BÁT NHÃ ĐĂNG LUẬN THÍCH
Tác giả: Bồ tát Long Thọ tạo luận, Bồ tát Phân Biệt Minh giải thích.
Hán dịch: Đời Đường, Tam tạng Pháp sư Ba La Phả Mật Đa La, người Trung Ấn Độ.
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 5

Phẩm 6: QUÁN NHIỄM NHIỄM

Lại nữa, tất cả pháp đều “không”. Vì sao? Vì nhiễm, người nhiễm vì sân, người sân… vốn không có tự tánh, muốn khiến rõ biết nghĩa không có tự tánh nên có phẩm này sinh khởi. Có người nói: trong đệ nhất nghĩa có ấm, nhập, giới. Vì sao? Vì Đức Bà-già-bà nói chúng là nhân của nhiễm ô, tội ác. Nếu chúng chẳng phải có, Phật thì không nói kia là nhân nhiễm. Thí như lông rùa, sao nói nghiệm biết. Trong kinh kệ nói:

Nhiễm là không biết pháp
Nhiễm là không thấy pháp
Hoặc người an chịu đây
Gọi là rất mờ tối.

Thích: Như nhiễm người nhiễm , cho đến si…mờ tối cũng như thế, vì vậy nên biết, có ấm… kia. Luận giả nói: ấm… kia hiện hành tụ tập nhân nhiễm tăng trưởng tội ác hiển rõ. Như thế người nhiễm và nhiễm kia v.v…, ở trong thế đế, như huyễn dợn nắng, mộng thành Càng-thát-bà v.v…, chẳng phải đệ nhất nghĩa. Quán sự phân biệt của ông như thế tức là dục nhiễm có trước, người nhiễm hay là người nhiễm có trước nhiễm, hay là nhiễm và người nhiễm, hai đây đồng thời có? Cả ba đều không đúng. Như kệ nói:

Nếu người nhiễm có trước
Lìa nhiễm người nhiễmthành.

Thích: Nhiễm là tên khác của ái chấp. Nếu người nhiễm lìa nhiễm được gọi người nhiễm thì, đây tức không đúng. Vì sao? Như thành thục không có quả, làm sao gọi là thành thục? Như kệ nói:

Nhân nhiễm được người nhiễm
Người nhiễm nhiễm không thế,

Thích: Hoặc mỗi mỗi riêng khác: đây là pháp nhiễm, đây là người nhiễm, tức là lìa nhiễm, cũng gọi là người nhiễm, lại người nhiễm khởi nhiễm trọn không được nghĩa. Làm sao nghiệm biết? Vì chẳng phải không có “thể” nhiễm được gọi người nhiễm, vì quán có nên như tự thể nhiễm.

Lại nữa, người A-tỳ-đàm nói: Như kệ tôi nói: nhiễm ô gọi là nhân khắp khởi trướctrong địa vị của. Thế nên người nhiễm được làm nhân nhiễm. Tướng nghĩa của A Tỳ Đạt ma như thế. Luận giả nói kệ:

Người nhiễm là có trước,
Chỗ nào khởi nhiễm nữa?

Thích: Như người không nhiễm lúc sau khởi nhiễm mới gọi là người nhiễm. Nếu người nhiễm ấy, trước đã được tên gọi mà nói người nhiễm này lại khởi ở nhiễm thì không có nghĩa như đây vì nghiệm không có “thể”. Ý nghĩa như thế. Lại nữa, giống như nhiễm trong Điều đạt tương tục nhiễm của Điều đạt kia tức không thể làm chứng cho nhân. Vì sao? Vì người nhiễm. Thí như Da-nhã-đạt-đa. Người ngoại đạo nói: nhiễm của cái khác không khác tương tục chẳng phải nhân nên là lỗi môn tạo tác của người nhiễm thành rồi lại thành, cũng thí dụ không có “thể”, và trái nghĩa vậy. Luận giả nói: Kia nói không khéo về nhiễm của cái không khác tương tục chẳng phải nhân nên môn tạo tác của người nhiễm chẳng phải lỗi thành rồi lại thành. Có cái nhiễm riêng khác tương tục và người nhiễm cũng nên đồng ngăn, cũng chẳng phải thành tương tợ thí dụ không có “thể” và ngăn chấp môn “khác” chẳng phải trái nghĩa vậy. Người ngoại đạo nói: có chỗ làm nhân, nghĩa là có cái khác tương tục với người nhiễm, cũng là nhân nhiễm. Thí dụ cũng không có “thể”. Luận giả nói: Đây không tương ưng. Vì ngăn chấp không cùng nhân tức lỗi chẳng phải thật. Lại nữa, hoặc ông định nói pháp nhiễm có trước người nhiễm thì cũng không đúng. Như kệ nói:

Hoặc có hoặc không nhiễm
Lỗi người nhiễm cũng đồng
Nhiễm có trước người nhiễm
Lìa người nhiễm nhiễm thành.

Thích: Đây lại nói thế nào? Nếu pháp nhiễm kia có trước người nhiễm, đây tức lỗi về “có” cho đây là người nhiễm, đây là nhiễm. Cho nên có sở nhiễm, mới gọi là nhiễm chẳng phải chỗ nương, có trước. Thí như cơm chín vậy. Hoặc ông muốn được không cần xem xét người nhiễm, mà có pháp nhiễm thì đây cũng không đúng. Như kệ nói:

Lìa người nhiễm nhiễm thành
Không muốn được như thế.

Thích: Như không xem về chín mà có vật chín sinh khởi. Đây nghiệm thế nào? Tức chẳng phải người nhiễm không có “thể” mà có pháp nhiễm. Vì sao? Vì quán có cho nên như tự thể của người nhiễm. Người ngoại đạo nói: như cha con hai “thể”, chẳng phải một hướng, nghĩa này được thành. Luận giả nói: hai thể cũng ngăn như thế nên không lỗi. Người ngoại đạo nói: như sát na trước khởi nhiễm đã lìa mà là khởi nhiễm sau, thế nên không lỗi. Luận giả nói kệ: Có nhiễm lại người nhiễm Chỗ nào sẽ có thể được?

Thích: Như thế, sát na khởi nhiễm của một thời điểm khác không gián đoạn, tiến đến sát na sinh người nhiễm thì điều này không thể được. Vì người nhiễm không thành. Như dị thục kia là dị thục. Người thuộc dị thục ấy, thì sự không đúng. Như thế, sát na khởi nhiễm ở quá khứ lập làm nhân của người nhiễm hiện tại, nghĩa cũng không vậy. Sao nói không vậy? Vì nhiễm của điều đạt không làm nhân của con người nhiễm Điều đạt. Vì sao? Vì kia là pháp nhiễm thí như một nhiễm riêng khác tương tục. Lại nữa, sư Tỳ Bà Sa nói: Chỗ tôi lập nghĩa không như lỗi trên, sở dĩ vì sao? Vì nhiễm kia và người nhiễm đồng thời khởi nên không có lỗi. Luận giả nói: Đây cũng có lỗi, ông nay sẽ nghe. Như kệ nói:

Hai thứ: nhiễm, người nhiễm
Đồng thời khởi không đúng.
Như thế, nhiễm người nhiễm
Tức không thể cùng quán.

Thích: Nhân duyên gì khởi phân biệt này? Vì quán không có mà có thể phân biệt, đây là người nhiễm, kia là pháp nhiễm, đây là pháp nhiễm, kia là người nhiễm nhưng không muốn như thế, đây lại nói sao? Muốn hữu quán có nên, trong đây lập nghiệm, nhiễm và người nhiễm không có nghĩa đồng khởi. Vì sao? Vì quán có, thí như mầm giống. Lại nữa, sư Tỳ Bà Sa nói: Ông đưa ra nhân đây, “có” là những nghĩa gì? Vì quán sinh, gọi là quán “có”, hay là quán tiếng khác quán “có”. Nếu quán sinh gọi quán “có” thì tâm tâm sở pháp đây thường tùy theo nhau, cũng đồng thời khởi, vì nhân cùng có. Lại như bấc đèn (tim đèn) ánh sáng rõ ràng cũng đồng thời khởi, chẳng phải luôn luôn. Nếu hoặc quán tiếng khác gọi quán “có”, như hai sừng trâu cũng đồng thời khởi, một bên phải, bên trái, có tiếng khác thì hiện thấy như đây cũng chẳng luôn luôn. Luận giả nói: Tâm tâm sở và ánh sáng đèn… tự tại, hòa hợp đồng thời cùng khởi và hai sừng trâu kia, quán tiếng khác… ở trong thế đế muốn khiến như đây, trong đệ nhất nghĩa đều không thành vậy, chỗ ông nói lỗi, tôi không có lỗi này. Lại nữa, nhiễm và người nhiễm, hoặc một hoặc khác, đồng thời phân biệt, cả hai đều không như thế. Như kệ nói:

Nhiễm và người nhiễm một
Một thì không đồng thời.

Thích: Hoặc nói đồng thời, tức có hai thể, ý kệ như thế. Trong đây lập nghiệm: nhiễm và người nhiễm không đồng thời khởi. Vì sao? Vì một thể, như tự thể của người nhiễm. Hoặc ý ông muốn nhiễm và người nhiễm, một thể đồng thời về nghĩa thì không thể, do trái nhau. Tôi nay nhiễm cùng người nhiễm ấy là khác thể đồng thời, không như lỗi trên thì đây cũng không như thế. Như kệ nói:

Nhiễm và người nhiễm khác
Đồng thời cũng không được.

Thích: Thể khác mà đồng thời, không có nghĩa đây, vì nghiệm phá vậy. Lại nữa, kia lập thể riêng mà muốn đồng thời khiến người khác hiểu ấy, nghiệm không có “thể”. Trong đây lập nghiệm, nhiễm người nhiễm cả hai không được đồng thời. Vì sao? Vì quán “có”, như tự thể nhiễm. Lại nữa, nay lại sẽ phá thể riêng khác mà đồng thời. Như kệ nói:

Nếu riêng mà đồng thời
Lìa bạn cũng nên đồng.

Thích: Hoặc ý ông nói nhiễm và người nhiễm, cả hai đây đồng thời mà không muốn khiến theo một lìa bạn. Lập nghiệm trong đây. Trong đệ nhất nghĩa, không muốn khiến nhiễm và người nhiễm ấy, thể riêng mà đồng thời. Vì quán “có”. Như nhân, quả là hai. Lại nữa, có luận sư khác nói: hoặc thể riêng của ông muốn được đồng thời, nay khắp nơi thể riêng từng cái đồng thời, như bên ngựa có trâu nói là đồng thời, như thế riêng trâu không có bạn, cũng được đồng thời, đây như trước trả lời, nghĩa không chút khác. Lại nữa, kệ nói:

Hoặc riêng đồng thời khởi
Cần gì nhiễm người nhiễm

Thích: Nhiễm và người nhiễm, hoặc đồng thời khởi, nghĩa ấy không như thế, vì kia riêng, thí như nhiễm và lìa nhiễm. Lại nữa, kệ nói:

Hoặc nhiễm và người nhiễm
Mỗi mỗi tự thể thành.
Nghĩa gì gượng phân biệt
Hai đây đồng thời khởi.

Thích: Hoặc nhiễm và người nhiễm, thể ngã riêng khác, vì thể khác nên tức không cũng quán. Lại nữa, hoặc có chỗ dùng đây là nhiễm người nhiễm, đây là tướng mạo quán có của nhiễm, người nhiễm nói đồng thời khởi, ý ông như thế chăng? Đây nói có lỗi. Vì sao? Như kệ nói: Hai nhiễm và người nhiễm đồng thời khởi không thế. Như thế… đồng thời khởi không nên như thế, vì quán có nên, không tức pháp này nói đồng thời khởi, vì không khác nhau, hoặc muốn thể riêng, đồng thời khởi ấy, đây cũng không thế. Như kệ nói:

Như thế riêng không thành
Cầu muốn đồng thời khởi.
Thành lập đồng thời khởi
Lại muốn thể riêng chăng?

Thích: nghĩa như thế ấy, trưởng lão nên nói. Như kệ nói:

Có những gì thể riêng?
Muốn đồng thời khởi chăng?

Thích: Đồng thời khởi là có những nghĩa gì? Là có “thể” riêng, thứ tự khởi nói đồng thời khởi hay là không có “thể” riêng đồng thời khởi chăng? Nếu nói thứ tự đồng thời khởi, thì không như thế, như nhiễm và lìa nhiễm, trước đã nói lỗi. Hoặc đồng thời khởi thì đây cũng không như thế, vì quán “có”, như hai thứ nhân quả, cũng trước đã nói. Vì vậy kệ nói:

Do nhiễm người nhiễm hai
Đồng không đồng không thành
Các pháp cũng như nhiễm
Đồng không đồng không thành.

Thích: Sân si… kia, hoặc trong hoặc ngoài, đồng và không đồng cũng đều không thành. Như thế, trong đệ nhất nghĩa nhiễm… kia không thành vậy. Như đầu phẩm ngoại đạo nói lời như vậy, ấm… là có, vì lỗi lầm nhiễm ô nên vậy thì nhân kia không thành. Lại nữa, thế đế nói nhân và nghĩa trái vậy, như trước đã nói lỗi về nhân vậy. Trong phẩm đã nêu rõ nhiễm và người nhiễm không có tự thể của nó. Khiến người khác được hiểu, nghĩa này được thành, như kinh Bát nhã Ba-lamật, Phật bảo Bồ-tát Cực Dũng Mãnh này người thiện nam! Sắc chẳng phải nhiễm thể, chẳng phải lìa thể nhiễm, như thế thọ, tưởng, hành, thức chẳng phải thể nhiễm, chẳng phải thể lìa nhiễm. Lại nữa, sắc, thọ, tưởng, hành, thức chẳng phải thể nhiễm là “không” chẳng phải lìa thể nhiễm là “không”, đây chính là Bát nhã Ba-la-mật. Như thế, sắc chẳng phải thể sân, chẳng phải chẳng là thể sân; cũng chẳng phải thể si, chẳng phải chẳng là thể si, thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như thế, đây gọi Bát nhã Ba-la-mật. Cực Dũng Mãnh! Sắc chẳng phải nhiễm, chẳng phải tịnh, thọ, tưởng, hành, thức chẳng phải nhiễm, chẳng phải tịnh. Lại nữa, sắc chẳng phải tánh pháp nhiễm, chẳng phải tánh pháp tịnh, thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như thế, đây gọi Bát nhã Ba-la-mật. Như thế… các Tu-đa-la (kinh) trong đây nên nói rộng.

Phẩm 7: QUÁN TƯỚNG HỮU VI.

Lại nữa, thành lập phẩm này, tướng kia thế nào? Các pháp như ấm v.v… vốn không có tự tánh. Người mê hoặc ấy chưa biết nên phân biệt chấp giữ tướng. Nay muốn hiển bày khiến kia nhận thức biết nghĩa không có tự tánh, nên có phẩm này khởi sinh. Người ngoại đạo nói: trong đệ nhất nghĩa có là ấm…, tự thể hữu vi. Vì sao? Vì các tướng hữu vi khởi v.v… kia cùng giúp nhau. Đây nếu không có tướng hữu vi kia không (có) nghĩa giúp nhau, thí như sừng thỏ. Do các tướng khởi v.v… cùng nhân có lực… giúp nhau của ấm v.v… nên vậy pháp kia không thể không có. Đó gọi là các ấm hữu vi. Luận giả nói: Ông nói … tướng hữu vi như khởi v.v… tướng khởi v.v… là hữu vi, nay là vô vi? Người ngoại đạo nói: là hữu vi. Luận giả nói: Nay sẽ thứ tự phân biệt nghĩa này, trước về tướng nghiệm khởi. Như kệ nói:

Nếu khởi là hữu vi
Cũng nên có ba tướng

Thích: Trong đệ nhất nghĩa không muốn khiến… các tướng khởi v.v.. kia là tướng hữu vi. Vì sao? Vì hữu vi vậy. Thí như thể pháp. Ngoại đạo nói: Thể của khởi trú diệt mỗi mỗi có tác dụng, thế nên muốn khiến các tướng khởi v.v…là tướng hữu vi. Luận giả nói: Nghiệm này không có “thể”, chỉ có lập nghĩa. Ngoại đạo nói: Khởi, trú, diệt… mỗi mỗi có công năng, ông bác không có, nghĩa thì không như thế. Luận giả nói: Khởi… tạo tác tướng không thể được vậy. Lại nữa, trong thế đế khởi cũng chẳng tướng của pháp hữu vi kia. Vì sao? Vì khởi tạo tác. Như cha sinh con. Trú cũng không phải tướng của pháp hữu vi kia. Vì sao? Vì trú tạo tác. Như thức ăn nuôi thân. Lại nữa, tướng hữu vi chẳng phải trú tạo tác kia. Vì sao? Vì trú tạo tác. Thí như người nữ đặt bình xuống đất. Diệt cũng chẳng phải tướng của pháp hữu vi kia. Vì sao? Vì phá hoại, như đập phá đồ vật. Như thế, kia lập khởi… là tướng hữu vi, nghĩa này không thành, vì nhân không thành và cùng nghĩa trái nhau có lỗi đây vậy. Khởi chẳng phải hữu vi, thế nên nói khởi tướng hữu vi thì nghĩa không đúng. Lại nữa, hoặc ông muốn tránh chỗ trước nói lỗi thành lập khởi… là vô vi thì nghĩa cũng không như thế. Như kệ nói:

Nếu khởi là vô vi
Sao gọi tướng hữu vi?

Giải thích: Nếu khởi là vô vi, mà là tướng hữu vi thì không như nghĩa đây. Vì tự thể của vô vi là không chỗ có tức ý nghĩa như đây. Lại nữa, trong đệ nhất nghĩa khởi là vô vi, mà làm tướng các pháp hữu vi thì nghĩa không như thế. Vì sao? Vì vô vi. Thí như hư không. Trú, diệt cũng như thế, không cần rộng ngăn. Lại nữa, hoặc ông phân biệt khởi trú diệt… là tướng hữu vi là có chỗ làm ấy, tức thứ tự hay đồng thời, cả hai đều có lỗi. Vì sao? Nếu thứ tự thì như kệ nói:

Ba thứ khởi v.v… thứ tự
Không sức tạo tướng nghiệp

Thích: Ở gì không lực? Nghĩa là ở hữu vi. Lại nữa, muốn được khởi… theo thứ tự ấy, như thể pháp chưa khởi, trú diệt hai loại tức không sức làm tướng, vì thể pháp không có. Lại nữa, pháp đã diệt, diệt không có “thể”, khởi trú hai loại, tức ở diệt không có lực. Lại nữa, pháp đã khởi, khởi tức không có lực, lại thể của pháp hoặc trú, diệt lại không có lực. Nếu nói khi trú vô thường tùy theo thì nghĩa không như thế. Như kệ của Bách Luận nói:

Lìa trú không thể pháp
Vô thường sao có trú?
Hoặc ban đầu có trú
Lúc sau không nên vậy.
Hoặc luôn có vô thường
Tất cả thời không trú.
Hoặc trước là thường ấy
Lại không được vô thường.
Hoặc vô thường cùng trú
Cùng thể pháp đồng thời.
Có trú không vô thường
Có vô thường không trú.

Lại nữa, hoặc nói tướng hữu vi như khởi v.v…đồng thời có, thì cũng không thế. Như kệ nói:

Sao nói ở một vật
Đồng thời có ba tướng?

Thích: Tướng này như thế không đồng thời có, ngữ nghĩa như đây. Thế nào là không có? Nghĩa là một vật kia ở trong một thời có khởi, trú, diệt về nghĩa thì không đúng, vì rốt ráo mâu thuẩn. Lại nữa, sư Kinh Bộ nói: Các pháp đều riêng có định nhân duyên tự tại tương tục. Ở trong một thời nên có thể khởi tức là khi được tự thể đây gọi là khởi. Sát na ban đầu tương tục, vị trí đây gọi là trú, sát na trước không tương tợ đây gọi là lão, đã khởi hoại đây gọi là diệt, như thế… quán “có” quyết định ở trong một sát na đồng thời có. Ông làm phương tiện cùng ta làm lỗi ấy, tôi không có lỗi đây. Luận giả nói: Sự tương tục ấy, cũng chẳng phải thật có. Lại vì quán có phân biệt về trú đó là ba tướng của thế đế, chẳng phải đệ nhất nghĩa, ông nói khi trú trái với trú diệt, đây không nên như thế, vì không tránh khỏi chỗ nói lỗi trước. Lại nữa, sư Tỳ Bà Sa nói: như trước đó thể chưa khởi lúc sau khi được tự thể, đây gọi là khởi, khởi ấy xây dựng, đây gọi là trú. Trú ấy suy yếu, đây gọi là lão. Lão ấy diệt vậy, đây gọi là hoại, do khởi… thứ tự được không lìa thể hữu vi vì nghĩa ấy, tướng thể kia thành. Như trước nói, ba thứ khởi v.v… thứ tự không có sức tạo tướng nghiệp ấy, đây là không tốt. Luận giả nói: Ông nói không đúng. Sao gọi là tướng? Nghĩa là cùng sở tướng (tướng của đối tượng) chưa từng lìa nhau. Thí như tướng cứng không lìa nơi đất và các tướng đại nhân không lìa đại nhân. Hoặc nói khởi… trong đệ nhất nghĩa là tướng các pháp hữu vi kia thì nghĩa này không như thế. Vì sao? Vì có thứ tự. Thế nào thứ tự? Như dùng nắm bùn để trên vành, vận động tay xoay rồi như hình tháp nhỏ, tiếp vỗ khiến cho bằng, thứ lại xoay như dù, sau ôm lại như cái bồ đựng thóc. Các vị trí riêng đây, chẳng phải thể tướng hữu vi của bình kia các tướng khởi v.v…, cũng không lìa kia, pháp hữu vi ấy, giả thiết lập mà thôi. Chân thật khởi thì trong đây ngăn. Vì sao nói ngăn? Vì kia chưa khởi tức trú diệt không có “thể”. Hoặc nói khi đương lai khởi tương ưng có trú, diệt; Người tạo phân biệt đây chỉ nói trong thế đế mà không tránh khỏi lỗi trước đã nói. Như thế, các tướng hữu vi khởi v.v… thứ tự, đồng thời thể kia không thành nhân có lỗi vậy.

Lại nữa, kệ nói:

Hoặc các khởi, trú hoại
Có tướng hữu vi khác .
Có tức là vô cùng.

Thích: Hoặc kia có khác, kia cũng có khác, như thế tức là vô cùng; mà không muốn như thế. Lại nữa, hoặc các tướng khởi v.v… không có tướng tức lại mắc lỗi như trước đã nói. Như kệ nói:

Không tức chẳng hữu vi.

Thích: Nghĩa này thế nào? Như ý ông muốn các pháp hữu vi chẳng phải tướng hữu vi, vì hữu vi nên như thế, khởi… cũng chẳng tướng hữu vi. Vì nghĩa ấy, trong đệ nhất nghĩa, không nên phân biệt các tướng khởi v.v… ,hoặc là hữu vi, hoặc là vô vi, như chỗ nói lỗi, nay trở lại thuộc về ông. Lại nữa, người Độc tử bộ nói: Khởi là hữu vi mà chẳng vô cùng, làm sao biết? Do tự thể này hòa hiệp có mười lăm pháp, cùng chung khởi. Những gì là mười lăm?

1. Thể Pháp này
2. Kia khởi
3. Trú dị
4. Tướng diệt
5. Hoặc là bạch pháp thì có chánh giải thoát khởi
6. Hoặc là hắc pháp thì có tà giải thoát khởi
7. Hoặc là pháp xuất ly thì có thể xuất ly khởi
8. Hoặc chẳng pháp xuất ly thì có thể chẳng xuất ly khởi. Bảy thứ dưới (từ hai đến tám) là bà con (quyến thuộc) của thể pháp. Trong bảy quyến thuộc đều có một tùy quyến thuộc. Nghĩa là có khởi khởi cho đến chẳng xuất ly, thể chẳng xuất ly đây là pháp quyến thuộc, của quyến thuộc. Như thế hòa hiệp với thể pháp (thứ đầu tiên) chung có mười lăm pháp khởi. Thể pháp là căn bản khởi, trừ tự thể của nó còn có thể khởi làm mười bốn pháp. Khởi khởi lại có thể khởi, căn bản khởi kia; Trú… cũng như thế, vì nghĩa ấy nên không có lỗi vô cùng.

Như kệ của tôi nói:

Kia “khởi khởi” kia khi khởi
Riêng khởi “căn bản khởi”
“Căn bổn khởi” khi khởi
Trở lại khởi nơi “khởi khởi”.

A-xà-lê nói: Ông tuy nói rất nhiều, mà ở nghĩa không như thế, sao nói không như thế? Như kệ nói:

Nếu nói khi khởi khởi
Năng khởi “căn bổn khởi”
Ông từ “bổn khởi” sinh
Sao năng khởi “bổn khởi?”

Thích: Không sinh như thế, vì chưa khởi. Như trước đều là khi chưa khởi. Người ngoại đạo nói: “căn bổn khởi” có thể khởi “khởi khởi”, như thế “khởi khởi” có thể khởi “bổn khởi”, nghĩa đúng như đây. Luận giả nói bài kệ:

Nếu nói “căn bổn khởi”
Năng khởi “khởi khởi” kia.
Kia từ “khởi khởi” sinh
Sao năng khởi “khởi khởi?”

Thích: Không sinh như thế, vì chưa khởi vậy, ý nghĩa như thế. Người Ngoại đạo nói: “Căn bổn khởi” kia cho đến “khởi khởi”, khi cả hai khởi, mỗi mỗi tự tác nghiệp, thế nên không lỗi. Luận giả nói kệ:

Ông nói đây khi khởi
Tùy chỗ muốn tác khởi,
Hoặc khởi này chưa sinh
Chưa sinh sao có thể khởi?

Thích: Câu thứ nhất nói “căn bổn khởi”, câu thứ hai nói “khởi khởi”, câu thứ ba nói khi khởi chưa khởi, câu thứ tư nói “căn bổn khởi” không có công năng khởi. Vì sao? Vì chưa sinh, cũng như khi khởi. Thí như trước khi chưa sinh, lại vì thể pháp đương khởi. Ngoại đạo nói: như nhân cùng có ở lúc pháp khởi, và đã khởi tức là các pháp cùng khởi có công năng khởi. Chẳng phải một hướng ông nói lúc khởi nên nhân và chưa sinh mà nhân ấy nghĩa này không thành. Luận giả nói: Trước trong phần nhiễm người nhiễm đã ngăn, cùng khởi cũng ngăn, nhân kia ông nói chẳng phải một hướng là nói tôi có lỗi. Lại nói: không có lỗi vô cùng thì điều này không thể tránh. Lại có người nói: có đạo lý riêng, tránh khởi lỗi vô cùng, đạo lý ấy thế nào? Như kệ nói:

Như đèn chiếu tự thể
Cũng chiếu được nơi khác
Pháp khởi cũng lại như thế
Tự khởi cũng khởi kia.

Thích: Vì nghĩa ấy nên không có lỗi vô cùng. Luận giả nói kệ:

Trong đèn tự không tối
Chỗ trú cũng không tối
Đèn kia chiếu chỗ nào
Mà nói chiếu tự tha?

Thích: Như thế đèn không có một chút nào là nhân tác dụng của chiếu. Ý nói như thế. Lại nữa, trong đây lập nghiệm về thể của đèn, ở trong đệ nhất nghĩa đế kia không thể tự chiếu, cũng không chiếu nơi khác. Vì sao? Vì tối không có. Thí như ánh sáng mặt trời hừng hực dữ dội. Lại nữa, trong đệ nhất nghĩa đèn không thể phá tối. Vì sao? Vì đại của nó, thí như đất kia. Vì nghĩa ấy nên thí dụ là không có “thể”. Ngoại đạo nói: đèn khi ban đầu khởi, liền có thể phá tối tăm. Như kệ nói: như đèn có thể phá tối tăm, nghĩa là tự thể tạo ánh sáng, có thể trừ tối tăm bên ngoài, ý nghĩa như thế, như trước đã nói vì tối tăm không có nên nhân đây không thành, cũng thí dụ không có “thể”. Nhưng vì nghĩa của đèn và ánh sáng có thể được. Luận giả nói kệ: Sao nói đèn khi khởi Mà có thể phá ở tối?

Thích: Sao nói phá được? Nghĩa là không thể phá. Nói nghĩa như thế. Kệ nói:

Đèn này khi mới khởi
Không đến chỗ tối kia vậy.

Thích: Vì khi khởi, thí như đèn tối. Ngoại đạo nói: trí chẳng phải trí…, chẳng phải một hướng. Luận giả nói: Ông chấp nghĩa này rơi vào trong phần thành lập trước. Như thế, cũng ngăn, nên chẳng là chẳng phải một hướng vậy. Lại nữa, khi khởi chưa sinh, như chưa sinh con, không chỗ tác nghiệp. Đèn cũng như thế, không thể tạo sáng. Lại nữa, như kệ trước nói: sao nói đèn khi khởi mà có thể phá nơi tối? Đèn này khi ban đầu khởi không đến được chỗ tối kia tức là trong đây lập nghiệm, trong đệ nhất nghĩa đèn kia khi khởi không thể phá tối. Vì sao? Vì không đến. Thí như phần tối tăm ở chính giữa thế giới không có ánh sáng. Lại nữa, trong đệ nhất nghĩa, đèn không phá tối. Vì sao? Vì không được chỗ đối trị vậy, thí như tối kia. Ngoại đạo nói: hiện thấy đèn không đến được tối mà có thể tạo sáng. Luận giả nói: Ông lập môn đây thêm sức phá của tôi khiến thí dụ của tôi chuyển càng hiển rõ, nên tôi không có lỗi. Kia nếu như thế nay sẽ quan sát: là như chỗ thấy, là lại khác chăng? Tôi cũng không thấy đèn không đến chỗ tối mà có thể trừ tối tăm. Nếu đèn không đến tối tăm mà có thể trừ tối tăm thì nghĩa ấy không như thế. Như kệ nói:

Nếu đèn không đến tối
Mà phá tối tăm kia.
Thì đèn trú trong đây
Nên phá tất cả tối.

Thích: Đèn phá tối từ xa, ông đã không bằng lòng, gần cũng như thế, sao nói có thể phá? Lại nữa, như kệ nói:

Hoặc đèn có thể tự chiếu
Cũng có thể chiếu nơi khác
Tối cũng nên như thế
Tự che cũng che khác.

Thích: Tối tự thân nơi khác cả hai không muốn như thế thì đèn sáng tự đèn, nơi khác cả hai há muốn được chăng? Lại nữa, trong đây lập nghiệm. Trong đệ nhất nghĩa đèn ở tự đèn nơi khác không hoại sở trị. Vì sao? Vì có năng trị. Thí như thể đèn ấy, tự chiếu, chiếu khác, trước đã ngăn, thí dụ là không có “thể”. Thế nên, ngoại đạo dẫn thí dụ đèn, thành lập nghĩa khởi, năng khởi tự, tha tức là không đúng. Vì không khỏi lỗi vô cùng trước. Lại nữa, hoặc nói tự khởi cũng khởi tha ấy, sao nói năng khởi? Vì khởi đã khởi, vì khởi chưa khởi, hoặc như thế có lỗi gì? Hoặc khởi chưa khởi ấy. Như kệ nói:

Khởi đây hoặc chưa khởi
Làm sao sinh tự tha.

Thích: Chưa khởi không sinh, vì chưa sinh. Như trước khi chưa sinh, ý như thế ấy, trước đã phân biệt. Lại nữa, kệ nói:

Khởi này hoặc đã khởi
Khởi lại khởi chỗ nào?

Thích: Do đã khởi nên sinh ở khởi, kia tức không công dụng, quán sát như thế. Ông nói khởi là năng khởi tự tha, nghĩa ấy không như thế, vì không khỏi lỗi vô cùng trước vậy. Lại nữa, kia thành vô vi của nó, vì vô vi nên các khởi… kia chẳng phải tướng hữu vi. Ông nói tướng cho nên là nghĩa nhân không thành. Lại nữa, nên hỏi, nói có khởi thì thế nào là khởi ư? Là khởi khi khởi, hay khởi đã khởi, đều không như thế.

Như kệ nói:

Khi khởi và đã khởi
Chưa khởi đều không khởi
Đi chưa đi khi đi
Ở kia đã giải thích.

Thích: Như kia đã nghiệm, trong đây cũng nên rộng nói như thế, vì trong đệ nhất nghĩa, khi khởi không khởi. Vì sao? Đời khác hướng đến trước, như khi dục diệt. Lại nữa, hoặc nói pháp kia ít khởi ít khởi chưa khởi nói là khi khởi thì cũng không như thế. Vì sao? Hoặc ít khởi ấy, kia lại không khởi, khởi không cần vậy. Hoặc chưa khởi thì khởi cũng không khởi, vì chưa khởi vậy. Thí như vị ngoại đạo nói: quyết định khởi là vị lai hướng đến hiện tại, đây gọi là khi khởi. Luận giả nói: Nghĩa như thế, nên quán sát, như kệ nói:

Do khi khởi gọi khởi
Nghĩa này thời không đúng
Làm sao khi khởi kia
Mà nói là duyên khởi?

Thích: Khi khởi kia, là hữu vi vô vi, cũng hữu cũng vô…, những lỗi này, như trên đã ngăn. Ngoại đạo nói: thí như có người khéo hiểu kiếm thuật, khởi tâm bất thiện làm việc ác nghịch, tự hại mẹ của nó cho là tùy thuận, ông cũng như thế. Vì sao? Đại tiên vì Thanh văn Độc giác kia nói duyên khởi sâu xa, vì ông vọng tưởng huân tập lâu ngày làm hạnh phi pháp, tự phá sở dục, làm hại đạo lý chân chánh, chấp này không như thế. Luận giả nói: Ông không biết chăng? Người có ác kiến bác không nhân quả, phá hoại bạch pháp không chịu tin thọ, vì muốn giáo hóa người ác kiến kia rửa sạch nghĩa cấu uế bất thiện vậy, Phật Bà-già-bà nói lời như vậy: đây có nên kia có, đây sinh nên kia sinh, chỗ nói vô minh duyên hành, các pháp như thế…, vì thế đế vậy, chẳng phải đệ nhất nghĩa. Ý nghĩa như thế, là sở dục của tôi, ông nói tự phá sở dục, hại chánh lý ấy, lời này không đúng. Như kệ nói:

Do các pháp vô tánh
Tự thể chẳng có vậy
Đây có kia được ấy
Như thế tức không đúng.

Lại nữa, như Phật nói kệ, hoặc từ duyên sinh thì không sinh, thể duyên khởi kia là chẳng phải có, hoặc thuộc nhân duyên, đây tức “không”, hiểu “không” ấy gọi là không buông lung. Như thế… các kinh trong đây nên rộng nói. Do quán như thế, hoặc sinh chưa sinh, thảy đều như huyễn, thế nên khởi tịch diệt khi khởi tức không có tướng khởi. Như ngoại đạo kia đã nói, khi khởi cho là duyên khởi thì trong đệ nhất nghĩa nghiệm không thành, nên kia là chẳng khéo. Lại có người nói: thế gian hiện thấy các thứ nhân duyên mỗi mỗi quả khởi, như bình áo v.v… lại không có nghiệm khác vượt qua sự hiện thấy tức là như trước kệ nói: “khi khởi và đã khởi, chưa khởi đều không khởi” thì đây không tương ưng. Vì giới đẳng khởi. Luận giả nói: Giới… kia nhóm họp tùy thuận công đức, ai có thể trái? Nhưng là thế đế, chẳng phải đệ nhất nghĩa, giới như thế là bỏ chấp trước; vì nghĩa thật nên có luận này khởi. Vì thế không có lỗi, hoặc ý ông nói bình, áo có khởi, tức cũng là thế đế, chẳng phải đệ nhất nghĩa. Cái tôi muốn tức là hoặc bình hoặc áo hoặc khởi có thể được, chẳng phải kia chưa khởi. Nếu đã khởi thì có khởi không như thế, bình áo… khởi, là khởi chưa khởi. Như đây chấp thì nghĩa đây không như thế. Vì sao? Hoặc bình chưa khởi an lập vọng giác (biết), duyên tên bình kia nói có bình khởi ý như thế tức đây chỉ là vọng giác xếp đặt trong thế đế. Vì bình chưa sinh là không thể được. Lại nữa, sư Tỳ Bà Sa nói: ba đời chỉ có nên bình… kia khởi. Nghĩa của tôi như đây. Luận giả nói: Đây cũng không như thế. Như kệ nói:

Tùy chỗ hoặc một vật
Chưa khởi mà hữu thể.

Thích: Một vật là, hoặc bình, áo… Hoặc nơi các duyên, hoặc trong hòa hợp, và ở chỗ khác, “thể” trước có. Kệ nói:

Đã có cần gì khởi?

Thích: Kia hoặc đã có khởi, tức vô vọng. Vì nhân duyên ấy, kệ nói:

Thể “có”, khởi không có.

Thích: Vì nghĩa đây nê, trước khi khởi thể nghiệm khởi, tức không có; thể “có” khởi tức lập nghĩa có lỗi. Lại nữa, chấp thời khác tức nói lời như vậy: các pháp là thể “có”, sao nghiệm biết? Vì đến hiện tại chấp này không như thế. Vì sao? Nếu đến hiện tại tức phá bỏ hiện tại. Như thế, khác thể, khác tướng và khác vị, đều như lỗi trước, đều dùng đây trả lời. Lại nữa, người Tăng Khư nói: thể của các pháp có, có thể hiển rõ nên tôi không có lỗi. Luận giả nói: Có thể hiển rõ ấy, trước đã ngăn vậy, đây không tương ưng. Lại nữa, chưa khởi có “thể”, sao nói có thể tin? Tăng Khư lại nói: vì thế gian gồm thâu, như vật hiện tại. Luận giả nói: Vật hiện tại thì trong đệ nhất nghĩa không có tự thể, nên ông thí dụ không thành, nghĩa mong muốn bị hoại. Lại nữa, tuy không có tự thể cũng không hoại thế đế. Vì các pháp như sắc v.v… ngay hiện tại cũng như huyễn… cũng có thể được nên trong thế đế kia, các pháp sắc…chỉ là giả tạm thiết lập phải biết như thế! Kệ nói: khi khởi và đã khởi, chưa khởi đều không khởi, như thế…, trước tuy đã trả lời, nay sẽ nói lại. Như kệ nói:

Hoặc nói khởi khi khởi
Khởi này có sở khởi,

Thích: Hoặc ý kia cho rằng khởi ở khi khởi có thể có sở khởi, chấp này không đúng, có lỗi vậy. Như kệ nói:

Khởi kia năng khởi tác
Những gì lại là khởi?

Thích: Khởi kia không như thế, vì khởi tạo tác. Thí như cha con khởi không có tự thể, nghĩa bài kệ như thế. Lại nữa, hoặc nói như vậy: lại có khởi khác năng khởi. Khởi đây là cũng có lỗi, mắc lỗi gì vậy? Kệ nói:

Hoặc khởi lại có khởi
Đây lỗi khởi vô cùng.

Ngoại đạo nói: Không là khởi khởi nên, không có lỗi vô cùng, tôi muốn như thế. Luận giả nói kệ:

Hoặc khởi không khởi khởi
Pháp đều như thế khởi.

Thích: Pháp đã không như thế, khởi cũng nên như vậy. Vì thế không nên gượng làm phân biệt. Lại nữa, đây có khởi ấy, hoặc thể có hoặc thể không, hoặc thể có không, khởi đều có lỗi. Như kệ nói:

Thể “có” khởi vô dụng
Thể “không” khởi không nương
Thể “có, không” cũng thế
Nghĩa đây trước đã nói.

Thích: Chỗ nào trước nói, như kệ trong Phẩm Quán Duyên nói: chẳng có cũng chẳng không, các duyên nghĩa nên thế. Lại như kệ nói: chẳng có chẳng không có, chẳng có, không pháp khởi, như trước đã ngăn, không giải thích lại. Lại nữa, như kệ nói:

Hoặc khi diệt có khởi
Nghĩa này thời không đúng.

Thích: Vì khi diệt vậy, thí như khi chết. Ngoại đạo nói: khởi khi chưa diệt, vì thế không lỗi. Luận giả nói kệ:

Pháp nếu khi không diệt
Thể khởi không thể được.

Thích: Vì thể tướng khởi không tương ưng, như hoa giữa hư không, ý kệ như thế. Ngoại đạo nói: trú chẳng phải một hướng. Luận giả nói: Trú cũng vô thường theo vậy. Khi chưa diệt không thành, tôi không có lỗi tái quá, như trước rộng nói. Ngoại đạo nói: có khởi như thế, vì pháp sở khởi kia có, đây nếu không có thì pháp sở khởi kia tức không được có, như dùng lông rùa làm áo, cả hai đều không có “thể”. Vì khởi thành nên pháp trú tức có, vì thế như đã nói: nhân nơi khởi chẳng phải không có “thể”. Luận giả nói: Khởi không có “thể” nên sở khởi không thành, tuy trong thế đế, nói có khởi này, nhưng trong đệ nhất nghĩa thì không có. Tướng trú, nay hỏi thể của nó “ trú” là trú của thể chưa trú, là trú của thể đã trú, là trú của thể khi trú? Trong đệ nhất nghĩa cả ba đều không đúng. Như kệ nói:

Thể chưa trú, không trú
Thể trú cũng không trú.
Khi trú cũng không trú
Không khởi ai đang trú?

Thích: Câu thứ nhất: Do chẳng phải trú nên thí như diệt; câu thứ hai: vì đời hiện tại và đời quá khứ, hai đời một thời không thể được vậy. Nghĩa trú tức rỗng không; câu thứ ba: lìa trú, chưa trú lại không có khi trú (đang trú). Nếu có thì không đúng, rộng như trước phá; câu thứ tư: không một vật khởi, không một vật trú, ý kệ như thế. Lại nữa, trong đệ nhất nghĩa không có “thể” của một vật mà tướng khởi có thể được. Từ trước đến nay rộng dẫn đạo lý, khiến người hiểu rõ khởi đã không thành, cái gì là trú? Do nghĩa đây nên ông trước nói pháp của sở khởi, khởi có nhân ấy, đây đều không thành. Lại nữa, như kệ nói:

Khi diệt có trú ấy
Nghĩa ấy thì không thế.

Thích: Vì mâu thuẩn. Hoặc pháp mâu thuẩn tức không thể đồng thời, như ánh sáng mặt trời mạnh mẽ, không cùng tối tăm, ý kệ như thế.

Ngoại đạo nói: kia khi chưa diệt, “thể” trú có thể được. Luận giả nói kệ:

Hoặc pháp khi không diệt
Thể trú không thể được.

Thích: Vì các pháp hữu vi vô thường theo đuổi. Lại nữa, thể trú không thể được. Vì sao? Vì khi không có diệt thời nên như hoa giữa hư không, ý kệ như thế. Lại nữa, hoặc ý ông nói sát na đã khởi tướng trú có sức, ngay lúc bấy giờ thể pháp không diệt, cũng không phải là thường, vì trú không gián đoạn tiếp lại liến có (lão) già vô thường theo đuổi vậy. Chấp đây không đúng. Vì sao? Hoặc lúc tác dụng của tướng trú nơi sắc không có vô thường, lúc sau cũng không có vô thường theo đuổi theo, như chỗ lửa không nước, lửa ở lúc sau cũng không tạo ra nước, nghĩa trú cũng như thế. Ngoại đạo nói: thế gian hiện thấy thể pháp diệt hết, vì sao nói không? Luận giả nói: Đây nên quán sát, ông thấy diệt thì diệt ấy cùng thể là thường theo nhau hay mỗi chỗ riêng khác, nếu cùng theo nhau tức không có nghĩa trú. Nếu ở chỗ riêng khác, khi thể không diệt, khi đã không diệt thì thể không thể được; cả hai đều không đúng. Lại nữa, có người thông minh kiêu mạn, hoặc nói như thế này: thí như có người trước không có “thể” Phật lúc sau chứng đắc Phật, trú cũng như thế, trước tuy không diệt lúc sau diệt ấy, cuối cùng có lỗi gì? Chấp này không đúng. Vì sao? Vì không có “ thể” của Phật tức là không có tướng dụng của nhất thiết trí là trí phàm phu mà lúc sau chứng đắc Phật thì không có nghĩa như đây. Dù là lời phương tiện ở trong thế đế, cũng không thành lập. Như thế, phải đoạn phiền não chướng và cảnh chướng kia, khi sát na sau cùng tướng trí khởi mới nói gọi là chứng đắc Phật. Trí cùng thể của Phật không sai khác. Như lời ông nói là đạo lý không thật. Như thế lão, trú, hoặc một hoặc khác cũng đồng lỗi đây, do đây không thành vậy. A-xà-lê nói kệ:
Tất cả các pháp kia
Hằng thời có già, chết,
Những gì là pháp trú
Mà không tướng già chết.

Thích: Hoặc có khởi là tùy chỗ của “thể” ấy, có trú có thể thấy, khởi có thể được thành. Nay thì không như thế. Vì thế cho nên kia lập nghĩa nhân không thành. Lại nữa, các ông muốn được trú của trú kia là trú có thể tự trú, hay mượn trú khác để trú, cả hai đều không thế. Như kệ nói:

Trú khác trú chưa trú
Nghĩa này tức không đúng.
Như khởi không tự khởi
Cũng không từ tha khởi.

Thích: thế nào khởi là tự khởi không đúng? Như kệ trước đã nói, khởi này hoặc chưa khởi, sao nói được tự sinh, hoặc đã khởi có thể sinh, sinh lại khởi chỗ nào vậy? Thế nào là không từ tha sinh? Như kệ trước nói: hoặc khởi lại có khởi, đây lỗi khởi vô cùng. Trú cũng như đây, kệ nói:

Trú đây hoặc chưa trú
Sao nói tự thể trú?
Trú đây hoặc đã trú
Trú rồi cần gì trú?
Trú nếu (là) trú khác trú
Trú này tức vô cùng
Trú nếu không trú trú
Pháp đều như thế trú

Thích: Hai kệ này là kệ giải thích nghĩa, chẳng phải kệ của luận bổn. Trước ngăn tự trú trú, như ngăn tự thể khởi, sau ngăn tha trú trú, như ngăn từ tha khởi, nên biết như đây. Vì vậy nên biết, trú không tự thể. Như ông trước nói: có khởi như thế, vì thể “có” kia, vì các pháp là thể “có”, nhân đây không thành. Ngoại đạo nói: trong đệ nhất nghĩa có khởi trú đây. Vì sao? Vì các pháp cùng hiện hành, thể của chúng có. Đây nếu không có, thể của pháp cùng hiện hành phải không có, thí như sừng ngựa, do khởi trú có nên, cùng hiện hành diệt có. Thế nên, trong đệ nhất nghĩa nói là lực của nhân nên khởi trú là có. Luận giả nói: Diệt cũng như thế, nghĩa là thể này đã diệt, chưa diệt, đang diệt, muốn khiến có diệt thì tất cả không được vậy. Như kệ nói: Chưa diệt pháp không diệt Đã diệt pháp không diệt. Khi diệt cũng không diệt Không sinh cái gì diệt?

Thích: Câu thứ nhất: vì diệt là rỗng không, thí như trú; câu thứ hai: như người đã chết không chết nữa; câu thứ ba: lìa đã diệt và chưa diệt kia, pháp lại không có khi diệt, vì lỗi đều có, thế nên định biết khi diệt không diệt. Lại nữa, trong đệ nhất nghĩa khi diệt không diệt. Vì đời lưu truyền nên như pháp sẽ khởi đến hiện tại; câu thứ tư: nghĩa thế nào? Là tất cả các pháp đều không sinh. Nói không sinh là tướng sinh không có. Không có sinh mà có diệt, nghĩa thì không đúng, như con của thạch nữ.

Như thế, kia muốn khởi ấy và không khởi ấy, trong tất cả thời có diệt không như thế. Lại nữa, pháp trú không trú kia phân biệt diệt, cả hai đều không như thế. Như kệ nói:

Nếu là thể pháp trú
Tướng diệt không thể được.

Thích: Vì trú nên không diệt, thế gian đều hiểu. Nếu ông nói không trú, có diệt không có lỗi thì cũng không như thế. Như kệ nói:

Thể pháp nếu không trú
Diệt cũng không thể được.

Thích: Vì không có trú nên như tướng diệt kia. Lại nữa, pháp này là đang trú trước mắt, vị đây diệt chăng? Là trú vị trí khác diệt chăng?

Ngoại đạo nói: đây nói thế nào? Luận nói kệ:

Kia khi ở vị này
Không tức (là) vị này diệt
Kia khi ở vị khác
Cũng chẳng (phải) vị khác diệt.

Thích: “Không tức là vị này diệt” là vì không bỏ tự thể. Thí như sữa trú ở vị sữa cũng không là diệt khi ở vị khác kia. Vì sao vậy? Trong đây nói nghiệm. Trong đệ nhất nghĩa đế, sữa không là diệt khi ở vị lạc kia, vì kia khác vậy, như bình… khác. Lại có người nói: có diệt như thế, nương ở thể vậy, thí như kia thành thục. Luận giả nói kệ:

Hoặc tất cả các pháp
Tướng khởi không thể được.
Vì không tướng có tướng khởi
Có diệt cũng không đúng.

Thích: Các pháp không khởi như trước đã nói, chưa thành thục, đã thành thục chấp này không thành, thí dụ không có “thể”. Lại nữa, ông nói diệt ấy, là thể “có” diệt chăng? Là thể “không có” diệt chăng? Cả hai đều không thế. Như kệ nói:

Pháp hoặc là thể “có”
Có tức tướng không diệt.

Thích: Vì trái nhau vậy, thí như nước, lửa. Do vậy kệ nói:

Một pháp có có không
Ở nghĩa không nên thế.
Lại nữa, kệ nói:
Pháp hoặc thể là “không có”
Có diệt cũng không đúng.
Như không có đầu thứ hai
Không thể nói đoạn kia.

Thích: Kệ thí dụ là vì kia không có. Do đây không có “thể”. Nghiệm có diệt tức nghĩa ấy không đúng, thể pháp hoại vậy. Lại nữa, các ông hoặc nói trong đệ nhất nghĩa có tướng diệt kia và tùy diệt đó là tự diệt, hay là tha diệt, cả hai đều không thế. Như kệ nói:

Pháp không tự thể diệt
Tha thể cũng không diệt
Như tự thể không khởi
Tha thể cũng không khởi

Thích: Tự thể khởi thì đây không tương ưng, như trước đã nói. Khởi này hoặc chưa khởi, làm sao có thể tự sinh? Khởi này hoặc đã sinh, sinh lại khởi chỗ nào? Tha thể khởi thì như kệ nói: khởi này hoặc là cái khởi khác khởi, tức lỗi vô cùng, khởi đã như đây, diệt cũng tương tự. Kệ nói: diệt tương tự là: “Diệt này hoặc chưa diệt. Sao nói có thể tự diệt? Diệt đây hoặc là diệt của đã hoại? Lại cái gì là đối tượng hoại? Diệt đây hoặc là diệt của diệt khác tức là lỗi vô cùng. Diệt hoặc là diệt của không diệt thì pháp đều hoại như thế”. Kệ giả thích nghĩa này nên biết, như tự tha khởi trước đã rộng ngăn, tự tha diệt ấy, giống như đồng phá khởi. Có người nói: khi nhân được hoại, pháp mới hoại. Nên trả lời thế này: ông lập nhân hoại, nghĩa ấy không như thế. Vì sao? Vì pháp kia chẳng phải là nhân hoại pháp này, vì kia khác nhau, thí như vật ngoài nó. Từ đầu phẩm đến nay, đã rộng ngăn kia nói về khởi trú như thế. Vì trong đệ nhất nghĩa nhân của khởi không thành, thí dụ cũng không có “thể”. Hoặc trong thế đế nói nhân, thí dụ thì trái với nghĩa của ông. Như trước lập nghiệm, đã rộng phân biệt đạo lý tự tại vậy. Như kệ nói:

Khởi, trú, hoại không thành
Nên không có hữu vi

Thích: Như ngoại đạo đã nói: có các pháp hữu vi như ấm…kia, vì tướng hữu vi hòa hợp cho nên kia là đã phá. Lại có người nói, trong đệ nhất nghĩa các pháp hữu vi như trâu… kia. Vì sao? Vì tướng của sừng trâu rừng ở biên giới nước Hồ là có. Đây cũng nên ngăn. Ông lập… tướng hữu vi đây là có tướng nữa hay không có tướng nữa. Nếu tường nữa sừng trâu rừng… này tức là tướng hữu vi của “thể” chẳng phải trâu Vì sao? Vì có tướng, thí như nửa thật, rộng như phá trước. Nếu không tướng nữa tức vì không có tướng nên các tướng đây tự nhiên không thành, do năng tướng không có lực, sở tướng cũng không có. Lại có tướng tức là lỗi tướng vô cùng. Tất cả đây như trước rộng ngăn. Lại có người nói: trong đệ nhất nghĩa có là hữu vi ấy. Vì sao? Vì có đối đãi.

Đây nếu không có tức phải không có đối đãi, như con của thạch nữ, vì hai pháp hữu vi, vô vi đối đãi nhau, do nhân đây nên trong đệ nhất nghĩa có hữu vi ấy. Luận giả nói: Nếu pháp hữu vi được thành lập tức là trừ hữu vi nên có thể nói vô vi. Pháp hữu vi kia, quán rõ như lý “thể” không thể có được. Thế nên kệ nói:

Vì hữu vi không thành
Làm sao nói vô vi?

Thích: Như sừng thỏ không sinh, ở trong thế đế cũng không làm hiểu thật, nên biết ý đây. Vì nghĩa ấy nên nhân… không có “thể”. Nếu vậy làm sao phân biệt có các tướng làm thế đế? Như kệ nói: Như mộng, cũng như huyễn Như thành Càn thát bà.
Nói có khởi, trú, hoại
Tướng kia cũng như thế.

Thích: Các Tiên tri biết rõ hữu vi khởi trú hoại… có thể sinh ra nhân giác, mở bày tri kiến thật. Như người trí kia đã nói khởi…, là điều tôi ưa muốn. Do người không có trí tuệ che lấp tuệ nhãn, ở cảnh không thật khởi tăng thượng mạn. Câu: như trong mộng là nói các pháp khởi trú diệt… kia. Đây do huân tập nhiễm ô, mỗi mỗi chấp nhân khác nhau phân biệt ba thứ, cho là có nghĩa thật; vì chỉ bày kia nên nói mộng huyễn… ba thứ thí dụ nên biết. Có người nói: khởi… là có. Vì sao? Vì hiện tiền biết có nắm giữ, (thủ), thí như sắc. Lại tạo tác là có nên cũng tương tục cũng nhưn nắm giữ. Người nói như thế tức đây chấp không đúng. Vì sao? Vì chẳng phải hoàn toàn như vậy. Vì chỉ bày kia, như số lượng nói thí dụ về mộng v.v… nên biết. Lại nữa, Phật Bà-già-bà bậc đã thấy chân thật vì hàng Thanh văn thừa đối trị với hoặc chướng nên nói lời như vậy:, Sắc như bọt nước tụ lại, Thọ ví như bong bóng nước, Tưởng giống như dương diệm (dợn nắng). Hành giống cây chuối. Thức thí như việc huyễn. Ý đây muốn mọi người biết ngã, ngã sở vốn không có tự tánh, cũng như ánh sáng và bóng. Ngài cũng vì hàng Đại thừa đối trị hoặc chướng và trí chướng nên nói pháp hữu vi vốn không có tự thể, như kinh Kim Cang Bát Nhã nói: Tất cả pháp hữu vi, như hoa mắt, như đèn như huyễn, như sương móc, như bọt nước, như mộng, như điện chớp, như mây trôi. Nên quán như thế. Muốn khiến cho mọi người hiểu được pháp hữu vi là không có “thể”, đó cũng chính là nghĩa của phẩm này, do đó được thành. Như trong kinh Bát nhã Ba-la-mật nói: Phật bảo Bồtát Cực Dũng Mãnh rằng: này người thiện nam! Sắc chẳng phải hữu vi, chẳng phải vô vi. Thọ, tưởng, hành, thức, cũng lại như thế. Như sắc, thọ, 2 tưởng, hành, thức chẳng phải hữu vi, chẳng phải vô vi thì đây chính là Bát nhã Ba-la-mật. Lại như kinh Lăng Già nói: Hữu vi, vô vi không có tướng của tự thể. Bình thường phàm phu ngu si vọng chấp phân biệt có khác nhau, thí như thạch nữ nằm mộng thấy ôm con. Lại như kinh Kim Cang Bát Nhã nói: Tu-Bồ-đề! Phàm các tướng như hiện có đều là hư vọng. Nếu thấy các tướng chẳng phải tướng, tức thấy Như Lai. Như thế các Tu-đa-la trong đây nên nói rộng.