CÂU XÁ LUẬN KÝ
Soạn Giả: Sa Môn Thích Phổ Quang
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 22

Phẩm 6: PHÂN BIỆT HIỀN Thánh

(PHẦN 1)

1. Giải thích tên phẩm:

“Phẩm Phân biệt hiền Thánh”: Hiền là hiền hòa; Thánh là Thánh chánh. Phẩm này giải thích rất rộng về hiền Thánh, nên gọi là phẩm Phân biệt Hiền Thánh. Sở dĩ phần kế là nói về hiền Thánh vì ba phẩm trước đã nói về hữu lậu, ba phẩm kế sau là nói riêng về vô lậu. Vì muốn rằng sau khi đã nhàm chán thì sinh ưa thích nên mới nói về vô lậu. Trong ba phẩm nói về vô lậu, phẩm Hiền Thánh nói về quả, phẩm Trí nói về nhân, phẩm Định nói về duyên, quả có tính chất thô hiển nên nói trước.

2. Nói chung về thể tánh của Đạo:

“Đã nói như thế” cho đến “tu đạo có cả hai thứ.” Toàn chương có ba:

  1. Nói chung về thể tánh của đạo.
  2. Nói về đế do đạo chứng đắc.
  3. Y theo Thánh đạo để nói về người.

Đây là thứ nhất nói chung về thể tánh của đạo. Hai câu tụng đầu kết luận phần trước, hai câu tụng cuối nêu ra thể của đạo.

“Luận chép” cho đến “và tu đạo”: là giải thích hai câu tụng đầu.

“Đạo chỉ có vô lậu” cho đến nêu chung hai thứ: là giải thích hai câu tụng cuối; lời hỏi đáp rất dễ hiểu.

3. Nói về các Đế được Đại chứng đắc:

“Như vừa nói” cho đến “thứ lớp tùy hiện quán” dưới đây là thứ hai nói về các đế được đạo chứng đắc, gồm có hai:

  1. Nói về bốn đế.
  2. Nói về hai đế.

Trong phần nói về bốn đế được chia làm hai: Nói về bốn đế, và nói về riêng về khổ đế. Đây là phần thứ nhất, nói về bốn đế. Hai câu tụng đầu nói về danh, ba câu kế nói về thể và câu cuối nói về thứ lớp.

“Luận chép” cho đến danh ở trước đã nói: là giải thích câu tụng thứ nhất.

Ở chỗ nào nói là hỏi.

Là trong sơ phẩm cho đến “pháp xứ vô lậu” là đáp.

Vì sao kia nói là lời gạn hỏi.

4. Dẫn văn tụng ở phẩm giới để trả lời:

Nghĩa là bài tụng kia nói cho đến ở đây nói khổ tập đế là giải thích, dẫn văn tụng ở phẩm Giới để trả lời.

Hỏi: Văn tụng ở phẩm Giới nói vô lậu là đạo đế, vì sao nay dẫn lại nói là Thánh đạo?

Giải thích: Thánh đạo và đạo đế có tên gọi khác nhau nhưng nghĩa giống nhau, nay y theo nghĩa để nối tiếp với các phần trước nên không trái nhau.

“Bốn đế thứ lớp như kia nói phải không:” là giải thích câu tụng thứ hai. Thứ lớp bốn đế có giống như đã được nói trong phẩm Giới là đạo đế, diệt đế, khổ đế và tập đế hay không?

Không đúng là đáp.

Vì sao là hỏi lại.

“Như nay nêu lên” cho đến “Bốn đạo” là giải thích.

“Tự thể bốn đế có các hay không”: là giải thích câu tụng thứ ba; đây là hỏi.

Không đúng là đáp.

Vì sao là gạn hỏi.

“Như đã nói ở trước” cho đến nói cũng như thế là giải thích; văn rất dễ hiểu.

Hỏi: Hư không phi trạch diệt vì sao chẳng thuộc về đế?

Đáp: Luận Bà-sa quyển 77 trả lời nếu pháp là khổ, là khổ nhân, là khổ tận, là khổ đối trị thì Thế tôn lập làm đế. Hư không phi trạch diệt chẳng phải khổ, chẳng phải nhân khổ, chẳng phải khổ tận, chẳng phải khổ đối trị nên Thế tôn không lập làm đế. Luận Bà-sa chép: Hơn nữa, hư không và phi trạch diệt không rơi vào thế gian, nên chẳng phải khổ, tập và đạo đế, là vô ký nên chẳng phải diệt đế v.v… như luận ấy giải thích rộng.

Vì sao bốn đế có thứ lớp như thế: là giải thích câu tụng thứ tư; đây là hỏi.

5. Tùy theo các đế được hiện quán:

“Tùy giai vị hiện quán” cho đến thứ lớp trước sau là đáp: Tùy theo sự hiện quán các đế; đế nào được quán trước thì nói trước, nếu không thì nói các nhân là tập và đạo trước, rồi đến các quả là khổ và diệt sau. Thông thường khi nói về thứ lớp thì có ba trường hợp:

1/ Hoặc có pháp nói thứ lớp tùy sinh, như bốn niệm trụ. Thân niệm trụ sinh khởi trước nên được nói trước, cho đến pháp niệm trụ sinh khởi sau cùng nên được nói sau cùng. Chữ “Đẳng” là chỉ cho các tĩnh lự v.v…

2/ Hoặc có pháp nói thứ lớp tùy theo sự thuận tiện, như bốn chánh thắng. Trong đó không có lý do chắc chắn để phát động tinh tấn sinh khởi thứ lớp sau: Thứ nhất là dứt các pháp ác đã sinh, thứ hai là ngăn dứt các pháp ác chưa sinh, thứ ba là tu tập các pháp thiện chưa sinh và thứ tư là thêm lớn các pháp thiện đã sinh. Chỉ tùy theo sự thuận tiện mà nói ra thứ lớp trên. Ở đây văn luận lược giản nên chỉ nói pháp ác hoặc chỉ nêu pháp trước để bày pháp sau. Vì thế luận Bà-sa quyển 78 chép: “Tuy bốn chánh thắng có cùng thời, nnêu dễ nói. Trước nói về dứt ác, sau là đến tu thiện. Về dứt ác thì nói dứt ác đã sinh trước và ngăn dứt ác chưa sinh sau; về tu thiện thì thì nói khởi thiện chưa sinh và thêm lớn thiện đã sinh. Nếu nói theo cách trên thì rất thuận tiện.” Chữ “Đẳng” gồm bốn thần túc v.v…

3/ Tùy theo thứ lớp hiện quán, như nói thuyết Bốn đế. Trong ba thứ lớp trên nay y theo thứ lớp thứ ba và theo thứ lớp hiện quán của Sư Du-già để nói về Bốn đế.

6. Hỏi đáp chung:

“Vì sao hiện quán thứ lớp phải như thế?” là hỏi.

“Vì trong Vị Gia hạnh phải quán như thế” là đáp” Vì quán theo các giai đoạn của gia hạnh thuộc phần quyết trạch.

“Vì sao gia hạnh phải quán như thế” là hỏi lại.

“Nghĩa là nếu có pháp” cho đến theo ngựa rong ruổi: là đáp: Nêu pháp và dụ để nói, chứng minh và tổng kết, như văn rất dễ hiểu.

“Hiện quán này gọi là nghĩa gì” là hỏi.

“Nên biết mục này hiện nghĩa đẳng giác” là đáp: Phải biết rằng các pháp hiện quán này được nêu trong phần cảnh Đẳng giác hiện tiền.

“Vì sao nói ở đây chỉ là vô lậu” là hỏi.

“Đối hướng Niết-bàn” cho đến nên được gọi là chánh là đáp: Loại tuệ vô lậu này đối hướng quả Niết-bàn, là đế cảnh của chánh giác nên chỉ có vô lậu. Loại giác này là chân tịnh, nên gọi là chánh.

7. Nêu thể của bốn đế:

Nên biết trong đây cho đến “vật cũng có khác”: là nêu thể của Bốn đế.

Hỏi: Bốn đế nếu nương theo thật thể lẽ ra chỉ có ba đế, vì khổ và tập là một vật. Nếu nương nhân quả lẽ ra có năm đế vì đạo đế cũng có nhân quả. Nếu y theo hiện quán phải có tám đế vì cả thượng và hạ là tám.

Đáp: Như Bà-sa chép vì nương hiện quán nên lập thành bốn đế.

Hỏi: Nếu vậy Thánh đế lẽ ra là tám chứ chẳng phải bốn?

Đáp: Đế có hành tướng giống nhau nên chỉ là bốn chứ chẳng phải tám v.v… như trong luận ấy có giải thích rộng.

Vì sao trong kinh nói Thánh đế là hỏi.

Vì là đế của bậc Thánh này cho nên được gọi là Thánh là đáp.

“Đối với phi bậc Thánh ở đây khởi thành vọng” là hỏi.

Đối với tất cả đế nầy, cho đến “chẳng phải Thánh nói lạc này” là giải thích: Bốn đế lý này dù đối với phàm hay Thánh cũng đều là đế vì có tánh không điển đảo. Tuy nhiên chỉ có bậc Thánh mới có thật kiến chứ phàm phu thì không cho nên kinh chỉ nói là Thánh đế mà chẳng phải phi Thánh đế. Phàm phu tuy có quán đế nhưng không quyết định vì sau đó vẫn kiến chấp điên đảo; như có bài tụng nói rằng “Các bậc Thánh nói Niết-bàn là vui, người chẳng phải Thánh thì nói Niết-bàn là khổ”, như ngoại đạo có nói “Ta thấy thế gian không có một điều nào chẳng phải khổ, huống chi là Niết-bàn này”. Tất cả các căn đều diệt nên được vui nhưng ngoại đạo lại cho là Khổ. Bậc Thánh nói pháp hữu lậu là khổ nhưng người chẳng phải Thánh lại vọng nói là thọ lạc; chính vì như vậy nên thành điên đảo.

8. Nêu luận thuyết khác:

Có Sư khác nói cho đến “đế của Thánh, phi Thánh” là nêu luận thuyết khác: Có luận sư thuộc Kinh bộ nói hoặc Sư Thượng tọa bộ cho rằng chỉ có diệt đạo thuộc về Thánh đế vì chỉ có bậc Thánh thành tựu chứ không có phàm phu. Phàm phu chỉ có thể điều phục mê hoặc chứ không có khả năng chánh đoạn, vì thế không thể thành tựu diệt đế. Hai đế còn lại thuộc về cả Thánh đế, lẫn phi Thánh đế vì Thánh và phàm đều có thể thành tựu. Như vậy các luận sư này đã y theo chứng đắc để giải thích. Lại giải thích: Diệt đạo thuộc về vô lậu và Thánh quán nên thuộc Thánh đế; hai đế khổ, tập cũng là pháp hiện quán của bậc Thánh nên cũng thuôc về Thánh đế, nhưng vì thuộc hữu lậu và phàm phu cũng quán sát nên gọi là phi Thánh đế.

9. Nói về khổ đế:

“Chỉ thọ một phần” cho đến “có các hành pháp hữu lậu khác”: là thứ hai nói về khổ đế. Trong ba thọ chỉ có một phần khổ thọ là tự thể của khổ đế trong pháp hữu lậu khác chẳng phải khổ thọ. Như vậy vì sao nói các hành thuộc hữu lậu đều là khổ đế? Đây là hỏi và phần tụng đáp.

“Luận chép” cho đến cũng không có lỗi: là giải thích hai câu tụng đầu: Do ba khổ hợp lại nên gọi là khổ cũng không có lỗi.

“Trong đây, vừa ý” cho đến “nên gọi là khổ”: là giải thích hai câu tụng cuối: Trong các pháp hữu lậu này, các hành pháp vừa ý vì chẳng vừa ý hợp với hoại khổ nên gọi chung là hoại khổ; các hành pháp chẳng vừa ý vì cùng hợp với khổ khổ nên đều gọi chung là khổ khổ, trừ hai thứ này ra, các hành hữu lậu khác vì hợp với hành khổ nên đều gọi là Hành khổ.

10. Nói về lạc thọ:

“Thế nào là vừa ý, chẳng vừa ý?” là hỏi.

“Vị ba thọ như lạc đẳng v.v…” cho đến được gọi là vừa ý v.v… là đáp: Theo thứ lớp của ba thọ như lạc, v.v… thì thế lực của lạc thọ đã khiến cho các hành pháp hữu lậu tương ưng và câu hữu, v.v… thuận hợp với lạc thọ, nên gọi là vừa ý, thế lực của khổ thọ lại khiến cho các hành pháp hữu lậu tương ưng và câu hữu, v.v… thuận hợp với khổ thọ nên gọi là chẳng vừa ý, và thế lực của xả thọ khiến cho các hành pháp hữu lậu tương ưng và câu hữu, v.v… thuận hợp với xả thọ nên gọi là chẳng vừa ý, chẳng phải không vừa ý.

Vì sao? là gạn hỏi.

Nếu các lạc thọ” cho đến “khổ khi hoại” là đáp, chứng minh các hành pháp hữu lậu đều do một thứ khổ mà thành tựu tánh khổ; đây là nói thể tánh của ba khổ. Nếu là lạc thọ thì do hoại diệt mà thành tánh khổ. Luận Chánh lý quyển 7 giải thích kinh: “Lạc thọ ở vào giai đoạn sinh và trụ được gọi là lạc vì loại thọ này có tánh lạc; đến lúc hoại gọi là khổ, vì các hữu tình khi chưa lìa nhiễm, tâm thường cầu vui nên ở giai đoạn lạc bị hoại thì sinh lo buồn, v.v… cho nên nói lạc thọ là tánh của khổ hoại. Lúc lạc thọ bị hoại cho dù không có khổ thọ nhưng vì tương tợ như khổ hiển hiện nên cũng gọi là khổ.” (Trên đây là văn luận).

11. Nói về khổ thọ:

“Nếu các khổ thọ” cho đến khổ lúc trụ: Nếu là khổ thọ thì có thể làm thành tánh của khổ. Kinh nói khổ thọ khi sinh là khổ, khi trụ là khổ, nên gọi là khổ và khi hoại lại được gọi là lạc. Luận Chánh lý giải thích kinh: Tuy nhiên khế kinh của Phật có nói khổ thọ khi sinh, khi trụ là khổ là do loại thọ này có tánh khổ; nói “khi hoại được gọi là lạc” nghĩa là khi khổ thọ bị hoại cho dù không có lạc thọ nhưng do khổ thọ chấm dứt tương tợ như có lạc thọ hiển hiện nên mới nói là lạc; đối với giai đoạn chấm dứt sự nối tiếp này gọi là đã hoại, vì thế khi khổ thọ chấm dứt gọi là khổ thọ hoại.

12. Nói về thọ không khổ không vui:

“Thọ thọ không khổ không” cho đến “tức là khổ”: Thọ Thọ không khổ không là do hành pháp sinh diệt vô thường làm thành tánh khổ. Vì do các duyên tạo thành nên loại tánh này bất an, sinh diệt trong từng sát na. Như khế kinh chép: Nếu chẳng thường tức là khổ. Cho nên Luận Chánh lý chép: Khi thọ Thọ không khổ không sinh, trụ, đều chẳng phải lạc hay khổ vì tánh vốn như vậy. Tức đến khi hoại, khổ và lạc được coi là một nên có thể nói là câu hữu. Khi khổ và lạc bị hoại không thể có hai thứ, vì thế Phật nói riêng về thuyết này.

“Như thọ thuận thọ các hành cũng thế.” Ba thọ như vậy được gọi là khổ. Các hành pháp theo thọ mà tương ưng hoặc câu hữu, v.v… nên biết cũng vậy, nên mới nói là ba khổ.

Vì thế, Luận Chánh lý chép: Hỏi Tánh của ba thứ khổ này lấy gì làm thể?

Đáp: Nên xác định rõ đó là ba thọ, vì có ba thọ nên khi các pháp thuận theo ba thọ này cũng có tánh chất và tên gọi của khổ.

13. Giải thích tên gọi ba khổ:

“Có Sư khác giải thích” cho đến “gọi là tánh của hành khổ” là giải thích tên gọi của ba khổ. Có luận sư giải thích rằng khổ là tánh khổ nên gọi là tánh khổ khổ, hoại tức là tánh khổ nên gọi là tánh hoại khổ, hành là tánh khổ, nên gọi là tánh hành khổ; cả ba trường hợp đều thuộc về Trì nghiệp thích.

Nên biết trong đây cho đến “hành khổ cho nên khổ” ở đây nói ba khổ rộng hoặc hẹp. Nên biết ở đây khi nói vừa ý là hoại khổ và phi khả ý là khổ khổ, vì hai thứ này biệt lập không chúng với các loại khác. Đúng ra tất cả các hành hữu lậu vốn là hành khổ cho nên khổ, nếu theo văn trên, thì khả ý có hai là hoại khổ và hành khổ, thể chẳng phải khổ thọ nên không gọi là khổ khổ; chẳng vừa ý cũng có hai là khổ khổ và hành khổ, khi bị hoại là vui nên không gọi là hoại khổ. Các hành hữu lậu khác chỉ gọi là hành khổ, vì thể chẳng phải khổ thọ, nên không gọi là khổ khổ, và và khi hoại có thể sinh vui nên không gọi là khổ hoại.

Ở đây chỉ có bậc Thánh cho đến “đối với uẩn Hữu đảnh”: là giải thích hành uẩn vốn nhỏ nhiệm nên chỉ có bậc Thánh mới có khả năng quán thấy, phàm phu tuy quán nhưng không thể ngộ sâu vì thế luận sư Kinh bộ là Cưu-ma-la-đa có bài tụng này. Lại đối với phàm phu để cho thấy bậc Thánh có tâm nhàm chán mạnh hơn.

14. Hỏi đáp về Đạo đế:

“Đạo đế lẽ ra cũng” cho đến “là tánh hữu vi” là hỏi.

“Đạo đế chẳng phải khổ” cho đến “chỉ nói về hữu lậu” là đáp: Đạo đế chẳng phải khổ. Trái với tâm Thánh chính là tánh chất của khổ hành và chẳng duyên Thánh đạo mà lại khởi các hành tướng trái với tâm Thánh, do đó Thánh đạo dẫn dắt các khổ dứt hết. Lại giải thích kinh rằng: “Nếu quán thấy các pháp hữu vi là Niết-bàn vắng lặng: Giải thích rằng: Cũng do trước thấy pháp hữu vi kia có tánh khổ, sau đó quán sát pháp diệt của các pháp hữu vi này là vắng lặng, cho nên kinh ấy nói pháp hữu vi là để nói về đạo đế hữu lậu chẳng phải khổ cũng chẳng phải Niết-bàn, chứ thật ra hai chữ hữu vi ở đây không bao gồm đạo đế.

“Nếu đối với các pháp” cho đến “khổ là Thánh đế” là hỏi.

“Có một giải thích” cho đến chấp mụt nhọt là vui: là Sư Hữu bộ giải thích; lời văn rất dễ hiểu.

Có sư khác đối với đây cho đến nói lạc cũng gọi là khổ: Một luận sư của Kinh bộ là Cưu-ma-la-đa có bài tụng giải thích rằng vì loại lạc thọ này có khả năng làm nhân cho quả khổ ở vị lai, nhóm hợp các khổ quả ở vị lai, bị khổ ép ngặt mà mong cầu an vui, cho nên nói lạc thọ cũng gọi là khổ.

Lẽ ra nên nói, cho đến “là đế chẳng phải lạc” là Luận chủ nói giải thích của Hữu bộ: Đúng lý ra phải nói là bậc Thánh quán sát ba cõi và các lạc thuộc ba cõi đều có thể tánh là khổ vì tất cả các hành khổ chỉ có chung một tính chất, cho nên lập khổ làm đế chứ không lập lạc.

15. Lạc thọ cũng là khổ:

“Vì sao cũng quán lạc thọ là khổ” là bộ phái khác hỏi.

“Do tánh chẳng thường” cho đến “như một khổ thọ” là Luận chu đáp: Do tánh chẳng thường nên khác với diệt đế, và trái với tâm Thánh nên khác với đạo đế, vì thế gọi là khổ. Như khi lấy các tánh chất của hành khổ để quán sắc, v.v… thì thấy không đồng nhất với khổ thọ; điều này cho thấy có khác với khổ thọ.

“Có người cho rằng lạc thọ” cho đến hành khổ có công dụng gì: là Luận chủ nhắc lại bài tụng của Kinh bộ ở trên để bác bỏ: Nhân của khổ là tập, chẳng lẽ có liên quan đến khổ sao? Lại, bậc Thánh sinh ở cõi trên, khi duyên khổ làm thế nào để có danh khổ chuyển, vì chẳng phải các uẩn là nhân của khổ thọ. Nếu y theo khổ khổ để gọi là khổ đế thì kinh nói hành khổ để làm gì; bởi vì bộ phái này cho rằng khổ được gọi là khổ đế, lạc và xả sinh khổ cũng gọi là khổ đế, cho nên mới có lời gạn hỏi này.

“Nếu do chẳng phải thường” cho đến “hành tướng đâu có khác” là hỏi.

“Vì là pháp Sinh diệt” cho đến “hành tướng năng dẫn khổ” là đáp: Vì là pháp sinh diệt nên quán thấy chẳng phải thường, trái với tâm Thánh nên quán thấy là khổ. Chỉ thấy được hữu lậu chẳng phải thường, thì biết trái với tâm Thánh, cho nên hành tướng vô thường có thể dẫn đến hành tướng khổ.

16. Nêu các chấp khác:

“Có sư của bộ khác cho đến “thọ chỉ là khổ” là nêu các chấp khác. Có các luận sư khác thuộc Kinh bộ, Đại chúng bộ, v.v… cho rằng chắc chắn không có thật vui, tất cả ba thọ đều chỉ là khổ. Ở đây lẽ ra nên nói “chắc chắn không có lạc và xả; cả ba thọ đều chỉ là khổ” nhưng vì ở trước các bộ phái khác chỉ hỏi về lạc thọ nên chỉ nói không có thật lạc chứ không nói vô xả.

Làm sao biết như thế là gạn hỏi.

“Do giáo lý” là các bộ khác đáp.

“Thế nào là do giáo” là gạn hỏi.

“Như Thế tôn dạy,” cho đến “gọi là điên đảo” là phần dẫn chứng ba kinh để trả lời của các bộ phái này; lời văn rất dễ hiểu.

“Thế nào là do lý” là gạn hỏi.

“Vì nhân của các vui” cho đến “kỳ tướng ấy mới hiển bày” là trả lời y theo lý chứng của các bộ phái khác: Lạc không có nhân chắc chắn chứng tỏ không có thật lạc. Các thứ y phục, v.v… nếu được sử dụng đúng lúc và có chừng mực thì tất cả hữu tình đều thừa nhận đó là nhân của vui; nhưng nếu sử dụng không đúng lúc và quá chừng mực thì lại sinh khổ và thành nhân khổ, như mùa hạ lại mặc dầy, mùa đông lại mặc áo mỏng đã ăn uống no đủ rồi lại phải ăn uống thêm nữa, trời lạnh mà ăn đồ nguội, trời hạn mà ăn đồ nóng, v.v… tất cả các trường hợp này đều gọi là thọ dụng không đúng lúc. Y phục, thức uống ăn, nóng lạnh đều có thể sinh khổ và trở thành nhân khổ. Y phục, v.v… tuy được thọ dụng đúng thời nhưng nếu quá độ cũng sinh khổ và thành nhân khổ chứ chẳng phải nhân vui. Những lúc thọ dụng quá độ hoặc dù vừa phải không thêm không bớt nhưng nếu không đúng lúc thì cũng thành nhân khổ mà thường sinh khổ. Cho nên biết rằng y phục, v.v… vốn là nhân của khổ. Khi khổ còn nhỏ nhiệm thì không biết, nhưng lúc tăng thạnh, các tánh chất lộ rõ mới biết đó là khổ.

17. Giải thích theo loại:

“Uy nghi dễ thoát, lý lẽ ra cũng như thế: đây là giải thích theo loại: Các uy nghi đi đứng nằm ngồi dễ thoát nên hữu tình thường cho đó là nhân vui nhưng nếu không đúng lúc hoặc quá chừng mực cũng thành nhân khổ, v.v; y theo giải thích ở trên cũng rất dễ biết. Điều này cho thấy uy nghi có nhân bất định chứng tỏ chẳng phải thật vui.

“Lại khi trị khổ” cho đến “lạc giác bèn sinh” là khai hai chương nói về không thật vui: đối trị được khổ nên cho là vui, vì thay đổi được khổ nên thấy có vui.

18. Giải thích chương đầu:

Nghĩa là nếu chưa gặp cho đến “là nhân sinh vui” là giải thích chương đầu. “Bì” nghĩa là mệt mỏi, “dục” là dâm dục; hoặc “bì dục” nghĩa là sự dâm dục làm cho mệt mỏi. Ăn là để khỏi bị đói, uống là để khỏi bị khát, ấm là để đối trị lạnh, mát là để đối trị nóng; nghỉ ngơi, ngồi, nằm là để đối trị bì dục. Nếu chưa bị các khổ như đói, lạnh, v.v… ép ngặt thì không thấy có lạc đối với các nhân của lạc là thức ăn, y phục v.v… Nếu bị đói lạnh, v.v…ép ngặt thì mới thấy các nhân của lạc là thức ăn, y phục v.v… Vì thế khi đối trị được loại khổ lớn là đói, lạnh, v.v… thì kẻ ngu chấp rằng các khổ nhỏ hơn như thức ăn, y phục, v.v… chính là nhân vui nhưng thật ra chắc chắn không thể có loại nhân có khả năng sinh ra vui.

19. Giải thích chương hai:

“Trong khổ dễ thoát” cho đến “chắc chắn không có thật vui: là giải thích chương hai: Trong các thứ khổ dễ thay đổi những loại nào nhẹ hơn mà kẻ u mê cho là vui; như khi gánh nặng tạm thời đổi vai thì thấy bớt khổ nên cho đó là vui. Thật ra thọ chỉ có khổ chứ không có thật vui. Nếu theo Kinh bộ cả ba thọ đều có đủ ba khổ: Ba thọ thực chất là khổ thọ nên đều gọi là khổ khổ, đều bị biến hoại trong khi nối tiếp nên gọi là hoại khổ và sinh diệt trong từng sát na nên đều gọi là hành khổ.

“Các sư Đối Pháp” cho đến “đây gọi là đúng lý” là Luận chủ nêu bày quan niệm của Hữu bộ cho răng ngoài khổ thọ vẫn có thật vui, lời này đúng.

Làm sao biết như thế là hỏi.

Hãy nên gạn lại cho đến “có vui nên thành là ba lần gạn trách kinh bộ để nói lên có thật vui”.

Nếu cho là đáng ưa cho đến chẳng đáng ưa là nhắc lại Kinh bộ chống chế: Lúc đã lìa nhiễm, những điều đáng ưa mà bậc Thánh nhàm chán thì thành chẳng đáng ưa. Từ đó biết rằng không có lý do thật sự để thành lạc thọ.

Không như thế thì đáng ưa, cho đến thật có thọ” là Hữu bộ bác bỏ; lời văn rất dễ hiểu.

20. Hữu bộ thích ba kinh được kinh bộ v.v… dẫn:

1/ Giải thích kinh thứ nhất:

“Nhưng Thế tôn nói” cho đến “chẳng phải chân liễu nghĩa” là Hữu bộ giải thích ba kinh đã được Kinh bộ, v.v… dẫn. Đây là giải thích kinh thứ nhất: Kinh nói không có loại thọ nào chẳng phải khổ, là nói Đức Phật đã y theo tánh chất vô thường và biến hoại của các hành để nói như vậy. Nếu y theo tánh chất vô thường nói thọ là khổ khổ và hành khổ; nếu y theo tánh chất biến hoại thì nói thọ là khổ khổ và hoại khổ. Cho nên biết rằng kinh này chỉ y theo hai thứ hành khổ và hoại khổ mà nói thọ là khổ chứ không nói theo khổ khổ. Vì thế luận Chánh lý chép: Cho nên biết rằng kinh này nói theo hai thứ khổ để nói chứ chẳng phải y theo khổ khổ để nói rằng tất cả đều là khổ. Lại giải thích: Vô thường biến hoại đều là hành khổ vì đã nói rằng các thọ không có thọ nào chẳng phải khổ. Nếu nói hoại khổ chỉ có lạc thọ thì không bao gồm khổ xả, luận Chánh lý chép: Nói bao gồm khổ hoại là để chỉ cho các khổ hành vô thường biến hoại thuộc hành khổ chứ chẳng phải chỉ cho hoại khổ trong ba khổ. Từ “Nếu do” trở xuống là chứng minh có ba thọ. Phật nói thọ đều là khổ; nếu y theo mật ý thì mới có ý khác, tức chẳng phải thật nghĩa để nói rằng có ba thọ nhưng nay không nói về “mật ý” cho nên biết rằng theo thật nghĩa vẫn có ba thọ.

2/ Giải thích kinh thứ hai:

“Lại khế kinh nói” cho đến “quán vui là khổ”: là giải thích kinh thứ hai: Kinh nói dùng khổ để quán thọ vui ý nói khổ này chính là khổ hành vô thường và khổ hoại thay đổi. Lạc thọ có hai thứ là tánh hữu lạc và tánh hữu khổ. Vì quán vui dễ sinh lo lắng nên Phật không khuyến khích nhưng quán khổ dễ tăng thêm lợi ích nên Phật mới khuyến khích chứ chẳng phải không có vui. Lại giải thích: Vô thường và biến hoại đều là khổ hành.

“Làm sao biết tự tướng này là vui”: là Kinh bộ hỏi, v.v… Làm sao biết được tự tướng của loại lạc thọ này? Thể tánh vốn là tánh lạc chứ chẳng phải khổ thọ thì có thuộc khổ khổ hay không?

“Như có bài tụng rằng” cho đến “nên nói thọ đều là khổ” là Hữu bộ trả lời: Văn tụng chỉ y theo khổ hành vô thường và khổ hoại thay đổi để nói các thọ đều là khổ chứ không y theo khổ khổ cho nên biết rằng có tự tánh riêng của lạc thọ. Nếu lạc tánh là khổ tại sao không thuộc về khổ khổ? Lại giải thích: Vô thường và biến hoại đều là khổ hành.

3/ Giải thích kinh thứ ba:

“Lại khế kinh chép” cho đến “nên thành điên đảo” là giải thích kinh thứ ba:

1. Chia ra ba chương;

2. Riêng nhác lại giải thích: Đây là khai chương Kinh nói cho là vui đối với khổ điên đảo là có ý riêng. Đối với các lạc thọ, các diệu dục và một phần lạc của ba cõi thế gian đều cho là vui nên mới thành điên đảo; chẳng phải vì cho rằng có chút vui mà nói là điên đảo.

“Là các lạc thọ” cho đến “nên thành điên đảo” là giải thích chương thứ nhất: Nói “các lạc thọ” là y theo môn tự tướng, tùy tánh là vui chẳng phải khổ khổ. Nếu y theo các tánh chất khác nhau khác thì cũng có tánh khổ hoại và khổ hành. Thế gian chỉ thấy lạc lạc mà không thấy khổ nên thành điên đảo.

“Các cảnh diệu dục” cho đến “nên thành điên đảo” là giải thích chương hai: Các cảnh diệu dục thuận hợp lạc thọ thì ít mà thuận hợp khổ hành và khổ hoại lại nhiều nhưng chỉ thấy đó là vui chứ chẳng phải khổ nên thành điên đảo.

“Các hữu cũng thế”: là giải thích chương ba: Ba hữu cũng vậy. Thuận hợp lạc thọ thì ít mà thuận hợp khổ hành khổ hoại thì nhiều tuy nhiên thế gian chỉ thấy lạc mà không thấy khổ, nên thành điên đảo.

Nên không phải do đây cho đến không có lý thật là kết luận: Vì thế không thể dẫn ba kinh này để chứng minh không có thật lý để thành lập lạc thọ.

“Nếu thọ tự tướng” cho đến “có thắng lợi gì” là lại chỉ trích Kinh bộ, v.v…

21. Nhắc lại chống chế để bác bỏ:

“Nếu cho rằng Thế tôn” cho đến “đều là khổ” là nhắc lại chống chế để bác bỏ: Nếu cho rằng Thế tôn đối với một loại khổ thọ đã thuận theo thế tục nói thành ba thọ thì không đúng lý vì Phật đã mật thuyết không có thọ nào chẳng phải khổ. Nếu đã mật ý nói thọ đều là khổ và nếu đã rõ ràng nói thọ có ba thứ thì đã nói rằng thọ chỉ có ba thứ. Như vậy biết rằng nói có ba thọ chẳng phải thuận theo thế tục.

“Lại quán năm thọ” cho đến cho đến nói rộng. Kinh Quán Ngũ Thọ có nói là “như thế” nên biết rằng nói có ba thọ chẳng phải thuận 20 theo thế tục vì ba thọ này gồm nhiếp tất cả năm thọ. Nếu năm thọ là “như thật” thì ba thọ cũng vậy. “Ba kiết” là chỉ cho thân kiến, giới thủ và nghi. Nếu chúng được dứt hẳn thì đắc quả Dự lưu. Nói “cho đến nói rộng là lại dứt mỏng tham, sân, si đắc quả Nhất lai, lại dứt năm kiết sử hạ phần thì đắc quả Bất hoàn, lại dứt tất cả kiết sử thì đắc quả vô học.

“Lại vì sao Phật” cho đến “trên đẳng lạc giác”: Lại chỉ trích: vì sao chỉ có một loại khổ thọ mà Phật lại thuận theo thế tục để nói là có ba thọ. Nếu cho rằng thế gian đối với khổ thuộc các loại hạ, thượng, trung đã theo thứ lớp như trên mà khởi lạc giác đối với hạ khổ, khởi khổ giác đối với khổ bậc thượng, khởi xả giác đối với khổ bậc trung, Phật thuận theo chúng sinh để nói ba thọ lạc, v.v… thì cũng không đúng lý, vì tại sao khổ có ba thứ và lạc cũng có ba thứ như vậy. Lẽ ra đối với ba khổ bậc hạ, v.v… chỉ khởi lạc giác bậc thượng, v.v… nghĩa là đối với hạ khổ thì chỉ khởi lạc giác bậc thượng, đối với trung khổ chỉ khởi trung lạc giác, đối với thượng khổ chỉ khởi hạ lạc giác, chứ không nên khởi xả giác. Ở đây vặn hỏi có ý cho rằng trong cả ba thứ của mỗi thọ, là khổ và lạc lẽ ra không thể có xả giác mà chỉ có khổ giác và lạc giác. Lại giải thích: Vì lạc có ba thứ nên lẽ ra đối với ba thứ khổ thuộc hạ, v.v… chỉ khởi lạc giác thuộc thượng, v.v… mà không thể khởi khổ giác và xả giác. Lại, Luận Chánh lý chép: Vì lạc cũng có ba thứ hạ, v.v… cho nên không nên nói rằng lạc chỉ là hạ khổ.

22. Y theo sự để nêu câu hỏi:

“Lại thọ thù thắng” cho đến đều không thật có là y theo sự để nêu vấn nạn: Lại, lạc được sinh khi thọ thắng cảnh có loại hạ khổ nào để có thể khởi lạc giác? Nếu các ông thừa nhận lúc đó có hạ khổ thì khổ quá khứ đã diệt và khổ vị lai chưa sinh lẽ ra phải có loại lạc giác cực độ, ở giai vị này các khổ đều không có.

23. Giải thích theo loại:

“Lúc thọ dục lạc nêu câu hỏi cũng thế”: là giải thích: Lúc vui thọ dâm dục thì nêu câu hỏi cũng vậy; y theo trước có thể biết.

24. Y theo phẩm và địa để nêu câu hỏi:

“Lại thọ phẩm hạ” cho đến “ba thọ như lạc lạc v.v…” là y theo phẩm và địa để nêu ra vấn nạn: Lúc khổ thọ thuộc hạ phẩm hiện tiền nếu thừa nhận có lạc thọ lanh lợi để chấp lấy và khi khổ thọ thuộc trung phẩm hiện tiền có loại xả thọ không thể chấp lấy thì làm sao hợp lý được. Hơn nữa ở ba định dưới của cõi Sắc nếu nói có lạc thì lẽ ra phải có hạ khổ, vì ba thọ nói về nghĩa thì hỷ cũng gọi là lạc tức chung cả ba định. Ở năm địa từ định thứ tư, v.v… trở lên nếu nói có xả thọ thì lẽ ra phải có trung khổ; định cao siêu mà khổ tăng thêm thì có thể đúng với chánh lý hay sao? Về kết thúc bác bỏ lời văn dễ hiểu.

25. Lại dẫn kinh chứng minh:

“Lại khế kinh nói” cho đến có chút thật vui: lại dẫn kinh chứng minh. Luận Bà-sa quyển 0 chép “Hỏi: Cũng có loại pháp khí nhạc. Như khế kinh nói: Đại danh, ông nên biết rằng nếu sắc chỉ là khổ mà chẳng phải lạc thì chẳng phải là pháp mà lạc nương theo và cũng không có một phần nhỏ của lạc và hỷ nương theo; như vậy lẽ ra không có hữu tình, vì mong cầu lạc bị sắc đắm nhiễm. Đại danh! ông nên biết rằng vì sắc không chỉ là khổ mà còn là lạc, là pháp mà lạc nương theo, và một phần nhỏ của vui và hỷ nương theo, nên hữu tình vì mong cầu lạc mới bị đắm nhiễm đối với sắc, cho đến thức uẩn; v.v…” Giải thích: Pháp không là pháp để lạc thuận theo thêm lớn và không có chút phần nào của lạc và hỷ đeo bám theo. Kinh nói hữu tình tham đắm lạc, v.v… cho nên biết rằng chắc chắn có chút phần thật vui.

26. Lý chứng bất thành:

“Như thế hãy nói” cho đến “cũng không thành chứng” dưới đây là nói lý chứng cũng bất thành; trước khi bác bỏ phải kết thúc phần trước để nêu phần sau.

Hãy dùng các nhân vui, cho đến “quyết định lý thành” dưới đây là thứ nhất bác bỏ nhân lạc bất định. Thông thường nhân khổ vui là do duyên bên trong, duyên bên ngoài phối hợp trước sau không đồng đều vì thế chắc chắn loại nhân này không chỉ có ngoại cảnh. “Sở y” là chỉ cho thân sở y; “phần vị” là chỉ cho các giai đoạn trước sau; “khác nhau” là chỉ cho trước sau khác nhau; “hoặc là nhân trái nghịch”, là chẳng phải loại nhân tốt đẹp thuần thục. Văn còn lại và thí dụ suy nghĩ sẽ hiểu.

27. Dựa vào địa trên để hỏi:

“Lại trong ba tĩnh lự” cho đến “năng sinh khổ” là y theo địa trên để vặn hỏi, nói lên nhân lạc có tính chất chắc chắn. Nói “ba tĩnh lự” là chỉ cho ba định dưới; phần còn lại rất dễ hiểu.

28. Bác bỏ quan niệm:

1) Quan niệm một:

Lại điều mà kia nói cho đến y theo trước nên nói: Đây là bác bỏ quan niệm đối trị được khổ nên sanh vui. Thuyết ở trên cho rằng khi đối trị được khổ thì có cảm giác vui nhưng nếu đối với văn nói về hạ khổ sinh vui ở trên thì điều này bị bác bỏ. Nghĩa là lúc vui được sinh do thọ cảnh tốt đẹp thì còn đối trị loại khổ nào để khởi cảm giác vui. Nếu lúc đó có đối trị loại khổ thô hiển thì pháp có công năng đối trị loại khổ nhỏ nhiệm này ở quá khứ đã diệt, chưa sinh ở vị lai; sự chuyển biến lúc đó lẽ ra phải sinh khởi cảm giác vui cực độ. Lại ở cõi Dục có thể thừa nhận sau khi đã đối trị khổ thô thì chấp khổ tế là vui nhưng ở tĩnh lự lạc đối trị thứ khổ nào để có thể sinh khởi. Các bác lý này đều nói theo thuyết hạ khổ sinh vui ở trước. 2) Quan niệm hai:

“Lại điều mà kia nói cho đến nên biết cũng thế là bác bỏ quan niệm vì khổ thay đổi nên thấy có vui. Hơn nữa nếu nói nhờ có thay đổi nên tránh được khổ và cảm giác vui sinh giống như đang gánh nặng mà được đổi vai thì các chỗ trên thân này khi mới được đổi thật sự có sinh vui nhưng chỉ có thể sinh vui, khi các nơi trên cơ thể này chưa diệt, vì nếu diệt thì không còn sinh. Nếu chẳng phải vậy thì lẽ ra ở các nơi này vui phải càng lúc càng tăng thêm, khổ phải được bớt dần. Tuy nhiên khi đã đổi lâu tuy khổ có giảm bớt nhưng vẫn không sinh vui thì biết rằng lạc thọ chẳng phải là hạ khổ. Vì thế khi thay đổi bốn uy nghi để tránh bớt khổ, ở giai đoạn đầu nếu có sinh vui nên biết cũng thế.

29. Hỏi đáp:

“Nếu trước không có khổ” cho đến “sinh cảm giác vui” là Kinh bộ hỏi v.v… Nếu trước không có khổ thì ở giai đoạn sau rốt vì sao bỗng nhiên lại sinh cảm giác khổ? Điều này chẳng qua chỉ vì lúc đầu khổ vốn nhỏ nhiệm nên không hay biết; về sau khi tăng dần lên nên mới biết.

“Vì thân biến đổi” cho đến “vị ngọt chua sanh” là Hữu bộ trả lời : Do thân biến đổi, trước sau có khác nhau khác nhau cho nên ở giai đoạn trước có sinh lạc nhưng ở giai đoạn sau khổ lại khởi. Cũng giống như các thời gian khác nhau của rượu v.v… Lúc đầu rượu có vị ngọt nhưng sau đó lại có vị chua, tức chẳng phải vì đã có trước đó nên sau mới sinh.

“Cho nên lạc thọ thật có lý thành” là kết luận riêng: Vì thế nếu chúng tôi nói lạc thọ thật có thì y theo lý cũng thành.

“Do đây biết chắc chắn” cho đến lẽ ra gọi là khổ là kết luận chung: Tất cả các giáo chứng và lý chứng từ trước đến nay cho thấy thọ chẳng phải hoàn toàn là khổ mà vẫn có một phần nhỏ của thật vui. Vì thế chắc chắn biết rằng tất cả các hành thuộc hữu lậu đều hòa hợp với ba khổ, và tùy theo sự thích ứng mà được gọi là khổ chứ chẳng phải chỉ có khổ, thọ được gọi là Khổ.

“Tức thể của khổ hành cũng gọi là tập đế” dưới đây thứ hai là nói về Tập đế. Hữu bộ nêu tông chỉ: Thể tánh của các khổ hành hữu lậu còn được gọi là tập đế vì có công năng sinh quả.

“Thuyết này chắc chắn” cho đến “vì ái là tập” là Kinh bộ vấn nạn nói lên thuyết trên trái với kinh.

“Kinh y theo thù thắng” cho đến “cũng là tập đế” là Hữu bộ giải thích kinh: Kinh y theo sự mạnh mẽ nên nói ái là tập. Thật ra tất cả các pháp hữu lậu cũng là Tập đế. Nói “ái thắng” là chỉ cho tánh chất cao siêu của nhuận sinh, v.v…

“Lý thú như thế do đâu chứng biết” là Kinh bộ hỏi: Nếu các pháp hữu lậu đều là tập đế thì lấy gì để chứng biết?

“Trong khế kinh khác” cho đến “nói theo pháp tướng” là Hữu bộ trả lời: Các kinh khác cũng nói tất cả các pháp hữu lậu khác đều là tập. Tụng không chỉ nói ái là nhân mà còn nói nghiệp, vô minh là nhân vì chiêu cảm các hành về sau, cho nên biết rằng tập đế chẳng phải chỉ là ái. Lại, khế kinh nói năm thứ hạt giống là gốc, thân, cành, mắt và hạt giống. Đây là các tên khác để dụ cho “thức hữu thủ”. Thủ là phiền não; thức có thủ nên gọi là thức hữu thủ như nói thức hữu lậu. Lại trong Kinh ấy nói: Đặt năm thứ hạt giống này vào địa giới. Đây là tên khác để dụ cho bốn thức trụ. Hạt giống và ruộng đều sinh ra mầm mộng, v.v… nên đều là nhân của mầm mộng, v.v; thức và bốn thức trụ đều có công năng sinh quả nên đều gọi là Tập đế. Vì thế biết rằng tập đế không phải chỉ là ái. Lại giải thích: Năm thứ hạt giống dụ cho thức trong năm đường, được đặt vào địa giới, tức dụ cho Bốn thức trụ; các thức này đều có công năng sinh quả nên đều là Tập đế. Vì thế khi kinh nói ái là tập đế là nói theo mật ý chứ không theo liễu nghĩa chân thật. Luận A-tỳ-đạt-ma vì y theo pháp tướng nên đã nói rằng tất cả pháp hữu lậu đều là tập đế.

30. Hữu bộ giải thích kinh trước:

Nhưng trong kinh nói, cho đến “và nhân nhân kia” dưới đây là nói Hữu bộ giải thích kinh trước: Thật ra khi kinh mật thuyết ái là tập là nói nghiêng về nhân khởi; trong khi bài tụng nói nghiệp, ái, vô minh đều là nhân là muốn nói đầy đủ nghiệp là nhân sinh, ái là nhân khởi và vô minh là nhân nhân – vì làm nhân cho nghiệp nhân nên gọi là nhân nhân, hoặc làm nhân cho nghiệp nhân và ái nhân nên gọi là nhân nhân. Tuy sinh và khởi đều đắc được năm uẩn nhưng do nghiệp thể sinh nên gọi là nhân sinh, do ái giúp khởi nên gọi là nhân khởi. Vì thế luận Bà-sa quyển 173 dẫn kinh để nói rằng nghiệp là nhân sinh, ái là nhân khởi, sinh khởi chính là năm uẩn sở đắc.

31. Hỏi đáp giữa kinh bộ và Hữu bộ:

Làm sao biết như thế? Là Kinh bộ hỏi: Làm sao biết được nghiệp là nhân sinh, ái là nhân khởi và vô minh là nhân nhân?

“Nghiệp là nhân sinh” cho đến có đầu mối là Hữu bộ trả lời: Kinh  có nói nghiệp là nhân sinh, ái là nhân khởi nên mới biết được. Lại, kinh Đại Nhân Duyên Pháp Môn lần lượt nói rõ từ chi hành về sau đều có nhân, có duyên, có đầu mối, cả ba đều là các tên khác của vô minh, sinh các quả về sau như hành, v.v… vì vô minh, v.v… có công năng làm nhân, làm duyên làm đầu mối. Vì thế luận Bà-sa quyển 23 chép: “Như kinh Đại Nhân Duyên Pháp Môn đã nói Đức Phật bảo ngài A nan rằng già chết có nhân như thế, có duyên như thế, có đầu mối như thế; v.v…” Luận này dẫn kinh từ trước ra sau; Bà-sa lại dẫn từ sau ra trước. Hành đã có nhân, thì nhân tức là vô minh, cho nên biết rằng vô minh là nhân nhân hoặc cũng đồng thời cho thấy nghiệp là nhân sinh, ái là nhân khởi, tùy theo sự thích ứng đều được bao gồm trong chữ “Đẳng”.

“Là kiến lập riêng” cho đến “là thể của tập đế” là giải thích kinh thứ hai: Kinh này vì muốn kiến lập hạt giống và ruộng nên đã nói về thức hữu thủ và bốn thức trụ cho nên biết rằng năm uẩn đều có khả năng làm nhân, chẳng phải chỉ có ái là thể của Tập đế.

“Pháp nào gọi là sinh, pháp nào gọi là khởi” là Kinh bộ hỏi: Pháp nào được gọi là sinh và pháp nào được gọi là khởi để nói rằng nghiệp là nhân sinh, ái là nhân khởi?

“Giới thú sinh v.v…” cho đến nên biết cũng thế là Hữu bộ trả lời: Ba cõi, năm đướng, bốn sinh, v.v… có chủng loại khác nhau, phẩm loại khác nhau và xuất hiện từ tự thể nên nói là sinh. Nếu không có khác nhau mà chỉ nối tiếp theo sau thì đều gọi là khởi. Nghiệp và hữu ái theo thứ lớp đều làm nhân cho cả hai trường hợp sinh và khởi. Nghiệp là nhân sinh khác nhau, vì nghiệp khiến cho đủ loại thân hình khác nhau ở giới, v.v… sinh ra; trong lúc ái là nhân khởi vô khác nhau, tức chỉ cho mối tiếp theo sau mà khởi. Nói “hữu ái” là chỉ cho ái của hữu nên gọi là hữu ái, như hạt giống có công năng làm nhân sinh cho các thứ mầm mộng khác nhau như lúa, ngũ cốc, v.v… khi nghiệp làm nhân sinh khác nhau cũng thế. Và giống như nước có thể làm nhân khởi cho tất cả các mầm mộng vô khác nhau, khi ái làm nhân khởi cũng thế.

“Ái là nhân khởi lý nào làm chứng” là Kinh bộ hỏi.

“Hậu hữu lìa ái” cho đến “ái là nhân khởi” là Hữu bộ đáp: Có ba lý chứng chứng minh ái là nhân khởi, đó là:

  1. Lìa ái thì hậu hữu không khởi.
  2. Do năng lực của ái nên mới nối tiếp hiên hữu về sau.
  3. Trong việc chấp lấy thân sau thì ngã ái là mạnh nhất.

Vì ba lý do này nên nói ái là nhân khởi. Nói “hữu ái” là chỉ cho người học phàm phu; nói “lìa ái” là chỉ cho bậc Vô học, văn còn lại rất dễ hiểu.

32. Nói về hai đế:

“Đúng vậy Thế tôn” cho đến “khác đây gọi là thắng nghĩa”, là thứ hai nói về hai đế.

“Luận chép” cho đến “y v.v… cũng thế: là giải thích câu tụng đầu và bốn chữ “như bình thế tục” của câu tụng thứ ba. Nếu đã có cái biết về vật này, khi vật này bị hoại thì cái biết này cũng không còn. Phải biết rằng khi nói “vật này” là chỉ cho thế tục đế, chỉ cho sự, rất dễ hiểu.

“Lại nếu có hữu vật” cho đến lửa, v.v… cũng thế: là giải thích câu tụng thứ hai và bốn chữ “như nước thế tục” của câu tụng thứ ba: Lại, nếu có “vật”, dùng tuệ phân tích các pháp cùng nhóm họp của nó thì cái biết về “vật” cũng không còn và vật này cũng nên được gọi là thế tục đế, giống như nước giả có tự thể là bốn cảnh, khi các pháp khác như sắc, hương, v.v… được tuệ phân tích thì cái biết về nước cũng không còn; đối với lửa và gió, v.v… cũng vậy. Trong phẩm Giới ở trước có nói đất giả, nước giả, v.v… chính là hiển sắc và hình sắc, vì chỉ nói theo hiển tướng.

33. Giải thích thế tục đế:

“Tức đối với vật kia” cho đến “gọi là thế tục đế”: là giải thích thế tục đế, tức đối với “vật” này khi bình chưa bị vỡ và nước chưa bị phân tích thì dùng tưởng và danh của thế tục để giả lập làm bình, nước và vì được giả lập là có nên gọi là thế tục. Nương theo lý của thế tục để nói bình, nước là thật được gọi là Thế tục đế.

“Nếu vật khác đây” cho đến “ái v.v… cũng thế”: là giải thích câu tụng thứ tư: Nếu một vật có thể tánh khác với bình, nước, v.v… thì gọi là thắng nghĩa đế, nghĩa là lúc vật bị vỡ thì cái biết về vật này vẫn không mất và lúc dùng tuệ để phân tích các pháp đồng nhóm khác, cái biết cũng vẫn còn thì vật này được gọi là Thắng nghĩa đế. Như vậy các vật như sắc, v.v… khi bị phân tán thành các cực vi, mỗi cực vi đều gọi là sắc, v.v… hoặc khi dùng thắng tuệ phân tích vị, v.v… thì mỗi cực vi đều gọi là vị, v.v… vì cái biết về sắc, vị, v.v… từ thô đến tế vẫn hằng thường hữu. Trường hợp ái cũng vậy. Các pháp vô sắc tuy không thể phân nhỏ thành cực vi nhưng vẫn có thể dùng tuệ phân tích thành từng sát na thì cái biết về như, v.v… vẫn là thường hữu.

34. Giải thích Thắng nghĩa đế:

“Chân thật có này” cho đến “gọi là thắng nghĩa đế” là giải thích Thắng nghĩa đế.

Hỏi: Ở đây khi nói “hai đế” thì có gồm cả bốn đế và phi đế hay không?

Giải thích: Luận Bà-sa 77 có lời bình ý nói Bốn đế đều có cả thế tục đế và thắng nghĩa đế. Trong khổ đế và tập đế có bình, áo, v.v… Phật nói diệt đế giống như vườn, rừng, v.v… và đạo đế giống như thuyền, bè, v.v… tất cả đều là thế tục đế. Phật nói Bốn đế, mỗi đế có bốn lý và đều là thắng nghĩa đế. Lại chép: Vì nói Bốn đế đều có Thế tục đế và Thắng nghĩa đế nên thế tục và thắng nghĩa đều gồm nhiếp mưới tám giới, mười hai xứ và năm uẩn. Hư không và phi trạch diệt cũng nằm trong hai đế.

“Trước Sư quỹ phạm” cho đến “gọi là thế tục đế.” Các Quỹ phạm sư đời trước của Kinh bộ cho rằng trí xuất thế chính là quán trí vô lậu và là chánh trí hậu đắc thế gian của loại trí xuất thế này. Các pháp được các loại trí này thủ đắc đều được gọi là Thắng nghĩa đế; các pháp do các loại trí còn lại thủ đắc được gọi là thế tục đế.

35. Y theo Thánh đạo để nói về người:

“Đã nói các đế” cho đến “gọi là câu nghĩa cảnh” dưới đây là thứ ba của toàn văn, y theo Thánh đạo để nói về người, trong đó có ba:

  1. Nói về Thánh đạo gia hạnh.
  2. Y theo ba đạo để nói về người.
  3. Nói về các đạo khác nhau.

Phần nói về gia hạnh của Thánh đạo lại chia làm hai a) Nêu chung môn gia hạnh. b) Nói rộng về bảy gia hạnh.

Đây là thứ nhất nêu chung môn gia hạnh.

“Luận chép” cho đến “tuệ do khởi tu mà thành” là giải thích ba câu tụng đầu. “Thuận kiến đế văn”, nghĩa là nghe các pháp thuận hợp với giáo pháp thấy đế, văn còn lại rất dễ hiểu.

“Tướng ba tuệ này khác nhau thế nào: đây là giải thích câu tụng thứ tư, nói về sự khác nhau của ba tuệ; đây là hỏi.

“Sư Tỳ-bà-sa” cho đến “Ba tuệ cũng thế: cũng duyên cú văn, chỉ nói “duyên danh”, nêu trước để bày sau, hoặc hiển bày lẫn nhau. Chữ “câu” nghĩa là duyên cả danh và nghĩa. Nếu y theo thời gian ba tuệ thành mãn thì chỉ duyên nghĩa. Nay văn này nói nghe chỉ duyên danh nhưng tư duyên cả danh và nghĩa là y theo giai đoạn gia hạnh để nói về sự khác nhau của ba tuệ. Văn còn lại rất dễ hiểu.

36. Luận chủ bác bỏ:

Có chỗ nói nếu thế, cho đến “do văn tu mà thành” là Luận chủ nói về Luận sư để bác bỏ nghĩa của Tỳ-bà-sa: Có luận sư cho rằng nếu đúng như vậy thì tư tuệ bất thành vì nếu lúc duyên danh lẽ ra đó phải là văn tuệ, lúc duyên nghĩa lẽ ra phải là tu tuệ.

37. Luận chủ giải thích:

“Nay nói về ba tướng” cho đến “do ăn cỏ mà thành” là Luận chủ nói rồi thì giải thích, văn là tai nghe, tư là tư lương, tu là đẳng trì, ba thứ này là ba nhân năng thành. Nói sở thành là chỉ cho ba thắng tuệ do ba nhân ở trên là văn tư tu lập thành; được đặt tên từ nhân nên mới nói là “thành tuệ do văn” v.v… Như nói mạng do ăn mà thành, bò do ăn cỏ mà thành tức đồ ăn và cỏ là các năng thành, sinh mạng và trâu bò là sở thành. Nói “giới phân biệt” là vì văn có ở cả cõi Dục và cõi Sắc vì ở hai cõi này có tai để nghe nhưng không có ở cõi vô sắc vì ở đây không có tai. Về cõi Dục và cõi Sắc, luận Bà-sa quyển 2 chép: Nói “địa” là vì tuệ do văn mà thành có ở năm địa là cõi Dục và Bốn tĩnh lự. Có thuyết cho rằng ở sáu địa là năm địa ở trên cộng thêm tĩnh lự trung gian. Có thuyết lại nói là bảy địa, tức sáu địa trên cộng thêm địa Vị chí. [Chú thích: không có lời bình].

Suy nghĩ cõi Dục là cõi bất định, nếu khi muốn tu thì rơi vào suy nghĩ, chẳng phải cõi Sắc, Vô sắc là cõi chắc chắn, nếu khi muốn suy nghĩ thì rơi vào tu, tu chung cõi Sắc, Vô Sắc là cõi chắc chắn, chẳng phải ở cõi Dục, là cõi không chắc chắn. Về ba đắc phân biệt, luận Bà-sa quyển 2 chép: Gia hạnh đắc, Ly nhiễm đắc, Sinh đắc giả. Ba tuệ này đều có cả gia hạnh đắc, ly nhiễm đắc, chẳng phải sinh đắc. Ly nhiễm đắc do văn, từ mà thành: Khi lìa nhiễm Hữu đảnh mà đắc, có nói ba tuệ tuy gia hạnh đắc mà không thể nói sinh đắc, khi qua đời ở cõi trên, sinh xuống cõi dưới cũng có đắc. Có Sư khác nói: Tuệ do văn thành ở tại cõi Dục chỉ có Gia hạnh đắc, ở cõi Sắc có thể nói là Gia hạnh đắc, có thể nói là Sinh đắc. Có thể nói là Gia hạnh đắc: là tuệ ở cõi Dục do gia hạnh tu tập tuệ do văn mà thành, quán sát tự tướng, cộng tướng của các pháp cực thuần thục, khi chết ở cõi Dục, sinh lên cõi Sắc là có thể được; có thể nói là Sinh đắc: tuy ở cõi Dục nhưng tuệ ở cõi Dục do gia hạnh tu tập văn mà thành, quán sát tự tướng, cộng tướng các pháp nếu chưa sinh thì kia vẫn chưa thể được, phải sinh lên cõi Sắc mới có được, tuệ do từ mà thành chỉ có gia hạnh đắc, tuệ do tu mà thành có cả ba đắc:

Gia hạnh, lìa nhiễm và Sinh thời đắc.

38. Nói rộng về bảy gia hạnh:

Các hữu dục đối với tu cho đến tạm dứt, dứt hẳn: dưới đây là thứ hai, nói rộng về bảy gia hạnh, trong đó:

  1. Nói về thân khí thanh tịnh.
  2. Nói về giai vị Nam đình.
  3. Nói về bốn niệm tru.
  4. Nói về bốn gốc lành.

Đây là thứ nhất nói về thân khí thanh tịnh, y theo văn tụng, câu thứ nhất nói về nhân đầu, năm câu kế nói về nhân thứ hai, sáu câu sau nói về nhân thứ ba; trong nhân thứ hai, một câu đầu là nêu, bốn câu sau là giải thích, y theo giải thích, hai câu trước là nêu sở trị, hai câu sau là nêu năng trị; trong nhân thứ ba, hai câu trước là nói về thể, bốn câu sau là lập ý.

Luận chép, cho đến ba trụ bốn Thánh chủng: là nêu chủng loại và tên gọi. Thân xa lìa cho đến lìa bất thiện tầm: là giải thích câu đầu. Hai thứ này dễ thành cho đến không có đại dục: là giải thích câu hai. Văn tụng lẽ ra nói rằng: chẳng phải không có hỷ túc, chỉ lược không nói hỷ.

Hai thứ khác nhau không có là gì? Dưới đây giải thích câu thứ ba, thứ tư, đây là hỏi. Hỷ túc, thiểu dục, không có hai thứ khác nhau là gì? Các sư Đối Pháp cho đến gọi là Đại dục, là đáp. Đối với y phục đẹp… đã được lại cầu mong nhiều gọi là bất hỷ túc. Giải thích đã được mà cầu mong nhiều gọi là không có. Đối với y phục đẹp, chưa được… mong cầu nhiều gọi là Đại dục. Giải thích chưa được mà mong cầu nhiều gọi là không có.

39. Hỏi đáp:

Chẳng lẽ không còn mong cầu cho đến lẽ ra không thành: là hỏi, chẳng lẽ không còn mong cầu gọi là Bất hỷ túc, cũng duyên chưa được, lại đồng với Đại dục, hai sự khác nhau này lẽ ra không thành.

Cho nên trong đây cho đến gọi là đại dục: Luận chủ trình bày giải thích, Bất hỷ túc đối với đã được, Đại dục đối với chưa được.

40. Giải thích đối trị khác nhau:

Hỷ túc ít muốn cho đến nên biết khác nhau: là giải thích đối trị trái nhau, hỷ túc năng trị bất hỷ túc, thiểu dục năng trị đại dục, cùng với sở dục này hai thứ trái nhau, nên biết khác nhau. Đối với chỗ đã được không ít không nhiều, sống với tâm biết đủ gọi là hỷ túc, đối với chỗ chưa được như y phục… không mong đẹp, không mong nhiều gọi là ít muốn. Hỷ túc ít muốn cho đến chỉ bị cõi Dục ràng buộc. Là giải thích cõi có ba là Vô lậu, Hỷ túc ít muốn đều có ở khắp. Ba cõi và hai thứ vô lậu, sở trị chỉ bị cõi Dục ràng buộc.

41. Giải thích tánh vô tham:

Hỷ túc ít muốn cho đến tánh là dục tham: là giải thích tánh vô tham. Có công năng sinh ra các bậc Thánh cho đến cũng là vô tham: là giải thích câu bảy. Bốn Thánh chủng này có công năng sinh ra các bậc Thánh, vì là hạt giống của bậc Thánh nên gọi là Thánh chủng, thể của bốn Thánh chủng nói đồng với trước nên cũng là vô tham.

Trong bốn thứ thì ba thứ trước cho đến nghĩa là lac đoạn tu: là giải thích câu thứ tám, trong bốn Thánh chủng thì thể tánh của ba thứ trước chỉ là Hỷ túc:

1/ Đối với y phục hễ có được bao nhiêu đều hỷ túc Thánh chủng,

2/ Đối với thức uống ăn hễ có được bao nhiêu đều hỷ túc Thánh chủng.

3/ Đối với đồ nằm hễ có được bao nhiêu đều hỷ túc Thánh chủng, d/ Thánh chủng đối với Hữu, Vô có lạc đoạn lạc tu Thánh chủng.

Luận Bà-sa quyển 181 giải thích Lạc đoạn lạc tu này rằng: Hỏi: Lạc đoạn lạc tu có gì khác nhau?

Đáp: Lạc đoạn là phiền não, Lạc tu là Thánh đạo. Lại, đạo Vô gián gọi là Lạc đoạn, đạo giải thích gọi là Lạc tu. Lại, Kiến đạo gọi là Lạc đoạn, tu đạo gọi là Lạc tu. Lại nữa Lạc đoạn là nói về các nhẫn, Lạc tu là nói về các trí. Lạc đoạn, Lạc tu khác nhau như thế.

Vì sao cũng dùng vô tham làm thể? Là hỏi Thánh chủng thứ tư là Lạc đoạn lạc tu, vì sao cũng dùng vô tham làm thể? Vì có khả năng dứt bỏ hữu dục tham, là đáp. Vì có khả năng dứt bỏ hữu dục tham: Hữu tham nghĩa là tham cõi trên, Dục tham là tham cõi Dục, tham này tức là hữu ái, vô hữu ái. Đây là thứ tư lấy vô tham làm thể, nên luận Chánh Lý chép: Nhờ đó mà năng trị hữu tham, vô hữu tham; ở đây cũng lấy vô tham làm tánh, há chẳng phải thứ tư cũng có công năng trị sân… hay sao? Cho nên lẽ ra cũng lấy vô sân… làm tánh, chẳng phải không có nghĩa này. Nhưng vì ba thứ trước là tư lương, ba thứ trước chỉ là tánh vô tham. Ở đây cũng có khả năng tự đối trị tham, đó là nói theo mặt mạnh. Lại có giải thích cho rằng hữu, vô hữu. Dục tham tức dục là tham, vì có khả năng dứt bỏ hữu, vô hữu, dục tham.

Hỏi: Ít muốn, hỷ túc đều đối trị nhau, lấy vô tham làm tánh. Vì sao hỷ túc lập làm Thánh chủng, mà chẳng lập ít muốn làm Thánh chủng?

Đáp: Luận Chánh Lý chép: Vì ít muốn thì cho phép các vật như y phục… là có mong cầu, nghĩa là có tánh ý lạc thấp kém. Đối với cảnh chưa đắc thì không dám cầu nhiều. Nếu đã được nhiều thì mong cầu không dứt. Người thấy được hỷ túc thì ít có sở đắc, không còn mong cầu, huống chi là được nhiều. Cho nên chỉ lập hỷ túc làm Thánh chủng, như trong luận ấy có giải thích rộng. Lại, luận Bà-sa quyển 181 chép:

“Từ ngữ ít muốn có lỗi, có tăng thêm lợi ích”. Hỷ túc thì không như thế. Có lỗi: Chỉ nói ít muốn, chẳng nói không muốn. Có tăng thêm lợi ích: Đối với vật vô dục gọi là ít muốn. Ít muốn đối với nơi chốn vị lai chưa được sự chuyển, hỷ túc là nơi chốn hiện tại đã được sự chuyển, không chấp một ca-lý-sa-bát-noa ở hiện tại là nạn, chẳng phải đối với ngôi vị vua Chuyển luân ở vị lai lấy hỷ túc làm nạn, cho nên lập thành Thánh chủng, như trong luận ấy có giải thích rộng, giải thích rằng: Bát-noa, Hán dịch là Tiền, một ca-ly-sa tương đương với mười sáu bối châu, tám mươi bối châu tương đương với một bát-noa, mười sáu bát-noa gọi là Ca-lý-sa-bát-noa. Luận Tạp Tâm dịch Ca-lý-sa-bát-noa là một tiền là sai.

42. Hỏi đáp một:

Hỏi: Trong bốn y, vì sao không nói thuốc là Thánh chủng mà chỉ nói ba y trước là Thánh chủng? Các vị Cựu Đại đức… đều nói trong bốn y có thuốc mục nát vất bỏ là phẩn là không đúng, thuốc để lâu ngày người ta đem ra vất bỏ gọi là thuôc mục nát vất bỏ, người xuất gia ít muốn lấy để uống. Đáp: Luận Chánh Lý chép: Đối với dược hỷ túc vì sao chẳng phải Thánh chủng, không nói rằng kia có ái sinh. Vì trị ái sinh nên lập ra Thánh chủng. Kinh chỉ nói có bốn thứ ái sinh, cho nên đối với thuốc không lập làm Thánh chủng, hoặc được xếp vào trong ba thứ trước, nghĩa là thuốc được xếp vào y phục, có khi xếp vào thức uống ăn, có khi xếp vào trong đồ nằm, cho nên dược hỷ túc không lập Thánh chủng riêng, như trong luận ấy có giải thích rộng.

43. Hỏi đáp hai:

Hỏi: Thể tuy đồng với trước, y theo cõi thì thế nào? Đáp: Như Bàsa quyển 181 chép: Cõi đều rơi vào ba cõi va không rơi vào cõi. Hỏi: Cõi Sắc không có ăn uống, cõi Vô sắc không có ba thứ trước thì làm sao ba cõi đều có bốn thứ? Đáp: Cõi ấy tuy không có ăn uống… nhưng có công đức của hỷ túc kia, có chỗ nói do cõi dưới có đủ bốn thứ nên xoay vần dẫn sinh cõi trên cũng có đủ bốn thứ. Tôn giả Thế Hữu nói rằng: cõi trên tuy không có ăn uống… mà có đối trị những việc ấy, nhưng đối trị có bốn thứ, đó là: đoạn đối trị, yếm hoại đối trị, trì đối trị và viễn phần đối trị. Cõi Sắc đối với ăn uống… có bốn đối trị, cõi Dục có ba, trừ đoạn đối trị. Cõi Vô sắc có hai, dó là Trì và Viễn phần, như trong luận ấy có giải thích rộng. Luận Chánh Lý chép: Duyên y phục… mà sinh ra hỷ tuc thì làm sao nói là vô lậu, ai nói hỷ túc này là vô lậu?nếu thế thì Thánh chủng đều là vô lậu, Thánh đạo do tăng thượng ấy sinh ra, vì tăng thượng ấy dắt dẫn nên đặt tên theo đó, nên nói Thánh chủng đều có cả vô lậu, mà không nói rằng: Duyên y phục nên tất cả hỷ túc đều có cả vô lậu. Ít muốn vô lậu nên giải thích theo đây, nghĩa là Thánh đạo do tăng thượng ấy sinh ra, vì tăng thượng ấy dắt dẫn nên đặt tên theo đó, chẳng phải Thánh đạo sinh duyên theo các cảnh như y phục…

Vì nói lên nghĩa gì mà lập bốn Thánh chủng? Là giải thích câu chín, đây là hỏi.

Vì các đệ tử cho đến giải thoát chẳng lâu: là đáp, lời văn rất dễ hiểu.

Vì sao an lập hai việc ấy? Là giải thích câu thứ mười, đây là hỏi.

Là Dục đối trị cho đến nói bốn Thánh chủng: là đáp. Vì muốn đối trị bốn thứ ái sinh, kinh nói Bí-sô ái do y phục lúc nên sinh thì sinh, khi mới được, lúc nên trụ thì trụ. Kế là lúc thọ dụng, lúc nên chấp thì chấp, về sau là lúc chấp chặt. Hữu ái như thế hoặc do uống ăn, hoặc do đồ nằm, hoặc do hữu, vô hữu, đều nói như thế. Hữu là có ái; vô hữu là không có ái, vì muốn đối trị bốn ái này nên nói là bốn Thánh chủng.

44. Y theo bốn Thánh chủng để nói về môn khác:

Tức y theo nghĩa này cho đến Thánh chủng thứ tư: là giải thích hai câu sau, tức là y theo nghĩa bốn Thánh chủng ở đây mà nói về môn khác. Nghĩa là Phật muốn tạm dứt viêc ngã sở, muốn dứt hẳn việc của ngã; muốn cố nói bốn Thánh chủng. Việc ngã sở là y phục, thức uống ăn, đồ nằm; việc của ngã là tự thân, tức hữu, vô hữu, duyên theo bốn tham kia gọi là Dục, vì tạm dứt ba tham ở trước nên nói ba Thánh chủng trước, vì diệt hẳn bốn thứ tham nên nói lạc đoạn lạc tu của Thánh chủng thứ tư.

45. Nói về giai vị năm dừng:

Đã nói như thế cho đến như thứ lớp nên tu: dưới đây thứ hai là nói về giai vị năm dừng, là năm pháp quán dừng tâm trong bảy gia hạnh, trong đó:

  1. Nêu chung,
  2. Nêu riêng. Đây là nêu chung.

Luận chép cho đến hai trì dứt niệm: là giải thích hai câu trên, chính là nhập vào môn tu, tuy có nhiều thứ nhưng quan trọng có hai, lời văn rất dễ hiểu. Ai đối với môn nào có khả năng chánh nhập tu: là giải thích hai câu dưới, đây là hỏi. Như thứ lớp nên biết cho đến có khả năng chánh nhập tu: là đáp. Tham tăng thượng gọi là tham hạnh, tầm tăng thượng gọi là tầm hạnh, văn còn lại rất dễ hiểu.

46. Nêu thuyết khác:

Có sư khác nói cho đến không có khả năng trị kia: là nêu thuyết khác, trước y theo duyên nhiều, sau y theo duyên bên ngoài, cho nên quán bất định chẳng có công năng ngăn tầm.

47. Giải thích riêng:

Trong đây trước cho nên cho đến gọi là Giai vị siêu tác ý: dưới đây thứ hai là giải thích riêng.

Trong đó

  1. Nói về quán bất tịnh.
  2. Nói về quán dứt niệm. Trong phần nói về quán bất tịnh: a) Nói về tướng bất định. b) Chia ra các môn.

Đây là thứ nhất nói về tướng bất tịnh.

48. Giải thích bài kệ:

1/ Giải thích khai câu đầu:

Luận chép, cho đến khiến cho không hiện hành: là giải thích hai câu đầu. Tham lược có bốn thứ, duyên theo bầm xanh… tu quán bất tịnh nói lên sắc hoại, trị hiển tham sắc; Duyên theo trùng ăn… tu quán bất tịnh. Hình sắc hoại là trị hình sắc tham. Duyên theo trùng ăn… tu quán bất tịnh, diệu xúc hoại đối trị diệu xúc tham. Duyên theo thây chết bất động tu quán bất tịnh, vì không có oai nghi nên đối trị cung phụng cho tham. Thực hành bốn pháp quán này mỗi quán đều trị một tham. Nếu duyên theo bộ xương tu quán bất tịnh thì trị chung cả bốn tham, vì trong bộ xương không có bốn tham cảnh cho nên lẽ ra lại nói về tu quán bộ xương. Trong ba tác ý, ở đây chỉ thuộc về thắng giải tác ý, là pháp quán giả tướng, không thể dứt hoặc, chỉ hàng phục hiện hành. Có công năng dứt hoặc thì duyên khắp trên dưới. Pháp quán bất tịnh này duyên theo chút phần. Không thể dứt hoặc, chỉ hàng phục hiện hành.

2/ Giải thích hai câu sau:

Nhưng các Sư Du-già cho đến ba siêu tác ý: là giải thích sáu câu sau. Đây là khai chương. Đối với ba giai vị, hai giai vị đầu phải tác ý mới hiện ở trước, giai vị thứ ba thì thuần thục không cần tác ý, nhậm vận hiện tiền, gọi là Siêu tác ý.

Nghĩa là người quán hạnh cho đến giai vị mới tu nghiệp: đây là giải thích chương đầu, giải thích câu ba, câu bốn. Vì khiến cho quán sơ lược, cho đến giai vị đã tu thuần thục: là giải thích chương hai, giải thích câu năm, câu sáu. Là giúp cho quán sơ lược, cho đến giai vị Siêu tác ý:

là giải thích chương ba, giải thích hai câu sau.

49. Nói về quán bất tịnh:

Có quán bất tịnh, cho đến có sự khác nhau: nói về quán bất tịnh, sở duyên tự tại, nhiều ít khác nhau. Trong bốn câu đối nhau tự tại thì có tác ý đã thuần thục, chưa thuần thục. Bốn giai vị chưa thuần thục, đã thuần thục khác nhau. Trong sở duyên thì có tự thân cho đến hai thứ biển khác nhau.

Sở duyên của câu thứ nhất có chút chẳng tự tại. Chút là giai vị tác ý đã thuần thục, thường quán tự thân. Câu hai tự tại có chút chẳng phải sở duyên, chút là giai vị tác ý chưa thuần thục, tạm quán cho đến không thể thường quán biển. Câu ba sở quán cũng có chút tự tại. Chút là giai vị tác ý chưa thuần thục, tạm quán tự thân, chẳng thể thường quán. Câu thứ tư chẳng tự tại, có chút chẳng phải sở duyên. Chút là giai vị tác ý đã thuần thục, thường quán cho đến biển.

Hỏi: như bài tụng ở trên chép: Trừ chân cho đến nữa đầu gọi là đã tu thuần thục, rộng cho đến biển lại lược gọi là giai vị mới tu nghiệp, xét đây tức là tác ý đã thuần thục, sở duyên chỉ có ít, tác ý chưa thuần thục, duyên chung nhiều ít, vì sao nói rằng tác ý đã thuần thục mà duyên cho đến biển.

Giải thích: những diều nói trong bài tụng là y theo quán mới thành, khi thành trùng quán cũng cho phép quán rộng, nên không có lỗi.

50. Chia ra các môn:

Pháp quán bất tịnh này cho đến hữu lậu có cả hai thứ đắc: đây là thứ hai, chia ra các môn: nói về tánh vô tham là đáp câu hỏi đầu, nói về Mười địa là đáp câu hỏi hai, Duyên theo cõi Dục là đáp câu hỏi thứ ba, nhân sinh là đáp câu hỏi bốn, Bất tịnh là đáp câu hỏi thứ năm, tự thế duyên là đáp câu hỏi sáu, hữu lậu là đáp câu hỏi thứ bảy, có cả hai đắc là đáp câu hỏi thứ tám. Luận chép cho đến tánh là vô tham: là giải thích tánh vô tham.

Lại, luận Bà-sa quyển 0 chép: Hỏi: quán bất tịnh lấy gì làm tự tánh?

Đáp: lấy gốc lành vô tham làm tự tánh. Người tu định nói tuệ là tự tánh, như Khế kinh nói mắt thấy sắc rồi liền quán bất tịnh, quán là tuệ. Có sư khác nói: tự tánh là nhàm chán, là nhàm chán sở duyên. Phê bình rằng: Quán bất tịnh này lấy gốc lành vô tham làm tự tánh, chẳng phải tuệ, chẳng phải nhàm chán. Vì sao? Vì đối trị tham, hoặc tự tánh là cùng với quyến thuộc, bốn uẩn, năm uẩn.

51. Giải thích mười địa:

Nương chung Mười địa cho đến trung gian cõi Dục: là giải thích Mười địa.

Hỏi: Vì sao không nương theo cõi Vô sắc?

Đáp: như luận Bà-sa chép: Vì cõi Vô sắc không duyên theo sắc pháp, là quán bất tịnh. Chỉ duyên sắc cảnh thấy được ở cõi Dục: là giải thích duyên theo dục, sắc. Thấy được là gì? Là hỏi.

Nghĩa là hiển sắc hình sắc cho đến do đây đã thành, là đáp. Tất cả hiển sắc, hình sắc cõi Dục duyên theo nghĩa chẳng phải danh, do đây đã thành. Lại, luận Chánh Lý quyển chép: Quán bất tịnh này năng lực duyên khắp tất cả sắc xứ thuộc cõi Dục. Nếu cho rằng Tôn giả A-nê-luật-đà không thể quán cõi trời cho là bất tịnh. Xá-lợi-tử… đối với sắc thân Phật cũng không thể quán là bất tịnh, làm sao quán này duyên khắp cõi Dục cõi Sắc, câu hỏi này không đúng. Thắng Vô Diệt giả có khả năng quán sắc cõi trời là bất tịnh. Phật có khả năng quán sắc thân nhiệm mầu của Phật là bất tịnh, do đó quán này chắc chắn duyên khắp cõi Dục cõi Sắc làm cảnh, do đây nói lên nghĩa duyên chảng thê gọi tên. Chỉ sinh cõi người cho đến huống chi sinh cõi khác: là sinh về cõi người. Lại, luận Bà-sa chép: Hỏi: Chỗ nào khởi pháp quán bất tịnh này? Đáp: chỉ có người ở ba châu có khả năng khởi sơ quán, trên cõi trời không có tướng bẩm sinh… sáu tầng trời cõi Dục chỉ có khả năng khởi sau. Có chỗ nói đầu cuối đều chỉ có cõi người, trên sáu tầng trời cõi Dục không có các tướng bất tịnh như bầm xanh… nên đều không có hiện khởi. Luận Câu-xá đồng với thuyết của sư sau luận Bà-sa. Nếu y theo sơ khởi có lẽ đồng với thuyết của sư trước luận Bà-sa. Luận Chánh Lý đồng với thuyết của sư trước luận Bà-sa.

52. Giải thích sự bất tịnh nói trong bài tụng:

Đã gọi là bất tịnh chỉ có hành tướng bất tịnh: là giải thích bất tịnh trong bài tụng. Lại, Chánh Lý chép: Hành tướng của pháp quán này chỉ có bất tịnh chuyển. Vì là tánh thiện nên thể lẽ ra là tịnh, y theo hành tướng nên nói là bất tịnh. Lại, Bà-sa chép: Hành tướng chẳng phải mười sáu hành tướng.

53. Giải thích tự thể duyên:

Tùy theo ở vào đời nào cho đến duyên cả ba đời: là giải thích tự thế duyên. Lại, luận Bà-sa chép: quá khứ duyên quá khứ, hiện tại duyên hiện tại, pháp đời vị lai duyên vị lai, nếu pháp bất sinh thì duyên ba đời.

54. Giải thích có cả hai đắc:

Đã chỉ có thắng giải cho đến chưa hề đắc: giải thích có cả hai đắc. Vì đã từng đắc cho nên có lìa nhiễm đắc, vì có chưa từng đắc cho nên có gia hạnh đắc. Ở đây lại nói theo một tướng, nếu phân biệt kỹ thì đã được, chưa hề được đều có cả hai thứ, từng được lìa nhiễm đắc, nghĩa là lìa nhiễm địa dưới, quán được địa trên. Từng được gia hạnh đắc, nghĩa là chẳng phải lìa nhiễm mà là do năng lực gia hạnh tu đắc cái từng đắc. Chưa từng đắc lìa nhiễm đắc: nghĩa là đắc khi lìa nhiễm Hữu đảnh. Chưa từng đắc gia hạnh đắc: nghĩa là chẳng do lìa nhiễm mà là do năng lực gia hạnh tu đắc chưa từng đắc. Lại, luận Bà-sa chép: Gia hạnh đắc là lìa nhiễm đắc sinh đắc, có gia hạnh đắc, có lìa nhiễm đắc, phi sinh đắc. Lìa nhiễm đắc nghĩa là khi lìa nhiễm mà tu đắc. Gia hạnh đắc nghĩa là thực hành gia hạnh thì hiện ở trước. Phật không có gia hạnh, Độc giác là thượng gia hạnh, Thanh văn lẽ là trung gia hạnh, hoặc thượng gia hạnh, dị sinh là thượng gia hạnh hiện ở trước. Từng được chưa từng được là có cả từng được và chưa từng được, dị sinh khác chỉ có từng được. Giải thích rằng: Bồ-tát tức là dị sinh hậu hữu.

55. Nói về quán dứt niệm:

Nói pháp quán bất tịnh cho đến có sáu là Số… dưới đây thứ hai là nói quán dứt niệm, trong đó:

1) Nói về tướng khác nhau của niệm, 2) Nói về tướng khác nhau của hơi thở.

Đây là thứ nhất nói về tướng khác nhau của niệm, ba câu trên nói về khác nhau, câu thứ tư nói về tướng, sai khác có tám:

  1. Giải thích tên gọi.
  2. Nói về thể.
  3. Y địa.
  4. Sở duyên.
  5. Y thân.
  6. Hai đắc.
  7. Giả thật.
  8. Trong ngoài.

Luận chép cho đến A-ba-na niệm: là giải thích dứt niệm, đây là giải thích tên gọi. A-na, Hán dịch là Trì lai, A-ba-na Hán dịch là khiển khứ, lẽ ra gọi là Tức tuệ, mà gọi là Niệm: Tuệ do niệm giúp sức; quán hơi thở này là cảnh, gọi là trì dứt niệm, niệm có công năng giữ gìn hơi thở gọi là Trì dứt niệm, văn còn lại rất dễ hiểu.

56. Giải thích tuệ, nêu ra thể:

Lấy tuệ làm tánh cho đến như niệm trụ: là giải thích tuệ, đây là nêu ra thể. Trì dứt niệm này lấy tuệ làm tánh, nói Niệm thì phẩm này Niệm là hơn nên được gọi là Niệm. Do niệm lực ghi nhớ, giữ gìn số lượng hơi thở ra vào, tuệ đối với cảnh rõ ràng thì việc đã làm sẽ thành.

Như bốn niệm trụ lấy tuệ làm thể mà nói là Niệm trụ.

57. Giải thích Địa thứ năm:

Đều nương địa thứ năm cho đến hơi thở không thật có: là giải thích địa thứ năm. Nương vào Địa môn trở xuống là ba cận phần, trung gian, cõi Dục. Niệm này chỉ tương ưng với xả cho nên không ở căn bản. Khổ, vui cõi Dục thuận với dẫn sinh ra tầm, vì niệm này trị tầm nên không khởi chung. Ba thọ nói về nghĩa, khổ thuộc về ưu, lạc thuộc về hỷ; Hỷ, lạc cõi Sắc trái với chuyên chú hơi thở ra vào. Niệm này chỉ đối với hơi thở ra vào, nhờ chuyên chú nên thành tựu, cũng vì trái với đây cho nên không khởi chung. Có thuyết cho rằng trong ba định từ căn bản trở xuống cũng có xả thọ, lại thêm ba thứ. Thuyết ấy nói nương theo Địa thứ tám, đây chẳng phải nghĩa đúng, khi các định như định thứ tư… trở lên hiện ở trước vì hơi thở không thật có nên dù có xả thọ cũng chẳng khởi quán này, cho nên chỉ nương theo Địa thứ năm, hoặc nói nương theo Địa thứ tám.

58. Nói về môn sở duyên:

Định này duyên theo gió: là giải thích duyên theo gió trong bài tụng, là môn Sở duyên.

59. Nói về môn y thân:

Nương theo thân cõi Dục khởi, cho đến trừ châu Câu-lô ở phía Bắc: là giải thích nương theo thân cõi Dục, là môn Y thân. Lại, luận Chánh Lý chép: niệm này ban đầu chỉ khởi từ thân cõi Dục, chỉ hướng về cõi người cõi trời, trừ châu Câu-lô ở phía Bắc. Giải thích rằng: đã nói ban đầu chỉ là thân cõi Dục, biết rõ cõi Sắc cũng có cả hậu khởi, khác với luận Câu-xá.

Lại Bà-sa chép: Sở y: chỉ là cõi Dục chẳng phải cõi Sắc, cõi Vô sắc. Có sư khác nói: y theo cõi Dục cõi Sắc, chẳng phải cõi Vô sắc. Nhưng lúc mớii khở thì phải nương cõi Dục, luận Câu-xá đồng với thuyết của sư trước, luận Chánh Lý đồng với thuyết của sư sau. Đều là lìa nhiễm đắc và gia hạnh đắc: là giải thích hai đắc của bài tụng, tức là môn Nhị đắc. Tóm lại có cả hai đắc, luận Chánh Lý bác bỏ rằng: chỉ là Gia hạnh đắc, chẳng phải lìa nhiễm đắc. Người chưa lìa nhiễm chắc chắn do gia hạnh hiện ở trước, chẳng thuộc về lìa nhiễm đắc địa. Đã nói đều thuộc về Cận phần địa, chẳng phải căn bản, lại niệm này chỉ do Thắng gia hạnh dẫn, không nên nói ở đây có lìa nhiễm đắc. Sư Câu-xá chống chế rằng: Trong định Diệt tận chép: Phật chẳng có một đức nào chẳng phải lìa nhiễm mà đắc. Lại người ba thừa lìa nhiễm phẩm thứ chín thuộc Phi tưởng đều là công đức hữu lậu trong trí sơ tâm tu chín địa, lại thuộc về định lìa nhiễm ở Trung gian. Đây há chẳng phải là lìa nhiễm đắc hay sao?

60. Nói về môn thật giả thật:

Chỉ có tương ưng vói tác ý chân thật: là giải thích môn Thật giả thật trong bài tụng, đây là quán dứt niệm chỉ tương ứng với tác ý chân thật. Lại, luận Chánh Lý chép: ở đây chỉ tương ưng với tác ý chân thật, có thuyết cũng có cả thắng giải, tác ý, luận này đồng với thuyết của sư trước luận Chánh Lý. Luận Tạp Tâm, Bà-sa đồng với thuyết của sư sau luận Chánh Lý, đây là ý khác nhau. Lại giải thích: sư trước chỉ y theo căn bản nên chỉ có chân thật, sư sau cũng y theo gia hạnh cho nên chung với thắng giải.

61. Nói về môn trong ngoài:

Chánh pháp hữu tình cho đến pháp nhỏ nhiệm: là giải thích môn trong ngoài không có trong ngoài, hữu tình mói có khả năng tu tập chánh pháp, ngoại đạo không có khả năng. Không có người nói: chẳng phải Phật, Độc giác tuy không nhờ giáo pháp nhưng tự có khả năng giác ngộ. Lại ngoại đạo kia tự không thể giác ngộ pháp nhỏ nhiệm, cho nên không thể khởi. Lại, luận Chánh Lý chép: điều này và ngã chấp rất trái nhau, vì ngã chấp kia có, cho nên niệm này không.

62. Nói về tướng khác nhau:

Tướng này tròn đầy cho đến sáu tịnh: là giải thích câu bốn, nói về tướng khác nhau, đây là khai chương.

63. Giải thích:

1/ Giải thích chương đầu:

“Sở là hệ tâm” cho đến “cho đến đắc định”: là giải thích chương đầu, từ khi thuần thục trở đi thì không dụng công nhiều, nhậm vận ghi nhớ gọi là không thục hành gia hạnh. Buông bỏ thân tâm, chẳng phải hoàn toàn buông bỏ. Nếu chưa thuần thục, thường tu gia hạnh, cẩn trọng thân tâm, sợ tâm nhóm họp, cho nên chẳng dưới mười, sợ tâm tán loạn cho nên không trên mười. Từ một đến mười, trước từ hơi thở vào mà đếm cho nên Bà-sa chép: trước đếm hơi thở vào, sau đếm hơi thở ra, vì lúc sống thì thở vào, lúc chết thì thở ra, văn còn lại rất dễ hiểu.

2/ Tùy nghĩa là buộc tâm cho đến niệm thường theo đuổi: là giải thích chương hai, lời văn rất dễ hiểu. Có sư khác nói cho đến hoặc Phệ-lam-bà: là nêu thuyết khác, Phệ-lam-bà là gió trong núi Thiết-vi. Ngài Chân-đế nói: Phệ-lam-bà, Hán dịch là Hằng khởi, tức là gió vận chuyển mặt trời, mặt trăng, điều này cũng không đúng, cho đến cùng với tác ý: là luận chủ bác bỏ sư khác, vì chung với tác ý chân thật của niệm này nên chẳng phải giả tướng, làm sao xa đến phong luân…? Vì thế nên biết chân thật là đúng, luận Chánh Lý chép: Kinh chủ đối với điều này bác bỏ sư khác rằng: cùng khởi với tác ý chân thật của niệm này, không nên nhớ nghĩ hơi thở cho đến phong luân… kia nói căn bản dứt niệm tuy đi chung với tác ý chân thật nhưng trung gian có tác ý thắng giải khác tương ưng khởi, vì khiến cho tác ý chân thật mau thành, cho nên đối với trung gian khởi lên giả tưởng này, tuy vậy nhưng không có lỗi của hơi thở ra, là ý lạc gia hạnh tức niệm không dứt. Sư Câu-xá nói gia hạnh của niệm này cũng chân thật, trong các luận nói có cả giả tưởng đều chẳng phải nghĩa đúng. Chỉ nghĩa là buộc niệm, cho đến mới gọi là Tịnh: là giải thích bốn chương sau và trùng tụng kết thúc, lời văn rất dễ hiểu. Sự khác nhau của hơi thở cho đến đẳng lưu chẳng phải duyên dưới: đây là thứ hai nói về tướng khác nhau của hơi thở, gồm có sáu môn.

64. Giải thích:

1/ Môn thân tâm hệ:

Luận chép cho đến thuộc về một phần: đây là giải thích câu đầu, là môn Thân tâm hệ, tùy thân ràng buộc. Hơi thở ra vào này chuyển cho đến hơi thở ra sau cùng: giải thích câu thứ hai, là môn Y thân tâm.

2/ Môn y thân tâm:

Hơi thở ra vào này chuyển y thân khác nhau, y theo tâm khác nhau, thâm tâm có nhiều thứ, có chỗ y theo thân tâm này, không y theo thân tâm khác, gọi là y thân tâm sai khác. Phải có bốn duyên sau đây thì hơi thở mới chuyển được:

1. Thân sở của hơi thở ra vào, tức là điều kiện quan trọng trong thân,

2. Phong đạo thông suốt: đó là miệng mũi hoăc chín lỗ,

3. Lỗ chân lông mở ra, hai điều kiện ở trên tức là có các kẽ hở của lỗ chân lông, kẽ hở ấy có hai:

4. Phong đạo thông suốt.

5. Lỗ chân lông mở ra. Hoặc phong đạo thông suốt là lỗ, lỗ chân lông mở ra là kẽ hở.

6. Hơi thở ra vào, tâm thô hiện tiền, tức là hơi thở ra vào tâm chánh hiện tiền.trong bốn điều kiện, ba điều kiện trước nói về thân khác nhau, một loại thứ tư là nói về tâm sai khác. Đối với bốn duyên này tùy bất cứ quan hệ thế nào, hơi thở đều không chuyển. Sinh lên cõi Vô sắc, bốn việc đều không có cho nên hơi thở không chuyển. Yếtthích-lam… chấp ngang với Át-bộ-đàm, bế-thi, kiện-nam, đối với bốn giai đoạn này tuy có một việc nhưng tâm thô hiện tiền, thiếu ba việc còn lại hơi thở đều không chuyển.

65. Hỏi đáp chung:

Nên luận Bà-sa chép: Hỏi: vì sao ở giai đoạn Yết-thích-lam hơi thở không chuyển?

Đáp: vì Yết-thích-lam quá mong manh, nếu có hơi thở chuyển thì nó sẽ lưu động.

Hỏi: Vì sao Át-bộ-đàm, bế-thi, kiện-nam các căn chưa đầy đủ, chưa thuần thục mà hơi thở không chuyển?

Đáp: Thân ở các giai đoạn ấy bây giờ phong đạo chưa thông lỗ chân lông chưa mở, nếu hơi thở chuyển thì thân sẽ bị tan hoại, nhưng ở trong vỏ trứng và ở trong thai, từ Yết-thích-lam cho đến các căn chưa đầy đủ, chưa thuần thục, bấy giờ chưa có thân để hơi thở nương, phong đạo chưa thông, lỗ chân lông chưa mở, chỉ có hơi thở, tâm thô hiện tiền, tuy có một việc mà thiếu ba việc nên hơi thở không chuyển, theo văn luận Bà-sa, nên biết giai đoạn Bát-la-xa-khư các căn đầy đủ, thuần thục, có đủ bốn việc.

Lại, luận Bà-sa chép: Hỏi: Ở trong thai, trong trứng cho đến phần vị nào hơi thở ra vào chuyển?

Đáp: đầy đủ sắc căn, sáu chỗ viên mãn thì gió hơi thở mới chuyển. Lại do chứng minh này mà biết cho đến Bát-la-xa-khư có đủ bốn việc. Nhập định vô tâm, hơi thở không chuyển: thân ở cõi Dục và Sơ địa, Nhị địa, Tam địa nhập vào hai định vô tâm, tuy có ba thứ trước nhưng vì thiếu thô tâm nên hơi thở cũng không chuyển, vì vậy, luận Bà-sa chép: Nếu hơi thở ra vào chỉ nương theo thân mà chuyển, không nương theo tâm mà chuyển thì ở các giai vị như định Vô tưởng, định Diệt tận, hơi thở ra vào lẽ ra cũng chuyển, thân sở y có hơi thở ra vào kia phong đạo cũng thông, lỗ chân lông cũng mở, chỉ không có hơi thở ra vào, tâm thô hiện tiền; vì vô tâm nên tuy có ba việc mà thiếu một việc nên hơi thở không chuyển. Định thứ tư hơi thở không chuyển: Thân ở cõi Dục và Sơ địa, Nhị địa, Tam địa nhập định thứ tư , tuy có hai thứ trước mà thiếu hai thứ sau thì hơi thở cũng không chuyển, nên luận Bà-sa chép: cũng thế, nếu ở địa dưới nhập tĩnh lự thứ tư, chỉ có thân sở y của hơi thở và phong đạo thông suốt, nhưng lỗ chân lông không mở thì không có hơi thở, tâm thô hiện tiền, tuy có hai việc mà thiếu hai việc nên hơi thở không chuyển.

Lại, luận Bà-sa chép: Hỏi vì sao tĩnh lự thứ tư hơi thở không chuyển?

Đáp: Tâm kia nhỏ nhiệm, vì hơi thở ra vào nương tâm thô mà chuyển, các giai vị từ tĩnh lự thứ tư trở lên tâm rất nhỏ nhiệm nên hơi thở không chuyển, như trong luân ấy có nói rộng. Lại, luận Chánh Lý quyển 0 chép: Vì sao chỉ nhập tĩnh lự thứ tư thân không có lỗ chân lông chẳng phải định khác? Vì giai vị ấy đẳng trì rất thuần thục, sâu dầy nên dẫn định thứ tư đại chủng khắp thân, tức do duyên này là do Tôn giả Thế Hữu nói, nhập định ấy lỗ chân lông trên thân khép lại. Nếu nhập tĩnh lự thứ tư của thế tục thì thân không có lỗ chân lông, lý ấy rõ ràng, vì định ấy có công năng dẫn dắt địa kia nhiếp lấy đại chủng vi mật đầy khắp thân. Nếu kia nhập định thứ tư vô lậu thì thân này vì sao cũng không có lỗ chân lông, vì định ấy chỉ dẫn đại chủng tùy địa sở sinh hiện tiền tạo ra vô biểu. Đại chủng mà định vô lậu kia dắt dẫn tuy thuộc về sinh xứ nhưng rất sâu kín và tương tợ kia cho nên không có lỗi. Pháp sư Thái nói: Dùng văn này chứng minh cho nên biết tạo bốn đại giới vô lậu, tùy theo thân lớn nhỏ mà đầy khắp trong thân, một có đủ bốn đại tạo, bảy chi giới, tùy đại ít nhiều mà đều tạo riêng, đạo giới đã như thế, đinh giới cũng vậy. Nói đẳng, nghĩa là bình đẳng chấp, sinh định thứ tư và thân ở cõi Dục, Sơ định, Nhị định, Tam định nhập định Vô sắc hơi thở đều không chuyển. Sinh định thứ tư hơi thở không chuyển: bốn việc đều không, cho nên luận Bà-sa quyển 22 chép: Hỏi tĩnh lự thứ tư cũng có phong giới, vì bốn đại chủng không lìa nhau làm sao sinh không có hơi thở chuyển kia? Đáp: Tĩnh lự thứ tư tuy có phong giới nhưng không gọi là hơi thở vào, hơi thở ra, vì đối với thân kia không có ra vào. Có thuyết nói sinh kia tuy có phong giới mà không có bốn việc nói ở trước nên không gọi là hơi thở. Theo luận Bà-sa này, thì biết sinh kia không có bốn việc.

Luận giải thích: sinh định thứ tư có hai, thiếu hai. Nói có hai là: một là phong đạo thông, đã có miệng mũi thì phát ra lời nói, biết rõ có phong đạo thông. Lại, luận Chánh Lý quyển 0 chép: Nếu sinh địa ấy thì thân không có lỗ chân lông, làm sao sinh miệng mũi mà phát ra lời nói. Chẳng phải phát ra lời nói thì phải do lỗ chân lông, chỉ do quai hàm động cũng phát ra âm thanh, như máy phát ra âm thanh đâu phải do lỗ chân lông. Theo văn luận ấy không ngăn được phong đạo thông. Hai là hơi thở ra vào tâm thô hiện tiền, vì năng khởi oai nghi, thông quả ở dưới.

Nói thiếu hai:

1. Chẳng phải thân sở y của hơi thở ra vào, hơi thở kia không chuyển, tâm yếu kém.

2. Lỗ chân lông không mở, dù khở tán tâm thì lỗ chân lông cũng không đóng, vì thân ẩn mật hợp. Luận Bà-sa có chép: Nếu không có bốn việc này thì chẳng phải nghĩa đúng. Nói thân ở cõi Dục, Sơ định, Nhị định, Tam định nhập định Vô sắc thì hơi thở không chuyển, tuy có ba việc trước nhưng thiếu một việc sau tâm thô hiện tiền. Khi xuất định thứ tư… và Sơ định thì hơi thở đầu tiên là vào, nhập định thứ tư… và sau khi chết thì hơi thở cuối cùng là ra. Hơi thở thuộc về số hữu tình, là thân phần của hữu tình: giải thích số hữu tình trong bài tụng, tức là môn Tình phi tình thứ ba. Vì thân phần của hữu tình chỉ có số hữu tình, nên luận Chánh Lý chép: Hơi thở ra vào này thuôc về số hữu tình, trong thân không có cảm giác thì không có hơi thở. Đây là từ ngoài đến mà lệ thuộc nghĩa trong.

66. Môn phi chấp thọ:

Chẳng phải hữu chấp thọ và căn lìa nhau: là giải thích phai chấp thọ, tưc là chấp thọ thứ tư, là môn Phi chấp thọ. Do lìa nhãn nên chẳng phải hữu chấp thọ. Luận Chánh Lý chép: Hơi thở ravào này chẳng phải hữu chấp thọ, vì hơi thở thiếu giảm tướng chấp thọ nên trong thần tuy có gió hữu chấp thọ nhưng gió hơi thở này chỉ không chấp thọ. Tánh đẳng lưu này cho đến không như thế: là giải thích đẳng lưu này của bài tụng, tức là môn Đẳng lưu thứ năm. Vì nhân đồng loại sinh nên tánh Đẳng lưu, chẳng phải chỗ nuôi lớn, khi thân cao lớn mập mạp thì hơi thở tổn giảm, khi thân gầy ốm thì hơi thở tăng thêm, chẳng phải dị thục sinh, sau khi dứt rồi thì lại nối tiếp, sắc dị thục khác thì không có trường hợp dứt rồi lài tiếp nối, nên luận Chánh Lý chép: Trong thân tuy có gió nuôi lớn dị thục, còn gió hơi thở này chỉ là tánh Đẳng lưu.

67. Môn quán tâm duyên tức:

Từ địa trên cho đến tâm cảnh của Thông quả: là giải thích chẳng phải duyên dưới, là môn quán tâm duyên tức thứ sáu. Đây là nói quán hơi thở ở tự địa, địa trên, không ở địa dưới. Khi sinh xuống địa dưới thì không có hơi thở của địa trên, khi sinh lên địa trên thì tâm khác của địa dưới không thành tựu, tuy khởi oai nghi, thông quả của địa dưới nhưng hai tâm này chẳng thuộc về quán hơi thở. Lại, Pháp sư Thái giải thích: nếu sinh Sơ định chỉ khởi thông quả cõi Dục, nhưng tâm Thông quả chỉ duyên việc do địa mình biến hoá, hơi thở tùy thân lệ thuộc Sơ định, chẳng phải tâm cảnh của Thông quả cõi Dục. Sinh Nhị địa, Tam địa, Tứ địa khởi tâm Thông quả địa dưới, đồng với giải thích này. Nếu sinh Nhị định trở lên khởi tâm oai nghi của Sơ định, phát nghiệp oai nghi của địa trên. Biểu nghiệp của oai nghi này tùy Sơ định mà bị trói buộc, hơi thở tuy nương vào Sơ định mà chuyển nhưng tùy theo thân ở địa trên mà bị trói buộc, chẳng phải sở duyên của tâm, oai nghi địa dưới, vì tâm oai nghi chỉ duyên biểu nghiệp của thân tự địa nên cũng không duyên với hơi thở của địa trên. Nói từ sau tâm oai nghi xoay vần duyên với mười hai xứ, chỉ duyên với tự địa mà không duyên với địa trên. Lại luận Chánh Lý quyển 1 chép: Nhưng sở quán của tâm tự địa, địa trên chẳng phải cảnh sở quán của tâm địa dưới. Nghĩa là sinh cõi Dục khởi tâm cõi Dục. Thân cõi Dục, hơi thở cõi Dục kia nương vào tâm cõi Dục chuyển, tức sở quán của tâm kia. Nếu sinh cõi Dục khởi tâm Sơ định thì thân cõi Dục, hơi thở cõi Dục kia nương tâm Sơ định mà chuyển, tức là sở quán của tâm kia khởi tâm Nhị định, Tam định, đều y theo theo trước. Sinh Sơ tĩnh lự khởi tâm Tam địa, sinh Nhị địa, Tam địa khởi tâm Nhị địa, tự tại, y theo sinh cõi Dục, đưng như lý nên nói. Nếu sinh địa trên khởi tâm địa dưới, thân địa trên, hơi thở địa trên kia nương vào tâm địa dưới mà chuyển, chẳng phải sở quán của tâm kia, như thế sở quán của hơi thở cõi Dục, tâm của bốn địa, hơi thở của Sơ định, Nhị định, Tam định như thứ lớp ấy là sở quán của tâm Tam địa, Nhị địa, địa mình ở trên. Địa có hơi thở có bốn, địa không có hơi thở có năm. Y theo địa có hơi thởkhởi tâm của địa không có hơi thở thì hơi thở sẽ không chuyển, y theo địa không có hơi thở khởi tâm địa có hơi thở thì hơi thở này cũng không chuyển, y theo địa có hơi thở khởi tâm của địa có hơi thở thì tùy theo sự thích ứng sẽ có hơi thở ra vào chuyển.