BÁT NHÃ ĐĂNG LUẬN THÍCH
Tác giả: Bồ tát Long Thọ tạo luận, Bồ tát Phân Biệt Minh giải thích.
Hán dịch: Đời Đường, Tam tạng Pháp sư Ba La Phả Mật Đa La, người Trung Ấn Độ.
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 3

Phẩm 2: QUÁN KHỨ LAI

Lại nữa, phẩm đầu đã nói thể của tất cả pháp không khởi để đối trị, khiến người tin hiểu. Nay lại rõ duyên khởi không đến không đi sai khác, ràng buộc nhận thức mọi vật vì ngăn chấp nghĩa ấy nên phẩm thứ hai sinh khởi. Nghĩa này thế nào? Trong pháp thế gian, lời nói tự tại, ở chỗ làm việc, khởi sâu ái nhiễm, nay muốn nhổ sạch mũi tên chấp trước kia nên ngăn chấp một hành tướng. Ngoài việc này ra thì dễ dàng có thể phá. Chỗ kia nói nghĩa là: Người ngoại đạo nói: nên có “thể” của Nhập nội khởi như thế. Vì sao? Vì cảnh giới sai khác kia có thể nói. Nếu không có “Thể” này khởi cảnh giới sai khác kia, thì không thể nói năng, như con của thạch nữ là không thể nói, kia có đến có đi. Hoặc Đề Bà Đạt Đa, Da-nhã-đạt-đa thì không như thế. Từ thí dụ này, nghĩa các pháp tự tha khởi được thành lập. Luận giả nói: Hoặc bố thí, trì giới, thiền định… tụ tập nhiều nên tự tánh khởi thành; hoặc hành và trú là chỗ hiểu của thế gian thì đây thành rồi lại thành tức là lỗi đã thành lập. Như đang định ấy, dùng tuệ nhãn quán, bố thí, trì giới… kia, hành và không hành, trong Đệ nhất nghĩa, “thể” của chúng là không thể được vì cảnh giới sai khác kia có thể nói, nên nghĩa nhân không thành vậy. Như ngăn chấp hành khởi thì hành cũng phá đồng. Lại nữa, hoặc nói ta lập nhân chủng loại nhưng gộp chung với ông cùng giải thích phân biệt mà thành thì nghĩa đây không như thế. Vì sao? Vì kia lấy đều “có” thành nhân, nghiệm thấy không có “thể”. Như thế, chấp khác có nghiệm, trái nghĩa nhân kia. Lại nữa, nếu trong Đệ nhất nghĩa, nói có đi thì kia đã đi, chưa đi, chỗ đi cả ba phải có thể được, như kệ nói:

Đã đi không nên nhận (chấp nhận)

Thích: Nói pháp đi là đã từ tạ rồi, nghĩa này tự tha đều hiểu, không cần thành lập. Kệ nói:

Chưa đi cũng không nhận

Thích: Do người đi, như người đã đi, ý nghĩa như đây.

Lại nữa, sao nói chưa đi? Nghĩa là người kia đi, chưa có khởi làm, vì pháp kia chưa đi. Pháp năng thành, sở thành chính tự nó đều được thành. Vì thể pháp tướng pháp, người muốn đi, thí dụ nghiệm vậy. Đây lại thế nào? Vì chưa đi cũng không nhận mà nghĩa này thành lập. Vì sao? Vì chưa đi vậy, thí như còn có người muốn đi. Lại nữa, đệ tử Ưulâu-khư nói: thế nào chưa đi? Là như Đề Bà Đạt Đa chưa đi là đi, như thế không chấp nhận chăng? Là như Đề Bà Đạt Đa đi, tạo thành không đi khiến người khác hiểu chăng? Luận giả hỏi: Nhân duyên gì tạo thành như đây? Người ngoại đạo nói: nếu ý ông muốn chấp nhận phân biệt trước thì thành nghĩa của tôi. Nếu ý ông muốn chấp nhận phân biệt sau thì trái với nghĩa nhân của ông. Thế nên, chẳng phải nghĩa nhân trước không thành. Lại nữa, tôi lập ngoài thật riêng có pháp đi, ông nói không phải thì lời ấy không đúng. Vì ngoài thật có đi. Thành lập thế nào? Nghĩa là ngoài tự thể còn có cảnh giới của một điều đạt hòa hợp trong cú nghĩa, Điều đạt có đi, theo ý tôi là như thế, vì duyên tùy chuyển nên giống như Điều đạt hòa hiệp. Nên biết như thế. Luận giả nói: Nếu trong thế đế có cái “Đi” để hòa hợp tức ngoài Đề Bà Đạt Đa hiển rõ tự thể, còn có hòa hợp với cú nghĩa qua cảnh giới này mới sinh ra cái biết “đi” của nó, khiến người khác hiểu, tức nghĩa là lỗi, ở trong thế đế thành rồi lại thành. Vì sao? Vì chỉ có ở biên hạn sát na trước sát na sau sai khác, mới gọi là hòa hợp. Tên gọi Điều đạt ấy chỉ là tu hành, tự đã không có “thể”, sao có cái “đi” riêng? Cùng kia hợp ư? Như thế trí tuệ là cái mà ý tôi muốn. Lại nữa, danh, cú, nghĩa của đi cùng Điều Đạt hợp, trong đệ nhất nghĩa, không có thí dụ vậy. “Thể” không thể được như thế trong thế đế kia, cũng trái đạo lý, huống gì trong đệ nhất nghĩa đế ư? Và những lỗi lầm này, ông không được lìa. Lại nữa, sư Kinh bộ nói: nhân dục (muốn) khởi động sinh phong giới kia và tạo của bốn đại, gọi là thân tụ; ở nơi biên hạn trước khởi sau diệt không gián đoạn, nói gọi là đi. Nên nếu nói riêng có pháp đi ở ngoài thì nghĩa ấy không đúng. Vì sao? Tùy chỗ đã khởi, khởi là liền diệt. Thí như lửa cháy, sự mê hoặc nói là đi, thật ra nó không phải. Trong đệ nhất nghĩa, cũng không có lúc đi, ông ở trong đệ nhất nghĩa, ngăn kia đi thì thành lỗi của đối tượng thành. Luận giả nói: Vì ngăn khởi nên ông nói phương tiện, nghĩa đây không thành. Vì sao vậy? Vì lửa cháy cùng việc đi, sự mê hoặc, sự trí tuệ đồng la trí tuệ. Cái đi kia là đi, cái khác cũng muốn ngăn. Vả lại, người trí thế gian, đối với chỗ chấp của ông, chẳng vui mừng vậy. Lại nữa, người Tăng khư nói: Như trong pháp tôi, vi trần động riêng tăng, quả thì chuyển rõ ràng (liễu quả), kia chưa đi. Người nói là đi vậy. Luận giả nói: Kia chấp liễu…, trước đã ngăn rồi nên nghĩa đi không thành. Đây chỉ là phân biệt. Lại nữa, các người nói về đi ấy, nghe lỗi lầm trước, tâm sinh sợ hãi, cùng lập nghĩa nói: đó là cái đi của lúc đi thì không có lỗi trước; nghĩa đây quyết định. Cho nên Luận nói kệ:

Lìa đã đi chưa đi
Lúc đi cũng không nhận

Thích: Nghĩa này là thế nào? Nghĩa là cho cái đi của lúc đi kia cũng không thể được. Nếu có đi của lúc đi tức là đã đi hay chưa đi? Nếu là cái đi của nửa đi cùng nửa chưa đi thì là lỗi đều có. Người ngoại đạo nói: ông nói cái đi của lúc đi cũng không chấp nhận thì nghĩa này không đúng. Vì sao? Vì đây nên chấp nhận vậy. Làm sao biết? Vì tướng mạo cất bước hạ chân kia nên gọi là đi của lúc đi. Như kệ nói: Chẳng “phải” đã đi chưa đi Chúng ở đi lúc đi.

Thích: Chỗ tôi muốn là có của khi đi nên nghĩa đi được thành. Lại nữa, có người nói: nếu chỗ đi “có”, có thể nói có đi, như vậy thể “có” của ngôn thuyết âm thanh do tạo tác, cùng y chỉ không lìa nhau nên đã đi, chưa đi ấy, không thể nói ngăn đi. Đây không tương ưng, vì ông nói đi của lúc đi không chấp nhận, nghĩa là không thành thì đã đi chưa đi, đây cũng không phá. Luận nói kệ:

Hoặc đi của lúc đi,
Làm sao có nghĩa ấy?

Thích: Như điều ông muốn, đi của lúc đi, nghĩa này không thành. Vì sao? Vì đi là cũ. Như đã đi ấy, trước đã phá rồi. Lại nữa, nếu nhất định phân biệt đi của lúc đi thì trong đã đi có đi, hay là trong chưa đi có đi, hay khác hai chỗ này có đi chăng? Như lỗi trước nói. Lại nữa, trong Đệ nhất nghĩa, đi của lúc đi ấy, nghiệm xét không có “thể”, nghĩa này thế nào? Kệ nói:

Đi lúc “đi” là “không”
Đi lúc đi không đúng

Thích: Như hỏi tàu ngựa, cái gì là tàu ngựa?

Đáp: Tàu kia có ngựa. Lại hỏi: gì là ngựa? Đáp: Là kia có tàu. Như thế hỏi: Cái gì là khi đi? Đáp: Là chỗ kia đi. Hỏi: Đi chỗ nào? Đáp: Khi đi kia. Đều không rõ ràng. Hoặc vô thỉ là thời gian đi mà trong thế đế vốn hiểu, ở trong đệ nhất nghĩa đế kia, muốn thành lập đi, thì nghĩa ấy không đúng. Vì sao? Vì một nghiệp đi này thuộc khi đi kia thì ngoài đây ra còn chỗ nào lại riêng có đi mà nói ở đi của lúc đi kia ư? Thế nên, ông nói trong đệ nhất nghĩa các Nhập nội khởi và cảnh giới kia với ngôn thuyết sai khác, lại nữa, dẫn Đề Bà Đạt Đa làm ví dụ thì nghĩa, nhân, dụ cả ba thiết lập đều không thành. Trong đệ nhất nghĩa vì không có “thể” nên hoặc nói nghiệp đi như thế, không thuộc khi đi. Vì không hệ thuộc nên sắp đặt tên gọi là thể “có” của nó, do đó chẳng phải nhân không thành. Như kệ nói:

Đi của lúc đi là

Thích: Lúc đi gồm đi, nghĩa đây nên như thế. Mà nói không có đi thì đây chấp có lỗi. Vì thế kệ nói:

Trong khi đi không đi

Thích: Ở trong khi đi, nếu không có đi thì không thể nói. Vì là khi đi, khi đi không có đi tức thế gian không tin nhận, thế nên khi đi thuộc về nghiệp đi hòa hợp với thời gian nghĩa quyết định như thế. Ông nói không có đi mà có cái đi khác thì nghĩa ấy không đúng, có lỗi vậy. Hoặc ông muốn tránh như lỗi trước, chấp nói đi cùng khi đi, hòa hợp; lại hành đi như thế thì, nghĩa ấy không đúng. Như kệ nói: Đi hòa hợp khi đi

Đi là chỉ phân biệt.

Thích: Trong đệ nhất nghĩa, đi hòa hợp… đều không thể được, chỉ nhớ nghĩ phân biệt vậy. Nếu quyết định như đây mắc lỗi thế nào? Kệ nói:

Hoặc đi trong khi đi
Lại cùng đây hành đi
Thời phạm lỗi hai đi
Nghĩa này thì không đúng.

Thích: Đây nói ở trong thế đế, nghĩa này không đúng. Lại nữa, kệ nói:

Nếu có hai pháp đi
Thì có hai người đi.

Thích: Vì nhân duyên gì tạo sự ngăn chấp như đây: Nếu có hai pháp, thì có hai đi. Kệ nói:

Lìa người đi có đi
Nghĩa ấy thì không đúng.

Thích: Vì nghĩa ấy nên đây không nên như thế. Như lỗi lần trước phải nên thanh tịnh. Đây lại nói thế nào? Như thế chỉ có một đi ở trong thế đế. Xem người kia đi, khi đi được thành. Trong đệ nhất nghĩa, cùng đây trái nhau. Cảnh giới với ngôn thuyết sai khác và thí dụ như thế nghiệm thấy không có “thể” nên Nhập nội không khởi, không đến, không đi, duyên khởi được thành. Lại nữa, Luận giả của Tỳ Già La nói: chỗ tôi lập nghĩa, không có lỗi trước. Vì sao vậy? Chỉ có một hành, “thể” của tự nó đi, nên chỗ kia khi đi, liền gọi là đi, hành kia tạo tác, gọi là đi. Vì thế, ông nói: có hai cái đi và hai pháp đi, lỗi này không như thế. Luận giả nói: Trong đệ nhất nghĩa, ngăn kia đi lúc ấy tức không có “thể”, lúc ấy không có “thể” thì đi cũng không thành. Ở trong thế đế, ở biên hạn không gián đoạn, tụ thành nối tiếp khởi, gọi là người đi, quán sát lúc ấy đi thật không có tự thể nên đây không tương ưng. Lại có người nói: quyết định có đi, như thế nên biết, nghĩa này thế nào.? Vì kia y chỉ mà có, hoặc đây y chỉ không có, kia thì không có. Như con của thạch nữ, những sự của hành đảo ngược. Đi dựa vào tướng mạo người đi làm sao nói là Đề Bà Đạt Đa. Thế nên, nếu y chỉ thì có, kia đi thì có, do nhân được thành vậy. Như thế các Nhập nội khởi, và đi chưa đi… cũng đều được thành. Luận nói kệ:

Lìa người đi không đi

Thích: Ông nói người đi do đi y chỉ (nương tựa), vì nương tựa mà có tức là nhân “đi” nghĩa ấy không như thế. Vì sao? Hoặc khi chưa nói nhân, thì đi không thành, lỗi của đây, ông không được lìa. Như kệ nói:

Lìa người đi có đi
Nghĩa ấy thì không đúng

Thích: Hoặc lìa người đi thì đi không thành, như câu nghĩa đây, trước đã phân biệt. Thế nên kệ nói:

Hoặc nó không đi kia
Chỗ nào có đi ấy?

Thích: nhân của người đi kia nghiệm thấy không có “thể ý đây như là nói (nhân) của người phát ra âm thanh là chỗ nào? Nghĩa là không tin đó là nhân của người đi nên ngữ nghĩa được thành, trước đã rộng nói. Người đi không có “Thể” như thế không thành lỗi nhân nương tựa và lỗi cùng nghĩa kia trái nhau. Lại có người nói: nghiệm thấy đi và có, không có lỗi chấp như trước, ông nên lắng nghe, tôi quyết định lập “có”và đi như thế, nghĩa này thế nào? Nếu đây “có” hợp, kia thì có thể biểu thị đây “không có” hợp, kia thì không thể biểu thị. Như thỏ không có sừng, không thể biểu thị nó có sừng. Nay “có” và đi cùng hợp nên có thể biểu thị nói Điều đạt kia đi do đi và “có” (hữu). Tôi lập nghĩa thành. Luận giả nói: Như Ông định có Điều đạt “có” thì đi có thể hiển thị vì muốn khiến ở trong đệ nhất nghĩa, là người đi của “có” hay đi của “không có”. Như kệ nói:

Người kia đi không đi.

Thích: Nay sẽ an lập nghĩa đây, dùng phương tiện nói, nghĩa là nói trong đệ nhất nghĩa. Người kia đi không đi. Vì sao? Vì tạo tác ra có. Ví như trú vì thế nên biết, người đi không đi. Lại có người nói: tôi nay thành lập đi của người chưa đi, dùng phương tiện đây, không thể phá nghĩa của tôi. Luận giả nói: Như hợp cùng với đi. Ở trong thế đế, nói người đi, nghĩa đi đã không thành, nay sao nói được là đi của người chưa đi. Như kệ nói:

Người chưa đi không đi.

Thích: Người kia chưa đi là vì không đi, ý nghĩa như đây. Lại nữa, nếu người chưa đi, sao nói là đi? Nếu hoặc khi đi, vì sao gọi là người chưa đi? So sánh tự trái nhau. Lại nữa, phương tiện nói tức là trong đệ nhất nghĩa, người chưa đi kia không gọi là đi. Vì sao? Vì đi hoàn toàn không. Như có cái đi khác thì từ trên đến đây các câu ngăn phá phải là các sự tự bộ và ngoại đạo ăn trấu mới nói như thế. Lại nữa, người Tăng khư nói: như lời ông nói người chưa đi kia, gọi là không đi, ông lập nghĩa này, thành nghĩa của tôi thành lập. Luận giả nói: Sao gọi là người chưa đi? Người ngoại đạo nói: đi chưa rõ ràng (liễu) nên gọi là người. Nếu đi đã rõ gọi là người đi. Luận giả nói: Chỗ ông nói “rõ”, có lỗi lầm. Như trước đã ngăn. Lại nữa, nếu ông nói trước lúc chưa thực hiện đi, gọi là người chưa đi, thì nghĩa không như thế. Vì sao? Vì ông tự phá. Nghĩa là người kia đi, trước khi chưa đi thì đi có “thể” riêng của nó, nghĩa của ông như thế. Lại nữa, ông nói trú… là người chưa đi thì tức đi là không có “thể”. Ý ông muốn như thế thì nghĩa ấy không đúng. Vì sao? Vì ông tự lập nghĩa, trở lại tự phá. Nghĩa là chưa tạo ra âm thanh đi thì người đi kia, “thể” theo không thể được. Lại có người nói: có môn khác gọi là người đi ấy. Có môn khác gọi là người chưa đi. Do đó nghĩa đây thành, không như lỗi trên. Luận giả nói: Ông nói người đi người chưa đi ngoài chúng còn có người khác, cùng đi kia hợp, thì nghĩa ấy không đúng. Vì sao? Như kệ nói:

Khác đi và chưa đi
Không cái đi thứ ba.

Thích: Đây nói nghĩa gì? Nghĩa là nói lìa người đi và người chưa đi, không có cái đi thứ ba ở kia mà đây là đi là chưa đi. Có người như đây thì khó khiến người khác hiểu. Lại nữa, người đi chưa đi, trước đã pha. Ông nói có môn khác vậy, gọi là người đi, có môn khác gọi là người chưa đi, nghĩa đây không thành. Nếu nói người đi là có tạo tác thì tạo tác này không khắp nên ông lập nghĩa nhân không thành, vì do kia không có tạo tác, vì thế nghĩa nào không đúng. Vì sao? Ông nói người đi, cùng đi tác hợp, như thế do đi tạo tác, là chỗ tôi ngăn phá, thí như công dụng tác thanh thì thanh đó vô thường, tuy tạo tác không khắp, mà vì tạo tác nên vô thường, nghĩa nhân được thành. Như thế người đi, cùng đi tác hợp, tôi ngăn điều này, chẳng phải nhân không thành, giả như có thành lập nghĩa chưa đi thì cũng nên dùng nhân chưa đi này mà trả lời. Hoặc nói có người đi người không đi, người trú mà lập nghĩa; thí dụ là không có “thể”, do một phần pháp được thành tựu không đủ thì nghĩa ấy không đúng. Vì sao? Vì một phần đã thành tựu ấy, kia đây đều hiểu. Tôi dẫn chứng người trú làm thí dụ thì rốt cuộc có lỗi gì? Vì cùng một người như thế mà nói là người đi nghĩa này sẽ không như thế. Như trước nói nhân “có” đi hợp nên kia có thể biểu thị. Lấy đây làm nhân thì nghĩa nhân không thành, cũng là thí dụ cho không có “thể”, vì pháp được thành vốn đủ nên trái với nghĩa nhân. Người ngoại đạo nói: Thế gian mắt thấy đi của người kia đi, thấy rồi khởi nói: Tuy có nghe…, không hơn mắt thấy, vì nghĩa ấy nên chẳng phải nhân… không thành. Luận giả nói: Kia thấy như thế là trí tuệ trong thế đế, cho đây làm thật. Trong Đệ nhất nghĩa, là quán xét kỷ như lý cái gì gọi là thấy? Nếu lấy chỗ thấy của thế đế, làm trong đệ nhất nghĩa thì chỗ thấy kia không thể tin. Đây làm sao biết? Như kệ nói:

Nếu đi của người đi
Nghĩa này thành thế nào?

Thích: đi của người đi kia, nghĩa đi không thành. Ví như có người tự nói dũng cảm mạnh mẽ, sắp ra chiến trận, trông gió thối chạy, dũng cảm này nếu thành thì nghĩa của ông được lập thế nào là không thành?

Như kệ nói:

Vì người đi không đi
Nghĩa không thành như thế.

Thích: giống như đi không có “Thể”, trước tôi đã nói, khiến người khác hiểu vậy. Chỗ nào khiến hiểu? Như bài kệ trên nói: người đã đi không đi và kia khởi trước cũng đã ngăn. Người đã đi không đi đây là lập nghĩa khiến người khác hiểu được. Thế nào là khiến cho hiểu? Như bài kệ trên nói: “hoặc di củ người đi”, nghĩa này thế nào? Thành nghĩa như trước phân biệt. Như thế trong đệ nhất nghĩa, không có đi không có người đi, vì đi không thật vậy. Chỉ vì kia vọng sắp đặt người đi gọi là đi mà kia tranh luận với Luận giả. Lập nghĩa như thế thì mắc lỗi này. Lời ấy thế nào? Kệ nói:

Đi (của) người đi đã không
Sao có người đi đi?

Thích: Nếu nói đi thành là do người đi cùng đi kia hợp thì nghĩa này không đúng. Vì sao? Vì như ông muốn tránh lỗi lầm như trước, mà thành lập trong đệ nhất nghĩa, có một cái đi và người đi hợp, kia gọi là đi, thì chấp này rơi vào trong lỗi hai cái đi. Như kệ nói:

Người đi cùng đi hợp
Rơi vào lỗi “hai đi”

Sao nói như đây? Kệ nói:

Một: đi đi rồi (liễu)
Hai: đi của người đi.

Thích: Vì nghĩa nên là lỗi lầm, có riêng tức rơi vào chấp hai cái đi.

Đây lại nói thế nào? Kệ nói:

Lìa người đi có đi
Nghĩa ấy thì không đúng.

Thích: Sở y nếu không có thì năng y không có, nghĩa ý như đây. Ắt hẳn muốn không đi, vì có người đi, và có hai cái đi vì hai người đi. Về lý phải có đi mới gọi là người đi. Lại muốn đi cùng người đi là một đó là Thế đế thành lập, chẳng phải đệ nhất nghĩa. Vì trong đệ nhất nghĩa thí dụ nó là không có “thể” như chỗ nói kia, nghiệm xét không thành vậy. Người ngoại đạo nói: có quyết định đi. Vì sao? Vì có của ban đầu cất chân. Như vật không có của thế gian thì không có khởi đầu, như hoa đốm ở hư không. Do là vật có của thế gian nên chỗ vật “có” ấy chuyển lìa, tức gọi là bắt đầu phát nói là tướng hành, thế nên có đi. Luận giả nói: ví như nhuộm gà, màu sắc sau tuy khác nhưng thể gà là một. Ông cũng như thế, lời nói tuy khác trước mà nghĩa càng không khác. Như chỗ hỏi trước, nay trở lại hỏi ông: vì đã hành gọi là mới phát, vì chưa hành gọi là mới phát hay vì khi hành gọi mới phát chăng? Cả ba đều không như thế. Như kệ nói:

Trong đã đi không phát
Chưa đi cũng không phát
Trong khi đi không phát
Chỗ nào sẽ có phát?

Thích: Trong đã đi không phát nghĩa là tác dụng của đi, ở kia đã chấm dứt. Chưa đi cũng không phát nghĩa là chưa có hành (hành tướng) không có đi, đi thì không như thế. Trong khi đi không phát, nghĩa là đã đi chưa đi… đều không có nghĩa đi, sao có thể nói khi đi có đi? Ba thứ như thế, đều không bắt đầu phát. Thế nên, kệ nói: chỗ nào sẽ có phát? Vì nghĩa ấy nên nhân của ông không thành, lập nghĩa cũng hỏng. Như thế, đã đi, chưa đi, khi đi, ban đầu phát không thành Khiến cho người tin hiểu, ngữ nghĩa như đây, sao nói nghiệm ư? Chỗ nói đã đi không có mới phát, vì người đi. Thí như người đi, đi rồi, chưa đi cũng không phát, vì chưa đi vậy. Thí như người muốn đi, chưa đi, trong khi đi không có phát, vì người đi vậy. Thí như người đã đi, chưa đi. Như thế ban đầu phát không có “thể”, nghĩa nhân không thành, tự nói là nhân có lỗi vậy. Người ngoại đạo nói: tôi có nghĩa khác, đó là có ngôn thuyết đi kia. Vì phương tiện này, đi có tự thể, tự vị riêng biệt, lại hòa hợp với nhân của câu nghĩa khởi lời nói riêng biệt. Đây nếu không có thì tự vị sai khác kia hòa hợp với nhân của câu nghĩa khởi nói phân biệt không được là có. Như người mù bẩm sinh nhãn thức rốt ráo không có hòa hợp nên không thể nói người mù. Bẩm sinh ấy đã thấy, hiện thấy cho đến sẽ thấy. Nay pháp có đi và tự vị của nó hòa hợp với nhân của câu nghĩa khởi nói phân biệt, nên được nói hành tướng kia dừng nghĩ gọi là đã đi, pháp hành kia đang khởi gọi là khi đi, hành tạo tác chưa phát gọi là chưa đi. Thế nên tôi nói vì nhân có lực nên pháp đi chẳng thể “không”, nghĩa đã mong muốn được thành, không có lỗi trước. Luận giả nói: Hoặc có pháp đi có thể nói khi đi thì nghĩa đã đi chưa đi cũng nên như thế. Đi kia không có “thể” trước đã nói rộng, ông lại chấp có, nay sẽ phá lại.

Như kệ nói:

Chưa phát không (có) khi đi
Cũng không có (ở) đã đi
Kia mới khởi đi (trống) không
Chưa đi phát chỗ nào?

Thích: Trước không có đi, hợp với kia vì đi không khởi, ý kệ như đây. Trước nói đi là không, khiến người khác được hiểu, nghiệm phá chỗ lập nghĩa của ngoại đạo. Lại nữa, “chưa đi phát chỗ nào?” câu này nói rõ đi không có. Như thế trong đệ nhất nghĩa phân biệt là “không khởi”, nghĩa đây thế nào? Kệ nói:

Không đã đi chưa đi
Cũng không khi đi kia
Ở trong pháp không đi
Cớ sao vọng phân biệt?

Thích: Vọng phân biệt như người bệnh mắt thấy trong hư không, hoặc lông, tóc, mòng, muỗi, rận rệp… đều là không có “thể”. Như kệ nói:

Như thế tất cả thời
Chưa từng thấy mới phát.
Mà nói có đi ấy…
Lỗi lầm thì rất nhiều.

Thích: Thí như Na-la-diên cứ theo đuổi sát A-tu-la vương kiệt chu ốt yết giá kia cũng như thế. Cái lỗi lầm đó v.v…thường theo đuổi ông. Lại nữa, có người nói, trong đệ nhất nghĩa, pháp đi là có. Vì sao? Vì trái nhau, nghĩa là khắp nơi trái nhau, đối đãi nhau là có thể được, ví như sáng tối. Như thế cùng trú trái nhau nên có đi có thể được nhưng nói không có đi thì nghĩa ấy không đúng. Luận giả nói: Lập nghĩa này cũng nên hỏi, ý ông vì muốn khiến ai trú? Vì chính người đi, hay người chưa đi. Nếu là trú của người đi thì nghĩa không nên như thế. Như kệ nói:

Người đi thì không trú.

Thích: Đây nói trong đệ nhất nghĩa đế, lập pháp trú của người đi thì nghiệm không thể đạt được. Vì sao? Vì động tác của người đi. Thí như Điều đạt, chính lúc hành tướng chưa ngưng nếu nói là trú của người chưa đi thì cũng không đúng. Như kệ nói:

Người chưa đi không trú.

Thích: Người chưa đi ấy, vì không đi. Ở trong thế đế, đi kia dừng nghĩ mới gọi là trú. Nghĩa đây không thành, vì đi không có “thể”. Lại nữa, có người duy trì ác kiến, tà chấp tự tại, nói lời thế này, muốn được trú khác. Như kệ nói:

Khác người đi chưa đi
Ai là trú thứ ba?

Thích: Không có một trú mà nói đó là trú, nghĩa đây có thể được, ý kệ như thế. Lại nữa, kệ nói:

Người đi như đang trú
Nghĩa này sao được thành?
Đi, người đi vốn không
Đi trú không thể được.

Thích: Đi và trú trái nhau, ở trong một thời, không được cùng chung, ý kệ như đây, đi kia vốn không, khiến người được hiểu, vì trú của người đi không có “thể” biểu thị. Người ngoại đạo nói: thí như thợ lò gốm ở trong ba thời, có thể thao tác không mất. Như thế người đi, tuy lại không đi, cũng gọi là người đi, nghĩa này thành nên không có lỗi. Luận giả nói: Ông chấp nhận pháp giả, nên đệ nhất nghĩa, của trước đã thành lập nay đều hỏng hết. Do nghĩa như đây, nên nhân và thí dụ mà được nêu ra đều có lỗi vậy. Lại nữa, có đạo lý riêng, hiển bày lỗi kia: ông lập trú đây, nghĩa kia thế nào? Là dừng nghỉ sự đã đi của người sẽ đi là trú ư? Hay là dừng nghỉ của người đi chưa đi, hay đang đi là trú?

Cả ba đều không như thế. Vì sao? Kệ nói:

Khi đi thời không trú.

Thích: Nếu đi cùng người đi kết hợp gọi đây là trú thì nghĩa ấy không đúng. Người ngoại đạo nói: Trước tôi vốn nói đã đi gọi là trú thì nghĩa này được thành, có thể tin nghiệm vậy. Luận giả nói kệ:

Không vì kia đã đi.

Thích: trú của đã đi nghĩa ấy không đúng. Vì sao? Kia đã đi, nghĩa là đi đã chấm dứt nên nói kia trú là không có chỗ loại trừ. Hoặc ý ông nói: kia khi chưa đi, gọi là trú thì cũng không như thế. Vì sao? Chưa đi mà có dừng, nghĩa không như vậy. Vì là nhân duyên ấy, người kia chưa đi, cũng không gọi trú, nghĩa nhân như thế không thành, nghiệm cũng không có “thể”. Nghĩa này thế nào? Sáng tối… kia, trong đệ nhất nghĩa, không thể thành lập, vì trái nhau, cũng trái với lập nghĩa ông. Lại có người nói: tôi lập nghĩa trú, vì trái nhau, vì có mới phát. Lại kia có thể trừ thì thể có khởi, nghĩa không đúng, kia có lỗi. Như kệ nói:

Đi khởi tác và dừng
Lỗi kia cùng đi nói.

Thích: Như đi của người đang đi, đi của người chưa đi, khác hai đi kia, nghĩa đều không đúng, và đã đi, chưa đi, khi đi, đang đi mới phát, thì cũng không đúng. Như thế đã đi, chưa đi, khi đi, và dừng của đi kia, đều không thành. Như thế, người trú người chưa trú, và khác hai trú kia đều không như thế. Vì trú không như thế nên đã trú, chưa trú, khi trú, và mới phát của trú, cũng không thể được. Vì mới phát không có nên Đã trú dừng của trú, chưa trú, khi trú, nghĩa đều không thành, như trên rộng nói vì văn phiền nhiêu, nay lượt hiển rõ. Nghĩa này thế nào? Người trú kia không trú. Vì sao? Vì đi là không. Như người kia đã trú, trú chưa chấm dứt, người đã trú lâu, không trú mới phát. Vì sao? Vì kia đã trú vậy. Thí như người đã trú lâu, lại đã trú thì không trú có thể trừ. Vì sao? Vì đi không có “Thể”. Thí như người trú chưa chấm dứt, như trong đã trú, ba câu hiển rõ, chưa trú khi trú, cũng lại như thế, dùng phương tiện trước, nên phải nghiệm phá. Như thế nghĩa trú không thành, có lỗi vậy. Người ngoại đạo nói: ông nói không đi và người không đi nghĩa ấy không như thế. Vì sao? Vì phá hoại thế pháp. Người đời đều nói Đề Bà Đạt Đa đi, hoặc Da-nhã-đạt-đa đi, ông nói không như thế, cùng ở đời trái nhau, như ở đời đều biết mặt trăng kia là mặt trăng. Lại có người nói: là con thỏ chẳng phải mặt trăng, ông cũng như thế. Luận giả nói: Ông lập nhân đây, lại có nghĩa gì? là cùng chỗ hiểu của thế gian trái nhau, hay là cùng chỗ giải thích của luận mình trái nhau? Như vậy, có lỗi gì? Nếu trái với chỗ hiểu của thế gian thì nghĩa nghĩa nhân không thành. Vì sao? Vì đi, người đi kia trong đệ nhất nghĩa, không thể được vậy. Như thế, chỗ hiểu của thế gian có đi, người đi, ở trong thế đế, tôi không ngăn. Nếu nói cùng chỗ hiểu của tự luận trái nhau tức phá chỗ hiểu của ông, ý như thế chăng? Ông nói lời này không hiểu nghĩa lý, nên nói như vậy: chỗ bị phá của ông mắc lỗi lầm này, thì nghĩa đó không đúng. Vì sao? Tự luận của ông đã giải thích, tôi cũng không chấp trước, vì trong đệ nhất nghĩa đi và người đi, tự thể của hai thứ này đều không chấp nhận, như trước đã ngăn. Lại nữa, trong đệ nhất nghĩa, đi và người đi, hai thứ này định có, hoặc một, hoặc khác, cầu nên có thể được. Như thế quan sát, cả hai đều không đúng. Như kệ nói:

Pháp đi tức người đi
Như thế thì không đúng.
Pháp đi khác người đi
Nghĩa ấy cũng không đúng.

Nghĩa của hai thứ này, sao nói không đúng? Kệ nói:

Hoặc nói pháp đi kia
Tức là ở người đi.
Tác giả và tác nghiệp
(Chủ thể tạo tác và nghiệp được tạo tác)
Tức là lỗi một thể.

Thích: Ngữ nghĩa như thế là lỗi lầm điên đảo. Như thanh (tiếng) là thường, bình cũng là thường, vì chúng có tạo tác nên, nghĩa đây không thành. Vì sao? Vì nếu bình là do tạo tác thì không gọi là thường. Vì là nghĩa ấy nên tiếng là vô thường, vì chúng có tạo tác. Thí như bình kia, đây nói có thể tin. Như thế, trong đệ nhất nghĩa, đi và người đi, hai thứ này không phải một. Vì sao? Vì tác giả và tác nghiệp. Như chủ thể chặt và đối tượng được chặt hai thứ này hiển hiện, cũng không được khác. Vì sao? Vì đi và người đi, lại cùng đều không vậy. Thí như các vật. Hoặc có người vấn nạn: nếu đi và người đi, lại cùng đều “không”, “không” không có tướng khác, “thể” không thể đạt được, ông dẫn chủ thể chặt, và đối tượng được chặt làm thí dụ ấy, nghĩa này không thành. Luận giả nói: Ông không khéo nói vì chỉ ngăn một. Kia hai tướng sai khác, thế gian đều hiểu. Chủ thể chặt và đối tượng được chặt như thế, lại cùng đều không, nên nghĩa này thành lập. Như năng giác sở giác, cả hai cùng không. Ở trong thế đế, vì hai tướng khác nhau nên dẫn làm thí du, chẳng phải dụ không thành. Hoặc nói chủ thể chặt, đối tượng được chặt thì trong đệ nhất nghĩa, hai thể ấy không có khác. Vì sao? Vì lượng của chúng. Thí như tự thể sở chước, kia lập một ấy, là nghĩa không như thế. Vì sao? Vì tự thể của đối tượng bị chặt không khác thì không thành. Cớ sao không thành? Vì trong đệ nhất nghĩa, một và khác là hai biên, không thể chấp nhận giữ lấy. Ở trong thế đế, năng, sở mỗi khác, mà nói một đó là, phá sự hiểu biết của thế gian. Lại nữa, hoặc ý ông nói: Tôi ngăn người đi, và đi không phải một, mà chấp nhận bên khác thì cũng không đúng, như trước đã nói: trong đệ nhất nghĩa, một – khác là hai biên, tôi đều không chấp giữ nên, không chấp nhận lỗi khác. Lại có người nói: như tôi lập nghĩa, không có lỗi trước, Nghĩa là từ vô thủy đến nay, mọi danh ngôn hý luận, chủng tử huân tập v..v… lấy đó làm nhân nên, nhân duyên quyết định, mỗi mỗi quả khởi, phân biệt hư vọng. Vì sức tự nó tồn tại nên đây chấp muốn khiến đi và người đi, quyết định có riêng khác. Để ngăn chấp này nên như kệ nói: Hoặc nói pháp đi kia

Quyết định khác người đi.

Thích: Phân biệt của thế tục, không có ngăn thì quán sát như thật, về nghĩa tức không đúng. Vì sao không đúng? Như bài kệ nói:

Lìa đi có người đi
Lìa người đi có đi.

Thích: Hai loại này sao rời nhau mà có và cho chúng khác nhau, giống như bình và áo…? Kia nói sai khác tức cũng không muốn khiến lìa đi có người đi; lìa người đi có đi, vì năng y, sở cùng thấy có, nên phương tiện nói là: trong đệ nhất nghĩa, không muốn khiến đi và người đi kia có sai khác, vì nói sai khác sẽ khởi có đối đãi, như có tự thể của đi. Như thế, trong đệ nhất nghĩa, không muốn phân biệt lìa ngoài người đi, riêng có pháp đi. Vì sao? Vì nói sai khác sẽ khởi có đối đãi vậy. Thí như có tự thể của người đi. Người ngoại đạo nói: một bộ phận khác chuyển động, không khiến người khác hiểu, ông mắc lỗi này. Luận giả nói: Bộ phái khác kia không có thể, không có nghĩa chuyển động thành. Người ngoại nói: thế gian tự có năng, sở y chưa hẳn hòa hiệp, ông nói có đối đãi thì đây nghĩa nhân không thành. Vì sao? Vì ở đối tượng được nghiệm thấy có một phần không khắp. Luận giả nói: Các vật… kia, cũng có kia, đây, cùng quán thấy khác nhau, đối đãi không có lỗi, không phải nhân không thành. Ông nói nghiệm thấy mà rốt ráo là muốn lập khác, khác này trước ngăn phá rồi, nên không khác được thành, bộ khác không có “thể”, cũng chẳng phải nhị biên, chỗ hiểu thế gian cũng không bị phá hoại. Sao nói không phá hoại? Nay trong Luận này, quán sát chân thật, năng y sở y, hòa hiệp tương ưng, chẳng phả, cảnh giới sở quán của trí tuệ vô lậu như trước đã nói. Lại nữa, hoặc có người nói: cái khác của tôi ở đi là có người đi kia, có thể biểu thị. Thí như Đề Bà Đạt Đa, và ngựa… kia, năng y, sở y hai tướng khác nhau. Luận giả nói: Ông không khéo nói, vì nghĩa tự thể của người đi không thành. Nên sự khác nhau của Đề Bà Đạt Đa, ngựa…. Nghĩa ấy không thành. Vì trong Đệ nhất nghĩa, thí dụ không có “thể”. Hoặc có tà tuệ phân biệt tướng các nhân sai khác…, cũng dùng nghĩa đây trả lời. Lại nữa, Tỳ Thế sư nói: người trí thông minh, giải thích thế này: nghĩa là âm thanh của người đi ngoài tự thể đây có, câu nghĩa của đi hòa hợp tương ưng. Như Đề Bà Đạt Đa là cảnh giới sở tri, chuyển và không chuyển, như nói ngoài áo xanh ra còn chẳng phải phần. Nếu không như thế, thì âm thanh của người đi kia phải không có sự sai khác của chuyển và không chuyển, thí như đại hữu. Luận giả nói: Ông lập khác đây cho là nghiệm thì nghĩa ấy không đúng. Vì sao? Vì sở y, năng y tương ưng không có “thể”, đi cùng người đi, hai đây hòa hợp, trước đã ngăn rồi nên nghiệm cũng không thành. Làm sao biết? Nghĩa là nhiều người đồng tên, ngoài tự thể kia còn lại câu nghĩa không hợp. Nghĩa là hoặc hai, hoặc ba, cho đến vô lượng Điều đạt… vậy. Do đây nghiệm biết âm thanh chuyển, không chuyển nhân chẳng phải luôn luôn vậy. Người ngoại đạo nói: có giản biệt vậy (đơn giản khác vậy) tuy cùng một tên, mà chúng có Điều đạt đen, cao… nên âm thanh của đi ở đây chuyển, chỗ khác thì không chuyển, vì nghĩa vậy nên nghĩa nhân của tôi được thành mà chẳng phải chẳng luôn luôn. Luận giả nói: Như ông đã nói: Có điều đạt đen, cao… trong đệ nhất nghĩa, vì không có “thể” nên nghĩa nhân không thành. Như ví dụ áo xanh và cảnh giới. Trong đệ nhất nghĩa, cũng đều không thể được. Nếu có ngôn thuyết và đi khác người đi hiểu biết sai khác mà như đây lập nghiệm thì đồng nhân dụ đã phá trước. Lại nữa, hoặc ông nói, tôi lập “một” ngăn “khác”, lập “khác” ngăn “một”, cuối cùng không lìa “khác” nên ngăn khác không thành thì nghĩa không đúng. Vì sao? Vì một- khác tôi đều ngăn phá, trước đã nói vậy. Dùng sức nghiệm này phá chấp trước nhị biên, giác (nhận biết) cảnh giới kia, nhân nào được khởi? Người trí đã hiểu, nên tôi không có lỗi, thế nên ông nói tôi ngăn đi và người đi không khác, lập nghĩa phân biệt chấp nhận không khác thì tôi không có lỗi này. Lại nữa, ông nếu quan sát tỉ mỉ, nhận lời tôi nói trên: thí như người đi, tự thể không khác, lập nghĩa không thành, vì thí dụ không có “thể”, cùng tôi lỗi lầm thì nói không đúng. Vì sao vậy? Vì ngoài thể của người đi, càng không có pháp khác, vì không có pháp khác nên thể của người đi thành; vì thể thành nên thí dụ không lỗi. Như thế, người của Tỳ Thế sư, các người ăn trấu…, che dấu lỗi mình, muốn hoại chánh lý, như trước đã nói, nghiệm đều không thành. Lại có người nói: ông trước ngăn phá đi, nay thì xả bỏ, bèn luận cái khác nữa, như một như khác, như đi và người đi cả hai đều không thành, đây chẳng phải khéo nói tức là không đúng. Như kệ nói:

Hai: đi và người đi

Là một-khác nên thành.

Thích: Hai thứ: đi và người đi vì là một, là khác, là có hai kia mà có thể lãnh thọ chăng? Nếu phương tiện nói, hoặc một, hoặc khác thì như kệ nói:

Hai kia không có thành
Sao nói sẽ có đi?

Thích: Đi kia đã ngăn, chẳng muốn xả bỏ, nhưng do như nghĩa đây mà phân biệt một… thì cũng ngăn như thế. Ở trong thế đế, hai kia có. Nên biết như ý ông nói, trong đệ nhất nghĩa, hoặc một hoặc khác, thì đi của người đi thành, không có nghĩa như đây, thể một và khác không có mà chấp làm có, khiến người hiểu ấy thì nghĩa này không đúng, hoặc có người thông minh kiêu mạn, nói lời như vậy: ông nói trong đệ nhất nghĩa, không có người đi và đi, vì tác động nên như vật ngoài của chúng như thế người trú không có trú, vì tác động nên như Điều đạt kia, người đi chưa chấm dứt thì hai nghiệm trước này tác động và trú được hiểu rõ chỗ nào? Là động tác hiện ở ngoài thì đây là tạo tác không tạo tác? Là động tác hiện ở thân thì đây là tạo tác không tạo tác? Nếu nói là ngoài tức tạo tác, không tạo tác, thì thí dụ không thành, vì là tạo tác khác ở bên ngoài tạo ra. Nếu nói là thân tạo tác không tạo tác, thì cùng nghĩa trái nhau, vì lời là lời nói, chặt là chặt đứt đi kia cũng như thế, thân đã động tác, sao gọi là không tạo tác? Như thế nghiệm đã nói ở trước, với nghĩa đây không thành, có lỗi vậy. Luận giả nói: cái tạo tác khác ở ngoài là không tạo ra cái tạo tác của đi, vì nghĩa nên trú kia là cùng… thí dụ được thành, như lỗi đã nói, nay trở lại ở ông. Thí dụ đã thành, cũng không trái nghĩa. Thế nào là không trái? Như kệ nói: Nhân người đi đi rõ (liễu) Đi kia thì không đi.

Thích: Đi kia không đi là trong đệ nhất nghĩa, không là tạo tác cái đi. Vì sao? Vì không khác vậy, như tự thể đi, đây nói không khác nghiệm phá tự nó cũng phá chỗ cùng hiểu của thế gian vậy. Vì sao? Như kệ nói:

Như thấy có người ấy
Đến thôn xóm v.v…, cùng đi.

Thích: Ngoài thể của nhân kia, riêng có thôn… thế gian đều hiểu. Lại nữa, người đi rõ tức đi kia thì không đi, nghĩa này thế nào? Vì đây nên? Như kệ nói:

Trước không có pháp đi
Nên không có đi (của) người đi.

Thích: Như tự thể của người trú được làm nhân đi mà tạo ở đi, không có người đi này. Tuy không có người đi mà trong thế đế, ý muốn làm nhân, thứ lại sinh công dụng, phong giới của chính nó ở-biên hạn không gián đoạn các hành tụ khởi, thời tiết sai khác, sát na sát na trước sau khác nhau, các thứ này cùng khởi, gọi là người đi. Ở trong thế đế, thật sự không muốn khiến tác giả làm nhân của tác giả, thế nên kệ nói: như thấy là người ấy đến thôn… cùng đi tức chẳng phải do tự thể làm nhân của tự thể. Như thế nhân người đi đi rõ, đi kia thì không đi, các bọn tự bộ phải nên biết nghĩa này. Lại nữa, người Tăng khư nói: Do đất… nhóm họp riêng gọi thân chủng, trần kia thêm lớn nên gọi là đi, như thế quả đi nương dựa nhân nhóm họp, đi hòa hợp người, gọi là người đi. Đây chấp không đúng. Vì sao? Vì kia khi chưa đi thì không. Nếu khi chưa đi, gọi là người đi như thế người trú cũng nên gọi là người đi, mà thật không như thế. Nếu nói người đã đi kia làm nhân kia đi thì cũng không như thế. Vì sao? Như trước kệ nói: như thấy có người ấy đến thôn… kia, nghĩa này thế nào? Tức như thế nên biết như nghĩa này là đi kia không thể tạo thành đi. Có người ngoại đạo nói: “Có” sinh tạo tác nên nói là mầm sinh, giống như người trí tự sinh trí tuệ. Đây chấp không đúng, chỉ vọng phân biệt, vì mầm khi chưa sinh thì sinh không có gì tạo tác, mà nói sinh ra tạo tác, nghĩa đây không đúng. Như thế đi là tự thể đi, nói là tự nói năng. Chặt là tự chặt tạo ra, những nghĩa này đều không như thế. Vì sao? Tự thể tự tạo tác, nghĩa không đúng. Do ý muốn làm nhân kia lại khởi công dụng ở nơi nhân tạo tác, sinh chữ, câu, âm thanh hành tụ kia, gọi là ngữ ấy, mà chấp có (lời) ngữ khác, có tự thể của nói thì đây không đúng. Như vậy trước lời nói gọi là lời, thì không có nghĩa như đây. Lại nữa, Tỳ Thế sư nói: như trước đã nói: nhân đi biết người đi đi kia thì không đi, ông tuy đã phá mà nghĩa lại không như thế. Vì sao? Ngoài người đi ấy, riêng có pháp đi. Vì nghĩa ấy nên không có lỗi trước. Nghĩa riêng có thế nào? Tức giác (biết) của thật và giác của nghiệp, hai loại này không giống nhau là cảnh giới riêng. Thí như trâu cùng trâu nước, hai tướng sừng sai khác, nếu không khác thì hai cảnh giới tức không sai khác, thí như tự thể của sừng, trâu. Luận giả nói: Nhân người đi, đi rõ (liễu) đi kia thì không đi, lỗi này như trước nói. Nay sẽ ngăn kia khác nhau. Như kệ nói:

Nhân người đi, đi rõ (liễu)
Đi khác cũng không đi.

Thích: Kia lập khác ấy, khiến người khác được hiểu, nghiệm không có “Thể” vậy. Như kệ nói:

Vật này cùng vật kia
Có khác thì không thành.

Thích: Trong đệ nhất nghĩa vì pháp tánh là như thế nên thí dụ của tôi được thành. Lại nữa, nhân người đi đi rõ đi khác cũng không đi, nghĩa này thế nào? Kệ nói:

Vì người đi là một
Đi có hai không đúng.

Thích: Vì sao không đúng? Lập nghiệm biết vậy. Vì trong đệ nhất nghĩa, ngoài thể của người đi không có đi khác mà đi. Vì sao? Vì không hợp hai đi, thí như người trú. Lại nữa, có loại người cặn bã (ăn trấu) nói: như tôi lập nghĩa, chỉ có một cái đi, đi cùng người hợp, gọi là người đi, do đây khác nên có thể làm nhân đi, để tạo hành kia đi. Như có người nói: Điều đạt đi kia, lại như đèn cho ánh sáng làm nhân, gọi là đèn sáng. Như ông nói trước, vì người đi là một hai đi không đúng, nghĩa không nên như vậy. Luận giả nói: Ông chẳng khéo nói, như trước đã nói, các lực của nhân v.v… trong đệ nhất nghĩa, đi và chưa khởi, đều đã ngăn. Lại nữa, người đi không làm nhân hòa hợp của đi, vì nhân khởi âm thanh biết sai khác vậy. Thí như nghiệp kia, do đây nghiệm biết ông nói đi cùng người đi hòa hợp chỉ hư vọng nói mà thôi. Vì sao? Vì nếu người khi chưa cùng đi hòa hợp, thì chẳng phải người đi ấy, thí như người trú, mà nói cùng người đi kia hòa hợp, thì nghĩa không đúng. Lại nữa, quán xét kỷ như lý thì đi và người đi, không thể đạt được vậy. Như kệ nói:

Có thật không có thật
Cũng có thật không thật
Như thế ba đi ấy
Mỗi mỗi không dùng ba đi.

Thích: Người đi có thật tức cùng đi hòa hợp, gọi là có đi, nghĩa này thế nào? Nghĩa là nếu người đi có thật thì, không dùng ba đi, nghĩa là: cái đi có thật không đi, cái đi không thật không đi, cái đi của hai gộp lại cũng không đi, vì tác động, thí như vật ngoài nó. Hoặc người đi không thật, cũng không có ba đi, vì đi là rổng không, thí như người trú. Kia đều có đi người đi, giống trước nghiệm phá. Như phá người đi, phá pháp đi cũng như thế, lập nghĩa nêu nhân, dẫn phương tiện thí dụ, nên như đây biết. Do nương vào đạo lý A hàm quán sát hai thứ, ở tất cả thời, ba đi không thành vậy. Như kệ nói:

Thế nên đi vô tánh
Người đi cũng như thế,
Khi đi và các pháp
Tất cả không hề có.

Thích: Như trước lập nghiệm, phá đi, người đi, các pháp tạo tác, cũng nên theo đó mà ngăn. Trong phẩm này nêu rõ đi không có tự tánh, muốn khiến tin hiểu về nghĩa duyên khởi khác của không đến không đi, thế nên được thành. Như trong kinh Vô Tận Tuệ nói: Người không đi không đến gọi là Thánh đi đến. Lại như kinh Kim Cang Bát Nhã nói: “Này người thiện nam, Như Lai là không chỗ nào theo đến, cũng không chỗ nào để đi, nên gọi Như Lai”. Lại như kinh Vô Ngôn Thuyết nói: đến đi không có thật, các pháp như hư không. Lại như kinh Bát nhã Bala-mật nói: vi trần… kia, cũng không chỗ nào theo đến, cũng không chỗ nào để đi, vì đến đi kia không thể thấy biết. Lại như Phật bảo Bồ tát Cực Dũng Mãnh: Thiện nam! Sắc pháp đi, đến không thể thấy, thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như thế. Năm ấm đi đến không thể thấy, chính gọi là Bát nhã Ba-la-mật. Như thế, các Tu đa la v.v… trong đây nên nói rộng.