BÁT NHÃ ĐĂNG LUẬN THÍCH
Tác giả: Bồ tát Long Thọ tạo luận, Bồ tát Phân Biệt Minh giải thích.
Hán dịch: Đời Đường, Tam tạng Pháp sư Ba La Phả Mật Đa La, người Trung Ấn Độ.
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 11

Phẩm 18: QUÁN PHÁP

Thích: Nay phẩm này cũng vì ngăn chổ đối trị của “không” khiến cho hiểu các hạnh ngã, ngã sở đều “không” nên nói:

Các ngoại đạo… tuy nói ngã kiến có vô lượng thứ nhưng cũng lấy năm thọ ấm làm sở duyên, thế nên nay sẽ thứ tự quán các ấm. Như Phật đã nói: hoặc có Sa-môn, Bà-la-môn… nói thấy ngã là chỉ thấy năm ấm mà thật ra không có ngã. Người Tăng khư khác nói lời thế này: thân tướng hình sắc và bốn đại nhóm họp các căn, các căn nhóm họp các thức… làm ngã. Luận giả nói: Ông ở trong bốn đại tướng các căn ấm, hoặc chung hoặc riêng, khởi phân biệt ngã ấy, là việc không đúng. Như kệ luận nói:

Nếu ngã là tướng ấm

Tức là pháp khởi, tận

Ngã hoặc khác các ấm

Thì chẳng phải tướng ấm.

Thích: Ngã là nghĩa của thế đế. Khởi ở lời nói xưng gọi ngã là dùng ấm làm cảnh. Người Tăng khư lại nói: tùy có ấm xứ mà nghĩa ngã được thành, tức là chổ lập nghĩa của tôi được thành. Luận giả nói: Như ý ông thì ngã là các ấm. Nếu ngã là ấm thì tức là pháp khởi, tận. Trong đây nói nghiệm: trong đệ nhất nghĩa bốn đại và tạo sắc tụ các căn, các căn nhóm họp các thức, và thức thân…, chẳng phải ngã là pháp khởi, tận. Thí như bốn đại bên ngoài.Vì quả, vì nhân, vì có thể biết cảnh giới,vì cũng quả báo, vì những nguyên nhân ấy nên rộng làm nghiệm. Có Luận sư của Tự bộ nói: Ngã nếu là ấm thì trong mỗi mỗi thân có nhiều ấm nên cũng có nhiều ngã. Lại nữa, ngã nếu là ấm, tức là pháp khởi tận. Vì các ấm kia là pháp khởi, tận cho nên tức tự phá nghĩa ngã sai biết không khởi không tận của ông. Thể pháp sai biệt bị phá nên ông lập nghĩa có lỗi. Lại nữa, ngã nếu là ấm, thì tức là pháp khởi tận. Nhưng người ngoài đạo không muốn khiến ngã là khởi, tận, họ cố chấp kia không khởi không tận thì cũng lại không thể khiến chúng ta tin hiểu. Do đó nên tôi nay nói nghiệm: Trong đệ nhất nghĩa rốt ráo là không có ngã. Vì sao? Vì pháp không khởi không tận, thí như sừng thỏ. Lại nữa, ngã ấy nếu là ấm, thì tức là pháp khởi, tận do đó nên tôi nay nói nghiệm: Trong đệ nhất nghĩa sắc… năm ấm quyết định không có ngã. Vì sao? Vì là pháp khởi, tận, thí như bình. Như thế vì ấm là quả, vì nhân, vì tạm có, vì là nhân của buồn vui, vì là nhân của tà trí, chánh trí, nghi trí nên chẳng phải ngã. Các nguyên nhân ấy về nghĩa rộng như nghiệm trước. Giải thích tức là ấm, rồi tiếp đến ngã khác ấm ấy: Người của Tỳ Thế sư nói: Bên ngoài của giáo về thân và các căn v.v… mà riêng có ngã, có thể cho khổ vui… làm y chỉ. Là tác giả, là vô tâm, là thường, là khắp, nói lời như thế. Lại có người Tăng khư nói: Có ngã như thế, thế nào có chăng? Ngoài nhân quả riêng có ở ngã, nhưng chẳng phải tác giả mà là người thọ thực, là tịnh la khắp, không nghe… đầy đủ. Tăng khư và Tỳ thế sư… cùng nói luận quả rằng: Như kia đã nói phương tiện lập nghiệm, thì chúng tôi không có lỗi này. Lại có người dùng trượng phu làm nhân thì cũng nói không có như lỗi trên. Vì nghĩa ấy nên Tỳ Thế sư… nói ngoài các ấm còn có ngã khác tức, cũng lại không thể khiến mọi người tin hiểu. Luận giả biết nên nói kệ trả lời: “ngã khác các ấm thì chẳng phải tướng ấm”, “chẳng phải” tức là nói không có. Chẳng phải tướng ấm tức là ấm không có ngã. Nói không có tướng ấm, nay sẽ nói nghiệm: Trong đệ nhất nghĩa ngoài sắc ấm… không riêng có ngã vì không có tướng ấm, thí như con của Thạch nữ. Người Tỳ Thế sư nói: như Niết-bàn kia, chẳng phải tướng ấm mà là có “thể” ngã, như thế tuy chẳng phải tướng ấm mà cũng là có. Luận giả nói: Như kinh, kệ nói: cũng không có một chỗ, một pháp là vô vi. Đây nói Niết-bàn vô vi…, đều đã ngăn nên hoàn toàn là không có. Rõ ràng ngã thường, khắp chẳng phải là chổ y chỉ của khổ, vui v.v… vì có khởi, thí như sắc v.v…. Chổ lập ngã của ông cũng chẳng là khắp. Vì sao? Vì là thật, thí như bình, tương ứng như nghiệm trước. Người Tỳ Thế Sư nói: như hư không là thật là khắp, ngã cũng như thế, như ông lập nghiệm ấy không đúng. Chẳng phải luôn luôn thật ấy, là đều không khắp trước đã ngăn. Luận giả nói: Ông lập hư không là thật. Như ngăn ngã là khắp nên cũng ngăn hư không là khắp không có lỗi chẳng phải luôn luôn thật ấy đều là khắp. Lại nữa, ngã cũng như thế chẳng phải là tác giả. Vì sao? Vì chất ngại, thí như tư nghiệp. Ngã cũng chẳng phải thường, vì là pháp thật, thí như bình. Ngã ấy là có thể biết nên chẳng phải thường, là một vật nên chẳng phải thường. Các nguyên nhân ấy v.v…, phải rộng đưa ra nghiệm. Lại nữa, ngã ấy cũng chẳng phải không có nhân, vì thể hữu, thí như bình. Trong đệ nhất nghĩa, tư không phải là ngã mà là một vật nên thí như cây cột. Ngã ấy chẳng phải thường chẳng phải khắp, cũng không là không có nhân. Là một vật nên, hoặc là nhân của chánh trí, tà trí, nghi trí, có lúc là nhân của vui, giận nên, thí như cây cột, có nghiệm như thế. Tiếp phá người Tăng khư chấp riêng có ngã là người thọ thực: Ở trong đệ nhất nghĩa không có cái ngã thọ thực. Chỗ nói ngã là nhân của nghi trí tức như đêm thấy ác thú tưởng là người. Vì ngã là một vật như bình, phải nói như thế. Lại nữa, có người ngoài tác ý thế này. Nói Luận giả rằng: Kia đã không khiến ngã là một vật. Ông trở lại tóm lược riêng nói ngã là vật, thể của nó là vô thường, là không khắp thì nghi trí v.v… nếu nói như thế thì nghĩa kia không đúng, cũng như có người tự họ sinh phân biệt. Vì như Thạch nữ thật sự bản thân không có con sao được chỉ cho người khác biết màu sắc xanh vàng của con ư? Chổ ông đã nói khiến mọi người hiểu tức là dối trá. Luận giả nói: Ông nói sai rồi. Giữ lấy thức của hữu sau tức thiết lập ngã, thế nên nói thức là ngã. Như trong kinh Bát nhã, kệ nói: “Điều tâm là thiện tai. Điều tâm nhận quả vui”. Lại như trong kinh A Hàm, kệ nói: “Ngã cùng mình là thân thiết, không do người khác là thân, người trí khéo điều phục ngã, thì được sinh về cõi thiện”. Đây là trong Thế đế giả nói có ngã, là sở chấp của ngoại đạo phân biệt, thảy đều được ngăn phá nên tôi không lỗi. Lại nữa, thân và các căn chẳng phải ngã, khắp không cùng giữ lấy cảnh; nhân đó có thể nắm giữ nên thí như cây cột. Các căn như thế là có thể suy lường, nên phải rộng nói nghiệm. Người Tăng khư nói: Vì nghĩa gì nên trong ấm không có ngã? Nếu trong ấm kia nhất định không ngã thì ông dụ cho không có “thể” Vì cớ gì các vật như cột cũng có ngã? Luận giả nói: Tôi cũng không luận có ngã, chỉ là ngăn các ấm và thân căn… chẳng phải ngã thường khắp, mà là nhân không cùng thủ cảnh. Đây là tôi thiết lập ý nghĩa. Như ông nói càn thì không thể dụa vào nghiệm tôi đã lập để hiểu. Lại nữa, các người tu hành tự đối với ấm này sẽ khéo quan sát: Như ngã này là tướng ấm, hay chẳng tướng ấm. Như kệ trên nói: “Nếu ngã là ấm thì tức là pháp khởi, tận” vì thế nên nói ấm kia không phải ngã. Vì khởi, diệt nên thí như các ấm. Lại nữa, chẳng phải tướng ấm ấy, như kệ trên nói: “ngã nếu khác các ấm, tức chẳng phải tướng ấm”, vì nghĩa ấy nên không có ngã. Vì không có tướng ấm nên thí như hoa giữa hư không, nghĩa kia như thế. Lại nữa, nếu ngã chẳng phải tướng ấm, thì ngã tức không có sinh, như hoa giữa hư không, như Thạch nữ…. Hoặc nói là tướng ấm, thì tướng ấy cũng không có ngã. Vì sao? Là khởi, là nhân, là quả, là vật ví như bình hành giả quán sát như thế rồi, liền được thông suốt vô ngã. Lại nữa, người Tỳ Thế sư nói, có ngã như thế, vì là cảnh giới của thấy biết. Ngã nếu là không có, thì trong thân chúng sinh tức không có ngã, như căn… vô tâm, giống như cửa sổ; mà thấy được vật thì việc đó không đúng. Do ngã cùng căn khác nhau nên hòa hiệp mới thấy. Cái “thấy” kia là ngã nên biết có ngã. Luận giả nói: Cho cảnh giới “thấy biết” nói là ngã thì nghĩa cũng không đúng. Vì sao? Vì cảnh giới “thấy biết” là của ngã, nghiệm này không có “thể”. Như thế nếu không có ngã thì tức là vật được thấy trước đó; thấy sau trở lại nhận thức vật được thấy trước đó biết là có ngã thì không có nhân và thí dụ như thế. Nếu lập trong thân được có ngã thì không có nhân và thí dụ như thế. Nếu vì có thể nhớ sự việc lặp lại của trước đó biết là có ngã thì không có nhân và thí dụ như thế. Hoặc cho là có nghiệp có quả báo có thể được nên biết có ngã thì không có nhân và thí dụ như thế. Các nhân như thế đều phải rộng ngăn. Trong Tỳ Thế sư có người thông minh, kiêu mạn, nói với Luận giả rằng: Nói âm thanh của ngã là từ trong thân kia có cảnh giới thật của ngã. Âm thanh ở kia chuyển có chỗ giả thiết lập vậy, thí như gọi người là sư tử. Lại nữa, duyên với cảnh giới ngã gọi là chánh trí, duyên với cảnh giới khác gọi trí điên đảo, thí như trượng phu, trí trượng phu. Thế nào là cảnh giới khác? Nghĩa là thân và các căn với nhân quả nhóm họp… gọi là cảnh giới khác. Sao nói là trí điên đảo? Là duyên ấm làm ngã gọi trí điên đảo nên nói cảnh giới khác. Trí điên đảo tùy cảnh giới thật, như nghĩa trí của nó kia chính là ngã, thế nên có ngã. Luận giả nói: Chỗ chấp ngã của ông như trong pháp của ta không ngăn mà là Thế đế nói phiếm có ngã ông nếu tạo lập nghĩa ấy thì trở lại thành nghĩa của tôi. Sao nói thành nghĩa của tôi? Vì trong pháp Phật của tôi gọi thức là ngã, âm thanh như nghĩa của nó, gọi là thật ngã. Hoặc đối với sắc… các ấm gọi là ngã thì đó tức là giả. Như trong kinh A Hàm đã nói: nương nhiều phần nên được gọi là xe, ngã cũng như thế, vì ấm là nhân giả thiết làm ngã, có kinh như đây. Lại nữa, thức có thể lấy hữu sau nên nói thức là ngã. Hoặc có người ngoại đạo ý cho âm thanh nhận lấy cảnh giới của ngã thật, không nhận lấy ở thức vì là tạo tác, thí như thân. Trí duyên cảnh giới của ngã thật không duyên ở thức là vì tạo tác, thí như thân. Như thế, chứng minh là có ngã. Luận giả nói: Nếu trong đệ nhất nghĩa, âm thanh của nhận lấy ngã và trí duyên ngã thì đều lấy tâm làm cảnh giới. Ý ông nói không giống như nghĩa thật nên trở lại thành nghĩa của tôi. Thế nào thành nghĩa của tôi? Vì trong tất cả thời tất cả xứ, ngã kiến… trước đã ngăn vậy. Nếu trong Thế đế ngăn thì việc ấy không đúng. Vì có giả thiết, lập âm thanh có nhận lấy âm thanh của thể thật. Trí cũng như thế, có duyên cảnh giới giả, có duyên cảnh giới thật, nghĩa pháp Phật của tôi được thành, nghĩa tôi muốn ấy cũng thành. Nếu ở trong đệ nhất nghĩa không có âm thanh nhận lấy ngã thật cũng không có ngã làm cảnh giới. Như chỗ ông nói âm thanh sư tử, thì về nghĩa là giả thiết lập; cảnh giới sư tử kia không như nghĩa của nó. Lại nữa, âm thanh ở chỗ giả thiết lập dấy khởi chỗ kia- chỉ thấy cảnh giới các duyên tụ tập như âm thanh sư tử v.v…. Hoặc có người ngoại đạo ý cho âm thanh và trí của ngã chẳng phải cảnh giới giác duyên tụ tập. Người tạo chấp ấy đây chính là tự hoại, thế nên pháp hoại sai khác của ông, là lập nghĩa có lỗi. Lại nữa, hoặc người ngoại đạo có người chưa hiểu đạo lý sâu xa cho lời tôi nói như đã thuyết về năm ấm và các căn kia chẳng phải là nhân không cùng thủ cảnh mà chỉ muốn ngăn pháp sai khác không ngăn thể ngã, kia hiềm trách tôi là tự trái bổn tông. Luận giả nói: Ngã ấy là trong Thế đế mượn danh tự thôi: Như chỗ phân biệt của ông thì thường, là khắp, người thọ thực, pháp ngã ấy được ngăn ở trong thế đế. Ông nay muốn khiến người khác tin hiểu thì ngã ấy không “có” thể. Nếu trong đệ nhất nghĩa tất cả thời có ngã, thảy đều ngăn thì không những chỉ ngăn pháp sai khác. Vì thế lời ông nói như nhai hư không. Người Tăng khư nói: có chỗ có ngã như thế, với kia có thể ngăn, giống như ngăn giếng này không nước, tức biết giếng khác có nước. Như thế, ngăn thân và trong các căn không có ngã, nhất định biết chỗ khác có ngã. Lại nữa, do trong thân căn có ngã nên ngăn, không vì trong các căn của thân không có ngã nên ngăn, do vậy nên biết có ngã. Luận giả nói: Trươc đã ngăn nên các nhập nội v.v… chẳng phải tự tại thiên tạo, chẳng phải tạng tự tánh tạo, chẳng phải thời tạo, chẳng phải Na-la-diên tạo. Như thế, cũng ngăn có xứ ngã không tạo nội nhập… không khởi vậy, thí như sừng thỏ. Trong đệ nhất nghĩa nước… không thành, thí dụ không có “thể”, thế nên đây nói không đúng. Người Tăng khư lại nói: có ngã như thế, vì có ngã sở. Thí như tự thể có thì có vật ngã sở như là nhà cửa đồ dùng áo quần và mắt, tai các căn của ngã, nên biết có ngã. Luận giả nói: Ngã nếu là có, thì vật của ngã sở được thành, nhưng ngã là “không có”, trước đã khiến ông hiểu. Nghĩa kia như kệ luận nói:

Ngã đã không hề có

Chỗ nào có ngã sơ?

Không ngã, không ngã sở

Vĩnh viễn dứt chấp ngã.

Thích: Trong đây nói không ngã, do vậy nên nhân không thành, thí dụ không có “thể”. Trong đệ nhất nghĩa có tự thể ngã không thành. Lại nữa, hoặc có người nói: có ngã như thế, vì quả có, vì có thể nương có nên làm nhân như thế tức cũng lấy lỗi trước để trả lời các hành giả nên quán sát nghĩa thật như thế. Chỗ nói đạo lý ấy tức là đã nói quả tu hành vậy. Lại nữa, người Tăng khư nói: có ngã như thế tồn tại ở trong thân căn thức không có ngã, ngã sở. Vì sao? Trong pháp kia người tu hành khi trí chân thật khởi, nói ngã (ta) đắc vô ngã vô ngã sở tức là do thấy thật ngã. Như Thạch nữ không con, không thể được nói. Trú ở giải thoát nói ngã (ta) đắc trí vô ngã vô ngã sở, do có người trú giải thoát nói: ngã (ta) đắc trí vô ngã vô ngã sở, nên biết có ngã. Luận giả nói: Tuy các hạnh nhóm họp… sát na sát na hoại, pháp khởi tương tục được thấy không có ngã, ngã sở mà không có thật ngã. Người của nhị thừa được vô ngã, chỉ thấy có pháp này sinh pháp này diệt, khởi thấy như thế, nhưng cảnh giới ngã không có nên tâm duyên ngã cũng không khởi. Vì ngã không có “thể” nên không có pháp ngã sở trong ngoài…. Vì tâm duyên ngã không khởi lại, cho đến được niệm vô ngã cũng không khởi; chỉ trừ danh tự thế tục còn Bồ-tát Ma-ha-tát trú trí vô phân biệt, có thể thấy các hạnh xưa nay không sinh. Nghĩa kia như kệ luận nói:

Đắc vô ngã ngã sở

Không thấy pháp khởi, diệt

Không ngã ngã sở vậy

Kia thấy cũng chẳng thấy.

Thích: Đây nói chỉ có giả thiết lập ngã, nghĩa kia như thế. Trong đệ nhất nghĩa không có ngã và pháp.Như người đau mắt vì mắt bệnh nên không thấy pháp thật. Vòng lông không thật vọng thấy vòng lông, ông cũng như thế, thật không có ngã vọng thấy có ngã, vì tà kiến nên khởi ý chấp trước. Vì thế, cho nên nghĩa ngã là nhân không thành. Hoặc cho có ngã mới đắc vô ngã ngã sở, do thấy thật ngã làm nhân thì tự thể của vô ngã ngã sở không thành. Thể không thành tức là nghĩa nhân không thành, ông mắc lỗi như thế. Cho nên, người tu hành muốn được thấy nội ngoại nhập chân thật thì phải siêng năng quán sát pháp nội ngoại là “không”.

Hỏi: Người đạt được “không” có nghĩa lợi gì?

Đáp: Như kệ luận nói:

Được hết ngã ngã sở

Cũng hết nội ngoại nhập

Và hết các thủ kia

Thủ hết thì sinh hết.

Thích: Thủ là dục thủ, kiến thủ, giới thủ, ngã ngữ thủ. Hành giả thấy vô ngã nên được hết ngã ngữ thủ, ngã ngữ thủ căn bản hết nên các thủ tự hết. Các thủ hết tức thì sinh hết, sinh hết nên được giải thoát. Người của nhị thừa thấy vô ngã nên phiền não chướng hết. Nương thừa kia đi, chính gọi là nói đoạn phiền não chướng. Nói phương tiện đoạn phiền não chướng rồi, tiếp nói phương tiện đoạn trí chướng. Nghĩa kia như kệ luận nói:

Giải thoát hết nghiệp, hoặc

Khổ kia hết, giải thoát.

Phân biệt khởi nghiệp hoặc

Thấy “không” diệt phân biệt.

Thích: Đây nói sinh nhân nơi các phiền não hữu. Chúng sinh chưa lìa dục không duyên cảnh giới mà khởi phiền não, các phiền não ấy từ đâu mà khởi? Nghĩa là từ các phân biệt vừa ý, không vừa ý mà khởi. Có phân biệt nên tức có phiền não, thế nên phân biệt là nhân phiền não, như có chủng tử thời có mầm sinh. Như thế người chẳng phải Thánh, có phân biệt tư duy bất chánh nên, khởi nghiệp phiền não. Nếu không có phân biệt thì không có các nghiệp phiền não. Thí như thể tương tục của Thánh kia, tâm nhiễm ô khởi tác ý nên gọi là phiền não, do tâm nhiễm ô khởi thân khẩu sở tác nên gọi nghiệp. Thế nào gọi phiền não? Là tham, sân… có thể khiến chúng sinh cấu uế tương tục, đó gọi là phiền não. Nên biết khởi nghiệp, phiền não đều nhân nơi phân biệt hý luận, kia nên đoạn ấy là tướng thế đế. Sao nói diệt phân biệt? Là thấy “không” thì diệt. Thế nào thấy “không” thì diệt? Là khi trí tuệ “không” khởi tức, không phân biệt, thế nên nói diệt. Lại nữa, có người Thanh văn nói: thấy người vô ngã nên tức không có phiền não và trói buộc của phân biệt vừa ý, không vừa ý, chúng đều được đoạn, phiền não trói buộc, đoạn rồi thành tựu quả Thanh văn, quả được thành rồi cần gì pháp vô ngã ư? Luận giả nói: Ông không khéo nói, vì nhổ sạch gốc phiền não huân tập khiến không còn sót vậy. Nếu lìa bỏ pháp vô ngã thì cuối cùng không thể được phiền não gốc rễ huân tập hết sạch không còn. Do việc này nên dùng pháp vô ngã. Lại nữa, pháp vô tri không nhiễm ô thì chư Phật Thế Tôn đối tất cả cảnh giới, pháp chứng đắc giác ngộ không điên đảo, hiểu rõ chướng ngại của giác ngộ vốn đối trị này là pháp vô tri không nhiễm ô, nếu không thấy pháp vô ngã thì không thể đoạn, vô tri kia. Thế nên pháp vô ngã chẳng phải là vô dụng. Vì như thế nên hý luận vắng lặng, không còn sót các tướng là chỗ nói (trống) “không” vậy. Thấy “không” như thật nên chính là giải thoát. Người giải thoát nghĩa là thoát phân biệt. Như kệ kinh nói: Phật vì ngưới sát sinh lược nói pháp bất hại, vì Tiểu thừa nói Niết-bàn “không”, vì Đại thừa cả hai đều nói. Đây nghĩa là Như Lai vì người sát sinh lược nói không hại vật mạng là pháp tối thượng; vì các Thanh văn không nói người “không” và Niết-bàn là pháp tối thượng; vì người đại thừa nói người và pháp vô ngã là pháp tối thượng. Nói phương tiện đoạn trí chướng xong. Có người ngoại đạo nói: trên kia dẫn trong kinh Phật, kệ nói: “ngã cùng mình là thân, không do người khác là thân, người trí khéo điều phục ngã, tức được sinh cõi thiện”, do thế nên ông nói vô ngã ấy, tự trái với nghĩa đã lập trước của ông, vì thế ngăn ngã ấy không thành. Luận giả nói: Lại có chúng sinh khởi kiến như vậy, bác bỏ không có nhân quả, che lấp chánh trí, nói lời như thế, cuối cùng quyết định vô ngã, không đời này không đời sau nên, cũng không có quả báo của làm nghiệp thiện, nghiệp ác, cũng không có chúng sinh, chấp nhận kia hóa sinh, trong tất cả thời, làm việc bất thiện liền đọa đường ác, như sắp đến bờ nguy hiểm. Do đó nên Bà Già Bà vì muốn thâu giữ các chúng sinh nên, siêng thực hành đại bi, nương trong thế đế thiết lập có ngã. Nghĩa kia như kệ luận nói:

Vì kia nói có ngã

Cũng nói về vô ngã

Pháp chư Phật đã chứng

Không nói ngã, vô ngã.

Thích: Chư Phật Thế Tôn thấy các chúng sinh tâm tâm sở pháp tương tục không đoạn đến đời vị lai, vì lnhân duyên ấy nên vì nói giả ngã. Lại có chúng sinh, chấp nói có ngã, là thường là khắp, tự làm nghiệp thiện, bất thiện, tự làm thọ thực; có chấp như thế, rõ ràng chúng sinh kia là tà ngã trói buộc tâm họ, đối với thân căn thức… cảnh giới vô ngã, mê mà khởi ngã. Tuy có lực của Tam ma bạt đề, thiền định Tammuội, dẫn họ đi xa, cho đến Hữu đảnh mà như trói con chim kéo rồi rớt trở lại, ở trong khổ sinh tử vẫn không sinh nhàm chán. Chư Phật Thế Tôn biết chúng sinh rồi, vì dứt khổ kia dứt dây ngã chấp, ở trong năm ấm vì nói vô ngã. Lại có chúng sinh thiện căn thuần thục các căn đã (chín muồi) thuần thục, có thể tin pháp rất lớn, sâu, có thể được nhất thiết chủng trí, thì vì chúng sinh kia tuyên thuyết diệu pháp cam lồ đệ nhất của chư Phật vốn đã chứng đắc khiến cho biết hữu vi, như mộng, như huyễn, như mặt trăng trong nước, tự tánh là “không”, không nói ngã, không nói vô ngã.

Hỏi: Tại sao không nói ngã vô ngã?

Đáp: Vì cảnh giới phân biệt ngã, vô ngã không có. Vì thế cho nên trong thế đế tạm nói có ngã. Như ông đã nói, cho tôi trái với nghĩa đã lập trước, nhưng tôi cũng không trái nghĩa đã lập trước. Nếu ông nói trong đệ nhất nghĩa muốn khiến có ngã thì lỗi của trái với tông nay trở lại ở ông. Luận giả dẫn kệ trong kinh nói: “chúng sinh đọa sinh tử, không thoát khổ như thế, không ngã, không chúng sinh, chỉ có pháp và nhân”. Kinh này nói rõ trong đệ nhất nghĩa cuối cùng vô ngã. Khiến có ngã ấy, thì tôi không có nghiệm ấy vì đã nói ngăn lực của ngã. Lại nữa, nay sẽ giải thích phân biệt khác: có hai hạng ngoại đạo, mỗi bên chấp không giống nhau. Một là nói: các hành nhóm họp sát na sát na hoại, cho đến lúc sau mạng chung phần các hành hoại, thế nên vô ngã. Nếu vô ngã thì tức là không có “thể”, là do nghiệp quả đã làm. Các ngoại đạo này thấy việc ấy liền sinh sợ hãi, sinh sợ hãi nên cũng có thiết lập ngã, thiết lập ngã là chấp nói có ngã. Hai là nói: lại có Lô ca da mật ca (đây nói ngoại đạo không đời sau tức Lộ già da) nói: chỉ có thân và các căn, không có tự thể của ngã ở trong các hành tam gọi chúng sinh, mà thật không có ngã thọ trì các hành. Nói có sinh tử lưu chuyển thì việc đó không đúng. Cớ sao nói lời này ư? Vì các ngoại đạo kia ngu si ở chổ làm của nhân quả, chỉ mắt thấy thân tướng các căn… tức là trượng phu, không có ngã khác nữa như trong kệ trước cũng nói vô ngã. Thế nào là vô ngã? Nghĩa là ở trong các tụ thân căn không có ngã, chư Phật đối với tất cả pháp được trí rõ ràng, như trong kệ trước Phật không nói ngã, không nói vô ngã. Tại sao không nói ngã vô ngã? Do chứng hiểu tất cả pháp chân thật không có hý luận. Không có hý luận rồi đoạn chấp ngã, vô ngã. Chấp ngã, vô ngã đoạn rồi, thì cảnh giới ngã vô ngã dấy khởi cũng không có. Vì sao? Vì vọng đặc sắc… làm chủng của ngã, vô ngã, chấp ấy không khởi. Như trong kinh Bát nhã nói: Cực Dũng mãnh! Sắc chẳng phải là ngã, chẳng phải là vô ngã; thọ tưởng hành thức chẳng phải ngã, chẳng phải vô ngã, nếu sắc, thọ, tưởng, hành, thức chẳng phải ngã, chẳng phải vô ngã, chính gọi là Bát nhã Ba-la-mật. Như trên nói: “thấy “không” hý luận diệt”, nay trở lại giải thích kỹ. Sao nói được hý luận diêt? Nghĩa là tất cả thể tự tướng không thể được (đắc), như tướng hư không, như thế không thấy gọi là thấy “không”, hoặc thấy tất cả các pháp “không” không thể nói, nghĩa ấy thế nào? Như luận kệ nói: Vì nói dứt ngôn ngữ

Cảnh giới tâm kia đoạn.

Cũng không tướng khởi, diệt

Như pháp tánh Niết-bàn.

Thích: Trong đây nêu rõ ngôn ngữ khởi không thể được. Vì sao khởi không thể được? Vì cảnh giới tâm đoạn. Thế nào là cảnh giới tâm? Sắc là cảnh giới của tâm. Trong đệ nhất nghĩa sắc… không thành tựu vậy. Vì sao sắc không thành tựu? Nghĩa là không có tướng khởi, diệt. Sao nói như pháp tánh Niết-bàn? Nghĩa là như pháp tánh Niết-bàn không có tướng sở hữu. Như thế mà quán gọi là thấy “không”. Lại nữa, sao nói thấy “không”? Nghĩa là thể vô thể không thấy hai vậy, đó gọi là thấy chân thật. Hoặc có người nghi như vậy: vì sao gọi là thấy chân thật? Tôi nay sẽ vì nói, như kinh Vô Tận Tuệ, kệ nói: “ở trong đệ nhất nghĩa, sao nói có hai tướng? Trí kia cũng không hành, huống gì các văn tự?” Kinh này nói tâm, ý, thức…, ở trong đệ nhất nghĩa, rốt ráo không có “thể”. Vì sao? Tất cả các pháp tướng vắng lặng, tâm và các pháp tất cả đều như, không người có thể làm. Như trong kinh Bảo tích nói: Chẳng phải “không” khiến các pháp mới “không”, như thế… pháp mỗi mỗi tự “không”, cùng chân như đồng Niết-bàn, nghĩa ấy nên biết. Như kinh nói: Phật ngồi đạo tràng, biết các phiền não không có “thể” không khởi, từ phân biệt khởi, tự tánh không khởi, Phật biết như thế, do thế nên nghĩa này được thành. Như kinh, kệ nói: thức là chủng tử của các hữu, thức kia hiện hành cảnh giới, thấy cảnh vô ngã rồi, chủng tử thì diệt, trong đây nói rõ chủng tử hữu vắng lặng, thế nên nói như Niết-bàn. Sao nói như Niết-bàn? Nghĩa là thấy tất cả pháp bình đẳng vô sinh, thấy bình đẳng rồi (tâm) cảnh giới của đoạn tâm, cảnh giới của tâm đoạn, rồi ngôn ngữ cũng đoạn, ngôn ngữ đoạn rồi, thì mọi sở chấp hý luận của tướng thế đế được vắng lặng, thế nên nói “thấy “không” hý luận diệt”. Có người nói: Tướng tịch diệt, chính là tách trong pháp chân như, Niết-bàn, sao nói như tánh pháp Niết-bàn? Luận giả nói: Phân biệt hý luận thì, nói là thế gian, là Niết-bàn, hoặc nói vô vi Niết-bàn là pháp tịch diệt, chấp nói thế gian là pháp sinh tử. Trung luận đây nói: tất cả các pháp, hoặc thế gian, hoặc xuất thế gian, vô sinh tánh không, đều là tướng tịch diệt. Vì tham đắm pháp, chúng sinh không biết sinh tử tức là tướng Niết-bàn. Vì thế nên nay A-xà-lê dùng Niết-bàn… làm dụ ấy, khiến biết các pháp từ xưa đến nay là Không, vô tướng, vô tác, tịch diệt không có hý luận vậy. Người tự bộ và ngoại đạo đều cho rằng tôi nói: Trung đạo kia nói không có tất cả câu nghĩa thì cùng Lộ già da nói “không có” là không sai khác. Tương ứng như thế trả lời: Tôi nói: tất cả câu nghĩa không có là cũng có sai khác, ông không hiểu nên nói ra lời như thế mà thôi. Có người nói: như do trí tuệ biết mà xả, không do trí tuệ biết mà xả, há không sai khác? Hoặc ngôn thuyết “không có” là đồng, thế thì phàm phu cùng La hán không khác; mù bẩm sinh cùng có mắt không khác, bình địa cùng gò đồi không khác. Nếu nói như thế, Trung đạo, Lộ già thì không có sai khác. Người nói lời ấy tức không hiểu về sai khác đó là vô trí. Nếu Lộ già nói “không có” cùng Trung đạo nói “không có” là đồng thì ở lúc nào đồng? Là đồng lúc ngôn thuyết của thế tục, hay lúc thấy chân thật thì đồng? Vả lại, khi luận về thế đế là đồng chấp, bác bỏ không nhân quả tức nhổ sạch thiện căn bạch pháp, làm tất cả đạo bất thiện, phá hoại pháp thế đế. Lại nữa, Trung đạo nói “không có” thì không như thế, nghĩa là nói nhân quả tương tục như huyễn như diệm hành đạo nghiệp thiện do ấm hữu lậu tương tục. Nghĩa đó thế nào? Nghĩa là ấm hữu quá khứ tương tục diệt, ấm hữu hiện tại tương tục khởi, ấm hiện tại tương tục diệt, ấm hữu vị lai khởi tương tục khởi thí như mộng. Đó gọi là Trung đạo nói “không có” cùng Lộ già nói “không có”, chẳng phải lúc nói thế đế là đồng, cũng chẳng phải lúc thấy chân thật là đồng. Ông nói “không có” đây là nói thức của “không có” duyên duyên với cảnh “không có”, khởi tất cả thời. Vì chấp “không có” làm tướng nên rõ ràng là tà trí; dùng sự nhơ bẩn của pháp giới tự bôi thân minh’, chẳng phải là dứt nhân khổ mà là khởi nhân khổ. Nói Trung đạo là chưa thấy chân thật về trước, có cảnh giới sắc v.v… này, giác ngộ cảnh giới sắc v.v… này: khi giác ngộ chân thật chứng đắc “không”, hiểu rồi thì giác ngộ chấp cảnh giới sắc này cũng không khởi. Do đạo lý thấy nên chỉ nói “không có” thì việc đó không đúng. Không có sự giác ngộ của cảnh giới sắc kia thì chẳng phải giác ngộ nghĩa như thật trong đệ nhất nghĩa. Thí như là có giác. Do nghiệm đây cùng Lộ già kia nói “không có” lỗi. Lại nữa, Trung đạo nói “không có” cùng Lộ già da nói “không có”, chỗ giải thích không đồng nhau, sao nói không đồng? Vì pháp của Phật ngăn “có”, không chấp “không có”, mà khiến mọi người hiểu thí như núi Tu di và hạt cải, lớn nhỏ khác xa, ngôn thuyết của ông không đồng, cũng lại như thế. Trong đệ nhất nghĩa tất cả pháp đều được ngăn, như tướng Niết-bàn, là tùy thuận phước đức tụ, chỗ nói các hạnh ở trong thế đế, là thật. Như Phật dạy: Các vật trong ngoài vốn có, thế gian nói thật, nói không thật Như Lai cũng như thế, thuận theo pháp thế gian nói thật, nói không thật. Nghĩa đó thế nào? Như kệ luận nói:

Tất cả thật không thật

Cũng thật cũng không thật

Chẳng thật chẳng không thật

Chính gọi pháp chư Phật.

Thích: như lời Phật dạy: thế gian muốn được và không muốn được, Như Lai cũng như thế, ở trong thế đế nói muốn được, nói không muốn được. Lại nữa, các cảnh giới sắc nhập v.v… nội ngoại dựa vào pháp thế đế nói không điên đảo, tất cả đều thật. Trong đệ nhất nghĩa các nhập v.v… từ duyên mà khởi, như do huyễn làm “thể” không thể được, không như sở kiến của nó nên, tất cả không thật. Vì hai đế đối đãi nên, cũng thật cũng không thật. Người tu hành khi chứng quả, đối với tất cả pháp được chân thật không phân biệt vậy. Không thấy thật cùng không thật, thế nên nói “chẳng phải thật chẳng phải không thật”. Lại nữa, thật, không thật là, như Phật đã nói: vì đoạn phiền não chướng nên, nói nội ngoại nhập ngã, ngã sở là “không” đó gọi là tất cả đều thật. Không thật ấy, nghĩa là trong pháp Phật nói thức là ngã, người thế gian không hiểu, vọng chấp có ngã có ngã sở, chỉ bày người khác nói: ta là tác giả, là văn giả, là toạ thiền giả, là tu đạo giả, đó gọi là không thật. Trong Ma ha diễn tất cả không khởi, không có tất cả vật là có, có thể phân biệt, không phân biệt, cảnh giới hai trí nên chẳng phải thật, chẳng phải không thật. Lại nữa, thế nào gọi Phật? Đối tất cả pháp không điên đảo, chân thật giác ngộ rõ ràng, nên gọi là Phật. Thế nào gọi pháp, hoặc muốn được cõi thiện người trời, và vui giải thoát. Phật biết chúng sinh các căn tánh dục không điên đảo, vì nói đạo người, trời và đạo Niết-bàn, nên gọi là pháp. Lại nữa, tự tha tương tục chỗ có huân tập và không huân tập phiền não oán tặc, đều có thể phá hoại, đó gọi là pháp, đạo lý chân thật không cùng ngoại đạo… chung, vì nhổ tất cả tên chấp trước vậy, nên siêng năng tu tập. Lại nữa, người của tự bộ và ngoại đạo đồng nói với tôi rằng: Nếu ông phân biệt tự thể đều xả không còn sót để chân thật thì tướng chân thật này thế nào? Nếu không nói tướng kia, không lập tự tông, thế nào thì chỉ là cùng với người khác, vượt qua lỗi sai sót của chính ông. Luận giả nói: Thật như chỗ nói: Nếu thật tướng có thể nói thì tôi có thể phân biệt, mà thật tướng kia chẳng phải là văn tự, không thể ngôn thuyết. Vì muốn an ổn, khích lệ người mới tu hành ấy nên dùng trí phân biệt mà vì giải thích. Nghĩa kia thế nào: Như luận, kệ nói:

Vắng lặng không duyên khác

Hý luận không thể nói

Không khác không các thứ

Chính gọi tướng chân thật.

Thích: Không duyên khác chính là pháp chân thật. Không do người khác làm duyên, nên gọi là không duyên khác. Đó là nói không từ người khác mà nghe, cũng không bảo chứng, vì tự thể giác vậy. Vắng lặng là tự thể “không”, chẳng phải phân biệt vật cảnh giới sai khác vậy, gọi là vắng lặng. Hý luận không thể nói: hý luận nghĩa là ngôn thuyết. Vì khi thấy chân thật không thể nói, mà không có khả năng nói. Không khác nghĩa là không có phân biệt. Không có phân biệt, nghĩa là không có một cảnh giới có thể thấy phân biệt. Do phân biệt không có cảnh giới nên gọi không phân biệt. Không có các loại nghĩa nghĩa là một vị – Vì không có nghĩa của “thể”, không có phân biệt nên đó gọi là không có các loại nghĩa. Đây là nói tướng chân thật vây. Lại nữa, do không có phân biệt nên chổ hý luận không thể nói. Do vắng lặng nên là cảnh giới của trí không phân biệt. Lại gọi không duyên khác là do không duyên khác, thế nên vượt qua nẻo ngôn ngữ thì tự thể chân thật tôi không thể nói. Lại nữa, đây ngăn tất cả thể, tự thể. Ngôn thuyết có thể đạt được, tự thể chân thật, có thể khởi trí không phân biệt, có thể khiến cho hành giả phương tiện tự hiểu giác ngộ chân thật. Như thế, ngôn thuyết là phương tiện đạt được đệ nhất nghĩa. Như ông đã nói: “… thế nào là tướng chân thật? Nếu không nói tướng kia, không lập tự tông, thì chỉ cùng người khác vượt qua lỗi sai sót của ông”, thì tôi không có lỗi này. Dùng kệ đây trả lời, chính là nói tướng chân thật. Tạm căn cứ đệ nhất nghĩa nói tướng chân thật như thế, khiến cho lại phải căn cứ ở thế đế mà nói. Nghĩa đó thế nào? Như luận kệ nói:

Vật khởi từ chổ duyên

Vật này chẳng phải thể (của) duyên

Cũng không lìa duyên kia

Chẳng đoạn cũng chẳng thường

Thích: Đây nêu rõ quả từ duyên khởi, quả này không tức là nhân. Trong đó nói nghiệm nhân quả không là một khởi, vì cảnh giới giác khác nhau, thí như giác và cảnh giới. Quả từ duyên khởi, tức cũng không lìa duyên kia. Nếu lìa tức quả khởi thì rơi vào lỗi không nhân. Lại nữa, trong đây lập nghiệm: nhân cùng quả không riêng khác, nhờ duyên mới khởi, thí như tự thể của nhân. Vì nhân quả không là một cũng không là khác như thế nên không đoạn cũng không thường. Lại nữa, tuy khi nhân hoại rồi quả khởi mà do có nhân tương tự tương tục trú, nhưng chẳng phải nhân hoại nên quả cũng hoại. Vì không khác mà thể không đoạn, do nhân đã hoại ở lúc quả mà không là thường. Như kinh kệ nói: vì thể hữu khởi nên kia đoạn không thể được, vì thể hữu diệt nên kia thường không thể được. Sao nói không đoạn không thường? Nghĩa là duyên khởi pháp như thế; sát na sát na tương tục khởi, thế nên không đoạn, thể của pháp hữu vi niệm niệm diệt nên không thường. Nay sẽ vì ông khai diễn nghĩa kia. Như luận kệ nói:

Không một cũng không khác

Không đoạn cũng không thường

Là pháp cam lộ tối thượng

Của các đức Thế Tôn

Thích: Cam lồ nghĩa là được nhân của trí không phân biệt. Như chư Phật dùng trí mà mình đã chứng đắc, ở tất cả chúng sinh giới, dùng ánh sáng ngôn thuyết của mặt trời Phật tuỳ theo sinh làm cho nở đoá hoa trí tuệ. Lại nữa, các người Thanh văn, do tu tập văn tuệ, tư tuệ, tu tuệ được pháp cam lồ chân thật, hiện chứng Niết bàn dứt tất cả khổ. Hoặc vì tụ phước trí chưa đầy đủ nên tuy không chứng giải thoát mà đời sau quyết được. Nghĩa ấy thế nào? Như luận kệ nói:

Các người tu chân thật

Nay tuy chưa đắc quả

Tương lai quyết định được

Như nghiệp không nhờ siêng.

Thích: Các người tu hạnh chân thật, hoặc đời này, hoặc đời sau mà không đắc quả thì nhân ở huân tập các hạnh mà trong đời vị lai tự nhiên được trí chân thật cũng không có người khác làm duyên. Như luận kệ nói:

Chư Phật chưa ra đời

Thanh văn đã diệt hết

Nhưng có Phật-Bích-chi

Nương tịch tĩnh khởi trí.

Thích: Như kinh Tam Mật nói: Phật-Bích-chi nương tịch tĩnh nên khởi thật. Người trí huệ do thân tâm tịch tĩnh làm nhân nên trí tuệ được khởi, đó gọi là pháp cam lồ. Hoặc đời này, hoặc đời sau, có người có thể tu chân thật thì quyết định được pháp cam lồ. Thế nên, muốn được giải thoát, phải nên tu hành là pháp chân thật ấy. Trong phẩm này phá người ngoại đạo lập nghiệm, cũng nói tự nghiệm không có lỗi; mà khiến cho tin hiểu các ấm, ngã ngã sở là “không”, chính là ý nghĩa của phẩm này. Vì thế cho nên nghĩa của tôi được thành. Như trong kinh Bát Nhã nói: Cực Dũng Mãnh! Sắc chẳng phải là ngã, chẳng phải là vô ngã, cho đến thọ, tưởng, hành, thức chẳng phải là ngã chẳng phải là vô ngã. Nếu sắc, thọ, tưởng, hành, thức chẳng phải thể của ngã chẳng phải thể của vô ngã, thì đó gọi là Bát nhã Ba-la-mật. Như kinh, kệ nói: “Không ngã không chúng sinh, không nhân, không thọ giả; chỉ các duyên gọi thân, Phật được hiểu như thế”. Trong đây nói rõ ngã nhân chúng sinh và các hành tụ là đều “không” không có nhân khởi. Lại như kinh Không Tịch Sở vấn nói: tất cả chúng sinh dựng cờ ngã kiến, dương buồm vô minh, ở gió phiền não, vào biển sinh tử, chư Phật đại bi, giăng lưới đại giáo, lọc,vớt trời người để lên bờ Niết-bàn. Như kệ trên nói: “Cửa an ổn không hai, có thể phá các tà kiến, chỗ chư Phật đã làm, chính gọi là pháp vô ngã”.

Phẩm 19: QUÁN THỜI

Thích: Nay phẩm đây, cũng là ngăn, là chổ đối trị của “không” để hiểu rõ các “thể” không có tự thể, cho nên nói.

Người của Tỳ thế sư nói: Trong đệ nhất nghĩa có thời, vì tự thể của pháp là liễu nhân (nhân rõ ràng), thí như đèn. Nếu không có thời, sao được có liễu nhân? Thí như áo lông rùa. Do thể của vật có nên lấy thời làm liễu nhân, thế nên có thời. Luận giả nói: Trong thế đế các hạnh nếu khởi, tức gọi là tác, khởi này chỉ là khởi của các vật thể, lại không có khởi riêng. Nhân quả của các hạnh này đã khởi gọi là thời quá khứ. Nhân diệt, quả khởi gọi là thời hiện tại, nhân quả đều chưa khởi gọi là thời vị lai. Tác có phần hạn đều nhau nên căn cứ ở vật làm thời, không có thời riêng. Trong thế đế cũng giả nói có thời, như nói: thời bình thành sữa đến. Nhưng người ngoài phân biệt chấp nói có thời. Trong đệ nhất nghĩa nên làm quán sát như thế. Người Tỳ thế sư nói: ngoài pháp hữu vi riêng nói có thời, mà là thường. Luận giả nói: Nay ngăn này. Trong đệ nhất nghĩa, ngoài pháp hữu vi không có thời riêng mà có “thể”, thí như tự thể của hữu vi. Trong đệ nhất nghĩa không có thời thường có thể biết, thí như bình. Người Tỳ thế sư nói: Như hư không…, chẳng phải là luôn luôn vô thường. Luận giả nói: Phần khác của hư không kia không có “thể”, cũng ngăn như thế. Người Tỳ Thế sư nói: ngoài thể sắc còn có thời cùng sắc hòa hiệp duyên với thời hiện tại. Vì có thức khởi vậy. Thí như người cùng gậy hoà hợp như nhận thức thấy cảnh giới Đề Bà Đạt Đa cùng gậy hoà hợp cũng như thế. Ơ trên sắc dấy khởi hiện tại, nhận thức về hiện tại, tức ngoài sắc này còn có “thể” riêng đó gọi là thời. Thế nên riêng có thời. Luận giả nói: Ông nói có thức khởi làm nhân thì thức của duyên nơi gậy ở tướng phi thời; vì cảnh giới khởi nên tướng thời tức hoại. Người cầm gậy chẳng phải thường nên nghĩa thường thì hoại. Pháp tự thể, pháp sai khác, như thế… đều phá cho nên là lỗi của ông lập nghĩa, nêu nhân…. Cùng với gậy hòa hợp thì thí dụ không có “thể”. Trong đệ nhất nghĩa người cầm gậy không thành nên làm dụ không đúng, giác của duyên sắc cùng thời hòa hiệp, giác này không thể hiện rõ, thế nên không có thời. Lại nữa, ba thời riêng thành là có tướng đối nhau, hay là không có tướng đối nhau. Nếu lập thời có đối đãi thành thì lỗi kia như luận kệ nói:

Hiện tại và vị lai

Hoặc đối đãi thời quá khứ

Hiện tại và vị lai

Thời quá khứ đã có.

Thích: Đây cho thời có đối đãi, thời có đối đãi nên thí như thời quá khứ. Lại nữa, nếu đối đãi thời quá khứ, có thời hiện tại và vị lai thì nên trong thời quá khứ có thời hiện tại, vị lai. Vì sao? Vì nhân nơi thời quá khứ, thành thời hiện tại, vị lai và cũng nên thời hiện tại, vị lai trú trong thời quá khứ. Như thế, hiện tại, vị lai đều gọi là thời quá khứ. Nếu tất cả thời đều gọi thời quá khứ, thì không có thời hiện tại, vị lai, vì đều là quá khứ. Nếu không có thời hiện tại, vị lai thì cũng nên không có thời quá khứ. Vì sao? Vì thời hiện tại, vị lai đã ở trong thời quá khứ. Lại nữa, nếu thời có đối đãi thì, hoặc kia đồng thời có, sẽ không cùng đối đãi trái nhau. Thí như cha con khác nhau. Nếu không lập thời có đối đãi thì hiện tại, vị lai có lỗi riêng khởi. Nghĩa kia như luận, kệ nói:

Hiện tại cùng vị lai

Không có trong quá khứ

Hiện tại cùng vị lai

Đối đãi nào được có.

Thích: Đây nói trong thời quá khứ không có thời hiện tại, thời vị lai. Nếu nói trong thời quá khứ không có thời hiện tại, thời vị lai, mà nhân nơi thời quá khứ thành thời hiện tại, thời vị lai, thì hai thời này làm sao được thành? Nếu không có thời hiện tại, vị lai thì có lỗi thế nào? Sau đây nói nghiệm: Trong đệ nhất nghĩa không thời hiện tại, thời vị lai, tự thể thời có đối đãi vậy. Thí như thời quá khứ. Lại nữa, người Tỳ bà sa nói: Hiện tại, vị lai ở trong quá khứ, vì được đồng thời mà có đối đãi nhau. Luận giả nói: Cũng có thời riêng khác đối đãi nhau, như anh em, chẳng phải là một hướng như lời ông nói không phải. Như thế có thời đối đãi nhau không thành. Lại nữa, nếu không có thời đối đãi nhau được thành thì lỗi ấy như luận kệ nói:

Không đối đãi thời quá khứ

Hai thời kia không thành

Hiện tại và vị lai

Chính là không có thời.

Thích: hai thời kia là nói hiện tại và vị lai là hai. Không đối đãi thời quá khứ thì không thành thời hiện tại, vị lai ấy. Vì sao? Vì không đối đãi thời quá khứ để có thời hiện tại, vị lai thì ở chỗ nào có thời hiện tại, vị lai? Vì không đối đãi nhau nên thời hiện tại, vị lai cũng không thành. Nghĩa ấy thế nào? Như luận kệ nói:

Cùng quá khứ không khác

Hai thời khác thứ tự chuyển

Và phẩm thượng trung hạ

Một thể cùng nên quán.

Thích: Do phương tiện này nên lần lượt nói, nghĩa kia thế nào?

Như luận kệ nói:

Vị lai và quá khứ,

Nếu đối (đãi) thời hiện tại

Thì vị lai, quá khứ

Có trong thời hiện tại.

Vị lai và quá khứ,

Không có trong thời hiện tại,

Thì vị lai, quá khứ

Đối đãi mà có?

Không đối (đãi) thời hiện tại,

Hai thời kia không thành,

Vị lai và quá khứ

Chính là không có thời.

Hiện tại và quá khứ

Nếu đối (đãi) thời vị lai

Thì hiện tại, quá khứ

Có trong thời vị lai.

Hiện tại và quá khứ

Không có trong thời vị lai,

Thì hiện tại quá khứ

Đối đãi nào mà có?

Không đối (đãi) thời vị lai

Hai thời kia không thành

Hiện tại và quá khứ

Chính là không có thời.

Thích: Đây là kệ của luận giải thích. Như trước tự thành lập, cùng với lỗi của ngoại đạo: vì sao nói là thượng phẩm, trung, hạ phẩm thứ tự cho đến một thể… Thí như giống như người đồng gọi là người. Ở trong đó mà có sai biệt như công đức đầy đủ gọi là người thượng phẩm; hơi giảm gọi là người trung phẩm, hoàn toàn không có thì gọi là người hạ phẩm. Những hạng này vì đối đãi cho nên thành, vì chẳng đối đãi nên thành? Vả lại có phẩm thượng tức chẳng phải thượng vì tự thể có đối đãi nhau ví như tự thể của phẩm trung. Như vậy, trung cũng chẳng phải trung, vì tự thể có đối đãi nhau thí như tự thể của phẩm hạ. Hạ cũng chẳng phải hạ, vì tự thể có đối đãi nhau thí như tự thể của phẩm thượng.

Lại nữa, vì có đối đãi nhau làm nhân, là muốn khiến cho ông hiểu phẩm thượng, trung, hạ đều không có tự thể. Ông chẳng muốn được không có tự thể sao? Nếu muốn được có tự thể tức đối đãi trung nên gọi là thượng thì cũng chẳng đúng. Như vậy, thể của số một và một, hai v.v… cũng như trước ngăn, số một, nay sẽ nói: Trong đệ nhất nghĩa một chẳng phải thể của số một. Vì sao? Vì số ấy có đối đãi, thí như số hai… Như thế, hai chẳng phải thể của số hai, nhiều chẳng phải thể của số nhiều, tương ứng nói như số một. Trong đệ nhất nghĩa, chẳng muốn ở bên ngoài thể pháp mà có số kia. Vì sao muốn được cho một là, không hai và không khác nên gọi là một; không một và không khác nên gọi là hai; không hai và không khác nên gọi là ba, từ ba về sau tổng gọi là nhiều? Cũng ngăn như trước, mà khiến cho hiểu rõ nay sẽ nói lại: trong đệ nhất nghĩa một cũng chẳng phải một, vì là số đếm được, thí như khác. Như thế hai cũng chẳng phải hai, nhiều cũng chẳng phải nhiều, cũng như số một đã nói, nên làm nghiệm bình đẳng là thế nào? Nghĩa là một trần chẳng phải một trần, vì là số đếm được, thí như khác. Như vậy, hai trần chẳng phải hai trần, nhiều trần chẳng phải nhiều trần cũng như trên nói, và dài ngắn xa gần, trước sau, nhân quả chẳng phải dài ngắn, xa gần, trước sau, nhân quả, cho đến hữu vi vô vi, chẳng phải hữu vi chẳng phải vô vi, cũng nói như vậy. Người Tỳ thế sư nói: trong đệ nhất nghĩa có thời như thị thế. Vì sao? Vì có phân lượng. Nếu không có thời thì không có phân lượng. Như ngựa không sừng, không thể nói có phân lượng. Do có thời nên tức có sát na, la bà mô hô đa, ngày, đêm, nửa tháng, một tháng thời gian hiện hành năm song song cùng phân lượng. Nếu có phân lượng thì có thời. Thí như lúa gạo… có, tức có phân lượng nên biết có thời. Luận giả nói: nghĩa của ông nói chẳng tương ưng, vì sao vậy. Như luận kệ nói:

Chẳng thủ, chẳng thời trú

Thời trú cũng chẳng có

Có thể thủ, chẳng có thể thủ

Làm sao được thiết lập?

Thích: Chẳng trú, nghĩa là các hành tụ là pháp khởi diệt, gọi là chẳng trú. Trong thế đế, hành tụ v.v… gọi là thời, thời ấy gọi là chẳng thể thủ. Thời trú thì, cũng không thể bên ngoài “thể” của pháp có thời chẳng phải sắc có thể thủ, nó gọi là thời trú. Thế nào có thể thủ, chẳng có thể thủ? Thế nào thiết lập? Nghĩa là nếu thời (gian) có thể nắm bắt (thủ) thì có thể thiết lập chúng. Thời không thể nắm bắt nên không thể thiết lập. Vì thế cho nên các hành nói như là: tạo tác của hành có phần hạn đều nhau, như sinh trụ diệt của hành, như pháp Mô hô lê đa v.v… có phân lượng nên gọi là thời như chổ ông nói đó là nhân thì nghĩa đó không thành. Vì sao? Vì không có chổ nương tựa, ví như không có “thể”. Người Tỳ thế sư nói: có thời thường. Vì có sát na, la bà mô hô phiêu đa quá khứ vị lai… các thứ sai biệt. Thí như châu Ma ni trong sạch, nhờ các sắc kia mà có các thứ tướng hiện. Luận giả nói: Thể này đối đãi thể kia được có tên gọi sát na…, nghĩa của tôi như vậy. Như luận, kệ nói:

Thể đây, kia đối nhau

Pháp thế đế pháp như thế

Đệ nhất nghĩa không “thể

Lìa “thể” sao có thời.

Thích: Đối đãi nhau là nói người ngoại đạo ở trong thế đế lập có đối đãi nhau. Nghĩa của tôi cũng như vậy. Trong đệ nhất nghĩa không có thời thường. Như lỗi tôi đã nói, ông không thể tránh khỏi lỗiâý. Người Tỳ Thế sư nói: trong đệ nhất nghĩa có “thể” của thời thật, như chẳng phải người khác và người khác, một thời và chẳng phải một thời, chậm, mau v.v… tức là tướng của thời; chẳng phải không có “thể” mà có tướng. Luận giả nói: trong đệ nhất nghĩa, không một chút chấp nhận là “thể”. Trong thế đế có các hành đối đãi nhau tương tục, sai khác. Thức của chẳng phải người khác và khác, dấy khởi một thời, nghĩa là các hành không có sát na sai khác đối đãi nhau. Chẳng phải một thời (một lúc) có chậm, có mau. Chậm nghĩa là thời sau tương tục chuyển theo. Mau nghĩa là chẳng tương tục tùy chuyển. Thức của chẳng phải người khác dấy khởi, chỉ là các hành không riêng có thời; ông đã lập nhân không có “thể”, chỗ nào có “thể” của thời có thể được. Hoặc ý ngoai đạo nói: Thức của người khác v.v… dấy khởi, duyên các hành pháp, chẳng phải là thời thì , chỗ nào có thể được thời ư? Luận giả nói: Ông cho thời là thường, là một khiến người khác hiểu thì nghiệm này không có. Tôi nay sẽ nói nghiệm: Thời là thường là một ở trong thế đế, chẳng phải là dấy khởi thức của người khác v.v… nhân nơi thức, ví như nhận thức về sắc v.v…. Người Tỳ thế sư lại nói: Nhất định có thời thật vì có giả thiết lập “thể”. Luận giả hỏi: Thể ấy tựa vật gì?

Người Tỳ Thế sư đáp: Như sắc. Luận giả nói: Trung đệ nhất nghĩa, “thể” của sắc v.v… không thể thành lập, như trước đã nói. Có thể khiến cho hiểu tướng sắc không có “thể”. Tướng sắc không có “thể” nên thí dụ là không có “thể”. Thí dụ là không có “thể” nên thời cũng không thành. Tôi cũng không có mà nói có, thí như xa quân lâm…, tuy không có “thể” thật mà có thiết lập. Cho nên chẳng phải là thiên một hướng.

Có người ý nói: Dựa vào pháp các hành mà thiết lập có thời. Như nói ngày đêm trú, mô hô đa trú. Người nói này nên trả lời như sau: Như luận, kệ nói:

Vì vật nên có thời.

Rời vật không có thời

Cũng không ít vật thể

Chỗ nào thời có được.

Thích: Đây nói vì vạn vật sinh nên tức gọi là thời. Lìa pháp của các hành không có “thể” của thời riêng khác. Người chấp có thời, nói nhất định có thời, có khởi nhân ngôn thuyết sai biệt, nên chẳng thấy pháp “không có” có thể, khởi ngôn thuyết, vì thấy bình “có” dã tạo tác, nay tạo tác, sẽ tạo tác tức biết có thời. Luận giả nói: Ông nói không khéo. Bình đã tạo tác v.v… có thể khởi nhân ngôn thuyết, thì các pháp hành ấy cũng chẳng phải là thời. Nhân ông nói không thành có lỗi mâu thuẫn. Có thể khởi nhân ngôn thuyết, đó là pháp thế đế, những cách ông nói về thời đều không thành. Như trước nói về liễu nhân thì nghĩa cũng không thành. Từ đầu phẩm đến nay đều lập lỗi cùng với ngoại đạo, tự thuyết thành lập không qua việc ngăn chấp. Đó là “thời” không có tự thể, là chỗ đối trị của “không” vì khiến cho tin hiểu, ý nghĩa phẩm này như thế. Vì thế cho nên từ đây trở xuống dẫn kinh hiển thành Như Kinh Phóng Quang Phật thuyết: Phật bảo Tu-Bồ-đề! Thời chẳng phải pháp sắc, chẳng phải pháp vô sắc, chẳng phải pháp thọ, tưởng, hành, thức chẳng phải pháp không thọ, tưởng, hành, thức; chẳng phải pháp sinh, chẳng phải pháp vô sinh, chẳng phải pháp trụ, chẳng phải pháp vô trụ, chẳng phải pháp dị, chẳng phải pháp hoại, chẳng phải pháp vô hoại; chẳng phải pháp thọ, chẳng phải pháp trụ, chẳng phải pháp xuất, chẳng phải pháp vô thọ, vô trụ, vô xuất cho đến chẳng phải tướng lão, chẳng phải tướng bệnh, chẳng phải tướng tử, chẳng phải tướng xanh, chẳng phải tướng nuốt, chẳng phải tướng hoại, chẳng phải tướng tan, chẳng phải tướng không lão, không bệnh, không tử, không xanh, không nuốt, không hoại, không tan. Này Tu Bồ đề! Nếu tướng chẳng phải sắc, chẳng phải sinh, chẳng phải trụ, chẳng phải dị, chẳng phải hoại, thì đó gọi là Bát nhã Ba la mật. Lại nữa, Tu Bồ đề! Nếu chẳng phải chẳng phải chẳng phải sắc cho đến chẳng phải thọ, tưởng, hành, thức, chẳng phải chẳng phải thọ, tưởng, hành, thức thì thời tức chẳng phải thời. Không thể ngôn thuyết thì đó gọi là Bát nhã Ba la mật.

Lại như trong Kinh Diệu Tý nói: Bồ tát Ma ha tát hiểu thấu rõ các hành vốn có trong ba đời: đã khởi gọi là đời quá khứ, chưa khởi gọi là đời vị lai, trong khi khởi gọi là đời hiện tại. Các ấm, giới, nhập v.v… trú của đời hiện tại, hiểu thấu rõ không trú. Vì sao? Vì một thời sát na không trú. Một sát na này tức có thời khởi, thời trú sai biệt, vì sát na không trú diệt liền ngay nên quyết định không có thời.