KINH ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG BỒ TÁT TẠNG
VĂN THÙ SƯ LỢI CĂN BẢN NGHI QUỸ

(Ārya-mañjuśrī-mūla-kalpa)

Hán dịch: Tây Thiên Dịch Kinh Tam Tạng_ Triều Tán Đại Phu Thí Hồng Lô Thiếu Khanh_ Minh Giáo Đại Sư (kẻ bầy tôi là) THIÊN TỨC TAI phụng chiếu dịch
Sưu tập Phạn Chú và Việt dịch HUYỀN THANH

QUYỂN THỨ MƯỜI BA

NHẤT THIẾT PHÁP HÀNH NGHĨA PHẨM THỨ MƯỜI LĂM_CHI KHÁC

_Nay Ta lại nói tướng mạo của người hiền thiện, trì tụng tu hành nơi Chân Ngôn Hạnh được thành tựu Nghĩa, Pháp của Phẩm Thượng Trung Hạ.

Nếu lại có người thuộc dòng tộc cao quý, chủng tính thanh tịnh, thân tướng khác lạ hiếm có, sắc như vàng ròng, đầu như dù lọng, tóc màu xanh biếc, mặt như trăng đầy, tướng trán rộng rãi bằng phẳng, lông mày chẳng tạp loạn, mắt dài mà hồng, lông mi chẳng giao tạp, mũi thẳng như ống trúc, màu môi đỏ đẹp, lưỡi như cánh sen, răng đều trắng đẹp, tướng râu xanh kín, cằm tròn, vòm miệng sâu, tóc trên đỉnh đầu xoay theo bên phải, tướng tai rũ xuống bên dưới, có tinh thần, lại dũng mãnh, lời nói đáng yêu (ái ngữ) không có giận dữ, ít tham lìa dục, thường ưa thanh tịnh, thích mặc áo đẹp, ưa ăn vị ngon. Tịnh Hạnh tự xem xét bản thân, nói lời chân thật, quy trọng Tam Bảo, cúng dường Hiền Thánh, hiếu thuận với cha mẹ, thương xót hữu tình, Trí Tuệ sâu sắc, lại được sống lâu, tu hành quyết chí tinh tiến chẳng lui, ưa cầu địa vị của Bồ Tát Ma Ha Tát cho đến địa vị Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác. Người thuộc nhóm này quyết định thành tựu Pháp của Thượng Phẩm, ắt hay hiểu thấu nghĩa thâm sâu của tất cả Nghi Quỹ

_Lại nữa, có người hoặc Sát Đế Lợi (Kṣatriya), với Bà La Môn (Brāhmaṇa), các chủng tộc thanh tịnh, đầy đủ tướng người, thân màu tía hoặc màu trắng, ức ngực tròn đầy, tướng vú nhô cao, lông xoắn vòng theo bên phải, bụng lớn rốn sâu, eo lưng to rộng, hai vai đầy đặn ngang bằng, hai nách hai hông sườn như vua sư tử, bàn tay cánh tay dài chẳng hiện gân mạch, trên dưới tương xứng, chẳng lùn chẳng cao, đủ Tâm dũng mãnh, ưa Hạnh bí mật, thích nơi Trì Giới, lại ưa bố thí, ngôn hạnh chân thật, thương xót tất cả, học Pháp không có sợ hãi, luôn ưa thích Trí của Thế Gian Xuất Thế Gian, phát Tâm Bồ Đề, thường cúng dường Tam Bảo, cũng đủ Phước Đức lớn, siêng hành tinh tiến, tu trì chẳng lùi. Người có tướng này đối với Pháp Trung Phẩm, quyết định thành tựu.

Lại nữa, có người chủng tính thanh tịnh, đầy đủ Thân Chi không có thiếu không có giảm, hoặc màu tía hoặc màu trắng, trơn bóng béo tốt, chẳng quá mập gầy, rất thuận phần bên dưới mà có đặc thù, yeo thân to rộng, tướng bắp đùi tròn đầy; ống chân, đầu gối trên dưới chẳng cong lệch như gót chân của vua nai, hai tướng ẩn kín đầy đủ viên mãn, bên trong lòng bàn tay, bàn chân màu hồng mịn màng có tướng bánh xe cát tường, tướng cây phướng, tướng lầu gác trên cửa, tướng con cá, tướng cành phan, tướng hoa Ưu Bát La (Utpala: hoa sen xanh)…..các Tướng như vậy thảy đều nghiêm đẹp. Lại nữa, ưa thích thanh tịnh chẳng lẫn lộn với người ác, ít Tham Sân Si, có Phước Đức lớn, thường hành Từ Mẫn (thương yêu giúp đỡ người khác), ưa hành Bố Thí, cúng dường Tam Bảo, cũng lại cúng dường Tam Thập Tam Thiên (Trāyastriṃśatdeva), đối với Pháp Thế Xuất Thế tinh tiến tu tập. Người thuộc nhóm tướng này đối với Pháp của Phẩm thứ ba, quyết định thành tựu.

Lại nữa, có người phát Tâm Bồ Đề (Bodhi-citta), tu Bồ Đề Hạnh (Bodhi-caryā) gom đủ tướng màu nhiệm của ba Phẩm như trên, lại có đủ mọi loại Công Đức, Từ, Bi, Hỷ, Xả, dũng mãnh tinh tiến tu tập Đại Minh Đà La Ni, chí thực hành chẳng lùi, không có sợ, không có lo ngại, quyết định vượt qua các người tu hành, đắc được Pháp thành tựu tốt thượng bậc nhất.

Lúc trước Ta đã nói Trì Tụng Hành Nhân do Phước của đời trước cho nên đủ các tướng màu nhiệm, mà nơi tu hành quyết định thành tựu.

_Lại nữa, có tinh tú cát tường, thời phần cát tường, ở một sát na, một cái nháy mắt, một hơi thở… luân chuyển ven Trời soi xét (lâm cố) Thế Gian. Hết thảy chúng sinh khi sinh ra mà gặp thời phần này thì có đại cát tường, được Phước Đức lớn, tu các Đại Pháp quyết định thành tựu.

Nếu có chúng sinh không có căn lành của đời trước, nhiều nghiệp ác, cho nên ngay lúc sinh ra, gặp tinh tú ác, quyết định không có Phước, các Căn thiếu hụt chẳng đủ tướng người, chỗ tu Đại Pháp quyết định chẳng thể được thành tựu

Nếu lại khi sinh ra ngay lúc sáng sớm, gặp nhóm Quỷ Tú (Puṣya), Khuê Tú (Revati), Trương Tú (Pūrva-phalguni), Tinh Tú (Maghā), Kháng Tú (Svāti), Phòng Tú (Anūrādhā), Giác Tú (Citrā), Tất Tú (Rohiṇi), Mão Tú (Kṛtikā)… với mặt trời mới mọc, đồng thời soi xét thì chỗ làm, chỗ tu của người này đều được thành tựu

Lại vào lúc sáng sớm với lúc giữa ngày (giờ Ngọ) kèm tại kỳ Bạch Nguyệt, gặp Kim Tinh (Śukra), Mộc Tinh (Vṛhaspati), Thủy Tinh (Budha). Nhóm Tú Diệu này có thế lực lớn soi xét tất cả chúng sinh trong Thế Gian. Nếu người sinh vào lúc này thì chỗ tu Nghiệp thiện với tu hành trì tụng Đại Minh Đà La Ni, tất cả sự nghiệp quyết định thành tựu

Lại nữa, Kim Tinh, Một Tinh, Thủy Tinh này tùy có một ngôi sao cũng với mặt trời (Āditya), cùng với mặt trăng (Candra) đồng cư phương sở soi sét người sinh ra. Sau khi người này sinh ra ắt đại phú quý, thọ mệnh lâu dài, được đại tự tại, tất cả nhìn thấy tôn trọng

Lại nữa, có người sinh ra sau giữa ngày (sau giờ Ngọ), lúc mặt trời lặn…mà người sinh ra ấy ở thời phần này gặp Ác Tinh soi xét phương sở. Ác Tinh là Thổ Tinh (Śanaiścara), Hoả Tinh (Aṅgāraka), La Hầu Tinh (Rāhu), Kế Đô Tinh (Ketu), Đa La Tinh (Tārā) với ngôi sao của nhóm Hắc Ám Lý Sắt Tra (Kṛṣṇāriṣṭa). Nhóm tinh tú như vậy cũng chẳng phải là thật ác. Nếu là người Thượng Thượng Phẩm có sức căn lành của đời trước, đầy đủ Phước Tuệ, khi sinh ra mà gặp giờ ấy thì đối với Phước Đức lớn, chuyển tăng uy thế. Nếu là Trung Phẩm thì đối với việc thiện ác đều giảm đi một nửa. Nếu là Hạ Phẩm thì căn lành bị kém đi, với có nghiệp của đời trước. Người như vậy khi sinh ra mà gặp giờ ấy thì không có Phước Đức kèm không có Trí Tuệ, chẳng tu nghiệp Thiện, nhiều tham sân si

Lại ở giờ này, gặp trời tối tăm mù mịt, gió mưa bạo ác, ánh chớp sáng lòe, sấm sét chấn động lớn, tuôn mưa đá xuống dưới, màu ở trong mây hoặc biến thành đỏ hồng… đây đều là điềm rất xấu

Nếu vào giờ sinh, gặp hiện tượng này thì người ấy bị thiếu hụt các Căn, dung mạo xấu xí, thân bị cong gù, ghẻ chóc đầy dẫy, không có chủ, không có chỗ nương cậy, nghèo túng hèn mọn. Hoặc thọ nhận Giới Luật thì vi phạm chẳng giữ được, Thánh Hiền thương xót cho sự rơi đọa ấy

Người như vậy, đối với điều ác thì tăng thêm, đối với điều thiện thì chuyển lùi, tất cả cát tường hoàn toàn không có chút phần, đối với Hành Nghiệp tu tập Chân Ngôn thì như người mù điếc chẳng thấy chẳng nghe. Giả sử được nghe thấy cũng chẳng thể sinh niềm tin. Việc như vậy, nói chẳng thể hết.

Lại nữa, chúng sinh như vậy do ít Phước cho nên hoặc bị tất cả Bộ Đa (Bhūta) với hàng Ma Đa La (Mātara), các Quỷ Thần ác trụ ở trong thân mà gây não loạn

_Lại có chúng sinh quy hướng Tam Bảo, phụng trọng Hiền Thánh cho đến ở chỗ của Phật, Bồ Tát Thập Địa, Bích Chi, Thanh Văn gieo trồng gốc thiện. Do tham sân còn nặng nên chẳng được giải thoát. Tuy lại được sinh ở trên Trời, cho đến được sinh ở cõi Trời Vô Sắc Giới, tận bờ mé của ba cõi. Do chưa miễn được Luân Hồi nên lại bị đọa lạc sinh trở lại cõi Diêm Phù, cũng lại thọ nhận thân, hoặc ngu hoặc si, lại bị Bộ Đa với hàng Ma Đa La, các Quỷ Thần ác trụ ở trong thân mà gây não loạn

Các người có Trí với Thánh Nhân kia nhìn thấy việc này xong, rộng nói Hành Tướng khiến cho Trì Tụng Hành Nhân ấy mỗi mỗi hiểu rõ. Người trì tụng ấy do thường tụng Đại Đà La Ni Đại Minh Lực cho nên các hàng Quỷ Thần chẳng thể gây chướng ngại. Người trì ấy, tâm chẳng hôn mê, đầy đủ uy đức, đối với Đà La Ni được đại tự tại

Ở Đại Địa này, hết thảy Bộ Đa với hàng Đá La trụ trong thân người gây não loạn, đều hay hô triệu khiến đến hiện ra, mỗi mỗi đều khiến loài ấy như thật tự nói. Dùng sức Đà La Ni lìa thân người kia, lại nữa, cùng với loài kia nói Pháp thâm diệu khiến chịu điều phục. Nhóm Bộ Đa ấy lìa khỏi người xong thì người thường bị bệnh kia được giải thoát. Dùng sức Đà La Ni điều phục điều ác, tăng ích điều thiện, đối với thiện đối với ác mà được tự tại.

_Lại lúc trước nói ba loại giới Âm, Dương, Phong hợp với ba loại Pháp Tham, Sân, Si. Do Pháp của Tham Sân Si chẳng ngưng diệt cho nên Âm, Dương, Phong mà có tăng thịnh. Lại hợp với Địa (Pṛthivi: đất) làm bốn Đại. Đất cùng với nước hợp, Lửa cùng với gió hợp. Lại có hư không làm Đại thứ năm. Số bên trên là nơi mà con người luôn biết

Kẻ kia y theo người bệnh đối với bốn Đại Giới, Tâm sinh nghi ngờ. Thân tuy do bốn Đại thì bệnh từ đâu sinh? Nếu chẳng từ Sinh thì bệnh tự ai có? Đối với Sinh, chẳng Sinh dấy lên hai loại nghi là ngoài bốn Đại riêng có chỗ tạo làm. Người này, Thiên Nhân cho đến Phi Nhân (Amanuṣya) với các hữu tình, hết thảy có tăng giảm. Chỉ trừ Chư Phật Chính Biến Tri Giác của ba đời quá khứ, hiện tại, vị lai đều đồng chỗ nói, không có hai, không có khác

Như vậy thiện ác tùy theo Nhân (Hetu) mà được Quả (Phala), mọi loại khổ não đều tự Nghiệp (Karma) làm. Người Hạ Phẩm này không có Phước, không có chỗ nương dựa, các loài Phi Nhân liền được dịp thuận tiện gây hại. Nếu là người của Thượng Phẩm thì sức Thiện thù thắng, sinh ra hợp với sao tốt, chỉ có ứng với điềm lành kỳ đặc, các loài Phi Nhân với các việc ác thảy đều xa lìa, luôn khéo vắng lặng được an vui lớn. Người ấy có mong cầu Đại Minh Đà La Ni, Nghi Quỹ tối thượng mau được thành tựu. Cho đến các Đức Chính Biến Tri quá khứ, hiện tại, vị lai ở trong Kinh Pháp nói Pháp Vô Ngã tối thượng bậc nhất của Thế Gian, Chân Như Giải Thoát Tối

Tịch Tĩnh Cú, Vô Thượng Cú, Chân Ngôn Đại Đà La Ni, Pháp thành tựu của tất cả Nghi Quỹ… khiến các Hành Nhân được Nhất Thiết Trí Trí (Sarva-jña-jñāna) Ta, Thích Ca Mâu Ni Phật đã nói Pháp Đại Nghi Quỹ như vậy là vua trong các Nghi Quỹ. Nếu nhóm hữu tình y theo Pháp tu hành sẽ được Vô Bệnh Vô Tận Cú,  Hằng Tịch Tĩnh Cú, Vô Phiền Não Cú, Bồ Đề Niết Bàn Cú cho đến tất cả Chân Ngôn Cú Nghĩa, ba loại Bồ Đề, Nhất Thiết Trí Trí. Nhân Nghiệp đã được trong các Nghi Quỹ chẳng thể thấy nghe, lại là hàng Phật Bồ Tát vì lợi ích cho các hình tình của tất cả Thế Gian nên đã nói, đã truyền”.

_Khi Đức Phật nói Quảng Đại Chân Ngôn Vương Nghi Quỹ như vậy thời ở trong ba cõi, hết thảy các Chân Ngông Vương không có ai chẳng hàng phục. Nếu lại mặt trăng Mâu Ni mất, Thế Gian trống rỗng thời Phật Giáo diệt tận. Nghi Quỹ Vương này còn trụ chẳng đi

Này Diệu Cát Tường Đồng Tử! Đại Lực Chân Ngôn Vương Nghi Quỹ này là điều mà Đức Phật đã nói. Nếu có chúng sinh sau khi nghe xong, thành Tâm tin trọng, chí nguyện cầu mong thì hết thảy các Pháp của Thế Gian Xuất Thế Gian đều được thành tựu. Chư Phật đã nói không có nói lời hư vọng.

Nếu có Hành Nhân đối với Chân Ngôn Vương luôn trì tụng với ưa thích Pháp Hộ Ma thì người ấy đồng với chỗ truyền thụ của Nhất Thiết Trí Trí ba đời, an trụn trong Pháp Nghi Quỹ của Chân Ngôn Vương không có nghi ngờ. Hết thảy tất cả chúng sinh trong Thế Gian không có Trí Tuệ, đối với việc Thiện Ác, việc chẳng phải là thiện ác, việc tốt, chẳng tốt. Đối với việc như vậy sinh nghi ngờ thì nên vì nhóm này nói tất cả Pháp Giải Thoát tối thượng thuộc Thế Gian Xuất Thế Gian của Như Lai Ứng Cúng Chính Đẳng Giác, khiến làm mọi loại Pháp Chân Ngôn Vương mà Thế Gian đã tôn trọng, làm chỗ gom tụ cho tất cả chúng sinh.

Này Diệu Cát Tường Đồng Tử! Ông đã mong cầu Ta nói việc Thiện ác ấy với các Pháp Yếu chỉ vì lợi ích cho tất cả chúng sinh, chư Phật quá khứ cũng đồng chỗ nói, có thể khiến cho Mầm Phật vị lai chẳng bị đứt đoạn. Nếu người trì tụng đối với sức Nhất Trí Trí đã nói này, sinh tin tưởng tôn trọng sâu xa, tinh tiến không có nghi ngờ thì Hạnh đã hành, đồng với Nhất Thiết Trí Trí.

Nếu người trì tụng ở đời quá khứ từng làm các nghiệp chướng ác chưa dứt, nên ở đời này chỗ làm sự nghiệp chẳng thành tựu thì nên y theo Hối Pháp mà chư Phật đã nói, chí Tâm sám hối ắt được nghiệp chướng trừ diệt. Lại nên y theo Pháp tu hành, mau được thành tựu. Hoặc là người ngu mê luân hồi, nghiệp nặng chẳng thể y theo Pháp sám hối tu hành thì chỗ làm, chỗ mong cầu chẳng thể thành tựu. Đối với các hữu tình không do đâu mà lợi lạc

Lại nữa, các người trì tụng nên tu Định Nghiệp, nếu chẳng tu Định thì chẳng thể hướng vào Môn Giải Thoát. Nếu hay tu Định cùng với Pháp làm Duyên thì quyết định giải thoát, mau chứng Bồ Đề.

 

PHÁP NGHĨA PHẨM THỨ MƯỜI SÁU

_Bấy giờ, Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni Phật lại quán sát Trời Tịnh Quang rồi bảo Diệu Cát Tường Đồng Tử rằng: “Nây Ông, Diệu Cát Tường hãy nghe cho kỹ! Vị Dạ Xoa Vương Kim Cương Thủ Bồ Tát kia ở trong Đại Chúng hỏi Ta về sự nghiệp rộng lớn của Pháp vẽ tượng. Ta đã nói như lúc trước. Lại hỏi Ta về mộng mà tất cả Chân Ngôn Hành Nhân đã được, là Thiện là Ác thời Ta vì người trì tụng nói lúc ứng của tất cả mộng này.

Vị Dạ Xoa Vương Kim Cương Thủ Bồ Tát kia, tâm vui vẻ chắp tay, cúi đầu mặt đỉnh lễ bàn chân của Ta rồi bạch rằng: “Thế Tôn! Nay Đức Phật đã nói lợi ích Thế Gian với vì con, lợi ích chúng sinh khiến được khoái lạc. Mộng mà người trì tụng kia đã được, hành tướng thiện ác, Công Đức đã được, chúng sinh cầu làm, nếu có người luôn thực hành Hành Nghiệp tối thượng thì Nhân Quả đã được kèm với tất cả thiện ác quá khứ hiện tại vị lai với Nhất Thiết Trí, cho đến đã được Vô Tướng, Vô Trước (không có dính mắc), Vô Ngại thanh tịnh, Chân Ngôn tối thượng tương ứng với Thiện Tịch Tịnh Cú với tất cả uy lực của Phật, với nói Pháp Hành của Hành Nhân trì Chân Ngôn, vâng theo hình tướng của Thượng Phẩm và mộng phù hợp với mọi loại việc”.

Vị Dạ Xoa Vương kia lại nói: “Đấng Tối Thượng Sư Tử Thích Ca Mâu Ni ở trong Hiền Kiếp (Bhadra-kalpa) thành vị Phật thứ tư, ngồi dưới cái cây giáng Ma, hiện uy lực lớn, đủ đại tinh tiến, hiển Đại Trí Tuệ, bày Đại Phước Đức là nơi mà đời đã tôn trọng”.

Vị Dạ Xoa Vương Kim Cương Thủ Bồ Tát kia dùng lời nói như vậy khen ngợi xong, đỉnh lễ bàn chân của Đức Phật, rồi quay về chỗ ngồi của mình, yên lặng mà trụ.

Lúc đó, Đại Trí Diệu Cát Tường Đồng Tử phát ra lời hỏi rằng: “Thích Ca Mâu Ni Phật với Phật quá khứ. Lành thay Thế Tôn Ứng Chính Đẳng Giác! Sự Trí (vận dụng Trí Tuệ) rộng lớn kia, cho đến Chúng phần lớn là hữu tình: nơi sinh ra, Tinh Tú, Hành Tướng thiện ác, Sự Trí, Nhân Quả với tu hành mong cầu tăng ích sự nghiệp. Người trì tụng kia, tâm có chỗ nghi ngờ được thành, chẳng thành cho đến cầu Phước tối tôn tối cao tự tại khoái lạc của Thế Gian, cầu tất cả địa vị của Thánh cho đến Nhất Thiết Trí Trí. Nguyện xin Đức Thế Tôn lược giải nói”

Bấy giờ, Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni Phật nghe thuyết này xong, vị Phật Tử ấy, phát ra Phạm Âm (Brahma-ghoṣa) thanh tịnh, âm của cái trống Pháp đại tinh tiến, lại như âm Ca Lăng Tần Già (Kalaviṅka) vi diệu, bảo Đồng Tử Diệu Cát Tường kia rằng: “Này Đồng Tử! Nếu có Hành Nhân vì lợi ích của Thế Gian, tất cả cầu thành tựu thì cần phải thành thật chuyên chú, Tâm Từ thương xót, phát Tâm Đại Thệ Nguyện thanh tịnh. Người như vậy vì lợi cho người khác cho nên quyết định thành tựu.

Này Diệu Cát Tường Đồng Tử! Nếu Hành Nhân kia đối với Tối Thượng Đại Minh Đại Đà La Ni luôn ưa thích thọ trì thì người ấy đúng là chuyển bánh xe Pháp, giáng phục Ma La (Māra: loài Ma), được sự ưa thích tối thượng. Nếu lại chúng sinh, tai nghe, mắt thấy,Tâm sinh yêu thích thì quyết định đắc được khoái lạc thù thắng”

Diệu Cát Tường Đồng Tử bạch Phật rằng: “Uy Lực với Trí tối thượng của Như Lai, không ai có thể biết thì vị Phật Tử kia cũng lại như vậy”

Đức Phật bảo Diệu Cát Tường: “Vị Phật Tử kia, nếu thực hành Hạnh này được tương ứng thành tựu, cho đến người tối thượng của Thế Gian chẳng thể biết được Uy Đức Trí Lực ấy, cho đến Dục Giới Thiên với Sắc Giới, Vô Sắc Giới Thiên với Thiên Chủ kia cũng chẳng thể biết được Uy Đức Trí Lực ấy, cho đến Sơ Địa đến Thập Địa cũng đều chẳng biết. Này Diệu Cát Tường! Chỉ có Phật Như Lai mới có thể biết rõ.

Này Ông! Diệu Cát Tường Tối Thượng Nghi Quỹ (Mañjuśriyaṃ-parikalpa), tất cả chư Phật quá khứ, vị lai với hiện tai ấy đều đồng tên gọi. Nếu có người nghe được, trong sạch tu hành, không có các Duyên khác, nhiếp Tâm chẳng loạn thì Hành Nhân ấy được Tịch Tĩnh Trụ, được Tối Thượng Thiện Thú, chỗ làm Thượng Pháp không có các chướng ngại, tu Chân Ngôn Hạnh mau được thành tựu, cầu thành Phật Đạo được đại viên mãn, ở cây Bồ Đề hoặc đi hoặc ngồi vì các chúng sinh, chuyển bánh xe Pháp thì Công Đức này là điều mà chư Phật đã nói

Này Diệu Cát Tường! Danh hiệu của ông, nếu có người niệm thì Đức Phật Công Đức chẳng thể nghĩ bàn, luôn hiện Uy Lực. Hết thảy vô số Chân Ngôn Nghi Quỹ của tất cả Phật quá khứ, không ai có thể nói được. Nhưng ông, Thanh Tịnh Diệu Cát Tường Đồng Tử hay nói Hạnh Chân Ngôn của tất cả chư Phật.

Đồng Tử! Ông dùng Phật Trí dạy bảo cho tất cả. Tất cả Đại Chúng ở Trời Tịnh Quang này đều tùy theo sự dạy bảo của ông, không dám trái ngược”

 

TÙY NGHIỆP NHÂN QUẢ PHẨM THỨ MƯỜI BẢY

_Bấy giờ, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập vào Nhất Thiết Như Lai Thần Thông Biến Hóa Tam Ma Địa (Sarva-tathāgata-vikurvita-samādhi), rồi ở tam tinh phóng ra ánh sáng lớn, làm nhóm màu: xanh, vàng, hồng, trắng, phả ly (Sphaṭika) chiếu tất cả Thế Giới, các cõi nước Phật ở mười phương. Ở các Thế Giới, ánh sáng chiếu khắp, trong khoảng phút chốc triệu khắp tất cả hàng Trời, các Tú Diệu. Các Tú Diệu (Graha-nakṣatra) ấy tùy theo Triệu mà đến, đến Chúng Hội xong, lễ kính rồi trụ.

Ánh sáng của Đức Phật có uy che trùm Chúng Hội, chiếu khắp cả xong, quay về từ Tam Tinh của Đức Thế Tôn mà nhập vào. Các Tú Diệu kia với quyến thuộc ấy nhìn thấy ánh sáng nhập vào Tam Tinh của Đức Phật Thế Tôn thỡi mỗi mỗi đều chắp tay, run sợ quy mệnh, trong khoảng phút chốc mê muộn té xuống đất, nương vào Từ Lực của Đức Phật tự sống trở lại

Lúc đó, Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni Phật bảo tất cả Tú Diệu với quyến thuộc rằng: “Các ngươi đừng sợ! Hãy thành Tâm nghe cho kỹ! Các Tinh Tú Thiên! Ngươi, chúng Thánh Thiên! Ta nghĩ đến chúng sinh ngu si, không có Trí, chẳng hiểu biết Ý của Ta. Ta muốn các nhóm chúng sinh như vậy ở các Thế Gian, khởi mọi loại Tâm, tu mọi loại Hạnh, lợi ích cho mình cho người khác, hướng đến cầu thân Kim Cương bền chắc bậc nhất của Như Lai. Do mê đảo cho nên ưa thích cầu hàng Người, Trời, A Tu La… lại đi vào mọi loại các nẻo hoang vắng của Luân Hồi, tùy theo nghiệp thiện ác đã làm ấy thọ nhận mọi loại thân của Thế Gian. Thân đã thọ nhận, không có chủ tể. Nếu lại chỗ làm tối thượng là chủ của Người, Trời… trừ tùy theo Nghiệp Duyên ra, còn lại không có chỗ có được. Nghiệp Duyên ấy chủ yếu là mượn Nhân (hetu) sinh ra, chỗ sinh của Nhân ấy chủ yếu theo Duyên (Pratyaya) mà lập

Như vậy Nhân Duyên cùng trợ nhau hòa hợp, thích hợp sinh bốn Đại, bốn Đại sinh Uẩn (Skandha) hướng đến vô biên Hành, Hành hướng đến cõi giới khác. Thế nên phân biệt vô lượng sự sinh ra. Sau lại mạng chung (chết) do lửa Vô Trí, gió nghiệp tạo tác cho nên Tính đều thiêu đốt, che trùm làm cho chẳng thực hành Hạnh không có ngăn ngại của ba Thừa bình đẳng. Khi Đại Thừa (Mahā-yāna) lớn lên thì tạo làm tùy theo Nhân Duyên. Hạnh Trung Thừa Bích Chi Phật tự vì Trí chẳng lợi cho người khác. Tiểu Thừa Thanh Văn ưa thích trụ Đoạn Kiến, chấp Tâm chẳng quay lại, không cầu lối nẻo khác

Lại nữa, khi ngu si mê hoặc thời tạo làm mọi loại Nghiệp, trụ ở Thế Gian cầu thành tựu của Thế Gian. Nếu lại đối với Tịch Tĩnh Vô Bệnh Cú, Vô Phiền Não Cú, Đạo Bát Chính Thanh Tịnh Vô Ngại …Đối với Pháp như vậy nên siêng năng tu tập, lìa nơi chẳng Thiện, các Nghiệp ác thì người kia tự được trụ Hạnh của ba Thừa không có ngăn ngại”.

_Lại nữa, bảo Tinh Tú Thiên: “Tức Tai (Śāntika) kia có ba loại Pháp. Trì Tụng Hành Nhân tu ba loại Nghiệp, được ba loại Quả, đối với ba loại này cần phải biết rõ. Lại hai loại Nghiệp điên đảo kia cũng được thấy ba loại Tộc (Gotra), kẻ kia lại được thấy tám loại Tộc, lại nữa thấy một loại Tộc, tất cả Chân Ngôn trụ Tịch Tĩnh Niết Bàn Tộc (Śāntaṃ-nirvāṇa-gotra) thuộc Tâm thanh tịnh của Phật. Như vậy đã nói Nhân

Nghiệp đều là tướng của Chân Ngôn. Âm Dương kia cũng thế,

Nói về Thế Gian thành tựu. Nghiệp mà người kia đã làm như vậy, Nhân Quả đã được …giống như gieo trồng lúa, thấy nảy mầm thì sẽ biết kết quả trái. Pháp thành tựu kia cũng lại như vậy

Nếu được điềm tốt lành thì quyết định biết thành tựu. Ví như màu trắng nói là tối thượng. Âm Dương cũng thế, nếu Cát Tường hợp làm các việc đầy đủ, tất cả các Pháp đều là phương tiện, chỉ dùng một Nghiệp để làm tối thượng. Kẻ kia, nếu không có Nghiệp, thân không có chỗ trụ thì làm sao được điềm tốt lành?!..Ṇếu đủ hành tướng của điềm lành như thế cùng với Sinh Tộc (Jātakairgotra) thì mới biết kẻ kia được mọi loại nghiệp thiện. Nếu đối với tướng, đối với Nghiệp mà không có chỗ có được thì ở khoảng giữa không ai có thể biết được. Lại như người bệnh, Khí Lực suy kém, dung nhan tiều tụy thì mới biết là bị bệnh. Lại nữa, thấy nghiệp của chúng sinh được thân như vậy là thiện, là ác, quả báo, điềm lành… nói là Sinh Tướng

Này Tinh Tú Thiên! Trước kia Ta đã nói Thời Tiết khi tất cả chúng sinh được sinh ra với ngày tốt kia tùy theo Nghiệp đã chiêu cảm hợp với tinh tú cát tường. Lại thấy mọi loại tướng của loài Phi Cầm. Lại nghe tiếng vị diệu của ngữ ngôn với ở trong mộng được tướng cát tường. Điềm lành, nhân duyên, hành tướng như vậy.

Người trì tụng kia ở trong các Chân Ngôn Pháp cầu thành tựu thì cần phải biết rõ tướng thành tựu đấy. Lại nên biết tất cả chướng nạn, các tướng chẳng tốt với mộng mị ác

Này các Tinh Tú Thiên! Xưa kia, thời quá khứ Đức Sa Lăng Nại La Vương Phật Chính Biến Tri (Śālendra-rāja) ở Bồ Đề Đạo Trường (Bodhi-maṇḍa) nói Đại Chân Ngôn Vương phá tất cả chướng nạn với các mộng ác, việc chẳng tốt lành… đều được tiêu diệt, khiến được Bồ Đề, Nhất Thiết Trí Trí.

Thời Ma Vương kia thường hưng Tâm ác, gây các chướng nạn, hiện mọi loại tướng đại ác, khiến cho người nhìn thấy sinh rất sợ hãi, đối với các tu hành khiến cho lui khuất. Khi sức Phước của Ma ấy trụ lâu thời người trì tụng kia dùng Chân Ngôn Vương đủ Uy Đức của Phật, đại tiến tinh lực, đại thần thông lực ở khoảng phúc chốc, các chướng nạn kia tiêu diệt tất cả mộng ác, tướng ác với mọi loại việc của chúng sinh ác

Này Tinh Tú Thiên! Các ông hãy nghe cho kỹ! Đức Sa Lăng Nại La Vương Như Lai (Śālendra-rāja-tathāgata) quá khứ kia vì điều phục các Tinh Tú ác với Thiên Ma ác, tất cả hàng Bộ Đa kèm các quyến thuộc, cho đến mọi loại chúng sinh, các loài ác có hai chân, bốn chân không có chân…sống trên mặt đất (địa cư). Dùng Đại Chân Ngôn Vương điều phục, giáo hóa khiến cho sinh Tâm hiền thiện. đối với hữu tình khác chẳng sinh não loạn. Các ông hãy lắng nghe!

Nói Chân Ngôn Vương là:

“Nẵng mạc tam mãn đá một đà nam, a bát-la để hạ đá xá sa nẵng nam. Đát nhữ tha: Án, khư khư, khư hứ khư hứ, hồng hồng, nhập-phộc la, nhập-phộc la, bát-la nhậpphộc la, bát-la nhập-phộc la, để sắt-xá, để sắt-xá, sắt trí-lý, phả tra, phả tra”

*)Namaḥ samanta-buddhānāṃ apratihataśāsanānāṃ

Oṃ_ kha kha, khāhi khāhi, hūṃ hūṃ, jvala jvala, prajvala prajvala, tiṣṭha tiṣṭha, ṣṭrī phaṭ phaṭ

[Bản Phạn ghi nhận là: NAMAḤ SAMANTA-BUDDHĀNĀM APRATIHATAŚĀSANĀNĀM

TADYATHĀ: OṂ_ KHA KHA, KHAHI KHAHI, HUṂ HUṂ, JVALA JVALA, PRAJVALA PRAJVALA, TIṢṬHA TIṢTHA, ṢṆĪḤ PHAṬ PHAṬ SVĀHĀ]

Đức Phật nói: “Chân Ngôn Vương này tên là Đại Phật Đỉnh Sí Thịnh Quang. Nếu có người thường trì tụng thì hay tiêu diệt tất cả các ác, việc chẳng cát tường, hay giáng phục tất cả Bộ Đa, hay phá tất cả chướng nạn, hay thành tựu 80 ngàn mọi loại việc cát tường

Nếu người tụng trì, vào lúc trì tụng, Tâm chẳng tán loạn, chân thành chuyên chú… thời Ta, Thiên Trung Thiên Chính Đẳng Chính Giác trong khoảng phúc chốc đến chỗ cư trú của các Tinh Tú Thiên với tất cả Bộ Đa, loài làm ác… dùng sức tinh tiến không có gì ngang bằng, sức đại tịnh tiến của Phật Đỉnh Chân Ngôn Vương để giáng phục, khiến cho loài làm ác kia nhìn thấy vô số Đại Phật Đỉnh Vương, sợ hãi vô lượng cùng với các quyến thuộc thầy đều cầu nhập vào Tam Ma Địa để làm cứu hộ.

 

KINH ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG BỒ TÁT TẠNG

VĂN THÙ SƯ LỢI CĂN BẢN NGHI QUỸ

_QUYỂN THỨ MƯỜI BA (Hết)_