BÁT NHÃ ĐĂNG LUẬN THÍCH
Tác giả: Bồ tát Long Thọ tạo luận, Bồ tát Phân Biệt Minh giải thích.
Hán dịch: Đời Đường, Tam tạng Pháp sư Ba La Phả Mật Đa La, người Trung Ấn Độ.
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 13

Phẩm 22: QUÁN NHƯ LAI

Thích: Nay phẩm này cũng là ngăn là chỗ đối trị của “không” khiến quyết định hiểu thân Như Lai trong đệ nhất nghĩa đế cho nên nói.

Người Tu-đa-la và Tỳ thế sư… nói: có tự thể sắc… các thể là thể cho nên thí như Như Lai. Thế nào là Như Lai? Nghĩa là Kim cang Tammuội, giải thoát đạo đồng khởi vô gián sát na tâm thứ mười sáu. Môn sai biệt kia: Đầu tiên khởi sát na tức gọi là trí. Trí này là Đệ nhất nghĩa đế Như Lai trí; chỗ ấm nương tựa cũng gọi là Như Lai. Luận giả nói Nếu y chỉ thế đế trí thì các thể và Như Lai có tự tánh. Ông muốn được giữ đây thành nghĩa ngã. Nay dựa vào đệ nhất nghĩa đế quán Như Lai. Nếu trí này là tự thể của ấm thì đã nhiếp vào trong các ấm. Nay ngăn chấp Như Lai, cũng ngăn trí kia. Như luận kệ nói:

Chẳng phải ấm chẳng lìa ấm

Ấm, Như Lai xen nhau không

Chẳng phải Như Lai có ấm

Thế nào là Như Lai?

Thích: Ấm nghĩa là tích tụ. Ấm chẳng phải Như Lai là tự thể của Như Lai chẳng phải ấm ấy. Trong đây nói nghiệm: trong đệ nhất nghĩa ấm chẳng phải Như Lai. Ấm là pháp khởi tận. Thí như các ấm của phàm phu và như bốn đại bên ngoài. Như thế do tạo tác cho nên làm nhân thì phải nói rộng về nghiệm. Lại nữa, các ấm chẳng phải Như Lai, đã ngăn pháp ấm này khởi, cũng ngăn pháp thật, và ngăn ấm sắc v.v…

Lại nữa, nay đem trí làm một môn ngăn riêng tối trong đệ nhất nghĩa trí chẳng phải Như Lai. Vì là pháp khởi tận, là trí nên thí như phàm phu trí. Các ngoại đạo… nói ngoài ấm có Như Lai dùng phương tiện này thành lập ở ngã. Nay trả lời việc này: nếu lìa ngoài ấm có Như Lai thì không có nghiệm có thể tin hiểu. Như vậy, lìa ấm có Như Lai thì chẳng đúng. Xen nhau không có nghĩa là trong Như Lai không có ấm, trong ấm không có Như Lai. Trong Như Lai không ấm ấy thí như trong núi Tuyết không có thuốc, chẳng được nói có thuốc. Trong ấm không có Như Lai là thí như trong rừng không có sư tử chẳng được nói có sư tử. Chẳng phải Như Lai có ấm là như đầy đủ tiền của gọi là có của, chẳng vì chẳng đầy đủ gọi là có của. Như vậy, dùng năm thứ quán sát Như Lai chẳng thành. Như đã nói khi quán sát phương tiện thì không có Như Lai. Thí như tấn công giặc bắt được nhiều, mọi người cho là giặc và kiểm nghiệm kia trở lại là người tốt không có giặc thật. Như vậy, lìa ngoài ấm gì gọi là trượng phu, gì gọi là tự tại. Như ông nói Như Lai thì chẳng thành. Vì nói chẳng thành nên cũng thiếu ở thí dụ. Thí dụ thiếu nên lập nghĩa có lỗi. Người Tu-đa-la lại nói: Nhân ấm cho nên giả thiết gọi là Như Lai. Chúng tôi đã nói không có lỗi. Luận giả nói: là Nghĩa ấy chẳng như vậy. Ông đã nói ấy, tức là có lỗi. Như luận kệ nói:

Nhân ấm có Như Lai

Tức không có tự thể

Nếu không có tự thể

Làm sao nhân tha có.

Thích: Đây nói có tự thể thì mắc lỗi như vậy. Phải biết rõ là Như Lai không có tự thể. Trong đây nói nghiệm: Ở trong đệ nhất nghĩa Như Lai không có tự thể. Do tạm thiết lập cho nên thí như xoay vòng lửa. Vì không thật nên thí như bình. Người A-tỳ-đàm nói: trong đệ nhất nghĩa, bình có “thể” thật, có thể biết, thí như sắc. Luận giả nói: bình… là thật thì cũng không thành, không có thí dụ. Nhưng bình và nước… là sắc hữu trong thế đế thì trong đệ nhất nghĩa là không có thật. Vì sao vậy? Vì nếu pháp phân biệt “không có” cũng là thế đế ấy thì cho đến sau cùng “chẳng không có” cũng là thế đế. Người A-tỳ-đàm lại nói như năm ấm là giả thiết lập, Như Lai cũng là giả thiết lập mà nói tự thể của Như Lai là tác giả vì hiểu như thế thành lập. Như Lai không có tự thể thì trở lại thành nghĩa của tôi. Vì sao vậy? Vì các ấm là tác cho nên nếu lấy tha làm duyên có Như Lai khởi thì thành lập như thế cũng không có thí dụ có thể làm thí dụ. Như thế tất cả lấy tha làm duyên thì thảy đều có tự thể, cũng như sắc ở vòng lửa… là cảnh giới của nhãn thức không phân biệt. Như vậỳ tất cả lấy tha làm duyên thì đều có tự thể. Tông tôi lập nghĩa như thế. Luận giả nói: Lửa ở dưới trên trong giữa ở hư không biến chuyển mà không có “thể” của vòng lửa. Vì thể của lửa lửa rỗng không mà làm dụ thì chẳng đúng. Lửa… có khởi, trước đã ngăn. Như thế, pháp thật và cảnh giới sắc v.v…các thức như nhãn thức v.v… trước đều đã ngăn. Như mắt cho đến sắc… tất cả pháp cũng ngăn như vậy. Nếu đợi nhân duyên mà khởi thì nghĩa có tự thể chẳng thành. Vì sao vậy? Như luận kệ nói:

Pháp từ tha duyên khởi

Có ngã thì chẳng đúng

Nếu không có ngã ấy

Làm sao có Như Lai?

Thích: Đây nói lấy tha làm duyên chính là giả thiết lập. Thí như người huyễn. Nếu Như Lai không có tự thể thì sao có thể thành lập thí dụ các “thể” có tự thể. Vì lấy ý như vậy nên thí dụ trước là có lỗi. Lại nữa ông nói Như Lai có tự thể cho nên tất cả “thể” được có tự thể thì cũng không đúng. Ngoại đạo nói: Tuy không có một vật có thể làm Như Lai, mà Như Lai là có. Thí dụ của tôi được thành, không có lỗi như trên.

Luận giả nói: là nghĩa ấy chẳng đúng. Vì sao vậy? Như luận kệ nói:

Nếu không có tự thể

Làm sao có tha thể

Nếu lìa tự, tha thể

Thế nào là Như Lai.

Thích: Đây nói rốt ráo không có Như Lai. Nếu nói ngoài tự thể tha thể riêng có “thể” của Như Lai thì trong đệ nhất nghĩa không thành; ông chẳng phải không có lỗi. Phái Độc-tử-bộ nói: nh6an nơi ấm thiết lập có Như Lai, chẳng thể nói cùng ấm một, khác. Vì sao vậy? Vì chẳng phải tự thể của ấm nên chẳng một. Chẳng phải không có tự thể của ấm cho nên chẳng khác. Nếu nói Như Lai như vậy thì nghĩa đó được thành. Luận giả nói: Là đệ nhất nghĩa Như Lai thủ ấm thiết lập chăng! Là chẳng phải đệ nhất nghĩa Như Lai thủ ấm thiết lập chăng! Kia nếu thủ ấm là Như Lai thì thủ tức vô nghĩa. Nếu chẳng phải Như Lai thì nay hỏi nghĩa kia như luận kệ nói:

Trước kia chưa thủ ấm

Đã có (chẳng) phải Như Lai

Mà nay vì thủ ấm

Mới là Như Lai chăng!?

Thích: Đây nói trước khi chưa thủ ấm đã có ngã tức là ý ngoại đạo nói như đây. Luận giả nói: Nếu như vậy thì như luận kệ nói:

Khi kia chưa thủ ấm

Tức không có Như Lai

Chưa thủ không tự thể

Làm sao sau thủ ấm?

Thích: Đây nói lìa thủ thì Như Lai chẳng thành. Vì sao vậy? Vì Như Lai không có tự thể. Như chỗ ngoại đạo chấp là ngã không có “thể” ấm, ngã sau đó thủ ấm của Như Lai làm Như Lai. Luận giả nói. Nay ngăn ngã này chẳng thủ ấm của Như Lai, vì ngã chẳng phải Như Lai. Thí như vật khác, chẳng thủ ấm của Như Lai làm Như Lai. Nếu Như Lai thủ ấm, về sau làm Như Lai thì các ông muốn được như thế chăng! Như kệ trên nói lỗi. Nay hỏi Như Lai ấy, chính là thể của ấm? Là chẳng phải thể của ấm? Nếu là “thể” của ấm thì đã như trước đáp. Nếu là thể của ấm khác thì không có Như Lai. Vì sao vậy? Vì chẳng phải tự thểcủa ấm. Thí như sừng thỏ, cũng như trước nói. Đệ nhất nghĩa Như Lai chưa khởi đã trước phi Như Lai chẳng thủ Như Lai ấm chưa khởi trở về trước không có Như Lai. Thí như chẳng phải Như Lai. Như luận kệ nói:

Cũng như chưa có thủ

Chẳng được gọi là thủ

Nếu lìa ở thủ kia

Không chỗ có Như Lai.

Thích: Đây nói lìa thủ, không có “thể” của Như Lai. Nay sẽ nói nghiệm: trong năm ấm không trượng phu, là tác, thí như bình. Như vậy pháp theo duyên khởi không có trượng phu là tác, thí như bình. Pháp vô thường không có trượng phu là tác, thí như bình. Trong chánh trí tà trí nghi trí không có trượng phu, là tác thí như bình. Trong nhân ưu hỷ trong đế thâu nhiếp không có trượng phu là tác thí như bình. Như vậy, các nhân nên nói rộng nghiệm: Độc-tử bộ lại nói: trong đệ nhất nghĩa có Như Lai. Nếu nói không có thì là điều Phật chẳng ghi nhận. Như ngoại đạo vốn chấp trượng phu, Như Lai liền ghi nhận nói không có nhưng chưa từng nói không có Như Lai. Nếu nói không có duyên gì lại ghi nhận có người hỏi sau khi chết không có Như Lai chăng! Phật cũng chẳng đáp. Vì thế cho nên có Như Lai. Luận giả nói như trong kinh nói. Có một quốc vương đến hỏi Phật rằng: Thế tôn con có nghi này xin hỏi Thế tôn, xin nguyện Thế tôn vì con đáp thẳng; không cần nói rộng. Ngã trong thân con là lớn là nhỏ là dài là ngắn, sắc tướng vuông tròn đều tợ như những thứ gì? Là ở một chỗ là khắp trong thân? Phật nói: này Đại vương! Vua được tự tại, nay trở lại hỏi vua: trong cung đại vương quả cây yêm la có vị gì? Hình trạng sắc tướng lại tợ như thứ gì? Vua nói: Thưa Thế tôn, cung con ở không có cây Am-la. Vì sao hỏi khí vị hình sắc? Phật nói: này Đại vương! trong thân có ngã, vua mới có thể hỏi lớn, nhỏ, ngắn, dài. Nhưng trong thân vốn không có ngã. Vì sao khiến ta đáp điều vua hỏi. Đáp như vậy tức là Như Lai ghi nhận ở pháp vô ngã. Ngoại đạo Đa-ma-la bạt nói: trong đệ nhất nghĩa có Như Lai. Vì thủ thiết lập. Đây nghĩa là nếu nói không có thì chẳng thể ở trên thủ mà có thiết lập. Vì sao có thủ. Nghĩa là thủ vô thượng giải thoát huân tu các ấm tương tục. Cho nên gọi Như Lai. Như kinh đã nói. Tên Phật ấy chẳng phải cha mẹ làm, cho đến chẳng phải chư thiên làm. Nghĩa ấy như vậy. Lại nữa, vì sao gọi Phật? Nghĩa là sau cùng khi được giải thoát mới gọi là Phật. Vì như thế v.v…cho nên có Như Lai. Luận giả nói, như kệ trên nói: chẳng đứt chẳng lìa ấm. Trong ấm không Như Lai, trong Như Lai không ấm, chẳng phải Như Lai có ấm. Như thế nào là Như Lai? Đây nói Như Lai ở trong đệ nhất nghĩa này rốt ráo không thể có được. Như luận kệ nói:

Một khác không Như Lai

Năm thứ cầu chẳng được

Vì sao phải lấy thủ

Thiết lập có Như Lai.

Thích: Đây nói trong đệ nhất nghĩa có tự thể thì sao có thể thiết lập chăng!? Nếu có thể thiết lập tức chẳng phải trong đệ nhất nghĩa có tự thể tức là: nếu nói như bình, là giả thiết lập, muốn được như vậy thì ông lập nghĩa, bèn là chẳng thành. Như ông đã nói vì thiết lập có Như Lai thì đây lập nhân nghiệm trong đệ nhất nghĩa không thành, cũng cùng nghĩa nhân trái nhau. Vì sao trái nhau? Nghĩa là chấp thủ thiết lập mà có bình… chỉ là trong thế đế có, chẳng phải đệ nhất nghĩa, lại có người trong tự bộ nói luận giả rằng: ông trước nói kệ: nếu không có các thủ làm sao có Như Lai là chẳng khéo nói. Tôi nay nói có thủ giả thủ. Nếu không có thủ giả tức cũng không có thủ, thí như đống lông rùa tụ. Vì sao gọi thủ? Nghĩa là vô lậu giải thoát, bất cộng pháp… Do là đối tượng gia giữ của năm ấm. Vì thế cho nên như chỗ nói nhân. Vì sao gọi thủ giả? Nghĩa là thân Như Lai. Vì Như Lai đây có cho nên chỗ tôi lập nghĩa được thành. Luận giả nói: Nghĩa ấy chẳng đúng. Vì sao? Như luận kệ nói:

Như Lai sở thủ, thủ

Thủ này chẳng thể được

Thủ và thủ giả “không”

Và tất cả chủng “không”.

Thích: Đây nói thủ không có tự thể. Nghĩa không có tự thể trước đã làm cho hiểu rõ, chẳng nói lại nữa. Tất cả, chủng nghĩa là tự thể chủng, tha thể chủng. Người thấy chân thật là khi quán sát tất cả chủng môn, ở trong đệ nhất nghĩa là chẳng thể thiết lập tùy thuận thế đế mà có thiết lập. Thiết lập thế nào? nghĩa là biển công đức mười lực, vô úy, bất cộng, v.v…. chưa từng có chẳng thể nghĩ bàn nơi Như Lai thấm nhuần tu tập, là chỗ cúng dường của tất cả thế gian. Trung luận là nhân nơi năm ấm kia mà tạo thiết lập đó. Như kinh nói: một người xuất thế, nhiều người lợi ích, nhiều người an lạc. Vì nghĩa ấy cho nên gọi là giả thiết lập. Như Phật nói: Ta là chúng sinh chân thiện tri thức,

Tất cả chúng sinh có sinh khổ… khiến được giải thoát. Lại như Phật nói: đáng biết ấy ta đã biết, nên hiểu ấy ta đã hiểu, nên tu ấy ta đã tu. Trong kinh A Hàm, nói như vậy cùng với nghĩa tôi lập chẳng trái nhau Đức Như Lai đối với trong thế đế thì thiết lập chẳng phải đối với đệ nhất nghĩa. Ngoại đạo lại nói: Trong đệ nhất nghĩa chẳng muốn được có Như Lai thì tự trái tông kia. Luận giả nói: Nếu trong đệ nhất nghĩa có Như Lai khiến người tin hiểu thì ông chẳng thể nêu ra nghiệm mà cũng không thể phá chổ lập của tôi: Ta chẳng phải vì trước chấp nhận đệ nhất nghĩa nên rồi sau nói ngăn. Các ngoại đạo… rất đáng thương xót. Vì sao vậy? Như kinh kệ nói:

Thập lực vô cấu luân

Mặt trời khắp ba cõi

Chổ vô lượng chúng nương về

Khắp chiếu vô minh tối.

Đây nói như người bệnh mắt, chẳng tin có mặt trời. Hoặc có nói: Như Lai không có nhất thiết trí, vì là người thí như người khác. Lại có thuyết nói trí của Như Lai, chẳng phải nhất thiết trí, vì là trí nên thí như trí phàm phu. Lại có thuyết nói thân Như Lai chẳng phải chổ nương tựa của nhất thiết trí vì là thân, thí như thân phàm phu. Luận giả nói: Những thuyết ấy đều chẳng phải. Như trong đệ nhất nghĩa Như Lai không có nhất thiết trí mà khiến tin hiểu vì là người, là trí phàm phu, là thân phàm phu, mà làm nhân thì những nhân này nghĩa bao hàm đều chẳng thành. Pháp thân là vì vĩnh ly người nên trí nên thân nên các hý luận hữu, chẳng thuộc trong ba cõi mà là vô lậu pháp tụ xuất thế gian gọi là pháp thân. Lại nữa, hoặc lại có người nói: Như Lai không có nhất thiết trí, vì là tạo tác. Nói rộng các nhân như vậy thì như trước đã lập cùng lỗi kia. Hoặc lại có người ví dụ thân Như Lai , chẳng phải chổ nương tựa của nhất thiết trí vì là thây chết, thí như thây phàm phu chết. Lỗi thí dụ này cũng đồng với ngăn ở trước. Thí dụ về trí môn, nêu ra nhân như nói là năng thủ và có sở duyên, cũng lấy lỗi này mà nói. Lại nữa, ông nói Như Lai không có nhất thiết trí thì đây có nghĩa gì? là tất cả chẳng biết một chút gì gọi là có biết chăng? Là một chẳng biết chăng? Nếu ngoại đạo chấp câu hỏi đầu thì nên hỏi. Vì sao chẳng biết? Nếu ý ngoại đạo cho là không thể biết các căn cảnh giới cho nên nói chẳng biết thì luận giả nói: các căn này… cũng có thể có biết. Vì sao? Có thể biết các cảnh giới, thí như tay mình… Nếu ngoại đạo chấp câu hỏi sau thì ông trước lập nghĩa tức là tự phá. Vì sao? Ông trước dùng người cho nên làm nhân thì há có người mà một việc chẳng biết ư? Lại nữa, thế gian thảy đều biết, biết thế nào? Nghĩa là biết Như Lai có hiểu biết chân thật. Ông dùng phàm phu… làm dụ thì đều chẳng đúng. Phàm phu thế gian cũng có một ít sở tri. Lại nữa, như các trời… có thể biết các việc quá khứ, vị lai, hiện tại v.v…thuộc ba cõi và không thuộc ba cõi nghĩa là Như Lai chẳng biết sự này chăng? Nếu chẳng biết thì ngược lại thành nghĩa của tôi. Vì sao thành nghĩa của tôi? Nghĩa là Trời theo ông tức dùng tà trí để biết nên chẳng đồng Như Lai. Lại nữa, dùng trí ác này nên gọi là không có trí chăng! Như Đại sư mà ông phụng sự là có nhất thiết trí, hay không có nhất thiết trí chăng! Nếu là Bậc nhất thiết trí thì Như Lai cũng là nhất thiết trí. Nếu thầy của ông không có nhất thiết trí mà nói Như Lai không có nhất thiết trí thì cách nói như vậy không thể tin. Vì sao? Vì thầy của ông chẳng phải nhất thiết trí. Lại có ngoại đạo tự xưng là thông minh, kiêu mạn nói: Như Lai không có nhất thiết trí. Vì sao? Vì Như Lai chẳng ghi nhận được mười bốn nạn. Lại nói Như Lai không có nhất thiết trí. Vì sao? Vì Như Lai chẳng ghi nhận được việc Tổn-đà-lợi chết. Lại nữa, nói Như Lai không có nhất thiết trí. Vì sao? Vì Như Lai chẳng ghi nhận được việc bị nữ Bà-la-môn hay Thủ-đà-la phỉ báng. Lại nói Như Lai không có Nhật Thiết trí. Vì sao? Vì Như Lai chẳng ghi nhận chính xác việc thành hoại. Lại, nói Như Lai không có nhất thiết trí. Vì sao? Vì Như Lai chẳng biết sinh tử đời trước tự chướng không biết. Lại nói Như Lai không có nhất thiết trí. Vì sao? Vì Như Lai chẳng biết Đề bà đạt đa phá hoại tăng… việc độ xuất gia… những việc ấy… ghi nhận chẳng biết nên Như Lai không có nhất thiết trí. Luận giả nói: Ông thông minh kiêu mạn… hư vọng đã thuyết, lập nghĩa, nêu nhân và dùng ví dụ. Nay cùng lỗi ấy, ông sao chẳng nói, ngoại đạo Ni kiền chấp có ngã nhân chúng sinh thọ mạng. Ông sao chẳng nói người Tỳ thế sư chấp pháp có thật. Ông sao chẳng nói người Tăng khư chấp có tự tánh. Ông sao chẳng nói như trong vi đà đã nói trượng phu. Như những việc này v.v… chẳng thể ghi nhận, chẳng thể nói gọi là không có nhất thiết trí chăng! Hay vì là… đều không có cho nên chẳng ghi nhận chăng!

Lại nữa, ông nói tổng chẳng biết cho nên gọi là chẳng biết thì đây tức là biết. Những vì là tổng? Nghĩa là tất cả các pháp đều không có tự thể mà thôi. Vì khiến cho mọi người hiểu, nên sau khi Phật Niết-bàn, đời đương lai, các đệ tử… cũng lấy nghĩa “không có tự thể” khiến chúng sinh hiểu. Lại có ngoại đạo Di tức gia nói: Phật gia đã nói mười hai bộ kinh ấy, chẳng phải người nhất thiết trí đã nói, vì có tác giả, thí như các luận của Tỳ Thế sư v.v… Luận giả nói: Nếu có tác giả thì ông nêu ra nghĩa nhân chẳng thành. Vì sao? Vì thấy có chúng sinh có thể hóa độ nên Như Lai không dụng công. Tự nhiên xuất ngôn nói giống như trống trời giữa hư không tự kêu, như trong pháp ngã, tác giả thọ giả đều không có ông lập nghĩa có tác giả, thì nhân chẳng thành. Có tác giả là tụng tập trong kinh Vi đà, ông ví như các luận của Tỳ Thế sư v.v… nên chỗ lập nhân chẳng hoàn toàn. Nếu ý ngoại đạo cho như vậy như vậy: Văn cú Vi đà không có tác giả thì nghĩa đó thế nào? Nghĩa là khi cách xa tác giả chẳng thể nhớ. Luận giả nói: nói thế không khéo. Ông chỉ nói nhân không có thí dụ. Lại trong Vi đà của ông nói: trong một lực sơn tạo. Một lực Tỳ- đà, trong Tam-ma-sơn-tạo, Tam-ma-tỳ-đà. Ca bô xứ tạo A thát tỳ đà thì sao nói không có tác giả ư? Thế nên, ông lập tông, nghĩa chẳng thành. Nếu nói là liễu chẳng phải tác giả thì nghĩa liễu này trước đã ngăn ông lập nghĩa liễu chẳng thể thành tựu. Vì sao? Văn cú là pháp tác như người thọ học thứ lớp, bao gồm văn tự, chương cú để đọc; thí như văn cú luận của Tăng-khư. Lại nữa, văn cú của ông là pháp tác vì có ưa muốn, thí như văn cú luận của Tăng-khư. Lại nữa, văn cú là pháp tác, vì có thọ trì; thí như văn cú luận của Tăng-khư. Lại nữa, văn cú là pháp tác, vì có tụng tập; Thí như văn cú luận của Tăng-khư. Vì những nhân ấy nên rộng làm nghiệm.

Như ngoại đạo Di-tức-già vốn chấp âm thanh của Vi đà là thường, nay ngăn chấp nghĩa này. Ông vốn phân biệt âm thanh ấy, thì chẳng phải tự thể của âm thanh. Vì sao? Vì do căn chấp thủ, thí như sắc. Lại nữa, âm thanh chẳng phải nêu ra pháp rõ ràng vì là nhân có thể dựa vào để hành động. Như nói Đề-bà-đạt-đa đem bình đến, tức dựa vào tiếng nói đem bình đến, chứ chẳng đem vật khác đến. Thí như nói bằng đầu, nói bằng tay, có những việc như thế. Lại nữa, âm thanh chẳng phải nêu ra pháp rõ ràn; vì là pháp của đối tượng báo hiệu. Thí như nói bằng đầu, nói bằng tay…. Có việc như thế. Lại nữa, âm thanh chẳng phải nêu ra pháp rõ ràng vì năng thành lập pháp. Thí như nói bằng đầu v.v… có việc như thế. Lại nữa, âm thanh chẳng phải nêu ra pháp; vì là nhân của mừng giận cho nên thí như nói bằng đầu v.v.. có việc như thế. Vì những nhân ấy nên rộng làm nghiệm. Hoặc có người nói: vì kiếp ban đầu chư thiên tử cho nên vậy, thì cũng ngăn giống như trước. Lại nữa, Vi đà là ác nhân, phá giới, tạo ra thuyết: sát sinh cúng tế trời gần chỗ tà hạnh, uống rượu v.v… Thí như ngoại đạo Ba-tây-Mục-già luận nói: trong Vi đà nói sát sinh thì chẳng phải là phi pháp, vì chú lực tế cầu chẳng sợ tội sát, thí như dùng chú độc chẳng hại người. Luận giả nói: tuy chẳng cùng chấp giữ tà hạnh… là pháp cực ác, song chẳng hoàn toàn như vậy. Thế nên làm tội sát sinh này, là nhân hướng đến ác đạo, vì là tác ý sát chẳng phải vì lúc điên loạn mà sát; thí như chẳng gia nhập việc giết dê cúng tế. Lại nữa, nếu nói loài dê v.v… là phạm thiên sai xuống trần gian để làm vật cúng tế thì nghĩa này phi lý. Chẳng phải vì cúng tế trời mà sinh xuống trần gian. Vì sao? Vì là vật thọ thực. Thí như quả nghiệp báo. Các việc có như thế cho nên cùng các nhân rộng như trên nói. Như thế các nhân chẳng điên đảo tất cả pháp không có tự thể chính là sở thuyết của Như Lai, là chỗ cúng dường của nhân thiên vì Như Lai có nhất thiết trí, thập lực, vô úy… các công đức đầy đủ. Thôi tạm ngưng việc này, nay trở lại nói bổn tông của tôi. Như luận kệ nói:

Năm ấm sở thủ kia

Chẳng từ tự thể có

Nếu không có tự thể

Vì sao có tha thể.

Thích: Đây nói nếu chẳng từ tự thể mà có, làm sao từ tha thể mà có. Vì sao? Vì không có tự thể, cũng không có tha thể. Nghĩa kia như luận kệ nói:

Thể pháp vì như thế

Thủ và thủ giả “không”

Làm sao phải lấy “không”

Mà nói Như Lai “không”.

Thích: Tư duy quán sát thủ và thủ giả, cả hai đều “không”. Làm sao lấy “không” mà nói Như Lai “không”? không có việc ấy. Ngoại đạo nói: ông trước nói tất cả các pháp đều không có hý luận, nay lại nói tất cả pháp “không” thì trở lại là hý luận, trái với gốc đã nói. Luận giả nói:

thật như điều hỏi. Vì sao vậy? Như luận kệ nói:

“Không” thì chẳng nên nói

Chẳng (phải) “không” chẳng nên nói

Đều, chẳng đều cũng như vậy

Thế đế nên có nói.

Thích: Nếu có người nói lìa ở văn tuệ mà có thể ở tất cả cảnh giới

đạt được đệ nhất nghĩa “không” thì tức Phật chẳng vì nói tất cả pháp “không”. Người không có như thế vì muốn tùy thuận các tụ phước trí của chúng sinh được hóa độ cho nên Phật nói lời “không”… Chỉ về sự thiết lập của thế đế, nên Phật nói.

Để muốn tẩy sạch vết nhơ của phân biệt bất thiện để phá tà kiến, ngu si che mờ mắt tuệ, nên Phật nói tất cả cảnh giới “chẳng không”. Vì sao? Vì nếu nói “không” sẽ tăng trưởng tà kiến. Lại vì phá màng mắt của chấp ngã v.v… Nên nói tất cả cảnh giới “không”. Trong đệ nhất nghĩa, như huyễn như ánh lửa, tự thể không có sinh, nên cả hai đều có là không thể nói. Vì để ngăn dị đạo lập nghiệm,vì dứt lỗi khởi hai kiến chấp ở cảnh giới, vì để đạt được đệ nhất nghĩa nên Phật nói “không hai”. Như vậy, vì tẩy sạch vết nhơ của phân biệt bất thiện nên Phật nói những lời như: Không, Vô tướng, Vô tác, mộng, huyễn v.v… Vì thế cho nên “không” diệt tất cả kiến chấp. Như luận kệ nói:

Như pháp có tự thể

Thấy “không” có ích gì

Các kiến phân biệt trói

Vì để ngăn kiến (chấp) này.

Thích: Đây nói vật có tự thể, thấy “không” vô ích. Vì phá kiến chấp kia nên tán dương “không”. Ngoại đạo nói: Nếu nói cả hai đều có là chẳng thể nói thì lời nói này tức có lỗi hý luận. Luận giả nói: lời Ông nói chẳng phải. Vì ngăn dị đạo phân biệt mà nói cả hai đều có là chẳng thể nói. Vì chẳng thể nói nên không có lỗi. Thí như lấy âm thanh đình chỉ âm thanh. Lại nữa, nếu vì đệ nhất nghĩa khiến chotín giải hiểu thì không có nghiệm như vậy. Nếu an trú tâm ở đệ nhất nghĩa dùng trí thế đế nói trong đệ nhất nghĩa tất cả pháp “không” thì lời này không có lỗi. Như kệ sau nói: “Nếu chẳng dựa thế đế, chẳng hiểu đệ nhất nghĩa”. Đây nghĩa là vì ngăn chấp “chẳng không” nên nói “không”, nhưng chẳng chấp thủ “không”, cho nên không có lỗi. Như vậy, tự thể của Như Lai cũng “không”. Hoặc có người nói: “Như Lai hoặc thường hoặc vô thường, cũng thường cũng vô thường, chẳng phải thường chẳng phải vô thường; là thế gian hữu biên, thế gian vô biên, cũng hữu biên cũng vô biên, chẳng phải hữu biên chẳng phải vô biên. Nếu nghĩa Như Lai đây được thành, nghĩa của tôi cũng thành như vậy”. Nay sẽ trả lời việc này như luận kệ nói:

Là bốn lỗi: vô thường v.v…

Ở trong pháp tịch diệt

Là bốn lỗi: vô biên…

Ở trong pháp tịch diệt.

Thích: Đây là nói tự thể của Như Lai, là “không” năng y không có “thể”, sở y phân biệt cũng không có “thể”. Như ý ngoại đạo ý muốn dùng Như Lai đưa ra nhân, dẫn thí dụ thành lập làm nghĩa của mình, thì nghĩa đó không thành. Vì thế cho nên, nhân, dụ chẳng đồng, cũng trái với nghĩa trước. Như kinh Văn Thù Sở Vấn nói: Phật bảo Văn Thù Sư Lợi bất sinh bất diệt gọi là Như Lai. Hoặc có người nói: Trong đệ nhất nghĩa Như Lai sau khi diệt độ chẳng ghi nhân có, không có. Thế nên có Như Lai. Chẳng như Thạch nữ không có con nói rằng không con. Tôi nay trả lời: Ông dùng đủ loại phân biệt tập khí huân tập trí tuệ, chấp nói Như Lai, thì đều chẳng đúng. Như luận kệ nói:

Người chấp kiến thô, nặng

Nói Như Lai có, không

Như Lai sau khi diệt độ

Vì sao chẳng phân biệt?

Thích: Đây nói sau khi Như Lai diệt độ, Như Lai có chăng! Như Lai không chăng? Cũng có cũng không chăng? Chẳng phải có, chẳng phải không chăng? Nghĩa ấy chẳng như vậy. Tu tập đúng, mắt trí tỏ thì như luận kệ nói:

Như Lai tự thể không

Chẳng nên khởi tư duy

Diệt hậu có Như Lai

Và không có Như Lai.

Thích: Đây nói cảnh giới không có “thể” là tuệ không phân biệt, cho nên ông trước nêu ra nhân, thí dụ có lỗi. Vì sao? Vì có sắc thân vô thường, ngôn giáo thân, pháp thân, năng tướng, sở tướng nhân quả, năng giác, sở giác, “không”, vô tướng, vô tác, vô nguyện, như huyễn như mộng… thảy đều là phân biệt. Như luận kệ nói:

Hý luận sinh phân biệt

Như Lai qua phân biệt

Bị hý luận che lấp

Chẳng thể thấy Như Lai.

Thích: Thí như người mù bẩm sinh chẳng thấy mặt trời; chẳng thấy Như Lai cũng lại như vậy. Vì sao chẳng thấy? Vì hý luận phân biệt che lấp mắt tuệ nên gọi là chẳng thấy. Thế nào là thấy? Có thể thấy tánh Như Lai đó chính gọi là thấy. Lại nữa, như kinh, kệ nói: “có thể thấy duyên khởi đó gọi là thấy pháp. Người có thể thấy pháp, tức là thấy Như Lai”. Lại nữa, sắc thân là Như Lai; Ngôn giáo thân và Pháp thân cũng là Như Lai tức như kệ trước nói: “hý luận sinh phân biệt, Như Lai qua phân biệt”. Lại như trong Kim Cang Bát Nhã kệ nói:

Nếu dùng sắc thấy ta

Dùng âm thanh cầu ta

Là người hành tà đạo

Chẳng thể thấy Như Lai.

Khi quán sát như vậy, tức chổ lập của ngoại đạo như: các “thể”, tự thể nói có thành lập, dẫn Như Lai làm ví dụ thì chẳng đúng. Như luận kệ nói:

Do tự thể Như Lai

Đồng tự thể thế gian

Như Lai không có “thể”

Thế gian cũng không “thể”

Thích: Đây nói khi quán Như Lai thì các ấm, giới… không có tự thể. Phân biệt tất cả tự thể đều không có “thể”. Thế nào phân biệt? Nghĩa là pháp ấm, giới, nhập, năng tướng, sở tướng, hoặc nhân hoặc quả, có “thể”, không “thể”, một, khác v.v… như trên mà rộng phân biệt thì thảy đều không có “thể”. Các ấm nhập v.v… vì sao không có “thể”? Như trong phẩm Quán ấm nói: nếu lìa nhân sắc kia mà có sắc thì chẳng đúng. Như đạo lý đã quán kia, ấm không có “thể” nên Như Lai cũng không có “thể”. Lại như trong phẩm Quán giới nói: không có vật là hư không. Trong đó như quán hư không v.v… khi quán sát sáu giới chẳng phải tự thể chẳng phải tha thể, phichẳng phải năng tướng, chẳng phải sở tướng, tất cả các thể thảy đều không có. Đã nói sắc không có tự thể, tiếp quán thức giới. Như vậy thức giới… phân biệt là Như Lai thì quán thức giới kia chẳng phải “thể” chẳng phải không có “thể”, chẳng phải năng tướng, chẳng phải sở tướng, không có tự thể,cũng không có Như Lai. Lại như phẩm Quán Nhập nói: nhập không có tự thể đã khiến hiểu rõ. Lìa các nhập này không có cái riêng thấy được thành. Như thế, dùng cảnh giới các nhập làm Như Lai thì nghĩa đều chẳng thành. Lại như phẩm Nhiên,khởi nhiên đã nói một khác đều ngăn.củi và lửa đều không có tự thể. Như vậy nếu dùng trí làm Như Lai, cho đến lấy ba mươi hai tướng, tám mươi vẻ đẹp, từ bi hỷ xả, thập lực, vô uý, ba mươi bảy phẩm trợ đạo, sáu Ba-la-mật, các công đức tụ là Như Lai, cho đến pháp tánh, pháp giới, pháp trụ, thật tế, chân như Niết-bàn. Những pháp như thế cùng với thân Như Lai là một là khác, chẳng một chẳng khác, đây đều là không có tự thể. Như Lai cũng không có tự thể. Lại như phẩm Quán duyên trong phần nói không khởi đã ngăn khởi, cũng ngăn Như Lai khởi không có tự thể. Lại như phẩm Quán khứ lai đã ngăn khứ lai không có tự thể. Như Lai cũng không có tự thể. Vì thế cho nên ngoại đạo lập nghĩa đều không có tự thể cùng trái với nghĩa nhân đã nêu ra trước. Như kệ trước nói: Như Lai không có “thể”, thế gian cũng không “thể”. Thế nên đầu phẩm nói lỗi ngoại đạo lập nghĩa… mà khiến tin hiểu, tự nói pháp thân có nghĩa thành lập, cũng khiến tin hiểu do nghĩa ấy nên nghĩa của tôi được thành. Như trong kinh Lăng Già nói: Phật bảo Bồ-tát Đại tuệ! Thân Như Lai là chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, chẳng phải nhân, chẳng phải quả, chẳng phải hữu vi, chẳng phải vô vi, chẳng phải giác, chẳng phải giới (cảnh giới), chẳng phải tướng, chẳng phải không có tướng, chẳng phải là ấm, chẳng phải lìa ấm, chẳng phải ngôn thuyết, chẳng phải vật sở thuyết, chẳng phải một, chẳng phải khác, thảy đều không có hòa hợp cho đến không có sở đắc, không có sở duyên, ra ngoài, vượt qua tất cả hý luận, đó gọi là Như Lai. Lại như kinh Như Lai Tam Mật nói, Phật bảo Bồ-tát Tịch Tuệ! Thân Như Lai là bằng thân hư không, là thân không gì bằng thân hơn tất cả thân tối thắng của thế gian, thân khắp tất cả chúng sinh như thân không có thí du, thân không có tương tợ, thân thanh tịnh vô cấu, thân không có nhiễm ô, thân tự tánh thanh tịnh, thân tự tánh không sinh, thân tự tánh không khởi, thân chẳng cùng tâm ý thức… hòa hiệp, thân tự thể như huyễn như đốm lửa, như mặt trăng trong nước, thân của Không, vô tướng, vô nguyện, đã quán sát thân, đầy khắp mười phương, thân đối với tất cả chúng sinh bình đẳng, thân vô biên, vô tận, thân không động không phân biệt, thân ở trụ chẳng trụ đắc vô hoại, thân không có thể sắc, thân không có thọ tưởng hành thức, thân chẳng phải địa giới, chẳng phải thủy giới, chẳng phải hỏa giới, chẳng phải phong giới… hợp thành. Thân Như thế là chẳng phải thật, chẳng phải sinh cũng chẳng phải đại… tạo thành. Thân chẳng phải thật không thật tất cả thế gian đều chẳng có thể biết, chẳng từ mắt sinh, chẳng dựa vào tai nghe, chẳng được tỷ thức biết, chẳng do thiệt tạo thành, cũng chẳng cùng thân tương ưng. Lại như kinh Xá-lợi-phất Đàla-ni đã nói: chỉ tu nhất tâm niệm Phật chẳng vì sắc thấy Như Lai, chẳng vì vô sắc thấy Như Lai, chẳng vì tướng tốt, chẳng vì vẽ đẹp, chẳng vì giới định tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến, chẳng vì sinh, chẳng vì gia đình, chẳng vì tánh họ, chẳng vì quyến thuộc cho đến chẳng phải tự tác, chẳng phải tha tác. Nếu có thể như vậy mới gọi là niệm Phật. Lại như trong kinh Phật Địa, kệ nói: pháp không khởi v.v… là Như Lai, tất cả pháp và Như Lai đồng, tuy trí phàm phu vọng thủ tướng mà thường hành ở trong vô pháp, ở trong gương vô lậu căn lực các đức, hiển hiện hình bóng Như Lai, mà thật không có “thể” chân như cũng như chưa từng có thân Như Lai. Chỗ thấy của thế gian như hình trong gương, từ xưa không hề có ở tướng vãng lai. Lại như kinh Lăng Nghiêm kệ nói: Phật vì nói ấm duyên khởi, không ở kiến chấp có người. Nếu nói kiến chấp không có người, làm sao có thể quán sát?.