CẢNH ĐỨC TRUYỀN ĐĂNG LỤC

Sa môn Đạo Nguyên đời Tống – biên soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 6

Đệ tử nối pháp của Thiền sư Hoài Nhượng ở Nam Nhạc.
Đời thứ nhất có 9 vị (một người có thấy ghi lục)
Thiền sư Đạo nhất ở Giang Tây (một người thấy có ghi lục, họ Mã tổ đương thời gọi là Mã Tổ)
Thiền sư Thường Hạo ở Nam Nhạc
Thiền sư ở Trí Đạt
Thiền sư Thản Nhiên
Thiền sư Thần Chiếu ở Hồ Châu
Quốc Bổn Như Thiền sư vị Tân La
Dương Châu, Nghiêm Tuấn Thiền sư ở Đại Minh ở chùa
Thiền sư Huyền Thạnh
Thiền sư Pháp Không ở Đông Vụ
( vị trên đây không có cơ duyên-ngữ cú không ghi lục)

– Đời thứ hai, có ba mươi bảy vị (đệ tử nối pháp của Mã Tổ, 1 vị thấy có ghi lục)
Thiền sư Đại Châu tuệ Hải ở Việt Châu
Thiền sư Pháp Hội ở núi Lặc ĐàmTrợ thuộc Hồng Châu
Thiền sư Trí Kiên ở Thái Sơn thuộc Trì Châu
Thiền sư Duy Kiến Lặc Đàm thuộc Hồng Châu
Thiền sư Đạo Hạnh ở Minh Khê thuộc Lễ Châu
Thiền sư Tuệ Tạng ở Thạch Củng thuộc Phủ Châu
Thiền sư Đạo Thông ở núi Tử Ngọc thuộc Đường Châu
Thiền sư Lan Nhượng ở Bắc Giang Tây
Thiền sư Như Mãn ở Phật Quang thuộc Lạc Kinh
Thiền sư Đạo Minh ở Nam Nguyên thuộc Viên Châu
Thiền sư Tự Mãn ở Lệ Thôn thuộc Hân Châu
Thiền sư Hồng An ở Trung Ap thuộc Lãng Châu.
Thiền sư Hoài Hải ở núi Bách trượng thuộc Hồng Châu.
(Phụ: Thiền môn quy thức; 13 vị trên đây thấy có ghi lục).
Thiền sư hạo Anh
Thiền sư Sùng Thái
Thiền sư Tiêu Nhiên ở núi Vương Lão
Thiền sư Sách Chùa Phục Thê ở Hoa Châu
Thiền sư Trí Thông ở tháp Tùng Tư thuộc Lễ Châu.
Thiền sư Thần Giám ở núi Vân Tú thuộc Đường Châu.
Thiền sư Trí Thông ở chùa Thê Linh thuộc Dương Châu
Thiền sư Trí Tạng ở Khanh Châu
Thiền sư Hoài Thao ở Kinh Triệu
Thiền sư Pháp tạng ở xử châu
Thiền sư Hoài Tắc ở phủ Hà Trung
Thiền sư Minh Cán ở Thường Châu
Thiền sư Hồng Đàm ở Ngạc Châu
Thiền sư Hoài Thản ở Tượng Nguyên
Thiền sư Nguyên Lễ-Thanh Liên ở Lộ Phủ
Thiền sư Bảo Khánh ở Phủ Hà Trung
Thiền sư Chí Hiền ở Cam Tuyền
Thiền sư Đạo Ngộ ở núi Đại Hội.
Thiền sư Pháp Nhu ở Lộ Phủ
Thiền sư Giác Bình Chùa Hàm Thông ở Kinh Triệu
Thiền sư Thắng Biện ở Nghĩa Hưng
Thiền sư Khánh Vân ở Hải Lăng
Thiền sư Huyền Hư chùa Khai Nguyên ở Hồng Châu.
(23 vị trên đây không có cơ duyên-ngữ cú không ghi lục)
Thiền sư ở Hoài Nhượng đời thứ nhất

THIỀN SƯ ĐẠO NHẤT Ở GIANG TÂY

Người ở Thập phương thuộc Hán Châu, họ Mã, dung mạo kỳ dị, dáng trâu đi hổ nhìn, lưỡi dài quá mũi, dưới chân có hai đường văn xoay tròn. Tuổi nhỏ nương Hòa thượng Đường ở Tư Châu mà xuống tóc. Thọ giới cụ túc từ Luật sư viên ở Du Châu. – Trong năm Khai Nguyên đời đường tu tập Thiền Định tại viện Truyền Pháp ở Hoành Nhạc, gặp Hòa thượng Hoài Nhượng cùng tham học có 9 vị nhưng chỉ có Sư ngầm được Tâm Ấn.

Mới đầu từ núi Phật Tích ơ Kiến Dương dời đến Lâm Xuyên, kế đến núi Tập Công ở Nam Khang. Trong năm Đại Lịch tên tuổi phụ thuộc ở Tịnh Xá Khai Nguyên. Lúc đó vị, Liên Soái Lộ Từ Cung, nghe phong thái mà ngưỡng mộ đích thân đến thọ tông chỉ. Từ đó người học phương đến rất đông. Một hôm bảo chúng rằng: Các ông đều nên tin tự tâm mình là Phật, tâm này tức là tâm Phật. Đại sư Đạt Ma từ Nam Thiên Trúc đích thân đến Trung Hoa truyền pháp Thượng thừa nhất tâm giúp các ông khai ngộ. Lại dẫn văn kinh lăng Già để ấn tâm địa cho chúng sinh, sợ các ông điên đảo không tự tin. Phát tâm này tất cả đều có. Cho nên kinh lăng Già nói: Phật nói Tâm là Tông, vô môn là pháp môn. Lại nói hề cầu pháp, thì không có chỗ cầu ngoài tâm không có Phật khác, ngoài Phật không có tâm khác chẳng lấy thiện chẳng bỏ ác, Tịnh uế 2 bên đều chẳng nương cậy hiểu tội tánh không niệm niệm chẳng thật có. Vì không có tự tánh nên 3 cõi duy tâm, sum la vạn tượng được ấn 1 pháp. Phàm chỗ thấy sắc đều là thấy tâm, tâm chẳng tự tâm do sắc mà có. Các ông chỉ tùy lúc nói năng, tức sự tức lý đều vô ngại. Bồ đề Đạo quả cũng lại như vậy. Ở tâm chỗ sinh thì gọi là sắc, vì biết sắc không cho nên sinh thì chẳng sinh. Nếu hiểu tâm này thì mới có thể tùy thời mà mặc áo ăn cơm, nuôi lớn mầm Thánh mặc tình qua thời thì có việc gì. Các ông nghe lời ta dạy, hãy nghe kệ ta.

Tâm địa tùy lúc nói
Bồ đề cũng tự an
Sự lý đều vô ngại
Đời sau tức chẳng sinh

Có vị Tăng hỏi: Vì sao Hòa thượng nói tức tâm tức Phật. Sư nói là ngăn đứa bé khóc vị. Vị Tăng hỏi: Khi nín khóc thì sao? Sư nói không tâm không Phật. Vị Tăng nói: Trừ 2 loại người này đến thì chỉ bày thế nào? Sư nói: Đạo ấy không phải vật. Vị Tăng nói: Bỗng gặp người trong hai loại ấy đến thì lúc đó thế nào? Sư nói: Lại dạy người ấy hiểu được Đại đạo. Vị Tăng hỏi: Thế nào là ý ở Tây Trúc đến? Sư nói: Tức nay là ý gì? – Bàng cư sĩ hỏi: Như nước không gân xương mà hơn hẳn thuyền muôn hộc, lý này thế nào? Sư nói: Ngăn trong đó không nước cũng không thuyền, nói gì gân xương – Một hôm Sư lên điện, hồi lâu Bách Trượng cúi mặt đứng trước toà, sư liền xuống điện Bách Trượng hỏi: Thế nào là chỉ thú của Phật pháp? Sư nói: Chính là chỗ ông bỏ thân mạng. Sư hỏi Bách Trượng: Ông dùng lấy pháp nào chỉ vị? Bách Trượng dựng đứng phất trần. Sư nói: Chỉ lúc đó là thường có. Bách Trượng ném phất trần. Có vị Tăng hỏi: Làm sao được hợp Đạo? Sư nói: Ta sớm chẳng hợp đạo. Vị Tăng hỏi: Thế nào là ý từ Tây Trúc đến. Sư liền đánh rồi bảo: Ta nếu chẳng đánh ông thì mọi người cười ta. – Có vị Tăng nhỏ đi hành cước trở về vẽ 1 vòng tròn ở trước Sư, lên đó lạy Sư rồi đứng yên. Sư hỏi: Ông chẳng muốn làm Phật ư? Đáp: Con chẳng hiểu ấn phải. Sư nói: Ta chẳng bằng ông vị Tăng nhỏ (tiểu sư) không đáp được. – Đặng Ẩn Phong từ giả Sư, Sư hỏi đi đâu? Thưa: Đi Thạch Đầu. Sư nói đường Thạch Đầu trơn trợt. Thưa rằng: Có gậy trúc theo mình gặp chỗ đông thì múa giỡn, rồi đi. Vừa đến Thạch Đầu đi nhiễu quanh Thiền sàng 1 vòng rồi rung tích trượng 1 cái, hỏi đây là tông chỉ gì? Thạch Đầu nói: Trời xanh trời xanh. Ẩn Phong không nói gì, trở về thuật lại cho Sư nghe. Sư nói: Ông lại đến đó, thấy ông ấy nói trời xanh thì ông rên hừ hừ. Ẩn Phong lại đến Thạch Đầu liền hỏi y như trước là tông chỉ gì? Thạch Đầu bèn rên hừ hữ. Ẩn Phong không nói trở về. Sư bảo: Ông đến đó nói Thạch Đầu đường trơn – Có vị Tăng ở trước Sư vẽ nét, 1 nét dài ở trên, 3 nét ngắn ở dưới, hỏi rằng: Không được nói 1 dài 3 ngắn lìa chữ này xin Hòa thượng đáp. Sư liền vạch đất vẽ 1 nét bảo: Chẳng được nói dài ngắn, đáp ông xong. – Có 1 vị Tăng giảng đến hỏi rằng: Chẳng biết Thiền tông truyền trì pháp gì? Sư hỏi lại: Tọa chủ truyền trì pháp gì? Ông ấy đáp: Thẹn là giảng được kinh luận hơn 20 năm. Sư hỏi: Không phải là con của Sư Tử chăng? Thưa: Chẳng dám. Sư rên hừ hừ. Ông ấy nói: Đây là pháp. Sư nói: Là pháp gì? Thưa: Pháp sư tử ra khỏi hang – Sư bèn làm thinh. Ông ấy nói đây cũng là pháp. Sư nói: Là pháp gì? Thưa là pháp Sư Tử ở trong hang. Sư hỏi chẳng ra chẳng vào là pháp gì? Vị Tăng không đáp bèn từ giã ra khỏi cửa. Sư lại gọi: Tọa chủ. Vị Tăng quay đầu lại. Sư hỏi: Là gì? Vị Tăng cũng chẳng đáp. Sư nói: Đó là Sư độn y. Hồng Châu Liêm Sứ hỏi đệ tử ăn uống rượu thịt là phải hay không ăn uống rượu thịt là phải? Sư nói nếu ăn uống là hưởng lộc, nếu không ăn uống là hưởng phước. Sư có một trăm ba mươi chín vị đệ tử nhập thất, đều là tông chủ 1 phương chuyển hóa vô cùng.

Vào năm Trinh Nguyên giữa thứ tư, tháng giêng, Sư lên núi Thạch Môn ở Kiến Xương, đi kinh hành trong rừng mà, thấy có một hang trống bằng phẳng bảo thị giả rằng: 1 tháng nữa thân xác ta sẽ về đây. Nói xong liền trở về. Đến ngày tháng 2 quả nhiên sư bị bịnh nhẹ tắm gội xong ngồi kiết già mà tịch. Trong năm Nguyên Hòa vua truy ban hiệu là Đại Tịch Thiền sư ở Tháp hiệu là Đại Trang Nghiêm. Ngày nay Ảnh Đường còn ở huyện Hải Hôn.

* Đệ tử nối pháp ngài Mã Tổ đời thứ 2 của Hoài Nhượng.

1. Việt Châu, tuệ Hải Thiền sư ở Đại Châu:

Người ở Kiến Châu, họ Chu, thọ nghiệp với Hòa thượng Đạo Trí tại chùa Đại Vân ở Việt châu. Lúc đầu đến Giang Tây tham vấn Mã Tổ. Tổ hỏi: Từ đâu đến. Thưa: Ở chùa Đại vân tại Việt Châu đến. Tổ hỏi: Đến đây cầu việc gì? Thưa: Con đến cầu Phật pháp. Tổ nói: Kho báu trong nhà không đoái hoài, bỏ nhà đi lung tung làm gì. Ta trong đó 1 vật cũng không có, cầu Phật pháp làm gì – Sư bèn lễ bái hỏi rằng: Cái gì là kho báu của nhà tuệ Hải? Tổ nói: Tức nay ông hỏi ta là kho báu của ông, tất cả đều đầy đủ không chút thiếu sót sử dụng tự tại, đâu cần tìm cầu bên ngoài? – Sư sau lời nói liền tự biết bổn tâm không do tri giác rất vui mừng lạy tạ. Sư thờ Tổ suốt 6 năm. Sau thầy thọ nghiệp (Thầy cũ) của Sư vì tuổi già nên Sư phải về nuôi dưỡng, bèn dấu tung tích giả dạng dại khờ. Sư tự soạn luận Đốn Ngộ Nhập Đạo Yếu Môn 1 quyển đầy đủ pháp môn. Cháu của Sư là Huyền Yếu lén lấy qua sông đem trình Mã Tổ. Tổ xem xong bảo chúng rằng: Việt Châu có Đại châu sáng suốt được đầy đủ, tự tại không ngăn ngại. Ở trong chúng cũng có người biết Sư họ Chu, thay tìm hiểu mà biết được, cùng nhau đến Việt Châu tìm hỏi để nương tựa. Sư nói rằng: Khánh thiền đến nhưng tôi không biết thiền, cũng không có một pháp nào có thể chỉ bày cho người, vì vậy không phiền đến mọi người đứng lâu, mà tự mình nghỉ ngơi đi! Lúc ấy người học đến càng nhiều, ngày đêm thưa thỉnh. Sự việc không thể khác được, cho nên hễ hỏi thì đáp, biện giải không ngăn ngại. Lúc ấy có mấy người Pháp sư đến lễ bái, nói rằng: Muốn nêu ra một câu hỏi, Sư có trả lời hay không? Sư nói: Đầm sâu bóng trăng tùy ý hiện bày. Hỏi: Thế nào là Phật? Sư nói: Đầm trong veo đối diện không phải Phật mà là ai? Chúng đều không biết. Hồi lâu vị Tăng ấy lại hỏi: Sư nói pháp gì để độ người? Sư nói: Bần đạo chưa từng có một pháp nào để độ người. Hỏi: Những Thiền Sư toàn như vậy sao? Sư lại hỏi rằng: Đại Đức nói pháp gì để độ người? Đáp: Giảng kinh Kim Cang Bát Nhã. Sư hỏi: Giảng bao nhiêu lần rồi? Đáp: Hơn 20 lần. Sư hỏi: Kinh này là do ai nói ra? Vị tăng lên tiếng chống: Thiền sư đùa cợt nhau, lẽ nào không biết là Phật nói ra hay sao? Sư nói: Nếu nói Như lai có pháp nói ra, thì đó là phỉ báng Phật là người không hiểu nghĩa mà Phật đã nói. Nếu nói kinh này không phải là Phật nói ra, thì đó là phỉ báng kinh, xin đại đức nói thử xem! Vị tăng không trả lời. Lát sau Sư lại hỏi: Trong kinh nói: “Nếu dùng sắc thấy ta, dùng âm thanh cầu ta, người này hành tà đạo, không thể thấy Như lai”. Đại đức lại nói thế nào là Như lai? Vị Tăng nói: Đến đây thì tôi hết mê lầm. Sư nói: Xưa nay chưa ngộ nói gì là hết mê? Vị tăng nói: Xin Thiền sư giải thích cho! Sư nói: Đại đức giảng kinh hơn 20 lần, lại chưa biết Như lai ư? Vị tăng lại lễ lạy, xin Sư thương tình chỉ bày rõ ràng. Sư nói: Như lai đó là các pháp như nghĩa, sao có thể quên mất? Thưa rằng: Đúng vậy, là các pháp như nghĩa. Sư nói: Đại đức đúng mà cũng chưa đúng. Vị tăng nói: Văn kinh rõ ràng lẽ nào chưa đúng? Sư nói: Đại đức có như hay không? Thưa rằng: Như. Sư nói: Gỗ đá có Như hay không? Thưa rằng: Như. Sư nói: Như của Đại đức giống với Như của gỗ đá hay không? Thưa rằng: Không hai. Sư nói: Đại đức đâu khác với gỗ đá? Vị tăng không trả lời.

Hồi lâu liền hỏi: Thế nào là được đại Niết-bàn? Sư nói: Không tạo nghiệp sinh tử.

Hỏi: Thế nào là nghiệp sinh tử?

Sư nói: Cầu đại Niết-bàn là nghiệp sinh tử, bỏ nhơ lấy sạch là nghiệp sinh tử, có được có chứng là nghiệp sinh tử, chẳng thoát môn đối trị là nghiệp sinh tử.

Hỏi: Thế nào thì được giải thoát?

Sư nói: Vốn tự không bị buột ràng không cần mở trói dùng ngay làm ngay là không gì sánh bằng? Vị Tăng nói: Như Hòa thượng Thiền sư thật là ít có, bèn lễ tạ mà lui.

Có hành giả hỏi: Tức tâm tức Phật, cái gì là Phật. Sư hỏi ông nghi cái gì, chẳng phải là Phật chỉ ra xem? Vị Tăng chẳng đáp được. Sư nói: Thấu suốt thì khắp cảnh đầu phải, chẳng ngộ thì mãi mãi trái sót. Có Luật sư Pháp Minh nói với Sư rằng: Phần lớn Thiền sư ở đều rơi vào không. Sư nói tức tọa chủ chẳng lạc vào không. Pháp Minh kinh sợ nói sao rơi vào không được. Sư nói: Kinh luận là giấy mực chữ nghĩa, giấy mực chữ nghĩa đều không. Nếu ở trên tiếng mà lập ca danh cú các pháp thì đều là không. Tọa chủ chấp chặt vào giáo thể há chẳng rơi vào không. Pháp Minh nói: Thiền sư rơi vào không chăng? Sư nói: Chẳng rơi vào không. Hỏi: Sao chẳng rơi vào không? Sư nói: Chữ nghĩa đều từ trí tuệ mà sinh, đại dụng hiện tiền sao có thể rơi vào không. Pháp Minh nói: Cho nên biết một pháp chẳng đạt chẳng gọi đều đạt Sư nói: Luật sư chẳng chỉ rơi vào không mà còn dùng lầm danh ngôn. Pháp Minh nghiêm sắc hỏi chỗ nào là lầm? Sư nói: Luật sư chưa phân biệt rõ tiếng Thiên Trúc và Trung Hoa, làm sao giảng nói. Thưa: Xin Thiền sư ở chỉ rõ chỗ Pháp Minh lầm. Sư nói há chẳng biết Tất Đạt là tiếng Phạm. Luật sư tuy biết lỗi nhưng tâm còn giận (Tiếng phạm nói đủ là Tát bà hạt thích tha tất đà, Hán dịch là tất cả nghĩa đã thành, xưa gọi là Tất đạt đa, là sai tiếng Phạm).

Lại hỏi: Kinh luật luận là lời Phật nói. Nay đọc tụng y giáo vâng làm sao chẳng thấy tánh? Sư nói: Như chó điên rượt cục đất, sư tử cắn người, kinh luật luận tự tánh dụng, đọc tụng là tánh pháp. Pháp Minh nói: Phật A Di Đà có cha mẹ và họ chăng? Sư nói: A Di Đà họ là Kiều Thi Ca, cha tên là Nguyệt Thiện, mẹ tên là Thù Thắng Diệu Nhan.

Hỏi: Nói từ văn giáo nào? Sư nói: Trích từ Đà La Ni tập. Pháp Minh lễ tạ khen ngợi mà lui. Có Tam tạng Pháp sư hỏi: Chân như có thay đổi chăng? Sư đáp: Có thay đổi. Tam tạng hỏi: Thiền sư ở lầm chăng? Sư hỏi Tam tạng: Có chân như chăng? Đáp: Có. Sư nói: Nếu không thay đổi quyết định là phàm vị Tăng. Há chẳng nghe Thiện tri thức là thây 3 độc thành 3 tụ tịnh giới, thây 6 thức thành 6 thần thông, thây phiền não thành Bồ đề thây vô minh thành Đại trí chân như. Nếu không có thay đổi Tam tạng tự nhiên thật là ngoại đạo vậy. Tam tạng nói: Nếu thế thì chân như có thay đổi. Sư nói: Nếu chấp chân như có thay đổi thì cũng là ngoại đạo. Nói rằng: Thiền sư ở vứa nói chân như có thay đổi, nay lại nói không thay đổi, thì thế nào là đúng? Sư nói: Nếu người thấy tánh rõ ràng thì như châu ma ni hiện sắc, nói thay đổi cũng được mà nói không thay đổi cũng được. Nếu người không thấy tánh nghe nói chân như thay đổi thì liền hiểu là thay đổi, nghe nói không thay đổi thì liền hiểu chẳng thay đổi. Tam tạng nói: Cho nên Nam Tông thật chẳng thể lường được. Có Đạo Lưu hỏi: Thế gian có pháp nào được tự nhiên chăng? Sư nói: Có. Hỏi: Pháp nào quá được. Sư nói: Là vị hay biết tự nhiên. Hỏi: Nguyên khí là Đạo chăng? Sư nói: Nguyên khí là nguyên khí, Đạo là Đạo. Hỏi: Nếu Thế thì phải có 2. Sư nói: Vị biết không hai người. Lại hỏi: Thế nào là tà thế nào là chánh? Sư nói: Tâm theo vật là tà, tâm theo tâm là chánh. Có Luật sư Nguyên đến hỏi: Hòa thượng tu Đạo có dụng công chăng? Sư nói: Dụng công. Hỏi: Dụng công thế nào? Sư nói: Đói thì ăn cơm, mệt thì ngủ. Hỏi: Tất cả mọi người đều thế thì giống với Sư dụng công chăng? Sư nói: Khác nhau. Hỏi: Sao khắc nhau Sư nói: Khi ăn cơm thì nó chẳng chịu ăn cơm mà trăm việc tính toán, khi ngủ thì chẳng chịu ngủ mà mưu đồ ngàn thứ, do đó mà khắc nhau. Luật sư đuối lý. Có Đại đức Uẩn Quang hỏi: Thiền sư ở tự biết chỗ sinh chăng? Sư nói: Không hề chết điều cần nói sinh. Biết sinh tức là pháp vô sinh không lìa pháp sinh mà nói có vô sinh. Tổ sư nói: Sẽ sinh tức chẳng sinh. Hỏi: Người chẳng thấy tánh cũng có thể như vậy chăng? Sư nói: Tự không thấy tánh chẳng phải vô tánh vì sao thế thấy tức là tánh, không tánh thì không thể thấy. Thức (biết) tức là tánh nên gọi thức tánh Liễu (hiểu) tức là tánh nên gọi liễu tánh. sinh ra muôn pháp nên gọi là pháp tánh, cũng gọi là pháp thân. Tổ sư Mã Minh nói: Nói pháp là nói tâm chúng sinh, vì tâm sinh nên tất cả pháp sinh. Nếu tâm không sinh thì pháp không từ đâu sinh, cũng không có (tên gọi). Người mê không biết pháp thân chẵng có hình tượng ứng với vật mà hiện hình. Bèn nói trúc xanh đều là pháp thân, hoa vàng đều là Bát Nhã. nếu Hoa vàng là Bát Nhã thì Bát Nhã đồng với vô tình. nếu Trúc xanh là pháp thân thì pháp thân liền đồng với cây cỏ. Như người ăn măng tre thì nói chung là ăn pháp thân. Lời như vậy, đâu kể hết, đối diện mê Phật thì nhiều kiếp mong cầu, trong pháp toàn thể mà mê thì tìm kiếm bên ngoài. Do đó người hiểu đạo thì đi đứng nằm ngồi đều là đạo, vị ngộ pháp thì dọc ngang tự tại không gì chẳng là pháp. Đại đức lại hỏi: Thái hư có thể sinh ra Linh Trí chăng? Chân tâm có duyên với thiện ác chăng? Người tham dục là Đạo chăng? Người chấp phải chấp quấy hậu tâm có thông chăng? Vị gặp cảnh sinh tâm có Định chăng? Người tịch mịch (lặng bặt) có tuệ chăng? Người kiêu ngạo có Ngã chăng? Vị chấp không chấp có có Trí chăng? Người tìm văn làm chứng, người khổ hạnh cầu Phật, người lìa tâm cầu Phật, vị chấp tâm là Phật, trí này có xứng Đạo chăng? Sinh Thiền sư ở chỉ tất cả rõ. Sư nói: Thái Hư không sinh Linh Trí, chân tâm không duyên thiện ác, vị (ham muốn sâu) thì cơ cạn, phải quấy tranh nhau thì chưa thông, vị gặp cảnh sinh tâm thì ít định. Kẻ vắng lặng quên cơ thì tuệ chìm. Kẻ kiêu ngạo cống cao thì Ngã mạnh. Kẻ chấp không chấp có là ngu, kẻ tìm văn làm chứng thì càng vướng. Kẻ khổ hạnh cầu Phật là đều mê, kẻ lìa tâm cầu Phật là ngoại Đạo. Kẻ chấp tâm là Phật là ma. Sư nói: Rốt ráo là Đại đức, không phải là rốt ráo đều không có. Đại đức nói: Nếu thế thì rốt ráo đều không có. Đại đức vui mừng lễ tạ mà lui ra.

2. Thiền sư Pháp Hội ở lặc Đàm thuộc Hồng Châu Trì Châu.

Thiền sư Pháp Hội ở lặc Đàm thuộc Hồng Châu hỏi Mã Tổ: Thế nào là ý của Tổ sư Tây Trúc đến? Tổ nói: Tới gần đây nói nhỏ. Khi Sư đến gần thì Mã Tổ đánh mạnh 1 cái và bảo 6 cái lỗ tai chẳng cùng tính chuyện đến, thôi ngày mai hãy đến. hôm sau Sư lại vào Pháp Đường thưa: Xin Hòa thượng nói. Tổ bảo: Đi đi, đợi Lão Tăng khi lên pháp đường thì lại đến, sẽ chứng minh cho ông. Sư bèn ngộ bảo rằng: Tạ ân Đại chúng chứng minh. Bèn đi nhiễu quanh pháp Đường 1 vòng rồi đi.

3. Thiền sư Trí Kiên ở Sam Sơn, Trì Châu.

Lúc đầu cùng qui tông, Nam Tuyền hành cước, giữa đường gặp 1 con hổ thì mọi người đều đi qua bên hổ Nam Tuyền hỏi Qui Tông rằng: Vừa rồi thấy hổ giống cái gì. Tông nói giống con mèo. Tông lại hỏi Sư, Sư nói giống con chó. Quy Tông lại hỏi Nam Tuyền, Tuyền nói: Tôi thấy là một con sâu lớn. Sư ăn cơm Nam Tuyền nhặt cơm sống nói là sống. Sư nói không sống Nam Tuyền nói: Không sống cũng là mạt Nam Tuyền đi mấy bước. Sư gọi Trưởng lão, Trưởng lão. Nam Tuyền quay đầu lại hỏi cái gì. Sư bảo chớ nói là vụn vặt. Một hôm mời tất cả nhặt rau đuôi chồn, Nam Tuyền cầm 1 nhánh nói: Cái này cúng dường rất tốt. Sư nói: Không chỉ cái ấy trăm mùi ngon ngọt cũng không đoái hoài. Nam Tuyền nói: Tuy là như vậy nhưng mà các thứ này cần phải thưởng thức nó mới được. Có vị Tăng hỏi: Thân này xưa nay thế nào? Sư nói:

Cả cõi đời này không có thứ giống nó.

4. Thiền sư Duy Kiến ở lặc Đàm, Hồng Châu.

Một hôm sư ngồi thiền ở sau Pháp Đường của Mã Tổ. Tổ thấy bèn thổi vào tai Sư. Thổi lần thứ 2 thì Sư xuất định, thấy Hòa thượng thì lại nhập định. Tổ trở về phương trượng, sai thị giả đem cho Sư 1 chén trà. Sư chẳng đoái hoài, liền tự về thất.

5. Thiền sư Đạo Hành ở Minh Khê, lễ Châu.

Sư có lúc bảo rằng: Ta bị bịnh nặng thế gian này không trị được. Sau có vị Tăng hỏi Tiêu Tào Sơn, theo người xưa có nói, tôi có bệnh nặng không phải là do thuốc men thế gian mà chữa trị được, không biết gọi là bệnh gì vậy? Tao nói chứa nhóm mà sao được chẳng bịnh. Hỏi: Tất cả chúng sinh lại có bị bịnh này chăng? Tao nói: Mọi người đều có. Hỏi: Vị vị đều có. Vậy Hòa thượng có bị bịnh này chăng? Tao nói: Tìm chỗ sanh khởi chẳng được. Hỏi: Tất cả chúng sinh làm thế nào chẳng bịnh. Tao nói: Nếu Chúng sinh bịnh thì chẵng phải chúng sinh. Hỏi: Chẵng biết chư Phật có bịnh này hay không Tao nói: Có. Hỏi: Đã có làm sao chẳng bịnh? Tao nói phải luôn tỉnh tỉnh. Vị Tăng hỏi: Tu hành thế nào? Sư nói: Ôi, cái ông Sư này chẳng phải khách vị Tăng hỏi: rốt ráo ra sao? Sư nói nhốt lại chẳng được. Vị Tăng lại hỏi: Thế nào là nẻo chánh tu hành? Sư nói: Niết-bàn hậu phải. Vị Tăng hỏi: Thế nào là Niết-bàn hậu phải. Sư nói chẳng rửa mặt. Vị Tăng nói: Để tử chẳng hiểu. Sư nói không có mặt để rửa.

6. Thiền sư Tuệ Tạng ở Thạch Củng Phủ Châu.

Xưa Sư làm nghề thợ săn ghét thấy Sa Đệ tử đuổi bầy nai con qua trước am Mã Tổ. Tổ đi ngược lại Tạng hỏi: Hòa thượng có thấy nai chạy qua đây chăng? Tổ hỏi: Ông là ai? Đáp là thợ săn. Tổ hỏi: Ông biết bắn tên chăng? Đáp: Bắn bắn. Tổ hỏi: một mũi tên ông bắn trúng mấy đích? Đáp: một mũi trúng 1 cái. Tổ hỏi ông không biết bắn. Hỏi: Hòa thượng biết bắn tên chăng? Tổ nói biết bắn. Hỏi: Hòa thượng một mũi tên bắn trúng mấy đích Tổ nói một mũi tên bắn trúng 1 bầy. Đáp: Kia đây là mạng đâu cần bắn 1 bầy. Tổ nói ông đã biết Thế sao không tự bắn. Thưa: Nếu dạy con tự bắn thì không chỗ hạ thủ. Tổ nói lão này vô minh phiền não nhiều kiếp ngày nay sớm dứt. lúc Tạng đó quăng hết cung tên tự lấy dao bén cắt tóc lạy Tổ xuất gia. Một hôm đang ở trong nhà bếp nấu nướng, Tổ hỏi làm gì đó? Đáp: Chăn trâu. Tổ hỏi chăn thế nào? Đáp: Một khi vào cỏ thì nắm mũi kéo lại. Tổ nói: Ông thật chăn trâu. Sư bèn thôi. Sau Sư thường đem việc cung tên ra tiếp cơ (làm sao mặc tịnh bắt hư không). Sư hỏi Tây Đường rằng: Ông biết bắt được hư không chăng? Tây Đường nói: Bắt được. Sư hỏi làm sao bắt? Tây Đường đưa tay nắm hư không. Sư hỏi nắm hư không làm gì. Tây Đường hỏi Sư huynh làm sao bắt Sư kéo mũi Tây Đường kéo mạnh. Tây Đường đau quá la lớn tên giết vị mũi ta muốn sứt. Sư nói: Mặc tình mà bắt hư không đi. Chúng vị Tăng đến tham vấn. Sư hỏi vừa đến sao lại đi đâu? Có vị Tăng nói còn ở đây. Sư hỏi ở đâu? Vị Tăng ấy búng ngón tay 1 tiếng. Vị Tăng đến lễ bái. Sư hỏi có đem cái gì đến chăng? Vị Tăng nói còn ở đây. Sư hỏi ở đâu. Vị Tăng búng ngón tay 3 tiếng. Hỏi làm sao khỏi được sinh tử? Sư hỏi muốn khỏi làm gì. Vị Tăng nói làm sao thoát được. Sư nói Thế sao chẳng sinh tử.

7. Thiền sư Đạo Thông, ở núi Tử Ngọc Đường Châu.

Sư là người ở Lô Giang, họ Hà. Thuở nhỏ theo cha trấn thủ ở huyện Nam An ở Tuyền Châu, do đó xuất gia. Đầu năm Thiên Bảo đời đường, Mã Tổ hoằng hóa tại Kiến Dương ở tại núi Phật Tích, Sư đến yết kiến, liền dời về núi Tập Công ở Nam khang, Sư cũng đi theo. Đến tháng 2 Năm Trinh Nguyên , Mã Tổ sắp qui tịch gọi Sư bảo rằng: Phàm đá ngọc núi đẹp càng có ích cho Đạo nghiệp của ông gặp thì nên ở. Sư không hiểu lời nói ấy. Mùa Thu đó cùng với Thiền Sư Tự tại ở núi Phục Ngưu đồng đến Lạc Dương. Khi trở về đến phía Tây Đường Châu thì thấy có 1 núi, mặt núi non cao vút đẹp lạ. Nhân hỏi vị làng thì bảo là núi Tử Ngọc Sư bèn leo lên đỉnh thì thấy có tảng đá vuông phẳng óng ánh sắc tím, bèn khen rằng. Đây là ngọc tía. Mới nhớ lại lời Tiên sư đã dự đoán trước. Bèn cất am tranh mà ở. Sau học trò đến đông. Có vị Tăng hỏi: Làm sao ra khỏi 3 cõi? Sư hỏi: Trong đó ông ở bao lâu rồi. Vị Tăng hỏi: Làm sao ra được? Sư nói núi xanh chẳng ngại mây trắng bay. Vu Địch Tướng Công hỏi: Thế nào là gió đen thổi ghe thuyền chìm vào trong nước quỉ La sát? Sư nói: Vu Địch làm khách hỏi để làm gì Vu công thất sắc. Sư bèn chỉ rằng: Cái đó là trôi nổi vào nước quỉ la sát. Vu lại hỏi: Thế nào là Phật? Sư gọi Vu Địch, Vu Địch liền dạ Sư nói lại chẳng tìm riêng cầu.

Năm Nguyên Hòa thứ , đệ tử là Kim Tạng đến tham vấn Bách trượng trở về lạy Sư, Sư nói: Ông về đấy à, núi này có chủ rồi. Do đó phó chúc cho Kim Tạng xong, liền cầm tích trượng đi thẳng đến Tương Châu, Đạo tục ra đón. Đến ngày rằm tháng 0 không bịnh mà thị tịch thọ tám mươi ba tuổi.

8. Thiền sư ở Nhượng ở Bắc Lan Giang Tây.

Trưởng lão Hồ Đường Lượng hỏi: Nhờ có Sư huynh được chân dung của Tiên sư nên tạm xin được chiêm lễ. Sư đưa 2 tay vạch bụng cho xem Lương liền đảnh lễ. Sư nói chớ lạy chớ lạy. Lượng nói: Sư huynh lầm rồi, tôi chẳng lạy Sư huynh. Sư nói: Ông lạy Chân dung Tiên Sư. Lượng hỏi: Vì sao dạy tôi đừng lạy? Sư nói sao hiểu lầm?

9. Thiền sư Như Mãn ở Phật Quang, Lạc Kinh.

Vua Đường Thuận Tông hỏi: Phật từ nơi nào đến, chết rồi đi về đâu? Đã nói thường ở đời, vậy nay Phật ở đâu? Sư đáp: Phật từ vô vi đến, diệt rồi về vô vi, pháp thân đồng hư không thường ở chỗ vô tâm, có niệm về vô niệm, có trụ về vô trụ, đến vì chúng sinh mà đến, đi vì chúng mà đi, biển chân như thanh tịnh, trống vắng thể thường trụ. Người trí khéo suy nghĩ, chớ nên sinh nghi lo. Vua lại hỏi: Phật ở cung vua sinh, diệt ở Song Lâm diệt, ở đời 9 năm, lại bảo không nói pháp, núi sông và biển lớn, trời đất và nhật nguyệt, thời đến đều mất hết, ai nói chẳng sinh diệt. Nghi tình còn như Thế. Vị trí khéo phân biệt. Sư đáp: Phật thể vốn vô vi, mê tình vọng phân biệt, pháp thân đồng hư không, không hề có sinh diệt, có duyên Phật ra đời, không duyên Phật nhập diệt, nơi nơi độ chúng sinh, giống như trăng trong nước, không thường cũng không đoạn, không sinh cũng không diệt, sinh cũng không hề sinh, diệt cũng không hề diệt, thấy rõ chỗ không tâm, tự nhiên không pháp nói. Vua nghe thì rất vui mừng càng kính trọng Thiên Tông.

10. Thiền sư Đạo Minh ở Nam Nguyên, Viên Châu.

Sư lên Pháp Đường nói rằng: “Quất ngựa 1 roi, nói với người 1 lời. Có việc sao chẳng ló đầu ra, không việc đều nên cẩn thận”. Rồi xuống tòa. Có vị Tăng hỏi 1 lời làm sao sinh. Sư mới thè ra nuốt vào rồi nói đợi ta có tướng lưỡi rộng dài thì sẽ nói cho ông nghe.

Động Sơn đến tham vấn sư bèn lên pháp tòa, Sư nói: Đã thấy nhau rồi. Động Sơn liền bỏ đi. Đến sáng hôm sau đến hỏi: Hôm qua đã được Hòa thượng Từ Bi, làm sao biết được chỗ ấy đã thấy con? Sư nói tâm tâm không sen hở, chạy vào biển tánh. Động Sơn nói đã bỏ qua rất lâu Động Sơn bèn từ tạ mà đi. Sư nói: Học nhiều Phật pháp nhiều làm lợi ích. Động Sơn nói: Học nhiều Phật pháp thỉ khỏi hỏi, còn rộng làm lợi ích là sao? Sư nói: Một vật chớ trái là đó. Có vị Tăng hỏi: Thế nào là Phật? Sư đáp: Chẳng thể nói Thế là đó.

11. Thiền sư Tự Mãn ở Lệ Thôn Hân Châu.

Sư lên pháp tòa nói rằng: Xưa nay chẳng đổi khác, pháp ấy Thế, có sao đâu. Tuy Thế, việc lớn đó có vị không làm. Lúc đó Có vị Tăng hỏi: Chẳng lạc vào xưa nay xin sư nói. Sư nói biết rõ ông không làm. Vị Tăng sắp nói, thì Sư bảo Biết là ông sẽ nói Lão Tăng rơi vào xưa nay. Vị Tăng hỏi: Thế nào là đúng? Sư nói: Cá nhảy Bích Hán thềm bậc khó bay. Vị Tăng hỏi làm sao khỏi lỗi này? Sư nói: Nếu là hình rồng thì ai nói cao thấp. Vị Tăng ấy lễ bái, Sư nói khổ thay cong thay, vị nào giống ta? Một hôm Sư bảo chúng rằng: Trừ đi ngày sáng đêm tối lại nói cái gì mà được cẩn thận. Lúc đó Có vị Tăng hỏi: Thế nào là câu không tranh cãi? Sư nói: ồn ào náo động trời đất.

12. Thiền sư Hồng Ân ở Trung Ấp, Lãng Châu.

Ngưỡng Sơn lúc mới thọ giới đến tạ giới. Sư thấy đến ở trước giường thiền bèn vỗ tay nói hòa hòa. Ngưỡng Sơn liền đến đứng ở phía Đông Lại qua phía Tây, rồi đến ở giữa. Tạ giới rồi lui ra mà đứng. Sư nói: Chỗ nào được Tam-muội này. Ngưỡng Sơn nói: Ở Tào Khê dạy cái ấn này cho vị đến học). Sư hỏi: Ông nói Tào Khê dùng Tam-muội này tiếp ai? Ngưỡng Sơn nói: Dùng Tam-muội này dẫn dắt Nhất túc giác. Ngưỡng Sơn lại hỏi Hòa thượng chỗ nào được Tam-muội này. Sư nói: Ta ở chỗ Mà Đại sư học được Tam-muội này. Hỏi: Làm sao được thấy tánh? Sư nói: Ví như ngôi nhà, nhà có sáu cửa sổ, trong có 1 con khỉ, chạy bên Đông gọi núi núi núi núi, thuận theo như thế ở sáu cửa đều gọi đều ứng. Ngưỡng Sơn lễ tạ đứng dậy nói: Được Hòa thượng thí dụ đều hiểu. Chỉ có 1 việc nếu con khỉ trong nhà ngủ thì con khỉ bên ngoài muốn thấy phải làm sao? Sư xuống giường Thiền cầm tay Ngưỡng Sơn mà múa và bảo núi núi cùng ngươi thấy nhau rồi. Thí như con sâu làm ổ trên mi mắt của con ruồi ở 10 đầu ngã tư mà kêu rằng. Đất rộng người thưa thì gặp nhau là ít.

13. Thiền sư Hoài Hải ở núi Bách Trượng, Hồng Châu.

Sư vị Trường Lạc, Phước Châu. Tuổi nhỏ xuất gia ba Học đều luyện. Thuộc Đại Tịch xiển hóa ở Nam Khang, bèn chuyên tâm nương nhờ. Cùng Thiền sư Trí Tạng ở Tây Đường chung hiệu là Nhập Thất. Lúc đó 2 Đại sĩ nổi tiếng ngang nhau Một đêm 2 Đại sĩ theo hầu mã Tổ ngắm trăng. Tổ hỏi: Chính lúc này làm gì? Tây Đường nói: Chính nên cúng dường. Sư nói chính nên tu hành: Tổ nói kinh vào Tạng Thiền về biển. Mã Tổ thương Đường đại chúng nhóm hợp tổ mới lên ngồi hồi lâu. Sư bèn đem quyển đến trước tòa Tổ mà lễ bái. Tổ bèn xuống tòa. Một hôm Sư đến chỗ Mã Tổ. Pháp Tháp Tổ ở góc giường Thiền mà cầm phất trần chỉ bày. Sư nói: Chỉ cái đó là có riêng. Tổ bèn bỏ chỗ cũ nói rằng: Sau này Ông sẽ làm gì cho vị. Sư bèn phất trần cây đưa ra Tổ nói: Chỉ cái ấy là riêng có. Sư bèn để phất trần vào chỗ cũ, rồi đứng hầu. Tổ hét. Từ đây tiếng sấm sét gầm thét. Quả nhiên có thí chủ đến xin Sư về ở Tân Ngô giới ở Hồng châu, tại núi Đại hùng, núi non cao vút nên lấy hiệu là Bách Trương. Ở chưa được tháng thì vị đến tham vấn rất đông. Trong đó có qui sơn Hoàng bá đứng đầu. Một hôm Sư bảo chúng rằng: Phật pháp chẳng phải là việc nhỏ. Lão Tăng xưa được 1 tiếng hét của Mã Đại sư mà cả 3 ngày tai điếc phải mờ. Hoàng bá nghe xong thì thè lưỡi nói con chẳng biết Mã Tổ, lại chẳng thấy mã Tổ. Sư nói: Ông từ nay đệ tử nối pháp nghiệp Mã Tổ. Hoàng bá nói con không đệ tử nối pháp Mã Tổ. Hỏi vì sao Thưa: Từ nay về sau con chôn con cháu. Sư nói: Thế Thế. Một hôm Có vị Tăng khóc vào Pháp Đường. Sư hỏi sao thế? Đáp: Cha mẹ đều mất xin sư chọn ngày. Sư nói: Ngày mai đến 1 lúc chôn luôn. Sư lên Pháp Đường nói: Đều nhân cổ họng môi mép, mau nói tương lai. Qui Sơn nói: Con chẳng nói xin Hòa thượng nói chẳng từ cùng ông nói, rất lâu sau này chôn con cháu ta. Ngũ Phong nói: Hòa thượng cũng đều thế ư? Sư nói: Không có vị chẻ trán trông ông. Vân Nhàm nói: Con có chỗ nói xin Hòa thượng nêu. Sư nói: Đều nhân cổ họng môi mép, mau nói tương lai. Vân Nham nói: Sư nay có vậy. Sư nói chôn con cháu ta. Sư bảo chúng rằng: Ta cần 1 vị truyền lời cho Tây Đường, ai đi được? Ngũ Phong nói: Con đi. Sư hỏi: Ông làm sao truyền lời? Ngũ Phong nói: Đợi thấy Tây đường liền nói. Sư hỏi nói cái gì? Ngũ Phong nói: Đến nói giống Hòa thượng. Sư cùng Qui Sơn làm việc, Sư hỏi có lừa chăng? Quy Sơn nói: Có. Sư hỏi: Ở đâu. Quy Sơn cầm 1 cây gỗ thổi 3 lượng khí qua Sư. Sư nói: Như sâu kêu gỗ. Hỏi: Thế nào là Phật? Sư hỏi ông là ai. Vị Tăng nói là A, B… Sư hỏi ông biết A, B chăng? Vị Tăng nói: Rất rõ ràng. Sư bèn đưa phất trần lên hỏi: Ông thấy chăng vị Tăng nói thấy. Sư chẳng nói gì. Nhân đó khắp được xin đem chảo xuống đất. Bỗng có 1 vị Tăng nghe tiếng kiểng ăn cơm bèn bưng chảo lên cười lớn mà về. Sư nói: Giỏi thay, đây là Quán Âm vào làng. Sư trở về viện bèn gọi vị Tăng ấy hỏi rằng: Vừa đến thấy gì, lý lẽ gì? Đáp: rằng: Vừa đến chỉ nghe tiếng trống báo giờ trở về ăn cơm mà đến. Sư cười, lại hỏi: Y kinh giải nghĩa oan cho Phật ba đời, lìa kinh 1 chữ đồng như ma nói là sao? Sư nói: Cố giữ động dụng là cho oan Phật, ba đời ra riêng cầu tức đồng ma nói. Nhân Sư hỏi Tây Đường rằng: Có hỏi có đáp chẳng hỏi chẳng đáp lúc đó là sao? Tây Đường nói: Sợ phỏng thì làm gì? Sư nghe bèn bảo từ đâu đến nghi lão huynh ấy? Vị Tăng nói xin Hòa thượng nói: Sư nói: 1 hợp tướng chẳng thể được. Sư bảo chúng rằng: Có 1 vị mãi mãi chẳng ăn cơm chẳng nói đói, có 1 vị trọn ngày ăn cơm nói chẳng no. Chúng đều không đáp. Vân Nham hỏi: Hòa thượng mỗi ngày khu khu là ai. Sư nói: Có 1 vị cầu. Nham hỏi: Vì sao mà không dạy hắn tự làm? Sư nói: Nó không gia hoạt. Vị Tăng hỏi: Thế nào là Đại thừa Đốn ngộ Pháp Môn? Sư nói: Ông hãy dứt hết các duyên, nghĩ hết muôn sự, thiện và bất thiện, thế và xuất thế gian, tất cả các pháp đều chớ ghi nhớ, chớ chuyên niệm, bỏ hết thên tâm khiến nó tự tại, tâm như gỗ đá không chỗ phân biệt. Tâm không hoạt động (sở hành), tâm địa trống vắng thì huệ nhật tự hiện như mây tan thì mặt trời xuất hiện. Tương tợ đều hết tất cả phan duyên, tham sân ái thủ, tình cấu tịnh đều sạch hết. Đối với dục phong chẳng bị thấy nghe hiểu biết buộc ràng chẳng bị các cảnh mê hoặc, tự nhiên đầy đủ thần thông diệu dụng, là vị giải thoát. Đối với tất cả cảnh, tâm không bịnh hoan, chẳng nhiếp chẳng tan, thấu suốt tất cả thanh sắc không có trệ ngại, gọi đó là Đạo nhân. Chỉ không bị tất cả thiện ác cấu tịnh, các phước trí phải vì thế gian cột trói, liền gọi là Phật huệ. Thi phi tốt xấu, lý hay phi lý các tri kiến đều hết, chẳng bị buộc ràng, xử tâm tự tại, gọi là mới phát tâm Bồ đề liền lên Phật Địa. Tất cả các pháp vốn chẳng tự không, chẳng tự nói là sắc, cũng chẳng tự nói thị phi cấu tịnh, cũng không có vị tâm ràng buộc, chỉ do vị tự hư vọng chấp vướng hiểu đủ mọi thứ, khởi bao nhiêu tri kiến. Nếu tâm cấu tịnh hết, chẳng trụ vào buộc ràng, chẳng trụ vào giải thoát, không tất cả phải vi vô vi, hiểu rõ tâm lượng bình đẳng. Ở trong sinh tử mà tâm luôn tự tại, rốt ráo chẳng cùng trần lao hư huyễn uẩn giới sinh tử, các nhập hòa hợp. Xa vắng không nương, tất cả không vướng víu đi ở vô ngại, tới lui sinh tử như cửa mở toang. Nếu gặp các thứ khổ vui không xứng ý mà tâm vẫn không lui sụt, chẳng nghĩ tiếng tăm ăn uống, chẳng tham tất cả công đức lợi ích, chẳng vướng dính pháp đời, tâm tuy chịu bao khổ vui mà không ôm chặt. Kêu qua loa để sống mặc sơ sài để chống rét. Ngơ ngác như ngu như điếc giống như có chút ít thân phận. Ở trong sinh tử mà rộng học hiểu cầu phước cầu trí ở lý vô ích liền bị gió giải cảnh thổi bay mà về với biển sinh tử. Phật là vị không cầu, cầu thì trái lý, là lý không cầu, nếu cầu liền mất. Nếu lấy (giữ) ở không cầu lại đồng với có cầu, pháp này không thật không hư, nếu hay 1 đời mà tâm như gỗ đá, không bị nhận chìm ấm giới dục phong, thì nhân sinh tử dứt đi đứng tự do, chẳng bị tất cả nhân phải vì trói buộc. Lúc khác cùng với thân không trói buộc mà đồng lợi vật, đem tâm không trói buộc ứng với tất cả tâm, lấy tuệ không trói buộc mà cởi mở các trói buộc. Cũng đúng bịnh mà cho thuốc.

Có vị Tăng hỏi: Như nay thọ giới, thân khẩu đã thanh tịnh rồi, đủ các thiện có được giải thoát chăng? Đáp: Chỉ giải thoát 1 phần nhỏ, chưa được tâm giải thoát, chưa được giải thoát tất cả. Hỏi thế nào là tâm giải thoát? Đáp: Chẳng cầu Phật chẳng cầu hiểu biết, tình cấu tình dứt hết, cũng chẳng giữ vô cầu này là phải, cũng chẳng trụ vào chỗ dứt hết, cũng chẳng sợ địa ngục trói buộc, chẳng ham vui của thiên đường. Tất cả các pháp chẳng câu chấp, mới gọi là giải thoát vô ngại, tức thân tâm và tất cả đều gọi giải thoát. Ông chớ nói có ít phần giới thiện mà cho là đủ. Có rất nhiều môn vô lậu giới định huệ, đều chưa mảy may bước đến, phải nỗ lực mạnh mẽ sớm làm, chớ đợi tai điếc mắt mờ đầu bạc mặt nhăn, già yếu đến thân mà trong phải ứa lệ, trong tâm sợ sệt chưa có chỗ đi, đến lúc nào sửa sang tay chân chẳng được, dẫu có phước trí học nhiều nhưng chẳng thể cứu nhau vì tâm nhãn chưa mở mang, chỉ duyên niệm các cảnh mà không biết phản chiếu. Lại chẳng thấy Phật đạo, các ác nghiệp đã tạo ra cả 1 đời đều hiện ra trước phải, hoặc mừng hoặc sợ, uẩn 6 đạo hiện tiền đều thấy rõ, nhà cửa cao đẹp thuyền ghe xe cộ đều chiếu sáng rực rỡ. Nếu tự tâm tham ái thì chỗ thấy đều đẹp, tùy chỗ thấy mà thọ sinh chẳng được tự do, rồng súc hèn hạ cũng đều chưa định. Hỏi thế nào là được tự do? Đáp: Như nay đối với dục gió tình không lấy bỏ, cấu tịnh đều quên, như mặt trăng, mặt trời trên không chẳng duyên mà chiếu, tâm như gỗ đá. Cũng như loài hương tượng dứt dòng mà lội qua sông không trở ngại, đây thì trời người thiên đường, địa ngục đều không nhiếp. Lại chẳng đọc kinh xem giáo nói năng đều phải uyển chuyển quay về với chính mình. Chỉ là tất cả ngôn giáo, chỉ nói như nay giác tánh của mình đều chẳng bị chuyển bởi tất cả các cảnh phải vô. Đó là Đạo sư có thể chiếu phá tất cả cảnh pháp hữu vô. Đó là kim cang tức có phần tự do độc lập. Nếu chẳng thế sao được. Dẫu khiến đọc tụng 12 kinh Di Đà thì chỉ thành người Tăng thượng mạn, trở lại phỉ báng Phật không phải là tu hành. Đọc kinh xem giáo nếu theo thế gian thì là việc tốt lành. Nếu ở bên người rõ ràng lý lẽ thì đây là vị ủng tắc (còn bị chướng, bị trói cột). Vị Thập Địa thoát mà không đi lại trở vào sông sinh tử, chỉ không cần tìm hiểu câu chữ lời nói, vì tìm biết thuộc tham, tham thì trở thành bệnh. Như nay chỉ lìa các pháp hữu vô, thấu suốt ngoài 3 cú thì tự nhiên cùng Phật không khác. Đã tự là Phật sao lò Phật chẳng hiểu lời, chỉ sợ không phải là Phật, bị các pháp hữu vô chuyển, không được tự do. Đó là vì lý chưa lập trước có phước trí mang đi như hèn khiến sang, chẳng bằng ở lý trước lập sau mới có phước trí. Gặp lúc thì làm được như nắm đất thành vàng, thây nước biển thành tô lạc, phá núi Tu Di thành bụi, ở 1 nghĩa làm vô lượng nghĩa, ở vô lượng nghĩa làm 1 nghĩa. Sư lúc đó nói pháp xong, Đại chúng xuống Pháp đường, bèn gọi lại, đại chúng quay đầu, Sư hỏi: Đó là cái gì. Ngày 1 tháng giêng Năm Đường Nguyên Hòa thứ 9 thì Sư thị tịch, thọ 9 tuổi. Năm Trường Khánh 1, vua ban Thụy là Đại Trí Thiền sư ở, tháp hiệu Đại Bảo Thắng Luân.

Thiền Môn qui thức. Bách Trượng Đại Trí Thiền sư ở. Vì Thiền tông bắt đầu từ Thiếu Thất (Tổ Đạt Ma ở Thiếu Lâm Tự) truyền đến Tào Kê đến nay, phần nhiều luật ở chùa tuy là viện riêng song nói pháp trụ trì không hợp qui tắc nên thường mong có qui tắc ấy. Bèn bảo của Tổ muốn khắp giáo hóa để đời sau không mất, há cùng giáo Tiểu thừa tùy làm. Có người nói luận Du Già, kinh Anh Lạc là giới luật Đại thừa sao chẳng làm theo. Tổ nói: Tông ta không hạn cục theo Đại Tiểu thừa, cũng không không khác Đại Tiểu thừa mà phải lộng chiết trung các qui tắc theo. Do đó có sáng ý lập Thiền tông ở riêng, phàm vị đủ Đạo Nhãn có Tôn Đức thì gọi là Trưởng lão. Như ở Tây Vực Đạo cao lạp lớn thì (như) gọi tu Bồ đề. Đã là hóa chủ thì phải ở phương trượng đồng gọi Thất Tịnh Danh không phải là thất riêng không lập điện Phật chỉ có Thọ (cây) Pháp Đường là biểu thì Phật Tổ trao lại cho vị đương đại làm tôn quý, chỗ khen học chúng không nhiều ít không cao thấp. Tất cả đều Thiền đường an bài theo hạ lạp, lập 1 cái giường lớn để mắc áo và quái tháp đạo cụ, nằm phải phải gối đầu ở mép giường nằm nghiêng hông phải mà ngủ thế Cát Tường, vì ngồi thiền đã lâu nên nằm yên dưỡng hơi mà thôi (chứ không thật ngủ cho sướng thân), đủ oai nghi. Trừ khi vào Thiền Thất xin ích (hỏi học) mặc tình học tập siêng lười hoặc cao thấp không theo chuẩn mực. Trong viện ấy đại chúng sáng học chiều hợp. Trưởng lão lên Pháp Đường thì cùng lên ngồi chủ việc đồ chúng đứng có hàng ngũ nghe rõ. Khách chủ hỏi đáp trình bày tông yếu, thì theo pháp mà đứng. Ăn uống phải theo 2 thời mỗi ngày cần phải tiết kiệm biểu thị cho pháp thực đều hưởng. Hạnh khắp xin pháp trên dưới đều gắng sức. Đặt 10 việc gọi là Liêu Xá (phòng nhà), mỗi liêu xá có 1 vị đứng đầu quản chế nhiều vị, quản chế công việc cho êm thắm. Nếu có vị giả danh lén vào phá chúng gây ồn náo thì vị Duy Na kiểm tra xử lý đuổi ra khỏi viện, cốt để an chúng. Nếu có kẻ sai phạm thì lấy gậy mà đánh, tập hợp chúng đốt đốt y bát đạo cụ đuổi đi từ ngõ riêng mà ra để biết nhục. Biết rõ điều luật này có lợi ích: 1 là không làm ô nhiễm chúng, sinh tâm kính tín; 2 là chẳng phá hủy hình tướng vị Tăng, tuân theo luật Phật; 3 là chẳng quấy rối công môn, tranh chấp kiện cáo cãi vả, là không rò rỉ ra ngoài với thí chủ việc xấu của Tông cang.

Hạnh riêng của Thiền môn do ngài Bách trượng lập ra đầu Tiên, nay lược nêu đại yếu để người sau hiểu qua khiến không quên gốc. Ngoài ra pháp tắc qui cũ các sơn môn đều đầy đủ.