DU GIÀ LUẬN KÝ
Thích Đôn Luân gom góp Biên Soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 15

(Phần Đầu)

BẢN LUẬN QUYỂN 55

Trong phần y theo hai nghĩa danh, sắc, để nói trong Uẩn khéo léo ở trên. Đầu tiên, là dùng mười nghĩa để phân biệt nghĩa sắc đã xong. Nay, ở luận này, tức phần sau, giải thích Danh của bốn uẩn.

1/ Kết trước, sinh sau, cho đến tùy đối tượng thích hợp để lập ra tướng.

2/ Giải thích, trong đó, trước dùng mười môn để giải thích riêng về danh của bốn uẩn, sau y theo ở ba tánh, bốn uẩn, đều tạo ra chín môn để giải thích.

Trong phần một, đầu tiên, là giải thích lập tướng nhất tâm trong Bản địa phần quyển hai. Trong đây, dẫn riêng hai kinh, chẳng phải là văn của Bản địa phần, như đức Thế tôn nói v.v… là kinh thứ nhất. Lại, nói như thế v.v… là kinh thứ hai. Dưới đây, là giải thích văn kinh. Pháp sư Cảnh nói: “Loại như thế, cho đến phát nhất tâm, là nghĩa chuyển khởi; thuộc về tâm hiện khởi nối tiếp nhau, gọi là phát nhất tâm.

Giải thích về dẫn kinh đầu tiên, chỉ phát nhất tâm và giải thích kinh sau, do nói một tâm tịnh. Lại, dựa vào đạo lý nối tiếp nhau của thế tục, gọi là phát một ngữ và phát nghiệp thân, đây là giải thích kinh đầu tiên và một ngôn thuyết, huống chi là thân, ngữ, đúng như lượng của tâm kia, thuận theo vâng làm.”

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Trong đây, y theo cảnh duyên sự, tùy theo lượng sát-na nhiều ít, gọi là nhất tâm, chứ chẳng phải một sát-na tâm, gọi là nhất tâm.”

Nói về ý phân biệt với năm thức vô phân biệt đồng duyên hiện cảnh. Có ba lý do giải thích nhân duyên:

1. Rất rõ ràng do ý thức kia với năm thức vì đồng được hiện cảnh, nên ý thức đối với cảnh, đều được sáng suốt rõ ràng.

2. Vì đối với tác ý kia, nên tác ý căn bản muốn lấy hiện cảnh.

Năm thức, câu sinh ý thức đồng “duyên” sắc kia.

3. Do hai y giúp đỡ, nuôi nấng, nghĩa là ý thức kia: 1/ Nương tựa vào ý căn, tức là Mạt-na. 2/ Dựa vào nhãn căn cũng có sự giúp đỡ, nuôi nấng. Do nhãn thức kia vì dựa vào mắt, phân biệt rõ sắc, khiến cho ý thức nọ chấp cảnh rõ ràng. Cho nên nhãn căn cũng có sự giúp đỡ, nuôi nấng đối với ý thức kia. Vì thế, nên nói là hai y giúp đỡ, nuôi nấng.”

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Như luận Tập Lượng Lý Môn nói: “Năm thức chỉ hiện lượng, đồng thời ý thức cũng vậy. Nay, năm thức trong đây, làm sáng tỏ hiện lượng, không gọi là có phân biệt, vì không tương ứng với tầm, từ v.v…. Thức thứ sáu dù cùng năm thức đồng duyên hiện lượng, gọi là phân biệt, vì tương ưng với tầm, từ, nên gọi là đồng duyên hiện tại, có thể được sáng rõ, vì duyên quá khứ. Như “duyên” với việc trong một trăm, một ngàn kiếp, tức không sáng rõ. Như cách phá trong quyển năm mươi mốt. Nay nhân thứ nhất này đã nói vì rất sáng rõ, như vì duyên hiện tại, nên có được sự sáng rõ, chẳng phải năm thức vì có “duyên” quá khứ, nên lại được sáng rõ. Nhân thứ hai với năm thức đồng thời, đã tác ý ở năm cảnh, nên biết cũng “duyên” hiện tại.

Nhân thứ ba, hai y giúp đỡ, nuôi nấng, nghĩa là nhãn thức có bốn y căn. Bốn căn với nhãn đồng với thứ năm thêm tự, điều này có nghĩa là ý thức dựa vào căn của nó và hai y giúp đỡ, nuôi nấng của nhãn căn. Mới có thể “duyên” hiện tại. Nếu chỉ dựa vào một y của mình, thì sẽ “duyên” cảnh không sáng rõ. Đây là y theo trong cảnh tán, chẳng phải định. Ở đây dựa vào nhãn làm môn để chấp cảnh, gọi là giúp đỡ, nuôi nấng, chứ chẳng phải đồng với nhãn thức dựa vào căn, gọi là giúp đỡ nuôi nấng.

Lại như thức thiện ác của nhãn v.v… khởi lên, thì phải do ý dẫn phát mới được. Do ý giúp đỡ nhãn thức, nên mới có thiện, ác, mới biết được ý, nhãn đồng “duyên”.

Nói về tương ưng với phiền não. Tự tánh của tâm vương thanh tịnh, chỉ do tương ưng nên tùy miên đeo đuổi, nên nhiễm. Pháp sư Cảnh nói: “Trong luận tiểu thừa, Tỳ-Bà-Xà-Bà Đề phân biệt Bộ, lấy nghĩa này trong Đại thừa làm tông chỉ, nên thuyết ấy nói là tánh tâm vốn thanh tịnh, vì khách trần che lấp nên nói là bất tịnh. Về sau khi lìa chướng, lại được gọi là thanh tịnh.”

Hỏi: Phiền não trói buộc ở nơi tâm, sẽ nói là những gì trong hai nhân nhiễm ô?”

Đáp: “Sẽ nói là tương ưng, nghĩa là hai “hoặc” “bản” và “tùy” chỉ là hiện khởi, đều được gọi là Triền (ràng buộc). Những gì trong đây đều là tùy miên, cho đến tánh không yên ổn, nghĩa là đoạn văn này tức nói, hoặc nói là hạt giống “hoặc” gọi là thô nặng tánh không yên ổn, vì hạt giống của “hoặc” kia khiến cho thân tâm không thể chịu đựng. Du-già quyển mười một rằng: “Tịnh lự thế gian chỉ có thể dứt bỏ phẩm thô nặng kia, không nhổ đi hạt giống.”

Đoạn văn kia chính là nói thế lực của hạt giống “hoặc” không có khả năng trong thân, tâm, gọi là sự thô, nặng. Lại, giữ gìn các hành, cho đến hiện quán là khổ, nghĩa là do tùy miên thô, nặng, giữ gìn hạnh hữu lậu không được tự tại, làm cho hành động không yên, vì hạnh kia trở nên khổ, nên nói như vậy.

Dưới đây, sẽ nói về quán khổ, như thuốc độc, bệnh đơn nhiệt, ung nhọt v.v… nghĩa là địa tầm, từ được nói như thuốc độc, bệnh nóng, ung nhọt; thoa tro nóng vào người, càng thêm nỗi khổ kia, gọi là quán khổ khổ. Như thuốc độc, bệnh nóng ung nhọt, thoa thuốc mát vào một ít, cảm thấy niềm vui nhỏ nhoi, gọi là quán khổ Hoại. Như tự tánh của thuốc độc, bệnh đơn nhiệt, ung nhọt là quán khổ hành”.

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Thuyết trong đây khi tâm sinh, tự tánh thanh tịn, đây là y theo chẳng phải tự tánh nhiễm, gọi là thanh tịnh, chứ chẳng phải vì vô lậu nên thanh tịnh, đồng như trong kinh Thắng-man.

Thứ tư, là nói về ba thứ nhiễm não:

  1. Nói là nghiệp bất thiện,
  2. Nói là khổ ưu, vì y theo cõi dưới.

Nổi khổ được y theo ở quả, nghĩa là chỉ khổ không có ưu tư, các phiền não là thứ ba, nên chung cả ba cõi.

Nói về Phược (ràng buộc). Pháp sư Cảnh nói: “Hạt giống phiền não đeo đuổi, ràng buộc, gọi là phiền não buộc tâm. Ưa sửa sang y bát, mỗi thứ sự nghiệp, trở ngại cho người tu Thánh đạo, gọi là nghiệp ràng buộc. Lại đối với ba chỗ, cho đến cho rằng tâm xuất ly, nghĩa là ưa chấp mắc sinh, tử che lấp tâm chán lìa, cầu giải thoát, tức ngăn che phần thiện giải thoát.

Đối với hỷ, lạc được xuất ly nghĩa là các gốc lành như noãn v.v… ở nơi định khởi, tương ưng với hỷ lạc, có thể được phương tiện xuất ly của Thánh đạo. Nghiệp ác của cõi Dục, làm che lấp ba thứ thiện kia. Đối với người được Thánh đạo chính là chướng ngại cho sự chứng đắc Thể của Thánh đạo. Lại, thuận với nghiệp Dị thục, cũng gọi là sự ràng buộc của nghiệp. Nghĩa là nghiệp của đường ác; nghiệp của Uất đơn việt; nghiệp v.v… của trời Vô tưởng. Lại nghiệp v.v… của tà nguyện, nghĩa là nguyện làm rồng chim cánh vàng v.v… Lại, nghiệp của các ngoại đạo cầu sinh lên cõi trời.

Chia ra riêng làm sáu, tổng hợp làm bốn.

  1. Sự nghiệp ưa chấp mắc.
  2. Nghiệp bị chướng ngại ở ba chỗ.
  3. Nghiệp thuận với Dị thục.
  4. Nghiệp tà nguyện, đây tức là bốn.

Trong nghiệp thứ hai, chia làm ba, gọi là chia ra riêng có sáu:

Pháp sư Thái nói: “

  1. Tâm xuất gia, gọi là tâm xuất ly.
  2. Đối với xuất gia,sinh tâm mừng vui.
  3. Đối với được Thánh đạo hai nghiệp trước tức là phương tiện của Thánh đạo, nên đối với Thánh đạo không lập đắc thánh đạo hỷ tâm lạc

Pháp sư Khuy Cơ nói:” xuất ly và Hỷ lạc, đây là xuất gia. Nếu là pháp xuất gia tức là gia hạnh của kiến đạo.

Thứ sáu, là nói về Biến hành; biệt cảnh.

  1. Hỏi đáp, nêu bày.
  2. Nói về tướng.
  3. Nói về tác Nghiệp.

Về sau, nói về bốn cảnh. Trong nói về tướng nói rằng: “Đặt ra sở duyên, lập bày danh ngôn, giả hợp mà chấp, hình tượng, tướng, mạo giả, nói là tướng tùy miên, rằng không thể hiểu rõ các tưởng như danh ngôn v.v… chỉ có hạt giống của ngôn thuyết theo duỗi, giúp đỡ, hun đúc (huân tập)khiến tùy miên kia cũng khởi tưởng phân biệt.

Tùy theo nhận lãnh, nghĩa là tùy theo cảnh nào, gặp nhau, liền nhận lãnh.

Kế là nói về tác nghiệp, Luận sư Trắc nói: “trước nói về tự tướng, trong đây đối quả để nói về nghiệp:

“Tác ý v.v…, gọi là nhân; tâm là quả.”

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Xúc trong đây là nghiệp gì? Nghĩa là đối tượng nương tựa của thọ, tưởng, tư là nghiệp. Như ở chỗ khác. Luận Đối Pháp v.v… chỉ là thọ dựa cái gì không nói tưởng, tư v.v….

Luận này khái Luận Đối Pháp, nghĩa là luận này có y theo nói chung, đều dựa vào xúc. Kế là xúc tác ý sinh sau. Nếu y theo ở tướng tùy chuyển, tức chỉ có thọ. Thọ vì nghiệp nào ái sinh, đối tượng nương tựa làm nghiệp, nghĩa là ái cảnh giới v.v… đều do sau Thọ mới sinh.

Dưới đây là nói về năm biệt cảnh. Do sự bốn cảnh sinh, nghĩa là đối tượng ái v.v…. Đối tượng ái, nghĩa là muốn nương tựa. Quyết định nghĩa là Thắng giải y. Tập quán nghĩa là niệm y, quán sát làm hai y, như luận nói.

Nói về ba tâm: Suất nhĩ; tìm cầu và quyết định. Trước, sau đồng loại. Ý hỏi trong đây, nghĩa là các tâm sở có phải là uẩn khác của bất tương ưng chăng? Pháp này là tâm suất nhĩ (Tùy tâm) khởi, hay là đến lúc tâm quyết định khởi?”

Đáp: “Tùy tâm liền khởi”

Trong đây vì sao chỉ nói ba tâm trước, không nói tâm thứ tư, thứ năm? Mỗi tư duy, cũng ở trong câu hỏi. Lại, tánh của tâm trước, quyết định chỉ có Vô ký; biến hành, biệt cảnh không nhất định. Bốn thứ có cả ba tánh, hoặc có “đắc” đều khởi phiền não v.v… thiện khác. Nếu khởi tâm thiện, ác, thì tất nhiên, đều đi chung với pháp này, nghĩa này quyết định. Biến hành v.v… kia không chỉ một tánh quyết định. Trong đây chỉ hỏi duyên cớ này, nên chỉ hỏi về ba tâm trước, không được hai tâm sau.

Hỏi: “Như kinh nói, cho đến “nay, sự khác nhau đó”, đây là nêu kinh. “Vì sao tướng Dị của pháp kia đã thành tựu, tức là mà nói hòa hợp không khác nhau ư?” ý hỏi: “Tánh tướng của các tâm, tâm pháp đều khác nhau sao lại là không thể phân tích, hòa hợp, không có khác nhau?”

Đáp: “Đa số đều hòa hợp giúp đỡ nhau, mới khởi đối với cảnh, thọ dụng mà nhận lãnh, hiểu biết mới viên mãn, thiếu một, thì không xong.

Gọi là không có khác nhau.

Bốn thứ tên khác của tâm pháp, “Vì sao gọi là tương ưng?”

Đáp: “Do sự bình đẳng cho nên bình đẳng: Pháp sư v.v… Pháp sư Khuy Cơ noí: “ Sự bình đẳng nghĩa là Thể, vì Thể đều một, không có thọ v.v… thứ hai.

Xứ bình đẳng v.v… Nghĩa là đồng chuyển biến ở một xứ, cảnh lại, vì dựa vào duyên xứ v.v….

Thời gian bình đẳng. Nghĩa là đồng một sát-na.

Việc làm bình đẳng. Nghĩa là đồng một cảnh, hạnh, nghiệp đã làm. Như “duyên” xanh là xanh.

Lại, đã tạo thiện ác, vô ký. Pháp sư Cảnh nói: “Vì sao không nói về hành tướng là bình đẳng ư?

Giải thích: “Trong Đại thừa, nói về hành tướng, không được nói là bình đẳng. Vì sao? Vì hành là kiến phần; tướng là tướng phần, nghĩa tâm, tâm sở khi chấp cảnh trước, mỗi thứ hạnh giải của kiến phần đều khôngđồng nhau. Dựa vào kiến phần này mà biến ra khác nhau của tướng phần, phần nhiều khác nhau) nên không được nói Hành tương ưng bình đẳng.”

Pháp sư Thái nói: “Hoặc, nghĩa là có chỗ nói, chia xứ ra làm hai: Nghiệp lẫn với thể v.v… Dùng bốn nghĩa bình đẳng để giải thích về nghĩa tương ưng, đây là khai hợp không đồng.

Trong giải có hạnh, lại như nhãn thức, tâm và tâm sở đồng lấy một cảnh bản chất, đều đối với một sở duyên, khởi nhiều hạnh giải, đều biến ra tướng phần thích hợp với tự tâm khởi, gọi là vô lượng thứ hành tướng mà chuyển. Trong có sở y. Pháp sư Cảnh nói: “Như một nhãn thức nương gá vào ba căn sinh:

  1. Nhãn căn
  2. Ý căn thành, diệt theo thứ tự.
  3. Xa từ Mạt-na làm căn nhiễm ô. Thức khac cũng vậy, nên nói: “Do một chủng loại nương gá mọi đối tượng nương tựa gọi là có sở y.

Hỏi: “Nếu vậy thì tất cả các pháp như sắc v.v… hữu vi đều có nương gá, mới được sinh khởi. Cho nên sắc pháp cũng có sở y, đâu có trực tiếp với tâm pháp v.v… ư?”

Nay, giải thích: “Dù pháp hữu vi chẳng có pháp nào không nương tựa, nhưng chẳng phải nghĩa y trong đây nói, nghĩa là trong đây nói là căn dùng làm sở y; các sắc pháp không nương tựa vào căn sinh, không gọi là có y.”

Pháp sư Khuy Cơ nói: “tâm sở y v.v… đồng với một thức chủng loại nương gá vào đối tượng nương tựa, như nhãn thức nương vào nhãn căn, tâm sở cùng lúc, cũng vậy. Suy ra các thứ còn lại rất dễ hiểu.

Người ngoài, vặn hỏi rằng: “Các pháp hữu vi đâu có nương tựa, vì sao tâm pháp v.v… lại riêng được gọi tên ư?

Nêu giải thích rằng: “Dù pháp hữu vicó chỗ nương tựa, nhưng chẳng phải lả nghĩa “y”đã kết luận trong đây. Vì kia tự chia nhân đều chẳng phải thường nương tựa. Hơn nữa, vì pháp tương ưng, cộng hữu chẳng phải “hằng y” nên chỉ luôn làm y, nghĩa làm lượng y trong đây. Nhãn v.v… là sở hữa thức v.v… gọi là “hữu y” chứ chẳng phải pháp khác. Hoặc nói sở y, nghĩa là tức loại sáu thức, nương gá vào các căn “sở y”. Thức “năng y” được gọi là “y sở hữu” nên nói là “hằng y”. Cách giải thích này là hơn”.

Nói có năm thứ pháp đối lập nhau:

  1. Khổ, vui đối nhau.
  2. Dùng khổ, vui đối với Xả
  3. Không khổ, vui đối với vô minh kia.
  4. Minh đối lập với vô minh
  5. Minh đối với Niết-bàn.

Nói: “Đáp: Do tất cả phiền não với các thọ đều là giúp đỡ, vì đối lẫn nhau. Pháp sư Cảnh nói: “Xả thọ có tất cả các thọ tượng ưng vói phiền não. Vô minh cũng vậy, tương ưng với tất cả phiền não, vì nghĩa ngang nhau, cho nên đối nhau.”

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Nghĩa giúp đỡ cho các thọ là Xả thọ. Tất cả phiền não giúp đỡ là vô minh. Thọ làm bạn giúp đỡ đối với thọ. Phiền não giúp đỡ đối với phiền não, nên nói là đối lẫn nhau. Lại thọ và vô minh đều có thể làm phiền não thọ và giúp đỡ, nên hai thuyết đối nhau.

Dùng đoạn văn này để chứng minh Chi chánh tri không lập làm chi, phản ảnh xả thọ trong thiền thứ tư.

Trên đây trong mười môn lẫn lộn, quyết định lực chọn danh của bốn uẩn đã xong. Dưới đây là thứ hai, lấy chung ba tánh thuộc về bốn Vô Sắc dùng làm chương, trải qua chín môn, nhằm phân biệt, giải thích, trong đó đầu tiên, buộc bốn uẩn để làm ba tánh, nói là tất cả đều không khác nhau, nghĩa là bốn uẩn đều có cả ba tánh, không có khác nhau; có chung, không chung, kế là nêu một bài tụng, chín môn trình bày:

  1. Y xứ.
  2. Tự tánh.
  3. Tương ưng.
  4. Thế tục bình đẳng.
  5. Nhu nhuyến bình đẳng.
  6. Sự.
  7. Khác nhau.
  8. Được mất.
  9. Năng trị sở trị

Dưới đây là trải qua chín môn, phân biệt ba tánh tức có ba đoạn:

1/ Trải qua chín môn, phân biệt uẩn thiện. Trước là nói về y xứ có sáu thời gian. Dưới đây là giải thích tự nói trong môn Tương Ưng thứ ba.

2/ Nói về tự tánh, mười một trong Đại thừa, đều là tự tánh thiện, không đồng với Bà-sa cho rằng: “Chỉ dùng sự hổ thẹn và ba gốc lành làm tự tánh thiện.

3/ Trong tương ưng, quyển sáu mươi chín nói rằng: “Trong mười một thiện, chỉ trừ khinh an, mười thứ còn lại tất cả tâm thiện đều có. Nếu theo quyển ba của pho đầu nói: “Có bao nhiêu pháp chỉ dựa vào điều thiện, chẳng phải tất cả xứ, tâm sinh, nhưng tất cả địa chẳng phải tất cả theo thời gian ư?”

Đáp: “Tín v.v…, Bất hại là biên sau. Lại, quyển năm mươi ba chép: “Chỉ có hổ, sẽ có thẹn. Tự có thẹn, chưa chắc có hổ, dù có các thuyết không đồng. Nay, dựa vào quyển sáu mươi chín để xét định: Nếu ở định, tất nhiên đều khởi với mười một nói thiện. Nếu ở địa bất định lúc khởi tâm thiện, tất nhiên đều khởi với mười số, trừ khinh an.

Nay, nói sáu thời là có, không, nghĩa là y theo vào tác dụng của thế lực được tăng cường để nói.

Quyển năm mươi ba chép: “Có thẹn, chưa hẳn có hổ, cũng y theo ở tác dụng của thế lực. Vì hổ là tự cảm thấy xấu hổ; thẹn, là hổ thẹn với người khác, chỉ có tội tự xấu hổ, lẽ tất nhiên, xấu hổ đối với người khác. Tự có xấu hổ đối với người khác, chưa hẳn là tự xấu hổ”. Nếu không y theo tác dụng của thế lực. Mà y theo ở thể để luận về có, không, thì thuyết kia cũng nên thừa nhận chỉ có “vô tâm” (không có xấu hổ), tất nhiên có “vô quí”, không hẳn có “vô tâm”.

Trong giả, thật nếu theo Luận Đối Pháp quyển nhất nói: “Vô si, cái gọi là sinh đắc Văn, Tư, Tuệ, lấy quyết định lực chọn làm thể. Hạnh Ác không thay đổi sở y làm nghiệp. Văn này dường như nói Vì si là giả, vì y theo Tuệ trong biệt cảnh phát ra thể vô si. Ngài Tam Tạng nói: “Nêua tuệ tương ưng, làm sáng tỏ thể vô si, vì hai mươi hai căn không thuộc về gốc lành vô si, nên biết có văn riêng nêu ra. Văn nói ba pháp là giả.

Phân biệt ba phẩm: Gốc lành của Địa bất định là phẩm hạ. Định thiện của thế gian là phẩm trung, vô lậu là phẩm thượng, y theo trong vô lậu thiện.

  1. Dứt trừ “hoặc” phẩm thượng, gọi là Hạ;
  2. Dứt trừ “hoặc” phẩm trung, gọi là Trung.
  3. Dứt trừ “hoặc” phẩm hạ gọi là Thượng.

Nay vì kết hợp để nói, nên nói là phẩm hạ, nghĩa là các Địa bất định đã có gốc lành vô lậu của địa định, dứt trừ phiền não ở trên.

Nói phẩm trung, nghĩa là định thiện của thế gian và vô lậu kia có công năng dưt trừ phiền não phẩm trung. Gốc lành xuất thế phẩm thượng dứt trừ không phiền não. Lại, các pháp lành, hoặc do năng lực gia hạnh v.v…. Pháp sư Cảnh nói: “Gần, ở đời này, siêng tu gia hạnh, thành tựu phẩm thượng, gọi là năng lực gia hạnh. Hoặc đã từng nhiều đời vì thường quán tập, nên trở thành phẩm thượng, gọi là năng lực tập quán. Tánh vô thỉ thành tựu, gọi là năng lực tự tánh. Đối với ruộng thù thắng, bình đẳng của Tam Bảo, ban cho năng lực sĩ dụng, phat sinh thiện phẩm thượng, gọi là năng lực sĩ dụng của ruộng. Vì dựa vào thân lìa dục thanh tịnh kia khởi, nên thành tựu phẩm thượng, gọi là năng lực thanh tịnh.”

Pháp sư Khuy Cơ nói: “ Tất cả tâm thiện hai cõi trên, lại có Hữu học, Vô học lấy tâm thiện hữu lậu, vô lậu.”

Lúc gốc lành sinh. dựa vào tám thứ sự: ba thư đầu là phước: gồm Thí, giới, tu. Tu là bốn vô lượng; ba thứ kế là Trí, gồm văn. Tư, tu. Nói tu khác, nghĩa là ngoài bốn vô lượng đã có tu khác, tức là thiện của phần giải thoát và phần Quyết Trạch.

Phân biệt lực chọn thứ bảy tức nhập vô học kiến, tu, phân biệt lựa chọn đế lý, an lập, phi an lập v.v….

Tám nhiếp hữu tình, tức là hạnh lợi người. Phải biết trong đây tùy ở công hạnh thích hợp, dựa vào sự đã nói, nghĩa là kết gốc lành ở trước, dựa vào tám sự nhiếp.

“Hoặc đối với hiện pháp v.v… ”trở xuống, là nói về thắng lợi của tám sự nhiếp kia. Nếu người tu hành kia, hoặc đối với pháp hiện tại, hay pháp mai sau, tùy theo bị một thứ tham, giận, ác, kiến tương ưng với tâm thành nhiễm. Do dựa vào tám sự nhiếp, tu các đối trị thí, giới v.v…, nên đã khiến cho pháp nhiễm không còn tương ưng.

Nói về sự khác nhau của điều thiện, hoặc có một thứ cho đến mười thứ, như Bản địa phần nói:

  1. Thiện, vì đều do nghĩa không có tội, nên phân biệt với bất thiện.
  2. Nói là gia hạnh sinh đắc.
  3. Nói là tự tánh tương ưng với đẳng khởi, cho đến mười nghiệp đạo thiện này.

Năm thứ môn mười thiện thêm số, như Bản địa quyển ba nói. Lại, các pháp thiện, hoặc vì có đối trị tạp nhiễm, nên bình đẳng, nghĩa là dùng sáu nghĩa để nói về thiện.”

Pháp sư Cảnh nói: “Đôi trị tạp nhiễm là dứt trừ đối trị thiện, tạp nhiễm lặng dứt, nghĩa là đối trị hàng phục “hoặc”. Nhiếp thọ quả, nghĩa là phàm phu, người học thiện hữu lậu.

Tịnh nối tiếp nhau, nghĩa là trong thân Vô học đã khởi pháp thiện. Cúng dường linh miếu, nghĩa là nói chung, phàm và Thánh chỉ tu một phần phước, thiện.

Nhiếp hữu tình, nghĩa là việc thiện lợi người. Pháp sư Khuy Cơ nói: “Đối trị nghĩa là đạo Vô gián. Tịnh tức, nghĩa là đạo giải thoát.

Hoặc Vô lậu trước, đạo hữu lậu sau.”

Tịnh nối tiếp nhau. Nghĩa là luật nghi giới thiện.

8- Trong nói về điều thiện không có lổi lầm, có đức, trong đó có bốn cặp:

  1. Lìa bỏ ác, nhóm họp điều thiện.
  2. Bỏ khổ, được niệm vui.
  3. Nhàm chán hữu vi, ưa thích vô vi.

– Nói về lợi ích hiện tại, lợi ích mai sau.

Trong cặp ban đầu, là tạp ác trong đối, tức lìa hai điều ác, làm cho gốc lành không lui sụt, tức là pháp, thiện đã sinh, có thể giữ trọn không mất, khiến cho hành tướng đăng lưu mà chuyển biến nối tiếp nhau, tức là phương tiện của pháp thiện chưa sinh, làm cho sinh.

Trong đối thứ hai có sáu trường hợp nói về lìa nhân khổ, quả khổ, nghĩa là một trường hợp không vì hại mình v.v…. Nói được quả vui, nghĩa làm cho thọ được sinh hỷ, lạc kia.

Trong cặp thứ ba, có thể suốt đời là nhàm chán hữu vi, khổ sinh trong tám khổ là hàng đầu, điều thiện có thể suốt đời lam hàng đầu, nơi đã có tám khổ. “Lại, có thể tăng trưởng v.v… ” trở cuống, nói về ưa thích vô vi.

Trong cặp thứ tu, sự lợi ích trong hiện tại có ba:

  1. Của cải không thoái hóa.
  2. Ở trong chúng luôn mạnh mẽ, tiếng tăm được đồn đại khắp nơi.
  3. Lúc sắp qua đời không hối tiếc.

– Lợi ích đời sau, gồm có ba:

  1. Sinh về đường lành.
  2. Việc thiện không có lùi mất.
  3. Mau chóng chứng Niết-bàn.

9- Đối trị có mười lăm thứ: Đối trị nhàm chán tai hoạn, nghĩa là quán khổ, tập, là nhàm chán khổ hu hoại, là đạo gia hạnh.

Đoạn đối trị, nghĩa là đạo Vô gián, duy trì đối trị, nghĩa là chứng vô vi kia, là đạo giải thoát.

Phần xa, nghĩa là từ đạo giải thoát làm hàng đầu. Dưới đây, đã khởi các đạo so với phiền não đã dứt ở trước, có ngăn ngừa xa. Bốn đối trị này thuộc về đạo khắp hết. Ba lần “lại nữa” dưới đây, chỉ là nghĩa, vì phân biệt nên biểu hiện, lại không có tự thể riêng.

Nói “Đối trị dục vọng dẫn đến ràng buộc”, nghĩa là quán năm cảnh dục của thế gian đều là bất tịnh.

Tổng hàng phục tham, chẳng phải sở dục” dẫn đến triền (buộc ràng) nghĩa là quán kẻ thù nọ như bạn thân, là hàng phục sân chung.

Lại, như văn dưới đây nói: “Dục là người, trời. “Phi sở dục” là ba ác.

Đối trị tùy miên: Dứt trừ tùy mien của ba nhà kia là quán chân như.

Đối trị phiền não phẩm nhuyến trung thượng: Đây là nói về nhiếp, trị cũng hết.

Đối trị tán loạn, nghĩa là buộc tâm ở định.

Đối trị kén chọn, ăn năn: Quở trách, can ngăn hữu tình, sao cho dứt được phiền não.

Đối trị yếu kém, Pháp sư Cảnh nói: “Tự cố gắng tiến tu, có công năng dứt trừ sự yếu kém”.

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Làm cho việc ác yếu kém, gọi là đối trị yếu kém”.

Đối trị hàng phục, nghĩa là đối với chúng sinh nặng về tham, thì quán bất tịnh v.v….

Bốn đối trị trên, là gia hạnh của đạo đoạn. Dưới đây, là nói về chánh đoạn Vô gián, nghĩa là đối trị lìa trói buộc.

Tóm lại, bốn lần “lại nữa”, là nói về các đối trị, có mười lăm thứ.

Trên đây, là chín môn nói về thiện.

Dưới đây, là nói về nhiễm. Trước chia ra chung hia chương nhằm nêu thuyết trước sau. Sau, là giải thích hai chương, mỗi chương đều có chín môn.

Trong chỗ nương tựa của ‘hoặc” kia, trước y theo vào cảnh sở duyên để nói về.” Chỗ “hoặc” nương tựa gồm có sáu thứ. Sau, “thuộc đương” nương tựa.

Trong phần trước gồm có:

  1. Cảnh thuận của đối tượng duyên tham.
  2. Đối tượng duyên của sân.
  3. Đối tượng duyên của vô minh.

– Đối tượng duyên của mạn.

– Mạn có bảy thứ:

  1. Trực danh mạn, “duyên” cảnh cõi dưới.
  2. Danh quá mạn, “duyên” cảnh bình đẳng sinh.
  3. Mạn quá mạn.

– Bất như mạn, đồng “duyên” cảnh trên mà khởi,

1. mỗi cảnh đều có năm thủ uẩn riêng, nghĩa là đối tượng duyên của ngã mạn.

2. Được chưa được điên đảo, nghĩa là tà mạn.

3. Công đức điên đảo, nghĩa là tăng thượng mạn, mạn ban đầu trong bảy đạo lý. Đối với thấp hơn nói là mình hơn. Đối với người hơn nói mình là bằng.

Mạn quá mạn, bất như mạn chỉ “duyên” cảnh trên. Trong đây, lại dựa vào một tướng để nêu bảy cảnh mạn: Năm là cảnh của kiến, sáu là cảnh của nghi. Sáu phiền não này, như văn luận khác, tức chẳng phải thứ lớp này.

Trong tương ưng Vô minh, tương ưng với tất cả nghi, đều không có bình đẳng. Ngài Khuy Cơ v.v… nói: “Như Đối Pháp quyển sáu nói: “Giận không tương ưng với tham, mạn, kiến. Không nói giận không tương ưng với nghi.”

Lại, trong giải thích về giận nói rằng: “Như giận, nghi cũng vậy, nên biết rằng văn ấy nói: “Giận tương ưng với nghi.”

Trong đây, chẳng phải tất cả, nghĩa là ở luận này y theo vào phần nhiều, luận kia y theo vào nỗi nghi ngờ từ lâu không thôi, đã sinh ra giận. Giận tương ưng với nghi. Luận này y theo vào thời gian lúc đầu, còn luận kia y theo thời gian sau. Luận này y theo ở tướng thô, cho nên không tương ưng. Luận Đối Pháp kia y theo vào môn Chân thật lý.

Trong đây tham, giận trái nhau, không tương ưng, tham thừa nhận tương ưng với mạn, kiến. Luận Đối Pháp kia đồng với trường hợp đó. Luận này cho rằng: “Giận tương ưng với mạn, kiến, còn Đối Pháp thì không thừa nhận và cho rằng: “Giận không tương ưng với mạn, kiến. Luận này thì y theo ở môn Chân thật lý; Luận Đối Pháp kia lại y theo môn tùy thuận lý”. Luận Đối Pháp kia y theo ở tướng mạo ghét, giận dữ, vì tăng ngữ. Luận ấy chép: “Nếu đối với việc này khởi tâm oán ghét, giận dữ, thì tức là sẽ không tỏ thái độ tự cao ở đây và có thể tìm kiếm, mong cầu, cho nên không được tương ưng. Tuy nhiên, luận này y theo hành tướng của thật lý nhỏ nhiệm. Nếu ngạo mạn vào thời gian kia vì tìm kiếm mong cầu ở thời gian đó, chấp nhận oán ghét, giận dữ, nên được tương ưng. Nhưng vì ở đây y theo Đại thừa nên lý được không sai trái.”

Lại giải thích: “Văn này y theo theo luận kia hội ý rằng: “Như tham, giận cũng vậy, nghĩa là nói giận không tương ưng với mạn, kiến v.v…, cũng vậy, nghĩa là sân không là sân kia tương ưng với mạn, kiến v.v…, đều nói cũng thế cũng không tham tương ưng với mạn kiến, sân cũng không tương ưng với tham, như than không tương ưng với giận.”

Luận này nói: “Nhiễm ái, oán ghét, giận dữ cũng vậy, nghĩa là không do giận, cũng tham được tương ưng với mạn, như tham không tương ưng với giận, cũng là giận không tương ưng vi tham, đồng như luận kia tức là giận không tương ưng với mạn, kiến. Nhưng với giải thích trước là hơn. Văn còn lại đồng với với đây. Như quyển năm mươi tám dưới đây nói: “Năm kiến không tương ưng lẫn nhau, vì tự tánh chúng không tương ưng, nên tham, giận, mạn, nghi lại trái nhau.

Không tương ưng lẫn nhau và đưa ra lý do. Luận Đối Pháp kia y theo vào môn lý tùy chuyển thô của hành tướng, cũng không trái nhau.

Xứ phiền não đủ yên trong ba phẩm, được nói là căn cơ thuần thục, nghĩa là tánh phần nhiều là phẩm thượng. Pháp sư Cảnh nói: “Quyển hai mươi trở lên nói: “Xứ đủ yên là các căn thành thục, bấy giờ thường khởi phiền não phẩm thượng”.

Pháp sư Thái, Pháp sư Khuy Cơ đồng nói: “Từ khi lên mười lăm tuổi trở đi, căn thành thục, nếu khởi tánh phiền não, thì thường thuộc về phẩm thượng; chẳng phải phiền não gia hạnh, nghĩa là chẳng có thể khởi xứ phiền não, là không thể khởi xứ gia hạnh mà là khởi phiền não, tức đối với Tam bảo, khởi lên các phiền não.

Có phiền não nghiệp, nghĩa là phát nghiệp. Luận Đối Pháp chép: “Tu “hoặc” cõi Dục, hay phát hạnh ác cũng là bất thiện, ngoài ra là vô ký, tức thuận với phiền não phát nghiệp trong đây, là phẩm thượng kia.”

Trong môn sự, tức là sáu trường hợp tham. Pháp sư Thái nói: “Nói tham, nghĩa là cảnh chưa được, vì là không. Tâm tham tự biểu hiện tướng cảnh để tham, không đồng với quá khứ hiện tại, vốn có cảnh tánh tướng mà tham, nên gọi là tham tham. Tham cái, nghĩa là từ trước, đã từng thọ dụng cảnh quá khứ, sinh ra, quyến luyến, chấp mắc, vì cảnh đã thọ dụng lại, vì cái là nghĩa che lấp, nên gọi là tham cái. Lúc hiện cảnh ít ỏi, vị lai chưa khởi, vì không đồng với quá khứ, nên không gọi là tham cái.

Có, không có thọ, tức tham của hai chấp đoạn, thường.

Trong giận, Pháp sư Cảnh nói: “Tất cả hữu tình cõi Dục khởi giận, đều dựa vào mười việc. Sáu việc trước và thứ mười, đối với sự hữu tình khởi giận, sự thứ bảy, cảnh không vừa ý, giận đối với sự phi tình. Đối với hai sự tám, chín, tùy trên tình, phi tình nổi giận. Vì, hoặc đối với thân người khác. Hoặc đối với chuyện dụng cụ, tiền của, công việc làm vượt hơn của người khác, đâm ra ganh ghét nổi giận. Tập quán kiếp trước (túc tập) cũng vậy. Do túc tập nổi giận đối với tình, phi tình (vật vô tri giác).

Nói “Dựa vào sáu việc ở trước để lập chín việc như não v.v…”, nghĩa là ba sự đầu là chung, ba sự kế là y theo ở đời, phân biệt thành chín. Ban đầu khi nghe người ta nói có người nào đó, trước đây, mới hôm qua mắng nhiếc chính thân ta và bạn thân ta đã khen kẻ thù của ta, mãi đến hôm nay nghe, gọi là “duyên” việc mà bạn thân đã khen, che kẻ thù, chính bản thân ta trong quá khứ, mà sinh ba thứ sân. Văn lược chỉ nói kẻ thù, bạn thân trong quá khứ, cũng có thể hiện tại, vị lai thuộc về trong thân thuộc của chính mình, đều có ba, so sánh sẽ biết.

Dưới đây gom mười thành ba, giận thẳng người khác, thấy chẳng phải hữu tình. Lại, vì chẳng phải xứ vốn tình, khởi, nên không gọi là sân cảnh giới, chỉ gọi là sân kiến:

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Trong bốn thứ dưới, trừ ganh ghét, ba thứ còn lại, hoặc ở trước không nhịn nhục hữu tình mà tiếp xúc với cảnh, khởi sân, gọi là sân hữu tình. Do ở trước không nhẫn nhục, nên cũng gọi là sân túc tập và gọi là sân kiến.

Cho nên không luận về sự ganh ghét kia, là vì “duyên” cảnh giới sinh, nghĩa là trước đây chủ yếu “duyên” hoặc tiếng đồn, lợi dưỡng, cho đến các cảnh sự như giòng họ v.v… sinh, vì sân nên chẳng phải biện luận trong đây. Lại, chín não hại của sáu thứ trước, được gọi là chung là hữu tình. Trừ hữu tình này, “duyên” núi, sông, đất liền, khởi sân, gọi là sân cảnh giới thứ bảy. “Duyên” sự ganh ghét thứ tám sinh, tức gọi là tiếng đồn v.v… cũng thuộc về sân hữu tình. Vì kiến của cảnh quán tập trong đây, nên cũng là sân kiến. Là không đúng! Vì túc tập thứ tám chung với chín thứ còn lại.

Trong mười thứ này có ba phần vị: bảy thứ là sân hữu tình; một thứ là sân cảnh giới; một là sân kiến; túc tập chung cả ba thứ.

Luận sư Trắc nói:

  1. Thuộc về sáu thứ trước và sân thứ tám.
  2. Thuộc về sân thứ bảy.
  3. Thuộc về sân thứ mười.

Trong vô minh nương tựa vào bảy việc, khởi bảy vô tri. Hoặc lại nói mười chín, môn đầu của bảy thứ kia khởi ba vô tri, nghĩa là ba đời vô tri. Sự thứ hai cũng có ba, nghĩa là ngã của sáu xứ bên trong, ngã sở của xứ ngoài và đều chấp nhiều ngã. Ở ba sự cũng có ba, đó là ở nghiệp báo hai và đều có ba thứ vô tri.”

Pháp sư Cảnh nói: “Đối với nghiệp sở tác, khởi kiến của tác giả.

Đối với Dị thục kia khởi kiến của thọ giả. Đối với nghiệp Dị thục, khởi song song kiến của tác giả, và thọ giả.

Tướng của ba kiến như thế, gọi là vô minh, vì ba thứ không có, nhân ác nhân kiến, nghĩa là lập ngã làm tác giả, gọi là nhân ác, chê bai không có nhân chính đáng, gọi là vô nhân. Ở đây chỉ lập lại việc trên, không nói lại có việc vô tri khác.

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Do đều không có, nên khởi không có trí, không có nhân, nhân ác. Việc này khác nhau với Bản địa thứ chín nói: “Ở sự thứ tư có ba, đó là Tam bảo; ở sự thứ năm có bốn: Bốn Đế; ở sự thứ sáu có hai. Pháp sư Cảnh nói: “ Đối với nhân và nhân đã sinh ra hành, không hiểu rõ việc vô tri là hai.’

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Vì mê nhân nhiễm, nên chấp cho là tác giả, thọ giả, sĩ phu v.v…. Vì mê quả, nên chấp các hành là thọ giả v.v… với tưởng thanh tịnh, mà khởi tà hạnh.

Thứ bảy có một. Pháp sư Cảnh nói: “đã được gốc lành thế gian, cho rằng được Thánh đạo, rồi khởi tăng Thượng mạn.”

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Nghĩa là sáu xúc xứ, như thật thấu suốt. Tăng Thượng mạn như văn noí, nên có mười chín.

Như văn, chỉ có bảy cảnh giới vô tri v.v… xét bản Địa quyển chín có đủ bảy vô tri, mười chín vô tri thuộc về nhau v.v…. Ngã mạn dựa vào sáu sự sinh, như ở trước, trong môn y xứ đã giải thích: “Kiến dựa vào hai sự: Đầu tiên về sự tăng ích có bốn, trừ tà kiến, theo thứ lớp phối hợp, nghĩa là thân biên kiến, giới thủ hai. Tánh thường, vô thường, nói là tăng ích v.v… ” Pháp sư Cảnh nói: “ Nên nói tăng ích vô thường, chấp là thường, văn này trái ngược vì cũng có thể vô thường là đoạn, thêm tánh đoạn kia cũng gọi là tăng ích.

Ba, bốn tăng ích, Pháp sư Cảnh nói: “Chấp cẩm giới này làm nhân được sinh Phạm thiên, gọi là tăng thượng sinh phương tiện, là giới cấm thủ, chấp các kiến nhiễm cho là Niết-bàn. Nhân giải thoát là kiến thủ kia. Nếu không chấp giới, kiến, chấp ngay Phạm Thiên là nhân của chúng sinh, cho đến chấp pháp hữu lậu khác là đạo, là nhân Niết-bàn, rất là vượt hơn v.v…, đều là tà kiến”.

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Chấp giới ác của thân, ngữ trong Đại thừa, như chấp giới heo, gà v.v…, chẳng phải kiến chấp vượt hơn, vì kiến sinh, nên gọi là kiến thủ, không đồng với luận Tiểu thừa. Trong sự tổn giảm có bốn, thì không thí cho v.v…, gọi là chê bai nhân, đó là như Đối Pháp nói, trong đây có năm. Nghĩa là thí cho, ái lạc, tế tự, diệu hạnh và hạnh ác, đồng với chê bai trong quả. Trong chê bai tác dụng, luận Đối Pháp nói: “Không có thế gian này, không có thế gian kia; không có mẹ, không có cha; không có hữu tình hóa sinh, gọi là chê bai tác dụng.” Văn của ba kết luận trong đây:

1. Nói là chê bai tác dụng qua, lại của đời khác, tức là thế gian, nơi này, nơi kia.

2. Giữ gìn tác dụng của hạt giống, tức cha mẹ.

3. Che bai tác dụng nối tiếp nhau, tức hữu tình hóa sinh trong đây. Chính vì cho nên luận này sẽ giải thích, trong tác dụng của sĩ phu có bốn rằng:

a- Qua, lại nghĩa là không có thế gian nơi này, nơi khác. b- tác dụng duy trì thai tạng,chê bai rằng không có mẹ.

4. Chê bai tác dụng của hạt giống dưới, chê bai rằng không có cha.

5. Chê bai nghiệp của đời (hữu) sau, cho rằng không có trung hữu; hữu tình hóa sinh, từ nghiệp của thân (hữu) sau.

Luận này chia ra cha mẹ làm hai, luận Đối Pháp nói là một.

Theo luận này, chia ra rộng lược về tám việc, hai việc sinh ra năm kiến, nghĩa lược qua là hai tăng, giảm; rộng là tám, đó là mỗi thứ tăng giảm đều có bốn, sinh ra năm kiến. Lại, dựa vào sáu mươi hai việc, sinh ra hai kiến. Có bốn biên thường; một phần bốn thường trong sáu mươi hai kiến. Tướng “có” mười sáu; tướng “không” đều chẳng phải đều có tám. Hợp lại, có bốn mươi kiến, dùng thường kiến trong chấp kiến làm thể. Bảy kiến đoạn diệt. Dùng đoạn kiến trong Biên kiến làm thể. Có mười lăm kiến khác vì dùng tà kiến làm tánh.

Nghi, dựa vào sáu việc sinh:

1. Nghe pháp bất chánh, trước sau trái nhau. Ngờ vực nhau về lý đã nói là đúng hay chẳng đúng.

2. Nhận thầy tà hạnh nghi hành vi của thầy mình là tà đạo.

3. Chấp những điều tin nhận, với ý kiến khác nhau nghĩa là điều mà ngoại đạo tin nhậnđiều xuất phát từ mọi ý kiến bất đồng. Nghi ngờ mục tiêu mà họ hướng đến chẳng phải chân rốt ráo?

– Tánh tự ngu si, thô lỗ, do đó sinh ngờ vực.

  1. Pháp tánh thật sâu xa, vì chưa hiểu rỏ nên sinh nghi.
  2. Đối với giáo pháp rộng lớn, vì chí lui sụt nên sinh nghi.

Trong môn khác nhau. Pháp sư Cảnh nói: “ khởi hoặc”trong nhiều năm, gọi là địa vị tán. Cũng có thể do các triền của cõi Dục ràng buộc, nên gọi là địa vị tán loạn. Phiền não Phạm giới, gọi là phiền não của địa vị can ngăn, ăn năn. Đến khi già, bệnh mà khởi phiền não, gọi là phiền não của địa vị yếu kém. Phiền não của địa định, gọi là địa vị chế ngự, khuất phục. Cũng có thể hàng phục rồi lùi lại, khởi phiền não. Lìa “hoặc”của Địa dưới, khởi hoặc của Địa trên, gọi là phiền não của Địa vị lìa trói buộc.

Pháp sư Thái nói: “Thứ mười một là địa vị thọ giới chứa phát tâm. Thứ mười hai là đã phát tâm thọ giới. Đã có phạm giới, bị người khác bàn bạc, nêu tội, rồi tự ăn năn sửa đổi. Là đã có “hoặc” trong địa vị này.

Thứ mười ba, tu quán bất tịnh v.v… để hàng phục “hoặc” yếu kém thường hiện khởi.

Thứ mười bốn, đã được đẳng khởi của sáu hạnh thế gian hàng phục tu hoặc, nhưng vẩn có kiến hoặc.

Thứ mười lăm, đã được đối trị của kiến đạo lìa trói buộc, nhưng vẩn có tu hoặc hiện khởi.

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Đây tức như mười lăm thứ trong các thiện ở trước, theo thứ lớp phối hợp, đều được lập một nghĩa tăng thượng, gọi là chẳng phải khắc thể. Như môn trong, gọi là nhàm chán tai hoạn. Kiến đạo, gọi là “trì”; Tu đạo gọi là phần xa.”

Kế là, nói về tùy y xứ của “hoặc” có chín:

  1. Xoay vần ở chung, nghĩa là ở chung, phần nhiều sinh giận hờn.
  2. Xoay vần nêu nhau: Vì nêu lên tội của mình, nên sinh phiền não che giấu.
  3. Nhân lợi dưỡng mà sinh ganh ghét.
  4. Dựa vào lối sống bất chính (tà mạng), mà sinh giả dối, nịnh hót.
  5. Dựa vào cử chỉ không kính tọng tôn sư, rồi sinh kiêu hãnh, buông lung.
  6. Nhân không nhẫn nhục sinh ra hại.
  7. Phá giới tăng thượng, không khởi hổ, thẹn.
  8. Phá tâm tăng thượng.
  9. Làm hư hỏng tuệ tăng thượng, nên sinh mười hai thứ “hoặc” khác”.

Hỏi: Sự kính trọng lấy hổ thẹn làm thể, không cung kính lấy hổ thẹn làm thể. Nay, sao lại nói không kính trọng tôn sư mà sinh tâm kiêu ngạo ư?”

Luận sư Bị nói: “nói rộng luận nêu ra thể, đại khái có hai nghĩa:

1/ Hai pháp dịch đúng để nêu ra thể, nghĩa là cung kính, lấy sự xấu hổ làm thể không cung kính, lấy không xấu hổ làm thể.

2/ Chủ thể trị, đối tượng trị trái nhau để phát ra thể, nghĩa là không kính trọng tôn sư, tức gọi là kiêu ngạo; nên không có trái nhau.

Trong môn Tự tánh, đầu tiên, nói về tự tánh sau thuộc về y xứ. Trong tương ưng. Pháp sư Cảnh nói: “Trong đây nói không có hổ, thẹn (vô tàm quý) tương ưng với tất cả bất thiện, trong khi quyển năm mươi ba lại nói về thể của bất luật nghi, chỉ nói rằng: “Tư, Nguyện bất thiện, bất tín, (lười biếng) Vong niệm (quên); tán loạn và ác tuệ, đều là căn bất thiện, không nói vô tàm, quý, ở đây tức vô tàm, quý chưa hẳn tương ưng với tất cả pháp bất thiện. Cũng có thể ở chỗ kia vì không có hổ thẹn, ở trong pháp bất thiện. Nhất định có điều dể hiểu, nên không nói. Lại, trong đây lược qua không luận về Tầm, Từ tương ưng với ba tánh.”

Luận sư Trắc nói: “Hai pháp Tầm, Từ hoàn toàn là hư hỏng, vì lược qua nên không nói.”

Pháp sư Thái nói: “Hôn trầm, trạo cử, vì hai thứ này không đồng nhau, nên không tương ưng. Lúc “cử” tùy phiền não khác tương ưng với “trạo”; khi “trầm” tương ưng với “hôn”, vọng niệm, tán loạn; bất chánh tri là phần si; ông nói là tương ưng với tất cả tâm nhiễm. Pháp sư Khuy Cơ nói: “Năm pháp hôn trầm, trạo cử; bất tín, lười biếng; buông lung thường tương ưng chung với tất cả phẩm nhiễm ô”. Như văn quyển năm mươi tám dưới luận này, theo văn dưới đây nay lại thêm: Hôn trầm, điệu cử; tà dục, thắng giải là mười đều cùng khởi với tất cả nhiễm, vì sao ba đoạn văn này trái nhau?

Lại có một giải thích: “Đoạn văn của quyển năm mươi lăm này về Đối Pháp quyển sáu cùng mười thứ dưới đây không đồng nhau. Nghĩa là nay, văn này y theo ở năm căn tín và trái với trong thiện, tức nói là tương ưng, cho nên, năm thứ như Tín v.v… và buông lung là sáu, nói là phẩm nhiễm đều cùng có.

Hai pháp hôn trầm, trạo cử dù luôn chung cho cả định tuệ có chướng ngại. Sinh ra pháp trái nhau thô, tế, nhưng vì hôn trầm thì thấp, điệu cử thì cao, nên chẳng phải trái lại trong thiện, vì thế, nên xứ này có sáu: ba thứ đồng với luận Đối Pháp, còn ba thứ kia thì không đồng, không có hôn trầm, trạo cử.

Tà dục, Thắng giải trong văn dưới của luận Đối Pháp, là y theo một phần trong biệt cảnh mà có, cho nên chỗ này không nói, vì chỗ này, hai mươi tùy “hoặc” không có dục thắng giải.

“Nếu vậy, vì sao lại nói ba pháp: Vong niệm, tán loạn và tuệ ác đều cùng có với các tâm, vì đây là biệt cảnh”.

Đáp: “Vì đây là chung cho phần biệt cảnh, cũng là phần căn bản si, nên văn dưới đây nói: “Vong niệm; tán loạn và ác tuệ là phần vị si, đó là lý do cũng nói tương ưng.”

“Nếu vậy, tức văn dưới đây nói: “Phú, cuống, siễm, miên, ác tác, đều là phần vị si, vì sao không nói là tương ưng?”

Nghĩa là: “Vì phân biệt cảnh sinh, ở đây vì chủ yếu “duyên”riêng cảnh ô nhiễm sinh, nên không nói là đều khởi. Dục, Thắng giải cũng vậy, đều có hai phần, nên trong đây không luận. Đó là lý do hoàn toàn không có dục, thắng giải.

Trong đây chỉ sáu ý, Đối Pháp năm. Nghĩa là ba pháp như bất tín v.v… đồng với cách giải thích của luận này. Nhưng vì tướng thô, tế của hai pháp hôn trầm, trạo cử trái nhau, nên luận này không nói. Luận Đối Pháp cho rằng: “Được định, tuệ đều cùng khởi, vì đối tượng chướng ngại đồng thời, nên tướng tế của hôn trầm, điệu cử kia có thể che lấp, cũng là thể đồng thời sinh, cho nên nói là hôn trầm, trạo cử”. Tuy nhiên, ba pháp vong niệm; tán loạn và ác tuệ mà luận Đối Pháp nói, vì là phần biệt cảnh, nên luận ấy không nói. Vả lại vì không có tà dục, tà thắng giải, nên chỉ lập hai mươi tùy “hoặc”. Sở dĩ không có hai pháp dục, thắng giải chỉ có hai mươi, là vì như ở trước đã hội ý với một giải thích trên đây, nếu tâm nhiễm đều có, như mười pháp của văn sau là quyết định. Do nghĩa ở trước cho nên, các luận đều giải thích hoặc sáu, hoặc năm. Lại giải thích: “Văn dưới đây dù nói rằng: “Với mười pháp đều có, nhưng chưa hẳn là tất cả đều cùng chung, vì sao, v.v… là?”

Dục “duyên” mong cầu ở vị lai; niệm “duyên” quán tập trong quá khứ, làm sao hai pháp này có thể đều cùng sinh? Tướng trầm thì tối tăm, thấp, tướng trạo thì đưa lên cao. Hai pháp thấp cao trái nhau. Đã trái nhau, thì làm sao đều sinh? Bốn pháp dục, giải, trầm, trạo đã không được cùng nhau sinh, nên ở đây, y theo văn các luận đều nói: “Chỉ có sáu là hơn, vì chủ yếu phải đều sinh luận Tạp Tập cũng thế, chưa hẳn là đồng thời sinh. Đối tượng chướng ngại định, tuệ đồng thời, trầm, điệu đều cùng lúc khởi đã trái với pháp thiện, đã đều cùng khởi với ba pháp như bất tín v.v…, nên nói là “câu”. Đối tượng chướng ngại đã trái với đều cùng khởi, nên nói là năm pháp, thật ra chưa hẳn đều sinh? Các văn nói sáu ở đây là quyết định; mười lăm pháp khác, đều y theo ở nghĩa riêng, hội ý ở đây là hơn.

Thùy miên, ác tác, tương ưng với ba tánh, vì hai pháp thông qua ba tánh, nên là phần si, nghĩa là vì nói trong triền, nên chỉ tánh bất thiện, là nói phần si.

Còn lại bất tương ưng, nghĩa là như ở trước đã nói: “Giận, hờn “duyên” sự ở chung sinh “khởi’, há không tương ưng ư?”

Nghĩa là: “Cảnh, sự đồng, nhưng quá khứ, hiện tại khởi riêng, cho đến tất cả pháp còn lại, như sự thích ứng. Các pháp này, như quyển năm mươi tám nói: “Hai xứ khởi tùy phiền não v.v… ”. Đoạn văn này có nhiều khác nhau, cần xét kỹ.

Trong giả, thật. Pháp sư Cảnh nói: “Trầm, là luận về là giả, thật, nói có hai đường:

1/ Y theo ở phần phiền não căn bản này, nói là giả, nhưng, đều có tự thể riêng từ hạt giống sinh, tức được huân tập hạt giống riêng. Làm sao biết được? Vì trong thuyết tùy phiền não có Độc đầu khởi và tương ưng khởi. Lại, nói vô tàm, vô quý tương ưng với tất cả tâm bất thiện; sáu pháp như bất tín v.v… tương ưng với tất cả tâm nhiễm ô.

2/ Nói Tùy “hoặc” là giả, nghĩa là không có tự thể riêng, tức y theo ở nghĩa khi Bản “hoặc” khởi, nói là Tùy “hoặc”, như nghĩa lúc sân kia khởi, nói là phẫn, hận, não, tật, hại v.v…. Lại, về nghĩa lúc tham khởi, nói là san (keo kiệt), kiệu, điệu cử; tùy theo nghĩa mạnh mẽ, nghĩa là nói là Độc đầu. Nghĩa yếu ớt, nói là tương ưng. Nếu theo nghĩa này thì lúc tùy “hoặc” khởi, tức là Bản “hoặc” tự huân tập thành.”

Dù có hai giải thích, nhưng cách trước là tốt, vì trước, sau đều nói là tham không cùng có chung với sân, điệu cử là phần tham. Nếu phân biệt nghĩa vui say tham mà nói thì làm sao nói được đều có chung với sân? Vì tức y theo nghĩa tham để nói điệu cử. Vô tàm, vô quý, bất tín, biếng nhác là vật thật có. Bốn pháp này y theo trái với bốn số trong thiện, nên nói là thật.’

“Nếu vậy, hại trái với bất hại, sao gọi là giả?”

Đáp; “Bất hại là giả. Nay trái với bất hại là hại, ha được là thật ư? Lại, điệu là phần vị tham, làm sao tương ưng với tất cả phiền não được?”

Giải thích: “Chính vì y theo ở nghĩa tham có nghĩa xao động đậy không ngừng nên nói là điệu, tức nghĩa này tương ưng với thể.”

“Nếu vậy, Lý này thật sự có, nhưng về tướng mạo của tham dục, điệu cử giao động này mạnh, nên nói riêng điệu cử là phần tham kia. Hai thứ Tầm, Từ cuối cùng đều là giả có. Y theo vào thuyết nói rằng: “Nếu Tư là Thể của Tầm, Từ, thì nay nói là phần gia hạnh v.v…, tức là ý tứ khởi nghiệp ngữ làm gia hạnh trước và phần tuệ, nên đều là giả có.”

Pháp sư Thái nói: “Bốn pháp như Vô tàm v.v… là thật có, như  luận Đối Pháp nói: “Phẫn v.v… đều là giả có. Vì sao trái nhau?”

Một cách giải thích: “Vì Luận Đối Pháp kia y theo chung mà nói, nên nói phẫn v.v… đều là giả. Luận này vì y theo ở sự thật để luận, nên bốn pháp này đều là thật. Lại, giả có nhiều đầu mối: hoặc không có tự thể, gọi là giả, như sự phẫn nộ v.v…, sự thành tựu có thể dùng tự thể riêng, từ hạt giống sinh, phải nương tựa nhau. Pháp tham, sân khởi, gọi là giả, như vô tàm v.v… này.”

Luận Đôi pháp kia vì y theo vào nhau mà khởi, nên ở môn giả, còn luận này y theo ở nghĩa hạt giống có riêng, do đó, điều này nên vặn hỏi: “Nói là Vô tàm, quý là hai, tất cả tâm bất thiện có chút phước có thể thế, bất tín v.v… cũng trái ngược trong thiện đến, vậy sao bất tín, lười biếng lại là thật? Há vì trái với trong thiện đến là thật hay sao? Đến trong biệt cảnh v.v… kia vì sao chẳng phải thật?”

Nghĩa là: “Như thế các pháp như biệt cảnh kia v.v… có cả ba tánh. Trong đây dù có tùy phiền não như bất thiện nhiễm ô, nhưng vẫn là tánh bất thiện trong biệt cảnh v.v…. Tín trong thiện này của người kia là tín bất chính trong tùy “hoặc”. Tinh tấn trong thiện biếng nhác của tùy “hoặc”. Vậy cái gì là một phần? Cho nên biết trái với thiện đến (có), đều là có thật? Như vậy thì buông lung làm sao giải thích?”

Nghĩa là: “không buông lung trong thiện căn bản hãy còn là giả, huống chi buông lung trong bất thiện?”

Năm môn sau đây, so sánh nói, trong văn không luận đến.

Dưới đây là thứ ba, sẽ dùng chín môn để phân biệt về bốn uẩn vô ký:

Y, xứ có bốn v.v… Pháp sư Cảnh nói: “Nghiệp đã dẫn sinh, nghĩa là Dị thục sinh này dựa vào nghiệp “năng dẫn”.

Sinh xong nếu đi, đứng: là oai nghi lộ. Đại khái nêu đi và ở trong bốn oai nghi. Cũng có thể ra ngoài Già-lam, cầu xin áo cơm, có bốn oai nghi, gọi là chung là hành (đi). Quay trở lại đến chỗ cũ, có bốn oai nghi, gọi là chung là trụ (ở).

Nếu nuôi thân mạng là xứ công xảo. Nếu Tam-ma-địa, nghĩa là từ định khởi giáo hóa. Pháp sư Khuy Cơ nói: “Có tâm Dị thục sinh có cả ba tánh, chẳng phải thuộc về trong ba tánh này mà chỉ thuộc về trong Dị thục, thì có cả ba tánh, năm uẩn, vì đều sinh ra từ pháp Dị thục Lạida. Nếu công xảo, oai nghi thuộc về gia hạnh trung dung thì được là vô ký. Nếu tích cực tu tập, tức là thiện. Nếu do tâm ác khởi, là bất thiện. Vì biến hóa thuộc về gia hạnh đùa giỡn, nên là vô ký. Vì mục đích lợi người mà khởi biến hóa là thiện.”

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Y theo bốn nghĩa thật đều có cả ba tánh. Nay y theo báo chung để luận, nên nói rằng: “uẩn Dị thục sinh”. Ba thứ dưới đây đều có tướng mạo, vì phân biệt khác, nên nói rằng: “Nếu nói trung dung v.v… ” là phân biệt.

Trong tương ưng. Pháp sư Cảnh nói: “Những việc bằng thủ công khéo léo như đan trướng mỏng, quay tơ, dệt vải trong oai nghi gia hạnh, đây gọi là oai nghi trong một thân nghiệp, cũng gọi là công xảo.

Một sát-na Tâm, cũng là nghĩa có đủ hai thứ. Pháp sư Khuy Cơ nói: “Như giả thật dưới đây nói rằng: “Các tâm vô ký được lập bày “có” ở trên tâm Dị thục sinh, vì sao ba vô ký này không nói là tương ưng với tâm Dị thục ư?”

Về nghĩa “có” trong đây, nếu oai nghi, công xảo, nhất tâm, phát hai cảnh, nếu tâm Dị thục v.v… đặt ra ba vô ký thì không như thế, cho nên không trái.

Trong giả, thật. Ngài Tam Tạng nói: “Bốn thứ vô ký, nếu vì cứ theo đối đãi danh ngôn, nên gọi là giả có, đều là giả có. Theo đối đãi với danh ngôn, đều gọi là thật có. Nay, lại y theo ở môn đối đãi danh ngôn, nên nói là giả có.”

Pháp sư Cảnh nói: “Nhân là thiện ác; quả là vô ký. Nhân khác mà thục, gọi là Dị thục. Đây gọi là thật có. Dù nghiệp báo đáp khởi, nhưng chẳng phải nối tiếp nhau, vì có đối tượng phân biệt, nên gọi là Dị thục sinh, tức gọi là cái có của thế tục, nghĩa là giả lập nghĩa Dị thục sinh trong bốn uẩn Dị thục, gọi là có thế tục. Ngoại trừ Dị thục, đối với gia hạnh khác, đã sinh ra biến hóa; công xảo và oai nghi được giả lập trong uẩn do gia hạnh sinh, gọi là thế tục hữu, không bỏ ba vô ký. Trong bản thức đều cùng có một loại hạt giống danh ngôn của bốn uẩn vô ký gia hạnh. Từ hạt giống này lúc sinh hiện hành bốn uẩn kia, tùy việc làm của bốn uẩn đó, tức giả kiến lập, được gọi là tên oai nghi và công xảo v.v…, gọi là thế tục hữu. Cho nên ở đoạn văn trước chỉ ghi nhận chung một phần hạt giống vô ký được gọi là hạt giống thành tựu, không nói là có riêng hạt giống oai nghi, công xảo v.v….”

Kế là, nói về tự tại thành tựu “Nói là hạt giống thiện phương tiện, lại nói chung và một phần hạt giống vô ký gia hạnh, gọi là tự tại thành tựu, trong đó, đều có tự thể riêng của vật thật. Lại, nói rằng tâm của bốn vô ký đều giả đặt ra ở trên cảnh biến hành, phải biết tất cả đều là thế tục hữu.”

Pháp sư Thái nói: “Bốn uẩn Lại-da và uẩn tương ưng là Dị thục, nên nói rằng: “Các uẩn thuộc về Dị thục”. Ba pháp oai nghi, công xảo và biến hóa là tâm phương tiện nên nói là gia hạnh. Ba tâm gia hạnh được giả đặt ra trên Dị thục sinh, nên là giả có. Sắc của bốn uẩn kia ở trên bốn trần của Dị thục mà giả đặt ra, nên cũng là giả có.”

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Các uẩn thuộc về Dị thục, nghĩa là pháp tâm, tâm sở v.v… đồng thời, tức như số v.v… đồng thời của thức thứ tám và trong gia hạnh khác nhau của tâm mà giả đặt ra, nghĩa là tâm Dị thục trụ ở pháp vận chuyển sinh, chẳng phải gia hạnh riêng. Nếu ba tâm gia hạnh vô ký phát thì nói là gia hạnh tâm. Vì quả đặt trên tâm Dị thục sinh, cho nên là giả có.”

Hỏi: “Nếu vậy, tức tâm vô ký chẳng phải cái có của Thể có riêng. Tâm Dị thục sinh là nhậm vận tâm này cũng là vô ký, vừa là gia hạnh, sao giả đặt ra ở trên ư?

Đáp: “Vì là một loại hạt giống của danh ngôn, ngoài hạt giống danh ngôn của ba Dị thục khác, ba tâm vô ký khác không có hạt giống sinh riêng. Bốn trần như oai nghi v.v… kia vì giả đặt ra trên năm trần của Dị thục, nên nói là giả”.

Hỏi: “Lại, trong thân nghiệp có hương v.v…, chẳng phải là thể của thân nghiệp. Vì lẽ gi có bốn trần trong oai nghi v.v… đều là thể của thân nghiệp kia ư?”

Nghĩa là: “Nếu thân đều hữu biểu, thì chỉ sắc có thể đúng. Các vô biểu như hương v.v…, biểu thị sắc chẳng phải tướng sáng suốt, vì hương v.v… tối tăm, nên không phải trong giới oai nghi kia đều là tâm dẫn sinh, chẳng phải như thân nghiệp đều có hương v.v…, chẳng phải là tâm dẫn sinh, không được so sánh.”

Luận sư Trắc nói: “Tất cả vô ký đều là Dị thục sinh. Cho nên, Dị thục được gọi là vật thật có. Ba vô ký khác ở trên Dị thục, tùy nghĩa giả nói, nên gọi là giả có. Trong ba phẩm:

1/ Y theo chung bốn thừ vô ký kia, để nói về ba phẩm.

2/ Y theo riêng trong bốn vô ký, mỗi vô ký đều có ba phẩm. Pháp sư Cảnh nói: “Văn này chính là đoạn y theo ở nghĩa khác nhau để nói về ba phẩm. Lại, biết rằng Lại-da ba cõi có thô, tế, dựa vào mười hai sự trong môn sự như Địa, văn, tư, ở đoạn cuối quyển mười lăm đã nói, trong khác nhau rằng: “Nếu vì mười hai việc khác nhau của xứ công xảo v.v…, tức mười hai trong môn sự trên. Mười hai sự ấy nói: Công nghiệp, minh xứ có mười hai xứ công nghiệp (lĩnh vực công nghiệp), nghĩa là kinh doanh nông nghiệp, công nghiệp, thương hộ công nghiệp v.v….”

Tám thứ biến hóa: Pháp sư Cảnh nói: “Phàm phu là một, Thanh văn, Độc giác hợp làm một; Bồ-tát là một và đức Như lai là một. Bốn người như thế vì đùa giởn. Nên khởi biến hóa của thân ngữ. Lại, vì mục đích lợi người, nên khởi thân ngữ biến hóa, nên thành tám thứ.”

Pháp sư Thái nói: “1- Phàm phu; 2- Thanh văn; 3- Độc giác; – Bồ-tát Như lai, mỗi vị đều có sự đùa bỡn vì lợi cho người cho nên có tám”.

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Tức kết hợp Độc giác, Thanh văn làm một; hoặc có thể kết hợp Bồ-tát với Phật làm một”.

Trong bốn đều có hai. Nghĩa là như luận nói: “Vì đùa bỡn, vì người khác nên làm. Dù có thiện, vô ký không đồng, nhưng vì đều là biến hóa, nên thành tám thứ. Lại, biến hóa không là tâm, do chẳng phải người khác có thể làm, chỉ thân, ngữ có thể biến hóa. Bốn người này đều có biến hóa thân, ngữ nên chia làm tám.”

Nếu theo giải thích đầu thì làm sao phàm phu vì gốc thiện biến hóa, nên tâm biến hóa thiện? Nếu theo như cách giải thích sau, thì luận nói rằng: “Vì đùa bỡn, vì lợi ích cho người”, với ý muốn phân biệt thiện, vô ký, nên chia làm tám. Do đó không được lấy cách giải thích sau làm hơn. Như giải thích trước, phàm phu vì tâm biến hóa thiện, thì đâu có trở ngại khó khăn gì? Theo giải thích trước thuận với văn là hơn.

“Nếu vậy, vì sao đức Như lai có tâm vô ký? Nên biết cách giải thích sau nói thân, ngữ là vượt hơn, bởi việc đùa bỡn vì lợi ích cho người, thì không nên phân biệt bất thiện, vô ký, chỉ nên nói “Do lợi ích cho người v.v… nên đều có thân, ngữ.”

Thân ngữ là hai, lại chia thành tám, nghĩa là Thanh văn, Độc giác, Bồ-tát, mỗi vị đều có hai: là vô ký và thiện. Đức Như lai chỉ có thiện; phàm phu, vô ký, nên có tám”.

Luận sư Trắc nói: “Bốn người tức là bốn thứ: Dạo chơi, lợi người, thân, ngữ làm bốn hỏi đáp.”

“Nếu vậy, lợi người vì sao gọi là vô ký?”

Giải thích: “Môn sai khác này vì nói rộng về chủng loại, nên ba tánh thô, nói là do sự khác nhau này, tức vì thuộc về sự khác, nên không phân biệt. Pháp sư Cảnh nói: “Dạo chơi, vì người khác, khởi biến hóa vô lượng, nên không thể mỗi việc đều nói rộng về các tướng mạo ấy, chỉ nêu lân tám thứ, tức bao gồm sự khác, nên không nói riêng.”

Pháp sư Thái nói: “Do biến hóa khác nhau, tức thuộc về sự nghiệp vị tha của Đức Như lai, nên không nói riêng.

Lại, Dị thục sinh hoàn toàn vô ký, nghĩa là y theo ở nhân, quả nhậm vận mà đáp.

Hai, ba có thể được, nghĩa là oai nghi, công xảo có cả ba tánh. Một có hai thứ. Nghĩa là biến hóa chỉ có thiện, và vô ký.” Luận sư Trắc nói: “Theo văn này, Dị thục có ba:

1. Dị thục tức thức Lại-da.

2. Dị thục sinh tức là nghiệp thiện, ác đã chiêu cảm sáu thức.

3. Từ Dị thục sinh có cả ba tánh, tức đoạn văn trước nói rằng: “Cac uẩn thuộc về Dị thục và vì trong khác nhau của tâm gia hạnh mà đặt ra, nên tất cả đều giả có.

Kế là phân biệt oai nghi, công xảo là thiện và biến hóa nhiễm là thiện, chứ chẳng phải lý do tại sao nhiễm? Không bàn đến vô ký, vì trước đây đã nói. Sinh đắc biến hóa chung cho ba tánh. Nay vị quả của công định, nên nói hai tánh, không nói hai môn sau trong chín môn vì pháp vô ký chẳng phải pháp thiện, nên không gọi là đức, vì chẳng phải là pháp nhiễm, nên cũng không gọi là mất, cũng không phải là chủ thể trị, đối tượng trị.

Trên đây, trong uẩn thiện xảo có ba:

  1. Dùng sáu môn để phân biệt.
  2. Lấy hai môn danh, sắc để phân biệt hai đoạn văn xong.

Dưới đây là thứ ba. Về sau, sẽ dùng các môn để nói rộng trong năm uẩn, trong đó có năm:

  1. Đem Đế lý đối chiếu với uẩn, có cả thiện, ác.
  2. Y theo bất tương ưng hành để nói về phần vị uẩn.
  3. Dùng các môn nhằm phân biệt năm uẩn.
  4. Giải thích nghĩa uẩn và tương ưng.
  5. Phá chấp của người ngoài.

Trong phần trước có ba:

  1. Nói về đế lý, thuộc về tướng uẩn.
  2. Nhân lời nói, mà biện minh rộng nghĩa bốn đế.
  3. Phá tà, nói chánh.

Trong phần đầu, diệt đế tạo ra sự so lường riêng, chung của uẩn, vì không tương ưng, như Tỳ-bà-sa nói.

Kế là nói về đoạn văn bốn đế, chia làm sáu:

  1. Nói mười sáu hạnh.
  2. Nói thứ lớp Đế.
  3. Nói về nghĩa Đế.
  4. Y theo bôn Đế, để phân biệt hai đế.
  5. Nói về biết đoạn, chứng, tu.
  6. Nói về quán đế hiện.

Trong phần đầu có ba:

  1. Nói về mười sáu hạnh.
  2. Nói về mười hạnh.
  3. Nói về ba minh.

Mười sáu hạnh, thuộc về ba môn giải thoát.

Trong phần trước, “duyên” bốn Đế kia, mỗi đế đều có bốn hạnh. Bốn công hạnh khổ đế vì đối trị bốn điên đảo v.v…. Pháp sư Cảnh nói: “Đầu tiên, một hạnh chữa trị một đảo đầu, nghĩa là vô thường trị đảo thường. Kế là một hạnh chữa trị hai đảo kế, nghĩa là hạnh khổ trị đảo vui. Đã biết là khổ, tức biết bất tịnh, cũng là đảo tịnh khác. Hai công hạnh sau đối trị một đảo sau, là hạnh “không vô ngã”, đồng đối trị ngã điên đảo.”

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Một hạnh đầu đối trị một đảo đầu, nghĩa là khổ trừ vui. Vô thường đối trị hai, nghĩa là chấp thân tịnh và tâm thường.

Hai hạnh sau đối trị một, nghĩa là hạnh không vô ngã đối trị chấp ngã. Lại, một hạnh đầu vô thường đối trị tâm thường; khổ đối trị thân lạc, tịnh và lạc đảo. Ngoài ra đồng với trên.”

Bốn đảo này và bốn đảo trong quyển trước, theo thứ lớp phân biệt:

“Vì sao khổ hạnh đối trị với hai ư? Vì kiến, giới thủ, ngoại đạo chấp là nhân tịnh vượt hơn, nên đối với đó khởi tham. Thư ở tám trước với đây cả hai đều tham, vì dứt trừ tham này, nên kết hợp thành một khổ hanh, trừ lạc, tịnh, tức hai thủ: Kiến, giơi. Nhóm họp bốn hạnh dưới, do có bốn ái nên bình đẳng. Pháp sư Cảnh nói: “Bốn ái là thể của tập đế vì dựa vào bốn ái, thể của tập đế này, nên nhóm họp bốn hạnh, nhân tụ hợp sinh ra duyên. Không được nói nhân hạnh thực hành quán ái nào đó, cho nên “duyên” hạnh quán ái nào đó v.v…, vì bốn ái kia, mỗi thứ ái đều có lý nhân tu tập sinh duyên bốn thứ.”

Hỏi: “Đoạn văn của Bản địa phần nói về thể của ba trái ngược (đảo): “Tâm, tưởng và kiến, hai thứ kiến chung đều có bốn đảo. Tâm đảo là ái chỉ có lạc, tịnh.” Nay, văn luận này nói: “Do sự khac biệt của ái thường, lạc, ngã, tịnh, nên kiến lập sai khác, là tức tâm đảo có cả ngã thường, sao lại nói là chỉ lạc, tịnh ư?”

1. Do ái làm duyên lập nên ái của hữu sau v.v…, nghĩa là do ái “thường” kia làm duyên cho quả báo vị lại của ái, lập nên ái của hữu (thân) sau.

2. Do ái “lạc” làm duyên cho cảnh đã được ở hiện tại, đắm mê không bỏ, kiến lập hỷ, tham đều hiện hành ái.

3. Do ái “tịnh” làm duyên, đối với cảnh chưa được, thấy là tịnh, đeo đuổi, mong cầu, nên lập sự hy vọng ái “lạc” kia.

– Do “ngã ái” sau cùng làm duyên kiến lập ái riêng. Ba ái còn lại, đều có tên khác, nghĩa là ái, hỷ, tham của thân sau đều hiện hành ái của hỷ, lạc kia, chỉ có ái này, trực tiếp gọi là riêng ái, nên gọi là “Độc ái”.

Phải biết rằng ái này theo đuổi tự thể, nghĩa là khuyên ta nên biết “ngã ái” vì thường tiêm nhiễm hiện thân, nên nói rằng: “Theo đuổi tự thể”.

Lại sao nói là ái thường giữ gìn, tự thể? Vì đây là nói về ái riêng. Ái biểu hiện ở thân mình mà khởi theo đuổi, gìn giữ hiện thân.

Tóm lại, ái của hữu sau, tìm kiếm tự thể đương lai. Hai ái còn lại, chấp mắc năm trần hiện tại, vị lai.

Pháp sư Thái nói: “Ngã ái” được lập riêng làm thể ái, nên gọi là “Độc ái”.

Trong phần nói về mười hạnh, văn được chia làm bốn; 1- Nêu chung mười hạnh. Giải thích sơ lược về hai hạnh kia.

  1. Dùng mười hạnh và ba khổ thuộc về nhau.
  2. Nói về tám khổ với ba khổ thuộc về nhau.

– Nói bốn khổ với tám hạnh thuộc về nhau.

Đầu tiên, nói rằng: “Như địa Thanh văn đã ghi nhận mười hành tướng như hư hoại v.v…. Pháp sư Cảnh chép: “ Như quyển ba mươi bốn nói: “Dùng mười hạnh kia thuộc về bốn hạnh khổ ở dưới. Lại nữa, dùng tướng khổ đế trong bốn hạnh, nghĩa là thuộc năm hạnh vô thường.

  1. Hạnh Đổi khác
  2. Hạnh diệt, hoại.
  3. Hạnh chia lìa.
  4. Hạnh pháp tánh.
  5. Hạnh hội hợp.

– Khổ hạnh thuộc ba hạnh:

  1. Hạnh kiết ràng buộc.
  2. Hạnh không đáng ưa thích.
  3. Hạnh không yên ổn.

“Không hạnh” thuộc về một hạnh, nghĩa là hạnh “Vô sở đắc”(không có cái được). “Hạnh Vô ngã”, thuộc về một hạnh, nghĩa là hạnh không tự tại.

Nay, đoạn văn này nói hạnh vô sở đắc là sao? “Nghĩa là nêu một hạnh kia để nói về hạnh vô sở đắc, nhằm làm sáng tỏ “không hạnh”;

nghĩa là chỉ có căn, chỉ có cảnh giới; chỉ có sắc uẩn; chỉ có thọ do kia sinh, nghĩa là chỉ có căn sinh ra thọ uẩn; chỉ có thọ uẩn kia sinh ra tâm; nghĩa là chỉ có căn, trần mới sinh ra thức uẩn. Chỉ có chấp ngã, tưởng của ngã, nghĩa là chỉ tưởng uẩn chấp ngã, ngã sở (cái ngã có); chỉ có chấp ngã, ngã kiến; chỉ có hành uẩn, chủ thể chấp ngã kiến; chỉ có ngã, ngôn thuyết hí luận của ngã; chỉ có chấp giả dối; khởi ngôn thuyết hí luận của ngã”.

Kế là, nêu hạnh không tự tại, thuộc về hạnh vô ngã v.v… Pháp sư Khuy Cơ nói: “ Chỉ có chấp ngã, tưởng ngã và trường hợp thứ bảy, tưởng uẩn của ngôn thuyết hí luận. Do lúc tưởng khởi chấp giả dối ngã, rất có thể chấp lấy giả dối của cảnh tượng.

2- là nêu hạnh ràng buộc hạnh không đáng yêu; và hạnh không yên ổn đầu thuộc về hạnh khổ. Do hành tướng của trói buộc và biến đổi, hư hoại tăng thượng mà khởi lo rầu, phải biết là tánh chất của khổ hoại, nghĩa là “duyên” đối tượng hư hoại, nẩy sinh đau khổ, tất nhiên do ràng buộc. Nếu người lìa dục thì nỗi lo buồn sẽ dứt ngay.”

Người ngoài nói: “Tức lạc thọ hư hoại, gọi là khổ hoại, thì cần gì phải lấy hạnh kiết ràng buộc để thành khổ hoại. Nay, vì chẳng phải chấp này, nên nói rằng: “Chẳng phải chỉ đổi thay hư hoại v.v… ”, nghĩa là người chứng quả Bất Hoàn lìa dục, xả lo âu, dù gặp phải niềm vui hư hoại, vẫn không cảm thấy lo lắng sầu não. Do có ràng buộc, ràng buộc “duyên” hư hoại, sinh lo nghĩ gọi là khổ hoại. Nếu các hành cõi Sắc, thì tức hư hoại là khổ, gọi là khổ hoại, vì cõi ấy không duyên hư hoại, lo rầu gọi là nghĩa khổ hoại.

Do hạnh không đáng yêu thuộc về khổ khổ. Nghĩa là khổ thọ tức là dụng, thể của khổ là tự tướng, nên nói là khổ khổ, kể cả chủ thể sinh ra căn, cảnh của ái này và pháp tương ưng. Vì thuận theo khổ thọ, nên gọi là tánh khổ khổ. Nói hạnh không đáng yêu ở đây, nghĩa là lấy chung giúp đỡ tương ưng với khổ thọ gọi là khổ khổ.

Do hạnh không yên ổn thuộc về khổ hành, nghĩa là khổ thọ của thức A-lại-da và thuận với pháp ái này là thể của hạnh kia. Do mang theo Niết-bàn thô nặng và hai khổ thô nặng. Trước sau theo đuổi hạnh không yên ổn, đó là khổ, gọi là hành khổ. Pháp sư Khuy Cơ nói: “Rằng lạc thọ chẳng phải chỉ khi đổi thay, hư hoại mới gọi là khổ, mà chính lạc thọ biến chuyển hư hoại và đã sinh ái là khổ hoại, nên người từ quả thứ ba trở lên, đã lìa ái, dù có phải gặp phải cảnh đổi thay hư hoại kia, vẫn không bị tổn hoại, vì họ không có ưu tư. cho nên biết được khổ hoại có cả hai thứ: 1/ Tự tánh của lạc thọ; 2/ Khi niềm vui đổi thay, hư hoại 82 là đại ý trong đây.”

Luận sư Trắc nói: “Như kinh Di Giáo nói: “Nay, trong chúng này, nếu ai chưa vượt qua biển khổ, thấy Phật diệt độ, sẽ có phi diệt. Người đã vượt qua biển khổ, hãy nghĩ rằng: “Đức Thế tôn diệt độ sao nhanh chóng như thế!”

Do đây chứng biết người có phiền não thì có khổ hoại.

3- Nói tám khổ thuộc về ba khổ, lại nữa, bảy khổ đầu, thuộc về khổ khổ, nghĩa là khi ái biệt ly, cầu bất đắc, cũng sinh khổ khổ, nên bảy khổ trước đều thuộc về khổ khổ. Người kia không siêng năng trị phiền não, tịnh diệu, với tâm tham lấy tịnh, nhiễm đồng thời để cho chúng đổi thay, hư hoại, biến hoại là khổ, gọi là khổ hoại. Lại do tâm tham, làm đổi thay hư hoại, khiến cho thọ khổ, gọi là khổ hoại. Sau cùng, một hành khổ thuộc về khổ. Nghĩa là thủ uẩn là hành, hành mang theo sự thô nặng, không yên ổn. Lại, bảy khổ trước nhập chung thứ tám, thuộc về thủ uẩn, nên bảy khổ trước cũng gọi là khổ hành. Dưới đây sẽ dẫn kinh làm chứng, có hai trường hợp:

1. Nhập tâm biến đổi hư hoại. Nghĩa là Đức Phật thấy rằng chúng sinh nếu khi khởi tham, liền nói với người đó nhập tâm biến đổi, hư hoại, thì sẽ thành phiền não tịnh diệu, thuộc về khổ hoại.

2. “Lại, nói rằng v.v… ” trở xuống, là chứng minh người chưa lìa dục, gặp phải việc biến đổi, hư hoại, liền sinh lo buồn, nên biết phiền não thành sự khổ.

– Trong phần nói về bốn khổ thuộc về tám hành. Pháp sư Cảnh nói: “Nói tám là tám hành, với tám hành này đã nếu là thuộc về bốn khổ gồm:

1. Hành, khổ ban đầu xoay vần thuộc nhau, nghĩa là sinh khổ đầu trong tám khổ, với thể của sinh khổ trong bốn, vì không có rộng hẹp, nên được nhiếp nhau.

2. Có ba hành thuộc về khổ thứ hai, nghĩa là ba hành: già, bệnh, chết thuộc về “duyên’ khổ nội tại này.

3. Có ba hành thuộc về khổ thứ ba, nghĩa là ba hành: oán ghét gặp nhau; yêu nhau phải chia lìa; mong cầu không được, thuộc về “duyên” khởi bên ngoài.

4. Sau cùng, hành của năm thủ uẩn thuộc về khổ thô nặng thứ tư. Pháp sư Thái nói: “Tám khổ sinh diệt, tức gọi là tám hành. Nói “Ở trước nói bốn hành của tập đế, sẽ được sinh quả hôm nay vì bốn khổ khác nhau. Pháp sư Cảnh nói: “Tìm kiếm ái của “hữu” sau, sinh ra khổ này. Ái riêng (độc ái) sinh ra khổ bên trong của duyên này. Hỷ tham đều hiện hành ái (câu hành ái) mong cầu ái của hỷ, tham kia, sinh ra khổ ngoài của duyên này. Bốn ái chung, riêng, sinh ra khổ thô nặng.”

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Hiện đời này chẳng phải một đời riêng. Lại lo nghĩ về cai già đang ẩn náu, nên nêu sự sinh hơi khó.”

Nói về mười sáu hạnh, thuộc về ba môn giải thoát: Trước nói về thuộc về nhau. Sau hỏi đáp, nói về thứ lớp.

Đầu tiên nói rằng: “Mười sáu hạnh này có bao nhiêu là “không hạnh” v.v…, nghĩa là thuộc tám môn, như quyển mười hai chép. Dưới đây là hỏi đáp, giải thích ý hỏi:

“Kiến đạo trở xuống trước phải quán vô thường. Vô thường là môn vô nguyện. Về sau nhập kiến đạo, trụ tướng vô ngã là môn “không”. Trong môn giải thoát, trước nêu môn không, sao không nêu a môn vô nguyện ư?” Đại ý đáp: “Kiến đạo trở xuống, mới tu phương tiện, trước khởi tam-muội: Vô thường và khổ, Vô nguyện; sau tu tam-muội Vô ngã, không. Thể tức dựa vào không có đoạn mà tu “không”. Lại, từ vô ngã, khởi hạnh vô thường, tức dựa vào “không” mà tu vô nguyện. “Vô nguyện” và “không”, trước sau xoay vần lại tu lẫn nhau.

Trong mười sáu hạnh ở trước, trước là nói “không”, nghĩa là y theo đã tu, được hạnh không vô ngã. Kế là khởi khổ, vô thường v.v…, nên trước nói “không”, sau nói “vô nguyện”.

Dưới đây, là thứ hai, sẽ nói về thứ lớp của đế. Có hai lần “lại nữa”:

1. Trong lần “lại nữa” đầu trước pháp, sau dụ, nói là do đây nên khổ này rất là sơ đẳng, nghĩa là do ép ngặt nên khổ, khổ đế là ban đầu. Như vì tập đế nên khổ. Do có nhân, mới có quả; do chứng diệt, nên vui. Như vì diệt vui, nên Đạo.

2. Trong lần “lại nữa” sau y theo dụ để nói về pháp, tức là thứ lớp tu hành.

3. Trong phần nói về nghĩa đế. Pháp sư Cảnh nói: “Nói như nghĩa không bỏ lìa của tướng đã nói, nghĩa là thật sự khổ không thể làm cho vui, cho đến đạo diệt khổ, thật sự là chân đạo. Đây là y theo ở nghĩa thật, gọi là đế, tức là nghĩa Xả là nghĩa đế. Do quán này nên đạt đến nghĩa rốt ráo thanh tịnh là nghĩa đế, tức là chủ thể sinh giác không điên đảo, gọi là đế. Nói chủ thể thành tựu của ba đế, nghĩa là khả năng thành tựu của ba thứ nghĩa lợi: biết khổ, dứt tập, chứng diệt.” Luận sư Trắc nói: “Lại, đế có hai nghĩa:

1- Tất cả các pháp không bỏ nghĩa tự tánh, là nghĩa đế, nên kinh Di Giáo chép: “Đức Phật nói bốn đế không thể làm cho khác.

2- Nghĩa khả năng sinh trí thanh tịnh.

Thứ tư, là y theo ở bốn đế, phân biệt thành hai đế, là ý nghĩa trong đây. Hai đế diệt, đạo kia, cho đến hai đế khổ, tập thắng nghĩa.

Do ba thọ của tướng chung kia, đều là khổ hành, vì một vị khổ, nên là thắng nghĩa đế. Nếu nói cách khác, thì khổ thọ là chẳng phải tập v.v… khac, tức là do sự khác nhau của tự tánh, nên gọi là thế tục đế. Thế tục đế, như quyển bảy mươi bốn nói, có bốn thứ:

1/ Thế tục đế là đế của thế tục, như nói: Giường, ghế ngồi, đoàn quân, khu rừng, bình, gọi là việc đời.”

2/ Thế tục đạo lý, nghĩa là đạo lý thế tục: uẩn, giới, xứ v.v….

3/ Thế tục chứng đắc, là bốn quả Sa-môn.

4/ Thế tục thắng nghĩa, nghĩa là nói: “Nhân vô ngã, như, đẳng.” Nay, trong đây, y theo vào thế tục đạo lý là thế tục đế, vì tự tánh khác nhau. Do tiêu chuẩn này, biết được thắng nghĩa đế của phương Tây cũng có bốn:

1/ Đạo lý thắng nghĩa đế, nghĩa là đạo lý của uẩn v.v… chẳng phải chân như.

2/ Thắng nghĩa chứng đắc, nghĩa là bốn quả Samôn.

3/ Thắng nghĩa của thắng nghĩa. Nghĩa là nhập một vị chân như của chân quán.

4/ Thắng nghĩa của thế tục, nghĩa là quán tất cả là hành tướng khổ. Trong đây, y theo thắng nghĩa của thế tục nói là thắng nghĩa. Theo Tỳ-Ba-Sa nói: “Bốn đế đều có nghĩa của hai đế, như nói: “Người, Trời, Nam. Nữ v.v… là khổ đế của thế tục v.v…. Khổ, Vô thường; Không, Vô ngã là Thắng nghĩa đế”. Như nói: “Cha, Mẹ, Chủ thể sinh dưỡng v.v…, là tập đế của thế tục. Nhân tập sinh “duyên” là Thắng nghĩa đế, như nói: “Như ngôi thành; như khu vườn, chỗ du lịch, tham quan”, gọi là diệt đế của thế tục. Diệt, tịnh, diệu, ly là thắng nghĩa đế, như nói: “Như ngôi thành bằng đá, như hoa, như nước là đạo đế của đạo thế tục. Gia hạnh xuất là thắng nghĩa đế thế tục mà Luận Tỳ-Bà-Sa nói, tức phù hợp với thế tục của môn đầu trong luận này. Thắng nghĩa tức thích hợp với thắng nghĩa thứ hai trong đây.

Trong phần nói về biết, đoạn và chứng tu, đã biết khắp khổ thì biết khắp về tập v.v…. Pháp sư Cảnh nói: “Hạt giống nghiệp phiền não lại không có tự thể riêng, tức là thuộc về khổ đế củA-lại-da, nên biết khắp Khổ thì biết khắp Tập.”

Luận sư Trắc nói: “Nay, dựa vào hai đế Khổ, Tập của văn này, một phần nghĩa của Thể lai đồng với giải thích của Tát Bà Da. Nay nói rằng Tập, tất nhiên là khổ, chưa hằn phải có Tập, vì tập phải là khổ, nên nói: “Đã biết khắp khổ, tức biết khắp Tập, do Khổ đế tập đế kia.”

Trước nói về hiện quán đế, đầu tiên là hỏi đáp chung để nói về Thể và làm rõ số, sau, giải thích riêng.

Trong phần đầu, Pháp sư Khuy Cơ nói: “Theo Ngài Tam Tạng nói: “Trí tuệ quyết định trong các đế, nghĩa là hiện quán Tư. Và nhân của Tư ấy là Tín trở xuống của kiến đạo hữu lậu. Tương ưng với Tín kia là Tín vô lậu. Nhân cộng hữu của Tín vô lậu kia, nghĩa là hiện quán về giới. Nếu áp dụng theo giải thích này, thì sẽ thuộc về hiện quán không hết. Lại theo văn trong đây và nhân của Tư kia, tức là đối với nhân đế để quyết định, há là không có nhân của Tín vô lậu ư? Nay, giải thích riêng: “Trí tuệ quyết định tức là đế trí và ba thứ: Biên, rốt ráo, hiện quán v.v…, đều “duyên” đế mà sinh. Và nhân của Tín vô lậu kia, tức là hiện quán Tư, là nhân của đế Trí.” Nếu như Luận sư Thắng Quân, thì lấy đế trí này làm chánh nhân của khổ, pháp nhẫn.” Bồ-tát Hộ Pháp, Hộ Nguyệt đồng hợp lại để giải thích, so sánh mà biết.

Tương ưng kia, nghĩa là khi quán Tín vô lậu vì đều là pháp tâm, tâm sở, nương tựa bình đẳng, nên gọi là tương ưng.

Y theo ở vô lậu vượt hơn, nghĩa là giấu tín hữu lậu mà không nói.

Pháp cộng hữu: tức hiện quán về giới. Ở đây chỉ gọi là nhân cộng hữu kia. Nếu vậy, vì sao trước nói Đế trí v.v… ư?

Trong đây, đầu tiên, là hỏi hiện quán đế có bao nhiêu? Nay chính thức đáp:

“Duyên” hiện quán về đế, nghĩa là Đế trí và Biện rốt ráo v.v…, pháp còn lại chẳng phải chánh hiện quán. Nếu vì là nhân của hiện quán Tư, nên gọi là hiện quán, thì Tín sẽ từ tương ưng được gọi là hiện quán. Vì vậy nay không theo thứ tự, vượt thứ tự mà đáp, bởi đầu tiên, chính thức phát ra thể của hiện quán, như chỗ khác nói. Trước là nói về Tư, Tín v.v…, nghĩa là vì giới hạn của địa vị này nên không đồng. Sáu hiện quán trong đây, như đoạn văn dưới đây tự nói rộng. Pháp sư Cảnh nói: “Hiện quán biên ở đây và biên kiến đạo, tu thể của thế tục trí thì không được, bởi vì tương kiến đạo tu Thể của Trí là hữu lậu, địa vị tu mới khởi, như quyển mười sáu nói: “Văn, Tư, Tu trong địa phương tiện đã có hạt giống. Nay, ở kiến đạo tu, khiến cho thanh tịnh, gọi là được trí này mà không thể hiện ở trước, vì mười sáu tâm sát-na của kiến đạo đã không chấp nhận được khởi tâm thế gian. Tu trong địa vị sau, mới khởi ở trước. Nêu thể của hiện quán biện là vô lậu, thì trí Hậu đắc sẽ thuộc về (thuộc về) địa vị ở kiến đạo, tức là thuyết kia nói mười sáu sát-na v.v… của kiến đạo.”

Kế là là văn hiện quán thứ hai trong giải thích riêng. Pháp sư Cảnh nói: “Do đã quyết định với nghĩa thật, nghĩa là Tín tương ưng với Tu tuệ. Và trí tuệ quyết định do văn mà thành, nghĩa là Tín kia là nhập môn đầu tiên của Phật pháp. Văn tuệ là đứng ở đầu của ba tuệ. Lấy tín kàm hiện hành trung gian mà thành tuệ, gọi là hiện quán tín. Đây là dựa vào đều chuyển, phát ra thể quán của Tín. Pháp sư Khuy Cơ nói: “Nếu y theo ở sự thật, thì tín này có cả hữu lậu, vô lậu. Trong đây chỉ nói theo vô lậu vượt hơn. Vì sao dùng trí? Vì nói văn tuệ trong hữu lậu, nên trước là Tư tuệ, đầu tiên “duyên” giáo pháp, tất nhiên, trước là văn tuệ. Trong đây, ẩn giấu hữu lậu để luận về văn tuệ.

“Nếu vậy thì sao văn tuệ không được lập riêng ư?”

Nghĩa là: “Nếu y theo lúc đầu “duyên” thật đế, thì phải lấy Tín làm dẫn dắt hàng đầu, tức công dụng Tín sẽ gia tăng, nghĩa là do pháp phân biệt, lực chọn là vượt hơn, tức vì Tư tuệ vượt vượt hơn. Chỉ y theo Tín và tư văn tuệ, tức thuộc về Tín. Tu tuệ có cả hữu lậu. Vô lậu vượt hơn. Là thuộc về Đế trí v.v…. Hữu lậu như thế nào? Như văn tuệ nói vì dụng chẳng phải tăng, nên cũng thuộc về tín. Điều này chưa thấy đoạn văn nào đề cập. Văn tuệ thuộc về tín, câu văn này làm chứng, tức lấy hai pháp văn, Tín làm thể. Tuy nhiên, về nghĩa của Tín mới tăng, văn thì từ tín nói. Đế trí v.v… trong đây chỉ y theo Kiến đạo mới được soạn luận. Nhưng đoạn văn dưới đây nói: Cũng có đạo vượt hơn v.v…, cho đến địa vị vô học, được gọi tên chung là quán rốt ráo.

Trong hiện quán thứ ba nói: “Người không thực hành luật nghi, tức đạo cộng giới và định cộng giới. Do năng lực giới này, mà ở trong ba đường ác, được Phi Trạch diệt, rốt ráo bất sinh.

Trong hiện quán thứ tư, ban đầu, là hỏi, kế là, giải thích, sau là kết.

Trong phần giải thích trước, phát ra Thể quán; sau, phân biệt theo nghĩa.

Trong phần trước, Pháp sư Cảnh nói: “Rằng trong đạo gia hạnh, trước nhóm họp tư lương rất viên mãn, nghĩa là phương tiện xa này ở địa vị thuận giải thoát phần, gọi là Tư lương. Lại vì phương tiện khéo, nên tâm địa sáng suốt, nghĩa là quyết trạch phần học quán Bốn đế, dần dần trong sáng, nhạy bén, là phương tiện gần. Từ bờ mé thuận quyết Trạch phần của thế gian, gốc lành Vô gián v.v… trở xuống, là phát ra căn bản, nghĩa là từ Vô gián của pháp Thế đệ nhất, đầu tiên, nhập kiến đạo, “duyên” “nhân không”. Như pháp khởi trí vô phân biệt của phẩm hạ, gọi là pháp “duyên” tâm sinh, dứt trừ phẩm thượng thô nặng của “chấp nhân”.

Kế là, quán “pháp không”. Như pháp khởi Trí vô phân biệt phẩm trung, dứt trừ phẩm thượng thô nặng của “pháp chấp”.

Song quan “hai không” v.v… Như pháp khởi trí vô phân biệt của phẩm thượng; dứt trừ phẩm hạ thô nặng của hai chấp.

Tuy nhiên giải thích về ba tâm này không nhất định.

1. Nói ba tâm là chân Kiến đạo trở xuống. Trước là đối với phương tiện thường tu tập ở trước, trước quán “nhân không” kế là quán pháp không, au quán cả hai không. Sau khi nhập kiến đạo, dù trí vô phân biệt do sức thường, tu tập nhậm vận am hiểu. Nhưng trước quán “nhân không” là dứt trừ phẩm thượng của “nhân chấp”. Kế là. Quán “pháp không” là dứt trừ phẩm thượng của “pháp chấp”. Sau, quán cả “hai không” là dứt trừ phẩm hạ của hai chấp.

2. Ba tâm chẳng phải chân kiến đạo, chỉ là định nhập quán phương tiện trước của kiến đạo. Về sau. Nhập Chân kiến đạo chỉ một tâm niệm dứt trừ ngay tất cả phiền não của hai chấp, gọi là Chân kiến đạo. Trong tâm Hậu Trí và quán đã chứng “hai không”; đã hiển bày chân như và đã dứt hai chấp, khởi ba tâm kia.

Về sau, gọi là Tướng, kiến đạo, giả thuyết Chân quán có ba tâm, nghĩa là chỉ y theo ở nghĩa của cảnh trí một vị để nói ba tâm. Dưới đây sẽ giải thích tên khác:

Chỉ, quán song tu, gọi là “song vận”. Pháp sư Khuy Cơ thuật lại lời Ngài tam Tạng rằng: “Bứt trừ cái giả của hữu tình, nghĩa là thật hành trong đạo phương tiện này.”

Pháp “duyên” tâm sinh, nghĩa là tâm của đạo Vô gián sinh ra từ nhân để luận, do đạo Vô gián không tác thành hữu tình rêing, vì giả quán v.v….

Luận sư Hải Tuệ ở chùa Na-Lạn-Đà giải thích: “Ba tâm này chẳng phải y tha kiến đạo của Bồ-tát, mà cũng là của Nhị thừa. Vì sao? Vì đầu tiên, quán riêng vô ngã trên pháp, nên thực hành quán hạnh vô ngã, gọi là bỏ đi cái giả của hữu tình.”

Kế là, thực hiện “không hạnh”, dứt trừ cái giả của ngã, pháp, bỏ đi ngã chấp, gọi là trừ khứ pháp giả thứ hai. Ngã giả thứ ba và thuộc về pháp của ngã. Quán lại phẩm hạ của ngã, ngã sở, vì “không” nên gọi là trừ bỏ khắp hai thứ giả. Nhưng nay, chỉ cho Đại thừa là hơn. Các Đại đức ở nước phương Tây giải thích văn luận này, tự có ba thuyết:

Giải thích thứ nhất, sơ tâm chính thức dứt trừ “nhân chấp” phẩm thượng. Kế là, tâm chánh dứt phẩm trong “pháp chấp”. Đối với nhân, gọi là phẩm trung “Nhân chấp”, gọi là phẩm thượng, so sánh với đây có thể hiểu, vì tâm sau dứt trừ hai phẩm tập khí trước, nên hai trước trong hai tâm, gọi là Vô gián đạo, một tâm sau, gọi là giải thoát đạo.

Giải thích thứ hai, hai chấp Nhân, Pháp, mỗi chấp đều có hai phẩm. Sơ tâm dứt trừ phẩm đầu của “nhân chấp”; tâm kế là, dứt trừ phẩm đầu của “Pháp chấp”, và tâm sau dứt cả phẩm hai chấp của phẩm sau. Tuy nhiên vì nhân, pháp đối nhau, nên đầu tiên, gọi là phẩm thượng, kế là, gọi là phẩm trung, lại có tâm thứ tư, gọi là đạo giải thoát.

Giải thích thứ ba, kiến đạo có hai:

1. Chân Kiến đạo, chứng ngay “hai không”; dứt trừ ngay hai chướng.

2. Tướng kiến đạo, tức ba tâm, mười sáu tâm v.v… là trí Hậu đắc, chứng lại kiến đạo, đã dứt phiền não, giả gọi là dứt trừ. Trong đây Bồtát nhập vô tướng kiến đạo, kế là, phát ra ba tâm hàng Nhị thừa nhập kiến đạo, phát ra mười sáu tâm.”

Tùy nghĩa phân biệt, trong đó có năm trường hợp:

1/ Phải biết các tâm này chỉ “duyên” cảnh phi an lập đế, nghĩa là biết ba tâm kiến đạo dù còn y theo ở giải thích ngôn thuyết, “duyên” nhân giả và pháp v.v…, nhưng về lý, thật ra chỉ “duyên” cảnh phi an lập của chân như.”

2/ Hai tâm trước tương ưng với pháp trí; tâm thứ ba tương ưng với loại trí. Đối Pháp quyển chín nói: “Ba tâm đều là Pháp Trí nghĩa là vì đồng quán chân như của các pháp.” Luận này dùng tâm thứ ba song quán hai không”, đã làm sáng tỏ trí Chân Như là loại quán riêng của hai tâm trước, nên nói là Loại trí.”

3/ “Lại do thế lực của tâm này. Pháp sư Cảnh nói: “Do thế lực của tâm kiến đạo, chủ thể sinh tướng kiến đạo thứ hai. Quán khổ tám đế thượng hạ, đẳng trí sinh. tướng kiến đạo này, vì từ sau chân kiến đạo, xuất phát xong, tu khởi quán này, gọi là “hiện quán biên”, “duyên” tướng an lập đế, được gọi là tướng kiến đạo.”

Pháp sư Thái nói: “Vì sao thấy đầu số không đồng? Tức là người tu hành vì khởi riêng quán không đồng. Như Khế kinh nói: “Nê-hoàn là thứ báu chân thật. Chúng sinh dùng mỗi thứ môn để nhập.”

Luận sư Trắc nói: “Do ba tâm, nên mười sáu tâm sinh, sắp biết một người khởi đủ ba tâm.”

4/ “Tức ba tâm trước và chủ thể giải thích phẩm chỉ quán, do

kiến dứt trừ phiền não, được vắng lặng, nghĩa là hiện chứng kiến, đoạn “hoặc”, diệt vô vi.”

5/ “Khả năng chứng đắc, diệt hẳn tất cả phiền não và sở y sự, đạo xuất thế. Pháp sư Cảnh nói: “Do năng lực kiến đạo có thể dẫn đến Kim cương sau cùng, học đạo, diệt trừ hẳn tu hoặc. Tu hoặc đã hết, quả báo đương lai bất sinh, gọi là sự sở y, diệt pháp sinh tử, hết quả, thành tựu ngay là đạo xuất thế.”

Pháp sư Cảnh nói: “Đây chỉ y theo Kiến đạo, tất cả hết, phi vô học.

Sự sở y, nghĩa là năm uẩn bị “hoặc” của kiến đạo đã chiêu cảm, hoặc đây là tâm Kim cương.

Trong hiện quán thứ năm, đầu tiên, là nói đúng về thể của hiện quán biên. Sau đối với hiện quán thứ tư, nói về sự khác nhau của hiện quán đó.

Trong phần trước, trước hỏi; kế là, giải thích; sau là kết.

Trong giải thích có bảy trường hợp:

1. trí đã được sau hiện quán này, gọi là trí hiện quán biên, đây là phát ra thể, nghĩa là từ biên sau chân quán, khởi tướng kiến đạo, gọi là hiện quán biên.

2. Nói là, phải biết rằng trí này v.v…, đây là nói về biết quán biên của quán phần vị. Từ chân tâm thứ ba sau Vô gián, mới thể hiện ở trước.

3. “Duyên” thế trí ở trước, đã từng quán sát v.v…, nghĩa là nói về môn duyên cảnh. Ở đây có hai thuyết:

a. “Duyên” kiến đạo, Noãn v.v… ở trước đã từng quán sát phiền não hai địa trên của Sắc, Vô Sắc, dưới cõi Dục, tức Khổ đế, Tập đế và hai nghĩa là cảnh an lập đế trên, tức diệt đế, đạo, đế, là hai tăng thượng.”

b. Giải thích: “Vì “duyên” chân kiến đạo trước, nên gọi là đã từng quán sát để phát ra chân kiến đạo, “duyên” hai địa dưới, trên và trong hai địa đã có tăng thượng an lập cảnh của bốn đế. Do đây, nên biết thuận với nghĩa bạn vượt hơn. Người ấy nói rằng: “Hai tâm ở trước “duyên’ chấp nhân, pháp của cõi dưới.

4. Tâm “duyên’ chấp nhân pháp của hai cõi trên, nên gọi là “biên khiển”. Vì tướng Kiến đạo này phát ra nên như vậy. Lại, Luận sư này giải thích: “Lúc dứt phẩm dưới của Nhân chấp, cũng dứt phẩm dưới của pháp chấp. Dứt phẩm trung của Pháp chấp, cũng dứt phẩm trung của Nhân chấp. Trong đây, vì ảnh lược, nên dùng nhân chấp làm phẩm hạ; pháp chấp làm phẩm trung, chỉ cứ theo tâm chấp để luận, nên chỉ hoặc nói là một. Lại, chỉ như Nhân, pháp đối nhau làm trên dưới, chứ chẳng phải do mỗi một nhân, pháp tự làm trên dưới. Vì sao? Vì đồng một hạt giống sinh, nên đối với nhau làm trên dưới.’

5. “Tợ pháp loại trí, nghĩa là nói về ba môn kiến đạo của môn chân, tự; hai tâm trước là tâm pháp trí; chân thứ ba là Chân loại trí. Nay, bốn pháp nhẫn, bốn pháp trí trong quán tướng, đều “duyên” thể của pháp tám đế hạ thượng, gọi là Tợ pháp trí. Bốn loại nhẫn, bốn loại trí “duyên” pháp nhẫn, pháp trí ở trước, gọi là Tợ loại trí.”

6. “Thế tục gồm chung thế gian, xuất thế gian, đây là đối với trí vô phân biệt, nên nói hậu trí. Gọi là trí thế tục, thể là vô lậu, gọi là trí xuất thế. “Duyên” sự thế khởi, còn gọi là trí thế gian. Do nghĩa này nên chung cho cả thế gian, xuất thế gian!”

7. “Đã được hậu trí xuất thế gian, nghĩa là giải thích về danh từ trí Hậu đắc, cũng là nói về thứ lớp của các trí.”

8. “ Như thứ lớp của các trí đó. Ở mỗi đế có hai thứ trí sinh bình đẳng: Trí nhẫn khả, nghĩa là nhẫn; Trí quyết định, nghĩa là Trí.” Pháp sư Thái nói: “Theo văn luận này, quán riêng bốn đế của ba cõi thành tám đế quán, không đồng với tám đế quán của Đối Pháp. Dẫn chứng Thích Luận cho rằng: “Hai tâm trước trong ba tâm, quán riêng hai không Nhân, Pháp của cõi Dục; còn một tâm sau, quán chung nhân, pháp “không” của cõi trên. Đến tâm thứ ba, vì dứt trừ nhân, pháp khắp, nên y theo vào sự dứt trừ khắp, nên gọi là mười sáu đế quán. Vì quán riêng Nhân, Pháp của cõi trên, dưới, nên biết được ba tâm phải vượt hơn bạn luận. Nhưng luận Đối Pháp vì y theo ở cảnh của mình, người nhằm nói về tướng của ba tâm, nên có mười sáu quán, tám duyên chủ thể chấp (năng chấp), tám duyên đối tượng chấp (sở thủ).”

Luận sư Trắc nói lại lời Ngài Tam Tạng: “Vì sao hai luận không đồng? Bởi con đường vào Niết-bàn chẳng phải duy nhất, mà là khá nhiều: hoặc có hữu tình theo luận Đối Pháp, y theo quán “năng chấp”, “sở thủ”, vận dụng mười sáu quán. Hoặc có hữu tình dựa vào luận Đại thừa, y theo quán hạnh đế trên, dưới, thực thi mười sáu quán.” Cặp thứ hai, trong phần nói về khác nhau có ba lần “lại nữa”. Lần “lại nữa” thứ ba, trong phần nói về “chấp” khác nói rằng: “không có đạo thuần túy thế gian, dứt hẳn tùy miên v.v… ”. Pháp sư Cảnh nói: “Đây là phân biệt với hậu trí của nhị thừa hoàn toàn hữu lậu, là thế gian thuần túy”. Lại nói: “Trong giải thích lý do, nhất là vì đã từng tập, nghĩa là hậu trí tu đạo, là loại tướng kiến đạo gọi là từng tập, không được nói là trí kiến

biên đã tu. Nay, địa vị tu khởi, gọi là từng được, vì địa vị ấy chỉ là hữu lậu, nên không gọi là hậu trí. Nay, đã chấp hậu trí tu đạo có cả hai tướng thế, xuất thế gian. Chấp dẫn phát, nghĩa là chấp tướng, tức là hai. chấp của mạt-na, lúc nhập vào chân quán thì hai chấp không khởi. Nay nêu ra chân thì hiện tướng chấp lại khởi, dẫn hậu trí kia, ba thứ không thể mất, hàng phục pháp tướng ba cõi, do ba nghĩa này không dứt hẳn tùy miên.

Pháp sư Thái nói: Ở đây phân biệt lý do trí hậu đắc không dứt. Vì duyên sự nên gọi là thuần đạo thế gian, không y theo nghĩa vô lậu, gọi là xuất thế gian. Ấy là từng tu tập: trí vô phân biệt hậu đắc gọi là từng tu tập. Lại duyên sự này là trí vô tướng phân biệt từng tu, tuy là đồng với chủng loại hữu lậu nhưng là lý do tâm hữu lậu chấp nhau mà dẫn ra, bèn khiến cho trí hậu đắc cũng có tướng, cho đến nói rộng.

Lại giải thích: Thuần là đạo thế gian, là trí hữu lậu không thể dứt phiền não. Nếu thế thì vì sao trong đây lại có ý gì? Trong đây chỉ phân biệt lý do trí hậu đắc không dứt hoặc, chẳng phải trí hữu lậu.

Trong hiện quán thứ sáu, luận sư Cảnh nói: hoặc một bề là xuất thế: là trí vô phân biệt, hoặc có cả xuất thế gian: là trí hậu đắc. Ở đây là nói trí tận vô sanh có cả hai trí chân tục làm thể, đối với hiện pháp, phiền não dứt hẳn quyết định: là giải thích nghĩa tận trí. Ở đời đương lai tất cả y sự diệt hẳn quyết định: Sẽ khởi hoặc nghiệp và quả thú. Sự tất cả bất sanh là giải thích nghĩa của trí vô sanh. Văn phần này là phân biệt nói trí tận vô sanh có cả chân tục, cho nên không được nói trí tận vô sanh chỉ duyên ngã mà sanh tận, v.v… không nói tận, v.v…

Trên đây, nói về môn Đế, uẩn thuộc về nhau có ba đoạn, trong đó hai đoạn đã nói xong.

Dưới đây, là đoạn ba, phá tà, nói chánh, trong đó, trước phá chấp tà, sau nói về nghĩa chánh.

Trong phần trước có hai: Trước nêu ba chương; sau, là nói riêng.

Ba chương là:

  1. Ba đế của Bà-la-môn.
  2. Lỗi trụ ba đế.
  3. Đoạ vào số phi Phạm chí.

Y theo trong phần nói riêng, tức là ba đoạn. Đoạn đầu được chia làm ba: Trước là gạn; nêu ba xứ; kế là, giải thích riêng; sau, là tổng kết.

Trong giải thích có ba: a- Trong nuôi nấng thân mạng, trước nói về phương tiện nuôi nấng 852 thân mạng; sau nói về lỗi của thọ dụng.

Trong phần trước, lại chia ra ba trường hợp:

  1. Chú nguyện.
  2. Khen đẹp.
  3. Mạng thuật.

Trong chú nguyện có hai trường hợp; khen đẹp có ba trường hợp.

Nêu thuật có ba trường hợp:

Trong tu phước thứ hai có ba trường hợp:

1. Nói rộng về sự giết hại vô lượng chúng sinh, lập miếu thờ thần, cầu phước.

2. Do cúng tế, đạt được quả của xứ Phạm thường.

3. Nhân thờ cúng, tế lễ, đa số giành nhau về lợi dưỡng rồi lăng nhục, miệt thị lẫn nhau.

Trong quả an lập thứ ba, trước nói, sau kết. Dưới đây, sẽ tổng kết ba xứ.

1. Trong đoạn thứ hai, trước gạn hỏi; phô bày ba lỗi; sau, giải thích theo thứ lớp, trong đó đầu tiên. Là nói về lỗi của ngữ, nghĩa là vì mục đích nuôi nấng mạng sống nên thốt ra lời nịnh hót, chú nguyện, khen đẹp, kể cả dùng tà thuật, đều tận dụng lời nói dồi, nói lời thêu dệt.

Vì trong tu phước nói rộng về, thờ thần tế lễ, cúng tế sát sanh cúng tế được quả thường xứ, v.v… cũng là thêu dệt. Cho nên là lỗi của ngữ.

Kế là, biện biệt về lỗi của sự ngạo mạn, nghĩa là chấp ba xứ đã lập trước là đế. Là thật, rồi khinh miệt người khác, khởi ngã mạn.

2. Thứ ba, là thắng giải chung, riêng có năm trường hợp.

1. Đối với ba xứ đã lập, chẳng quán sát về lỗi của đức, hoàn toàn tín nhận.

2. Dù gặp Phật và đệ tử dạy, răn, vẫn không thể trụ đúng.

3. Tất cả mười hai bộ kinh trong ba tạng, phân biệt khắp giáo, không thể trụ đúng.

4. Không trụ hạnh chính đáng.

5. Đối với Bồ-tát là người trí lập luận, không thể trụ chính đáng.

Kết luận dựa vào ác kiến, chẳng phải số Phạm Chí.

Dưới đây, là thứ hai, trong chỉ bày chánh nghĩa, trước nêu chương. Sau, là giải thích. Trong giải thích, đầu tiên, nói về ba xứ không có ba lỗi lầm. Sau, là nói rơi vào số Bà-la-môn của nghĩa thứ nhất.

Trong phần trước nói: “Nói là không nên tát cả hại chúng sinh, nghĩa là phá ngược lại thứ hai là vì tu phước, nên giết hại chúng sinh, thờ thần, tế lễ. Dưới đây, là nói về xứ này không có ba lỗi.

1. Đối với xứ đã nói không hại chúng sinh, chỉ nói thật, không có giả dối, không có lổi của lời nói.

2. Không tự chấp lới nói này của ta là thật, rồi khinh miệt người, khởi lên ngạo mạn.

3. Trong không có lỗi về thắng giải, có bốn trường hợp khác nhau:

1/ Đối với không giết hại, xét thật kỹ công đức, lổi lầm, có thể thêm pháp thiện.

2/ Do không hại chúng sinh, nên có thể lợi ích thân, tâm ưa trụ hiện pháp.

3/ Trụ trong quán tưởng từ bi.

4/ Đối với không hại, chẳng phải tin vào hành động người khác, mà chủ yếu là tự giác ngộ chân chính. Nói “Tất cả hành pháp là vô thường” là xứ thứ hai. Ngoài ra, như trước đã nói.

Trái lại, trong quả an lập thứ ba, thân trời là thường không có ba lổi. Nói “Tất cả pháp vô ngã” là xứ thứ ba, pháp còn lại như trước đã nói. Nghĩa là trái với đây, thứ nhất, nuôi dưỡng thân mạng, người kia chấp có ngã, mong cầu tài vật của ngã. Vì nuôi dưỡng thân mạng của ngã, nên làm chú nguyện, khen đẹp, phô bày thù thuật.

Sự khác nhau ở đây là trong không hại thứ nhất, nói phần nhiều trụ trung quán tưởng ở Từ bi.”

 

(Phần Cuối)

BẢN LUẬN QUYỂN 56

Dưới đây, là thứ hai, y theo hành bất tương ưng, để nói về phần vị của uẩn. Trong đó, đầu tiên là hỏi, đáp, nêu chung, chỉ như Bản địa phần. Sau mỗi phần giải thích riêng, có hai mươi câu hỏi đáp.

Trong giải thích về đắc chép: “Dựa vào nhân; tự tại, hiện hành; kiến lập phần vị: Nhân tức là hạt giống thành tựu, dựa vào một phần oai nghi, công xảo của pháp sinh đắc thiện căn. Trong pháp nhiễm ô tất cả hạt giống người khéo tu nhờ nhân duyên kiến lập mà hạt giống thành tựu.

Tự tại tức một phần oai nghi, công xảo của gia hạnh thiện. Người khéo tu tập và tất cả hạt giống mà biến hóa đã có, phải do công phu tu tập của nhân gia hạnh, mới có thể tự tại sinh khởi hiện hành. Cho nên, kiến lập, tự tại, thành tựu. Trong đây chỉ có hạt giống hữu Lậu, hiện hành: tức là hai hạt giống thành tựu trước, bất sinh hiện hành, nghĩa là thuộc về người tu hành, y theo vào người đó để kiến lập hiện hành thành tựu. Định Vô tưởng trong ba tâm rằng: “Trước, là đối với định Vô Tưởng này, sau đối với các cõi như cõi Sắc v.v…. Pháp sư Cảnh nói: “Người mới khởi ở cõi Dục, không nhất định chiêu cảm quả báo, sau khi cõi Sắc khởi, mới bắt đầu cảm báo. Bỏ thân cõi Sắc, mới sinh Vô Tưởng. Như quyển năm mươi ba chép: “Người tu phẩm hạ, hiện pháp tất nhiên lui sụt v.v… ”, đủ biết rõ ở cõi Dục, mới khởi, gặp duyên sẽ lui mất, không nhất định được quả.”

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Trước, chủ yếu do cõi Dục khởi, nên về sau, sinh cõi Sắc lại khởi, vì thuộc về một lần sinh cõi Sắc. Cõi Dục đã nhập định là nghiệp báo sau. Nếu cõi Sắc không còn nhập định, chỉ một lần sinh ở Địa khác, là thọ báo ngay, thì định cõi Dục có thể thành tựu quả báo sau. Ở trong cõi Sắc còn có nhập định, đủ biết người này ở trước khi ở cõi Dục, đã là người lui sụt thì vì sao ở địa khác của cõi

Sắc mà lại khởi định mà sinh thọ báo. Và ở cõi Dục phải biết rằng chỉ là sinh báo.”

“Nếu vậy người lui sụt cõi Dục, ở trước đã được định, nghiệp Tư ở thân, nghiệp này đều không thọ báo ư?”

Đáp: Nếu thọ báo, thì lẽ ra một ngàn kiếp thọ quả kia. Do cõi Sắc nhập định, định này là sinh, báo, chiêu cảm năm trăm kiếp. Kiếp mãn về trước, nghiệp cõi Dục thành thục, lẽ ra lại thọ quả, lại năm trăm kiếp, tức lẽ ra một ngàn kiếp mà thọ quả kia ư? Nếu tức định cõi Sắc lúc cảm sinh báo kia, nghiệp cõi Dục đồng một lúc thọ báo riêng, thì nghiệp cõi Dục này sẽ thành sinh báo. Thời nay không thọ quả này, nghiệp này đối với sinh chưa thục, vì yếu kém.”

“Nếu vậy, thì lẽ ra quả báo không nhất định, báo này có thể chẳng phải là sinh báo trong Đại thừa, vì người thọ báo sau, đều gọi là sau. Dù người đã từng trải qua trăm ngàn đời, mà vẫn còn thọ báo kia, cũng gọi là báo sau.”

Nếu vậy, về sau, khi muốn sinh cõi kia, thì phải được định. Định này cảm sinh cõi kia, tức là sinh báo, nghiệp trước lúc nào mới thọ báo?

Nghĩa là: “Chính vì thọ báo riêng ở cõi kia, nên gọi là báo sau.”

“Nếu vậy, thì sinh ở cõi Dục ở trước, khi nhập định, thọ báo riêng kẻ cũng gọi là nhập nghiệp báo sau ư?” Ngài Tam Tạng nói: “Nếu người lui sụt, về sau, khởi ở cõi Sắc, thì nghiệp cõi Dục ở trước tức báo của định lúc này thuộc về bất định. Vả lại đoạn văn này nói rằng: “Trước khởi ở đây gọi là nhập định. Sau, ở cõi Sắc, nghĩa là đọc dài đoạn văn dưới nói là: “Về sau sinh cõi Sắc, thọ báo cõi Sắc, chứ chẳng phải về sau, nhập định ở cõi Sắc.”

Nếu đã kiến lập tất cả xứ đều được hiện ở trước, nếu theo môn tùy chuyển lý, chưa kiến lập giáo của A-lại-da, thì người chứng quả Bất hoàn, trước ở cõi Dục, dứt trừ “hoặc” của ba thiền, hàng phục các “hoặc” của định thứ tư trở lên, được nhập diệt định. Về sau, lui sụt diệt định, sinh ở cõi Sắc, lại khởi diệt định, e rằng sẽ trở thành đoạn diệt, chủ yếu dựa vào sắc thân, mới nhập định, cho nên trong cõi Vô Sắc không khởi Diệt định.

Nếu dựa vào lý chân thật để kiến lập giáo của A-lại-da nói là sinh cõi Vô Sắc. Dù không có sắc thân và diệt sáu thức, nhưng dựa vào Lại-da cũng khởi diệt định, nên đối với xưa của ba cõi đều được hiện ở trước.”

Lại giải thích: “Theo Bát-nhã v.v… thì không lập giáo Lại-da, chỉ dựa vào sắc thân, được khởi diệt định. Nêu theo kinh giải Thâm Mật, đều kiến lập giáo Lại-da; sinh cõi Vô Sắc, được khởi diệt định.

Nói: Dựa vào hưu tình đã sinh Vô Tưởng trong các cõi trời hữu tình, gọi là diệt phần vị v.v…. Pháp sư Cảnh nói: “Đối Pháp cho rằng: “Hai định vô tâm và trời vô tưởng đều nói là đã kiến lập Tâm, Tâm sở diệt, không thường hiện hành, nên biết chỉ y theo ở hạt giống của ý thức, quả báo của trời kia, để lập trời vô tưởng. Vì hạt giống của ý thức kia trước, sau tiếp nối nhau, với thể là quả báo vô ký, kiến lập trời vô tưởng ở cõi trời kia, vì thế, nên cõi trời vô Tưởng cũng gọi là Dị thục.”

Lại, ở cõi trời này đều nói tên uẩn diệt phần vị, lập hai định và trời vô tưởng. Nếu y theo bốn uẩn của Bản thức thì gọi là thượng kiến lập, văn lẽ ra nói kiện khởi bốn uẩn gọi là thượng kiến lập, không nên nói là “diệt phần vị” mới bắt đầu kiến lập”.

Ngài Tam Tạng nói: “Y theo A-lại-da Thức trong trời kia, để kiến lập trời Vô tưởng là Vô phú, Vô ký.” Lại nay nói hạt giống Tư của tâm nhàm chán, vì có thể diệt vô tưởng nên nói: “có thể dẫn phát, tư của định Vô tưởng, cảm Dị thục của trời kia, tức nói định vô tưởng có thể diệt vô tưởng.”

Luận sư Trắc nói: “Về mặt đạo lý tức Định vô tưởng được diệt vô tưởng. Luận chủ y theo chỗ sở y, nên nói Tư, chủ thể diệt quả của cõi trời kia.”

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Định, đều cùng Tư, có thể diệt báo riêng”.

Nói “sau tưởng sinh rối, từ cõi trời kia. Pháp sư Cảnh nói: “Văn này trái với thuyết trước. Thuyết ấy nói: “Các căn như nhãn v.v… của hữu tình Vô Tưởng trong tất cả thời gian, đều không phải là đối tượng nương tựa của Xúc.”

Lại, bốn trường hợp ở trên nói: “Thành Lại-da, không thành sáu thức, nghĩa là trời Vô Tưởng v.v…”, sao văn này nói là lúc qua đời có tâm ư?”

Giải thích: “Đối với trời Vô Tưởng, vì thời gian vô tâm nhiều, nên không thành sáu thức và nhãn v.v… chẳng phải chỗ nương tựa của Xúc.”

Ngài Tam Tạng lại nói: “Tưởng sau sinh rồi, từ cõi trời kia mất đi: Nghĩa là như trời đã đến, nói là hôm nay đến, cũng như nay đến, nói là đã đến. Ở đây cũng như thế, lẽ ra nói từ cõi trời kia qua đời, sau khi thọ sinh, tâm tưởng chính thức sinh ở đây lại nói là người kia đang sinh, gọi là sinh rồi, vì theo cách đảo ngữ của phương Tây. Trước kia nói, sau khi thọ sinh, tâm tưởng đã sinh, mới nói hữu tình vô tưởng, từ cõi trời kia chết, nhưng bằng giải thích trước, vì Du-già, Đối Pháp đều nói có chín thứ qua đời, tâm khởi ái tự thể, nối tiếp nhau đến đời nay.”

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Môn Thuận theo lý trong đây, quả kia của Đại thừa mới sinh và qua đời đều không có tâm, làm sao biết được? Tức đoạn văn dưới đây nói: “Một thời kỳ không có tâm, chỉ có sắc, nghĩa là vì sinh lên cõi trời vô tưởng, nên biết được chỉ có sắc, không có tâm. Có văn nói: “mới sinh có tâm” Văn này nói là không có tâm. Phương Tây đều cho khi nghiệp người khác chiêu cảm thì cảm quả không có tâm. Lại nữa nên đọc dài ra đoạn văn này rằng: “Nói là nếu sinh rồi, tức là từ cõi kia mất, đã ở Trung hữu gọi là tưởng sinh rối, trong đó hữu tình tức là từ cõi kia mất, chính là Tông chỉ của Đại thừa, chứ chẳng phải nghĩa của Tiểu thừa.

Trong mạng căn. Pháp sư Cảnh nói: “Luận Đối Pháp nói là mạng căn không gọi là Dị thục Vô ký, chỉ gọi là tự tánh vô ký, tức là Dị thục này đối với tự tánh của môn ba tánh là vô ký của tự tánh kia. Chỉ biết vô ký tự tánh rộng, có cả năm căn danh, văn thân, mạng căn, chúng đồng phần v.v…. Dị thục thì hẹp, chỉ cuộc hạn Lại-da.”

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Đoạn văn ban đầu trong đây nói:” Lúc Di thục trụ, quyết định v.v… nói làm rõ mạng căn, dường như chỉ có quả báo chung.” Đoạn văn dưới đây nói: trong ba thứ, lại có định, bất định, vì ái không ái, nên biết được cũng chung cho quả báo riêng”.

Lại như văn luận Hiển Dương chép: “ Lúc Dị thục trụ nơi sáu xứ, quyết định v.v… thì cũng gồm quả báo chung, riêng.” Như ở đây chính luận Đối Pháp không kiến lập trên thức thứ tám. Nếu không như vậy, thì Luận sư Tuyển nói: “ Như hạt giống pháp nhĩ dù nói là vô thỉ như thế, sáu nhập thù thắng ý chỉ lấy xứ thứ sáu, tức chỉ cho báo chung được giả lập trên thức thứ tám. Chúng đồng phần v.v… cũng đồng với lời nói này.”

Vì định, bất định nghĩa là có sống Trung, yểu hay không có Trung, yểu; nhất định sống lâu hay không nhất định sống lâu. Quả cũa ái, phi ái, đường thiện, đường ác.

Vì năm số kiếp đã được an lập; tức y theo ở giới hạn của lượng tuổi thọ, hoặc một kiếp v.v….

Trong chúng đồng phần. Pháp sư Cảnh nói: “ Dựa vào phần vị giống nhau của các hữu tình, để lập đồng phần, nghĩa là y theo chung ở ba tánh năm chủng loại để lập đồng phần. Đồng phần của chủng loại:

Chủng loại giống nhau của hạng Sát-Đế-Lợi v.v….

Tự tánh: Y theo vào mỗi chủng loại, còn có đồng tánh. Chất cứng cỏi, mềm yếu của nam, nữ. Ngay như y theo trong tánh người nam ưa thiện, tu ác, đều gọi là đồng phần tự tánh.

Đồng phần của xứ nghiệp công xảo, nuôi nấng mạng, nghĩa là đồng nuôi nấng thân mạng, làm công tác, nghiệp khéo để lập chúng đồng phần.”

Pháp sư Khuy Cơ nói: “ Chỉ kiếp lập trên số hữu tình, chẳng phải phi hữu tình. Vì sao? Vì đường khác vơí chẳng phải đường. Ở đây chỉ kiến lập trên số hữu tình. Trong sinh không có hữu tình hôm nay, gọi là sinh Sát-na. Tự loại nối tiếp nhau, gọi là nối tiếp nhau sinh, Yết-la-lam v.v… gọi là sinh phần vị.”

Hỏi: “Sát-na Sinh, nghĩa là từ pháp một niệm của nhân duyên khởi, tức pháp cần phải sinh, sao gọi là giả?”

Giải thích: “Trong danh nói sinh, sinh không có riêng, tức y theo ở sắc, tâm pháp khởi, giả lập sinh kia, nên sinh là giả.

Trong già: “khác” với Tánh già, nghĩa là trước, sau tánh “khác”. Già chuyển biến. Nghĩa là mười phần vị đổi khác. Lão thọ dụng, nghĩa là thọ dụng sáu trần, suy kém dần.

Lập chế trụ trong trụ: nghĩa là như pháp luật v.v… ban hành trong đời không dứt, gọi là lập chế trụ.

Hoại, diệt trong vô thường, nghĩa là một niệm hoại diệt. Chuyển biến, nghĩa là chuyển trẻ thành già, chia lìa, nghĩa là tài vật tiêu tan, bà con chia lìa.”

Ba thứ trong Danh, Thân. Pháp sư Cảnh nói: “Nếu nói pháp giả: Bình, chậu, nhóm tập, tức giả đặt ra Danh, Thân. Nếu nói chung, pháp của tướng chúng sinh v.v… đối với pháp giả nhóm họp ở trước, tức vật thật, gọi là thân. Nói là hai pháp sở tri chung ở trước, gọi là danh thân hiểu rõ chung. Nếu nói hai pháp không biết chung, thì gọi là Danh, thân mà đời không hiểu rõ chung.”

Luận sư Trắc nói: “Nói trắng là đen v.v…, gọi là giả nói danh, nói trắng là trắng v.v… gọi là danh của vật thật. Vào Kiếp sơ, lập chung như tên Diệu Cao v.v… mà thế gian đều hiểu rõ chung.

Sự khác nhau trong đây, nghĩa là cho đến thuộc về âm, thuộc về chữ. Pháp sư Cảnh nói: “Tiếng Phạm Xiển Đà Na Luận, Hán dịch là âm thinh. Thông thường Bồ-tát nói pháp có ba thứ, nghĩa là man, nữ đều chẳng phải âm thinh. Trong ba âm thinh, phải hội đủ âm vận hai dài, hai ngắn mới được gọi là đủ. Câu đủ này được gọi là thuộc về âm. Về cú pháp của nước phương Tây, phải đủ ba chữ để làm một câu. Câu bao gồm tên, chữ. Bốn thứ này đều giải thích câu, nghĩa.”

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Câu có hai thứ, đó là nêu chung, giải thích riêng. Âm chữ có hai thứ, nghĩa là âm có gốc mười bốn, tức chữ Lý A v.v…, nghĩa là bốn mươi bốn chữ. Ca là pháp ca v.v…, lại thuộc về âm, tức Xiển-Đà-Na Luận.

Có nam nữ v.v… đều có bảy chuyển mới thành âm, thuộc về văn tự, tức nói là âm, chữ.

Trong tánh phàm phu, Pháp sư Cảnh nói: “Trong đây, lập “đắc”, không lập bất đắc, chỉ nói rằng: “Tánh phàm phu không được pháp Thánh”, tức là nêu loại không được Thánh pháp này để giải thích tất cả các tánh bất đắc, cũng tức thích hợp với nghĩa không được kia.”

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Như Tiểu thừa chỉ có tánh Hữu phú vô ký, do tu đạo dứt trừ; Đại thừa thì không thể như vậy, vì không có tánh phi đắc riêng.”

Luận Tạp Tâm bản cựu dịch chép: “Phàm phu tất cả phi đắc, không có thuộc về nơi chốn, vì tánh phàm phu cuộc hạn. Nay, luận Câu-xá lập riêng “phi đắc”, tức tánh phàm phu ở trong “phi đắc”. “Phi đắc” rộng, thuộc về hết tất cả “phi đắc”. Pháp có, “đắc” của Tiểu thừa, pháp trước, pháp sau đều cùng có “đắc”, “Phi đắc” chỉ có pháp trước pháp sau, không có pháp, đều có “phi đắc”, vì pháp hiện tại, tất nhiên thành tựu, gọi là “đắc”, tức pháp có đều có “đắc”. Không có pháp thành tựu hiện tại, gọi là pháp đều có “phi đắc”. Giả sử “phi đắc” ở hiện tại, tất nhiên là pháp có, đều có “đắc”, vì thành tựu. Nếu ở quá khứ, vị lai, thì sẽ có “phi đắc”. Nay Đại thừa cho chỉ có pháp đều có “đắc”, vì đối với có dựa vào kiến lập “đắc”. Không có pháp “đắc”, “phi đắc” trước, sau. Đã chỉ ở quá khứ, vị lai, kiến lập, tức “phi đắc” đều không có, vì không kiến lập trên pháp không có. Nếu có pháp “đắc” trước, sau, thì có thể có “phi đắc”, vì kiến lập ở quá khứ, vị lai. Đại thừa không có “phi đắc”, mà lập riêng tánh phàm phu. Tánh này tức được kiến lập, trên kiến dứt trừ phiền não, vì không được pháp các Thánh như kiến đạo v.v…. Nếu chưa được kiến đạo, thì sẽ không được kiến lập trên tất cả Thánh đạo. Nếu được một phần, thì phần còn lại là chủng loại này, nên kiến đạo không gọi là tánh phàm phu, chung cả ba cõi. Nếu lìa địa kia, khi nhiễm, cũng gọi là một phần tịnh. Cũng có nghĩa có thể nói là dựa vào pháp có của hạt giống, cũng tánh hữu phú vô ký, không được nghĩa chung của tất cả pháp ở kiến đạo của ba thừa. Nếu không được tu đạo đều là tánh phàm phu, thì kiến đạo lẽ ra nên gọi là tánh này. Cũng có thể nói là ở Pháp Thế Đệ Nhất, lúc Xả kiến đạo thì dứt trừ trong sự trôi lăn, mỗi niệm sinh, diệt đoạn, lại dứt, gọi là lưu chuyển Sát-na, qua lại ba cõi gọi là xoay vần sinh lưu chuyển các pháp như ba tánh, v.v… sanh khởi trôi lăn, gọi là nhiễm, tịnh xoay vần trong định khác.”

Pháp sư Cảnh nói: “Nói tướng khác với định, nghĩa là như màu xanh, vàng v.v…. Nhân khác với định, nghĩa là vì thiện ác khác nhau, nên quả khác với định, khổ, vui khác nhau.”

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Tướng khác với định, nghĩa là tướng thể trong nhân quả.”

Trong tương ưng. Pháp sư Cảnh nói: “Điều thiện sẽ diệt ở niềm vui; việc ác sẽ chiêu cảm với nỗi khổ. Lúc nhân duyên đủ, gọi là hòa hợp, tương ưng. Như nói là được trụ, thời gian sau, bỏ vọng, rồi trở lại nương theo phương tiện tụng kinh như thquở xưa, tức là phải trở qua “đắc”, mới gọi là tương ưng với phương tiện, tùy theo làm việc thiện ác, gọi là như pháp xưa đã làm thành xong, được gọi là tương ưng với việc đã làm.”

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Tương ưng với phương tiện nghĩa là trí gia hạnh với tất cả sự căn bản, gọi là Phương tiện. Đạo lý Xứng khả, nghĩa là trí tương ưng với lý, thế nhanh chóng của các hành trong thế nhanh chóng, nghĩa là như trong thời gian búng ngón tay, trải qua sáu trăm lần sinh diệt, thế nhanh chóng (thế tốc) của sĩ dụng: như ba nghiệp nhanh chóng của sĩ phu đoạn căn trong thế gian.

Thế tốc của Thần thông: Như trong thời gian co, duỗi cánh tay đã cõi trời đến sắc cứu cánh v.v….

Sát-na trong thứ lớp, thứ lớp của lưu chuyển. Nghĩa là niệm trước theo thứ lớp của lưu chuyển.

Thứ lớp lưu chuyển trong thân, nghĩa là như thứ lớp của mười giờ trong một thân, thành lập thứ lớp lưu chuyển của việc làm, như khí thề

giới bên ngoài được thành lập, an bài trước sau.” Trong thời gian. Phương Tây có ba thuyết:

1- Nhiếp Luận nói: “Hạt giống, quả đều có”. Đây là y theo ở “có”, “không” đều cùng có, chứ chẳng phải là đều cùng có. Lúc được Kim cương tâm dù không có nhân kia mà vẫn có bản thức, nên trí Viên Cảnh bấy giờ chưa sinh.

2/ Trường hợp thứ hai có năm thứ: Bốn thời kỳ trước ở trong thai, nhãn căn chưa sinh. và tánh phàm phu này ở cõi Vô Sắc, đều thuộc về trường hợp thứ hai. Trong thời kỳ thứ năm và khi xuất thai, dù được nhãn căn, nhưng vì bị người khác phá hoại, nên nói: hoặc sinh rối mất; hoặc từ xưa đến nay không được nhãn căn; hoặc lại sinh rồi diệt, vào quá khứ, tức không có thể của nhãn, gọi là Vô gián diệt.

3/ Đều không có, nghĩa là La-hán mất mắt, hoặc xưa nay bất sinh mắt; hoặc vị La-hán kia sinh cõi Vô Sắc, hoặc từ thân ba cõi nhập vô dư. Cõi của thân không có, trên đây bất sinh thân.

Ngoài ra, tùy đối tượng thích hợp, nghĩa là thân căn ở hai cõi dưới, cũng không có lúc chưa sinh, cũng không có hoặc sinh rồi mất, chỉ có Vô gián diệt, nhập quá khứ.

Nếu tạo ra bốn trường hợp, thì nên nói rằng có cõi của thân, phi thân, nghĩa là thân sau cùng của A-la-hán và người học từ hai cõi dưới qua đời, sinh cõi Vô Sắc, sau cùng là xả thân, là có cõi của thân, chứ chẳng phải có thân, nghĩa là thân căn của hai cõi dưới Vô gián diệt, nhập quá khứ và phàm phu sinh cõi Sắc, hai trường hợp khác rất dễ hiểu.

Đối với bốn cõi bên ngoài, tùy điều kiện thích hợp, nói đủ, nghĩa là nếu bốn trần của cõi dưới thường có, nếu cõi Sắc không có hương, vị thì xúc của sắc thường có. Bốn trường hợp rất dễ hiểu.

Có cõi Sắc, phi-sắc: nghĩa là sắc sau cùng của A-la-hán và người học từ hai cõi dưới qua đời lúc sinh cõi Vô Sắc, sau cùng xã bỏ sắc.

Có cõi Sắc chẳng phải sắc, nghĩa là bốn căn đối nhau trong bốn thời gian trước, Sắc và phàm phu của Vô Sắc. Hai trường hợp còn lại rất dễ hiểu. Ba thứ: hương, vị, xúc so sánh như thế. Hoặc có văn luận; hoặc lại nhãn này Vô gián hẳn là diệt.

Ngài Tam Tạng còn tra cứu luận này bằng tiếng Phạm thì thấy không có chữ “tất” này, khéo thuận với đạo lý. Vì sao? Vì nếu có chữ “tất” thì tức là ở hiện tại, vì chưa diệt nhãn, nên không được “phi nhãn” đồng là hoàn toàn không có hạt giống nhãn, gọi là không thành giới hay vì có hạt giống không được sinh nhãn mà gọi là không thành ư?

Ngài Tam tạng nói phương Tây có hai thuyết:

Thuyết thứ nhất nói: “Nếu hẳn là bất sinh khi có thì hạt giống của nhãn đã bỏ, nên không gọi là giới nhãn.”

Hỏi: “Nếu vậy thì việc bỏ Tiểu hướng Đại sẽ rốt ráo không khởi vô lậu của hàng Nhị thừa. Bấy giờ, khi chưa được phát khởi thì vô lậu, nhưng vì hạt giống củ đã bỏ, nên lẽ ra sinh ư?” Ngài Tam Tạng có hai giải thích:

1. Chủ yếu của văn này, khi cần nhập Sơ địa, niệm ở trước, đầu tiên là, Xả hạt giống Vô lậu kém. Theo thứ lớp, tức khởi vô lậu của Bồ-tát.

2. Địa tiền, tức khởi vô lậu của Bồ-tát tu hạnh Đại thừa. Hạt giống vô lậu của Nhị thừa khi phát tâm Đại thừa, tức Xả không thành. Thuyết thứ hai, chỉ bỏ công năng hiện hành của sinh.” Luận sư Trắc hỏi:

Bất Hoàn cõi “Vô Sắc, nếu cho rằng không, có nghĩa hạt giống, thì vì sao đã sinh hạt giống của mắt, và chưa sinh hạt giống của mắt đều chẳng phải có ư?

Đáp: “Vì không còn sinh quả nữa, mới sinh lên cõi Vô Sắc, tức là bỏ hạt giống.”

Hỏi: “Nếu vậy, cũng có thể Bát địa trở lên, tất cả hạt giống phiền não của Bồ-tát, vì không có tác dụng nên không thành tựu ư?” Giải thích rằng: “Hạt giống có hai công dụng:

  1. Sinh tác dụng của quả.
  2. Tác dụng của chướng đạo.

Hạt giống “hoặc” cũa địa vị kia dù không có tác dụng trước, mà vẫn có tác dụng sau, cho nên không bỏ.”

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Như Đối Pháp quyển hai có hai tranh luận, nhằm giải thích hạt giống với hiện hành đều gọi là la giới. Sở dĩ hợp nhau để giải thích đoạn văn này, là vì Luận sư Thắng Quân dùng văn để chúng minh hạt giống sinh hiện hành không đồng thời. Nay, lấy mắt hiện hành làm giới, vì vượt hơn nên không có lỗi. Lẽ ra cũng trong trần bên ngoài, tạo ra bốn trường hợp: được mắt, không được sắc v.v…, nghĩa là: Khi mắt không biến đổi thành sắc, là được mắt không được sắc.

Không có mắt, nghĩa là chỉ có sắc của tướng thứ tám, nên được sắc, không được mắt. Cả hai đều thành tựu, cả hai đều không thành thành tựu v.v….

Nói về đồng phần, đồng phần kia: Ngài Tam tạng nói: “Căn đồng với thức chấp cảnh, nói căn là đồng phần. Thức là căn, vì là đồng ttc pháp của tâm trong pháp giới, như tâm là đồng phần. các Pháp như sắc còn lại v.v…, vì chẳng phải đồng, nên như năm trần là đồng phần kia.”

Lại giải thích: “ Tiểu thừa lập ba đời có “đắc”, ý nói bất sinh giới của bảy tâm, ở vị lai gọi là đồng phần kia; giới bảy tâm gọi là đồng phần. Đại thừa cho quá khứ, vị lai là pháp không. Nếu y theo riêng để phân tích về nghĩa của đồng phần, đồng phần thì chỉ hiện tại là có, thức khởi hiện tại, thức ấy tất nhiên có tác dụng, thì sẽ không có đồng phần khác với đồng phần kia. Sáu trần như sắc v.v… kia chỉ là cảnh khác, không có tác dụng của chủ thể chấp, cũng không nói nghĩa đồng phần, đồng phần kia chỉ năm căn hiện tại không cần duyên khác, với tự loại nối tiếp nhau. Y theo ở thức của Trung hữu đã nương tựa vào tác dụng của cảnh hữu thủ gọi là đồng phần. Vô thức chưa dựa vào tác dụng của cảnh không có “hữu” “thủ”, gọi là đồng phần kia. Luận Đối Pháp quyển năm chép: “Do căn với thức giống nhau vể nghĩa chuyển, nên nói là đồng phần. Do căn không hợp với thức, chỉ tự nối tiếp nhau sinh, tướng căn giống nhau, nói là đồng phần kia.Ý nói về năm căn, khi khởi nối tiếp nhau, nếu hợp với thức, cho tác dụng thức thì gọi là đồng phần; không hợp với thức, gọi là đồng phần kia. Năm trần như sắc v.v… đối với năm thức không có hợp, không hợp. Nếu làm đồng phần thì khi sáu thức kia chưa khởi tác dụng, sẽ không có tự Thể, không thể nói là đồng phần, không đồng phần kia. Nếu đã sinh thì chỉ có tác dụng thôi, cũng không thành hai trường hợp, thì làm sao được nói là đồng phần, không đồng? Vì thế, nên chỉ năm căn được thành tựu cả hai trường hợp. Không được đồng với thuyết của Tiểu thừa, nói là vị lai không y theo vào lý Duy Thức. Như “duyên” quá khứ, vị lai có tâm tương đương (thích hợp với nhau) giống với tướng mạo của quá khứ,vị lai. Trường hợp này, chỉ trong tâm có công năng của quá khứ, vị lai. Nay, chính khi đang “duyên’ giống với tướng đó, với Lý duy thức được gọi là quá khứ, vị lai. “Duyên” ấy chỉ hiện tại. Đạo lý của hai pháp tướng, nghĩa là pháp hiện tại sẽ diệt, gọi là quá khứ, chưa diệt, thì gọi là vị lai; chính khi đang sinh, gọi là hiện tại, tức ngay nơi pháp tướng tên pháp hiện tại để lập ra ba đời. Ba thần thông được nói là ba đời, tức là sức thần thông của chư Phật v.v… tự nhiên (pháp nhĩ) có như thế, nếu một ngàn tướng thể hiện, nghĩa là pháp hiện tại đã từng có công năng gọi là quá khứ; sẽ khởi có công năng, gọi là vị lai, thì tức là trên hiện tại cũng đã có ngần ấy nghĩa công năng, để nói là ba đời, như trước đã nói. Trong phương:” Luận Đối Pháp cũng nói; “Chỉ dựa vào nhân, quả của sắc pháp. Mà kiến lập các phương. Nếu y theo ở phương, gọi là phương, thì bốn uẩn cũng gọi là Phương, nên đoạn văn trên nói rằng: “Tùy ở chỗ này hoặc sinh ở đây, tức trong số thuộc về phương này. Trong số, cho rằng dựa vào hạn lượng của pháp để hiểu rõ phần vị, nhằm lập ra số, nghĩa là hoặc cứ theo ý tứ; hoặc y theo theo ngữ nghiệp, biểu thị rõ phần vị, giả lập làm số.”

Trong hòa hợp, Pháp sư Cảnh nói: “Tập hội, nghĩa là như nhóm đại chúng, giả lập gọi là tập hội.

Một nghĩa hòa hợp, nghĩa là như lập chi nghĩa đầy đủ, cũng có thể các tâm, tâm sở đồng khởi một cảnh, cảnh còn gọi là nghĩa. Gọi là một nghĩa hòa hợp, viên mãn hòa hợp, nghĩa là như quyến thuộc viên mãn của thế gian kia.”

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Một nghĩa hòa hợp, nghĩa là đồng dựa vào một việc để làm. Hòa hợp viên mãn, nghĩa là khi được rốt ráo. Trong không hòa hợp, hoặc là phần vị, hoặc khác nhau. Pháp sư Cảnh nói: “Nếu là phần vị trước, sau không hòa hợp, hoặc đồng nhau, hoặc khác nhau, đều lập bất hòa hợp.

Luận sư Trắc nói: “Nếu là phần vị, nghĩa là ba phần vị trước, nếu sai khác, nghĩa là ba phần vị có khác nhau.”

Dưới đây, là thứ ba, dùng các nôn để phân biệt năm uẩn, trong đó, trước giải thích riêng, sau là tổng kết.

Trong giải thích, trước dùng ba mươi ba có sắc, có kiến v.v… để hỏi, phân biệt các uẩn; sau đặt câu hỏi trái với sắc v.v…, để làm rõ nghĩa không có sắc v.v….

Trong phần trước, có ba thứ nhỏ nhiệm, như quyển năm mươi bốn đã giải thích. Nghĩa thô to trong đây, tức phần sắc xứ thô lớn trong sắc uẩn, chứ chẳng phải phần nhỏ nhiệm kia, chẳng phải là sắc uẩn, chỉ là thô lớn.

Trong giải thích hữu lậu nói rằng: “Thô, nặng đã tùy theo v.v… ” nghĩa là bị các phiền não thô, nặng theo đuổi, chứ chẳng phải chủ thể đối trị. Xuất sinh từ phiền não, là nghĩa hữu lậu, có bốn lổi:

1. Không vắng lặng. Dưới đây nói: “Hiện hành triền đã làm, tức như thể phiền não, hiện hành làm văn luận.” Ngài Tam Tạng nói: “Do phiền não hiện hành, nên não loạn căn v.v…, gọi là không vắng lặng.

2 Trong, ngoài đổi khác. Đoạn văn dưới đây nói: “Các sự phiền não theo đuổi việc làm của phiền não, tức sự mà các phiền não đã nương tựa. Do khởi tham, giận v.v… như thế, thành thử hôm nay, trong ngoài mới đổi khác, căn, trần đổi khác, căn, trần gọi là sự.

3. Phát khởi hành vi ác. Ở dưới nói: “Do Nhân duyên phiền não gây ra. Do phiền não làm nhân duyên, nên phát khởi hành vi ác, là do phiền não gây ra.

4. Nhân nhiếp thọ. Dẫn phát hữu (sau), như văn rất dễ hiểu.

“Có tranh luận về vị ái v.v… ” Như Luận Hiển Dương v.v… đã nói rộng.

Ngài Tam Tạng nói: “Có tranh luận, chỉ nói là thể của sân, có tất cả hữu lậu. Vị “ái” chỉ duyên sinh của thân trong. Sự vui say, thèm khát chỉ “duyên” dục bên ngoài khởi, chỉ văn này ở cõi Dục.” Pháp sư Cảnh nói: Ái, vị có ở khắp ba cõi, mê đắm chỉ ở cõi Dục.

Hí luận, theo nghĩa là thế gian, nghĩa là chủ thể (khả năng) sinh phân biệt, chấp lấy giả dối, gọi là đối tượng nương tựa của hí luận.”

Trong giải thích ba đời rằng: “Nhân quả đã được thọ dụng, gọi là quá khứ, nhân quả chưa thọ dụng, gọi là vị lai; nhân đã thọ dụng, quả chưa thọ dụng, gọi là hiện tại, nghĩa là vị lai, quá khứ đều y theo ở nhân, quả đồng thời mà nói và quả đã thọ dụng, nghĩa là “đẳng ngữ”. Hiện tại y theo ở nhân quả đẳng lưu, thời gian khác, nghĩa là “ngữ”, là quả quá khứ ở hiện tại, chẳng phải là nhân, quả đồng thời, hiện tại không có quả, nên biết là y theo ở nghĩa riêng, nên khác với nghĩa của Bản Địa Phần quyển ba đã nói.”

Trong hỏi trong, ngoài, sáu xứ đều thuộc về nghĩa kia là bên trong, chấp nghĩa là sáu căn bên trong đều chấp bốn trần phù căn và thinh nội thuộc năm sắc căn. Lại, chấp Thọ, Tưởng, hành uẩn thuộc ý căn, đều là sắc tự tại của định, cho nên nói thế.

Một phần của uẩn là ngoài: Nghĩa là trong sắc uẩn, chỉ lấy năm trần của phi tình, nên nói rằng một phần. Uẩn của ba tội ác, gọi là thô, người, trời là tế. Năm uẩn vô lậu dù là vô thường, chẳng phải khổ, bất tịnh là “diệu”. Nơi chốn thời gian khứ, lai, phương, nghĩa cách trở, vượt qua là xa v.v… Pháp sư Cảnh nói: “ Nơi chốn xa, như Thiên-trúc, Chấn Đán. Vì nơi chốn kia cách trở nơi này, nên nói là xa.

Thời gian quá khứ, vị lai v.v… Nghĩa là vì quá khứ, hiện tại nên xa; vị lai đến hiện tại, nên xa.”

Luận sư Trắc nói: “Phương, giải thích là nơi chốn. Cách trở vượt qua, giải thích lại thời gian đi, đến xa. Nay nói rằng: “thời gian cách trở, vượt qua, giải thích thành quá khứ, vị lai. Phương ngăn cách, vượt qua, là giải thích thành nơi chốn.”

Luận Tiểu thừa nói về bốn thứ xa: Xứ, thời, tánh, tướng. Như thiện, ác không có sắc xa, dù đồng trong một thân khởi, nhưng vì tánh chất khác hẳn, nên gọi là tánh xa. Như bốn Đại chủng dù trong một thân, nhưng tính chất cứng, ẩm ướt, ấm áp, dao động khác nhau, nên gọi là tướng xa.

Trong luận này, giảm lược không nói là hai. Trong trói buộc ba cõi, cõi Dục là nói sinh chưa được đối trị, là thời kỳ thứ nhất chưa được vô lậu và, đối trị của tâm cõi sắc có đủ năm uẩn của cõi Dục. Hoặc “đắc”, là “đắc” vô lậu của thời kỳ thứ hai và đối trị của tâm cõi Sắc, chỉ có sắc cõi Dục và Bất tương ưng hành.

Đã xuất: phát ra vô lậu của thời kỳ thứ ba và tâm định của cõi Sắc có đủ năm uẩn cõi Dục.”

Ngài Tam Tạng noí: “Trong văn của ba thời kỳ hiện hành đã thuộc về đủ sắc của khí thế giới bên ngoại. Cõi Sắc, nói là đã được đối trị của cõi Sắc, nếu người nhập định cõi Sắc kia, thì thân ở cõi Dục, mà được định Vô Sắc và nhập định đó, là thời, kỳ thứ nhất, chỉ thành tựu hạt giống hữu lậu của cõi Sắc. Hoặc giả người sinh cõi Sắc kia chưa được đối trị trên, nghĩa là thân cõi Sắc, chưa được tâm của cõi Vô Sắc, là thời kỳ thứ hai, có đủ năm uẩn của sắc. Hoặc “đắc” đã xuất. Nghĩa là thân ở cõi Sắc, được tâm của cõi Vô Sắc; đã phát ra pháp trói buộc cõi Sắc hiện hành, là cõi Vô Sắc của thời kỳ thứ ba.

Nói: “Đã được đối trị, nếu người nhập định cõi Sắc kia, thân ở địa dưới, nhập tâm vô lậu là thời kỳ thứ nhất, chỉ thành hạt giống trói buộc Vô Sắc. Hoặc người sinh Vô Sắc kia chưa được đối trị, là thời kỳ thứ hai. Thân sinh Vô Sắc, chưa được đối trị rốt ráo của Vô Sắc, khởi đủ bốn uẩn của Vô Sắc. Hoặc, “đắc” đã xuất, nghĩa là La-hán Vô Sắc đã được đối trị rốt ráo của Vô Sắc, đã phát ra khởi đủ pháp trói buộc Vô Sắc, là thời kỳ thứ ba.

Lại có khác nhau: Khinh an đều cùng có Tam-ma-địa, nghĩa là phân biệt Tán Tam-ma-địa.

Quyến thuộc đều là quả. Pháp sư Cảnh nói: “ Năm uẩn thiện đồng thời, gọi là quyến thuộc. Nếu định và quyến thuộc đã sinh Dị thục, thì gọi là pháp của quả Dị thục đó”.

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Quyến thuộc nghĩa là tâm, tâm pháp đồng thời. Pháp quả kia: tức câu giới đạo định và sắc quả của cảnh định, đây đều là những trói buộc của cõi Sắc, ngoài ra là trói buộc của cõi Dục. Thuộc về phiền não của sắc, các pháp hữu lậu của cõi Sắc đều sinh ra từ phiền não cõi sắc. Lại sinh nhân quả của phiền não khác nhau, nên nói thuộc về phiền não cõi sắc, trái với cõi Dục kia, là trói buộc của cõi Sắc. Lìa sắc phiền não, nghĩa thuộc Vô Sắc kia, nghĩa là lìa sắc phiền não, tức là phiền não của Vô Sắc. Từ phiền não của cõi Vô Sắc đó sinh ra các pháp hữu lậu. Quả thuộc về nhân, vì là sự trói buộc của Vô Sắc, nên nói rằng: “Nghĩa thuộc về Vô Sắc kia là sự trói buộc của vô sắc.

Trong ba tánh, công năng chiêu cảm quả báo vui ở đời đương lai là thiện hữu lậu, và đối trị với khổ phiền não chính là thiện vô lậu, chủ thể chiêu cảm quả báo khổ là nghiệp bất thiện, phát khởi hành động ác, là phiền não bất thiện. Ly khai lổi lầm là thiện vô lậu. Và thuận theo công năng đầy đủ đối trị với lổi lầm, nghĩa là thuận theo công đức đối trị lổi lầm là thiện hữu lậu.

Ba học: Như luận Đối Pháp nói: “Người cầu giải thoát đã có pháp lành là nghĩa hữu học, từ chứa nhóm địa vị tư lương trở lên. Một phần các uẩn của bốn xứ, mười giới là hữu học. Chủ thể cac học xứ, người đã được rốt ráo đã có pháp lành là vô học, nghĩa là một phần các uẩn của bốn xứ, mười giới là Vô học, nghĩa là pháp thiện, bất thiện, vô ký mà các phàm phu đã có và pháp vô ký nhiễm ô của các bực Học, pháp vô ký của các bực Vô học, đều là pháp vô vi.

Các phàm phu, nghĩa là trừ người cầu giải thoát, bực hữu Học nhiễm ô, như đối tượng thích ứng đó, bất thiện, ẩn mất vô phú, vô ký là lậu, nghĩa là tám giới, tám xứ; niệm và một phần các uẩn.

Ba dứt trừ: Luận Đối Pháp chép: Sự phân biệt đã khởi lên kiến, nghi kiến xứ, nghi xứ và đối với tà hạnh mà kiến v.v… đã khởi, kiến phiền não; tùy phiền não mà phát ra nghiệp thân, ngữ, ý, đều là tất cả uẩn, giới, xứ của đường ác, là nghĩa kiến dứt trừ.”

Phân biệt kiến, nghi trong đây, nghĩa là hỏi pháp bất chính mà khởi năm kiến, đều nẩy sinh kiến, nghi nói là hiện quán, nghĩa là khởi sự sợ hãi như thế. Nay là ngã, ngã được tồn tại cái gì? Nghĩa là kiến nghi tương ưng với pháp Cộng Hữu và hạt giống kia. Nếu được kiến đạo, về sau, các pháp hữu lậu trái với kiến dứt trừ, là tu dứt trừ.

Trái với kiến dứt trừ, nghĩa là dứt trừ các pháp hữu lậu còn lại như kiến nhiễm ô do phân biệt khởi. Pháp hữu lậu thuộc về thuận Quyết trạch, năng tùy theo phần thiện, vì cũng nói thô. Luận Đối Pháp, quyển ba nói rằng: “Thuận Quyết Trạch phần thiện, dù bị phiền não thô, nặng theo đuổi, nhưng lại kiến lập làm tánh vô lậu, vì đều là tất cả có.” Luận này còn nói: “Lời nói của pháp hữu lậu khác cũng thuộc về quyết trạch phần thiện”. Luận ấy lại nói: “ các pháp hữu lậu, trừ thiện quyết trạch phần, là chẳng phải đối tượng dứt trừ.”

Nói “Tất cả nhiễm ô, dứt trừ hẳn nghĩa đối trị, là đạo vô lậu và nghĩa “đã dứt trừ” tức là năm uẩn như sắc v.v… trong địa vị vô học đã dứt trừ Tùy miên, nên gọi là không dứt trừ. Trái với văn trước đây, làm rõ nghĩa Vô Sắc v.v…, như trước đây đã nói trái với sắc v.v… là Vô Sắc v.v…, nghĩa là Vô Sắc không có kiến, không có đối; không có lậu; không có tranh cãi v.v… ” Luận Đối Pháp, ở trong đó, có sắc, không có sắc; có kiến; không có kiến, có đối; không có đối nối tiếp nhau mà nói. Luận này về sau sẽ nói về không có sắc v.v…, nghĩa là vì luận chủ nói về pháp, ý lạc khác nhau, nên nói như thế. Dưới đây là thứ tư, giải thích thuộc về nghĩa uẩn và tương ưng trong đó có năm trường hợp:

1/ Giải thích nghĩa uẩn. Ý nói các thứ đối tượng mới chiêu cảm thể. Nghĩa là như một vật sắc, dùng các thứ sắc, hương v.v… gọi là mời gọi là. Phải biết nhiều pháp chứa nhóm ở một chỗ. Lại, như nhất tâm, nói là các danh từ thọ, tưởng v.v…, gọi là kêu gọi là. Phải biết tâm và tâm sở, nhiều pháp chứa nhóm, lại là nghĩa hòa tạp lẫn nhau chuyển, như bốn trần v.v… của một vật sắc hòa tạp lẫn nhau. Cũng như bốn uẩn hòa lẫn của một tâm.

Nghĩa giản lược chung của một loại, nghĩa là y theo trực tiếp năm căn trần, trong thân của một loại, chứa nhóm một chung riêng. Trong loại nhất tâm cũng có tám thức và các tâm sở, đều khởi chứa nhóm trong một niệm, cũng gọi là tổng quát lược qua. Lại, như quyển năm mươi ba cho rằng: “cái gọi là tất cả sắc, hoặc quá khứ, vị lai, hiện tại, cho đến xa gần, như thế, đến thức cũng vậy. Tổng, lược qua như thế, thuộc về nghĩa tất cả uẩn, chứa nhóm.”

Nghĩa tăng giảm. Lại y theo ở trưởng dưỡng căn, trần tăng giảm không đồng, để giải thích chứ nhóm. Lại, nếu tâm nhiễm, thiện khởi, tầm đồng tụ, phần nhiều gọi là “tăng”. Tâm vô ký khởi tâm số, phần nhiều gọi là giảm. Lại, do có tăng ích, chứa nhóm, mới có tổn giảm. Nay, nêu tổn giảm, để chứng minh có chứa nhóm.”

2/ Giải thích nghĩa sắc. nghĩa hạt giống đã gieo trồng được tăng trưởng, nghĩa là phần nhiều y theo vào xứ sắc, nơi nhãn thức đã hiện hành mà nói và nghĩa biến đổi, ngăn ngại. Đây là y theo ở sắc ngăn ngại có đối, nên luận Bà Sa nói: “Nghĩa đổi thay hư hoại, quyết định có đối, trở ngại là nghĩa sắc kia.

Nghĩa hư hoại, đối tượng mà tay xúc chạm v.v…, nghĩa là y theo theo năm căn, bốn trần, trừ thinh.

Mỗi thứ tướng khác nhau của phương, xứ, tức chung cho cả mười xứ.

4- Nói về danh rằng: “Thuận với thu hướng các thứ nghĩa của cảnh sở duyên: như nói là thuận với các thứ nghĩa của đối tượng giải thích. Tám thức, bốn uẩn, nghĩa của chúng cũng vậy. Khởi, hẳn là thuận với thu hướng nghĩa của cảnh sở duyên.

Dựa vào Danh của ngôn thuyết, từ dụ gọi là Danh. Dựa vào Danh của ngôn thuyết, nhằm phân biệt các cảnh sở duyên, nghĩa là chẳng hạn như nghe người khác nói về danh tự các hành. Bốn uẩn dựa vào danh, để phân biệt các pháp, tức là từ ngôn từ ngôn thuyết, đối tượng nương tựa, nên bốn uẩn được gọi là tên. Phải biết y theo riêng ý thức, bốn uẩn dựa vào Danh để phân biệt, cũng có thể do ý thức này dựa vào Danh để phân biệt, dẫn sinh năm thức đồng thời với bốn uẩn phân biệt, sanh ra năm thức đồng thời, bốn uẩn phân biệt năm trần. Nếu theo nghĩa này, thì sáu thức, bốn uẩn dựa vào danh từ ngôn thuyết để phân biệt cảnh trước. hai thức bảy, tám thì không được nói là dựa vào danh từ ngôn thuyết để phân biệt nghĩa cảnh, chỉ có danh để tư duy. Danh để tư duy chưa hẳn là phải dựa vào danh từ ngôn thuyết. Tư duy các pháp, chỉ do tự tâm biểu hiện rõ cảnh trước. Câu-xá giải thích danh từ bốn uẩn. Mỗi danh từ đều tự có hai nghĩa:

1- Tùy; 2- Cầu.

Tùy, nghĩa là thuận với cảnh thu hướng; cầu nghĩa là dựa vào danh để hiểu rõ cảnh.

4- Giải thích nghĩa thuộc về: “Thuộc về tự tánh, chẳng phải tánh người khác, nghĩa là các pháp hữu vi đều gìn giữ tự tánh, không mất phép tắc, khuôn mẫu, gọi là thuộc về tự tánh, chẳng phải như thế gian dùng ngón tay để nắm áo, dùng bàn tay để cầm thức ăn. Gọi là thuộc về. Dưới đây, nói về tự tánh thuộc về ý. Vì hiểu rõ khắp, nghĩa là khả năng biết rõ khắp mỗi thứ tự loại. Phá nhân của tướng hòa hợp, chứa nhóm. Đây là ngộ nhập môn Không giải thoát.

5- Trong phần giải thích tương ưng, vì biết rõ khắp, dựa vào tự tánh thanh tịnh tâm v.v…, nghĩa là tánh tâm vốn thanh tịnh, tương ưng với nhiễm, gọi là giảm. Cũng có thể đều cùng có với tham v.v…, tức nhiễm tăng, thiện giảm; đều có với tín v.v… là thiện tăng, nhiễm giảm.”

Dưới đây, là thứ năm, phá chấp của người ngoài, trong đó trước dùng văn xuôi để chỉ rỏ ba lỗi. Sau dùng bài tụng để thuộc về.

Trong phần trước nói chỉ có tâm là thật có, chẳng phải các tâm pháp, không hợp lý, đây là phá chung Kinh bộ, chỉ có tâm vương, một tâm pháp thọ, tưởng, hành chẳng phải có tự thể riêng. Vì sao? Vì đây là người ngoài gạn, vả lại, nói các uẩn, vì có năm tánh không thành, đây là chính phá. Như tánh năm uẩn của Đại thừa, mỗi uẩn đều từ hạt giống sinh, thì năm uẩn thành tựu. Như ông đã chấp tâm thật, tâm sở là giả, vì pháp giả không có tự thể, nên năm tánh không thành, đây là một lỗi. Lại nếu người ngoài kia chấp, cho đến cũng có lỗi v.v… nghĩa là dù chấp có phần vị trước, sau cuả nhất tâm, có riêng thọ, tưởng v.v… chứ chẳng phải có thọ, tưởng v.v… trong một sát-na. Nay, phá chấp đó rằng: “Hoặc có, hoặc không đều thành sai lầm.” Nếu nói là có, vì “tướng” khác, nên lẽ ra có thể “khác” v.v… Pháp sư Cảnh nói: “ Nếu lập tưởng v.v… có tướng riêng thì dụng sẽ không lìa thể. Tưởng v.v… tức lẽ ra có tánh của vật thật? Nên lập lượng rằng:

“Tâm tưởng v.v… đã quyết định có thể thật.” Vì không lìa dụng. Giống như tác dụng của tâm tưởng kia.”

Pháp sư Khuy Cơ nói: “ Đại ý đoạn văn này nói: “Do tâm này khác với tửơng, tức lẽ ra đồng thời có tâm số thật, vì sao Sát-na ban đầu chỉ gọi là thức? đến niệm thứ hai gọi là thọ; niệm thứ ba, gọi là tưởng. Vì nhất tâm được có tưởng khác, nên biết rằng, do pháp tâm sở đều có cùng lúc. Vì pháp tâm sở như đây, nên biết được “duyên” cảnh, niệm đầu tiên v.v… tức lẽ ra gọi là thọ, vì tâm đã biết đối tượng duyên, như niệm thứ hai. Nếu nói không có, thì chấp phần vị riêng, là luống uổng.”

Pháp sư Cảnh nói: “ Nếu nói rằng tưởng v.v… không có tác dụng riêng thì thể, dụng của tưởng v.v… này sẽ đều là “không” mà chấp phần vị trước, sau có riêng, thì đâu không luống uổng ư?” Pháp sư Khuy Cơ nói lập lượng rằng:

“Ông nói tâm thứ hai lẽ ra không gọi là thọ, vì tác dụng không có riêng.

Như niệm tâm ban đầu.

Lại không nên cho cuối cùng không hợp lý. Vì lẽ, ông đã lập ý thức tùy sáu căn “duyên”sáu cảnh, tức có khác nhau rồi. Phần vị của pháp tưởng, thọ v.v… được kiến lập, chỉ ở một căn, một cảnh đồng thời có thể được, nên so sánh không bình đẳng. Nếu cho chuyển biến cuối cùng chẳng phải đối với không có sắc, hữu, như sữa lạc, sinh bơ v.v…. Nghĩa là nếu người ngoài kia bào chữa. Tôi chỉ nói một thức chuyển biến trước, sau để làm tâm sở, nên có bốn tâm”, thì cũng không hợp lý. Vì, sắc có hình dáng, chất ngại chuyển biến trước, sau, chẳng phải đối với pháp vô sắc. Lại nữa. Vì nhân duyên của tâm không có khác nhau, nên hành chia ra phần vị riêng là không đúng lý v.v…. Pháp sư Cảnh nói: “ Nhân duyên của sắc uẩn có các thứ chuyển biến, còn tâm thì không có nhân duyên khác nhau, có lập chuyển biến, nghĩa là tâm quá khứ, vị lai là không, hiện tại chỉ một niệm, hễ khởi thì liền diệt ngay, thì làm sao có khả năng làm cho tâm của một Sát-na trải qua nhân duyên dừng lại, không diệt, chuyển biến đẻ cho được thành tựu, rồi lại khởi các tâm sở hiện hành ư?

Pháp sư Khuy Cơ nói: “ Ở trước chấp rằng: “Phần vị của tâm lập ra tâm thọ, tưởng, hành, nghĩa là nhân duyên riêng của phần vị tâm kia không thật có. Như khởi tâm “duyên” lấy một cảnh đáng yêu, ngay ý nghĩ ban đầu lẽ ra khởi tham, cho đến bất cứ lúc nào chưa lìa cảnh này trở lại, lẽ ra cũng vậy. Vì sao niệm đầu tiên, gọi là thức; Niệm thứ hai gọi là thọ; ý niệm thứ ba, gọi là Tưởng? Vì không có pháp Tâm sở, thì tâm ở một Sát-na sẽ không có nhân duyên khác nhau.”

Luận sư Trắc nói: “ Chủ thể sinh nhân duyên hạt giống của tâm vương đã không có khác nhau, chỉ là một tướng. Vì nhân không có riêng, nên ba uẩn của phần vị riêng như hành thọ v.v… là không hợp chánh lý. Đây là lỗi thứ hai. Lại, vì trái với giáo thứ ba, trong đó, trước, chỉ rỏ trái với ba kinh; sau, hội ý kinh Lục Giới.

Trong phần trước: “như kinh nói:Cho đến vì ở trước đã nói. Đây là trái với kinh ban đầu.”

Pháp sư Cảnh nói: “ đại ý văn luận nói: “Nếu tham chẳng phải thật thì làm sao có thể được nhiễm tâm phiền não, khiến không giải thoát? Hỏi lại: “Trái cái gì”? là ý đáp:

Nếu lập duy tâm không được đồng thời, thì đây là tâm khởi lìa tham. Lúc tham v.v… khởi, không nên dựa vào thức”. Người ngoài lại bào chữa:

“Sáu thức của ta có trước. Kế lại chuyển biến, nên khởi các pháp tâm sở như tham v.v… có công năng làm nhễm ô tâm.” Vì cho nên sau lại phá:

Trước đã phá: Sắc có chuyển biến trước, sau khác nhau, có nhân duyên của tâm là không có khác nhau.

Pháp sư Khuy Cơ nói: “ Người ngoài cố bào chữa rằng: Tôi đâu có thừa nhận tính tham này đều có với tâm, như lúc “duyên” cảnh đáng ưa thích, ý niệm đầu tiên được gọi là thức: thứ hai, gọi là tham. Tham sau tiêm nhiễm tâm niệm lúc đầu thì đâu có trở ngại?”. Nay phá rằng:

“Vì nhân duyên khác nhau không thật có, nên “duyên” một cảnh đáng yêu.

Luận sư Trắc nói hai cách giải thích:

1/ Thuyết thứ nhất: Y theo tông của người ngoài kia để phá: “Nếu chỉ có tâm vương, không có tâm sở riêng, vì hai tâm Vương không cùng có, là tham v.v… đầu tiên, lẽ ra không dựa vào thức.”

2/ Thuyết thứ hai: Y theo tông mình phá: “Đối với mỗi thức đồng loại hai tâm không cùng co”. Lại nữa, kinh noí: “Với xúc cùng sinh, thọ, tưởng, tư v.v… là trái với kinh thứ hai. Nếu tâm trước sau không có tâm sở, thì sao kinh lại nói: ‘Xúc và thọ v.v… đều cùng sinh”? Lại kinh khác nói, ‘cho đến, cho nên không thể lìa “câu sinh” để nói hòa hợp.”

Ngghĩa là trái với kinh thứ ba.”

Đầu tiên, là dẫn pháp để nói, lại-dẫn thí dụ:

Thí dụ ánh sáng đèn: Như đốt các ngọn đèn rất sáng hòa hợp, các tâm, tâm sở hòa hợp cũng vậy. Cho nên không thể lìa “câu sinh” (đều cùng sinh) mà nói hòa hợp.

Hội ý để giải thích trong kinh Lục Giới, trước, là giải thích về vặn hỏi của người ngoài. Sau, là Luân chủ nêu kinh Bất liễu nghĩa khác, để chất vấn ngược lại.

Trong phần trước, người ngoài lại tự dẫn kinh để vặn hỏi:

“ Nếu ngoài tâm vương có tâm sở riêng, thì vì sao kinh lại nói sáu giới bốn đại, không thức, thành tựu sự sinh, không nói tâm sở; nên nay, nhắc lại cho là không có lỗi”?

Cho nên nói: “Dù rằng kinh nói sáu giới như thế, gọi là sĩ phu, nhưng vì mật ý nói, nên không có lỗi. Dưới đây là mật ý:

Đáp: “Muốn làm rõ đối tượng nương tựa hơn hết của sắc khuynh động tâm pháp, nghĩa là bốn đại trong sáu giới là đối tượng nương tựa của tạo sắc. Không là sở y, của tánh xao động; Thức là đối tượng nương tựa của tâm, tâm sở, chỉ nói sở y.

Trong vặn hỏi ngược lại của Luận chủ, Pháp sư Cảnh nói: “Trong kinh nói ba thí dụ, há ngoài ba thí dụ này, không còn thí dụ nào nữa ư? Hoặc có bốn đại chủng của nơi chốn thô, lấy đó làm ngã, há có thể ngoài bốn đại, không có tạo riêng ư? Hoặc có nơi chốn, ý hữu sắc nẩy sinh, tức dụa vào kinh này, há chỉ có hai thứ là sắc và ý ư? Hoặc có tưởng Vô Sắc của các xứ sinh. Như thế, há chỉ là tưởng sinh chăng?

Như thế, kinh nói sáu xứ, há có thể ngoài sáu xứ, không có tâm sở khác hay sao?

Luận sư Bị nói: “Thí dụ này nói là ba phần vị ban đầu như yếtthích-lam v.v… ”

Pháp sư Thái nói: “Sữa dụ cho bốn đại cõi Dục là ngã. Lạc, dụ cho ý hữu sắc của cõi Sắc nẩy sinh. Bơ sống dụ cho tưởng không của cõi Vô Sắc sinh ra. Vì chuyển biến hơn thêm, nên lấy ba thí dụ, nhưng chẳng lẽ ngoài ba thì cõi Sắc v.v… không có tâm v.v… ư? Nên nói là “thuộc về v.v… ” trở xuống là kết. Dưới đây, dùng bài tụng tóm thâu, như Bản địa có ghi.

Tụng chung có ba:

1/ Phải biết rằng vì muốn giải thích nghĩa, nên dùng một bài tụng để chia ra môn nghiệp, gọi là chung là Ốt-Đà-Nam.

2/ Trung gian là giải thích tùy theo một pháp xong, tức là dùng một bài tụng để đúc kết lại nghĩa trước, gọi là Ốt-Đà-Nam. Nếu giải thích về môn các nghĩa xong, sau cùng lại dùng một bài tụng để tóm thâu chung thì gọi là Ốt-Đà-Nam sau. Nay đối tượng được nói ở đây là Ốt-Đà-Nam giữa, để đúc kết lại nghĩa trước.

“Năm chủng tánh không thành”, đây là kết một lỗi đầu. Vì nhân duyên lỗi khác nhau của phần vị không có riêng, là tổng kết thứ hai. “Trái với Thánh giáo, đây là kết thứ ba.”

Lại, giải thích: “Bài tụng này kết phần vị khác nhau của bốn lỗi lầm là thứ hai; nhân duyên không có riêng là thứ ba, nên văn xuôi ở trước cũng chia làm bốn.”

Trên đây, nêu ra phân biệt rộng về uẩn thiện xảo trong sáu thiện xảo đã xong, dưới đây là thứ hai nói về giới thiện xảo, trong đó, ban đầu, là kết trước, sinh sau, kế là, chánh nói về nghĩa giới. Sau, so sánh kết đồng với “hữu”.

Y theo trong phần chánh nói, trước là dùng tám môn để nói lược; sau dùng mười bốn môn để nói rộng.

Trong phần trước, ban đầu là nói về tám môn; sau, dùng tbài ụng để kết.

Trong phần trước:

1/ Nói về tướng mạo của giới: “Nếu mắt chưa dứt, hoặc đã dứt xong, mạng căn nhiếp thọ.”Ngài Tam Tạng nói: “Phàm phu Hữu học, gọi là mắt chưa dứt; mắt của bực vô học, được gọi là đã dứt trừ. Tuy nhiên được mạng căn nhiếp thọ, được trụ nối tiếp nhau. Về lý, thật ra là đã được Lại-da nhiếp thọ, mạng căn vì y theo lý Tùy Chuyển, nên nói là nhiếp thọ mạng căn, cho đến pháp hữu lậu của một phần pháp giới cũng đều như thế.”

Lại, giải thích: “Phần vị nhãn chưa dứt trừ “hoặc” và phần vị nhãn đã dứt trừ “hoặc” được Lại-da, thể của mạng căn nhiếp thọ. Vì lấy giả để nhiếp thật, nên gọi là mạng căn. Nếu do sắc căn tăng thượng mà sinh nghĩa là vì được thọ dụng năm trần như sắc v.v… nên năm căn sinh ra. Năm căn phát sinh rồi, do thế lực tăng thượng, dẫn sinh sắc v.v….

“Nếu kia đối với đây làm tăng thượng, nghĩa là hạt giống nghiệp kia làm duyên tăng thượng, để sinh ra sắc v.v….”

Lại, giải thích: “Năm trần dùng năm căn làm duyên tăng thượng, mới được sinh khởi. Năm trần kia làm duyên tăng thượng, nuôi dưỡng năm căn này.”

2/ Nói về giả, thật, hoặc mười bảy, hoặc hai mươi. Pháp sư Cảnh nói: “Nếu mười bảy là thật thì ý giới là giả, vì lìa ngoài tánh phân biệt của sáu thức, không có y giới riêng. Nếu mười hai là thật, thì sáu thức là giả, vì người lĩnh vực ý sau khi ly sinh, sẽ không có sáu thức riêng, nên thể chỉ là một.

Nay, y theo ở thế tục, để lập đạo lý vững chắc, nên nói là sáu không có nhất nhất là sáu v.v… Pháp sư Khuy Cơ nói: “Mười bảy nghĩa là trừ ý giới.” Đoạn văn dưới đây nói: “Sáu là một, vì sáu thức Vô gián diệt là một ý, Mười hai: Văn dưới nói một là sáu nghĩa là ý giới được chia làm sáu thức, đều là ý giới, nói là đầu tiên, chung cả đạo lý thế tục của Tiểu thừa v.v…. Nếu Đại thừa tự có mười tám, dùng làm thể của ý giới, đồng thời là thật có. Nay xét Nhiếp Luận quyển mười một, cho ta thấy thọ là thức. Thân là thức, gọi là ý giới, tức là Lại-da và thức Mạt-na. Thân thức tức giới của năm căn, lẽ ra thức thọ tức giới sáu trần. Thức chánh thọ, tức là giới sáu thức. Cho nên mười tám giới đều thật có.

3/ Y theo bốn trường hợp để phân biệt: Pháp sư Cảnh nói: “Có khi nhãn chẳng phải giới: nghĩa là nhãn sau rốt của bậc La-hán. Đây là y theo ở ý niệm sau cùng sắp vào Vô dư, nhãn không thể sinh, về sau, chẳng phải là nghĩa hạt giống, không gọi là giới. Cũng nên nói rằng. Người Hữu học từ hai cõi dưới chết đi, lúc sinh lên cõi Vô Sắc, sau cùng Xả nhãn, không gọi là giới.”

Lại, lược qua không luận đồng trong Bản thức là hạt giống, sinh nhãn cău sau cùng kia, vì nếu có hạt giống, thì nhãn sau cùng là nhãn, sao đặc biệt nói là nhãn, chẳng phải giới nhãn. Lại, nói rằng: “Sao nói là uẩn sau cùng của A-la-hán, gọi là không có hạt giống đã sinh? Nếu nhãn sau cùng đồng thời không có hạt giống “năng sinh” thì sao Nhiếp luận lại cho trong sáu nghĩa hạt giống, có hạt giống ở thời gian này, tức quả của thời gian này sinh, gọi là đều có?

Giải thích:

“1/ Nhãn sau cùng thật sự từ hạt giống đồng thời sinh, mà nói là chẳng phải nhãn giới, nghĩa là y theo hạt giống này không có nẩy sinh niệm sau, vì công năng của nhãn, nên gọi là chẳng phải giới, chứ chẳng phải cho nhãn sau cùng không có hạt giống đồng thời, gọi là chẳng phải giới. Uẩn sau, được gọi là không có hạt giống đã sinh cũng thế, tức dựa vào nghĩa này để giải thích khi tâm Kim cương sau cùng của Thập Địa sinh, hiện sinh Lại-da và hạt giống, chủ thể sinh đều đã trụ ở tướng diệt, vì pháp nhân, quả, về mặt lý, tất nhiên đồng thời đều dứt Diệt. Bấy giờ, tức có trí Viên cảnh phát sinh, nối tiếp nhau, nên Luận Trí Độ nói rằng: “Hạnh trong đạo Vô ngại gọi là Bồ-tát; hạnh trong đạo giải thoát gọi là Phật.”

2/ Lại Giải thích: “Nhãn sau củA-la-hán sinh ra từ hạt giống của niệm trước, vì đồng thời không có hạt giống, nên nói là “không có hạt giống đã sinh”.

3/ Lại, sau cùng bất sinh, không gọi là giới nhãn. Lại, không có hạt giống của nhãn, gọi là chẳng phải giới nhãn, mà sau khi sinh giới bảy tâm, gọi là đồng phần kia.

4/ Giới bảy tâm của Đại thừa ở vị lai không có tự thể, không thể nói là đồng phần, đồng phần kia. Nếu khởi, thì sẽ có công dụng, đều là dụng ấy, vì thế, nên không y theo ở giải thích. Sắc v.v… chỉ có đối tượng chấp, chứ chẳng có chủ thể chấp. Cũng vì không y theo ở giải thích, nên có “duyên” trong pháp giới, như ý không nói là đồng phần, đồng phần kia. Không có duyên, nghĩa là như sắc v.v…, cũng không nói.”

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Đồng phần, đồng phần kia chính là lấy năm căn, gồm lấy sáu thức cũng được. Nhưng thức thứ bảy và ý thức trong Đại thừa, cũng nên phân biệt như năm căn. Tâm trong pháp giới kia, đã y theo ở mỗi một tâm tự biến ra trần, làm sao gọi là đồng phần? Nay, lấy chủ thể nương tực chung một căn, lấy trần của Bản thức làm đồng phần v.v….”

5/ Nói về cảnh thủ của các cõi không đồng, trong đó được chia làm ba: Đầu tiên nói về hợp, ly. Pháp sư Cảnh nói: “Nói sáu hợp chủ thể chấp, nghĩa là ba căn mũi, lưỡi, thân và ba thức đó. Bốn không hợp với chủ thể chấp, nghĩa là hai căn, hai thức của mắt, tai.

Năm và một phần ít chẳng phải chủ thể chấp (năng chấp) nghĩa là năm giới như sắc v.v… và phần ít trong giới pháp, không có pháp sở duyên (đối tượng duyên), chứ chẳng phải chủ thể chấp. Một giới nếu hợp, không hợp, cả hai đều cùng có khả năng chấp, nghĩa là trong trường hợp này, lẽ ra phải nói là hai giới, ý giới và ý thức giới, bởi lẽ ý giới không có tự thể riêng, nên không nói. Nếu ý, thức, giới, với ba thức đều khởi duyên đồng thì sẽ gọi là “hợp năng chấp”, nếu với hai thức nhãn, nhĩ cùng khởi, đồng “duyên” độc đầu ý thức thì sẽ gọi là “không hợp năng chấp”, vì sáu thức tức là nói ý nghĩa. Nếu nói riêng giới ý căn, thì sao sáu thức sinh, đều gọi là ý giới. Như thức Tỷ, thiệt, thân và đồng duyên ý thức sinh sau, gọi là giới y, thì hợp với chủ thể chấp. Hai thức nhãn, nhĩ và đồng duyên ý thưc cùng độc đầu ý thức sinh sau, gọi là ý giới, thì không hợp với chủ thể chấp.”

Đối Pháp quyển ba nói: “Ba trong sáu căn kia không hợp với chủ thể chấp, đó là ba thứ nhãn, nhĩ, ý. Ba căn hợp với chủ thể chấp, nghĩa là căn khác. Đây là y theo ở ý thức, dù đều cùng khởi (phát sinh tác dụng) với năm thức, nhưng chúng không dựa vào năm căn. Cho nên, không đồng với hai thức hợp lấy ba trần, do đó, gọi là “không hợp với chủ thể chấp”. Lẽ ra nói ý thức là nói phi ly, phi hợp, vì nó không nương tựa năm căn. Cho nên vì không đồng với hai thức kết hợp lấy ba trần, nên gọi là “không hợp với chủ thể chấp”, lẽ ra nói ý thức là nói chẳng phải ly, chẳng phải hợp, vì nó không dựa vào căn, cho nên đối với năm trần và pháp trần, chẳng phải ly, chẳng phải hợp. Nếu theo Tát-Bà-Đa thì, nếu lấy cảnh gọi là đến, sáu căn đều đến, nếu không gián đoạn chấp cảnh thì sẻ có ba căn đến, ba căn không đến.”

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Theo ý của Đối Pháp, thỉ chỉ không hợp với chủ thể chấp, nghĩa là vì lấy trần của mình làm môn. Trong đây vì lấy năm căn làm môn, nêu chung cho hợp, không có trái nhau. Pháp Giới lẽ ra nói là một phần hợp, không hợp với chủ thể chấp. Vì chỉ một phần giới pháp này, nên lược qua không nói. Thức Bảy, tám của Đại thừa chẳng phải hợp, không hợp mà chấp.”

Kế là, nói về chủ thể, đối tượng chấp. Năm và một phần ít chỉ đối tượng chấp, nghĩa là trong năm sắc giới và pháp giới “không có duyên” pháp, chỉ có đối tượng chấp mười hai và một phần ít cũng là chủ thể chấp, nghĩa là sáu căn, sáu thức và pháp giới hữu duyên, về sau, sẽ nói về sự giúp đỡ.

Ý thức chủ thể chấp cảnh. Tâm sở của ý thức không dựa vào năm căn, gọi là chủ thể chấp riêng. Về mặt lý, thật ra cũng mượn Mạt-na làm sự giúp đỡ cho căn, mới lấy.

6/. Nói về sự trói buộc của cõi:

Hỏi: “Có bao nhiêu trói buộc, chỉ cõi Dục, cõi Sắc?”

Đáp: “Có mười một, tức năm căn, ba thức và ba trần. Do hương, vị và thức chỉ ở cõi Dục.”

7/ Nói về chấp thọ, và chẳng phải chấp thọ. Pháp sư Cảnh nói: “Năm chấp thọ: đó là năm căn (năm cơ quan). Năm chấp thọ chẳng phải chấp thọ, nghĩa là năm trần. Không lìa căn, nghĩa là được thức chấp. Lìa căn thì chẳng phải chấp thọ.” luận Đối Pháp nói: năm thứ như nhãn, v.v.. hoàn toàn là một phần tư, nghĩa là không lìa căn sắc, hương vị, xúc. Trong đây nói năm thông là thọ, chẳng phải thọ, vì khi thanh khởi không lìa căn, nên nói là chấp thọ. Luận đối pháp là y theo thanh không hằng có nên không nói thọ.

Còn lại chẳng phải chấp thọ v.v…, nghĩa là bảy tâm giới còn lại và pháp giới đều hoàn toàn chẳng phải chấp thọ. Nếu lìa năm căn kia và không lìa tám giới khác của năm trần căn, có riêng tâm chủ thể chấp chấp thọ, thì đối với chấp thọ đó không thể được. Pháp sư Khuy Cơ nói: “Nếu theo chân lý của Đại thừa, thì chỉ có thức thứ tám, mới được gọi là chủ thể chấp thọ. Nếu thuận theo môn lý, thông qua sáu thức, thì nay, thế văn dưới đây sẽ nói rằng: “Vì lìa năm căn kia, căn còn lại có thể chấp thọ. Vì xứ (lĩnh vực) của âm thinh có không thường, cho nên không nói. Nay chấp giới của âm thinh ấy.”

Có thuyết nói: “Thức thứ tám không “duyên” âm thinh v.v…, nghĩa là như phân biệt xứ khác. Luận sư Trắc cho rằng: “Vì lìa năm căn năm cảnh bên ngoài kia, tâm pháp còn lại là chủ thể chấp thọ. Vì chấp thọ đối với căn, cảnh đó có thể được, nên căn cảnh đó là đối tượng chấp thọ. Nhưng lìa pháp tâm, tâm sở kia, chẳng phải tâm pháp khác làm chủ thể chấp thọ, thì chấp thọ đối với pháp tâm, tâm sở kia sẽ không thể được, nên tám giới chẳng phải chấp thọ”

Hỏi: “Vì sao không nói căn, trần quá khứ, vị lai chẳng phải chấp thọ?

Đáp: “Vì lẽ không có tự thể, nên không đồng với luận của Tiểu thừa.”

8/ Nói về sự khác nhau của giới. Đại ý nói về thể loại của mười tám giới không đồng. Tánh tướng của mười tám giới kia khác nhau, gọi là các thứ giới. Hữu tình là giả, thể của giới là thật. Giả dựa vào thật được trụ gọi là chẳng phải một giới, tức gồm ba pháp trước, nghĩa là các thứ giới. Và “một giới gọi là Vô lượng giới” trở xuống, là dẫn thuyết để chứng thành. Pháp sư Thái nói: “Ác Xoa là tên bao trùm quả. Hình dáng quả ấy giống như hạt Ma tử của xứ này, là nhóm vô lượng, nên chưa dùng làm dụ. Vì địa phương này không có, nên vẫn giữ nguyên tên gốc.”

Trong phần bài tụng kết, những gì là một? “thật có hai tánh; bốn trường hợp có ba; đồng phần có bốn; Thủ có năm; Giới có sáu, chấp thọ chẳng phải bảy, các thứ v.v… chẳng phải mười tám.”

Dưới đây là thứ hai, dùng mười bốn môn để nói rộng về giới. Đầu tiên nói về nghĩa giới. Pháp sư Cảnh nói: “Sáu thứ trong đây đều y theo trong môn chủng nhân duyên của mười tám giới trong A Lại-Da, để giải thích rõ về giới. Dưới đây sẽ giải thích về lập “xứ”, nhằm làm rõ ba duyên còn lại; kiến lập “giới” để làm sáng tỏ nhân duyên, nói nghĩa nhân, nghĩa hạt giống v.v…. Hoặc y theo ở nghĩa trước sinh sau của nhãn v.v… hiện hành, nên là nghĩa nhân, cho đến nghĩa gìn giữ v.v…. Như nói “Mắt sau cùng của A-la-hán, vì không thể dẫn đến thân sau, nên chẳng phải giới, nghĩa là phải biết rằng, vào lúc khác, trước có thể sinh sau, đều được gọi là Giới. Về nghĩa nhân là nghĩa nhân duyên, nghĩa hạt giống, nghĩa như thế gian nói công năng gần (trực tiếp) mọc mầm, gọi là hạt giống. Về nghĩa bản tánh, nghĩa là nhân duyên là bản tánh của quả. Nghĩa chủng tánh, nghĩa là quả từ chỗ sinh, gọi là chủng tánh, về nghĩa nhỏ nhiệm, nghĩa là lý nhân duyên sâu, gọi là nhỏ nhiệm. Do nhân quả trụ, gọi là nghĩa gìn giữ, cũng có thể nhân quả trụ này dựa vào mười tám giới hiện hành, trước có thể sinh sau, gọi là nhân duyên. Ở đây y theo duyên tăng thượng để nói nhân duyên. Vì đoạn văn kế là nói mười tám giới làm sáng tỏ nhân duyên, mười hai xứ thì do ba duyên.”

Hỏi: “Nếu trước sinh sau là nghĩa giới, thì như mười xứ cũng nói Vô gián sinh sau là nghĩa xứ kia. Nhãn sau của A-la-hán, cũng không gọi là xứ. Vậy xứ và giới có gì khác nhau chăng?”

Giải thích: “Thể dù không khác, nhưng về nghĩa thì thường khác nhau, như nhãn trước sinh nhãn sau, có bên nghĩa hạt giống, là nghĩa giới của nhãn kia, khiến cho bên cạnh sinh trưởng sau là nghĩa Xứ.

Nói y theo ở căn, trần đồng thời sinh ra bên thức có hai nghĩa: Như nhãn căn, sắc trần chỉ sinh nhãn thức, bất sinh thứ khác, đây là nhãn, sắc đối với nhãn thức kia có nghĩa hạt giống. Y theo ở duyên tăng thượng, nói là hạt giống, như nhãn trước sinh nhãn sau cũng y theo trong duyên tăng thượng, để nói là hạt giống. Nếu đồng thời căn, trần sinh trưởng bên cạnh thức, tức là nghĩa xứ. Nên luận dưới đây nói rằng: “Xứ là nghĩa gì?”:

1- Là nghĩa môn sinh trưởng của các tâm sở.

2- Nói về Niết-bàn, hư không được gọi là nguyên nhân của giới do chứng Niết-bàn, nên mọi nổi khỗ đều diệt, nên nói giữ cho nổi khỗ bất sinh. Cho nên, Niết-bàn lập ở pháp giới, hư không, chẳng thể ngăn ngại, giữ cho thân qua lại. Vận động tác dụng. Lại, hư không làm duyên vượt hơn, gìn giữ tác dụng nhìn thấy của mắt, nên nói gìn giữ nghĩa tác dụng, vận động của thân nhãn v.v….

3- Giải thích ý lập giới, vì làm sáng tỏ nghĩa nhân duyên, nên lập mười tám giới. Giới (cõi) gọi là chánh chấp mười tám giới chủng và làm sáng tỏ nghĩa thọ dụng của căn cảnh, căn là sáu căn, cảnh là sáu cảnh, thọ dụng tức sáu thức trái thuận, khổ vui, v.v…

4- Nói lược về giới có sáu thứ, rộng thì vô lượng.

Hỏi: Mười tám giới do đâu mà chia ra? Y vào đâu mà phân biệt có mấy thứ giới?

Đáp: Nói lược do sáu thứ, v.v… y theo sáu nghĩa mà phân biệt các giới, mười tám thứ như nhãn, v.v… thể tánh là pháp nên gọi là pháp giới, phần ít pháp giới của tất cả hạt giống vô lậu của người có tánh ba thừa gọi là Tịnh giới; cũng có thể y theo tất cả pháp giới của người có chủng tánh vô lậu. Vì đều tốt đẹp nên đều gọi là tịnh giới. Tức như hạt giống của mười tám giới như đã nói vốn có từ vô thỉ, gọi là giới bản tánh, và trụ chủng tánh ba thừa, không trụ chủng tánh cũng thành bản hũu hạt giống. Hạt giống Niết-bàn cũng gọi là giới bản tánh, do bắt đầu huân tập trở thành hạt giống của giới nhiễm, tịnh hơn, kém trong Sinh tử, nghĩa là mới huân tập sinh hạt giống; mới huân tập hạt giống vô lậu, gọi là nhân tánh Niết-bàn, nên gọi là huân tập giới ngoài. Giới đã sinh, hạt giống diệt, nhập quá khứ, gọi là quả đã cho, hạt giống của quả chưa sinh, thường chuyển động nối tiếp nhau. Hoặc đã diệt ở quá khứ; hoặc chuyền đi trong hiện tại, gọi là giới của quả chưa cho, giới của bản tánh quả đó được huân tập trong giới. Thắng Quân Hộ Nguyệt, Hộ Pháp đều phân biệt ba nghĩa, nên tư duy.

1. Có bao nhiêu có sắc, vô sắc v.v… cho đến không có dứt? Có mười chín môn để chia ra các giới. Dựa vào thuận theo trong uẩn trước để kiến lập.

2. Nói về Thể của thấy nghe v.v…. Pháp sư Cảnh nói: “Y theo vào đạo lý Thắng nghĩa, sáu căn, sáu thức đều từ duyên sinh, mỗi niệm, không trụ, diệt, không có tác dụng, làm sao có thể nhìn thấy, cho đến rất dễ hiểu? Y theo trong lý nối tiếp nhau của các hữu vi để nói là có tác dụng thì nhãn căn v.v… đối với thấy, nghe v.v… vượt hơn, có thể ở các căn đó để lập thấy, nghe v.v…. Vì sao? Vì, nếu có căn, thức thì nhất định sinh, hoặc có thức, mà căn không quyết định, căn thiếu, không thiếu đều có thể được. Nên nói căn là hơn, lập ra người thấy v.v…, về nghĩa thật, thì chỉ đối với sự nhìn thấy v.v…, nói là người thấy v.v…. Ngoài thấy, nghe, không có sự thấy, nghe v.v… riêng. Pháp sư Khuy Cơ nói: “Tự tánh các pháp vì các duyên sinh, vì sát-na diệt, nên không có tác dụng, nghĩa là vì lẽ ban đầu chẳng phải tự nhiên sinh, nên nhìn thấy. Kế là, vì chẳng phải thường, nên được thấy pháp không có tác dụng, pháp tác dụng, vì phá tác dụng của Phệ Thế-Sư v.v…, nên không thể thấy thật.”

Nói: “Hoặc có thức chuyền đi, chẳng phải các căn v.v…, như nhãn, v.v… hoặc thiếu, không thiếu, đều có thể được, nghĩa là hạt giống căn bị tổn hại, không thể sinh hiện hành, hạt giống thức không bị hao hụt, hạt giống thức đó lưu chuyển trong tất cả thời gian, mà căn đối khi thiếu, không thiếu. Nên biết nếu có hạt giống căn, tất nhiên sinh, hiện có hạt giống thức sinh, thức tự có hạt giống thức, hạt giống căn vị tất sinh ra căn.” Lại nói chuyền đi (lưu). Nghĩa là chuyền đi giống như thức đủ ba thứ thành tựu. Nếu căn thiếu, thì chỉ có hạt giống thành tựu, thức kia chuyền đi giống như căn thiếu, không thiếu đều có thể được, nên biết được có căn, thức sinh, không dó thức có, căn có.” Luận sư Trắc nói: “Năm thức có ba thứ:

  1. Hạt giống thành tựu.
  2. Hiện hành thành tựu.
  3. Tự tại thành tựu.

Nên nói “Không có năm căn, thức chuyền đi có thể được. nếu không có hiện căn, thì căn chỉ có hạt giống không có chi khác. Đối tượng nương tựa của hai mươi mốt hạt giống, tức là sáu căn. Căn có thứ lớp. Nghĩa là nhãn là trước v.v…. Cảnh giới tức sáu cảnh. có thứ lớp, nghĩa là sắc, thinh v.v… đều nương tựa Thức này. Thức đều nương tựa căn, cảnh kia mà sinh. Tùy căn, cảnh kia được lập có thứ lớp trong mười tám giới, dựa vào sáu căn, kế là nói sáu cảnh, sau nói sáu thức, nên nói là ba thứ.

“Vì sao” trở xuống, là giải thích về nghĩa đều cùng nương tựa.

Trong sáu thứ, trước là văn xuôi giải thích, sau là bài tụng thu nhiếp.

Trong phần trước, trước là y theo sáu nhân để nói về thứ lớp của năm căn. Sau, nói chung về lý do vì sao ý căn lại ở sau?

Trong phần trước có mười bốn.

1. Y theo sở duyên (đối tượng duyên) nhiều, ít để phân tích trước, sau, nghĩa là đối tượng mà mắt nhìn thấy vì nhiều nên nói trước. Vì tai nghe tiếng hẹp, nên nói sau v.v….

2. Tùy các việc của thế tục chuyển biến để nói lên thứ lớp của năm căn kia.

3. Y theo ở sự khác nhau giữa hỹ và lạc, để nói về thứ lớp. Pháp sư Cảnh nói: “ Tùy hỷ lạc của Chư Phật, Bồ-tát, trước hết nói về mắt v.v…. Như kinh nói: “Căn, nghĩa là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý”. Pháp sư Khuy Cơ nói: “Tình cảm mừng, vui được lập theo thứ lớp này. Lại tình cảm đa số là nổi vui mừng khi mắt nhìn thấy các sắc v.v….

4. Y theo sự trang sức để giải thích về An-Thiện-Na, là tên loại thuốc của nước phương Tây. Thuốc ấy có màu xanh, đen, bột nó dùng để xoa vào chân mày, mắt. Xứ này không có thứ thuốc đó, nên vẫn giữ nguyên gốc.

5. Dựa vào tác nghiệp để tập theo thứ lớp của dục, nghĩa là trước thấy thân nghiệp, sau nghe ngữ nghiệp. Lúc thọ đoạn thực, trước ngữi mùi hương, kế là nếm vị; sau là xúc giác v.v….

6. Dựa theo nghiệp rộng, hẹp để nói. Xét luận Câu-xá có hai thứ lớp:

7. Thứ lớp chấp cảnh.

8. Thứ lớp y xứ.

Nên bài tụng kia nói:

Năm cảnh trước chỉ hiện

Bốn cảnh chỉ sở tạo

Dụng còn lại chóng sáng

Hoặc theo thứ lớp xứ.

Giải thích rộng như luận Câu-xá kia.

9. Dưới đây, nói chung về ý căn, ở sau, như văn.

Tụng nhiếp rằng: Hai tác giả tức câu thứ năm thứ sáu.

1/ Nói về mười tám giới, có thể bao gồm tên khác trong kinh nói về nghĩa, nghĩa là hoặc nói sáu, hoặc sáu mươi hai v.v… đều thuộc về trong kinh ấy. Sáu mươi hai giới, như kinh Đagiới nói.

2/ Hỏi đáp để giải thích cõi sắc dường như có hai giới mũi, lưỡi, tức là có hai nhân:

3/ Vì trang nghiêm thân.

4/ Ở hai nhân này vẫn chưa lìa dục. Theo luận tạng, lại có một nhân, nghĩa là khởi ngôn thuyết.

5/ Nói thượng địa được khởi, hạ địa tầm từ. Nói: đáp: “Do hạt giống các thức có Tầm, Từ theo đuổi, vì không có Tầm, Từ cố định, nên khi xuất định xong, là hiện ở trước, Pháp sư Cảnh nói: “Năm thức thật sự không tương ưng với Tầm, Từ kia. Nhưng với năm thức đồng “duyên” ý thức thì sẽ tương ưng với Tầm, Từ, chứ không phải năm thức kia có Tầm, Từ. Cho nên khi địa trên muốn khởi ba thức của địa dưới, thì phải khởi ý thức của địa dưới, đồng “duyên” lấy sắc v.v…, nên Kinh Giải Thâm Mật rằng;

“Một trần chỉ một thức sinh. Bấy giờ có phân biệt ý thức với năm thức kia “duyên” chung cảnh sinh ra, nên biết được năm thức đồng thời với ý thức, tất nhiên, tương ưng với Tầm, Từ gọi là có phân biệt.

Lại, ở trước nói Tầm, Từ chỉ tương ưng với lo mừng, không nói tương ưng với khổ, vui. Phải biết rằng năm thức nhất định không có Tầm, Từ. Pháp sư Khuy Cơ nói: “Trong đây nói y thức đều cùng có tâm Tầm, từ làm chủ thể dẫn, dẫn sinh năm thức, chẳng phải như năm thức của Tiểu thừa cũng tự có Tầm, Từ mới phát sinh. Do tiểu thừa kia dùng đạo đối trị, hoặc chán lìa rồi, vì bỏ đi dục của Tầm, từ, nên gọi là tánh lìa dục, gọi là không có Tầm, Từ. Vì có hạt giống do hiện hành, nên cũng không có lỗi.

Trong đây, nên vặn hỏi: Tầm, Từ trói buộc Sơ thiền. Nhị thiền lìa dục cũng được sinh. Khổ căn lìa dục, nói là Nhị thiền, trong Nhị thiền cũng khởi khổ, gốc khổ ép ngặt, quả bất thiện. Nhị thiền không có gốc khổ. Tầm, Từ phát ra ba thức, cho nên, Địa trên có Tầm, Từ.

6/ Nói về mắt, tai, mũi, đều sinh hai phần, căn còn lại, chỉ sinh một. Y theo theo luận Tiểu thừa, có hai nghĩa:

  1. Vì thân đoạn nghiêm.
  2. Vì thức phân biệt sáng suốt.

Trong đây lược qua một.

1. Nói về nhãn, nhĩ, tỷ thức dù dựa vào hai sinh mà thể của thức chỉ một. Nghĩa là nếu một nhãn thức bị bệnh, thì không sáng suốt, nên biết được một thức nương tựa hai mắt. Lại, thức chẳng phải sắc, không có nơi chốn riêng, nên không thành ba phần. Đây là phân biệt khác với phái Độc Tử, Thượng Tọa bộ v.v… chấp hai nhãn trước, sau được sinh một thức.

2. Nói về nghĩa nhân, quả. Pháp sư Cảnh nói: “Câu hỏi này tức đồng vơi vặn hỏi của Sư Kinh Bộ, biết như hai sừng trâu có cùng lúc, đối với nhau chẳng phải nhân, quả. Nhãn căn, nhãn thức đều cùng có, cũng như thế! Ý đáp trong đây: Thức nương tựa nhãn sinh, chứ chẳng phải như hạt giống tiêu diệt, mầm mọc lên. Vì sao? Vì nhãn và nhãn thức chẳng phải là nhân chính sinh. Cho nên, nhân, quả đều cùng lúc, cũng như ánh sáng của đèn.

Hỏi: “ Sáu nghĩa hạt giống đều có của Đại thừa, pháp sinh đều là đồng thời, vì sao không dẩn lý này để đáp, lại nói là thức nương tựa nhãn sinh, chẳng phải như hạt giống tiêu diệt hết thì mầm mới mọc, v.v… ư?”

Đáp: “Bồ-tát Di-lặc thuận theo nghĩa của Kinh bộ Tông nói là nhân trước, quả sau, như hạt giống tiêu mất, mầm mọc lên, để nói về nghĩa sinh nhân quả, nên nói rằng: “Nhãn thức chẳng phải là nhân chính thức sinh, vì kiến lập nên tạo ra thuyết này.

Luận sư Thắng Quân dẫn đoạn văn này để nói nhãn và nhãn thức đồng thời, chứ chẳng phải là nhân chính sinh, tức lập hiện tại có tác dụng của hai thời gian. Như hạt giống hiện tại lúc ở tướng “Dị” phát sinh ra tướng “sinh” kia. Các pháp hiện hành đều do pháp hiện tại sinh, tức gọi là “Trụ”, nên “trụ” và “sinh” về thời gian không khác nhau. Pháp sắp diệt, vì suy yếu nên gọi là “dị”. Cho nên, tất cả nhân, quả sinh nhau, đều y theo vào thời gian tướng “dị”, trong hiện tại làm nhân; thời gian của tướng “sinh” làm quả, mà Nhiếp Luận nói rằng: “ Câu hữu”, nghĩa là nhân, quả vì đồng ở hiện tại, nên nói đều có (câu hữu) chẳng phải đồng với tướng “sinh”, người phương Tây không theo nghĩa này, nên họ phá rằng: “Lúc ông lập tướng khác “thì pháp “ và tướng “sinh” là một hay khác? Nếu là một thì không có tướng “dị”; nếu khác, thì lẽ ra có thể của pháp riêng? Pháp sư Khuy Cơ đáp: “Trong đây, nói kiến lập nhân, là duyên tăng thượng, chứ chẳng phải là nhân duyên chánh sinh. Nhân, quả của duyên tăng thượng thì đâu ngại gì đồng thời sinh?” Chính vì thế, nên đoạn văn dưới đây noí rằng: “Dù có hạt giống riêng mình, nhưng vì không có đối tượng nương tựa (sở y) này, thành ra thức không nên sinh. Nhân tố chính sinh kia, thì không nhất định, vì hạt giống sinh, hạt giống khác, nên Bản Địa phần quyển. Năm ở trước nói: “Nếu niệm khác của đồng loại nẩy sinh, thì chẳng phải tức Sát-na này sinh ra loại khác của hiện tại, lại đồng thời sinh.

1- Nói về sinh các giới như nhãn v.v… của ba cõi, có nghĩa vô định, bất định. Trước, y theo cõi Dục, dù tiếng có gián đoạn, nhưng dựa vào một thời kỳ, nhất định sẽ có nghĩa khởi. Tiếp theo, y theo cõi trên, như văn. Dưới đây là đoạn kết so sánh bài tụng đồng có. Pháp sư Cảnh nói: ‘Nói sự giới khéo léo, cho đến bài tụng Ốt-Đà-Nam, nghĩa là theo văn kết này, trước đây đã nói về uẩn khéo léo xong. Kết hợp, có bài tụng tổng kết, rất dễ hiểu. Trong văn vì sao không có văn tổng kết? Chỉ văn phá chấp thứ năm trong năm đoạn của bài tụng, nghĩa là năm chủng tánh không thành v.v…

Nói “Như giới khéo léo đến” phải biết rằng cũng thế, nghĩa là so sánh giải thích văn của Đại thừa, từc là cố dự định so sánh với văn tổng kết sau trong xứ thiện xảo của thuyết sau. Pháp sư Khuy Cơ nói: “ Bài tụng sau cuối của thiện xảo bao gồm văn trên, giới cũng thế! “Luận sư Bị nói: “Xứ Thiện xảo, ban đầu nên làm văn tụng, mà lược qua không nói. Nay y theo uẩn thiện xảo của văn trước kia, Ốt-Đà-Nam noí rằng: “Nghĩa khác nhau của tự tánh. “Thứ lớp bao gồm y chỉ. Văn xuôi ở sau giải thích về, sáu môn này, như uẩn thiện xảo. Phải biết xứ thiện xảo, ban đầu cũng nên nói rộng về bài tụng Ốt-Đà-Nam, mà giản lượt không nói”.

“Thế nào là nhãn xứ” trở xuống, là thứ ba nói về xứ thiện xảo, trong đó có:

1- Thể xuất xứ. Pháp sư Cảnh nói: “Vào thời kỳ thứ năm trong thai trở đi, gọi là mắt đã được, chưabị hao hụt, mất mát, chưa sinh Vô Sắc, gọi là không Xả, trừ mắt của A-la-hán. Địa vị này đã được pháp phi đoạn diệt của thể Vô gián, là thể của nhãn xứ”.

Hỏi: “ Vì sao phải lấy Vô gián sinh sau mới là xứ? Mắt đoạn diệt và pháp đoạn diệt của mắt thân sau của A-la-hán không gọi là thể của xứ?”

Giải thích: “Như văn sau nói: “nghĩa môn sinh trưởng là nghĩa xứ, trước có thể sinh sau nối tiếp nhau không có gián đoạn, mới thuận với nghĩa sinh trưởng, là nghĩa này. Mắt sau của A-la-hán không gọi là xứ.

Mười một xứ còn lại, so với xứ này sẽ biết”.

Luận sư Trắc nói: “Nhãn có ba nghĩa:

  1. Nhãn.
  2. Nhãn xứ.
  3. Nhãn xúc xứ.

Tất cả hiện nhãn, gọi là chung là Nhãn, khả năng sinh nhãn sau, mới gọi là nhãn xứ. Cho nên, nhãn sau của A-la-hán và ở cõi Dục, cõi sắc qua đời sinh lên cõi Vô Sắc. Đều không gọi là xứ. Luận rằng: “Đối với thể Vô gián, chẳng phải là pháp đoạn diệt, đại ý ở đây.

2- Nói chung về sự khác nhau của xứ, Xúc xứ?

Đáp: “Về xứ, như trước đã nói, nghĩa là đã được không Xả, đối với thể Vô gián, chẳng phải pháp đoạn diệt.

Nói Xúc xứ, nghĩa là đều có chung với xúc, đồng thời làm căn trưởng cho xúc kia. Hoặc chủ thể không gián đoạn, dẫn phát các xúc v.v…, nghĩa là năm căn của niệm trước dù không đều có chung với xúc mà có thể dẫn phát xúc của niệm sau không gián đoạn, vì thuận theo xúc sau, cũng gọi là xúc xứ.

3- Đem nhãn đối với xứ, chia ra bốn trường hợp. Pháp sư Cảnh nói: “Nhãn sau của A-la-hán là pháp đoạn diệt. Khi người Hữu học sinh lên cõi Vô Sắc, cũng là pháp đoạn diệt Vô gián. Lại, hiện thân của vô học sẽ được Niết-bàn, thân ở cõi Dục, bị người khác đánh phá nhãn căn. Bấy giờ nhãn của niệm sau cùng, cũng là pháp đoạn diệt Vô gián, là nhãn, chứ không phải xứ. Nhĩ, tỷ v.v… Vô gián dẫn dắt đến sau là xứ, chứ chẳng phải nhãn, nhãn kia nối tiếp nhau. Lại, phàm phu sinh hai cõi dưới, qua đời, sinh lên cõi Vô Sắc, lại có phàm phu cõi Dục đã bị người khác đánh hỏng mắt, và thân của người hữu học ở đới sống khác cõi Dục chưa hết, cũng bị đánh hỏng mắt.

Các người như thế v.v… sau cùng đã Xả nhãn, không gọi là pháp Vô gián đoạn diệt, vì có khả năng sinh nhãn của thời gian sau kia đều là trường hợp chung. So sánh biết hai môn giới, xứ thuộc về pháp không hết, vì nhãn v.v… sau cùng chẳng phải giới.”

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Sở dĩ nhãn trong giới và chẳng phải giới, chỉ chấp lấy nhãn của niệm sau cùng của A-la-hán. Nay, trong xứ này nhãn chẳng phải xứ cũng chấp sinh nhãn niệm sau của Vô Sắc, nghĩa là vì chấp hạt giống của giới trong giới, nên chỉ nói La-hán. Nay trong xứ này vì y theo vào hiện hành giữa, nên nói chung là niệm sau của nhãn căn diệt tận.”

4- Nói về xứ và xúc xứ đối nhau tạo nên các trường hợp, tức thuận với trường hợp sau.”

Hỏi: “Thứ hai, trước đã nói về điểm khác nhau giữa xứ và xúc xứ. Vậy khác nhau thế nào?”

Giải thích: “Trước, nghĩa là nói chung của phiếm luận như thế, trong đây, tạo nên các trường hợp để phân biệt. Nhưng, chẳng phải pháp Vô gián đoạn diệt, nghĩa là phân biệt nhãn v.v… sau cùng của A-la-hán.

Trường hợp thứ tư kia chẳng phải xúc xứ, lại chẳng phải xứ; nếu ở cõi Sắc cho đến nhất định chẳng phải xứ. Ngài Tam Tạng nói: “Ở đây lẽ ra là xứ, chẳng phải xúc xứ, mà gọi là phi xứ, nghĩa là y theo sinh hai căn mũi, lưỡi của cõi Sắc. Sinh năm căn như nhãn v.v… của trời vô tưởng ở trong một thời kỳ, nhất định không thể sinh tâm, tâm sở nên không không gọi là xứ. Vì thế, nên đoạn văn tiếp theo là nói môn sinh trưởng của các tâm, tâm sở, gọi là nghĩa xứ.

Luận sư Trắc nói: “Đoạn văn này vì lược qua lầm, lẽ ra nói là chẳng phải xức xứ.

5- Giải thích về nghĩa xứ, trước hỏi đáp để nói xứ về sau, phân biệt rộng và theo thứ lớp, chỉ đồng với giới.

Trong phần trước, câu hỏi có hai:

  1. Hỏi về nghĩa xứ.
  2. Hỏi về lập xứ.

Đáp tức có hai:

1. Đáp câu hỏi trước v.v…. Sáu nghĩa gọi là xứ, lược có ba so sánh (tỷ lệ). Nghĩa xứ đồng thời tức ở trú xứ.

2. Thời trước: tức xứ phương tiện của môn sinh trưởng.

6- Có cả hai thời gian, tức tánh hòa hợp và đối tượng nương tựa.

Nói “nghĩa Môn sinh trưởng”: Xưa nói: “ Nghĩa thâu môn là nghỉa xứ, là sai. Vì sao biết? Vì hoặc bản Phạm nói A-Da; gọi là sinh trưởng; Đặc Hoạt-La, gọi là môn Hán dịch là nghĩa môn sinh trưởng. Nếu nói là nghĩa thâu môn (cổng vận tải) thì bản Phạm nên gọi là Ba-La-ĐặcHoạt-La.

Hai; là đáp câu hỏi sau, vì ba nghĩa dục, nên lập nghĩa xứ, nghĩa ý trong mười hai xứ là duyên Vô gián; Năm căn là duyên tăng thượng; sáu cảnh là sở duyên. Sáu biện biệt, thuộc về, lược qua, gọi là xứ, trong đó, trước nói về thuộc về khác, gọi là xứ; sau, môn khác chỉ cho giới.

Trong phần trước, tám thắng xứ v.v… là ý trong mười hai xứ, thuộc về pháp xứ; tâm đương thời là ý xứ. Pháp mà tâm, xứ đồng thời khởi chung, là pháp xứ, chỉ trừ Vô Tưởng xứ, thuộc mười xứ kia, trừ hương vị. Dưới đây nói: “y chỉ xứ như giới, nghĩa là trong môn giới ở trước, nói về thuộc về khác, gọi là giới đã xong, tức hỏi đáp nói về tỷ giới của cõi Sắc, để cho đối tượng nương tựa được trang nghiêm. Lại vì đối với hai xứ này chưa lìa dục. Lại, nói về ba căn, mỗi căn đều sinh hai, vì khiến nương tựa vào đối tượng trang nghiêm này. Nay, trong xư này, lẽ ra nói về nghĩa nấy, chỉ cho như giới mà nói.

Dưới đây, là thứ tư, giải thích về sự khéo léo của duyên khởi, trong đó, trước, nói lược về chín môn; sau chỉ cho Bản địa trước đây đã nói, nay không nói nữa. Trong phần trước:

1- Nói về tướng “duyên sinh” chỉ có pháp không có nhân. Pháp sư Cảnh nói: “Nói là không có chúa tể, không có tác giả; thọ giả”, đây là phá Số Luận sư chấp “ngã” là “tác giả” và “thọ giả”, nay nói chỉ “nhân”, là chủ thể tạo tác; chỉ có “quả”, là chủ thể thọ (nhân).

Không có tự tác dụng, nghĩa là phá sư Thắng luận lập có các pháp: cú, Nghiệp,lúc khởi, có tác dụng của nghiệp thật, nay, nói các pháp không có tác dụng thật, không được tự tại, từ nhân mà sinh, nương gá vào các duyên chuyển biến. Đây là bác bỏ ngoại đạo chấp tự nhiên:”tất cả các pháp tự nhiên có, không sinh từ nhân”, Nay, nói các pháp đều từ nhân sinh, tạm gá vào duyên, không được tự tại, nên biết chẳng phải tự nhiên sinh.

“Vốn không mà có; có rồi sẽ ly tan, tiêu diệt.” Đây là phá chấp thường. Nay, nói do đây nên vô thường.

Chỉ pháp được sáng tỏ, nghĩa là kết không có chủ tể v.v… ban đầu, chỉ có pháp, chủ thể thấm nhuần, đối tượng thấn nhuần, nghĩa là kết luận trước,

2- không có tác dụng riêng, chỉ do vô minh có thì hành có, không có tác dụng của nghiệp thật.

“Rơi vào nối tiếp nhau”, nghĩa là kết thứ ba và thứ tư ở trước. Pháp sư Khuy Cơ nói: “Tác dụng vô minh”, nghĩa là trời tự tại; hoặc pháp nấy từ “duyên sinh”, không có tác dụng riêng, pháp khác rất dễ hiểu.

Hai cách giải thích, trong đó, ban đầu, nói về danh không đồng. Nhân thể làm duyên sanh khởi ra quả, nên nói rằng: “Nhân danh mà duyên khởi”. Do sức duyên kia, nên thể của quả được sinh, nên nói rằng: “Quả gọi là “duyên sinh”.

Kế là, y theo sinh nhau để nói về tướng “duyên sinh” của “duyên khởi”.

“Vì tùy miên vô minh này không dứt”: Đây là giải thích nhân, gọi là duyên khởi.

“Vô minh kia ràng buộc hữu”, Đây là giải thích quả, gọi là “duyên sinh”. Vì vô minh này ràng buộc sự sinh, nên các hành kia chuyển: Đây là y theo vô minh “duyên” hành, để giải thích về nhân, gọi là duyên khởi, quả, gọi là duyên sinh. Hạt giống các hành như thế không dứt, các hành được sinh: Đây là y theo vào hạt giống của hành sinh ra hành, để giải thích về duyên sinh của duyên khởi.

“Vì các hành sinh, nên có thức chuyển, nghĩa là do hành sinh xong, vì huân tập hạt giống cũ của thức, dẫn phát hạt giống thức kia sao cho nó được tăng trưởng”. Đoạn văn này, y theo hành “duyên” thức, để giải thích “duyên sinh” của duyên khởi.

“Các pháp còn lại như thế”, so sánh biết như trên.

Nói về giả, thật. Pháp sư Cảnh nói: “Có sinh tử là giả, nghĩa là vì pháp là không, tức chi hành trước do Ái, thủ thấm nhuần kiến lập, gọi là “hữu”. Sinh, già chết chỉ giả lập sinh, tử trên pháp phần vị của báo sau, nên lập là giả.” Pháp sư Thái, Luận sư Trắc đồng nói: “Sinh và già chết là tên gọi là của ba tướng trong bốn tướng, vì là phần vị giả, nên cũng chẳng phải thật.

Nói về năm tướng lập “duyên khởi: Trước là nêu chung, gạn hỏi.

Sau, là giải thích riêng theo thứ lớp.

Trong phần trước gồm có:

1/ Quán khởi sáu xứ, là mê quả khổ ở trước. Do mê khổ này, mà khởi bảy thứ như vô minh v.v….

2/ Hiện khởi chi thọ. Do tham thọ này, mà sinh ba thứ Ái, Thủ, Hữu là chỗ nương tựa của nhân sinh.

3/ Nói là bảy chi trước.

4/ Nói là Ái, Thủ, Hữu.

5/ Nói là vị lai có hai chi.

Mười hai tướng nhân như thế xoay vần sinh không dứt. Trong đây, thì nói mười hai chi chia làm ba phần:

1/ Bảy chi trước là nhân dẫn.

2/ Ba chi kế là nhân sinh.

3/ Hai chi vị lai là quả của hai nhân dẫn sinh của hai chi trước. Luận Đối Pháp chia làm bốn.

Như trong bảy chi trước, tức chia ra chủ thể dẫn, đối tượng dẫn. Còn năm chi sau, thì chia làm chủ thể sinh, đối tượng sinh.

Trong giải thích riêng nói: “danh sắc trong hiện pháp là “duyên” sáu thứ sinh khởi, nghĩa là đối với Thể của xứ nương tựa không dứt, không biết cho đến gọi là vô minh, nghĩa là vì mê sáu xứ, nên khởi vô minh làm duyên khởi hành, cho đến xúc xứ”. Đây là giải thích nghĩa y, xứ. Trong đây trở xuống, kết y, xứ. Luận sư Khuy Cơ, Trắc đồng nói: “Đây là nêu chung danh sắc, sáu xứ của một thân, làm chỗ nương tựa cho nhân dẫn như vô minh, v.v… chẳng phải thời phần; vô minh, xúc, thọ là nhân sinh mọi đau khổ, tức dựa vào thời gian.

Xúc, Thọ làm chỗ nương tựa cho “nhân” sinh ra ái, thủ v.v…. Chỗ nương tựa của nhân sinh mọi đau khổ, cũng phát ra thể, giải thích nghĩa để kết luận.

Nhân dẫn mọi đau khổ, cho đến khổ già chết, nghĩa là do chi hành của ba nghiệp như phước v.v… kia đã huân tập (hun đúc) dẫn sinh hạt giống của năm chi hành, hữu kia mà được tăng trưởng. Chủ thể dẫn phát quả sinh, già chết của năm chi như thân thức v.v… còn lại ở vị lai. “Cho nên v.v… ” trở xuống, là kết.

Nhân sinh các đau khổ, nghĩa là Thọ “duyên” Ái; Ái “duyên” Thủ; Thủ “duyên” Hữu v.v…. Phát ra thể của nhân sinh, tức việc đã làm ở trước được giải thích dưới đây:

Có nghĩa: “Nói là ở trước tạo ra chi hành và hạt giống thức v.v… làm phiền não thấm nhuần, để cho quả sắp hiện hành, nên gọi là hữu.

Các đau khổ sinh khởi; nghĩa là hữu “duyên” sinh; sinh “duyên” già chết. Phát ra thể của các đau khổ, tức thức, danh sắc v.v… cho đến “lại được gọi là khổ, nghĩa là hạt giống của năm chi, xưa ở trong thức, từng gọi là nhân dẫn. Thời nay, quả sinh, gọi là sinh, già chết. Nhưng hạt giống này đồng với Dị thục của thể sinh, tử cũng gọi là thọ khổ.

Phân biệt vô minh, trong đó, trước, phát ra nghĩa đúng; kế là, đả phá chấp tà; sau, là kết chánh nghĩa.

Trong phần chấp, phá chấp, trước, là phá chung hai chấp; sau; là phá riêng hai chấp.

Trong phần trước, chẳng phải cho minh không có, cũng chẳng phải người trí tà: Có thuyết nói: “Minh không có chính là vô minh, tức còn có riêng thể của vô minh”, thuyết sau nói: “Trí là trái với chánh, tức là vô minh. Chỗ nào nói có riêng thể của vô minh, nên nói như vậy?”.

Y theo trong phần phá riêng, vì sao? “Vì người ngoài ngụ ý hỏi: “Tôi lập minh là không, kể cả trí tà là Thể của vô minh, chính là đạo lý.

Vì sao phi ngã đều nói là tà?”. dưới đây là Luận chủ phá:

Trước, phá minh là không; sau phá trí tà.

Trong phần trước, tức chỉ rõ sáu lỗi:

1. Lỗi ba phẩm không thành, Pháp sư Cảnh nói: “Nếu minh kia không có là vô minh, nghĩa là minh không có tức là tánh không có. Pháp của tánh “không” chẳng có ba phẩm, mà Đức Phật nói là vô minh có thượng, trung, hạ, nên biết minh không có chẳng phải vô minh. Nên lập lượng rằng:

“Ông lập vô minh, lẽ ra không có tự thể. Vì không có ba phẩm.

Giống như sừng thỏ.”

Luận sư Bị cho rằng: “Lượng này không thuận với nghĩa văn, vì thế, nay lại lập:

“Ông chấp vô minh, lẽ ra không có ba phẩm. Vì tánh của vô minh.

Như sừng thỏ v.v….”

2. Lỗi hiện chủng không có lỗi khác, nghĩa là nếu minh không có, minh không có, thì không có tánh, làm sao có được hai thứ hạt giống và hiện hành khác nhau? Do pháp không có tánh, nên bất cứ lúc nào, tướng mạo của nó cũng giống nhau, vì không có hiện hành và hạt giống, vì tùy ràng buộc.

3. Lỗi các tâm đều nhiễm; nghĩa là nếu lìa tuệ sáng suốt vô lậu là vô minh, thì tâm ba tánh trong thân phàm phu đều thường lìa tuệ sáng suốt, thế thì tâm pháp ba tánh lẽ ra đều thành nhiễm, vì vô minh kia là pháp nhiễm.

4. Lỗi bốn nghĩa không bao gồm. Nghĩa là minh không có, thì tánh không có. Pháp của tánh không có chẳng phải hữu vi, chẳng phải vô vi, không thể làm cho nhiễm, không thể làm cho tịnh.

5. Lỗi tuệ sáng suốt không khởi, nghĩa là tâm pháp ba tánh của phàm phu đều là vô minh. Vô minh nối tiếp nhau, tất nhiên, tuệ vô lậu sáng suốt không được khởi.

6. Lỗi bậc Thánh nói dối: nghĩa là không nên nói vì vô minh diệt, nên minh được sinh khởi, vì pháp vô sinh, nên chẳng khởi, diệt. Dưới đây là phá tà Trí.

Trước gạn ba môn; sau, theo thứ lớp, phá riêng. Trước, cũng y theo trí thế tục để phá chấp kia. Nếu trừ vô lậu sáng suốt, ngoại đạo phàm phu đã có trí tuệ của ba tánh, lại là trí tà, thì sẽ không có tánh thiện, ác, vô trí khác nhau, vì đều là trí tà, nên không hợp lý.

Kế là, y theo trí của chấp bất chánh (tà) để phá chấp kia. Có ba vặn hỏi:

1. Vặn hỏi không với kiến khác: nghĩa là nếu chỉ tiêm nhiễm trí tà chấp, gọi là tà trí, thì lẽ ra chỉ năm kiến gọi là tánh nhiễm? Theo đạo, lý của Phật pháp, do năng lực vô minh khởi lên năm hành tướng tà kiến mang tên gọi là khác nhau, gọi là chấp. Năm kiến tức là vô minh, không hợp với đạo lý. Nhưng năm kiến đó không lìa vô minh. Vì vô minh đều khác với hành tướng kiến, nên y theo trí nhiễm, gọi là vô minh thì trái lý.

2. Vặn hỏi Thánh giáo trái nhau. Nghĩa là nếu vô minh không khác với hành tướng kiến, thì đức Thế tôn không nên lập riêng tùy miên kiến, ngoài vô minh. Trong bảy tùy miên, như luận Câu-xá nói:

  1. Tùy miên dục, tham.
  2. Tùy miên sân.
  3. Tùy miên hữu tham.
  4. Tùy Miên mạn.
  5. Tùy miên vô minh.
  6. Tùy miên kiến
  7. Tùy miên nghi

3. Vấn mạn chỗ không hề có nói, như văn rất dễ hiểu. Dưới đây, y theo phiền não tương ưng với tà trí để phá thì có bốn lỗi.

1- Lỗi không cùng có với kiến

2- Lỗi chẳng phải dẫn dắt hàng đầu.

3- Lỗi tánh nhiễm không thành, nghĩa là cũng có thể nói là tánh của tuệ nhiễm là do tương ưng nhiễm. Không thể nói rằng chẳng phải thể vô minh, thành tánh vô minh.

4- Lỗi trái ngược chẳng phải phiền não; nghĩa là như thọ, Tưởng, Tư v.v… tương ưng với các phiền não khác, chăng phải tánh phiền não. Không thể được nói là do tương ưng, nên nay thành phiền não. Vô minh cũng thế, không thể nói là chẳng phải tánh vô minh, nay thành vô minh.

Giải thích hành kia. Pháp sư Cảnh nói: “Trong đây nói về nghiệp của chi Hành, nói về hai thứ ba hành. Đầu tiên, nói thân hành có hai, nghĩa là gió của hơi thở, ra vào gọi là Thân hành, gió hơi thở có hai nghĩa:

1. Cùng với báo thân là hành. Ba định trở xuống, nhờ gió có hơi thở, nên thân trụ không chết.

2. Với thân nghiệp là hành, do sức gió, nên phát động thân nghiệp, nên biết thân hành. Nếu thể của thân nghiệp kia vì là chi hành, nên gọi là thân hành.

Nghiệp do thân tạo ra, cũng gọi là thân hành. Do người ngu lúc hành sát sanh v.v…, trước là khởi lên gió nghiệp theo thân xong, sau đó, mới khởi thân nghiệp nhiễm ô.

Kế là nói về ngữ, ý. Tầm, tư là phát ngữ, tư gọi là hành ngữ. Đã phát thể của ngữ nghiệp là chi hành, cũng gọi là hành. Kết hợp hai thứ đó, gọi là chung là ngữ hành. Tưởng hành, Thọ và Tư, đều là nhân của tâm vương, gọi là ý Hành, ý Tứ chính là thể tánh của Chi hành, nên gọi là Hành.’

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Gió hơi thở trong đây gọi là Thân hành. Mọi sắc thân đều do gió, nên được nối tiếp nhau, như người thắt cổ tự tử, gió hơi thở vào không chuyển vận, nên gọi là chết. Lại, có gió là đầu tiên làm cho Thân nghiệp v.v… chuyển vận hai nghĩa trong đây.” Lại, ở đây chỉ có một “duyên”. Giải thích rằng: “Gió hơi thở ra vào gọi là Thân hành”, nghĩa là nêu chung gió là dẫn dắt hàng đầu. Dưới đây, giải thích lý do: phải có gió, thân nghiệp mới chuyển vận.

Nói vể địa giới. Cảnh Luận sư nói: “Như sinh cõi Dục, thân hiện đả thọ là sinh, già chết, tức y theo ở thân này thọ, sinh, già chết thuộc về mười chi trước, đều thuộc cõi Dục, cho đến sinh ở Phi tưởng, thọ sinh, già chết. Vì y theo ở quả thuộc về, nên nhân đều thuộc về Phi Tưởng. Đã thế vô minh cõi dưới, nghĩa là không phát nghiệp của cõi trên, phàm phu ấy chưa lìa dục, khởi nghiệp của định Vị Chí, chỉ do hạt giống vô minh của đương địa, mà phát sinh. Nay, y theo luận Duy Thức, vô minh của địa dưới, có thể khởi hành của địa trên. Nên biết rằng cách giải thích ấy trái với Luận.”

Luận sư Bị nói: “Chi Hữu này đối với xứ sẽ sinh để phán quyết, tức có thể là trói buộc của xứ sẽ sinh. xứ nấy chỉ có một chi của chi hữu, chẳng phải mười hai chi duyên khởi, mà khởi.” Dùng ba sự thuộc về mười hai chi.

“Lại nữa, cho đến đều thuộc về sự. Hành trong đây có hai chi là Nghiệp, Tâm. Hạt giống trong chi hành và hiện hành, đều là chi Hành. Chi thức tự lấy tên vốn có trong thức, gọi là hạt giống thức để làm thể của chi thức. Luân Đối Pháp chép: “Tức nói hạt giống của chi Hành gọi là chi Thức, nghĩa là do hạt giống của chi Hành trụ ở trong thức, đồng với đối tượng nương tựa của chi hành kia, cũng gọi là Thức. Tự tánh của chi thức nhập vào danh sắc, tùy ý lấy, bỏ của luận giả không nhất định.

“Lại trong hai nghiệp, cho đến nói là có” ban đầu là dẫn nghiệp trong nhân, sau là nghiệp trong nhân sinh, cho đến nói ái, thủ trong ba phiền não. Pháp sư Cảnh, Luận sư Bị đồng nói: “Vừa thấy văn này, giống như đồng với đoạn văn xưa nói ái, thủ ở hiện tại phát nghiệp, lẽ ra có quá khứ lạc tạ, gọi là vô minh, hành. Về mặt đạo lý thì không đúng, vì vô minh phát nghiệp, gọi là hành. Nay, vì bị Ái, Thủ thấm nhuần sinh, nên chuyển sang gọi là Hữu. Đây tức là nói thấm nhuần, gọi là phát.” Pháp sư Khuy Cơ nói: “Nói sinh khởi, vì có khả năng sinh, hữu, nên ái, thủ cũng gọi là phát khởi, chứ chẳng phải phát nghiệp phiền não. Đến Xúc “duyên” Thọ trong sự thuộc về sự khác: Đây là y theo hạt giống, danh ngôn của năm chi đối với khổ vị lai, hoàn toàn là nhân. Lại, tức xúc, thọ của năm chi, nghĩa là năm chi hiện tại, nếu năm quả hiện hành của thủ, tức là mười chi quá khứ làm nhân, chiêu cảm quả sinh, già chết này. Trong sinh tử hiện tại ở đây, chia ra thành sự khác nhau của thức. Lại, năm chi thuộc quả hiện tại, cho đến duyên khởi thuộc về nhân. Pháp sư Cảnh nói: “Năm chi hiện tại, gọi là quả, tức là quả sinh, già chết của mười nhân trong quá khứ, tách lìa năm hành chi.

Hai chi ở vị lai gọi là quả: “tức gọi là quả của mười nhân trong hiện tại này.”

Luận sư Trắc nói: “Thức, danh sắc, sáu xứ, xúc, thọ ở trước, tánh của hạt giống ở trước đã từng được gọi là nhân dẫn của các khổ. Nên biết chẳng phải năm chi hiện tại y theo theo hạt giống mà nói, nay nói năm chi thuộc về quả hiện tại và hai chi vị lai, được gọi là chung thuộc về quả, nên biết năm chi hiện tại cũng hiện khởi chung thuộc về quả Dị thục. Hai chi nói là năm chi, tức là hạt giống hiện hành, chung, hạt giống còn lại cũng như thế. Các Luận sư phương Tây, nói: “Năm chi hiện tại chính là nói hạt giống gồm cả hiện hành. Hai chi vị lai, chính là nói hiện hành, nói cả hạt giống.

Nói về vô tri, nói sinh năm pháp trở thành năm tai hại lỗi lầm, trong đó, trước hết, nói sinh ra năm pháp. Sau nói về năm lỗi.

Trong phần trước, nêu số, bày, danh, giải thích theo thứ lớp.

1/ phát ra vô tri sinh nghi của ba đời, nói: “Nếu nghi ngờ ở trong thì có cái gì?” Đây là nghi thân trong hiện tại, nghi cái ngã có. Ngã là cái gì? Ngã là ai? Đây là nghi thân trong hiện tại bị hệ thuộc về ai? Nay, hữu tình này, cho đến mai sau, sẽ ở nơi nào? Nghi ngờ chỗ đi đến của hữu tình trong hiện tại? Phải biết nỗi nghi này từ vô tri của hai bờ mé trước, sau trong hiện tại mà sinh,

2/ Từ ba ngu trong, ngoài v.v… sinh ra bốn ái: Đầu tiên, là thân ở hiện tại sinh ái. Kế là thân ở trong vị lai, sinh ra ái của hữu sau. Kế là, ở hiện tại đã được cảnh ngoài, sinh mừng, tham, đều là hành ái. Ở vị lai, chưa được cảnh ngoài, sinh ra mừng, vui, ái kia.

3/ Nghiệp Dị thục của ba nghiệp đều là ngu, năng sinh phi xứ trụ.

Lỗ-Đạt-La, Hán dịch là Bạo ác. Tỳ-Sắt-Nô xưa dịch là Tỳ-hữu Thiên, Hán dịch là Huyễn hoặc, có thể hóa ra voi, ngựa, huyễn v.v… làm mê hoặc thế gian. Hai vị trời này đều là thân biến hóa của Đại trời Tự Tại có chỗ nói: “Tỳ-Sắt là thân biến hóa của vị Tiên Bà-tẩu. Thế chủ thiên, tức Đại Phạm thiên, là các chúng sinh ngu nghiệp quả của mình, nói là mình từ trời kia sinh, nên họ quy y, kính tin vị trời ấy.

4/ Đối với Tam Bảo Bốn đế, không thông hiểu đúng, nên sinh ra các kiến.

5/ Ngu muội về nhân, quả và Xúc xứ, sinh ra Tăng thượng mạn, trong đó, trước là nói về nhân và quả, ngu si tăng thượng mạn thế gian. Đây là đối với trời Phi Trụ, cho là chánh nhân, gọi là tăng thượng mạn. Kế là nói về ngu xúc xứ, sinh ra tăng thượng mạn thế gian, nghĩa là khi do đạo, được quả Sa-môn, phải thấu suốt sáu xúc xứ, là không, tất nhiên là tường tận danh, sắc, mới được rốt ráo. Nay, ngoại đạo đó không thấu suốt, gọi là tăng thượng mạn.

Trên đây sinh ra năm pháp. Nay, có mười chín thứ ngu, tức là hợp với thuyết trước thành bảy loại. Nay, tổng kết, sinh ra năm pháp, tức là năm thứ ngu.

“Như thế v.v… ” trở xuống, nói về năm lỗi. Trước là nhắc lại để kết, sinh ra năm thứ nhiễm. Sau nói năm đắc, sinh ra năm lỗi:

1- Tự hoài nghi không quyết định, theo tà giáo của người khác, gieo mình từ núi cao xuống hố, chạy nhảy trên lửa, hiện đang chịu nhiều khổ não. Ba đoạn văn giữa đã chỉ rõ. (thông qua 2, 3,)

5- Do phi phương tiện: như tự nhịn đói v.v…, mà khởi chánh phương tiện, vì tăng thượng mạn, nên không được sinh lên cõi trời, thậm chí đọa vào đường ác, gọi là quả khác lạ, do thật sự không có khả năng thông suốt. Trí của sáu xứ chưa được, cho là được, sinh ra tăng thượng mạn, nên không có quả Sa-môn Vô lậu.