CẢNH ĐỨC TRUYỀN ĐĂNG LỤC

Sa môn Đạo Nguyên đời Tống – biên soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 7

Thiền sư Hoài Nhượng trong đời thứ 2 có vị.
Đệ tử nối pháp Mã Tổ (1 vị có Ngữ lục)
1. Thiền sư Tổng Ấn ở núi Tam Giác Đàm Châu
2. Thiền sư Bảo Vân ở núi Lỗ Tổ Trì Châu
3. Thiền sư Thường Hưng ở Lặc Đàm Hồng Châu
4. Thiền sư Trí Tạng ở Tây Đường Kiền Châu
5. Thiền sư Hoài Uẩn ở chùa Chương Kính Kinh Triệu
6. Thiền sư Minh Triết ở Bách Nham Định Châu.
7. Thiền sư Đại Nghĩa ở Nga Hồ Tín Châu
8. Thiền sư Tự Tại ở núi Phục Ngưu
9. Thiền sư Bảo Tích ở Bàn Sơn U Châu
10. Thiền sư Thái Dục ở núi Phù Dung Tỳ lăng
11. Thiền sư Bảo Triệt ở núi Ma Cốc Bồ Châu
12. Thiền sư Tề An ở Diêm Quan Hàng Châu
13. Thiền sư Linh Mặc ở núi Ngũ Tiết Vụ châu
14. Thiền sư Pháp Thường ở núi Đại Mai Minh Châu
15. Thiền sư Duy Khoan ở Điển Thiện Kinh Triệu
16. Thiền sư ở Như Hội Hồ Nam
17. Thiền sư Vô Đẳng ở Ngạc Châu
18. Thiền sư Trí Thường ở Chùa Quy Tông Lô Sơn
19. Thiền sư Thanh Hạ ở núi Chữ Kính Thiều Châu
20. Thiền sư Duy Kiến ở núi Tử Âm
21. Thiền sư Hồng Duệ ở Phong Sơn
22. Thiền sư Thần Ngoạn ở Luyện Sơn,
23. Thiền sư Đạo Viên ở Quật Sơn
24. Thiền sư Ngọc Đài ở Duy Nhiên
25. Thiền sư Đàm Ký ở Khôi Sơn-Trì Châu
26. Thiền sư bảo Tích ở Kinh Châu chùa Tâm
27. Thiền sư Pháp Tạng ở Phủ Hà Trung
28. Thiền sư Lương Tân ở chùa Từ Bi Hán Nam
29. Thiền sư sùng ở Phủ Kinh triệu
30. Thiền sư Nam Nhạc ở Trí Châu
31. Thiền sư Pháp Tuyền ở Bạch Hổ
32. Thiền sư Duy Trực ở Kim Quật
33. Thiền sư Thường Triệt ở Bách Nham Thai Châu
34. Thiền sư ở Huy Càn Nguyên
35. Thiền sư ở Đạo Nham Tề Châu
36. Thiền sư Thường Kiên ở Tương Châu
37. Thiền sư Tịnh Tông ở Vân Thủy
38. Thiền sư Bảo Trinh ở Kinh Nam
39. Thiền sư Linh Thoan ở Chùa Vĩnh Thái-Kinh Châu
40. Thiền sư Viên Sướng ở núi Long Nha Đàm Châu
41. Thiền sư Đạo Phương ở Song Lãnh Hồng Châu
42. Thiền sư Tu Quảng ở núi La Phù
43. Thiền sư Định Khánh ở Hiện Sơn
44. Thiền sư Duy kiến ở Động Tuyền Việt Châu
45 . Thiền sư Phổ Mãn ở Quang Minh

(2 vị trên đây không có cơ duyên-ngữ cú không ghi lục).

* Đệ tử nối pháp đời thứ 2 của Thiền sư Hoài Nhượng

1. Thiền sư Tổng Ấn ở núi Tam Giác, Đàm Châu.

Có vị Tăng hỏi thế nào là Tam bảo. Sư nói: Lúa nếp đậu, thưa rằng: Học trò chẳng hiểu. Sư nói: Đại chúng vui vẻ vâng làm. Sư lên Pháp Đường nói nếu luận việc này, chê bỏ trên lông mày sớm đã sai lầm. Ma Cốc liền hỏi chê bỏ trên lông mày không cần nói thế nào là việc này? Sư nói sai lầm. Ma Cốc bèn kéo thiền sàng lên. Sư liền đánh Ma Cốc không nói gì.

2. Thiền sư Bảo Vân ở núi Lỗ Tổ, Trì Châu.

Hỏi: Thế nào là Thầy chư Phật? Sư nói: Trên đầu có mũ báu thì không phải vị Tăng hỏi thế nào là phải. Sư nói: Trên đầu không có mũ báu. Động Sơn đến tham lễ, lạy xong đứng hầu 1 bên, chút sau liền lui ra. Rồi lại vào. Sư hỏi: Vì sao, vì sao Thế? Động Sơn nói rất có vị không chịu. Sư nói làm sao tin lời luận của ông. Động Sơn bèn ở hầu sư mấy tháng. Có vị Tăng hỏi: Thế nào là nói chẳng nói? Sư hỏi miệng ông ở đâu. Vị Tăng nói không có miệng. Sư hỏi lấy gì ăn cơm? Vị Tăng không đáp được. (Động Sơn đáp thay: Nó không đói, ăn cơm làm gì). Bình thường lúc thấy vị Tăng đến Sư xoay mặt vào vách, Nam Tuyền nghe 2 việc bèn nói: Tôi thì bình thường hướng về vị Tăng mà nói, hướng về Phật chưa ra đời mà hiểu lấy, còn chẳng được 1 cái hay nửa cái ông ấy vì sao mà bỏ xa năm tháng theo con lừa?

3. Thiền sư Thường Hưng ở lặc Đàm, thuộc Hồng Châu.

Có vị Tăng hỏi: Thế nào là khách môn hạ của Tào Khê. Sư nói về phía Nam đến Yên. Vị Tăng nói để tử không hiểu. Sư nói nuôi Vũ hầu gió thu. Vị Tăng hỏi: Thế nào là việc cuối cùng của Tông thừa. Sư nói: Mưa thu cỏ rời ra. Lại Nam Tuyền đích thân đến gặp Sư xoay mặt vào vách liền vỗ lưng Sư. Sư hỏi: Ông là ai? Đáp: Phổ Nguyện. Sư hỏi là sao? Đáp: Tầm thường. Sư nói: Sao Ông nhiều chuyện.

4. Thiền sư Trí Tạng ở trụ tây Đường, Kiền Châu.

Sư người ở Kiền Hóa, họ Liêu. tuổi theo thầy, 2 tuổi thọ cụ túc giới. Có thầy tướng xem thấy biểu hiệu khác thường bảo rằng: Thầy cốt khí phi phàm thường phụ giúp Pháp Vương. Sư bèn đến núi Phật tích tham lễ Sư đại tịch, cùng là bạn học với Thiền sư Hoài Hải ở Bách Trượng, đều được ấn ký. Một hôm Đại tịch sai Sư đến Trường An đưa thư cho Quốc Sư Trung. Quốc Sư hỏi: Thầy ông nói pháp gì? Sư từ Đông đi qua Tây mà đứng. Quốc Sư nói: Chỉ riêng có cái đó thôi à? Sư lại qua Đông mà đứng. Quốc Sư hỏi: Cái đó là của Mã Sư, Nhân giả làm gì? Sư nói: Sớm giống Hòa thượng thôi. Lại sai đưa thư đến Kính Sơn và Quốc Nhất Thiền sư ở thuộc dòng đệ tử nối pháp pháp của Liên Sư, xin Đại Tịch về phủ mà hoằng hóa. Sư trở về quận thì được Đại tịch trao cho y ca sa khiến người học gần gũi Có vị Tăng hỏi Mã Tổ xin Hòa thượng lìa cú dứt trăm lỗi, chỉ thẳng cho con ý Tây Trúc đến? Tổ nói: Ta hôm nay không tâm tình, ông đi hỏi Trí Tạng. Vị Tăng ấy bèn đến hỏi Sư. Sư nói sao ông không hỏi Hòa thượng. Vị Tăng nói Hòa thượng bảo tôi đến hỏi Thượng tọa. Sư lấy tay sờ đầu bảo: Hôm nay đầu đau (nhứt đầu), ông đến hỏi Hải Sư huynh. Vị Tăng đến hỏi Hải (Bách Trượng), hải nói tôi tới đây chẳng hiểu. Vị Tăng bèn đem câu hỏi (câu chuyện) hỏi Mã Tổ, tổ nói: Tạng đầu trắng, Hải đầu đen. Mã Tổ 1 hôm hỏi Sư rằng: Sao ông chẳng xem kinh. Sư hỏi kinh há khác chăng? Tổ nói tuy nhiên Thế, ông về sau vì vị cũng phải được. Đáp: Trí Tạng con bịnh nghĩ tự nuôi, dám nói vì vị. Tổ nói: Ông cuối Năm phải hưng thịnh ở đời. Mã Tổ tịch rồi, Năm Đường Trinh Quán Sư được chúng xin mở Pháp đường. Lý Thượng Thư Cao từng hỏi vị Tăng: Mã Đại sư có nói giáo gì? Vị Tăng đáp: Đại sư hoặc nói tức tâm tức Phật hoặc nói phi (chẳng) tâm phi (chẳng) Phật. Lý nói đều lỗi ở 1 bên. Lý đến hỏi Mã Đại sư có nói giáo gì. Sư gọi Cao! Cao dạ. Sư nói trống sừng động! Chế Không Thiền sư ở bảo Sư mặt trời mọc sáng sớm. Sư nói: Đúng lúc. Sư ở Tây Đường. Sau có 1 Tục sĩ đến hỏi: Có thiên đường đệ nhất chăng? Sư nói: Có. Hỏi có Phật pháp vị Tăng Bảo chăng? Sư đáp: Có. Lại có nhiều vị đến hỏi đều đáp có. Hỏi Hòa thượng nói chẳng lầm chứ? Sư hỏi: Ông có từng hỏi các tôn túc chăng. Đáp: Con từng đến hỏi Kính Sơn Hòa thượng. Sư hỏi Kính Sơn nói với ông thế nào? Đáp: Ngài nói tất cả đều không. Sư hỏi: Ông có vợ chăng? Đáp: Có. Sư hỏi Kính Sơn Hòa thượng có vợ chăng? Đáp: Không. Sư nói: Hòa thượng Kính Sơn ở nói không là đúng. Tục sĩ lạy tạ mà lui. Ngày mồng tháng Năm Nguyên Hòa 9 thì Sư tịch thọ 0 tuổi, lạp . Vua Hiến Tông ban Thụy là Đại tuyên giáo Thiền sư ở, tháp hiệu Nguyên Hòa chứng chân. Đến đời vua Mục Tông lại ban Thụy là Đại Giác Thiền sư ở.

5. Thiền sư Hoài Vẩn ở chùa Chương Kính phủ Kinh Triệu.

Sư vị Đồng An ở Tuyền Châu, họ Tạ, được Đại tịch trao tâm ấn. Lúc đầu ở Bách Nham, Định Châu, kế đến ở núi trung điều. Năm đầu Đường Nguyên Hòa thứ nhất vua Hiến Tông ban chiếu mời Sư ở chùa Thượng Huyền, người học tìm đến rất đông. Sư lên Pháp Đường dạy chúng rằng: Chí lý phải quên lời, người đương thời không biết, chỉ quen theo việc khác cho là công năng, mà không biết tự tánh vốn chẳng phải trần cảnh, đó là môn Đại giải thoát vi diệu. Nếu có soi biết thì chẳng nhiễm chẳng ngại, sáng suốt Thế không hề nghĩ bỏ. Từ kiếp xưa đến nay chắc chắn không thay đổi, cũng như mặt trời xa gần đều chiếu, tuy đến các sắc mà không cùng tất cả hòa hợp, đuốc linh rất sáng không nhờ rèn đúc. Vì chẳng hiểu nên chấp chặt ở hình tướng vật tượng. Chỉ như nháy (bịnh) phải vọng khởi hoa đốm, uổng công cực nhọc nhiều kiếp. Nếu hay phản chiếu (tự xét) thì không có vị thứ 2, mọi hành động việc làm đều không thiếu (trái) thật tướng. Có vị Tăng hỏi tâm pháp đều mất sẽ đi về đâu? Sư nói: (?). Thưa: Xin sư không phản lời nói. Sư nói: Tức không câu phản. Hòa thượng Bách trượng sai 1 vị Tăng đến rình đợi khi Sư lên Pháp đường xong liền trải tọa cụ lạy Sư xong đứng dậy cầm chiếc hài lấy vạt áo lau bụi xong rồi đạp lên. Sư nói: Lão Tăng tội lỗi. Có người hỏi: Tổ sư Truyền Tâm Địa Pháp Môn là tâm chân như hay tâm vọng tưởng, là tâm không phải chân không phải vọng hay là tâm ngoài giáo 3 thừa riêng lập? Sư hỏi: Ông có thấy không trước phải chăng? Đáp: Tin biết luôn ở trước phải mà vị tự không thấy. Sư nói: Ông chớ nhận ảnh tượng. Đáp: Hòa thượng làm sao? Sư lấy tay khoát khoát khoảng không 3 lượt bảo: Làm sao là thế. Sư nói: Ông sau hội này mà ở lại đây. Có 1 vị Tăng đi nhiễu quanh Sư 3 vòng chống tích trượng mà đứng. Sư nói đúng đúng. Vị Tăng ấy bèn đến ngài Nam Tuyền cũng đi nhiễu 3 vòng chống tích trượng mà đứng. Nam Tuyền nói không đúng, không đúng. Đây là sức gío chuyển thỉ chung thành hoại. Vị Tăng nói ngài Chương Kính nói đúng, sao Hòa thượng nói không đúng? Nam tuyền nói: Chương Kính đúng đúng mà ông không đúng. Có 1 tiểu Sư đi hành cước về, Sư hỏi ông rời đây mấy năm rồi? Đáp: Rời Hòa thượng trước sau năm. Sư hỏi: Làm được cái gì? Tiểu Sư vạch trên đất 1 vòng tròn. Sư nói chỉ có cái đó thôi ư? Tiểu Sư liền xóa vòng tròn. Sau lễ Sư Tăng hỏi: Trong thân đại uẩn thì cái gì là Phật tánh xưa nay? Sư bèn gọi tên vị Tăng, vị Tăng dạ. Hồi lâu sư bảo: Ông không có Phật tánh. Năm Đường Nguyên Hòa 13, ngày 22 tháng 12 sư thị tịch. Dựng tháp Sư ở Bá Thủy vua ban Thụy là Đại Giác Thiền sư ở, tháp hiệu là Đại bảo Tướng.

6. Thiền sư Minh Triết ở Bách Nham, Định Châu:

Từng thấy Hòa thượng Dược Sơn ở xem kinh, nhân đó nói rằng: Hòa thượng chớ gạt người tốt. Dược Sơn để kinh xuống hỏi: Còn sớm hay đã muộn? Sư nói đúng ngọ. Dược Sơn nói cũng có văn thái. Sư nói con cũng không. Dược Sơn nói Lão huynh rất thông minh. Sư nói: Con làm sao, Hòa thượng làm sao? Dược Sơn nói què què, thiếu thiếu trăm xấu ngàn vụng, sao cho qua thời.

7. Thiền sư Đại Nghĩa ở Nga Hồ Tín châu.

Sư vị tụ Giang, Cù Châu, họ Từ. Lý Cao từng hỏi sư rằng: Đại Bi dùng ngàn tay ngàn mắt để làm gì? Sư nói: Nay vua dùng ông để làm gì? Có 1 vị Tăng xin làm (bỏ) tháp. Lý Thượng Thư hỏi: Trong giáo chẳng cho đem thây để dưới tháp thì làm sao? Vị Tăng không đáp được bèn đến hỏi sư. Sư nói đó là Đại Xiển Đề. Vua Đường Hiến Tông mời Sư vào cung ở điện Lân Đức mà nghị luận. Có 1 Pháp sư hỏi: Thế nào là tứ đế? Sư nói Thánh thượng 1 Đế, 3 Đế sao có. Lại hỏi: Dục giới không có thiền, thiền ở sắc giới, cõi này dựa vào đâu mà lập thiền. Sư nói Pháp sư chỉ biết dục giới không có thiền, mà không biết thiền giới không có dục. Pháp sư hỏi: Thế nào là thiền? Sư lấy tay điểm trên không. Pháp sư không đáp được. Vua hỏi: Pháp sư giảng vô cùng kinh luận chỉ có 1 điểm ấy còn chẳng làm sao. Sư liền hỏi các Thạc Đức (Cao Đức) rằng: Đi đứng nằm ngồi rốt ráo lấy gì làm Đạo? Có người đáp: Biết là Đạo. Sư nói không thể lấy trí mà biết, không thể dùng thức mà biết, sao được biết là Đạo. Có người nói: Không phân biệt là Đạo. Sư nói hay khéo phân biệt các pháp tướng, ở Đệ nhất nghĩa mà không động, sao được không phân biệt là Đạo. Có người nói: Thiền Định là Đạo. Sư nói thân Phật vô vi chẳng rơi vào các số, sao lại ở thiền định ư? Chúng đều cứng họng. Sư lại nêu vua Thuận Tông hỏi Thi Lợi Thiền sư ở rằng: Đại địa chúng sinh làm sao được thấy tánh thành Phật? Thi Lợi nói: Phật tánh như trăng trong nước có thấy được mà lấy không được, nhân đó bảo vua rằng: Phật tánh không phải thấy mà tâm thấy, trăng trong nước làm sao nắm được. Vua bèn hỏi: Thế nào là Phật tánh? Sư đáp: Chẳng lìa chỗ hỏi của bệ hạ. Vua làm thinh khế hợp chân tông, càng thêm cung kính. Năm Nguyên Hòa 13, ngày mồng tháng giêng thì Sư thị tịch, thọ tuổi. Vua ban thụy là Tuệ Giác Thiền sư ở, tháp hiệu là kiến tánh.

8. Thiền sư Tự Tại ở núi Phục Ngưu, Y Khuyết.

Sư vị Ngô Hưng họ Lý. Lúc đầu nương Thiền sư Quốc Nhất ở Kính Sơn mà thọ cụ giới. Sau ở Nam Khang gặp ngài Đại Tịch mà phát minh tâm địa. Nhân vì Đại ịch mà đưa thư cho Quốc Sư Trung. Quốc Sư hỏi rằng: Mã Đại sư lấy gì chỉ chúng? Đáp rằng tức tâm tức Phật. Quốc Sư hỏi: Nói lời gì đó? Hồi lâu lại hỏi: Ngoài đây lại có nói giáo gì? Sư nói phi tâm phi Phật. Có người hỏi chẳng phải tâm chẳng phải Phật hay chẳng là vật? Quốc Sư nói cũng giống một chút Sư nói. Mã Đại sư ra sao, không biết Hòa thượng với câu hỏi này thì thế nào? Quốc Sư nói: 3 điểm như nước chảy, cong tợ lưỡi liềm cắt cỏ. Sư sau về ở núi Phục Ngưu. Một hôm bảo chúng rằng: Tức tâm tức Phật là câu không bịnh mà cầu bịnh, phi tâm phi Phật là câu thuốc để trị bệnh. Vị Tăng hỏi: Thế nào là câu thoát sái để (Thế nào là tự tại?) Sư nói: Truyện xưa nay ở núi Phục Ngưu. Sau Sư tịch ở chùa Khai Nguyên tại Tùy Châu thọ 1 tuổi.

9. Thiền sư Bảo Tích ở Bàn Sơn, U Châu.

Có vị Tăng hỏi: Thế nào là Đạo? Sư nói Ra! Vị Tăng nói Đệ tử chưa hiểu ý chỉ. Sư nói đi! Sư lên Pháp đường dạy chúng rằng: Tâm nếu vô sự, thì muôn tượng chẳng sinh, ý dứt huyền cơ, tiêm trần (mảy may) nào lập. Đạo vốn không thể, nhân Đạo mà lập tên, Đạo vốn không tên, nhân tên mà được gọi. Nếu nói tức tâm tức Phật, thời này (lúc này) chưa vào huyền vi. Nếu nói phi tâm phi Phật, thì cũng chỉ là dấu chân mà thôi. Một nẻo Hướng Thượng (tu thiền?) ngàn Thánh chẳng truyền, kẻ học nhọc nhắn như vượn bắt bóng. Phàm Đại Đạo không có giữa thì ai là trước sau. Lặng bặt dứt sạch thì cần gì phải suy lường. Đã không như đây thì Đạo sao lại nói, phàm mặt trăng tâm riêng chiếu ánh sáng lấn át (nuốt) cả muôn tượng, ánh sáng chẳng chiếu cảnh mà cảnh cũng chẳng còn, ánh sáng và cảnh đều mất thì còn là vật gì. Này các thiền đức, ví như quăng kiếm lên không, dẫu tới hay không tới thì khoảng không chẳng vết tích kiếm nhọn kia cũng không thiếu? Nếu hay Thế mà tâm tâm vô tri, toàn tâm tức Phật, toàn Phật tức vị, vị và Phật không khác thì mới là Đạo vậy. Này các Thiền Đức, ở trong đó mà học Đạo giống như đất mọc núi chẳng cần biết núi cao vót, như đá ngậm ngọc chẳng cần biết ngọc không vết. Phải Thế mà xuất gia. Nên Đạo sư nói pháp vốn chẳng ngại nhau, 3 đời cũng lại Thế. Vị vô vi vô sự cũng là nạn (khó) khóa vàng. Do đó mà nguồn linh riêng chiếu, Đạo dứt không sinh. Đại trí chẳng sáng, chân không chẳng dấu vết. Thật như phàm Thánh đều là mộng nói (lời mộng), Phật và Niết-bàn đều là lời thêm. Này các Thiền Đức lại phải tự xem không vị thay thế 3 cõi không pháp thế chỗ nào mà cầu tâm, đại vốn không Phật y đâu mà trụ. Tuyền ky (đồ xem thiên văn) chẳng động lặng lẽ không lời. Xem mặt nhìn nhau toàn không việc khác. Hãy cẩn thận.

Khi Sư sắp tịch bảo chúng rằng: Có ai vẽ (mô trái) được cái chân (hình thể của ta) của ta chăng? Chúng đều vẽ (trái) chân trình Sư, sư đều đánh. Đệ tử là Phổ Hóa nói rằng: Con vẽ (mô trái) được. Sư hỏi sao không trình là giống Lão Tăng Phổ Hóa liền đánh câu đấu mà đưa ra. Sư nói: Gả này về sau như gió bão mà tiếp vị đây. Khi Sư tịch rồi thì vua ban thụy là Ngưng Tịch Đại sư, tháp hiệu Chân Tế.

10. Thiền sư Thái Dục ở núi Phù dung, Tỳ lăng.

Sư người ở Kim lăng, họ Phạm. Năm 12 tuổi lạy Thiền sư Trung ở đời thứ 6 ở núi Ngưu Đầu mà cạo tóc (xuất gia), Năm 23 tuổi ở chùa An Quốc Kinh Triệu mà thọ cụ giới. Sau gặp Đại Tịch ngầm truyền ý Tổ. Năm Đường Nguyên Hòa 13, Sư về ở tại núi Phù Dung, Nghĩa Hưng, Tỳ lăng. Một hôm nhân ngồi ăn với bàng Cư sĩ. Cư sĩ sau Sư nói: Sinh tâm nhận của thí của Tịnh Danh sớm quở trách bỏ 1 cơ hội này Cư sĩ cam tâm chăng? Cư sĩ nói: Lúc bấy giờ Thiện Hiện lẽ nào không làm nhà? Sư nói: Không liên quan đến việc khác. Cư sĩ nói: Cơm đến bên miệng thì bị nó (đó) cướp đi. Sư bèn bỏ ăn. Cư sĩ nói không tiêu 1 câu. Cư sĩ lại hỏi Sư: Mã Đại sư chấp thật vào chỗ vì vị, lại giao phó cho thầy ta chăng? Sư nói: Tôi còn chưa thấy ông ta làm sao biết ông ta chấp thật. Cư sĩ nói: Chỉ sự thấy biết này cũng không phải là chỗ dẹp bỏ. Sư nói: Cư sĩ cũng chẳng được 1 mực nói thế Cư sĩ nói: 1 mực nói thế Sư lại mất Tông. Nếu làm 2 hướng, 3 hướng, Sư lại mở được miệng chăng? Sư nói: Giống như mở miệng mà chẳng được thì có thể gọi là thật. Cư sĩ vỗ tay mà ra. Trong Niên hiệu Bảo Lịch, Sư về Tề Vân mà thị tịch, thọ 0 tuổi, lạp . Năm Đại Hòa 2 thì vua ban Thụy là Đại Bảo Thiền sư ở, tháp hiệu lăng Già.

11. Thiền sư ở Bảo Triệt, ở núi Ma Cốc, Bồ Châu.

Một hôm, theo Mã Tổ, kế hỏi rằng: Thế nào là Đại Niết-bàn? Tổ nói gấp. Sư hỏi gấp cái gì. Tổ nói xem nước. Sau đó Sư cùng Đơn Hà dao núi, thấy cá trong nước thì lấy tay chỉ. Đơn Hà nói thiên nhiên thiên nhiên. Hôm sau Sư lại hỏi Đơn Hà: Hôm qua ý thế nào? Đơn Hà bèn buông mình nằm xuống. Sư nói: Trời xanh. Lại cùng Đơn Hà đến núi Ma cốc. Sư nói: Tôi vào ở trong đó. Đơn Hà nói: Ở thì tạm thời vẫn theo, có cái đó cũng không. Sư nói cẩn thận. Có vị Tăng hỏi: 12 phần giáo tôi chẳng nghi, thế nào là ý Tổ sư ở Tây Trúc đến? Sư bèn đứng dậy lấy gậy múa (xoay) quanh thân 1 vòng rồi đưa lên 1 chân, hỏi: Hiểu chăng? Vị Tăng không đáp được. Sư bèn đánh. Vị Tăng hỏi: Thế nào là đại ý Phật pháp? Sư làm thinh. Đam Nguyên hỏi 12 mặt của Quán Âm là phàm hay Thánh? Sư nói là Thánh. Đam Nguyên đánh sư 1 tát. Sư nói biết ông chẳng đến được cảnh giới ấy.

12. Thiền sư Tề An ở Viên Hải Xương, Trấn Quốc-Diêm Quan thuộc Hàng Châu.

Sư người ở quận Hải Môn, họ Lý. Khi sinh ra Sư có ánh sáng thần chiếu rọi trong nhà, lại có Tăng lạ đến bảo rằng lập tràng vô thắng khiến Phật Nhật hồi chiếu, há chẳng phải là ngươi sao? Bèn nương Thiền sư Vân Tông ở Bổn quận mà xuất gia thọ cụ túc giới. Sau nghe ngài Đại Tịch hành hóa ở núi Tập công bèn chống tích trượng mà đến. Sư có tướng kỳ lạ, Đại Tịch vừa thấy thì biết là Thâm khí, bèn bảo vào thất ngầm truyền chánh pháp. Có vị Tăng hỏi: Thế nào là bản thân của Phật Lô Xá Na? Sư nói đem cho tôi cái bình đồng kia. Vị Tăng bèn đem Tịnh Bình đến. Sư bảo đem đặt vào chỗ cũ. Vị Tăng đặt bình vào chỗ cũ xong, liền đến lại hỏi Sư câu ấy. Sư nói Cổ Phật đã qua lâu rồi. Có giảng vị Tăng chuyên giảng thuyết đến tham vấn. Sư hỏi Tọa chủ đã làm nghiệp gì? Đáp: Giảng kinh Hoa Nghiêm. Sư hỏi: Có mấy thứ pháp giới. Đáp: Nói rộng thì lớp lớp vô tận, lược nói thì có thứ pháp giới. Sư dựng cây phất trần hỏi: Cái này là pháp giới thứ mấy? Tọa chủ trầm ngâm suy nghĩ câu trả lời. Sư nói: Suy tư nghĩ ngợi mà biết mà hiểu là kế sống của loài quỉ là ngọn đèn con dưới ánh mặt trời, quả nhiên mất ánh sáng. Có vị Tăng hỏi ngài Đại Mai thế nào là ý Tây Trúc đến? Ngài Đại Mai nói Tây Trúc đến không có y. Sư nghe bèn nói: 1 cái quan tài 2 thây chết! Sư gọi thị giả bảo rằng: Đem cái quạt tể giác ra đây. Thị giả nói: Hư rồi. Sư nói: Quạt hư thì đưa tê giác cho ta. Thị giả không đáp được. Một hôm Sư bảo chúng rằng: Hư không làm trống, núi Tu Di làm chày, vị nào đánh được.

Chúng không đáp được. Có Thiền sư Pháp Không đến xin hỏi các nghĩa trong kinh, Sư mỗi mỗi đều đáp xong, liền bảo: Từ khi Thiền sư ở đến đây bần đạo chưa được làm chủ nhân. Pháp không nói xin Hòa thượng làm chủ nhân. Sư nói: Hôm nay tối rồi, về chỗ cũ đi, ngày mai đến. Pháp không liền đi. Sáng hôm sau Sư sai Sa di ra khuất phục? Thiền sư Pháp Không. Pháp không đến, Sư ngoái nhìn Sa di bảo: Này, Sa di không biết việc kia ra khuất phục Thiền sư Pháp Không. Liền khuất phụ được. Vị giữ Pháp Đường đến, pháp không chẳng nói gì. Pháp Hân Viện chủ đến tham vấn. Sư hỏi: Ông là ai? Đáp: Pháp thân. Sư nói: Tôi chẳng biết ông. Hân chẳng nói gì. Sau Sư không bịnh mà ngồi yên thị tịch. Vua ban Thụy là Ngộ Không Thiền sư.

13. Thiền sư Linh Mặc ở núi Ngũ Tiết, Vụ Châu.

Sư vị Tỳ lăng họ Tuyên. Lúc đầu đến yết kiến Mã Đại sư Dự Chương. Mã tiếp nhân đó cạo tóc và thọ cụ giới. Sau đến yết kiến Hòa thượng thiện ở Thạch Đầu, trước tự ước rằng: Nếu 1 lời nói khế hợp nhau ta sẽ ở đây, không phải thế thì đi. Thạch Đầu biết là pháp khí bèn cẩn thận khai thị. Sư không hiểu ý bèn cáo từ mà đi. Khi ra đến cửa. Thạch Đầu gọi lớn Xà Lê! Sư ngoái đầu nói từ sinh ra đến già chỉ là cái ấy, ông chớ. Sau lời nói Sư đại ngộ, bèn đập gãy cây gậy mà ở lại đấy. Năm Đường Trinh Nguyên 1, Sư vào núi Thiên Thai ở tại Đạo Tràng Bạch Sa, rồi đến ở Ngũ Tiết. Có vị Tăng hỏi: Vật nào lớn nhất trời đất? Sư nói: Không ai biết được nó. Vị Tăng hỏi: Lại chạm trổ mài giũa cũng không? Sư nói: Ông thử ra tay xem? Vị Tăng hỏi: Trong môn này việc trước sau thế nào? Sư nói: Ông nói việc trước mắt đến lúc thành tựu thì có thể trải qua lâu mau? Vị Tăng nói Đệ tử không hiểu. Sư nói trong đây không có câu hỏi của ông. Vị Tăng nói há Hòa thượng không chỗ tiếp vị ư? Sư nói đợi ông cầu ta liền tiếp. Vị Tăng nói xin Hòa thượng tiếp đi. Sư hỏi: Ông thiếu cái gì? Vị Tăng hỏi: Làm sao được vô tâm? Sư nói: Xô núi lật biển vẫn yên tịnh, đất động ngủ yên há tính suy. Ngày 23 tháng 3 Năm Nguyên Hòa 13 Sư tắm gội đốt hương ngồi nghiêm bảo chúng rằng: Pháp thân thị tịch bày ra có tới lui, ngàn Thánh đồng nguồn muôn linh về 1. Ta nay bọt tan mà giả có hưng suy chớ nên nhọc thần hãy giữ chánh niệm. Nếu tuân giữ lời này là thật báo ân ta. Nếu ai trái lời ta thì không phải con ta. Lúc đó Có vị Tăng hỏi Hòa thượng sẽ đi về đâu? Sư nói không có chỗ đi. Hỏi: Sao con không thấy? Sư nói không phải phải thấy. Nói xong thì an nhiên mà tịch. Sư thọ 2 tuổi, lạp được 1.

14. Thiền sư Pháp Thường, ở núi Đại Mai, Minh Châu.

Sư người ở Tương Dương, họ Trịnh. Tuổi Nhỏ theo Thầy ở chùa Ngọc Tuyền tại Kinh Châu. Lúc đầu tham vấn ngài Đại Tịch hỏi rằng: Thế nào là Phật. Ngài Đại Tịch nói: Tức tâm là Phật thì Sư liền đại ngộ. Trong Năm Đường Trinh Nguyên Sư ở núi Thiên Thai, phía Nam Dư Diêu 0 dặm có rất nhiều mai Lúc đó dưới Hội Diêm quan có 1 vị Tăng vào núi vác gậy mò đường đến am Sư hỏi rằng: Hòa thượng ở núi này bao lâu rồi? Sư nói: Chỉ thấy núi xanh rồi vàng. Lại hỏi: Xuống núi thì đi đường nào? Sư nói đi theo con suối. Vị Tăng trở về kể lại với Diêm quan. Diêm quan nói: Khi ta ở Giang Tây có thấy một người Tăng, sau đó không biết tin tức, có phải là vị Tăng này chăng? Bèn khiến vị Tăng đi thỉnh Sư ra. Sư có kệ rằng:

Cỏ úa cây khô dựa rừng lạnh mấy độ gặp xuân chẳng đổi tâm Tiều phu có gặp không thèm ngó người Sính đâu được khổ theo tìm Ngài Đại Tịch nghe Sư ở núi bèn sai một người Tăng đến hỏi rằng: Hòa thượng gặp mã Sư được cái gì mà ở núi này? Sư nói Mã Sư nói với ta tức tâm tức Phật tôi liền ở đấy. Vị Tăng nói Phật pháp của Mã Sư gần đây lại khác. Sư hỏi khác thế nào? Vị Tăng nói gần đây lại nói phi tâm phi Phật. Sư nói: Lão già ấy mê hoặc vị không có ngày nghỉ. mặc ông ấy phi tâm phi Phật ta chỉ luôn tức tâm tức Phật. Vị Tăng ấy trở về nói lại cho. Nghe Tổ nói này đại chúng Mai đã chín. Từ đó người học dần đến với Sư, Đạo sư càng nổi tiếng. Sư lên Pháp Đường dạy chúng rằng: Các ông mỗi người phải tự hồi tâm đạt gốc chớ theo ngọn, chỉ cần được gốc thì ngọn tự đến. Nếu muốn biết gốc thì phải hiểu rõ tự tâm. Tâm này vốn là cội gốc của tất cả pháp thế gian và xuất thế gian. Tâm sinh thì các pháp sinh, tâm diệt thì các pháp diệt. Tâm lại chẳng nương vào tất cả thiện ác mà sinh muôn pháp, vốn tự như như. Có vị Tăng hỏi thế nào là đại ý Phật pháp? Sư nói: Hoa Bồ Nhụy Liễu kim tre sợi mè! Giáp Sơn và Định Sơn vừa đi vừa nói chuyện. Định Sơn bảo: Trong sinh tử không có Phật thì chẳng phải sinh tử. Giáp Sơn nói: Trong sinh tử có Phật thì chẳng mê sinh tử. Hai người lên núi tham lễ Sư. Giáp Sơn liền nêu ra việc rồi hỏi Sư rằng không biết chỗ thấy của hai người ai thân hơn. Sư nói 1 thân 1 sơ. Giáp Sơn hỏi ai thân. Sư nói về đi, mai đến. Hôm sau Giáp Sơn lại lên núi hỏi Sư. Sư đáp: Kẻ thân thì không hỏi, kẻ hỏi thì không thân. Bỗng một hôm Sư gọi chúng bảo: Đến chẳng có thể kìm nén đi chẳng nên đuổi theo. Trong thong dong hỏi lại nghe tiếng chuột kêu. Sư nói: Tức vật này chẳng phải vật khác. Các ông nên khéo giữ gìn. Ta đi đây. Nói xong thì thị tịch, thọ tuổi, lạp được 69. Thiền 32 sư Trí Giác ở Diên Thọ khen rằng:

Sư trước được đạo
Tức tâm là Phật
Sau cùng chỉ chúng
Vật chẳng vật khác
Xét cùng muôn pháp
Thấu xương ngàn Thánh
Chân hóa chẳng dời
Đâu ngại dứt mất.

15. Thiền sư Duy Khoan, trụ chùa Hưng Thiện thuộc Kinh Triệu.

Sư người ở Tín An thuộc Cù Châu, họ Chúc. Năm 13 tuổi thấy vị sát sinh thì bỏ ăn thịt cá, bèn xin xuất gia ban đầu họcTỳ Ni tu chỉ quán, sau tham vấn ngài Đại Tịch mà được tâm yếu. Năm Trinh Nguyên 6 mới đi hành hóa ở Ngô Việt. Năm thứ thì đến núi Phan Dương, có thần xin thọ giới. Năm thứ 13 thì ngụ ở chùa Thiếu Lâm Tung Sơn. Có vị Tăng hỏi thế nào là Đạo? Sư đáp núi lớn tốt. Vị Tăng nói đệ tử hỏi đạo, sao sư nói núi đẹp. Sư nói ông chỉ biết núi đẹp không hề biết Đạo. Hỏi: Con chó có Phật tánh chăng? Sư nói có. Vị Tăng hỏi: Hòa thượng lại có chăng? Sư nói ta không Có vị Tăng nói: Tất cả chúng sinh đều có Phật tánh vì sao chỉ có Hòa thượng không? Sư nói ta không phải tất cả chúng sinh. Vị Tăng nói đã không phải chúng sinh thì là Phật phải chăng? Sư nói không phải Phật. Vị Tăng nói rốt ráo là vật gì. Sư nói: Cũng chẳng là vật. Vị Tăng nói có thể thấy được nghĩ được chăng? Sư nói nghĩ chẳng tới bàn chẳng được, cho nên nói chẳng thể nghĩ bàn. Năm Nguyên Hòa thứ thì vua Đường Hiến Tông mời sư vào triều. Bạch Cư Dị có đến Sư hỏi rằng: Đã nói Thiền sư ở lấy gì nói pháp? Sư nói Bồ đề Vô thượng đầy đủ ở thân là luật, nói ở miệng là pháp, làm ở tâm là thiền, ứng dụng cả ba thứ làm một. Ví như sông ngòi lớn nhỏ do nơi chốn ở mà đặt tên, tên tuy chẳng một mà tánh nước không hai. Luật tức là pháp, pháp chẳng lìa thiền. Vì sao trong đó mà vọng khởi phân biệt? Lại hỏi: Đã không phân biệt thì lấy gì mà tu tâm? Sư nói tâm vốn không tổn thương, vì sao phải (tu sửa), bất luận cấu hay tịnh tất cả chớ nên khởi niệm. Lại hỏi: Cấu thì chẳng nên niệm (nghĩ, nhớ) còn tịnh mà không niệm ư? Sư nói như trên con ngươi của vị một vật chẳng thể ở đó, mạt vàng vốn rất quý nhưng rơi vào mắt thì liền bịnh. Lại hỏi không tu không niệm thì có khác gì phàm phu? Sư nói: Phàm phu thì vô minh, Nhị thừa thì chấp trước, lìa 2 bịnh này gọi là chân tu. Chân tu là không được siêng không được quên, siêng thì gần với chấp trước, quên thì rơi vào vô minh. Đây là tâm yếu. Có vị Tăng hỏi Đạo ở đâu/ sư nói chỉ ở trước mắt. Hỏi vì sao tôi chẳng thấy? Sư nói vì ông có ngã do đó chẳng thấy. Hỏi: Con có ngã nên chẳng thấy, Hòa thượng có thấy chăng? Sư nói có ông có ngã nên dần dần chẳng thấy. Hỏi không ta không ông có thấy chăng? Sư nói không ông không ta thì ai cầu thấy. Ngày tối trời tháng 2 Năm Nguyên Hòa năm thứ 12, Sư lên Pháp Đường nói pháp xong thì hóa, thọ 63 tuổi, lạp được 39. Đem về chôn ở Bá lăng Tây Nguyên. Vua ban Thụy là Đại Triệt Thiền sư ở, tháp hiệu là Nguyên Hòa Chánh chân.

16. Thiền sư Như Hội ở chùa Đông thuộc Hồ Nam.

Sư người ở Khúc Giang thuộc Thủy Hưng. Trước yết kiến ngài Kính Sơn, sau tham vấn ngài Đại Tịch. Khi học chúng đã đông, chiếc giường trong Tăng đường bị sụp gãy, lúc ấy gọi Sư là chiết Sàng Hội (Hội bị gãy giường). Từ khi ngài Đại Tịch mất rồi thì Sư thường lo môn đồ lấy câu tức tâm tức Phật mà ghi nhớ đọc tụng mãi không thôi. Lại bảo Phật nào có trụ mà bảo là tức tâm. Tâm chỉ như thợ vẽ mà bảo là tức Phật. Bèn dạy chúng rằng: Tâm chẳng phải là Phật, trí chẳng phải là Đạo. Kiếm đã ở xa chỗ khắc thuyền. Lúc đó gọi Đông Tự là Hang Thiền. Tướng quốc Thôi Công Quần ra làm quan sát Sứ ở Hồ Nam gặp sư hỏi rằng: Sư đã được gì? Sư nói: Được thấy tánh nên Sư đang bị bệnh mắt tướng công châm chọc rằng. Ông chê: Đã nói thấy tánh thì sao bị bịnh mắt? Sư nói thấy tánh không phải là phải thì phải bịnh có hại gì? Ông cúi đầu (lạy) tạ. Sư hỏi Nam Tuyền rằng: Vừa từ đâu đến đây? Đáp: Ở Giang Tây. Sư hỏi: Đem được chân của mã Sư đến đây chăng? Tuyền đáp; chỉ có cái ấy. Sư nói Đã rơi sau lưng. Bèn không đáp được. Thôi Tướng Công vào chùa lấy chim sẻ phóng ra uế, trên đầu Phật bèn hỏi Sư rằng: Chim sẻ có Phật tánh không? Sư đáp có. Thôi hỏi: Sao lại phóng ra uế trên đầu Phật ? Sư hỏi: Sao nó không phóng ra uế trên đầu hạc? Ngưỡng Sơn đến tham vấn. Sư hỏi: Đã (gặp) nhau rồi lại chẳng cần đến. Ngưỡng Sơn nói sao gặp nhau chẳng thường? Sư trở về phương trượng đóng cửa. Ngưỡng Sơn về thuật lại với Qui Sơn, Qui Sơn nói ông im lặng là tâm hạnh gì? Ngưỡng Sơn nói: Nếu chẳng phải thì sao biết được ông ấy. Lại có người hỏi Sư rằng: Con định xin Hòa thượng đến mở Pháp Đường có được chăng? Sư nói: Đợi đem chất nóng trong đá liền được. Người ấy không đáp được. Năm Đường Trường Khánh tức là năm Quý mão ngày 19 tháng 0 Sư thì tịch thọ 0 tuổi. Vua ban thụy là Truyền Minh Đại sư, tháp hiệu Vĩnh Tế.

17. Thiền sư Vô Đẳng ở Ngạc Châu.

Sư người ở uất Thị họ Lý. Lúc đầu xuất gia ở núi Tập Công, tham 3 lễ với Mã Đại sư được mật truyền tâm yếu. Sau đến ở Độ Môn Tùy Châu. Đã từng gặp Châu Mục Vương Thường Thị. Sư từ giả Tướng Công bước ra cửa. Sau đó Vương gọi: Hòa thượng. Sư quay đầu lại, Vương gõ cột 3 cái. Sư lấy tay vẽ hình tròn. Lại 3 lần Thế (khoát tay 3 cái) rồi đi. Sau Sư ở chùa Đại Tịch ở Võ Xương. Một hôm đại chúng tham vấn buổi chiều, Sư thấy mọi người đến, không hỏi vị đến trước mà bảo chúng rằng: Đại chúng vừa đến tiếng động đi đâu? Có một vị Tăng đứng dậy chỉ đầu. Sư nói: Cẩn trọng. Vị Tăng ấy sáng hôm sau lại đến tham vấn, Sư bèn nằm xoay mặt vào vách, rên hừ hừ bảo rằng 3 ngày nay ta không an vui lắm, Đại Đức có đem thuốc theo chăng, cho Lão Tăng chút ít. Vị Tăng lấy tay vỗ Tinh Bình nói: Cái Tinh Bình này ở đâu mà đến? Sư nói: Cái đó từ Lão Tăng đến, Đại Đức đến chỗ nào? Vị Tăng đáp cũng là chỗ Hòa thượng đến, cũng là con đến. Niên hiệu đời Đại Hòa năm thứ , tháng 10 Sư thị tịch, thọ 2 tuổi.

18. Thiền sư Trí Thường trụ chùa Qui Tông ở Lô Sơn.

Sư lên Pháp đường nói rằng: Từ xưa các Cổ đức chẳng phải không hiểu biết bậc cao thượng kia chẳng đồng kẻ tầm thường. Nay thì chẳng thể tự thành tự lập, uổng, phí thời gian. Các ông chớ dung tâm lầm. Không ai thay thế các ông, cũng không có chỗ các ông dụng tâm, chớ tìm cầu ở khác. Từ trước chỉ là nương người khác mà hiểu .Nói ra đều ngăn trệ, ánh sáng không thấu qua, chỉ vì trước phải có vật. Có vị Tăng hỏi: Thế nào là huyền chỉ? Sư nói không có người hiểu được. Vị Tăng nói: Hướng thế nào? Sư nói có hướng liền trái. Vị Tăng nói chẳng hướng thì sao? Sư nói ai cầu huyền chỉ? Lại nói: Bỏ chỗ không dụng tâm của ông đi. Vị Tăng nói há không có môn phương tiện khiến người học được vào. Sư nói lực diệu trí của Quán Âm có thể cứu khổ thế gian. Vị Tăng hỏi thế nào là lực diệu trí của Quán Âm? Sư gõ vào nắp vạc 3 lần rồi hỏi: Ông có nghe chăng? Vị Tăng nói: Nghe. Sư nói: Sao ta chẳng nghe. Vị Tăng không đáp. Sư dùng gậy đuổi đi. Sư và Nam Tuyền cùng đi. Sau một hôm từ biệt uống trà xong Tuyền hỏi: Từ trước đã cùng Sư huynh bàn bạc ngữ cú kia đây đã biết, sau nếu có người hỏi việc rốt ráo thì thế sao. Sư nói: Đó là 1 cái giường trong một am cao vót Tuyền nói am tranh cao vót đã đặt việc rốt ráo ra sao? Sư bèn đập ấm trà mà đứng dậy. Tuyền hỏi: Sư huynh uống trà đi, Phổ Nguyện không hề uống trà. Sư nói: Nói lời ấy giót nước tiêu không được. Vị Tăng hỏi việc đã lâu xa dụng tâm thế nào. Sư nói da trâu yg cột sương, cột sương kêu chiêm chiếp, phàm tai nghe chẳng nghe, nói Thánh cười ha ha! Sư nhân Tục Quan đến bàn lấy mũ đội 2 lần, rồi hỏi: Hiểu chăng? Tục quan nói chẳng hiểu. Sư nói chớ lo đầu Lão Tăng không đội mão được. Sư vào vườn hái rau. Vẽ một vòng tròn quanh một cây bảo chúng rằng: Không được chạm vào cái ấy. Chúng chẳng dám động vào. Lát sau sư lại đến thấy rau vẫn còn, bèn lấy gậy đuổi chúng vị Tăng bảo rằng cả đám người này không một ai có trí tuệ sao? Sư hỏi 1 vị Tăng mới đến từ đâu tới. đáp: Con phượng bay đến. Sư hỏi có đem cái đó đến chăng? Vị Tăng nói có đem đến. Sư hỏi ở đâu? Vị Tăng dùng tay làm ra vẽ bưng đầu lên trình. Sư bèn đưa tay nhận lấy rồi ném sau lưng. Vị Tăng không nói gì. Sư bảo con chồn hoang này! Sư đang cắt cỏ, có một người giảng vị Tăng đến tham vấn, bỗng có 1 con rắn bò ngang Sư liền dùng bừa chặt đứt. Vị Tăng nói: Nghe danh Tiếng đã lâu vốn là Sa môn thô hạnh này. đáp: Tọa chủ về phòng uống trà đi. Vân Nham đến tham vấn. Sư làm ra vẽ kéo dây cung. Nham hồi lâu ra làm vẽ dùng kiếm chém đứt. Sư nói đến chậm quá. Có vị Tăng đến từ giả Sư. Sư gọi đến gần bảo. Ta nói Phật pháp cho ông nghe. Vị Tăng đến trước. Sư nói: Ông và mọi người đều có việc, lúc khác ông hãy đến lúc đó không ai biết ông bấy giờ trong đường lạnh khéo làm. Sư lên Pháp Đường bảo rằng: Nay muốn nói Thiền, các ông hãy đến gần đây. Đại chúng đến gần. Sư nói: Các ông có nghe hạnh Quán Âm khéo ứng ở mọi nơi. Có vị Tăng hỏi: Thế nào là Hạnh Quán Âm? Sư bèn búng ngón tay bảo: Các vị có nghe chăng? Vị Tăng nói nghe. Sư bảo: Một đám vị ở trong đó mà tìm kiếm cái gì. Rồi lấy gậy đuổi đi và cười lớn mà trở về phương trượng. Có vị Tăng hỏi kẻ sơ tâm làm sao được chỗ vào? Sư đưa gõ vào nắp vạc ba cái lên 3 lần rồi hỏi: Có nghe chăng? Vị Tăng nói nghe. Sư nói sao ta chẳng nghe. Sư lại gõ 3 cái rồi hỏi có nghe chăng? Vị Tăng nói không nghe. Sư bảo sao ta lại nghe. Vị Tăng không đáp được Sư nói sức Lực diệu trí của Quán Âm có thể cứu khổ thế gian. Thứ Sử Giang Châu là Lý lặc hỏi Sư rằng: Trong giáo nói về núi Tu dị chứa hột cải thì con chẳng chẳng nghi, còn hột cải chứa núi Tu Di chẳng phải là nói dối ư? Sư nói: Có người đồn Sứ quân đọc hàng vạn quyển sách phải không? Lý đáp: Đúng. Sư nói: Sờ từ đầu đến chân chỉ lớn bằng trái dừa thì vạn quyển sách chứa ở thì đâu? Lý cúi đầu mà lui. Hôm khác Lý Bột lại hỏi: Đại Tạng giáo nói được việc gì sư đưa nắm tay lên hỏi hiểu chăng? Lý nói không hiểu. Sư nói: Cái đó chỉ nắm tay to mà không hiểu. Lý nói: Xin Sư chỉ dạy. Sư nói: Gặp người thì giữa đường trao cho, nếu không gặp thì Thế đế truyền khắp. Sư vì mắt có bịnh mà lấy thuốc chà xác đến đổi vành mặt đều đỏ. Nên thế gian: Gọi là Xích nhãn qui tông. Sau Sư thị tịch vua ban Thụy hiệu là chí chân Thiền sư.