CAO TĂNG TRUYỆN

Sa-môn Thích Tuệ Kiểu ở chùa Gia Tường, Cối Kê, soạn vào đời nhà Lương tuyên dịch từ kinh điển.
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 10

KIỀN – ĐÀ LẶC

Kiền-đà-lặc vốn là người ở Tây Vực, sau đến Lạc dương ở rất nhiều năm. Mọi người tuy tôn kính Ngài có phong thái mà cuối cùng không thể lường biết được. Về sau Ngài nói với chúng tăng rằng: Ở Đông nam Lạc dương có núi Bàn Điểu. Núi này từng có một ngôi chùa cổ nền móng hiện vẫn còn, có thể đến đó tu sửa lại. Mọi người chưa tin bèn đến thử xem. Khi vào núi tìm đến một nơi thấy bốn mặt đều bằng phẳng ngài Kiền lặc bảo: Đây chính là nền chùa. Khi đào lên thì bên dưới quả là nền chùa cổ đá, phía sau là tăng xá giảng đường như lời Ngài nói không sai. Đại chúng đều kinh ngạc thán phục. Nhơn đó mà cùng tu sửa lập lại. Tôn ngài Kiền-đà-lặc làm trụ trì. Chùa này cách Lạc thành hơn một trăm lý. Sáng sáng Ngài đi đến những ngôi chùa ở Lạc dương xin một bát dầu đem về thắp sáng trong chùa. Việc này thường thường chưa hề sai trái. Có một người đi khoẻ định đi theo Ngài để xem, nhưng đi đổ mồ hôi vẫn không theo kịp. Ngài bảo người kia nắm chéo góc Ca-sa. Người ấy duy chỉ nghe tiếng gió mà không thấy mệt giây lát thì đến chùa. Sau này không biết Ngài thị tịch ở đâu.

(A-la-kiệt): Ngài vốn là người Phàn Dương, xuất gia từ nhỏ, tụng kinh được hai trăm vạn lời. Tánh trầm lặng hư huyền, giữ giới tiết. Khéo léo công việc, sắc vóc lại đẹp, phần nhiều tu hạnh đầu-đà ở một mình trong núi. Vào niên hiệu Thái Khang đời Tấn Vũ Đế Ngài tạm đến Lạc dương. Bây giờ dịch bịnh lan khắp nơi, người chết vô số. Ngài tận lực tụng chú trị bệnh, mười người thì tám chín người bớt. Năm đầu Nguyên Khang Tấn Tuệ Đế, ngài đi về hướng Tây dừng lại toạ thiền trong một thạch thất ở núi Lũ Chí. Thất này cách dòng nước rất xa, lúc này có người muốn đào ao khai rạch. Ngài nói: Không cần phí sức. Rối ngài dơ chân trái lên giẩm vào bốn bức tường đá. Tường trủng xuống và nước từ chân chảy vọt ra. Giòng nước này thơm ngọt trong lành, bốn mùa

không cạn, khi uống vào thì trừ hết bịnh tật đói khát. Đến năm Nguyên Khang thứ 8 ngài đoan toạ thị tịch. Chúng tệ tử y vào pháp trà-tỳ của Tây Vực, lửa cháy mấy ngày mà thi thể vẫn ngồi trong lửa, rưới nước vào không thể dập tắc. Mọi người liền dời trở lại vào thạch thất. Sau đó có người Tây Vực tên là Trúc Định, tự là An Thế đến Trung Quốc vào năm Tấn Hàm Hoà. Người này thấy thi thể thầy nghiễm nhiên đã trải qua ba mươi năm rồi. Trúc Định về sau đến kinh đô truyền lại cho cả đạo tục biết.

(Trúc Pháp Tuệ): Vốn là người Quan Trung. Người ngay thẳng lại có giới hạnh. Ngài đến núi Tung Cao thờ ngài Phù Đô Mật làm thầy. Năm đầu Kiến Nguyên đời Tấn Khang Đế, ngài đến Tương Dương ở chùa Dương Thúc Tử. Ngài không chịu thọ thỉnh riêng. Mỗi khi khất thực liền để thức ăn trên giường dây, rồi mang ra đường ngồi đó bố thí hết cho mọi người. Có khi gặp mưa thì tự đắp áo mưa ở trên, hết mưa thì chỉ thấy giường. Không biết Ngài ở đâu. Người hỏi chưa dứt câu thì đã thấy Ngài ở trên giường. Ngài thường nói với đệ tử là Pháp Chiếu rằng: Đời trước ông có chặt chân một con gà, ương báo ắt sẽ tìm đến. Không lâu sau đó Pháp Chiếu bị người ném vào chân phải bị tật suốt đời. Sau đó ngài nói với đệ tử rằng: Ở Tân Giả có một người sắp chết, ta muốn đến đó để độ. Khi đến đồng trống, quả nhiên thấy một lão ông đang đưa trâu xuống cày ruộng. Ngài theo xin con trâu, ông không cho. Ngài bước đến trước nắm mũi con trâu. Ong già sợ hãi dị kỳ bèn cho con trâu. Ngài dẫn trâu đi bảy bước chú nguyện cho nó rồi đem trâu trả lại cho chủ. Lão ông ít ngày sau thì mất. Chinh Tây tướng quân là Dữu Nha Cung trấn tại Tương Dương. Đã không tín phụng Phật pháp, nghe Ngài có những sự tích phi thường thì sinh lòng ganh ngét. Ngài dự báo cùng đệ tử rằng: oán đối với đời trước của ta tìm đến. Rồi ngài khuyên quyến thuộc lo siêng tu phước thiện. Hai ngày sau quả nhiên bị thọ hình, thọ năm mươi tám tuổi, lúc sắp mất nói với mọi người rằng: ta mất ba ngày thì trời sẽ mưa to.

Đến ngày quả nhiên mưa to ngập cổng thành sâu cả trượng, cư dân chết rất nhiều. Bây giờ có người tên Phạm Tài, người ở Mân Trung Ba Tây. Đầu tiên làm Sa-môn ở Giang Đông, đi dép cỏ, đông hạ chỉ mặc một bộ đồ, nói ra điều gì cũng có ứng nghiệm, về sau bèn thối đạo mà hoàn tục, học theo Trương lăng.

An Tuệ Tắc: Chưa rõ tên họ thị tộc của Ngài, tuổi thơ đã là một người trác việt khác thường mà khéo đàm luận về sách công chánh. Đời Tấn Vĩnh gia, dân chúng bị dịch bịnh hoành hành. Ngày đêm Ngài chí thành cầu nguyện xin thiên thần ban thuốc để cứu dân chúng. Một hôm Ngài ra cửa chùa thấy hai viên đá có hình dáng như cái hũ thì nghi là dị vật bèn lấy xem quả là có nước thần ở trong. Ngài đem cho người bịnh uống xong thì khỏi hẳn. Về sau Ngài đến Lạc dương ở chùa Đại Thị. Ngài tự tay viết một bộ kinh Đại Phẩm, hợp thành một quyển, chữ nhỏ như hạt đậu mà rõ ràng có thể nhận biết. Được hơn mười bản. Lấy một bản đem cho vợ của Trọng Trí ở Nam Chu là Hồ Mẫu, bà qua sông đem kinh theo, về sau nhà bị cháy không rảnh lấy ra được nên buồn rầu khóc lóc. Lửa tắt thì tìm thấy kinh trong đống tro tàn, gáy sách vẫn còn nguyên vẹn không bị hư tổn. Bây giờ, những người nhìn thấy đều tin tưởng bỏ hết tà đạo. Bộ kinh này hiện vẫn còn lưu giữ ở chùa Giản Tinh là một chùa Ni. Bấy giờ, ở Lạc dương lại có Khang Tuệ Trì, cũng là bậc thần dị thông linh.

Thiệp công: Là người Tây Vực, Ngài sống đời an bần tịch lạc, không ăn ngũ cốc. Một ngày có thể đi năm trăm dặm. Nói chưa mà sự việc đã rõ ràng. Sự ứng nghiệm như ngón tay đưa ra. Năm Kiến Nguyên 12 đời Phù Kiên ngài đến Trường An có thể dùng bí chú để chú nguyện thần long. Mỗi sáng vua Phù Kiên thường thỉnh Ngài chú nguyện. Không bao lâu rồng hiện vào trong bát, trời liền đổ mưa lớn. Vua và quần thần thấy rồng hiện trong bát thì đều khen Ngài cho là kỳ dị. VUA tôn ngài làm quốc thần, dân chúng quần thần đều đảnh lễ dưới chân Ngài. Từ đó không còn lo hạn hán nữa. Đến tháng 12 năm thứ 16, Ngài không bịnh mà tịch. Vua Phù Kiên khóc thương rất cảm động. Qua ngày thứ 7, Vua muốn thấy sự thần dị của Ngài, mới cho mở quan tài ra xem. Không thấy thi hài trong đó, duy chỉ còn vải liệm. Đến năm thứ 17, từ tháng giêng đến tháng 6 trời không đổ mưa, Vua bỏ hết đồ trang sức để cầu hoà khí, đến tháng 7 thì trời mưa. Vua Phù Kiên nói với quan trung thư Chu Đồng rằng: Thiệp công nếu còn ở đây thì trẩm há lo chuyện mưa nắng, Ngài quả là bậc Đại Thánh.

Chu Đồng nói: Đây là việc sâu xa u huyền, thật cũng là việc thần kỳ từ xưa đến nay.

Thích Đàm Hoắc: chưa rõ Ngài người ở đâu. Ngài tu hành khổ hạnh rau dưa, thường ở gò mả, gốc cây, chuyên dùng thần lực để hóa đạo. Bây giờ ở Hà Tây có Thâu-phát-lợi-lộc cô là người Tiên-ty nổi lên chiếm vùng Tây Bình, tự xưng là vua, lấy niên hiệu là Kiến Hoà vào tháng 11 năm Kiến Hoà thứ 2. Ngài Đàm Hoắc từ Hà Nam đến Tây Bình, cầm tích trượng khiến người qùy xuống và nói: Đây là mắt Bátnhã, nếu phụng trì có thể đắc đạo. Có người ghét đem y áo vật dụng của Ngài ném xuống hoặc quăng xuống sông. Một lúc sau thì y phục đồ đạt quay về chỗ chủ cũ không có chút ố uế nào. Ngài đi nhanh như gió, người có sức lực đuổi theo đến vất vả mà cũng không kịp. Còn nói về việc sống chết quý tiện của người thì không sai một ly. Có người dấu tích trượng của Ngài. Ngài nhắm mắt ít phút tìm ra được chỗ dấu. Còn nhiều điều thần dị khác không thể suy lường được.

Lộc cô có người em là Nậu-đàn làm xa kỵ, quyền khuynh cả Nguỵ quốc mà tánh nhiều nghi kỵ thường làm hại người. Ngài thường nói với Đàn: ngài nên hành đạo tu thiện để phước đời sau. Đàn bảo: “Tổ tiên nhiều đời đều phụng thờ thiên địa quỷ thần. Nay lại thờ Phật sợ là trái với tôn chỉ của tiên nhơn.

Ông: nếu như bảy ngày không ăn mà nhan sắc vẫn bình thường thì đó là thần minh của Phật đạo, như vậy tôi mới tin theo”.

Nậu-đàn sai người bắt ngài nhốt lại bảy ngày, canh giữ không cho ăn uống mà Ngài vẫn không lộ sắc đói khát. Đàn bảo Sa-môn Trí Hạnh bí mật đem bánh đến cho Ngài. Ngài bảo: tôi chưa từng lừa dối ai, lẽ nào lại lừa dối vua? Đàn càng khâm phục kính ngưỡng, nhơn đây mà khởi lòng từ cải đổi lòng tin, giảm sát. Người trong nước mong nhờ ân Ngài đều gọi là Đại sư. Khi Ngài ra vào các nơi trăm họ đều lễ lạy cung nghinh.

Đàn có con gái bị bịnh rất nặng, xin Ngài cứu mạng. Đàm Hoắc nói: sống chết có mạng, dù Thánh cũng không thể chuyển, Tôi làm sao kéo dài mạng sống, chính là biết việc sớm tối vậy.

Đàn cố cầu thỉnh Ngài. Bấy giờ cửa sau hậu cung đóng kính. Ngài nói: hãy mau mở cửa sau. Mở thì sống không kịp thì chết.

Đàn bảo người mở cửa nhưng không kịp nên con gái chết.

Đến niên hiệu Tấn nghĩa chiếu năm thứ 3, Nậu-đàn ùn ùn đem quân đánh Lương, trong cơn binh loạn không biết Ngài như thế nào.

Sử Tông: không biết Ngài là người ở đâu? Thươing đắp vải gai hoặc y bá nạp hai lớp nên đời gọi là Đạo sỹ ma y. Thân nhiều ghẻ lở, tánh điệu không thường. Hay ở trên gò cao đồng vắng ca xướng, ngâm vịnh mà tự lấy làm vui thích, nếu có được của cúng dường thì cũng đem thí hết cho người. Nơi ở thì bất định, hoặc ẩn hoặc hiện. Bấy giờ ở Cao Bình có Giang đô lệnh là Đàn Kỳ nghe danh bèn triệu đến ứng đối, Ngài ứng đáp mau lẹ không chút vương vấn, thông đạt cả kim cổ, biện thuyết huyền Nho có làm một bài thi phú rằng: ham muốn khổ dãy đầy, không muốn cũng không lo. Chưa bằng ở nơi thanh hư, vai mang bị huyền lý, phù du một đời ở thế gian. Trôi nổi như thuyền không buộc, mới đến chỗ trần luỵ, chí lại ở nơi núi non, Đàn Kì biết là người phi thường, bèn mời về chỗ mình, cúng dường Ngài hai mươi tấm vải, Ngài đều đem cho hết, về sau có một đạo sĩ không biết tên họ là gì, thường mang một gậy một đãy bên mình. Một chiều tối, ngài đi đến quan coi về biển muối nói rằng:

Tôi muốn đi một vài ngày, tạm xin cho một người đi theo có thể được không?

Quan muối đáp: Tuỳ ngài muốn ai thì dẫn đi.

Ngài bèn dẫn theo một đứa bé chăn vịt có hình dáng rất xấu xí. Không bao lâu thì họ lên ngọn núi. Trên núi có một gian nhà. Trong nhà có ba đạo nhơn. Khi gặp nhau mọi người vui mừng cùng trò chuyện, đứa bé không hiểu. Đạo nhơn chủ nhà mang thức ăn ra. Đó là một bát nhỏ tợ hồ như ngãi chín ăn vào thì hết đói. Đến tối đạo nhơn từ biệt trở về thì nghe trong nhà có người hỏi: – Ong biết Sử Tông ở đâu không? Việc bị đày đi của ông ta khi nào mới chấm dứt?

Đạo nhơn nói: Ở trên Quảng Lăng, Bạch Thổ Giang Bắc Từ châu chẳng bao lân nữa thì việc đày đi sẽ chấm dứt.

Người trong nhà đưa phong thư và nói:

Phiền ông đưa cho Sử Tông. Đạo nhơn đưa thư lại cho đứa bé. Đến tối thì tới gặp quan muối nói.

Muốn dừng lại đây ít ngày.

Vị quan kia nói: Rất tốt, và hỏi: Trong hòm có những gì?

Đáp: có sách, sớ.

Đạo nhơn ngủ tại đại sảnh, rương đồ thì để trên đầu nằm.

Vị quan sai người muốn trộm lấy xem. Đạo nhơn biết liền treo rương đồ lên cao mà nằm, nên người kia không thể lấy được.

Hôm sau từ biệt nói với quan muối rằng: – Tôi muốn dừng lại vài hôm,mà ông cứ muốn cho người trộm lấy đồ, cho nên nay phải đi vậy.

Trước quan muối đã gọi đứa bé đến nói: Gần đây đã đi những đâu?

Đứa bé nói: Đạo nhơn bảo tôi cầm trượng rồi cứ phiêu diêu mà đi. Hoặc nghe dưới chân như tiếng sóng, và nói chuyện cùng các vị đạo nhơn trong núi, hiện lá thư gửi đi, đứa bé vẫn còn mang bên mình.

Mọi người bảo mở thư ra xem thì không hiểu gì cả, bèn viết một phong thư bảo người đưa thằng bé đến Bạch Thổ gặp Sử Tông. Sử Tông mở thư ra kinh hãi nói: – Các ông được thư của Đạo nhơn Bồng Lai sao?

Sau đó, Sử Tông Nam du đến đất Ngô, thường qua lại Ngư Lương.

Thấy ngư dân đây đánh bắt, Ngài bèn tắm rửa trên dòng nước, bầy cá bèn tản đi hết. Ngài dần dần bày cách cứu vật thể như thế.

Về sau Ngài nghỉ tại chùa núi Thượng Ngu Long, khéo đàm luận về luận sách cứu minh của Lão Trang, dấu mình ẩn tích ở đời chẳng ai biết. Có vị Sa-môn nghỉ lại đêm nghe ngài Sử Tông nói chuyện cùng người, đa phần nói đến các việc trên cõi Bồng Lai, sáng ngày không biết ngài Sử Tông ở đâu. Đào Uyên Minh ghi: lên Bạch Thổ gặp ba vị Pháp sư lạ kỳ. Đây là điều này vậy. Hoặc nói rằng: có một thương nhơn đi trên biển Cô châu gặp một vị Sa-môn xin đưa thư cho Sử Tông. Nói rồi để thư ở dưới thuyền, đồng lữ muốn xem thư, nhưng lá thư dính vào thuyền không thể lấy được. Rồi khi đến Bạch Thổ lục, lá thư bay lên đến chỗ Sử Tông. Ngài nhận thư và bỏ đi.

Bôi Độ: Không biết Ngài tên họ là gì mà thường uống nước bằng chén cây, nhơn đó mà gọi tên. Đầu tiên thấy Ngài ở Ký châu, không tu tế hạnh, thần lực thì trác việt. Do đó, mà không biết ngài từ đâu đến. Ngài thường đến phương Bắc nghỉ đêm trong nhà một người. Trong nhà có một kim tượng. Bôi Độ trộm lấy đem đi. Chủ nhà biết liền đuổi theo. Thấy Ngài đi từ từ mà ngựa đuổi theo vẫn không kịp. Khi đến sông Mạnh Tân, Ngài quăng chén nổi lên mặt nước, rồi nương theo đó mà qua sông, không cần gió mà nhẹ nhàng đi như bay. Không bao lâu đã qua bờ bên kia, đến kinh sư. Bây giờ, ngài đã bốn mươi, ăn bận rách rưới không đủ che thân. Nói năng ra vào, hỷ nộ không quân bằng. Hoặc trời lạnh giá, nước đóng băng mà tắm giặt, hoặc mang giầy lên giường, hoặc chạy vào chợ, duy chỉ mang một lô thùy mà không có gì khác. Sau đó lại đến chùa Diên Hiền của Đại sư Pháp ý. Đại sư Pháp Ý đãi Ngài ở biệt phòng. Rồi Ngài lại muốn qua sông. Ơ bên sông người chèo thuyền không cho Ngài qua. Ngài buộc chén vào chân mà ngâm vịnh, rồi tự nhiên đi trên sông qua bên bờ Bắc. Đi vào Quảng Lăng, gặp thôn xá có Lý gia thọ Bát quan trai. Trước Ngài không quen biết mà bước vào trai đường ngồi, đặt lô thuỳ trong sân. Chúng thấy hình mạo của ngài thì không có tâm kính phục. Họ Lý thấy chiếu lau muốn dời sang một bên, mà mấy người nhắc vẫn không cử động. Bôi Độ ăn xong, từ biệt đi và cười nói:

Tứ thiên vương ở trong nhà họ Lý. Bấy giờ có một trẻ hầu nhìn trộm vào trong thùy thấy có bốn đứa trẻ chỉ dài mấy thốn mà mặt mũi đoan chánj, y phục trắng tinh mới mẻ. Mọi người đi tìm Ngài mà không thấy ở đâu. Sau ba ngày thì thấy ngồi bốn góc dưới cây long thọ nhà họ

Lý lạy thỉnh trở về nhà. Thế là ngày tháng lo cung dưỡng các thứ, nhưng Ngài không ăn chay, chỉ uống rượu ăn thịt. Cho đến các thứ giống như thế tục không khác. Trăm họ đem đến cung phụng hoặc thọ hoặc không thọ. Bái Quốc Lưu Hưng Bá là thứ sử Duyệt châu sai người mời Ngài. Ngài mang thuỳ đến. Hưng Bá sai người ra giở xem thấy có không hơn mười người. Bá tự ra xem chỉ thấy một y nạp cũ rách và một chén cây. Sau đó trở lại nhà họ Lý lưu hơn ba mươi ngày. Một sáng sớm chợt nói: muốn có một chiếc Cà-sa, trong ngày phải có, Lý cho may đến giữa ngày mà chưa xong.

Độ bèn nói: Tạm ra ngoài. Rồi đi không trở lại.

Khắp nơi đều nghe có mùi hương lạ, mọi người cho là quái lạ, đi các nơi tìm bèn thấy Ngài ở dưới ngọn núi phía Bắc, Ngài trải tấm càsa rách dưới đất mà nằm thị tịch. Trên đầu dưới chân đều có sinh hoa sen. Hoa thật là tươi thơm đến tối mới héo. Người trong ấp lo việc tẩn táng cho Ngài. Sau đó có người từ phương Bắc đến nói thấy Ngài mang lô thuỳ đi về hướng Bành Thành. Khi đó mọi người mở quan tài ra duy nhất chỉ có một đôi giầy. Khi ngài đi đấn Bành Thành gặp cư sĩ bạch y là Hoàng hân thâm tín Phật pháp, lễ bái thỉnh Ngài về nhà. Nhà ông rất nghèo chỉ có cơm lúa mạch mà thôi. Nhưng Ngài vui vẻ ở đây trong nửa năm. Một hôm chợt nói với Hân:

Làm sao kiếm cho tôi ba mươi lô thùy. Tôi muốn dùng

Hân đáp: Ở đây tôi có thể tìm được mười cây. Nhà nghèo không có tiền mua, e sẽ không đủ.

Độ nói: Ong cứ kiếm trong nhà ắt sẽ có. Hân kiếm khắp nhà thì quả nhiên có ba mươi sáu cây, đem bày ra ngoài sân. Tuy có đủ số mà phần nhiều bị hư gảy. Khi Hân nhìn kỹ lại thì lại còn mới nguyên. Độ gói kín lại rồi bảo Hân mở ra thì thấy đầy vàng lụa ước cả trăm vạn.

Người biết chuyện cho rằng ngài Bôi Độ phân thân đi các nơi được rồi đem cho nhà Hân. Hân nhận của đó thì đem cho công đức hết. Trải qua hơn một năm thì Độ từ biệt ra đi. Hnâ lo chuẩn bị thức ăn, sáng sớm thức ăn vẫn còn đó mà Ngài không thấy đâu. Một tháng sau Ngài lại đến kinh sư. Bây giờ ở Hồ Cân có người tên Chu Văn thù thuở nhỏ đã phụng thờ Phật pháp. Độ nhiều lần đến nhà ông. Văn Thù nói rằng: Đệ tử thoát bỏ thân nơi chỗ khổ, nguyện xin cứu độ, sinh về nơi an lành hơn để làm pháp lữ.

Độ không đáp, Văn thù vui vẻ nói: trong Phật pháp mặc nhiên chính là hứa khả vậy.

Sau đó, Ngài đông du, vào ngô quận. Trên đường thấy có người câu cá, nhơn đó đến xin cá. Ngài câu bèn cho một con cá nhỏ. Độ cầm chơi rồi nén trở lại ra sông, rồi bơiqua sông.

Ngài lại thấy người giăng lưới bắt đánh cá cũng theo xin cá. Người đánh cá giận mắng không cho. Độ bèn cầm lấy hai viên đá ném xuống sông, bỗng nhiên có hai con trâu đánh nhau trong lưới. Khi lưới rách toang thì không thấy trâu đâu nữa. Độ cũng biến mất.

Ngài đi đến Tùng Giang, ngửa mặt trên nước mà bơi qua sông, đi qua Huyện Diệm Cối Kê, lên núi Thiên Thai. Mấy tháng sau thì trở lại kinh sư. Bấy giờ có đạo nhơn nước ngoài tên là Tăng Khư Sất, ở chùa Trường Can tại kinh đô. Có vị khách tăng tên là Tăng Ngộ cùng ngủ một phòng với Khư Sất. Nhìn qua khe cửa sổ thấy Khư Sất bưng ngôi chùa bỏ vào mây rồi sau đó đem xuống. Ngộ không dám nói chỉ kinh hãi kính sợ sâu xa. Bấy giờ có người họ Trương tên Nô, không biết người ở đâu. Mọi người thấy ông không hề ăn uống mà vẫn khỏe mập vui vẻ. Trải qua các mùa đông hạ vẫn mặc áo đơn vải bố và Khư Sất gặp Trương Nô giữa đường vui vẻ cười. Khư Sất nói: Tôi về Đông đã gặp Thái Thuần, Nam gặp Mã Sinh, Bắc gặp Vương Niên, nay thì muốn gặp Bôi Độ để cùng tương kiến được không? Trương Nô bèn đề dưới góc cây hòe lời ca rằng:

Mênh mông trong đại tượng
Chiếu diệu cảnh thật hiện
Người vì sao mê muội
Để tự chiêu tai ương
Chỗ vui ít người đến
Khổ đạo lại mong vào
Không tiết tháo tùng bá
Sao lại trải gió sương
Nhàn dự ngoài khói tía
Tiếng ca khỏi trời xanh
Ngoài vô sắc trừng hư
Nên thấy có chốn duyên
Năm chiếu Tỳ Hán Hậu
Ngày đẹp truyền An vương
Ta, người chẳng hai tiên
Qua lại trong chín phương
Cũng thấy kẻ phàm phu
Chạm mắt vào núi cao
Xa quán trong hữu niệm
Thà rằng tận khâm chương

Khư Sất nói: Trước thấy tiên sinh thiền tư ở chốn hang động thâm u một khi ngồi cả đến trăm năm, lòng đại bi thống thiết, tinh niệm cả cốt xương, cũng đề bài tụng rằng:

Mênh mông sự đời
Hoặc tăng giảm đây
Nếu muốn thần trần
Sinh đời vui vẻ
Duy triết nhơn này
Sâu xa thấy trước
Nghĩ hình bèo bọt
Nhìn ảnh điện chớp
Lụy như hoa, tiếng
Đẹp khoe xấu che.
Thấy sắc ngộ không
Sự đời tang thương
Xả phần tuyệt hữu
Đoạn tập trừ luyến
Rõ điều khúc âm
Bạch mao để dâng
Nương ruộng ăn gai
Gần bờ uống nước
Tuệ định soi sáng
Diệu chơn là thân
Càng tăng từ bi
Thâm tưởng không chán

Nói xong thì bỏ đi, về sau không còn ai thấy hai vị này nữa. Tương truyền rằng: đem Tăng Ngộ cùng đi đến Nam Nhạc rồi không trở lại nữa.

Trương Nô cùng Bôi Độ gặp nhau đều có trình bày nhưng người đời không hiểu. Độ còn dừng lại kinh đô một thời gian, đi dừng vô định, thỉnh mời có khi đến khi không. Bấy giờ, ở Nam châu có nhà họ Trần giàu có đầy đủ y thực. Độ đi đến nhà này, thấy rất là lo liệu. Nghe người nói lại có Bôi Độ ở kinh đô. Năm cha con nhà họ Trần đều không tin, cho nên xuống xem. Quả nhiên cùng một hình dạng Ngài ở nhà. Trần dọn cho Độ chén mật gừng, một con dao, khăn tay ướp hương..v.v..

Ngài Bôi Độ ăn hết chén mật, còn các vật khác thì để trên gối. Mấy cha con họ Trần e rằng đây là Bôi Độ ở trong nhà mình, bèn để lại hai người trông chừng ở kinh đô còn ba người trở về nhà. Bôi Độ ở nhà vẫn như thường, các vật khác vẫn để trên gối, chỉ không ăn mật gừng nữa, bèn nói với Trần rằng: – Dao này lụt lắm nên mài lại đi.

Hai người con từ kinh đô về nhà nói: – Vị kia đã dời vào chùa Linh Thứu.

Người nhà họ Trần liền xin ngài hai bức giấy vàng viết thư. Nhưng thư không thành chữ, như mặt sau vậy.

Trần hỏi: – Quyển sách của Thượng nhơn viết những gì.

Độ không đáp. Cuối cùng không biết ngài như thế nào. Bấy giờ dân ở Ngô quận là Chu Linh Kỳ, đi sứ ở Cao Ly đi về gặp gió, đi thuyền trải qua chín ngày đến bên một đảo. Trên đảo này có núi rất cao lớn. Vào núi đốn củi thấy có con đường Linh Kỳ mới đem mấy người đi vào. Đi được hơn mười lý nghe mùi hương và tiếng khánh kêu. Thế là mọi người cùng xưng Phật lễ bái. Không bao lâu thấy một ngôi chùa rất tráng lệ có nhiều báu báu trang hoàng rực rỡ, lại thấy có hơn mười vị tăng bằng người đá bất động. Mọi người lễ, lạy rồi trở về. Đi được mấy bước lại nghe tiếng xướng lễ trở lại nhìn thì vẫn thấy người đá. Linh Kỳ và mọi người cho rằng đây là thánh Tăng, chúng ta là người có tội không thể nhìn thấy.

Do đó, mà mọi người cùng chí thành sám hối, sau đó trở lại thì thấy người thật đãi bọn Kỳ dùng cơm. Mùi vị cơm rau có hương thơm ngọt ngào không giống như thế gian. An xong, mọi người đều khấu đấu đảnh lễ xin mau được trở về quê. Có một vị tăng nói:

Nghe nói từ đây về kinh đô hơn hai mươi vạn lý, nhưng nếu chí tâm thì lo gì không nhanh tới. Nhân đó hỏi Kỳ:

Có biết đạo nhơn Bôi Độ không?

Đáp: Rất biết. Vị tăng đó chỉ vào bức vách ở phía Bắc có một túi treo đựng bình bát và tích trượng rồi nói:

Đây là vật của ngài Bôi Độ, nay nhờ ông đưa lại, cùng một phong thư trong đó. Rồi chỉ một gậy trúc xanh và nói: Đem gậy này đặt trước thuyền trong nước rồi che thuyền tỉnh tọa thì không cần dùng sức mà lại mau đến.

Thế rồi mọi người từ biệt trở về. Tăng sai một Sa-di đưa ra cửa, nói rằng:

Đi theo đường này khoảng bảy lý sẽ có thuyền. Không cần đi theo đường cũ. Quả đúng như đã nói. Mọi người y theo lời dạy duy chỉ nghe thuyền vượt qua cây cối trên đỉnh núi mà không thấy nước. Trải qua ba ngày thì đến Thạch Đầu sông Hoài và ở lại đó. Nhưng cũng không thấy cây gậy trúc ở đó. Khi thuyền theo sông Hoài đi đến Chu Tước Môn, đã 398 thấy ngài Bôi Độ đứng trên lan can thuyền cầm roi phất rồi nói:

“Ngựa ngựa vì sao không đi”. Người đứng xem rất đông.

Bọn Linh kỳ đứng trên thuyền đảnh lễ ngài từ xa. Bôi Độ tự bước xuống thuyền lấy thư và bát. Khi mở ra đọc thư, nét chữ trong đó không ai hiểu được. Bôi Độ cười nói: – Để ta trở lại nơi đó.

Rồi lấy bát ném lên trên mây xong đón lấy và nói: – Ta chưa thấy bát này đã bốn ngàn năm rồi.

Ngài Bôi Độ phần nhiều ở nơi Pháp Ý chùa Diên Hiền. Bấy giờ người đời cho bát này vật kỳ dị nên tranh nhau đến xem. Có một người nói: Thuyền Linh Kỳ bay đến một hốc núi, thấy vị tăng đến nói rằng:- Ta là đệ tử cả của Độ, xưa giữ bát này mà mất ở Trị thành. Nay nhờ ông đưa bát trở lại cho thầy.

Nhưng chỉ để cho một người cầm bát đứng trước bánh lái thuyền thì sẽ an ổn đến.

Mọi người y theo lời người đó quả nhiên được an ổn. Bấy giờ, ở Nam châu đương là ngày kỵ lan (?) của ngài Bôi Độ. Hôm ấy Ngài sáng sớm ra đi không thấy trở lại nữa. Sớm hôm sau nhà họ Trần thấy ở trước cửa có bài thơ sáu chữ ghi:

“Cửa phước đức thì linh nhân đến.”

Nhìn nét chữ đủ biết ngài Bôi Độ đã tuyệt tích ở nhà này rồi.

Ngài Bôi Độ ở kinh đô tới lui sớm ấp đều đi bằng thần chú. Bấy giờ có Dũ Thường Tỳ làm phản ăn trộm vật, mọi người truy tìm mà không bắt được, bèn hỏi Độ: Độ, nói người ấy đã chết ở ngoài đồng trống bên bờ sông Kim Thành. Mọi người tìm đến quả đúng như vậy.

Khổng Ninh Tử bấy giờ làm thị lang Hoàng Môn. Khi ở công sở bị bịnh ngặt mới viết thư mời Ngài. Ngài chú nguyện rồi nói: khó bớt.

Thấy có bốn con quỷ đều bị thương, Ninh Tử khóc nói:

Xưa nhà Tôn Ân tác loạn bị quân nhân đánh tan, hai thân và thúc phụ đều bị thống khổ.

Ninh Tử quả nhiên chết.

Lại có Hồ Mẫu thị, vợ của Tề Hài bị bịnh, thầy thuốc trị không khỏi. Sau thỉnh chư Tăng đến thiết trai. Có vị Tăng bảo cung nghinh ngài Bôi Độ. Ngài đến chú nguyện, bịnh người ấy liền hết. Tề Hài khâm phục tôn Ngài làm thầy. Nhơn đó ông viết truyện ký, đại lược các việc thần dị từ trước đến nay và các việc như trên. Đến tháng 9 năm thứ 3 Nguyên gia, Ngài từ biệt Hài vào kinh, lưu lại một vạn tiền nhờ Giai làm trai đàn. Ngài đến Hồ Xích Sơn, bị bịnh mất. Hài liền lập trai đàn và đem Ngài về táng ở núi Phúc Chu, Kiến Nghiệp. Đến năm thứ , có người tên Ngô Hưng Thiệu rất tín sùng Phật pháp. Người này bị bịnh thương hàn nặng không ai dám đến thăm, bèn khóc lóc niệm Quan Am Bồ-tát, chợt thấy có vị Tăng đến nói:

Ta là đệ tử của ngài Bôi Độ, ông chớ lo phiền, gia sư sẽ đến thăm bịnh.

Người này hỏi: Độ sư đã mất làm sao đến.

Đạo nhân nói: Muốn đến thì có khó gì?

Nói rồi liền lấy từ dây đai ra một hộp có một số thuốc tán cho uống, bịnh liền khỏi.

Lại có người tên Đỗ Tăng Ai, sống ở đến biên cương phía Nam, xưa từng phục sự cho ngài Bôi Độ. Con ông bị bịnh nặng, nghĩ hận không thấy ngài Bôi Độ niệm thần chú. Sáng sớm chợt thấy Ngài đến, nói chuyện như bình thường rồi niệm chú cho người bịnh liền khỏi. Đến ngày 8 tháng 3 nmă thứ 5, Độ lại đền nhà Tề Hài. Mọi người trông thấy liền sợ hãi kinh ngạc, cùng đứng dạy lễ bài Ngài. Độ nói với mọi người.

Năm nay sẽ có đại hung, khuyên nên siêng tạo phước nghiệp. Pháp Ý đạo nhơn đãlà người có đức, sẽ đến đây tu tạo chùa trừ họa cho dân.

Lát sau nghe ở trên có vị Tăng gọi ngài Bôi Độ. Độ liền từ biệt nói: bần đạo sẽ đi đến nơi cao rộng hơn kia, không còn trở lại nữa.

Tề Hài…lễ lạy đưa tiễn ân cần. Thế rồi từ đó tuyệt tích, cũng có người nói thấy Ngài, nhưng chưa rõ sự việc. Do đó, không có truyền nói.

Thích Đàm Thỉ: Người Quan Trung. Từ khi Ngài xuất gia về sau có rất nhiều dị tích. Cuối niên hiệu Đại Nguyên đời Tấn Hiếu Vũ, Ngài mang vài chục bộ kinh luật đến Liêu Đông tuyên hóa, hiển trao pháp tam thừa, lập lại quy giới. Bởi vậy bên Cao Ly đã nghe tên của Ngài.

Vào đầu niên hiệu Nghĩa hy, Ngài lại đến Quan Trung khai đạo Tam Thừa. Vì chân Ngài trắng hơn mặt, tuy đi trên cát bùn mà không bị dính đen, nên mọi người cùng gọi Ngài là: Bạch túc Hòa thượng( Hòa thượng chân trắng).

Bây giờ, ở Trường An, có người tên Vương Hồ, có người chú mất mấy năm bỗng thấy hiện hình trở về dẫn Hồ đi dạo khắp địa ngục cho thấy rõ các việc quả báo. Khi từ biệt trở về người chú nói: – đã biết rõ nhân quả thì phải phụng sự ngài Hòa thượng Bạch Túc.

Hồ đi thăm hỏi chúng tăng duy chỉ thấy chân ngài Đàm Thủy trắng hơn mặt nhơn đó mà theo phụng sự Ngài. Cuối đời Tấn, Hung Nô 00 là Hách Liên Bột Bột đánh phá Quan Trung, chém giết vô số. Lúc này, Thỉ cũng gặp nạn, nhưng dao chém mà không bị thương. Bột Bột sợ hải. Do đây, mà Sa-môn nhà Tấn đều được tha. Từ đó, Thỉ tạm lánh vào núi rừng tu hành đầu đà. Sau Thác Bạt Đào lại đánh Trường An, làm oai ở Quan lạc. Khi ấy có Bác Lăng Thôi Hạo thuở nhỏ tu theo tả đạo khinh miệt Thích giáo, đã làm đến Nguỵ Phụ được Thát Bạt Đào khâm phục, tin tưởng, bèn cùng Thiên sư họ Khấu nói với Thát Bạt là Phật giáo chỉ làm hại dân mà không có lợi ích gì, cần nên phá diệt. Thát Bạt Đào đã có ý nghi hoặc lời này, cho đến năm Thái Bình thứ bảy bèn ra lệnh hủy diệt Phật pháp, cho binh lính thiêu đốt chùa chiền, am viện và bắt tăng ni hoàn tục. Những người chạy trốn đều bị truy bắt và chém giết. Trong thành nội lúc ấy không thấy một vị Sa-môn. Duy chỉ có nơi rừng núi xa xôi quân lính không đến được.

Đến cuối niên hiệu Thái Bình, ngài Đàm Thỉ biết thì cơ hóa độ Đào đến rồi. Vào ngày Nguyên hội, ngài chợt cầm tích trượng đến cửa cung. Hữu ty vào tâu rằng: – có vị đạo nhân, chân trắng hơn mặt đang đi vào. Đào sai quân bắt đem chém nhưng Ngài không hề bị thương tích. Quận vào báo lại. Đào giận dữ tự tay lấy đao chém Ngài, nhưng vẫn không hề hấn gì duy kiếm thì bị mẻ, lúc này ở khu vườn phía Bắc có nuôi con hổ. Đào sai bắt Ngài đem vào đó. Hổ thấy Ngài liền quy phục mà không dám đến gần. Vua thử đem Thiên sư đến gần chuồng thì Hổ kêu rống lên.

Thế rồi Thát Bạt Đào tỉnh ngộ biết rằng Phật đạo rất cao siêu mà Hoàng lão không thể sánh kịp. Rồi vua mời Ngài lên điện và đảnh lễ cầu sám hối tội lỗi.

Ngài liền thuyết pháp nói rõ về lý nhân quả. Thát Bạt Đào rất lo sợ mà phát bịnh, hai thầy trò Thôi Khấu cũng mang bịnh ngặt. Đào truy xét vịêc đã qua bèn ra lịnh giết hết gia tộc hai nhà đó và hạ chiếu phục hưng Phật giáo. Không lâu sau Đào mất, người cháu lên ngôi kế vị, ra sức hoằng dương phật pháp thanh hành cho đến nay. Ngài Đàm Thỉ về sau không biết thế nào.

Thích Pháp Lãng: Người ở Cao xương. Thuở nhỏ Ngài đã tu hành tinh khổ có hiện nhiều điềm chứng. Ngài tu hành đạo quang ẩn đức, người đời không thể nhận biết. Thầy của Ngài là Thích Pháp Tiến cũng là bực Samôn cao hạnh. Pháp Tiến thường đóng cửa tịnh tu. Chợt thấy Lãng đứng trước cửa bèn hỏi: – Người từ đâu đến?

Đáp: – Từ trong ổ khóa mà vào, cùng đến với chúng tăng ở xa, muốn xin thọ thực.

Ngài Pháp Tiến liền dọn cơm, duy chỉ nghe tiếng muỗng, bình bát mà không thấy người. Xưa ngài tuệ Viễn ở Lô Sơn có trao ca-sa cho Pháp Tiến. Ngài bèn lấy ra cùng thì Lãng nói: – Chúng tăng đã đi rồi. Ngày khác sẽ lấy. Về sau thấy người coi việc nấu ăn đến Tiến lấy y. Pháp Tiến liền đưa cho. Sao hỏi người nấu ăn thì đều không lấy, lúc đó mới biết bậc Thánh nhơn quyền biến ra người đó đến lấy.

Đến nhà Nguỵ hủy diệt Phật pháp, ngài Pháp Lãng sang nước Quy Tư. Vua nước Quy Tư có kết ước với Đại Thiền sư nước kia là nếu có người đắc đạo đến thì thuyết pháp cho tôi, tôi sẽ cúng dường.

Khi Pháp Lãng đến bạch vua. Vua dùng Thánh lễ tiết đãi. Sau Ngài mất ở Quy Tư. Ngày thiêu táng, hai lông mày ngài dựng thẳng lên trời. Đại chúng cho là điều hy hữu và thâu xá-lợi xây tháp thờ. Về sau người ở Tây Vực đến Trung thổ đều truyền nói sự việc này. Bấy giờ, ở Kinh châu lại có Sa-môn tên là Trí Chỉnh cũng tu hành cần khổ có dị hạnh. Vì Chủ Dương gây ra nạn sự, sau đó Ngài lấp bít hang núi tu hành không trở ra nữa.

Thiệu Thác: Ngài họ Thiệu tên Thác, người ở Thỉ Khang. Ngài đối với sự việc vô thường, sợ đến như phát cuồng. Miệng thì rộng, mày mặt xấu xí, tuổi nhỏ tính thích vui chơi. Hoặc vào tửu điếm uống rượu với người, mà tánh lại ưa thích Phật pháp. Mỗi khi thấy hình tượng đều cúi đầu lễ lạy, lòng tán thán rơi lệ bi cảm. Thác vốn có ba trai, hai gái. Con trai lớn là Tuệ Sinh xuất gia. Vào đầu nhà Tống, Thác cũng xuất gia nhập đạo, tự xưng là Thác công, ra vào đi ở bất luận cả ngày đêm. Ngài ngao du đến các châu, huyện, rồi đến nơi hoang dã man di, đem những lời hài hước hòa hiệp để khuyên moị người làm thiện. Đến nhà người nếu nằm xuống đất ắt có người chết. Vào nhà người xin một miếng chiếu thì có đứa trẻ mất. Bấy giờ, mọi người đều lấy đó làm sấm.

Đến ngày 8 tháng Ngài đến Thành Đô. Thác ở trong chúng bò xuống đất hiện hình sư tử. Lúc ấy khắp quận huyện cũng nói thấy Thác hiện hình sư tử. Từ đó mọi người hiểu rõ sự phân thân của ông.

Thứ sử Tiêu Tuệ văn vàLưu Mạnh Minh.v.v..đều nắm rõ việc này, Mạnh Minh đem hai người thiếp là Nam tử và y thử Thác rằng:

– Đem hai người cho ông làm hầu cận được không?

Thác là người thích nói thơ vận, bèn nói với Minh rằng:

Thà tự xin rượu để uống suông
Không thể cùng chồng sống chọn đời

Một hôm, sáng sớm Thác đội mũ đến nhà Minh không lâu thì Mạnh Minh mất. Trước thời Mạnh Minh có Trường Sử Thẩm Trọng Ngọc dùng hình phạt roi nghiêm trọng hơn bình thường.

Thác nói với Ngọc rằng:

“Trời đất oa oa từ đây mà có! Nếu trừ được việc phạt roi thì làm được thứ sử. Ngọc tin lời bỏ việc ấy”.

Khi Mạnh Minh mất thì quả nhiên Trọng Ngọc làm thứ sử Hành châu. Ngày 1 tháng 9 năm đầu niên hiệu Nguyên Huy đời Tống Ngài thị tịch ở chùa Thông Vân, núi Dân, lúc sắp tịch Ngài nói với Đạo nhơn Pháp Tiến rằng: “Có thể để thi hài ta lộ thiên, mau mang giầy cho ta”.

Mọi người y như vậy, sau đó đem táng trong chùa. Hai ngày sau không thấy thi hài Ngài ở đó, không lâu sau có người từ huyện Bi đến qua nói với Pháp Tiến rằng: – Hôm qua tôi thấy Thác công ở trong chợ, một chân mang giầy và nói với tôi rằng: – Tiểu tử làm mất của ta một chiếc giầy. Pháp tiến kinh hãi, kiểm tra hỏi Sa-di, Sa-di thưa: lúc gần táng sợ chân phải giầy không buộc chặt nên bị mất.

Những kỳ tích như thế không thể nói hết được. Việc về sau không rõ như thế nào.

Thích Tuệ An: Chưa rõ Ngài ở đâu. Từ nhỏ bị bắt đến Kinh châu làm nô lệ. Ngài phục dịch rất siêng năng nên được chủ yêu mến. Năm mười tám tuổi thì xin đi xuất gia ở chùa Tỳ-bà, Giang Lăng. Ngài có phong mạo bình thường lại nhẹ nhàng.

Bấy giờ làm Sa-di, chúng tăng ngồi theo thứ tự, sai ngài bưng nước. Ngài cầm bình không châm từ Thượng tọa cho đến hạ tọa mà nước không dứt, mọi người đều lấy làm lạ.

Sau khi Ngài thọ cụ túc thì có nhiều sự linh tích. Thường vào ngày cuối tháng Ngài cùng đồng học là Tuệ Tế thượng đường Bồ-tát. Cửa thiền đường chưa mở, Ngài từ khe vách kéo Té cùng vào, khi ra cũng vậy. Tế rất kinh hãi mà không dám nói. Sau đó cùng Tế ngồi ở dưới tháp, Ngài liền nói với Tế: Tôi phải đi xa, xin từ biệt với ông. Không bao lâu thì thấy có thiên nhơn cầm hương hoa kỹ nhạc vang đầy hư không. Tế chỉ kinh sợ mà chẳng nói nên lời.

Tuệ An lại nói: – Những sự tích của tôi trước sau chẳng nên vọng nói ra. Nói là có lỗi, duy ở hướng Tây nam có nhà bạch y, đó là Bồ-tát mới phát tâm, có thể nói lại đầy đủ việc này cho người đó.

Nói rồi thì từ biệt ra đi. Liền theo phụ thương nhơn vào vùng Tương Xuyên. Giữa đường bị bịnh rất nặng mới nói thuyền chủ rằng: – Mạng Bần đạo ắt chết, xin người đặt thây này bên bờ, không cần quan quách để bố thí cho loài trùng, chim.

Bọn thương nhơn y theo lời dặn, đặt Ngài nằm bên bờ. Tối đến thấy lửa từ thân Ngài bốc cháy. Thương nhơn kinh sợ liền đến xem thì thấy Ngài đã tịch rồi. Thương nhơn đi đến phía đông Hồ nam thì thấy Tuệ An đã đến đó trước, sau đó không biết Ngài đi đâu, Tuệ Tế về sau đến chùa Trắc Dĩ, lại nhà ẩn sĩ Nam Dương là Lưu Cầu nói lại đầy đủ các sự tích, Lưu Cầu nghe liền đảnh lễ Ngài từ xa và nói với Tế rằng: Đây là người đã đắc đạo, đã nhập vào hỏa quang Tam-muội

Bấy giờ ở nước Thục có Tăng Lãm, Pháp Vệ cũng có nhiều dị tích, mọi người nghi là Ngài đã đắc Thánh quả.

Thích Pháp Quỹ: Họ Nguyễn, người Ngô Hưng xuất gia từ nhỏ, đến kinh sư ở chùa Chỉ Viên làm đệ tử của ngài Pháp Giai, Pháp Giai trước kia có học thông về kinh sử, là thầy của Lang da Vương Hóan, Vương Tiêu. Ngài Pháp Quỹ tính tình trầm lặng ít nói, chân thật, mộc mạc không dây dưa với việc người. Ngài thường tụng kinh Pháp Hoa. Trong chùa có vị lão Hòa thượng là Trần Thắng già bệnh, Pháp Quỹ y chỉ với vị này, hầu hạ rất chí thành. Khi ngài Trần Thắng tịch, thì Pháp Quỹ làm lễ táng như pháp, mỗi khi gặp trai hội, thì chúng tụ lại cùng tạo tượng chiên-đàn. Khi tượng hoàn thành thì lập đại hội. Ngài tới nhà họ Kiều ở kinh sư, sáng hôm đó trở về nhà, lại đến Định Lâm, trở về Chỉ Viên, sau xét lại cả ba nơi Ngài đều đến thọ thực cùng lúc cùng giờ. Tối hôm đó Ngài trở về phòng nằm rồi thị tịch, hai ngón tay của Ngài co lại và thân thể của ngài tỏa ra mùi hương thoang thoảng. Đại chúng biết là Ngài đã đắc nhị quả dù ngài chỉ thọ mới Sa-di mà linh tích thật khác thường. Khi ấy, Lương Vũ Đế nghe Ngài tịch, liền đích thân mở tiệc cúng dường Tăng. Văn Tuệ Văn Tuyên cùng đến đảnh lễ và lo việc tống táng. Trăm họ đều đến cúng dường rất trọng hậu. Những lợi dưỡng có được dùng xây tháp chùa chỉ viên chỉ vào năm Vĩnh minh thứ bảy nhà Tề

Thích Tăng Tuệ: Ngài họ Lưu, không biết người ở đâu đến lưu trú tại Kinh châu khoảng vài chục năm. Họ Lưu ở Nam Dương, lập ra chùa Trắc Dĩ, bèn thỉnh Ngài đến ở đó. Bấy giờ, Ngài đã năm sáu chục tuổi mà vẫn không già, cử chỉ đi đứng đều rất oai nghi. Khi đến nhà người bịnh, nếu Ngài nổi giận ắt người kia phải chết, hoan hỷ thì khỏi ngay, người đời cho là sấm. Phàm người chưa từng quen biết, Ngài đều gần gũi biểu thị sự mất còn. Ngài thường đến bờ sông chờ đò đưa sang. Khi chiếc thuyền nhỏ chưa cặp bến thì mọi người thấy Ngài ở bên kia rồi. Người hai bên đều cho là thần dị. Ơ Trung Sơn có Chân Điềm và Xa Đàm ở Nam Bình, cùng thỉnh Ngài đến trong ngày Ngài đếu đến. Sau 0 đó, hai nhà nghiệm ra mới biết là Ngài phân thân.

Vào năm Văn Huệ, Vĩnh minh, Ngài muốn đến kinh. Ngài đi qua Bảo Chí, Chí vỗ vào lưng và nói: Xích Long Tử.

Ngài không nói gì. Sau đó Ngài trở về Kinh châu, gặp Trưởng sử trấn Tây là Lưu Cảnh Đình, chợt khóc lên thảm thiết và bỏ đi mấy ngày. Đình sau đó quả nhiên bị thứ sử hại.

Khi Ngài đến thành phía Nam Tương châu liền chợt nói: – Trong đất này có bia. Mọi người thử đào lên thì thấy có hai tấm bia. Ngài Tăng Tuệ về sau không rõ thế nào. Có người nói Ngài mất vào năm Vĩnh Nguyên ở Giang Lăng.

Lúc ấy ở chùa Trường Sa Giang Lăng lại có ngài Thích Tuệ Viễn. Vốn là đệ tử của Sa-môn Tuệ An. Ngài Tuệ An thấy ông có tín tâm bèn độ cho xuất gia, vẫn hành trì Ban-chu khổ hạnh chuyên cần mấy năm, bèn có thần dị, phân thân đến các nơi cầu thỉnh, và dự biết các điều hưng vong.vv…

Thích Tuệ Thông: Không biết Ngài là người ở đâu. Vào năm Nguyên gia nhà Tống đã thấy Ngài ở Thọ Xuân. Việc ăn mặc ngủ nghỉ đến đi của Ngài đều không nhất định. Ngài du hành qua các xóm làng, cũng thích ăn thịt uống rượu không khác gì người thường. Ngài thường cho mình là Trịnh Tán Kỵ nói việc chưa xảy ra rất có hiệu nghiệm. Ơ bên Giang Lăng có người tên Tăng Quy đến Thọ Xuân buôn bán rồi trở về quê. Giữa đường gặp Ngài Tuệ Thông. Ngài nói muốn gửi vật lên gánh. Tăng Quy bấy giờ đang gánh nặng nên cố từ chối, Ngài cưỡng ép phải đặt lên gánh, nhưng không có cảm giác nặng. Đi được mấy dặm thì Ngài từ biệt nói với Tăng Quy rằng: – Tôi có người chị ở Giang Lăng, tu hành làm ni tên là Tuệ Tự ở chùa Tam Tằng, ông vì tôi ghé đó hỏi thăm.

Ngài nói xong Tăng Quy không còn thấy Ngài nữa, quay lại thì vật gửi trên gánh cũng mất. Khi Tăng Quy đến Giang lăng tìm được ni cô Tuệ Tự, nói rõ ý của ngài Tuệ Thông. Tuệ Tự nói không có người em này, cũng không hiểu vì sao Ngài lại nói vậy. Ni cô bèn tìm đến Thọ Xuân nhưng không gặp.

Sau đó thì Tuệ Thông có đến Giang Lăng nhưng Tuệ Tự đã mất. Ngài vào chùa hỏi thăm cặn kẽ, và lưu lại Giang Lăng một thời gian. Mộ phần dọc đường của nhà người Ngài đều biết họ tên và mất ngày tháng nào, ai hỏi thăm Ngài đều nói đúng cả. Hoặc ở trong huyện có các tội trạng trộm cướp Ngài đều chỉ ra. Bọn cướp trông thấy ngài từ xa liền bỏ chạy hết.

Ngài đến bên sông gặp một người, chợt lấy gậy đánh người đó và bảo: – Mau chạy về xem nhà ông thế nào rồi?

Người kia về nhà, quả nhiên nhà bị cháy, đồ đạc bị thiêu rụi.

Đầu năm Vĩnh nguyên nhà Tề, Ngài bỗng đến nhà người quen xin rượu uống và gấp gáp nói: – Nay tôi phải đi xa và không còn gặp nhau nữa. Xin tạ ơn các vị thiện tri thức và xin chư vị tinh cần làm đều thiện trước hết.

Uống rượu xong Ngài đến bên tường nằm xuống đất. Mọi người đến xem thì Ngài đã tịch. Sau đó khoảng vài mươi ngày thì có người thấy Ngài trong chợ. Mọi người đuổi theo hỏi thăm, không lâu Ngài biến mất không tìm được.

Thích Bảo Chí: Ngài vốn họ Chu, người ở Kim Thành. Xuất gia từ nhỏ và dừng trụ ở chùa Đại Lam tại kinh sư. Thờ thầy là Sa-môn Tăng Kiện làm hòa thượng vốn tu tập Thiền nghiệp.

Đầu năm Thái Thỉ nhà Tống, Ngài dường như có dị tánh. Việc đi ở bất định, ăn uống vô thời, để tóc dài vài tấc. Thường đi vào các thôn xóm ngõ hẻm và cầm tích trượng. Đầu tích trượng có treo dao kéo và gương, hoặc treo một vài tấm vải lụa.

Vào năm Kiến nguyên nhà Tề, mọi người thấy có một ít hành tích lạ. Vài ngày không ăn mà không hề đói. Nói chuyện với người gần như khó hiểu. Về sau đều có hiệu nghiệm. Bấy giờ hoặc có khi Ngài nói thi phú như sấm ký. Hàng sĩ thứ ở kinh đô đều kính trọng. Tề Vũ Đế cho rằng Ngài mê hoặc mọi người nên bắt giam ngài ở Kiến Khang. Hôm sau có người thấy ngài vào chợ. Người ấy trở về kiểm tra lại trong ngục thì thấy vẫn còn trong đó. Ngài nói với ngục sai: – Ngoài cửa có hai xe thức ăn đựng đầy trong bát vàng vừa đem tới, ông nên ra tiếp nhận.

Cai ngục ra coi quả đúng như vậy. Đó là hai xe thức ăn của thái tử Tề Tuệ Văn và Lăng Vương Tử đưa đến cúng dường cho Bảo chí.

Kiến Khang sai Lữ Văn Hiển tâu lại sự việc cho Vũ Đế. Đế liền cung nghinh Ngài đến hậu đường. Lúc sau vua bày yến tiệc, Ngài cũng tùy chúng bước ra. Lúc này trên núi Cảnh Dương lại có Bảo chí cùng với bảy vị tăng. Đế giận dữ bảo kiểm lại xem Ngài còn ở đó không.

Hỏi thì sứ thưa rằng: Chí từ lâu đã ra khỏi tỉnh. Ngài bèn lấy mực bôi khắp thân. Bấy giờ có tăng Chánh Pháp Hiến muốn cúng cho Ngài cái y, sai sứ đến hai chùa Long Quang và Kế Tân mà cầu thỉnh ngài.

Cả hai chùa đều nói Ngài đã đi sáng hôm qua rồi.

Sứ lại đến nơi Ngài thường tới là nhà Lệ Hầu Bá tìm thì Bá nói:

Ngài hôm qua hành đạo ở đây, bây giờ ngủ chưa dậy.

Sứ trở về báo với Tăng chánh Pháp Hiến, lúc này mới biết Ngài một đêm phân thân ba nơi. Vào mùa Đông cực lạnh mà Ngài chỉ mặc áo mỏng đi đường. Sa-môn Bảo Lượng muốn cúng nạp y cho Ngài, thì Ngài bỗng đến tiếp nhận rồi bỏ đi. Có lúc đến người xin cá sống ăn người làm thịt mời ngài. Ngài ăn no rồi bỏ đi. Người ấy trở về thấy cá vẫn còn bơi lội trong chậu như cũ.

Bảo Chí sau đó còn dùng thần lực cho Vũ Đế thấy Cao Đế ở dưới địa ngục đang chịu khổ nạn gươm đao. Từ đó, Vũ Đế vĩnh viễn bỏ gươm đao. Quan vệ úy nhà Tề là Hồ Hài bị bịnh mời Ngài đến. Ngài đọc chú sớ và nói “Minh khuất”( ngày mất). Ngày mai Ngài không đến và hôm đó Giai mất. Khi đưa tử thi về nhà, Chí nói: Minh khuất là ngày mai chết.

Tề thái úy là Tư Mã An Tề Chi theo lịnh của Trần Hiển Đạt đến trấn Giang châu. Từ biệt chí Ngài vẽ lên tờ giấy một cây cao, trên cây có quạ và nói rằng: Khi cấp bách có thể leo lên cây này. Về sau Hiển Đạt tạo phản và Lưu tề Chi lại Trấn châu, bại trận Tề chạy vào Lô Sơn. Quân cưỡi ngựa đuổi theo. Tề chi thấy trong rừng có cây, trên cây có quạ như ngài Bảo Chí đã vẽ, liền leo lên cây đó. Con quạ không bay lên. Quân đuổi theo thấy quạ cho là không có người liền quay trở về, do đây được thoát chết. Tướng đồn kỵ là Tang Yển mưu tạo phản, bèn đến tìm Chí. Bảo Chí thấy ông từ xa đã bỏ chạy và kêu to: – Kẻ muốn phản nghịch sẽ bị chặt đầu mổ bụng ở thành Viên Đài.

Chưa đến mười ngày sau, xảy ra việc Yển đến chu phương bị bắt và bị chặt đầu mổ bụng.

Trung Liệt Vương nhà Lương ở Bá Dương(Giang Tây) từng mới chí đến nhà. Gặp nhau bỗng sai tìm cây kinh rất gấp. Khi có rồi thì đặt trên cửa mà chẳng nói lý do. không bao lâu sau Vương được cử làm thứ sử Kinh châu. Cho thấy điều linh cảm của Ngài chẳng phải chỉ có một. Ngài phần nhiều đi lại ở hai chùa Hưng Tuyền và Tịnh Danh. Và ngày nay ở Long Hưng còn rất được sùng kính lễ lạy. Trước đời nhà Tề thường cấm Ngài ra vào. Ngày nay khi vua tức vị liền hạ chiếu rằng: – “ Chí công hành tích dù bó buộc trong trần cấu mà thần du nơi tịch diệu. Nước lửa không thể thiêu đốt nhận chìm. Rắn, cọp không thể làm hại. Nói Phật lý thì âm thanh nghe vút lên. Luận đàm sự ẩn luân thì trốn ở tiên cao, há đem lẽ thường tình tục sĩ mà câu chấp tướng không, vì sao lại hẹp hòi vào điều này. Từ nay việc hành đạo cùa người ra vào đến đi đều tùy ý không còn bị ngăn cấm.

Từ đó ngài Bảo Chí phần nhiều ra vào trong cấm nội. Mùa đông năm Thiên Giám thứ 5 trời hạn hán,lễ cầu mưa đã chuẩn bị xong mà trời vẫn chưa mưa. Bảo Chí tâu với vua:

-Chí bịnh không khỏi nay đến quan xin trị. Nếu không đủ trăm quan se bị đánh roi. Nguyện xin đến điện Hoa Quang giảng kinh Thắng Man để cầu mưa.

Vương liền thỉnh Sa-môn Pháp Vân giảng kinh Thắng Man. Giảng xong đêm đó trời mưa tuyết rất to.

Chí lại nói: Cầm một chậu nước và dao để trên đó. Không bao lâu thì mưa lớn khắp nơi.

Vương thường hỏi Chí rằng: – Đệ tử phiền hoặc chưa trừ lấy gì để trị.

Đáp: – Mười hai thức lấy mười hai nhân duyên làm thuốc trị bịnh hoặc

Lại hỏi yếu chỉ của mười hai nhân duyên.

Đáp: – yếu chỉ đã lộ ra trong thời tiết sẽ lộ ra trong sách, chữ.

Người biết trong mười hai thời đều đọc được điều đó.

Lại hỏi: – Đệ tử làm thế nào để tịnh tâm tu tập.

Đáp: An lạc cấm. Người biết thì lấy cấm để dừng, cho đến khi an lạc thì mới dừng.

Về sau Pháp Vân giảng kinh Pháp Hoa ở chùa Hoa Lâm, cho đến sai sử cả hắc phong. Bảo Chí chợt hỏi ông có gió không?

Đáp: – Theo thế đế thì có, đệ nhất nghĩa thì không.

Bảo Chí lại hỏi ba, bốn lần nữa thì cười nói: – Nếu thể là giả có thì đây không khó để giải. Do đây mà yếu chỉ ẩn mất cũng như thế.

Có người tên Trần Ngự Lỗ cả nhà đều tôn kính Ngài. Bảo Chí thường vì họ mà hiện ra chân hình, quang tướng như là Bồ-tát. Bảo Chí biết danh phận hiển hách hơn bốn mươi năm nữa. Hàng cư sĩ cung sự không thể tính hết. Cho đến mùa đông năm Thiên Giám 13, Ngài ở hậu đường trên đài bảo với mọi người rằng: – Bồ-rát sắp đi. Chưa được mười ngày, Ngài không bịnh hoạn gì liền mạng chung. Tòan thân Ngài tỏa hương nhẹ nhàng và hình mao vẫn tươi vui rực rỡ ràng. Lúc sắp viên tịch, Ngài đốt một ngọn đuốc, giao cho xá nhân là Ngô Khánh ở sau gác. Ngô Khánh liền hiểu.

Vua than: Đại sư không lưu lại nữa rồi. Trao đuốc nghĩa là giao phó hậu sự lại cho ta. Nhân đó đưa thi hài về an táng ở đồi Độc Long, núi Vu Chung. Ơ bên phần mộ lập tịnh xá Khai Thiện. Có khắc bài minh từ ở bia mộ. Văn bia của Vương Quân Lăc ở ngoài cửa chùa. Hình tượng của Ngài lưu truyền các nơi. Những hành tích mà Ngài hiển hóa đầu tiên là vào nmă đã năm mươi tuổi mà nhìn ngài không già nên khó ai đoán được tuổi. Có người tên Từ Tiệp Đạo ở kinh sư. Vào ngày 9 đến Đài Bắc nói ngài Bảo Chí là anh em, cô cậu của mình. Hồi Chí bốn tuổi có nói là sống đến chín mươi bảy tuổi. Vào đầu nhà Lương ở Thục Trung có Đạo Hương Tăng Lãng cũng có thần lực. Luận rằng: – Ta là hóa thân của thần đạo. Bởi cậy mạnh mà sinh tâm khinh mạn, bẻ hung nhuệ, cởi trần phân. Cho đến như hạng phi luân ngự bảo thì thiện tín đều quy hàng. Đá trọng khói tham thì lực sĩ đều quy phục. Nên biết chỗ trị mà không lấy tấm cương nhu để hóa đạo. Từ tới Tấn Tuệ mất, chánh vì xót thương mà chốn đi nơi khác. Khấu đảng ở Trung Châu, Bọn hung nô gây loạn. Uyên diệu soán nghịch ở trước mặt; Lặc, Hổ, hung bạo giảo hoạt ở sau. Các nước tan ra làm cho dân tình đồ thán. Trừng Công Mẫn vừa bắt đầu gây chiến, thống khổ chưa đến thì đã thấy Thần hóa ở Cát Pha. Huyện ký thong dong đến Tương Nghiệp, dựa vào bí chú mà nhà Tế độ gần hết, đem hương khí nhổ bạt lâm nguy, chiêm bái linh anh chưởng mà tọa định kiết hung. Cuối cùng khiến cho hai họ Thạch cúi đầu, con cháu từ xa đến. Dân đen thắm nuần cố nhiên không thể so sánh. Sau khi Phật diệt ở Tây vực còn có các vị Thiệp công, Bôi Độ..v.v..hoặc soi sáng ánh đạo vàng cứu độ mê tục, hiển hiện thần kỳ, nói trước điềm báo, hoặc chết rồi sống lại, hoặc sau khi chôn thì quan quách trống không. Nhiều hành tích linh hiển không đoán biết được, mà sách vở ghi chép cũng sự đến đi cũng khác. Đến như Lưu An, Lý Thoát, sách sử cho là hạng yêu đảng tiến vị. Tiên lục cho là chim hóa mây bay, phàm nói lý là ở chỗ hợp với Đạo. Nói sự quý ở nơi giúp vật. Cho nên quyền thì trái với thường mà hợp đạo, lợi dụng để mà thành việc. Những sở truyền ở trước đều có ghi lại rõ ràng, chẳng cần tra cứu. Hoặc do pháp thân ứng cảm, hoặc ẩn tích chốn cao tiên. Chỉ ứng một phần mà đầy đủ cả. Đến như Tuệ Tắc cảm được vò hương mà tiêu hết bịnh tật. Sử Tông qua cầu Ngư mà được toàn mạng, Bạch Túc đao chém không bị thương, di pháp vừa mới bắt đầu. Bảo Chí phân thân ở Viên hộ, Đế Vương càng thêm tin tưởng, ánh sáng tuy hòa mà không ô uế thân thể. Bụi trần tuy đồng mà chẳng mất tánh chơn. Cho nên Văn Ký thời đều thấy nơi tông lục. Như kẻ khoe khoang mới đem kỹ xảo tà đạo làm loạn, nhơn vào thần dược mà bay cao, dựa vào cỏ phương cỏ chi mà thọ mạng. Phàm gà kêu trong mây, chó sủa trên trời. Xà, hạc không chết, rùa linh ngàn năm từng là điều kì dị ư.

Tóm lại: Đất đai, của cải, sông nước, ao hồ, vàng đun trong lửa. Cường lương lỗ hóa, giả thấy uy quyền. Soi sáng Tương độ, khai đạo Trung Xuyên. Ban ân hai nơi này, dẹp yên bốn cõi, nếu không nương tựa, mạng dân làm sao bảo tòan

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14