CÂU XÁ LUẬN KÝ
Soạn Giả: Sa Môn Thích Phổ Quang
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 24

Phẩm 6: PHÂN BIỆT HIỀN Thánh

(PHẦN 3)

1. Nói về Hướng nhất lai và quả Nhất lai:

“Đã nói trụ quả” cho đến “quả Hướng Nhất lai” dưới đây là thứ hai nói về hướng Nhất lai và quả Nhất lai, có ba:

  1. Kết thúc phần trước.
  2. Phát sanh chung.
  3. Phát khởi bài tụng riêng.

2. Đáp rằng bài tụng:

“Tụng chép” cho đến “quả Nhất lai dứt sáu”: là tụng đáp: Ba câu đầu nói về hướng; câu tụng cuối nói về quả. Trong phần nói về hướng, hai câu tụng đầu nói về “Gia gia”, câu thứ ba nói về hướng.

“Luận chép” cho đến “chuyển gọi là Gia gia” dưới đây là giải thích hai câu tụng đầu; đây là nêu chung. Nếu đủ ba duyên thì chuyển gọi là Gia gia. Nếu thiếu thì không gọi là Gia gia.

1/ Duyên thứ nhất:

“Một là do dứt hoặc” cho đến “mười hai phẩm” Thứ nhất là do dứt hoặc, tức dứt các phẩm thứ ba và thứ tư thuộc tu dứt ở cõi Dục. Nói đoạn là chỉ cho giai đoạn dị sinh trước đó hoặc giai đoạn tiến tu hiện tại của Dự lưu; nói phẩm thứ ba và thứ tư là để phân biệt với tại các phẩm thứ hai, thứ ba và thứ năm. Tuy có dứt các phẩm một, thứ hai và thứ năm nhưng có khi xuất quán có khi lui sụt, không bao giờ trải qua tử sinh ở trung gian cho nên dứt phẩm một thứ hai và thứ năm không được gọi là Gia gia, vì thế biết rằng không có tử sinh. Luận Bà-sa quyển 3 chép: Lại, các vị Dự lưu nếu dứt một, hai phẩm cõi Dục, vì không có nghĩa tử sinh nên không nói. dứt năm phẩm thì hành giả Du-già sau khi đắc Sơ quả đã dứt các kiết sử thuộc tu dứt ở cõi Dục để khởi đại gia hạnh. Như vậy tất nhiên chẳng phải là chưa dứt kiết sử thuộc đại phẩm một vì đã có tử sinh và cũng chẳng phải là chưa dứt kiết sử thuộc phẩm sáu. Ba trường hợp của Gia gia vì có tử sinh nên được nói riêng ở đây. Theo văn luận trên thì biết rằng dứt một, hai hoặc năm phẩm thì ở trung gian không có tử sinh.

Hỏi: Bà-sa không nói về xuất quán và lui sụt, vì sao biết được có hai trường hợp này?

Đáp: Theo luận Bà-sa quyển 32 lúc người Dự lưu hướng đến quả Nhất lai nếu không khởi định ở đạo gia hạnh thì được phi trạch diệt ở sáu đời thuộc cõi Dục, nếu có khởi định thì phải đợi đến đạo Vô gián thứ sáu mới được phi trạch diệt ở sáu đời thuộc cõi Dục… Hàng Nhất Lai khi hướng về quả Bất hoàn nếu không khởi định thì ở đạo gia hạnh đắc được phi trạch diệt ở mỗi đời thuộc cõi Dục, nếu có khởi định thì phải đợi đến đạo Vô gián thứ chín mới được phi trạch diệt ở một đời thuộc cõi Dục. Bà-sa không nói ở đạo Vô gián thứ năm mới được phi trạch diệt sáu đời thuộc cõi Dục, cũng không nói ở đạo Vô gián đầu tiên đắc phi trạch diệt, ở đạo Vô gián thứ hai đắc phi trạch diệt thuộc hai đời nên biết rằng từng phẩm điều có thể xuất quán và lui sụt. Khi luận nói vì dứt phẩm năm thì phải dứt phẩm sáu là y theo trường hợp bất thối vì không có tử sinh ở trung gian tức ở hiện thân đã có dứt phẩm sáu.

2/ Duyên thứ hai:

“Hai là do thành căn” cho đến “vô diệt căn” là duyên thứ hai. Tức do thành tựu căn nên có thể đối trị các căn vô lậu thuộc phẩm thứ ba thứ tư. Trước đây khi còn là phàm phu đã dứt các phẩm thứ ba, thứ tư, về sau khi trụ ở Sơ quả mà chưa khởi quả đạo cao siêu tuy có các duyên trước sau nhưng vẫn chưa thành tựu căn vô lậu ấy.

“Ba do thọ sinh” cho đến “Ba hai đời” là duyên thứ ba. Tức do khi thọ sinh lại thọ ba đời hoặc hai đời ở cõi Dục. Nếu dứt phẩm thứ ba thì lại thọ ba đời, nếu dứt phẩm bốn thì lại thọ hai đời, không có tử sinh trung gian khi dứt một, hai hoặc năm phẩm, cho nên không có người Gia gia năm đời, bốn đời hoặc nửa đời.

3. Hỏi đáp về nghiệp:

Hỏi: Bậc Thánh có gây ra nghiệp khiên dẫn hay không?

Giải thích: Theo Luận Chánh lý quyển chép: Ba đời và hai đời này do có tạo tác và thêm lớn ở giai đoạn dị sinh nên đã chiêu cảm các nghiệp ba đời và hai đời. Bậc Thánh khi đã chứng Thánh thì không tạo các nghiệp mới dẫn đến hậu hữu, vì đã quay lưng với sanh tử mà hướng về Niết-bàn. Vì thế kinh có nói bậc Thánh chỉ thọ nghiệp cũ chứ không thọ nghiệp mới.

Lại luận Bà-sa trong phẩm giải thích về Gia gia, nhất gian có chép Hỏi: Bậc Thánh có gây ra nghiệp dẫn đến chúng đồng phần ở cõi Dục hay không?

Đáp: Có thuyết nói rằng không tạo vì cõi Dục có quá nhiều tai hoạn mà chỉ tạo các mãn nghiệp thuộc chúng đồng phần. Có thuyết lại nói rằng bậc Thánh có tạo các nghiệp dẫn dắt chúng đồng phần ở cõi Dục. Tuy có hai giải thích nhưng không có lời bình. Luận Chánh lý thuyết giống như giải thích đầu.

Hỏi: Nếu nói bậc Thánh không tạo dẫn nghiệp thì làm sao được sinh lên năm tầng trời tịnh cư?

Giải thích: Nói không tạo là y theo cõi Dục vì chỉ thọ các nghiệp cũ.

Hỏi: Gốc lành thuận quyết trạch phần nếu không tạo dẫn nghiệp thì đến giai đoạn nào của Thánh đạo mới tạo dẫn nghiệp?

Giải thích: Vì gốc lành thuận phần quyết trạch ghét bỏ các hữu mà chỉ hướng về thấy đạo và thuận theo thấy đạo vì thế chỉ tạo mãn nghiệp chứ không tạo dẫn nghiệp. Ở giai đoạn của bậc Thánh lại khác, tức có thể tạo dẫn nghiệp. Luận Bà-sa quyển chép “Hỏi: Vì sao bậc Thánh có lìa nhiễm một phần mà qua đời, trong lúc dị sinh không thể làm như vậy? Đáp: Vì bậc Thánh có định vô lậu, nhậm trì nối tiếp khiến cho rất vững chắc trong lúc dị sinh chỉ có các loại định thuộc thế tục, nhậm trì nối tiếp khiến cho chẳng vững chắc, v.v…” như trong luận ấy có giải thích rộng.

4. Vì sao không nói duyên thứ hai:

“Trong bài Tụng chỉ nói,” cho đến “nên không nói đủ”: là giải thích lý do vì sao văn tụng không nói về loại duyên thứ hai. Trong ba duyên, bài tụng chỉ nói hai duyên trước và sau vì sau khi đắc quả Dự lưu lại tiếp tục dứt các hoặc thuộc phẩm thứ ba, thứ tư, mà thành tựu pháp năng đối trị các căn vô lậu. Điều này đương nhiên được thành tựu cho nên không cần nói.

“Nhưng lại nên nói,” cho đến “hoặc hơn đây”: Ở đây giải thích câu hỏi cho rằng lẽ ra văn tụng cũng không nên nói về loại duyên sau vì nếu đã dứt phẩm thứ ba, thứ tư thì biết rằng phải thọ ba đời hai đời. Để giải đáp câu hỏi này nên giải thích rằng: Thật ra cũng nên nói ba đời, hai đời vì có tăng tiến. Lúc đã dứt hoặc thì đối với các đời được thọ có ít nhất là ba và hai đời hoặc không có ba đời, hai đời hoặc nhiều hơn ba đời, hai đời. Nếu thọ một đời hoặc chỉ nữa đời thì gọi là “ít nhất” nếu ở cõi Dục chứng được Niết-bàn thì gọi là “hoặc không có”, nếu đã thọ bốn đời trở lên thì gọi là “hoặc nhiều hơn”, vì thế văn tụng nói thọ sinh mà không nói thành tựu căn vô lậu như ở loại duyên thứ hai.

5. Vì sao không dứt phẩm năm:

“Vì sao ở đây không dứt Năm phẩm giả” là hỏi.

“Đã dứt thứ năm” cho đến “chưa diệt cõi” là đáp: Vì đã dứt phẩm năm mà không thối lui thì ngay đời này phải dứt phẩm sáu. Không có khi nào trung gian qua đời mà thọ sinh. Nếu không thối lui, thì phải dứt phẩm sáu. Chẳng phải loại hoặc thuộc phẩm sáu chướng ngại việc đạt được quả Nhất lai. Như trong thế gian, dứt phẩm tám, chưa dứt phẩm chín thì thọ một hạt giống, vì dứt thứ chín thì đã vượt được cõi Dục. Phẩm chín là chướng ngại nặng nhất cho nên tuy đã dứt phẩm tám nhưng vẫn thọ sinh ở phẩm chín. Dứt phẩm năm sẽ dứt được phẩm sáu vì chưa vượt qua cõi Dục. Phẩm sáu chưa phải là chướng ngại lớn nhất vì thế dứt phẩm năm chẳng phải trải qua đời nào và khi đã dứt phẩm sáu thì đắc được quả Nhất lai. Có bậc cổ đức cho rằng nếu khi đã dứt phẩm năm thì dù không xuất quán cũng vẫn dứt được phẩm sáu. Giải thích này không đúng vì trái với như ở trước Tỳ-bà-sa có dẫn đủ.

6. Giải thích riêng về Gia gia:

“Nên biết gồm có” cho đến “hoặc hai hoặc ba” là giải thích riêng về Gia gia. Gia gia có hai:

1/ Gia gia trời, là chỉ cho đường trời thuộc cõi Dục sinh vào ba hoặc hai nhà mới chứng đắc viên tịch; hoặc thọ ba đời hoặc hai đời ở một tầng trời; hoặc thọ ba hoặc hai đời ở hai tầng trời, hoặc thọ ba đời ở ba tầng trời.

2/ Gia gia người là chỉ cho đường người sinh vào ba hoặc hai nhà mới chứng đắc viên tịch; hoặc thọ ba đời hoặc hai đời ở một châu; hoặc thọ ba đời hoặc hai đời ở hai châu, hoặc thọ ba đời ở ba châu. Nay y theo luận này để nói là thọ ba hoặc hai đời ở một tầng trời hoặc ở một châu. Lại, luận Bà-sa 3 cũng thừa nhận một thiên gia hoặc một nhân gia đều thọ ba hoặc hai đời, nên luận ấy chép: “một thiên gia, hai thiên gia, hoặc ba thiên gia thọ ba, hoặc hai đời” và “một nhân gia, hai nhân gia hoặc ba nhân gia thọ ba hoặc hai đời”.

7. Hỏi đáp về Gia gia:

Hỏi: Ba đời, hai đời Gia gia đều thọ ba hoặc hai đời không?

Giải thích: Nếu là ba đời Gia gia thuộc trời thì thọ ba đời ở tầng trời và hai đời ở cõi người; nếu là hai đời Gia gia thuộc trời thì thọ hai đời ở tầng trời và một đời ở cõi người. Nếu là Gia gia thuộc nhân thì so sánh ngược lại với hai trường hợp trên mà biết. Vì thế, Luận Chánh lý quyển chép: Nếu là Gia gia trời thọ ba đời thì ở nhân gian thọ hai đời và từ tầng trời trở lên thọ ba đời; nếu là Gia gia trời thọ hai đời thì ở nhân gian thọ một đời và tầng trời thọ hai đời. Có thể dựa vào đây để giải thích về Gia gia người.

Hỏi: Tại sao trời và người trụ ở quả đều có đủ bảy lần sinh mà Gia gia lại không thọ loại đời nhỏ?

Giải thích: Trụ quả vốn chậm rãi nên có thể có đủ cả bảy đời, nhưng khi đang trong thời kỳ của hướng thì lại gấp rút nên chỉ cần đủ hai hoặc ba đời đã có thể chứng Niết-bàn vì thế không thọ loại đời nhỏ sau cùng.

Lại Giải thích: Gia gia đủ duyên, nếu là Gia gia trời thì thọ ba đời ở tầng trời và hai đời ở Cõi người, nếu thuộc Gia gia người thì thọ ba đời ở cõi người, hai đời ở tầng trời ba đời hoặc hai đời khi duyên hoàn mãn thì ngừng nghĩ vì thế không thọ loại đời nhỏ sau cùng. Phải biết rằng Gia gia trời đắc đạo ở cõi người, Gia gia người đắc đạo ở tầng trời.

Lại Giải thích: Gia gia trời đắc đạo ở tầng trời, cũng nhập Niếtbàn ở tầng trời, tức sau khi vừa mới đắc đạo ở tầng trời thì mất ở tầng trời này nhưng vẫn tái sinh lại tầng trời vì vốn ưa thích sinh lên tầng trời nên vừa mới thọ sinh thì đã sinh lên tầng trời. Khi thân mới đắc đạo chẳng thuộc Gia gia ba đời, hoặc Gia gia hai đời vì thế sinh lên tầng trời không gọi là trùng sinh. Về Gia gia người có thể y theo trường hợp trên để biết. Tuy có hai giải thích nhưng giải thích đầu hợp lý hơn.

Hỏi: Câu-xá, Bà-sa có đồng với Chánh lý hay không?

Giải thích: Câu-xá, Bà-sa vốn không có giải thích nào đồng với Chánh lý; có lẽ Chánh lý nói theo thiểu số Gia gia. Luận này và Bà-sa lại nói theo số nhiều Gia gia, hoặc ý các luận đều khác nhau. Nếu giải thích như thế thì theo Câu-xá, Bà-sa người và trời đều thọ hai đời và ba đời. Lại, Luận Chánh lý chép: Nếu có bảy lần sinh thì không hẳn phải đủ cả bảy lần. Chẳng phải trung gian của giai vị Gia gia mới có nhập Niết-bàn. Chữ “cực” được dùng đến khi nói về bảy lần sinh là ý nói rất nhiều, cho thấy khi chưa hoàn tất các lần sinh thì đã nhập được Niếtbàn, cũng thuộc về kia. Nếu quá độn căn thì phải trải qua đủ bảy lần sinh, chứ không chắc chắn phải có đủ bảy lần sinh đối với bậc lợi căn.

Hỏi: Chưa đủ bảy lần sinh mà nhập Niết-bàn thì thuộc về bảy đời, nhưng nếu chưa đủ hai hoặc ba lần sinh mà đã nhập Niết-bàn thì có thuộc về Gia gia hay không?

Giải thích: Bảy đời không cần phải đủ duyên cho nên tuy chưa đủ bảy lần sinh nhưng vẫn thuộc về bảy đời trong lúc Gia gia lại cần có đủ 31 duyên cho nên phải có đủ các lần sinh thì mới thuộc về Gia gia.

Hỏi: Nếu nhập Niết-bàn khi chưa đủ hai hoặc ba lần sinh mà không thuộc về Gia gia thì sẽ thuộc về cái gì?

Giải thích: Thuộc về hướng Nhất lai vì hướng vốn có nghĩa rất rộng trong lúc Gia gia lại hẹp.

8. Giải thích hai câu tụng cuối:

“Tức Dự lưu giả” cho đến “tham sân si”: là giải thích hai câu tụng cuối: Tức bậc Dự lưu dứt một phẩm tu hoặc, cho đến năm phẩm tu hoặc, nên biết đổi tên thành quả Nhất lai. Hướng Nhất lai phẩm sáu lẽ ra cũng thuộc về hướng nhưng tụng không nói vì phẩm sáu không hoàn toàn thuộc hướng mà có một nữa thuộc về quả. Nếu dứt phẩm sáu và đạo Giải thoát hiện tiền tức thành tựu quả Nhất lai. Trừ thân đắc đạo đã lên đến tầng trời nhưng lại trở về nhân gian mà nhập Niết-bàn thì gọi là quả Nhất lai vì từ đây trở về sau không còn lần sinh nào nữa. Nếu có đến thì có đi, nên nói là Nhất lai; có đi nhưng không có đến, không nói là Nhất vãng. Văn này chỉ dựa vào sự đắc đạo ở cõi người nên mới nói là “lên đến tầng trời nhưng lại trở về nhân gian”. Nếu dựa vào sự đắc đạo ở tầng trời thì lẽ ra cũng phải nói là “đã đến nhân gian nhưng lại trở lên tầng trời”. Quả Nhất lai này cũng có thể gọi là “tham, sân, si mỏng” vì trong số chín phẩm này đã dứt được sáu phẩm sâu dày ở trên và ở giữa mà chỉ còn lại ba phẩm thuộc loại mỏng nhẹ ở dưới. Nên biết rằng các bậc Thánh phải trải qua các lần sinh ở cõi Dục nếu khởi được Thánh đạo thì có công năng tiến đến sự dứt hoặc và có thể đắc quả vô học ở đời này. Chỉ vì lúc đoạn đạo khởi vốn đã trải qua quá nhiều đắng cay mới đắc được cho nên không ai muốn sinh trở lại; nếu là các bậc Thánh phải trải qua các đời thuộc Bảy đời, mới có công năng tiến đến việc dứt hoặc và không cần phải có các tạo tác thuộc về Gia gia; nếu là bậc Thánh phải trải qua các đời thuộc về. Gia gia, tức có công năng tiến đến việc dứt hoặc và không cần phải có những tạo tác thuộc Nhất Lai; Nếu là các bậc Thánh phải trải qua các đời thuộc Nhất lai có công năng tiến đến việc dứt hoặc và cũng không cần phải có những tạo tác thuộc về Nhất gián. Nay đang nói về Gia gia và Nhất lai nhân tiện nói lược về sự tăng sinh và tổn sinh của chín phẩm phiền não thuộc cõi Dục. Các kinh luận đều có các trình bày khác nhau về bảy đời; hoặc nói bảy đời bao gồm cả cõi người, tầng trời mà hợp chung cả trung và sinh thể trình bày; hoặc nói riêng về mười bốn đời thuộc trời, người mà hợp chung cả Trung và Sinh để nói; hoặc nói về hai mươi tám lần sinh cõi người, tầng trời để nói riêng về trung và sinh. Vì có sự khai hợp khác nhau nên tùy theo sự thích ứng mà có tăng hoặc tổn. Lại y theo bảy đời để nói về tăng tổn. Tóm lại chín phẩm hoặc cõi Dục làm tăng tổn bảy đời. Chưa dứt gọi là tăng, đã dứt thì gọi là Tổn. Nếu phân biệt riêng, ba phẩm phiền não ở trên tăng tổn bốn đời; ba phẩm ở giữa tăng tổn hai đời, ba phẩm phiền não ở dưới tăng tổn một đời; mỗi phẩm tùy theo sự mạnh yếu khác nhau mà xoay vần đối nhau để tăng lên gấp bội.

Hỏi: Làm sao biết được?

Giải thích: Trong chín phẩm nếu, dứt được ba phẩm thì còn lại ba sinh, biết rõ rằng ba phẩm phiền não ở trên làm tăng tổn bốn đời; khi dứt được ba phẩm giữa thì còn lại một đời tức biết rằng hoặc ba phẩm giữa làm tăng tổn hai đời, ba phẩm hoặc ở dưới làm tăng tổn một đời. Nếu lại phân tích chi li hơn thì trong số chín phẩm phiền não làm tăng tổn bảy đời phẩm thượng thượng hoặc của ba phẩm hoặc cõi trên làm tăng tổn hai đời, các phiền não thuộc phẩm thượng trung và thượng hạ làm tăng tổn, trong số ba phẩm ở giữa, các phiền não thuộc phẩm trung thượng làm tăng tổn một đời, các phiền não thuộc phẩm trung trung và trung hạ làm tăng tổn nửa đời; trong số ba phẩm hoặc dưới, các phiền não thuộc phẩm hạ thượng làm tăng tổn nửa đời, các phiền não thuộc hạ trung và hạ hạ phẩm cùng làm tăng tổn nửa đời.

Hỏi: Làm sao biết được ba thứ phiền não thuộc ba phẩm ở trên đều có công năng làm tăng tổn riêng?

Giải thích: Về công năng làm tăng tổn riêng của các phiền não thuộc ba phẩm ở giữa và ba phẩm dưới, thì luận văn rất dễ hiểu. Về các phiền não thuộc ba phẩm trên tuy văn luận không có giải thích riêng nhưng có thể y theo sự tăng tổn của các phiền não thuộc ba phẩm giữa và ba phẩm dưới để biết. Sự tăng tổn của các phiền não thuộc ba phẩm ở giữa, trong số chín phẩm nếu dứt được ba phẩm tức còn lại ba lần sinh, nếu dứt được bốn phẩm thì còn lại hai đời, vì thế biết rằng các phiền não thuộc phẩm trung thượng làm tăng tổn một đời; nếu dứt được phẩm bốn, còn lại hai đời; nếu dứt được phẩm sáu thì còn lại một đời vì thế biết rằng các phiền não thuộc trung trung và phẩm trung hạ cùng làm tăng tổn một đời. Nếu phân tích chi li hơn nữa thì các phiền não thuộc trung trung và phẩm trung hạ, đều làm tăng tổn nửa đời. Tuy không có văn riêng phối hợp giải thích nhưng theo lý thì phải như vậy. Nếu không phải như vậy thì sẽ mắc lỗi tăng giảm thái quá. Nếu chỉ có các phiền não thuộc Phẩm trung trung làm tăng tổn một đời thì các phiền não thuộc phẩm trung hạ sẽ không có công năng tăng tổn. Nếu nói phẩm trung trung làm tăng tổn nửa đời và phẩm trung hạ thuộc Trung hữu chỉ

có công năng làm tăng tổn sinh hữu thì phẩm trung hạ sẽ không bằng phẩm hạ thượng. Lại Trung hữu và sinh hữu đều gọi là nửa đời, dẫn nghiệp hẳn đồng nhau chứ không thể phân ly. Vì thế biết rằng các phiền não thuộc trung trung và trung hạ đều có tăng tổn nửa đời. Như nói ba phẩm trung thì đều tăng tổn hai đời nói riêng thì phẩm trung thượng làm tăng tổn một đời, và phẩm trung trung và phẩm trung hạ đều có công năng riêng làm tăng tổn nửa đời. Về các phiền não thuộc ba phẩm trên nên biết rằng cũng giống như thế. Nếu nói chung là làm tăng tổn bốn đời nhưng nếu nói riêng thì phẩm thượng thượng làm tăng tổn hai đời, thượng trung phẩm và phẩm thượng hạ cùng làm tăng tổn hai đời. Nếu phân tích chi li hơn nữa thì thượng trung phẩm và phẩm thượng hạ đều có tăng tổn một đời. Nếu chỉ có thượng trung phẩm làm tăng tổn hai đời thì phẩm thượng hạ hoá thành vô dụng. Nếu nói thượng trung phẩm làm tăng tổn một đời rưỡi và phẩm thượng hạ làm tăng tổn nửa đời thì hoá ra phẩm thượng hạ không bằng trung thượng, đều thành lỗi, như trước nên biết. Lại, như ba phẩm hoặc dưới, nếu dứt được sáu phẩm thì còn lại một đời, nếu dứt được bảy phẩm tức còn lại nửa đời, vì thế biết rằng phẩm hạ và thượng làm tăng tổn nửa đời, hạ trung và hạ hạ phẩm cũng làm tăng tổn nửa đời.

Hỏi: Làm sao biết được cùng làm tăng tổn một đời?

Giải thích: Luận Bà-sa chép “Hỏi: Hai thứ kiết sử còn lại vì sao nói chỉ có một hạt giống? Đáp: Nói có một hạt giống chẳng phải vì có hai thứ kiết sử, mà là vì có môt hạt giống thuộc về hữu nghiệp nên mới nói là có một hạt giống”.

Hỏi: Như đã dứt được phẩm tám nhưng vẫn còn thọ nửa đời, vì sao nói hai phẩm cùng làm tăng tổn nửa đời?

Giải thích: Đúng ra vẫn còn phẩm chín làm tăng tổn nửa đời vì phẩm này là chướng ngại lớn nhất, là nói theo chưa dứt được phẩm tám. Nói hai phẩm cùng làm tăng tổn nửa đời là vì Trung hữu và sinh hữu đều được gọi là nửa đời, đều có dẫn nghiệp giống nhau không thể phân biệt cái nào là tăng cái nào là tổn vì thế mới nói là cùng làm tăng tổn. Lại, khi thọ Trung hữu thì đối với sinh hữu không thể dứt phẩm tám làm tổn hại Trung hữu mà chỉ có thọ sinh vì thế lại không thể phân chia cái nào là tăng hay tổn. Nếu nói chung thì ba phẩm phiền não ở dưới đều làm tăng tổn một đời nhưng nếu phân tích chi li thì phẩm hạ thượng làm tăng tổn một đời nhỏ, phẩm hạ trung và hạ hạ cùng làm tăng tổn một đời nhỏ. Về ba phẩm phiền não ở trên lẽ ra cũng như vậy. Nếu nói chung thì đều làm tăng tổn bốn đời nhưng nếu phân tích chi li thì phẩm thượng thượng làm tăng tổn hai đời, phẩm thượng trung và thượng hạ cùng làm tăng tổn hai đời; nếu phân tích chi li hơn nữa thì thượng trung và phẩm thượng hạ mỗi loại đều làm tăng tổn một đời. Nếu có thuyết nào trái với các giải thích trên đều mắc phải lỗi tăng giảm như đã nói trên.

Hỏi: Vì sao chín phẩm đều có khí lực tương tợ nhưng các phẩm hoặc thứ hai, thứ ba, thứ tư thì làm tăng tổn một đời trong lúc các phẩm năm, thứ sáu và thứ bảy lại chỉ làm tăng tổn nửa đời?

Giải thích: Chín phẩm và bảy đời được đối nhau mà tăng tổn. Ba phẩm trên làm tăng tổn bốn đời, ba phẩm giữa làm tăng tổn hai đời và ba phẩm dưới chỉ làm tăng tổn một đời. Nếu y theo tướng hình thì trong ba phẩm lại có tướng hình riêng, trước bình đẳng sau có hai, lại không thể lấy phẩm bốn để xếp cùng loại với phẩm ba, phẩm hai ở trước, và xếp phẩm bảy cùng loại hai phẩm sáu, thứ năm. Lại, trong đó nếu nói về nhiều ít thì mắc phải loại quá ít hoặc quá nhiều.

Lại Giải thích: Phẩm thượng thượng làm tăng tổn hai đời, phẩm thượng trung và thượng hạ cùng làm tăng tổn hai đời phẩm trung thượng làm tăng tổn một đời, trung trung và phẩm trung hạ cùng làm tăng tổn một đời; phẩm hạ thượng làm tăng tổn nửa đời, hạ trung và hạ hạ phẩm cùng làm tăng tổn nửa đời. Thật ra phẩm tám tuy có lúc dứt được nhưng chỉ có một mình phẩm chín là có công năng làm tăng tổn nửa đời vì là loại chướng ngại lớn nhất và có duyên lực riêng, nên không thể dùng để so sánh với hai phẩm sáu, thứ ba, vốn không có duyên lực riêng.

Lại Giải thích: Phẩm thượng thượng làm tăng tổn hai đời, phẩm thượng hạ làm tăng tổn hai đời; thượng trung phẩm chỉ có công năng giúp đỡ chứ không chánh thức làm tăng tổn vì nằm ở trung gian nên không có tánh chắc chắn, giống như trường hợp Hoàng môn, cũng như phẩm tám dù được dứt hay không được dứt. Phẩm chín có thể làm tăng tổn nửa đời và phẩm bảy, v.v… cũng đều làm tăng tổn nửa đời; y theo đây để giải thích các trường hợp tăng tổn của phẩm thượng hạ và phẩm thượng thượng, v.v… Nếu là ba phẩm giữa thì phẩm trung thượng làm tăng tổn một đời, phẩm trung hạ làm tăng tổn một đời nhưng phẩm trung trung chỉ có công năng giúp đỡ chứ không chánh thức làm tăng tổn như đã giải thích ở trên. nếu ba phẩm hạ, một phẩm hạ thượng làm tăng tổn nửa đời một phẩm hạ hạ làm tăng tổn nửa đời, một phẩm hạ trung chỉ có công năng giúp đỡ, chứ chẳng làm tăng tổn, cũng như trước đã giải thích. Nếu các nhà giải thích ở trước đặt câu hỏi với chúng tôi là tại sao phẩm một và thứ ba có khí lực bằng nhau, phẩm bốn và thứ sáu có khí lực bằng nhau, phẩm bảy và thứ chín có khí lực bằng nhau thì chúng tôi cũng đặt lại câu hỏi đối với họ là tại sao phẩm thứ hai và thứ tư có khí lực bằng nhau, phẩm năm và thứ bảy có khí lực bằng nhau?

Lại Giải thích: Tất cả chín phẩm nếu chưa dứt được đều có công năng làm tăng tổn bảy đời, tuy nhiên có năng lực mạnh yếu không giống nhau, cũng giống như chín người lớn nhỏ không giống nhau có sức khỏe mạnh yếu khác nhau cùng nâng bảy tạ lúa. Nếu dứt được một phẩm thì tám phẩm còn lại làm tăng tổn năm đời, cũng giống như tám người cùng nâng năm tạ. Các trường hợp còn lại so sánh với tỷ dụ trên rất dễ hiểu. Trên đây chỉ giải thích theo bảy lần sinh để. Nếu là mười bốn đời hoặc hai mươi tám đời thì có thể y theo giải thích trên đây để biết.

9. Nói về hướng Bất Hoàn và quả Bất Hoàn:

“Đã nói Nhất lai” cho đến “dứt chín chứng quả Bất Hoàn” là thứ ba nói về hướng Bất hoàn và quả Bất hoàn, gồm có hai; nói về hướng Bất hoàn. quả Bất hoàn là nói, về sự sai khác của Bất hoàn. Đây là phần thứ nhất nói về hướng Bất hoàn và quả Bất hoàn, kết thúc phần trước và bắt đầu cho phần sau. Trong phần tụng đáp, ba câu đầu nói về hướng, câu cuối nói về quả, trong phần nói về hướng, hai câu tụng đầu nói về Nhất gián, câu thứ ba là nói về Hướng.

“Luận chép” cho đến “nghĩa như trước giải thích” dưới đây là giải thích hai câu tụng đầu, tức Nhất lai tiến dứt các hoặc còn lại. Nếu cả ba duyên đều chuyển thì gọi là Nhất gián, nếu chỉ thiếu một duyên thì không gọi là Nhất gián. Duyên thứ nhất là do dứt hoặc, tức dứt phẩm bảy hoặc phẩm tám thuộc du đoạn ở cõi Dục. Duyên thứ hai là do thành tựu căn, tức được công năng đối trị các vô lậu căn Vô gián và Giải thoát. Duyên thứ ba là do thọ sinh vì lại thọ sinh ở tầng trời thuộc cõi Dục hoặc thọ một đời còn lại ở cõi người. Văn tụng chỉ nói về hai duyên trước và sau mà không nói thành tựu căn, nghĩa như Gia gia ở trước có giải thích.

10. Hỏi đáp về dứt phiền não:

“Vì sao một phẩm hoặc mà làm chướng ngại đắc quả Bất hoàn” là hỏi: Tại sao các phiền não thuộc phẩm chín có thể chướng ngại đắc quả Bất hoàn?

“Vì nếu kia dứt” cho đến “dị thục địa” là đáp: Vì nếu dứt được phẩm chín thì sẽ vượt qua cõi Dục. Trước đây đã nói nghiệp ba thời là chướng ngại lớn nhất mà các phiền não lại giống với nghiệp cho nên nếu dứt phẩm chín thì sẽ vượt qua quả địa Đẳng lưu và quả địa dị thục của phiền não thuộc cõi Dục; thế nên nói là chướng ngại lớn nhất.

11. Giải thích tên gọi Nhất gián:

“Gián là gián cách” cho đến “gọi là nhất gián” là giải thích tên gọi Nhất gián, trước là y theo dị thục, sau là y theo phiền não. Vì có hành giả thành tựu một lần gián cách này nên gọi là Nhất gián. Luận Chánh lý chép: Chữ “gián” nói ở đây chỉ là một tên gọi khác của chữ “khích” (khe hở): Nghĩa là ở gia đoạn này vì còn có một khoảng hở cho nên phải chịu một đời mà chứ thể được Niết-bàn.

12. Giải thích câu tụng thứ ba:

“Tức dứt tu hoặc” cho đến “căn vô lậu” là giải thích câu tụng thứ ba, nói về sự dứt trừ bảy hoặc tám phẩm thuộc tu hoặc. Phải biết cũng gọi là quả Bất hoàn. Hướng, Nhất gián phải có đủ duyên mới lập được nhưng hướng thì chỉ dựa vào sự dứt hoặc vì thế hai trường hợp này có khác nhau. Nếu ở giai đoạn phàm phu thì trước đoạn ba, bốn phẩm hoặc, hay là bảy tám phẩm hoặc để nhập kiến đế, về sau khi đắc quả Dự lưu hoặc Nhất lai quả cho đến lúc chưa tu được quả đạo hậu thắng thuộc ba, bốn, bảy và tám phẩm thì vẫn không gọi là Gia gia hoặc Nhất gián, vì tuy có đủ hai duyên nhưng vẫn chưa đối trị được ba và bốn phẩm hoặc các căn vô lậu thuộc bảy và tám phẩm. Hoặc từ xưa các luận sư đều nói rằng ở giai đoạn phàm phu trước đó dứt được năm phẩm thuộc tu hoặc và về sau khi trụ ở quả Nhất lai thì đắc được đạo Giải thoát; tuy nhiên thuyết này không đúng vì thế luận Bà-sa quyển 18 chép “Hỏi: Nếu trước tiên lìa bỏ các pháp nhiễm thuộc năm phẩm ở cõi Dục để sau đó nhập được chánh tánh ly sinh, và khổ pháp trí sinh khởi thì đối với năm phẩm thuộc thấy khổ thì dứt đã dứt được trước đây và đối với bốn phẩm thuộc thấy khổ thì dứt hiện đang được dứt đều có được vô lậu ly hệ đắc; cho đến khi đạo pháp trí sinh khởi thì đối với năm phẩm thuộc thấy đạo thì dứt đã dứt được trước đây và đối với bốn phẩm thuộc thấy đạo thì dứt hiện đang được đoạn đều có được vô lậu ly hệ đắc. Như vậy đối với các pháp thuộc năm uẩn của tu thì dứt đã được dứt trước đây lúc nào mới có được vô lậu ly hệ đắc? Tôn giả Tăng-già-phiệt-tô nói rằng đắc được vào lúc đạo loại trí sinh khởi vì lúc đó được gọi là quả Dự lưu, cũng gọi là Hướng Nhất lai, giải thích này không đúng, vì lúc đắc quả Dự lưu thì đối với quả Nhất lai và Hướng Nhất lai chưa hề khởi được một sát na hiện tiền, làm sao có thể nói đó là Hướng Nhất lai. Có thuyết cho rằng đắc được lúc khởi quả Nhất lai gia hạnh đạo vì thuộc về Hướng Nhất lai thâu nhiếp. Có Luận sư khác lại cho rằng đắc được vào lúc đắc quả Nhất lai, vì khi trụ ở đạo Vô gián thứ sáu có công năng dẫn đến vô lậu ly hệ đắc, đối với các phiền não thuộc thấy thì dứt ở ba cõi và sáu phẩm trước thuộc tu thì dứt ở cõi Dục. Như vậy, từ quả Dự lưu chắc chắn sinh khởi đạo thắng tiến và đắc được vào lúc hiện tiền, vì khi từ hạ quả khởi đạo thắng tiến thú đến hướng thượng quả thì phải tu tập đạo đối trị các kiết sử thuộc thượng vị đã được dứt ở trước.

13. Giải thích câu tụng thứ tư:

“Nếu dứt thứ chín” cho đến “đều gom nhóm dứt bỏ”: là giải thích câu tụng thứ tư. Nếu dứt được phẩm chín thì thành tựu quả Bất hoàn, vì không cần phải sinh trở lại cõi Dục nên gọi là quả Bất hoàn. Quả Bất Hoàn này cũng được gọi là Năm kiết hạ dứt. Nếu là hành giả thuộc loại siêu vượt, trước phải dứt hai kiết sử là tham và sân, sau đó mới dứt ba kiết là thân kiến, giới thủ và nghi; nếu thuộc loại thứ lớp thì, trước dứt ba kiết là thân kiến, giới thủ và nghi, sau đó mới dứt hai kiết là tham sân. Tuy có hai trường hợp trước phải dứt hai hoặc ba kiết sử nhưng lúc này đều thuộc nhóm họp dứt chung nên gọi là năm phẩm kiết hạ dứt.

14. Nói về sự sai khác của quả Bất Hoàn:

“Y theo vị Bất hoàn” cho đến “trụ vào bát Niết-bàn này” dưới đây là thứ hai nói về sự sai khác của quả Bất hoàn, gồm có bảy:

  1. Nói về bảy loại Bất hoàn.
  2. Nói về chín loại Bất hoàn.
  3. Nói về bảy loại thiện Bất hoàn.
  4. Nói về chẳng sinh cõi trên.
  5. Nói về tạp tu tĩnh lự
  6. Nói về tịnh cư ngũ phẩm tạp tu.
  7. Nói về thân chứng Bất hoàn.

Đây là thứ nhất nói về bảy loại Bất hoàn, dựa vào kinh để đặt vấn đề và nêu ra bài tụng để nói.

“Tụng chép” cho đến “gọi là dòng trên” Loại quả Bất hoàn này nếu xét trong cả ba cõi thì có đến bảy loại nhưng nay chỉ y theo hành cõi Sắc sai khác thì có năm loại. Phần nêu danh rất dễ hiểu. Bốn thứ đầu chỉ có ở thân vì chắc chắn nhập được Niết-bàn vì thế chỉ gọi là Bát Niết-bàn. Ở dòng trên có thể thọ nhiều đời, mới nhập được Niết-bàn chứ chẳng phải tất cả các trường hợp thuộc dòng trên đều có thể nhập Niết-bàn vì không chắc chắn, và cũng vì thế mà không nói là nhập Niết-bàn. Nói “giải thích tên gọi” là vì nhập Niết-bàn ở trung gian của hai đường nên gọi là “trung bát Niết-bàn”. Như vậy phải biết rằng quả này vốn đã sinh từ đầu, hoặc quả này do có hành đạo, hoặc quả này do không hành đạo nhưng vì đều nhập Niết-bàn nên gọi là ba trường hợp sinh nhập, v.v… Từ hai đời này trở lên đều hướng về các vị ở trên nên gọi là Dòng trên.

15. Giải thích riêng về Trung bát:

“Nói Trung bát” cho đến “liền bát Niết-bàn” dưới đây là thứ giải thích riêng, nói “trung bát” là mất ở cõi Dục, chuyển đến cõi Sắc, trụ ở Trung hữu, khởi Thánh đạo ở sinh địa, dứt trừ các phiền não còn lại mà thành tựu quả A-la-hán, tức vì nhập Niết-bàn Vô dư nên gọi là trung bát. Vì thế luận Bà-sa quyển 17 chép: “Sau khi qua đời ở đó liền khởi Trung hữu ở cõi Sắc, tức trụ ở Trung hữu này mà được chủng loại đạo vô lậu như thế; rồi nhờ vào thế lực của đạo vô lậu này mới tiếp tục dứt được các kiết sử còn lại để nhập vào giới của Vô dư y Niết-bàn nên gọi là Trung bát Niết-bàn”. Theo văn Bà-sa có ý dựa vào Vô dư y để giải thích Trung bát. Lại Giải thích: cũng có cả Niết-bàn Hữu dư y nhưng vì không có tánh chất hiển bày nên Bà-sa lược qua không nói. Chẳng lẽ sau khi dứt hoặc lại nhập ngay vào Vô dư ở sát na thứ hai hay sao; cho nên biết rằng cũng có Hữu y.

Hỏi: Khởi Thánh đạo ở địa nào?

Giải thích: Khởi ở địa căn bổn sẽ sinh ra Thánh đạo này, vì đây là lạc đạo nên khởi rất dễ dàng, không khởi ở Vị chí, Trung gian hoặc Vô sắc vì đây là khổ đạo rất khó khởi; khi đã đắc vô học cũng không thể khởi, như đã nói rộng trong luận Bà-sa quyển 17.

16. Nói về sinh bát:

“Nói sinh bát” cho đến “là Hữu dư y”: Nói “sinh bát” là mất ở cõi Dục đến trụ ở cõi Sắc và không lâu sau đó sẽ sinh khởi Thánh đạo. Dứt các phiền não còn lại để thành tựu quả A-la-hán mà nhập Niết-bàn. Vì có đủ hai đạo siêng tu và mau chóng nên chẳng bao lâu sau khi sanh hành giả đã có thể nhập vào Niết-bàn. Nói “sau khi sinh” là để phân biệt với “Trung bát” và nói “có đủ hai đạo” là để phân biệt với “có hành” và không hành. Trong “sinh bát” này, cái gọi là nhập Niết-bàn là có ý Hữu dư y; về sau khi tuổi thọ hết mới nhập Vô dư y, vì thế chỉ dựa vào Hữu dư để giải thích sinh nhập chứ không dựa vào Vô dư. Trong “Trung bát” ở trước sở dĩ không giải thích riêng về Niết-bàn là vì các tánh chất không hiển bày. Về các phần nói về hữu hành ở dưới có thể y theo sinh để biết, nên cũng không giải thích.

“Có sư khác nói cũng là vô dư y”: Có Luận sư cho rằng sinh bát chẳng những chỉ y theo Hữu dư y mà còn có Vô dư y vì đã dứt hoặc thì có thể nhập vô dư, vì thế gồm cả hai thứ. Thuyết này có ý cho rằng sinh bát đồng với trung bát, hành giả ở trung bát khi đã dứt hết các hoặc còn lại để nhập Hữu dư vốn không còn phiền não nhuận sinh lại không mong cầu sinh hữu thì có thể nhập Vô dư, vì thế nếu so sánh với Trung bát thì sinh bát cũng có Vô dư.

17. Luận chủ bác bỏ:

“Điều này không đúng” cho đến “không tự tại” Luận chủ bác bỏ điều này không đúng. Hành giả khi xả tuổi thọ ở cõi Sắc để nhập Niếtbàn vốn không được tự tại. Lúc mới sinh, dứt hết các hoặc còn lại thì gọi là sinh bát, về sau khi hết tuổi thọ mới nhập vô dư vì thế giải thích về sinh bát không y theo Vô dư. Luận Chánh lý chép: Dựa vào Hữu dư y để nói là sinh bát chứ chẳng phải vừa sinh là đã nhập ngay vào Vô dư vì hành giả khi xả mạng không được tự tại.

“Hữu hành bát” cho đến “không mau chóng tiến đạo” Nói “hữu hành bát” là chỉ cho trường hợp mất ở cõi Dục và hướng cõi Sắc, sau khi đã sinh ở đó trong một thời gian dài nhờ gia hạnh siêng tu có nhiều công hạnh nên mới nhập được Niết-bàn Hữu dư. Ở giai đoạn này chỉ có siêng năng tu hành nên nói là “hữu hành”, vì chẳng phải đạo tiến tới mau chóng. Nói “sau khi sinh” là để phân biệt khác với Trung bát; nói “trong một thời gian dài” là để phân biệt với sinh bát, nói “siêng tu” là để phân biệt với vô hành.

“Vô hành bát” cho đến “tốc tiến đạo” nói “vô hành bát” là chỉ cho trường hợp mất ở cõi Dục chuyển đến cõi Sắc, sau khi sinh trải quathời gian dài gia hạnh biếng nhác, không thường dụng công mà nhập Niết-bàn Hữu dư. Vì thiếu hai đạo siêng tu và mau chóng nên gọi là vô hành. Nói “sau khi sinh” là để phân biệt với Trung bát, “trải qua thời gian dài” là để phân biệt với sinh bát, “thiếu siêng tu” là để phân biệt với hữu hành.

18. Nêu luận thuyết khác:

“Có người nói hai thứ này” cho đến “đắc Niết-bàn” là nêu luận thuyết khác: vì có Thánh đạo duyên hữu vi dứt trừ lậu hoặc để đắc Niếtbàn, nên gọi là Hữu hành; vì có Thánh đạo duyên vô vi dứt trừ lậu hoặc để chứng đắc Niết-bàn nên nói là Vô hành.

“Thuyết này phi lý, có lỗi thái quá: Là luận chủ bác bỏ: Trung bát và Sinh bát đều duyên hữu vi và vô vi để dứt trừ lậu hoặc thì lẽ ra cũng đều được gọi là Hữu hành Vô hành.

“Nhưng trong khế kinh” cho đến “tiện bát Niết-bàn”, là nói Kinh bộ giải thích: Thật ra khế kinh khi nói Vô hành trước và Hữu hành sau là đã theo một thứ lớp rất hợp lý. Luận chủ có ý dựa vào Kinh bộ vì thế mới chấp nhận giải thích này. Không có gia hạnh siêng tu mà chỉ có Thánh đạo mau chóng là sự thành tựu của người Vô hành; không có

Thánh đạo mau chóng mà chỉ có gia hạnh siêng tu là thành tựu của Hữu hành. Hoặc Vô hành và Hữu hành đều có công năng thành tựu quả vô học. Người thuộc Vô hành thì khởi Thánh đạo mau chóng để đắc nhập Niết-bàn mà không do công dụng; người thuộc Hữu hành thì khởi siêng tu gia hạnh và phải cần dụng công mới nhập Niết-bàn được. Do ý nghĩa này lại giải thích thêm về Sinh bát Niết-bàn. Khi đã đắc được Thánh đạo thuộc tối thượng phẩm thì tùy miên sẽ trở nên rất yếu kém vì thế sinh không bao lâu liền nhập Niết-bàn nên nói là Sinh bát.

“Nói Dòng trên” cho đến “mới bát Niết-bàn”. Sinh ở cõi Sắc, từ đời thứ hai trở đi, tất cả các trường hợp nhập Niết-bàn đều được gọi là Dòng trên. Vì các trường hợp này đều xảy ra ở các hàng trên chứ không có ở các hàng dưới nên gọi là Dòng trên. Hành giả thuộc dị sinh tuy cũng có ở Dòng trên nhưng vẫn có ở dòng dưới, nên không được gọi là Dòng trên.

“Tức Dòng trên này” cho đến “là cực xứ”: Nói về Dòng trên khác, gồm có khai chương và giải thích lược.

17. Giải thích riêng về sự tạp tu dòng trên:

“Nếu đối với ư tĩnh lự” cho đến “bát Niết-bàn giả” là giải thích riêng về sự tạp tu Dòng trên; trong đó có ba:

1/ Toàn siêu, đầu tiên sinh lên cõi Phạm chúng, kế sinh lên cõi Sắc cứu cánh. Vì nhanh chóng vượt qua toàn bộ mười bốn tầng trời ở trung gian nên gọi là Toàn siêu.

2/ Bán siêu, tức trong mười sáu tầng trời cõi Sắc, từ Phạm chúng lần lượt sinh lên Hạ tịnh cư, hoặc vượt qua mười ba xứ hoặc mười hai xứ hoặc trung gian. Có công năng vượt qua một xứ để sinh lên cõi Sắc cứu cánh tuy nhiên sự siêu vượt này không có tánh chất toàn bộ nên gọi là Bán siêu. Bậc Thánh không sinh lên tầng trời Đại Phạm vì khởi giới cấm sinh ở xứ thuộc tà kiến, lại vì tự cho cuối cùng phải làm một bậc Đạo sư nên không sinh vào cõi nói trên. Đối với hành giả thuộc về Bán siêu thì trong mười sáu tầng trời có ít nhất là ba lần sinh, tức đầu tiên sinh lên cõi Phạm Chúng, kế sinh vào một trong mười bốn tầng trời và cuối cùng sinh vào tầng trời Sắc cứu cánh. Nếu sanh nhiều đời nhất thì có mười lăm; tức đối với mười sáu tầng trời tùy theo sự thích ứng mà vượt qua một xứ ở trung gian mà sinh vào mười lăm xứ còn lại.

3/ Biến một, tức từ Phạm chúng lần lượt sinh vào mười bốn tầng trời ở sau. Trong mười bốn xứ này đều phải thọ sinh khắp, cuối cùng mới sinh lên Sắc cứu cánh. Vì đều có qua đời ở tất cả xứ nên gọi là Biến một. Nói “tất cả các xứ” là chỉ cho mười sáu tầng trời. “Chẳng phải Bất hoàn” là chỉ cho sự thọ sinh lần thứ hai ở chỗ đã từng sinh. Do hành giả đối với các lần sinh còn mong cầu thắng tiến, nên chỉ có Thượng sinh, không mạng căn đồng đẳng cho nên không có trùng sinh, vì chẳng có mong cầu thấp kém nên không có hạ sinh. Vì các lý do này nên nghĩa Bất hoàn đầy đủ. Không sinh lại vào nơi đã từng sinh; đối với xứ đang ở còn không muốn sinh trở lại huống chi là sinh xuống cõi dưới. Tức điều này cho thấy bậc Thánh sinh ở cõi Dục không gọi là Bất hoàn vì đối với một xứ vẫn có ý nghĩa của sự trùng sinh. Vì thế luận Bà-sa quyển 17 chép: Lại, bậc Thánh sinh ở cõi Dục không gọi là Bất hoàn mà gọi là bảy phản hữu v.v… vì thế sinh vào địa trên và địa dưới đều có một chỗ trùng sinh; bậc Thánh sinh ở cõi trên gọi là Bất hoàn vì thế chỉ có sinh lên cõi trên mới không có trùng sinh. Vì lẽ này nên ý nghĩa của Bất hoàn mới được đầy đủ vì vốn đã không sinh trở lại vào xứ đang ở huống là sinh cõi dưới”. Như trên là văn luận. Lại có tổng kết: Phải biết rằng điều này ở trong hai Dòng trên vì có nhân là sự tạp tu tĩnh lự nên mới sinh lên cõi Sắc Cứu Cánh để nhập Niết-bàn.

18. Giải thích riêng dòng trên không có tạp tu:

“Ngoài ra đối với tĩnh lự” cho đến “mới bát Niết-bàn” là giải thích riêng sự Dòng trên không có tạp tu. Có các Dòng trên khác không có tạp tu đối với các tĩnh lự, có khả năng lên đến Hữu Đảnh mới nhập Niết-bàn. Tức các hành giả trước đó không có tạp tu tĩnh lự. Do ở bốn định có ái vị làm sinh duyên cho nên khi mất ở xứ này thì sinh khắp mười một xứ ở cõi Sắc; chỉ có điều là không thể sinh ở năm tịnh cư tầng trời. Lại mất từ trời Quảng quả ở cõi Sắc mà lần lượt sinh vào ba cõi dưới của Vô sắc; về sau sinh đến Hữu đảnh mới nhập Niết-bàn. Phải biết rằng khi ưa thích định ở Dòng trên, đối với mười lăm tầng trời hoàn toàn siêu vượt thọ hai đời, bán siêu ít nhất là ba đời, nhiều nhất là mười bốn đời và mất ở khắp mười lăm đời. Vì thế luận Bà-sa quyển 17 chép: Lại, Dòng trên có ba thứ là Toàn siêu, Bán siêu, và Nhất thiết xứ một. Toàn siêu là mất ở cõi Dục, sinh vào Phạm chúng thiên, rồi lại mất ở trời Phạm chúng, để sinh lên cõi Sắc cứu cánh, hoặc Phi tưởng phi phi tưởng xứ mà nhập Niết-bàn. Bán siêu là mất ở cõi Dục, sinh lên Phạm Chúng, rồi lại mất ở trời Phạm chúng để sinh vào một, hai, ba, bốn, năm hoặc tất cả các tầng trời ở cõi trên, hoặc chỉ siêu vượt một xứ mà sinh khắp các xứ kia. Tuy nhiên về sau khi sinh lên trời Sắc cứu cánh hoặc trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ mới có thể nhập Niết-bàn. Nhất thiết xứ một là mất ở cõi Dục, sinh lên trời Phạm phụ thiên, rồi lại mất ở trời Phạm phụ để sinh lên “Phạm tiên hành thiên”. Cứ theo thứ lớp như vậy mà sinh và các xứ ở cõi trên cho đến trời Quảng Quả thì có hai đường khác nhau: Một là nhập vào Trời Tịnh cư và nhập Cõi vô sắc. Nhập Tịnh cư là mất ở trời Quảng Quả và sinh lên trời Vô Phiền; cứ lần lượt như vậy cho đến khi sinh lên tầng trời Sắc Cứu Cánh mà nhập Niết-bàn; Nhập Cõi vô sắc là mất ở trời Quảng Quả mà sinh lên trời Không vô biên xứ cứ thực hành thứ lớp như vậy cho đến khi sinh lên tầng trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ mà nhập Niết-bàn. Như Nhất thiết xứ một, phải biết rằng Toàn siêu và Bàn siêu cũng thế. Giải thích: Nói “Phạm tiên hành thiên” là Phạm vương khi ra khỏi cõi Dục thường sắp hàng trước tiên hoặc đứng ở hàng đầu.

Luận Bà-sa chép: “Hỏi: Khi thối trụ ở Sơ tĩnh lự thì sinh lên tầng trời Phạm chúng và đắc được Toàn siêu, Bán siêu và Nhất thiết xứ một Dòng trên. Như vậy nếu thối trụ ở tĩnh lự thứ hai để sinh lên tầng trời Thiểu quang, thối trụ ở Tĩnh lự thứ ba để sinh lên tầng trời Thiểu tịnh và thối trụ ở Tĩnh lự thứ tư để sinh lên tầng trời Vô Vân v.v… thì có đắc được Toàn siêu, Bán siêu và Nhất thiết xứ một hay không?

Đáp: Có thuyết cho rằng không đắc, vì sinh vào Phạm Thế, đối với các xứ sẽ sinh thuộc về Bất hoàn ở cõi trên không bị thiếu bớt nên nương vào đó để lập ra Toàn siêu, Bán siêu và Nhất thiết xứ một; nếu thối sinh các xứ thuộc cõi trên thì bị thiếu bớt nên không thể nương vào đó để lập ra Toàn siêu v.v… Có thuyết cho rằng vẫn được Bán siêu vì vượt được một phần nhỏ thuộc trung gian. Có thuyết cho rằng vẫn đắc được đầy đủ cả ba, tức khi mất ở cõi Dục và sinh vào một xứ nào đó thì đối với các xứ ở cõi trên sẽ sinh vẫn có thể lập bày Toàn siêu, Bán siêu và Nhất thiết xứ một. Hỏi: Nếu là Bất hoàn thì khi mất ở cõi Dục, sinh lên cõi vô sắc có đắc được Toàn siêu v.v… hay không? Đáp: Có thuyết cho rằng không đắc, có thuyết cho là đắc đủ cả ba. Lý do đều giống như trước đã giải thích.

19. Sự khác nhau gồm hai loại dòng trên:

“Trong hai Dòng trên” cho đến “Hành giả cõi Sắc”: nói về sự khác nhau giữa hai thứ Dòng trên. Loại thứ nhất là Quán và loại thứ hai là chỉ, vì lạc tuệ và lạc định có khác nhau. Nói “có hai thứ Dòng trên” là vì từ lần sinh thứ hai trở đi đắc được Niết-bàn ở địa dưới và có kiến giải không trái lý nên nói khi lên đến tầng trời Sắc cứu cánh và trời Hữu đảnh là các xứ cuối cùng vì qua khỏi các xứ này thì không còn hành xứ. Đối với bảy lần sinh của Dự lưu thì trong đó vẫn có một, hai đời, v.v… Lại tổng kết rằng năm trường hợp này gọi là Hành cõi Sắc. Lạc định Dòng trên tuy sinh lên Hữu Đảnh nhưng vì đã từng trải qua các lần sinh ở cõi Sắc nên cũng gọi là Hành cõi Sắc thuộc về Dòng trên trong năm

Bất hoàn.

“Hành vô sắc giả” cho đến “thành sáu Bất hoàn”. Trên đây là giải thích sáu câu tụng đầu; câu tụng thứ bảy của giải thích, này nói về bốn thứ Bất hoàn ở cõi vô sắc. Hành vô sắc có bốn thứ khác nhau. Ở tại cõi Dục sau khi qua đời không sinh vào cõi Sắc mà lại siêu vượt sinh lên cõi vô sắc. Ở đây có bổn thứ. Do Sinh bát v.v… có khác nhau cho nên trong năm loại đầu chỉ trừ Trung bát. Bốn thứ này đều được gọi chung là Bất hoàn vô sắc, và được cộng với năm loại ở trước thành sáu loại Bất hoàn.

20. Nói về Hiện bát:

“Lại có bất hành” cho đến “cộng với sáu trước là bảy”: là giải thích câu tụng thứ tám, nói về Hiện bát: Lại có khi bất hành cõi Sắc và cõi vô sắc, tức khi đang trụ vào lần sinh ở cõi Dục thì đắc quả Bất hoàn. Sau khi đắc quả thì có thể nhập vào Niết-bàn ngay trong lần sinh này, nên gọi là Hiện bát Niết-bàn. Nếu ở cõi Dục đã từng trải qua bảy lần sinh thì Gia gia, Nhất lai. Nhất gián, v.v… khi đến giai đoạn này cũng gọi là Hiện bát. Loại hiện bát này cộng với sáu loại trước thành bảy loại Bất hoàn.

21. Nói về chín loại Nất Hoàn:

“Đối với Hành cõi Sắc” cho đến “nên thành ba chín khác nhau”:

Là thứ hai nói về chín loại Bất hoàn.

22. Trung bát có ba trường hợp:

“Luận chép” cho đến “nên thành chín thứ” là nêu chung.

“Ba thứ là gì”: là hỏi.

“Trung Sinh Dòng trên có khác nhau cố” là đáp.

Thế nào là ba thứ mỗi thứ đều chia làm ba: Là hỏi tiếp về chín loại Bất hoàn.

“Trong đây bát Niết-bàn” cho đến “không có lỗi lẫn lộn”: là đáp. Trung bát có ba trường hợp là nhanh, không nhanh và phải trải qua một thời gian dài mới được bát Niết-bàn. Thí dụ về ba hỏa tinh như trước nên biết. Vì thế Luận Chánh lý chép: Từ lúc sơ khởi cho đến các xứ sẽ sinh ở xa, gần và trong tương lai mà được bát Niết-bàn. Sinh bát cũng có ba trường hợp là Sinh, Hữu hành và Vô hành bát Niết-bàn. Dòng trên cũng có ba là Toàn siêu, Bán siêu và Nhất thiết xứ một đều có khác nhau. Ba trường hợp này đều có ba thứ khác nhau chứ chẳng phải chỉ một loại nên mới nói “các ba thứ” tuy nhiên tất cả đều do nhanh, không nhanh và phải trải qua một thời gian dài cho nên mới chia thành tám loại và lại có thể đối với nhau mà không phạm lỗi lẫn lộn. Ba thứ của Trung bát thuộc về nhanh, ba thứ của Sinh bát thuộc về không nhanh, ba thứ của Dòng trên thuộc về tánh chất phải trải qua một thời gian dài. Mỗi ba thứ của ba trường hợp này lại chia thành nhanh, không nhanh và phải trải qua một thời gian dài khác nhau.

23. Giải thích riêng về ba loại chín loại Bất hoàn:

“Như hai, ba thứ,” cho đến “trãi qua thời gian lâu khác nhau” là giải thích riêng về ba thứ, chín loại Bất hoàn; đây là nêu chung.

“Lại gom chung thành ba” cho đến “căn sai khác” là nói riêng về ba thứ bất hoàn. Vì do tạo tác thêm lớn thuận khởi nghiệp nên gọi là Trung bát; sở dĩ có tên Trung hữu vì có sự sinh khởi tạm thời trong tiến trình đối hướng đương sinh như đã nói ở trước. Do tạo tác thêm lớn thuận sinh nghiệp nên gọi là Sinh bát. Vì tạo tác thêm lớn thuận hậu nghiệp nên gọi là Dòng trên. Theo thứ lớp này mà phối hợp giải thích cả ba thứ; hoặc theo thứ lớp hạ phẩm là Trung bát, phẩm trung là Sinh bát, phẩm thượng là Dòng trên mà phiền não hiện hành có khác nhau nên chia thành ba thứ; hoặc Trung bát thuộc thượng căn, Sinh bát thuộc trung căn, Dòng trên thuộc hạ căn có các phiền não hiện hành khác nhau nên mới chia thành ba thứ.

24. Giải thích riêng về chín loại Bất Hoàn:

“Ba thứ này mỗi thứ” cho đến “thành ba chín khác nhau: Là giải thích riêng về chín loại Bất hoàn. Cả ba thứ Trung bát, Sinh bát và Dòng trên tùy theo sự thích ứng đều có các loại nghiệp, hoặc và căn khác nhau cho nên lại được chia thành chín loại. Cả ba thứ này chẳng phải đều do nghiệp, hoặc và căn nên mới nói là “tùy theo sự thích ứng”. Về các tánh chất thô thiển thì phần lớn đều tương đồng nhưng nếu phân tích vi tế thì chẳng phải là không có sai khác. Cho là sơ, hai, ba là chỉ cho ba thứ nghiệp, hoặc và căn của hai thứ đầu, tức ba thứ nghiệp hoặc và căn thuộc Trung bát và Sinh bát. Vì chỉ do hoặc và căn có khác nhau nên mới thành ba thứ chứ chẳng phải do nghiệp khác nhau. Đối với Trung bát thì cùng thọ thuận khởi nghiệp vì không có sai khác; Đối với Sinh bát thì cùng thọ thuận sinh nghiệp vì cũng không có sai khác; nhưng đối với Dòng trên thì chẳng phải chỉ có hoặc và căn khác nhau mà còn do thuận tác thọ nghiệp khác nhau nên mới chia thành ba thứ. Dòng trên còn có cả các nghiệp toàn siêu, bán siêu và biến một khác nhau nên mới chia thành ba thứ. Nói “thuận hậu thọ nghiệp” là ý nói chẳng phải chỉ có thuận hậu thọ định nghiệp trong bốn nghiệp, bậc Thánh còn tạo tác cả nghiệp bất định; tức nói: “Thuận hậu thọ nghiệp” là để so sánh với Trung bát và Sinh bát. Lại Giải thích: Đúng lý ra bậc Thánh cũng tạo ra nghiệp bất định nhưng ở đây chỉ nói về thuận hậu thọ định nghiệp.

25. Hỏi đáp:

Hỏi: Khi sinh cõi Sắc, lạc tuệ Dòng trên sinh khắp năm tầng trời Tịnh Cư lúc đầu lẽ ra gọi là Sinh nhưng về sau phải gọi là “Hậu”; vì sao ở đây đều gọi chung là “Thuận hậu”?

Giải thích: Vì khi thân ở cõi Dục đã gây ra nghiệp dẫn sinh lên năm tầng trời Tịnh cư, nếu chẳng phải vậy thì làm sao có thể gọi là “Hậu”.

Lại Giải thích: Cũng có gây ra nghiệp thuận sinh nhưng chỉ nói “hậu” vì nói theo phần nhiều. Nếu giải thích như thế này, cõi Sắc cũng có gây ra nghiệp dẫn sinh năm cõi Tịnh cư.

Lại Giải thích: Cũng có gây ra nghiệp thuận sinh nhưng chỉ nói “thuận hậu” là vì đối với Trung sinh. Phần tổng kết rất dễ hiểu.

Nếu thế vì sao cho đến có đi mà không về: Là thứ ba, nói về bảy đường Thiện sỹ: Nếu ở cõi Sắc có chín loại Bất hoàn, vì sao trong kinh Phật chỉ nói về bảy đường Thiện sỹ? Đây là câu hỏi và tụng đáp.

26. Lập bảy đường Thiện sĩ:

“Luận chép” cho đến “hãy lập thành một”: Là giải thích hai câu tụng đầu. Trung bát và Sinh bát đều được chia thành ba thứ nhưng Dòng trên chỉ có một cho nên kinh dựa vào điều này để lập thành bảy đường thuộc Thiện sỹ. Nghĩa là hành giả thuộc Dòng trên vì đều có pháp Dòng trên nên gọi là Dòng trên. Vì nghĩa này nên dù có ba thứ nhưng chỉ lập thành một. Luận Bà-sa quyển 17 chép: Sinh và Bất sinh đều có ba thứ, Dòng trên cũng giống như vậy, tức cũng có đủ Toàn siêu, Bán siêu và Nhất thiết xứ một. Vì sao ở đây lại nói chỉ có một loại? Đáp: Sinh và bất sinh đều có một hữu nối tiếp và sự khác nhau của các phần vị trong hữu nối tiếp này rất khó nhận biết, cho nên phải chia thành ba thứ khác nhau trong lúc ba thứ thuộc Dòng trên dễ nhận biết cho nên chỉ dựa vào ý nghĩa cao siêu của sự thực hành thuộc Dòng trên để nói chung thành một loại. Lại, Sinh và Bất sinh có thời gian ngắn ngủi và ít sai khác nên dễ chia thành ba thứ trong lúc Dòng trên có thời gian dài, lại nhiều sai khác, nếu chia thành các phần vị thì khó phân biệt cho nên mới hợp nói làm một. Lại, Sinh và Bất sinh có ý nghĩa ngang nhau nhưng Dòng trên lại có thêm nghĩa riêng; vì muốn hai văn trên hiển bày lẫn nhau nên mới nói như vậy. Lại, đối với Sinh và Bất sinh thì các tánh chất của đường Thiện sỹ hiển bày dễ biết vì nhanh chóng hướng về Niết-bàn cho nên cả hai đều được chia làm ba thứ; trong lúc đối với Dòng trên thì các tánh chất của đường Thiện sỹ vốn ẩn kín khó biết, vì còn phải trải qua nhiều lần sinh tử cho nên mới hợp nói làm một. Giải thích: Ở đây nói “Sinh” là chỉ cho sinh hữu, “Bất sinh” là chỉ cho Trung hữu.

27. Hỏi đáp lý do:

“Vì sao nương theo đây” cho đến “vô sai khác”; Là giải thích hai câu tụng cuối, đây là hỏi: Vì sao chỉ y theo giai đoạn này để thành lập đường Thiện sỹ mà không dựa vào các bậc Thánh Hữu học khác như Dự lưu và Nhất lai? Ở đây “thú” nghĩa là hành. Các bậc Thánh khác như Dự lưu và Nhất Lai đều có thực hành nghiệp thiện giống như các bậc Thánh Bất hoàn.

“Chỉ có bảy loại này” cho đến “lập đường Thiện sỹ” là đáp: Vì bảy loại này chỉ thực hành nghiệp thiện mà không gây ra nghiệp ác. Trong lúc các vị Dự lưu, v.v… lại khác; tuy thực hành nghiệp thiện nhưng vẫn còn gây ra tác nghiệp. Lại, chỉ có bảy loại này khi lên đến cõi trên là không còn mong muốn trở lại cõi Dục để thọ sinh; trong lúc các vị Dự lưu, v.v… lại khác. Không sinh cõi trên mà chỉ sinh ở cõi Dục vì thế chỉ y theo giai đoạn này để thành lập đường Thiện sỹ.

“Nếu thế vì sao” cho đến “cho đến nói rộng” là câu hỏi: Nếu vậy vì sao khế kinh nói: “Thiện sỹ là người thành tựu hữu học chánh kiến, v.v… thành tựu đầy đủ tám chánh đạo, cho nên vị hữu học đều được gọi là Thiện sỹ”, vì sao kinh không nói các trường hợp khác chẳng phải đường Thiện sỹ?

“Các hữu học khác” cho đến sanh lên cõi trên: Là giải thích. Đối với các vị hữu học khác như Dự lưu v.v… nếu y theo dị môn mà thành tựu được tám chánh pháp thì cũng có thể gọi là Hữu học Thiện sỹ tánh vì các bậc hữu học do thành tựu tám chánh đạo nên đối với năm thứ pháp ác là giết, trộm, tà dâm, nói dối và uống rượu đều đạt được rốt ráo luật nghi bất tác và vì đã dứt phần lớn các phiền não bất thiện nên đều có thể gọi là Thiện sỹ. Nhưng nay đối với bảy đường Thiện sỹ lại không y theo dị môn mà chỉ dựa vào sự hành thiện không làm ác, chỉ nương vào thắng nhân mà vãng sinh cõi trên nên mới lập thành bảy trường hợp này.

Luận Bà-sa chép: “Hỏi: Hành cõi Vô sắc Bất hoàn nếu so với Hành cõi Sắc Bất hoàn đều có năm thứ thù thắng là giới thù thắng, địa thù thắng, dứt phiền não thù thắng, tổn giảm uẩn thù thắng, và Tamma-bát-để thù thắng, nhưng tại sao không lập thành đường Thiện sỹ?

Đáp: Có thuyết cho rằng phải có các tánh chất thô hiển mới lập thành đường Thiện sỹ. Hành cõi vô sắc biến hóa vì không hiển bày rõ ràng nên không nói; như luận ấy có nói rộng ” Lại chép: “Hỏi: Vì sao A-la-hán chẳng phải là đường Thiện sỹ? Đáp: Hướng về sự thọ sinh ở cõi trên mới được lập thành đường Thiện sỹ. A-la-hán vốn vô sinh cho nên không được lập thành. Lại, phải hướng đến thượng quả mới lập thành đường Thiện sỹ nhưng A-la-hán là thượng quả thì không còn quả nào cao hơn để hướng về cho nên không lập, như luận ấy có nói rộng.

28. Nói về chẳng sinh cõi trên:

“Ở các Thánh vị” cho đến “vô luyện căn và lui sụt” là thứ tư nói về chẳng sinh cõi trên. Hai câu tụng đầu nói về không sinh cõi trên; hai câu tụng cuối nói về không có luyện căn thối.

“Luận chép” cho đến “cực Hữu đảnh giả”. Bậc Thánh cõi Dục trải qua nhiều đời nếu cố gắng khởi đắc Thánh đạo, dứt các phiền não thì không sinh cõi trên vì đã nhàm chán đời sống ở cõi Dục có quá nhiều khổ não cho nên sợ rằng nếu sinh vào cõi trên sẽ phải chịu khổ não lâu dài giống như ở cõi Dục. Cõi Sắc không có chỗ và ít sinh tâm nhàm chán cho nên hàng bậc Thánh phải trải qua nhiều đời ở cõi Sắc đều có thể sinh vào Vô Sắc.

Hỏi: Nếu bậc Thánh trải qua nhiều đời ở cõi Dục không sinh vào cõi trên thì lẽ ra các bậc Thánh này cũng không sinh trở lại cõi Dục?

Giải thích: Tuy bậc Thánh trải qua nhiều đời ở cõi Dục sinh tâm nhàm chán xa lìa rất dữ dội nhưng vì các lậu hoặc khó dứt và Thánh đạo chưa được thuần thục cho nên vẫn phải thọ nhiều đời ở cõi Dục. Nếu các bậc Thánh này có công năng khởi được Thánh đạo thì sẽ dứt hết phiền não ở thân này mà chẳng thọ sinh ở cõi trên.

29. Giải thích chung văn kinh:

“Nhưng trời Đế-Thích” cho đến “Phật cũng không ngăn dứt”: là giải thích chung văn kinh. Nhưng trời Đế-thích lúc năm tướng suy hiển bày mà quay về với Thế tôn, nhờ Phật nói pháp nên chứng được quả Dự lưu. Tuy được chứng quả nhưng vẫn nói rằng trước đây có nghe nói tầng trời tên là Sắc Cứu Cánh cho nên nguyện rằng sau khi qua đời được sanh lại cõi người để làm đệ tử Phật; nếu không đắc quả A-la-hán thì sẽ sinh lên tầng trời này. Các luận sư Tỳ-bà-sa lại giải thích rằng: Tuy trời Đế-thích đắc quả Dự lưu nhưng vì không có công năng liễu ngộ Đối pháp tướng cho nên mới có phát nguyện sai lạc như trên. Nếu có phát nguyện sai lầm như trên, tại sao Phật không quở trách. Vì có thể khến cho trời Đế-thích nhất thời sinh tâm vui mừng cho nên Phật không quở trách. Vì thế Luận Chánh lý có giải thích: Nói “ngã hậu” là chỉ cho bờ mé sau rốt tự tại dị thục thuộc tầng trời ba mươi ba; nói “thối lạc” là chỉ cho giai đoạn về sau nếu không đắc quả A-la-hán; nói “sẽ sinh kia” là nguyện sẽ sinh lên tầng trời Sắc Cứu Cánh chứ chẳng phải cõi Dục. Vì trời Đế-thích khi duyên năm tướng tử thì tâm sinh rất lo lắng khổ não nên mới quay về với Thế tôn; khi vừa trừ được năm tướng tử liền phát nguyện như trên. Vì muốn làm cho họ vui mừng đồng thời thấy rằng nếu quở trách họ cũng không có lợi gì cho nên Phật không có ý ngăn.

Tức ở đây đã trải qua” cho đến “đều lui sụt”: là giải thích hai câu tụng cuối, nói về các bậc Thánh phải trải qua nhiều đời không có luyện căn và lui sụt.

30. Hỏi đáp chung:

“Vì sao không chấp nhận” cho đến “tịnh thối” là hỏi.

“Vì hẳn là vô cớ” là đáp.

“Vì sao hẳn là vô” là lời gạn hỏi.

“Kinh sinh tập căn” cho đến “sở y chỉ” là giải thích: Vì trải qua nhiều đời cho nên tập căn được thuần thục, đồng thời lại đắc được thân sở y tốt đạp. Trước đây khi còn là thân phàm thì chưa được gọi là cao quý. Bậc Thánh trải qua nhiều đời phải đạt được bậc Thánh mới gọi là tốt đẹp thân cõi trên cũng mới gọi là thù thắng, vì thế không có luyện căn, thối lý. Lại Giải thích: Tập căn nhờ trải qua nhiều đời mà được thành thục, chứng tỏ không có luyện căn, đắc được chỗ y chỉ tốt đẹp chứng tỏ không có lui sụt. Phải biết rằng ở cõi Dục chỉ có con người thối thất và trong ba đường ác không có Thánh đạo lui sụt; tầng trời tuy có nhưng không lui sụt vì đã đầy đủ các công đức bền chắc, cho dù không trải qua nhiều đời nhưng cũng không lui sụt.

31. Nói về Hữu Học:

“Vì sao Hữu học” cho đến “bát Niết-bàn giả” là hỏi; ý câu hỏi dễ hiểu.

“Vì Thánh đạo kia” cho đến “không có khả năng như thế” là đáp: Thứ nhất là Thánh đạo chưa được thành thục; thứ hai là khó làm cho hiện khởi; thứ ba là tùy miên chẳng phải yếu kém. Vì thế trụ ở Trung hữu không có bát Niết-bàn. Tỳ-bà-sa giải thích như vầy: Thứ nhất là các pháp thuộc cõi Dục rất khó vượt qua; thứ hai là ở cõi Dục còn quá nhiều việc phải làm nói nhiều việc phải làm là ý nói phải tiếp tục dứt trừ hai thứ bất thiện phiền não cõi Dục và vô ký cõi trên; và phải tiếp tục đạt được các quả Thánh. Nghĩa là nếu thuộc hai quả Sa-môn thì từ Nhất lai tiếp tục đạt được các quả Bất hoàn và A-la-hán; nếu thuộc ba Sa-môn quả thì từ Dự lưu tiếp tục đạt được các quả Nhất lai, Bất hoàn và A-la-hán, đồng thời phải siêu vượt các pháp hữu lậu thuộc sinh tử ba cõi. Lại giải thích: Phải tiếp tục đắc các quả Thánh, hoặc là quả thứ hai là Nhất lai; hoặc quả thứ ba là Bất hoàn; đồng thời phải vượt qua các pháp thuộc ba cõi để chứng đắc quả A-la-hán. Trụ ở giai đoạn Trung hữu không có các công năng trên nhưng ở cõi Sắc lại khác vì thế trụ Trung hữu lại có thể bát Niết-bàn.

Luận Bà-sa quyển 17 chép: “Hỏi: Nếu mất ở cõi Dục, thọ Trung hữu thuộc cõi Sắc mà đắc được Niết-bàn thì khi mất ở cõi Sắc và thọ Trung hữu thuộc cõi Sắc có đắc được Niết-bàn hay không?

Đáp: Không được. Vì vốn đã sinh tâm nhàm chán thân cõi Dục có quá nhiều khổ não, chướng ngại, tai ách cho nên khi đã xa lìa để khởi Trung hữu thuộc cõi Sắc thì đối với hai dị thục sẽ phải chịu trong một thời gian dài cũng sinh tâm nhàm chán nên liền nhập Niết-bàn ngay. Trong lúc cõi Sắc lại không có các cảnh khổ khiến phải sinh tâm nhàm chán như trên và cũng giống như khi còn ở bổn hữu vì có duyên ngăn ngại mà không nhập được Niết-bàn, đến nay khi ở vào giai đoạn Trung hữu cũng giống như thế. Cho nên khi mất ở cõi Sắc và thọ Trung hữu cũng ở cõi Sắc thì không nhập Niết-bàn.

32. Nói về tập tu tĩnh lự:

“Trước nói Dòng trên” cho đến “và ngăn phiền não lui sụt” là thứ năm nói về sự tạp tu tĩnh lự. Câu tụng đầu trả lời câu thứ nhất; câu tụng kế trả lời câu hỏi hai; hai câu cuối trả lời câu hỏi ba.

33. Giải thích bài tụng:

1/ Câu tụng một:

“Luận chép” cho đến “kia tối thắng” là giải thích câu tụng đầu: Vì loại Đẳng trì này có năng lực tối thắng và cũng là pháp tối thắng trong các hạnh lạc cho nên tu tập thứ tư tĩnh lự trước, rồi mới đến ba thứ tĩnh lự còn lại.

2/ Câu tụng hai:

“Như thế tạp tu” cho đến “tạp tu tĩnh lự” là giải thích câu tụng hai, Bất hoàn vô học mới có công năng tạp tu. Khởi nhiều tâm niệm là gia hạnh xa; đến khi tâm chỉ còn hai niệm là gia hạnh thành mãn. Kế đó chỉ còn một niệm vô lậu giống như đạo Vô gián; tức nhập hữu lậu bất nhiễm vô tri thì định chướng thành tựu được diệt cùng lúc. Dẫn khởi một niệm hữu lậu hiện tiền cũng giống như đạo Vô gián tức nhập vô lậu bất nhiễm vô tri thì định chướng thành tựu đắc diệt cùng lúc. Nếu đối với một niệm trước đó thì giai đoạn này cũng có thể là đạo Giải thoát vì khi từ vô lậu bất nhiễm vô tri nhập vào hữu lậu bất nhiễm vô tri thì định chướng bất thành tựu đắc cùng lúc sinh. Nhưng nay chỉ đối với một niệm ở sau tức từ hữu lậu nhập vào vô lậu bất nhiễm vô tri thì định chướng thành tựu được diệt cùng lúc giống như đạo Vô gián. Sát-na thứ ba thì tâm vô lậu sinh khởi, từ hữu lậu nhập vào vô lậu bất nhiễm vô tri và định chướng bất thành tựu đắc cùng lúc sinh, giống như đạo Giải thoát. Như vậy sát-na hữu lậu ở giữa kết hợp với hai sát-na vô lậu trước sau gọi là tạp tu định căn bổn viên thành. Hai sát-na trước tương tợ như đạo Vô gián dứt hoặc, vì đối với bất nhiễm vô tri, thành tựu đắc diệt cùng lúc. Sát-na thứ ba tương tợ như đạo Giải thoát vì đối với bất nhiễm vô tri, bất thành tựu đắc cùng lúc sinh. Như vậy sau khi tạp tu xong tĩnh lự thứ tư, bậc Thánh nương vào thế lực và tùy theo sự thích ứng mà có thể tạp tu ba thứ tĩnh lự dưới. Luận Hiển Tông quyển 31 chép: “Tạp tu tĩnh lự lấy năm uẩn làm thể. Tuy nhiên ở đây tất cả các thế tục trí là pháp được tạp tu của tám trí, tức bốn Pháp trí và bốn thứ trí” như trên là văn luận. Loại tạp tu định này vì có sinh khởi thế lực cho nên trước được thực hành ở ba châu loài người ở cõi Dục. Khi tạp tu xong tĩnh lự, về sau nếu bị lui sụt sinh xuống cõi Sắc thì vẫn có công năng tạp tu tĩnh lự giống như ở cõi Dục. Sự nhàm chán ở ba châu rất mạnh mẽ, tuệ lại thù thắng vì thế có thể tạp tu ở đó đầu tiên mà chẳng phải ở các nơi khác.

Vì thế luận Hiển tông quyển 31 chép: Hỏi Ai có công năng tạp tu các tĩnh lự?

Đáp: Chỉ có các bậc Thánh, bao gồm Hữu học và Vô học. Đối với Hữu học chỉ có tín giải và kiến chí; đối với Vô học bao gồm cả thời và phi thời. Dĩ nhiên trước phải tạp tu tĩnh lự ở ba châu thì khi bị lui sụt xuống cõi Sắc vẫn có thể tiếp tục tạp tu. Sau khi bị lui sụt thì luyện căn trở thành tánh kiến chí; nhờ thế khi mất ở cõi Dục và sinh vào cõi Sắc, bậc Thánh nương vào thế lực trước đó vẫn có thể tạp tu tĩnh lự vì thế sáu loại chủng tánh đều có Dòng trên.

3/ Hai câu tụng cuối:

“Tạp tu tĩnh lự” cho đến “khởi phiền não lui sụt” là giải thích hai câu tụng cuối, lời văn rất dễ hiểu.

“Tạp tu tĩnh lự” cho đến “sinh hữu năm Tịnh cư” là thứ sáu, nói về chỉ có năm cõi Tịnh cư.

“Luận chép” cho đến “Tịnh cư chỉ có năm” là giải thích sơ lược; nên biết.

34. Hỏi đáp về tầng trời Tịnh cư:

“Thế nào là năm phẩm” là hỏi.

“Vị hạ trung thượng” cho đến “khiến cho chiêu cảm Tịnh cư” là đáp. Năm tầng trời Tịnh cư là Hạ phẩm, Trung phẩm, Thượng phẩm, Thượng thắng phẩm và Thượng cực phẩm. Trong đó phẩm một y theo thời gian thành mãn đều có ba tâm hiện tiền. Phẩm thứ hai thì thành mãn cũng có ba tâm hiện tiền, cộng với ba tâm ở trước tức thành sáu. Phẩm thứ ba khi thành mãn cũng có ba tâm, cộng với sáu tâm trước thành chín. Phẩm bốn khi thành mãn cũng có ba tâm hiện tiền, cộng với các tâm trước thành mười hai tâm. Phẩm năm khi thành mãn cũng giống như vậy, tức thành mười lăm tâm. Vì thế luận Ba-sa quyển 17 chép: “Mỗi phẩm khi thành mãn đều có ba tâm, gồm một tâm hữu lậu và hai tâm vô lậu. Như vậy có tất cả mười lăm tâm, bao gồm năm tâm hữu lậu và mười tâm vô lậu” như trên là văn luận. Lại Giải thích: Phẩm một yếu kém nhất, phải tu đến ba tâm mới được thành mãn; phẩm thứ hai đã khá dần, khi khởi được ba tâm vẫn còn thuộc gia hạnh, cho đến khi khởi thêm ba tâm thì mới thành mãn, đây cũng vẫn thuộc về gia hạnh gần cho nên mới nói phẩm hai có sáu tâm. Về các tâm thuộc ba phẩm sau có thể y theo giải thích để biết. Vì thế Luận Chánh lý quyển chép: “Trong số này khi ba tâm thuộc sơ phẩm hiện tiền thì được thành mãn; nghĩa là lúc đầu là vô lậu, kế là khởi hữu lậu và sau cùng lại khởi vô lậu. Đối với phẩm thứ hai, khi cả sáu tâm của phẩm trung hiện tiền mới được thành mãn, tức hai tâm hữu lậu làm chỗ tạp tu cho bốn tâm vô lậu. Như vậy các phẩm còn lại y theo thứ lớp sinh khởi chín, mười hai, hoặc mười lăm niệm tâm mà được thành mãn” như trên là văn luận. Tuy có hai giải thích nhưng giải thích đầu hợp lý hơn. Pháp sư Chân-đế đồng quan điểm với giải thích thứ nhất. Luận Chánh lý chép: Mười lăm tâm hữu lậu và vô lậu ở trên trên đây đều chưa hề đắc, nay mới đắc. Có luận sư khác cho rằng năm tâm vô lậu ở đầu trước đây chưa hề đắc, đến nay mới đắc, trong lúc mười tâm còn lại đều đã được đắc trước đây. Thuyết này của Luận Chánh lý đều không phải nghĩa đúng. Vì thế luận Bà-sa quyển 17 chép: Có thuyết cho rằng năm tâm chưa hề đắc nhưng mười tâm đã đắc, nghĩa là lúc năm tâm ở trước hiện tiền thì mười tâm còn lại được tu ở vị lai. Có thuyết cho rằng mười tâm chưa hề đắc nhưng năm tâm đã đắc vì lúc mười tâm ở đầu hiện tiền thì năm tâm ở sau được tu ở vị lai. Như vậy tất cả các thuyết ở trên đều bất định; hoặc có mười lăm tâm đều chưa hề đắc, hoặc có mười lăm tâm đều đã từng đắc, hoặc có khi đã một phần đắc và một phần chưa hề đắc. Lại chép: Nói như vậy là không chắc chắn, hoặc có khi không khởi định nhưng mười lăm tâm vẫn có công năng nối tiếp hành chuyển; hoặc có khởi định nhưng sau khi khởi ba tâm rồi mới khởi định, hoặc khởi sáu tâm rồi mới khởi định, hoặc khi khởi chín tâm rồi mới khởi định, hoặc đã khởi mười hai tâm rồi mới khởi định. Vì thế ở trung gian của năm phẩm này có khi khởi, có khi không khởi tạp tu thành mãn. Luận Bà-sa chép: Nói “như vậy, về năng tạp tu thì có mười sáu hành tướng nhưng về sở tạp tu thì có khi có mười sáu hành tướng nhưng có khi lại có các hành tướng khác là vô lượng, Giải thoát, và thắng xứ” như trên là văn luận. Như vậy năm phẩm tạp tu tĩnh lự tùy theo thứ lớp ở trên mà chiêu cảm năm cõi Tịnh cư. Phải biết trong số này do thế lực của các tâm vô lậu ở trước và sau huân tu các tâm hữu lậu ở trung gian khiến chiêu cảm các cõi Tịnh cư chứ chẳng phải các tâm vô lậu chiêu cảm, vì tâm vô lậu vốn xả bỏ các hữu; đồng thời vì có năm phẩm này mà Tịnh cư cũng chỉ có năm cõi. Luận Bà-sa quyển 17 chép: “Có thuyết cho rằng vì tạp tu tĩnh lự có năm phẩm cho nên cũng chỉ có năm cõi Tịnh cư được chiêu cảm”. Hỏi: Tạp tu tĩnh lự vì sao chỉ có năm mà không thêm cũng không bớt? Đáp: Bởi vì thế lực của tạp tu chỉ như thế; giống như thế lực của mười lăm tâm thuộc thấy đạo không thêm không bớt, thế lực của mười lăm tâm thuộc tạp tu tĩnh lự cũng chỉ có chừng đó mà không thêm không bớt; như luận ấy có nói rộng.

“Có sư khác nói” cho đến “chiêu cảm năm Tịnh cư”. Có sư khác nói do năm pháp như tín, v.v… lần lượt tăng thượng chiêu cảm năm cõi Tịnh cư, nghĩa là có khi tín căn tăng thượng tạp tu tĩnh lự, cho đến tuệ căn tăng thượng tạo tu Tĩnh lự. Tùy theo sự chiêu cảm khác nhau của năm pháp này cho nên chỉ có năm cõi Tịnh cư.

Lại, Bà-sa chép: Hỏi: Ba thứ tĩnh lự sau của tạp tu có bao nhiêu phẩm?

Đáp: Có thuyết nói chỉ có ba phẩm là hạ, trung và thượng vì địa dưới không có các quả là năm cõi Tịnh cư.

Hỏi: Nếu không có năm quả, làm sao có nhân là năm phẩm?

Đáp: Tuy không có năm quả nhưng pháp ấy chắc chắn có năm phẩm; Lại, địa dưới tuy không có năm quả Tịnh cư nhưng vẫn có năm phẩm căn.

Hỏi: Nhân luận mà sanh luận Ba tĩnh lự cuối đã có năm phẩm tạp tu, vì sao không có các quả là năm cõi Tịnh cư?

Đáp: Vì chẳng phải là nhân của các cõi này cho nên không thể chiêu cảm các cõi này. Lại, bậc Thánh vì không muốn cộng sinh với dị sinh, cho nên mới mong cầu sinh lên cõi Tịnh cư. Nếu địa dưới có các cõi Tịnh cư thì sẽ cùng chỗ sanh với dị sinh mà không thể xa lìa; hơn nữa vì bậc Thánh nhàm chán nơi nào có nhiều tai hoạ cho nên mời cầu sinh lên các cõi Tịnh cư. Ba địa dưới đều có các tai hoạn chứ chẳng phải là 338 tịnh cư”, như luận ấy có nói rộng.

Hỏi: Bậc Thánh sinh lên cõi Tịnh cư có gây ra dẫn nghiệp không?

Giải thích: Luận này nói rằng huân tu hữu lậu khiến chiêu cảm cõi Tịnh cư cho nên biết rằng bậc Thánh vẫn gây ra nghiệp khiên dẫn. Lại, luận Bà-sa cho rằng nghiệp tạp tu tĩnh lự thuộc nhân dị thục dẫn dắt chúng đồng phần thuộc năm cõi Tịnh cư.

35. Nói về thân chứng Bất Hoàn:

“Kinh nói Bất hoàn” cho đến “chuyển gọi Thân chứng” là thứ bảy nói về thân chứng. Bất hoàn.

“Luận chép” cho đến “nên gọi là Thân chứng”. Vì có Diệt định nên được khởi gọi là đắc Diệt định, tức là Bất hoàn. Nếu trong thân có Diệt định đắc thì lại gọi là thân chứng; nghĩa là Bất hoàn do sắc thân này mà chứng được định Diệt tận và vì tương tợ như Niết-bàn nên gọi là Thân chứng.

“Vì sao chứng kia chỉ gọi là Thân chứng” là hỏi.

“Vì tâm là vô nên y thân sinh” là đáp: Vì khi nhập định Diệt tận thì tâm là không, nương thân sinh khởi, nên nói là Thân chứng; khi xuất định vẫn được gọi là đắc loại định này, vì đắc được là nhờ thân nên cũng gọi là Thân chứng.

36. Luận chủ thuật lại lời kinh bộ giải thích:

“Thật ra nên nói” cho đến “vì thân vắng lặng” là Luận chủ thuật lại lời Kinh bộ giải thích: Đúng ra nên nói rằng chẳng phải lúc chánh nhập loại định này mà được gọi là thân chứng. Thân chứng từ định Diệt tận sinh khởi; đắc được hữu thức thân trước đây chưa hề đắc. Sắc thân có thức nên gọi là hữu thức thân và để phân biệt với giai đoạn vô thức. Lúc mới xuất định thì thân này vắng lặng; khi duyên trở lại loại định trước đó thì liền khởi tư cho rằng loại định Diệt tận này rất vắng lặng, rất giống như Niết-bàn. Trong loại chứng đắc này khi đã xuất định thân vẫn được vắng lặng nên gọi là Thân chứng. Do có Diệt định đắc và sau khi xuất định có loại trí duyên Diệt định hiện tiền mà chứng đắc sự vắng lặng của thân. Lại giải thích: Do được thân vắng lặng và loại trí xuất định hiện tiền cho nên chứng được sự vắng lặng của thân.

37. Dựa vào kinh để nêu câu hỏi:

“Khế kinh nói có” cho đến “không nói thân chứng” là dựa vào kinh để nêu câu hỏi. Nói mười tám nghĩa là trong số hai mươi bảy trường hợp của hiền Thánh đã trừ đi chín trường hợp Vô học.

Vì thế Luận Chánh lý chép: Hỏi Vì sao Phật có nói ruộng phước Hữu học, thân chứng bất hoàn không dựa vào số đó?

Đáp: Vì Thế tôn đã dạy Cấp Cô Độc rằng ruộng phước có hai thứ là hữu học và vô học. Hữu học có mười tám nhưng vô học chỉ có chín.

Hỏi: Mười tám ruộng phước hữu học là gì?

Đáp: Là hướng Dự lưu, quả Dự lưu, Hướng Nhất lai, quả Nhất lai, hướng Bất hoàn, quả Bất hoàn, hướng A-la-hán. Tùy tín hành, Tùy pháp hành, Tín giải, Kiến chí, Gia gia, Nhất gián, Trung bát, Sinh bát, Hữu hành, Vô hành, và Dòng trên.

Hỏi: Chín ruộng phước vô học là gì?

Đáp: Là Thối pháp, Tư pháp, Hộ pháp, An trụ pháp, Kham đạt pháp, Bất động pháp, Bất thối pháp, Tuệ Giải thoát, và Câu Giải thoát. Giải thích: Câu-xá quyển 2 chép: phi luyện căn đắc được gọi là Bất thối; luyện căn đắc gọi là Bất động.

“Vì y nhân là vô” là đáp.

“Thế nào là y nhân” là gạn hỏi.

38. Giải thích:

“Là các vô lậu” cho đến “nói hữu học sai khác” là giải thích. Dựa vào sự sai khác của ba học giới, định, tuệ vô lậu cùng với quả pháp trạch diệt để lập thành hữu học nên gọi là “y nhân”. Vì nhờ có các pháp trên mới được lập thành nên gọi là “Nhân”. Định Diệt tận chẳng phải là ba học vì thuộc hữu lậu, cũng chẳng phải là học quả vì thuộc hữu vi cho nên không y theo đó để nói về sự sai khác của Hữu học.

“Bất hoàn sai khác” cho đến “số thành nhiều ngàn: Là kết thúc phần trước để bắt đầu phần sau.

Nghĩa ấy thế nào là hỏi.

39. Nói về trung bát:

“Lại như Trung bát” cho đến “thành chín mươi hai” là đáp: Như Trung bát, dựa vào căn để lập thành ba pháp, dựa vào địa để lập thành bốn, dựa vào chủng tánh để lập thành sáu, dựa vào xứ để lập thành mười sáu, dựa vào địa lìa nhiễm để lập thành ba mươi sáu. Cõi Sắc còn đủ các trói buộc cho đến tĩnh lự thứ tư thì đã lìa bỏ tám phẩm nhiễm pháp; lìa bỏ phẩm chín tức là không xứ, vẫn còn trói buộc nên không nói. Nếu dựa vào xứ, chủng tánh, lìa nhiễm và căn để lập ra thì thành hai ngàn năm trăm chín mươi hai thứ.

“Vì sao như thế” là hỏi.

Hãy ở một chỗ cho đến chín trăm sáu mươi là đáp: Các trường hợp đã lìa bỏ chín phẩm pháp nhiễm thuộc địa dưới được gọi là địa trên còn đủ các trói buộc và thành tựu bốn thứ tĩnh lự. Ở mỗi một địa chín phẩm pháp nhiễm được lìa bỏ đều có số lượng như nhau vì dứt pháp nhiễm thứ chín thuộc địa dưới thì không sinh xuống địa dưới. Vì thế dứt phẩm chín là địa trên còn có trói buộc; dứt phẩm chín thuộc địa dưới và tám phẩm trước thuộc địa trên thành chín phẩm cho nên nói là lìa nhiễm chín số bằng nhau. Các văn khác so sánh mà giải thích; phần tổng kết rất dễ hiểu.

40. Nói về Hướng A-la-hán và quả A-la-hán:

Đã nói thứ ba cho đến “thành ứng quả Vô học” dưới đây là thứ tư, nói về A-la-hán hướng và A-la-hán quả, gồm có năm:

  1. Nói về Sự sai khác giữa Hướng và quả.
  2. Do luận mà nói về đạo đối trị.
  3. Nói về Tận trí và Hậu trí.
  4. Nói về đạo quả.
  5. Nói về sáu loại chủng tánh.

Đây là phần nói về sự sai khác giữa Hướng và Quả, gồm có ba: Kết thúc phần trước, khởi đầu phần sau, và bài tụng giải thích. Trong bài tụng, nửa bài tụng đầu nói về Hướng, hai câu tụng cuối nói về Quả.

Luận Bà-sa quyển chép: “Hỏi: Xả lìa nhiễm ô cõi Dục thì lập hai quả Sa-môn” Là Nhất lai và Bất hoàn. Lìa bỏ nhiễm ô cõi Sắc và cõi vô sắc lập một quả Sa-môn quả là A-la-hán. Lại vì nhiễm ô cõi Dục khó dứt, khó phá, khó vượt qua nên khi xa lìa được thì thành tựu hai quả Sa-môn; cõi Sắc và cõi vô sắc dễ dứt, dễ phá, dễ vượt qua nên khi lìa bỏ chỉ lập một quả Sa-môn; như luận ấy có giải thích rộng.” Bà-sa lại chép: “Hỏi: Vì sao lìa nhiễm ô thuộc thấy thì dứt thì lập thành một quả Sa-môn nhưng khi xả lìa nhiễm ô thuộc tu thì dứt lại lập ba quả Sa-môn còn lại phải không?

Đáp: Các pháp nhiễm thuộc thấy thì dứt dễ lìa nên khi lìa thì lập quả Sa-môn đầu còn pháp nhiễm thuộc tu thì dứt khó xa lìa nên khi đã lìa bỏ lìa thì lập ba quả Sa-môn.

“Luận chép” cho đến “hướng A-la-hán” là giải thích hàng tụng đầu; lời văn rất dễ hiểu.

“Tức điều ở đây nói” cho đến “là cao quý nhất”: Là giải thích câu tụng thứ năm, thứ sáu. Loại định này dựa vào dụ để đặt tên nên gọi là dụ Kim cương. Giống như kim cương ở đời có công năng phá tất cả các vật, định này cũng vậy; có công năng phá tất cả các mê hoặc. Vì thế Luận Chánh lý chép: Loại định này cứng chắc và sắc nhọn cho nên được ví như kim cương.

41. Định Kim cương Dụ có ba thuyết:

1/ Thuyết thứ nhất:

“Định Kim cương dụ” cho đến “làm nhân lẫn nhau”: Gồm có ba thuyết. Đây là thuyết thứ nhất: định Kim cương dụ có nhiều loại; dứt hoặc lậu thuộc phẩm chín thì Đạo Vô gián sinh, nương vào cả chín địa vì thế nói về định này là y theo sự sai khác, của các trí, của các hành tướng, của các đế sở duyên. Định Vị chí gồm năm mươi hai pháp; lời văn rất dễ hiểu. Như định vị chí có năm mươi hai pháp, tĩnh lự trung gian và bốn tĩnh lự cũng như vậy. Không xứ có hai mươi tám. Tức trong số năm mươi hai pháp ở trên trừ trừ đi hai Pháp trí duyên diệt và đạo, trừ Diệt loại trí duyên bốn tĩnh lự thuộc địa dưới. Như vậy trừ tất cả bốn hành tướng thuộc mỗi thứ trong sáu loại trí trên là hai mươi bốn, còn lại hai mươi tám pháp. Thức xứ có hai mươi bốn, tức trong số hai mươi tám pháp ở trên lại trừ đi bốn hành tướng của Diệt loại trí duyên Không xứ, Vô sở hữu xứ có hai mươi, tức trong số hai mươi pháp ở trên lại trừ đi bốn hành tướng của Diệt loại trí duyên Thức xứ. Vì nương cõi vô sắc thì không có Pháp trí và Diệt loại trí duyên diệt đế thuộc địa dưới cho nên phải trừ đi hai thứ trí này. Thật ra đạo đối trị duyên địa dưới nếu có cùng phẩm tức làm nhân lẫn nhau, vì thế ba thứ Đạo loại trí thuộc cõi vô sắc thường duyên đạo của chín địa.

2/ “Có chỗ nói định” nầy cho đến hai mươi bốn: là thuyết thứ hai: Vì loại định này dựa vào sự sai khác của trí, hành, và duyên cho nên định Vị chí thâu nhiếp tám mươi pháp. Tức Đạo loại trí duyên đạo thuộc tám địa, mỗi trường hợp lại có bốn hành tướng khác nhau, cho nên thành ba mươi hai thứ; trong đó đã trừ đi bốn thứ vì vốn thuộc năm mươi hai thứ ở trên. Vì thế, đối với năm mươi hai thứ ở trên lại cộng thêm hai mươi tám loại mà thành tám mươi loại. Như định Vị chí có tám mươi loại, Tĩnh lự trung gian và bốn tĩnh lự nên biết cũng như vậy. Không xứ có bốn mươi, tức trừ Pháp trí duyên diệt đạo, bốn Diệt loại trí và bốn Đạo loại trí duyên bốn tĩnh lự. Trừ tất cả bốn hành tướng của mỗi loại trong mười trí ở trên thì thành bốn mươi, vì thế trong tám mươi thứ ở trên nay chỉ còn bốn mươi. Thức xứ có ba mươi hai, tức trong bốn mươi loại ở trên lại trừ đi tám hành tướng thuộc Diệt đạo loại trí duyên Không xứ, chỉ còn ba mươi hai. Vô sở hữu xứ có hai mươi bốn, tức trong ba mươi hai thứ trên lại trừ đi tám hành tướng thuộc Diệt đạo loài trí duyên Thức xứ mà chỉ còn hai mươi bốn.

3/ Thuyết thứ ba:

Lại có khi muốn làm cho đến hai mươi bốn, là Sư thứ ba giải thích: Lại có khi muốn cho định Kim cương dụ dựa vào sự sai khác của 32 trí, hành, và duyên thì định Vị chí có đến một trăm sáu mươi bốn thứ. Tức Diệt loại trí duyên diệt thuộc tám địa, có chung và riêng. Bốn hành tướng của mỗi trí duyên riêng tám địa tức có tám loại; giống như thuyết thứ nhất. Nói “duyên chung” là vì nếu hai hợp duyên thì có bảy, nếu ba hợp duyên thì có sáu; cộng với trước thành mười ba. Nếu bốn hợp duyên thì có năm, cộng với trước thành mười tám. Nếu năm hợp duyên thì có bốn, cộng với trước thành hai mươi hai. Nếu sáu hợp duyên thì có ba, cộng với trước thành hai mươi lăm. Nếu bảy hợp duyên thì có hai, cộng với trước thành hai mươi bảy. Nếu tám hợp duyên thì có một, cộng với trước thành hai mươi tám. Hễ khi hợp duyên thì phải có thứ lớp gần nhau chứ không thể bị ngăn cách mà duyên được. Vì hai mươi tám trí đều có bốn hành tướng nên thành một trăm mười hai thứ. Cho nên nói rằng đối với năm mươi hai pháp mà thuyết đầu đã nói lại cộng thêm một trăm mười hai pháp thành một trăm sáu mươi bốn thứ. Như định Vị chí có một trăm sáu mươi bốn thứ, Tĩnh lự trung gian và bốn tĩnh lự nên biết cũng như vậy. Không xứ có năm mươi hai, tức chỉ thêm hợp duyên diệt; phần còn lại giống như ở thuyết thứ nhất. Nói “hợp duyên” là nếu hai hợp duyên thì có ba, nếu ba hợp duyên thì có hai, cộng với trước thành năm. Nếu bốn hợp duyên thì có một, cộng với trước thành sáu. Vì bốn hành tướng đều đi theo sáu trí ở trên nên có tất cả hai mươi bốn thứ. Đối với hai mươi tám loại mà thuyết đầu đã nói lại cộng thêm hai mươi bốn mà thành năm mươi hai. Thức xứ có ba mươi sáu, thì chỉ thêm hợp duyên diệt; các trường hợp còn lại đều giống như thuyết thứ nhất. Nói “hợp duyên” nghĩa là nếu hai hợp duyên thì có hai, nếu ba hợp duyên thì có một, cộng với trước thành ba. Vì ba trí này đều có bốn hành tướng nên thành mười hai. Đối với ham muốn bốn thứ nói trong thuyết thứ nhất lại cộng thêm mười hai mà thành ba mươi sáu. Vô Sở Hữu Xứ có hai mươi bốn, tức chỉ thêm hợp duyên diệt, các loại còn lại đều giống như thuyết đầu tiên. Nếu hai hợp duyên thì chỉ có một. Vì bốn hành tướng đi theo trí này nên có bốn thứ. Đối với hai mươi thứ nói trong thuyết thứ nhất nay lại cộng thêm bốn nên thành hai mươi bốn. Trong ba thuyết trên, thuyết thứ ba là đúng. Vì thế luận Bà-sa quyển hai mươi tám có lời bình cho rằng nói như vậy nghĩa là nếu nương định Vị chí thì có một sáu mươi bốn thứ định kim cương dụ.

42. Định Kim cương Dụ thành ra nhiều loại:

“Nếu y theo chủng tánh” cho đến “như lý nên suy nghĩ”. Nếu phân tích định Kim Cương Dụ mà dựa vào sáu thứ chủng tánh, ba căn v.v… thì lại thành ra nhiều loại, người học đúng như lý nên biết.

“Định này đã có thể” cho đến “đều gọi là Hữu học”: Là giải thích hai câu tụng cuối. Loại định này vốn có công năng dứt trừ lậu hoặc thuộc phẩm thứ chín ở Hữu Đảnh, và có công năng dẫn dắt Tận trí dứt trừ lậu hoặc thuộc phẩm chín khởi ở tướng sinh. Lại giải thích: Có công năng dẫn dắt loại Hoặc tận đắc sinh khởi, và có công năng dẫn dắt tận trí đi kèm với loại Hoặc tận đắc này sinh khởi. Định Kim Cương Dụ chính là Đạo Vô gián sau rốt; Tận trí chính là đạo Giải thoát sau rốt. Vì lẽ đó, đạo Giải thoát và lậu tận đắc đều sinh khởi ở giai đoạn đầu tiên và cũng từ sự cùng sinh mà có tên là Tận trí. Các trường hợp vô sinh, v.v… khác tuy cũng tận đắc và cùng sinh nhưng chẳng phải là đầu tiên. Luận Chánh lý chép: “Hoặc ở đây nói “tận” là chỉ cho “tất cả tận”, tức phẩm chín và các lậu hoặc khác đều được trạch diệt nên nói là Tận. Định Kim Cương Dụ có công năng dẫn dắt hoặc tận đắc và câu hành tận trí sinh khởi; cùng với việc trừ sạch tất cả phiền não sinh khởi ở giai đoạn đầu tiên nên gọi là Tận trí. Như trên là văn luận. Có thuyết khác lại cho rằng khi các hoặc được diệt tận và trong thân sinh khởi đầu tiên loại trí này nên gọi là Tận trí”. Như vậy loại Tận trí này khi đến hiện tại thì đã được sinh nên mới thành tựu quả A-la-hán vô học. A-la-hán, Hán dịch là “Ứng” (xứng đáng) vì đã đắc được quả pháp Vô học, để đắc các quả khác thì cần phải tu học; trong lúc ở đây không có việc ấy nên mới gọi là Vô học. Đã là Vô học cho nên xứng đáng làm các việc lợi ích cho người, và xứng đáng để các chúng sinh còn nhiễm ô cúng dường. Dựa vào tánh chất xứng đáng này mà gọi là A-la-hán. Luận Bà-sa quyển lại giải thích: Lại nữa “A-la” nghĩa là tất cả phiền não, “hán” nghĩa là có công năng trừ hại; tức dùng năng lực của trí tuệ lanh lợi để trừ hết giặc phiền não nên gọi là A-la-hán. Lại, “La-hán” có nghĩa là sinh, “A” nghĩa là vô; tức vì vô sinh nên gọi là A-la-hán. Bậc Thánh này không còn sinh trở lại các cõi, các đường, các sinh. Lại, chữ “Hán” là tất cả các pháp ác; “A-la” nghĩa xa lìa. Vì xa lìa tất cả pháp ác nên gọi là A-la-hán”. Như vậy nếu thành tựu bốn Hướng và ba Quả đều gọi là Hữu học.

43. Nói về Hữu học:

“Vì sao bảy quả trước được gọi là Hữu học” là hỏi.

“Vì đắc lậu tận” cho đến “vì ba tự thể” là đáp: Vì đã dứt hết các lậu hoặc và đắc được thường lạc học, thể tánh của Hữu học có ba pháp là giới, định, tuệ. Nói “định” là chỉ cho tâm, tức đặt tên theo sở y.

“Nếu thế thì dị sinh lẽ ra gọi là Hữu học” là câu hỏi: Nếu vậy lẽ ra dị sinh cũng có thể gọi là Hữu học vì cũng trừ được lậu hoặc, có thường 3 lạc học và giới, định tuệ?

Không thể thì chưa được như thật cho đến “nói lại học ngôn” là giải thích: Là không đúng. Dị sinh tuy học giới, v.v… nhưng chưa được tuệ vô lậu vì chưa thấy biết như thật lý bốn đế. Về sau họ có thể lui sụt chánh học, nhập vào ngoại đạo đi theo tà học cho nên không gọi họ là Hữu học. Các bậc Hữu học đều có công năng thấy biết như thật và không bị lui sụt chánh học mới được gọi là Hữu học. Cho nên bậc Thiện Thệ vì muốn trình bày thật nghĩa đã nói lại vấn đề Hữu học, Phật bảo Đạm phạ: “Học điều đáng phải học là Chánh pháp vô lậu; học điều cần phải học là Chánh pháp vô lậu. Ta chỉ gọi đây là Hữu học”. Luận chủ giải thích kinh là vì muốn người học biết rằng điều đáng học là giới vô lậu, v.v… không bị lui sụt mới gọi là Hữu học vì thế Bạc-già-phạm đã nói lại lần nữa về chữ “Học”. Bậc Thánh tuy có lui sụt nhưng không bị lui sụt đến nỗi đi theo tà học, cho nên nói là “Bất thối”.

“Bậc Thánh trụ bổn tánh vì sao gọi là Hữu học” là hỏi. Bậc Thánh vốn trụ ở bổn tánh; vì sao gọi là Hữu học? Nói “trụ bổn tánh” có nghĩa là không lui sụt, hoặc không tiến tu. Vì thế, luận Bà-sa quyển 17 chép: “Học trụ bổn tánh có hai nhân duyên nên nói là trụ bổn tánh. Thứ nhất là gìn giữ tánh hiền thiện mà không bị lui sụt; thứ hai là gìn giữ phần vị của mình nên không tiến tu; v.v…

“Học ý vị mãn” cho đến “thường tùy theo” là đáp: Tuy trụ bổn tánh nhưng học ý chưa hoàn mãn; như người đi đường, tuy có tạm nghỉ nhưng ý tưởng muốn đi vẫn không ngừng nên nói là “hành”. Lại giải thích: Tuy trụ bổn tánh nhưng sự đạt được về học pháp vẫn thường theo đuổi mà cũng gọi là “Học”.

44. Hỏi đáp về pháp học và pháp Vô học:

Thế nào là Học pháp cho đến “pháp vô lậu hữu vi”. Đây là hỏi đáp về pháp học và pháp vô học; văn rất dễ hiểu.

“Thế nào là Niết-bàn” cho đến “cũng thành tựu” Là nói về Niếtbàn chẳng phải hữu học, vô học. Lời văn rất dễ hiểu.

“Hữu học như thế” cho đến “chẳng thuộc quả trước” là tổng kết. Như vậy Hữu học và Vô học có bốn hướng và bốn quả, cộng thành tám bậc Thánh Bổ-đặc-già-la. Danh tuy có tám nhưng sự chỉ có năm; đó là bốn trường hợp Trụ quả và một trường hợp Hướng đến Sơ quả, vì ba Hướng ở sau không lìa ba Quả ở trước và mang theo Quả ở trước mà đi tiếp các Hướng ở sau. Vì Sơ hướng không có quả nào ở trước cho nên lập thành một loại riêng. Trên đây là nói theo thứ lớp đắc quả. Nếu xa lìa sáu phẩm dục nhiễm ở trước hoặc toàn bộ chín phẩm thì khi trụ ở thấy đạo được gọi là hướng quả Nhất lai và hướng quả Bất hoàn; lại còn được gọi là “hai sự” vì không thuộc quả Dự lưu và quả Nhất lai trước đó, hoặc không thuộc quả ở trước vì không có.

45. Nói về các đạo đối trị:

“Như điều ở trước nói” cho đến “còn lại do hai lìa nhiễm” dưới đây là thứ hai nói về các đạo đối trị, gồm có năm:

  1. Địa do đạo lìa nhiễm.
  2. Đạo dẫn ly hệ đắc.
  3. Phần gần nhiếp đạo khác.
  4. Đạo thế tục duyên hành.

Đây là phần thứ nhất: Pháp Nhiễm thuộc các địa là do đạo xa lìa.

1/ “Luận chép” cho đến “đều năng lìa”. Chỉ có đạo vô lậu xa lìa Hữu đảnh nhiễm. Ở đây đối với, vô lậu có thế lực tăng mạnh, địa mình, địa trên đều có khả năng đối trị chẳng phải đạo hữu lậu. Vì sao? Vì đạo hữu lậu ở các địa phần gần với trên chỉ có thể khởi đạo thế tục để đối trị các hoặc thuộc địa dưới trong lúc phía trên Hữu đảnh không có các đạo phần gần thuộc thế tục cho nên không có trường hợp cõi trên đối trị. Tuy có đạo hữu lậu thuộc địa mình nhưng tự địa không thể đối trị lại tự địa vì đạo đối trị thuộc địa mình bị phiền não của chính tự địa bám theo thêm lớn; Như người bị trói không thể nào tự mở. Luận Chánh lý chép: “Nếu phiền não bám theo một đạo nào đó để thêm lớn thì đạo này không thể đối trị được chúng. Nếu một đạo có công năng đối trị các phiền não này thì chúng không thể bám theo đạo đó để thêm lớn được”. Vì thế đạo thuộc địa mình không thể đối trị phiền não thuộc địa mình. Tuy đạo thuộc địa dưới chẳng phải là pháp để phiền não địa trên bám theo mà thêm lớn nhưng vì thế lực yếu kém nên không thể đối trị phiền não địa trên. Phần giải thích câu tụng cuối, văn rất dễ hiểu.

2/ “Đã do cả hai” cho đến “đồng sở tác” là thứ hai: Đạo dẫn lìa sinh hệ đắc, lời văn rất dễ hiểu. Luận Hiển Tông ba mươi hai chép: Do đây bậc Hữu học bỏ được tám phẩm phiền não thuộc tu dứt, đạo thế gian hoặc đạo xuất thế tùy theo đó mà hiện tiền. Đây là nói theo tướng chung. Vì khi đạo vô lậu tám phẩm trước thuộc bảy địa ở trên không tu đạo thế tục thuộc thượng biên mà chỉ có đạo vô lậu có ly hệ đắc; đến khi lìa bỏ phẩm chín mới có đầy đủ được cả hai. Hoặc nên thừa nhận là phải được đạo ly hệ mới tu tập được, hoặc đến lúc đã dứt được các pháp nhiễm mới có thể nướng vào địa dưới để tu các pháp thuộc địa trên.

46. Nêu giải thích khác:

“Có sư khác nói” cho đến “thành phiền nã kia” là nêu giải thích khác ý thuyết này là dùng đạo vô lậu để lìa bỏ nhiễm ô thì có công năng dẫn khởi ly hệ đắc thuộc hữu lậu vì nếu xả vô lậu đắc thì phiền não không thành. Nghĩa là lúc bậc Thánh Hữu học dùng đạo vô lậu để xả bỏ các pháp nhiễm thuộc địa này nếu không dẫn sinh được ly hệ đắc cùng đối trị hữu lậu chính là vì Thánh đạo đã lìa bỏ có đầy đủ các pháp nhiễm thuộc tám địa và được quả đạo thù thắng thuộc địa chín. Về sau lúc nương tĩnh lự để được chuyển căn và nhanh chóng xả bỏ các quả và hướng có được trên đây để đắc quả đạo cao siêu thuộc tĩnh lự. Trong tám địa, có thể nói rằng năm pháp ly hệ dưới đều có vô lậu đắc; ba pháp ly hệ phiền não thuộc Vô Sắc ở trên đều không thành vì vô lậu đắc tùy theo độn đạo. Nếu không thành tựu được sự xả bỏ đối với ly hệ đắc kia thì lẽ ra thành các phiền não kia.

47. Luận chủ bác bỏ:

“Chứng minh này phi lý” cho đến “cho nên không thành chứng” là Luận chủ bác bỏ: Luận chứng này là phi lý, vì cho dù bậc Thánh kia không có đoạn đắc thuộc về hữu lậu thì cũng không thành tựu các phiền não của địa trên; như bậc Thánh đã xả bỏ được một phần các phiền não từ một phẩm cho đến tám phẩm thuộc Hữu đảnh mà được chuyển căn và dị sinh sinh lên địa trên mà vẫn không thành các hoặc, nghĩa là như bậc Thánh đã lìa bỏ một phần các hoặc thuộc một phẩm, cho đến tám phẩm nhiễm của Hữu Đảnh; sau đó lúc nương tĩnh lự để được chuyển căn thì vốn đã đốn xả vô lậu đoạn đắc và ly hệ ở địa đó cũng không có hữu lậu đắc nhưng các hoặc ở địa đó vẫn không thành. Lại như dị sinh sinh hai định, v.v… tuy xả các dứt đắc phiền não thuộc cõi Dục nhưng không thành phiền não cõi Dục. Vì thế Luận Chánh lý chép: “Hữu lậu ly hệ đắc ở cõi Dục, v.v… thuộc về Sơ định, v.v… bởi vì chỉ có các định này có công năng đối trị. Nếu sinh địa trên thì xả bỏ loại đắc này vì sinh địa trên thì xả bỏ thiện hữu lậu thuộc địa dưới. Hỏi: Nếu không được hai thứ ly hệ này, vì sao các hoặc không thể thành tựu? Đáp: Như Luận Chánh lý chép: Hai thứ này tuy không có phiền não để dứt đắc nhưng vì có đạo thắng tiến nên ngăn dứt các hoặc không sinh” như trên là văn luận. Trường hợp này cũng vậy, cho nên luận chứng ở trên bất thành.

48. Giải thích theo loại:

“Đã nói bậc Thánh” cho đến “vô lậu dứt đắc”: Đây là giải thích theo loại nghĩa y theo. Dị sinh dùng đạo hữu lậu để lìa bỏ phiền não thuộc tám địa ở dưới chỉ có thể dẫn khởi hữu lậu đoạn đắc chứ không tu đạo vô lậu vì chưa nhập Thánh. Các bậc Thánh dùng vô lậu đạo để lìa bỏ các hoặc thuộc thấy thì dứt và Hữu đảnh tu dứt chỉ có thể dẫn sinh vô lậu đoạn đắc, chứ không tu đạo thế tục vì không có chung các sự với đạo thế tục. Tuy thế tục cũng có công năng dứt trừ các kiến hoặc thuộc tám địa dưới nhưng vì thấy đạo không thể dứt các hoặc thuộc tu thì dứt nên mới nói là “không đồng”.

49. Nói đạo lìa địa thông cuộc:

“Do địa đạo” nào cho đến đã lìa là thứ ba, nói Đạo lìa địa thông cuộc. Các đạo vô lậu đều nương cả chín địa, tức chỉ cho Tĩnh lự, Vị chí, trung gian và ba thứ thuộc cõi vô sắc. Nếu thuộc Vị chí thì có khả năng lìa bỏ chín địa; nếu thuộc tám địa còn lại thì tùy theo sự thích ứng mà mỗi loại đều có công năng xa lìa các hoặc từ tự địa cho đến bảy địa ở trên. Sơ định và trung gian thường lìa bỏ các hoặc thuộc địa mình và bảy địa trên. Cho đến Vô sở hữu xứ cũng có khả năng lìa bỏ các hoặc thuộc địa mình và Hữu đảnh trên nhưng không có khả năng lìa bỏ các hoặc thuộc địa dưới vì khi các đạo thuộc địa trên đã hiện tiền thì đã lìa bỏ các hoặc thuộc địa dưới. Tất cả các đạo thuộc hữu lậu chỉ có khả năng lìa bỏ các hoặc thuộc địa dưới ở gần đó chứ chẳng phải tự địa, địa trên hoặc địa dưới ở xa. Như nương tĩnh lự thứ hai cần phần để khởi đạo thế tục thì chỉ có khả năng lìa bỏ các hoặc thuộc sơ tĩnh lự nằm kề ở dưới vì là chỗ mà tự địa phiền não nương theo để thêm lớn chứ không có khả năng lìa bỏ các hoặc thuộc địa mình. Thế lực yếu kém nên không thể lìa bỏ các hoặc thuộc địa trên và đã lìa dục nên cũng không thể lìa bỏ các hoặc thuộc địa dưới.

50. Nói về phần gần:

“Đều y theo phần gần” cho đến “sẽ nhập căn bổn” là thứ tư: Phần gần bao gồm các đạo khác nhau. Phần gần chỉ có thể lìa bỏ tám địa ở dưới. Ở đây lẽ ra nên nói là “sở ly có tám” (có tám địa được xa lìa) nghĩa là trừ Phi tưởng nhưng lại nói “chín” là vì muốn nêu chung tất. Lại Giải thích: Sơ định thuộc phần gần là vô lậu cũng có khả năng lìa bỏ pháp nhiễm thuộc Hữu đảnh nên nói là “cửu”. Thật ra sơ định Phần gần cũng có khả năng lìa bỏ địa trên nhưng trong đoạn trên chỉ nói lìa bỏ địa dưới vì dựa vào phần nhiều. Căn bổn Sơ định và căn bổn của định thứ hai chỉ có hỷ thọ, căn bổn của tĩnh lự thứ ba chỉ có lạc thọ, các Phần gần chỉ có xả thọ, nên nói là “thọ khác nhau”. Năm Phần gần và Căn bổn ở trên đều thuộc xả thọ, văn còn lại rất dễ hiểu.

51. Nói về duyên và hành tướng của đạo Thế tục:

“Các đạo xuất thế” cho đến “và tĩnh diệu lìa ba” là thứ năm, nói về duyên và hành tướng của đạo Thế tục. Hai câu tụng đầu trả lời câu 38 hỏi; hai câu tụng cuối trả lời câu hỏi hai.

“Luận chép” cho đến nên giải thích trái với đây: Các đạo Vô gián duyên các pháp hữu lậu thuộc địa dưới kế đó và có một trong ba hành tướng như thô, khổ v.v… Nếu là đạo Giải thoát thì duyên các pháp hữu lậu ở địa trên gần đó và có một trong ba hành tướng tĩnh, diệu, v.v… Vì thế Luận Chánh lý chép: “Vì dựa vào công năng có thể xảy ra nên nói cả hai đạo đều có ba hành tướng; chứ chẳng phải hữu tình ở giai đoạn lìa nhiễm của đạo Vô gián và đạo Giải thoát đều có đủ ba hành tướng”. Các pháp hữu lậu thuộc địa dưới không giống với pháp vắng lặng thuộc địa trên nên nói là “thô”; tức phải do cố gắng khổ nhọc mới vượt qua được. Các pháp hữu lậu thuộc địa dưới không giống với pháp tốt đẹp của cõi trên nói là “khổ”; tức vì có quá nhiều phiền não thô nặng rất khó điều phục nên thường gây tổn hại. Các pháp hữu lậu thuộc địa dưới không giống với pháp xuất ly thuộc địa trên nên nói là “chướng ngại”; tức vì thường hay chướng ngại sự vượt ra khỏi địa mình, cũng như tường dày của lao ngục làm chướng ngại sự trốn thoát. Ba hành tướng tĩnh, diệu và ly của đạo Giải thoát có thể đối chiếu với ba hành tướng như thô, khổ và chướng của đạo Vô gián để biết.

52. Hỏi đáp chung:

Hỏi: Sau đạo Vô gián nào có thể khởi các loại đạo Giải thoát?

Giải thích: Sau mỗi loại đạo Vô gián đều có thể khởi cả ba thứ đạo Giải thoát. Vì thế luận Bà-sa quyển chép: (Lời bình rằng) Việc này không chắc chắn. Từ hành tướng “thô” của đạo Vô gián, sau đó có thể khởi ba hành tướng tĩnh, v.v… của đạo Giải thoát; từ hành tướng “khổ” của đạo Vô gián, sau đó có thể khởi ba thứ hành tướng diệu, v.v… của đạo Giải thoát; từ hành tướng “chướng” của đạo Vô gián, sau đó có thể khởi ba thứ hành tướng ly, v.v… của đạo Giải thoát. Vì sáu thứ hành tướng thuộc hữu lậu này tùy theo ý lạc của người lìa nhiễm mà sinh khởi.

Hỏi: Đạo Vô gián của thế tục duyên các pháp thuộc địa dưới kế đó và đạo Giải thoát của thế tục duyên các pháp thuộc địa trên kế đó là dựa vào hành tu hay đắc tu?

Giải thích: Chỉ dựa vào hành tu. Nếu các pháp đắc tu và sở duyên thì không chắc chắn. Vì thế Luận Chánh lý quyển chép: Ở đây đối với dị sinh lìa bỏ các nhiễm thuộc cõi Dục, đối với chín đạo Vô gián thì trong ba hành tướng như thô, v.v… sẽ tùy theo đó mà hiện tiền, mỗi đạo ở vị lai tu ba hành tướng như thô, v.v… đối với tám đạo Giải thoát thì một trong ba hành tướng tĩnh, v.v… hiện tiền, mỗi đạo ở vị lai tu sáu hành tướng như thô, v.v… Các hành tướng được tu ở hiện tại và vị lai của đạo Giải thoát giống như tám đạo Giải thoát ở trước; nếu khác với trước là lại tu sơ tĩnh lự ở vị lai có bao gồm vô biên hành tướng. Cứ như vậy rất dễ hiểu được các hành tướng được tu tập trong đạo Vô gián và đạo Giải thoát cho đến giai đoạn lìa bỏ các nhiễm ở Vô sở hữu xứ. Đối với bậc Thánh: Chín đạo Vô gián dùng thế tục đạo lìa bỏ các nhiễm ở cõi Dục thì một trong ba hành tướng như thô, v.v… sẽ tùy theo đó hiện tiền và mỗi đạo ở vị lai tu mười chín hành tướng, tức ba hạnh như thô, v.v… và mười sáu Thánh hành tướng hữu lậu và vô lậu. Đối với tám đạo Giải thoát thì một trong ba hành tướng như tĩnh, v.v… sẽ tùy theo đó mà hiện tiền, mỗi đạo ở vị lai tu hai mươi hai hành tướng, tức mười chín hành tướng ở trước cộng thêm ba hành tướng như tĩnh, v.v… Các hành tướng được tu ở hiện tại và vị lai của đạo Giải thoát ở sau giống như tám đạo Giải thoát ở trước. Trường hợp khác nhau là lại tu sơ tĩnh lự thuộc vị lai gồm vô biên hành tướng. Chín đạo Vô gián lìa sơ định nhiễm có một trong ba hành tướng như thô, v.v… và mười sáu Thánh hạnh vô lậu. Mười sáu hành tướng này thuộc địa dưới vì ở địa trên không có Thánh hạnh. Về trường hợp hậu tu Thánh hạnh, có thể y theo đây để biết. Đối với tám đạo Giải thoát thì một trong ba hành tướng như tĩnh, v.v… sẽ tùy theo đó mà hồi hướng; mỗi đạo ở vị lai đều tu hai mươi hai hành tướng, tức mười chín hành tướng ở trước cộng thêm ba hành tướng như tĩnh, v.v… Các hành tướng được tu ở hiện tại và vị lai của đạo Giải thoát sau giống như tám đạo Giải thoát ở trước. Trường hợp khác ở trước là lại tu tĩnh lự thứ hai ở vị lai thứ hai ở bao gồm vô biên hành tướng, cứ như vậy rất dễ hiểu được các hành tướng được tu tập ở đạo Vô gián và đạo Giải thoát cho đến giai đoạn lìa bỏ các nhiễm thuộc Vô sở hữu xứ. Có Luận sư cho rằng trong các đạo Vô gián và đạo Giải thoát lìa dục của dị sinh cũng như bậc Thánh cũng có tu tập bất tịnh, dứt niệm, từ, v.v… về các hành tướng được tu tập để lìa bỏ các nhiễm ở các địa trên khác thì giống như trước. Bên sơ tĩnh lự vì có gốc lành rộng khắp nên có thể tu các hành tướng như thế nhưng các định biên thuộc địa trên có gốc lành hẹp nên các hành tướng tu tập đều giống như trước. Lại, cõi Dục có nhiều phiền não; nếu muốn dứt trừ phải tu nhiều đạo đối trị trong lúc địa trên lại khác cho nên tu đạo đối trị ít. Đối với chín đạo Vô gián lìa dục giới nhiễm, tu tập ba hành tướng như thô, v.v… ở vị lai chỉ duyên cõi Dục. Đối với tám đạo Giải thoát, tu tập ba hành tướng như thô, v.v… ở vị lai duyên cả cõi Dục và sơ tĩnh lự; ba hành tướng như tĩnh, v.v… duyên sơ tĩnh lự. Đối với đạo Giải thoát, sau ba hành tướng như thô v.v… được tu ở vị lai duyên cả ba cõi; ba hành tướng như tĩnh, v.v… duyên sơ tĩnh lự cho đến Hữu Đảnh. Đối với chín đạo Vô gián lìa sơ định nhiễm, ba hành tướng như thô, v.v… được tu ở vị lai duyên sơ tĩnh lự. Đối với của tám đạo Giải thoát, ba hành tướng như thô, v.v… được tu ở vị lai duyên sơ và nhị định; ba hành tướng như tĩnh, v.v… duyên Nhị định. Đạo Giải thoát, ở sau ba hành tướng như thô, v.v… được tu ở vị lai duyên cả ba cõi; ba hành tướng như tĩnh, v.v… duyên đệ nhị định cho đến Hữu Đảnh. Đối với lìa bỏ các nhiễm thuộc thứ hai tĩnh lự và tĩnh lưthứ ba , tùy theo sự thích ứng đều y theo các trường hợp trên. đối với chín đạo Vô gián lìa nhiễm của định thứ tư, ba hành tướng như thô, v.v… được tu ở vị lai duyên định thứ tư. Trong trường hợp tám đạo Giải thoát, ba hành tướng như thô, v.v… được tu ở vị lai duyên định thứ tư và Không xứ; tuy nhiên chẳng phải một niệm vì có giới khác nhau ba hành tướng như tĩnh, v.v… chỉ duyên không xứ. Đối với đạo Giải thoát, ở sau ba hành tướng như thô, v.v… và ba hành tướng như tĩnh, v.v… được tu ở vị lai duyên Không xứ cho đến Hữu đảnh. Chín đạo Vô gián lìa Không xứ nhiễm có ba hành tướng được tu tập vị lai là thô, v.v… chỉ duyên không xứ; tám đạo Giải thoát có ba hành tướng như thô, v.v… được tu tập ở vị lai và duyên Không xứ, Thức xứ, ba hành tướng như tĩnh, v.v… chỉ duyên Thức xứ. Đạo Giải thoát sau có ba hành tướng như thô, v.v… và ba hành tướng như nhiễm, v.v… được tu ở vị lai đều duyên Thức xứ cho đến Hữu Đảnh. Đối với lìa bỏ các nhiễm thuộc Thức xứ và Vô sở hữu xứ tùy theo sự thích ứng có thể y theo các trường hợp ở trên để biết. Vì sao ba hành tướng như thô, v.v… thuộc đạo Giải thoát sau rốt được tu ởvị lai và thuộc về tĩnh lự đều duyên cả ba cõi trong lúc các hành tướng thuộc Vô sắc chỉ duyên tự địa và địa trên? Vì các tĩnh lự đều có loại trí duyên khắp và đã là Vô sắc căn bổn thì không duyên địa dưới vì thế hai trường hợp này có sở tu và sở duyên khác nhau.

53. Nói về tận trí và hậu trí:

Nói thêm đã xong cho đến “Ứng quả này đều có” là thứ ba nói về Tận trí và Hậu trí; đặt câu hỏi kết thúc phần trước và tụng đáp.

“Luận chép” cho đến sau có lui sụt. Đối với các A-la-hán thuộc chủng tánh Bất động, ngay sau Tận trí sẽ sinh trí Vô sinh chứ chẳng phải một Tận trí khác hay Chánh kiến vô học. Trừ A-la-hán bất động, đối với năm loại A-la-hán còn lại ngày sau Tận trí liền có Tận trí sinh khởi hoặc dẫn sinh Chánh kiến vô học chứ chẳng phải trí Vô sinh vì sau này có thể bị lui sụt.

“Chủng tánh Bất động ở trước từ vô Chánh kiến sinh chăng?” Là hỏi.

“Hữu Chánh kiến sinh” cho đến “hoặc Vộ học chánh kiến” là đáp. Có Chánh kiến sinh nhưng không nói. Tất cả Ứng quả đều có Chánh kiến này vì thế đối với giai vị Bất động ở trước không nói. Nghĩa là đối với hàng A-la-hán bất động, sau trí Vô sinh có trí Vô sinh khác sinh khởi hoặc có Chánh kiến vô học sinh khởi. Vì thế Luận Chánh lý quyển chép: Ở giai đoạn này chỉ xin trình bày tóm tắt như sau: Nếu là Bất động thì lúc mới khởi Tận trí chỉ có một sát-na, kế là trí Vô sinh cũng chỉ có một sát-na hoặc có thể nối tiếp; nếu là Thời Giải thoát thì lúc mới khởi Tận trí chỉ có một sát-na hoặc là nối tiếp. Đối với hai trường hợp trên, sự sinh khởi Chánh kiến vô học đều không chắc chắn, hoặc là sát-na hoặc là nối tiếp như đã nói trên, đó chẳng phải chánh cầu.

Hỏi: Nếu nói Thời Giải thoát có Tận trí là một sát-na, Bất động có trí Vô sinh là một sát-na và sau hai thứ trí này chỉ khởi Chánh kiến vô học mà không khởi tâm Thế tục, vì sao Bà-sa quyển 102 chép: Ở đây đối với bậc A-la-hán thường có ái tâm Giải thoát thì định Kim cương dụ chỉ có một sát-na nhưng tận trí lại trôi chảy trong thời gian dài nối tiếp; về sau khi xuất Tận trí thì khởi Chánh kiến vô học hoặc khởi tâm Thế tục. Đối với bậc A-la-hán có tâm bất động Giải thoát thì định Kim cương dụ và Tận trí chỉ có một sát-na nhưng trí Vô sinh lại trôi chảy trong thời gian dài nối tiếp; từ khi xuất trí Vô sinh liền khởi Chánh kiến vô học hoặc khởi tâm Thế tục. Tất cả A-la-hán đều tu Chánh kiến vô học viên mãn nhưng chẳng phải tất cả đều hiện ở trước.

Giải thích: Luận Chánh lý y theo sát-na cho nên chỉ nói tâm vô lậu trong khi Bà-sa y theo tâm hữu lậu cho nên chỉ nói nối tiếp; mỗi bên y theo một tánh chất khác nhau nhưng không trái nhau.

54. Giải thích quả của Đạo:

“Trước nói bốn quả là quả nào” dưới đây là thứ tư, sẽ giải thích về quả đạo, có năm: Quả và số của tánh Sa-môn, Lập nhân duyên của bốn quả, Giải thích riêng về hai quả. Các tên gọi khác nhau của quả Sa-môn, và Y thân của quả Sa-môn. Đây là thứ nhất, nói về quả và số của tánh Sa-môn; đây là hỏi.

“Bốn thứ này nên biết là quả Sa-môn” là đáp.

“Thế nào là tánh Sa-môn” cho đến “gồm có mấy thứ” là ba câu hỏi.

“Tụng chép” cho đến “đạo và diệt Giải thoát”. Câu tụng đầu trả lời câu hỏi thứ nhất, câu tụng tiếp theo trả lời câu hỏi thứ hai, hai câu tụng cuối trả lời câu hỏi thứ ba.

55. Giải thích Sa-môn:

“Luận chép” cho đến chẳng phải Sa-môn chân thật:

1/ Giải thích câu tụng đầu, Sa-môn, Hán dịch là Cần tức, vì thường siêng năng dứt bỏ phiền não. Các loài Dị sinh tuy muốn dứt hoặc Nhưng có chấp vô tưởng, hướng về Niết-bàn, đó gọi là Niết-bàn của đường khác, cho nên nói dị sanh không thể không có Niết-bàn của đường khác, chẳng phải Sa-môn chân thật, nếu cầu Niết-bàn thì cũng không rốt ráo, nên nói dị sanh không thể rốt ráo hướng về Niết-bàn chẳng phải Samôn chân thật, văn còn lại rất dễ hiểu.

“Hữu vi vô vi là quả Sa-môn”

2/ Giải thích câu tụng thứ hai: Hữu vi vô lậu năm uẩn và trạch diệt vô vi là thể của quả Sa-môn.

“Khế kinh nói điều này” cho đến tám mươi chín thứ:

3/ Giải thích hai câu tụng cuối. Kinh nói theo ý riêng: Quả thể này có bốn điểm khác nhau. Luận y theo pháp tướng để nói rằng đúng lý ra có đến tám mươi chín loại và đều có đạo Giải thoát trạch diệt làm tánh: Dứt hẳn thấy thì dứt có tám nhẫn đạo Vô gián, tám trí đạo Giải thoát. Dứt hẳn chín địa tu hoặc, mỗi địa đều có chín phẩm nên thành tám mươi mốt đạo Vô gián, tám mươi mốt đạo Giải thoát. Các đạo Vô gián thuộc thấy đạo và tu đạo chỉ là tánh Sa-môn chứ chẳng phải quả Sa-môn vì có công năng dứt chướng và dẫn các pháp sau sinh khởi. Các đạo Giải thoát là tánh Sa-môn và cũng là quả thể hữu vi của Sa-môn, là quả đẳng lưu và quả sĩ dụng được đạo Vô gián dẫn khởi. Tuy đạo Giải thoát cũng dẫn khởi đạo Vô gián nhưng không khắp dẫn và vì không dứt chướng nên không nói Vô gián là quả của đạo Giải thoát. Mỗi trạch diệt đều là quả thể vô vi của Sa-môn, là quả ly hệ và sĩ dụng của đạo Vô gián. Như vậy nói chung hợp thành tám mươi chín quả Sa-môn.

56. Lập thành nhân duyên của bốn quả:

“Nếu thế vì sao Thế tôn không nói” là thứ hai, lập thành nhân duyên của bốn quả. Đây là hỏi: Có tám mươi chín thứ, vì sao Thế tôn không nói hết?

“Quả tuy có nhiều” cho đến “nên Phật không nói” là đáp. Dù ở giai đoạn của đoạn hay của đạo, nếu đủ năm nhân thì Phật đặt làm quả. Năm nhân gồm:

1/ Xả tằng đạo, là xả bỏ quả đạo, hướng đạo đã từng đắc trước đó; nếu là quả Dự lưu thì chỉ xả hướng đạo; nếu là ba quả sau thì xả bỏ quả đạo và hướng đạo trước đó.

2/ Đắc thắng đạo, tức ở giai đoạn đắc quả có bao nhiếp thù thắng đạo.

3/ Tổng tập đoạn, tức có công năng khởi chung một loại thắng đắc để dứt trừ phiền não chứ chẳng phải chỉ khởi một lần đắc để đắc được dứt trừ phiền não ) Đắc trí.

4/ Đắc hành, lời văn rất dễ hiểu.

Hỏi: Vì sao ở bốn giai đoạn này có đủ năm nhân để lập ra bốn quả mà chẳng phải ở các giai đoạn khác?

Giải thích: Tất cả các phiền não đều được chia làm hai thứ là kiến và tu. Kiến hoặc dễ dứt nên lập thành một quả; hoặc tu khó dứt nên lập riêng ba quả; vì lẽ đó lúc mới dứt hết phiền não thuộc thấy đạo đã lập thành quả Dự lưu. Ở giai đoạn tu đạo, các hoặc thuộc cõi Dục khó dứt nên lập thành hai quả riêng nhưng ở cõi trên lại dễ dứt nên lập chung thành một quả. Trong giai đoạn dứt trừ chín phẩm của cõi Dục nếu đã dứt được sáu phẩm thì có ba phần mà đã dứt được hai phần thì lập thành quả Nhất lai, kế là dứt ba phẩm sau tuy chẳng phải dứt loại hoặc mạnh mẽ nhưng vì vừa dứt phiền não bất thiện và vì ra khỏi cõi Dục cho nên lập thành quả Bất hoàn. Sau đó khi dứt tu hoặc cõi trên, vừa mới dứt hết tất cả vô ký hoặc thì lập thành quả A-la-hán. Vì thế ở bốn giai đoạn này có đủ năm nhân để lập thành bốn quả mà chẳng phải ở các giai đoạn khác. Luận Chánh lý quyển 7 chép: Hoặc có hai bổn hữu, là cõi Dục và Hữu Đảnh; hai lần vượt Hữu Đảnh và hai lần vượt cõi Dục vì thế chỉ lập làm bốn quả Sa-môn.

57. Giải thích riêng về hai quả Niết-bàn và Bất hoàn:

“Nếu chỉ có tịnh đạo” cho đến “cũng gọi là quả Sa-môn” là thứ ba, giải thích riêng về hai quả Nhất lai và Bất hoàn; đặt câu hỏi và tụng đáp.

“Luận chép” cho đến là dứt năm kiết dưới:

1/ Giải thích hai câu tụng đầu: Dùng đạo thế tục dứt sáu phẩm hoặc thì đắc được quả Nhất lai và dứt chín phẩm hoặc thì đắc quả Bất hoàn nhưng quả này chẳng phải chỉ có loại trạch diệt đắc được nhờ đạo thế tục làm tánh của đoạn quả mà còn lấy loại trạch diệt đắc được nhờ thấy đạo làm đoạn tánh của quả; trong đó lẫn lộn chung thành một quả, cùng khởi một loại quả đạo thắng đắc mà đắc được các thứ trạch diệt đã được đắc ở hai đạo. Vì thế khế kinh chép: “quả Nhất lai là gì? Là dứt ba kiết thuộc thấy đạo và dứt sáu phẩm thuộc tu đạo, gọi là “tham sân si mỏng nhẹ”. Quả Bất hoàn là gì? Là dứt năm kiết thuộc hạ phần; trong năm kiết này có ba kiết thuộc thấy dứt và hai kiết thuộc tu dứt”.

Phần dẫn kinh có ý chứng minh hai quả lẫn lộn vì thế trạch diệt đắc được ở đạo thế tục và trạch diệt đắc được vô lậu đạo lẫn lộn nhau. Số ít phải theo số nhiều nên gọi là quả Sa-môn. Vì thế luận Bà-sa quyển chép: Nên nói rằng dựa vào số nhiều để gọi tên vì quả đắc được ở Thánh đạo thì nhiều; tức khi đạo thế tục đắc được hai quả thì tất cả các nhiễm thuộc thấy đoạn trong ba cõi đều do Thánh đạo dứt trừ nên gọi là quả Sa-môn. Tuy có sáu phẩm hoặc chín phẩm tu dứt ở cõi Dục không do Thánh đạo dứt đắc nhưng vì dựa vào phần nhiều nên cũng có thể đặt tên là Sa-môn.

2/ “Lại đạo thế tục” cho đến “thể của quả Sa-môn” giải thích hai câu tụng cuối. Lại, trạch diệt do đạo thế tục đắc được cũng có hiện khởi vì được vô lậu dứt đắc giữ gìn và nhờ vào năng lực giữ gìn của vô lậu đắc mà khi lui sụt không bị qua đời và vẫn đắc quả trở lại, vì đã có vô lậu đoạn đắc giữ gìn cho nên cũng gọi là thể của quả Sa-môn, tức là dựa vào đắc để gọi tên như vậy.

58. Tên khác của quả Sa-môn:

“Tánh của Sa-môn này có nhiều tên khác phải không: dưới đây là thứ tư, trình bày các tên gọi khác của quả Sa-môn; nhắc lại phần trước nêu câu hỏi.

Cũng có là đáp.

Vì sao là gạn hỏi.

“Tụng chép” cho đến “hoặc đủ căm” là đáp. Bài tụng đầu nói về các tên gọi khác; bài tụng sau giải thích bánh xe Pháp.

“Luận chép” cho đến “cũng gọi là Thanh lương”:

1/ Giải thích bài tụng đầu. Nếu theo lý thế tục, thì các Sa-môn khác với Bà-la-môn. Nếu y theo lý thắng nghĩa, thì tánh của Sa-môn chân thật nói ở trên, kinh cũng gọi là Bà-la-môn, vì có công năng dứt trừ các phiền não và tương tợ với ý nghĩa ra sức chấm dứt các phiền não vì thế thể của Sa-môn là Bà-la-môn, Bà-la-môn này cũng gọi là Phạm luân vì năng lực của Chân Phạm vương chuyển vận, bánh xe được Phạm vương chuyển vận nên gọi là Phạm Luân. Phật tương ưng với với Phạm đức vô thượng vì thế chỉ một mình thành tựu được gọi là Phạm; và do khế kinh nói Phật là chữ Phạm. Chữ “Phạm” Hán dịch là Tịnh.

“Tức ở trong đây” cho đến “nên gọi là Pháp luân”: Là

2/ Giải thích câu tụng thứ năm, thứ sáu. Tức khi nói về Phạm luân là chỉ dựa vào thấy đạo; thấy đạo có chỗ được Phật gọi là Pháp luân vì Pháp chính là Luân nên gọi là Pháp luân. Giống như bánh xe của vua

Thánh ở thế gian, Pháp luân có năm tánh chất như nhanh chóng, v.v…và thấy đạo tương tợ như vậy nên gọi là Pháp luân.

Vì sao thấy đạo tương tợ với kia: c/ Là giải thích câu tụng thứ bảy; đây là hỏi.

“Do đi mau v.v…” cho đến “tợ thế gian luân” là đáp. Luận Chánh lý quyển 7 chép: Như bánh xe của vua Thánh vận hành nhanh chóng, thấy đạo cũng thế, vì đều chỉ trong một niệm. Như bánh xe vua Thánh nắm cái trước bỏ cái sau, thấy đạo cũng thế, bỏ các cảnh khổ, v.v… mà nắm bắt tập, v.v… ở đây muốn nói thấy bốn Thánh đế thì không cùng thời. Như bánh xe vua Thánh hàng phục những cái chưa được hàng phục, trấn áp những gì đã hàng phục; thấy đạo cũng thế, có công năng thấy những điều chưa thấy và dứt những gì chưa dứt những gì đã được kiến đoạn thì không còn mê mờ lui sụt, như bánh xe vua Thánh chạy lên chạy xuống; thấy đạo cũng thế, sau khi đã quán khổ, v.v… ở địa trên lại quán tiếp khổ, v.v… ở địa dưới. Vì thế chỉ có thấy đạo được gọi là Pháp luân.

“Tôn giả Diệu Âm” cho đến “nên gọi là Pháp luân” là d/ giải thích câu tụng cuối. Tôn giả Diệu Âm nói rằng như bánh xe ở thế gian có căm xe, trục xe, vành xe, tám Thánh đạo chi cũng tương tợ như vậy, nên gọi là Luân. Bốn chi chánh kiến, v.v… nương giới để duyên cảnh giống như căm xe; ba chi như chánh ngữ, v.v… lấy giới làm thể và giới chính là chỗ dựa của các hành tương tợ như trục xe; chánh định thường giữ gìn bốn chi như chánh kiến, v.v… không bị tán loạn, tương tợ như càng xe nên gọi là Pháp luân.

59. Hỏi đáp về thấy đạo:

“Đâu biết bánh xe Pháp chỉ là thấy đạo” là hỏi.

“Kiều-Trần-Na v.v…” cho đến “Chánh Pháp luân” là đáp. Lúc năm Bí-sô như Kiều Trần Na, v.v… thấy đạo sinh khởi thì các thiên thần ở thế gian cũng như tầng trời bèn truyền nhau rằng Thế tôn đã xoay vần bánh xe Chánh pháp cho nên biết rằng thấy đạo gọi là Pháp luân. Tuy trước đó tự thân Đức Phật đã xoay bánh xe pháp nhưng vì có ý làm lợi ích cho người nên mới nói như vậy. Lại nói Phật xoay là vì đưa bàn tay “năng thuyết” để xoay bánh xe pháp và vì y theo việc Thế tôn đã làm cho các chúng sinh được giáo hóa sinh tâm tôn trọng. Kiều-trần-na là một trong các họ của Bà-la-môn tức là gọi tên theo họ. Nếu nói A-nhãđa Kiều-trần-na thì A-nhã-đa nghĩa là “Đã hiểu” và Kiều-trần-na thì giống như giải thích ở trên.

60. Lại hỏi về ba chuyển mười hai hành tướng:

“Thế nào là ba chuyển mười hai hành tướng”. Do ý nghĩa nầy mà lại hỏi về ba chuyển, mười hai hành tướng.

“Khổ Thánh đế” này cho đến “sở thuyết như thế” là đáp. Khổ Thánh đế được lập làm thấy đạo; Ứng biến tri này được lập làm tu đạo; Dĩ biến tri này được lập làm vô học đạo, đó gọi là ba chuyển. Ở mỗi lần chuyển như thế lại phát sinh riêng nhãn, trí, minh và giác nên gọi là mười hai hành tướng. Trong ba giai đoạn trên, mỗi giai đoạn khi quán khổ đế thì có bốn hành tướng; ba lần bốn thành mười hai. Nói về “nhãn, trí, minh, giác”, luận Bà-sa quyển 7 chép: Nhãn là chỉ cho Pháp trí nhẫn; Trí là chỉ cho các Pháp trí; Minh là chỉ cho các thứ trí nhẫn, Giác là chỉ cho các thứ trí. Hơn nữa, nhãn nghĩa là quán kiến, trí là quyết đoán, minh là chiếu liễu, giác là xem xét: Giải thích: ở trước dựa vào thấy đạo; giải thích sau bao gồm cả ba đạo. Ba chuyển và mười hai hành tướng này, mỗi đế đều có. Lẽ ra nên nói là mười hai chuyển bốn mươi tám hành tướng tuy nhiên mỗi đế đều có số lượng bằng nhau nên chỉ nói ba chuyển mười hai hành tướng. Như nói “hai pháp”; nhị là chỉ cho nhãn và sắc cho đến ý và pháp. Lẽ ra phải nói là mười hai pháp nhưng chỉ nói “hai” là vì có số lượng bằng nhau, như khi nói “bảy xứ thiện”; thì năm uẩn mỗi uẩn đều có bảy xứ thiện, nên lẽ ra phải nói ba mươi lăm xứ nhưng chỉ nói bảy là vì có số lượng bằng nhau. Nên biết rằng ba chuyển mười hai hành tướng cũng vậy. Trong ba chuyển này, theo thứ lớp như trên, lần chuyển đầu tiên nói lên thấy đạo, lần thứ hai nói lên tu đạo, lần thứ ba nói lên đạo vô học. Đây là giải thích của Tỳ-bà-sa.

61. Kinh bộ hỏi luận chủ đáp:

Nếu ba chuyển như thế cho đến đặt tên là Pháp luân: là Kinh bộ hỏi hoặc của Luận chủ. Nếu nói ba chuyển hiển bày ba đạo thì ba chuyển mười hai hành tướng không chỉ có thấy đạo mà còn có cả tu đạo và đạo vô học, tại sao lại nói chỉ có thấy đạo được gọi là Pháp luân?

Vì thế chỉ nên cho đến hợp với Chánh lý: Là nêu giải thích của Kinh bộ, hoặc Luận chủ trình bày chánh giải, vì thế chỉ nên nói rằng ba chuyển mười hai hành tướng có ý chỉ cho pháp môn Bốn đế thì mới hợp với Luận Chánh lý.

1/ “Thế nào là ba chuyển” là hỏi.

“Ba châu chuyển” là Kinh bộ đáp, hoặc Luận chủ đáp: Ba lần xoay chuyển bốn đế nên gọi là ba chuyển.

2/ Thế nào là đầu đủ mười hai hành tướng là hỏi.

“Ba chu lần lượt” cho đến “ở đây đã tu tập” là Kinh bộ đáp, hoặc Luận chủ đáp. Vì ba lần trải qua bốn Thánh đế nên thành mười hai. Nói “mười hai” là Phật nói đây là khổ, đây là tập, đây là diệt, đây là đạo; đây là bốn đế được chứng bởi thấy đạo. Kiều-trần-na, v.v… nương lời Phật nói mà nhập thấy đạo nên gọi là sơ chuyển bốn hành tướng lần đầu. Phật lại nói khổ này nên phải biết khắp, tập này nên phải dứt hẳn, diệt này nên được tác chứng, đạo này nên phải tu tập; Đây là bốn đế được chứng bởi tu đạo Kiều-trần-na, v.v… nương lời Phật nói mà tiến nhập tu đạo nên gọi là chuyển bốn hành tướng lần thứ hai. Phật lại nói khổ này đã được biết khắp, tập này đã phải dứt hẳn, diệt này đã được tác chứng, đạo này đã được tu tập Kiều-trần-na, v.v… nương lời Phật nói nhập đạo vô học tức là xoay chuyển bốn hành tướng lần thứ ba. Trong mười hai hành tướng, bốn hành tướng đầu là thị tướng chuyển, bốn hành tướng giữa là khuyến học chuyển, bốn hành tướng cuối là dẫn chứng chuyển.

3/ “Thế nào gọi là xoay” là hỏi.

“Do pháp môn này” cho đến “gọi là đã xoay” là Kinh bộ đáp hoặc luận chủ đáp. Do pháp môn ba chuyển mười hai hành tướng này mà có thể đi đến thân nối tiếp của người khác giúp cho họ hiểu rõ nên gọi là xoay, tức y theo giáo Pháp luân mà gọi là chuyển. Hoặc thấy đạo, tu đạo và vô học đạo đều là Pháp luân, xoay vận trong thân chúng sinh được giáo hóa nên nói là chuyển, tức y theo pháp Thánh đạo luân để nói là xoay. Lúc thấy đạo sinh khởi trong thân nối tiếp của Kiềutrần-na, v.v… thì đã đạt đến lúc xoay chuyển lần đầu tiên nên nói là “đã chuyển” nhưng thật ra cả ba đạo đều gọi là Pháp luân. Kinh nói thấy đạo gọi là Pháp luân là vì lần đầu tiên Pháp luân xoay chuyển nên dựa vào lần đầu này để đặt tên mà chẳng phải hai lần sau. Vì thế luận Chánh lý chép: Khi thấy đạo sinh khởi trong thân nối tiếp của người khác thì đã đạt đến lúc xoay chuyển đầu tiên, nên nói là “đã chuyển”. Nhưng chỉ có thấy đạo là thời điểm chuyển vận đầu tiên, nên nói Pháp luân chỉ có thấy đạo. Các loại thiên thần chỉ y theo lúc đầu tiên để nói là xoay bánh xe pháp mà không dựa vào hai đạo kia, như trên là văn luận.

62. Nói về y thân của quả Sa-môn:

“Thế nào là quả Sa-môn” cho đến “vô yếm và kinh” là thứ năm nói về y thân của quả Sa-môn. Câu hỏi: Các quả Sa-môn nào được đắc ở mỗi giới?

  1. Câu tụng đầu là chánh đáp.
  2. Ba câu tụng cuối là giải thích lý do.

“Luận chép” cho đến “nương thân ba cõi”: Là giải thích câu tụng thứ nhất. Trong bốn quả thì ba quả đầu chỉ nương thân cõi Dục để đắc; 38 quả A-la-hán nương cả thân ba cõi.

Hai quả trước cho đến chẳng phải y theo trên mà đắc: Dưới đây là giải thích ba câu tụng cuối. Hai quả đầu là Dự lưu và Nhất lai vì lìa dục và đắc được không nương vào thân ở cõi trên nên có thể chấp nhận được nhưng quả thứ ba là Bất hoàn vì sao lại không đắc được ở thân cõi trên, vì nếu đã lìa dục thì vẫn đắc được mới phải?

63. Hỏi đáp về Bất Hoàn:

“Do lý giáo” là đáp.

Lý ấy thế nào là hỏi.

“Y theo thân cõi trên” cho đến “nghĩa của quả Bất hoàn” là đáp: Vì ở thân của hai cõi trên không có thấy đạo. Đã lìa dục mà không lìa bỏ thấy đạo thì có thể siêu chứng quả Bất hoàn, vì thế Bất hoàn thường nương thân cõi trên.

Vì sao cõi trên hẳn không có thấy đạo là hỏi.

“Lại, trong cõi vô sắc” cho đến “sẽ được thấy đạo” là đáp: Ở cõi vô sắc không có cái nghe chân chánh, nếu không nghe được chánh giáo thì chắc chắn không thể nhập Thấy đạo; đây là giải thích về “vô văn”. Lại, thân sinh lên cõi vô sắc thì không duyên cõi dưới và vì thấy đạo trước đó đã duyên khổ ở cõi Dục; đây là giải thích về vô duyên trở xuống. Vì thế cõi vô sắc chẳng phải chỗ dựa của thấy đạo. Ở cõi Sắc, dị sinh đắm lạc của thắng định, lại không có khổ thọ, nên không sinh sự nhàm chán mạnh mẽ vì thế không thể sinh nhàm chán để được thấy đạo; đây là giải thích về “vô yếm”. Do đó nương thân cõi Sắc không khởi thấy đạo.

64. Hỏi đáp về giáo:

“Giáo lại thế nào” là hỏi.

“Do kinh nói” cho đến “cõi trên không có định” là đáp: Vì kinh nói rằng năm Bổ-đặc-già-la, cõi Dục thông đạt bốn đế này và dứt hết lậu hoặc ở cõi trên, tức chỉ cho Trung bát cho đến Dòng trên. Nói “thông đạt” là chỉ cho thấy đạo, vì là gia hạnh đầu tiên để chứng Niết-bàn. Kinh không nói thông đạt ở “xứ kia”, cho nên biết rằng cõi trên chắc chắn không có thấy đạo.