LUẬN GIẢI THOÁT ĐẠO
Tác giả: A-la-hán Ưu Ba Để Sa. (Đại Quang)
Hán dịch: Đời Lương, đại sư Tăng Già-bà-la, người Phù Nam
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản
QUYỂN 6
Phẩm 8: HÀNH MÔN (Phần Ba)
Hỏi: Hư không Nhất thiết nhập là gì? Tu gì, tướng gì, vị gì, xứ gì, công đức gì? Tại sao giữ tướng đó?
Đáp: Hư không Nhất thiết nhập có hai thứ: Có hư không lìa sắc, có hư không chẳng lìa sắc. Tướng xứ của Hư không nhập, gọi là hư không lìa sắc; tướng hư không của giếng, hang là hư không chẳng lìa sắc. Tu tưởng này tâm trú chẳng loạn, đây gọi là tu ở tưởng hư không. Lấy phóng ý làm tướng, chẳng lìa tưởng hư không là vị; tác ý vô song là xứ. Công đức gì? Có hai công đức chẳng cùng, ở Hư không nhập: nơi chướng ngại, đều không cản trở, như tường vách núi v.v… Thân di chuyển vô ngại, tự tại không sợ. Tại sao giữ tướng đó? Đối với Hư không nhập thì tướng hư không, hoặc nơi tạo tác, hoặc nơi tự nhiên. Người tọa thiền lâu ở xứ tự nhiên giữ tướng, thấy khắp nơi, hoặc ở lỗ hang, hoặc khoảng cửa sổ, hoặc giữa cành cây. Từ đó thường thấy, tùy ưa thích hay chẳng ưa thích, tức thấy tướng hư không phần kia liền khởi, chẳng như người mới tọa thiền. người mới tọa thiền giữ tướng ở nơi đã khởi tác, không thể giữ tướng ở nơi không khởi tác. Người tọa thiền hoặc ở phòng hoặc ở ngoài phòng không gì chướng ngại, thấy lỗ hang tròn nghĩ đến hư không, dùng ba hành giữ tướng, dùng đẳng quán, dùng phương tiện, dùng lìa loạn, ở hư không Nhất thiết nhập, sinh thiền thứ tư thiền thứ năm. Ngoài ra, như phần đầu đã nói rộng (hư không Nhất thiết nhập đã xong).
Hỏi: Thức Nhất thiết nhập là gì?
Đáp: Định của Thức xứ, đây gọi là Thức Nhất thiết nhập, ngoài ra như phần đầu đã nói rộng (mười Nhất thiết nhập đã xong).
Hỏi: Đối với Nhất thiết nhập đó, tại sao nói rải rác?
Đáp: Nếu một tướng được tự tại, thì tất cả các tướng khác đều tác ý theo. Nếu đối với một xứ Nhất thiết nhập, ở Sơ thiền được tự tại thì kham nhậm các Nhất thiết nhập khác, có khả năng khởi thiền thứ hai, như vậy, thiền thứ hai được tự tại, có khả năng khởi thiền thứ ba, thiền thứ ba được tự tại, có khả năng khởi thiền thứ tư.
Hỏi: Đối với các thứ Nhất thiết nhập tại sao là tối thắng?
Đáp: Bốn sắc Nhất thiết nhập, đó là tối thắng, thành tựu giải thoát vậy. Vì đắc trừ nhập nên nói là Nhất thiết nhập thắng, vì tạo ra quang minh nên tâm được tự tại. Đối với tám Nhất thiết nhập và tám định, dùng tám mươi sáu hành an tường mà khởi, tùy theo chỗ ưa thích, tùy theo định ưa thích tùy ý không chướng ngại, lần lượt lên, lần lượt xuống, lần lượt lên xuống khiến mỗi mỗi tăng trưởng, hoặc cùng chung khiến tăng trưởng, hoặc trung ít, hoặc phần ít, hoặc sự ít, hoặc phần sự ít, hoặc phần cùng chung, hoặc sự cùng chung, hoặc phần sự cùng chung. Tùy chỗ có ưa thích là, hoặc ở làng, hoặc ở A-lan-nhã, là nơi có sự ưa thích đó, là nhập tam muội. Như sự ưa thích, đó là thiền được ưa thích, là nhập thiền định. Đúng như thời gian ưa thích nghĩa là tùy thời gian mà ý ưa thích nhập tam muội, hoặc nhiều thời gian nhập chánh thọ. Lần lượt lên là, từ Sơ thiền nhập định lần lượt cho đến phi phi tưởng xứ. Lần lượt xuống là, từ mới đầu vào phi tưởng định, lần lượt cho đến Sơ thiền. Lần lượt lên xuống là, vượt nơi qua lại, từ Sơ thiền vào Thiền thứ ba, từ thiền thứ ba vào thiền thứ hai, từ thiền thứ hai vào Thiền thứ tư, như vậy cho đến vào phi phi tưởng định. Khiến mỗi mỗi tăng trưởng là, lần lượt nhập Thiền thứ tư, hoặc lên hoặc xuống. Đều khiến tăng trưởng là, nhập Thiền thứ tư, từ hư không này vào thiền thứ ba, như vậy hai thứ nhập định. Trung ít là đã vào Sơ thiền, từ đây vào phi tưởng xứ, từ đây vào thiền thứ hai, từ đây vào vô sở hữu xứ. Như vậy, hiện vào chánh thọ, có thể hoàn thành hư không xứ. Phần ít là, thiền thứ nhất ở tám Nhất thiết nhập vào định. Sự ít là, ở Nhất thiết nhập thứ hai vào nơi tám định. Phần sự ít là, gọi là định thứ hai và Nhất thiết nhập. Phần chung cùng là, ở Nhất thiết nhập thứ ba vào, hai thiền thứ hai. Phần sự chung là, ở chỗ hai Nhất thiết nhập thứ hai vào thiền thứ hai. Phần sự chung cùng là, là hai câu đây (tán cú đã xong).
Hỏi: Tăng trưởng tướng là gì? Tu gì, tướng gì, vị gì, xứ gì, công đức gì? Tại sao giữ lấy tướng đó?
Đáp: Tăng trưởng tướng là, khắp đầy nhất thiết xứ, giống như mở đảy tràn đầy thây chết hôi thối ở trong, đây gọi là sình trướng. Tướng sình trướng, đó dùng chánh trí biết, đây gọi là tưởng sình trướng. Tu tưởng này tâm trú chẳng loạn, đây gọi là tu ở tưởng sình trướng theo nhau quán làm tướng, nhàm chán tưởng sình trướng là vị, hôi thối bất tịnh tác ý là xứ. Công đức gì? Tưởng sình trướng có chín công đức. Được niệm thân bên trong, được tưởng vô thường, được tưởng chết, nhiều nhàm chán nhiếp phục dâm dục, đoạn kiêu sắc, đoạn kiêu không bệnh, hướng thiện, hướng đến Đề hồ. Tại sao giữ tướng? Người mới tọa thiền hiện thủ tưởng sình trướng bất tịnh, dùng hành không hai, dùng niệm chẳng động, chẳng ngu si, dùng vào bên trong các căn, dùng tâm chẳng ra bên ngoài, để qua xứ kia, nơi đó bất tịnh có các thây chết, trụ ở chỗ nơi đó rời chỗ ngược gió. Đối tướng bất tịnh chẳng xa chẳng gần, hoặc dựa hoặc ngồi. Người tọa thiền kia, hoặc dựa, hoặc ngồi gần nơi bất tịnh, hoặc đá hoặc đồi đất, hoặc cây hoặc cây trụi lá cành hoặc dây leo, dùng làm tướng để suy tư, đá này bất tịnh, đây là tướng bất tịnh, đá này như vậy thì đồ đất v.v… cũng vậy. Đã dùng làm tướng rồi làm sự, dùng mười hành, tướng sình trướng bất tịnh. Từ tự tánh đó, tu hành phải quán, dùng sắc dùng hình nam nữ, dùng phương dùng xứ, dùng phân biệt dùng lóng, dùng huyệt, dùng hố, dùng đất bằng, dùng bình đẳng quán vào tất cả nơi. Dùng sắc là, nếu đen quán là đen. Nếu chẳng đen chẳng trắng thì quán là chẳng đen chẳng trắng. Nếu trắng thì quán trắng. Nếu da nếu da thúi thì quán đó là da thúi. Dùng hình là, hoặc hình nữ hoặc hình nam tùy quán, hoặc trẻ hoặc lớn hoặc già. Tùy quán là nếu cao quán là cao, nếu thấp quán là thấp, nếu béo quán là béo, nếu nhỏ thì quán là nhỏ. Dùng phương là ném đầu ở phương này, ở phương này ném tay, chỗ nầy coi là chân, chỗ nầy coi là lưng, chỗ nầy coi là bụng, ở đây là chỗ ta ngồi. Phương này là tướng bất tịnh. Như vậy tùy quán, dùng nơi ánh sáng ở nơi ánh sáng này là nơi ném tay, ở dưới ánh sáng này là nơi ném chân, ở chỗ ánh sáng đây là nơi ném đầu, ở chỗ ánh sáng này là nơi ta ngồi, ở chỗ ánh sáng này là nơi tướng bất tịnh, dùng phân biệt quán, từ đầu đến chân, từ dưới đến đầu, tóc da là ngoài, là một khối phân nhơ, dùng phân biệt quán. Quán cho là các lóng là, ở hai tay sáu lóng, ở hai chân sáu lóng, lóng đầu gối, lóng cổ sau, đây gọi là mười bốn lóng lớn. Dùng hang huyệt là miệng hoặc hả ra hoặc ngậm lại, tùy quán mắt hoặc mở hoặc nhắm, tùy quán lỗ hang khoảng giữa chân khoảng giữa tay. Dùng hố, dùng đất bằng phẳng là, tướng bất tịnh tùy nơi, hoặc ở chỗ trống, hoặc ở trên đất, quán theo nơi ấy. Lại nữa, ta đang ở nơi trống trải, tướng bất tịnh trên đất, hoặc tướng bất tịnh dưới, ta ở trên đất, quán theo cả thảy nơi. Ta không chấp thủ gần xa, hoặc hai tầm hoặc ba tầm tùy quán. Người tọa thiền kia, tất cả như vậy chánh tùy quán thấy tướng kia. Lành thay! Lành thay! Thọ trì như vậy, dùng thiện tự an. Người tọa thiền kia đã khéo giữ tướng, đã khéo thọ trì, đã khéo tự an, hành chỉ một không hai, vì niệm chẳng động, tâm chẳng ngu si, các căn vào bên trong, tâm chẳng ra bên ngoài. Đường xá đi lại, hoặc đi hoặc ngồi, quán bất tịnh kia tâm thường thọ trì. Hành không hai là nghĩa gì? Là được thân vắng lặng. Niệm niệm chẳng động là, vì chẳng ngu si, vì các căn vào bên trong, tâm chẳng ra bên ngoài. Đường sá đi lại là nghĩa gì? Là được thân vắng lặng. Lìa gió ngược là nghĩa gì? Là lìa hơi thúi. Ngồi không giữ xa, gần nghĩa gì? Nếu giữ xa thì trừ bỏ không thành. Nếu giữ gần thì sự nhàm chán không thành, chẳng thấy tánh đó. Vì chẳng thấy tánh đó, nên tướng kia không khởi, cho nên chẳng thủ gần chẳng thủ xa. Ngồi quán khắp tất cả tướng là nghĩa gì? Chẳng ngu si gọi là chẳng ngu si. Nếu người tọa thiền vào xứ tịch tịch, thấy tướng bất tịnh, như tại trước mặt thì, tâm nổi kinh sợ, cho nên người tọa thiền, nếu thây chết đứng dậy, thì không đứng dậy theo, tâm tư duy như vậy đã biết niệm chánh trí thọ trì đã quán tướng khắp, là khắp tướng đó tác ý như vậy, đó gọi là chẳng ngu si.
Hỏi: Giữ mười thứ hành tướng là nghĩa gì?
Đáp: Là đối với tâm có sự ràng buộc Quán đường sá đi lại là nghĩa gì? Là khởi pháp lần lượt. Gọi pháp lần lượt là, nếu người tọa thiền vào nơi tịch tịch, có lúc tâm loạn, vì không thường quán, chẳng khởi tướng bất tịnh, do vậy, người tọa thiền nhiếp tất cả tâm, phải quán, đường sá đi lại, phải quán nơi tọa thiền, phải quán tướng khắp cùng, phải quán mười thứ giữ tướng, Người tọa thiền kia luôn luôn hiện quán như vậy, trở lại khởi tướng như dùng mắt thấy, đây gọi là khởi pháp lần lượt. Người mới tọa thiền đối với thây chết nầy tưởng là trân báu. Như vậy, tâm hỷ được thọ trì, tâm thường tu hành diệt trừ các cái (ngăn che) phần thiền thành tựu khởi lên. Người tọa thiền kia đã lìa dục đã lìa pháp bất thiện, có giác có quán, tịch tịch đã thành, có hỷ lạc nhập định Sơ thiền và tướng sình trướng.
Hỏi: Tại sao dùng hành bất tịnh khởi ở Sơ thiền? Chẳng phải khởi ở các thiền khác?
Đáp: Hành này chưa khởi quán, đây chỉ thành nơi trói buộc, thường tùy giác quán. Giác quán thường hiện, tướng đó được khởi lên, chẳng phải lìa giác quán tâm đó được an, cho nên khởi ở Sơ thiền, không phải các thiền khác. Lại nói: Tướng hình sắc bất tịnh v.v… này vì chẳng là một hành tư duy khiến khởi ở hành tư duy thì sự giác quán, chẳng thể kham nhận lìa nơi giác quán, mà hành tư duy. Thế cho nên chỉ Sơ thiền khởi, không phải các thiền khác. Lại nói tướng bất tịnh nầy, là việc không thể chịu đựng. Đối với việc không thể chịu đựng, thì không thể đề cao tâm lên. Tâm đối với chỗ bất tịnh, tâm do hỷ lạc nên có phương tiện của trừ, giác quán, dùng lực phương tiện giác quán; lúc bấy ấy tu hành do như mùi phân thúi, cho nên chỉ Sơ thiền khởi chẳng phải các thiền khác.
Hỏi: Đối với sự không chịu đựng được tại sao khởi hỷ lạc?
Đáp: Việc không chịu đựng được không phải là nhân khởi hỷ lạc. Lại nữa, vì khéo đoạn trừ nhiệt não của Cái, vì tu tâm tự tại nên khởi hành hỷ lạc. Ngoài ra, như phần đầu đã nói rộng (tướng sình trướng đã xong).
Hỏi: Thế nào là tướng bầm tím? Tu gì, tướng gì, vị gì, xứ gì, công đức gì? Tại sao giữ tướng đó?
Đáp: Bầm tím là, hoặc chết một đêm, hoặc hai hoặc ba đêm, thành tướng bầm tím, như xanh được nhuộm sắc theo đó sinh ra, đây gọi là tướng bầm tím. Bầm tím kia đó gọi là tướng xanh dùng chánh trí biết, đây gọi là tướng bầm tím. Tâm trú chẳng loạn, đây gọi là tu; thọ trì tướng xanh làm tướng, nhàm chán làm vị, tác ý không chịu đựng được làm xứ. Công đức đồng với tướng sình trướng. Giữ tướng đó là, như trước rộng nói (tướng bầm tím đã xong).
Hỏi: Thế nào là tướng thúi rã? Tu gì, tướng gì, vị gì, xứ gì công đức gì? Tại sao giữ tướng đó.
Đáp: Thối rã là, hoặc chết hai ba đêm thối rã mủ rỉ ra, giống như rưới sữa gạo, thân thành thối rã, đây gọi là thúi rã, đối với tướng thối rã, dùng chánh trí biết, đó gọi là tướng thối rã, tâm trú chẳng loạn, đây gọi là tu, thọ trì thúi rã làm tướng, nhàm chán làm vị, tác ý chẳng chịu đựng được làm xứ, công đức đồng như tướng sình trướng. Giữ tướng như phần đầu đã nói rộng (tướng thối rã có thể biết, tướng thối rã đã xong).
Hỏi: Thế nào là tướng chặt chẻ li tán? Tu gì, tướng gì, vị gì, xứ gì công đức gì? Tại sao giữ tướng đó?
Đáp: Chẻ róc lìa tan là hoặc dùng dao kiếm chẻ róc thân thể lìa tan. Lại nói chỗ ném thây chết, đây gọi là chẻ chặt lìa tan, đối với sự chẻ róc lìa tan nầy dùng chánh trí biết, đây gọi là tưởng róc lìa tan, tâm trú chẳng loạn, đây gọi là tu, tưởng chặt chẻ róc lìa tan làm tướng, nhàm chán làm vị, tác ý bất tịnh làm xứ, công đức đồng như tưởng sình trướng.
Hỏi: Tại sao giữ tướng đó?
Đáp: Ở hai tai, hai ngón tay tưởng như từng mảnh, tưởng như chặt chẻ lìa tan. Giữ tướng như vậy, ở trên một hai, giữ tướng không đó, ngoài ra như phần đầu đã nói rộng (tướng chặt chẻ lìa tan đã xong).
Hỏi: Tưởng gặm ăn là gì? Tu gì, tướng gì, vị gì, xứ gì, công đức gì? Tại sao bám lấy tướng đó?
Đáp: Gặm ăn là, hoặc quạ bồ cắc, cú, diều cú mèo, kênh kênh, heo chó chồn sói hổ báo gặm ăn thây chết đây gọi là gặm ăn, sự gặm ăn đó dùng chánh trí biết đây gọi là tưởng gặm ăn, tâm trú chẳng loạn, đây gọi là tu, tưởng gặm ăn là tướng, nhàm chán là vị, tác ý bất tịnh là xứ, công đức đồng như tướng sình trướng, ngoài ra như phần đầu đã nói rộng (tướng gặm ăn đã xong).
Hỏi: Tưởng quăng bỏ là gì? Tu gì, tướng gì, vị gì, xứ gì, công đức gì? Tại sao nắm lấy tướng đó?
Đáp: Ném bỏ là, tay chân bị quăng ném khắp chốn, đây gọi là quăng bỏ. Tưởng ném bỏ là chánh trí biết, đây gọi là tưởng ném bỏ, trú tâm chẳng loạn đây gọi là tu thọ trì tướng ném bỏ là tướng, nhàm chán là vị, tác ý bất tịnh là xứ, công đức của tướng sình trướng như nhau. Tại sao giữ lấy đó? Tất cả thân phần tụ tại một chỗ, an các phần lóng lìa nhau hai tấc, an đặt rồi khởi tưởng ném, bỏ tướng, giữ tướng, ngoài ra như phần đầu đã nói rộng (tướng ném bỏ đã xong).
Hỏi: Tưởng giết hại ném bỏ là gì? Tu gì, tướng gì, vị gì, xứ gì, công đức gì? Tại sao giữ lấy tướng đó?
Đáp: Bị giết hại ném bỏ là, hoặc dùng dao gậy, hoặc dùng cung tên nơi nơi cắt xẻo thây chết, đây gọi là giết hại ném bỏ. Đối với sự giết hại ném bỏ là tưởng, là chánh trí biết. Đây gọi là tưởng giết hại, ném bỏ. Tâm trú chẳng loạn, đây gọi là tu, thọ trì tưởng giết hại ném bỏ là tướng, nhàm chán là vị; tác ý bất tịnh là xứ; công đức đồng như tướng sình trướng. Tại sao giữ tướng đó? Như phần đầu đã nói rộng (tưởng giết hại ném bỏ đã xong).
Hỏi: Tưởng máu nhuộm là gì? Tu gì, tướng gì, vị gì, xứ gì, công đức gì? Tại sao thủ lấy tướng đó?
Đáp: Máu nhuộm là, hoặc cắt chặt tay chân thần hình rồi, máu ra dính thân, đây gọi là máu nhuộm. Đối với tướng máu nhuộm là chánh trí biết, đây gọi là tưởng máu nhuộm thắm. Tâm trú chẳng loạn, đây gọi là tu. Thọ trì tưởng máu nhuộm là tướng, nhàm chán là vị, tác ý bất tịnh là xứ, công đức đồng như tưởng sình trướng. Tại sao giữ tướng đó? Giống như phần đầu đã nói rộng (tướng máu nhuộm đã xong).
Hỏi: Tưởng trùng thối là gì? Tu gì, tướng gì, vị gì, xứ gì, công đức gì? Tại sao giữ tướng đó?
Đáp: Trùng thối là, các trùng sinh đầy thân, giống như bạch châu thuần là trùng nhóm, đây gọi là trùng thối. Đối với tưởng trùng thối dùng chánh trí biết, đây gọi là tưởng trùng thối. Tâm trú chẳng loạn, đây gọi là tu. Thọ trì tưởng trùng thối là tướng, nhàm chán là vị, tác ý bất tịnh là xứ, công đức đồng như tưởng sình trướng. Tại sao giữ tướng đó? Như trước đã nói rộng (tưởng trùng rúc đã xong).
Hỏi: Tưởng xương là gì? Tu gì, tướng gì, vị gì, xứ gì, công đức gì? Tại sao giữ tướng đó?
Đáp: Cốt nghĩa là xương móc xích liền nhau. Hoặc chỗ thịt máu gân mạch ràng buộc, hoặc không máu thịt chỉ có gân ràng rịt, hoặc không thịt máu, đây gọi là xương. Đối với tưởng xương này dùng chánh trí biết, đây gọi là tưởng xương. Tâm trú chẳng loạn, đây gọi là tu, thọ trì tưởng xương là tướng, nhàm chán là vị, tác ý tịnh là xứ, công đức đồng như tưởng sình trướng. Tại sao thủ lấy tướng đó? Như phần đầu đã nói rộng (tưởng xương đã xong).
Hỏi: Đối với bất tịnh xứ tại sao nói thành rời rạc?
Đáp: Mới đầu người tọa thiền, có nhiều phiền não, đối với cái không có chủng loại, không nên giữ tướng. Không chủng loại là, như thân nam nữ. Nếu người nghiệp bất tịnh tướng bất tịnh thì chẳng nên tác ý. Tại sao? Sự việc thường quán nên chẳng thành nhàm chán, đối với thân súc sinh chẳng khởi tưởng tịnh, dùng một lóng xương khởi tưởng, khởi tướng tự tại đối với một đống xương cũng lại như vậy. Nếu tướng bất tịnh dùng sắc khởi , thì phải quán do Nhất thiết nhập phần quán, nếu dùng không khởi thì phải quán giới, dùng bất tịnh khởi thì phải dùng quán bất tịnh.
Hỏi: Tại sao mười bất tịnh chẳng nhiều chẳng ít?
Đáp: Thân mất có mười thứ vậy. Lại do mười người nên thành mười tưởng. Người dục phải tu tưởng sình trướng, người ưa muốn sắc thì phải tu tưởng bầm tím, như người tịnh dục phải tu tưởng hoại rã. Ngoài ra, cũng có thể biết. Lại nữa, tướng bất tịnh chẳng thể được vậy. Tất cả tưởng bất tịnh đối trị dục. Nếu người hành dục mà có sở đắc thì người ấy sẽ chấp giữ tướng, cho nên nói tất cả bất tịnh, là mười thứ tưởng bất tịnh.
Hỏi: Tại sao chẳng khiến tăng trưởng?
Đáp: Nếu người nhàm chán dục, thì khiến khởi tưởng thân tự tánh. Tại sao? Nếu có tưởng thân tự tánh, thì đối với tưởng chóng được nhàm chán phần kia vậy. Đã khiến tăng trưởng tưởng bất tịnh, là tướng thân đó được trừ, đã trừ tưởng tự thân, thì không được nhàm chán nhanh được, cho nên chẳng nên khiến tăng trưởng. Lại nói nếu được không dục, là tu đại tâm, thành khiến tăng trưởng, như A-tỳ-đàm nói, sống lìa dục đồng như Sơ thiền trú chánh thọ sình trướng và khởi vô lượng sự, như Đại đức Nại cẩu. Văn nói kệ:
Tỳ-kheo gia tài Phật.
Ở nơi rừng khiếp sợ.
Mà đã tu tưởng xương.
Thấy nó đầy đất đây.
Ta biết Tỳ-kheo kia.
Mau lẹ đoạn dục nhiễm
(Mười bất tịnh đã xong)
Hỏi: Niệm Phật là gì? Tu gì, tướng gì, vị gì, xứ gì, công đức gì? Tại sao tu hành?
Đáp: Phật là đức Thế Tôn tự nhiên vô sư, đối với pháp chưa nghe, chánh giác chánh đế, có khả năng biết tất cả, được lực tự tại, đó gọi là Phật. Nhớ Phật đức Thế Tôn Chánh biến tri công đức đạo Bồ Đề, niệm tùy niệm niệm trì niệm chẳng quên, niệm căn niệm, lực chánh niệm, đây gọi là niệm Phật. Tâm trú chẳng loạn, đây gọi là tu; khiến khởi công đức Phật là tướng; cung kính là vị; tăng trưởng tín là xứ. Nếu tu hành niệm Phật, thì thành được mười tám công đức: tín tăng trưởng, niệm tăng trưởng, tuệ tăng trưởng, cung kinh tăng trưởng, công đức tăng trưởng, nhiều hoan hỷ kham nhận khổ hạnh, lìa tướng khiếp sợ, nhận pháp ác biết sinh tâm hổ thẹn, thường cùng thầy ở chung, tâm ưa thích Phật địa, nhắm tới cõi thiện, sau cùng Đề Hồ, như nói Tu-đa-la niết để lý cú. Nếu người muốn niệm Phật thì người đó có thể cung kính như đối với chỗ tượng Phật. Tu hành như thế nào? Mới đầu người tọa thiền đến nơi vắng lặng, nhiếp tâm không loạn, dùng tâm không loạn niệm Như Lai Thế Tôn Ứng Cúng Chánh biến tri, Minh hành túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ Điều ngự Trượng phu, Thiên nhân sư Phật Thế Tôn. Từ đó, người kia đến bờ kia của tất cả nên gọi là Thế tôn công đức. Thế Tôn là, được người đời tôn xưng khen ngợi, nên gọi là Thế Tôn. Lại được diệu pháp nên gọi là đức Thế Tôn, lại được cúng dường. gọi là Ala-hán. Chánh biến tri là, dùng tất cả hạnh chánh biết tất cả các pháp gọi là Chánh biến giác. Lại giết vô minh gọi là chánh biến giác. Vì tự mình giác Bồ đề vô thượng gọi là Chánh biến giác. Minh hành túc là, minh là ba minh, túc mạng trí minh, chúng sinh sanh tử trí minh, lậu tận trí minh, đức Thế Tôn dùng túc mạng trí minh Được phước đầy đủ nên gọi là Thế Tôn. Chủ của đạo pháp nên gọi là đức Thế Tôn. Do nhân đó nên được gọi là đức Thế Tôn. Vì nhân kia nên thọ cúng dường gọi là A-la-hán, giết giặc oán phiền não, gọi là A-la-hán, bẻ gãy căm bánh xe sinh tử đoạn giết vô minh ở quá khứ, dùng chúng sinh sinh tử trí minh, đoạn diệt vô minh ở vị lại, dùng lậu tận trí minh, đoạn giết vô minh ở hiện tại. Đã đoạn giết vô minh ở quá khứ nên dùng tất cả hành, tất cả pháp ở quá khứ, đức Thế Tôn vừa nghĩ liền hiện. Vì đã đoạn diệt vô minh ở vị lai nên dùng tất cả hành, tất cả pháp ở vị lai. đức Thế Tôn vừa nghĩ liền hiện. Vì đoạn giết vô minh ở hiện tại, nên dùng tất cả hành tất cả pháp ở hiện tại, đức Thế Tôn vừa nghĩ liền hiện, Hành là, giới định đầy đủ. Giới là, tất cả lĩnh vực thiện pháp nên nói là Minh hành. Túc nghĩa là tất cả lĩnh vực thần thông, nên gọi là Minh hành túc. Đầy đủ là, tất cả định, đức Thế Tôn dùng tất cả trí, dùng ba minh, dùng hành được đại từ bi, dùng làm lợi ích thế gian, rõ (minh) được tự tại. Vì xứ biết vậy, vì khởi việc luận đạo, không người nào hơn được, diệt ác phiền não. Vì chánh hành thanh tịnh, vì minh đầy đủ nên trở thành mắt thế gian, hiện lợi ích hay chẳng lợi ích vậy. Vì hành đầy đủ, trở thành nơi nương tựa của thế gian, làm người cứu giúp sự sợ hãi. Vì minh giải thoát, nên đã thông đạt đệ nhất nghĩa. Vì hành thành cứu vớt, làm nghĩa thế gian, đối với tất cả sự, tự nhiên không thầy, việc làm bình đẳng được tịch tịch vô thượng. Vì minh hành túc, đức Thế Tôn thành tựu, đây gọi là Minh hành cụ túc. Thiện thệ là, đạt đến đường thiện vậy. Gọi là Thiện thệ, không còn trở lại mà đến, nơi cảnh giới Đề hồ, vô vi Niết Bàn, nên gọi là Thiện thệ. Lại nói pháp không điên đảo nên gọi là Thiện thệ. Lại nói pháp chẳng hẹp nên gọi là Thiện thệ. Lại nói pháp không lỗi lầm nên gọi là Thiện thệ. Lại nói pháp chẳng nhiều chẳng ít nên gọi là Thiện thệ. Thế gian giải là, thế gian có hai thứ: Chúng sinh thế gian và hành thế gian. Đức Thế Tôn dùng tất cả hành biết chúng sinh thế gian. Vì biết chúng sinh các thứ lạc dục, vì căn sai biệt, vì túc mạng, vì thiên nhãn, vì từ khứ lai, vì hòa hợp vì thành tựu, vì các thứ có thể hóa, vì các thứ kham nhận và chẳng kham nhận, vì các thứ sinh, vì các thứ cõi, vì các thứ địa, vì các thứ nghiệp, vì các thứ phiền não, vì các thứ quả báo, vì các thứ thiện ác, vì các thứ buộc mở, vì các thứ hành như vậy v.v… đức Thế Tôn đều biết chúng sinh thế gian. Lại nói hành thế gian là, đức Thế Tôn cũng biết vì tất cả nghiệp, cũng biết các hành, vì định tướng, vì tùy tự tướng nhân duyên đó, thiện bất thiện và vô ký, vì các thứ ấm, vì các thứ giới, vì các thứ nhập, vì trí minh liễu, vì vô thường khổ vô ngã, vì sinh chẳng sinh, các hành như vậy v.v… Đức Thế Tôn thảy đều rõ biết các hành thế gian, đây gọi là Thế gian giải. Vô thượng là, ở đời không có gì trên nữa, đây gọi là vô thượng. Lại nữa, không có ai đồng đẳng, lại nữa tối thắng không gì sánh bằng, các thứ khác không thể vượt qua, nên gọi là vô thượng. Điều ngự trượng phu là, có ba thứ người, hoặc nghe pháp liền ngộ, hoặc nói nhân duyên, hoặc nói túc mạng, đức Thế Tôn là người cầm cương tám đạo giải thoát, điều phục chúng sinh cho nên, gọi là Điều ngự trượng phu. Thiên nhân sư là, đức Thế Tôn có thể độ trời người, thoát khỏi sự sợ hãi rừng sinh lão chết, nên gọi là thiên nhân sư. Như vậy dùng môn này dùng hành này phải nhớ Như Lai. Lại nữa, như Đức Bổn Sư nói, dùng bốn thứ tu hành nhớ nghĩ đức Thế Tôn vốn nhân duyên xưa trước, để khởi tự thân, để được thắng pháp, để làm lợi ích thế gian. Từ nguyện mới đầu cho đến sau cùng, ở khoảng giữa này thời gian lâu xa, hai mươi A-tăng kỳ kiếp, một trăm ngàn ức, quán căn cơ phàm phu, nghĩ căn cơ, đầu trên xót thương thế gian: Ta đã được thoát, phải giúp chúng sinh giải thoát. Ta đã được điều hòa, phải giúp họ được điều hòa, Ta đã được an, ta khiến họ được an. Ta đã vào Niết Bàn, phải giúp họ được vào Niết Bàn. Thí giới xuất nhẫn đế, thọ trì, Từ, xả, tinh tấn, trí tuệ, đều khiến đầy đủ, là đắc Bồ Đề. Đức Thế Tôn lúc làm Bồ-tát nói nhân duyên bản sinh, làm thân con thỏ, thường hành bố thí, sanh nhớ nghĩ bảo vệ hoặc sinh nhớ nghĩ Ma-cù-loại-đà, sanh nhớ nghĩ đến, xuất ly sanh nhẫn nhục, phải sinh nhớ nghĩ nhẫn phổ minh, phải sinh nhớ đến thật ngữ, phải sinh nhớ nghĩ về kẻ câm, què, phải sinh nhớ nghĩ thọ trì, phải nhớ nghĩ Đế Thích từ bi, phải nhớ bỏ sự sợ hãi, phải nhớ nghĩ thương chủ chánh chân, phải sanh nhớ nghĩ cháo nhừ, phải sanh nhớ nghĩ trường thọ theo lời cha, phải nhớ voi trắng sáu ngà, cung kính tiên nhân, phải sanh nhớ nghĩ ngựa bạch sinh sang nước La-sát các chúng sinh, phải nhớ nghĩ nai để sinh hộ thọ mạng của chúng, xả thọ mạng mình, sanh nhớ nghĩ loài khỉ khiến chúng được giải thoát nỗi khổ lệ thuộc. Lại nữa sanh nhớ nghĩ thấy người rơi xuống hố dùng tâm từ cứu vớt ra, bày rễ cây trái cây để cúng dường. Người kia ưa thích thịt, tự làm bể đầu mình, dùng từ bi nói pháp nói về thiện đạo đó. Như vậy dùng các nguyện môn phải nhớ công đức bản sinh của đức Thế Tôn. Tại sao nhớ công đức Thế Tôn tự cứu vớt thân? Thế Tôn có bản sinh như vậy v.v… đầy đủ, là ở thời niên thiếu, đoạn tất cả đời sống đắm nhiễm, bỏ sự mê đắm về vợ con cha mẹ bạn thân, đã xả điều khó xả, ở một mình ở chỗ vắng vẻ, không còn sở hữu, muốn cầu vô vi, Nê hoàn tịch diệt ở nước Ma-già-đà, vượt qua sông Ni liên thiền, ngồi gốc Bồ đề hàng phục ma vương và các lính quỷ. Vào đầu đêm, tự nhớ túc mạng, vào giữa đêm tu đắc thiên nhãn,vào cuối đêm biết khổ đoạn tập, chứng đắc cảnh giới Đề hồ, tu hành tám chánh đạo phần, chứng lậu tận đắc Bồ Đề giác. Từ nơi thế gian cứu vớt tự thân, trú địa thanh tịnh lậu tận thứ nhất. Như vậy dùng các hành môn, phải nhớ công đức đức Thế Tôn tự cứu vớt thân. Tại sao phải nhớ công đức của đức Thế Tôn đắc công đức pháp thù thắng? Như thế, đức Thế Tôn có sự giải thoát của tâm giải thoát, dùng mười lực của Như Lai, dùng mười bốn trí tuệ Phật, dùng mười tám pháp Phật, thành tựu mười lực? Như Lai biết xứ phi xứ, như thật mà biết. Như Lai biết đã cùng với chẳng phải một thiền pháp mà thành tựu đến bờ kia tự tại. Phải nhớ nghĩ Thế Tôn làm thế nào nhân duyên thiện nghiệp ở quá khứ vị lai và hiện tại; dùng giới dùng nhân, hoặc quả báo v.v… như thật mà biết, Như Lai biết đến tất cả xứ, biết đầy đủ như thật, Như Lai biết chẳng dùng một giới, các thứ giới đều biết như thật thế gian, Như Lai biết các thứ lạc dục của chúng sinh, như thật mà biết, Như Lai biết các thứ căn của chúng sinh như thật mà biết, Như Lai biết thiền giải thoát, định, chánh thọ, có phiền não và không phiền não, như thật mà biết, Như Lai biết túc mạng, như thật mà biết. Như Lai biết chúng sinh sinh tử, như thật mà biết. Như Lai biết lậu tận, như thật mà biết, vì mười lực này, Thế Tôn thành tựu. Thế nào là Thế Tôn thành tựu mười bốn trí tuệ Phật? Đó là khổ trí, tập trí, diệt trí, đạo trí, nghĩa biện trí, pháp biện trí, từ biện trí, nhạo thuyết biện trí, chư căn trí, chúng sanh dục lạc phiền não sử trí, song biện trí, đại từ bi định trí, nhất thiết trí, bất chướng ngại trí. Vì mười bốn trí này, nên Thế Tôn thành tựu. Thế nào là Thế Tôn thành tựu mười tám pháp? Đối với quá khứ, Phật trí không chướng ngại, đối với vị lai, Phật trí không chướng ngại, đối với hiện tại Phật trí không chướng ngại. Tùy nơi Phật trí khắp khởi thân nghiệp, tùy nơi Phật trí khắp khởi khẩu nghiệp, tùy nơi Phật trí khắp khởi ý nghiệp, vì sáu pháp này Thế Tôn thành tựu: Dục không thối, tinh tấn không thối, niệm không thối, định không thối, tuệ không thối, giải thoát không thối. Vì mười hai pháp này, Thế Tôn thành tựu: không việc gì phải nghi, không có sự lừa dối thầy, không gì chẳng phân minh, không có việc gì gấp, không nơi chướng che, đều quán xả. Không việc gì phải nghi là không có dáng vẻ quỷ quyệt. Sự lừa dối thầy là, không có oai nghi gấp vội. Không gì chẳng phân minh là, vì biết không gì chẳng xúc, Không việc gì gấp là, không vì sự gấp. Không chướng che là, tâm hành không có trí thọ trì. Quán xả là, không có gì không biết xả, vì mười tám pháp này, Thế Tôn thành tựu. Lại nữa, Thế Tôn dùng bốn vô úy, dùng Bốn niệm xứ, dùng Bốn chánh cần, dùng bốn Như ý túc, dùng Năm căn, dùng Năm lực, dùng Sáu thần thông, dùng Bảy Bồ-đề phần, dùng Tám thánh đạo phần, dùng tám Trừ nhập, dùng tám Giải thoát, dùng chín Định thứ đệ, dùng mười chỗ Thánh nương, dùng mười lực lậu tận, dùng các thứ khác chẳng là một thiện pháp, Đức Thế Tôn thành tựu đến bờ kia tự tại, dùng môn này dùng hành này như vậy nên phải nhớ Thế Tôn đắc công đức của pháp thù thắng. Tại sao nhớ công đức đức Thế Tôn làm lợi ích thế gian? Đức Thế Tôn thành tựu tất cả hành, tất cả công đức đến bờ kia. Vì xót thương chúng sinh, nên đã quay bánh xe pháp, thế vốn gian không thể chuyển xoay, thì dùng mật hộ không trong ngoài, mở cửa Đề hồ, đã làm vô lượng trời người, đối với quả Sa-môn, được phần công đức, có thể khiến công đức đầy đủ, dùng ba thứ biến: Thân biến, Thuyết biến Giáo biến khiến thế gian tin, đã nhiếp phục tà kiến, các sư tướng bùa chú; đã bít lấp ác đạo, đã mở cõi lành, đã lên trên trời đắc quả giải thoát, đã an Thanh văn, trú pháp Thanh văn, đã chế các giới, đã nói Ba-la-đề mộc xoa, đã được lợi dưỡng ưu thắng, được thắng pháp của Phật, đã đắc tự tại khắp đầy thế gian. Tất cả chúng sinh cung kính tôn trọng, cho đến trời người thảy đều nghe biết. An trú bất động, thương xót thế gian, đã làm lợi ích thế gian, đức Thế Tôn đã làm, dùng môn này hành này, phải nhớ công đức đức Thế Tôn đã làm lợi ích thế gian. Người tọa thiền kia dùng môn này, hành này, dùng công đức này hiện nhớ Như Lai. Tâm đó thành tín, vì tin tự tại vì niệm tự tại, tâm thường không loạn. Nếu tâm chẳng loạn, thì diệt hết mọi che phủ thiền phần, khởi hành thiền bên trong thành tựu an trú.
Hỏi: Tại sao niệm Phật khởi hành bên trong chẳng phải an?
Đáp: Công đức Phật là, ở đệ nhất nghĩa, hành xứ trí sâu, sự việc đệ nhất nghĩa ở hành xứ trí sâu, tâm chẳng được an, vì vi tế vậy. Lại nữa phải nhớ công đức bất nhất. Nếu người tọa thiền nghĩ nhớ công đức bất nhất, tâm và các thứ duyên, tác ý chung khởi, tâm thành chẳng an, tướng đó là hành xứ bên ngoài tất cả.
Hỏi: Nếu niệm công đức bất nhất, tâm đã bất nhất, thì hành thiền bên ngoài sẽ chẳng thành. Nếu chuyên nhất tâm thì hành thiền bên ngoài thành trú sao?
Đáp: Nếu nhớ nghĩ công đức của Như Lai và nhớ Phật thành nhất tâm, thì thành không lỗi. Lại nói dùng niệm Phật, bốn thiền cũng khởi (niệm Phật đã xong).
Hỏi: Tại sao niệm Pháp? Tu gì, tướng gì, vị gì, xứ gì? Tại sao tu hành?
Đáp: Pháp là, Nê hoàn và tu đến Nê hoàn. Nê hoàn là gì? Diệt tất cả hành, xa lìa tất cả phiền não, diệt ái, vô nhiễm vắng lặng, đó gọi là Nê hoàn. Tu hành đến Nê hoàn là sao? Đó là Bốn niệm, Bốn chánh cần, Bốn như ý túc, Năm căn, Năm lực, Bảy giác chi, Tám chánh đạo phần, đây gọi là tu hành đến Nê hoàn. Niệm pháp xuất ly công đức nương công đức, niệm kia tùy niệm chánh niệm, đây gọi là niệm pháp. Tâm kia trú chẳng loạn đây gọi là tu, khởi công đức pháp là tướng; chọn pháp là vị; giải nghĩa là xứ. Công đức giống như của niệm Phật. Tu là gì? Là mới đầu người tọa thiền đi vào vắng lặng, ngồi nhiếp tất cả tâm. Dùng tâm chẳng loạn niệm pháp là, pháp mà đức Thế Tôn khéo nói, hiện chứng không có thời gian, lại thấy thừa không có thời gian, lại thấy thừa tương ưng, người trí tuệ hiện chứng có thể biết. Pháp mà Thế Tôn khéo nói là lìa hai bên nên nói là khéo nói ; chẳng khác nên nói là khéo nói, chẳng sai lầm nên ba thứ thiện, nên gọi là khéo nói ; tràn đầy thanh tịnh nên nói là khéo nói, khiến hiện Niết Bàn và tu hành đến Niết Bàn nên gọi là khéo nói. Hiện chứng là, lần lượt đắc đạo quả nên gọi là hiện chứng, tác chứng Nê hoàn, vào đạo quả nên làm hiện chứng. Không thời gian là chẳng khác thời đắc quả nên gọi là hiện chứng. Lại thấy nghĩa là người đến chỗ của ta, thấy tánh thiện pháp của ta đủ sức giáo hóa kẻ khác, đó gọi là lại thấy. Thừa tương ưng là, nếu người tiếp nhận sự hàng phục, vào cảnh giới Đề Hồ, gọi là thừa tương ưng, hướng đến quả Sa-môn gọi là thừa tương ưng. Người trí tuệ hiện chứng có thể biết là: Nếu người tiếp nhận sự hàng phục chẳng chịu kẻ khác giáo hóa, khởi diệt trí, vô sinh trí, giải thoát trí, đó gọi là trí tuệ hiện chứng. Vì các hành khác phải niệm pháp là mắt là trí, là an lạc là Đề hồ thừa môn, là xuất li là phương tiện, là đến diệt, là đến Đề hồ, không có đọa lạc là Đề hồ, vô vi tịch tịch vi diệu, chẳng phải tướng là pháp của Thầy thực hành, là điều mà người diệu trí biết. Vượt đến bờ kia là nơi quay về nương tựa. Người tọa thiền kia dùng môn này, dùng hành này, dùng công đức này, hiện niệm ở pháp tâm đó thành tin, do tín niệm đó tâm trú chẳng loạn. Vì chẳng loạn tâm diệt ở các cái (ngăn che) thiền phần được khởi, hành thiền bên ngoài thành trú, ngoài ra như phần đầu đã nói rộng (niệm pháp đã xong).
Hỏi: Thế nào là niệm Tăng? Tướng gì, vị gì, xứ gì, công đức gì? Thế nào là tu?
Đáp: Tăng là Thánh nhân hòa hợp, đây gọi là Tăng, hiện niệm công đức tu hành, của Tăng niệm kia tùy niệm chánh niệm, đây gọi là niệm Tăng. Niệm kia an trú chẳng loạn, đây gọi là tu. Niệm khởi công đức tăng là tướng, tâm cung kính là vị, công đức hoan hỷ hòa hợp là xứ; công đức giống như của niệm Phật. Tu là gì? Là mới đầu người tọa thiền vào vắng lặng, ngồi nhiếp tất cả tâm, chẳng loạn tâm niệm tưởng, về năng lực tu hành, hoàn thiện. Chúng Sa-môn của Thế Tôn, họ tùy tùng (theo Phật) nhuần nhuyễn, hoàn thiện. Chúng Sa-môn của Thế Tôn họ tuỳ tùng như pháp. Thánh chúng của Thế Tôn tùy tùng hòa hợp, Thánh chúng của đức Thế Tôn, gọi là tứ song bát bối. Chúng Sa-môn của đức Thế Tôn có thể nhận cung kính cúng dường, có thể nhận sự chấp tay, là ruộng phước thế gian vô thượng. Do đó là tu hành hoàn thiện. Chúng Sa-môn của đức Thế Tôn là, tùy tùng khéo nói pháp nên gọi là tùy tùng tu hành ; làm lợi ích tự tha nên gọi là tùy tùng tu hành; đã đạt đến đầy đủ nên gọi là tùy tùng tu hành, không oán đầy đủ nên, gọi là tùy tùng tu hành. Lìa hai biên và giữa đầy đủ cho nên, gọi là tùy tùng tu hành, lìa nịnh nọt dối gạt nên gọi là nhuần nhuyễn, hoàn thiện, lìa thân khẩu tà ác quanh co nên gọi là nhuần nhuyễn, hoàn thiện. Tùy tùng như là Tám chánh đạo, họ tu theo nên gọi là như tùy tùng. Lại nữa, Như đó là Nê hoàn, vì tùy tùng được Nê hoàn, nên Như tu hành, Bốn Thánh đế mà Thế Tôn đã nói, tùy theo như trí nên gọi là Như tu hành. Tùy theo hòa hợp là, tùy theo Sa-môn hòa hợp đầy đủ nên gọi là tùy theo hòa hợp. Nếu tùy theo làm sự hòa hợp như vậy, thành đại quả đại công đức, tùy theo như vậy, nên gọi là tùy theo hòa hợp. Tứ song bát bối là (bốn đôi tám cặp), trú đạo Tu-đà-hoàn và trú quả đó nên gọi là một song (đôi) trú đạo Tự-đà-hàm và trú quả đó nên làm một đôi, trú đạo A-na-hàm và trú quả đó nên làm một đôi, trú đạo A-la-hán và trú quả đó nên làm một đôi. Đây gọi bốn đôi là, trú đạo và đạo quả kia nên gọi là bốn đôi. Tám cặp là bốn hướng bốn quả, đây gọi là tám cặp. Sa-môn là, từ nghe mà thành tựu nên gọi là Sa-môn. Tăng là Thánh chúng hòa hợp, có thể nhận thỉnh có thể cúng dường. Có thể nhận thí, có thể nhận cung kính, làm ruộng phước thế gian vô thượng. Có thể nhận thỉnh là, kham nhận thỉnh, gọi là có thể nhận thỉnh. Có thể nhận cúng dường là, bố thí chúng Tăng, thành quả lớn nên Tăng kham nhận cúng dường. Có thể nhận thí là, nên bố thí chúng Tăng thì, được quả báo lớn, gọi là có thể thí. Có thể nhận cung kính là, kham nhận sự cung kính. Vô thượng là, rất nhiều công đức nên gọi là vô thượng. Ruộng phước của thế gian là nơi công đức của chúng sinh nên gọi là ruộng phước của thế gian. Vì các hành khác, phải nhớ chúng sinh. Chúng thù thắng, chúng chân thật như vậy, đó gọi là Đề hồ ; giới đầy đủ, định đầy đủ, tuệ đầy đủ, giải thoát đầy đủ, giải thoát tri kiến đầy đủ. Người tọa thiền kia dùng môn này dùng hành này, dùng hiện niệm chúng công đức, hiện niệm chúng công đức như vậy, tâm đó thành tín, do nơi tín niệm tâm thành chẳng loạn, vì tâm chẳng loạn thường diệt các cái (ngăn che) thiền phần được khởi, thiền bên ngoài thành an trú như phần đầu đã nói rộng (niệm tăng xứ đã xong).
Hỏi: Niệm Giới là gì? Tu gì, tướng gì, vị gì, xứ gì, công đức gì? Tại sao tu hành?
Đáp: Dùng công đức niệm giới thanh tịnh, niệm kia tùy niệm chánh niệm, đây gọi là niệm giới; niệm giới trú chẳng loạn, đây gọi là tu, khiến khởi công đức giới là tướng, thấy lỗi lầm sợ là vị, hoan hỷ không quá ưa thích là xứ. Nếu người tu hành niệm giới, thành được mười hai công đức, thành tôn thầy trọng pháp, trọng tăng, trọng giới học, trọng cúng dường, trọng chẳng buông lung, với lỗi lầm nhỏ nhiệm thường thấy lo sợ, hộ tự thân cũng hộ thân kẻ khác. Từ đời này khiếp sợ mà giải thoát, đời kia khiếp sợ mà giải thoát, nhiều hoan hỷ, có thể ưa thích công đức tất cả giới, là công đức niệm giới. Tu hành là gì? Là mới đầu người tọa thiền vào vắng lặng, ngồi nhiếp tất cả tâm, chẳng loạn tâm niệm, tự thân giới không thiên lệch, không thủng, không điểm, không cấu không tạp, chỗ ngợi khen của trí tuệ tự tại, không xúc chạmgì hết, khiến khởi định. Nếu không thiên lệch thì không thủng. Nếu không thủng thì không điểm, tất cả như vậy có thể biết. Lại nữa nếu tràn đầy giới thanh tịnh, là trú xứ thiện pháp cho nên, gọi là không thiên lệch không thủng, làm tánh đáng khen nên gọi là không điểm không dơ. Vì đoạn ái nên gọi là tự tại. Vì Thánh ưa thích nên không có lỗi lầm, là chỗ ngợi khen của trí tuệ, lìa trộm giới nên gọi là không xúc chạm gì hết. Thành nơi chẳng thối nên khiến khởi định, vì các hành khác nên phải niệm giới. Nói giới là, vui thích không lỗi lầm, là tánh (giòng họ) đáng quý, vì tài vật tự tại như trước đã nói công đức của giới. Rộng nói như vậy có thể biết. Người tọa thiền kia dùng môn này, dùng hành này, dùng công đức này, hiện niệm giới do tín niệm, tâm chẳng loạn, vì tâm chẳng loạn, diệt ở các che phủ (cái), thiền phần thành khởi, hành thiền bên ngoài thành trú, ngoài ra, như mới đầu rông nói (niệm giới đã xong).
Hỏi: Niệm Thí là gì? Tu gì, tướng gì, vị gì, xứ gì, công đức gì? Thế nào là tu?
Đáp: Thí là, làm lợi kẻ khác. Ưa thích làm lợi ích kẻ khác, vì người khác mà được xả bỏ tài vật của mình, đây gọi là thí. Dùng niệm công đức của thí, hiện niệm xả, vị kia niệm tùy niệm chánh niệm, đây gọi là niệm thí. Niệm kia trú chẳng loạn, đây gọi là tu, khiến khởi công đức thí là tướng chẳng tích chứa là vị; chẳng keo sẻn là xứ. Nếu người tu hành niệm thí, thì thành được mười công đức. Như vậy, thí tùy ưa thích, không keo sẻn không ý tham. Vì nhiều người niệm thiện, lấy ý kẻ khác, ở chúng đông chẳng sợ. Nhiều tâm hoan hỷ từ bi, hướng đến cõi thiện, hướng đến Đề hồ. Tu hành là gì? Mới đầu người tọa thiền vào vắng lặng, ngồi nhiếp tất cả tâm, chẳng loạn tâm tự niệm thí ; do vật được xả, ta có lợi, ta khéo được lợi, người đời vì sự keo sẻn dơ bẩn kéo dắt, ta trú tâm không dơ bẩn, ta thường thí cho, thường ưa thích hành thí, thường cung cấp thường chia xẻ khắp. Người tọa thiền kia, dùng môn này dùng hành này, dùng công đức này hiện niệm thí, tâm kia thành tin, do tin, do niệm nên tâm thường chẳng loạn, vì tâm chẳng loạn, diệt nơi các Cái, thiền phần thành khởi, Hành thiền bên ngoài thành trú. Ngoài ra như phần đầu đã nói rộng (niệm thí đã xong).
Hỏi: Niệm Thiên (Trời) là gì? Tu gì, tướng gì, vị gì, xứ gì, công đức gì? Thế nào là tu hành?
Đáp: Dựa vào công đức sinh lên trời, niệm công đức tự thân, niệm kia tùy niệm chánh niệm, đây gọi là niệm Thiên. Niệm kia an trú chẳng loạn, đây gọi là tu; khiến khởi công đức tự thân, công đức trời cùng là tướng, ái kính công đức là vị, tin quả công đức là xứ. Nếu người tu hành niệm Thiên, thì thành được tám công đức. Như vậy người kia có năm pháp tăng trưởng, gọi là tín, giới, văn (nghe) thí, tuệ, trở thành người mà trời người nghĩ đến ái kính, đối với quả báo công đức thì rất hoan hỷ hăng say tự trọng thân mình, và được trời người quý, niệm giới niệm thí dùng vào bên trong đó, hướng đến cõi thiện hướng đến Đề hồ. Tu hành như thế nào? Là mới đầu, người tọa thiền vào vắng lặng, ngồi nhiếp tất cả tâm, vì tâm chẳng loạn, niệm Thiên có bốn vua trời, có ba mươi ba trời, có trời Diêm-ma, có trời Đâu xuất, có trời Hóa lạc, có trời Tha hóa tự tại, có trời Phạm thân, có trời thường sinh. Vì tin thành tựu, các trời từ đây sinh kia, ta lại có tin như vậy. giới như vậy, văn (nghe) như vậy, thí như vậy, tuệ như vậy, thành tựu các trời kia. Từ đây sinh kia, ta lại có tuệ như vậy, phải niệm thân đó, phải niệm các trời, tín giới văn (nghe) thí tuệ. Người tọa thiền kia dùng môn này, dùng hành này, dùng công đức này, hiện niệm Thiên, tâm kia thành tin, vì do tin do niệm, tâm thành chẳng loạn, vì tâm chẳng loạn nên diệt các Cái, phần thiền thành khởi, hành thiền bên ngoài thành trú.
Hỏi: Taị sao niệm công đức Thiên mà chẳng niệm công đức người?
Đáp: Công đức các trời rất diệu, sinh địa rất diệu, thành xứ tâm diệu, ở xứ diệu tu hành thành diệu. Cho nên, niệm công đức trời, chẳng niệm công đức người, ngoài ra, như phần đầu đã nói rộng.