BIỆN PHÁ
“LĂNG NGHIÊM BÁCH NGỤY”

Của Pháp Sư Thích Mẫn Sanh
Tỳ Kheo Thích Nhuận Châu dịch Việt 2017

 

Theo truyền thốngKinh Lăng Nghiêm được nhà sư người Ấn Độ tên Bát Lạt Mật Đế (般羅蜜帝) và 2 vị phụ tá dịch năm 705 tại chùa Chế Chỉ (制止寺) ở Quảng Đông, dưới sự bảo trợ của Phòng Dung (房融), một quan gián đại phu của Hoàng hậu Võ Tắc Thiên vừa bị giáng chức xuống hàng quan địa phương tại quê mình. Có người cho là kinh do Phòng Dung viết lại với một lối hành văn cổ điển lưu loát khác hẳn các bản dịch khác. Phẩm chất văn chương, sự thiếu nổi danh của những người dịch, những bình luận về các bực thầy giả hiệu, và sự ưa chuộng trong những người “hợp nhất tam giáo” là nguyên nhân của nhiều sự cáo buộc kinh là ngụy tác.

Vì lý do này, kinh suýt bị thiêu hủy ở Nhật Bản vào thế kỷ thứ 8 và luôn luôn được giữ như của riêng tư ở Nhật. Mặc dầu thế, cộng đồng Phật giáo Trung Hoa và nhiều chuyên gia thời hiện đại như Ron Epsein của Đại học San Francisco và La Hương Lâm (羅香林) của Đại học Hồng Kông, xem Kinh Lăng Nghiêm là một bản dịch tốt đẹp từ tài liệu tiếng Phạn và không phải là một sáng tác của Trung Hoa.

Do không tìm được bản Phạn văn, cuộc tranh biện học thuật về tính chân truyền từ Ấn Độ hay ngụy Kinh từ Trung Quốc không có hồi kết. Tín đồ Phật giáo Hán truyền cho Kinh này là do đức Phật thuyết giảng trong thời đại ngài.

Các học giả Phật giáo Trung Quốc như Lữ Trừng (吕澄) qua quyển Lăng nghiêm bách ngụy (楞严百伪) và học giả thế giới cho Kinh này được ra đời vào thời Đường ở Trung Quốc và khéo liệt vào các tác phẩm Kinh điển có xuất xứ từ Ấn Độ. Xem thêm: Kinh Ngụy Tạo (Apocrypha)

Bản dịch Việt quyển Lăng Nghiêm Bách Ngụy này đã được Nguyễn Thành Sang tự là Diệu Trai Cư sĩ chuyển ngữ.

Nay, chúng tôi nhận được bản dịch Việt “Biện Phá Lăng Nghiêm Bách Ngụy” của Pháp sư Thích Mẫn Sanh nguyên viện trưởng Viện Phật Học Bảo Giác, Hong Kong do thầy Thích Nhuận Châu chuyển ngữTrân trọng kính giới thiệu đến quý độc giả và các nhà học Phật tuỳ nghi nghiên cứu.

 

Pháp sư THÍCH MẪN SANH

Pháp sư THÍCH MẪN SANH sinh năm 1926. Xuất gia năm 20 tuổi. Từ lâu đã sớm thân cận Lão Pháp sư thượng Hải hạ Nhân. Một đời ngài chuyên nghiên cứu Tam tạng kinh điển, đem hết nỗ lực   hoằng dương Phật pháphết lòng hưng thịnh nền giáo dục Phật giáo, gieo trồng và bồi đắp nhân tài. Đã từng đảm nhiệm Viện trưởng Viện Phật học Bảo Giác, Trú trì Hương Cảng Phật giáo Liên Hiệp Hội Nghĩa Vụ Tư Khố. Ngoài việc giáo dục, ngài còn đảm nhiệm hoằng pháp trong nước cũng như ngoài nước, giảng kinhthuyết pháp trong 40 năm. Biện tài vô ngại, được khen ngợi và ca tụng  trong giáo  giới.  Sở học của ngài về Kinh Thủ-lăng-nghiêm rất  thâm sâu. Đã từng giảng thuật Kinh Thủ-lăng-nghiêm tất cả đến 23 lần.  Nay do Pháp sư rất tâm đắc trong việc nghiên cứu   tinh thông Kinh Thủ-lăng-nghiêm,  ngài biện luận phản bác Lữ Trừng  đã đưa ra những thuyết sai lầm trong cuốn  Lăng Nghiêm Bách Ngụy.  Có thể gọi  ngài là bậc hộ pháp, hùng biện để bảo vệ Phật giáo.
TỰA
của Sa-môn Sướng Hoài Cẩn  暢懷謹
Phật vốn không có pháp có thể nói, do nhân duyên tứ tất-đàn [1] nên tùy thuận căn cơ mà thuyết giáo. Nếu đứng trên tinh thần vốn không có pháp gì để nói, thì suốt 49 năm Đức Phật đã không nói một lời nào, vì đó chỉ là danh ngôn chứ không phải thật. Còn nếu đứng trên tinh thần có pháp để thuyết giáo mà nói, thì lìa kinh một chữ tức đồng như ma nói, là mượn cái giả  để tu cái chân thật đó vậy. Dù có pháp để thuyết hay không có pháp để thuyết, chủ ý Đức Phật là muốn khiến cho chúng sinh thể nhập tri kiến Phật. Do điều nầy nên có thể biết, tất cả pháp đều là Phật pháp, cũng đều là chẳng phải Phật pháp, do vì pháp vốn vô tự tánh, nên pháp là vô định pháp. Kinh Kim Cang nói: ‘Sở vị Phật pháp giả, tức phiPhật pháp.’ Lại nói, ‘Pháp còn nên xả, huống là chẳng phải pháp?’ Nếu sáng tỏ nghĩa nầy, đâu cần phảikhươi móc gì trong lòng trứng gà 何需於雞蛋裡挑刺?Các kinh Đại thừa  đều vì lý thật tướng, có nghĩa là chứng minh cho lời dạy nầy. Các kinh Tiểu thừa thì dùng tam pháp ấn [2] để xác định để khỏi bị mê lầm. Như Kinh Thủ-lăng-nghiêm, có điểm nào trái với pháp  ấn của Đại thừa lẫn Tiểu thừa? Lữ Trừng đã hoàn toàn đem tâm thị phi, đem ý niệm dung tục, vọng tưởng phân biệt, tâm ý khắc nghiệt tạo nên những sai lầm, dẫn dắt con người đọa lạc vào hố sâu, thật là tội lỗi vô biên! Huống gì trong kinh có nói về tứ y: ‘Y pháp bất y nhân, y nghĩa bất y ngữ.’ Bất luận lời nói của người nào, chỉ cần phù hợp với Thánh giáo lượng, đều có thể y giáo phụng hành. Nếu như nhắm vào xuất xứ và lịch sử của kinh có điểm không phù hợp, như  cho các Kinh Giải Thâm Mật, Kinh Viên Giác, nội hàm là đỗ soạn (tự ý bày vẽ ra không có bằng cứ gì), hỏi đáp đều có xuất nhập, những ý nầy đều  chỉ  như là nấm, mè, đậu xanh, chẳng quan hệ gì đến bệnh ngứa cả, lý của nó có trái lời Phật dạy hay không? đó là tiền đề lớn.

Từ đời Đường, Kinh Thủ-lăng-nghiêm đã được Đại sư Duy Khác [3] (惟愨) soạn ra sớ giải đầu tiên, truyền đến đời nay, có đến cả trăm nhà, nhà nào cũng cho rằng  (tông phong) mình khế hợp sâu xa tâm yếuđạt đến cốt tủy của chư Phật.   Người xưa nay nhờ đọc Kinh Thủ-lăng-nghiêm mà được khai ngộthật là không sao kể hết được. Như  các Ngài Huyền Sa, Trường Thủy, Hòang Long, Ngẫu Ích, không ai là chẳng nhờ Kinh Thủ-lăng-nghiêm mà được khai ngộ. Các thiền sư trong tông môn mỗi khi nói ra, hay nín lặng, tiếp hóa học nhânlời nói, tâm tư các ngài  phần nhiều đều xuất ra từ Kinh Thủ-lăng-nghiêm. Thế nên Thiền sư Thông Trí có nói: ‘Kinh Thủ-lăng-nghiêm chính là tạng bí điển của tánh tông, bao quát 12 bộ kinh [4] không thiếu sót, tánh tông tu tập thì sẽ sáng rỡ viên dung, giáo tông hết sức được đề xướng, đó là pháp bảo bất khả tư nghì.’ Đại sư Ngẫu Ích cũng nói: ‘Kinh Thủ-lăng-nghiêm đúng thật là  giáo pháp tinh túy  trong một đờibí yếu để thành Phật làm Tổ, chỉ quy của pháp viên đốn vô thượng, là phương tiện đầy đủ cho cả ba căn cơ, là pháp  môn  thù thắng siêu việt quyền thừa và Tiểu thừa, là thực tướng,   là pháp ấn chân chính tồi phá tà ma ngoại đạo.’  Xưa có học giả đã từng nói: ‘Từ khi được đọc Kinh Thủ-lăng-nghiêm, không còn muốn đọc văn chương tao phách trên đời nữa.’ [5Cổ đức (nếu) chưa phải là người triệt ngộ tâm địa, (thì) cũng là bậc đại văn hào.

Lữ Trừng sao có thể bước qua được dấu vết của người đời sau, xách dép còn chưa đáng, mà dám viết luận ‘Lăng Nghiêm Bách ngụy,’ có phải dám múa rìu qua mắt thợ [6] hay sao?
Nay có Pháp sư THÍCH MẪN SANH, trú trì Phật học viện Bảo Giác, là người gánh vác gia nghiệp Như Laitiếp nối huệ mạng chư Phật, hộ trì Phật pháp, mong cho Phật pháp cửu trụ trên thế gian, nên đem hết tâm can mà tỏ bày, nguyện tồi tà phụ chánh, dùng ngòi bút như lưỡi búa bén nhọn mà phá đi ‘Lăng Nghiêm Bách Ngụy’  của Lữ Trừng, để trừ bỏ đi điều không biết phân biệt phải trái, rồi phải bị đọa vào giếng lửa. Lữ Trừng đã đem cái đui mù lòa để dẫn đường cho người không thấy,  nên cùng kéo nhau rơi vào hầm lửa, thủ đoạn thật ác độc, để lại mối hại vô cùng, Nay Pháp sư THÍCH MẪN SANH phá tà hiển chánh, làm sáng rỡ sự nghiệp Phật giáo. Tạm bày tỏ vài lời, thể hiện lòng hoan hỷ tán thán.
Tháng 12 năm  Tân mùi (1991), Sa-môn Sướng Hoài Cẩn (暢懷謹)
Kính đề.
LỜI NÓI ĐẦU

(của Pháp sư THÍCH MẪN SANH)

Lăng Nghiêm Bách ngụy là tác phẩm của Lữ Trừng, khảo sát toàn văn thấy trình bày 101 điều, cho rằng Kinh Thủ-lăng-nghiêm thuộc loại ngụy kinh. Than ôi! Thời mạt pháp, ma mạnh pháp yếu, đúng sai đảo lộn, che mắt trời  người, lấy tà làm chánh, phá hoại chánh phápcam chịu đọa vào hào sâu. Thật là đáng thương!

Tôi tuy không được sáng suốt,  nhưng  không muốn ngồi nhìn Phật phápdiệt vong, nên không ngại rằng mình ngu muội, ngay nơi cái Lữ Trừng cho là ngụy,  phân tích rành mạch  theo thứ tự từng điều,  để mong rằng những học giả nghiên cứu khi đọc Kinh Thủ-lăng-nghiêm, mong thấy được những khuất lấp trong Lăng Nghiêm Bách Ngụy.  Đó là kỳ vọng sâu xa nhất.

Nguyên văn của Lữ Trừng:

Việc  phiên dịch kinh điển Phật giáo vào đời Đường rất thịnh hànhngụy kinh[7] cũng lưu hành rất  thịnh. Kinh Nhân vương là ngụy kinh, kinh Phạm võng là ngụy kinh. Khởi tín luận là ngụy tạo, kinh Viên Giác là ngụy kinh, Kinh Chiêm sát[8] là ngụy kinh. Thật-xoa-nan-đà[9]  dịch lại Khởi tín luận,[10Bất Không[11]tái dịch Kinh Nhân vương, là cái ngụy trong ngụy, nhưng  đều rất thịnh hành trong đời Đường.  Cho đếnKinh Thủ-lăng-nghiêm, là tập đại thành của ngụy thuyết, bởi do văn từ rất tinh xảo, giải thích ý nghĩatừng góc cạnh theo mô phạmthích hợp với tánh tình thích hảo huyền phù phiếm của người dân ở quốc độ nầy, nên kinh ấy lưu hành khắp nơi rất rộng. Phái Hiền Thủ[12căn cứ vào đó (kinh)  để giải thích  Duyên khởi, các nhà thuộc Tông Thiên Thai  lấy (kinh) để trưng dẫn pháp  Chỉ quánThiền gia viện dẫn(kinh) để chứng minh lý đốn siêu. Mật tông lại lấy kinh để dung thông hiển giáo. Từ đời Tống, đời Minh đến nayThích tử bàn luận huyền đạoNho gia bài báng  Phật giáo đều vì không thấu đáo Kinh Thủ-lăng-nghiêm. Một phương tiện siêu xuất mà vạn hạnh đều phế,  căn bệnh hồ đồ sai lạc này đã ăn sâu không còn thuốc chữa,  khiến cho Phật pháp yếu dần muốn dứt. Cho đến nay, có nhiều điều chấp cứng ngu muội vào lưới mê không cải hóa được, giống như ‘a dua theo số đông.’ Nếu tà thuyết không trừ, ắt chánh pháp không được hiển lộ. Lấy lời để trừ bỏ, cũng không dung thứ. Chỉ có kinh nầy đã được lưu truyền rất lâu, những điều thêm thắt vào kinh nầy càng nhiều. Phân tích biện luận để phơi bày ra, khó mà bao quát hết được. Nay trước hết xin nêu ra bằng chứng một trăm điều ngụy (giả tạo) được tuyển chọn trong kinh văn, sắp đặt luận chứng hoàn bị theo thứ tự. Tôi xin mong chờ sự phủ chính của các bậc sư hữu.

(Văn lục, trong  Lữ Trừng Phật học luận trước tuyển tập–Trai Lô Thư xã ấn hành)

 

PHẢN BIỆN
của
Pháp sư THÍCH MẪN SANH

Gần đây giới học giả hoài nghi Kinh Thủ-lăng-nghiêm là ngụy tạo, tuy số người đó không thiếu, nhưng  lời nói của họ đều không  thể trở thành luận cứ nhất định. Trong Lăng Nghiêm Bách Ngụy  của Lữ Trừng, ông đã cho rằng  ‘Kinh Nhân vương là ngụy kinh, kinh Phạm võng là ngụy kinh. Khởi tín luận là ngụy tạo, kinh Viên Giác là ngụy kinh, Kinh Chiêm sát là ngụy kinh… Cho đến Kinh Thủ-lăng-nghiêm, là tập đại thành của ngụy thuyết.’ Căn cứ điều nầy, chẳng nghi ngờ gì, Lữ Trừng trước nay đã  xác định các kinh nầy là ngụy tạo, nên mới viết ra Lăng Nghiêm Bách Ngụy. Lại còn nói: ‘Đây là bệnh hồ đồ không tốt, ăn sâu không còn thuốc chữa,  khiến cho Phật pháp yếu dần muốn dứt. Cho đến nay, có nhiều điều  chấp cứng ngu muội vào lưới mê không cải hóa được, là do có nhiều người đang ở trong đó. Nếu tà thuyết không trừ, ắt chánh pháp không được hiển lộ.’

Xin hỏi, trước nay đã nói các kinh nầy là ngụy, tại sao lại được lưu truyền từ đời Đường cho đến ngày nay,  còn luôn luôn được bảo lưu? Các bậc đại đức xưa nay lại đem kinh nầy ra để chú thích,  rõ ràngtrước mắt, lẽ nào các đại đức xưa nay đều là chấp cứng ngu muội vào lưới mê không cải hóa được hay sao? Phật pháp yếu dần muốn dứt, trước nay đều quy kết vào lỗi lầm vào các loại ngụy kinh nầy, có phải nếu đem các kinh nầy từ trước đến nay đem diệt hết di, thì Phật pháp ắt được hưng thịnh hay sao? Phạm võng Bồ-tát giới bổn  dạy chúng ta ‘Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành–không làm các điều ác, siêng làm các việc lành.’  Gọi là ‘Tam tụ tịnh giới’ đó là chánh nhân để thành PhậtLữ Trừng nói ngược lại, cho đó là tà thuyết. Tôi không biết Phật tử cần giữ giới thì họ phải lấy điều gì để  giữ, lấy điều gì để tu tập?

Cho đến ông nói   Kinh Nhân vương, Kinh Viên GiácKhởi tín luận đều là ngụy kinh, có thể tạm thời không cần biện giải, chỉ riêng cuốn Lăng Nghiêm Bách Ngụy, nay cần phải phân biện rõ ràng điều ấy.

Căn cứ bài tựa Lăng-nghiêm kinh  của  Pháp sư Duy Tắc[13] đời Nguyên: ‘Kinh Thủ-lăng-nghiêm  là huệ mạng của chư  Phật,  là phương tiện đạt đạo của chúng sinh, là  mạng lưới đồ sộ của hệ thống giáo học, là quan yếu của thiền môn đó vậy.’ Ngài lại nói: giáo nghĩa lấy việc nhiếp tâm làm quỹ tắc mà an lập đạo tràng.’ Như vậy, thì cớ sao được nói đó là tà thuyết? Lại nữa, bốn lời dạy thanh tịnh trong Kinh Thủ-lăng-nghiêm, là bốn giới căn bản, làm sao cho đây là tà thuyết được? Có phải muốn dạy người nên hành sát đạo dâm vọng mới là chánh thuyết hay sao? Căn cứ lời của   Giáo thọ La Hương Lâm về ‘Vấn đề  phiên dịch Kinh Thủ-lăng-nghiêm–Tướng quốc Phòng Dung đời Đường bút thọ tại chùa Quang Hiếu.’ Trong đó viết: ‘Thích Huệ Lâm,[14] vào đời Đường, niên hiệu Nguyên Hòa nguyên niên (817), tuyển chọn hết thảy kinh đã dịch (âm nghĩa) gồm 42 quyển, xem kinh nầy (Kinh Thủ-lăng-nghiêm) cũng là kinh đã được dịch (âm nghĩa). Ngài Huệ Lâm tinh thông cả tiếng Phạn và Hán, đọc rộng cả tam tạng, mắt sáng như đuốc, nên  phân biệt được rõ  chân thực và giả mạo (ngụy), đối với các kinh trá ngụy, nhiều kinh được ngài phân biện rõ ràng, rút ra những  điều vi tế ẩn mật, sợi lông cũng không giả mượn được … những đối với Kinh Thủ-lăng-nghiêmtuyệt nhiên không có gì nghi hoặc.’ Lại viết : ‘Chùa Quang Hiếu tại Quảng Châu có đài dịch kinh và hiên bút thọ, đời Tống, đời Nguyên… 宋元佑間知軍州蔣之奇為唐相國房融建。考乾隆顧光修…, Quang Hiếu Tự Chí quyển 2, ghi chép việc bài trí kiến trúc: ‘Năm Thần Long nguyên niên, Tam tạng Bát-thích-mật-đế[15] người Tây vực đến đây dịch Kinh Thủ-lăng-nghiêm. Trung Hoa  có Kinh Thủ-lăng-nghiêm, vốn từ Lĩnh nam, Pháp sư Di-già[16] người nước Ô-trành, Sa-môn Hoài Địch[17] ở chùa Nam Lâu núi La Phù dịch ngữ, Tướng quốc Phòng Dung[18bút thọ. Đài dịch kinh và hiên bút tho đều do việc kinh kinh mà kiến lập, đều nhân vì Phòng Dung đã từng làm bút thọ cho việc  phiên dịch  Kinh Thủ-lăng-nghiêm.’ Lại nữa, tác phẩm Nam Hán Xuân Thu của Lưu Ngọc Lân,[19]quyển 9 phần Nghệ văn, có ghi Lâm Cù (林衢) vào đời Ngũ đại có ghi chùa  Quang Hiếu ở Quảng Châu  một bài thơ, trong đó có câu; ‘Yếu khách bất quan thừa tướng nghiễn.’  y cứ vào điều muốn nói ở đây là nghiên mực của Thừa tướng Phòng Dungtức chỉ cho nghiên mực quý báu lúc  Thừa tướng Phòng Dung đã dùng để bút thọ trong quá trình  phiên dịch Kinh Thủ-lăng-nghiêm. Đồng thời  xem tác phẩmvào đời Tống ‘Tô Thức Đông Pha hậu tập –蘇軾東坡後集’ quyển thứ 19, Thích giáo thư Liễu tử hậu Đại Giám Thiền sư bi,  mặt sau có ghi: ‘Các kinh điển Đại thừacho đến Kinh Thủ-lăng-nghiêm, là rất khó hiểu, độc đáo thù thắng vi diệu, là do Phòng Dung bút thọ.’  Ngài Thích Niệm Thường (釋念常) trong tác phẩm  Phật Tổ Lịch Đại Thông Tải 佛祖歷代通載, quyển 15 cùng với  tác phẩm Nam hải bách vịnh  南海百詠 của Phương Tín Nhu 方信儒, đều có nói: ‘Phòng Dung từng ở chùa Quang Hiếu, giúp việc dịch Kinh Thủ-lăng-nghiêm, mà nghiên mực quý khi dùng cho việc bút thọ mãi cho đến đời Nguyên vẫn còn.’ Mới biết việc bút thọ của Phòng Dung trong quá trình  phiên dịch Kinh Thủ-lăng-nghiêm tại chùa Quang Hiếu, đã từng lưu lại ấn tượng rất sâu đậm. Lăng Nghiêm Bách Ngụy của Lữ Trừng hết sức bịa đặt cho rằng Kinh Thủ-lăng-nghiêm là giả dối sai lầm,  lại cho việc bịa đặt đó là điều phá tà hiển chánh, mới là hộ trì Phật pháp, có thể nói ‘dụng tâm lương khổ,’ nhưng thật ra đó là  ý định tuyển tập những điều sai lầm, chẳng qua đó chỉ là việc thổi lông tìm vết, vả lại đúng sai như bệnh thấy bệnh, do đây cũng như mắt nhặm nhìn thấy lỗi mà thôi. Nay xin đem cái gọi là 101 điều ngụy ra lần lượt biện giải từng điều một.

 

1. Điều thứ nhất trong văn của Lữ Trừng

Nguyên bản chú thích đề Kinh Thủ-lăng-nghiêm ở dưới có ghi: ‘Còn có tên gọi là Trung Ấn Độ Na-lan-đà đại đạo tràng kinh, ư quán đảnh bộ lục xuất biệt hành.’ Đây là đã trộm lấy câu  ‘Kim Cang đại đạo tràng kinh xuất’ trong ‘Đà-la-ni tập kinh tự’ rồi phỏng theo và sửa đổi lại.
‘Kim Cang đạo tràng’ nghĩa là Bồ-đề Kim Cang tòa, Đức Phật tại đó đã  thuyết những kinh như ‘Nhất tựluân vương.’   Nay sửa lại thành ‘Na-lan-đà’ ắt là không thể thông. Đó là sai lầm thứ nhất.

 Biện giải điều thứ nhất

Tu viện Na-lan-đà không chỉ là đại bản doanh của các học giả danh tiếng Ấn Độ, mà còn là học viện tối cao, nơi các  lưu học tăng ở nước ta (Trung Hoa) hướng đến. Còn  sự thuyết minh  ‘… có tên gọi là Trung Ấn Độ Na-lan-đà đại đạo tràng kinh, ư quán đảnh bộ lục xuất biệt hành,’ do bản kinh nầy vốn là một phần trong Quán đảnh bộ, tất cả đều được kết tập chung về tu viện Na-lan-đà nên có tên gọi nầy.

Sao lại không được thông? Sao lại có thể nói là phỏng theo và sửa đổi lại rồi không được thông?

Căn cứ La Hương Lâm Giáo thọ văn,[20] có nói rằng ‘Do nơi Tu viện Na-lan-đà mà kinh chú đó được lưu thông, hoặc được thâu vào chánh tạng, nên từ đó mà có tên gọi. Chớ không  có nghĩa là Đức Phậttừng thuyết kinh và tuyên thuyết thần chú ở nơi đó.’

 

2. Điều thứ hai  trong văn của Lữ Trừng

Kinh điển nghi quỹ của mật bộ có phần  Quán đỉnh mạn-đà-la tác pháp, gọi là ‘Quán đảnh bộ,’ như trong Đại nhật kinhKim cang đảnh  kinh, v.v…  Kinh Thủ-lăng-nghiêm hoàn toàn  không hề quan hệ với  pháp  đàn tràng quán đảnh, mà  đỗ soạn  (tự ý bày vẽ) cho là xuất xứ từ Quán đảnh bộ. Đó là sai lầmthứ hai.

☸ Biện giải điều thứ hai

Trong Kinh Thủ-lăng-nghiêm quyển 7, Đức Phật giảng dạy về việc kiến lập đàn tràng: “Muốn ngồi đạo tràng, trước hết phải giữ giới thanh tịnh của hàng tỷ-khưu… tụng chú 108 biến, sau rồi kết giớikiến lậpđàn tràng, cầu đức  vô thượng Như Lai  hiện trú trong 10 quốc độ phóng đại từ quang đến rót xuống trên đảnh đầu mình.”

Đây chẳng phải là lời dạy về việc nhập đàn tràng quán đảnh sao? Mà cho là đỗ soạn, thật là vu báng đó vậy.

 

3. Điều thứ ba  trong văn của Lữ Trừng

Ngài Trí Thăng  trong  văn lục ‘Tục dịch kinh đồ ký–續譯經圖記 có  nghe truyền lại rằng, Kinh Thủ-lăng-nghiêm là bản dịch của ngài Cực Lượng vào năm Thần Long nguyên niên, tháng 5, ngày 23. Phòng Dung bút thọ.

Xét  Phòng Dung đến  năm Thần Long nguyên niên, tháng 2, Giáp Dần (ngày mồng 4), đi Cao Xuyên, Cao Châu, đến kinh sư hơn 6200 dặm (Cựu Đường thư, 41). Núi non cửa ải cách trở gian nan, mỗi ngày đi chừng 10 dặm, xét ra không đến được nơi  bị biếm chức, làm sao có thể thong dong ở Quảng Châu mà bút thọ  để hoàn chỉnh ngay việc dịch thuật kinh? Đó là sai lầm thứ ba.

 Biện giải điều thứ ba 

Quan hệ đến việc bút thọ Kinh Thủ-lăng-nghiêm  của Phòng Dung, sách vở ghi chép việc nầy từ nhiều đời rất sâu rộng. Đây xin đơn cử hai xuất xứ như sau:

1. Nguyên trong ‘Ngô Lai Nam Hải Sơn Thủy Nhân Vật Cổ Tích Ký–吳萊南海山水人物古跡記’[21] có  chép rằng khi Phòng Dung làm việc bút thọ, đã từng khắc bài minh nơi nghiên mực quý rằng: ‘… Phòng Tướng Quốc Dung, dịch Kinh Thủ-lăng-nghiêm, hữu bút thọ hiên đại nghiễn.’ Phòng Dungtự khắc: ‘Đại Đường Thần Long cải nguyên, thất nhật thất nguyệt’ (căn cứ Kinh Thủ-lăng-nghiêmNghĩa Hải,  ghi vào tháng 5).   Tăng sĩ Thiên Trúc Bát-thích-mật-đế,  từ việc dịch kinh ở Quảng Châu, mà có nghiên mực nầy.

2. Vào giữa năm Khai Nguyên, Thích Trí Thăng soạn ‘Tục Cổ Kim Thích Kinh Đồ Ký–續古今譯經圖紀’ thuật lại, có đoạn viết:

Đại Phật Đảnh Như Lai Mật Nhân Tu chứng Liễu Nghĩa Chư Bồ-tát Vạn Hạnh Thủ-lăng-nghiêm Kinh, 10 quyển, có một tên khác là Trung Ấn Độ Na-lan-đà Đại Đạo Tràng Quán đảnh bộ lục xuất biệt hành…. Sa-môn Bát-thích-mật-đế, Đường dịch là Cực Lượng  極量, người Trung Thiên trúc, người  hoài đạo quan phương, tùy duyên tế độtriển chuyển du hóa, đến Trung Hoa  nước ta, đến chùa Chế Chỉ Quảng Châu thì trú lại… vào năm Thần Long nguyên niên, Long Tập Ất tị, tháng 5 Ất mão, ngày 23 Tân sửu, bèn chọn ra một phẩm trong Quán đảnh bộ, gọi là Đại Phật đảnh Như Lai Mật Nhân Tu chứng Liễu Nghĩa Chư Bồ-tát Vạn Hạnh Thủ-lăng-nghiêm Kinh, 1 bộ gồm 10 quyển, Sa-môn Di-già Thích-ca người nước Ô-trành dịch ngữ. Đệ tử Bồ-tát giới Tiền Chánh Gián Đại phu Đồng trung sự môn hạ Bình Chương sự Thanh Hà Phòng Dung  bút thọ.  Sa-môn Hoài Địch, Sơn Nam tự, Tuần Châu La Phù chứng minhbản dịch.
Căn cứ hai xuất xứ trên, chiếu việc Phòng Dung tự mình khắc ngày tháng là năm Thần Long  cải nguyên, ngày 7 tháng 7 dịch kinh. Tuy quan san cách trở gian nan, từ tháng 2 đến tháng 7, kéo dài chừng 5 tháng, há không đến được biếm sở hay sao? Hoặc nói rằng Thần Long nguyên niên, tháng 5 ngày 23 bút thọ, khả năng nầy có thể là sai lầm của người đời sau. Cũng như ngày Phật-đà xuất sinhthành đạonhập diệt, cũng có những truyền thuyết khác nhau theo truyền thống Nam  truyền hay Bắc truyền, chẳng lẽ  đem việc nầy mà phủ nhận Phật-đà xuất sinh hay sao? Do đó,  mới biết rằng không thể lấy ngày dịch kinh để phán định  lẽ chân ngụy của kinh.

 

4. Điều thứ tư  trong văn của Lữ Trừng

Ngài Trí Thăng  còn cho rằng Hoài Địch chứng dịch.  Sa-môn Hoài Địch từng dự vào việc chứng minhvăn dịch cho Đại Bảo tích kinh (theo Khai Nguyên lục). Căn cứ Từ Ngạc 徐鍔 thuật,   chứng văn cho dịch  tràng Kinh Đại Bảo Tích chỉ có Huệ Địch 慧迪 chứ không có Hoài Địch 懷迪. Lại nữa, trong Khai Nguyên Lục nói rằng Hoài Địch từ đạo tràng dịch Kinh Đại Bảo Tích  xong là trở về phương nam mới dịch Kinh Thủ-lăng-nghiêm. Việc dịch Kinh Đại Bảo Tích hoàn tất vào năm Tiên Thiên thứ hai, Kinh Thủ-lăng-nghiêm bắt đầu dịch năm Thần Long nguyên niên, trước sau cách nhau 8 năm, làm sao có thể chứng văn được? Đó là sai lầm thứ tư.

☸ Biện giải điều thứ tư

Nếu nói rằng: ‘Từ Ngạc 徐鍔 thuật,   chứng văn cho dịch  tràng Kinh Đại Bảo Tích chỉ có Huệ Địch 慧迪 chứ không có Hoài Địch 懷迪.’ Chỉ có Khai Nguyên Lục[22] là nói  rằng

Hoài Địch từng tham gia dịch kinh Đại Bảo Tích. Rốt ráoHoài Địch chẳng phải là Huệ Địch hay sao? Hãy còn đợi khảo chứng. Lữ Trừng viết:  ‘Việc  phiên dịch  Kinh Đại Bảo Tích hoàn tất vào năm Tiên Thiên thứ hai, Kinh Thủ-lăng-nghiêm bắt đầu dịch năm Thần Long nguyên niên, trước sau cách nhau 8 năm, làm sao có thể chứng văn được?

Căn cứ Thần Long (niên hiệu của Đường Vũ hậu) nguyên niên (705), Tiên Thiên (niên hiệu của Đường Vũ Tông) (713), nên ta biết được Kinh Thủ-lăng-nghiêm được dịch trước, rồi sau mới dịch kinh Đại BảoTích.

Khai Nguyên  Thích Giáo Lục ghi Hoài Địch tham dự việc  phiên dịch Kinh Thủ-lăng-nghiêmcho đếnsau  khi dịch xong Kinh Đại Bảo Tích rồi trở về phương nam, thứ tự trước sau bị đảo ngược. Đến việc chứng dịch Kinh Thủ-lăng-nghiêm trước, sau đó dịch Kinh Đại Bảo Tích, tuy cách nhau 8 năm, là điều nhỏ nhặt, chẳng có vấn đề gì, sao  lại có thể nói điều nầy  là ngụy?

 

5. Điều thứ năm trong văn của Lữ Trừng

Trong phần tự của Kinh Thủ-lăng-nghiêm, trước hết nói việc A-nan bị mắc vào  chú thuật của Ma-đăng-già, điều nầy trộm lấy từ Kinh Ma-đăng-già 摩鄧經 để đưa vào. Căn cứ Kinh Thủ-lăng-nghiêm quyển 2,   chính vua Ba-tư-nặc nói rằng mình 62 tuổi.  Đức Phật cùng tuổi với vua (Tỳ-nại-da tạp sự; quyển 20), xem như cũng là 62 tuổi.  A-nan đến lúc Đức Phật qua 60 tuổi rồi mới làm thị giả Phật, (kinh Trung A-hàm; quyển 8), lúc nầy sao A-nan lại được rời Phật đi xa, để bị mắc vào ma nạn? Đó là sai lầm thứ năm.

☸ Biện giải điều thứ năm 

Lữ Trừng. nói: ‘A-nan bị mắc vào  chú thuật của Ma-đăng-già, điều nầy trộm lấy từ Kinh Ma-đăng-già 摩鄧經 để đưa vào.’ Đó là ức đoán của Lữ Trừng. Căn cứ kinh Niết-bàn,[23] Phẩm A-nan Bát bất tư nghìtrung đệ tam (Kiến bất phi thời), có ghi: ‘A-nan thị giả Phật. Gặp Phật phải đúng thời 阿難為侍者,見佛必以時’.  Nên biết rằng ngoại trừ khi có nhân duyên, A-nan đều có được tự do sinh hoạt. Sao lại nói, ‘A-nan là thị giả Phật, không được rời Phật đi xa, để gặp nặn Ma-đăng-già’?

Chú thích cuả Vô Lai Khứ

Ma-đăng-kinh 摩鄧經 là dựa theo sự dựng đặt sai lầm, hoặc là tên gọi khác của Ma-đăng-già  kinh 摩登伽經. Lại nữa, miệng lưỡi báng bổ của Lữ Trừng làm như chân thực. A-nan là thị giả Phật không được đi xa, đã không đi xa ắt không gặp nạn Ma-đăng-già; Kinh Ma-đăng-già nầy  lẽ ra cũng thuộc kinh ngụy tạo không nghi ngờ gì nữa.  Chà! Luận lí như vậy, khảo cứ đáng cười thay. Chỉ là đồng một thứ với loại người si mê  kia (không tu không chứng, chỉ chuộng khảo cứ học thuật).[24]  Hãy nên tự mình tin sâu,  nay trưng dẫn để làm căn cứ!

 

6. Điều thứ sáu trong văn của Lữ Trừng

Trong phần tự của Kinh Thủ-lăng-nghiêm có nói: ‘Vừa gặp lúc hàng tỷ-khưu mãn hạ tự tứ.’ Căn cứ văn luật,  trong thời gian an cưchư tăng không được ra khỏi trụ xứ đã kiết giới, huống nữa là đi xa? Nếu như đúng thật là ngày thọ tự tứ chưa về được, thì cũng là ở trong giới vức khác để cùng làm lễ tự tứ. Làm sao còn có thể một mình khất thực? Đây hoàn toàn là  không rõ tăng chế mà  nói điều hư vọng. Đó là sai lầm thứ sáu.

☸ Biện giải điều thứ sáu

Hưu hạ’ tức là giải hạ, đã mạn hạn chín tuần (90 ngày), tức là thời điểm kết thúc khóa an cư kết hạ. Đã là lúc giải hạ, do có duyên sự riêng được thỉnh, nên có việc đi xa nầy, hoàn toàn không có  gì trái vớităng chếLữ Trừng nói: ‘không rõ tăng chế’ mà thực sự là Lữ Trừng đã hiểu lầm.

 

7. Điều thứ bảy trong văn của Lữ Trừng

Kinh nói rằng: ‘Lễ tự tứ xong, liền đến dự lễ trai tăng do nhà vua cúng dường’. Nhưng  theo luật chế, lễ tự tứ xong thường có lễ dâng y. Lễ xong, mới được đi nơi khác. Cớ sao lại tức thì đến dự trai tăng do vua thỉnh? Đây cũng là lời hư vọng do không rõ tăng chế. Đó là sai lầm thứ bảy.

☸ Biện giải điều thứ bảy

Vua Ba-tư-nặc thiết lễ  cúng dường trai tăng  nhân ngày húy nhật phụ vương mình, nên cung thỉnh Đức Phật cùng các vị đại Bồ-tát phó hội.  Đức Phật nhân lúc giải hạ tự tứ, chư Bồ-tát trong 10 phương  đều đến để thỉnh Phật thuyết pháp. Nên kinh nói: ‘Lúc đó Như Lai trải tòa an tọa, vì toàn thể hội chúng, tuyên bày diệu nghĩa thâm áo.’ Mới biết rằng sau khi giải hạthuyết pháp xong, mới đến dự lễ trai tăng. Sao có thể nói ‘Đó là lời hư vọng do không rõ tăng chế’ mà cho là sai lầm?

 

8. Điều thứ tám trong văn của Lữ Trừng

Theo phong tục Ấn Độ, tầng lớp chiên-đồ-la[25] (tiện dân), bị đuổi ra sinh cư ở ngoại thành. Luật chế, tỷ-khưu không được vào nhà những người nầy. Cho nên trong kinh Phật  chỉ nói  vào thành khất thực, chứ không nói đi ra ngoài thành. Tại sao A-nan được đến nhà dâm nữ, mà tự chuốc lấy phiền não?  Điều nầy cũng là đỗ soạn. Đó là sai lầm thứ tám.

☸ Biện giải điều thứ tám 

Kinh nói: ‘A-nan thọ biệt thỉnh trước’

Theo Luật Tỳ-ni, không được nhận biệt thỉnh. Nhưng  có nhân duyên có thể vận dụng (khai): đó là lúc có bệnh, lúc may y, lúc cúng dường  y. Nay đúng lúc sau khi giải hạđúng lúc cúng dường  y, nên A-nan được phép nhận biệt thỉnh, nhân đó nên đi xa. A-nan noi theo hạnh bình đẳng đại từ  của Như Lai, không chọn lựa sang hèn,   theo thứ  lớp mà khất thực, nên gặp con gái cuả Ma-đăng-già dùng  chú thuật của Ta-tì-ca-la tiên Phạm thiên  bắt vào phòng dâm, chẳng phải A-nan tự ý đi vào nhà cô ta.  Nhưng  Lữ Trừng nói: ‘Điều nầy là đỗ soạn’. Thật là vu báng.

 

9. Điều thứ chín trong văn của Lữ Trừng

Phần tự của kinh  liệt kê đại chúng, ghi: ‘1250 vị tỷ-khưu, đều là bậc A-la-hán.’ Nhưng  văn dưới lại ghi: ‘ứng thân vô lượngđộ thoát chúng sinh.’ Các vị nầy đối với các vị Bồ-tát có gì khác nhau? Lại nêu ra trong hội chúng, có bậc Bích-chi vô học, Bích-chi là do không được gặp Phật mà có tên gọi đó. Đã cùng đến dự hội, thế có khác gì hàng Thanh văn? Không rõ chỗ tương đồng dị biệt của  giáo lý Tam thừa, Đó là sai lầm thứ chín.

☸ Biện giải điều thứ chín

Kinh nói: ‘Cùng chúng đại tỷ-khưu gồm 1250  người câu hội, đều là các bậc đại A-la-hán vô học.  Đã là hàng vô học A-la-hán, ắt là đồng như hàng Bồ-tát không khác. Như trong kinh Pháp Hoa[26] có nói: ‘Nội bí Bồ-tát hạnh. Ngoại hiện  thị Thanh văn.’ Nhân đó, có thể ứng thân vô lượngđộ thoát chúng sinh.

Cho đến nêu lên trong đại chúng có hàng Bích-chi vô học, nên biết Bích-chi gồm có Duyên giácĐộc giácDuyên giác là có gặp được Phật, Độc giác mới không gặp Phật.  Chẳng lẽ ở điểm nầy Lữ Trừngđã giản tiệntrở lại hiểu sai lầm  hay sao?

Nay nói: ‘Không rõ chỗ tương đồng dị biệt của  giáo lý Tam thừa’ Đúng thật là lời vu báng miệt thị của Lữ Trừng mà thôi.

 

10 . Điều thứ mười trong văn của Lữ Trừng

Kinh nói: ‘Ma-đăng-già nữ đã dùng chú thuật của Ta-tì-ca-la tiên Phạm thiên.’  Căn cứ Ta-tì-ca-la nầy là trong quyển 2 của kinh, đến quyển 10 mới nói đến tiên Phạm chí với thuyết Minh đế.  Ngoại đạo Ấn Độ  chỉ có Ca-tì-la nói về Minh đế. Nay tự ý đem Ta-tì-ca-la dồn vào một câu chữ. Đó là sai lầm thứ mười.

☸ Biện giải điều thứ mười

Căn cứ ‘Phiên dịch danh nghĩa tập tân biên’[27]  có ghi rằng: ‘Ca-tì-la, Ta-tì-ca-la,  Hán dịch đều gọi là Hoàng phát 黃發, Kim đầu 金頭.[28]  Chủ trương thuyết  Minh đế, còn có năng lực chú thuật. Như nước Ca-tì-la,  có nơi còn dịch là Ca-tì-la-vệ quốc,[29] đều là cách  phiên âm khác nhau. Nay Lữ Trừng nói: ‘tự ý nói rằng Ta-tì-ca-la dồn vào một câu chữ.’ Cho là sai lầm,  Lữ Trừng thật là người vô tri.

 

11 . Điều thứ mười  một trong văn của Lữ Trừng

Kinh nói: ‘A-nan hỏi Phật về phương tiện tối sơ của xa-ma-tha, tam-ma, thiền-na vi diệu.’ Căn cứ ba pháp xa-ma-tha đã kể ra, là trộm lấy từ văn kinh Viên giác. Kinh Viên Giác ắt lấy gốc từ Trí độ luậnTrí độ luận quyển 5 phân biệt Tam-muội, có định có thiền, có tam-muội.  Ở đây định  là sam-ma-hứ-đa (三摩呬多; samahita), và tam-ma-bát-để (samapati). Kinh Viên Giác cải đổi thành xa-ma-tha, tam-ma-bát-để và thiền-na, đó  đã là đỗ soạn. Nay kinh nầy (Kinh Thủ-lăng-nghiêm) lại lược tam-ma-bát-để thành  thiền-na, càng thấy chi li. Lại nữa, trong tam-muội sao có chỉ mà không có quán, mà gọi là xa-ma-tha được chăng? Đó là sai lầm thứ mười một.

☸ Biện giải điều thứ mười một. 

Kinh là do Phật thuyết. Luận là cho các vị Bồ-tát soạn. Kinh Thủ-lăng-nghiêm, kinh Viên Giác đều là do Phật nói, sao lại nói là trộm lấy từ văn kinh Viên Giác được? Lại nữa, Kinh được nói ra trước,   Luận được nói ra sau, sao lại nói, ‘có gốc từ Trí độ luận’?
Tra cứu Trí độ luận[30] quyển 5, chỉ nói đến ‘tam-muội’ nói rằng; ‘nói gọn có 108 tam-muội trước tiên có Thủ-lăng-nghiêm tam-muội, cho đến Hư không bất trước bất nhiễm tam-muội, nói rộng ra thì có  vô lượng tam-muội.’ Hoàn toàn không có tam-ma-hứ-đa (三摩呬多; samahita), và tam-ma-bát-để (samapati).

Căn cứ Kinh Thủ-lăng-nghiêm, Đức Phật nói đến  xa-ma-tha,[31]  Hán dịch là chỉ, tức là Định. Còn tam-ma,[32]  Hán dịch là quán, tức là Huệ. Và Thiền-na,[33]   Hán dịch là Tĩnh lự,  nghĩa là Chỉ quán bất nhị. Sao gọi là có Chỉ mà không có Quán?

Lữ Trừng nói; ‘Có Chỉ mà không có Quán, mà gọi là xa-ma-tha được chăng?’ Đây đúng thật là vu báng.

 

12 . Điều thứ mười  hai trong văn của Lữ Trừng

A-nan và các vương tử họ Thích xuất gia đều là do lệnh của vua, lúc đó còn là trẻ con, chưa phát khởitâm ý (kinh  Trung A-hàm, quyển 3, v.v… ). Nay trong  Kinh Thủ-lăng-nghiêm nói rằng A-nan thấy Đức Phật có 32 tướng tốt nên khát ngưỡng xuống tóc xuất gia, rồi có một đoạn rất dài nói  về bảy xứ trưng tâm, đó chẳng phải là đỗ soạn hay sao?  Đó là sai lầm thứ mười hai.

☸ Biện giải điều thứ mười hai. 

Căn cứ Kinh Niết-bàn,[34]  có  ghi rằng: ‘Tỷ-khưu A-nan có tròn đủ 8 pháp; một là tín căn kiên cố … tám là từ những điều nghe được liền phát sinh trí huệ đầy đủ.’ Cớ sao khi A-nan phát tâm mà lại không khát ngưỡng 32 tướng tốt của Phật để rồi thế phát xuất gia? Như phần lớn các lớp trẻ khi thấy những vị xuất gia có nghi dung cao nhã và phong thái quy phạm, tâm của họ đều quy hướng an trụ. Huống gì A-nan, là do đại quyền biến thị hiện? Do đó nên có 7 phen phá trừ hư vọng là muốn cho A-nan ngộ ra thường trú chân tâm. Nói điều nầy đỗ soạn, đó thật là vu báng.

 

13 . Điều thứ mười  ba trong văn của Lữ Trừng

Kinh nói: ‘Chúng sinh luân hồi đều do không nhận ra thường trú chân tâm,  tánh tịnh minh thể.’
Tâm thường trú nầy, tức kinh văn đoạn sau gọi là Như Lai tạng tâm diệu chân như tánh, thật ra chính là pháp tánhgiả danh gọi là tâm (Trang nghiêm luận; quyển 3). Pháp tánh là thường, là lý vô ngã. Có Phật hay không có Phật, đều là thường hằng không biến dị.   Sao lại riêng cho là Thể để có chỗ trụ? Phỏng đoán, tưởng tượng rồi lập nên lời, Đó là sai lầm thứ mười ba. (Thuyết thường trú chân tâm này, chính là gốc của mọi ngộ giải Phật pháp về đời sau, nên nhận biết rõ).

☸ Biện giải điều thứ mười ba

Lữ Trừng nói: ‘Như Lai tạng tâm diệu chân như tánh, thật ra chính là pháp tánh giả danh gọi là tâm. Pháp tánh là thường, là lý vô ngã, là thường hằng không biến dị.’ Đã nói là thường hằng không biến dị, há chẳng phải là thường? ‘Pháp tánh’ tức là Tánh tịnh minh thể. ‘Tánh tịnh minh thể’ vốn thanh tịnh vô tướng, nên gọi là Tánh tịnh. ‘Tâm tánh linh minh’ nên gọi là Minh thể, hoàn toàn không có riêng cái Thểđể dựa vào.

Nay Lữ Trừng đã hiểu sai, trở lại chính ông đã phỏng đoán, tưởng tượng rồi lập ngôn, thật đáng thương thay!

 

14 . Điều thứ mười  bốn trong văn của Lữ Trừng

‘Phật cáo A-nan, có pháp tam-ma-đề gọi là Phật đảnh Thủ-lăng-nghiêm vương.’  Xét rằng  Đại Phật đảnh là tôn tướng mật pháp, sao lại kết hợp với Thủ-lăng-nghiêm để thành  một từ? (Thủ-lăng-nghiêm, ý dịch là Kiện hành. Không thể nói là Phật đảnh kiện hành được). Lại nữa, Thủ-lăng-nghiêm tam-muội là pháp mà hàng Bồ-tát thập địa sở đắc được (Xem Kinh Thủ-lăng-nghiêm Tam-muội, quyển thượng). Sao lại là tối sơ phương tiện? Vấn đáp không đúng sự thật. Đó là sai lầm thứ mười bốn.

☸ Biện giải điều thứ mười bốn

  Kinh nói rằng: ‘Có pháp tam-ma-đề, gọi là Đại Phật đảnh Thủ-lăng-nghiêm vương.’

-‘Tam-ma-đề’ tức là tam-ma-địa. ‘Trí độ luận[35] nói rằng: ‘Tất cả các pháp  thiền định nhiếp tâm, đều gọi là tam-ma-đia.’

-‘Đại Phật đảnh’ nói về phần sự, là nhân do Hóa Phật từ trên đảnh Đức Phật tuyên thuyết thần chú,  điều nầy toàn bộ kinh văn đã nói rõ. Lại nữa, về phần  dụ để giải thíchĐức Phật vì muốn phát minh chân tâm vốn có đầy đủ trong mỗi chúng sinh, đó là căn bản để tu nhân, có ý nghĩa như là Phật đảnh. Tuy có nhưng không thể thấy được; tuy không thể thấy được nhưng xác thực là có, cho nên lấy Đại Phật đảnh để dụ cho chân tâm.

-‘Thủ-lăng-nghiêm’  có nghĩa là, theo kinh Niết-bàn giải thích; ‘thủ-lăng-suram là tất cả mọi sự (nhất thiếtsự cánh; nghiêm-gama có nghĩa là bền chắc (kiên cố),’ có nghĩa là Lý thể bền chắc mà tất cả các pháp  vốn có được, nên gọi là Thủ-lăng-nghiêm-surangama.

Trí độ luận nói rằng: ‘Thủ-lăng-nghiêm tam-muội’   ‘Đại Phật đảnh’ là chỉ cho nhân, ‘Thủ-lăng-nghiêm’ là chỉ cho quả. Liễu ngộ Bốn khoa Bảy đại,[36] mỗi mỗi đều  vốn là tánh Như Lai Diệu Tâm Chân Nhưrốt ráo đều là thường trụ kiên cố, đều là nhập vào Kinh Thủ-lăng-nghiêm tam-muội. Chẳng phải là:   ‘Thủ-lăng-nghiêm là phương tiện tối sơ’ hay sao.

Lữ Trừng không hiểu rõ nghĩa kinh, báng bổ rối loạn, chẳng phải là chỗ quy thú.

 

15. Điều thứ mười  lăm trong văn của Lữ Trừng

Kinh nói rằng: ‘Bồ-đề niết-bàn từ xưa nay vốn là  thể thanh tịnh, ắt là thức tinh nguyên minh của ông nay thường sanh các duyên, các duyên lại bị quên mất.’ Căn cứ Phật pháp, có tự tánh niết-bàn mà không có tự tánh bồ-đề, nói là vô thỉ, thật là phỏng tạo. Thể vốn thanh tịnh, là chỉ cho pháp tánhpháp tánh lấy pháp làm sở y, không thể sinh ra các pháp. Nay nói có thể sinh ra các duyên, (Kinh Thủ-lăng-nghiêm, quyển 2– các duyên có nghĩa là sắc, tâm), cũng là xuất phát từ đỗ soạn. Đó là sai lầm thứ mười lăm.

☸ Biện giải điều thứ mười lăm

Kinh Phật  đã có tên gọi ‘Tự tánh niết-bàn’ tức  là có thể có danh xưng ‘tự tánh bồ-đề’. Nhân đó, niết-bàn bồ-đề vốn không phải là hai pháp. Niết-bàn là tâm thể, bồ-đề là tâm  quang (dụng). Tâm thể, tâm  quang (dụng) đều là một tâm.

Sao lại nói: ‘Căn cứ Phật pháp, có tự tánh niết-bàn mà không có tự tánh bồ-đề’? Căn cứ ‘Hạnh nguyệnphẩm’, có kệ tụng: ‘Ngã tích sở tạo chư ác nghiệp, giai do vô thỉ tham sân si.’ Có hai chữ ‘vô thỉ’. Lại nữa, Trí độ luận[37] cũng có giải thích nghĩa Vô thỉ. Trong Kinh Tâm địa quán[38] có nói: ‘Hữu tình luận chuyển sinh trong sáu đường,  giống như bánh xe không có điểm đầu điểm cuối.’ Hai từ Vô thỉ, có khắp trong các kinh đó. Sao lại cho rằng  ‘Nói là vô thỉ, thật là phỏng tạo’ ?   Lữ Trừng nói “Thể vốn thanh tịnh, là chỉ cho pháp tánhpháp tánh lấy pháp làm sở y, không thể sinh ra các pháp.” Đã nói: ‘pháp tánh lấy pháp làm sở y’ tức là người mẹ , tức giống như người mẹ là chỗ sở y của đứa con, cũng có thể nói người mẹ sinh ra đứa con. Nay nói ‘Có thể sinh ra các duyên, là xuất phát từ đỗ soạn.’ Đó là điều mơ hồcủa Lữ Trừng.

 

16. Điều thứ mười  sáu trong văn của Lữ Trừng

Kinh nói rằng: ‘chấp phân biệt rõ biết là tâm,’ lại nói: ‘nếu tánh phân biệt lìa các  trần cảnh mà  chẳng có thể tánh, thì đây ắt là các ảnh tượng phân biệt ở tiền trần.’ Theo các ảnh tượng phân biệt  nầy, chính là trộm lấy từ tên gọi của phân biệt sở duyên ảnh tượng vốn là sở duyên cảnh sự trong kinh Giải thâm mật, nguyên ý nghĩa đó là các thức sở duyên biến hiện do thức. Phật pháp dạy rằng cảnh theo tâm mà sanh, chứ không nghe nói tâm tùy cảnh hiện, thế thì cái phân biệt lìa cảnh trần mà không có thể tánh là sao? Đó là sai lầm thứ mười sáu.

☸ Biện giải điều thứ mười sáu

Đức Phật bác bỏ việc A-nan chấp vọng tâm phân biệt tiền trần ảnh sự làm tâm chân thật, nên Đức Phậtkhai thị để quán sát vọng tâm nầy, lìa trần cảnh có thể tánh chăng? Nếu có một thể tánh phân biệt khi rời hẳn tiền trần thì đó chính là tâm  ông. Nếu tánh phân biệt lìa các trần cảnh mà không có thể tánh, thì đó ắt là tiền trần phân biệt ảnh sự mà thôi. Do nơi ảnh tượng của các sở duyên nầy, đó chính là lạc tạảnh tử của năm trần cảnh trước mắt, đó chẳng phải là chân tâm. Nay Lữ Trừng không hiểu rõ, lại còn nói trộm lấy từ kinh Giải thâm mật, rồi vu báng cho là ngụy tạo,  đó có phải là vũ đoán chăng?

 

17. Điều thứ mười  bảy trong văn của Lữ Trừng

Kinh nói rằng: ‘Dù có diệt hết cái thấy, nghe, hiểu, biết mà giữ được sự thanh thảnlặng lẽ bên trong, đó đều là do bóng dáng của phân biệt pháp trầ̀n.’ Xét kiến văn giác tri là công năng của sáu căn, căn và trần tiếp xúc nhau mà có phân biệt, khi đã diệt ý căn (tri), thì làm sao còn có pháp trần phân biệt? Nếu còn biết giữ được sự thanh thảnlặng lẽ bên trong, thì đó là điều hí luận. Đó là sai lầm thứ mười bảy.

 Biện giải điều thứ mười bảy

‘Kiến văn giác tri’ là gọi chung cho 6 thức. Khi 6 thức không phân biệt 6 trần, đó gọi là ‘diệt hết cái thấy, nghe, hiểu, biết.’ Người đời cho rằng khi không hướng ngoại phân biệt cảnh trần, chỉ quán chiếu nội tâm, gọi đó là ‘… giữ được sự thanh thảnlặng lẽ bên trong–nội thủ u nhàn,’ cho rằng ‘…giữ được sự thanh thảnlặng lẽ bên trong–nội thủ u nhàn’ là chân tâmhoàn toàn không biết nội thủ u nhàn chính là giữ lấy  pháp trần phân biệt  bên trong. Nên kinh nói: ‘giữ được sự thanh thảnlặng lẽ bên trong, đó đều là do bóng dáng của phân biệt pháp trầ̀n.’ Chứ không có nghĩa ‘diệt hết ý căn.’ Chính  Lữ Trừng tự trở nên hí luận, chứ chẳng phải kinh hí luận.

 

18. Điều thứ mười  tám  trong văn của Lữ Trừng

Kinh nói rằng: ‘Nếu có một thể tánh phân biệt khi rời hẳn tiền trần thì đó chính là tâm  ông.’ Xét rằng tâm có chân tâm và vọng tâm, kinh nầy đạt ý của bút pháp. Tìm đến căn gốc của ý, chân tâm chính là pháp tánh tâm, đây tức là giả danh gọi là tâm. Cũng chẳng phải là có phân biệt. Lại nữa, pháp tánh và  pháp không được lìa nhau, tức pháp tánh tâm đúng ra cũng là chỗ sở y của pháp (như  tánh không ‘ở giữa’ là chỗ sở y của hư vọng phân biệt), làm sao mà lìa tiền trần mà riêng có tánh nầy? Đó là sai lầm thứ mười tám.

☸ Biện giải điều thứ mười tám

Lữ Trừng nói rằng ‘Như  tánh không ‘ở giữa’ là chỗ sở y của hư vọng phân biệt, làm sao mà lìa tiền trầnmà riêng có tánh nầy.’ Điều ấy không đúng, ví như  đám mây nương vào hư  không, khi mây tan, hư không sáng rỡ. Nên kinh nói: ‘Nếu có một thể tánh phân biệt khi rời hẳn tiền trần thì đó chính là tâm  ông.’

 

19. Điều thứ mười chín  trong văn của Lữ Trừng

Kinh giải thích nghĩa khách trần: ‘Không dừng trụ gọi là khách, diêu động gọi là trần.’ Xét rằng khách là người chợt đến (trong tạng văn dịch là đột nhiên); trần là trần cấu, thể trạng là không thanh tịnh, há lại diêu động hay sao? (kinh văn phần sau có một đoạn rất hay  nhân nơi diêu động nầy mà xuất sinh ý diêu động lâu sinh ra nhọc mệt, càng thấy chi ly hơn). Đó là vọng văn thành nghĩa. Là sai lầm thứ mười chín.

☸ Biện giải điều thứ mười chín

Đột nhiên chợt đến có thể gọi là khách,  người không hẹn mà đến, không được gọi là khách hay sao? Đúng ra, hễ người  từ bên ngoài đến, đều được gọi là khách. Trần là bụi trần, cũng là diêu động. Như vi trần trong không gian, bay lên không đỉnh, há không được gọi là diêu động hay sao? Hiểu lầm nghĩa kinh, lại còn nói càn là ‘chi ly’.

 

20. Điều thứ  hai mươi  trong văn của Lữ Trừng

Kinh nói: ‘Ca-chiên-diên Tỳ-la-chi-tử  đều nói rằng thân nầy sau khi chết là mất hẳn.’ Lại nói: ‘Nhóm Mạt-già-lê đều nói thân nầy sau khi chết là mất hẳn.’ Xét rằng nhóm Ca-chiên-diên là một trong Lục sư ngoại đạo, nói chung Ca-chiên-diên và Mạt-già-lê đều nói rằng giải thoát tự nhiên (Kinh Sa-môn quả, v.v…). Đó chẳng phải đoạn diệt hay sao? Tỳ-la-chi-tử  lập thuyết bất tử kiểu loạn, đó cũng là chấp không một bên. Kinh văn đỗ soạn. Đó là sai lầm thứ hai mươi.

☸ Biện giải điều thứ  hai mươi

Căn cứ Kinh Đà-la-ni tập có nói: ‘Nhóm những người Ca-chiên-diên Tỳ-la-chi-tử  Mạt-già-lê, đều thuộc về Lục sư ngoại đạo.’ Đã là ngoại đạo, tất thuộc về tà kiến.
Ca-chiên-diên cho rằng các pháp các pháp vừa hữu tướng vừa vô tướng. Có tướng tức là thường kiếnVô tướng tức là rơi vào đoạn kiến.
Tỳ-la-chi-tử  cho rằng: ‘Đạo không cần phải cầu, trải qua nhiều kiếp số sống chết, hết khổ rồi tự nhiên sẽ đắc đạo.’ Khi nói Đạo không cần phải cầu, hết khổ rồi tự nhiên sẽ đắc đạo. Đó tức là bác bỏ không có nhân quả, đã bác bỏ không có nhân quả, tức là đoạn kiến. Nên trong kinh văn chỉ ra thuyết của Ca-chiên-diên ‘Sau khi chết là hết.’ Thuyết của Tỳ-la-chi-tử  ‘Hết khổ rồi tự nhiên sẽ đắc đạo.’ Kinh văn còn nói: “Còn dẫn lời của  nhóm ngoại đạo Mạt-già-lê” Chữ nhóm (đẳng), là chỉ chung cho tất cả các ngoại đạo, không chỉ riêng cho ngoại đạo chủ trương tự nhiên như Mạt-già-lê.  Chính Lữ Trừng đỗ soạn, đúng thật là bới lông tìm vết.

 

21. Điều thứ  hai mươi  mốt trong văn của Lữ Trừng

Kinh nói: ‘Thân và tâm, chân và vọng, sinh diệt và không sinh diệt, tức là ngay nơi tâm sinh diệt mà có cái không sinh diệt.’ Xét ý nầy đều lấy từ thuyết nhất tâm nhị môn trong Khởi tín luận. Thật ra, thân và tâm, pháp và pháp tánh, tuy trong sinh diệt thấy có ý không sinh diệt,  chẳng qua sinh diệt và không sinhdiệt,  sự việc tùy theo nhau chứ không giống nhau. Pháp gọi là sinh diệt, đó là pháp hữu viniệm niệmkhông dừng. Pháp tánh gọi là bất diệt, có nghĩa là  lý vô ngã bất biến của pháp hữu vi. Điều nầy hoàn toàn không có việc hai pháp kiên cố an trụ và pháp sanh diệt  gộp chung với  nhau được. Người soạn kinh không rõ nghĩa nầy, đó là cái thấy tinh ròng (cái kiến tinh) chưa từng mất đi, giống như thấy ngoài đạo ra, riêng có một pháp nầy.  Đó là sai lầm thứ hai mươi mốt.

☸ Biện giải điều thứ  hai mươi mốt.

Kinh là do Đức Phật nói, Khởi tín luận là do Bồ-tát (Mã Minh) soạn. Sao lại nói: ‘đều lấy từ thuyết nhất tâm nhị môn trong Khởi tín luận’Lữ Trừng nói: ‘cái thấy tinh ròng (cái kiến tinh) chưa từng mất đi, giống như thấy ngoài đạo ra, riêng có một pháp nầy. ’ Đây là điều ức đoán của Lữ Trừng, chính ông ta không hiểu rõ ý nghĩaquay trở lại nói người soạn kinh không rõ ý nghĩa. Nay kinh nói nhục thân là pháp sinh diệt, là thuộc về tướng. Cái thấy (kiến tinh 見精) là tâm pháp, thuộc về tánh. Nhục thể có thay đổi, biến dị, đó là điều ai cũng công nhậnTánh thấy không biến đổi. Tức như điều vua Ba-tư-nặc đã nói: ‘Lúc lên ba tuổi thấy  sông Hằng cho đến lúc 62 tuổi thấy sông Hằng vẫn y nhiên không khác.’ Nên nói tánh thấychưa từng mất đi. Nhưng  vào lúc 20 tuổi, thì suy giảm hơn lúc 10 tuổi, cho đến lúc 60 tuổi lại suy hơn lúc 50 tuổi. Đó là sự sinh diệt của thân thể. Tức là nơi chỗ sinh diệt của cơ thể mà lưu xuất tánh bất biến. Cho nên biết sau khi thân thể mạng chung, thì tánh là không hoại diệt.

Nay  trong văn Lữ Trừng viết: ‘Pháp tánh gọi là bất diệt, có nghĩa là  lý vô ngã bất biến của pháp hữu vi. Điều nầy hoàn toàn không có việc hai pháp kiên cố an trụ và pháp sanh diệt  gộp chung với  nhau được.’ Đã nói ‘hoàn toàn không có việc hai pháp kiên cố an trụ và pháp sanh diệt  gộp chung với  nhau được’ thế ắt một  pháp diệt thì tất cả đều diệt, tức đồng như đoạn diệt, thì còn có ai chứng được lý  hữu vi vô ngã  bất biến? Lại nữa, Kinh nói: ‘Chư hành vô thường. Thị sinh diệt pháp. Sinh diệt diệt dĩ. Tịch diệt vi lạc. ’ Xin hỏi lấy điều gì làm tịch diệt? Lấy điều gì làm lạc?

 

22. Điều thứ  hai mươi  hai trong văn của Lữ Trừng

Kinh nói rằng: ‘Chư sở duyên pháp. duy tâm sở hiện.’  Xét ra  điều nầy đã trộm ý Duy tâm trong Kinh Lăng-già, là chỉ cho 8 thức, mà người soạn kinh lầm cho là Diệu minh chân tâm. Đó là điều sai lầm thứ 22.

☸ Biện giải điều thứ  hai mươi hai.

Kinh nói rằng: ‘Chư sở duyên pháp.’  Tức các pháp đều là sở duyên của tâm sở pháp.

‘Duy tâm sở hiện’  tức là tâm phápsắc pháp đều là  sở hiện của tám thức. Kinh văn lại nói: ‘Thân ông tâm ông đều là vật hiện ra trong Diệu minh chân tinh diệu tâm.’ Thân ông, tức là thân tứ đại. Tâm ông, tức là 8 thứ thức tâm, đều được ảnh hiện từ Diệu minh chân tâmLữ Trừng  đã lấy tâm của Duy tâm sở hiện mà lầm cho là Diệu minh chân tâm.

Lại nữa, Kinh Lăng-già đều là do Đức Phật thuyết. Sau lại nói trộm lấy?

無來去註:(Vô lai khứ chú)

Trong lời biện giải có nói: ‘8 thứ thức tâm, đều được ảnh hiện từ Diệu minh chân tâm’ chẳng phải là phủ nhận thức thức thứ 8 không phải là chân tâm! Nên biết rằng ở đây chỉ y cứ vào  8 thức hiện hành trong  18 giới  mà nói, chẳng quan hệ gì đến Tâm thể.

 

23. Điều thứ  hai mươi  ba trong văn của Lữ Trừng

Kinh nói: ‘ Nhóm người Câu-xá-li mê lầm cho là Minh đế.’ Xét rằng Câu-xá-li tức là Mạt-già-lê  mà văn trước đã nói đến, không tính gộp là Minh đế. Nói Minh đế tức là phái Số luận (Sāṃkhya) của ngoại đạo. Có liên quan gì đến Câu-xá-li.  Đó là điều sai lầm thứ 23.

☸ Biện giải điều thứ  hai mươi ba

‘Câu-xá-li tức là Mạt-già-lê’ không có gì khác.  Kinh văn nói: ‘Câu-xá-li đẳng muội vi Minh đế.’ Chữ đẳng等 là chỉ chung cho các nhóm ngoại đạo khác, không chỉ riêng cho ngoại đạo Câu-xá-li, tuy nói Minh đếlà  chủ trương của ngoại đạo phái Số luận (Sāṃkhya), không quan hệ gì đến Câu-xá-li, cùng là hàng ngoại đạo. Lời văn của Lữ Trừng chỉ là thổi lông tìm vết mà thôi.

 

24. Điều thứ  hai mươi  tư trong văn của Lữ Trừng

Kinh nói về Bát hoàn biện kiến – trả về tám chỗ để biện rõ tánh thấy, nhưng vẫn thuộc về tâm điên đảotùy theo cảnh. Đức Phật không có thuyết  như thế nầy. Đó là điều sai lầm thứ 24.

☸ Biện giải điều thứ  hai mươi tư

Kinh nói: ‘Bát hoàn biện kiến’ là để chỉ cho ‘Tánh thấy không có chỗ để trả về’ hoàn toàn chẳng phải là ‘đem cái thấy trả về cho trần cảnh.’ Văn của Lữ Trừng đã sai lầm khi nói ‘tâm điên đảo tùy theo cảnh’. Đó là điều miệt thị vu khống.

 

25. Điều thứ  hai mươi  lăm trong văn của Lữ Trừng

Kinh nói: ‘Sáng và tối có sai biệt, nhưng  cái thấy không sai khác.’ Lại nói: ‘Vật loại có sai biệt, nhưng  tánh thấy thì không sai khác.’ Xét ý nầy muốn cho tánh thấy là ngã thể. Nhưng  nói cái thấy, là thuộc về nhãn căn, gặp cảnh trần liền soi chiếu, nhãn thức y cứ vào đây mà có vô số phân biệt, khiến ngay nơi sáng tối mà thấy không sai biệt,  hành tướng của nhãn thức lại do đâu mà có thuyết về kiến tánh? (Lại nữa, kinh nói về cái thấy), nếu như chỉ cho pháp tánh, tức thuộc về không, vô ngã, v.v… sao còn nói chỗ y cứ của cái thấy làm cái thấy?  Đó là điều sai lầm thứ 25. (Kinh còn cho rằng cái thấy thuộc về thức, tánh thấy thuộc về tánh giác; căn thức không phân biệt rõ ràng, pháp và pháp tánh cũng không được phân biệt, vẫn là ngụy thuyết).

☸ Biện giải điều thứ  hai mươi lăm

Kinh nói rằng: ‘Kiến tinh vô thù.’ Chẳng phải chỉ cho nhãn thức, mà chỉ cho thắng nghĩa căn, tức nhãn căn. Kinh nói rõ tánh thấy chẳng phải là vật, nhân nơi ngoại cảnh mà có các thứ sai biệt, chỉ cái năng kiến mới là duy nhất, nên gọi là vô thù.

Lữ Trừng nói: ‘Kinh còn cho rằng cái thấy thuộc về thức, tánh thấy thuộc về tánh giác; căn thức không phân biệt rõ ràng, pháp và pháp tánh cũng không được phân biệt, vẫn là ngụy thuyết.’ Điều nầy  đều thuộc về những lời nói sai lầm của Lữ Trừng.

Thật ra, kinh văn hoàn toàn không ‘cho rằng cái thấy thuộc về thức.’ Kinh Thủ-lăng-nghiêm quyển 3 nói rằng: ‘Nhãn sắc làm duyên,  phát sinh nhãn thức.’ Cho thấy rằng nhãn căn tiếp xúc sắc trần hỗ tươnglàm duyên lẫn nhau, tất sinh ra nhãn thức. Sao lại có chuyện ‘cái thấy thuộc về thức, căn thức không phân biệt rõ ràng.’ ?
Lại nữa, Kinh chỉ ra rằng tánh thấy là tánh Y tha khởi, như mặt trăng thứ hai. Kinh nói: ‘Vả lại, khi ông thấy Như Lai bằng cái thấy nhiệm mầu sáng suốt của ông, cái thấy ấy tuy chưa phải là diệu tinh minhtâm, mà nó như mặt trăng thứ 2.’[39] Đo đây chứng tỏ, sao lại cho rằng ‘Tánh thấy thuộc về giác tánh’ được?
Kinh nói: ‘tất cả các tướng huyễn hóa nơi tiền trần,… ngũ ấmlục nhập, từ thập nhị xứ cho đến thập bát giới …’ chính các pháp nầy ‘tánh chân thật của chúng là diệu giác minh thể’ là chỉ cho pháp tánh. Sao lại có ‘pháp và pháp tánh cũng không được phân biệt.’?

【Không biết phân biệt, chính là Lữ Trừng không biết phân biệt.  Vu báng cho là ngụy thuyết. Thật là khiến cho người khác không lạnh mà run】

 

26. Điều thứ  hai mươi  sáu trong văn của Lữ Trừng

Kinh nói: ‘đang ngồi trong vườn Kỳ-đà, xem khắp rừng suối, … phía trước là sông Hằng.’ Xét vườn Kỳ-đà cách xa sông Hằng ngoài 300 dặm. Ngồi ở trong rừng làm sao thấy được? Điều nầy là do không rõ địa lý sông ngòi hình thể nước Ấn Độ. Nói năng bậy bạ. Đó là điều sai lầm thứ 26.

☸ Biện giải điều thứ  hai mươi sáu

Kinh nói: ‘đang ngồi trong vườn Kỳ-đà, xem khắp rừng suối, … phía trước là sông Hằng.’

Do sông Hằng ở phía trước vườn Kỳ-đà, tuy cách nhau rất là xa, nếu không có gì ngăn che, thì khi chiêm vọng vẫn không có ngằn mé, quán sát sao lại không  thể  thấy được? Lữ Trừng đã thiên lệch nên nói: ‘Không rõ địa lý sông ngòi hình thể nước Ấn Độ.’ Rồi vu báng cho là ngụy thuyết.

Kinh Thủ-lăng-nghiêm  nói: ‘con và Như Lai xem  thấy lầu các bảo điện thù thắng của Tứ thiên vương.’ Đã thấy được lầu các bảo điện thù thắng của Tứ thiên vương, sao lại không thể thấy được sông Hằng ở phía trước chăng?  Nghi ngờ cho rằng đây cũng là ngụy thuyết, không đủ bằng chứng.

【 Như Lai có trí vô ngại, có tin chăng? Nếu không tin, chắc không phải là Phật tử. 】

 

27. Điều thứ  hai mươi bảy trong văn của Lữ Trừng

Kinh nói: ‘Kiến và Duyên nầy vốn là Diệu tịnh minh thể của Bồ-tát.’ Lại nói: ‘Vốn là chân tâm viên mãnthanh tịnh vô thượng giác ngộ sáng suốt nhiệm mầu, vọng làm ra sắc không và thấy nghe.’[40] Xét kinh   Đại Bát Niết-bàn đều cho Vô minh pháp tánh và Bồ-đề pháp tánh là đồng một vị. Cho nên nói phiền não tức bồ-đề. (Xem Trang nghiêm Kinh Luận, quyển 6, và luận cùng tên do ngài An Huệ chú thích). Không nói rằng phiền não lấy bồ-đề làm thể, lại càng không nói bồ-đề năng sinh phiền não. Lại nữa, bồ-đề là quả, tức khi thấy được Phật tánh sẽ có. (Xem kinh Niết-bàn, quyển 7). Xét từ xưa nay có khi nào bồ-đề chân tâm vọng cho là kiến văn chăng? Đó là điều sai lầm thứ hai mươi bảy.

☸ Biện giải điều thứ  hai mươi bảy

Kinh nói: ‘Kiến và Duyên nầy vốn là Diệu tịnh minh thể.’ Lại nói: ‘Vốn là chân tâm viên mãn thanh tịnh vô thượng giác ngộ sáng suốt nhiệm mầu, vọng làm ra sắc không và thấy nghe.’

Ví như người bị nhặm mắt nhìn hoa đốm giữa  hư không. Nhưng  người mắt  không bị bệnh thấy  nơi hoa đốm xuất hiện cũng là hư không. Người  không bị bệnh mắt được ví như Đức PhậtHư khôngthanh tịnh ví như Vô thượng bồ-đề Diệu minh chân tâm. Người  bị nhặm mắt ví như chúng sinh bị mê, khởi cái thấy hư vọng làm sắc không và cái thấy nghe. Do đây nên nói phiền não  tức bồ-đề, chứ không nói ‘bồ-đề năng sinh phiền não.’ Nay Lữ Trừng  gây nhiễu loạn việc thấy nghe, gây hiểu lầm cho mọi người.

 

28. Điều thứ  hai mươi tám trong văn của Lữ Trừng

Kinh Thủ-lăng-nghiêm nói: ‘Diêm-phù-đề châu đại quốc, nhị thiên tam bách’ Xét địa lí Ấn Độ, cựu thuyết cho rằng cõi Diêm-phù-đề lấy Ấn Độ làm chuẩn. Cho nên các thuyết thông dụng cho rằng nước lớn gồm có 16 nước hay 36 nước, cho đến nước nhỏ có hơn 2000 nước. (Xem Thập nhị dụ kinh, Lâu thán kinh, v.v… ) Nay đọc nhầm lẫn điển tịch cũ mới. Đảo lộn nước lớn nhỏ. Đó là điều sai lầm thứ hai mươi tám.

☸ Biện giải điều thứ  hai mươi tám

Kinh Thủ-lăng-nghiêm: ‘Cõi Diêm-phù-đề nầy trừ  biển ra, trong đó đất bằng gồm 3000 châu …. hoặc ba mươi, bốn mươi cho đến năm mươi nước.’ [41]Đây là chỉ chung cho số mục các châu. Để ví cho biệt nghiệp vọng kiến và động nghiệp vọng kiếnhoàn toàn không chỉ cho con số có thực của các châu. Nay Lữ Trừng nói ‘Đọc nhầm lẫn điển tịch cũ mới. Đảo lộn nước lớn nhỏ.’ Thật là bới lông tìm vết.

 

29. Điều thứ  hai mươi chín trong văn của Lữ Trừng

Kinh Thủ-lăng-nghiêm nói: ‘Ngũ ấm, Lục nhậpThập nhị xứ, vốn là Như Lai tạng Diệu chân như tánh.’  Xét rằng Nhập và Xứ, vốn là một pháp. Cựu dịch là Nhập, tân dịch là Xứ. Tại sao lại chia thành hai câu? Lại nữa, cựu dịch là Ấm, tân dịch là Uẩn. Sao lại nói một ấm năm uẩn? Đó là điều sai lầm thứ hai mươi chín.

 Biện giải điều thứ  hai mươi chín

Mười hai Xứ, tức trong gồm 6 căn, ngoại gồm 6 trần. Sáu căn là 6 xứ bên trong. Sáu trần là 6 xứ bên ngoài. Sáu căn thường tiếp xúc sáu trần, nên gọi là Nhập. Đại Trí độ luận cũng nói đến 12 Xứ.  Nay Lữ Trừng nói: ‘Nhập và Xứ, vốn là một pháp. Lại còn một Ấm 5 Uẩn, v.v…’ Là cố ý nhiễu loạn, gây mê lầmcho người học.

 

30. Điều thứ  ba mươi trong văn của Lữ Trừng

Trong Kinh phần nói về 18 giới, giải thích rõ chỗ đồng và khác  giữa thức và tâm như sau: ‘Lại nữa, thức tâm của ông với các thứ suy nghĩ, cùng tánh rõ biết phân biệt, là đồng hay khác?’[42]

Xét rằng Ý trong  Ý giới vốn gọi là Ý căn. Theo đó không có khoảng giữa thức diệt. Nay chỉ chuyên nói đến thức mạt-na suy lường.  Cũng là càng thêm nhầm lẫn. Đó là điều sai lầm thứ ba mươi.

 Biện giải điều thứ ba mươi

Kinh giải thích rõ  thức và Ý. Ý của Ý giới, là chỉ cho Ý thức. chẳng phải chỉ cho Ý căn.

Như trong Bát-nhã Tâm kinh có nói: ‘Vô nhãn nhĩ tỷ thiệt thân Ý.’ Đây là chỉ cho 6 căn.

‘Vô sắc thanh hương vị xúc pháp’ là chỉ cho 6 trần. ‘Vô nhãn giới nãi chí vô Ý thức giới.’ Là chỉ cho 6 thức. ‘Ý thức giới ’ là chỉ cho 6 thức. Nên biết Ý trong Ý giới  là chỉ cho Ý thức, chẳng phải là Ý căn.

Lữ Trừng nói: ‘Xét rằng Ý trong  Ý giới vốn gọi là Ý căn.’ Đó là Lữ Trừng đã hiểu sai.

Kinh Thủ-lăng-nghiêm nói: ‘Lại nữa, thức tâm của ông với các thứ suy nghĩ, cùng tánh rõ biết phân biệt, là đồng hay khác?’

Lữ Trừng nói: ‘Nay chỉ chuyên nói đến thức Mạt-na suy lường.  Cũng là càng thêm nhầm lẫn.’ Căn cứ  ‘Bát thức quy củ tụng’ nói rằng: ‘Hằng thẩm tư lương ngã tương tùy.’ Tư lương tức thức thứ 7 Mạt-na. Có gì sai lầm chăng?

 

31. Điều thứ  ba mươi  mốt trong văn của Lữ Trừng

Kinh nói: ‘Như Thất-la  thành Ca-tì-la tiên.’  Xét Ca-tì-la tiên theo truyền  thuyết Ấn Độ là ở tại Ca-tì-la-la (Xem ‘Bản hạnh tập kinh’, quyển 5), nay soạn thành Thất-la. Đó là điều sai lầm thứ ba mươi mốt.

☸ Biện giải điều thứ ba mươi mốt

Ca-tì-la tiên là người, có thể chạy nhảy, cử động. Sống ở thành  Ca-tì-la-vệ, có thời cũng có thể đã sống ở Thất-la-phiệt[43] thành. Khó nói là đương thời là có sự hạn chế  trong việc xuất nhập cảnh chăng? Nếu có sự hạn chế, cũng có thể đích thân mời thỉnh. Đức Thích tôn xuất thân từ thành Ca-tì-la-vệ, sao lại trú tại  nước Xá-vệ, vườn của ông Cấp-cô-độc? Lấy cái chuyện tiểu tiết nầy mà thêu dệt thành đại sự, khó thoát khỏi đầu óc ấu trĩ.

 

32. Điều thứ  ba mươi  hai trong văn của Lữ Trừng

Các chủng tộc ở Ấn Độ và các họ của người dân có sự khác nhau. Sát-lợi[44] là chủng tộc. Phả-la-đọa,[45] v.v… là họ. Nay trong Kinh đã cho  Phả-la-đọa và Sát-lợi là đều như nhau, không biết phân biệt. Đó là điều sai lầm thứ ba mươi hai.

☸ Biện giải điều thứ ba mươi hai

Kinh Thủ-lăng-nghiêm nói: ‘Các chủng tộc Sát-lợi cùng với Bà-la-môn, Tì-xá, Thủ-đà, gồm cả Phả-la-đọa.’ Xét rằng Sát-đế-lợi, Bà-la-môn, Tì-xá, Thủ-đà, là bốn Chủng tộc/giai cấp (tánh); Phả-la-đọa là họ. Sao lại không thể nói rõ toàn bộ? Lữ Trừng nói ‘không biết phân biệt’  cho là hư  dối. Đó là cố ý thêu dệt.

 

33. Điều thứ  ba mươi  ba trong văn của Lữ Trừng

Nguồn gốc của thuyết về Lục đại là ở Lục giới, đó là nơi căn bản sắc tâm của sĩ phu.[46] Nay kinh  thêm Kiến đại thành Thất đại. Kiến là thuộc về căn. Căn thì lấy tứ đại làm bản chất. Có pháp sai biệtchăng? Lại nữa, Đại có nghĩa là trùm khắp. Kinh nầy đoạn sau còn nói đến công đức 6 căn, có 3 căn không trùm khắp. Sao được gọi là Đại?  Đó là điều sai lầm thứ ba mươi ba.

☸ Biện giải điều thứ ba mươi ba

Kinh nói: ‘Địa, Thủy, hỏa, phong, Không, Kiến, Thức là thất đại. Do Bồ-tát Đại Thế Chí quán chiếu căn là bao quát (đại), nên ở Thức đại mà mở ra Căn đại. ’ Căn đại, là chỉ cho Lục đại. Thức đại là chỉ cho Lục thức. Lại nữa, Căn đại (tức Kiến) hoàn toàn là một pháp. Lữ Trừng cho đó là một pháp riêng biệt, đó là điều sai lầmLữ Trừng lại nói: ‘Đại có nghĩa là trùm khắp. Kinh nầy đoạn sau còn nói đến công đức 6 căn, có 3 căn không trùm khắp. Sao được gọi là Đại?’ Xét Kinh văn đã chỉ bày rõ Thất đại vốn là tánh Như Lai tạng. Cho nên Thất đại trùm khắp, đó là lý thuyết. Kinh còn nói: ‘Trong lục căn, có 3 căn chậm lụt, 3 căn lanh lợi.’ Đó là đối với địa vị của chúng sinh mê muội mà nói. Sao lại không phân biệt được sự lýhư vọng mà cho là ngụy được sao?

 

34. Điều thứ  ba mươi  tư trong văn của Lữ Trừng

Trong Thức đại có nói về kiến phần và tướng phần, mà cho rằng cái nhìn chăm chú sáng tối là Kiến, cùng với điều, đã nói chung về Kiến phần không giống nhau. Điều nầy chính là không nói rõ sai biệt của căn thức rõ ràng.

Đó là điều sai lầm thứ ba mươi tư.

☸ Biện giải điều thứ ba mươi tư

Kinh nói: ‘tánh của thức đại không có nguồn gốc, duyên theo sáu căn trần hư vọng mà có.’[47] Đây là chỉ rõ do căn và trần tiếp xúc nhau mà sinh ra thức. Há không biện rõ căn  và thức sao?

 

35. Điều thứ  ba mươi  lăm trong văn của Lữ Trừng

Kinh nói,  Phú-lâu-na hỏi: ‘tánh Như Lai tạngthanh tịnh bổn nhiên, thì làm sao lại bỗng dưng nổi lên các tướng hữu vi, núi sông đất liền?’ Xét rằng tên gọi Như Lai tạng phát xuất từ Phật tánhPhật tánh có nghĩa là tánh Như Lai tạng (Trong Đại trí độ luậnHuyền Trang dịch) trong chủng tánh Như Lai, ngài Chân Đế đều dịch là Phật tánh). Như Lai tạng có nghĩa là thai tạng Như Lai, đều là theo tịnh phápnhân địa vực mà lập danh xưng, kỳ thật đều là pháp tánh.   Luân hồi sinh tử kiên cố cũng đều nương vào tánh nầy. Như Kinh Thắng man nói sinh tử đều nương vào tánh Như Lai tạngTuy nhiên nương vào (y) và do (nhân) là khác nhau. Do nhân sanh tử, nên riêng có các pháp hiện hữu. Kinh Lăng-già có nói ‘Như Lai tạng gọi là Tạng thức vì do nơi thiện và bất thiện’. Nên nói sơn hà đại địa nương nơi Như Lai tạng. Lý  đã không có gì phương ngại. Nói Như Lai tạng sinh ra sơn hà đại địa ắt thành điên đảo. Không rõ nghĩa nầy, nên có một đoạn vấn đáp của Phú-lâu-na. Đó là điều sai lầm thứ ba mươi lăm.

☸ Biện giải điều thứ ba mươi lăm

Xét rằng nói nương vào (y) và sinh ra (sanh) đều không phương ngại. Như Duy thức nói: ‘Chủng tử sinhhiện hành.’ Há chẳng phải sinh hay sao? Nếu nói nương vào (y), như trẻ con nương vào bà mẹ, nếu nói sinh, là như bà mẹ sinh ra đứa con. Do đấy nên có thể nói sơn hà đại địa nương nơi Như Lai tạng. Và cũng có thể nói Như Lai tạng xuất sinh sơn hà đại địa. Có gì điên đảo đâu?

 

36. Điều thứ  ba mươi  sáu trong văn của Lữ Trừng

Kinh Thắng man nói ‘Bổn nguyên của sinh tử là vô minh trú địa.’ Nay Kinh Thủ-lăng-nghiêm nói: ‘Tánh giác tất là minh, do vọng tưởng mà thành ra minh giác.’[48] Thật ra là cái mê của vô minh, chẳng phải là do minh cái giác kia mà thành mê. Cái giác kia cũng không thể tự minh tự giácPháp tánh vốn vô ngãvô minh tức ngã si.  Há lại làm minh cái vô ngã kia?  Lý Vô ngã phải nhờ Bát-nhã mới sảng tỏ được, há lại tự minh tự giác được sao? Chỉ là đùa bỡn chữ nghĩa, càng nói càng mê. Đó là điều sai lầm thứ ba mươi sáu.

☸ Biện giải điều thứ ba mươi sáu

Kinh Thủ-lăng-nghiêm nói: ‘Tánh giác tất là minh, do vọng tưởng mà thành ra minh giác.’ Đó là Đức Phật bác bỏ cái hiểu sai lầm của Phú-lâu-na. Nhân của ‘tánh giác’ là ‘giác tánh’, ‘giác tánh’ vốn có đầy đủ Diệu minh minh diệu. Phú-lâu-na cho rằng nhất định phải thêm cái minh vào nơi giác. Nên mới gọi là Minh giác. Nên Đức Phật dạy:  ‘Tánh giác tất là minh, do vọng tưởng mà thành ra minh giác.’ Ở đây thêm một niệm về minh, tức đó là vô minhVô minh  chính là gốc của mê. Nay Lữ Trừng kiến giải sai lầm,  cho là ‘đùa bỡn chữ nghĩa’. Đúng thật là Lữ Trừng càng nói càng mê.

 

37. Điều thứ  ba mươi  bảy trong văn của Lữ Trừng

Thứ lớp tạo dựng  thành kiếp của thế giới, các thuyết của Đại thừa và Tiểu thừa đều nói rằng: Phong đạinương vào Không đại mà hình thành. Thủy đại nương vào Phong đạiĐịa đại nương vào Thủy đại (Xem Lâu thán kinh),[49Luận Đại trí độ, quyển 7 ; Du-già sư địa luận; quyển 2 v.v… Tánh của đất cứng và ngưng đọng, nên gọi là Kim tánh địa luân. Vốn chẳng có riêng cái gọi là Kim luân.  Nay Kinh Thủ-lăng-nghiêm nhầm lẫn nói rằng Kim luân nương vào Phong luân, v.v… Đó là điều sai lầm thứ ba mươi bảy.

☸ Biện giải điều thứ ba mươi bảy

Câu-xá luận[50] quyển thứ 11 nói: ‘An lập khí thế gianPhong luân ở nơi thấp nhất, lượng phong luânrộng lớn vô số, dày đến 16 lặc-xoa.  Kế trên phong luân là thủy luân, dày 11 ức hai vạn[51]….

Kinh Thủ-lăng-nghiêm quyển 4 nói: ‘Kim luân, Phong luân, v.v…’ là thuyết minh về sự thành lập thế giới. Chính như Lữ Trừng dẫn văn: ‘Phong đại nương vào Không đại mà hình thành. Thủy đại nương vào Phong đạiĐịa đại nương vào Thủy đại.’  Đại thừa và Tiểu thừa đều có quan điểm giống nhau. Nay Lữ Trừng nói: ‘Kim luân nương vào Phong luân là sai lầm.’ Đó chẳng phải là tự mâu thuẫn hay sao? Thật ra Kinh Thủ-lăng-nghiêm nói ‘Kim luân’ là hoàn toàn không nói riêng cho Kim luân, mà Kim luân tức địa cầu. Lữ Trừng đã cố ý thêu dệt chăng? Hay là tự mê muội  lấy mình?

 

38. Điều thứ  ba mươi  tám trong văn của Lữ Trừng

Ngũ trược vốn là nói về thế giới, nên có Kiếp trược. Nay Kinh Thủ-lăng-nghiêm nạp thêm các hữu tình trong ác tuệ 惡慧 làm kiến [trược]. Hiểu lầm giác tri tương thức thọ mạng làm mạng [trược], còn hiểu lầm cho kiến văn mất đi chuẩn mực, các thứ đều trái ngược nhau. Đó là điều sai lầm thứ ba mươi tám.

☸ Biện giải điều thứ ba mươi tám

Lữ Trừng nói: ‘Hiểu lầm giác tri tương thức – trong văn của Lữ Trừng,  chữ chức 織 (đan dệt) viết sai thành chữ thức 識– thọ mạng làm mạng, còn hiểu lầm cho kiến văn mất đi chuẩn đích, các thứ đều trái ngược nhau.’ Xét trong kinh văn, hoàn toàn  không có câu ‘nạp thêm các hữu tình  trong ác tuệ 惡慧 làm kiến [trược]’. Kinh nói rằng: ‘Cái thấy nghe của ông vốn chẳng phải là tánh nào khác, do các trần cảnhbỗng nhiên trở thành khác. Tánh thì vẫn biết nhau, nhưng trong phần dụng thì trái nghịch nhau. Cái đồng cái khác mất hẳn chuẩn đích.’[52] Kinh muốn chỉ rõ rằng Kiến văn giác tri vốn nguyên là một thểtánh, do các trần cách trở nhau mà trở thành 6 căn. Sáu căn duyên với sáu trần, chỉ có một giác tri là năng tri. Nên nói: ‘Trong tánh thì biết nhau.’ Chỉ 6 căn và các duyên khách trần không thông suốt nhau, nên nói: ‘phần dụng thì trái nghịch nhau.’ Do điểm nầy mà nói đồng và khác, mất đi chuẩn đích.  Thọ mạng  là do sắc tâm liên kết và gìn giữ cho nhau, đó gọi là mệnh.  Sắc tâm liên kết và gìn giữ, tức căn trần đan dệt với nhau, do căn trần đan dệt với nhau nên thành mạng trượcHoàn toàn không phải ‘Giác tri đan dệt  thọ mạng thành mạng.’

Chính Lữ Trừng không hiểu rõ ý kinh, trở lại nói rằng  các thứ đều trái ngược nhau. Thất đúng là người hủy báng.

 

39. Điều thứ  ba mươi chín trong văn của Lữ Trừng

Kinh Thủ-lăng-nghiêm nói rằng; ‘Thế là thiên lưu, giới là phương vị.’ Lại nữa, ‘quá khứ, hiện tạivị lai là thế.’ Xét cách giải thích thế giới như vậy, hoàn toàn theo sự dịch thuật sai lầm của người dịch. Nếu đúng thật như vậy thì tên gọi thế gian lưu xuất từ phá hoại. Lại nữa, ba đời quá khứhiện tạivị lai, vốn quan hệ với thời gian. Người dịch cải thành chữ thế. Chẳng lẽ đó là thế gian? Đó là điều sai lầm thứ ba mươi chín.

 Biện giải điều thứ ba mươi chín

Kinh Thủ-lăng-nghiêm nói : ‘Thế có nghĩa là thiên lưu.’ Lữ Trừng nói: ‘ba đời quá khứhiện tạivị lai, vốn quan hệ với thời gian.’  Đã nói tam thế, nguyên là ba thời, đây há không phải là thiên biến lưu động hay sao?
Như khi nói đời trước, tức là thời quá khứ. Đời này, tức là hiện tạiĐời sau, tức là tương lai. Đây đúng là thời thế thiên lưu dời đổi. Nên nói thế tức là thiên lưu. Rất là chính xác.

Lại nữa, giới là  phương vị, giới tức khoảng giữa, thế giới cũng tức là thế gian. Nay Lữ Trừng nói: ‘Nếu đúng thật như vậy thì tên gọi thế gian lưu xuất từ phá hoại.’ Đó là cái hiểu sai lầm.

 

40. Điều thứ  bốn mươi trong văn của Lữ Trừng

Công đức của 6 căn, hoặc là 800, hoặc 1200, điều nầy xuất phát từ kinh Pháp HoaTuy nhiên căn cứ ‘Thánh Đà-la-ni Đại tự tại vương kinh,’  công đức lục căn đều có đủ 1200. ‘Trang nghiêm Kinh luận’ có gốc từ thuyết nầy. Ngài Vô Tánh dịch rằng: ‘Do 6 căn có chấp thủ, nên đối cảnh thành chướng ngại, nếu các căn thanh tịnh hỗ dụng, không có những sai lầm kia, tức là công đức.’ Vậy công đức cuả 6 căn là do sự hỗ dụng của 6 căn thanh tịnh. Nhưng  800 hoặc 1200  vốn là chỉ cho thành số, không nên câu nệ. Nay kinh kết hợp thêm bốn phương ba đời thiên lưu biến hóa  ba lần thay đổi. Đó là điều sai lầm thứ bốn mươi.

☸ Biện giải điều thứ bốn mươi

Kinh Thủ-lăng-nghiêm nói: ‘Ba lần bốn, bốn lần ba thành ra mười hai. Nhân cho ba lớp, mười thành trăm, thành ngàn. Tổng quát trước sau trong lục căn, mỗi căn có một ngàn hai trăm công đức.’[53]

Đây là thuyết minh công đức của 6 căn, có căn nguyên là 1200.

Lữ Trừng nói: ‘ vốn là chỉ cho thành số, không nên câu nệ.’ Tại sao không nói 100 hay 2000, mà chỉ định1200? Lữ Trừng chủ yếu muốn phá hoại Kinh Thủ-lăng-nghiêm, nên cưỡng nói’ ‘đó là điều thêm thắt, là ngụy tạo.’

 

41. Điều thứ  bốn mươi mốt trong văn của Lữ Trừng

Kinh nói: ‘Các căn nầy không phải là một, chẳng phải là sáu, chỉ đối với tánh viên trạm kết dính mà phát ra kiến văn.’[54] Xét đoạn kinh nầy,  ý chính là tứ triền đã phân Diệu minh tâm thành cái thấy cái nghe, quay lưng với tánh giác, hợp với trần cảnh, nên gọi là kết dính (niêm 黏) (đoạn văn dưới gọi là bạt 拔, càng thấy li kỳ). Thật ra Diệu viên minh tâm,  phương diện pháp tánh của lục căn, nói là thuần một vị thì có thế được, còn nói là một thể thì ắt không được. Há có một tâm hỗn độn,  có thể cắt ra thành 6? Viên minh trùm khắp, sao lại có thể kết dính (niêm 黏) ? Chỉ là những lời nói khống. Đó là điều sai lầm thứ bốn mươi mốt.

☸ Biện giải điều thứ bốn mươi mốt

Nên nhớ kinh văn nói rằng: ‘Các căn nầy không phải là một, chẳng phải là sáu.’ Trong ý văn đã nói rõ ràng, lại vừa dùng thí dụ để thuyết minh: ‘Như bầu hư không, chung hợp với các vật. Do  hình  trạng các vật có khác, nên gọi là hư không có khác. Nếu bỏ các vật ra mà quán sát hư không, thì nói hư không là một.’[55]

Lại nữa, nói ‘niêm khằng 黏’ là do 12 tướng hữu vi, bị hấp dẫn trong Diệu trạm minh tâm, nên gọi là ‘niêm khằng 黏.’ Nói bạt 拔 là nhổ sạch sự chọn lựa.  Trong sáu căn tùy chon một căn và trần thoát khỏisự niêm khằng,  là cũng được giải thoát rồi.

Nay Lữ Trừng nói: ‘gọi là bạt 拔, càng thấy li kỳ.’ không biết có điều gì ‘li kỳ’? Nói li kỳ, là do không hiểu mà thôi.

Lữ Trừng lại nói: ‘Thật ra Diệu viên minh tâm,  phương diện pháp tánh của lục căn, nói là thuần một vị thì có thế được, còn nói là một thể thì ắt không được.’

Thật ra, Viên diệu minh tâm tức là Lục căn pháp tánhLục căn pháp tánh tức là Viên diệu minh tâm. Tên gọi tuy khác nhưng  thật ra là một thể, cũng chỉ là một tâm. Sao lại không thể nói là một thể?

Lữ Trừng lại nói: ‘Há có một tâm hỗn độn,  có thể cắt ra thành 6?’

Xin hỏi tại sao lại không thể  cắt thành 6? Giống như trong cái thân hư vọng của ông, đã phần thành sáu thứ hoạt dụng, nên một vọng tâm hỗn độn có thể phân ra thành thấy nghe hay biết vậy.
Lữ Trừng lại nói: ‘Viên minh trùm khắp, sao lại có thể kết khằng?’  Xưa nay vốn là Viên minh trùm khắp, vì căn trần hấp dẫn lẫn nhau, nên gọi đó là niêm khằng. Đây là hoàn toàn thuyết minh về  cái vọng thân vọng tâm, để biết chỗ thoát khỏi niêm khằng. Sao lại là ‘Những chỉ là lời nói khống’?

 

42. Điều thứ  bốn mươi hai trong văn của Lữ Trừng

Kinh Thủ-lăng-nghiêm nói: ‘hình thể của nhãn căn như trái bồ đào.’[56] Điều nầy lấy trộm trong Câu-xá luận   mà sửa đổi thành. Câu-xá luận vốn có nói hình thái cực vi của  căn, nay lấy chữ phù trần mà phỏng ý sửa đổi (như mắt nhỏ 眼微) vốn gọi là hương lăng hoa 香菱花 thành bồ-đào. Ngay thân căn, vốn là như thân (如身), trong  đó nữ căn giống như cái  đầu trống. Nay kinh đã khiến đọc nhầm văn cú, lấy thân căn truy ví thành đầu trống. Há người ta đem nữ căn để biến thành thân chăng? Lại nữa, ý cănthuộc về tâm pháp, mà còn nói  có phù  căn tứ trần, nhiều thứ trái nhau. Đó là điều sai lầm thứ bốn mươi hai.

☸ Biện giải điều thứ bốn mươi hai

Xem xét trong Câu-xá luậntuyệt nhiên không có  những danh từ như ‘hương lăng hoa 香菱花, cổ tảng 鼓顙’, sao lại nói là trộm lấy rồi sửa đổi từ Câu-xá luận?  Bởi vì trong phẩm Phân biệt căn[57] cuả Câu-xá luận có đoạn nói: ‘Từ thân lập thành hai căn,  tăng thượng đối với nữ tánh và nam tánh.’[58]  Tất cả chỉ có  hai câu nầy thuyết minh về thân căn, hai căn nam nữ đều riêng biệt. Hoàn toàn không nói: ‘Nữ căn như đầu trống.’

Lữ Trừng, nói: ‘khiến đọc nhầm văn cú, lại đem thân căn truy cứu thành đầu trống.’ Toàn là ác ý hủy báng.  Nay trong Kinh Thủ-lăng-nghiêm nói rõ, thân của nam nữ như đầu trống, chẳng phải là đem nữ căn làm thành thân. Lại nữa, thân lại chia ra, có thắng nghĩa cănphù trần cănÝ căn thuộc tâm pháp, tức thắng nghĩa căn. Kinh nói: ‘Phù căn tứ trần’  tức chỉ cho phù trần căn. Có điều gì trái nghịch nhau chăng?

 

43. Điều thứ  bốn mươi ba trong văn của Lữ Trừng

Kinh Thủ-lăng-nghiêm nói: ‘Bảy danh xưng về quả vị: Bồ-đề, Niết-bàn, Chân như Phật tính, Am-ma-la thức, Không Như Lai tạngĐại viên cảnh trí.’[59] Xét Như Lai tạngPhật tánh, vốn là do nơi  (quả) vị mà có danh xưng. Kinh Thắng Man nói Như Lai  tạng tại triền, lưu xuất thành  pháp thânKinh Niết-bàn 27nói, Phật tánh là chủng tử trung đạo vô thượng bồ-đề của chư Phật, mà kể ra hoàn toàn thuộc về quả.  Đó là điều sai lầm thứ bốn mươi ba.

☸ Biện giải điều thứ bốn mươi ba

Bảy danh xưng quả vị, tuy tên gọi có khác nhưng  thể là đồng. Tám loại  danh xưng nầy, thông  suốt  nhân quả, do nhân mà chứng được quả. Hoàn toàn không  có riêng một pháp nào. Chúng sinh vốn có sẵn Phật tánhTu hành thành Phật, cũng là chứng được Phật tánh nầy mà thôi.  Há tại quả vị mà không thể nào xưng là Phật tánhNhư Lai tạng hay sao? Tiêu biểu như bồ-đề là quả, ở  phương diện nhân thì có thể nói là phát tâm bồ-đề. Niết-bàn là quả, ở  phương diện nhân tức là tự tánh niết-bàn. Lữ Trừngcho rằng điều nầy là hư dối, là lầm lạc người mới học, thật là đau lòng.

 

44. Điều thứ  bốn mươi tư trong văn của Lữ Trừng

Kinh Thủ-lăng-nghiêm nói: ‘Khiến cho ông luân hồi sinh tử, chỉ do 6 căn của ông.  Nay chứng được giải thoát, cũng chỉ do 6 căn.’

Xét đoạn kinh nầy nói về căn gốc nhiễm tịnh đều tại 6 căn. Đức Phật không nói điều nầy.

Ngũ căn là pháp vô kí, lại nữa không thể tạo nghiệp. Sao gọi là gốc của sinh tử? Ngũ căn thanh tịnh, tùy Đại viên cảnh trí mà chuyển hoá. Sao được gọi là  gốc giải thoát? Cho đến nói rằng, do trần mà phát ra cái biết, vì căn có tướng.  Rõ ràng là lời nói xen tạp. Cũng không có chỗ làm bằng cứ (đoạn trước kinh nói kiến trá thành cănsuy diễn tướng thành  cảnh).[60] Đó là điều sai lầm thứ bốn mươi tư.

☸ Biện giải điều thứ bốn mươi tư

Lữ Trừng nói: ‘căn gốc nhiễm tịnh đều tại 6 căn. Đức Phật không nói điều nầy.’

Nhưng trong kinh có nói: ‘đầu mối khiến ông phải luân hồi sinh tử, chính là sáu căn của ông chứ không phải là cái gì khác…. khiến ông mau được giải thoát  an lạc vắng lặng diệu thường, đó cũng chính là sáu căn của ông, chẳng phải gì khác.’[61] Thế nên mười phương các đức Như Lai nhiều như vi trần, cùng một lòng tuyên thuyết, sao lại nói: ‘Điều không nói điều nầy?’

Chỉ vì Lữ Trừng thấy điều nầy thiên lệch nên cho là hư ngụy

Nay có thể đem sự thật ra chứng minh. Sáu căn có thể làm điều ác, có thể làm việc thiện; hoặc tạo nghiệp hữu lậu, hoặc gây nghiệp vô lậu. Sáu căn tạo nghiệp hữu lậu, thì đó là đầu mối của luân hồi sinh tử. Sáu căn tạo nghiệp vô lậu, thì đó là được giải thoát  niết-bàn. Sao lại nói ngũ căn là pháp vô kí, không thể tạo nghiệp? Như có người  bị ngã nhào, là ở thân nầy; chống tay đứng dậy, cũng tại thân nầy. Lại nữa, kinh nói: ‘Nhân nơi trần mà phát ra cái biết (của  căn), nhân các căn mà có tướng  (của  trần).’ Đó là thuyết minh căn trần làm nhân duyên cho nhau mà thành thật thể. Sao lại có ‘tướng phần kiến phần xen tạp nhau.’? Lữ Trừng cố ý hủy báng mà thôi.

 

45. Điều thứ  bốn mươi lăm trong văn của Lữ Trừng

Kinh nói:  ‘Chân tánh hữu vi không.’ một câu trong kệ tụng, là chép lại và sửa đổi từ Chưởng trân luận. Nguyên văn trong  Chưởng trân luận là: ‘Vô vi vô hữu thật, bất khởi tợ không hoa.’ Nay sửa lại thành; ‘Vô vi vô khởi diệt, bất thật như không hoa.’ Tông và Nhân[62] đã đảo lộn vị trí, cố nhiên không cần luận bàn. Vả lại vốn không có thật, có nghĩa là thấy không có pháp ấy, là đối với Hữu.  Không có thật, có nghĩa là là hư vọng mà có, là đối với Chân. Hai ý đều khác nhau, sửa đổi làm gì?

Theo pháp thức  trong kệ tụng tiếng Sanskrit, tụng nầy gọi là chúc-lô-ca,[63]  mỗi câu có 8 âm vận, sửa đổi chữ bất khởi thành vô khởi diệt, nhiều hơn thành ra 3 âm, ắt là không thành câu kệ. Ấy là do người sọan kinh không biết, nên thành ra nhầm lẫn.  Đó là điều sai lầm thứ bốn mươi lăm.

☸ Biện giải điều thứ bốn mươi lăm

Kinh là do  Đức Phật  thuyết, và nói trước. Luận là do Bồ-tát soạn, và soạn sau. Vả lại không thể đoán lời của  Đức Phật Thích-ca trước đây về hữu vô trong bài kệ tụng nầy. Nay Lữ Trừng lại lấy bài kệ  đã nói trong kinh Lăng-già tương tự như trong Chưởng trân luận, rồi phán là trộm lấy từ Chưởng trân luậnrồi sửa đổi lại.

Kinh nói: ‘Chân tánh hữu vi không’ là tông, ‘duyên sanh cố’ là nhân, ‘như huyễn, như không hoa’ là dụ. ba chi Tông Nhân Dụ đã được trình bày rõ ràng. Sao lại nói ‘Tông và Nhân[64] đã đảo lộn vị trí.’? Xét rằng thể kệ tụng trong Phạn văn không cần thiết đến âm vận. Không giống như thể thi từ của Trung Hoa  phải cần đến âm vận.

Đức Phật nói: ‘Vô vi vô khởi diệt.’ Có nghĩa là pháp vô vi không sinh khởi, cũng không diệt mất. Pháp ấy không thật như hoa đốm giữa hư không. Do người bị bệnh mắt nhặm mà thấy giữa hư không có hoa đốm. Nếu bệnh mắt được trừ, thì không còn thấy hoa đốm giữa hư không nữa. Thật tại là hoa đốm giữa hư không vốn không sinh khởi, không biến mất. Pháp vô vi cũng không sinh khởi  không hoại diệt cũng giống như vậy. Pháp vô vi rốt ráo là như như bất động. Giống như hư không.

Lữ Trừng nói: ‘người sọan kinh không biết, nên thành ra nhầm lẫn.’

Thật ra, chính là  sai lầm của Lữ Trừng. Tự sính cho mình biết nhiều. Chỉ càng làm tăng thêm cái không biết mà thôi.

 

46. Điều thứ  bốn mươi sáu trong văn của Lữ Trừng

Kinh có  câu kệ tụng: ‘Đà-na vi tế thức.’ Đó là trộm lấy trong Kinh Giải thâm mật, rồi  phỏng ý sửa đổithêm.  Nguyên văn Kinh Giải thâm mật: ‘Khủng bỉ (phàm nguphân biệt chấp vi ngã.’ Nay Kinh Thủ-lăng-nghiêm sửa đổi thành ‘Chân phi chân khủng mê.’ Thức biến thành  chân rồi, còn mê gì nữa? Đó là điều sai lầm thứ bốn mươi sáu.

☸ Biện giải điều thứ bốn mươi sáu

Điều trong kinh nói: ‘Chân phi chân khủng mê’ đây là thức a-đà-na vi tế,[65] tức là a-lại-da  thức, chân vọng hòa hợp. Nếu nói thức nầy là chân, thì sợ chúng sinh chấp vào chân. Do đó vẫn còn nguyên tập khí vọng tưởng. Nếu nói thức nầy chẳng phải chân, thì sẽ lìa bỏ thức nầy, cho nó là không chân thật, chẳng cần cầu gì cả. Cho nên Đức Phật đối với hàng chúng sinh phàm  ngu, ngài không khai diễn.

Kệ tụng gần như có tương đồng, bởi vì đồng nên đó là lời Đức Phật nói. Có gì là sai khác?
Lữ Trừng  đã  biết là tương đồng, cho đó là ‘trộm lấy;’ còn bất đồng, thì cho đó là ‘đỗ soạn.’ Há chẳng đáng cười sao?

Lại nói: ‘Chân phi chân khủng mê. Thức biến thành  chân rồi, còn mê gì nữa?’ Đây chính là chỗ hiểu sai cuả Lữ Trừng.

 

47. Điều thứ  bốn mươi bảy trong văn của Lữ Trừng

Cựu dịch chữ phiền não còn gọi là trần lao. Lấy ví dụ làm tên gọi. Chẳng phải nhất thiết  lao động là lao nhọc. Nay kinh lấy từ  phiên dịch nầy để thuyên thích ý nghĩa. Đã nói ‘mục trừng phát lao, bồ-đề cũng có tướng lao nhọc.’[66] Hoặc nói: ‘Lao cữu phát triền, dẫn khởi phiền não.’ Hoặc nói: ‘Phát vọng bất tức, lao kiến phát triền.’ Tuy nhiên, chăm chú mà chưa lao (phiền não), lao mà chưa lâu thì sẽ không phải triền hoặc (mê lầm  do trói buộc) mà không hại đến cái sáng suốt thanh tịnh hay sao? Điều nầy cũng không ứng hợp với lý.  Đó là điều sai lầm thứ bốn mươi bảy.

☸ Biện giải điều thứ bốn mươi bảy1

Nên biết rằng ‘do chăm chú mà phát ra tướng mỏi mệt’ là dụ cho từ chân mà khởi nên vọng. ‘Lao cữu phát triền, dẫn khởi phiền não.’ ‘Phát vọng bất tức, lao kiến phát triền.’ Điều nầy đều là chỉ bày rõ rằng dẫn phát sự  kết thành  các tướng sơn hà đại địathân tâm thế giới.

Lữ Trừng nói: ‘chăm chú mà chưa mỏi mệt, mỏi mệt chưa lâu, lấy cái không phải phiền não mê lầm mà không hại đến cái sáng suốt thanh tịnh hay sao?’ Các vấn đề nầy, đó là việc gây ra rối loại vô lý của Lữ Trừng.
Xin mời Lữ Trừng tự mình thí nghiệm, ‘chăm chú mà chưa mỏi mệt, mỏi mệt chưa lâu.’ Có phiền nãomê lầm hay không? Đó là cảnh giới nào?

 

48. Điều thứ  bốn mươi tám trong văn của Lữ Trừng

Kiều-trần-như tự mình trình bày về viên thông.  Nói rằng  khi ở tại Kê viên Lộc uyển, thấy Đức Phậtthành đạo. Xét trong  sử thặng (史乘–sách chép việc xảy ra trong quốc gia qua các thời đại), Đức Phậtthành đạo  tại Già-da (gaya; Kim Cang Đăng); còn chuyển pháp luân tại vườn Lộc uyển. Há nên xen tạp lẫn nhau! Lại nữa, Kê viên[67] là ở thành Vương Xá,   sau thời A-dục vương mới kiến lập. Sự thành đạocủa Đức Phật và nơi chốn đó có điều gì quan hệ nhau? Nhiều điều tạo dựng từ ức đoán. Đó là điều sai lầm thứ bốn mươi tám.

☸ Biện giải điều thứ bốn mươi tám

Kê Viên hoàn toàn không phải chỉ cho Kê Viên Tự thời A-dục vương. Lộc UyểnKê Viên đều là nơi tu đạo của các Tiên nhân đời xưa. Năm vị tỷ-khưu khi từ bỏ thái tử liền đến nơi nầy tu học với các vị Tiên. Kiều-trần-như tự trình bày, tại Lộc uyển Kê viên thấy được Như Lai Thành đạo trước tiên. Sau đó Như Lai đến Lộc uyển để nói pháp Tứ diệu đế cho các ông ấy. Hoàn toàn không như Lữ Trừng nói: ‘Đức Phật thành đạo  và  chuyển pháp luân xen tạp lẫn nhau.’ Nói ‘xen tạp lẫn nhau’ là Lữ Trừng đã bới lông tìm vết.

 

49. Điều thứ  bốn mươi chín trong văn của Lữ Trừng

Ưu-ba-ni-sa-đà[68] là tên gọi số lượng cực nhỏ. Cho nên trong kinh văn, sự so sánh  thường chia Ưu-ba-ni-sa-đà không giống nhau. Đệ tử Phật cũng không  ai có danh xưng nầy. (Xem Phẩm Đệ tử, kinh  Trung A-hàm, v.v… đều không thấy tên gọi nầy. Nay tự ý thêm thắt để nói về sắc, nhân đó mà viên thông.   Đó là điều sai lầm thứ bốn mươi chín.

☸ Biện giải điều thứ bốn mươi chín

Ưu-ba-ni-sa-đà là một người trong số 25 vị tu chứng viên thôngNhân vị nầy quán sắc trần mà ngộ đạoLữ Trừng viết: ‘Đệ tử Phật hoàn toàn không có danh xưng nầy. Nay tự ý thêm thắt để nói về sắc, nhân đó mà viên thông.’ Xét rằng kinh Phật lưu truyền đến Trung Hoa, vị tất hoàn toàn đều liệt kê hết danh hiệu các vị đệ tử Phật. Không thể đem Phẩm Đệ tử, kinh  Trung A-hàm v.v… đối chiếu rồi nói không có danh hiệu nầy. Điều đó chính là vu báng cho là ngụy tạo.

 

50. Điều thứ  năm mươi trong văn của Lữ Trừng

Dược VươngDược Thượng, nguyên thuộc hệ trưởng giảcúng dường thuốc men cho tăng chúngphát tâm tu tập thành đạo, cho nên lấy chữ Dược là danh hiệu (Quán Dược Vương Dược Thượng Kinh). Nay kinh nói rằng hai vị này làm lương y ở thế gian, miệng thường nếm vị thuốc. Đó là điều sai lầm thứ năm mươi.

☸ Biện giải điều thứ năm mươi

Trong Kinh có nói về tự thuật của hai vị Bồ-tát Dược VươngDược Thượng: ‘Con từ vô lượng kiếp đã   làm lương y ở thế gian, miệng thường nếm các loại thảo mộc kim loại, đất đá ở thế giới ta-bà nầy, danh số có đến 108.000 vị.’ Điều nầy có thể minh họa việc sinh ra trong quá khứ của vị Bồ-tát nầy.

Lại nữa, kinh Pháp Hoa, Phẩm Bồ-tát Dược VươngDược Thượng Bổn sự[69] nói rằng: ‘Thời quá khứ, Bồ-tát Dược Vương đốt thân cúng dường Phật. Lại còn đốt 100 cánh tay phước đức trang nghiêm  để cúng dường xá-lợi.’
Lúc đó, người đốt tay đốt thân là Nhất thiết chúng sinh hỷ kiến Bồ-tát. Nhất thiết chúng sinh hỷ kiến Bồ-tát tức là Bồ-tát Dược Vương.

Nên biết rằng đời đời kiếp kiếp, Bồ-tát làm những Phật sự như vậy rất nhiều, sao chỉ trích dẫn (Quán Dược VươngDược Thượng Kinh’, cho rằng ngài nguyên là Trưởng giả? Cúng dường  thuốc men cho tăng chúng, chỉ là việc của một đời. Mà  sao lại nói: ‘làm thầy thuốc  của thế gian’ liền vu báng cho là hư ngụy?

 

51. Điều thứ  năm mươi  mốt trong văn của Lữ Trừng

Bạt-đà-ba-la (Hiền Hộ) 16 vị khai sĩ, trong Kinh Bảo tíchKinh Đại tập, đều nói là các vị Bồ-tát tại gia. Nay Kinh Thủ-lăng-nghiêm lại nói ‘Vào thời Đức Phật Oai Âm Vương, đã nghe pháp xuất gia.’ Lại còn nói: ‘Đời nay theo Phật xuất gia.’ Cho thấy rõ trái với giáo pháp. Đó là điều sai lầm thứ năm mươi mốt.

☸ Biện giải điều thứ năm mươi mốt

Căn cứ Kinh Bảo Tích,[70]  có ghi  danh hiệu của Bồ-tát Bạt-đà-la-ba-ni. Nay trong Kinh Thủ-lăng-nghiêm,  vị quán xúc trần ngộ đạo có danh xưng là Bạt-đà-bà-la. Há có thể cắt ráp thành một người?

Do trong Kinh, cùng một danh xưng rất là nhiều. Lữ Trừng lại lấy việc cùng tên để thêu dệt, thật là khả ố.

 

52. Điều thứ  năm mươi  hai trong văn của Lữ Trừng

Xá-lợi-phất gặp Mã Thắng tỷ-khưu nói bài kệ nhân duyên rồi phát tâm xuất gia, Mục-kiền-liên nhân nơi Xá-lợi-phất mà thế phát. Điều nầy Dại thừa Tiểu thừa đều  có nói (Bản hạnh tập kinh, quyển 41; Trí độ luận, quyển 11, v.v… ).  Nay kinh nầy lại nói gặp  anh em ông Ca-diếp rồi thế phát xuất gia. Đó là điều sai lầm thứ năm mươi hai.

☸ Biện giải điều thứ năm mươi hai

Kinh nói rằng: ‘Gặp anh em ông Ca-diếp-ba bèn đuổi theo, được nghe nói về pháp nhân duyên, ngộ ra bản tâm không có ngằn mé.’ Nên nhớ rằng Xá-lợi-phất gặp Mã Thắng tỷ-khưu, đồng thời cũng gặp anh em ông Ca-diếp-ba. Nhân lúc đang khất thực giữa đường, lúc đó không chỉ riêng một mình Mã Thắngtỷ-khưu, mà anh em ông Ca-diếp-ba cũng đang cùng đi theo. Há có thể đem việc tiểu tiết nầy chấp cho là  tùy ý biên soạn?

 

53. Điều thứ  năm mươi  ba trong văn của Lữ Trừng

Ưu-ba-ly theo các Thích tử xuất gia, cũng là điều các bộ kinh đều có nói (Bản hạnh tập kinh; quyển 53). Nay Kinh này nói theo Phật vượt thành, thấy Phật thành đạo. Đó là điều sai lầm thứ năm mươi ba.

☸ Biện giải điều thứ năm mươi ba

Ưu-ba-ly[71] là thị giả thân cận của  Đức Phật hồi còn là thái tử, nên chính Ưu-ba-ly nói: ‘Theo Phật vượt thành xuất gia, đích thân thấy Như Lai hàng phục các ma, chế ngự hàng ngoại đạo.’ Nhân đó ngài làm thị giả thân cận Phật. Nên trong thời gian  Đức Phật tu đạo, ngài thường theo không rời. Đến  sau khi Đức Phật thành đạo, độ cho hàng vương tử xuất gia, Ưu-ba-ly cũng theo hàng Vương tử xuất gia. Há có thể nào nói điều nầy là sai lầm?

 

54. Điều thứ  năm mươi  bốn trong văn của Lữ Trừng

Đoạn kinh nói về  32 ứng thân của Quán Thế Âm Bồ-tát, đoạn kinh nầy trộm lấy từ trong kinh Pháp Hoaphẩm Phổ Môn,  có thêm bớt gia giảmPhẩm Phổ Môn chỉ nêu ra các chủng loại ứng thân, màkhông giải thích nghĩa của các chủng loại ấy. Nay đều là giải thích hư vọng. Đập vào mắt những điều trái ngược. Như nguyên nghĩa Bích-chi, nay kinh chia thành Độc giácDuyên giác, lại không giống nhưBộ hành lân giác. Lại nữa, về Tự tại thiên, nguyên là Lạc biến hóa thiên, nay lại giải thích là Du hành tự tại.   Lại nữa, nguyên  gốc là Tiểu vươngliên quan với vua trong loài người đối với Chuyển luân vươngmà thôi. Nay lại giải thích nhầm lẫn cho là Thái tử của Tứ thiên vươngCho đến loài Nhân và Phi nhân, nguyên là tên gọi chung của Bát bộ (xem Xá-lợi-phất vấn kinh). Nay kinh lại giải thích sai lầm cho là loài có hình sắc và loài không có hình sắc, loài có tưởng và loài không có tưởng. Dối trá sai lạc, chẳng phải là danh xưng. Đó là điều sai lầm thứ năm mươi tư.

☸ Biện giải điều thứ năm mươi tư

Nên biết rằng Phẩm Phổ môn là sự hiển bày công đức trên  phương diện  quả  của Bồ-tát Quán Thế Âm. Kinh Thủ-lăng-nghiêm lại là thuyết minh về phần nhân địa tu hành. Từ nhĩ căn ngài tu pháp phản văn văn tự tánh mà chứng đắc viên thông. Do tu hành tự lợi mà thành, rồi mới khởi cái dụng lợi tha. Cho nên những điều  được thuyết minh trong  Kinh Thủ-lăng-nghiêm rất là tường tận vi tế. Sao có chuyện thêu dệt các thứ là ‘trộm lấy’ từ Phẩm Phổ môn kinh Pháp Hoa?

Bích chi[72] phân ra có Độc giác và Duyên giác.  Người  ra đời vào thời không có Phật. Dùng vô sư tríđể ngộ đạo, gọi là Độc giác.  Người ra đời gặp Phật, tu pháp 12 nhân duyênquán sát hai chiều thuận nghịch (lưu chuyển và hoàn diệt), goị là Duyên giác. Tại sao lại nói ‘không giống như Bộ hành lân giác.’[73]?

Kinh còn nói: ‘Nếu các chúng sinh, muốn có thân tự tạidu hành mười phương, con liền đến trước người đó, hiện ra  thân Tự tại thiên vương mà thuyết pháp cho họ nghe.’
Lữ Trừng nói: ‘Tự tại thiên, nguyên là Lạc biến hóa thiên, nay lại giải thích là du hành tự tại.’ Thật ra, ‘Tự tại thiên’ hoàn toàn không chỉ cho Lạc biến hóa thiên, mà chỉ cho cõi trời cao nhất trong Dục giới là Tha hóa Tự tại thiên. ‘Do tha thiên’ biến hóa âm nhạc, đồ vật thành niềm vui của mình. Nên có tên là Tha hóa Tự tại thiênChư thiên cõi trời nầy thường du hành tự tạiHoàn toàn không giải thích lẫn lộn.

Lữ Trừng nói: ‘nguyên là Tiểu vươngliên quan với vua trong loài người đối với Chuyển luân vương mà thôi. Nay lại giải thích nhầm lẫn cho là Thái tử của Tứ thiên vương.’
Kỳ thật, Kinh văn nói: ‘Nếu có chúng sinh, thích sinh vào thiên cung, sai sử quỷ thần, con liền liện thân Thái tử  của Thiên vương quốc.’

Đã nói ‘thích sinh vào thiên cung, sai sử quỷ thần.’ Sao còn nói ‘nguyên là Tiểu vương đối với Chuyển luân vương.’? Kinh văn còn nói : ‘Nếu có loài phi nhân, có hình hoặc không có hình, có tưởng hoặc không  có tưởng.’ Đây là nhiếp hết 8 bộ chúng[74]  và tất cả  các loại chúng sinh. Làm sao còn có ‘Nhân và Phi nhân, … giải thích sai lầm cho là loài có hình sắc và loài không có hình sắc, loài có tưởng và loài không có tưởng.’?
Nay Lữ Trừng nói: ‘Dối trá sai lạc’ thật ra, khắp nơi đều là kiến giải cong vạy của Lữ Trừng. Báng  bổ cho là ‘chẳng phải là danh xưng.’ Khiến người ta run sợ.

 

55. Điều thứ  năm mươi  lăm trong văn của Lữ Trừng

Quán Thế Âm vốn là từ dịch sai của Quán tự tạiTự tại, Phạn văn là Y-hê-phạt-la (Isvara). Cựu dịch sai là sa-phạt-la. Bèn gọi là ‘âm.’ Nhưng  trong Phẩm Phổ môn giải thích nghĩa danh xưng là, do quán sátâm thanh xưng danh hiệu ngài  của  người đời (Phạn văn không có từ nầy, chỉ dịch theo sự thuận tai của người đời). Mà còn đối với tên gốc chẳng sai trái nhau. Nay Kinh sửa lại thành chẳng phải tự quánsát âm thanh (bất tự quán âm). Lại nói: ‘Nay các chúng sinh kia quán sát âm thanh của ngài liền được giải thoát.’ Thế thì  lẽ ra nên gọi là Thế Quán Âm. Sao lại nói Quán Thế Âm? Đó là điều sai lầm thứ năm mươi lăm.

☸ Biện giải điều thứ năm mươi lăm

Trong Phẩm phổ mônVô Tận Ý hỏi Đức Phật: ‘Do nhân duyên gì mà gọi là Quán Thế Âm?’ Phật bảoVô Tận Ý.  Nếu có trăm ngàn vạn ức chúng sinh gặp các khổ não, nếu nghe được danh hiệu của Bồ-tát nầy, một lòng xưng danh hiệu, Quán Thế Âm Bồ-tát liền quán sát âm thanh xưng danh,  người đó liền được giải thoát.’ Đoạn kinh nầy thuyết minh nguyên do  Bồ-tát có  hạnh tầm thanh cứu khổ mà có tên gọi như vậy.

Kinh Thủ-lăng-nghiêm nói: ‘Một là do con không tự mình quán sát âm thanh, mà dùng quán để quán.’  Đó là thuyết minh hạnh tự lực của Bồ-tát. Tức dùng trí để quán. Không từ bên ngoài để quán chiếu âm thanh của thế gian, mà quay sự quán chiếu trở lạiquán sát tánh nghe. Do sự dụng công nầy, nên có thể khiến cho phiền não của chúng sinh trong mười phương được thoát khỏi khổ não. Lại nữa chúng sinh khổ não trong mười phương, khi  xưng niệm danh hiệu Bồ-tát, nên dùng sự quán tưởng mà xưng niệm thanh âm danh hiệu của Bồ-tát. Như thế nên cảm ứng đạo giao, liền được giải thoát.

Lữ Trừng nói: ‘Lẽ ra nên gọi là Thế Quán Âm. Sao lại nói Quán Thế Âm?’ Đó là hiểu sai lầm của Lữ Trừng.
Lữ Trừng còn nói: ‘Quán Thế Âm vốn là từ dịch sai của Quán tự tạiTự tại, Phạn văn là Y-hê-phạt-la. [75Cựu dịch sai là Sa-phạt-la. Bèn gọi là ‘âm.’’

Đúng ra là không phải vậy, căn cứ ‘ Phiên dịch danh nghĩa tân biên’[76] có ghi: ‘văn cú danh Sa-lũ-cát-đê-thuế.’ Trong ‘Biệt hành’ ghi: ‘thử vân Quán Thế Âm,’ còn gọi ‘Y-thấp-phạt-la’ dịch nghĩa là Tự tạiCựu dịch là Quang thế âm (光世音), hoặc Thế tự tại (世自在).’ Có thể thấy dịch là Quán Thế Âm là hoàn toànkhông có gì sai trái.

Phẩm Phổ môn trong kinh Pháp Hoa  cũng có tên là Quán Thế Âm. Sao lại nói Thế Quán Âm? Lữ Trừngức đoán tưởng tượng, cố ý căn vặn giảo hoạt.

 

56. Điều thứ  năm mươi  sáu trong văn của Lữ Trừng

Danh xưng Quán Âm là là dịch sai lầm; Nhĩ môn viên thông đương nhiên là không có căn cứ. Lại nữa, trong bài kệ trùng tụng về viên thông nói rằng: ‘thanh vô vô diệt, thanh hữu phi sinh.’ 聲無無滅,聲有非生。Lại nữa, ‘Thanh tánh động tịnh, phi thật văn vô.’ Rõ ràng cùng chung với thuyết Thanh luận của ngoại đạoPhải chăng đó là lời Phật thuyết? Đó là điều sai lầm thứ năm mươi sáu.

☸ Biện giải điều thứ năm mươi sáu

Dịch là Quán Thế Âm, có gì là sai lầm? Như Phẩm Phổ mônkinh Pháp Hoa là do Pháp sư Cưu-ma-la-thập  phiên dịch. Chẳng lẽ nói Pháp sư Cưu-ma-la-thập không bằng Lữ Trừng sao?
Lữ Trừng nói: ‘thanh vô vô diệt, thanh hữu phi sinh 聲無無滅,聲有非生. ‘Thanh tánh động tịnh, phi thật văn vô.’ Rõ ràng cùng chung với thuyết Thanh luận của ngoại đạoPhải chăng đó là lời Phật thuyết? Đây là lời vô tri của Lữ Trừng.

Kinh văn hiển bày âm thanh là có sinh diệt, nhưng  tánh nghe thì không sinh diệt. Thanh luận[77] của ngoại đạo lập thuyết cho rằng âm thanh là thường trụ bất diệt. So với Kinh Thủ-lăng-nghiêm, hoàn toàn tương phản.

Nói rằng ‘thanh vô vô diệt 聲無無滅’ hiển bày thanh trần có diệt, nhưng  tánh nghe không diệt. ‘thanh hữu phi sinh’ hiển bày tánh nghe không do nơi âm thanh bên ngoài sinh ra rồi mới sinh. Âm thanh có sinh diệt, tánh nghe không có sinh diệt. Nay Lữ Trừng có ý vu báng: ‘Cùng chung thuyết với Thanh luậncủa ngoại đạo, chẳng phải Phật thuyết.’ Khiến cho mọi người chấn động kinh hãi.

 

57. Điều thứ  năm mươi  bảy trong văn của Lữ Trừng

An lập đạo tràngtrước tiên nói về bốn giới. Hoàn toàn giống như Tiểu thừaNhất định không cần biện luận. Trong giới sátĐức Phật vốn chế định thuyết tam tịnh nhục, mà soạn thành năm,  có 5 điều về pháp thực của tỷ-khưu. Tước thực[78]  嚼食 căn bản là dùng cây lá,  hoa quả, chủng loại rất nhiều. Đây là rau trái mà soạn thành, ở xứ của Bà-la-môn, rau cỏ không sanh.  Cho đến nói rằng tỷ-khưu không dùng sữa, lạc, đề hồ. Kinh Niết-bàn quyển 7 nói rõ đây là ma thuyết.   Nay lại bịa đặt cho là Phật nói. Đó là điều sai lầm thứ năm mươi bảy.

☸ Biện giải điều thứ năm mươi bảy

Bốn giới, tức là sát, đạo, dâm, vọng. Là bốn giới điều căn bản mà Đại thừa và Tiểu thừa đều cùng tu. Chẳng qua, Đại thừa lấy từ bi làm căn bản, nên lấy giới sát làm hàng đầu. Tiểu thừa chú trọng việc liễu thoát sinh tử, nên lấy giới dâm làm trọng. Dâm dục là cội gốc căn bản của luân hồi sinh tử, nên đề cập giới dâm trước hết.  Sao có thể nói ‘Hoàn toàn giống như Tiểu thừa?’

Lữ Trừng  nói: ‘Trong giới sátĐức Phật vốn chế định thuyết tam tịnh nhục, mà soạn thành năm,  có 5 điều về pháp thực của tỷ-khưu.’ Xin hỏi  kinh nào nói rằng ‘Có 5 điều về pháp thực của tỷ-khưu.’?

Trong Kinh Thủ-lăng-nghiêm quyển 6 có nói: ‘Như Lai cho phép tỷ-khưu dùng ngũ tịnh nhục.’

‘Ngũ tịnh nhục’ là tam tịnh nhục cọng thêm thịt của loài thú tự sát, và thịt của loài thú do chim ăn còn thừa lại. Nói Tam tịnh nhục hay Ngũ tịnh nhục có gì là sai lầm?

Đức Phật dạy: ‘Nơi xứ của Bà-la-môn, rau cỏ không sinh trưởng, nên phương tiện cho phép dùng ngũ tịnh nhục.’

Lữ Trừng nói: ‘Căn cứ kinh Niết-bàn, tỷ-khưu không được dùng sữa, lạc, đề hồ, đó là ma thuyết.’ Nay Kinh Thủ-lăng-nghiêm nói: ‘Nếu các vị tỷ-khưu,  không mặc các thứ tơ lụa đông phương cùng với giày dép bằng  lông da thú của xứ nầy (Ấn Độ),  không dùng  sữa, lạc, đề hồ, các vị tỷ-khưu như vậy là những người giải thoát trong thế gian nầy.’ Xét trong kinh Niết-bàn[79]  nói rằng Như Lai chỉ nghe nói dùng 5 thứ sữa trâu (牛味 ngưu vị) cùng với dầu mật, mang giày dép kiêu sa, v.v…  我唯聽食五種,及油蜜 聽著屣憍奢耶衣等。Đức Phật nói thuận cho tỷ-khưu được dùng 5 thứ sữa trâu (牛味 ngưu vị) đó là lời nói  trước đây. Nay (Kinh Thủ-lăng-nghiêm) là lời dạy nghiêm cách, không những  không ăn thịtchúng sinh, mà thân phần của chúng sinh tiết ra các thứ sữa, lạc cũng không được dùng. Phải chăng lời dạy nầy là ma nói?

Luận Đại trí độ nói: ‘Nếu có người tuy ăn uống tiết lượng, quá giờ ngọ mà uống nước ắt là tâm còn ưa đắm trước, mong cầu các thứ nước, nước quả, nước mật, v.v… tham cầu không chán, thì không thể nào nhất tâm tu tập thiện pháp.’ Nên Kinh Thủ-lăng-nghiêm nói: ‘không được dùng sữa, lạc, đề hồ, v.v…’ là khiến cho tỷ-khưu nhất tâm tu tập.

 

58. Điều thứ  năm mươi  tám trong văn của Lữ Trừng

Trong giới trộm (đạo) có nói, người tu định, đến trước Đức Phật đốt thân, thiêu ngón tay, thì có thể đền trả được túc trái oan khiên. Đây chính là tập túc xấu của người thời Đường (Trung Hoa). Các vị luật sưrất đau lòng điều sai trái nầy. (Ký quy truyện, quyển 4). Nay lại soàn thành do Phật nói. Đó là điều sai lầm thứ năm mươi tám.

☸ Biện giải điều thứ năm mươi tám

Căn cứ kinh Pháp Hoa,[80] ‘Bồ-tát Dược Vương đốt thân, thiêu cánh tay cúng Phật.’ Lại nữa, trong Phổ Hiện hạnh nguyện phẩm[81] nói rằng: ‘Đức Phật quá khứ hành đạo Bồ-tát, lột da làm giấy, chẻ xương làm bút, chích máu làm mực để biên chép kinh điển, tích chứa nhiều như núi tu-di, là vì tâm trọng pháp, không tiếc thân mạng.’

Nay Kinh Thủ-lăng-nghiêm nói: ‘thân đốt thành đèn, thiêu một ngón tay, và trên thân đốt một liều hương. Như Lai nói rằng người nầy quả báo nhiều kiếp liền được trả xong.’ Nên biết trong kinh văn nói ‘thân đốt thành đèn 身然一燈 (thân nhiên nhất đăng), Lữ Trừng viết thành ‘đốt thân 燃身 (nhiên thân)’. Đó là ông đã không lưu ý đến kinh văn. Dù cho đồng ý với chữ  ‘đốt thân 燃身 (nhiên thân)’ thì như Bồ-tát Dược Vương thiêu thân để cúng dường xá-lợi Phật. Sao lại nói ‘tập tục xấu’? Do chúng ta là phàm phu, chưa đạt đến cảnh giới vô ngã để thiêu thân, không nên hư vọng như vậy. Chỉ đốt đèn đốt hương để sám hối, để cầu  hết tội, có gì là sai trái? Lại nói đó là hư ngụy?

 

59. Điều thứ  năm mươi  chín trong văn của Lữ Trừng

Đoạn kinh văn nói về kiến lập đạo tràng, là lấy trộm từ ‘Đà-la-ni Kinh, Phật đảnh pháp.’ Lấy ý riêng rồi sửa đổi lại. Lầm lẫn rất nhiều. (Nhật Bản còn có ngụy thư  Đại Phật đảnh biệt hành pháp, gom  Tập kinh, Kinh Thủ-lăng-nghiêm vào một quyển). Như nói: ‘trong đạo tràng như gò đất nhỏ, ra vào tắm rửa, sáu thời không  nằm, trải qua 21 ngày.’ Xét trong Tập kinh, nguyên có nói đến ngày ngày tắm gội, nằm ngồi trên cỏ sạch, há đó là không phải giường nằm. Nay kinh tự ý thêm thắt, đồng như tà đạo.  Đó là điều sai lầm thứ năm mươi chín.

☸ Biện giải điều thứ năm mươi chín

Tại kinh văn kia nếu có điểm tương đồng, thì nói ‘trộm lấy’

Tại kinh văn kia nếu có điểm  không tương đồng, thì nói ‘tự ý thêm thắt.’ Thật ra Lữ Trừng bất quá chỉ là hết sức phá hoại bảo kính có năng lực soi chiếu yêu ma mà thôi.

Nay Kinh Thủ-lăng-nghiêm nói; ‘ở trong đạo tràng, ra vào tắm rửa, sáu thời không  nằm, trải qua 21 ngày.’ Là nói rõ sự tinh cần dụng công.  Đâu cần thiết phải tương đồng với ‘Tập kinh’?

Lữ Trừng nói ‘đồng như tà đạo’ Tầm cầu nghiên cứu  học vấn thế gian, còn được soi  sáng thêm (bỉnh chúc đạt đán 秉燭達旦), huống gì cầu đạo giải thoát? Nay Lữ Trừng, nói đây là tà đạo. Thật là khiến người ta run sợ.

 

60. Điều thứ  sáu mươi  trong văn của Lữ Trừng

Kinh còn nói: ‘Trước hết lấy phân của loài trâu trắng trong núi Tuyết làm đất nơi đó.’ thật ra là đạo tràngđất bùn, lấy phân của con trâu nghé đực không ăn đậu mục là đệ nhất,  chứ không có lấy  loài trâu trắng trong núi Tuyết, nếu như phải là núi Tuyết, thì những  đạo tràng khác làm sao kiến lập? Đó là điều sai lầm thứ sáu mươi.

☸ Biện giải điều thứ sáu mươi

Lữ Trừng có thể biết kinh nói: ‘Nên riêng tìm đến đồng bằng, cào bỏ lớp đất mặt, đào xuống 5 thước, lấy thứ  đất vàng, hòa hợp với 10 thứ hương[82] để tô nơi đạo tràng.’ Như thế thì không cần phải nơi Tuyết sơn, tại nơi khác vẫn có thể kiến lập đạo tràng. Đâu có phải ở những nơi khác không thể kiến lập đạo tràng?

 

61. Điều thứ  sáu mươi mốt  trong văn của Lữ Trừng

Kinh còn nói: ‘Đào đất ở đồng bằng, 5 thước trở lên lấy đất để tô đất.’ Thật ra là ở nơi đạo tràng, đào  bỏ đi lớp đất xấu vốn ở nới đó; nhồi lớp đất tốt vào, để phù hợp với nghi quỹ ở vùng đất thanh tịnh. Há duy phải có đào ở vùng đất đó thôi sao? Đó là điều sai lầm thứ sáu mươi mốt.

☸ Biện giải điều thứ sáu mươi mốt

Lữ Trừng nói: ‘Thật ra là ở nơi đạo tràng, đào  bỏ đi lớp đất xấu vốn ở nới đó; nhồi lớp đất tốt vào, để phù hợp với nghi quỹ ở vùng đất thanh tịnh.’ Đây là Lữ Trừng tự ý nói theo  phỏng đoán. Ứng theo sự cưỡng lập cho là Đức Phật nói như ông đã nói. Nếu không đồng như Lữ Trừng nói, ông cho là ngụy tạo. Đó là chủ quan của Lữ Trừng.

 

62. Điều thứ  sáu mươi hai  trong văn của Lữ Trừng

Kinh nói: ‘Chu vi một trượng sáu, làm đàn hình tám cạnh.’ Đấy là pháp thức thông dụng của mạn-đà-la, ngoài vuông trong tròn (bên ngoài vuông để tiện việc kết dây). Hoàn toàn sáng tỏ ở bốn cửa. Có hoa sen tám cánh (bát diệp), chứ sao lại tám góc (bát giác)? Lại nữa, thời lượng của đàn tràng có 8 thời, 12 thời pháp, sao lại gọi là một trượng sáu? Đó là điều sai lầm thứ sáu mươi hai.

☸ Biện giải điều thứ sáu mươi hai

Kinh nói: ‘Chu vi một trượng sáu, làm đàn hình tám cạnh.’ Điều nầy chỉ rõ hình tướng đàn tràng vuông mà tròn, theo  phương thức 8 cạnh. Sao lại nhất định phải như điều Lữ Trừng nói? Không như Lữ Trừngnói, ắt cho là ngụy? Có như vậy phải không?

 

63. Điều thứ  sáu mươi ba  trong văn của Lữ Trừng

Kinh nói: ‘Giữa đàn đặt một hoa sen, trong hoa sen đặt một bát nước đầy.’ Thật ra  ở giữa đàn nên an trítôn tượng (đoạn kinh sau có nói treo tượng, đó là đại mạn-đà-la, chính giữa đàn an trí tượng Phậtđảnh.  Nay  đổi thành đặt  nước, hơi giống như thủy đàn, chẳng phải pháp thức nghi quỹ. Đó là điều sai lầm thứ sáu mươi ba.

 

☸ Biện giải điều thứ sáu mươi ba

Kinh nói: ‘Giữa đàn đặt một hoa sen, trong hoa sen đặt một bát nước đầy.’ Đó là pháp biểu tượng.

Lữ Trừng nói: ‘Thật ra  chính giữa đàn an trí tượng Phật đảnh.  Nay  đổi thành đặt  nước, hơi giống như thủy đàn.’ Đây là vu báng vô lý của Lữ Trừng. Do không đồng với vọng tưởng của Lữ Trừng, nên ông nói đây là ngụy tạo,

 

64. Điều thứ  sáu mươi tư  trong văn của Lữ Trừng

Kinh nói: ‘Đặt 8 cái gương ở 8 phương, 16 hoa sen, 16 lư hương, dùng sữa trâu trắng đựng trong 16 khí cụ, rồi đem cúng dường.’[83] Thật ra theo pháp Phật đỉnh, trong 14 ngày còn cúng dường thêm 18 bình nước, 18 bình sữa bò. Số lượng có khác, đều không phải là 16. Tự ý sửa nghi thức. Đó là điều sai lầmthứ sáu mươi bốn.

☸ Biện giải điều thứ sáu mươi tư

Nếu như trong Kinh cùng với Phật đỉnh pháp tương đồng, thì Lữ Trừng sẽ cho là ‘trộm lấy’; nếu kinh không giống với Phật đỉnh pháp Lữ Trừng lại nói là ‘Tự ý sửa nghi thức.’ Thật là khiến mọi người dở khóc dở cười.[84]

 

65. Điều thứ  sáu mươi lăm  trong văn của Lữ Trừng

Lại nói: ‘Khi ăn giữa đêm, đốt cháy tô mật[85] trên lò lửa nhỏ để cúng dường.’ Đúng ra giữa đêm không phải là giờ hành đạo (Xem Kinh Đại Nhật, quyển 7). Lại nữa, đốt tô mật phải là lúc xong thời tác pháp 14 ngày. Nay lại nói nghi thức hộ-ma bày ra trước tiên. Đó là điều sai lầm thứ sáu mươi bốn.

☸ Biện giải điều thứ sáu mươi lăm

Lữ Trừng nói: ‘Khi ăn giữa đêm’ là không đúng. Kinh văn: ‘Nhược tại trung dạ 若在中夜.’ Không phải trung dạ thực thời 中夜食時. Lữ Trừng đọc kinh còn sai lầm. Làm sao có khả năng biện thích kinh nghĩa?  Kinh văn nói: ‘đem nướng thành bánh, cúng dường chư Phật và Bồ-tát. Nếu vào nữa đêm, dùng nửa thăng mật …. đốt thành hương cúng Phật.’[86] Lại nữa, ‘hành đạo lúc nữa đêm.’ Hỏi rốt ráo có gì sai lầm?

Chính mình hiểu sai. Nên  Lữ Trừng nói kinh ngụy tạo. Thật là đau lòng.

 

66. Điều thứ  sáu mươi sáu  trong văn của Lữ Trừng

Lại nói: ‘ Bốn vách  trong đàn thất, thiết tượng Phật và Bồ-tát –Đàn thất tứ bích thiết Phật Bồ-tát tượng.’ Đàn ở trong thất (Kinh nói là hành đạo chung quanh đàn, bốn phía phải có khoảng hở). Tượng treo ở ngài đàn. Kinh nầy là về nghi thức đàn sám, sao lại có mạn-đà-la như thế nầy?  Lại nói ‘Mười phương Như Lai’ mà chỉ có hai vị Phật ở hai phương, Đông (A-súc), Tây (Di-đà). Còn tên các phương khác, người soạn kinh không nêu lên được. Đó là điều sai lầm thứ sáu mươi sáu.

☸ Biện giải điều thứ sáu mươi sáu

Lữ Trừng nói: ‘sao lại có mạn-đà-la như thế nầy?’ Đúng thật là hiểu thì ít mà tháy điều quái lạ thì nhiều. Lữ Trừng nói: ‘Mười phương Như Lai’ mà chỉ có hai vị Phật ở hai phương, Đông (A-súc), Tây (Di-đà). Còn tên các phương khác, người soạn kinh không nêu lên được.’ Thực ra trong kinh văn đâu chỉ nói  ‘Đông (A-súc), Tây (Di-đà).  Mà kinh nói: ‘Nên ở chánh vị, tôn trí các hình tượng Đức Phật  Lô-xá-na, Đức Phật Thích-ca Đức Phật  Di-lặc, v.v…’ Còn lại các danh hiệu khác, không nêu ra hết, chỉ lược mà thôi. Lại nữa, tuy kinh nói: ‘treo hình tượng của các đức Như Lai trong mười phương.’ Không nhất định  là phải treo tất cả. Sao lại cố chấp thổi lông tìm vết?

 

67. Điều thứ  sáu mươi bảy trong văn của Lữ Trừng

Lại nói: ‘Nên tôn trí các tượng Phật Thích-ca, Quán Âm và Kim Cang Tạng đặt bên trái và phải.’ Thật ra Phật đảnh có tôn tượng khác, không thể chỉ là Thích-ca. Lại nữa, Quán Âm bên phải, Kinh Kim CangTạng bên trái, đó là pháp  thức thông dụng. Nay tự ý đảo ngược. Đó là điều sai lầm thứ sáu mươi bảy.

☸ Biện giải điều thứ sáu mươi bảy

Kinh văn nói: ‘hai bên tả hữu tôn trí các hình tượng của Bồ-tát  Quán Thế Âm, và cả Bồ-tát  Kim Cang Tạng.’ Nay Lữ Trừng nói: ‘Quán Âm bên phải, Kim Cang Tạng bên trái, đó là pháp  thức thông dụng.’ Trong kinh văn  hoàn toàn không chỉ định Quán Âm bên phải, Kinh Kim Cang Tạng bên trái. Giá như đặt Quan Âm bên trái thì có gì sai? Pháp thức thông thường cho Quan Âm  phù trợ bên trái, Thế Chí giúp bật bên phải, nên Quan Âm tại bên trái, Kim Cang Tạng bên phải, cũng không có gì là không thể? Nên biết đây là nghi thức Lăng-nghiêm đàn tràng, không nhất thiết phải giống như nghi thức trong Phật đảnh. Nếu giống, chắc Lữ Trừng sẽ nói là ‘trộm lấy’; nếu khác, sẽ cho là ‘tự ý đảo ngược.’ Rốt ráo, tâm ở chỗ nào?

 

68. Điều thứ  sáu mươi tám trong văn của Lữ Trừng

Lại nói: ‘Sau ba thất, ngồi tĩnh tọa 100 ngày, đắc quả Tu-đà-hoàn.’ Căn  cứ trong Đà-la-ni sở cầu tất địa, dù là thế gian hay xuất thế gian,  chú văn sau đây đều là điều sở dụng của thế gian tất-địa (xem thêm ‘Tập kinh’, Đại nhật kinh, quyển 7 và ‘sớ’). Trịnh trọng nói là thành Phật không sai, đã là mâu thuẫn. Ngay cả ‘100 ngày, đắc quả Tu-đà-hoàn,’ nhưng thuộc tiểu quả, có gì ích lợi hơn thành Phật? Do người soạn kinh ở những điểm nầy hoàn toàn không phân biệt rõ ràng. Đó là điều sai lầm thứ sáu mươi tám.

☸ Biện giải điều thứ sáu mươi tám

Kinh văn nói: ‘Ba thất đầu đã mãn, từ đó trở đi, tĩnh tọa an cưtrải qua một trăm ngày, người có lợi căn, không rời chỗ ngồi mà chứng được quả Tu-đà-hoàn. Dù thân tâm vị ấy chưa trọn thành thánh quả, nhưng nhất định tự biết quả Phật sẽ thành mà không còn nghi ngờ gì.’[87] Ý của kinh văn là thuyết minhsự dụng công nầy, những người lợi căn liền đắc quả Tu-đà-hoàn. Tu-đà-hoàn, Hán dịch Dự lưu, tức dự vào dòng của bậc Thánh, dù cho quả Thánh chưa thành, cũng tự biết từ đây, từ bỏ quả vị nhỏ (Tiểu thừa), hướng đến quả vị lớn (Đại thừa). Tương lai quyết định sẽ thành Phật.  Lữ Trừng nói: ‘nhưng  thuộc tiểu quả, có gì ích lợi hơn thành Phật?’ Lẽ  nào sau khi chứng đắc quả vị nhỏ, vĩnh viễn không thể nào thành Phật hay sao? Trong kinh Pháp HoaĐức Phật dạy hội tam (thừa) quy nhất (thừa). Tất cả chúng sinh đều sẽ thành PhậtLữ Trừng nói: ‘Do người soạn kinh ở những điểm nầy hoàn toàn không phân biệt rõ ràng.’  Buồn cười thay! Đây là lời Phật thuyết. Mà ông nói ‘người soạn kinh không phân biệtđược Đại thừa với Tiểu thừa’. Chỉ có Lữ Trừng mới có thể phân biệt Đại thừa Tiểu thừa, sau  khi chứng đắc sơ quả rồi, vĩnh viễn không thành Phật thôi!

 

69. Điều thứ  sáu mươi chín trong văn của Lữ Trừng

Bạch tán cái đà-la-ni  (白傘蓋陀羅尼) một phần mà người soạn kinh đã có, lại sao chép lôn lạo rồi đưa vào bản kinhso sánh với bản tiếng Phạn hiện thời đang lưu hành (Cựu dịch là do Bất Không, Nhưng  trong Trinh Nguyên Lục[88] có ghi những bản kinh do Bất Không dịch rất rõ, lại không có bản kinh nầy, có lẽ là người dời sau lầm, quy cho Bất Không),  lại đối chiếu bản dịch tiếng Tây Tạng, thấy sai sót rất nhiều, cách chấm câu càng sai (có những khảo chứng khác), vốn không thể nào trì tụng được. Vả lại, khi xem xét dịch (phiên) âm của chú văn, có rất nhiều diểm sai lệch với bản kinh (chú dịch đá-tha-già-đanhưng  trong kinh dịch là đá-tha-già-đa; chú dịch bà-già-bà nhưng  trong kinh dịch là bà-già-bà  chú dịch tát-đát-đa nhưng  trong kinh dịch là bà-già-bà  chú dịch bột nhưng  trong kinh dịch là bà-già-bà ). Có thể chứng minh văn dịch trong kinh và chú đều không không phải từ một nguồn. Nếu cho rằng  văn trong chú bản là có căn cứ, thì điều ngược lại chứng tỏ kinh văn là do soạn thuật. Nay có người đã lấy chú làm kinh, cho cả hai đều là thật. Đúng là điên dảo. Đó là điều sai lầm thứ sáu mươi chín.

☸ Biện giải điều thứ sáu mươi chín

Lữ Trừng viết: ‘Chú văn, kinh văn.’ Vậy thì rốt ráo, kinh văn là ngụy? hay chú văn là nguy? Lại nói: ‘kinh dịch là đá-tha-già-đa; … chú dịch bột nhưng  trong kinh dịch là bà-già-bà ’ đó chẳng qua là sai lệch về âm vận, như tiếng nói của người miền Bắc và người miền Nam có chút bất đồng. Có gì là điên đảo? Lấy điều nầy mà cho là ngụy. Thật là nói càn.

 

70. Điều thứ  bảy mươi trong văn của Lữ Trừng

Chú văn có ý nghĩa thì có thể tìm được, đó là Đà-la-ni lăng-nghiêm kinh chú 陀羅尼楞嚴經咒Nay nói là già-đà (kệ tụng). Lại nữa, Phật đảnh tâm chú là là bài chú ngắn. Đại chú  gọi là bài chú dài (Xem Tập kinhthông lệ chung thường như vậy). Nay gọi lộn lạo là Tâm chú. Lại nữa, việc kiến đàn kết giớicúng dường cầu đảo, có sự khác biệt khi dùng chú bản, nay cũng nói với cách pha tạp. Cho đến pháp  kết giớiđối chiếu thật là phồn tạp.  Tác giả đã không biết một cách tường tận, bèn sử   A-nan thưa hỏi. Nhưng  Đức Phật không trả lời. Đó là điều sai lầm thứ bảy mươi.

☸ Biện giải điều thứ bảy mươi.

Đức Phật thuyết pháp tại nhiều nơi chốn khác nhau, cho những căn cơ không đồng nhau. Hà tất phải y cứ vào Tập kinh?

Kinh văn nói ‘Tâm chú’ tức là chỉ cho toàn bộ các Chú. Tức là Như Lai tạng tâm, nên gọi là Tâm chú. Lại nữa, thuyên giải Như Lai tạng tâm thành chú, nên gọi là Tâm chú. Chẳng phải chỉ cho chú dài, chú ngắn gì cả.  Kinh còn nói: ‘Bí mật già-đà, vi diệu chương cú 秘密伽陀、微妙章句.’ ‘Già-đà’[89]  Hán dịch cô khởi (孤起), tức chỉ cho 5 hội thần chú, trong văn trường hàng không nói đến.

Lữ Trừng còn nói: ‘Cho đến pháp  kết giớiđối chiếu thật là phồn tạp.  Tác giả đã không biết một cách tường tận, bèn sử   A-nan thưa hỏi. Nhưng  Đức Phật không trả lời.’ Nực cười thay! Nếu người soạn kinh không biết tường tận, làm sao lại biết đề xuất cho A-nan hỏi. Mà không có lời giải đáp chăng? Tôi nghĩ rằng, tác giả có quá mê muội, cũng không viết đoạn văn nầy! Tra cứu kinh văn thấy rằng, Đức Phậtđã nói tường tận pháp kết đàn, A-nan hoàn toàn không có hỏi lại. Lữ Trừng viết ‘A-nan thưa hỏi.  Đức Phật không trả lời.’ Thật là Lữ Trừng ngụy tạo.

 

71. Điều thứ  bảy mươi mốt trong văn của Lữ Trừng

Kinh nói rằng tu hành theo thứ lớp, theo 44 tâm của Càn huệ địa. Xét rằng Càn huệ địa là giai vị chung cho  Sơ địa  trong giáo lý Tam thừa. Đúng ra nên dịch là tịnh quán 淨觀. Cựu dịch chữ tịnh là tu-già (修伽) thành tu-khư (修佉), nên gọi là càn 乾. Trí độ luận quyển 74 nói: ‘Càn huệ địa của Đại thừa, từ sơ phát tâm cho đến giai vị thuận nhẫn (địa tiền).  Càn huệ địa của Tiểu thừa cũng đến noãn pháp (暖法). Nay lại soạn thành đứng trước Thập tín. Chẳng phải Tiểu thừa, chẳng phải Đại thừa. Đó là điều sai lầmthứ bảy mươi mốt.

☸ Biện giải điều thứ bảy mươi mốt.

Kinh Thủ-lăng-nghiêm quyển 8 nói: ‘vì chỉ mới có thứ trí tuệ khô khan ấy, nên gọi là Càn-tuệ-địa.’[90Cô Sơn,[91] nói rằng: ‘Toàn cả Thập tín là Càn huệ. Do là không còn nghi. Cũng chỉ  có ý là thành tựu viên mãn, có người không qua trường hợp đó. Do thấy Càn huệ trong Thông giáo cùng tên nên hiểu vậy. Không biết ở đây là mượn tên gọi chung cho Viên giáo, nên tự nhiên dựa vào đó.’

Trong Đại phẩm Bát-nhã[92] nói:  ‘Sao gọi là Bát địa?  Càn huệ địa… Bích chi Phật địa.’[93]

Trí độ luận còn nói: ‘Càn huệ địa, là giai vị đầu tiên trong Bát địa.’ Đo vậy nên biết, mượn tên gọi của Thông giáo, để hiển bày lý của Viên giáo. Sao lại nói ‘Chẳng phải Tiểu thừa, chẳng phải Đại thừa.’ Sao lại vu báng cho là ngụy?

 

72. Điều thứ  bảy mươi hai trong văn của Lữ Trừng

Kinh nói: ‘Diệu tánh vốn không, chúng sinh trong thế giới, do vì vọng tưởng nên phải chịu sinh diệtvọng tưởng hết sạch rồi gọi là chân.’[94] Xét cách nói về chân vọng nầy, hoàn toàn không biết nghĩa như huyễn trong Phật pháp, bèn nói thành tướng hoại diệt trong thế gian, nếu chúng sinh từ xưa nay đã không có, há có khởi thủy chăng? Chúng sinh vọng sinh chân diệt, há chẳng phải lượng có tăng giảm chăng? Thế giới chúng sinh diệt rồi thành chân, công đức chư Phật đến cùng tận biên tế vị lai, lại làm sao để nói (hoặc hiểu thế giới chúng sinh vốn không nầy, là danh xưng giả thuyết, nhưng  lại không phù hợp với nghĩa văn trên)? Đó là điều sai lầm thứ bảy mươi hai.

☸ Biện giải điều thứ bảy mươi hai.

Kinh Thủ-lăng-nghiêm quyển 7 nói: ‘Vì mê muội không nhận ra tánh viên minh vốn sẵn có, nên sinh ra hư vọng. Nhưng tánh hư vọng không có tự thể, không có chỗ nương tựa.’[95]

Ý đoạn kinh nầy là muốn hiển bày  thân tâm và thế giới là do mê vọng mà có. Nhưng  tánh của hư vọngthì không có thực thể, nên không có chỗ sở y. Đây chính là thuyết minh nghĩa như huyễn. Sao lại nói ‘hoàn toàn không biết nghĩa như huyễn trong Phật pháp.’? Do vì vọng kiến, nên rốt ráo có cảnh giới tướng. Sao lại nói ‘thành tướng hoại diệt trong thế gian’? Lữ Trừng còn nói: ‘nếu chúng sinh từ xưa nayđã không có, há có khởi thủy chăng?’ Đấy chính là Lữ Trừng không hiểu rõ nghĩa kinh.

Thật ra thế giới và chúng sinh xưa nay vốn thanh tịnh,  vì mê  cho nên có. Cái mê nầy là từ vô thủy. Nên kinh văn nhiều nơi đều nói ‘vô thủy’. Như ‘Tùng vô thủy lai, ’ sinh tử tương tục.’ Còn nói: ‘Vô thủy chúng sinh thế giới, sinh triền phược cố. ’

Xưa nay vốn vô thủyphương tiện nói là hữu thủy, có gì là bất khả?

Lữ Trừng nói: ‘Chúng sinh vọng sinh chân diệt, há chẳng phải lượng có tăng giảm chăng?’ Thật ra, vọng sinh chân cũng là bất giảm, như hoa đốm giữa hư không tuy có hiện ra, nhưng  hư không vẫn là bất độngbất biến, lượng của hư không há có tăng giảm chăng?

Lữ Trừng nói: ‘Thế giới chúng sinh diệt rồi thành chân, công đức chư Phật đến cùng tận biên tế vị lai, lại làm sao để nói?’ Vọng diệt rồi quy về chân. Duy chỉ là Nhất chân pháp giới. Còn điều gì để nói?

Lữ Trừng nói: ‘hoặc hiểu thế giới chúng sinh vốn không nầy, là danh xưng giả thuyết, nhưng  lại không phù hợp với nghĩa văn trên.’ Đây chỉ giải thích ý thế giới chúng sinh vốn không nầy, là lời giả thuyết hay chăng? Sao lại văn nghĩa trên dưới không phù hợp nhau?

Lữ Trừng tự mình nói xằng bậy, báng kinh báng pháp. Thật khiến lòng người  đau xót.

 

73. Điều thứ  bảy mươi ba trong văn của Lữ Trừng

Kinh nói chúng sinh có 12 loại, đó là do 3 lần giải thoát hết tất cả chúng sinh mà sửa lại thành. Kinh Kim Cang nói 4 loại như noãn sinh…, lấy sự thọ sanh  mà phân biệt tất cả các loại chúng sinh. Lại nói hai loại hữu sắc và vô sắc, lấy sự y chỉ mà phân biệt  tất cả các loại  chúng sinh. Lại nói về  ba loại hữu tưởngvô tưởngphi hữu tưởng phi vô tưởng, lấy cảnh giới sở nhiếp  mà phân biệt tất cả các loại  chúng sinh.   Ba lần liên tiếp đề cập, mà hoàn toàn không nêu ra (Kim Cang Kinh luận 金剛經論 của Vô Trước). Lại nữa, Phi hữu tưởng  phi vô tưởng chỉ là 1 loại, tức là Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Nay kinh lại cắt rời ra. Lại nữa, sai lầm khi  thêm Hữu sắc và Phi vô sắcThực raHữu sắc và Phi vô sắc  tức là Hữu sắc và Phi hữu sắc tức là Vô sắc. Thêm tên gọi lộn xộn. Đúng là thành hý luận.  Đó là điều sai lầm thứ bảy mươi ba.

☸ Biện giải điều thứ bảy mươi ba.

Kinh là Phật thuyết. Luận là đệ tử Phật thuyết.

Nay Lữ Trừng dẫn Kim Cang Kinh luận của Vô Trước để phê bình Kinh Thủ-lăng-nghiêm là ngụy. Đúng thực là đặt để gốc ngọn đã bị điên đảo.

 

74. Điều thứ  bảy mươi tư trong văn của Lữ Trừng

Thai tạng ngũ vị: yết-la-lam, v.v… là do  thứ lớp hữu sắc căn tăng trưởng mà phân định. Loài vô sắc hữutình, đã không phải là do vô sắc căn chấp thọ (kinh Giải thâm mật, phẩm Tâm ý thức) thì  hóa sinh, khởi ra rất nhanh (Du-già, quyển 2). Nay kinh ở nơi ngũ vị từng lớp, tùy ý nói thành noãn là  yết-la-lam, át-bộ-đàm (遏蒲曇). Há có loại  thai sinh không từ yết-la-lam sao?  Lại nữa, từ Hóa tướng trở xuống đều gọi là yết-nam, há không có vị thứ năm là bát-la-tra-khư sao? Cho đến loài vô sắc vô tưởng, vốn không có thai tạng ngũ vị,  đại khái cũng xưng yết-nam, các thứ đều là điên đảo.   Đó là điều sai lầm thứ bảy mươi bốn. (Loài chim đất và loài  phá kính, vốn rõ ràng là loài hữu sắc, lại nói là vô tướng, càng là đỗ soạn, không đáng phải biện luận)

☸ Biện giải điều thứ bảy mươi bốn.

Năm giai đoạn kết thai.[96]

1. yết-la-lam.  Hán dịch: ngưng hoạt凝滑. Trong thai 7 ngày đầu.

2. át-bộ-đàm:  Hán dịch: bào 疱.  Tướng hình thành   trong thai tuần thứ hai.

3.  bế thi:  Hán dịch: nhuyễn nhục 軟肉. Tướng hình thành   trong thai tuần thứ hai.

Thực ra trong kinh văn, trên dưới phản ánh đối chiếu nhau. Noãn sanh gọi là sơ vị yết-la-lam.  Không nói thai sanh  từ yết-la-lam khởi đi, đó là giản lược. Nên ở đây ngay noãn sanh nói là yết-la-lam, thai sanh là giai đoạn hai của thai, tức át-bộ-đàm. Thấp sanh là nói về giai đoạn thứ ba tức bế-thi. Dó thế từ đây xuống, hóa sanh là nói về kiện-nam, mà không nói giai đoạn bát-la-tra-khư, do bát-la-tra-khư  Hán dịch: hình vị, tức tay chân và các căn đã đầy đủ, cho nên chỉ nói đến kiện-nam.
Cho đến ‘vô sắc’ gọi là kiện-nam, tuy không phải là nghiệp quả sắc, nhưng  không trở ngại cho việc y vào định quả sắc mà lập danhngoài ra tuy không nằm trong ngũ vịđại khái gọi là kiện-nam. Nghiên cứu văn kinh, thấy rõ có nghĩa trên. Nếu không rõ ràng, tức mới gọi ‘các thứ đều là điên đảo.’

Còn nói ‘Loài chim đất và loài  phá kính’, tuy là loài hữu sắc, nay kinh nói là loài ‘vô tưởng’, do loài chim đất làm tổ ấp trứng bên gò đất, loài phá kính ấp trái cây độc thành con. Cha mẹ gặp con liền bắt ăn thịt.  Về phía cha mẹ, không nghĩ rằng đến đó bị con ăn thịt. Nên gọi là vô tưởngLữ Trừng hiểu sai lạc. Nên cho là ngụy.

 

75. Điều thứ  bảy mươi lăm trong văn của Lữ Trừng

Trong 44 dịa (giai vị), đầu tiên  kể Thập tín, là lấy trộm từ Anh lạc kinh.  Anh lạc kinh cũng là biên soạnlộn lạo từ Phạm võng kinh.  Tên gọi Thập tín trong Anh lạc kinh trước sau khác nhau, chính nó không xác định. Như dùng năm tên đầu: Tín, Tấn, Niệm, Định, Huệ. Năm căn tức phải theo thứ tự đó. Lại lộn lạo thành Tín, Tấn, Niệm, Định, Huệ. (Kinh Nhân Vương, Đường dịch, là đã dùng văn nầy cải lại thành cựu dịch). Nay Kinh Thủ-lăng-nghiêm sao chép văn ấy, giải thích gượng gạo, cho là trí huệ chiếu soi khắp nơi u tịch. Nên cho Huệ trước Định sau. Thế thì Ngũ cănNgũ lực đều là xằng bậy  hay sao?

Đó là điều sai lầm thứ bảy mươi lăm.

☸ Biện giải điều thứ bảy mươi lăm.

Kinh văn nói: ‘44 vị’ là để nói rõ thứ lớp các giai vị tu hành của hạnh Bồ-tát.

‘Thập tín’ có ’10 giai vị’. Tại sao lại lôi kéo Ngũ căn vào?

Lại nói: ‘lấy trộm từ Anh lạc kinh’.  Hoàn toàn là  lời nói do ức đoán của Lữ Trừng.  Vu báng một cách vô lý.

 

76. Điều thứ  bảy mươi sáu trong văn của Lữ Trừng

Giai vị cao nhất trong Thập địa là Kim cang dụ tâm. Đoạn trừ được liền chứng đắc trong sát-na, càng không có tiệm thứ (Thành Duy thức luận), quyển 9, v.v… Nay lại nói trong Kim Cang tâm, có sơ Càn huệ địa, các thứ đến 12 vị. Đó là điều sai lầm thứ bảy mươi sáu.

☸ Biện giải điều thứ bảy mươi sáu.

Kinh nói: ‘Sơ càn huệ địa trong Kim Cang TâmCông phu tu tập như vậy, trải qua lớp lớp mười hai tầng bậc.’ Cần gì phải dẫn đến ‘Thành Duy thức luận, rồi cưỡng ép cho là giống nhau?’ Thành Duy thức là luận do Bồ-tát tạo. Kinh Thủ-lăng-nghiêm là kinh do Đức Phật thuyết. Sao lại cho đệ tử vượt trên Thầy tổ?

Còn nói: ‘Kim cang dụ tâm. Đoạn trừ được liền chứng đắc trong sát-na.’ Trước Càn huệ địa,  là Sơ tâmkim cang. Đến Đẳng giác là hậu tâm kim cang.  Công phu tu tập như vậy, trải qua lớp lớp mười hai tầng bậc vừa đơn vừa kép, mới đạt đến quả vị tột cùng Diệu-giác.

Lữ Trừng nói: ‘Đó là điều sai lầm.’ Thật  là thuộc hàng ăn nói thiếu suy xét.

 

77. Điều thứ  bảy mươi bảy trong văn của Lữ Trừng

Đoạn kết đưa ra một đoạn kinh, mô phỏng từ kinh Viên Giác.  Cuối Kinh Viên Giác có đoạn: ‘Kinh nầy được các Đức Như Lai trong ba đời  gìn giữ và hộ trì, là chỗ quy y của  các vị Bồ-tát trong 10 phương, là con mắt thanh tịnh của 12 bộ kinh.’[97]  Nay kinh nầy bèn gọi là Thập phương Như Lai thanh tịnh hải nhãn. Kinh Viên Giác gọi là Đại phương quảng Viên Giác Đà-la-ni. Nay kinh nầy cũng gọi là Đại phương quảng Phật mẫu đà-la-ni. Kinh Viên Giác gọi là  Tu-đa-la liễu nghĩa (tên gọi nầy thật là chưa thông). Nay kinh nầy gọi là Tu chứng liễu nghĩa. Kinh Viên Giác gọi là Bí mật vương tam-muội. Nay kinh nầy gọi là Quán đảnh Thủ-lăng-nghiêm (tam-muội). Dấu vết sao chép, nhìn qua liền biết.

Đó là điều sai lầm thứ bảy mươi bảy.

☸ Biện giải điều thứ bảy mươi bảy.

Kinh Thủ-lăng-nghiêm, kinh Viên Giác đều là Phật nói. Bốn khoa Giáo, Lý, Hạnh, Quả đại thể là giống nhau, cho nên tên gọi nói chung là tương đồng. Sao lại nói là ‘mô phỏng’? Đây là cố ý vu báng, khiến cho mọi người phải run sợ.

 

78. Điều thứ  bảy mươi tám trong văn của Lữ Trừng

Kinh nói vua Lưu Ly giết sạch họ Thích nên bị sinh vào địa ngục. Xét về chuyện vua Lưu Ly, sau khi giét vua Ba-tư-nặc rồi tự mình lên ngôi, đồng với năm Đức Phật nhập diệt. Nay  phần tựa của kinh nói rằng vua Ba-tư-nặc có trong chúng hội. Sao lại có việc nầy? Hoặc là hiểu rằng kinh nầy không phải Phật thuyết trong chỉ một thời, nhưng  Đức Phật nói về chuyện vua Lưu Ly càng không phải ở Xá-vệ (trong Lưu Ly vương kinh… nói rằng Đức Phật thuyết kinh nầy ở thành Ca-duy, tức Ca-tì-la-vệ)…  kinh được thuyết ở nơi khác, ắt là phải khác hội. Tại sao lại kết tập thành một thiên?
Đó là điều sai lầm thứ bảy mươi bảy.

☸ Biện giải điều thứ bảy mươi tám.

Đức Phật thuyết kinh không phải chỉ nói ở một nơi. Ở phẩm tựa tuy có vua Ba-tư-nặc, nhưng  đến quyển 8 Đức Phật mới  nói đến chuyện vua Lưu Ly tàn sát dòng họ Thích. Nhân vào lúc đó vua Ba-tư-nặc băng hà, nên Đức Phật nói đến chuyện này. Có gì là không được?

‘Kinh được thuyết ở nơi khác, ắt là phải khác hội.?’ Kết tập thành một thiên, cũng là thường lệ. Như kinh Pháp Hoa, có 9 hội, nói ở 7 nơi. Xét Lưu Ly vương kinh,[98Đang lúc Vua Lưu Ly chinh phạt thành Ca-duy-la-vệ, Đức Phật biết được ý nầy, mới rời tinh xá, đến nơi đường hiểm yếu, ngồi xuống bên một gốc cây già khô héo.’ Nên biết rằng lúc Vua Lưu Ly tàn sát họ ThíchĐức Phật đang ở thành Ca-duy. Nhưng  việc Đức Phật nói rằng vua Lưu Ly đọa địa ngục, là khi Đức Phật ở tại thành Xá-vệ. Chuyện nầy có gì là không đúng?

Lữ Trừng cho chuyện nầy là ngụy tạo, thật là mưu cầu não loạn người nghe.

 

79. Điều thứ  bảy mươi chín trong văn của Lữ Trừng

Trong kinh nói rằng chúng sinh thăng trầm vì  tình loại được phân chia khu biệt  theo tình và tưởng. Ái dục là nhân của sinh tử. Vốn không luân hồi thì  chẳng dính líu gì đến tình. Tưởng là biến hànhvô tâm, không bày sẵn, thì làm sao có cái  bên ngoài tưởng? Nay lại nói thuần tưởng thì bay lên, thuần tình thì đọa xuống.
Đó là điều sai lầm thứ bảy mươi chín.

☸ Biện giải điều thứ bảy mươi chín.

Kinh nói: ‘Tình, tưởng.’  Thế nào là ‘tình’? Kinh nói: ‘Do ái nhiễm, nên phát khởi vọng tình.’

Thế nào là ‘tưởng’? Kinh nói: ‘Do khát ngưỡng, nên phát khởi hư tưởng.’ ‘Ái nhiễm’ là yêu thích, dính mắc với ngoại vật. Yêu thích mê dắm tự thân, nên gọi là nội phần.

‘Khát ngưỡng’ là ái mộ thánh hiền, ngưỡng mộ cái tốt đẹp của các ngài,  nên gọi là ngoại vật.

Lữ Trừng nói: ‘Tưởng là biến hành.’ Nên biết rằng tưởng nầy, không phải là tưởng của 5 thứ biến hành. Không  nói hươu thành ngựa được. Khiến  che mắt dối gạt người hậu học.

Nói ‘thuần tưởng thì bay lên,’ có nghĩa là toàn thiện thì thăng hoa; nói ‘thuần tình thì đọa xuống’ có nghĩa là toàn ác độc tất phải đọa lạc.

Lữ Trừng tự mình hiểu sai, cho kinh là ngụy tạo. Thật là hại mình hại người.

 

80. Điều thứ  tám mươi trong văn của Lữ Trừng

Kinh nói thập nhân, lục giao báo, xét dâm tham là một phiền não mà chia thành hai món tập (nhân), dối tụng các danh xưng nầy, đó cũng là ức đoán rồi tạo ra. Nghiệp nhân của sinh tử có ba thứ là tham sân si, không thể thiếu đi một. Nay nói 10 tập nhân, chỉ lưu lại ngu si. Đó là điều sai lầm thứ tám mươi.

☸ Biện giải điều thứ tám mươi.

Lữ Trừng nói: ‘xét dâm tham là một phiền não.’ Kỳ thật không phải như vậy. Kinh nói: ‘Tập khí chủng tửvẫn còn mà lại chồng thêm tập khí hiện tại.’[99] Tham tuy là một thứ phiền não, nhưng cảnh giới thủ chấp của  tham lại có: tài, sắc, danh, thực, thùy; không hẳn đó toàn là tham dâm, nên có sự phân chiathành  tập khí dâm,  tập khí tham. Lại nữa, kinh nói: ‘Mười tập nhân,’ trong đó có Kiến tập. Kiến tập là tà kiếnTà kiến tức thuộc về ngu si. Sao lại ‘chỉ lưu lại ngu si’? Lữ Trừng không hiểu rõ.  Vu báng cho là ngụy tạo.

 

81. Điều thứ  tám mươi mốt trong văn của Lữ Trừng

Kinh nói ác nghiệp do chúng sinh cùng tạo, đọa vào ngục A-tì. Mỗi mỗi tạo tác từ 6 căn, thành 64  tội vô gián. Xét trong đây kinh nói 6 căn tạo nghiệp, vốn là mới nghe. Còn dịch âm chữ A-tì, dịch nghĩa là vô gián, đúng ra là một pháp, phân chia lầm ra làm hai. Lại nữa, 8 địa ngục lớn, thứ 8 là địa ngục vô gián, cũng không có cách nói nào khác.
Đó là điều sai lầm thứ tám mươi mốt.

☸ Biện giải điều thứ tám mươi mốt.

Phãn ngữ A-tì,[100]  Hán dịch: vô gián. A-tì, vô gián, tuy là một nghĩa, nhưng số lượng thì có ít nhiều, do tội có nặng nhẹ nên  việc vào địa ngục thì không giống nhau. Cùng tạo ác nghiệp, thuần do tình ắt là chìm xuống, phải vào A-tì địa ngục (lưu ý không phiên âm chữ A-tì).

Sáu căn mỗi mỗi tạo nghiệp, tức chỉ cho một căn hoặc hai căn tạo nghiệp, là đọa vào địa ngục vô gián. (Trong văn của Lữ Trừng, đã viết nhầm, vốn trong kinh  là ‘nhập bát vô gián, viết thành  ‘bát bát vô gián’). Đó là do địa ngục A-tì có tám,  tám địa ngục  lạnh và 8 địa ngục nóng. Lữ Trừng viết: ‘phân chia lầm ra làm hai.’ Là đã hiểu sai.

Lữ Trừng còn viết: ‘6 căn tạo nghiệp, vốn là mới nghe.’ Đó là cái thấy hạn hẹp và kỳ quái của ông.

Lữ Trừng không nghe: Mắt thấy sắc, tai nghe âm thanh, tâm liền khởi niệm ác. Miệng lưỡi thì mắng người, thân thì giết hại người. Đây không phải là 6 căn tạo nghiệp hay sao?

 

82. Điều thứ  tám mươi hai trong văn của Lữ Trừng

Cựu thuyết nói có 8  đại địa ngục nóng, 10 đại địa ngục lạnh. Nên gọi 18 địa ngục. Nhưng  vốn ngoài  mỗi địa ngục còn có thêm 16 địa ngục nữa. Cách dịch mới và cũ không khác từ. Nay kinh lấy 18 địa ngục trong cựu dịch, nhưng  lại thêm vào đó 36 địa ngục, và 108 địa ngục. Đó là ức đoán rồi tạo nên , không có căn cứ. Đó là điều sai lầm thứ tám mươi hai.

☸ Biện giải điều thứ tám mươi hai.

Đọa vào địa ngục nhiều hay ít, đều do tội nặng hay nhẹ. Ai tội nặng thì vào địa ngục a-tì. Ai tội nhẹ thì vào 18 địa ngụccho đến 36 địa ngục, hoặc 108 địa ngục.   Do ra khỏi địa ngục nầy, lại chuyển vào địa ngục khác, qua đó  sẽ có lúc trả hết tội khổ. Nếu chỉ vào một địa ngục, ắt trường kỳ phải chịu tội khổ.

Lữ Trừng viết: ‘Nay kinh lấy 18 địa ngục trong cựu dịch, nhưng  lại thêm vào đó 36 địa ngục, và 108 địa ngục. Đó là ức đoán rồi tạo nên , không có căn cứ.’ Nên biết có ít nhiều địa ngục, chỉ Đức Phật   mới biết được. Sao lại dùng ý của phàm phu mà ức đoán?

 

83. Điều thứ  tám mươi ba trong văn của Lữ Trừng

Quỷ thú tức là ngạ quỷChánh pháp niệm xứ kinh, quyển 9, có nói đến 36 loại quỷ. Đều do đói khát tự thiêu đốt mình. Nay kinh lại trong loài quỷ, chia ra các loại Quái quỷ, Bạt quỷ, Ngạ quỷ, v.v… Lấy  cái chung làm  cái riêng, vốn đã là không căn cứ. Cho đến chuyện ngạ quỷ gặp gió liền thành hình, quỷ có hình chất, tứ đại đều có đủ. Há chỉ là gió thôi sao? Đó là điều sai lầm thứ tám mươi ba.

☸ Biện giải điều thứ tám mươi ba.

Lữ Trừng viết: ‘Quỷ thú tức là ngạ quỷ.’ Không phải hoàn toàn như vậy.

Loài quỷ gồm có: 1. Vô taì quỷ; 2. Thiểu tài quỷ; 3. Đa tài quỷ. (Trích từ A-tỳ-đạt-ma thuận chính lý luận).

[101]Nay kinh chỉ nói ‘Quái quỷ, Bạt quỷ, Ngạ quỷ, v.v…’, là do 10 tập nhân nên chiêu cảm 10 loại quỷ. Gieo nhân nào, chiêu cảm quả báo như vậy. Sao lại nói không có căn cứ?

Lữ Trừng viết: ‘ngạ quỷ gặp gió liền thành hình.’ Đúng ra trong văn kinh là: ‘ngạ quỷ gặp gió liền thành hình.’ Chứ hoàn toàn không phải ‘gặp gió liền thành hình.’

Lại nữa, Lữ Trừng viết: ‘quỷ có hình chất, tứ đại đều có đủ. Há chỉ là gió thôi sao?’ Lời nầy thật kì quặc, đã là quỷ có hình chất, tứ đại đầy đủ, há chẳng phải như loài người hay sao?

 

84. Điều thứ  tám mươi tư trong văn của Lữ Trừng

Ngoại đạo của Ấn Độ tu khổ hành mà đắc đạo, cũng gọi là Tiên nhân; cũng thuộc về nhân loại,  không phải là loài khác. Nay trong kinh ngoài 6 cõi luân hồi  ra, còn lập riêng thêm 10 loại tiên nhân. Thú là chỗ hướng đến, là do nghiệp chiêu dẫn. Nếu Tiên nhân do tu tập mà thành các bậc Vô sinh, vậy có liên quan gì đến nghiệp cảm mà cũng gọi là  thú? Đó là điều sai lầm thứ tám mươi bốn.

☸ Biện giải điều thứ tám mươi bốn.

Kinh Thủ-lăng-nghiêm nói rõ ‘Tiên thú’,  hoàn toàn không nói ‘… tu tập mà thành các bậc Vô sinh, ..’ Do Tiên thú vẫn còn trong luân hồi sinh tử, nên thời gian tu tập chính là nhân, thành Tiên là quả, tức là do nghiệp nhân mà chiêu dẫn, nên gọi là thú.

Lại nữa Đức Phật, A-la-hán đều là thuộc loài ngườichúng ta là phàm phu cũng thuộc loài người. Chỉ có thánh nhân với phàm phu là bất đồng, nên chia ra 10 pháp giớiTiên nhân tuy thuộc về nhân loại, nhưng  họ với con người nói chung không giống nhau, nên lập riêng một thú. Làm sao có chuyện ‘ngoài 6 cõi luân hồi  ra, còn lập riêng thêm 10 loại tiên nhân’ mà nói là ngụy tạo?

 

85. Điều thứ  tám mươi lăm trong văn của Lữ Trừng

Lạc biến hóa thiên trong Lục dục thiên vốn gọi là Tự lạc biến hóa ngũ trần để hưởng thọ dục lạc. Nay kinh soạn thành  Sinh việt hóa địa. Sao lại gọi là hóa? Lại nữa, Tha hóa tự tại thiên là ngoài việc tự biến hóa trần cảnh ra, còn khiến kẻ khác biến hóa, nên gọi là tự tại. Nay kinh gọi siêu hóa vô hóa, cũng chẳng đâu vào đâu.

Đó là điều sai lầm thứ tám mươi lăm.

☸ Biện giải điều thứ tám mươi lăm.

Kinh nói: ‘Sau khi mạng chung, sinh việt hóa địa.’ ‘Việt’ là vượt lên trên tầng trời dưới thấp. ‘Hóa’ là biến hóa năm món dục lạc đầy đủ, để tự thọ dụng, nên gọi là việt hóa địa. Tức Lạc biến hóa thiên.

Lữ Trừng nói: ‘Nay kinh soạn thành  Sinh việt hóa địa. Sao lại gọi là hóa?’ Điều nầy là do Lữ Trừngkhông hiểu.

Lại nữa, kinh nói: ‘Sau khi mạng chunghoàn toàn có thể ra khỏi cảnh giới siêu  hóa  và vô hóa.’ ‘Hóa’ là chỉ cho tầng trời thứ 5 Lạc biến hóa thiên. ‘Vô hóa’ là chỉ cho tầng trời thứ tư ở dưới. Nay tầng trời thứ 6 Tha hóa tự tại thiên, siêu hơn cả tầng trời thứ 5 ở dưới. Nên kinh nói: ‘siêu xuất hóa vô hóa,  cũng không có gì sánh bằng.’
Đây là do Lữ Trừng nói bậy. Thật là hại mình hại người.

 

86. Điều thứ  tám mươi sáu trong văn của Lữ Trừng

Lại nữa, Sắc giới thiêncựu dịch là Quang âm thiên, vốn là dịch sai (dịch đúng là Quang Tịnh). Nay kinh càng dùng từ đó mà không biết đã dịch sai, còn giải thích sai lạc rằng: hấp giữ viên quang (giải nghĩachữ Quang nầy), thành tựu giáo thể (giải nghĩa chữ âm).

Lại nữa, Vô tưởng thiên, trừ niệm đầu và niệm cuối, tất cả đều không còn niệm thô. Nay kinh lại bày đặt soạn thành nửa kiếp đầu sinh, nửa kiếp sau diệt.

Lại nữa, cách gọi trời Hữu đảnh, là Tam hữu đảnh, đúng ra là thuộc vào cõi Vô sắc. Nay kinh lại gọi biên tế cõi Sắc  là Hữu đảnh, đều là đỗ soạn.

Đó là điều sai lầm thứ tám mươi sáu.

☸ Biện giải điều thứ tám mươi sáu.

Lữ Trừng nói: ‘Sắc giới thiên,…, vốn là dịch sai.’ Căn  cứ kinh Pháp Hoa, phẩm Pháp sư công đức, có kệ rằng: ‘Kỳ chư phạm thiên thượng, Quang âm cập Biến tịnh’
kinh Pháp Hoa là do Pháp sư Cưu-ma-la-thập   dịch. Nói Pháp sư dịch sai được chăng?

Lữ Trừng nói: ‘Nay kinh càng dùng từ đó mà không biết đã dịch sai,’ Vậy xin hỏi riêng Lữ Trừng có biết đó là  dịch sai hay không? Pháp sư Cưu-ma-la-thập không bằng Lữ Trừng hay sao?

Kinh nói: ‘hấp giữ viên quang,… thành tựu giáo thể.’ Là nói rõ cõi trời nầy dùng ánh sáng (quang minh) thay thế cho lời nói. Như thế gian dùng văn tự thay thế cho lời nói vậy. Dùng quang âm để tuyên dươngPhật pháp  và giáo hóa. Có gì là không thể? Sao lại nói ‘giải thích sai lầm’?

Lại về Vô tưởng thiên, Kinh nói: ‘Sơ bán kiếp sinh, hậu bán kiếp diệt.’

‘Sơ bán kiếp sinh, hậu bán kiếp diệt.’ là do mới sinh vào cõi trời này, tập định nửa kiếp, diệt được phần tưởng. Tức Vô tưởng định đã thành tựu.

‘Hậu bán kiếp diệt’ là vào nửa kiếp sau, tưởng không còn sinh khởi trở lại, đó là Vô tưởng định bị họai diệt. Điều nầy nói rõ Vô tưởng định có thành có hoại, rốt ráo là không có tuyệt đối.

Lữ Trừng nói: ‘Đây là bày đặt.’ Thật là cố ý bươi móc.

Kinh nói: ‘Từ đây là cõi trời Hữu đảnh,’

‘Hữu đảnh’ là chỉ cho  cõi trời Sắc cứu cánhDo nơi cõi trời Sắc cứu cánh, ở trên đỉnh của Sắc giới, đó là ngằn mé của cõi Sắc giới. Nên gọi là Sắc biên tế.

Lữ Trừng nói: ‘Nay kinh lại gọi biên tế cõi Sắc  là Hữu đảnh, đều là đỗ soạn.’

Do Lữ Trừng không nghiên cứu học tập với tâm rỗng không, chỉ ôm lấy chủ quan mà nhìn vạn vật, mang trên mắt cặp kính màu,  nên nhận định suy lường tất cả mọi việc đều chỉ thấy mình là đúng, còn tất cả đều là sai thôi vậy.

 

87. Điều thứ  tám mươi bảy trong văn của Lữ Trừng

Lại nữa, Thức vô biên xứ trong cõi trời Sắc cứu cánh vẫn còn thuộc ý thức phân biệtluận thuyết về Ngũ vị vô tâm, không nghe nói trừ ra điều nầy (Thành Duy thức luận, quyển 7). Nay kinh soạn thành ‘chỉ  lưu lại A-lại-da  thức và mat-na thức,  nửa phần vi tế.’ Đây là cùng với Diệt tận định có gì sai khác chăng? Đó là điều sai lầm thứ tám mươi bảy.

☸ Biện giải điều thứ tám mươi bảy.

Về Thức vô biên xứ trong cõi trời Sắc cứu cánh ‘chỉ  lưu lại A-lại-da  thức và mat-na thức,  nửa phần vi tế.’

Điều nầy nói rõ về thức, chỉ lưu lại  toàn phần A-lại-da  thức và thức thứ 7 mạt na.  Nên kinh nói: ‘chỉ  lưu lại A-lại-da  thức và toàn bộ  mat-na, nửa phần vi tế.’

Đó là chỉ cho phần thô của thức thứ sáu là ý thức đã diệt, phần vi tế vẫn còn, nên nói là bán phần vi tế.

Lữ Trừng nói: ‘Nay kinh soạn thành ‘chỉ  lưu lại A-lại-da  thức và mạt-na thức,  nửa phần vi tế.’ Đây là cùng với Diệt tận định có gì sai khác chăng?’ Trong  câu văn của Lữ Trừng, đã bỏ sót chữ toàn (全). Không chỉ bỏ sót chữ, mà còn giải thích sai lạc, nói rằng ‘với Diệt tận định tương đồng.’ ‘Diệt tận định’ tức là Diệt thọ tưởng định. Hai tâm sở Thọ và Tưởng không còn nữa, gọi là Diệt tận định.

Tứ không thiên chỉ cho trạng thái hàng phục phiền não, chứ không phải diệt sạch phiền não. Làm sao tương đồng với Diệt thọ tưởng định được?

Lữ Trừng cố ý  làm cho hỗn tạp, rối loạn.

 

88. Điều thứ  tám mươi tám trong văn của Lữ Trừng

Tu-la chỉ thông với 3 đường. Nay kinh nói còn thông với súc sinh. Lại nữa, loài quỷ chỉ có hóa sinh hoặc kiêm thai sinh (Luận  Bà-sa; quyển 120; Trí độ luận, quyển 8). Nay kinh  nói quỷ còn có trong noãn sinh. Đó là điều sai lầm thứ tám mươi tám.

☸ Biện giải điều thứ tám mươi tám.

Kinh Thủ-lăng-nghiêm nói: ‘Loài a-tu-la có 4 cách sanh, nương vào noãn thai thấp hóa mà sanh ra, mà phân chia thành thiên, nhân, quỷ, súc sinh 4 loại.’ Căn cứ Trí độ luận,[102] quyển 8, nói: ‘Ngạ quỷ có hai cách sinh, hoặc thai sinh hoặc hóa sinh.’ Nên biết đây là chỉ bày hai cách sinh ra của loài ngạ quỷ, chẳng phải  không thừa nhận a-tu-la có 4 cách sinh ra. Nay kinh nói: ‘có loài a-tu-la do từ trứng sinh ra, loài quỷ cũng có dạng nầy. ’ Trong nhân địa của loài a-tu-la tuy có làm việc thiện,  nhưng  thích tranh đấu, nên bị đọa vào loài quỷ. Chỉ có ai tu nhân thiện mới được sinh vào loài a-tu-la. Còn tuy sinh vào loài quỷ, nhưng  phước lớn hơn loài quỷ.  Nên loại quỷ a-tu-la này, không phải là loại quỷ thông thường có thể so sánh được,  đó là  loài do từ noãn sanh.

Lữ Trừng viết: ‘Nay kinh nói quỷ còn có trong noãn sinh. Đó là điều sai lầm.’Đúng thật là  chính ông sai lầm mà thôi,

 

89. Điều thứ  tám mươi chín trong văn của Lữ Trừng

Kinh nói chung chỉ quán ma sự là ấm maThiên ma, trước sau để dứt sạch, xét kinh Niết-bàn, quyển 2; Trí độ luận quyển 5, nói rằng Bồ-tát chứng đắc pháp thân, mới phá được ngũ  ma. Làm sao mới tu chỉ quán mà có thể  trừ sạch các ấm ma? Đó là điều sai lầm thứ tám mươi chín.

☸ Biện giải điều thứ tám mươi chín.

Trí độ luận[103] nói: ‘Ma có 4 loại: 1 là phiền não ma, hai là ấm ma, ba là tử ma, 4 là Tha hóa tự tại thiênma. Các Bồ-tát muốn đắc Bồ-tát đạo, phá trừ phiền não ma. Chứng đắc pháp tánh thân.’

Nay kinh nói: ‘Lý tắc đốn ngộ, thừa nhộ tịnh tiêu. Sự phi đốn trừ, nhân thứ đệ tận.’ Trên  phương diện lý tánh, có thể đốn ngộ. Trên  phương diện sự tướng, ắt phải tu từ cạn đến sâu. Nên nói ngũ ấm lần lượttrừ sạch là vậy. Chứ không nói: ‘mới tu chỉ quán mà có thể  trừ sạch các ấm ma.’

Lữ Trừng nói điều nầy là ngụy tạo. Đó là lời nói hồ đồ.

 

90. Điều thứ chín mươi trong văn của Lữ Trừng

Kinh nói: ‘cái Không sinh ở trong tâm’. Lại nói ‘Một người phát tâm chân chánh quay về nguồn gốc,  cái Không nầy  trong 10 phương  tất phải tiêu trừ.’  Xét trong tâm chúng sinhpháp tánh tuy là một vị, nhưng  không phải là đồng một thể, nên chẳng phải một người thành Phật, tất cả đều được giải thoát. Làm sao có chuyện hư không khắp10 phương trong tâm bị tiêu vong?

Lại nữa, phần trước kinh văn có nói: ‘Hư không  chẳng phải do tạo tác, nên chẳng hoại diệt.’ Nhưng  rốt ráo không nghe nói hoại nát hư không. Trong kinh nầy nói là tiêu mất. Nói như thế nghĩa là sao?  Đó là điều sai lầm thứ chín mươi.

☸ Biện giải điều thứ chín mươi.

Kinh nói: ‘Một người phát tâm chân chánh quay về nguồn gốc,  cái Không nầy  trong 10 phương  tất phải tiêu trừ.’  Một người phát tâm chân chánh quay về nguồn gốc, là nói có người tu hành, trong bản tâm rực chiếu, phát minh ra rằng vốn mình có nguồn tâm chân thật, khi tâm quay về với nguồn gốc, ắt không còn mê, khi không còn mê, thì 10 phương hư không đều bất khả đắc đó vậy. Do 10 phương hư không  là mê muội mà thành ngoan không. Giác tức không mê, nên 10 phương hư không đều phải tiêu trừHoàn toàn chẳng phải một người thành Phật, tất cả đều được giải thoát.

Nếu nói: ‘hư không 10 phương ắt bị tiêu trừ.’  Tại sao chúng ta vẫn còn thấy hư không?  Đó là do chỗ thấy của chúng sinh khi họ chưa quay về nguồn tâm. Các bậc tu hành đã bỏ vọng quay về chân, thì trong tâm là cảnh giới giác ngộLữ Trừng nói: ‘Làm sao có chuyện hư không khắp10 phương trong tâm bị tiêu vong?’ Nói những lời nầy, thật là ấu trĩ.

Lữ Trừng dẫn kinh rằng: ‘Hư không  chẳng phải do tạo tác, nên chẳng hoại diệt.’ Lữ Trừng nói: ‘Nhưng  rốt ráo không nghe nói hoại nát hư không. Trong kinh nầy nói là tiêu mất. Nói như thế nghĩa là sao?’ Nên biết rằng: ‘Hư không là cái không bị hoại diệt.’ Đó là nói trên  phương diện sự tướng. Nay làm sáng tỏ nghĩa giác ngộ ‘tiêu trừ hư không’, là nói trên  phương diện đã chứng đắc lý tánh. Làm sao có chuyện lý sự không phân định rõ ràng? Mà có lời vu báng như vậy?

 

91. Điều thứ chín mươi mốt trong văn của Lữ Trừng

Năm uẩn là  tóm lược nghĩa tích tụ. Cựu dịch là Ấm. Có nới khác giải thích là  che, trùm (覆phú), nghĩa nầy vốn không dùng. Nay kinh chỉ lấy ý kia (Ấm) rồi giải thích là che trùm, tối tăm. Ấm bị tiêu trừ thì đi vào chỗ sáng (minh 明). Càng nói càng xa.
Đó là điều sai lầm thứ chín mươi mốt.

☸ Biện giải điều thứ chín mươi mốt

Trí độ luận nói: ‘Ngũ ấm thế gian.’ Kinh Pháp Hoa, phẩm An lạc hạnh[104] nói: ‘Dùng pháp giáo hóa tất cả chúng sinh, thấy đội quân  hiền thánh giao chiến với ngũ ấm maphiền não ma và tử ma.’

Trí độ luận nói: ‘Ngũ ấm  kinh Pháp Hoa cũng nói ‘Ngũ ấm.’ Bát-nhã tâm kinh  nói ‘ngũ uẩn 五蘊’. Ấm 陰 nghĩa là che khuất. Uẩn 蘊 nghĩa là tích tụ.  Ấm vốn đã có ý là che đậy khuất tất. Cũng tức có nghĩa là che đậyu ám.

Nay kinh nói rõ công phu thiền địnhcảnh giới u ám khuất tất đều được tiêu trừ, rồi thể nhập vào  kho tàng đại quang minh. Có gì là không đúng?

Lữ Trừng nói: ‘Nay kinh chỉ lấy ý kia (Ấm) rồi giải thích là che trùm, tối tăm. Ấm bị tiêu trừ thì đi vào chỗ sáng (minh 明). Càng nói càng xa.’ Đây thực là cố ý giải thích quanh cobáng Phật hủy pháp.

 

92. Điều thứ chín mươi hai trong văn của Lữ Trừng

Ngũ trược trong thế giới không thể phối hợp cũng ngũ uẩn. Nay kinh nói cứ mỗi ấm tiêu dung thì vượt qua một trược. Toàn là không có căn cứ.

Kiếp là thời phần, cùng với hành ấm có tương quan. Tại sao sắc ấm tiêu dung rồi thì không còn kiếp? Cõi trời Vô sắc giới kia  sống đến 8 vạn kiếp, lại chẳng còn kiếp nào sao? Thọ (ấm) quy về phiền não. Tưởng (ấm) thuộc hữu tình. Đồng với điên đảo nầy.  Đó là điều sai lầm thứ chín mươi hai.

☸ Biện giải điều thứ chín mươi hai

Kinh Thủ-lăng-nghiêm nói:  ‘cái thấy và hư không, đan dệt vào nhau mà hư vọng làm thành, gọi là kiếp trược.’[105]

‘Kiếp’ đúng thật là thời phần. Phàm tất cả sắc pháp đều có thời phần. Như sơn hà đại địa, có thành trụ họai không; thân thể thì có sinh lão bệnh tử. Đó đều là kiếp.

Khi sắc ấm tiêu dung, thành trụ hoại không cũng không còn, đều là bất khả đắc, nên gọi là vượt quakiếp trược. Lại nữa, khi sắc ấm tiêu dung,[106] do định lực rất sâu, nên sự suy xét tinh tường đều tiêu trừchướng ngại đã hết sạch, như con mắt sáng rỡ. Nên kinh nói: ‘Khi nào con mắt sáng tỏmười phương rỗng suốt, không còn tối tăm, gọi là lúc sắc ấm đã hết.’[107] Chứ không phải đem sắc thânbằng vật chất, v.v… mà tiêu diệt đi, rồi gọi là phá sắc ấm.

Lữ Trừng nói: ‘Ngũ trược trong thế giới không thể phối hợp cũng ngũ uẩn. Nay kinh nói cứ mỗi ấm tiêu dung thì vượt qua một trược. Toàn là không có căn cứ.’ Kỳ thật, nay trong kinh nầy đã tường tận vi tếthuyết minh. Tại sao lại không có căn cứ?

Lữ Trừng nói: ‘Kiếp là thời phần, cùng với hành ấm có tương quan. Tại sao sắc ấm tiêu dung rồi thì không còn kiếp?’

Do hành ấm có nghĩa là thiên biến, là tướng vi tế sinh diệt. Nay phá sắc ấm  thì vượt qua kiếp trược, là vượt qua được tướng thô.

Kinh nói: ‘Phá hành ấm rồi thì vượt qua chúng sinh trược.’ Lại nói: ‘như làn sóng lặng, nước yên trở lại, gọi là hành ấm hết, lúc ấy siêu việt chúng sanh trược.’

[108]Do hành ấm sinh diệt không dừng, nghiệp  thường vận đổng chuyển biến, nên làm cho chúng sinh  bị lưu chuyển. Khi hành ấm tiêu dung, ắt vượt qua chúng sinh trược.

Lữ Trừng  do chủ quan, xác định Kinh Thủ-lăng-nghiêm là ngụy tạo, nên không chịu lấy tâm vi tế mà nghiên cứu và đọc tụng, nên thấy trân bảo như là gạch ngói vụn. Khó tránh khỏi cực kỳ đa nghivô cùngvu báng.

 

93. Điều thứ chín mươi ba trong văn của Lữ Trừng

Kinh nói: ‘Sắc ấm tiêu dung, đại ngã mạn sinh khởi, mạn cùng với quá mạncho đến ti liệt mạn, nhất thời đều phát.’  Xét  cảnh sở duyên của bảy loại mạn nầy không giống nhau, vốn khó cùng khởi hoàn toàn (xem Câu-xá luận, quyển 19; Tạp tập, quyển 6). Nay kinh tiếp tục nói trong tâm còn xem nhẹ 10  phương Như Lai. Vậy đối với người nào mà có ti liệt mạn?
Đó là điều sai lầm thứ chín mươi ba.

☸ Biện giải điều thứ chín mươi ba

Kinh nói: ‘thấy sắc ấm đã hết, thọ ấm tỏ rõ, bèn cho như thế là đủ, trong tâm phát sinh 7 thứ ngã mạn.’[109]  Cảnh giới đó không giống nhau nên không cùng phát khởi một lượt.

Lữ Trừng nói: ‘Xét  cảnh sở duyên của bảy loại mạn nầy không giống nhau, vốn khó cùng khởi hoàn toàn.’ Nên  biết rằng tuy khó cùng khởi hoàn toàn, nhưng  con người có đầy đủ 7 thứ ngã mạn nầy.

Lữ Trừng nói: ‘Xét  Gọi ‘ti (liệt) mạn’ là tự mình cam chịu thấp bé, chẳng kính chẳng cầu; biết rõ là mình không với đến 10 phương chư Phật, thế nhưng  tự cao mà khinh thị Phật. Đây là ti (liệt) mạn, cũng gọi là tà mạn.

 

94. Điều thứ chín mươi tư trong văn của Lữ Trừng

Kinh nói: ‘khi thọ ấm đã hết rồi, tiến lên trải qua sáu mươi thánh vị, được ý-sinh-thân.’ Xét thân biến dịch, thọ các cảnh giới cao hơn, cùng 60 thánh vị có gì quan hệ nhau? Thọ ấm vốn lăng xăngThánh vịlà do có tâm, làm sao không có thọ? Tuy là biến hóa thân, sao lại có thể ở ngoài? Đó là điều sai lầm thứ chín mươi tư.

☸ Biện giải điều thứ chín mươi tư

Lữ Trừng nói: ‘Thọ ấm vốn lăng xăngThánh vị là do có tâm, làm sao không có thọ?.’

Nên biết rằng thọ của bậc thánh là vô thượng chánh thọ, khác với lạc thọkhổ thọ, càng không phải cái thọ lăng xăng (thiên hành).

Nay kinh nói: ‘khi thọ ấm đã hết rồi, tiến lên trải qua sáu mươi thánh vị, được ý-sinh-thân.’ Căn cứ Diệu tâm sớ[110giải thích: ‘ người phá được thọ ấm,  chứng được địa vị thứ 6 trong hàng thập thánhThành tựu ý sinh thân.’

Kinh Thủ-lăng-nghiêm nói: ‘Từ sơ địa cho đến địa thứ năm, thành tựu  tam-muội lạc chánh thọ,  đắc ýsanh thân.’ Chính là tương đồng với kinh nầy.

Do đây nên biết,  tiến lên trải qua sáu mươi thánh vị, chính là chỉ cho Thập địa.  Giai vị thứ sáu trong trong Thập thánh là Hiện tiền địa đó vậy.

Do tu định khi đạt được niềm vui chân không tịch diệt,  thì hoàn toàn thể nhập vào tất cả quốc độ của chư Phật một cách tùy ý vô ngại.

Lữ Trừng nói: ‘Tuy là biến hóa thân, sao lại có thể ở ngoài?’ Đây là cái thấy nông cạn của ông.

 

95. Điều thứ chín mươi lăm trong văn của Lữ Trừng

Kinh nói: ‘Khi tưởng ấm hết, căn nguyên sinh diệt từ đây hiển lộ.’ Xét về căn nguyên sinh diệt, phải với Phật nhãn mới thấy được. Thiền định diệt tưởng, sao đến dừng ở đó? Kinh văn trước có nói: ‘Cứu thứ đệ định không làm cho sạch hết các lậu.’ Với Diệt tận định, các tưởng vi tế tuy có diệt trừ, nhưng  không thể đạt đến rõ suốt ngồn gốc (sinh diệt). Bỏ cái nầy mà lấy cái bên ngoài, thiền định diệt tưởng, lại là như thế nào?

Đó là điều sai lầm thứ chín mươi lăm.

☸ Biện giải điều thứ chín mươi lăm

Kinh nói: ‘Khi tưởng ấm hết, căn nguyên sinh diệt từ đây hiển lộ.’

‘căn nguyên sinh diệt  là chỉ cho tất cả nguyên do gốc rễ của sự sinh diệt, tức là chủng tử vi tế hàm tàng trong thức thứ 8, là gốc rễ của hành ấm. Trước đó bị che khuất bởi tưởng ấm, nên không thể nhận rađược. Nay tưởng ấm đã tiêu dung, động niệm đã hết sạch, nên cội gốc sinh diệt  của hành ấm   từ đây được phơi bày.

Lữ Trừng nói: ‘Xét về căn nguyên sinh diệt, phải với Phật nhãn mới thấy được.’ Nên biết rằng Phật quảthực là đã diệt sạch căn nguyên sinh diệt, chẳng phải không hiển lộ. Nay nói rõ khi tưởng ấm tiêu dung, căn nguyên sinh diệt theo đó hiển bày mà thôi. Do tu thiền định diệt tưởng, hành ấm hiện ra, nên có thể đến chỗ đó.

Lữ Trừng nói: ‘Thiền định diệt tưởng, sao đến dừng ở đó?’ (Trong văn của Lữ Trừng đã chép sai chữ thử 此 thành chữ chỉ 止, do thế đã giải nghĩa sai ý của hai chữ ‘phi lộ 披露’.

Lữ Trừng dẫn kinh rằng: ‘Cửu thứ đệ định không làm cho sạch hết các lậu.’ Với Diệt tận định, các tưởng vi tế tuy có diệt trừ, nhưng  không thể đạt đến rõ suốt ngồn gốc (sinh diệt). Bỏ cái nầy mà lấy cái bên ngoài, thiền định diệt tưởng, lại là như thế nào?’

Nên biết ý kinh là : ‘trước mắt tuy thành tựu cửu thứ đệ định, nhưng  chưa được sạch các lậu, thành A-la-hán, đều do chấp thủ vọng tưởng nầy, lầm cho là chân thật.’ Do chấp vọng tưởng sinh diệt lầm cho là chân thật. Nên biết nếu không phá trừ tưởng ấm, làm sao có thể thông đạt căn nguyên sinh diệt?  Nay dùng công phu thiền định diệt tưởng, nên ‘căn nguyên sinh diệt theo đó hiển bày.’ Lữ Trừng nói: ‘thiền định diệt tưởng, lại là như thế nào?’ Đó là do ông không đọc kỹ kinh văn. Nên có câu hỏi nầy.

 

96. Điều thứ chín mươi sáu trong văn của Lữ Trừng

Mười loại ma của hành ấm, trong kinh y theo 62 kiến chấp, xếp chung 10 loại. Thật ra mỗi loại kiến chấpđều khác nhau, không phải chỗ kế chấp của từng người. Nay ghép hai vô nhân luận thành của một phái ngoại đạo, ắt là khó thông.

Lại ngay ở trong  hai vô nhân luận mà nói nhãn căn được 800 công đức, thấy được 8 vạn kiếpCông đức của nhãn căn là phải đợi đến lúc vô lậu chuyển y (Trang nghiêm kinh luận, quyển 3). Đã được chuyển y rồi, sao còn gọi là ngoại đạo?

Đó là điều sai lầm thứ chín mươi sáu.

☸ Biện giải điều thứ chín mươi sáu

 Vô nhân luận, có hai: Bản vô nhân  và Mạt vô nhân. Gọi ‘Bản vô nhân’, là chỉ thấy chúng sinh theo nghiệp mà làm nên bị thiên lưu. Luân hồi  trong vòng 8 vạn kiếp. Ngoài 8 vạn kiếp thì sao? Ắt là hoàn toàn không biết được. Nên được kể là Bản vô nhân.

‘Mạt vô nhân’ là cho rằng con người trở lại sinh ra con người. Ngộ ra chim trở lại tự nhiên sinh ra chim. Chim từ xưa nay tự nhiên là màu đen. Con cò xưa nay vốn tự nhiên là trắng. Từ 8 vạn kiếp đến nay, chưa từng thay đổi. Tự nhiên vốn như thế. Lệ thường là trong  vị lai cũng là vô nhân. Nên gọi Mạt vô nhân.

Lữ Trừng nói: ‘Nay ghép hai vô nhân luận thành của một phái ngoại đạo, ắt là khó thông.’

Nay hỏi có gì không thông chăng?

Do tưởng ấm đã tiêu dung rồi, nương đây nhãn căn trở nên thanh tịnhđạt được 800 công đức, nên có thể thấy được sự việc trong  vòng 8 vạn kiếp. Nhưng  việc ngoài 8 vạn kiếphoàn toàn không biết được.

Do đó, tính luôn bản mạt trong vô nhân luận, kiến giải nầy với luận thuyết của tự nhiên ngoại dạo giống nhau, nên nói rơi vào tà thuyết ngoại đạo.

Là như có một số Phật tử, tuy có thể giảng thuyết Phật pháp, nhưng  kiến giải của họ thì trái ngược với Phật pháp,  những người đó cũng đồng như ngoại đạo.

Căn cứ kinh Pháp Hoa, phẩm Pháp sư công đức,[111]  ‘Nếu có thiện nam tử thiện nữ nhân thọ trì đọc tụnggiảng thuyết, biên chép kinh Pháp Hoa, người đó sẽ được 800 công đức nơi nhãn căn.’

Do đọc tụnggiảng thuyết, biên chép kinh Pháp Hoa, người đó sẽ được 800 công đức nơi nhãn căn. Nay kinh nói: ‘Tưởng ấm đã tiêu dung.’ Há không có được 800 công đức ở nhãn căn hay sao?

 

97. Điều thứ chín mươi bảy trong văn của Lữ Trừng

Bốn  Biến thường luận thuộc về cái thấy tiền tế (quá khứ), đều không như thật mà có vọng chấp đối với sinh diệt. Nay kinh lại nói cái thấy không sinh diệt cho là biến thường, lại là một phần thường, vốn sinh ra chỗ nào, không biết như thật nên sinh ra vọng chấp. Nay kinh lại nói ngũ ấm tiêu dung  hoặc hết rồi cho  đó là một phần. Cho đến hữu biên, chỉ cho thế gian, lại nói chúng sinh nửa sinh nửa diệt, đều không thể nào hiểu được. Đó là điều sai lầm thứ chín mươi bảy.

☸ Biện giải điều thứ chín mươi bảy

Nói đến  ‘Bốn Biến thường luận,’ Kinh nói: ‘Trong tánh viên thường, khởi tâm  so đo (kế đạc), người ấy liền rơi vào bốn biến thường luận.’

‘Viên thường’, thấy khắp mọi nơi, gọi là viên, thấy các nơi chốn đó đều tương tục, gọi là thường. Do không biết tính tương tục ở khắp mọi nơi mà tướng sinh diệt của hành ấm  thiên lưu, nên khởi tâm so đo nơi tính viên thường nầy.  Tức là ngay nơi tính sinh diệt của hành ấm mà khởi tâm so đo. Chứ không phải nói,  cái thấy không sinh diệt cho là biến thường.

Lữ Trừng nói: ‘Nay kinh lại nói cái thấy không sinh diệt cho là biến thường.’ Đó là cái hiểu sai lầm của ông.

Lại nói: ‘một phần thường’ là, theo kinh văn:  ‘khởi tâm so đo giữa ta và người, người ấy bị đọa vào bốn thứ kiến chấp điên đảo, một phần vô thường, một phần chấp thường luận.’[112]

Giữa ta và người, giữa các quốc độ, thân và tâm, ngũ ấm so đo giữa thường và vô thường.

Lại nữa, kinh nói: ‘trong phân vị  khởi tâm so đo, người ấy bị đọa vào bốn thứ Hữu biên luận:’

‘Phân vị’, theo Ôn Lăng,[113] ‘’Phân vị có 4: một là Tam tế phần vị; hai là Kiến văn phân vị; ba là Bỉ ngã phân vị; bốn là Sinh diệt phân vị.’

Ở trong bốn phân vị nầy mà phát sinh so đo, nên đọa vào ngoại đạo, đọc kỹ kinh văn liền biết rõ.

Nói: ‘Chúng sinh nửa sinh nửa diệt’ là đứng về  phương diện sinh diệt, so đo hữu biên vô biên.

Do  thân của hành giả trước mắt, từ ngũ ấm hợp thành, nay thấy ba ấm trước đã phá, nên gọi là hữu biên; hai ấm sau chưa phá, nên gọi là vô biên.

Với cái thân có cái đã phá, có cái chưa phá, nên so đo nơi thân mà nửa sinh nửa diệt.

Lữ Trừng nói: ‘Cho đến hữu biên, chỉ cho thế gian, lại nói chúng sinh nửa sinh nửa diệt, đều không thể nào hiểu được.’ Do Lữ Trừng không thể hiểu nổi, nên nói bậy kinh là ngụy tạo.

Vả lại, Lữ Trững chỉ ra: ‘Bốn  Biến thường luận thuộc về cái thấy tiền tế (quá khứ ), đều không như thậtmà có vọng chấp đối với sinh diệt. Nay kinh lại nói cái thấy không sinh diệt cho là biến thường. Lại là một phần thường, vốn sinh ra chỗ nào, không biết như thật nên sinh ra vọng chấpCho đến hữu biên, chỉ cho thế gian.’
Xin hỏi  vốn (dịch chữ bổn本) là vốn ở đâu?  Là vốn ở lời nói ức đoán chăng?

 

98. Điều thứ chín mươi tám trong văn của Lữ Trừng

Trong năm cái thấy hậu tế (tương lai), bốn hữu tưởng luận sau khi chết, lại chấp ngã hữu sắc hay ngã vô sắc, nên thông cả tam giới. Nay kinh sửa thành 4 câu là ngã ở trong sắc, ắt là không thông với Vô sắc. Lại nữa, cái thuộc về hữu tưởnggiải thích là hữu tướng, cũng thuộc về đỗ soạn (bịa đặt). Những thuyết khác về vô tưởng còn lại đều là chẳng phải, cũng đều thuộc giải thích ức đoán, không có chỗ y cứ.

Đó là điều sai lầm thứ chín mươi tám.

☸ Biện giải điều thứ chín mươi tám

Lữ Trừng nói: ‘Trong năm cái thấy hậu tế (tương lai), bốn hữu tưởng luận sau khi chết, lại chấp ngã hữu sắc hay ngã vô sắc, nên thông cả tam giới .’
Không rõ lời nầy y cứ kinh luận nào?  mà không thấy thuyết minh?

Nếu có chỗ căn cứ, không nhất định giống nhau. Nếu giống nhau thì ông nói ‘trộm chép’; nếu khônggiống nhau thì ông nói ‘tùy ý sửa đổi.’

Lữ Trừng nói: ‘Nay kinh sửa thành 4 câu là ngã ở trong sắc, ắt là không thông với Vô sắc.’ Sao lại phải thông với Vô sắc giới? Lữ Trừng hiểu sai rồi! Thật ra, ý kinh chỉ nói hành giả rơi vào bốn loại tà kiếntrong 62 kiến chấp của ngoại đạo.

Về ‘62 kiến chấp của ngoại đạo,’ xuất xứ từ kinh Đại bát Niết-bàn,[114]
‘Bốn loại tà kiến,’ là ở trong ngũ ấm, gồm:

1. Cho sắc là lớn, ngã là nhỏ, ngã ở trong sắc;

2. Cho sắc là lớn, ngã là nhỏ, ngã ở trong sắc;

Nay hành giả duy ở trong 4 uẩn trước mà lập luận, là tuy sắc thân đã chết, nhưng  ngã vẫn còn tồn tại, nên cho rằng sau khi chết vẫn còn tướng.

Sắc ấm đã  như vậy, 3 ấm còn lại cũng như thế. Như vậy tuần hoàn, nên có 16 tướng.

Lữ Trừng nói: ‘cái thuộc về hữu tưởnggiải thích là hữu tướng.’ Điều nầy thật là hiểu sai của Lữ Trừng, lại vu báng cho kinh là ngụy tạo.

Lữ Trừng nói: ‘những thuyết về vô tưởng còn lại đều là chẳng phải, cũng đều thuộc giải thích ức đoán’.
Nay kinh nói: ‘Tám vô tướngsau khi chết đều không còn.’   Trong kinh phân tích rất tường tận.
Lữ Trừng đã cưỡng lấy ‘vô tướng’  thành ‘vô tướng’ Tự chiêu lấy nghiệp vu báng, lại trở ngược cho kinh (Thủ-lăng-nghiêm) giải thích theo ức đoánNhư Lai nói đây là hạng người đáng thương xót.

 

99. Điều thứ chín mươi chín trong văn của Lữ Trừng

Kinh nói: ‘sinh diệt đã diệt, mà trong tịch diệt, tinh diệu chưa tòan.’ Xét câu văn nầy xuất xứ từ kệ tụngtrong kinh Niết-bàn: ‘sinh diệt diệt dĩ, tịch diệt vi lạc.’ Bài  kệ tụng nầy chỉ cho các hành hữu lậu, có sinh có diệt,  sinh diệt  là khổ, tịch diệt kia là vui (Du-già, quyển 18). Đây là lấy hình tướng sinh diệt và tịch diệt vốn không diệt, rồi mới dần dần đến vui. Nên Du-già dịch là ‘Do sinh diệt cố.’ (Đối chiếu câu này trong bản Phạn, cũng nói: ‘sinh rối thì diệt.’ chứ không có ý đã diệt rồi; 滅己). Sao lại có cảnh giới đã diệt hết sinh diệt rồi mà tịch diệt chưa toàn?   Như trong kinh Niết-bàn cựu dịchsinh diệt diệt rồi, tức phải là tịch diệt. Sao lại nói chưa toàn? Đó là điều sai lầm thứ chín mươi chín.

☸ Biện giải điều thứ chín mươi chín

Kinh nói: ‘sinh diệt đã diệt, mà trong tịch diệt,  tính tinh diệu chưa tòan.’ Là chỉ cho sinh diệt trong hành ấm đã sạch; nhưng   tính tinh diệu chưa tòan là, nói rõ hành ấm đã bị phá trừ, như nước mới lặng yên, tướng nhiễu động vẫn còn, ánh sáng tịch nhiên  vắng lặng chưa được  viên toàn.

Lữ Trừng lại vô cớ lôi kéo  câu kệ ‘sinh diệt diệt dĩ, tịch diệt vi lạc’ trong kinh Niết-bàn vào. (Văn của Lữ Trừng đã chép nhầm chữ  已 thành chữ kỷ 己). Cố ý giải thích quanh coPhá hoại chính pháp, làm hại mình hại người,

 

100. Điều thứ một trăm trong văn của Lữ Trừng

Kinh nói: ‘Từ trong các căn hỗ dụng mà có thể nhập vào Kim Cang càn huệ của Bồ-tát, như vậy là vượt qua hàng Thập tín, vào biển Như Lai.’

Xét 6 căn hỗ dụng, thì cần phải chuyển y (Trang nghiêm kinh luận, quyển 3). Kim Cang tâm này là cho hậu sự.  Nay kinh nói do hỗ dụng mà nhập Kim Cang tâm,  thế thì điên đảo rồi. Kim Cang tâm đoạn trừ  mê hoặc trong từng sát-na, niệm kế liền chứng bồ-đề, làm sao có các thứ càn huệ? Đạt đến Kim Cang tâm vốn chính là cứu cánh, lại làm gì có siêu việt? Chỉ do tu quán mới đắc được Kim Cang tâm là nghi vấn rồi. Đó là điều sai lầm thứ một trăm.

☸ Biện giải điều thứ một trăm

Kinh nói: ‘Từ trong các căn hỗ dụng mà có thể nhập vào Kim Cang càn huệ của Bồ-tát.’

Sáu căn hỗ dụng, tức là vạn pháp đều viên dung, đương nhiên đó là đã chuyển ý. Đó là nói chuyểnphiền não y bồ-đề vậy.

Có thể nhập vào Kim Cang càn huệ, do kim cang  rất là sắc bén, dụ cho có thể đoạn trừ sạch phiền não. Nay từ trong 6 căn hỗ dụng mà có thể nhập vào Kim Cang càn huệ của hàng Bồ-tát, dứt trừ sạch vô minh.

Nên kinh nói: ‘Như vậy siêu việt Thập tínThập trụThập hạnhThập hồi hướngTứ gia hành tâm, qua Kim Cang thập địa, sở hành của hàng Bồ-tát, Đẳng giác viên minh, nhập vào biển Diệu trang nghiêmcủa Như Lai.’

Tức ví như trong một lớp có một học sinh, do thông minh lợi trí, do trong lớp có 5 học sinh được tốt nghiệp thẳng, học sinh thông minh nầy ắt là hơn hẳn 2, 3 , 4  trong số các học sinh kia.

Nay kinh nói: ‘Các ấm trừ sạch rồi, nên hiện tiền 6 căn hỗ dung.’ Tức là một căn thấy rõ cả 6 trần, một trần ứng khắp cả trong  6 căn, không chướng không ngại. Có công hạnh như vậy, nên có thể siêu việt  các loại vị thứ. Có gì là điên đảo?

Lữ Trừng nói: ‘do hỗ dụng mà nhập Kim Cang tâm,  thế thì điên đảo rồi.’ Ý của Lữ Trừng là, ban đầuphải nhập vào Kinh Kim Cang tâm, rồi sau mới được 6 căn hỗ dụng.

Thật ra, khi đã đoạn trừ được vô minh, đâu còn có trước sau nữa?

Lữ Trừng còn nói: ‘Chỉ do tu quán mới  chứng đắc Kim Cang tâm là nghi vấn rồi.’

Câu này hỏi điều  kỳ lạ. Thử hỏi không phải do tu chỉ quán mà đắc Kim Cang tâm đoạn trừ phiền não, thì phải nương vào đâu để được Kim Cang tâm?

 

101. Điều thứ một trăm lẻ một trong văn của Lữ Trừng

Kinh nói: ‘Năm ấm thay nhau sinh khởi.’ Lại nói: ‘Lý tắc đốn ngộ, sự tắc tiệm trừ.’ Xét  về pháp Ngũ ấm, sắc và tâm nương nhau, khi khởi thì cùng khởi. Còn với thọ tưởng, ba thứ đều là biến hành, cũng không có thứ lớp.  Sao nói thay nhau sinh khởi.? Cho đến Ngũ ấm dần dần diệt tận, sự lý đều không. Há có thể nhổ một lượt các biến hành kia khiến cho nó không tương ưng sao? Thiền gia Bắc tông có thuyết đốn ngộ tiệm tutác giả lấy trộm ý tưởng nầy để soạn kinh. Đó là điều sai lầm thứ một trăm lẻ một.

☸ Biện giải điều thứ một trăm lẻ một.

Căn cứ Diệu tâm sớ,[115giải thích: ‘Ngũ ấm, nếu theo lý mà nói, thì có thể nói vốn không sinh diệt. Như khi khởi một niệm duyên với tâm cảnh, tức liền có đủ ngũ ấmThức tâm, tức thức ấm, khởi lên tức là hành ấm. Khởi niệm trước cảnh trần tức là tưởng ấmLãnh nạp tiền cảnh tức là thọ ấmtiền cảnh tức là sắc ấm. Nhiếp phục các niệm, quay về chân thể, tức là diệt tan ngũ ấmThực ra sinh chẳng  có chỗ sinh, sinh chẳng  có chỗ sinh. Còn nói theo sự, thì ngũ ấm chồng chất sinh khởi, sinh thì từ nhỏ nhiệm đến  nổi bật, diệt thì từ nhỏ nhiệm đến  nổi bật trở về nhỏ nhiệm.  Nên nói: ‘Sinh do thức mà có, diệt là từ sắc ấm.’

Nay Lữ Trừng nói: ‘Xét  về pháp Ngũ ấm, sắc và tâm nương nhau, khi khởi thì cùng khởi. Còn với thọ tưởng, ba thứ đều là biến hành, cũng không có thứ lớp.  Sao nói thay nhau sinh khởi?’ Câu nói nầy đều là tưởng tượng ức đoán. Há lại có thể đem tưởng tượng ức đoán của mình rồi tự phán định cho kinh là ngụy tạo sao?

Lữ Trừng nói: ‘Thọ tưởng tam,’ Thọ và tưởng là hai, sao lại có ba? Lại nữa, Lữ Trừng nói: ‘Há có thể nhổ một lượt các biến hành kia khiến cho nó không tương ưng sao?’ Xin hỏi nếu biến hành không thể nào nhổ một lượt, thế chẳng phải là nhổ một cái là nhổ tất cả hay sao? Hoặc là mãi mãi không thể nào nhổ được sao? Nếu vĩnh viễn không nhổ được, thì tâm sở pháp là vĩnh hằng hay sao? Nếu tâm sởpháp là vĩnh hằng không thể nhổ sạch, làm sao chuyển thức thành trí được?

Lữ Trừng lại nói: ‘Ngũ ấm dần dần diệt tận, sự lý đều không.’

Nay kinh nói: ‘Lý tắc đốn ngộ, thừa ngộ tịnh tiêu’

Lữ Trừng  nói: ‘sự lý đều không.’ Đó là lời nói sai lạc.

Lữ Trừng nói: ‘Thiền gia Bắc tông có thuyết đốn ngộ tiệm tutác giả lấy trộm ý tưởng nầy để soạn kinh.’

Nên biết thuyết đốn ngộ tiệm tu với ý kinh là phù hợp nhau. Nay Lữ Trừng vu báng ‘lấy cắp ý đó để soạn kinh.’ Kỳ thật, Lữ Trưng nào biết Thiền tông không y cứ và kinh để lập thuyết  hay sao?

 

Thích Nhuận Châu

Chùa Tăng Hội, thác Giang điền, Đồng Nai, 2017

 


 

Khai Thị Về Kinh Và Chú Thủ Lăng Nghiêm

Hòa Thượng Tuyên Hóa

Đại Biểu Chánh Pháp – Kinh Lăng Nghiêm

Kinh Lăng Nghiêm là kinh được dùng như kính chiếu yêu quỉ trong Phật giáo. Tất cả các loại thiên ma, ngoại đạo và các loại ma quỉ ly, mỵ, vọng lượng đều tự phơi bày chân tướng khi gặp phải Kinh Lăng Nghiêm. Chúng không có cách nào che dấu và cũng không có chỗ để chạy trốn. Trong quá khứ, khi Đại sư Trí Giả nghe thấy có sự hiện hữu của kinh này, ngài hướng về nước Ấn Độ lễ lạy suốt mười tám năm. Trong mười tám năm đó, ngài dùng tâm chân thành tột bực để cầu nguyện Kinh này sẽ dược truyền bá đến Trung Hoa.

Trong tất cả những vị cao tăng thạc đức trong quá khứ, tất cả những tăng ni trí tuệ cao thượng, không có một vị nào mà không ca tụng kinh Lăng Nghiêm. Vi vậy, hễ Kinh Lăng Nghiêm còn tồn tại trên thế gian này, thì Phât Pháp còn tồn tại. Nếu Kinh Lăng Nghiêm bị hủy diệt thì Phật Pháp cũng sẽ bị hủy diệt theo. Phật Pháp sẽ suy tàn như thế nào ? Đó là khi Kinh Lăng Nghiêm bắt dầu bị hủy diệt. Ai sẽ hủy diệt Kinh Lăng Nghiêm ? Những thiên ma ngoại đạo sẽ hủy diệt kinh Lăng Nghiêm. Chúng thấy kinh Lăng Nghiêm giống như cây đinh trong mắt của chúng, như cây gai nhọn trong thớ thịt của chúng. Chúng không thể ngồi yên, hay đứng yên, mà sẽ tìm cách tạo ra một tà thuyết mới cho rằng Kinh Lăng Nghiêm là giả tạo.

Là Phật tử, chúng ta nên nhận biết đạo lý chân thật. Mỗi chữ giáo pháp trong kinh Lăng Nghiêm đều là tuyệt đối chân thật, hông một chữ nào không diển bày chân lý. Vì vậy hiện tại chúng ta đang nghiên cúu phần Năm Mươi Ấm Ma, chúng ta càng nên nhân thức kinh Lăng Nghiêm quan trọng như thế nào. Kinh Lăng Nghiêm là kinh mà các loại tà ma, quỉ, yêu tinh sợ nhất.

Hòa Thượng Hư Vân sống đến 120 tuổi, và trong suốt cuộc đời của mình, ngài đã không viết chú giải cho bất cứ một kinh nào khác ngoại trừ kinh Lăng Nghiêm. Ngài đặc biệt cẩn thận giữ gìn những bản thảo chú giải của mình về kinh Lăng Nghiêm. Ngài giữ gìn những bản thảo này qua nhiều thập niên, nhưng sau đó chúng đã bị mất trong biến cố Vân Môn. Đây là việc khiến Hòa Thượng Hư Vân ân hận nhất trong đời. Ngài đề nghị rằng, là người xuất gia, chúng ta nên nghiên cứu học kinh Lăng Nghiêm cho đến mức mà chúng ta có thể tụng đọc thuộc lòng Kinh từ đầu đến cuối cũng như từ cuối lên đầu, xuôi ngược đều thuộc. Đó là đề nghị của ngài. Tôi biết rằng, suốt cuộc đời ngài, Hòa Thượng Hư Vân đã xem Kinh Lăng Nghiêm đặc biệt quan trọng.

Khi có người cho Hòa Thượng Hư Vân biết rằng có những người cho Kinh Lăng Nghiêm là giả tạo, ngài giảng giải rằng sự suy đồi của Phật pháp xảy ra chỉ vì những người này đã tìm cách cho rằng mắt cá là ngọc trai, làm mê lầm người khác khiến họ không phân biệt được đúng sai. Họ làm cho chúng sanh mù quáng đến nỗi không còn nhận thức được Phật pháp. Họ cho thật là giả, cho giả là thật. Hãy nhìn xem: người này viết một quyển sách và mọi người đều đọc, người kia viết một quyển sách và mọi người cũng đều đọc. Còn Kinh thật do chính Phật nói thì nằm trên kệ sách, không ai từng đọc đến. Từ điều này, chúng ta có thể thấy rằng nghiệp của chúng sanh rất nặng. Nếu họ nghe điều tà tri tà kiến, thì sẵn sàng tin liền. Còn nếu quý vị nói Pháp dựa trên chánh tri chánh kiến, thì họ sẽ không tin theo. Tại sao họ không tin theo ? Vì họ không có đủ thiện căn và nền tảng tốt. Đó là lý do vì sao họ có sự nghi ngờ đối với Chánh pháp. Họ luôn hoài nghi và không muốn tin.

Ở đây tại Vạn Phật Thành, chúng ta sẽ lập Lăng Nghiêm Đàn Tràng, như thế sẽ là nơi lý tưởng cho những ai muốn phát tâm đọc tụng Kinh Lăng Nhiêm mỗi ngày một hay hai tiếng đồng hồ. Quý vị có thể học Kinh Lăng Nghiêm hằng ngày như đang học ở trường học, và học thuộc lòng để quý vị có thể tụng từ trí nhớ. Nếu quý vị có thể tụng từ trí nhớ Kinh Lăng Nghiêm, Kinh Pháp Hoa hay ngay cả Kinh Hoa Nghiêm, thì đó là điều tốt nhất. Nếu có người nào có thể thuộc lòng Kinh Lăng Nghiêm, Kinh Pháp Hoa và Kinh Hoa Nghiêm, thì điều này có nghĩa rằng vẫn còn Chánh pháp tồn tại trên thế gian này. Vì vậy, tại một nơi kỳ diệu như Vạn Phật Thành, mọi người nên phát tâm Bồ đề làm những việc này. Không phải rằng chúng ta tranh nhau, nhưng chúng ta nên trở thành kiệt xuất, vượt lên đám đông, để làm những việc này.

Trong quá khứ, tôi có một uớc vọng: Tôi muốn có thể tụng thuộc lòng kinh Lăng Nghiêm và kinh Pháp Hoa. Ở Hồng Kông, có một môn đệ tên Quả Nhất (Hằng Định) có thể tụng thuộc lòng Kinh Lăng Nghiêm. Tôi dạy ông ta học Kinh Pháp Hoa, nhưng cuối cùng có lẽ ông ta vẫn chưa học thuộc hết, đó là điều rất đáng tiếc. Ở một nơi tốt đẹp như chúng ta đang có ở đây, tất cả quý vị nên phát đại quyết tâm học kinh Phật và giới luật – Kinh Lăng Nghiêm, Kinh Pháp Hoa, Tứ Phần Luật và Kinh Phạm Võng – cho đến quý vị thuộc lòng. Đó là điều tốt đẹp nhất vì lúc đó Chánh Pháp chắc chắn sẽ còn tồn tại rất lâu trên thế gian này .

 

Trì chú Lăng Nghiêm điều quan trọng nhất là phải nghiêm trì giới luật

Chú Lăng Nghiêm là chú dài nhất, lại gọi là “linh văn” vì nó rất linh nghiệm, rất diệu mầu không thể dùng ngôn ngữ để diễn tả. Ai niệm thì người đó có cảm ứng, ai trì tụng thì người đó được sự hộ trì của Bồ tát Kim Cang tạng. Cho nên quý vị trì chú này cần phải thành ý chánh tâm, tu thân, cách vật. Thế nào là cách vật ? Tức là cách trừ tất cả vật dục (lòng tham vật chất), cũng tức là không có lòng tham, thì sự nhận thức mới chính xác, mới có thể thành ý chánh tâm, tu thân, thì trì chú này sẽ có đại cảm ứng. Có người không hiểu rõ ý nghĩa của chú, nói bừa rằng : Chú Lăng Nghiêm là do nhiều chú nhỏ hợp lại mà thành mới dài như thế. Người nói câu này thật không bằng đứa con nít, đứa con nít nói chuyện cũng nghe người lớn nói rồi mới theo người lớn nói, không nói sai lầm một cách trầm trọng như thế. Nếu nói chú Lăng Nghiêm là do nhiều chú ngắn nối liền với nhau, vậy thì những chú ngắn này là những chú gì ? Nếu nói không biết thì tại sao lại cho rằng chú Lăng Nghiêm là do nhiều chú ngắn hợp thành ? Ðây thật là lời nói không có căn cứ. Những chú ngắn này có tên không ? Nếu không có thì chú này ai nói? Ngay cả tên cũng không có, thì còn được gọi là chú gì. Cho nên lời nói ra phải chịu trách nhiệm, không thể nói một cách tùy tiện, nhất là học giả, bản thân mình nói một cách tùy tiện, thì học sinh của mình cũng sẽ nói một cách tùy tiện, một chút căn cứ cũng không có. Cho nên chú Lăng Nghiêm từ lúc bắt đầu tức là quy y mười phương tận hư không biến pháp giới nhất thiết chư Phật, sau đó lại quy y mười phương tận hư không biến pháp giới nhất thiết chư Bồ tát, sau đó lại quy y các bậc thánh Sơ quả, Nhị quả, Tam quả, Tứ quả A la hán, sau đó lại quy y thiên, quy y thiên này không phải là theo (follow) chư thiên, chỉ là cung kính chư thiên. Người xuất gia vốn không nên lễ bái bất cứ ai, người xuất gia là bậc đáng thọ nhận sự cúng dường của chư thiên, tại sao lại phải cung kính chư thiên ? Chư thiên lễ bái quý thầy, vì quý thầy có đạo đức, có tu hành, nhưng quý thầy không thể sanh tâm cống cao ngã mạn, nói : “Quý vị biết không ! Tất cả chư thiên hộ pháp đều khấu đầu đảnh lễ tôi”. Không thể sanh tâm cống cao ngã mạn như thế, cảm thấy mình là người giỏi hơn hết. Dù đạo đức của mình có viên mãn đi chăng nữa thì cũng làm như không có, bản thân mình có đạo đức mà không chấp trước, có học vấn chân thực mà không tự mãn, như thế mới là người tu đạo chân chánh. Cho nên người tu hành tụng trì chú này cũng nên cung kính chư thiên, các vị thiện thần. Không những thiện thần cần phải cung kính, mà ác thần cũng nên cung kính. Nên thu thúc những tập khí cống cao ngã mạn của mình. Cho nên sự lợi ích của việc thọ trì chú Lăng Nghiêm nói hoài không hết. Tôi cũng không muốn nói chú Lăng Nghiêm rốt cuộc có lợi ích gì, vì nếu tôi nói ra quý vị trì tụng lại sanh ra lòng tham muốn. Tụng trì chú Lăng Nghiêm vì mong muốn có lợi ích, thì không phải là chân chánh muốn trì tụng chú Lăng Nghiêm.

Nếu quý vị thật muốn trì tụng chú Lăng Nghiêm, thì nên xem chú Lăng Nghiêm quan trọng như là cơm ăn, áo mặc, ngủ nghĩ. Chúng ta nên làm như thế, còn được cảm ứng gì, linh nghiệm gì thì không nên nghĩ đến, vì quý vị vừa nghĩ đến cũng tức là vọng tưởng, chưa thành công, làm sao mà khởi lên vọng tưởng này ? Giống như một đứa trẻ mới sanh ra, ngay ngồi còn không biết, thì nghĩ chi đến việc chạy, ngay cả việc đi còn không biết, làm sao mà có thể chạy được ! Tại sao người ấy lại nghĩ đến việc như thế ? Chính là vì không hiểu biết, đến khi biết chạy rồi thì lại muốn bay, quý vị nói có thể thực hiện được chăng ? Vốn là việc không thể thực hiện được, sao lại mong muốn đến điều đó. Ðã không phải là chim, lại không có mọc cánh thì làm sao có thể bay được ? Vọng tưởng đó thật là quá lớn. Tụng trì chú Lăng Nghiêm cũng như vậy, tu hành thì lo tu hành, không nên chấp giữ cái tâm có sở đắc, nói “tôi phải nhất định có chỗ đắc”. Như quý vị nói: “tôi nhất định không chết”, nhưng đến lúc phải chết thì không có cách nào thoát khỏi cái chết. Cho nên sự mong muốn này chỉ là vọng tưởng. Nếu có thể siêng năng tinh tấn tu hành, khi chứng quả liễu thoát sanh tử thì lúc đó mới muốn không chết thì không chết. Không phải chỉ nghĩ: “tôi không muốn chết, tôi không muốn chết”, rồi sẽ được không chết, mà cuối cùng rồi cũng sẽ chết như mọi người. Tôi chắc rằng sẽ có người nghĩ rằng : “Tôi thật sự không muốn chết, tôi muốn giữ gìn cái túi da thúi này”, giữ gìn tới giữ gìn lui, đến lúc đó túi da thúi nói câu “tạm biệt ” rồi chạy luôn.

Chú Lăng Nghiêm là linh văn, mỗi câu đều có hiệu lực, quý vị không nên nghĩ “tôi trì chú Lăng Nghiêm đã lâu như thế tại sao không có hiệu nghiệm”, ăn cơm không đói thì được rồi, còn muốn ăn bữa cơm này vĩnh viễn không đói, làm sao có thể được ! Ngày mai quý vị phải ăn nữa mới không đói, tụng chú Lăng Nghiêm cũng như vậy, ngày ngày trì tụng, công đức không luống mất, lâu ngày thì có công dụng của trì tụng.

Tụng trì chú Lăng Nghiêm thì có tám vạn bốn ngàn Bồ tát Kim Cang tạng thường theo bên mình hộ trì, đó là điều chân thật, nhưng khi tụng chú không nên khởi lên vọng tưởng, nếu không Bồ tát Kim Cang tạng sẽ cho rằng : “Người này thật là thấp kém, không có lòng dõng mãnh. Ta muốn đi theo để bảo hộ, nhưng ta thấy người này không có tiền đồ gì cả, làm lãng phí thời gian của ta”, Bồ tát hộ pháp sẽ sanh lòng nóng giận.

Cho nên phải chú ý, trì chú Lăng Nghiêm điều quan trọng nhất là phải nghiêm trì giới luật, nếu không giữ gìn giới luật, trì tụng như thế nào cũng không có linh nghiệm. Nếu có thể giữ gìn giới luật, không có lòng tật đố chướng ngại, không có tham sân si, thì tụng trì chú Lăng Nghiêm càng có cảm ứng lớn, lợi ích lớn. Tôi bảo với quý vị tụng trì chú Lăng Nghiêm còn kiếm được nhiều tiền hơn buôn bán vàng nữa, tụng trì một biến chú Lăng Nghiêm thì có giá trị muôn vạn ounce vàng ròng, nhưng không nên dùng lòng tham để trì tụng.

Chú Lăng Nghiêm theo cách giảng của tôi như thế, cũng không thể nói không hay, nhưng từ xưa đến nay không có ai giảng như thế. Khi giảng chú Ðại Bi, mỗi câu chú tôi làm bốn câu kệ tụng để hình dung sức mạnh và công dụng của chú. Ðương nhiên bốn câu kệ tụng giải thích một câu chú thì khó mà giải thích cho hết, vì ý nghĩa mầu nhiệm của chú thì vô cùng vô tận. Bốn câu kệ tụng thì làm sao có thể nói hết, chỉ là nói một phần nhỏ mà thôi, được một mất mười, do phần nhỏ này hiểu được ý nghĩa của một câu chú. Vì bốn câu kệ tụng rất dễ nhớ, từ cạn đến sâu, từ ít đến nhiều, từ gần đến xa, thì có thể thâm nhập nghĩa lý của chú.

Chú vốn không thể giảng và cũng không thể giải thích, nhưng miễn cưỡng giảng, giống như “quăng ngói dẫn ngọc”. Vì thế nay giảng chú Lăng Nghiêm, dù tôi nói đúng hay không, có ý nghĩa hay không, nhưng nó thì từ trong tâm của tôi tuôn ra, cũng có thể nói là máu của tôi, mồ hôi của tôi. Tôi dùng chân tâm của tôi để giảng giải, hy vọng quý vị nghe xong hiểu được ý nghĩa chân chánh của chú, hiểu sâu sắc hơn tôi, hiểu rộng hơn tôi. Ðó là lòng mong muốn của tôi, cho nên tôi nói : “quăng ngói dẫn ngọc”, hy vọng phô bày ra trí huệ của quý vị, có thể thâm nhập kinh tạng trí huệ như biển. Người học Phật pháp cần phải hướng đến mục đích cao thượng tốt đẹp, đã tốt còn muốn tốt hơn, đã hiểu rồi còn muốn hiểu hơn. Không nên nói “tôi hiểu rồi nhưng không biết tu hành như thế nào”, nên thực thực tại tại tu hành, dù quý vị có hiểu biết mà không tu hành thì cũng không có ích dụng gì. Cho nên tu hành cần phải chân đạp chắc chắn trên đất, nỗ lực tu hành, không nên bịt tai trộm chuông, tự lừa dối mình, không lừa được người. Tôi viết lên bốn câu kệ tụng cũng có thể nói là giới thiệu trí lực của tôi, giới thiệu tâm của tôi, dùng chân tâm của tôi giảng chú Lăng Nghiêm, hy vọng quý vị có thể hiểu rõ một chút.

 

Con Cháu Của Ma Vương

Đức Phật đã dùng định lực để thắng lực thần thông của ma vương trong khi đấu pháp với chúng. Lúc đó ma vương bèn nói với Phật rằng: “Bây giờ tôi không có cách gì để thắng được ông, nhưng chờ đến tương lai sau nầy, khi đệ tử của ông không có đủ định lực, tri kiến lại bất chánh, lúc đó tôi sẽ đục cửa chui vào nhà ông mà mặc áo của ông, ăn cơm của ông, sau đó tôi lại còn tiểu tiện vào trong bát của ông, thử xem ông sẽ làm sao!” Đức Phật Thích Ca điềm nhiên nói: “Thế thì ta không có cách gì cả.”

Rõ ràng hiện nay, đã có người xuất gia công khai nói Kinh A Di Đà là giả, với lý do là trong kinh có những câu không có căn cứ để khảo chứng như: “Từ đây đi về phương tây, trải qua mười vạn ức cõi Phật, có thế giới tên là Cực Lạc.” Ông ấy hỏi rằng: “Vị quan địa phương nào đo vậy? So ra khoảng cách của mười vạn ức cõi Phật có lẽ là nhiều hơn một chút, hoặc cũng có lẽ là ít hơn một chút. Thế thì có chắc là mười vạn ức cõi Phật không?” Đúng là những lời lý luận ngu si xằng bậy, chỉ làm trò cười cho thiên hạ!

Gần đây, lại có vị xuất gia tuyên bố với mọi người rằng Kinh Lăng Nghiêm là ngụy tạo, đừng nên tin. Bởi căn cứ vào đoạn kinh văn: “Nhân ngày húy kỵ của vua cha, vua Ba Tư Nặc thiết trai thỉnh Phật vào cung điện. Nhà vua đích thân nghênh đón đức Như Lai, và thiết bày đầy cả thức ăn quý,” vị đó cho rằng đoạn văn nầy không phù hợp với phong tục Ấn Độ lúc đương thời – bởi ở Ấn Độ không giảng về đạo hiếu. Nhân đó ông quyết đoán rằng Kinh Lăng Nghiêm là ngụy tạo, không phải do Phật thuyết giảng. Đó chính là hành vi hủy kinh báng Phật, và quả báo của sự hủy báng nầy khó mà tưởng tượng nổi. Tư tưởng của sư nầy thật quá ấu trỉ! Tâm sư ở đâu, quý vị có thể suy ra thì biết!

Trong Kinh Pháp Diệt Tận nói rằng: “Tương lai khi đến thời kỳ Mạt Pháp, bộ kinh Lăng Nghiêm sẽ bị hủy diệt trước hết.” Bởi vì Kinh Lăng Nghiêm là đại biểu cho thời đại Chánh Pháp. Nếu không có kinh Lăng Nghiêm, tức là không có Chánh Pháp. Hiện nay có rất nhiều sơn yêu thủy quái, chúng chủ trương là Kinh Lăng Nghiêm không phải do Phật nói, và muốn mọi người đừng tin. Nếu không tin Kinh Lăng Nghiêm, vậy bao nhiêu Kinh điển khác đều có thể lấy bút quẹt bỏ hết mà không tin luôn à! Vì sao? Bởi không có căn cứ chăng! Cho nên quý vị có thể thấy rằng tâm địa của ma vương quả thật quá cay độc!

Đây cũng bởi vì Kinh Lăng Nghiêm nói lên sự thật quá rõ ràng. Trong khi ma vương lại không thể giữ được Tứ Chủng Thanh Tịnh Minh Hối tức bốn lời răn dạy thanh tịnh, cũng không thể tu được Pháp Môn Viên Thông của hai mươi lăm vị Thánh, và càng không dám đọc về cảnh giới của Năm Mươi Loại Ấm Ma. Vì nó sợ bại lộ nguyên hình, khiến cho người ta biết được bộ mặt thật của nó, cho nên nó mới tìm cách hủy diệt Kinh Lăng Nghiêm. Hủy diệt đây không phải là đốt kinh điển, mà là hủy diệt kinh từ trong tâm chúng sanh, khiến cho mọi người mất lòng tin đối với Kinh Lăng Nghiêm.

Chuyện trên đời là kỳ diệu như thế đấy. Thật rất ít có ai nhận biết được. Cũng giống như nghề buôn, người bán thuốc giả thì rất đắc hàng, trong khi người bán thuốc thật lại chẳng có ai mua. Tại sao? Bởi không có người chân chánh nhận biết được giá trị của nó. Cho nên tôi bảo là sự thật thì không ai nhận biết, còn giả thì lại làm cho mọi người say mê. Đó là đạo lý rất dễ hiểu thôi!

Hiện nay là thời kỳ Mạt Pháp, có nhiều người phỉ báng và không tin các vị thầy chân chánh tu trì Phật Pháp. Nhưng các thầy giả, bởi giảng pháp quá náo nhiệt nên có rất nhiều người đến nghe Pháp, đến nỗi trong giảng đường không còn chỗ chứa, người ta chen chúc như hộp cá mồi, chật thở không ra hơi. Thế mà lại có người xuất gia đề xướng khẩu hiệu không ăn chay. Ông thầy nầy nói với mọi người rằng: “Phàm hễ là người ăn chay đều có tâm tham; còn người không ăn chay mới không có tâm tham.” Lý luận như vậy thật là chọc cười cho cả thiên hạ, là làm mù mắt người, khiến cho người ta hồ đồ – hồ đồ qua, hồ đồ lại, hồ đồ cho đến lúc xuống địa ngục, vĩnh viễn không bao giờ thoát khỏi.

Cho nên khi học Phật Pháp, chúng ta cần nên có trạch pháp nhãn, con mắt biết chọn lựa Pháp thì mới có thể phân biệt được phải hay trái, đúng hay sai và thiện hay ác một cách rõ ràng. Nếu không vậy, chúng ta chẳng khác gì như người mù sờ voi, mò không ra được đạo lý chân chánh. Người ta nói sao thì mình lập lại y như vậy, nghe rồi phụ họa theo. Người ta nói con voi như bức tường, mình cũng nói theo là voi như bức tường. Người ta nói con voi giống như cây cột, mình cũng phụ họa nói voi giống cây cột. Rốt cuộc thì con voi giống như cái gì? Chúng ta đều chẳng biết. Khi học Phật Pháp, chúng ta phải hiểu cho được đạo lý, chứ đừng đi theo một cách mù quáng. Mọi người nên đặc biệt chú ý điểm nầy!

Giảng ngày 17 tháng 4 năm 1984

 

Kinh Lăng Nghiêm Là Kinh Ngụy Tạo Chăng?

Ðại sư Hám Sơn từng nói hai câu như sau: “Chẳng đọc Pháp Hoa thì chẳng hiểu khổ tâm cứu đời của Như Lai; chẳng đọc Lăng Nghiêm thì không nắm được then chốt về mê hay ngộ của tu tâm”. Ðích xác là như vậy, bởi Kinh Lăng Nghiêm bao gồm hết thảy các pháp, nhiếp thọ hết mọi căn cơ, là pháp môn tinh tủy của các đời, là ấn chứng chính đề thành Phật và làm Tổ. Vì lẽ đó, người tu thiền bắt buộc phải nghiên cứu kỹ lưỡng bộ Kinh này, và hiểu thấu cảnh giới “năm mươi loại ấm ma” đặng tránh khỏi sa vào vòng của Ma vương. Nếu không vậy, không có sự nhận thức cho rõ ràng, thì bạ cảnh giới nào gặp phải cũng sanh tâm chấp trước, hành giả sẽ dễ nhập vào ma cảnh, thành kẻ quyến thuộc của ma vương. Ðó là một điều cực kỳ nguy hiểm!

Chẳng riêng Chú Lăng Nghiêm phải thuộc lòng, mà Kinh Lăng Nghiêm thiền giả cũng phải thuộc nữa. Người ta nói “thuộc sẽ nẩy cái hay”, thời cơ tới sẽ có nhiều lợi ích, sẽ có sự cảm ứng chẳng thể nghĩ bàn. Hễ người nào nghiên cứu văn học Trung quốc, tất phải đọc Kinh Lăng Nghiêm, văn từ thì ưu mỹ, nghĩa lý phong phú, tóm lại là một bộ Kinh lý tưởng.

Có một số tự cho mình là học giả có hạng, chưa hề nghiên cứu sâu rộng về Ðạo Phật, đã tự nhận mình là chuyên gia Phật học, tự nhận mình có đủ uy tín mà sự thực không hiểu Phật giáo cho đến ngành ngọn, khinh xuất cho rằng Kinh Lăng Nghiêm là một kinh ngụy tạo. Từ đó lại có một số, có dụng ý khác, ùa theo phụ họa. Ðúng là kẻ mù dắt kẻ mù, thật đáng thương xót!

Tại sao người ta bảo Kinh Lăng Nghiêm chẳng phải do đức Phật Thích Ca thuyết giảng? Chẳng qua vì nghĩa lý trong bộ Kinh rất ư chân thật. Kinh đã nêu ra cho kỳ hết các căn bệnh của thế gian, bởi đó mà các loài yêu ma quỷ quái, các loài quỷ trâu, quỷ rắn, không còn cách nào hoành hành, phải hiện rõ nguyên hình của chúng. Từ đó chúng tìm mọi cách để phá, chúng phải tuyên truyền Kinh Lăng Nghiêm là kinh ngụy, thì chúng mới có cơ để sinh tồn. Nếu như thừa nhận đây là lời Phật thuyết pháp thì đối với chúng là không xong. Trước hết chúng không giữ được “Lời dạy về bốn loại thanh tịnh”, thứ hai chúng không tu tập được các “Pháp viên thông của hai mươi lăm bậc thánh”, thứ ba chúng không dám đối diện với các cảnh giới của “Năm chục loại ấm ma”.

Nếu như ai ai cũng đọc Kinh Lăng Nghiêm, cũng hiểu rõ Kinh Lăng Nghiêm, thần thông của hàng ngoại đạo sẽ hết linh ứng, thành ra vô dụng khiến cho không ai còn tin vào thần thông của họ nữa. Ðó là lý do bọn thiên ma ngoại đạo chỉ còn tìm cách dèm pha, tuyên truyền, bảo Kinh Lăng Nghiêm là kinh ngụy.

Chẳng cứ chỉ những người tại gia phỉ báng Lăng Nghiêm là Kinh giả, ngay cả những kẻ xuất gia cũng bắt chước nói theo. Tại sao vậy? Bởi vì có một số xuất gia ít học, có khi không thông chữ nghĩa, không xem được Kinh điển, trong khi đó văn Kinh Lăng Nghiêm lại thâm thúy, ý nghĩa huyền diệu, khiến họ không hiểu được nên không làm sao phân biệt được chân giả. Ðến khi nghe người ta bảo Kinh này là giả, Kinh kia là ngụy, thì họ đâu có suy xét gì, người ta nói sao thì nhắc lại y hệt. Tự nhiên Kinh Lăng Nghiêm bị lãnh tiếng oan là vì lẽ đó.

Lúc xưa tại Ấn Ðộ, Kinh Lăng Nghiêm được liệt vào hàng quốc bảo và có lệnh cấm không cho mang những thứ quý ra ngoại quốc. Những ai xuất cảnh đều bị khám xét gắt gao và, để phòng Kinh lọt ra ngoài, các nhân viên hải quan thường đặc biệt chú ý đối với các Tăng xuất cảnh.

Hồi đó tại Ấn độ – bên Trung Hoa lúc đó là đời Ðường – một vị cao tăng pháp danh là Ban Thích Mật Ðế (Paramiti) đã khổ công tìm mọi cách để mang Kinh Lăng Nghiêm qua Trung quốc. Sợ bị phát hiện tại trạm kiểm soát, ông phải nghĩ ra cách giấu giếm, nhét Kinh vào sâu trong cánh tay và sau cùng ông đã đổ lên bộ tại địa phận Quảng Châu. Lúc đó là thời gian Tể tướng Phòng Dung bị Võ Tắc Thiên giáng chức xuống làm Thái Thú Quảng Châu. Ban Thích Mật Ðế được Phòng Dung mời tới để phiên dịch bộ Kinh này và chính Phòng Dung là người nhuận sắc cho bản dịch. Bởi vậy Kinh Lăng Nghiêm biến thành một tác phẩm văn học có giá trị, rồi sau đó trình lên cho Võ Tắc Thiên. Thời bấy giờ đương có tin đồn Kinh Ðại Vân là kinh ngụy tạo nên Hoàng Ðế Võ Tắc Thiên không cho Kinh này được lưu hành.

Ðến khi Thiền sư Thần Tú được phong làm Quốc sư rồi được cúng dường ở trong hoàng cung, một hôm Thiền sư thấy được bộ Kinh này, thấy Kinh rất có lợi cho những hành giả tu thiền, mới cho Kinh này được phổ biến. Từ đó Kinh Lăng Nghiêm mới được lưu hành ở Trung quốc. Căn cứ theo truyền thuyết, Kinh Lăng Nghiêm là Kinh tối hậu truyền đến Trung quốc, nhưng cũng là Kinh bị hủy diệt đầu tiên vào thời Mạt Pháp, sau mới đến các Kinh khác, sau rốt còn lại một Kinh A-Di Ðà.

Ghi chú: Thượng nhân Tuyên công chủ trương dứt khoát rằng Kinh Lăng Nghiệm chính là tâm ấn của chư Phật, điều này ngàn vạn lần đích xác. Bởi vậy ngay sau khi đặt chân tới Mỹ, Tuyên công liền giảng Kinh Lăng Nghiêm. Tại sao vậy? Phật Pháp truyền bá tới đất Mỹ, thì Mạt Pháp sẽ biến thành Chánh Pháp, và đó là tâm cơ của Thượng nhân trong sứ mạng nối tiếp huệ mạng Phật. Bài “Lăng Nghiêm Kinh Thiển Giảng” sẽ được đưa đăng từng kỳ trong tạp chí Vạn Phật Thành Kim Cương Bồ Ðề Hải, bằng tiếng Hoa và tiếng Anh. Nay xin thông báo cùng quý bạn độc giả.

 

Kinh Lăng Nghiêm: Ðại Biểu Của Chánh Pháp

Tất cả kinh điển trong Phật Giáo đều rất quan trọng, nhất là Kinh Lăng Nghiêm. Ở đâu có Kinh Lăng Nghiêm, ở đó có Chánh Pháp trụ thế. Kinh Lăng Nghiêm không còn, thời Mạt Pháp liền hiện tiền. Kinh Lăng Nghiêm là chân thân Phật, Kinh Lăng Nghiêm là xá lợi Phật, Kinh Lăng Nghiêm là tháp thờ Phật; do đó, tất cả tín đồ Phật Giáo cần phải đem hết sức lực, khả năng của mình để ủng hộ, giữ gìn bộ Kinh Lăng Nghiêm này.

Kinh Pháp Diệt Tận nói: “Thời Mạt Pháp, Kinh Lăng Nghiêm diệt trước, các kinh điển khác dần dần diệt sau.”

Nếu Kinh Lăng Nghiêm không bị diệt, thì Chánh Pháp sẽ hiện tiền. Vì thế, chúng ta là Phật tử, cần phải dùng sanh mạng của chính mình để hộ trì Kinh Lăng Nghiêm, đem hết sức lực và khả năng của mình ra để hộ trì Kinh Lăng Nghiêm, lập hạnh nguyện hộ trì Kinh Lăng Nghiêm, khiến cho Kinh Lăng Nghiêm vĩnh viễn trụ thế, phát dương rộng lớn, lưu thông trong từng mỗi hạt vi trần, lưu thông cho đến mọi nơi trên thế giới, tận hư không biến Pháp Giới. Ðược như vậy, hào quang của Chánh Pháp sẽ soi sáng khắp nơi.

Tại sao Kinh Lăng Nghiêm bị diệt trước? Vì kinh này giảng đạo lý rất chân thực, thiên ma ngoại đạo không chịu nổi, cho nên chúng dùng đủ cách để phá hoại, tiêu diệt. Ðầu tiên, chúng tạo ra lời đồn xuyên tạc, nói rằng Kinh Lăng Nghiêm không phải từ kim khẩu Phật thuyết ra, mà là do người đời sau ngụy tạo. Ðó là cách nói hàm hồ xuyên tạc của ngoại đạo, dùng những thủ đoạn xấu xa, cố ý phá hoại “chân kinh.”

Nội dung của Kinh Lăng Nghiêm là thuyết minh Bốn điều thanh tịnh minh hối, Năm mươi cảnh giới ấm ma, và lời thuật lại của hai mươi lăm bậc Thánh về sự tu hành viên thông của mình. Toàn thể bộ kinh có thể ví như tấm “kính chiếu yêu,” khiến cho yêu ma quỷ quái, bàng môn ngoại đạo, đều phải hiện nguyên hình, không chỗ ẩn núp. Cho nên, chúng ta không nên tin tưởng vào những lời xuyên tạc, đồn đãi rằng Kinh Lăng Nghiêm là “ngụy kinh.”

Mấy năm gần đây, có một số học giả vô trí và giáo đồ ngu xuẩn, không nhận thức được Phật Giáo, không hiểu rõ Phật Học, mà dám đặt điều nói càn, ngông cuồng chỉ trích lời dạy của bậc Thánh nhân. Những người vô trí vô thức này vì không có trí huệ để phân biệt được chân ngụy, nghe người ta nói sao thì nói hùa theo như vậy, chỉ biết “vẽ đường cho giặc chạy,” cổ võ người khác làm điều xấu, nên mới lộng ngôn nói rằng Kinh Lăng Nghiêm không phải là lời Phật thuyết!

Người học Phật Pháp không những cần phải hiểu rõ sâu sắc các đạo lý hàm chứa trong Kinh Lăng Nghiêm để làm cho Chánh Pháp được trụ thế lâu dài và tà pháp phải vĩnh viễn biệt tăm, mà còn phải đề xướng Kinh Lăng Nghiêm—khắp chốn đều xiển dương Kinh Lăng Nghiêm, khắp nơi đều giảng thuyết Kinh Lăng Nghiêm, và khắp mọi chỗ đều hộ trì Kinh Lăng Nghiêm. Người tín đồ Phật Giáo cần phải tận tâm tận lực đối với trách nhiệm này.

Hôm nay tôi bảo đảm với quý vị một điều: bảo đảm rằng Kinh Lăng Nghiêm đích thật là “chân kinh”! Nếu Kinh Lăng Nghiêm là “ngụy kinh,” thì tôi nguyện đọa địa ngục vì mình đã không nhận thức được Phật Giáo, “lấy giả làm chân,” cho nên cam tâm tình nguyện nhận chịu quả báo. Chính vì Kinh Lăng Nghiêm là “chân kinh” cho nên tôi mới phát nguyện đời đời kiếp kiếp hoằng dương Ðại Pháp Lăng Nghiêm, tuyên giảng chân lý Lăng Nghiêm.

Quý vị hãy thử nghĩ: Kinh Lăng Nghiêm nếu không phải do Phật tuyên thuyết, thì ai mà có thể thuyết ra diệu pháp chân chánh như vậy? Tôi cầu mong những người phê bình Kinh Lăng Nghiêm là ngụy kinh sẽ mau mau sám hối, sửa đổi lỗi lầm, nếu không, nhất định sẽ bị đọa vào địa ngục cắt lưỡi!

Tôi cầu nguyện cho những người tụng niệm Kinh Lăng Nghiêm, người giảng Kinh Lăng Nghiêm, người tuyên dương Kinh Lăng Nghiêm, người lưu thông Kinh Lăng Nghiêm, tất cả đều được sớm thành Phật Ðạo. Nguyên nhân quan trọng là đạo lý mà Kinh Lăng Nghiêm thuyết giảng thì vừa chính xác lại vừa hợp lý, có thể khiến cho yêu ma quỷ quái và bàng môn tả đạo không chỗ ẩn mình; đồng thời có thể làm cho người Phật tử có được lòng tin chân chánh, giữ gìn chánh niệm, kiên trì ủng hộ Chánh Pháp.

 

Khai tuệ có Lăng Nghiêm

Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát

Nam Mô Kim Cang Tạng Bồ Tát

Nam Mô Ðại Thế Chí Bồ Tát

Ðại Phật Ðảnh Thủ Lăng Nghiêm Kinh, bảy chữ này là tựa đề của kinh. Ðại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương là tựa đề của một chương trong bộ kinh ấy. Hôm nay vì thời gian có hạn cho nên tôi không giải thích tựa Kinh Lăng Nghiêm. Chỉ đơn thuần giải thích tựa kinh cũng đòi hỏi rất nhiều thời giờ, vì vậy tôi chỉ giảng sơ lược mà thôi.

Bộ Kinh Lăng Nghiêm này gồm có Chú Lăng Nghiêm. Hai chữ “Lăng Nghiêm” có nghĩa là “Cứu cánh kiên cố.” Tại Trung Hoa bộ kinh này có tầm quan trọng đặc biệt, nên có câu:

Thành Phật có Pháp Hoa

Khai tuệ có Lăng Nghiêm

Tôi rất hoan hỷ giảng Kinh Lăng NghiêmKinh Pháp Hoa, vì hai bộ kinh này giúp khai mở trí tuệ và giúp thành Phật. Chẳng những tôi hoan hỷ mà còn mong muốn mỗi Phật tử đều nghiên cứu để am tường đạo lý trong Kinh, đặc biệt là Kinh Lăng Nghiêm.

Nói đến Kinh Lăng Nghiêm, tôi nhớ tại Trung Qưốc có một vị Trí Giả Ðại Sư bình sanh chỉ nghe tên bộ Kinh này là liền ao ước được trì tụng. Hằng ngày, Ngài hướng về Ấn Ðộ rập đầu lễ bái, hy vọng có thể thấy tận mắt bộ kinh này. Ngài lễ bái suốt mười tám năm mà vẫn chưa thấy được bộ kinh. Trí tuệ của Trí Giả Ðại Sư rất vượt bực, và biện tài của Ngài rất là vô ngại, nhưng Ngài vẫn hết sức thành kính lễ bái bộ Kinh Thủ Lăng Nghiêm. Như vậy đủ chứng tỏ tầm quan trọng của bộ Kinh này.

Kinh Lăng Nghiêm còn lưu hành trên thế gian, thì thiên ma ngoại đạo đều không dám xuất hiện. Bất hạnh thay, vào thời Mạt-pháp Kinh Lăng Nghiêm sẽ là bộ kinh bị mất trước tiên. Một khi bộ Kinh Lăng Nghiêm này không còn trên thế gian nữa, thiên ma ngoại đạo sẽ mặc sức lộng hành.

Thậm chí hiện nay có một số người tự xưng là chuyên gia về Phật học mạo nhận là học giả từng nghiên cứu Phật-pháp, hoặc là giáo sư khoa học Phật học của một trường đại học nào đó, và công nhiên đề xướng rằng Kinh Lăng Nghiêm là giả, do người Trung Hoa ngụy tạo. Quý vị hãy nghĩ xem tuy rằng có rất nhiều thánh nhơn xuất hiện ở Trung Hoa nhưng tôi tin chắc rằng sẽ chẳng bao giờ tìm thấy được vị thánh nhân đã tạo ra Kinh Lăng Nghiêm đó. Cho nên tôi tuyệt đối tin rằng bộ Kinh Lăng Nghiêm này là thật, là chính xác, và là một bộ kinh khả dĩ hàng phục thiên ma, chế ngự ngoại đạo. Vì trong Chú Lăng Nghiêm toàn là những câu thần chú dùng để hàng phục thiên ma, chế ngự ngoại đạo. Từ câu chú đầu tiên đến câu chú cuối cùng, mỗi câu đều có một sự diệu dụng và uy lực bất khả tư nghì của nó. Cho nên, Phật vì Chú Lăng Nghiêm mà thuyết Kinh Lăng Nghiêm.

Trước kia, tại Hương Cảng, có người đã phiên dịch Kinh Lăng Nghiêm ra Anh văn, nhưng lại xén bỏ đoạn Kinh văn về nghi quy thiết lập “Lăng Nghiêm Ðàn,” ngay cả Chú Lăng Nghiêm cũng bị loại bỏ. Vị dịch giả ấy nói rằng người Tây phương chẳng ai tin Chú Lăng Nghiêm và cũng chẳng ai tụng Chú này, bởi họ cho rằng Chú là những gì mê tín và không tin ở công dụng của Chú. Cho nên trong bản dịch Anh ngữ ấy không có đoạn nói về cách “thiết đàn” và cách tu trì “Lăng Nghiêm Ðại Pháp.”

Từ khi tôi đến các quốc gia Tây phương, nhất là qua kinh nghiệm bản thân ở Mỹ, tôi nhận thấy rất nhiều người Tây phương thích trì tụng Chú Lăng Nghiêm, và chẳng những hoan hỷ trì tụng mà còn học thuộc lòng nữa.

Tại Kim Sơn Thánh Tự tôi có một đệ tử vào hai thời công phu sáng tối đều cùng chúng tôi trì tụng Chú Lăng Nghiêm và chỉ tụng mỗi ngày hai thời như thế mà trong hai mươi sáu ngày là y đã thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm!

Tại Mỹ Quốc môn học tôi đưa ra khảo hạch trước tiên là khi học thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm; ai trả bài thông suốt thì đậu; ai không thuộc thì tạm thời bị đánh rớt. Ðó là quy định của khóa tu mùa hè năm 1968. Bấy giờ, có một người học thuộc trong hai mươi sáu ngày, và có một người trong hai mươi tám ngày. Cho nên hiện nay có rất nhiều Phật giáo đồ Tây phương biết đến Chú Lăng Nghiêm.

Quý Phật tử hãy nghĩ xem, vì sao những kẻ mạo nhận là chuyên gia Phật học, những kẻ tự xưng là học giả, hoặc khoe khoang mình là giáo sư của trường đại học nào đó, lại chủ trương Kinh Lăng Nghiêm là giả? Chỉ vì những gì nói trong Kinh Lăng Nghiêm đều có đề cập đến khuyết điểm cùng những sai lầm của họ. Như trong Kinh có dạy rõ rằng: “Tứ Chủng Thanh Tịnh Minh Hối” (bốn điều răn dạy về tánh thanh tịnh), là không được phỉ báng. Những kẻ này chẳng muốn dứt bỏ khuyết điểm của họ nên mới chủ trương Kinh Lăng Nghiêm là do người  Trung Hoa tạo ra.

Vậy, ban đầu do ai chủ trương như thế? Là do người Nhật. Thế người Nhật nói là ai nói với họ? Truy nguyên ra là một vị Pháp-sư Trung Hoa đã mách họ, bảo rằng Kinh Lăng Nghiêm là giả. Tôi chẳng rõ vị Pháp-sư này có hiểu Kinh Lăng Nghiêm chăng? Tôi không cần phải nêu danh tánh vị Pháp-sư này ra vì chuyện đã xưa rồi. Như vậy, do “cái sai loan truyền cái sai” mà nói rằng Kinh Lăng Nghiêm là giả.

Việc này đủ chứng minh rằng Phật-pháp đang suy tàn, là do người trong hàng ngũ Phật giáo tạo ra tin đồn này, từng bước từng bước khiến cho người ta sinh ra hoài nghi, rồi dần dần không tin nữa. Vì hồ nghi không tin nên bộ Kinh này được xếp cất trên gác cao. Xếp lên xó gác thì chẳng khác gì hủy diệt. Vì chẳng còn ai nghiên cứu hoặc quan tâm đến nữa, thì lâu dần Kinh tất bị hủy diệt. Chẳng phải vì Kinh không có chữ, hoặc vì khan hiếm giấy, mà là vì dần dà người ta quên hẳn nó đi.

Vì sao có người đề xướng Kinh Lăng Nghiêm là giả? Chỉ vì họ không muốn tuân theo quy củ. Trong Kinh nói rằng 50 ấm ma có vô số phép thần thông song đều không đáng kể. Bởi vậy khi họ có đôi chút thần thông, thì họ cho là nếu có thần thông thì cũng bị xem là giả thôi. Cho nên những kẻ mưu cầu thần thông đều không thích kinh này.

Tôi nghe nói hiện nay tại Nhật Bản có một vị có thần thông, dùng tay chỉ ngọn nến thì ngọn nến bốc cháy, không hiểu có đúng như vậy hay không? Ngày 14 sắp tới tôi sẽ đi Nhật Bản và có thể sẽ viếng thăm vị này. Từ lâu ông ta hy vọng được gặp tôi. Lần này gặp mặt chúng tôi có thể cùng nhau trao đổi ý kiến.

Tầm quan trọng của Kinh Lăng Nghiêm và Chú Lăng Nghiêm không thể nào nói cho hết được, và tương lai cũng không nói hết được sự diệu dụng, cho nên nói rằng bất khả tư nghì.

Hôm nay tôi thành thật trình bày với quý vị tầm mức diệu dụng của Chú Lăng Nghiêm này.

Khi xưa lúc tôi ở tại Ðông Bắc, mỗi khi gặp người có bệnh tôi nhất định làm cho họ lành bịnh. Tôi lấy oai lực gì làm cho họ khỏi bịnh. Ðó là oai lực của Chú Lăng Nghiêm.

Trong Chú Lăng Nghiêm có tất cả năm bộ:

– Ðông Phương có:

A Súc Phật – Kim Cang Bộ

– Nam Phương có:

Bảo Sinh Phật – Bảo Sanh Bộ

– Trung Ương có:

Tỳ Lô Giá Na Phật – Phật Bộ

– Tây Phương có:

A Di Ðà Phật – Liên Hoa Bộ

– Bắc Phương có:

Thành Tựu Phật – Yết Ma Bộ

Phương Ðông có A Súc Phật, A Súc Phật tức là Kim Cang Bộ; Phương Nam có Bảo Sanh Phật, tức là Bảo Sanh Bộ; Trung Ương là Phật Bộ; Phương Bắc là Yết Ma Bộ; tất cả gồm năm bộ. Năm bộ này cai quản năm đại ma quân ở năm phương trên thế giới, cho nên khi trì tụng Chú Lăng Nghiêm thì năm đại ma quân có năm phương đều cúi đầu phủ phục, không dám cưỡng lại oai lực của Chú Lăng Nghiêm.

Công năng của Chú Lăng Nghiêm gồm có:

  1. Tức tai Pháp
  2. Hàng phục Pháp
  3. Tăng ích Pháp
  4. Thành tựu Pháp
  5. Câu triệu Pháp.

1. Tức tai Pháp (Pháp giải trừ tai ương). Một khi chúng ta trì Chú lăng Nghiêm thì hết thảy tai ương đều được giải trừ.

2. Hàng phục Pháp (Pháp làm cho hàng phục). Bất luận đối phương là thứ thiên ma ngoại đạo gì chăng nữa, một khi chúng ta trì Chú Lăng Nghiêm thì pháp lực của chúng ma liền bị phá vỡ, chúng sẽ bị hàng phục dễ dàng.

3. Tăng ích Pháp (Pháp giúp tăng trưởng lợi ích). Thí dụ chúng ta tu đạo, Chú Lăng Nghiêm sẽ giúp chúng ta tăng trưởng trí tuệ, tăng trưởng bồ đề tâm, tăng trưởng nguyện lựcỦmọi thứ đều tăng trưởng. Ðó là pháp làm gia tăng sự lợi ích.

4. Thành tựu Pháp (Pháp giúp cho được thành tựu). Chúng ta trì Chú Lăng Nghiêm, thì bất luận chúng ta tu pháp môn gì, chú này cũng sẽ giúp chúng ta được thành tựu.

5. Lại còn một loại nữa là Câu triệu Pháp (Pháp thâu tóm về). Pháp này có thể dùng khi chúng ta gặp thiên ma ngoại đạo và muốn bắt chúng, cũng như trên thế gian cảnh sát bắt kẻ phạm tội vậy. Bất luận là thiên ma hay ngoại đạo, nếu chúng ta muốn bắt giữ chúng thì hết thảy Hộ Pháp Thiện Thần, Thiên Long Bát Bộ, và tám muôn bốn ngàn Kim Cang Tạng Bồ Tát tức khắc bắt giữ chúng. Ðó là Câu Triệu Pháp.

Chú Lăng Nghiêm gồm năm hội, và được phân ra trên ba mươi bộ pháp. Lúc tôi ở Ðông Bắc tôi nhờ vào công lực của Chú Lăng Nghiêm để trị bịnh. Nhưng chẳng phải ai ai cũng tùy tiện sử dụng Chú Lăng Nghiêm được, nếu có dùng chú này chăng nữa thì cũng không sử dụng được toàn bộ, vì chú này bao gồm trên ba mươi bộ pháp.

Khi nghe tôi nói như vậy thì có một số giáo sư đại học ở Mỹ không hiểu Phật-pháp nói rằng “A! Hóa ra Chú Lăng Nghiêm là do nhiều bài chú nhỏ chắp nối lại mà thành!” Qúy Phật tử nghĩ xem, đúng là làm trò cười cho thiên hạ! Chính họ cũng chẳng hiểu ất giáp gì cả, nên mới lấy bộ óc chứa đầy kiến thức khoa học của một giáo sư đại học mà suy đoán tầm mức bất khả tư nghị của Chú Lăng Nghiêm.

Vì sao tôi lại nhắc đến Chú Lăng Nghiêm? Vì Phật do Chú Lăng Nghiêm mà thuyết Kinh Lăng Nghiêm. Nếu chẳng có Chú Lăng Nghiêm thì căn bản chẳng có Kinh Lăng Nghiêm.

Do đó vị phiên dịch Kinh Lăng Nghiêm sang Anh ngữ nói trên đã bỏ Chú Lăng Nghiêm và cũng không dịch phần nghi quy kết đàn. Như vậy, có thể nói rằng bản dịch Anh ngữ ấy chẳng khác gì người mất đầu. Một người không có đầu thì còn chi hữu dụng nữa? Cho nên người phiên dịch Kinh điển không được tự mình phán đoán, không được dùng cái trí tuệ hoặc cái tri kiến nông cạn, hạn hẹp của mình mà cắt câu lấy nghĩa, tự tiện thêm bớt, làm sai lệch ý văn. Người có thái độ như vậy đối với Kinh điển thì không thể chấp nhận được.

Hiện nay tại Kim Sơn Thánh Tự chúng ta đang thực hiện công tác phiên dịch Kinh điển. Phàm những lời trong Kinh phải tuyệt đối lưu giữ, không được “bỏ đầu xén chân.” Lại cũng không thể như vị giáo sư nào đó đã phiên dịch “lưỡng túc tôn” đấng đầy đủ cả hai, nghĩa là phước huệ là “đấng hai chân.” Ông đã dịch: “Quy y Phật, đấng hai chân.”

Dịch như vậy không thể nói là chẳng đúng, tuy nhiên ít nhiều cũng có lệch lạc không tương hợp với ý chính của Kinh. Bởi vậy, tại Kim Sơn Thánh Tự chúng ta phải hết sức cẩn thận trong công tác phiên dịch Kinh điển, không được tùy tiện “thủ tiêu” bất cứ một đoạn nào trong Kinh. Hôm nay giảng Kinh Lăng Nghiêm tôi nhân tiện trình bày cho quý Phật tử rõ.

 

Trung Thiên Trúc Sa Môn Bát Lặc Mật Ðế dịch

“Trung Thiên Trúc” là một quốc gia tại Ấn Ðộ. Ấn Ðộ phân ra: Ðông, Tây, Nam, Bắc và Trung Ấn. Trong mỗi khu lại có rất nhiều quốc gia. Sa Môn Bát Lặc Mật Ðế là người xứ Trung Thiên Trúc.

“Sa Môn,” Phạn ngữ dịch ra tiếng Trung Hoa là “Cần Tức,” nghĩa là chuyên cần tu giới, định, huệ, dập tắt tham, sân, si. “Cần tu” là không giải đãi, không thối chuyển, thời thời khắc khắc luôn tinh tấn dõng mãnh, cứ hướng về phía trước bước tới, chẳng thối chuyển, không lười biếng. Không lười biếng ở đây chẳng phải là chỉ một ngày không lười biếng mà là bất cứ ngày nào cũng không lười biếng; chẳng phải hôm nay tinh tấn, hôm sau giải đãi. Tinh tấn một ngày, giải đãi mười ngày thì không kể là tinh tấn, phải tinh tấn trọn đời, chuyên cần trì giới trọn đời.

Giới là:

Không làm điều ác

Làm mọi điều thiện

Không làm điều ác tức là làm mọi điều lành; nếu có thể làm tất cả mọi điều lành tức là chẳng làm các điều ác. Cho nên trì giới cần tinh nghiêm, “nghiêm tịnh tỳ ni, hoằng phạm tam giới,” phải lấy chính mình làm mẩu mực, tự mình nêu gương tốt. Ðó mới là trì giới.

Lại nữa phải tu định. Ðịnh là một thứ công phu của thiền định. Thiền định cần tu luyện thường xuyên thì mới sanh định. Do giới mà sanh định. Nếu quý vị muốn có định thì việc trước tiên là phải trì giới. Nếu thiếu trì giới tâm sẽ tán loạn, không thể nào có định được. Không có định, cố nhiên sẽ không sanh tuệ. Cho nên do định mà phát tuệ. Ðó gọi là Tam vô lậu học. Nếu mình cần mẫn tu giới định tuệ thì sẽ siêu xuất tam giới. Diệt được tham sân si thì chẳng bị đọa tam ác đạo.

Vì sao từ vô lượng kiếp đến nay mà chúng ta vẫn không thành Phật? Vẫn là chúng sanh? Vẫn đi ra vào mãi trong lục đạo luân hồi? Chỉ vì tham sân si tam độc làm cho chúng ta say đến mức mất hết giác ngộ. Chúng ta bị tham sân si tam độc làm cho mê mê hồ hồ, điên điên đảo đảo khiến cho chúng ta chẳng thể lội ngược dòng sanh tử, chỉ có cách thuận theo dòng lục trần phàm phu. Từ vô lượng kiếp đến nay, chỉ vì tham sân si nó che lấp cái ánh sáng tự tánh của chính mình.

Tham, tức là chẳng biết chán. Sân, là do tham mà chẳng được nên nổi sân; chỉ vì tham chẳng biết chán nên khi chẳng được gì cả bèn sanh sân hận. Sanh sân hận rồi, sau đó mới tiến đến cảnh giới ngu si, đi vào con đường ngu si. Sân là ngọn lửa vô minh, vô minh tức là có nóng giận. Một khi lửa vô minh bùng cháy thì theo đó cơn sân bốc lên.

Vì sao có vô minh? Chỉ vì tiền kiếp mình tạo tội quá nặng. Do đó, tục ngữ có câu: “Lửa vô minh chẳng khác gì thần hổ, đó là do nghiệp căn từ tiền kiếp.” Lửa vô minh là gốc rễ của nghiệp từ tiền kiếp.

Thế nào gọi là ngu si? Người ngu si toàn khởi những vọng tưởng ngông cuồng. Thí dụ con ếch muốn ăn thịt con ngỗng, đó là ngu si bởi vì con ếch làm sao mà ăn ngỗng được? Lại nữa, không đi học mà muốn có mảnh bằng tiến sĩ, mạo nhận ta là học giả với phong độ của một tri thức, sống có vẻ như ta là một tiến sĩ. Chẳng đi học gì cả mà muốn có bằng tiến sĩ. Ðó mới là ngu si. Lại có người chẳng hề mua vé số mà muốn trúng độc đắc, không vốn muốn sinh lời, thì đó cũng là hạng người ngu si vậy. Không làm ruộng, nhưng vào mùa thu trông thấy người ta gặt lúa thì cũng muốn có thu hoạch hoa lợi như họ, đó là việc tuyệt đối chẳng thể có được.

Cho nên Ông Hồ Ðại Xuyên có làm bài thơ Huyễn Tưởng Thi diễn tả ý nghĩ của người ngu si như sau:

Háo hoa thường linh triều triều diễm,

Minh nguyệt hà phương dạ dạ viên,

Ðại địa hữu tuyền giai hóa tửu,

Trường lâm vô thọ bất dao tiền.

“Háo hoa thường linh triều triều diễm.” Người tham sắc muốn hoa ngày ngày tươi đẹp, chẳng bao giờ tàn. Cho nên họ ao ước hoa luôn tươi thắm, thậm chí muốn vợ mình chẳng bao giờ già, cứ trẻ đẹp mãi. Ðó là ý nghĩ của người tham sắc.

Còn người thích du ngoạn thì nghĩ gì? “Minh nguyệt hà phương dạ dạ viên.” Vào ngày rằm trăng tròn và sáng, qua rằm thì trăng khuyết một ít và càng ngày càng khuyết nhiều hơn. Người thích thưởng trăng bèn nghĩ rằng: “Nếu đêm nào trăng cũng tròn như thế này thì hay biết mấy!”

Người thích uống rượu, vì hiện nay rượu quá đắt, tốn kém nhiều, bèn nghĩ rằng: “Ngày ngày mình uống rượu, phải chi tất cả dòng suối trên mặt đất biến thành rượu, đến nơi nào cũng có rượu uống, chẳng tốn tiền mua rượu mà vẫn có thể say sưa. Như vậy thì hay biết mấy!” Khởi vọng tưởng như thế thì thật là ngu muội.

Còn người bị đồng tiền mê hoặc thì sao? Người này cũng khởi vọng tưởng chẳng kém. Hắn nghĩ bụng: “Tiền! Hiện nay mình phải làm lụng vất vả mới kiếm được tiền. Ước gì tất cả cây trong rừng đều biến thành tiền, chỉ đến lắc nhẹ là tiền rơi xuống tha hồ tiêu xài. Cây ở hai bên lề đường cũng thế. Quả là tốt lắm ư!”

Quý Phật tử nghĩ xem, trên đây là những thí dụ về vọng tưởng ngu si, làm không được mà cũng cố nặn óc nghĩ ra. Như vậy người sa môn thì sao? Người sa môn chẳng có tâm si mê vọng tưởng, nhất tâm tu đạo. Sa Môn có bốn hạng:

1. Thắng Ðạo Sa Môn – Bậc Sa Môn tu đạo chứng quả, gia nhập hàng ngũ Thánh nhân, được gọi là “thắng đạo sa môn.”

2. Thuyết Ðạo Sa Môn – Bậc Sa Môn giảng kinh thuyết pháp, giáo hóa chúng sanh, được gọi là “thuyết đạo sa môn.

3. Hoạt Ðạo Sa Môn – Bậc Sa Môn lấy pháp làm lẽ sống, lấy đạo làm lẽ sống. Trong Phật giáo hàng sa môn này có thể tu đạo lại vừa phát bồ đề tâm.

4. Ô Ðạo Sa Môn – Ô là dơ bẩn. Ðây là hạng Sa Môn chẳng giữ giới luật, chẳng tu giới định huệ, Chẳng đoạn trừ thâm sân si. Tuy cũng được gọi là sa môn, nhưng hàng sa môn này nên sanh tâm hổ thẹn, cần tự vấn lương tâm.

“Bát Lặc Mật Ðế,” là tên vị dịch giả bằng Phạn ngữ, dịch ra Hán Văn là “Cực Lượng,” nghĩa là lượng của Ngài rất lớn, có thể nói: Kiến thức của Ngài bao trùm cả trời đất, tâm của Ngài trong sáng như mặt trời mặt trăng.

Lại có thể nói tâm Ngài bao trùm hư không, lượng của Ngài trải khắp thế giới nhiều như cát sông Hằng, cho nên gọi là cực lượng.

Vị Sa môn này rất thông minh, có trí tuệ. Ngài mang “Kinh Lăng Nghiêm” truyền sang Trung Quốc. “Kinh Lăng Nghiêm” vốn chẳng dễ gì truyền ra nước ngoài. Lần đầu tiên Ngài có ý định mang bộ Kinh này sang Trung Quốc, nhưng đến cửa ải thì bị tra xét, và chẳng những nhà cầm quyền cấm mang bộ Kinh ra khỏi nước mà chính ngay cả Ngài cũng bị cấm xuất dương. Lần thứ hai, Ngài bèn chép bộ Kinh trên lụa rất mỏng với nét chữ cực nhỏ. Rồi Ngài tự rạch bắp tay đặt kinh vào rồi kéo da phủ kín vết thương, thoa thuốc cao lên, và bằng cách này Ngài đã thành công mang bộ Kinh Lăng Nghiêm ra khỏi nước.

Ðối với người Trung Hoa Kinh Lăng Nghiêm rất lợi ích. Ngày xưa có nhiều vị tổ sư xuất gia cũng như cư sĩ, nhờ đọc tụng Kinh Lăng Nghiêm mà khai ngộ. Trong quá khứ, Kinh Lăng Nghiêm đã mang nhiều lợi ích đến cho rất nhiều người. Do đó công tác dịch Kinh Lăng Nghiêm của Ngài đối với chúng ta hiện tại và tương lai sẽ giúp ích rất nhiều. Cho nên những người nghiên cứu Kinh Lăng Nghiêm đều nên biết đến vị Sa-môn dịch giả này.

Vị Sa môn này thuộc ba hạng sa môn nói trên và không thuộc vào hạng thứ tư. Ngài đến Trung Hoa vào đời nhà Ðường, Sau khi Võ Tắc Thiên thoái vị. Ngài khởi sự dịch bộ Kinh này vào ngày 23 tháng 5 khi Ngài tới Quảng Châu.

Ðối với Phật-pháp và Phật giáo, Kinh Lăng Nghiêm có tác dụng và uy lực rất lớn. Cho nên người nghiên cứu Phật-pháp trước tiên cần hiểu rõ đạo lý trong Kinh Lăng Nghiêm.

Ngày nay, chúng ta phải hộ trì bộ Kinh này, đừng để kinh bị mai một.

Nếu chúng ta không sinh vào thời điểm này thì chúng ta chẳng có trách nhiệm gì cả. Chúng ta hiện ở trong đời này, vậy bổn phận chúng ta là phải dùng toàn lực và mọi khả năng để hộ trì bộ kinh này.

Khảo xét quá trình lịch sử Phật giáo, bộ Kinh Lăng Nghiêm vốn xuất xứ từ Long Cung. Ngài Long Thọ Bồ Tát đã đọc bộ Long Tạng tại Long Cung. Lúc xem đến bộ Kinh này, Ngài dùng trí nhớ của Ngài ghi lại toàn bộ Kinh, do đó trên thế gian mới có bộ Kinh Lăng Nghiêm này. Nước Thiên Trúc xem bộ Kinh Lăng Nghiêm là quốc bảo, cấm truyền ra nước ngoài. Vì người Trung Hoa có nhân duyên lớn với Phật giáo, nên mới được một vị Thắng Ðạo Sa Môn chẳng tiếc thân mạng mang bộ kinh này sang Trung Quốc. Hiện nay ai có thiện duyên xem được bộ Kinh Lăng Nghiêm đều nên đảnh lễ vị Sa môn này.

Trí Giả Ðại Sư lúc chưa thấy bộ Kinh Lăng Nghiêm đã từng hướng về nước Ấn Ðộ ở phương tây rập đầu lạy tên bộ Kinh này. Ngài lạy như vậy trong mười tám năm, nhưng rất tiếc Ngài vẫn chưa được trông thấy tận mặt bộ Kinh. Như vậy chúng ta may mắn có thiện duyên hơn Trí Giả Ðại Sư, chẳng cần lễ bái nhiều năm mà đã gặp được Kinh Lăng Nghiêm. Quý vị nghĩ xem, có phải nhân duyên của chúng ta hơn Trí Giả Ðại Sư chăng?

 

Thấm Nhuần Nghĩa Lý Kinh Ðiển

Muốn nghiên cứu Phật Pháp thì cần phải hiểu rõ nghĩa lý trong kinh. Mỗi bộ kinh do Ðức Phật thuyết giảng đều bao hàm một nghĩa lý chân chánh riêng biệt; tuy nhiên, tất cả kinh điển đều có quan hệ liên đới với nhau và nghĩa lý cũng có tính cách liên đới.

Ðức Phật viện dẫn Tiểu Thừa, Ðại Thừa, rồi cuối cùng quy nạp về một thừa duy nhất là Phật Thừa. Bất luận là Ðại Thừa, Tiểu Thừa, hay Phật Thừa, thừa nào cũng dạy mọi người sửa đổi thói hư tật xấu, dẹp bỏ vô minh, quét sạch phiền não và dứt trừ tham, sân, si. Nếu các bạn dứt bỏ được mọi thói xấu thì đối với nghĩa lý kinh điển tự nhiên sẽ có sự tương hợp; nếu không dứt bỏ thói xấu thì các bạn sẽ không thể nào thấu triệt được nghĩa lý trong kinh.

Chúng ta đang nghiên cứu Kinh Lăng Nghiêm, và hiện đã nghiên cứu xong Ngũ Thập Ấm Ma (Năm Mươi Thứ Ấm Ma) cùng Tứ Chủng Thanh Tịnh Minh Hối (Bốn Ðiều Răn Dạy Về Tánh Thanh Tịnh). Vậy, nghĩa lý chân chánh của bộ kinh này là gì? Tại sao Ðức Phật thuyết bộ kinh này? Các bạn tìm ra đặng thì mới được xem là thật sự hiểu rõ giáo pháp hàm chứa trong kinh; nếu không tìm ra chân-nghĩa thì coi như các bạn vẫn chưa thật sự thông suốt kinh pháp! Chẳng hạn bạn gặp một người nào đó, mặc dù đã biết tên của người ấy nhưng bạn vẫn cần phải “tiến thêm một bước nữa”, nhận rõ tướng mạo, tư tưởng, hành vi, v.v… của người ấy; như thế mới là nhận biết người ấy. Nếu bạn chỉ biết danh tánh mà không biết gì về tướng mạo, tư tưởng… của người ta, thì đó vẫn chưa phải là nhận biết. Chúng ta nghiên cứu kinh Phật thì cũng tương tự như vậy!

Tướng của Kinh Lăng Nghiêm là “đại nhi vô ngoại, tiểu nhi vô nội.” (lớn đến độ không gì có thể vượt ra ngoài nó, nhỏ đến độ không gì nhỏ hơn nó). Nghĩa lý của Kinh Lăng Nghiêm ví như bộ xương người vậy, nếu con người không có xương, chỉ có da, thịt, gân, máu… mà thôi, thì chẳng ra hình dáng con người cũng chẳng thể nào đứng vững được. Cho nên, Kinh Lăng Nghiêm là cốt tủy của các bộ kinh. Kinh Lăng Nghiêm có công dụng “phá tà hiển chánh”, phá hủy tất cả tà vạy để hiển lộ Tam-muội chân chánh. Nếu không có Kinh Lăng Nghiêm, thì không có Phật Pháp; có Kinh Lăng Nghiêm, tất có Phật Pháp! Vậy, muốn hộ trì Phật Pháp thì trước hết chúng ta hoằng dương, phổ biến Kinh Lăng Nghiêm, phải học cho thuộc, giảng giải cho được, rồi dựa theo đó mà tu hành.

Vạn Phật Thánh Thành chính là “Lăng Nghiêm Ðàn Tràng” đạo tràng của Kinh Lăng Nghiêm. Chúng ta nhất định phải ngời sáng “Lăng Nghiêm Ðại Quang,” tu tập “Lăng Nghiêm Ðại Ðịnh,” thành tựu “Lăng Nghiêm Ðại Trí” và viên mãn “Lăng Nghiêm Ðại Từ!”

(Giảng ngày 01 tháng 5 năm 1983)

 

KINH LĂNG NGHIÊM TUYỆT ÐỐI LÀ BỘ CHƠN KINH

Hôm nay là ngày 17 tháng 12 năm 1976 (ngày vía Ðức A Di Ðà), tôi đối trước mười phương chư Phật phát nguyện như sau. Nguyện gì? Nguyện này có liên hệ đến vấn đề Kinh Lăng Nghiêm là thật hay giả.

Gần đây có rất nhiều học giả phê bình Kinh Lăng Nghiêm, cho rằng bộ Kinh này không phải do chính Ðức Phật Thích Ca nói ra, mà là do người đời sau ngụy tạo. Ðó là lối tuyên truyền phá hoại, làm cho rất nhiều tín đồ không muốn thâm giải Phật Pháp, sinh lòng phỉ báng hoài nghi. Nhiều người nghe nói thì nói theo, nhưng lại không biết chân giả thế nào, đó là điều rất đáng thương!

Hôm nay, tôi đối trước mọi người mà bảo chứng rằng Kinh Lăng Nghiêm là bộ kinh chân thật; không những Kinh Lăng Nghiêm mà Chú Lăng Nghiêm cũng chân thật! Kinh Lăng Nghiêm là chân thân của Phật, là xá lợi của Phật, không ai có thể phá hoại được!

Có Kinh Lăng Nghiêm thì có Chánh Pháp, không có Kinh Lăng Nghiêm thì không có Chánh Pháp! Nếu như Kinh Lăng Nghiêm là giả thì tôi nguyện sẽ bị cắt lưỡi, và đọa Vô Gián địa ngục.

Tôi hy vọng các vị từ đây về sau phải có Trạch Pháp Nhãn, đừng nghe theo lời của các vị tiến sĩ hay học giả nghiên cứu Kinh Lăng Nghiêm mà cho rằng bộ Kinh này là ngụy tạo! Các vị đừng để bị dao động, mà trái lại, cần phải có Ðịnh lực để chuyển hóa sự sai lầm đó!Vì sao những kẻ đó lại cho rằng Kinh Lăng Nghiêm là giả tạo? Là vì họ đã mê lầm đến cực điểm, không muốn cho Chánh Pháp trụ thế, không muốn người khác tu hành, cho nên cố ý phá hoại! Trong Kinh Lăng Nghiêm có dạy rằng:

“Dâm tâm bất trừ, Trần bất khả xuất.”

Nghiã là:

“Lòng dâm không dứt, Trần gian chẳng thoát.

Chỉ hai câu này thôi cũng đủ chứng minh bộ Kinh này hàm chứa diệu lý chơn thật, xác quyết của chư Phật nói ra: “Nếu không trừ được lòng dâm dục, thì không thể ra khỏi được Tam Giới. “(2) Cũng có thể nói rằng: Nếu không đoạn dục, khứ ái, thì căn bản không thể nào chứng quả được! Trong Kinh Lăng Nghiêm còn dạy rằng:

“Nhược bất đoạn dâm,

Tu Thiền Ðịnh giả,

Như chưng sa thạch,

Dục kỳ thành phạn,

Vô hữu thị xứ.”

Nghiã là:

“Không dứt lòng dâm,

Mà tu Thiền Ðịnh,

Cũng như nấu cát,

Rồi mong thành cơm,

Thật chẳng thể được.”

Do đó, quán chiếu thì biết rằng Chánh Pháp Nhãn Tạng là ở đây! Phàm là người Phật tử chân chính thì nhất định phải ủng hộ, nghiên cứu Kinh Lăng Nghiêm và tụng trì Chú Lăng Nghiêm, bởi vì Chú này có năng lực không thể nghĩ bàn; đó là kinh nghiệm của chính bản thân tôi.

Tôi lại phát nguyện đặc biệt nhấn mạnh rằng bộ Kinh Lăng Nghiêm là thật chứ không phải giả. Nếu tôi có sai lầm thì nguyện sẽ đọa địa ngục và bị cắt lưỡi!

Hy vọng các vị nhận thức rõ ràng vấn đề này, tự mình phải có chánh kiến, đừng cô phụ lòng tôi.

 

CHÚNG SINH BIỆT NGHIỆP VỌNG KIẾN, VÀ ÐỒNG PHẬN VỌNG KIẾN

Trong Kinh Lăng Nghiêm có một đoạn thảo luận về hai thứ điên đảo vọng kiến. Thế nào là hai thứ điên đảo vọng kiến?

Thứ nhất gọi là Chúng Sinh Biệt Nghiệp Vọng Kiến, tức là do mình đơn độc tạo nghiệp không giống với tất cả những người khác, tự mình kiến giải hành vi không giống kẻ khác, trong mọi trường hợp thì mình hoàn toàn đều khác.Thí dụ cho mình là người giỏi nhất, hại người lợi mình, thích những điều xa vời hão huyền hoặc làm những việc mà không có người nào dám làm. Ðó là tạo nghiệp, mà tự mình tạo thì mình thọ, so với người khác không giống nhau.

Loại thứ hai gọi là Chúng Sinh Ðồng Phận Vọng Kiến, tức là do chúng sinh cộng nghiệp tạo thành, mình cùng với tất cả những người khác thì đều giống nhau; cũng như thiên tai làm chết hàng ngàn vạn người thì đó gọi là cộng nghiệp, là một số người cùng chịu chung. Những người đó cùng tạo điều ác nên cùng thọ quả báo giống nhau.

Chữ “kiến” ở đây có nghĩa là kiến giải, bởi vì lấy si mê của chúng sinh làm của mình, nhận tên trộm làm con mình, cho nên sinh ra đủ thứ chấp trước vọng tưởng. Do vọng tưởng mà sinh ra mê hoặc, do mê hoặc mà tạo ra vô số ác nghiệp, bởi vậy cho nên cùng nhau thọ quả ác.

Bây giờ tôi xin kể một chuyện thật về Cộng nghiệp như sau: Năm Dân Quốc thứ 33 (1944), ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, hoàn toàn không có mưa cả một năm trời, đất đai khô cằn mà còn bị thêm nạn châu chấu. Những con châu chấu này mỗi lần bay tới thì đầy cả bầu trời. Tất cả nông sản đều bị chúng ăn hết, thậm chí một ngọn cỏ một chiếc lá cũng không mọc lên nổi. Lúc bấy giờ có một đứa trẻ nhìn thấy trên trời có một ông già đeo cái túi, từ sáng đến chiều luôn tay vứt xuống những con châu chấu từ trong túi ấy bay khắp bầu trời.Dân ở đó vì quá đói nên giăng lưới bắt châu chấu về ăn cho đỡ đói. Họ nghĩ rằng châu chấu cũng là một nông sản nên không có chất độc. Ngờ đâu khi những con châu chấu này bị nấu chín rồi thì biến thành phân, thành đất bùn, ăn không được, không ai dám ăn cả. Vì đói quá nên dân chúng chỉ còn có cách là dời đến nơi khác. Từ tỉnh Hà Nam đến Trường An cách xa tám trăm dặm, trong khoảng đường có người chết không biết bao nhiêu mà kể; những người này chết một cách khủng khiếp, ai nấy nhìn thấy cũng khiếp sợ. Ðây có thể nói là một ví dụ do “cộng nghiệp” mà chiêu cảm lấy quả báo.

Bây giờ nói tới Biệt Nghiệp Vọng Kiến và Ðồng Phận Vọng Kiến. Trong Kinh Lăng Nghiêm Phật có giải thích rất rõ ràng.Thế nào là Biệt Nghiệp Vọng Kiến? Cũng như trong thế giới này, có những người mắt bị nhặm thì thấy trước mắt toàn một màu đỏ, ban đêm khi nhìn ánh đèn lại thấy xung quanh đèn có những vòng ánh sáng đủ màu. Bởi mắt có bịnh nên mới thấy những huyễn ảnh như vậy, thấy đủ năm màu tạp sắc trùng trùng điệp điệp. Con mắt bịnh này tượng trưng cho vô minh, ban đêm tượng trưng cho si mê, ánh đèn tượng trưng cho tạng tánh, tức là bổn tánh của mình, năm màu sắc tượng trưng cho Ngũ Uẩn hay Ngũ Ấm, là những trần cảnh giả tạo.

Vì do chúng sinh có vọng kiến nên mới có huyễn ảnh ở ngoại cảnh; nếu vọng kiến mà trừ rồi thì bịnh không còn nữa, ánh sáng huyễn ảnh đó làm sao mà có được? Con mắt tốt tượng trưng cho trí huệ chân thật, còn bóng đèn tượng trưng cho chân lý. Dùng trí huệ chân thật mà thấy được chân lý, thì Nhất Chân Pháp Giới hoàn toàn không có Ngũ ấm, Ngũ Trần gì cả.

Cũng như có người mắt mình vốn không có bịnh nhưng tự mình lại làm cho có bịnh. Giống như một anh chàng hút thuốc phiện vậy, có lần anh ta cười lớn trong khi anh ta đang đứng trước một bức tường.

-Tôi hỏi: “Tại sao anh cười?”

-Anh ta trả lời: “Thật là kỳ quái! Bức tường này thật đẹp, nó có đủ năm màu ánh sáng chiếu rọi bốn phía.”

Ðó chỉ là do huyễn ảnh mà ra, không có bịnh mà hút thuốc phiện thì tâm thần trở nên điên đảo. Những huyễn ảnh đó vốn là giả lại cho là thật, nên thân ở trong mê mà chẳng biết mình mê! Trên đây đã lược giải Biệt Nghiệp Vọng Kiến.

Tiếp theo, trong Kinh lại giải thích thế nào là Ðồng Phận Vọng Kiến. Thí dụ như trong Diêm Phù Ðề có một châu nhỏ, chỉ có hai nước mà quả báo chiêu cảm không giống nhau. Dân chúng của một nước thì thọ cảm ác duyên, toàn gặp những tai nạn bất tường; còn dân ở nước lân cận thì chẳng bị gì cả. Ðó là do vọng hoặc, vọng nghiệp, vọng kiến mà tạo thành.

Như hiện tại ở Mỹ, miền Ðông thường có tai họa bão lụt làm chết nhiều người, nhưng miền Tây Nam thì hoàn toàn vô sự. Ðó là vì nghiệp cảm chỉ tại miền Ðông mà thôi, không có tại miền Tây Nam vậy.Hoặc có kẻ thấy hai mặt trời hay hai mặt trăng thì đều là những điềm bất tường; người xưa nói: “Thiên vô nhị nhật, Dân vô nhị quân.” (Trên, không có hai mặt trời; Nước, không có hai vua.)

Ở Trung Hoa, về đời nhà Hạ, vua Kiệt là người bạo ngược, trên không trung bỗng nhiên hiện ra hai mặt trời, nhà Hạ nhân đó mà diệt vong. Ðó là điềm hung dữ được báo trước.Ngoài ra còn có những điềm gọi là Vựng, Thích, Bội, Quyết. Những ác khí bao quanh mặt trăng làm mờ mặt trăng thì gọi là Vựng; khí đen che lấp mặt trăng gọi là Thích; khí trắng ở bên cạnh mặt trăng gọi là Bội, mà che đi một nửa thì gọi là Quyết. Ðó là những điềm xấu thuộc về mặt trăng.

Lịch sử Trung Hoa có chép rằng khi mặt trăng bị che lấp bảy lần thì Hán Cao Tổ ở Bành Thành bị giặc Hung Nô vây khốn.Ngôi sao có ánh sáng dài sau đuôi gọi là Tuệ, tức là sao chổi; hào quang ngắn hơn quét đi bốn phía thì gọi là Bột Tinh; ở trên không trung xẹt xuống gọi là Phi Tinh; ở dưới mà vọt lên gọi là Lưu Tinh; đó đều là những điềm xấu thuộc về các ngôi sao.

Sách Xuân Thu có chép rằng vua Tống Nhượng Công không có nhân nghĩa nên sao xẹt xuống như mưa, vua Tần Thủy Hoàng hết sức bạo ngược thì sao chổi xuất hiện; đó cũng là những điềm không lành.Ác khí ở phía trên mặt trời gọi là Phụ, ở bên cạnh mặt trời gọi là Nhĩ. Sau khi trời mưa mà xuất hiện cầu vồng thì gọi là Hồng Nghê, buổi sáng gọi là Hồng, buổi chiều gọi là Nghê; đó đều là những điềm xấu của mặt trời. Tóm lại, bên cạnh mặt trời, mặt trăng có hiện ra những khí đó đều là những điềm báo trước sự bất tường.

Ở nước Trung Hoa, mỗi khi một triều đại thay đổi thì đều có những điềm bất tường xảy ra. Có lần, một vị Hoàng Ðế thấy điềm bất tường nơi một ngôi sao, liền triệu quan Thiên Văn đến để hỏi sẽ xảy ra điềm tốt hay xấu.

-Vị Khâm Thiên Giám tâu rằng: “Ðây là điềm hết sức bất tường, Bệ Hạ có thể sẽ tử vong, nhưng thần có cách làm cho vị Tể Tướng chịu điều hung dữ ấy thay cho Bệ Hạ, Bệ Hạ có bằng lòng không?”

-Nhà vua trả lời: “Tể Tướng lo liệu quốc gia đại sự thì làm sao có thể chết thay cho ta được.”

-Viên quan lại hỏi: “Có thể chuyển tai họa đến nhân dân chăng?”

-“Dân là gốc của nước, ta vì dân mà làm, có thể nào để dân chết thay cho ta được.”

-“Nếu vậy thì chuyển tai họa này đến mùa màng được chăng?”

-“Mùa màng mà mất thì dân sẽ chết đói, đó là chuyện ta không thể làm được!”

Quan Khâm Thiên Giám nghe xong liền sụp lạy mà tâu rằng: “Hoàng Thượng đúng là bậc minh quân có lòng nhân từ, thì nhất định sẽ chuyển được điều hung dữ thành điều kiết tường; Hoàng Thượng nhất định không thể chết được!”

Quả nhiên, ngày hôm sau điềm xấu trên trời biến mất, không còn thấy nữa. Việc đó chứng minh rằng không có chuyện gì là cố định, chỉ do tâm mình mà chuyển biến thôi. Nếu tâm thiện thì có thể chuyển điều xấu thành điều tốt; cho nên Lão Tử nói rằng:

“Hồi tâm thú thiện,

Thiện tuy vị vi nhi Thiện Thần tùy chi.

Hồi tâm hướng ác,

Ác tuy vị vi nhi Ác Thần tùy chi.”

Dịch là:

“Quay tâm hướng thiện,

Ðiều thiện tuy chưa làm mà Thiện Thần đã theo sát. Chuyển tâm về ác,

Ðiều ác tuy chưa làm mà Ác thần đã kề bên.

Thần thì có thiện có ác; Thiện thần thì bảo hộ thiện nhân, Ác thần thì trừng phạt kẻ ác, cho nên nói rằng: “Họa, phước vô môn, Duy nhân tự chiêu.” (Họa, phước không cửa vào, Chỉ do mình tự chuốc lấy.)Nếu trong tâm mình không làm điều ác thì điều bất tường (không lành) không thể phát sinh.

 

TRÌ CHÚ TRƯỚC TIÊN PHẢI CHÁNH TÂM THÀNH Ý

(Vạn Phật Thành ngày 25 tháng 1 năm 1981)

“Tụng trì, mặc niệm, thiểu ý ngôn,

Thị giáo lợi hỷ hóa đại thiên.

Sở tác chư pháp tất cứu cánh,

Bất tăng bất giảm đáo Niết Bàn.”

Dịch là:

“Tụng trì, thầm niệm, ít nói năng,

Dạy dỗ, lợi vui, khắp nơi nơi.

Mọi việc làm ra đều cứu cánh,

Không tăng, không giảm, tới Niết Bàn.”

Học Chú thì trước tiên cần phải chánh tâm, thành ý; tâm không chánh thì học chú gì cũng thành tà. Tâm chánh, học Chú mới có cảm ứng. Chánh tâm cũng chưa đủ, cần phải thành ý. “Thành” tức là lúc nào mình cũng hết sức chuyên chú, chuyên tâm, không xao lãng, không làm những chuyện cẩu thả, tắc trách. Ðược vậy thì mới có cảm ứng.

Nếu không “chánh tâm, thành ý,” nếu trong lòng đầy dẫy tư tưởng sai lầm, làm hại kẻ khác, tức là mình làm chuyện của ma. Pháp của ma vương là hại người, không lợi ích cho ai cả.

Nếu thật sự muốn tu hành thì trong bất cứ trường hợp nào cũng không được làm hại kẻ khác. Phải nuôi tâm làm lợi chúng sinh; không được học Chú để hàng phục ma quỷ hoặc đi đấu với người khác.

Người theo Phật Giáo không có kẻ thù, không tìm người để trả thù. Ðối với kẻ cố ý hại mình, mình phải nhẫn nại, tu hạnh Nhẫn Nhục Ba-la-mật; không sinh tâm báo thù. Ðó là chỗ cao siêu, là ưu điểm của Phật Giáo mà các tôn giáo khác thiếu sót.

Tuy Cơ Ðốc Giáo có nói rằng “ái địch” (thương kẻ địch), nhưng đó chỉ là trên phương diện ngôn ngữ, thực sự họ có thể hiện được trong hành động không? Họ luôn luôn xem người Phật Giáo như kẻ địch, họ có thương yêu những người Phật Giáo không? Chắc chắn là không, vì họ gọi người Phật Giáo là nghịch đồ, là ma quỷ!

Tôn chỉ hết sức trọng yếu của Phật Giáo là: Nếu bạn là ma quỷ thì tôi tuyệt đối không làm tổn hại bạn, không sinh lòng đối kháng, mà ngược lại, sẽ tìm cách để nhiếp thọ bạn. Ðây là giáo nghĩa đặc biệt nhất của đạo Phật. Ðối với chúng sinh luôn phát tâm từ bi, không làm hại kẻ khác.

Chú Lăng Nghiêm là chú kinh thiên động địa, khiến quỷ thần phải run sợ, là linh văn hết sức hiệu nghiệm. Học Chú Lăng Nghiêm rồi thì phải luôn luôn phát tâm từ bi, cử tâm động niệm không được làm hại người khác. Nếu ai đối với mình không tốt cũng đừng khó chịu, đừng oán ghét. Tâm mình cần phải rộng lớn như ba ngàn thế giới vậy, vạn vật đều có thể chứa gọn trong tâm mình; đó chính là bản sắc của người Phật tử vậy!

“Tụng trì, mặc niệm, thiểu ý ngôn.” Câu chú “Yin two na” (Nhân đa la) dịch nghĩa là tụng trì, hoặc là mặc niệm, hoặc thiểu ý ngôn; tức là mình không cần nói nhiều, cũng không vọng tưởng nhiều, chuyên tâm thì linh, tán loạn thì không cảm ứng.

Thế nào là chuyên nhất? Tức là luôn luôn đừng sinh tâm làm hại chúng sinh. Nếu có tâm làm hại kẻ khác thì tương lai sẽ gặp chuyện hết sức nguy hiểm; bởi vì: “Ða hành bất nghĩa tất tự tệ.” (Nếu luôn làm chuyện bất nghĩa, thì mình sẽ tự tiêu diệt mình.)

Mình hại kẻ khác tức là mình đã hại chính mình. Mình giết cha người, thì có kẻ chắc chắc sẽ giết cha mình; mình giết anh người thì sẽ có kẻ giết anh mình; đó là luật nhân quả. Là Phật tử thì cần phải làm lành lánh dữ. Nếu không tạo nhân ác, thì sẽ tránh được quả ác trong tương lai.

“Thị giáo lợi hỷ hóa đại thiên.” Câu này nói rằng lấy Phật Pháp chỉ dẫn, giáo hóa chúng sinh, làm cho tất cả mọi người đạt được chỗ lợi ích, hoan hỷ. Khi thấy có chuyện gì lợi ích cho người khác thì mình làm ngay:

“Tài bồi tâm thượng địa,

Trưởng dưỡng tánh trung thiên.”

Dịch là:

“Vun bồi miếng đất tâm linh,

Nuôi lớn bầu trời bản tánh.”

Thường giúp kẻ khác thì lâu ngày tự nhiên sẽ có đức hạnh. Không phải chỉ kêu gọi người khác làm lợi ích cho mình, mà tự mình không làm lợi ích kẻ khác. Kẻ nuôi dưỡng tánh ỷ lại và chỉ muốn tận hưởng tiện nghi là kẻ không có khí phách.

Hãy xem trên đời này, những kẻ chuyên đi tìm tiện nghi cho mình kết quả đều thất bại; nếu các vị không tin thì hãy nghiên cứu cho kỹ lưỡng. Bất luận là ai, với lòng tham không đáy, chuyên đi tìm tiện nghi cho chính mình thì kết quả đều không tốt. Nếu mình đem lại lợi ích cho người khác, làm cho mọi người hoan hỷ, thì đi tới đâu ai ai cũng kính phục mình.

Khổng Tử nói rằng: “Ngôn tất trung tín, Hành tất đốc kính, Tuy man mạch chi bang, hành hỹ.” (Lời nói chân thật, Hành động chắc thật, cung kính, thì dù ở nơi nguy hiểm cũng vẫn được an toàn.)

Một lời nói ra thì phải thành thật, không được gian trá, lừa dối kẻ khác. Hành vi thì phải hết sức thành thực, trung hậu, khiêm nhường, cung cẩn. Bất cứ làm việc gì cũng có lòng “khiêm cung hòa kiết”; không được cống cao ngã mạn, coi mình như ông trời, không ai sánh bằng. Như vậy thì không thể chấp nhận được!

 

QUY MẠNG CHÚ LĂNG NGHIÊM QUANG MINH TRÊN ÐẢNH PHẬT

“Ngã kim quy mạng Ðại Phật Ðảnh,

Vô tận Pháp tạng trí huệ quang.

Nguyện ngã minh liễu diệu Tổng Trì,

Phụng hành Như Lai sở thuyết “

“Ngã kim quy mạng Ðại Phật Ðảnh”: Ðó là lời của các vị Hộ Pháp, rằng các vị ấy quy mệnh Ðại Phật Ðảnh Thủ Lăng Nghiêm Thần Chú.

“Vô tận Pháp tạng trí huệ quang”: Ðại Phật Ðảnh là đảnh đầu của Phật và là kho Pháp tạng vô tận. Nếu đuợc kho Pháp tạng ấy thì dùng không bao giờ hết cả. Pháp tạng vô tận này tại nơi tự tánh của mình mà xuất hiện chứ không phải từ bên ngoài vào. Nhưng tại sao ngay bây giờ không xuất hiện? Pháp tạng cũng giống như những con trùng ngủ vùi trong mùa đông, chờ khi xuân tới nắng ấm thì chúng bắt đầu hoạt động trở lại. Khi nào thân của người tu hành phát nhiệt thì con trùng tự tánh sẽ hồi sinh, đồng thời tất cả những loại vi khuẩn khác đều chết (vi khuẩn đây tức là phiền não).

Như vậy không phải là sát sanh sao? Nếu các vị cho rằng đây là sát sanh, thì có thể không cần tu hành! Không ai bắt buộc các vị cả; các vị có thể hoàn tục, có thể làm như người tại gia với đầy dẫy phiền não, chướng ngại, tranh giành, vô minh, ganh tị. Nhưng nếu muốn tu thì phải cải biến những thứ vi khuẩn đó và khôi phục lại Phật tánh của mình.

Khi chưa thành Phật thì trong thân mình có đến 84.000 loại trùng ăn thịt của mình, uống máu của mình, trú ngụ nơi thân của mình. Chúng xúi giục mình đừng giữ giới luật, bắt mình làm chuyện điên đảo. Bởi bị chúng chi phối nên mình mới làm đủ chuyện xấu xa. Nếu mình nói rằng: “Ôi! Ðó là tại chúng nó làm, không phải tôi làm.” Như vậy thử hỏi tại sao mình lại giúp cho chúng? Nghĩa là đói một chút thì chịu không nổi, khát một chút thì cũng không xong, ngủ không đủ thì cũng không đành; tại sao mình phải trợ giúp những thứ vi trùng đó? Trợ giúp chúng thì tự tánh chẳng thể hiển lộ được!

Vậy những thứ vi trùng đó rốt ráo là gì? Tức là trùng ngu si, làm cho thân mình chỗ này không dễ chịu, chỗ kia không yên ổn; toàn thân thật phiền hà! Có lúc thì chúng làm cho mình bịnh này, lúc thì làm mình bịnh khác. Những thứ vi trùng ngu si này khiến mình không đủ áo mặc thì không được, cơm không đủ ăn cũng không xong, rốt cuộc cứ phải vật lộn với chính mình.

Vô tận Pháp tạng thì ở nơi Ðại Phật Ðảnh mà phát sinh. Trí huệ quang này không giống như những thứ hào quang khác mà là hào quang của Phật. Tại sao Phật lại có hào quang? Bởi vì Phật không muốn có vi trùng ngu si tăm tối, cho nên mới dùng trí huệ để chiếu sáng mọi vật, quét tan vô minh. Khi vô minh bị quét sạch thì Pháp tánh tự nhiên hiển hiện, do đó Trí huệ quang tức là Phật quang vậy!

“Nguyện ngã minh liễu diệu Tổng Trì” : Tại sao cung kính Ðại Phật Ðảnh Trí Huệ Quang? Tại sao phải cung phụng Ðại Phật Ðảnh Trí Huệ Quang? Bởi vì mình muốn hiểu rõ Chú Ðại Tổng Trì, cũng là Ðà La Ni Lăng Nghiêm. Chú Ðại Bi còn gọi là Ðại Bi Ðà La Ni.

Ðà La Ni là tiếng Phạn Dharani, dịch là Tổng Trì. “Tổng” nghĩa là bao nhiếp tất cả các pháp, “trì” nghĩa là giữ gìn vô lượng ý nghĩa. Tất cả các pháp đều được tổng nhiếp vào chú này, tất cả các pháp đều khởi nguyên từ chú này.

Các vị hãy nhìn lá cờ của Tổng Hội Phật Giáo Pháp Giới, mỗi một màu hồng trên lá cờ là biểu hiện cho Trí huệ quang. Ánh sáng này từ nơi “một” mà phát xuất ra, cho nên nói rằng:

“Nhất bổn tán vi vạn thù,

Vạn thù hoàn quy nhất bổn.”

Nghiã là:

Từ “một” mà phân thành vạn thứ,

Từ vạn thứ lại trở về “một.”

Hào quang từ một điểm mà phóng ra vạn phương rồi từ vạn phương mà thâu về một điểm. Vì vậy, tại Vạn Phật Thành không phải chỉ có “một” mà là tất cả hào quang của chư Phật đều từ đây phóng xuất quang minh, rồi quang minh đó trở về làm “một” mà chẳng xâm phạm hay chướng ngại những hào quang khác.

“Phụng hành Như Lai sở thuyết nghĩa”: là khi đã hiểu ý nghĩa của thần chú này thì phải theo đạo lý của chú đó mà cung kính thực hành.

 

NÂNG CAO TIÊU CHUẨN HÀNG TĂNG SĨ, TÍCH CỰC XIỂN DƯƠNG KINH LĂNG NGHIÊM

(Vạn Phật Thành ngày 14 tháng 4 năm 1983)

Chúng ta đang ở trong thời Mạt Pháp, đã xa Phật quá lâu, song Pháp chưa hoàn toàn tiêu diệt. Các vị vẫn còn cơ hội y chiếu theo lời Phật dạy mà tu hành, các vị vẫn còn cơ hội chứng quả thành Phật!

Nếu bản thân là kẻ xuất gia thì mình phải quyết tâm giữ gìn cái tông chỉ là dù gặp hoạn nạn khó khăn tới đâu cũng không bao giờ thay đổi lập trường. Mặc ai tới phá hoại, mình đừng để bị dao động. Chỉ cần nhận thức rõ ràng việc mình làm, con đường mình đi là quang minh chính đại, rồi cứ dũng mãnh mà tiến bước.

Trong thời Mạt Pháp, thiên ma, ngoại đạo, ly mỵ, vọng lượng, sơn yêu, thủy quái, sợ nhất là Chú Lăng Nghiêm vì Chú Lăng Nghiêm có công năng phá tà hiển chánh, và vì Chú Lăng Nghiêm mà Phật đã giảng Kinh Lăng Nghiêm, một bộ kinh cốt tủy của Phật Giáo!

Con người nếu không có xương tủy thì chết, Phật Giáo không có Kinh Lăng Nghiêm thì Phật Pháp diệt. Cho nên phương pháp tốt nhất để hộ trì Chánh Pháp trong thời Mạt Pháp là học thuộc lòng Kinh Lăng Nghiêm, học thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm cho nhuần nhuyễn. Sau khi đọc và học thuộc lòng đến chỗ hết sức thuần thục, hãy tận lực phát huy đạo lý của Kinh và diễn thuyết cho mọi người nghe. Thế giới này nếu thiếu Chú Lăng Nghiêm thì yêu ma, quỷ quái chẳng sợ hãi gì nữa, chúng sẽ tha hồ hoành hành. Song bởi vì trên thế giới còn có người trì Chú Lăng Nghiêm nên bọn bàng môn, tả đạo, vọng lượng, ly mỵ, sơn yêu, thủy quái, còn kiêng sợ, không dám công nhiên xuất hiện. Nếu không có Chú Lăng Nghiêm thì thế giới này trở thành thế giới của bọn yêu ma, quỷ quái!

Các vị coi, hiện tại tư tưởng con người cũng hết sức cổ quái, có kẻ không bằng loài cầm thú. Ðó là do bọn yêu ma, quỷ quái lộng hành ở thế gian, mê hoặc người đời, khiến họ mất đi trí huệ căn bản, biến thành hạng người tráo trở, hết biết nhân nghĩa, làm chuyện thấp hèn không bằng loài trâu ngựa nữa. Ðó cũng là do càng ngày càng ít người biết tụng Kinh Lăng Nghiêm, trì Chú Lăng Nghiêm nên thiên ma ngoại đạo mới hoành hành, không còn kiêng nể gì cả!

Tuy nhiên Vạn Phật Thành là nơi phát nguyên của Phật Pháp ở Tây phương, là chỗ quy tập tinh hoa của những người tu Ðạo chân chính trên thế gian, cho nên Vạn Phật Thành không phải là địa bàn hoạt động của bọn yêu ma quỷ quái, bọn chúng không thể nào đặt chân tới Vạn Phật Thành được! Có những kẻ không thể ở Vạn Phật Thành được là do họ không đủ đức hạnh, tư tưởng đầy dẫy những thứ tà tri tà kiến, nên chỉ ở một thời gian là họ bị lộ nguyên hình, phải bỏ đi chỗ khác.

Từ đây về sau, ở Vạn Phật Thành, các vị xuất gia và đệ tử tại gia đều cần phải học thuộc lòng Kinh Lăng Nghiêm. Như vậy thì đối với Phật Pháp không có công lao nào lớn bằng. Bởi vì có những giáo sư nổi tiếng, những vị học giả trứ danh, thậm chí còn có cả kẻ xuất gia, hiện giờ công khai nói rằng Kinh Lăng Nghiêm là giả tạo!

Vì sao họ lại điên đảo như vậy? Là do Kinh Lăng Nghiêm đề cập đến Bốn điều răn dạy về sự thanh tịnh, và đồng thời Năm mươi thứ ấm ma. Do đó, bọn họ không thể chịu nổi khi đứng trước những tấm kính chiếu yêu được nói đến trong Kinh Lăng Nghiêm này. Khi họ tự so sánh với năm mươi thứ ấm ma thì bản chất yêu quái của họ hiện ra rõ ràng, và khi tự so sánh với bốn điều dạy về sự thanh tịnh thì họ không làm sao giữ được những quy củ nói đến trong bộ Kinh này. Bởi không chịu nổi sự thật đó nên họ mới che đậy lương tâm, và dèm pha cho rằng Kinh Lăng Nghiêm là giả tạo!

Cho nên, đối với Kinh Lăng Nghiêm và Chú Lăng Nghiêm, chúng ta cần phải nhận thức rõ ràng là không có chú nào linh nghiệm bằng Chú Lăng Nghiêm, không có kinh nào chân chính hơn Kinh Lăng Nghiêm. Là vì kinh này đem tất cả những điều sai trái của thiên ma ngoại đạo, và của cả chúng sinh, trình bày vô cùng rõ ràng, xiển minh hết sức tường tận.

Nếu không có Chú Lăng Nghiêm thì Phật Pháp chẳng còn, thiếu Kinh Lăng Nghiêm thì Chánh Pháp bị tiêu diệt! Vì thế, các vị hãy vì hộ trì Phật Pháp mà nhất định học thuộc lòng Kinh Lăng Nghiêm! Nếu lúc nào cũng có thể thuyết giảng được thì mới không hổ thẹn là một đệ tử chân chính của Phật, không hổ thẹn là đã xuất gia một cách uổng phí.

Bởi vậy cho nên các vị đừng để những “học giả trứ danh,” những “giáo sư nổi tiếng,” hoặc những “Ðại Pháp Sư” làm cho mê hoặc, như kẻ đui đi theo người mù mà tin rằng Kinh Lăng Nghiêm là giả tạo! Dựa vào đâu mà họ dám nói Kinh Lăng Nghiêm là giả tạo? Với lời lẽ mù quáng, cống cao, đầy dẫy tà kiến, ngã mạn, cuồng vọng, tương lai họ sẽ chịu quả báo khó tưởng tượng nổi.

Mặc cho gia phong của những đạo tràng khác ra sao, ở Vạn Phật Thành ai muốn xuất gia thì tối thiểu phải có bằng Cử nhân! Nếu các vị đỗ Cử nhân ở trường khác thì cần phải gia nhập chương trình huấn luyện Tăng Già ở Vạn Phật Thành; các vị phải trải qua ba năm huấn luyện nghiêm túc để cho học vấn và đạo đức được ưu tú, rồi mới đủ tư cách thọ giới Cụ Túc làm Tỳ Kheo hoặc Tỳ Kheo Ni.

Ở thời đại này, người xuất gia nhất định cần phải xuất chúng, đặc biệt siêu việt, có bối cảnh giáo dục ưu tú, thì mới có thể trở thành bậc Pháp Khí được. Nếu là kẻ không rành chữ nghĩa, cả ngày chỉ biết đi tìm cách móc nối, thủ đoạn, xin xỏ, lợi dụng; hoặc là kẻ giả làm sư để kiếm ăn qua ngày, hoặc chỉ làm những chuyện hoàn toàn không cao thượng, không thanh tịnh, chuyên môn phá giới, thì kẻ đó chỉ làm ô nhục cửa Phật mà thôi, làm sao khiến cho Phật Giáo ngày càng sáng lạng được? Làm sao khiến cho người ta sinh lòng cung kính Tam Bảo đặng?

Vì thế từ đây về sau, những ai muốn xuất gia ở Vạn Phật Thành, bất luận là nam hay nữ, già hay trẻ, trước hết cần đỗ bằng Cử nhân, sau đó cần thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm và Kinh Lăng Nghiêm thì mới đủ tư cách xuất gia. Ngoài ra, người xuất gia cần học thuộc lòng Giới Sa Di, 53 Tiểu chú, Kinh Phạm Võng Bồ Tát Giới và thông đạt Tứ Phần Luật (tức là Giới Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni). Trước kia, trong đạo tràng này, tiêu chuẩn xuất gia tuy không nghiêm khắc như bây giờ, song tôi không thu nhận đồ đệ một cách cẩu thả. Trước khi thâu nhận ai, tôi hết sức cẩn thận, cho họ trải qua một thời gian dài để quan sát tư tưởng, ngôn hạnh của họ như thế nào rồi mới thâu nhận, thế phát cho xuất gia. Song ở thời Mạt Pháp này, tà ma lộng hành nên tôi chẳng thể không sửa đổi cho triệt để và tích cực đề cao phẩm cách đạo đức và học vấn của người xuất gia. Phàm là kẻ

theo tôi xuất gia thì cần phải “đầu đội trời, chân đạp đất,” văn võ toàn tài, là long tượng trong cửa Phật. Thậm chí nếu lấy con mắt tục mà nhìn, thì phải là bậc nhân tài trác tuyệt, phi phàm. Những kẻ theo tôi xuất gia đã lâu cũng cần học thuộc Kinh Lăng Nghiêm và phải có thể sẵn sàng giảng giải nếu cần. Như vậy thì mới thực sự đảm nhận trách nhiệm hoằng dương Chánh Pháp, tiếp nối sứ mệnh của Phật, và cũng không uổng phí sự nghiệp xuất gia của mình!

 

BỐN ÐIỀU RĂN DẠY VỀ TÁNH THANH TỊNH CHÂN THẬT, BẤT HƯ

(Vạn Phật Thành ngày 17 tháng 4 năm 1983)

Bốn Ðiều Răn Dạy Về Tánh Thanh Tịnh (Tứ Chủng Thanh Tịnh Minh Hối) trong Kinh Lăng Nghiêm là: “Ðoạn dâm, Ðoạn sát, Ðoạn thâu, Ðoạn vọng” (dứt dâm dục, dứt giết chóc, dứt trộm cắp, dứt nói dối). Bốn điều đó tương quan rất chặt chẽ với nhau. Nếu phạm giới dâm thì dễ dàng phạm giới sát và cũng dễ dàng phạm giới thâu, tức là ăn cắp, và giới vọng ngữ tức là nói láo. Bởi vì phạm giới dâm thì sát, đạo, vọng, đều đã bao gồm trong đó rồi, cho nên tuy chia làm bốn, nhưng hợp lại mà nói thì là nhất thể!

Phật thật là vô cùng từ bi, hết lòng hết dạ dạy bảo chúng ta hết sức rõ ràng Bốn Ðiều Răn Dạy Về Tánh Thanh Tịnh. Tuy nói rõ như vậy, nhưng có người lại không tin. Không phải chỉ có một số người không tin mà thôi, trong đó, những kẻ không tin lại là những học giả, những vị giáo sư, những kẻ xuất gia không giữ giới luật. Những người đó không có niềm tin nên không có cách gì cải thiện, cũng không cách gì để bài trừ cái gốc tà kiến của họ được; bởi vì những điều hiểu biết sai lầm của họ đã chằng chịt, thâm căn cố đế, làm cho họ mất lòng tin và công nhiên cho rằng Kinh Lăng Nghiêm là giả tạo!

Trong các bộ kinh mà Phật nói ra, Kinh Lăng Nghiêm là một bộ kinh hết sức trọng yếu. Dù cho các vị học giả, giáo sư, những kẻ không giữ giới luật, cho đến những kẻ dùng đủ thứ thần thông, hiện ra mười tám phép biến hóa, tới nói với tôi rằng Kinh Lăng Nghiêm là giả đi nữa, thì tôi cũng không tin được! Tại vì sao? Bởi vì Kinh Lăng Nghiêm dạy đạo lý hết sức chân chính, chỉ căn bịnh của chúng sinh hết sức rõ ràng; đó là “vô minh tội nghiệp.” Kinh này chính là “đối bịnh cho thuốc,” là lời khuyên răn rõ ràng nhất. Song người ta không ai muốn uống thuốc đắng, mặc dù thuốc hay thì quá đắng, khó mà chịu nổi. Nên dù có bậc thầy thuốc giỏi đưa toa thuốc ra thì họ cũng vất đi không dùng, nói rằng thuốc chẳng có hiệu lực gì, rằng thứ thuốc này chỉ để lừa người ta. Như vậy đúng là tự mình lừa mình và lừa người khác, tự mình làm hại mình rồi hại người khác vậy!

Bởi vậy cho nên những kẻ không hiểu biết cứ chạy theo những người này, nói rằng có những vị học giả danh tiếng như vầy, có những nhà giáo sư nổi tiếng như kia, hoặc có những vị Ðại Pháp Sư có tên tuổi như nọ nói rằng Kinh Lăng Nghiêm này là giả; rồi họ chạy theo những người đó như những kẻ đui đi theo những người mù, cùng nhau kẻ xướng người họa. Người ta nói làm sao thì họ nói làm vậy, do đó rốt cuộc tà thuyết đầy dẫy.

Nếu thật sự đúng như vậy, tức Kinh Lăng Nghiêm là giả, thì các vị trong Phật Giáo không cần phải giữ giới luật làm gì, cũng không cần nghe Bốn Ðiều Răn Dạy Về Tánh Thanh Tịnh này làm gì, và cũng không cần biết đến Năm Mươi Thứ Ấm Ma là ra sao, tất cả mọi thứ đều nhất tề vất bỏ hết! Các vị thử nghĩ coi, loại người như vậy thật là ác độc vô cùng; nếu những người như thế đó mà không bị xuống Ðịa ngục Cắt Lưỡi thì thật là không còn công lý gì nữa!

Mới đây tôi có nói đến một em bé bị bịnh thần kinh (em bé này có bịnh tâm lý biến thái, hành vi quái dị, toàn thân đều có bịnh). Ðứa bé này sở dĩ bị bịnh là vì kiếp trước đã từng hủy báng kinh điển Ðại Thừa, tạo nên tội nghiệp đọa địa ngục Vô Gián, bây giờ sinh ra làm người phải chịu quả báo như vậy. Ðó cũng là vì loài người chúng ta không hiểu đạo lý, lại còn tự cho mình là hay là giỏi, rồi công nhiên tạo ra đủ thứ tội nghiệp, còn trợn tròn mắt mà nói láo. Hành động như vậy thật là mất hết lương tri, lương năng, làm cho bản hữu trí huệ của mình bị hủy diệt đi; thật là đáng thương thay!

Bởi những kẻ hủy báng kinh điển Ðại Thừa đó đã dùng tai, mắt, mũi, lưỡi, thân, ý tạo ra đủ thứ ác nghiệp, nên khi họ sinh làm người thì thành những kẻ mắc bịnh tâm lý biến thái, trở nên vô tri, vô giác, đến khi thọ ác báo rồi, lại còn cho rằng mình là hay là giỏi lắm!

Chúng ta không nên dùng cái “thông minh giả” của mình mà hủy báng lời Phật. Nào là những kẻ rất có tiếng tăm, nào là những nhà học giả trứ danh, nào là những vị giáo sư uyên bác, nào là các vị Pháp Sư nổi tiếng, một khi họ nói ra lời hủy báng Phật Pháp thì vô hình trung, lời nói của họ sẽ ảnh hưởng đến trăm ngàn vạn ức, vô lượng, vô biên người khác, khiến cho những người đó đánh mất đi lòng tin chơn chính. Cho nên các vị thấy, tạo ra tội nghiệp như vậy không phải là tai hại vô cùng sao? Trăm ngàn kiếp về sau, họ sẽ đầu thai làm kẻ thọ quả báo, trở thành những người câm! Bởi vì họ làm hại tri kiến của kẻ khác, nói lên những lời khiến kẻ khác hiểu lầm đạo lý, như thế thật là vô cùng nguy hại!

Các vị hãy nghĩ coi, vì sao những người đó cho rằng Kinh Lăng Nghiêm là giả tạo? Là bởi vì họ không thể làm được Bốn Ðiều Răn Dạy Về Tánh Thanh Tịnh: Không dâm dục thì họ không thể làm được, không sát sinh thì họ cũng chẳng làm nổi! Không trộm cắp thì ở trên bề mặt có thể nói rằng họ không trộm cắp, nhưng thực sự có rất nhiều học giả, giáo sư thường lấy trộm văn chương của học sinh hay của kẻ khác rồi vá víu lại để làm của mình; nếu đem vật sở hữu của kẻ khác mà làm của mình thì đó chính là trộm cắp vậy! Nếu một ngày nào mà họ nói những lời lừa dối học sinh thì ngày đó họ đã nói láo rồi! Ðương nhiên không phải tất cả những vị học giả hay giáo sư đều như vậy, song ở trong hàng ngũ những người đạo đức luôn luôn có vô số những kẻ gian dối tác hại.

Bởi vì không làm được Bốn Ðiều Răn Dạy Về Tánh Thanh Tịnh đó nên họ sợ hãi, và không thể chấp nhận lý luận trong Kinh được. Nếu họ chấp nhận lý luận của Kinh thì họ không thể tồn tại, và dĩ nhiên họ sẽ mất đi địa vị của họ. Nhưng họ lại không muốn như vậy nên mới làm trái với lương tâm, mới nói rằng Kinh Lăng Nghiêm là giả. Khi có ý nghĩ như vậy là họ đã phạm tội lớn tày trời:

“Khoát đạt không,

Bát nhân quả,

Mãng mãng đãng đãng, Chiêu ương họa.”

Nghĩa là:

“Phủ nhận hết mọi thứ,

Bác bỏ luật nhân quả,

Thì tự chuốc lấy tai ương.”

Trong tương lai họ sẽ thọ lãnh quả báo đọa địa ngục Vô Gián, lúc đó họ có hối lỗi thì không còn kịp nữa!

 

NĂM MƯƠI THỨ ẤM MA TRONG KINH LĂNG NGHIÊM

Hiện tại chúng ta đang nghiên cứu Năm Mươi Thứ Ấm Ma, nhưng sợ rằng có đến năm trăm loại Ấm Ma sẽ xuất hiện cả đây! Cho nên các vị đừng mở cửa để hoan nghinh chúng làm loạn! Tuy nói là ma, song nhìn bề trái của nó thì chúng đến để giúp đỡ sự tu Ðạo của mình, xem chí nguyện của mình kiên cố hay chẳng kiên cố. Nếu kiên cố thì dù ngàn con ma tới mình cũng không thay đổi lập trường, vạn con ma tới mình cũng không thối lui, cái gì mình cũng không sợ cả! Nếu mình không có sở cầu, thì tức là: “Ðáo vô cầu xứ, tiện vô ưu.” (Khi lòng không mong cầu, tâm sẽ hết âu lo.)

“Vô sở cầu” tức là không có điều gì sợ hãi. Sợ cái gì? Cũng giống như người sợ quỷ, nghĩ rằng quỷ hết sức ghê gớm, xấu xí. Người nào cũng nghĩ rằng người chết thì biến thành quỷ, nên họ sợ. Nhưng không ai sợ thần. Ông thần Kim Giáp là kẻ hết sức lợi hại mà chẳng ai sợ ông ta!

Khổng Tử từng nói rằng: “Kính quỷ thần nhi viễn chi.” (Kính quỷ thần nhưng lánh xa họ.) Song, mình đừng sợ quỷ cũng đừng sợ thần. Mình cung kính họ nhưng không cần phải thân cận với họ.

Ma là thứ đến thử thách người tu Ðạo nên các vị đừng có lòng khủng khiếp, lo sợ. Nếu mình sợ sệt, thì dù không muốn kêu ma lại, nó cũng sẽ tới. Nếu mình không sợ, thì nó muốn lại cũng không được. Ðó là mật quyết vô cùng trọng yếu: Ðừng sợ hãi! Khi mình không khiếp nhược, không lo sợ, thì tự nhiên mình sẽ chánh. “Chánh” thì có thể hàng phục mọi thứ, vì lẽ “tà bất thắng chánh.” Ma sợ nhất bốn chữ: Chánh Ðại Quang Minh. Nếu mình mà “chánh đại quang minh” thì ma sẽ nép giữ quy củ, chúng sẽ hướng về mình mà đảnh lễ.

Bây giờ hãy nghiên cứu cảnh giới Năm Mươi Thứ Ấm Ma. Năm mươi thứ đó tức là Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Ðây bất quá là nói sơ lược cốt tủy mà thôi. Kể tường tận thì cảnh giới của chúng thật vô số, không thể kể hết được, nên Phật chỉ nói có năm mươi thứ là để giúp người đời hiểu và quán sát dễ dàng. Khi sáng tỏ được đạo lý của Năm Mươi Thứ Ấm Ma thì mình sẽ không bị cảnh giới đó làm dao động, đó là điều hết sức quan trọng.

Nếu muốn đừng bị cảnh giới làm dao động thì đầu tiên mình phải trì giới. Giới là căn bản của tất cả các Ðịnh; Ðịnh là căn bản của Trí Huệ; Huệ là căn bản để thành Phật. Nếu muốn thành Phật thì nhất định phải tu Giới, Ðịnh, Huệ. Tu mà không tương hợp với Giới, Ðịnh, Huệ tức là mình tìm cầu pháp ở bên ngoài tâm, tức là đã “hướng ngoại truy cầu”! Khi có Giới lực thì mình sẽ đắc Ðịnh lực; có định lực thì mình sẽ có Huệ lực, vì chúng là tương sinh. Giới sinh Ðịnh, Ðịnh phát Huệ, Huệ thành Phật; thiếu một thì chẳng thành được.

Do đó, hiện tại mình phải dùng thái độ khách quan mà nghiên cứu, đừng có thái độ chủ quan. Khi có thái độ chủ quan thì rất dễ có sự thiên lệch. Mình cần phải dùng Trạch Pháp Nhãn (con mắt biết nhận định chân lý) mà quán sát, dùng Trí Diệu Quán Sát mà nghiên cứu, nhưng đừng chấp trước ở điều mình quán sát. Trí Diệu Quán Sát cũng giống như cái gương vậy, chẳng khác gì mấy với Trí Ðại Viên Kính. Trí Ðại Viên Kính thì chẳng dao động mà có thể hiện ra tướng thật của mọi sự; còn Trí Diệu Quán Sát thì có năng lực quán sát mọi vật khiến mình biết được mọi vật một cách rõ ràng.

Phải dùng thái độ khách quan, không thiên lệch, thì mới nhận thức được cảnh giới một cách rõ ràng. Các vị mà nhận thức thấu đáo được cảnh giới thì sẽ không bị nó làm cho mê loạn!

 

LĂNG NGHIÊM ÐẠI ÐỊNH

Vì sao Chú Lăng Nghiêm có nhiều điều tốt đẹp như vậy? Bởi vì niệm Chú Lăng Nghiêm thì có thể nhập Lăng Nghiêm Ðại Ðịnh. Lăng Nghiêm Ðại Ðịnh này không phải là định mà cũng chẳng phải là không định, song không lúc nào là chẳng định (vô định, vô bất định, vô hữu bất định thời). Cho nên nói rằng: “Na-già thường tại Ðịnh, Vô hữu bất định thời.” (Na-già, tức là rồng, lúc nào cũng ở trong Ðịnh, không bao giờ chẳng định.)

Lăng Nghiêm Ðịnh là định hết sức kiên cố, phát sinh ra vô lượng trí huệ, các thứ thiên ma, ngoại đạo không thể nào phá hoại nổi.

Nhưng nhập Ðịnh để làm gì? Ví như tới Disneyland vậy, nơi đó có đủ trò vui, đồng thời cũng có đủ trò kinh dị, mình sẽ thấy những điều chưa từng thấy, nghe những điều chưa từng nghe. Cũng vậy, khi nhập Ðịnh, mình sẽ trải qua những cảnh giới chưa từng thấy hay nghe qua. Nếu như trong Ðịnh mà “như như bất động, liễu liễu thường minh,” không bị cảnh giới làm cho dao động, thì mình có thể xoay chuyển tất cả cảnh giới. Ðó chính là sự kỳ diệu khi nhập Lăng Nghiêm Ðịnh.

Không có Lăng Nghiêm Ðịnh thì mình sẽ tùy theo cảnh giới mà xoay chuyển, cái gì lại thì mình chạy theo cái đó, luôn luôn bị cảnh giới dắt dẫn. Khi mình có Lăng Nghiêm Ðịnh này thì mình không còn bị cảnh giới xoay chuyển nữa. Mắt mình nhìn hình sắc mà bên trong tâm không có rung động; tai mình nghe tiếng nhưng lòng không bị lôi cuốn theo. Khi thấy việc gì xảy ra mà mình tỉnh giác thì sẽ ra khỏi vòng phiền trược; nhưng nếu gặp việc mà mê muội, không tỉnh giác, thì mình sẽ rớt vào vòng luân hồi.

Ở trong Ðịnh mình có thể phát sinh vô lượng trí huệ, cho nên nói rằng Ðịnh sinh Huệ. Nếu không nhập Ðịnh thì không thể khai được trí huệ, cũng giống như chưa tới Disneyland thì không biết trong đó có gì. Cho nên có một vị cư sĩ mời tôi đi Disneyland chơi, muốn tôi coi đây coi đó; họ cho rằng tôi chưa từng thấy qua những chuyện đó bao giờ. Thật ra những hình sắc hay tất cả những đồ vật đều không có gì đặc biệt cả. Chúng ta từ vô lượng kiếp đến nay đã thấy qua không biết bao nhiêu thứ, không biết bao nhiêu chuyện nữa, bất quá mình đã nhìn qua rồi quên mất đi. Nếu như mình nhớ được một cách rõ ràng thì không cần phải coi lại làm gì nữa.

*****************************

 

CHÚ THÍCH

có dấu (*) là của người dịch. Những chú thích không có dấu là của tác giả (Pháp sư Thích Mẫn Sanh)

[1]*四悉檀 s: catvāraḥ siddhāntāḥ. dịch ý là làm cho thành tựu. Còn gọi là Lý (giáo pháp), Tông (phong). Có nghĩa là Giáo pháp Đức Phật dạy cho chúng sinh có thể chia thành 4 phạm trù: (1) Thế giới tất-đàn (2) Vị nhân tất-đàn (3) Đối trị tất-đàn (4) Đệ nhất nghĩa tất-đàn

[2]*s: tri-dharma-mudrā, tri-dharma-uddāna: 1. Chư hành vô thường s: anityāḥ sarva-saṃskārāḥ),2. Chư pháp vô ngã s:  (nirātmānaḥ sarva-dharmāḥ). 3. Niết-bàn tịch tịnh (s: śantaṃ nirvāṇam).

[3] Thiền tăng đời Đường, Xuất gia năm 9 tuổi. Mẹ và các anh chị đều xuất gia. Năm 20 tuổi thọ cụ túc giới, tham học rộng rãi các bậc thiện tri thứcTinh thông kinh luận.

* Phần có đánh dấu (*) là chú thích của người dịch.

Phần chú thích không có đánh dấu * là của Pháp sư THÍCH MẪN SANH
[5] Tự tùng nhất độc  Lăng-nghiêm hậu, Bất khán nhân gian tao phách thư. 自從一讀楞嚴後,不看人間糟粕書

[6] 班門弄斧 Ban môn lộng phủ: Múa rìu trước cửa nhà Ban Công, người thợ khéo nổi tiếng của nước Lỗ. chỉ ý múa rìu qua mắt thợ. Do câu thơ của Vương Chi Hoán để trên mộ Lí Bạch: ‘Lỗ Ban môn tiền lộng đại phủ.’ Nghĩa là múa rìu lớn trước cửa nhà ông thợ họ Ban.

[7]* Nội hàm của chữ ngụy kinh có nhiều cách hiểu khác nhau do cách dùng chủ quan của người hiểu, đồng thời có khi được  phiên dịch lại từ một thuật ngữ thiếu chính xác của giới học giả Tây phương, đó là từ apocrypha, khiến về sau, giới học giả tiếp cận Phật học đã hiểu  ngụy kinh có phần tiêu cực, thậm chí sai lạc. Nên ở đây, chúng tôi để nguyên thuật ngữ ngụy kinh mà Lữ Trừng đã dùng chứ không dịch nghĩa.

[8] Còn gọi Chiêm sát thiện ác  nghiệp báo kinh 占察善惡業報經。Đại Chính tân tu Đại tạng kinh, quyển 17.

[9] Śikṣānanda 實叉難陀; 652~710

[10] Đại thừa khởi tín luận大 乘 起 信 論; S: mahāyānaśraddhotpāda-śāstra; J: daijō kishinron;

Một tác phẩm Đại thừa xuất hiện trong thế kỉ 5-6,  do ngài Mã Minh (s: aśvaghoṣa) soạn. Nguyên bản chữ Phạn cũng như bản dịch Tạng ngữ không còn. Hiện nay người ta chỉ còn bản chữ Hán của năm 557. Đây là bộ luận về tư tưởng Đại thừa và được xem là căn bản nhập môn. Là bộ luận được Thiền tông coi trọng. Luận này được chia làm 5 chương: 1. Duyên khởi ra đời: để giúp chúng sinh thoát khổ, truyền bá chính pháp, hỗ trợ người tu hành, làm tăng trưởng tín tâm của kẻ sơ căn, chỉ phương phápđối trị tà kiến, dạy cách thiền định đúng đắn, chỉ ích lợi của niệm Phật  A-di-đà, chỉ cách tu tập thiềnđịnh; 2. Giảng giải các khái niệm quan trọng nhất của tư tưởng  Đại thừa; 3. Trình bày giáo pháp Đại thừa: về ba tính chất của tâm, về giác ngộ và phi giác ngộ, về vô minhđối trị tà kiến và các thành kiếnkhác, chỉ phương pháp đúng đắn đưa đến giác ngộPhúc đức và hạnh nghiệp của Bồ-tát; 4. Phép tu theo Đại thừa: Phát triển tín tâm bằng hạnh bố thítrì giớinhẫn nhụctinh tiếntrí huệ và phương phápChỉ-Quán; 5. Ích lợi của phép tu Đại thừa.

[11] Bất Không Kim Cương不 空 金 剛; C: bùkōng jīngāng; J: fukū kongō; S: Amoghavajra; cũng được gọi ngắn là Bất Không (Amogha), còn mang hiệu là Trí Tạng (智 藏); 705-774; Một Đại sư của Mật tôngvà cũng là một trong bốn dịch giả danh tiếng nhất của Phật giáo kinh điển tại Trung Quốc – song song với Cưu-ma-la-thập, Chân Đế và Huyền Trang. Sư được xem là vị Tổ thứ sáu của Mật giáo tại đây.Theo truyền thống Phật giáo Trung Quốc, Sư sinh năm 705 tại nước Sư Tử (siṃhala, nước Tích Lan bây giờ), sớm tu học Phật pháp. Năm lên 14, Sư gặp Kim Cương Trí (金 剛 智; s: vajrabodhi) tại Ja-va (s: yavadvīpa) và cùng với vị này sang Trung Quốc. Năm 720, Sư đến Lạc Dương và cũng tại đây, Sư thụ giới cụ túc tại chùa Quảng Phúc (724) theo truyền thống của Nhất thiết hữu bộ (s: sarvāstivāda). Suốt 18 năm sau đó, Sư một mặt nghiên cứu kinh, luật, luận bằng cả hai ngôn ngữ, Phạn và Hoa; mặt khác, Sư cũng giúp thầy mình là Kim Cương Trí trong việc phiên dịch và chú giải kinh sách. Năm 765, Bất Không Kim Cương ứng dụng kinh Nhân vương (仁 王 經) vừa mới dịch xong vào trong một buổi lễ nghi thức rất công phu để ngăn chặn cuộc tấn công của 200.000 quân lính tinh nhuệ của Tây Tạng và Duy Ngô Nhĩ (e: uighurs) khi họ sẵn sàng để thôn tính Trường An (長 安). Năm 771, Sư dâng biểu xin phép đưa những bản kinh đã dịch xong vào Đại tạng. Năm 774, giữa tháng 6, Sư biết thời điểm sắp đến liền từ biệt chúng rồi nhập diệt. Sư được truy tặng chức Tư Không, thuỵ hiệu là Đại Biện Chính. Tháp được xây tại chùa Đại Hưng Thiện. Sư có rất nhiều đệ tử và người được đích truyền là sư Huệ Quả (惠 果), được xem là Tổ thứ 7 của Mật tông Trung Quốc. Một đệ tử quan trọng khác là Huệ Lâm (慧 琳). Người ta liệt kê được 77 bản dịch của sư được mặc dù có thể còn nhiều hơn, gồm những tác phẩm luận giảiđích thật được xếp vào Hán tạng dưới tên của sư. Những tài liệu ghi chép hành trạng của sư gồm: gồm nhưng ghi chép về thư từ cá nhân, [Đại chính 2156] nói về sự truyền thừa; có một bản tiểu sử của sư trong Phó Pháp tạng nhân duyên lục phó (付 法 藏 因 縁 傅),và một số ghi chép về chuyến hành hươngcủa sư được ghi trong

[12]Hiền Thủ Pháp Tạng賢首法藏; 643-712 Đại sư Trung Quốc, Tổ thứ ba của Hoa nghiêm tông. Vì công lớn của Sư trong việc làm hưng thịnh tông Hoa nghiêm nên sau này người ta cũng gọi tông này là Hiền Thủ tông và xem Sư là vị Tổ thứ nhất.

Sư người nước Khang Cư (Sogdian), cha làm quan cho triều đình Trung Quốc. Một hôm người mẹ nằm mộng thấy mình nuốt mặt trờimặt trăng và sau đó thụ thai Sư. Năm 16 tuổi, Sư đốt một ngón tay cúng dường chư Phật để tỏ lòng thành cầu đạo của mình. Năm 17 tuổi, Sư đi đi đây đó tìm thầy học đạonhưng không gặp ai có thể truyền diệu pháp và vì vậy Sư vào núi sống ẩn dật, kham khổ tu tập. Một đêm Sư mơ thấy hào quang sáng chói, tự nghĩ ‘Phải có một vĩ nhân thuyết pháp gần đây’. Sáng hôm sau Sư đến một ngôi chùa gần đó nghe Trí Nghiễm Pháp sư giảng Hoa nghiêm kinh. Nghe xong Sư vui mừng và trở thành môn đệ của ông. Nhờ sự tận tình chỉ dạy của Trí NghiễmSư hội được yếu chỉ Hoa nghiêm tông.  Được truyền làm Tổ thứ ba của Hoa nghiêm tông.

Năm Ất Mùi (695), Vũ Hậu thỉnh Sư vào cung thuyết giảng Hoa nghiêm kinh. Sư đang thuyết thì hào quang từ miệng thoát ra. Vũ Hậu chứng kiến việc này vui mừng, liền ban hiệu là Hiền Thủ. Sư thuyết giải rất nhiều lần kinh Hoa nghiêm, Nhập Lăng-già, Đại thừa khởi tín luậnPhạm võng… và viết nhiều luận chú giải với bài nổi tiếng nhất thời đó là Tâm kinh lược sớ. Sư cũng giúp Huyền Trang dịch kinhsách nhưng việc này không kéo dài vì quan niệm khác biệt của hai trường phái.

[13] *(? – 1354).  Tăng sĩ Trung Hoa, vào đời Nguyên, thuộc tông Lâm Tế., Hiệu Thiên Như. Nối pháp  Thiền sư Trung Phong Minh Bản. Niên hiệu Chí chính nguyên niên (1341) đời Thuận Dế nhà Nguyên, sư đến ở rừng Sư tử tại Tô châu. Năm sau, các học trò hợp lực kiến tạo chùa Bồ-đề chính tông, thỉnh sư thuyết phápmở rộng tông phong Lâm Tế. Sư được vua ban áo kim lan và hiệu Phật Tâm Phổ TếVăn Tuệ Đại Biện Thiền Sư. Ngài  còn nghiên cứu giáo chỉ của ngài Vĩnh Minh tông Thiên thai, hoằng dương Tịnh độ giáo, viết Tịnh độ hoặc vấn để phá trừ ngờ vực. Sư tịch vào năm Chí Chính 14 (1354), không rõ tuổi thọ. Sư có các trứ tác: Lăng nghiêm kinh hội giải, 20 quyển, Lăng nghiêm kinh viên thôngsớ 10 quyển, Tịnh độ hoặc vấn, Thiền tông ngữ lụcThập phương giới đồ thuyết.

[14] Nhất thiết kinh âm nghĩa 一 切 經 音 義; 100 quyển, Huệ Lâm (慧 琳) biên soạn.

[15] Chân Đế (S: Pramiti). Sa-môn Bát-thích Mật-đế 般刺蜜帝, có nơi phiên âm

Bát-lạt-mật-đế 般剌蜜帝.  Hán dịch là Cực Lượng, người Trung Ấn. Trong Đại Chính Tân Tu Đại Tạng Kinh có ghi rõ: Thời đại nhà Đường, có Sa-môn Bát-thích Mật-đế,  người Trung Thiên Trúcdịch Kinh Thủ-lăng-nghiêm từ chữ Phạn sang chữ Hán theo văn nói (khẩu dịch), tại chùa Chế Chỉ tỉnh  Quảng  Châu vào ngày Tân sửu, tháng Kỷ mão năm Ất Tỵ, niên hiệu Thần Long thứ  nhất (23-5 Ât tỵ).

[16] S: Meghaśikhara. Còn gọi là Vân Phong雲峰, Thước-khư 鑠佉S: Meghaśikhara. Còn gọi là Vân Phong 雲峰, Thước-khư 鑠佉. Di-già Thích-ca,   Hán dịch Hàng phục, nghĩa là ngài đã điều phục được mọi phiền não, mọi ma chướng và hết thảy mọi chướng ngại. Khi rời Udyana đến Trung Hoa, Ngài đọc lại bản dịch, chú ý đặc biệt đến sự diễn đạt văn nghĩa, câu cú và cách dùng những thành ngữ tiếng Hán. Ngài là một pháp sư lỗi lạc nhất tham gia việc phiên dịch bộ kinh này.

[17] Thường các bản kinh đang lưu hành không ghi tên vị Pháp sư này. Nhưng các bản in trước đây đều có ghi. Núi La Phù là ngọn núi nổi tiếng ở tỉnh Quảng Đông. Chùa Nam Lâu là nơi Sa-môn Hoài Địch trú trì.. Pháp sư rất tinh thông giáo nghĩa tam tạng. Ngài cũng thông thạo tiếng Phạn, thế nên Ngài được mời chứng nghĩa cho bản dịch.

[18] Thừa tướng Phòng Dung là một người có tài văn chương và kiến thức rất uyên bác. Chính việc nhuận sắc của ông đã làm cho Kinh Thủ-lăng-nghiêm có giá trị rất đặc sắc.

[19]* 劉玉麟; 南漢春秋

[20] Phần không  đánh dấu  là chú thích của Pháp sư THÍCH MẪN SINH trong bản tiếng Hán.

Phần đánh dấu (*) là chú thích của người dich.

Tham khảo Hiện đại Phật giáo học thuật tòng san 現代佛教學術叢刊, quyển thứ 35, tờ 333,  bài viết  Vấn đề  phiên dịch  Kinh Thủ-lăng-nghiêm,  Đường Tướng quốc Phòng Dung bút thọ tại Quang Hiếu tự,  của  Giáo thọ La Hương Lâm.

[21] Tham khảo Uyên Dĩnh Ngô Tiên sinh tập  淵穎吳先生集, quyển 9.

[22]Khai Nguyên Lục 開元錄 tức là Khai Nguyên  Thích Giáo Lục 開元釋教錄Đại Chính tân tu Đại tạng kinh,  quyển  55

[23] Tham khảo kinh  Đại bát Niết-bàn 《大般涅槃經, phẩm Kiều-trần-như, Đại Chính tân tu Đại tạng kinh quyển 12, tờ 601.

[24] nạp lan minh nguyệt, la đơn giả  納蘭明月、羅丹者.

[25]*s:  aṇḍāla、cāṇḍāla; p: caṇḍāla、cāṇḍāla. Dịch ý là lửa hừng, dữ tợn, người hiểm độc, người bạo ác, người chủ việc giết chóc, người trị chó. Trong chế độ giai cấp của xã hội Ấn độ, chiên-đà-la là giai cấp thấp nhất, dưới giai cấp thủ-đà-la. Giai cấp này chuyên làm các nghề coi nhà tù, buôn bán, đồ tể, lưới cá v.v…… Theo pháp điển Ma- nô chép, thì Chiên-đà-la là chỉ giống người lai, cha là Thủ-đà-la, mẹ là Bà-la môn. Kinh Tăng nhất A-hàm, quyển 18, nói: Hoặc có người sinh vào nhà ti tiện, hạng Chiên-đà-la, hoặc dòng ăn thịt người, hoặc dòng làm thợ thuyền.

[26] * Tham khảo Kinh Diệu Pháp Liên Hoa 妙法蓮華經, phẩm  Ngũ bách đệ tử thọ ký 五百弟子授記品

[27] Tham khảo Phiên dịch danh nghĩa tập tân biên, trang 23 và 96.

[28]* S: Kapilavatsu; Cũng gọi Ca-duy-la-vệ. Gọi tắt: Ca-tì-la, Ca-duy. Dịch ý là thành đỏ vàng, chỗ ở của người tiên tóc vàng, thành Diệu Đức v.v… Nay là vùng gần biên giới nước Nepal, là nơi đức Phật ra đời và là đất nước của dòng họ Thích-ca. Theo truyền thuyết, thủy tổ của phái Số luận là tiên nhân Ca-tì-la (Kapila) cũng ở trong thành này, do đó mới lấy tên của ông làm tên nước.

[30]大智度論, 卷五; 大正藏 .第九十七頁

[31]*s: samatha

[32]* s: samadhi

[33]*s: dhyana

[34]參考《大般涅盤經》憍陳如品 大正藏 卷十二 第六○一頁

[35]參考《大智度論》 卷五 大正藏 卷二十五 第九十七頁

[36] * Bốn khoa: Ấm, Nhập, Xứ, Giới.

Bảy đại: Địa, Thủy, Hỏa, Phong, Không, Kiến, Thức.

[37]

參考《大智度論》 卷三十一 大正藏 卷二十五 第二九○頁 「今生從前 世因緣有,前世復從前世有,如是展轉無有眾生始。」

[38]參考《大乘本生心地觀經》報恩品 大正藏 卷三 第三○二頁

[39]*  Kinh Thủ-lăng-nghiêm, quyển 2

[40]*  Kinh Thủ-lăng-nghiêm, quyển 2

[41]*  Kinh Thủ-lăng-nghiêm, quyển 2 . Nguyên văn: 此閻浮提除大海水。中間平陸有三千洲。正中大洲東西括量。大國凡有二千三百。Cõi Diêm-phù-đề nầy trừ  biển ra, trong đó đất bằng gồm 3000 châu. Châu lớn ở giữa, bao quát từ đông sang tây, có đến 2300 nước lớn.

[42] * Kinh Thủ-lăng-nghiêm, quyển 3.

[43]* s: Śrāvastī, p: Sāvatthī, 舍衛國: tên của một vương quốc cổ của Ấn Độ, còn gọi là Thất-la-phiệt Quốc 室羅伐國

[44] S:Kṣatriya

[45] s:bharadvāja,頗羅墮; một trong 6 họ của  Bà-la-môn.

[46] 士夫六界:  Huyền Trang dịch:  trong Kinh Kim Cang 瑜伽十四卷十九頁云:又有六法,是諸色根及所依處,隨其所應之所依止。無有障礙,引導安養;於彼彼生,自在而轉。謂四大種、空界、識界。如是識界,能於現在,積集任持福非福業;;;能引當來愛非愛果;亦能執持識所依止,五種色根,及所依處,令不爛壞。又由現法後後所生識自在力,令諸有情,於善不善無記業中,差別而轉。二解瑜伽五十六卷八頁云:雖復經言如是六界說名士夫;然密意說,故無過失。問:此中有何密意?答:唯欲顯說色動心所最勝所依。當知是名此經密意。

[47]* Kinh Thủ-lăng-nghiêm, quyển 3.

[48]* Kinh Thủ-lăng-nghiêm , quyển 4.

[49]義集三曰:「此翻成敗。」世界之成壞也。

大樓炭經之略名。六卷,西晉法立譯,記世界之成壞者。即長阿含第四分世起經也。隋闍那崛多譯之謂為起世經。隋梵摩笈多譯之,謂為起世因本經。

[50]

[51] 《俱捨》【注十二】十一云:「安立器世間,風輪最居下,其量廣無數,厚十六洛叉,次上水輪深十一億二萬,下八洛叉水,余凝結成金,此水金輪廣,逕十二洛叉,三千四百半同圍此三倍。」

[52]* Kinh Thủ-lăng-nghiêm, quyển 4.

[53]Śrāvastī, p: Sāvatthī, 舍衛國): tên của một vương quốc cổ của Ấn Độ, còn gọi là Xá Bà Đề Quốc (舍婆提國), Thất La Phiệt Quốc (室羅伐國* Ngài Vân Thê giải thích: “Giới có 4, thế có 3,  gắn bó với nhau, nên lấy ba nhân bốn,  bốn nhân ba thành 12 là một lớp. Từ số 12 nầy,  mỗi số biến thành 10, tức thành 120, là lớp thứ hai.  Từ số 120 nầy,  mỗi số đều biến thành 10, tức thành 1200, là lớp thứ ba.” (Kinh Thủ-lăng-nghiêm Trực chỉ- Thiền sư Đan Hà).

[54]* Nguyên văn:

阿難,當知是根,非一非六。由無始來顛倒淪替。故於圓湛,一六義生. Kinh Thủ-lăng-nghiêm,quyển 4

[55]  Kinh Thủ-lăng-nghiêm, Quyển 4

[56]* Nguyên văn: 因名眼體,如蒲萄朵。

[57]參考《俱舍論》分別根品 大正藏 卷二十九 第十三頁

[58]從身立二根,女男性增上。

[59]* Nguyên văn: 如果位中菩提涅槃,真如佛性, 菴摩羅識,空如來藏, 大圓鏡智, 是七種名稱謂雖別。清淨圓滿體性堅凝。如金剛王常住不壞。… Bảy danh hiệu ấy tên gọi tuy khác, mà thể tánh thanh tịnh viênmãn vững chắc như kim cương vươngthường trụ bất hoại

[60]* Nguyên văn: 見託汝睛, 相 推 前境。

[61]* Kinh Thủ-lăng-nghiêm, quyển 5

[62] Ba chi trong Nhân Minh luận (Tông Nhân Dụ)

[63] S:Sloka

[64]* Ba chi trong Nhân Minh luận (Tông Nhân Dụ)

[65]* Kinh Giải thâm mật nói: ‘A-đà-na thức thậm thâm tế. Ngã ư phàm phu bất khai diễnNhất thiết  chủng tử như bộc lưu. ’ 《解深密經》序品第一 大正藏 卷十六 第六九二頁

[66]*兼耳與勞同是菩提, 瞪發勞相- Cả lỗ tai và cái mỏi mệt đều là tánh bồ-đề, do chăm chú mà phát ra tướng mỏi mệt.. Kinh Thủ-lăng-nghiêm,  quyển 3

[67] S: Kukkuṭārāma

[68]S: Upaniṣad

[69]參考《妙法蓮華經》藥王菩薩本事品 大正藏 卷九 第五十三頁

[70]參考《大寶積經》 大正藏 卷十一

[71] * s, p: Upāli, 優波離; đệ tử Phật, trước làm nghề cạo tócgiai cấp hạ tiện, theo 6 ông hoàng dòng họThích đi xuất gia, sau đắc quả A-la-hán, được Phật khen là Trì luật đệ nhất.

[72] S: Pratyeka-buddha

[73]*麟角喻獨覺. Cũng gọi: Lân giác độc giác, Lân dụ độc giác. Đối lại: Bộ hành độc giác. Chỉ cho bậc Duyên giác một mình tu hành chứng ngộ, là một trong 2 bậc Độc giác (Duyên giác). Cứ theo Câu xá luận quyển 12 và Câu xá luận quang kí quyển 12, thì bậc Lân giác dụ trong Độc giác cần phải tu 100 đại kiếptích tụ tư lương bồ đề mới thành Lân giác dụ độc giác. Vì ở 1 mình tu tập mà ngộ đạo, giống như con lân chỉ có 1 sừng, nên gọi là Lân giác dụ độc giác. Bộ hành độc giác 部行獨覺; Vị Duyên giác cùng tu hành với số đông người nhưng chỉ một mình mình giác ngộ chứng quả. Đối lại với Lân giác dụ độc giác. Là một trong hai loại Độc giác.

Độc giác, cũng dịch là Duyên giácCứ theo luận Câu xá quyển 12 và Câu xá luận quang kí quyển 12 nói, thì những người thuộc ba quả Dự lưuNhất laiBất hoàn trong Thanh văn thừacho đến người lợi căn nhất trong Tứ thiện căn (Noãn, Đính, Nhẫn, Thế đệ nhất pháp), lúc sắp chứng quả A la hán thứ tư, tạm rời bỏ giáo pháp của Phật, nhóm hợp một số đông người cùng tu, nhưng chỉ một mình quán xét, một mình tư duy, hoặc quán ngoại duyên như hoa bay lá rụng, hoặc quán lí 12 nhân duyên mà chứng ngộ đắc quả, gọi là Bộ hành độc giác. Vì tụ họp một số đông người cùng tu hành ở một chỗ, tổ chức thành đảng bộ, nên gọi là Bộ hành. Lại vì không thầy chỉ dạy mà một mình tự ngộ chứng quả, nên gọi là Độc giác.

[74]* (八部): tức tám bộ chúng bảo vệ Phật pháp, còn gọi là Thiên Long Bát Bộ (天龍八部), gồm Trời (s: deva, 天), Rồng (s: nāga, 龍), Dạ- xoa (s: yakṣa, 夜叉), Càn-thát-bà (s: gandharva, 乾闥婆, Hương Thần[香神] hay Nhạc Thần [樂神]), A-tu-la (s: asura, 阿修羅), Ca-l âu-la (s: garuḍa, 迦樓羅, Kim Xí Điểu [金翅鳥]), Khẩn-na-la (s: kiṃnara, 緊那羅, phi nhân, ca nhân), Ma-hầu-la-già (s: mahoraga, 摩睺羅伽, Đại Mãng Thần [大蟒神]). Vì trong Tám bộ chúng này, Trời và Rồng đứng đầu, nên có tên là Thiên Long Bát Bộ. Tuy khác nhau về chủng loại, nhưng họ đều quy phục uy đức của Phật và trở thành quyến thuộccủa Ngài để hộ trì Phật pháp.

[75] * Quán Thế Âm

觀 世 音; S: avalokiteśvara; cũng gọi là Quán Tự TạiQuan Âm;

Một trong những vị Bồ-tát  quan trọng nhất trong Đại thừa Phật giáo. Có nhiều luận giải khác nhau về nguyên nghĩa tên Ngài. Có người hiểu Īśvara là một người quán chiếu thế giới, có người hiểu svara là âm thanh, tức là vị Bồ-tát  lắng nghe mọi tiếng thế gian.

[76]參「翻譯名義新編」 第六十二頁

[77]*聲論;s: Vyākaraṇa. Còn gọi Thanh thường trụ luận, Thanh luận sư. Chỉ cho chủ trương chấp trướcâm thanh là thường còn, là 1 hệ phái triết học ở Ấn độ, chủ trương quan niệm là thường hằng và âm thanh là thường trụ. Nghĩa là chủ trương cho âm thanh là sự tồn tại thực tại (reality) của vũ trụ, còn tiếng nói của con người là từ âm thanh thực tại của vũ trụ mà phát rõ ra, chứ không phải con người là phù hiệu của tính âm thanh.

[78]* P: Khādaniya

[79]參考《大般涅盤經》如來性品 大正藏 卷十二 第四○六頁

[80]參考《妙法蓮華經》藥王菩薩本事品 大正藏 卷九

[81]參考《大方廣佛華嚴經》普賢行願品 大正藏 卷十

[82]* Chiên đàntrầm thủy, tô, huân lục, uất kim, bạch giao, thanh mộc, linh lăng, kê tùng, kê thiệt hương.

[83]* Nguyên văn, Kinh Thủ-lăng-nghiêm, quyển 7: 鏡外建立十六蓮華。十六香鑪間花鋪設。莊嚴香鑪純燒沈水無令見火。取白牛乳置十六器。乳為煎餅并諸沙糖油餅乳糜。酥合蜜薑純酥純蜜。

Kính ngoại kiến lập thập lục liên hoaThập lục hương lô gian hoa phô thiết. Trang nghiêm hương lôthuần thiêu trầm thuỷ vô linh kiến hoả. Thủ bạch ngưu nhũ trí thập lục khí. Nhũ vi tiễn bính tinh chư sa đường du bính nhũ mi.

[84]*  Nguyên văn: 啼笑皆非: khóc hổ ngươi, cười ra nước mắt

[85]* 酥蜜: tô lạc  trộn với mật ong

[86]* Kinh Thủ-lăng-nghiêm, q7…

以煎餅等,每以食時,供奉佛菩薩。若在中夜,取蜜半升……燒香供佛….在中夜行道,…

[87]* Kinh Thủ-lăng-nghiêm, quyển 7:  從三七後,端坐安居,經一百日,有利根者,不起於座,得須陀洹。縱其身心,聖果未成,決定自知成佛不謬.

:

[88]*Sách.  Gọi tắt của Trinh nguyên tân định Thích giáo mục lục.貞元新定釋教目錄. Soạn vào đời Đường.。

[89] S: gāthā

[90]* 乾有其慧,名乾慧地.

[91]* 孤山 Cô Sơnđệ tử của Phụng Tiên Nguyên Thanh  Thích Trí Viên, tự là Vô Ngoại, tự gọi là Trung Dung tử, hay còn gọi là Thế Phu, còn gọi Bệnh Phu, đến Phụng tiên Nguyên Thanh xin  học yếu chỉ của Thiên Thai tam quán. Sống ở hồ phía tây của Cô sơn, tiếp kẻ học, viết sách rất nhiều. Viên tịch năm Can Hưng nguyên niên đời  Tống Thần Tông. Thọ 47 năm.

[92] Tham khảo Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh, Phẩm thứ 3, Đại Chính tân tu Đại tạng kinh, quyển 8, tờ 383.

[93] 大品般若,謂:「何等八地?乾慧地……辟支佛地。」

[94]* 妙性本無,世界眾生,因妄生滅,滅妄為真。」

[95]* 迷本圓明,是生虛妄,妄性無體,非有所依.

[96] Tham khảo A-tỳ-đạt-ma Câu-xá luận, phẩm Phân biệt thế. Đại Chính tân tu Đại tạng kinh, quyển 29, tờ 47.

[97]* 三世如來所守護,十方菩薩所歸依,十二部經清淨海眼。

[98] 佛說琉璃王經, 大正藏,  卷十四

[99]* 二習是種習、現習也。 quyển 8

[100]* S:Avīci: Liên tục, không có sự gián cách về thời gian hay không gian

[101] 阿毗達磨順正理論; 辨緣起品,  大正藏 卷二十九, 第五一七頁

[102] 大智度論; 卷八 大正藏; 卷二十五 第二十八頁

[103]大智度論; 卷五 大正藏 卷二十五 第九十九頁

[104] 參考《妙法蓮華經》 安樂行品 大正藏 卷九 第三十九頁

[105]* 空見不分,相織妄成,名為劫濁。Kinh Thủ-lăng-nghiêm , quyển 4.

[106] Khi nào con mắt sáng tỏmười phương rỗng suốt, không còn tối tăm, thì đó là lúc sắc ấm đã hết, người tu hành bấy giờ mới đạt được kết quả đầu tiên là vượt khỏi kiếp trược. Như vậy, xét kĩ lại nguyên do của sắc ấm, thì gốc rễ chính là vọng tưởng kiên cố. (Kinh Thủ-lăng-nghiêm; q 9)

[107] 若目明朗,十方洞開,無復幽黯,名色陰盡。(Kinh Thủ-lăng-nghiêm; q 9)

[108] 如波瀾滅,化為澄水,名行陰盡,是人則能超眾生濁。Kinh Thủ-lăng-nghiêm ; q 10

[109] mạn, quá mạnmạn quá mạntăng thượng mạntà mạnngã mạn, và ti liệt mạn

[110] 參考守培法師著 《首楞嚴經妙心疏》 卷九 第二十頁

[111] 參考《妙法蓮華經》法師功德品 大正藏 卷九 第四十七頁

[112] *於自他中起計度者,是人墜入四顛倒見,一分無常,一分常論. Kinh Thủ-lăng-nghiêm, quyển 10.

[113]* 溫陵–宋溫陵開元蓮寺沙門戒環也。徽宗宣和年中著

《妙法蓮華經解》二十卷

[114] 參考《大佛頂首楞嚴經妙心疏》(上冊) 卷第一 第三頁

[115] 參考守培法師著《首楞嚴經妙心疏》 卷十 第二十三頁