CAO TĂNG TRUYỆN

Sa-môn Thích Tuệ Kiểu ở chùa Gia Tường, Cối Kê, soạn vào đời nhà Lương tuyên dịch từ kinh điển.
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 5

THÍCH ĐẠO AN

Ngài họ Vệ, người ở Phù Liễu Thường Sơn. Gia thế vào hàng Nho gia sĩ thứ. Cha mẹ mất sớm Ngài được ngoại huynh Khổng Để nuôi dưỡng.

Bảy tuổi đã đọc làu ngũ kinh và thông suốt văn nghĩa, mọi người đều cho là lạ. Đến năm mười hai tuổi xuất gia, thần trí đã thông tuệ, nhưng dung mạo xấu xí nên không được thầy coi trọng, bảo ra đồng làm ruộng trong ba năm. Ngài cần cù làm việc không chút oán hờn, lại nghiêm trì giới luật không hề khiếm khuyết. Vài năm sau mới cầu thầy học kinh. Thầy trao cho quyển kinh Biện Ý gồm năm ngàn lời. Ngài mang bộ kinh ra ngoài đồng. Nhơn lúc nghỉ ngơi Ngài xem qua. Chiều tối trở về thì đưa cho thầy, lại xin quyển kinh khác. Thầy bảo:

– Kinh hôm qua chưa đọc hết, sao lại xin kinh khác.

Ngài đáp:

– Hôm qua con đã xem bộ kinh đó hết rồi và đã thuộc làu.

Thầy tuy lấy làm lạ mà chưa tin, lại đưa cho quyển kinh “Thành Cụ Quang Minh” gồm một vạn lời. Cũng như hôm trước, tối Ngài lại mang trả cho thầy. Thầy cầm kinh bảo Ngài đọc lại. Ngài đọc thuộc lòng không thiếu một chữ. Vị thầy rất kinh ngạc và biết rõ tài năng của đệ tử. Sau đó Ngài thọ cụ túc và được thầy cho đi tham học. Ngài đến Nghiệp vào chùa gặp được ngài Phật Đồ Trừng-Ngài Đồ Trừng thấy Ngài thì khen ngợi nói chuyện cả ngày. Chúng thấy dung mạo không xứng nên tỏ vẻ xem thường.

Ngài Phật Đồ Trừng bảo:

– Người này kiến thức sâu xa chẳng phải thường đâu.

Ngài tín phụng theo làm đệ tử Phật Đồ Trừng-Thầy giảng kinh xong đều bảo Ngài giảng lại, nhưng chúng không tin phục, cùng bảo:

– Đợi gã Côn Lôn này giảng xong, ta nên chất vấn.

Thế rồi khi bị đại chúng đồng học chất vấn Ngài đều giải thích rành rẽ, mọi người đều kính phục bảo:

– Vị tất đạo nhơn này làm kinh hoàng cả bốn lăng.

Người học đạo đương thời chỉ chấp vào những điều nghe thấy. Ngài than thở:

– Đạo pháp tuy thâm sâu mà huyền chỉ vẫn có thể truy tìm học hỏi. Nên tìm đến nơi thâm u để tham khảo chỗ vi diệu uyên áo. Như vậy thì lý duyên sanh mới được tuyên dương tận cùng, và hàng môn đồ có chỗ quy hướng.

Sau đó Ngài du phương đạo tham vấn kinh luật. Sau tỵ nạn tạm lánh vào chốn núi non đầm rạch -Trúc Pháp Tề Thái Dương cùng Châu Chi Đàm giảng kinh Âm Trì nhập đạo An theo Ngài thọ nghiệp. Không bao lâu thì cùng bạn đồng học lên núi Phi Long. Sa-môn Đạo Hộ trước đã ở núi này, gặp nhau thì vui mừng khôn xiết, bèn cùng xem văn học đạo, nói ra những lời thần tình vi diệu.

Khi đến Hằng Sơn ở Thái Hành, Ngài cho xây chùa viện và sửa đổi y phục thế tục thành pháp phục xuất gia, giáo hoá vùng trung phần Hà Bắc. Bấy giờ thái thú Lô Hâm ở Vũ Ba nghe danh tiếng của Ngài liền nhờ Sa-môn Mẫn Kiến mời Ngài về. Ngài từ chối không được bèn nhận lời về giảng kinh, danh tiếng của Ngài khiến cho hàng đạo tục đều mến mộ-Đến năm bốn mươi lăm Ngài lại trở về chùa Thọ Độ ở Ký Bộ. Đồ chúng khoảng vài trăm vị thường tuyên Pháp Hoá.

Thạch Hổ mất, Bành Thành Vương lên kế vị, vua phái Sa-môn Trúc Xương Bồ đi thỉnh Ngài về Hoa Lâm Viên và cho xây dựng phòng xá tại đây. Ngài thấy họ Thạch đến hồi mạt vận bèn dẫn đồ chúng về núi Khiên Khẩu. Sau Nhiễm Mẫn nổi loạn, nhân tình ly tán. Ngài Đạo An nói với đồ chúng rằng:

– Ngày nay thiên tai hạn hán, sâu bọ hoành hành, giặc cướp nổi dậy khắp nơi. Chúng ta đồng tụ hội tại đây thì khó khăn mà ly tán cũng không được, thật là nan giải.

Ngài dẫn đồ chúng đến Vương Ốc ở núi Nữ Lâm. Không bao lâu lại vượt Hoàng Hà đến Lục Hồn, ở trong núi hái rau quả sinh sống tu học. Nhưng Mộ Dung Tuấn lại đem binh đến đánh Nhiễm Mẫn, vây kín Lục Hồn -Ngài lánh nạn xuống miền Nam ở Tương Dương, đến tại Tân Dã, Ngài bảo đồ chúng:

– Ta gặp thời vận xấu, không nương vào quốc chủ thì Pháp sự khó lập, vả lại việc giáo hoá cần phải rộng khắp.

Chúng đều nói:

– Xin y lời thầy dạy.

Ngài bảo Trúc Pháp Thái đến Dương châu và nói:

– Ở đó có nhiều hiền nhân quân tử, họ đều tôn sùng Phật pháp.

Ngài bảo Pháp Hoà vào đất Thục, ở đây chốn núi non sơn thuỷ để tu nhàn.

Ngài Đạo An cùng với Tuệ Viễn và hơn bốn trăm đồ chúng đến Tương Dương-Khi đến trước nhà một người thấy ngoài cửa có hai chữ Mã chính giữa treo một bồn cỏ khoảng một đấu. Thấy vậy ngài kêu lên:

– Lâm Bá Thăng.

Chủ nhân kinh ngạc bước ra quả đúng là họ Lâm tên Bá Thăngcho ngài là thần nhân nên mời vào tiếp đãi nồng hậu. Chúng đệ tử hỏi vì sao lại biết tên họ người, Ngài bảo:

– Hai cột trụ họp lại thành chữ Lâm- chính giữa treo một bồn cỏ dung lượng khoảng một đấu tức là Bá Thăng-hợp cả lại thành Lâm Bá Thăng.

Đến Tương Dương Ngài bắt tay vào việc tuyên dương Phật pháp. Những bộ kinh dịch trước đã lâu, mà bảng cựu dịch có sai sót khiến cho giáo điển thâm tạng chưa tỏ thông được-Mỗi khi Ngài giảng thuyết duy chỉ nêu đại ý chuyển đọc mà thôi. Ngài xem hết kinh điển lại thông hiểu sâu xa ý nghĩa. Do đó Ngài chú giải bộ Bát-nhã đạo hạnh, Mật Tích, An Ban thủ ý kinh.v.v…So sánh văn nghĩa cùng tận, rồi giải thích triết nghi rõ ràng, gồm hai mươi hai quyển-Kinh nghĩa đầy đủ khúc chiết bắt đầu từ ngài Đạo An mà có. Từ thời Hán Ngụy cho đến đời Tấn, kinh điển truyền sang rất nhiều. Mà người truyền kinh lại không nói rõ danh tự, người đời sau truy tìm không xét được niên đại, ngài Đạo An tổng tập hết danh mục tiêu biểu mỗi thời-Các bản tân cựu tuyển thành kinh lục. Các bộ kinh đều căn cứ vào thật công của người truyền dịch. Học sĩ trong bốn phương đều đến học Ngài.

Bấy giờ tướng công chinh tây là Hoàng Lãng Tử đang trấn nhậm Giang Lăng có sai người mời Ngài tạm qua bên đó. Châu Tự ở Tây Trấn cũng thỉnh Ngài đến Tương Dương. Mỗi lần trò chuyện với Ngài, Châu Tự khen rằng:

– An Pháp sư là bực thầy đống lương cho người học đạo.

Ngài thấy chùa Bạch Mã quá chật hẹp, nên lập một ngôi chùa khác lấy tên là Đàn Khê. Liền có nhà Trương Ân ở Thanh Hà, là một trưởng giả đại phú cùng tài trợ giúp đỡ xây chùa. Ngài còn xây tháp năm tầng, khởi xây bốn trăm phòng tăng-Quan thứ sử Lương châu là Dương Hoằng Trung gởi vạn cân đồng đến cho Ngài đúc. Đạo An nói:

– Lộ Bàn đã xong, Thái công đã tạo –Nay muốn đem số đồng này đúc tượng Phật được chăng?

Quan thứ sử vui mừng, bằng lòng. Thế là do nhiều người tương trợ mà thành ra có tượng Phật thần thái sáng ngời, tượng cao mười sáu thước, mỗi đêm toả hào quang rực sáng mặt sau điện đường tượng Phật. Khi đắp tượng xong, thì từ Hành Sơn cho đến Vạn Sơn cả ấp đều đến chiêm lễ. Đến đây nguyện của Ngài đã thành.

Vua Phù Kim cũng phái người mua kim bạc để tạo một tôn tượng Phật nằm cao bảy thước- Ngoài ra còn một tượng Phật bằng vàng, phật Di-lặc bằng ngọc châu, một tượng Phật bằng vải kim tuyến, một tượng Phật bằng gấm. Mỗi lần có pháp hội giảng kinh, các tôn tượng Phật được đặt trong hội trường giảng kinh, bố trí tràng phan bảo cái, các hạt châu nơi tượng chiếu sáng long lanh, khiến cho người đến tham dự pháp hội giảng kinh, đều khởi tâm thành cung kính, lễ bái. Có một tượng mang từ nước ngoài về, hình chất rất là cổ dị. Đại chúng xem thấy nên không tỏ lòng cung kính tôn trọng.

Ngài nói:

– Tôn tượng này thật trang nghiêm, nhưng búi tóc trên đầu chưa tương xứng.

Ngài bảo đệ tử mang tượng này đến lò rèn sửa lại-Sửa một lát, chợt có ánh sáng loé lên khắp phòng. Xem lại kỹ trong búi tóc thấy viên xá-lợi nằm trong đó. Đại chúng đều chứng kiến việc này đều tỏ lòng sám hối và cung kính.

Đạo An nói:

– Tượng này đã có sự linh ứng, không nên sửa nữa.

Ngài cho đình chỉ việc sửa búi tóc Phật lại. Người biết chuyện thì cho rằng Ngài biết trong búi tóc có xá-lợi nên cố ý bảo đi sửa lại để huấn thị đệ tử.

Bấy giờ ở Tương Dương là con đường nối liền Hoa Bắc, Hoa Trung, là một nơi chiến lược quan trọng. Các vị danh sĩ đương thời nghe danh Ngài liền quy tụ về. Có vị viết thư đến thông hiếu nói:

– Nương vào sự ứng lý chơn chánh, minh bạch rõ ràng, từ huấn chiếu soi. Đạo tục đều huấn tập-Từ lúc Đại giáo truyền sang Đông độ đã hơn bốn trăm năm. Tuy vua chúa, cư sĩ mỗi thời đều phụng trì mà đạo vận chưa tỏ ngộ, không bao lâu do Ngài chấn hưng mà đạo nghiệp hưng sùng không mất. Đó chính là nguyệt quang xuất hiện, cùng linh bát ứng giáng. Pháp sư đúng là bậc mô phạm xuất phàm, hoá hợp sâu xa. Chư tăng phương này đều hết lòng kính mộ. Có người từ Tương Dương đến bái kiến, vừa ngồi xuống bèn tự xưng là: “Tứ Hải Tập Tạc Sĩ”.

Ngài cũng đáp lại: “Di Thiên Thích Đạo An” (khắp thiên hạ chỉ có một Đạo An) (người đều cho là câu đáp có tiếng).

Tập Tạc Sĩ đến chùa mang theo mười quả lê gặp chúng đang thọ trai. Ngài liền tự tay cắt lê chia từng chúng dùng.

Cao Bình Khích Siêu có mang tặng Ngài mười thăng gạo, lại viết thư thăm hỏi ân cần-Tập Tạc Sĩ có viết thư cho Tạ An nói rằng:

– Nơi đây có đạo sư Thích Đạo An, là một đạo sĩ Phật giáo phi thường, là tai mắt cho chúng thường nhân-Không trọng uy lớn mà vẫn chỉnh tề những điều nhỏ nhặt. Đồ chúng đều tôn trọng hỗ trợ, luôn tuân theo giới luật quy củ tu học. Một giáo đoàn chưa từng thấy-Pháp sư này thông đạt kinh thư nội ngoại, lại tinh thuần toán số âm dương, về diệu lý Phật pháp thì ung dung tự tại. Thật tiếc là tể tướng chưa từng gặp qua Ngài.

Ngài trú tại Tương Dương trong mười lăm năm. Mỗi năm đều có giảng kinh Kim Cương, Bát-nhã. Tấn Hiếu Vũ Hoàng đế nghe danh Ngài liền hạ chiếu thư khen ngợi:

– Đạo An Pháp sư thức khí thông đạt, phong vận toả sáng. Ngài có công giáo hoá đạo tục, cứu tế quần sanh và làm gương sáng cho hậu thế.

Rồi nhà vua hết lòng cung phụng, cúng dường đầy đủ vật phẩm, đối xử ngang hàng vương công. Vua Phù Kiên cũng nghe danh Ngài, và từng bảo rằng:

– Tương Dương có Thích Đạo An là một thần khí hiếm có. Ta muốn đến đó triệu Ngài về.

Sau đó Phù Kiên đánh chiếm Tương Dương bắt được Đạo An cùng Châu Tư. Phù Kiên nói với bộc xạ Quyền Dực rằng:

– Trẩm đem mười vạn binh đánh chiếm Tương Dương mà chỉ đựoc một người rưỡi.

Dực hỏi:

– Là ai?

Kiên đáp:

– Đạo An được một người-Tập Tạc Sĩ được nửa người.

Khi về Trường An Ngài ngụ ở chùa Ngũ Trọng, đồ chúng theo về học đạo cả mấy ngàn người, Pháp Hoá trở nên rộng khắp.

Vào đời Nguỵ Tấn, Sa-môn nương vào vị thầy lấy họ thầy nên phần nhiều pháp danh không đồng. Ngài cho rằng đấng đại sư chính là Phật Thích-ca nên lấy họThích làm họ. Sau Ngài có bộ tăng nhất Ahàm, quả có nói về bốn biển cùng đổ ra biển cả, không còn là tên sông. Bốn họ Sa-môn đều xưng là Thích chủng. Ngài Đạo An ngoài việc thông hiểu nghĩa lý văn chương, y mạo của chúng đệ tử ở Trường An là hạng thi phú, đều vào phụ chánh cả.

Khi ấy ở huyện Lam Điền có người được một cái đảnh có thể dung chứa hai mươi bảy đấu. Một bên đảnh có khắc triện bài minh mà không ai hiểu,mới đến cho Ngài xem. Đạo An bảo rằng:

– Đây là cổ triện thư do Lỗ Tương đúc-Ngài bèn viết lại thành bài Lệ văn. Ngài đa văn quảng kiến như vậy, nên vua Phù Kiên ra lệnh cho các học sĩ trong ngoài nếu ai có nghi ngờ điều gì thì lại hỏi ngài Đạo An.

Thế nên ở kinh triệu có lời nói:

– Học không có thầy Đạo An thì nghĩa không thông.

Đầu tiên, Phù Kiên từ loạn họ Thạch mà được nước, cho đến khi dân tình sung túc, bốn phương đều được định-Biên cương phía Đông ra tận Thương Hải, phía Tây giáp nước Quy Tư, Nam tới Tương Dương, Bắc ra tận Sa mạc Duy có Kiến Nghiệp là chưa thần phục. Mỗi khi cùng quần thần đàm luận, Phù Kiên đều nói rõ ý định muốn thống nhất vùng Giang Tả. Em vua là Bình Dương Công Dung và triều thần như Thạch Việt, Nguyên Thiện đều hết sức can gián mà không được. Mọi người biết vua rất kính tin Đạo An bèn đến thỉnh Ngài:

– Chúa thượng muốn dụng binh đánh ĐôngTấn. Sao Ngài không vì chúng sanh mà khuyên vua một lời.

Có lần Phù Kiên ra Đông Uyển, mời Ngài cùng lên xa giá với vua.

Quan bộc xạ Quyền Dực thưa rằng:

– Thần nghe khi thiên tử xa giá, chỉ có quan hầu mới được theo.

Ngài Đạo An là người xuất gia, sao lại cùng thiên tử lên xa giá.

Phù Kiên nổi giận bảo:

– Ngài Đạo An đạo đức thật là đáng tôn kính. Trẫm và thiên hạ đều không bằng Ngài, việc lên xa giá này nào có tương xứng với đạo đức của Pháp sư.

Liền sai quan bộc xạ thỉnh Ngài lên xa giá. Không lâu sau vua Phù Kiên nói với ngài:

– Trẫm cùng ngài đi Nam du, đem Ngô Việt chỉnh lục sư mà tuần thú đến Cối Kê để xem Thương Hải, không phải là trọn vui sao?

Ngài đáp:

– Bệ hạ thay trời ngự thế. Có tám châu cống hiến dồi dào, ở Trung

thổ mà ngự chế cả bốn biển. Nên giữ lẽ vô vi để sánh cùng Nghiêu Thuấn. Muốn đem thầy Bách Vạn cầu lấy thửa ruộng trên cái hạ hạ-vả lại vùng Đông Nam ở nơi khí chướng đất xấu, xưa Thuấn Vũ đi không được phải trở về-Tần Hoàng Đế cũng phải thối lui. Bần đạo xem nơi đó chẳng phải là chỗ ngu tâm.

Nhưng Phù Kiên không nghe lời ngài can gián, sai Bình Dương Công Dung thống lãnh hai mươi lăm vạn tinh binh đi tiên phong. Vua tự dẫn sáu mươi vạn đi hậu tiến. Vua Tấn sai chinh lỗ tướng quân Tạ Thạch, thứ sử Tứ châu là Tạ Huyền đem quân chống cự. Quân của Phù Kiên đại bại ở núi Bát Công-Quân của Tây Tấn truy kích hơn ba mươi lý chém giết vô số- Dung tử trận-Phù Kiên một mình cưỡi ngựa bỏ trốn.

Ngài Đạo An thường chú giải các kinh điển. Ngài lo sợ không hợp với lý Phật, nên phát nguyện rằng:

– Nếu lời chú thích của con không trái lý Phật, nguyện xin hiển hiện điềm lành để minh chứng.

Một đêm ngài mộng thấy nột một Phạm tăng, tóc trắng lông mi dài bảo rằng:

– Những lời chú thích của ông đều hợp đạo lý. Ta là tăng ở Tây Vực không nhập Niết-bàn. Ta sẽ hổ trợ cho ông hoằng dương chánh giáo, ông hãy thiết lễ cúng dường.

Sau này khi bộ Thập tụng luật được truyền đến, Viễn công mới biết vị hoà thượng thầy mình nằm mộng trước kia là Tân-đầu-lô. Từ đó có thông lệ cúng dường cho Tân-đầu-lô.

Ngài Đạo An đạo đức cao dày lại thông suốt cả tam tạng-Ngài viết những điều luật cho tăng ni, tức nghi thức tu hành theo hiến chương quỷ phạm Phật pháp, gồm có ba điều:

1-Pháp hành hương toạ, pháp thượng toạ giảng kinh.

2-Pháp sáu thời hành đạo ẩm thực xướng thời.

3-Hành các pháp Bồ-tát, sai sử hối quá. Chùa chiền trong nước đều tuân theo pháp thức này.

Ngài Đạo An thường cùng với chúng đệ tử như Pháp Ngộ.v.v…quỳ trước tượng Phật Di-lặc, đồng phát nguyện vãng sanh lên cung trời Đâu-suất. Vào ngày 27 tháng giêng năm kiến nguyên thứ hai mươi mốt, đột nhiên có vị tăng hình thù xấu xa đến chùa xin ngủ lại qua đêm.

Chùa không có phòng dư nên vị tăng phải nghỉ ngơi tại giảng đườngKhi đó thầy Duy-na trực ở điện, đêm thấy vị tăng này bay ngang qua lại cửa sổ. Vị Duy-na kinh hoàng đến bạch với thầy Đạo An. Ngài liền ra lễ lạy thưa hỏi thỉnh an.

Dị tăng nói:

– Vì muốn độ thầy nên đến đây.

Đạo An thưa:

– Tội nghiệp con rất nặng, ngài không thể độ được đâu.

Vị tăng đáp:

– Có thể độ được. Nhưng trước phải tắm rửa tượng thánh tăng đã, thì mới được như nguyện.

Vị tăng chỉ bày pháp tắm rửa-Ngài Đạo An hỏi về trụ xứ của vị tăng. Dị tăng lấy tay chỉ lên trời về hướng Tây bắc-Nơi ấy mây mù tự nhiên tan mất, và thắng cảnh trang nghiêm vi diệu nơi cung trời Đâusuất lộ hiện ra-Đêm ấy vài mươi vị tăng đồng thấy thắng cảnh nơi cung trời Đâu Suất thật rõ ràng.

Ngài Đạo An theo pháp tắm rửa thánh tượng đầy đủ, chợt thấy có vài mươi tiểu đồng dị thường đi vào chùa đùa giỡn -Trong phút chốc tự làm lễ mộc dục. Đây chính là điềm Thánh ứng.

Ngày mùng 8 tháng 2 năm 385 Ngài bảo đại chúng:

– Ta sắp đi đây.

Trong ngày đó Ngài không bịnh chi mà thị tịch –Linh cửu chôn ở chùa Ngũ Cấp tại Trường An. Đó là vào năm Tấn Thái Nguyên năm thứ mười vậy, Ngài thọ bảy mươi hai tuổi.

Trước khi tịch, có vị ẩn sĩ là Vương Gia thường qua lại vấn an.

Ngài bảo:

– Thế sự loạn ly như vậy, ông nên theo ta.

Vương Gia đáp:

– Thật đúng như lời Ngài nói. Song tôi còn chút nợ duyên chưa trả, không thể đi bây giờ.

Khi ấy Dao Trường đem quân đánh Trường An Dao Trường và Phù Đăng giao chiến đã lâu mà bất phân thắng bại. Vương Gia lúc ấy ở trong thành, Dao Trường cho vời đến hỏi:

– Ta có thắng được không?

Vương Gia đáp:

– Lược thì được.

Dao Trường nổi giận:

– Được thì nói được, sao còn bảo là lược.

Vua bèn ra lệnh chém Vương Gia. Đây là món nợ mà Vương Gia đã nói.

Dao Trường sau đó mất, con là Dao Hưng lên thay đánh bại được

Phù Đăng. Tên tự của Dao Hưng là Lược-Đó là ý của Vương Gia nói “lược đắc” vậy. Vương Gia tên tự là Tử Niên, là người Lạc Dương, hình dáng rất xấu xa. Ong vốn có tánh hài hước hay chọc cười, nhưng không ăn ngũ cốc, ăn mặc giản dị thanh thoát, mọi người đều tôn trọng học theo. Nếu ai hỏi về việc xấu tốt, Ngài tuỳ theo đó mà ứng đáp, ngôn ngữ đều làm cho người cười, giống như hý luận, mà tương tự như lời sấm ký, khó lãnh hội được, mọi việc đều có linh nghiệm. Ban đầu nuôi đệ tử nơi hang Gia Mi, Phù Kiên sai Đại Hồng Lô mời mà không đến. Khi Phù Kiên muốn Nam chinh có hỏi Vương Gia có đựơc không?

Vương Gia không nói, chỉ cưỡi ngựa đi theo hướng Đông-được vài trăm bước thì bị rớt giày, bèn cởi áo bỏ mũ mà quay về. Đó là biểu hiện cho việc chinh phạt bị thất bại của Phù Kiên. Ngày Dao Trường hại Gia, có người ở Lũng thượng thấy gửi thư về Trường An cho Ngài, Ngài dần hiểu bậc thầy nhân đều như thế cả.

Khi nghe ngài La-thập ở bên Tây Vực, ngài Đạo An ân cần khuyên Phù Kiên nên qua thỉnh về Trung thổ để biên dịch kinh điển. Ngài La-thập cũng nghe thịnh danh oai đức của Đạo An, cho rằng đây là bậc Thánh ở phương Đông, hằng lễ kính từ xa. Khi Ngài mới sanh ra, trên trái có một miếng da rộng khoảng một thốn, lấy tay vê có thể chạy lên, xuống nhưng không kéo ra được. Sau khi ngài Đạo An thị tịch khoảng mười sáu năm thì ngài La-thập mới đến, hận vì không gặp nhau nên lòng bi thương vô hạn.

Ngài Đạo An dốc lòng muốn tuyên hoá kinh điển chánh đạo, nên ngài mời thỉnh nhiều vị Sa-môn ngoại quốc như Tăng-gìa Đề-bà, Đàmma-nan-đề và Tăng-gìa Bạt-trừng.v.v… dịch kinh điển hơn một trăm vạn lời. Ngài cùng Sa-môn Pháp Hoà hiệu đính lại âm tự, sửa lại yếu chỉ câu văn, dịch lại đầy đủ yếu nghĩa. Tôn Xước làm bài Danh đức Sa-môn luận:

– Thích Đạo An là vị bác học đa tài, thông suốt danh lý kinh điển.

Lại có bài tán rằng:

– Vật thì có rộng lớn, người có đa năng -Đạo An uyên thâm, tài năng gấp bội, danh tiếng vang dội. Hình tuy cỏ hoa, giống như thường tại.

Trong Hữu biệt ký có nói:

– Ở Hà Bắc có ngài Trúc Đạo An cùng Thích Đạo An là một người.

Trong Tập Tạc Sĩ nói:

– Trúc Đạo An là theo họ thầy mà nói sau cải lại họ Thích. Người đời thấy hai họ nên nghĩ hai người là sai lầm vậy.

THÍCH PHÁP HÒA

Ngài là người Vinh Dương, thuở nhỏ là bạn đồng học với An công. Tánh tình Ngài cung kính nhường nhịn, khéo luận nghị, giải ngộ nghi tình. Khi loạn họ Thạch Ngài đem đồ chúng vào đất Thục nhà Hán. Kẻ sĩ mộ đức tụ tập lại rất đông. Nghe Tương Dương bị vây hãm, Ngài từ Thục đi vào Quan Trung ở chùa Dương Bình, sau ở cốc Kim Dư thiết hội, Ngài cùng An công lên núi đưa mắt nhìn bao quát thì lòng lại bi thương và nói:

–Núi này cao lớn có nhiều người tìm đến -Nếu lỡ không may trượt chân thì biết đi về đâu?

Đạo An nói:

–Pháp sư trì tâm như thế thì lo gì hậu sanh. Nếu tuệ tâm không có thì mới thật đáng xót thương.

Sau đó Ngài cùng An công giám định rõ ràng các kinh điển mới dịch, tham chánh lại văn nghĩa -Không bao lâu thì Tấn Vương thỉnh Ngài đến Bồ Bản giảng kinh. Ít lâu sau Ngài bảo với đệ tử:

–Sự khổ não lụy phiền ở thế gian chẳng phải một.

Nói rồi Ngài sửa sang y phục chỉnh tề, nhiễu Phật lễ bái, rồi trở lại chỗ ngồi, lấy y che lên đầu rồi an nhiên thị tịch. Bấy giờ Ngài đã tám mươi tuổi.

THÍCH TĂNG LÃNG

Ngài là người ở kinh triệu. Thuở nhỏ thường đi du phương học đạo. Lớn lên trở về Quan Trung chuyên về giảng thuyết. Có lần cùng đi với mấy người pháp hữu trên đường, Ngài chợt bảo họ:

–Trong chùa các vị, hình như có người đang trộm đồ vật.

Mọi người trở về chùa, bắt được kẻ trộm, chưa bị mất gì cả. Ngài giữ gìn trai giới, thân mặc áo vải thô, chí hướng vượt ngoài thế tục, bác học uyên thâm, chiêm nghiệm những việc tốt xấu. Năm Hoàng thỉ nguyên niên đời Tần 351, Ngài dời về núi Thái. Ngài cùng ẩn sĩ Trương Trung lập am tranh dưới chân núi, mỗi ngày cùng dạo cảnh. Trương Trung sau được Phù Kiên mời đi đến núi Hoa Âm thì mất.

Pháp Lãng lên cốc Kim dư trên núi Côn Lôn, lập một tinh xá, nằm phía Tây bắc của núi Thái vậy. Núi này cao lớn mà phong cảnh suối nguồn chung quanh rất là hùng vĩ. Ngài lập am tranh giữa chốn núi non. Nghe thanh danh Ngài, có hơn trăm người lũ lượt kéo đến cầu học đạo. Ngài vì họ đối đáp không mỏi mệt.

Vua tiền Tần Phù Kiên rất khâm phục, sai sứ đến thỉnh Ngài về triều, nhưng Ngài viện cớ lão bịnh mà từ chối mãi. Vua sau đó chỉnh đốn tăng đoàn, lại ban sắc lịnh riêng:

–Lãng Pháp sư giới đức cao tốt, chúng tăng cũng trì giới luật thanh tịnh. Vì vậy giáo đoàn ở Côn Lôn không cần tra xét.

Vua Dao Hưng nhà hậu Tần cũng rất khâm trọng Ngài. Mộ Dung ở nước Yên nghe danh ngài cũng đến mời thỉnh, hiệu Đông Tề Vương mang lễ vật và cung cấp tô thuế của hai huyện cho Ngài. Ngài từ chối và xin miễn thuế cho hai huyện để tạo phước đức.

Vua Tấn Hiếu Vũ cũng từng gửi thư đến thăm hỏi. Ngụy chủ Thác Bạt Khuê cũng sai sứ mang thư và lễ vật đến cúng dường thăm hỏi Ngài. Người đương thời đều cung kính Ngài như thế. Ở trong tịnh cốc Ngài ở có nhiều hổ báo.

Ngài thường cầm tích trượng đi, bầy hổ đi theo sau và Ngài hàng phục hết các loài mãnh thú, làm cho dân chúng an ổn không còn lo sợ, ai ai cũng kính phục Ngài, gọi Kim Dự cốc của ngài là Lãng công cốc. Phàm những người đi đến chỗ Ngài, số người bao nhiêu Ngài thường biết trước một ngày, nên bảo đệ tử làm thức ăn đầy đủ. Hôm sau số người đến đúng như lời Ngài nói.

Sau Ngài mất ở trong núi, thọ tám mươi lăm tuổi. Bấy giờ ở Thái Sơn lại có Chi Tăng Thuần là người ở Ký châu -lúc nhỏ từng qua Hình Lũng, lớn lên qua Kinh Ưng -Ngài diệu thông đại thừa lại giỏi số luận.

Trước tác “Nhân vật thỉ nghĩa luận” cũng lưu hành ở đời.

TRÚC PHÁP THÁI.

Là người Đông Hoàng, là bạn đồng học của ngài Đạo An. Tuy tài biện không bằng mà tướng dung lại vượt hơn. Ngài cùng với Đạo An tránh nạn đi đến Tân Dã. Ngài Đạo An phân đồ chúng bảo Ngài dẫn về kinh -Khi từ biệt Ngài nói với Đạo An:

–Pháp sư nghi quỹ đầy cả vùng Tây bắc. Hoằng giáo khắp cả Đông nam, đạo thuật thì cả vùng Giang Hồ này đều trông vọng nơi Ngài. Đối với cao hội tịnh nhơn, kỳ hạn tới mùa đông vậy.

Từ biệt chia tay, Ngài cùng đệ tử là Đàm Nhất, Đàm Nhị cùng hơn bốn mươi người đi về Giang Đông, giữa đường gặp bịnh phải dừng lại ở Dương Khẩu.

Bấy giờ Hằng Uẩn đang trấn thủ Kinh châu, sai sứ đến cúng dường thang thuốc cho Ngài. Ngài Đạo An lại bảo đệ tử là Tuệ Viễn, xuống kinh thăm bịnh. Pháp Thái vừa hết bịnh thì đến thăm Hằng Uẩn, Uẩn muốn Ngài lưu lại nói chuyện lâu dài, nên còn nói chuyện khách. Ngài vì bịnh chưa khỏi hẳn nên không thể ngồi lâu, mới lên xe trở ra và bảo người lên nói với Uẩn rằng:

– Vì bịnh mới bớt không thể ngồi lâu, sau này sẽ đến.

Uẩn liền đứng dậy chạy ra mời Ngài trở lại. Pháp Thái thân cao tám thước, phong tư tuấn tú, lời lẽ sâu xa, ngôn từ nhã nhặn.

Bấy giờ Sa-môn Đạo Hằng lại có tài lực, thường chấp tâm vô nghĩa, đại hành nơi Kinh đô? Pháp Thái nói:

– Đây là tà thuyết nên cần phá trừ.

Thế rồi Ngài tập họp các bậc danh tăng lại và sai đệ tử là Đàm Nhất ra vấn nạn. Căn cứ vào kinh luận và dẫn chứng ra để triết lý. Hằng dựa vào luận biện bằng miệng không chịu khuất. Hết ngày đó, đến sáng hôm sau lại có ngài Tuệ Viễn đến vấn nạn vài câu lý lẽ đều sắc bén. Đạo Hằng tự biết nghĩa đồ sai khác, thần sắc hơi giao động, chưa biết phải đáp ra sao thì ngài Tuệ Viễn lại nói:

– Không nhanh mà mau, vì sao lại dùng cái thoi.

Mọi người đều cười lên. Nghĩa vô tâm từ đây bị phá.

Ngài Pháp Thái trụ ở chùa Ngoã Quan. Năm Tấn Thái Tông Hoàng Đế Giản Văn rất kính ngưỡng, mấy lần cầu Ngài giảng kinh Phóng Quang, mở ra đại hội. Vua tự thân đến, các quan văn võ đều đầy đủ. Ngài Pháp Thái về hình vóc thì vượt hơn người, lưu danh bốn cõi. Ngày khai giảng tăng tục sĩ thứ đều tụ lại, cùng chư môn đồ đều đến.

Các quan khanh cả ngàn vị. Chùa Ngoã Quan vốn là nơi lò đúc của Ngoạn công Mộ vương ở núi Hà Nội. Trong đời Tấn Hưng Ninh Sa-môn Tuệ Lực cải làm tự, lúc ấy chỉ có tháp đường mà thôi. Và khi ngài Pháp Thái ở thì sửa sang phòng ốc lại, tu lập chúng nghiệp. Vài ngày trước khi mất, ngài bỗng thấy không khỏe liền nói với đệ tử rằng:

– Ta sắp đi đây!

Năm Tấn Thái nguyên thứ mười hai Ngài tịch, thọ sáu mươi tám. Vua Tống Hiếu Vũ sắc chiếu chỉ nói:

– Thái Pháp sư đạo cao đức trọng, pháp truyền lưư cả tám phương,

Ngài mất đi thật là để lại bao sự luyến tiếc thương xót. Nay đem mười vạn tiền lo tống táng và lo liệu các việc đầy đủ.

Đệ tử của ngài là Đàm Nhất, Đàm Nhị cùng bác thông kinh nghĩa, lại giỏi về Lão dịch, phong lưu cùng nổi tiếng đương thời với ngài Tuệ Viễn.

Đàm Nhị chết sớm. Ngài Pháp Thái khóc và nói:

– Trời táng Nhan Hồi vậy.

Ngài trước tác các phần Nghĩa sớ, cùng với Khích Siêu luận về Bản vô nghĩa, đều lưu hành ở đời. Hoặc có người nói: – Thái là đệ tử của ngài Đạo An là chẳng đúng.

THÍCH TĂNG QUANG

Ngài là người Ký châu, đệ tử của Thường Sơn Uyên công. Tánh tình thuần khiết lại có tiết tháo, lúc còn sa-di có gặp ngài Đạo An ở Nghịch Lữ. Đạo An lúc này cũng chưa thọ cụ túc. Nhơn cùng có chí khảng khái lại có thần khí. Khi lâm biệt có nói:

– Sau này trưởng thành chớ quên những ngày đồng du.

Sau khi Tăng Quang thọ giới lại cần tu khổ hạnh, học thông kinh luận. Lúc loạn Thạch thị về ẩn ở núi Phi Long.Ở chốn non cao đắc chí thiền tuệ. Ngài Đạo An khi ấy tìm đến, gặp nhau rất là mừng vui nói ngày trước giao ước nay mới tìm đến. Nhơn cùng chắp văn mặc ý, sự tân ngộ lại càng nhiều.

An nói: Tăng Quang trước kia cắt nghĩa lý phần nhiều đều trái. Ngài nói:

– Phải nên phân tích đến chỗ tiêu diêu, làm sao dung phải trái tiên đạt.

Ngài Đạo An:

– Lý giáo sâu xa nên có rộng hẹp. Pháp cổ đã vang thì làm gì có trước sau.

Thế rồi Ngài nam du cùng Đạo An giảng đạo hoằng hoá, sau trở về Tương Dương bị bịnh rồi tịch.

Lại có Sa-môn Đạo Hộ cũng là người Ký Châu. Ngài là người trinh tiết có tuệ giải, cũng ẩn trên núi Phi Long, cùng gặp ngài Đạo An và cùng nói:

– Ở chốn thanh tịnh lìa tục là muốn khuôn phò đại pháp, há chỉ riêng ở nơi sơn môn. Muốn cho pháp luân thường chuyển, mỗi người tuỳ lực mới mong báo Phật ân.

Mọi người cho là phải, chia nhau đi các nơi hành hoá. Sau không biết Ngài tịch ở đâu.

TRÚC TĂNG PHỤ

Là người đất Nghiệp -Tuổi nhỏ là người trì giới, giữ trí hạnh thật trinh khổ. Học thông các bộ luận lại giỏi kinh pháp, cùng đạo chấn Phật pháp một thời. Gặp lúc loạn lạc đói kém vào thời Tây Tấn. Ngài cùng Đạo An ẩn cư ở Sơn Trạch nghiên tinh biện luận đều đạt đến chỗ sâu xa. Sau Ngài ở chùa Thượng Minh ở Kinh châu, chuyên tu lễ sám rất chuyên cần lại thệ nguyện sanh về cung trời Đâu-suất, yết kiến ngài Từ thị.

Bấy giờ Vương Khảng ở Lang Da làm thứ sử Kinh châu, vì thấy Ngài đạo hạnh thanh bạch nên thỉnh làm giới sư, hết lòng tôn phụng.

Hai ngày trước khi tịch Ngài chợt nói:

–Ngày mai ta sẽ đi.

Đến lúc lâm chung, có mùi hương lạ bay khắp phòng, tiếng Phạm âm liên tục. Tăng tục kéo đến cả vạn người. Năm đó Ngài sáu mươi tuổi, táng trong chùa, chúng tăng xây tháp thờ cúng.

THÍCH TĂNG PHU

Chưa rõ Ngài họ gì. Ngài học thông các kinh luận lại giỏi về kinh Phóng Quang và Bát-nhã Đạo Hạnh. Vào đời Tây Tấn loạn lạc xảy ra, Ngài về ẩn nơi vùng Giang Tả, trú tại chùa Ngoã Quan ở kinh sư. Sau đó khai giảng kinh pháp tại Kiến Nghiệp, tăng tục đều rất kính phục.

Bấy giờ Sa-môn Đạo Sùng cũng có tài biện giải. Ngài Đạo An có viết thư nói:

– Phu công nghiên kinh cứu điển sâu xa chúng tôi không thể so bì.

Bấy giờ đồ chúng dự học đều cho rằng tâm thần hữu hình, chỉ diệu ở nơi vạn vật. Từ đó mà nhàm chán.

Tăng Phu bèn trước tác luận:

– Thần vô hình, vì có hình nên có số. Có số thì có tận. Thần đã vô tận, cho nên biết là vô hình.

Bấy giờ đồ chúng phân vân cùng tranh biện. Vì lý đã có chỗ quy nên càng tin phục. Sau Ngài trước tác nghĩa sớ kinh Phóng Quang, Đạo Hạnh. Sau Ngài lâm chung ở tại chùa, thọ bảy mươi tuổi.

Ngài Đạo An và Trúc Pháp Thái có viết thư cho Ngài:

– Mỗi khi nhớ đến Phu thượng nhơn vẫn còn như hôm qua. Xa cách đã nhiều năm, mà mỗi khi đàm luận thanh biện đều nhớ đến Ngài, tưởng cùng người đang luận bàn sớ giải những điều hay đẹp. Há đâu một sớm vĩnh viễn đã ra đời khác. Thống hận sâu xa nào đã quên tình. Nghĩa lý của người gia công tìm hiểu, người tín khó thể tường tận.

Ngài Pháp Thái và Đạo An có mấy tập sách diễn giải nghĩa lý, nhưng nay đều thất lạc hết, thật đáng tiếc.

THÍCH ĐÀM DỰC

Họ Diêu là người Khương, hoặc nói là Ký châu. Xuất gia năm mười sáu tuổi, thờ Đạo An làm thầy. Tuổi nhỏ đã có luật hạnh đáng khen, học thông cả tam tạng, được môn nhơn khâm phục.

Ngài đi đến đất Thục, được quan thứ sử là Mao Cừ rất trọng vọng, cúng dường thức ăn. Một lần thấy trong cơm có trứng gà, Ngài gạt ra rồi mới ăn. Mao Cừ càng thêm kính trọng, biết vị này tất không cô phụ tín thí. Sau đó đem cúng dường cả ngàn đấu gạo cho ngài Đàm Dực. Ngài thọ nhận rồi đem cúng dường bố thí hết. Ngài từng theo ngài Đạo An ở chùa Đàn Khê. Thái thú Trường Sa là Đằng Hàm Chi lập chùa ở Giang Lăng, nhờ ngài Đạo An cho một vị đến trụ trì.

Ngài Đạo An bảo Đàm Dực:

– Kinh châu đất Sở vừa muốn có bực sư tông. Người đến đó giáo hoá chẳng phải ông thì còn ai?

Đàm Dực liền cầm tích trượng đi về Nam trụ trì chùa Đề Cấu, tức là chùa Trường Sa. Khi bọn cuồng khấu vào cướp phá Giang Lăng, Ngài lánh nạn qua Thượng Minh rồi lập ra chùa Thượng Minh ở đó. Khi Giang Lăng bình yên Ngài trở về Trường Sa.

Do lòng tinh thành tu niệm của Ngài mà cảm được xá-lợi. Ngài dùng bình vàng đựng xá-lợi đem đặt ở trai đường. Ngài đảnh lễ và lập thệ nguyện:

– Nếu đây là Kim Cang nguyện xin cho phát quang chiếu sáng.

Trong đêm đó có năm sắc hào quang phát sáng, màu sắc từ bình phát ra đầy khắp phòng. Đại chúng đều kinh ngạc, cho là Ngài có thần cảm.

Sau Ngài vào núi Lăng Quân ở đất Thục để đốn cây, núi biển nối liền nhau nên gọi đây là Động Đình Sơn. Trên núi có hang thông với Bao Sơn của đất Ngô. Núi đã linh dị làm cho người thêm kinh sợ. Ngài đưa người vào núi, giữa đường gặp bạch xà và vài mươi con rắn dài trên đường, Ngài trở lui cầu lễ sơn thần xin sám hối và nói với thần rằng:

– Con xin chặt cây làm chùa, công đức này xin hồi hướng tất cả.

Đêm ấy liền thấy thần nhân đến bảo rằng:

–Pháp sư đã vì Tam bảo mà cần dùng, tôi xin tuỳ hỷ, nhưng chớ để cho người khác chặt phá.

Sáng hôm sau Ngài cho người chặt cây thả trôi dòng nước đem về. Khi chặt phá có người trộm riêng. Khi làm chùa đủ số lượng xong, những người kia đều bị quan bắt giữ. Sự chí thành được cảm ứng như thế.

Ngài Đàm Dực thường than:

– Chùa đã lập, tăng đã đủ mà hình tượng còn thiếu. Vua A-dục khi tạo dung nghi thần tượng, phần nhiều đều bố cáo khắp các phương, vì sao không cảm ứng đến.

Ngài bèn cầu thỉnh rất ân cần chí thiết -Ngày mùng 8 tháng 02 năm Gíap ngọ, năm Tấn nguyên thứ mười chín, chợt có tượng Phật hiện ra ở phía Bắc thành, toả ánh hào quang chiếu khắp trời. Bấy giờ tăng chúng chùa Bạch Mã đến cung nghinh khiêng đi nhưng không lay động.

Ngài đến cầu thỉnh lễ lạy và nói với chúng nhơn rằng:

– Đây là tượng của vua A-dục cho chùa Trường Sa chúng ta.

Ngài bảo ba vị đệ tử khiêng đi, quả nhiên khiêng được về bổn tự.

Sau có Thiền sư nước Kế Tân là Thiền sư Tăng-gìa Nan-đà, đến đất Thục vào chùa lễ bái, thấy tượng chiếu hào quang có chữ Phạm, liền nói:

– Đây là tượng của A-dục Vương, vì sao lại đến đây.

Mọi người nghe vậy thì biết lời Đàm Dực nói không sai. Ngài mất năm tám mươi hai tuổi. Ngày Ngài tịch tượng chiếu sáng linh hoá rõ ràng, chẳng biết là nghĩa gì. Ai cũng cho Ngài là người có thần cảm. Bấy giờ ở chùa Trường Sa có Sa-môn Tăng Huy. Ngài học nghiệp sâu rộng rất được kính trọng, lại khéo thập trụ, nên chú giải rất rõ ràng.

THÍCH PHÁP NGỘ

Không biết Ngài là người ở đâu -Tuổi nhỏ đã hiếu học dốc chí tinh cần nhưng tánh khoa trương dưới mắt không người. Sau gặp Ngài Đạo An lòng tự nhiên tin phục nên thờ Ngài làm thầy. Ngài vốn huyền hoá ngộ giải phi thường, khắc kỷ bổn tâm, khiêm cung mà thành đức hạnh. Thái thú Nghĩa Dương là Nguyễn Bảo nghe tiếng Ngài nên rất ngưỡng mộ. Ngài kết thiện hữu viết thư thông hiếu, qua lại giao tiếp. Lúc Tương Dương bị loạn, Ngài tránh về Đông hạ dừng ở chùa Trường Sa tại Giang Lăng, giảng thuyết kinh điển, người theo thọ học lên đến hơn bốn trăm vị.

Bấy giờ có vị tăng uống rượu phế bỏ việc đốt hương. Ngài chỉ phạt mà không khiển trách -Ngài Đạo An nghe biết, đem ống trúc đồng đựng một cây roi, tay tự gói lại bảo gởi cho ngài Pháp Ngộ. Ngài mở ra thấy cây roi liền nói:

– Đây là dành cho vị tăng uống rượu đây. Ta dạy chúng không nghiêm nên phiền đến Ngài.

Rồi Ngài bảo duy-na đánh kiền chuỳ tập chúng, đem gậy trúc đặt trên bàn hương án. Hành hương xong rồi, Ngài mới đứng dậy đến trước chúng, hướng lòng chí kính về cây trúc đồng rồi phục xuống đất, bảo duy-na hành lễ trượng ba lần -Ngài tuôn lệ như để tự trách -Tăng tục nhìn thấy đều khen ngợi không dứt. Nhân đó mà cùng khuyến tấn tự tu nghiệp cho đại chúng. Rồi ngài viết thư cho ngài Tuệ Viễn thưa rằng:

– Con chướng ám đoản sự không thể lãnh chúng. Hoà thượng tuy ở xa xôi mà còn tỏ lòng nghĩ đến, tội của con thật nặng vậy. Sau Ngài mất ở Giang Lăng, thọ sáu mươi tuổi.

THÍCH ĐÀM HUY

Là người Hà Nội, năm mười hai tuổi theo ngài Đạo An xuất gia. Ngài Đạo An chuộng về thần thái của Ngài lại bảo đọc sách. Trong hai ba năm Ngài học kiêm hết kinh sử. Đến mười sáu tuổi mới thế phát. Từ đó Ngài chuyên tinh học Phật lý, chưa đến tuổi trưởng thành đã giảng pháp. Tuy chí nghiệp sâu xa mà sự khiêm cung cũng đáng trọng. Sau theo ngài Đạo An đến Tương Dương, gặp lúc chiến loạn mới tránh sang Kinh châu, dừng tại chùa Thượng Minh. Mỗi khi pháp luân chuyển hoá thì tăng tục đều kéo đến. Ngài vẽ chân dung của ngài Đạo An để lễ bái. Chư tín đồ ở Giang Lăng thường hướng về Tây để kính lạy Bồ-tát Ấn Thủ (Đạo An).

Hoặc có người hỏi:

– Pháp sư đạo hoá làm sao bằng được hoà thượng?

Ngài bảo:

– Nội hành của Hoà thượng sâu cạn không dễ gì suy lường. Do nhiều ngoại duyên nên sự ứng nghiệm của ta không thể bằng. Ngài mất năm thứ hai mươi hai đời Tấn Thái nguyên. Ngày lâm chung Ngài không có bịnh hoạn gì. Khi lên giảng đường cùng chúng thọ thực, nhơn đó mà từ biệt chúng. Ăn xong trở về phòng nằm hướng tay mặt rồi tịch hoá, thọ bảy mươi ba tuổi. Ngài trước tác “Lập bổn luận” gồm chín thiên sáu thức chỉ quy mười hai bài, đều còn lưu hành ở đời.

THÍCH ĐẠO LẬP

Không biết Ngài là người ở đâu, tuổi nhỏ xuất gia thờ ngài Đạo An làm thầy. Ngài thông hiểu kinh Phóng Quang, lại đem tam huyền của Trang Lão ứng với lý phật, lại thuộc cả ý. Tánh Ngài ưa tịnh không ham chuyện thế sự -Sau Ngài theo Đạo An ẩn cư trên núi Phú Chu. Ngài ở chốn non cao không cầu sự cúng dường. Mỗi khi suy tư thập thiền, liên tiếp bảy ngày không khởi dậy. Một ngày đầu hạ Ngài chợt xuống núi, vân tập đại chúng lại, rồi giảng phần Đại Phẩm, có hỏi lý do thì Ngài nói:

– Ta chỉ ở đây đến mùa thu. Vì muốn làm xong hoài bảo của tổ vậy.

Vài ngày sau Ngài không bị bịnh mà tịch.

THÍCH ĐÀM GIỚI

Ngài có tên là Tuệ Tinh. Họ Trác. Người Nam Dương, là em của binh bộ Cức Dương. Ngài an bần học đạo du tâm nơi nội điển. Sau nghe ngài Vu Pháp Đạo giảng kinh Phóng Quang bèn đến nghe, từ đó tâm ngộ Phật lý, phế tục theo đạo, thờ ngài Đạo An làm thầy, bác thông tam tạng, tụng kinh hơn năm mươi vạn lời. Hằng ngày lễ sám năm trăm lạy. Vương Khang ở Lâm Xuyên rất kính trọng. Sau Ngài bị bịnh càng chuyên tâm tụng danh hiệu Phật Di-lặc không dứt -Đệ tử là Trí Sanh hầu bịnh hỏi Ngài vì sao không nguyện sanh về nước An dưỡng.

Ngài nói:

– Ta cùng Hoà thượng và tám người đồng nguyện sanh về cung trời Đâu-suất-Hoà thượng và bạn đạo đều vãng sanh về đó mà ta chưa sanh về, cho nên mới nguyện.

Ngài nói xong thì có hào quang chiếu khắp thân, trông dung mạo thật vui vẻ, rồi an nhiên thị tịch thọ bảy mươi tuổi.

Mộ phần nằm bên phải mộ của ngài Đạo An.

TRÚC PHÁP KHOÁNG

Ngài họ Cao. Người ở Hạ Phi (Giang Tô), ngụ cư ở Ngô Hưng, sớm mất cha mẹ, thờ mẹ kế rất có hiếu. Nhà nghèo không có của cải thường cày ruộng để nuôi mẹ già. Rồi khi mẹ mất lại hết lòng hiếu lễ. Tang phục xong thì lại đi xuất gia, thờ ngài Trúc Đàm Ấn làm thầy Ngài Đàm Ấn là người thông tuệ có đạo hạnh, Ngài thờ thầy hết lòng chí thành.

Sau khi thọ giới cụ túc xong, Ngài giữ gìn đạo hạnh tiết tháo hơn người, thanh tịnh an nghiệp chí hạnh sâu xa. Ngài Đàm Ấn một lần bị bạo bịnh. Pháp Khoáng chí thành cầu lễ sám trong bảy ngày bảy đêm. Đến ngày thứ bảy hốt nhiên thấy năm sắc hào quang sáng rực trong phòng thầy. Ngài Đàm Ấn như biết có người dùng tay đè vào mình, bịnh hoạn đều tiêu hết. Sau đó ngài từ biệt thầy đi du hoá xa. Ngài tìm các kinh luận yếu chỉ đem về nơi thạch thất trên núi Tiệm Thanh. Mỗi ngày lấy yếu chỉ Pháp Hoa làm hội tam, lấy Vô lượng thọ làm nhân Tịnh độ. Thường tụng trì hai bộ kinh này. Khi có chúng học thì giảng dạy, một mình thì đọc tụng. Tạ An trấn thủ ở Ngô Hưng thường cung kính qua lại, mà núi cao hiểm trở xe ngựa không thể đi được. Thế là bỏ xe leo bộ lên -Giản Văn Hoàng Đế nhà Tấn, sai thái thú Đường Ấp là Khúc An đến vấn an thăm hỏi, cùng thỉnh Ngài dùng lực trừ sao yêu mị. Ngài đáp:

– Xưa Tống Cảnh tu phước mà sao yêu dời chỗ. Bệ hạ từ lúc lên ngôi đến nay việc hình pháp đều nghiêm chỉnh, thiên hạ bình an vạn sự đều yên ổn -Bần đạo ắt phải tận lòng thù đáp, chỉ sợ có tâm mà vô lực thôi.

Rồi Ngài cùng đệ tử hết lòng trai sám không bao lâu thì tai ách tiêu trừ.

Đời Tấn Hưng Ninh Ngài Đông du quán xem sơn thuỷ, muốn ở nơi núi non yên tĩnh để dưỡng tâm trí -Bấy giờ ở Đông gặp nhiều tai dịch. Ngài từ nhỏ đã tu tập từ bi lại khéo chú nguyện nên thường đến thôn ấp trừ tai nạn cho dân -Ngài trụ trì chùa Xương Nguyên, bá tánh có bịnh nhờ Ngài chú nguyện đều công hiệu. Có người thấy quỷ nói là khi Ngài đi đứng thường có vài chục quỷ thần theo hộ vệ trước sau.

Bấy giờ có Sa-môn Trúc Đạo Lân tạo ra tượng Vô Lượng Thọ. Ngài bèn tìm người hữu duyên, khởi lập đại điện và tương truyền rằng: Chặt cây gặp hạn. Ngài chú nguyện khiến cho có nước.

Đời Tấn, Hiếu Vũ Đế nghe tiếng Ngài bèn cầu thỉnh về kinh sư làm lễ thờ Ngài làm thầy. Ngài trú tại chùa Trường Can. Ngài tịch năm đầu Nguyên Hưng thọ bảy mươi sáu tuổi.

TRÚC ĐẠO NHẤT

Ngài họ Lăng, người đất Ngô. Tuổi nhỏ xuất gia, hết lòng trinh chánh có học nghiệp, mà lại mai danh ẩn trí, không ai biết đến. Người quen lâu mới biết chỗ thần xuất của Ngài. Anh em Vương Tuần ở Lang Da rất cung kính. Ngài đến trụ tại chùa Ngoã Quang trong niên hiệu Thái Hoà nhà Tấn, theo thọ học với Thái công. Trong mấy năm tư tưởng đã uyên thâm đi giảng dạy cho cả thôn ấp.

Đàm Nhất đệ tử của ngài Pháp Thái cũng thanh nhã đầy phong thái. Bấy giờ đều gọi Đàm Nhất là Đại Nhất. Đạo Nhất là Tiểu Nhất. Danh tiếng vang xa một thời. Hoàng đế Tấn Giản Văn rất kính trọng và khi vua băng hà và ngài Pháp Thái mất, ngài Đạo Nhất trở về núi Hổ Khâu ở phương Đông. Học trò cố giữ Ngài lại mà không được lại lệnh cho Y Di người Đan Dương mời Nhất trở lại kinh. Ngài đáp: bởi nghe sự thực hành của đại đạo tốt đẹp rồi thì nên lánh đi để chí được tự do không ràng buộc, chư hầu nhà Đường được hưng thạnh vui sướng thì dân không có tánh cướp đoạt, do đây mà mở rộng bờ cõi. Nhà đại Tấn Quang Hy, đức trùm khắp, tôn sùng Phật pháp ngày càng mở rộng, do đây người các nơi khác ngoài muôn dặm đều đắp y chấn tích đến đầy thiên ấp, đều cắt bỏ ái dục, rửa tâm trong sạch, mầu nhiệm lâu dài không gì bì được. Do đó đạo sâu thường ở ẩn, vì có chí từ bi cứu độ nên đi khắp nơi từ Đông sang Tây chỉ lấy đạo làm nhiệm vụ. Tuy vạn vật làm mê hoặc kế một ngày nhưng kẻ hiểu biết thì hiểu được công của một năm. Nay nếu là trách móc, bắt lệ thuộc và biên soạn thì e kẻ sĩ du phương luôn hướng đến đời Thánh cao vời, thì kẻ khinh cử một đi không trở lại, làm mất đi phong độ hưng thạnh, sáng tỏ, lầm lạc ý chỉ của chủ tướng, vả lại khách hành cước, thiên đài không có cửa, đông đảo người không ghi chép vương phủ. May thay đương thời biết rõ mà sau tập hợp lại. Nhất do đây nhàn cư ần tích nơi núi hang.

Bấy giờ ở Da Sơn có ngài Bạch Đạo Hiến, vốn người họ Phùng, người ở Sơn Âm. Thuở nhỏ đã thông tuệ có tiếng, tánh ưa chỗ thanh tịnh vắng lặng, khi ngâm vịnh đều có hào khí. Ông cùng Đạo Nhất có duyên giảng dạy nên gặp nhau. Sau cùng Đạo Nhất có viết thư qua lại nói:

–Vừa được ưu du nơi miền sơn cước, đọc sách Thích, Khổng, hứng thú thì làm thơ, lên non hái thuốc trị bịnh cũng là vui. Nhưng không cùng túc hạ đồng nhật cũng lấy làm hận vậy.

Không lâu sau có quận thú Lang Da là Vương Hội lập chùa Gía Tường ở Ấp Tây. Thấy ngày phong đức cao xa thỉnh về làm tăng thủ. Ngài bèn dời sáu vật ở chùa, tạo ra kim bài thiên tượng. Ngài đã bát thông nội ngoại, lại giữ gìn luật hạnh tinh nghiêm cho nên tăng ni khắp nơi đều nương về theo học hỏi. Người bấy giờ đều gọi là: “cữu châu bộ duy na”. Sau ngài dời về núi Hổ Khâu ở đất Ngô. Vào đời Tấn Long An thọ bịnh thị tịch. Táng ở phía nam ngọn núi này, thọ bảy mươi mốt tuổi. Đệ tử Ngài là Đạo Bảo, họ Trương cũng là người Ngô. Bẩm tánh thông tuệ, giỏi về thuyết pháp. Trương Bành Tổ, Vương Tú Diễm đều xem trọng.

THÍCH TUỆ KIỀN

Họ Hoàng Phủ, người đất Bắc. Tuổi nhỏ xuất gia phụng trì giới hạnh, có chí lực tiết tháo. Ngài trụ ở Lô Sơn hơn mười năm. Hàng đạo tục có chí nghiệp thù thắng đều noi theo ngià mà tu tập. Ngài La-thật dịch lại các bộ kinh. Ngài Tuệ Kiền chí muốn phu diễn ra để tuyên dương đức giáo. Vì có ngài Tuệ Viễn ở tại núi để tuyên hoá đạo mầu. Tuệ Kiền bèn chu du về Đông Ngô để hoằng thông đạo pháp. Đầu nhà Tấn Nghĩa Hy, Ngài về chùa Gia Tường ở Sơn Âm, tu tập và giáo hoá người, ra sức dạy chúng. Phàm các tân kinh đều biên chép giảng thyết. Trải qua năm năm, chợt một hôm Ngài bị bạo bịnh, tự biết khó qua khỏi, bèn quán tưởng cõi An dưỡng, chí thành niệm Quan Âm Bồ-tát.

Phía Bắc chùa Sơn Âm có ni sư Tịnh Nghiêm, người có túc đức giới hạnh. Ban đêm vị ni này thấy Quan Âm Bồ-tát từ cửa Tây quách đi vào, diệu trạng sáng rực tỏ sáng như nhật nguyệt, tràng phan bảo cái đều có trang nghiêm thất bảo. Ni sư thấy liền làm lễ và hỏi:

– Đại sĩ vì sao lại đến đây?

Đáp rằng:

– Đến chùa Gia Tường cung nghinh Sa-môn Thích Tuệ Kiền.

Khi sắp lâm chung, Ngài tuy đang bịnh nặng, mà thần sắc vẫn tươi sáng như mọi ngày. Thị giả hầu Ngài nghe có mùi hương lạ, hồi lâu mới hết. Ngài tự biết phút lâm chung, lại thấy hiện ra điềm tốt. Tăng tục nghe thấy đều khen ngợi.

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14