CAO TĂNG TRUYỆN

Sa-môn Thích Tuệ Kiểu ở chùa Gia Tường, Cối Kê, soạn vào đời nhà Lương tuyên dịch từ kinh điển.
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 14

BÀI TỰA CAO TĂNG TRUYỆN

Đạo mầu rộng lớn, nhờ phương tiện để hiển bày, Lý huyền sâu thẳm nương Tăng bảo truyền trao. Thế nên Thánh tích dần hưng, Hiền năng đổi mới. Biện biệt về Trung, Liệt, Hiếu, Từ thì lấy đạo để định nghĩa quân phụ. Biết thi ca lễ nhạc để soạn lời dạy răn tục thế, hoặc quên mất công ơn chuộng cái rỗng tuếch, hoặc thân mang hư vinh mà trọng cái Đạt mệnh này. Thì việc giáo hóa chỉ nằm trong khu vực nhỏ, công lao ấy cũng hạn hẹp. Đây bởi lẽ mới huân tập cho nên chưa đạt đến chỗ mầu nhiệm, thì cũng vẫn quanh quẩn trong tam thế. Nếu lời lẽ cao siêu thì sẽ thấu tột vạn loài. Nếu khơi mở Thập địa, để biện về Tôn tuệ, hiển nhị đế để luận về phủ trí, đó là chỉ tận cùng của tâm tánh, khóa chặt then chốt cuối cùng. Còn những phương tiện khác cũng giống như gom tụ trăm dòng về biển cả. Cung của muôn sao tụ về Bắc thần. Xa xăm thay! Mờ mịt thay! Tín khó được thì lấy lời dẫn khởi. Còn như giáo pháp đầy cả tam thiên, hình biến khắp lục đạo. Tất cả chỉ vì tiếp dẫn kẻ mê muội trở thành lợi ích lớn. Mà vì tịnh uế nghe khác, thăng trầm thấy xa. Cho nên ở phương Tây lấy âm thanh làm chính, còn phương Đông thì lấy sự thấy nghe mới được. Rồng mây biểu trưng cho đêm sáng, phong hổ hiển bày giấc mộng đêm dài. Hồng phong đã là quạt thì đại hóa sẽ dung thông từ đây. Từ đó những danh tăng Tây vực thường đến đây, hoặc truyền bá kinh pháp, hoặc dạy bảo Thiền đạo, hoặc đem điển tích kỳ lạ để hóa độ cho mọi người, hoặc dùng thần lực để cứu người. Từ đời Hán đến đời Lương, niên kỷ đã xa, trải qua sáu thời đại, cũng gần năm trăm năm, phương này và Tây vực (nước phía Tây) cùng nhau khởi phát. Những bậc nhân tài kiệt xuất từ đó nổi lên. Những nhà biên soạn ghi chép khác nhau, Sa-môn Pháp Tế chỉ chép một tích cao siêu. Sa-môn pháp An trình bày một hạnh trong sáng. Sa-môn Tăng Bảo chỉ soạn một khoa du phương. Sa-môn Pháp Tấn thì tuyển soạn chung các luận truyện; mà lời lẻ và cốt truyện đơn sơ. Tất cả đều do sự rườm rà, giản lược, sơ suất mà thành khác nhau. Khảo sát về hành sự thì chưa thấy nó thuộc tông nào. Khang Vương Nghĩa Khánh tuyên nghiệm ký và U Minh Lục ở Lâm Xuyên Minh Tường Ký của Vương Đàm ở Thái Nguyên. Bài ký chùa Ích Bộ của Lưu Tuấn ở Bành Thành, bài ký chùa Lương Sư của Sa-môn Đàm Tôn, Cảm Ứng truyện của Vương Diên Tú ở Thái Nguyên, Trưng Ứng truyện của Chu Quân Đài, Sưu Thần Lục của Đào Uyên Minh thuật về những phong cách của các vị thuộc giòng Thánh, nên chỉ là phụ kiến phần nhiều bị sơ sót thất lạc. Tam Bảo ký truyện của Tề Cảnh Lăng Văn Tuyên Vương, hoặc gọi là xưng Phật sử, hoặc gọi là Tăng lục, cùng chép chung với Tam Bảo. Còn mối tương quan giữa lời lẽ thì hỗn loạn khó tìm kiếm, lại thêm lộn xộn rườm rà. Vương Cân ở Lang Da soạn Tăng sử ý dường như đầy đủ tổng quát, nhưng văn chưa trọn vẹn. Sa-môn Tăng Hựu soạn Tam Tạng ký chỉ có hơn ba mươi vị tăng chứ không đông lắm. Đông Sơn tăng truyện của Khích Trung Thư Cảnh Hưng, Lô Sơn Tăng Truyện của Trương Lý Quý ở Tri Trung, mỗi nhà tranh nhau đề xuất sở trường của mình, chẳng thông kim cổ, chỉ bảo tồn một tánh thiện chứ không đề cập đến hạnh khác. Cho đến lúc này cũng có tác giả kế nghiệp. Trong phần xưng tán quá khen ngợi các Ngài, hoặc trong phần tường thuật hành trạng, dẫn ra những lời không xác đáng, tìm câu lễ thật thì không biết đâu để gọi. Hoặc chê trách những đoạn rườm rà mà giản lượt cốt truyện, hoặc che dấu đi kỳ tích của các Ngài tước bỏ rất nhiều, cho rằng kẻ xuất gia sống trong nước nghe theo vua không cần cố gắng vươn lên cao, quyết dứt bỏ vinh hoa, lìa xa ân ái để khác thế tục, làm người hiền thánh. Nếu không luận những điều này thì đâu có gì để ghi chép. Có lần rảnh rỗi xem xét các tác phẩm, bèn sưu tập tạp lục hơn mấy mươi nhà biên soạn. Và sử sách đời Tấn, Tống, Tề Lương, Xuân Thu, những triều đại phiếm xưng như Tần, Triệu, Yến, Lương, các thiên khác như Địa lý, những tạp ký đơn lẽ, đều tham vấn các bậc trượng đức, bô lão để kiểm duyệt lại chuyện thật hư của truyện. Rút ra điểm dị đồng. Bắt đầu từ năm Vĩnh Bình thứ mười Hán Minh Đế cho đến năm thứ mười tám Thiên Giám nhà Lương là chấm dứt. Tổng cộng bốn trăm năm mươi ba năm, hai trăm năm mươi bảy vị, lại có hơn hai trăm vị thuộc giòng Thánh. Triển khai về đức nghiệp của các Ngài chia làm mười mục lớn:

  1. Dịch kinh
  2. Giải nghĩa
  3. Thần dị
  4. Tập thiền
  5. Minh luật
  6. Dị thân
  7. Tụng kinh
  8. Hưng phước
  9. Kinh sư
  10. Xướng đạo

Nhưng giáo pháp của Phật được truyền sang Đông độ là do công lao của người truyền dịch. Có vị Tăng vượt qua nguy hiểm, có vị bơi thuyền qua sóng cả, đều bỏ thân vì đạo, phó mệnh cho việc hoằng pháp. Chấn Đán được rạng ngời hoàn toàn nhờ vào đó. Đức ấy đáng tôn sùng, cho nên được xếp vào đầu thiên. Nếu tuệ giải, khai thần thì đạo bao hàm vạn ức. Thông cảm ứng hóa, thì dũng mãnh để dẹp yên. Tịnh niệm an thiền thì công đức sung mãn. Hoằng dương tán thán Tỳ-ni thì giới hạnh thanh tịnh, quên thân bỏ thể thì thương xót quên tâm. Ca tụng lời pháp thì thầm hiển điềm tốt, tạo công lập phước thì làm tượng để truyền. Tám khoa này đều do vết tích khác nhau, nên việc hóa độ cũng sai khác. Mà đức cũng phỏng theo tứ y, công cũng nhờ ba nghiệp. Cho nên được các kinh khen ngợi, các Thánh phô bày, và thảo cứu nguồn gốc, trao đổi sự lấy bỏ, đều xếp vào các luận tán, đầy đủ ở văn sau, mà luận về những tác phẩm, lời lẽ hiển rõ hằng thể mới nêu ra đại ý. Giống như tựa trước, chưa biện biệt về thời gian và con người giống như nghi sau. Nếu trong đó nêu ra thứ tự trước sau, nếu cho là phức tạp nên gom chung thành một khoa cuối, gọi chung là luận. Việc đọc tụng tuyên xướng, tuy nguồn xuất phát không xa nhưng cũng có tiếp vật khai ngộ thế tục, thật có công lớn. Cho nên Tề Tống tạp ký đều ghi đủ những bậc kiệt xuất. Nay những nhân vật được trích ra đây đều là những vị có tác dụng siêu tuyệt, và có một phần không cảm. Chỉ xếp vào cuối truyện, còn những sự việc khác lạ thì bỏ đi. Trình bày cả thảy mười khoa, đều nằm rải rác trong các bộ ký. Nay chỉ lượt bớt và gom lại một chỗ, cho nên chỉ tường thuật lại chứ không sáng tác thêm. Ngõ hầu giúp người lật xem nội trong một quyển có thể kiêm cả, các điều cần thiết khác. Còn những lời rườm rà khen ngợi vu vơ, hoặc có vị đức không đáng được nêu, tất cả đều lượt bỏ. Cho nên thuật về các bậc hiền dị của mười ba quyển, cùng với bài tựa lục hợp thành mười bốn trục, gọi là Cao Tăng truyện. Từ đời trước các tác phẩm phần nhiều viết là danh tăng. Nhưng danh là cái đi theo thực chất. Nếu người có thật mà ẩn tích thì có cao mà không có danh. Người ít đức mà gặp thời thì có Danh mà không cao. Danh không cao thì hoàn toàn không có gì đáng để ghi chép. Cao mà không Danh thì nay có đủ trong lục. Cho nên lượt âm danh thay bằng chữ cao. Trong đó bắt đầu sáng tạo hoặc có chỗ sót mất. Nay biên thành mười bốn quyển. Có đủ trong tán luận, lấy ý để đặt định. Như chưa bao quát, người xem sẽ rõ.

CAO TĂNG TRUYỆN MỤC LỤC QUYỂN NHẤT

Dịch kinh có mười lăm vị:

  1. Nhiếp Ma Đằng chùa Bạch Mã Lạc dương nhà Hán
  2. Trúc Pháp Lan chùa Bạch Mã Lạc dương.
  3. An Thanh ở Lạc dương
  4. Chi Lâu Ca Sấm ở Lạc dương (Trúc Phật Điều, An Huyền, Nghiêm Phật Điều, Chi Diệu, Khang Thần, Khang Mạnh Tường…)
  5. Đàm Kha Ca La người Lạc dương nhà Ngụy (Khương Tăng Hội, Đàm Đế, Bạch Diên)
  6. Phang Tăng Hội chùa Kiến Sơ ở Kiến Nghiệp nhà Ngô.
  7. Duy Kỳ Nan ở Vũ Xương (Pháp Lập, Pháp Cư)
  8. Trúc Đàm Ma La Sát người Trường An nhà Tấn (Nhiếp Thừa Viễn, Nhiếp Đạo Chân)
  9. Bạch Viễn người Trường An nhà Tấn (Bạch Pháp Tộ, Kiều Sĩ Độ)
  10. Bạch Thi Lê mật chùa Kiến Sơ, Kiến Khang nhà Tấn.
  11. Tăng Già Bạt Trừng người Trường An nhà Tấn (Phật Đồ La Sát)
  12. Đàm Ma Nan Đề người Trường An nhà Tấn. (Triệu Chính)
  13. Tăng Già Đề Bà người ở Lô Sơn nhà Tấn. (Tăng-già La-xoa)
  14. Trức Phật niệm ở Trường An nhà Tấn.
  15. Đàm Ma Da Xá chùa Tân vùng Giang Lăng nhà Tấn. (Trúc Pháp Độ)

CAO TĂNG TRUYỆN MỤC LỤC QUYỂN HAI

Dịch kinh có bảy vị:

  1. Cưu Ma La-thật ở Trường An nhà Tấn
  2. Phất Nhã Đa La ở Trường An nhà Tấn
  3. Đàm Ma Lưu Chi ở Trường An nhà Tấn
  4. Tỳ Ma La Xoa chùa Thạch Giản vùng Thọ Xuân nhà Tấn
  5. Phật Đà Da Xá ở Trường An nhà Tấn
  6. Phật Đà Bạt Đà La chùa Đạo Tràng kinh sư nhà Tấn
  7. Đàm Vô Sấm ở Hà Tây nhà Tấn (An Dương Hầu, Đạo Phổ, Pháp Thịnh, Tăng Biểu, Pháp Duy)

CAO TĂNG TRUYỆN MỤC LỤC QUYỂN BA

Dịch kinh có mười ba vị:

  1. Thích Pháp Hiển ở Tân Tự vùng Giang Lăng nhà Tống
  2. Thích Đàm Vô Kiệt người Hoàng Long
  3. Phật Đà Thập chùa Long Quang vùng Kiến Khang nhà Tống
  4. Phật Đà Bạt Ma người Hà Tây nhà Tống
  5. Thích Trí Nghiêm chùa Chỉ Viên kinh sư nhà Tống
  6. Thích Bảo Vân núi Lục Hợp nhà Tống
  7. Cầu Na Bạt Ma chùa Kỳ Hoàn kinh sư nhà Tống
  8. Tăng già Bạt Ma chùa Phụng Thành kinh sư nhà Tống
  9. Đàm ma mật Đa chùa Định Lâm Thượng nhà Tống
  10. Thích Trí Mãnh Kinh Triệu nhà Tống
  11. Cương Lương Da Xá chùa Đạo Lâm kinh sư nhà Tống (Tăng già Đạt Đa, Tăng già La Đa)
  12. Cầu Na Bạt Đà La chùa Trung Hưng kinh sư nhà Tống (Anamakỳ)
  13. Cầu Na Tỳ Địa chùa Chánh Quán Kiến Khang nhà Tống (Tăng già Bà La)

CAO TĂNG TRUYỆN MỤC LỤC QUYỂN BỐN NGHĨA GIẢI

Mười bốn người:

  1. Chu Sĩ Hành người Lạc dương nhà Tấn (Trúc Thúc Xiển, Vô La Xoa)
  2. Chi Hiếu Long Hoài Dương nhà Tấn
  3. Khương Tăng Uyên núi Dự Chương nhà Tấn (Khương Pháp sướng, Chi Mẫn Độ)
  4. Trúc Pháp Nhã ở Cao Ấp nhà Tấn (Tỳ Phù, Đàm Tướng, Đàm Tập)
  5. Khang Pháp Lãng Trung Sơn nhà Tấn (Lệnh Thiều)
  6. Trúc Pháp Thừa Đôn Hoàng nhà Tấn (Trúc Pháp Hành, Trúc Pháp Tồn)
  7. Trúc Pháp Tiệm núi Ngưỡng Sơn Huyện Diệm nhà Tấn (Trúc Pháp Hữu, Trúc Pháp Uẩn, Trúc Pháp Tế, Khang Pháp Cơ)
  8. Chi Tuần núi Ốc châu huyện Diệm nhà Tấn (Chi Pháp Kiền, Trúc Pháp Ngưỡng)
  9. Vu Pháp Lan Diệm Sơn nhà Tấn (Trúc Pháp Hưng, Chí Pháp Uyên, Vu Pháp Đạo)
  10. Vu Pháp Khai Bạch Sơn huyện Diệm nhà Tấn (Vu Pháp Uy)
  11. Vu Đạo Thúy ở Đôn Hoàng nhà Tấn
  12. Trúc Pháp Sùng núi Cát Hiện huyện Diệm nhà Tấn. (Đạo Bảo)
  13. Trúc Pháp Nghĩa núi Thỉ Ninh nhà Tấn
  14. Trúc Tăng Độ ở Đông Hoàn nhà Tấn (Trúc Tuệ Siêu)

CAO TĂNG TRUYỆN MỤC LỤC QUYỂN NĂM NGHĨA GIẢI

  1. Thích Đạo An chùa Ngũ Cấp Trường An nhà Tấn (Vương gia)
  2. Thích Pháp Hòa ở Bồ Bản nhà Tấn
  3. Trúc Tăng Lãng ở Thái Sơn nhà Tấn (Chi Lăng Thục)
  4. Trúc Pháp Thái chùa Ngõa Quan kinh sư nhà Tấn (Đàm Nhất, Đàm Nhị)
  5. Thích Tăng Quang núi Phi Long nhà Tấn (Đạo Hộ)
  6. Trúc Tăng Phu chùa Thượng Minh Kinh Châu nhà Tấn
  7. Trúc Tăng Phu chùa Ngõa Quan kinh sư nhà Tấn
  8. Thích Đàm Dực chùa Trường Sa Kinh Châu nhà Tấn (Tăng Huy)
  9. Thích Đàm Ngộ chùa Trường Sa Kinh Châu nhà Tấn
  10. Thích Đàm Huy chùa Thượng Minh Kinh Châu nhà Tấn
  11. Thích Đạo Lập núi Phú Chu ở Trường An nhà Tấn (Tăng Thường, Pháp Duệ)
  12. Thích Đàm Giới chùa Trường Sa nhà Tấn
  13. Trúc Pháp Khoáng ở núi Thố Thanh nhà Tấn
  14. Trúc Đạo Nhất chùa Đông Sơn ở Hổ Khâu nhà Tấn Ngô (Bạch Đạo Hiến, Đạo Bản, Đảo Thí)
  15. Thích Tuệ Kiền chùa Gia Tường Sơn Âm nhà Tấn (Đàm Giới, Trí Minh)

CAO TĂNG TRUYỆN MỤC LỤC QUYỂN SÁU NGHĨA GIẢI

Mười ba vị

  1. Thích Tuệ Viễn Lô Sơn nhà Tấn
  2. Thích Tuệ Trì chùa Long Uyên nhà Thục (Tuệ Nghiêm, Tăng Cung, Đạo Hằng, Đàm Lan)
  3. Thích Tuệ Vĩnh Lô Sơn nhà Tấn (Tăng Dung)
  4. Thích Tăng Tế Lô Sơn nhà Tấn
  5. Thích Pháp An Tân Dương nhà Tấn
  6. Thích Đàm Ung Lô Sơn nhà Tấn
  7. Thích Đạo Tổ chùa Ngô Đài nhà Tấ (Tuệ Yếu, Đàm Thuận, Đàm Thuyết, Pháp U, Đạo Hằng, Đạo Thọ)
  8. Thích Tăng Khế ở Đại Tự Trường An nhà Tấn (Hoằng Giác)
  9. Thích Đạo Dung quận Bành Thành nhà Tấn
  10. Thích Đàm Ảnh Trường An nhà Tấn
  11. Thích Tăng Duệ Trường An nhà Tấn (Tăng Khai)
  12. Thích Đạo Hằng Trường An nhà Tấn (Đạo Tiên)
  13. Thích Tăng Triệu Trường An nhà Tấn

CAO TĂNG TRUYỆN MỤC LỤC QUYỂN BẢY NGHĨA GIẢI

Ba mươi hai vị:

  1. Trúc Đạo Sinh chùa Long Quang kinh sư nhà Tống (Bảo Lâm, Pháp Bảo, Tuệ Sinh).
  2. Thích Tuệ Duệ chùa Ô Y kinh sư nhà Tống.
  3. Thích Tuệ Nghiêm chùa Đông An kinh sư nhà Tống và Pháp Trí.
  4. Thích Tuệ Quán chùa Đạo Tràng kinh sư nhà Tống, Tăng Phục và Pháp Sùng.
  5. Thích Tuệ Nghĩa chùa Kỳ Hoàn kinh sư nhà Tống và Tăng Dung.
  6. Thích Đạo Uyên chùa Bành Thành kinh sư nhà Tống và Tuệ Lâm.
  7. Thích Tăng Bật chùa Bành Thành kinh sư nhà Tống.
  8. Thích Tuệ Tĩnh người Đông A nhà Tống.
  9. Thích Tăng Bào chùa Kỳ Hoàn kinh sư nhà Tống và Pháp Hòa.
  10. Thích Tăng Thuyên chùa Phương Hiển Dư Hàng nhà Tống.
  11. Thích Đàm Giám ở Tân Tự Giang Lăng nhà Tống, Đạo Hải, Tuệ Lung, Tuệ Cung, Đàm Tư, Đạo Quảng.
  12. Thích Tuệ An chùa Lăng Vân Lô Sơn nhà Tống.
  13. Thích Đàm Vô Thành ở Trung Tự Hoài Nam nhà Tống.
  14. Thích Tăng Hàm chùa Linh Vị kinh sư nhà Tống và Đạo Hàm.
  15. Thích Tăng Triệt chùa Tỳ Bà Giang Lăng nhà Tống và Tăng Trang.
  16. Thích Đàm Đế núi Hổ Khâu Ngô Quận nhà Tống.
  17. Thích Tăng Đạo chùa Thạch Giản Thọ Xuân nhà Tống, Tăng Nhân, Tăng Âm, Tăng Thành.
  18. Thích Đạo Uông chùa Vũ Đảm Thục quận nhà Tống (Phổ Minh, Đạo Duyệt)
  19. Thích Tuệ Tĩnh núi Thiên Trụ Sơn Âm nhà Tống, Tăng Tông.
  20. Thích Pháp Mẫn Mi Sơn Trường Sa nhà Tống.
  21. Thích Đạo Lượng chùa Đa Bảo Bắc kinh sư nhà Tống, Tịnh Lâm, Tuệ Long.
  22. Thích Phạm Mẫn Đan Dương nhà Tống, Tăng Thược.
  23. Thích Đạo Ôn chùa Trung Hưng kinh sư nhà Tống, Tăng Khánh, Tuệ Định, Tăng Cao.
  24. Thích Đàm Môn chùa Trung Hưng kinh sư nhà Tống, Đàm Tế, Đàm Tôn.
  25. Thích Tuệ Lượng chùa Hà Viên kinh sư nhà Tống.
  26. Thích Tăng Cảnh chùa Định Lâm, hạ nhà Tống, Đàm Long.
  27. Thích Tăng Cẩn chùa Linh Căn kinh sư nhà Tống, Đàm Độ, Huyền Vận.
  28. Thích Đạo Mãnh chùa Hưng Hoàng kinh sư nhà Tống, Đạo Kiên, Tuệ Loan, Tuệ Phô, Tuệ Huấn, Đạo Minh.
  29. Thích Siêu Tấn chùa Linh Gia Sơn Âm nhà Tống, Đàm Tuệ, Đạo Tuệ.
  30. Thích Pháp Dao Tiểu Sơn Ngô Hưng nhà Tống, Đàm Dao.
  31. Thích Đạo Do chùa Tân An kinh sư nhà Tống, Đạo Tuệ, Tuệ Chỉnh, Giác Thế.
  32. Thích Tuệ Đạo chùa Trị Thành kinh sư nhà Tống.

CAO TĂNG TRUYỆN MỤC LỤC QUYỂN TÁM NGHĨA GIẢI

Có hai mươi bảy vị:

  1. Thích Tăng Uyên Tề Châu nhà Ngụy đời Tề, Tuệ Ký, Đạo Đăng.
  2. Thích Đàm Độ nhà ngụy.
  3. Thích Đạo Tuệ chùa Trang Nghiêm. (Huyền Thú, Tăng Đạt)
  4. Thích Tăng Chung chùa Trung Hưng kinh sư nhà Tề, Đàm Sám, Đàm Thiên, Tăng Biểu, Tăng Tối, Mẫn Đạt, Tăng Bảo.
  5. Thích Tăng Thạnh chùa Thiên Bảo kinh sư nhà Tề.
  6. Thích Hoằng Sung chùa Tương cung kinh sư nhà Tề, Pháp Tiên.
  7. Thích Trí Lâm quận Cao Xương nhà Tề.
  8. Thích Pháp Viên chùa Linh Căn kinh sư nhà Tề, Pháp Ái, Pháp Thường, Trí Hưng.
  9. Thích Huyền Sướng núi Tề Hậu quận Thục nhà Tề.
  10. Thích Tăng Viễn chùa Định Lâm Thượng, Đạo Tuệ, Pháp Lịnh, Tuệ Thái.
  11. Thích Tăng Tuệ chùa Trúc Lâm kinh châu nhà Tề, Đàm Thận, Tuệ Mẫn, Tăng Do.
  12. Thích Tăng Nhu chùa Định Lâm Thượng nhà Tề, Hoằng Xứng, Tăng Bạt, Tuệ Hi.
  13. Thích Tuệ Cơ núi Pháp Hoa Sơn Âm, nhà Tề, Tăng Hạnh, Tuệ Khôi, Tuệ Húc, Tuệ Thâm, Tuệ Vĩnh, Pháp Hồng.
  14. Thích Tuệ Thứ ở Tạ Tự kinh sư nhà Tề, Tăng Bảo, Tăng Trí, Pháp Trân, Tăng Hưởng, Tăng Mãnh, Pháp Bảo, Tuệ Điều
  15. Thích Tuệ Long chùa Hà Viên kinh sư nhà Tề, Trí Diên, Tăng Biện, Tăng Hiền, Thông Tuệ, Pháp Độ
  16. Thích Tăng Tôn chùa Thái Xương kinh sư nhà Tề, Đàm Chuẩn, Pháp Thân, Pháp Chân, Tuệ Lịnh, Tăng Hiền, Pháp Tiên, Pháp Tối, Tăng Kính, Đạo Văn
  17. Thích Pháp An chùa Trung Hưng kinh sư nhà Tề, Tuệ Quang, Kính Di, Quang Tán, Tuệ Thao, Đạo Tông
  18. Thích Tăng Ấn chùa Trung Hưng kinh sư nhà Tề, Tuệ Long.
  19. Thích Pháp Độ Nhiếp Sơn huyện Lanh Nha nhà Tề, Pháp Thiệu, tăng Lãng, Tuệ Khai, Pháp Khai, Tăng Thiện.
  20. Thích Trí Tú chùa Trị Thành kinh sư nhà Lương. Pháp Chỉnh, Tăng Nhược, Tăng Duệ, Đạo Thừa.
  21. Thích Tuệ Lâm kinh châu nhà Lương.
  22. Thích Tăng Thạnh chùa Linh Diệu kinh sư nhà Lương, Pháp Hân, Trí Sưởng, Tăng Hộ, Tăng Thiều.
  23. Thích Trí Thuận Vân môn Sơn Tự ở Sơn Âm nhà Lương.
  24. Thích Bảo Lượng chùa Linh Vị kinh sư nhà Lương, Đạo Minh, Tăng Thành, Tăng Bảo
  25. Thích Pháp Thông chùa Định Lâm Thượng nhà Lương. Thánh Tấn
  26. Thích Tuệ Tập chùa Chiêu Đề kinh sư nhà Lương.
  27. Thích Đàm Bùi, Pháp Hoa Đài ở huyện Diệm nhà Lương. (Pháp Tạng, Minh Độ)

CAO TĂNG TRUYỆN MỤC LỤC QUYỂN CHÍN THẦN DỊ

Phần nghĩa giải có bốn vị:

  1. Trúc Phật Đồ Trừng Nghiệp Trung nhà Tấn, Đạo Tấn.
  2. Đơn Đạo Khai núi La Phù nhà Tấn.
  3. Kỳ Vực Lạc dương nhà Tấn.
  4. Trúc Phật Điều Thường Sơn nhà Tấn.

CAO TĂNG TRUYỆN MỤC LỤC QUYỂN MƯỜI THẦN DỊ

Có mười sáu vị:

  1. Kiền-đà-lặc núi Bàn Chí Lạc dương nhà Tấn
  2. Ha La Kiệt núi Lâu Chí Lạc dương nhà Tấn
  3. Trúc Pháp Tuệ Tương Dương nhà Tấn. Hoa Lâm
  4. An Tuệ Tắc chùa Đại Thị Lạc dương nhà Tấn, Tuệ Trì.
  5. Thiệp Công ở Trường An nhà Tấn.
  6. Thích Đàm Hoắc Tây Bình nhà Tấn.
  7. Sử Tông núi Lỗ Long Thượng nhà Tấn.
  8. Bôi Độ kinh sư nhà Tống.
  9. Thích Đàm Thỉ Trường An ngụy ngụy.
  10. Thích Pháp Lãng Cao Xương nhà Tống. Pháp Chỉnh
  11. Thiệu Thạc chùa Thông Vân Dân Sơn nhà Tống.
  12. Thích Tuệ An chùa Tỳ Bà Giang Lăng nhà Tống, Tăng Lãm, Pháp Vệ.
  13. Sa-di Thích Pháp Quỷ chùa Chỉ Viên kinh sư nhà Tề, Pháp Giai.
  14. Thích Tăng Tuệ kinh châu nhà Tề, Tuệ Viễn.
  15. Thích Tuệ Thông Thọ Xuân nhà Tề.
  16. Thích Bảo Chí kinh sư nhà Lương, Đạo Hương, Tăng Lãng.

CAO TĂNG TRUYỆN MỤC LỤC QUYỂN MƯỜI MỘT TẬP THIỀN – THÔNG LUẬT

TẬP THIỀN có hai mươi mốt vị:

  1. Trúc Tăng Hiển Giang Tả nhà Tấn.
  2. Bạch Tăng Quang núi Ẩn Nhạc huyện Diệm nhà Tấn.
  3. Trúc Đàm Do núi Xích Thành Thỉ Phong nhà Tấn, Tuệ Khai, Tuệ Chân.
  4. Thích Tuệ Ngôi Trường An nhà Tấn.
  5. Thích Hiền Hộ chùa Diêm Hưng Quảng Hán nhà Tấn.
  6. Thích Pháp Tự núi Thạch Thất quận Thục nhà Tấn.
  7. Thích Huyền Cao Bình Thành nhà Ngụy. Tuệ Sùng
  8. Thích Tăng Chu Hám Sơn Trường An. Tăng Lượng
  9. Thích Tuệ Thông chùa Thái Hậu Trường An nhà Tống
  10. Thích Tịnh Độ Dư Hàng nhà Tống.
  11. Thích Tăng Tùng núi Bộc Bố Thỉ Phong nhà Tống.
  12. Thích Pháp Thành Quảng Hán nhà Tống.
  13. Thích Tuệ Lãm chùa Trung Hưng kinh sư nhà Tống.
  14. Thích Tuệ Kỳ chùa Trường Sa kinh châu nhà Tống, Đạo Quả.
  15. Thích Đạo Pháp Thành Đô nhà Tống.
  16. Thích Phổ Hằng chùa An Lạc quận Thục nhà Tống.
  17. Thích Tăng Thẩm chùa Linh Thứu kinh sư nhà Tề, Tăng Khiêm, Pháp An, Siêu Chí, Pháp Đạt, Tuệ Thắng.
  18. Thích Pháp Ngộ núi phồn Vũ Xương. (Đạo Tế)
  19. Thích Đàm Siêu núi Linh Ẩn Tiền Đường.
  20. Thích Tuệ Minh núi Xích Thành Thỉ Phong.
  21. Thích Chi Đàm Lan núi Xích Thành, Thỉ Phong, nhà Tấn.

THÔNG LUẬT có mười ba vị:

  1. Thích Tuệ Do Giang Lăng nhà Tống.
  2. Thích Tăng Nghiệp chùa Nhàn Cư đất Ngô, Tuệ Quang.
  3. Thích Tuệ Tuân, chùa Trường Lạc kinh sư nhà Tống.
  4. Thích Tăng Cừ chùa Trang Nghiêm kinh sư nhà Tống, Đạo Viễn.
  5. Thích Đạo Nghiễm quận Bành Thành nhà Tống, Tuệ Diệu.
  6. Thích Tăng Ẩn Giang Lăng nhà Tống, Thành Cụ.
  7. Thích Đạo Phòng Quảng Hán nhà Tống.
  8. Thích Đạo Vinh chùa Nhàn Tâm kinh sư nhà Tống. Tuệ Hựu
  9. Thích Chí Đạo chùa Linh Diệu Chung Sơn nhà Tề, Siêu Độ.
  10. Thích Pháp Dĩnh chùa Đa Bảo kinh sư nhà Tề, Tuệ Văn.
  11. Thích Pháp Lâm chùa Linh Kiến Thục quận.
  12. Thích Tăng Hựu chùa Kiến Sơ kinh sư nhà Tề.
  13. Thích Trí Xứng, chùa An Lạc, kinh sư, nhà Tề, Thông Siêu

CAO TĂNG TRUYỆN MỤC LỤC QUYỂN MƯỜI HAI VONG THÂN TỤNG KINH

I. Vong Thân mười một người:

  1. Thích Tăng Quần Tiều Sơn nhà Tấn.
  2. Thích Đàm Xứng Giá Sơn Bành Thành nhà Tống.
  3. Thích Pháp Tấn Cao Xương nhà Tống, Tăng Đạo.
  4. Thích Tăng Phú chùa Đình Úy Ngụy Quận nhà Tống.
  5. Thích Pháp Vũ Bồ Bản Ngụy Tần nhà Tống, Tuệ Thỉ
  6. Thích Tuệ Thiệu chùa Chiêu Đề Lâm Xuyên nhà Tống, Tăng Yến.
  7. Thích Tăng Du Chùa Chiêu Ẩn Lô Sơn nhà Tống.
  8. Thích Tuệ Ích chùa Chiêu Ẩn Lô Sơn nhà Tống.
  9. Thích Tăng Khánh chùa Vũ Đảm Thục Quận nhà Tống.
  10. Thích Pháp Quang Lủng Tây nhà Tề.
  11. Thích Đàm Hoằng Tiên Sơn Giao Chỉ.

II. Tụng kinh có hai mươi mốt vị:

  1. Thích Đàm Thúy chùa Bạch Mã Hà Âm nhà Tấn.
  2. Thích Pháp Tướng chùa Việt Thành. Đàm Ích, Tăng Pháp
  3. Trúc Pháp Thuần chùa Hiển Nghĩa Sơn Âm.
  4. Thích Tăng Sinh chùa Tam Hiền Thục Quận.
  5. Thích Pháp Tôn Pháp Hoa Đài huyện Diệm nhà Tống.
  6. Thích Đạo chùa Nam Nhàn kinh sư.
  7. Thích Tuệ Khánh Lô Sơn nhà Tống.
  8. Thích Phổ Minh Lâm Vị nhà Tống.
  9. Thích Pháp Trang chùa Đạo Tràng kinh sư nhà Tống.
  10. Thích Tuệ Quả chùa Ngõa Quan kinh sư nhà Tống.
  11. Thích Pháp Cung chùa Đông An kinh sư nhà Tống, Tăng Cung.
  12. Thích Tăng Phú chùa Bành Thành kinh sư nhà Tống.
  13. Thích Tuệ Tấn chùa Cao Tòa kinh sư nhà Tề, Tăng Niệm.
  14. Thích Hoằng Minh chùa Bách Lâm Vĩnh Hưng.
  15. Thích Tuệ Dự chùa Linh Căn kinh sư nhà Tề, Pháp Âm.
  16. Thích Đạo Tung chùa Định Lâm Thượng nhà Tề.
  17. Thích Siêu Biện chùa Định Lâm Thượng nhà Tề, Pháp Minh, Pháp Định.
  18. Thích Pháp Tuệ núi Thiện Trụ Sơn Âm nhà Tề, Đàm Du.
  19. Thích Tăng Hầu Hậu Cương kinh sư nhà Tề, Tuệ Ôn.
  20. Thích Tuệ Di chùa Định Lâm Thượng nhà Lương, Pháp Tiên.
  21. Thích Đạo Lâm chùa Tề Kiên Phú Dương.

CAO TĂNG TRUYỆN MỤC LỤC QUYỂN MƯỜI BA TẠO PHƯỚC, KINH SƯ, XƯỚNG ĐẠO

I. Tạo phước có mười bốn vị:

  1. Trúc Tuệ Đạt Tinh Châu nhà Tấn.
  2. Thích Tuệ Nguyên Bình Sơn Vũ Lăng, Trúc Tuệ Trực.
  3. Thích Tuệ Lực chùa Ngõa Quan kinh sư.
  4. Thích Tuệ Thọ chùa An Lạc kinh sư.
  5. Thích Tăng Tuệ chùa Sùng Minh kinh sư nhà Tống.
  6. Thích Tăng Dực núi Pháp Hoa Sơn Âm.
  7. Thích Tăng Hồng Dự châu.
  8. Thích Tăng Lượng kinh sư.
  9. Thích Pháp Ý chùa Diên Hiền kinh sư.
  10. Thích Tuệ Kính chùa Vân Phong Nam Hải nhà Tề.
  11. Thích Pháp Hiến núi Tàng Vi Nam Hải.
  12. Thích Tăng Hộ núi Thạch Thành huyền Diệm nhà Lương.
  13. Thích Pháp Duyệt chùa Chánh Giác kinh sư.
  14. Thích Pháp Hiến, chùa Định Lâm Thượng, nhà Tề – Huyền Sướng

II. Kinh sư có mười một vị:

  1. Bạch Pháp Kiều Trung Sơn nhà Tấn.
  2. Chi Đàm Thược chùa Kiến Sơ kinh sư.
  3. Thích Pháp Bình chùa Kỳ Hoàn kinh sư.
  4. Thích Tăng Nhiêu chùa Bạch Mã kinh sư nhà Tống.
  5. Thích Đạo Tuệ chùa An Lạc.
  6. Thích Trí Tông Tạ tự.
  7. Thích Đàm Thiên chùa Ô Y nhà Tề.
  8. Thích Đàm Trí chùa Đông An.
  9. Thích Tăng Biện chùa An Lạc.
  10. Thích Đàm Bằng chùa Bạch Mã.
  11. Thích Tuệ Nhẫn chùa Đa Bảo.

III. Xướng Đạo có mười vị:

  1. Thích Đạo Chiếu chùa Kỳ Hoàn kinh sư nhà Tống.
  2. Thích Đàm Đỉnh chùa Trường Can.
  3. Thích Tuệ Cừ chùa Ngõa Quan.
  4. Thích Đàm Tông chùa Linh Vị.
  5. Thích Đàm Quang Trung Tự.
  6. Thích Tuệ Phân chùa Hưng Phước.
  7. Thích Đạo Nho chùa Hưng Phước nhà Tề.
  8. Thích Tuệ Trọng chùa Ngõa Quan.
  9. Thích Pháp Nguyện chùa Chánh Thắng.
  10. Thích Pháp Cảnh chùa Tề Long.

Mười khoa mười ba quyển ở trên tổng cộng hai trăm năm mươi bảy vị.

Đệ tử Cô Tử Vương Mạn Dĩnh cúi đầu đảnh lễ, một ngày mong mỏi chỉ bày tuyển soạn Cao Tăng Truyện. Tất cả gắng sức tìm tòi từ đầu đến cuối. Chỉ thấy những bậc anh tài, giấy rách mực phai còn chưa thể ngưng. Còn như pháp mầu đã được danh đức làm hưng thạnh rồi. Thời gian trải qua năm trăm và sáu thời đại. Từ khi Ma Đằng, Trúc Pháp Lan xuất phát từ Tây Vực; An Hầu, Chi Sấm, chống tích sang Đông đô, tuy dấu vết có xuất hiện rồi chìm mất, hành thực có sâu cạn nhưng đều làm cầu đò để lợi ích nên phải biên chép in ấn định lời để chỉ bày soi sáng hàng hậu côn tán chương những bậc tiền bối, như Đạo An, La-thập được nêu trong sách Tần. Phật Trừng, Đạo Tấn xem thấy trong sách nhà Triệu, sử nhà Tấn được thu góp để định đương thời. Sách Tống còn lại thì nhân đó mà tập hợp. Đồng thời lại pha lẫn ký của Quân Đài trộn vào thuyết của Nguyên Lượng, cảm ứng hoặc do thảo luận. Đen trắng đều rõ ràng, làm rõ những câu văn liên quan nhưng chưa đủ xiển dương. Trong đó có các chuyện chưa có sự tổng quát chung. Cảnh Hưng tình cờ chọn người ở núi. Tăng Bảo chỉ mến kẻ du phương. Pháp Tế chỉ trình bày hạnh cao dật. Pháp An chỉ đặt tên khoa tiết hạnh. Khang Hoằng chuyên ghi đơn khai. Vương Quý chỉ khen cao tòa. Tăng Dụ chỉ chép những bậc trác tuyệt. Huyền Sướng, Siêu Nhiên, Cô Lục chỉ có thích Pháp Tấn sáng tác, Vương Cân có ý trước tác. Còn tóm thâu một nhà thật hay. Nhưng Tấn danh rộng mà chưa lớn. Cân thể lập mà chưa xong. Những tác giả đời Lương cũng có những chứng bịnh này. Tăng Hựu thành đã giống với lỗi của Pháp Tế. Hiếu Tú nhiễm chút lại bị Cảnh Hưng chê trách, Xương công soạn tập những điều thật gần đây, tìm thấy ý thô hèn, càng hận lại buồn hơn. Pháp sư chế tác văn này mới gọi là hồng bút mà không san định. Xuyên suốt cả cổ kim, bao quát trong ngoài. Lời lẽ sự việc không hay không đẹp. Đó là rườm rà khó tỉnh lược, bảo giản bớt đâu cần thêm. Lấy cao làm danh, đã khiến người hổ chẳng theo kịp. Mở thí dụ thành rộng hơn đủ khiến người khích lệ theo thiện. Ngày xưa vài ba chư tử lần lượt soạn tuyển, đâu được định vài lượng ngắn cùng năm cùng ngày để nói ư? Những môn đồ tín tâm rốt không có một lời để khen. Nơi chợ búa giả đặt mức thưởng ngàn vàng mới khiến người vào hàm rồng leo lên bệ lân. Ra vào trong lầu vàng điện ngọc, đệ tử tuy không thông minh nhưng thuở nhỏ đã có tính hiếu học. Đến ngày tuổi già sức yếu các cảnh mê mờ. Nhưng còn được lật xem bộ sách này, ở đây tán ngưỡng chẳng phí, thảo luận đâu có nơi nào, quả thật Phi tử xem thấu luận nguyên tắc. Lương Quý xử đạo biết sách giúp thôi lo. Đồ Thâm, Tạ An, mộ Trúc Khoáng phong lưu, Ân Hạo Đạn, Chi Tuần anh tuấn. Cả mười ngày tận tình nỗ lực, cố gắng để thay những sự chê trách. Đệ tử Cô tử Vương Mạn Vĩnh cúi đầu đảnh lễ. Quân Bạch một ngày tuyển chọn soạn Cao Tăng Truyện. Ý như bài khuyên răng, mà khi viết thì rất nhiều giấy, lại trau chuốt thêm. Nhưng đạo nhờ người hoằng, lý nương giáo hiển. Mà hoằng đạo thích giáo chẳng chuộng Cao Tăng nên thâm nhiễm đã lâu làm tỏ di pháp. Công lớn hạnh nhiều làm liệt Tổ chấn hưng. Thúc dục hậu sinh, lý phải xuyêt suốt. Bần đạo thuở nhỏ ôm kinh đọc sách, hâm mộ lời hay ý đẹp trong mực đen. Cho nên ngoài thời gian xem xét nghe kinh thì để tâm nơi truyện lục. Mỗi khi thấy một điều đáng khen bèn để lòng suy xét nhiều lần. Nhưng tìm tòi các bài ký phức tạp, hoặc chép chỗ bất đồng ghi những điều sai khác, hoặc hành trạng còn mất. Khi xem rõ rồi trình bày riêng và gom đủ để trình bày. Cho nên không lượng cỡ chữ bèn lập mười khoa, thảo luận rành mạch. Lời ý tóm gọn mà nét bút rộng lớn. Từ ngữ nông cạn, vốn do sơ suất. Đâu dám lạm vào hàng đàn việt cao minh, đã học kiêm Khổng, Thích. Giải quán huyền Nho, thêm vào cho văn vẻ hoa mỹ. Trong ngoài đều có đủ.

Lúc rảnh rỗi dở xem cho tường tận, nên quên đi kẻ thô bỉ lạm xưng là cửa rồng. Bởi hạnh trạng các Ngài cao siêu mà lời lẽ của kẻ viết thì dân dã nên lòng vô cùng tủi thẹn. Lại bảo phô trương càng nên rùng mình. Nay trước thuật lại thành mười khoa luận tán, chú trọng điều đã giản lược. Nếu có sự sai nhầm xin thư tội. Thích Tuệ Kiểu.

Truyện này là do ngài Tuệ Kiểu chùa Gia Tường, Cối Kê soạn. Pháp sư là người thông nội ngoại điển, giỏi giảng kinh luật. Trước tác mười quyển Niết-bàn sớ, Phạm Võng giới đẳng nghĩa sớ, đều làm khuôn mẫu ở đời. Còn soạn mười ba quyển Cao Tăng Truyện này. Thái tuế, Quý dậu niên hiệu Thừa thánh thứ hai cuối nhà Lương lánh nạn Hầu Cảnh đến Phân Thành, giảng thuyết trong một thời gian ngắn. Tháng hai năm Giáp Tuất, Ngài thâu thần thị tịch, thọ năm mươi tám tuổi. Tăng chánh tuệ Cung ở Giang châu mai táng di thể của Ngài ở mộ chùa Thiền Các, Lô Sơn. Ngài Tăng Quả chùa Long Quang cùng lánh nạn ở núi, khi thấy vậy bèn biên chép hành trạng vào kia.

 

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14