THẬP LUẬT TỤNG
Hán dịch: Hậu Tần Phất Nhược Đa La cộng La Thập dịch
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 4

II – MƯỜI BA PHÁP TĂNG TÀN (Tiếp Theo)

7. Giới Xây Cất Phòng Xá Lớn:

Phật tại nước Câu-diệm-di, lúc đó Trưởng lão Xà na quen biết nhiều người như quốc vương, phu nhân, vương tử,Đại-thần, tướng soái, quan thuộc. Ỷ quen biết nhiều nên đã chặt cây thần để làm phòng xá, cây thần này được những người quen biết trên và nhiều người khác thọ dụng nên bị các cư sĩ hiềm trách: “Sa-môn Thích tử tự nói tu thiện công đức, ỷ quen biết với quốc vương, phu nhân… chặt cây thần được nhiều người thọ dụng để xây cất phòng xá lớn. Chúng ta cúng dường cho những người không biết đủ, nhiều ham muốn, khó nuôi như thế là mất lợi”. Lúc đó có Tỳ kheo thiểu dục hành hạnh đầu đà nghe được lời này tâm không vui, liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm Tỳ kheo tăng rồi hỏi Xà na: “Thầy đã thật làm việc này phải không ?” Đáp: “Thật vậy Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ kheo lại ỷ quen biết với quốc vương, phu nhân… chặt cây thần được nhiều người thọ dụng để xây cất phòng xá lớn”, quở trách rồi bảo các Tỳ kheo: “Do mười lợi nên nay kết giới cho các Tỳ kheo, từ nay giới này nên nói như sau:

Nếu Tỳ kheo xây cất phòng xá lớn, có thí chủ tự làm. Tỳ kheo này nên hỏi các Tỳ kheo, các Tỳ kheo nên chỉ chỗ không có nạn, không có chướng ngại. Nếu Tỳ kheo xây cất phòng xá lớn, có thí chủ tự làm mà không hỏi các Tỳ kheo và làm ở chỗ có nạn, có chướng ngại thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa.

Phòng xá lớn là điện đường, lầu gác, nhà tắm, nhà ấm… cho đến phòng chỉ chứa đủ bốn oai nghi. Có thí chủ là việc xây cất có thí chủ đầu tư bao gồm nam, nữ, huỳnh môn, hai căn. Tự làm là vì mình không vì Tăng mà làm. Hỏi là hỏi Tăng; Chỉ chỗ là Tăng chỉ chỗ. Chỗ có nạn và chỗ có chướng ngại như trong giới trên đã nói.

Tỳ kheo này nên theo Tăng xin chỉ chỗ, pháp xin như sau: Tăng nhất tâm hòa hợp, Tỳ kheo này nên từ tòa đứng dậy trịch bày vai hữu, quỳ gối chắp tay bạch rằng:

Các Trưởng lão nhất tâm niệm, con là Tỳ kheo ……….. tự xin xây cất phòng xá, có thí chủ tự làm ở chỗ không có nạn, chỗ không có chướng ngại. Nay theo Tăng xin chỉ chỗ xây cất, xin Tăng thương xót chỉ chỗ cho con xây cất. (3 lần)

Tăng nên cân nhắc: Nếu Tỳ kheo này nói là chỗ không có nạn mà thật có nạn thì không nên chỉ; nếu nói là chỗ không có chướng ngại mà thật có chướng ngại thì không nên chỉ; nếu nói là không có nạn, không có chướng ngại mà thật có nạn có chướng ngại thì không nên chỉ. Ngược lại nếu nói là không nạn, quả thật không nạn thì Tăng nên chỉ; nếu nói là không có chướng ngại, quả thật không có chướng ngại thì Tăng nên chỉ; nếu nói là không có nạn không có chướng ngại, quả thật là không có nạn không có chướng ngại thì Tăng nên chỉ. Pháp chỉ là Tăng nhất tâm hòa hợp, một Tỳ kheo trong Tăng tác pháp Bạch-nhị-yết-ma như sau:

Đại-đức Tăng lắng nghe, Tỳ kheo ………… này tự xin xây cất phòng xá, có thí chủ tự làm ở chỗ không có nạn, không có chướng ngại, nay theo Tăng xin chỉ chỗ xây cất, Nếu Tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay chỉ chỗ xây cất cho Tỳ kheo ………… Bạch như vậy.

Đại-đức Tăng lắng nghe, Tỳ kheo …………. này tự xin xây cất phòng xá, có thí chủ tự làm ở chỗ không có nạn, không có chướng ngại, nay theo Tăng xin chỉ chỗ xây cất, Tăng thương xót chỉ chỗ xây cất. Các Trưởng lão nào chấp thuận Tăng chỉ chỗ xây cất cho Tỳ kheo …………. tự xin làm phòng xá, có thí chủ tự làm ở chỗ không có nạn, không có chướng ngại thì im lặng, ai không chấp thuận thì nói. Tăng chỉ chỗ cho Tỳ kheo ………….. tự xin xây cất phòng xá, có thí chủ tự làm ở chỗ không có nạn không có chướng ngại đã xong. Tăng chấp thuận vì im lăng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

Tướng phạm trong giới này là Tỳ kheo tự xin xây cất phòng xá, nếu làm không như pháp thì phạm, làm quá lượng thì phạm, không hỏi Tăng thì phạm, xây cất ở chỗ có nạn thì phạm, ở chỗ có chướng ngại thì phạm, làm quá lượng và không hỏi Tăng thì phạm, làm quá lượng và ở chỗ có nạn thì phạm, quá lượng và ở chỗ có chướng ngại thì phạm, không hỏi Tăng và ở chỗ có nạn thì phạm, không hỏi Tăng và ở chỗ có chướng ngại thì phạm; làm quá lượng, không hỏi Tăng và xây cất ở chỗ có nạn thì phạm; làm quá lượng, không hỏi Tăng và xây cất ở chỗ có chướng ngại thì phạm.

Nếu Tỳ kheo nói với Tỳ kheo khác rằng: “Thầy hãy xây cất phòng xá giùm tôi”, nói rồi liền đi. Thời gian sau phòng xá được xây cất xong, nếu làm không như pháp thì phạm, làm quá lượng thì phạm; không hỏi Tăng, Tăng không chỉ chỗ thì phạm; làm ở chỗ có nạn, có chướng ngại thì phạm; làm quá lượng và không hỏi Tăng thì phạm… giống như đoạn văn trên. Nếu Tỳ kheo nói với Tỳ kheo khác: “Thầy hãy xây cất phòng xá giùm tôi”, nói rồi liền đi. Thời gian sau phòng xá chưa làm xong, Tỳ kheo chủ trở về tự làm cho xong, nếu làm không như pháp thì phạm, làm quá lượng thì phạm, không hỏi Tăng thì phạm, làm ở chỗ có nạn thì phạm, ở chỗ có chướng ngại thì phạm… giống như đoạn văn trên. Nếu được phòng xá đã xây cất trước rồi thì không phạm.

8. Giới Vô Căn Vu Báng:

Phật ở thành Vương xá, Trưởng lão Đà-phiêu lực sĩ tử thành tựu năm pháp nên Tăng yết ma cử làm người phân chia phòng xá ngọa cụ. Năm pháp là không tùy ái, không tùy sân, không tùy sợ, không tùy si, biết nên chia hay không nên chia, tùy người mà chia cho thích hợp. Như chia cho người A-lan-nhã (a luyện nhi) ở cùng người A-lan-nhã, người trì luật ở cùng với người trì luật, người thuyết pháp ở cùng với người thuyết pháp, người đọc tụng Tu đố lộ ở cùng người đọc tụng tu đố lộ… như thế người cùng công việc ở chung với nhau. Trưởng lão nghĩ rằng: “Ta phân chia như thế khiến cho họ dù nói hay yên lặng đều được an lạc trụ”, khi phân chia phòng xá ngọa cụ như thế Trưởng lão Đà-phiêu không cần đốt đuốc, tay trái xuất hào quang, tay phải cầm ngọa cụ đưa cho. Vì thế có Tỳ kheo muốn được trông thấy thần lực của Trưởng lão Đà-phiêu, cố ý đợi tối đến lấy ngọa cụ. Phật lúc đó vẫn còn ở thành Vương xá, do Trưởng lão Đà-phiêu thành tựu năm pháp nên Tăng cử làm người phân phái Tỳ kheo theo thứ lớp đi phó hội, đó là không tùy ái, sợ, si và biết thứ lớp nên sai đi phó hội. Lúc đó Tỳ kheo Di-đa-la-phù-matheo thứ lớp đi phó hội toàn gặp thức ăn thô dỡ, như thế đến hai, Ba-lần nên suy nghĩ: “Ta rất khổ não, lực sĩ tử Đà-phiêu này cố ý phân phái ta thọ thỉnh thức ăn thô dỡ, ta phải làm gì khiến cho kia bị xúc não. Ta sẽ đem pháp Ba-la-di không căn cứ vu báng”. Tỳ kheo này có em gái là Tỳ kheo ni tên Di-đa-la nên khi Tỳ kheo ni này đến thăm hỏi, Tỳ kheo Di-đa-laphù-makhông cùng nói chuyện, cũng không ngó ngàng và bảo ngồi, Tỳ kheo ni suy nghĩ: “Ta đã làm điều gì xấu hay xúc phạm điều gì khiến anh ta không cùng nói chuyện, không ngó ngàng cũng không bảo ngồi”, nghĩ rồi liền nói: “em đối với anh có lỗi gì mà không cùng nói chuyện cũng không bảo ngồi”, Tỳ kheo nói: “Tỳ kheo Đà-phiêu đã hai, Ba-lần phân phái anh đi phó hội thọ toàn thức ăn thô dỡ làm xúc não anh, em không giúp ta”, Tỳ kheo ni nói: “Anh muốn em giúp việc gì”, Tỳ kheo nói: “Em hãy đến chỗ Phật Thế tôn bạch rằng: Tại sao có pháp này, Tỳ kheo Đà-phiêu đã cùng con làm việc dâm phạm Ba-la-di”, Tỳ kheo ni nói: “Tỳ kheo này thanh tịnh không tội, tại sao đem pháp Ba-la-di vu báng ?”, Tỳ kheo nói: “Nếu em không vu báng, ta không nói chuyện với em”, Tỳ kheo ni này vì kính ái người anh nên suy nghĩ: “Nếu ta không nghe lời, anh sẽ không nói chuyện với ta”, nghĩ rồi nói: “em sẽ nghe lời anh”, Tỳ kheo nói: “em hãy ngồi đây chờ, anh sẽ đến chỗ Phật trước, em sẽ đến sau, ta sẽ làm chứng cho em”, nói rồi liền đến chỗ Phật, đảnh lễ Phật rồi ngồi một bên. Tỳ kheo ni Di-đa-la đến sau đảnh lễ Phật rồi bạch Phật rằng: “Thế tôn, tại sao có pháp này, Tỳ kheo Đà-phiêu đã cùng con làm việc dâm phạm Ba-la-di”, Tỳ kheo Di-đa-la-phù-manói: “Thế tôn, sự thật là như vậy, con cũng biết trước đúng như lời Tỳ kheo ni nói”. Lúc đó Đà-phiêu đứng phía sau quạt cho Phật, Phật ngoái lại hỏi Đà-phiêu: “Thầy đã làm gì mà Tỳ kheo ni Di-đa-la ở trước Ta nói rằng: Thế tôn… phạm Ba-la-di và Tỳ kheo Di-đa-la-phù-ma cũng nói: Thế tôn, sự thật là như vậy…”, Đà-phiêu bạch Phật: “Thế tôn biết cho con, Tu-già đà biết cho con”, Phật bảo Đà-phiêu: “Thầy không được nói như thế, nếu thầy nhớ có làm thì nói là nhớ có, nếu không nhớ có làm thì nói là không nhớ”, Đà-phiêu liền nói: “Thế tôn, con không nhớ có làm; Tu-già-đà, con không nhớ có làm”. Lúc đó Trưởng lão La-hầula cũng có mặt ở đó, chắp tay bạch Phật: “Thế tôn, Tỳ kheo Đà-phiêu vì sao lại nói như thế ? Nay Tỳ kheo ni Di-đa-la ở trước Phật nói rằng: Thế tôn, tại sao có pháp này… phạm Ba-la-di và Tỳ kheo Di-đa-la-phùma cũng nói: Thế tôn, sự thật là như vậy…”, Phật bảo La-hầu-la: “Nay Ta hỏi thầy, tùy ý thầy đáp. Thầy nghĩ như thế nào nếu Tỳ kheo ni này đến trước Ta nói rằng: Thế tôn, tại sao có pháp này, La-hầu-la đã cùng con làm việc dâm phạm Ba-la-di và Tỳ kheo Di-đa-la-phù-macũng nói: Thế tôn, sự thật là như vậy, con cũng biết trước đúng như lời Tỳ kheo ni nói. Lúc đó thầy phản ứng như thế nào ?”, La-hầu-la nói: “Thế tôn biết cho con, Tu-già-đà biết cho con”, Phật nói: “Thầy ngu si, thầy còn có thể nói: Thế tôn biết cho con, Tu-già-đà biết cho con thì huống gì Tỳ kheo Đà-phiêu là người trì giới thanh tịnh khéo tu phạm hạnh, lại không nói câu: Thế tôn biết cho con, Tu-già-đà biết cho con”. Lúc đó Phật bảo các Tỳ kheo: “Các thầy nên nhớ, Tỳ kheo Đà-phiêu nói là không nhớ có làm; còn Tỳ kheo ni này tự nói là đã làm tội này thì nên yết ma diệt tẫn”, Phật nói rồi đứng dậy đi vào thiền thất. Lúc đó các Tỳ kheo gạn hỏi Di-đa-la-phù-ma: “Thầy làm sao thấy được, thấy ở chỗ nào, thấy phạm việc gì, thầy do việc gì mà đến đó thấy?” Di-đa-la-phù-ma nói: “Tỳ kheo Đà-phiêu thật sự phạm hạnh thanh tịnh, tôi vì cố ý muốn làm cho thầy ấy sân sợ si nên mới vu báng như thế”, các Tỳ kheo hỏi: “Tại sao Tỳ kheo Đà-phiêu phạm hạnh thanh tịnh mà thầy lại cố ý muốn làm cho sân sợ si nên vu báng như thế?” Đáp: “Tỳ kheo Đà-phiêu thành tựu năm pháp nên Tăng ở thành Vương xá cử làm người phân phái các Tỳ kheo đi phó hội, theo thứ lớp phân phái tôi toàn gặp phải thức ăn thô dỡ, như thế đến hai, Ba-lần khiến tôi khổ não. Tôi nghĩ là Tỳ kheo Đà-phiêu muốn xúc não tôi, nên nghĩ cách xúc não lại là đem pháp Bala-di không căn cứ vu báng muốn làm cho thầy ấy sân sợ si”. Các Tỳ kheo thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe rồi tâm không vui liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ kheo lại đem pháp Ba-la-di không căn cứ cho Tỳ kheo phạm hạnh thanh tịnh”, quở trách rồi liền đem việc này bạch Phật. Phật ra khỏi thiền thất nhóm họp Tỳ kheo tăng rồi hỏi Di-đa-laphù-ma: “Thầy thật đã làm việc này phải không?” Đáp: “Thật đã làm, Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ kheo… thanh tịnh”, quở trách rồi bảo các Tỳ kheo: “Có ba hạng người chắc chắn đọa địa ngục:

Một là người đem pháp Ba-la-di không căn cứ vu báng cho Tỳ kheo phạm hạnh thanh tịnh.

Hai là hạng người tà kiến nói dâm dục là không tội.

Ba là người phạm giới, làm việc xấu xa, không phải là Sa-môn mà nói là Sa-môn, không phải là phạm hạnh mà tự nói là phạm hạnh”.

Phật liền nói kệ:

“Vọng ngữ đọa địa ngục,
Làm nói là không làm,
Hai tội này giống nhau,
Sau đều thọ tội báo.
Tất cả người thế gian,
Búa để ở trong miệng,
Do đây tự chém mình,
Đều do nói lời ác.
Đáng trách lại khen ngợi,
Đáng khen mà lại trách.
Lỗi của miệng nên suy,
Suy nên không thọ lạc.
Như mất mát tài lợi,
Suy này vẫn còn ít,
Tâm ác hại người thiện,
Suy này nặng hơn nhiều.
Địa ngục Ni-la-phù,
Kiếp số có mười vạn,
Địa ngục A-phù-đà,
Ba ngàn sáu trăm rưỡi,
Ác tâm nói lời ác,
Chê bai bậc Thánh nhơn,
Mạng chung ắt sẽ đọa,
Trong địa ngục như thế”.

Phật đủ lời quở trách rồi bảo các Tỳ kheo: “Do mười lợi nên nay kết giới cho các Tỳ kheo, từ nay giới này nên nói như sau:

Nếu Tỳ kheo trụ tâm ác sân, đem pháp Ba-la-di không căn cứ vu báng cho Tỳ kheo không phạm Ba-la-di, muốn phá phạm hạnh của-Tỳ kheo kia. Thời gian sau Tỳ kheo này dù có người hỏi hay không có người hỏi, biết việc này là không căn cứ nhưng vì Tỳ kheo trụ tâm ác sân nên cố ý nói như thế, thì Tỳ kheo này phạm Tăng-già-bà-thi-sa.

Ác sân là do tâm tham trước nên khởi, ác sân tăng thạnh nên không thấy công đức của người, chỉ thấy lỗi xấu.

Tỳ kheo không phạm Ba-la-di là trong bốn pháp Ba-la-di đều không có phạm. Không căn cứ là không căn cứ trên ba việc thấy nghe nghi. Vu báng là Tỳ kheo ấy không phạm mà gượng gán tội cho. Phá phạm hạnh là phá pháp Tỳ kheo của người ấy muốn khiến cho bị thối thất. Biết việc này là không căn cứ bao gồm bốn việc: Việc tranh tụng, việc giúp nhau, việc phạm tội và việc thường làm.

Trong giới này tướng phạm là nếu Tỳ kheo đem pháp Ba-la-di không căn cứ vu báng cho Tỳ kheo không thanh tịnh thì có mười một tướng phạm và năm tướng không phạm. Mười một tướng phạm là không thấy, không nghe, không nghi; thấy mà quên, nghe mà quên, nghi mà quên; nghe mà tin, nghe mà không tin, nghe mà nói là nghi, nghi mà nói là thấy, nghi mà nói là nghe. Năm tướngkhông phạm là thấy, nghe nghi, thấy rồi không quên, nghe rồi không quên. Giống như trường hợp Tỳ kheo không thanh tịnh, trường hợp Tỳ kheo tợ thanh tịnh cũng vậy.

Nếu Tỳ kheo đem pháp Ba-la-di không căn cứ vu báng cho Tỳ kheo thanh tịnh có mười tướng phạm và bốn tướngkhông phạm. Mười tướng phạm là không thấy, không nghe, không nghi, nghe rồi quên, nghi mà quên, nghe rồi tin, nghe mà không tin, nghe mà nói là nghi, nghi mà nói là thấy, nghi mà nói là nghe. Bốn tướng không phạm là nghi, nghe, nghe rồi không quên, nghi mà không quên. Giống như trường hợp Tỳ kheo thanh tịnh, trường hợp Tỳ kheo tợ không thanh tịnh cũng vậy.

9. Giới Lấy Chút Việc Trong Dị Phần Vu Báng:

Phật tại thành Vương xá, Tỳ kheo Đà-phiêu một mình ở dưới núi đang đứng cùng với hai Tỳ kheo ni, lúc đó Tỳ kheo Di-đa-la-phù-mađang giặt y trên một gộp đá ở dưới núi gần đấy, từ xa trông thấy Trưởng lão Đà-phiêu đang đứng cùng hai Tỳ kheo ni liền suy nghĩ: “Ta trước kia đem pháp Ba-la-di vu báng không thành, nay lấy chút việc này vu báng là phạm Ba-la-di”, nghĩ rồi liền đến nói với các Tỳ kheo: “Tỳ kheo Đà-phiêu nay phạm dâm, chính tôi thấy không phải nghe người khác nói”. Các Tỳ kheo liền gạn hỏi: “Thầy tại sao thấy, thấy chỗ nào, thấy phạm việc gì, do việc gì mà đến đó thấy…” sau khi bị gạn hỏi Tỳ kheo này liền nói: “Tôi vì tùy ái, sân, sợ, si nên nói như thế. Tỳ kheo Đà-phiêu thật sự là người phạm hạnh thanh tịnh”, các Tỳ kheo liền gạn hỏi nguyên do, Tỳ kheo này nói: “Tôi đang giặt y trên gộp đá dưới núi, từ xa trông thấy Tỳ kheo Đà-phiêu đang đứng cùng hai Tỳ kheo ni, tôi liền suy nghĩ: Ta trước kia đem pháp Ba-la-di vu báng không thành, nay lấy chút việc này vu báng là phạm Ba-la-di, tôi vì tùy ái, sân, sợ si nên nói, Tỳ kheo Đà-phiêu thật sự thanh tịnh”. Các Tỳ kheo thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe rồi tâm không vui liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ kheo lại đem chút việc vu báng là phạm Ba-la-di cho Tỳ kheo thanh tịnh”, quở trách rồi liền đem việc này bạch Phật. Phật do nhân duyên này nhóm họp Tỳ kheo tăng rồi hỏi Tỳ kheo Di-đa-la-phù-ma: “Thầy thật đã làm việc này phải không?” Đáp: “Thật vậy Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gói là Tỳ kheo lại vì chút việc nhỏ mà đem pháp Ba-la-di không căn cư vu báng cho Tỳ kheo thanh tịnh”, quở trách rồi bảo các Tỳ kheo: “Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ kheo, từ nay giới này nên nói như sau:

Nếu Tỳ kheo trụ tâm ác sân ở trong dị phần lấy chút việc đem pháp Ba-la-di vu báng cho Tỳ kheo không phạm Ba-la-di, muốn phá phạm hạnh của-Tỳ kheo kia. Thời gian sau Tỳ kheo này dù có người hỏi hay không có người hỏi vẫn biết đây là chút việc hay tợ chút việc, vì trụ nơi tâm ác sân nên mới nói như thế, thì Tỳ kheo này phạm Tănggià-bà-thi-sa.

Dị phần là bốn Ba-la-di, vì sao, vì trong bốn Ba-la-di này nếu phạm mỗi mỗi việc thì không phải là Sa-môn Thích tử, mất pháp Tỳ kheo. Không phải dị phần là mười ba pháp Tăng tàn, hai pháp Bất định, ba mươi pháp xả đọa, chín mươi pháp Đọa, bốn phápBa-la-đề-đề-xáni, Chúng đa học pháp, bảy pháp chỉ tránh; vì sao, vì nếu phạm những pháp này vẫn được gọi là Tỳ kheo, là Sa-môn Thích tử, không mất pháp Tỳ kheo. Tu du phiến chỉ cho các việc thuộc về oai nghi. Tránh có bốn loại: Việc tránh tụng, việc giúp nhau, việc phạm tội, việc thường làm thuộc về sự tránh. Tướng phạm trong giới này là nếu Tỳ kheo khi trời sáng thấy Tỳ kheo khác phạm Tăng-già-bà-thi-sa, trong các tội Tăng-già-bà-thi-sa quyết định sanh tưởng là phạm Tăng-già-bà-thi-sa; không thấy người kia phạm Ba-la-di mà nói là tôi thấy phạm, mỗi mỗi lời đều phạm Tăng-già-bà-thi-sa. Từ khi mặt trời mọc đến giữa trưa cho đến tối, đầu đêm, giữa đêm, sau đêm… cũng vậy. Nếu Tỳ kheo khi trời sáng thấy Tỳ kheo khác phạm Ba-dật-đề hoặcBa-la-đề-đề-xá-ni hoặc Đột-kiết-la; không thấy người đó phạm Ba-la-di mà nói là tôi thấy phạm thì mỗi mỗi lời đều phạm Tăng-già-bà-thi-sa, cho đến sau đêm cũng vậy. Nếu Tỳ kheo khi trời sáng thấy Tỳ kheo khác phạm Tănggià-bà-thi-sa hoặc Ba-dật-đề,Ba-la-đề-đề-xá-ni hoặc Đột-kiết-la; trong Tăng-già-bà-thi-sa quyết định sanh tưởng là Đột-kiết-la, không thấy nguời kia phạm Ba-la-di mà nói là tôi thấy phạm thì mỗi mỗi lời đều phạm Tăng-già-bà-thi-sa, cho đến sau đêm cũng vậy. Nếu Tỳ kheo khi trời sáng thấy Tỳ kheo khác phạm Ba-dật-đề hayBa-la-đề-đề-xá-ni hay Đột-kiết-la; trong Đột-kiết-la quyết định sanh tưởng làBa-la-đề-đề-xáni, không thấy người kia phạm Ba-la-di mà nói là tôi thấy phạm thì mỗi mỗi lời đều phạm Tăng-già-bà-thi-sa, cho đến sau đêm cũng vậy.

Có Tỳ kheo khi trời sáng thấy Tỳ kheo khác phạm Tăng-già-bàthi-sa, nhưng lại sanh nghi không biết có phải là phạm tội Tăng-già-bàthi-sa hay không; sau trừ được tâm nghi, quyết định sanh tưởng là tội Tăng-già-bà-thi-sa, không thấy người kia phạm Ba-la-di mà nói là tôi thấy phạm thì mỗi mỗi lời đều phạm Tăng-già-bà-thi-sa, cho đến sau đêm cũng vậy. Có Tỳ kheo khi trời sáng thấy Tỳ kheo khác phạm tội Ba-dật-đề hoặcBa-la-đề-đề-xá-ni hoặc Đột-kiết-la; nhưng lại sanh nghi không biết có phải là phạm tội Đột-kiết-la hay không, sau trừ được nghi ở trong tội Đột-kiết-la quyết định sanh tưởng là Đột-kiết-la; không thấy người kia phạm Ba-la-di mà nói là tôi thấy phạm thì mỗi mỗi lời đềi phạm Tăng-già-bà-thi-sa, cho đến sau đêm cũng vậy.

10. Giới Can Phá Hòa Hợp Tăng:

Phật tại thành Vương xá, lúc đó Đề-bà-đạt-đa tìm cách phá hòa hợp Tăng, thọ trì việc phá tăng; người này có tâm tật đố suy nghĩ tìm cách phá tăng: “Một mình ta không thể phá được hòa hợp Tăng cùa Sa-môn Cù đàm và hoại chuyển pháp luân”. Đề-bà-đạt-đa có bốn bạn đảng: Một tên là Câu-già-lê, hai tên là Xiển-đà-đà-phiêu, ba tên là Ca -lưu-đà-đề-xá và bốn tên là Tam-văn-đạt-đa. Lúc đó Đề-bà-đạt-đa đến chỗ bốn người nói rằng: “Các vị hãy họp sức với ta phá hòa hợp tăng của Sa-môn Cù đàm và hoại chuyển pháp luân”, bốn người nghe rồi nói rằng: “Các đệ tử của Sa-môn Cù đàm có người là đại trí tuệ, có người là đại thần thông, có người được thiên nhãn trí, biết được tâm niệm của người khác… Họ sẽ thấy biết chúng ta muốn phá hòa hợp Tăng và hoại chuyển pháp luân, chúng ta làm sao có thể phá hòa hợp Tăng của Samôn Cù đàm và hoại chuyển pháp luân?” Đề-bà-đạt-đa nói: “Các đệ tử trẻ tuổi của Sa-môn Cù đàm mới vào pháp không lâu, chúng ta đến chỗ họ đem năm pháp dụ dẫn họ rằng: “Các thầy trọn đời thọ mặc nạp y, trọn đời thọ pháp khất thực, trọn đời thọ pháp ăn một bữa, trọn đời thọ pháp ngồi nơi đất trống, trọn đời thọ pháp đoạn nhục. Tỳ kheo nào thọ trì năm pháp này sẽ mau được Niết bàn”. Nếu là Trưởng lão Thượng tòa-Tỳ kheo có nhiều người quen biết, tu phạm hạnh đã lâu, đã được vị Phật pháp thì nên nói với các vị ấy rằng: “Phật đã già yếu, tuổi đã già suy, tự thích chỗ yên tĩnh vắng vẻ để thọ hiện tại pháp lạc. Các thầy cần điều gì, tôi sẽ giúp đỡ cho nhau”. Chúng ta dùng phương tiện này có thể phá hòa hợp Tăng của Sa-môn Cù đàm và hoại chuyển pháp luân”, bốn người nghe rồi nói rằng: “Như thế xin nghe theo lời của Đại-đức”. Sau đó Đề-bà-đạt-đa đến chỗ các Tỳ kheo trẻ tuổi dùng năm pháp dụ dẫn rằng: “Các thầy trọn đời thọ mặc Nạp y… mau được Niết-bàn, giống như đoạn văn trên”, kế đó đến chỗ các Trưởng lão Thượng tòa-ty kheo nói rằng: “Phật đã già yếu … tôi sẽ giúp đỡ cho nhau”. Lúc đó Đề-bàđạt-đa phi pháp nói là pháp, pháp nói là phi pháp; phi luật nói là luật, luật nói là phi luật; không phạm nói là phạm, phạm nói là không phạm; khinh nói là trọng, trọng nói là khinh; hữu tàn nói là vô tàn, vô tàn nói là hữu tàn; pháp thường làm nói là không phải pháp thường làm; phi giáo nói là giáo, giáo nói là phi giáo. Các Tỳ kheo thấy Đề-bà-đạt-đa muốn phá hòa hợp Tăng và hoại chuyển pháp luân liền đem việc này bạch Phật, Phật bảo các Tỳ kheo: “Các thầy nên can ngăn Đề-bà-đạt-đa bỏ việc phá Tăng này”, các Tỳ kheo nghe lời Phật dạy liền đến chỗ Đềbà-đạt-đa nói rằng: “Thầy chớ tìm cách phá hòa hợp tăng, chớ thọ trì việc phá Tăng, phải cùng Tăng hòa hợp, Tăng hòa hợp thì an vui không tranh cải, nhất tâm cùng học như nước hòa với sữa được an lạc trụ. Thầy hãy bỏ việc phá Tăng này”, nhưng Đề-bà-đạt-đa không chịu bỏ việc phá Tăng này. Lúc đó bốn bạn đảng của Đề-bà-đạt-đa quở trách các Tỳ kheo rằng: “Các thầy chớ can ngăn Đề-bà-đạt-đa bỏ việc này, vì sao, vì Đề-bà-đạt-đa là người nói đúng pháp, đúng luật, vị ấy nói điều gì chúng tôi đều vui thích; đó là biết mới nói không phải không biết mà nói, vị ấy nói điều gì chúng tôi đều chấp nhận”. Như thế các Tỳ kheo hai, Ba-lần can ngăn đều không thể khiến cho Đề-bà-đạt-đa bỏ ác tà kiến, nên trở về bạch Phật, Phật nghe rồi suy nghĩ: “Đề-bà-đạt-đa và bốn bạn đảng ngu si như thế có thể phá hòa hợp Tăng và hoại chuyển pháp luân, Ta nên đến can ngăn Đề-bà-đạt-đa bỏ việc làm này”, nghĩ rồi liền đến chỗ Đề-bà-đạt-đa can ngăn rằng: “Thầy chớ tìm cách phá hòa hợp Tăng… được an lạc trụ giống như đoạn văn trên. Thầy chớ phi pháp nói là pháp, pháp nói là phi pháp… giáo nói là phi giáo, giống như đoạn văn trên. Thầy hãy bỏ việc phá Tăng này”, Đề-bà-đạt-đa nghe Phật nói rồi liền tạm bỏ việc làm này. Lúc đó Phật do nhân duyên này nhóm Tỳ kheo tăng quở trách Đề-bà-đạt-đa và bốn bạn đảng rằng: “Tại sao gọi là Tỳ kheo lại tìm cách phá hòa hợp Tăng, thọ trì việc phá Tăng ?” Quở trách rồi bảo các Tỳ kheo: “Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ kheo, từ nay giới này nên nói như sau:

Nếu Tỳ kheo muốn phá hòa hợp Tăng, tìm cầu phương tiện thọ trì việc phá Tăng thì các Tỳ kheo nên can ngăn rằng: “Thầy chớ phá hòa hợp Tăng, chớ tìm cầu phương tiện thọ trì việc phá Tăng, phải cùng Tăng hòa hợp, hòa hợp thì an lạc không tranh, nhất tâm cùng học như nước hòa với sữa, được an lạc trụ. Thầy nên bỏ việc phá Tăng này”. Khi các Tỳ kheo can ngăn như thế mà không chịu bỏ việc này thì nên can ngăn hai, Ba-lần cho bỏ việc này, chịu bỏ thì tốt, nếu không chịu bỏ thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa.

Tướng phạm trong giới này là Tỳ kheo muốn phá Tăng có mười bốn tướng phạm: Nếu phi pháp nói là pháp thì phạm Thâu-lan-giá, pháp nói là phi pháp thì phạm Thâu-lan-giá; phi luật nói là luật thì phạm Thâu-lan-giá, luật nói phi luật thì phạm Thâu-lan-giá; không phạm nói là phạm thì phạm Thâu-lan-giá, phạm nói là không phạm thì phạm Thâu-lan-giá; khinh nói là trọng thì phạm Thâu-lan-giá, trọng nói là khinh thì phạm Thâu-lan-giá; hữu tàn nói là vô tàn thì phạm Thâu-lan-giá, vô tàn nói là hữu tàn thì phạm Thâu-lan-giá; không phải pháp thường hành mà nói là pháp thường hành thì phạm Thâu-lan-giá, pháp thường hành nói không phải là pháp thường hành thì phạm Thâu-lan-giá; phi giáo nói là giáo thì phạm Thâu-lan-giá, giáo nói là phi giáo thì phạm Thâu-lan-giá.

Trước tiên dùng lời dịu dàng can ngăn, nếu chịu bỏ thì bảo sám mười bốn Thâu-lan-giá trên rồi cho xuất tội, nếu không chịu bỏ thì nên Bạch-tứ-yết-ma can ngăn, pháp can ngăn là khi Tăng nhât tâm hòa hợp, một Tỳ kheo trong Tăng tác bạch yết ma như sau:

Đại-đức Tăng lắng nghe, Tỳ kheo tên …………. này muốn phá hòa hợp tăng, thọ trì việc phá Tăng, đã dịu dàng can ngăn nhưng không chịu bỏ việc này. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay can ngăn Tỳ kheo tên ………….. rằng: “Thầy chớ phá hòa hợp Tăng, chớ thọ trì việc phá Tăng, hãy cùng Tăng hòa hợp; Tăng hòa hợp thì an lạc không tranh, nhất tâm cùng học như nước hòa với sữa, được an lạc trụ. Thầy hãy bỏ việc phá Tăng này”. Bạch như vậy.

Như thế Bạch-tứ-yết-ma cho đến câu Tăng đã can ngăn Tỳ kheo tên …………: “Thầy chớ phá hòa hợp Tăng, chớ thọ trì việc phá Tăng” xong rồi, Tăng chấp thuận vì yên lặng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

Như Phật đã nói trước tiên nên can ngăn Tỳ kheo này Ba-lần cho bỏ việc phá Tăng, đây gọi là ước sắc, cũng gọi là can ngăn. Nếu dịu dàng can ngăn mà không bỏ cũng chưa phạm, như thế cho đến can ngăn lần thứ ba chưa xong và các trường hợp như phi pháp biệt chúng, phi pháp hòa hợp chúng, tợ pháp biệt chúng, tợ pháp hòa hợp chúng, như pháp biệt chúng, khác pháp khác luật khác lời Phật dạy mà can ngăn, không chịu bỏ vẫn chưa phạm. Nếu như pháp như luật như lời Phật dạy can ngăn Ba-lần xong mà không chịu bỏ thì mới phạm Tăng-già-bà-thisa. Nếu Tỳ kheo lấy mười bốn việc trên, Tăng can ngăn đều thành can ngăn, can ngăn cách này hay cách khác đều lấy mười bốn việc trên, không chịu bỏ thì nhất định thành tội Tăng-già-bà-thi-sa. Sau đó Tăng lại can ngăn nữa mà vẫn không chịu bỏ lại phạm Tăng-già-bà-thi-sa, tùy can ngăn bao nhiêu mà không chịu bỏ thì phạm thêm Tăng-giàbà-thi-sa bấy nhiêu. Tỳ kheo này nên vào trong Tăng bạch rằng: “Các Trưởng lão, con Tỳ kheo tên ………… phạm Tăng-già-bà-thi-sa”, nếu nói liền thì tốt, nếu không nói liền thì giây phút này trở đi tính theo số ngày che dấu gọi là tội phú tàng.

11. Giới Can Bạn Đảng Phá Tăng:

Phật ở thành Vương xá, lúc đó Phật do nhân duyên các Tỳ kheo trợ giúp phá Tăng nên nhóm Tỳ kheo tăng quở trách các Tỳ kheo đó rằng: “Tại sao gọi là Tỳ kheo biết Tỳ kheo này muốn phá hòa hợp Tăng lại kết bè đảng trợ giúp phá tăng”, quở trách rồi bảo các Tỳ kheo: Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ kheo, từ nay giới này nên nói như sau:

Nếu có Tỳ kheo muốn phá hòa hợp Tăng, có Tỳ kheo khác đồng ý trợ giúp, một hay nhiều người nói với các Tỳ kheo rằng: “Các thầy chớ can ngăn Tỳ kheo này trong việc này, vì sao, vì Tỳ kheo này nói đúng pháp, đúng luật không phải là nói phi pháp phi luật, Tỳ kheo này nói điều gì chúng tôi đều vui thích. Đó là biết mới nói không phải không biết mà nói, Tỳ kheo này nói điều gì chúng tôi đều chấp nhận”. Lúc đó các Tỳ kheo nên can ngăn các Tỳ kheo trợ giúp việc phá tăng rằng: “Thầy chớ nói rằng Tỳ kheo này nói đúng pháp đúng luật, Tỳ kheo này nói điều gì chúng tôi đều vui thích. Đó là biết mới nói không phải không biết mà nói, Tỳ kheo này nói điều gì chúng tôi đều chấp nhận. Các thầy chớ trợ giúp việc phá Tăng, phải vui giúp Tăng hòa hợp; Tăng hòa hợp thì hoan hỉ không tranh, nhất tâm cùng học như nước hòa với sữa, được an lạc trụ”. Khi các Tỳ kheo can ngăn như thế mà vẫn chấp chặt không chịu bỏ thì các Tỳ kheo nên can ngăn Ba-lần cho bỏ việc này, nếu chịu bỏ thì tốt, nếu không chịu bỏ thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa.

Trong giới này tướng phạm là nếu Tỳ kheo trợ giúp phá Tăng nói với các Tỳ kheo rằng: “Các thầy chớ can ngăn Tỳ kheo này trong việc này”, thì phạm Đột-kiết-la. Nếu nói Tỳ kheo này nói đúng pháp thì phạm Thâu-lan-giá; nói Tỳ kheo này nói đúng luật thì phạm Thâu-langiá; nói Tỳ kheo này nói điều gì chúng tôi đều vui thích thì phạm Độtkiết-la; nói đó là biết mới nói không phải không biết mà nói thì phạm Thâu-lan-giá, nói Tỳ kheo này nói điều gì chúng tôi đều chấp nhận thì phạm Thâu-lan-giá.

Trước tiên nên dịu dàng can ngăn, nếu chịu bỏ thì bảo sám bốn tội Thâu-lan-giá và hai tội Đột-kiết-la kể trên rồi cho xuất tội. Nếu không chịu bỏ thì Tăng nên Bạch-tứ-yết-ma can ngăn, pháp can ngăn là khi Tăng nhất tâm hòa hợp, một Tỳ kheo trong Tăng tác bạch yết ma như sau:

Đại-đức Tăng lắng nghe, Tỳ kheo tên ……….. này trợ giúp Tỳ kheo tên ………… trong việc phá Tăng, một hay nhiều người, các Tỳ kheo đã dịu dàng can ngăn nhưng không chịu bỏ việc này. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay can ngăn Tỳ kheo trợ giúp phá Tăng rằng: “Thầy chớ trợ giúp Tỳ kheo tên ………… phá Tăng, chớ kết làm bạn đảng, chớ nói Tỳ kheo này nói đúng pháp đúng luật, Tỳ kheo này nói điều gì chúng tôi đều vui thích. Đây là biết mới

nói không phải không biết mà nói, Tỳ kheo này nói điều gì chúng tôi đều chấp nhận”.Bạch như vậy.

Như thế Bạch-tứ-yết-ma cho đến câu Tăng can ngăn Tỳ kheo trợ giúp phá Tăng đã xong, Tăng chấp thuận vì yên lặng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

Như Phật đã nói trước tiên nên dịu dàng can ngăn cho đến Ba-lần cho bỏ việc này, đây gọi là ước sắc, cũng gọi là can ngăn. Nếu dịu dàng can ngăn mà không chịu bỏ vẫn chưa phạm, như thế cho đến can ngăn lần thứ ba chưa xong và các trường hợp như phi pháp biệt chúng, phi pháp hòa hợp chúng, tợ pháp biệt chúng, tợ pháp hòa hợp chúng, như pháp biệt chúng, khác pháp khác luật khác lời Phật dạy, không chịu bỏ thì không phạm. Nếu tăng như pháp như luật như lời Phật dạy Ba-lần can ngăn xong mà không chịu bỏ thì mới phạm Tăng-già-bà-thi-sa. Tỳ kheo này nếu nói bốn câu nói kể trên, Tăng can ngăn đều thành can ngăn, can ngăn cách này hay cách khác nếu không chịu bỏ thì nhất định thành tội Tăng-già-bà-thi-sa. Nếu sau đó tăng lại can ngăn không chịu bỏ thì phạm thêm Tăng-già-bà-thi-sa, tùy Tăng can ngăn bao nhiêu mà không chịu bỏ thì phạm thêm Tăng-già-bà-thi-sa bấy nhiêu. Tỳ kheo này nên vào trong Tăng bạch rằng: “Các Trưởng lão, con Tỳ kheo tên ……… phạm Tăng-già-bà-thi-sa”, nếu nói liền thì tốt, nếu không nói liền thì từ giây phút này trở đi tính số ngày che dấu gọi là tội phú tàng.

12. Giới Ô Tha Gia:

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó ở vùng đất Hắc sơn có hai Tỳ kheo tên Mãn-túc và Mã-túc ở nơi này làm hạnh xấu, làm nhơ nhà người, ai cũng thấy cũng nghe cũng biết. Tỳ kheo này cùng người nữ ngồi chung một giường, ăn chung một mâm, uống chung một bát, quá ngọ ăn, chứa thức ăn cùng ngủ (nội túc), ăn thức ăn cách đêm, không thọ mà ăn, không làm pháp dư thực mà ăn, đánh đàn đánh trống, huýt gió thành nhạc, thổi lá cây Đa-la thành tiếng nhạc…, ca múa, đeo chuỗi anh lạc, lấy hương thơm thoa thân, mặc áo ướp mùi thơm… tự dắt vợ và con gái của người hoặc bảo người dắt, khiến voi ngựa đấu nhau, trâu bò đấu nhau, nam nữ đấu nhau, bản thân cũng đấu, tay đánh chân đạp, đuổi chạy nhau bốn phía… tung đồ vật lên hư không rồi ở dưới đón lấy, đi cùng người nữ trên thuyền làm các kỷ nhạc, hoặc cởi voi, cởi ngựa, đi kiệu với nhiều người thổi ốc đi trước dẫn đường vào trong vườn rừng… làm đủ những việc xấu xa như thế. Lúc đó A-nan từ nước Ca-thi đi đến nước Xá-vệ, ngủ qua đêm ở Hắc sơn, sáng sớm đắp y mang bát vào thành khất thực, nhưng lại mang bát không trở về. Ra khỏi thành không xa thấy có nhiều người nhóm họp liền đi đến hỏi: “Vùng đất này sung túc có nhiều người cư trú, nhưng nay tôi mang bát vào thành khất thực lại phải mang bát không trở về. Không biết có Sa-môn Thích tử nào ở đây đã làm ít nhiều việc xấu?” Trong số đó có một hiền giả tên là Ưu-lâu-già chắp tay bạch A-nan: “Đại-đức biết không, ở đây có Tỳ kheo tên Mãn-túc và Mã-túc làm hạnh xấu, làm nhơ nhà người, ai cũng thấy nghe hay biết… giống như đoạn văn trên”, kể rõ rồi thỉnh A-nan về nhà mình, trải tòa mời ngồi rồi tự tay dâng nước và thức ăn ngon cúng dường, sau đó nghe A-nan nói pháp, A-nan nói pháp chỉ dạy cho được lợi hỉ rồi đi. Trở về chỗ tạm nghỉ trao trả ngọa cụ cho cựu Tỳ kheo rồi tiếp tục du hành đến nước Xá-vệ, đến chỗ Phật đảnh lễ rồi đứng một bên. Pháp thường của chư Phật là khi có khách Tỳ kheo đến liền hỏi thăm có nhẫn được không, có an lạc trụ không, đi đường có nhọc mệt không, khất thực có khó không. Lúc đó Phật hỏi thăm A-nan như trên, A-nan đáp: “Thế tôn, con nhẫn được, được an lạc trụ, đi đường không mệt, khất thực không khó”, kế đem sự việc trên bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm Tỳ kheo tăng quở trách hai Tỳ kheo Mãn-túc và Mã-túc rằng: “Tại sao gọi là Tỳ kheo mà lại làm hạnh xấu, làm nhơ nhà người, ai cũng thấy nghe hay biết”, quở trách rồi bảo A-nan: “Thầy hãy đến Hắc sơn tác pháp yết ma diệt tẫn hai Tỳ kheo Mãn-túc và Mã-túc. Nếu có Tỳ kheo nào giống như thế cũng nên tác pháp diệt tẫn”. Pháp yết ma là khi Tăng nhất tâm hòa hợp, hai Tỳ kheo Mãn-túc và Mã-túc để ở chỗ thấy mà không nghe, một Tỳ kheo trong tăng hỏi: “Ai có thể đi nói những tội của Mãn-túc và Mã-túc mà không phạm tội Ba-dật-đề chê bai, vì sao, vì do Tăng sai”. Nếu có Tỳ kheo nào nói làm được thì nên kêu hai Tỳ kheo Mãn-túc và Mã-túc đến, Tỳ kheo được sai nên hỏi hai Tỳ kheo này rằng: “Thầy hãy nhớ nghĩ có ngồi chung một giường với người nữ, ăn chung một mâm… giống như đoạn văn trên, thầy nhớ có làm những việc xấu xa trên không?”. Nếu hai Tỳ kheo này trong các tội trên chỉ nhận một tội thì Tỳ kheo được sai nên nói: “Thầy hãy im lặng, Tăng nay tác pháp diệt tẫn đuổi hai thầy rời khỏi nơi này”. Lúc đó một Tỳ kheo trong Tăng tác pháp yết ma như sau:

Đại-đức Tăng lắng nghe, hai Tỳ kheo tên Mãn-túc và Mã-túc ở nơi này làm hạnh xấu, làm nhơ nhà người, ai cũng thấy cũng nghe cũng biết. Tỳ kheo này cùng người nữ ngồi chung một giường, ăn chung một mâm, uống chung một bát, quá ngọ ăn, chứa thức ăn cùng ngủ (nội túc), ăn thức ăn cách đêm, khng thọ mà ăn, không làm pháp dư thực mà ăn, đánh đàn đánh trống, huýt gió thành nhạc, thổi lá cây Đa la thành tiếng nhạc…, ca múa, đeo chuỗi anh lạc, lấy hương thơm thoa thân, mặc áo ướp mùi thơm… tự dắt vợ và con gái của người hoặc bảo người dắt, khiến voi ngựa đấu nhau, trâu bò đấu nhau, nam nữ đấu nhau, bản thân cũng đấu, tay đánh chân đạp, đuổi chạy nhau bốn phía… tung đồ vật lên hư không rồi ở dưới đón lấy, đi cùng người nữ trên thuyền làm các kỷ nhạc, hoặc cởi voi, cởi ngựa, đi kiệu với nhiều người thổi ốc đi trước dẫn đường vào trong vườn rừng… Tăng nay tác pháp diệt tẫn hai Tỳ kheo này. Bạch như vậy.

Như thế Bạch-tứ-yết-ma cho đến câu Tăng tác pháp diệt tẫn hai Tỳ kheo Mãn-túc và Mã-túc xong rồi, Tăng chấp thuận vì yên lặng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

Hai Tỳ kheo này sau khi bị Tăng như pháp tác pháp diệt tẫn rồi liền nói: “A-nan tùy dục hành sân, sợ si”, có Tỳ kheo thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe rồi liền quở trách hai Tỳ kheo này rằng: “Tại sao gọi là Tỳ kheo khi chúng tăng như pháp hòa hợp tác pháp diệt tẫn lại nói là A-nan tùy dục hành sân sợ si”, quở trách rồi liền đem việc này bạch Phật, Phật nghe rồi liền quở trách hai Tỳ kheo này giống như đoạn văn trên rồi bảo các Tỳ kheo: “Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ kheo, từ nay giới này nên nói như sau:

Nếu Tỳ kheo nương ở nơi tụ lạc mà làm hạnh xấu, làm nhơ nhà người, ai cũng thấy nghe hay biết thì các Tỳ kheo nên quở: “Thầy đã làm hạnh xấu, làm nhơ nhà người, ai cũng thấy nghe hay biết, các thầy hãy đi đi, không nên ở đây nữa”. Tỳ kheo này nói với các Tỳ kheo: “Các thầy tùy dục hành sân sợ si, vì sao, vì có Tỳ kheo đồng tội như vậy, mà có người bị đuổi có người không bị đuổi”. Các Tỳ kheo nên nói với Tỳ kheo này: “Thầy chớ nói các Tỳ kheo tùy dục hành sân sợ si, vì sao, vì các Tỳ kheo không có tùy dục hành sân sợ si. Các thầy làm hạnh xấu, làm nhơ nhà người, ai cũng thấy nghe hay biết, các thầy hãy bỏ câu nói tùy dục hành sân sợ si này đi. Các thầy hãy đi đi, không nên ở đây nữa”. Khi nói như thế nếu không chịu bỏ lời nói này thì nên khuyên can đến Ba-lần cho bỏ nói lời nói này, nếu chịu bỏ thì tốt, nếu không chịu bỏ thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa.

Tướng phạm trong giới này là nếu Tỳ kheo nói các Tỳ kheo là tùy dục hành sân sợ si thì phạm bốn tội Thâu-lan-giá; nếu nói có người đồng tội như thế mà có người bị đuổi có người không bị đuổi thì phạm tội Ba-dật-đề quở mắng tăng.

Như Phật đã nói trước tiên dịu dàng khuyên can, nếu chịu bỏ thì

nên bảo sám bốn tội Thâu-lan-giá và một tội Ba-dật-đề kể trên rồi cho xuất tội. Nếu không chịu bỏ thì Tăng nên tác pháp Bạch-tứ-yết-ma can, pháp can là khi Tăng nhất tâm hòa hợp, một Tỳ kheo trong Tăng tác pháp yết ma như sau:

Đại-đức Tăng lắng nghe, hai Tỳ kheo Mãn-túc và Mã-túc này, chúng tăng như pháp tác pháp diệt tẫn, lại nói A-nan tùy dục hành sân sợ si. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng khuyên can Tỳ kheo này rằng: ‘Tăng như pháp tác pháp diệt tẫn, thầy chớ nói là A-nan tùy dục hành sân sợ si, thầy hãy bỏ lời nói này đi’. Bạch như vậy. Như thế Bạch-tứ-yết-ma cho đến câu Tăng khuyên can hai Tỳ kheo Mãn-túc và Mã-túc xong rồi, Tăng chấp thuận vì im lặng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

Như Phật đã nói trước tiên nên dịu dàng can ngăn cho đến Ba-lần cho bỏ việc này, đây gọi là ước sắc, cũng gọi là can ngăn. Nếu dịu dàng can ngăn mà không chịu bỏ vẫn chưa phạm, như thế cho đến can ngăn lần thứ ba chưa xong và các trường hợp như phi pháp biệt chúng, phi pháp hòa hợp chúng, tợ pháp biệt chúng, tợ pháp hòa hợp chúng, như pháp biệt chúng, khác pháp khác luật khác lời Phật dạy, không chịu bỏ thì không phạm. Nếu tăng như pháp như luật như lời Phật dạy Ba-lần can ngăn xong mà không chịu bỏ thì mới phạm Tăng-già-bà-thi-sa. Tỳ kheo này nếu nói bốn câu nói kể trên, Tăng can ngăn đều thành can ngăn, can ngăn cách này hay cách khác nếu không chịu bỏ thì nhất định thành tội Tăng-già-bà-thi-sa. Nếu sau đó tăng lại can ngăn không chịu bỏ thì phạm thêm Tăng-già-bà-thi-sa, tùy tăng can ngăn bao nhiêu mà không chịu bỏ thì phạm thêm Tăng-già-bà-thi-sa bấy nhiêu. Tỳ kheo này nên vào trong Tăng bạch rằng: “Các Trưởng lão, con Tỳ kheo tên ……….. phạm Tăng-già-bà-thi-sa”, nếu nói liền thì tốt, nếu không nói liền thì từ giây phút này trở đi tính số ngày che dấu gọi là tội phú tàng.

13. Giới Tánh Ác Trái Can:

Phật tại nước Câu-diệm-di, lúc đó Trưởng lão Xiển-na phạm tội nhỏ nên sám hối, các Tỳ kheo thương xót muốn làm lợi ích, an lạc nên bảo Trưởng lão nhớ nghĩ rằng: “Thầy đã phạm tội …………. nên sám hối, thầy hãy phát lồ sám hối chớ có che dấu”, Xiển-na nói: “Các thầy chớ nói tôi tốt hay xấu, tôi cũng không nói các thầy tốt hay xấu, vì sao, vì tôi là con của bậc đại nhân đã đắc Phật pháp; còn các thầy thuộc đủ loại dòng họ, quốc độ và gia đình xen tạp, do tin ưa Phật pháp nên cạo bỏ râu tóc, mặc pháp phục theo Phật xuất gia. Như lá thu rơi rụng nhờ gió thổi gom lại một chỗ, các thầy cũng vậy thuộc đủ loại dòng họ, quốc độ, gia đình xen tạp… theo Phật xuất gia. Cho nên các thầy chớ nói tôi tốt hay xấu, tôi cũng không nói các thầy tốt hay xấu, vì tôi là con của bậc đại nhân đã đắc Phật pháp”. Có Tỳ kheo thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe rồi tâm không vui liền quở trách rằng: “Tại sao gọi là Tỳ kheo mà các Tỳ kheo khác như pháp như luật như trong Giới kinh, vì làm lợi ích nên thương xót khuyên can mà lại chống trái không nghe”, quở trách rồi đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm Tỳ kheo tăng rồi hỏi Xiển-na: “Thầy thật đã làm việc này phải không?” Đáp: “Thật vậy Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ kheo mà tự thân lại làm việc chống trái”, quở trách rồi bảo các Tỳ kheo: “Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ kheo, từ nay giới này nên nói như sau:

Nếu Tỳ kheo tánh ác nói lời chống trái, khi các Tỳ kheo như pháp như luật như trong Giới kinh khuyên can mà chống trái không nghe, còn nói với các Tỳ kheo rằng: “Các thầy chớ nói tôi tốt hay xấu, tôi cũng không nói các thầy tốt hay xấu”. Các Tỳ kheo nên khuyên rằng: “Các Tỳ kheo như pháp như luật như trong Giới kinh khuyên can, thầy chớ nói lời chống trái, thầy nên nói lời tùy thuận. Các Tỳ kheo như pháp như luật khuyên can thầy, thầy cũng sẽ như pháp như luật khuyên can các Tỳ kheo, vì sao, vì làm như thế chúng đệ tử của như lai mới được tăng trưởng lợi ích, vì cùng khuyên can nhắc nhở và xuất tội cho nhau. Thầy hãy bỏ lời chống trái này”. Khi các Tỳ kheo khuyên can như thế mà không chịu bỏ, thì nên khuyên can đến Ba-lần cho bỏ việc này, nếu chịu bỏ thì tốt, nếu không chịu bỏ thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa.

Tướng phạm trong giới này là nếu Tỳ kheo nói: Thầy chớ nói tôi thì phạm Đột-kiết-la, nếu nói: Chớ nói tôi tốt thì phạm Thâu-lan-giá, nếu nói: Chớ nói tôi xấu thì phạm Thâu-lan-giá, nếu nói: Tôi cũng không nói các thầy thì phạm Đột-kiết-la, nếu nói: Không nói các thầy tốt thì phạm Thâu-lan-giá, nếu nói: Không nói các thầy xấu thì phạm Thâu-lan-giá, nếu nói: Hãy bỏ lời khuyên can này đi thì phạm Ba-dậtđề mắng Tăng. Trước tiên nên dịu dàng khuyên can bỏ việc này, nếu chịu bỏ thì bảo sám bốn tội Thâu-lan-giá, hai tội Đột-kiết-la và một tội Ba-dật-đề rồi cho xuất tội. Nếu không chịu bỏ thì Tăng nên Bạch-tứyết-ma can, pháp can là khi Tăng nhất tâm hòa hợp, một Tỳ kheo trong Tăng tác bạch yết ma như sau:

Đại-đức Tăng lắng nghe, Tỳ kheo Xiển-na này tự thân nói lời chống trái, đã dịu dàng khuyên can mà không chịu bỏ việc này. Nếu

tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng khuyên can Xiểnna như sau: “Chớ nói lời chống trái, chớ nói rằng: Các thầy chớ nói tôi tốt hay xấu, tôi cũng không nói các thầy tốt hay xấu. Các Tỳ kheo như pháp như luật như trong Giới kinh khuyên can, thầy chớ nói lời chống trái, nên nói lời tùy thuận. Các Tỳ kheo như pháp như luật khuyên can thầy, thầy cũng sẽ như pháp như luật khuyên can các Tỳ kheo. Làm như thế thì các chúng của Như lai được tăng trưởng lợi ích, vì cùng khuyên can nhắc nhở và xuất tội cho nhau. Thầy hãy bỏ lời chống trái này”. Bạch như vậy.

Như thế Bạch-tứ-yết-ma khuyên can Tỳ kheo Xiển-na rồi cho đến câu: Tăng chấp thuận vì im lặng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

Như Phật đã nói trước tiên nên dịu dàng can ngăn cho đến Ba-lần cho bỏ việc này, đây gọi là ước sắc, cũng gọi là can ngăn. Nếu dịu dàng can ngăn mà không chịu bỏ vẫn chưa phạm, như thế cho đến can ngăn lần thứ ba chưa xong và các trường hợp như phi pháp biệt chúng, phi pháp hòa hợp chúng, tợ pháp biệt chúng, tợ pháp hòa hợp chúng, như pháp biệt chúng, khác pháp khác luật khác lời Phật dạy, không chịu bỏ thì không phạm. Nếu tăng như pháp như luật như lời Phật dạy Ba-lần can ngăn xong mà không chịu bỏ thì mới phạm Tăng-già-bà-thi-sa. Tỳ kheo này nếu nói bốn câu nói kể trên, Tăng can ngăn đều thành can ngăn, can ngăn cách này hay cách khác nếu không chịu bỏ thì nhất định thành tội Tăng-già-bà-thi-sa. Nếu sau đó tăng lại can ngăn không chịu bỏ thì phạm thêm Tăng-già-bà-thi-sa, tùy tăng can ngăn bao nhiêu mà không chịu bỏ thì phạm thêm Tăng-già-bà-thi-sa bấy nhiêu. Tỳ kheo này nên vào trong Tăng bạch rằng: “Các Trưởng lão, con Tỳ kheo tên ……… phạm Tăng-già-bà-thi-sa”, nếu nói liền thì tốt, nếu không nói liền thì từ giây phút này trở đi tính số ngày che dấu gọi là tội phú tàng.

III. HAI PHÁP BẤT ĐỊNH:

1. Giới Một Mình Cùng Người Nữ Ngồi Chỗ Khuất:

Phật tại nước Xá-vệ, Tỳ kheo Ca-lưu-đà-di với Ưu-bà-di Quật-đa là người quen biết cũ, lúc đó Ca-lưu-đà-di đến nhà của Quật-đa ngồi ở chỗ khuất thuyết pháp cho Quật-đa nghe. Tỳ-xá-khư-lộc-tử-mẫu có nhân duyên đi đến nhà Quật-đa, từ xa nghe tiếng của Ca-lưu-đà-di nghĩ rằng: “Ắt là Ca-lưu-đà-di đang thuyết pháp, ta nên đến nghe”. Vừa vào nhà liền thấy Ca-lưu-đà-di một mình cùng Quật-đa ngồi ở chỗ khuất, thấy rồi nghĩ rằng: “Ngồi như vậy không tốt, Tỳ kheo không nên ngồi ở chỗ như thế. Nếu có ai thấy ngồi ở chỗ như thế sẽ cho rằng Tỳ kheo này làm việc xấu hay sắp làm việc xấu, ta nên đến bạch Phật”, nghĩ rồi liền đến chỗ Phật, đảnh lễ rồi ngồi một bên đem việc này bạch Phật. Lúc đó Phật thuyết pháp cho Tỳ-xá-khư-lộc-tử-mẫu, chỉ dạy được lợi hỉ rồi im lặng, Tỳ-xá-khư-lộc-tử-mẫu thấy Phật im lặng liền đảnh lễ Phật rồi ra về. Sau đó Phật do nhân duyên này nhóm Tỳ kheo tăng rồi hỏi Ca-lưuđà-di: “Thầy thật đã làm việc này phải không?” Đáp: “Thật vậy, Thế tôn”, Phật dùng đủ lời quở trách: “Việc thầy đã làm không phải pháp Sa-môn … là điều mà người xuất gia không nên làm. Thầy là người ngu si, thầy không biết Ta đã dùng đủ cách quở trách dục, dục tưởng; đủ cách khen ngợi ly dục tưởng, diệt dục nhiệt. Ta thường dạy người nói pháp ly dục, đối với dục thầy còn không nên sanh tâm, huống chi làm nghiệp ác căn bản bất tịnh kiết phược dục nhuế si. Thầy ngu si đã dùng tay này thọ của tín thí cúng dường, tại sao lại dùng tay này làm hạnh bất tịnh ?” Đủ lời quở trách rồi Phật bảo các Tỳ kheo: “Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ kheo, từ nay giới này nên nói như sau:

Nếu Tỳ kheo một mình cùng người nữ ngồi ở chỗ khuất, ở bên trong có thể hành dâm; nếu Ưu-bà-di đáng tin nói Tỳ kheo này ở trong ba pháp hoặc là Ba-la-di hoặc là Tăng-già-bà-thi-sa hoặc là Ba-dật-đề, tùy nói một việc nào; nếu Tỳ kheo này tự nói là tôi có ngồi ở chỗ như thế, thì trong ba pháp tùy Tỳ kheo nói là pháp gì, Tăng nên trị phạt tội đó hoặc là Ba-la-di hoặc là Tăng-già-bà-thi-sa hoặc là Ba-dật-đề; hoặc tùy Ưu-bà-di đáng tin nói là việc gì thì Tăng nên trị phạt tội đó. Đây là pháp bất định thứ nhất.

Người nữ là người lớn tuổi, trung niên hay còn nhỏ có thể làm việc dâm dục. một mình là chỉ có Tỳ kheo và người nữ, không có người thứ ba. Chỗ khuất là chỗ có vách ngăn, hàng rào hay màn che… Chỗ hành dâm là chỗ có thể hành dâm không thấy xấu hổ. Ưu-bà-di dắng tin là người đã quy y Phật, pháp tăng, đã đắc đạo quả. Người này trọn không vì mình hay vì người khác hoặc vì chút việc nhỏ, vì tài lợi mà vọng ngữ. Ba-la-di là trong bốn pháp Ba-la-di tùy nói một pháp; Tăng-già-bà-thisa là trong mười ba pháp Tăng-già-bà-thi-sa tùy nói một pháp; Ba-dậtđề là trong chín mươi Ba-dật-đề tùy nói một việc. Bất định là Ưu-bà-di đáng tin không biết phạm, không biết chỗ nào khởi, không biết tên tội, chỉ nói: Tôi thấy người nữ đó đến, đi, ngồi, đứng; cũng thấy Tỳ kheo đến đi ngồi đứng, không thấy làm việc dâm dục hay trộm cắp hay giết người hay xúc chạm thân người nữ… những việc như thế không có quyết định nên gọi là Bất định. Tùy Ưu-bà-di nói là việc gì, Tăng nên gạn hỏi Tỳ kheo này, gạn hỏi rồi nếu Tỳ kheo tự nói tôi có tội này thì tùy Tỳ kheo nói phạm tội gì, Tăng nên trị phạt tội đó. Nếu nói tôi có đến nhưng không phạm tội này, thì tùy theo lời Tỳ kheo nói mà trị. Nếu nói tôi không đến cũng không phạm tội này thì Tăng nên tùy theo lời của Ưubà-di đáng tin nói mà tác pháp Thật mích cho Tỳ kheo này. Pháp Thật mích là khi Tăng nhất tâm hòa hợp, một Tỳ kheo trong Tăng tác bạch yết ma như sau: Đại-đức Tăng lắng nghe, Tỳ kheo ……….. này theo như lời của Ưu-bà-di đáng tin nói, Tăng đã gạn hỏi mà tự nói không có đến chỗ đó cũng không có phạm tội đó. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng tác pháp thật mích cho Tỳ kheo ……….. theo như lời của Ưu-bà-di đáng tin đã nói. Bạch như vậy.

Như thế Bạch-tứ-yết-ma cho đến câu: Tăng tác pháp Thật mích cho Tỳ kheo …………. theo như lời Ưu-bà-di đáng tin đã nói xong rồi.

Tăng chấp thuận vì im lặng, việc này xin nhớ giữ như thế.

Hành pháp của-Tỳ kheo được Thật mích là:

– Người này không được cho người khác thọ giới.

– Không được thọ người khác y chỉ.

– Không được chưa nuôi Sa di.

– Không được giáo giới Tỳ kheo ni.

– Không được thọ Tăng sai.

– Không được phạm lại tội Thật mích.

– Không được phạm tội tương tợ.

– Không được phạm lại tội trước.

– Không được quở yết ma.

– Không được quở người làm yết ma.

– Không được xuất tội Tỳ kheo thanh tịnh.

– Không được cầu thính muốn xuất tội người khác.

– Không được ngăn thuyết giới.

– Không được ngăn tự tứ.

– Không được ngăn Tăng sai người giáo giới Tỳ kheo ni.

– Không được cử tội Tỳ kheo thanh tịnh.

– Không được bảo người khác nhớ nghĩ.

Không được nói chuyện, thường tự khiêm hạ chiết phục tâm ý, tùy thuận Tỳ kheo thanh tịnh, tâm thường cung kính lễ bái. Nếu không hành theo như thế thì trọn đời không được yết ma xuất tội.

2. Giới Cùng Người Nữ Ngồi Chỗ Trống Vắng:

Phật tại nước Xá-vệ, Tỳ kheo Thi-lợi vốn cùng với vợ của cư sĩ Tu-xà-đa quen biết trước, lúc đó Tỳ kheo Thi-lợi đến nhà của Tu-xà-đa cùng vợ của cư sĩ ngồi nói chuyện nơi chỗ trống vắng. Vợ của cư sĩ Bố tát đà có nhân duyên đến nhà của Tu-xà-đà, nghe tiếng của-Tỳ kheo Thi-lợi liền nghĩ: “Ắt là Tỳ kheo Thi-lợi đang thuyết pháp cho Tu-xàđa, ta nên đến nghe”. Khi vào nhà liền thấy Tỳ kheo Thi-lợi ngồi với vợ cư sĩ ở chỗ trống vắng, thấy rồi nghĩ rằng: “Ngồi nói chuyện như thế không tốt, Tỳ kheo không nên ngồi với vợ cư sĩ như thế, nếu chồng con, nô tỳ … trông thấy sẽ cho là Tỳ kheo làm việc xấu hay sẽ cùng làm việc xấu, Ta nên đến bạch Phật”, nghĩ rồi liền đến chỗ Phật, đãnh lễ rồi ngồi một bên đem sự việc trên bạch Phật, Phật thuyết pháp cho Bố tát đã được lợi hỉ rồi im lặng, Bố tát đà thấy Phật im lặng liền đảnh lễ rồi ra về. Sau đó Phật do nhân duyên này nhóm Tỳ kheo tăng rồi hỏi Tỳ kheo Thi-lợi: “Thầy thật đã làm việc này phải không?” Đáp: “Thật vậy, Thế tôn”, Phật dùng đủ lời quở trách: “Việc thầy đã làm không phải pháp Sa-môn … là điều mà người xuất gia không nên làm. Thầy là người ngu si, thầy không biết Ta đã dùng đủ cách quở trách dục, dục tưởng; đủ cách khen ngợi ly dục tưởng, diệt dục nhiệt. Ta thường dạy người nói pháp ly dục, đối với dục thầy còn không nên sanh tâm, huống chi làm nghiệp ác căn bản bất tịnh kiết phược dục nhuế si. Thầy ngu si đã dùng tay này thọ của tín thí cúng dường, tại sao lại dùng tay này làm hạnh bất tịnh?” Đủ lời quở trách rồi Phật bảo các Tỳ kheo: “Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ kheo, từ nay giới này nên nói như sau:

Nếu Tỳ kheo một mình cùng người nữ ngồi chỗ trống vắng là chỗ không thể hành dâm. Nếu có Ưu-bà-di đáng tin nói Tỳ kheo ở trong hai pháp hoặc Tăng-già-bà-thi-sa hoặc Ba-dật-đề, tùy nói một việc nào; nếu Tỳ kheo này tự nói là tôi có ngồi chỗ đó thì theo lời nói đó mà trị hoặc Tăng-già-bà-thi-sa hoặc Ba-dật-đề; hoặc theo lời của Ưu-bà-di đáng tin nói mà trị. Đây là pháp Bất định thứ hai.

Chỗ trống vắng là chỗ không có vách ngăn, hàng rào hay màn che … Chỗ không thể hành dâm là ở chỗ này có hổ thẹn không thể hành dâm được. Ưu-bà-di đáng tin như trong giới trên đã nói. Ở trong hai pháp tùy nói một việc nào là trong mười ba pháp Tăng-già-bà-thi-sa tùy nói một việc, hoặc trong chín mươi pháp Ba-dật-đề tùy nói một việc. Bất định như trong giới trên đã nói. Tùy Ưu-bà-di đáng tin nói là việc gì, Tăng nên gạn hỏi Tỳ kheo, nếu Tỳ kheo tự nói có tội này mà không có đến, thì Tăng nên theo lời Tỳ kheo nói mà trị; nếu nói có đến mà không có tội này thì cũng theo lời Tỳ kheo nói mà trị; nếu nói không đến cũng không có tội này thì Tăng nên theo lời của Ưu-bà-di đáng tin nói mà cho pháp Thật mích. Pháp Thật mích là khi Tăng nhất tâm hòa hợp, một Tỳ kheo trong tăng tác bạch yết ma như sau:

Đại-đức Tăng lắng nghe, Tỳ kheo …………. này do Ưu-bà-di đáng tin nói, Tăng đã gạn hỏi mà Tỳ kheo không tự nói là có đến và có tội này. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng theo lời của Ưu-bà-di đáng tin nói mà cho Tỳ kheo này pháp Thật mích. Bạch như vậy.

Như thế Bạch-tứ-yết-ma cho đến câu: Tăng đã theo lời của Ưubà-di đáng tin nói cho Tỳ kheo này pháp Thật mích xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lặng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

Pháp hành của-Tỳ kheo được Thật mích là không được cho người thọ đại giới… giống như trong giới trên đã nói, cho đến câu nếu không hành theo như thế thì trọn đời không được yết ma xuất tội.