BÁT NHÃ ĐĂNG LUẬN THÍCH
Tác giả: Bồ tát Long Thọ tạo luận, Bồ tát Phân Biệt Minh giải thích.
Hán dịch: Đời Đường, Tam tạng Pháp sư Ba La Phả Mật Đa La, người Trung Ấn Độ.
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 4

Phẩm 3: QUÁN SÁU CĂN

Lại nữa, thành lập phẩm này, tướng kia thế nào? Vì ngăn khởi, khiến người nhận biết nghĩa sáu nhập nội không có tự tánh, nên nói phẩm này. Lại ngăn chấp đi, muốn khiến thông suốt nghĩa các nhập là không nên phẩm này nối tiếp sinh khởi. Người phân biệt đầu tiên là người ngoại đạo nói: có Nhập nội khởi, trong đệ nhất nghĩa, nên chấp nhận như thế. Vì sao? Vì cảnh giới quyết định. Khởi này nếu không có thì cảnh giới quyết định kia, không được có, như con của thạch nữ. Vì thế nên biết, Nhập nội trong khởi, vì cảnh kia quyết định. Như kệ nói:

Mắt, tai, và mũi, lưỡi
Thân và ý… sáu căn
Sắc kia… là sáu trần
Như số cảnh giới kia.

Thích: Vì nghĩa nên nhân đã nói được thành lập, nghĩa nhập khởi được thành tựu, người phân biệt kế tiếp cũng người ngoại đạo quyết định nói: có đi như thế. Vì sao? Vì tạo tác quả, như thấy sắc… Luận giả nói: Hai loại phân biệt đây nay thứ tự sẽ ngăn: căn nhãn v.v… kia, mỗi mỗi tăng thượng, nhóm họp có tạo tác, có thể giữ lấy sắc… thế nên gọi là căn. Ở trong thế đế, ngoài căn cũng có sắc… có thể được, dùng tự thể của tác giả có thể hiển thị nghĩa là vì thấy nên gọi mắt, cho đến biết nên gọi ý. Lại nữa, các căn… này, và các cảnh giới hiển thị có thể thấy, có thể nghe, ngửi, nếm, xúc, biết thì nghĩa cảnh giới thế nào? Nghĩa là căn đối với trần, có sức năng thủ, nên gọi cảnh giới. Cảnh có và cảnh có ở trong thế đế, nếu chấp trong đệ nhất nghĩa đế, căn trần nhất định có thì không đúng, vì trái nghĩa. Làm thế nào chỉ rõ điều này khiến kia hiểu ư? Như quán nhãn căn, kệ nói:

Nhãn căn kia như thế,
Không thể thấy tự thể,
Tự thể đã không thấy
Sao nói thấy khác được.

Thích: Cớ sao không thấy, nhãn căn như thế, trong đệ nhất nghĩa thì năng thủ không thành. Vì sao? Kệ nói vì không thấy tự thể vì lại có ngại cũng vì là sắc tạo thí như tai… Lại nữa, trong đệ nhất nghĩa mắt không thấy sắc. Vì sao? Vì pháp sắc kia từ nhân khởi thí như mũi… Lại nữa, thuộc vào sắc ấm, thí như lưỡi… Như thế, trong đệ nhất nghĩa sắc chẳng phải cảnh của mắt. Vì sao? Vì thâu gồm tích tụ, như tự thể của mắt. Lại nữa, trong đệ nhất nghĩa sắc chẳng phải cảnh của mắt. Vì sao? Vì có ngại, cũng vì là sắc tạo thí như tai… Lại nữa, trong đệ nhất nghĩa sắc chẳng phải cảnh của mắt. Vì sao? Vì từ nhân khởi thí như mũi… Lại thuộc về sắc ấm thí như lưỡi… Lại có người nói: mắt không thấy thì cho rằng không thấy tự thể nhưng vì sắc có thể thấy, thế nên mắt có thể thấy sắc. Luận giả nói: Như ông đã nói mắt không thể thấy thì giúp tôi nêu ra nhân, và sức thí dụ, làm sao có thể phá chỗ lập nghĩa của tôi ư? Lại nữa, người của A-tỳ-đàm nói: Nếu không phân biệt chọn lọc mà mắt không thấy sắc như thế thì thành nghĩa của tôi. Vì sao? Vì được một môn. Trong lập nghĩa của tôi mắt không có phần kia không thể thấy sắc, nếu mắt có phần không thể thấy sắc thì nghĩa của A-hàm mà ông đã chấp nhận, bị phá. Như Luận Câu xa của tôi, kệ nói:

Mắt có phần thấy sắc
Chẳng phải kia có thể nương thức.

Trong A-tỳ-đàm, nói lời như thế, há chẳng phải nghĩa của A Hàm được chấp nhận đã bị phá ư? Luận giả nói: Như ông lập nghĩa, mắt có phần này muốn khiến thấy sắc thì nghĩa không như thế. Vì sao? Vì là lỗi không có hai, nghĩa là chẳng phải thành rồi, lại thành và chẳng phải nghĩa vốn mong muốn bị phá. Như thế nên là không phá. Như kệ kinh nói:

Mắt không thấy sắc trần
Ý không biết các pháp
Đây gọi thật tối thượng
Người đời không thể lường.

Thích: Trong đệ nhất nghĩa không muốn khiến mắt kia thấy sắc vậy, như trước rộng phá, nghĩa này được thành. Lại nữa, trong đệ nhất nghĩa mắt có phần kia không thể thấy sắc. Vì sao? Vì nhãn căn nên như mắt không có phần. Lại nữa, trong đệ nhất nghĩa mắt có phần kia không thể thấy sắc. Vì sao? Vì sắc căn nên ví như tai… Lại nữa, cũng không phá chỗ hiểu thế gian. Vì sao? Vì riêng biệt lập nghĩa, nói trong đệ nhất nghĩa không cùng lỗi ấy. Lại nữa, trong Ca-diếp Di La Tỳ bà sa lập nghĩa như vậy, mắt kia thấy các sắc do là chủ thể tạo nghiệp thấy. Luận giả nói: Ông nêu ra nhân tức là lập một phần nghĩa. Vì nghiệm không có “thể”, đã nói ngăn nên nghĩa đây không thành. Lại nữa, nếu có tác giả thì cùng lập sát na, nghĩa trái nhau, lại cùng không lập sát na thì khác. Đây đều không đúng. Thế nên nghĩa của Ca-diếp di đã chấp không tương ưng. Lại nữa, Sư Kinh bộ nói: các hành không tạo tác, mắt không thể thấy, khác cũng không thấy, mà mắt và sắc kia làm duyên, nhãn thức được khởi, trong Tu-đa-la, đã nói lời như thế. Ông nói mắt không thể thấy tức là lỗi thành rồi lại thành. Luận giả nói: Trước đã ngăn khởi nên nhãn thức không thể đạt được nên không có lỗi thành rồi lại thành. Lại nữa, nghĩa vốn chấp nhận cũng không bị phá. Nghĩa là lãnh thọ nghĩa Tu-đa-la, như thế là tùy thuận thế đế. Trong đệ nhất nghĩa nghiệm thì không có “thể”, đã ngăn hai thứ mắt và sắc còn thấy và có thể thấy với nghĩa sai biệt của chúng đều không đúng. Như thế muốn khiến bậc Học sinh, các ý giác nói một phần ít, như kệ trước nói, nhãn căn kia như thế không thể thấy tự thể, nếu không thấy tự thể, sao thấy khác được. Vì trong đệ nhất nghĩa mắt không thể thấy sắc. Vì sao vậy? Vì không thấy tự thể, thí như tai… Hoặc có người nói, mắt không đến được cảnh, mà có thể giữ lấy sắc. Vì sao? Vì nghĩa có thể được của căn mắt kia. Thí như sứ giả thấy biết mọi việc, gọi là vua thấy biết. Luận giả nói: Trong đệ nhất nghĩa, mắt không đến được cảnh, có thể giữ lấy sắc trần. Không có nghĩa như đây. Vì sao? Vì mắt không thể giữ lấy tự thể. Thí như tai v.v…, như thế trong đệ nhất nghĩa, sắc trần, được giữ lấy, chẳng phải chúng không đến cảnh giới của căn mắt. Vì sao? Vì là sắc được tạo thí như mùi hương… Như thế vì có ngại vì từ nhân khởi vì thuộc về sắc ấm, lại tích tụ…, các nhân… này, đều ngăn mắt, không đến cảnh, sắc chẳng phải đối tượng được chấp giữ. Nêu ví dụ, lập nghĩa, như trước rộng nói. Tà chấp hai môn nên phải nghiệm biết. Lại nữa, trong đệ nhất nghĩa, mắt chẳng phải không đến được cảnh giới. Vì sao? Cảnh giới hiện tại, ví như mũi… Hoặc có người nói: mắt không đến cảnh. Vì sao? Vì có gián đoạn giữ lấy sắc, ví như ý. Lại và không có công dụng vì thời tiết sai khác vì chủ thể giữ lấy sắc. Lại nữa, do sự giữ lấy quá lượng. Thí dụ, lập nghĩa, như trước nên biết. Luận giả nói, đây nói không như thế. Ông nói không đến cảnh ấy, tức là có gián đoạn giữ lấy sắc. Có gián đoạn giữ lấy sắc, tức là lập một phần nghĩa, càng không có nghĩa khác. Đây nói không như thế. Lại nữa, thời không có sai khác, thì nghĩa giữ lấy bị hoại, dù thật sự nhân đó thành thì nghiệm không có “thể”. Trong đệ nhất nghĩa kia ý cũng không đến: mà chủ thể giữ lấy thì chấp này không thành, vì trái nghĩa vậy. Lại nữa người Tăng khư nói: Ông nói mắt chẳng phải không đến cảnh giử lấy thì đây thành nghĩa của tôi đã thành lập. Vì sao? Vì tôi muốn khiến mắt đến cảnh để giữ lấy. Luận giả nói: Không đến cảnh để giữ lấy là muốn khiến tin biết pháp nhãn là không, pháp nhãn đã không, há lại thành lập đến cảnh để giữ lấy ư? Tức ông ở chỗ sai, vọng sinh hoan hỷ. Lại nữa, mắt đến cảnh để giữ lấy, sao nói không đúng? Vì căn vậy. Thí như ý cũng không là các căn như mũi v.v… đã giữ lấy cảnh, tức lỗi chẳng phải hoàn toàn. Vì cớ gì không là lỗi chẳng phải hoàn toàn? Vì căn mũi… kia cũng phá như thế, như sau sẽ nói. Lại nữa, mắt đến cảnh, đây có nghĩa gì? Vì phải y chỉ cảnh giới đã giữ lấy ý như thế chăng? Nghĩa ấy không đúng. Vì sao? Nhãn thức kia nương tựa thật sự không đi ra ngoài. Vì sao? Vì thức, như tỷ, thức v.v… Trong đệ nhất nghĩa nhãn thức không thể giữ lấy cảnh giới kia. Vì sao? Vì nhân có vậy. Thí như thanh… Người ngoại đạo nói: ông nương vào hai môn, lại phá lẫn nhau, nương đây ngăn kia, cả hai đều không thành. Luận giả nói: Hai đều không có “thể” tôi không giữ lấy vì không chấp giữ nên nghĩa đã muốn được thành. Lại nữa, người Tăng khư nói, mắt, ánh sáng đến cảnh, nên có thể giữ lấy sắc. Ý như thế ấy, đây cũng không đúng. Ánh sáng, nhãn căn kia, ở trong thế đế, cũng không được có. Vì sao? Vì sắc là nhân của nhận thức, thí như sắc kia. Lại nữa, người Tăng khư nói: nhãn căn có ánh sáng, vì nhãn căn vậy. Thí như tàng ẩn trong mắt mèo, chồn… Luận giả nói: sắc của nhãn căn là vật, không thể thấy nên dù mắt vào kia và thật có ánh sáng thì thí dụ không thành. Lại có người nói: như trước đã nói, nhãn căn kia như thế , không thể thấy tự thể thì đây có nghĩa gì? Nghĩa là nêu các pháp có tự thể có thể thấy thì khi chúng hòa hiệp, cái khác cũng có thể thấy, thí như hương hoa, do nghĩa như đây, mắt không thể tự thấy nó cũng không thấy nơi khác. Như Bồ-tát Đề Bà nơi Bách Luận nói kệ:

Tất cả các pháp kia
Nếu trước có tự thể,
Như thế có nhãn căn
Sao nói không tự thấy?

Luận giả nói: Thấy là nghĩa gì? Là sắc có thể được, sắc kia có thể được, hoặc như mắt không có, sắc cũng không tức là lỗi thành rồi lại thành. Như kệ nói:

Thức không ở nhãn, sắc
Không ở giữa cả hai (có, không)
Chẳng có cũng chẳng không
Thức kia trú chỗ nào?

Lại nữa, nếu nói trong nhãn căn kia, không có chủng tư thấy, thấy thế nên không thấy thì thí dụ hoa Tu-mạn-na không đúng. Vì sao không đúng? Vì là nhân duyên hoa kia hòa hợp với sự tồn tại của chính nó nên có hương khởi, như: Câu-tô-ma hòa hiệp với mè, dầu thì có hương, không có nghĩa của người lập sắc, có thấy tạo tác chúng đều bị ngăn không thành. Lại nữa, hoặc nói tự nó không thấy, cũng không thấy nơi khác thì hai thí dụ về lửa- hoa không có lực, vì … tự tha của lửa, hoa… không thể giữ lấy nên đây không tương ưng. Như thế, nghĩa mắt thấy không thành. Kia khởi và đi cũng đều không thành, vì thí dụ không có “thể”, cũng trái với nghĩa nhân. Người ngoại đạo nói: ông nói mắt không thấy sắc là do không thấy tự thể, nghĩa này đã rõ. Hoặc đối tự thể không có sức thì đối nơi khác cũng như thế, nghĩa như vậy tức chẳng phải hoàn toàn. Như tự thể lửa, không có sức đốt cháy nó, đối với chỗ khác thì có thể, mắt cũng như thế. Luận giả nói bài kệ:

Dụ lửa thì không thể
Thành nghĩa mắt thấy kia

Thích: Trong đệ nhất nghĩa, thiêu thì không thành. Ở trong thế đế, lửa chẳng phải tánh của thấy. Lại nữa, tự thể lửa kia, ở trong thế đế, nghĩa thiêu (đốt) không thành. Vì sao gọi là thiêu? Nghĩa là củi lửa biến đổi, thế nên biết tự thể lửa chẳng phải thiêu. Lại nữa, dụ lửa không thành nghĩa mắt kiến tức là dụ về mắt thấy và lửa kia, như trước đã nói, đã nói thế nào? Kệ nói:

Chưa đi, đi, khi đi
Đã chung nói ngăn vậy.

Thích: Trong đệ nhất nghĩa, đã đi chưa đi, khi đi, không có đi, như trước đã nói. Như thế trong đệ nhất nghĩa, đã cháy, chưa cháy, khi cháy, không có cháy. Vì sao? Vì khi cháy, đã cháy, chưa cháy. Thí như khi cháy, đã cháy, chưa cháy, khi chúng cháy là lỗi có hai. Kia đã cháy là như lửa đã cháy xong. Kia chưa cháy là vốn không cháy. Như thế, đã thấy, chưa thấy, khi thấy không có thấy, vì sao? Vì đã thấy, chưa thấy, khi thấy. Thí như đã thấy, chưa thấy, khi thấy, tùy theo thứ tự của nó, nên phải nghiệm phá. Có người nói: mắt có sự tạo tác thấy. Vì sao? Trong các bộ luận đều nói như đây: Thí như mắt thấy các sắc. Luận giả nói: Mắt thấy đây là ở trong thế đế, dùng phương tiện mà nói, chẳng phải đệ nhất nghĩa. Làm sao nói biết? Nay trong luận này vì ngăn mắt thấy, cũng ngăn khởi nên mắt kia thì không. Như kệ nói:

Mắt hoặc khi chưa thấy
Không được nói là thấy
Mà nói mắt có thể thấy
Nghĩa ấy thì không đúng.

Thích: Nghĩa thấy không đúng, ý bài kệ như đây. Vì nghĩa ấy nên như kệ nói:

Thấy tức không thấy kia
Chẳng thấy cũng không thấy.

Thích: Chủ thể thấy là không nên như đất đá…, ý kệ như đây, hai thứ như thế thì có nghĩa có sự tạo tác của thấy không đúng, vì vậy kệ nói: “Thấy tức không thấy kia, chẳng thấy cũng không thấy”, hai thứ đều ngăn. Thí như hoặc có, chẳng phải có, duyên đều không dùng, như thế hoặc có không có, nhân cũng tương tự ngăn. Lại nữa, Tăng khư và Tỳ Thế sư cùng nói: vì mắt này là công cụ của thấy đã tạo tác nên người kia sở hữu mắt gọi là người thấy, dùng mắt của chính người thấy kia mà thấy. Giống như cây là đối tượng bị chặt người chặt là chủ thể chặt chứ chẳng phải búa có thể chặt. Thế nên chẳng phải mắt thấy thì đây tức thành nghĩa của tôi đã thành lập. Nghĩa là tác giả kia có các công cụ tạo tác; vì công cụ tạo tác nên thí như búa… hẳn nhiên có người chặt. Luận giả nói: kia tà phân biệt cho rằng có người thấy, chấp này không đúng. Như kệ nói:

Nếu đã ngăn nơi thấy
Nên biết ngăn người thấy.

Thích: Như mắt không tự thấy, người thấy cũng lại như thế, tự thể trượng phu, thấy trượng phu thì nghĩa này không đúng, vì mâu thuẩn với việc làm của thế gian. Như dao không thể tự cắt dao… Nghiệm biết thế nào? Nghĩa là trong đệ nhất nghĩa, người trượng phu không có nghĩa của chủ thể thấy. Vì sao? Vì không thể thấy tự thể. Thí như tai… cũng chẳng phải nghĩa nhân không thành. Trong kinh kia nói: ngã trở lại thấy ngã chỉ là thiết lập tên gọi ngã ở trên tâm, vì thế đế nên nói. Chẳng phải là đệ nhất nghĩa. Như thế vì vật, vì cảnh sở thức, vì lượng nên như tiếng và tai. Các nhân ấy và thí dụ kia, tương ưng nói rộng. Lại nữa, trong đệ nhất nghĩa, sắc chẳng phải ngã thấy. Vì sao? Vì là vật nên như tự thể của ngã, không thể tự thấy. Cảnh sở thức… như thế, tương ưng nên nói rộng.

Người ngoại đạo nói: Pháp của Phật là vô ngã; ông nói, như tự thể của ngã, không thể thấy thì cùng giáo pháp trái nhau. Luận giả nói: Ở trong thế đế, mượn nói ngã để thí dụ, không trái với giáo. Trong đệ nhất nghĩa, búa… và thí dụ, đều không có “thể” nên chẳng phải thành rồi lại thành. Có người nói: ông nói người thấy không thấy, lời nói tự trái nhau. Vì sao? nếu nói người thấy ấy, vì sao không thấy. Hoặc nói không thấy, vì sao gọi người thấy, đây là lỗi lập nghĩa. Luận giả nói: Pháp duyên khởi không khởi, như trước đã trả lời, không nói lại nữa. Lại nữa, ông nói người thấy, là thấy tự thể chăng? Là không thấy chăng? Nếu thấy tự thể thì như Tăng khư nói: suy nghĩ là tự thể của trượng phu. Nếu người thấy kia, là tự thể của thấy tự thể chẳng phải tạo tác thì lìa nhãn căn kia cũng nên được thấy. Lại nữa, người chặt lìa búa rìu, thì không thể chặt. Trượng phu lìa mắt, há có thể thấy ư? Tôi vì người thấy ấy và người làm chủ thể chặt kia trong thế đế mà nói, chẳng phải đệ nhất nghĩa, vì phân biệt này nên kệ nói:

Lìa mắt, không lìa mắt
Người thấy là không thể được.

Thích: Các công cụ như mắt v.v… trước khi chưa có, và khi chúng xả, tức là không có mắt. Nếu người không có mắt tức chủ thể, đối tượng thấy đều rỗng không, lìa chủ thể và đối tượng thấy chấp có thấy thì đây không đúng. Thấy không có tự thể, người thấy cũng không có tự thể, ý nghĩa như đây. Lại nữa, nếu nói như tự tánh của lửa, thấy thì cũng vậy thì nghĩa này không như vậy, vì sao? Vì nếu khi không có củi thì lửa không có “thể”. Lại nữa, người Tăng khư nói: Hoặc không lìa mắt, sắc đây có thể được thì nghiệm biết có thấy kia là chủ thể thấy, chấp đây không đúng. Vì sao? Vì không có người thấy. Sắc kia có thể được nghĩa là mắt, sắc, không gian ánh sáng và tác ý… những thứ này có nên có sắc có thể được. Lại nữa, các duyên đây nhóm họp đầy đủ mà nói Điều đạt kia gọi là người thấy và không có như chỗ chấp của Tăng khư, trượng phu gọi là người thấy. Vì sao? Không có người mù có thể thấy sắc. Mắt kia có thể thấy nói là người thấy, như đèn không có suy nghĩ, cũng làm nhân cho ánh sáng. Mắt thấy cũng như thế, vì nghĩa vậy. Nên trong thế đế, cũng không có người thấy. Lại nữa, Tỳ Thế sư nói: người thấy không có “thể”, do bốn thứ hòa hợp với sắc thức khởi nên gọi là “người thấy” thấy. Luận giả nói: Kia lỗi giống trước. Bốn loại ấy hòa hợp riêng có người thấy, thế gian không biết mà nói có thì nghĩa này không đúng, vì vậy kệ nói: lìa mắt không có người thấy, nó không có tự thể, vì lìa mắt thấy tức không có công năng thấy gọi chung la người thấy đó là theo ý của ông nói. Lại nữa, chỗ lập của Tỳ Thế Sư, trong đệ nhất nghĩa, người thấy thấy sắc thì nghĩa không đúng. Vì sao? Vì mắt khác, như bình… vì hai môn trước, nênngười thấy không thành. Lại nữa, phân biệt trượng phu cho là người thấy thì không có tự thể. Như kệ nói: lìa mắt không lìa mắt, người thấy không thể được. Người thấy kia tự thể có mắt, không có mắt, đều không thể thấy. Nếu nói người thấy có mắt có thể thấy, đây cũng không đúng. Vì sao? Do mắt có “thể”, thấy sắc được thành. Như lửa có thể đốt cháy, mắt thấy cũng như thế. Trong thế đế nói, như đây nên biết. Nếu lìa mắt kia, riêng có người thấy, người mù không có mắt, cũng nên có thể thấy, nghĩa này không như thế. Lại nữa, Tỳ Thế sư nói: Người thấy hợp với tạo tác, có thể thấy ở sắc. Như thế nên biết, nghiệp của công cụ kia (mắt) là có. Đây nếu không tạo tác nghiệp kia, thì công cụ tức không có, thí như hư không, do công cụ mắt “có” thấy sắc là nghiệp, biết có người thấy, và thấy kia tạo tác. Luận giả nói: Trong đệ nhất nghĩa, đối tất cả thời, vì có, không có của mắt, mà lập người thấy thì tức không đúng. Như kệ nói:

Người thấy không và có
Hai năng sở đều không.

Thích: Người thấy không có “thể”, tức không có đối tượng được giữ lấy, mà nói mắt là công cụ của người thấy, dùng mắt đây thấy thì nghĩa ấy không đúng. Vì vậy, ông mới nói nghiệp của công cụ là có cho nên vậy. Nhân kia không thành, cũng trái nghĩa nên lỗi lầm như thế. Lại nữa, người theo thừa của mình nói: nhân duyên các hành, nương nơi tha cho nên không, mắt và ngã kia, đều không là chủ thể thấy, nghĩa ấy nên như thế. Nhưng nói chủ thể thấy và đối tượng thấy đều không có “thể” thì không như vậy. Vì sao? Vì quả như Thức… Bốn thứ có đây nếu không tức thức, xúc, thọ, ái kia, không gọi là quả như người mù. Luận giả nói: Chủ thể và đối tượng thấy và thấy, nghĩa này không thành, như trước đã phá, nay chỗ nói là như kệ nói:

Năng, sở thấy vì không
Nên bốn loại: thức v.v… không.

Thích: Vì sao không có? Vì duyên không có. Do nghĩa ấy nên Thức… không thành, năng, sở đã không thành, thí dụ cũng có “thể”. Có người nói: trong đệ nhất nghĩa, có thức ấy v.v…, vì quả của thủ v.v… có “thể”. Luận giả nói: Đây nên trả lời như vậy, kệ nói:

Quả của duyên thủ v.v…kia
Chỗ nào sẽ có thể được?

Thích: Thức… không có, thủ cũng không thành, nghĩa kệ như đây. Thâu nhận là nghĩa thủ. Thủ có bao nhiêu loại? Nghĩa là dục thủ, giới thủ, ngã ngũ thủ, kiến thủ. Thủ kia duyên hữu và sinh lão tử, lỗi như thế, thường theo đuổi ông. Phần đầu phẩm, người ngoại đạo nêu ví dụ… thành lập mắt thấy, như trước đã ngăn, tai, âm thanh… kia, theo giống như trước mà phá. Như kệ nói:

Tai, mũi, lưỡi, thân, ý
Người nghe và chỗ nghe v.v…
Nên biết nghĩa như thế
Đều ngăn giống mắt thấy.

Lại nữa, đầu phẩm ngoại đạo nói: có đi, do tạo tác quả, thì cũng không đúng, như trước kệ nói. Thế nên, đi không có tánh, người đi cũng lại như thế, khi đi và các pháp, tất cả không hề có. Vì nghĩa ấy nên ngoại đạo phân biệt có nhập khởi kia và nghĩa đi thì đây đều không thành, như trước nói lỗi. Vì thể của nhập là “không” khiến sinh tin hiểu, nên nghĩa phẩm như đây, vì thế được thành. Như kinh Vô ngôn thuyết, có kệ nói:

Địa giới nội, ngoại không hai nghĩa
Trí tuệ Như Lai có thể rõ
Kia không hai tướng và không hai
Một tướng, không tướng như thế biết!

Lại như kinh Kim Quang Nữ nói: Văn Thù Sư Lợi nói với đồng nữ kia, nên quán các giới. Đồng nữ đáp: Văn Thù Sư Lợi, thí như khi kiếp thiêu, ba cõi… cũng như thế. Lại nói kệ:

Mắt không thể thấy sắc
Ý không biết các pháp
Đây là vô thượng đế
Thế gian không thể hiểu.

Lại nữa, như kinh Bát nhã Ba-la-mật nói: Tất cả pháp kia, không có người biết, không thấy ấy, sư nói pháp kia, cũng không thể có được, không thể dùng tâm phân biệt, không thể dùng ý có thể biết. Lại như kinh Phật Mẫu nói: Này A Di! Mắt không thấy sắc, cho đến ý không biết pháp. Như thế lìa Bồ-đề nên lìa nhãn sắc, cho đến lìa Bồ-đề nên lìa ý pháp… Lại nữa, như Phật bảo Bồ-tát Cực Dũng Mãnh: này người thiện nam! Sắc không là cảnh giới sắc, thọ, tưởng, hành, thức không là cảnh của thức v..v… vì cảnh giới không vậy. Cực Dũng Mãnh! Sắc không biết sắc, sắc không thấy sắc. Hoặc sắc không biết không thấy, ấy là Bát nhã Ba-la-mật, cho đến thọ, tưởng, hành, thức không biết không thấy cũng lại như thế.

 

Phẩm 4: QUÁN NĂM ẤM

Lại nữa, muốn làm cho nhận thức biết nghĩa không có tánh của ấm, nên có phẩm này. Có người nói trong đệ nhất nghĩa, có các nhập…. Vì sao? Vì ấm gồm thâu. Nếu ấm không có thì sắc nhập… kia tức chẳng phải ấmgồm thâu, như hoa đốm ở hư không. Do đó các nhập “có”thuộc về ấm kia. Như mười thứ sắc nhập, thuộc về một sắc ấm. Pháp nhập thuộc về ba ấm, nghĩa là thọ, tưởng, hành, và một phần thuộc về sắc ấm kia; ý nhập thuộc về thức ấm. Vì nhân ấy nên trong đệ nhất nghĩa, các nhập là có (tánh).Luận giả nói: Nghĩa là sắc ấm ấy, lược nói hai loại, bốn đại và sắc được tạo, hoặc ba đời… tất cả sai khác, chung nói sắc ấm, mắt… kia thuộc về ấm. Người ngoại đạo muốn làm nhân thì sắc thô dễ hiểu. Trước phân biệt nói, như kệ nói:

Nếu lìa nơi nhân sắc
Thì sắc không thể được.

Thích: Những gì là nhân của sắc kia? Nghĩa là đất… bốn loại đại, trong đệ nhất nghĩa, hoặc lìa đây… sắc không thể được, mà ở thế đế, nương nhân bốn đại giả thiết lập sắc. Trong đệ nhất nghĩa, nghiệm sắc không có thật, tự nhân không thể thọ, giác sắc không có “thể”. Nếu tự nhân không thể thọ, giác sắc không có “thể” thì thật kia chẳng phải có, như quân lính …, nhân sắc không thể giữ lấy; giác sắc không có tự thể, cũng lại như thế. Lại nữa, trong đệ nhất nghĩa, cảnh giới giác của sắc, thể chẳng phải có thật. Vì sao? Vì là giác (sự biết rõ). Thí như giác của rừng cây… Lại nữa, trong đệ nhất nghĩa, câu nghĩa, âm thanh, của sắc là cảnh giới không có thật. Vì sao? Vì nghe vậy. Thí như âm thanh của binh lính v.v… Nếu nói thọ… các ấm chẳng phải một hướng như sắc thì nghĩa này không như thế. Vì sao? Thức… tâm sở, cũng đồng ngăn phá, chẳng phải chẳng là một hướng. Hoặc nói trong đệ nhất nghĩa, có thật sắc kia. Vì sao? Vì sắc kia đổi khác, giác không sai biệt, hoặc vật đổi khác, giác cũng khác thì đây ở thế tục có. Thí như bình… như khi màu sắc xanh sai khác, giác kia không khác. Vì nghĩa ấy biết có thật sắc. Luận giả nói: Trong đệ nhất nghĩa, nghiệm không có “thể”, đã quán về sắc của nhân , tiếp ngăn phá bốn đại. Như kệ nói:

Nếu phải lìa nơi sắc
Nhân sắc cũng không thấy.

Thích: Sắc, thanh, hương, vị, xúc… các nhân đều lìa nhau. Nhân sắc như địa… không thể tìm thấy giữ lấy sắc của. Vì nghĩa này nên nay người tạo luận (Luận chủ) Nay tạo luận, ban đầu ngăn địa kia. Ngăn địa… kia, có lý do gì? Vì có nghĩa đại. Nghĩa đại thế nào? Như trong thế đế là cái từ nhân khởi ra. Trong đệ nhất nghĩa, thể thật không có tánh, đây không tự thể. Như kinh Lăng Già kệ nói:

Lìa tích tụ vô thể
Giác kia không thể thủ,
Nên biết duyên khởi “không”
Ta nói không tự tánh,
Không vật từ duyên khởi
Không vật từ duyên diệt.
Khởi chỉ các duyên khởi
Diệt chỉ các duyên diệt.

Thích: Dùng phương tiện này, trong đệ nhất nghĩa, (địa) đất chẳng phải có thật. Như thế quyết định, nhân kia không thể thấy, không thấy nhân kia. Hoặc không thể thấy nhân kia nên không thấy nhân kia tức là trong đệ nhất nghĩa nhân kia không có thật, như binh lính v.v… Lại nữa, trong đệ nhất nghĩa, cảnh giới giác của đất, thể chẳng phải có thật. Vì sao? Vì giác vậy, như giác của rừng cây… Lại nữa, trong đệ nhất nghĩa, câu, nghĩa âm thanh cảnh giới của đất là không có thật. Vì sao? Vì nghe vậy. Thí như âm thanh của quân lính. Lại nữa, trong đệ nhất nghĩa, phần hòa hiệp của tự nó, không có phần khác sắc. Vì sao? Vì phần kia không thể giữ lấy, giác kia không có “thể”. Thí như… tự thể của đất v.v… Lại nữa, người Tăng khư nói: ông nói sắc… không khác đất v.v… thì đây thành nghĩa của tôi thành lập. Luận giả nói: vì ngăn chấp “khác” chẳng phải dùng “không khác” khiến cho ông được hiểu. Ông tà phân biệt nói: không khác là tôi không chấp nhận.

Lại Tỳ Thế sư nói: ông nêu ra nhân là lỗi chẳng phải hoàn toàn. Vì sao? Vì như không giữ lấy đèn, thì giác (biết) về bình kia không có. Kia cũng là khác. Luận giả nói: Ông không khéo nói, tôi chỉ ngăn kia là chủ hòa hiệp với tự nó không thể giữ lấy nên giác kia không có “thể”, không luận đến việc khác. Tuy đèn không có “thể”, mà có dược thảo ngọc báu, mặt trăng mặt trời… ánh sáng, thì giác bình kia khởi, chi hòa hiệp với tự nó đã bên ngoài, càng không có sắc khác có thể được. Vì nghĩa ấy, nên thí dụ của ông sai, đèn chẳng phải chi hòa hợp của chính bản thân bình kia, nên là môn khác không có “thể”, chẳng là lỗi chẳng phải hoàn toàn. Như kệ nói:

Vật này cùng vật kia
Khác nhau thì không thế.

Thích: Nghĩa này như sau sẽ nói. Lại nữa, trong đệ nhất nghĩa, đèn và bình khác nhau, đây cũng không thành. Vì nghĩa ấy nên chẳng là lỗi chẳng phải hoàn toàn. Lại nữa, Tỳ Thế sư nói: quân lính… kia tổng là thật, vì ban đầu khởi có. Ông nói đất… không thật, lập nghiệm khiến hiểu thì thí dụ không thành. Luận giả nói: Các chi của quân lính v.v… chẳng phải nhân của tổng thật ở quân lính bắt đầu khởi. Vì sao? Vì tổng chung. Như cây, gốc, cành, nhánh, lá… Các phần của các voi… thuộc quân lính chẳng phải nhân bắt đầu khởi của quân lính kia. Vì sao? Vì chúng không phải phần. Ví như kinh… Cũng chẳng thí dụ không có “thể”, như kệ nói: “Nếu phải lìa ở sắc, nhân sắc cũng không thấy” như trước lập nghĩa nếu thí dụ nhân, nghiệm sắc… kia, không khác đất…, và đất… kia, không khác sắc… “khác” như trước ngăn, “không khác” phá sau. Nếu “không khác” thì sữa tức là lạc, lạc cũng là sữa, vì không khác vậy. Vì nghĩa nên chứng minh đây được thành. Như kinh Lăng già, kệ nói:

Không khác thể “không”, “có”
Bó lau và chỗ khác
Hoặc một hoặc là khác…
Phàm phu vọng phân biệt.

Thích: Như sắc nhập… kia muốn thành lập, nói nhân có nên cho là nhân thì nhân này không thành, cũng là trái nghĩa. Lại nữa, hoặc ông phân biệt lìa nhân sắc kia mà có sắc thì đây cũng không đúng. Vì sao?

Vì có lỗi lầm về có. Như kệ nói:

Lìa nhân sắc, có sắc
Sắc tức lỗi không nhân.

Thích: Các thuyết không nhân tức là: nói muốn khiến không nhân có sắc. Việc ấy nên hỏi thế này: cho dù khiến ông nói cùng lý tương ưng, tùy theo vật gì? Là chỗ ông nói không có chủng tử nhân chăng? Không muốn khiến như thế. Như kệ nói:

Không nhân mà có vật
Trọn không có việc ấy.

Thích: Nghĩa đây thế nào? Vì không có thí dụ hiển rõ thể kia. Nếu bác bỏ không nhân, có lỗi rất lớn, chấp này không thành, như trong phẩm quán duyên đã phá. Tăng khư nói: trong đệ nhất nghĩa, thật có đất v.v…, sắc… không có khác, như tự thể của sắc. Luận giả nói: Ông lập nhân không thành, dụ cũng không có “thể”. Sắc… không có khác, và tự thể của sắc, trước đã ngăn phá. Lại có người nói: trong đệ nhất nghĩa, có đất… kia. Vì sao? Vì “có” của quả kia. Nếu đây là “không có” thì quả kia không có, như hoa giữa hư không. Nay sắc là quả “có” nên đất… không thể không có. Chấp này không đúng. Như kệ nói:

Hoặc lìa nhân “có” (của) sắc
Nhân này tức “không” (có)
Quả “không” mà nhân “có”
Sao nói có nghĩa ấy?

Thích: Nếu lìa… quả của sắc v.v… có nhân của sắc thì tức là quả “không có” nhân “có”. Vì sao? Vì chúng khác nhau, như trúc tre…Lại nhân kia, cũng là tụ sắc v.v…, do như nghĩa đây, nhân quả không thành. Như chỗ ông nói là có của quả, vì nhân trái với nghĩa nên chấp này không thành. Lại nữa, phân biệt sắc đây, hoặc “có” hoặc “không”, cả hai đều không như thế, nhân không dùng vậy. Như kệ nói:

Nếu như sắc đã có
Thì chẳng đợi nhân sắc
Nếu sắc trước không có
Cũng không đợi nhân sắc.

Thích: Nếu sắc trước có, thì không cần nhân. Vì sao? Vì kia có vậy. Như bình có kia; Nếu sắc trước không có tức là chưa có, như vật ngoài nó ý nghĩa như đây. Lại nữa, chấp không nhân cho là nhân không có “thể”, là nghĩa ấy không đúng. Như kệ nói:

Không nhân mà có sắc
Nghĩa ấy thì không thế.

Thích: Ở trong thế đế, sắc không có nhân về nghĩa cũng không như thế. Lại nữa, sư Tỳ Bà sa nói: sắc vị lai có. Đây giống phần kệ trước trả lời. Lại nữa, ở trong thế đế, nhân chưa giữ lấy quả, sắc thì không “thể”, mà nói có thì nghĩa ấy không đúng. Vì là nhân mà ở tất cả thời, chấp có bốn đại và sắc tạo thì cùng nghĩa trái nhau. Như kệ nói:
Thế nên đối cảnh sắc
Không nên sinh phân biệt.

Thích: Thế nào là phân biệt? Là nói sắc có thật, hoặc nhân không khác, và quả không khác. Nhân sắc của đất v.v… và hình tướng sai biệt của sắc… như thế đối với cảnh giới này không nên phân biệt, vì không tránh khỏi lỗi trước đã nói. Muốn được chân thật vô phân biệt trí, tuệ nhãn thông suốt nên khéo quán kỹ. Như chỗ mộng thấy, thức dậy thì không đúng, trí kia cũng như vậy. Lại có người nói trước có công năng của nhân thứ tự tương tục, đến khi quả sau đó được khởi, có thể thấy tướng của công sức nơi nhân. Như chất khoáng màu tím nhuộm vải bông trắng, vì huân tập nên thứ tự tương tục, đến khi quả sau khởi sắc kia có thể được. Vì ngăn chấp này, nên như kệ nói:

Hoặc quả giống nhân ấy
Nghĩa đây thì không đúng.

Thích: Đây nghiệm thấy kia chẳng phải nhân của quả. Nói nghĩa như thế. Vì sao? Trong đệ nhất nghĩa, không muốn khiến màu sắc xanh v.v… trãi qua làm nhân của vải bông xanh v.v… vì tương tợ nhân nên giống như các vải bông xanh khác. Người Tăng khư nói: ông nói nhân của các vải bông xanh kia cũng không có thì không đúng. Vì sao? Vì ông lập thí dụ cho là không có “thể” vậy. Luận giả nói: Ông không khéo nói. Vì khi vải bông kia khởi, nhân đây không phải phần do không thành vải bông kia, như thế, thí dụ được thành. Lại nữa, người trong tự bộ nói: có nhân quả tương tợ, nhân quả không tương tợ, sát na trước sau kia, đời tuy có khác nhau nhưng ở trong cùng một vật, như ngọn đèn trước gió, sát na khởi diệt đây gọi nhân quả tương tự. Như củi cháy thành tro, biến sữa thành lạc vậy…, đây gọi nhân quả không tương tợ. Luận giả nói: Nhân quả tương tợ kia, như trước đã ngăn, không tương tợ ấy, đây như nay phá, kệ nói:

Hoặc quả không giống nhân
Nghĩa cũng không nên thế.

Thích: Trong đệ nhất nghĩa, nghiệm hạt lúa, đây không làm nhân mầm. Vì sao? Vì không tương tợ. Thí như ngói vỡ. Hoặc nói lúa thóc, là nhân mầm kia, vì hạt lúa có thể, mầm kia được có, có thể biểu thị, như tiếng trống lớn, và mầm lúa… Luận giả nói: Ông không khéo nói, các thứ “có” khởi ấy, tất cả ngăn. Vì thí dụ không có “thể” chủ thể thành không đủ, có lỗi đây vậy. Hoặc nói các căn mắt v.v… kia sinh quả thức v.v… quả, đây không tương tợ, chẳng phải hoàn toàn cho nên vậy, thì cũng không đúng. Vì sao? Như phá các pháp, nhãn thức… kia cũng ngăn phá như thế. Lại không có môn khác nên không phải lỗi không hoàn toàn. Như trước đã nói có đất thật… là “có” của quả kia, nên tức là cả hai đều không thành, vì nghĩa trái nhau vậy. Lại nữa, người Tỳ Bà sa nói: chỗ tạo ra nhân có. Nghĩa là khi pháp hữu vi khởi, tất cả pháp tương tợ không tương tợ, làm nhân của pháp hữu vi nên thí dụ là không có “thể”.

Luận giả nói: Ông không khéo nói có giản biệt vậy, tự phần kia sinh không cùng… chỗ làm nhân có thể khởi ấy đã ngăn vậy. Từ đầu phẩm đến nay các văn cú đã ngăn bốn đại và nhân sắc kia, khiến người khác hiểu biết sắc ấm không có “thể. Còn lại các thọ ấm… Như kệ nói:

Thọ ấm và tâm ấm
Tưởng, hành tất cả thứ
Như thế… các pháp ấy
Đều đồng ngăn sắc ấm.

Thích: Như ngăn sắc ấm, thọ… cũng như thế, đã nói trong đệ nhất nghĩa, sắc chẳng phải có thật, tự nhân không giữ lấy, giác sắc không có “thể”, như quân lính… như thế, trong đệ nhất nghĩa tâm thọ xúc tưởng, và tác ý… đều chẳng có thật, tự nhân không giữ lấy, kia cũng không giữ lấy, như quân lính… Tất cả cũng nên như đây so sánh biết. Lại nữa, các nhân của thọ v.v… đó gọi là xúc và sắc, ánh sáng hư không tác ý… như chỗ chúng ưng, nên như thế ngăn. Lại nữa, như các nhân sắc v.v…không riêng khác, đã khiến người khác hiểu như thế trong đệ nhất nghĩa các nhân của thọ v.v…cũng không riêng khác; chi hòa hợp của tự nó không thể giữ lấy nên chúng không nên giữ lấy. Như tự thể, tự nhân thì đây cũng cùng lỗi tương ưng như trước nói. Hoặc người ngoại đạo cùng lỗi nên như trước tránh. Lại nữa, các pháp như thế v.v… nghĩa là ngoài ấm kia còn có các pháp hữu vi có phân biệt như bình áo là có thật nên khác. Vì thế, như chỗ nó tương ưng, mà đồng với việc ngăn sắc kia, như thuộc về ấm sắc v.v… nên làm nhân, nhân đây không thành, thí dụ cũng không có “thể”, nghĩa ấm cũng vô thể, nghĩa ấm hoại. Như ấm kia gồm thâu là trong thế đế, chẳng phải đệ nhất nghĩa, vì trái nghĩa nhân vậy. Các đạo lý này nên biết như thế. Hoặc lại có người vọng tưởng phân biệt trong đệ nhất nghĩa tùy những vật gì tự thể là “chẳng không” và khởi diệt… các tranh luận nghĩa này đều không đúng. Vì sao? Vì quán đúng kỷ như thật tướng kia “không” vậy, vì trong đệ nhất nghĩa các nhập không khởi thể chẳng có thật quán sát như thế khiến người hiểu biết. Hoặc chấp cho chẳng “không” là cùng với lỗi của “không” tạo tác thì đây cũng không đúng. Vì sao? Vì đồng với ngăn trước cho nên, tất cả không thể cùng với lỗi do “không” tạo tác. Như kệ nói:

Nếu quán một vật thể
Thì thấy tất cả thể
Như thế một vật không
Tất cả đều không vậy.

Thích: Từ trước câu chữ ngăn các nhập khởi, vì ấm không có tự tánh, chỉ rõ cho người tu hành hành nghĩa phẩm như đây, thế nên được thành. Như Phật bảo Bồ-tát Cực Dũng mãnh : Này người thiện nam! Sắc không khởi diệt. Thọ, tưởng, hành, thức cũng không khởi diệt; Nếu năm ấm kia không khởi không diệt thì đây là Bát nhã Ba-la-mật. Này người thiện nam! Sắc lìa tự tánh của sắc như thế thọ, tưởng, hành, thức lìa tự tánh của thức. Nếu sắc cho đến thức các tánh lìa thì đây là Bát nhã Ba-la-mật. Này người thiện nam tử! Sắc không có tự tánh; thọ, tưởng, hành, thức cũng không có tự tánh; Nếu sắc cho đến thức không có tự tánh thì chính là Bát nhã Ba-la-mật. Lại như kinh Thắng Tư Duy Phạm Thiên Sở Vấn, kệ nói:

Ta vì thế gian nói các ấm
Ấm kia làm chỗ nương của thế gian kia
Có thể ở ấm kia không làm chỗ nương
Các pháp thế gian được giải thoát
Thế gian như tướng hư không kia
Tướng hư không kia cũng tự không.
Do hiểu như thế không chỗ nương
Tám pháp thế gian không thể nhiễm.

Lại như trong kinh Kim Cang Bát nhã nói: “Tu-Bồ-đề! Bồ-tát không trú sắc, bố thí, không trú thanh, hương, vị, xúc pháp mà thực hành bố thí”.

Lại như kinh Lăng Già kệ nói:

Ba hữu giả thiết lập
Vật không có tự thể.
Chỉ ở trong giả đặt
Vọng tưởng làm phân biệt.
Khi dùng giác phân biệt
Tự thể không thể được.
Vì không có tự thể
Lời nói kia cũng không.
Các Tu-đa-la như thế
Trong đây tương ưng nói rộng.

 

PHẨM 5: QUÁN LỤC GIỚI.

Lại nữa, các pháp không có “thể”, do là chỗ đối trị của “không”, nay lại muốn nói rõ nghĩa về các giới địa v.v… không có tự tánh nên có phẩm này phát khởi. Nghĩa đây thế nào? Trong phẩm Quán ấm nói: hoặc lìa nơi sắc thì không có nhân sắc. Trong đây người của tự bộ lại dẫn lời Phật làm chứng. Như kinh nói: Phật bảo Đại vương! Giới có sáu thứ: đất, nước, gió, lửa, không và thức… mỗi thứ đều có tướng, nghĩa là cứng, ướt, nóng, động dung nạp, và phân biệt. Sáu thứ giới này nói gọi trượng phu. Như không có hoa giữa hư không thiết lập làm có chấp giữ gọi là trượng phu thì nghĩa này không đúng. Thế cho nên, nghĩa mà luận giả đã lập trước như thể của nhân sắc như đất v.v… chẳng phải có thì nghĩa vốn lập, lập ấy tức là phá hoại, cũng trái với nghĩa của A hàm. Luận giả nói: Là thế đế vậy. Như Lai nói sáu giới như địa v.v… đây dùng làm trượng phu, chẳng phải đệ nhất nghĩa. Lại nữa, sư Tỳ Bà Sa nói: trong đệ nhất nghĩa có các giới địa v.v… . Vì sao? Tướng kia có nên các giới đây nếu thật không có thì, Như Lai không nên nói có tướng kia, như hoa giữa hư không. Nay có cứng… là tướng của đất. Vì tướng có nên đất v.v… chẳng phải không. Luận giả nói: Hư không không có tự thể ít công dụng sinh; người khác hiểu nó là vật không có. Cho nên hiểu giới không rồi tự nhiên các giới khác tức dể dàng có thể ngăn. Như kệ nói:

Hư không trước không có
Tướng hư không đầu lông.

Thích: Hư không cùng tướng không có chướng ngại kia, cả hai thứ này không có riêng khác. Ý kệ như thế. Lại nữa, sư Tỳ Bà Sa nói: tôi lập nghĩa này: không chướng ngại chính là tướng hư không vì tướng kia có. Luận giả nói: Đây không chướng ngại lập làm có, người khác không thể hiểu, nghĩa này thế nào? Như tiếng vô thường là lập nghĩa kia, vì vô thường nên đem làm ra nhân. Như thế, có hư không đây, vì hư không có nên đây tức chỉ có lập nghĩa, không có nhân và nghĩa thí dụ thì không thành. Hoặc ý ông nói không có tướng chướng ngại là hư không ấy. Ở trong thế đế tùy người đều hiểu không cần nói kia, khiến người khác hiểu nhân ấy. Vì ở trong đệ nhất nghĩa đây không thành nên quyết phải nói kia khiến người khác hiểu nhân. Kia nếu nói thì có lỗi về nhân và thí dụ, do chỉ có lập nghĩa. Lại nữa, sư Tỳ Bà Sa nói: Thật có hư không là pháp vô vi, để trả lời lỗi trên. Như kệ nói: Trong đây nghiệm hư không Không ti hào thể thật.

Thích: Trong đệ nhất nghĩa, hư không không có thật. Vì sao? Vì không sinh, thí như sừng thỏ. Như thế, nhân không có “thể”, không có quả vì không có nên các nhân v.v… tương ưng như thế rộng nói. Lại nữa, Tỳ Thế sư nói: sở tướng, năng tướng hai pháp khác nhau. Luận giả nói:

Nếu vậy, có trước sau, như bình áo v.v… Để trả lời kia nên như kệ nói:

Hoặc trước có hư không
Không tức là vô tướng

Thích: Hư không vô tướng, ý kệ như đây, trong đây nói nghiệm, hư không chẳng phải sở tướng của tướng kia. Vì sao? Vì trước đã có như tùy theo một vật. Lại nữa, không chướng ngại chẳng phải tướng hư không. Vì sao? Vì kia khác nhau, như tùy một vật. Lại nữa, hoặc nói sở tướng, năng tướng, vô tướng ấy, là cũng không như thế. Vì sao? Vì phân biệt khác nhau, tôi cũng xả vậy. Lại nữa, hoặc ông nói thế đế nói nhân chẳng phải nhân không thành là lỗi trái nghĩa thì ông không thể tránh. Thế nên tướng khác không khác (cả) hai đều không thành vậy. Như hư không định là không tướng nếu nói không tướng có “thể” thì người không thể biết, vì thế cho nên như kệ nói:
Không chỗ nào có một vật
Không tướng mà có “thể”.

Thích: Trong đệ nhất nghĩa, hoặc tự phần, hoặc tha phần “thể” này thành thì nghĩa tức không đúng. Hoặc có người nói: hư không sở tướng, có “thể” như thế, với kia có năng tướng chuyển thì đây cũng không đúng. Như kệ nói:

Không tướng thể đã không
Tướng chuyển ở chỗ nào?

Thích: Sở y không có “thể”, năng y cũng không có “thể” nên nghĩa không thành, lại là lỗi nhân. Lại nữa, sở tướng, năng tướng nếu không khác thì há đem sở tướng trở lại làm năng tướng sở tướng? Vì tướng của chúng khác nhau, không có “thể” nên vì nghĩa ấy mà trong môn không khác hư không là vô tướng. Hoặc trong môn khác nói tướng thì nó cũng không phải tướng vì sở tướng khác nhau thí như tùy một vật…Như thế, tướng đã không có “thể”, “không” cũng vô tướng vậy. Kệ nói không có thể vô tướng nghĩa là hư không vậy. Tướng chuyển ở chỗ nào? Vì không chuyển chỗ kia vậy, nghĩa đây nên biết. Lại nữa, kệ nói:

Tướng vô tướng không chuyển
Tướng hữu tướng không chuyển

Thích: Như điều ông nói: năng tướng sở tướng, nghĩa đều không như thế. Vì sao? Không có “thể” của vật kia mà có tướng, nghĩa đây tức không thành. Có “thể” cũng như thế. Kệ nói:

Lìa hữu tướng vô tướng
Chỗ khác cũng không chuyển.

Thích: Trong đệ nhất nghĩa có một vật thể tướng chuyển ở trong, đây đều không đúng. Vì sao? Vì thí dụ không có “thể” nghĩa của ngoại đạo muốn không thành. Lại nữa, như hoa giữa hư không… vì vô tướng nên tướng kia cũng như thế. Vì không có “thể” nên không thể nói chuyển mà thế gian đều hiểu. Thế nên, kệ nói “tướng hữu tướng” không chuyển. Vì trong đệ nhất nghĩa như thật nghiệm không chướng ngại kia, chẳng phải tướng hư không. Vì sao? Vì tướng nên như tướng của cứng v.v…. Lại nữa, có người nói tướng của vật hữu tướng, vô tướng chuyển ở trong, đây không có lỗi cũ, vì ngăn kia, như kệ nói lìa hữu tướng vô tướng, chỗ khác cũng không chuyển. Cả hai đây đều không như thế. Người kia quyết định phải xem phẩm Nhiên khả nhiên ở sau sẽ rộng ngăn. Trước tiên khiến người khác hiểu hai phần lỗi tức nay trở lại thuộc về ông điều không tương ưng này vì có hai lỗi vậy. Lại nữa, có người nói: trong đệ nhất nghĩa hư không là có, vì tướng kia vậy. Đây nếu không có thì không nói tướng kia, như hoa giữa hư không. Như kinh nói: Phật bảo Đại vương! Sáu thứ giới đây gọi là trượng phu. Thế nên, kia có và làm tướng vậy. Luận giả nói: Sở tướng không thành, tôi trước đã phá. Như kệ nói:

Vì sở tướng không thành
Nên năng tướng cũng không.

Thích: Năng tướng cũng rơi vào trong sở tướng vậy, tướng cũng không thành, thí dụ không có “thể”. Vì nghĩa ấy nên dùng trí tuệ quán kỹ sở tướng, năng tướng cả hai đều không thể lập. Như kệ nói: Thế nên không sở tướng Cũng không có năng tướng.

Thích: Kia khiến người khác hiểu, không có “thể” có thể nghiệm, vì nghiệm ấy biết, kia thật không có “thể”, nghĩa đây được thành. Lại nữa, sư Tỳ Bà Sa nói: Như tôi lập nghĩa, hư không có “thể”. Vì sao? Vì đó là dục nhiễm của cảnh giới bị đoạn, thí như sắc. Lại nữa, đó là sở duyên của Tam-ma-bát đề, thí như thức. Cũng là vô vi thí như Niết-bàn. Luận giả nói: Ông hoặc muốn khiến trong đệ nhất nghĩa có hư không đây, vì là sở tướng, vì là năng tướng, cả hai đều không như thế, như trước đã nói. Khiến người được hiểu thế nên kệ nói: Lìa sở tướng năng tướng Thể ấy cũng không có.

Thích: Nghĩa tự bộ như thế còn Niết-bàn… tùy theo thể của một vật có thể thành. Thí dụ đều không thành vậy. Lại nữa, người của bộ khác nói: hư không là có, tự thể lãnh nạp, cũng là hữu vi. Nghĩa này và nhân cả hai đều không thành. Như trước nghiệm lỗi, nên nói như thế. Lại nữa, người kinh bộ nói: như tôi lập nghĩa, ngại thật không có xứ nói là hư không, hư không không có “thể”, chỉ là giả danh, nghĩa của tôi như đây. Luận giả nói: Như Tỳ Bà Sa sư đã nói: là sở duyên của Tam-mabát-đề. Kia là dục nhiễm của cảnh giới bị đoạn nên, lập hư không có “thể”, muốn khiến người hiểu. Nay kinh bộ chấp nói: ngại thật không có xứ nói là hư không, chỉ là giả danh tức ngăn cái có “thể” trước. Chấp như thế tức khiến thí dụ của tôi chuyển càng rõ ràng. Nay nói nghĩa đây, như kệ nói:

Lìa nhân sắc có sắc
Nghĩa ấy thì không thế
Sắc vốn không có “thể”
Không có “thể” sao thành?

Thích: Như phẩm Quán ngũ ấm trước nói: Trong đệ nhất nghĩa danh sắc có ngại ấy, không đúng lý này. Như Kinh bộ phân biệt hư không không có “thể” nghiệm khiến hiểu ấy, nghĩa này không thành. Có người nói” hư không có “thể”, không khiến người hiểu không có thí dụ thì nay tôi lập nghĩa, khiến người dễ hiểu, nên nói như vậy: thể “có” của sắc v.v… thể không có kia là có “thể” quán đây hoặc là có thì quán thể kia là không có. Thí như thể “không có” của hai thứ sắc, vị, nếu pháp không có “thể” , không có thì không quán, thí như sừng ngựa. Luận giả nói: thể “có” của pháp sắc trước tôi đã ngăn, nên cũng không muốn khiến ông (nhận) thọ không có “thể” kia. Như kệ nói:

Thể của không và có
Thích: Sắc, danh. Kệ nói:
Chỗ nào?
Thích: Vì vi.
Kệ nói:
Thể “ không có” nên có thể được.

Thích: Sắc kia không có, thí dụ là thể “không có”, nghĩa như ông muốn bị hoại, nên biết. Người ngoại đạo nói: Thể “có” thể “không có” cả hai đều là có; kia hiểu là có nên nếu hiểu có thì vật kia tức có. Luận giả nói: Ông nói hiểu là hiểu về thể không có “thể” hiểu này là thể “có”, hay là thể “không có”, đều cũng đã ngăn. Hiểu là thể “ có” nghĩa đây không thành, lại cùng thể “có” thể “ không có” không tương tợ vậy. Ngoại trừ khác đây mà phân biệt hiểu thì nghĩa này không như thế. Như kệ nói:

Cùng thể, vô thể khác
Chỗ nào có hiểu ấy.

Thích: Hiểu là không có “thể”, nghĩa kệ như đây. Người ngoại đạo lại nói: Tôi có môn khác làm phân biệt “hiểu” như thế này, cùng thể “có” thể “không có” kia không tương tợ. Luận giả nói: Kia không tương tợ thể chính là một vật có hai phần, thì nghĩa không đúngg, vì trái nhau nên quán cũng không lập, kia không thể nghiệm chứng, khiến người tin biết. Như thế, hư không khi quán sát kỹ thì không tương ưng đạo lý. Như kệ nói:

Thế nên biết hư không
Chẳng “thể” chẳng vô thể.
Chẳng sở tướng năng tướng
Năm thứ khác đồng hư không.

Thích: Như ngăn chấp hư không là không là có là một chút, khiến người tin thọ, năm thứ khác cũng như thế. Như kệ nói: Trước địa… không và có Tướng vi tế có thể được.

Thích: Đất, nước… kia cũng nên rộng nói phân biệt như thế, cho đến kệ nói chẳng “thể” chẳng vô thể, chẳng sở tướng năng tướng nên phải đồng ngăn như hư không. Vì sao gọi giới? Nghĩa tàng là nghĩa giới, như kim giới kia, hư không… kia có thể là nghĩa tàng buồn khổ v.v…. Lại nữa, nghĩa tự tướng không công dụng duy trì là nghĩa giới. Nói giới kia là thương xót giáo hóa chúng sinh mà nói. Lời Phật ấy kia là thuộc về thế đế, trong đệ nhất nghĩa giới không có “thể”, nhập cũng không thành. Vì giới có nên không phá ý muốn. Lại có người nói: hoặc trong đệ nhất nghĩa tất cả câu nghĩa đều là bác là “không có”, đây tức pháp của Lộ-già-da-đà đã nói tà kiến đã nói, cùng lời Phật tương tợ, đây nên xả bỏ, vì không phải lời Phật vậy. Luận giả nói: Ông khởi thêm lỗi lầm che lấp không thật, lông, tóc, mòng, muỗi nhặng… vọng làm ngăn phá. Nghĩa ấy thế nào? Tôi nói ngăn chấp nhập có là ngăn tự thể “có”, không nói thể “không có”, như trong kinh Lăng Già, kệ nói: Có, không đều là bên Cho đến tâm sở hành. Tâm hành kia diệt rồi Gọi là chánh tâm diệt.

Thích: Như thế, không chấp trước thể “có”, không chấp trước thể “không có”, hoặc pháp thể “không có”, thì không có và một có thể làm.

Lại như kệ nói:

Ngăn có nói chẳng có
Không thủ chẳng có vậy.
Như ngăn xanh chẳng xanh
Không muốn nói là trắng.

Thích: Hai kiến giải này gọi là bất thiện. Thế nên người có trí tuệ, muốn dứt hý luận được Niết-bàn Vô dư ấy, nên phải ngăn hai loại ác kiến này. Đây lại thế nào? Hoặc thứ thuộc về ba cõi, hoặc xuất thế gian, hoặc thiện bất thiện và vô ký… như các chỗ làm việc thuộc loại thế đế chúng ở trong đệ nhất nghĩa, hoặc có tự thể như là phương tiện khởi động tạo tác thiện, bất thiện, các tác nghiệp này tương ưng “không” không có quả. Vì sao? Vì trước có vậy. Thí như trước có, như bình, áo… như thế người vui thường vui; người khổ thường khổ, như màu trên vách (tường) vẽ hình lượng oai nghi tướng mạo không thay đổi, tất cả chúng sinh cũng nên như thế. Lại nữa, tự thể là “không có” thì những thứ thuộc về ba cõi, hoặc pháp thiện bất thiện của xuất thế gian, phương tiện động tác tức là rổng không, không có quả vì không có nên thế gian như thế tức rơi vào đoạn diệt. Thí như lửa bùi nhùi, sừng thỏ khiến sự sắc bén của nó cuối cùng không thể được. Thế nên kệ nói:

Tuệ khéo thấy các pháp
Hoặc có hoặc không có v.v…
Người kia không thấy diệt
Và thấy đệ nhất nghĩa

Lại nữa, như trong kinh Thật tụ, Phật bảo Ca-diếp! “Có” là một bên, “không có” là một bên. Như thế, địa giới trong và địa giới ngoài đều không có hai nghĩa. Chư Phật Như Lai thật tuệ chứng biết. Thành chánh giác không có hai, đó là vô tướng. Lại như kinh Kim Quang Minh nữ trên, Văn Thù Sư Lợi hỏi người thiện nữ: này thiện nữ! Sao nói quán giới? Người nữ đáp: Văn Thù Sư Lợi! Như khi kiếp thiêu thế giới là “không”, hư vọng; không có và một có thể thấy. Lại như kệ nói:

Thế gian như “không” tướng
Hư không cũng vô tướng,
Hoặc có thể biết như thế
Ở đời được giải thoát.

Như thế, các kinh trong đây nên rộng nói.