𑖢𑖿𑖨𑖕𑖿𑖗𑖯-𑖢𑖯𑖨𑖦𑖰𑖝 𑖮𑖴𑖟𑖧 𑖭𑖳𑖝𑖿𑖨𑖽
PRAJÑĀ-PĀRAMITA HṚDAYA SŪTRAṂ
Phạn âm do Đức Quán Tự Tại Bồ Tát truyền trực tiếp cho Pháp Sư HUYỀN TRANG
Phục hồi và chú thích Phạn Văn: HUYỀN THANH

 

𑖁𑖨𑖿𑖧 𑖀𑖪𑖩𑖺𑖎𑖰𑖝𑖸𑖫𑖿𑖪𑖨 𑖤𑖺𑖠𑖰𑖭𑖝𑖿𑖪
ĀRYA AVALOKITEŚVARA BODHISATVA (Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát)

𑖐𑖦𑖿𑖥𑖱𑖨𑖯𑖽 𑖢𑖿𑖨𑖕𑖿𑖗𑖯-𑖢𑖯𑖨𑖦𑖰𑖝 𑖓𑖨𑖿𑖧𑖯𑖽
GAMBHĪRĀṂ PRAJÑĀ-PĀRAMITA CARYĀṂ (thậm thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa Hạnh )

𑖓𑖨𑖦𑖜𑖺
CARAMAṆO (vào lúc tu hành)

𑖪𑖿𑖧𑖪𑖩𑖺𑖎𑖧𑖝𑖰 𑖭𑖿𑖦
VYAVALOKAYATI SMA (Quán sát rõ ràng xong)

𑖢𑖽𑖓-𑖭𑖿𑖎𑖡𑖿𑖠 𑖭𑖿𑖝 𑖫𑖿𑖓 𑖭𑖿𑖪𑖥𑖯𑖪 𑖫𑖳𑖡𑖿𑖧 𑖢𑖫𑖿𑖧𑖝𑖰𑖭𑖿𑖦
PAṂCA-SKANDHA STA ŚCA SVABHĀVA ŚŪNYA PAŚYATISMA (Soi thấy tự tính của nhóm năm uẩn đều không)

𑖃𑖮 𑖫𑖯𑖨𑖰𑖢𑖲𑖝𑖿𑖨!
ĪHA ŚĀRIPUTRA! (Nói với ông Xá Lợi Tử )

𑖨𑖳𑖢𑖽 𑖫𑖳𑖡𑖿𑖧𑖽
RŪPAṂ ŚŪNYAṂ (Sắc là Không)

𑖫𑖳𑖡𑖿𑖧𑖝 𑖂𑖪 𑖨𑖳𑖢𑖽
ŚŪNYATA IVA RŪPAṂ (Không Tính cũng là Sắc)

𑖨𑖳𑖢𑖽 𑖡 𑖢𑖴𑖞𑖎𑖿 𑖫𑖳𑖡𑖿𑖧𑖝𑖯
RŪPAṂ NA PṚTHAK ŚŪNYATĀ (Sắc chẳng khác với Không Tính)

𑖫𑖳𑖡𑖿𑖧𑖝𑖯 𑖧𑖯 𑖡 𑖢𑖴𑖞𑖐𑖿 𑖨𑖳𑖢𑖽
ŚŪNYATĀ YĀ NA PṚTHAG RŪPAṂ (Không Tính cũng chẳng khác với Sắc)

𑖧𑖟𑖿 𑖨𑖳𑖢𑖽 𑖭𑖯 𑖫𑖳𑖡𑖿𑖧𑖝𑖯
YAD RŪPAṂ SĀ ŚŪNYATĀ (chính Sắc là Không Tính)

𑖧𑖯 𑖫𑖳𑖡𑖿𑖧𑖝𑖯 𑖭𑖯 𑖨𑖳𑖢𑖽
YĀ ŚŪNYATĀ SĀ RŪPAṂ (chính Không Tính là Sắc)

𑖊𑖪𑖦𑖿 𑖊𑖪 𑖪𑖸𑖟𑖡𑖯 𑖭𑖽𑖕𑖿𑖗𑖯 𑖭𑖽𑖭𑖿𑖎𑖯𑖨𑖯 𑖪𑖰𑖕𑖿𑖗𑖯𑖡𑖽
EVAM EVA VEDANĀ SAṂJÑĀ SAṂSKĀRĀ VIJÑĀNAṂ (Thọ,Tưởng, Hành, Thức cũng đều như vậy)

𑖃𑖮 𑖫𑖯𑖨𑖰𑖢𑖲𑖝𑖿𑖨!
ĪHA ŚĀRIPUTRA! ( Này Xá Lợi Tử )

𑖭𑖨𑖿𑖪 𑖠𑖨𑖿𑖦 𑖫𑖳𑖡𑖿𑖧𑖝

SARVA DHARMA ŚŪNYATA (Không Tính của tất cả Pháp)
𑖀𑖩𑖎𑖿𑖬𑖡 ALAKṢANA (vô tướng) 𑖀𑖡𑖲𑖝𑖿𑖢𑖡𑖿𑖡𑖯 ANUTPANNĀ (chẳng sinh) 𑖀𑖡𑖰𑖨𑖲𑖟𑖿𑖠𑖯 ANIRUDDHĀ (chẳng diệt) 𑖀𑖦𑖩𑖯 AMALĀ (chẳng cấu nhiễm) 𑖀𑖪𑖰𑖦𑖩𑖯 AVIMALĀ (chẳng ly cấu nhiễm) 𑖀𑖡𑖲𑖡 ANUNA (chẳng giảm) 𑖀𑖢𑖨𑖰𑖢𑖳𑖨𑖜 APARIPŪRAṆA (chẳng tăng)

𑖝𑖭𑖿𑖦𑖹 𑖫𑖯𑖨𑖰𑖢𑖲𑖝𑖿𑖨!
TASMAI ŚĀRIPUTRA! (Như vậy, Xá Lợi Tử)

𑖫𑖳𑖡𑖿𑖧𑖝𑖯𑖧𑖯𑖽
ŚŪNYATĀYĀṂ (trong Không Tính)

𑖡 𑖨𑖳𑖢𑖽
NA RŪPAṂ (không có Sắc)

𑖡 𑖪𑖸𑖟𑖡𑖯
NA VEDANĀ (không có Thọ)

𑖡 𑖭𑖽𑖕𑖿𑖗𑖯
NA SAṂJÑĀ (không có Tưởng)

𑖡 𑖭𑖽𑖭𑖿𑖎𑖯𑖨𑖯
NA SAṂSKĀRĀ (không có Hành)

𑖡 𑖪𑖰𑖕𑖿𑖗𑖯𑖡𑖽
NA VIJÑĀNAṂ (không có Thức)

𑖡: 𑖓𑖎𑖿𑖬𑖲𑖾 𑖫𑖿𑖨𑖺𑖝𑖿𑖨 𑖑𑖿𑖨𑖯𑖜 𑖕𑖰𑖮𑖿𑖪 𑖎𑖯𑖧 𑖦𑖡𑖺𑖕𑖿𑖗𑖯𑖾
NA: CAKṢUḤ ŚROTRA GHRĀṆA JIHVA KĀYA MANOJÑĀḤ (không có: nhãn, nhĩ tỵ, thiệt, thân, ý)

𑖡: 𑖨𑖳𑖢 𑖫𑖤𑖿𑖟 𑖐𑖡𑖿𑖠 𑖨𑖭 𑖭𑖿𑖢𑖿𑖨𑖬𑖿𑖘𑖪𑖿𑖧 𑖠𑖨𑖿𑖦
NA: RŪPA ŚABDA GANDHA RASA SPRAṢṬAVYA DHARMA (không có: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp)

𑖡: 𑖓𑖎𑖿𑖬𑖲-𑖠𑖯𑖝𑖲𑖨𑖿 𑖧𑖪𑖡𑖿 𑖡 𑖦𑖡𑖺𑖪𑖰𑖕𑖿𑖗𑖯𑖡-𑖠𑖯𑖝𑖲
NA: CAKṢU-DHĀTUR YAVAN NA MANOVIJÑĀNA-DHĀTU (không có Nhãn Giới cho đến không có Ý Thức Giới )

𑖡 𑖪𑖰𑖟𑖿𑖧𑖯 𑖡 𑖀𑖪𑖰𑖟𑖿𑖧𑖯 𑖎𑖿𑖬𑖧𑖺
NA VIDYĀ NA AVIDYĀ KṢAYO (Không có Vô Minh, không có Vô Minh tận)

𑖧𑖪𑖡𑖿 𑖡 𑖕𑖨𑖯 𑖦𑖨𑖡𑖽 𑖡 𑖕𑖨𑖯 𑖦𑖨𑖡𑖽𑖎𑖿𑖬𑖧𑖺

YAVAN NA JARĀ MARANAṂ NA JARĀ MARANAṂKṢAYO (cho đến không có lão tử, không có lão tử tận)

𑖡: 𑖟𑖲𑖾𑖏 𑖭𑖦𑖲𑖟𑖧 𑖡𑖰𑖨𑖺𑖠 𑖦𑖯𑖨𑖿𑖐𑖯𑖡𑖯𑖽

NA: DUḤKHA SAMUDAYA NIRODHA MĀRGĀNĀṂ (không có: Khổ, Tập, Diệt, Đạo)

𑖡 𑖕𑖿𑖗𑖯𑖡𑖯𑖽
NA JÑĀNĀṂ (không có Trí)

𑖡 𑖢𑖿𑖨𑖯𑖢𑖿𑖝𑖰
NA PRĀPTI (không có đắc)

𑖡 𑖀𑖥𑖰𑖭𑖦𑖧𑖾
NA ABHISAMAYAḤ (không có chứng)

𑖝𑖭𑖿𑖦𑖹! 𑖡 𑖢𑖿𑖨𑖯𑖝𑖰𑖝𑖿𑖪 𑖤𑖺𑖠𑖰𑖭𑖝𑖿𑖪𑖯𑖡𑖯𑖽 𑖢𑖿𑖨𑖕𑖿𑖗𑖯-𑖢𑖯𑖨𑖦𑖰𑖝𑖯𑖽 𑖁𑖫𑖿𑖨𑖰𑖝𑖿𑖧 𑖪𑖰𑖮𑖨𑖝𑖿𑖧 𑖀𑖓𑖰𑖝𑖿𑖝 𑖀𑖪𑖨𑖜
TASMAI! NA PRĀTITVA (Như vậy, nhờ không có sở đắc) BODHISATVĀNĀṂ (các vị Bồ Tát) PRAJÑĀ-PĀRAMITĀṂ (Bát Nhã Ba La Mật)
ĀŚRITYA (Y cứ) VIHARATYA (cư trú) ACITTA AVARAṆA (không có Tâm chướng ngại )

𑖀𑖓𑖰𑖝𑖿𑖝 𑖀𑖪𑖨𑖜 𑖡 𑖭𑖿𑖝𑖰𑖝𑖿𑖪𑖟𑖿 𑖀𑖭𑖿𑖝𑖿𑖨𑖭𑖿𑖝𑖺 𑖪𑖰𑖢𑖨𑖿𑖧𑖯𑖭 𑖝𑖰𑖎𑖿𑖨𑖯𑖡𑖿𑖝
ACITTA AVARAṆA (không có Tâm chướng ngại) NA STITVAD (không có sở hữu) ASTRASTO (sợ hãi) VIPARYĀSA (điên đảo) TIKRĀNTA (quá khứ hay đã xa lìa hẳn)

𑖡𑖰𑖬𑖿𑖘𑖰𑖝 𑖡𑖰𑖨𑖿𑖪𑖯𑖜
NIṢṬITA (cứu cánh) NIRVĀṆA (Niết Bàn)

𑖝𑖿𑖨𑖿𑖧-𑖠𑖿𑖪 𑖪𑖿𑖧𑖪𑖭𑖿𑖞𑖰𑖝𑖾 𑖭𑖨𑖿𑖪𑖤𑖲𑖟𑖿𑖠𑖯𑖾
TRYA-DHVA (ba đời) VYAVASTHITAḤ (Sở hữu) SARVABUDDHĀḤ (tất cả Phật)

𑖢𑖿𑖨𑖕𑖿𑖗𑖯-𑖢𑖯𑖨𑖦𑖰𑖝𑖯𑖦𑖿  𑖁𑖫𑖿𑖨𑖰𑖝𑖿𑖧
PRAJÑĀ-PĀRAMITĀM (Bát Nhã Ba La Mật Đa) ĀŚRITYA (Y cứ)

𑖀𑖡𑖲𑖝𑖿𑖝𑖨𑖯-𑖭𑖦𑖿𑖧𑖎𑖿𑖭𑖽𑖤𑖺𑖠𑖰𑖽  𑖀𑖥𑖰𑖭𑖽𑖤𑖲𑖟𑖿𑖠𑖯𑖾
ANUTTARĀ-SAMYAKSAṂBODHIṂ (đắc Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác) ABHISAṂBUDDHĀḤ (hiện thành Chính Giác, chứng đắc, sở chứng)

𑖝𑖭𑖿𑖦𑖹! 𑖕𑖿𑖗𑖯𑖝 𑖪𑖿𑖧
TASMAI! JÑĀTA VYA (Như vậy, nên biết)

𑖢𑖿𑖨𑖕𑖿𑖗𑖯_𑖢𑖯𑖨𑖦𑖰𑖝𑖯  𑖦𑖮𑖯-𑖦𑖡𑖿𑖝𑖿𑖨  𑖦𑖮𑖯-𑖪𑖰𑖟𑖿𑖧𑖯-𑖦𑖡𑖿𑖝𑖿𑖨  𑖀𑖡𑖲𑖝𑖿𑖝𑖨-𑖦𑖡𑖿𑖝𑖿𑖨  𑖀𑖭𑖦𑖭𑖦-𑖦𑖡𑖿𑖝𑖿𑖨  𑖭𑖨𑖿𑖪𑖟𑖲𑖾𑖏  𑖢𑖿𑖨𑖫𑖦𑖡𑖾  𑖭𑖝𑖿𑖧𑖦𑖿  𑖀𑖦𑖰𑖞𑖿𑖧  𑖝𑖿𑖪𑖯𑖎𑖿  𑖢𑖿𑖨𑖕𑖿𑖗𑖯𑖢𑖯𑖨𑖦𑖰𑖝𑖯 𑖦𑖲𑖎𑖿𑖝𑖺 𑖦𑖡𑖿𑖝𑖿𑖨𑖯𑖽
PRAJÑĀ_PĀRAMITĀ (Bát Nhã Ba La Mật Đa) MAHĀ-MANTRA (Đại Chú) MAHĀ-VIDYĀ-MANTRA (Đại Minh Chú) ANUTTARA-MANTRA (Vô Thượng Chú) ASAMASAMA-MANTRA (Vô đẳng đẳng Chú) SARVADUḤKHA (tất cả khổ) PRAŚAMANAḤ (chận đứng) SATYAM (Chân thật) AMITHYA (không có Tà bậy,Giả dối) TVĀK (Nên nói) PRAJÑĀPĀRAMITĀ MUKTO MANTRĀṂ (Bát Nhã Ba La Mật Đa Giải Thoát Chú)

𑖝𑖟𑖿𑖧𑖞𑖯
TADYATHĀ (liền nói Chú là):

𑖐𑖝𑖸 𑖐𑖝𑖸 𑖢𑖯𑖨𑖐𑖝𑖸 𑖢𑖯𑖨𑖭𑖽𑖐𑖝𑖸 𑖤𑖺𑖠𑖰 𑖭𑖿𑖪𑖯𑖮𑖯
GATE (vượt qua) GATE (vượt qua) PĀRAGATE (vượt qua bờ bên kia) PĀRASAṂGATE (vượt qua bờ bên kia hoàn toàn) BODHI (Tuệ giác, Trí giác) SVĀHĀ (Thành tựu tốt lành )


BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH
Việt dịch: HUYỀN THANH

Khi Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát thực hành và xem xét kỹ về hạnh Bát Nhã Ba La Mật Đa thâm sâu. Ngài soi thấy tự tính của nhóm năm uẩn đều trống rỗng. Ngài bảo ông Xá Lợi Tử rằng: “Hình chất là trống rỗng, tính trống rỗng cũng là hình chất. Hình chất chẳng khác với tính trống rỗng, tính trống rỗng chẳng khác với hình chất. Chính hình chất là tính trống rỗng, chính tính trống rỗng là hình chất. Bốn uẩn: Cảm giác, tri giác, hoạt động tâm ý, nhận thức cũng đều như vậy.

Này Xá Lợi Tử! Tính trống rỗng của tất cả Pháp vốn không có tướng, chẳng sinh chẳng diệt, chẳng cấu nhiễm chẳng lìa cấu nhiễm, chẳng giảm bớt chẳng tăng thêm.

Chính vì thế cho nên trong tính trống rỗng ấy không có hình chất, không có cảm giác, không có tri giác, không có hoạt động tâm ý, không có nhận thức. Không có: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Không có: hình sắc, âm thanh, mùi ngửi, vị nếm, Pháp cảnh. Không có giới của mắt cho đến không có giới nhận biết của ý. Không có vô minh cũng không có chấm dứt vô minh, cho đến không có già chết cũng không có chấm dứt già chết. Không có: khổ não, nguyên nhân kết tạo khổ não, trạng thái xóa bỏ khổ não, đường lối thoát khỏi khổ não. Không có Trí, không có đắc, không có chứng.

Như vậy! Nhờ không có sở đắc mà các vị Bồ Tát y theo Bát Nhã Ba La Mật Đa nên không có tâm chướng ngại. Do không có tâm chướng ngại nên không có sợ hãi, xa lìa mọi sự điên đảo, cuối cùng đạt được Niết Bàn.

Hết thảy chư Phật ba đời đều y theo Bát Nhã Ba La Mật Đa mà chứng được Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác.

Vì thế nên biết Bát Nhã Ba La Mật Đa là lời chú nguyện to lớn, là lời chú nguyện rất sáng tỏ, là lời chú nguyện vô thượng, là lời chú nguyện không có gì sánh bằng hay chận đứng tất cả khổ não và đấy là sự chân thật không giả dối.

Cho nên nói BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA GIẢI THOÁT CHÚ.

Liền nói Chú là:
GA TÊ, GA TÊ, PA RA GA TÊ, PA RA XĂM GA TÊ, BÔ ĐI, XỜ-VA-HA