KINH ĐẠI DIỆU KIM CƯƠNG ĐẠI CAM LỘ QUÂN NOA LỢI
DIỄM MAN SÍ THỊNH PHẬT ĐỈNH
KINH SỐ 965
Hán dịch: Đạt Ma Tê Na (Dharma-sena: Pháp Quân)
Việt dịch: HUYỀN THANH
Như vậy tôi nghe: Một thời Đức Bà Nga Tông Vĩ Lô Tả Nẵng Như Lai (Vairocana-tathāgata: Đại Nhật Như Lai) ngự tại đỉnh núi Kê Túc (Kukkuṭapāda-giri, hay Kurkuṭapāda-giri) cách mặt đất 90 Dũ Thiện Na cùng với 90 căng nga sa câu chi na chư Phật ở mười phương cùng tập hội ở nơi này.
Khi ấy, Đức Như Lai dùng Phước Trí vốn đã tu hành gom chứa trong Câu Chi Căng Nga Sa Kiếp chẳng thể tính đếm làm nơi gia trì, ở trong Tam Ma Địa Hư Không Pháp Giới trụ Đại Kim Cương, sinh lầu gác Đại Kim Cương Bảo Phong cao ngất không có bờ mé ở giữa, các báu màu nhiệm to lớn với mây báu màu nhiệm xen kẽ nhau, hoa xoay chuyển phất phới đan chéo nhau, vô lượng trăm ngàn ánh sáng rực rỡ xoay xoắn xen chiếu lẫn nhau, bốn bên có vô lượng cây phướng báu xếp bày thành hàng, rải bày vô lượng trăm ngàn loại hoa lá màu nhiệm để nghiêm sức
Lúc đó, Đức Như Lai nhập vào Đại Tam Ma Địa Diệu Kim Cương Đại Cam Lộ Quân Trà Lợi Diệm Man Sí Thịnh tận Hư Không Pháp Giới không có bờ mé thành một vòng hoa rực lửa Cam Lộ
Lại ở quốc độ, cõi Phật nhiều như hạt bụi nhỏ trong trăm ngàn câu chi Thế Giới đều thành võng hoa rực lửa tràn khắp. Chư Phật ở mười phương đều nhập vào Đại Tam Ma Địa Vô Lượng Bách Thiên Toàn Chuyển Đại Diệu Kim Cương Đại Lạc Cam Lộ Quân Trà Noa Lợi Diệm Man Sí Thịnh, lặng yên mà trụ
Bấy giờ Đức Bà Nga Tông Vĩ Lỗ Tả Nẵng Như Lai (Thế Tôn Đại Nhật Như Lai) lại nhập vào Đại Tam Ma Địa Cam Lộ Bách Thiên Quang Tụ Thần Thông Du Hý Diệu Đỉnh Chuyển Luân Đại Kim Cương Cam Lộ Quân Trà Lợi Sí Thịnh tràn khắp ba ngàn Đại Thiên Hư Không Pháp Giới thành bánh xe rực lửa Kim Cương có tám cây căm to lớn.
Khi ấy, Đức Thế Tôn chẳng dời chỗ này, ở ngay trong đùm bánh xe (luân tề). Lại ở khoảng giữa tất cả cây căm hiện bánh xe rực lửa Kim Cương tám màu to lớn, chiếu khắp mười phương, xoay theo bên phải mà an bày tận nơi bờ mé bên trên, bờ mé khoảng giữa, bờ bé bên dưới, bốn bờ mé vô biên, sinh ra vòng hoa rực lửa Cam Lộ, mỗi mỗi đều xoay chuyển như sợi dây, bánh xe, vòng hoa tự tại xoay chuyển. Khi ấy, Đức Đại Nhật Biến Chiếu Như Lai nhập vào Tam Ma Địa này xong, từ Định hé mở hai con mắt
Lúc đó, Chư Phật ở trong các cõi Phật nhiều như hạt bụi nhỏ trong Căng Già Sa Thế Giới khắp mười phương, ở ngay trong hư không đều dùng Thần Thông Du Hý, Diệu Sư Tử Hống đồng thanh khen Đức Đại Nhật Biến Chiếu Như Lai rồi nói Diệu Già Đà Nam có bốn câu là:
“Nẵng mô một đà, tố một đà (1) phệ lỗ tả nẵng, tố một đàm, nại xả nễ thủy, tốn một địa (2) ma hạ dũ nga thấp-phộc la (3) lăng-tỳ tất đế (4)
Nói Kệ này xong thời mười phương chư Phật bảo rằng: “Thế Tôn! Ngày nay muốn nói Pháp nào mà hiện ra tướng mạo như vậy? Ta ở trong các cõi Phật quá khứ chưa từng thấy Tam Ma Địa (Samādhi) này!…”
Bấy giờ Đức Đại Nhật Biến Chiếu Như Lai liền dùng thân miệng ý Kim Cương duỗi cánh tay màu vàng ròng màu nhiệm, hợp hai lòng bàn tay, co hai ngón cái vào lòng bàn tay, đem hai ngón cái đè lên (như hình đỉnh đầu của Phật).
Đem Ấn này an ở trước trái tim. Từ Ấn phát sinh vô lượng trăm ngàn ánh sáng báu to lớn màu nhiệm có đủ màu sắc, mây báu đủ màu, đủ loại hoa lá tinh xảo… xoay chuyển trong hư không như bánh xe vàng to lớn
Lại từ Ấn hiện ra hằng hà sa câu chi cõi Phật đều phóng ánh sáng lớn chiếu khắp mười phương, tuôn mưa các bánh xe báu với hoa báu màu nhiệm, tuôn ra dù lọng lớn, móc câu, cái chày, bánh xe, cây kiếm, loa báu. Lại tuôn ra âm thanh rất màu nhiệm vang xa đến trăm ngàn ức câu chi đẳng cõi Phật
Lại từ mỗi một bánh xe báu, hoa màu nhiệm, dù lọng lớn, móc câu, cái chày, bánh xe, cây kiếm, cái loa… đều hiện ra trăm ngàn câu chi na dũ đa cõi phật như số hạt bụi nhỏ, đều phát ra tiếng chấn động trăm ức Thế Giới ở mười phương.
_Bấy giờ Đức Đại Nhật Biến Chiếu Như Lai dùng bàn tay ánh sáng của vòng hoa rực lửa thần thông uy mãnh ở hư không, trên đỉnh đầu của mình, xoay chuyển theo bên phải chín vòng như thế cuốn sợi dây, nhiếp khắp chư Phật trong hư không đều nhập vào trong ánh sáng
Khi ấy, chín lần xoay chuyển ánh sáng chẳng dứt, hiện ra chín căng nga sa câu chi cõi Phật đều ngồi trên tòa sen trắng rồi tự vây quanh, phóng vô lượng ánh sáng
Lúc đó, Thân của Đức Thế Tôn hiện ra tướng Nhiếp Nhất Thiết Phật Đỉnh Luân Vương, tay cầm bánh xe vàng tám căm, ngồi trên tòa bảy sư tử, thân phóng vô lượng trăm ngàn ánh sáng, trên dù lọng xoay chuyển trên đỉnh đầu phóng đám lửa ấy, hiện ra một câu chi thân Phật phóng ánh sáng lớn, đều xoay chuyển ngồi trong dù lọng
Như vậy, Đức Thế Tôn dùng Ấn, lại làm bánh xe vàng tám căm, trong tám bánh xe màu sắc ở tám phương, hiện tám loại tòa hoa, cầm giữ Tiêu Xí của mình (bản tiêu xí) đều vây quanh tám căng nga sa thân Phật, đều phóng vô lượng lửa sáng của mọi thứ báu, rồi quay lại trên đỉnh của dùng lọng, hiện một câu chi Phật phóng ánh sáng lớn, mỗi mỗi xoay chuyển.
Tức ở phương Đông, trước mặt Đức Như Lai, trong bánh xe màu đỏ hiện Quang Tụ Phật Đỉnh Luân Vương, tay cầm Như Lai Đỉnh Ấn, phóng nhóm ánh sáng lớn, ngồi trên hoa sen màu đỏ.
Ở góc bên phải của Đức Như Lai, trong bánh xe màu vàng, hiện Phát Sinh Nhất Thiết Phật Đỉnh Luân Vương, tay cầm hoa sen vàng, phóng ánh sáng màu vàng, ngồi trên hoa sen màu vàng
Ở bên phải của Đức Như Lai, trong bánh xe màu trắng, hiện Bạch Tản Cái Phật Đỉnh Luân Vương, tay cầm cái lọng trắng, phóng ánh sáng màu trắng, ngồi trên hoa sen màu trắng to lớn
Ở phía sau, trong bánh xe đủ màu tinh xảo tại góc bên phải, hiện Thắng Đỉnh Luân Vương, tay cầm cây kiếm bén, phóng ánh sáng đủ màu tinh xảo, ngồi trên hoa sen đủ màu sắc
Ở phía sau của Đức Như Lai, trong bánh xe màu hồng, hiện Trừ Nhất Thiết Cái Chướng Phật Đỉnh Luân Vương, tay cầm hoa sen hồng, trên hoa có móc câu, phóng ánh sáng màu hồng, ngồi trên hoa sen màu hồng
Ở góc phía sau, trong bánh xe màu xanh, hiện Hoàng Sắc Phật Đỉnh Luân Vương, tay cầm Tam Cổ Phộc Nhật La (chày Kim Cương có ba chấu), phóng ánh sáng màu xanh, ngồi trên hoa sen xanh.
Ở bên trái của Đức Như Lai, trong bánh xe màu xanh lục, hiện Nhất Tự Tối Thắng Đỉnh Luân Vương, tay cầm bánh xe Kim Cương tám căm, phóng lửa sáng màu xanh lục, ngồi trên hoa sen màu xanh lục
Ở trước mặt Đức Như Lai, trong bánh xe màu tím tại góc bên trái, hiện Vô Biên Âm Thanh Phật Đỉnh Luân Vương, tay cầm cái loa màu trắng, phóng lửa sáng màu tím, ngồi trên hoa sen màu tím.
Phật Đỉnh ở tám phương như trên, mỗi mỗi đều phóng ánh sáng màu sắc theo phương của mình, đều dùng tám căng nga sa câu chi Phật vây quanh, đều ngồi trên hoa sen có màu sắc theo phương của mình.
Bấy giờ, tất cả Phật Đỉnh Luân Vương đặt bày vị trí tòa ngồi ở tám phương, đều hiện ra tướng của tám Phật Đỉnh Luân Vương xong, thời Đức Thế Tôn lại hiện ra nhóm bảy báu quyến thuộc là: Nữ Bảo (Ṣṭrī-ratna:người vợ báu), Mã Bảo (Aśva-ratna: con ngực báu), Chủ Tàng Thần Bảo (Ratna-garbha:kho tàng báu), Luân Bảo (Cakraratna: bánh xe báu), Tượng Bảo (Hasti-ratna: com voi báu), Như Ý Châu Bảo (Maṇiratna: viên ngọc báu), Binh Bảo (Khaḍa-ratna: Binh tướng báu) giáp vòng vây quanh bốn mặt của bánh xe to lớn này
Khi ấy, Đức Thế Tôn lại nhập và Tam Ma Địa Câu Triệu tràn khắp hư không Pháp Giới câu triệu tận hết, vì muốn an tập tất cả hữu tình mau đến Đạo Vô Thượng Bồ Đề (Agra-bodhi-mārga) để khiến cho ở chốn sinh tử liền chứng thân Phật
Thời câu chi chư Phật ở mười phương nghe Đức Nhiếp Nhất Thiết Phật Đỉnh Luân Vương câu triệu đều ở trong Định, hiện ra Thần Thông, tuôn mưa các báu, hoa báu, vòng hoa báu, đèn báu, lụa là báu… đếu đến lầu gác Hư Không Pháp Giới Đại Kim Cương Phong ở trong hư không tồi cùng nhau nói rằng: “Vì sao Thế Tôn Luân Vương chẳng nói Pháp mười chữ khiến cho tất cả hữu tình đời này mau được thân Phật?”
Lúc đó, Đức Nhiếp Nhất Thiết Phật Đỉnh Vương nghe lời đấy xong, vì muốn hiển uy lực của Đại Thần Thông cho nên muốn nói nơi mà chư Phật gốc rễ đã chứng tu hành, Pháp tu hành của chư Phật quá khứ, Pháp tu hành của chư Phật vị lai… khiến cho kẻ trai lành, người nữ thiện chẳng chuyển thân máu thịt, hay thành việc Phật to lớn, vì lợi ích cho tất cả hữu tình mau được thành thân Phật, cho nên liền nói Thập Tự Chân Ngôn là:
“Nẵng mô vĩ lô tả nẵng dã
Nẵng mô bà nga phộc đổ sắt-ni sái dã
A, một đà một đà một đà một đà một đà một đà một đà một đà một đà
Đát-lỗ-hồng, một đà một đà một đà một đà một đà một đà một đà một đà một đà
Trá-lỗ hồng, một đà một đà một đà một đà một đà một đà một đà một đà một đà
Đốt-lỗ-hồng, một đà một đà một đà một đà một đà một đà một đà một đà một đà
Nột-lỗ-hồng, một đà một đà một đà một đà một đà một đà một đà một đà một đà
Hốt-lỗ-hồng, một đà một đà một đà một đà một đà một đà một đà một đà một đà
Thất-lỗ-hồng, một đà một đà một đà một đà một đà một đà một đà một đà một đà
Tố-lỗ-hồng, một đà một đà một đà một đà một đà một đà một đà một đà một đà
Bột-lỗ-hồng, một đà một đà một đà một đà một đà một đà một đà một đà một đà
Hồng, một đà một đà một đà một đà một đà một đà một đà một đà một đà”
Nói Chân Ngôn này xong thời khắp cõi Phật trong ba ngàn Đại Thiên Thế Giới, các cõi Phật nhiều như số hạt bụi nhỏ… chấn động theo sáu cách, tuôn các mưa hoa báu, mây náu, báu Như Ý của cõi Trời, cây phất trắng, lụa là, lọng, hương. Hoa, đèn sáng, âm thanh ca tấu trăm ngàn loại nhạc… cúng dường Đức Như Lai.
Lại có câu chi tất cả chư Phật ở mười phương nghe Thuyết đó xong thảy đều cúi đầu mặt lễ bàn chân (của Đức Như Lai) khen Nhiếp Nhất Thiết Phật Đỉnh Luân Vương Như Lai rồi nói Mật Ngôn như vầy: “Đấng sáng rực rỡ không chi bằng Thắng Diệu Cát Tường Tự Tại Trí
Năng Điều Phục Luân nơi sinh tử
Mau khiến hữu tình thành Đẳng Giác (Samyaksaṃbuddha)”
Bấy giờ Đức Thế Tôn Luân Vương lại nói Mật Ngôn như vầy trả lời cho câu chi Như Lai ở mười phương:
“Nay Ta nói lời thành thật này
Vì lợi hữu tình thành Đẳng Giác
Chư Phật mười phương mau gia trì
Khiến hữu tình ấy đều chứng Ngã”
Nói Kệ này xong. Khi ấy các vị Đại Bồ Tát ở mười phương Thế Giới là: Bồ Tát
Kim Cương Thủ (Vajra-pāṇi), Bồ Tát Diệu Cát Tường (Maṃjuśrī), Bồ Tát Hư
Không Tạng (Ākāśa-garbha), Bồ Tát Từ Thị Tôn (Maitreya-nātha), Bồ Tát Quán Tự Tại (Avalokiteśvara), Bồ Tát Địa Tạng (Kṣiti-garbha), Bồ Tát Trừ Cái Chướng (Sarva Nīrvaṇa-viṣkaṃbhin), Bồ Tát Phổ Hiền (Samanta-bhadra) một lúc đều đến trước mặt Đức Thế Tôn Luân Vương ở lầu gác Hư Không Pháp Giới Bảo Phong, cúi đầu mặt lễ bàn chân của Đức Thế Tôn rồi đều nói Tán Thán Chân Ngôn này là:
“Nẵng mạc tát phộc cát-nương dã (1) ma nỗ sử nê (2) tát phộc nhạ nga địa (3) nộ sử nê (4) dã xả tất-ni ninh (5) bào bộ phộc nộ ca (6) vãn đà vĩ-duệ (7) tát ma tát-đa ni nễ-dã (8) địa ba (9) tác cật la ma lý ninh (10) nẵng mô đô đế, đát-la đa lý tác cật-la phộc lạt-để nễ, nẵng mô tất-đô đế”
Nói lời này xong. Bấy giờ tám vị Đại Bồ Tát mỗi mỗi đều hiện bánh xe ánh sáng, đều hiện làm tám vị Đại Kim Cương Minh Vương, dùng bánh xe của Như Lai
_Khi ấy Bồ Tát Kim Cương Thủ hiện làm Giáng Tam Thế Kim Cương Minh Vương (Trailokya-vijaya-vajra-vidyarāja) phóng ánh sáng màu xanh, miện hiện ra hai răng nanh, phát tiếng cười A Tra Tra, dùng bàn tay phải ném chày Kim Cương năm chấu, nói Bát Tự Tâm Chân Ngôn là:
OṂ_ NISUMBHA-VAJRA HŪṂ PHAṬ
Bấy giờ Bồ Tát Diệu Cát Tường hiện làm Lục Tý Lục Đầu Lục Túc Kim Cương Minh Vương (Ṣaḍ-bhūja-ṣad-śīrṣa-ṣad-pāda-vajra-vidyarāja) phóng ánh sáng màu đen xanh, răng cắn mội dưới, giương dựng mắt với lông my, tay cầm cây kiếm bén, nói Tam Tự Tâm Chân Ngôn là:
“Hồng, ác, hồng”
Khi ấy Bồ Tát Hư Không Tạng hiện làm Đại Tiếu Kim Cương Minh Vương (Mahāṭṭa-hāsa-vajra-vidyarāja) phóng ánh sáng màu tro đen, miệng hiện hình cười lớn, ló hai răng nanh lên trên, tay trái cầm cây gậy màu xanh, tay phải cầm sợi dây, nói Thập Tự Tâm Chân Ngôn là:
“Án, phộc nhật-la tra hạ sa dã, hồng, phán tra”
Lúc đó Bồ Tát Từ Thị Tôn hiện làm Đại Luân Kim Cương Minh Vương (Mahā-cajra-vajra-vidyarāja) khắp thân màu vàng, phóng lửa lớn, tay phải cầm bánh xe Kim Cương tám căm, tay trái dựng đứng một chày Kim Cương độc cổ, nói Lục Tự Tâm Chân Ngôn là:
“Án, phộc nhật-la tác cật-la, hồng”
Bấy giờ Bồ Tát Quán Tự Tại, ở trên đỉnh đầu hiện làm Mã Đầu Kim Cương Minh Vương (Hayagrīva-vajra-vidyarāja) màu xanh biếc, phóng ánh sáng màu đỏ, tay phải dơ cao nằm ngang ở trên đỉnh đầu, cầm một hoa sen làm thế đánh, tay trái nắm Quân Trì Ấn, nói Thập Tự Tâm Chân Ngôn là:
“Án, hạ dã ngật-lý phộc, hồng, phán tra”
Bấy giờ Bồ Tát Địa Tạng hiện làm Vô Năng Thắng Kim Cương Minh Vương (Aparājita-vajra-vidyarāja) khắp thân màu vàng, phóng lửa sáng, tay phải ném một cái chày Kim Cương, tay trái tác Nhĩ Ấn hướng về cái miệng, nói Thập Tam Tự Chân Ngôn là:
“Án, hộ lô hộ lô, tán noa lý, ma đẳng nghĩ, tát-phộc hạ”
Khi ấy Bồ Tát Trừ Cái Chướng hiện làm bất Động Tôn Kim Cương Minh Vương (Acala-nāta-vajra-vidyarāja) khắp thân màu xanh, phóng lửa sáng rực, tay phải cầm cây kiếm, tay trái cầm sợi dây, rũ một lọn tóc xuống bên trái, nói Thập Tứ Tự Tâm Chân Ngôn là:
“Án, a tả la, ca noa (1) tán noa, sa trì dã (2) hồng, dương tra”
Lúc đó Bồ Tát Phổ Hiền hiện làm Bộ Trịch Kim Cương Minh Vương (Pandanakṣipa-vajra-vidyarāja), tay phải nắm một cái lọng xoay, tay trái cầm chày Kim Cương, khắp thân màu hư không, phóng lửa sáng rực, nói Thất Tự Tâm Chân Ngôn là:
“Án, hột-lý-hồng, củ-lỗ-hồng, bột-lỗ-hồng, tố-lỗ-hồng, nhạ-lỗ-hồng, ngược”
_Bấy giờ tám vị Kim Cương Minh Vương Phật liền ở trước mặt Đức Như Lai thỉnh nhận Giáo Sắc: “Con sẽ phụng hành”
Khi ấy Đức Thế Tôn Luân Vương bảo nhóm Kim Cương Minh Vương Phật rằng: “Nếu có kẻ trai lành, người nữ thiện trì Thập Tự Tâm Chân Ngôn này thì các ông thường nên ở ngày đêm đừng lìa người đó, không khiến cho chẳng thành tựu, hết thảy tội chướng trong ba đời mau khiến cho tiêu diệt. Ông đều dùng khí trượng Thần Lực đập nát ba nghiệp ấy khiến cho được trong sạch, đối với Pháp Quán Hạnh Tam Ma Dịa khiến cho ở đời này như Ta không có khác. Nay Ta lại vì ông nói Bí Mật
Nhất Tự Tâm Chân Ngôn. Ông hãy khéo lắng nghe” “Nẵng mạc tam mãn đa một đà nam_ A”
Nói Tâm Chân Ngôn này xong thời các vị Đại Minh Vương của nhóm Kim Cương Thủ thảy đều làm lễ, nói: “Con ở ngày nay sẽ nghe Pháp này, thường đem thân phần gánh vác bánh xe của Phật (Phật Luân). Nguyện xin Đức Phật Từ Bi hãy vì con tuyên nói tu Môn Tam Ma Địa, mau khiến cho tất cả hữu tình mau chứng thân Phật”
Bấy giờ căng nga sa câu chi chư Phật ở mười phương đều nói lời này: “Lại nên vì Tôi tuyên nói Pháp của nhóm Nhất Tự Tâm Mật Ấn với Tất Địa. Làm thế nào khiến cho các hữu tình mau ở đời này được Pháp của Đạo vô thượng? Tu Pháp Tam Ma Địa như thế nào? Nguyện xin Đức Thế Tôn Từ Bi vì các chúng sinh rộng làm lợi ích”
_Khi ấy Đức Thế Tôn Luân Vương bảo chư Phật với nhóm Kim Cương Thủ Phật rằng: “Hãy nghe cho kỹ! Ta liền vì ông rộng nói tu Môn Tam Ma Địa mau khiến cho đời này chứng quả của Đạo vô thượng.
Này Thiện Nam Tử (Kula-putra)! Nay Ta vì ông trước tiên nói Pháp Căn Bản Mật Ấn. Chắp hai tay lại giữa trống rỗng, đưa hai ngón trỏ vào trong lòng bàn tay, đem hai ngón cái đè lên. Đây gọi là Pháp của Tâm Ấn Nhất Tự
Khi kết Ấn này thời các câu chi số Phật ở mười phương mau chóng đến chỗ ấy, gia trì thân miệng tâm của người ấy mau được trong sạch, như trong nơi chốn chẳng thấy Thân, Tâm mà chứng nơi chốn địa vị của Đại Nhân cùng chư Phật đồng địa vị, là Thầy của chư Phật vị lai, cũng là Thầy của chư Phật hiện tại, cũng là Thầy truyền của chư Phật quá khứ
Nếu có kẻ trai lành tu hành Pháp này. Trước tiên ở trong Tâm, quán chữ A (猱:ĀḤ) mày trắng thành vành trăng to lớn tràn khắp Pháp Giới không có bờ mé bên trên, khoảng giữa, bên dưới… thành bánh xe vàng ròng tám căm to lớn
Lại ở trong khoảng giữa của mỗi một cây căm, xoay theo bên phải bày tám bánh xe Kim Cương có màu. Y theo lúc trước, quán thân là Đại Ngã ở trong đùm xe (Luân tề) làm hình Luân Vương.
Liền kết Thành Tựu Nhất Thiết Sự Nghiệp Phật Đỉnh Chư Phật Tâm Bản Tam Muội Gia Ấn. Hai tay bung mở mười ngón tay, kèm hai gốc của lòng bàn tay. Liền trên ngón tay của Ấn này phân tán an Thập Tự Chân Ngôn, trên mỗi một chữ phân tán vô lượng trăm ngàn ánh sáng báu đủ màu sắc, phân tán bắn các cõi nước Phật ở mười phương, ánh sáng rực rỡ, ba đời không có gì ngang bằng được. Liền đem tay Ấn này xoay theo bên phải như thế cuốn sợi dây, một lần xoay một Đức Phật, một bánh xe. Chín Đức Phật, chín bánh xe, 81 ức câu chi chư Phật. Như nói sắc tướng, đài hoa cũng thế. Như vậy khi Bản Sơ Luân Ấn thời chẳng để cho ánh sáng của Ấn đứt đoạn lửa sáng
Ấn này tên là “Nhiếp Nhất Thiết Phật Đỉnh Luân Vương Bản Tam Muội Gia Phát Sinh Ấn của Vô Biên Chư Phật Yết Ma”. Chẳng cần mượn Kết Hộ với Môn cúng dường… mau thành Chư Phật Đại Tam Muội Địa, khiến thành thân Phật, Bồ Tát mười Địa. Mắt quán sát chẳng theo kịp, tai lắng nghe chẳng thể nghe cho đến Phật đồng loại cũng chẳng thấy thân của mình, huống chi là hàng Bồ Tát khác.
Nếu làm Pháp này trải qua 108 biến, hiện chứng thân Phật là bậc Thượng Căn được thành tựu. Nếu trải qua một ngàn biến thì bậc Trung Căn quyết định thành tựu. Nếu trải qua một vạn tám ngàn biến thì bậc Hạ Căn đều được Pháp Đại Thành Tựu”.
_Bấy giờ Đức Thế Tôn Luân Vương lại bảo chư Phật mười phương với nhóm Kim Cương Thủ Phật rằng: “Nay Ta lại nói Pháp Mộc Ấn. Ở trên Đàn Mộc khắc một bánh xe Kim Cương tám căm, ở trong đùm xe viết chữ Bột-lỗ-hồng (狤:Bhrūṃ), bốn mặt của bánh xe là Phóng Quang Hỏa Diệm Ấn, trên lưng khắc hoa sen tám cánh, trên hoa để Nguyệt Thiên Biến Hình (?hình biến hóa của Nguyệt Thiên) [A Xà Lê lại nói miển việc này].
Tác Ấn này xong, tụng A Nhất Tự Tâm Chân Ngôn 21 biến, ở nơi chốn thanh tịnh dùng Quanh Minh Sa Xạ Hương xoa bôi, đem Ấn ấn trên trái tim, vầng trán, cổ họng, đỉnh đầu, hai vai, dưới rốn, trên hai đầu gối… tụng Nhất Tự Chân Ngôn A Tự Tâm, một lần ấn thì một lần tụng, như vậy đến một vạn biến, liền được Thần Thông đến mười phương căng nga sa Thế Giới, diệu lạc quốc thổ Hoa Tạng Phật Sát với trong cung Rồng, trong Trời Vô Tưởng… bên trong tất cả ba đời, tùy ý tự tại không có chướng ngại. Các Bồ Tát, Trời, Rồng…không thể thấy biết. Đây gọi là Thần Thông Pháp Tất Địa
Lại tu Môn Tam Ma Địa. Thường ở Tâm của mình, quán chữ Ác (珆:AḤ) rồi thành hình Phật lớn tận hư không không có bờ mé, đột nhiên thanh tịnh được chứng thân Phật, không có sinh tử, chẳng chuyển thân máu thịt được quả Vô Lậu, thường ở mười phương Thế Giới dạy truyền (giáo thọ) các Nhị Thừa Phật với tất cả hữu tình, tùy ý tự tại nói Dũ Nga (Yoga: Du Già) tùy theo cơ ứng hóa. Đây gọi là Tu Tam Ma Địa Pháp Tất Địa.
Lại nữa Kim Cương Thủ Phật! Kẻ trai lành kia khi muốn thành tựu thời mười phương chư Phật ắt đem bánh xe lớn tám căm ném trên đỉnh đầu người ấy, người ấy đừng sợ, vì diệt trừ tội chướng cực nặng của ba nghiệp với Pháp Chấp, Sở Tri Kiến, Phân Biệt Chướng. Bánh xe này từ Tâm người ấy xuất ra ngay bên dưới bàn chân người ấy, nâng thân Phật ấy, thì người ấy được như Ta. Thường nên một lòng làm thành tựu tựu này, không khiến cho tan mất”
Khi ấy, căng nga sa chư Phật nghe Pháp xong, mỗi mỗi đều khen Đức Đại Nhật Thế Tôn, dùng các hương hoa rải tán trên Đức Phật, dùng Diệu Nga Tha (Sugāthā: Diệu Kệ) khen ngợi xong đều quay về cõi nước của mình.
_Thời nhóm Kim Cương Thủ Phật nghe nói xong, lại hỏi rằng: “Nhân Giả! Pháp này cùng với người của hàng nào mới làm thành tựu được?”
Bấy giờ Đức Thế Tôn Đại Nhật Như Lai nói rằng: “Pháp này cùng với người có Tâm ngay thẳng chính đúng không có quanh co (chất trực tâm), người không có Tâm phân biệt với người không có Sở Tri Kiến Chướng ắt được thân của Ta, thành tựu quyết định”
Lúc đó, tám vị Đại Bồ Tát của nhóm Kim Cương Thủ ở trước mặt Đức Phật, làm Pháp này, khoảng phút chốc liền cùng ngang bằng với Đức Phật. Tám vị Đại Bồ Tát Phật quay lại đem hoa của Phật, ca vịnh khen ngợi Đức Phật rồi muốn đi về nước của mình.
Thời Đức Thế Tôn nói: “Các ông tuy thành thân Phật, nhưng chưa báo ân Phật”
Khi ấy tám vị Đại Bồ Tát bạch Phật rằng: “Thế nào là báo ân Phật?”
Đức Phật nói: “Đều được thành Phật xong, nên rộng độ hữu tình, chẳng được trụ Tịch (tên riêng của Niết Bàn), tự thọ nhận niềm vui của Tịch (Niết Bàn)
Khi nhóm Phật Bồ Tát nghe Thuyết đó xong, liền biến thân trở lại thành Bồ Tát, lễ hai bàn chân của Đức Phật
Đức Phật bảo Kim Cương Thủ rằng: “Ông nên đem Pháp này rộng độ hữu tình mau khiến cho thành Phật”
Thời nhóm Kim Cương Thủ nói: “Nếu con chẳng đem Pháp này, chẳng độ cho hữu tình khiến thành Phật hết thời con thề chẳng nhận lấy Chính Giác”
_Lúc đó Đức Phật lại bảo Kim Cương Thủ rằng: “Này Thiện Nam Tử! Ta sẽ vì ông nói Nhất Tự Tâm Trung Chi Tâm (Tâm trong Tâm của một chữ), Mật Trung chi Mật (sự sâu kín trong sự sâu kín) Ác Tự Nhất Tự Môn (môn một chữ của chữ Aḥ)
Nếu kẻ trai lành thường trụ Nhất Tự Môn này thì ở trong sinh tử chẳng sinh chẳng diệt, chẳng biến đổi thân máu thịt chứng được Pháp này. Nhất Tự Môn này là nơi mà chư Phật ba đời quá khứ, ba đời hiện tại, ba đời vị lai thường trụ. Nhất Tự
Môn này nếu chẳng phải là Pháp này mà thành tựu thì không có chuyện đó”
Khi Kim Cương Thủ nghe Đức Phật nói xong thời Phật Đỉnh Kim Luân và bánh xe ấy dần dần rộng lớn không có bờ mé ở giữa, Tướng Sắc đều không có, Pháp Giới lặng yên
Thời Kim Cương Thủ, mắt nhìn chẳng theo kịp, dùng Kệ khen là:
“Tính chư Phật vô biên
Luân, Hình Thể, Pháp Giới
Chúng con ngộ (hiểu thấu) Pháp này
Sẽ rộng độ chúng sinh
Vì sao Thế Tôn vào
Trụ Tam Muội Đại Tịch
Nguyện vì con hiện ra
Chẳng trái ngược Bản Thệ”
Khi ấy, Đức Thế Tôn Luân Vương nghe nhóm Kim Cương Thủ thỉnh xong, cũng chẳng hiện thân. Ở vị trí của Hư Không Pháp Giới có tiếng nói rằng:
“Này Kim Cương Thủ!
Tính chư Phật vô biên Sắc
Tướng đều tự tại
Thanh (âm thanh) Sắc (hình sắc) đều chân thật
Người mê có phân biệt
Hiện sắc mà không sắc
Xưa nay rỗng, lặng yên
Ông hằng trì Pháp này
Rộng độ các hữu tình”
Bấy giờ, tám vị Đại Bồ Tát của nhóm Kim Cương Thủ nghe Đức Phật nói xong thời vui vẻ, làm lễ, tin nhận, phụng hành.
KINH ĐẠI DIỆU KIM CƯƠNG ĐẠI CAM LỘ QUÂN NOA LỢI
DIỄM MAN SÍ THỊNH PHẬT ĐỈNH
_Hết_
Hiệu chỉnh xong vào ngày 03/06/2016