thối khởi các pháp nhiễm này thì các hoặc sẽ từ đâu sinh hoặc khi thối phần đã xả bỏ?

Giải thích: Từ phần trụ sinh khởi, Vì thế Luận Chánh Lý quyển 78 chép: Nếu thuận với phiền não nên gọi là phần thuận thối thì A-la-hán làm sao có thể bị lui mất. Không thể nói rằng vì còn có phần thuận thối do định làm cho hiện hành vì đã lìa nhiễm. Tuy có câu hỏi này nhưng thật ra không trái lý, vì đối với thuận trụ vẫn có thuận thối nên cũng có thể gọi là phần thuận thối . Từ pháp này mà có lui mất hạt giống như đã nói ở trước. Luận Bà-sa quyển 1 chép: Ở tịnh định, v.v… mà có phiền não nối tiếp hiện ra thì nên biết rằng đều từ phần thuận thối hoặc phần thuận trụ sinh khởi. Do đã xa lìa các pháp nhiễm chưa được xa lìa thuộc địa mình vì khởi phiền não thuộc địa mình có khác.” Từ đó biết rằng vẫn có phiền não sinh khởi từ phần trụ.

Bốn thứ này đối nhau cho đến tự chẳng phải thứ khác: Là giải thích hai câu tụng cuối. Bốn trường hợp này đối nhau sinh khởi. Trường hợp đầu có thể sinh khởi hai pháp là phần thuận thối và phần thuận trụ mà không sinh khởi hai pháp ở sau cách nhau vì xa. Các luận đều đồng ý với nhau về điểm này. Trường hợp thứ hai sinh khởi ba pháp, tức trừ thuận phần quyết trạch vì cách xa nhau. Các luận đều đồng. Trường hợp thứ ba sinh khởi hai pháp, tức trừ phần thuận thối vì cách xa nhau. Luận Bà-sa quyển 11, Luận Chánh Lý, luận Hiển tông đều đối với luận này. Nếu theo luận Bà-sa quyển 1 thì lại có một chủ thuyết khác vì thế luận này chép: Có thuyết cho rằng: phần Thuận Thắng tiến và phần thuận thối chỉ làm sở duyên, duyên tăng thượng vì thuận phần Thắng tiến mà nối tiếp thì phần thuận thối chỉ làm sở duyên, duyên tăng thượng vì thuận phần Thắng tiến mà nối tiếp thì phần thuận thối không hiện ra. Nói như vậy thì cũng vẫn hiện ra vì thế cùng với phần thuận thối làm thành ba duyên, tức trừ đi nhân duyên, vì rất yếu ớt; cùng với phần thuận trụ cũng giống như thế.

Hỏi: Phần thuận trụ và phần Thắng tiến đều có công năng sinh pháp nối tiếp, vì sao phần quyết trạch không sinh phần Thắng tiến?

Giải thích: Vì phần quyết trạch ưa thích vô lậu nên không sinh khởi pháp nối tiếp, còn phần phần trụ, Thắng tiến không ưa thích vô lậu nên có thể sinh khởi pháp kế tiếp; hoặc phần Thắng tiến thích cầu pháp cõi trên và có tánh không ngừng nghỉ nên phần quyết trạch không sinh phần Thắng tiến. Phần trụ và thối phần có tánh chất ngừng nghỉ nên từ Thắng tiến có thể sinh phần trụ, từ phần trụ. Sanh thối phần, Luận Chánh Lý và luận Hiển Tông đều có hai thuyết. Thuyết thứ nhất đồng với luận này. Thuyết thứ hai cho rằng cũng có sinh phần thuận Thắng tiến tuy nhiên không có phần lời bình. Thuyết này có ý cho rằng phần thuận quyết trạch cũng có thể sinh khởi phần trước đó, như phần trụ và phần Thắng tiến. Luận Bà-sa quyển 11 đối với thuyết thứ hai của Chánh Lý. Nếu theo luận Bà-sa quyển 1 thì có thuyết cho rằng phần thuận quyết trạch và phần thuận trụ chỉ làm sở duyên và duyên tăng thượng, vì phần thuận quyết trạch thì nối tiếp mà phần thuận trụ thì không hiện ra. Nếu nói như trên thì vẫn hiện ra vì thế mới làm ba duyên cho thuận trụ pháp, tức chỉ trừ nhân duyên. Đối với phần thuận Thắng tiến cũng thế. Thuyết đầu giống với thuyết thứ hai của Chánh Lý, tức có công năng sinh khởi hai phần. Thuyết sau là nghĩa đúng thuyết sinh khởi ba phần.

Hỏi: Vì sao ở phần sau luận Bà-sa nói chỉ sinh khởi một phần nhưng phần trước lại nói bỏ qua một phần?

Giải thích: Khởi phần thù thắng thì khó sinh nên chỉ được một phần còn khởi phần yếu kém thì dễ sinh nên có thể vượt qua một phần.

Hỏi: Các luận nói khác nhau, như vậy luận nào là nghĩa đúng?

Giải thích: Luận Bà-sa vốn đã có lời bình cho rằng thuyết sinh ba phần là nghĩa đúng. Các luận khác chỉ thuật lại các thuyết khác, hoặc các luận đều có thuyết khác nhau. Câu-xá cho là nghĩa đúng chứ không y theo lời bình của Bà-sa.

Hỏi: Đối với vị định sinh tịnh định thì sẽ sinh khởi phần nào trong bốn phần?

Giải thích: Nếu vị định sinh tự tịnh thì Bà-sa chép: Có thuyết cho rằng Đẳng chí, Vô gián tương ưng với vị định chỉ khởi phần thuận thối trong khi có thuyết lại cho rằng cũng khởi phần thuận trụ nhưng không có lời bình. Nếu vị định sinh hạ tịnh thì Bà-sa chép: Có thuyết cho rằng khởi phần thuận trụ vì dễ khởi trong khi có thuyết lại cho rằng khởi phần thuận Thắng tiến là để, giữ gìn địa trên. Nhưng không có lời bình.

59. Nói về tu siêu đẳng chí:

“Như ở trên nói” cho đến “tam châu lợi vô học” là phần bốn nói về tu siêu đẳng chí; nhắc lại câu hỏi và tụng đáp.

60. Giải thích bài tụng:

1/ Giải thích hai câu tụng đầu: “Luận chép” cho đến “việt một gọi là siêu” là giải thích hai câu tụng đầu; rất dễ hiểu.

2/ Câu thứ ba: “Nghĩa là quán hạnh” cho đến “siêu nhập thứ tư”: Là giải thích câu tụng thứ ba, gồm có sáu thứ. Năm thứ trước là gia hạnh; loại còn lại là siêu thành, lời văn rất dễ hiểu.

3/ Câu tụng bốn: “Tu siêu đẳng chí” cho đến “tu siêu đẳng chí”: Là giải thích câu tụng thứ tư. Luận Chánh Lý chép: Tu siêu đẳng chí chỉ có ở ba châu của cõi Dục; tức trừ châu Câu-lư. Tuy nhiên, chung cho cả nam và nữ. Các A-la-hán bất thời giải thoát đắc định thuộc bờ mé của vô tránh diệu nguyện trí, v.v… có thể siêu việt tất cả vì có định tự tại, không còn phiền não. Lại chép: Thắng giải tác ý không thể vô gián tu siêu đẳng chí vì thế lực yếu ớt.

61. Nói về y thân của Đẳng chí:

“Các đẳng chí này” cho đến “khởi hạ đều là hoặc khác”: Là thứ năm nói về y thân của đẳng chí, nhắc lại câu hỏi và tụng đáp.

62. Giải thích bài tụng:

1/ Giải thích hai câu đầu: “Luận chép” cho đến đáng nhàm chán: Là giải thích hai câu tụng đầu. Các đẳng chí khởi đều nương tự thân và thân cõi dưới. Nương thân địa trên không thể khởi địa dưới vì địa trên khởi địa dưới thì không có tác dụng gì, địa trên vốn đã có thắng định và địa dưới thì quá yếu ớt. Ba thứ trên đều có cả tịnh và vô lậu đẳng chí; loại thứ tư thì đã xả bỏ; loại thứ năm đáng nhàm chán. Hai thứ sau chỉ có tịnh đẳng chí vì định vô lậu chẳng phải thứ đáng nhàm chán cần xả bỏ.

2/ Hai câu cuối: Tướng chung tuy thế cho đến hết các phiền não còn lại: Là giải thích hai câu tụng cuối, ở đây là phân biệt khác nhau. Nếu nói chi tiết thì bậc Thánh sinh ở Hữu đảnh phải từ tịnh định thuộc tự địa khởi vô lậu Vô sở hữu xứ để dứt hết tất cả các phiền não còn lại thuộc tự địa vì ở tự địa không có Thánh đạo đáng ưa thích khởi địa dưới. Đối với khởi địa dưới chỉ có Vô sở hữu xứ vì rất gần gũi. Khi khởi được Vô sở hữu xứ thì dứt hết các phiền não còn lại. Vì thế, Luận Chánh Lý chép: Xa lìa đạo vô lậu thì không có công năng dứt các hoặc để thành A-la-hán. Vì thế Hữu đảnh, vô lậu vô sở hữu xứ nương thân thuộc chín địa. Hữu lậu Vô sở hữu xứ nương thân tám địa. Hữu lậu vô lậu thức vô biên xứ nương thân bảy địa. Không vô biên xứ nương thân sáu địa. Cho đến sơ định thì nương thân thuộc hai địa là địa mình và cõi Dục.

63. Nói về Đẳng chí duyên cảnh: “Các đẳng chí này” cho đến “không duyên hữu lậu cõi dưới” là thứ sáu nói về đẳng chí duyên cảnh; là nhắc lại câu hỏi và tụng đáp.

1/ Giải thích câu tụng đầu: “Luận chép” cho đến “lẽ ra thành thiện” là giải thích câu tụng đầu: Vị định duyên tự địa mà không duyên địa dưới, địa trên và pháp vô lậu.

2/ Câu tụng hai: “Tịnh và vô lậu” cho đến “chẳng cảnh vô lậu” giải thích câu tụng thứ hai. Vô ký vô vi chẳng phải là cảnh vô lậu vì không thuộc các đế; văn còn lại rất dễ hiểu.

3/ Hai câu cuối: “Thuộc Căn bổn địa nhiếp” cho đến “hẳn duyên cõi dưới”: Là giải thích hai câu tụng cuối. Địa Căn bổn thâu nhiếp thiện Vô Sắc định, không duyên các pháp hữu lậu thuộc địa dưới vì đã nhàm lìa. Tùy theo sự thích ứng có thể duyên các pháp vô lậu thuộc địa dưới, các pháp hữu lậu và vô lậu thuộc tự địa và địa trên. Tất cả các pháp chẳng có pháp nào không thể duyên. Tuy cũng có khả năng duyên pháp vô lậu thuộc địa dưới nhưng chỉ duyên Loại trí phẩm đạo chứ không duyên phẩm Pháp trí . Vì thế Luận Chánh Lý chép: Vì chỉ có công năng duyên toàn bộ các pháp có thể đối trị thuộc tự địa. Về các pháp không hoàn toàn đối trị thì giống như đã nói ở trước. Lại, Pháp phẩm đạo ở cõi Vô Sắc tuy có công năng đối trị nhưng chỉ là khách chứ chẳng phải chủ, vốn không thể duyên địa dưới hữu lậu mà cũng không thể duyên trạch diệt phi trạch diệt đối với pháp hữu lậu thuộc địa dưới.

Hỏi: Đã có thể duyên Loại trí phẩm đạo thuộc địa dưới thì cũng có thể duyên phi trạch diệt thuộc đạo này hay không?

Giải thích: Cũng có thể duyên phi trạch diệt thuộc Loại trí phẩm ở địa dưới. Vì thế, luận Bà-sa quyển 10 trong phần giải thích về hành tướng Phi ngã có chép: Bốn địa Vô Sắc cũng có hành tướng này nhưng không có công năng duyên tất cả pháp. Tức Không vô biên xứ chẳng phải hành tướng ngã, duyên bốn Vô Sắc, kia do kia diệt. Tất cả loại trí phẩm đạo và phi trạch diệt thuộc bốn Vô Sắc, tất cả phi trạch diệt thuộc Loại trí phẩm đạo cùng với tất cả hư không vô vi hoặc muốn làm cho một vật này, hoặc muốn làm cho nhiều vật này hành tướng này cùng tận năng duyên. Như thế cho đến phi ngã hành tướng thuộc Phi tưởng Phi phi tưởng xứ, duyên nguyên nhân và sự hủy diệt của Phi tưởng Phi phi tưởng xứ. Tất cả Loại trí phẩm đạo và phi trạch diệt thuộc Phi tưởng Phi phi tưởng xứ chẳng phải trạch diệt. Tất cả loại trí phẩm đạo chẳng phải trạch diệt, đồng thời tất cả hư không vô vi, hoặc muốn làm cho một vật này, hoặc muốn làm cho nhiều vật này. Hành tướng này đều là năng duyên. Điều này đúng với lời bình của Bà-sa. Từ đó biết rằng bốn định Vô Sắc cũng duyên phi trạch diệt thuộc loại trí phẩm của địa dưới. Vô Sắc cận phần cũng duyên địa dưới vì đạo vô gián thuộc Vô Sắc cận phần hẳn duyên địa dưới.

64. Nói về Đẳng chí dứt hoặc:

“Vị tịnh vô lậu” cho đến “dứt các phiền não” là thứ bảy nói về đẳng chí dứt hoặc; đây là hỏi.

65. Các định vô lậu:

“Tụng chép” cho đến cũng không thể dứt: Các thứ định vô lậu đều có công năng dứt hoặc. Nói “cho đến khả năng mà bổn tịnh cũng không có thì còn nói gì đến việc dứt các nhiễm” là dùng pháp mạnh mẽ để so sánh với pháp yếu ớt. Nghĩa là định bổn tịnh không có công năng dứt hoặc địa dưới vì đã lìa nhiễm, không có công năng dứt hoặc thuộc tự địa vì đã bị các hoặc thuộc tự địa trói buộc, không có công năng dứt địa trên vì họ mạnh mẽ hơn mình. Nếu là tịnh cận phần thì cũng có công năng dứt hoặc vì đều có thể dứt hoặc ở địa dưới kế tiếp. Luận Bà-sa quyển 12 chép: “Hỏi: Vì sao đạo hữu lậu không có công năng dứt hoặc thuộc tự địa và địa trên trong khi đạo vô lậu lại có thể dứt? Đáp: Vì đạo vô lậu là pháp bất hệ, không có đạo nào không cao hơn đạo hữu lậu cho nên có thể dứt hoặc. Lại, đạo hữu lậu có sáu hành tướng nhàm chán địa dưới mà ưa thích địa mình cho nên chỉ dứt hoặc thuộc địa dưới. Đạo vô lậu có mười sáu hành tướng nhàm chán tất cả các hoặc ở các địa cho nên có thể dứt trừ tất cả. Hỏi: Đạo hữu lậu cũng có mười sáu hành tướng, tại sao không thể dứt trừ tất cả? Đáp: Tuy có học các hành tướng của đạo Thánh nhưng không rõ ràng nên không thể dứt phiền não; giống như sư tử con chưa thể làm hại loài thú khác.” Nếu ở khoảng giữa có bao gồm tịnh định cũng không thể dứt phiền não, như thuyết căn bổn.

66. Nói về sự sai khác của định cận phần:

“Cận phần có mấy” cho đến “sơ cũng Thánh hoặc ba” là thứ tám nói về sự sai khác của định cận phần, gồm ba câu hỏi:

  1. Có mấy cận phần.
  2. Tương ưng với thọ nào.
  3. Có hiện hữu trong cả ba thứ vị định, v.v… hay không. Phần tụng đáp rất dễ hiểu.

67. Giải thích tám cận phần:

“Luận chép” cho đến “vì nhập môn” là giải thích tám cận phần; rất dễ hiểu.

Tất cả chỉ có một, cho đến chưa lìa sợ sệt cõi dưới: Là giải thích về xả. Tất cả các thứ cận phần chỉ tương ưng với xả thọ. Lúc thứ định này khởi thì vì khởi dụng rất khó khăn và chưa xả bỏ được sự sợ hãi đối với các pháp nhiễm thuộc địa dưới nên không tương ưng với hỷ lạc.

68. Giải thích về Tịnh và câu tụng cuối:

Tám cận phần này cho đến có đủ ba thứ: Là giải thích về “tịnh” và câu tụng cuối. Tám định cận phần này đều thuộc về tịnh định. Chỉ có sơ cận phần là gồm cả vô lậu, vì hành giả chưa lìa dục nương định cận phần để khởi đạo Thánh. Vì thế, Luận Chánh Lý chép: “Bảy cận phần đầu không có vô lậu vì không nhàm chán các pháp thuộc địa mình. Chỉ có sơ cận phần là gồm cả vô lậu vì thường nhàm chán các pháp thuộc địa mình và vì địa này là giới rất gần gũi và có nhiều tai hoạn.” Như trên là văn luận. Vì đều không có vị định vốn là đạo lìa nhiễm và khởi rất khó khăn cho nên không sinh tham ái. Vì loại vị định ấy không do đạo lìa nhiễm mà sinh khởi chính là do đạo dung dự sinh cho nên trong địa cận phần tuy cũng có đạo nhưng chẳng phải là chánh lìa nhiễm; chỉ giúp đỡ là lìa nhiễm, thuộc loại lìa nhiễm và không phải là dung dự cho nên không sinh tham ái. Tuy tâm cận phần có kiết sử sinh nhiễm nhưng vì thọ sinh và qua đời đều tương ưng với xả thọ, sẽ sinh khởi cận phần, nhưng để dứt trừ định nhiễm nên mới nói như thế. Cận phần không có ở vị định mà chỉ có ở định căn bổn. Có thuyết cho rằng định Vị chí cũng tương ưng với Vị định, vì chưa khởi căn bổn cũng tham muốn thứ định này; do vậy định vị chí có cả ba thứ.

69. Nêu luận thuyết khác:

Bảy thứ cận phần đầu tiên đã từng đắc căn bổn cõi dưới, vì không sinh tham ái đối với loại cần phần này cho nên chẳng nói có. Đây là nêu luận thuyết khác.

70. Nói về sự khác nhau của định Trung gian:

“Trung gian tĩnh lự” cho đến “vì cũng có khác”: Dưới nói là thứ chín, nói về sự khác nhau của định Trung gian. Đây là hỏi.

“Nghĩa cũng có khác”, cho đến “có ba chỉ xả thọ” là đáp: Về nghĩa cũng có khác nhau. Tức định cần phần vì lìa bỏ nhiễm địa dưới chính là nhân của việc nhập sơ định nhưng định Trung gian thì khác, định Trung gian không lìa bỏ hạ nhiễm cõi dưới cũng chẳng phải nhân nhập sơ định mà lại là sơ quả cho nên có sự khác nhau.

71. Giải thích bài tụng:

1) Giải thích câu tụng đầu: “Luận chép” cho đến không như thế: Là giải thích câu tụng đầu. Sơ định căn bổn và sơ định cận phần đều tương ưng với tầm tứ. Trong bảy định đầu tiên thì căn bổn và cận phần đều không có tầm tứ chỉ có tĩnh lự Trung gian mới có tứ mà không có tầm, cho nên không giống với cận phần. Vì không có tầm nên thù thắng hơn sơ tĩnh lự và vì có tứ nên chưa bằng tĩnh lự thứ hai. Y theo ý nghĩa này mà gọi là Trung gian. Vì thế địa trên này không có tĩnh lự Trung gian.

“Định này có đủ” cho đến “vị đáng ưa” là giải thích có đủ ba, định Trung gian tương ưng với cả ba thứ vị… vì có công đức cao quý của Đại phạm đáng ưa thích nên mới tương ưng với vị.

72. Giải thích xả thọ:

“Đồng các cận phần” cho đến “thuộc về khổ thông hành”: Là giải thích xả thọ. Định Trung gian giống như định cận phần vì chỉ tương ưng với xả mà không tương ưng với hỷ. Vì công dụng tự cố gắng chuyển nên nói là thuộc về khổ thông hành; cũng không có lạc vì không có ba thức. Vì thế Luận Chánh Lý chép: “Không có ba thức thân nên không có lạc thọ.” Y theo đoạn văn trên của Luận Chánh Lý nên biết rằng định Trung gian không có ba thức.

Hỏi: Vì sao không có?

Giải thích: Năm thức chắc chắn phải tương ưng với tầm tứ nhưng định Trung gian lại không có tầm.

“Định này có công năng chiêu cảm” cho đến “Làm đại phạm” là nêu riêng về công năng chiêu cảm thắng quả của định Trung gian. Nếu có nhiều công phu tu tập thì làm Đại Phạm vương nhưng nếu không tu tập nhiều thì chỉ làm Phạm Phụ, vì đồng một chỗ.

“Đã nói Đẳng chí, thế nào là đẳng trì” dưới nói là thứ tư nói về các thứ Đẳng trì, gồm: (1) Nói về ba thứ tầm, tứ, v.v… (2) Nói về ba thứ đơn không, v.v… (3) Nói về ba thứ trùng không, v.v… () Nói về tu tập bốn đẳng trì. Dưới đây là thứ nhất nói về ba thứ như tầm, tứ, v.v… Phần dẫn tụng gồm hai phần chung và riêng; đây là tổng kết phần trước nêu câu hỏi.

73. Y theo kinh để nêu câu hỏi:

“Kinh nói Đẳng Trì” cho đến “tướng ấy thế nào”: Là y theo kinh để nêu câu hỏi.

“Tụng chép” cho đến “thuộc Phi phi tưởng” là đáp, rất dễ hiểu. Bình đẳng giữ tâm đến với cảnh nên nói là Đẳng trì.

“Khế kinh lại nói,” cho đến “ba môn giải thoát vô lậu” là thứ hai nói về ba pháp như Không, v.v… dựa vào kinh nêu câu hỏi và tụng đáp.

“Luận chép” cho đến “tương ưng đẳng trì”: Là giải thích câu tụng đầu: Vì loại không này đối trị chấp có thân, nên luận Bà-sa 10 chép: Nói “vì đối trị” nghĩa là loại Không Tam-ma-địa là pháp đối trị gần chấp có thân.

Hỏi: Tam-ma-địa Không có hai hành tướng là không và phi ngã; chấp có thân có hai hành tướng là ngã và ngã sở. Như vậy dùng hành tướng nào để đối trị hành tướng nào?

Đáp: Dùng hành tướng phi ngã đối trị hành tướng ngã, dùng hành tướng không đối trị hành tướng ngã sở v.v…

2/ Câu tụng 2: “Tam-ma-địa Vô tướng” cho đến “Ba cõi là tướng” là giải thích câu tụng thứ hai: Trụ xâm lạm vô vi nên không nói về trụ; văn còn lại rất dễ hiểu.

3/ Câu tụng 3, 4: “Tam-ma-địa Vô nguyện” cho đến “tướng tương tơ” là giải thích câu tụng thứ ba, thứ tư. Tam-ma-địa Vô nguyện duyên loại đẳng trì tương ưng với mười hành tướng thuộc về khổ đế, tập đế và đạo đế. Mười hành tướng là phi thường, khổ, nhân, tập, sinh, duyên, đạo, như, hành và xuất. Phi thường và khổ là khổ đế; trong bốn hành tướng của khổ thì có hai hành tướng thuộc thị và hai thuộc phi, cho nên nêu riêng. Nhân là chỉ cho tập đế tức là nhân, tập, sinh và duyên; hoặc chỉ nêu ra hành tướng đầu tiên nhưng lại có ý chỉ cho các hành tướng còn lại. Hai đế khổ và tập đều là pháp hữu lậu đáng nhàm chán; đạo đế tuy là pháp vô lậu nhưng ở giai đoạn gia hạnh đều có suy nghĩ rằng đạo như thuyền bè, đều nên xả bỏ, cho nên khi duyên thứ định này thì gọi là vô nguyện, tức việt lên hiện ra, vì đều nhàm chán các cảnh thuộc khổ, tập và đạo mà xả bỏ. Các hành tướng không, phi ngã chẳng phải pháp bị nhàm chán và muốn xả bỏ, vì vốn tương tợ như Niết-bàn, cho nên hai hành tướng này không gọi là vô nguyện. Do tâm mong cầu trước đây không muốn có các hành tướng này nên mới gọi là vô nguyện. Vì thế, luận Bà-sa chép: Nói “vì tâm mong cầu” là tâm mong cầu của các hành giả tu tập Tam-ma-địa không mong muốn các pháp thuộc ba hữu. Hỏi: Các hành giả này không mong muốn Thánh đạo hay sao? Đáp: Tuy chẳng phải hoàn toàn không mong muốn Thánh đạo nhưng vì tâm mong cầu của các vị này không ưa thích ba cõi trong khi Thánh đạo lại nương vào ba cõi cho nên họ cũng không mong cầu Thánh đạo. Hỏi: Nếu vậy, vì sao lại tu tập Thánh đạo? Đáp: Vì muốn đạt đến Niết-bàn nên phải tu Thánh đạo, tức các hành giả suy nghĩ rằng Niết-bàn rốt ráo được chứng đắc nhờ vào con đường nào? Sau khi suy nghĩ thì biết rằng chứng đắc này phải nhờ vào Thánh đạo, cho nên mặc dù không mong muốn nhưng vẫn phải tu tập, như muốn vượt qua dòng nước lũ thì phải dùng thuyền bè.

2. Hai câu cuối: Ba thứ này mỗi thứ đều có hai cho đến “vì nhập môn” là giải thích hai câu tụng cuối. Luận Chánh Lý chép: Gồm có mười một địa thuộc về thế gian nhưng về xuất thế gian thì chỉ có chín địa. Vì bảy định thuộc địa trên không có thắng đức, nên các định vô lậu trong đó được gọi là Bà-la-môn giải thoát vì đều là cánh cửa mở vào thành Niết-bàn. Các pháp hữu lậu chẳng phải là cánh cửa giải thoát thật sự, vì tánh chất trụ thế và đi ngược lại ý nghĩa giải thoát. Ba thứ Tam-ma-địa này duyên cảnh riêng. Nếu là hữu lậu không thì duyên tất cả pháp; nếu là vô lậu không thì chỉ duyên khổ đế; nếu là vô nguyện thì duyên các đế khổ, tập và đạo; nếu là vô tướng thì chỉ duyên diệt đế làm cảnh.

74. Nói về ba pháp như trùng không v.v…

“Khế kinh lại nói” cho đến “lìa bảy cận phần cõi trên”: Là phần ba nói về ba pháp như trùng không, v.v… nêu câu hỏi dựa vào kinh và tụng đáp. Nói “trùng” là có ý chỉ cho hai.

“Luận chép” cho đến “các tên gọi không không v.v…” là giải thích tên gọi.

75. Giải thích đẳng trì không không:

“Không không đẳng trì” cho đến “thắng chẳng phải ngã”: Là giải thích đẳng trì không không. Luận Hiển tông quyển 3 chép: đẳng trì Không không duyên không Tam-ma-địa thuộc về vô học ở trên và nắm bắt các tánh chất của loại không này, vì các tánh chất này mạnh hơn tánh chất phi ngã. Nghĩa là trước tiên đẳng trì vô học, tư duy không tướng của năm thủ uẩn; sau đó nhập loại đẳng trì tương ưng với thiện căn thù thắng, duyên Tam-ma-địa vô học Không trước đó mà tư duy về các tánh chất của không. Vì nắm bắt tướng không của không nên gọi là Không không, như dùng gậy để thiêu thây chết. Khi thây chết đã cháy hết thì gậy cũng cháy luôn. Như vậy sau khi dùng không để đốt cháy hết phiền não thì lại khởi Không định để xả bỏ cái không trước đó. Hành tướng Không của trùng không đẳng trì được khởi sau đó lại tương ưng với hành tướng không trước đó, chỉ có hành tướng này mới có công năng thuận hợp với sự chán xả chứ chẳng phải hành tướng phi ngã. Trong trường hợp quán chiếu phi ngã cũng khởi tâm chán xả đối với các pháp hữu vi, nhưng chẳng giống như quán chiếu không, vì sau đã quán chiếu các pháp phi ngã thì vẫn còn sinh lạc đối với các hữu vì không quán sát được tướng không của các hành. Do vậy tuy không nhất định có hai hành tướng cùng lúc, nhưng chỉ gọi là không mà chẳng gọi là phi ngã vì loại không này có năng lực thuận theo theo rất mạnh đối với sự chán xả. Luận Bà-sa quyển 10 chép: Như người lữ khách cô độc giữa đường gặp bạn đồng hành, tuy biết rằng chẳng phải thân thuộc của mình nhưng không còn cảm thấy quá buồn bả như trước. Về sau, khi chia tay thì lại cảm thấy rất buồn thảm. Đối với sự nhàm chán sinh tử thì hành tướng không mạnh hơn hành tướng phi ngã vì thế thứ định này không tạo tác hành tướng phi ngã.

76. Giải thích đẳng trì Vô nguyện, Vô nguyện:

“Vô nguyện vô nguyện” cho đến “vì nhàm chán” là giải thích đẳng trì vô nguyện vô nguyện, loại đẳng trì này duyên theo đẳng trì vô nguyện vô học trước đó, nắm bắt tánh chất phi thường mà chẳng phải các tánh chất của khổ nhân, tập, sinh và duyên vì không thuộc vô lậu. Thánh đạo không thuộc khổ nên không chấp tướng khổ; Thánh đạo không có công năng chiêu cảm ba cõi nên không chấp bốn tướng nhân, tập, sinh và duyên; cũng không chấp đạo, như, hành và xuất vì vốn chán xả trong lúc Thánh đạo lại thuộc về hân quán. Nếu duyên đạo, v.v… thì lẽ ra phải ưa thích Thánh đạo, không nên chán bỏ vì thế trong mười hành tướng chỉ chấp hành tướng phi thường. Luận Hiển tông chép: Vô nguyện vô ngã duyên theo đẳng trì vô nguyện vô học trước đó mà chấp tánh chất phi thường. Nghĩa là trước nhập loại đẳng trì vô học, tư duy tánh chất phi thường của năm thủ uẩn. Sau đó nhập loại đẳng trì tương ưng với gốc lành cao siêu, duyên Tam-ma-địa Vô nguyện vô học trước đó mà tư duy về các tánh chất phi thường. Vì không có mong cầu đối với vô nguyện, nên gọi là vô nguyện vô nguyện. Nên thí dụ hiển bày như trước nên biết. Đối với đẳng trì trùng vô nguyện khi khởi hành tướng phi thường về sau lại tương ưng với hành tướng phi thường trước đó, chỉ có loại này mới có công năng duyên yếm đạo. Hành tướng phi khổ thường duyên Thánh đạo vì phi khổ thuộc Thánh đạo để đến khổ diệt. Khổ pháp không có công năng hướng về sự vắng lặng của khổ cũng chẳng phải bốn pháp như nhân, v.v… có công năng duyên Thánh đạo vì Thánh đạo, không thể làm cho khổ nối tiếp; chẳng phải là bốn pháp như đạo, v.v… vì đây là đạo yếm xả, chẳng hành tướng hân có tác dụng yếm xả.

Hỏi: chẳng lẽ không cầu mong giống như Thánh đạo vô nguyện bất nguyện mà có bốn hành tướng như đạo v.v… Như vậy chẳng lẽ trường hợp này cũng không đúng hay sao?

Đáp: Ở đây cũng vậy trường hợp này không đúng. Trường hợp vô nguyện chủ yếu là nhám chán cả ba cõi cho nên khởi cả tâm bất nguyện đối với Thánh đạo; nghĩa là vô nguyện trước đó nhàm chán hữu mà Thánh đạo lại nương vào hữu cho nên cũng không mong cầu thiện ác. Đối với ý lạc tuy cũng nói là không mong muốn Thánh đạo nhưng chẳng phải nhàm chán cho nên vẫn có bốn thứ như đạo, v.v… Vô nguyện vô nguyện thì phải nhàm chán Thánh đạo, vì thế dùng phi thường quán lỗi của đạo. Các hành tướng như đạo, v.v… không có công năng chán xả Thánh đạo vì thế ở đây không có bốn hành tướng này.

77. Giải thích Tam-ma-địa Vô tướng Vô tướng:

“Vô tướng vô tướng” cho đến “chẳng phải quả ly hệ” là giải thích về Tam-ma-địa vô tướng vô tướng. Loại Tam-ma-địa này duyên phi trạch diệt thuộc vô tướng Tam-ma-địa vô học làm cảnh, vì thế không duyên Tam-ma-địa vô tướng vô học trước đó. Nói “vô tướng” là vì không có mười loại tánh chất. Loại Tam-ma-địa này tuy có năm tướng thuộc Vô Sắc và hai tướng nam nữ nhưng vì là hữu vi nên có ba tướng hữu vi cho nên không duyên. Pháp vô lậu không có trạch diệt mà chỉ quán phi trạch diệt cho nên không duyên trạch diệt; đối với phi trạch diệt chỉ chấp tánh chất tĩnh mà không có các tánh chất diệt, diệu, ly vì sợ xâm lạm đến phi thường diệt cho nên không có hành tướng diệt.

Luận Bà-sa quyển 10 chép: Hỏi: Vì sao thứ định này không có hành tướng diệt?

Đáp: Diệt có hai thứ là Phi trạch diệt và Vô thường diệt. Nếu có hành tướng diệt thì không biết duyên loại diệt nào.

Hỏi: Nếu vậy lẽ ra cũng không nên có hành tướng tĩnh, vì tĩnh cũng có hai thứ phi trạch diệt và trạch diệt. Nếu có hành tướng tĩnh thì cũng không biết duyên loại tĩnh nào?

Đáp: Có chỗ nói về hai thứ diệt nhưng không thấy chỗ nào nói về hai thứ tĩnh vì thế không nên so sánh. Lại, ý nghĩa của diệt xâm lạm nhiều pháp khác, còn ý nghĩa của tĩnh thì ít xâm lạm, nghĩa là diệt có ba, nhưng tĩnh thì chỉ có hai. Nếu không có hành tướng Tĩnh thì phải có loại hành tướng nào mới đúng.” Như trên là văn luận Bà-sa.

Hỏi: Khi duyên trạch diệt thì lẽ ra cũng không nên có hành tướng diệt kia vì xâm lạm đến vô thường diệt?

Giải thích: Trạch diệt đế thuộc về Thánh tâm hiện chứng, tuy có hành tướng diệt nhưng không xâm lạm. Không đồng với phi trạch diệt vốn thuộc tánh vô ký nên không có hành tướng tốt đẹp. Chẳng phải là quả ly hệ nên không có hành tướng lìa. Luận Hiển Tông chép: Vô tướng vô tướng duyên phi trạch diệt của Tam-ma-địa vô tướng vô học làm cảnh, vì pháp vô lậu chẳng phải trạch diệt, chỉ chấp hành tướng tĩnh mà không có diệt, diệu và ly. Nghĩa là trước khởi đẳng trì vô học, tư duy tướng tĩnh của trạch diệt. Về sau, nhập loại đẳng trì tương ưng với gốc lành tốt đẹp để duyên phi trạch diệt thuộc Tam-ma-địa vô tướng vô học làm cảnh, tư duy về tướng tĩnh. Đối với vô tướng diệt lại quán là vô tướng, cho nên gọi là vô tướng vô tướng. Về tỷ dụ nêu ra cũng giống như trên. Đối với đẳng trì trùng vô tướng sau khi khởi hành tướng tĩnh lại tương ưng với hành tướng tĩnh ở trước. Chỉ có trường hợp này mới có công năng quyết định phi trạch diệt cho nên chẳng phải hành tướng tốt đẹp, cảnh vốn thuộc vô ký cho nên không lìa hành tướng. Tuy chứng đắc phi trạch diệt nhưng vẫn còn trói buộc đeo bám, cho nên chẳng phải hành tướng diệt, vì phi trạch diệt chẳng phải đã giải thoát hẳn tất cả các khổ. Lại vì khổ quán diệt xâm lạm đến phi thường. Khi nói “tĩnh” là chỉ cho sự dừng nghỉ, sự chấm dứt cho nên phi trạch diệt mới có hành tướng tĩnh. Vì tu tập Thánh đạo phải trải qua sự cố gắng lâu dài, đối với sự dừng nghỉ có thể sinh khởi tướng lạc, cho nên trùng vô tướng chỉ chấp hành tướng tĩnh, chẳng phải các hành tướng khác.

78. Giải thích hữu lậu:

“Ba đẳng trì” này cho đến “vô lậu không như thế” là giải thích hữu lậu. Loại Tam-ma-địa này chỉ là hữu lậu nên nhàm chán Thánh đạo, còn các Tam-ma-địa vô lậu thì khác; nếu duyên Thánh đạo thì ưa thích mà không nhàm chán. Luận Hiển Tông chép: Ba thứ đẳng trì như trùng lập đều là pháp hữu lậu vì sinh chán bỏ đối với Thánh đạo. Định Vô lậu thì không chán bỏ Thánh đạo mà còn duyên Thánh đạo.

Hỏi: Về lý chấp tướng không và phi thường thì có thể gọi là yếm xả Thánh đạo. Nhưng vô đẳng trì tướng vô tướng chỉ duyên vô vi và tạo ra hành tướng tĩnh thì làm sao có thể gọi là yếm đạo?

Đáp: vì ưa thích đẳng trì vô tướng vô học không chuyển nên gọi là Yếm đạo. Nghĩa là khi định này khởi thì nói rằng đẳng trì vô tướng không sinh là điều tốt. Vốn đã ưa thích Thánh đạo không sinh thì tại sao không thể gọi là yếm xả Thánh đạo.

Hỏi: định Vô tướng trước đó đã chẳng phải sở duyên của thứ định này thì làm sao có thể gọi thứ định này là Vô tướng vô tướng. Hoặc lẽ ra chỉ nên thừa nhận định này không duyên phi trạch diệt mà chỉ duyên vô tướng vô học bất sinh?

Đáp: Điều này cũng không đúng, nếu y theo giải thích trước đây. Thì có nghĩa là duyên phi trạch diệt của đẳng trì vô tướng thì loại phi trạch diệt này cũng lìa bỏ các tướng. Vì duyên vô tướng của vô tướng nên gọi là Vô tướng vô tướng. Vì duyên cảnh vô tướng làm hành tướng tĩnh, cho nên thứ định này dựa vào cảnh để đặt tên.

79. Giải thích Bất thời giải thoát:

“Chỉ có người ở ba châu” cho đến “trùng Tam-ma-địa” là giải thích Bất thời giải thoát. Luận Hiển Tông chép: Chỉ có người ở ba châu mới nhập định này. Định này gồm cả nam lẫn nữ vì nếu nương thân nữ cũng có thể tự tại kéo dài hoặc rút ngắn thọ mạng. Tuy nhiên định này chỉ có ở giai đoạn vô học vì giai đoạn hữu học chỉ ưa thích Thánh đạo, chưa thể chán bỏ. Thứ định này cũng chẳng phải dành cho tất cả mà chỉ có người bất thời giải thoát vì thời giải thoát thì vẫn ưa thích Thánh đạo. Luận Bà-sa quyển 10 chép: “Đáp: Bậc Thánh thường nhập định này, chứ chẳng phải dị sinh; vô học có công năng nhập định này, chứ chẳng phải hữu học; bất thời giải thoát có công năng khởi thứ định này, chứ chẳng phải thời giải thoát. Vì đối với định này nếu đắc được thân tự tại không phiền não thì mới khởi được loại Tam-ma-địa này. Tất cả dị sinh tín thắng giải đều không có thân tự tại và thân không phiền não, cho nên đều không thể nhập loại định này. Chỉ có Bất thời giải thoát mới có đủ hai điều kiện trên cho nên mới có thể nhập loại định này.”

“Nương mười một địa” cho đến “Trung gian” là giải thích câu tụng cuối. Luận Hiển Tông chép: “Nương mười một địa mà loại trừ bảy biên định ở cõi trên vì các địa này không có công đức cao siêu. Nếu ở cõi Dục thì khởi từ vị Thánh đạo thuộc Vị Chí. Nếu ở Hữu đảnh thì sinh từ Thánh đạo thuộc vô sở hữu xứ. Tất cả các trường hợp còn lại đều khởi từ Thánh đạo thuộc địa mình. Nói chung thì đều sinh từ bốn trí là Pháp, Loại, Khổ và Diệt. Không ngừng sanh ra, nếu nói riêng, thuộc về cõi Dục thì không sinh từ Loại trí; nếu thuộc cõi trên thì không sinh từ Pháp trí. Hai trường hợp đầu không sinh từ Diệt trí; trường hợp thứ ba không sinh từ Khổ trí v.v… vì sau các hành tướng còn lại mới nhập định này. Trường hợp được thứ định này đều thuộc Tận trí và do lìa nhiễm đắc; về sau nhờ gia hạnh mà hiện ra. Chỉ có Phật, Thế tôn là không nhờ vào gia hạnh. Thuận thú giải thoát mà hiện ra. Đối với đạo còn nhàm chán huống chi là đối với các hữu. Sau đó cũng khởi Thánh đạo hiện ra nhưng vì yếm đạo nên không nối tiếp. Thuộc về cõi Dục là do tư mà thành, vì các trường hợp do tu mà thành khởi đều nương vào định mà khởi”. Như trên là văn luận.

80. Nói về sự Tu tập bốn thứ đẳng trì:

“Khế kinh lại chép” cho đến “tu định Kim cương dụ” là thứ tư nói về sự tu tập bốn thứ đẳng trì. Đặt câu hỏi dựa vào kinh và tụng đáp.

81. Phần dẫn kinh:

“Luận chép” cho đến “cho đến nói rộng”: Là phần dẫn kinh. Luận Hiển Tông giải thích: Kinh này khi nói về các ý nghĩa khác nhau của sự tập, sự tu, hay sự tạo tác nhiều việc khác nhau đều muốn nói lên sự tu tập, đắc tu, đối trị càng xa, đúng như thứ lớp.

82. Giải thích bài tụng:

1/ Hai câu tụng đầu: “Khéo nói nhiếp chung” cho đến “tiện bất trụ” là giải thích hai câu tụng đầu: An trụ pháp lạc hiện ra gọi là trụ hiện pháp lạc. Kinh chỉ nói trường hợp đầu, nêu trước bày sau. Thật ra có cả ba thứ tĩnh lự trên, văn còn lại rất dễ hiểu.

2/ Câu 3, 4: “Nếu nương các định” cho đến “tri kiến cao siêu” giải thích câu tụng thứ ba, thứ tư. Nếu nương vào các định mà tu Thiên nhãn thông thì sẽ đạt được tri kiến thù thắng. Tri kiến chính là loại tuệ cao siêu tương ưng với nhãn thức thanh tịnh, vì thế Túc Luận Pháp Uẩn quyển 8 trong phần giải thích bốn tu có nói: Thắng tuệ tương ưng với nhãn thức thanh tịnh được gọi là trí hoặc kiến. Nghĩa là thắng tuệ tương ưng với Thiên nhãn thức lãnh thọ quán sát các sắc khác nhau, được gọi là sự thấy biết cao siêu. Đối với thứ định này dù là tập, hay tu, hay có nhiều tạo tác, đều có công năng dẫn đến sự chứng đắc sự thấy biết cao siêu.

3/ Câu 5, 6: “Nếu tu ba cõi’ cho đến “đắc tuệ phân biệt” là giải thích câu tụng thứ năm, thứ sáu. Văn rất dễ hiểu. Nếu tu Kim Cương cho đến nương tự địa mà nói: Là giải thích hai câu sau.

4/ Câu 7, 8: Nếu tu định Kim cương dụ thì trừ hết các lậu. Thật ra tu định Kim cương dụ này bao gồm tất cả các địa nhưng kinh chỉ nói tĩnh lự thứ tư được lậu tận, vì theo truyền thuyết của các luận sư Tỳ-bà-sa thì Thế tôn dựa vào tự địa mà nói như vậy. Vì Phật thành tựu chỉ nương tĩnh lự thứ tư để được lậu tận cho nên trong sáu thứ thần thông thì kinh chỉ nói hai thứ là Thiên nhãn thông có công năng quán sát sinh tử, và lậu tận thông có công năng chứng được Niết-bàn.