CẢNH ĐỨC TRUYỀN ĐĂNG LỤC

Sa môn Đạo Nguyên đời Tống – biên soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 24

Thiền sư Hành Tư đời thứ 8, có 74 vị:

– Đệ tử nối pháp của Thiền sư Quê Thâm ở viên La Hán Chương châu, có 7 vị:

  1. Thiền sư Văn Ích ở Thanh Lương Kim Lăng
  2. Thiền sư Hồng Tiến ở Thanh Khê Tương châu,
  3. Thiền sư Hưu Phục ở Thanh Lương Kim Lăng
  4. Thiền sư Thiệu Tu ở Long Tế Võ châu,
  5. Thiền sư Tú ở chùa Thiên Long Hàng châu,
  6. Thiền sư Truyền Âm ở Diên Khánh Lộ châu,
  7. Thiền sư Thủ An ở Nam Đài Hành Nhạc, (7 vị trên đây thấy có ghi lục)

– Đệ tử nối pháp của Đại sư Khế Phù ở Thiên Tông Phước châu, có 2 vị:

  1. Thiền sư Động Minh ở Thiên Tông Phước châu,
  2. Thiền sư Hành Khâm ở Phước Thanh Tuyền châu,

– Đệ tử nối pháp của Đại sư Trọng Cơ ở Thiên Long Hàng châu, có 1 vị:

  1. Thiền sư Linh Quang ở Tuyết Nhạc Cao Ly,

– Đệ tử nối pháp của Thiền sư Thao Quốc Thái ở Vụ châu, có 1 vị:

  1. Thiền sư Bảo Thắng ở Tề Vân Vụ Châu,

– Đệ tử nối pháp của Thiền sư Đạo Hy ở Bạch Long Thăng Sơn Phước châu, 5 vị:

  1. Thiền sư Huyền Chỉ ở Quảng Bình Phước châu,
  2. Thiền sư Thanh Mộ ở Bạch Long Phước châu
  3. Thiền sư Chí Ân ở Linh Phong Phước châu,
  4. Thiền sư Huyền Lượng ở Đông Thiền Phước châu,
  5. Thiền sư Huyền Ứng ở Báo Cù Chương châu (5 vị trên đây thấy có ghi lục)

– Đệ tử nối pháp của Đại sư Pháp Nhân ở Chiêu Khánh Tuyền châu, có 7 vị:

  1. Đại sư Tông Hiển ở Báo Ân Tuyền châu
  2. Thiền sư Trừng Kỷ ở Long Quang Kim Lăng
  3. Thiền sư Khả Hưu ở Bắc Viện Vĩnh Hưng
  4. Thiền sư Thanh Hải ở Thái Bình Lâu châu,
  5. Thiền sư Tuệ Thâm ở Từ Vân Liên châu
  6. Thiền sư Đạo Khâm ở Hưng Dương Sính Châu (6 vị trên đây thấy có ghi lục)
  7. Thiền sư Thanh Khê ở Bảo Phước Chương châu (1 vị không có cơ duyên-ngữ cú)

– Đệ tử nối pháp của Thiền sư Bảo Tư ở Báo Ân Vụ châu, 1 vị:

  1. Hòa thượng Trừng ở Phước Lâm Xứ châu,.

– Đệ tử nối pháp của Thiền sư Tùng Hân ở Thúy Phong Xứ châu, có 1 vị:

  1. Thiền sư Thủ Chân ở chùa Báo Ân Xứ châu,

– Đệ tử nối pháp của Thiền sư Minh Viễn ở Thứu Lãnh Tương châu, có 1 vị:

  1. Hòa thượng Thứu Lãnh đời thứ 2 ở Tương châu.

– Đệ tử nối pháp của Long Hoa Chí Cầu Thiền sư ở Hàng châu, có 1 vị:

  1. Thiền sư viện Tuần ở Nhân Vương

– Đệ tử nối pháp của Thiền sư Khả Trù ở Bảo Phước Chương châu, 1 vị:

  1. Thiền sư Vô Dật ở Long Thọ Chương châu,

– Đệ tử nối pháp của Thiền sư Tuệ Luân ở chùa Diên Thọ, Đàm châu, 2 vị:

  1. Thiền sư Đạo thuyên ở Qui Tông Lô Sơn
  2. Thiền sư Dụ ở Long Hưng Đàm châu (2 vị trên đây thấy có ghi lục),

– Đệ tử nối pháp của Hòa thượng Tường ở Bạch Vân, Thiều châu, 6 vị:

  1. Hòa thượng Đại Lịch ở Thiều châu
  2. Hòa thượng Bảo Hoa ở Liên châu,
  3. Hòa thượng Nguyệt Hoa ở Thiều châu
  4. Hòa thượng Địa Tạng ở Nam Hùng châu,
  5. Thiền sư Hàm Khuông ở Lạc Tịnh Anh châu,
  6. Hòa thượng Vân ở Hậu Bạch Thiều châu (6 vị trên đây thấy có ghi lục)

– Đệ tử nối pháp của Pháp sư Duyên Mật ở Đức Sơn Lãng châu, 2 vị:

  1. Thiền sư Văn Tập ở Lộc Uyển Đàm châu
  2. Thiền sư Khả Quỳnh ở Dược Sơn Phong châu, (2 vị trên đây thấy có ghi lục)

– Đệ tử nối pháp của Thiền sư Trừng Viễn ở Hương Lâm Thanh Thành Tây Xuyên, 1 vị:

  1. Hòa thượng La Hán ở Quán châu,

– Đệ tử nối pháp của Thiền sư Sơ ở chùa Động Sơn, Tương châu, 1 vị:

  1. Thiền sư Đạo Thung ở Đàm châu.

– Đệ tử nối pháp của Thiền sư Hối Cơ ở Huỳnh Long Đơn châu, 9 vị:

  1. Thiền sư Thiện Chiểu ở Tử Cái Lạc Kinh
  2. Thiền sư Kế Đạt ở Huỳnh Long My châu,
  3. Hòa thượng đời thứ 2 ở Táo Thọ
  4. Hòa thượng Trừng ở núi Huyền Đô Hưng Nguyên phủ,
  5. Hòa thượng Hắc Thủy ở Gia châu,
  6. Thiền sư Trí Ngung ở Huỳnh Long Đơn châu
  7. Hòa thượng Đạt ở Phước Xương My châu,
  8. Hòa thượng Nhiên ở Tuệ Sơn Thường châu,
  9. Thiền sư Ngộ Hải ở Song Lãnh Hồng châu,

– Đệ tử nối pháp của Thiền sư Đức Khiêm ở Minh Chiêu Vụ châu, 6 vị:

  1. Thiền sư Khế Tùng ở Báo Ân Xứ châu,
  2. Hòa thượng Du ở Phổ Chiếu Vụ châu,
  3. Thiền sư Bảo sơ ở Song Khê Vụ châu,
  4. Hòa thượng Cứu ở Dũng Tuyền Xứ châu,
  5. Hòa thượng Nghĩa ở La Hán Cù châu,
  6. Hòa thượng Điều ở Hưng Thánh Phước châu,

– Đệ tử nối pháp của Thiền sư Trí Hồng ở núi Đại Long, Lãng châu, 3 vị:

  1. Thiền sư Cảnh Như ở núi Đại Long
  2. Thiền sư Sở Huân ở núi Đại Long,
  3. Thiền sư Tùng Thiện ở viện Phổ Thông Hưng Nguyên phủ,

– Đệ tử nối pháp của Thiền sư Hạnh Ái ở Bạch Mã Tương châu, có 1 vị:

  1. Thiền sư Trí Luân ở Bạch Mã

– Đệ tử nối pháp của Thiền sư Hoài Sở ở Triệu Sơn An châu, có 3 vị:

  1. Thiền sư Khuông Hựu ở Bảo Thọ Đương châu,
  2. Thiền sư Tự Nam ở Đơn châu,
  3. Thiền sư Kế Huân ở viện Vĩnh Khánh Quả châu,

– Đệ tử nối pháp của Thiền sư Trí Tịnh ở Cốc Ẩn Tương châu, có 2 vị:

  1. Thiền sư Tri Nghiễm ở Cốc Ẩn,
  2. Thiền sư Pháp Hiển ở Phổ Ninh Tương châu,

– Đệ tử nối pháp của Thiền sư Hoằng Chương ở Qui Tông Lô Sơn, có 1 vị:

  1. Thiền sư Thường Giác ở viện Phổ Tịnh Đông Kinh,
  2. Đệ tử nối pháp của Thiền sư Vi ở Tử Lăng phủ Phụng Tường, có 2 vị:
  3. Hòa thượng Đại Lãng ở phủ Phụng Tường,
  4. Hòa thượng Tân Khai ở Đàm châu,.

– Đệ tử nối pháp của Thiền sư Tuệ Triệt ở núi Thạch môn, Tương châu, 2 vị:

  1. Thiền sư Thiệu Viễn ở núi Thạch Môn
  2. Thiền sư Thủ Trân ở Linh Trúc Đôn châu,

– Đệ tử nối pháp của Hòa thượng Chí ở Đồng An, Hồng châu, có 2 vị:

  1. Thiền sư Duyên Quán ở Lương Sơn Lãng châu,
  2. Hòa thượng Linh Thông ở Trần châu,

– Đệ tử nối pháp của Hòa thượng Diên ở Quảng Đức Tương châu, 1 vị:

  1. Thiền sư Châu ở Quảng Đức.

– Đệ tử nối pháp của Thiền sư Qui Tín ở chùa Tịnh Chúng, Ích châu, 1 vị:

  1. Hòa thượng ở núi Linh Kham Hán châu,.

– Đệ tử nối pháp của Thiền sư Tri Viễn ở Hộ Quốc Tùy châu, có 1 vị:

  1. Đại sư Thường Phổ ở Khai Bảo Đông Kinh (1 vị không có cơ duyên-ngữ cú).

 

– Thiền sư Hành Tư đời thứ 8.

* Đệ tử nối pháp của Thiền sư Quế Thâm ở La Hán Chương châu.

1. Thiền sư Văn Ích ở viện Thanh Lương, Thăng châu.

Sư người Dư Hàng, họ Lỗ. 7 tuổi đã nương ngài Toàn Vỹ Thiền sư ở viện Trí thông Tân Định mà xuất gia và thọ giới Cụ túc ở chùa Khai Nguyên tại Việt châu. Sư là học trò giỏi luật của sư Hy Giác, hoằng hóa hưng thạnh ở chùa Dục Vương, núi Mậu ở Minh châu. Sư đến tham dự lắng nghe học về Thiền chỉ, lại nghiên cứu về Nho học và văn chương ở đời. Giác Sư xem là Du hạ của môn mình. Sư vì huyền cơ 1 phát các tạp vụ đều quên, chống tích trượng đi xa về Nam đến pháp hội Trường Khánh ở Phước châu tuy duyên tâm chưa dứt mà hải chúng đã suy tôn liền lại kết bạn ở Hồ Ngoại. Lại gặp trời mưa nhiều gây thành thác lũ dữ dội, Sư bèn tam ngụ ở viện Địa Tạng ở phía Tây Thành, nhân tham vấn quẻ tham Hòa thượng. Tham hỏi: Thượng tọa đi đâu đến đây? Sư nói: Đi hành cước quanh co. Hỏi: Việc hành cước thế nào? – Sư đáp: Chẳng biết. Hỏi: Chẳng biết rất thân thiết. Sư bỗng nhiên khai ngộ, bèn cùng bạn đồng đi là Tiến Sơn chủ v.v… 4 người, nhân chí thành học hỏi nên đều khế ngộ, được thứ lớp thọ ký ai nấy đều trấn giữ 1 phương. Riêng Sư mình ở am tại Càm Giá châu bèn bàn nhau ở đấy. Còn Tiến Sư thì đến ở Tòng Lâm Giang Biểu mong được lịch lãm nên khiến Sư cùng đến. Khi đến Lâm Xuyên thì Châu Mục thỉnh Sư ở viện Sùng Thọ. Ngày mở pháp đường đang ngồi trong chiếu trà chưa đứng dậy thì 4 chúng vây quanh pháp tòa. Lúc đó Tăng Chánh bạch Sư rằng: Bốn chúng đã vân tập ở pháp tòa của Hòa thượng xong. Sư nói: Bốn chúng tham vấn với chân Thiện tri thức. Lát sau Sư lên tòa đại chúng lễ thỉnh xong. Sư bảo chúng rằng mọi người đã có mặt hết ở đây, Sơn Tăng không thể không nói cùng đại chúng nêu 1 phương tiện của người xưa. Trân trọng rồi xuống tòa. Lúc đó có vị Tăng ra lễ bái. Sư hỏi: Muốn hỏi chăng? Vị Tăng định thưa hỏi: Sư nói: Trưởng lão chưa khai đường chưa đáp thoại. Tử Phương Thượng tọa từ Trường Khánh đến. Sư đem kệ trước của Lăng Hòa thượng ở Trường Khánh mà hỏi rằng: Thế nào là trong vạn tượng 1 mình lộ thân? Tử Phương đưa cây phất trần lên. Sư nói: Hiểu thế sao được. Hỏi: Tôn ý của Hòa thượng thế nào? Sư nói: Gọi gì là vạn tượng? Đáp: Người xưa chăng bát vạn tượng. Sư nói: Trong vạn tượng 1 mình lộ thân nói cái gì bát và không bát. Tử Phương bỗng nhiên ngộ giải bèn đến đầu thành qui y. Từ đó các phương ai còn nghi đều đến. Sư bèn tỉ mỉ kích phát đều dần dần tâm phục. Chúng đến tham vấn rất đông thường không dưới số ngàn. Sư lên pháp đường, đại chúng đứng lâu, sư bèn bảo rằng: Chỉ như thế liền tan đi, lại có Phật pháp hay không, thử nói xem. Nếu không thì lại trong đó làm gì? Nếu có thì giữa chợ đông người cũng có, đâu cần đến đó. Mọi người đều từng xem lại nguyên quán Bách Môn Nghĩa Hải, luận Hoa Nghiêm, kinh Niết-bàn. Có nhiều kinh giáo nào nói có lúc ấy. Nếu có thử nêu xem. Chẳng phải kinh ấy có lời nói là: Lúc này chăng? Có giao thiệp gì (dính dáng gì?)? Sở dĩ vi ngôn trệ ở tâm mà làm ra các lo nghĩ. Thật tế luôn ở trước mắt lại là cảnh danh tướng. Lại làm gì đi ngược lại, nếu cũng đi ngược thì làm gì đi đúng được. Lại hiểu chăng? Chớ chỉ nghĩ các kinh giáo (sách tử là cái thể, tức là kinh giáo) có chỗ dùng nào? – Tăng hỏi: Như thế nào là vạch mù thì cùng Đạo được tương ưng. Sư hỏi: Ông có mấy lúc vạch mù liền cùng Đạo chẳng tương ưng. Hỏi: 6 chỗ chẳng có tri âm lúc ấy thế nào? Sư nói: Nhà ông quyến thuộc 1 bầy con. Sư lại nói hiểu làm gì. Chớ Đạo đó lại hỏi liền là chẳng được Đạo ông. 6 chỗ chẳng tri âm chỗ mắt chẳng tri âm, chỗ tai chẳng tri âm. Nếu căn bản là có sao hiểu không được. Người xưa nói: Lìa thanh sắc thì dính thanh sắc, lìa danh tự thì dính danh tự. Do đó trời vô tưởng tu được phải trải 8 vạn đại kiếp. Một sớm bị lui đọa các việc rõ ràng, bởi vì chẳng biết cộc gốc chân thật thứ lớp tu hành 3 đời 60 kiếp, 4 đời 100 kiếp, như vậy thẳng đến 3 A tăng kỳ kiếp thì quả mới trọn vẹn.

Người xưa khác cũng nói: Chẳng bằng 1 niệm duyên khởi vô sinh vượt cả Tam thừa quyền học các kiến. Lại nói: Trong 1 khảy móng tay thì viên thành 8 vạn môn, trong 1 sát-na diệt hết tam kỳ kiếp cũng phải thể cứu, nếu như thế phải dùng nhiều ít khí lực. – Vị Tăng hỏi: Ngón tay thì chẳng hỏi, như thế nào là trăng. Sư nói: Cái đó là ông không hỏi ngón tay. Lại có vị Tăng hỏi: Trăng thì chẳng hỏi, như thế nào là ngón tay. Sư nói: Trăng. Hỏi: Học nhân hỏi ngón tay, Hòa thượng vì sao nói trăng? Sư nói: Vì ông hỏi ngón tay – Quốc Chủ Giang Nam rất trọng Đạo sư đón Sư về ở Báo Ân thiền viện, ban hiệu là Tịnh Tuệ Thiền sư. Sư lên pháp đường bảo chúng rằng: Người xưa nói: Ta lập địa để đợi ông gặp gỡ, nay Sơn Tăng tọa địa đợi ông gặp gỡ, lại có đạo lý hay không? Cái nào thân cái nào sơ thử cắt đứt xem. Hỏi: Hồng chung vừa gõ, đại chúng vân tập thỉnh Sư như thế. Sư nói: Đại chúng hiểu sao giống ông hiểu. Hỏi: Như thế nào là gia phong của cổ Phật. Sư nói: Chỗ nào xem chẳng đủ. Hỏi: Trong 12 giờ hành lý như thế nào thì được cùng Đạo tương ưng. Sư nói: Tâm lấy bỏ thành xảo ngụy. Hỏi: Người xưa truyền y phải ký người nào? Sư nói: Ông thấy chỗ nào người xưa truyền y. Hỏi: Thập phương Hiền Thánh đều vào tông này, như thế nào là tông này. Sư nói: Mười phương Hiền Thánh đều vào. Hỏi: Như thế nào là người hướng thượng Phật. Sư nói: Phương tiện gọi là Phật. Hỏi: 2 chữ thanh sắc người nào thấu được? Sư liền bảo chúng rằng: Này các Thượng tọa lại nói Tăng ấy có thấu được chưa, nếu hiểu chỗ hỏi này thì thấu thanh sắc chẳng khó. Hỏi: Cầu Phật tri kiến đường nào tắt nhất. Sư không gì hơn đây. Hỏi: Khi cỏ quý chẳng điêu tàn thì thế nào? Sư nói: Nói dối (lừa gạt!). Hỏi: Đại chúng vân tập thỉnh Sư mau giải lưới nghi. Sư nói: Trong liêu phòng mà thương lượng, trong trà đường (nhà uống trà) mà thương lượng. Hỏi: Mây tan thấy mặt trời lúc ấy thế nào. Sư nói: Nói dối cái chân. Hỏi: Như thế nào là chỗ trọng của Sa môn. Sư nói: Nếu có mảy may chỗ trọng tức chẳng gọi Sa môn. Hỏi: Trong ngàn trăm ức hóa thân như thế nào là thanh tịnh pháp thân. Sư nói: Đều là. Hỏi: Xúm xít từ trên đến ý Sư thế nào? Sư nói: Là mắt hay chẳng phải mắt. Hỏi: Toàn thân là nghĩa thỉnh Sư 1 quyết. Sư nói: Nghĩa ông tự phá. Hỏi: Như thế nào là tâm của Phật xưa? Sư nói: Tuôn ra từ bi hỷ xả. Hỏi: Nhà tối trăm năm 1 đèn phá tan. Hỏi: Như thế nào là 1 đèn. Sư nói: Luận gì trăm năm. Hỏi: Như thế nào là Đạo chánh chân. Sư nói: 1 nguyện cũng dạy ông làm, 2 nguyện cũng dạy ông làm. Hỏi: Như thế nào là Địa nhất chân. Sư nói: Địa thì không 1 chân. Hỏi: Như thế nào là đứng trót vót. Sư nói: Chuyển không giao thiệp. Hỏi: Như thế nào là cổ Phật. Sư nói: Tức cũng không chỗ hiềm (nghi). Hỏi: Trong 12 giờ . Hỏi: Trong 12 giờ hành lý như thế nào? Sư nói: Bước bước đạp đất. Hỏi: Gương xưa chưa mở như thế nào hiểu. Sư nói: Hà tất phải 3 lần. Hỏi: Như thế nào là Huyền chỉ của chư Phật? Sư nói: Là ông cũng có.

Hỏi: Giáo có nói từ gốc vô trụ mà lập tất cả pháp, như thế nào là gốc vô trụ. Sư nói: Hình hưng chưa thành chất, danh khởi chưa thành danh. Hỏi: Y của tăng qua đời thì chúng tăng tiếp nhận, y của Tổ sư thì người nào tiếp nhận? Sư nói: Ông tiếp nhận được y gì của tăng qua đời. Hỏi: Kẻ phiêu bạt về quê lúc ấy thế nào? Sư nói: Đem gì dâng hiến. Đáp: Không có 1 vật. Sư nói: Ngày cấp cho gì. Sau Sư dời về ở Thanh lương. Sư lên pháp đường dạy chúng rằng: Người xuất gia chỉ theo thời tiết được lạnh thì lạnh, nóng thì nóng. Muốn biết nghĩa Phật tánh phải xem nhân duyên thời tiết, xưa nay phương tiện chẳng ít. Chẳng thấy Thạch Đầu Hòa thượng nhân xem Triệu Luận nói: Hiểu vạn vật làm mình thì chỉ là Thánh nhân người khác lại nói: Thánh nhân không mình mà chẳng chỗ nào chẳng mình. Có 1 lời nói gọi là tham đồng khế. Mạt Thượng (cuối cùng) nói: Trúc đất rất đổi tâm không hơn lời nói này. Khoảng giữa cũng chỉ tùy thời mà nói thoại Thượng tọa này muốn hiểu vạn vật là mình. Bởi vì đại địa không có pháp nào có thể thấy. Ngài lại dặn dò người khác rằng: Thời giờ chớ để luống qua, vừa rồi nói với Thượng tọa chỉ tùy theo thời tiết liền được. Nếu dời thời lỗi hậu tức là luống qua thì giờ. Đối với phi sắc mà hiểu là sắc. Thượng tọa đã đối với phi sắc mà hiểu là sắc, tức là dời thời lỗi hậu lại nói: Sắc hiểu là phi sắc, đúng hay không đúng Thượng tọa nếu hiểu thế liền là mất giao thiệp, chính là si cuồng 2 chạy có chỗ dùng nào. Thượng tọa chỉ nên giữ phần mình tùy thời qua tốt. Trân trọng – Hỏi: Như thế nào là gia phong của Thanh Lương? Sư nói: Ông đến chỗ khác chỉ nói đến Thanh Lương mà lại. Hỏi: Như thế nào là được các pháp không đáng đi. Sư nói: Pháp nào buộc chặt Thượng tọa. Hỏi: Tranh làm gì mặt trời chiều? Sư nói: Lời nói nhàn. Hỏi: Xem thân như huyễn hóa xem trong cũng thế là như thế nào? Sư hỏi: Lại được thế không? Hỏi: Cần gấp tương ưng chỉ nói chẳng 2, như thế nào là nói chẳng 2? Sư nói: Lại thêm chút ít được chăng? Hỏi: Như thế nào là pháp thân? Sư nói: Cái đó là Ứng thân. Hỏi: Như thế nào là đệ nhất nghĩa. Sư nói: Ta nói với ông là nghĩa thứ 2. Sư hỏi: Tu Sơn Chủ rằng: Mảy may có sai khác cách nhau trời đất huynh hiểu thế nào? Tu liền lễ bái – Sư cùng Ngộ Không Thiền sư đến lửa cầm múc xúc bột hương lên hỏi Ngộ Không rằng: Chẳng được gọi là muỗng hương, huynh gọi là gì? Ngộ Không nói muỗng hương. Sư không chịu Ngộ Không sau đó 20 ngày mới sáng lời nói ấy – Nhân Tăng ở trước Tăng đường mà tham. Sư lấy tay chỉ rèm. Lúc đó có 2 Tăng cùng đi cuốn rèm. Sư nói: 1 được 1 mất – Nhân ngài Vân Môn hỏi Tăng từ đâu đến? Đáp: Ở Giang tây đến. Vân Môn hỏi: Giang tây 1 lão Túc nói mớ có dừng hay chưa? Vị Tăng không đáp được. Vị Tăng hỏi: Sư chẳng biết ý Vân Môn thế nào? Sư nói: Lớn nhỏ của Vân Môn bị Tăng ấy khám phá. Sư hỏi: Tăng ở đâu đến? Đáp: Từ Đạo tràng đến. Sư nói: Sáng họp hay tối họp Tăng không đáp được. Sư khiến Tăng bỏ thêm đất vào chậu sen. Tăng đem đất đến. Sư hỏi: Hỏi lấy ở cầu Đông hay cầu Tây? Đáp: Lấy ở cầu Đông. Sư hỏi: Là thật hay dối – Sư hỏi: Vị Tăng từ đâu tới? Đáp: Từ Báo Ân đến. Sư hỏi: Chúng Tăng có yên không? Đáp: yên. Sư nói: Uống trà đi. – Sư hỏi: Vị Tăng từ đâu đến? Đáp: Từ Tứ Thủy lễ bái Đại Thánh mà đến. Sư hỏi: Năm nay ra tháp chăng? Đáp: Ra. Sư liền hỏi Tăng bên cạnh rằng: Ông nói nó đến Tứ thủy hay chẳng đến. Sư hỏi: Bảo Tư Trưởng lão rằng: Người xưa: Núi sông không cách ngại, ánh sáng chiếu mọi nơi, thế nào là ánh sáng chiếu mọi nơi? Tư đáp: Bờ đông đánh tiếng lụa (tiếng đập lụa). Sư chỉ cây trúc hỏi Tăng: Có thấy chăng?

Đáp: Thấy. Sư hỏi: Trúc đến mắt hay mắt đến trúc. Tăng nói đều chẳng thế. Có Tục sĩ hiến Sư 1 bức họa. Sư xem xong hỏi. Tâm ông khéo hay tay ông khéo? Đáp: Tâm khéo. Sư hỏi: Cái gì là tâm ông? Tục sĩ không đáp được – Vị Tăng hỏi: Như thế nào là mặt trăng thứ 2? Sư nói: Sum la vạn tượng. Hỏi: Như thế nào là mặt trăng thứ nhất? Sư nói: Vạn tượng sum la. Sư hoằng hóa ở Kim lăng, ngồi ở Đạo tràng lớn sớm chiều diễn nói. Lúc đó tòng lâm các phương đều kính trọng phong hóa của Sư. Ở phương khác có người mộ Pháp sư từ xa mà đến. Huyền Sa Chánh Tông Trung Hưng ở Giang biểu. Sư đều tùy cơ thuận vật mà dẹp bỏ trệ hôn. Phàm nêu Tam-muội các phương hoặc vào thất trình giải (trình hiểu biết) hoặc khấu kích thỉnh ích thì đều đúng bịnh mà tùy căn cho thuốc. Người ngộ nhập rất đông không kể xiếc. Năm Chu Hiển Đức 5 (Mậu ngọ) ngày 17 tháng 7 Sư có bịnh. Quốc chủ rất kính trọng lễ hỏi: Ngày 05 tháng 07 nhuần. Sư cạo tóc tắm gội dạy chúng xong thì ngồi mà mất, nhan sắc vẫn như còn sống. Thọ 74 tuổi, lạp được 54. Các tự việc trong vùng đều đủ oai nghi đón tiếp, làng xóm đều dâng hương mặc áo tang rước toàn thân làng Đơn Dương ở huyện Giang Ninh mà xây tháp cúng thờ, dâng thụy là Pháp Nhãn Thiền sư, thàp đề Vô Tướng, đồ đệ đệ tử nối pháp là Thiên Thai Sơn Đức thiều, Văn Thúy, Tuệ Cự v.v… 14 người. Trước ra đời đều được Vương Hầu lễ trọng kế Long Quang Thái Khâm v.v… 49 người, sau đều mở pháp hoằng hóa 1 phương như chương này đã nêu. Sau môn nhân lấy ngôn hạnh Sư mà dâng hiệu là Huỳnh Giác Đạo sư, lại ban thụy là Đại Trí Tạng Đạo sư, 3 chỗ pháp tập mà làm kệ tụng, tán, minh, ký, thuyên chú v.v… hơn mấy vạn lời. Các người học sao chép truyền khắp thiên hạ.

2. Thiền sư Hồng Tiến ở núi Thanh khê, Tương châu.

Khi ở với ngài Địa Tạng, Sư làm Đệ nhất tòa. Một hôm có 2 Tăng lễ bái, Địa Tạng Hòa thượng nói: Đều lầm 2 vị Tăng không đáp, xuống pháp đường thỉnh ích Tu Sơn Chủ. Tu nói: Ông tự khôi khôi đường đường, liền lễ bái, định hỏi người khác, há chẳng phải lầm sao? Sư nghe nói thì không chịu. Tu bèn hỏi: Chưa xét Thượng tọa làm gì. Sư nói: Ông tự mê tối sao có thể vì người. Tu giận dỗi lên pháp đường thỉnh ích ngài Địa Tạng. Địa Tạng chỉ dưới hành lang nói: Điển Tọa làm Tri khố đi. Tu bèn biết lỗi. Lại 1 hôm Sư hỏi Tu Sơn Chủ rằng: Biết rõ tánh sinh hay chẳng sinh vì sao sinh mà lưu lại (biết cái nào sinh mà giữ) tu nói: Măng ắt cuối cùng sẽ thành tre, như nay lấy cật tre được chăng? Sư nói: Ông sau này tự biết. Hỏi: Chỗ thấy của Thiệu Tu chỉ như thế, ý chỉ của Thượng tọa như thế nào? Sư nói: Cái đó là phòng của Giám viện, cái nào là phòng của Điển tọa? Tu lễ tạ. Sư ở đó sau có vị Tăng hỏi: Đám mù rờ voi đều nói khác nhau, bỗng gặp người sáng mắt lại làm gì? Sư nói: Ông nói giống các phương. Sư khi đi kinh hành, chúng đi theo Sư bảo chúng rằng: Người xưa có câu gì nêu ra cùng mọi người thương lượng. Lúc đó có Tùng Ỷ Thượng tọa bước ra định hỏi: Sư nói: Đó chớ lông lừa ý oán ý nhiên tỉnh ngộ.

3. Thiền sư Ngộ Không Hưu Phục ở viện Thế lương, Thăng châu.

Sư người Bắc Hải, họ Vương. Tuổi nhỏ xuất gia, 19 tuổi thọ Cụ giới. Từng tự bảo nếu còn năng thuyên (nói năng kinh giáo) thì còn trệ (vướng) vào thuyền bè, còn nếu vắng yên thì lại rơi vào không, bèn tiến lui khó quyết. Bèn bỏ cả 2 rồi tìm tham tông tượng, mà gặp ngài Địa Tạng Hòa thượng. Sau đệ tử nối pháp nhãn ở tại Sùng thọ, Võ châu. Năm Giáp thìn thì Giang Nam Quốc chủ lập Thanh Lương Đạo tràng mời sư ở. Sư lên pháp đường bảo chúng rằng: Phật xưa mới sinh liền đi 7 bước nhìn quanh 4 phương bảo rằng: Trên trời dưới trời chỉ ta riêng tôn quý, Ngài lại có phương tiện đặc biệt, như các Thượng tọa lúc mới sinh ra thì có cái đặc biệt gì thử nói ra xem. Nếu nói không thì đối mặt liền kỵ. Nếu nói có thì làm sao thông được tin tức ấy, hiểu chăng? Thượng tọa may mắn có việc đặc biệt, nhân vì sao chẳng biết. Trân trọng. – Tăng hỏi: Như thế nào là Phật? Sư nói: Ông là chúng sinh. Hỏi: Lại chịu hay không? Sư nói: Uổng bỏ (cho?) câu hỏi này. Hỏi: Như thế nào là ý Tây Trúc đến? Sư hỏi: Ông nói cõi này lại có chăng? Hỏi: Chỗ tỉnh yếu xin Sư 1 lời? Sư nói: Trân trọng. Hỏi: Như thế nào là Đạo? Sư nói: Xưa nay không 1 vật chỗ nào có bụi bặm. Tăng lễ bái. Sư nói: Chớ hiểu lầm. Hỏi: Như thế nào là 1 trần cảnh vào chánh thọ? Sư nói: Sắc tức không. Hỏi: Như thế nào làc các trần Tam-muội khởi? Sư nói: Không tức sắc. Hỏi: Các thứ khác thì chẳng hỏi, như thế nào là ngộ không 1 câu? Sư nói: 2 câu vậy. Hỏi: Khi Ngưu Đầu chưa gặp Tứ Tổ thì vì sao trăm chim ngậm hoa? Sư nói: Chưa thấy. Hỏi: Gặp rồi vì sao không ngậm hoa? Sư nói: Đã Tứ Tổ. Hỏi: Như thế nào là việc tự mình. Sư nói: Mấy chỗ hỏi người đến. Hỏi: Người xưa được cái gì liền thôi nghỉ? Sư nói: Ông được cái gì liền chẳng thôi nghỉ? Hỏi: Như thế nào là chỗ xuất thân của học nhân? Sư nói: Ngàn thứ so chẳng được, vạn thứ tả chẳng kịp. Hỏi: Thỉnh Hòa thượng nói? Sư nói: Xưa cũng có nay cũng có. Hỏi: Như thế nào là Tăng mất trước gặp đâu cũng là Bồ đề? Sư nói: Hỏi lấy đầu lâu người sau hỏi. Hỏi: Như thế nào là nguồn gốc chư Phật? Sư nói: Ông gọi cái gì là chư Phật. Hỏi: Mưa hoa động đất mới khởi lên tiếng sấm, không biết Hòa thượng ngày nay khen ngợi việc gì? Sư nói: Nói với Hòa thượng cái gì? Đáp: Đó tức là được gặp Thanh Lương. Sư nói: Thật tức được. Hỏi: Độc long phấn tấn (lồng lộn) vạn tượng đồng nhiên (giống nhau? Nằm yên?) lúc đó thế nào? Sư nói: Ông sao được câu hỏi đó. Ngày thường ở phương trương chỉ mặc 1 áo lông mềm, thường cười đồng tham là pháp nhãn làm nhiều kệ tụng. Năm Tấn Thiên Phước thư 8 (Quý Mẹo) ngày tối trời tháng 10 Sư sai Tăng đến viện Bảo Ân khiến Pháp Nhãn Thiền sư đến phương trượng mà dặn dò di chúc. Lại viết thư từ giã quốc chủ giờ Tý đêm mồng 3 mà nhập diệt. Quốc chủ sai Sư đến hỏi, khiến trong chùa đến giờ thì đánh chuông và hẹn Đại chúng vân tập, Sư ngồi thằng cảnh tỉnh chúng rằng: Không luống bỏ thì giờ. Nói xong thì viên tịch. Lúc đó Quốc chủ nghe tiếng chuông lên dài cao mà ở xa lễ Thanh Lương, rất thương tiếc cúng tế long trọng, làm lễ trà tỳ thu nhặt xá lợi xây tháp mà thờ.

4. Thiền sư Thiệu Du chủ núi Long tế ở phủ châu.

Trước Sư cùng Đại Pháp Nhãn Thiền sư đồng tham vấn ngài Địa Tạng. Bảo mình chỗ được đã cực điểm rồi cùng từ giã mà đến Kiến Dương. Giữa đường cùng nói chuyện thì Pháp Nhãn bỗng hỏi: Người xưa nói trong vạn tượng hay chẳng dẹp bỏ vạn tượng? Sư nói: Chẳng dẹp bỏ vạn tượng. Pháp Nhãn hỏi nói gì dẹp bỏ và chẳng dẹp bỏ? Sư mịt mù liền trở về Địa Tạng. Địa Tạng hỏi: Ông đi lựa lâu sao trở về? Sư nói: Có việc chưa quyết đâu sợ lội núi băng rừng (trèo đèo lội suối). Địa Tạng nói: Ông lội nhiều đèo suối lại chẳng ghét (ác?) Sư chưa (hiểu) ý chỉ bèn hỏi: Người xứa nói trong vạn tượng riêng lộ thân mình là ý chỉ thế nào? Địa Tạng hỏi ông nói người xưa dẹp bỏ vạn tượng hay không dẹp bỏ vạn tượng? Sư nói: Không dẹp bỏ. Sư nói: 2 cái. Sư ngạc nhiên suy nghĩ liền hỏi rằng: Chưa biết người xưa dẹp bỏ vạn tượng hay không dẹp bỏ vạn tượng, Địa Tạng hỏi ông nói cái gì là vạn tượng. Sư bèn tỉnh ngộ. Lại từ giã Địa Tạng mà đến gặp pháp nhãn. Pháp nhãn lời ý khai thị cùng Địa Tạng trước sinh như 1. Cho nên pháp nhãn trước ở Sùng thỏ, Võ châu mà mở lớn Tông phong. Sau Sư ở núi Long Tế chẳng cốt tụ họp đồ chúng mà người học đến đông. Sư lên pháp đường dạy chúng rằng: Đầy đủ pháp phàm phu, phàm phu chẳng biết, đầy đủ pháp Thánh nhân, Thánh nhân chẳng hiểu. Thánh nhân nếu hiểu tức là phàm phu, phàm phu nếu biết tức là Thánh nhân. 2 lời nói này 2 nghĩa 1 lý. Nếu người biện được thì chẳng ngại ở Phật pháp có chỗ vào, nếu biện không được chớ nói là chẳng nghi. Hỏi: Thấy sắc liền thấy tâm, lộ trụ là sắc, như thế nào là tâm. Sư nói: May mà chưa hiểu lại chớ nói dối trá là báng. Hỏi: Như thế nào là được ra khỏi 3 cõi? Sư nói: Ông vì sao hỏi chẳng ngại ra khỏi 3 cõi. Hỏi: Đương dương (giữa ban ngày?) nên nói ai là người hiểu rõ. Sư nói: Chẳng phải ông chẳng hiểu. Hỏi: Như thế nào là chủ vạn pháp? Sư hỏi gọi cái gì là vạn pháp. Hỏi: Giáo nói: Tu-di chứa hạt cải, hạt cải chứa Tu-di, như thế nào là Tu-di. Sư nói: Đâm thủng tâm ông, như thế nào là hạt cải? Sư nói: Lấp đầy mắt ông. Hỏi: Như thế nào là chứa (nạp). Sư nói: Đem Tu-di và hạt cải đến đây. Hỏi: Lời trước ở đâu? Sư nói: Trước có nói gì – Sư có lúc dạy chúng rằng: Thanh sắc chẳng đến bịnh ở thấy nghe, nói năng chẳng kịp lỗi ở môi mép. Hỏi: Lìa thanh sắc thỉnh Hòa thượng nói: Sư nói: Trong thanh sắc hỏi tương lai. Hỏi: Như thế nào là tâm của học nhân? Sư nói: Ai hỏi gì? Hỏi: Kiếp lửa hết cả đại thiên đều hoại chưa biết cái ấy có hoại không? Sư nói: Chẳng hoại. Hỏi: Vì sao chẳng hoại? Sư nói: Vì đồng ở Đại thiên. Hỏi: Như thế nào là thấy đâu cũng Bồ đề? Sư nói: Riêng biệt khiến người sầu. Hỏi: Như thế nào là ý Tây Trúc đến? Sư nói: Đợi ông hỏi ý Tây Trúc đến, ta liền nói với ông. Hỏi: Trong đêm sâu lấy gì làm mắt. Sư nói: Tối. Hỏi: Mảy may chẳng cách vì sao nhìn chẳng thấy. Sư nói: Lão tác gia giỡn bóng. Hỏi: Lúc giương xưa chưa mài lau thì thế nào? Sư nói: Chiếu phá trời đất. Hỏi: Mài lau rồi thì thế nào? Sư nói: Đen như sơn. Hỏi: Như thế nào là Phổ Nhãn (khắp thấy?)? Sư nói: Mảy may nhìn không thấy. Hỏi: Vì sao nhìn chẳng thấy. Sư nói: Vì mắt ấy rất to. Hỏi: Như thế nào là người hư hao lớn? Sư nói: Kiếp hoại chẳng từng dời. Hỏi: Người này lại biết có Phật pháp không? Sư nói: Nếu biết có Phật pháp thì trộn thành điên đảo. Hỏi: Như thế nào là được không điên đảo? Sư nói: Phải biết có Phật pháp. Hỏi: Như thế nào là Phật pháp? Sư nói: Hư hao lớn. Hỏi: Như thế nào là thường ở trong tâm của học nhân? Sư nói: Lại từng hỏi hà ngọc chăng? Hỏi: Học nhân chẳng hiểu? Sư nói: Chẳng hiểu thì cuối hạ hỏi Tào Sơn. Sư làm kệ tụng hơn 60 bài và các bài Minh luận lược yếu các kinh v.v… đều lưu hành trên đời.

5. Thiền sư Tú ở chùa Thiên long, Hàng châu.

Sư lên pháp đường bảo chúng rằng: Các Thượng tọa nhiều ít vô sự, trong 12 giờ ở thế giới nào mà an thân lập mang lại tỉ mỉ kiểm điểm xem. Sau không tìm hết chỗ, nhân sao mà cùng người khác kiểm điểm, nếu đi như thế thì sớm lạc vào đầu thứ 2. Lúc đó có Vị Tăng hỏi: rằng: Nhân Sư có nói nếu đi như thế sớm lạc vào đầu thứ 2. Học nhân đều chẳng đến đó, Sư biện bạch như thế nào? Sư nói: Ông tức tác gia. Hỏi: Đó tức ngày nay được gặp ở Sư. Sư nói: Ông lại chớ nói dối là sáng. Hỏi: Nhân lời xưa có nói 2 người đều lầm, chưa biết ý chỉ người xưa như thế nào? Sư nói: Ông sao chẳng tự kiểm trách. Hỏi: Đó tức là trời người có nhờ cậy. Sư nói: Ông chẳng ngại lanh lợi. Nước này phong thụy là Thanh Tuệ Đại sư.

6. Thiền sư Truyền Ân ở viện Diên khánh, Lộ châu.

Tăng hỏi: Thấy pháp liền thấy tâm, lồng đèn là sắc, cái gì là tâm. Sư nói: Ông chẳng hiểu ý người xưa. Hỏi: Như thế nào là ý người xưa. Sư nói: Lồng đèn là tâm. Hỏi: Nếu hay chuyển vật tức đồng Như Lai, chưa biết chuyển vật gì? Sư hỏi nói gì? Vị Tăng định nói. Sư bảo cái thùng sơn ấy.

7. Thiền sư Thủ An ở Nam Đài Hành nhạc.

Trước Sư ở viện Ngộ Không tại Giang châu. Có Vị Tăng hỏi: mọi người hết cả đi Trường An như thế nào đến được. Sư hỏi: Tức nay ở đâu? Hỏi: Như thế nào là ý Tây Trúc đến? Sư hỏi: Là ý gì? Hỏi: Như thế nào là thân xưa nay. Sư nói: Là thân gì? Hỏi: Vắng lặng không nương lúc đó thế nào? Sư nói: Ông Vắng lặng. Sư nhân đó có tụng rằng:

Nam Đài tịnh tọa một lò hương
Hằng ngày ngưng đọng vạn Sư quên
Chẳng phải dứt tâm trừ quên tưởng
Đều duyên vô sự đáng suy lường.

* Đệ tử nối pháp của Đại sư Thanh Pháp Khế Phù ở Thiền tông, Phước châu.

1. Đại sư Chân Giác Động minh ở Tiên tông, Phước châu.

Vị Tăng hỏi: Nắm mây không nhờ dịp bão táp sóng cuộn làm sao thấu được thân? Sư nói: Sao được bỏ gốc mà theo ngọn.

2. Đại sư Quảng Pháp Hành Khâm ở Phước Thanh Phước châu.

Trước Sư ở viện Vân Đài. Sư lên pháp đường dạy chúng rằng: Lại có người soi được ra chăng. Nếu có người soi được thì trong hồ nào mà phá giày cỏ. Nếu soi ra không được thì lạc địa làm tiếng vàng, vô sự đứng lâu. Vị Tăng hỏi: Như thế nào là đại ý Phật pháp. Sư nói: Các Thượng tọa các Ngài nói lấy. Hỏi: Như thế nào là nói chân trái tục. Sư nói: Làm khách hỏi gì? Hỏi: Như thế nào là thuận tục trái chân? Sư nói: Uống trà đi. Hỏi: Như thế nào là trước Nhiên Đăng. Sư nói: Sau Nhiên Đăng? Sư nói: Trước Nhiên Đăng. Hỏi: Như thế nào là ngay lúc Nhiên Đăng? Sư nói: Uống trà đi. Hỏi: Như thế nào là mặt trăng thứ 2? Sư nói: Ông hỏi ta đáp. Sư hỏi: Tăng ông đọc kinh gì? Đáp: Kinh Pháp Hoa. Sư nói: Hai bên nói sai.

* Đệ tử nối pháp của Đại sư Trọng Cơ ở Thiên Long Hàng châu.

1. Thiền sư Linh Quang ở Tuyết Nhạc Cao ly.

Vị Tăng hỏi: Như thế nào là gia phong của Hòa thượng? Sư nói: Rõ ràng ghi nhớ lấy. Hỏi: Như thế nào là nguồn gốc các pháp. Sư nói: Tạ ân chỉ bày.

* Đệ tử nối pháp của Thiền sư Thao ở Quốc Tháo Vụ châu trước đây.

1. Tế Vân BảoThắng Thiền sư ở Vụ châu.

Tăng hỏi: Như thế nào là cảnh Tế Vân? Sư nói Đầm rồng trong thấu đáy, quạ rùa được nối tên. Hỏi: Không phải chính là cái ấy chăng? Sư nói: Đạo cao rồng hổ phục 8 đời liền thái bình. Hỏi: Như thế nào là nước Tế Vân? Sư nói: Đầm rồng luôn thấu đáy, định hỏi liền nổi sóng. Hỏi: Chỉ là cái ấy phải chăng? Sư nói: Điện xưa không hương khói, người nào biện đục trong. Hỏi: Chưa biết chỗ sâu xa như thế nào? Sư nói: Xà-lê muốn biết chỗ sâu xa thì dưới chân dứt sinh mây.

* Đệ tử nối pháp của Thiền sư Đạo Hy ở viện Bạch long Thăng Sơn, Phước châu trước đây.

1. Thiền sư Huyền Chỉ ở Quảng Bình Phước châu.

Sư từng ở Huỳnh Nghiệt. Sư lên pháp đường dạy chúng rằng: Lại có người chứng minh chăng? Nếu có người chứng minh cũng khỏi cô phụ Tổ xưa mai một kẻ hậu lai. Nếu là tìm nói mấy câu Đại Tạng rõ ràng, nếu là trong môn Tổ tông mà quái lạ mấy chỗ. Nói thế cũng là lời liếc mắt. Vị Tăng hỏi: Như thế nào là cảnh Quảng bình? Sư nói: Đất nổi danh sơn đẹp, khe liền nước biển trong. Hỏi: Như thế nào là người trong cảnh? Sư nói: Ông hỏi ta đáp. Hỏi: Như thế nào là thể của pháp thân? Sư nói: Hư không trống trải vắng vẻ dứt tỳ vết. Hỏi: Như thế nào là vật trong thể? Sư nói: 1 vầng trăng sáng tan sông thu. Hỏi: Chưa biết thể cùng vật phân hay chẳng phân? Sư hỏi vừa rồi nói cái gì? Hỏi: Đó tức là chẳng phân? Sư nói: Xuyên tai Hồ Tăng cười gật đầu.

2. Thiền sư Thanh Mộ ở Bạch Long Thăng Sơn, Phước châu.

Vị Tăng hỏi: Như thế nào là Bạch Long ngầm dùng 1 cơ? Sư nói: Ông mỗi ngày dùng cái gì? Hỏi: Đó tức là cực khổ riêng nghe. Sư liền hét đuổi ra. Hỏi: Tất cả chúng sinh dùng hàng ngày mà chẳng biết như thế nào là dùng hằng ngày. Sư nói: Riêng chỉ đáp ông sao được. Hỏi: Chẳng trách từ xưa trước tiếng 1 câu thỉnh Sư nói: Phải là chẳng biện chăng?

3. Thiền sư Chí Ân ở Linh Phong, Phước châu.

Tăng hỏi: Như thế nào là kiếm thổi lông? Sư nói: Ta tiến lên trước ông lùi ra sau. Hỏi: Đó tức là Học nhân tang thân mất mạng? Sư nói: Không đánh nước cá tự sợ. Hỏi: Như thế nào là Phật? Sư nói: Lại là ai. Hỏi: Đã như thế vì sao mê vọng có vai khác? Sư nói: Chỉ tự chẳng quên dê, sao phải khóc ngã rẻ. Hỏi: Như thế nào là cảnh Linh Phong? Sư nói: Vạn từng núi xanh bày ra như mâm trái cây, 2 dòng nước xanh như vẽ thành. Hỏi: Như thế nào là người trong cảnh? Sư nói: Rõ ràng kín đáo, kín đáo rõ ràng.

4. Thiền sư Huyền Lượng ở Đông Thiền Phước châu.

Tăng hỏi: Vốn không mê ngộ, vì sao lại có chúng sinh? Sư nói: Lời nói sai. Hỏi: Tổ tổ truyền nhau truyền pháp ấn, Sư nay đệ tử nối pháp phương nào? Sư nói: Riêng tạ ân chứng minh. Hỏi: Đó tức là Bạch Long lúc này thân thọ ký, ngày nay làm thành độ vượt qua bến mê. Sư nói: Ông chớ nhận lầm điểm thăng bằng.

5. Thiền sư Định Tuệ Huyền Ứng ở viện Báo Cù, Chương châu.

Sư người huyện Tấn giang, Tuyền châu, họ Ngô. Thuở nhỏ xuất gia ở viện Cửu Phật-Chùa Khai Nguyên ở Châu nhà. Thọ Cụ giới học luật và xem rất nhiều kinh Đại Tạng. Bèn đến Phước châu mà gặp Bạch Long Hy Hòa thượng được ấn khả tâm địa. Rồi Sư trở về Thanh Khoát ở bổn châu gặp Thanh Khoát Trưởng lão ngừng thuyết giảng ở am Bảo phước, cùng gặp nhau ở Quý Hồ, vì đồng đạo hợp nhau, nên. Khoát bảo đàn tín dựng thất ở núi Thanh Dương phía Tây của am, mời sư cư trú hơn 20 năm. Năm Khai Bảo thứ 3 thuộc soái truyền châu là Trần Hồng Tiến, Trọng Tử, Văn Cảnh Thứ sử Chương châu lập Đại thiền uyển tên gọi Báo cù ở Thủy Nam nhiều lần thỉnh Sư đến trú trì, nhưng Sư cố từ chối không đến. Anh của Sư là Nhân Tế làm quân Hiệu. Văn Cảnh nhân sai Nhân Tế vào núi nêu rõ ý khẩn cầu, Sư bất đắc dĩ phải xuống núi. Lúc đó người học 4 phương đến đông, hơn 1500 người vào viện mà mở lớn pháp tịch -Tăng hỏi: Như thế nào là Đệ nhất nghĩa? Sư hỏi: Thế nào là Đệ nhất nghĩa? Hỏi: Học nhân thưa thỉnh, sao Sư hỏi ngược lại học nhân? Sư hỏi: Ông vừa đến thưa thỉnh điều gì? Đáp: Đệ nhất nghĩa. Sư nói: Ông cho đó là hỏi ngược sao? – Hỏi: Như thế nào là Đạo tràng của Cổ Phật? Sư nói: Nay trong Hạ đường (Trường Hạ) có 1500 Tăng. Trần Soái lấy Đạo Đức Sư tâu lên Thái tổ Hoàng đế mà được ban cho Tử y và Sư hiệu. Năm Khai Bảo thứ 8 Sư tạ thế. Trước đó 7 ngày Sư viết thư giả từ Trần Thú. Bèn làm 1 bài kệ rằng:

Năm nay sáu mươi sáu
Tuổi thọ có dài ngắn
Lửa vô sinh hừng hẫy
Củi hữu vi chẳng tiếp
Ra hang cùng về nguồn
Một lúc đều đầy đủ.

Đến ngày hẹn sư răn dạy môn đồ rằng: Ta mất rồi không được mặc tang phục khóc lóc làm rối loạn qui cũ. Nói xong thì ngồi mà hóa. Trần Thú kính trọng thương xót làm lễ trà tỳ thu nhặt linh cốt xây tháp ở núi sau viện phụng thờ.

* Đệ tử nối pháp của Đại sư Pháp Nhân Chiêu Khánh ở Tuyền châu trước đây.

1. Đại sư Minh Tuệ Tông Hiển ở Báo Ân viện tại Tuyền châu.

Trước Sư ở Hưng quốc. Có Vị Tăng hỏi: Tân Phong 1 phái, Hưng quốc phân dòng, nối Tổ Tây Trúc đến thỉnh Sư nói: Nêu. Sư nói: Cũng ở Tân Phong được chút ít. Hỏi: Đó tức là mưa pháp thấm nhuần gần sinh có nhờ cậy. Sư nói: Chớ nói lời phù phiếm. Hỏi: Ngày xưa 1 hội Linh Sơn, Ca-diếp thân nghe, không biết ngày nay ai là người nghe? Sư nói: Tức nhớ vị trong hang Thất Diệp- Hỏi: Ngày xưa cõi giác bờ Đông, Tượng Vương vây quanh 5 chúng cùng đến, ngày nay Thái thú đến việc như thế nào đề tiếp? Sư nói: Nháy mắt trên lông mày. Hỏi: Đó tức là 1 cơ hiển bày vạn duyên dứt mất. Sư nói: Hà tất phải nhiều lời. Hỏi: Như thế nào là ý Tây Trúc đến? Sư nói: Trong ngày (mặt trời?) xem lông – Sau Sư đến ở Báo Ân, có vị Tăng hỏi: Học nhân có 1 câu hỏi thỉnh Sư nói:. Sư nói: Không phải là người sáng lập Sư Tăng ấy cũng khó dung. Hỏi: Lìa 4 cú dứt trăm phi thỉnh Sư nói:. Sư nói: Hoa xanh đỏ đầy sân. Hỏi: Chẳng cần suy nghĩ theo Thượng Tông thừa thỉnh Sư nói: Thằng. Sư im lặng hồi lâu. Tăng nói đó tức là nghe tiếng nước chảy uổng công lắng nghe. Sư nói: Sớm là dính mỡ. Hỏi: Chẳng trách tiếng trước từ trên đến 1 câu thỉnh Sư nói: Thẳng. Sư hỏi: Ông từ đâu lại. Hỏi: Đó tức là được gặp minh Sư. Sư nói: Chớ nói nhàn (chớ nói chơi). Hỏi: Như thế nào là vua người? Sư nói: Vâng lời chẳng dám vội vàng. Hỏi: Như thế nào là vua pháp? Sư nói: Chớ cô phụ tốt. Hỏi: Chưa biết vua người và vua pháp đối nhau nói việc gì? Sư nói: Không phải chỗ ông nghe.

2. Thiền sư Trừng Kỷ ở viện Long Quang, Kim Lăng.

Sư người Quảng châu, họ Trần. Thuở nhỏ xuất gia ở viện Quán Âm tại bổn châu. Năm đủ tuổi thọ giới Cụ túc ở chùa Nam Hoa tại Thiều châu. Sư liền du phương đến Tuyền châu tham vấn ngài Pháp

Nhân Đại sư được ấn ngộ tâm địa. Sau Sư ở chùa Sơn cốc tại Thư châu, có vị Tăng mới đến, Sư hỏi từ đâu đến? Đáp từ Giang Nam đến. Sư hỏi: Ông lễ người chèo đò để vượt qua sông hay chăng? Hỏi Hòa thượng vì sao dạy con lễ người chèo đò để vượt qua sông? Sư nói: Đó là Thiện tri thức của ông. Sư lại ở Tế An Long Quang trước sau 3 chỗ, tụ họp đồ chúng nói pháp. Rồi mất ở Long Quang.

3. Thiền sư Khả Hưu ở Bắc viện, Vĩnh hưng.

Tăng hỏi: Như thế nào là ý Tây Trúc đến? Sư nói: Khắp đầy thiên hạ. Vị Tăng nói: Không nhất định chăng? Sư nói: Phải thì nên giữ chắc lấy. Hỏi: Người tạo nghiệp lớn đến Sư có tiếp chăng? Sư nói: Chẳng tiếp. Hỏi: Vì sao chẳng tiếp. Sư nói: Mong là con cái nhà người tốt

4. Thiền sư Thanh Hải ở viện Thái bình, Sâm châu.

Tăng hỏi: Người xưa nói chẳng từ thỉnh ích mà được, Tổ sư vì sao nói ai được làm Phật? Sư nói: Ngội rồi mới biết. Hỏi: Từ trên Tông thừa theo thứ lớp chỉ trao, chưa biết ngày nay nên nói thế nào? Sư nói: Mây trắng bay ra từ động sâu, hoa đẹp cỏ lạ mọc trên đỉnh núi cao. Hỏi: Như thế nào là người trong câu? Sư nói: Dễ dàng phân rõ.

5. Đại sư Tuệ Thâm Phổ Quảng ở Từ Vân Liên châu.

Tăng hỏi: Nặc Vương thỉnh Phật đã phụng pháp ở thời ấy, ta nối sau mời Sư hưng tông ngày nay, mong thí phương tiện không tiếc lời nói nêu. Sư nói: Không phiền hỏi lại. Hỏi: Như thế nào là gương người viên. Sư nói: Gắn vào. Hỏi: Như thế nào là việc hướng thượng. Sư nói:

Rõ ràng nghe lấy.

6. Thiền sư Đạo Khâm ở núi Hưng dương, Sính Châu.

Tăng hỏi: Như thế nào là cảnh Hưng dương? Sư nói: Tòng trúc mới trồng duyên bóng núi, dòng nước chảy xuyên qua sân viện. Hỏi: Như thế nào là Phật? Sư nói: Lại là cái gì?

* Đệ tử nối pháp của Thiền sư Tư ở Báo Ân Vụ châu.

1. Hòa thượng Trừng ở Phước Lâm Xử châu.

Tăng hỏi: Như thế nào là Già lam. Sư nói: Chớ lật ngược. Hỏi: Như thế nào là người trong Già lam? Sư nói: Chiêm lễ liền có phần. Hỏi: Xuống pháp đường 1 câu thỉnh Sư chẳng tiếc. Sư nói: Nhàn ngâm chỉ nhớ Bàng Cư sĩ, trên trời cõi người chẳng thể tiếp.

* Đệ tử nối pháp của Thiền sư Tùng Hân ở Thúy Phong Xử châu.

1. Thiền sư Thủ Chân ở Báo Ân Xử châu.

Tăng hỏi: Các quan đã kết hội Nhân Thiên, Báo Ân ngày nay việc thế nào? Sư nói: Xà-lê đến các phương mà nêu rõ ràng. Hỏi: Như thế nào là đại ý Phật pháp? Sư nói: Nhấp nháy quạ bay gấp, lao nhanh thỏ chạy nhiều.

* Đệ tử nối pháp của Thiền sư Minh Viễn ở Thứu Lãnh Tương châu.

1. Hòa thượng Thông ở Thống Lãnh Tương châu trước đây.

Tăng hỏi: Thế Tôn được Đạo Thần Đất báo với Thần Hư Không, Hòa thượng được Đạo chưa biết người nào báo? Sư nói: Tạ ơn ông đến báo.

* Đệ tử nối pháp của Thiền sư Chí Cầu ở chùa Long hoa, Hàng châu đời thứ 2.

1. Thiền sư Tuấn ở viện Nhân vương, Hàng châu.

Tăng hỏi: Theo xưa có nói hướng thượng 1 đường ngàn Thánh chẳng truyền, như thế nào là việc hướng thượng chẳng truyền? Sư nói: Hướng thượng hỏi tương lai. Thưa: Đó tức là xưa nay chẳng phải đi. Sư nói: Đã biết như đây đạp bước trước đây làm gì.

* Đệ tử nối pháp của Thiền sư Khả Trù ở viện Bảo Phước, Chương châu trước đây.

1. Thiền sư Vô Dật ở Long Thọ Chương châu.

Lúc Khai Đường Sư lên tòa, im lặng hồi lâu bảo chung rằng: Các Thượng tọa nếu là bậc Thượng căn sớm đã bịt tai mình, kẻ trung hạ thì dụm đầu lắng nghe, tuy thế cũng là bất đắc dĩ mà thôi. Các Thượng tọa lúc khác đến chỗ có người hỏi việc ngày nay, lại làm sao mà nêu giống người khác, nếu cũng nếu được thì lưỡi đánh trống lưỡi luận bàn. Nếu không nêu được thì như không có 3 tấc lại nêu làm gì – Tăng hỏi: Dứt mất Diệu Tông phong thỉnh Sư chỉ bày. Sư im lặng hồi lâu. Vị Tăng hỏi: Đó là sớm quyết nghi tình liền khế họp nguồn tâm, hướng thượng Tông thừa như thế nào luận bàn. Sư nói: Đợi ông tự ngộ mới được.

* Đệ tử nối pháp của Thiền sư Tuệ Luận ở chùa Diên Thọ, Đàm châu.

1. Thiền sư Đạo Thuyên đời 12 ở qui tông Lô Sơn.

Sư người ở An phước Cát châu, họ Lưu. Khi sinh đã ghét thịt cá, mới lớn liền lễ Tư Hòa thượng ở Bổn châu mà thọ nghiệp. Nghe Tuệ luân Hòa thượng hoằng hóa ở Trường sa. Lúc đó Mã Thị chiếm cứ kinh sở và vùng giáp giới Kiến khang. Năm 25 tuổi kết bạn mạo hiểm từ xa đến tham vấn tìm gặp Mã Thị diệt lưu nói có việc khác, bởi vì Vương Quỳ thay thế ngôn lãnh việc ấy. Quì nghi Sư là điệp báo Giang Biểu liền bắt đem trấn nước ở sông, Sư vẫn điềm nhiên không sợ. Quì kinh ngạc. Lại hỏi Luân Hòa thượng. Luân nói: Đây đều là người vì pháp quên mình, nghe Lão Tăng luống khen mà quyết chọn lựa. Quì mừng mà thả Sư và rất kính trọng. Sư ở tại Diên Thọ hơn 10 năm. Khi Hòa thượng Luân tịch thì Sư về ợ tại Lô Sơn. Đầu năm Càn Đức, Sư ở Đông nam dưới núi Ngưu đầu cất lều tranh. Năm Khai Bảo thứ 5, Hồng Soái là Lâm Nhân Triệu thỉnh Sư ở viện Long Tế tại Cửu Phong, quân Dương mở mang tông chỉ, vua ban hiệu là Đại Sa-môn – Vị Tăng hỏi: Nghe Hòa thượng có gặp ngài Diên Thọ mà đến đây phải chăng? Sư nói: Trước núi lúa chín chưa? Hỏi: Trong núi Cửu Phong lại có Phật pháp chăng? Sư nói: Trong núi đá lớn thì lớn, nhỏ thì nhỏ lúc ấy địa giới của Giang Nam hết quyền thống trị, tăng đồ theo lệ thường đồ đều phải thi kinh nghiệp, Sư đồ chúng của Sư đều luyện tập thiền quán, bèn nói 1 kệ cho các Châu mục rằng:

So sánh quên lời hợp thái hư
Khỏi dạy hòa khí có thân sơ
Ai biết Đạo Đức toàn vô dụng
Ngày nay vì Tăng trọng biết chữ.

Lúc đó Châu Mục xem xong bàn cùng thuộc hạ rằng trong rừng chiên đàn chắc chắn không có cây tạp, nên chỉ có viện của Sư tâu vua miễn thi kinh. Năm Thái Bình Hưng Quốc thứ 9, Nam Khang Tri Quân là Trương Nam Kim dâng sớ về vua tâu việc của Sư, sau đó tập hợp Đạo tục đón Sư về Đạo tràng qui tông – Tăng hỏi: Thế nào là cảnh qui tông? Sư nói: Ngàn vạy không bằng 1 thẳng. Hỏi: Thế nào là Phật? Sư nói: Đợi được tuyết tan rồi tự nhiên xuân sẽ đến. Hỏi: Như thế nào là tự kỷ của học nhân? Sư nói: Giường chật nằm trước, cháo lỏng ngồi sau. Hỏi người xưa nói: Chẳng phải là gió động, chẳng phải là phướng động thì như thế nào? Sư nói: Những ngày sắp tới ở ngã tư đường có chợ. Năm Ung Hy thứ 2 ngày 28 tháng 11, nửa đêm Sư ngồi kiết già bạch chúng mà tịch, thọ 56 tuổi lạp được 37. Làm lễ trà tỳ thu nhặt xá lợi xây tháp thờ ở trước am. Sư có nhiều bài ca tụng truyền trên đời.

2. Thiền sư Dụ ở Long Hưng Đàm châu.

Tăng hỏi: Thế nào là tự kỷ của học nhân? Sư nói: Trương 3 Lý 4. Hỏi: Đây hỏi tự kỷ vì sao nói Trương 3 Lý 4. Sư nói: Ông lại chớ Thảo thảo. Hỏi: Các thứ khác không hỏi chỉ hỏi như thế nào là gia phong của Hòa thượng? Sư nói: Gia phong tức lại bỏ, cái gì là các thứ khác mà ông chẳng hỏi.

* Đệ tử nối pháp của Hòa thượng Tường ở Bạch Vân Thiều châu trước đây.

1. Hòa thượng Đại Lịch ở Thiều châu.

Trước Sư tham vấn ngài Bạch Vân. Bạch Vân đưa nắm tay lên bảo ta gần đây không như vậy . Sư hiểu ý chỉ mà lễ bái, từ đó vào thất. Sau Sư ở đấy Tăng hỏi: Như thế nào là ý Tây Trúc đến? Sư nói: Giày cỏ rách nát. Hỏi: Như thế nào là vô vi. Sư bèn bung tay ra. Hỏi: Thí chủ cúng dường đem gì báo đáp? Sư lấy tay rờ râu. Hỏi: Có râu thì rờ không râu thì sao? Sư nói: Không phải cảnh giới của ông. Sư ngồi trong nhà tối, có vị Tăng đến chẳng biết. Sư bèn đánh 1 tát. Tăng chẳng lường biết được.

2. Hòa thượng Bảo Hoa ở Liên châu.

Sư lên pháp đường bảo chúng rằng: Xem trời xem đất, trong nước Tân La, Hòa Nam chẳng biết mỗi ngày tiêu cả vạn lượng vàng ròng tuy thế cũng là phần ít. – Lại nói hết cả 10 phương thế giới là cây la hán, phướng treo trên đầu gậy nói đem lại 1 câu. Lại nói trên trời rồng bay phụng chạy trên núi hổ gần vượn hú, nắm lỗ mũi nói đem lại 1 câu. Vị Tăng hỏi: Như thế nào là cảnh Bảo Hoa? Sư nói: Trước đầu nước trong, sau mặt núi xanh. Vị Tăng hỏi: Chẳng hiểu. Sư nói: 1 câu sau chót. Sư hỏi: Vị Tăng: Từ đâu đến? Đáp: Từ Đại Dung đến. Sư hỏi: Đại Dung gần đây làm gì? Đáp: Gần đây gài được 1 hủ tương. Sư nói: Sa-di đâu đem 1 chén nước cho Tăng ấy soi mặt. Nhân có vị Tăng hỏi: Đại Dung nói trời ban 6 thù đeo mang, sau lấy gì báo đáp ăn vua ta? Đại Dung nói: Đến thì mặc nạp 3 Sư, về thì mang áo 6 thù. Sư nghe nói liền bảo: Lão già ấy đông cứng nói thoại làm gì. Đại Dung nghe xong bèn khiến người truyền lời rằng: Sao giống vô duyên chẳng dứt. Sư nói: Đây vì như ném ngói mà chỉ muốn lấy ngọc. Sư thấy một vị Tăng từ dưới thềm pháp đường đi qua. Sư bèn đưa cao giường thiền lên. Vị Tăng nói: Nếu là cái đó chẳng thỉnh đưa ra. Sư mừng rỡ buông xuống hỏi thì đều không có chỗ nói. Sư bèn đánh. Sư có lúc đội mũ bảo chúng rằng: Nếu bảo là tục thì thân có mang áo ca sa, còn ảo là Tăng thì đầu lại đội mũ. Đại chúng không đáp được.

3. Hòa thượng Nguyệt Hoa ở Thiều châu.

Trước Sư hỏi Bạch Vân. Bạch Vân nói: Nghiệp làm gì? Sư đáp: Tụng kinh Khổng Tước. Bạch Vân nói: Rất tốt con cái nhà người theo sau Khổng Tước. Sư nghe lời rất đổi kinh dị bèn nương nhờ rất lâu mà được khế chỉ. Sư tìm đến ở Nguyệt Hoa. Có vị Tăng hỏi: Như thế nào là gia phong của Nguyệt Hoa? Sư nói: Nếu hỏi gia phong thì đáp gia phong. Thưa: Đệ tử hỏi gia phong. Sư nói: Kim Đồng La Hán. Sư hỏi: Tăng từ đâu đến? Đáp: Ở Đại Dung đến. Sư hỏi: Từ đường Đông đến hay đường Tây đến? Đáp: Từ đường Tây đến. Sư hỏi: Có thấy Di Đà không? Vị Tăng im lặng hồi lâu rồi lễ bái. Sư nói: Lễ bái Nguyệt Hoa làm gì? – Sư vào kinh lên pháp đường, có 1 quan nhân đến lễ bái đứng dậy cúi đầu im lặng hồi lâu. Sư nói: Cơ chạm điện uổng công đứng lặng suy nghĩ. Có Lão túc vào đến pháp đường nhìn quanh Đông Tây rồi nói rằng: Cái pháp đường đẹp này lại vô chủ. Sư ở phương trượng nghe nói liền bảo rằng: Ngồi đi Lão túc hỏi: Trong chỗ Huyền nhất cũng là lông rùa sừng thỏ, chẳng hướng vào Nhị đế mà tu thì làm sao ngầm dùng. Sư nói: Nghiêng. Hỏi: Đó tức là bẻ gảy gậy cắt đứt giày cỏ bỏ đi? Sư nói:

Nhỏ nhặt mà rõ ràng.

4. Hòa thượng Địa Tạng ở Nam hùng châu.

Sư lên pháp đường có vị Tăng hỏi: Đã là Địa Tạng thì Địa Tạng có đến chăng? Sư nói: Đánh mở cửa điện Phật đốt hương thay nước. Sư cùng Đại Dung Hòa thượng ở Bạch Vân mà mở đường lửa. Sư nói: Chỗ nào chẳng phải.

5. Thiền sư Hàm Khuông ở Lạc Tịnh Anh châu.

Ngày Khai Đường Sư bảo chúng rằng: Nước Ma-kiệt-đề đích thân làm lệnh này, bỏ gánh dù thỉnh cắt dòng thấy nhau. Vị Tăng hỏi: Như thế nào là ý Tây Trúc đến? Sư nói: Nghiêng tai vô công. Hỏi: Như thế nào là gia phong của Lạc Tịnh? Sư nói: Trời đất nuôi người. Hỏi: Như thế nào là cảnh Lạc Tịnh? Sư nói: Có công tham trồng tre, không rảnh chẳng trồng tùng. Hỏi: Chớ gặp khác đến thì lấy gì cúng dường? Sư nói: Đầy vườn thu quả chín, người cần thì thưởng trước. Hỏi: Chẳng ngồi tòa Bồ đề thẳng qua bên nào là như thế nào? Sư nói: Buông bỏ. Hỏi: Sư hát khúc nhà ai, nối Tông Phong ai? Sư nói: Chém thế giới mới riêng đất càn khôn. Hỏi: Long Môn có ý người thấu hiểu như thế nào? Sư nói: Dưới thác tiếp lấy. Hỏi: Học nhân chẳng hiểu? Sư nói: Gọi trang phục đến. Hỏi: Chỉ được gốc chớ lo ngọn, như thế nào là gốc? Sư nói: Chẳng cần hỏi người. Hỏi: Như thế nào là ngọn? Sư bèn dựng đứng 1 ngón tay. Hỏi: Như thế nào là cảnh Lạc Tịnh? Trăng đầy đoàn viên trước mặt Bồtát, trước sân cây cọ đêm đến nghiêng đầu – Có vị Tăng từ giã, Sư hỏi: Đi đâu? Đáp: Đi Đại Dung. Sư hỏi: Đại Dung nếu hỏi ngày gần đây Lạc Tịnh có nói dạy gì thì ông sẽ đáp thế nào? Vị Tăng không đáp được. Sư đáp thay: Chỉ nói ngày gần đây Lạc Tịnh chẳng chịu Đại Dung. Nhân khắp thỉnh lập hàng rào thì có vị Tăng hỏi: Người xưa các thứ mở môn phương tiện Hòa thượng vì sao lại ngăn dứt? Sư nói: Dưới chuồng đóng cọc.

6. Hòa thượng ở Hậu Bạch Vân Thiều châu.

Trước Sư khai đường, lên tòa bảo chúng rằng: Chẳng biết Tông Phong từ trên chẳng cho suy nghĩ, song nghĩ chư Phật sơ tâm kính lễ, việc đời sau nối nhau cần có phương tiện, 30 năm sau chẳng được mai một, nếu là Cao Hiền Thượng sĩ thì chẳng ở trong dòng hậu học sơ tâm chỉ cho ông đường vào. Xem trên đầu đại chúng, nếu cũng chẳng hiểu thì cứ mặc lằng nhằng. Sư im lặng hồi lâu lại nói: Trên đến chư Phật, dưới đến loài hàm thức đều cùng chung cái chân tâm đó. Lại cái gì là tâm các người, chớ phải tình cùng vô tình cùng 1 thể chăng? Kiến giải đó sao giống 3 nhà trong thôn. Đã như thế chẳng được lại làm sao hiểu, ngay đây mà hiểu được thì sớm là tự bỏ độn. Nếu dựa vào môn hạ Tổ sư há lập thềm bậc ấy, nháy mắt trên lông mày sớm là sai lầm, hà huống là tiếng trước được nói câu sau mới đầu cơ. Trong hội lại có kẻ tri âm chăng, hãy bỏ gánh nón thỉnh dứt dòng thấy nhau. Lúc đó có vị Tăng ra lễ bái. Sư nói: Đẹp thay trước long trượng, đạp nhuận vô biên, 3 thừa 5 tánh đều tỉnh ngộ. Tăng định hỏi lại thì Sư bảo đi đi. – Hỏi: Đàn xưa dứt tiếng thỉnh Sư đờn. Sư nói: Bá Nha tuy đờn giỏi, lúc đó hiếm người nghe. Hỏi: Đó tức là lại gặp Tử Kỳ. Sư nói: Cười ra sợ dây đàn đứt thà biết điệu chẳng đồng. Hỏi: Ngày xưa Linh Sơn 1 hội Phạm vương làm chủ, chưa biết ở Bạch Vân thì ai làm chủ? Sư nói: Có quan Thường Thị ở đó. Hỏi: Đó tức là mưa pháp thấm nhuần quần sinh có nhờ cậy. Sư nói: Ông đừng bán quả dành dành trong này.

* Đệ tử nối pháp của Đại sư Duyên Mật ở Đức Sơn Lãng châu trước đây.

1. Thiền sư Văn Tập ở Lộc uyển Đàm châu.

Tăng hỏi: Xa xôi đến đây thỉnh Sư tiếp. Sư nói: Trong hẻm 5 môn không tin tức. Tăng im lặng hồi lâu. Sư nói: Hiểu chăng? Đáp: Chẳng hiểu. Sư nói: Trường Lạc đầu dốc tin chẳng thông.

2. Thiền sư Khả Quỳnh ở Dược Sơn Phong châu.

Sau Sư ở Diên thọ Giang lăng. Vị Tăng hỏi: Thỉnh Sư đáp thoại. Sư nói: Tốt. Hỏi: Lại đáng được hay không. Sư nói: Lại hỏi. Vị Tăng hỏi: Núi lớn chẳng từng thiếu tấc đất, Sư nay đắng miệng vì người nào. Sư nói: Diên Thọ cũng cần nói qua. Hỏi: Nếu không trình câu hỏi này sao biện thầy con. Sư bèn hét. Vị Tăng ấy lễ bái, Sư liền đánh.

* Đệ tử nối pháp của Thiền sư Trừng Viễn ở Hương Lâm Thanh thành Tây xuyên trước đây.

1. Hòa thượng La Hán ở Quán châu.

Tăng hỏi: Như thế nào là đại ý Phật pháp? Sư nói: Trong giếng lửa hồng, trong ngày bọt nổi. Hỏi: Như thế nào là lãnh hội? Sư nói: Xa chỉ nắm tang nhật bên nào. Hỏi: Như thế nào là cảnh La Hán? Sư nói: Đất liền nước hương tích, trước cửa núi Thánh Phong. Hỏi: Đã là La Hán vì sao chịu người chuyển động. Sư nói: Đổi tức con ngươi, chuyển tức đầu lâu.

* Đệ tử nối pháp của Thiền sư Hối Cơ ở Huỳnh Long Ngạc châu trước đây

1. Thiền sư Thiện Chiêu ở Tử Cái Trường thủy, Lạc kinh.

Tăng hỏi: Trong chết được sống lúc đó thế nào? Sư nói: Ôm rèm vót xương xông trời đất, lửa dữ trong quan cầu thác sinh. Hỏi: Mới sinh liền chết lúc đó thế nào? Sư nói: Nhờ được hiểu biết nhanh.

2. Thiền sư Kế Đạt ở Huỳnh Long My châu.

Tăng hỏi: Như thế nào là Nạp. Sư nói: Kèm đi chỉ chẳng về. Hỏi: Như thế nào là áo choàng không tay ? Sư nói: Trải ngang bốn thế giới dựng che một trời đất. Hỏi: Đạo đầy đến lúc đó thế nào? Sư nói: Canh với (cho) canh, cơm vơi (cho) cơm. Hỏi: Rồng vàng ra đời chim cánh vàng bay đầy không lúc đó thế nào? Sư nói: Hỏi ông chim cánh vàng có được no hay không.

3. Hòa thượng ở Táo Thọ đời thứ 2.

Sư hỏi: Vị Tăng: Cất bước từ đâu? Đáp: Từ Mâ trung. Sư nói: Giỏi thay! Đáp: Tạ ân Sư chỉ bày. Sư nói: Vụng thay! Tăng này đất gặp Sư mà chẳng biết. Sư nói: Thấy ai mà chẳng biết? Đáp: Thấy Sư chẳng hỏi nghi lễ chẳng hoàn toàn. Sư nói: Tức là cô phụ lão Tăng. Tăng ấy trở về pháp đường nêu y câu nói ấy với Đệ Nhất Tòa. Đệ Nhất Tòa nói: Ngày gần đây Hòa thượng rất sợ vì người gần gũi. Sư nghe bèn đánh Đệ Nhất Tòa 7 gậy Đệ Nhất Tòa nói: Con nói thế chưa có lỗi gì sao đánh. Sư nói:

Ăn oan uổng muối giấm nhiều năm như vậy. Lại đánh thêm 7 gậy.

4. Hòa thượng Trừng ở núi Huyền Đô phủ Hưng Nguyên.

Tăng hỏi: Mừng được du phương, việc gia phong phương trượng như thế nào? Sư nói: Gió xông mở đường sáng, trăng sáng ở trên trời. Hỏi: Như thế nào là cứu giúp? Sư nói: Gà vàng lên lầu một tiếng trống.

Hỏi: Như thế nào là hạnh Sa-môn. Sư nói: Tất cả chẳng bằng.

5. Hòa thượng Hắc Thủy ở Gia châu.

Sư trước tham vấn ngài Huỳnh Long hỏi rằng: Lúc tuyết phủ hoa lau tranh thì như thế nào? Hoành Long nói: Dữ dội. Sư nói: Chẳng dữ dội. Hoành Long lại nói: Dữ dội. Sư lại nói: Chẳng dữ dội. Huỳnh Long liền đánh. Sư nhân đó mà tỉnh giác. Từ đó Sư khế duyên hoằng hóa ở Hắc thủy.

6. Thiền sư Trí Ngung ở Huỳnh Long Ngạc châu đời thứ 3.

Tăng hỏi: Như thế nào là gia phong của Hoành Long. Sư nói: Đãi khách mâm quả tiên. Vị Tăng hỏi: Như thế nào là cội nguồn chư Phật? Sư nói: 1 câu hỏi này là cội nguồn nào. Thưa: Đó tức là chư Phật không đi đường khác. Sư nói: Kiếm Diên Bình đã thành rồng đi, cũng có người khắc thuyền tìm kiếm.

7. Hòa thượng Đạt ở Xương Phước My châu.

Tăng hỏi: Học nhân đến hỏi Sư liền đáp thì không hỏi, lúc này ý Sư thế nào? Sư đáp: Tạ ân Sư huynh chỉ bày. Hỏi: Xưa nay thì không hỏi, thế nào là việc ngày nay? Sư nói: Câu hỏi đó của Sư huynh rất tốt. Hỏi: Học nhân chẳng hiểu lúc đó thế nào? Sư nói: Lừa được người nghe. Hỏi: Nước có bảo đao hỏi ai thấy được. Sư nói: Sư huynh ở xa đến chẳng dễ. Hỏi: Đao ấy có hình dạng gì? Sư nói: Cần cũng nói không cần cũng nói. Đáp: Thỉnh Sư nói:. Sư nói: Khó gặp khó gặp. Hỏi: Khi trâu đá nằm trên nước lúc đó thế nào? Sư nói: Lạ trong lạ vọng chấp chẳng nổi chìm. Hỏi: Cứ như vậy mà đi lúc đó thế nào? Sư nói: Cánh trời mặt trời lặn nắm đất thành vàng.

* Đệ tử nối pháp của Thiền sư Đức Khiêm ở Minh Chiêu Vụ châu.

1. Thiền sư Khế Tùng ở Báo Ân Xử châu.

Lúc mới khai đường Sư lên tòa muốn ngồi bèn nói: Liệt sĩ trước mũi nhọn lại có ưng điêu giỏi chăng thả 1 con ra xem. Do đó, nói liệt sĩ trước mũi nhọn ít người đi cùng. Mây sấm gõ trống xoay kiếm vung ra, ai là giống sư tử Đại Hùng đầy mình mũi nhọn chỉ ra đây. Lúc đó có vị Tăng mới bước ra. Sư nói: Xem tinh thái tốt. Tăng định nói. Sư nói: Đi đâu. Hỏi: Khi sư tử chưa ra hang thì như thế nào? Sư nói: Mũi nhọn khó đâm. Hỏi: Khi ra khỏi hang rồi thì thế nào? Sư nói: Dấu thân không lộ bày. Hỏi: Khi muốn ra chẳng ra thì thế nào. Sư nói: Mạng giống sợi tơ treo. Hỏi: Hướng bỏ việc như thế nào? Sư nói: Kẹp chặt. Sau Sư ở Nam Minh. Có vị Tăng hỏi: Như thế nào là gia phong của Hòa thượng. Sư nói: Còn làm thế nào?. Hỏi: Trong 12 giờ như thế nào là phải. Sư nói: Xem trên đảnh Kim cang. Hỏi: Đó tức là trời người có nhờ cậy. Sư nói:

Ông lại lừa gạt trời người làm gì.

2. Hòa thượng Du ở Phổ Chiếu Vụ châu.

Sư lên pháp đường chưa ngồi bảo chúng rằng: Ba mươi năm sau ắt có người hướng vào trong này mất đi mũi nhọn quắn lưỡi mà hãy còn, vẫn hiểu thì sáng sủa nếu chẳng phải thật là sư tử con thì làm sao biết được cỏ từ trước. Vị Tăng hỏi: Khi sư tử chưa ra khỏi hang thì thế nào? Sư nói: Các thú vẫn vậy. Hỏi: Khi ra khỏi hang rồi thì thế nào? Sư nói: Dứt hết vạn dâm. Hỏi: Khi muốn ra mà chẳng ra thì thế nào? Sư nói: Hướng về thì chết. Hỏi: Hướng bỏ việc như thế nào. Sư nói: Quyết ở trước mũi nhọn. Sư có tụng rằng:

Quyết ở chỗ mũi nhọn
Tự nhiên cơ sư tử
Gầm thét ra ba cõi
Chẳng Tổ không thể biết.

3. Thiền sư Bảo Sơ ở Song Khê Vụ châu.

Sư dạy chúng rằng: Chưa thấu triệt thì chẳng nên trình, mười phương thế giới rộng và sáng. Đầu đỉnh cao thông cơ chiếu, chẳng cần xem sao bắc đẩu khác.

– Tăng hỏi: Kiếm Linh phong 9 hạ, thỉnh Sư chẳng bày mũi nhọn? Sư nói: Trước khóa vàng chưa đánh sao chẳng hỏi? Vị Tăng nói ngàn thứ uổng bày dùng, khó ra khỏi trước đầu lâu. Sư nói: Sau lưng ngại giết người.

4. Hòa thượng Cứu ở Dũng Tuyền Xử châu.

Sư lên pháp đường im lặng hồi lâu bảo rằng: Lại có thiền khách Hổ lang chăng, nếu có thì thả ra 1 cái đến xem. Lúc đó có vị Tăng mới bước ra. Sư nói: Vẫn biết mất mạng chỗ nào? Đáp: Học nhân hỏi Hòa thượng. Sư nói: Đi chỗ nào. Hỏi: Sư tử khi chưa ra khỏi hang thì thế nào? Sư nói: Phấn chấn lên. Hỏi: Sư tử ra khỏi hang rồi thì thế nào? Sư nói: Che trời che đất. Hỏi: Khi muốn ra mà chẳng ra thì thế nào? Sư nói: Tất cả người biện chẳng được. Hỏi: Hướng bỏ việc như thế nào? Sư nói:

Điêu giỏi cũng mê dấu.

5. Hòa thượng Nghĩa ở La Hán Cù châu.

Sư lên pháp đường chúng vân tập, có vị Tăng vừa ra lễ bái. Sư nói: Chẳng phải tốt đâu. Vị Tăng hỏi: Bảo Kiếm Long Tuyền thỉnh Sư múa? Sư nói: Đi đâu? Đáp: Đó tức là Ấn Long Khê mặt Nam hết nhọn. Sư nói: Thu lại. Hỏi: Chẳng lạc vào xưa nay thỉnh Sư nói:, Sư nói: Lại quái lạ được chăng? Đáp: Cũng còn lạc vào xưa nay. Sư nói: Chớ lầm.

* Đệ tử nối pháp của Thiền sư Trí Hồng ở núi Đại Long, Lãng châu.

1. Thiền sư Cảnh Như ở núi Đại Long đời thứ 2.

Vị Tăng hỏi: Như thế nào là Đại ý Phật pháp? Sư hét. Vị Tăng hỏi: Tôn ý như thế nào? Sư hỏi hiểu chăng? Đáp: Không hiểu. Sư lại hét. Hỏi: Mặt trời mới mọc người đều ham gõ trống tiếng mới dứt là ý thế nào? Sư nói: Cuối thu ngưng rồi trời nắng đẹp.

2. Thiền sư Sở Huân ở núi Đại long, Lãng châu đời thứ 4.

Sư lên pháp đường im lặng hồi lâu, đại chúng chỉ như thế đều tự mình tản đi, vậy là đã tùng tuyên nghĩa này xong. Đứng lâu nhưng nào làm gì đứng lâu có đạo lý đứng lâu. Biết rõ trải qua 1 tiểu kiếp như trong 1 bữa ăn, chẳng biết đạo lý liền thấy mịt mù, lại biết chăng? Có ai biết ra đây, đại gia cùng thương lượng. Lúc đó có vị Tăng ra trải tọa cụ bảo rằng: Mở ra thì khắp cùng châu sa giới, cuốn lại thì tơ hào chẳng còn. Mở ra là phải hay chẳng mở ra là phải. Sư nói: Ông từ chỗ nào đến được? Đáp: Đó tức là mở ra. Sư nói: Chớ giao thiệp. Hỏi: Như thế nào là cảnh Đại long? Sư nói: Các phương nêu giống người. Hỏi: Như thế nào là người trong cảnh? Sư nói: Ông vì sao lừa gạt người. Hỏi: Tăng chết rồi thiên hóa đi đâu? Sư nói: A-di-đà Phật. Vị Tăng hỏi: Trong Thiện pháp đường Sư tử rống, chưa biết người đệ tử nối pháp là ai? Sư nói:

Cũng tự mặc hỏi.

3. Thiền sư Tùng Thiện ở viện Phổ thông, phủ Hưng nguyên.

Tăng hỏi: Pháp luân lại chuyền khi ấy thế nào? Sư nói: Giúp Thượng tọa mừng. Hỏi: Họp nói việc gì? Sư nói: Người lạ bịt tai. Hỏi: Liền mặc lãnh hội khi ấy thế nào? Sư đáp: Lầm. Hỏi: Đeo kiếm gõ cửa tòng khi ấy thế nào? Sư nói: Chớ làm loạn. Hỏi: Ai chẳng biết có? Sư nói: Ra ngoài.

* Đệ tử nối pháp của Thiền sư Hạnh Ái ở Bạch Mã Tương châu.

1. Thiền sư Trí Luân ở Bạch Mã Tương châu.

Tăng hỏi: Như thế nào là Phật. Sư nói: Vàng thật cũng mất màu. Hỏi: Như thế nào là chỗ xuất thân của Hòa thượng? Ngưu Chỉ Tường (trâu húc tường) nói: Học nhân chẳng hiểu ý chỉ như thế nào? Sư nói: Đã thành 8 chữ.

* Đệ tử nối pháp của Hoài Sở đời thứ 2 ở núi Bạch triệu, An châu.

1. Thiền sư Khuông Hổ ở Bảo Thọ Đường châu.

Tăng hỏi: Như thế nào là Đại ý Phật pháp. Sư nói: Đến trước đây, đến trước đây. Tăng đến trước. Sư hỏi: hiểu chăng? Đáp: Chẳng hiểu. Sư nói: Lửa đá xẹt điện đã trải trần kiếp. Hỏi: Như thế nào là vì người 1 câu? Sư nói: Mở miệng vào tai. Vị Tăng hỏi: Như thế nào là Lý Hội? Sư nói: Gặp người bảo người.

* Đệ tử nối pháp của Cốc Ẩn Trí Tịnh Thiền sư ở Tương châu.

1. Thiền sư Trí Nghiễm ở Cốc Ẩn.

Sư người ở Đăng châu, thọ nghiệp với ngài Thước Sơn ở bổn châu, được pháp từ Thiền sư Trí tịnh ở Cốc Ẩn trước đây tiếp gót làm trú trì bạn Huyền đến đông. – Tăng hỏi: Sư hát khúc nhà ai nối Tông phong ai? Sư nói: Bạch Vân ở Nam, Tàng lọng ở Bắc. Hỏi: Như thế nào là việc Ca-diếp thân nghe. Sư nói: cần phải nhanh chóng làm mất đi. Hỏi: Như thế nào là chỗ chư Phật chiếu chẳng dính. Sư nói: Hỏi hang quỉ núi ấy làm gì. Hỏi: Chiếu dính rồi như thế nào. Sư nói: Ôi chao, loài tinh quái. Hỏi: Ngàn núi muôn làm sao vượt qua? Sư nói: Cất bước liền ngàn dặm vạn dặm. Hỏi: Khi không cất bước thì thế nào? Sư nói: Cũng ngàn dặm vạn dặm.

2. Thiền sư Pháp Hiển ở viện Phổ minh, Tương châu.

Tăng hỏi: Kiếp xưa cùng ở vì sao chẳng biết thân sơ? Sư hỏi ai? Đáp: Đợi con nói. Sư nói: Sắp nói là chẳng hiểu thoại. Hỏi: Muôn sông ngàn núi làm sao vượt qua?. Sư nói: Trời xanh đường không gián đoạn, người đến chẳng mê cơ.

* Đệ tử nối pháp của Thiền sư Hoằng Chương đời thứ 4 ở Qui Tông, Lô Sơn trước đây.

1. Thường Giác Thiền sư ở viện Phổ tịnh, Đông kinh.

Sư người Trần Lưu, họ Lý. Thuở nhỏ học Nho nhưng không có ý cầu mong bổng lộc, chí chỉ thích ngắm cảnh sơn thủy. Đến hội của ngài Qui Tông Thiền sư ở Lô Sơn nghe pháp mà tỉnh ngộ bèn xin xuất gia. Chưa bao lâu Qui Tông sắp viên tịch khuyên Sư rằng: Ông có duyên với pháp, ngày sau độ chúng rất đông, đem việc xuất gia dặn dò mọi người rồi mới tịch. Năm Lương Càn Hóa 2, Sư cạo tóc, năm sau thọ giới Cụ túc ở Đàn cam lộ chùa Đông Lâm. Sư tìm đến núi Ngũ đài, lại lên kinh đô ở 1 mình trong Lệ cảnh môn trong khoảng 2 năm có người láng giềng phía Bắc là Tín Sĩ Trương Sinh thỉnh Sư cúng dường. Trương rất thích Huyền lý, nhân đó lạy Sư mong chỉ dạy. Sư bèn tùy nghi mà khuyên bảo. Sau lời nói Trương Sinh phát ngộ bèn bày giường ngủ đêm. Nửa khuya cùng vợ lén dòm thì thấy thân Sư biến thành giường, đầu chân rời ra. Liền khiến người hầu đến xem thì như thường. Trương Sinh càng kính trọng thưa rằng: Vợ chồng đệ tử đã già, nay xin đưa nhà trên để sửa làm trượng thất. Sư vui vẻ nhận lời. Đến năm Đường Thiên Thành 3 bèn thành chùa lớn. Vua ban ngạch là Phổ Tịnh. Sư thấy thời cơ cạn cợt chưa nhận được cực chỉ. Nếu nói ra là không phải pháp khí thì sẽ khiến nó bị lỗi chê bai nên ta không cốt mở pháp, chỉ mỗi tháng 3 – 8 cho tắm Tăng Đạo vạn người. Sư thường bảo đồ chúng rằng: Chỉ cần Tuệ môn không tắt lấp thì phước nào trệ. Một hôm cấp sự là Trang Đào đem lúa vào viện đến lễ bái hỏi rằng: Kinh nói lìa tất cả tướng thì gọi là chư Phật, nay trước mắt các tướng rõ ràng làm sao lìa được. Sư hỏi: Cấp sự thấy cái gì? Đào vui mừng kính trọng. Từ đó Vương công đại nhân nhiều lần dâng chân biểu xin phục hồi Sư hiệu, Sư đều từ chối không nhận. Năm Khai Bảo 4, ngày 02 tháng 12 Sư có bịnh. Ngày 11 từ giã dặn dò chúng xong thì nằm nghiêng hông hữu mà hóa, thọ 76 tuổi, lạp được 56, nay người đệ tử nối pháp Sư trú trì rất thạnh.

* Đệ tử nối pháp của Thiền sư Tuệ Triệt đời thứ 3, ở núi Thạch môn, Tương châu.

1. Thiền sư Thiệu Viễn ở núi Thạch môn.

Tăng hỏi: Sư hát khúc nhà ai nối Tông phong ai? Sư nói: Mười phương không loài khác, yết giác trước rừng phụng. Hỏi: Trước khi Sư trở về Nhạn Tháp thỉnh Sư 1 câu chỉ bày. Sư nói: Trong tay Tu-la gõ nhật nguyệt, dưới chân Dạ-xoa đạp Nê-long. Hỏi: Rồng vàng chẳng nhà làm phàm giáng sương, thỉnh Sư nêu cơ phùng hòan. Sư nói: Mày trắng chẳng vung tay, đường Trường An bằng phẳng. Hỏi: Như thế nào là ý Tây Trúc đến? Sư nói: Đảng vải đầy quạ rùa. Hỏi: Như thế nào là cảnh Thạch môn? Sư nói: Núi cao đối đỉnh phụng. Hỏi: Như thế nào là người trong cảnh. Sư nói: Trong hang núi tuyết nơi nơi (lấp lánh). Hỏi: Như thế nào là gia phong của Hòa thượng. Sư nói: Tí tách chẳng phải chỉ thú, ngàn núi chẳng bày thân. Hỏi: Như thế nào là tâm cổ Phật? Sư nói: Trâu trắng lộ địa nằm khe trong. Hỏi: Sông sinh tử làm sao qua được? Sư nói: Gió thổi lá sen bèo cỏ nổi. Hỏi: Như thế nào là Tam thừa giáo ngoại biệt truyền 1 câu? Sư nói: Xe đầu đê vào Trường An. Hỏi: Trước phóng sinh tử như thế nào nói thoại Sư nói: Túi lông xoay mình dứt ăn uống, khe xanh thường nằm Thái dương xuân. Hỏi: Như thế nào là Đạo? Sư nói: Núi sâu nước lạnh. Hỏi: Như thế nào là người trong đạo? Sư như cháy vàng đánh trống vàng. Hỏi: Trời tối mặt trời không mọc, ánh sáng đi về đâu? Sư nói: Rắn sắt nằm ngang lộ, toàn thân đen như khói.

2. Thiền sư Thủ Trân ở Linh Trúc Ngạc châu.

Tăng hỏi: Như thế nào là ý Tây Trúc đến? Sư nói: Thiếc đeo đất trong hồ, Bình thêm suối đất Hán. Hỏi: Mê ngộ chẳng vào các cảnh lúc ấy thế nào? Sư nói: Cảnh từ đâu đến. Hỏi: Như thế tức là đi vào các cảnh. Sư nói: Lão đầu rồng đuôi rắn.

* Đệ tử nối pháp của Hòa thượng Chí ở Đồng An, Hồng châu.

1. Thiền sư Duyên Quán ở Lương Sơn Lãng châu.

Tăng hỏi: Như thế nào là gia phong của Hòa thượng? Sư nói: Nước Tư Dương chảy gấp cá lội rít, nai trắng tòng cao quạ khó đậu. Hỏi: Đại chúng vân tập, Bạch Lộc 1 câu thỉnh Sư mở bày. Sư hỏi: Ngày gần đây ở đất nước nào. Lại hỏi: Núi Lương treo cao gương thời Tần, Quang Thọ cửa gió chẳng nhờ đèn. Hỏi: Sư hát khúc nhà ai nối Tông phong ai? Sư nói: Rồng sinh rồng con phụng sinh phụng con. Hỏi: Như thế nào là ý Tây Trúc đến? Sư nói: Thông lãnh chẳng truyền Đường tín sĩ, người Hồ nói gạt Thái Bình ca. Hỏi: Như thế nào là việc (từ trước truyền lại đến nay). Sư nói: Qua nước Hồ Tăng chẳng quần đùi, cởi đà kẹp phạm chẳng chứa kinh. Hỏi: Như thế nào là Chánh pháp nhãn. Sư nói: Trong Nam Hoa. Hỏi: Vì sao ở trong Nam Hoa? Sư nói: Vì ông hỏi Chánh pháp nhãn. Hỏi: Như thế nào là nạp y hạ sự (Hạ sự của nạp y). Sư nói: Kín không có đầu mối. Trưởng lão hỏi Sư ngồi đối mặt nhau khi hỏi thoại chung. Có vị Tăng hỏi: 2 tôn chẳng cùng hóa vì sao 2 người ở phương trượng. Sư nói: 1 cũng chẳng phải Sư. Có tụng rằng:

Núi Lương có khúc ca
Cách ngoài người khó hòa
Mười năm hỏi Tri Âm
Chưa từng gặp một người.

Lại có tụng rằng:

Lửa đỏ dấu thân ta
Đâu cần tháp miếu mới
Có người đến gặp nhau
Trong tro thấy toàn chân.

* Đệ tử nối pháp của Hòa thượng Diên đời thứ 2 ở Quảng Đức Tương châu.

1. Thiền sư Chu ở Quảng Đức Tương châu.

Tăng hỏi: Thấy thoại chẳng học lúc ấy thế nào? Sư nói: Khắp nơi toàn người điếc, ai là người tri âm? Hỏi: Như thế nào là tri âm? Sư nói: Đàn đứt dây nối chẳng được, qua nhiều kiếp tiếng lạnh lùng. Vị Tăng hỏi: Nhân giáo có nói: Ngài A-dật-đa chẳng đoạn phiền não, chẳng tu thiền định, Phật ghi cho người này thành Phật không nghi ngờ, lý này như thế nào? Sư nói: Muối lại hết than lại không. Hỏi: Lúc muối hết than không là thế nào? Sư nói: Người buồn không nói với người buồn, nói với người buồn-buồn giết người.